Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Trung Quốc: Thêm 2 quan to mất chức vì “bồ nhí”

Thứ Sáu, 18/01/2013 - 14:38

(Dân trí) – Báo giới Trung Quốc ngày 18/1 đưa tin, một quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản nước này đã bị sa thải sau khi bị người tình viết bài tố giác. Cùng lúc đó một quan chức “cỡ bự” tại tỉnh Hồ Bắc cũng bị điều tra vì quan hệ bất chính.

Theo hãng tin Tân Hoa Xã, ông Yi Junqing, Cục trưởng cục biên soạn và biên dịch tài liệu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, một chức vụ tương đương hàm thứ trưởng, đã bị sa thải vì “có lối sống không phù hợp”. Nguyên nhân sa thải không được tiết lộ thêm.

Posted Image

Ông Yi Junqing đã bị sa thải

Tuy nhiên, tờ Thượng Hải nhật báo ngày 18/1 cho biết việc sa thải được công bố sau khi dư luận nước này xôn xao về một bài viết dài tới 120.000 từ do một người phụ nữ tự nhận là bồ nhí của ông Yi đăng tải, kể lại cuộc tình vụng trộm giữa hai người.

Danh tính người phụ nữ được xác định là Chang Yan, một nhà nghiên cứu học vị sau tiến sỹ đã có gia đình và là nhân viên của ông Yi. Trong bài viết của mình bà Chang, 34 tuổi, kể lại tường tận 17 lần hai người đã gặp gỡ và quan hệ với nhau.

Mục đích của việc bà “cặp kè” với ông Yi là để đổi lại tấm hộ khẩu Bắc Kinh. Tuy nhiên ý đồ này đã không thành. Người phụ nữ này cũng kể rằng ông Yi còn có ít nhất 2 cô bồ nhí khác.

Sau khi thấy Yi không thể giúp mình có được hộ khẩu, bà Chang cho biết đã yêu cầu “bồi thường” và được Yi cho 1 triệu nhân dân tệ (tương đương 160.740 USD). Bài viết trên cũng được Chang gửi email tới các đồng nghiệp ở cơ quan trên. Tuy nhiên sau đó bà đã gỡ bỏ và nói rằng đó là chuyện do mình bịa ra, đồng thời xin lỗi mọi người.

Theo tờ Telegraph của Anh, vị cục trưởng bắt đầu có quan hệ ngoài luồng với nhân viên của mình từ tháng 10/2011. Nhưng ngay từ trước khi bà Yi vào làm việc tại cục này, hai người đã có những sự thân mật không bình thường.

“Chúng tôi đã tới một nhà hàng Nhật”, bài viết của bà Yi thuật lại thời điểm tháng 8/2011. “Ông ấy uống 2 chai sake. Tôi thì cố tìm hiểu xem ông ấy muốn gì, tiền hay tôi. Tôi biết mình sẽ phải trả giá dù cách này hay cách khác để vào làm tại cục. Thực tế là tôi đã chi cho ông ấy 10.000 nhân dân tệ.

Ông ấy nói rằng 2 tháng sau ông ấy sẽ tuyển tôi. Tôi uống rất nhiều và cảm thấy phấn khích. Sau đó ông ấy dìu tôi vào một xe taxi. Tôi cảm thấy thích đùa và nói ông ấy ôm tôi đi. Ông trả lời rằng ở đấy quá đông người”. Đến tháng 12/2011, bà Chang được toại nguyện còn ông Yi có bồ nhí.

“Tôi đã đặt phòng khách sạn còn ông ấy mang theo món sushi và rượu sake”, bà Yi viết tiếp. “Tôi uống khá nhanh vì muốn say xỉn. Mặt tôi đỏ bừng nhưng đầu óc vẫn tỉnh táo. Ông ấy đi vào phòng tắm và tôi cởi hết đồ, chỉ để lại quần lót. Khi ông ấy trở lại, tôi đã nằm dưới chiếc chăn, đầy xấu hổ”.

Sau khi chuyện vụng trộm giữ họ bị lộ hồi năm ngoái, ông Yi tính bài “chuồn”. Ông để cho một cấp phó của mình tìm cách tống khứ cô bồ nhí với đề nghị rằng nếu Chang rời Bắc Kinh, trở về quê nhà ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây thì ông sẽ bố trí cho là giảng viên một trường đại học tại đây.

“Ông ta nói trong tương lai tôi nên che giấu ý định cũng như thân thể mình đi. Tim tôi hầu như tan nát và tôi đã trở về Thái Nguyên”, Chang viết. Cảm thấy bị rẻ rúng, cô quyết định đăng toàn bộ nhật ký về cuộc tình vụng trộm lên mạng với tổng cộng 17 lần quan hệ kèm ngày cụ thể.

Ngoài ra, theo AFP, Chang cũng công khai tin nhắn và cả những đoạn hội thoại khác giữa hai người, từ các cuộc nói chuyện về vấn đề chính trị tới những trao đổi về cảm xúc giữa hai người. Nhưng sau đó cả hai chia tay vì ông Yi đã cặp với một đồng nghiệp khác.

Cùng lúc với vụ scandal tai tiếng trên, trang tin Sina dẫn nguồn từ trang tin Takung Web cho biết, tại tỉnh Hồ Bắc, phó chủ nhiệm ủy ban thường trực hội đồng nhân dân tỉnh, ông Wu Yongwen hiện đang bị cơ quan chức năng điều tra. Ông Wu bị nghi ngờ có dính líu đến một vụ “chạy chức” và có nhiều bồ nhí.

Theo các nguồn tin trên, trong danh sách các cấp phó tại hội đồng nhân dân tỉnh Hồ Bắc nhiệm kỳ thứ 12 được công bố hôm 15/1 đã không còn tên ông Wu. Sự bất thường này ngay lập tức khiến báo giới địa phương chú ý. Sau khi điều tra, ông Wu được cho là đang bị các cơ quan chức năng bắt giữ vì “những vấn đề liên quan đến lối sống cá nhân”.

Thanh Tùng Tổng hợp

=================

Người đàn ông thì lúc nào cũng cần đàn bà. Bởi vậy, không thể nói rằng: Lựa chọn người có tư cách, đạo đức tốt thay thế vào các chức vụ trên thì vụ việc gọi là "hủ hóa" đó sẽ không xảy ra. Vấn đề là quyền lực không được kiểm soát và tính ban phát của quyền lực đã tạo ra những con người như vậy.

Do đó, vấn đề là những quy chế để những người được tuyển dụng tự hiểu khả năng của mình trước công việc và không cần phải trao thân cho mấy vị quan này.

Công chức ngoại tình bị bêu giữa đường?

Thứ Sáu, 18/01/2013, 16:05 [GMT+7]

(ĐVO)-Trên đường phố Thẩm Quyến, Trung Quốc bất ngờ xuất hiện hình ảnh một cặp đôi ngoại tình bị bêu với những dòng chữ chế nhạo...

Posted Image

Sự việc trên là nhằm vào những cán bộ công chức nhà nước Trung Quốc tham ô hối lộ, ăn chơi sa đọa, ngoại tình với đồng nghiệp...

Posted Image

Nhưng cũng có ý kiến cho rằng đây chính là một cặp đôi ngoại tình bị bắt quả tang và trở thành minh chứng sống cho lối sống ngày càng đi xuống của một bộ phận không nhỏ công chức, viên chức Trung Quốc...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông chủ của Đại Nam công khai 100 tỷ đồng gửi ngân hàng Nam Á

Thứ 6, 18/01/2013, 19:51

Posted Image

Ông chủ Đại Nam khẳng định nếu nhân viên ngân hàng nào cứ chứng minh vợ chồng ông có nợ, cứ mang giấy tờ nợ đến thì được nhận ngay 100 tỷ đồng tiền mặt tại ngân hàng Nam Á.

Chiều 18/1, ông Huỳnh Uy Dũng, Chủ khu du lịch Đại Nam, tỉnh Bình Dương đã cung cấp giấy chứng nhận cho phóng viên TTXVN tại tỉnh Bình Dương về số dư tài khoản tại Ngân Hàng Thương mại cổ phần Nam Á tính đến ngày 18/1/2013 là 100 tỷ đồng, tương đương 4.792.715 USD.

Ông Huỳnh Uy Dũng khẳng định rằng tiền gửi tiết kiệm 100 tỷ đồng do Ngân hàng Nam Á phát hành để thưởng cho bất kỳ ai chứng minh được vợ ông là Nguyễn Phương Hằng đi vay bên ngoài, kể cả việc chứng minh được tài sản của Đại Nam thế chấp cho ngân hàng hoặc cá nhân tổ chức nào cũng đều được thưởng.

“Việc thưởng 100 tỷ đồng không phải là lời thách đố để lấy sự nổi tiếng, mà tôi làm việc này bằng danh dự cả đời 30 năm gây dựng nên một Đại Nam.

Ông Dũng cho biết đến nay, sau khi công bố, vẫn chưa có ai xác nhận vợ chồng chúng tôi nợ để lãnh tiền. “Việc rất dễ thôi, nếu nhân viên ngân hàng nào cứ chứng minh vợ chồng tôi có nợ, cứ mang giấy tờ nợ đến thì được nhận ngay 100 tỷ đồng tiền mặt tại ngân hàng Nam Á,” ông chủ Đại Nam nói rõ hơn.

Posted Image

Giấy xác nhận của Ngân hàng Nam Á

Những ngày qua dư luận tại tỉnh Bình Dương đồn thổi bà Nguyễn Phương Hằng (vợ của ông Dũng) mang Khu du lịch Đại Nam - tài sản cả đời của “đại gia” này đem thế chấp tại các ngân hàng để vay số tiền trên 2.000 tỷ đồng, ngoài ra vay nóng tiền chợ đen lên đến nhiều tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo vợ chồng ông chủ Đại Nam: “Đó là những tin vô căn cứ, nhằm mục đích xúc phạm đến tôi và gia đình và hạ uy tín Khu du lịch Đại Nam"./.

Theo Dương Chí Tưởng

TTXVN

====================

Qua đây mới thấy cuộc đời cũng chẳng thiếu kẻ ác ý, đồn thổi, bêu xấu người khác. Đôi khi chỉ vì ghen ăn, tức ở.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
NASA "bắn" hình Mona Lisa lên Mặt trăng
Cập nhật lúc 16h31' ngày 18/01/2013


Các nhà khoa học của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa bắn chùm sáng laser tạo hình bức tranh nổi tiếng của danh họa Leonardo da Vinci lên phi thuyền bay quanh mặt trăng.

Chùm laser được bắn đi từ một căn cứ ở Maryland lên phi thuyền Lunar Reconnaissance Orbiter (LRO) của NASA đang bay ở độ cao 384.400km so với mặt đất, được phóng lên quỹ đạo Mặt trăng từ năm 2009. Phi thuyền này thu nhận thành công tín hiệu laser thể hiện bức tranh Mona Lisa.

Các nhà khoa học NASA nói rằng đây là thành tựu lớn trong lĩnh vực thông tin liên lạc bằng laser với các phi thuyền chu du tới hành tinh khác.

Posted Image
Để bắn hình ảnh Mona Lisa lên phi thuyền bay quanh mặt trăng, các nhà khoa
học sử dụng phương pháp điều chỉnh điểm ảnh giống như khi làm đĩa CD, VCD


“Đây là lần đầu tiên công nghệ laser có thể đạt tới khoảng cách giữa các hành tinh”, David Smith, nhà nghiên cứu ở dự án laser Mặt trăng thuộc LRO, nói: “Trong tương lai gần, loại công nghệ laser này sẽ hỗ trợ liên lạc qua tín hiệu radio truyền qua vệ tinh. Trong tương lai xa, nó có thể cho phép thực hiện liên lạc với tốc độ dữ liệu nhanh hơn tín hiệu radio”.

LRO được lựa chọn để thử nghiệm công nghệ liên lạc mới vì phi thuyền này được trang bị thiết bị nhận tín hiệu laser. Hầu hết các phi thuyền khám phá hệ mặt trời hiện nay đều được theo dõi qua tín hiệu radio, nhưng LRO còn được NASA theo dõi qua laser.

Dự kiến robot thăm dò môi trường bụi và khí quyển mặt trăng của NASA sẽ được phóng lên trong năm nay để thực hiện sứ mệnh vẽ bản đồ môi trường khí quyển của chị Hằng.
Theo Khampha
===============
Những thành tựu kỹ thuật này thật tuyệt vời. Những con Ếch gọi là những phát minh được "khoa học công nhận". Nhưng để có những phát minh được "khoa học công nhận" này thì cần phải có sự phát triển của những lý thuyết vượt trội làm cơ sở chế tạo ra nó. Nhưng đã là lý thuyết vược trội thì những con Ếch lại thấy chưa được "khoa học công nhận". Mựa nhà nó! Đã là kiến thức vượt trội thì lảm gì có cái
khoa học nào đủ tư cách để công nhận hay không? Nhưng đã là hệ thống kiến thức vượt trội thì nó có khả năng thẩm định những lý thuyết chưa được xác định. Thí dụ: "Không có Hạt của Chúa"; thừa nhân "mô hình Vonfram"; "nghịch lý Canto"...vv...mang tính tiên tri.

Đám Ếch không có khả năng thẩm định tính đúng đắn của một lý thuyết, nhưng thừa khả năng chê bai, phản biện và kích động.
Toàn một đám vớ vẩn cả.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Sứ, on 17 Tháng ba 2011 - 07:46 PM, said:

LỜI TIÊN TRI TỪ NĂM 2011

Bài viết dưới đây xác định nước Nhật sẽ hồi sinh mạnh mẽ sau động đất. Nhưng đó là sự phân tích trên cơ sở của một lý thuyết khoa xã hội. Còn đây là lời tiên tri:

Nước Nhật sẽ khắc phục hậu quả của trận động đất này một cách nhanh chóng.

Không quá tháng 8 Việt lịch hậu quả của trận động đất này sẽ cơ bản khắc phục. Không quá ba năm sau - năm 2011 là năm thứ nhất, nước Nhật sẽ có những phát minh vượt trội đưa đất nước này trở lại vị trí của một siêu cường về khoa học kỹ thuật.

Những hé lộ quan trọng qua chuyến công du đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản

Thứ Bẩy, 19/01/2013 - 13:52

(Dân trí) – Trong chuyến công du đầu tiên với địa điểm dừng chân ở Đông Nam Á, tân Thủ tướng Nhật Bản đã chính thức trình bày “chính sách châu Á” mới của mình, hé lộ nhiều định hướng chiến lược đối ngoại mới của nước này trong thời gian tới.

Posted Image

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nêu cao vai trò và tầm quan trọng của ASEAN trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức tháng 12/2012.

Tích cực can dự ở Đông Nam Á…

Theo đó, tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết ông đã đề ra 5 nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bao gồm:

Thứ nhất là mở rộng và bảo vệ những giá trị chung của nhân loại như tự do, dân chủ và quyền cơ bản của con người;

Thứ hai, bảo vệ các vùng biển, các khu vực cần được mở cửa, bảo vệ sự tự do đi lại, kiểm soát bằng luật pháp và các quy tắc;

Thứ ba, cùng phát triển thịnh vượng thông qua thúc đẩy tăng cường đầu tư thương mại, trao đổi hàng hóa và nhân lực;

Thứ tư, bảo vệ và phát huy các truyền thống, văn hóa khác nhau của châu Á; và

Thứ năm, tích cực thúc đẩy giao lưu giữa các thế hệ trẻ.

Những tiết lộ trên được đưa ra khi ông Abe tới chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên đưa ông lần lượt tới 3 nước thành viên ASEAN gồm Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.

Chuyến thăm được tiến hành trong bối cảnh Nhật Bản đang muốn thúc đẩy mạnh chiến lược ngoại giao tích cực với ASEAN để đối trọng với một Trung Quốc đang trỗi dậy theo chiều hướng lấn lướt các nước.

“Môi trường chiến lược châu Á-Thái Bình Dương đã thay đổi rất nhiều trong 6 năm qua. Việc tăng cường liên kết với Việt Nam mang ý nghĩa rất lớn cho hòa bình và ổn định của khu vực”. Thủ tướng Abe nhận định khi tới thăm Việt Nam, trạm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du.

Ông cũng kêu gọi hai bên liên kết đối phó với những thay đổi của môi trường quốc tế. Những thay đổi này - theo giới phân tích - chính là việc Trung Quốc đang không ngừng tăng cường các hoạt động gây hấn trên biển và gia tăng mạnh chi phí quốc phòng ở mức hai con số mỗi năm.

Vì vậy, tại hai chặng dừng chân tiếp theo ở Thái Lan và Indonesia, ngoài kêu gọi tăng cường hợp tác song phương, ông Abe cũng hối thúc các bên phối hợp trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Hoa Đông và biển Đông.

“Bắc Kinh cần hành xử có trách nhiệm”, ông Abe nói với Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, người cũng cho rằng các vấn đề trên biển nên được giải quyết hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế chứ không phải bằng sức mạnh hay vũ lực.

Hiện tại, chính phủ Nhật Bản cũng đang cân nhắc kế hoạch cung cấp tàu tuần duyên cho Lực lượng bảo vệ bờ biển của Philippines, một trong 4 quốc gia thành viên ASEAN đang có tranh chấp chủ quyền lãnh hải và lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông. Philippines và Trung Quốc cùng tuyên bố có chủ quyền đối với bãi đá cạn mà hai bên lần lượt gọi là Scarborough và Hoàng Nham.

Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng xem xét sử dụng vốn viện trợ ODA giúp tăng cường năng lực bảo đảm an ninh trên biển cho các nước ASEAN. Mục tiêu mà Nhật Bản hướng tới là tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước trong ASEAN thông qua nhiều hình thức, trong đó có diễn tập quân sự chung.

Ngoài tăng cường hợp tác an ninh hàng hải với ASEA, việc thực hiện chiến lược ngoại giao hướng tới châu Á cũng gắn với chiến lược tăng trưởng kinh tế mà Thủ tướng Abe đã đề ra.

Theo mục tiêu đã định, ASEAN sẽ trở thành Cộng đồng kinh tế chung vào năm 2015, một khu vực được xem là “trung tâm tăng trưởng” của châu Á trong thế kỷ 21. Do đó, từ tiền đề hợp tác và bảo đảm an ninh, nền kinh tế thứ ba thế giới và thứ hai châu Á sẽ tạo được cơ sở dễ dàng hơn cho việc tăng cường hợp tác với từng thành viên trong ASEAN cũng như cả hiệp hội với tư cách là cộng đồng chung.

… và làm sâu sắc hơn quan hệ đồng minh với Mỹ

Ngoài thắt chặt quan hệ với ASEAN, chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản cũng nhằm thúc đẩy sâu hơn quan hệ hợp tác đồng minh Nhật - Mỹ ở châu Á trong bối cảnh chính quyền Washington cũng đang đẩy mạnh chiến lược xoay trục an ninh từ Đại Tây Dương sang châu Á – Thái Bình Dương.

Posted Image

Quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật , một trong những “bệ đỡ” quan trọng giúp Mỹ triển khai thành công chiến lược xoay trục an ninh từ Tây sang Đông, đồng thời giúp Nhật ứng phó hiệu quả hơn với những hành động gây gấn của Trung Quốc.

“Trước một Trung Quốc đang đẩy mạnh trang bị các tàu ngầm và tên lửa đạn đạo, Nhật Bản sẽ không thể đối phó hiệu quả nếu không phối hợp với Mỹ. Đây chính là lý do khiến Thủ tướng Abe thực hiện chiến lược ngoại giao châu Á nhằm nêu cao tầm quan trọng trong hợp tác Nhật-Mỹ”, báo Nikkei của Nhật Bản bình luận.

Trung Quốc - nước tự nhận là “cường quốc biển” - đang đẩy mạnh các hoạt động xâm phạm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát trên biển Hoa Đông bằng các tàu công vụ hoạt động liên tục. Không chỉ thế, nước này còn cho máy bay tiến vào khu vực không phận do Nhật Bản quản lý, buộc Tokyo phải nhiều lần phái chiến đấu cơ “xua đuổi” kèm theo cảnh báo sẵn sàng bắn cảnh báo nếu các máy bay Trung Quốc phớt lờ hiệu lệnh cảnh báo của phía Nhật.

Theo nhận định của giới phân tích, những vụ việc trên có thể sẽ còn được lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm nay, năm mà Cục Hải dương Trung Quốc đã tuyên bố “sẽ tiếp tục ngăn chặn hiệu quả các hoạt động xâm phạm chủ quyền của các nước như Nhật Bản và Philippines”.

Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi ông Abe chọn Đông Nam Á để tới thăm trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên, sau khi vỡ kế hoạch thăm Mỹ do lịch trình bận rộn của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Trước chuyến thăm này, ông Abe đã công khai khẳng định với giới báo chí rằng đây sẽ là “sự khởi đầu cho chiến lược ngoại giao mới”, một chiến lược sẽ đưa chính sách đối ngoại của Nhật Bản đi theo hướng tăng cường hợp tác sâu rộng với các nước có cùng giá trị về chủ nghĩa dân chủ, nhân quyền, có tương quan lợi ích quốc gia nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định của khu vực. Chiến lược ngoại giao này cũng được giới chức cấp cao khác của Nhật Bản thể hiện rất rõ trong các chuyến thăm tới Đông Nam Á trước đó.

Kể từ khi chính phủ mới ở Nhật Bản lên cầm quyền tháng 12/2012 đến nay, Thủ tướng Abe, Phó Thủ tướng Taro Aso và Ngoại trưởng Fumio Kishida đã tiến hành thăm tổng cộng 8 quốc gia, trong đó có tới 7 nước Đông Nam Á.

Linh Giang

==================

Chờ đến hết ngày 23. Tháng Chạp Nhâm Thìn Việt lịch , xem thế nào đã. Tất cả những hiệu ứng đang diễn ra một cách sôi nổi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dư báo của sư phụ có ngày tháng rõ ràng, thật hấp dẫn quá ! làm ngày cúng thèo lèo c..t chuột, thả cá chép năm nay được đón chờ thêm phần long trọng và hồi hộp.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton hôm thứ Sáu ngày 18/1 đã có lời cảnh báo kín đáo đến Bắc Kinh rằng nước này đừng có thách thức quyền kiểm soát của Nhật Bản đối với một quần đảo hiện đang có tranh chấp chủ quyền trên Biển Hoa Đông.

Trước những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang từng bước thách thức sự kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku mà họ gọi là Điếu Ngư, Clinton khẳng định rằng quần đảo này hiện đang do Nhật kiểm soát do đó sẽ được Mỹ bảo vệ trong khuôn khổ Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật.

“Chúng tôi chống lại bất kỳ hành động đơn phương nào muốn tìm cách phá hoại quyền kiểm soát của Nhật đối với quần đảo này,” bà phát biểu.

Trích BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

F-15 Nhật Bản để "súng bị cướp cò" sẽ châm ngòi xung đột

Thứ bảy 19/01/2013 07:03

Tình hình căng thẳng hiện nay ở Senkaku không chỉ tồn tại rủi ro “súng bị cướp cò” mà còn đối mặt với rủi ro “cố tình đối kháng.”

Trang Tin tức Nhật Bản cho biết mới đây, Chính phủ Mỹ đã phát đi tín hiệu cảnh báo đối với Chính phủ Nhật Bản, yêu cầu Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản không được bắn pháo hiệu nhằm vào các máy bay Trung Quốc bay ở vùng trời gần quần đảo Senkaku.

Liên quan tới việc này, nguồn tin từ Washington cho trang tin Đa chiều (Hong Kong) ngày 17/1 biết chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ý thức được rằng nguy cơ bùng nổ xung đột Nhật-Trung do căng thẳng leo thang ở Senkaku đã tăng cao. Nếu Chính phủ Nhật Bản áp dụng các biện pháp, trong đó có việc bắn pháo hiệu, xung đột Nhật-Trung có thể xảy ra và đó không phải là tai nạn ngoài ý muốn, mà là sai lầm trong quyết sách. Đồng thời, Mỹ cũng lo lắng bị Nhật Bản cuốn vào xung đột này.

Trang Tin tức Nhật Bản dẫn nguồn tin giấu tên cho biết yêu cầu nêu trên đã được Chính phủ Mỹ truyền đạt cho quan chức cao cấp của Chính phủ Nhật Bản sang thăm Mỹ vào thượng tuần tháng 1/2013. Do vào thượng tuần tháng 1/2013, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Chikao Kawai sang thăm Mỹ, cho nên, rất có thể quan chức này chính là người đã nhận được yêu cầu của phía Mỹ.

Posted Image

F-15 Nhật Bản thường xuyên phải xuất kích đối phó với máy bay Trung Quốc

Đối với việc “bắn cảnh cáo,” phía Nhật Bản cho rằng bất cứ nước nào cũng có hành động tương tự đối với các phương tiện xâm phạm không phận, coi thường cảnh cáo bằng vô tuyến điện, tiếp tục xâm phạm không phận. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích của Trung Quốc, không có cái gọi là “bắn cảnh cáo”, một khi đạn bắn ra có nghĩa là xung đột sẽ bắt đầu.

Giới học giả Mỹ cũng lo lắng nếu Tokyo bắn pháo hiệu cảnh cáo máy bay Trung Quốc, có thể Bắc Kinh cho rằng đó không phải là pháo hiệu mà là viên đạn.

Hiện nay, Chính phủ Mỹ đã ý thức được rằng khả năng bùng nổ xung đột ở Senkaku đã vượt qua rủi ro “súng bị cướp cò.” Nhằm ngăn chặn căng thẳng tiếp tục leo thang, giới chức Washington kêu gọi Trung-Nhật bình tĩnh trong vấn đề Điếu Ngư, đồng thời, Mỹ cũng thể hiện sự kiềm chế trong phát ngôn của mình.

Khi trả lời phỏng vấn của trang tin Đa chiều, Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh Mỹ nhiều lần kêu gọi các nước tuyên bố chủ quyền đối với Senkaku giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình. Điều quan trọng hiện nay là các bên cần có hành động tránh để cho căng thẳng leo thang và ngăn chặn khả năng hòa bình, an ninh và kinh tế khu vực bị phá hoại bởi phán đoán sai lầm.

Posted Image

Chiến đấu cơ J-10 Trung Quốc đã được điều động bay ra Senkaku

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell cũng nói với Đa chiều rằng Mỹ lo lắng về những diễn biến hiện nay ở Senkaku. Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu được Mỹ đưa ra bàn thảo với Nhật Bản trong chuyến thăm Nhật Bản của ông Campbell vào tuần này. Phía Mỹ đồng thời sẽ yêu cầu Nhật Bản phải thận trọng trong hành động liên quan tới Senkaku. Điều đáng chú ý là trong phần trả lời câu hỏi của trang tin Đa chiều, ông Campbell cố ý không đề cập tới Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật.

Một học giả Washington nói với trang tin Đa chiều rằng việc Mỹ không đề cập tới Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật trong bối cảnh tình hình Senkaku căng thẳng tuy sẽ làm Nhật Bản cảm thấy nuối tiếc, nhưng không làm thay đổi quan hệ Mỹ-Nhật cũng như sự tồn tại của hiệp ước này. Chính quyền Mỹ cho rằng vào thời điểm này, dù có nhấn mạnh tới Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật thì cũng không có ích lợi gì đối với tình hình căng thẳng ở Senkaku.

Ngoài ra, theo nghiên cứu viên cao cấp Bonie Glaser của Trung tâm Chiến lược Quốc tế Mỹ (CSIS), khả năng xảy ra xung đột ở biển Hoa Đông ngày một lớn. Tình hình căng thẳng hiện nay ở Senkaku không chỉ tồn tại rủi ro “súng bị cướp cò” mà còn đối mặt với rủi ro “cố tình đối kháng.”

Trung Quốc và Nhật Bản đang thách thức giới hạn đỏ của nhau. Nếu Trung Quốc tiếp tục cử máy bay tới Senkaku và Nhật Bản bắn pháo hiệu cảnh cáo, Bắc Kinh sẽ có hành động tiếp theo. Trong bối cảnh tình hình căng thẳng ở Senkaku leo thang, ông Glaser cho rằng khả năng Mỹ bị cuốn vào xung đột Nhật-Trung sẽ trở thành sự thật.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Theo Vietnam+

================

Trước đây, trong một bài trả lời Trangphan - người mà tôi rất quí mến - liên quan đến việc ngài Obama đắc cử Tống thống nhiệm kỳ II, có đại ý như sau: Ngài Obama sẽ mất chức giữa nhiệm kỳ - nếu - không bảo vệ được Đồng Minh của mình (Tất nhiên là "Nếu"). Những vấn đề căng thẳng trên thế giới hiện nay - như Đông Á; Trung Đông - chứng tỏ ngài Obama rất tỉnh táo và rất thận trọng. Nhưng ngài cần chứng tỏ bản lĩnh vào giây phút quyết định. Hành vi của ngài Obama vào giây phút quyết định đó sẽ làm ngài thành một tổng thống vĩ đại của Hoa Kỳ trong giai đoạn hội nhập toàn cầu; hoặc ngài bị thay thế bới một người khác.

Quyết định cuối cùng thuộc về Định mệnh.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà văn Y Ban từ chối Giải thưởng Hội nhà văn 2012

Thứ Bảy, 19/01/2013 18:46

(NLĐO)- Chỉ đúng 1 ngay sau khi giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012 được công bố, 2 nhà văn Y Ban và Phạm Ngọc Cảnh Nam đã từ chối giải thưởng trao cho mình vì cho rằng không công bằng minh bạch.

Trao đổi với Báo Người Lao động chiều ngày 19-1, nhà văn Y Ban cho hay, bà sẵn sàng đương đầu với dư luận sau khi lên tiếng từ chối giải thưởng này. Bà cũng cho hay, đã chính thức từ chối chiếc ghế Ủy viên hội đồng văn xuôi, Hội Nhà văn Việt Nam.

Posted Image

Nhà văn Y Ban đã từ chối giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012

“Đã có người nói tôi vì không được giải chính thức thì hờn giận, nhưng câu trả lời của tôi là nếu không vào hang thì sao bắt được cọp. Nếu không ngồi ghế ủy Ủy viên Hội đồng Văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam thì làm sao tôi hiểu được nội tình vụ việc như thế nào” - nhà văn Y Ban nói.

Lý giả về lý do từ chối của mình, nhà văn Y Ban cho biết, bà đã trải qua hai mùa giải thưởng. Mùa giải năm 2011, những tác phẩm nhà văn này thích và bỏ phiếu thì không đoạt giải. Nhà văn thẳng thắn: “Việc tôi ngồi ở hội đồng không thể đem lại lợi ích nào cho các nhà văn, cho người viết”.

Nói thêm về lý do từ chối giải thưởng 2012 của Hội Nhà văn, nhà văn Y Ban dẫn chứng về cách bỏ phiếu: “Có 5 thành viên hội đồng có mặt. Nhà văn Bão Vũ có bản nhận xét và bỏ phiếu qua e-mail. Nhà văn Thái Bá Lợi xin bỏ sau. Nhà văn Trần Văn Tuấn bỏ phiếu qua điện thoại. Một chị ở Hội Nhà văn nghe điện thoại nói lại, anh Tuấn bảo anh ấy bỏ tất cho mọi người vì… chưa kịp đọc. Nhà văn Nguyễn Khắc Trường cầm điện thoại nói với nhà văn Trần Văn Tuấn: “Không bỏ thế được đâu”. Ông đọc ai rồi thì bỏ. Nhà văn Trần Văn Tuấn bỏ một phiếu duy nhất cho “Thành phố đi vắng”. Kết quả cuối cùng có 4 cuốn lọt vào chung khảo: “Thành phố đi vắng” 6/7 phiếu, “Một thế kỷ bị mất” 6/7 phiếu, “Trò chơi hủy diệt cảm xúc” 5/7 phiếu và “Sông núi nước Nam” được đề nghị bằng khen”.

Nhà văn Y Ban cho hay, bà muốn được công khai minh bạch các nhận xét về những tác phẩm lọt vào chung khảo. “Hội nhà văn Việt Nam là hội nghề nghiệp, những người ngồi ghế giám khảo đều là những chuyên gia, vì thế họ phải lên tiếng chính thức chứ không phải bỏ phiếu kín như thế này” - nhà văn Y Ban nhấn mạnh.

“Nếu tôi sáng suốt, nếu tôi không đi trên con đường dại thì ngay từ đầu tôi phải từ chối Ban giám khảo này. Họ không đủ Tâm, đủ Tầm để bỏ phiếu cho tác phẩm. Họ chỉ đủ Tâm, đủ Tầm để bỏ phiếu cho tên tác giả”, nhà văn Y Ban nói thêm.

Sau nhà văn Y Ban, nhà văn Phạm Ngọc Kỳ Nam cũng từ chối giải thường dành cho mình.

Nhà văn Nguyễn Tường Thụy cho hay, ông đã nhận được Thư ngỏ gửi Hội Nhà văn Việt Nam của tác giả Phạm Ngọc Kỳ Nam. Bức thư đề ngày 18-1 viết: “Tôi Phạm Ngọc Cảnh Nam, người vừa được Hội Nhà văn Việt Nam công bố tặng bằng khen năm 2012 cho cuốn tiểu thuyết “Thế kỷ bị mất” của tôi. Tôi xin giành quyền được từ chối bằng khen nầy của Hội Nhà văn. Lý do đơn giản, mà ai cũng thấy là giải thưởng đã không được xét đúng theo tiêu chí văn chương. Và, cũng là để cho sự trung thực còn có chỗ trú ngụ trong ngôi đền thiêng liêng của nó là Văn học”.

Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ giành giải

Chiều 16-1, Hội đồng Chung khảo Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam đã công bố chính thức những tác phẩm đoạt giải thưởng của Hội năm 2012. Theo đó, tập truyện ngắn “Thành phố đi vắng” của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ đoạt giải thưởng ở thể loại văn xuôi.

Trong khi đó, ở thể loại thơ, có ba tác phẩm được trao giải: “Trường ca chân đất” của nhà thơ Thanh Thảo; tập thơ “Màu tự do của đất” của nhà thơ Trần Quang Quý và tập thơ “Giờ thứ 25” của nhà thơ Phạm Đương.

Cuốn “Đa cực và điểm đến” của tác giả Văn Chinh đoạt giải thưởng ở thể loại lý luận phê bình.

Văn học dịch năm nay không có tác phẩm nào được trao giải.

Các tác phẩm được tặng bằng khen gồm có: Tiểu thuyết “Trò chơi hủy diệt cảm xúc” của nhà văn Y Ban; Tiểu thuyết lịch sử “Một thế kỷ bị mất” của nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam. Tập thơ “Hoa hoàng đàn nở muộn” của nhà thơ Khuất Bình Nguyên và Tập thơ “Chất vấn thói quen” của nhà thơ Phan Hoàng.

Lễ trao giải thưởng sẽ được tổ chức cùng với lễ kết nạp Hội viên năm 2012, dự kiến vào ngày 29-1 tới tại hội trường Bảo tàng Hội Nhà Văn Việt Nam (số 275 Âu Cơ, Hà Nội).

Yến Anh

================

Cái chuyện "Văn chương, thơ phú" đỉnh cao của nền văn hiến Việt có từ thời Hùng Vương dựng nước. Khi nền văn hiến Việt sụp đổ ở Nam Dương tử, thì còn đâu những áng văn chương trác tuyệt như "Trương Chi" - mà "Thằng Gù ở nhà thờ Đức Bà" cũng không thể so sánh; Truyện tính Mỵ Châu Trong Thủy thì các áng văn chương thế giới ca ngợi tình yêu, phủ nhận thù hận và chiến tranh thì cũng chưa tác phẩm nào trên thế giới sánh bằng - Dù đó là của Shakespeare với Romeo&Juliet . Minh triết sâu sắc nữa thì chính là truyện Tấm Cám, cả sự vận động của thiên nhiên, cuộc sống và con người đều trong câu truyện này. Vậy mà chỉ thấy những cái nhìn tiêu cực và bi đát về những áng văn chương truyền thống Việt. Những nhà văn nổi tiếng không thấy ai có một tiếng nói phân tích cái hay của những áng văn chương truyền thống, để lên tiếng bênh vực. Họ chỉ nói về tác phẩm của họ. Nhất cả.

Vâng! Cứ đem cái giải nhất chia đều cho tất cả mọi người.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dư báo của sư phụ có ngày tháng rõ ràng, thật hấp dẫn quá ! làm ngày cúng thèo lèo c..t chuột, thả cá chép năm nay được đón chờ thêm phần long trọng và hồi hộp.

Thực ra thì ngày 23. Tháng Chạp Nhâm Thìn cũng là một ngày giống như ngày này hàng năm. "Một ngày như mọi ngày" thôi. Nhưng tại tôi lấy đó làm cột mốc để kết thúc sự quan sát những hiệu ứng tương tác - Lý học gọi là "Điềm" - để biết cái gì sẽ xảy ra mà thôi.

Cái bánh xe lửa cần có một cái bánh đà để vượt qua "điểm chết". Vũ trụ cũng vậy!

Trong Phong Thủy có điểm không vong; trong dự báo có thời điểm gọi là Thiên tàng. Đó là những hiệu ứng mà mọi tương tác cân bằng ở điểm đó. Cho nên cần cái mốc chuẩn để xem xét là vậy. Môc chuẩn chính là ngày 23. Tháng Chạp. Trước đây tôi chọn ngày 10. Tháng Ba Quý Tỵ làm mốc chuẩn. Nhưng sau thấy không cần phải chờ lâu như vậy.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế trận liên minh Nhật Bản

20/01/2013 3:00

Nhật đang thể hiện rõ hơn về chiến lược liên minh cùng nhiều bên trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trong Thế chiến thứ 2 cách nay khoảng 70 năm, Tokyo phát động hàng loạt cuộc tấn công trên khắp khu vực Đông Á. Sau khi xâm lược Trung Quốc, Nhật Bản còn bất ngờ công phá căn cứ quân sự Trân Châu Cảng của Mỹ. Nhiều nước Đông Nam Á cũng không thoát khỏi “vó ngựa” của quân đội đế quốc Nhật Bản. Tất cả nhằm thực hiện học thuyết “Đại Đông Á” mà Tokyo theo đuổi để thâu tóm một khu vực rộng lớn.

Posted Image

Lược đồ “Liên minh kim cương” của Nhật - Đồ họa: Hoàng Đình

Học thuyết “Đại Đông Á” mới

Thế nhưng, sau 70 năm, bối cảnh Đông Á nói riêng và châu Á - Thái Bình Dương thay đổi rất nhiều. Giữa bối cảnh mới, Tokyo đang phát động một học thuyết “Đại Đông Á” mới. Tuy nhiên, khác với lần trước, “Đại Đông Á” giờ đây của Nhật Bản là mở rộng liên minh với các nước trong khu vực.

Úc, Ấn Độ, Nhật Bản cùng bang Hawaii của Mỹ tạo thành một “liên minh kim cương” để bảo vệ cho cộng đồng hàng hải trải dài từ Ấn Độ Dương đến Tây Thái Bình Dương

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe

Điều này được khẳng định trong bài viết của tân Thủ tướng Nhật Shinzo Abe được đăng vào ngày 27.12 trên chuyên trang phân tích chính trị kinh tế Project Syndicate. Trong đó, Shinzo Abe nêu rõ: “Tôi đã phát biểu tại Ấn Độ về sự cần thiết đối với việc nước này và Nhật Bản cùng nhau gánh vác trách nhiệm nhiều hơn để đảm bảo an ninh hàng hải xuyên suốt từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương”. Thủ tướng Abe không chỉ muốn liên kết với Ấn Độ mà còn với Úc. Ngoài ra, đối với Mỹ, ông khẳng định: “Đối với Nhật Bản, không có gì quan trọng hơn việc tái đầu tư cho liên minh với Mỹ”. Dựa vào những liên minh như thế, Shinzo Abe vạch ra một chiến lược liên minh như sau: “Úc, Ấn Độ, Nhật Bản cùng bang Hawaii của Mỹ tạo thành một “liên minh kim cương” để bảo vệ cho cộng đồng hàng hải trải dài từ Ấn Độ Dương đến Tây Thái Bình Dương. Tôi chuẩn bị đầu tư với mức tối đa cho khả năng của Nhật trong “liên minh kim cương” này”.

Ngoài ra, tân Thủ tướng Nhật còn nhấn mạnh sẽ tăng cường quan hệ với các nước Anh, Pháp cùng các nước Đông Nam Á. Ông viết: “Tôi cũng sẽ mời Anh và Pháp trở lại tham gia tăng cường an ninh cho châu Á […]. Anh vẫn còn tìm thấy giá trị trong Thỏa thuận quốc phòng 5 nước với Malaysia, Singapore, Úc và New Zealand. Tôi muốn Nhật Bản tham gia nhóm này để góp mặt hội đàm hằng năm với các thành viên, tham gia những cuộc tập trận chung ở quy mô nhỏ. Trong khi đó, Hạm đội Thái Bình Dương của Pháp đóng tại Tahiti (đảo lớn nhất của Polynésie thuộc Pháp và nằm ở Nam Thái Bình Dương - NV) dù hoạt động với ngân sách nhỏ nhưng có thể tạo sức mạnh lớn”. Ông Abe cũng vừa khẳng định sẽ tăng cường an ninh hàng hải với khu vực Đông Nam Á dựa theo quy tắc của luật pháp. Hãng tin Jiji Press dẫn lời Thủ tướng Abe phát biểu khi thăm Indonesia vào ngày 18.1 cam kết Tokyo trong quan hệ đối tác với ASEAN sẽ nỗ lực đảm bảo quản lý các đại dương bằng luật lệ chứ chẳng phải bằng vũ lực. Ngoài ra, tại cuộc họp báo chung với Tổng thống chủ nhà Susilo Bambang Yudhoyono, Thủ tướng Abe tuyên bố rằng Nhật Bản và ASEAN sẽ hoan nghênh sự tham gia của Mỹ vào nỗ lực trên.

Nỗ lực liên minh

Thực tế, Nhật Bản bắt đầu đẩy mạnh các liên minh trên biển từ trước khi đảng Dân chủ tự do (LDP) của ông Abe trở lại nắm quyền thay đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) vào tháng 12.2012. Về vấn đề này, tờ The New York Times cuối tháng 11.2012 đăng bài nhận định mang tựa Japan Is Flexing Its Military Muscle to Counter a Rising China (tạm dịch là: Nhật Bản đang khẳng định sức mạnh quân sự để đối phó sự trỗi dậy của Trung Quốc). Trong đó, bài viết đề cập việc Tokyo ra sức tăng cường đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với các nước. Năm 2012, Nhật Bản thông qua khoản ngân sách 2 triệu USD để huấn luyện cho binh sĩ Campuchia và Đông Timor. Đây là lần đầu tiên Tokyo viện trợ quân sự kể từ sau Thế chiến 2. Ngoài ra, tờ The Philippine Star hồi tháng 12.2012 dẫn lời Chỉ huy lực lượng tuần duyên Philippines Rodolfo Isorena tuyên bố Tokyo chắc chắn sẽ cung cấp 10 tàu tuần tra mới được trang bị súng máy 12,7 mm cho Manila từ năm 2014-2017.

Cũng trong tháng 11.2012, tại Hội thảo quốc tế về biển Đông lần thứ 4, Phó đô đốc (nghỉ hưu) Hideaki Kaneda, Giám đốc Viện Okazaki của Nhật Bản, đã trình bày tham luận đề cập việc Tokyo tăng cường liên minh an ninh hàng hải. Theo đó, Nhật Bản đang nỗ lực thúc đẩy 2 hợp tác đa phương hẹp là Nhật - Mỹ - Úc và Nhật - Mỹ - Ấn Độ lần lượt đóng vai trò như trục bắc - nam và trục đông - tây để đảm bảo an ninh hàng hải.

Ông Kaneda cũng dẫn ra nhiều sự kiện quan trọng trong chiến lược đẩy mạnh hợp tác của Nhật với Ấn Độ. Trong đó, thông cáo chung của Hội nghị thượng đỉnh Nhật - Ấn vào tháng 8.2007 khẳng định: “Ấn Độ mạnh là lợi ích của Nhật Bản, và Nhật Bản mạnh là lợi ích của Ấn Độ”. Đến tháng 10.2008, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh thăm Nhật Bản và hai bên ký kết bản Tuyên bố chung về hợp tác an ninh Nhật - Ấn. Bản tuyên bố này xác định rõ hợp tác sẽ được triển khai bởi cơ quan quốc phòng bằng nhiều hoạt động. Ví dụ như hội nghị thượng đỉnh quốc phòng, đối thoại chính sách quốc phòng, đối thoại quân đội, trao đổi hậu cần và tập trận chung. Sau đó, vào tháng 12.2011, Thủ tướng Nhật lúc bấy giờ là ông Yoshihiko Noda thăm Ấn Độ và hai bên nhất trí đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu giữa Tokyo và New Delhi. Mới đây nhất, vào ngày 9.6.2012, hai nước lần đầu tiên tổ chức tập trận hải quân song phương mang tên JIMEX 12 tại vịnh Sagami, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Trước đó, Nhật Bản và Ấn Độ từng nhiều lần tập trận chung nhưng có sự góp mặt của các nước khác, đặc biệt là Mỹ. Ngoài ra, báo The Daily Pioneer hồi tháng 9.2012 đưa tin Tokyo vừa quyết định chào bán một số phương tiện tác chiến điện tử, thiết bị công nghệ cao và tàu tuần tra cho New Delhi. Mặt khác, Nhật Bản còn đề xuất thành lập công ty liên doanh giữa hai bên về lĩnh vực quốc phòng. Tương tự, Nhật Bản cũng liên tục đẩy mạnh hợp tác an ninh quốc phòng với Úc.

Theo nhận định của giới chuyên gia, Nhật Bản sẽ không dừng lại ở những nỗ lực trên. Chính phủ của Shinzo Abe trong thời gian tới chắc chắn sẽ thực hiện nhiều động thái mới nhằm đáp ứng học thuyết Đại Đông Á mới.

Ngô Minh Trí

===================

Trước Thế Chiến thứ II, người Nhật có tham vọng làm bá chủ khu vực với thuyết Đại Đông Á. Những nền tảng tri thức thời bấy giờ đã khiến phương thức thực hiện vai trò bá chủ bằng quân sự. Và thế là nước Nhật xua quân đi khắp vùng Đông Á và các nước ở Đông Nam Á. Một kết cục bi thảm cho nước Nhật. Cái này thì ai cũng biết.

70 năm sau, người Trung Quốc trỗi dậy và họ thật thà hơn người Nhật là chẳng cần bảng hiệu màu mè, tuyên bố thẳng thừng:

Các vùng lãnh thổ chung quanh đất nước họ là của họ. Lôi thôi bụp liền.

Người Trung Quốc đang lặp lai những sai lầm về phương pháp thực hiện tham vọng bá chủ của nước Nhật từ gần 70 năm trước, một cách tệ hại hơn.

Theo Lý học Đông phương thì bất cứ một mục đích gì - từ lên Thiên Đường, cho đến đi ăn mày đều có thể có nhiều phương pháp để có thể đạt đươc.

Người Trung Quốc đã chọn một phương pháp sai lầm tệ hại.

Chỉ còn đúng hai tuần nữa (Tính từ hôm nay - Mùng 9 tháng Chạp đến 23 Tháng Chạp Nhâm Thìn Việt lịch)

để biết người Trung Quốc có thể sửa chữa sai lầm của mình được hay không?! Còn sau đó thì đã muộn.

Thật là điều buồn với lời tiên tri của bà Vanga:

Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tập đoàn: Ngày ấy, bây giờ...

LÊ CHÂU

Posted Image

Doanh nhân

06:00 (GMT+7) - Thứ Bảy, 19/1/2013

Không còn những Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng, Đào Văn Hưng..., khi kẻ thì vừa lĩnh án, kẻ vừa bị bắt...

Posted Image

Không những không kéo được Vinashin lên, Vinalines còn bị “chìm” theo, để lại cho đời nhiều tranh cãi...

Cuối giờ chiều ngày 4/8 của hơn hai năm trước, cùng với sự xôn xao của dư luận vì tin bắt “tại trận” Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinashin, là phiên họp báo thường kỳ của Chính phủ, một phiên họp đặc biệt khi người chủ trì là Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng.

Đó cũng là phiên họp chuyên đề về Vinashin. Chính phủ qua đó đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm “trục vớt” con tàu khổng lồ này. Chủ tịch của Vinalines, lúc đó là ông Dương Chí Dũng, cũng có mặt.

Bên lề phiên họp, ông Dũng đã được báo chí nhiệt tình quây chặt vòng trong vòng ngoài, hỏi về sứ mạng “giang tay cứu giúp” của Vinalines dành cho Vinashin.

Với vẻ xúc động và hồ hởi, ông Dũng trả lời những câu tràn đầy tinh thần nghĩa hiệp như: “Chúng tôi rất mừng vì đây là việc làm không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, quan hệ giữa Vinashin và Vinalines, mà nó mang lại những ý nghĩa xã hội, kinh tế, chính trị lớn hơn rất nhiều”... Đồng thời, ông say sưa phác thảo về viễn cảnh cả hai con tàu Vinashin và Vinalines sẽ sớm cùng nhau đạp sóng vùng vẫy giữa biển khơi...

“Giấc mơ” này đã đổ vỡ một cách thảm hại chỉ hơn một năm sau đó. Không những không kéo được Vinashin lên, Vinalines còn bị “chìm” theo, để lại cho đời nhiều tranh cãi về việc có phải vì thực hiện sứ mạng này mà Vinalines chìm hay chìm vì những yếu kém vốn thường trực trong cơ thể các tập đoàn kinh tế nhà nước mà nhờ những đặc quyền đặc lợi, những yếu kém này hầu như không bao giờ bị soi xét tới nên đã trở thành ung nhọt di căn...

Vinalines, Vinashin chỉ là một trong những ví dụ về sự trượt dài của danh tiếng các tập đoàn kinh tế nhà nước mà theo cùng với đó, oanh liệt của khối này ngày một trở thành quá khứ lùi xa.

Từ sáng giá, thoắt đã thành “tối giá”

Theo thông lệ từ vài năm nay, cứ mỗi dịp năm hết Tết đến, Thủ tướng lại gặp gỡ với lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Năm nay cũng vậy. Đứng từ bục cao của hội trường, người đứng đầu Chính phủ luôn nhìn thấy được đầy đủ các gương mặt đã cùng Chính phủ trong một năm qua chèo chống nền kinh tế.

Không còn những Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng, Đào Văn Hưng..., khi kẻ thì vừa lĩnh án, kẻ vừa bị bắt sau thời gian lẩn trốn bất thành, người thì đang chịu thi hành kỷ luật... Trong khi trước đó chỉ không lâu, họ đều là những gương mặt sáng giá, những hạt “giống đỏ” gánh trọng trách phát triển kinh tế, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công ích khác như an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa...

Chớp mắt, đã thấy thời gian trôi vèo vèo với đầy biến cố. Chợt chạnh lòng thấy buồn như ông đồ già của thi nhân Vũ Đình Liên cùng hoài cảm “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ...”.

Không còn những Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng, Đào Văn Hưng..., khi kẻ thì vừa lĩnh án, kẻ vừa bị bắt sau thời gian lẩn trốn bất thành, người thì đang chịu thi hành kỷ luật...

Thủ tướng nói ông rất đau lòng, tất nhiên, không phải vì sự vắng mặt của những người đã từng một thời là “hạt giống đỏ”, là những đứa con cưng của Chính phủ, mà vì “làm ăn thua lỗ như thế ai mà không xót ruột...”.

Còn nhớ, báo cáo tại Hội nghị Chính phủ với các tập đoàn kinh tế nhà nước hồi tháng 12/2011, tức là mới chỉ hơn một năm trước, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ông Đào Văn Hưng, góp một bản tham luận chất chứa biết bao tâm huyết và nhiệt huyết trong đó.

Bản tham luận điểm lại quá trình từ khi EVN ra đời và lớn lên, với một loạt nhận định “EVN đã phát huy tốt thế mạnh của mình để tiếp tục là tập đoàn kinh tế hàng đầu của đất nước, đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế quốc dân, làm “bà đỡ” cho hình thành và phát triển thị trường điện ở Việt Nam”; “trong giai đoạn nền kinh tế có những điều chỉnh rõ rệt theo các biến động khó lường của nền kinh tế thế giới, nhưng EVN vẫn hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế, chính trị xã hội do Đảng và Chính phủ giao”...

Ông Hưng còn tuyên hứa bởi những lời rất đẹp: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn tiếp tục cần các điều chỉnh, chỉ đạo từ Đảng và Nhà nước, EVN và các tập đoàn kinh tế nhà nước khác cam kết mạnh mẽ sẽ tiếp tục là các công cụ kinh tế đắc lực để thực hiện thắng lợi các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...”.

Hơn một tháng sau tham luận này, ngày 1/2/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ông Đào Văn Hưng thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thành viên EVN, về nhận công tác tại Bộ Công Thương. Đến 28/12/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục ký hai quyết định khác tuyên bố thi hành kỷ luật, khi đó ông Đào Văn Hưng chỉ còn là nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên EVN, nhận mức kỷ luật cảnh cáo.

Một “tướng” còn lại là của EVN là Tổng giám đốc Phạm Lê Thanh, nhận mức kỷ luật khiển trách. Nguyên nhân dẫn đến kỷ luật đều liên quan đến EVN Telecom kinh doanh thua lỗ gây hậu quả nghiêm trọng.

Về một sự “thắng cuộc”

Tháng 9/2012, lần đầu tiên có một ấn phẩm có sức công phá tương đương cỡ một “trái bom” đánh thẳng vào những yếu kém của doanh nghiệp nhà nước, đồng thời lột tả một cách cụ thể và sinh động nhất về lợi ích nhóm trong khối này được công bố rộng rãi trong dư luận. Cơ quan chịu trách nhiệm về ấn phẩm này là Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Lần hồi quá khứ ba năm trở về trước, thì mới thấy Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đúng là có rất nhiều “duyên”.

Vào năm 2009, Ủy ban Kinh tế trình tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XII một báo cáo giám sát về tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Lúc hoàn thành báo cáo giám sát này, trước khi trình ra Quốc hội, thì Ủy ban Kinh tế có trình ra phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến. Còn nhớ, khi đó, tài liệu báo cáo giám sát được phát ra cho giới truyền thông, nhưng sau đó đã lập tức bị thu lại, vì e ngại “quá nhạy cảm”.

Và mặc dù, vào thời điểm bấy giờ, một báo cáo giám sát như vậy cũng có thể xem là sánh ngang tầm một “quả bom tấn” vào các tập đoàn kinh tế nhà nước và Quốc hội cũng đã ban hành hẳn một nghị quyết giám sát về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại các doanh nghiệp nhà nước, yêu cầu Chính phủ phải thực hiện một loạt động thái để siết lại hoạt động của khối này.

Nhưng cuối cùng, cả báo cáo giám sát lẫn nghị quyết giám sát cũng chỉ dừng ở mức “bàn ra bàn vào” ở Quốc hội, rồi thôi. Không muốn dùng từ “thờ”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Mai Xuân Hùng nói “Chính phủ thực hiện nghị quyết này không mạnh mẽ.

Chẳng hạn, nghị quyết của Quốc hội yêu cầu phải tiến hành cơ cấu toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quản trị doanh nghiệp, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, nhanh chóng cổ phần hóa doanh nghiệp tiến tới xã hội hóa đầu tư cho doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, nhưng đến nay cũng chưa làm được bao nhiêu”. Coi như lần đó, Ủy ban Kinh tế đã không thành công.

Nhiều lần cân nhắc nâng lên đặt xuống, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã quyết định bỏ khái niệm “Kinh tế nhà nước là chủ đạo” trong bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đang được công bố để lấy ý kiến nhân dân.

Nhưng với ấn phẩm “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu” mà Ủy ban Kinh tế gửi đến các đại biểu Quốc hội trước kỳ họp thứ 4, mặc dù giá trị pháp lý không cao như báo cáo giám sát 3 năm trước, song, nó lại có sức lan tỏa rất lớn.

Trong báo cáo này, đã đưa ra một loạt nhận định hết sức mạnh mẽ như: Việt Nam tập trung rất nhiều nguồn lực xây dựng các tập đoàn kinh tế thành “quả đấm thép” là “công cụ ổn định kinh tế vĩ mô”; Tuy nhiên việc dùng các tập đoàn kinh tế, công ty nhà nước để bù lỗ, ổn định giá đều quá tốn kém, không hiệu quả và bị chia chác trong “lợi ích nhóm”.

Báo cáo cũng nhấn mạnh: “quan điểm “kinh tế nhà nước là chủ đạo” đang bị các nhóm lợi ích tận dụng triệt để cho lợi ích của một số cá nhân có liên quan. Đây là miếng đất màu mỡ để tạo ra các mối “quan hệ” vây quanh các tập đoàn và tổng công ty nhà nước nảy nở và phát triển”.

Sau đó, tại kỳ họp thứ 4, tháng 10/2012, khi cho ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nhiều đại biểu Quốc hội đều đã cho rằng không thể tiếp tục coi kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, khi mà lực lượng này trong suốt thời gian qua không làm được nhiệm vụ dẫn dắt nền kinh tế. Nhiều lần cân nhắc nâng lên đặt xuống, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã quyết định bỏ khái niệm “Kinh tế nhà nước là chủ đạo” trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đang được công bố để lấy ý kiến nhân dân.

(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)

===========================

Xem xong thấy buồn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao văn học Việt chưa có tác phẩm đỉnh cao?

Tác giả: Trần Thị Trường

Bài đã được xuất bản.: 06/08/2010 06:00 GMT+7

Khát vọng thụ hưởng tác phẩm đỉnh cao là một nhu cầu chính đáng, ngoài ra, khát vọng đất nước có tác phẩm đỉnh cao còn là niềm kiêu hãnh của mọi người con của đất nước ấy.

Đại hội Nhà văn (ĐH NV) lần thứ VIII diễn ra ở Hà Nội là một sự kiện lớn của văn giới, thu hút sức quan tâm lớn của toàn xã hội. Nhưng một lần nữa câu hỏi: Tại sao cho tới thời điểm này, Hội Nhà văn VN có tới khoảng 1000 hội viên mà chưa có, hoặc rất ít tác phẩm ngang tầm thời đại? Tài năng người viết hay cơ chế xã hội?

Câu hỏi không chỉ được các nhà báo nêu ra mà bất cứ một người yêu văn học nào, trong câu chuyện vỉa hè cũng như nghiêm túc đều nhắc đến. Câu hỏi khiến cho nhiều nhà văn hội viên đỏ mặt. Và câu trả lời, có thể chia ra làm hai: Một thì cho rằng lỗi ở khách quan, ở cơ chế, một khác cho rằng tài năng nhà văn chưa đủ độ.

Người ta vẫn nói văn học là nhiệt kế của thời đại, có khả năng dự báo thời cuộc, hướng dẫn tinh thần, hay nói cách khác, văn học đủ sức chia sẻ với buồn vui khổ sướng, đồng hành cùng con người trong cuộc đời, cho con người một điểm tựa, một hy vọng... Vậy thiếu vắng những tác phẩm đỉnh cao, cũng có nghĩa là thiếu vắng sự chia sẻ cần thiết, khả năng dự báo bị nhiễu loạn.

Khát vọng thụ hưởng tác phẩm đỉnh cao là một nhu cầu chính đáng, ngoài ra, khát vọng đất nước có tác phẩm đỉnh cao còn là niềm kiêu hãnh của mọi người con của đất nước ấy.

Trước hết, ta điểm danh một số tác phẩm được tôn vinh, xứng danh đỉnh cao mà đông đảo bạn đọc Việt Nam biết đến như: "Bác sĩ Rivagho" của Pasternak, "Nghệ nhân Maraghita" của Bulgakop, "Chiến tranh và hoà bình" (Lev Nikolaevich Tolstoy) "Con đường đau khổ" (Alexay Tolstoi) của Nga, thế kỷ trước. Hay, gần đây nhất ở Trung Quốc, một loạt các tác phẩm của Giả Bình Ao ("Phế Đô"...) Mạc Ngôn ("Phong nhũ phì đồn", "Cây tỏi nổi giận", "Cao lương đỏ"), Cổ Hoa "Thị trấn phù dung"... cũng có thể kể đến "Linh Sơn" của Cao Hành Kiện, hoặc của Orhan Pamuk "Tên tôi là đỏ"...

Posted Image

Tác phẩm "Chiến tranh và Hòa bình" của đại văn hào Lev Tolstoy

Làm thế nào để Việt Nam chúng ta có được những tác phẩm như thế? Có hai yếu tố cơ bản làm nên một tác phẩm văn học: Tài năng người viết và xã hội - đối tượng mà nó phản ánh.

Ta thử khảo sát một người như Lev. N. Tolstoy, sẽ thấy để làm nên tài năng và bút lực trên từng trang viết Tolstoy không chỉ dựa vào bản năng vốn có trời ban cho ông mà còn vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ của một bộ óc siêu việt.

Sinh ra trong 1 gia đình người Nga có đời sống bá tước, ông là thành viên có ảnh hưởng của gia đình quý tộc tên tuổi mà ảnh hưởng của dòng họ là rất lớn trong xã hội Nga. Những nỗ lực khám phá thế giới của ông đã đưa ông tới vị trí của nhà triết học, nhà tư tưởng đạo đức kiên định với với chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục. Tên tuổi của ông không chỉ có trong văn đàn mà còn trong danh sách những nhà tư tưởng chống lại cái ác. Ông cũng từng tham gia chiến tranh trong vai người lính.

Một sĩ quan quý tộc nhưng khi tham dự chiến đấu ông tỏ ra rất tài giỏi nhờ óc quan sát. Ông cũng tham dự những trận đánh có tầm quan trọng lớn nhất thế kỷ. Và khi rời quân ngũ, khi cầm bút ông biểu lộ rõ ràng thái độ hoàn toàn ghê tởm sự chém giết vô nghĩa mà ông đã chứng kiến trong chiến trận.

Những năm sau cuộc chiến ông được giới trí thức Petersburg và Moscow ca ngợi là một trong những người tài giỏi nhất. Nhưng ông không muốn gần họ. Ông là một nhà quý tộc quá chân chính để có thể giống với giới trí thức nửa tự do này. Tất cả suy nghĩ trong đầu ông đều trái ngược với suy nghĩ trong đầu số đông. 2 tác phẩm lớn nhất mà người đọc Việt biết đến là "Chiến tranh và hoà bình" và "Anna Karenina" miêu tả sự phóng khoáng và hiện thực của cuộc sống Nga.

Khảo sát thứ hai hướng tới Mạc Ngôn. Mạc Ngôn sinh 1955 tại Sơn Đông, Trung Quốc. Do Cách mạng Văn hoá, ông phải nghỉ học và tham gia lao động nhiều năm ở nông thôn. Năm 1976, ông nhập ngũ. Sau giải ngũ ông đi học và tốt nghiệp khoa văn Học viện Nghệ thuật, sau lại học nghiên cứu sinh và tốt nghiệp thạc sĩ...

Những tác phẩm gây sốc cho bạn đọc toàn thế giới của ông được xuất bản những năm 1990. Những tác phẩm đó khái quát cả một giai đoạn lịch sử hiện đại đầy bi tráng của đất nước Trung Hoa. Từ những số phận khác nhau lịch sử được tiếp cận dưới nhiều góc độ. Chính những chi tiết sống động đó của hiện thực lịch sử qua ngòi bút của Mạc Ngôn, đã thu hút hàng triệu triệu người đọc trong thời kỳ văn học nghệ thuật không còn giữ được vị trí tương xứng như nó vốn có.

Viết cái vừa vừa...

Ở Việt Nam, nếu chúng ta không có những người cầm bút có đời sống bá tước với sức ảnh hưởng như ở xã hội Nga, cũng như cuộc chiến tranh có mức độ thế kỷ giữa Nga hoàng và Napoleon thì chúng ta cũng có thể có những người cầm bút có cuộc sống tương tự như Mạc Ngôn. Và môi trường xã hội với những điều kiện sống, bản sắc văn hoá, và phải đối mặt với một cuộc chiến tranh mà mức độ ảnh hưởng không thể nói là không lớn trong toàn bộ đời sống xã hội.

Và cũng có thể nói, chúng ta đã từng có "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh, "Mảnh đất lắm người nhiều ma" của Nguyễn Khắc Trường, "Bến không chồng" của Dương Hướng. Những tác phẩm đó xuất hiện cũng vào đầu những năm 90, thời kỳ đổi mới hay còn gọi là văn học được cởi trói, với khởi xướng của cố TBT Nguyễn Văn Linh và người có nhiều công để các tác phẩm đó xuất hiện là TBT Báo Văn Nghệ Nguyên Ngọc. Ở một mức độ có thể gọi đó là những tác phẩm đỉnh cao của chúng ta. Cuốn "Nỗi buồn chiến tranh" đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

Nhưng từ đó đến nay thì sao? Hiếm vắng các tác phẩm hay, mặc dù cũng có cuốn "Chuyện kể năm 2000" của Bùi Ngọc Tấn. Nhưng từ Bùi Ngọc Tấn đến "Ba người khác" của Tô Hoài là vắng hẳn, hay có thì mức độ gây chú ý không nhiều. Bạn đọc có thể nói, tác phẩm có được nhờ tài năng của những tên tuổi đó. Nhưng bạn đọc có thể không biết đến những tác phẩm đó hoặc bị thu hồi, hoặc các NXB bị nhắc nhở - có thể bằng văn bản, bằng thông báo hoặc có khi chỉ là bằng truyền miệng.

Posted Image

Nỗi buồn chiến tranh, bản tiếng Anh của nhà văn Bảo Ninh

Nhà văn, tư tưởng và cảm xúc thì mãnh liệt, khi nghĩ, khi viết thì không thấy mình kém những người như Bulgacov (Liên Xô), có thể sản sinh ra những tác phẩm mang sức nặng như "Trái tim chó", "Những quả trứng định mệnh". Nhưng Bulgacov không được viết thì "giống như bị chôn sống", còn nhà văn Việt Nam, mối dây ràng buộc của người viết với gia đình nhân thân là rất mạnh mẽ. Vì thế người cầm bút Việt Nam không viết những cái gây nguy hiểm cho mình, mà viết cái vừa vừa, cái có khả năng ra tiền vừa để sống, vừa an toàn cho vợ con.

Nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi: Nhà văn- anh là ai? Nghệ sĩ, chiến sĩ, cán bộ làm công ăn lương? Hay tất cả trong một? Có cần phải là hội viên Hội Nhà văn mới được coi là nhà văn hay tác phẩm làm nên danh xưng - nhà văn hay không? Trong Điều lệ hội còn nói rõ "Hội là tổ chức chính trị nghề nghiệp...". Người ta không hiểu rằng không một nhà văn nào lại không có ý thức chính trị, có tư tưởng và văn hoá, tác phẩm sẽ được sinh ra từ đó cộng với cảm xúc thường nhật hoặc tức thời.

Nhà văn khi cầm bút muốn tác phẩm có giá trị là phải được tự do nói lên sự thật. Không bắt đầu từ sự thật, không đả động đến sự thật, không coi sự thật là tiêu chuẩn của chân lý và văn học nghệ thuật không phản ánh sự thật đó thì tác phẩm hỏi có giá trị gì. Nhưng ai sẽ chịu xuất bản những cuốn sách đó?!

Còn vấn đề khác nữa nhỏ thôi, nhưng vẫn cần nhắc đến, đó là giải thưởng, yếu tố khuyến khích tác phẩm xuất hiện. Những cuốn sách được giải Hội Nhà văn năm 1991 như Nỗi buồn chiến tranh, Bến không chồng, Mảnh đất lắm người nhiều ma chẳng những tôn vinh nhà văn mà còn làm cho Hội Nhà văn sang giá và sáng giá. Ngày nay thì thế nào? Sách được giải có gây được ấn tượng trên văn đàn không, có được người đọc đón nhận không và có là tác phẩm đỉnh cao không?

===========================

Nếu nói văn học Việt Nam nói chung thì trong lịch sử văn hóa truyền thống Việt có rất nhiều tác phẩm đỉnh cao đấy Trường ạ! Thí dụ như Trương Chi; Mỵ Châu Trọng Thủy; Tấm Cám.....Nhưng tại chẳng ai nhận thấy. Cái tựa bài báo này cần ghi thêm:"Vì sao văn học Việt hiện đại chưa có tác phẩm đỉnh cao?"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hai nhà văn từ chối giải thưởng, Hội nói gì?

20/1/2013 22:42

Posted Image - Trước những cáo buộc về "nhóm lợi ích" của nhà văn Y Ban với giải thưởng 2012, người phát ngôn của Hội cho biết, có thể sẽ họp báo để thông tin tới báo giới và công chúng trong thời gian sớm nhất.

Ngay sau khi giải thưởng Hội nhà văn VN 2012 vừa được công bố, dư luận đã xôn xao về 2 bức thư ngỏ của nhà văn Y Ban (tác giả "Trò chơi hủy diệt cảm xúc") và nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam (tác giả "Thế kỉ bị mất") từ chối nhận bằng khen. Không chỉ có vậy, trong bức thư ngỏ, nhà văn Nguyễn Ngọc Cảnh Nam và đặc biệt là nhà văn Y Ban đã đưa ra nhiều thông tin tiêu cực và những cáo buộc về hoạt động chấm giải của Hội.

Posted Image

Nhà văn Y Ban phản ứng mạnh về kết quả giải thưởng Hội nhà văn 2012

Phóng viên VietNamNet phỏng vấn nhà văn Đình Kính - người phát ngôn và thay mặt chủ tịch hội về vấn đề này. Ông đồng thời là thành viên ban chung khảo, ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam.

Cho đến nay bên hội đã nhận được văn bản chính thức có chữ kí của nhà văn Nguyễn Ngọc Cảnh Nam và nhà văn Y Ban chưa, thưa ông?

- Vì thời điểm sự việc xảy ra đang rơi vào hai ngày nghỉ cuối tuần nên chúng tôi chưa nhận được. Có lẽ phải sang ngày thứ Hai bức thư của hai nhà văn mới tới tay chúng tôi.

Trước những thông tin đầu tiên về phản ứng của hai nhà văn, quan điểm của hội về vấn đề này như thế nào?

- Như tôi đã trả lời báo chí. Hội có quyền trao giải và nhà văn có quyền từ chối.

Trong phản hồi của độc giả, đa số ý kiến đồng tình với 2 nhà văn và tỏ ra nghi ngờ tính minh bạch của giải thưởng lần này, ông nghĩ sao?

- Đó cũng là cái quyền của độc giả. Họ cũng như các nhà văn có quyền không tin tưởng. Nhưng nhiều khi chỉ một vài comment đã khiến người ta tưởng là số đông, có những người không nhất trí với điều đó thì họ không nói.

Posted Image

Theo nhận định của một số nhà văn, "Thế kỉ bị mất" (Nguyễn Cảnh Nam) là một tác phẩm xứng đáng cho giải thưởng chứ không phải bằng khen.

Không chỉ từ chối bằng khen, bài viết của nhà văn Y Ban còn có những cáo buộc nghiêm trọng, đề cập đến nhóm lợi ích, vụ lợi, sự dối trá, con rối và các cuộc bỏ phiếu thử.... Ông nghĩ sao?

- Sắp tới trong thời gian ngắn nhất, ban chấp hành sẽ có thông báo chính thức về giải thưởng này. Có thể sẽ tổ chức họp báo giải trình cụ thể từng vấn đề. Lúc đó các nhà báo hỏi thoải mái, chúng tôi sẽ trả lời ngay tắp lự tại chỗ tất cả những điều đó. Các vị hãy kiên nhẫn một chút vì mấy hôm vừa rồi là ngày nghỉ nên thông tin hoạt động hơi bị gián đoạn.

Theo nhà văn Nguyễn Quang Lập, tiểu thuyết "Thế kỉ bị mất" của Phạm Ngọc Cảnh Nam được 6/7 phiếu - một người không bỏ phiếu vì chưa đọc (Bài viết của nhà văn Y Ban cũng đề cập đến việc thành viên hội đồng bỏ phiếu trắng vì chưa đọc tác phẩm) Tại sao lại có chuyện tác phẩm chung kết mà chưa được đọc, thưa ông? Có đủ tính trách nhiệm ở đây không?

- Việc đó phải xác định lại, vì đó mới là ý kiến của ông Lập - một người ngoài cuộc - chứ có phải từ Hội đồng, ban chấp hành hay ban chung khảo đâu?

Posted Image

Nhà văn Đình Kính - người phát ngôn của Hội

Ngoài tiểu thuyết, văn học dịch cũng không được trao cuốn nào trong năm nay. Nhưng thử đơn cử "1Q84" (H. Murakami) - không chỉ nhận được lời khen từ phía đại diện của tác giả, tác phẩm này còn được bạn đọc trong nước yêu mến (bán chạy). Liệu có sự xem xét không đầy đủ ở đây không? Phạm vi đọc tác phẩm của vòng sơ khảo như thế nào?

- Văn học dịch năm nay Hội đồng văn học dịch chỉ đề cử duy nhất 1 cuốn, tôi xin phép không nêu tên, nhưng cuốn này cũng không đủ tiêu chuẩn vì chỉ mới dịch có 3 trong số 5 - 8 tập, chưa trọn bộ. Các cuốn khác dư luận có thể cho là rất hay nhưng hội đồng chuyên môn, hội đồng lý luận không đưa lên thì ban chung khảo làm thế nào được?

Theo quan sát ngoài cuộc, cách chọn tác phẩm cũng như tiêu chí chấm giải dường như chưa rõ ràng?

- Tôi đề nghị để đến cuộc họp báo sắp tới sẽ trả lời.

Khi nào thì Hội dự định sẽ họp báo, thưa ông? - Chúng tôi cần thời gian chuẩn bị, thời gian để mời các nhà báo, nhưng sẽ sớm nhất có thể.

Xin cảm ơn ông!

Hồ Hương Giang

=================

Hội nhà văn đầu tiên thành lập theo mẹ tôi kể lúc đầu chỉ có 57 người. Toàn những danh nhân gạo cội trong làng văn Việt Nam với những tác phẩm đđời. Bởi vậy, nhng ai mà được kết nạp vào Hội Nhà Văn Việt Nam thì cùng đẳng cấp với những nhân vật nổi tiếng, cho nên nó danh giá lắm!

Cuộc sống thăng trầm của tôi, khiến tôi không có thời gian mà quan tâm đến văn chương thơ phú. Điều tôi lo lắng là sự tồn tại và sống sót trong cuộc sống gian khó của tôi. Nhưng nhìn chung, ấn tượng và kỷ niệm của tôi với Hội Nhà Văn vẫn là một hình ảnh tốt đẹp.

Cách đây cũng hơn cả chục năm, tôi ngồi cạnh một phụ nữ trong nhà của em gái tôi - nó mê thơ ca và văn nghệ lắm - vào dịp giỗ mẹ tôi. Tôi hỏi bà ta: "Chị làm nghề gì?". Thay vì trả lời trực tiếp vào câu hỏi của tôi, bà ấy nói: "Tôi là Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam". Vừa nói, bà vừa đưa ánh mắt chợt rực sáng về phía chân trời mơ ước ở nơi xa thẳm khi nhắc đến một danh vị cao quý .

"Hội Nhà Văn Việt Nam à?' - Tôi hỏi lại để bà có dịp thể hiện. Bà ta gật đầu thể hiện sự xác định, mắt vẫn không nhìn vào tôi. Giá như ở thế kỷ trước , chắc tôi phải đứng dậy và hân hạnh bắt tay một người nổi tiếng với lời chúc mừng nồng nhiệt. Nhưng thời buổi mọi người đều bình đẳng và tinh thần dân chủ được nâng cao, nên tôi chỉ kín đáo liếc lên mâm cỗ, xem món tôm xú hấp nước dừa còn con tôm nào không, rồi hỏi tiếp: "Ồ! Thế bút danh của chị là gì?"...Bà ấy có nói bút danh và cả hàng lô tác phẩm thơ văn gì đó, nhưng tôi quên rồi. Có điều là khi trả lời tôi, mắt bà ấy toàn nhìn về nơi chân trời xa thẳm.

Mắt buồn em dõi trời xa thẳm.

Trên khóe môi tươi cũng chẳng cười.

Thay vì khen tặng lời ca ngợi sáo rỗng cho một danh hiệu cao quý, tôi thể hiện bằng hành động gắp mời bà một con tôm xú và tất nhiên tôi cũng một con. Lâu rồi, tôi không nhớ lắm những chi tiết. Nhưng đấy là lần hân hạnh gặp một "Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam" sau bao năm ít quan tâm đến văn chương thơ phú của tôi.

Với tôi, những con người văn chương thơ phú đều đáng trân trọng. Họ nghèo và tất nhiên cũng muốn khá giả. Nhưng có vẻ như đó không phải mục đích của họ.Với giới kinh doanh giầu có, họ như những kẻ "hâm" và vô bổ. Nhưng họ như là những tấm gương cân bằng lại những giá trị vật chất và tinh thần trong cuộc sống. Mặc dù, trong hàng trăm, hàng ngàn những nhà văn, nhà thơ từng thời đại, mấy ai có tác phẩm để đời....Thế rồi "hàng thật" và "hàng giả" lẫn lộn. Người ta quan trọng tấm huân chương hơn cả những giá trị thật mà tấm huân chương đó ghi nhận. Bởi vậy, tấm huân chương trở thành một vật trang trí và mất đi nội dung thể hiện của nó.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại một dự án 11.000 tỷ xây rạp gây tranh cãi

Thứ Hai, 21/01/2013 --- cập nhật 07:18 AM, GMT+7

Docbao.vn Trong khi dư luận còn chưa hết "bàng hoàng" về việc rót 11.000 tỉ đồng xây vỏ cho Bảo tàng lịch sử quốc gia mới, chuyện nhà hát nghìn tỉ biến thành nơi tổ chức đám cưới thì mới đây 1 dự án lên đến gần 11.000 tỉ đầu tư cho các công trình văn hóa lại khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Posted Image

Rạp Đại Nam thuộc Nhà hát Chèo Hà Nội được đầu tư 92 tỉ đồng nhưng thường xuyên tổ chức tiệc cưới.

Ngày 09/1 vừa qua, đề án "Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012 - 2020" đã được Chính phủ phê duyệt. Theo đó, tổng số vốn đầu tư dự kiến là 10.800 tỉ đồng (tương đương với nửa tỉ USD), trong đó ngân sách nhà nước là 6500 tỉ. Phân kỳ đầu tư chia thành 2 giai đoạn, 2012-2015 (3000 tỉ đồng) và 2016-2020 (7800 tỉ đồng). Đây không hề là một kế hoạch bất ngờ vì theo người phát ngôn của Bộ VHTTDL, đơn vị chủ trì triển khai thực hiện đề án thì nó đã được chuẩn bị từ năm 2008.

Hay tin đề án nghìn tỉ trên được phê duyệt, nhiều người cho rằng việc đầu tư số tiền lớn như vậy là lãng phí và không đúng thời điểm. Việc xây dựng những nhà hát, công trình văn hóa quy mô là cần thiết nhưng việc vận hành nó thế nào, yếu tố con người - chủ thể của những công trình hoành tráng đó ra sao được quan tâm hơn cả. Bởi trên thực tế, đã có quá nhiều bài học đau lòng về việc đầu tư tiền tấn cho những công trình lớn nhưng sau đó hoặc là vắng như chùa bà đanh, hoặc hoạt động không hiệu quả dẫn đến đóng cửa hoặc dùng sai chức năng.

Câu chuyện Bảo tàng Hà Nội được đầu tư lên tới trên 2000 tỉ đồng nhưng không có gì để trưng bày, thưa vắng người xem, rạp Đại Nam thuộc quản lý của Nhà hát Chèo Hà Nội được rót 96 tỉ đồng nhưng xây xong chủ yếu cho thuê tổ chức đám cưới. Một phần diện tích nhà hát Chèo Kim Mã đang cho thuê để bán đồ gốm sứ, mở quán ăn... Những câu chuyện đau lòng này đã được VietNamNet phản ánh trong hàng loạt chuyên đề đăng tải trong năm 2012 thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Quản lý và sử dụng công năng của những công trình văn hóa tốn kém không hiệu quả luôn là câu chuyện nhức nhối trong xã hội. Bởi rõ ràng, trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng, đời sống người dân quá khó khăn, chưa biết được hưởng thụ văn hóa chất lượng cao đến đâu đã phải oằn lưng đóng thuế và gánh cho hàng loạt công trình tiêu tốn tiền của mà không mang lại ích lợi gì. Chính vì vậy, khi đề án quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa được duyệt với kinh phí "khủng" đã khiến nhiều người băn khoăn. Liệu rằng những công trình ngốn tiền của có phát huy giá trị và được khai thác tốt khi hoàn thành hay sẽ lại hoạt động ì ạch, sai chức năng như vẫn thấy nhan nhản khắp nơi?

Song cũng có không ít ý kiến đồng tình với đề án này với lập luận rằng đầu tư cho các công trình văn hóa không bao giờ là tốn kém và nếu không làm bây giờ thì bao giờ làm? Nhất là khi, mỗi khi có những sự kiện văn hóa quốc tế lớn được tổ chức tại Việt Nam, người ta lại đau đầu tìm một địa điểm hoành tráng, xứng tầm sự kiện mà không có. Và trong khi có nơi dùng nhà hát, cung văn hóa, trung tâm triển làm làm nơi tổ chức tiệc cưới để nhiều đoàn kịch, nhiều nhà hát lại phải đi thuê địa điểm tập, không có chỗ diễn. Nhiều nhà hát hiện nay lại quá ít ghế, thiết kế không đúng quy chuẩn hoặc xuống cấp nên rõ ràng kế hoạch nâng cấp và xây dựng mới 71 nhà hát (trong đó xây mới 51, nâng cấp 20 nhà hát) thực sự là một kế hoạch tham vọng.

Posted Image

Rạp Tháng 8 ngoài chiếu phim còn mở thêm quán bar.

Tham vọng là ở chỗ đề án phê duyệt xây mới 51 nhà hát (11 nhà hát có quy mô lớn từ 2000-2500 ghế; 4000 nhà hát có quy mô lớn từ 1000-2000 ghế) tại chừng ấy tỉnh, thành phố. Tức là ngoài 2 nhà hát lớn xây mới tại HN và TP.HCM, mỗi tỉnh và thành phố sẽ được "phân phối" đều 1 cái. Việc vận hành 51 nhà hát mới được xây dựng từ nay tới năm 2020 quả là không đơn giản bởi ngoài chuyện xây vỏ thì việc ai sẽ là người điều hành chúng, quản lý sao cho hoạt động hiệu quả và đúng chức năng là cả một bài toán khó. Bài học từ những công trình rỗng ruột, có vỏ mà không có nội dung để lấp đầy đến nay vẫn còn nóng. Còn với 20 nhà hát đã bị xuống cấp nằm trong kế hoạch nâng cấp, cải tạo của đề án này thì không có gì để bàn.

Các công trình rạp chiếu phim là đối tượng được quan tâm đặc biệt với kế hoạch nâng cấp và xây dựng mới 106 rạp chiếu phim, trong đó có 57 rạp cần xây mới, 49 rạp thuộc đối tượng được nâng cấp. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc sẽ xây mới 2 trung tâm điện ảnh đa năng tại Hà Nội và TP.HCM với quy mô khoảng 1500 ghế. Các rạp này sẽ được xây theo mô hình cineplex giống các cụm rạp tư nhân và nước ngoài đang sở hữu tại VN, có dịch vụ văn hóa tổng hợp khác, đảm bảo có thể tổ chức LHP quốc tế và trong nước. Kế hoạch này rõ ràng là cần thiết, nhất là trong bối cảnh rạp chiếu nhà nước đang co cụm và khó tìm kiếm địa điểm phù hợp để tổ chức các sự kiện điện ảnh mang tầm quốc gia và quốc tế diễn ra đều trong mỗi năm.

Cùng với đó, 55 rạp quy mô từ 500-1000 ghế với từ 2-6 phòng sẽ được xây mới tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng người dân ở nhiều tỉnh, thành xa xôi không thể tiếp cận với phim ảnh do không có rạp chiếu. Tuy nhiên, việc vận hành những rạp chiếu "quốc doanh" này thế nào cũng là vấn đề cần bàn, nhất là khi các rạp này khó tiếp cận với các nguồn phim mới phát hành ngoài rạp mà chủ yếu chỉ đến được với các thành phố lớn. Kế hoạch nâng cấp 49 rạp chiếu xuống cấp có thể khiến nhiều chủ rạp vui mừng.

Posted Image

Các rạp chiếu phim nhà nước khó cạnh tranh với cụm rạp của tư nhân và nước ngoài đầu tư.

Tuy nhiên, với sự đầu tư xây mới và nâng cấp hơn 100 rạp chiếu phim trên cả nước đánh dấu sự trở lại của các rạp "quốc doanh" vốn đã hoạt động không hiệu quả nhiều năm qua trước sự bành trướng của các cụm rạp hiện đại của nước ngoài và tư nhân tiếp tục đặt ra bài toán hiệu quả. Cách đây hơn 1 thập niên, ngay tại Hà Nội, rất nhiều rạp chiếu của nhà nước đã phải đóng cửa hoặc chuyển hình thức kinh doanh vì hoạt động không hiệu quả như Bạch Mai, Đặng Dung, Đại Đồng, Bắc Đô, Đống Đa.... Do vậy, sự xuất hiện trở lại của các rạp nhà nước lại 1 lần nữa cho thấy những thách thức thực sự.

Các công trình nhà triển lãm văn hóa nghệ thuật cũng được đưa vào đối tượng của dự án "khủng" này. Và theo kế hoạch, tổng số nhà triển lãm cần nâng cấp và xây dựng mới lên tới 66, trong đó có 36 công tình xây dựng. Đáng chú ý là trong số 30 công trình được nâng cấp có cả nhà triển lãm văn học nghệ thuật Việt Nam, nơi ngoài các sự kiện văn hóa cũng nổi tiếng chuyên tổ chức tiệc cưới, các hội chợ hàng hóa. Câu chuyện xảy ra từ cuối năm 2008 đến nay vẫn còn được nhiều người nhắc tới đầy bức xúc khi người ta ngang nhiên dùng màn che các tác phẩm tham dự cuộc triển lãm tranh sơn dầu có quy mô toàn quốc vài năm mới tổ chức được một lần để kê bàn mở tiệc cưới.

Đầu tư cho văn hóa không bao giờ là thừa và giá trị nó mang lại cho những người thụ hưởng không đong đếm được cụ thể nhưng quản lý các công trình văn hóa thế nào, vận hành sao cho hiệu quả và xứng số tiền bỏ ra mới là điều đáng bàn.

Theo VietNamNet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hai nhà văn từ chối giải thưởng, Hội nói gì?

Ôi hội nhà văn! sao mà ra nông nỗi này.

==========================================================

Theo dantri.com.vn

Nữ văn sĩ "chê" bằng khen: Ban giám khảo hãy phản biện lại tôi đi!

Ngày 18/1, nữ nhà văn Y Ban đã tung ra “Thư ngỏ” gửi một số hộp thư của người trong giới, bày tỏ bức xúc về sự “thiếu tâm, thiếu tầm” của những người cầm cân nảy mực ở một hội danh giá.

Vì sao trong thư ngỏ chị lại viết, Ban Giám khảo không có tâm, không có tầm? Đặt câu hỏi ngược lại, thế hệ như chị, trẻ trung hơn, nếu hoán đổi vị trí, chị có dám tin mình sẽ có tâm, có tầm không?

Cái tâm, cái tầm (cũng thật khó nói), nhất là văn chương, mỗi người mỗi ý, mà nhà văn, không phải ai sinh ra cũng có “khiếu” làm giám khảo. Cho nên cái tâm, cái tầm với tôi là dám đương đầu, dám thách thức.

Bây giờ tôi muốn ban giám khảo (gồm 9 người) phản biện lại tôi đi, họ hãy nói lại với tôi (mà không phải với tôi nữa, tôi khép lại rồi) họ nói lại với tất cả bạn đọc, tất cả những người đang theo dõi việc này là chúng tôi đủ tâm, đủ tầm, đủ tài.

Họ phải phản bác lại, phải phân tích từng tác phẩm hay ở đâu, dở ở đâu. Ngồi ghế giám khảo có nhà lí luận phê bình Phan Trọng Thưởng, Lê Quang Trang, rồi các nhà văn nhà thơ, toàn gạo cội cả đó chứ.

Họ phải lí giải vì sao tác phẩm cô này tôi chỉ cho thế thôi, vì sao tôi để phiếu trắng. Mọi người phải phân tích được, cái tâm, cái tầm, cái minh bạch là ở chỗ đó.

Quan trọng là dám đương đầu, xin mời các vị hãy lên tiếng đi, hãy phản biện là Y Ban sai đi. Tôi chỉ mong tôi sai. Rất mong tôi sai.

Vì sao chị lại chọn hình thức thư ngỏ?

Tôi không muốn để ảnh hưởng tới ai nhưng tôi đã chọn thư ngỏ, tôi chọn những mạng để tôi đưa lên, nghĩa là tôi muốn để mọi người biết vấn đề này. Nó không phải chuyện nội bộ của Hội nhà văn nữa, không phải cá nhân tôi, mà là của mọi người.

Tôi nghĩ không phải vào Hội để oai, để sang, để chia nhau miếng bánh. Có người hàng chục năm, hai chục năm không viết gì mà vẫn sống trong vinh quang, trong sự tung hô, tung hô đi tung hô lại.

Trong khi đó những người khác vẫn miệt mài viết, tìm tòi, đổi mới thì lại bị thờ ơ. Đó là thực trạng ở Hội.

Về sự cố này, điện thoại cho Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, ông cười bình tĩnh. Vị Chủ tịch cho biết, đã đọc thư ngỏ của Y Ban nhưng ông đang ở quê nên chưa tiện trả lời.

Vậy theo chị dựa vào đâu để định giá sự đổi mới ở một cây bút? Vì văn chương như chị nói, thật khó cân đong đo đếm? Bằng nhiều nguồn. Cả một đội ngũ lí luận phê bình, rồi dư luận bạn đọc, rồi chính những người làm báo chí nữa. Chúng ta nhìn sang nước Mỹ xem, có hẳn tờ New York Times, tác phẩm nào lọt vào đây là tác phẩm danh giá.

Nhưng thêm điều nữa tôi nói để bạn biết, các nhà lí luận của ta không kém đâu, cũng được đào tạo đàng hoàng bài bản, cũng sắc sảo vô cùng nhưng vấn đề là người ta không đọc, không cập nhật, không chịu được xu hướng mới. Người ta cho phép mình như thế.

Chị định nói họ già, họ chậm tiến?

Không, tôi không nói họ già.

Nhưng người không tiếp nhận cái mới ắt là người già?

(Cười) Đó là ý bạn. Tôi không dám bảo họ già, họ trẻ trung vô cùng. Bởi vì đến 70 tuổi, họ vẫn cứ ngồi ghế nọ, ghế kia.

Đã là hội nghề nghiệp kể chi tuổi tác?

Đúng rồi. Nhưng họ phải tự biết mình.

Chị viết: “Khi bức thư này tới tay các quý vị cũng có nghĩa rằng tôi chính thức chối bỏ cái ghế uỷ viên hội đồng văn xuôi”. “Cái ghế này” mang lại cho chị những gì từ khi ngồi vào?

Tôi nói rồi, nó chả mang lại gì cả. Tôi đã nói hết trong thư ngỏ rồi, bạn cứ trích ra.

Chị mô tả hoạt động của Hội đồng văn xuôi khá “hồn nhiên”, thậm chí có người trong Hội đồng chẳng đọc mấy. Chị nghĩ gì về quy trình chấm giải văn chương bấy lâu nay?

Chả có quy trình gì hết. Người ta muốn làm thế nào thì làm. Nay họ làm thế này, mai họ làm thế khác. Quy trình trong tay một ông đứng đầu.

Phiếu trắng cũng là một ý kiến nhưng vì sao chị phản đối? Hay chị cho rằng người bỏ phiếu trắng chưa đọc tác phẩm của chị?

Tôi phản ứng cái này vì họ không dám đối diện với lương tâm của họ. Tại sao không sổ toẹt rằng, không hay, không ra gì.

Ban chung khảo chưa phải nơi quyết định cuối cùng

Được biết, Quy trình xét giải thưởng hàng năm của BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa VIII như sau: Các Hội đồng chuyên môn (Văn xuôi, Thơ, Lý luận phê bình, Văn học dịch), rà soát và đọc những tác phẩm đúng quy định xét giải do nhiều nguồn giới thiệu lên. Những tác phẩm nào Hội đồng đồng ý đề nghị xét giải và xét Bằng khen được gửi lên Ban chung khảo (thường được gọi là Ban giám khảo). Ban chung khảo có thể là tất cả các Ủy viên BCH, cũng có thể là một số ủy viên BCH do BCH cử ra. Được biết, xét giải năm 2012, Ban chung khảo có 9 ủy viên BCH (trong tổng số 15 ủy viên BCH).

Các Hội đồng chuyên môn (tương tự hội đồng sơ khảo) chỉ tham mưu cho BCH những tác phẩm mà họ thấy xứng đáng để trình lên Ban chung khảo. Kết quả Ban này đưa ra vẫn chưa phải là cuối cùng. Theo điều lệ Hội, việc xét giải thưởng, trao giải thưởng và tặng bằng khen hàng năm cho các tác phẩm xứng đáng là quyền hạn của BCH. Như vậy, kết quả giải thưởng văn chương 2012 sẽ được chính thức quyết định trong thời gian tới.

Chị nói, không chấp nhận Ban giám khảo này. Tại sao điều đó không diễn ra sớm hơn, đến bây giờ khi không ẵm giải lớn, chị mới không chấp nhận? Câu đó nên hỏi người khác. Nếu tôi không dấn thân như thế, không trải nghiệm như thế thì làm sao tôi biết thâm cung bí sử?

Chỉ trích họ ham chiếm ghế nhưng trong thư ngỏ chị lại “chúc các vị sức khoẻ, an khang, bách niên giai lão”?

Họ cố thủ như thế thì mình chúc họ như vậy. Họ không bao giờ chịu nhả ra đâu. Đại hội nhà văn nào cũng có những câu vè rất hay (cười). Đấy. Nhưng họ vẫn thích vô cùng quyền lực, họ vẫn ngồi.

Tha hồ phán xét tôi đi. Tôi tự nhận tôi đi trên con đường dại và tôi ham hố. Vì ham hố nên tôi vẫn còn đi dự giải, tôi vẫn còn hy vọng những điều tốt đẹp.

Thế nghĩa là, nếu Y Ban đoạt giải chắc chắn không có thư ngỏ?

Đúng, chuẩn luôn. Đúng quá. Bởi vì Y Ban mà đoạt giải thì quá đỗi bình thường.

“Văn minh, vợ người”, thật chẳng sai chút nào!

Người viết nào chẳng tự tin. Nếu mọi người công tâm với Y Ban sẽ thấy cuốn sách nào của Y Ban cũng đổi mới. Chúng ta tranh luận trên cuốn này (Trò chơi huỷ diệt cảm xúc - chính là cuốn xét giải năm nay - PV) tôi tự tin để nói điều ấy. Hẳn một lối viết khác. Mỗi chương của tôi gần như một truyện ngắn sống độc lâp được. Câu chữ của tôi có nhịp điệu nói lên toàn bộ thời chúng ta đang sống. Văn chương của tôi có sự gắn kết, văn của tôi có lửa. Mọi người đã đọc cuốn sách của tôi, mọi người sẽ không bỏ ra được. Một điều nữa khiến tôi tự tin là dư luận bạn đọc. Tôi tôn trọng bạn đọc.

Chị có hối tiếc vì đã vào Hội không?

Không. Tôi không hề hối tiếc. Tôi tự hào là tôi đã chọn Hội Nhà văn Việt Nam, cho đến bây giờ tôi vẫn tôn trọng nó. Tôi tự hào tôi là người tử tế, ăn cây nào rào cây ấy. Tôi chọn con đường dại của tôi. Nếu tôi ra khỏi Hội tôi vẫn là Y Ban. Ở trong Hội tôi vẫn là Y Ban. Tôi có thêm một giải thưởng nữa, vẫn là Y Ban. Tôi có bớt đi một giải thưởng, vẫn là Y Ban.

Chị có lo cơn sóng chị tạo ra không nhấn chìm ai, lại nhấn chìm chính chị?

Ôi không. Không nhấn chìm được tôi đâu. Bởi vì tôi là nhà văn, mọi điều tôi trải qua, sẽ vào tác phẩm của tôi. Tôi nói cho bạn nghe búa rìu dư luận của I am đàn bà ghê lắm mà tôi vẫn chịu được.

Thêm một nhà văn từ chối tặng thưởng

Chiều tối hôm qua (19/1), thêm một bức thư ngỏ của một nhà văn được “chấm” hạng Bằng khen được tung lên mạng. Đó là nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam. Khác với nhà văn Y Ban, nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam kiệm lời hơn, ông viết: “Thư ngỏ gửi Hội Nhà Văn VN

Tôi Phạm Ngọc Cảnh Nam, người vừa được HNV VN công bố tặng bằng khen năm 2012 cho cuốn tiểu thuyết “Thế Kỷ Bị Mất” của tôi.

Tôi xin giành quyền được từ chối bằng khen nầy của HNV .

Lý do đơn giản, mà ai cũng thấy là giải thưởng đã không được xét đúng theo tiêu chí văn chương. Và, cũng là để cho sự trung thực còn có chỗ trú ngụ trong ngôi đền thiêng liêng của nó là Văn Học.

Phạm Ngọc Cảnh Nam”.

Theo tôi được biết, tiểu thuyết “Thế Kỷ Bị Mất” của nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam được hội đồng văn xuôi đánh giá rất cao, với 6/7 phiếu (Một người không bỏ phiếu vì chưa đọc) cuốn tiểu thuyết được xếp đầu bảng giải văn xuôi năm nay. Nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã phải thốt lên: “Lâu lắm rồi mới đọc được cuốn sách hay như thế này”. Thế nhưng lên BCH, cuốn sách đã bị đánh tuột khỏi giải chính thức, chỉ được cái bằng khen. Thực ra các nhà văn nước ta đều có con mắt xanh, bảo họ ngu là không đúng. Nhưng khi bình xét giải thưởng họ không dám dùng con mắt xanh trời cho.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Sankei Shimbun (Nhật Bản):

Mỹ - Nhật sẵn sàng đánh chìm tàu sân bay Trung Quốc

Thứ hai 21/01/2013 07:54

Trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Trung Quốc liên quan đến quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch phối hợp với quân đội Mỹ đánh chìm tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Tờ Want Daily (Đài Loan - Trung Quốc) dẫn thông tin đăng tải trên tờ Sankei Shimbun, tờ nhật báo của Nhật Bản có trụ sở tại Tokyo, cho biết, kịch bản chiến lược được đặt ra là Nhật Bản sẽ sử dụng các chiến đấu cơ F-15J với sự hỗ trợ của không quân Mỹ để “loại khỏi vòng chiến đấu” máy bay tiên tiến của Trung Quốc. Nhật Bản sau đó có thể sẽ dùng máy bay chiến đấu F-2 tấn công các chiến hạm cỡ lớn của hải quân Trung Quốc.

Posted Image

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc

Theo nhà phân tích quân sự Trung Quốc Trần Quang Văn, nếu không có không quân yểm trợ, thì tàu sân bay và tàu đổ bộ tấn công của hải quân Trung Quốc sẽ trở thành “miếng mồi ngon” của máy bay chiến đấu Nhật Bản và Mỹ. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết không thể thiếu là phải có sự hợp tác của Mỹ, Nhật Bản mới có thể giành thắng lợi trong cuộc chiến tiềm tàng với Trung Quốc. Một mình Nhật Bản không thể đánh bại được lực lượng không quân Trung Quốc.

Trong khi đó, một chuyên gia phân tích quân sự khác của Trung Quốc, Quách Tuyên thì cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh dường như là mục tiêu chính của Nhật, việc đánh chìm biểu tượng sức mạnh trên biển của Trung Quốc sẽ khiến quốc gia này khuất phục.

Cũng liên quan đến vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, ngày 18-1, phát biểu tại buổi họp báo chung với người đồng nhiệm Nhật Bản Fumio Kishida ở Washington, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định Mỹ công nhận quyền quản lý của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và quần đảo này nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ. “Mỹ phản đối bất cứ hành động đơn phương nào nhằm làm suy yếu hay phá hoại quyền quản lý của Nhật Bản với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư”, bà Hillary nói nhưng không đề cập trực tiếp đến Bắc Kinh. Mặc dù vậy sau đó Trung Quốc đã lên tiếng phản đối và chỉ trích Mỹ “bội tín” khi ủng hộ Nhật về quần đảo tranh chấp trên.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Hoàng Cường/ANTĐ

=================

Cũng là dọa nhau cho vui vậy thôi. Hơi đâu mà bắn cái tàu ve chai này làm gì cho nó tốn đạn.

Thật buồn cười wá! Tôi nghĩ cái tàu ve chai có giá trị lịch sử với tư cách là một di sản cần có trong bảo tàng hơn là giá trị thực dụng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỗi năm thay đổi sự sắp sếp trong nhà một lần thì mệt nhỉ. Lại còn nhiều trường phái...

====================================

Bố trí phong thủy năm Quý Tỵ

Có nhiều trường phái phong thủy và từ đó phương pháp sắp xếp cũng khác nhau. Tuy nhiên thông dụng nhất và hiệu quả nhất hiện nay vẫn là phương pháp sắp xếp bố trí theo Cửu tinh - hệ thống sao thuộc chòm Bắc Đẩu, vận hành liên tục theo chu kỳ nhất định. Người xưa đã quan sát sự thay đổi của chòm sao Bắc Đẩu rồi liên hệ với Lạc Thư, Bát quái,... xây dựng nên nguyên lý phong thủy gọi là "lượng thiên xích". Mỗi năm, hệ thống sao thay đổi nên hàng năm người ta cần trang hoàng lại nhà cửa, bố trí lại một số đồ phong thủy để chào đón vận may.

Để bố trí đồ đạc theo nguyên lý phong thủy, chúng ta cần biết đến "phong thủy trận đồ" hàng năm. Trong năm 2013, phong thủy trận đồ như sau:

Posted Image

Hóa giải sao xấu

Trong các sao xấu, cần chú ý hóa giải khi sử dụng linh khí phong thủy là:

Nhị Hắc hành Thổ, chủ tật bệnh, ôn dịch.

Tam Bích hành Mộc, chủ khẩu thiệt thị phi.

Ngũ Hoàng thuộc Thổ, chủ tai họa bệnh tật.

Thất Xích thuộc Kim, chủ tai nạn, trộm cướp, phẫu thuật.

- Hướng xấu cần tránh khi động thổ:

Trong các sao xấu ở trên thì Ngũ Hoàng thuộc loại đại sát, tuyệt đối tránh động thổ hay trổ cửa hướng này. Năm nay Ngũ Hoàng nhập trung cung (giữa nhà) nên ít phạm phải, hóa giải dễ dàng hơn. Hóa giải dùng Kim tiết chứ không nên dùng Mộc khắc. Tránh màu đỏ vì Hỏa sinh Thổ. Có thể treo tiền đồng, gương bát quái bằng đồng hoặc chuông gió (phong linh) bằng kim loại. Các loại đá thạch anh trắng, xà cừ trắng hay mã não trắng,... có năng lượng cao hơn, hóa giải sẽ hiệu quả hơn.

- Tăng sức khỏe:

Để tăng cường sức khỏe cần hóa giải sao Nhị Hắc và Ngũ Hoàng - hai ngôi sao liên quan đến bệnh tật, ôn dịch. Linh khí thích hợp: đặt quả cầu thạch anh trắng ở trung cung, đồng thời đặt tỳ hưu, long quy hay tượng mạ vàng ở Tây Nam.

Kích hoạt sao tốt:

Muốn bố trí phong thủy đạt hiệu quả cao, cần kích hoạt đúng sao liên quan, cũng như chọn ngày giờ phù hợp. Bố trí theo các mục đích cụ thể như sau:

- Đi tìm tình yêu

Với các bạn muốn tìm kiếm nửa kia của mình, cũng như muốn tiến đến hôn nhân, cần kích hoạt sao Nhất Bạch ở phía Bắc - ngôi sao liên quan đến tình yêu, tình duyên.

Linh khí thích hợp: đôi uyên ương, thất tinh trận mã não đen... Sử dụng linh khí màu đen sẽ hiệu quả nhất, nhưng cũng không nhất thiết phải như vậy.

- Tăng cường hạnh phúc

Để tăng cường hạnh phúc, giữ lửa cho tình yêu cần hạn chế sao Tam Bích - ngôi sao chủ về trach chấp thị phi ở phía Đông. Linh khí thích hợp: bồ câu thạch anh hồng, hoa hồng, thất tinh trận thạch anh hồng.

Posted Image

Đôi uyên ương ở phía Bắc căn phòng có thể hỗ trợ tình duyên. Ảnh: N.M.L.- Cầu tự, cầu nhân tài:

Để cầu tự cần tăng cường Hỏa vận của Cửu Tử tinh ở phía Nam - ngôi sao liên quan đến may mắn. Cầu tự năm 2013 cần sửa nhà ở phương Ngọ, cũng như bố trí phòng ngủ tại Dần, Ngọ sẽ có hiệu quả tối đa. Cầu tự không chỉ ứng dụng trong cầu mong có thêm con cái mà ở cơ quan đơn vị có thể là có thêm nhân tài. Linh khí sử dụng: thất tinh trận thạch anh tím, thất tinh trận thạch anh hồng, chùm nho mã não đỏ...

- Tăng tài lộc, chiêu tài

Để tăng tài lộc, cần kích hoạt sao Bát Bạch ở Đông Bắc - ngôi sao liên quan đến tài vận, của cải. Linh khí sử dụng: nuôi cá vàng, đặt động thạch anh vàng, tỳ hưu hoàng ngọc...

- Thăng tiến trong nghề nghiệp:

Để nghề nghiệp thuận lợi cần kích hoạt sao Lục Bạch ở Tây Bắc - ngôi sao liên quan đến tài vận cũng như uy quyền. Linh khí sử dụng: chậu tụ bảo hoàng ngọc, treo tranh Mùa gặt của Van Gogh, long quy tụ ngọc.

Posted Image

Đặt chậu tụ bảo hoàng ngọc ở Tây Bắc sẽ giúp thăng tiến. Ảnh: N.M.L.

Tất nhiên việc bố trí không nên áp dụng tất cả tại nhà hay văn phòng, mà để tăng hiệu quả tối đa chỉ nên ứng dụng hóa giải cung xấu nhất (Ngũ Hoàng ở giữa), và kích hoạt sao tốt theo một mục đích mình cần nhất trong năm. Chúc các bạn bố trí trang hoàng nhà mới được theo ý muốn.

Theo ThS Nguyễn Mạnh Linh

Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỗi năm thay đổi sự sắp sếp trong nhà một lần thì mệt nhỉ. Lại còn nhiều trường phái...====================================

Sư phụ đã giảng là: "Phong thủy tàu tiếp thu kiến thức phong thủy không hoàn chỉnh" nên mới xảy ra cơ sự như thế./.

Phong thủy Lạc Việt chỉ có từ đúng trở lên./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

[/size]

Sư phụ đã giảng là: "Phong thủy tàu tiếp thu kiến thức phong thủy không hoàn chỉnh" nên mới xảy ra cơ sự như thế./.

Phong thủy Lạc Việt chỉ có từ đúng trở lên./.

Mặc kệ họ! Họ cho là đúng thì cứ làm. Chúng ta không thể bắt họ nghe theo mình. Còn chúng ta thấy đúng thì chúng ta làm, vậy thôi. Tôi cũng mệt mỏi, không muốn tranh luận..

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuộc chiến tranh lạnh phiên bản 2 Trung Quốc-Nhật Bản bắt đầu

(ĐVO) - Chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây, Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng gấp đôi, theo đó là các tuyên bố vô lý về chủ quyền trên biển Đông, Hoa Đông, các hành động tranh chấp của Trung Quốc bất chấp luật lệ, cậy mạnh đe dọa các nước nhỏ.

Tất cả động thái trên đã trở thành một thách thức trực tiếp, nguy hiểm đến an ninh chủ quyền của nhiều quốc gia trên khu vực châu Á-TBD trong đó có Nhật Bản.

Với quần đảo Senkaku, Nhật Bản được Mỹ bàn giao quản lý từ năm 1972. Lúc đó, lợi dụng Nhật Bản, Mỹ để phát triển kinh tế, Trung Quốc lờ đi vần đề chủ quyền. Khi thực sự trỗi dậy, GDP bằng và vượt Nhật Bản thì từ nhu cầu chiến lược toàn cầu, cùng với tuyên bố chủ quyền 80% diện tích biển Đông, Trung Quốc chính thức khởi đầu đầu tranh chấp với Nhật về quần đảo này trên biển Hoa Nam.

Cuộc tranh chấp cho đến thời điểm này được coi như 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu, từ năm 2010 đến cuối năm 2012, Trung Quốc tỏ ra rất cứng rắn và quyết liệt.

Mọi hành động của Nhật có dấu hiệu “quản lý” quần đảo này cả 2 lần đều bị Trung Quốc đáp trả rất cứng rắn và tương xứng.

Cắt nguồn cung đất hiếm khi Nhật bắt vị thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc xâm phạm Senkaku và biểu tình đập phá, bài xích Nhật Bản trên 80 thành phố của Trung Quốc với những tuyên bố “đanh thép” của giới quân sự “diều hâu” khi Nhật Bản quốc hữu hóa Senkaku.

Nhật Bản chỉ biết và quen ăn ngon ngủ yên bởi dựa vào hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật và chỉ chuyên tâm phát triển kinh tế, đầu tư vào Trung Quốc để thu lợi nhuận, quên mất rằng, Trung Quốc không bao giờ quên mối nhục thế kỷ trước với Nhật Bản.Thực tế từ sau thế chiến thứ 2 đến nay, Nhật Bản không những “vô hại” với Trung Quốc mà còn là một nguyên nhân tích cực cho nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy như bây giờ.

Xa rời Mỹ, gần với Trung Quốc là chiều hướng, chủ trương của đảng Dân chủ cầm quyền Nhật Bản DPJ. Cho nên, khi gặp phải một Trung Quốc “không coi trọng tình nghĩa làm ăn với nhau”, xử “rắn” và quyết liệt thì chính phủ đương nhiệm đứng đầu là ông Thủ tướng Yoshihiko Noda đã phải thốt lên “không ngờ Trung Quốc phản ứng mạnh như vậy”, và, đương nhiên, chả có gì là bất ngờ khi phải nhường quyền lãnh đạo đất nước cho đảng Dân chủ Tự do của ông Shinzo Abe.

Từ đây bắt đầu giai đoạn tranh chấp tiếp theo: Nếu như Nhật Bản tỏ ra “rắn” và quyết liệt bao nhiêu thì Trung Quốc tỏ ra “lỳ” và cương quyết bấy nhiêu.

Rõ ràng là Nhật Bản không phải là Philipines hay Campuchia…ít ra thì cũng là trung tâm kinh tế thứ 3 của thế giới, nên tranh chấp Senkaku của Nhật Bản mà Trung quốc gọi là Điếu Ngư thì tình hình tranh chấp lại có tính đối đầu rất cao.

Nhật Bản quyết liệt, “không ngại va chạm” điều cả máy bay chiến đấu để xử lý, trong khi Trung Quốc cũng cương quyết, không nhụt chí, dùng tàu Hải giám, máy bay dân sự xâm nhập vào hải phận và không phận Senkaku/Điếu Ngư lần này đến lần khác.

Senkaku/Điếu Ngư không chỉ đơn thuần là chủ quyền, là nơi chứa đựng tài nguyên hay là một nơi có vị trí quân sự cực kỳ quan trọng mà đây là nơi đụng độ các ý đồ chiến lược lớn của nhau, Trung-Nhật-Mỹ.

Giai đoạn đầu của cuộc tranh chấp, Trung Quốc đã thu được kết quả, cho thấy Nhật Bản đã yếu kém, Mỹ tuyên bố xoay trục sang châu Á-TBD là chỉ “bằng miệng” bởi thiếu USD và không có khả năng can thiệp… cho nên biển Đông, Hoa Đông trở thành “cái ao của Bắc Kinh” chỉ là vấn đề thời gian. Nhưng giai đoạn sau khi ông Shinzo Abe làm thủ tướng thì những vấn đề gì Trung Quốc đã rút ra từ giai đoạn đầu đã hoàn toàn ngược lại.

Có thể nói, Trung Quốc như “đã bắn vào Senkaku/Điếu Ngư một viên đạn thì nhận lại được một quả đại bác”.

Nhật Bản hoàn toàn thay đổi. Đến lúc này các quốc gia trong khu vực đã khẳng định chắc chắn: Nhật Bản đã, đang tái vũ trang. Trong khi đó Mỹ hoàn toàn ủng hộ và không còn lập lờ như trước, Mỹ đứng hẳn về phía Nhật Bản.

Một loạt các hành động đối ngoại như quan hệ với Nga, Hàn Quốc, Ấn Độ và các nước ĐNÁ… trên cơ sở lấy Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ là nền tảng đã chứng minh Nhật Bản xác định đối tượng tác chiến trực tiếp của họ là Trung Quốc.

Hơn ai hết, Trung Quốc đã nhận biết sự nguy hiểm khi Nhật Bản tái vũ trang. Các ông tướng “diều hâu nhưng tỉnh táo” của Trung Quốc cảm thấy đầu tiên, họ la làng đòi “không được xóa bỏ điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản”, đòi phải “bóp chết tiềm năng hạt nhân Nhật từ trong trứng”, hô hào chuẩn bị chiến tranh và tâm lý chiến tranh cho nhân dân. Đặc biệt, đe dọa sử dụng tên lửa chiến lược, nói gần nói xa vũ khí hạt nhân…mà Nhật Bản chưa có.

Sử dụng VKHN với Nhật Bản là điều không xảy ra vì Trung Quốc sẽ hoàn toàn bị hủy diệt bởi đòn giáng trả khủng khiếp của Mỹ, Nga, Ấn Độ bởi họ không muốn tồn tại một kẻ tâm thần, điên loạn.

Nhưng sử dụng tên lửa đạn đạo tấn công là điều có thể, vì Trung Quốc có lợi thế. Tuy nhiên, khi Nhật Bản có tên lửa đẩy vệ tinh thì chẳng khó khăn gì mà không chế tạo được thứ tên lửa như của Trung Quốc. Vấn đề là không ai biết trong một nền công nghiệp hiện đại với những ngành công nghệ cao như Nhật Bản “cần là có, tìm là thấy” thì họ sẽ có bao nhiêu tên lửa tầm xa?.

Hơn nữa, Nhật Bản và Mỹ đã có một hệ thống đánh chặn đã hoàn chỉnh qua các lần Triều Tiên thử tên lửa, trong khi Trung Quốc chưa có. Trung Quốc chỉ biết “tấn” nhưng chưa biết “thủ”, cho nên, tên lửa Trung Quốc không thể hoặc bị hạn chế bay vào những nơi mình muốn, trong khi tên lửa Nhật Bản thì ngược lại. Vì vậy, khi chưa có hệ thống phòng thủ tên lửa thì Trung Quốc dễ bị tổn thương hơn Nhật Bản.

Rốt cuộc dư luận dễ thấy là Trung Quốc đe dọa Nhật Bản điều gì là do họ sợ điều ấy từ Nhật Bản.

Tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư diễn ra ai sẽ được lợi thì không rõ, nhưng dư luận đã chứng kiến một nước Nhật từ đó thay đổi cả thế và lực. Còn với Trung Quốc thì Senkaku/Điếu Ngư có vẻ như là một nước cờ sai và có thể nói đã quá muộn để dừng lại hay thay đổi.

Thay vì để cho Nhật Bản ăn no, ngủ kỹ, quên hết các “kỹ năng” rồi bất ngờ ra tay thì Trung Quốc đã bộc lộ ý đồ và lực lượng quá sớm, khiến Nhật Bản cảnh giác, “mài kiếm” đối đầu.

Senkaku như một “cây Nhật Bản”, Trung Quốc muốn rung, lắc để kiểm tra độ bền vững đồng thời “nhát khỉ”. Trung Quốc thừa hiểu càng lên cao để rung thì gốc càng lay và cây lắc càng mạnh, càng nhát được khỉ nhưng độ nguy hiểm rất lớn. Nếu cây đổ thì tính mạng mình cũng không còn.

Đó cũng là nguyên nhân căn bản để không có một cuộc “chiến tranh nóng” gây thảm họa cho cả hai, Trung-Nhật.

Khi ý đồ với nhau đã lộ rõ, khi lực lượng sử dụng đã bộc lộ, khi không ai chắc sẽ thắng trong cuộc chiến tranh nóng thì tất yếu một cuộc “chiến tranh lạnh” phiên bản 2 giữa Trung Quốc-Nhật Bản bắt đầu.

Nếu như phiên bản 1 giữa Liên Xô và khối Vacxava với Mỹ và khối NATO thì phiên bản 2 này Trung Quốc chỉ có một mình, trong khi Nhật Bản có Mỹ và NATO tiếp sức. Trung Quốc, đất nước vĩ đại với hơn 1 tỷ người, lại là chủ nợ của Mỹ chứ không phải là Liên Xô. Ai thắng ai?.

Con xin chắp tay lạy sư phụ Thiên Sứ. Chẳng cần đợi đến 23 Chạp Việt lịch cũng đã thấy rõ ..mười mươi là Anh Chí sa chân vào cái bẫy do mình giăng ra rồi. Cụ Hồ dạy ngoại giao nước nhỏ phải biết nhẫn nhục như Câu Tiễn thế mà quá hiểm, bao năm anh Chí lấn lướt, mình làm hòa để lôi mấy anh to khỏe hơn vào cuộc, tưởng không thể mà có thể mà thành sự thật mới hay chứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con xin chắp tay lạy sư phụ Thiên Sứ. Chẳng cần đợi đến 23 Chạp Việt lịch cũng đã thấy rõ ..mười mươi là Anh Chí sa chân vào cái bẫy do mình giăng ra rồi. Cụ Hồ dạy ngoại giao nước nhỏ phải biết nhẫn nhục như Câu Tiễn thế mà quá hiểm, bao năm anh Chí lấn lướt, mình làm hòa để lôi mấy anh to khỏe hơn vào cuộc, tưởng không thể mà có thể mà thành sự thật mới hay chứ

Thế gian còn nhiều chuyện! Cứ chờ xemPosted Image. Nhưng dù sao tôi cũng ráng chờ đến 23 tháng Chạp, Nhâm Thìn Việt lịch. Một lần nữa tôi khuyên người Tàu hãy tỏ ra "biết mình, biết người" - trả lại Trường Sa và Hoàng Sa cho Việt Nam - và một điều kiện tiên quyết nữa là: Long trọng công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến. một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử.

Dù sao tất cả những sự kiện này không nằm ngoài dự đoán của tôi từ .....2008.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuộc chiến tranh lạnh phiên bản 2 Trung Quốc-Nhật Bản bắt đầu

(ĐVO) - Chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây, Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng gấp đôi, theo đó là các tuyên bố vô lý về chủ quyền trên biển Đông, Hoa Đông, các hành động tranh chấp của Trung Quốc bất chấp luật lệ, cậy mạnh đe dọa các nước nhỏ.

Nếu như phiên bản 1 giữa Liên Xô và khối Vacxava với Mỹ và khối NATO thì phiên bản 2 này Trung Quốc chỉ có một mình, trong khi Nhật Bản có Mỹ và NATO tiếp sức. Trung Quốc, đất nước vĩ đại với hơn 1 tỷ người, lại là chủ nợ của Mỹ chứ không phải là Liên Xô. Ai thắng ai?.

Trung Quốc là chủ nợ của Mỹ kia à? Ghê nhỉ? Kinh quá!

Nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy. Vì chưa tới ngày 23, tháng Chạp, nên tôi chưa nói trước được điều gì!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giới học giả diều hâu Trung Quốc lại hiến kế "giết gà dọa khỉ"

Thứ ba 22/01/2013 06:00

(GDVN) - Đới Húc nói thẳng ra rằng kế giết gà dọa khỉ ở đây thì "gà" chính là Nhật Bản, Philippines và Việt Nam và khỉ không phải ai khác chính là Mỹ.

Ngày 17/1 hãng Reuters đăng tải bài phân tích đặc biệt: "Giới diều hâu quân sự Trung Quốc khơi mào những cuộc tấn công" của David Lague nêu bật hiện tượng một vài năm gần đây trên các diễn đàn quân sự online, các kênh truyền thông Trung Quốc nổi lên một nhóm học giả quân sự đeo lon tướng tá đưa ra nhiều quan điểm hiếu chiến về tranh chấp chủ quyền lãnh hải với các nước láng giềng.

Trung Quốc xây dựng dàn "hỏa lực mồm" tuyên truyền về biển đảo

Hiện tại Trung Quốc đang duy trì hoạt động của một nhóm khoảng 20 sĩ quan quân đội cấp tá, cấp tướng chuyên lên các diễn đàn, phương tiện truyền thông của Trung Quốc để “phân tích, bình luận” về vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo với các nước láng giềng.

Posted Image

Dàn "hỏa lực mồm" Trung Quốc, từ trái qua phải, trên xuống dưới: Doãn Trác, Dương Nghị, Kim Nhất Nam, La Viện, Trương Triệu Trung, tất cả đều mang lon Thiếu tướng/Chuẩn đô đốc hải quân

Nổi lên trong số này có thể kể tới Đới Húc – Đại tá không quân, La Viện – Thiếu tướng nghỉ hưu, Trương Thiệu Trung – Thiếu tướng, Doãn Trác – Thiếu tướng hải quân, Kim Nhất Nam – Thiếu tướng, Kiều Lương – Thiếu tướng không quân, Dương Nghị - Thiếu tướng hải quân nghỉ hưu, Nhiệm Hải Tuyền – Trung tướng…Những bài bình luận, phân tích của họ được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, các ấn phẩm quân sự, các blog cá nhân cũng như các trang web chuyên phục vụ cho một nhóm người Trung Quốc quan tâm tới các đề tài quân sự, vũ khí, xung đột, tranh chấp với số lượng thành viên đang ngày càng tăng.

Bình luận, phân tích của nhóm học giả này khiến nhiều người Trung Quốc ngày càng tin vào sức mạnh quân sự của quốc gia mình thông qua hình ảnh các loại vũ khí mới bao gồm tàu chiến, xe tăng, tên lửa, máy bay tấn công của PLA, đặc biệt là các tình huống chiến tranh Trung – Mỹ cũng như giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực được lôi ra mổ xẻ.

Nhóm học giả diều hâu lại hiến kế "giết gà dọa khỉ"

Đới Húc, Đại tá Không quân trở thành “chuyên gia” nổi tiếng trong lĩnh vực vũ khí quân sự cho rằng để giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Hoa Đông và Biển Đông, PLA chỉ cần tiến hành một cuộc chiến tranh chớp nhoáng, thần tốc giống như cuộc chiến biên giới Trung - Ấn năm 1962 sẽ “mang lại hòa bình lâu dài”. Theo viên Đại tá này, sẽ không có nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa Trung Quốc với Mỹ chỉ vì những vấn đề lãnh thổ.

Posted Image

Đới Húc, Đại tá không quân tung kế "giết gà dọa khỉ"

“Chúng tôi thấy rằng Hoa Kỳ chỉ đang lừa bịp trên Biển Hoa Đông, Trung Quốc nên nhân cơ hội này để đối phó với những hành động khiêu khích trống rỗng bằng một hành động thực sự”, Đới Húc viết trong một bài bình luận đăng ngày 28/8/2012 trên Thời báo Hoàn Cầu, phiên bản của tờ Nhân Dân nhật báo.

Cũng trong bài báo này, Đới Húc nói thẳng ra rằng kế giết gà dọa khỉ ở đây thì "gà" chính là Nhật Bản, Philippines và Việt Nam và khỉ không phải ai khác chính là Mỹ. Với giọng điệu hiếu chiến và xấc xược, Đới Húc lý luận rằng, chỉ cần tấn công một trong 3 nước này thì các bên còn lại sẽ "lập tức ngoan ngoãn" ngay.

Mấy ngày qua, trước bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Hoa Đông và Biển Đông có dấu hiệu leo thang, dàn “hỏa lực mồm” này lại bắt đầu hoạt động mạnh trở lại sau tín hiệu bật đèn xanh từ giới chức Trung Quốc (Điều lệ huấn luyện tác chiến quân đội Trung Quốc năm 2013 của Bộ Tổng tham mưu PLA và phát biểu của Hứa Kỳ Lượng – Phó chủ tịch Quân ủy trung ương).

Ngày 19/1, trên tờ Quân giải phóng và Nhân Dân nhật báo Trung Quốc, Kim Nhất Nam, Phó chủ nhiệm khoa Nghiên cứu chiến lược, đại học Quốc phòng Trung Quốc, học hàm Giáo sư, lon Thiếu tướng kêu gọi binh lính Trung Quốc hãy chuẩn bị tinh thần cho một cuộc chiến tranh quy mô lớn để kiểm soát một cuộc chiến quy mô nhỏ và các đơn vị chủ lực "luôn có một kế hoạch sẵn sàng cho chiến tranh".

Hôm Chủ nhật Chủ nhật 20/1 trong một buổi hội thảo, Dương Nghị, một viên Thiếu tướng về hưu, cựu Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược đại học Quốc phòng Trung Quốc phát biểu: "Đối với bất cứ quốc gia nào có hành vi làm tổn hại đến lợi ích an ninh của Trung Quốc, chúng ta sẽ phải kiên quyết phản kích tự vệ, các biện pháp phản ứng phải dứt khoát, nhanh chóng và gọn gàng."

La Viện, Thiếu tướng quân đội đã nghỉ hưu và là thành viên của Ủy ban Chính hiệp Trung Quốc thường xuyên xuất hiện trong bộ quân phục với lon Thiếu tướng của mình trên truyền hình cũng như các bàn tròn online giao lưu trực tuyến về các vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo với rất nhiều phát biểu cứng rắn và hiếu chiến.

Theo “gợi ý” của La Viện, Trung Quốc và Đài Loan nên phái hàng trăm tàu thuyền đánh cá ra nhóm đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư cũng như khu vực Biển Đông để tạo ra một cuộc chiến tranh “nhân dân” trên biển. “Máy bay Trung Quốc có thể đánh bom đảo vào các ngày thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu còn Đài Loan khởi động các cuộc tấn công vào thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy.”

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, La Viện nói với Reuters từ Bắc Kinh, phàm đã là quân nhân Trung Quốc thì đều phải “diều hâu”. La Viện cho rằng, nguy cơ xung đột trên Biển Đông và Biển Hoa Đông trong năm 2013 là khá cao bởi các bên tranh chấp đều chạy đua trong việc hợp pháp hóa tuyên bố chủ quyền và triển khai lực lượng.

Đón đọc phần 2: “Hỏa lực mồm” – 1 mũi tên nhiều đích và hệ lụy gậy ông đập lưng ông

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Hồng Thủy

=================

Posted Image

Dàn "hỏa lực mồm" Trung Quốc, từ trái qua phải, trên xuống dưới: Doãn Trác, Dương Nghị, Kim Nhất Nam, La Viện, Trương Triệu Trung, tất cả đều mang lon Thiếu tướng/Chuẩn đô đốc hải quân

n ào quá! Nhưng vẫn còn có cửa để nói phét. Vì chưa đến ngày 23. tháng Chạp Việt lịch. Hãy đợi đấy! Sư Thiên tui khó chịu lắm rùi đấy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc lo không kiểm soát được Triều Tiên

Thứ Ba, 22/01/2013 09:31

(NLĐO) – Hôm 21-1, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận cuối cùng về một dự thảo nghị quyết siết chặt trừng phạt Triều Tiên để phản ứng vụ phóng tên lửa vi phạm nghị quyết Liên Hiệp Quốc hồi tháng 12-2012 của Bình Nhưỡng.

Một nhà ngoại giao cho biết văn kiện nêu trên được chuyển cho các thành viên Hội đồng Bảo an khác trong ngày 21-1 và “có thể tiến hành cuộc bỏ phiếu thông qua nhanh gọn, dự kiến vào ngày hôm nay (22-1)”. Dù nội dung nghị quyết chưa được công bố và chưa rõ lệnh trừng phạt sẽ được nới rộng như thế nào, song việc Mỹ và Trung Quốc đạt được đồng thuận là một điều hiếm hoi.

Posted Image

Hình ảnh vụ Triều Tiên phóng tên lửa Unha-3 đưa vệ tinh Kwangmyongsong-3 bay vào quỹ đạo ngày 12-12-2012. Ảnh: REUTERS

Nhiều nhà quan sát nhận định rằng việc Trung Quốc ủng hộ dự thảo nghị quyết lên án Triều Tiên là một cú đấm ngoại giao đáng kể đối với Bình Nhưỡng. “Nghị quyết có thể không nặng (đối với Triều Tiên) nhưng động thái mới của Trung Quốc có ý nghĩa” – một nhà ngoại giao giấu tên nói. Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vitaly Churkin cho hãng RIA Novosti biết rằng Nga ủng hộ dự thảo và “hy vọng các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc không có ý kiến phản bác”.

Một bài bình luận đăng tải trên tờ Bloomberg nhận định động thái mới của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh lo ngại Bình Nhưỡng ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn.

Trong khi đó, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng nhận xét Bắc Kinh ngày càng không hài lòng đối với Bình Nhưỡng. Theo tờ báo, động thái mới của Trung Quốc nhắc nhở Triều Tiên rằng Bắc Kinh có quyền thông qua hoặc phủ quyết các nghị quyết của HĐBA LHQ, ảnh hưởng lớn đối với Bình Nhưỡng.

Không những thế, theo nhà nghiên cứu Chu Phong của trường đại học Bắc Kinh, Trung Quốc đang cân nhắc nên duy trì quan hệ song phương như thế nào sau khi Triều Tiên công khai không muốn nghe theo nước này.

H.Bình (Theo Reuters, SCMP)

===============

Bởi vậy! Nếu anh bạn Bắc Cao Ly này làm cái 'Bùm" qua việc thử bom nguyên tử thì việc thống nhất hai miền Cao Ly còn nhanh nữa. Cái này nói rồi. Híc! Thành kính phân ưu!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc là chủ nợ của Mỹ kia à? Ghê nhỉ? Kinh quá!

Nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy. Vì chưa tới ngày 23, tháng Chạp, nên tôi chưa nói trước được điều gì!

Cháu thấy mấy quốc gia nhiều khi cũng như lũ trẻ nít tụi cháu hồi xưa thôi, nợ nần nhau á? Đánh lộn trừ! Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc lo không kiểm soát được Triều Tiên=

Bởi vậy! Nếu anh bạn Bắc Cao Ly này làm cái 'Bùm" qua việc thử bom nguyên tử thì việc thống nhất hai miền Cao Ly còn nhanh nữa. Cái này nói rồi. Híc! Thành kính phân ưu!

"Tại sao người ta bỏ em...mà em vẫn yêu như vậy...

Còn người quan tâm em là anh..em lại bỏ rơi.."

(Khi không còn yêu - Akira Phan)

Híc...

Ngẫm lại...

Với vị thế "anh cả" đỡ đầu cho em Bắc Hàn hơn 60 năm...đưa cả "Chí nguyện quân" qua giúp "em" đánh "đế quốc Mỹ"...ngay cả con trai cả của Mao chủ tịch cũng để lại nắm xương tàn nơi đất khách...

Vậy mà hôm nay...anh "đành lòng" liên kết với "đế quốc" thông qua "nghị quyết" để "lột" em lớp nữa...vì e.."không kiểm soát" được em...

Híc...

Ngẫm xưa nữa..

Khi VN-TQ "sông liền sông, núi liền núi" và cả nước TQ vĩ đại...là hậu phương của VN...em cứ đi và giải phóng dân tôc...anh giúp sức của...anh "coi nhà" giúp...nhưng khi tranh tối, tranh sáng...anh lẻn "cửa hậu" vào..."hiếp" vợ em...

Dĩ nhiên là em..."không phục" và anh nhân đó "rộng họng" la làng "đồ VN vô ơn"... rồi cùng "đế quốc" thông qua "nghị quyết" cấm em bận quần (cấm vận) suốt 15 năm...

Híc...

Trong khi đó..."đế quốc Mỹ" và "phát xít Nhật" đều đã gây xương máu trên mảnh đất này...nhưng khi "người ta" quay lại...em lại "niềm nở" tay bắt mặt mừng...

Còn anh xưa nay "giúp" em không ít...em lại "dè chừng"...

"Bất công" cho anh quá...phải không...

Không đâu anh...

Khác nhau ở chữ "thiện chí"... anh ơi...

Đối "anh" em vẫn "mở cửa" cho anh đó thôi,

Nhưng vô được cửa rồi, anh lại đòi đụng tới cái "phéc-mơ-tuya" của em...

Đừng hòng anh nhé...hơn 2.000 năm rồi...và nó "không phải là con số đọc trong một giây"...

Ai không biết chứ em rành anh "sáu câu"...

Nhớ nhé...

Làm anh khó đấy...

Đâu phải chuyện đùa...

Anh làm không được...

Muốn "làm cha" cơ...

Híc...

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay