Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Phát hiện gói “lạ” trong đĩa Trung Quốc


Thứ ba, 09/04/2013 - 07:03 PM (GMT+7)

NDĐT – Chiều 9-4, Nhân Dân điện tử nhận được một chiếc đĩa bị vỡ của bạn đọc gửi, bên trong có gắn chặt những gói “lạ” màu trắng. Hiện chưa rõ chất gì được chứa bên trong hai gói “lạ” này.

Posted Image

Hai gói "lạ" màu trắng trong đĩa sứ Trung Quốc.

Chiếc đĩa do độc giả Nguyễn Thị Thơ, trú tại Xóm 4, Phú Đô, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội gửi. Liên lạc với phóng viên NDĐT, bà Thơ

cho biết, tối ngày 8-4, trong khi mấy đứa trẻ nhà bà chơi với nhau đã vô tình làm rơi vỡ chiếc đĩa và bất ngờ phát hiện ra hai gói
nhỏ dính vào giữa hai lớp đĩa.

Đây là loại đĩa sứ in hình hoa hồng, mặt sau chiếc đĩa có chữ “Made in China”. Những chiếc đĩa như thế này được sử dụng khá phổ biến trong nhiều hộ gia đình Việt Nam hiện nay, ở cả nông thôn và thành phố.

Hai gói “lạ” được phát lộ khi đĩa vỡ có hình chữ nhật, kích thước khoảng 1,5 × 2,5 cm, màu trắng, được bọc bằng thiếc, có một phần được dính băng màu vàng. Những dòng chữ màu đen in mặt trên đã mờ dần. Hiện không rõ bên trong hai gói “lạ” này chứa chất gì. Cũng chưa biết liệu có còn những vật lạ nào dưới lớp đĩa chưa bị vỡ.
Quan sát kỹ, chúng tôi thấy chiếc đĩa này có những biểu hiện khác thường so với những chiếc đĩa sứ thông thường. Chỉ một lớp mỏng phía trên mặt đĩa và phần đáy đĩa được làm bằng sứ, còn lớp viền phía dưới đĩa được tráng bằng một lớp màu trắng đục hơn. Đặc biệt, lớp dưới ở phần đĩa bị vỡ được làm bằng hợp chất nhựa dẻo có màu vàng đục trông rất đáng ngờ.

Có người phán đoán, đây là chiếc đĩa phát nhạc, khi rung lắc có thể phát ra âm thanh. Người khác cho rằng, chiếc đĩa này do dân chơi xóc đĩa tự chế, và những gói lạ có thể chứa nam châm để hút những đồng xu. Tuy nhiên, khi chúng tôi đặt thử vật làm bằng sắt vào thì không thấy có hiện tượng hút.

Chúng tôi sẽ chuyển chiếc đĩa này đến các cơ quan chức năng kiểm tra, giám định và sớm có câu trả lời chính xác về gói “lạ” để đưa ra những khuyến cáo cần thiết cho người dân.


Posted Image

Nhiều gia đình sử dụng loại đĩa hoa in hồng này,


Posted Image

Mặt sau của chiếc đĩa.

L.H.N


3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Không thể vào topic rất hay của bác Say để bình loạn. Thôi thì tám chuyện tại đây cho quán vắng thêm xôm tụ!

* Trong "Canh bạc cuối cùng", chị Loan bị đuổi cổ nhưng còn cái yếm. Thay bằng chị Hoa chỉ có cái quần làm vốn. Chị Hoa ngồi cửa Đông đang rất chú ý đến ván bài. Chị ta có "gió Đông" nhưng chưa đánh hoặc dựng, mà cũng không biết chị ta có đánh hay không.

Chị Nga thì nằm xãi, chị Mỹ xem ra chỉ mỏi lưng. Hai chị này không thèm chú ý đến ván bài, chứng tỏ đang chờ 1 quân bài để tới.

Chị Nhật như nhộng vẫn cười tươi, xem ra thắng thua chỉ để vui?!

* Hình như tác giả bức tranh muốn nhấn ý "gió Đông đang ở trong tay chị Hoa". Tuy nhiên, không biết ai là người cần "gió Đông"?

Chắc chắn 1 điều rằng, ván bài đang ở trong tình trạng chờ 1 nước là ngã ngũ. Ván bài đang đến lược đi của chị Hoa.

* Vậy ai là người cần "gió Đông"? Chị Nga, Mỹ hay Nhật, hay bản thân chị Hoa?

Chị Nhật, tuy đùa vui là chính nhưng nếu có "gió Đông" thì sao?

Chị Nga, chị Mỹ có cần "gió Đông" hay không?

Chị Hoa có thể giữ "gió Đông" không? Thái độ chăm chú của chị ta đặt ra 2 khả năng:

1. Nếu chị ta buôn "gió Đông" ai sẽ là người "phổng"? Đồng nghĩa với việc thua trắng.

2. Nếu chị ta giữ lại "gió Đông", chị ta chưa thắng được! Nhưng nếu thua cũng còn chút thể diện. Nhưng, lại nhưng, giữ lại "gió Đông" liệu có kéo dài được ván bài không? Chị ta cần kéo dài ván bài để "chắc thắng". Ngược lại, nếu không thể kéo dài ván bài đồng nghĩa với việc chị ta sẽ thua trong tức tối.

* Khi có "gió Đông", bầu trời sau lưng chị Mỹ sáng hơn hay thành bão?

* Ai là Tào Tháo? Ai là Khổng Minh? Ai là Chu Du?

Chỉ biết, họa sĩ rất thâm thúy!

Edited by caibang

Share this post


Link to post
Share on other sites

* Sở dĩ nói: "Ván bài đang đến lược đi của chị Hoa" là bởi:

1. Chị Nga chị Mỹ không chú ý đến ván bài, cho nên có thể nghĩ: hoặc chưa tới lược, hoặc đã đi rồi.

2. Chị Nhật cười ngả ngớn như đang trêu chị Hoa. Vậy chị Nhật chắc đã có được ít nhất 1 "phu" rồi và đánh ra 1 nước khiến chị Hoa căng thẳng, tính đến chuyện gian lận.

* Có người bình luận rằng: chị Hoa nhân lúc chị Nga không để ý đã cưỡm mất 1 con bài. Vậy con bài đó có quan trọng đối với chị Hoa hoặc chị Nga không? Sao chị Nga lại có thể lơ đãng đến mức để cho 1 kẻ mới vào chiếu bạc ăn gian mình vậy? Vì chị Nga thật sự đã đuối chăng?

* Họa sỹ quá khéo diễn đạt.

Đây là 1 ván Mạc chược, loại bài mà thế giới cho rằng, do Trung Quốc sáng tạo.

Như vậy, trong canh bạc này, chị Hoa là người sành sỏi, kể cả nghề gian lận. Và chị ta là người có ưu thế. Thậm chí ưu thế rất lớn khi chị ta là người ngồi cửa Đông, có "gió Đông" trong tay.

* Một điểm hay nữa là: ván Mạc chược này lại được chơi ở trên 1 cái bàn thấp, trãi miếng vải. Thật là lạ, vì như vậy sẽ rất khó xào bài.

Chỉ biết, ván bài này không dễ chơi chút nào - ngay từ công đoạn xào bài!

Vậy nhưng, chị Nga, chị Mỹ vẫn không thèm quan tâm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lòng yêu nước không dựa trên truyền thuyết lịch sử

2/04/2013 02:00 GMT+7

Các thế hệ trẻ cần những cách tiếp cận nhân văn, khoa học, hơn là nhồi nhét vào họ những tượng đài... hư cấu.

Mới đây, GS Vũ Đức Vượng có bài viết trên Tuần Việt Nam với tiêu đề: "Từ cụ Rùa Hồ Gươm đến ý thức yêu nước". Trong đó, ông đưa ra quan điểm "Cụ Rùa trong Hồ Hoàn Kiếm có thể là một biểu tượng dân tộc với khả năng giúp chúng ta giành lại phần nào lòng yêu văn Việt, yêu sử Việt, và từ đó yêu đất nước Việt".

Cũng trong bài viết, tác giả cho rằng việc phát huy những biểu tượng truyền thuyết lịch sử này để nhằm GD lòng yêu nước của học sinh, sinh viên. Phản biện lại quan điểm của ông, tác giả Toàn Nguyễn có bài viết: "Rùa Hồ Gươm là "bảo vật Quốc gia", nên không?", với góc nhìn về lịch sử và vai trò của con rùa trong văn hóa Việt.

Bên cạnh những góc độ về lịch sử, văn hóa, đứng về góc độ giáo dục, quan điểm của ông Vũ Đức Vượng có nhiều điểm cũng cần xem xét lại. Bài viết này sẽ đề cập đến những điểm chưa hợp lý về xác định giá trị lòng yêu nước nhìn từ khía cạnh GD.

Truyền thuyết hay sự thật?

Một truyền thuyết lịch sử gắn liền với sự tích Hồ Gươm, trong cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc Minh xâm lược, là vua Lê Lợi nhận được gươm thần. Nhờ đó, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến thành công, giành lại độc lập dân tộc và giữ gìn bờ cõi của cha ông. Trong một lần du thuyền trên hồ Lục Thủy, có một con rùa nổi lên trước mũi thuyền rồng và đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Lục Thủy được lấy tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.

Phó GS Hà Đình Đức (Khoa Sinh học, Đại học KHTN- ĐHQGHN) là người có thâm niên nghiên cứu về rùa Hồ Gươm. Cũng chính ông là người đề xuất đưa rùa Hồ Gươm lên thành "bảo vật Quốc gia". Nhưng những gì nghiên cứu và đề xuất của ông Đức về rùa Hồ Gươm, ngoài giá trị về truyền thuyết lịch sử, nguồn gen và tính đa dạng sinh học thì đều không đúng với thực tế. Báo chí đã không tốn ít giấy mực để làm rõ vấn đề này.

Hơn 1.000 năm bị Bắc thuộc và trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta đã cho thấy, phần lớn lịch sử của nước ta không được ghi chép lại đầy đủ, chủ yếu được lưu giữ bằng truyền miệng qua các thế hệ.

Sự tam sao thất bản trong truyền miệng đã làm thiếu thông tin khoa học về lịch sử. Các truyền thuyết lịch sử ra đời để giải thích một cách hợp lý các dấu ấn lịch sử. Các truyền thuyết vẫn gắn liền với lịch sử dân tộc như truyền thuyết "trăm trứng trăm con", "Thánh Gióng" hay "sự tích Hồ Gươm",...

Rõ ràng, những truyền thuyết lịch sử này có yếu tố hoang đường, sử dụng các thế lực siêu nhiên để giải thích tính hợp lý của một dấu ấn lịch sử đã bị mai một theo thời gian. Chúng ta đều nhận thức được điều đó và chấp nhận sự hợp lý của truyền thuyết.

Ngay cả ông Hà Đình Đức, sau những khẳng định về rùa Hồ Gươm chính là con rùa nhận gươm thần của vua Lê Lợi cũng đã phải cải chính rằng: "Bàn chuyện vua Lê có trả gươm cho thần Kim Quy hay không, trả khi nào, là chuyện vô bổ".

Rõ ràng, những truyền thuyết lịch sử như thế này chưa thể là sự thật, khi chưa có những luận cứ khoa học minh chứng. Tác giả Toàn Nguyễn trong bài viết nêu trên cũng đã nêu: thực chất chỉ là sự "hợp lý hóa" truyền thuyết. Và sự "hợp lý hóa" này đã và đang được chấp nhận trong lịch sử và văn hóa dân tộc.

Posted Image

Hồ Gươm, nơi gắn liền với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần

Có thể là biểu tượng của lòng yêu nước?

Lòng yêu nước của người Việt được xây dựng trên lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Lòng yêu nước cũng được xây dựng trên các nền văn hóa của 54 dân tộc anh em trải dài khắp ba miền tổ quốc.

Lòng yêu nước được hình thành và hun đúc đối với từng con người xứ Việt ngay từ khi lọt lòng, gắn với những câu chuyện kể của mẹ, lời ru của bà về tình yêu quê hương đất nước, về lòng tự hào lịch sử dân tộc.

Lòng yêu nước được xây dựng trên cơ sở nhận thức của con người, và GD là công cụ giúp con người hội tụ các tri thức về lịch sử, văn hóa, xã hội. Khi con người có tri thức và áp dụng các kiến thức đã được GD vào trong cuộc sống, họ sẽ có đầy đủ nhận thức để phân biệt được cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu. Từ đó, sẽ xác định đúng chân giá trị của lòng yêu nước.

Tất nhiên, chúng ta không xem nhẹ một giai đoạn hay một sự kiện lịch sử, cũng như không thể bỏ đi các truyền thuyết lịch sử. Tất cả các kiến thức lịch sử phải được truyền tải một cách trung thực với sự chính xác về thời gian, một góc nhìn đa chiều và nhân văn, điều đó mới là sự GD về lòng yêu nước.

Lòng yêu nước luôn tồn tại trong sâu thẳm nhận thức của người Việt, điều đó là chân lý. Vì thế, không có lý do gì để nói rằng lòng yêu nước của chúng ta đang bị mai một, và cần thiết phải "tượng đài hóa" một truyền thuyết lịch sử nào trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc để "vớt vát" lại lòng yêu nước. Đây là một suy nghĩ sai lệch về lòng yêu nước.

Một giai đoạn lịch sử, một sự kiện lịch sử chưa thể là biểu tượng của lòng yêu nước. Một tượng đài truyền thuyết lịch sử càng chưa phải là biểu tượng của lòng yêu nước. Lòng yêu nước phải được hình thành trên chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, với tinh thần và ý chí bất khuất của người Việt.

Một góc nhìn phiến diện

Như đã trình bày ở trên, lòng yêu nước là tổng thể nhận thức của một con người về lịch sử, văn hóa, xã hội. Thông qua quá trình GD, con người sẽ được hoàn thiện về trí, thể, mỹ và hình thành lòng yêu nước.

Thực trạng về GD Việt Nam trong thời gian qua đã cho thấy, chúng ta đang có những lỗ hổng trong tư duy. Thay vì đào tạo học sinh phát triển toàn diện, chúng ta đang hình thành một thế hệ chỉ học những kiến thức cần thiết cho một mục tiêu là "thi đậu đại học".

Vì thế, ngay từ cấp tiểu học, trẻ em đã bị người lớn định hướng học lệch theo các ban. Điều này dẫn đến tình trạng, học sinh ban tự nhiên thiếu hụt các kiến thức về xã hội và ngược lại. Sinh viên tốt nghiệp ĐH viết sai chính tả là chuyện rất bình thường, chưa nói đến văn phong, câu cú, ngữ nghĩa.

Gần đây, báo chí nêu lên sự việc học sinh một trường trung học phổ thông xé đề cương môn Sử khi nhận được thông tin không thi môn này trong kỳ thi tốt nghiệp.

Phải nhìn nhận một thực tế rằng, ngoài những học sinh thi khối C bắt buộc phải học môn Sử, còn lại số đông các em không hứng thú với môn học này. Cho dù đã có nhiều ý kiến của các chuyên gia GD biện minh về tình trạng này, nhưng cũng phải nhìn nhận thực tế rằng, sự định hướng học lệch và chưa hoàn thành mục tiêu đào tạo toàn diện về kiến thức phổ thông là nguyên nhân chủ yếu.

Mặt khác, chúng ta thường áp đặt suy nghĩ của thế hệ trẻ, chưa nhìn nhận và tôn trọng các ý kiến của các em. Rõ ràng học sinh đã có đủ nhận thức để phân biệt cái đúng, cái sai trong quá trình học tập và trong cuộc sống.

Những phản ứng của học sinh về tính nhân văn trong các câu truyện dân gian như "Tấm Cám", "Sọ Dừa",... hay tính hoang đường trong các truyền thuyết lịch sử nêu trên trong các bài giảng của thầy cô giáo không còn là ngoại lệ. Đã đến lúc, người lớn nói chung và những người làm GD nói riêng cần phải nhìn nhận lại một cách nghiêm túc.

Do đó, việc xây dựng một tượng đài lịch sử dựa trên một truyền thuyết để GD lòng yêu nước là một góc nhìn phiến diện. Không những phản tác dụng trong việc khuyến khích học sinh yêu thích môn Sử, mà còn tạo ra một sự ngờ vực về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta, làm suy giảm lòng yêu nước của các thế hệ trẻ.

Chúng ta không quay lưng lại với những truyền thuyết lịch sử, nhưng chúng ta cũng không nên thần thánh hóa và cố tình xây dựng những tượng đài truyền thuyết lịch sử.

Truyền thuyết thường hư cấu, còn lịch sử phải tôn trọng sự thật. Hãy đưa các truyền thuyết lịch sử đi vào các tác phẩm văn học, nghệ thuật... , và gìn giữ nét đẹp đó theo thời gian, để tất cả các thế hệ đều được tiếp cận và trân trọng nó.

Tượng đài, có thể bị đạp đổ. Còn các giá trị lịch sử truyền thống dân tộc, luôn sống mãi cùng các thế hệ người Việt. Các thế hệ trẻ cần những cách tiếp cận nhân văn hơn là nhồi nhét vào họ những tượng đài... hư cấu.

Chiếc áo khoác không thể làm nên thầy tu. Giáo dục lòng yêu nước không nên chỉ được xây dựng trên những tượng đài truyền thuyết lịch sử.

Trịnh Xuân Báu

==============

Những con ếch đều có chứng lý khi mô tả bầu trời mà nó nhìn thấy qua cái miệng giếng. Nhiều thằng ngu mà không biết mình ngu cỡ nào.

Thiên Sứ tui ủng hộ cụ Hà Đình Đức đưa cụ rùa Hồ Gươm là biểu tượng "báu vật quốc gia". Không tranh cãi và bình luận lúc này. Chưa quỡn.

Hãy định nghĩa khoa học là cái gì đi đã nhá! Rồi hãy dở dói cái "khoa học" ra để nói chuyên.

Vớ vẩn, Bày đặt "khoa học" mới chả "cơ sở khoa học".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lang thang tứ xứ mần phoengxui, bây giờ về lại vào quán vắng viết tiếp. Quán vắng ngoe. Không sao, Thiên Sứ vốn không thích ồn ào khi suy tư. Phong Thủy Tàu không bao giờ có thể trở thành một hệ thống hoàn chính để có thể trở thành một môn khoa học chính thống để có thể giảng dạy. Điều này thì chỉ cần chứng minh một cách rất đơn giản cho những ai không cần trí thông minh xuất sắc: Nhờ các cao thủ phong thủy Tàu chọn cho phương pháp đúng nhất trong các trường phái phong thủy Tàu. Tất cả đều đúng nhất, nếu nó là trường phái mà quí vị cao thủ đó ứng dụng, còn trường phái của người khác là ...dở hơi :P :P :P . Tôi có những tài liệu của các cao thủ Dương trạch chê bát trạch như hát hay. Bát trạch là trường phái ứng dụng phổ biến nhất, nhưng bị các phái khác là tầm thường, không cao siêu. Đấy là về mặt gọi là "lý thuyết", "phương pháp luận". Còn ứng dụng thực tế thì chắc ít nhất những ai quan tâm đến Phoengxui Tàu đều ít nhất một vài lần thấy cái bếp quay như chong chóng mà vẫn không hiệu quả.

Nhưng trên thực tế thì Phong Thủy vẫn tồn tại từ hàng ngàn năm nay, tức là nó phải có hiệu quả nhất định để thiên hạ từ hàng ngàn năm bàn ra tán vào. Người bảo đúng người bảo sai. Bởi vì, Phoengxui Tàu không sai hoàn toàn. Nó chỉ sai khi rơi vào trường hợp sai cụ thể. Đó cũng chính là lý do để không ít nhà pha học bảo rằng: Phong Thủy là do kinh nghiệm, chính bởi hiệu quả tương đối của nó với phương pháp luận mơ hồ. Nhưng nếu chi do kinh nghiệm thì sao nó lại có một hệ thống phương pháp luận liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tóm lại, suy luận, phân tích kiểu gì, nhân danh khoa học hay tôn giáo ...vvv...đều thành nói ngọng cả. Híc!

Tại sao lại như vậy? Bởi vì họ quên một điều rất căn bản là: Phương pháp luận ứng dụng phong thủy với những khái niệm mơ hồ của nó phản ánh một thực tại nào? Nếu đó là những thực tại mà con người chưa biết đến thì ...đành nói cà lăm vậy. Tri thức khoa học hiện đại phản ánh nhu cầu thực tại của con người hiện đại và nó hoàn chỉnh với cuộc sống của chính nó. Nhưng nó lại không phải là tất cả thực tại khách quan còn bí ẩn với con người. Nên sẽ không thể nhận thức được những khái niệm trong thuyết Âm Dương Ngũ hành ứng dụng trong phoengxui - phản ánh thực tại mà con người chưa biết. Đó là lý do mà mọi suy luận đều sai dù nhân danh bất cứ một trí thức nào hiện nay. Nhưng nếu chúng ta nhân danh một tri thức cao cấp đã tồn tại trên Trái Đất này và đã lập nên lý thuyết thống nhất vũ trụ - tức là vượt trội hơn tri thức mà nhân loại hiện đại đang có, thì mọi việc sẽ rất hợp lý, khi giải thích về những bí ẩn của Phong Thủy. Khoa học là hợp lý mà! Phải không nhỉ?

Rất tiếc! Phong thủy chỉ là một phương tiện để tôi minh chứng làm thí dụ cho khả năng giải thích hợp lý những vấn đề liên quan của một lý thuyết thống nhất đã tồn tại. Nó sẽ chỉ giới hạn ở Dương trạch vì Thiên Sứ tôi dốt - cái gì dốt thì nhận là dốt - không dám bàn về Âm trạch với các cao thủ. Về Âm trạch, mới chỉ thí nghiệm một trận mưa rất to trong phạm vi 2 km giữa mùa khô tại một nghĩa trang thôi. Cái này Dienbatn chắc còn nhớ, để anh ấy rảnh sẽ tường thuật lại với ai thích nghe. Còn Thiên Sứ tôi quên rùi. Đúng ra thì tôi cũng không phải là người đưa chuyện này lên diễn đàn trước. Tôi định lờ đi luôn. Nhưng tại Dienbantn khoe. Hôm nay, Thiên Sứ tôi nghiêm trọng tuyên bố: Đó là do công của Dienbatn, tôi chỉ có mỗi việc là khảo sát và chỉ Dienbatn trấn vào đâu thôi.

Vậy bản chất của Phong thủy là gì?

Cái này nói rồi: Đó là qui luật tương tác của môi trường từ cấu trúc nhà, môi trường chung quanh, thiên nhiên, trái đất và cả vũ trụ. Lạy Thánh Ala toàn năng. Mênh mông quá. Có vẻ như Thiên Sứ tôi thay thế sự bí ẩn này bằng một bí ẩn khác. Nhưng không mê tín dị đoan.

Sẽ không ai tìm ra được bí mật này nếu không thừa nhận Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời oanh liệt ở miền nam sông Dương Tử. Làm quái gì có một lý thuyết ra đời lại không có lịch sử phát triển và tồn tại của nó. Điều này thật sự phi lý và không khoa học.

Phú ông xin đổi nắm xôi bờm cười!

Cái gì cũng phải chắc ăn đã. Ăn xôi là chắc nhất.

Thôi tạm biệt những ai vào quán vắng của Thiên Sứ. Hãy cho cái topic này lùi vào dĩ vãng. Nhưng đừng xóa nó.

Xin cảm ơn.

Bác thiên sứ ơi sao cháu không thấy sách phong thủy của bác bán ở các hiệu sách ? Cháu muốn hỏi sách phong thủy của bác bán ở chỗ nào không ạ ?

Mong hồi âm của bác .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện gói “lạ” trong đĩa Trung Quốc

Thứ ba, 09/04/2013 - 07:03 PM (GMT+7)

NDĐT – Chiều 9-4, Nhân Dân điện tử nhận được một chiếc đĩa bị vỡ của bạn đọc gửi, bên trong có gắn chặt những gói “lạ” màu trắng. Hiện chưa rõ chất gì được chứa bên trong hai gói “lạ” này.

Posted Image

Hai gói "lạ" màu trắng trong đĩa sứ Trung Quốc.

Chiếc đĩa do độc giả Nguyễn Thị Thơ, trú tại Xóm 4, Phú Đô, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội gửi. Liên lạc với phóng viên NDĐT, bà Thơ

cho biết, tối ngày 8-4, trong khi mấy đứa trẻ nhà bà chơi với nhau đã vô tình làm rơi vỡ chiếc đĩa và bất ngờ phát hiện ra hai gói

nhỏ dính vào giữa hai lớp đĩa.

Đây là loại đĩa sứ in hình hoa hồng, mặt sau chiếc đĩa có chữ “Made in China”. Những chiếc đĩa như thế này được sử dụng khá phổ biến trong nhiều hộ gia đình Việt Nam hiện nay, ở cả nông thôn và thành phố.

Hai gói “lạ” được phát lộ khi đĩa vỡ có hình chữ nhật, kích thước khoảng 1,5 × 2,5 cm, màu trắng, được bọc bằng thiếc, có một phần được dính băng màu vàng. Những dòng chữ màu đen in mặt trên đã mờ dần. Hiện không rõ bên trong hai gói “lạ” này chứa chất gì. Cũng chưa biết liệu có còn những vật lạ nào dưới lớp đĩa chưa bị vỡ.

Quan sát kỹ, chúng tôi thấy chiếc đĩa này có những biểu hiện khác thường so với những chiếc đĩa sứ thông thường. Chỉ một lớp mỏng phía trên mặt đĩa và phần đáy đĩa được làm bằng sứ, còn lớp viền phía dưới đĩa được tráng bằng một lớp màu trắng đục hơn. Đặc biệt, lớp dưới ở phần đĩa bị vỡ được làm bằng hợp chất nhựa dẻo có màu vàng đục trông rất đáng ngờ.

Có người phán đoán, đây là chiếc đĩa phát nhạc, khi rung lắc có thể phát ra âm thanh. Người khác cho rằng, chiếc đĩa này do dân chơi xóc đĩa tự chế, và những gói lạ có thể chứa nam châm để hút những đồng xu. Tuy nhiên, khi chúng tôi đặt thử vật làm bằng sắt vào thì không thấy có hiện tượng hút.

Chúng tôi sẽ chuyển chiếc đĩa này đến các cơ quan chức năng kiểm tra, giám định và sớm có câu trả lời chính xác về gói “lạ” để đưa ra những khuyến cáo cần thiết cho người dân.

Posted Image

Nhiều gia đình sử dụng loại đĩa hoa in hồng này,

Posted Image

Mặt sau của chiếc đĩa.

L.H.N

Hic, ghê quá, hết áo ngực, dép nhựa, rồi đến đĩa, hic, đúng là thâm nho như bọn Tàu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện gói “lạ” trong đĩa Trung Quốc

Thứ ba, 09/04/2013 - 07:03 PM (GMT+7)

NDĐT – Chiều 9-4, Nhân Dân điện tử nhận được một chiếc đĩa bị vỡ của bạn đọc gửi, bên trong có gắn chặt những gói “lạ” màu trắng. Hiện chưa rõ chất gì được chứa bên trong hai gói “lạ” này.

Posted Image

Hai gói "lạ" màu trắng trong đĩa sứ Trung Quốc.

Chiếc đĩa do độc giả Nguyễn Thị Thơ, trú tại Xóm 4, Phú Đô, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội gửi. Liên lạc với phóng viên NDĐT, bà Thơ

cho biết, tối ngày 8-4, trong khi mấy đứa trẻ nhà bà chơi với nhau đã vô tình làm rơi vỡ chiếc đĩa và bất ngờ phát hiện ra hai gói

nhỏ dính vào giữa hai lớp đĩa.

Đây là loại đĩa sứ in hình hoa hồng, mặt sau chiếc đĩa có chữ “Made in China”. Những chiếc đĩa như thế này được sử dụng khá phổ biến trong nhiều hộ gia đình Việt Nam hiện nay, ở cả nông thôn và thành phố.

Hai gói “lạ” được phát lộ khi đĩa vỡ có hình chữ nhật, kích thước khoảng 1,5 × 2,5 cm, màu trắng, được bọc bằng thiếc, có một phần được dính băng màu vàng. Những dòng chữ màu đen in mặt trên đã mờ dần. Hiện không rõ bên trong hai gói “lạ” này chứa chất gì. Cũng chưa biết liệu có còn những vật lạ nào dưới lớp đĩa chưa bị vỡ.

Quan sát kỹ, chúng tôi thấy chiếc đĩa này có những biểu hiện khác thường so với những chiếc đĩa sứ thông thường. Chỉ một lớp mỏng phía trên mặt đĩa và phần đáy đĩa được làm bằng sứ, còn lớp viền phía dưới đĩa được tráng bằng một lớp màu trắng đục hơn. Đặc biệt, lớp dưới ở phần đĩa bị vỡ được làm bằng hợp chất nhựa dẻo có màu vàng đục trông rất đáng ngờ.

Có người phán đoán, đây là chiếc đĩa phát nhạc, khi rung lắc có thể phát ra âm thanh. Người khác cho rằng, chiếc đĩa này do dân chơi xóc đĩa tự chế, và những gói lạ có thể chứa nam châm để hút những đồng xu. Tuy nhiên, khi chúng tôi đặt thử vật làm bằng sắt vào thì không thấy có hiện tượng hút.

Chúng tôi sẽ chuyển chiếc đĩa này đến các cơ quan chức năng kiểm tra, giám định và sớm có câu trả lời chính xác về gói “lạ” để đưa ra những khuyến cáo cần thiết cho người dân.

Posted Image

Nhiều gia đình sử dụng loại đĩa hoa in hồng này,

Posted Image

Mặt sau của chiếc đĩa.

L.H.N

Ối trời ơi thế này thì nhà em phải đập hết bát đĩa ra xem mới được . Nhưng mà đập xong thì nhà em ăn bốc thôi ,vì chẳng còn tiền mà mua bát đĩa nữa .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ối trời ơi thế này thì nhà em phải đập hết bát đĩa ra xem mới được . Nhưng mà đập xong thì nhà em ăn bốc thôi ,vì chẳng còn tiền mà mua bát đĩa nữa .

Phó thường dân, lại còn dự khuyết nữa thì cứ cho rằng Tàu cài máy nghe lén, cùng lắm nó toàn nghe chuyện ăn cơm rau muống chấm nước mém và hoa hậu sộ hàng. Hơi đâu mà đập.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Lão Trịnh Xuân Báu đúng là ngu thật.

Nếu cho rằng truyền thuyết không có giá trị lịch sử, không làm nên lòng tự hào dân tộc thì các bộ trường ca, sử thi của Ấn Độ, Hy lạp hay các đồn bào Tây Nguyên nó có gí trị gì, ngoài giá trị văn học?

Có mấy nước trên thế giới không dựa vào truyền thuyết để có lòng tự tôn dân tộc?

Không lẽ dẹp luôn truyền thuyết "Con rồng cháu tiên", dẹp luôn các Vua Hùng?

Cứ cái kiểu dựa vào quyền lực học thuật để ăn nói lộng ngôn, xảo ngữ, ngụy biện như vầy thì 20 năm nữa nước Việt Nam sẽ thành cái gì.

Ông bà ta từ xưa đã nói đúng "Dốt hay nói chữ"

Edited by caibang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói như phim hài tết

Mình có tiền..mình phải rực rỡ

thì tất nhiên họ có mồm to..họ phải to mồm hơn dân đen, vì họ nói ra là thiên hạ phải nghe, không nghe thì không bằng....

Lanha92 nêu ra ví dụ nhá

1. Trước giờ các cụ đố dám bảo thời Hùng tổ tiên mặc như thổ dân châu Phi, nhưng đám pha học mót được của anh Tàu, anh Pháp và ...mới nhìn sơ sơ trên hiện vật đã toáng lên là dân ta đội lông chim và mặc khố....---> đến bảo tàng đền Hùng cũng vẽ theo các pha học gia như thế như thế. Họ nói thế vì họ mồm to, đụng vào họ thì ăn cám, họ chỉ có đúng mà

2. Đến Chiêu quân ở Thái BÌnh nhá...các nhà pha học run như giẽ khi làm sao ồ làm sao mà mĩ nhân Trung Hoa thờ ở Vn/ thế này có khác nào bào Trung Hoa vô sử, và họ bảo ..không tin được,, không có cơ sở, huyền sử sử dân gian là không đáng tin là ông LVL --- đáng kính nói nhé

3. 18 đời Hùng triều là ..18 gia tộc thuộc họ Hùng nắm quyền trên đất nước Lạc Hồng suốt 4000 năm, trẻ con cũng không tin được chỉ có 18 ông vua ông thọ nhất 200 tuổi . Thế nhưng bất chấp cả toán học, sinh học, sử học, họ dõng dạc tuyên bố chỉ có 2000 năm và có..18 ông vua trong mảnh đất con con ở Bắc Bộ, trong khi ..thần phả đến vua Kinh Dương Vương ghi rõ...lập nền quốc gia ở ..hà tĩnh

Khốn khổ thay cho nước mình sinh ra toàn dao pha tiên sinh chặt chém lịch sử nát vụn nát bấy rồi đổ,,tại lịch sử hàn lâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta không quay lưng lại với những truyền thuyết lịch sử, nhưng chúng ta cũng không nên thần thánh hóa và cố tình xây dựng những tượng đài truyền thuyết lịch sử.Truyền thuyết thường hư cấu, còn lịch sử phải tôn trọng sự thật. Hãy đưa các truyền thuyết lịch sử đi vào các tác phẩm văn học, nghệ thuật... , và gìn giữ nét đẹp đó theo thời gian, để tất cả các thế hệ đều được tiếp cận và trân trọng nó.Tượng đài, có thể bị đạp đổ. Còn các giá trị lịch sử truyền thống dân tộc, luôn sống mãi cùng các thế hệ người Việt. Các thế hệ trẻ cần những cách tiếp cận nhân văn hơn là nhồi nhét vào họ những tượng đài... hư cấu.Chiếc áo khoác không thể làm nên thầy tu. Giáo dục lòng yêu nước không nên chỉ được xây dựng trên những tượng đài truyền thuyết lịch sử.

Đúng là ngu thật.

Nếu cho rằng truyền thuyết không có giá trị lịch sử, không làm nên lòng tự hào dân tộc thì các bộ trường ca, sử thi của Ấn Độ, Hy lạp hay các đồn bào Tây Nguyên nó có gí trị gì, ngoài giá trị văn học?

Có mấy nước trên thế giới không dựa vào truyền thuyết để có lòng tự tôn dân tộc?

Không lẽ dẹp luôn truyền thuyết "Con rồng cháu tiên", dẹp luôn các Vua Hùng?

Cứ cái kiểu dựa vào quyền lực học thuật để ăn nói lộng ngôn, xảo ngữ, ngụy biện như vầy thì 20 năm nữa nước Việt Nam sẽ thành cái gì.

Ông bà ta từ xưa đã nói đúng "Dốt hay nói chữ"

Không trích dẫn anh chị em không biết là Cái bang mắng ai???Posted ImagePosted Image Đã là Cái bang phải tuân thủ luật Bang hội Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà khoa học Iran tuyên bố phát minh ra cỗ máy thời gian

Thứ năm 11/04/2013 07:08

(GDVN) - Nhà phát minh nói rằng chính phủ Iran có thể dự đoán khả năng xảy ra một cuộc đối đầu quân sự với nước ngoài, dự báo biến động giá ngoại tệ và giá dầu bằng cách sử dụng phát minh mới của anh.

Một doanh nhân, nhà khoa học Iran tuyên bố anh đã trở thành chủ nhân của một cỗ máy thời gian cho phép người sử dụng nó có thể nhanh chóng biết được tương lai 8 năm tới.

Posted Image

Hình ảnh chiếc xe hơi thời gian trong một bộ phim khoa học viễn tưởng của Mỹ.

Ali Razeghi, một nhà khoa học Tehran, là chủ nhân của "Cỗ máy du hành thời gian Aryayek". Razeghi, Giám đốc Trung tâm phát minh chiến lược quốc gia Iran, là một nhà phát minh có tiếng của Iran và là chủ nhân của 179 phát minh khác đã được quốc gia này ghi nhận - tờ Telegraph đưa tin cho biết.

Nhà phát minh 27 tuổi cho biết cỗ máy thời gian hoạt động bằng một bộ thuật toán phức tạp cho phép nó có thể dự đoán cuộc sống trong tương lai từ 5-8 năm tới của bất kỳ một cá nhân nào với độ chính xác là 98%.

Anh cho biết, anh đã nghiên cứu và sáng chế cỗ máy thời gian trên hơn 10 năm qua. Nó có kích thước bằng một chiếc máy tính cá nhân và có thể dự đoán tương lai của người sử dụng trong 5-8 năm tới.

"Nó sẽ không đưa bạn vào tương lai mà sẽ mang lại tương lai cho bạn" - Razeghi mô tả về phát minh của mình.

Nhà phát minh nói rằng chính phủ Iran có thể dự đoán khả năng xảy ra một cuộc đối đầu quân sự với nước ngoài, dự báo biến động giá ngoại tệ và giá dầu bằng cách sử dụng phát minh mới của anh.

Razeghi cho biết dự án mới nhất của anh đã bị chỉ trích bởi bạn bè và người thân vì họ cho rằng anh đã "cố gắng cướp quyền của Thiên Chúa" để làm thay đổi cuộc sống bình thường và lịch sử. Tuy nhiên, anh cho biết dự án này không phải nhằm mục đích chống lại các giá trị tôn giáo. Anh cho rằng người Mỹ đang chi hàng triệu đô la để có thể phát minh ra những cố máy như thế này nhưng anh đã làm được nó với chi phí rất nhỏ.

Razeghi còn nói rằng anh sẽ không công bố mẫu thử nghiệm trong giai đoạn này vì lo ngại người Trung Quốc sẽ ăn cắp ý tưởng và sản xuất ra hàng triệu cái tương tự chỉ trong một đêm.

Nguyễn Hường (nguồn Telegraph)

================================

TTNC LHDP ra gía ban đầu đđấu giá nhận làm phần mềm với giá 15 triệu Dol để có thể biết TT Obama ăn bữa trưa với những món nào và dùng loại nước giải khát gì trong bữa tối. 50 triệu cho cả thế giới. 100 triệu cho thế giới này đi về đâu. Sẵn sàng bán cho bất cứ ai, kể cả Trung Quốc!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạ thưa Bác Say, Cái bang đã sửa lại và cho cái tên thằng muốn chửi vào rồi. Nhưng vẫn chậm hơn Bác nên mới ra nông nổi Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác thiên sứ ơi sao cháu không thấy sách phong thủy của bác bán ở các hiệu sách ? Cháu muốn hỏi sách phong thủy của bác bán ở chỗ nào không ạ ?

Mong hồi âm của bác .

Sách in thì bán hết từ lâu rồi (nếu chú không nhầm thi khoảng 2008-2010, vẫn có bán). Nếu cháu học online (lớp trên diễn đàn) thì có thể đọc các bản mềm của các sách này trong mục sách tham khảo).Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phó thường dân, lại còn dự khuyết nữa thì cứ cho rằng Tàu cài máy nghe lén, cùng lắm nó toàn nghe chuyện ăn cơm rau muống chấm nước mém và hoa hậu sộ hàng. Hơi đâu mà đập.

không đâu bác ơi ,nó cài thuốc độc vào đó ,thuốc nó tỏa ra thế là bác chén thức ăn bày trên đĩa đó ,ngày này tháng khác rồi đến lúc bác bị con cháu đưa ra châu quỳ luôn đấy bác ạ .

Em là cứ đập hết dần thôi ,sợ lắm rồi :wub: :wub: :wub: :wub: :wub:

Share this post


Link to post
Share on other sites

không đâu bác ơi ,nó cài thuốc độc vào đó ,thuốc nó tỏa ra thế là bác chén thức ăn bày trên đĩa đó ,ngày này tháng khác rồi đến lúc bác bị con cháu đưa ra châu quỳ luôn đấy bác ạ .

Em là cứ đập hết dần thôi ,sợ lắm rồi :wub: :wub: :wub: :wub: :wub:

Cái đĩa này chắc có địa chỉ cụ thể. Nhưng do sơ xuất nên bị nhầm sang con mẹ bán tạp hóa và bà này mua phải.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trang NewYorker đưa tin, Cơ quan thông tin truyền thông của nước Triều Tiên (KCNA) hôm qua cho biết kế hoạch thử tên lửa của nước này đã bị hoãn lại vô hạn định vì "gặp vấn đề với Windows 8". Theo như các nhà phân tích cho biết thì chương trình điều khiển tên lửa của Triều Tiên mới chỉ nâng cấp lên Windows 8 hồi năm ngoái mà thôi còn trước đó là xài... Windows 95.

KCNA không cho biết thời gian thử tên lửa tiếp theo là vào khi nào mà chỉ nói là "đang làm việc với bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của Windows 8 để giải quyết vấn đề". Thêm một nguồn tin thận cận với chính quyền nước này còn nói lãnh đạo Kim Jong-un, người đứng đầu đất nước tỏ ra rất tức giận về sự cố của Windows 8 và đang cân nhắc một vài lựa chọn, trong đó bao gồm cả việc... tuyên chiến với Microsoft luôn.

Link: http://www.newyorker.com/online/blog....html?mobify=0

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói như phim hài tết

Mình có tiền..mình phải rực rỡ

thì tất nhiên họ có mồm to..họ phải to mồm hơn dân đen, vì họ nói ra là thiên hạ phải nghe, không nghe thì không bằng....

Lanha92 nêu ra ví dụ nhá

1. Trước giờ các cụ đố dám bảo thời Hùng tổ tiên mặc như thổ dân châu Phi, nhưng đám pha học mót được của anh Tàu, anh Pháp và ...mới nhìn sơ sơ trên hiện vật đã toáng lên là dân ta đội lông chim và mặc khố....---> đến bảo tàng đền Hùng cũng vẽ theo các pha học gia như thế như thế. Họ nói thế vì họ mồm to, đụng vào họ thì ăn cám, họ chỉ có đúng mà

2. Đến Chiêu quân ở Thái BÌnh nhá...các nhà pha học run như giẽ khi làm sao ồ làm sao mà mĩ nhân Trung Hoa thờ ở Vn/ thế này có khác nào bào Trung Hoa vô sử, và họ bảo ..không tin được,, không có cơ sở, huyền sử sử dân gian là không đáng tin là ông LVL --- đáng kính nói nhé

3. 18 đời Hùng triều là ..18 gia tộc thuộc họ Hùng nắm quyền trên đất nước Lạc Hồng suốt 4000 năm, trẻ con cũng không tin được chỉ có 18 ông vua ông thọ nhất 200 tuổi . Thế nhưng bất chấp cả toán học, sinh học, sử học, họ dõng dạc tuyên bố chỉ có 2000 năm và có..18 ông vua trong mảnh đất con con ở Bắc Bộ, trong khi ..thần phả đến vua Kinh Dương Vương ghi rõ...lập nền quốc gia ở ..hà tĩnh

Khốn khổ thay cho nước mình sinh ra toàn dao pha tiên sinh chặt chém lịch sử nát vụn nát bấy rồi đổ,,tại lịch sử hàn lâm

Hơ, hơ....Có phải... "Dao pha tiên sinh" này không nhỉ?Posted ImagePosted Image

http://www.google.co...iw=1280&bih=863

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng ...

inest.hust.edu.vn/nghien-cuu-sinh - Diese Seite übersetzenTrịnh Xuân Báu Ngày sinh: 28/02/1974. Ô nhiễm trang tại chăn nuôi gia cầm- nghiên cứu giảm thiểu ô nhiễm bằng ozone.

http://tuanvietnam.v...-thuyet-lich-su

Lòng yêu nước không dựa trên truyền thuyết lịch sử

Tác giả: Trịnh Xuân Báu Bài đã được xuất bản.: 12/04/2013 02:00 GMT+7

'...'

Posted Image

Hồ Gươm, nơi gắn liền với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần

....Do đó, việc xây dựng một tượng đài lịch sử dựa trên một truyền thuyết để GD lòng yêu nước là một góc nhìn phiến diện. Không những phản tác dụng trong việc khuyến khích học sinh yêu thích môn Sử, mà còn tạo ra một sự ngờ vực về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta, làm suy giảm lòng yêu nước của các thế hệ trẻ.

Chúng ta không quay lưng lại với những truyền thuyết lịch sử, nhưng chúng ta cũng không nên thần thánh hóa và cố tình xây dựng những tượng đài truyền thuyết lịch sử.

Truyền thuyết thường hư cấu, còn lịch sử phải tôn trọng sự thật. Hãy đưa các truyền thuyết lịch sử đi vào các tác phẩm văn học, nghệ thuật... , và gìn giữ nét đẹp đó theo thời gian, để tất cả các thế hệ đều được tiếp cận và trân trọng nó.

Tượng đài, có thể bị đạp đổ. Còn các giá trị lịch sử truyền thống dân tộc, luôn sống mãi cùng các thế hệ người Việt. Các thế hệ trẻ cần những cách tiếp cận nhân văn hơn là nhồi nhét vào họ những tượng đài... hư cấu.

Chiếc áo khoác không thể làm nên thầy tu. Giáo dục lòng yêu nước không nên chỉ được xây dựng trên những tượng đài truyền thuyết lịch sử.

____________________________

Kết luận cuối bài không ăn nhập với cái tít ở đầu bài gì cả. Chắc quen viết luận văn ... kiểu cắt và dán rồi Posted ImagePosted Image. Hay lại được ông biên tập viên nào đó... gà cho cái tiêu đề ...nổ cho toPosted ImagePosted Image Kiểu 'đau bụng... uống nhân sâm', làm báo thế này.... chắc đứt sớmPosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trang NewYorker đưa tin, Cơ quan thông tin truyền thông của nước Triều Tiên (KCNA) hôm qua cho biết kế hoạch thử tên lửa của nước này đã bị hoãn lại vô hạn định vì "gặp vấn đề với Windows 8". Theo như các nhà phân tích cho biết thì chương trình điều khiển tên lửa của Triều Tiên mới chỉ nâng cấp lên Windows 8 hồi năm ngoái mà thôi còn trước đó là xài... Windows 95.

KCNA không cho biết thời gian thử tên lửa tiếp theo là vào khi nào mà chỉ nói là "đang làm việc với bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của Windows 8 để giải quyết vấn đề". Thêm một nguồn tin thận cận với chính quyền nước này còn nói lãnh đạo Kim Jong-un, người đứng đầu đất nước tỏ ra rất tức giận về sự cố của Windows 8 và đang cân nhắc một vài lựa chọn, trong đó bao gồm cả việc... tuyên chiến với Microsoft luôn.

Link: http://www.newyorker.com/online/blog....html?mobify=0

Posted ImagePosted ImagePosted Image, Có phải là chuyện cười cá thangs 4 của WarrenBocphet không đới, ...thế mà VN ta cũng đang hô hào làm Chính phủ Điện tử,... và mã số công dânPosted ImagePosted ImagePosted Image

http://nld.com.vn/20...so-cong-dan.htm

Lãng phí vì mã số công dân

Thứ Bảy, 30/03/2013 23:39

Trước đây, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đã được hỗ trợ xây dựng một đề án về lý lịch công dân trị giá 10 triệu USD nhưng sau đó không được Bộ Công an và Bộ Tư pháp tiếp nhận

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Tư liệu Dân số, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ), Bộ Y tế, cho biết cơ sở dữ liệu dân cư của Tổng cục DS - KHHGĐ có xuất xứ từ dự án “Đăng ký dân số và hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư” do Chính phủ Na Uy tài trợ.

Dự án hay nhưng bị dừng

Theo TS Quốc Anh, từ năm 1994, Ủy ban Quốc gia DS - KHHGĐ đã xây dựng hệ thống thống kê DS - KHHGĐ. Đến năm 1996, đoàn chuyên gia Na Uy sang Việt Nam khảo sát để hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm giúp Việt Nam cải cách quản lý Nhà nước theo xu thế hành chính công, mang dịch vụ đến với từng người dân.

Sau khi khảo sát hệ thống của Tổng cục Thống kê, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Ủy ban Quốc gia DS - KHHGĐ, đoàn chuyên gia Na Uy đã trình Chính phủ Việt Nam lựa chọn hệ thống của Ủy ban Quốc gia DS - KHHGĐ. Lý do, hệ thống này có đội ngũ cán bộ chuyên trách xã và các cộng tác viên tới tận thôn xóm, bản làng, hộ gia đình để ghi chép thông tin cũng như vận động KHHGĐ.

Khi đó, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phê duyệt để Ủy ban Quốc gia DS - KHHGĐ tiếp nhận, thực hiện dự án này. Dự án thí điểm đăng ký dân số và hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ở Việt Nam giai đoạn 1998-2000 do Na Uy viện trợ và cử Trung tâm Dữ liệu Hoàng gia Na Uy trợ giúp về kỹ thuật, chuyển giao công nghệ hiện đại.

Sau khi làm thí điểm tại các tỉnh Hà Tây, Bình Thuận, Tây Ninh (3 miền) và cho thấy hiệu quả, các bên đã nhận định đủ điều kiện triển khai ra cả nước. Điều này cần được ban hành trong một nghị định. Khi đó, phía Na Uy tiếp tục viện trợ dự án “Chuyển tiếp về cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư ở Việt Nam” giai đoạn 2001-2002, đồng thời chuẩn bị nguồn vốn viện trợ khi thực hiện chính thức ra toàn quốc khoảng trên 10 triệu USD.

Tuy nhiên sau đó, từ một cơ quan ngang bộ, Ủy ban Quốc gia DS - KHHGĐ chuyển thành Tổng cục DS - KHHGĐ, thuộc Bộ Y tế và không còn chức năng ban hành văn bản quy phạm cũng như hướng dẫn các tỉnh, TP thực hiện.

Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ chuyển dự án này cho Bộ Công an (theo hệ thống quản lý hộ khẩu) thực hiện. Toàn bộ hồ sơ, tài liệu... đã được chuyển giao cho Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) là đơn vị thực hiện dự án. Sau đó, ban chỉ đạo thực hiện dự án gồm đại diện nhiều bộ, ngành liên quan được thành lập để giúp Bộ Công an triển khai.

“Tôi được Bộ Y tế cử tham gia là thành viên ban chỉ đạo này nhưng cũng chỉ trải qua vài cuộc họp lấy ý kiến đóng góp rồi thôi” - TS Quốc Anh nói.

Phớt lờ ý kiến đóng góp

TS Nguyễn Quốc Anh cho biết khi chuyển giao cho Bộ Công an, Tổng cục DS - KHHGĐ đã hình thành cơ sở dữ liệu chuyên ngành DS - KHHGĐ (có bổ sung các chỉ tiêu về KHHGĐ) để sử dụng. Đến nay, cơ sở dữ liệu vẫn được cập nhật thường xuyên và quản lý khoảng 98% số dân, so với số liệu công bố chính thức của Tổng cục Thống kê (khoảng trên 88 triệu người) nhưng không có số ID vì không có chức năng cấp.

“Nhiều nước trên thế giới chỉ giao cho một bộ (Nội vụ hoặc Tư pháp) xây dựng mã số công dân. Nếu để ở cơ quan công an thì người dân sẽ gặp không ít khó khăn hoặc ngại tiếp xúc” - TS Quốc Anh nhận định.

Từng tham gia buổi chuyển giao dự án giữa Tổng cục DS - KHHGĐ và Tổng cục Cảnh sát năm 2008, đại tá Vũ Xuân Dung, Cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (C72) -Bộ Công an, lại chưa rõ đề án của Bộ Y tế có được cập nhật hay không. Theo ông Dung, chỉ những dữ liệu có đầy đủ tài liệu, chứng cứ pháp lý thì mới được sử dụng và các ngành tin dùng.

Đến nay, Bộ Tư pháp chưa đưa ra con số dự kiến để triển khai đề án của mình. Riêng đề án của Bộ Công an dự kiến hết 3.000 tỉ đồng, chia thành nhiều giai đoạn và đang được Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho ý kiến. Sắp tới, Bộ Công an sẽ triển khai đề án trị giá 10 triệu euro (vay vốn ODA của nước ngoài) về quản lý dân cư, được thí điểm tại TP Hải Phòng.

TS Quốc Anh cho rằng với cơ sở dữ liệu sẵn có ở Tổng cục DS - KHHGĐ, việc cấp số ID cho mọi bản khai của các công dân sẽ hình thành được hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tuy nhiên, những ý kiến góp ý đã không được Bộ Tư pháp và Bộ Công an lưu tâm.

Mạnh ai nấy làm

Đại diện Bộ Công an cho biết 12 số trên CMND mới chính là số định danh cá nhân, theo mỗi công dân trong suốt cuộc đời. Trong khi đó, theo Bộ Tư pháp, việc xây dựng đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính cho công dân (lấy 12 số trên CMND mới) được làm theo chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và sau đó là Chính phủ khi thực hiện dự án Luật Hộ tịch (dự kiến có hiệu lực trong năm 2015).

Mới đây, Bộ Công an đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị chỉ đạo Bộ Tư pháp dừng triển khai dự án do bộ này xây dựng để chống lãng phí. Thế nhưng, khi Thủ tướng Chính phủ chưa có ý kiến thì cả 2 bộ vẫn tiếp tục hoàn thiện dự án của mình.

THẾ KHA

________________________________________________________

(Cũng là nói phét... cho vui thôi nhé):

Một ngày đép trời... do trục trặc hề thống mạng toàn cầu... Hợp chủng quốc Hoa Kỳ nó cấp hết CMT nhân dân cho mọi người có trong database thành công dân Mỹ thì... bỏ mịaPosted ImagePosted ImagePosted Image. CP lúc ấy ... chống gậy đi mà tìm dân. (Khởi nguồn từ cái ngu... của các ông Tiến Sĩ giấy do VN cấp bằng...do đi học nhiều,Posted ImagePosted ImagePosted Image (Loại tiến sĩ ít thông minh, mà nhiều quan liêu... Posted ImagePosted ImagePosted Image, chỉ biết v dán để xin kinh phí của nhà nước, còn tác động đến phát triển thế nào thì hối sau...không cần xét).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc đề xuất cuộc họp đặc biệt với ASEAN

SGTT.VN - Chiều ngày 11.4, AFP đã dẫn lời Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho hay, Trung Quốc vừa chủ động đề xuất một cuộc họp với tất cả các nước ASEAN.

Đây được coi là một cuộc họp đặc biệt khi Trung Quốc vẫn đang duy trì quy trình đàm phán tranh chấp song phương ngược với nguyên tắc đa phương của ASEAN.

Posted Image

Hải quân Việt Nam tuần tra tại đảo Đá Thị, Trường Sa.

Ông Natalegawa cho biết, cuộc họp này sẽ thúc đẩy tiến trình xây dựng Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông COC. Thời gian và địa điểm cụ thể hiện vẫn chưa được ấn định.

Thông tin này được đưa ra ngay sau khi Kyodo của Nhật và PNA của Philippines đồng loạt đưa tin, ASEAN đang thảo luận về khả năng đưa ra tuyên bố chung trong một cuộc họp tại thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei trong ngày 11.4.

Cuộc họp này nằm trong diễn biến chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN sẽ diễn ra tại Brunei vào ngày 24-25.4.

Vào ngày 13-14.4 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng sẽ có chuyến công du đến Trung Quốc. Tranh chấp Biển Đông sẽ là một trong những chủ đề quan trọng mà ông Kerry đề cập đến.

Trong khi đó, tại Hoa Đông cũng đã có diễn biến mới khi Nhật Bản “lôi kéo” được Đài Loan thêm một nhịp bằng việc ký được thỏa thuận đột phá về quyền đánh bắt cá trong vùng biển này.

Bài, ảnh: songmoi.vn

=================

Đánh giá bài viết:

Các ý kiến (2)

Nguyễn Hoàng Hải

Các nước liên quan Biển Đông, kể cả Asean nếu như cùng một tiếng nói (đáng tiếc là không!) đã nằm ở cán cân nhẹ hơn nhiều với Trung Quốc đông dân, đang phát triển. Quyền lợi Biển Đông thực ra chỉ liên quan trực tiếp với mấy nước. Do đó Trung Quốc sẽ tìm mọi cách tranh thủ các nước khác để cô lập Việt Nam, Phillippines... như họ vừa làm với Căm-pu-chia. Con đường hợp pháp, hòa bình, đúng đắn tôi nghĩ các nước liên quan Biển Đông, đặc biệt Việt Nam cần làm là tập hợp mọi chứng cứ để thúc đẩy đưa vấn đề ra Tòa án quốc tế. Song song các nước yếu phải dựa vào các nước mạnh khác bảo vệ, khai thác tài nguyên, và cả nếu có hội nghị về Biển Đông thì bao giờ cũng cần có mặt đông đảo cộng đồng thế giới, chứ chớ hy vọng cũng như rơi vào bẫy "giải quyết đơn phương" được với Trung Quốc. Do vị trí quan trọng của Biển Đông khiến nhiều nước không có lãnh thổ tranh chấp nhưng có quyền lợi trong đó như trục đường giao thông nên cũng tự động phải nhảy vào.

Nguyễn Thị Hiền Mai

Đây là chính quyền Trung Quốc phản ứng kiểu ve vãn, rất sợ bị dầu thêm vào lửa. Triều Tiên đang nhanh chóng thoát ra ngoài vòng kiềm tỏa của chính quyền Trung Quốc. Những lời căng thẳng đã lên tới cấp lãnh đạo cao nhất; đã có những hành động ngay biên giới (như tập trận, khoe trương sức mạnh, đóng cửa biên giới, v.v.). “Dầu thêm vào lửa” ở đây là cảnh, thí dụ, Philippines lớn tiếng đòi (hay hành động) tống khứ chính quyền Trung Quốc ra khỏi bãi Scarborough; hay Việt Nam ta lôi chính quyền Trung Quốc ra tòa Liên Hiệp Quốc, bảo phải trả lại ngay cho ta toàn bộ Hoàng Sa mà họ đã cướp

==============

Liệu đây có phải là dấu hiệu người Trung Quốc tìm một con đường khác để phát triển không nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Viết bằng sự tôn trọng sự thật của lịch sử

10:48-11/04/2013

Theo Sài Gòn Tiếp thị

Vì nhiều lý do, trang phục cung đình và dân gian của cha ông ta ngày xưa cho đến nay vẫn còn gây tranh cãi và chưa có những cứ liệu chuẩn xác. Các tác phẩm khảo cứu văn hiến áo mão của người Việt số lượng đếm trên đầu ngón tay, và cũng mới chỉ là những phác thảo mờ nhạt... Đó chính là động lực thôi thúc nhà nghiên cứu sinh năm 1985 Trần Quang Đức hoàn thành cuốn sách Ngàn năm áo mũ.

Với Ngàn năm áo mũ, anh đặt định cho mình một quan điểm nghiên cứu lịch sử ra sao?

Trước tiên, mọi nhận định đều cần có dẫn chứng thuyết phục, có cơ sở khoa học, tuyệt đối không sử dụng tư liệu mơ hồ. Tính đến nay, chúng ta mới có vài cuốn sách đề cập đến trang phục cung đình và dân gian của người Việt, nhưng trong đó không ít kết luận nặng tính tư biện và ước đoán bởi thiếu chứng lý khoa học. Tôi thấy các tác giả thường viện dẫn một cách hàm hồ, kiểu “Sử cũ ghi lại”, “Sử xưa chép lại”, “Tương truyền rằng” v.v… mà không chú rõ xuất xứ của thông tin. Họ cũng mới chỉ dừng lại ở việc công bố một số tư liệu liên quan, thiếu thao tác phê bình, đối chiếu sử liệu xem nó đúng hay sai. Một hạn chế khác, các tác giả ít khai thác nguồn tư liệu Hán Nôm, chủ yếu khảo cứu dựa trên các bản dịch tiếng Việt sẵn có của Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí… Các sử liệu đã được chuyển ngữ thì khiêm tốn về số lượng và nhiều khi không chuẩn xác. Dịch giả không am hiểu lĩnh vực cổ trang rất dễ dịch nhầm khiến các nhà nghiên cứu thế hệ sau nếu không tra cứu tư liệu gốc sẽ bị sai theo. Có thể điểm qua một số trường hợp như áo Xưởng hạc bị “định danh” nhầm là áo lông hạc, mũ Thất Lương Quan là mũ bảy cầu, phương tâm khúc lĩnh là tim vuông tràng áo cong, mũ Đường Cân là khăn tàu v.v. Trong khi, đó đều là tên riêng của các loại áo, mũ, phục sức… hầu hết có quy chế sử dụng rõ ràng.

Nói đến thái độ nghiên cứu, tôi thấy mình cần phải giữ được sự sáng suốt và công tâm để bước qua các luồng tư tưởng cực đoan, mang nặng ảnh hưởng của tinh thần dân tộc và chủ nghĩa quốc gia. Tôi xác định cho mình, cuốn sách được viết phải bằng sự tôn trọng sự thật của ngàn năm áo mũ người Việt, không đánh giá đúng sai, hay dở bởi thẩm mỹ mỗi thời đều có giá trị riêng.

Anh dựa trên cơ sở khoa học nào để khắc hoạ trang phục cung đình và dân gian của người Việt, xuyên suốt 1.000 năm?

Khi nghiên cứu về trang phục của vua Lý Thái Tổ, tôi thấy các nhà nghiên cứu trang phục hiện nay đều dựa trên pho tượng được tạc vào thế kỷ 18 – 19, bằng trí tưởng tượng của người đời sau. Hiện vật này chắc chắn không thể nào tái hiện chính xác trang phục của một thời đại cách đó tới 800 năm. Cách làm của tôi không như vậy. Mỗi một nhận định đều là kết quả của quá trình nghiên cứu các hiện vật tranh, tượng, áo, mũ đồng đại, và các hiện vật đồng đại lại phải khớp với mô tả trong các thư tịch liên quan. Nếu không khớp với sử liệu, hiện vật cũng chỉ mang tính tham khảo mà thôi. Tôi lấy ví dụ, để khảo cứu trang phục của vua Trần trong đại lễ, cụ thể là phục sức phương tâm khúc lĩnh (làm bằng lụa, cổ tròn gắn với tâm vuông đeo trước ngực), tôi dựa vào những ghi chép trong An Nam chí lược và bức phù điêu tại chùa Dầu (Hà Nam), có niên đại thuộc thời Trần. Tôi nhận thấy dạng lễ phục được khắc hoạ trên bức phù điêu này về cơ bản khớp với mô tả của sử liệu.

Như vậy, lối hình dung về trang phục đời trước dựa chủ yếu trên những ấn tượng sâu đậm về trang phục triều Nguyễn phải chăng là quá chủ quan và nặng tính suy diễn?

Đúng vậy. Không ít người vẫn dựa trên tập tục búi tó, vấn khăn, mặc áo dài năm thân của người triều Nguyễn để hình dung về người thời trước, trong khi người Lê trung hưng (giai đoạn sau của nhà hậu Lê) lại thường mặc áo giao lĩnh (dạng áo các nhà sư ngày nay thường mặc) và xoã tóc dài. Ngoài hiện vật tranh tượng còn có nhiều sử liệu của người nước ngoài ghi nhận điều này. Tỉ như khi Phùng Khắc Khoan đi sứ nhà Minh, đã được sứ thần Triều Tiên Lý Toái Quang miêu tả: xoã tóc dài, dùng một tấm khăn phủ lên đầu trông tựa nhà sư. Người đời Trần lại có tục cắt tóc ngắn, hoặc cạo trọc đầu. Riêng về trang phục của vua có nhiều kiểu loại. Năm 2010, nhân mấy bộ phim lịch sử kỷ niệm đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, dấy lên những tranh cãi rằng, vua nước mình đâu có đội mũ giống vua Tàu như thế! Nhưng thực ra, ngay từ thời Đinh, Lê, Lý, áo Cổn mũ Miện (lễ phục của hoàng đế Trung Quốc) đã được vua nước ta sử dụng với tâm thái ngang hàng với “thiên tử” Trung Hoa. Chẳng hạn, trang phục cung đình thời Lý phỏng theo nhà Tống, nhưng mũ, đai, hia, hốt đều được dát vàng, trong khi nhà Tống để trơn. Đưa ra những dẫn chứng này, tôi muốn nói một điều, mọi nhận định về quá khứ đều phải có căn cứ và gắn với sử liệu, không nên lấy các đặc điểm của thời đại sau để suy diễn thời đại trước.

Qua câu chuyện có thể thấy, về trang phục, các triều đại phong kiến Việt Nam, bên cạnh sự kế thừa cũng có nhiều cuộc cải cách. Phải chăng, việc khảo cứu văn hiến áo mũ còn đem lại một ý nghĩa khác: trang phục không đơn giản chỉ là trang phục, mà nó thể hiện rất rõ tính cách của người Việt cũng như tư thái và khí chất của mỗi vị vua nước Việt?

Vì sao trong một thời kỳ rất dài, người Việt không phân sang hèn đều nhuộm răng, thích đi chân đất? Vì sao các triều đại phong kiến Việt Nam đều chọn trang phục của một số triều đại Trung Quốc (không nhất thiết cùng thời) làm khuôn mẫu, nhưng luôn mô phỏng theo hướng chọn lọc và biến dị? Vì sao trong nhiều sử liệu, vua quan người Việt tự xưng nước mình là “Trung Quốc”, “Hoa Hạ”, theo ý nghĩa một quốc gia trung tâm, một đất nước hùng mạnh với văn hiến rực rỡ? Đó chính là câu hỏi tôi tìm cách giải đáp trong cuốn sách, song song với việc tái hiện trang phục cung đình và dân gian của người Việt.

Hương Lan (thực hiện)

Văn hoá trang phục truyền thống Việt Nam bị mất dấu tích sâu đậm nhất khi nền văn hoá Tây phương do người Pháp đưa vào được áp đặt triệt để lên xã hội Việt Nam. Tiếp theo đó là sự đổi thay của lịch sử và ý thức hệ. Những biến động xã hội ấy khiến cho ngày nay không ai còn biết ông bà ta ngày xưa ăn mặc, sinh sống như thế nào. Và khi cần tái hiện lối ăn mặc của người Việt trong quá khứ, người ta “sáng tác” một cách tuỳ tiện.

Phim ảnh là phương tiện truyền bá văn hoá cho giới trẻ hữu hiệu và trực tiếp, nhưng hiện nay nhiều bộ phim hay vở kịch tái hiện lịch sử lại có phục trang truyền thống khác nhau. Rồi gần đây khi sự giao lưu văn hoá trở nên dễ dàng, thì trang phục truyền thống Việt Nam trong phim ảnh và trên sân khấu lại mang đậm dấu ấn của phim ảnh Trung Quốc. Đây là đợt huỷ diệt nguy hiểm hơn hết cho kiến thức về lịch sử văn hoá áo mũ truyền thống của giới trẻ Việt Nam.

Vì thế, việc ra đời của quyển sách Ngàn năm áo mũ là một sự cứu rỗi may mắn. Có lẽ đây là một trong những tập tài liệu văn hoá, lịch sử trang phục được nghiên cứu sâu và được biên soạn kỹ nhất ở Việt Nam, nếu không nói là quốc tế, cho đến nay. Tác giả với vốn liếng ngoại ngữ và cổ văn rất cao đã bỏ ra nhiều năm lăn lộn, tìm tòi ở các thư viện cũng như dân gian ở Việt Nam và các nước, nhất là Trung Quốc, để có được những tài liệu quý giá và chính xác đúc kết nên tác phẩm này.

Nhà nghiên cứu Trịnh Bách

==============================

Xem xem đã!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước đây tôi có nói đến một khoảng thời gian mà lệnh bà Tổng Thống Hàn Quốc có khả năng lên tiếng cho hòa bình ở Cao Ly sẽ có hiệu quả. (Bài viết đâu trong ngay topic này. Bây giờ tìm không ra) .Rất tiếc, thời điểm ấy qua lâu rồi.

==========================

Triều Tiên: Đề xuất đàm phán của Seoul là “thủ đoạn xảo quyệt”

Chủ Nhật, 14/04/2013 - 17:07

(Dân trí) - Triều Tiên hôm nay đã bác bỏ đề xuất đàm phán của Hàn Quốc về tương lai khu công nghiệp chung Kaesong, gọi đề xuất là “thủ đoạn xảo quyệt”.

Trung Quốc dùng Triều Tiên làm “mồi” “nhử” Hàn Quốc?

Mỹ: Triều Tiên “phạm sai lầm lớn” nếu thử tên lửa

Posted Image

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và các quan chức Triều Tiên.

“Đề nghị đối thoại là một thủ đoạn xảo quyệt nhằm che giấu chính sách đối đầu của Hàn Quốc và thoái thác trách nhiệm đẩy khu công nghiệp Kaesong vào khủng hoảng”, một phát ngôn viên của Ủy ban tái thống nhất hòa bình Triều Tiên tuyên bố trong một bài viết được hãng thông tấn chính thức KCNA đăng tải.

Ủy ban của Triều Tiên cũng miêu tả đề xuất đối thoại là một “một quả đạn rỗng” và đổ lỗi cho Hàn Quốc và Mỹ vì làm gia tăng căng thẳng bằng cuộc tập trận quân sự thường niên, dự kiến kết thúc vào cuối tháng này.

“Trong hoàn cảnh hiện thời, có thích hợp để tiến hành đàm phán?... Một cuộc đối thoại như vậy là vô nghĩa”, người phát ngôn nói thêm.

Ủy ban tái thống nhất hòa bình Triều Tiên đưa ra các bình luận trên chỉ ít ngày sau khi Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đề xuất đàm phán với Bình Nhưỡng, nói rằng bà sẵn sàng “khởi động tiến trình xây dựng lòng tin” trên bán đảo Triều Tiên.

Hôm 8/4, Bình Nhưỡng đã thông báo rút 53.000 công nhân và ngừng hoạt động tại khu công nghiệp Kaesong, biểu tượng cuối cùng của sự hợp tác giữa hai miền Triều Tiên.

Trong bối cảnh căng thẳng quân sự đang tăng cao trên bán đảo TriềuTiên, Tổng thống Park đã đưa ra đề nghị đàm phán mạnh mẽ nhất với Triều Tiên hôm 11/4. Bà Park nói trong một cuộc họp với các nghị sĩ đảng cầm quyền rằng bà có ý định “đối thoại với Bình Nhưỡng” và tiếp tục trợ giúp nhân đạo cho miền bắc, bất chấp các căng thẳng chính trị và an ninh.

Cùng ngày, Bộ trưởng thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl-jae đã hối thúc Triều Tiên tiến tới bàn đàm phán để giải quyết tình hình tại Kaesong.

Theo giới chuyên gia, các bình luận đó được xem là đề nghị đàm phán rõ ràng nhất của bà Park đối với Bình Nhưỡng và chứng tỏ rằng bà đang chuyển trọng tâm chính sách về Triều Tiên sang đối thoại, mặc dù bà cũng tái khẳng định cam kết cứng rắn với các hành động khiêu khích của miền Bắc.

Tại Seoul, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 12/4 nói ông ủng hộ đề nghị đàm phán của bà Park, nhưng cảnh báo rằng Triều Tiên có thể gây ra “sai lầm lớn” nếu phóng tên lửa.

Bình Nhưỡng chỉ trích Seoul vì “lăng mạ” sinh nhật lãnh tụ

Cũng trong hôm nay, Triều Tiên đã lên tiếng chỉ trích Hàn Quốc vì “lăng mạ” các hoạt động mừng sinh nhật lãnh tụ Kim Nhật Thành.

Một phát ngôn viên của Ủy ban tái thống nhất hòa bình Triều Tiên cáo buộc chính phủ Hàn Quốc đưa ra “những bình luận ác ý và mang điềm xấu” nhằm vào các lễ kỷ niệm.

Liên hệ tới một số bài báo của Hàn Quốc nói rằng Triều Tiên hiện đang “băn khoăn trước đề xuất đàm phán của Seoul”, ủy ban Triều Tiên nói những bình luận như vậy là “một sự khiêu khích ghê tởm khác không thể dung thứ”.

“Những kẻ xúc phạm phẩm giá của ban lãnh đạo tối cao Triều Tiên sẽ bị trừng phạt thích đáng”, ủy ban tuyên bố.

Triều Tiên sẽ kỷ niệm 101 năm ngày sinh của cố lãnh tụ Kim Nhật Thành vào ngày mai. Thông thường, Bình Nhưỡng đã đánh dấu sự kiện này bằng một cuộc diễu binh quân sự quy mô lớn.

Giới chức Hàn Quốc cho rằng có vẻ như Triều Tiên sẽ quyết định động thái tiếp theo, trong đó có một vụ phóng tên lửa đã được lên kế hoạch, sau các lễ kỷ niệm vào ngày mai.

An Bình

Tổng hợp

==========================

Còn 4 ngày nữa đến ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 10. tháng Ba. Quý Tỵ Việt Lịch!

Share this post


Link to post
Share on other sites
Chưa là Quốc bảo, cụ Rùa đã lại 'nổi lên'
Tác giả: Thái Nam Thắng
Bài đã được xuất bản.: 5 giờ trước

Sự thiếu tự tin trong lĩnh vực văn hóa còn là hệ quả của những đứt gãy văn hóa, mà sự đổ vỡ hôm nay là một phần của hành vi chối bỏ quá khứ. Thật trớ trêu, thay vì sửa chữa và làm thăng hoa nó ở lĩnh vực văn hóa, tâm linh, thì người ta lại dùng lý luận hiện thực để phủ bác ngay cả những huyền thoại ít nhiều gắn bó với lịch sử dân tộc.

Mấy ngày nay cụ Rùa Hồ Gươm" lại được "nổi lên" trên sóng dư luận khi Phó GS.TS Hà Đình Đức và GS Vũ Đức Vượng đề nghị cụ trở thành "bảo vật quốc gia".

Mâu thuẫn và thiếu thuyết phục

Thế nào thì được gọi là "bảo vật quốc gia"?

Tiêu chí đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra, nhưng cũng không phải đã hết tranh cãi. Bởi nếu áp dụng tiêu chí ấy, thì Việt Nam chả có mấy thứ được gọi là "bảo vật quốc gia", dù Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định công nhận đợt một cả thảy 30 "bảo vật quốc gia" từ cổ đến kim.

Cụ thể những báu vật có niên đại gần đây nhất là "Pháo cao xạ 37mm M1939", "Máy bay MiG-21F96, số hiệu 5121", "Sổ trực ban Chiến dịch Hồ Chí Minh", "Xe tăng T-54B, số hiệu 843", "Xe tăng T-59, số hiệu 390".

Việc cụ Rùa Hồ Gươm có được công nhận là "bảo vật quốc gia" hay không, chẳng thuộc thẩm quyền của những người đề nghị. Song người viết chỉ thấy cách mà một số người phản đối đưa cụ lên tầm "quốc bảo" là khá mâu thuẫn và thiếu thuyết phục.

Ông Dương Trung Quốc nói: "Tôi đồng ý Rùa Hồ Gươm mang giá trị đặc biệt về văn hóa, tâm linh, khoa học. Nhưng nếu đưa nó trở thành bảo vật quốc gia thì chắc là chưa cần thiết...".

Thử hỏi, ở Việt Nam có bao nhiêu con người, con vật, đồ vật được mang giá trị đặc biệt về văn hóa, tâm linh, khoa học như ông Dương Trung Quốc nói? Vậy đến bao giờ thì "cần thiết" để đưa những giá trị đặc biệt như vậy vào danh mục "bảo vật quốc gia"?

GS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia nói: Làm gì có chuyện vua Lê Lợi đi trên hồ Hoàn Kiếm. Đấy chỉ là huyền thoại. Đồng nhất huyền thoại với lịch sử là sai. Tất nhiên huyền thoại mượn một số tình tiết trong lịch sử nhưng nó vẫn không phải lịch sử.

Xin hỏi, truyền thuyết Hồng Bàng, Lạc Long Quân, liên quan đến chuyện tiên rồng phối ngẫu đẻ ra trăm trứng, để bây giờ người Việt tự hào xưng mình là con Lạc, cháu Hồng, với ngót nghét 4.000 lịch sử, thì có gì không phải lịch sử như ông Ngô Đức Thịnh nói hay không? Chẳng lẽ cùng là những giá trị tinh túy, sống động của truyền thuyết dân gian như nhau, nhưng cũng có phân biệt đối xử?

GS Trần Lâm Biền thì cho rằng: Cũng phải nhìn lại nguồn gốc văn hóa của rùa. Rùa hay con giải và rắn là thủy quái gây lũ lụt...Có một truyền thuyết ở vùng Chèm, Hà Nội. Theo đó, người giữ đê trên đó đã phải đi bắt con giải - vốn thường xuyên phá đê. Cụ thò tay xuống khuấy nước rồi sau đó chặt nó làm ba. Dấu tích của ba phần con giải đó giờ là ba cái gò xung quanh. Tích truyện về con rùa - con giải là như thế.

Rồi GS Trần Lâm Biền còn tiện thể "sáng tác" luôn cả truyền thuyết: Rùa (giải) và rắn gây lũ lụt. Cho nên cụ Lê Lợi mới dùng kiếm - biểu tượng của sấm chớp ném xuống, chém xuống. Như thế có nghĩa là để chống lầy chống lụt. Từ ý nghĩa đó nên mới có tích truyện trả kiếm cho rùa....

Xin hỏi các nhà khoa học, rùa và rắn có phải là loài thủy quái gây ra lũ lụt không? Tại sao GS Biền lại "ngây thơ" đến mức dùng một truyền thuyết để phủ nhận một truyền thuyết. Tiếc thay, từ phát biểu này của GS Trần Lâm Biền, cũng như qua câu ca dao "Tiếc thay thân phận con rùa/ Lên đình cõng hạc xuống chùa đội bia" mà một số người nghiễm nhiên... kết tội rùa là một con vật biểu trưng cho sự phá hoại, lũ lụt, phải lên chùa đội bia để chuộc lấy tội lỗi...

Posted Image
Cụ Rùa Hồ Gươm. Ảnh: VNE

Rùa là loài vật thiêng nằm trong hệ thống tứ linh (long, lân, quy, phụng). Cũng chẳng khó khăn gì để tìm hiểu giá trị văn hóa và tâm linh của loài rùa ở một số quốc gia châu Á. Rùa biểu tượng cho sự hài hòa, trường cửu, bụng rùa vuông phẳng tượng trưng cho đất, mai rùa tròn cong tượng trưng cho trời. Bản thân rùa cũng là loài có tuổi thọ cao vào bậc nhất trong các loài động vật, và chẳng phải ngẫu nhiên mà người Việt lại có thói quen gọi Rùa Hồ Gươm bằng "cụ".

Tại sao người ta không đặt ra câu hỏi, vì sao dân gian (kể cả các vị mưu thần) thời xưa không bịa ra truyền thuyết "thần Kim Quy" hay "truyền thuyết Hồ Gươm" bằng những con vật thiêng khác mà cứ phải gắn với con rùa? Trong tâm thức dân gian, sự xuất hiện của rùa ít nhiều có tính "điềm báo", và cho đến tận hôm nay, vẫn có người liên hệ đến các sự kiện rùa nổi để tiên đoán những điều lành dữ...

Do đó, cần phải nhìn cụ Rùa Hồ Gươm dưới góc độ văn hóa, tín ngưỡng tâm linh dân gian, để tìm ra những mô-típ chung quanh những sự kiện lịch sử của nó. Như vậy mới hiểu vì sao những "mưu thần" xưa phải tranh thủ hình ảnh Rùa Hồ Gươm, thêu dệt những câu chuyện ly kỳ để tạo hiệu ứng dư luận.

Nếu chọn một loài vật khác, tác dụng của dư luận sẽ như thế nào? Chắc chắn, những người giỏi về thuật thế "tung tin đồn" (dù được xem là "yếm trá" trong binh gia), cũng không dại gì đi chọn một con vật không có uy linh gì trong dân gian để mà thổi lên thành câu chuyện đậm chất huyền thoại như vậy.

Bụt chùa nhà không thiêng?

Bây giờ thì sao, ngay cả một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết như ông già Noel còn được không ít người biến thành biểu tượng trong mỗi dịp Giáng sinh, vậy mà ít ai quan tâm đến cái ảo nghiễm nhiên được "hóa thật" ấy. Trong khi đó, Rùa Hồ Gươm gắn với những truyền thuyết tốt đẹp, thì chúng ta lại máy móc đòi hỏi phải là "hiện thực" cân, đong, đo, đếm được. Tại sao chúng ta cứ phải thực dụng với cái đẹp, cái thiêng như thế? Tại sao chuyện gì cũng đổ hết cho vài từ "mê tín dị đoan" là coi như xong chuyện?

Những cách nhìn chưa toàn diện về văn hóa, đặc biệt là văn hóa dân gian, đang chỉ ra một sự thiếu tự tin trong lĩnh vực văn hóa, nên một số người Việt hiện nay sợ dư luận, sợ tất cả những thứ liên quan đến bình chọn "bảo vật", hay "quốc hồn quốc túy" cho đất nước mình. Vì thế, có những giá trị văn hóa ít nhiều mang tính chất nội sinh thì bị phủi đi, trong khi vay mượn đủ trò từ bên ngoài, thì lại chẳng ý thức hết được về nó. Chẳng phải Bụt chùa nhà không thiêng đang là một nghịch lý trong đời sống ứng xử văn hóa hiện nay?

Tuy nhiên, sự thiếu tự tin trong lĩnh vực văn hóa còn là hệ quả của những đứt gãy văn hóa, mà sự đổ vỡ hôm nay là một phần của hành vi chối bỏ quá khứ. Thật trớ trêu, thay vì sửa chữa và làm thăng hoa nó ở lĩnh vực văn hóa, tâm linh, thì người ta lại dùng lý luận hiện thực để phủ bác ngay cả những huyền thoại ít nhiều gắn bó với lịch sử dân tộc.

Mỗi lần cụ Rùa Hồ Gươm nổi lên, cụ muốn "đòi lại" chúng ta điều gì? Có người bảo chẳng gắn với một điềm gì cả, chỉ là do môi trường nước bị ô nhiễm mà thôi. Ô hay, một cái hồ trong vắt thiêng liêng, gắn với biết bao tình cảm của người Việt, mà còn để cho ô nhiễm đến mức cụ Rùa không thể thở nổi, thì những thứ cha chung không ai khóc, những thứ thuộc về thiên nhiên kia, người ta không thẳng tay tàn phá, không gây ô nhiễm mới là lạ.



Chính bởi cứ nhìn "một mặt vấn đề" như thế, nên dễ hiểu vì sao nhiều giá trị văn hóa, tâm linh khó có thể cất cánh bay bổng được. Trong khi huyền thoại truyền thuyết vốn là một phần sống động thể hiện ước mơ và khát vọng của con người. Ước gì, mỗi khi động đất, mưa đá, lũ lụt, hạn hán, rùa nổi..., được hiểu như "điềm trời", những người quản trị quốc gia lại thức tỉnh sửa mình, nghĩ nhiều hơn đến những việc hệ trọng của dân của nước, giảm bớt luật hình, cắt giảm thuế khóa, gìn giữ biên cương...

Người viết cho rằng quan niệm thế nào là "bảo vật quốc gia" cũng có tính lịch sử, bởi rõ ràng những đồ vật, con con vật ngày xưa mà chúng ta phải tiến cống cho phương Bắc đều là những thứ quý hiếm thuộc vào hàng quốc bảo, mà bản thân những kẻ xâm lược đó cũng đã "ngửi" ra để yêu sách, những vật càng gắn với huyền thoại càng gây hứng thú.

Quan niệm về vật báu quốc gia cũng dần thay đổi theo thời gian, nhưng đối với những loài vật khoác áo huyền thoại như rùa, dù chúng ta không bày ra cái chuyện tôn vinh là "bảo vật", thì nghiễm nhiên cụ Rùa vẫn là một trong những loài vật linh thiêng trong văn hóa, tín ngưỡng truyền thống. Bây giờ chúng ta có tôn vinh cụ Rùa là bảo vật quốc gia, thì cũng chỉ là tái lập sự khẳng định đó trong tâm thức của người Việt từ nghìn đời nay mà thôi.

Hơn nữa, truyền thuyết rùa Hồ Gươm dâng kiếm cho Lê Lợi đánh tan giặc Minh xâm lược, đằng sau tên gọi Hoàn Kiếm còn là chuyện đề cao chữ tín, mượn thì phải trả. Hay ý nghĩa thời bình dùng văn, thời loạn dụng võ. Đó là chưa kể đến những ẩn ý khác, khi rùa phải ngoi lên nhắc chuyện trả gươm, thì phải biết gươm ấy chỉ nên dùng để đánh giặc ngoại xâm, chứ không nên dùng để thanh trừng nhau. Có gươm thiêng trong tay mà dùng sai mục đích, thì cũng đáng đòi lại lắm.

Bài thơ mà Đinh Liệt, một vị công thần nhà Lê viết ra cũng nói rõ cái ý ấy: Trong thuở hàn vi bừng sáng nghĩa/ Hoà bình hạnh phúc dễ mờ nhân?/ Cầm cân mà để cân sai lệch/ Nát đạo cha con tối nghĩa thần.

Mỗi lần cụ Rùa Hồ Gươm nổi lên, cụ muốn "đòi lại" chúng ta điều gì? Có người bảo chẳng gắn với một điềm gì cả, chỉ là do môi trường nước bị ô nhiễm mà thôi. Ô hay, một cái hồ trong vắt thiêng liêng, gắn với biết bao tình cảm của người Việt, mà còn để cho ô nhiễm đến mức cụ Rùa không thể thở nổi, thì những thứ cha chung không ai khóc, những thứ thuộc về thiên nhiên kia, người ta không thẳng tay tàn phá, không gây ô nhiễm mới là lạ.

Đó chẳng phải là "điềm báo" rằng môi trường mà rùa thần có tuổi thọ lâu dài như thế còn bức bối không chịu nổi, thì con người biết phải sống ra sao với đủ thứ ô nhiễm môi trường và ô nhiễm lương tâm khác?

Thông điệp của cụ Rùa Hồ Gươm, từ quá khứ lịch sử cho đến nay vẫn bàng bạc khắp chốn, khắp nơi, nhưng người hiểu nó để sửa mình, tiếc thay lại ngày càng ít và hiếm!

========================

Sự thiếu tự tin trong lĩnh vực văn hóa còn là hệ quả của những đứt gãy văn hóa, mà sự đổ vỡ hôm nay là một phần của hành vi chối bỏ quá khứ. Thật trớ trêu, thay vì sửa chữa và làm thăng hoa nó ở lĩnh vực văn hóa, tâm linh, thì người ta lại dùng lý luận hiện thực để phủ bác ngay cả những huyền thoại ít nhiều gắn bó với lịch sử dân tộc.



Ngôn từ của tác giả bài viết rất lịch sự! Tại hạ thật sự khâm phục! Khâm phục! Tại hạ vốn xuất thân giang hồ, nên tính bộc trực, nên thiếu tính kiềm chế như tác giả , mà cứ nói toạc móng lợn ra là thế này:

Thật là một lũ ngu dốt khi phủ nhận những gía trị văn hóa truyền thống. Không thể thuyết phục được những con bò. Đấy là kinh nghiệm của tôi. Đây là thkhoa học nửa mùa, không đủ hiểu biết tối thiểu để phân biệt được sgiao cấu giữa hai con lợn và cặp nam nữ trong đêm Tân Hôn. Đối với hthì đều chỉ là di truyền nòi giống mang tính sinh vật thuận theo cái thứ tư duy gọi là khoa học dốt nát ấy.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Viết rất hay. Thể hiện một tri thức văn hóa cao, đáng được trọng vọng hơn là những GS, TS mà người viết Thái Nam Thắng trích dẫn.

Không biết tác giả Thái Nam Thắng là GS, TS hay nhà nghiên cứu, người dân bình thường. Tuy nhiên, thông qua diễn đàn này, xin bày tỏ sự trân trọng với Tiên sinh!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gần đây trên báo Tien phong có đăng bài nghi ngờ về thanh đại đao của Mạc Thái tổ, sau đó được một số báo nêu lại

http://dantri.com.vn/xa-hoi/dai-dao-500-nam-tuoi-cua-mac-dang-dung-dau-la-su-that-716137.htm

Cả bải nhằm mục đích cho rằng người ta đang thờ món đồ không ..có cơ sở khoa học.....

Đọc xong lanha92 rơi nước mắt vì lũ hậu sinh dòi bọ ngu đến tội.

1. Đã là vũ khí trận thì đâu phải là khảm ngọc khảm trai vẽ rồng vẽ rắn làm gì. Có phải như phim Tàu đâu mà có hình thù nọ kia, Đao rèn là để đánh nhau cơ mà, lạu đòi minh văn nữa thì bố ai có được

2. Cả một dòng tộc bị truy sát suốt hàng chục năm, trốn lủi đổi họ, mang được di vật đi phải chôn dấu, thế mà đám pha học đám nhà báo đòi nó..phải mới tinh như chưa sử dụng thế thì ..thần thành cũng chẳng làm được, chắc phải ra chợ Tân Thanh mua về thì chúng nó mới tin

3. Đây mới là thối nhất

"Tiến sĩ Đoàn Trường Sơn, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Hải Phòng cho rằng, việc khẳng định một đại đao đã tồn tại bao lâu, có giá trị thế nào, không phải là việc nhỏ. Cần dựa trên những kiểm chứng khoa học và những dấu tích của lịch sử. Báo chí đã thông tin nhiều và điều này cũng đã góp phần định hướng cho dư luận tin vào sự có mặt của một trong hai vũ khí quý nhất châu Á đang được lưu giữ ở Hải Phòng.

Chúng ta rất cần dựa vào những tiêu chí như gia phả, tộc phả hay thần phả của chi họ lâu nay giữ đao. Nhưng tất cả những chứng cứ lịch sử này đã không còn. Chỉ dựa và truyền ngôn, mà truyền ngôn thì khó tránh khỏi dị bản và đương nhiên ít thuyết phục nhất. "

Tiến sĩ Sơn nêu quan điểm: “Theo cá nhân tôi, việc cho đây là đại đao của Mạc Đăng Dung từng xông pha trận mạc là không hợp lý. Nếu sau khi trưng cầu giám định, đúng là vật cổ có niên đại tồn tại cùng triều Mạc thì nên dừng lại ở góc độ là một thanh bảo đao biểu tượng cho sức mạnh, cho vương quyền của một triều đại. Một thanh đao nặng 30 kg, với sức vóc của người Việt Nam ở thế kỷ 16 thì dù có lực lưỡng cỡ nào cũng không thể mang được nó mà rong ruổi khắp sa trường”.

Ông này là dân văn phòng, ông có luyện võ bao giờ đâu, 30 kg thì có gì là nặng, ông coi thường dân tộc Việt này quá lắm rồi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay