Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Tàu sân bay Mỹ vào Địa Trung Hải

Thứ Bảy, 15/06/2013 09:01

(NLĐO) – Với tuyên bố vũ trang cho phe nổi dậy của Mỹ, tình hình Syria đang nổi sóng hơn bao giờ hết. Trùng khớp với thời điểm đưa ra tuyên bố trên, tàu sân bay hạt nhân Eisenhower của Mỹ cũng đã di chuyển đến Địa Trung Hải.

Hải quân Mỹ cho hay tàu Eisenhower đảm trách khu vực Vịnh Ba Tư đang trên đường đến Địa Trung Hải, nhưng không nói rõ mục đích và nhiệm vụ của tàu. Eisenhower cùng nhóm máy bay chiến đấu đã có mặt tại Vùng Vịnh từ tháng 3 đến nay. Trong khi đó, tiếp sau Nga, Bộ Ngoại giao Syria ngày 14-6 tuyên bố Mỹ dối trá về việc sử dụng vũ khí hóa học để kiếm cớ can thiệp vào nước này. "Nhà Trắng dựa trên thông tin bịa đặt để đổ trách nhiệm cho chính phủ Syria, bất chấp hàng loạt tuyên bố đã được xác nhận rằng các nhóm khủng bố ở Syria có vũ khí hóa học" – bộ trên chỉ trích.

Posted Image

Ý định lập vùng cấm bay tại Syria của Mỹ bị Pháp hoài nghi. Ảnh: Reuters

Sĩ quan Syria "chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ" Hãng thông tấn Anadolu cho biết 73 sĩ quan cấp cao của quân đội Syria, trong đó có 7 viên tướng và 20 sĩ quan cấp tá, đã cùng gia đình vượt biên giới sang "tìm kiếm tị nạn" tại Thổ Nhĩ Kỳ. TheoAnadolu, tổng cộng nhóm người trên có 202 người, đã tới thị trấn Reyhanli và được đưa vào một trại tị nạn của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ và chính quyền địa phương tại Reyhanli chưa xác nhận thông tin trên.Cố vấn hàng đầu về chính sách đối ngoại của tổng thống Nga Yury Ushakov cũng lên án quyết định viện trợ quân sự của Mỹ sẽ gây bất lợi cho sáng kiến hòa bình mới về cuộc khủng hoảng ở Syria do chính Mỹ và Nga đề xuất. Ông Yury còn lặp lại một ý kiến trước đó rằng thông tin chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học là "không thuyết phục". Cùng ngày 14-6, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon phản đối việc vũ trang cho bất cứ bên nào tại Syria. Ông phát biểu với báo giới: "Đường lối quân sự trực tiếp sẽ khiến Syria tan rã hơn nữa và càng làm cho khu vực thêm bất ổn với căng thẳng sắc tộc và tôn giáo không ngừng leo thang". Về thông tin Mỹ định lập vùng cấm bay có giới hạn ở Syria, có thể giáp với biên giới Jordan, Pháp cho rằng khó thực hiện điều này vào thời điểm hiện nay vì sẽ vấp phải sự phản đối của một số thành viên trong Hội đồng Bảo an. Còn Đức, tuy “lưu ý và tôn trọng” tuyên bố viện trợ quân sự cho phe đối lập Syria của Mỹ nhưng tái khẳng định sẽ không bao giờ chuyển vũ khí đến Syria nữa. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Andreas Peschke cho hay Đức sẽ kiên trì lập trường trên ngay cả trong trường hợp chính quyền Damascus thực sự sử dụng vũ khí hóa học như cáo buộc của Mỹ, Anh và Pháp.

Posted Image

Nga và Syria cho rằng Mỹ bịa đặt về thông tin vũ khí hóa học. Ảnh: BBC

Cũng trong ngày 14-6, thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah tuyên bố phong trào này sẽ tiếp tục tham chiến ở Syria. Phát biểu trên truyền hình, ông Nasrallah nói: "Nơi nào cần, chúng tôi sẽ có mặt. Nơi nào chúng tôi đã nhận trách nhiệm, chúng tôi sẽ tiếp tục". Trong khi đó, ông Ismail Haneya, thủ tướng của chính phủ Hamas hiện đang kiểm soát Dải Gaza, phủ nhận việc có chiến binh Hamas chiến đấu cùng hàng ngũ với quân nổi dậy Syria. Ông Haneya nói: "Điều mà một số phương tiện truyền thông Ả Rập cho rằng có những chiến binh Hamas đang chiến đấu ở Syria hoặc ở nơi nào đó trên thế giới là hoàn toàn sai sự thực, song chúng tôi lên án sự bạo tàn của chế độ Syria đối với người dân nước này".

Hải Ngọc (Theo BBC, Russia Today)

http://nld.com.vn/20130615085155912p0c1006/tau-san-bay-my-vao-dia-trung-hai.htm

Hệ thống phòng không S300 và chuyên gia quân sự Nga đã có mặt. Tàu sân bay Mỹ sắp đến. F16 và hệ thống phòng không Patriot của Mỹ ở Jordan đã có mặt. Các đồng minh của Mỹ ở sát sườn. Mỹ sẽ vũ trang cho phe đối lập. Assad+Nga+Hezbola vs phe đối lập+Mỹ+Israel+EU. Sắp đánh nhau to đây...Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Làm thế nào để đánh giá hiệu suất làm việc của nhà khoa học?

Ngô Đức Thế

02:39-14/06/2013

Việc xuất bản công trình trên các tạp chí có IF cao không phải là điều kiện tiên quyết đảm bảo công trình nghiên cứu có chất lượng cao, bởi thực tế cho thấy nhiều công trình nghiên cứu đăng ở các tạp chí có hệ số IF thấp nhưng lại được những chuyên gia trong lĩnh vực đó đánh giá cao.Ở Việt Nam, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) được coi là một đột phá trong quản lý khoa học theo chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu và thúc đẩy công bố quốc tế trong nước. Một trong những tiêu chuẩn được Quỹ NAFOSTED xét tài trợ là công trình nghiên cứu cần được xuất bản trên các tạp chí ISI, kèm theo nó là thước đo về IF. Chính tiêu chí này đã góp phần đáng kể vào sự thành công trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản với số lượng 721 công trình đăng trên tạp chí ISI. Nhưng việc xuất bản công trình trên các tạp chí có IF cao không phải là điều kiện tiên quyết đảm bảo công trình nghiên cứu có chất lượng cao, bởi thực tế cho thấy nhiều công trình nghiên cứu đăng ở các tạp chí có hệ số IF thấp nhưng lại được những chuyên gia trong lĩnh vực đó đánh giá cao.

Việc lạm dụng chỉ số IF để đánh giá nhà nghiên cứu cũng dẫn đến một số hệ lụy nguy hiểm, chẳng hạn như thúc đẩy những nỗ lực không lành mạnh từ các nhà nghiên cứu, như ngụy tạo kết quả nghiên cứu hoặc đạo văn, nhằm để công bố trên các tạp chí có chỉ số IF cao bằng mọi giá. Cách đây đúng một năm, ThS. Lê Đức Thông và cộng sự đã bị buộc rút lại một loạt các bài báo trên các tập san như Natural, Sciene, Journal of Modern Physics, Physics Letters B, EuroPhysics Letters, Progress of Theoretical Physics bởi nguyên nhân này. Rõ ràng, việc chạy theo tạp chí IF cao với hành trang đạo đức lỏng lẻo là mầm mống cho gian dối trong khoa học có cơ hội phát triển.

Ở một góc nhìn khác, trong việc xét phong chức danh nhà nước (GS và PGS) chỉ có hai loại tạp chí được tính điểm là “tạp chí trong nước” và “tạp chí quốc tế”. Ai cũng biết, tạp chí quốc tế có đủ loại thượng vàng hạ cám, một bài nghiên cứu đăng trên tạp chí dù có IF cao không đảm bảo rằng nó có chất lượng cao, hoặc một bài viết đăng trên một tạp chí được gọi là “quốc tế” cũng không hề đảm bảo rằng quy trình phản biện đủ chặt chẽ và tạp chí đó có chất lượng học thuật tốt. Còn với những tạp chí trong nước hiện nay, theo nhiều nhà khoa học nên xem xét đưa một số tạp chí đã được quốc tế hóa (như IOP) vào danh mục được tính điểm (có thể tính đến hệ số 0,5), nếu không chất lượng các tạp chí trong nước sẽ ngày càng giảm đi và mục tiêu có được một số tạp chí trong nước nằm trong hệ thống được cộng đồng khoa học quốc tế thừa nhận sẽ ngày càng xa vời.

Như vậy, IF không phải là tiêu chí duy nhất quyết định chất lượng nghiên cứu của từng bài báo được đăng trên đó. Chính vì thế, gần đây DORA – một tổ chức về đánh giá nghiên cứu đã thu thập được chữ ký của hơn 3500 cá nhân là các nhà khoa học trên thế giới, cùng với sự ủng hộ của 146 tổ chức, hiệp hội, tạp chí và quỹ khoa học từ nhiều nước trên thế giới, đòi hỏi cần cải thiện tiêu chí đánh giá nhà khoa học.

Hy vọng trong việc triển khai đánh giá xét duyệt hồ sơ tài trợ nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên năm 2013, cơ quan điều hành Quỹ và các Hội đồng khoa học ngành sẽ không quá lệ thuộc vào tên tuổi của các tạp chí quốc tế mà sẽ xây dựng bổ sung những tiêu chí đánh giá tập trung vào chất lượng và nội dung công trình nghiên cứu một cách công bằng và toàn diện hơn.

=======================

Có thể nói rằng: Cho đến ngày hôm nay, cả một lý thuyết về trường Higg đã không thành công khi sản phẩm của lý thuyết này là máy gia tốc hạt lớn nhất châu Âu đã không tìm ra "Hạt của Chúa". Họ đang định chi thêm 8 tỷ Dollar để làm một cỗ máy lớn hơn, trong khi cỗ máy trước đã ngôn ngót 100 tỷ dollar.

Lạy Chúa! Đấy là cộng đồng khoa học thế giới thật sự. Đúng nghĩa đen. Chứ không phải cái đám "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt. Thứ tư duy với "cơ sở khoa học" đó thì làm được cái gì!

Đang bận. Tối nay "chém gió" với tình hình "pha học thế giới".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những cái chết “lãng xẹt” thời Trung Cổ


Nuốt phải ruồi hay cười quá nhiều… là những lý do lãng xẹt và kỳ lạ dẫn đến cái chết đột ngột của các nhân vật nổi tiếng thời Trung cổ.

1. Vua Bela I của Hungary chết vì mái che rơi trúng đầu

Posted Image


Vua Bela I là một trong những nhà lãnh đạo tối cao tại vị trong thời gian ngắn, chỉ 3 năm. Ông qua đời khá bất ngờ và kỳ lạ, khiến mọi người thời đó hoài nghi rằng đó có thể là âm mưu ám sát vua.

Sự việc xảy ra vào năm 1063, trong khi ông đang ngồi trên ngai vàng và bàn chuyện chính sự với các đại thần. Bất ngờ, mái che đổ sụp xuống và rơi trúng vị trí ông ngồi. Vua Bela I thiệt mạng ngay lúc đó. Vào thời điểm ấy, một số người nghĩ rằng, đó không chỉ là một tai nạn đơn giản, ngẫu nhiên. Nó có thể là âm mưu thông minh của kẻ thù nhằm giết chết vị vua này. Mặc dù tin đồn đã lan rộng nhưng người ta vẫn không tìm ra bằng chứng để chứng minh suy đoán đó là sự thật.


2. Hiệp sĩ xứ Mighty chết vì một vết xước ở chân

Một trong những trường hợp tử vong kỳ lạ nhất chính là hiệp sĩ Sigurd Eysteinsson của xứ Mighty. Ông qua đời do bị nhiễm trùng vì một vết xước ở chân.

Một số truyền thuyết kể lại rằng, trong cuộc đời chinh chiến khắp sa trường lớn nhỏ, hiệp sĩ Sigurd từng một lần thách đấu sinh tử với kẻ thù của ông là Mael Brigte Tusk.

Posted Image

Quy định của cuộc chiến là mỗi bên chỉ được mang theo 40 quân so tài với nhau. Tuy nhiên, Sigurd gian trá khi mang theo nhiều quân hơn so với quy định, 80 binh sĩ tham dự trận chiến sinh tử.

Do có đông quân hơn nên phe của Sigurd giành chiến thắng không mấy vẻ vang và dễ dàng chặt đầu của Mael Brigte Tusk mang về ăn mừng.

Nhưng niềm vui giết được kẻ thù bằng thủ đoạn không quang minh chính đại đó nhanh chóng tắt lịm, khi chiếc đầu của Mael treo ở phần đầu con ngựa mà Sigurd cưỡi vô tình đụng vào chân hiệp sĩ này, khiến ông bị xước ở chân. Vết thương tưởng chừng quá nhỏ, nhưng lại gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vết thượng nặng tới nỗi Sigurd đã mất mạng vào năm 892 vì bị nhiễm trùng vết thương rồi dẫn tới hoại tử các bộ phận trên cơ thể.

Do đó, dân gian truyền tai nhau những câu chuyện ly kỳ, rằng, hiệp sĩ Sigurd gian trá nên bị trời trừng phạt. Họ kể cho nhau những câu chuyện như hồn ma của Mael quay về báo thù sau khi bị giết hại bằng thủ đoạn đê tiện của Sigurd.


3. Giáo hoàng Adrian IV chết vì… nuốt phải ruồi

Đức Giáo Hoàng Adrian IV là người Anh duy nhất đảm nhiệm vị trí tối cao này cho tới nay. Theo sử sách và những truyền thuyết, ông ta chết chỉ vì nuốt phải một con ruồi. Chính vì vậy, đây là một trong những trường hợp tử vong kỳ lạ nhất thời Trung cổ.

Posted Image

Giáo hoàng Adrian IV mất mạng khi còn rất trẻ. Cũng trong thời gian ấy, ông mắc phải một căn bệnh nặng mà thời đó chưa có thuốc đặc trị. Cụ thể, Adrian IV bị viêm amidan. Do đó, ông bị sưng họng và xuất hiện những vết sưng mủ kinh khủng trong vòm miệng. Các nhà hoa học và chuyên gia lịch sử cho rằng, đó là yếu tố đặc biệt quan trọng dẫn tới cái chết kỳ lạ của Giáo hoàng tôn quý này.

Khi tham gia một buổi tiệc năm 1159, Giáo hoàng Adrian IV đang thưởng thức ly rượu vang thì vô tình nuốt phải một con ruồi nhỏ và nó chui xuống dạ dày của ông. Do đang mang trong mình căn bệnh viêm amidan nên khi con ruồi rơi vào thực quản, nó bỗng dưng trở thành vũ khí sát thương chí mạng hạ sát giáo hoàng. Ông nhanh chóng bị khó thở và qua đời sau đó chỉ vài phút.


4. Vua Richard I chết vì bị nhiễm trùng

Vua Richard I (hay còn gọi là Richard Sư Tử tâm) là nhân vật nổi tiếng cùng thời với Robin Hood. Trong lần thập tự chinh thứ 3, ông rơi vào thế bại trận và bị bắt làm tù binh. Do đó, nước Anh phải bỏ ra một khoản tiền lớn để chuộc đức vua cho quân đội Đức thời đó.

Posted Image


Do mất một khoản tiền lớn, vua Richard đã lãnh đạo quân đội tiến đánh nông trại Chalus - Chabrol ở Pháp, nơi tồn tại những truyền thuyết về kho báu quý giá vào năm 1199. Ông tiến hành cuộc chiến này với mục đích lấp đầy khoảng hao hụt ngân khố.

Kế hoạch đánh chiếm kho báu của vua Richard “không thuận chèo mát mái” bởi vì quân đội của ông gặp phải sự chống trả quyết liệt của người dân địa phương nhằm bảo vệ tài sản của họ.

Trong cuộc giao tranh đó, vua Richard chủ quan không mặc áo giáp bảo vệ cơ thể nên đã bị những nông dân ở Pháp bắn trúng tên khiến ông bị thương.

Cái chết của ông khá giống chuyện đã xảy ra với hiệp sĩ Sigurd. Ông cũng bị nhiễm trùng vết thương dẫn đến thiệt mạng sau đó vài ngày.


5. Lãnh chúa Martin xứ Aragon chết vì…khó tiêu, cười quá nhiều

Posted Image


Lãnh chúa Martin xứ Aragon đột ngột qua đời trong khi đang thưởng thức một bữa tiệc vào năm 1410. Vào hôm đó, lãnh chúa Martin đã cười rất nhiều trên bàn ăn sau khi nghe kể câu chuyện hài hước. Do cười với tần suất lớn và không kiểm soát được, ông bị suy tim rồi qua đời một cách kỳ lạ.

Thêm vào đó, ông cũng là người có tiền sử mắc bệnh khó tiêu. Cũng vì ăn quá nhiều thịt cá chình, lãnh chúa nổi tiếng này qua đời ngay trên bàn tiệc.


6. Geogre Plantagenet chết trong thùng rượu vang

Geogre là một hoàng thân thuộc hoàng gia Anh. Ông là em trai của vua Edward IV và Richard III. Trong cuộc đời mình, ông từng tham gia kế hoạch đánh chiếm vương quốc của những người anh trai. Tuy nhiên, kế hoạch của ông không thành công và nhanh chóng bị đả bại. Ông bị hai vị vua trên bắt giữ và kết tội phản quốc. Kể từ đó, hoàng thân Geogre bị giam trong tháp London và sống những ngày cuối cùng được nhìn thấy mặt trời ở nơi cao chót vót đó.

Posted Image

Hai người anh trai thương tình hoàng thân Geogre là người cùng chung huyết thống nên ban đặc ân không xử tử ông một cách đau đớn, dã man. Thay vào đó, họ dùng phương pháp khá “cổ quái” là khiến ông ngạt thở trong thùng rượu nho cỡ lớn. Mục đích của hành động này là muốn Geogre chết ngập trong thứ mà ông rất "nghiện".

Người ta tìm thấy thi thể của vị hoàng thân trong thùng rượu vào năm 1478. Sau khi qua đời, thi hài của ông vẫn được chôn cất theo đúng nghi lễ hoàng gia.


Nhật Anh (theo Megali.st)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bắc Kinh 100 năm trước

Thứ bảy, 15/6/2013, 05:01 GMT+7

Vào những năm 1900, Bắc Kinh là bức tranh của một xã hội Trung Quốc lưu giữ đầy nét truyền thống, và bắt đầu xen lẫn những ảnh hưởng của văn hóa Tây phương

.Posted Image

Được lập nên từ thế kỷ 11 trước công nguyên, vùng đất mà ngày nay là Bắc Kinh trở thành một trung tâm chính trị và văn hóa của Trung Hoa kể từ khi trở thành kinh đô năm 1421. Kể từ đó Bắc Kinh chứng kiến nhiều thăng trầm của các triều đại, cách mạng và chiến tranh.

Trong ảnh là Tiền Môn (Qianmen), một trong những lối vào chính của thành phố Bắc Kinh, năm 1901.

Posted Image

Những đàn ông người Mãn. Đây là một dân tộc hùng mạnh ở vùng Mãn Châu Lý vào thế kỷ 17, lấn át tộc người Hán và sau đó thiết lập nên nhà Thanh ở Trung Quốc.

Cuối thế kỷ 19 đầu 20, Trung Quốc mở cửa cho các thế lực nước ngoài. Các nhà ngoại giao, thương nhân và truyền giáo đổ đến từ châu Âu, Mỹ và Nhật, tranh giành ảnh hưởng. Người phương Tây đến mang theo nhiều kỹ nghệ mới nhưng cũng khiến gia tăng căng thẳng trong xã hội. Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn với tư tưởng bài người nước ngoài nổ ra, cuối cùng dẫn đến sự suy yếu và chấm dứt của vương triều nhà Thanh.

Posted Image

Một người đàn ông bị đánh công khai vì tội đánh vợ. Thời đó, các hình phạt truyền thống vẫn được duy trì, nhưng những cải cách trong đạo luật vào cuối đời nhà Thanh, dựa trên bộ luật dân sự Đức năm 1890, đã giảm bớt các hình phạt năm 1901.

Posted Image

Cảnh sát đô thị của thành phố Bắc Kinh năm 1902.

Posted Image

Lạc đà hai bướu được sử dụng như một phương tiện vận chuyển của người Trung Quốc từ thời cổ đại. Xe lạc đà là phương tiện giao thông chính từ Bắc Kinh đi sang các vùng ở Mông Cổ cho đến khi có sự xuất hiện của ô tô vào giữa thế kỷ 20.

Posted Image

Một đám tang trên đường phố Bắc Kinh đầu những năm 1910.

Posted Image

Cảnh tượng quen thuộc trên đường phố Bắc Kinh thời đó. Đám đông người đang giải cứu cho chú ngựa bị ngã do phải kéo xe quá nặng.

Posted Image

Người ăn xin nằm trên phố. Trong xã hội cũ ở Trung Quốc, những hoàn cảnh vô gia cư không được xem là trách nhiệm của chính phủ. Nhưng đến cuối thời nhà Thanh, do ảnh hưởng sự thống trị của châu Âu cũng như nạn nghiện thuốc phiện ngày càng tăng, giới chức Trung Quốc bắt đầu xem đói nghèo là một vấn đề cần phải khắc phục.

Posted Image

Người dân ăn trưa tại một quán ăn ngoài trời.

Posted Image

Giàn giáo bao quanh Tiền Môn. Năm 1907, Tiền Môn bị hư hỏng nặng trong cuộc chiến của phong trào Nghĩa Hòa đoàn chống lại quân đội phương Tây. Tiền Môn hiện là một địa điểm hàng đầu thu hút khách du lịch, là biểu tượng của một Bắc Kinh thời xưa.

Posted Image

Một sĩ quan người Anh đứng nói chuyện với một người lính tại ga tàu Tiền Môn năm 1902. Sau khi Trung Quốc thất bại trong cuộc chiến Trung - Nhật đầu tiên (1894-1895), các cường quốc nước ngoài nhanh chóng mở rộng hệ thống đường sắt ở Trung Quốc.

Posted Image

Trẻ em Trung Quốc vui chơi ở một trường Đạo. Cùng với các công nghệ hiện đại, người nước ngoài còn đem theo Kito giáo đến Trung Quốc và truyền đạo qua các trường truyền giáo.

>>> Xem tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vàng giảm mạnh, sát mốc 39 triệu đồng/lượng


(Dân trí) - Sáng nay 20/6, giá vàng miếng trong nước đồng loạt giảm khoảng 500.000 đồng/lượng so với chốt phiên chiều qua, xuống sát mốc 39 triệu đồng/lượng (chiều bán ra). Tuy nhiên, giá vàng miếng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 5,4 triệu đồng/lượng.

Posted Image

Vàng giảm mạnh sát mốc 39 triệu đồng/lượng.

Mở cửa thị trường vàng trong nước sáng nay 20/6, giá vàng SJC tại Hà Nội được Công ty CP SJC Hà Nội niêm yết giao dịch ở mức 39,23 triệu đồng/lượng (mua vào) - 39,53 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm mạnh mỗi chiều 470.000 đồng/lượng và 370.000 đồng/lượng so với chốt phiên hôm qua.Cũng tại Hà Nội, Công ty CP Đầu tư Vàng phú Quý niêm yết giá vàng SJC ở mức 39,3 triệu đồng/lượng - 39,6 triệu đồng/lượng, giảm mỗi chiều 400.000 đồng/lượng và 300.000 đồng/lượng.

Tại TPHCM, giá vàng SJC qua niêm yết của Công ty VBĐQ Sài Gòn giao dịch ở mức 39,25 triệu đồng/lượng - 39,55 triệu đồng/lượng, giảm 530.000 đồng/lượng và 420.000 đồng/lượng.

Dù điều chỉnh giảm mạnh nhưng giá vàng miếng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 5,4 triệu đồng/lượng.

Vào 9h sáng nay 20/6, Ngân hàng Nhà nước tổ chức phiên đầu thầu vàng miếng lần thứ 33, khối lượng chào thầu là 26.000 lượng vàng, tương đương 1 tấn vàng quy chuẩn.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 28/3/2013 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 32 phiên đấu thầu bán vàng miếng với tổng khối lượng trúng thầu là 813.200 lượng trên tổng số 900.000 lượng chào thầu.

Trên thị trường thế giới, sáng nay, giá vàng giao ngay trên Kitco đứng ở mức 1.344,3 USD/ounce, giảm 24 USD so với giá chốt phiên trước.

Trên sàn Comex, giá vàng giao tháng 8 chốt phiên hôm qua tăng 0,5% lên 1.374 USD/ounce. Tuy nhiên, trong phiên giao dịch điện tử, giá vàng kỳ hạn giảm 1,2% xuống còn 1.350 USD/ounce.

Giá vàng bất ngờ lao dốc sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hạ dự báo lạm phát một cách đáng kể trong tuyên bố đưa ra sau cuộc họp chính sách hai ngày.

Ông Ben Bernanke - Chủ tịch Fed cho biết, Fed có thể giảm quy mô chương trình mua trái phiếu chính phủ trong năm nay và ngừng hoàn toàn vào năm 2014.

Ngoài ra, giá vàng cũng chịu sức ép khi đồng đô la Mỹ tăng 1,1% so với các tiền tệ chủ chốt.

Theo Exchange Traded Gold, quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới, SPDR Gold Trust vừa bán ra thêm 2,1 tấn vàng phiên ngày 19/6. Đây là phiên bán ra thứ 3 liên tiếp của quỹ này.

Trong năm nay, quỹ đã bán tổng cộng 351,3 tấn vàng, tương đương giảm 26% lượng nắm giữ xuống còn 999,56 tấn. Đây là lượng nắm giữ thấp nhất của SPDR Gold Trust kể từ tháng 2/2009, tương đương xóa đi 29 tỷ USD giá trị quỹ trong năm nay.

An Hạ

==================

Chắc là còn giảm nữa chí ít cũng đến giữa tháng 6 âm.
Thiên Đồng
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cột đá Thề ở Đền Hùng bị thay bằng "đá lạ"


Thứ năm, 06/06/2013, 06:44 - Nguồn KienThuc.net.vn

Lại có chuyện cột đá Thề trước cửa Đền Thượng bị người ta ngang nhiên dời đi để thay bằng một khối đá hoa cương lạ lẫm. Cột đá Thề là nơi các vị vua xưa làm lễ

Hẹn gặp KTS Nguyễn Ngọc Dũng (hiện là trưởng bộ môn Dưỡng sinh tổng hợp cổ truyền Tâm khí Việt của UIA) tại một quán trà-thiền ở phố Trần Quang Diệu, tôi thấy ông vẫn chưa hết bức xúc về câu chuyện nói trên. Là một KTS từng tu nghiệp ở Ba Lan, sau đó về nước, có thời gian công tác trong ngành bảo tồn di tích, nên ông Dũng nắm rất rõ những vấn đề liên quan đến các quy định về tôn tạo và bảo tồn. Vì thế, khi phát hiện việc người ta di dời Cột đá Thề có từ xưa trước cửa Đền Thượng (tục truyền từ thời Hùng Vương, các vị vua hàng năm đều tới đứng trước hòn đá thiêng này cầu cho quốc thái dân an) ra khỏi Khu di tích Đền Hùng, ông Dũng vô cùng đau xót. Sau đây là cuộc phỏng vấn của PV với KTS Nguyễn Ngọc Dũng.

Posted Image

Nhà báo Nguyễn Việt Chiến phỏng vấn KTS Nguyễn Ngọc Dũng.
Thưa ông, được biết tên tuổi ông gắn liền với những thành công của bộ môn dưỡng sinh cổ truyền bằng "Tâm khí Việt" mà hiện nay có rất nhiều người đang theo học. Được biết, cũng bằng "Tâm khí Việt", ông là người đã cảm nhận được năng lượng đặc biệt phát ra từ Cột đá Thề ở cửa Đền Thượng trước khi bị người ta di dời đi. Xin ông cho biết cụ thể chuyện này?

Vào năm 2007, tôi có cơ duyên được lãnh đạo nhà máy giấy Bãi Bằng mời về dạy một lớp Thái cực quyền cho câu lạc bộ dưỡng sinh của nhà máy. Sau lớp học tôi và một số phóng viên truyền hình cùng câu lạc bộ dưỡng sinh đi dã ngoại lên lễ Đền Hùng. Khi đoàn chúng tôi leo dốc đá lên đến Đền Thượng thì nghỉ chân để chuẩn bị vào lễ. Đang ngồi nghỉ tôi cảm thấy như có lực hút khá mạnh ở phía sau lưng. Những người luyện tập võ thuật, khí công lâu năm như chúng tôi rất nhạy cảm với những gì gọi là năng lượng. Tôi đi tìm và phát hiện lực hút này từ một cột đá cao chừng 1,6m. Tôi thấy lạ là cột đá này được đặt trên một bệ thờ có bát hương. Tôi nghĩ cột đá này cũng có lịch sử của nó và tôi hỏi vị thủ từ ngôi đền về nguồn gốc cột đá.

Ông thủ từ nói đây là "Cột đá Thề ngàn năm" có từ xưa, tục truyền từ thời vua Hùng, các vị vua hàng năm đều lên núi tế trời đất và đứng trước hòn đá thiêng này cầu cho quốc thái dân an và thề nguyện dốc lòng xây dựng đất nước phồn vinh. Sau khi biết như vậy, tôi quan sát thấy Cột đá Thề đứng trên đỉnh núi cao ngàn năm như vậy chắc thu hút được rất nhiều năng lượng dương khí và có thể chữa bệnh bằng năng lượng quý hiếm đó. Tôi thực sự ngưỡng mộ và cảm nhận năng lượng linh thiêng của tảng đá tiếp nối khí thiêng của trời đất Việt, chứng kiến biết bao thăng trầm qua hàng ngàn năm lịch sử.

Tôi chợt nghĩ hòn đá này mang dương khí trên đỉnh núi, tích chứa năng lượng sung mãn của trời đất có thể chữa được các bệnh nên đã nói với mọi người trong đoàn rằng: "Đây là nơi linh địa tụ hội khí thiêng và tảng đá này đã tiếp nối được một nguồn năng lượng lớn như vậy. Cột đá này mang dương khí nên có thể chữa được một số bệnh thuộc về âm khí như mặc cảm, tự ti hoặc áp huyết thấp và những bệnh mang chứng hàn lạnh, trầm uất, trệ khí…".

Tôi bảo mọi người lần lượt áp tay vào tảng đá còn tôi sẽ vận dụng khí công để tiếp nối với năng lượng của trời đất qua tảng đá nhiều dương khí để cân bằng âm dương cho cơ thể giúp mọi người có thể chữa được bệnh. Hôm đó mọi người cung kính, ngưỡng mộ trước Cột đá Thề linh thiêng trên đỉnh núi Đền Thượng và đều được tiếp nhận năng lượng khá hiệu quả, thấy dễ chịu, thoải mái, hết mệt mỏi. Trong số đó, có bác Khánh người ở phố Hà Trung- Hà Nội đang bị viêm xoang cấp tính sổ mũi và sổ cả máu, thế mà sau năm phút bác thấy khỏi đau, khô mũi, cảm giác như không còn bệnh xoang.

Về Hà Nội khoảng bốn tháng sau, tôi gặp lại bác Khánh, bác có nói: "Kỳ diệu thật tôi chữa mãi không khỏi bệnh xoang lâu năm rồi thế mà sau chuyến đi đó tôi khỏi hẳn không thấy bị lại". Sau sự việc trên, tôi nghĩ rằng: Đây là một nơi linh địa nên có những năng lượng đặc biệt là việc tất yếu và Cột đá Thề trên đỉnh núi là báu vật linh thiêng đã được truyền tụng qua bao đời. Có một điều quan trọng nữa tôi phát hiện thấy ở Đền Hùng là Cột đá Thề trước cửa Đền Thượng mang năng lượng dương khí rất cao và chiếc giếng thiêng trong ngôi Đền Giếng lại mang năng lượng âm khí rất đặc biệt. Một nơi là cực dương và một nơi là cực âm và đây chính là sự chuyển hóa âm dương linh thiêng của Khu di tích lịch sử này. Theo tôi, Đền Giếng chính là nguồn sữa mẹ của vùng linh địa này.

Cũng trong chuyến đi đó, tôi và không ít người trong đoàn đã cảm nhận được sự linh ứng của "nguồn sữa mẹ" từ ngôi Đền Giếng với một số hiện tượng rất khó lý giải và mang tính tâm linh.

Posted Image

Cột đá Thề.

Vi phạm Luật Di sản khi di dời Cột đá Thề

Thưa ông, mọi việc sẽ không có điều gì phải bàn cãi, nếu như báu vật Cột đá Thề linh thiêng không bị người ta di dời đi đâu không rõ để thay vào đó bằng một tảng đá kỳ lạ khác mà chính ông lại là người phát hiện chuyện đó?

Mấy năm sau khi phát hiện thấy năng lượng đặc biệt của Cột đá Thề, tôi có kể lại cho một số bạn bè về câu chuyện kỳ bí nói trên, họ rất thích và vì cũng đang mắc một số bệnh thuộc dạng âm hàn và huyết áp thấp nên cuối năm 2012, tôi cùng họ hồ hởi lên Đền Hùng để cảm nhận điều thiêng liêng ấy. Khi lên đến nơi, tôi thấy rất thất vọng vì có sự thay đổi lạ lùng khi Cột đá Thề không còn nữa và thay vào đó là một tảng đá mới.

Tôi thấy ngạc nhiên và hỏi mấy nhân viên thì họ cho biết: "Trong lần tu sửa mới đây nhất của Khu di tích lịch sử để đón nhận bằng của tổ chức UNESCO quốc tế công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, tảng đá cũ đã bị dời đi và thay bằng tảng đá này". Tôi có nói với họ rằng: "Tôi là một KTS đã từng một số năm làm công tác tu bổ di tích, nên biết rõ nguyên tắc quan trọng của bảo tồn di tích là không được phép thay đổi, di dời, làm mới một cái gì đó mang tính lịch sử. Và việc di dời Cột đá Thề để thay bằng tảng đá này là vi phạm Luật Di sản. Vậy cột đá cũ để ở đâu?". Họ nói tảng đá ấy đã đưa xuống nhà bảo tàng của khu di tích. Tôi xuống nhà bảo tàng hỏi tìm tảng đá cũ thì họ nói không biết. Và, cho đến giờ tôi cũng không biết tảng đá ấy đã bị đập vỡ hay bị vứt đi vào chỗ nào đó hoặc mất tích rồi? Thay vào chỗ Cột đá Thề xưa là một tảng đá hoa cương bóng lộn. Họ bảo tảng đá mới đã được làm phép, đã được đo năng lượng thấy cực mạnh rồi! Nhưng bằng chuyên môn riêng, tôi kiểm chứng thấy không phải như vậy và tảng đá mới, theo cảm nhận của riêng tôi, năng lượng chỉ bằng khoảng 15% so với năng lượng tảng đá cũ khi tảng đá mới khá lạnh lẽo và năng lượng yếu hơn nhiều. Việc này làm tôi rất thất vọng.

Được biết sau chuyến đi cuối năm 2012 và phát hiện việc người ta thay Cột đá Thề bằng một tảng đá hoa cương lạ, ông có ý kiến với cơ quan chức năng và trở lại Đền Hùng một lần nữa để tìm hiểu sự việc trên, cụ thể như thế nào, thưa ông?

Sau sự việc trên, về Hà Nội tôi có kể chuyện này với một số người bạn và học trò với tâm trạng rất buồn phiền. Thật may, có một học viên của tôi là cô Tố Tâm, chuyên viên cao cấp của bộ Ngoại giao. Cô Tâm hỏi cặn kẽ về sự việc và gọi điện cho ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng bộ Ngoại giao, người đang chỉ đạo việc lập hồ sơ giai đoạn cuối để UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ông Sơn đã gọi điện ngay cho UBND tỉnh Phú Thọ, họ nói đã tiếp nhận thông tin của tôi và họ mời tôi lên để xem xét việc này. Tôi mừng quá hẹn cùng đi với đoàn bộ Ngoại giao. Cô Tố Tâm còn mời cả một nhà ngoại cảm là "thầy Cường" ở Cầu Diễn cùng đi.

Chúng tôi đến UBND tỉnh Phú Thọ tại thành phố Việt Trì vào buổi chiều, các anh lãnh đạo tỉnh tiếp đón và mời chúng tôi ăn tối trước rồi lên Đền Hùng. Nhưng tôi và thầy Cường đề nghị đi làm việc luôn vì rất sốt ruột. Khi lên đến Đền Thượng, chúng tôi thấy trước tảng đá hoa cương bóng lộn họ đã chuẩn bị một đàn lễ khá long trọng. Chờ một lúc thì thấy có mặt một số vị lãnh đạo của tỉnh Phú Thọ cùng một số cán bộ Ủy ban, cả bà Phó Chủ tịch tỉnh phụ trách văn xã vừa mới về hưu cũng có mặt. Nhưng một lần nữa chúng tôi hoàn toàn thất vọng vì các vị lãnh đạo tỉnh Phú Thọ nói rằng: "Chúng tôi mời các thầy lên đây cùng làm lễ với một vị "pháp sư" của Phú Thọ rất giỏi về phong thủy, trấn yểm năng lượng. Họ hỏi tôi có biết thầy pháp sư này không?".

Tôi trả lời không biết ông ấy là ai và năng lực thế nào, mặc dù tôi là phó tổng giám đốc liên hiệp khoa học UIA, nơi có nhiều trung tâm nghiên cứu ứng dụng các bộ môn khoa học về phong thủy, năng lượng cảm xạ, cảm ứng, dưỡng sinh, tâm linh ngoại cảm, nhưng tôi chưa nghe thấy danh ông thầy này và công trình nghiên cứu khoa học tâm linh của ông bao giờ.

Lúc này thầy Cường (cùng đi từ Hà Nội với đoàn chúng tôi) đề nghị sẽ dùng khả năng ngoại cảm của mình để thỉnh chuông, làm lễ xin hỏi về sự việc này. Sau đó thầy Cường cho biết thông tin, đại ý là: "Hòn đá thiêng, đá thề nghìn năm đã bị đập vỡ, nó mang năng lượng ngàn xưa, nay thay vào hòn đá hoa cương, tuy đẹp và đắt giá nhưng chẳng có năng lượng gì. Và vì phá vỡ hòn đá thiêng nên đứt mạch, mấy năm qua đã có nhiều chuyện xảy ra (cho phép tôi không nói rõ cụ thể xảy ra việc gì vì không cần thiết nói ở đây)".

Làm lễ xong, chúng tôi ra ngoài, tôi hỏi thẳng cách giải quyết của lãnh đạo tỉnh về việc này, vị Phó Chủ tịch phụ trách Văn xã mới về hưu thanh minh rằng: Hòn đá mới thay thế là hòn đá hoa cương mang nhiều năng lượng hơn đã được "Thầy pháp sư" kiểm chứng, vả lại hòn đá cũ cũng chưa chắc là từ nghìn xưa, hình như trước đây mấy chục năm ai đó mới đặt lên thờ mà thôi, mặt khác đây là dự án của Trung ương do bộ Văn hóa chỉ đạo, thứ trưởng Bộ Văn hóa Lưu Trần Tiêu trực tiếp là Chủ tịch Hội đồng Khoa học chủ trì, nên bây giờ muốn thay lại hòn đá cũ cũng không được. UBND tỉnh không có quyền hạn, phải Hội đồng Khoa học bộ Văn hóa mới có quyền.

Thấy cách trả lời loanh quanh và không thuyết phục của họ, tôi quay sang nói với thầy Cường: "Thôi chúng ta đi về, có nói cũng không giải quyết được việc gì. Nếu ở lại tham dự lễ với "thầy pháp sư" này thì mặc nhiên chúng ta đồng lõa, công nhận việc làm này là đúng". Sau đó chúng tôi về Hà Nội luôn không kịp cả ăn tối.

Posted Image

“Cột đá lạ”.


Cần làm rõ: Ai phải chịu trách nhiệm?

Ngay thời điểm ấy, tại sao ông không phản ánh cho công luận sự việc nhạy cảm trên để các cơ quan chức năng làm rõ?
Ban Quản lý Đền Hùng từ chối trả lời

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ VH-TT&DL) cho biết: Thông tin này nên đặt vấn đề với BQL di tích lịch sử Đền Hùng để làm rõ.

Trong khi đó, sau khi nghe thông tin PV bản báo cung cấp, ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ xin từ chối cung cấp thông tin với lý do bận họp và hướng dẫn PV liên hệ trực tiếp với BQL di tích lịch sử Đền Hùng. Để làm rõ thực hư, PV đã trực tiếp liên lạc với ông Nguyễn Xuân Các, giám đốc BQL Khu di tích lịch sử Đền Hùng để cung cấp thông tin và đề nghị làm rõ. Tuy nhiên, sau khi nghe xong nội dung, ông Các một mực từ chối vì đang bận đi công tác. Mặc dù PV đã đề cập thông tin rất cần được kiểm chứng và đã được Phó Chủ tịch

UBND tỉnh Phú Thọ giới thiệu làm việc, nhưng thay vì trả lời, ông Các chối đây đẩy.

Vương Trần
Lúc đó, tôi rất bức xúc, thất vọng và mất niềm tin, không hiểu những người có trách nhiệm suy nghĩ gì khi triển khai xử lý công việc một cách tùy tiện như vậy, đặc biệt là với một Khu di tích lịch sử nổi tiếng và linh thiêng của đất nước như Đền Hùng. Nhưng tôi không muốn lên tiếng lúc đó bởi có thể sẽ ảnh hưởng tới việc UNESCO đang duyệt hồ sơ công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Và đến thời điểm này, ông mới công bố những phát hiện cách đây gần một năm và những bức xúc của mình về sự việc người ta tùy tiện thay Cột đá Thề bằng một tảng đá lạ?

Về sự việc này, thời gian gần đây, ông Vũ Thế Khanh, tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ UIA và một vị nguyên là phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ có bảo tôi: Anh phải nói cho mọi người biết rõ vấn đề này vì thực ra đây là việc làm vi phạm rất tùy tiện và thái quá của một số người ở tỉnh Phú Thọ, và cứ để cho họ xâm hại di tích Đền Hùng thiêng liêng là không được.

Qua việc phát biểu trên công luận, tôi cũng muốn tỉnh Phú Thọ và các cơ quan chức năng làm rõ ba vấn đề: Thứ nhất, Cột đá Thề hiện nay có còn trong nhà bảo tàng không hay đã bị phá hủy và nếu còn thì ta sẽ phải xử lý thế nào? Thứ hai, làm rõ việc ai là người phê duyệt chủ trương thay thế hòn đá hoa cương mới vào vị trí của Cột đá Thề và lý do tại sao? Thứ ba, nếu Cột đá Thề không còn nữa (không thể phục hồi được nữa) thì phải ghi rõ dưới văn bia ở chỗ cũ rằng: Hòn đá mới này đã được đưa vào đây ngày, tháng, năm nào và lý do tại sao đưa tảng đá mới thay tảng đá cũ? Tôi nghĩ trách nhiệm của mình là phải đưa vấn đề này lên, còn việc xử lý thế nào là thuộc về các bộ ngành chức năng và UBND tỉnh Phú Thọ.

Thời gian qua, từ việc người ta đưa hòn đá lạ vào Đền Hùng bảo là để "trấn yểm" với nhiều ký tự, hình vẽ kỳ bí tới việc người ta di dời Cột đá Thề để thay bằng tảng đá hoa cương khác cho thấy họ rất tùy hứng và bất chấp Luật Di sản. Ông có ý kiến gì về hai vụ việc này?

Theo tôi, việc đưa bất kỳ một vật gì lạ vào Khu di tích lịch sử Đền Hùng đều là việc làm sai sự thật, có tính mê tín dị đoan và vi phạm Luật di sản vì đây là khu vực thiêng liêng và có lịch sử từ ngàn xưa. Lẽ ra những việc như thế phải được các cấp ngành và tỉnh Phú Thọ xem xét rất cẩn trọng, xem đưa vào như thế có nên không, có thật sự mang lại những lợi ích cho khu di tích hay không? Và cấp nào (cấp trung ương hay cấp tỉnh) thì được phép duyệt cho mang những vật lạ ấy vào?

Tóm lại, không thể tùy tiện đưa vật lạ vào Khu di tích và cũng không thể tùy hứng thay đổi bất kỳ hiện vật cũ nào đã có từ xưa trong khu di tích này. Và điều quan trọng, các cấp ngành cần phải khẩn trương làm rõ việc ai là người phải chịu trách nhiệm về việc di dời Cột đá Thề đã có từ xưa để thay thế bằng một tảng đá hoa cương mới trước cửa Đền Thượng. Theo tôi, việc này nghiêm trọng hơn nhiều so với việc tùy tiện đưa hòn đá "trấn yểm" có ký tự lạ vào Đền Hùng. Vì việc di dời Cột đá Thề có từ xưa là ngang nhiên, trắng trợn vi phạm Luật Di sản và bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch cùng với UBND tỉnh Phú Thọ cần phải vào cuộc nghiêm túc để làm rõ để trả lời trước công luận.

Xin cảm ơn KTS Nguyễn Ngọc Dũng về những thông tin ông đã cung cấp.

Cột đá Thề Đền Hùng được... thay mới hơn 2 năm

Những ngày giỗ Tổ, tại Đền Thượng thuộc khu di tích lịch sử Đền Hùng, nhiều du khách đã bất ngờ khi nhìn thấy một cột đá mã não (giống hình dáng loại đá phong thủy) được dựng lên tại nơi xưa nay nhiều người vẫn coi là nơi đặt Cột đá Thề của Thục Phán An Dương Vương.

Cột đá Thề của Thục Phán An Dương Vương có còn tồn tại cho đến ngày nay hay không, chưa một tư liệu khoa học nào ghi lại! Tuy nhiên, theo lời ông Lê Tượng - nguyên Trưởng ban Quản lý khu Di tích lịch sử đền Hùng giai đoạn 1976-1996: "Năm 1963-1964, khi tiến hành khảo sát ở đền Thượng đã phát hiện một cột đá ở ngay trước lăng Hùng Vương. Dân gian truyền tụng đó là Cột đá Thề, nhưng cứ liệu ghi chép thì hoàn toàn không có. Chúng tôi cũng đặt ra những nghi vấn có thể đây là Cột đá Thề của Thục Phán An Dương Vương còn tồn tại đến ngày nay; hoặc cũng có thể đây chỉ là chiếc cột của một ngôi miếu cổ thờ thần núi".

Chưa xác định niên đại nhưng hơn 40 năm nay cột đá này vẫn được dân gian sùng bái và coi là Cột đá Thề. Mới đây cột đá (cũ) được đưa vào Bảo tàng Hùng Vương và thay vào đó là cột đá mã não.

Ông Nguyễn Tiến Khôi (giám đốc khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thời điểm đó) cho biết dự án thay mới Cột đá Thề đã được tiến hành từ nhiều năm nay và Cột đá Thề mới mô phỏng Cột đá Thề trong truyền thuyết đã chính thức khánh thành ngày 26/1/2011.

(Nguồn: Báo Tuổi Trẻ 14/4/2011)



Đền Hùng, thị phi quanh cột đá thề

Thứ hai, 10/06/2013, 08:14 - Nguồn KienThuc.net.vn

Phải khẳng định ngay rằng cột đá thề nguyên gốc ở Đền Hùng từ lâu đã không còn.

Cột đá hiện nay mà khách hành hương vẫn thấy khi lên đền Thượng được dựng lên nhờ kinh phí, tâm sức của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và người hảo tâm, nhằm mô phỏng cột cũ trong truyền thuyết. Nhưng những chuyện này đang bị một số người bóp méo là cột đá lạ.

Posted Image “Cột đá thề” mô phỏng cột đá thề xưa trong truyền thuyết (ảnh trái). Khách thập phương viếng Đền Hùng.
Cột đá là của các Vua Hùng?

Thông tin rộ lên trên một số tờ báo những ngày gần đây về chuyện cột đá thề Đền Hùng xưa bị di dời và nay thay vào đó bằng một “cột đá lạ”.
Một tờ báo dẫn lời ông Nguyễn Ngọc Dũng, hiện là Phó TGĐ Liên hiệp khoa học UIA nói cột đá thề là nơi các vị vua làm lễ để cầu quốc thái dân an, cột đá đó còn phát ra linh khí đặc biệt có khả năng chữa bệnh, và việc di dời cột đá này là vi phạm Luật Di sản. Một tờ báo khác, TS Vũ Thế Khanh, TGĐ của UIA, còn cho rằng hành vi di dời cột đá là phá hoại di tích lịch sử, cần phải xử lý trách nhiệm…
Nhà sử học Nguyễn Tiến Khôi- Chủ tịch Hội sử học Phú Thọ, nguyên Giám đốc Ban quản lý khu di tích lịch sử Đền Hùng, rất bức xúc vì những thông tin nói trên.
Theo ông, nó hoàn toàn bịa đặt, xuyên tạc và có phần báng bổ giá trị tâm linh và sự thật. Sử sách ghi lại lịch sử thời đại Hùng Vương có nhiều tài liệu giá trị, trong đó ghi những nét cơ bản: Vua Hùng đời thứ 18 đã có ý định nhường ngôi cho Tản Viên. Tản Viên đã dâng ý lên Vua Hùng rằng nên nhường ngôi cho tướng quân vùng lãnh địa Âu Việt, một tướng tài vùng lãnh địa rộng lớn ở miền Bắc."Ba tháng liền kéo đá lên Đền, có ngày chỉ kéo được vài ba mét rất nhọc nhằn trong thời tiết mưa giá rét".
Cuộc chiến Hùng – Thục tranh giành lãnh địa đã kéo dài, và Thục Phán cũng thể hiện có tài năng, đức lễ đang được nhiều dân tin theo. Chuẩn y lời Tản Viên, Vua Hùng đã nhường ngôi cho Thục Phán.
Thục Phán lên ngôi, cảm kích tấm lòng của Vua Hùng, đã dựng một cột đá thề trên núi Nghĩa Lĩnh (theo truyền thuyết), đứng trước cột đá mà thề rằng từ nay sẽ cùng quân dân quyết bảo vệ, gìn giữ và xây dựng cơ nghiệp nhà Hùng bền vững trường tồn. Sau đó dời đô về Cổ Loa (Hà Nội ngày nay) lấy hiệu An Dương Vương, tên nước đổi là Âu Lạc.

Ngọc phả cổ truyền về 18 đời Thánh vương triều Hùng có viết: “Khi Thục Phán An Dương Vương được nước, do cảm kích việc nhường nước của Duệ Vương, công đức lớn như trời đất, bèn cử giá đến núi Nghĩa Lĩnh lập đền đài lấy làm nơi thờ tự của nước, dựng cột đá giữa núi chỉ lên trời mà khấn rằng: Nguyện có trời cao lồng lộng soi xét không bao giờ sai, nước Nam sẽ trường tồn, miếu thờ Hùng Vương sẽ còn mãi mãi, nếu về sau các vua kế trị mà trái ước bội thề, thì búa trăng rìu gió sẽ trừng phạt để không phụ lời thề của người đời trước…”.

Như vậy, cột đá thề ra đời sau tất cả các đời Vua Hùng. Không thể có chuyện các đời Vua Hùng từng đứng trước cột đá này mà thề thốt với non sông, giang sơn thuở ấy!

Posted Image


Cột đá thề” mô phỏng cột đá thề xưa trong truyền thuyết.


Cột truyền thuyết, cột vì kèo và cột đá hiện nay

Qua hàng ngàn năm, dấu tích cột đá thề bị vùi lấp. Năm 1968, các nhà nghiên cứu, trong đó có ông Lê Tượng (từng là Trưởng ban quản trị Đền Hùng giai đoạn 1968-1976, hiện còn sống) tìm thấy những cột đá cổ của ngôi miếu nằm sâu trong lòng đất tại khu vực Đền Thượng, đã lấy một trong những cột đá đó, cho tôn tạo mô phỏng cột đá thề xưa, và đặt cột đá này ở phía bên trái Đền Thượng với ý nghĩa tượng trưng nhằm răn dạy con cháu về ý thức xây dựng, bảo vệ non sông và tri ân tiên tổ.

Posted Image


"Cột đá thề” đã được di dời thực chất là một trong những cột đá có lỗ gắn kiểu “vì kèo” thuộc một miếu đá được tìm thấy ở Đền Hùng từ thập kỷ 1960 .


Cột đá vẫn còn những hom khoét (lỗ) trên thân cột giống như vì kèo khi lắp vào nhau. Nhân dân đi lễ tỏ ra khó hiểu trước những lỗ khoét ấy, nên Ban quản lý di tích những năm trước đã dùng xi măng trát lại.

Không chỉ thời gian, thiên nhiên tàn phá làm vật đổi sao dời, mà ngàn năm Bắc thuộc đã khiến nhiều công trình, đền đài, cổ vật của nhân dân ta bị tàn phá hoặc lấy cắp.

Toàn bộ cơ ngơi các đền ở Đền Hùng mãi đến thế kỷ 13-14 mới được nhân dân ta xây dựng lại, và cũng mãi tận những năm gần đây mới được tu sửa bằng tiền của của cả nước để có được như ngày nay, trong đó phải đáng kể đến công của tâm sức của tỉnh Phú Thọ.

Dăm năm trước, Bộ Văn hóa và Cục Di sản từng có ý kiến thay bỏ cột đá này khi nó bị nước mưa bào mòn và có vết xi măng trát trông quá xấu, hơn nữa đó cũng không phải là cột đá thề từ ngàn năm trước theo truyền thuyết.

Chính ông Đặng Văn Bài khi đó là Cục trưởng Cục Di sản (nay ông là Phó Chủ tịch Hội Di sản Việt Nam, thành viên Hội đồng di sản Quốc gia) đã nói rằng không nên lừa dối nhân dân và khách hành hương lâu đến mấy mươi năm như vậy.

Bộ Văn hóa và Cục Di sản đã đồng ý cho Phú Thọ lập dự án tìm một cột đá khối tự nhiên thật quý, thật đẹp, và trông dáng dấp phải xứng tầm với ý nghĩa sâu xa của cột đá thề xưa để thay thế cái cột “vì kèo”.

Công ty Mỹ thuật Trung ương được giao xây dựng dự án, thiết kế, sưu tầm và trưng bày lấy ý kiến về một cột đá như vậy. Sau 3-4 lần mang mấy cột đá ra trưng bày nhưng đều không được Bộ Văn hóa và Cục Di sản chấp thuận. Điều này cho thấy những lãnh đạo có trách nhiệm trong việc này cũng đã rất thận trọng, nhất là đối với một khu di tích đặc biệt gắn với mồ miếu Tổ Tiên.

Hòn đá khối hình cột phải đạt 7 tiêu chí: Trường tồn, chất liệu đá phải từ bán quý trở lên, có tính dân tộc (phải được sưu tầm, tìm được ở Việt Nam chứ không phải có nguồn gốc ở nước ngoài), có tính thẩm mỹ cao, có kích thước phù hợp cảnh quan ở Đền Thượng, cân đối với bệ, và quan trọng nhất là toát lên được thần thái lời thề xưa.

Năm 2009, ông Lê Mạnh Tuấn - hội viên Hội Di sản Việt Nam (chuyên sưu tầm, nghiên cứu kỳ thạch, người có hơn 1.000 tác phẩm đá trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long) đã góp công tìm được một khối đá mã não cao 2,6 mét từ vùng Tây Bắc của Thanh Hóa, đáp ứng được những tiêu chí mà Bộ Văn hóa và Cục Di sản đưa ra.

Khối đá cao được trang trọng làm lễ đặt lên sân Đền Thượng, mô phỏng cột đá thề xưa mà bây giờ khách hành hương có thể thấy ngay khi lên Đền. Ba tháng liền kéo đá lên Đền, có ngày chỉ kéo được vài ba mét rất nhọc nhằn trong thời tiết mưa giá rét.

Cột đá thề đặt trên một bệ đá khối khoảng 10 tấn, ngự dựng ở đúng vị trí cột đá thề xưa. Đến giờ, ông Tuấn vẫn chưa nhận đủ tiền công đưa khối đá quý lên Đền Hùng, nhưng ông không có ý kiến gì vì thấy mình vinh dự được góp công sức để nơi thờ tự của cả nước có một công trình ý nghĩa cho con Lạc cháu Hồng nhớ lời thề bất tử từ xa xưa.

Trao đổi với báo chí, ông Tuấn cho rằng những thông tin từ một vài tờ báo những ngày qua làm ông rất buồn, ảnh hưởng công sức nghiêm túc của những cơ quan có thẩm quyền nhà nước trong tu tạo, tôn sửa Đền Hùng.

Ông Tuấn nói, nhất định không ai được phép đụng vào cột đá thề hiện có với ý định di dời hay có hành động nào khác liên quan. Ông nói sự thật về cột đá thề cũng nên để cả nhân dân qua dịp này hiểu rõ hơn, và ai đó cũng nên thể hiện lương tâm, trách nhiệm khi đưa ra những thông tin liên quan đến việc lớn.

Cột đá giống như khúc gỗ có lỗ khoét gắn “vì kèo” hiện còn lưu giữ tại Bảo tàng Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ. Nó không bị đập vỡ nát, vứt bỏ như một số tờ báo mô tả.


===========================
Một khi những gì thuộc về văn hóa hay những biểu hiện liên quan đến bản sắc văn hóa mất đi thì nguy hại về sau không lường trước được.
Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Cột đá Thề" bị thay thế vì không có tính thẩm mỹ?

Sau khi báo Nguoiduatin.vn đưa thông tin xung quanh việc “Cột đá Thề” tại Đền Hùng - Phú Thọ bị thay mới, chúng tôi đã tiếp xúc với nhiều cá nhân có trách nhiệm liên quan đến vụ việc này, cũng như nhiều nhà nghiên cứu văn hóa có hiểu biết sâu sắc về văn hóa tín ngưỡng.

Nhưng đến giờ, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều chưa thể thống nhất trong việc nên, hay không nên đặt một Cột đá mới, to, đẹp, hoành tráng để thay “Cột đá Thề” cũ đã đi vào tâm thức của nhiều người.

Tìm câu trả lời cho “Cột đá Thề” cổ

PV đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Hải, nguyên phó chủ tịch tỉnh Phú Thọ (phụ trách về văn hóa). Bà Hải cho biết, “Cột đá Thề” cũ là do ông Lê Tượng (nguyên là giám đốc khu di tích Đền Hùng thời điểm đó) tìm thấy vào năm 1966, sau đó người ta còn tìm thấy thêm 3 cột tương tự như vậy.

Bây giờ chưa ai khẳng định được cột đá đó nằm trong khu đền Thượng trước đây hay là cột đó là “Cột đá Thề” nhưng ông Tượng đã dựng nó tại đền Thượng. Từ ngày đó trở đi, trong suốt một thời gian dài, nhiều người, khi đến thăm Đền Hùng cho rằng đó là “Cột đá Thề” trong truyền thuyết. Người ta cho rằng, đó chính là minh chứng của lời thề Thục Phán thời kỳ giữ cơ nghiệp họ Hùng.

Posted Image

Nhà nghiên cứu văn hoá Trần Lâm Biền.

Tuy nhiên, cũng xoay quanh sự có mặt của “Cột đá Thề” tại Đền Hùng, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền lại cho rằng, ở Đền Hùng chẳng có cột đá nào là “Cột đá Thề” cả. Tôi là người đến đây từ những năm 1960, 1961 của thế kỷ trước, chẳng có hòn đá nào hết. Sau đó, người ta thấy ở đâu đó và người ta vớ được một cái cột như trong truyền thuyết, rồi nói là “Cột đá Thề”. Họ dựng lên đó như là một biểu tượng để cho người ta hướng tâm tới truyền thuyết chứ không hề có “Cột đá Thề” nào. "Trước đây, theo thuyền thuyết có nói đến “Cột đá Thề” và tôi đã được người ta dẫn ra lăng của vua Hùng, và bảo rằng hòn đá thề ấy thế này thế nọ, nhưng cũng không xác định được nó thế nào hết".

Posted Image

PGS.TS Lê Quý Đức.

Thay đá mới để xứng tầm với tổ tiên!?

"Năm 2008, bộ Văn hóa thông tin (cũ) đồng ý tu bổ, tôn tạo đền Thượng. Trong quá trình tu bổ di tích, nhận thấy “Cột đá Thề” cũ không có tính thẩm mỹ nên chủ trương thay thế cột đá cũ bằng “Cột đá Thề” mới có chất liệu đẹp, đảm bảo kiểu dáng màu sắc là một khối đá liền. Đồng thời cũng là để bỏ cột đá cũ bởi vì nó cũng là cột đá người ta dựng lên từ năm 1966 chứ nó không phải là cột đá nghìn năm để nhân dân cả nước còn chắp bái", bà Hải cho biết.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Hải, để có quyết định thay thế “Cột đá Thề” cổ bằng “Cột đá Thề” mới, tỉnh Phú Thọ và ban Quản lý di tích lịch sử Đền Hùng đã làm đầy đủ các thủ tục. Quyết định này do "Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia tổ chức họp và đã có chữ ký của 13 thành viên Hội đồng Di sản. Trong đó có chữ ký của giáo sư Đặng Văn Bài, cục trưởng cục Di sản lúc đó, thứ trưởng bộ Văn hóa thông tin (cũ) Trần Chiến Thắng, còn đại diện tỉnh Phú Thọ có ông Đặng Đình Vượng là Phó chủ tịch phụ trách xây dựng cơ bản cũng đã ký về thiết kế và phê duyệt đề án này. "Tôi nghĩ rằng tất cả những điều đó là thể hiện một việc làm hết sức trách nhiệm, hết sức phân minh với tổ tiên, với quốc gia, với dân tộc của tỉnh Phú Thọ, của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, của bộ Văn hóa Thông tin (cũ) và của những người trực tiếp làm chủ đầu tư" - Bà Hải nhấn mạnh.

Việc thay “Cột đá Thề” mới đều xuất phát từ một ý tưởng chung là làm thế nào để tôn tạo Đền Hùng đảm bảo tính thiêng liêng, tính thẩm mỹ và đảm bảo thực sự Đền Hùng là điểm đến trong hành trình tôn vinh về với cội nguồn dân tộc. "Di tích lịch sử cấp quốc gia thì dù chỉ thay một viên đá, một hòn ngói cũng phải có ý kiến của Bộ và tỉnh Phú Thọ đã làm rất đúng điều đó.

Posted Image

Ông Ma Ngọc Bảo.

Tùy tiện và thiếu tôn trọng người dân!?

Theo như trả lời của nguyên phó chủ tịch tỉnh Phú Thọ, bà Nguyễn Thị Kim Hải, thì quy trình thay “Cột đá Thề” mới thay “Cột đá Thề” cũ đều đảm bảo theo đúng quy định của luật Di sản và ý kiến chỉ đạo cấp Bộ. Việc thay thế là kết quả của một quá trình với nhiều thủ tục, từ việc đề xuất của UBND tỉnh, của chủ đầu tư, sau đó là của bộ Văn hóa thông tin (cũ), giáo sư Đặng Văn Bài ký ra làm sao, ông Trần Chiến Thắng ký ra làm sao, rồi lấy từng ý kiến của cục Di sản văn hóa quốc gia như thế nào đều có hết và cuối cùng là duyệt thiết kế của ông Đặng Đình Vượng tháng 6/2008.

Những thông tin trên do bà Hải cung cấp đều khẳng định có đầy đủ trong hồ sơ lưu giữ ở Bảo tàng Hùng Vương. "Tôi khẳng định, tỉnh Phú Thọ, bộ Văn hóa thông tin (cũ) thời điểm đó đã làm rất đúng và xuất phát từ yếu tố tâm linh, hết sức trân trọng và muốn tri ân tiên tổ, không có mục đích gì khác". Trước nghi vấn “Cột đá Thề” cổ bị đưa đi đâu, bà Hải khẳng định rằng: "Cột đá cũ vẫn nằm trong bảo tàng Hùng Vương, làm gì có chuyện bỏ đi đâu được. Đó là những cái mình phải trân trọng quá khứ, không thể bỏ đi đâu được. Nó đã là một trong những danh mục nằm trong sự tôn tạo tu bổ Đền Hùng thì theo đúng luật Di sản phải được lưu giữ trong bảo tàng, không thể mang đi đâu được".

Trước việc thay “Cột đá Thề” mới to, đẹp hơn từ phía ban Quản lý di tích Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ có sự chỉ đạo của bộ Văn hoá Thông tin, chúng tôi trao đổi việc này với PGS. TS Lê Quý Đức, nguyên phó viện trưởng viện Văn hoá và phát triển. Ông Đức cho rằng, "Người ta đã quan niệm nó là “Cột đá Thề” cũ thì dù nó có từ thời vua Hùng hay từ thời nào đi chăng nữa thì nó phải có ý nghĩa riêng của nó. Bây giờ mà thay vào cột đá mới thì nó hiện đại hóa, lại giả cổ. Như vậy sẽ mất đi tính chất thiêng liêng và mất đi ý nghĩa tâm linh của nó".

Vị PGS này nhấn mạnh: "Việc thay “Cột đá Thề” cũ bằng “Cột đá Thề” mới là rất phản văn hoá, phản khoa học. Phản văn hóa tức là ý thức về tâm linh, giá trị thiêng liêng của “Cột đá Thề” cũ. Phản khoa học vì chắc chắn nó không đúng với luật Di sản". Bởi theo lập luận của PGS. Lê Quý Đức, dẫu biết rằng người ta có quyền mở rộng để di tích được khang trang hơn như việc xây Bảo tàng Hùng Vương, quảng trường Hùng Vương là đúng đắn, nhưng thay thế cái cũ bằng cái mới, lạ lẫm và không có một giá trị nào về mặt văn hoá lẫn tín ngưỡng là không được".



Việc thay “Cột đá Thề” cũ bằng “Cột đá Thề” mới hiện nay về mặt khoa học bảo tồn di tích là hoàn toàn không đúng. Chính xác hành vi trên là hiện đại hóa và tân trang hóa lịch sử. "Tôi tin rằng luật Di sản không cho phép làm điều đó. Còn nếu như ai đó cho rằng việc làm này đúng theo cái tâm sáng của mình, thì đề nghị phải có cuộc điều tra xã hội học để người dân được phép đưa ra ý kiến của mình. Còn với tôi đó là sự tuỳ tiện vô lối!" - ông Lê Quý Đức đưa ra quan điểm cá nhân của mình.

Khẳng định có “Cột đá Thề” cổ:

Thời điểm xuất hiện “Cột đá Thề” theo bà Hải vào năm 1966, tuy nhiên theo tìm hiểu của PV, một nhân chứng từng chứng kiến “Cột đá Thề” trước đây đã khẳng định tận mắt chứng kiến “Cột đá Thề” cổ từ những năm cuối của thập kỷ 50 thế kỷ XX. Đó là ông Ma Ngọc Bảo (78 tuổi, tộc trưởng đời thứ 77 của dòng họ Ma - dòng họ duy nhất còn giữ lại được ngọc phả từ thời Hùng Vương, hiện đang sống tại TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ). Theo ông Bảo, sở dĩ ông khẳng định mốc thời gian này vì từ những năm 1957 đến 1962, thời điểm ông công tác trong ngành thương nghiệp, nên mỗi dịp Đền Hùng vào mùa lễ hội thì ông lại được giao nhiệm vụ phụ trách một tổ công tác dựng quán bán hàng ở trên đền Thượng để phục vụ bà con trong những ngày lễ và từ thời điểm đó ông đã nhìn thấy “Cột đá Thề”. Trong trí nhớ của ông, “Cột đá Thề” nhỏ, hình thoi, còn nguyên những khe rãnh xẻ dọc bị nước mưa xối mòn nhiều năm mà thành.



Nên giữ lại biểu tượng của niềm tin

Cũng theo quan điểm của PGS. TS Lê Quý Đức, "Dù “Cột đá Thề” cũ không phải là “Cột đá Thề” trong truyền thuyết, nhưng người dân đã đặt niềm tin vào đó. Việc tự tiện thay mới là không tôn trọng tín ngưỡng của người dân. Việc thay mới hòn đá có nghĩa là bắt người dân bỏ một hòn đá đã có trong tiềm thức sang một hòn đá mới lạ. Tôi cho rằng ở cột đá đó ít nhất trong tâm thức người dân cũng cho rằng: Cột đá đó là từ thời Hùng Vương. Tất nhiên, lịch sử cũng có nhiều chuyện mờ ảo chứ không phải cái gì cũng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu đưa hòn đá mới vào thì mất đi ý nghĩa thiêng liêng riêng của nó và mất đi niềm tin tín ngưỡng của con người".



Trinh Phúc - Dương Thu
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn

==================================
Từ những năm gần đây, những di tích văn hóa vật thể ngàn năm, trăm năm...được thay mới một cách nhanh chóng khó hiểu, mà còn khó hiểu hơn là những biểu trưng đặc sắc thuộc văn hóa dân tộc bị thay mới hay bị xâm hại rất ư trầm trọng.
Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Cột đá Thề" bị thay thế vì không có tính thẩm mỹ?

Tôi không xem nội dung bài báo. Nên chẳng quan tâm đến ái phát biểu câu này. Nhưng di sản văn hóa mà không có tính thẩm mỹ cần phải thay - theo tinh thần của thứ tư duy loại này - thì tôi nghĩ nên đưa ông này sang Ai Cập đập Kim Tự tháp xây vào đấy cái tượng của ông ta.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những bí mật của Hitler cất giấu ở đâu?

Thứ Bẩy, 22/06/2013 - 18:27

“Tàu ngầm dưới đất”, “máy bay siêu phản lực”, “đại bác mặt trời”, “con trăn Midgarda”... là những tia hy vọng mà giới chóp bu của nước Đức phátxít cho rằng có thể thay đổi kết cục của Thế chiến II.

Posted Image

Tuy nhiên, đã gần 70 năm kể từ khi cuộc chiến kết thúc mà chẳng ai được nhìn thấy những “vũ khí màu nhiệm” đó của Hitler. Vậy, chúng có thật không, đã được chế tạo tới đâu và cất giấu nơi nào? Hay những “tác phẩm” giết người đó mới chỉ có trên bản vẽ hoặc chế tạo dở dang...?

Vào những ngày cuối của cuộc chiến, theo sự thỏa thuận giữa quân đội Mỹ và Hồng quân Xôviết, quân đội hai bên không được tự ý chiếm lĩnh những nơi đã được phân vùng của lãnh thổ Đức.

Ngày 6.5.1945, Tổng chỉ huy quân đội Đồng minh - Đại tướng Mỹ Aixenhao - đã hạ lệnh cho quân đội mình không được vào những vùng mà Hồng quân Xôviết “sẽ chiếm theo thỏa thuận”. Thế nhưng, bất chấp lệnh đó, sư đoàn xe tăng số 16 do tướng Pattôn chỉ huy đã tự tiện ào ạt tới chiếm thành phố Penzen còn “bỏ ngỏ” - gần thủ đô Praha của Tiệp Khắc. Vì sao? Vì tình báo Mỹ muốn nhanh chóng tới đó để nghiên cứu những hầm ngầm dưới nhà máy “Skoda” - nơi cho là trung tâm nghiên cứu của tổ chức SS do Ganxơ Kamler đứng đầu đang thiết kế chế tạo “vũ khí thần diệu” (“Wunderwaffe”).

Ngày 12.5.1945, do sự phản đối kịch liệt của Liên Xô, đội quân Mỹ này mới chịu rút đi để Hồng quân Xôviết tới tiếp quản. Vậy thì người Mỹ đã muốn tìm kiếm những gì nơi đây?

Posted Image

“Quả chuông” của Hitler

Sức mạnh ghê gớm của “con trăn Midgarda”

Nhà sử học, tác giả của cuốn sách “Sự thật về “vũ khí thần diệu” - Wunderwaffe” - Igor Vitcôpxki - đã tuyên bố trước báo giới: Các nhà tình báo Mỹ đã làm một việc sai lầm. Họ đã tin rằng người Đức chế tạo vũ khí hạt nhân. Những tài liệu đó như là đã cố “đào bới” được ở thành phố Penzen.

Nhưng thực ra việc chế tạo bom nguyên tử đã chấm dứt vào năm 1942, bởi nước Đức không có đủ urani. Còn các hồ sơ tư liệu khác thì họ không để ý tới. Khi Penzen rơi vào tay Hồng quân Xôviết, các bản vẽ của nhân vật cấp cao SS Kamler ở nhà máy “Skoda” đã được niêm phong và đưa về Liên Xô. Hiện nay, những tư liệu đó đang được lưu giữ ở phòng lưu trữ của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga tại thành phố Pôđônsk (ngoại ô Mátxcơva) dưới con dấu “Tuyệt mật”. Tôi đã gửi tới nơi đó yêu cầu được xem tư liệu ấy, nhưng không được trả lời. Vậy là nhờ sự ngốc nghếch của người Mỹ mà đặc nhiệm của Liên Xô có được những tư liệu nghiên cứu quan trọng của Kamler.

Tên “đầu não khoa học” của Hitler, Ganxơ Kamler, thì đã biến mất. Nhiều người cho rằng có thể hắn đã chạy trốn sang Nam Mỹ. Igor Vitcôpxki cho rằng Kamler trước khi kết thúc chiến tranh đã có những bàn thảo với người Mỹ. Chính nhờ việc đó mà người Đức đã không kịp sử dụng những hóa chất chết người (ví như zomane và E-600) ở mặt trận phía tây. Những chất này được các phòng thí nghiệm của “trung tâm não bộ SS” sản xuất, Kamler thì lưu giữ chúng trong các kho súng đạn.

Dữ liệu về các cuộc thỏa thuận cũng được Bộ trưởng Bộ Trang bị quân lực Đức Anbert Spier chỉ rõ trong hồi ký: Vào tháng 4.1945, Kamler gặp hắn ở Berlin sau khi thông báo rằng vị này có ý định chuyển giao cho Mỹ tất cả những công trình của mình và nhóm các nhà khoa học của “trung tâm não bộ SS” để đổi lấy việc có thể cho hắn trốn sang Argentina. Tới mùa thu 1945, sau một loạt hỏi cung các nhà chế tạo tên lửa Đức, người Mỹ mới hiểu rằng, những bí mật ở Penzen họ đã để tuột đi. “Sau đó, các đội đặc nhiệm Mỹ đã bắt tay vào việc săn lùng giới chóp bu về khoa học của Đệ Tam Đế chế” - Vitcôpxki khẳng định - “Họ đã truy lùng tất cả những ai có quan hệ với “văn phòng Kamler”.

Vậy “trung tâm não bộ SS” ở nhà máy “Skoda” đã nghiên cứu những gì? Tại Áo, Czech và Đức, quân đồng minh đã tìm được hơn 600 hầm ngầm có khả năng phóng tên lửa tầm xa A-10 tới Mátxcơva và London. Kamler cam đoan rằng các máy bay cường kích phản lực (loại Mesershmitt-262) lần đầu cất cánh trên thế giới do các nhà máy ngầm dưới đất ở gần Mauthauzen sản xuất. Ở thành phố Königskerg, họ đã cố gắng chế tạo “laze cao xạ” và “con trăn Midgarda”. Nó là một thiết bị máy dạng đoàn tàu kéo toa xe. Mỗi một “con trăn Midgarda” đó có sức chở hàng ngàn quả bom 250 kilôgam, có thể hủy diệt các thành phố của nước Anh.

Mạnh hơn bom nguyên tử

“Thật khó tin rằng chỉ một người có thể điều khiển cả một đế chế dưới đất” - nhà sử học Czech Caren Matexki nói. Nhưng Hitler thì đánh giá cao khả năng làm việc của Ganxơ Kamler. Phòng thiết kế ở Penzen đã xem xét mọi sáng chế, trong đó cả những công trình hoang đường nhất.

Ngày 9.6.1945, ở Paris, vị trung tá quân đội Hoa Kỳ John Kek đã giới thiệu với báo giới sơ đồ của “đại bác mặt trời” (Sonnengewehr) - một sản phẩm khác được chế tạo dưới quyền Kamler. Sử dụng các bản vẽ thiết kế của kỹ sư German Obert, người Đức phác thảo kế hoạch chế tạo tấm gương phản chiếu có đường kính 200 mét trong vũ trụ để hội tụ năng lượng mặt trời. Nếu “đại bác mặt trời” được chế tạo thành công, thì nó sẽ tạo nên một sức mạnh hơn bom nguyên tử, có thể thiêu đốt một số thành phố chỉ trong vài giây đồng hồ. Nhưng quốc trưởng Hitler cho rằng chế tạo công trình này quá đắt đỏ.

Tuy nhiên, “đại bác mặt trời”, “máy bay siêu phản lực”, “con trăn Midgarda” không phải là mục đích chính của Kamler. Dựa vào các biên bản khai cung các tên tướng SS Rudolph Shuster và Iacob Shporenberg ở Ba Lan, nhà sử học Igor Vitcôpxki khẳng định: Trung tâm ở Penzen đã hoàn thành một bước đột phá trong công nghệ vũ trụ.

Do vậy mà trong một tháng trước khi Berlin bị hạ, Hitler không ngừng hy vọng vào “vũ khí thần diệu” sẽ cứu nguy cho nước Đức Quốc xã. “Những thành tựu” đạt được trong kỹ thuật tên lửa và chế tạo các loại máy bay đã vượt qua Mỹ và Liên Xô tới 10-15 năm - Vitcôpxki xác nhận - Giá như không có những tư liệu khoa học của Kamler thì không biết khi nào người Mỹ mới hoàn thành được chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ của mình. Và có thể tự tin nói rằng: Người Mỹ mở được cánh cửa của mình đi vào vũ trụ là nhờ những bí mật của Đệ Tam Đế chế”.

Đồ án thiết kế chủ yếu của Ganxơ Kamler được gọi là “Die Glocke” (Quả chuông). Kết quả này khiến Kamler được Hitler tin tưởng, được phong các danh hiệu cao, nhiều phần thưởng động viên và được giao quyền hành rộng rãi. Đó là do giới lãnh đạo nước Đức cho rằng loại vũ khí này sẽ thay đổi cục diện giai đoạn cuối của Thế chiến II. Những thử nghiệm của “Quả chuông” và các hạng mục công trình kèm theo đã diễn ra cách thành phố Vrôxláp của Ba Lan (lúc đó còn thuộc Đức, gọi là Brexlau) không xa.

Để giữ gìn bí mật đó, tất cả 60 nhà khoa học làm việc cho chương trình này đã bị bắn chết và chôn ở nghĩa trang gần đó để bịt đầu mối. Còn chính bố đẻ của “Die Glocke” cùng với các chiến hữu thân cận, trong đó có giám đốc nhà máy “Skoda” Vinhem Phôx là chiến lợi phẩm của tình báo Mỹ. Những tư liệu và bản vẽ của “vũ khí thần diệu” (thu được ở Penzen và Vrôxlap thì Liên Xô nắm giữ được.

Theo Nguyễn Hữu Dy

Lao Động

=======================

Nếu như nền tảng kỹ thuật của nền văn minh đã tạo ra thuyết Âm Dương Ngũ hành còn tồn tại - thì tất cả các sản phẩm trong bài báo này và cả của nền khoa học hiện đại chỉ là một chặng đường lạc hậu trong lịch sử tiến hóa!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người đàn ông với thuật tìm vật bị đánh cắp

Người mất của, lạc mất con thường tìm đến ông Trịnh Văn Sửu ở xã Chi Lăng (Chi Lăng, Lạng Sơn) để nhờ tìm. Sau khi hỏi thông tin, bằng vài thao tác đơn giản, ông Sửu đã giúp họ tìm được người thân, của cải bị mất.

Thuật cầm máu huyền bí của người Nùng

Ông Trịnh Văn Sửu, bố vợ của cựu Bí thư xã Chi Lăng Dương Ngọc Đại, nổi tiếng với thuật tìm vật hay người mất tích. Ông Sửu năm nay xấp xỉ 90 tuổi, 60 năm tuổi Đảng, nguyên là cán bộ thủy văn người Quảng Nam tập kết ra Bắc rồi học được thuật tìm của mất từ người dân tộc ở huyện Bình Gia. Năm 1971, ông chuyển cả gia đình về Chi Lăng sinh sống.

Người đầu tiên ông Sửu giúp tìm của là ông Lành Văn Sìn, một thầy mo có tiếng trong vùng. Bữa ấy thấy đám đông đang nhốn nháo ở nhà ông Sìn, hỏi ra biết nửa đêm, con trâu trong chuồng nhà thầy mo đã bị trộm dắt đi mất dù then vẫn còn cài. Ông Sửu nói với ông Sìn: “Để tôi tìm giúp trâu cho”. Ông Sìn lắc đầu, không tin và bảo: “Ông chỉ được cái nói phét”.

Posted Image

Ông Trịnh Sửu giờ đã già và lẫn. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.

Không hề tự ái, ông Sửu bình tĩnh hỏi giờ mất trâu rồi ghi vào một tờ giấy. Ông lại bảo gia chủ lấy con dao nhọn xiên qua tờ giấy ấy rồi cắm xuống trước cửa chuồng trâu và phán rằng: “Nếu con trâu chưa bị giết, giờ này ngày kia ra cánh đồng phía trước mặt tìm là thấy”. Khi những người giúp việc cho các thầy mo ra đồng tìm, đúng là thấy trâu thật.

Câu chuyện về tờ giấy biết tìm được vật mất của ông Sửu từ đó lan truyền khắp vùng còn nhanh hơn cả nước sông Thương mùa lũ. Hễ mất trâu bò thậm chí lạc mất người thân họ đều cậy nhờ ông Sửu tìm giúp. Thủ tục làm lễ rất đơn giản, một bò gạo, một túi kẹo hoặc gói bánh, một con dao nhọn để thắp hương làm lễ còn tiền ông Sửu không lấy.

Ông Sửu có 6 người con, 4 trai, 2 gái nhưng không một ai theo học được thuật tìm của, tìm người của bố. Muốn học được thuật này phải ngồi thiền một thời gian dài, sáng nhìn lên mặt trời 2 tiếng, chiều nhìn lên mặt trời 1 tiếng, luyện sao cho tâm thật tĩnh mới mong thành công. Ở trong vùng có ông Hoàng Văn Vản cũng rất hâm mộ thuật này, ngỏ ý muốn học nhưng khi nghe ông Sửu bảo, thấy những điều kiện khó quá đành bỏ dở nửa chừng.

Từ hồi vợ mất, ông Sửu suy nghĩ quá đâm ra quên quên, nhớ nhớ, có ai nhờ vả, con cháu cũng không cho ông thực hiện thuật tìm của, tìm người nữa. Ông Sửu giải thích: “Khi thắp hương, tôi cúng ông bà rồi hỏi những chỉ dẫn như con bò, con trâu đó người ta dắt vào buộc cạnh gốc cây này, tảng đá nọ…”.

Anh Hoàng Văn Téo ở xóm Mới A xã Chi Lăng có con gái là Hoàng Thị Xuân. Năm Xuân 15 tuổi, đang học lớp 9 bỗng mất tích. Một bà bán thuốc nam tên là Mã Thị Nhi kể thấy Xuân ngồi cùng đứa con trai lạ trên tàu hỏa liền đến hỏi thì cậu kia lẩn mất, còn Xuân cứ theo tàu ngược về Hà Nội. Nghe tiếng ông Sửu biết tìm người, anh Téo đến nhờ.

Ông Sửu hỏi ngày tháng năm sinh của Xuân, hỏi nghi đi hướng nào rồi viết vào một tờ giấy (làm lễ cho tìm người thì không cắm dao vào giấy như tìm vật) dặn anh về để dưới bát hương bàn mụ (bàn thờ phụ) cứ 12 giờ trưa thắp một nén hương, liên tiếp thực hiện trong 15 ngày. “Trừ khi nó vượt biên còn không chỉ nửa tháng anh sẽ nhận được tin, đón được con về”, ông Sửu nói.

15 ngày sau, anh Téo nhận tin một trung tâm nhân đạo ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, báo xuống nhận con. Khi về Xuân bị ngơ ngẩn một thời gian rồi mới hồi phục. Anh Téo mang một cái chân giò, mười bò gạo nếp và hai chai bia đến tạ ơn ông Sửu.

Anh Trần Văn Chiến ở làng Đồn là người có kỷ lục nhờ ông Sửu tới 3 lần. Con trâu đầu tiên bị mất, anh nhờ ông Sửu tìm. Ông chỉ hướng, cuối cùng tìm thấy ở đồng Ruộng xóm Mới. Con trâu thứ hai mất ở cánh đồng Mả Tổ, tìm cả tuần không thấy, ông chỉ hướng, anh tìm thấy ở bìa rừng. "Đến đợt tôi bị người ta lừa mất cái xe máy Dream Thái trị giá hơn 5 cây vàng. Tôi tìm đến nhà ông Sửu, ông hỏi bị lừa lúc mấy giờ, kẻ lừa đảo nó đi hướng nào, hình dạng nó ra sao", anh Chiến kể.

Sau đó ông Sửu làm lễ rồi bảo: “Cứ về đi, không mất được xe đâu mà sợ”. Chừng một tháng sau, Công an huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) báo anh Chiến sang lấy xe về. Như lời anh công an thì kẻ lừa đảo khai chiếc xe cứ đi được một đoạn lại chết máy nên nó gửi lại nhà dân để lừa chiếc khác. Giờ, tuy đã có xe máy mới nhưng anh Chiến vẫn giữ lại chiếc Dream làm kỷ niệm.

Ông Lăng Thạch, Bí thư xã Chi Lăng 3 năm trước cũng mất con trâu đực, tìm hai ngày không được liền nhờ đến ông Sửu, hai giờ sau thấy trâu ở cánh đồng Ải Mới. Ông Thạch bảo: “Tôi rất phục cách tìm vật của ông Sửu. Theo tôi nó không phải mê tín bởi ông ấy không lập đền, mở phủ, không dọa dẫm người ta có ma quỷ này nọ cũng không đòi hỏi bất cứ tiền nong gì mà toàn làm điều tốt lành cho bà con…"

Theo Nông nghiệp Việt Nam

============================

Ông Lăng Thạch, Bí thư xã Chi Lăng 3 năm trước cũng mất con trâu đực, tìm hai ngày không được liền nhờ đến ông Sửu, hai giờ sau thấy trâu ở cánh đồng Ải Mới. Ông Thạch bảo: “Tôi rất phục cách tìm vật của ông Sửu. Theo tôi nó không phải mê tín bởi ông ấy không lập đền, mở phủ, không dọa dẫm người ta có ma quỷ này nọ cũng không đòi hỏi bất cứ tiền nong gì mà toàn làm điều tốt lành cho bà con…"

Nói như ông Bí thư xã thì tính chất khoa học được nhận xét trên cơ sở "không lập đền, mở phủ, không dọa dẫm người ta có ma quỷ này nọ cũng không đòi hỏi bất cứ tiền nong gì mà toàn làm điều tốt lành cho bà con…". chăng?

Thế nào là "mê tín dị đoan" nhỉ?

Không lẽ chỉ vì các nhà khoa học nổi tiếng không giải thích được cơ chế của mối liên hệ tương tác thì nó thành mê tín dị đoan? Trong khi đó có cả một hiệu quả được kiểm chứng?!

Thôi! Buồn mà làm chi! Giáo sư viện sĩ đầu bảng mà còn chẳng hiểu "cơ sở khoa học" là cái gì. Nhưng khổ nỗi. Chính những cái "cơ sở khoa học" mù mờ đó lại là sự đè bẹp tất cả những gì con người cần biết để phát triển - khi nó bị gắn nhãn "mê tín dị đoan".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói như ông Bí thư xã thì tính chất khoa học được nhận xét trên cơ sở "không lập đền, mở phủ, không dọa dẫm người ta có ma quỷ này nọ cũng không đòi hỏi bất cứ tiền nong gì mà toàn làm điều tốt lành cho bà con…". chăng?

Thế nào là "mê tín dị đoan" nhỉ?

Không lẽ chỉ vì các nhà khoa học nổi tiếng không giải thích được cơ chế của mối liên hệ tương tác thì nó thành mê tín dị đoan? Trong khi đó có cả một hiệu quả được kiểm chứng?!

Thôi! Buồn mà làm chi! Giáo sư viện sĩ đầu bảng mà còn chẳng hiểu "cơ sở khoa học" là cái gì. Nhưng khổ nỗi. Chính những cái "cơ sở khoa học" mù mờ đó lại là sự đè bẹp tất cả những gì con người cần biết để phát triển - khi nó bị gắn nhãn "mê tín dị đoan".

Đây là một thí dụ:

================

Bí ẩn tượng Ai Cập tự xoay trong bảo tàng

(Dân trí) - Một bức tượng Ai Cập đã được nhìn thấy tự chuyển động bên trong gian trưng bày tại bảo tàng Manchester ở Anh đã khiến các chuyên gia không khỏi bối rối.

Posted Image

Bức tượng thần Neb Sanu được đặt gần 3 bức tượng thấp hơn trong bảo tàng.

Bức tượng thần Neb Sanu, cao 25m, có từ năm khoảng 1800 trước Công nguyên. Bức tượng được tìm thấy bên trong ngôi mộ của một xác ướp và đã được trưng bày tại bảo tàng Manchester ở Anh trong 80 năm.

Tuy nhiên, chỉ tới gần đây, bức tượng mới được phát hiện tự di chuyển. Một đoạn video giám sát tua nhanh thời gian đã ghi được cảnh bức tượng tự xoay một cách bí ẩn trong gian trưng bày bằng kính. Bí ẩn hơn là bức tượng chỉ xoay vào ban ngày và dường như không xoay quá 180 độ.

Sự dịch chuyển đó đã thu hút sự chú ý đặc biệt của các chuyên gia, vốn cố gắng tìm lời giải cho hiện tượng này.

Một số chuyên gia, trong đó có Giáo sư Brian Cox, giảng viên vật lý tại Đại học Manchester, cho rằng việc bức tượng tự xoay là do những rung động gây ra do các bước chân của du khách.

Tuy nhiên, các chuyên gia khác lại không đồng tính với quan điểm đó.

Nhà nghiên cứu Ai Cập cổ đại Campbell Price tại Bảo tàng Manchester cho hay có gì đó tâm linh hơn - một lời nguyền Ai Cập.

"Một ngày tôi nhận thấy nó dịch chuyển. Tôi nghĩ điều đó thật lạ vì tượng nằm trong tủ kính và tôi là người duy nhất có chìa khóa", nhà nghiên cứu Price nói trong cuộc phỏng vấn với tờ Manchester Evening News.

"Tôi đặt lại bức tượng và ngày hôm sau tôi lại thấy nó dịch chuyển. Chúng tôi đã đặt một camera giám sát và mặc dù mắt thường không nhìn thấy sự dịch chuyển nhưng các bạn có thể nhìn thấy điều đó rất rõ trong đoạn video tua nhanh", Price cho biết.

"Bức tượng là vật được đặt kèm với xác ướp trong ngôi mộ. Người Ai Cập cổ đại tin rằng nếu xác ướp bị phá hủy thì bức tượng có thể là vật thay thế về linh hồn. Có thể đó là lý do khiến tượng dịch chuyển", Price nói.

Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có lời giải thích rõ ràng cho hiện tượng bí ẩn trên.

"Vì sao nó lại chuyển động theo một vòng cung hoàn hảo như vậy? Sẽ rất tuyệt nếu ai đó có thể lý giải bí ẩn này", nhà nghiên cứu Price nói.

Xem video:

Chú ý pho tượng thứ 4 màu đen

http://dantri.com.vn...tang-746499.htm

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ trưởng mất chức vì gạo Thái đắt hơn gạo Việt

Chủ nhật, 30/6/2013 23:01 GMT+7

Thủ tướng Thái Lan hôm nay cách chức Bộ trưởng Thương mại do một chính sách của ông này khiến giá gạo của Thái Lan cao hơn so với Việt Nam và Ấn Độ, dẫn đến việc Thái Lan mất danh hiệu "nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới".

Posted Image

Bộ trưởng Thương mại Tháii Lan Boonsong Teriyapirom. Ảnh: Bangkok Post.

Bà Yingluck Shinawatra, Thủ tướng Thái Lan, quyết định cách chức ông Boonsong Teriyapirom, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan. Ông Niwatthamrong Bunsongphaisan, phó Thủ tướng, sẽ kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Thương mại, Reuters đưa tin.

Trong thời gian lãnh đạo Bộ Thương mại Thái Lan, ông Boonsong đã khởi xướng chương trình mua gạo tạm trữ giá cao để hỗ trợ nông dân nghèo từ tháng 10/2011. Chính phủ đã bù lỗ tới 4,5 tỷ USD trong khoảng thời gian từ tháng 10/2011 tới tháng 10/2012 để thực hiện chương trình.

Chủ trương của Bộ Thương mại khiến giá gạo Thái Lan tăng lên mức cao hơn nhiều so với giá gạo của Việt Nam và Ấn Độ - một yếu tố làm giảm lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Do các nước khác không mua gạo Thái Lan, phần lớn lượng gạo mà chính phủ mua vẫn nằm trong kho, trong khi kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam và Ấn Độ vượt Thái Lan. Hiện tại Ấn Độ đang là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và Việt Nam đứng ở vị trí thứ hai.

Sự lo ngại của dư luận càng tăng sau khi hãng xếp hạng tín dụng Moody's cảnh báo về những nguy cơ mà Thái Lan sẽ đối mặt nếu họ tiếp tục thực hiện chương trình mua gạo. Cuối cùng chính phủ quyết định giảm 20% giá mua gạo từ tháng 7 năm nay để phục hồi hoạt động xuất khẩu gạo.

Chí Linh

======================

Đây là một ví dụ cho điều mà tôi đã nhiều lần phát biểu cái ý kiến rằng:Cho dù mục đích tốt đẹp, nhưng phương pháp thực hiện sai thì vẫn cứ ...chết tại bàn nghị sự.

Share this post


Link to post
Share on other sites

NICARAGUA VÀ KÊNH ĐÀO 40 TỈ USD (*)

“Dìm” kênh đào Panama

Chủ Nhật, 30/06/2013 22:41

Có quá nhiều rào cản về tài chính, kỹ thuật và dự báo tương lai ngành hàng hải dẫn đến nghi vấn tính khả thi của siêu dự án kênh đào Nicaragua

Người phát ngôn của Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Kênh đào Nicaragua Hồng Kông (HKND), ông Ronald Maclean-Abaroa, tuyên bố: “Đây sẽ là dự án lớn nhất châu Mỹ Latin trong 100 năm qua. Nếu thực hiện được dự án này - ngoài con kênh còn có 2 khu mậu dịch tự do, 1 ống dẫn dầu, 1 sân bay và 1 tuyến đường sắt - không chỉ Nicaragua mà cả khu vực cũng sẽ thay đổi lớn”.

Lo ngại thảm họa môi trường

Kênh đào Nicaragua dài gấp 3 lần kênh đào Panama (khoảng 280 km), là công trình hạ tầng cơ sở lớn nhất từ trước tới nay. Nó sẽ ngốn một nguồn vốn khổng lồ và vô cùng phức tạp về mặt kỹ thuật, khai thác. Liệu HKND, một công ty bí ẩn, có đủ tiềm lực thu hút đầu tư, kinh nghiệm xây dựng và vận hành siêu dự án?

Cũng như bất cứ công trình xây dựng lớn nào, vấn đề môi trường là rào cản số 1, đặc biệt khi nó đụng đến hồ nước ngọt Nicaragua lớn nhất Trung Mỹ - rộng 8.264 km2. Dự án còn mập mờ về hướng đi nhưng hầu như chắc chắn sẽ chẻ hồ Nicaragua ra làm 2 và có những tác động tiêu cực nhất định. Hồ này là nguồn nước ngọt chủ yếu không chỉ của Nicaragua mà còn cho cả các nước Trung Mỹ.

Posted Image

Nếu xây dựng, kênh đào chắc chắn sẽ tác động lớn đến hồ Nicaragua Ảnh: PREZI.COMS

Website HKND khoe rằng đã mướn ERM - “một trong những tổ chức tư vấn hàng đầu thế giới về môi trường” - nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường và xã hội của dự án. Tuy nhiên, tổ chức của Anh này im bặt trước báo giới.

Victor Campos, Phó Giám đốc tổ chức môi trường Humboldt Center, phát biểu trên AP: “Chúng ta chỉ có 1 trong 2 lựa chọn: Hoặc dùng hồ nước để vận chuyển hàng hóa bằng tàu thuyền hoặc dùng để uống. Không thể bắt cá 2 tay!”. Hồ nước Nicaragua có 2 khu bảo tồn thiên nhiên Cerro Silva và Punta Gorda, nơi sinh sống của hàng trăm loài thú và thủy sản cần được bảo vệ, bảo tồn.

Chính cố vấn môi trường của Chính phủ Nicaragua, ông Jaime Incer, cũng cảnh báo: “Chúng ta cần suy xét cặn kẽ trước khi khởi công dự án bởi phát triển bền vững là quan trọng hơn hết”. Liên minh Biến đổi khí hậu Nicaragua, nơi tập hợp 20 tổ chức môi trường, lo ngại HKND lạm quyền vì được giao toàn quyền mở rộng, nạo vét, giảm khối lượng nước hồ. Vì lợi nhuận, công ty này có thể bất chấp thảm họa môi trường.

Không dễ thành công

Trong khi đó, HKND quả quyết: “Trong vòng 16 năm, khối lượng mậu dịch qua kênh đào Nicaragua sẽ tăng 240%”. HKND lập luận rằng Trung Quốc đang trở thành công xưởng thế giới. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu của Trung Quốc sẽ gia tăng nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng tàu container khổng lồ - vượt quá khả năng kênh đào Panama, trong khi kênh đào Nicaragua hoàn toàn đáp ứng được.

Posted Image

Bà Rosalyn Wilson: “Tôi thấy dự án kênh đào không hiệu quả”. Ảnh: DELCAN

Nhiều chuyên gia về hàng hải tỏ ý nghi ngờ về đánh giá và dự báo của HKND. Trên tờ USA Today, bà Rosalyn Wilson, nhà phân tích cao cấp về vận chuyển hàng hóa của Delcan, công ty tư vấn hàng hải có trụ sở ở Toronto - Canada, nhận định: “Kinh tế toàn cầu đang đi xuống, nhu cầu về tàu chở hàng siêu tải cũng giảm theo (5% tàu loại này đang thất nghiệp, vài năm tới có thể tăng lên 20%). Hơn nữa, biến đổi khí hậu cho thấy nếu đi vòng qua Bắc Cực, hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn kênh đào ở Trung Mỹ. Trong tình hình tăng trưởng kinh tế có nhiều biến đổi như hiện nay, tôi thấy dự án kênh đào Nicaragua không hiệu quả. Tôi sẽ không bỏ tiền đầu tư vào dự án này”.

Chuyên gia cơ sở hạ tầng hàng hải Paul Bingham của Công ty CDM Smith đánh giá: “Nói tăng trưởng mậu dịch thì quá dễ nhưng không có nghĩa Nicaragua có thể cạnh tranh với Panama. Tôi không tin dự án này thành công”. Theo ông, khi Panama hoàn tất chương trình mở rộng kênh đào, tăng gấp đôi lưu lượng tàu vào năm 2015, kênh đào Nicaragua khó có cửa cạnh tranh, nhất là khi dự báo về các con tàu siêu trọng không lạc quan như người Trung Quốc tưởng.

Thực hiện bá quyền

Trong khi đó, ông Roberto Troncoso, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nicaragua, tin rằng dự án kênh đào thể hiện rõ ý đồ “dìm” kênh đào Panama. Theo doanh nhân này, Trung Quốc muốn thực hiện bá quyền ở Trung Mỹ bởi “ai nắm được át chủ bài thương mại thì kẻ đó sẽ thống trị thế giới”.

Chính HKND đã tiết lộ Công ty Xây dựng đường sắt Trung Quốc cũng tham gia dự án, bắt đầu nghiên cứu tính khả thi về mặt kỹ thuật. Theo dư luận báo chí phương Tây, đây là bằng chứng cho thấy có bàn tay Trung Quốc đằng sau dự án kênh đào, không như ông Maclean-Abaroa tuyên bố rằng “Bắc Kinh vô can”.

AP cho hay Trung Quốc đã hoạt động rất tích cực ở châu Mỹ Latin. Mới đây, vào tháng 3-2013, Ecuador đã đồng ý bán cho một công ty dầu khí Trung Quốc 3 triệu trong số 8,1 triệu ha rừng nguyên sinh Amazone.

Ô nhiễm môi trường đầu tư40 tỉ USD là một khoản tiền khổng lồ, lớn gấp 4 lần GDP của Nicaragua. Làm thế nào chính phủ nước này huy động được số tiền “khủng” như thế? Tổng thống Ortega chắc chắn sẽ nỗ lực mời chào các nước quan tâm đến dự án này. Về phần mình, HKND cũng nói có nhiều hy vọng thu hút các nhà đầu tư khắp nơi.

Thế nhưng, theo ông José Adan Aguerri, chủ tịch phòng thương mại lớn nhất Nicaragua, vấn đề giải tỏa, đền bù đất đai vốn rất nhạy cảm chắc chắn sẽ làm ô nhiễm môi trường đầu tư. Trong quá khứ, Nicaragua từng xảy ra xung đột xã hội dẫn tới bất ổn chính trị khiến các nhà đầu tư chạy dài.

NGUYỄN CAO

==========================

Lại sắp sửa xuất hiện một ý tưởng ngu xuẩn mang dấu ấn cuộc hội nhập toàn cầu. Giống như biển Chết Arat vậy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

TBT báo PetroTimes bị nhiễm độc nặng từ nước giếng cổ ở sa mạc Sahara

Thứ hai 01/07/2013 09:28

(GDVN) - Theo thông tin chúng tôi mới nhận được, nhà báo Nguyễn Như Phong, Tổng biên tập báo Năng lượng Mới và PetroTimes đã gặp chuyện không may trong chuyến đi đến sa mạc Sahara để viết về một đơn vị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang thăm dò, khai thác dầu tại đây.

Giàn khoan dầu PVD-11 của Tổng Công ty PV Drilling nằm trên sa mạc Sahara, cách thị trấn Hassi Messaoud khoảng 130 km và cách thủ đô Algiers của nước Cộng hòa Algerie gần 1000km về phía Nam. Thị trấn này cũng nằm trong sa mạc Sahara.

Posted Image

Nhà báo Như Phong và người lính Algerie bảo vệ giàn khoan PVD-11

Đây là nơi có khí hậu khắc nghiệt vào loại nhất thế giới. Mùa này, nhiệt độ ban ngày thấp nhất cũng là 45 độ, còn từ 54 độ trở xuống là “bình thường”. Giàn khoan PVD-11 của PV Drilling đã khoan 6 giếng ở đây từ năm 2007, phục vụ cho liên doanh giữa Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí (PVEP) với hai công ty của Thái Lan và Algerie.

Kết quả cho thấy đây là khu mỏ có nhiều triển vọng to lớn và khả năng sẽ đón dòng dầu thương mại vào cuối năm 2014 (tất nhiên đấy là không gặp những sự cố như vụ khủng bố hồi tháng 1 vừa qua, hoặc những biến động về chính trị).

Posted Image

Giếng cổ Messaoud.

Sau khi ra giàn khoan 2 ngày, nhà báo Nguyễn Như Phong trở về thị trấn Hassi Messaoud và đến thăm chiếc giếng cổ hơn 1000 năm tuổi, do ông Messaoud tìm thấy. Vốn là người thích tìm hiểu và cái gì cũng phải tới tận cùng, ông đã múc nước giếng từ độ sâu hơn 50 mét lên và rửa mặt, rồi nhấp thử một ngụm. Thấy mặn như nước biển, ông nhổ đi.

Hậu quả là ngày hôm sau, trên đường trở về Việt Nam, mặt và đầu ông sưng vù, hai bàn tay sưng quá to, không thể cầm nắm được nữa… Và tất cả những chỗ trên người dính nước đều bị sưng rất to.

Qua điện thoại , ông mong muốn “có ai chặt hộ… đầu đi để khỏi đau đớn thế này thì rất… cám ơn!”

Khả năng là khi về tới Việt Nam vào đêm nay (30/6), ông sẽ phải nhập viện ngay lập tức.

Theo PetroTimes

======================

Nếu ai nắm vững bản chất của "Khí" theo Lý học Việt thì không liều như ông này. Hy vọng ông ấy sẽ tự khỏi. Còn nếu không khỏi thì đành để Lão Gàn này thử một cách xem sao.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm nghĩ khi đọc bài:

Khám phá bí ẩn hồ băng chứa đầy xương người ở Ấn Độ

Thứ Năm, 04/07/2013 - 22:56

Hồ băng Roopkund, thuộc bang Uttarakhand (Ấn Độ), nằm ở độ cao 5.029m. Sau khi băng tan chảy, hàng trăm bộ xương người hiện dần ra trên mặt hồ hoặc trôi lênh đênh theo dòng nước…

Tuy báo cáo về những bộ xương người ở đây đã xuất hiện từ cuối thế kỉ 19, nhưng phải đến năm 1942, bí ẩn của hồ băng Roopkund mới bắt đầu được phát hiện. Ban đầu, chúng được cho là xương của lính Nhật Bản đột nhập khu vực này và phải bỏ mạng do sự khắc nghiệt của địa thế.

Lúc đó vẫn đang là thời điểm của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, người Anh ngay lập tức đã gửi một đội điều tra đến xác định liệu họ có phải đã bị đột kích. Tuy nhiên, kết quả của cuộc điều tra cho thấy những hài cốt này hoàn toàn không phải của người Nhật Bản bởi chúng không còn tươi mới.

Posted ImageHồ băng Roopkund

Nhiều học giả và đội điều tra của Anh đều cho rằng các bộ xương cốt này là của đại tướng Zorawar Singh vùng Kashmir (tiểu lục địa Ấn Độ) và người của ông ta. Đội quân của đại tướng Zorawar Singh được cho là đã lạc đường và bỏ mạng ở dãy Himalayas khi đang trên đường trở về sau cuộc chiến Tây Tạng năm 1841.

Tuy nhiên, cuộc kiểm tra carbon phóng xạ của các bộ xương vào những năm 60 lại phủ nhận giả thiết nói trên. Theo kết quả kiểm tra phóng xạ, các thi hài này có vào khoảng giữa thế kỉ 12 và thế kỉ 15, và điều này đã khiến các sử gia tin rằng, chúng là kết quả của một cuộc tấn công bất thành của quốc vương Mohammad Tughlak ở Garhwal Himalaya. Các nhà nhân loại học và nhiều người khác lại cho rằng, những bộ thi hài này đều là của các nạn nhân trong một nạn dịch lớn hoặc một vụ tự sát tập thể theo nghi lễ tôn giáo nào đó.

Posted Image

Phải đến năm 2004, sau khi một đội gồm các nhà khoa học Châu Âu và Ấn Độ đã trở lại khu vực này theo chương trình của kênh National Geographic, thì sự thật đáng sợ của bí ẩn này mới bắt đầu được hé lộ.

Sau khi kiểm tra DNA, các thi hài được chia làm 2 nhóm: một nhóm loại thuộc vóc người thấp và nhóm kia là của những người cao lớn hơn rất nhiều lần. Kết quả của cuộc điều tra cũng cho thấy các bộ xương này có khoảng từ năm 850 sau Công Nguyên.

Các vết nứt sau hộp sọ đều tiết lộ một điều rằng, tất cả đều chết do một đòn chí tử từ phía sau đầu, bởi một vật thể hình tròn cỡ quả bóng. Thêm vào đó, việc thiếu bằng chứng cho thấy có bất kì vết thương nào khác trên cơ thể, chứng tỏ một điều rằng cú đánh chí mạng này đến từ phía trên. Và lời giải thích hợp lý nhất cho việc rất nhiều người chết do cùng một vết thương, vào cùng một thởi điểm chỉ có thể là một thứ gì đó rơi mạnh từ trên trời xuống, chẳng hạn như… mưa đá.

Posted Image

Không có bằng chứng lịch sử nào liên quan đến các cuộc trao đổi buôn bán với Tây Tạng trong khu vực, nhưng hồ Roopkund lại nằm trên lộ trình hành hương đến cúng bái và hội hè ở núi Nanda Devi (diễn ra khoảng 12 năm một lần). Đoàn người hành hương gồm khoảng 500 - 600 người, gồm cả những người khỏe mạnh am hiểu địa hình, được thuê để khuân vác hành lý. Khi đi qua hồ băng, họ có thể đã nán lại để lấy nước uống, bất chợt mây lũ lượt kéo đến, mang theo mưa đá. Vì không có nơi trú ẩn ở dãy Himalayas, rất nhiều người đã phải bỏ mạng. Nước băng ở hồ đã bảo quản cơ thể của họ trong suốt hàng trăm năm. Một số đến tận bây giờ vẫn giữ được nguyên vẹn tóc, móng tay, và quần áo.

Rất có khả năng rằng một vài người trong nhóm người hành hương này đã may mắn thoát được kiếp nạn, quay trở về làng và thuật lại câu chuyện, bởi trên thực tế cũng có một câu chuyện dân gian khá thú vị về sự kiện này. Bài hát truyền thống của những người phụ nữ ở Himalayas có nhắc đến một nữ thần, vì quá nổi giận, bởi vì người ngoài đã dám làm vấy bẩn ngọn núi tôn nghiêm của bà, nên vị nữ thần mới tạo nên những cơn mưa đá “cứng như sắt” để trừng trị nhóm người này.

Posted Image

Toàn cảnh hồ băng Roopkund ở Ấn Độ

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Hình ảnh các bộ xương người được phát hiện trong hồTheo Trang Hà

An ninh Thủ đô/Amusing Plane

======================

Trời tạnh mưa vào lúc chập tối, đám ếch quanh nhà thi nhau "Ộp! Oạp" inh ỏi. Tiếng ếch làm gián đoạn dòng suy tư của tôi sau khi xem xong bài viết mà tôi vừa post lên đây. Bởi vậy, phải chờ đến khuya nay tôi mới viết lại những cảm nghĩ của mình trong "Quán vắng"......

Bài viết này mô tả một hiện tượng của lịch sử: Sự xuất hiện của những bộ xương người trên hồ Roopkund.

Vâng! Có thể coi những bộ xương này là những "di vật khảo cổ" được phát lộ. Nhưng tự những di sản vô tri đó không nói lên điều gì. Nó chỉ là những tồn tại khách quan của quá khứ. Muốn tìm hiểu lịch sử người ta vẫn phải có những giả thuyết giải thích hiện tượng. Và cụ thể trong bài viết trên, người ta đã đặt ra rất nhiều giả thuyết liên quan:

Ban đầu, chúng được cho là xương của lính Nhật Bản đột nhập khu vực này và phải bỏ mạng do sự khắc nghiệt của địa thế.

Lúc đó vẫn đang là thời điểm của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, người Anh ngay lập tức đã gửi một đội điều tra đến xác định liệu họ có phải đã bị đột kích. Tuy nhiên, kết quả của cuộc điều tra cho thấy những hài cốt này hoàn toàn không phải của người Nhật Bản bởi chúng không còn tươi mới.

Nhiều học giả và đội điều tra của Anh đều cho rằng các bộ xương cốt này là của đại tướng Zorawar Singh vùng Kashmir (tiểu lục địa Ấn Độ) và người của ông ta. Đội quân của đại tướng Zorawar Singh được cho là đã lạc đường và bỏ mạng ở dãy Himalayas khi đang trên đường trở về sau cuộc chiến Tây Tạng năm 1841.

Tuy nhiên, cuộc kiểm tra carbon phóng xạ của các bộ xương vào những năm 60 lại phủ nhận giả thiết nói trên. Theo kết quả kiểm tra phóng xạ, các thi hài này có vào khoảng giữa thế kỉ 12 và thế kỉ 15, và điều này đã khiến các sử gia tin rằng, chúng là kết quả của một cuộc tấn công bất thành của quốc vương Mohammad Tughlak ở Garhwal Himalaya. Các nhà nhân loại học và nhiều người khác lại cho rằng, những bộ thi hài này đều là của các nạn nhân trong một nạn dịch lớn hoặc một vụ tự sát tập thể theo nghi lễ tôn giáo nào đó.

Phải đến năm 2004, sau khi một đội gồm các nhà khoa học Châu Âu và Ấn Độ đã trở lại khu vực này theo chương trình của kênh National Geographic, thì sự thật đáng sợ của bí ẩn này mới bắt đầu được hé lộ.

Sau khi kiểm tra DNA, các thi hài được chia làm 2 nhóm: một nhóm loại thuộc vóc người thấp và nhóm kia là của những người cao lớn hơn rất nhiều lần. Kết quả của cuộc điều tra cũng cho thấy các bộ xương này có khoảng từ năm 850 sau Công Nguyên.

Các vết nứt sau hộp sọ đều tiết lộ một điều rằng, tất cả đều chết do một đòn chí tử từ phía sau đầu, bởi một vật thể hình tròn cỡ quả bóng. Thêm vào đó, việc thiếu bằng chứng cho thấy có bất kì vết thương nào khác trên cơ thể, chứng tỏ một điều rằng cú đánh chí mạng này đến từ phía trên. Và lời giải thích hợp lý nhất cho việc rất nhiều người chết do cùng một vết thương, vào cùng một thởi điểm chỉ có thể là một thứ gì đó rơi mạnh từ trên trời xuống, chẳng hạn như… mưa đá.

Không có bằng chứng lịch sử nào liên quan đến các cuộc trao đổi buôn bán với Tây Tạng trong khu vực, nhưng hồ Roopkund lại nằm trên lộ trình hành hương đến cúng bái và hội hè ở núi Nanda Devi (diễn ra khoảng 12 năm một lần). Đoàn người hành hương gồm khoảng 500 - 600 người, gồm cả những người khỏe mạnh am hiểu địa hình, được thuê để khuân vác hành lý. Khi đi qua hồ băng, họ có thể đã nán lại để lấy nước uống, bất chợt mây lũ lượt kéo đến, mang theo mưa đá. Vì không có nơi trú ẩn ở dãy Himalayas, rất nhiều người đã phải bỏ mạng. Nước băng ở hồ đã bảo quản cơ thể của họ trong suốt hàng trăm năm. Một số đến tận bây giờ vẫn giữ được nguyên vẹn tóc, móng tay, và quần áo.

Rất có khả năng rằng một vài người trong nhóm người hành hương này đã may mắn thoát được kiếp nạn, quay trở về làng và thuật lại câu chuyện, bởi trên thực tế cũng có một câu chuyện dân gian khá thú vị về sự kiện này. Bài hát truyền thống của những người phụ nữ ở Himalayas có nhắc đến một nữ thần, vì quá nổi giận, bởi vì người ngoài đã dám làm vấy bẩn ngọn núi tôn nghiêm của bà, nên vị nữ thần mới tạo nên những cơn mưa đá “cứng như sắt” để trừng trị nhóm người này.

Cuối cùng thì người ta tìm được một giả thuyết hợp lý và tạm được coi là đúng hơn cả so với tất cả những giả thuyết khác để giải thích hiện tương này. Và nó cũng chỉ dừng ở đây. Vì những di sản này chỉ mô tả một hiện tượng cục bộ của lịch sử. Giới hạn của nó chỉ đến đấy.

Đã từ rất lâu, tôi luôn xác định rằng: "Di vật khảo cổ không phải là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử". Chính bởi vì những giá trị vô tri ấy vẫn cần một hệ thống phương pháp luận mô tả nó. Cụ thể là bài viết này đã mô tả những giả thuyết giải thích hiện tượng. Tất nhiên giả thuyết hợp lý nhất đã được chấp nhận.

Bởi vậy, những học "giả" với những tư duy sáo mòn, cứ khăng khăng đòi phải có "di vật khảo cổ" để gọi là làm cái "bằng chứng khoa học", cho cái "cơ sở khoa học" và cuối cùng là được "khoa học công nhận" - thì - chỉ là sự phản ánh một thứ tư duy bị giới hạn bởi những khái niệm mà con người mô tả là "dốt nát".

Vậy thì những di vật khảo cổ cuối cùng chỉ là một hiện vật trực quan, minh họa cho một giả thiết nhân danh khoa học được coi là đúng. Bài báo trên là một ví dụ.

Nhưng như thế nào thì một giả thuyết khoa học được coi là đúng? Vâng! Thì cái này tôi cũng đã nói như ve trên diễn đàn:

Một giả thuyết, một hệ thống lý thuyết, hoặc phương pháp luận... nhân danh khoa học được coi là đúng phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính hệ thống, tính nhất quán và hoàn chỉnh, tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri.

Khi thỏa mãn những yếu tố này thì tất cả những cái gọi là "bằng chứng khoa học" - mang tính trực quan - của đám học "giả" nửa mùa thật sự không cần thiết. Vì nó chỉ có tính minh họa. Nếu có một hệ thống luận cứ sắc sảo hơn thì cái "bằng chứng khoa học" ấy lại phục vụ cho một giả thuyết khác.

Có người bảo với tôi rằng: "Toán học là những tri thức mũi nhọn hiện nay của nền văn minh hiện đại. Cho nên, những giả thuyết nhân danh khoa học phải phủ hợp với những thuật toán có thể chứng minh được". Đây là một biến tướng cục bộ của thứ tư duy "khoa học công nhận". Đơn giản là nó thay thế khái niệm "khoa học" bằng "toán học".

Này tớ nói nhỏ cho đằng ấy nghe nhá: Nếu đằng ấy có uy tín học thuật và có điều kiện đến viện Hàn Lâm khoa học Hoa Kỳ và Lơn Đơn - thì hãy thách tất cả các nhà khoa học hàng đầu ở đây chứng minh rằng: "Điểm" - một khái niệm mở đầu cho toàn bộ hệ thống tri thức toán học của nền văn minh hiện đại - là một thực tế tồn tại. Nói nhỏ đấy nhá! Không thì cái đám lởm khởm nào đó lại xúm vào chỉ trích Lão Gàn này là kiêu ngạo. Trong khi Lão Gàn này chỉ phản ánh một thực tế khách quan.

Bởi vậy, trước một hệ thống luận cứ minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến, chẳng thấy một học "thật" nào đứng ra phản biện, để bảo vệ cho cái gọi là tính chân lý của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và cả cái "cộng đồng khoa học quốc tế", đang xúm xít phủ nhận toàn bộ nền văn hóa sử Việt. Chỉ thấy một đám lôm côm la hét phản đối, nhưng khoác áo phản biện học thuật cứ đòi phải được "khoa học công nhận".

Này! "Hạt của Chúa" chưa được những giá trị của nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử công nhận.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

10 tháng, 3 đập thủy điện “tự dưng” vỡ!

Thứ Sáu, 05/07/2013 - 11:46

(Dân trí) - “Quả bom” thủy điện đầu tiên “tố cáo” sự bàng quan, vô trách nhiệm, bất chấp tất cả vì lợi ích kinh doanh chính là thủy điện Đakrông III (xã Đakrông, Đakrông, Quảng Trị). Sau vụ vỡ đập xảy ra ngày 7/10/2012, mới biết lõi đập được dựng bằng bê tông trộn... đất.

Vụ vỡ đập tuy không cướp đi sinh mạng của người dân vô tội, nhưng nó làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 2.500 hộ dân trong huyện, cuốn trôi khoảng 20 tỷ đồng theo dòng nước.

Tiếp đến là thủy điện Đăk Mek 3 (tại xã Đăk Choong, Đăk Glei, Kon Tum). Khi hồ thủy điện chưa kịp tích nước thì đã bị một chiếc xe ben đụng vào làm... vỡ đập (!?). Vụ tai nạn đã cướp đi sinh mạng của một công nhân.

Posted Image

"Lực sĩ" xe ben chỉ bị "xây xát" nhẹ sau khi đâm đổ đập thủy điện có vốn đầu tư 200 tỷ đồng

Những tưởng, 2 vụ việc trên đã là bài học lớn báo động cho các chủ đầu tư công trình thủy điện tư nhân xem lại chất lượng công trình. Nhưng “sống chết mặc bay”, các chủ đầu tư vẫn thi công theo hướng “tiết kiệm” tối đa các nguyên vật liệu xây dựng thủy điện.

Ngày 12/6/2013, thủy điện Ia Krêl 2 (tại xã Ia Dom, Đức Cơ, Gia Lai) mới tích nước được khoảng hơn 50% khối lượng trong lòng hồ thì đập bị vỡ. Hàng chục người dân phải leo lên ngọn cây để tránh thủy thần, nhiều héc ta hoa màu bị thiệt hại.

Posted Image

Bê tông cốt thép đây sao?

Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Gia Lai phát hiện, chủ đầu tư đã xây dựng công trình sai so với thiết kế ban đầu. Nguyên nhân sâu xa chính là chủ đầu tư đã “giảm” tối đa chi phí nguyên vật liệu, mặt đập phía thượng lưu không dùng bê tông xi măng mà chỉ lát đá xô bồ, ống dẫn dòng cũng được “tiết kiệm” tối đa tiền mua chất liệu nối ống…

Trong vòng chưa đầy 10 tháng, đã có 3 thủy điện liên tiếp bị vỡ, đe dọa tính mạng của hàng nghìn hộ dân. Khi dân đang phải leo cây tránh nạn thủy điện, tỉnh Gia Lai mới cuống cuồng ra công văn yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát lại các công trình thủy điện trên địa bàn. Kết quả là có 8 dự án thủy điện bị thu hồi vì các chủ đầu tư đã không thực hiện tiến độ theo đúng cam kết.

Posted Image

Thủy điện Ia Krêl 2 bị vỡ khi chưa đi vào hoạt động

Từ ngày 26/6- 28/6, Ban chỉ đạo Tây Nguyên đã có đợt kiểm tra một số công trình thủy điện trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên. Và kết quả của chuyến đi đã cứu hàng ngàn hộ dân ở huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum bởi đoàn đã phát hiện ra sự tắc trách của công trình thủy Đắc Đrinh trên địa bàn này. Ngay lập tức, ngày 1/7, đoàn đã có buổi làm việc với một số Bộ, ngành chức năng, chủ đầu tư và tỉnh Kon Tum với yêu cầu “Phải khẩn cấp thực hiện ngay việc di dời dân”.

Công trình thủy điện Đắc Đrinh cơ bản đã xây dựng xong, dự kiến ngày 31/8 này chủ đầu tư sẽ cho tích nước, nhưng 217 hộ dân ở khu vực lòng hồ vẫn chưa được di dời. Các công trình tái định cư của người dân vẫn còn dang dở, nhiều ngôi nhà mới chỉ dừng lại ở việc đổ móng, đổ trụ... Và cho dù việc di dời người dân có kịp thời theo phương án khẩn cấp, thì đời sống của người dân sẽ gặp muôn vàn khó khăn, bởi hạ tầng thiết yếu cho cuộc sống không chuẩn bị kịp, trong khi mùa mưa đã tới, mùa lũ đang cận kề.

Vậy là trong rủi vẫn còn may, nhờ có vụ vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2 ở Gia Lai mà gần 1.000 người dân ở xã Đăk Nên (Kon Plong) đã được “để mắt”.

Thiên Thư

==========================

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giật mình chuyện vua Hùng thọ gần 700 tuổi

http://dantri.com.vn

Thứ Sáu, 05/07/2013 - 17:34

Xã hội càng văn minh, tuổi thọ càng cao. Minh chứng rõ nhất ở là các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Bỉ… Ấy thế mà thời thượng cổ chúng ta, có những bậc quân vương “siêu thọ” tới gần 700 tuổi. Câu chuyện đáng để giật mình này xảy ra ở khu du lịch Đồng Xanh, tỉnh Gia Lai.

Posted Image

Có vị vua thọ đến gần 700 tuổi với 60 bà vợ.

Nhầm lẫn chết người

Khu du lịch Đồng Xanh trực thuộc Công ty cổ phần du lịch văn hóa Gia Lai. Đây được xem là một địa điểm du lịch khá thu hút của tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, nhiều du khách đến đây khá ngạc nhiên khi bắt gặp hình ảnh các vua Hùng với những thông tin cực kỳ khó hiểu.

Các tài liệu về thời kỳ Hùng Vương có nhiều dị bản khác nhau. Có tài liệu cho rằng có 18 vị vua Hùng, có tài liệu ghi có 18 đời vua Hùng với nhiều vị vua khác nhau.

Trong khu du lịch nói trên có một đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương. Trong đền có 1 bức tượng Hùng Vương cao 6m bằng gỗ, phía ngoài là 18 bức tượng vua Hùng khác được bố trí thành 2 hàng. Điều đáng nói, dưới chân 18 bức tượng phía ngoài đều được gắn các biển đề rõ tên và số vợ, số con, số thời gian trị vì và số… tuổi thọ của các vị vua. Hầu như vị vua nào cũng có tới hàng chục bà vợ, hàng trăm người con và đặc biệt là có số năm trị vì hàng trăm năm và tuổi thọ thì từ trên 100 năm đến gần 700 năm.

Bên cạnh các tấm biển nói trên, khu du lịch này cũng “cẩn thận” kèm thêm một tấm biển ghi chú khác đề rõ: “Những số liệu về tên, húy, tuổi, số vợ, số con, cháu của 18 vị vua Hùng được trích từ nguồn tài liệu “Giới thiệu Khu di tích lịch sử Đền Hùng” – tác giả Vũ Kim Biên nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn – Sở VHTT & DL Phú Thọ xuất bản năm 2006”.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc đưa ra các thông tin nói trên về các vị vua Hùng là không phù hợp. Sự không phù hợp trước hết nằm ở yếu tố khoa học. Chưa có tài liệu nào trên thế giới cho thấy tuổi thọ của con người có thể lên tới mấy trăm tuổi như trên. Điều này sẽ khiến cho giới trẻ và các thế hệ con cháu sẽ thêm khó hiểu về kiến thức của thế hệ chúng ta?!

Không chỉ vậy, với số lượng 19 vị vua Hùng cũng sẽ khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là vị vua thứ 19 sẽ là ai, có vai trò thế nào? Bởi hầu hết ý kiến đều cho rằng, các câu chuyện, số liệu về vua Hùng đều là dã sử, truyền thuyết. Con số 18 chỉ là mang tính ước lệ và có nhiều khả năng là 18 đời vua Hùng với nhiều vị vua trị vì. Khu du lịch nói trên đã không phân biệt được giữa các thông tin chính thống trong chính sử và truyền thuyết nên mới đưa ra những thông tin buồn cười như trên.

Trong cuốn “Việt Nam sử lược”, nhà sử học Trần Trọng Kim cũng viết: “…Cứ tính hơn bù kém, mỗi ông vua trị vì được non 150 năm. Dẫu là người đời thượng cổ nữa thì cũng khó lòng mà có nhiều người sống lâu được như vậy”.

Còn bản “Thần tích Vi Cương” (Phú Thọ) ghi chép khá rõ về các đời vua với những thông tin liên quan, theo đó 18 chi vua Hùng có tất cả 180 đời vua nối nhau trị vì: “Tính trong 18 chi đời vua Hùng truyền ngôi đại bảo cho 180 đời đế vương, sơn hà quy về một mối, kiến lập được 122 thành, điện. Tổng cộng các năm của 18 đời Thánh vương di truyền ngôi cho các triều thánh tử thần tôn là 2.622 năm, thọ 8.678 tuổi, sinh được 986 chi, các hoàng tử công chúa sinh được 14.378 cháu chắt miêu duệ, cai trị khắp đầu non góc biển trong nước, vạn cổ trường tồn, mãi mãi không bao giờ dứt”.

Posted Image

Khu tưởng niệm vua Hùng của Khu du lịch Đồng Xanh. Ảnh: P.H

Bị nhắc, vẫn liều!

PV Báo GĐ&XH đã trao đổi với ông Phan Xuân Vũ, Giám đốc Sở VHTT & DL Gia Lai về vấn đề nói trên. Ông Vũ cho biết công viên Đồng Xanh là của một doanh nghiệp tư nhân và Sở VHTT & DL cũng đã có những định hướng về việc trưng bày một số hiện vật trong khu du lịch này. Theo ông Vũ, Sở cũng từng nhắc nhở khu du lịch Đồng Xanh bỏ một hạng mục phản cảm và được khu du lịch này thực hiện. Sở VHTT & DL cũng đã nhận được một số ý kiến về các tấm biển ghi tuổi thọ, số vợ, con… của từng vị vua Hùng ở khu du lịch Đồng Xanh. Ông Vũ cho biết đã từng xuống khu du lịch này để nhắc nhở về thông tin này. Ông cho rằng, các thông tin nói trên về các vị vua Hùng nên có chú thích rõ ràng là dã sử của 18 đời vua. Ông Vũ cho biết sẽ tiếp tục nhắc nhở doanh nghiệp này để có sự thay đổi!

Tiến sỹ sử học Lê Đình Phụng – Viện Khảo cổ học Việt Nam cũng đã có những nhận xét rất xác đáng về sự việc: “Tôi nghĩ đây là một công trình của tư nhân mà tài sản là do tư nhân sở hữu. Họ hiểu văn hóa như vậy nên mới có những sản phẩm như thế. Còn về lịch sử văn hóa dân tộc phải có sự thống nhất và phải được thẩm định. Những thông tin chưa có bằng chứng khoa học xác đáng thì chưa nên đưa ra để tuyên truyền như vậy”.

Theo Hoàng Phương

Gia đình & Xã hội

=====================

Những thứ kiến thức này là hệ quả của thứ tư duy phủ nhận văn hóa truyền thống Việt, được "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới công nhận". Kết quả của thứ tư duy "Ở trần đóng khố" này là tất cả những gì đã xảy ra và sắp xảy ra trên thế giới.

Lê Nin có phát biểu một ý tưởng sau đây: "Nhiệt tình cộng ngu xuẩn thành phá hoại".

Việc phủ nhận văn hóa truyền thống Việt chỉ có hai khả năng: Những kẻ phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt không nhận thức được họ đang rất ngu dốt; hai là cố tình phá hoại.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một tỷ USD để tìm người ngoài hành tinh

khoahoc.com.vn

Cập nhật lúc 16h26' ngày 12/06/2013

Caisey Harlingten, một doanh nhân và là nhà thiên văn học nghiệp dư người Canada, đã lên kế hoạch xây dựng kính viễn vọng Colossus trị giá 1 tỷ USD để tìm kiếm người ngoài hành tinh.

Hiện nay, nhóm các nhà thiên văn học làm việc cho Caisey Harlingten đang tích cực phác thảo chi tiết thiết kế của Colossus. Dự kiến, sẽ mất khoảng 5 năm để chế tạo cỗ máy này trước khi chính thức đưa nó vào hoạt động.

Được biết, Colossus tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh thông qua việc dò tìm năng lượng nhiệt mà nền văn minh trên hành tinh đó phát ra. Đây sẽ là một kính thiên văn khổng lồ, dài 77 mét, có khẩu độ lớn gấp đôi so với tất cả kính thiên văn hiện có.

Để giảm chi phí, kính thiên văn trị giá 1 tỷ USD sẽ sử dụng công nghệ gương mỏng và một số mảnh gương khẩu độ lớn. Độ nhạy của ống kính có thể phát hiện dấu hiệu của các thành phố hoặc của sinh vật ngoài Trái đất trên các hành tinh cách chúng ta 60 - 70 năm ánh sáng.

Nhiều khả năng Colossus được xây dựng trong khu vực núi San Pedro Martir của bang Baja California, Mexico.

Posted Image

Colossus, kính viễn vọng tìm kiếm người ngoài hành tinh trị giá 1 tỷ USD. (Ảnh: Colossus Consortium)

Trong 4 thập kỷ tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái đất, các nhà thiên văn học thường tập trung tìm kiếm những tín hiệu phát đi từ nền văn minh khác. Tuy nhiên, phương pháp này có một số hạn chế. Có lẽ người ngoài hành tinh không gửi tín hiệu của họ ra ngoài. Có lẽ họ truyền đi theo các kênh mà chúng ta không ngờ tới. Ngoài ra, nên thận trọng khi phát đi những tín hiệu của con người và thông báo với nền văn minh tiên tiến hơn về sự hiện diện của chúng ta.

Jeff Kuhn, nhà khoa học thuộc Viện thiên văn, ĐH Hawaii cho biết, đây là cơ hội của Colossus - kính thiên văn có một bộ tiếp nhận thụ động, cho phép các nhà khoa học tìm kiếm người ngoài trái đất mà không để lộ vị trí của chúng ta.

Cho đến nay, chúng ta thu được rất ít hình ảnh các hành tinh ở xa Trái đất. Chúng mờ nhạt và có xu hướng bị ngôi sao mẹ lấn át ánh sáng bức xạ. Do đó, Colossus có một tấm gương lớn giúp nó dễ dàng quan sát không gian.

Hơn nữa, các kính thiên văn lớn nhất mà chúng ta có thể thấy trong vòng 100 năm tới hoặc lâu hơn không thể trực tiếp ghi lại hình ảnh các thành phố hay các cấu trúc có tổ chức trên các hành tinh này. Nhưng nguồn nhiệt tại đó thì có thể “nhìn thấy” được.

Dù vậy, phương pháp này cũng có giới hạn. "Nó có thể nhầm lẫn với một hành tinh thường xuyên bị mây che phủ. Và không thể dò được tín hiệu trên một thiên thể mà bằng cách nào đó các xã hội phân bố đều trên khắp cả hành tinh", Kuhn nói.

Doanh nhân Caisey Harlingten đã tìm kiếm một đội ngũ có khả năng xây dựng kính thiên văn từ 2 năm trước. Trong số này có David Halliday, người sáng lập công ty Dynamic Structures Inc ở Canada, từng tham gia xây dựng kính thiên văn Keck và Suburu ở Hawaii, Mỹ.

Các đối tác khác trong dự án bao gồm Viện Vật lý năng lượng Mặt trời Kiepenheuer (Đức), ĐH Quốc gia Mexico, ĐH Tohoku (Nhật Bản), Viện Thiên văn học ĐH Hawaii (Mỹ), ĐH Lyon (Pháp) và công ty của Harlingten - Innovative Optics.

Tổng quan về dự án vừa được công bố trong tạp chí thiên văn học Astronomy.

======================

Trong 4 thập kỷ tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái đất, các nhà thiên văn học thường tập trung tìm kiếm những tín hiệu phát đi từ nền văn minh khác. Tuy nhiên, phương pháp này có một số hạn chế. Có lẽ người ngoài hành tinh không gửi tín hiệu của họ ra ngoài. Có lẽ họ truyền đi theo các kênh mà chúng ta không ngờ tới. Ngoài ra, nên thận trọng khi phát đi những tín hiệu của con người và thông báo với nền văn minh tiên tiến hơn về sự hiện diện của chúng ta.

Có lẽ trong 40 năm đi tìm "người ngoài hành tinh" thế giới này cũng chi ngót cả trăm tỷ Dolllar. Điều này chứng tỏ sự hạn chế trong những hiểu biết về quá trình hình thành và bản chất của vũ trụ. Chẳng bao giờ có người ngoài hành tinh cả. Lý học Việt, nhân danh nền văn hiến trải gần 5000 năm lịch sử, xác định rằng: "Không thể có sự sống ngoài trái Đất".

Nhưng sự thiếu hiểu biết đã gây ra những hành vi vô bổ.

Điều này cũng không có gì là lạ. Trong quá trình tìm hiểu và phục dựng những giá trị của nền văn hiến Việt - đối chiếu với những tri thức của nền văn minh hiện đại - thì tôi nhận thấy rằng:

1/ Tất cả những tri thức của nền văn minh hiện đại chưa biết được bản chất và cơ chế sự tương tác của mọi hiện tượng trong lịch sử hình thành vũ trụ. Đây là hệ quả của sự thiếu hiểu biết cấu trúc bản thể của vũ trụ và sự tương tác vận động từ khởi nguyên. Mặc dù họ có nhận thức về mặt hình thức mối liên hệ giữa mọi hiện tượng, qua lời phát biểu của giáo sư Trịnh Xuân Thuận: "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ".

2/ Không có một hệ thống tri thức tổng hợp giải thích mọi hiện tượng (Lý thuyết thống nhất).

Kết quả của những yếu tố trên là đi tìm "Hạt của Chúa" và "Người ngoài hành tinh".

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sốc vì Bụi đời Chợ Lớn bị 'ném đá tổng lực'

Thứ ba, 9/7/2013 02:00 GMT+7

Mọi người được xem một "bộ phim chùa" với kinh phí 16 tỷ đồng, doanh thu 0 đồng ở Việt Nam, thế mà các bạn không có phần nào xót xa cho số phận của phim, lại còn chê bai.

‘Bụi đời Chợ Lớn khiến tôi ớn lạnh’

Ai nói phim này chẳng có ý nghĩa thì nên xem lại cách xem phim của mình. Bởi theo tôi nhìn nhận thì “Tài Nhớt” là con người đam mê quyền lực bất chấp thủ đoạn, lợi dụng cả bạn thân, bạn gái thì đây là nhân vật điển hình cho loại người chỉ biết đến mình. “Phong Bụi” thì si mê đến không lý trí, cố bảo vệ người thân của mình mà không biết làm sao cho đúng, lại gặp thằng bạn khốn nạn âm mưu hại chết.

Hùng Chợ Lớn chỉ là một mục tiêu thâu tóm, tới lúc nhận ra mình mắc mưu của “Tài Nhớt” thì đã muộn, đã vào cuộc chơi thì phải có hậu quả, nhưng hình ảnh anh này thương vợ gây ấn tượng mạnh trong tôi. Còn nhân vật Lâm thì mê gái và quá non nớt nên bị lợi dụng…

Tất cả những nhân vật trên đã giúp bộ phim khắc họa thành công bức tranh xã hội đen tranh giành quyền lực. Nhiều kẻ máu lạnh nhưng đối với tình thân luôn ra sức bảo vệ lẫn nhau, sẵn sàng hy sinh bản thân mình để che chở vợ con, anh em của mình, phim như vậy mà nói không có tính nhân văn?

Ai cũng muốn có cuộc sống hạnh phúc, nhưng cuộc đời họ lớn lên trong môi trường đó thì họ có thể lựa chọn được gì, chết hay đoàn kết để sống? Theo tôi, đây cũng chính là một triết lý mà bộ phim muốn nhắn nhủ đến cho người xem.

Các bạn được xem một "bộ phim chùa" với kinh phí 16 tỷ đồng, doanh thu không đồng ở Việt Nam, thế mà các bạn không có phần nào xót xa cho số phận một bộ phim mà còn chê bai.

Các bạn bảo phim quá bạo lực, không hướng thiện, không có tính nhân văn và đồng ý việc nó bị cấm chiếu. Vậy cho tôi hỏi: với những người trưởng thành như các bạn, sau khi xem xong bộ phim này, các bạn có cảm thấy hối tiếc thực sự vì tác động xấu của nó đến sự hình thành và phát triển nhân cách của thanh thiếu niên Việt Nam hay không? Hay là chỉ sau một tuần thì các bạn sẽ quên ngay bộ phim giải trí này như hàng trăm bộ phim hành động giải trí khác mà các bạn đã xem?

Các bạn nói nội dung phim ảnh hưởng thế này thế nọ mà cụ thể là ảnh hưởng xấu đến giới trẻ, thì phải chăng là các bạn không tin tưởng vào con em của mình. Các bạn nên nhớ hoàn cảnh chỉ tác động vào một phần nào đó vào tư tưởng, vào cách sống. Một con người, tốt hay xấu là dựa vào bản lĩnh của họ trước cuộc sống thôi.

Tôi cảm thấy bị sốc khi phim chưa bị lộ trên mạng thì nhiều người hô hào ủng hộ nên để phim được công chiếu. Còn bây giờ thì quay lưng, chê bai nội dung phim bạo lực...

Tôi thấy thương cảm cho công sức và trí tuệ của cả ê-kíp thực hiện bộ phim này, cho khát vọng làm phim của họ.

Việc gì trên đời cũng vậy, sẽ không có thành công nếu không có những va vấp, thất bại. Vậy nên, tôi chỉ mong sao Cục Điện ảnh Việt Nam nghĩ thoáng hơn việc "phim phải phản ánh hiện thực xã hội" (trong khi điện ảnh là sản phẩm của trí tưởng tượng) và cho các nhà làm phim cơ hội để thử sức với nhiều thể loại, đề tài điện ảnh hơn.

Xem thêm: Bụi đời Chợ Lớn 'thiếu chiều sâu hướng thiện'

===========================

Bởi vậy, ngày xưa cụ Thượng Trứ (Nguyễn Công Trứ), lúc bị cách quan, cụ cuỡi bò đi ngao du. Ở dưới đít bò, cụ treo một cái mo cau. Có người tò mò hỏi:

- Tại sao cụ lại treo cái mo cau dưới đít bò?

Cụ cười mà trả lời rằng:

- Để bịt miệng thế gian. (Giai thoại văn học Việt Nam)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://vnexpress.net...uc-2846345.html

'Nạn nhân vụ hỗn chiến lọt ổ mai phục'

9/7/2013 11:41 GMT+7

Khi ngư dân xã Hải Châu ra đến giữa sông thì gần 30 bè chở hơn 60 thanh niên xã Quảng Nham ập đến. Ước tính gần 100 người tham gia trận "thủy chiến" này.

Trăm ngư dân hỗn chiến trên sông, 3 người mất tích

Cha mất mạng, hai con trọng thương sau hỗn chiến

Posted Image

Căn nhà nhỏ sát chân đê của gia đình ông Tô Văn Dũng nghi ngút khói hương. Ảnh: Lê Hoàng

Một ngày sau vụ hỗn chiến kinh hoàng trên sông Yên, không khí tang tóc bao trùm làng biển nghèo Nam Châu, xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa). Căn nhà nhỏ nằm sát chân đê của gia đình nạn nhân Tô Văn Dũng nghi ngút khói hương. Tiếng gào khóc gọi tên chồng, tên cha của những người phụ nữ khản giọng nghe ai oán não nề. Ngoài việc lo hậu sự cho ông Dũng, người nhà còn phải chạy vạy tiền bạc, chuẩn bị áo quần đến bệnh viện chăm cho hai con trai ông đang nằm cấp cứu.

Nỗi đau bất ngờ khiến bà Nguyễn Thị Len (vợ ông Dũng) không thể gượng dậy. Trong buổi trưa bà đã mất chồng, tính mạng hai con giờ ngàn cân treo sợi tóc. Làng xóm cho hay, bà Len gần như bất tỉnh khi hay tin chồng con lâm nạn trên sông. Khi đoàn cứu hộ tìm được xác ông Dũng đưa vào đất liền, bà Len cứ ngồi ôm khư khư linh cữu ông Dũng vẻ mặt thất thần, ngờ nghệch như ngây dại, thi thoảng lại khóc nấc thảm thiết.

Ông Dũng và bà Len sinh 3 con trai, 2 gái. Cuộc sống khó khăn nhưng ông bà cũng lo dựng vợ gả chồng đầy đủ cho các con. Ông Dũng và các con trai bám biển mưu sinh bằng nghề cào ngao. Vài năm nay thấy vùng bãi triều ven sông Yên bỏ không, ông bà vay vốn quây lưới nuôi ngao kiếm kế sinh nhai. Đồng ngao chưa cho thu hoạch thì ông bỏ mạng. Hai con trai Tô Văn Giàu và Tô Văn Mạnh trọng thương.

Ông Lê Văn Đình, Trưởng thôn Nam Châu kể khoảng 10h ngày 7/7, phát hiện một số bè mảng của ngư dân xã Quảng Nham đang khai thác ngao lấn sang phần đất của làng, nhóm ngư dân thôn Nam Châu hò nhau chạy ra xua đuổi. Khi chiếc thuyền chở cha con ông Dũng và một số ngư dân khác vừa ra đến giữa sông thì bất ngờ từ phía bờ bên kia, hàng chục chiếc bè ào ào lao ra bao vây tứ phía.

Posted Image

18h ngày 8/7, thi thể nạn nhân cuối cùng trong 3 người bị mất tích được phát hiện cách hiện trường gần chục km. Ảnh: Lê Hoàng

Thấy yếu thế, nhóm người làng Nam Châu quay đầu bỏ chạy nhưng không thoát. Nhóm người xã Quảng Nham rồ ga tông thẳng khiến một chiếc bè bị lật úp. 5 người bị hất văng xuống sông. "Hỗn chiến xảy ra, máu chảy loang trên mặt nước, ông Dũng và 2 người chìm nghỉm và tử vong, số còn lại bị bắt đưa lên thuyền để tiếp tục hứng đòn”, ông Đình kể.

Theo lời ông, sau khi đánh người làng Nam Châu, nhóm ngư dân xã Quảng Nham quăng các nạn nhân xuống thuyền thúng của những người canh ngao tuyên bố “chở xác về chôn đi” rồi nổ máy bỏ chạy.

Khoảng nửa tiếng sau, người dân Nam Châu kiểm người thấy một số chưa trở về sau trận hỗn chiến liền đánh bè sang Quảng Nham tìm kiếm nhưng lại tiếp tục bị nhóm đối phương bắt giữ hành hung. Khi lực lượng công an có mặt can thiệp, họ mới được hộ tống đưa về quê an toàn.

“Cả đời tôi chưa bao giờ thấy cuộc đánh nhau nào kinh khủng như vậy”, vị trưởng thôn hơn 60 tuổi nói.

Posted Image

Những chiếc bè của ngư dân thôn Nam Châu bị húc chìm hư hỏng nặng trong trận thủy chiến. Ảnh: Lê Hoàng

Trao đổi với VnExpress.net, ông Mai Minh Phụng, Chủ tịch UBND xã Hải Châu cho biết, trận "thủy chiến" bắt nguồn từ việc tranh chấp bãi triều nuôi và khai thác ngao trên sông Yên giữa các hộ dân thuộc 2 xã. Còn người dân cho hay vài ngày trước khi xảy ra án mạng, một nhóm người đã lẻn vào khu vực nuôi ngao của người dân Nam Châu đốt phá một chòi canh. Do tranh chấp bãi triều khai thác và nuôi ngao nên xô xát xảy ra thường xuyên.

Đại tá Nguyễn Văn Bính, Phó giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đây là vụ án phức tạp, có tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Cơ quan điều tra đang thẩm vấn một số nghi can, sớm hoàn tất hồ sơ để khởi tố vụ án. Ước tính khoảng 100 người và hơn 30 chiếc bè cùng thuyền máy loại lớn, luồng gắn máy đã được hai bên huy động tham gia cuộc thủy chiến này.

Lê Hoàng

Ý kiến bạn đọc:

Hành xử vô nhân đạo tàn ác. Trừng trị nghiêm khắc những kẻ gây ra tội ác này.

Le Anh - 27 phút trước

Cái này còn hơn Bụi đời chợ lớn nhỉ.

anhi - 27 phút trước

Đọc những dòng trong bài viết mà tôi cứ ngỡ đang xem phim Bụi Đời Chợ Lớn.. Đánh nhau như phim :(

Lê anh Dũng - 30 phút trước

Đau đớn quá, nồi da nấu thịt...

huy_911 - 33 phút trước

cùng là người Việt, cùng dân biển, cùng nghèo, mà sao cư xử với nhau tàn độc vậy?

mrthegioi - 36 phút trước

Chuyện này phải dựng thành phim Bụi Đời Chợ Ngao thì mới phản ánh đúng thực tế.

Trần văn Bền - 40 phút trước

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ly kỳ chuyện tuyển thủ Vovinam VN truy bắt băng móc túi giữa Paris

09/07/2013 08:58

(TNO) Ngay tại ga tàu điện ngầm giữa kinh đô ánh sáng Paris (Pháp), các tuyển thủ Vovinam Việt Nam có màn đuổi bắt, tóm gọn những kẻ gian móc túi lấy trộm bóp với nhiều tiền bạc bên trong.

Sau ngôi vô địch toàn đoàn giải vô địch Vovinam thế giới, ngày 8.7, tuyển Vovinam Việt Nam được tưởng thưởng bằng chuyến tham quan Paris (Pháp). Rất đông tuyển thủ chưa một lần đến Paris tráng lệ nên háo hức trước lịch trình chiêm ngưỡng, chụp hình lưu niệm ở nhà thờ Đức Bà, tháp Eiffel, dòng sông Seine…

Posted Image

Nhà vô địch vovinam thế giới Nguyễn Bình Định (người thực hiện đòn chân trên cao)

- Ảnh: Quang Liêm

Thế nhưng, ngay trong chuyến tham quan này, họ đã có kỷ niệm nhớ đời ngay giữa Paris khi nhập vai trở thành những “diễn viên hành động” đúng nghĩa đuổi bắt hai kẻ gian móc túi chuyên nghiệp tại đây.

Nghề "hai ngón" điêu luyện

Nguyễn Bình Định, võ sĩ vừa đoạt 2 huy chương vàng ở nội dung đa luyện vũ khí và đòn chân tấn công chưa hết giật mình khi kể lại sự việc.

Định cho biết vào buổi sáng, anh cùng các thành viên trong đội lên tàu điện ngầm, bắt đầu chuyến tham quan. Đã được nghe về nạn móc túi ở tàu điện ngầm tại đây nên cả đội được dặn dò phải đề phòng cẩn thận bởi tàu điện luôn đông đúc, phức tạp với đủ mọi thành phần.

Posted Image

Huỳnh Khắc Nguyên tóm gọn một kẻ móc túi (che mặt) - Ảnh: Nam Trần

Cùng lên tàu với đoàn Việt Nam có 4 thiếu niên (2 trai, 2 gái). Các thiếu niên này mặt mày sáng láng, đứng kế bên các tuyển thủ nói chuyện rất dễ thương, thân thiện.

Chính vì vậy mà Định cùng các thành viên trong đoàn Việt Nam cũng không để ý. Định còn thoải mái vui đùa, sẵn sàng chụp hình lưu niệm chung với nhóm này.

Thế nhưng điều chẳng ngờ đến chính chúng là kẻ gian.

“Lúc đó tôi đeo cái túi nhỏ trong đó đựng bóp tiền cùng một số vật dụng quan trọng. Thấy các thiếu niên không có dấu hiệu gì lạ, nhất là tay các em còn bỏ hẳn trong túi quần chứ không để ra ngoài. Vậy mà chỉ một thoáng lơ đãng, chúng đã móc mất chiếc bóp của tôi để trong túi nhỏ đeo trên người”, Định cho biết.

Pha truy đuổi ngoạn mục

Ngay khi tàu ghé trạm, các thiếu niên này nhanh chóng chen xuống đất. Đó cũng là lúc một thành viên trong đoàn phát hiện dây kéo chiếc túi của Định bị mở toang.

Nhanh chóng kiểm tra, võ sĩ này phát hiện mình bị mất chiếc bóp, trong đó có 700 USD, 600 euro, 5 triệu đồng cùng nhiều giấy tờ.

Khi biết chắc chắn là bị nhóm này dàn cảnh, móc túi, lập tức các võ sĩ Việt Nam bắt đầu truy bắt.

Khi cửa tàu điện đang từ từ đóng lại thì nhanh như cắt, võ sĩ Huỳnh Khắc Nguyên đưa chân chắn ngang cửa tự động để các võ sĩ Việt Nam phóng xuống truy tìm kẻ gian.

Vừa ra khỏi cửa, Định cùng Nguyên phóng thẳng một phát lên cả mấy bậc thang, va cả vào người đi đường.

Lúc này có đến hai ngả rẽ nhưng chẳng thấy bóng dáng băng nhóm này đâu. May sao có một người dân chỉ hướng bọn chúng vừa chạy qua, thế là Định cùng Nguyên lao theo.

Phát hiện kẻ gian bên kia đường, Định từ phía sau phi thân đến dùng đòn chân điêu luyện kẹp cổ, quật ngã cô gái đang cầm chiếc bóp của mình trên tay. Cùng lúc đó, các đồng đội của Định truy bắt 3 kẻ còn lại.

“Lúc đó tụi nhỏ tưởng toàn đội không thể xuống kịp tàu bởi chúng đã chọn thời điểm tàu chuẩn bị lăn bánh. Hơn nữa chúng nghĩ nếu mình có xuống cũng khó biết đường vì là dân du lịch. Khi tôi lao đến, tụi nhỏ đang thoải mái chia chiến lợi phẩm cho nhau. Rất may là toàn bộ tiền bạc, giấy tờ đều lấy lại đầy đủ”, Định cho biết.

Một số người đi đường thấy sự việc đã gọi điện cho cảnh sát và bảo đội canh chừng chờ cảnh sát đến. Thế nhưng, thấy bọn trẻ cũng còn nhỏ, nên Định và các thành viên trong đoàn quyết định tha cho với lời cảnh cáo không được tái phạm.

Posted Image

Hai kẻ gian đã bị khống chế - Ảnh: Nam Trần

Theo Định thì dù sao cả đoàn cũng đã lấy lại được tài sản quan trọng đồng thời các thành viên đều không muốn bỏ lỡ chuyến tham quan Paris.

Giữa đất Pháp, ngoài việc mang vinh quang về Tổ quốc, chắc hẳn pha rượt đuổi theo những kẻ gian giữa Paris sẽ là kỷ niệm khó quên đối với các tuyển thủ Vovinam Việt NamPhúc Duy

(tổng hợp)

Du khách quốc tế ngán ngẩm nạn móc túi, cướp giật ở Paris

Nhiều website du lịch trên thế giới đăng tải nhiều thông tin về nạn móc túi, cướp giật trắng trợn nơi công cộng tại thủ đô Paris.

Chẳng hạn, thành viên trên trang thông tin du lịch Virutal Tourist đã đăng tải hàng chục bài viết chia sẻ kinh nghiệm du lịch ở Pháp, đa số kể về những vụ họ bị móc túi, cướp giật chỉ trong nháy mắt.

Vào tháng 3, cảnh sát Pháp đã phải tăng cường an ninh tại các nơi công cộng, nhất là các tuyến đường sắt tại thủ đô Paris do làn sóng cướp bóc, móc túi gia tăng.

“Bọn chúng đánh và xịt hơi cay vào mắt tôi, rồi giật lấy giỏ xách bạn gái tôi và lấy sạch tiền nhanh đến mức tôi không kịp phản ứng gì”, hãng tin RFI (Pháp) dẫn một nạn nhân bị băng cướp tấn công trên một tuyến đường sắt hồi tháng 3.

Trang tin TheLocal của Pháp dẫn các số liệu thống kê mới đây cho thấy mỗi ngày có ít nhất 150 vụ cướp bóc trên các tuyến đường sắt ở thủ đô Paris.

Trang tin France24 của Pháp cho rằng 75% trong số những vụ cướp bóc ở Paris do các băng nhóm trẻ em móc túi thực hiện.

Cảnh sát Paris nhiều năm qua đã phải đau đầu với các băng nhóm móc túi, cướp bóc "chuyên nghiệp và hoạt động có tổ chức", theo France24.

Tội phạm trộm cắp không có vũ trang được đem ra xử trước tòa ở Pháp, với hình phạt nặng nhất là ba năm tù giam cộng với mức phạt cao nhất là 45,000 euro (58.000 USD).

Hồi năm 2010, cựu Bộ trưởng Nội vụ Pháp, ông Brice Hortefeux từng tiết lộ 85% băng đảng tội phạm tại Pháp tập trung ở thủ đô Paris.

Hoàng Quỳnh

=================

Tinh thần hiệp sĩ tha cho kẻ phạm tội đã bị khống chế này ở Á Đông thì có thể coi như mã thượng. Nhưng ở Pháp coi chừng phạm luật vì tự ý tha cho kẻ phạm tôi, mà không giao cảnh sát.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giật mình chuyện vua Hùng thọ gần 700 tuổi

http://dantri.com.vn

Thứ Sáu, 05/07/2013 - 17:34

Xã hội càng văn minh, tuổi thọ càng cao. Minh chứng rõ nhất ở là các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Bỉ… Ấy thế mà thời thượng cổ chúng ta, có những bậc quân vương “siêu thọ” tới gần 700 tuổi. Câu chuyện đáng để giật mình này xảy ra ở khu du lịch Đồng Xanh, tỉnh Gia Lai.

Posted Image

Có vị vua thọ đến gần 700 tuổi với 60 bà vợ.

(...)

Theo Hoàng Phương

Gia đình & Xã hội

=====================

Những thứ kiến thức này là hệ quả của thứ tư duy phủ nhận văn hóa truyền thống Việt, được "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới công nhận". Kết quả của thứ tư duy "Ở trần đóng khố" này là tất cả những gì đã xảy ra và sắp xảy ra trên thế giới.

Lê Nin có phát biểu một ý tưởng sau đây: "Nhiệt tình cộng ngu xuẩn thành phá hoại".

Việc phủ nhận văn hóa truyền thống Việt chỉ có hai khả năng: Những kẻ phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt không nhận thức được họ đang rất ngu dốt; hai là cố tình phá hoại.

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Chuyện thật - Chương trình BIBI cho thiếu nhi, phát trên TV sau 21h00, thứ hai, 08/7/2013: Thi kiến thức giữa hai đội nhi đồng.

Cô hỏi: Âu Cơ đẻ ra một bọc có bao nhiêu trứng?

Cháu cướp lời: (được hoan hô và được tính điểm) Thưa cô, đúng 100 trứng ạ.Posted ImagePosted ImagePosted Image

Đáng ra phải dạy rằng: Mẹ Âu Cơ là thủy tổ, sinh ra muôn nhà(Dân tộc Việt). Bọc trăm trứng có nghĩa là Bách Việt (bách tính), nhưng không có nghĩa là đúng =100 tròn (ý nghĩa số học đơn thuần).Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giật mình chuyện vua Hùng thọ gần 700 tuổi

http://dantri.com.vn

Thứ Sáu, 05/07/2013 - 17:34

Xã hội càng văn minh, tuổi thọ càng cao. Minh chứng rõ nhất ở là các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Bỉ… Ấy thế mà thời thượng cổ chúng ta, có những bậc quân vương “siêu thọ” tới gần 700 tuổi. Câu chuyện đáng để giật mình này xảy ra ở khu du lịch Đồng Xanh, tỉnh Gia Lai.

Posted Image

Có vị vua thọ đến gần 700 tuổi với 60 bà vợ.

Nhầm lẫn chết người

Khu du lịch Đồng Xanh trực thuộc Công ty cổ phần du lịch văn hóa Gia Lai. Đây được xem là một địa điểm du lịch khá thu hút của tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, nhiều du khách đến đây khá ngạc nhiên khi bắt gặp hình ảnh các vua Hùng với những thông tin cực kỳ khó hiểu.

Trong khu du lịch nói trên có một đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương. Trong đền có 1 bức tượng Hùng Vương cao 6m bằng gỗ, phía ngoài là 18 bức tượng vua Hùng khác được bố trí thành 2 hàng. Điều đáng nói, dưới chân 18 bức tượng phía ngoài đều được gắn các biển đề rõ tên và số vợ, số con, số thời gian trị vì và số… tuổi thọ của các vị vua. Hầu như vị vua nào cũng có tới hàng chục bà vợ, hàng trăm người con và đặc biệt là có số năm trị vì hàng trăm năm và tuổi thọ thì từ trên 100 năm đến gần 700 năm.

Bên cạnh các tấm biển nói trên, khu du lịch này cũng “cẩn thận” kèm thêm một tấm biển ghi chú khác đề rõ: “Những số liệu về tên, húy, tuổi, số vợ, số con, cháu của 18 vị vua Hùng được trích từ nguồn tài liệu “Giới thiệu Khu di tích lịch sử Đền Hùng” – tác giả Vũ Kim Biên nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn – Sở VHTT & DL Phú Thọ xuất bản năm 2006”.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc đưa ra các thông tin nói trên về các vị vua Hùng là không phù hợp. Sự không phù hợp trước hết nằm ở yếu tố khoa học. Chưa có tài liệu nào trên thế giới cho thấy tuổi thọ của con người có thể lên tới mấy trăm tuổi như trên. Điều này sẽ khiến cho giới trẻ và các thế hệ con cháu sẽ thêm khó hiểu về kiến thức của thế hệ chúng ta?!

Không chỉ vậy, với số lượng 19 vị vua Hùng cũng sẽ khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là vị vua thứ 19 sẽ là ai, có vai trò thế nào? Bởi hầu hết ý kiến đều cho rằng, các câu chuyện, số liệu về vua Hùng đều là dã sử, truyền thuyết. Con số 18 chỉ là mang tính ước lệ và có nhiều khả năng là 18 đời vua Hùng với nhiều vị vua trị vì. Khu du lịch nói trên đã không phân biệt được giữa các thông tin chính thống trong chính sử và truyền thuyết nên mới đưa ra những thông tin buồn cười như trên.

Trong cuốn “Việt Nam sử lược”, nhà sử học Trần Trọng Kim cũng viết: “…Cứ tính hơn bù kém, mỗi ông vua trị vì được non 150 năm. Dẫu là người đời thượng cổ nữa thì cũng khó lòng mà có nhiều người sống lâu được như vậy”.

Còn bản “Thần tích Vi Cương” (Phú Thọ) ghi chép khá rõ về các đời vua với những thông tin liên quan, theo đó 18 chi vua Hùng có tất cả 180 đời vua nối nhau trị vì: “Tính trong 18 chi đời vua Hùng truyền ngôi đại bảo cho 180 đời đế vương, sơn hà quy về một mối, kiến lập được 122 thành, điện. Tổng cộng các năm của 18 đời Thánh vương di truyền ngôi cho các triều thánh tử thần tôn là 2.622 năm, thọ 8.678 tuổi, sinh được 986 chi, các hoàng tử công chúa sinh được 14.378 cháu chắt miêu duệ, cai trị khắp đầu non góc biển trong nước, vạn cổ trường tồn, mãi mãi không bao giờ dứt”.

Posted Image

Khu tưởng niệm vua Hùng của Khu du lịch Đồng Xanh. Ảnh: P.H

Bị nhắc, vẫn liều!

PV Báo GĐ&XH đã trao đổi với ông Phan Xuân Vũ, Giám đốc Sở VHTT & DL Gia Lai về vấn đề nói trên. Ông Vũ cho biết công viên Đồng Xanh là của một doanh nghiệp tư nhân và Sở VHTT & DL cũng đã có những định hướng về việc trưng bày một số hiện vật trong khu du lịch này. Theo ông Vũ, Sở cũng từng nhắc nhở khu du lịch Đồng Xanh bỏ một hạng mục phản cảm và được khu du lịch này thực hiện. Sở VHTT & DL cũng đã nhận được một số ý kiến về các tấm biển ghi tuổi thọ, số vợ, con… của từng vị vua Hùng ở khu du lịch Đồng Xanh. Ông Vũ cho biết đã từng xuống khu du lịch này để nhắc nhở về thông tin này. Ông cho rằng, các thông tin nói trên về các vị vua Hùng nên có chú thích rõ ràng là dã sử của 18 đời vua. Ông Vũ cho biết sẽ tiếp tục nhắc nhở doanh nghiệp này để có sự thay đổi!

Tiến sỹ sử học Lê Đình Phụng – Viện Khảo cổ học Việt Nam cũng đã có những nhận xét rất xác đáng về sự việc: “Tôi nghĩ đây là một công trình của tư nhân mà tài sản là do tư nhân sở hữu. Họ hiểu văn hóa như vậy nên mới có những sản phẩm như thế. Còn về lịch sử văn hóa dân tộc phải có sự thống nhất và phải được thẩm định. Những thông tin chưa có bằng chứng khoa học xác đáng thì chưa nên đưa ra để tuyên truyền như vậy”.

Theo Hoàng Phương

Gia đình & Xã hội

=====================

Những thứ kiến thức này là hệ quả của thứ tư duy phủ nhận văn hóa truyền thống Việt, được "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới công nhận". Kết quả của thứ tư duy "Ở trần đóng khố" này là tất cả những gì đã xảy ra và sắp xảy ra trên thế giới.

Lê Nin có phát biểu một ý tưởng sau đây: "Nhiệt tình cộng ngu xuẩn thành phá hoại".

Việc phủ nhận văn hóa truyền thống Việt chỉ có hai khả năng: Những kẻ phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt không nhận thức được họ đang rất ngu dốt; hai là cố tình phá hoại.

Công nhận các Cụ nhà ta phấn đấu ghê thật, mãi tới 492 tuổi mới được làm Vua. ACE chúng ta còn phải học hỏi chán ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Chuyện thật - Chương trình BIBI cho thiếu nhi, phát trên TV sau 21h00, thứ hai, 08/7/2013: Thi kiến thức giữa hai đội nhi đồng.

Cô hỏi: Âu Cơ đẻ ra một bọc có bao nhiêu trứng?

Cháu cướp lời: (được hoan hô và được tính điểm) Thưa cô, đúng 100 quả trứng ạ.Posted ImagePosted ImagePosted Image

Đáng ra phải dạy rằng: Mẹ Âu Cơ là thủy tổ, sinh ra muôn nhà(Dân tộc Việt). Bọc trăm trứng có nghĩa là Bách Việt (bách tính), nhưng không có nghĩa là đúng =100 tròn (ý nghĩa số học đơn thuần).Posted Image

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Liên quan đến thuật ngữ "bách điểu", "bách tính" hay TRĂM HỌ, TRĂM TRỨNG trong huyền sử, và cách hiểu của người xưa đối với từ ngữ dạng như vậy:

http://tintuconline....-doi-thanh.html

Ly kỳ chuyện truy tìm đôi bình “Bách điểu” đời Thanh

11/07/2013, 10:34 am Tại Bảo tàng Quảng Ninh, trong số những hiện vật quý giá thuộc hàng độc nhất vô nhị ở Việt Nam có một đôi bình sứ cổ “Bách điểu chầu hoàng” (Trăm họ hướng về vua) trên 200 tuổi, thuộc đời nhà Thanh, Trung Quốc.

Qua nhiều “chủ”, trong đó có cả Pháp, Nhật rồi sau đó mất tích một thời gian dài gần nửa thế kỷ, đến năm 2003, đôi bình quý hiếm này mới được tìm thấy ở kho chứa đồ bỏ đi của Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh, mà theo ông Trần Trọng Hà – Giám đốc Bảo tàng Quảng Ninh – chỉ vài ngày sau đống đồ bỏ đi này sẽ được thanh lý theo dạng đồng nát.

Chưa nói về giá trị văn hóa – lịch sử, theo đánh giá của giới buôn đồ cổ, cặp bình sứ cổ “Bách điểu” này ít nhất cũng có giá vài trăm ngàn USD, thậm chí lên tới triệu USD.

Cặp bình giá trị

Theo các chuyên gia hàng đầu về gốm sứ cổ của Việt Nam, đôi bình này có niên đại đời Thanh, cách đây khoảng trên 200 năm. Với chiều cao 1,4m, chiều rộng gần 0,5m, đây là đôi bình “Bách điểu” lớn nhất trong sưu tập cổ vật gốm sứ cổ Việt Nam. Hiện, ở Bạch Dinh, TP.Vũng Tàu cũng có một đôi bình tương tự, nhưng thấp hơn đôi bình ở Bảo tàng Quảng Ninh khoảng 5cm.

Posted Image

Đôi bình sứ cổ được tìm thấy trong kho đồ đồng nát.

Trong con mắt của giới chơi đồ cổ chuyên nghiệp, cặp bình này có dáng của kẻ quân tử, cổ cao, đại trí, đại đức, đại dũng và đại lễ. Xương bình làm bằng đất cao lanh trắng, lọc rất kỹ nên có màu trắng mịn, hơi bán thấu, đạt đến sự hoàn hảo của đồ sứ. Gõ vào thân bình có tiếng vang và ngân như chuông.

Bình được tráng men trắng, vẽ hoa lam, với màu lam ngọc, được trang trí các họa tiết hoa lá, đá, nước và 100 con chim theo chủ đề “Bách điểu chầu hoàng” – một trong những chủ đề rất khó thể hiện, hiếm có trong các sưu tập gốm cổ.

Nghệ nhân đã dồn hết tâm lực, gửi gắm hồn mình tạo dựng một khu vườn đầy ánh nắng, sắc màu và tiếng chim hót với nhiều phong cảnh khác nhau, ca ngợi cuộc sống thanh bình, phồn thịnh. Chỗ công bút, dồn tâm, tụ lực thể hiện tính quý phái, gia trưởng của các loại chim công, chim tước; chỗ giản dị nhưng đầy sức sống khi thể hiện các loài chim sẻ, chích chòe, sáo…

Nửa thế kỷ lưu lạc

Đôi bình sứ cổ này được cho là xuất hiện ở Quảng Yên (nay là thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) vào thế kỷ thứ XIX, trong một gia đình quan tuần phủ tỉnh Quảng Yên, thời Pháp thuộc. Sau đó, vị quan này đã tặng đôi bình cho quan công sứ Pháp.

Từ đó cho tới ngày quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1954, đôi bình sứ cổ “Bách điểu” đời nhà Thanh luôn có một vị trí trang trọng trong tòa công sứ Pháp tại Quảng Yên. Tòa nhà này vẫn còn nguyên vẹn và hiện là trụ sở làm việc của UBND thị xã Quảng Yên. Khi Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương vào năm 1945, tòa công sứ Quảng Yên nằm dưới sự quản lý của quân Nhật.

Posted Image

Đôi bình “Bách điểu” hiện được trưng bày tại Bảo tàng Quảng Ninh. Phần khuyết ở miệng bình được cho là do lính Nhật chém.

Theo lời kể của ông Phạm Hoành – cố Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh (thời kỳ 1980-1987), người từng tham gia thành lập và lãnh đạo một đơn vị thuộc chiến khu Trần Hưng Đạo thời Pháp thuộc – sau khi thua quân đồng minh của Pháp, trước khi rút khỏi tòa công sứ Quảng Yên, không đem được đôi lộc bình đi, lính Nhật đã “tặng” cho đôi lộc bình này mấy nhát kiếm.

Tuy nhiên, đôi lộc bình chỉ bị sứt hoặc vỡ mảnh nhỏ ở trên miệng. “Chúng tôi vẫn giữ nguyên trạng của đôi bình, coi những vết chém đó cũng là dấu chứng lịch sử”, giám đốc Bảo tàng Quảng Ninh Trần Trọng Hà cho biết.

Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam, cặp bình sứ cổ này được chuyển về Trung tâm điều dưỡng tỉnh Quảng Ninh một thời gian, trước khi chính ông Phạm Hoành chỉ đạo nhân viên đưa về nơi làm việc của chính quyền khu Hồng Quảng, được thành lập tháng 2.1955, gồm đặc khu Hòn Gai và tỉnh Quảng Yên. Tuy nhiên, kể từ đó, đôi bình gần như mất tăm mãi cho tới năm 2003, dù ông cũng đã để tâm đi tìm.

Bình quý ở kho chứa đồ bỏ đi

Ông Trần Trọng Hà kể, nhóm sưu tầm hiện vật của Bảo tàng Quảng Ninh lần đầu nghe tin về đôi bình sứ cổ đời nhà Thanh này có mặt ở Quảng Ninh, vào năm 1997, trong một lần đến Quảng Yên, tận mắt chứng kiến một bình sứ vẽ 100 mặt người và đôi thống tam thái đều là gốm sứ đời nhà Thanh.

Qua tìm hiểu, những người am hiểu về văn hóa, lịch sử Quảng Yên cho biết, các cổ vật này trước đây đều nằm trong tòa công sứ Pháp, tuy nhiên đôi bình sứ “Bách điểu” không biết lưu lạc nơi đâu.

Hành trình truy tìm đôi bình cổ quý hiếm này bắt đầu với những manh mối ban đầu rất mơ hồ. Ông Hà cùng các nhân viên gặp hết nhân chứng này tới cơ quan kia và được chỉ dẫn tới gặp ông Phạm Hoành, khi đó đã nghỉ hưu.

Nghe có người muốn gặp ông để tìm đôi bình cổ mà ông cũng đau đáu đi tìm, ông nhiệt thành giúp đỡ. Tuy nhiên, những thông tin mà ông cung cấp cho bảo tàng liên quan đến giá trị, vẻ đẹp của những cổ vật trên hơn là liên quan đến số phận của chúng. Ông chỉ chắc chắn một điều, đôi bình cổ đã được ông cho chuyển về Văn phòng UBND tỉnh.

Vừa nhờ lãnh đạo UBND tỉnh, vừa thông qua các mối quan hệ thân thiết, ông Hà cùng nhóm nhân viên đã lùng sục gần như hầu khắp các phòng ban trong UBND tỉnh suốt gần 6 năm trời, có lúc tưởng chừng vô vọng.

Thống kê lại các vị trí tìm kiếm, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh lắc đầu: “Chỉ còn một nơi duy nhất chưa tìm kiếm: Kho chứa đồ cũ”. Ông Hà bảo, nghe vậy nhưng cũng cứ cố tìm, chứ không hy vọng nhiều, bởi “đã tìm hết những chỗ sang trọng rồi”.

Nhưng thật bất ngờ, đến kho chứa đồ cũ, qua khe cửa, bằng con mắt nhà nghề, ông đã nhìn thấy báu vật lưu lạc suốt nửa thế kỷ qua, đang nằm trong đống đồ bỏ đi và đã bị bụi phủ mờ. Ông choáng hết cả người. Đó là thời điểm cuối tháng 12/2003. “Báu vật đây rồi”, ông Hà thầm thốt lên trong sự ngỡ ngàng.

Không ai nhớ rõ chúng nằm ở đó khi nào, chỉ biết vài ngày nữa, những báu vật đó sẽ được bán như đồ đồng nát, để sửa sang nhà kho này làm gara ôtô cho văn phòng ủy ban. Chỉ chậm vài ngày, có thể cặp bình hoặc sẽ bị đập bể hoặc lại tiếp tục hành trình thất lạc.

Ngay lập tức, ông Hà làm công văn xin UBND tỉnh cho chuyển cặp bình sứ cổ “Bách điểu” về bảo tàng tỉnh, trong sự bán tín bán nghi của rất nhiều người, rằng liệu đó có phải là cổ vật không? Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh lúc bấy giờ là ông Nguyễn Văn Quynh – hiện là Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương – cũng có chút hoài nghi khi đặt bút ký đồng ý giao cặp bình cổ cho bảo tàng tỉnh.

Ngày tổ chức hội nghị ra mắt và giới thiệu cặp bình sứ cổ này tại Bảo tàng Quảng Ninh có sự tham dự của rất đông quan chức địa phương và giới chuyên môn, báo chí. Nhiều nhà sưu tầm đồ cổ có tiếng trong nước nghe tin cũng kéo đến. Ông Phạm Hoành khi đến thăm, nhìn thấy cặp bình đã thốt lên: “Đúng là chúng rồi, Hà ơi! Vẫn còn nguyên dấu tích vết kiếm của lính Nhật đây”.

Giám đốc Bảo tàng Quảng Ninh Trần Trọng Hà bảo, cặp bình “Bách điểu chầu hoàng” đã được trưng bày ở bảo tàng tỉnh từ 10 năm nay, vậy mà, lần về Quảng Yên gần đây, vẫn còn có người thách ông… đi tìm cặp bình ấy.

Thì ra, nhiều người vẫn chưa biết ông và nhóm nhân viên bảo tàng đã tìm được, nên vẫn cứ… “lãng phí” thời gian và tâm sức để tiếc nuối cặp bình đó suốt 10 năm qua.

Theo Nguyễn Hùng

Lao động

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cộng 2 điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng thi đại học

Thứ năm 11/07/2013 11:57

(GDVN) -Bộ GD&ĐT vừa ban hành thông tư 24 sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy. Trong đó, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 nếu thi đại học sẽ được cộng 2 điểm.

Trong nội dung Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT ngày 4/7/2013 về việc sửa đổi, bổ sung nhóm đối tượng hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh có bổ sung thêm các đối tượng mới. Cụ thể, thông tư quy định đối tượng 03 sẽ được bổ sung thêm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng. Theo quy định, người dự thi đại học thuộc đối tượng 03 sẽ được cộng 2 điểm ưu tiên vào tổng điểm bài thi đại học, cao đẳng.

Posted Image

Theo thông tư sửa đổi của Bộ Giáo dục, bà mẹ Việt Nam anh hùng dự thi đại học sẽ được cộng 2 điểm. (ảnh: Vnexpress) Ngoài ra, Con của anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; con của người có công giúp đỡ cách mạng”. Bộ GD-ĐT cho biết, những đối tượng này được bổ sung vào đối tượng ưu tiên 04, được cộng 2 điểm khi thi đại học. Quy định này ban hành đã gây tranh cãi vì không khả thi. Một số ý kiến cho rằng, thực tế không có thí sinh nào là con bà mẹ Việt Nam anh hùng thi ĐH; vì vậy, việc mở rộng sang đối tượng bà mẹ Việt Nam anh hung lại càng không có. Trao đổi với báo chí, GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - cho rằng việc mở rộng đối tượng cộng điểm ưu tiên này “lạ” và không có ý nghĩa với thời điểm hiện tại. “Quy định này có thể... phòng xa cho những người được phong bà mẹ Việt Nam anh hùng trong những thời điểm lịch sử sau này. Còn những bà mẹ Việt Nam anh hùng hiện thời hẳn đều đã rất cao tuổi. http://giaoduc.net.v...i-hoc/306711.gd

Bà mẹ VN anh hùng được ưu tiên khi thi ĐH: Thiếu tính thực tế!

Thứ Năm, 11/07/2013 11:47 (GMT + 7)

Chả hiểu những người soạn thảo thông tư này đang sống ở thời đại nào. Tôi chắc là khi soạn thảo, họ cứ bê nguyên đối tượng được ưu đãi vào mà không cần biết tới thực tế...

Tại Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT do Bộ GDĐT ban hành ngày 4.7 có điều khoản Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người hoạt động cách mạng trước 1.1.1945 thuộc đối tiện ưu tiên khi dự thi ĐH.

Posted Image

Xét từ thực tiễn, sẽ không có Bà mẹ Việt Nam Anh hùng nào được hưởng chính sách này.

Từ phía những người làm chính sách cho người có công, ông Đỗ Đăng Khoa - Trưởng phòng Chính sách 2, Cục Người có công (Bộ LĐTBXH) nhận định: “Khi đã ưu đãi cho người có công thì tất cả mọi đối tượng người có công từ thương binh, bệnh binh, con đối tượng chính sách… đều được hưởng và tất nhiên là mẹ Việt Nam Anh hùng cũng không loại trừ khỏi các trường hợp ấy”.

“Đừng nói đến các mẹ, ngay đến con của các mẹ cũng nằm trong tuổi thất thập cổ lai hy, không còn học hành gì nói gì đến việc các mẹ đi thi đại học. Thế nên, thông tư quy định các chế độ ưu tiên này là thiếu tính thực tế” - ông Đặng Như Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội nói.Theo Cục Người có công thì Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” quy định có 4 trường hợp được phong Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Vì thế, khi bổ sung ở thời bình thì sẽ có các trường hợp mới. “Thực tế, đã có một số bà mẹ chỉ có 1 con hy sinh trong thời bình được phong tặng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, vì thế chuyện ưu đãi cũng là hợp lý. Tuy nhiên, nếu tính độ tuổi của các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng hiện nay thì đúng là chẳng có ai được hỗ trợ thật” - ông Khoa nói. Điểm a của khoản 1, điều 7 bổ sung đối tượng ưu tiên vào đối tượng 03, gồm: Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; người hoạt động cách mạng trước ngày 1.1.1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1.1.1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học... Thông tư do Thứ trưởng Bùi Văn Ga ký, theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục”.Xem xét từ thực tiễn, đa phần ý kiến của các chuyên gia và người dân lại cho rằng nội dung của thông tư này như “đi trên mây”, thiếu tính sát thực. Ông Đỗ Văn Mười - Trưởng phòng Người có công (Sở LĐTBXH tỉnh Thanh Hoá) cho biết: “Hiện cả tỉnh có 1.526 mẹ Việt Nam Anh hùng, mẹ nhiều tuổi nhất là 112 tuổi, ít tuổi nhất cũng đã 87 tuổi. Con cái của các mẹ người còn người mất, nhưng nếu còn cũng ở tuổi thất thập cổ lai hy, đâu ai còn muốn thi đại học nữa đâu mà ưu đãi”. “Chả hiểu những người soạn thảo thông tư này đang sống ở thời đại nào. Tôi chắc là khi soạn thảo, họ cứ bê nguyên đối tượng được ưu đãi vào mà không cần biết tới thực tế” – ông Mười nói. Không riêng gì ông Mười, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực người có công cũng cùng chung nhận định. Ông Đặng Như Lợi – nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: “Thông tư này được soạn thảo quá hình thức. Con lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng có khi đã hiếm rồi nói gì đến việc ưu tiên điểm thi đại học cho mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công. Đúng là chuyện thật mà như đùa”. “Ngay cả đến người bình thường cũng chưa nghĩ đến chuyện các mẹ Việt Nam Anh hùng đi thi đại học, huống hồ những nội dung này lại được viết ra từ những cái đầu của những bậc giáo sư, tiến sĩ” – ông Lợi nói. Ông Ngô Kim Khôi - Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng (Bộ GDĐT) cho biết: Việc bổ sung quy định này là hoàn toàn hợp lý bởi hiện nay không phải chỉ có những Bà mẹ Việt Nam Anh hùng từ thời kháng chiến mà còn có những Bà mẹ Việt Nam Anh hùng thời bình (có một người con duy nhất con là bộ đôi, hoặc công an hy sinh). Ông Khôi cũng cho biết thêm, vì thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 .8.2013 nên Bộ sẽ gấp rút thực hiện việc rà soát sau công tác chấm thi để không lọt các đối tượng thuộc diện ưu tiên có trong thông tư 24. Nếu thí sinh nào thuộc diện này sẽ được hưởng quyền lợi ngay trong kỳ thi ĐH-CĐ năm nay.

Theo Dân Việt

http://tintuconline....nh-thuc-te.html

-----------------------------------------------------------------------------------------------

“Ngay cả đến người bình thường cũng chưa nghĩ đến chuyện các mẹ Việt Nam Anh hùng đi thi đại học, huống hồ những nội dung này lại được viết ra từ những cái đầu của những bậc giáo sư, tiến sĩ” – ông Lợi nói.

Chắc là các pác làm chính sách ở Bộ GD-ĐT dạo này đang rỗi việc....Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay