Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Con cháu đã về đông đủ bên GS-TS Trần Văn Khê

Đăng Bởi Một Thế Giới

07:13 18-06-2015

 

Ngày 27.5.2015, thông tin Giáo sư – Tiến Sĩ (GS-TS) Trần Văn Khê nhập viện ở tình trạng nguy kịch và hoàn cảnh không có ai thân thuộc bên cạnh đã không khỏi xót xa. Tuy nhiên, tới nay, con cháu đã tề tựu bên cạnh đông đủ túc trực chăm sóc sức khỏe GS-TS ngày đêm.

 

gs-ts-tran-van-khe_HQPC.JPG?width=600&he

 
Tôi rất hy vọng sẽ kết hợp với y học phục hồi được sức khỏe cho giáo sư Trần Văn Khê. Nhưng trong cõi Hậu Thiên này, cái gì cũng có giới hạn của nó. Địa Lý Lạc Việt là một ngành khoa học theo đúng nghĩa đen của từ này - dù với bất cứ một định nghĩa khái niệm khoa học như thế nào - Nhưng nó xuất phát từ một nền văn minh không nằm trong lịch sử nền văn minh hiện nay. Cho nên không dễ gì có người hiểu được. Nếu như tôi được lời đề nghị của gia đình trước và trong ngày mùng 6/ 5 Việt lịch thì việc dùng phong thủy chữa bệnh cho giáo sư hoàn toàn khả thi.

 

 

 

   Để nói rõ hơn về luận điểm của tôi: "Địa Lý Lạc Việt là một ngành khoa học theo đúng nghĩa đen của từ này - dù với bất cứ một định nghĩa khái niệm khoa học như thế nào ", tôi cần xác định với quý vị và anh chị em rằng: Thật là đáng ngạc nhiên, khi tôi phát hiện ra rằng:

   Chưa hề có một định nghĩa rõ ràng về khái niệm "khoa học". Từ trước đến nay, chúng ta sử dụng từ "khoa học" chỉ là một cảm nhận một nội dung khái niệm về nó, chứ hoàn toàn không hề có một định nghĩa rõ ràng về nó. Bởi vậy, khi phát biểu luận điểm của mình, tôi muốn khẳng định rằng: Cho dù ngay bây giờ, bất cứ một khoa học gia, một tổ chức khoa học có uy tín quốc tế, định nghĩa nội hàm khái niệm khoa học như thế nào, thì tôi cũng xin được lấy ngay chính khái niệm đó, để so sánh, đối chiếu và chứng minh Địa Lý Lạc Việt là một ngành khoa học thật sự và phù hợp với bất cứ định nghĩa nào về khái niệm khoa học.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Muốn “làm lớn”, hãy chính danh!
12/06/2015 10:03 GMT+7
 

TT - Nhóm bảy nền kinh tế lớn nhất thế giới đã ra một tuyên bố kết thúc hội nghị thượng đỉnh ở Đức mới đây, theo đó, các lãnh đạo quan ngại về căng thẳng hàng hải châu Á và kêu gọi tất cả các bên tôn trọng luật quốc tế. 

 

f87aad33.jpg

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) trò chuyện với Thủ tướng Anh David Cameron tại London hôm 9-6. Chuyến thăm Anh của ông Vương Nghị nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm của ông Tập Cận Bình vào tháng 10 tới và nhằm thắt chặt quan hệ. Ông Vương Nghị cũng tuyên bố sẽ nói với giới trí thức Anh về việc “khách quan” trong đánh giá sự phát triển của Trung Quốc - Ảnh: AFP

 

Sự đột phá chính của cuộc bàn thảo là ASEAN và Trung Quốc sẽ tiếp tục làm việc với tính cách xây dựng và sẽ cùng nhau giải quyết một số vấn đề liên quan đến biển Đông. Ở thời điểm này, chúng tôi có cơ chế, dưới dạng bàn thảo, để xem xét vấn đề

Trưởng Ban thư ký quốc gia ASEAN - Malaysia Muhammad Shahrul Ikram Yaakob phát biểu sau hội nghị quan chức cao cấp ASEAN tại Malaysia ngày 10-6

 

 

Ngay lập tức Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá nhận định đó là “thiếu trách nhiệm”! Thậm chí, lần này Tân Hoa xã còn tỏ ra uất ức, oan uổng: “Từ khi nào hành động đúng luật pháp của một nước ở trong chính lãnh thổ của mình lại phải chịu phiền trách?”!

Có thể hiểu lý do bộ máy tuyên truyền đối ngoại ấy cứ ra rả “một bài ca không bao giờ quên” như thế là do... phản xạ và lười tự suy nghĩ. Vì phản xạ mà chỉ chú trọng đến điểm “nhột” là việc G-7 nhắc đến biển Đông, còn cả bản tuyên bố chung của người ta thì không đọc.

Lẽ ra cả bộ máy tuyên truyền đối ngoại ấy phải cất công đọc hết tuyên bố chung đó của G-7 để còn nhìn thấy rằng “làm lớn” như G-7 quả là “lớn” thiệt và mường tượng ra một ngày nào đó G-7 mời Trung Quốc, nền kinh tế nhất nhì thế giới hiện nay, cùng bước vào nhóm các nền kinh tế lớn nhất thế giới, như định nghĩa của G-7 khi được khai sinh năm 1975 tại Rambouillet (Pháp).

Điều này thật ra cũng có thể liên quan đến đường lối “đối ngoại nước lớn” mà Chủ tịch Tập Cận Bình đã cất công đề ra năm ngoái. Để rồi cả bộ máy ở Bắc Kinh bắt đầu suy nghĩ làm cường quốc là làm sao, thay vì làm càn và sau đó cứ phải nói càn, để rồi bị lên án hết vụ này tới vụ khác.

 

Như bị các lãnh đạo G-7 mới đây ở Elmau nói rõ: “Chúng tôi phản đối mạnh mẽ việc sử dụng hăm dọa, cưỡng ép hay vũ lực, cũng như bất cứ hành động đơn phương nào nhằm thay đổi nguyên trạng, như việc cải tạo đất quy mô lớn”. Cái kiểu hành xử nước lớn làm càn đó rõ ràng đã bị nhận diện!

Chẳng vì thế mà cũng Tân Hoa xã đã giận dữ trước câu hỏi gần đây của trợ lý ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel: “Trung Quốc muốn trở thành cường quốc kiểu gì?”. Câu hỏi này mang ý nghĩa rất sẵn lòng tôn trọng “đẳng cấp nước lớn” của Trung Quốc nên nhắc nhở Trung Quốc cần chơi cho đúng đẳng cấp.

Thật sự là cả thế giới nay đang tự hỏi “Trung Quốc muốn thành cường quốc kiểu gì?”. Thời đại nào chỉ có thể nên suy nghĩ theo thời đại đó, bằng không sẽ là “phí thời gian”.

Thế giới trong thế kỷ 21 càng là “thế giới phẳng”, bằng cớ là hàng hóa và người Trung Quốc (du khách, nhà đầu tư và cả người lao động chân tay) đang cùng khắp thế giới.

Trung Quốc càng nên hiểu ra rằng thế giới không còn là cái hình tròn sơn son thếp vàng ở giữa các mặt phẳng hình chữ nhật, như bản đồ Trung Quốc thời Tần Thủy Hoàng lập quốc hay như bìa quyển Trật tự thế giới của ông Henry Kissinger, mà là một thế giới đa phương. Đa phương là điều mà các nước lớn đang làm, nhưng Trung Quốc thì cố né tránh cho dù đang muốn là nước lớn.

Có thể là do quen song phương để dễ bề “cá lớn nuốt cá bé” hay chưa quen “làm lớn” nên vẫn ngại đa phương.

Thật ra có khối gì cách để Trung Quốc trở thành nước lớn trong trọng vọng, khi đang là nền kinh tế có “của ăn của để” như bây giờ, vào G-7 bằng cổng chính chứ không như Nga trào Boris Yeltsin đang vay nợ G-7 bằng cánh cửa phụ mở hé ở G-7 Lyon!

Trên một tàu du lịch thăm ba hòn đảo Hi Lạp chiều 10-6 mà tôi có mặt, không ít du khách Trung Quốc vác máy chụp hình ra chụp, quay phim các hòn đảo ấy. Chẳng hạn như bỏ tiền mua các hòn đảo đó - mà Hi Lạp đang sẵn lòng bán - kiểu như hãng tàu quốc doanh Trung Quốc Cosco đã mua một phần cảng Piraeus, để chiếm vị trí chiến lược của thủ đô Athens, vô hình trung biến mấy chiến hạm của hải quân phòng thủ cảng này thành “phỗng đá”.

Muốn “vươn vai” tận Địa Trung Hải, khống chế cả đông Địa Trung Hải lẫn “cổng ra vào” biển Đen, thừa sức mặc cả với EU, Mỹ và cả với Nga, chỉ một “dúm” đôla là đủ, thay vì dùng kiểu làm càn lấn đảo ở biển Đông!

Tất nhiên vì mục đích quân sự trên hết thì sẽ không được hoan nghênh, như từ khi đảng cực tả Syriza lên nắm quyền Hi Lạp đã “tốp” việc Cosco mở rộng thêm nữa ở cảng Piraeus!

Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ về tuyên bố của nhóm G-7 phản đối hoạt động xây đảo của Trung Quốc và phản ứng của Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết trong họp báo chiều 11-6: “Hiện nay chúng ta đều thấy rõ tình hình biển Đông đã gây lo ngại sâu sắc trong cộng đồng quốc tế, rõ ràng là không có lợi cho việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực cũng như ở biển Đông. Việt Nam hoan nghênh và ủng hộ mọi đóng góp mang tính xây dựng tích cực, có trách nhiệm của các quốc gia trong và ngoài khu vực vì hòa bình, ổn định ở biển Đông”. (QUỲNH TRUNG)

 

 

 
DANH ĐỨC

=======================

Không lẽ lão Gàn chửi thề thì vi phạm nội quy do chính mình đặt ra cho diễn đàn, như thế nó không "chính danh". Hì! Vậy tạm dùng từ "Điếu mựa" là một từ chưa có trong tự điển Việt Nam để diễn tả cảm xúc.

Vâng! "Điếu mựa". Từ "chính danh" được phát biểu xưa nhất mà văn bản theo cổ thư chữ Hán được gán cho Khổng Tử nói. Mặc dù điếu có "cơ sở khoa học" nào để chứng minh là "Khổng tử nói" cả. Bằng chứng là ngay cái nhà ông gọi là Khổng Tử - mà có nơi ở Việt Nam mới xây hẳn một ngôi đền thờ ông ta tốn 271 tỷ đồng ấy (*)- cũng chưa nói hết được khái niệm "chính danh" là gì. Ông ta phát biểu thế này về "chính danh", khi được học trò hỏi: "Nếu thày ra làm quan thì việc đầu tiên thày sẽ làm gì?". Trả lời: "Việc đầu tiên của ta là 'chính danh'". Lại hỏi: "Thế nào là 'chính danh'". Trả lời: "'chính danh' là gọi tên đúng sự vật, sự việc". Vậy thì quả cà chua không gọi là cà tomat; con chuột không được gọi là "thử", là "tý"......Hay nói cho nó dễ hiểu rằng: Ngay cả văn bản cổ nhất được gán cho Khổng Tử người Trung Quốc - và là người cổ nhất nói về "chính danh" - theo văn bản - cũng không có được một định nghĩa rốt ráo về nó. Vậy thì đám tự nhận là hậu sinh của Khổng Tử làm điếu gì hiểu được "chính danh" là gì!

Bởi vậy, mặc dù tác giả Danh Đức nói đúng "Muốn “làm lớn”, hãy chính danh! ". Nhưng lão e rằng chính Khổng tử trong văn bản cổ tiếng Hán cũng điếu hiểu chính danh là gì! Đừng nói đến đám tự nhận là hậu sinh của ông ta.

Thật sự là cả thế giới nay đang tự hỏi “Trung Quốc muốn thành cường quốc kiểu gì?”. Thời đại nào chỉ có thể nên suy nghĩ theo thời đại đó, bằng không sẽ là “phí thời gian”.

 

=======================

* Chú thích: Trong thời Cách mạng văn hóa bên Tàu, Khổng Tử bị đem ra đấu tơi tả, với tư cách là hình tượng của chế độ phong kiến suy tàn. Tất nhiên nhân dân Trung Quốc nhiệt liệt ủng hộ tư tưởng của ngài Mao Trạch Đông vĩ đại, đã tống cổ tất cả những hình tượng của Khổng Tử ra khỏi nơi thờ cúng. Bây giơ ông ta lại được chính hậu duệ của ngài Mao Trạch Đông dựng lên để thờ, Viện Khổng tử tràn lan trên thế giới. Điều lạ là ở một tỉnh của Việt Nam, dựng hẳn một Văn Miếu định thờ ông ta. Với tư duy và tầm nhìn của phó thường dân dự khuyết hạng II Nam Bộ, lão thật sự là hoang mang hết sức. Điếu hiểu ra làm sao dù đứng về phía tư tưởng nào để hiểu về cái mục đích xây Văn Miếu thờ Khổng Tử. Trong khi cái đình Trăm Gian, một di sản hàng ngàn năm tuổi bị phá sập vì không có tiền trùng tu?! Đành phải ngậm ngùi phát biểu: "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý!"

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nổ bình gas, 4 người trong một gia đình nguy kịch

 

Dân trí Thảm cảnh bất ngờ xảy đến vào lúc sáng sớm, khi chị Minh đun nước để nấu mì tôm cho cả nhà ăn sáng, thì bình gas phát nổ khiến căn phòng trọ tan hoang. Đau đớn thay, tất cả 4 con người tính mạng hết sức nguy kịch, hiện đang được cấp cứu trong Viện bỏng Quốc gia, Hà Nội.

 

Cả gia đình bệnh nhân Kiều Thị Minh (25 tuổi) ở cụm 6, xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội đang rất nguy kịch, đều bị bỏng rất nặng, đặc biệt là cháu Phương Thảo (3 tuổi) bỏng tới 56% cơ thể . Được cứu chữa kịp thời nên mọi người đã qua được giai đoạn sốc bỏng, nhưng vẫn đang bị nhiễm trùng, nhiễm độc rất nặng…”, bác sĩ Ngô Tuấn Anh – khoa hồi sức cấp cứu Viện Bỏng QG cho biết.
 
1-ba899.jpg

Vụ nổ kinh hoàng khiến cả gia đình 4 người bị bỏng nặng, hiện đang cấp cứu ở Viện bỏng quốc gia.

 

Dẫn tôi đi thăm từng người trong gia đình chị Minh, bác sĩ Tuấn Anh vô cùng ái ngại: “Tập thể y bác sĩ ở viện đã cứu sống được cả gia đình, nhưng giờ đến giai đoạn phải điều trị tích cực dùng kháng sinh, dinh dưỡng tốt, truyền albumin…, chi phí rất lớn. Đặc biệt là người chồng( anh Tạ Xuân Khương -26 tuổi)  không có bảo hiểm y tế, nên chi phí điều trị lên đến 15 triệu/ngày, các thành viên còn lại dù được bảo hiểm chi trả từ 80% đến 100% nhưng để dùng các loại thuốc tốt nhất ngoài bảo hiểm vẫn lên tới 3-5 triệu/ngày/người. Cả 4 người trong gia đình họ đều nằm ở đây cả, thì lấy tiền ở đâu ra…. Từ hôm vào viện đến nay, gia đình cũng chưa nộp được viện phí, bệnh viện vẫn cứu chữa, nhưng cứu được bệnh nhân rồi mà giờ chỉ vì không có tiền điều trị tiếp mà đành để bệnh nhân phải chết, thì không có ai đành lòng em ạ…”.
 
2-ba899.JPG

 Chị Minh bị bỏng đến 55% cơ thểDù đau đớn vô cùng nhưng chị tỉnh táo đến lạ kỳ, không lúc nào nguôi lo lắng cho chồng con.

 

 Ngồi bệt thẫn thờ bên ngoài hành lang bệnh viện, gương mặt chưa hết bàng hoàng anh Tạ Văn Phương (em ruột anh Khương), vẫn chưa thể tin là thảm cảnh đã xảy đến với gia đình anh trai mình, bùi ngùi thảng thốt anh nói: “Được tin, em chạy đến nơi thì mái phòng trọ đã bị thổi bay, đồ đạc bừa bộn ngổn ngang tung tóe… Anh chị em và các cháu đã được đưa đi cấp cứu. Hai bên nội ngoại người tức tốc lên bệnh viện chăm nom, người về nhà chạy vạy vay tiền để cứu gia đình anh…”

 4-ba899.JPG

Chồng chị Minh (anh Khương) bị bỏng đến 54% cơ thể , nhiều chỗ bỏng sâu độ 3Nhưng cũng như vợ anh không màng đến bản thân mình, chỉ lo lắng cho tính mạng vợ con

 

Những giọt nước mắt đau đớn tuôn rơi lã chã, anh Phương khóc nấc lên thành tiếng: “Anh chị em sang Mê Linh làm công nhân ở khu công nghiệp Quang Minh, hơn 1 năm nay công ty anh em không có việc nên anh ấy ra ngoài đi đồng nát sắt vụn. Vì không có tiền nên cả nhà 4 người thuê một căn phòng bé tý để ở..., không ngờ lại xảy ra cơ sự này....Cả nhà anh ấy mà có mệnh hệ gì thì bố mẹ em làm sao mà sống nỗi..”. Những lời than vãn não nề, đau đớn của chàng thanh niên khiến chúng tôi không ai có thể cầm lòng được.

 6-ba899.JPG

Bé Phương Thảo- 3 tuổi , cũng bị bỏng 56%. Nhiều chỗ bỏng sâu, khiến em bị nhiễm trùng nặng,

 

Đứng bên giường bệnh chị Minh, chị rất tỉnh táo và nói chuyện được dù rất yếu. Bị bỏng tới 55% cơ thể nên gần như khắp cơ thể của chị đều phải băng kín. Thấy có người thăm hỏi, chị lại dồn dập hỏi về tình hình các con và chồng. Hai hàng nước mắt lại tuôn rơi, cố kìm nén nỗi đau khủng khiếp trên thân thể chị thều thào: “Chị ơi, các con em hôm nay có khóc đòi mẹ không? Chúng còn kêu đau không? Khổ thân chúng nó, đứa lên 3, đứa lên 5 như vậy mà…Chúng có làm gì nên tội đâu mà ông trời lại bắt tội chúng thế này.... Chồng em có hôm nay thế nào!?..Anh ấy phải sống để còn lo cho các con em… Xin mọi người ơi, hãy cứu chồng em với!...”. Sự tỉnh táo đến lạ kỳ và những lời nói như trăn trối của chị Minh, khiến tôi linh cảm đến điều chẳng lành mà lạnh cả sống lưng.

 8-ba899.JPG

Anh trai của bé Phương Thảo (bé Kiến Huy), cũng bị bỏng đến 45% cơ thể.
 

Tại 2 phòng bên cạnh, bé Tạ Kiến Huy (5 tuổi) bị bỏng 45% cơ thể gồm mặt, thân, chi và hô hấp, bé Tạ Phương Thảo (3 tuổi) bị bỏng 56% cơ thể. Hai bé hiện đang bị nhiễm trùng rất nặng. Có lẽ vì quá đau đớn nên 2 bé lúc tỉnh, lúc mê. Trong cơn mê sảng, bé Kiến Huy chới với giơ tay ú ớ gọi tên bố mẹ…Cảnh tượng đau lòng quá, thương các con lắm chúng tôi cũng chỉ biết đứng nhìn trân trối mà nước mắt thành dòng.

Trong căn phòng cuối cùng của dãy hành lang khoa hồi sức cấp cứu, anh Tạ Xuân Khương bị bỏng 54% cơ thể. Cố nhớ lại ký ức kinh hoàng đó anh Khương kể lại: “Vợ em đang đun nước pha mì tôm cho các con ăn bằng ấm siêu tốc, lúc đó cháu Kiến Huy có ngồi cạnh mẹ, em thì đang đưa cháu Phương Thảo vào nhà vệ sinh đánh răng. Rồi tự dưng nghe thấy tiếng nổ lớn, em thấy tê rát khắp người, vợ em và cháu Huy bị bắn ra, đồ đạc rơi vỡ… Em chỉ biết gọi tên vợ và các con, rồi em bế vội các con ra ngoài sân, thì kiệt sức ngất lịm đi...Chị ơi, em đau đớn thế nào cũng chịu được, chỉ thương 2 đứa nhỏ và vợ em, mẹ con nó mà chết thì em còn sống ở trên đời này làm gì nữa… chị ơi!..”

 11-ba899.jpg

Thảm cảnh bất ngờ xảy đến, khiến người thân lo lắng, một tương lai u ám đang chờ đón gia đình khốn khó này.

Trời đã tối, rời bệnh viện mà lòng tôi trĩu nặng với bao cảm xúc. Tại sao cả gia đình lại rơi vào thảm cảnh khủng khiếp này!?... Cái hình hài bé xíu chìm trong mê sảng của bé Phương Thảo,.. cái cánh tay non nớt quấn đầy băng trắng của bé Kiến Huy chới với trong không trung vô định… Cứ ám ảnh tôi mãi không thôi. Chắp tay trước ngực, xin có một phép nhiệm màu xuất hiện, hãy cứu giúp gia đình anh chị được tai qua nạn khỏi!.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giáo sư Trần Văn Khê đã hồi tỉnh

Thứ Sáu, 19/06/2015 - 06:59
 

Dân trí Giáo sư Trần Quang Hải cho biết sáng qua 18/6, Giáo sư Trần Văn Khê có dấu hiệu hồi tỉnh và ông đã có thể trò chuyện với ba ông vào lúc 15h cùng ngày.

 >> GS Trần Văn Khê lập di nguyện xây dựng quỹ giải thưởng trên giường bệnh
 >> GS Trần Văn Khê nhập viện đã hai tuần

Hôm nay, PV Dân trí đã gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với giáo sư Trần Quang Hải - con trai của Giáo sư Trần Văn Khê, ông cho biết trưa nay, lúc 15h GS Trần Văn Khê đã hồi tỉnh lại, có thể nghe và hiểu được, GS Hải đã nói chuyện với ba ông sau 10 ngày hôn mê.

Sau thời gian thuốc men điều trị thì giáo sư Trần Văn Khê đang trở lại như bình thường, mở mắt thường hơn. Sáng qua, giáo sư cũng đã tỉnh dậy và ra dấu hiệu bên tai không nghe rõ nên đã mang thiết bị trong ống tai vệ sinh, sau đó có thể nghe được.

GS Hải chia sẻ, đây là tin tốt lành nhất trong ngày, từ lúc bên Pháp trở về, đây lần đầu ông có thể cầm tay và trò chuyện được với ba ông nên ông rất vui. Nếu ba ông khỏe lại thì sẽ mang về nhà điều trị.

Mặc dù GS Trần Văn Khê đã hồi tỉnh, có thể nghe và hiểu được, nhưng trên người còn phải hỗ trợ rất nhiều máy móc, thiết bị nên không thể trò chuyện. Hiện tại, GS Trần Văn Khê không thể ăn uống gì mà phải truyền trực tiếp chất dinh dưỡng vào cơ thể.

giaosu000-c1868.jpg
Giáo sư Trần Văn Khê

Trước tin đồn thất thiệt của một người về sức khỏe của GS Trần Văn Khê, GS Hải cho biết ngay lập tức ông và BTC đã có cuộc họp, sau đó thực hiện  một thông cáo gửi đến Ủy ban thành phố và Sở văn hóa đã cấp tốc gửi tin đi cho tất cả các báo. Thông cáo này do chính GS Hải và 2 thành viên khác trong BTC xác nhận. GS Hải cho biết, những thông tin đưa ra do chính GS và BTC đưa ra thì thông tin mới có giá trị. Thông tin đã được gửi đi lúc 1h trưa nay.

Chỉ còn 3 ngày nữa là GS Hải sẽ trở về Pháp, mọi thông tin tại Việt Nam sẽ được liên lạc qua mail. GS Hải không có ở Việt Nam nhưng mọi việc diễn ra đều phải được sự đồng ý của ông mới được quyết định.

Băng Châu

======================

Xin chân thành chúc mừng giáo sư Trần Văn Khê. Đây là một tin vui với người hâm mộ trong đó có tôi. Xin chia sẻ niềm vui này với mọi người xem bài viết này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta đang thiếu lòng tự trọng?!

Thứ Bẩy, 20/06/2015 - 06:00
 

(Dân trí) - “Nguyên nhân lớn nhất là lãnh đạo các anh không nhận thấy trách nhiệm của mình, coi chuyện mất cắp chỉ bình thường như cháy nhà hàng xóm, không cảm thấy nhục, xấu hổ. Bao giờ các ông còn vô cảm, không thấy nhục khi khách quốc tế đến bị mất cắp, thì mất cắp chưa giảm được. Các ông phải xấu hổ, phải thấy sỉ nhục từ ông Thanh trở xuống. Phải có lòng tự trọng của một đất nước là điểm đến hòa bình, sao lại để khách phải nơm nớp lo sợ khi bị ăn cắp vặt”.
 >> Tổng Giám đốc đi máy bay tháp tùng Thủ tướng cũng bị… mất cắp!


mh_hanhly-16657.jpg

(Minh họa: Ngọc Diệp)

 

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã nói như vậy tại cuộc họp chiều ngày 18.6. Lời nói đó chứng tỏ chính Bộ trưởng Thăng đã thấy lòng tự trọng bị tổn thương, thấy mình bị sỉ nhục khi tình trạng mất cắp ở sân bay ngày càng nghiêm trọng. Còn cấp dưới của ông, từ ông Lại Xuân Thanh – Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam trở xuống, có thấy bị sỉ nhục hay không?

Không nghiêm trọng sao được khi Tổng giám đốc một ngân hàng tháp tùng cùng Thủ tướng đi công tác về bị mất cắp một vali, lãnh đạo Bộ Công an đi công tác nước ngoài về cũng bị mất hành lý.

Mất cắp có thể xảy ra ở mọi nơi, nhưng ở sân bay là hình ảnh quốc gia, cho nên: “ Chúng ta không thể chấp nhận để tình trạng này kéo dài mãi, như vậy là có lỗi với đất nước, với nhân dân”.

Hình ảnh quốc gia từng bị ảnh hưởng do thói ăn cắp. Người Việt từng bị sốc khi ở Nhật người ta ghi thông báo không được ăn cắp bằng tiếng Việt để cảnh báo người Việt. Nhưng đó là chuyện xảy ra ở nước Nhật, còn bị mất cắp ở sân bay thì hành khách của bất cứ quốc gia nào cũng có thể là nạn nhân. Sẽ khó nói đến phát triển du lịch khi ngay tại cửa ra vào của đất nước có những tên trộm rình rập. Đừng đổ cho ai cả mà chính những người làm việc tại các khâu vận chuyển hàng hóa đã móc nối với nhau để ăn cắp. Họ là những tên trộm “ở trong nhà”.

Các hãng máy bay bỏ tiền thuê dịch vụ mặt đất, trong đó có khâu vận chuyển hành lý. Khi có vụ mất cắp xảy ra, các hãng máy bay đã mất tiền, còn mất uy tín với hành khách. Các cảng hàng không phải chịu trách nhiệm về tình trạng mất cắp, không thể đổ cho thiếu camera hay bất cứ lý do nào khác. Cho nên Bộ trưởng Đinh La Thăng quyết liệt: “Camera chỉ là máy móc, con người mới là quan trọng. Phải coi việc này là trách nhiệm của chính mình. Từ nay đến cuối năm, nếu nạn trộm cắp hành lý tại sân bay không giảm thì tôi sẽ xử lý các Giám đốc Cảng vụ Hàng không”.

Nhưng thật đáng lo âu khi tự kiểm điểm, sẽ thấy chúng ta đang thiếu lòng tự trọng ở rất nhiều lĩnh vực, không chỉ là chuyện mất cắp ở các sân bay.

Một đất nước mà đi đâu cũng thấy xả rác, dơ bẩn, lòng tự trọng của chúng ta đã bị tổn thương.

Nước mình còn nghèo, dân mình phải chọn con đường ra nước ngoài làm ô sin hay lấy chồng ngoại quốc để đổi đời, lòng tự trọng của chúng ta đã bị tổn thương.

Một quốc gia có nhiều giáo sư tiến sĩ nhưng phải nhập từ Trung Quốc và các nước máy móc công nghệ, kể cả con ốc vít, lòng tự trọng của chúng ta đã bị tổn thương.

Ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc húc chìm, tấn công, rượt đuổi ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, lòng tự trọng của chúng ta bị tổn thương.

Còn nhiều điều khác nữa, mỗi công dân Việt Nam phải thấy đó là lòng tự trọng bị tổn thương. Đã đến lúc phải lấy Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn làm kinh nhật tụng: “Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm”.

Lê Chân Nhân

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.

Cám ơn các bạn!

 

========================

Thấy ông Lê Chân Nhân đặt vấn đề "rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm". Từ lâu cũng có cảm tình với những bài viết với ký danh Lê Chân Nhân của ông, nên cũng muốn tham gia. Nhưng tính tôi vốn kỹ tính - có lẽ vì già rùi -Xin hỏi ông trước khi tham gia bình luận cùng những người quan tâm là: Ý ông muốn nói đến lòng tự trọng dân tộc, hay chỉ giới hạn trong sự tự trọng cá nhân? hay tự trong của một nhóm người. Sở dĩ tôi kỹ như vậy vì muốn tập trung vào chủ đề, không làm mất thì giờ của mọi người quan tâm.

PS: Câu trả lời này đã gõ vào phần trả lời của báo Dân Trí, nhưng vì không biết các gõ mã xác nhận nên không gửi được. Bởi vậy, tôi trả lời ở đây. Rất mong anh chị em nào giỏi vi tính gửi giúp. Xin cám ơn.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta đang thiếu lòng tự trọng?!

Thứ Bẩy, 20/06/2015 - 06:00
 

(Dân trí) - “Nguyên nhân lớn nhất là lãnh đạo các anh không nhận thấy trách nhiệm của mình, coi chuyện mất cắp chỉ bình thường như cháy nhà hàng xóm, không cảm thấy nhục, xấu hổ. Bao giờ các ông còn vô cảm, không thấy nhục khi khách quốc tế đến bị mất cắp, thì mất cắp chưa giảm được. Các ông phải xấu hổ, phải thấy sỉ nhục từ ông Thanh trở xuống. Phải có lòng tự trọng của một đất nước là điểm đến hòa bình, sao lại để khách phải nơm nớp lo sợ khi bị ăn cắp vặt”.

 >> Tổng Giám đốc đi máy bay tháp tùng Thủ tướng cũng bị… mất cắp!

mh_hanhly-16657.jpg

(Minh họa: Ngọc Diệp)

 

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã nói như vậy tại cuộc họp chiều ngày 18.6. Lời nói đó chứng tỏ chính Bộ trưởng Thăng đã thấy lòng tự trọng bị tổn thương, thấy mình bị sỉ nhục khi tình trạng mất cắp ở sân bay ngày càng nghiêm trọng. Còn cấp dưới của ông, từ ông Lại Xuân Thanh – Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam trở xuống, có thấy bị sỉ nhục hay không?

Không nghiêm trọng sao được khi Tổng giám đốc một ngân hàng tháp tùng cùng Thủ tướng đi công tác về bị mất cắp một vali, lãnh đạo Bộ Công an đi công tác nước ngoài về cũng bị mất hành lý.

Mất cắp có thể xảy ra ở mọi nơi, nhưng ở sân bay là hình ảnh quốc gia, cho nên: “ Chúng ta không thể chấp nhận để tình trạng này kéo dài mãi, như vậy là có lỗi với đất nước, với nhân dân”.

Hình ảnh quốc gia từng bị ảnh hưởng do thói ăn cắp. Người Việt từng bị sốc khi ở Nhật người ta ghi thông báo không được ăn cắp bằng tiếng Việt để cảnh báo người Việt. Nhưng đó là chuyện xảy ra ở nước Nhật, còn bị mất cắp ở sân bay thì hành khách của bất cứ quốc gia nào cũng có thể là nạn nhân. Sẽ khó nói đến phát triển du lịch khi ngay tại cửa ra vào của đất nước có những tên trộm rình rập. Đừng đổ cho ai cả mà chính những người làm việc tại các khâu vận chuyển hàng hóa đã móc nối với nhau để ăn cắp. Họ là những tên trộm “ở trong nhà”.

Các hãng máy bay bỏ tiền thuê dịch vụ mặt đất, trong đó có khâu vận chuyển hành lý. Khi có vụ mất cắp xảy ra, các hãng máy bay đã mất tiền, còn mất uy tín với hành khách. Các cảng hàng không phải chịu trách nhiệm về tình trạng mất cắp, không thể đổ cho thiếu camera hay bất cứ lý do nào khác. Cho nên Bộ trưởng Đinh La Thăng quyết liệt: “Camera chỉ là máy móc, con người mới là quan trọng. Phải coi việc này là trách nhiệm của chính mình. Từ nay đến cuối năm, nếu nạn trộm cắp hành lý tại sân bay không giảm thì tôi sẽ xử lý các Giám đốc Cảng vụ Hàng không”.

Nhưng thật đáng lo âu khi tự kiểm điểm, sẽ thấy chúng ta đang thiếu lòng tự trọng ở rất nhiều lĩnh vực, không chỉ là chuyện mất cắp ở các sân bay.

Một đất nước mà đi đâu cũng thấy xả rác, dơ bẩn, lòng tự trọng của chúng ta đã bị tổn thương.

Nước mình còn nghèo, dân mình phải chọn con đường ra nước ngoài làm ô sin hay lấy chồng ngoại quốc để đổi đời, lòng tự trọng của chúng ta đã bị tổn thương.

Một quốc gia có nhiều giáo sư tiến sĩ nhưng phải nhập từ Trung Quốc và các nước máy móc công nghệ, kể cả con ốc vít, lòng tự trọng của chúng ta đã bị tổn thương.

Ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc húc chìm, tấn công, rượt đuổi ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, lòng tự trọng của chúng ta bị tổn thương.

Còn nhiều điều khác nữa, mỗi công dân Việt Nam phải thấy đó là lòng tự trọng bị tổn thương. Đã đến lúc phải lấy Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn làm kinh nhật tụng: “Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm”.

Lê Chân Nhân

========================

Thấy ông Lê Chân Nhân đặt vấn đề "rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm". Từ lâu cũng có cảm tình với những bài viết với ký danh Lê Chân Nhân của ông, nên cũng muốn tham gia. Nhưng tính tôi vốn kỹ tính - có lẽ vì già rùi -Xin hỏi ông trước khi tham gia bình luận cùng những người quan tâm là: Ý ông muốn nói đến lòng tự trọng dân tộc, hay chỉ giới hạn trong sự tự trọng cá nhân? hay tự trong của một nhóm người. Sở dĩ tôi kỹ như vậy vì muốn tập trung vào chủ đề, không làm mất thì giờ của mọi người quan tâm.

PS: Câu trả lời này đã gõ vào phần trả lời của báo Dân Trí, nhưng vì không biết các gõ mã xác nhận nên không gửi được. Bởi vậy, tôi trả lời ở đây. Rất mong anh chị em nào giỏi vi tính gửi giúp. Xin cám ơn.

Sau khi xem kỹ nội dung bài viết của ông Lê Chân Nhân thì ông đề cặp đến lòng tự trọng trong nhiều lĩnh vực, từ cá nhân đến dân tộc. Vậy thì tôi xin được bày tỏ thế này:

Cội nguồn Việt sử truyền thống trải gần 5000 năm văn hiến vốn đã được ghi vào hiến pháp trước 1992. Nó là nguyên nhân để ông Tố Hữu nhắc đến trong bài thơ của ông "4000 năm cùng chúng ta ra trận", là lý do để cơ quan CIA phải lập hẳn một bộ phân chuyên môn tìm nguyên nhân nào để người Việt chiến thắng trong mọi cuộc chiến tranh với những kẻ thù hùng mạnh trong lịch sử. Đó cũng là lòng tự trọng dân tộc khi Ngài HCM viết

Kể năm hơn bốn ngàn năm

Tổ tiên rực rỡ anh em thuận hoà

Hồng Bàng là tổ nước ta

Nước ta lúc ấy hiệu là Văn Lang

Nhưng có một đám vô sỉ - mặc dù có thể rất giàu lòng tự trọng cá nhân, hoặc nhóm, nhân danh trí thức khoa học, trơ tráo đến vô liêm sỉ phủ nhận những gía trị cội nguồn dân tộc, lươn lẹo không biết ngượng mồm, khi bị phản biện thì bày đặt đủ mọi thủ đoạn để đe dọa và dìm dập người phản biện, hoặc mặt dày câm như hến. Đám người này cho rằng: Tổ tiên ta chỉ là một "liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố" và Hùng Vương thực chất chỉ là một "tù trường mạnh nhất" sống vào thời đồ đồng cụ thể họ cho là thế kỷ thứ VII BC với địa bản hoạt động vỏn vẹn chỉ ở đồng bằng Bắc Bộ. Quan điểm của đám người này được reo rắc trong tư tưởng cho mọi người về một cội nguồn tổ tiên thấp hèn so với truyền thống, phá hoại lòng tự hào dân tộc.

Bởi vậy, theo ông cần phải ứng sử thế nào để có được lòng tự hào vốn là cội nguồn của lòng tự trọng dân tộc mà ông đang quan tâm?

PS: Tôi muốn gửi câu trả lời này cho bài viết trên trong báo Dân Trí, nhưng vì không biết các gõ mã xác nhận nên không gửi được. Bởi vậy, tôi trả lời ở đây. Rất mong anh chị em nào giỏi vi tính gửi giúp. Xin cám ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con đã gửi bình luận của SP với tên Thiên Sứ trên báo Dân trí rồi ạ nhưng còn phải chờ họ kiểm duyệt và xuất bản lên trang.

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con đã gửi bình luận của SP với tên Thiên Sứ trên báo Dân trí rồi ạ.

Kính.

Cảm ơn thanhdc. Khi nào sư phụ ra Hanoi, Thanhdc rảnh lên gặp sư phụ.

Họ đăng hay không sư phụ cũng không quan tâm lắm. Bởi vì họ nói về lòng tự trọng - thì vì tính chính danh - họ phải đăng bài của sư phụ. Nếu họ không đăng thì chính họ tự phủ nhận mục đích bài viết.  Tùy họ thôi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn thanhdc. Khi nào sư phụ ra Hanoi, Thanhdc rảnh lên gặp sư phụ.

Họ đăng hay không sư phụ cũng không quan tâm lắm. Bởi vì họ nói về lòng tự trọng - thì vì tính chính danh - họ phải đăng bài của sư phụ. Nếu họ không đăng thì chính họ tự phủ nhận mục đích bài viết.  Tùy họ thôi.

 

Cả một truyền thống tự hào dân tộc bị phủ nhận mà không biết nhục. Mà còn trơ tráo nhân danh khoa học ta đây giáo sư tiến sĩ.  Khi bị phản biện thì điếu có cái mặt nào dám đứng ra trong đám lúc nhúc "Hầu hết các nhà khoa học trong nước " và "công đồng khoa học thế giới" để tổ chức hội thảo khoa học công khai.

Làm điếu gì có lòng tự trọng tối thiểu của đám này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chép luôn bài đầy đủ vào đây:

Sau khi xem kỹ nội dung bài viết của ông Lê Chân Nhân thì ông đề cặp đến lòng tự trọng trong nhiều lĩnh vực, từ cá nhân đến dân tộc. Vậy thì tôi xin được bày tỏ thế này:
Cội nguồn Việt sử truyền thống trải gần 5000 năm văn hiến vốn đã được ghi vào hiến pháp trước 1992. Nó là nguyên nhân để ông Tố Hữu nhắc đến trong bài thơ của ông "4000 năm cùng chúng ta ra trận", là lý do để cơ quan CIA phải lập hẳn một bộ phân chuyên môn tìm nguyên nhân nào để người Việt chiến thắng trong mọi cuộc chiến tranh với những kẻ thù hùng mạnh trong lịch sử. Đó cũng là lòng tự trọng dân tộc khi Ngài HCM viết

Kể năm hơn bốn ngàn năm
Tổ tiên rực rở anh em thuận hoà
Hồng Bàng là tổ nước ta
Nước ta lúc ấy hiệu là Văn Lang

Nhưng có một đám vô sỉ - mặc dù có thể rất giàu lòng tự trọng cá nhân, hoặc nhóm, nhân danh trí thức khoa học, trơ tráo đến vô liêm sỉ phủ nhận những gía trị cội nguồn dân tộc, lươn lẹo không biết ngượng mồm, khi bị phản biện thì bày đặt đủ mọi thủ đoạn để đe dọa và dìm dập người phản biện, hoặc mặt dày câm như hến. Quan điểm của đám người này được reo rắc trong tư tưởng cho mọi người về một cội nguồn tổ tiên thấp hèn so với truyền thống, phá hoại lòng tự hào dân tộc.
Bởi vậy, theo ông cần phải ứng sử thế nào để có được lòng tự hào vốn là cội nguồn của lòng tự trọng dân tộc mà ông đang quan tâm?
Cả một truyền thống tự hào dân tộc bị phủ nhận mà không biết nhục. Mà còn trơ tráo nhân danh khoa học ta đây giáo sư tiến sĩ. Khi bị phản biện thì không có cái mặt nào dám đứng ra trong đám lúc nhúc "Hầu hết các nhà khoa học trong nước " và "công đồng khoa học thế giới" để tổ chức hội thảo khoa học công khai.

Làm gì có lòng tự trọng tối thiểu của đám gọi là tri thức này. Cho nên tôi cho rằng: Muốn mỗi con người có lòng tự trong như ước mơ của tác giả thì lời khuyên của tôi là đám gọi là tri thức này hãy có lòng tự trọng tối thiểu khi nhân danh khoa học phủ nhận những giá trị văn hóa sử truyền thống làm nên lòng tự hào dân tộc đã. Sau đó sẽ bàn đến lòng tự trọng của đám ăn cắp vặt.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Tháo dỡ 25 bảng quảng cáo sách của ông Đặng Lê Nguyên Vũ
20/06/2015 12:37 GMT+7
 

TTO - Ngày 20-6, thông tin từ Sở Văn hóa - thể thao và du lịch TP Cần Thơ cho biết đã cho tháo dỡ 25 bảng quảng cáo sách của Công ty cổ phần tập đoàn Trung Nguyên.

 

quang-cao-sach-1434785549.jpg

Bảng hiệu quảng cáo sách của cà phê Trung Nguyên ở Đắk Lắk - Ảnh: Trung Tân

 

Các bảng quảng cáo ngoài trời được đặt trên dải phân cách đường 30-4 (quận Ninh Kiều) với nội dung “Những cuốn sách đổi đời, bên những tách cà phê đổi đời”, “Những cuốn sách đổi đời do chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ chọn cho thanh niên Việt”.

Đại diện phòng nghiệp vụ văn hóa của Sở Văn hóa - thể thao và du lịch TP Cần Thơ cho biết nội dung quảng cáo 40có thông qua sở, tuy nhiên nội dung không chuẩn lắm nên cho tháo dỡ để tránh dư luận không hay. Vị này cũng cho biết các bảng quảng cáo trên sẽ được thay đổi nội dung nhằm tuyên truyền cho đại hội thi đua và đại hội Đảng của thành phố sắp tới.

Trong một diễn biến khác, ông Nguyễn Việt Thanh, chánh Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP Cần Thơ, cho biết đã báo cáo Cục Xuất bản in và phát hành (Bộ Thông tin và truyền thông) về việc tịch thu 589 quyển sách (năm đầu sách) do xuất bản không đúng bản thảo được duyệt và quảng cáo sai quy định. Đồng thời, đề nghị Cục Xuất bản in và phát hành xử lý đối với Nhà xuất bản Thế Giới - đơn vị liên kết để xuất bản năm đầu sách đã bị tịch thu.

Ông Thanh còn cho biết trong tuần tới sẽ có buổi làm việc với đại diện Công ty cổ phần tập đoàn Trung Nguyên - chi nhánh Cần Thơ về vụ việc trên.

Tuổi Trẻ ngày 15-6 đã thông tin thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP Cần Thơ đã tịch thu năm đầu sách gồm: Đắc nhân tâm, Không bao giờ là thất bại - tất cả là thử thách, Nghĩ giàu làm giàu (Nhà xuất bản Thế Giới liên kết với Công ty TNHH Văn hóa sáng tạo Trí Việt), Khuyến học  quốc gia khởi nghiệp (Nhà xuất bản Thế Giới liên kết với Công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam, Công ty cổ phần Sách Alpha).

Bìa 1 của những quyển sách này đều in logo, slogan của Công ty cổ phần tập đoàn Trung Nguyên, giữa bìa một là dòng chữ “Những cuốn sách đổi đời do chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ chọn cho thanh niên Việt”; bìa 4 là hình quảng cáo cà phê Trung Nguyên...

 

TRUNG DÂN

======================

"Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý" - đây là luận điểm nổi tiếng của giáo sư Nguyễn Văn Trọng phát biểu tại cafe Trung Nguyên để phản biện Thiên Sứ minh chứng cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.

Xin lưu ý ông Đặng Lê Nguyên Vũ nếu ông xem được bài viết này, về câu nói của nhà khoa học vật lý thiên văn quốc tế - nhà khoa học Trịnh Xuân Thuận - đã phát biểu như sau:

"Để giải thích một việc dù rất nhỏ, cũng phải viễn dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ".

Lịch sử 5000 năm văn hiến Việt là chuyện rất lớn, có tầm ảnh hưởng đến toàn bộ nền văn minh đấy. Tôi xác định khi viết dòng này chưa có giấy chứng nhận tâm thần.

PS: Sau buổi hội thảo, tôi rất quan tâm đến nguyên nhân nào để cafe Trung Nguyên tổ chức buổi nói chuyện ở đây cho tôi? Khi mà mọi diễn biến có vẻ được sắp xếp theo một kịch bản khá chu đáo cho những kẻ được chuẩn bị trước theo một kịch bản, mà nguyên nhân căn bản làm cho kịch bản không hoàn hảo là luận điểm của tôi họ lại không có thời gian để xem xét (Xin lỗi, nếu có xem cũng không phải đẳng cấp để có thể hiểu được ngay). Cho nên có những biểu hiện kịch bản của họ bị sượng. Tôi cho rằng ông Đặng Lê Nguyên Vũ không cố ý tạo một không gian để chống lại những luận điểm minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Nhưng ông đã thiếu trách nhiệm gây hậu quả với tôi. Nhưng thật may cho tôi: Giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Nguyễn Văn Trọng, không đủ trình độ để phản biện tôi. Ngược lại, chính khả năng tư duy không lấy gì làm thông minh lắm của ông ta , khiến luận điểm phản biện của ông ta có tác dụng phá hoại nhiều hơn.

 


 

Share this post


Link to post
Share on other sites
Nghi lễ động thổ của người Ai Cập cổ đại

Thứ bảy, 20/6/2015 | 15:00 GMT+7

 

Việc xây dựng các ngôi đền thờ của người Ai Cập cổ đại đều bắt đầu bằng nghi lễ động thổ giống người hiện đại.
1-3483-1434772172.jpg

Hình vẽ mô tả lễ động thổ của người Ai Cập cổ đại. Ảnh: Ancient origin

 

Lễ động thổ của người Ai Cập gọi là "nghi thức nền móng". Trong lễ, họ xin các vị thần bảo hộ công việc xây dựng, cũng như hoàn thành những cấu trúc quan trọng nhất. Buổi lễ khởi công ngôi đền thờ bao gồm 8 nghi lễ, do các vị Pharaoh trực tiếp chỉ đạo, hoặc tiến hành dựa trên danh nghĩa của Pharaoh.

Trong chuỗi nghi lễ, việc đầu tiên là dùng dây thừng nhỏ đo kích thước công trình và căn chỉnh hướng ngôi đền theo tinh tú hoặc la bàn. Buổi lễ liên kết chặt chẽ với Seshat, vị nữ thần chữ viết và đo lường.

Nhiều người cho rằng, người Ai Cập cổ đại sử dụng một cây gậy có vết khía hình chữ V để quan sát chòm sao Gấu Lớn, giúp họ tính toán chính xác vị trí của phương Bắc và hướng công trình xây dựng.

Phần nghi lễ tiếp theo là "cuốc đất", gần giống với lễ động thổ thời hiện đại. Pharaoh (hoặc tu sĩ đại diện cho Pharaoh) đào rãnh đầu tiên của ngôi đền bằng  cuốc gỗ, tượng trưng cho việc cắt ngang qua Trái Đất tới giới hạn trên của Nun, vị thần nước nguyên thủy. Pharaoh sau đó dùng khuôn gỗ đúc một viên gạch bùn và đặt nó vào móng, đại diện cho những viên gạch đầu tiên sử dụng cho công trình.

Pharaoh đổ một lớp cát mỏng từ bờ sông Nile đến các rãnh ở phần móng. Thợ xây dựng sẽ lấp đầy phần còn lại bằng cát lấy từ sông Nile, khiến phần nền của công trình trở nên mịn hơn. Pharaoh dùng đòn bẩy bằng gỗ đẩy khối đá lớn vào một góc của ngôi đền, báo hiệu bắt đầu công việc xây dựng. Khi công trình hoàn tất, ngôi đền sẽ được thanh tẩy trước khi đưa vào sử dụng.

Phần cuối cùng là nghi lễ hiến dâng ngôi đền cho vị thần. Pharaoh đứng trước hình ảnh vị thần đang ngồi trong ngôi đền, làm lễ và cầu nguyện. Nhiều loài động vật trở thành vật hiến tế.

Các nhà khảo cổ hiện đại cũng phát hiện thấy tiền, đĩa gốm, bát, đồ lễ dâng cúng (làm bằng sứ, đá vôi, gỗ) chôn cất tại những nơi quan trọng, xung quanh công trình xây dựng của người Ai Cập cổ đại.

 

2-4566-1434772172.jpg

Chòm sao Gấu Lớn trên bầu trời. Ảnh: Wikimedia

Lê Hùng (theo Ancient)

Nguồn Báo Vnexpress

=========================

Đã có bằng chứng khảo cổ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Nghi lễ động thổ của người Ai Cập cổ đại

Thứ bảy, 20/6/2015 | 15:00 GMT+7

 

Việc xây dựng các ngôi đền thờ của người Ai Cập cổ đại đều bắt đầu bằng nghi lễ động thổ giống người hiện đại.
1-3483-1434772172.jpg

Hình vẽ mô tả lễ động thổ của người Ai Cập cổ đại. Ảnh: Ancient origin

 

Lễ động thổ của người Ai Cập gọi là "nghi thức nền móng". Trong lễ, họ xin các vị thần bảo hộ công việc xây dựng, cũng như hoàn thành những cấu trúc quan trọng nhất. Buổi lễ khởi công ngôi đền thờ bao gồm 8 nghi lễ, do các vị Pharaoh trực tiếp chỉ đạo, hoặc tiến hành dựa trên danh nghĩa của Pharaoh.

Trong chuỗi nghi lễ, việc đầu tiên là dùng dây thừng nhỏ đo kích thước công trình và căn chỉnh hướng ngôi đền theo tinh tú hoặc la bàn. Buổi lễ liên kết chặt chẽ với Seshat, vị nữ thần chữ viết và đo lường.

Nhiều người cho rằng, người Ai Cập cổ đại sử dụng một cây gậy có vết khía hình chữ V để quan sát chòm sao Gấu Lớn, giúp họ tính toán chính xác vị trí của phương Bắc và hướng công trình xây dựng.

Phần nghi lễ tiếp theo là "cuốc đất", gần giống với lễ động thổ thời hiện đại. Pharaoh (hoặc tu sĩ đại diện cho Pharaoh) đào rãnh đầu tiên của ngôi đền bằng  cuốc gỗ, tượng trưng cho việc cắt ngang qua Trái Đất tới giới hạn trên của Nun, vị thần nước nguyên thủy. Pharaoh sau đó dùng khuôn gỗ đúc một viên gạch bùn và đặt nó vào móng, đại diện cho những viên gạch đầu tiên sử dụng cho công trình.

Pharaoh đổ một lớp cát mỏng từ bờ sông Nile đến các rãnh ở phần móng. Thợ xây dựng sẽ lấp đầy phần còn lại bằng cát lấy từ sông Nile, khiến phần nền của công trình trở nên mịn hơn. Pharaoh dùng đòn bẩy bằng gỗ đẩy khối đá lớn vào một góc của ngôi đền, báo hiệu bắt đầu công việc xây dựng. Khi công trình hoàn tất, ngôi đền sẽ được thanh tẩy trước khi đưa vào sử dụng.

Phần cuối cùng là nghi lễ hiến dâng ngôi đền cho vị thần. Pharaoh đứng trước hình ảnh vị thần đang ngồi trong ngôi đền, làm lễ và cầu nguyện. Nhiều loài động vật trở thành vật hiến tế.

Các nhà khảo cổ hiện đại cũng phát hiện thấy tiền, đĩa gốm, bát, đồ lễ dâng cúng (làm bằng sứ, đá vôi, gỗ) chôn cất tại những nơi quan trọng, xung quanh công trình xây dựng của người Ai Cập cổ đại.

 

2-4566-1434772172.jpg

Chòm sao Gấu Lớn trên bầu trời. Ảnh: Wikimedia

Lê Hùng (theo Ancient)

Nguồn Báo Vnexpress

=========================

Đã có bằng chứng khảo cổ.

 

Người Ai Cập và văn minh cổ Châu Âu gọi là chòm sao Gấu trắng. Phương Đông gọi là Hùng tinh, với nghĩa Hùng cũng là con gấu. Sự thống nhất biểu tượng "Gấu" trong nền thiên văn cổ đại, một lần nữa cho thấy phải có một nền văn minh toàn cầu tồn tại trước lịch sử nhận thức được của nền văn minh hiện nay, mới có thể có sự thống nhất biểu tượng cho cùng một vì sao như vậy.

Đám tư duy "Ở trần đóng khố" luôn cứ phải có bằng chứng trực quan, mới gọi là có "cơ sở khoa học" và thiếu hẳn khả năng liên hệ hợp lý lý thuyết. Nhưng khi có bằng chứng trực quan thì lại lươn lẹo cho rằng "chưa đủ 'cơ sở khoa học'". Đó là lý do để lão Gàn không muốn thuyết phục những con bò.

 

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Máy bay chiến đấu TQ “chất lượng siêu tốt, giá siêu… đồng nát”

Thắng Nam

22/06/2015 13:30

 

Tiêm kích JF-17 Thunder - sản phẩm hợp tác giữa Trung Quốc và Pakistan tại triển lãm Paris Air Show 2015 đã tìm được khách hàng đầu tiên.
 

jf-17-1434943909369-53-0-358-599-crop-14

Tiêm kích JF-17 Thunder của không quân Pakistan tuần tra trên dãy Himalaya

 

Trung Quốc mơ bán được 200 - 300 chiếc Kiêu Long

Ngày 15/6 vừa qua, tiêm kích JF-17 Thunder - sản phẩm hợp tác giữa Trung Quốc và Pakistan đã lần đầu hiện diện tại Triển lãm hàng không Paris (Paris Air Show 2015). Theo tin của “The Diplomat” Nhật Bản, chiếc máy bay giá bèo này đã tìm được khách hàng đầu tiên.

Trong buổi trả lời phỏng vấn của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, chuyên gia quân sự nước này là ông Đỗ Văn Long đã ca ngợi JF-17 “giá quá rẻ, chất lượng quá cao”, nên việc tìm được khách hàng ngoại quốc đầu tiên là điều dễ hiểu.

Theo ông này, hiện JF-17 có giá vào khoảng 8 triệu USD, chỉ bằng 1/15 mức giá chiến đấu cơ Rafale của Pháp mà tính năng chẳng kém gì.

Ngoài ra, loại máy bay này có thể được điều chỉnh tính năng theo yêu cầu của khách hàng, có thể nói rằng tương lai của nó trên thị trường xuất khẩu vũ khí là rất xán lạn.

Chuyên gia họ Đỗ cho biết, chiếc “Kiêu Long” là sản phẩm hợp tác giữa Tập đoàn công nghệ hàng không Trung Quốc và Liên hiệp chế tạo hàng không Pakistan (Pakistan Aeronautical Complex).

Phía Trung Quốc định danh là FC-1 (Fighter China-1), còn biên chế trong không quân Pakistan với tên gọi JF-17 Thunder.

FC-1 được xếp vào loại tiêm kích hạng nhẹ thế hệ 3, là loại máy bay 1 động cơ, 1 chỗ ngồi được nghiên cứu phát triển với mục đích thiên về không chiến nhưng cũng có tính năng tấn công mặt đất khá tốt. Nó có khả năng tác chiến cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.

Phát biểu tại Triển lãm hàng không Paris, Chủ tịch công ty xuất nhập khẩu công nghệ hàng không Trung Quốc Dương Ưng cho biết, hiện có rất nhiều khách hàng bày tỏ sự quan tâm và đã có một số đặt mua Kiêu Long.

Ông Dương tin tưởng, trong vòng 5 - 10 năm nữa công ty sẽ xuất khẩu được từ 200 - 300 chiếc máy bay loại này.

Ông Đỗ Văn Long nói thêm, Kiêu Long là loại máy bay “dễ chế tạo, dễ mua sắm, dễ sử dụng” và có thể bị thiệt hại trong chiến tranh “mà không thấy tiếc”.

Ngoài ra, nó cũng không bao hàm những công nghệ quá tiên tiến, khó nắm bắt. Nói tóm lại là rất phù hợp với những nước nhỏ và vừa.

 

may-bay-chien-dau-tq-chat-luong-sieu-tot
Máy bay chiến đấu JF-17 của không quân Pakistan và dàn vũ khí bao gồm: Tên lửa chống hạm C-802AK, bom LS-6, tên lửa chống bức xạ CM-102 tại Paris Air Show 2015

 

Máy bay chiến đấu siêu tốt, giá siêu bèo

Vị chuyên gia quân sự Trung Quốc còn cho rằng, loại máy bay này tiềm tàng khả năng cải tiến công nghệ, thay đổi tính năng tác chiến.

Ông này còn dẫn lời một chuyên gia quân sự Pakistan ca ngợi “chỉ cần chúng tôi cần là người Trung Quốc có thể biến lạc đà thành gấu trúc và ngược lại”.

Theo các chuyên gia quân sự, giá quá rẻ là lợi thế lớn nhất của loại máy bay này. Những khách hàng nghèo không thể không đắn đo khi số tiền mua 1 chiếc Rafale có thể sắm được 15 chiếc Kiêu Long, hay cân nhắc lựa chọn giữa 1 chiếc MiG-29 và vài chiếc FC-1.

Quả thực mức giá 8 triệu USD của FC-1 và ngay cả mức 15 - 20 triệu của J-10 làm người ta không khỏi kinh ngạc, thậm chí có người đã nói đùa rằng máy bay chiến đấu làm bằng… bìa các tông nên mới rẻ như thế.

Đơn cử như giá của FC-1 chỉ cao gấp chưa tới 3 lần động cơ của nó là RD-93. Đây là phiên bản xuất khẩu của loại động cơ RD-33 dùng trên MiG-29 của Nga và hiện đang được lắp đặt trên nguyên mẫu thử nghiệm máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Trung Quốc là J-31.

Từ năm 2005, Trung Quốc đã mua được 100 động cơ RD-93 của Nga với giá 238 triệu USD, sau đó tiếp tục đặt mua 500 động cơ RD-93 loại cải tiến và ngỏ ý muốn tiếp tục mua thêm 1.000 chiếc nữa với giá hơn 3 triệu USD/bộ.

Động cơ đã có giá hơn 3 triệu USD, tức là tất cả các cấu kiện còn lại của chiếc máy bay này chỉ có giá chưa tới 5 triệu USD.

Đây là chi phí quá rẻ, không thể tin nổi đối với các nhà sản xuất hàng không của những quốc gia khác. Có chuyên gia cho rằng, nếu sản xuất và bán với mức giá của Trung Quốc thì họ chỉ có lỗ.Các trang bị xuất khẩu của Trung Quốc được ca ngợi là tiên tiến hàng đầu thế giới, được bán với giá “đồng nát” trong khi linh kiện vẫn phải nhập ngoại. Nếu bán với giá đó mà vẫn có lãi thì không rõ vũ khí Trung Quốc được chế tạo bằng nguyên, vật liệu gì? Chất lượng ra sao?

 

may-bay-chien-dau-tq-chat-luong-sieu-tot
Tiêm kích JF-17

JF-17 có chiều dài 14,97 m; cao 4,77 m; sải cánh 9,46 m; trọng lượng cất cánh tối đa 12,7 tấn. Máy bay trang bị một động cơ turbine phản lực cánh quạt đẩy RD-93 cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 1,8, hành trình tối đa 1.500 km, trần bay 16,7 km.

JF-17 được thiết kế với 7 giá treo, có thể mang 3,6 tấn vũ khí cho nhiệm vụ tấn công tiêu diệt mục tiêu trên không, trên đất liền và mặt biển.

Để thực hiện nhiệm vụ đối không, JF-17 Thunder sẽ mang theo tên lửa không đối không tầm ngắn PL-5E (tầm bắn 18 km), PL-9C (22 km) và tên lửa đối không tầm xa PL-12 (tầm bắn 70 -100 km).

Trong nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất, JF-17 sẽ mang bom dẫn đường quang điện H-2/H-4, bom liệng dẫn đường vệ tinh “Lôi Thạch-6” (LS-6), bom dẫn đường laser “Lôi Đình-2” (LT-2) và các loại bom, rocket không điều khiển.

Đối với tác chiến chống mục tiêu mặt nước, JF-17 mang tên lửa hành trình chống tàu C-802A (tầm bắn 180 km) hoặc C-803 (tầm bắn 255 km). Ngoài ra, loại máy bay này còn có thể mang tên lửa chống bức xạ CM-102.

 

 

theo Trí Thức Trẻ

===============

Có một thời xe Jim Tàu bán ở Việt Nam giá có 6/ 7 triệu đồng 1 chiếc. Trong khi đó, một cái xe Jim bằng giấy, làm cứ y như thật  ở phố Hàng Mã Hanoi để cúng âm hồn, giá tối thiểu cũng 5 triệu. Thế mới buồn cười. Nay thấy máy bay Tàu giá rẻ như bèo thì không thể tránh khỏi lão Gàn liên hệ với Jim Tàu ngày trước: Đang chạy tự nhiên nó lăn đùng ra, gãy sườn, hoặc gãy phuộc. Người thì lăn ra chết. Sau này khi có một quan chức Việt phàn nàn đồ Tàu giá rẻ, nhưng chất lượng kém quá, ngài Thủ tướng Tàu phán - đại ý: "Tại tiền nào của đó. Muốn đồ tốt thì trả giá cao, Tàu cũng có đồ tốt vậy". Bởi vậy, mún mua máy bay Tàu đồ tốt, đặt giá cao gấp 5 lần thì Tàu cũng có đồ tốt vậy. Hì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hai câu hỏi ám ảnh khiến Mỹ không thể đấu lại chiến lược của Trung Quốc

 

(Quốc tế) - Chuyên gia các vấn đề quốc tế Ian Bremmer đã chỉ ra nguyên nhân khiến cho Mỹ ngày càng “thất thế” trước Trung Quốc trong cuộc chiến kinh tế, tranh giành ảnh hưởng toàn cầu.

 

hai-cau-hoi-my.jpg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Obama

 

Ngay từ đầu bài viết mới được đăng tải trên tạp chí TIME (Mỹ), ông Bremmer đã chỉ ra vấn đề Washington đang gặp phải.

“Cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà Mỹ đều đang mắc kẹt trong một cuộc đấu về mưu lược với 2 câu hỏi cơ bản: Hoạt động thương mại đó có tốt cho Mỹ hay không? Quốc hội sẽ đóng vai trò gì trong quá trình đàm phán thương mại?”.

Ian Bremmer là biên tập viên, chuyên gia bình luận các vấn đề quốc tế của tạp chí danh tiếng TIME. Ông là Giáo sư Nghiên cứu Toàn cầu tại Đại học New York (Mỹ), Chủ tịch Eurasia Group, một tổ chức tư vấn rủi ro chính trị hàng đầu thế giới.

Bế tắc này, theo ông, ít nhất đã khiến Mỹ phải “khuất phục”, khi Quốc hội chưa trao cho Tổng thống Obama toàn quyền quyết định ký các thỏa thuận thương mại theo Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Trong khi đó, về phần mình, Bắc Kinh lại đang tích cực thúc đẩy các thoả thuận thương mại, nhằm “củng cố năng lực định hình trật tự thế giới mới”.

“Trong những năm gần đây, một nước Trung Quốc đang trỗi dậy đã sử dụng các ngân hàng phát triển của mình để bắt đầu dần dần làm suy yếu sự thống trị của Mỹ đối với thương mại toàn cầu.

Việc này đã được Bắc Kinh thực hiện thông qua các dự án như Ngân hàng Phát triển Mới trị giá 50 tỷ USD, hay các sáng kiến đầu tư Con đường Tơ lụa trị giá 40 tỷ USD.

Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), do Trung Quốc khởi xướng, với mức vốn 100 tỷ USD, bước đầu đã thu hút được cả các đồng minh của Mỹ là Anh, Đức, Pháp tham gia, rồi tiếp đó là tăng cường hơn nữa vai trò của mình khắp châu Á.

Tới cuối tháng 6, Trung Quốc sẽ cam kết đầu tư cơ sở hạ tầng hàng tỷ USD ở châu Âu.

Theo đánh giá của ông Bremmer, “trong những năm qua, mục tiêu cơ bản của Trung Quốc là đảm bảo tiếp cận nguồn cung lâu dài đối với các hàng hoá cần thiết cho sự tăng trưởng của mình.

Song hiện nay, nước này đã có thêm mục tiêu, đó là thúc đẩy sự liên kết giữa quốc tế với chính sách công nghiệp của mình, liên quan các vấn đề chiến lược như tiêu chuẩn internet và viễn thông, các quy định và cấu trúc tài chính.

Cùng lúc đó, Bắc Kinh vẫn khuyến khích sử dụng rộng rãi hơn đồng Nhân Dân Tệ và tiếp tục làm suy yếu sự thống trị của đồng USD”.

Chuyên gia Bremmer thẳng thắn nhận định, trong quá trình này, mới chỉ có Trung Quốc là “quốc gia duy nhất trên thế giới có một chiến lược toàn cầu mạch lạc, chặt chẽ”.

Ông này cảnh báo rằng, “chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ trở nên rời rạc nếu nước này không thể có được những sự ủng hộ vững chắc về mặt thương mại – giống như những gì đã làm được khi đưa ra các lệnh trừng phạt”.

Và nếu như vậy, “tổn thất của Washington sẽ là lợi ích mà Bắc Kinh đạt được”.

(Theo Đại Lộ)

 

Vậy thì càng phải xử lý rùi, can cái tội dám nhớn hơn anh. hehe

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em thân mến.

Cách đây hơn một tháng, trên web của chúng ta có bài viết về việc Quỹ Phan Chu Trinh trao giải thưởng cho một nhà sử học Hoa Kỳ bởi nhà văn Nguyên Ngọc. Nay nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy có gửi một bài viết cho tôi liên quan đến chủ đề này. Nhưng tôi không tìm thấy bài cũ.

Anh chị em nào giỏi vi tính tìm giúp hộ.

Xin cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đề nghị truy cứu hình sự nếu dự báo thời tiết sai lệch

Thứ Tư, 24/06/2015 - 19:05
 

Dân trí “Thông tin dự báo không chính xác hoàn toàn nhưng cũng không thể sai lệch nghiêm trọng. Vì vậy Luật Khí tượng thủy văn cần có quy định cấm cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn sai lệch, gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân”...

 

Đó là kiến nghị của đại biểu Phạm Thị Phương (Hà Tĩnh) trong phiên thảo luận về Dự án Luật khí tượng thủy văn tại hội trường Quốc hội, chiều 24/6. Phiên thảo luận ghi nhận ý kiến của 11đại biểu Quốc hội, trong đó đa phần các đại biểu kiến nghị quy định để đảm bảo tính chính xác của thông tin dự báo và trách nhiệm của người cung cấp sai thông tin dự báo.

 

Dự báo một đằng, bão về một nẻo?

Dự thảo Luật, ở Khoản 4, Điều 4 đề cập đến tính chính xác trong dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, nhưng đại biểu Phạm Thị Phương chưa yên tâm. Bà Phương đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu thể hiện rõ quy định về tính chính xác về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

“Hoạt động khí tượng thủy văn là hoạt động khoa học, mà điều quan trọng nhất của hoạt động khoa học là đảm bảo tính chính xác. Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, thông tin dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn cần thiết đảm bảo tính chính xác chứ không chỉ cần sự kịp thời, dễ hiểu cho người sử dụng, nếu thông tin mà kịp thời và dễ hiểu nhưng thiếu tính chính xác thì có mang lại lợi ích gì?” - đại biểu Phạm Thị Phương bày tỏ.

 

pham_thi_phuong-3b43e.jpg
Đại biểu Phạm Thị Phương - đoàn Hà Tĩnh (ảnh: Ngọc Châu).
 

Nữ đại biểu đoàn Hà Tĩnh cũng đưa ra bằng chứng nhiều lần cơ quan khí tượng đưa ra dự báo sai lệch gây hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản của nhân dân. Đơn cử như việc dự báo sai về cơn bão Linda năm 1997 là không gây ảnh hưởng đến nước ta, nhưng thực tế, cơn bão đã vượt qua khu vực biển Nam Bộ và đổ bộ vào Cà Mau, làm 3.000 người thiệt mạng và mất tích, hàng chục nghìn tàu thuyền bị đắm chìm do bão.

“Tôi không đồng tình với giải trình của ban soạn thảo rằng dự báo thì không thể chính xác. Không chính xác hoàn toàn nhưng cũng không thể sai lệch nghiêm trọng. Tính chính xác không phải là một con số cố định mà có sai số cho phép. Vì vậy chúng ta không nên né tránh điều này. Đề nghị Ban soạn thảo xem xét kỹ” - đại biểu Phạm Thị Phương nhấn mạnh.

Từ những phân tích trên, xét đến vai trò của tính chính xác trong thông tin dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn, đại biểu Phạm Thị Phương đề nghị bổ sung thêm 1 khoản vào Điều 6 về những hành vi bị cấm với quy định “Cấm cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn sai lệch gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân”.

Đại biểu Phạm Thị Phương cho rằng, dự thảo Luật mới quy định về trách nhiệm trong trường hợp làm sai quy trình kỹ thuật, nhưng nếu không làm sai quy trình kỹ thuật mà đưa ra những sai sót do trình độ chuyên môn thì cũng cần phải áp trách nhiệm. Vì thế, cần phải có quy định trách nhiệm về năng lực, trình độ chuyên môn gắn với vị trí công việc, có như vậy thì khoa học mới phát triển được và ở mỗi vị trí công tác mới chọn được người có năng lực và phát huy được năng lực của mình.

 

bao1-e14fc.JPG
Nhiều dự báo bão sai đã gây thiệt hại cho người và tài sản của nhân dân (ảnh: Tuấn Hợp)

 

Đề cập đến kênh thông tin dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn, đại biểu Hoàng Thị Tố Nga (đoàn Nam Định) nhìn nhận, những năm qua, có nhiều hạn chế do bộ máy tổ chức chưa hiệu quả, cần tăng cường vai trò trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực khí tượng thủy văn đối với các đơn vị sự nghiệp.

“Tác động về thời tiết phải được thông báo công khai cho khu vực dân cư chịu ảnh hưởng, nhất là trường hợp khẩn cấp, khi có thiên tai bất thường, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, như mưa đá, bão, sương mù. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc sửa lại quy định rõ ràng, đảm bảo được trong tất cả các trường hợp về thời tiết theo kế hoạch hoặc trong trường hợp khẩn cấp” - đại biểu Hoàng Thị Tố Nga kiến nghị.

 

Truy cứu trách nhiệm hình sự nếu dự báo sai lệch nghiêm trọng

Đại biểu Phùng Khắc Đăng (Sơn La) thể hiện sự quan tâm đặc biệt về vấn đề an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai và lợi ích quốc gia, liên quan đến chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong phần thảo luận của mình. Đây là nguyên tắc rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn cho đất nước trong mọi tình huống nhưng trong dự thảo luât chưa cụ thể hóa nguyên tắc này, chưa có nhiều quy định liên quan đến việc phục vụ quốc phòng, an ninh.

Cơ sở trên là lí do vị đại biểu này đề nghị Ban soạn thảo bổ sung quy định về hành vi bị cấm, trong đó nhấn mạnh “Cấm cung cấp thông tin dữ liệu, tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho đối tượng có khả năng xâm hại đến quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai và lợi ích quốc gia”.

phung_khac_dang-3b43e.jpg
Đại biểu Phùng Khắc Đăng - đoàn Sơn La (ảnh: Ngọc Châu)

 

Theo đại biểu Phùng Khắc Đăng, những thông tin dữ liệu, tin cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động quân sự. Đại biểu lưu ý, kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy những dự báo về thời tiết, lũ, mực nước có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của việc tổ chức một chiến dịch hay một cuộc hành quân trong hoạt động quân sự.

Vì vậy, tướng Đăng đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu quy định về cơ chế cung cấp thông tin, dữ liệu cảnh báo dự báo khí tượng thủy văn giữa cơ quan quản lý của nhà nước với hoạt động an ninh quốc phòng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo hướng ưu tiên; Không cung cấp và sử dụng những thông tin về dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn cho các đối tượng khác mà xét thấy việc này có thể nguy hại tới an ninh, quốc phòng quốc gia.

Với vấn đề khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động khí tượng thủy văn được thực hiện theo quy định của pháp luật, ông Đăng nhận xét, dù vậy, các điều luật vẫn còn đơn giản, có tính chất chung chung.

“Thông tin dự báo có ảnh hưởng lớn đến hoạt động quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, vì vậy đề nghị tùy theo mức độ để xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy tố trách nhiệm hình sự” - đại biểu Phùng Khắc Đăng khẳng định.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và tình hình nước biển dâng. Phiên thảo luận về Dự thảo Luật khí tượng thủy văn diễn ra tại hội trường Quốc hội chiều 24/6 khi cơn bão số 1 đang đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng. Chốt lại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, thực tế chính là một động lực khiến chất lượng ý kiến của các đại biểu tốt hơn.

Châu Như Quỳnh

=====================

Vào hơn 8g sáng ngày mùng 4/ 7 2014 thời gian Việt, lão Gàn xuống bếp ăn sáng, nhận được thông tin của bà xã: "Ông Obama hết thời hay sao, mà năm nay đúng ngày quốc khánh Hoa Kỳ, bão tuyết lại đánh vào ngay thủ đô Washinhton". Tôi hỏi: "Hôm nay mùng mấy rồi?". Bà xã tôi trả lời: "Hôm nay mùng 4 của Việt Nam, nhưng là ngày mùng 3/ 7 ở Hoa Kỳ". Tôi nói: "Vẫn còn kịp". Ngay 9 giờ sáng ngày 4/ 7 Việt Nam, tôi lên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn, xác định rằng: "Cơn bão tuyết dự báo đánh vào thủ đô Wasinhton của Hoa Kỳ sẽ lệch đi nơi khác và thủ đô Wasinhton hoàn toàn yên bình". Ngày hôm sau bão tuyết sang tận...biên giới Gia Nã Đại. Những rất tiếc, người Mỹ đã hoãn tổ chức các lễ hội liên quan đến ngày Quốc khánh ở thủ đô Wasinhton của họ vì hẳn KTTV TW của Hoa Kỳ dự báo thì đâu phải đồ bỏ. Chưa nói đến các cơ quan dự báo lôm côm trên thế giới này. Tôi cũng xác định rằng: Đây không phải là lần duy nhất lý học Đông phương Việt xác định đúng về diễn biến thời tiết.

Trong lịch sử văn minh nhân loại, chưa hề có dự báo nào sai phải chịu trách nhiệm hình sự cả (Kể cả xem bói, ngoại trừ những dự báo không làm hài lòng một số vị vua). Bởi vì sự tương tác của vũ trụ cực kỳ phức tạp, Trong khi đó, nền văn minh hiện nay - mà Hoa Kỳ là một biểu tượng cho sự tiên tiến về khoa học kỹ thuật, cũng dự báo sai. Chính bởi tính tương tác phức tạp do những yếu tố tương tác mà nền văn minh hiện nay chưa biết được.

Bây giờ có đổ ra một đống tiền để KTTV Việt có phương tiện hiện đại như ở Hoa Kỳ, thì cũng không thể bảo đảm chính xác. Do đó, nếu dự báo sai nghiêm trọng, chỉ xem xét cách chức người đứng đầu có trách nhiệm mà thôi.

Nếu dự báo sai của KTTV bị quy trách nhiệm hình sự thì từ nay lão Gàn sẽ chẳng có một dự báo nào ở Việt Nam cả. Mặc dù bản thân lão Gàn không chịu trách nhiệm hình sự cho những dự báo của mình. Bởi vì, khi KTTV thông báo bão đánh vào Việt Nam, mà lão Gàn lại báo bão tan giữa biển (Đã vài lần như vậy). Lão Gàn đúng thì KTTV phải chịu trách nhiệm sao?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại biểu Quốc hội kể chuyện Cao Biền yểm bùa đất sinh đế vương ở Việt Nam

 

(Xã hội) - “Cao Biền là người giỏi về địa lý được cử sang nước ta làm An Nam Tiết độ sứ, thực hiện âm mưu thâm độc, yểm bùa khống chế sự phát triển nhân tài nước ta”.

 

Chiều 24/6, mở đầu phần thảo luận về dự án Luật khí tượng Thủy văn, Đại biểu Trần Văn Bản (đoàn Bình Định) – Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam không phân tích về kỹ thuật làm luật mà đưa ra một góc nhìn hoàn toàn khác về thủy văn.

Khí tượng thủy văn là hệ quả của mối tương tác ảnh hưởng đến nhau, giữa thiên, địa và nhân, trong kinh dịch gọi là tam tài. Trong tương tác, các quy luật hoạt động trong các hành tinh, các sao, trong các hệ của Thiên Hà như Nhị Thập Bát Tú, Cửu Diệu tinh, các sao thành phần Bắc Đẩu thất tinh…

Liên quan nhiều nhất với chúng ta là hệ mặt trời gồm có 8 hành tinh: sao Thủy, sao Kim hai sao này không có vệ tinh, Trái Đất có một vệ tinh đó là Mặt Trăng, sao Hỏa có 2 vệ tinh, sao Mộc có 63 vệ tinh, sao Thổ có 56 vệ tinh, sao Thiên Vương có 26 vệ tinh và sao Hải Vương có 13 hệ vệ tinh.

Về đường kính các sao, sao lớn nhất là sao Thổ là 120.000km và nhỏ nhất là sao Thủy là 4,8km, Trái Đất là 12,756 km. Chu kỳ quanh quanh mặt trời dài nhất là sao Hải Vương 164 năm, ngắn nhất Sao Thủy 87 ngày và trái đất 365,26 ngày. Chu kỳ tự quanh xung quanh mình nhanh nhất Sao Mộc 9,84h và chậm nhất Sao Kim 243 ngày và trái đất 24h.

Các hành tinh trong vũ trụ hoạt động theo quỹ đạo, quỹ đạo địa tĩnh, tác động của Mặt Trời, sức hút của trái đất và sự tương tác đan xen giao thoa đó tạo thành ngày, đêm, sáng, tối, nhiệt độ, nóng, lạnh, nước biển lên xuống và môi trường, không khí. Địa lý cho chúng ta biết về thổ nhưỡng, các lớp nham thạch gồm nước, mạch nước ngầm, nói chung là đất, nước và tài nguyên.

Trong sách địa lý Chân Long của Tả Ao nói rất kỹ về Nhị Thập Bát Tứ tương tác giữa thiên, địa, nhân, tạo ra phong, vũ, lôi, chấn. Tùy mức độ tương tác khác nhau mà tạo thành mưa, giông, bão, sấm, sét, hạn hán, lũ lụt, động đất, nước biển dâng…

Con người được thụ hưởng những kết quả do thiên địa mang lại. Khi mối tương tác của thiên, địa, nhân, theo đúng quy luật hợp lý, hài hòa thì có lợi cho con người, ngược lại thì có hại cho con người. Vận dụng các quy luật tự nhiên này trong lịch sử Gia Cát Lượng là người thông thiên văn, tường địa lý, hiểu nhân tình, thế thái đã giúp Lưu Bị thành công trong các trận chiến xây dựng lại cơ đồ nhà Hán. Ngô Quyền vận dụng quy luật của thủy triều đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

Chưa kể đến chuyện Cao Biền là người giỏi về địa lý được Trung Tôn cử sang nước ta làm An Nam Tiết độ sứ, thực hiện âm mưu thâm độc, yểm phái các huyệt kết của đất nhằm chống, khống chế lại sự phát triển nguồn nhân tài của nước ta, nhưng sự việc không thành. Chỉ đến khi chúng ta bắt sống được tướng Hoàng Phúc thu được sách Cao Biền tấu thư địa lý kiểu tự mới biết Cao Biền đã viết 632 huyệt đất kết ở Việt Nam đẻ sinh ra đế vương, công hầu, hanh tướng.

daibieuquochoitranvanban_giaoducnetvn.jp

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Bản. ảnh: quochoi.vn

 

Từ thực tiễn trên, khi nghiên cứu dự án luật này, chúng ta không chỉ sử dụng tư liệu thống kê lưu trữ trong luật đã đề cập mà phải nghiên cứu các quy luật của thiên văn, của địa lý và môi trường tương tác ảnh hưởng của con người.

Con người là đối tượng thụ hưởng tài nguyên thiên nhiên, là người trực tiếp tác động đến tự nhiên, môi trường cũng là đối tượng tạo nên sự biến động các quy luật tự nhiên gây biến đổi khí tượng thủy văn.

Do đó khi xây dựng luật cần đặc biệt chú ý đến yếu tố con người để mọi người biết sử dụng các quy luật bình thường của tự nhiên, hạn chế những tác động xấu đến môi trường, gây biến đổi khí hậu. Ví dụ, từ tiết Kinh chập trở đi là sâu bọ dở, tất nhiên độ ẩm không khí phải cao, có khi tới 100% hoặc từ Tiết Cốc Vũ trở đi phải có mưa rào, đó là những quy luật bình thường, không như thế là khác thường.

Trong dự thảo luật kỳ này mới chỉ tập trung vào công tác quản lý hệ thống tổ chức khí tượng thủy văn, thống kê dữ liệu, thông tin giám sát biến đổi khí hậu, dự báo khí tượng thủy văn… để phù hợp với nội dung trong dự thảo luật, tôi đề nghị chỉnh sửa tên luật là: Luật về theo dõi, cảnh báo, xử lý biến động khí tượng thủy văn.

Về giải thích từ ngữ, thủy văn là trạng thái quá trình diễn biến và sự vận động của nước trong sông, hồ. Tôi đề nghị sửa đổi là thủy văn là trạng thái sự vận động và biến đổi của nước ở sông, hồ, ao, biển. Vì thủy có nghĩa là nước và văn nghĩa là xem và nghe.

Như vậy, bao hàm cả nước biển, đề nghị bỏ phần giải thích từ ngữ hải văn, về thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể được xác định bằng các yếu tố và hiện tượng khí tượng, đề nghị sửa đổi là thời tiết là tiết khí trong một thời gian cụ thể tại kinh độ, vĩ độ cụ thể được xác định bởi các yếu tố và hiện tượng khí tượng, vì trong vận khí quyển mỗi năm có 24 tiết khí, phân bố theo chu kỳ nhất định, bắt đầu từ Đại Hàn, Lập Xuân, Vũ Thủy, Kinh chập làm chủ sơ khí đến tiểu tuyết, đại tuyết, đông trí, tiểu hàn làm chủ trung khí, đó là 6 bước của chủ khí.

Trong đó từ Đại Hàn đến Xuân Phân sau 12 ngày làm chủ sơ vận, từ sau Lập Đông 4 ngày đến cuối tiểu hàn làm chủ ngũ vận đó là 5 bước của ngũ vận. Ngũ vận phối hợp với lục khí tạo thành vận khí trong năm.

Về khí hậu là tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một vùng nhất định, đặc trưng bởi các đại lượng thống kê dài hạn của các yếu tố khí tượng tại vùng đó. Như vậy chưa thể hiện rõ nội hàm và lượng hóa được thời gian theo quy luật, nếu tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một vùng, có nghĩa là thống kê những gì đã xảy ra ở vùng đó. Còn dùng đại lượng thống kê dài hạn thì dài hạn là bao nhiêu?

Do đó, tôi đề nghị sửa là: Khí hậu là hệ quả của quá trình tương tác giữa các điều kiện tự nhiên và môi trường tại một khu vực theo quy luật, trong chu kỳ 60 năm và 180 năm tức là một tuế hội hay tam nguyên giáp tý.

Về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, để có dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn sát với từng vùng, từng khu vực, không thể theo địa giới hành chính mà phải theo kinh độ, vĩ độ của trái đất mới đảm bảo tính chính xác.

Ví dụ, dự báo thời tiết ở Thủ đô Hà Nội cần phải nêu gió tọa độ từ 20 độ 53 phút đến 21 độ 23 phút độ Vĩ Bắc và 104 độ 44 phút đến 106 độ 2 phút độ Kinh Đông sẽ đảm bảo độ chính xác hơn và hạn chế những tình trạng ngoài sân đang mưa ầm ầm, trong nhà ti vi dự báo dự báo trời nắng không mưa.

(Theo Giáo Dục)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Ví dụ, dự báo thời tiết ở Thủ đô Hà Nội cần phải nêu gió tọa độ từ 20 độ 53 phút đến 21 độ 23 phút độ Vĩ Bắc và 104 độ 44 phút đến 106 độ 2 phút độ Kinh Đông sẽ đảm bảo độ chính xác hơn và hạn chế những tình trạng ngoài sân đang mưa ầm ầm, trong nhà ti vi dự báo dự báo trời nắng không mưa.

 

Hì. Bên kia dãy phố mưa ầm ầm, bên này dãy phố nắng choang choang. Chuyện thường xuyên xảy ra chỗ tôi ở.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ: New York đưa Tết Nguyên đán thành ngày nghỉ lễ chính thức

Thứ Tư, 24/06/2015 - 15:58
 

Theo quyết định trên, các trường học sẽ được nghỉ trong ngày 8/2/2016 để các học sinh châu Á đón Tết Nguyên đán. Sau San Francisco, New York là thành phố lớn thứ hai đưa Tết Nguyên đán của người châu Á vào lịch nghỉ lễ chính thức của các trường học.

 >>  Giữ gìn nét đẹp Tết cổ truyền dân tộc trên đất Mỹ

Cho_hoa_Tet24-6-eb284.jpg
Chợ hoa Phước-Lộc-Thọ ở thành phố Westminter, trung tâm của bà con người Việt ở phía Nam tiểu bang California, Mỹ (Ảnh minh họa, nguồn: vov.vn)

 

Tết Nguyên đán đã chính thức trở thành ngày nghỉ lễ tại các trường công lập của thành phố New York, Mỹ, tạo điều kiện để hàng chục nghìn gia đình đến từ châu Á có con em đang theo học các trường trong thành phố được đoàn tụ đón mừng ngày lễ truyền thống.

Theo quyết định trên, các trường học sẽ được nghỉ trong ngày 8/2/2016 để các học sinh châu Á đón Tết Nguyên đán. Sau San Francisco, New York là thành phố lớn thứ hai đưa Tết Nguyên đán của người châu Á vào lịch nghỉ lễ chính thức của các trường học.

Trước đó ba tháng, Thị trưởng New York Bill de Blasio cũng đưa hai ngày lễ lớn của đạo Hồi là Eid al-Fitr và Eid al-Adha vào lịch nghỉ lễ của các trường công.

Sở Giáo dục thành phố đã tính toán để tăng một ngày nghỉ lễ trong khi vẫn đảm bảo 180 ngày làm việc theo đúng quy định của pháp luật. Giải pháp đưa ra là gộp hai ngày làm việc bán thời gian vốn không được tính trước đó thành một ngày làm việc.

Ron Kim, Ủy viên Hội đồng lập pháp của khu Queens, thành phố New York, cho biết quyết định trên là sự công nhận của thành phố đối với hàng trăm nghìn người Mỹ gốc Á đang sinh sống tại đây rằng văn hóa và di sản của họ cũng là một phần của nước Mỹ. Theo ông, đây là một bước tiến trong việc xóa bỏ cảm giác cô lập và phân biệt của cộng đồng người Mỹ gốc Á.

Người Mỹ gốc Á hiện là cộng đồng đang lớn mạnh nhanh nhất tại New York. Theo thống kê công bố hôm 23/6, có gần 175.000 học sinh gốc châu Á đang theo học tại các trường công lập trong thành phố.

Khu Brooklyn là "nhà" của cộng đồng người châu Á lớn nhất tại các nước và vùng lãnh thổ ngoài châu Á. Học sinh Mỹ gốc Á hiện chiếm hơn 12% số người theo học tại các trường công lập của Manhattan./.
 
Theo (TTXVN/Vietnam+)
=====================
Vậy mà ở Việt Nam, không thiếu gì kẻ la lối lớn tiếng nên bỏ Tết Nguyên đán để ...mạnh như Nhật. Điếu mựa! Đúng là phải nói chuyện với mấy còn bò thật khó chịu.
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những chuyện nhỏ giúp tôi hiểu sự thần kỳ Nhật Bản

Thứ Ba, 23/06/2015 - 09:00
 

Và thêm một lần tôi hiểu, sự thần kỳ Nhật Bản giản dị và có thể học, có thể làm được, bắt đầu bằng những việc làm nhỏ như thế, như thế…
 >> Người Nhật "tốt" hay không "tốt"?

 

Người viết bài này, thú thực chỉ mới 2 lần đến thăm nước Nhật, nhưng không hiểu sao cứ mang ấn tượng sâu đậm về người Nhật qua một câu chuyện vẻ như tình cờ mà vô cùng thú vị ấy.

Đầu năm 2011, tranh thủ quãng nghỉ giữa các buổi làm việc với bạn, chúng tôi rủ nhau đi tìm cửa hàng 100 yên theo mách bảo của một số bạn bè từng đến đó. Một chị cán bộ sứ quán chỉ đường ra bến tàu cao tốc và “chúc mọi người có một buổi shopping vui vẻ”. Vậy là tự lo liệu quãng đường còn lại.

Chỉ còn cách hỏi đường, gặp ai cũng hỏi. Trong đoàn tất nhiên nhiều người biết tiếng Anh và người Nhật cũng có nhiều người giao tiếp tiếng Anh thành thạo. Nhưng cũng phải một lúc mới gặp được hai bạn trẻ, họ vui vẻ trả lời đại ý là không phải dân gốc Tokyo, nhưng có biết cửa hàng đó và sẽ dẫn đến nơi gần nhất có thể. Xong việc các bạn ấy lại cuốc bộ trở lại nơi xuất phát trong sự biết ơn và ngạc nhiên vô cùng của chúng tôi.

Hết buổi shopping, cả đoàn lục tục trở lại tàu cao tốc vào thời điểm tan tầm, chật ních người, dù chỉ mấy phút lại có một chuyến mới. Vị trưởng đoàn sơ ý thông báo ban đầu sai bến xuống. Khi lên tàu quá đông nên khi trưởng đoàn thông báo lại có một vị không biết và kết quả là anh này xuống trước một bến!
 
japan1a-15001.jpg
Du khách Việt chờ tàu cao tốc tại một bến ở Tokyo
 

Cả đoàn ngơ ngác giữa sân ga không biết nên làm gì, đi thì không nỡ mà ở thì loay hoay như gà mắc tóc. Đúng khi đó có một người phụ nữ Nhật lại gần và hỏi chúng tôi: có phải các bạn bị lạc, cần gì tôi sẵn sàng giúp đỡ? Vị trưởng đoàn ân cần cảm ơn và nói rằng, có người bị lạc nhưng chúng tôi sẽ tự xử lý được. Người phụ nữ sau đó tất bật lên tàu, chắc hành trình của chị ấy còn xa…

Rất may là người bị lạc kia từng có cả chục năm du học tại Pháp, chuyện đi lại tàu xe dù ở nơi xa lạ chỉ là bé mọn. Cách duy nhất là lên taxi và tìm về sứ quán, nơi đoàn tạm trú. Bác tài xế già nói có biết khu vực sứ quán Việt Nam nhưng phố nào thì chịu. Đến khu vực sứ quán, bác này tắt công tơ mét và vẫn tiếp tục lái xe đi tìm hỏi cho kỳ được.

Điều kỳ lạ là khi cả đoàn chúng tôi về đến sứ quán thì người bị lạc kia cũng mở cửa taxi bước xuống. Mừng vì đoàn lại tề tựu đông đủ sau mấy tiếng toát mồ hôi hột. Và ngạc nhiên làm sao chỉ trong một buổi chiều mà chúng tôi liên tiếp gặp được những người Nhật tốt bụng đến thế.

Tôi cảm nhận đây không phải là sự tình cờ đơn lẻ, mà là chuyện thường ngày của bất cứ người dân Nhật nào. Tôi cứ nghĩ mãi, nhớ mãi buổi chiều hôm đó. Người Nhật từng tạo ra sự thần kỳ Nhật Bản và sự thần kỳ đó tôi hiểu bắt đầu trước hết bằng những việc làm bé nhỏ, bình dị như vừa kể trên, không phải của một đôi người thi thoảng mà đã là nếp sống, lẽ sống của tất cả mọi người.
 
japan3a-15001.jpg
Một con phố ở Tokyo
 

Gần đây nhiều người quan tâm lo lắng câu chuyện các công dân Nhật bị IS tử hình và vô cùng ngạc nhiên khi bố mẹ những người xấu số kia lên truyền hình xin lỗi tất cả mọi người dân về sự việc của con cái họ đã gây ra sự phiền toái cho chính phủ và người dân Nhật!

Có lẽ không có nơi nào trên thế giới ý thức công dân, trách nhiệm công dân đối với đất nước và cộng đồng lại sâu sắc và cao cả như thế!

Tình cờ dịp đó tôi có xem bộ phim Death of a Samurai (Cái chết của một võ sĩ Samurai) của Nhật nói về chuyện xưa các võ sỹ tự rạch bụng, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn. Phim kể chuyện người võ sỹ già gả con gái cho một võ sỹ trẻ nghèo. Vì nghèo không thể có tiền chạy thuốc cho con nên vị võ sỹ trẻ kia đã chấp nhận tự rạch bụng mình đổi lấy đồng tiền oan nghiệt nhưng vẫn không cứu được con.

Giây phút nghẹn lòng uất hận đó, vị võ sỹ già thốt lên lời xin lỗi đứa con gái bất hạnh của mình, trong khi người mẹ trẻ vô cùng đáng thương kia lại quỳ gối xin lỗi bậc sinh thành, xin lỗi đứa con bé bỏng trên tay…
 
japan2a-15001.jpg
 Một con phố ở Tokyo
 

Cũng vì một chút đam mê văn chương, khi nghe giới chuyên môn nói về các ứng viên giải Nobel tiềm năng nhất của văn học Châu Á là Mạc Ngôn (Trung Quốc) và Haruki Murakami (Nhật Bản), tôi cố công tìm đọc phần lớn tác phẩm của họ đã được dịch ra Tiếng Việt.

Mạc Ngôn sau đó đã được vinh danh xứng đáng nhưng không hiểu sao tôi vẫn bị ám ảnh rất nhiều sau khi đọc Rừng Nauy (kể cả xem phim của Trần Anh Hùng) hay Kafka bên bờ biển… Con người Nhật Bản truyền thống và hiện đại, xã hội Nhật Bản với đầy đủ các cung bậc hay dở, tiến bộ và lạc hậu qua ngòi bút của Haruki Murakami hiện lên thật sinh động và tài tình, như tôi từng thấy, từng gặp trên đường tới cửa hàng 100 yên, từng được họ giúp đỡ trên sân ga, trên cuốc taxi tắt công-tơ-mét của bác tài già…

Lần thứ 2 đến đất nước Nhật, khi đi qua một cánh đồng quê tôi nhìn thấy những chiếc chòi xinh xắn dường như chất ít lúa ngô trên đó. Hỏi ra mới biết là người nông dân Nhật sau mùa thu hoạch thường để lại thức ăn trên đồng cho các loài chim!

Và thêm một lần tôi hiểu, sự thần kỳ Nhật Bản giản dị và có thể học, có thể làm được, bắt đầu bằng những việc làm nhỏ như thế, như thế…

Bài và ảnh, theo Bùi Nam Sơn
Vietnamne
=========================
Những chuyện như thế này Việt Nam cũng có thể có được. Nhưng với điều kiện những kẻ tự nhận là học giả, nhà khoa học đừng tự hạ thấp giá trị tổ tiên của mình. Từ trải gần 5000 năm lịch sử xuống còn 2700 năm với cội nguồn là một liên minh bộ lạc với những người dân "ở trần đóng khố". Nhục nhã, vô liêm sỉ.
4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay