Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Bình Nhưỡng cách đây 100 năm

Thứ tư, 24/4/2013, 06:22 GMT+7

Kiến trúc của Bình Nhưỡng một trăm năm trước mang đậm nét phương Đông; cuộc sống của người dân diễn ra bình dị, đàn ông câu cá và xẻ gỗ, phụ nữ dệt vải, các bé gái tết tóc đuôi sam.

...

Vũ Hà (Ảnh: Foreign Policy)

Những bức ảnh đẹp đến mức... nao lòng (ảnh đen trắng xịn thật), sao nó lại rất hợp với đôi câu thơ mà Sư Phụ dùng làm chữ ký đến vậy. Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://vietnamnet.vn...e-bao-tang.html

Văn hoá

17/04/2013 14:06 GMT+7

Cố gắng cứu di chỉ thiêng thuộc Đàn Xã Tắc về bảo tàng

Posted Image- Một công việc quan trọng trong việc giải tỏa để xây cầu vượt Đàn Xã Tắc là phải đưa được hai con Nghê linh thiêng thuộc quần thể Đàn Xã tắc về bảo tàng nguyên vẹn.

Posted Image

Hai trụ nghi môn Đình Đông xưa với hình tượng hai con Nghê có nguy cơ bị san phẳng. Ảnh: Đình Thành

Những ngày qua, giới di sản sôi sục thông tin về việc hai trụ nghi môn Đình Đông xưa với hình tượng hai con Nghê được cho là có từ hàng thế kỷ trước nằm trong khuôn viên quần thể Đàn Xã Tắc linh thiêng đang đứng trước nguy cơ bị hỏng khi làm cầu vượt tại ngã năm Ô Chợ Dừa. Đáng chú ý là vị trí của hai chiếc cổng Đình Đông chỉ cách Đàn Xã Tắc vài bước chân.

Sáng 17/4, công việc thi công giải tỏa mặt bằng khu vực gần với di tích ở phố Nguyễn Lương Bằng vẫn được tiếp tục, ngay sát với hai cột làng Đình Đông. Có mặt tại đây ngoài hai cán bộ của Bảo tàng Hà Nội đến khảo sát còn có TS Đinh Hồng Hải, Viện nghiên cứu Văn hóa (Viện khoa học xã hội VN). Anh vừa thực hiện một chuyên đề về con Nghê trong văn hóa Việt Nam trên VTV và đặc biệt quan tâm đến di tích này.

Di tích đặc biệt quan trọng gắn với Đàn Xã Tắc

Posted Image

Việc phá dỡ khu vực này đang được tiến hành để làm cầu vượt. Trong ảnh là các ngôi nhà sát với di tích đang che bạt để phá dỡ. Ảnh chụp sáng 17/4.

"Tại sao chúng ta cần phải quan đến vấn đề này? Là vì Đàn Xã Tắc là một trong những vị trí cực kỳ quan trọng trong không gian tâm linh của Thăng Long – Hà Nội. Có thể nghĩ đơn giản thế này, nếu trong mỗi gia đình có bàn thờ tổ tiên thì Đàn Xã Tắc chính là nơi thờ tự của cả Quốc gia. Hệ thống di vật thuộc mỗi quần thể di tích thường liên quan đến nhau. Là vị trí đất thiêng thì sẽ có nhiều di tích xung quanh đó.

Chính vì thế tôi rất quan tâm đến vị trí con Nghê cũng như hai trụ nghi môn Đình Đông này. Chúng được xây bằng vữa vôi, gạch to bản, niên đại khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 và nó đặc biệt quan trọng nếu gắn với di tích Đàn Xã Tắc. Thông thường tất cả các di tích đặt cùng một vị trí được cho là “địa linh” đều có mối liên quan đến nhau. Ở đây, ta thấy nghi môn của Đình Đông có liên quan với vị trí của đồn Công an hiện nay – chính là đình Đông trước đây. Ngôi đình này chỉ mới bị phá cách đây hai chục năm để xây trụ sở này".

Posted Image

Cận cảnh con Nghê linh thiêng có nguy cơ biến mất trong những ngày tới.

TS Hải cho hay hai trụ cổng này là dấu vết cuối cùng của đình cổ Đình Đông. Vì vậy, "dù giữ lại 1 viên gạch hay một mảnh vỡ của con Nghê hay trụ để đưa về Bảo tàng Hà Nội thì sau này sẽ giúp các nhà nghiên cứu tìm lại hay phát hiện thông tin liên quan đến Đàn Xã Tắc. Rõ ràng trước khi kinh đô chuyển vào Huế thì đàn Xã Tắc chính là nơi thờ tự quan trọng nhất ở Thăng Long. Nếu bị phá và không giữ lại được vết tích gì cả thì sau này muốn tìm hiểu lịch sử sẽ cực kỳ khó", TS Hải cho biết thêm.

Theo nhận định của TS Hải thì từ hình thức của con Nghê này có thể phán đoán niên đại của nó khoảng thế kỷ 18-19, đây cũng là hình thức hiếm trong các mô tuýp về Nghê ở Việt Nam. "Nếu có thể tiến hành khảo cổ từ Đàn Xã Tắc vào vị trí Đình Đông bây giờ thì chắc còn nhiều phát hiện thú vị khác. Nếu nói về mặt khảo cổ thì Hoàng thành Thăng Long quan trọng hơn di tích này nhưng nếu nói về mặt tâm linh thì di tích quốc gia này quan trọng hơn. Đây có thể nói là một trong những địa điểm quan trọng nhất với Thăng Long Hà Nội, chẳng khác gì đền Hùng đối với Việt Nam cả".

Di chỉ thiêng với dân chúng

Posted Image

TS Hải (ngoài cùng bên trái) cùng cán bộ Bảo tàng Hà Nội đến làm việc tại hiện trường sáng 17/3 thu hút sự quan tâm của nhiều người dân.

Không chỉ có ý nghĩa về mặt di tích, đây cũng là di chỉ mang tính tâm linh. Nhiều người dân sinh sống ở đây kể cho chúng tôi những câu chuyện lạ lùng, hết sức linh thiêng liên quan đến di chỉ này. Theo người dân ở đây thì hàng năm, vào nhiều dịp khác nhau người ta luôn tổ chức cúng lễ hai ông Nghê này vì cho rằng ông Nghê ở đây rất thiêng.

Bà Vài, người dân sinh sống tại đây là một trong những người thường xuyên sửa soạn lễ cúng ra nói nhỏ với chúng tôi: "Đừng đụng vào hai ông Nghê này. Hôm trước dự án họ cũng làm lễ rất to, vừa làm vừa lễ". Khi hay tin chúng tôi tới làm tin với hy vọng giữ lại di tích này hoặc chuyển về bảo tàng, bà Vài nói vậy thì quá tốt. Tuy nhiên cũng như bà Vài, người dân ở đây nói tốt nhất nên chuyển về đình Hoàng Cầu vì sau khi Đình Đông bị phá, người ta đã làm lễ chuyển Thành hoàng làng về đình Hoàng Cầu.

Posted Image

Đình Đông tương truyền là nơi thờ Phùng Hưng và 3 nhân vật huyền thoại: Anh Đoái Đại vương và Hoàng thái hậu Phương Dung, Bảo Hoa công chúa.

Sáng 17/4, sau chuyến khảo sát tại đây, hai cán bộ của Bảo tàng Hà Nội đã làm việc với phòng văn hóa Quận Đống Đa. Theo đó, phương án tiếp theo sẽ là chờ ý kiến từ Ban quản lý dự án, quận Đống đa để di dời di chỉ trên về Bảo tàng Hà Nội. Phương án tạm thời là làm việc với bên thi công và yêu cầu trong những ngày tới chưa động chạm đến di tích. Sau chuyến khảo sát Bảo tàng Hà Nội sẽ xem xét việc nên di chuyển cả hai con Nghê hay lấy cả cột trụ về Bảo tàng, sau đó làm việc trực tiếp với bên thi công.

Hạnh Phương

Ảnh: Hoàng Vy

____________________________________________________

Các ảnh chụp chắc đều ở hướng 04h 00 trên bản đồ quy hoạch dưới đây (nối dài của con đường 'đắt nhất hành tinh'):

http://baodatviet.vn...hu-vay-2345939/

Posted Image

Phương án cầu vượt đi qua Đàn Xã Tắc và nút giao Ô Chợ Dừa.

Văn hoá

25/04/2013 14:00 GMT+7 http://vietnamnet.vn...dan-xa-tac.html

Truyền hình trực tiếp: Gỡ 2 con nghê khu vực Đàn Xã Tắc

Posted Image- Những ngày qua, giới di sản sôi sục thông tin về việc hai trụ nghi môn Đình Đông xưa với hình tượng hai con Nghê được cho là có từ hàng thế kỷ trước nằm trong khuôn viên quần thể Đàn Xã Tắc linh thiêng đang đứng trước nguy cơ bị hỏng khi làm cầu vượt tại ngã năm Ô Chợ Dừa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Di sản mà biết nói năng...

Posted Image"Xóa đi Đàn Xã Tắc cuối thời Lê là xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát trong tâm thức người dân". Đây là một lỗi tư duy rất cơ bản. Nếu nói như vậy thì bất cứ di sản nào của thời trước cũng cần phải xóa bỏ và bất cứ triều đại nào khoác áo phong kiến cũng đều "mục nát trong tâm thức người dân"?

Mấy năm nay báo chí đã "um sùm" về việc nên hay không nên phá một phần rừng Cát Tiên làm thủy điện. Gần đây lại có thêm ý kiến về việc phá Đàn Xã Tắc để làm cầu vượt. Những di sản có tuổi thọ nghìn năm, trăm năm bỗng dưng mong manh và dễ biến mất vô cùng cho một lý do chung là phát triển kinh tế xã hội...

Giá trị nghìn năm bị hạ thấp

Người viết lấy làm thắc mắc tại sao nhiều cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại có vẻ nôn nóng muốn đẩy nhanh tiến độ làm thủy điện giữa rừng Quốc gia Cát Tiên đến vậy? Báo Người Lao Động đã dùng từ "hối thúc" để nói về Bộ này.

Và sự hối thúc ấy nhằm để làm gì nếu không phải tạo điều kiện cho chủ đầu tư thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được phép thi công trong vườn Quốc gia Cát Tiên- nơi đang được xét duyệt làm di sản thiên nhiên thế giới, nơi đang là khu dự trữ sinh quyển thế giới và đồng thời cũng là di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.

Để có một khu rừng nguyên sinh phải mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm nhưng để mất nó, đôi khi chỉ cần một... chữ ký. Nếu cho phép thủy điện "ăn" rừng thì đồng nghĩa với việc Việt Nam không tôn trọng công ước quốc tế, vi phạm luật bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ di tích,.v.v..

Và nhiều cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng hai dự án thủy điện nằm trong khu vực rừng nghèo. Hai nhà báo Xuân Hoàng, Thu Sương của báo Người Lao Động đã trả lời thế này:

...Theo tài liệu chúng tôi thu thập được, trong Thông tư 34 quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng, cũng do chính Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2009, khái niệm rừng giàu, rừng nghèo được tạm tính theo trữ lượng và dành cho cả loại rừng gỗ và rừng tre nứa, lồ ô; không có quy định nào xếp lồ ô, tre nứa vào dạng rừng nghèo.

Trong bài viết Một sự thật cho bộ trưởng Cao Đức Phát, người viết bài có trích dẫn lại câu nói của Bộ trưởng mà Thời báo kinh tế Việt Nam đã ghi lại khi ông đến làm việc tại vườn Quốc gia Yok Đôn: "Tôi đến đây không phải để tham quan, không muốn nghe những điều tốt đẹp mà muốn nghe sự thật!"

Vậy thì việc hạ thấp giá trị của một di sản giá trị nghìn năm, bỏ qua lời can ngăn của giới khoa học lẫn vô số ý kiến người dân, bỏ qua sự phản đối của các tỉnh hạ nguồn, bỏ qua uy tín Việt Nam với quốc tế thì nên gọi bằng gì đây? Liệu cách làm ấy có phải là góp phần "giúp" con cháu chúng ta nhận đại bác từ tương lai? Và tôi cho rằng đó là những báo cáo tốt đẹp từ những chuyến tham quan hơn là sự thật!

Xưa có câu: Thần thiêng nhờ bộ hạ. Còn nay, uy tín của một Bộ trưởng, uy tín của Chính phủ sẽ đi về đâu nếu có sự tư vấn của những cộng sự với cách làm như trên?

Những cánh rừng sẽ không nghèo nếu ai cũng giàu liêm sỉ, giàu kiến thức!

Posted Image

Gần đây có thêm ý kiến về việc phá Đàn Xã Tắc để làm cầu vượt

Kinh tế xã hội từ nhận thức

Vừa qua, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội trong một văn bản cho rằng "xóa đi Đàn Xã Tắc cuối thời Lê là xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát trongtâm thức người dân". Đây là một lỗi tư duy rất cơ bản. Nếu nói như vậy thì bất cứ di sản nào của thời trước cũng cần phải xóa bỏ và bất cứ triều đại nào khoác áo phong kiến cũng đều "mục nát trong tâm thức người dân"?

Thế giới sẽ mất vạn lý trường thành, kim tự tháp hay bất cứ thứ gì của các triều đại trước đó nếu ai cũng nghĩ như ông Liên!

Bất kỳ triều đại nào cũng có lúc hưng, khi mạt nên việc phủ nhận sạch trơn các giá trị như vậy là một cách ứng xử thiếu công bằng, vô văn hóa đối với các di sản.

Những thanh kiếm samurai, các ngôi chùa, cây cầu cổ được Nhật Bản giữ gìn hết sức cẩn thận (xin hãy xem lại trên kênh Discovery) dù rằng họ dạy con cháu rằng đất nước Nhật Bản ít tài nguyên, nghèo kinh tế, thiên nhiên kém ưu đãi...

Sự tôn trọng quá khứ để cố gắng cho tương lai đã tạo nên một Nhật Bản giàu mạnh chứ không phải bằng cách đánh đổi, không phải "vướng là phá, cản là đập" như một tờ báo đã nói về ông Bùi Danh Liên.

Bất kỳ triều đại nào cũng có lúc hưng, khi mạt nên việc phủ nhận sạch trơn các giá trị như vậy là một cách ứng xử thiếu công bằng, vô văn hóa đối với các di sản.

Tại tỉnh Đồng Nai, đã có một nhà thầu trình dự án lấp một đoạn sông Đồng Nai để xây đường, xây chung cư, xây khu thương mại, xây công viên. Dự án rất đẹp, rất hoành tráng nhưng những người làm dự án cũng quên mất là văn hóa sông nước đã để lại bên bờ sông biết bao nhiêu là di sản.

Và những ngôi nhà, ngôi chùa, ngôi miếu, bến nước hướng ra mặt sông sẽ lùi vào dĩ vãng như nhiều ngôi chùa, ngôi miếu khác đang bị nhét trong mớ chen chúc hỗn độn của thứ kiến trúc "chồm hổm" ở xung quanh hồ Tây, Hà Nội.

Đồng Nai có may mắn... tạm thời (chỉ là tạm thời thôi nhé!) là dự án lấp sông ấy phải dừng lại vì khủng hoảng kinh tế...

Còn Hà Nội? Có lẽ Đàn Xã Tắc hay vô số các di sản của kinh kỳ, của xứ Đoài (Hà Tây trước đây) sẽ tiếp tục bị xâm hại bằng một lý do giàu tính định hướng khá chung chung- phát triển xã hội.

Khi nhận thức về phát triển xã hội chỉ mới ở bề nổi, ở con số thì người viết đồ rằng đó là một lối phát triển thiếu bền vững.

"Bia tưởng niệm" thời công nghệ

Những phát ngôn, hành động của ngày xưa vẫn còn lưu truyền đến hôm nay dù một hôn quân có thể chém đầu nhiều quan chép sử. Những phát ngôn, hành động của hôm nay có thể còn lưu truyền đến mai sau dù người nói bậy, làm bậy có thể cụ thể hóa bằng một văn bản hành chính nào đó.

Nhưng trong thời đại mà thế giới ngày càng "phẳng" đi và một cụm từ tìm kiếm kèm thú cú nhấp chuột là những người đương thời hay hậu thế đều có thể tìm ra sự thật và đánh giá.

Tôi gọi đó là bia "tưởng niệm" (thứ thưởng niệm bắt buộc phải năm trong ngoặc kép) thời công nghệ!

Nhà thơ Nga Evtuchenko đã viết trong bài Giới hạn: "Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời/ Mỗi số phận chứa một phần lịch sử/ Mỗi số phận rất riêng, dù rất nhỏ/ Chắc hành tinh nào đã sánh nổi đâu?

Dẫu anh sống chỉ một đời lặng lẽ/ Quen với cái lặng thinh không tô vẽ cho mình/ Thì lại chính cái lặng thinh nhường ấy/ Biến anh thành đáng nhớ với xung quanh!"

Vậy thì số phận của cánh rừng nguyên sinh Cát Tiên, Đàn Xã Tắc hay bất kỳ di sản nào đó liệu đang lặng thinh trước những ý định, hành động xâm hại mình sẽ ra sao nếu tình trạng đáng buồn ấy cứ diễn ra.

May mà di sản không biết nói, nếu không thì....

Nhất Ngôn

======================

Cái chế độ phong kiến thối nát ấy để lại truyền thống yêu nước cho toàn thể dân tộc Việt, để lại tôn ti trật tự gia đình để ông ta gọi bố ông ấy bằng bố chứ không phải bằng thằng. Tất nhiên còn nhiều thứ khác nữa.

Không biết trong nhà ông này có di sản của chế độ phong kiến thối nát không nhỉ? Thí dụ như ban thờ!

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Di sản mà biết nói năng...[/size]

(...)Vậy thì số phận của cánh rừng nguyên sinh Cát Tiên, Đàn Xã Tắc hay bất kỳ di sản nào đó...Posted Image

Nhất Ngôn

http://vietnamnet.vn...u-hai-phia.html

Kinh tế

Dự án thủy điện ĐN 6 và ĐN6A: Ý kiến từ hai phía

Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A (ĐN6&6A) đang đi vào giai đoạn nhạy cảm nhất: Chờ ý kiến của Quốc hội và của Hội đồng Thẩm định Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) của Bộ Tài nguyên & Môi trường.

Cả hai phía ủng hộ và phản đối đều đang căng như dây đàn. Để rộng đường dư luận, Tiền Phong xin nêu quan điểm của cả hai phía.

Chủ tịch HĐQT Đức Long Gia Lai: Không phạm luật

Ông Bùi Pháp, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai – chủ đầu tư dự án, tin tưởng dự án không phạm luật.

Ông cũng tin tưởng Quốc hội công tâm sau chuyến thị sát địa điểm dự kiến đặt hai đập thủy điện ĐN6&6A của đoàn giám sát thuộc Ủy ban Khoa học Công nghệ&Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội.

Posted Image

Ông Bùi Pháp (thứ hai từ phải qua) trực tiếp dẫn đoàn giám sát của Quốc

hội đi khảo sát nơi dự kiến xây thủy điện ĐN6&6A.

Ông đánh giá thế nào buổi làm việc sáng 23/4 của Ủy ban KHCN&MT và các bộ ngành liên quan với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai về thủy điện ĐN6&6A?

Tôi hoàn toàn tin tưởng vào trách nhiệm và sự công tâm của hội đồng thẩm định cũng như các cơ quan quản lý nhà nước. Trường hợp dự án gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến môi trường mà không có giải pháp nào có thể khắc phục được, Chính phủ quyết định dừng thì chúng tôi chấp hành và không có ý kiến gì. Còn ngược lại thì rất khổ và tội cho doanh nghiệp.

Ông Bùi Pháp: Tôi ngạc nhiên tại sao báo chí chỉ khai thác thông tin bất lợi cho chủ đầu tư.

Ông Đỗ Đức Quân- Vụ trưởng Vụ Thủy điện, Bộ Công thương, nhận định, với sản lượng điện gần 1 tỷ Kwh/năm, doanh thu 1.000 tỷ đồng/năm, hai dự án ĐN6&6A có thể giúp giảm trên năm trăm ngàn tấn than đá (bốn triệu tấn than một năm ) lẽ ra nếu sản xuất nhiệt điện.

Ông Võ Đại Hải, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn, khẳng định một lần nữa hai dự án ĐN6&6A đã được đưa vào quy hoạch chuyển đổi mục đích sử sụng đất từ đất lâm nghiệp sang xây dựng công trình thủy điện và đề nghị Thủ tướng chấp thuận sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt.

Môt số vướng mắc đã được điều chỉnh sau khi tách thành dự án hai bậc thang vừa tăng công suất vừa giảm tác động môi trường. Ông Hải cho rằng hai dự án có ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, hoạt động bảo vệ rừng, tuy nhiên không đến mức làm thay đổi tiêu chí, mục tiêu, nội dung xác lập VQG Cát Tiên, nhất là khu vực ngập nước Bàu Sấu và khu rừng phòng hộ Nam Cát Tiên.

Ông bình luận gì quanh ý kiến của tỉnh Đồng Nai về vấn đề pháp lý chưa đảm bảo, các tác động tiêu cực của dự án đến văn hóa bản địa, xã hội, môi trường?

- Hai dự án vẫn trong quy hoạch đã được phê duyệt. Dự án công khai minh bạch toàn bộ thông tin, đảm bảo thủ tục pháp lý và thực hiện đúng theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đã và đang được các cơ quan quản lý nhà nước thẩm định.

Thế ông không nghĩ phần diện tích VQG Cát Tiên được sử dụng để xây dự án, doanh nghiệp không làm trái luật sao?

Hoàn toàn không. Khoản 2, Điều 25 Luật Đa dạng Sinh học, quy định: “Việc sử dụng đất và việc chuyển mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Theo đó, trước khi xây dựng dự án thủy điện, nhà nước cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất là có thể đảm bảo yếu tố pháp lý cho việc xây dựng hai dự án này.

Tại cuộc họp ở Đồng Nai, nghe nói đại diện Ủy ban KHCN&MT không có ý kiến gì?

- Lãnh đạo Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội, cho rằng muốn phát triển kinh tế phải có điện và đánh giá cao lợi ích kinh tế mà hai dự án mang lại, mặt khác cũng cần xem xét tổng hòa các yếu tố môi trường, văn hóa, xã hội để đảm bảo phát triển bền vững và lâu dài. Sau chuyến công tác này tôi mong chờ một báo cáo công tâm của Uỷ ban KHCN&MT.

Theo ông, Đoàn Đại biểu Quốc Hội (ĐBQH) Đồng Nai có khách quan không?

- Sau chuyến công tác của đoàn Ủy ban KHCN&MT, tôi tin rằng lãnh đạo tỉnh Đồng Nai sẽ có nhiều thông tin thêm các vấn đề tại khu vực dự án liên quan đến hiện trạng rừng, tác động môi trường, dòng chảy hạ du, cộng đồng dân cư, di sản và di tích, đời sống sinh hoạt hằng ngày của đồng bào các dân tộc K’Ho, Châu Mạ, Stieng trong khu vực lân cận vùng dự án và các vấn đề tác động theo dư luận trong thời vừa qua

Sáu tháng qua, chúng tôi tổ chức lấy ý kiến của 32 xã thuộc bốn tỉnh chịu ảnh hưởng Kết quả tất cả đều ủng hộ xây dựng dự án, trong đó có chín xã ở Đồng Nai. Ngay cả 18 trạm bơm nước ven sông cũng ủng hộ.

Hôm đoàn Ủy ban KHCN&MT khảo sát, các ông đưa họ đi những đâu? Lãnh đạo Đồng Nai có ai đi cùng không?

- Chúng tôi đưa họ đi khảo sát suốt hai ngày trời. Về phía Đồng Nai có phó giám đốc một số sở. Ai cũng thấy tại khu vực lân cận địa điểm xây dựng các dự án này có cả người sinh sống ngay trong vườn quốc gia. Cả một vùng mênh mông của rừng đã chuyển đổi sang trồng điều, đấy là vườn quốc gia …điều chứ làm gì còn rừng tự nhiên nữa.

Đại diện Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN): Phạm luậtPosted Image

Đại diện cho bảy nhà khoa học ở Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN), Th.S. Lâm Thị Thu Sửu - Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Phát triển Xã hội, khẳng định dự án thủy điện ĐN6&6A vẫn phạm luật.

Posted Image

Tại cuộc họp với đoàn giám sát của Quốc hội ngày 23/4, lãnh đạo Đồng Nai tiếp tục đề nghị dừng hai dự án ĐN6&6A.

Thưa bà, chủ đầu tư cho hay dự án không phạm luật, cụ thể là Luật Đa dạng Sinh học (ĐDSH)?

- Th.S. Lâm Thị Thu Sửu: Điều 7 Luật ĐDSH Số 20/2008/QH12 ghi rõ những hành vi bị nghiêm cấm về ĐDSH, trong đó có việc “xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh”. Hai dự án ĐN6&6A không phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh nên việc xây dựng hai công trình này vi phạm Điều 7 nói trên.

Nhưng trước khi xây dựng dự án thủy điện, chủ đầu tư chỉ cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất là có thể đảm bảo yếu tố pháp lý cho hai dự án?

- Cũng Luật ĐDSH, Điều 11 có đoạn “Trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch, trường hợp có sự khác nhau giữa quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch ngành, lĩnh vực, trừ quy hoạch quốc phòng, an ninh thì ưu tiên thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học”.

Chúng tôi cho rằng quy hoạch xây dựng thủy điện là thuộc quy hoạch ngành, do đó phải ưu tiên quy hoạch bảo tồn ĐDSH. Ở đây, VQG Cát Tiên là quy hoạch bảo tồn ĐDSH đã có của cả nước. Như vậy, việc Bộ NN&PTNT điều chỉnh đất của VQG để làm thủy điện là vi phạm Điều 11 nói trên.

Các công văn và tờ trình liên quan đến chủ trương đầu tư ĐN6&6A sau thời điểm hiệu lực của Luật ĐDSH, tháng 7/2009, lẽ ra phải tham chiếu và điều chỉnh theo luật này. Nói cách khác, dự án ĐN6&6A đã bị vô hiệu do vi phạm Luật ĐDSH.

Đấy là chưa kể, cho đến thời điểm này, dự án ĐN6&6A chưa được Quốc hội Việt Nam thông qua chủ trương đầu tư. Cả thủy điện ĐN6 và ĐN6A, mỗi dự án đều có diện tích chiếm dụng vườn quốc gia trên 50 ha. Như vậy, chúng cần được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư theo Nghị quyết Quốc Hội số 49/2010/QH12 ngày 19/6/2010.Posted Image

Tuy nhiên báo cáo ĐTM mới nhất của chủ đầu tư vẫn không nêu căn cứ pháp lý này. Thay vào đó, báo cáo lại khẳng định “Chủ đầu tư phê duyệt dự án đầu tư và quyết định đầu tư trên cơ sở kết quả thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở của Bộ Công Thương”.

(Theo TP)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghị viên TP.Houston (Mỹ) Hoàng Duy Hùng:

Từ “nói chuyện bằng bom” đến đối thoại ôn hòa

26/04/2013 13:40

(TNO) Cùng gia đình rời Việt Nam vào đêm 30.4.1975 trên tàu HQ-08, ông Al Hoang - Hoàng Duy Hùng đã trải qua một hành trình rất dài trước khi trở thành nghị viên thành phố Houston thuộc tiểu bang Texas, Mỹ. Câu chuyện của ông, từ âm mưu đánh bom tới nỗ lực đối thoại, minh họa sống động cho những hận thù, chia rẽ và hàn gắn giữa những con người Việt Nam. Thanh Niên Online đã có cuộc phỏng vấn ông.

* Chào ông, trước hết xin hỏi tôi có thể gọi ông là Al Hoang hay Hoàng Duy Hùng?

- Ông Hoàng Duy Hùng: Anh có thể gọi tôi là Al Hoàng hay Hoàng Duy Hùng cũng được. Tôi là người theo Thiên chúa, đạo Công Giáo, tên thánh là Louis Gonzaga, mà tiếng Anh viết là Aloysius và được gọi tắt là Al.

Lúc sinh ra, tên tôi là Hoàng Duy Hùng. Năm 1975, tôi qua Hoa Kỳ. Năm 1983, tôi nhập tịch và trở thành công dân Mỹ với tên thánh Aloysius Duy - Hùng Hoàng, viết tắt là Al Hoàng. Người Mỹ gọi tôi là Al Hoàng, nhưng người Việt Nam vẫn gọi tôi là Hoàng Duy Hùng và khi tôi mở văn phòng luật sư thì họ gọi tôi là luật sư Hoàng Duy Hùng.

Posted Image

Ông Hoàng Duy Hùng (thứ 3 từ phải sang) thăm tư gia nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết - Ảnh: Ông Hoàng Duy Hùng cung cấp

* Xin ông cho biết đôi nét về xuất thân của ông tại Việt Nam? Ông đã rời khỏi đất nước trong hoàn cảnh nào?

- Thân phụ tôi quê ở Nghệ An và thân mẫu tôi quê ở Quảng Bình. Năm 1954, hai ông bà di cư vào nam. Tôi là người con thứ 6 trong gia đình 10 người con. Trong 10 người đó đã mất 3 người; 2 mất khi còn nhỏ ở Việt Nam và ông anh đầu mất năm 1995 ở Mỹ. Thân mẫu tôi mất ở Mỹ năm 2003 và thân phụ tôi mất ở Mỹ năm 2007. Thân phụ tôi đi bộ băng qua đường ở chợ Fiesta tại Houston, bị một người Mễ nhập cư lậu lái xe ẩu tông vào người, ông được đưa đi cấp cứu nhưng cuối cùng qua đời ở bệnh viện.

Tôi sinh ra ở Phan Rang năm 1962. Thân phụ tôi đi lính cho chế độ cũ, năm 1966, cả gia đình dọn về Ban Mê Thuột là nơi có Trung đoàn 45 của Sư đoàn 23 Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) trấn đóng. Năm 1974, tôi gia nhập tiểu chủng viện Lê Bảo Tịnh. Năm 1975, Ban Mê Thuột thất thủ, gia đình tôi đã di tản xuống Phước An trước để tìm đường đi Nha Trang. Sau khi Ban Mê Thuột thất thủ, tôi đi bộ tới Phước An và đoàn tụ lại với gia đình. Rồi gia đình băng rừng, được trực thăng QLVNCH bốc khỏi rừng hoang đem về Nha Trang. Từ Nha Trang, gia đình chúng tôi đi bộ tới Cam Ranh nhưng phải quay trở lại Nha Trang vì con cầu ở Cam Ranh đã bị giật sập. Chúng tôi đi thuyền từ Nha Trang tới Vũng Tàu, rồi từ Vũng Tàu về tới Cư xá Thanh Đa ở Sài Gòn vào giữa tháng 4.1975.

Đêm 30.4.1975, gia đình chúng tôi ra bến Bạch Đằng để lên chiếc tàu Hải quân cuối cùng là HQ-08. Chiếc HQ-08 bị chết 2 máy nên lúc ra khơi thì chạy hình chữ Z, lò mò 8 ngày mới tới được cảng Subic của Philippines. Tàu lớn của Hoa Kỳ bốc chúng tôi đưa đến đảo Guam. Từ Guam, chúng tôi bay qua Hawaii rồi bay về tiểu bang Pennsylvania để vào trại tạm cư Indian Town Gap. Cuối tháng 11.1975, Giáo xứ Sacred Heart thuộc tiểu bang Pennsylvania bảo trợ gia đình tôi.

Tôi gia nhập Dòng Đồng Công ở Carthage, Missouri từ năm 1977 - 1985. Năm 1983, bề trên cho tôi về Houston đi học đại học và tôi học triết ở Đại học Houston. Sau đó, tôi rời khỏi nhà dòng và bắt đầu đi vào con đường đấu tranh chính trị chống lại nhà nước Việt Nam.

Posted Image

Ông Hoàng Duy Hùng rời đất nước vào đêm 30.4.1975 trên tàu HQ-08 (Chi Lăng II). Sau khi đến Philippines, con tàu đã được biên chế vào hải quân nước này - Ảnh: Tư liệu

* Sau khi rời đất nước, ông kể rằng ông rất căm thù chế độ và có lần ông đã trở về nước với ý định đánh bom một số địa điểm công cộng. Điều gì đã khiến ông bỏ ý định ấy?

- Đầu năm 1986, tôi gia nhập Mặt Trận Việt Nam Tự Do dưới sự lãnh đạo của các ông Hà Thúc Ký và Nguyễn Văn Kim. Cả hai người này là lãnh đạo của đảng Đại Việt Cách Mạng. Thời gian đó, Mặt Trận Việt Nam Tự Do là một hình thức ngoại vị của Đảng Đại Việt Cách Mạng. Ông Hà Thúc Ký qua đời năm 2008, ông Nguyễn Văn Kim qua đời năm 1996.

Sau khi có bằng cử nhân triết và chuẩn bị đi học tiến sĩ luật, cuối năm 1990, nhận chỉ thị của ông Nguyễn Văn Kim, tôi về Việt Nam hoạt động để xây dựng cơ sở cho Mặt Trận Việt Nam Tự Do. Năm 1991, tôi trở về lại Mỹ thì đau lòng nhìn thấy hai người đàn anh của tôi là cụ Hà Thúc Ký và ông Nguyễn Văn Kim phân hóa với nhau. Lúc đó, Đông Âu và Liên Xô tan rã nhưng trong lòng của tôi cũng tan rã bởi sự phân hóa của các đàn anh vì từ đó Mặt Trận Việt Nam Tự Do cũng tàn lụi luôn. Cuối cùng, tôi không theo phe nào mà cùng với một số anh em trẻ đứng ra ngoài cuộc tranh chấp này. Tôi trở lại Việt Nam năm 1991 và thông báo cho những người ở trong nước biết hoàn cảnh bi đát phân hóa nội bộ của tổ chức rồi trở về lại Mỹ. Tháng 3.1992, tôi trở về lại Việt Nam thì bị bắt ngay tại phi trường, bị nhốt ở số 3C Tôn Đức Thắng và Chí Hòa gần 16 tháng.

Năm 1993, Hoa Kỳ và Việt Nam bàn thảo việc bãi vận và bang giao. Việt Nam trả tự do cho các công dân Hoa Kỳ, trong đó có ông Nguyễn Sĩ Bình và cá nhân tôi. Trở về Hoa Kỳ, tôi tiếp tục học lên, lấy bằng tiền sĩ luật khoa và mở văn phòng luật sư vào năm 1997. Tôi lập gia đình năm 1994 với Diana Bích-Hằng Nguyễn (ở nhà gọi là Trâm) và hiện nay có 3 người con, 2 gái 1 trai, Angel Trâm-Anh 12 tuổi (sinh 2000), Andrew Hùng-Dũng 9 tuổi (2003) và Ashley Trâm- Đoan 7 tuổi (2006).

Posted Image

Ông Hoàng Duy Hùng (thứ 3 từ phải sang) gặp Tổng lãnh sự Mỹ Lê Thành Ân trong chuyến trở về Việt Nam mới đây - Ảnh: Ông Hoàng Duy Hùng cung cấp

Năm 1998, tôi thành lập một tổ chức đấu tranh chính trị mới với danh xưng là Phong trào Quốc Dân Hành Động. Tôi gởi anh em về hoạt động trong nước với chủ trương bạo động lật đổ nhà nước Việt Nam. Đầu năm 2001, đích thân tôi xâm nhập Việt Nam qua ngã Campuchia với kế hoạch đặt bom nổ tượng Hồ Chí Minh tại bến Nhà Rồng ở Sài Gòn và bến Ninh Kiều ở Cần Thơ. Trước khi hành động, tôi âm thầm lên Đền Hùng khấn xin các vị tổ tiên, nhất là vua Hùng thứ 6 (tôi tên Hùng và là người con thứ 6 trong nhà nên tôi rất thần tượng Vua Hùng thứ 6), soi sáng cho tôi để tôi biết làm những việc đúng cho đất nước.

Trở về Sài Gòn, trước khi hành động, tôi suy nghĩ nhiều và thấy nếu tôi cho nổ 2 tượng Hồ Chí Minh thì sẽ đi về đâu. Tôi có thể cho nổ 2 tượng đó, nhưng sẽ có người chết, có người bị thương, anh em tôi bị bắt, tôi có thể bị bắt, chúng tôi nổi tiếng là người hận thù chống chế độ Cộng sản, nhưng chúng tôi không giải quyết được việc gì hết, chỉ gây thêm phiền toái và phức tạp, nhà cầm quyền sẽ canh chừng gay gắt hơn, dân bị khó dễ nhiều hơn thì càng bực mình với chúng tôi. Tôi nhận ra một sự thật đó là bạo lực không giải quyết được vấn đề mà chỉ gây thêm phiền hà. Tôi quyết định bỏ kế hoạch và băng đường bộ trở về Campuchia, rồi từ Campuchia bay qua Thái Lan, từ Thái Lan bay về lại Hoa Kỳ.

Về tới phi trường Los Angeles, chính tình báo Mỹ gọi tôi vào và nhắc nhở tôi đừng có hoạt động bạo lực nữa vì Việt Nam có bang giao với Hoa Kỳ. Hơn nữa, Hoa Kỳ muốn Việt Nam trở thành đồng minh chiến lược trong khu vực để giữ ổn định và hòa bình ở châu Á - Thái Bình Dương. Họ còn cho tôi biết nếu đấu tranh không khéo tạo sự xáo trộn ở trong Việt Nam thì nhân cơ hội nước đục thả câu, Trung Quốc có thể đem hơn 1,8 triệu quân ở biên giới tràn vào Việt Nam với lý do cần ổn định ở Việt Nam ngõ hầu tránh sự xáo trộn dây chuyền lan sang Trung Quốc. Lúc đó, Việt Nam thay vì tốt lên thì sẽ xấu đi nhiều, sợ không đủ thực lực lấy lại chủ quyền của đất nước như tình trạng của người Tây Tạng vậy, hoặc có lấy lại được thì cũng tốn rất nhiều xương máu.

Tôi trả lời với họ rằng họ hãy an tâm vì khi ở trong Sài Gòn, tôi đã nhận thức rõ con đường bạo lực không giải quyết được vấn đề mà chỉ gây ra thêm phiền toái mà thôi nên tôi đã không thi hành kế hoạch nổ bom ở 2 tượng Hồ Chí Minh tại bến Nhà Rồng và bến Ninh Kiều. Tôi trình bày cho họ rằng tôi đã suy nghĩ nhiều lúc còn ở Việt Nam và tôi thấy con đường tốt đẹp nhất cho Việt Nam là con đường hợp tác ổn định xây dựng và ôn hòa đối thoại giải quyết từng phần những mâu thuẫn.

Họ nói họ rất vui mừng và tin ở tôi vì họ cho rằng tôi có con tim nhưng còn biết dùng cái đầu để suy nghĩ. Trong nhiều năm qua, ở hải ngoại, tôi đã từng lên tiếng nếu ai thấy có con đường nào khác tốt đẹp hơn cho Việt Nam, xin chỉ dạy tôi, tôi sẵn sàng đi xách dép cho người đó. Cho tới ngày hôm nay, không ai chỉ vẽ cho tôi con đường nào tốt đẹp hơn mà chỉ rủa sả vu chụp cho tôi là phản bội và là Việt gian.

Posted Image

Ông Hoàng Duy Hùng làm việc với các cộng đồng trên cương vị nghị viên Houston - Ảnh: Ông Hoàng Duy Hùng cung cấp

Về đến Hoa Kỳ, tôi đã trình bày với các anh em trong Phong trào Quốc Dân Việt Nam Hành Động của tôi tại sao phải từ bỏ bạo lực, tại sao phải hợp tác trong những sự đồng thuận và ôn hòa đối thoại giải quyết từng phần những mặt trái và những bất đồng, nhất là, tại sao chúng ta phải hành động khôn ngoan không tạo cơ hội cho Trung Quốc đưa quân sang Việt Nam vì họ đã vào rồi thì khó mà trở ra.

Tôi đã trải qua nhiều thăng trầm, vui buồn đắng cay, để cố gắng thuyết phục các thành viên. Lúc đầu có một cụ hơn 80 tuổi nghe tôi đổi sang đối thoại, cụ hận tôi, tôi đến nhà của cụ, nói chuyện với cụ ngày đêm, cụ hiểu được, cụ đồng ý chỉ có con đường đó là con đường tốt đẹp nhất cho đất nước. Đa số anh em trong tổ chức của tôi đồng ý nhưng cũng có những người không đồng ý và họ rời bỏ tổ chức. Năm 2007, trong Đại hội của tổ chức chúng tôi tại Houston, các thành viên bỏ phiếu chấp thuận thay đổi từ bỏ con đường bạo lực sang ôn hòa đối thoại.

Vì xoay đổi từ bạo động sang ôn hòa đối thoại, tôi quyết định tranh cử. Năm 2007, tôi đắc cử Chủ tịch Cộng đồng người Việt Quốc gia Houston và Phụ cận; năm 2009, tôi đắc cử Nghị viên Khu vực F thành phố Houston. (Còn tiếp)

Đỗ Hùng

(thực hiện)

===================

Trước khi hành động, tôi âm thầm lên Đền Hùng khấn xin các vị tổ tiên, nhất là vua Hùng thứ 6 (tôi tên Hùng và là người con thứ 6 trong nhà nên tôi rất thần tượng Vua Hùng thứ 6), soi sáng cho tôi để tôi biết làm những việc đúng cho đất nước.

Trong ba ngôi đền thờ 18 vị chư tổ thời Hùng Vương Thượng - Trung - Hạ, có một miếu thờ mà dân gian quen gọi là "Lăng Hùng Vương thứ VI". Như vậy , nếu cộng với 18 chư tổ của XVIII thời Hùng Vương đã th trong Chính Điện - thì lăng Hùng Vương thứ VI thành có 19 thời Hùng Vương?

Vậy thực chất vấn đề ở đây là thế nào?

Lịch sử chính thức và truyền thuyết ghi nhận 18 thời Hùng vương (Thập bát thế). Và 18 chư tổ thời Hùng Vương chính là 18 Đức Ngài đứng đầu 18 chi tộc Hùng Vương lãnh đạo nước Văn Lang - Quốc gia đầu tiên của Việt tộc - một thời huy hoàng ở miến Nam Dương Tử.Lăng bên ngoài Chính điện là lăng của vị vua Hùng cuối cùng của thời Hùng Vương thứ VI - gồm nhiều vị vua. Vị vua này chểnh mảng chính sự, không nghe lời cánh báo trước của cận thần - Truyền thuyết ghi nhân: "Vào cuối thời Hùng Vương thứ VI, Biết trước nguy cơ phương Bắc xâm lược. Lạc Long Quân đã sai Hịch nữ (Thày bói nữ) báo cho nhà vua biết. Nhưng nhà vua cậy bình hùng tướng manh, bỏ ngoài tai. Lại còn bắt giam Hịch nữ của Đức Lạc Long Quân. Hai năm sau, giặc Ân sang cướp nước ta. Vương triều lung lay, nước mất, nhà tan. Trong Hệ từ truyện của Kinh Dịch có ghi nhận "Vua chay ra đất Mân" - tức Phúc Kiến bây giờ. Nhờ Đức Thánh Gióng cứu nước. Thời Hùng Vương thứ VI chấm dứt. Vị vua Hùng cuối cùng thời Hùng Vương thứ VI, bị loại khỏi dòng tộc, nhưng do hối hận - nên được tha, nhưng vẫn phải thờ riêng ở bên ngoài Chính điện.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lời xin lỗi của Tổng cục trưởng và “cú lạy sống” bác sĩ

Thứ sáu 26/04/2013 15:05

(GDVN) - Chỉ trong một tuần đã có tới 2 lời xin lỗi được phát ra từ miệng của những người quan trọng, đó là Tổng cục tưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn và đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc.

Posted Image

ĐBQH Dương Trung Quốc

Ông Tuấn thay mặt ngành xin lỗi bà bà Schultz (quốc tịch Úc) vì một gã xích lô hành nghề tự do đã làm xấu đi hình ảnh của du lịch Việt Nam khi chặt chém bà Schultz 1,3 triệu đồng cho đoạn đường 5km. Còn ông Quốc xin lỗi ông Bùi Danh Liên (chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội) vì đã lỡ miệng nói từ “ngu” khi đề cập đến chuyện ông Liên cho rằng Đàn Xã tắc là tàn dư phong kiến.

Cũng trong một tuần ấy, có 3 bàn tay đã làm dậy sóng dư luận.

Bàn tay thứ nhất là của Bill Gates. Ông đã bị dư luận xứ Kim Chi trỉ trích dữ dội về thái độ thiếu tôn trọng khi ông bắt tay nữ tổng thống Hàn Quốc trong tình trạng tay kia đút túi quần.

Bàn tay gây ồn ã thứ hai là của người mẹ 78 tuổi đã vái lạy con trai mình để ngăn thầy giáo này không nhậu nhẹt và cãi cự với chị ruột.

Bàn tay thứ 3 của bệnh nhân Đặng Đình Hải (Chương Mỹ, Hà Nội). Thấy bệnh tình mình nguy kịch, mà không nhận được sự quan tâm đúng mức từ các “từ mẫu”, anh phải vịn vai mẹ lê đến phòng bác sĩ trực ở bệnh viên Đa khoa Hà Đông chắp tay lạy: “Bác sỹ ơi, em không thở được. Bác sỹ cứu em không chết mất”. Vài ngày sau, anh Hải qua đời trong cơn giận sục sôi của gia quyến.

5 vụ việc khác nhau nói lên điều gì?

Dù ông Dương Trung Quốc không chủ tâm nhắm đến ông Bùi Danh Liên, dù vị đại biểu QH này chưa có tiền lệ thiếu tôn trọng người khác, và dù sau khi bài đăng, nhà sử học đã liên lạc lại tòa soạn đề nghị sửa, thì ông Quốc vẫn NHẤT THIẾT phải xin lỗi. Ông Quốc đã kịp thời làm cái việc ông phải làm. Lời xin lỗi không hạ thấp uy tín ông, trái lại còn làm đầy thêm cốt cách của ông trong mắt mọi người.

Dù được chính bà mẹ khen là “có hiếu”, học sinh, đồng nghiệp khen là “có tình, hiền lành” thì thầy giáo khiến bà mẹ phải vái lạy, cũng NHẤT THIẾT phải xin lỗi, vì chuyện ấy rất phản giáo dục, phản đạo hiếu. Chưa thấy thầy giáo này xin lỗi.

Các y bác sĩ đã được “cố bệnh nhân” Đặng Đình Hải vái lạy vài ngày trước khi anh qua đời, cũng chưa xin lỗi. Bản giải trình của họ được xem là “chưa nhận thức được đầy đủ trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân”.

Đằng sau “trách nhiệm chăm sóc” ấy là một mạng người. Anh Hải mới 31 tuổi.

Bill Gates KHÔNG NHẤT THIẾT phải xin lỗi như kỳ vọng của nhiều người Hàn Quốc. Điều này có thể chấp nhận được vì thói quen bỏ một tay trong túi quần khi bắt tay đã được Bill “trình diễn” từ lâu, ngay cả với các nguyên thủ khác. Tuy nhiên, nếu Bill sửa được thói quen này, thì hình ảnh của ông sẽ đẹp hơn rất nhiều.

Tổng cục trưởng du lịch Nguyễn Văn Tuấn KHÔNG NHẤT THIẾT phải xin lỗi vì hành động lưu manh của một tài xế xích lô mà ông không quản lý, cũng không phải họ hàng thân thuộc. Nhưng ông vẫn xin lỗi. Sau câu xin lỗi đàng hoàng ấy, ông Tuấn được quý mến hơn, dù nhiều người quý mến ông không thực sự hiểu tường tận năng lực và đạo đức của ông.

Vậy thì trong khi chờ việc thực hiện hứa giảm tải để bệnh viện không còn như “trại tị nạn”, hứa đấu tranh với nạn phong bì, tiêu cực, người dân NHẤT THIẾT muốn nghe thấy một lời xin lỗi đàng hoàng của Bộ trưởng Y tế, mỗi khi các thuộc cấp của mình “đắc tội lớn” với mạng sống của người dân.

Nếu không, sẽ có ngày, khi vái lạy bác sĩ không ăn thua, người dân sẽ quay sang vái lạy cả… bộ trưởng.

* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết bình luận của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi Bùi Hải

======================

5 vụ việc khác nhau nói lên điều gì?

Rồi sau đó sẽ ra sao? Với tôi thì chẳng thấy nói lên được điều gì. Chỉ thấy lãng nhách!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rồi sau đó sẽ ra sao? Với tôi thì chẳng thấy nói lên được điều gì. Chỉ thấy lãng nhách!

Và kết luận rằng : Việt Nam có 2 người biết nói lời xin lỗi, và 2 người khác không biết nói lời xin lỗi. Trong đó 2 người biết xin lỗi thì không trực tiếp do lỗi của họ gây ra còn 2 người không biết xin lỗi thì tội lỗi đầy mình. Trong khi đó 2 người không biết xin lỗi lại là những người có học và nghề nghiệp cao quý nhất (theo quan điểm của người Á Đông - Đó là những người "Thầy").

Còn Lão say kết luận: Với những bậc thầy về tri thức như vậy mà còn như vậy thì mãi mãi Việt nam cũng vẫn như vậy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấn tượng trong tuần

Liêm sỉ và... xã hội đen

27/04/2013 02:00 GMT+7

Posted Image - Con người vốn là động lực phát triển, nhưng cũng là... mầm mống tai họa xã hội.

Những ngày này, thế giới vừa chứng kiến một chấn động mạnh của nước Mỹ. Hai anh em nhà Tsarnaev- nghi phạm đánh bom khủng bố tại Boston, kẻ bị chết, kẻ bị bắt và nay mai sẽ phải hầu tòa. Giờ là lúc dư luận lắng xuống bởi những câu hỏi, chuyển từ "kẻ nào" sang"tại sao"? Trước một vụ việc tội ác, động cơ kẻ phạm tội bao giờ cũng được đặt ra.

Còn trước sự suy thịnh, hưng vong của xã tắc, quốc gia, phẩm cách con người bao giờ cũng được đề cập đến.

Những tháng năm thật buồn...

Mới đây, Cổng TTĐT Chính phủ có bài viết của GS. TS Hoàng Chí Bảo, Ủy viên Hội đồng Lý luận TƯ mà chủ đề bài viết khiến dư luận giật mình, quan tâm sâu sắc: Đã đến lúc cần giáo dục liêm sỉ.

Liêm sỉ, theo Hán Việt từ điển giản yếu (Đào Duy Anh- NXB Văn hóa- Thông tin, 2005) là "liêm khiết, biết điều sỉ nhục", là bản tính trong sạch quyết không làm điều phải xấu hổ. Còn theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng (Như Ý- NXB Giáo dục), liêmsỉ là bản chất trong sạch, ko vướng vào điều tủi hổ.

Đương nhiên, đối ngược với liêm sỉ là vô liêm sỉ, là con người ta làm những điều đáng hổ thẹn, nhưng không hề hổ thẹn. Nói theo cách nói của giáo dục, là mất nhân cách, không coi trọng danh dự, không biết hổ thẹn là gì.

Suy ngẫm kỹ, thấy cái chủ đề bài viết Đã đến lúc cần giáo dục liêm sỉ là... hơi muộn. Vì liêm sỉ- biết xấu hổ, phải là ý thức, là thái độ sống con người được dạy dỗ từ bé thơ cho đến khi trưởng thành. Không chỉ bằng những tấm gương của các bậc tiền nhân, bằng trang sách, mà còn bằng những câu thành ngữ của trang đời, của cha ông tự ngàn xưa để lại, thâm thúy và thấm thía: Đói cho sạch/ rách cho thơm; Giấy rách phải giữ lấy lề; Thật thà là cha quỷ quái...

Thế nhưng vì sao, bài viết của vị GSTS Hội đồng Lý luận TƯ lại xới lên một vấn đề tưởng chừng như nằm sâu trong ý thức sống của người Việt? Bởi liêm sỉ hiện đang là của quý và hiếm? Hay bởi xã hội hiện đại ngày nay, có những "đồng dao" còn tuyệt vời hơn cả... liêm sỉ: Tiền là Tiên, là Phật/ Là sức bật tuổi trẻ, là sức khỏe tuổi già/ Là đà cho danh vọng/ Là lọng của nịnh thần/ Là cán cân công lý/ Tiền là hết ý...

Mới đây, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, khi "lui về ở ẩn" tại quê nhà, vừa cho ra mắt bài thơ có những câu thơ thấm đẫm nghĩ ngợi với rất nhiều dấu hỏi:

Đất nước những năm thật buồn/ Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt/ Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành/ Như kẻ khát nước qua sa mạc...

...Sao mình mải mê đeo đuổi một ngày mai tốt lành/ Bây giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội/ Có còn bay trong đêm/ Sớm mai còn giữ được màu đỏ?

Bây giờ con cá hanh còn bơi trên sông vắng/ Mong gặp một con cá hanh khác? Bao giờ buổi sáng, buổi chiều nhìn ra đường/ Thấy mọi người nhẹ nhàng vui tươi?

Đặt bài viết của một vị GSTS chuyên làm lý luận, bên cạnh bài thơ của một nhà thơ, liệu có thấy một thông điệp chung nào không, về chủ đề liêm sỉ?

Cũng không phải chỉ có nhà thơ (mà trong ông, có cả nhà thơ vốn sống bằng trực cảm, cũng lại có cả nhà chính trị quá dày dạn chính trường) mới thấy Đất nước những tháng năm thật buồn. Xã hội, người dân, và ngay cả người viết bài này, từ lâu rồi, đã thấy thật buồn. Nỗi buồn của sự day dứt, sự đơn độc của cái tốt, sự... bất lực và cả sự hèn kém.

Trước đó khá lâu, tháng 6/2012, vị lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng trong cuộc gặp gỡ cử tri quận Ba Đình đã phải buồn rầu: Hiện tượng tham nhũng, hư hỏng, nhìn vào đâu cũng có...

Không buồn sao được, khi những quan chức, cán bộ cốt cán có trách nhiệm lớn trước nhân dân, trước xã hội, nhưng lời nói và hành vi của họ trái ngược "nói zậy,không phải zậy", như tốt/ xấu, trắng/đen, hay/ dở...

Chủ tịch tỉnh miền núi nghèo nhất nhì nước- tham gia vào đường dây mua bán dâm học trò, nhưng lại thao thao bất tuyệt rao giảng đạo đức. Và còn những vị nào nữa...?

Posted Image

"Hiện tượng tham nhũng, hư hỏng, nhìn vào đâu cũng có...". Ảnh minh họa

Một ông Chủ tịch tỉnh khác, cho đến các vị quan chức cốt cán của tỉnh đó, vừa phải trả lại 25 tỷ đồng trót bỏ túi vì những hành vi, quyết định sai trái, khi lợi dụng chức quyền?

Rồi hàng chục ông quan chức và cán bộ Vinakhủng, làm thất thoát tới 4 tỷ USD tiền vay nợ nước ngoài, đưa Vinakhủng lên thành "biểu tượng" của chính sách "tập đoàn kinh tế thua lỗ"?

Hàng chục "quan chức- đại gia" của ngành ngân hàng bị bắt, bị khởi tố vì lợi dụng và cố ý làm trái quy định của luật pháp, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng, ảnh hưởng an ninh tiền tệ, gây bất ổn chính sách tiền tệ của Nhà nước...

Không buồn sao được trước cái hội chứng gian dối trắng trợn của ngành giáo dục, được xã hội gọi một cách văn vẻ là bệnh thành tích. Trước cái hội chứng ăn tiền của ngành y tế, mà khoảng cách từ chiếc phong bì đến cái khẩu hiệu biến tướng "lương y đang... từ mẫu" lại rất gần.

Hai ngành giáo dục- y tế, vốn là những ngành nhân bản nhất của xã hội- dạy người và trị bệnh cứu người, nhưng "ngành cách" cũng lại đang cần chữa trị, thì người dân, trẻ em Việt sẽ trông vào đâu, để sống và lớn lên có liêm sỉ?

Liêm sỉ không có hình hài, nhưng lại được định tính, định lượng, định hình rất rõ?

Sự thiếu vắng liêm sỉ, xấu hổ thay, có khi trở thành... bình thường, như phẩm cách công chức, mà người ta đã điều tra và tổng kết, có tới 30% số công chức ăn không ngồi rồi, có làm việc cũng như không. Đôi khi, nó còn là hình ảnh quan chức lặc lè, phì nộn khiến người dân thấy bất bình, phản cảm, đặt bên cạnh hình ảnh trẻ em nghèo nhiều vùng còn đói ăn, đói chữ.

Có khi, nó nhức nhối như điều tra xã hội học mới đây: "Kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn" (Chủ nhiệm đề tài- ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng- thanh tra Chính phủ), cho thấy thu nhập ngoài lương của 79% cán bộ có chức quyền tăng và đến từ nhiều nguồn. Đặc biệt, có những khoản thu nhập nhạy cảm, dễ liên quan tham nhũng như tiền được chia từ các khoản hoa hồng, quỹ riêng của đơn vị, tiền được biếu, tặng...

Liêm sỉ của người Việt, không còn là hành vi đơn lẻ của cá nhân người đó, mà nó liên quan đến những thăng tiến, phát triển hay họa hại của cả một xã hội, cả một quốc gia.

Người ta còn chưa quên cái chỉ số nhận thức tham nhũng năm 2012 (CPI) hổ thẹn, xót xa được Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố. Ở đó, Việt Nam đứng thứ 123/ 176 quốc gia, vùng lãnh thổ, tụt hẳn 11 bậc so với năm ngoái.

Điểm đáng chú ý, ở những quốc gia "sạch" vào loại nhất, nhì thế giới, như Đan Mạch, Phần Lan và New Zealan đều nhờ có sự công khai, minh bạch hóa thông tin, có những quy định rạch ròi điều chỉnh hành vi các quan chức nắm hệ thống công quyền.

Dù vậy, liêm sỉ con người không chỉ giáo dục bằng giải pháp tự phê bình và phê bình như vị GSTS của Hội đồng Lý luận TƯ đề xuất. Hay như ước mong của nhà thơ: Bao giờ giọt nước mắt chảy xuống má/ Không phải gạt vội vì xấu hổ/ Ngước mắt tin yêu mọi người/ Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta/ Trong khônggian đầy sợ hãi? Bởi nơi thì quá duy ý chí, nơi thì cô đơn và bất lực.

Liêm sỉ của con người chỉ có thể được giáo dục, được nảy nở, hình thành trên một nền tảng thiết chế chính trị- xã hội thay đổi theo hướng văn minh, khoa học và ? bạch hóa, phù hợp quy luật thực tiễn và hội nhập hiện đại. Ở đó, giáo dục tôn trọng cá tính, bản ngã cá nhân và khuyến khích sự sáng tạo của mọi con người. Ở đó, quan chức "nói đi đôi với làm", pháp luật không bị... cầm tay chỉ việc, được thượng tôn. Pháp luật và chỉ pháp luật mà thôi!

Liêm sỉ không chỉ là thuộc tính riêng của cá nhân. Nó còn được hình thành và mang tính cộng đồng sâu sắc trong một xã hội, mà nền tảng Hiến pháp thực sự tiến bộ, mang tầm lịch sử của thời cuộc mới, không phải bằng những khẩu hiệu đầy mỹ từ, mà bằng sự hiến định cụ thể, được dân thừa nhận... Bởi, nói như GSTS Hoàng Chí Bảo, có dân thì có tất cả, mất dân là mất tất cả.

"Đỏ" và "đen"

Chuyện liêm sỉ của một bộ phận không nhỏ quan chức, đảng viênsuy thoái đang là nỗi nhức nhối của xã hội, thì câu chuyện cán bộ chính quyền cơ sở ...bảo kê cho xã hội đen được báo chí khui ra ánh sáng mới đây, khiến cho vấn đề liêm sỉ một bộphận không nhỏ cán bộ, đảng viên càng trở nên SOS hơn bao giờ hết.

Khái niệm xã hội đen là cụm từ chỉ một nhóm những kẻ hoạt động tội phạm có tổ chức, hoạt động trong thế giới ngầm, nhưng lại tác động ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội.

Những năm trước đây, người Việt từng biết đến xã hội đen qua những bộ phim nổi tiếng của Italia, của Hồng Kông...

Còn nay, đến người nông dân một nắng hai sương hay những doanh nghiệp làm ăn ở Khoái Châu (Hưng Yên), ở Sài Gòn, bỗng nhiên thấy mình như những diễn viên... bất đắc dĩ trong những "bộ phim" tự phát, mà ở đó, cuộc sống mưu sinh của họ được quyết định không phải bởi lao động của họ, mà bởi những kẻ giang hồ, bởi xã hội đen, rất ngang nhiên, công khai và trắng trợn.

Cái kết cục của "bộ phim" khá có hậu: Đó là gần chục đối tượng đầu sỏ trong băng nhóm tội phạm (khoảng 100 tên) chuyên hoạt động theo kiểu xã hội đen tại địa bàn huyện Khoái Châu vừa bị Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) bắt giữ, cùng với nhiều loại hung khí băng nhóm này chuyên sử dụng để làm ăn.

Posted Image

Một số tang vật thu được trong vụ án xã hội đen tại Khoái Châu

Cách làm ăn của băng nhóm xã hội đen này cũng không mới: Đó là thâu tóm địa bàn hoạt động, đòi các doanh nghiệp nộp tiền "bảo kê" hàng trăm triệu đồng cho chúng. Bên cạnh đó là các hoạt động phi pháp, manh động như tổ chức cá độ, đánh bạc, cưỡng đoạt tài sản và đòi nợ thuê...

Sự yên ổn làm ăn của các doanh nghiệp, của người dân hóa ra không phụ thuộc vào luật pháp Nhà nước đã quy định, mà phụ thuộc rất lớn vào... luật rừng.

Điều đáng nói, là sự cầu cứu hay tố cáo của các doanh nghiệp ở địa bàn này gửi lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền của huyện đã chỉ gặp sự im lặng là vàng- tiền bạc? Chả lẽ, chính quyền cơ sở huyện Khoái Châu, các ngành chức năng của huyện này, trở thành "cánh tay nối dài" cho băng đảng xã hội đen ngang nhiên quản lý?

Đến mức, nỗi nghi ngờ của người dân, của các doanh nghiệp ở Khoái Châu đã thành tít của một loạt các bài báo "Tội phạm "xã hội đen" lộng hành: Có hay không sự bảo kê? (VTV News, ngày 20/4), Thế lực nào bảo kê cho băng xã hội đen? (LĐ, ngày 23/4).

Còn người nông dân thì bất bình: Bức xúc nhất của người dân hiện nay là ai đứng đằng sau? Ai che chắn, ai bênh vực, ai bị nó khống chế, bịt mồm, dây dợ với nó để cho bọn nó hoạt động công khai?

Ai? Có lẽ chỉ chính quyền huyện Khoái Châu là có thể trả lời chính xác nhất cho người dân, cho dư luận xã hội những câu hỏi đáng hổ thẹn này.

Khi cái "bộ phim" xã hội đen ở Khoái Châu tạm thời... The End, là lúc hàng loạt câu hỏi cần mở ra.

Vì sao, nói như ông Hồ Sỹ Tiến, Đại tá, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an): Băng nhóm của "Tú khỉ" hoạt động công khai, trắng trợn như thế trong suốt một thời gian dài, người dân ở khu vực đấy rất bức xúc, mà chính quyền cơ sở không biết được?

Vì sao, Trưởng Công an xã Đông Ninh bị nhóm côn đồ chém, viết đơn tố cáo rồi lại phải viết đơn xin rút? Phải chăng, vì ông này một mình... không chống lại nổi mafia?

Vì sao, kết luận của Thanh tra tỉnh giao UBND huyện Khoái Châu xử lý những cán bộ sai phạm, huyện vẫn "ngâm" cả ba năm trời?

Anh em nhà Tsarnaev đánh bom khủng bố người Mỹ, nước Mỹ đã không còn nơi ẩn nấp. Tiếc thay, băng đảng xã hội đen như của "Tú khỉ" khủng bố tinh thần doanh nghiệp, người dân, lại có nơi trú ẩn? Mới đây lại xảy chuyện côn đồ hành hung người dân xã Đại Thắng (Tiên Lãng- Hải Phòng) xung quanh chuyện đất đai.

Chữ liêm sỉ ở đây, liệu chỉ cần được giáo dục bằng ...rút kinh nghiệm nội bộ, phê và tự phê như thường thấy. Hay cần có các biện pháp xử lý bằng luật pháp nghiêm khắc, mang tính răn đe?

Chợt nhớ bài thơ Đất nước những năm tháng thật buồn.

Như một tiếng kêu bi thương!

Kỳ Duyên

==================

Liêm sỉ, theo Hán Việt từ điển giản yếu (Đào Duy Anh- NXB Văn hóa- Thông tin, 2005) là "liêm khiết, biết điều sỉ nhục", là bản tính trong sạch quyết không làm điều phải xấu hổ. Còn theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng (Như Ý- NXB Giáo dục), liêmsỉ là bản chất trong sạch, ko vướng vào điều tủi hổ.

Đương nhiên, đối ngược với liêm sỉ là vô liêm sỉ, là con người ta làm những điều đáng hổ thẹn, nhưng không hề hổ thẹn. Nói theo cách nói của giáo dục, là mất nhân cách, không coi trọng danh dự, không biết hổ thẹn là gì.

Lần trước, có một ông bàn về "Lễ", phát biểu rằng thì là: "Lễ" là đặc sản của Tàu! Bỏ! Người thì bảo "Lễ rất cần thiết! Giữ lại!". Nhưng rút cục "Lễ" là cái "khỉ gió" gì thì...Hổng bít lun!

Hệ wả của cái "hồng bít lun" ấy là chẳng còn thấy

trường nào trương cái slogan "Tiên học Lễ , hậu học Văn" nữa!. Bây giờ lại bàn đến "Liêm sỉ" với dẫn chứng của ông Đào Duy Anh - đã dẫn.

Loanh quanh một hồi "mồm bò, chẳng phải mồm bò. Nhưng lại là mồm bò" . "Liêm sỉ" cuối cùng cũng chỉ là một khái niệm ....huyền bí! Híc! Đúng là bùn wá!

Này! Nghe Lão Gàn nói đây: "Liêm" là sự tự giới hạn, "Sỉ" là sự tự thấy cao quý.

Tử viết: «Mặc áo dài bằng vải cũ rách, đứng chung với những người mặc áo lông hồ, lông hạc mà chẳng hổ thẹn, đó là trò Do chứ!»

Không hiểu thì ra trang web khác mà phản biện chê bai Lão Gàn nhá!
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cải cách là điều bắt buộc

Tác giả: Trâm Anh (theo foreignaffairs)

TUANVIETNAM.NET

Bài đã được xuất bản.: 26/04/2013 02:00 GMT+7

Cải cách không còn là một lựa chọn nữa, mà là sự bắt buộc. Quan điểm, quy mô và mức độ cải cách cuối cùng vẫn phụ thuộc vào việc dàn lãnh đạo có thể thể hiện được phần nào ý chí và sự nhạy bén về thời điểm.

Dàn lãnh đạo Bắc Kinh cải cách kinh tế thế nào?

Nhiều cuộc cải cách của Trung Quốc trong những năm 90 của thế kỷ trước sẽ khó khả thi nếu không có một số nhà lãnh đạo cương quyết, không chỉ đánh giá chính xác những khuyết tật của nền kinh tế mà còn có ý chí chính trị thực hiện những hành động mạnh mẽ. Đơn cử, Chu Dung Cơ từng được biết đến đã khiển trách gay gắt các quan chức địa phương vì những sai phạm và thiếu hiệu quả của họ - và phong cách giải quyết vấn đề của ông được ủng hộ bởi nhiều quan chức ở Bắc Kinh.

Rõ ràng Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường khác với những người tiền nhiệm trong cả phong cách và giọng điệu. Nhưng chương trình và diễn văn của 2 ông cho thấy, ít nhất họ đã chẩn đoán chính xác nhiều căn bệnh đang bao vây nền kinh tế. Và, ít nhất trên giấy tờ, họ đã kê đơn nhiều giải pháp phù hợp.

Tháng 3, Lý khắc Cường đã nhắc lại từ "cải cách" tới cả chục lần trong buổi họp báo đầu tiên trên cương vị thủ tướng.

Nhưng biến lời nói thành hành động tin tưởng sẽ khó khăn hơn nhiều. Dàn lãnh đạo mới của Trung Quốc lên nắm quyền trong bối cảnh phải thừa kế một mô hình kinh tế đang xì hơi, bị suy yếu bởi sự kết hợp giữa dân số già và sức tiêu thụ kém ở các nước phát triển. Trong khi đó, nhiều công ty Trung Quốc, đặc biệt trong khu vực nhà nước, vẫn thiếu sức cạnh tranh và có thể gặp phải những khó khăn tài chính nghiêm trọng nếu các khoản trợ cấp nhà nước, bao gồm về năng lượng và đất đai, bị rút lại.

Posted Image

Ngoài ra, cũng cần phải xem xét tại sao nhóm đãnh đạo vừa qua dường như lại bỏ qua những chứng bệnh mang tính cơ cấu trong nền kinh tế. Mặc dù có sự thừa nhận, trong phát biểu của cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo, nền kinh tế "đang mất cân bằng, thiếu sự phối hợp, ổn định và bền vững", những nhà lãnh đạo cũ lại vẫn tin tưởng vào lý thuyết Trung Quốc có thể vẫn phản triển bất chấp những vấn đề cấp bách. Trên thực tế, tăng trưởng trong những năm 2000 đã ấn tượng đến mức giới lãnh đạo dưới thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã đánh giá rằng nó có thể đủ khả năng tiến hành những cải cách của nhiều thập niên trước.

Nhưng cho dù kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng mau lẹ trong suốt thập niên đầu của thế kỷ 21 - chủ yếu nhờ vào đầu tư và xuất khẩu - nó vẫn chưa đủ mạnh theo một nghĩa căn bản. Nó vẫn dễ bị tổn thương trước những gián đoạn của nhu cầu thế giới bởi sức tiêu thụ trong nước của Trung Quốc quá thấp, và nó phản ảnh những sự mất bình đẳng và thiếu cân bằng mới. Cái giá của mô hình tăng trưởng dựa vào vốn và xuất khẩu đã lộ rõ và đáng ngạc nhiên đến mức chúng không thể bị bỏ qua hay xem nhẹ. Đơn cử, những ước tính gần đây cho thấy chi phí môi trường cho tăng trưởng của Trung Quốc là ít nhất 230 tỷ USD, tương đương khoảng 3,5 % GDP trong năm 2010.

Và rõ ràng Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đều thừa hiểu, và thậm chí thừa nhận, cải cách không còn là một lựa chọn nữa, mà là sự bắt buộc. Quan điểm, quy mô và mức độ cải cách cuối cùng vẫn phụ thuộc vào việc dàn lãnh đạo mới có thể thể hiện được phần nào ý chí và sự nhạy bén về thời điểm giống như các quyết định tham vọng của những năm 1990 hay không.

Dấu hiệu cải cách?

Đâu là những dấu hiệu cải cách kinh tế thực sự? Có một số dấu hiệu đáng theo dõi trong một năm rưỡi tới. Dấu hiệu đầu tiên là mức độ Bắc Kinh giảm vai trò của nhà nước trong nền kinh tế bằng cách phân cấp quản lý tài chính và ngân sách cho chính quyền địa phương. Các bước đi theo hướng này sẽ bao gồm việc trao quyền nhất phê chuẩn các dự án cơ sở hạ tầng cho các chính quyền địa phương, hạn chế những thủ tục hành chính không cần thiết và nghiêm cấm những loại phí đặc biệt theo quy định của các chính quyền địa phương.

Một số hình thức phân cấp cũng có thể xảy ra trên lĩnh vực tài chính. Nhiều tỉnh đã bị co hẹp ngân sách tài chính từ những năm 1994, khi một cuộc cải cách thuế lớn đã tái điều chỉnh tiền thuế về chính quyền trung ương. Chính quyền địa phương hiện dựa vào phân bổ từ chính quyền trung ương để lấp đầy ngân sách. Khi những khoản cấp này không đủ, như vẫn thường xảy ra, họ thường tính chuyện bán đất cho các nhà phát triển và bán trái phiếu lấy tiền đầu tư qua các kênh cho vay không minh bạch để đảm bảo số doanh thu họ cần. Do Trung Quốc thiếu một thị trường trái phiếu thành phố lành mạnh hay một cơ sở thuế địa phương độc lập mạnh, nên dễ khiến hệ thống tài chính địa phương bị hỗn loạn - tạo động cơ bán đất để phát triển nhà - đã tạo ra một thị trường bất động sản quá nóng.

Một lĩnh vực cần cải cách nữa là giá năng lượng. Trong suốt quá trình bùng nổ kinh tế ở Trung Quốc, Bắc Kinh đã duy trì giá năng lượng dưới mức bình thường, bởi năng lượng là nguồn đầu vào có tính chất quyết định trong mô hình tăng trưởng tiêu tốn nhiều nguồn vốn. Cũng giống như với nỗ lo lạm phát leo thang dai dẳng, chính phủ đã thường can thiệp để đảm bảo giá điện và than, bên cạnh nhiều tài nguyên năng lượng khác, ở mức ổn định. Nhưng các công ty đã trở thành cỗ máy ngốn năng lượng và hủy hoại môi trường. Nâng giá năng lượng phản ánh đúng giá thực sẽ buộc các doanh nghiệp Trung Quốc phải cải thiện hiệu quả và tìm kiếm các giải pháp sản xuất sạch hơn.

Lĩnh vực thứ ba đáng quan sát là hệ thống phúc lợi xã hội, đặc biệt là y tế và lương hưu. Bắt đầu với các cải cách năm 2009, hệ thống y tế thiếu thống nhất của Trung Quốc đã dần được thay đổi và sẽ bước vào giai đoạn mới dưới thời chính phủ mới. Tương tự, hệ thống lương hưu bất cập và không thỏa đáng cũng cần vượt qua giai đoạn hiện nay. Cả hai cải cách sẽ đều cần thiết nếu Bắc Kinh muốn giải quyết vấn đề xã hội già hóa và thúc đẩy tiêu thụ bằng cách hạ mức tiết kiệm phòng ngừa.

Sẽ không thể có bất kỳ chương trình cải cách kinh tế nào hoàn thành nhanh chóng và không có trở lực. Cải cách, theo định nghĩa, sẽ sắp xếp lại sân chơi của những lợi ích chính trị và kinh tế lớn. Bắc Kinh cần thực hiện theo đúng tôn chỉ của tân thủ tướng Lý Khắc Cường: "Sẽ là vô nghĩa lý nếu chỉ gào thét kêu gọi cải cách cho tới khi khàn tiếng. Hãy hành động vì những đổi mới thực sự".

=================

"Người bệnh thì cần phải chữa". Đúng quá! Cứ gọi là từ đúng trở lên!Posted Image

Những chữa như thế nào thì còn lắm chuyện bàn. Việt Nam có câu thành ngữ "Lợn lành chữa thành lợn què". Cái nay cũng có thể đúng 50%Posted Image.

Để nghiệm xem sao! Sang năm biết liền!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cát Tiên “giàu” hay “nghèo”?

Thứ Hai, 29/04/2013 23:13

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A cũng như khảo sát của Bộ NN-PTNT cho rằng khu vực thực hiện 2 dự án này là rừng nghèo với giá trị đa dạng sinh học không cao.

Vì thế, nếu “cắt” 370 ha rừng, gồm 1 phần Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên và rừng phòng hộ đầu nguồn Nam Cát Tiên cũng không gây tác động lớn. Tuy nhiên, theo TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, đó là những nhận định thiếu hiểu biết về kiến thức bảo tồn.

Từ ngày 8 đến 13-7-2011, đoàn khảo sát của Viện Sinh học nhiệt đới TPHCM do TS Vũ Ngọc Long (khi đó là viện phó Viện Sinh học nhiệt đới) cùng các chuyên gia về đa dạng sinh học của viện phối hợp cùng Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên đã khảo sát, đánh giá nhanh hiện trạng, tài nguyên rừng khu vực dự kiến xây dựng 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Đoàn đã ghi nhận khá nhiều các loài chim thường thấy và quý hiếm, khoảng 98 loài chim thuộc 25 họ, 13 bộ trên cả hai khu vực dự kiến xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Hệ thực vật trong khu vực này là nhóm thực vật bậc cao có mạch phát triển bình thường trong điều kiện tự nhiên thuộc về ngành lá thông, thông đất, dương xỉ, ngành thông và ngành hạt kín. Đây là hệ thực vật cổ nhiệt đới, dưới xứ Ấn Độ - Mã Lai, miền Mã Lai, có mối quan hệ gần gũi với hệ thực vật của hệ thực vật Nam Lào, Campuchia, Thái Lan hay Malezi ở phía Nam. Dưới đây là những động, thực vật quý được TS Vũ Ngọc Long ghi lại tại khu vực dự kiến xây dựng 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.

Posted Image

Voọc chà vá chân đen, nằm trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN

Posted Image

Mẫu hoa trà mới với những khác biệt về hình thái của bộ nhụy và kiểu di truyền, tạm gọi theo tên người phát hiện - TS Vũ Ngọc Long - là Camellia longii

Posted Image

Lan Orchidantha Vietnamica là loài lan quý hiếm, mang tính đặc hữu của Việt Nam và có giá trị cao về đa dạng sinh học

Posted Image

Còn rất nhiều cây gỗ đường kính thân lớn, có giá trị

Posted Image

Những cánh rừng già này sẽ vĩnh viễn biến mất không có cách gì tái tạo được nếu xây dựng 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A

Posted Image

Kiểm lâm VQG Cát Tiên đang ghi nhận một loài cây họ gừng quý hiếm trong khu vực dự kiến xây dựng 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A

7 ý kiến

Dờ Khốt

12Posted Image30/04/2013 00:01

Tại sao tôi phải đánh giá một sự việc chính xác mà qua đó nó lại ảnh hưởng xấu đến túi tiền của tôi chứ? Dễ hiểu quá mà! Tất tần tật mọi thứ không phải túi tiền của tôi đều nghèo nàn hết, kể cả sự hiểu biết của chuyên gia. Chỉ có túi tiền của tôi là giàu có đáng được chăn sóc và phát triển thôi.

Tống Phước Minh

0Posted Image30/04/2013 06:07

Tôi đã từng đến Nam Cát Tiên, đó là một khu rừng rất đẹp, rất có giá trị về mọi mặt. Chúng ta đã có quá nhiều bài học về thủy điện rồi. Xin hãy để Nam Cát Tiên yên, hãy giữ lại cho con cháu chúng ta!

Hoàng Thiên

0Posted Image

30/04/2013 06:27

Người người đang ngày đêm trồng rừng, còn ở đây nghèo là cho chết luôn.

tề thiên

1Posted Image30/04/2013 06:52

Thế mới biết sức mạnh của đồng tiền. Tề thiên tôi 72 phép thần thông cũng chào thua thôi.

Nguyễn Duy Phi

1Posted Image

30/04/2013 07:33

Phải mất cả triệu năm để có được rừng Cát Tiên,không thể để cái lợi ích trước mắt của một số người hủy hoại khối đa dạng sinh học vô giá của Cát Tiên được!

DongNai6-6A

0Posted Image30/04/2013 07:36

Rất mong Quốc hội và TT Chính phủ có tiếng nói chung để loại bỏ dự án thủy điện DN6-6a đầy tai tiếng này. Được biết phía chủ đầu tư đang dụng chiêu "khổ nhục kế" để Chính phủ ra tay cứu vớt dự án này, bởi hầu như các dự... ớn khác của tập đoàn này đang te tua con cua đá hết rồi.

Mẹ lắm mồm

0Posted Image

30/04/2013 08:19

Cứ theo cái cách đánh giá và khảo sát của BNN-PTNT thì rừng ở Việt nam sẽ trở thành " rừng nghèo" hết. Mà nếu là rừng nghèo thật thì phải gìn giữ, bảo tồn , chăm sóc để nó phát triển thành rừng giàu chứ. Chặt phá đi rồi biết đến bao giờ mới trồng lại được những cánh rừng như thế.

Hoàng

0Posted Image

30/04/2013 08:42

Chi phí cho DA quá lớn rồi, DN đang nợ nần chồng chất. Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học xin hãy xếp sau.

======================

Thế đấy! Xem biết vậy! Lão Gàn mới dọn nhà về khúc quanh ở hlưu sông Đồng Nai. Bởi vậy "có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan". Nhưng chẳng biết kêu ai. nên hàng ngày thắp nhang lạy Ông Địa phù hộ cho: Đừng có cái Thủy điện nào xây trên dòng sông này nữa. Nếu không sinh khí cạn kiệt, te tua hết thi khổ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lịch sử và... trò bốc thăm may rủi

Tác giả: TS Dương Xuân Thành

Bài đã được xuất bản.: 18/04/2013 02:00 GMT+7

Vì sao trò chơi may rủi này lại diễn ra trong một sự kiện tầm cỡ quốc gia và ở một Bộ chức năng vốn toàn những GS, TS?

Trong bóng đá việc bốc thăm chia bảng hoặc phân các cặp đấu luôn gắn với cụm từ "lá thăm may rủi", chính vì thế mới xuất hiện "bảng đấu tử thần" gồm toàn đội mạnh.

May cho ai và rủi cho ai?

Nước ta vừa qua cũng có một cuộc "bốc thăm" làm dậy sóng dư luận cả nước, nó khiến cho nhiều con trẻ sung sướng đến mức xé cả tài liệu học và cũng khiến cho nhiều người lớn giật mình.

Ông Trần Văn Nghĩa, Cục phó Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết: Các môn thi tốt nghiệp hoàn toàn được bốc thăm xác xuất, không có sự can thiệp nào trong này, do vậy năm nay không có môn Lịch sử trong danh sách thi cũng là bình thường". [1]

Bốc thăm bao giờ cũng "may" cho người này và "rủi" cho người kia. Trong cuộc bốc thăm của Bộ GD&ĐT "may" cho ai và "rủi" cho ai?

May cho kỳ thi sẽ không có hàng ngàn điểm 0 môn Sử.

May vì chất lượng GD đã được nâng cao, vì kết quả thi sẽ khả quan hơn năm trước.

May vì học trò sẽ không phải thi một môn học thuộc lòng.

.............

Rủi: Chẳng rủi cho ai cả, mọi sự đều an toàn trong tầm kiểm soát.

Vấn đề là vì sao trò chơi may rủi này lại diễn ra trong một sự kiện tầm cỡ quốc gia và ở một Bộ chức năng vốn toàn những GS, TS?

Nền văn hiến Việt Nam trải qua hàng nghìn năm, để tồn tại và phát triển trước dã tâm xâm lược, đồng hóa của kẻ thù, tổ tiên ta luôn chú ý đến lịch sử. Có thể nói các lĩnh vực mà cha ông ta quan tâm nhất là văn học, lịch sử, y học, địa lý và pháp luật.

Những công trình khoa học tồn tại đến ngày nay đã minh chứng điều đó. Riêng trong lĩnh vực lịch sử có thể liệt kê các công trình đồ sộ như Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam quốc sử diễn ca, Sử ký Đại Nam Việt quốc triều v.v... Có thể tự hào một cách chính đáng rằng lịch sử đất nước và con người Việt Nam là một trong những trang hào hùng nhất của lịch sử nhân loại.

Trong chiến tranh chắc chắn không có vị tướng nào trước trận đánh mang tính sống còn của dân tộc lại dùng hình thức bốc thăm để chọn đội hình chiến đấu? Có lẽ ai đó cho rằng mặt trận GD không liên quan đến sự tồn vong của dân tộc, nhất là môn học Lịch sử nên có bốc thăm may rủi cũng chẳng sao?

Nhiều học giả đã đề cập đến vai trò và ý thức trong việc dạy và học môn Lịch sử, vì là người "ngoại đạo" nên xin không dám lạm bàn. Có điều những vương vấn trong lòng không thể giữ yên nên mạnh dạn nêu vài câu hỏi, rất mong nhận được những lời giải thích.

Việc bốc thăm chọn sáu môn thi tốt nghiệp được Bộ GD&ĐT tiến hành như thế nào? Bốc thăm cả sáu môn hay cố định một số môn và bốc thăm số còn lại? Nếu bốc thăm cả sáu môn mà môn Toán hoặc Văn không trúng thì Bộ sẽ làm gì? Nếu chọn cố định một số môn thì những môn đưa ra bốc thăm là những môn nào?

Có thể phỏng đoán hai môn Văn và Toán sẽ không được Bộ đưa vào trò chơi may rủi này. Vấn đề hiển nhiên là trong số các môn bốc thăm có môn Sử, vậy tại sao lại đưa môn Sử vào bốc thăm? Rõ ràng là ở đây hàm chứa một sự thật, rằng người ta rất ngại đưa môn Sử vào thi tốt nghiệp nhưng lại càng ngại hơn khi quyết định không đưa vào thi.

Để khỏi phải giải trình "vòng vo tam quốc" trước dư luận xã hội, trước hội đồng nọ, hội đồng kia, cách tốt nhất là đổ cho "ông giời" thông qua trò bốc thăm may rủi.

Posted Image

Xé đề cương môn học, vứt trắng xóa sân trường. Ảnh cắt từ clip

Lỗi tại ai?

Có một câu nói nhiều người biết: Nếu một dân tộc không dám chiến đấu, dân tộc đó xứng đáng làm nô lệ". Dám chiến đấu là một chuyện, biết chiến đấu lại là chuyện khác. Biết chiến đấu chỉ khi lòng quyết tâm cao độ kết hợp nhuần nhuyễn với kinh nghiệm tích lũy trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

Người viết đã nêu cho nhiều lớp sinh viên câu hỏi: "Việt Nam có chung biên giới với những nước nào?". Câu trả lời luôn là: Trung Quốc, Lào, Campuchia. Khi hỏi tiếp: "Việt Nam có chung biên giới với Thái lan, Philipines không?", hầu hết sinh viên lắc đầu! Họ đâu có biết ngày 9/8/1997 tại Băng Cốc, Việt Nam và Thái Lan đã ký hiệp định phân chia biên giới trên biển giữa hai nước trong vịnh Thái Lan.

Việc bốc thăm dẫn tới bỏ thi Lịch sử đúng là không cần ngôn từ, chỉ cần thò tay vào bốc. Chỉ có điều việc làm này không phải là thêm cánh hồng trên "cốc nước GD" đã đầy tràn, nó không góp phần làm đẹp thêm cho bức tranh vốn rất nhiều mảng tối.

Sinh viên ĐH không biết nước mình có chung biên giới với những nước nào là lỗi của ai? Lỗi không phải của lớp trẻ, lỗi là của người lớn mà đặc biệt là lỗi của các thầy, cô giáo dạy Địa lý, Lịch sử đã không dạy cho lớp trẻ điều đó. Tất nhiên các thầy, cô giáo có quyền phản biện rằng: SGK không nói điều đó (?) hoặc ở tầm cao hơn người ta xem Lịch sử chỉ là môn thi may rủi nên khó có điều kiện đòi hỏi tập trung trí tuệ...

Hồi còn là sinh viên người viết được dạy rằng: Triết học là khoa học của các khoa học. Sau này lại được biết thêm câu nói của Hegel: Lịch sử và triết học là hai hình thái tương đương. Xem nhẹ Lịch sử không chỉ là xem nhẹ một lĩnh vực khoa học hàng đầu mà còn trực tiếp tạo nên những nhận thức lệch lạc về chủ quyền quốc gia, về truyền thống dân tộc.

Có một chuyện ngắn rất thâm thúy, rằng tại viện hàn lâm khoa học nọ, người ta tiến hành bầu viện sĩ mới. Nguyên tắc của cuộc bầu là không dùng lời nói và chữ viết. Vị viện trưởng đặt trước mặt ứng viên một chiếc cốc và rót nước đầy đến miệng, ý nói viện chúng tôi đã đầy đủ các nhân tài rồi. Ứng viên đứng dậy ngắt một cánh hồng trong lọ hoa và đặt trên miệng cốc, ý rằng thêm một cánh hồng không làm nước tràn ra mà chỉ làm đẹp thêm cho cốc nước. Người đó được chấp nhận làm viện sĩ chính thức của viện.

Việc bốc thăm dẫn tới bỏ thi Lịch sử đúng là không cần ngôn từ, chỉ cần thò tay vào bốc. Chỉ có điều việc làm này không phải là thêm cánh hồng trên "cốc nước GD" đã đầy tràn, nó không góp phần làm đẹp thêm cho bức tranh vốn rất nhiều mảng tối. Động tác "bốc thăm" chỉ là giọt nước tràn ly, phải chăng nó cho thấy thói quen dùng tay vào việc cầm... hơn là dùng đầu? Dù thế nào chăng nữa nó cũng thể hiện sự bất lực trong tư duy quản lý ở tầm vĩ mô.

Người viết hoàn toàn đồng cảm với suy nghĩ của nhà giáo Trần Trung Hiếu, giáo viên Lịch sử Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Vinh, Nghệ An) [1]: Môn Sử phải được cho vào môn thi tốt nghiệp, ở đây Bộ không đánh giá đúng vị trí, vai trò của môn Sử, ý thức tự tôn dân tộc trong thời điểm này là khá cần thiết. Nếu không thi, học sinh không học sẽ dẫn đến hệ quả ý thức, tinh thần dân tộc đối với vận mệnh chủ quyền càng phai nhạt.

"Ăn no lại nằm" vốn là lời trong một câu ca dao, nó phản ánh một thói quen của con người là không thích lao động vất vả. Với học sinh, nếu không có các biện pháp GD bắt buộc sẽ ít người thích học, chính vì thế những môn học liên quan đến lịch sử dân tộc, đến chủ quyền biên giới quốc gia cần phải được đặc biệt chú ý. Với tinh thần đó người viết xin nêu một đề xuất:

Từ năm 2014, bốn môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông phải là: Toán, Văn, Lịch sử, Địa lý. Các môn còn lại được lựa chọn tùy thuộc vào tình hình cụ thể nhưng tuyệt đối không phải bằng hình thức bốc thăm.

Vừa qua Bộ GD&ĐT đã có phản ứng tích cực trước các ý kiến về chuyện "điểm sàn" trong kỳ thi tuyển sinh CĐ-ĐH năm nay. Hy vọng Bộ sẽ lắng nghe thêm các ý kiến về chuyện "bốc thăm" để tình trạng đáng buồn này sẽ không tái diễn.

-----

[1] http://giaoduc.net.v...on-Su/287114.gd

==========================

Nền văn hiến Việt Nam trải qua hàng nghìn năm, để tồn tại và phát triển trước dã tâm xâm lược, đồng hóa của kẻ thù, tổ tiên ta luôn chú ý đến lịch sử.

Chỉ riêng với giáo dục và môn Sử, người ta nói rất nhiều khia cạnh; người ta phân tích đủ mọi thứ, người ta nói đến sự vô cảm và chỉ trích, như một cách thể hiện những gỉa trị đạo đức; người ta nói đến dấn thân như một cách mô tả lòng dũng cảm và tính trách nhiệm...vv...Nhưng chưa một ai nói đến Việt sử 5000 năm văn hiến.

Hôm nay mới thấy một câu phong long này. Nhưng cũng chmé mé thôi: "Nền văn hiến Việt Nam trải qua hàng nghìn năm".

Tiếc thay! Một bài viết đến cập đến chính ngay môn lịch sử; xác định tầm quan trong của Việt sử trong nền giáo dục Việt; thể hiện tâm huyết của người viết với nền sử học nước nhà. Nhưng cũng không hề nhắc đến cội nguồn Việt sử gần 5000 năm văn hiến!

"Mấy ngàn năm" là "mấy ngàn năm" chứ nhỉ? Cội nguồn Việt sử mơ hồ như thế sao?

Bởi vậy! Ngay cả bài viết thể hiện tâm huyết của tác givới Việt sử mà còn mơ hồ. Vậy làm sao mà chấn hưng giáo dục?

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa VN:

Ai bảo Hà Nội chưa có bản quy hoạch khảo cổ?

Cập nhật lúc 08:16, 28/04/2013

http://baodatviet.vn...hao-co-2346104/

(ĐVO) - Không thể lấy lý do phát triển đô thị, chống ùn tắc mà làm cầu bằng sắt hay bê tông được. Nếu làm cái cầu đó thì chắc chắn không những phạm luật mà còn xâm hại nghiêm trọng tới di tích, vì vậy cần tìm ra một phương án hạn chế tối đa giảm bớt tác động tới di tích-PGS.TS. Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa VN khẳng định.

PV:- Thưa ông, hiện nay thường xảy ra tình trạng, những công trình kinh tế, giao thông... động chạm tới di sản, mà nếu không có tiếng nói tâm huyết và quyết liệu của những nhà chuyên môn thì di sản luôn phải chịu lép vế. Từng là Cục trưởng Cục Di sản Việt Nam, liệu ông có thể lý giải sự mâu thuẫn đó như thế nào? Và tại sao người ta thường lấy cái cớ phát triển để nhiều khi xâm phạm nghiêm trọng tới di sản?

PGS.TS Đặng Văn Bài: - Điều đó đang phản ánh một thực trạng về văn hóa phản biện xã hội hiện nay của chúng ta yếu. Người hoạch định chính sách, người có quyền quyết định phải có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của những người có tâm huyết đấy là xu thế phát triển văn hóa hòa bình. Lắng nghe, tìm sự đồng thuận tương đối trong mọi khía cạnh đặc biệt là vấn đề quốc kế, dân sinh.

Posted Image

PGS.TS. Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa VN

Hiện nay, các nhà khoa học nói cứ nói mỏi mồm, cơ quan chức năng có quyền thì họ vẫn quyết. Có phản biện nếu làm cái cầu đó thì chắc chắn không những phạm luật mà còn xâm hại nghiêm trọng tới di tích, vì vậy cần tìm ra một phương án hạn chế tối đa giảm bớt tác động tới di tích.n nhưng thực sự họ có muốn nghe không?

Ví dụ, như di tích đàn Xã Tắc. Tại sao, GS. Phan Huy Lê, một giáo sư có uy tín hàng đầu đã lên tiếng kêu gọi thành phố phải tôn trọng luật, phải hạn chế tối đa tác động, hạn chế ảnh hưởng tới di sản đồng thời cũng gợi ý phương án quy hoạch khả thi hơn nhưng thành phố vẫng không lắng nghe?

GS. Lê cũng khẳng định, quan điểm của mình là không được làm cầu bẳng bê tông để giảm bớt thiệt hại nhất, mà Hà Nội vẫn không lắng nghe?

Cứ cho, phương án hiện nay là phương án khả thi nhất, vậy tại sao Hà Nội không công khai phương án đó lên, đã nghiên cứu thế nào, đã tiếp thu thế bao nhiêu ý kiện, đã chọn lọc các phương án ra sao?

Không thể lấy lý do phát triển đô thị, chống ùn tắc mà làm cầu bằng sắt hay bê tông được. Cần phải có giải pháp hài hòa, thống nhất, đồng bộ.

PV:- Cụ thể với di tích đàn Xã Tắc, các giáo sư, nhà khoa học đầu ngành đều lên tiếng cho rằng, đảo giao thông hiện nay không phải là chỉ giới vùng lõi khu di tích đàn Xã Tắc. Nếu xây cầu vượt đi qua đàn Xã Tắc tức là vi phạm luật Di sản hết sức nghiêm trọng, buộc phải đình chỉ thi công. Như vậy, tất cả các ý kiến của chuyên gia, nhà khảo cổ, sử học đều khẳng định nếu xây dựng cầu vượt qua Đàn Xã Tắc tức là vi phạm luật Di sản. Ông nhìn nhận vấn đề này thế nào?

PGS.TS Đặng Văn Bài: -Tôi ủng hộ quan điểm của GS Phan Huy Lê, nếu làm cái cầu đó thì chắc chắn không những phạm luật mà còn xâm hại nghiêm trọng tới di tích, vì vậy cần tìm ra một phương án hạn chế tối đa giảm bớt tác động tới di tích.

Nếu Hà Nội không ủng hộ phương án của GS Lê, thì Hà Nội hãy lên tiếng trả lời các nhà khoa học tại sao lại không làm như vậy?

Cho đến nay chưa ai khẳng định đã xác định được lõi của đàn Xã Tắc, nhưng tôi khẳng định di tích hiện nay chính là dấu tích của đàn Xã Tắc. Đảo giao thông hiện tại cũng chính là điểm nhớ để con cháu sau này không quên đó là di tích đàn Xã Tắc.

PV:- Hà Nội đã có bản “Quy hoạch nghiên cứu khảo cổ học” do cố GS Trần Quốc Vượng, GS Hà Văn Tấn, GS Phan Huy Lê... xây dựng đã được phê duyệt. Ông có thể nói rõ hơn về những điểm chính trong quy hoạch nghiên cứu khảo cổ này, đâu là những vùng di tích đặc biệt quan trọng không được xâm phạm? Đàn Xã Tắc được nhắc tới như thế nào trong "Quy hoạch nghiên cứu khảo cổ học" này?

PGS.TS Đặng Văn Bài:- Bản "Quy hoạch nghiên cứu khảo cổ học" được trình lên và phê duyệt từ năm 2010, nhưng Hà Nội đã không thực hiện và triển khai nó một cách tích cực.

Posted Image

Bản đồ khoanh vùng các hố di tích đàn Xã Tắc chồng lên bản đồ thiết kế dự án cầu vượt ngã 5 Ô Chợ Dừa của ban QLDATĐ trình Cục di sản doTS Sử học Nguyễn Hồng Kiên cung cấp. Các hình vẽ màu vàng là các hố khai quật (vùng lõi của di tích đã được phát lộ), hai điểm màu đỏ là mố cầu bê tông sắp xây dựng. Bản quy hoạch khảo cổ đó các nhà khoa học có chỉ rõ và khoanh vùng những khu vực nào cần phải bảo vệ, đồng thời cũng phân công rõ ràng từng cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ, bảo tồn khu vực đó.

Bản Quy hoạch khảo cổ là đề xuất những khu vực cần được nghiên cứu trước, tuy duy của họ là vừa cho mọi người hiểu được về giá trị lịch sử Thăng Long ngàn năm văn hiến đồng thời cũng là đi trước một bước để cảnh báo những khu vực nhạy cảm cần được lưu giữ, cần được bảo vệ.

Bản Quy hoạch cũng chỉ rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị liên quan về việc chịu trách nhiệm bảo vệ, bảo tồn di tích tại khu vực mình quản lý.

Như thế không có nghĩa là nếu xây dựng mà động vào khảo cổ thì không được làm. Những nhà làm bảo tồn di tích không ai bắt tất cả chỉ có một nhiệm vụ là phải bảo tồn. Di sản bảo vệ là phải phục vụ nhu cầu đời sống hiện nay chứ không phải là bắt người sống hiện nay phải hi sinh. Nếu bị hi sinh thì chẳng có di sản nào được giữ cả.

Với đàn xã Tắc, tôi cũng cho rằng năm 2007 Hà Nội đã có ý thức bảo vệ nhưng bị động. Nếu Hà Nội chủ động đối chiếu các dự án quy hoạch với bản Quy hoạch khảo cổ đó thì sẽ không có tình trạng đào đâu đụng đấy, đào rồi đắp chiếu như hiện nay.

PV:- Nhiều người giữ những chức vụ lãnh đạo quan trọng ở thành phố điềm nhiên tuyên bố: ở Hà Nội, làm gì cũng động tới di tích, chẳng lẽ lại không làm gì. Đến khi các nhà khoa học lên tiếng thì nói, hãy tìm đến bộ phận tiếp dân của thành phố. Cũng từng giữ vị trí lãnh đạo, quan điểm của ông với những phát ngôn trên như thế này?

PGS.TS Đặng Văn Bài: - Tức là ở đây đã không có sự thống nhất liên ngành, các cơ quan quản lý không biết lắng nghe, không chịu lắng nghe việc ai người đó làm. Nếu dự án đường vành đai 1 được đưa ra từ 5 năm trước, tại sao Hà Nội không thực hiện đối chiếu với bản Quy hoạch khảo cổ đó, tại sao không cho các nhà nghiên cứu khảo cổ thám sát trước để dẫn đến tình trạng thi công phải tạm dừng, dừng rồi lại đào lên gây ra nhiều tranh cãi.

Đó là cách thức quản lý không chuyên nghiệp, nó mang tính chắp vá, chỉ giỏi giải quyết tình thế chứ không mang tính chiến lược.

PV:- Tư duy lãnh đạo này có liên quan gì tới thực trạng cứ xây dựng phát hiện khảo cổ mới khoanh vùng nghiên cứu, gây mất mát rất lớn hay giữ lại được di sản rồi thì nhiều khi là “đắp chiếu” nằm đấy? Ông có đề xuất gì để giải quyết thực trạng này không, thưa ông?Posted Image

PGS.TS Đặng Văn Bài: - Vấn đề ở đây chính là tư duy của người lãnh đạo. Đòi hỏi người lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược, phải tiếp cận liên ngành, đa ngành, tôn trọng lẫn nhau.

Tại sao, từ năm 2007 đã tìm ra dấu tích của đàn Tế Xã Tắc, đã khoanh vùng bảo vệ mà các cơ quan quản lý nhà nước lại không khoanh vùng quy hoạch cả khu vực này để tìm ra phướng án giải quyết tổng thể.

Tìm thấy di tích để "đắp chiếu" rồi giờ lại moi lên thực hiện dự án này.

Việc giải quyết giao thông đô thị là cần thiết, vấn đề là các cơ quan nhà nước Thành phố Hà Nội, Sở Văn hóa, Sở giao thông... phải lắng nghe, tranh thủ cái ý kiến phản biện có trách nhiệm có tâm huyết với thủ đô, với Hà Nội. Dự án có thể tốn thêm một ít tiền nhưng sẽ nhận được sự đồng thuận từ dư luận. Nếu không có sự thăm dò, thám sát mà động vào di sản, phải dừng lại thì còn tốn kém hơn nhiều.

Đồng thời, là cơ quan quản lý nhà nước thì phải thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của mình phải đưa ra được quyết định, phải dám chịu trách nhiệm trước Chính phủ và lịch sử.

Hơn nữa trong tư liệu đã xác định tương đối chuẩn khu vực đó có di tích rồi, vậy thì phải đầu tư cho các nhà khoa học nghiên cứu 5-10 năm, nhưng ở đây lại quy hoạch theo kiểu chọc lỗ, không coi trọng di tích. Cứ kêu gọi các nhà khoa học nghiên cứu đi, nhưng cơ quan quản lý không quan tâm thì nghiên cứu thế nào.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Vũ (thực hiện)

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://baodatviet.vn...346322/?paged=1

Hà Nội không thể nhân danh kinh tế mà bỏ văn hóa

ĐBQH Đỗ Văn Đương:

Cập nhật lúc 06:07, 03/05/2013

(ĐVO) - "Vì TP.HCM biết coi trọng văn hóa nên đối với họ, nền văn hóa còn quan trọng hơn vấn đề phát triển kinh tế. Kinh tế không thể phát triển cao hơn nền văn hóa, lịch sử được. Không thể vì phát triển kinh tế mà vứt bỏ lịch sử, dẫm đạp lên tất cả".

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Đỗ Xuân Đương nêu quan điểm về dự án cầu vượt vượt lên trên đầu di tích Đàn Xã Tắc, Hà Nội đang gây nhiều tranh cãi mấy ngày qua. PV:- PGS-TS Nguyễn Trọng Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (Phó ban Chỉ đạo chương trình bảo tồn cảnh quan kiến trúc ở TP.HCM), cho biết, trong năm 2012, TP.HCM sẽ xây dựng xong quy định chung cho việc bảo tồn công trình kiến trúc cảnh quan. Từ quy định chung đó (dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2012) sẽ tiến tới xây dựng quy chế cụ thể về bảo tồn từng khu vực, từng đối tượng cho thích hợp. Theo ông, xuất phát từ đâu mà TP.HCM đặc biệt coi trọng việc bảo vệ di tích đến mức phải xây dựng cả quy định riêng cho vấn đề này?

ĐBQH Đỗ Văn Đương: - Căn cứ vào Luật di sản và đặc thù riêng của thành phố mà TP.HCM đã xây dựng quy định riêng cho vấn đề này.

Vì trong những quy định chung của luật bảo tồn di tích vẫn còn nhiều quy định chưa được đầy đủ, chưa phù hợp nên các địa phương tính toán, cân nhắc như vậy là hợp lý, thỏa đáng.

Posted Image

Ông Đỗ Văn Đương, đoàn ĐBQH TP.HCM.

Quan trọng hơn cả, đó là vì cảnh quan, vì TP.HCM đang hướng tới tương lai một thành phố hiện đại bậc nhất Đông Nam Á nên nhu cầu bảo tồn di tích được đặc biệt coi trọng và hết sức quan tậm.

TP.HCM muốn giữ lại không chỉ dấu tích lịch sử mà còn muốn giữ lại cả giá trị nền tảng văn hóa cho thế hệ trẻ tương lai học hỏi, khám phá, tìm hiểu về cội nguồn cha ông.

PV:- Đối với nhiều thành phố, khi giải quyết mâu thuẫn giữa việc bảo tồn kiến trúc cổ với việc phát triển công trình mới thì phần thiệt thòi luôn về phía kiến trúc cổ. Theo ông tại sao lại có chuyện đó?

ĐBQH Đỗ Văn Đương:- Các nước trên thế giới họ luôn nghiêng về việc bảo vệ, gìn giữ những kiến trúc cổ kính, lâu đời. Nếu quá coi trọng cái mới mà phá bỏ đi cái cũ, cái cổ kính thì sau này bộ mặt của thành phố chỉ toàn là cái mới, mà không còn cái hồn cốt của những di tích cũ.

Hơn nữa, cái quan trọng nhất ở đây là việc bảo tồn di tích không đơn giản chỉ là vấn đề bảo tồn lịch sử của các công trình trước đây mà nó còn là điểm nhấn, tạo cảnh quan thông thoáng cho thành phố. Vì thông thường, quỹ đất trong thành phố rất hạn chế, mà cứ xây dựng nhà cao tầng thì thành phố rất chật hẹp, ngột ngạt dẫn đến quá tải về giao thông, cơ sở hạ tầng, dân cư, môi trường.

Bảo vệ di tích thực tế cũng là vấn đề đã được tính toán nằm trong quy hoạch phát triển tổng thể của thành phố. Tư duy của TP.HCM là tư duy đúng và cần thiết.

PV:- Dường như trong những năm gần đây, bài toán kinh tế đang lấn lướt và giành quyền ưu tiên, ông có nghĩ thế không? Có mâu thuẫn không khi thành phố năng động như TP.HCM lại đặt bài toán kinh tế, phát triển xuống hàng thứ hai?

ĐBQH Đỗ Văn Đương: - Đúng. Nhưng di tích còn là cả một nền văn hóa.

Việc TP.HCM coi trọng việc bảo tồn di tích, coi đó là nhiệm vụ bảo vệ hàng đầu là vì TP.HCM biết coi trọng văn hóa. Đối với họ, nền văn hóa còn quan trọng hơn vấn đề phát triển kinh tế. Kinh tế không thể phát triển cao hơn nền văn hóa, lịch sử được. Không thể vì phát triển kinh tế mà vứt bỏ lịch sử, dẫm đạp lên tất cả.

Tôi cho rằng, trong trường hợp này TP.HCM đã tư duy đúng. Đó là lý do vì sao TP.HCM biết đặt bài toán kinh tế đứng sau bài toán phát triển, gìn giữ văn hóa.

PV:- Từ nhận thức như trên, ông nhận xét như thế nào về cách ứng xử của Hà Nội với di tích Đàn Xã Tắc mới đây? Tại sao lại có sự khác biệt lớn như vậy giữa Hà Nội và TP.HCM như vậy?

ĐBQH Đỗ Văn Đương: - Đó là do nhận thức, do tầm nhìn của lãnh đạo hai thành phố. Cần phải có phương án tính toán, kỹ lưỡng. Tư duy của TP.HCM là tư duy lâu dài. Ở các nước trên thế giới, người ta tư duy cách đây hàng trăm năm, thế hệ sau chỉ có phát triển, kế tiếp chứ không phải là bỏ hết tất cả những gì của thế hệ trước.

Posted Image

Nơi lưu dấu một phần Đàn Xã Tắc Nghĩa là, người lãnh đạo, người đứng đầu của thành phố phải là người có tầm nhìn.

Hà Nội, trước đây khi mở con đường Kim Liên các nhà khoa học đã tìm thấy di tích Đàn Xã Tắc, bây giờ thấy rồi lại xây cầu chồng lên nó thì hóa ra là phá bỏ di tích hay sao. Làm như thế cũng là một cách vô hiệu hóa di tích, khiến cho di tích không còn đúng với ý nghĩa lịch sử nữa.

Đàn Xã Tắc không chỉ là di tích lịch sử mà nó còn là cả một quá trình phát triển văn hóa. Đàn Xã Tắc xét về mặt tâm linh đó là một nơi tôn nghiêm, là nơi cầu trời mưa thuận gió hòa, một nơi như vậy mà tự nhiên xây một cây cầu vượt lên trên đầu thì cần phải xem xét lại. Không thể dẫm đạp lên đầu một nơi thờ tự tâm linh như thế.

Tôi cho rằng, Hà Nội nên giữ nguyên cả khoảng không gian dưới mặt đất cũng như trên không để bảo vệ di tích Đàn Xã Tắc.

PV:- Giả sử với trường hợp đàn Xã Tắc, TP.HCM sẽ ứng xử thế nào? Lấy lý do là vì mục đích phát triển đô thị, vì giải quyết ách tắc giao thông để phá bỏ một di tích theo ông có đúng không?

ĐBQH Đỗ Văn Đương: - TP.HCM không có Đàn Xã Tắc, nhưng tôi vẫn giữ quan điểm đối với di tích là phải giữ nguyên không gian theo quy định của Luật di sản. Phải đảm bảo không gian, cảnh quan.

Phải ưu tiên cho bảo tồn di tích, hết sức hạn chế xây dựng các dự án, các khu trung tâm phát triển kinh tế.

Ngay tại Hà Nội hiện nay, chính các khu di tích cổ đã tạo ra cảnh quan cho Hà Nội.

Phá bỏ di tích không phải là giải pháp khôn ngoan. Thủ đô mà chỉ thấy nhà cửa đường xá thì không phải thủ đô. Nhất là thủ đô Hà Nội là một thủ đô trung tâm chính trị, văn hóa thì di tích chính là một nét văn hóa cần phải lưu giữ và được quan tâm đặc biệt. Có như vậy mới thể hiện là một thành phố hiện đại có sự kế thừa của cái cũ, phát triển cái mới.

Đối với Đàn Xã Tắc, Hà Nội phải lựa chọn một trong hai, không thể bắt cá hai tay, vừa bảo tồn lại vừa muốn làm đường được. Dự án cầu vượt Đàn Xã Tắc, tôi cho rằng cần phải lấy ý kiến rộng rãi không thể để một nhóm người vì lợi ích cá nhân mà vin vào cớ phát triển, giải tỏa ách tắc để phá bỏ di tích.

Phải bảo vệ nghiêm ngặt, không cho bất cứ một công trình nào xâm hại đến nó, trèo lên đầu nó. Ít nhất là phải giữ nguyên được hiện trạng như hiện nay nếu không thể mở rộng thêm.

Làm đường không phải là giải pháp có tầm nhìn xa, đó chỉ là giải pháp tạm thời, chỉ giải quyết ách tắc được một nút giao thông nào đó. Cần phải có tính toán, tìm giải pháp khác.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Vũ (Thực hiện)

Ý kiến phản hồi:

Trần Thảo Dân

- gửi lúc 10:21 | 03-05-2013

Trước là Phú Thọ cũng ngại đền bù đã sẵn sàng chôn vùi di tích, nay lại tới Hanoi giẫm đạp lên "xã tắc" . Biết và đã được cảnh báo nhưng vẫn " chôn vùi" di tích ấy là " Tâm" ngại đền bù ấy là" tầm". Ôi ngày xưa ông cha ta sao mà anh minh thế, bây giờ lại lắn kẻ ngớ ngẩn vậy.Posted ImagePosted Image

ngan ha

- gửi lúc 10:11 | 03-05-2013

"Đó là do nhận thức, do tầm nhìn của lãnh đạo hai thành phố".

Bác Đương dám nói thẳng nói thật thế này thì đau quá Posted Imagenhưng hay quá! Mong sao lãnh đạo Hà Nội cũng có đọc Báo Đất Việt online. Mà có lẽ không có thì giờ .. đâu, còn bận trăm công nghìn việc cho dân, cho nước.

lamvien

- gửi lúc 09:55 | 03-05-2013

Văn hóa không theo kịp kinh tế thì người ta gọi đó là "trọc phú", còn kinh tế mà không theo kịp văn hóa thì người gọi đó là "chơi trèo". Tùy Hà Nội thích chọn kiểu nào thì chọn !Posted ImagePosted ImagePosted Image

vietha

- gửi lúc 09:30 | 03-05-2013

Làm gì cũng phải trên cơ sở ý nguyện của dân. Cái đường đắt nhất hành tinh này, xét về văn hoá, lại là con đường vô giá. Bỏ nó đi! Không đi lối nọ thì đi lối kia. Trong nội thành không nên xây gì thêm, vì nơi đây văn hoá quá đậm đặc. Phố cổ làm từ thời pháp có bao giờ tắc đường đâu, mặc dù dân số rất đông. Thời nay, cứ mở đường nào, đường đó lại tắc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

PGS.TS Tống Trung Tín:

"Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội bốn lần 'nói oan' cho Đàn Xã Tắc"

(GDVN) - "Ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội đã liên tục “đăng đàn” tuần qua và có nhiều phát biểu sai hoàn toàn về di tích đàn Xã Tắc...".

Trong những ngày gần đây, dư luận Hà Nội cũng như cả nước đang chú ý vào câu chuyện có nên hay không để quyết định xây cầu vượt qua Đàn Xã Tăc, và chuyện về những chứng cứ cho rằng ở bên dưới là một công trình, dấu vết của lịch sử là Đàn Xã Tắc vẫn còn của chế độ cũ.

Sau những phát biểu của ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, PGS.TS Tống Trung Tín - Viện trưởng Viện Khảo cổ học đã chia sẻ với Báo Giáo dục Việt nam về bốn điều sai.

"GS Trần Quốc Vượng đã nhắc nhở rằng, ở khu vực này có di tích Đàn Xã Tắc"

Cái sai thứ nhất: Vào ngày 26/4, ông Bùi Danh Liên phát biểu rằng “Liên quan tới vấn đề bảo tồn di tích này, tôi cho rằng các nhà sử học phải cảm ơn ngành giao thông vận tải vì khi họ làm con đường đó thì tình cờ phát hiện ra các dấu tích được cho rằng đó là đàn Xã Tắc”.

Về vấn đề này, PGS.TS Tống Trung Tín cho hay: Năm 2006, khi triển khai dự án làm đường qua khu vực đó thì chính quyền địa phương và các cơ quan làm công tác văn hóa, bảo tồn di tích đã lên tiếng yêu cầu tạm dừng lại để xem xét có ảnh hưởng tới di tích hay không? Những thông tin về di tích Đàn Xã Tắc có tại khu vực này được ghi vào tài liệu từ nhiều năm trước, nhưng chưa có điều kiện khai quật, chứ không phải là do ngành giao thông phát hiện ra.

PGS.TS Tống Trung Tín cũng cho biết thêm: “Thời điểm ấy, những nhà nghiên cứu như chúng tôi không biết họ làm con đường đó, nhưng cách đây mấy chục năm GS Trần Quốc Vượng cũng đã có nhắc nhở rằng, ở khu vực này có di tích đàn Xã Tắc. Và rất may trong hồ sơ của các cơ quan chuyên môn văn hóa, lịch sử của Hà Nội đã có hồ sơ về di tích này rồi, chỉ có điều là chưa có đủ điều kiện để khai quật, nghiên cứu chuyên sâu hơn thôi.

Posted Image

Ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội.Từ tháng 10-12/2006, cuộc thám sát và khai quật được tiến hành, đã tìm thấy một số dấu tích kiến trúc, di vật có niên đại vào khoảng thế kỷ XI-XVIII nằm bên trên các lớp văn hóa có niên đại khoảng 10 thế kỷ sau Công nguyên và lớp văn hóa Phùng Nguyên có niên đại khoảng 3500 năm so với thời điểm hiện tại. Mỗi loại hình di tích ở đây đều có ý nghĩa to lớn đối với việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa của Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là di tích đàn Xã Tắc.<br style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15.454545021057129px;">

UBND TP Hà Nội khi ấy đã tổ chức hai cuộc hội thảo về kết quả khai quật. Tại cuộc hội thảo dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Quốc Triệu (khi đó là Chủ tịch UBND TP Hà Nội) thì GS Phan Huy Lê – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, GS. Anh hùng lao động Vũ Khiêu – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và GS.TS Đỗ Hoài Nam – Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, đã nhất trí kết luận: “Địa điểm thăm dò khảo cổ đúng là khu vực đàn Xã Tắc Thăng Long có niên đại kéo dài suốt từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII. Kết luận này cũng đã được UBND TP đưa vào báo cáo số 07/BC-UBND ngày 27/1/2007 gửi Thủ tướng Chính phủ.

Cái sai thứ hai: Ông Bùi Danh Liên phát biểu: “Đàn chỉ là bàn thờ vua của một triều đại của dòng họ nhà Lê, chứ không phải là của dân tộc. Đền thờ của dân tộc phải là đền Hùng, hoặc là nơi linh thiêng của cố đô Thăng Long, của đất nước nó phải nằm ở Hoàng Thành chứ không phải là đàn này. Tôi cho rằng có thể triều đại cuối cùng của nhà Lê thối nát, "cõng rắn cắn gà nhà" nên mới bị phá bỏ từ bao giờ”.

PGS.TS Tống Trung Tín cho rằng: Ông Liên đã từng phát biểu trên báo chí, nhận mình là cựu sinh viên Khoa Văn-Sử ĐH Sư phạm Hà Nội và tự tin với phát biểu của mình. Nhưng, ông lại mắc vào cái sai cơ bản, hoặc “quên mất” rằng “Đàn không phải là bàn thờ”.

Đàn được xây dựng lộ thiên như một cái đài, để cầu mùa. Gắn với đất, lúa thì thành ra là biểu trưng của đất nước, nên gọi là xã tắc. Mục tiêu lập đàn là như vậy đấy, nó là đề cầu cho “Mưa thuận gió hòa/Quốc thái dân an”. Cho nên, Đàn không phải là bàn thờ vua của một triều đại.

Chẳng những cầu mưa, đàn Xã Tắc Thăng Long còn có thêm một chức năng nữa là trừ nạn hoàng trùng (loại sâu phá lúa).

Nếu muôn “xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến” chúng ta sẽ phải dẹp bỏ cả khu di tích cố đô Huế

Cái sai thứ ba: Ông Bùi Danh Liên nhiều lần nhắc đàn Xã Tắc của thời Lê và hậu Lê, mà không biết rằng đàn Xã Tắc này xây dựng lần đầu tiên là vào thời Lý. Cứ như cách nói của ông Liên trong sự việc liên quan tới đàn Xã Tắc thì 1000 năm lịch sử đã bị cắt phéng.

PGS.TS Tống Trung Tín nhấn mạnh: Cần phải biết rằng, đàn Xã Tắc đầu tiên được xây dựng vào thời Lý. Việt sử vắn tắt từ thời Trần cho biết: “Năm mậu Tý, hiệu Thiên Cảm Thánh Vũ năm thứ 5 (1048)… Tháng 3, lập Xã Tắc (nền Xã Tắc) ở ngoài cửa Trường Quảng để làm nơi bốn mùa cùng tế, cầu được mùa”.Và trong Đại Việt sử ký toàn thư, chính sử thời Lê cũng chép: “Mậu Tý (Thiên Cảm Thánh Vũ) năm thứ 5 (1048)… lập đàn Xã Tắc ở ngoài cửa Trường Quảng, bốn mùa cầu đảo cho mùa màng”.

Khâm định Việt sử thông giám cương mục thời Nguyễn cũng chép: “Mậu Tý, năm thứ 5 (1048)… Tháng 9, mùa thu… lập đàn Xã và đàn Tắc. Lập đàn ở ngoài cửa Trường Quảng bốn mùa cầu đảo cho được mùa”.

Thời Trần, đàn Xã Tắc được Lý Tế Xuyên mô tả hết sức trang trọng và rõ ràng trong Việt điện u linh năm 1329 trong chuyện thứ 3: Thiên tổ địa chủ Xã Tắc đế quân: “Đế quân tức là Hậu Tắc dạy dân nghề trồng lúa, từ đời Chu đến nay thời làm Xã thần. Nước ta, thờ Đế quân tại phía nam La Thành bên cửa Quốc Bình, miếu điện rất tôn nghiêm, tục gọi là Xã Đàn tư thần, linh thiêng có tiếng. Các triều mua trước thường làm lễ tế ‘giao’ cùng với trời đất. Khi có đại hạn hoặc nạn hoàng trùng, làm lễ cầu mưa hay trừ sâu tất được linh ứng”.

Cái sai thứ tư: Gọi đàn Xã Tắc là “phế tích” thời phong kiến. Xóa đi Đàn Xã Tắc cuối thời Lê là xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát trong tâm thức người dân.

Về vấn đề này PGS.TS Tống Trung Tín đưa ra quan điểm: Nhiều tờ báo đồng loạt đưa tin về văn bản của Hiệp hội Vận tải do ông Bùi Danh Liên ký có đoạn: “Đàn Xã Tắc có thể là phế tích của một triều đại phong kiến đã bị phá hủy, nhưng cho rằng đây là khu tâm linh trời và đất của đất nước ta là ngộ nhận. Tâm linh là ở trong tâm thức của con người, khu vực Đàn Xã Tắc không thể coi là văn hóa tâm linh của người Việt. Bởi lẽ khu vực này đã biến mất mà không ai đoái hoài, ghi nhớ”... Xóa đi Đàn Xã Tắc cuối thời Lê là xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát trong tâm thức người dân”.

Ông Tín cho biết thêm: Cái hay của Vị Chủ tịch Hiệp hội Vận tải là ông rất nhiệt tình với tình hình giao thông của Thủ đô. Như ông đã nói, ngày nào đi qua nút giao thông Ô chợ Dừa, thấy cảnh ùn tắc cũng rất buồn. Nhưng, có lẽ vì quá sốt ruột nên ông đã phát biểu “liều”. Vì xin thưa, nếu nói như ông thì “xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến” chúng ta sẽ phải dẹp bỏ cả khu di tích cố đô Huế, Hoàng Thành Thăng Long, di tích cố đô Hoa Lư… Nghĩ theo hướng tiêu cực ấy có nghĩa là chúng ta phải dẹp hết một phần bề dày lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc, trong đó có nhiều thành tựu đáng tự hào mà chúng ta đã được quốc tế công nhận.

Nguyễn Nguyễn

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://giaoduc.net.v...et-gi/294536.gd

Xung quanh việc tranh luận về xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc:

"Nói Hà Nội chưa tìm ra đàn Xã Tắc là không hiểu biết gì" Posted Image

Thứ sáu 03/05/2013 06:52

(GDVN) - PGS.TS Tống Trung Tín - Viện trưởng Viện Khảo cổ học: “Các dấu tích kiến trúc tìm thấy ở địa điểm đàn Xã Tắc chính là dấu tích của đàn Xã Tắc Thăng Long thời Lý – Trần – Lê. Qua mỗi thời kỳ đều được tôn tạo hoặc xây dựng mới, nhưng tất cả đều trên cùng một vị trí mà Lý Thái Tông đã chọn năm 1048”.

Tiếp tục cuộc trao đổi với Báo Giáo dục Việt Nam, phản bác ý kiến cho rằng Hà Nội chưa tìm ra đàn Xã Tắc, PGS.TS Tống Trung Tín – Viện trưởng Viện khảo cổ học cho rằng "nói như vậy là không hiểu biết gì", đồng thời ông cũng chia sẻ về vai trò của đàn Xã Tắc đối với việc nhận diện cấu trúc kinh thành Thăng Long.

Sự khác biệt của đàn Xã Tắc Thăng Long với đàn Xã Tắc Hàn Quốc, Trung Quốc

Theo PGS Tống Trung Tín, trên nền chung của đàn tế thần Đất và thần Ngũ Cốc phương Đông, đàn tế ở mỗi địa phương lại mang một sắc thái rất riêng trong đó có đàn Xã Tắc Thăng Long. Sắc thái riêng của mỗi đàn lại góp phần làm nên sắc thái riêng của mỗi kinh đô.

Trong suốt hơn 2000 năm lịch sử kinh thành Trung Quốc, giới nghiên cứu Trung Quốc và Nhật Bản đã chỉ ra nguyên tắc “tả Tổ hữu Xã” hay “tả Tông hữu Tắc”; Vương cung ở trung tâm, triều đình ở phía trước, miếu thờ tổ tiên ở phía đông, đàn Xã Tắc đối diện ở phía Tây.

Posted Image

PGS.TS Tống Trung Tín - Viện trưởng Viện Khảo cổ học. Ảnh: Ngọc Quang

Hàn Quốc, đàn Xã Tắc được khởi dựng năm 1395 và sau đó là năm 1432 ở phía Tây của Cảnh Phúc cung, Thái miếu được xây dựng ở phía đông Cảnh Phúc cung. Như thế là nguyên tắc “tả Tổ hữu Xã” ở Hàn Quốc cũng được tuân thủ như ở các đô thành Trung Quốc.

Ở Việt Nam, đàn Xã Tắc Huế cũng được bố trí ở phía tây, bên trong kinh thành, cách Hoàng Thành 1km về phía Tây. Riêng đàn Xã Tắc Thăng Long được bố trí ở phía Tây bên ngoài kinh thành (tức là ở bên ngoài thành Đại La thành), trong khi đó Thái Miếu Thăng Long vẫn ở bên trong và phía Đông của Hoàng Thành. Đây là một điểm khác biệt hoàn toàn của đàn Xã Tắc Thăng Long so với các đàn Xã Tắc ở nơi khác”, ông Tín nhấn mạnh.

Các tài liệu cổ có ghi chép, ở đàn Xã Tắc Thăng Long, ngoài nghi lễ Cầu Mùa còn tiến hành nghi lễ cầu mưa. Việc cầu mưa ở đàn Xã Tắc Thăng Long rất gần gũi với việc cầu mưa ở đàn Xã Tắc Hàn Quốc. Từ thời Thái Tổ Lý Thành Quê (1392 – 1398) đến thời vua Thế Tông (1418 – 1450), người ta đã ghi được có 5 lần cầu mưa ở đàn Xã Tắc Hàn Quốc.

Theo nhà nghiên cứu Kuwwano Eigi (Đại học Kurume, Nhật Bản), ở Hàn Quốc, lễ tế cầu mưa, cầu cho mùa màng bội thu không phải là sự tiếp thu mang tính hình thức từ các lễ chế của Trung Quốc, mà là nghi lễ quốc gia liên quan đến hoạt động kinh tế quan trọng của Cao Ly là nông nghiệp.

PGS Tín cho hay: “Lễ tế cầu mưa ở đàn Xã Tắc của các vương triều quân chủ Việt Nam cũng mang đậm ý nghĩa này. Hơn nữa, tình hình cầu mưa ở đàn Xã Tắc (Thăng Long) theo như cách ghi chép của Việt điện u linh dường như là một hoạt động thường xuyên mỗi khi đại hạn. Đó cũng là sự khác biệt của đàn Xã Tắc Thăng Long so với đàn Xã Tắc Hàn Quốc và Trung Quốc”.

Viện trưởng Viện Khảo cổ học cũng cho biết, ý nghĩa và tính chất thiêng liêng của đàn Xã Tắc Thăng Long không chỉ có thế. “Trong suốt quá trình vận hành của các chế độ quân chủ Việt Nam, từ ý nghĩa sống còn của Thần Xã và Thần Tắc đối với toàn bộ quốc gia, dân tộc, đàn Xã Tắc với các nghi lễ cúng tế của nó còn vượt lên đảm trách ý nghĩa thiêng liêng hơn, cao cả hơn, tượng trưng cho quốc gia và dân tộc.

Vì thế mà trong Minh Mạng toát yếu (năm 1974) có nhắc lại, Đào Duy Anh đã viết: Thuở xưa dựng nước tất quý trọng nhân dân. Dân cần có đất đai, lập nền Xã Tắc để tế thần Hậu Thổ, dân cần có lúa ăn, lập nền Tắc để tế Thần Nông. Mất nước là mất Xã Tắc nên Xã Tắc cũng có ý là quốc gia”, ông Tín nói.

Chẳng những cầu mưa, đàn Xã Tắc Thăng Long còn có thêm một chức năng nữa là trừ nạn hoàng trùng (một loại sâu phá lúa). Lễ trừ nạn hoàng trùng ở đàn Xã Tắc Thăng Long cũng là lễ mà chưa thấy giới nghiên cứu nhắc đến trong các tài liệu nghiên cứu về đàn Xã Tắc Trung Quốc và Hàn Quốc. Đó có thể cũng là nét rất riêng của đã Xã Tắc Thăng Long so với đàn Xã Tắc Trung Quốc, Hàn Quốc.

Di tích đàn Xã Tắc góp phần nhận diện kinh thành Thăng Long

PGS Tống Trung Tín nhận định, di tích đàn Xã Tắc góp phần nhận diện rõ hơn cấu trúc của kinh thành Thăng Long nghìn tuổi với các giá trị lịch sử văn hóa nổi bật mang tầm cỡ khu vực và thế giới.

Dấu tích đàn Xã Tắc biểu trưng của sự trường tồn và phồn thịnh quốc gia, dấu tích của cuộc đấu tranh bất khuất nghìn năm chống Bắc thuộc. Việc phát hiện ra đàn Xã Tắc là một sự trùng hợp ngẫu nhiên giàu ý nghĩa lịch sử và văn hóa nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Những tài liệu do Viện Khảo cổ học nghiên cứu và thống kê cho thấy, dấu tích móng nền tầng thượng đàn Xã Tắc Thăng Long thời Lý và thời Lê có hình chữ nhật. Phía ngoài tầng thượng là tầng nền thứ hai mà dấu tích tìm được đều là sân nền được lát gạch vuông bao quanh.

Đàn Xã Tắc Thăng Long thời Lê cũng có nhiều công trình phụ trợ kèm theo như Bái điện, Thần Khố, Thần Trù, Tế Sinh đình và hai lớp cổng ở hai tầng mà Lê Quý Đôn gọi là Nghi Môn nội, Nghi Môn ngoại. Hệ thống ngói nhiều loại ở địa điểm đàn Xã Tắc chứng minh rất rõ điều đó. Đàn Xã Tắc thời Trần cũng có thể có nhiều kiến trúc phụ trợ tương tự.

“Tất cả các nghiên cứu trên đây chỉ là bước đầu do hố đào còn rất hạn chế, nhưng điều quan trọng nhất có thể rút ra là: Các dấu tích kiến trúc tìm thấy ở địa điểm đàn Xã Tắc chính là dấu tích của đàn Xã Tắc Thăng Long thời Lý – Trần – Lê. Qua mỗi thời kỳ đều được tôn tạo hoặc xây dựng mới, nhưng tất cả đều trên cùng một vị trí mà Lý Thái Tông đã chọn năm 1048”, ông Tín cho hay.

Posted Image

Đàn Xã Tắc góp phần nhận diện cấu trúc kinh thành Thăng Long.

Theo sử sách, đàn Xã Tắc Thăng Long được Lý Thái Tông xây dựng ở bên ngoài cửa Trường Quảng (tức Ô Chợ Dửa ngày nay). Đàn tế này phát triển trong suốt thời Lý – Trần – Lê, bị mai một và mất hẳn vào khoảng giữa thế kỷ XX.

“Địa điểm đàn Xã Tắc ẩn chứa dấu tích của ba thời kỳ khác nhau, đó là: Thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên khoảng 3.500 năm cách ngày nay; Thời kỳ văn hóa Việt Nam khoảng 10 thế kỷ sau công nguyên; Thời kỳ có dấu tích của đàn Xã Tắc các thời Lý – Trần – Lê chồng xếp lên nhau ở gần cùng một vị trí, thế kỷ XI-XVIII”, ông Tín chia sẻ.

Điểm khác biệt nữa như Việt điện u linh cho biết, đàn Xã Tắc Thăng Long còn là nơi để các Hoàng đế làm lễ tế giao với Trời – Đất. Lễ tế giao của Hoàng đế nói chung thường được thực hiện ở đàn Nam Giao (tế Trời), Bắc Giao (tế Đất). Lễ tế giao với Trời – Đất ở đàn Xã Tắc có lẽ cũng là một nét độc đáo đáng chú ý nữa trong đời sống văn hóa tâm linh ở Thăng Long.

Viện trưởng Viện Khảo cổ học khẳng định: “Trong giá trị lịch sử văn hóa của lớp văn hóa 10 thế kỷ sau công nguyên thì lớp văn hóa ở địa điểm đàn Xã Tắc cực kỳ quý hiếm. Đó là di chỉ cư trú duy nhất thời này hiện thấy ở khu vực nội thành Hà Nội nói riêng, khu vực Hà Nội cũng nói chung.

Từ việc lập đàn Xã Tắc để Cầu Mùa, danh từ Xã Tắc đã tượng trưng cho quốc gia. Xã Tắc và quốc gia hòa quyện vào nhau với ý nghĩa: Quốc gia còn Xã Tắc còn, Xã Tắc còn thì đàn Xã Tắc còn, ngược lại Xã Tắc mất là quốc gia mất, cũng có nghĩa là đàn Xã Tắc cũng mất. Cho nên, lễ Cầu Mùa ở đàn Xã Tắc cũng chính là nghi lễ cầu cho đất nước giàu mạnh, quốc thái dân an, Xã Tắc trường tồn. Đó là ý nghĩa thiêng liêng cao cả nhất của di tích đàn Xã Tắc”.

Ngọc Quang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lê Lương Minh - Nhà ngoại giao lão luyện

Thứ bảy, 4/5/2013, 16:12 GMT+7

Là người Việt Nam duy nhất có tên trong danh sách 500 người quyền lực nhất thế giới do tạp chí Foreign Policy bầu chọn, Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh cho thấy ông nhận được sự ghi nhận đáng kể sau nhiều năm hoạt động ngoại giao.

Top 500 người quyền lực của thế giới

Philippines hoan nghênh tân lãnh đạo ASEAN

Posted Image

Tổng thư ký người Việt của ASEAN Lê Lương Minh. Ảnh: Reuters

Ông Lê Lương Minh vừa được tạp chí danh tiếng Foreign Policy bầu chọn là một trong 500 người quyền lực nhất thế giới. Nhà ngoại giao sinh năm 1952 là người Việt Nam đầu tiên đảm nhận chức vụ Tổng thư ký ASEAN luân phiên, nhiệm kỳ 2013-2017.

Từng làm phiên dịch khi mới khởi nghiệp, ông Lê Lương Minh thành thạo hai ngoại ngữ Anh và Pháp. Ông tốt nghiệp Đại học Jawaharlal Nehru ở New Dehli, Ấn Độ, và phục vụ trong ngành ngoại giao từ năm 1975. Ông giữ chức Thứ trưởng Ngoại giao của Việt Nam từ tháng 12/2008 đến khi nhậm chức Tổng thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tháng 1 năm nay.

Trong sự nghiệp ngoại giao, Tổng thư ký ASEAN từng có 14 năm công tác tại Liên Hợp Quốc, trong đó có 7 năm là đại diện thường trực của Việt Nam tại Geneve và New York.

Ông có hai lần giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào tháng 7/2008 và tháng 10/2009, khi Việt Nam là Ủy viên không thường trực của Hội đồng. Ở những vị trí này, ông đã trải qua những công việc cần sự trao đổi, phối hợp giữa các nước lớn và các quốc gia thành viên để tìm ra giải pháp cho những vấn đề khu vực và quốc tế.

Tờ Jakarta Post của Indonesia đánh giá rằng vốn kinh nghiệm phong phú mà ông Lê Lương Minh tích lũy trong thời gian đại diện cho Việt Nam tại Liên Hợp Quốc sẽ có ích rất nhiều cho ông khi ông đảm nhận vai trò của người chèo lái "con thuyền" ASEAN.

Phát biểu tại phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 ngày 18/11/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thể hiện lòng tin tưởng ở năng lực của ông Lê Lương Minh.

"Cương vị Tổng thư ký ASEAN sẽ là một trọng trách lớn đối với cá nhân ông Lê Lương Minh. Tôi tin rằng với bề dày kinh nghiệm, sự nhiệt tình và tâm huyết, ông Lê Lương Minh sẽ tiếp nối và phát huy những thành công của ngài Surin Pitsuwan (cựu ngoại trưởng Thái Lan, tiền nhiệm ông Minh), đóng góp hiệu quả vào công việc của Hiệp hội", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.

ASEAN bao gồm 10 quốc gia thành viên ở Đông Nam Á, thành lập năm 1967, hoạt động trên nguyên tắc đồng thuận. Tổng dân số các thành viên gồm khoảng 600 triệu người, tổng GDP năm 2010 lên tới 1,8 nghìn tỷ USD. Các nước đối tác và đối thoại của ASEAN bao gồm nhiều quốc gia và nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, EU, Australia, Ấn Độ.

Báo Inquirer của Philippines dẫn lời ngoại trưởng Del Rosario, bày tỏ sự ủng hộ của quốc gia này đối với ông Lê Lương Minh. "Với những kinh nghiệm và trình độ chuyên môn phong phú, chúng tôi tin rằng ông ấy sẽ đáp ứng được những thách thức của ASEAN khi 10 nước thành viên cùng làm việc để thiết lập một cộng đồng chính trị gắn kết, kinh tế hội nhập và trách nhiệm xã hội".

Vị trí Tổng thư ký được đề cử luân phiên giữa 10 nước thành viên với nhiệm kỳ kéo dài 5 năm. Căn cứ tiến trình lịch sử hình thành khu vực cũng như quá trình Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, đây là lần đầu tiên Việt Nam có đại diện làm Tổng thư ký ASEAN.

Nếu theo nguyên tắc luân phiên, 50 năm nữa Việt Nam mới lại có đại diện được bầu vào vị trí này. Khi đảm nhiệm vai trò Tổng thư ký ASEAN, ông Lê Lương Minh sẽ hoạt động như một chính khách quốc tế và phải bảo đảm công việc, những lợi ích chung của các nước ASEAN, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cho hay.

"Tôi tin vào bản lĩnh, năng lực, kinh nghiệm ngoại giao đa phương hơn 30 năm của Thứ trưởng Lê Lương Minh, đặc biệt khi ông đã đảm nhiệm qua các công việc ngoại giao đa phương tại Liên Hợp quốc, trong đó có những vấn đề lớn của quốc tế như duy trì hòa bình, ổn định, giải quyết các vấn đề xung đột ở các khu vực", ông Phạm Bình Minh nói về tổng thư ký ASEAN.

Ông Lê Lương Minh cho biết ưu tiên của ông trong nhiệm kỳ là hướng tới xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, duy trì đoàn kết nội khối và đẩy nhanh đàm phán, tiến tới hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), nhằm đảm bảo ASEAN là một khu vực hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển.

"Bất chấp những thách thức, tôi có niềm tin lớn lao rằng ASEAN đạt được thành công. Ban thư ký ASEAN sẽ tiếp tục đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ và phối hợp các nước thành viên để thúc đẩy thành lập Cộng đồng ASEAN", ông Lê Lương Minh nói trong ngày nhậm chức.

Từ khi nhận nhiệm sở, tổng thư ký ASEAN đã có nhiều cuộc gặp với các chính khách quốc tế nổi bật. Mới đây, hôm 2/5, ông gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Jakarta. Ông Vương và ông Minh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo đầy đủ và thực hiện hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) để tiến tới ký kết Bộ quy tắc ứng xử (COC). Phía Trung Quốc cho biết luôn sẵn sàng thảo luận COC và "đã nhất trí với ASEAN rằng hai bên sẽ xây dựng một COC trên cơ sở đồng thuận."

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng nói với ông Lê Lương Minh rằng các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc rất coi trọng quan hệ với ASEAN và ủng hộ một cách mạnh mẽ vai trò trung tâm của ASEAN trong khối hợp tác Đông Á.

Vũ Hà (tổng hợp)

==============

Về tướng pháp: Chuẩn!
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Miền đất bí ẩn Posted Image

http://phunutoday.vn...u-Tien-2214105/

Bình Nhưỡng sống xa hoa, LHQ cứu trợ khẩn dân Triều Tiên

(Đời sống) – Các cơ quan Liên Hiệp Quốc (LHQ) vừa đề nghị cộng đồng quốc tế chi khẩn cấp 29,4 triệu USD để cứu trợ người dân CHDCND Triều Tiên.

Chương trình Lương thực thế giới (WFP), Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Nông lương LHQ (FAO) và Quỹ Dân số LHQ (UNPF) vừa đề nghị cộng đồng quốc tế chi khẩn cấp 29,4 triệu USD để cứu trợ người dân CHDCND Triều Tiên – tờ Tuổi trẻ TP. HCM đưa tin.

Theo các tổ chức này, trong năm 2013, cần tổng cộng 147 triệu USD để giải quyết các ưu tiên cứu trợ nhân đạo tại CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên đến nay họ mới chỉ nhận được 26,8% số tiền này.

Posted Image

Ruộng đồng xơ xác tại khu vực phía Nam Bình Nhưỡng. Ảnh: AP.

Các cơ quan LHQ cho biết, dù cấm vận của LHQ không ảnh hưởng đến các chương trình cứu trợ nhân đạo nhưng vẫn tác động tiêu cực tới việc gây quỹ cứu trợ cho Triều Tiên. LHQ đánh giá tình hình nhân đạo tại Triều Tiên đã có sự cải thiện, nhưng UNICEF vẫn lo ngại về việc thiếu tiền để mua vắc xin và thuốc men cho trẻ em CHDCND Triều Tiên.

LHQ ước tính khoảng 30% trẻ em Triều Tiên bị suy dinh dưỡng.

Hồi đầu tháng 4, Triều Tiên cũng đã có đề nghị Mông Cổ hỗ trợ lương thực cho nước này.

Trong khi đó, theo miêu tả của AP được tờ Dân trí dẫn lại, trong khi đa phần người dân tại khu vực nông thông còn nghèo đói, tại thủ đô Bình Nhưỡng, kể từ năm 2010, với chiến dịch xây dựng một thành phố mới cho nhà lãnh đạo mới, Bình Nhưỡng đã được “lột xác”. Những túp lều xập xệ được kéo đổ để nhường chỗ cho trung tâm thương mại, nhà hàng và căn hộ chung cư.

“Tại thủ đô Bình Nhưỡng, nơi từng nổi tiếng với bóng tối như được miêu tả trong các tác phẩm của Dickens giờ đây đường phố đã rực rỡ ánh đèn neon. Đường phố Bình Nhưỡng nhiều khu vực không mấy khác Seoul hay Thượng Hải”, AP miêu tả.

Bên trong các siêu thị, không khó để bắt gặp những cô gái diện các thương hiệu thời trang của Pháp, rượu nhập khẩu từ Italia, sô cô la Thụy Sỹ, trái kiwi nhập khẩu từ New Zealand hay những chiếc bánh sừng bò nóng hổi luôn có sẵn cho những khách hàng rủng rỉnh hầu bao. Họ cũng có thể đi mát-xa mặt, nằm tắm nắng, dạo quanh các sân golf mini hay nhâm nhi những li cà phê cappuchino…

Posted Image

Một góc đường phố Bình Nhưỡng trong đêm. Ảnh: AP.

Trong một căn hộ ở tòa nhà mới xây trên phố Changjon, bà Mun Kang-sun - chủ nhà, được tặng để ghi nhận thành tích lao động xuất sắc tại xưởng may. Bên trên một chiếc giường phong cách Tây là một tấm ảnh cưới được đặt trong khung trang trọng. Trong phòng tắm có một chiếc máy giặt, một chiếc máy tính IBM trong phòng học cùng một chiếc TV 42 inch màn ảnh rộng, điện cũng ít khi bị ngắt…

Tuy nhiên, đằng sau những đường phố khang trang của thủ đô, cuộc sống vẫn nghèo nàn thê thảm. Thực phẩm được cấp phát, điện là thứ hàng hóa quý giá còn người dân di chuyển chủ yếu bằng đi bộ, xe đạp, hoặc nhảy lên thùng các xe tải. Hầu hết các ngôi nhà không có nước máy. Dịch vụ y tế hoàn toàn miễn phí nhưng các nhân viên cứu trợ cho biết thuốc men khan hiếm.

Với cảnh làng quê được miêu tả là, một bà mẹ địu đứa con ngồi run rẩy bên đường, những cậu bé chạy chân đất, hầu như chẳng mặc gì ngoài chiếc quần đùi trong một ngôi làng bị phá hủy bởi lũ. Những đôi vai giơ xương cùng khuôn mặt lấm lem cho thấy sự đói khát đang giày vò những chàng lính trẻ.

Qua những con đường ngăn nắp, những tuyến đường cao tốc mấp mô rời khỏi Bình Nhưỡng, có rất ít đường kết nối những ngọn núi trơ trọc. Chỉ có những lối mòn bụi bặm có thể trở nên nguy hiểm với bùn lầy khi mưa xuống. Dân làng phải vất vả dọn tuyết với dụng cụ tạm bợ là những tấm ván bằng gỗ.

Ô tô là một thứ hàng hiếm bên ngoài Bình Nhưỡng nơi xăng rất khan hiếm. Tại Hamhung, thành phố lớn thứ hai của Triều Tiên, binh sỹ thường nhảy lên phía sau các xe tải có động cơ được đốt bằng củi, tỏa khỏi mù mịt phía sau.

Hàng hóa được buộc vào sau xe đạp, từ củi đun tới những con lợn đã chết. Nhiều ông già ngồi thu mình bên đường với chiếc bơm xe đạp cùng tấm bảng nhận vá xe.Posted Image Gia súc và người bước đi nặng nề kéo theo hàng hóa phía sau…

Hầu hết mọi người suốt cả đời chỉ biết đến thủ đô qua Tivi. Với họ, Bình Nhưỡng đúng là vùng đất tiên. Cuộc sống tại vùng nông thôn Triều Tiên giống như những gì những người cao tuổi tại Hàn Quốc thường kể lại về thời kỳ nghèo đói của họ sau chiến tranh 1953. Trên thực tế, những năm 1970, Triều Tiên giàu có hơn cả Hàn Quốc Posted Image.

P.V (tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trẻ được dạy học thuộc lòng văn mẫu

Thấy con tập làm văn bằng cách học thuộc văn mẫu đến từng dấu chấm, phẩy, chị Hiền (Hà Nội) sửng sốt khi nghe con giải thích "cô giáo dặn thế".

Sau bữa cơm tối, chị Lê Thanh Hiền (Ba Đình, Hà Nội) giúp con ôn tập làm văn chuẩn bị cho bài kiểm tra. Giảng xong phần ngữ pháp, đến tập làm văn, con gái đưa cho chị quyển văn mẫu đề nghị "mẹ giúp con kiểm tra lỗi nhé".

"Cháu đọc từng câu, mỗi khi dừng lại không quên đọc thêm chấm. Tôi hoảng quá hỏi thì con bé hồn nhiên trả lời cô giáo dặn thế mẹ ạ", chị Hiền kể.

Theo phụ huynh này, trước đó khi có bài tập làm văn về tả ông nội, chị đã hướng dẫn cháu làm bài hoàn chỉnh. Hôm sau về nhà, cháu buồn thiu vì bài làm chỉ được 6 điểm và mếu máo giải thích: "Cô giáo nói ông nội phải có tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ, nụ cười móm mém trong khi con tả ông cười khà khà, tóc vẫn còn đen vì nhuộm".

Từ hôm đó, con gái không nhờ mẹ hướng dẫn làm văn nữa mà tự học bằng cách đọc thuộc các bài văn mẫu. "Cháu bảo cô giáo dặn phải học thuộc để lúc đi thi trúng đề nào thì cứ thế mà làm", chị Hiền chia sẻ.

Posted Image
Trẻ học văn là học cách tư duy sáng tạo. Ảnh minh họa: Minh Thùy.

Cùng hoàn cảnh, chị Hiền Nga (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, con gái chị mới học lớp 4 nhưng mỗi khi đến ngày có bài kiểm tra tập làm văn là tối hôm trước hai mẹ con "căng như dây đàn". Chị giúp con lập dàn ý đầy đủ nhất, còn con gái thì lật hết các cuốn sách tập làm văn tham khảo để tìm bài mẫu có cùng đề bài.

"Cháu đọc rồi học thuộc các câu hay, thậm chí có câu miêu tả không đúng như những gì cháu thấy nhưng vẫn ghi vào vì như thế mới được điểm cao. Tôi thật sự giật mình vì cách nghĩ của cháu", chị Nga nói.

Chị kể, nhiều lần đã giải thích cho con rằng miêu tả là tả lại chân thực những gì nhìn thấy, cảm nhận được và so sánh với những thứ đã biết. Nhưng con gái chị không nghe vì "những lần trước con làm như mẹ nói toàn được điểm thấp, trong khi các bạn viết theo văn mẫu thì lại được điểm cao".

Không bắt học sinh học thuộc văn mẫu, nhưng cô giáo của bé Lan (Đống Đa, Hà Nội) lại đưa ra công thức miêu tả con vật và dặn học sinh học thuộc. Với mỗi đề bài, cô đều kẻ cột và ghi rõ thứ tự mở bài, thân bài, kết luận. Tương ứng với mỗi phần, cô nêu những bộ phận cần miêu tả và cho luôn "đáp án" để trẻ lựa chọn, lắp ghép. Ví dụ tả con chó, cô hướng dẫn miêu tả cái đuôi cong lên hình dấu hỏi hoặc ngoe nguẩy; con gà thì đầu như cái chén và cái mào đỏ chót.

"Ưu điểm của cách dạy này là giúp học sinh không bỏ sót ý, tuy nhiên đôi khi nó cũng gây ra những chuyện cười ra nước mắt khi trẻ lắp sai công thức. Con gái tôi từng ghép các từ theo cú pháp của cô thành câu con gà mái nhà em có cái mào đỏ chót. Thậm chí bình thường cháu được điểm rất cao, nhưng khi đi thi vào đề chưa từng làm bao giờ, cháu loay hoay mãi không biết viết ra sao", mẹ bé Lan chia sẻ.

Posted Image

Để trẻ miêu tả con vật hay quang cảnh, nhiều phụ huynh cho rằng nên để trẻ được nhìn và quan sát. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Không đồng tình với cách cô giáo dạy học sinh học thuộc văn mẫu, nhiều phụ huynh cho rằng, văn là cảm xúc, là quan sát và được thể hiện bằng ngôn ngữ viết. Khi trẻ viết chính là lúc suy nghĩ lại và bộc lộ cảm xúc của mình. Việc để trẻ viết đúng như những gì chúng nghĩ (có sự hỗ trợ của cha mẹ, thầy cô) là cách để chúng phát triển tư duy sáng tạo.

"Nếu cứ học thuộc văn mẫu, ngôn ngữ của trẻ chỉ bó hẹp trong một số từ ngữ có sẵn, lối mòn và sáo rỗng. Đôi khi tính trung thực của trẻ bị ảnh hưởng bởi nguyên tắc tả mẹ phải có dáng thanh mảnh, gương mặt hiền từ, ông phải tóc bạc, cười móm mém trong khi thực tế chúng nhìn thấy không như vậy", một phụ huynh nhận định.

Anh Mạnh Hùng (Cầu Giấy, Hà Nội) thì chia sẻ, tập làm văn nên để trẻ tự làm, cô giáo khi ra đề cần hướng vào những gì thân thuộc, gần gũi mà các em đã nhìn thấy, đã biết đến, tránh trường hợp trẻ ở nông thôn chưa bao giờ ra Hà Nội nhưng lại phải tả hồ Gươm, trẻ ở thành thị chưa nhìn thấy cánh đồng lúa lại phải tả cảnh được mùa.

"Nguyên tắc tả bao giờ cũng là từ xa đến gần, từ lúc nhỏ đến lúc lớn, từ bên ngoài đến các chi tiết, thói quen sinh hoạt, từ đó nêu cảm nhận. Tôi thấy đối với đề tả con vật mà trẻ chưa được nhìn thấy, cô giáo nên dẫn học sinh đến công viên, hướng dẫn trẻ quan sát và viết bài, từ đó uốn nắn cho các cháu", anh Hùng góp ý.

Hoàng Thùy


=================
Như vậy thì còn gì gọi là môn tập làm văn nữa :(

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trẻ được dạy học thuộc lòng văn mẫu

Thấy con tập làm văn bằng cách học thuộc văn mẫu đến từng dấu chấm, phẩy, chị Hiền (Hà Nội) sửng sốt khi nghe con giải thích "cô giáo dặn thế".

Hoàng Thùy

=================

Như vậy thì còn gì gọi là môn tập làm văn nữa :(

Đặc sản VN: Ngược đời - Văn thì làm theo mẫu chính xác dấu chấm, phảy - trong khi Biển báo giao thông đô thị thì cắm khá tùy hứng, dẵn đến việc người tham gia giao thông và người quản lý có thể không cùng hiểu theo một cách hoặc... phải giải thích thêm.Posted ImagePosted Image

http://phunutoday.vn/anh-nong/201305/Bien-bao-giao-thong-ep-nguoi-dan-vi-pham-2214352/?page=14&07051200

(Đường Hà Nội, trong Sài Gòn chắc khá hơn một chút)

Biển báo giao thông ’ép’ người dân vi phạm

Thứ Ba, 07/05/2013, 06:23 [GMT+7]. (Phunutoday) – Ngành giao thông luôn nói ý thức chấp hành luật của người dân ta còn kém, nhưng với cách tổ chức giao thông, biển báo chỉ dẫn khó như hiện nay thì muốn chấp hành đúng đâu phải dễ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trăn trở không riêng gì Đàn Xã tắc

Từ khi bắt tay vào nghiên cứu lịch sử nước nhà lanha92 đã đọc nhiều thể loại nghiên cứu của các đấng trí giả trí thức Việt nam, trong nước có, ngoài nước có. Trong nước viết theo chỉ đạo, ngoài nước viết theo kiểu những năm thập niên 60-70 đa phân chê nhiều hơn nghiên cứu

Và lanha92 thấy rằng quả thực ngoài mớ lý luận học được từ Quế lâm thì các bậc trí Việt chẳng có gì mới mẻ cả mà trái lại đã vi phạm nguyên tắc trung thực của lịch sử, chả đạp man rợ vào văn hiến dân tộc

Hãy bình luận chứ này trước" phong kiến"

Đời thủa nào mà cháu con cứ mở miệng là mắng cha ông là phong kiến cổ hủ, phong kiến theo ý nôm na và diễn theo ý các cụ đồ là phân phong kiến tạo, là chia đất theo thời Chu Văn Vương, là chia đất các chư hầu. Tuy nhiên nếu nghiên cứu lịch sử 5000 năm ông cha thì người Việt không hề tồn tại phong kiến, Mà trái lại cái mà người Việt tạo dựng là bang, liên bang, Hồng bang(Hồng Bàng), một thể chế liên minh của hàng ngàn hàng vạn chi tộc, gia đình cư dân Việt, bởi vì cha ông chúng ta biết ứng dụng một trong những nguyên lí vĩ đại của Âm Dương Ngũ Hành

Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

Không xóa nhòa hết dị biệt của từng gia tộc, chi tộci, nhưng phải biết tận dụng sức mạnh của những cái riêng lẻ cái cá thể để tạo thành sức mạnh tổng hợp...Chính vì thế tự quản địa phương thành nguyên tắc quản lí Nhà nước trong cả một giai đoạn dài của lịch sử dân tộc, điều đó càng củng cố hơn khi chúng ta đã bảo tồn sức mạnh Việt trướ giống Hán hung hãn khát máu

Phong kiến chỉ là hiện tượng cá biệt, không phải là cái phổ biến trong lịch sử dân tộc và cũng chỉ xuất hiện ở triều Trần, còn hầu như các triều đại khác việc phong chức không gắn với phong đất, thường các viên quan vẫn tự bỏ tiền túi ra tạo vườn ruộng, nhà cửa, chỉ có các vương hầu lập công lao lớn mới được cấp đất nhưng cấp tại chính nơi họ ở mà thôi, neeis ở tại kinh thành thì cũng không có việc phong đất. Và đất chỉ ...cấp duy nhất cho Thành hoàng khi nhà vua ban ân, phong thần thêm chữ

Phong kiến chỉ tồn tại ở châu Âu mà thôi

Sự chà đạp nghiêm trọng vào lịch sử đã dẫn đến những hiểu biết dốt nát về bản chất thực của các vương triều nước Việt đó là tập thể những cá nhân, từ vua chúa, đến quan viên các cấp là những người hết lòng tận tụy vì dân. Sự thịnh suy là lẽ đương nhiên không thế dùng đó để nhét vào những từ những chứ phi nhân tính, phi lịch sử và phản dân tộc

Cũng chính vì mớ lí luận đó nên thực trạng nghiên cứu sử nước nhà trở nên rối tung beng, người ta không biết con đường nghiên cứu nên đành dùng sử Tàu Hãn là nguồn ..sử nước nhà, hạ thấp văn hiến Việt một cách trơ trẽn.

Lanha92 cực kì bất bình khi biết rằng hiện tại môt khối lượng sách cổ khổng lồ trong các thư viện từ Trung ương xuống địa phương đặc biệt là Viện hán Nôm( chuyên môn mượn không trả lại các làng) không bao giờ được tiết lộ ra ngoài, nếu như Trung QUốc xuất bản đều đặn hàng năm những thứ mà họ cũng cho ..phong kiến và dân Tàu tha hồ đọc. thì tría lại hàng vạn trước tác từ địa lý, lịch sử, thi ca.... cực kỳ có giá trị của nước việt bị đem bỏ xó cho mối gặm. Các làng quê thì trót đem cho..cán bộ văn hóa Trung ương mượn thần phả tộc phả nên giờ muốn mượn lại phải qua cực kỳ nhiều cửa ải, và đặc biệt là việc tra xêt mượn làm gì, nguyên nhhaan, và nhất là..trả tiền bảo quản, phô tô

Đây là sự cay nghiệt và phỉ báng văn hóa, điều mà lanha92 đã qua tiếp xúc với nhiều thành phần dược biết, thế nên có làng đã giấu biến thần phả tộc phả không cho mang đi, hoặc nói dối là bị mất,,còn thì đa phần" Bọn nó về bảo đem nghiên cứu chi chi đó rồi có thấy quay lại đâu-- trích lời một cụ già ở một làng lanha ghé thăm

Nghe xong nổi da gà

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đứng sau bác Liên (Vận tải) là nhưng cu... chủ đầu tư đi xây cầu nàyPosted ImagePosted Image

http://phunutoday.vn...noi-do-2214390/

Hội chứng vung tiền cho đường cao tốc, cầu vượt nội đô

(Trái hay Phải) – Trong khoảng một năm qua, giao thông Hà Nội được đầu tư mạnh mẽ, với nhiều công trình hoành tráng, nhưng không hẳn đã hợp lý.

Chỉ tính từ cuối năm 2012 tới nay, Hà Nội đã có thêm nhiều dự án giao thông lớn được đưa vào sử dụng, đầu tiên và lớn nhất phải kể tới đường Vành đai 3 trên cao (đoạn Mai Dịch - Bắc hồ Linh Đàm), được đưa vào sử dụng từ cuối tháng 10/2012, đoạn đường dài gần 9km, với tổng mức đầu tư hơn 5.500 tỉ đồng, từ vốn vay ODA của Nhật Bản. Tuyến đường chỉ cho ô tô lưu tông với tốc độ thiết kế là từ 80 - 100km/h. Được xếp là sự kiện giao thông nổi bật nhất năm 2012.

Khi đi qua tuyến đường này, nhiều người đặt câu hỏi, sao giữa nội đô lại phải làm tuyến đường cao tốc với chi phí lớn tới vậy, tính ra, số tiền bỏ ra cho mỗi km tuyến đường này là hơn 611 tỷ đồngPosted Image, trong khi chỉ cho ô tô hoạt động. Và tại sao giữa nội đô, xe lại phải chạy tới 100km/h, khi chỉ đi đoạn đường có 9km? Nếu xét về hiệu quả đầu tư, liệu đấy có phải là đầu tư khôn ngoan. Khi ví dụ cách đây hơn chục năm Hà Nội bỏ hàng ngàn tỷ đồng đầu tư hai cầu vượt bê tông vĩnh cửu tại Ngã tư Sở và Ngã tư Vọng, để giờ quy hoạch xây dựng tuyến đường Vành đai 2 mở rộng lại vướng chính ở hai cầu này, đập thì lãng phí mà lại thì thế thiết kế đường mới cũng dở. Posted Image Đường trên cao Vành đai 3 Hà Nội. Ảnh VOV. Đường trên cao Vành đai 3 Hà Nội cũng thiết kể bê tông vĩnh cửu, nếu quan sát kỹ người dân Thủ đô dễ nhận thấy một điều, mặt đường trên cao rộng bao nhiêu thì phần đất phía dưới gầm cũng bỏ ra bấy nhiếu và chỉ để trồng cỏ. Vậy tại sao các nhà quy hoạch, thiết kế giao thông không làm đường ngay dưới mặt đất, đúng bằng phần đất trồng cỏ hiện nay, tuy tốc độ lưu thông không được như đường trên cao, phải giải quyết nguy cơ ùn tắc tại một số nút giao (có thể làm cầu vượt hoặc hầm chui), nhưng cái được là chúng ta tiết kiệm được nhiều chi phí, khi nước ta còn nghèo, và đường sá còn nhiều nơi xuống cấp, hư hỏng. Thậm chí khu vực nông thôn, miền núi vẫn phải đi đường đất. Nói đâu xa, ngay như Hà Nội cũng nhiều nơi đường nhỏ, xấu, úng ngập, hư hỏng… cần phải nâng cấp nhưng không có tiền, chúng ta lại đầu tư hàng ngàn tỷ đồng cho 9km, chỉ dành riêng cho mỗi ô tô.Posted Image

Đường đã đầu tư rồi, bê tông đã thành khối, có nói cũng không sửa được nữa. Nhưng người dân có quyền đặt câu hỏi, tại sao đường đẹp, đường tốt chỉ mỗi ô tô được đi, trong khi tiền thuế thì tất cả mọi người dân đều phải đóng góp? Nếu nói cấm xe máy để đảm bảo an toàn giao thông, hạn chế tai nạn, nghe thì có lý, nhưng chưa hợp tình. Để hạn chế tai nạn trên tuyến đường này ngành giao thông có thể hạn chế tốc độ của ô tô, thay vì trên 80km/h, thì chỉ cho đi 50-60km/h. Tuyến đường này không có giao cắt, nên phương tiện lưu thông thuận tiện, không ùn tắc, với tốc độ giảm xuống đó, thì cũng chỉ mất cỡ chục phút cho 9km kể trên. Như vậy vừa công bằng, vừa giảm tải cho lưu lượng cho các tuyến đường phía dưới, và những người đi xe máy lưu thông Nam – Bắc thành phố cũng không mất quá nhiều thời gian để đi lòng vòng, dừng đèn đỏ tại các nút giao. Vì để có tuyến đường trên cáo đó, có cả tiền của người đi xe máy đóng góp.

Người viết cũng như Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, không dám nói rằng người đi ô tô là giàu, nhưng người có ô tô đi chắc chắn đỡ nghèo hơn những người không đi ô tô. Còn nhiều người thì vẫn nói thẳng rằng, đường chỉ cho ô tô đi là đường chỉ dành cho người giàu. Chẳng nhẽ đất nước càng phát triển, thì khoảng cách giàu – nghèo, sự phân biệt nghèo – giảu cũng càng trở nên rõ ràng như vậy?

Không dừng lại ở đó, Bộ GTVT đang phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Hà Nội nghiên cứu xây dựng tiếp một đoạn cầu cạn cao tốc kéo dài từ Mai Dịch đến Nam Thăng Long (thuộc đường Vành đai 3 Hà Nội) dài 4,2 km, với vốn đầu tư gần 6.200 tỷ đồng, dự kiến khởi công năm 2015. Tính ra, một km sẽ tốn 1.500 tỷ đồng.Posted Image

Không chỉ có đường Vành đai 3, Bộ GTVT và Hà Nội cũng đang bàn tính xây dựng đường Vành đai 2 tương lai cũng sẽ có đường trên cao. Dù đầu tư dưới bất kể hình thức nào thì rốt cuộc vẫn là tiền thuế của nhân dân. Đấy là chưa kể xét về mặt kiến trúc, đường trên cao chưa bao giờ được xem là đẹp, và xu hướng thế giới cũng không còn ưu tiên cho đường trên cao nữa.

Câu chuyện thứ hai là cầu vượt thép để giải quyết ùn tắc tại các nút giao, sau nhiều năm luẩn quẩn với chuyện ùn tắc giao thông, lời hứa giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn truyền từ đời Bộ trưởng này sang đời Bộ trưởng khác, cuối cùng giải pháp được đúc kết lại là xây cầu vượt kết cấu thép. Cầu vượt thép như chiếc phao cứu sinh xuất hiện khi con tàu đắp, cầu vượt thép mọc lên như nấm sau mưa. Chỉ trong vòng 1 năm qua, Hà Nội đã thần tốc hoàn thành và đưa vào sử dụng 5 cầu vượt thép, và ít tháng tới sẽ có thêm 2 cầu nữa đưa vào sử dụng, với tổng số vốn cho 7 cầu này lên hơn 1.527 tỷ đồng. Hiệu quả giảm ùn tắc là có, và ai cũng thấy, nhưng không nhất thiết chỗ nào tắc là ta làm cầu.

Cái sự “sốt sắng” xây cầu vượt thép của Hà Nội thậm chí kiến lãnh đạo thành phố này quên cả quy hoạch trước đó Posted Image. Đấy là “sự cố” cầu vượt thép Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng, khi mới đưa vào sử dụng chưa được 1 năm, Sở GTVT Hà Nội đã phải lên phương án chi thêm 10 tỷ đồng để gia cố cây cầu này phục vụ tuyến buýt nhanh BRT số 1 của Hà Nội. Chả là khi xây cầu người ta vội quá quên khuấy mất rằng cách đây vài năm đã có quy hoạch tuyến buýt nhanh chạy qua đường này, nên chỉ làm cầu cho xe ô tô con dưới 9 chỗ, tải dưới 3 tấn đi qua, chứ không thiết kế cho xe buýt đi qua. Giờ muốn xe buýt đi qua cầu được phải bỏ thêm tiền để gia cố, còn tiền đó lấy đâu thì chưa rõ.

Không thua kém Hà Nội, tuy bắt đầu xây chậm hơn chủ yếu đợi xem hiệu quả từ cầu vượt thép Hà Nội thế nào, như tới nay TP. HCM cũng đã có 3 cầu vượt thép đưa vào sử dụng, và 3 cầu thép khác đang được khẩn trương xây dựng, với tổng số vốn cũng gần ngưỡng 2.000 tỷ đồng. Thậm chí, TP. HCM còn nhìn xa trông rộng hơn, khi quy hoạch khoảng 15 giao thường xuyên ùn tắc cần xây dựng cầu vượt, với tổng số vốn dự kiến khoảng 6.522 tỷ đồng.

“Hội chứng” cầu vượt thép đẩy lên đỉnh điểm khi Hà Nội quyết định xây một cây cầu thép vắt qua Di tích Đàn Xã Tắc (Đống Đa, Hà Nội), với số vốn gần 800 tỷ đồng. Posted ImageDự án này lập tức vấp phải sự phản đối kịch liệt của giới sử học, và dự luận, thậm chí Văn phòng Chính phủ còn phải lên tiếng “nhắc nhở” Hà Nội không được vi phạm Luật Di sản. Trong khi, nếu Hà Nội không đặt vấn đề xây cầu vượt qua nút giao này thì sự việc sẽ không bị đẩy lên tới mức “nóng ran” như vậy. Thậm chí, theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, nút giao này không nhất thiết phải làm cầu vượt. Số tiền đầu tư cầu vượt có thể dùng đến bù giải tỏa một số hộ dân xung quanh lấy đất mở rộng nút giao, tạo điều kiện tổ chức giao thông theo hướng lắp đặt đèn tín hiệu hoặc vòng xoay, sẽ hài hòa lợi ích giữa giao thông và bảo tồn di tích.

Trên đây chỉ là hai ví dụ trong vô vàn những bất cập trong xây dựng cơ bản hiện nay, khi mà suy nghĩ xây dựng công trình “hoành tráng”, nhưng không hợp lý đang ngày càng phổ biến, chưa hồi kết.

  • Phạm Thanh

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://baodatviet.vn...346614/?paged=2

Sở sẽ đập nát Việt Phủ Thành Chương để trồng cây rừng?

Cập nhật lúc 17:22, 07/05/2013

(ĐVO) - "Giả sử như Việt Phủ Thành Chương xây dựng trái phép thật thì mục đích cuối cùng của Sở Tài nguyên Môi trường là để làm gì? Sau khi thu lại Sở sẽ đập nát đi sau đó trồng lên một số cây lên để giữ đất rừng?" - Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đặt ra câu hỏi.

Trước thông tin Việt Phủ Thành Chương và gia đình ca sỹ Mỹ Linh (Sóc Sơn) đã xây dựng trái phép trên đất rừng, khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi nghi ngại, PV Báo Đất Việt đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - một trong những người từng chứng kiến việc xây dựng Phủ Thành Chương từ những viên gạch đầu tiên.

Posted Image

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - một trong những người từng chứng kiến việc xây dựng Phủ Thành Chương từ những viên gạch đầu tiên.

PV: Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, công trình Phủ Thành Chương thuộc địa bàn xã Hiền Ninh (Sóc Sơn) xây dựng trái phép trên đất rừng. Là một người đã từng biết đến Phủ Thành Chương từ khi mới được xây dựng, ông có đánh giá thế nào về sự việc này?

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Trước tiên, người ta cứ lấy lý do là bảo vệ đất rừng, một lý do nghe rất hợp lý nhưng theo tôi trong trường hợp này thì đầy khiên cưỡng. Bởi vì vùng đồi nơi xây dựng Phủ Thành Chương là một vùng hoang vu, trơ trọi.

Tôi biết Việt Phủ Thành Chương từ khi mới bắt đầu xây dựng những viên gạch đầu tiên. Tất nhiên, việc xây dựng lớn như vậy là đã có sự xin phép chính quyền địa phương.

Nếu đó là đất rừng, là chính sách, là chiến lược Nhà nước, là bất khả xâm phạm liên quan đến những vấn đề quốc phòng, an ninh thì không bao giờ Phủ Thành Chương có thể được xây dựng một cách thanh thiên bạch nhật mà không ai có ý kiến gì hoặc cơ quan chức năng không có biện pháp xử phạt. Cho nên theo tôi, vấn đề ở đây là do cách nhìn nhận không đến nơi đến chốn trong việc quản lý đất rừng.

Thứ hai, chúng ta cần phải xem lại toàn bộ khu vực đó. Đó có phải là một cánh rừng hay một khu rừng nguyên sinh quốc gia mà chúng ta bảo tồn đến từng thân cây, ngọn cỏ? Và Phủ Thành Chương hay những người khác đã đặt lên đó, phá vỡ toàn bộ hệ thống đó? Khi nói đến việc xây dựng Phủ Thành Chương chúng ta phải biết rằng: khu vực Thành Chương xây dựng phủ là khu vực đã giao cho dân sử dụng vì nó không thuộc phạm vi rừng phải bảo vệ.

Các khu vực rừng quốc gia chúng ta đã có chính sách, chúng ta đã bảo vệ, quy hoạch, khoanh vùng, có những chính sách đặc biệt đối với rừng quốc gia như ở mọi nơi trên toàn đất nước. Những vấn đề này đã có từ rất lâu rồi, chứ không phải bây giờ mới đặt ra cái đó. Nhưng việc quản lý rừng của chúng ta rất yếu kém, rất tệ hại và việc nhìn nhận những nơi cần bảo vệ thì chúng ta lại không bảo vệ.

PV: Việt Phủ Thành Chương được biết đến như một nơi bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa của dân tộc. Vậy dưới góc độ văn hóa, ông nhận định thế nào về vụ việc này?

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Việt Phủ Thành Chương thực chất là cái gì? Nó không phải là một khu du lịch, mặc dù có một số người rêu rao rằng nó có kinh doanh du lịch nhưng thực chất không phải. Nó không phải được làm ra để phục vụ du lịch như một chuỗi nhà hàng, ăn uống, nghỉ ngơi, mát- xa, bể bơi... Nó là một quần thể văn hóa.

Nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Thành phố đã từng đến đó tham quan và phải thừa nhận nó như là một di sản văn hóa mới. Phủ Thành Chương đã từng đón tiếp Vua và Hoàng hậu và các nguyên thủ quốc gia khi đến thăm Việt Nam. Rồi một số Bảo tàng, các Tổ chức văn hóa lớn trên thế giới đã có hồ sơ về Phủ Thành Chương.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực đã đến thăm quan Phủ Thành Chương. Vì khi Nhà nước chưa làm được bao nhiêu thì ở Thành Chương đã xây dựng được một khu văn hóa với rất nhiều những giá trị truyền thống, dân gian, những di sản như cổ vật… Và hiện nay nó thực sự đã trở thành một địa chỉ văn hóa.

Tôi nghĩ dù cho là một cá nhân như Thành Chương thì trong một chính sách văn hóa đúng, đáng lẽ Nhà nước phải cùng với Thành Chương, trợ giúp Thành Chương để bảo vệ, phát triển, quảng bá nó nữa chứ không phải muốn hủy hoại, phá nó đi.

Cùng với đó, ở khu vực này còn có Học viện Phật giáo, cùng với Việt Phủ Thành Chương có thể trở thành điểm kết nối với nhau, tạo thành khu vực văn hóa tâm linh của người Việt. Và theo tôi biết, trong dự định của Thành Chương sau này, có thể sẽ sử dụng một phần nào đó để phục vụ Phật giáo, làm thành quần thể tâm linh văn hóa Phật giáo - Việt Nam gắn kết nhuẫn nhuyễn, hài hòa với nhau trong đời sống người Việt. Tôi cho đó là một ý tưởng rất hay.

Xét ở một khía cạnh khác, giả dụ như khu đất này có nằm trong một chính sách về rừng thì khi trước Phủ Thành Chương được xây dựng, cơ quan chức năng phải có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời. Hoặc nếu như anh Thành Chương có một đề án kỹ lưỡng thì Nhà nước có thể chọn một vùng đất khác để giao cho Thành Chương làm.

Huống hồ khi anh Thành Chương làm đã được các cấp đồng ý và được mọi người nhìn nhận. Vậy thì dù bây giờ, nếu nó có nằm trong chính sách về đất rừng thì Việt Phủ Thành Chương cũng là một trường hợp ngoại lệ và chúng ta cần có một chính sách xử lý đặc biệt để bảo tồn nó huống hồ đó là khu vực mà Nhà nước đã chính thức cho người dân được quyền chuyển đổi mục đích sử dụng.

Còn nói về mặt kinh doanh, đây là một khu chứa đựng rất nhiều di tích văn hóa, rất nhiều vật thể văn hóa mà người dân trong nước và nước ngoài đến thăm quan thì việc thu phí, một phần rất nhỏ thôi để đầu tư, chi trả tiền lương cho những người trông giữ, làm việc, tu bổ, rồi tiền điện, tiền nước... theo tôi như thế là hợp lý, chứ không phải đây là một khu nhà hàng, khu khách sạn, khu resort... nó khác hoàn toàn. Thế nên đặt vấn đề đây là một khu du lịch để kinh doanh theo tôi là không thiện chí.

Như vậy, lấy lý do thứ nhất là đất rừng, lý do thứ hai là kinh doanh du lịch đặt ở đây là không hợp lý và tôi vô cùng ngạc nhiên khi nghe được những thông tin này.

Posted ImageLấy lý do đó là đất rừng và Phủ Thành Chương xây dựng vì mục đích kinh doanh để kết luận xây dựng trái phép và thu hồi là không hợp lý

PV: Theo những lý do mà ông phân tích trong vụ việc Phủ Thành Chương được cho là xây dựng trái phép trên khu đất rừng, vậy ông có đánh giá gì về động thái của Sở Tài Nguyên và Môi trường trong vấn đề này?

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Tôi muốn đặt ra một câu hỏi như thế này đối với các lãnh đạo Sở Tài nguyên Môi trường: Giả sử như Việt Phủ Thành Chương xây dựng trái phép thật thì mục đích cuối cùng của Sở là để làm gì? Sau khi thu lại Sở sẽ đập nát đi? Sau đó trồng một số cây lên để giữ đất rừng?

Bản thân việc quản lý tài nguyên môi trường của chúng ta đã mắc lỗi rất nhiều. Càng ngày những khu rừng càng bị tàn phá không thương tiếc, sông hồ bị nhiễm độc nghiêm trọng. Những cái đang hiện hữu, cần phải bảo vệ như thế mà không bảo vệ, lại quay sang một vụ việc như thế này thì tôi không hiểu được.

Tôi lấy ví dụ đơn giản như việc quản lý môi trường, xây dựng ngay tại nội thành Hà Nội thôi. Người dân vứt rác, thải rác đầy hồ. Người ta lấn hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, rồi lấp cả hồ để xây dựng thì các cơ quan quản lý tài nguyên môi trường ở đâu? Ngay như Công viên Thống Nhất người ta đã quyết định xây khách sạn năm sao trong đó.

Nếu không có dư luận lên tiếng thì họ đã phá tan một khu vườn quan trọng cho một đô thị. Nếu không phải là người không hiểu biết thì chỉ là lợi ích, nghĩa là họ đã nhận lợi ích rồi mới cho phép làm như thế.

Quay lại chuyện của Phủ Thành Chương, tôi đã từng chứng kiến khu đồi xây dựng Phủ Thành Chương trước đây chỉ là một quả đồi trơ trọi, lưa thưa vài bụi cây. Nghĩa là nó không phải là một rừng cây bị chặt phá đi để xây dựng. Cho đến bây giờ, nó đã hoàn toàn khác.

Tôi vẫn nói với nhiều người, nếu xem lại những bức ảnh lúc đầu thì giống như một giấc mơ. Đó thực sự là một cố gắng phi thường của Thành Chương. Vậy mà sau từng đấy năm lại xảy ra chuyện như thế này thì thật là hài hước.

Tôi cho là có vấn đề bất ổn đằng sau đó. Phải chăng có một số cá nhân không thích chuyện này? Phải chăng một vài cá nhân nghĩ đến quyền lợi từ chuyện này? Phải chăng có cách nhìn thiển cận trong chuyện này? Đấy là câu hỏi đặt ra không chỉ riêng cá nhân tôi mà còn là của những người đang quan tâm đến Việt Phủ Thành Chương xét một cách công bằng. Tôi cam đoan nếu việc này được đưa ra đàng hoàng, được thảo luận, nghị sự thì vấn đề sẽ khác. Những người quản lý môi trường phải nghe được điều đó.

Thiên nhiên và văn hóa đều quan trọng. Nhưng cần phải có sự xem xét kỹ lưỡng về vùng đất đó, vùng rừng, lịch sử nơi đó cho rõ ràng. Cộng với những giá trị của Phủ Thành Chương thì chúng ta sẽ có quyết định đúng đắn.

PV: Không chỉ Việt Phủ Thành Chương mà còn có rất nhiều hộ gia đình khác cũng bị kết luận là xây dựng trái phép trên đất rừng, điển hình như gia đình ca sỹ Mỹ Linh ở xã Minh Phú. Phủ Thành Chương là một địa chỉ văn hóa và chúng ta cần phải bảo vệ. Nhưng đối với những hộ gia đình như ca sỹ Mỹ Linh thì chúng ta có nên ứng xử như thế nào thưa ông?

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Theo tôi bản thân các gia đình họ cũng không nghĩ là họ vi phạm. Vì khi họ xây dựng cũng đã được sự cho phép của chính quyền địa phương. Việc xây dựng này không phải như xây một tổ kiến mà không ai biết. Nếu là việc xây dựng nhà nghỉ, khu vui chơi nhỏ thì chúng ta cần phải xem xét lại, phải có chính sách khác. Nếu nó thật trầm trọng thì phải tính đến việc chuyển dời các gia đình đi hoặc một biện pháp khác khả thi.

Tuy nhiên lỗi phần nhiều ở đây là do cơ quan quản lý, hoặc ở địa phương, hoặc ở cấp cao hơn trong sự việc này. Bởi không phải tự nhiên mà nhiều hộ gia đình lên đó xây dựng, đào bới mà không ai biết.

Luật pháp là phải hướng dẫn, giải thích cho người dân để họ hiểu rõ và thực hiện, chứ không phải đã tồn tại cả chục năm nay rồi bây giờ mới đem ra mổ xẻ.Posted ImagePosted Image

Xin chân thành cảm ơn ông!

Vẻ lộng lẫy của phủ Thành Chương và nhà Mỹ Linh

Duyên Duyên

Ý KIẾN PHẢN HỒI:

hiếu

- gửi lúc 22:24 | 07-05-2013

Giống treo biển cấm đổ rác, nhưng rác vẫn đổ, cấm họp chợ, nhưng chợ vẫn họp. vậy nên dù có giá trị về văn hóa, hay tiền của, thì luật vẫn phải nghiêm, mục đích là bảo vệ rừng, ông cố làm sai rồi kêu giá trị nên không được phá bỏ là không được, đâu có thiếu đất để ông xây công trình thế kỷ, cớ gì cứ phá rừng để làm. vì vậy đưngf soi xét xem giá trị mâys thứ đó

Kỳ cục

- gửi lúc 23:09 | 07-05-2013

Ông bị điên ah, Lãnh đạo đến thăm, thế giới đến thăm, khu nhà lớn vậy mà nói người ta tự tiện làm mà được ah. Chắc chắn có ai đứng sau phá hoại. Những đầu óc phá hoại hàng ngày vẫn đang gậm nhấm đất nước này, trong đó có mày đó Hiếu

Trần Quốc Bảo

- gửi lúc 22:05 | 07-05-2013

Ý kiến của nhà thơ rất đúng. Có lẽ các nhà quản lý không biết mình đã làm gì và bây giờ cũng không biết nên làm thế nào là đúng!

Trịnh Thịnh

- gửi lúc 22:05 | 07-05-2013

Tôi nghĩ chắc có lý do "cá nhân" nào đó, công trình đã xây dựng từ lâu và trước khi xây dựng, kể cả trong quá trình xây dựng nếu có gì sai phạm thì đã không qua mắt được các "quan" sở rồi, sao đến bây giờ mới "khịa" chuyện?

Haizzz...cứ thế này thì làm sao Viết Nam phát triển được??? Tôi ủng hộ ý kiến của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều!!!

Tuấn Anh

- gửi lúc 21:47 | 07-05-2013

Cám ơn nhà thơ Quang Thiều đã nói lên ý kiến rất đúng đắn, đồng cảm với suy nghĩ của bao người dân chúng tôi. Cám ơn Phủ Thành Chương đã làm đẹp, như bông hoa trên khu đất hoang hóa. Đã có bao đất rừng bị hoang hóa, bị tàn phá, thậm chí cho cả nước ngoài thuê mà khó bề kiểm soát, tại sao người ta không quan tâm, mà lại đi soi mói vào đây...?

tran duc

- gửi lúc 21:01 | 07-05-2013

Dân sữa cái WC mấy anh quản lý xây dựng cũng biết chứ đừng nói xây Phủ Thành Chương.

Trong trường hợp này; bộ văn hóa còn chưa làm nổi thì người ta làm được phải ủng hộ và bảo vệ chứ.

Biết bao khu rừng khác bị phá sạch kìa , lo đi mà trồng lại.

Luật là để bảo vệ đất nước giàu mạnh.... chứ áp dụng luật kiểu phá hoại thì mới phá Phủ Thành Chương thôi- kẻ muốn đập bỏ có cái nhìn tệ hơn con thú .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin trả Nhà nước di tích quốc gia

08/05/2013 11:25 (GMT + 7)

TT - 78 người của gần 60 hộ dân ở làng cổ Đường Lâm vừa đồng loạt ký tên trên lá đơn gửi đến UBND thị xã Sơn Tây, UBND TP Hà Nội và Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT&DL) để xin trả lại danh hiệu (di tích quốc gia) làng cổ Đường Lâm cho Nhà nước.

Posted Image

Nhà ông Hà Văn Thể, một ngôi nhà cổ phục vụ khách du lịch ở Đường Lâm - Ảnh: Lãng Quân

Posted Image

Dịch vụ du lịch bát nháo làm hỏng cảnh quan di tích làng cổ Đường Lâm - Ảnh: Thanh Tâm

"Làng cổ Đường Lâm được công nhận di tích quốc gia từ năm 2005, đã gần 10 năm trôi qua đến nay quy hoạch làng cổ vẫn chưa hề có"

Ông PHAN VĂN HÒA (phó chủ tịch UBND xã Đường Lâm)

Cùng với đơn kiến nghị, trước đó ngày 17-4, một cuộc hội nghị đã diễn ra tại xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội), với sự tham dự của phó bí thư Thị ủy - phó chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây cùng nhiều ban ngành của thị xã và xã Đường Lâm. Cùng ngày, thông báo số 79 đã ra đời về “chỉ đạo xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại xã Đường Lâm”. Theo đó, nhiều gia đình đang đứng trước nguy cơ tiếp tục bị cưỡng chế. Lãnh đạo xã thừa nhận đã có chuyện người dân gặp cán bộ, đến tận nhà cán bộ chỉ mặt nói “nếu phá nhà thì tao không còn gì để mất”...

Xung quanh câu chuyện này, ông PHAN VĂN HÒA - phó chủ tịch UBND xã Đường Lâm - đã tìm gặp chúng tôi, mong được nói với báo chí nỗi bức xúc của mình. Ông mở đầu câu chuyện:

- Làng cổ Đường Lâm hiện nay đang có những bức xúc “không có lối thoát”. Lãnh đạo xã đi họp muốn nói về chuyện này, đôi khi định trình bày cũng không được nói. Họ cứ bảo trách nhiệm của chúng tôi là cứ xử lý “vi phạm” trong xây dựng đi đã. Chứ còn giải pháp thì... không có giải pháp.

Bây giờ nói thật, rõ ràng làng cổ Đường Lâm được công nhận di tích quốc gia từ năm 2005, đã gần 10 năm trôi qua, đến nay quy hoạch làng cổ vẫn chưa hề có. Vẫn mới chỉ có quy chế tạm thời về xây dựng, làm nhà cửa ở trong làng. Cán bộ xã chúng tôi đã có ý kiến rất nhiều nhưng không đâu vào đâu cả. Trong khi đó, từ năm 2007 đồng chí phó chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây đã yêu cầu là phải hoàn thành quy chế này trong năm 2007, nhưng đến nay bảy năm trôi qua quy chế đó vẫn chưa xong. Văn bản nói về “yêu cầu” này, cán bộ xã chúng tôi vẫn còn giữ đây.

* Bà con khổ sở, bức xúc, vậy xin hỏi ông, ai được “lợi” trong sự tôn vinh làng cổ Đường Lâm là di tích quốc gia làng cổ đầu tiên của VN này?

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Nếu Hà Nội làm cầu vượt qua Đàn Xã Tắc, tôi sẽ kiện đến cùng”

(Dân trí) - “Làm đường đi qua Đàn Xã Tắc có thể tạm chấp nhận được vì dấu tích vẫn nằm dưới đất. Nếu Hà Nội chôn cột, làm cầu vượt qua đàn, tôi sẽ kiện đến cùng”.

Đó là những lo ngại của TS Nguyễn Hồng Kiên (Năm 2006, Viện Khảo cổ học giao ông phụ trách khai quật Đàn Xã Tắc) trước kế hoạch sẽ xây cầu vượt qua nút giao Ô Chợ Dừa của Hà Nội để tránh ùn tắc giao thông trên tuyến đường vành đai 1.

Posted Image

TS. Nguyễn Hồng Kiên

Nguyên phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học Nguyễn Văn Hảo cho rằng, hố khai quật rộng hơn 900 m2 (năm 2006) đã “vồ trượt” Đàn Xã Tắc. Đến nay, di tích này vẫn là ẩn tích. Là người trực tiếp phụ trách khai quật và đã nhiều lần khẳng định tìm được đàn, ông có cảm thấy nhận xét trên đã phủ nhận hết mồ hôi, công sức của mình không?

Nói vài câu không thể hết ý được. Tôi chỉ nói thế này, lúc đó, Viện Khảo cổ học có giao cho tôi chịu trách nhiệm trực tiếp khai quật khu vực này. Kết quả khai quật, tôi luôn khẳng định là đã tìm thấy dấu tích Đàn Xã Tắc Thăng Long dưới các thời Lý, Trần, Lê. Cụ thể nữa, vị trí chúng tôi khai quật là khu vực trung tâm của đàn tế Xã Tắc.

Tôi đào 900 m2, ông ấy nói là chưa xác định được Đàn Xã Tắc. Bây giờ ông ấy lại khuyến nghị đào mỗi hố 2 m2 dọc theo hướng đường vành đai. Phương án đó là ngụy biện, tưởng là khoa học nhưng không khoa học chút nào và không bao giờ thực hiện được. Chuyên môn hẹp của chúng tôi, đào những hố nhỏ như vậy chỉ là để thám sát. Thử tưởng tượng các hố khai quật 2 m2, thì tìm được cái gì.

Việc tìm ra Đàn Xã Tắc hay chưa, gần chục năm nay các chuyên gia vẫn còn bàn cãi. Vậy phương án xây cầu vượt qua nút giao Ô Chợ Dừa đã được Hà Nội đưa ra tác động tiêu cực đến di tích này như thế nào?

Những hố chúng tôi khai quật Đàn Xã Tắc không chỉ ở bên trong khu vực được đánh tráo là đảo giao thông như hiện nay. Do vậy, phương án Hà Nội đưa ra là các mố cầu nằm ngoài phạm vi Đàn Xã Tắc (phần thân cầu vượt chỉ chớm vào khu vực thảm cỏ hiện đặt tảng đá dấu tích của Đàn Xã Tắc là 1,5m) là không chính xác. Hai cái trụ cầu mà Hà Nội định cắm xuống để làm cầu vượt thì một cái nằm gọn trong cái hố tôi đã đào trước đây. Nếu Hà Nội xây cầu vượt qua đây, trụ cầu sẽ phá hết di tích ở bên dưới lòng đất, không gian Đàn Xã Tắc bên trên cũng bị ảnh hưởng.

Chủ tịch Hà Nội cho rằng, việc xây dựng cầu vượt qua khu vực này là cần thiết. Điều đó có nghĩa quyết tâm xây cầu của thành phố đã được đưa ra. Ông sẽ làm gì để bảo vệ Đàn Xã Tắc?

Hiện tại chưa làm được gì cho di tích Đàn Xã Tắc cả, giải tỏa bảo là tốn tiền, tôn tạo cũng không được bởi nhiều người cho rằng chưa đủ chứng cứ. Thế nhưng chỉ cần cắm một cái trụ cầu xuống khu vực này, con cháu về sau chẳng có gì mà bảo tồn nữa.

Nếu Hà Nội xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc tôi sẽ kiện đến cùng vì họ đã vi phạm Luật Di sản văn hóa. Khu vực chúng tôi khai quật đã được xếp hạng thì việc bảo vệ vùng 1 của di tích theo quy định là bảo vệ cảnh quan lẫn không gian. Vậy nói rằng làm cầu vượt là tránh đè lên di tích như làm đường, nhưng việc cắm cọc vào trong di tích và lấn chiếm không gian cũng là vi phạm.

Posted Image

"Vồ trượt" hay đã "vồ trúng" Đàn Xã Tắc - các nhà khoa học vẫn còn bàn cãi!

Ngã tư Ô Chợ Dừa thương xuyên ùn tắc kéo dài gây bức xúc cho nhân dân, theo ông làm cách nào Hà Nội giải được bài toán này mà vẫn bảo vệ được Đàn Xã Tắc?

Để giải quyết nút giao này là chuyện của "ông" giao thông. Nhưng theo tôi để bảo tồn được di tích mà vẫn giải bài toán giao thông, phương án làm đường qua có thể tạm chấp nhận được. Tất nhiên, ô tô, xe máy đi qua di tích có thể bị tác động nhưng nó vẫn nằm ở dưới đất. Còn cầu vượt đi qua, trụ cầu rộng hàng chục mét vuông cắm xuống thì di tích bị phá hỏng hết.

Có những ý kiến cho rằng, nếu bảo tồn Đàn Xã Tắc đúng nghĩa phải chuyển nửa quận Đống Đa ra ngoài. Theo ông, Hà Nội phải làm gì để bảo tồn Đàn Xã Tắc cho đúng tầm?

Dân khảo cổ chúng tôi chưa ai đòi cái gì, chúng tôi chỉ đào và đánh giá giá trị. Còn quyết định giữ hay không là chuyện của các nhà quản lý. Nhưng ở Hà Nội này người ta đã giữ được gì, ngoài hoèn hoẻn khu 19 Hoàng Diệu chúng tôi đã khai quật. Một khu lớn như vậy cuối cùng cũng chỉ để lại một mẩu. Di sản Hà Nội đã giữ được gì nhiều đâu, toàn bàn lùi đấy chứ. Cả Hà Nội như vậy mà các cụ phải nhường con cháu có đất mà sống, theo tôi ứng xử như vậy là không đẹp với văn hóa. Chúng ta phải phân biệt di tích Đàn Xã Tắc và khu di tích đã được xếp hạng. Hiện nay, người ta mới chỉ xếp hạng khu vực mà chúng tôi đã khai quật khảo cổ, chứ chưa xếp hạng di tích Đàn Xã Tắc. Thế nhưng, ngay cả cái hố mà chúng tôi đã khai quật cũng chưa bảo vệ được chứ chưa nói đến toàn bộ di tích Đàn Xã Tắc. Bây giờ họ lại cố tình đánh tráo khái niệm khu di tích đã được xếp hạng để bảo vệ ấy được coi là đảo giao thông. Đến nay, chưa làm được gì nhiều cho Đàn Xã Tắc theo tôi nên bảo tồn nó đã.

Xin cảm ơn ông!

Quang Phong

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay