Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Nói tốt thì ít ai quan tâm và cũng chẳng thèm tin... nhưng nói xấu thì luôn được nhiều người đồng cảm hơn thì phải?

Posted ImageHì. Ngay cả khi tất cả mọi người trên thế gian này đều thành Phật thì thế nào cũng có ông Phật hôi nách ông ạ.

Nếu tôi là ông Tòa, tôi sẽ yêu cầu "Cậu Thủy" đưa bằng chứng. Còn không có bằng chứng tôi sẽ tuyên án tội vu cáo, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác. Đấy là tội tối thiểu. "Sống và mần theo pháp luật" mà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế giớiPosted Image Thứ Năm, 13/02/2014 - 09:00

“Quốc yến” ở Mỹ và sự đáng thương của chai vang Đà Lạt

Thực đơn “quốc yến” mà Tổng thống Mỹ chiêu đãi thượng khách, cũng là đồng minh chiến lược, đã được tiết lộ tràn ngập trên báo chí vào ngày hôm qua.

Posted Image

Món sa lát "Vườn rau mùa đông", lấy cảm hứng từ vườn rau của bà Michelle Obama (Ảnh: AP) và chai vang Đà Lạt (ảnh nhỏ).

Món trứng cá muối, từ loại cá nuôi ở các cửa sông của bang Illinois; trứng chim cút bang Pennsylvania. Món salát mang cái tên mỹ miều "Khu vườn mùa đông" được lấy từ “rau vườn nhà” của đệ nhất phu nhân. Món chính bao gồm sườn bò được mang tới từ một trang trại của gia đình tổng thống ở Colorado, ăn kèm với khoai tây chiên tới từ Vermont. Kem vani có nguồn gốc từ bang Pennsylvania, kẹo bông rắc vỏ cam, kẹo mềm làm từ siro của cây phong ở bang Vermont. Và rượu vang trong "quốc yến" là loại được đặt từ California và Virginia, nơi vị thượng khách được chiêu đãi - Tổng thống Pháp Francois Hollande - vừa tới thăm. Sở dĩ phải liệt kê dài dòng tất cả các món ăn trên, là để nhấn mạnh nguồn gốc nội địa của tất cả các loại thực phẩm cho một bữa tiệc nhà nước. Nhưng nếu “đọc vị” thực đơn, khối anh nông dân Mỹ có thể cười phá lên rằng, “quốc yến cũng thường thôi”, hoặc tự tin hơn, họ hoàn toàn có thể "ngỏ lời" mời khách tới dự một bữa ăn tại gia với các loại sơn hào, hải vị thậm chí còn "hoành tráng" hơn cả Nhà Trắng!

Nói đến chai rượu “quốc yến” chỉ có giá 30 USD, lại nhớ đến chai vang Đà Lạt. Hồi hội nghị APEC diễn ra năm 2006, nông dân Đà Lạt đã sung sướng và đầy tự hào người khi Chính phủ chọn vang Đà Lạt làm thức uống chính thức chiêu đãi các nguyên thủ quốc gia.

Quyết định ấy bấy giờ gây cảm hứng đến mức có người “thổn thức lên mây”, rằng: “Cũng là đồ uống, vang Đà Lạt chất lượng cao thì có cơ may tồn tại và phát triển, còn nếu đi vào con đường “làm theo” vang Bordeaux hay vang California thì có bỏ công, bỏ của ra gấp 5 - 10 lần, nhưng sản phẩm chính quốc sẽ vẫn mãi mãi tụt hậu, phá sản cầm chắc trong tay”.

Nhưng sau 7-8 năm, điều gì đang xảy ra? Vang Pháp đang thống lĩnh toàn bộ thị phần rượu vang. Sau vang Pháp, hồi tháng 11 năm ngoái, một báo cáo cho biết vang Úc cũng len chân vào thị phần ít ỏi còn sót lại với 15%. Vấn đề đã có từ trước vẫn tồn tại: Người Việt hầu như không “tự hào hàng Việt” trong thực tế! Không chỉ rượu vang, giờ đến lượt bò Úc cũng được nhập nguyên con, "đàn áp" không thương tiếc bò Việt trên thị trường với giá bán không chênh lệch bao nhiêu! Rồi sau bò, đến lượt lô 600 con trâu đầu tiên vào Việt Nam.

Ngay cả đến “càphê số 1 thế giới” giờ cũng tủi phận “nấp” trong cái bóng nước ngoài. Tuần trước, BBC vừa làm một phóng sự điều tra cho biết lượng cà phê tiêu thụ tại Anh có nguồn gốc từ Việt Nam và đang đứng đầu thị trường này. Nhưng xem phóng sự, không ai mừng cả khi đằng sau đó là một sự thật mà có người gọi là “đắng hơn càphê”. Ấy là “khi tiêu thụ tại Anh thì càphê Việt Nam đã được pha chế qua bàn tay của các nhà sản xuất Brazil. Nghĩa là nó đã khoác một cái vỏ bọc là càphê Brazil và hầu hết người uống cà phê ở Anh vẫn tin đó là cà phê Brazil”.

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang chờ phía trước, với việc cánh cửa bảo hộ phải mở. Vang Đà Lạt sẽ ra sao khi những chai rượu vang California có mặt trong "quốc yến" của Tổng thống Mỹ sẽ tràn vào Việt Nam khi thuế suất trở về 0%?

Theo Đào Tuấn

Lao động

====================

Bởi vì trên thế gian, con người nghĩ theo thói quen trở thành "nếp nghĩ". Thằng hàng xóm nói cafe Brazin ngon thì cứ phải đúng cafe

bài chưa hoàn chỉnh

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Quốc yến” ở Mỹ và sự đáng thương của chai vang Đà Lạt

Thứ Năm, 13/02/2014 - 09:00

Thực đơn “quốc yến” mà Tổng thống Mỹ chiêu đãi thượng khách, cũng là đồng minh chiến lược, đã được tiết lộ tràn ngập trên báo chí vào ngày hôm qua.

Posted Image

Món sa lát "Vườn rau mùa đông", lấy cảm hứng từ vườn rau của bà Michelle Obama (Ảnh: AP) và chai vang Đà Lạt (ảnh nhỏ).

Món trứng cá muối, từ loại cá nuôi ở các cửa sông của bang Illinois; trứng chim cút bang Pennsylvania. Món salát mang cái tên mỹ miều "Khu vườn mùa đông" được lấy từ “rau vườn nhà” của đệ nhất phu nhân. Món chính bao gồm sườn bò được mang tới từ một trang trại của gia đình tổng thống ở Colorado, ăn kèm với khoai tây chiên tới từ Vermont. Kem vani có nguồn gốc từ bang Pennsylvania, kẹo bông rắc vỏ cam, kẹo mềm làm từ siro của cây phong ở bang Vermont. Và rượu vang trong "quốc yến" là loại được đặt từ California và Virginia, nơi vị thượng khách được chiêu đãi - Tổng thống Pháp Francois Hollande - vừa tới thăm. Sở dĩ phải liệt kê dài dòng tất cả các món ăn trên, là để nhấn mạnh nguồn gốc nội địa của tất cả các loại thực phẩm cho một bữa tiệc nhà nước. Nhưng nếu “đọc vị” thực đơn, khối anh nông dân Mỹ có thể cười phá lên rằng, “quốc yến cũng thường thôi”, hoặc tự tin hơn, họ hoàn toàn có thể "ngỏ lời" mời khách tới dự một bữa ăn tại gia với các loại sơn hào, hải vị thậm chí còn "hoành tráng" hơn cả Nhà Trắng!

Nói đến chai rượu “quốc yến” chỉ có giá 30 USD, lại nhớ đến chai vang Đà Lạt. Hồi hội nghị APEC diễn ra năm 2006, nông dân Đà Lạt đã sung sướng và đầy tự hào người khi Chính phủ chọn vang Đà Lạt làm thức uống chính thức chiêu đãi các nguyên thủ quốc gia.

Quyết định ấy bấy giờ gây cảm hứng đến mức có người “thổn thức lên mây”, rằng: “Cũng là đồ uống, vang Đà Lạt chất lượng cao thì có cơ may tồn tại và phát triển, còn nếu đi vào con đường “làm theo” vang Bordeaux hay vang California thì có bỏ công, bỏ của ra gấp 5 - 10 lần, nhưng sản phẩm chính quốc sẽ vẫn mãi mãi tụt hậu, phá sản cầm chắc trong tay”.

Nhưng sau 7-8 năm, điều gì đang xảy ra? Vang Pháp đang thống lĩnh toàn bộ thị phần rượu vang. Sau vang Pháp, hồi tháng 11 năm ngoái, một báo cáo cho biết vang Úc cũng len chân vào thị phần ít ỏi còn sót lại với 15%. Vấn đề đã có từ trước vẫn tồn tại: Người Việt hầu như không “tự hào hàng Việt” trong thực tế! Không chỉ rượu vang, giờ đến lượt bò Úc cũng được nhập nguyên con, "đàn áp" không thương tiếc bò Việt trên thị trường với giá bán không chênh lệch bao nhiêu! Rồi sau bò, đến lượt lô 600 con trâu đầu tiên vào Việt Nam.

Ngay cả đến “càphê số 1 thế giới” giờ cũng tủi phận “nấp” trong cái bóng nước ngoài. Tuần trước, BBC vừa làm một phóng sự điều tra cho biết lượng cà phê tiêu thụ tại Anh có nguồn gốc từ Việt Nam và đang đứng đầu thị trường này. Nhưng xem phóng sự, không ai mừng cả khi đằng sau đó là một sự thật mà có người gọi là “đắng hơn càphê”. Ấy là “khi tiêu thụ tại Anh thì càphê Việt Nam đã được pha chế qua bàn tay của các nhà sản xuất Brazil. Nghĩa là nó đã khoác một cái vỏ bọc là càphê Brazil và hầu hết người uống cà phê ở Anh vẫn tin đó là cà phê Brazil”.

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang chờ phía trước, với việc cánh cửa bảo hộ phải mở. Vang Đà Lạt sẽ ra sao khi những chai rượu vang California có mặt trong "quốc yến" của Tổng thống Mỹ sẽ tràn vào Việt Nam khi thuế suất trở về 0%?

Theo Đào Tuấn

Lao động

====================

Bởi vì trên thế gian, con người nghĩ theo thói quen trở thành "nếp nghĩ". Thằng hàng xóm nói cafe Brazil ngon. Nó mô tả cafe Brazil thơm như thế nào, trước khi uống phải nâng ly lần gần mũi ra sao; phải đánh đều cafe lên, cho sủi bọt thì uống vào mới thấy vị đắng ngan ngát, dìu dịu, béo đậm đà...Nếu nhỏ vào đấy vài giọt vang Pháp nữa thì dậy mùi thơm thật tuyệt. Nó mô tả hay đến nỗi cứ y như là nó uống cafe Brazil ít nhất cũng một lần. Thằng nghe được cũng mô tả lại y như thế trong một quán nhậu để tỏ ra hiểu biết. Rồi cứ thế, thằng nọ truyền thằng kia, đến tôi cũng nói y như thế mà chưa hề uống cafe Brazil lần nào. Thế rồi bày đặt chê bai, ra vẻ ta đây sành điệu.

Bởi vậy, phong thủy thì cứ phải Phoengshui Tàu mới chính hiệu. Cũng thằng nọ nghe thằng kia nói lại thôi.

Cũng như đi du lịch, đến Hạ Long thì phải ăn đồ biển; lên Cao Bằng, Lạng Sơn thì phải gọi đồ rừng. Chứ lên Cao Bằng mà tỏ ra sành điệu gọi vi cá hầm thì ở mẹ nó Hanoi ăn cũng được; đến Đalat xem mấy con thú bằng xi măng thì ở cha nó Saigon xem thú giả còn giống thật hơn.

Bởi vậy, Tổng thống Mỹ mời Tổng Thống Pháp ăn đồ Mỹ là hoàn toàn rất biết tôn trong người đại diện nước Pháp. Nếu mời ông ta rượu Bordeaux; phomai Camembert...thì Tổng thống Pháp sẽ nhăn mặt chê đầu bếp Hoa Kỳ nấu dở.

Ngài Obama rất tinh tế về ngoại giao, ngay cả trong cách mời món ăn.

Đến Việt Nam thì phải ăn món ăn Việt Nam mới biết được sự tinh tế của nền văn hóa này thể hiện trong phong cách ẩm thực Việt.

Bởi vậy, Tản Đà ngày xưa được mời ăn cao lâu, ông không đi vì ông ấy sành điệu còn hơn cha nội mấy kẻ có tiền. Ông ấy về ăn món ăn dân dã Việt, nhưng sành điệu và tinh tế hơn nhiều những món gọi là cao cấp ở cao lâu.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu ngầm Trường Sa: Đừng thổi phồng, hãy ra biển lớn!

(Quan điểm) - Chiếc tàu ngầm mini có tên Trường Sa do ông Nguyễn Quốc Hòa, 56 tuổi, giám đốc một công ty cơ khí ở Thái Bình thiết kế, chế tạo đã hoàn thiện và qua bước lặn thử nghiệm trong bể thành công. Tuy nhiên lúc này có nhiều ý kiến trái chiều về thành công của tác giả.

Ra biển khởi động máy và lặn 1 giờ thì hãy bàn tiếp

Theo thuyết trình của nhóm thiết kế, tàu ngầm mini tên Trường Sa có lượng choán nước 12 tấn khi lặn và 9,2 tấn khi nổi, bán kính hoạt động 800 km. Tàu có thể lặn sâu 50 m và có khả năng di chuyển sát hay nằm im dưới đáy biển. Tàu được trang bị hai động cơ 90Hp.

Khi lặn, tàu sử dụng công nghệ AIP – tức là tàu ngầm sẽ lặng lẽ hoạt động ngay trước “mũi” đối phương mà không bị lộ. Tàu có thời gian lặn 15 giờ; thời gian hoạt động trên biển là 15 ngày; tốc độ tính toán 40 hải lý/h.

Ông Hòa cho rằng hiện giờ chiếc tàu ngầm do ông chế tạo đã có thể lặn nổi, giữ cân bằng trong bể nước. "Cuối cùng thì tàu ngầm Trường Sa mini có thể giữ cân bằng và nổi lên, lặn xuống trong bể nước", doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa cho biết. "Bây giờ con tàu đã sẵn sàng chạy thử ở bất cứ đâu", ông Hòa tự tin khẳng định.

Ông cho biết, sắp tới ông sẽ tiếp tục thử nghiệm để hoàn thiện tàu trơn tru cả về kỹ thuật lẫn hình thức bên ngoài. "Thử nghiệm trong bể rất khác so với khi vào thực tế, vì vậy, tôi muốn chuẩn bị kỹ lưỡng hơn rồi mang ra biển chạy thử", ông Hòa cho hay.

Posted Image

Doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa thử nghiệm tàu ngầm Trường Sa

KS đóng tàu Nguyễn Thái Bình, Hội KHKT Biển TP HCM cho rằng, tác giả mới chỉ ngâm tàu xuống nước mà đã nói thử thành công là thế nào. Phải ra sông và đi được.

Tuy nhiên, KS Bình cho rằng hệ thống khí tuần hoàn AIP rất phức tạp. “Bây giờ ông Hòa cứ cho tàu thử chạy 100m dưới nước. Ông Hòa cho rằng tàu lặn được 15 giờ thì chỉ cần lặn trong nước được 1 giờ thì mới nên bàn tiếp”, KS Bình nói.

Ông Nguyễn Thành Vinh, Tổng Thư ký Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam cũng cho rằng: trong khoa học thiết kế một con tàu đã là phức tạp, thiết kế một chiếc tàu ngầm còn phức tạp hơn rất nhiều. Để con tàu này đưa vào sử dụng được vẫn còn nhiều việc và đây cũng là một bước dài”, ông Vinh nói.

Nên coi đây là một thí nghiệm

Ông Nguyễn Quốc Hòa, chủ nhân của sản phẩm nghiên cứu cho biết, chiếc tàu ngầm mini không làm rập khuôn theo bất kỳ hình dáng chiếc tàu nào trên thế giới mà học hỏi từ nhiều mô hình khác nhau.

Đặc biệt, con tàu này chạy bằng không khí tuần hoàn độc lập từng được áp dụng cho tàu ngầm lớn của Hàn Quốc và Nhật Bản, con tàu ngầm mini của nhóm ông Hòa sẽ hoạt động lâu hơn nhiều. "Tàu có thể lặn vài ngày, thậm chí là hàng tuần mới phải nổi lên mặt nước. Tất nhiên, tàu ngầm thông thường không thể so với tàu ngầm hạt nhân được", ông Hòa nói.

Hiện các tàu ngầm đang được trang bị động cơ AIP trên thế giới cũng chỉ có tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp; Type-209/212/214 của Đức; tàu ngầm lớp Lada, Amur của Nga, tàu ngầm lớp Asashio, Soryu của Nhật Bản; tàu ngầm lớp Gotland, Södermanland, Archer của Thụy Điển; tàu ngầm S-80 của Tây Ban Nha; tàu ngầm lớp Type-041 lớp Nguyên (Yuan) của Trung Quốc.

Vì thế, việc nhóm ông Hòa sử dụng công nghệ AIP khiến nhiều người nghi ngờ cũng là có cơ sở.

KS Bình lo ngại: “Khi ngâm xuống nước cho nổ máy là có vấn đề ngay lập tức vì hệ AIP là không an toàn. Nếu chạy một lúc thử AIP ngại dẫn đến cháy nổ. Trong khi đó thấy ông Hòa quay phim, chụp ảnh mặc comple chui xuống hầm, trong khoang chỉ 1 người mà xoáy trái, phải không nổi, rất ngại”, KS Bình lo ngại.

Còn ông Hòa thì cho rằng: “Hiện hệ thống khí tuần hoàn AIP vận hành tốt, điều này cho thấy tàu ngầm đã thử nghiệm thành công".

Dù cho rằng, kết quả ông Hòa làm được con tàu ngầm chỉ nên xem là một thí nghiệm thành công, song KS Bình rất hoan nghênh và xem đây là một hình ảnh dám nghĩ dám làm.

“Nếu một tư nhân dám bỏ tiền ra làm thì nên hoan nghênh nhưng nên nghe những nhà khoa học thật sự để làm từ đầu thì sẽ tốt hơn. Phải hiểu tàu ngầm là gì, AIP là gì chứ không đơn giản là việc đọc và lắp ghép con tàu”, KS Bình nói.

Theo ông Bình, tàu ngầm tự chế nhiều người trên các nước cũng làm nhưng chỉ là để chơi. Họ từng làm được tàu để chạy được 100m hay 200m thì nhiều người không phải là khoa học cũng làm thành công.

“Quan trọng là làm để trở thành thương mại dùng được, để chiến đấu được lại là chuyện khác. Cái này phải hiểu rõ. Làm tàu ngầm không phải là quá khó nhưng làm để làm gì lại là chuyện khác. Chúng ta không nên thổi phồng và xem đây là chuyện lạ”, KS Bình nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Thành Vinh cũng chia sẻ: “Ở góc độ chuyên môn về mặt khoa học, đây là một sáng tạo đáng ghi nhận”.

Dù vậy giới chuyên môn cho rằng: “Đây là một thí nghiệm tiện đâu làm đó chưa có tính toán khoa học. Do vậy chỉ nên xem là một thí nghiệm thành công thôi!”.

Bích Ngọc

================

“Nếu một tư nhân dám bỏ tiền ra làm thì nên hoan nghênh nhưng nên nghe những nhà khoa học thật sự để làm từ đầu thì sẽ tốt hơn. Phải hiểu tàu ngầm là gì, AIP là gì chứ không đơn giản là việc đọc và lắp ghép con tàu”, KS Bình nói.

Cứ theo lời khuyên này thì ông Hòa chỉ còn cách nên đập mẹ nó cái tàu ngầm này đi và nhờ các nhà khoa học từ bậc thầy cho đến tất cả những người có kiến thức làm tàu ngầm tư vấn làm lại từ đầu.

Lão Gàn kêu gọi tất cả các nhà khoa học trên thế giới tư vấn cho Lão Gàn làm một chiếc tàu ngầm gọi là thiết kế từ đầu, cho nó có "tinh thần khoa học". Lão Gàn bỏ tiền ra làm. Nhưng mà các thầy bàn lưu ý là khi tất cả các nhà khoa học quốc tế xác định bản vẽ hoàn chỉnh thì Lão Gàn mới bỏ tiền ra làm đấy nhá. Chỉ cần một người chê là Lão không bỏ ra xu nào đâu đấy.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu ngầm Trường Sa: Đừng thổi phồng, hãy ra biển lớn!

================

Cứ theo lời khuyên này thì ông Hòa chỉ còn cách nên đập mẹ nó cái tàu ngầm này đi và nhờ các nhà khoa học từ bậc thầy cho đến tất cả những người có kiến thức làm tàu ngầm tư vấn làm lại từ đầu.

Lão Gàn kêu gọi tất cả các nhà khoa học trên thế giới tư vấn cho Lão Gàn làm một chiếc tàu ngầm gọi là thiết kế từ đầu, cho nó có "tinh thần khoa học". Lão Gàn bỏ tiền ra làm. Nhưng mà các thầy bàn lưu ý là khi tất cả các nhà khoa học quốc tế xác định bản vẽ hoàn chỉnh thì Lão Gàn mới bỏ tiền ra làm đấy nhá. Chỉ cần một người chê là Lão không bỏ ra xu nào đâu đấy.

Dạ, con cũng đã một lần làm Tàu ngầm theo thiết kế hoàn chỉnh của các Khoa học Gia trên này rồi ạ: Khi hoàn thành thì con tàu có hình dáng giống y chang cái lưỡi cày mà con cùng con Trâu kéo hồi nào dưới Quê ... Nhưng khi ném xuống nước thì đúng là nó cùng lặn được thật, và nó lặn mất hút xuống đáy ao từ đó tới giờ không có cách gì cho nó nổi lên được ... chắc phải nhờ ai lặn xuống, hoặc tát cạn ao để trục vớt nó lên ...

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đậu nành Mỹ tẩm hóa chất thành cà phê Việt

Tác giả: Theo Phapluat VN

Bài đã được xuất bản.: 12/02/2014 09:50 GMT+7

“Chỉ với 480kg đậu nành, loại đậu xuất xứ từ Mỹ hoặc đậu Miên đỏ cùng với một số phụ gia hóa chất khác như chất tạo màu, chất tạo hương vị, chất tạo bọt… là có thể cho ra 500kg cà phê hảo hạng”.

Đó là lời bộc bạch của người đàn ông tên Nguyễn Văn Thắng (SN 1982, ngụ tại TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương) có thâm niên nhiều năm làm trong lĩnh vực chế biến cà phê bán sỉ cho nhiều mối hàng ở Bình Dương.

Anh Thắng cho biết thêm, một công thức đầy đủ để cho ra thứ bột gọi là "cà phê" bao gồm: Chất tạo hương Socola (có giá khoảng 280 ngàn đồng/kg), N2 (chất tạo hương cà phê), men (chất tạo hương caramen), đường hóa học, chất tạo màu, sữa đục, sữa béo, bơ, muối, CMC (chất tạo bọt, được dùng làm xà phòng) và đậu nành. Muốn làm ra bao nhiêu kilogam cà phê, chỉ cần đẩy số lượng hạt đậu nành lên chừng đó kilogam.

Chẳng hạn, muốn làm ra 500kg cà phê thì trọng lượng đậu nành cần có khoảng 480kg, còn lại là các phụ gia hóa chất để tạo màu, tạo mùi, tạo độ ngậy, độ béo và độ đắng giống y như cà phê thật. Khi chúng tôi thắc mắc hỏi vậy thì cà phê thật chiếm bao nhiêu phần trăm, người đàn ông này chỉ cười và cho hay: "Chiếm 0%".

Posted Image

Một cơ sở sản xuất cà phê giả ở Quảng Ngãi bị công an bắt quả tang.

Trong số hóa chất đó có CMC - chất được dùng để sản xuất xà phòng, được họ dùng để tạo bọt cho cà phê có nguy cơ gây ung thư cao nhất. Nhiều thực khách không hiểu cứ nghĩ rằng cà phê nguyên chất phải có nhiều bọt, không ai tin đó là bọt hóa chất. Cùng với CMC là chất tạo màu, chất tạo hương vị cà phê có mức độ độc hại không kém. Chất tạo màu có màu đỏ tươi, có độ bám dính rất cao, phải nhiều ngày sau mới phai dần. Những loại hóa chất này được anh Thắng khẳng định đều đặt mua kín đáo tại chợ hóa chất Kim Biên (TP. Hồ Chí Minh).

Công thức nêu trên chỉ là một trong hàng ngàn, hàng vạn công thức để chế biến ra cà phê. Mỗi một cơ sở sản xuất cà phê, dù nhỏ lẻ hay quy mô lớn, đều giữ cho mình một hương vị riêng, đồng nghĩa với việc họ sử dụng một công thức riêng, không thể bị trùng lặp hay nhầm lẫn. Đó là bí quyết, đồng thời cũng là miếng cơm manh áo của mỗi người.

Cũng theo lời của người đàn ông này thì quy trình sản xuất "cà phê bẩn" được chia làm ba công đoạn. Công đoạn thứ nhất là cho toàn bộ đậu đã rang trộn lẫn với những loại hóa chất có trong công thức. Khi đậu và những loại hóa chất này đã nguội, chúng sẽ kết dính lại với nhau thành một khối lớn. Nhiệm vụ tiếp theo của những kẻ "sáng tạo" ra "cà phê" này là đập cho đậu tách rời ra rồi tiếp tục đem đi rang lần thứ 2. Rang xong, số "cà phê" này lại được cho vào những máy xay xay thành bột nhỏ rồi đóng gói xuất ra thị trường.

Đa số khách hàng, kể cả những người đứng ra mua sỉ rồi bỏ mối lẻ cho các đại lý nhỏ hơn, các quán cà phê đều không biết loại cà phê mà mình đang mua được chế biến từ đậu nành và phụ gia hóa chất. Bởi vì chúng được làm quá tinh xảo, giống y như thật, chỉ có người sành về cà phê phải thật để ý mới phát hiện ra.

Theo anh Thắng, đặc điểm để phân biệt cà phê thật với "cà phê đểu" rất mờ nhạt, phải nhìn trực tiếp mới phát hiện ra được. Có một số đặc điểm khác biệt cơ bản như cà phê thật có hạt rất nhẹ, xốp, khi xay ra hoặc pha với nước có màu nâu nhạt, đánh lên có ít bọt. Còn với "cà phê đểu" thì hạt nặng hơn, khi xay ra có màu đen, đánh lên có nhiều bọt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cứ theo lời khuyên này thì ông Hòa chỉ còn cách nên đập mẹ nó cái tàu ngầm này đi và nhờ các nhà khoa học từ bậc thầy cho đến tất cả những người có kiến thức làm tàu ngầm tư vấn làm lại từ đầu.

Lão Gàn kêu gọi tất cả các nhà khoa học trên thế giới tư vấn cho Lão Gàn làm một chiếc tàu ngầm gọi là thiết kế từ đầu, cho nó có "tinh thần khoa học". Lão Gàn bỏ tiền ra làm. Nhưng mà các thầy bàn lưu ý là khi tất cả các nhà khoa học quốc tế xác định bản vẽ hoàn chỉnh thì Lão Gàn mới bỏ tiền ra làm đấy nhá. Chỉ cần một người chê là Lão không bỏ ra xu nào đâu đấy.

Cho phép lão say được Chửi giọng Cụ Chí phèo cái .

"Tổ cha chúng nó" 28 000 tiến sỹ khoa học không chế nổi cái bu lông mà bày chuyện chê bai người khác và phủ nhận sáng chế công lao người khác . Mẹ tiên nhân chúng nó người ta làm được ko khuyến khích thì thôi còn bới móc .

TÔI TỰ HÀO CHO ANH HÒA NGƯỜI QUÊ TÔI . Anh đã làm được cái mà mấy chục ngàn tiến sỹ khoa học "éo" làm được.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cho phép lão say được Chửi giọng Cụ Chí phèo cái .

"Tổ cha chúng nó" 28 000 tiến sỹ khoa học không chế nổi cái bu lông mà bày chuyện chê bai người khác và phủ nhận sáng chế công lao người khác . Mẹ tiên nhân chúng nó người ta làm được ko khuyến khích thì thôi còn bới móc .

TÔI TỰ HÀO CHO ANH HÒA NGƯỜI QUÊ TÔI . Anh đã làm được cái mà mấy chục ngàn tiến sỹ khoa học "éo" làm được.

Posted Image

i giời ơi! Thì ra Lão Túy cùng quê với ông Hòa hả! Làng nước ơi! Tôi chơi với người cùng quê với ông Hòa này.

Nhờ Lão Túy nói với ông Hòa là Lão Gàn ủng hộ ông Hòa từ khi ông chưa làm xong cái tàu ngầm và đang bị ném đá đấy nhá.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Úi dà! Vụ anh Hòa sao rối vậy.... Anh Hòa là một kỹ sư hơn 30 năm nghề và có sự nghiệp vững vàng, làm sao tay Bình so được với anh Hòa. Khả năng tự đào tạo của các KS trước đây rất lớn, là cái mà bây giờ rất khó hình dung nổi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Úi dà! Vụ anh Hòa sao rối vậy.... Anh Hòa là một kỹ sư hơn 30 năm nghề và có sự nghiệp vững vàng, làm sao tay Bình so được với anh Hòa. Khả năng tự đào tạo của các KS trước đây rất lớn, là cái mà bây giờ rất khó hình dung nổi.

Thì lại bị ném đá. Híc! Đời nó rách việc thế ông ạ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạ VN ta nổi tiếng trên thế giới về cái gọi là Gato (viết tắt của ghen ăn tức ở) không muốn ai hơn mình

Có câu chuyện kể rằng, trong 1 cuộc thi giữa nhật và VN, mỗi đội chọn ra 3 người để thi, cuộc thi bắt đầu với việc đào 2 cái hố, lần đầu thì vất 1 thằng nhật xuống hố, và 1 thằng việt nam xuống hố, sau đó xem ai leo lên trước và chạy về đích trước, lần nào thằng VN cũng thắng

Lần 2 ban giám khảo quyết định vất cả 3 thằng nhật xuống hố, và 3 thằng VN xuống hố, xem đội nào chạy về trước, lần này thì 3 thằng nhật đều lên được khỏi miệng hố và chạy về đích, ban giám khảo vẫn ko thấy thằng VN nào đâu, liền chạy ra xem thì thấy cứ thằng này đang định nhoi lên thì thằng kia kéo xuống, kết quả là chả thằng nào lên được miệng hố cả

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạ VN ta nổi tiếng trên thế giới về cái gọi là Gato (viết tắt của ghen ăn tức ở) không muốn ai hơn mình

Có câu chuyện kể rằng, trong 1 cuộc thi giữa nhật và VN, mỗi đội chọn ra 3 người để thi, cuộc thi bắt đầu với việc đào 2 cái hố, lần đầu thì vất 1 thằng nhật xuống hố, và 1 thằng việt nam xuống hố, sau đó xem ai leo lên trước và chạy về đích trước, lần nào thằng VN cũng thắng

Lần 2 ban giám khảo quyết định vất cả 3 thằng nhật xuống hố, và 3 thằng VN xuống hố, xem đội nào chạy về trước, lần này thì 3 thằng nhật đều lên được khỏi miệng hố và chạy về đích, ban giám khảo vẫn ko thấy thằng VN nào đâu, liền chạy ra xem thì thấy cứ thằng này đang định nhoi lên thì thằng kia kéo xuống, kết quả là chả thằng nào lên được miệng hố cả

Các cụ đã nói rồi, cũng từ đúng trở lên: "Ở sao cho vừa lòng người...".

Bởi vậy, những kẻ dốt nát. bần tiên, nhưng có chút kiến thức và thêm chút sảo quyệt - thì - cách để làm họ nổi tiếng hoặc thể hiện mình trước đám đông nhanh nhất và được sự chú ý của mọi người là chê bai người khác.

Danh ngôn xưa để lại: "Người chê ta là thầy ta, người khen ta là bạn ta.....". Họ muốn chứng tỏ kiến thức bậc thầy mà, nên bày đặt chê bai. Nhưng cái chê của bậc thày khác hẳn cái chê bai của kẻ bần tiện dốt nát, nhưng lại muốn nổi tiếng.

Một bậc thày chê học trò dở thì chỉ ra cái sai của học trò và hướng dẫn cách nghĩ đúng. Một người bạn thật sự khi khen bạn mình vì tình cảm thật sự thì cái khen ấy tự nó đã toát lên tình cảm bè bạn và thấy được sự khiếm tốn của tình bạn.

Trong quan hệ xã hội, kẻ tiểu nhân dốt nát - nhưng lại muốn thể hiện - chê thì cắm đầu cắm cổ chê, không bao giờ phân tích và chỉ ra được cái sai và mô tả được cái đúng. Kẻ ninh hót khen thì chỉ cắm đầu cắm cổ khen lấy khen để mà không hiểu được mình khen cái gì.

Cho nên chỉ cần xem cách chê là biết được đâu là tiểu nhân dốt nát muốn thể hiện , đâu là quân tử và là một tri thức bậc thày. Xem cách khen thì biết đâu là người có cảm tình thật sự, đâu là kẻ ninh hót.

Tôi khen ông Hòa vì tôi có cảm tình với những người dám nghĩ, dám làm. Ông ta là người có sự dũng cảm của bậc trí giả. Ông ta không lợi dụng ai - cụ thể là không lập dự án để lấy tiền. Thành công thì ông ta có thể nổi tiếng. Có thể thôi vì giúp ích cho đời. Ông cha ta biết ơn những người giúp ích cho đời một cách rất tôn kinh: Phong làm thần thánh và khói hương thờ phụng. Bây giờ không "mê tín dị đoan" như trước mà phong thánh, phong thần để thờ phụng thì ít nhất cũng là một lời khen. Đấy là sự tri ân của người tử tế đối với người hy sinh tài vật và trí tuệ của mình để đóng góp cho đời. Nếu có chê ông ta thì phải vạch ra được cái sai của ông ta và nếu tỏ ra kiến thức bậc thày thực sự thì phải đóng góp ý kiến để ông ta khắc phục sửa chữa được cái sai đó. Còn mới chỉ vạch ra cái sai - vạch ra đúng - thì cũng chưa phải bậc thày.

Cho nên những bậc trí giả thực sự - tức bậc thày thật sự - rất thận trọng trong việc chê. Họ phải hiểu rõ vấn đề mới chê.

Bởi vậy, những người có tri kiến chỉ cần nhìn qua lời khen chê là có thể phân loại những kẻ khen chê ấy.

"Những con ếch luôn có chứng lý khi mô tả bầu trời quan cái miệng giếng của nó".

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao Việt Nam chưa quan tâm đến tàu ngầm Trường Sa?

(Vũ khí) - Việc một kỹ sư cơ khí chế tạo thành công (theo như báo chí đăng tải) động cơ AIP có thể làm cho nhiều tiến sỹ khoa học trong nước bối rối, suy nghĩ, nhưng với giới quân sự, AIP cùng với “tàu ngầm Trường Sa” có khả năng lặn, nổi…thành công thì vẫn chưa là vấn đề gì hết.

Vũ khí trang bị phải phục vụ cho lối đánh nhưng trên hết phải đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ của quân đội, đồng thời phát huy nền nghệ thuật quân sự truyền thống. Chẳng có quốc gia nào đi mua sắm, chế tạo vũ khí mà không phục vụ cho nhiệm vụ của quân đội, hay làm mất đi tính độc đáo nghệ thuật quân sự của mình.

Tư tưởng nghệ thuật quân sự Việt Nam chủ yếu là phòng thủ bảo vệ Tổ quốc. Phòng thủ hướng nào là chính, phòng thủ như thế nào (tư tưởng, chiến thuật) thì vũ khí mua sắm, chế tạo phải phục vụ cho yêu cầu nhiệm vụ chiến lược đó. Mua sắm, chế tạo vũ khí trang bị xa rời các mục tiêu trên coi như tự sát về kinh tế, tự sát về lối đánh sở trường, tất yếu sẽ bị thất bại.

Posted Image

Doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa thử nghiệm tàu ngầm Trường Sa

Thông qua việc một kỹ sư cơ khí người Việt Nam của một doanh nghiệp tư nhân đã tự chế tạo và thử nghiệm thành công công nghệ AIP, công nghệ được coi như là “bí mật quốc gia” của bất kỳ quốc gia nào đang sở hữu, thì người Việt chúng ta có quyền tự hào về trí tuệ của mình. Người viết bài này đã từng mong mỏi cho cuộc thử nghiệm “tàu ngầm Trường Sa” thành công, nhưng đó chỉ là vần đề tình cảm. Tình cảm và lý trí là 2 vấn đề khác nhau.

Trong bối cảnh “toàn cầu hóa” hiện nay, với công nghệ tiên tiến phát triển nhanh đến chóng mặt thì không chịu tiếp thu, sử dụng thành quả nền công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới là sẽ bị tụt hậu, đó không phải sách lược khôn ngoan. Việt Nam phải đầu tư tiền của, trí tuệ tiếp thu công nghệ mới, cải tiến, phát triển phù hợp với bản sắc Việt Nam. Đó chính là sách lược đi tắt, đón đầu khôn ngoan nhất.

Nghiên cứu để chế tạo ra một chiếc máy bay để bay được trên bầu trời hay một chiếc tàu ngầm có thể đi ngầm dưới biển thì với tất cả quốc lực và trí lực, vấn đề đó không khó với Việt Nam hay quốc gia nghèo nào khác. Nhưng chắc chắn, chiếc máy bay, tàu ngầm đó không thể như SU-30, KILO của Nga. Vậy thì tại sao Việt Nam lại đầu tư nguồn lực, tài lực vào một việc không thực tế, lãng phí như vậy khi không dành nguồn đó để sở hữu SU-30, tàu ngầm KILO…rồi tiếp thu công nghệ đó, cải tiến, phát triển cho riêng mình…

Vì thế vai trò, ý nghĩa của “tàu ngầm Trường Sa”, do vậy, cũng chỉ dừng tại đó, tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là tất cả…

Lực lượng “đặc công ngầm” Việt Nam?

Phải công nhận rằng lực lượng tàu ngầm mini của Bắc Triều Tiên dù không hiện đại tiên tiến bằng các quốc gia khác nhưng trên chiến trường Triều Tiên lại là lực lượng đáng gờm và nguy hiểm nhất cho Hàn Quốc và Mỹ.

Khi “tàu ngầm Trường Sa” thử nghiệm trong bể nước…có vẻ như chắp cánh cho ý tưởng 2 trong 1(đặc công và tàu ngầm mini), một lực lượng “đặc công ngầm” Việt Nam trong tương lai... Tuy nhiên, điều đó dành cho những người có trí tưởng tượng cao, là sản phẩm tư duy của chiến tranh giải phóng Tổ quốc.

Trên chiến trường Biển Đông, trong tư duy chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, đáng tiếc là nó không phù hợp như chiến trường Triều Tiên.

Như sử dụng một thanh kiếm, Việt Nam không cần một thanh kiếm quá ngắn, quá nhỏ, quá nhẹ, cũng không cần một thanh kiếm quá dài, quá lớn quá nặng, Việt Nam cần một thanh kiếm mà độ dài vừa đủ để công thủ toàn diện, độ lớn, độ nặng vừa đủ để điều khiển dễ dàng theo ý muốn. Và, trên chiến trường Biển Đông, tàu ngầm KILO hoàn toàn đáp ứng.

Tàu ngầm KILO, sự lựa chọn hoàn hảo.

Để đánh giá mức độ ưu việt của mỗi loại tàu ngầm động cơ thông thường (loại trừ động cơ hạt nhân và AIP) người ta đều xuất phát từ 5 tiêu chí cơ bản, bao gồm 3 tiêu chí tính năng kỹ thuật là: độ ồn (tính bí mật), độ nhìn (khả năng phát hiện của hệ thống quan trắc) và tầm hoạt động. 2 tiêu chí còn lại thuộc về tính năng chiến thuật là: sức mạnh của hệ thống vũ khí và khả năng tác chiến đa nhiệm.

Xét trên cả 5 tiêu chí thì tàu ngầm Kilo đều thuộc loại tiên tiến nhất trên thế giới.

Nhưng điều đó chưa phải là điều quyết định mà điều quyết định với Việt Nam là 5 tiêu chí đó hoàn toàn phù hợp đến từng chi tiết với địa hình, khu vực phòng thủ, tư tưởng tác chiến, lối đánh sở trường, nghệ thuật quân sự…giống như tàu ngầm KILO là do Việt Nam tự nghiên cứu chế tạo vậy.

Posted Image

Tàu ngầm Hà Nội của Hải quân Việt Nam-lực lượng đáng gờm trên Biển Đông

Nếu Nhật Bản bán cho Việt Nam 6 chiếc tàu ngầm AIP lớp Soryu giá cả như tàu ngầm KILO, thì nhà kinh doanh sẽ mua ngay vì nó quá hiện đại, quá rẻ so với KILO, nhưng là nhà quân sự thì có cho thì lấy nhưng không mua hoặc mua thì sẽ đem bán lại ngay cho…Trung Quốc kiếm lời rồi mua ngay KILO sau đó.

Điều này có nghĩa, ít nhất trong tương lai gần, Việt Nam chưa cần tàu ngầm AIP hiện đại cỡ như lớp Soryu của Nhật Bản, bởi lẽ, trong vùng biển gần phòng thủ của Việt Nam, tàu ngầm KILO phát huy sở trường, sự lợi hại hơn nhiều loại tàu ngầm trang bị động cơ AIP.

Tàu ngầm trạng động cơ AIP có 2 ưu thế là: dùng để nạp điện cho acquy mà không cần nổi lên và duy trì tính bí mật khi bám sát, theo dõi mục tiêu thường xuyên, dài ngày trên một khu vực biển rộng. Tuy nhiên hạn chế của nó là tốc độ di chuyển chậm (Vmax từ4-5 M/h) nên khi tấn công và rút lui khỏi khu vực tác chiến đều phải dùng động cơ chạy bằng năng lượng điện. Mặt khác khi trang bị hệ thống động cơ AIP thì tàu ngầm buộc phải “phình” to ra nên cơ động tàu hạn chế.

Tàu ngầm KILO của Việt Nam, căn cứ vào tính năng kỹ chiến thuật và với yêu cầu, nhiệm vụ tác chiến, khu vực tác chiến được giao…trong một thế trận phòng thủ chung thì giới quân sự khi lên phương án tác chiến không phải bị cản trở bởi vấn đề KILO thiếu năng lượng điện để tác chiến.

Nếu ở vùng biển gần, xét về tiêu chí "chi phí-hiệu quả” thì các tàu ngầm có động cơ AIP có ưu thế hơn cả các tàu ngầm nguyên tử, nhưng xét về nhiệm vụ của KILO Việt Nam mà nó phải hoàn thành thì KILO ưu thế hơn tàu ngầm có động cơ AIP.

Chiến lược tàu ngầm hiện đại ngày nay thì việc triển khai các tàu ngầm chủ yếu không phải trên các tuyến giao thông đại dương mà ở gần bờ biển của mình hoặc của nước khác. Cho nên với nền tài chính hiện có, với tình hình khu vực Biển Đông, với đối tượng tác chiến tiềm tàng…KILO Việt Nam là sự lựa chọn hoàn hảo.

KILO sinh ra như là để cho Việt Nam và chỉ có trong tay Việt Nam, KILO mới lợi hại hơn vốn có bội phần.

Rốt cuộc, nếu cần đầu tư vật lực, trí lực thì mục tiêu là làm sao cho KILO Việt Nam có tính năng kỹ chiến thuật phát triển hơn nữa, độc đáo hơn nữa hoặc tự sản xuất ra cỡ như nó khi được bàn giao công nghệ. “Tàu ngầm Trường Sa” chỉ là chuyện nhỏ.

Lê Ngọc Thống

======================

Có lẽ ông Lê Ngọc Thống hơi cầu toàn. Tôi có thể đồng ý với ông Thống rằng: tàu ngầm Trường Sa của ông Hòa là chưa hoàn chỉnh. Và rất có thể khi ra biển nó không có tác dụng, dù chỉ để bơi lặn trên biển. Việc tàu ngầm Trường Sa của ông Hòa dù làm tốt đến mấy - giả thiết cho rằng nó thành công ngay cả khi bơi lặn ngay trên biển (Chưa nói đến việc nó thất bại trên biển) - thì nó vẫn chưa thể có tác dụng ứng dụng trong quốc phòng, như cái tầu ngầm hạng bét mà Việt Nam có thể mua được của Nga.

Nhưng vấn đề không phải như vậy.

Vấn đề nằm ở chỗ: đây là một thành tựu cần phải tiếp tục phát triển. Chưa nói đến việc ông Hòa tích hợp được hệ thống AIP mà chính ông Thống cũng thừa nhận không phải cường quốc nào cũng làm được.

Thông qua việc một kỹ sư cơ khí người Việt Nam của một doanh nghiệp tư nhân đã tự chế tạo và thử nghiệm thành công công nghệ AIP, công nghệ được coi như là “bí mật quốc gia” của bất kỳ quốc gia nào đang sở hữu, thì người Việt chúng ta có quyền tự hào về trí tuệ của mình.

Tôi chưa nói đến cái tàu ngầm, lặn nổi, Cứ cho rằng tàu ngầm của ông Hòa chỉ để du lịch trên sông và không đánh đấm gì được. Nhưng cái mà tôi quan tâm là ông ta sáng tạo, dũng cảm, tự tin và có tư duy thật sự khoa học. Tôi có cảm tình với ông nên ủng hộ ông Hòa. Về mặt trí tuệ tôi khâm phục vì ông Hòa làm được cái tàu ngầm. Hôm nay tôi mới biết rõ thành tựu của ông Hòa còn hơn thế nữa: Ông Hòa đã tích hợp được hệ thông AIP trên cái tàu ve chai của ông ấy mà không phái bất cứ một cường quốc nào cũng làm được.

Nếu cứ đợi mọi thứ hoàn chỉnh rồi mới quan tâm thì Hoa Kỳ đã thất bại trong Đại Chiến thế giới lần II. Và Hoa Kỳ sẽ không phải cường quốc đầu tiên làm ra bom nguyên tử.

Gần 300 năm trước Napoleon đã than rằng: Sự thất bại trong sự nghiệp của ta bắt đầu từ khi ta đuổi người kỹ sư chế tạo tàu sắt ra khỏi cửa.

Câu chuyện như sau: Lúc Napoleon đi chinh phục nước Ý (Tôi không nhớ chính xác nước nào), một kỹ sư nghèo nàn, áo quần rách rưới xin được tiếp kiến và trình một dự án thiết kế tàu bằng sắt.

Cá nhân Hoàng đế Napoleon và các nhà "pha học" đương thời đã cố vấn với ông ta rằng: không có "cơ sở khoa học" để xác định một cái tầu bằng sắt lại có thể nổi được trên mặt nước. Tàu phải bằng gỗ nó mới nổi được chứ! Cái "cơ sở khoa học" thời đó nó bảo thế. Đúng là thằng bịp bợp!

Và thế là người kỹ sư khốn khổ kia bị tống ra khỏi cửa.

Khi đế chế của Napoleon sụp đổ - trên đường đi đày ra đảo Cóoc - ông ta nhìn thấy một con tàu chiến bằng sắt của Hải quân Anh Quốc. Ông ta than rằng: Đế chế của ta sụp đổ khi đuổi người kỹ sư năm xưa ra khỏi cửa.

Sự tích nó như vậy.

Cần phải coi những sáng tạo của ông Hòa như là những thành tựu để tiếp tục phát triển.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao tôi không bao giờ xếp hàng mua Mc Donald's?

Theo SGTT 16/02/14 13:48

Mong muốn của ông chủ những nhà hàng McDonald’s Việt Nam “sẽ là điểm đến quen thuộc" vì những trải nghiệm đáng nhớ đến từ thức ăn tươi, ngon” trở nên khó tin...

20.000 lượt khách đến McDonald's VN trong 2 ngày khai trương

Zalo: Át chủ bài trong chiến lược McDonald’s?

"Gót chân Asin" của gã khổng lồ McDonalds

McDonald's: “Tôi không kinh doanh Hamburger. Tôi kinh doanh BĐS"

Đại gia McDonald's kiếm bộn tiền từ... bất động sản

Năm 1998, Đức Phát (thương hiệu bánh mì nổi tiếng Sài Gòn) lần đầu tham gia thị trường bánh mì với sản phẩm bánh mì cóc dạng tròn, giòn và xốp bằng một chiến lược cạnh tranh... rất ngược đời! Đó là bán bánh có trọng lượng nhỏ hơn với mức giá cao hơn. Bởi một lý do đơn giản, Đức Phát không muốn những lò bánh mì do các cơ sở nhỏ lẻ, các hộ gia đình làm ra bị dồn vào chỗ chết!

Theo ông Kao Siêu Lực, TGĐ của Đức Phát thời điểm đó, ông biết rõ doanh nghiệp của mình có lợi thế gì, nhưng đã không sử dụng như một thứ vũ khí tối thượng để tận diệt từng đối thủ. Ông muốn các bên được cạnh tranh một cách công bằng. Tất nhiên, triết lý kinh doanh như vậy chưa bao giờ thông dụng. Và càng khó kỳ vọng nó được thấm nhuần bởi một thương hiệu đầy bê bối như McDonald's.

Ủng hộ hay không?

Có nhiều người tỏ ra thắc mắc, tại sao McDonald's không "nhảy vào" Việt Nam từ nhiều năm trước, khi mà thương hiệu này có nhiều lợi thế vượt trội hơn các đối thủ đang làm mưa làm gió hiện nay như KFC, Lotteria, Burger King, Subway... Liệu trâu chậm có uống nước đục hay không? Câu trả lời chắc chắn là không, vì McDonald's quá tinh ranh khi biết lựa chọn đúng thời điểm để ra đòn hiểm.

Theo các lý thuyết về truyền thông - tiếp thị, bất cứ thương hiệu nào cũng sẽ có lợi thế rất lớn nếu trở thành thương hiệu đi đầu (quy luật "The First"). McDonald's hoàn toàn làm được điều này nếu vào Việt Nam từ vài ba năm trước. Thế nhưng, khi đã tự tin vào những lợi thế cạnh tranh không thể nào thay thế, thì sẽ khôn ngoan hơn khi để đối thủ ném đá dò đường, làm nóng và định hình ra một thị trường đồ ăn nhanh sôi động, sau đó McDonaldứ bình thản vào... thu hoạch!

Không khó để nhận thấy McDonald's hiện có 3 lợi thế cạnh tranh không thể nào thay thế (hiểu theo nghĩa vượt trội đối thủ), đó là họ có tiền, quan hệ và thương hiệu. McDonald's đã khai thác và phát huy triệt để 3 lợi thế cạnh tranh này trong chiến lược xâm nhập thị trường đồ ăn nhanh tại Việt Nam.

Posted Image

Cảnh người dân xếp hàng trong ngày khai trương cửa hàng đầu tiên của McDonald's tại TP.HCM. Ảnh: IT

Trong lúc báo chí tập trung đưa tin sự kiện khai trương cửa hàng McDonald's đầu tiên ở bùng binh Điện Biên Phủ - Nguyễn Bỉnh Khiêm và kết luận rằng chiến lược của McDonald's là "đánh ra các cửa ngõ thành phố" thì khu vực "mũi tàu" Trần Hưng Đạo - Công viên 23/9 đã sắp thành hình. Tức là, người ta có lý do để đồn đoán rằng thương hiệu này đã hoàn tất việc đàm phán và nắm trong tay hàng loạt khu đất kim cương trong "nội ô" như vậy. Vấn đề là, họ sẽ để cửa hàng nào hiện diện trước mà thôi.

Là một thương hiệu toàn cầu, có doanh thu khủng, cùng với mối quan hệ của vị TGĐ công ty mua nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, McDonald's không khó để lấy được những khu đất kim cương, có vị trí đắc địa để mở ra những "đại cửa hàng" rộng hàng ngàn m2 như vậy.

Khi nền kinh tế ảm đạm và thị trường bất động sản đóng băng, các đối thủ "tiềm tàng" vì thiếu vốn phải thay đổi chiến lược, đổ bộ vào "trong hẻm", một góc của các trung tâm thương mại hoặc kéo nhau lên... Internet, thì lợi thế cạnh tranh vượt trội này của McDonald's giúp họ chiếm được các bất động sản đắc địa. Thứ mà vài năm nữa, khi nền kinh tế đã khởi sắc trở lại thì tính duy nhất và việc hồi phục giá của bất động sản sẽ khiến các đối thủ dù muốn cũng không thể hoặc rất khó khăn để sở hữu mô hình tương tự.

Không những thế, các cửa hàng có lưu lượng người tham gia giao thông ngang qua (traffic) cực lớn sẽ "gánh" một chi phí quảng bá thương hiệu hàng năm không hề nhỏ cho McDonald's. Thí dụ như cắt giảm được chi phí cho việc dựng lên các bảng quảng cáo billboard ở ngoài trời. Bên cạnh đó, các bất động sản có mặt sàn khổng lồ này còn giúp McDonald's dù là kẻ "đến sau" nhưng lại là người "về trước" khi tạo ra thói quen mua sắm Drive-through trong phân khúc khách hàng sử dụng xe hơi – vốn sẽ tăng mạnh trong vài năm tới. Tức là, McDonald's rất tinh quái khi tận dụng lợi thế về tiền và quan hệ của họ để bày binh bố trận cho một trận đánh “chắc chắn thắng” của tương lai.

Trong bảng xếp hạng top 100 thương hiệu lớn nhất của Interbrand, McDonald's xếp vị trí thứ 7 với giá trị thương hiệu đạt 40 tỉ USD và hàng chục ngàn cửa hiệu ở khắp nơi trên thế giới. Họ đã tận dụng lợi thế này để tung ra các chương trình tuyển dụng và huấn luyện. Tức là sau khi đã trúng tuyển trở thành nhân viên của McDonald's, người lao động sẽ được đưa ra nước ngoài đào tạo. Việc mở ra các “trại huấn luyện” tập trung ở một Quốc gia trung gian nhằm cung cấp nhân lực cho toàn khu vực là mô hình tối ưu cho các thương hiệu nhượng quyền có chi nhánh toàn cầu. Kể cả KFC, Starbuck, Lotteria… cũng có được lợi thế này, vấn đề là McDonald's đã truyền thông chương trình này rất khéo trên báo chí và các diễn đàn, khiến cộng đồng bàn tán như một “đặc quyền đặc lợi” của người lao động.

Chơi chưa đẹp

Về “quy trình được giám sát nghiêm ngặt và tuân theo các tiêu chuẩn gắt gao”, bộ phận truyền thông của McDonald’s Việt Nam cho biết, hầu hết các nguyên liệu cho các sản phẩm của họ đều được nhập khẩu từ hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu. Chẳng hạn, 100% thịt bò nhập khẩu từ Australia, trong khi thịt lợn (heo) và khoai tây chiên đều được nhập khẩu từ Mỹ.

Việc này sẽ làm phát sinh chi phí lớn trong quá trình vận chuyển và được cộng vào giá thành sản phẩm người mua hàng phải gánh. Bên cạnh đó, với một khoảng cách địa lý quá xa như vậy, thực phẩm nguyên liệu nhập khẩu khi về tới Việt Nam hoặc không thể tươi ngon như nguồn thực phẩm nguyên liệu tại chỗ; hoặc sẽ xuất hiện nguy cơ tiềm ẩn về các chất bảo quản. Nhất là trong năm 2013, McDonald’s đã liên tiếp vướng vào các bê bối vệ sinh thực phẩm khiến người tiêu dùng cảm thấy bất an.

Như vậy, mong muốn những nhà hàng McDonald’s Việt Nam “sẽ là điểm đến quen thuộc của cộng đồng, nơi mà các gia đình và bạn bè sẽ quây quần vì những trải nghiệm đáng nhớ đến từ thức ăn tươi, ngon” của ông Nguyễn Bảo Hoàng trở nên không đáng tin và “đá nhau chan chát” với tình hình thực tế của McDonald's trên thế giới.

Điều này lý giải tại sao kết quả khảo sát người tiêu dùng, người lao động cũng như dựa vào kết quả trên thị trường chứng khoán và báo chí, website 24/7 Wall St. mới đây đã điểm danh 10 công ty bị ghét nhất tại Mỹ mà McDonald's đứng ở vị trí dẫn đầu! Các công nhân làm việc cho McDonald’s thì bất mãn với chế độ trả lương của công ty mà đỉnh điểm là cuộc biểu tình, đình công đòi tăng lương hồi tháng 12/2013 trên khoảng 100 thành phố khắp nước Mỹ.

Khi qua tới Việt Nam, các yếu tố cấu thành nên sản phẩm gần như 100% kể từ thương hiệu, quy trình, cho đến nguyên vật liệu đều nhập khẩu thì con số hàng nghìn nhân viên trong tương lai mà ông Nguyễn Bảo Hoàng hứa hẹn cũng sẽ chỉ là những người tham gia vào công đoạn dễ nhất và tạo ra ít giá trị nhất trong chuỗi cung ứng mà thôi. Như vậy, bên cạnh niềm vui giải quyết công văn việc làm cho người lao động, vẫn canh cánh một nỗi lo làm thuê truyền kiếp và mĩ từ “thương hiệu được sở hữu bởi người dân bản địa” chỉ được nói ra để làm đẹp lòng nhau là chính!

Đứng ngoài theo dõi

Như vậy, một thương hiệu có quá nhiều lợi thế gần như nắm chắc phần thắng tuyệt đối trong tay, McDonald's không cần thêm sự ủng hộ của cá nhân đơn lẻ như tôi trong cuộc chiến fast-food khốc liệt ở thị trường Việt Nam.

Về phía mình, vốn thuộc tuýp người truyền thống, tôi chẳng cho rằng các cửa hàng McDonald's là “điểm hẹn hò, giải trí, thư giãn hợp lý vào dịp lễ, tết, cuối tuần”. Tôi càng không bao giờ “cảm thấy hạnh phúc khi nhìn thấy con cái mình ngấu nghiến chiếc bánh mì kẹp thịt” chứa đầy nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe các “bệnh lý nhà giàu” như cách mà McDonald's đang rao giảng.

Tôi sẽ đứng ngoài dòng người đang xếp hàng dài trước cửa hiệu McDonald's để theo dõi xem thương hiệu này có thực hiện lời hứa về quy trình chất lượng “gắt gao và nghiêm ngặt” của họ hay không? Họ có nỗ lực gia tăng tỷ lệ phần trăm sử dụng các nguồn nguyên liệu thực phẩm nội địa hay không? Họ có đưa người lao động Việt Nam tham gia vào các công đoạn tạo ra nhiều giá trị trong chuỗi cung ứng hay không.

Nếu có, tôi sẽ thử ủng hộ một vài chiếc bánh của McDonald's trong… dè dặt! Vì dù sao chăng nữa, tôi vẫn sợ mắc bệnh béo phì!

Nguyễn Ngọc Long Blackmoon

Blogger Truyền thông Xã hội, sáng lập Truyền thông Trăng Đe

=========================

Đây là một hình thức quảng cáo theo cách nhìn của tôi cho McDonald's. Tốt thôi! Tôi trước đây cũng làm nghề quảng cáo cho một Cty quảng cáo tư nhân đầu tiên ở Việt Nam. Từ một người sống ở miệt vườn Bến Tre, cái bút xóa còn không biết sử dụng. Lên Sài Gòn một cô nhân viên phải dạy tôi cách sử dụng .....cái bút chỉ bấm. Nhưng trong nghề quảng cáo, vấn đề không phải là kỹ năng sử dụng dụng cụ. Mà là ý tưởng. Tôi được mệnh danh là kẻ "phun ý tưởng". Tôi là người đề xuất từ năm 96 về việc phát không tờ báo "Mua & Bán". Một ý tưởng mà có lẽ chỉ mới xuất hiện, hoặc chưa xuất hiện ở cả Hoa Kỳ vào thời điểm đó. Không phải tôi khoe khoang một quá khứ. Nhưng tôi muốn nói đến một vấn đề liên quan đến Lý học và quảng cáo sản phẩm - là một chuyên môn của tôi trước đây.

Lý học phân loại hình tướng và bản thể của mọi sự vật và sự việc. Cụ thể liên quan đến anh bạn McDonald's này. Hình tướng là sự nổi tiếng của McDonald's - một thứ thức ăn nhanh tồn tại lâu đời nhất ở một siêu cường đứng đầu thế giới vào Việt Nam. Những nhà hàng McDonald's được thiết kế hiện đại,sạch sẽ tiên nghi. Nhưng bản thể của vấn đề là nó phát huy thương hiệu của nó tại Việt Nam. Một đất nước tuy không có danh từ để gọi cho những thứ kêu bằng "thức ăn nhanh" như Hoa Kỳ; nhưng nó thực sự là cái nôi thức ăn nhanh của thế giới.

McDonald's sản xuất hàng từ một nơi duy nhất của nền kinh tế thị trường từ những cơ sở sản xuất ông chủ của nó và phân phối, còn "thức ăn nhanh" Việt Nam xuất phát từ một nền văn hóa và được sản xuất bởi bất cứ một hộ kinh doanh cá thể nào. Ở đâu có người ở là có cơ sở "thức ăn nhanh" Việt Nam. Như vậy, chủ thể thức ăn nhanh Việt Nam là nền văn hóa Việt, còn chủ thể thức ăn nhanh của Hoa Kỳ là một ông chủ. Đấy là khác biệt đầu tiên.

McDonald's cho dù cố gắng chinh phục thị trường bằng cách mở càng nhiều của hàng càng tốt ở những khu phố lớn, đông người. Nhưng nó phải cạnh trạnh với nền văn hóa Việt về ẩm thực khi thức ăn nhanh Việt có ngay ở đầu hẻm với một bà nhà quê bán bánh giò. McDonald's không thể mở cửa hàng với thương hiệu nổi tiếng ...trong hẻm như chủ thể văn hóa Việt về ẩm thực.

McDonald's phải đầu tư tốn kém cho một cửa hàng. Nhưng nền văn hóa ẩm thực Việt thì vốn của bà bán xôi không bằng doanh thu sau thuế trong một ngày của một cửa hàng McDonald's. Bất cứ một người dân nghèo nhất nước Việt Nam nào đều có thể tự lo vốn cho một "cửa hàng thức ăn nhanh" Việt. Vợ tôi đã quạt bánh tráng vỉa hè, nên tôi biết rõ điều này. Đây chính là tính nhân bản của nền văn hiến Việt trong hoàn cảnh từ hàng thiên niên kỷ trước - chứ không phải vài trăm năm trước. Khi mà cả thế giới này mới chỉ là ....những quốc gia lạc hậu.

McDonald's với những của hàng hoàng tráng chỉ bán một thứ là bánh Hambuger. (Nếu bán kèm nhiều thứ thì nó không còn thể hiện bản chất của cửa hàng thức ăn nhanh McDonald's nữa ). Trong khí đó, một bà bán xôi Việt có thể bán đến năm loại xôi để bạn có thể lựa chọn. Bạn không muốn ăn xôi thì ngay bên cạnh có cô bán bánh khúc, xa hơn tý nữa thì là một chị bán bánh chưng rán.

McDonald's vào Việt Nam không phải cạnh tranh với các hãng sản xuất thức ăn như Visan, Vinamil, mà đang cạnh tranh với một nền văn hóa của một dân tộc đầu tiên và duy nhất trên thế giới - tính thời gian bằng thiên niên kỷ cho đến ngày nay - dùng ẩm thực làm biểu tượng cho một giá trị văn hóa. Đó là cặp bánh chưng, bánh dày. Và đấy mới là bản thể của sự kiện.

Tôi đã nói điều này lần đầu tiên khi McDonald's mới bước tới và gây ồn ào ở Việt Nam, chứ chưa khai trương của hàng nào cả.

McDonald's có thể gây sốt ban đầu vì người Việt ai cũng muốn ăn thử một lần cho biết

Nhưng rồi nó cũng như số vận gà rán Kentucky thôi. Vắng ngắt! Hoặc có thể đỡ hơn KFC một chút.

Các hãng nào vào Việt Nam phải nghiên cứu kỹ nền văn hiến Việt đã. Trong chiến tranh CIA nghiên cứu cũng kỹ đấy. Nên nó mới đẻ ra cái trò cội nguồn Việt sử "Thời Hùng Vương chỉ là liên minh 15 bộ lạc" với người dân "ở trần đóng khố".

Nhưng chắc chắn CIA và cả Trung Nam Hải đến bây giờ vẫn chưa tin rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ và kinh Dịch siêu công thức - mô hình biểu kiến mô tả nội dung học thuyết này - thuộc về nền văn hiến Việt.

Nói Lý thuyết thống nhất cho nó khoa học một tý. Chứ nói một cách hình ảnh thì quí vị đang thách thức Thượng Đế. Chính những nhận thức khoa học tiên tiến nhất đã đặt vấn đề: "Một 'lý thuyết thống nhất' phải có khả năng giải thích cả vấn đề tôn giáo và tâm linh". Thách thức Thương Đế - ông Tổ của tất cả các tôn giáo - cũng tốt thôi, nếu quí vị có khả năng. Lão Gàn ủng hộ mọi sáng tạo ở cõi trần gian. Nhưng trên Thiên Đường không có dân chủ. Ở đấy chỉ có chân lý tuyệt đối - tập hợp của tất cả mọi tập hợp theo "nghịch lý Cantor" - và những quy luật khắt khe của định mệnh.

Công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến đi - cho cuộc sống yên bình. Đấy là lời khuyên của Lão Gàn.

Còn với hãng McDonald's, Lão Gàn khuyên nên đem Hambuger tích hợp vào nền văn hóa ẩm thực Việt thì sẽ tồn tại.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cả tuần bận quá - do tập trung hoàn tất gấp cuốn sách - nên không quan tâm đến thời tiết. Lão Gàn dự báo sai trong mấy ngày vừa qua. Rét trở lại với miền Bắc. Lão Gàn sory và khắc phục sửa chữa, như sau: Nhanh thì ngay chiều nay 17. 1. 2014. Chậm không quá ngày 19. 1. 2014 thời tiết ấm trở lại, sau đó hoàn toàn theo như dự báo của KT TV TW trong "Lời tiên tri 2014" với nhiệt độ ấm hơn và nắng nhiều hơn một chút.

Bác Thiên Sứ dự đoán quá chuẩn ạ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Từ cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1979:

Cần thực hiện lời Bác Hồ dạy: "Dân ta phải biết sử ta"!

Dantri.

Thứ Hai, 17/02/2014 - 11:46

Nhân dân Việt Nam khắc sâu và nhớ mãi cuộc chiến bảo vệ đất nước ngày 17/02/1979 như một sự kiện chiến tranh bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc.

Phải trả lại vị trí cho những anh hùng đã hy sinh

Mùa xuân biên giới

Chiếc cầu Tacanô bắc ngang dòng nước mắt

Posted Image

Người cựu chiến binh thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, tưởng nhớ các đồng đội đã hi sinh (Ảnh: Hữu Nghị)

Cách đây 35 năm, Trung Quốc đã đem 600.000 – 700.000 quân sang đánh chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc của Tổ quốc ta. Ngay lập tức, cả dân tộc Việt Nam lại bước vào cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Về sự kiện này, bạn đọc viết:

“Nhân dân Việt Nam khắc sâu và nhớ mãi cuộc chiến bảo vệ đất nước ngày 17/02/1979 như một sự kiện chiến tranh bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc. “

- Phạm Văn Nghị

“Bố tôi từng là một người lính. Sau giải phóng Miền Nam, một buổi chiều năm 1979 toàn đơn vị được điều lên Vị Xuyên Hà Tuyên để đánh Trung quốc xâm lược. Từ năm 1979 - 1986 Ông đã bị thương rất nhiều lần. Khi ở trên chốt không có cơm ăn, chỉ ăn rau rừng để sống và chiến đấu. Ông từng bảo khi Tướng Chu Huy Mân lên thị sát đã phải bật khóc vì thấy bộ đội quá gian khổ. Sự anh dũng của quân dân các tỉnh Phía Bắc là vô vờ bến. Họ chiến đấu đến viên đạn cuối cùng.”

- Nguyễn Trung Tuyến

“Quân xâm lược bành trướng dã man đã giày xéo mảnh đất tiền phương , lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp nẻo quê hương ..” Tôi nhớ lời bài hát khi đó, thật sự hào hùng .Tôi đã đi đắp phòng tuyến sông Cầu ..”

- Qtrung

“Ngày đó, chúng tôi mới học lớp 6/10, chiến tranh nổ ra, ba anh bạn to con nhất lớp xung phong đi bộ đội, hai trong ba bạn đó là Tuấn và Lệ, trong đó Tuấn đã được nhập ngũ! Chúng tôi sinh năm 1966, vậy năm 1979 mới có ...13 tuổi ?! Nhưng đó là sự thực 100%! Vậy mà đã 35 năm, Khí thế hào hùng của dân tộc ngày nào vẫn còn nguyên trong ký ức của chúng tôi."

- Ngọc

Rất tiếc là 35 năm qua, chúng ta đã ít, thậm chí rất ít đề cập đến cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại này:

“Năm 1979, tôi có tham dự cuộc thi "viết thư gửi các anh các,chú bộ đội ở vùng biên giới phía bắc". Tôi được 8.5 điểm và đạt giải nhất cuộc thi, rồi được thưởng một bộ đồ dùng học tập gồm thước kẻ, ê ke,com pa, bút chì. Tôi vẫn còn nhớ nội dung bức thư. Trong đó có đoạn viết: Cháu với các cô chú cùng thi đua nhé, các cô, các chú thì cố gắng diệt được nhiều xe tăng và nhiều tên xâm lược, còn cháu thì cố gắng học thật giỏi để đạt được nhiều điểm chín, điểm mười. Chúng ta quy định : cháu đạt được mỗi điểm chín là diệt được một tên xâm lược, còn cháu đạt được mỗi điểm mười là diệt một chiếc xe tăng..... Ấy vậy mà bao năm tôi không thấy nhắc gì đến cuộc chiến hào hùng ngày 17 tháng 2 năm 1979. Thật là bi thương cho những anh hùng, liệt sĩ, thương binh và cả những người đã chiến đấu vì cuộc chiến đó.”

- Bùi Trọng Đạt

“Tôi là một người lính có 10 năm sống, chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở biên giới phía Bắc kể từ ngày 17/02/1979. Bao đồng đội tôi đã ngã xuống để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc .... Vậy mà tại sao bây giờ và những năm tháng qua chúng ta lại im lặng? Vì sao ...?!”

- Trần Ngọc

“Đến nay, mỗi khi tôi kể lại những gì tôi đã chứng kiến vào thời đó, con cháu tôi lại nhìn tôi với ánh mắt nghi ngờ và nhiều lúc chúng dò hỏi "Có phải bác quá phóng đại đời lính của bác không...Cháu chả bao giờ thấy báo chí của mình nói gì cả..." Tôi nghe những lời đó mà thấy xót xa trong lòng quá. Bao nhiêu người Việt đã ngã xuống? bao nhiêu mảnh đất Việt Nam cho đến nay vẫn còn bị chiếm đóng? Vậy mà công sức cầm súng bảo vệ tổ quốc của chúng tôi đến ngày nay lớp con cháu coi như là một sự việc bông đùa. Nhiều khi tôi cũng tự hỏi "Tại sao không có ai dám viết công khai những sự thật đó ra để lớp con cháu chúng ta hiểu thế nào là Dòng Máu Việt"

- Hải Dương

Có nhắc đến chăng chỉ là một số chiến sĩ năm đó gặp mặt nhau ôn lại những kỷ niệm chiến đấu xưa:

“Tôi chiến đẩu ở chốt 400, 500, 600, E41, f395, đã lâu không đươc ai nhắc đến, chỉ tự tưởng nhớ khi anh em họp đồng ngũ với nhau.”

- Tran Duong

Chính điều đó dẫn đến hệ lụy:

"Khi tôi giảng bài cho sinh viên, có nhắc tới cuộc chiến tranh năm 1979. Tôi vô cùng kinh ngạc khi không có một sinh viên nào biết về cuộc chiến gần đây nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Mong những người có trách nhiệm hãy dũng cảm nói lên sự thật. Đâu rồi dòng máu Lạc Hồng?" - Lê Quang

“Tôi là thế hệ sinh ra sau năm 1979, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường chưa bao giờ thấy lịch sử nhắc đến cuộc chiến chống xâm lược này. Tại sao những người con hi sinh xương máu bảo vệ tổ quốc lại không được vinh danh” – VN

"Hầu như giới trẻ 9x đến 90% là không biết đến cuộc chiến biên giới này..."

- Dung Tien

Bạn đọc lo lắng:

"35 năm trôi đi có một thế hệ mới ra đời mà họ không biết gì về chiến tranh biên giới năm 1979. Quên đi cuộc chiến này tức là chúng ta quên đi những giọt máu của đồng bào, chiến sỹ đã đổ xuống vì sự toàn vẹn lãnh thổ. Thế hệ trẻ cần phải biết và hiểu rõ để tự hào về tinh thần quả cảm của cha, anh mỗi khi Tổ quốc lâm nguy.”55

- Trần Minh

Và ân hận với cha anh:

“Tôi sinh năm 1970, vậy mà chính tôi cũng không hiểu về cuộc chiến năm 79 ? Xin các Liệt Sĩ Việt Nam hãy tha lỗi cho chúng tôi. Các Sử Gia ơi, hãy viết lên những trang sử hào hùng của cuộc chiến đánh Trung Quốc bảo vệ đất nước đi, nếu không thế hệ con cháu tôi sẽ mất hết, quên hết sự anh dũng bảo vệ Tổ Quốc của Dân Tộc VIỆT NAM."

- Nguyen Hung

Bạn đọc suy nghĩ về ý nghĩa sâu sắc và cao cả của cuộc chiến vệ quốc năm 1975:

“Năm 1979 là năm gây ấn tượng nhất trong cuộc đời của chúng tôi. Những ngày ấy chúng tôi mới vào làm việc, Chúng tôi được biết gương anh dũng hy sinh của liệt sĩ Lê Đình Chinh trong cuộc chiến đầy cam go này. Tôi cũng có em trai vừa tốt nghiệp đại học tại trường Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc tham gia vào cuộc chiến vệ quốc này. Thế nhưng, nhiều năm đã qua tôi không thấy nhắc lại cuộc chiến này, nhiều bài hát hay, khí thế hào hùng ngày ấy bây giờ vắng bóng. Tôi cũng đồng ý, ta nhắc lại không phải để gây hằn thù, mà đây là minh chứng lịch sử, minh chứng tinh thần quật khởi của dân tộc ta. Nếu có ý kiến đó thì ta đã hằn thù nhiều quốc gia lắm, không có quan hệ hữu hảo, thân thiện như bây giờ. Phải cho thế hệ trẻ biết cuộc chiến này để có ý thức cảnh giác!. Phải trả lại giá trị thực cho những người đã ngã xuống, bỏ bao công sức cho nền độc lập, tự do trong cuộc chiến vệ quốc vĩ đại 1979 này!”

- Lê Hồng Quang

'Lịch sử là Lịch sử. Không thể không rõ ràng, không minh bạch. Trong khi xương máu đổ trong 2 cuộc Vệ quốc 1945-1954 và 1954-1975 được tôn vinh, không cớ gì cuộc vệ quốc 17-2-1979 không có giá trị gì. Tất cả xương máu đổ trong các cuộc vệ quốc đều phải trân trọng, tự hào. Mãi mãi muôn đời con dân đất Việt phải được biết tận tường về những trang sử của dân tộc như Hồ Chủ Tịch đã dạy: "Dân ta phải hiểu sử ta"!

-Tôn Trọng Lịch Sử

“Rõ ràng là cuộc chiến vệ quốc vĩ đại. Hiện tại ở xóm nhà tôi có 2 anh, 1 người bị mất cả 2 chân, 1 người thì nhẹ hơn chỉ mất 1 ngón tay và hỏng 1 bên mắt...đến bây giờ cả người già và trẻ con đều biết các anh bị như vậy là do tham gia cuộc vệ quốc năm 79 . Sự thật là sự thật lịch sử ko thay đổi và để lãng quên như thế được, thiết nghĩ kỷ niệm ngày này là trách nhiệm đương nhiên của những người có trọng trách, có như vậy các thế hệ trẻ về sau họ mới trân trọng cuộc sống hiện tại mà nhớ ơn, tự hào với thế hệ đi trước và họ sẽ thấy yêu tổ quốc mình hơn. Có tình yêu lớn với tổ quốc mới hy sinh bảo vệ hoà bình cho đất nước đươc!"

- Nguyễn Văn Mãi

Từ suy nghĩ trên, bạn đọc mong muốn:

"Đề nghị Đảng và Chính phủ cho tổ chức lễ kỷ niệm thật long trọng, xứng đáng với công lao của rất nhiều sinh mạng quân và dân đã ngã xuống, để bảo vệ biên giới phía Bắc được toàn vẹn. Lịch sử là không thể chối cãi hay làm sai lệch đi được. Mong hãy làm cho nguyện vọng của nhân dân được trở thành hiện thực."

-Nguyễn Cường

"Cần phải đưa cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc này vào sách giáo khoa để các thế hệ người Việt không bị lãng quên. Cần tôn vinh những người con Đất Việt đã ngã xuống để bảo vệ non sông của mình."

Thu Mai

“Từ bao đời nay ông cha ta đã ghi lại tất cả các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.Không có lý gì chúng ta lại không ghi vào sử cuộc chiến gần đây nhất năm 1979 để cho chúng ta hiểu rõ để cho con cháu chúng ta biết:Giữ nước! Luôn cảnh giác trên đất liền và ngoài biển đảo của chúng ta."

- Lê Mạnh Việt

“Thông tin cần đưa vào sách lịch sử để con cháu chúng ta cần biết về sự thật hào hùng của dân tộc ta, của lớp cha anh trong thời đại Hồ Chí Minh, ghi thêm trang sử vẻ vang chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.”

-Lê Tuân

“Đúng cần phải đưa vào chương trình giáo dục để cho thế hệ sau biết được sự thật lịch sử và tinh thần yêu nước của người VN mỗi khi đất nước bị xâm lăng mạnh mẽ như thế nào."

- Duc Thinh

“Tôi đã từng được đi tham quan Bảo tàng Quân đội nay là Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam… thấy rất ít tư liệu, hình ảnh nói về cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1979. Tôi mong muốn sẽ có dịp được tìm hiểu cuộc chiến tranh về quốc này qua Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trong thời gian gần nhất.Với Đất nước của ngàn chiến công, vẫn sục sôi khí thế hào hùng - Những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa... đang gọi tiếp thêm những bản hùng ca!".

- Đình Thắng

“Tôi đề nghị Hội sử học Việt Nam làm gì đó để thế hệ cha chú mình đã hi sinh được tôn trọng và thế hệ trẻ biết được sự chiến đấu anh dũng đó."

– Thanqn

Bạn đọc khẳng định:

“Khép lại quá khứ là chỉ khép lại những hằn thù dân tộc, nhưng không có nghĩa là quên đi những hy sinh to lớn của đồng bào,chiến sỹ đã bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ Quốc. cần phải công khai tổ chức cầu siêu và tôn vinh họ."

- Trần Tuấn

Có bạn đọc đề xuất cụ thể và tâm huyết:

“Một số vấn đề cần làm trong việc giáo dục cho người Việt chúng ta: 1 - Lễ Tưởng niệm thật long trọng cho các anh hùng VN ngay địa điểm Quân xâm lược tấn công. 2 - Đưa vào sách giáo khoa để giảng dạy cho các thế hệ người VN hiểu rõ lịch sử này 3 - Cần phải có lực lượng quân đội tinh nhuệ, vững mạnh tại các khu vực biên giới 4 - Huy động chương trình "Vì các anh hùng VN đã ngã xuống cho Dân tộc", quyên góp lòng hảo tâm ủng hộ con cháu các gia đình đã có người thân ngã xuống 5 - Phát động phong trào "Mỗi người góp 1 tay - Vững chắc biên giới": Mỗi người góp tiền thành lập Quỹ Quốc phòng, dùng tiền đó để mua sắm trang thiết bị quốc phòng nhằm bảo vệ vững chắc biên giới”

- Nguyễn Văn Thanh

Cuối cùng, bạn đọc gửi đến báo Dân trí:

“Cám ơn Dân trí đã xuất bản những bài về chủ đề này, Đọc những dòng comment mới thấy tinh thần yêu nước của dân Việt vẫn tràn đầy.”

– Vu Kim Dien

Nguyễn Đoàn(tổng hợp)

====================

Đúng rồi! "Dân ta phải biết sử ta". Ngài Hồ Chí Minh còn viết rõ thế này:

Kể năm hơn bốn ngàn năm.

Tổ tiên rực rỡ anh em thuận hòa.

Hồng Bàng là tổ nước ta.

Nước ta hồi ấy gọi là Văn Lang.

Bởi vậy. Với bất cứ nhìn từ góc nào - chính trị, khoa học, tâm linh, tôn giáo, văn hóa..... thì Việt sử gần 5000 năm văn hiến vẫn là chân lý tuyệt đối. Riêng Lão Gàn căn cứ vào chuẩn mực chân lý Việt sử 5000 năm văn hiến để quán xét mọi hiện tượng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu ai chưa biết chiến tranh biên giới năm 79 thì có thể xem clip này . Tiên sư chúng nó chó mèo lợn gà không tha, chỉ đến khi quân thiện chiến VN từ Campuchia chi viện thì chúng chạy như vịt , đảm bảo còn đánh nữa thì 60 vạn chứ 120 vạn quân của nó cũng chỉ là đồ bỏ

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Công nghiệp ôtô Việt Nam thua kém: Cũng vì tiến sỹ giấy?

baodatviet.vn

(Thị trường) - Sau khi đăng tải bài viết Campuchia có ôtô điều khiển bằng smartphone, VN "ngượng", đã có hơn 100 ý kiến phản hồi của độc giả về việc vì sao nền công nghiệp của nước nhà không phát triển.

Tiến sỹ giấy mới không quan tâm đến tàu ngầm Trường Sa

Campuchia có ôtô điều khiển bằng smartphone, VN "ngượng"

Trong khi Campuchia có ô tô điều khiển bằng Smartphone, tại Việt Nam nhiều dự án đầu tư của các tập đoàn sản xuất ô tô hàng đầu thế giới phải rời bỏ Việt Nam với lý do họ không thể tìm mua các linh kiện đơn giản như ốc vít, dây điện hay đồ nhựa. Câu chuyện khiến nhiều độc giả đặt câu hỏi về việc những Giáo sư, Tiến sĩ của Việt Nam đã ở đâu, làm gì hay lỗi thuộc về quản lý nhà nước?

Đã có những độc giả đưa ra những lời trần tình, những lý do đáng để thông cảm, nhưng cũng có những độc giả thẳng thắn chê trách.

Lợi ích nhóm, tiến sỹ giấy đang làm chết nền công nghiệp

Độc giả Trọng Lam bày tỏ một phản hồi đầy tâm huyết: “Từ năm 1967 người Nhật sản xuất xe Honda 67 cho người Việt chúng ta sử dụng, sau gần 47 năm chúng ta vẫn chưa sx được xe 67. Ngành cơ khí chúng ta làm gì sau gần hơn nữa thế kỷ. Thật đáng buồn.

Vì các bạn nghĩ mình hơn CPC nên mới bức xúc vậy, chứ mình luôn kém họ, tăng trưởng kinh tế của họ bao năm luôn ở ngưỡng trên dưới 10%; mọi thứ như vàng, sữa, vật dụng ở họ rẻ hơn ta, buôn toàn từ đó về, họ đi lên từ đống tro tàn diệt chủng nhưng họ tạo ngay được thiết chế văn minh hơn.

Không biết giáo sư ,tiến sĩ của ta nhiều như vậy để đi đâu hết rồi mà chịu thua kém họ vậy? Có ai tự ái vì điều đó không hay thấy họ phát triển mặc họ,còn ta cứ táng tàng.

Chúng tôi cũng hiểu VN mình có nhiều kỹ sư giỏi nhưng chính sách kém. Nó chỉ dựa trên nhóm lợi ích. Bao năm bảo hộ không phải để phát triển xe trong nước mà để đoạt lới ich, bây giờ sắp đến 2018 lại sắp thả gà, bóp chết ngành cơ khí VN.

Việt Nam ta không sản xuất được bu lông ốc vít, dây điện thì ta đi nhập lo gì, còn GS.TS của ta thì sáng cắp ô đi, tối mang ô về,sông chết mặc bay, tiền lương thì cứ đút túi, chẳng cần nghiên cứu mệt óc, còn thế giới phát triển kệ họ, Campuchia họ có ôtô điều khiển bằng smartphone kệ họ, rồi đến một lúc nào đó ta sẽ có các bạn cứ yên tâm.”

Posted Image

Chiếc ô tô điện do Campuchia tự sản xuất có giá thành rẻ, tiết kiệm năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường và hiệu quả về tính năng

Trong khi đó, độc giả Hùng thẳng thắn chỉ trích: “Việt Nam có cả viện hàn lâm, viện KH này nọ... TS,KS của VN nhiều như nấm, thế mà xe đạp điện vẫn nhập khẩu, nồi cơm điện, bàn ủi vẫn phải lắp ráp từ linh kiện của nước ngoài.

Thì là bởi Việt Nam có quá nhiều giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư giấy, ăn tục nói phét giỏi, đụng một tí mở miệng ra là cơ sở khoa học này, luận cứ khoa học nọ, ai làm thì gièm pha đố kỵ người ta, còn mình thì chẳng có một cái sản phẩm nào. Bản chất tự ti nhưng thừa đố kỵ. Năng lực thì đừng nói thực tiễn mà ngay cả lý thuyết cũng ú ớ nhưng chém gió thét lác thì thành thần.”

Còn độc giả Thanh Dũng thắc mắc: “Tôi thấy Việt Nam nhan nhản giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân nhiều lắm mà,báo chí ngày nào cũng đưa tin nào là giáo sư này, tiến sĩ kia, thạc sĩ nọ mà không thấy một công trình nào cho ra hồn.”

Còn độc giả Thanh Thanh đã kể lại một câu chuyện về độ sướng của một công chức mua học hàm học vị: “Ở viện tôi có một bà là phó giám đốc chuẩn bị về hưu,bà ấy đã "chạy"chức phó giáo sư và thế là đương nhiên được ở lại làm việc thêm 5 năm nữa.mà công việc phó GĐ của bà ấy hàng ngày là đợi ký công văn xong là đi chơi. Đời công chức sướng thật!chẳng phải có sáng kiến này sáng kiến nọ làm gì mà vẫn tiền nhiều.”

Posted Image

Sử dụng smartphone để điều khiển trong xe ô tô của Campuchia

Cũng vì cơ chế

Trong khi đó, có nhiều ý kiến cho rằng do doanh nghiệp nước nhà không chịu đổi mới, không chịu đi tắt đón đầu, tiếp thu công nghệ mới, chuyển giao cơ chế… Tuy nhiên, độc giả ký tên NĐT đã bày tỏ:

“Đừng trách doanh nghiệp phải tội. Doanh nghiệp muốn phát triển phải có sự mở đường từ cơ chế của nhà nước. Nếu tôi sản xuất linh kiện rồi để cho phá sản thì tôi sản xuất làm gì.”

Độc giả Dung có cùng quan điểm với NĐT, phân tích: “Một nhà máy vốn tối thiểu 50 tỷ (2 triệu đô) với 50 người sản xuất 1 tháng đủ ốc vít, sên tải cho toàn bộ xe máy lắp ráp tại VN 5 triệu bộ. Sau đó đóng cửa trùm mền 11 tháng cho phá sản luôn sao? Chưa kể còn bị hàng giả, Trung Quốc nhập lậu phá đám bị đối tác hăm he giảm hợp đồng chẳng nhà máy nào làm cả chỉ hợp tác xã nhỏ kéo dài cả năm nuôi công nhân thôi!”

Còn độc giả tên Thanh nhận định: “Bao nhiêu tiền cứ đổ dồn vào các Tập đoàn NN thì lấy đâu mà đầu tư vào các ngành ô tô, giáo sư, TS thì nhiều nhưng đa số là GS giấy, TS giấy cho nên không sản xuất nổi ốc vít, dây điện theo đúng tiêu chuẩn của ngành xe hơi là đúng thôi.”

Đúc kết lại, để ngành công nghiệp Việt Nam không thể phát triển, độc giả Trọng Tín cho rằng: “Việt Nam tập trung đầu tư các doanh nghiệp nhà nước, xong thất bại rồi lại rút kinh nghiệm, rút hoài hoài mà không hết sợi dây đó. Những ngành công nghiệp nền tảng thì không đầu tư mạnh như hóa chất, vật liệu, luyện kim, cơ khí chế tạo thì... vậy thôi!.

Thu Phương

===============

Trong cuộc hội thảo khoa học, giáo sư tiến sĩ Mít ghé tai giáo sư tiến sĩ Bưởi hỏi nhỏ: "Này ông! Dư luận xã hội chửi giáo sư tiến sĩ giấy chẳng làm nên trò trống gì, là họ chửi thằng nào ấy nhỉ?". Giáo sư tiến sĩ Bưởi nói: "Chắc chắn không phải tôi và ông rồi!".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ở Việt nam cố học lấy bằng thạc sỹ, tiến sĩ phải sắp xếp cho được thời gian học, việc này rất khó cho người đang đi làm kiếm sống, còn qua trinh học thì không khó. Mục đích đa phần để đi dạy và giải quyết khâu oai, hoàn toàn không phải hoc đe nghiên cứu phát minh cái gì hết. Chương trình học chỉ chú trọng lý luận, phê bình nôm na là học chém gió cho nó đẳng cấp. Để hành nghề thì kiến thức đại học và kinh nghiệm là đủ rồi... Hệ quả là VN nhiều thạc sĩ, tiến sĩ nhưng chả có phát minh nào ra hồn. Một phần cũng do cơ chế, có phát minh ra thứ gì cũng không giàu lên được nên người ta không có nhiều động lực.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ở Việt nam cố học lấy bằng thạc sỹ, tiến sĩ phải sắp xếp cho được thời gian học, việc này rất khó cho người đang đi làm kiếm sống, còn qua trinh học thì không khó. Mục đích đa phần để đi dạy và giải quyết khâu oai, hoàn toàn không phải hoc đe nghiên cứu phát minh cái gì hết. Chương trình học chỉ chú trọng lý luận, phê bình nôm na là học chém gió cho nó đẳng cấp. Để hành nghề thì kiến thức đại học và kinh nghiệm là đủ rồi... Hệ quả là VN nhiều thạc sĩ, tiến sĩ nhưng chả có phát minh nào ra hồn. Một phần cũng do cơ chế, có phát minh ra thứ gì cũng không giàu lên được nên người ta không có nhiều động lực.

Tôi có đọc vài bài báo ở nước ngoài đánh giá nền giáo dục của Vn như thế nầy, Vn đạo tạo qua nhiều các bâc tiến sĩ và thạc sĩ so với dân số thì vài năm nữa sẽ qua mặt Mỹ về số lượng bằng cấp ,nhưng hiện nay các giảng viên dạy đào tạo các vị nầy chưa có khả năng là 1 giảng viên thật sự,và cả nước Vn với đội ngũ tiến thạc sĩ như thế mà chưa có phát minh nào trên thế giới hàng năm hiỆN NAY so sánh với Thái Lan thì còn thua 1 trường đại học của họ nữa ,họ nói rằng Tiến Thạc sĩ của Vn là những trí thức chợ tròi bằng cấp thì dùng chưng bày ở supermarket . Nghe nói Cambot vài năm nữa sẽ sản xuất xe điện hybrid được sữ dụng ở thị trường nhìn lại kinh tế thì so mức GDP hiện nay Vn nam vẫn chưa bằng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Pháp có nguyện vọng bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên

Thứ Ba, 18/02/2014 - 16:06

(Dân trí) - Bảo tồn cầu Long Biên không chỉ là yêu cầu của Việt Nam mà còn là nguyện vọng của Chính phủ Pháp. Pháp đã có công hàm đề nghị bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên, dừng hướng xây dựng cầu mới được gợi ý trước đó…

“Bứng” cầu Long Biên ra chỗ mới là làm… đồ giả cổ (!?)

Lập phương án di dời cầu Long Biên và xây cầu mới vượt sông Hồng

Vào tháng 10 năm 2001 tại Hội thảo quốc tế về chủ đề “Cầu và các công trình nghệ thuật bằng kim loại - Di sản, biểu tượng và sử dụng” tổ chức ở Paris do chính phủ Pháp và Tổ chức Di sản không biên giới chủ trì. Hội thảo đã dành cho Cầu Long Biên của Việt Nam một vị trí trang trọng với một phiên thảo luận riêng.

Hội Thảo đã đi đến sự thống nhất về quan điểm, cần tôn vinh sự hiện diện của cầu Long Biên ở Hà Nội như một biểu tượng của lịch sử, công nghệ, vẻ đẹp cũng như sự trường tồn qua 2 cuộc kháng chiến.

Chính ý kiến từ diễn đàn này đã góp phần làm thay đổi quan điểm về dự án khôi phục lại cây cầu từ phía Chính phủ Pháp, khi có đến 34 báo đài của nước Pháp đã đồng loạt đưa tin với thông điệp, cầu Long biên là biểu tượng của công nghệ và thời thuộc địa của Thế giới nữa. Chính phủ Pháp đã tỏ rõ trách nhiệm, ngay sau cuộc hội thảo có công hàm đề nghị bảo tồn cầu Long Biên, dừng xây dựng cầu mới trên vị trí cây cầu lịch sử với nguồn vốn 200 triệu USD do Nhật Bản tài trợ.

Theo hướng này, Chính phủ Pháp cam kết tài trợ 1,5 triệu Fr xây dựng dự án bảo tồn nguyên vẹn cầu Long Biên để phía Việt Nam lên phương án bảo tồn cầu Long Biên tại vị trí hiện tại và đồng ý xây cầu mới cách cầu cũ 85m về phía thượng lưu.

Posted Image

Một phương án Bộ GTVT đưa ra là bảo tồn nguyên trạng 9 nhịp cầu về phía Hà Nội chưa bị bom đạn phá hủy, đoạn sau đấu nối với cầu mới.

Việc Bộ GTVT nêu phương án di dời cầu Long Biên và xây dựng cầu mới tại tim cầu cũ được biết do gặp khó khăn về việc giải phóng quỹ đất giao thông tại 2 đầu cây cầu mới.

Như vậy là phải xây một lúc hai cây cầu, có quá lãng phí? Điều đáng nói hơn, khi đó, cây cầu Long Biên sẽ biến đổi hình thức và công năng hoàn toàn do bị “nhổ” đi khỏi nơi nó tồn tại và trở thành lịch sử hơn 100 năm với bao biến cố của dân tộc. Nó bị tước đoạt sự sống, biến thành “phế tích” trưng bày, chỉ để làm cảnh?

Chúng tôi rất hy vọng Hà Nội sẽ có nhiều cuộc toạ đàm khoa học về số phận cầu Long Biên trước khi đặt bút quyết định chấp nhận hay không phương án di dời cây cầu này. Các cuộc tranh luận cần có mặt rộng rãi các ngành, giới, xã hội của Việt nam và Hà nội - vốn rất cần cho một quyết định ảnh hưởng tới lịch sử và văn hóa, cho số đông dân cư mà một vài cá nhân lãnh đạo không thể đại diện đủ.

Cầu Long Biên – khởi động đô thị Hà Nội

Việc xây dựng cầu Long Biên năm 1898 (tên gọi khi đó là Paul Doumer) khánh thành năm 1902 đánh dấu một giai đoạn chuyển hoá từ một đô thị truyền thống sang đô thị hiện đại theo trào lưu của thế giới. Cây cầu kim loại có qui mô lớn nhất thế kỷ (dài 1862m với 18 nhịp, 20 trụ đỡ cao hơn 20m) do người Pháp thiết kế đã được xây bằng chính những người thợ Việt Nam. Có thể nói chính sự kiện này đã thể hiện sức mạnh của văn minh và kỹ thuật, đi đầu trong công cuộc hiện đại hoá đất nước cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Chỉ đến khi cầu Long Biên xuất hiện tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh mới hình thành, nghĩa là Hà Nội chỉ trở thành hoặc sắp thành đô thị bên đôi bờ con sông khi xuất hiện cầu Long Biên, cầu Chương Dương và những con cầu khác nữa trong tương lai.

Trong quá khứ, khi cây cầu được xây dựng, nhà nghiên cứu lịch sử người Pháp Pino đã thống kê được sự tăng đột biến dân số Hà Nội thêm 1,2 vạn. Con số 2 vạn dân nội thành của Hà Nội năm 1945 cho thấy vai trò của cây cầu trong phát triển đô thị - vai trò kiến tạo đô thị.

Nhờ đó, đô thị Hà Nội sau thời thuộc Pháp đã có cấu trúc không gian khá hoàn chỉnh với 3 thành phần cơ bản: 1.Thành cổ; 2. Khu phố buôn bán cổ của người Việt (khu 36 phố phường); 3. Khu phố Pháp cho các công sở. Với cây cầu này cấu trúc không gian của Hà Nội không còn bị giới hạn, bởi sông Hồng mà dã trở thành một cấu trúc lớn do sự thống nhất lãnh thổ đưa lại.

Trong qui hoạch phát triển đô thị Hà Nội đến năm 2020, Hà Nội sẽ có qui mô gấp 4 lần hiện nay. Đặc biệt là sự phát triển lên phía Bắc và Đông Bắc với các dự án lớn: Khu đô thị Bắc Thăng Long, Khu công nghiệp Sài Đồng; Khu đô thị Đông Anh và Gia lâm, Ô Cách. Điều này cũng có nghĩa là chuyển sông Hồng từ con sông phân định địa giới phía Bắc Hà Nội, thành con sông chảy qua khu vực trung tâm đô thị, theo kiểu sông Sen (Paris), sông Đanuyt (Budapest) với một hệ thống cầu đồ sộ nối liền 2 bờ Nam-Bắc gồm tám chiếc cầu, từ cầu vành đai liên tỉnh đến cầu cận trung tâm và cầu trung tâm. Trong qui hoạch này, rõ ràng cầu Long Biên trở thành cầu dân dụng của khu dân cư trung tâm Hoàn Kiếm - Gia Lâm chứ không phải cầu vận tải, nó mang một ý nghĩa mới, cùng với cầu Tứ Liên và cầu Chương Dương tạo cảnh quan đô thị có sông chảy qua giữa thành phố.

Di dời cầu = làm lịch sử biến mất?

Cần xem xét để bảo tồn cầu Long Biên như biểu tượng của lịch sử và biểu tượng kỹ thuật - công nghệ của Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ 20. Cây cầu cũng là biểu tượng bất khuất của cuộc kháng chiến chống Mỹ khi nó mang trên mình những vết thương mà vẫn đứng vững, là biểu tượng của văn hoá, lịch sử, cuối cùng là biểu tượng tinh thần bởi sự gắn kết của nó với cuộc sống của những người cần lao

Trong dự án phục chế cầu Long Biên, người ta đã đánh giá đúng giá trị của cây cầu với ý định sẽ phục chế nó, nhưng có một thiếu sót lớn nếu đề xuất xây dựng cạnh nó thêm một cây cầu đường sắt mới. Hướng đề xuất phá hủy cây cầu bằng cách di dời nhường vị trí cho cây cầu mới càng bất ổn hơn. Có nhiều cách để lịch sử biến mất nhưng cách làm này thô bạo hơn cả.

Điều này cần thận trọng bởi chỉ xây sát cầu Long Biên thêm 1 cây cầu mới là chúng ta đã tự phá vỡ ý định bảo tồn cầu Long Biên. Lý do rất đơn giản, cây cầu cần được bảo tồn không chỉ bản thân nó, mà cả cảnh quan xung quanh nó một cách khoa học. Khó có thể hình dung cầu Long Biên có được vẻ đẹp như nó vốn có nếu vây xung quanh tới 2 - 3 cây cầu hiện đại, che khuất vẻ thanh nhã và êm đềm mà nó mang lại cho cảnh quan khu vực nhạy cảm này.

Một lý do nữa, mặc dù là công trình giao thông, nhưng đã coi nó là di sản văn hoá (nếu không thì phục chế làm gì) thì nó cần được đối xử tinh tế như mọi đối tượng bảo tồn khác, có nghĩa là phải tôn trọng tuyệt đối tính nguyên mẫu của di tích. Mọi can thiệp như tăng thêm qui mô, nâng cao toàn bộ, sai lệch cấu trúc cũ, dáng vẻ, màu sơn v.v. đều có thể làm hỏng cây cầu, làm mất tính nguyên bản tức đánh mất lịch sử - cái cần để lại cho con cháu mai sau.

PGS.TS Nguyễn Hồng Thục (Bộ Xây dựng)

====================================

Khi cả một nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm bị phủ nhận một cách một cách trắng trợn, trơ tráo hoàn toàn phi khoa học. thì dăm ba ngôi chủa cổ như chùa trăm gian, đàn xã tắc ....và cả cây cầu Long Biên bị đập bỏ, cũng chẳng có ý nghĩa gì. Bởi vậy, Lão Gàn khoanh tay đứng nhìn và chẳng ý kiến, ý cò gì. Chính phủ Pháp đã đóng góp và thưởng Bắc đầu bội tinh với vài nhân vật thuộc đám tư duy "ở trần đóng khố", như Gs Lê Thành Khôi (Thuộc nhóm "công đồng khoa học quốc tế") và vài nhân vật trong nước (Thuộc nhóm "hầu hết..") thì Lão Gàn đã rất khó chịu.

Đến giờ này - Lão Gàn nóng ruột lắm rồi đấy!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu ngầm Trường Sa: Ông Hòa từ chối Nhà nước ‘đỡ’

(Tin tức thời sự) - Sở Khoa học và Công nghệ Thái Bình đã đến thăm công trình của kỹ sư Nguyễn Quốc Hòa, Giám đốc một công ty cơ khí ở Thái Bình thiết kế, chế tạo từ khi mới hình thành cabin. Dù có gợi ý làm dự án đầu tư nhưng tác giả đã từ chối và cho rằng chờ thành công rồi tính tiếp.

Ông Nguyễn Vinh Đạo, Trưởng phòng Quản lý KHCN, Sở Khoa học và Công nghệ Thái Bình đã cho biết như vậy trước nhiều ý kiến cho rằng nhà nước cần đứng ra làm “bà đỡ” cho công trình tàu ngầm của ông Hòa.

Tác giả chờ thành công

Ông Nguyễn Vinh Đạo chia sẻ, không chỉ với vai phụ trách phòng chuyên môn của Sở Khoa học và Công nghệ Thái Bình, ông còn là bạn của kỹ sư Hòa. Chính vì thế ông cùng lãnh đạo Sở đã xuống thăm công trình của kỹ sư Hòa từ những ngày đầu tiên mới hình thành cabin của tàu.

“Chúng tôi đã xuống và tư vấn tác giả viết dự án để đầu tư nhưng ông Hòa cho rằng phải làm thành công rồi mới viết dự án. Do vậy đến thời điểm này chưa có hồ sơ nào hay giấy tờ gì của cơ quan quản lý nhà nước đối với công trình của ông Hòa”, ông Đạo cho biết.

Theo ông Đạo, về nguyên tắc, bất kể một công trình nào cần được nhà nước hỗ trợ cũng phải thể hiện qua dự án đã được phê duyệt. Dựa trên thuyết minh của dự án, hội đồng chuyên môn mới có cơ sở để đánh giá nguyên lý khoa học, mục đích của dự án cũng như về mặt kỹ thuật xử lý ra sao. Tuy nhiên tác giả không trình dự án mà cứ mò làm thì không biết sẽ triển khai nội dung cụ thể vào việc gì.

“Do vậy chúng tôi chỉ biết theo dõi thông tin qua báo chí và xuống thăm thôi”, ông Đạo chia sẻ.

Posted Image

Hình hài chiếc tàu ngầm đã hiện ra và tác giả đã có thể cho tàu lặn thử trong bể nước

Hiện ông Hòa bước đầu đã chế tạo ra hình hài con tàu ngầm. Nó đã có thể lặn, nổi trong bể nước. Theo đó tàu ngầm mini tên Trường Sa có lượng choán nước 12 tấn khi lặn và 9,2 tấn khi nổi, bán kính hoạt động 800 km. Tàu có thể lặn sâu 50 m và có khả năng di chuyển sát hay nằm im dưới đáy biển. Tàu được trang bị hai động cơ 90Hp.

Khi lặn, tàu sử dụng công nghệ AIP – tức là tàu ngầm sẽ lặng lẽ hoạt động ngay trước “mũi” đối phương mà không bị lộ. Tàu có thời gian lặn 15 giờ; thời gian hoạt động trên biển là 15 ngày; tốc độ tính toán 40 hải lý/h.

Ông Hòa cho rằng hiện giờ chiếc tàu ngầm do ông chế tạo đã có thể lặn nổi, giữ cân bằng trong bể nước. "Cuối cùng thì tàu ngầm Trường Sa mini có thể giữ cân bằng và nổi lên, lặn xuống trong bể nước", doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa cho biết. "Bây giờ con tàu đã sẵn sàng chạy thử ở bất cứ đâu", ông Hòa tự tin khẳng định.

Ông cho biết, sắp tới ông sẽ tiếp tục thử nghiệm để hoàn thiện tàu trơn tru cả về kỹ thuật lẫn hình thức bên ngoài. "Thử nghiệm trong bể rất khác so với khi vào thực tế, vì vậy, tôi muốn chuẩn bị kỹ lưỡng hơn rồi mang ra biển chạy thử", ông Hòa cho hay.

Tính khả thi thấp

Trao đổi với Đất Việt chiều 18/2, ông Đạo chân thành cho rằng, dù rất muốn tác giả viết dự án nhưng thấy hệ số thành công cũng thấp.

“Nếu có dự án Sở sẽ thành lập hội đồng. Được hay không thì hội đồng chuyên môn sẽ giúp cho tác giả điều chỉnh ngay từ đầu. Thế nhưng không biết tác giả định làm sản phẩm này theo kiểu gì nên không ai chỉ được khi không có thuyết minh của người chế tạo ra nó. Nếu chỉ nhìn sản phẩm thì cũng chỉ biết vậy”, ông Đạo nói.

Ở thời điểm ông Hòa thành công thì tại Hưng Yên, một nông dân cũng tự sản xuất thành công thuốc trừ sâu có thể uống được. Trước kết quả này, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho rằng: “Khi một người dân, thậm chí một doanh nghiệp có được kết quả nghiên cứu còn sơ khai thì cơ quan quản lý cần có trách nhiệm hỗ trợ nghiên cứu đó”.

Sau đó Bộ trưởng cũng chỉ thẳng, Sở KHCN địa phương phải có trách nhiệm phát hiện người dân có sản phẩm khoa học có khả năng ứng dụng, phải hỗ trợ, giới thiệu người dân đó với các cơ quan nghiên cứu Trung ương hoặc địa phương đánh giá, hỗ trợ cho người dân nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm. Giúp họ đăng ký sản phẩm, nếu là sáng chế thì cấp bằng sáng chế, nếu là sáng kiến thì được bảo hộ quyền tác giả, hoặc nếu là kiểu dáng công nghiệp thì được cấp bằng kiểu dáng công nghiệp để họ yên tâm sản phẩm của họ được bảo hộ. Sau khi hoàn thiện thì có thể được ứng dụng trong cuộc sống.

Tuy nhiên, với trường hợp tàu ngầm Trường Sa, Trưởng phòng Quản lý khoa học, Sở KH&CN Thái Bình cho rằng nói đến “bà đỡ” cho sáng chế là với nông dân nhưng ông Hòa là một kỹ sư.

“Thậm chí ông Hòa từng nhận được nhiều lần hỗ trợ kinh phí của nhà nước để hoàn thiện các công trình máy in từ năm 2005 và máy cắt giấy 2011 và còn nhận được giải thưởng Vifotec. Tức là tác giả hoàn toàn hiểu được quy trình của việc thành lập một dự án, đề tài hay công trình nghiên cứu nên không thể theo con đường “bà đỡ” được”, ông Đạo nói.

Ông Đạo cũng nói thêm, với sản phẩm tàu ngầm Trường Sa, do chưa rõ mục đích của tác giả là hướng tới quân sự hay dân sự và tính khả thi thấp. Trong khi pháp luật Việt Nam chưa có dòng nào nói về việc sản xuất tàu ngầm.

“Việc làm này có tính chất phiêu lưu, trong khi các cơ quan quản lý nhà nước phải làm theo pháp luật chứ không thể theo kiểu tương tự như pháp luật của nước ngoài. Việc hiện thực hóa dự án và được phê duyệt là hơi khó”, ông Hòa nhấn mạnh.

Theo đó, việc tác giả muốn thỏa mãn đam mê cá nhân thì không ai cấm. Nhưng ông Đạo cũng lo ngại tác giả nguồn lực không đủ, hành lang pháp lý không có để làm nên ít nhiều cũng gặp khó khăn nếu muốn mở rộng hơn.

Ông Đạo cũng chia sẻ thêm: “Để tìm cách hỗ trợ tác giả, trong tuần tới lãnh đạo Sở cũng yêu cầu các phòng chuyên môn xuống nắm bắt thêm tình hình để làm báo cáo với các ngành”.

Bích Ngọc

=================

Người ta không lấy tiền nhà nước để thực hiện ý tưởng của mình - Thế thì chỉ trích cái "léo" gì nữa.

Còn vụ thuốc trừ sâu, nếu các vị có trách nhiệm thật sự quan tâm thì qúa đơn giản. Yêu cầu người ta làm thí nghiệm và thẩm định kết quả. Sau đó xuất tiền mua lại bản quyền hoặc hợp tác sản xuất chia lời. Xong.

Còn lập dự án thì không phải ai cũng biết làm dự án và không phải ai cũng biết các thủ tục chi thu trong việc thực hành dự án. Gặp Lão Gàn làm dự án, khi thẩm định chắc đi tù vì chi thu không giải trình được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà vật lý hàng đầu thế giới:

'Cha mẹ đừng dạy con chạy theo vật chất'

Theo Uyên Na/PLVN 17/02/13 09:05

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận, nhà vật lý thiên văn người Mỹ gốc Việt hàng đầu thế giới, xa đất nước đã lâu nhưng sâu thẳm trong ông vẫn là một tâm hồn Việt rất đỗi dung dị...

Giai điệu bí ẩn

Hai năm gần đây, các nhà khoa học và người dân Việt Nam, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, liên tiếp đón nhận những tin vui, mang lại niềm tự hào cho Tổ quốc: GS Ngô Bảo Châu được Hiệp hội Toán học thế giới tặng Huy chương Fields (2010), GS Hoàng Tụy được Hiệp hội quốc tế Tối ưu toàn cục tặng Giải thưởng Constantin Caratheodory (2011), GS Trần Thanh Vân được Viện Vật lý Mỹ tặng Huy chương Tate (2012), và mới đây nhất, GS Trịnh Xuân Thuận được Học viện Pháp quốc tặng Giải thưởng thế giới Cino del Duca (2012).

Posted Image

GS Trịnh Xuân Thuận

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận là nhà khoa học người Mỹ gốc Việt. Ông sinh 1948 tại Hà Nội. Ông còn là một nhà văn, đã viết nhiều cuốn sách có giá trị cao về vũ trụ học và về những suy nghĩ của ông trong tương quan giữa khoa học và Phật giáo. Nhiều người ca ngợi ông là một nhà thơ, một triết gia, một Phật tử và một nhà hoạt động cho môi trường và hòa bình.

Ông đã học tại Trường Yersin (Lycée Yersin) tại Đà Lạt (địa điểm nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt), và Trường Jean Jacques Rousseau tại Sài Gòn (nay là Trường PTTH Lê Quý Đôn).

Năm 1966, sau khi đỗ tú tài, ông rời Sài Gòn đi du học Thụy Sĩ, và sau đó được nhận một học bổng du học tại Hoa Kỳ. Ông đã theo học ngành vật lý thiên văn tại Học viện Công nghệ California (California Institute of Technology) từ 1967 đến 1970, và tại Đại học Princeton từ 1970 đến 1974. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Princeton. Từ năm 1976, ông là giáo sư ngành này tại Đại học Virginia.

Các tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt và được dịch ra 20 thứ tiếng khác nhau trên thế giới: Giai điệu bí ẩn, Và con người đã tạo ra vũ trụ, Hỗn độn và hài hòa, Cái vô hạn trong lòng bàn tay (Từ Big Bang đến Giác ngộ), Lượng tử và hoa sen, Trò chuyện với Trịnh Xuân Thuận, Cuộc trò chuyện của Trịnh Xuân Thuận với nhà báo Jacques Vauthier.

Ngôi làng thời thơ ấu bên kia sông Đuống

Quê hương là mặt đất, đó chính là cảm tưởng của vị Giáo sư nổi tiếng này khi được hỏi về quê hương. Sống ở Mỹ từ năm 19 tuổi nhưng dường như trong ông giữa khoa học và triết lý nhà Phật đã trở nên hài hòa và đẹp đẽ như thi ca.

Ông chia sẻ: "Tôi luôn cảm thấy hài hòa một cách tự nhiên với vũ trụ, nên không bao giờ cảm thấy cô đơn. Vả lại tôi luôn có những người thân yêu ở bên cạnh nâng đỡ, động viên. Cha tôi giờ đã mất, nhưng ông là một tấm gương lớn cho tôi về tinh thần học hỏi không ngừng. Ông luôn khuyến khích tôi trên con đường khoa học, dạy tôi trước tiên phải trở thành người lương thiện, biết thương người khác.

Tôi may mắn có người vợ hết lòng, cô ấy cũng dạy học như tôi, nhưng biết lo lắng chuyện nhà chuyện cửa để tôi yên tâm nghiên cứu. Tình yêu của vợ tôi cho tôi năng lượng và ý chí để tôi có thể tiến hành mạnh mẽ hơn trong việc khảo cứu và viết sách. Như ca dao Việt Nam đã nói: “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. Ngoài công việc ra, tôi còn có nhiều điều để chia sẻ với vợ tôi, thí dụ như đi du lịch, ăn các món thuần túy Việt Nam trong một mái ấm gia đình.

Trong gia đình lớn của tôi, sự gắn bó từ đời này sang đời khác rất được coi trọng, gìn giữ. Dòng họ nhà tôi nhiều người đỗ đạt tiến sĩ, làm quan lớn trong triều. Học hỏi, khảo cứu và giúp người là truyền thống quý báu nhất của dòng họ. Tôi viết sách, dạy học, khảo cứu cũng là để tiếp nối truyền thống đó.

Trong chuyến trở về Việt Nam cùng phái đoàn của Tổng thống Pháp Mitterrand năm 1993, đến Văn Miếu ở Hà Nội, tôi rất hãnh diện khi thấy ông tổ của mình cũng có tên trong đó. Lúc đó, mức sống ở miền Bắc còn quá thấp so với miền Nam, nhiều chỗ không có điện nước. Năm 2004, trở lại ngôi làng thời ấu thơ bên kia sông Đuống, thăm lại mồ mả cha ông, tôi vô cùng xúc động khi thấy tất cả sức lực của đất nước được dồn cho xây dựng, mức sống của người dân quê tôi đã được nâng lên đáng kể…Tất cả những điều đó níu giữ mình, giúp mình cảm thấy không cô đơn, thấy có trách nhiệm hơn với cuộc đời và xã hội".

Chúng ta phụ thuộc vào nhau

Một cái nhìn rất đằm sâu về con người, ông cho rằng - điều cụ thể nhất mà mỗi gia đình có thể làm được là các bậc cha mẹ hãy giáo dục cho con cái mình đừng nên chạy theo vật chất, biết nghĩ nhiều hơn cho người khác thì cuộc sống của mình sẽ ý nghĩa hơn. Chính vì thế phải có tôn giáo. Đạo Phật dạy tiền bạc, vật chất là ảo hết, tình thương yêu, giúp đỡ người khác mới là sự thật, đó mới là sức mạnh của con người.

"Quà" của GS Trịnh Xuân Thuận: một "tour" khắp các đại học từ Bắc chí Nam để khơi dậy tình yêu khoa học, tình yêu môn vật lý thiên văn trong giới trẻ.

Trong cuộc gặp gỡ các nhà vật lý thế giới tại Gặp gỡ Việt Nam lần bảy, chỉ trong một chuyến đi ngắn, GS Trịnh Xuân Thuận đã làm một "tour" khắp các trường đại học từ Bắc chí Nam để khơi dậy tình yêu khoa học, tình yêu với môn vật lý thiên văn. Cách trò chuyện thu hút, luôn kèm theo hình ảnh đầy lý thú về thế giới vô tận của thiên hà, ông đã thực sự gieo vào lòng giới trẻ những giấc mơ.

Ông chia sẻ: Thế hệ chúng tôi già rồi, nên rất mong có những thế hệ kế tiếp, nhưng hình như các bạn trẻ ngày nay theo đuổi những nghề nghiệp giúp họ kiếm tiền nhanh như kinh doanh, bác sĩ, luật sư… hơn là về khoa học. Trách nhiệm của những nhà giáo dục là phải truyền đạt tới lớp trẻ tình yêu khoa học. Chính vì vậy mà tôi đẻ ra môn Thiên văn học dành cho các nhà thơ, để dành cho những sinh viên học các môn học khác như kinh tế học, triết học, văn học… Tôi rất thú vị khi thấy các em rất say mê môn học này, và thích thú nhìn lên bầu trời, quan sát các ngôi sao.

Nhìn vào những hình ảnh lung linh tuyệt đẹp của ông về vũ trụ dường như có quá nhiều điều để chiêm nghiệm. Cuộc sống hiện đại với rất nhiều sức ép của nó đã khiến đa số chúng ta mải mê theo đuổi những tham vọng trần tục, chẳng còn thì giờ đâu để suy ngẫm về chính bản thân mình cũng như nguồn gốc của mình.

Và chúng ta nên nhớ rằng con người là báu vật mà tự nhiên đã biết bao khó nhọc mới tạo được ra nhưng cũng rất nhỏ nhoi trong khoảng mênh mông vô tận của vũ trụ. Hãy dành thời gian để suy ngẫm, để sống nhân ái và bao dung với đồng loại để xứng đáng với ân huệ to lớn mà tự nhiên đã ban tặng chúng ta...

==========================

Cá nhân tôi rất cảm tình với giáo sư Trịnh Xuân Thuận. Tôi thường trích dẫn câu của ông: "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ".

Đây là một nhận thức của nhà khoa học bậc thầy và đúng nghĩa. Tôi hy vọng vào ông Trịnh Xuân Thuận sẽ là người hiểu được tôi sau giáo sư Trần Quang Vũ. Bởi vì hai ông có nhiều điểm tương đồng: Cùng là nhà vật lý thiên văn, cùng có nghiên cứu và hiểu biết về văn hóa Đông phương. Ông Vũ thì nghiên cứu về Thái Ất, Tử Vi và Dịch, ....Ông Thuận nghiên cứu về Phật giáo. Trong Phật giáo có rất nhiều điểm liên hệ với Lý học Đông phương. Thí dụ như tính thấy của Phật giáo liện hệ với Thái cực trong Lý học và "Giây O" trong khoa thiên văn học hiện đại. Sự liện hệ giữa nhận định của ông Thuận về tinh liên hợp của chuỗi tương tác cho lịch sử một sự kiện chính là mối liên hệ nhân duyên trong Phật giáo và tính tương tác phức tạp của Lý học. Tôi hiểu được Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - thì phải có người hiểu được. Vấn đề còn lại là người hiểu là ai mà thôi.

Trong bài báo này, ông Thuận khuyên các bậc cha mẹ hãy khuyến khích con cái học hỏi tiếp thu tri thức và không nên hướng con cái chạy theo vật chất. Đây chính là truyền thống văn hiến Việt. Phải tiếp thu tri thức mới duy trì được nền văn minh. Có điều nó bị biến tướng, xa rời nguyên nhân, khiến trở thành chạy theo hư danh. Đấy chính là một yếu tố trong "triết lý giáo dục". Giáo sư Hoàng Tụy đã đặt vấn đề đi tìm một triết lý giáo dục.

Mẹ tôi đã từng nói với tôi, khi tôi than mẹ tôi mải làm thơ nên nghèo quá thì mẹ tôi đã trả lời: "Tao muốn làm giầu thì không cần trí thông minh".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lão nông tự chế thuốc trừ sâu từ cây cỏ

VnExpress

Thứ tư, 19/2/2014 17:25 GMT+7

Từ hạt cau, bồ kết, gừng, tỏi, ông Lê Văn Đáo (Khoái Châu, Hưng Yên) tự chế thuốc trừ sâu cho các ruộng lúa, vườn rau nhà mình suốt 8 năm qua. Sâu bệnh hết, ít tốn kém, mà năng suất lúa không thua kém các nhà khác.

Những ngày qua, tin về loại thuốc trừ sâu đặc biệt của ông Đáo được lan truyền nhiều nơi. Khách phương xa, bà con hàng xóm đến uống với ông chén rượu, khen ngợi "bác Đáo giỏi quá". Nhiều cán bộ từ thôn xã đến tỉnh hỏi han, lấy mẫu đi phân tích. Một số doanh nghiệp cũng tìm đến bàn chuyện hợp tác sản xuất loại thuốc trừ sâu mang tên ông. Lão nông Lê Văn Đáo vẫn bình thản như mọi ngày.

Ông Đáo bê cái bình ở góc nhà, bên trong có nhiều loại quả nhìn thấy được, một số loại đã nghiền nát. Khi ông vừa mở bình, xộc ra mùi rượu thuốc ngâm lâu ngày, nước đặc sệt, xoa lên tay hơi dính. "Loại thuốc này độc với mọi người, chỉ cần uống vào thì lúc sau họng sẽ cứng, mất giọng ngay. Trong người tôi nhiều độc rồi, uống vào không sao cả", ông nói và uống luôn chén thuốc vốn dùng để diệt các loại sâu cho cây trồng trước ánh mắt tò mò của nhiều người.

Posted Image

Nhiều năm nay, ông Đáo dùng bình thuốc tự ngâm trị các loại sâu bệnh trên cây trồng. Ảnh: Phan Dương.

Một chủ doanh nghiệp xin được thử, ông Đáo cho anh này thử một chút đầu lưỡi. Ngay sau khi nếm, anh kêu khó chịu, choáng váng, phải ăn kẹo và uống ngay một lon nước ngọt. Lão nông rít hơi thuốc lào, cười khà khà: "8 năm nay tôi đều dùng loại thuốc này để phun cho ruộng lúa của vợ chồng tôi và các con. Hôm nay phun, ngày mai sâu bệnh đã hết rồi".

Người nông dân 57 tuổi tiết lộ, loại thuốc sâu tự chế được ngâm bằng cồn 90 độ với các loại quả như hạt cau già, bồ kết khô, giềng già, gừng ta, tỏi tía, quả mã tiền... để trong vòng nửa năm. Mỗi vụ lúa, ông ngâm một bình. Số tiền mua thảo dược chỉ khoảng 100.000 đồng mà đủ phun cho vài mẫu ruộng, vườn rau. Đôi khi hứng chí, ông còn đem thuốc trừ sâu tự chế ra nhâm nhi.

Chuyện chế thuốc trừ sâu đến với ông rất tình cờ. Năm 2006, ông Đáo cất các loại thảo dược đang nghiên cứu chữa bệnh vào một trong hai hòm thóc của nhà cho khỏi ẩm. Một ngày mở ra, ông thấy hòm thóc có thảo dược không có mọt, còn cái kia mọt, bướm bâu đầy. Ông Đáo cười lên sung sướng, cả gia đình lo lắng, tưởng ông bị sao. Hóa ra ông phát hiện loại thảo dược của mình có tác dụng xua đuổi, tiêu diệt côn trùng. Ông Đáo cho rằng, cây cối cũng như con người, nếu thuốc chữa bệnh được cho con người, hẳn sẽ trị được cho cây.

Từ đó, ông thử nghiệm chế ra một loại thuốc trừ sâu hoàn toàn bằng thảo dược và bắt đầu áp dụng đều đặn vào hai vụ lúa, cho hiệu quả. Vụ chiêm 2006, chuyện ông phun thuốc sâu tự chế ầm khắp làng. "Lần đó, tôi vẫn phun loại thuốc trên nhưng thấy ruộng có chuột nên pha thêm ít dầu luyn, mùi hôi sẽ xua được loài gặm nhấm. Lúc tôi đi phun về thì thấy ông trưởng thôn đang tập thể dục. Chiều hôm đó, ruộng lúa nhà tôi teo lại như lá hành, ông trưởng thôn và làng xóm kháo nhau ầm ĩ rằng thuốc tôi tự chế làm chết lúa", ông kể.

Lúc đó, vợ con ông Đáo ruột gan như trên đống lửa, trách móc ông phen này đói không có lúa ăn. Mặc cho mọi người nói, ông không tin thứ thuốc của mình làm lúa chết. Quả nhiên, 5 thửa ruộng lại mơn mởn phát triển. Cũng năm đó cả làng phải đánh thuốc trị bệnh rầy nâu lúc trưa nắng trong khi ruộng nhà ông Đáo không bị bệnh. Lão nông ung dung nằm nghe những bài nhạc đỏ hào hùng.

Theo ông Đáo, loại thuốc tự chế có ưu điểm là diệt và phòng ngừa được nhiều loại sâu bọ như khô vằn, rầy nâu, đạo ôn... rất hiệu quả. Một ngày sau phun thì các loại sâu ăn lúa sẽ say thuốc và chết. Thuốc không gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, giá thành rẻ, rất an toàn, thân thiện.

Thuốc trừ sâu chỉ là một phần nhỏ trong các mối quan tâm của ông Đáo. Từ một cuốn sách cổ, bao nhiêu năm nay, ông đầu tư tâm sức vào nghiên cứu.

Ông kể, năm 1979 tham gia chiến tranh biên giới phía Bắc, đơn vị ông đi qua bản Chắt (Lạng Sơn). Bà con đi sơ tán hết. Qua một căn nhà nhỏ, ông thấy có hai ông bà già đau ốm, mấy ngày rồi họ không có gì ăn. Ông vội chạy về đơn vị xin được vài kg gạo với một chút mắm tôm mang đến cho họ. Vợ chồng ông già Nùng tặng ông Đáo một ống đồng, bên trong có cuốn sách cổ.

"Lúc tôi lôi ra, quyển sách đã mủn, chỉ còn 4 tờ giấy với các hình vẽ và chữ Hán. Cụ người Nùng nắm tay tôi bảo dựa vào nó để cứu người", ông Đáo kể. Năm 1983, ông trở về quê hương mang theo những ký tự đã ngấm vào trí óc. Từ đó, kệ cho vợ con, người đời nói gàn dở, ông trăn trở giải mã cuốn sách cổ.

Trong quá trình mày mò, ông Đáo đem hết trâu bò, lợn, gà, kể cả chính bản thân ra thử thuốc. "Đợt thử loại thuốc triệt đường sinh đẻ, nhà có 5 con gà mái, tôi đem thử 2 con thì cả hai con đó không đẻ nữa. Những năm 1980, nhà nào có được ổ lợn nái thì oai lắm. Con lợn nhà tôi đẻ được 12 con, đem thuốc cho thử thì từ đó nó không đẻ nữa. Biết chuyện, bà vợ la tôi ghê lắm", ông nhớ lại.

Nhờ cuốn sách trên, ông mày mò ra được nhiều bài thuốc cổ nhưng chưa bao giờ mưu sinh bằng nghề thuốc. Thỉnh thoảng trong làng có người ốm đau, bị nấm đầu... ông mới mách nước cho tự chữa trị. Hiện nay, 3 con lớn của ông đã lập gia đình, con gái út đang đi học. Vợ ông theo những người dân trong làng lên Hà Nội buôn bán, thỉnh thoảng mới về thăm chồng. Trong căn nhà cấp bốn tuềnh toàng, bao nhiêu năm nay chỉ có ông Đáo bầu bạn với cái đài cát-sét và những bình thuốc tự ngâm.

Năm 2006, ông Đáo tham gia một cuộc thi về môi trường trên Đài tiếng nói Việt Nam. Ý tưởng chống hạn cho cây hồ tiêu, cà phê của ông được giải ba. Lão nông cười: "Tôi vẫn giữ chiếc phong bì đài tiếng nói gửi về, còn cái ruột thì tôi mua... rượu rồi". Những ngày qua bình thuốc trừ sâu tự chế hết nên ngày 19/2 ông đi tìm thêm một số nguyên liệu ngâm bình thuốc mới cho kịp vụ đông xuân này.

Nhiều lần chứng kiến ông Đáo thử thuốc, ông Lê Văn Dương (54 tuổi) không khỏi khâm phục biệt tài thích mày mò, chế biến của người hàng xóm. "Ông Đáo lạ đời lắm, đi phun thuốc từ 3-4h sáng. Lúc dân làng thức dậy, ông ấy phun xong cả mẫu ruộng về rồi. Nhiều năm trước, tôi đã thấy ông trị sâu bệnh cho lúa bằng thuốc tự chế. Năng suất lúa vẫn cao, chẳng bao giờ ông ấy đi phun mà đeo khẩu trang, quần áo bảo hộ cả".

Ông Nguyễn Xuân Hường, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Khoái Châu, cho biết thêm, địa phương biết chuyện ông Đáo tự chế thuốc trừ sâu cho cây lúa nhiều năm nay. Ngày 18/2, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Hưng Yên cùng lãnh đạo huyện đã về gặp ông Đáo nắm bắt tình hình và xin các mẫu thuốc đi thử nghiệm thêm ở các điểm mới, khi xác định được hiệu quả sẽ tiến hành công nhận bằng sáng chế cho ông.

Phan Dương

=========================

Ngày 18/2, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Hưng Yên cùng lãnh đạo huyện đã về gặp ông Đáo nắm bắt tình hình và xin các mẫu thuốc đi thử nghiệm thêm ở các điểm mới, khi xác định được hiệu quả sẽ tiến hành công nhận bằng sáng chế cho ông.

Chỉ cần công nhận hiệu quả trực quan qua thử nghiệm thôi. Còn phân tích các hoạt chất trong thuốc trừ sâu của Lão Nông này để so sánh với các chuẩn mực mà ngành hóa học đã kêt luận về những hoạt chất cần có để tiêu diệt côn trùng thì chắc nó lại chưa có "cơ sở khoa học". Cụ Lõa Nông lại tiếp tục uống rượu và đi phun thuốc từ mờ sáng cho các thửa ruộng của cụ. Bởi vì đây là một thực tế ứng dụng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu ngầm Trường Sa: Ông Hòa từ chối Nhà nước ‘đỡ’

(Tin tức thời sự) - Sở Khoa học và Công nghệ Thái Bình đã đến thăm công trình của kỹ sư Nguyễn Quốc Hòa, Giám đốc một công ty cơ khí ở Thái Bình thiết kế, chế tạo từ khi mới hình thành cabin. Dù có gợi ý làm dự án đầu tư nhưng tác giả đã từ chối và cho rằng chờ thành công rồi tính tiếp.

=================

Người ta không lấy tiền nhà nước để thực hiện ý tưởng của mình - Thế thì chỉ trích cái "léo" gì nữa.

Còn vụ thuốc trừ sâu, nếu các vị có trách nhiệm thật sự quan tâm thì qúa đơn giản. Yêu cầu người ta làm thí nghiệm và thẩm định kết quả. Sau đó xuất tiền mua lại bản quyền hoặc hợp tác sản xuất chia lời. Xong.

Còn lập dự án thì không phải ai cũng biết làm dự án và không phải ai cũng biết các thủ tục chi thu trong việc thực hành dự án. Gặp Lão Gàn làm dự án, khi thẩm định chắc đi tù vì chi thu không giải trình được.

Cũng xin được thông tin thêm: Bác Hòa này anh trai ruột Tồng Chí Nguyễn Hạnh Phúc - Nguyên Bí Thư Thái Bình, Hiện thời đang giữ trọng trách Chánh VP Quốc Hội nước nhà. Còn 1 chú em nữa đang làm trưởng ban Kỹ thuật TCTY XL Dầu Khí (thu nhập của chú em này mấy năm nay chắc kém, vì TCTY cụt gần hết vốn rồi ..)

Mấy chú khoa học giả hôm lào lên Media chê bai bậy bạ phải đính chính xin lỗi bác Hòa thật to và ngay tắp lự đi, kẻo mấy hôm nữa vác mặt đi xin xiền làm dự án tùm lum tà la bố láo bố toét của mấy ngươi lại bị ăn tát cho rụng hết răng ...

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay