Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

TG thấy ông Viên trưởng IRED rất lủng củng, hình như có hiện tưởng "tảo hỏa nhập ma" ở nơi ngôn ngữ thể hiện - như: Vô minh, vô hồn, khai minh, ....

Vì sao những người đó lại độc ác như thế hay vô cảm đến thế! Vì họ vô minh và vô hồn. Vì sao họ lại vô minh và vô hồn? Vì nhà trường, nhà nước, gia đình, xã hội và chính họ không giúp họ có một cái đầu khai minh và một trái tim có hồn mà lẽ là một con người bình thường cần phải có để có thể làm người.

Một đứa trẻ sinh ra xét về nhận thức thì nó như một tờ giấy trắng, môi trường sống là yếu tố cốt lõi quyết định tốt xấu của đứa trẻ khi lớn lên. Gia đình là tế bào của xã hội, do đó trước hết mỗi gia đình cần phải ý thức và bản lĩnh trong việc dạy con cái mình, theo phương châm: Đói cho sạch, rách cho thơm - nhà nhà ai cũng tâm niệm điều này thì chả mấy chốc xã hội tốt đẹp. Còn như vị viện trưởng nói thì xa cao xa quá, nếu mà không vô minh thì con người là thánh rồi do đó không nên dùng những từ này thấy nó ngượng ngượng.

Đồng ý với ông VT ở quan điểm giáo dục một con người riêng môn Đạo đức không chưa đủ.

Như vậy, việc hình thành con người cần có một quá trình gồm bao nhiêu thời gian, bao nhiêu cấp học, bao nhiêu môn học,… một môn Đạo đức duy nhất thì không thể dạy thành một con người được. Gần đây nhiều nơi hô hào dạy kĩ năng sống cho học sinh, cái này cũng tốt, nhưng chỉ là hoa lá cành thôi, còn cái gốc là những giá trị nền tảng thì lại chưa chú trọng. Nếu chỉ lo học những kỹ năng, kỹ xảo, những thủ thuật, mẹo vặt… mà không học cái căn cơ, nền tảng để tạo nên một con người thì mọi thứ sẽ vẫn như cũ thậm chí sẽ còn tệ hơn.

Tuy nhiên, TG muốn hỏi ông VT theo ông thì thế nào là một con người có đạo đức, lấy tiêu chí nào để đánh giá một con người được gọi là đạo đức?

Khi con người là chính mình thì có phải là đạo đức nữa không? ông nói:

Tôi cho rằng, sinh viên là người lớn (khác với học sinh, còn trẻ con), nên cho dù thế nào thì những người có chút ý thức sẽ biết “đi tìm chính mình” và sẽ “tìm ra chính mình”, và hơn nữa biết còn biết làm thế nào để “làm ra chính mình”. Và có 2 phương tiện quan trọng nhất để “tìm ra chính mình” và “làm ra chính mình”, đó là, “túi văn hóa” (đầu khai minh và tim có hồn) và “túi chuyên môn” (đầu giỏi nghề và tim yêu nghề), hay nói nói một cách văn vẻ hơn là cần trang bị cho mình 2 năng lực là “năng lực làm người” và “năng lực làm nghề”.

Kết luận của TG: Bài báo này cả người phỏng vấn và người trả lời chưa sâu sắc và ngôn từ sử dụng trong hoàn cảnh này chưa phù hợp, Sư phụ và ACE bổ cứu cho - TG đang tập phản biện, hihiPosted Image.

===================

http://vietnamnet.vn...day----loi.html

Giáo dục

22/04/2013 02:00 GMT+7

Lỗi trí thức là sản phẩm của nền giáo dục đầy... lỗi

Posted Image- Ông Giản Tư Trung, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Giáo Dục (IRED) nhận định như vậy trước những án giết người dã man gần đây của một số kẻ được gắn mác trí thức. Vì sao những người đó lại độc ác như thế hay vô cảm đến thế? Là vì họ vô minh và vô hồn và điều này có nguồn gốc sâu xa từ giáo dục.

Một môn Đạo đức chưa đủ

- Thưa ông, bạo lực học đường đang rất phổ biến, chẳng hạn, chúng ta thấy rất nhiều video clip học sinh đánh nhau ở nhiều nơi lan tràn trên mạng; nhiều người trẻ đang ngồi trên giảng đường cũng phạm tội ác tày trời, ông có thể lý giải vấn đề này không?

Thực chất chuyện học sinh đánh nhau thì không có gì lạ, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây ở đâu cũng có. Nhưng điều lạ ở đây là việc đánh nhau rất dã man, máu me đầm đìa, xé quần xé áo…, và điều lạ hơn nữa ở đây chính là sự vô cảm của nhiều người. Có rất nhiều bạn bè vây quanh không những không can ngăn mà còn cổ vũ nhiệt tình cho những cảnh dã man đó, rồi còn thích thú quay clip để đưa lên mạng nữa, và nhiều người lớn đi ngang qua nhìn thấy cũng mặc kệ, không quan tâm…

Và nhiều vụ án gần đây khiến chúng ta phải rùng mình với những tội ác tày trời vì những lý do rất vớ vẩn của những kẻ sát thủ máu lạnh tuổi học trò…

Vì sao những người đó lại độc ác như thế hay vô cảm đến thế! Vì họ vô minh và vô hồn. Vì sao họ lại vô minh và vô hồn? Vì nhà trường, nhà nước, gia đình, xã hội và chính họ không giúp họ có một cái đầu khai minh và một trái tim có hồn mà lẽ là một con người bình thường cần phải có để có thể làm người.

Cái đầu khai minh là cái đầu có khả năng minh định được: ai là ai, cái gì là cái gì và mình là ai; minh định được: đúng-sai, phải-trái, chân-giả, thiện-ác, chính-tà, tốt-xấu, hay-dở, đáng khinh-đáng trọng, có hại-có ích,… trong mọi hành vi của mình.

Posted Image

Ông Giản Tư Trung: "Vì sao những người đó lại độc ác như thế hay vô cảm đến thế? Là vì họ vô minh

và vô hồn và điều này có nguồn gốc sâu xa từ giáo dục"Trái tim có hồn là trái tim biết rung lên trước cái đẹp (nhất là cái đẹp vô hình, cái đẹp văn hóa), biết thổn thức trước nỗi đau của người khác, biết phẫn nộ trước cái sai, cái xấu và cái ác; là trái tim có tình thương yêu và lòng trắc ẩn, có khát khao cháy bỏng để làm được những điều có ích…

Ai cũng nói thầy cô là “kỹ sư tâm hồn”. Vậy công việc của “kỹ sư tâm hồn” (chuyên gia về “hồn”) là gì? Là “tạo hồn” và “sửa hồn” cho con trẻ. Và người thầy không chỉ là “kỹ sư tâm hồn”, mà còn là “kỹ sư trí tuệ” nữa.

Công việc của “kỹ sư trí tuệ” là giúp cho người học tự khai minh, khai sáng chính mình. Muốn giúp con trẻ có trái tim có hồn, trước hết thầy cô và cha mẹ phải có hồn, và muốn giúp con trẻ có cái đầu khai minh, trước hết thầy cô và cha mẹ phải được khai minh.

Nếu có thể lý giải một cách ngắn gọn về tội ác và bạo lực học đường thì một phần nhỏ là do bệnh lý, biến thái, còn phần đông là do sự vô minh và vô hồn, và sự vô minh và vô hồn này có nguồn gốc sâu xa từ giáo dục. Còn sự xuống cấp nghiêm trọng của giáo dục lại bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa khác.

- Thưa ông, việc những kẻ ngồi trên giảng đường phạm tội có phải do vấn đề dạy kĩ năng sống và môn đạo đức chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức?

Như chúng ta đã nói ở trên, vô cảm và vô hồn mới là căn nguyên của tội ác, và để giải quyết vấn nạn tội ác học đường hiện nay thì không chỉ dựa vào mấy tiết học của môn đạo đức hay mấy buổi giảng về kỹ năng sống được, vì đây cũng là mục tiêu mà tất cả các môn học cần phải hướng đến và là sứ mệnh của cả nền giáo dục.

Mục tiêu của giáo dục là tạo ra con người tự do, con người khai minh, con người có hồn. Vậy thì cần đặt lại vấn đề là cần phải học gì, học như thế nào, học trong bao lâu để có thể tạo ra những con người như thế. Từ đó phải thiết kế lại toàn bộ chương trình học gồm những lớp nào, cấp nào, mỗi lớp, mỗi cấp như thế cần học những môn gì, không nên học môn gì, và mỗi môn như vầy sẽ có mục tiêu, nội dung và cách thức ra sao…

Nếu không làm rõ như vầy, cứ mỗi lần xảy ra chuyện gì, đụng đến cái gì thì lại bảo là cần chú trọng dạy cái đó. Môn đạo đức hay kỹ năng sống thì cũng chỉ là một trong vô số môn học để đạt được mục tiêu giáo dục mà thôi. Muốn đạt được mục tiêu của giáo dục thì cần chú trọng nhiều môn, chứ không riêng gì môn này. Nhưng ngay cả môn đạo đức hay môn kỹ năng sống hiện nay cũng có rất nhiều vấn đề, cả về mục tiêu, nội dung lẫn phương pháp.

Còn với những môn khác, chẳng hạn như học toán thì có vẻ như người ta muốn học sinh trở thành nhà toán học, học lý thì muốn học sinh trở thành nhà lý học, học văn thì muốn học sinh trở thành nhà văn… Vì sao vậy?

Vì khi biên soạn chương trình môn học thì các nhà chuyên môn (về toán, về lý, về văn..) có vai trò quyết định, nhưng lại thiếu vắng vai trò thực sự của các nhà giáo dục học nhằm biến những môn học chuyên ngành này thành những môn học có mục đích học để làm người, chứ không phải học để làm nghề.

Như vậy, việc hình thành con người cần có một quá trình gồm bao nhiêu thời gian, bao nhiêu cấp học, bao nhiêu môn học,… một môn Đạo đức duy nhất thì không thể dạy thành một con người được. Gần đây nhiều nơi hô hào dạy kĩ năng sống cho học sinh, cái này cũng tốt, nhưng chỉ là hoa lá cành thôi, còn cái gốc là những giá trị nền tảng thì lại chưa chú trọng. Nếu chỉ lo học những kỹ năng, kỹ xảo, những thủ thuật, mẹo vặt… mà không học cái căn cơ, nền tảng để tạo nên một con người thì mọi thứ sẽ vẫn như cũ thậm chí sẽ còn tệ hơn.

Nhiều SV là sản phẩm của nền GD đầy lỗi....

- Bản thân những người gây ra tội ác này lại đều là những SV có học thức. Theo ông những chủ nhân tương lai của đất nước cần làm gì để làm chủ bản thân, để không đi đến những lối sống tha hóa, mất nhân cách, cầm thú như vậy?

Ba “cỗ máy” quan trọng nhất giúp hình thành nên con người là gia đình, nhà trường và xã hội. Nếu những “cỗ máy” này mà tốt thì sẽ tạo ra vô số sản phẩm tốt, và ngược lại, nếu những “cỗ máy” này có vấn đề thì sẽ tạo ra những sản phẩm đầy lỗi, đầy khuyết tật, cả về trí tuệ lẫn tâm hồn. Và nhiều sinh viên hiện nay là sản phẩm của nền giáo dục đầy lỗi. Vì vậy, vấn đề hiện nay là bản thân mỗi sinh viên cần nhìn nhận cho đúng về mình, rằng mình là một sản phẩm đầy lỗi hay là một sản phẩm ngon lành.

Nếu mình là sản phẩm ngon lành và mình biết rõ điều đó thì quả là tuyệt vời. Nhưng nếu mình là một sản phẩm đầy lỗi, và mình cũng biết rõ điều này thì cũng không tệ, vì khi mình biết rõ mình là sản phẩm lỗi thì mình sẽ tìm cách sửa “lỗi” và cải tạo mình. Còn nếu mình thực sự là một sản phẩm đầy lỗi nhưng mình lại không hề nhận ra điều đó mà cứ tưởng rằng mình rất ngon lành thì đó là điều tệ hại.

Tôi cho rằng, sinh viên là người lớn (khác với học sinh, còn trẻ con), nên cho dù thế nào thì những người có chút ý thức sẽ biết “đi tìm chính mình” và sẽ “tìm ra chính mình”, và hơn nữa biết còn biết làm thế nào để “làm ra chính mình”. Và có 2 phương tiện quan trọng nhất để “tìm ra chính mình” và “làm ra chính mình”, đó là, “túi văn hóa” (đầu khai minh và tim có hồn) và “túi chuyên môn” (đầu giỏi nghề và tim yêu nghề), hay nói nói một cách văn vẻ hơn là cần trang bị cho mình 2 năng lực là “năng lực làm người” và “năng lực làm nghề”.

Khi có túi văn hóa và túi chuyên môn thì mình sẽ tạo ra nhiều giá trị, và khi tạo ra giá trị thì tự khắc “túi tiền” và “túi danh” (danh phận, danh hiệu, danh vọng…) sẽ đến. Còn nếu chỉ xăm xăm vào “túi tiền”, “túi danh” và “túi bằng” (bằng cấp, học hàm, học vị) nhưng lại không có “túi văn hóa” và “túi chuyên môn” thì tại họa sẽ ập xuống đầu mình bất cứ lúc nào, mình cũng sẽ dễ dàng gây ra tai họa hay thị phi cho người khác và cho xã hội.

- Vậy nếu có một cuộc cải cách GD toàn diện để tạo ra những con người có cái đầu khai minh và trái tim có hồn như ông nói thì theo ông cần phải làm gì và bắt đầu từ đâu?

Hiện nay cả nước đã thấy nền GD chưa tương xứng và đang chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Nếu chỉ xét việc cải cách giáo dục theo tôi có 2 vấn đề tiên quyết là cải cách về triết lý GD và cải cách về guồng máy GD.

Để cải cách về triết lý GD Posted Imagethì cần phải định nghĩa lại GD, đó là trả lời đầy đủ, rõ ràng và thuyết phục 3 câu hỏi Thế nào là con người? Chúng ta muốn tạo ra những con người như thế nào? Làm thế nào để tạo những con người như thế? Chúng ta không thể đổi mới GD nếu không làm rõ thứ giáo dục mới đó là gì, và cần hiểu rằng, giáo dục là một công cụ để tạo ra con người tự do, con người khai minh, chứ không phải là công cụ để tạo ra con người công cụ.

Để cải cách về “guồng máy giáo dục” Posted Imagethì phải định nghĩa lại vai trò của 5 chủ thể then chốt trong một hệ thống giáo dục gồm nhà nước - nhà trường - nhà giáo - gia đình và người học.

Hiện tại nhà nước đang không làm nhiều việc vốn dĩ thuộc vai trò của mình, mà lại đi làm thay rất nhiều việc thuộc vai trò của 4 “nhà” còn lại (có nên làm chuyện tuyển sinh không, lo chuyện thi cử không, làm chuyện biên soạn sách không…công việc của nhà nước là giám sát hay làm thay và ai sẽ là người lo cái chuyện 50 năm nữa nền giáo dục của ta sẽ ra sao...)

Nhà trường và nhà giáo cũng tương tự, bỏ qua rất nhiều sứ mệnh cơ bản của mình và làm thay công việc của học sinh và phụ huynh (dạy là để giúp cho học sinh học, là giúp người học tự khai minh, chứ không phải là cố nhét vào đầu học sinh những thứ chỉ để thi…), còn việc vốn dĩ là của mình là giáo trình hay thi cử thì lại không được tự chủ vì nhà nước đã làm thay.

Gia đình thay vì giúp con trở thành chính nó thì lại bắt con trở thành chính mình…Posted ImageVì vậy mỗi chủ thể then chốt trong guồng máy giáo dục hãy quay về đúng vai trò vốn dĩ của mình và trả lại những vai trò không phải của mình cho các chủ thể khác.

Tất nhiên, để thực hiện được 2 chuyện tiên quyết nói trên thì không chỉ dựa vào ngành giáo dục mà còn phải xuất phát từ tâm nguyện và quyết sách quốc gia Posted Image của giới lãnh đạo tối cao. Nhưng nếu không giải quyết những chuyện tiên quyết này mà cứ đi vào những chuyện cụ thể như, hôm nay bàn chuyện sách giáo khoa, ngày mai bàn chuyện thi tốt nghiệp, ngày kia bàn chuyện tuyển sinh, chuyện giáo viên… thì chỉ bàn mãi mà không giải quyết được căn cơ vấn đề nào cả, hoặc càng giải quyết càng rối, càng tệ…vì chúng ta đang đi theo “quy trình ngược”.

- Cảm ơn ông!

  • Lê Huyền(thực hiện)

Share this post


Link to post
Share on other sites

@trucgiac: Đây là mẫu doanh nhân trẻ, biết tìm tòi và đã thành đạt; quê gốc Nghệ và rất giàu hoài bão. Họ giành cho 'Lý luận' một quỹ thời gian vừa phải thôi. Cái chính là họ tư duy và show cho mọi người thấy chứ không phải đi cắt dán ở đâu đấy.

http://doanhnhansaig...-phai-dan-than/

Giản Tư Trung: Mọi thứ càng tệ hại, mỗi người càng phải dấn thân

Thứ Ba, 19/03/2013 20:30 (GMT+7)

Ngày 12/3, tổ chức Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã công bố giải Lãnh đạo trẻ toàn cầu (YGL) 2013, trong đó Việt Nam có hai đại diện là ông Giản Tư Trung – Hiệu trưởng trường Doanh nhân PACE kiêm viện trưởng viện Nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED) và bà Lê Thị Thu Thuỷ, Phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc tập đoàn Vingroup.

Posted Image

Giản Tư Trung là cái tên đã quá quen thuộc với cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng giáo dục. Giải YGL đã cung cấp thêm một lý do để ông xuất hiện trong chuyên mục trò chuyện với doanh nhân.* Tiêu chí của giải thưởng YGL là thành tích nghề nghiệp, bề dày chuyên môn, cống hiến xã hội và khả năng vượt khó. Ông nghĩ gì khi biết tin được nhận giải thưởng danh giá này?

- Nhiều năm nay tôi cứ cặm cụi làm chứ không nghĩ đến danh hiệu hay giải thưởng gì. Nhưng nay được một tổ chức toàn cầu như WEF ghi nhận công việc của mình thì tôi cũng thấy vinh dự, và vui hơn là khi họ ghi nhận đúng vai trò mà tôi đang đảm trách.

Tôi nghĩ một khi nhận được sự tin tưởng nhiều hơn, cũng có nghĩa trách nhiệm sẽ lớn hơn. Vì công việc của tôi gắn bó với sự học của doanh giới và giáo giới nên tôi luôn tự nhủ sẽ liên tục khai minh để có thể làm tốt hơn công việc của mình.

* Từ bao giờ ông ý thức được trách nhiệm của mình với cộng đồng chung quanh, khi mà mọi suy nghĩ, hành động của ông, thay vì “làm cho mình” thì đều dần trở thành “và cả cho người”?

- Tôi luôn mong muốn sống một cuộc đời có giá trị, nhưng để có cuộc đời giá trị thì phải tạo ra những giá trị đó. Như vậy phải có trách nhiệm của một con người với xã hội. Suy nghĩ của tôi đơn giản là: nếu không có trách nhiệm đó thì mình thấy mình không có giá trị gì, vậy mình có đáng sống hay không?

Mỗi khi có dịp đứng lớp, tôi thường đưa ra một công thức, tạm gọi là “công thức sự nghiệp”: tổng những gì mà mình kiếm hay đạt được cho mình bằng với tổng những gì mình mang lại hay gây ra cho người khác. Luôn luôn đó là một hằng số. Ví dụ: đằng sau một gia tài khổng lồ có thể là một cống hiến lớn hay một tội ác lớn, cũng có thể là cả hai.

Ai cũng muốn có một cuộc đời đáng sống, cuộc đời có giá trị. Nhưng đáng sống ở đây không chỉ là bản thân cảm thấy đáng sống mà còn được những người có hiểu biết trân trọng cách sống đó, cuộc đời đó.

Bởi lẽ, tôi nghĩ, chân lý không thuộc về số đông hay kẻ mạnh, mà thuộc về những người hiểu biết. Nếu mình có một cách sống và một cuộc đời mà tự mình cảm thấy đáng sống, nhưng lại bị những người có hiểu biết phê phán hay lên án thì sự đáng sống đó sẽ trở thành không đáng sống.

* Nhưng làm sao ông có thể tạo giá trị cho chính mình và cho xã hội nếu ông không băn khoăn, day dứt về điều đó?

- Công việc của tôi là làm giáo dục. Nhiều người nói làm giáo dục là khai minh xã hội. Không, tôi chỉ khai minh chính mình. Nhưng lúc nào cũng vậy, luôn cần phải có những con người tạo môi trường, tạo ra chất xúc tác để người khác biết cách tự khai minh.

Tôi luôn tâm niệm rằng, quá trình đứng lớp cũng không phải là quá trình mình dạy người khác mà là quá trình mình đặt ra những câu hỏi để cho mọi người cùng suy nghĩ. Và khi mọi người suy nghĩ tức là mọi người đang học, thực học.

Về nguyên lý sư phạm, có ba cách trao đổi với người học: nói cho họ biết điều mình muốn họ biết; cố gắng trả lời những câu hỏi của người học; đặt ra những câu hỏi để người học suy ngẫm và nỗ lực tìm câu trả lời.

Tôi thích nhất cách thứ ba. Cũng có khi tôi đặt ra những câu hỏi nghe có vẻ ngớ ngẩn như: “Bạn sống để làm gì?”, “Thế nào là con người?”, “Bạn có phải là con người không?”, “Thế nào là trưởng thành?”, “Bạn đã trưởng thành chưa?”, “Làm dân là làm gì?”, “Cần có năng lực gì để làm được dân?”...

Mới đầu tưởng đó là những câu hỏi vu vơ, nhăng cuội, nhưng nếu một người mà không quan tâm đến những điều đó, thì khó chạm vào khai minh lắm.

Nhiều thầy cô và cha mẹ nói với học trò, với con của mình rằng “mong sao lớn lên các con sẽ thành người”, nhưng sao chẳng mấy ai nói cho các em hiểu làm người là làm gì, cần học gì và học như thế nào để thành người.

Chính những câu hỏi đó đã dẫn đường tôi đến với triết học, tuy nhiên tôi tìm kiếm câu trả lời ở cuộc đời qua những hoạt động và trải nghiệm của mình chứ không hẳn là ở lý thuyết. Tất nhiên, sau đó khi gặp những người thầy đang hoạt động trong lĩnh vực triết học, tôi thấy mình được chia sẻ rất nhiều từ những suy nghĩ và chiêm nghiệm này.

* Vậy xin được hỏi: ông là ai?

- Tôi nghĩ, “ai” ở đây không hẳn là ông này, bà nọ, mà là ở chuyện liệu mình có ý thức được mình sống để làm gì, mình sẽ sống cuộc đời như thế nào, có đáng không.

Nói cách khác là có hai tầng nghĩa ẩn chứa trong từ “ai”: tầng nghĩa thứ nhất đề cập về danh phận, còn tầng nghĩa thứ hai là cuộc đời đáng sống, cuộc đời có giá trị.

Vì thế, “ai” ở đây thật sự là một từ có hàm ý triết học, nhưng không phải lúc nào người ta cũng hiểu được tầng nghĩa sâu sắc mà nó ẩn chứa để xác định đúng “ai là ai”.

Tôi tin dù là “ai”, thì hầu hết mọi người đều hướng đến có một nguyên tắc, một cái đích chung giống nhau: trở thành một con người vô hại và hữu ích.

Nhưng thế nào là vô hại – có hại, thế nào là hữu ích – vô ích, thế nào là đúng – sai, thế nào là phải – trái… không phải lúc nào con người cũng dễ dàng minh định.

Nếu cần có một lằn ranh để minh định hành động của mỗi người, tôi cho rằng pháp lý và đạo lý chính là lằn ranh thích hợp nhất.

“Đạo lý” không hẳn là đạo lý ở một nơi hay một lúc nào đó, mà cái đạo lý này cần phải chứa đựng cả những giá trị phổ quát của loài người, những giá trị vượt không gian và thời gian.

Tuy nhiên, có khi pháp lý lại trái nghịch với đạo lý, vì pháp lý không xuất phát từ đạo lý. Và đối với những người làm cách mạng thì họ chỉ quan tâm đến đạo lý mà họ theo đuổi chứ không quan tâm đến pháp lý, vì họ không công nhận cái pháp lý đó và họ muốn làm cách mạng để thay đổi nó.

Đó cũng là lý do vì sao mà những người cách mạng lại sẵn sàng vi phạm pháp lý và chấp nhận tù đày, thậm chí hy sinh để đấu tranh cho đạo lý mà họ theo đuổi.

Vừa rồi xem lại bộ phim Những người khốn khổ, tôi càng thấm thía mối quan hệ giữa pháp lý và đạo lý. Cụ thể nhất là câu chuyện của Jean Valjean và Javert. Jean Valjean là hiện thân của đạo lý, còn Javert là hiện thân của pháp lý. Bản thân V. Hugo cũng đã đưa ra cách giải quyết nút thắt này: Javert là người luôn bảo vệ công lý, nhưng trong cái công lý đó không chứa đạo lý nên cuối cùng ông đã chọn cái chết để bảo vệ cả hai.

Và một chi tiết nữa, lúc Jean Valjean làm thị trưởng, đức cao vọng trọng, ông nghe tin có một người sẽ phải chết thay mình vì bị cho là Jean Valjean, vậy ông phải chọn giữa ra nhận tội (trở thành người lương thiện mà khốn khổ) với im lặng (trở thành người đức cao vọng trọng mà khốn nạn). Cuối cùng ông chọn làm người lương thiện.

Nếu như hỏi Jean Valjean muốn trở thành “ai” trong đời thì chắc hẳn ông sẽ nói “tôi muốn thành người lương thiện”.

Không chỉ V. Hugo mà Lincoln đã từng chia sẻ: “Hãy cố gắng là một luật sư trung thực, còn nếu không thể trở thành một luật sư trung thực thì hãy sống trung thực mà không cần phải làm một luật sư”.

* Xuất phát điểm là dân kinh tế, tại sao ông lại chọn giáo dục làm con đường nghiệp dĩ của mình?

- Từ bé ở quê bà nội tôi đã truyền cho tôi tinh thần “làm trai cho đáng nên trai”. Vì thế tôi đã lớn lên cùng với suy nghĩ sẽ làm được điều gì đó. Cái đó là cái gì thì thấy mơ hồ lắm. Nhưng những ý nghĩ mơ hồ đó cứ đeo đẳng.

Khi lớn lên, tôi cũng làm nhiều nơi với nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thương trường cho tới khoa trường và cả một chút quan trường nữa, nhưng rồi tôi nhận ra rằng công việc mình có thể đóng góp được là làm giáo dục. Tôi chọn cái nghề mà mình cảm thấy có giá trị và sống đúng với con người của mình.

Tất nhiên lúc đầu tôi cũng phải tự đặt câu hỏi: giáo dục ai, giáo dục cái gì. Rồi tôi chọn doanh trí, vì dân trí thì rộng quá, mà quan trí là lĩnh vực mà dân thường không thể tham gia. Sau đó lại thấy mình có thể làm gì đó cho giáo dục, cho giáo trí, góp sức cho sự học của các thầy cô giáo. Và đó là lý do vì sao tôi gắn bó với giáo dục, với sự học của doanh giới và giáo giới cho đến nay và nhiều năm nữa.

* So với giới doanh nhân ngày trước, qua những bước khai minh, ngày nay chắc đã khác nhiều?

- Chắc chắn là khác. Tôi luôn chia sẻ với doanh giới về một nền kinh thương mới và họ là ai, ở đâu trong một nền kinh thương mới đó, nếu không thì khó mà tồn tại được. Cuộc khủng hoảng trầm trọng hiện nay, bên cạnh nguyên nhân về việc điều hành vĩ mô nền kinh tế, còn có nguyên nhân vi mô từ phía các doanh nghiệp.

Cho dù kinh doanh gì đi nữa thì cũng phải quan tâm đến những yếu tố như năng lực cốt lõi và giá trị bền vững. Đây chỉ là những bài học “vỡ lòng” về quản trị nhưng không phải dễ dàng gì có thể học được.

Cuộc khủng hoảng hiện nay, nhìn ở góc độ vi mô, từng doanh nghiệp thì đau đớn nhưng nhìn ở vĩ mô thì là cuộc thanh lọc vĩ đại, lịch sử kinh thương Việt Nam sẽ sang một trang mới. Tôi cho rằng, nền kinh thương mới này sẽ lành hơn và mạnh hơn, vì nhiều doanh nghiệp mới ra đời và nhiều doanh nghiệp cũ phải tái sinh.

Nhưng cũng có lo ngại rằng, cuộc khủng hoảng này có thể làm cho thế lực đen hùng mạnh lên, làm méo mó nền kinh thương, và sẽ làm cho nền kinh thương mới nặng mùi tài phiệt, vì các thế lực này sẽ lợi dụng cuộc khủng hoảng hiện nay để tiến hành hàng loạt cuộc thâu tóm không lành mạnh.

Không chỉ kinh tế mà giáo dục hiện cũng khủng hoảng và tha hoá trầm trọng (từ của GS Ngô Bảo Châu). Được biết ông đang tập trung vào vấn đề giáo dục khai minh. Vậy theo ông, có thể làm được gì cho giáo dục trong bối cảnh hiện nay?

Tôi nghĩ, bất cứ một người nào quan tâm và tâm huyết với giáo dục đều mơ ước một xã hội mới. Nhưng để có một xã hội mới thì cần phải có một nền giáo dục mới. Vì giáo dục nào thì xã hội đó. Lãnh đạo nào thì giáo dục đó. Thể chế nào thì lãnh đạo đó, và lãnh tụ nào thì thể chế đó.

Ai cũng muốn cải cách giáo dục nhưng cần phải thấy đích đến của giáo dục là gì, thực trạng giáo dục ra sao… Đích đến của giáo dục là con người tự do, con người khai minh, nhưng con người khai minh, con người tự do là thế nào?

Nhiều người cho rằng nền giáo dục tệ hại và nhiều yếu kém, nhưng tệ thế nào thì ít ai làm rõ được. Có quá nhiều thứ cần làm trong giáo dục. Còn với cá nhân tôi, ở cấp độ một công dân, tôi nghĩ mình có thể làm được điều gì thì cứ làm thôi. Khi nhiều người cùng thể hiện trách nhiệm công dân thì mọi thứ sẽ tốt hơn lên.

* Hiện PACE là trường duy nhất phối hợp với các doanh nhân và trí thức để triển khai chương trình Hạt giống lãnh đạo (IPL). Qua các khoá học của chương trình đặc biệt này, ông có thể chia sẻ thêm về việc đào tạo và sử dụng nhân tài?

- Nhân tài thì không đào tạo được, mà chúng tôi chỉ tạo môi trường trong đó có chất xúc tác cho sự học của họ để giúp họ tự phát triển mà thôi. Tôi cũng nghĩ khó mà sử dụng được nhân tài vì một nhân tài thực sự luôn biết cách tự sử dụng mình.

Nếu có chăng là những người làm lãnh đạo biết tạo ra một môi trường mà nhân tài thấy mình ở trong đó, và khi họ phát huy tài năng của mình thì cũng là lúc tổ chức và xã hội cùng được hưởng lợi.

* Trong một giai đoạn đang được mô tả nhan nhản trên báo chí là tha hoá, mất niềm tin, vô cảm… ông có thấy vô vọng? Là một người làm giáo dục, ông chia sẻ điều này thế nào với những người trẻ để họ có thêm niềm tin?

- Cuộc đời ai cũng có thể gặp khó khăn, khủng hoảng, đó là chuyện thường tình. Tuy nhiên, thỉnh thoảng gặp những khó khăn vô lý do những thứ phi lý gây ra cũng làm tôi hơi “oải”. Nhưng vô vọng thì không, vì nếu mọi thứ càng tệ hại, càng đi xuống thì càng có nhiều thứ cần làm và mỗi người càng phải dấn thân, càng phải làm điều gì đó.

Mỗi người chỉ có một cuộc đời, do đó phải biết rõ là mình sẽ dùng đời mình vào việc gì và việc đó có đáng để dùng không. Khi mọi thứ hỗn loạn mà mình lại dùng cuộc đời mình vào những việc mà mình tin là đúng và tốt thì nó càng có nghĩa hơn. Người ta chỉ vô vọng khi chẳng biết làm gì cả hay khi đặt ra cho mình quá nhiều điều to tát nhưng lại không làm được.

Khi mình có lẽ sống rõ ràng, phù hợp và lẽ sống đó chứa đựng lẽ phải và nó được hiển hiện ngay trong công việc và cuộc sống hàng ngày, thì bản thân điều đó đã là một cuộc sống có ý nghĩa. Và khi ý thức rõ được giá trị của mình với cuộc đời thì cũng là lúc mình có thêm niềm tin vào cuộc sống.

Nguồn: SGTT

Share this post


Link to post
Share on other sites

@Trực giác

Có hai cách hiểu như thế này trực giác.

1. Khi ông Giản Tư Trung nói người khác vô minh thì tức ông Giản này là người đã giác ngộ. Vì giác ngộ mới đối lập với vô minh và vì chỉ có thể người đã giác ngộ mới thấy người khác vô minh hay giác ngộ như họ.

2 . Ông Giản Tư Minh này nói người khác vô minh thì chính ông này cũng là người vô minh. Vì hai đối tượng đều cùng vô minh mới thấy cái vô minh của nhau, gọi là đồng đẳng.

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

@trucgiac: Đây là mẫu doanh nhân trẻ, biết tìm tòi và đã thành đạt; quê gốc Nghệ và rất giàu hoài bão. Họ giành cho 'Lý luận' một quỹ thời gian vừa phải thôi. Cái chính là họ tư duy và show cho mọi người thấy chứ không phải đi cắt dán ở đâu đấy.

http://doanhnhansaig...-phai-dan-than/

Giản Tư Trung: Mọi thứ càng tệ hại, mỗi người càng phải dấn thân

Thứ Ba, 19/03/2013 20:30 (GMT+7)

Ngày 12/3, tổ chức Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã công bố giải Lãnh đạo trẻ toàn cầu (YGL) 2013, trong đó Việt Nam có hai đại diện là ông Giản Tư Trung – Hiệu trưởng trường Doanh nhân PACE kiêm viện trưởng viện Nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED) và bà Lê Thị Thu Thuỷ, Phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc tập đoàn Vingroup.

Posted Image

i giời ơi! Chết mất!.

Phèng! Phèng! Phèng!

Dấn thân kìa quí vị! Nhưng dấn vào đâu mới được chứ!

Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thank Huynh ạ!

Có bài này TG thấy hay và thi thoảng ru con TG có hát cho con nó nghe, đến giờ bảo nó đọc thì nó thuộc chứ hiểu thì chưa hiểu gì - vì nó mới hơn 2 tuổi tí. Posted Image

" Trò đi học để yêu ai

Thưa tôi đi học yêu người gần xa

Gần là yêu mẹ yêu cha

Trước thì anh chị sau ra láng giềng

Sau rồi tới kẻ lân bang

Tôi yêu yêu yêu hết kẻ sang người hèn

Bao nhiêu kẻ lạ cùng quen

Cùng nhau có mặt ở trên hoàn cầu

Tôi yêu yêu chẳng xiết đâu

Thưa tôi đi học chỉ cầu thế thôi "

==============

@Trực giác

Có hai cách hiểu như thế này trực giác.

1. Khi ông Giản Tư Trung nói người khác vô minh thì tức ông Giản này là người đã giác ngộ. Vì giác ngộ mới đối lập với vô minh và vì chỉ có thể người đã giác ngộ mới thấy người khác vô minh hay giác ngộ như họ.

2 . Ông Giản Tư Minh này nói người khác vô minh thì chính ông này cũng là người vô minh. Vì hai đối tượng đều cùng vô minh mới thấy cái vô minh của nhau, gọi là đồng đẳng.

Thiên Đồng

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

@Trực giác

Có hai cách hiểu như thế này trực giác.

1. Khi ông Giản Tư Trung nói người khác vô minh thì tức ông Giản này là người đã giác ngộ. Vì giác ngộ mới đối lập với vô minh và vì chỉ có thể người đã giác ngộ mới thấy người khác vô minh hay giác ngộ như họ.

2 . Ông Giản Tư Minh này nói người khác vô minh thì chính ông này cũng là người vô minh. Vì hai đối tượng đều cùng vô minh mới thấy cái vô minh của nhau, gọi là đồng đẳng.

Thiên Đồng

Ha, ha...Posted ImageÔng này chắc chỉ muốn có tuyên bố 'khai minh' cho quản trị doanh nghiệp và đào tạo (trong lĩnh vực đào tạo một số kỹ năng quản trị cho doanh nhân). Can tội là dùng từ 'choang choang' quá nhỉ...Posted ImagePosted ImagePosted Image

"...

* So với giới doanh nhân ngày trước, qua những bước khai minh, ngày nay chắc đã khác nhiều?

- Chắc chắn là khác. Tôi luôn chia sẻ với doanh giới về một nền kinh thương mới và họ là ai, ở đâu trong một nền kinh thương mới đó, nếu không thì khó mà tồn tại được. Cuộc khủng hoảng trầm trọng hiện nay, bên cạnh nguyên nhân về việc điều hành vĩ mô nền kinh tế, còn có nguyên nhân vi mô từ phía các doanh nghiệp.

Cho dù kinh doanh gì đi nữa thì cũng phải quan tâm đến những yếu tố như năng lực cốt lõi và giá trị bền vững. Đây chỉ là những bài học “vỡ lòng” về quản trị nhưng không phải dễ dàng gì có thể học được.

Cuộc khủng hoảng hiện nay, nhìn ở góc độ vi mô, từng doanh nghiệp thì đau đớn nhưng nhìn ở vĩ mô thì là cuộc thanh lọc vĩ đại, lịch sử kinh thương Việt Nam sẽ sang một trang mới. Tôi cho rằng, nền kinh thương mới này sẽ lành hơn và mạnh hơn, vì nhiều doanh nghiệp mới ra đời và nhiều doanh nghiệp cũ phải tái sinh.

Nhưng cũng có lo ngại rằng, cuộc khủng hoảng này có thể làm cho thế lực đen hùng mạnh lên, làm méo mó nền kinh thương, và sẽ làm cho nền kinh thương mới nặng mùi tài phiệt, vì các thế lực này sẽ lợi dụng cuộc khủng hoảng hiện nay để tiến hành hàng loạt cuộc thâu tóm không lành mạnh.

Không chỉ kinh tế mà giáo dục hiện cũng khủng hoảng và tha hoá trầm trọng (từ của GS Ngô Bảo Châu). Được biết ông đang tập trung vào vấn đề giáo dục khai minh. Vậy theo ông, có thể làm được gì cho giáo dục trong bối cảnh hiện nay?

Tôi nghĩ, bất cứ một người nào quan tâm và tâm huyết với giáo dục đều mơ ước một xã hội mới. Nhưng để có một xã hội mới thì cần phải có một nền giáo dục mới. Vì giáo dục nào thì xã hội đó. Lãnh đạo nào thì giáo dục đó. Thể chế nào thì lãnh đạo đó, và lãnh tụ nào thì thể chế đó.

Ai cũng muốn cải cách giáo dục nhưng cần phải thấy đích đến của giáo dục là gì, thực trạng giáo dục ra sao… Đích đến của giáo dục là con người tự do, con người khai minh, nhưng con người khai minh, con người tự do là thế nào?

Nhiều người cho rằng nền giáo dục tệ hại và nhiều yếu kém, nhưng tệ thế nào thì ít ai làm rõ được. Có quá nhiều thứ cần làm trong giáo dục. Còn với cá nhân tôi, ở cấp độ một công dân, tôi nghĩ mình có thể làm được điều gì thì cứ làm thôi. Khi nhiều người cùng thể hiện trách nhiệm công dân thì mọi thứ sẽ tốt hơn lên."

>>> các trường ĐH kinh tế và luật ở ta mà các đào tạo được như vầy (hiện tại là chưa) thì cũng đã là quá ngon; thị trường giáo dục của ô. Giản là nhng v/đ. kiểu như mối quan hệ giữa pháp lý và đạo lý...khi mà giáo dục Vn hiện nay (đặc biệt là giáo dục đại học - ít tạo ra được những người làm việc với cái đầu biết tự nghĩ) đang mất dần các mối liên hệ giữa các lãnh vực (do giáo trình chạy theo số lượng và phương pháp giảng dạy...)

'... Vừa rồi xem lại bộ phim Những người khốn khổ, tôi càng thấm thía mối quan hệ giữa pháp lý và đạo lý. Cụ thể nhất là câu chuyện của Jean Valjean và Javert. Jean Valjean là hiện thân của đạo lý, còn Javert là hiện thân của pháp lý. Bản thân V. Hugo cũng đã đưa ra cách giải quyết nút thắt này: Javert là người luôn bảo vệ công lý, nhưng trong cái công lý đó không chứa đạo lý nên cuối cùng ông đã chọn cái chết để bảo vệ cả hai.

Và một chi tiết nữa, lúc Jean Valjean làm thị trưởng, đức cao vọng trọng, ông nghe tin có một người sẽ phải chết thay mình vì bị cho là Jean Valjean, vậy ông phải chọn giữa ra nhận tội (trở thành người lương thiện mà khốn khổ) với im lặng (trở thành người đức cao vọng trọng mà khốn nạn). Cuối cùng ông chọn làm người lương thiện.

Nếu như hỏi Jean Valjean muốn trở thành “ai” trong đời thì chắc hẳn ông sẽ nói “tôi muốn thành người lương thiện”.

Không chỉ V. Hugo mà Lincoln đã từng chia sẻ: “Hãy cố gắng là một luật sư trung thực, còn nếu không thể trở thành một luật sư trung thực thì hãy sống trung thực mà không cần phải làm một luật sư”.

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://tuanvietnam.v...nhat-ben-khinh-

Hậu quả của 'nhất bên trọng, nhất bên khinh'

Tác giả: Khương Duy Bài đã được xuất bản.: 19/04/2013 02:00 GMT+7

Dù luôn tự hào về "truyền thống khoa bảng" lâu đời, chưa bao giờ Việt Nam xây dựng được một nền GD có tính cân đối.

Đến hẹn lại lên, cứ tới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học là môn Lịch sử lại làm xôn xao dư luận. Năm nào cũng vậy, người ta đem con số giật mình về số thí sinh nhận điểm 0 môn Lịch sử, những bài thi Lịch sử ngô nghê đến tội nghiệp ra để mổ xẻ, bàn luận, phê phán rồi tất cả lại... chìm vào quên lãng, cho tới năm sau.

Năm nay, dư luận được khuấy động sớm hơn một chút nhờ sự việc học sinh Trường THPT Nguyễn Hiền (Q11, TP.HCM) xé đề cương môn Sử khi biết nó không nằm trong danh sách các môn thi tốt nghiệp. Xã hội lập tức quy kết rằng hành vi này của các em phản ánh sự thiếu tôn trọng lịch sử, thiếu tôn trọng các thầy cô giáo, và nhất là sự coi thường một môn học vốn đã được xếp vào hàng dễ bị tổn thương.

Cho tới khi sự việc dần lắng xuống, thầy và trò nhà trường mới lên tiếng rằng, trong số giấy bị xé trắng sân trường đó không phải chỉ có đề cương môn Lịch sử, mà có cả các môn học khác và giấy nháp. Nhiều em học sinh cũng cho rằng đó đơn thuần chỉ là cách bộc lộ niềm vui theo cách của học trò khi thoát khỏi áp lực của một môn thi tốt nghiệp.

Đã từng là học sinh, người viết tin lời thanh minh của các em. Tuy nhiên, chính phản ứng có phần hơi nóng vội của dư luận lại phần nào làm rõ hơn mối quan tâm thường trực của xã hội với tình hình dạy và học môn Lịch sử. Nhưng nghịch lý là mối quan tâm với môn học này dù có lớn đến đâu, nhưng bao lâu nay không có bất kỳ một dấu hiệu thay đổi nào từ phía những người có trách nhiệm với nền GD.

Lúc văn chương, khi toán học...

Sự suy vi của môn Lịch sử nói riêng và các môn học xã hội nói riêng khiến chúng ta phải nhìn nhận lại căn bệnh trầm kha của nền GD nước nhà, không chỉ trong những năm gần đây...

Phải thừa nhận rằng, dù luôn tự hào về "truyền thống khoa bảng" lâu đời, chưa bao giờ Việt Nam xây dựng được một nền GD có tính cân đối. Từ thời Lý cho tới cuối thời Nguyễn, nền GD Nho giáo coi kinh sử là tri thức của thánh hiền, là nền tảng của mọi tri thức trong xã hội.

Suốt một ngàn năm, chúng ta xưng tụng văn chương thơ phú một cách tuyệt đối. Trong khi nền khoa học kỹ thuật hoàn toàn không được quan tâm phát triển một cách có hệ thống. Cho nên đến khi phương Tây đã đạt những bước phát triển vượt bậc, mang tàu chiến vào tới cửa ngõ đất nước mà triều đình nhà Nguyễn vẫn còn chưa tin chuyện có chiếc bóng đèn treo ngược vẫn sáng, hay có chiếc xe chạy thì đứng, mà đứng thì lại đổ...

Sau khi giành được độc lập, nền GD nước ta lại trải qua một thời kỳ sùng bái Toán học. Không biết chính xác từ khi nào Toán học trở thành một môn học "sang trọng" bậc nhất trong các môn học. Học sinh giỏi Toán được coi là những học sinh thông minh nhất. Trung thực mà nói, đa số chúng ta vẫn đang giữ một nhãn quan rằng học sinh theo học khối A là những học sinh có tư duy tốt nhất, sáng nhất; còn học sinh theo khối C thì... ngược lại.

Do "nhà nhà học Toán, người người học Toán" theo cách luyện gà nòi, nhất là với những học sinh giỏi, Việt Nam ít nhiều đã thực sự trở thành một trong những quốc gia được xếp hạng cao ở các kỳ thi Olimpic quốc tế. Tuy nhiên, cách đầu tư cho Toán học của chúng ta lại không thực sự khoa học: Trong khi thiếu môi trường thuận lợi để thúc đẩy những nhân tố ưu việt, chúng ta lại duy trì một nền GD đại trà quá nặng nề ở bậc phổ thông.

Posted Image

Ảnh minh họa

Khi người viết tiếp xúc với sinh viên đến từ nhiều nước trên thế giới, nhiều bạn rất bất ngờ khi biết Việt Nam dạy những kiến thức Toán khó đến vậy từ cấp trung học cơ sở. Tự hào đó nhưng thử nghĩ xem có bao nhiêu người trong số chúng ta dùng đến những kiến thức toán học quá hàn lâm như vậy trong cuộc sống hàng ngày?

Đến những năm gần đây khi nền kinh tế mở cửa, GDĐH của chúng ta lại chứng kiến một sự thay đổi ngoạn mục. Trước đây bị coi là nghề thấp kém trong xã hội, thì nay bỗng chốc kinh doanh, thương mại, ngân hàng trở thành cơn sốt. Những học sinh ưu tú nhất đổ xô vào các trường kinh tế và bỏ qua những trường xương sống như kỹ thuật, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi...

Đặt trong guồng quay biến đổi không ngừng đó, môn học Lịch sử phải chấp nhận số phận của nó sau những biến thiên của thời đại. Từ chỗ là chuẩn mực của nền GD phong kiến, ngày nay môn Lịch sử trở thành một trong những môn học phụ, ít được học sinh coi trọng.

Thực ra, không chỉ riêng môn Lịch sử có số phận hẩm hiu. Các môn nghệ thuật là một món nợ từ lâu chúng ta chưa thể trả. Thẩm mĩ nghệ thuật của học sinh, sinh viên ngày càng thấp đi. Để học sinh không chỉ biết học kiến thức mà còn xem được tranh, chơi được đàn có lẽ mãi là một mơ ước xa vời.

Thậm chí nếu nhìn thẳng vào tình hình học tập môn Văn hiện nay, có thể thấy rằng nếu như môn học này không gắn liền với các kỳ thi thì số phận của nó cũng không khá hơn môn Lịch sử là bao. Để xảy ra tình trạng này là do sự lệch lạc trong tư duy GD của chúng ta. Cả một thiên niên kỷ chỉ biết đến Văn, Sử đã là sai, nhưng giờ- coi thường những môn học này lại càng sai.

Môn Lịch sử và quy luật cung cầu

Đặt trong bối cảnh đó, xã hội cứ ra rả kêu ca về tình trạng học môn Lịch sử kém đi và lên tiếng chê trách các em học sinh hời hợt với môn học này. Nhưng chúng ta chưa dám nhìn thẳng vào một thực tế rằng người lớn đã làm gì để các em yêu thích môn Lịch sử?

Quy luật kinh tế cơ bản nhất chi phối hành vi của con người là quy luật cung cầu. Trong một xã hội trọng khoa cử và bằng cấp như xã hội Việt Nam, xin đừng nói lí thuyết suông rằng lịch sử là một phần tri thức tất yếu, rằng phải hiểu lịch sử thì mới có thái độ và trách nhiệm đúng đắn với đất nước.

Nếu không được giải quyết tận gốc bằng cách đưa môn học này trở lại đúng vai trò của nó; có những bước cải biến mạnh mẽ về nội dung và cách thức tiếp cận; thì môn học này sẽ tiếp tục trở thành nỗi ám ảnh của học sinh và xã hội, dù theo những nghĩa khác nhau.

Những lời đó đều là những chân lý, nhưng hãy nhớ lại rằng ở năm cuối cấp THPT, việc chọn trường thi, khối thi mới là điều đinh ninh trong đầu, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của các em. Và ở vào thời điểm quyết định đó, có bao nhiêu cơ hội mở ra cho môn Lịch sử? Phải chăng là ít, rất ít?

Một khi chúng ta đã phân thứ hạng cao thấp giữa các môn học và tạo ra một cánh cửa quá hẹp cho môn Lịch sử thì thử hỏi những em học sinh mới chập chững bước vào đời có thể làm gì khác hơn, là tuân theo qui luật cung cầu, gác môn Lịch sử sang một bên để lo cho tương lai nhãn tiền của mình.

Lý do thứ hai khiến cho học sinh chán môn Lịch sử là do chúng ta đang quên rằng việc học thuộc lòng là việc vô nghĩa và lãng phí thời gian trong thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ.

Thay vì dạy cho các em thấy được tinh thần của lịch sử, hiểu được lịch sử như một dòng chảy liên tiếp và bất tận với những bước ngoặt và khúc rẽ, chúng ta lại đang biến môn học này thành một môn học thuộc lòng có tính tuyên truyền khô khan.

Với tư duy đó, trọng tâm của môn học này chỉ tập trung vào lịch sử của thế kỷ XX và không tránh khỏi sa vào các chi tiết vụn vặt đến từng trận đánh, từng hội nghị Trung ương.

Chưa kể, do vị thế của môn học này ngày càng thấp, cũng do sự điều tiết của quy luật cung cầu, xã hội ngày càng thiếu giáo viên giỏi trong lĩnh vực này. Không có giáo viên giỏi thì học môn Lịch sử sẽ chỉ còn là việc ghi nhớ một chuỗi ngày tháng vô hồn. Một khi giáo viên dở, nội dung dở và phương pháp học dở thì khó có thể đòi hỏi nhiều hơn ở các em. Và cũng có thể hiểu tại sao các em lại vui mừng khi thoát khỏi kỳ thi môn Lịch sử.

Trong một bài viết trước đây, người viết đã từng cho rằng chỉ khi nào các trường ĐH tự chọn ra những môn học để thi tuyển hoặc xét tuyển phù hợp với chương trình đào tạo nhất, thì khi đó môn Lịch sử mới có cơ hội phát triển.

Chẳng hạn, thay vì lãng phí nguồn lực đầu tư vào môn Vật lý, Hóa học để tuyển sinh vào các trường kinh tế, nên chăng có thể thay bằng các môn Lịch sử và Địa lý? Vì hai môn học này liên quan rất nhiều tới chuyên ngành của các em sau này. Các trường kĩ thuật thông thường có thể không thi tuyển môn Lịch sử nhưng các trường kĩ thuật quân sự, khoa học quân sự thì buộc phải thi môn này, dù ở khối thi nào.

Tôi không tin học sinh, sinh viên Việt Nam không yêu lịch sử nước nhà. Nhưng khoảng cách giữa lịch sử và môn học Lịch sử dường như ngày càng lớn. Nếu không được giải quyết tận gốc bằng cách đưa môn học này trở lại đúng vai trò của nó; có những bước cải biến mạnh mẽ về nội dung và cách thức tiếp cận; thì môn học này sẽ tiếp tục trở thành nỗi ám ảnh của học sinh và xã hội, dù theo những nghĩa khác nhau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giỗ tổ Hùng Vương: Hệ ý thức đầu tiên của quốc gia dân tộc


Nhờ đôi cánh của huyền thoại, truyền thuyết, hệ ý thức đầu tiên của quốc gia dân tộc Việt Nam xuất hiện từ thời Hùng Vương đã thấm tới mọi con dân Việt.


Các nhà nghiên cứu Việt Nam đều cho rằng thời đại các vua Hùng và kế tiếp là An Dương Vương (khoảng giữa thiên niên kỷ thứ 2 đến thiên niên kỷ thứ 1 trước CN), mà cái nền vật chất của nó là văn minh Đông Sơn, là thời kỳ hình thành tộc người Việt cổ, những nền tảng của văn hóa truyền thống và hình thành quốc gia dân tộc đầu tiên: Văn Lang - Âu Lạc.

Mỗi cộng đồng người từ xã hội nguyên thủy bước vào xã hội văn minh đều có xu hướng tập hợp, thống nhất lại từ các bộ lạc nhỏ bé và biệt lập. Mười lăm bộ thời Văn Lang đã thống nhất dưới quyền của Lạc tướng bộ Vũ Minh là Hùng Vương, người chỉ huy quân sự và chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Truyền thuyết về sự tích 99 ngọn núi Hồng là hình tượng 99 con voi quy về chầu Vua Tổ Hùng Vương, còn con voi duy nhất không chịu quy thuận đã bị tội chém đầu. Xu hướng thống nhất ấy là một đòi hỏi của lịch sử, được thực hiện thông qua các hành động liên kết mang tính tôn giáo và cũng không loại trừ các hành động chiến tranh. Đó là thời đại anh hùng, thời đại dân chủ - quân sự, thời đại của những thủ lĩnh quân sự, mà về nhiều phương diện nó được phản ánh trong các sử thi anh hùng ca cổ của nước ta.

Posted Image

Giỗ tổ Hùng Vương tại đền Hùng, Phú Thọ - Ảnh: Ngọc Thắng

Cộng đồng người trong quá trình từ tiền sử bước vào lịch sử ấy có đòi hỏi nhận thức thế giới tự nhiên, xã hội và bản thân. Từ đó, họ bước đầu xây dựng cho mình những biểu tượng, hệ giá trị. Càng ngày cùng với sự phát triển của xã hội phong kiến, giai cấp thống trị có ý thức trong việc phát triển và củng cố những biểu tượng, hệ giá trị ấy thành hệ ý thức xã hội. Tuy về mặt này hay mặt khác nó còn quyện chặt với những yếu tố hoang đường, tín ngưỡng, nhưng không nghi ngờ gì nữa, nó là bức tranh phản ánh hiện thực buổi đầu lịch sử của đất nước và dân tộc.

Vậy hệ ý thức quốc gia dân tộc sớm nhất của Việt Nam bao gồm những gì?


Ý thức sớm nhất và bao trùm đó là ý thức về cội nguồn giống nòi của người Việt Nam. Huyền thoại bố Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ sinh một bọc trứng, nở thành 100 người con, 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi. Các vua Hùng sau đó thống nhất con cháu trở thành vị vua thủy tổ của đất nước, dân tộc, được tôn xưng là Quốc tổ. Người Việt Nam, dù già hay trẻ, trai hay gái đều ghi nhớ trong lòng mình là con Rồng, cháu Tiên, cùng máu đỏ, da vàng, cùng sinh ra từ “một bọc” (đồng bào), cùng quê hương, đất tổ, do vậy đời nào cũng thế, lúc hòa bình cũng như khi đất nước lâm nguy do giặc ngoại xâm thì con cháu đều quần tụ, đoàn kết để tồn tại, tạo nên sức mạnh đoàn kết, mấy nghìn năm đã được thử thách, tôi luyện trở thành sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù.

Con người, cộng đồng cần phải có một không gian để sinh tồn, phát triển, đó là ý thức về Đất Nước - Tổ quốc trong đó hai yếu tố quan trọng tạo nên là “đất” và “nước”. Để có Đất Nước, con người phải lao động, có lúc phải đấu tranh quyết liệt với những lực lượng tự nhiên mà huyền thoại Sơn Tinh - Thủy Tinh đã mô tả “nước dâng đến đâu thì núi lại dâng cao đến đấy”, phản ánh thực tế lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc ta đã chế ngự lũ lụt của sông Hồng.


Có Đất Nước rồi thì người dân phải giữ gìn, bảo vệ Đất Nước chống lại những kẻ ngoại xâm. Ngay từ thời các vua Hùng, cha ông chúng ta đã hun đúc nên ý thức chống ngoại xâm, vun đắp tình yêu đất nước. Hiếm có một dân tộc nào ngay từ thời sơ khai của lịch sử đã sáng tạo nên huyền thoại Thánh Gióng, một cậu bé mới lên 3 tuổi mà câu nói đầu tiên chào đời là xin nhà vua cho đi đánh giặc và trở thành anh hùng cứu nước, khiến hơn 2.000 năm sau, vào thế kỷ 19, nhà thơ Cao Bá Quát đã phải thốt lên: Đánh giặc, lên ba hiềm đã muộn! hay câu nói cửa miệng dân gian: Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh! Thử hỏi một dân tộc như vậy làm sao lại có thể chịu khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào.

Có đất nước, dân tộc rồi thì người dân chỉ còn mưu cầu có cuộc sống no ấm, tình yêu, hạnh phúc, xây dựng một xã hội hài hòa, bình đẳng. Ước mong muôn đời ấy người Việt cổ thời các vua Hùng đã ký thác vào huyền thoại Chử Đồng Tử - Tiên Dung, một thiên tình sử muôn đời.

Hệ ý thức này có giá trị vô cùng to lớn tạo nên sức mạnh của dân tộc, đất nước vượt qua mọi trở ngại, chông gai của lịch sử, xứng đáng là những minh triết của dân tộc. Mà kỳ diệu thay một hệ ý thức mang tính minh triết, chứa đựng những nội dung vô cùng rộng lớn, trọng yếu như vậy mà cha ông, tổ tiên ta lại gói gọn nó trong những huyền thoại, truyền thuyết mang đầy thi hứng, nhờ vào đôi cánh của huyền thoại, truyền thuyết, những chân lý cực kỳ bình dị đó đã bay tới, thấm tới mọi con dân Việt Nam từ xa xưa tới tận ngày nay.

Ngay từ thời các vua Hùng, cha ông chúng ta đã hun đúc nên ý thức chống ngoại xâm, vun đắp tình yêu đất nước, sáng tạo nên huyền thoại Thánh Gióng, một cậu bé mới lên 3 tuổi mà câu nói đầu tiên chào đời là xin nhà vua cho đi đánh giặc

Nguồn : Thanh Niên
=================
Không thấy câu nào nói đến - ít ra - hơn 4000 năm văn hiến hay 5000 năm văn hiến Việt.
Chẳng lẽ chỉ có tinh thần chống ngoại xâm không thôi mà không có một nhà nước hùng mạnh và văn hiến rực rỡ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà giáo Phạm Toàn:

'Muốn cải cách giáo dục thì phải làm như bộ sách này'!

Thứ hai 22/04/2013 14:03

(GDVN) - "Chúng tôi coi như bộ sách này làm một mẫu, muốn cải cách thì phải làm như thế, muốn hiện đại thì cả thầy và trò cùng phải làm việc và học như thế. Lúc nào chấp nhận thì chấp nhận, lúc nào chưa chấp nhận thì chúng tôi kiên nhẫn chờ".

Viết sách cho xã hội duyệt

Nằm trong khuôn khổ ngày hội Sách và Văn hóa đọc, nhóm Cánh Buồm (nghiên cứu và biên soạn SGK Tiểu học theo phương pháp mới) đã tặng sách miễn phí 5.000 cuốn sách dành cho những độc giả đã đăng kí trên mạng. Song song với hoạt động đó, những thành viên của nhóm Cánh Buồm đã tổ chức giao lưu cùng độc giả để minh họa thế nào là khao khát tưởng tượng.

Điểm nhấn trên sân khấu của nhóm Cánh Buồm là lời trích dẫn lời của A.Einstein nhằm truyền cảm hứng thực hành cho trẻ em: "Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức".

Nhà giáo Phạm Toàn, người sáng lập và lãnh đạo nhóm Cánh Buồm năm nay đã 82 tuổi. Ông bận bịu với những triển khai hoạt động nhóm Cánh Buồm, ước muốn làm thay đổi cơ bản phương pháp dạy và học để làm sao nền giáo dục phải đào tạo ra được những con người có tư duy độc lập, sống độc lập. Tại ngày hội Sách và Văn hóa đọc, nhà giáo Phạm Toàn cũng đã có những chia sẻ đầy tâm huyết.

Ông nêu: "Cánh Buồm là nhóm thiện nguyện viết sách giáo dục tiểu học với mục tiêu tạo dựng một nền giáo dục hiện đại vì trẻ em và cho trẻ em. Cho đến hết năm 2012, Cánh Buồm đã hoàn thành 15 cuốn sách từ lớp 1 đến lớp 5 bao gồm: Sách Văn từ lớp 1 đến lớp 5, sách Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5, sách Lối Sống lớp 1, 2, 3, sách Tiếng Anh lớp 1, 2".

Posted Image

Nhà giáo Phạm Toàn: Sách hiện tại mới chỉ đạt được thang điểm 5,5 điểm của tôi, nhóm sẵn sàng nghe mọi ý kiến chê và sẵn sàng để viết lại để mỗi ngày một hay hơn. (Ảnh: Quyên Quyên)

Chủ trương viết sách của nhóm Cánh Buồm là viết cho xã hội duyệt, hi vọng được nghe nhiều ý kiến phản biện của chuyên gia và phụ huynh, dù được đón nhận hay không cũng đều tốt.

Nhà giáo Phạm Toàn cho biết: "Sách hiện tại mới chỉ đạt được thang điểm 5,5 điểm của tôi, nhóm sẵn sàng nghe mọi ý kiến chê và sẵn sàng để viết lại để mỗi ngày một hay hơn. Hai năm nữa sách sẽ được hoàn thiện hơn, tôi mong lúc đó sẽ được 8 điểm. Nhưng đường lối của bản trước sau cuả nhóm là một, đó là đường lối hiện đại".

Viết sách là một công việc không hề đơn giản, hơn nữa đây lại là viết sách cho giáo dục. Khi được hỏi, nguyên nhân vì sao nhóm Cánh Buồm lại biên soạn bộ sách này, nhà giáo Phạm Toàn cho biết: "Hiện nay nước ta cần phải đổi mới giáo dục, đã có rất nhiều ý kiến về cải cách khác nhau. Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải thực hiện một nền giáo dục hiện đại. Hiện đại không phải là trốn ra nước ngoài để học, hiện đại không phải là rời xa khỏi tổ quốc ta, hiện đại là làm cho nước nhà trở nên hùng mạnh. Muốn như thế thì phải thay đổi cách nghĩ, cách học. Cách học của chúng tôi là học sinh tự làm ra kiến thức. Thầy giáo không cần phải giảng mà giáo viên tổ chức việc học của trẻ em. Cần phải làm thế nào để mỗi ngày đi học của trẻ cần phải là một ngày hạnh phúc của các em".

Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Văn Huyên là PGS.TS Nguyễn Bích Hà (con gái cố GS-TS Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên) đã sử dụng bộ sách của nhóm Cánh buồm từ những phút đầu tiên, áp dụng dạy và học vào các buổi chiều, gọi là "chương trình nâng cao kiến thức". Cô Bích Hà đã từng chia sẻ: “Nhóm Cánh Buồm và chúng tôi gặp nhau nhiều điểm trong tư duy và phương pháp. Chúng tôi cùng chung mối quan ngại về chất lượng dạy học nói chung. Đặc biệt, chúng tôi cùng tin tưởng vào cái mới và phản biện xã hội”.

"Chúng tôi không còn kiên nhẫn nữa"

Trong nền giáo dục hiện tại của nước nhà, học sinh các cấp đều sử dụng bộ SGK của Bộ Giáo dục và Đào tạo làm chương trình học. Vậy mục đích của bộ sách của Nhóm Cánh buồm là gì? Tại sao nhóm Cánh Buồm lại không làm thành đề án gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để bộ sách của nhóm có thể mở rộng trong việc dạy và học trong nhà trường? Đây là những thắc mắc của đông đảo độc giả gửi nhà giáo Phạm Toàn.

Nhà giáo Phạm Toàn thẳng thắn: "Bộ sách của chúng tôi là sáng kiến của những người biết lo cho giáo dục. Tại sao chúng tôi lại không làm một đề án gửi Bộ Giáo dục và đào tạo để có các hướng làm vì làm thế lâu lắm, chúng tôi không còn kiên nhẫn nữa. Tôi năm nay đã bước sang tuổi 82, tôi đã làm việc lâu năm trong ngành giáo dục và đã hiểu hệ thống giáo dục chậm chạp như thế nào. Vì vậy tôi đã mời các bạn trẻ dưới 30 tuổi cùng với tôi làm việc, đưa ra một bộ sách. Chúng tôi coi như bộ sách này làm một mẫu, muốn cải cách thì phải làm như thế, muốn hiện đại thì cả thầy và trò cùng phải làm việc và học như thế. Lúc nào chấp nhận thì chấp nhận, lúc nào chưa chấp nhận thì chúng tôi kiên nhẫn chờ".

Posted Image

Nhà giáo Phạm Toàn ký sách tặng độc giả. (Ảnh: Quyên Quyên)

Nhà giáo Phạm Toàn cho biết: "Chúng tôi có 10 thành viên thì tất cả đều có một công việc nhất định, người đi dạy, người đi làm công ty… Chúng tôi dành mỗi ngày một thời gian nhất định để làm công việc soạn sách, với điều kiện là phải chấp nhận đường lối hiện đại hóa giáo dục, chấp nhận cách soạn sách dạy học như thế".

"Tất cả các bạn làm cùng tôi đều là những người hăng hái. Tôi cũng chỉ chấp nhận những người hăng hái mà thôi. Tất cả những ai cùng hăng hái cùng tham gia, cùng làm tôi cũng hoan nghênh", nhà giáo Phạm Toàn nhấn mạnh.

Hiện đang ở cái tuổi "xưa nay hiếm", nhà giáo Phạm Toàn trăn trở: "Tôi vừa làm sách vừa huấn luyện cho các bạn trẻ. Để nếu tôi có mất đi thì cũng có những người thay thế. Gần đến độ U90 rồi, tôi còn được trời đất cho sống ngày nào thì tốt này đó".

Posted ImageẢnh chụp bộ sách của nhóm Cánh Buồm, NXB Tri thức. (Ảnh: Quyên Quyên)

Phạm Toàn sinh năm 1932, quê ở Đông Anh, Hà Nội.

Năm 1951, ông bắt đầu viết văn với bút danh Châu Diên. Về sau ông còn dịch tiểu thuyết, từng dịch các tác phẩm của Victor Hugo, Carlo Goldoni, Jean-Paul Sartre, A.de Saint-Exupéry, Đới Tư Kiệt... Nhưng sự nghiệp chính của ông là sư phạm.

Cách đây hơn 30 năm, ông bắt tay vào soạn sách giáo khoa cho trường Tiểu học Thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại, chủ yếu ở hai môn Văn và Tiếng Việt.

Quyên Quyên

==============

A.Einstein nói: "Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức".

Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image

Anbe Einstein nói đấy! Vỗ tay đi chứ!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giỗ tổ Hùng Vương: Hệ ý thức đầu tiên của quốc gia dân tộc

Nhờ đôi cánh của huyền thoại, truyền thuyết, hệ ý thức đầu tiên của quốc gia dân tộc Việt Nam xuất hiện từ thời Hùng Vương đã thấm tới mọi con dân Việt.

Posted Image

Giỗ tổ Hùng Vương tại đền Hùng, Phú Thọ - Ảnh: Ngọc Thắng

Nguồn : Thanh Niên

=================

Không thấy câu nào nói đến - ít ra - hơn 4000 năm văn hiến hay 5000 năm văn hiến Việt.

Chẳng lẽ chỉ có tinh thần chống ngoại xâm không thôi mà không có một nhà nước hùng mạnh và văn hiến rực rỡ?

Cái "cơ sở khoa học" nó thể hiện ở y phục của những người đang rước cờ trong lễ hội kìa!
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giỗ tổ....và buồn

Năm nay cũng như mọi năm, nước Việt lại giỗ Tổ, có thể nói Trung Hoa vỗ ngực là ngàn năm vạn năm văn hiến nhưng chẳng biết tổ mình là ai, táng ở đâu...vì đơn giản các tổ ..Trung hoa đang táng trên những cánh đồng đất Việt mà cụ thể là ở Hà Tây ngàn năm chính khí

Thần phả, tộc phả, gia phả cafc làng còn ghi rõ. vị trí ngày giờ mất chỗ chôn cất, nguyên nhân mất. khi lanha92 lần đầu đọc được thì ..rất sốc.. Ví như trường hợp ông Đề Minh, Thân Nông.. Hy Hòa...Thần phả còn ghi ông Hy Hòa mất ở Bắc Ninh

Hóa ra tổ tiên ta ghi chép rất cẩn thận, chả thế mà Tàu mấy lần sang ta hết đốt lại phá mà mãi chưa truy ra được, nên ngàn năm qua tự võ mồm cho sướng....

Tuy nhiên ngày nay nước Việt sinh ra một tứ quái thai mang danh: khoa học'. Đám này nhất mực phủ nhận ..thần phả, tộc phả, gia phả..của nước Việt cho đó là..việc tự sướng của các cụ, cho rằng nwoscs Việt xưa vốn chỉ thắt nút thì làm quái gì biết chữ, thế nên ông giáo Xuyền đang làm việc trái khoáy là sáng tạo..ra chữ Việt cổ

Không có chữ..là dốt .dốt thì không thể chăn tăm dệt vải, như vậy thì tổ tiên ắt hẳn cửi trương ( ngôn ngữ Việt vùng lanha92), chạy nhông nhông và múa như thổ dân châu Phi

Và vì thé thì..làm gì có sử Việt, ..làm gì có 4000 năm văn hiến

Giỗ tổ mong các chư tổ phù hộ cho nước Việt sớm đào thải bọn biến thái này đi....Mong lắm lắm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phiếm

Chuyện lạ ngày giỗ tổ

SGTT.VN - Người trảy hội đền Hùng năm nay thấy một ông già hình dong cổ quái đứng bên đường đấm ngực than trời thì hiếu kỳ xúm lại. Hoá ra ông cụ rên rỉ về một hòn đá lạ:

– Trời ơi ngó xuống mà coi: thức ăn đầy chất lạ, biển toàn tàu lạ, sách dạy trẻ thì trương cờ lạ, giờ thêm đá lạ ngự trong đền thờ!

Một khách thập phương lập tức “phản biện”:

– Cụ phải biết đá đó là vật trấn yểm làm ra từ công sức của bao pháp sư, nhà ngoại cảm, bậc uyên thâm, đã được đo bằng máy đo năng lượng, lại có sự đồng ý của lãnh đạo địa phương để chống lại bùa chú của phương Bắc, cụ chớ có giãy nãy thế!

Cụ già càng điên tiết:

– Xưa nay ta chỉ nghe nói chiến tranh lạnh, chiến tranh hạt nhân, chiến tranh tâm lý… chứ có ai nói đến chiến tranh bùa chú bao giờ! Ối giời ơi, ai ngờ mấy ngàn năm sau con cháu vẫn sống như thời hồng hoang mông muội!

Một người khác xen vào:

– Bậy nè, phải gọi đó là “công tác tâm linh”, là “phong thuỷ”! Mà cụ phải biết phong thuỷ chính là một khoa học đấy nhé…

Cụ già quắc mắt:

– Nếu phong thuỷ mà là khoa học thì quê hương của cái ngành “khoa học” ấy hẳn phải ẵm nhiều giải Nobel nhất thế giới chứ có đâu xài toàn đồ chôm…

– Thôi, cãi với cụ thêm mất thời gian. Với lại chuyện đó đã có người lo, sẽ có hội thảo khoa học hẳn hoi sau ngày giỗ Quốc tổ để bàn về hòn đá lạ, cụ theo dõi nhé.

– Hội thảo? Thế là phải đổ thêm một đống tiền? Thà lấy đá đó ném xuống Biển Đông góp phần xây đảo còn ích lợi hơn!

Một bà già sau một hồi quan sát chợt thì thào: “Hay Quốc tổ nhập vong ông cụ này?” Nghe thế nhiều người lập tức rút tiền lẻ chuẩn bị ném vào người ông già theo thói quen, nhưng một trung niên ra vẻ thức giả lập tức ngăn lại:

– Không thể nào!

– Vì sao?

– Vì nếu vua Hùng hiển linh thật thì khối kẻ bị vặn gãy cổ lâu rồi!

Người già chuyện

==============

* Phong thủy không liên quan gì đến hòn đá bùa ở Đền Hùng!

*

Vua Hùng hiển linh thật thì khối kẻ bị vặn gãy cổ lâu rồi!

Posted Image!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Siêu trí tuệ Việt” và lý thuyết thay đổi nhân loại!


(VTC News) - Lý thuyết của anh sẽ đánh đổ mọi lý thuyết cũ của nhân loại được xây dựng từ hàng ngàn năm nay.



Kỳ 4: Siêu lý thuyết

Hồi mới xuất hiện vị “Thiên Sứ” tuyên bố có tài hô phong hoán vũ, đuổi mưa khỏi Hà Nội trong ngày Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, thì cũng đồng thời xuất hiện một nhân vật gây “choáng váng” cho các nhà nghiên cứu.

Nhân vật đó là anh Phạm Quang Nhiêu (quê Hải Dương), tác giả của tập tài liệu có tên “Lý Thuyết Nhiêu”.

Anh gặp phóng viên TS để mong được hợp tác công bố lý thuyết của mình.

Tháp tùng anh có một người xưng là họa sĩ có tiếng ở Hà thành. “Siêu nhà nghiên cứu” này khẳng định rằng, lý thuyết của anh có khả năng làm thay đổi cả thế giới!

Nhà nghiên cứu này học hết lớp 12, có nhiều năm làm công việc trông trang trại ở Móng Cái (Quảng Ninh). Trong những ngày rỗi rãi nơi rừng xanh núi đỏ, anh đã suy nghĩ và sáng tạo ra một lý thuyết nhằm “hợp nhất vũ trụ”.

Posted Image

Ngày càng xuất hiện nhiều "siêu nhân"!


Lý thuyết đó nói về một thứ hạt tiền vật chất, tiền nguyên tử, mà anh gọi là “hạt quang từ”.

Con người chỉ mới hiểu được về các hạt nguyên tử, mà chưa hiểu được sâu hơn, vậy nên, thế giới, vũ trụ còn nhiều điều chưa giải thích được. Hiểu được Lý Thuyết Nhiêu, sẽ hiểu rành rẽ vũ trụ!

Và tất nhiên, lý thuyết của anh sẽ đánh đổ mọi lý thuyết cũ của nhân loại được xây dựng từ hàng ngàn năm nay.

Lý thuyết này đi từ vi mô là các hạt nhỏ nhất cho đến các giới hạn siêu vĩ mô như sự hình thành của Hệ mặt trời, các hệ tầng Ngân hà trong các Vũ trụ khối và rộng lớn hơn nữa là sự tồn tại của Đại vũ trụ khối. Đại vũ trụ khối là trường không gian chứa sự tồn tại của các Vũ trụ khối.

Như vậy, Lý thuyết Nhiêu của “nhà nghiên cứu” Phạm Quang Nhiêu sẽ luận giải toàn bộ thế giới, vũ trụ, từ siêu vi mô tới siêu vĩ mô!

Cầm tập Lý thuyết Nhiêu trên tay, tôi lật giở, thấy có 100 trang giấy A4. Tôi chê sao lý thuyết bao trùm vũ trụ mà ngắn thế thì anh Nhiêu cho biết, nhiều chữ hay ít chữ chả nói lên điều gì, quan trọng là hàm lượng tri thức chứa trong từng câu chữ.

Posted Image
TS. Vũ Thế Khanh cùng rất nhiều "siêu lý thuyết" của các "siêu nhà nghiên cứu"

“Một vấn đề mình đưa ra, thậm chí chỉ 1 câu trong lý thuyết, song để diễn giải, tìm hiểu, phải mất vài ngày, còn để bàn về nó thì không biết đến bao giờ mới hết” – anh Nhiêu khẳng định.

Mấy từ “sắc sắc – không không” của nhà Phật mà cả ngàn năm nay con người đã hiểu hết được đâu!

Sau khi ong đầu với thứ lý thuyết cao siêu như của nhà giời, tôi chốt lại: “Vậy tính ứng dụng của Lý Thuyết Nhiêu vào thực tế đời sống xã hội như thế nào?”.

Cứ như lời “siêu nhà nghiên cứu” này thì lý thuyết của anh có thể ứng dụng vào mọi mặt như khoa học, kinh tế, xã hội, văn hóa, đời sống, môi trường…

Lý thuyết Nhiêu có thể sử dụng được hạt quang từ, một loại hạt siêu nhỏ, song lại có siêu năng lượng.

Thay vì đất nước ta phải xây dựng hàng loạt nhà máy điện, với cột điện, dây rợ loằng ngoằng, tốn kém, thì giờ không phải làm việc đó nữa.

Chỉ cần áp dụng Lý Thuyết Nhiêu, xây dựng một “nhà máy điện quang từ” nhỏ xíu, sẽ cho thế giới dùng điện xả láng, mà không cần dây dẫn điện, cột điện, không cần người đi thu tiền điện nữa!

Cũng theo lý thuyết này, các nhà khoa học sẽ áp dụng sáng chế được một loại pin có năng lượng vô hạn. Người dùng điện thoại sẽ không phải sạc pin, ô tô cũng không phải đổ xăng. Ô tô sẽ lấy nguồn điện qua không trung từ “nhà máy điện quang từ” để chạy đến khi nào hỏng xe thì thôi!

Thấy tôi nghi ngờ tính thực tế của lý thuyết, “nhà khoa học” này khẳng định, sẽ... chấp hết các nhà khoa học, sẵn sàng tranh luận với bất cứ nhà khoa học nào dám phản bác lý thuyết của mình.

Ngoài việc “phát minh” ra nhà máy điện siêu năng lượng, Lý thuyết Nhiêu còn áp dụng được vào mọi lĩnh vực như chống ùn tắc đường, xây dựng các khu đô thị, các nhà máy sản xuất, các trung tâm nghiên cứu khoa học…

Sau khi thấy tôi nhiệt tình đề xuất được xem ứng dụng Lý thuyết Nhiêu, thì anh Nhiêu gửi cho tôi 01 bài viết, gồm 03 “luận thư”, mỗi “luận thư” dài 1.000 chữ.

Bài viết nói về 01 vấn đề là xây nhà nội trú cho các lực lượng lao động xã hội, tức là, xây dựng luôn nhà ở cạnh các cơ quan, doanh nghiệp phục vụ cán bộ, công nhân viên.

Xây dựng nhà nội trú sẽ đảm bảo 03 mục tiêu (được phân tích trong 03 luận thư): chống tắc đường vì con người ít phải đi lại ra đường; tiết kiệm rất nhiều tiền xăng, dầu, chi phí đi lại, lại hạn chế ô nhiễm môi trường; và cuối cùng là đảm bảo kiến trúc đô thị thống nhất, hài hòa.
Posted Image
Posted Image
Thư mời hợp tác truyền thông với giá 3.000 USD/bài của anh Phạm Quang Nhiêu
Bài viết này cũng nêu ra được ý tưởng (tuy chẳng có gì mới mẻ), song lại chỉ nói được mặt lợi, còn mặt hạn chế và tính thực tế của ý tưởng thì không thấy nhắc đến chữ nào.

Lý thuyết Nhiêu còn áp dụng được cả vào vấn đề điều khiển từ xa bằng ý nghĩ.

Theo lời anh Nhiêu, hồi trông coi trang trại ở Quảng Ninh (anh Nhiêu ngồi bên này đồi, anh bạn trông coi trang trại rộng 5ha ở ngọn đồi bên kia), đã nhiều lần anh Nhiêu trêu ông bạn, khiến ông bạn ngã dúi dụi.

Mỗi lần anh “gửi thông điệp” qua không gian, “thông điệp” muốn ông bạn ngã, anh bạn đang đi liền ngã sấp mặt mà không hiểu vì sao.

Tuy nhiên, khi tôi hỏi, sau vụ đó, anh có thử vụ nào khác không, thì anh Nhiêu bảo chưa thử lần nào nữa. Tất nhiên anh cũng từ chối thử gửi thông điệp qua không gian đến tôi.

“Trong lý thuyết không gian của mình, hạt quang từ nâng đỡ cả trái đất, vũ trụ, có tác động lẫn nhau, nên con người hiểu được hạt quang từ, điều khiển được hạt quang từ, thì có thể tác động được với nhau.

Mình đã truyền thông điệp qua hạt quang từ di chuyển trong không gian để làm ngã anh bạn.

Khoa học hiện đại không thể giải thích được hiện tượng này, nhưng lý thuyết của mình thì giải thích dễ dàng.

Chính vì thế, nắm vững Lý thuyết Nhiêu, dù đứng cách xa, thông qua hạt quang từ, con người vẫn trao đổi với nhau được dễ dàng, không phụ thuộc vào không gian và thời gian” – “siêu nhà khoa học” phân tích.

Tôi hỏi: “Vậy anh đã chuyển Lý thuyết Nhiêu cho nhà khoa học nào nghiên cứu chưa?”.

Anh Nhiêu cho biết, anh đã mang lý thuyết và tư tưởng của mình đến Viện Vật lý quốc gia, gặp các GS đại học để trao đổi, nhưng mỗi người một chuyên môn hẹp, mà lý thuyết của anh quá rộng, nên không trao đổi được với họ.

Anh họa sĩ đi cùng anh Nhiêu thì xen vào: “Lý thuyết này không được các nhà khoa học tán đồng. Các GS.TS đều nói nếu làm được như thế thì nước ngoài đã làm rồi”.

Mong muốn của tôi khi gặp nhà khoa học này là để được tiếp cận “siêu lý thuyết” đã hoàn toàn thất bại. Đưa cho các nhà khoa học nghiên cứu thì anh ta sợ lộ, sợ bị ăn cắp.

Tôi khuyên đưa lý thuyết đi đăng ký bản quyền, song anh vẫn sợ bị mất bản quyền (vì ít ra cũng có người đọc).

“Nhà nghiên cứu” này không tin tưởng vào sự bảo hộ bản quyền của Nhà nước ta. Giải pháp duy nhất mà anh ta muốn, là một đơn vị truyền thông đứng ra ký hợp đồng để quảng bá lý thuyết này.

Đơn vị truyền thông nào muốn được đọc một bài (Lý thuyết Nhiêu gồm nhiều trình, mỗi trình gồm nhiều bài), thì phải trả lệ phí là 3.000 đô-la!

Và theo lời “siêu nhà khoa học”, nếu đơn vị truyền thông nào kết hợp “làm ăn”, Lý thuyết Nhiêu sẽ biến đơn vị tài trợ thành một cơ quan cực lớn, cực mạnh, cực uy tín với xã hội!

Trong đổi với TS. Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA), ông Khanh nói thẳng: “Đây là biểu hiện của những người mắc chứng hoang tưởng.

Những người này do đọc nhiều sách thần bí, rồi bị tẩu hỏa nhập ma, nghĩ mình có phát hiện long trời lở đất, có thể làm được những việc phi phàm.

Nếu anh ta gặp mình, mình sẽ làm khảo nghiệm để anh ta nhận rõ suy nghĩ của anh ta là hoang đường. Bằng các bài học cảm xạ, thiền, những người này sẽ tĩnh tâm và trở lại bình thường”.


=====================
Nghe qua cái "Lý thuyết nhiêu" thì tôi cũng rùng mình! Quả là...thiên tai.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giỗ tổ....và buồn

Năm nay cũng như mọi năm, nước Việt lại giỗ Tổ, có thể nói Trung Hoa vỗ ngực là ngàn năm vạn năm văn hiến nhưng chẳng biết tổ mình là ai, táng ở đâu...vì đơn giản các tổ ..Trung hoa đang táng trên những cánh đồng đất Việt mà cụ thể là ở Hà Tây ngàn năm chính khí

Thần phả, tộc phả, gia phả cafc làng còn ghi rõ. vị trí ngày giờ mất chỗ chôn cất, nguyên nhân mất. khi lanha92 lần đầu đọc được thì ..rất sốc.. Ví như trường hợp ông Đề Minh, Thân Nông.. Hy Hòa...Thần phả còn ghi ông Hy Hòa mất ở Bắc Ninh

Hóa ra tổ tiên ta ghi chép rất cẩn thận, chả thế mà Tàu mấy lần sang ta hết đốt lại phá mà mãi chưa truy ra được, nên ngàn năm qua tự võ mồm cho sướng....

Tuy nhiên ngày nay nước Việt sinh ra một tứ quái thai mang danh: khoa học'. Đám này nhất mực phủ nhận ..thần phả, tộc phả, gia phả..của nước Việt cho đó là..việc tự sướng của các cụ, cho rằng nwoscs Việt xưa vốn chỉ thắt nút thì làm quái gì biết chữ, thế nên ông giáo Xuyền đang làm việc trái khoáy là sáng tạo..ra chữ Việt cổ

Không có chữ..là dốt .dốt thì không thể chăn tăm dệt vải, như vậy thì tổ tiên ắt hẳn cửi trương ( ngôn ngữ Việt vùng lanha92), chạy nhông nhông và múa như thổ dân châu Phi

Và vì thé thì..làm gì có sử Việt, ..làm gì có 4000 năm văn hiến

Giỗ tổ mong các chư tổ phù hộ cho nước Việt sớm đào thải bọn biến thái này đi....Mong lắm lắm

Bình tĩnh lanha92 ạ. Bọn tôi có ủng hộ 5000 năm văn hiến thì cũng không thể hiện thái độ cực đoan như vậy. Nên tránh mọi thể hiện quá khích.

Vài lời góp ý.

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Siêu trí tuệ Việt” và lý thuyết thay đổi nhân loại!

(VTC News) - Lý thuyết của anh sẽ đánh đổ mọi lý thuyết cũ của nhân loại được xây dựng từ hàng ngàn năm nay.

Kỳ 4: Siêu lý thuyết

Hồi mới xuất hiện vị “Thiên Sứ” tuyên bố có tài hô phong hoán vũ, đuổi mưa khỏi Hà Nội trong ngày Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, thì cũng đồng thời xuất hiện một nhân vật gây “choáng váng” cho các nhà nghiên cứu.

Nhân vật đó là anh Phạm Quang Nhiêu (quê Hải Dương), tác giả của tập tài liệu có tên “Lý Thuyết Nhiêu”.

Anh gặp phóng viên TS để mong được hợp tác công bố lý thuyết của mình.

Tháp tùng anh có một người xưng là họa sĩ có tiếng ở Hà thành. “Siêu nhà nghiên cứu” này khẳng định rằng, lý thuyết của anh có khả năng làm thay đổi cả thế giới!

Nhà nghiên cứu này học hết lớp 12, có nhiều năm làm công việc trông trang trại ở Móng Cái (Quảng Ninh). Trong những ngày rỗi rãi nơi rừng xanh núi đỏ, anh đã suy nghĩ và sáng tạo ra một lý thuyết nhằm “hợp nhất vũ trụ”.

Posted Image

Ngày càng xuất hiện nhiều "siêu nhân"!

Lý thuyết đó nói về một thứ hạt tiền vật chất, tiền nguyên tử, mà anh gọi là “hạt quang từ”.

Con người chỉ mới hiểu được về các hạt nguyên tử, mà chưa hiểu được sâu hơn, vậy nên, thế giới, vũ trụ còn nhiều điều chưa giải thích được. Hiểu được Lý Thuyết Nhiêu, sẽ hiểu rành rẽ vũ trụ!

Và tất nhiên, lý thuyết của anh sẽ đánh đổ mọi lý thuyết cũ của nhân loại được xây dựng từ hàng ngàn năm nay.

Lý thuyết này đi từ vi mô là các hạt nhỏ nhất cho đến các giới hạn siêu vĩ mô như sự hình thành của Hệ mặt trời, các hệ tầng Ngân hà trong các Vũ trụ khối và rộng lớn hơn nữa là sự tồn tại của Đại vũ trụ khối. Đại vũ trụ khối là trường không gian chứa sự tồn tại của các Vũ trụ khối.

Như vậy, Lý thuyết Nhiêu của “nhà nghiên cứu” Phạm Quang Nhiêu sẽ luận giải toàn bộ thế giới, vũ trụ, từ siêu vi mô tới siêu vĩ mô!

Cầm tập Lý thuyết Nhiêu trên tay, tôi lật giở, thấy có 100 trang giấy A4. Tôi chê sao lý thuyết bao trùm vũ trụ mà ngắn thế thì anh Nhiêu cho biết, nhiều chữ hay ít chữ chả nói lên điều gì, quan trọng là hàm lượng tri thức chứa trong từng câu chữ.

Posted Image

TS. Vũ Thế Khanh cùng rất nhiều "siêu lý thuyết" của các "siêu nhà nghiên cứu"

“Một vấn đề mình đưa ra, thậm chí chỉ 1 câu trong lý thuyết, song để diễn giải, tìm hiểu, phải mất vài ngày, còn để bàn về nó thì không biết đến bao giờ mới hết” – anh Nhiêu khẳng định.

Mấy từ “sắc sắc – không không” của nhà Phật mà cả ngàn năm nay con người đã hiểu hết được đâu!

Sau khi ong đầu với thứ lý thuyết cao siêu như của nhà giời, tôi chốt lại: “Vậy tính ứng dụng của Lý Thuyết Nhiêu vào thực tế đời sống xã hội như thế nào?”.

Cứ như lời “siêu nhà nghiên cứu” này thì lý thuyết của anh có thể ứng dụng vào mọi mặt như khoa học, kinh tế, xã hội, văn hóa, đời sống, môi trường…

Lý thuyết Nhiêu có thể sử dụng được hạt quang từ, một loại hạt siêu nhỏ, song lại có siêu năng lượng.

Thay vì đất nước ta phải xây dựng hàng loạt nhà máy điện, với cột điện, dây rợ loằng ngoằng, tốn kém, thì giờ không phải làm việc đó nữa.

Chỉ cần áp dụng Lý Thuyết Nhiêu, xây dựng một “nhà máy điện quang từ” nhỏ xíu, sẽ cho thế giới dùng điện xả láng, mà không cần dây dẫn điện, cột điện, không cần người đi thu tiền điện nữa!

Cũng theo lý thuyết này, các nhà khoa học sẽ áp dụng sáng chế được một loại pin có năng lượng vô hạn. Người dùng điện thoại sẽ không phải sạc pin, ô tô cũng không phải đổ xăng. Ô tô sẽ lấy nguồn điện qua không trung từ “nhà máy điện quang từ” để chạy đến khi nào hỏng xe thì thôi!

Thấy tôi nghi ngờ tính thực tế của lý thuyết, “nhà khoa học” này khẳng định, sẽ... chấp hết các nhà khoa học, sẵn sàng tranh luận với bất cứ nhà khoa học nào dám phản bác lý thuyết của mình.

Ngoài việc “phát minh” ra nhà máy điện siêu năng lượng, Lý thuyết Nhiêu còn áp dụng được vào mọi lĩnh vực như chống ùn tắc đường, xây dựng các khu đô thị, các nhà máy sản xuất, các trung tâm nghiên cứu khoa học…

Sau khi thấy tôi nhiệt tình đề xuất được xem ứng dụng Lý thuyết Nhiêu, thì anh Nhiêu gửi cho tôi 01 bài viết, gồm 03 “luận thư”, mỗi “luận thư” dài 1.000 chữ.

Bài viết nói về 01 vấn đề là xây nhà nội trú cho các lực lượng lao động xã hội, tức là, xây dựng luôn nhà ở cạnh các cơ quan, doanh nghiệp phục vụ cán bộ, công nhân viên.

Xây dựng nhà nội trú sẽ đảm bảo 03 mục tiêu (được phân tích trong 03 luận thư): chống tắc đường vì con người ít phải đi lại ra đường; tiết kiệm rất nhiều tiền xăng, dầu, chi phí đi lại, lại hạn chế ô nhiễm môi trường; và cuối cùng là đảm bảo kiến trúc đô thị thống nhất, hài hòa.

Posted Image

Posted Image

Thư mời hợp tác truyền thông với giá 3.000 USD/bài của anh Phạm Quang Nhiêu

Bài viết này cũng nêu ra được ý tưởng (tuy chẳng có gì mới mẻ), song lại chỉ nói được mặt lợi, còn mặt hạn chế và tính thực tế của ý tưởng thì không thấy nhắc đến chữ nào.

Lý thuyết Nhiêu còn áp dụng được cả vào vấn đề điều khiển từ xa bằng ý nghĩ.

Theo lời anh Nhiêu, hồi trông coi trang trại ở Quảng Ninh (anh Nhiêu ngồi bên này đồi, anh bạn trông coi trang trại rộng 5ha ở ngọn đồi bên kia), đã nhiều lần anh Nhiêu trêu ông bạn, khiến ông bạn ngã dúi dụi.

Mỗi lần anh “gửi thông điệp” qua không gian, “thông điệp” muốn ông bạn ngã, anh bạn đang đi liền ngã sấp mặt mà không hiểu vì sao.

Tuy nhiên, khi tôi hỏi, sau vụ đó, anh có thử vụ nào khác không, thì anh Nhiêu bảo chưa thử lần nào nữa. Tất nhiên anh cũng từ chối thử gửi thông điệp qua không gian đến tôi.

“Trong lý thuyết không gian của mình, hạt quang từ nâng đỡ cả trái đất, vũ trụ, có tác động lẫn nhau, nên con người hiểu được hạt quang từ, điều khiển được hạt quang từ, thì có thể tác động được với nhau.

Mình đã truyền thông điệp qua hạt quang từ di chuyển trong không gian để làm ngã anh bạn.

Khoa học hiện đại không thể giải thích được hiện tượng này, nhưng lý thuyết của mình thì giải thích dễ dàng.

Chính vì thế, nắm vững Lý thuyết Nhiêu, dù đứng cách xa, thông qua hạt quang từ, con người vẫn trao đổi với nhau được dễ dàng, không phụ thuộc vào không gian và thời gian” – “siêu nhà khoa học” phân tích.

Tôi hỏi: “Vậy anh đã chuyển Lý thuyết Nhiêu cho nhà khoa học nào nghiên cứu chưa?”.

Anh Nhiêu cho biết, anh đã mang lý thuyết và tư tưởng của mình đến Viện Vật lý quốc gia, gặp các GS đại học để trao đổi, nhưng mỗi người một chuyên môn hẹp, mà lý thuyết của anh quá rộng, nên không trao đổi được với họ.

Anh họa sĩ đi cùng anh Nhiêu thì xen vào: “Lý thuyết này không được các nhà khoa học tán đồng. Các GS.TS đều nói nếu làm được như thế thì nước ngoài đã làm rồi”.

Mong muốn của tôi khi gặp nhà khoa học này là để được tiếp cận “siêu lý thuyết” đã hoàn toàn thất bại. Đưa cho các nhà khoa học nghiên cứu thì anh ta sợ lộ, sợ bị ăn cắp.

Tôi khuyên đưa lý thuyết đi đăng ký bản quyền, song anh vẫn sợ bị mất bản quyền (vì ít ra cũng có người đọc).

“Nhà nghiên cứu” này không tin tưởng vào sự bảo hộ bản quyền của Nhà nước ta. Giải pháp duy nhất mà anh ta muốn, là một đơn vị truyền thông đứng ra ký hợp đồng để quảng bá lý thuyết này.

Đơn vị truyền thông nào muốn được đọc một bài (Lý thuyết Nhiêu gồm nhiều trình, mỗi trình gồm nhiều bài), thì phải trả lệ phí là 3.000 đô-la!

Và theo lời “siêu nhà khoa học”, nếu đơn vị truyền thông nào kết hợp “làm ăn”, Lý thuyết Nhiêu sẽ biến đơn vị tài trợ thành một cơ quan cực lớn, cực mạnh, cực uy tín với xã hội!

=====================

Nghe qua cái "Lý thuyết nhiêu" thì tôi cũng rùng mình! Quả là...thiên tai.Posted Image

Những chuyện này không liên quan gì đến chúng ta. - "Không có quyền lợi và nghĩa vũ liên quan"- Makeno đi. Đợi chưng nào Cộng đông khoa học thế giới xác định "Không có Hạt của Chúa", lúc đó chúng ta bàn sau. bây giờ nhậu đi. Mất thời giờ qúa!

Ong Vũ Thế Khanh chẳng liên quan gì đến chúng ta. Ông ta cũng không phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến. Nếu như ông ta không gây sự với chúng ta, chúng ta cũng đừng gây rắc rối thêm.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giỗ tổ....và buồn

Năm nay cũng như mọi năm, nước Việt lại giỗ Tổ, có thể nói Trung Hoa vỗ ngực là ngàn năm vạn năm văn hiến nhưng chẳng biết tổ mình là ai, táng ở đâu...vì đơn giản các tổ ..Trung hoa đang táng trên những cánh đồng đất Việt mà cụ thể là ở Hà Tây ngàn năm chính khí

Thần phả, tộc phả, gia phả cafc làng còn ghi rõ. vị trí ngày giờ mất chỗ chôn cất, nguyên nhân mất. khi lanha92 lần đầu đọc được thì ..rất sốc.. Ví như trường hợp ông Đề Minh, Thân Nông.. Hy Hòa...Thần phả còn ghi ông Hy Hòa mất ở Bắc Ninh

Hóa ra tổ tiên ta ghi chép rất cẩn thận, chả thế mà Tàu mấy lần sang ta hết đốt lại phá mà mãi chưa truy ra được, nên ngàn năm qua tự võ mồm cho sướng....

Tuy nhiên ngày nay nước Việt sinh ra một tứ quái thai mang danh: khoa học'. Đám này nhất mực phủ nhận ..thần phả, tộc phả, gia phả..của nước Việt cho đó là..việc tự sướng của các cụ, cho rằng nwoscs Việt xưa vốn chỉ thắt nút thì làm quái gì biết chữ, thế nên ông giáo Xuyền đang làm việc trái khoáy là sáng tạo..ra chữ Việt cổ

Không có chữ..là dốt .dốt thì không thể chăn tăm dệt vải, như vậy thì tổ tiên ắt hẳn cửi trương ( ngôn ngữ Việt vùng lanha92), chạy nhông nhông và múa như thổ dân châu Phi

Và vì thé thì..làm gì có sử Việt, ..làm gì có 4000 năm văn hiến

Giỗ tổ mong các chư tổ phù hộ cho nước Việt sớm đào thải bọn biến thái này đi....Mong lắm lắm

Ít nhất là cá nhân tôi - người minh chứng Việt sử 5000 văn hiến - có cơ sở phương pháp luận và có tính hệ thống trong những luận cứ. Tất nhiên rất gian khổ với đủ mọi thứ. Tôi có thể chỉ trích họ. Nhưng chưa bao giờ đòi "đào thải bọn biến thái".

Lanha chưa nếm mùi gian khổ trong việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến mà có vẻ cực đoan nhỉ?

Không phải ai ủng hộ tôi, tôi cũng nhìn bằng con mắt xanh đâu. Trungnhan là một thí dụ.

Việt sử 5000 năm văn hiến là một chân lý và nhândanh khoa học. Chân lý tự nó sáng tỏ và không cần thiết phải dựa dẫm vào số đông ủng hộ theo kiểu "hầu hết" và "công đồng". Nó cũng không cần dựa vào một thế lực chính trị, tôn giáo nào để phát triển. Làm gì có chuyện đem báu vật gia bảo đi nhờ mấy tay cò ngoài chợ chổm hổm bán giùm chứ!

Đến lúc này,cá nhân tôi thấy không còn cần thiết phải thuyết phục cá nhân hoặc bất cứ một tổ chức nào về tính chân lý của Việt sử 5000 văn hiến. Tự họ, nếu có nhu cầu tự thì chiêm nghiệm.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt sử 5000 năm văn hiến là một chân lý và nhândanh khoa học. Chân lý tự nó sáng tỏ và không cần thiết phải dựa dẫm vào số đông ủng hộ theo kiểu "hầu hết" và "công đồng". Nó cũng không cần dựa vào một thế lực chính trị, tôn giáo nào để phát triển.

Một cái đúng, nếu 1 người cho nó là sai thì nó vẫn đúng nhưng nếu 100 người hay 1000 người nói nó sai thì nó thành sai.

Chân lý thì khác, như chú đã nói ở trên, nó như ánh sáng mặt trời.

Những người mù thì không thấy ánh sáng, những người sáng mắt thì không có ai "một tay che trời" được. Nhưng người đời thì có người thích, người không thích ánh sáng mặt trời. Việc thuyết phục 1 người sáng mắt để họ thích ánh sáng mặt trời khó hơn nhiều lần việc thuyết phục 1 người mù.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quán vắng - Nơi gặp gỡ, học hỏi và chia s. Posted ImagePosted ImagePosted Image

http://baodatviet.vn...Xa-Tac-2345794/

Cập nhật lúc 09:41, 23/04/2013

Toàn văn hiệp hội đề nghị Hà Nội phá Đàn Xã Tắc

(ĐVO) – Theo Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội, Đàn Xã Tắc có thể là phế tích của một triều đại phong kiến đã bị phá hủy, nhưng cho rằng đây là khu tâm linh trời và đất của đất nước ta là ngộ nhận...

Cục Di sản:Hà Nội phải đề xuất bảo vệ Đàn Xã Tắc!

GS Phan Huy Lê:Dừng cầu vượt Đàn Xã Tắc,tìm phương án khác

Hà Nội:Bảo tồn đàn Xã Tắc, Cục di sản lên tiếng đi...

Bộ Văn hóa không cho phá Đàn Xã Tắc!

Hiệp hội vận tải HN đề nghị phá bỏ Đàn Xã Tắc

Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết vừa có công văn gửi UBND TP. Hà Nội đề nghị sớm khởi công cầu vượt qua Đàn Xã Tắc, để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông hiện nay. Văn bản do ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội ký.

Posted Image

Văn bản kiến nghị của Hiệp hội vận tải Hà Nội về xây dựng nút giao thông qua Đàn Xã Tắc - trang 1.

Trên danh nghĩa là người sống lâu năm tại khu vực gần Xã Đàn, ông có nêu một số ý kiến xung quanh Dự án xây cầu vượt nút giao Xã Đàn - Nguyễn Lương Bằng qua di tích Đàn Xã Tắc (đường vành đai I Hà Nội), khi hiện nay có một số ý kiến đề nghị dừng thi công hoặc đổi hướng tuyến cầu vượt.

Theo ông Liên, đây là công trình giao thông Vành đai 1, dựa theo hướng tuyến đường đã có từ thời Pháp thuộc thế kỷ trước. Vành đai 1 bắt đầu từ Nhật Tân đi theo dọc đê sông Hồng đến Nguyễn Khoái, vòng theo chiều kim đồng hồ rẽ vào Trần Khát Chân, theo đê La Thành đến Cầu Giấy, theo đê Bưởi qua Lạc Long Quân đến Nhật Tân. Hướng tuyến như trên nhằm tránh xâm phạm vào vùng đất nội đô nhằm bảo tồn các di sản lịch sử nghìn năm Thăng Long và kết nối giữa các cửa ô.

Vì phải giải phóng mặt bằng hàng nghìn hộ dân và các khó khăn về nguồn lực tài chính, nên Hà Nội làm dần từng đoạn. Khi đến cuối phố Xã Đàn thì phát lộ một số nền gạch và mảnh vỡ đất nung. Lập tức các cơ quan bảo tàng công bố đây là “Đàn Xã Tắc”, nơi các vua chúa cầu cúng thần đất và thần nông. Công trình phải dừng lại, Hà Nội đã điều chỉnh thiết kế, biến di tích phát lộ thành một đảo di tích để bảo tồn Đàn Xã Tắc, tạo ra một đảo lệch của 5 tuyến đường, đã hạn chế tốc độ lưu thông, gây ùn ứ phương tiện thường xuyên.

Các cơ quan thẩm quyền đã có nhiều cuộc họp bàn thảo, hội thảo đưa ra hàng chục bản thiết kế, nhằm đảm bảo cho cầu vượt ít ảnh hưởng đến di tích, đảm bảo cảnh quan đô thị, hài hòa với phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô và đã được Cục di sản văn hóa chấp thuận.

Người dân và các doanh nghiệp vận tải Hà Nội mong muốn cầu vượt Xã Đàn (theo thiết kế đã được công bố) sớm được thi công và hoàn thành đúng tiến độ để cuộc sống của người dân được cải thiện.

Nếu như dừng lại công trình cầu vượt qua Đàn Xã Tắc thì dẫn đến “tắc Xã Đàn”, (văn hóa nhạc ‘ráp’ phải gọi bằng cụPosted Image) lúc đó chưa thấy trời đất linh thiêng ở đâu mà chỉ thấy hàng chục vạn người phải khổ sở vì ách tắc giao thông, vì ô nhiễm khói bụi…(So sánh giữa trời đất linh thiêng với hàng chục vạn người thì đúng là chọn sai phạm trù để so sánh, kiểu như’người hành hỏa’ đem so sánh với ‘bể cá’ để luận vậy).

Vì vậy, nhân đây ông Liên trình bày một số cảm nghĩ của mình: Khi cúng tế trời đất, vua chúa quần thần văn võ bá quan “ngựa xe như nước áo quần như nêm”(cúng tế mà cứ như đi khai ấm đền Trần ấy nhỉ…bác này khéo vẽPosted Image), Đàn Xã Tắc phải có diện tích hàng nghìn m2, chứ không phải chỉ có diện tích mấy trăm m2 đã phát lộ. Chúng ta không cho cầu vượt đi qua, liệu chúng ta có cho khai quật khu dân cư các phường giáp ranh không (đây là hai dự án kinh tế khác nhau, có đủ tiền đền bù theo giá thị trường thì hãy nên đặt vấn đề – ông này chỉ được cái làm ra vẻ gần dân, sao không hỏi dân cư các phường giáp ranh thích sống cạnh cầu vượt sát cửa sổ tầng 3 hay thích sống cạnh di tích lịch sử văn hóa đã xếp hạng)? Hoặc giả sử khi thi công đường lại phát hiện một số nền gạch khách thì xử lý sao? (cái này là trách nhiệm của đơn vị thi công công trình, theo luật định, theo hay không thì đã có chế tài sử lý – sao phải dời HN?Posted ImagePosted Image) Hay chúng ta dời Hà Nội lên Xuân Mai, Ba Vì…?

Posted Image

Văn bản kiến nghị của Hiệp hội vận tải Hà Nội về xây dựng nút giao thông qua Đàn Xã Tắc - trang 2.

Đàn Xã Tắc có thể là phế tích của một triều đại phong kiến đã bị phá hủy, nhưng cho rằng đây là khu tâm linh trời và đất của đất nước ta là ngộ nhận. Tâm linh là ở trong tâm thức của con người, khu vực Đàn Xã Tắc không thể coi là văn hóa tâm linh của người Việt. Bởi lẽ khu vực này đã biến mất hàng trăm năm mà không ai đoái hoài, ghi nhớ.

Tượng đài Nguyễn Huệ và khu di tích gò Đống Đa ghi nhận chiến công hiển hách của “người anh hùng áo vải” đã đuổi sạch bóng quân thù và đập nát triều đại phong kiến “cõng rắn cắn gà nhà”. Xóa đi Đàn Xã Tắc cuối thời Lê là “xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát trong tâm thức người dân. (Hô, hô…hệ quả của cách tiếp thu lịch sử theo cách dạy học sinh như nàyPosted Image) Khôi phục, tôn thờ Đàn Xã Tắc quá mức là phản cảm với khu di tích gò Đống Đa cách đó chưa đầy 1 km.

Vì vậy, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội mong muốn các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo quyết liệt xây dựng cầu vượt Xã Đàn hoàn thành đúng tiến độ, đúng thiết kế.

Nói về kiến nghị này, ông Liên cho hay, trước khi đưa ra ý kiến ông đã phải mất gần một tuần đọc và tham khảo rất nhiều tài liệu, bài viết liên quan.

Lê Việt

Ý kiến phản hồi:

Ducanh

- gửi lúc 10:55 | 23-04-2013

Can xem lai Hiep hoi van tai Ha noi,tai sao lai de cho nhung ong "cu chuoi " ve van hoa ( Tam hieu biet toi thieu ) phat ngon nhu vay. De tiet kiem tien ( Ma cho ai co chu?) co le den ngay nao do cac ong nay se lap Ho guom, Ho Tay de xay Nha ga cho do phai den bu vi moi con Rua thi co y nghia gi ma quan trong hoa. Dung la bon Dien ma doi xet den khia canh van hoa!

Dân tộc

- gửi lúc 10:49 | 23-04-2013

Lập luận như ông Liên thì phá luôn cố đô Huế, đại diện triều đại phong kiến mục nát cuối cùng đi. Lập luận ngu dốt và vụ lợi như thế mà cũng lên chủ tịch hiệp hội vận tải. Ông tư cách gì mà nói nhân dân cũng muốn vậy hả ông Liên? (.....) _______________________________________________________________________

Đàn Xã Tắc là:

  • di sản lịch sử nghìn năm Thăng Long, hay
  • phế tích của một triều đại phong kiến đã bị phá hủy, hay
  • là văn hóa tâm linh hay không?
Đều phải dựa vào “tiêu trí pha học” Posted Image của Hiệp hội vận tải Hà nội” để xắp xếp nhỉ? Thật vớ vẩn…Cuối cùng, hóa ra ùn tắc giao thông Hà nội theo quan điểm của HH vận tải HN, một phần là do…Đàn Xã Tắc.Posted Image

(Đấu trường Collosseum ở Rome là phế tích từ thời phong kiến La-Mã, sao nó không gây tắc đường ở Roma (Italien) nhỉ??...Hic,…Posted Image

Hiệp hội du lịch Hà nội đến nay còn chưa nêu quan điểm, …nói chung, nếu so cả cái thủ đô Singapore mới có mỗi đầu con sư tử đắp bằng xi-măng làm biểu tượng nhân tạo Posted Image thì các phế tích ở Hà nội cũng nên giữ mà ph/t du lịch…Hội An hay Huế cũng làm gì có Đàn Xã –Tắc nữa hay ta làm du lịch cầu vượt…dần là vừa.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Vì toàn những con bò làm quản lý như thế này, nên là mới phát sinh ra toàn những cái lò gạch

Cái lò gạch ở Tuyên Quang nằm ở giữa cái ngã tư đường, sao ko lên ủi nốt đi cho đường nó thoáng nhỉ ông chủ tịch hiệp hội ơi, hay là cái lò gạch đó nó không phải sản phẩm của 1 triều đại phong kiến cũ kỹ mục nát, mà là sản phẩm của toàn những ông quan chức, bằng cấp nọ kia, kiến thức uyên thâm, khoa học đầy mình ... nên ông không giám phá

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa bác Thiên Sứ..

Thưa bác, trước khi vào diễn đàn cháu đã đọc qua các tài liệu của các tác giả khác bàn về văn hiến của nước Việt, trong đó có ông Lý Đông A và ông Trần Đại Sỹ, bỏ qua các vấn đề chính trị, cháu thấy hai ông này cũng như bác khổ tâm cả đời người để " phục hoạt văn hiến Việt' ( lời của ông Lý Đông A), bác có hai thằng nhìn vào nhà còn ông Lý Đông A thì .. bỏ mạng ở Hòa Bình

Cháu không phải là người thấy hay hay thì chạy theo hoặc xu thời theo gió, bởi vì từ trong cháu có sự ngưỡng mộ sâu xa với văn hóa văn hiến nước mình. Ẩn chứa trong đó là những kinh nghiệm sống những đánh đổi bằng xương máu

Chính vì thế mà gần như càng làng quê Việt đều có chung một điểm là gắn chặt với việc đánh quân phương Bắc, đến mức người ta không lý giải nổi vào thời nào vào lúc nào... Càng nghiên cứu càng thấy lịch sử cha ông trải rộng dài, đa tầng và kết nối chăt chẽ vượt ngoài hiểu biết lịch sử thường thấy

Cháu rất tâm dắc với những ý kiến của ông Lý Đông A về cuộc phục hưng văn hóa Việt, con đường đó gian khổ và có thể là máu nhưng phượng hoàng thì bao giờ cũng hồi sinh từ tro tàn

Share this post


Link to post
Share on other sites

... Chính vì thế mà gần như càng làng quê Việt đều có chung một điểm là gắn chặt với việc đánh quân phương Bắc, đến mức người ta không lý giải nổi vào thời nào vào lúc nào... Càng nghiên cứu càng thấy lịch sử cha ông trải rộng dài, đa tầng và kết nối chăt chẽ vượt ngoài hiểu biết lịch sử thường thấy

Cháu rất tâm dắc với những ý kiến của ông Lý Đông A về cuộc phục hưng văn hóa Việt, con đường đó gian khổ và có thể là máu nhưng phượng hoàng thì bao giờ cũng hồi sinh từ tro tàn

Bạn có những dòng tâm huyết thực sự đáng khâm phục.Posted Image

Không khí học hỏi trong 'Quán vắng' hay thật, mỗi tội hôm nay Sư Phụ lại suy tư... quá; ảnh hưởng đến sức khỏe thì chít.Posted Image

P.S. ...Nên rút gọn tên Topic là "TS với Thứ Sáu ngày 13..." để sư phụ thỉnh thoảng có những suy tư...trong thư phòng nhỉ?Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa bác Thiên Sứ..

Thưa bác, trước khi vào diễn đàn cháu đã đọc qua các tài liệu của các tác giả khác bàn về văn hiến của nước Việt, trong đó có ông Lý Đông A và ông Trần Đại Sỹ, bỏ qua các vấn đề chính trị, cháu thấy hai ông này cũng như bác khổ tâm cả đời người để " phục hoạt văn hiến Việt' ( lời của ông Lý Đông A), bác có hai thằng nhìn vào nhà còn ông Lý Đông A thì .. bỏ mạng ở Hòa Bình

Cháu không phải là người thấy hay hay thì chạy theo hoặc xu thời theo gió, bởi vì từ trong cháu có sự ngưỡng mộ sâu xa với văn hóa văn hiến nước mình. Ẩn chứa trong đó là những kinh nghiệm sống những đánh đổi bằng xương máu

Chính vì thế mà gần như càng làng quê Việt đều có chung một điểm là gắn chặt với việc đánh quân phương Bắc, đến mức người ta không lý giải nổi vào thời nào vào lúc nào... Càng nghiên cứu càng thấy lịch sử cha ông trải rộng dài, đa tầng và kết nối chăt chẽ vượt ngoài hiểu biết lịch sử thường thấy

Cháu rất tâm dắc với những ý kiến của ông Lý Đông A về cuộc phục hưng văn hóa Việt, con đường đó gian khổ và có thể là máu nhưng phượng hoàng thì bao giờ cũng hồi sinh từ tro tàn

Tôi không có thông tin gì về những tác phẩm nghiên cứu của ông Lý Đông A. Nhưng tôi nhắc lại là tri thức khoa học và chính trị là hai vấn đề khác nhau. Mặc dù chúng có thể có sự tương tác với nhau. Sự phục hồi - hoặc phủ nhận những giá trị văn hóa có mục đích chính trị và sự chứng minh tính khoa học của một hiện thực văn hóa sử cũng hoàn toàn khác về phương pháp. Không khó khăn gì để phân biệt hai hiện tượng này. Ngoại trừ người ta cố tính chụp mũ. Thí dụ: Khen bác Xuyền giàu lòng yêu nước chẳng hạn.Mục đích là hạ giá trị của công trình nghiên cứu khoa học của bác Xuyền.
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

cháu xin được gửi bác và diễn đàn những tp về văn hiến Việt của ông lý đông a

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái gọi là "God particle" chỉ là cách chơi chữ của từ "Goddamn particle" tức là hạt chết tiệt, chẳng có hạt của Chúa nào cả. Higgs boson chỉ là 1 hạt trong bộ 17 hạt cơ bản của Mô hình chuẩn, nó gồm có: 12 fermion vật chất (gồm 6 quark và 6 lepton) có spin bán nguyên 1/2, 4 loại boson truyền tương tác (photon, gluon, W và Z) có spin nguyên 1 và Higg boson có spin 0. Hạt có spin 0 có cơ chế ngưng tụ đặc biệt tương tự như trong chất siêu dẫn gọi là cơ chế Higgs. Chuyện chỉ vậy thôi!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bình Nhưỡng cách đây 100 năm

Thứ tư, 24/4/2013, 06:22 GMT+7

Kiến trúc của Bình Nhưỡng một trăm năm trước mang đậm nét phương Đông; cuộc sống của người dân diễn ra bình dị, đàn ông câu cá và xẻ gỗ, phụ nữ dệt vải, các bé gái tết tóc đuôi sam.

> Hình ảnh cuộc chiến Triều Tiên 60 năm trước

Posted Image

Thế giới thường nghĩ đến Bình Nhưỡng, Triều Tiên, là một địa danh bí ẩn và cô lập. Tuy nhiên, trong những năm đầu thế kỷ 20, sau khi triều đại Chosun sụp đổ năm 1910 và trước khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt năm 1945 thì Bình Nhưỡng là một thành phố mở cửa và phát triển.

Kho tư liệu bang California, Mỹ lưu lại hình ảnh thành phố này dưới tên gọi Heijo của thời kỳ bị Nhật chiếm đóng. Trong ảnh là cồng Taedong (Đại Đồng Môn), nằm bên bờ sông Taedong, cổng thành phía đông của Bình Nhưỡng.

Posted Image

Dù không được chào đón tại đây, trong thời kỳ này, Nhật Bản cũng giúp đem lại những thanh đổi nhanh chóng, trong đó có việc công nghiệp hóa và nâng cấp hệ thống giao thông. Trong ảnh là một ngày lao động bình thường của những người dân ở Bình Nhưỡng.

Posted Image

Một tấm bưu thiếp có in tiếng Anh và tiếng Nhật, chụp lại lầu Chongryu, nằm trên vách đá Chongryu bên sông Taedong. Những kiến trúc cổ đặc trưng châu Á xuất hiện nhiều trong các bức ảnh thời xưa, đối lập với phong cách vuông vắn và đồ sộ kiểu Liên Xô trong các công trình thời nay của Bình Nhưỡng.

Posted Image

Một người đàn ông câu được con cá giữa lòng sông đóng băng. Món canh từ cá câu được ở sông Taedong là món ăn phổ biến ở Bình Nhưỡng và câu cá từ sông băng trong mùa đông lạnh giá vẫn còn phổ biến ở đây..

Posted Image

Người đàn ông cưỡi con lừa và đội chiếc mũ truyền thống của Triều Tiên có tên gọi là "gat". Mũ này thường được làm từ lông ngựa và tre, có nguồn gốc từ thời phong kiến Choson và được đội để phân biệt đẳng cấp.

Posted Image

Một góc phố ở Bình Nhưỡng. Dân số thời này ở đây là khoảng 200.000 người và bắt đầu công nghiệp hóa. Cho đến sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953, Bình Nhưỡng mới được xây dựng lại thành phố theo như ngày nay chúng ta được thấy.

Posted Image

Một người phụ nữ bên khung cửi. Cho đến tận bây giờ, kinh tế Triều Tiên vẫn phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp dệt và là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của đất nước. Tuy nhiên, việc xuất khẩu hàng dệt may của nước này bị hạn chế bởi những lệnh trừng phạt và cấm vận của cộng đồng quốc tế.

Posted Image

Các em bé ở Bình Nhưỡng.

Posted Image

Một bữa cơm truyền thống của người Triều Tiên gồm cơm trắng và cá nhỏ.

Xem tiếp

Vũ Hà (Ảnh: Foreign Policy)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay