Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

"Khổ" như sinh con năm Rồng

Thứ Sáu, 28/09/2012 --- cập nhật 08:14 GMT+7

3 sản phụ chung một giường bệnh; bệnh viện kê thêm giường gấp tràn hành lang cho sản phụ nằm; sản phụ có tiền cũng khó thuê phòng dịch vụ… là những chuyện đang diễn ra ở các bệnh viện phụ sản tại Hà Nội trong năm Thìn.

Ngoài chuyện nhiều người dân thích chọn năm Rồng để sinh con khiến số sản phụ tăng đột biến thì năm nay, sau khi có nhiều thông tin về các ca tai biến gây tử vong liên tiếp xảy ra ở các địa phương, nhiều sản phụ ở các tỉnh lân cận cũng đổ về Hà Nội với mong muốn sinh con an toàn, càng khiến các bệnh viện phụ sản tại Hà Nội thêm quá tải.

Không còn lối đi

Chuyện sinh con năm Rồng đã được dự báo từ trước là sẽ diễn ra “nhộn nhịp” hơn các năm khác. Tuy nhiên, áp lực đối với các bệnh viện phụ sản gia tăng mạnh vào những tháng cuối năm (đặc biệt từ tháng 8, tháng 9 trở đi) do nhiều cặp vợ chồng có thai từ đầu năm.

Vì thế, nếu có dịp vào bệnh viện phụ sản ở thời điểm này sẽ thấy cảnh tượng đông đúc khác thường chứ không đơn thuần là quá tải như mọi năm.

Posted Image

Sản phụ sau khi sinh phải nằm giường gấp, tràn hành lang ở bệnh viện Phụ sản Hà Nội (Ảnh: N.A)

Sản phụ Nguyễn Thị Dung (quê ở huyện Hoài Đức, Hà Nội) vừa vào sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Có khả năng kinh tế, song việc chị Dung muốn thuê phòng dịch vụ để nằm cho thoải mái không phải chuyện dễ bởi thực tế là hiện nay, các phòng dịch vụ đều chật kín người, ai muốn thuê phải đặt chỗ trước hoặc có “quen biết” để được sắp xếp.

Do không thuê được phòng dịch vụ, đẻ xong, chị Dung được chuyển xuống nằm ở một căn phòng rộng chừng 10-12m tại khoa sau đẻ. Căn phòng được kê 6 giường nhưng thực chất có đến trên 10 sản phụ được dồn vào.

Đang đau đớn do vừa sinh xong, chị Dung được sắp xếp nằm cùng 2 sản phụ khác trên 2 chiếc giường một được kê sát vào nhau. Do vào sau nên chị bắt buộc phải nằm “vắt ngang” giữa 2 giường! Ngay bên dưới, thẳng cửa ra vào là chiếc giường gấp của một sản phụ khác cũng vừa sinh xong, phải “hứng chịu” toàn bộ tiếng ồn ào từ những người ra vào.

Posted Image

2 giường đơn kê sát lại, sản phụ nằm vắt ở giữa

Đó là chưa kể đến chuyện mỗi sản phụ ở đây đều có 2-3 người thân đi theo chăm sóc, mỗi người đều mang theo 1 quạt tích điện riêng vì thời tiết nóng nực, khiến căn phòng vốn đã nhỏ bé nay càng trở nên chật chội, ngột ngạt.

Nhiều người thân của các sản phụ vào thăm chỉ dám ngồi trong phòng 5-10 phút để nhường chỗ cho người khác và để chạy ra ngoài đứng cho bớt ngột ngạt.

Bên ngoài hành lang, tình trạng không khá hơn là bao. Nhiều giường bệnh hoặc giường gấp được kê san sát nhằm có chỗ cho sản phụ nằm, người ngoài vào thăm phải “lựa bước” vì không còn lối để đi. “Không phải đẻ xong là xong, vì nằm thế này thì quá kinh khủng. Nhưng không còn lựa chọn nào khác”, chị Dung cho hay.

Đổ về Hà Nội sinh con vì sợ tai biến

Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tình cảnh tương tự cũng đang diễn ra khi mà số lượng sản phụ đổ về ngày một đông, trong đó có nhiều ca đẻ thường, hoàn toàn có thể sinh ở tuyến dưới.

Ngoài lý do thích có con năm Rồng khiến số sản phụ tăng đột biến thì một nguyên nhân khác là do tâm lý “sợ tai biến”.

Posted Image

BV Phụ sản TW cũng la liệt sản phụ

Sản phụ Phương, quê ở huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên cho biết đã ra Hà Nội ở nhờ người thân quen để chờ ngày đi đẻ cho an toàn chứ nhất quyết không sinh con ở bệnh viện tuyến tỉnh, huyện nơi mình đang sinh sống.

Nguyên nhân là vì trong tháng 4 vừa qua, bệnh viện tỉnh đã có ca tai biến khiến một cặp mẹ con tử vong. Sau đó, chị Phương cũng như nhiều người quen biết khác đều rủ nhau lên Hà Nội sinh con với mong muốn được an toàn.

Do đó, trong số các sản phụ đăng kí sinh con ở bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chiếm một phần không nhỏ là các sản phụ ở các tỉnh lân cận như Hà Tây (cũ), Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương,…

Trao đổi với PV, TS., BS. Nguyễn Mạnh Trí, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội – cho biết bệnh viện có 300 giường bệnh kế hoạch nhưng vì quá đông sản phụ nên phải sắp xếp, tận dụng mọi khoảng trống còn lại để kê thêm 300 giường nữa.

Lúc nào bệnh viện cũng duy trì, đáp ứng nhu cầu cho trên 1.000 bệnh nhân, khiến công suất hoạt động của bệnh viện lên đến 200%.

Tình trạng quá tải ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội càng diễn ra căng thẳng do năm 2012, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đang trong quá trình xây dựng, sửa chữa. Ngoài ra, khi sáp nhập tỉnh Hà Tây, số lượng người dân đổ về bệnh viện này tăng đột ngột.

Theo BS. Trí, 8 tháng đầu năm 2012, bệnh viện tiếp nhận 27.440 ca đẻ (trong khi 8 tháng đầu năm 2011, con số này là 24.109 ca). Trong số đó, có 50% đẻ thường, 50% đẻ mổ.

Trẻ sinh năm Rồng tăng mạnh

Năm 2010, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đón khoảng 29.000 trẻ chào đời và năm 2011 là 37.876 trẻ. Tuy nhiên, với tâm lý thích con năm Rồng, năm 2012, con số này dự đoán có thể lên đến 40.000 trẻ.

Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết riêng tại Hà Nội, trong 3 tháng đầu năm đã có hơn 18.600 trẻ chào đời, tăng gần 3.000 bé so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý trong đó, tỷ lệ trẻ là con thứ 3 trở lên cũng chiếm đến hơn 7%, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở thủ đô cũng gia tăng ở mức báo động.

Thống kê của Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho thấy, trong 5 tháng đầu năm, tổng số trẻ em sinh ra là 516.169 trẻ; so với cùng kỳ năm 2011 tăng 13,5% (hơn 61.000 trẻ). Số trẻ sinh ra tăng đồng đều, rải khắp ở hầu hết các địa phương.

Theo VietNamNet

=======================

"Năm nào cũng có anh hùng,

Năm nào cũng có thằng khùng, thằng điên". Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xung đột trên biển: Mọi đặt cược đều rủi ro

Thứ Bẩy, 29/09/2012 - 10:38

Những căng thẳng lịch sử và địa chính trị kéo dài giữa Nhật Bản và Trung Quốc xung quanh một nhóm đảo trên biển Hoa Đông đang bước vào giai đoạn nguy hiểm. Cuộc đấu tranh đòi chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/ Senkakư đang tăng nhiệt ở một thời điểm đầy nhạy cảm với cả hai nước.

Trong khi Nhật Bản sắp bước vào một cuộc bầu cử quan trọng, thì những cuộc biểu tình quy mô lớn chống Nhật cũng diễn ra ở hàng chục thành phố Trung Quốc. Có nơi, sự phẫn nộ được trút xuống các sản phẩm và nhãn hiệu Nhật Bản. Người biểu tình đã lật ngược chiếc xe mang thương hiệu Nhật Bản, phóng hỏa các tòa nhà và đập vỡ các hàng hóa điện tử do Nhật Bản sản xuất. Tâm lý chung tại Trung Quốc hiện nay là muốn chiến tranh.

Mặc dù tranh chấp lịch sử có nguồn gốc từ ít nhất vài thập niên, nhưng những động thái gần đây của cả hai nước đã làm gia tăng đáng kể xích mích giữa hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới. Đụng độ quân sự là một khả năng rất thực tế. Nguy cơ xung đột vũ trang có thể càng tăng thêm do những lo ngại về tình hình kinh tế cũng như những bất ổn chính trị ở cả hai nước.

Những ngày gần đây chứng kiến sự leo thang mạnh mẽ trong tranh chấp biển đảo. Nội các Nhật Bản đã thông qua kế hoạch mua lại ba trong số năm đảo tranh chấp từ các chủ sở hữu tư nhân người Nhật. Chính phủ Trung Quốc gần như ngay lập tức lên án động thái này. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã lên tiếng hứa sẽ "nhất định không nhượng bộ" trong vấn đề chủ quyền đối với các đảo này.

Đáng chú ý hơn, chính phủ Trung Quốc còn khẳng định cho những lời lẽ của mình bằng sức mạnh quân sự. Bộ Quốc phòng Trung Quốc sẽ "được phép áp dụng các biện pháp cần thiết" để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc đối với các hòn đảo. Trung Quốc đã điều sáu tàu tuần tra biển đến khu vực tranh chấp để "thực thi pháp luật". Chính phủ Nhật Bản sau đó triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Tokyo và lên án việc triển khai lực lượng bán quân sự này là hành động "chưa từng có" trong cuộc tranh chấp đã kéo dài mấy thập niên.

Posted Image

Du Chí Dung (Yu Zhirong) một quan chức cấp cao trong Cơ quan Quản lý Hải dương quốc gia Trung Quốc, cũng góp chung vào không khí căng thẳng trong một cuộc trả lời phỏng vấn mới đây, "Chúng ta phải xua các tàu cảnh sát biển Nhật Bản khỏi vùng lãnh hải Trung Quốc. Chúng ta không sợ phải tiến hành một cuộc xung đột nhỏ". Trong khi giới lãnh đảo ở cả hai nước không ngại một cuộc đối đầu nhỏ mang nhiều ý nghĩa biểu tượng, nhưng hậu quả của một động thái như vậy có thể cảm nhận thấy ở khắp thế giới. Không ai có thể đảm bảo rằng bất kỳ xung đột nào trên biển Hoa Đông sẽ chỉ là "xung đột nhỏ". Mối quan hệ an ninh gần gũi của Nhật Bản với Mỹ sẽ có khả năng kéo Mỹ vào bất cứ cuộc đụng độ nào.

Nước Mỹ đã và đang theo dõi chặt chẽ tình hình tại biển Hoa Đông. Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke mới đây đã nhấn mạnh Mỹ trung lập trong các tranh chấp hiện nay. Về cuộc giằng co giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, Locke khẳng định: "Chúng tôi hoàn toàn không có quan điểm ai đúng ai sai, và chúng tôi tin rằng cả hai bên sẽ nỗ lực giải quyết".

Những bình luận này được truyền thông Trung Quốc diễn giải là một thay đổi quan trọng trong chính sách của Mỹ. Cho đến nay, chính phủ Trung Quốc vẫn luôn nhấn mạnh giải quyết nhiều cuộc tranh chấp lãnh thổ thông qua cơ chế đàm phán song phương, bởi họ hiểu rằng họ có lợi thế địa chính trị trong giải quyết các bất đồng trên cơ sở tay đôi.

Ngược lại, Washington một mực lên tiếng ủng hộ cơ chế đa phương, nơi lợi thế của Trung Quốc sẽ giảm đi đáng kể. Dù có dụng ý gì hay không, nhưng rõ ràng việc Locke kêu gọi "hai bên" hợp tác giải quyết tranh chấp lãnh thổ có thể được Trung Quốc ghi nhận là chiến thắng ngoại giao.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cũng có một phát biểu quan trọng khi bàn về cuộc khủng hoảng đang leo thang này tại Tokyo: "Tôi lo ngại rằng khi các nước có những hành động khiêu khích ở dạng này hay dạng khác đối với những hòn đảo, thì rất có thể nhận định sai lầm từ bất cứ bên nào cũng có thể dẫn tới bạo lực, và cũng như xung đột. Và cuộc xung đột đó tiềm tàng khả năng lan rộng".

Quả thực, nguy cơ xung đột lan rộng là điều rất đáng lo cho Mỹ. Nguồn lực của Mỹ đang dàn trải khá mỏng. Mỹ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng chưa lối thoát về đoạn băng kích động đạo Hồi, chưa kể đến cuộc chiến đang diễn ra ở Afghanistan và các chiến dịch quân sự tại Somalia, Yemen, và Pakistan. Một số thành phần diều hâu trong giới lãnh đạo Trung Quốc có thể muốn tận dụng cuộc đối đầu hiện nay để thử thách cam kết an ninh của Mỹ đối với Nhật Bản và rộng hơn là cuộc "xoay trục" chiến lược của Mỹ về châu Á.

Một làn sóng chủ nghĩa dân tộc đang cuốn khắp lãnh thổ Trung Quốc khi Bắc Kinh có những bước đi cụ thể thách thức quyền kiểm soát của Nhật Bản đối với các đảo. Sau khi chính phủ Nhật Bản quyết định mua lại các hòn đảo, Đài Loan đã rút phái viên tại Tokyo về để phản đối. Ngoại trưởng Đài Loan Timothy Yang gay gắt lên án chính sách của Nhật Bản và nói rằng: "Chúng tôi kiên quyết yêu cầu chính phủ Nhật Bản rút lại quyết định này. Hành động đơn phương và trái pháp luật của Nhật Bản không thể làm thay đổi thực tế rằng Đài Loan đang sở hữu quần đảo Điếu Ngư".

Ngoài những phản đối bằng lời lẽ ngoại giao mạnh mẽ của Đài Loan, còn có sự phẫn nộ của dân chúng nhằm vào Nhật Bản trên khắp Trung Quốc. Các nhà hoạt động Trung Quốc từ Hồng Kông đã đổ bộ lên các hòn đảo tranh chấp. Những lời kêu gọi tảy chay hàng hóa Nhật Bản đang nhận được sự ủng hộ lớn của người dân Trung Quốc. Đáng ngại hơn, các cuộc biểu tình phản đối Nhật Bản gần đây tại một vài thành phố Trung Quốc đã bùng phát thành hỗn loạn. Hình ảnh những chiếc xe hơi Nhật đang cháy (và chủ những chiếc xe ăn mặc sang trọng rơi nước mắt) đã lan rộng khắp các trang truyền thông xã hội Trung Quốc, còn nhanh hơn cả chính bản thân các cuộc nổi dậy. Quốc kỳ Trung Quốc được dịp treo khắp các cửa hàng trên cả nước, cùng với những khẩu hiệu phản đối Nhật Bản. Chính phủ Nhật đã ban hành một cảnh báo an toàn đối với công dân Nhật tại Trung Quốc sau một vài trường hợp tấn công hay quấy rối "nghiêm trọng".

Làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng hiện nay là việc đại sứ Nhật Bản mới được bổ nhiệm tại Trung Quốc vừa qua đời ở Bắc Kinh hôm 16/8. Ông Shinichi Nishimiya được bổ nhiệm giữ chức vụ này chỉ trước đó một tuần. Giới chức loại bỏ khả năng liên quan giữa cái chết đột ngột của ông Nishimiya với các cuộc biểu tình phản đối Nhật Bản ngày càng mang tính bạo lực, nhưng sự ra đi của ông có thể càng làm phức tạp thêm mối quan hệ vốn đang rất căng thẳng.

Cuộc khủng hoảng trên biển Hoa Đông sẽ có ảnh hưởng lớn về kinh tế bên cạnh những tác động địa chính trị. Quan hệ thương mại song phương giữa Nhật Bản với Trung Quốc đạt kim nganh trên 340 tỷ USD. Khi những lời kêu gọi tảy chay "hàng hóa của kẻ thù" nhiều lên ở cả hai phía, ảnh hưởng của cuộc đối đầu đang diễn ra này có thể cảm nhận được ở túi tiền của doanh nghiệp của cả hai nước. Vậy tại sao hai bên lại đang liều lĩnh leo thang căng thẳng ở thời điểm hiện nay?

Cả Bắc Kinh và Tokyo đang cưỡi trên lưng con hổ gầm thét của chủ nghĩa dân tộc. Nhật Bản đang đứng trước những chia rẽ chính trị nghiêm trọng trong nội bộ, tranh cãi về điện hạt nhân, và một nền kinh tế èo uột. Quyết định quốc hữu hóa các đảo của Thủ tướng Yoshihiko Noda đưa ra sau khi Thị trưởng Tokyo Shintara Ishiara không chỉ kêu gọi mua lại các đảo mà còn phát triển các hòn đảo ấy. Có vẻ Thủ tướng Nhật Bản sẽ không phát triển thêm các đảo, tức là ông lựa chọn đi giữa việc gây phẫn nộ cho những người chủ nghĩa dân tộc ở cả Nhật Bản và Trung Quốc. Nhưng chiến lược này có vẻ là một tính toán sai lầm nghiêm trọng.

Vài thập niên trở lại đây, chính phủ Trung Quốc đã cố gắng tránh đối đầu quân sự. Đảng Cộng sản Trung Quốc thay vào đó củng cố quyền lãnh đạo của mình bằng cách tạo ra tăng trưởng kinh tế. Tranh chấp với bên ngoài được đặt ngoài lề khi chính phủ tập trung vào mục tiêu duy nhất là gia tăng thịnh vượng vật chất. Từ đó tạo nền tảng để các nhà lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi chiến lược dài hạn là củng cố quyền lực quốc tế của mình. Một cuộc khủng hoảng lớn, như vụ NATO đánh bom vào đại sứ quán Trung Quốc tại Serbia, không dẫn tới sự đáp trả kéo dài hay quan trọng nào, mặc dù dân chúng rất phẫn nộ.

Nhưng mọi chuyện có vẻ đang thay đổi. Những chia rẽ trong giới lãnh đạo đang nổi lên sau khi Bí thư Tỉnh ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị cách chức. Ngoài ra, sự vắng mặt khá lâu của Tập Cận Bình trước công chúng thời gian gần đây làm dấy lên những đồn đoán về một cuộc đối đầu căng thẳng trong hàng ngũ lãnh đạo Trung Quốc hiện nay. Sau cuộc đấu đá quyền lực gay gắt tại Trung Quốc, nhóm cầm quyền sẽ muốn củng cố sự ủng hộ trong nước bằng cách khơi mào một cuộc xung đột vũ trang với các kẻ thù trước đây.

Bên cạnh những bất ổn chính trị là những dấu hiệu đáng lo ngại về sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc. Tin tức xấu liên tục xuất hiện trong những tháng gần đây, với các chỉ số kinh tế chính cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại đáng kể. Thủ tướng Ôn Gia Bảo mới đây đã cố gắng trấn an Trung Quốc (và thế giới) bằng cách giải quyết những khó khăn kinh tế: "Tôi không đồng tình với nhận định cho rằng sau 30 năm tăng trưởng cao của Trung Quốc đã chấm dứt. Chúng tôi có thể còn duy trì được dài lâu". Ông Ôn Gia Bảo tiếp tục công bố mục tiêu tăng trưởng 7,5% trong năm nay. Trong hầu hết các nền kinh tế lớn, đây là một mức tăng trưởng quá ấn tượng, nhưng với Trung Quốc, nó cho thấy đây là mức tăng thấp nhất trong 22 năm qua.

Bằng việc mua lại các đảo ở thời điểm hiện nay, Thủ tướng Minister Noda đã buộc chính phủ Trung Quốc phải phản ứng bằng cách tăng các rủi ro ngoại giao, kinh tế và quân sự của cuộc xung đột. Do Trung Quốc coi việc quốc hữu hóa lãnh thổ tranh chấp của Tokyo là một động thái đơn phương làm thay đổi nguyên trạng, và do đó là một sự khiêu khích. Trung Quốc chắc chắn sẽ không phiêu lưu quân sự chừng nào kinh tees còn tăng trưởng nhanh và giới lãnh đạo Trung Quốc còn đồng lòng. Nhưng trước khả năng khủng hoảng có thể xẩy ra trong nền kinh tế Trung Quốc, hay tình hình bất ổn chính trị hiện nay, mọi sự đặt cược đều rất rủi ro.

Theo

====================

Cái này tớ nói lâu rồi: Nếu đụng đến Biển Đông của Việt Nam thì kiểu gì Đông Bắc Á cũng nổi sóng. Đụng càng sâu thì nổi sóng càng trầm trọng và tất nhiên kết quả cuối cùng là chiến tranh ở biển Hoa Đông. Muốn tránh được cuộc khủng hoảng này con đường duy nhất là Trung Quốc rút khỏi biển Đông và riêng với Thiên Sứ là công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến.

À mà này! Nếu đã đụng độ thì không có đụng độ nhỏ đâu nhá! Lớn chuyện đấy! Hãy chờ xem.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những thứ đồ chơi rẻ tiền của các bà nhà quê bán cho trẻ em Việt mới chính là những thứ đồ chơi đặc thù của tiết Trung Thu. Nó tuy làm bằng giấy và rẻ tiền, nhưng nó thể hiện đúng nội dung Dịch học của tổ tiên để lại: "Trí thì cao siêu, lễ thì khiêm hạ. Cao là bắt chước trời, thấp là bắt trước đất". Cho nên nhưng thứ đồ chơi rẻ tiền của trẻ em Việt mà ông cha để lại đó, chỉ có trong mùa Trung Thu và chỉ chơi trong mùa Trung Thu - đều có tính tỉnh thức trí huệ. Trên trời trăng trung thu vằng vặc, ở dưới đất trẻ con rước đèn sao, trống cơm đánh rộn rã, rồi về phá cố với ông tiến sĩ giấy...Tất cả nhằm gây trong lòng trẻ con một ý thức cộng đồng và vươn lên sự học hỏi, hiểu biết và sáng tạo.

cõi Tiên thiên thì Thiên Nhất sinh thủy. Nhưng ở Hậu thiên thì chu kỳ bắt đầu từ Thổ sinh Kim. Bởi vậy trong PTLV khái niệm "kim" được sử dụng như là một thuật ngữ cơ bản. Trung Thu là tiết khí của Kim, mở đầu cho một chu kỳ mới ở Hậu Thiên, nên dành cho trẻ con, một thế hệ mới bắt đầu. Đó là ý nghĩa sâu xa của tiết này, dành cho trẻ em. Cho nên đồ chơi của nó là đèn sáng, là tiếng trống cơm, là tiến sĩ giấy, là những con giống tò he để kích thích trí tuệ và hướng một thể hệ trẻ em tiếp nối ông cha, gìn giữ và phát triển lại những giá trị văn hiến cho đời.

Còn những thứ đồ chơi của Tây, Tàu, Nhật Bản kia, tuy hiện đại như vô hồn. Chỉ để cho đám nhà giàu hợm của, nhưng đầu óc mụ mị vì tiền, mua về mà thôi. Những thứ đó, mùa nào chẳng mua về chơi được, cần gì phải mua vào Tết Trung Thu?

"Mùa nào thức ấy" Ông cha ta đã dặn dò rồi. Mong rằng các bà mẹ tỉnh táo hãy mua sắm cho con mình những thứ đồ chơi trung thu của trẻ em Việt mà ông cha ta đã để lại. Các bậc phụ huynh muốn con cái thành đạt, hãy mua cho chúng nó những đồ chơi Việt để giữ lại tất cả những giá trị Việt trong tết Trung Thu cho chúng nó.

Đấy chính là trí tuệ siêu việt của tổ tiên cho con cái của các bà đấy!

=======================

PS: Cảm ơn báo Dân Trí và tác giả Châu Như Quỳnh đã viết và đăng bài này.

Kính bác Thiên Sứ!

Cháu đọc bài của bác xong thấy hay liền xâu chuỗi lại một chút cho thành vần để dễ nhớ. Kính tặng bác và anh em ạ! Nếu có gì sai mong bác và mọi người lượng thứ cho ạ.

Trí thì cao siêu, lễ thì khiêm hạ.

Cao thì như trời, thấp thì như đất.

Trên trời trăng sáng, dưới rước đèn sao.

Trống cơm dinh tùng, trung thu là vậy.

Nào tiến sĩ giấy, nào bọn tò he.

Lân múa rộn ràng, rồi cùng phá cỗ.

Học thì phải biết, nét sử Việt Nam.

Chơi phải hiểu nhiều, ngàn năm Văn hiến.

Đừng vì Tàu, Mỹ, Nhật, Hàn, Xiêm, Sing.

Chạy theo đồng tiền, bỏ quên văn hóa.

Là người hiểu biết, lựa chọn thông minh.

Vì con em mình, đồ chơi truyền thống.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mắng dân và... cười ngạo nghễ!

29/9/2012 06:00

Ôi chao. Vừa bị các nhà khoa học mắng. Giờ Dân tôi lại bị Tham nhũng mắng, diễu cợt.

Không chỉ đóng cửa kiểm điểm/ Nhân chuyện Sông Tranh 2: Kém tin bởi tin kém!/ Nhà khoa học đáng phải ra toà?/ Sông Tranh 2: Làm dân khó lắm!

Sao Dân tôi bỗng dưng... muốn khóc!

Thế là, mặc cho kết luận của cơ quan quản lý Nhà nước rằng, đập thủy điện Sông Tranh 2 bảo đảm ổn định, an toàn, mặc cho những trấn an với người dân, rằng hãy biết yên tâm và duy trì các hoạt động sản xuất, học tập, sinh hoạt bình thường, và cũng mặc cho đập thủy điện chưa tích nước, đến thời điểm này, ST 2 vẫn liên tiếp có... "kết luận" riêng của nó.

Ai "kém hiểu biết" hơn?

Chỉ trong ngày 23/09, hai trận động đất với cường độ mạnh 4,8 richter đã khiến hàng nghìn người dân các huyện Nam- Bắc Trà My (Quảng Nam) hoảng hốt. 150 người đang dự tiếp xúc cử tri tại xã Trà Đốc bỏ chạy tán loạn.

Đã có gần 120 ngôi nhà, trường học của các xã Trà Đốc, Trà Tân, Trà Sơn và Trà My bị hư hỏng nặng. Ai sẽ phải đền bù thiệt hại đã xảy ra và sẽ xảy ra? Câu trả lời còn ở thì...tương lai.

Nhưng trong khi chờ đợi "thì tương lai" tới, thì hiện tại, theo ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, do quá lo sợ, nhiều người dân đành vào rừng, làm nhà tạm để sống.

Động đất vốn là thiên tai khiến cả nhân loại luôn kinh hoàng, sợ hãi. Không một quốc gia nào, dù phát triển văn minh, tiên tiến trong khoa học, như Nhật Bản chẳng hạn có thể dám coi thường. Bài học Fukushima mới đây còn đầy nước mắt.

Nữa là những quốc gia còn đang phát triển như Việt Nam. Nữa là cái huyện miền núi còn nghèo, chậm phát triển như Bắc Trà My. Tiếc thay, sau những ngày hoảng hốt chạy tán loạn, người dân Bắc Trà My và cả xã hội hết sức bất bình trước cái cách ứng xử của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn.

Chưa bao giờ, gánh nặng sinh mạng của hàng ngàn người dân thực sự trĩu vai chính quyền huyện Bắc Trà My như lúc này. Thủy điện ST 2 bỗng nhiên như một "chứng nhân" bất đắc dĩ của cuộc đấu khẩu giữa hai bên- chính quyền và các nhà khoa học.

Trước sự vênh nhau giữa phân tích về kỹ thuật với hiện tượng động đất luôn xảy ra, không tin vào những kết luận của đoàn cán bộ khoa học khảo sát, cũng như của Ban Quản lý thủy điện ST 2, ông Đặng Phong, Chủ tịch huyện gay gắt: Chúng tôi vẫn đang nợ người dân câu trả lời về độ an toàn của thủy điện ST 2.

Posted Image

Đã có gần 120 ngôi nhà, trường học hư hỏng nặng sau hàng loạt trận động đất. Ảnh: Thanh Niên

Thì đây, các nhà khoa học, các chuyên gia thủy điện, "trả nợ" dân:

Bà Ngô Thị Lư (Đoàn nghiên cứu Viện Vật lý Địa cầu): Người dân quá kém hiểu biết, chỉ mới nghe động là đã dắt trâu bò, gói ghém đồ đạc bỏ chạy. Bà Ngô Thị Lư còn yêu cầu chính quyền nên giáo dục lại dân.

Ôi trời, cái tâm của một người phụ nữ làm khoa học, lại là ... TS nữa kia! Dân không chạy động đất thì ngồi đợi chờ chết ư, thưa bà Ngô Thị Lư?

Ông Lưu Thế Biểu, Phó Trưởng ban xây dựng Tập đoàn EVN: Nếu các trận động đất lớn hơn xảy ra đập vẫn an toàn. Ngày 13-9, EVN sẽ họp với Bộ Xây dựng để có kết luận cuối cùng và đề nghị Thủ tướng cho phép tích nước. Ông Biểu còn khuyên: Người dân và chính quyền tỉnh Quảng Nam phải tin vào kết luận của các nhà khoa học vì đó là... chân lý.

Còn ông Trần Văn Hải-Trưởng ban Quản lý dự án thủy điện 3, chủ đầu tư công trình ST2: Dân nên chia sẻ và hy sinh cho thủy điện!

Những lời mắng, lời khuyên... thừa, bỗng trở thành bất nhẫn, thưa các nhà khoa học lẫn các nhà quản lý dự án.

Nếu dân không biết chia sẻ và hy sinh, thì đâu phải di dời, chuyển nhà, tìm nơi định cư mới với vô vàn khó khăn của sự khởi đầu lại?

Nếu không biết hy sinh, lấy đâu ra công sức lao động để xây nên con đập thủy điện, mà do những kém cỏi chuyên môn, thậm chí do sự thiếu trách nhiệm và vô lương tâm của những kẻ nào đó, từ điều tra, khảo sát, thiết kế kỹ thuật đến thi công, giờ dân lại đang phải chịu những cơn "đập" nổi giận của đất?

Gần 120 ngôi nhà, trường học của dân nghèo bị hư hỏng, dân phải chạy vào rừng sống, đã là hy sinh chưa? Hay hy sinh có nghĩa là chấp nhận sống chung với những trận động đất ngày càng lớn về cường độ, thậm chí biết đâu, có thể hủy diệt cả một cộng đồng?

Có kém hiểu biết, dân mới phải "bám víu" vào những khảo sát, kết luận "chân lý" của các nhà khoa học. Thế nhưng, chỉ 10 ngày sau lời khuyên "khoa học là chân lý", đã có tiếp 2 trận động đất khiến dân kinh hồn.

Đến nước này, dư luận xã hội, chỉ mong các nhà khoa học, nhà chuyên môn như bà Ngô Thị Lư, ông Lưu Thế Biểu, ông Trần Văn Hải, và cả những ai ai nữa, khẳng định đầy tự tin vào sự an toàn của ST 2, nên đưa cả gia đình vào khu vực thủy điện chung sống, "chia sẻ" sự... hiểu biết cho người dân Bắc Trà My vốn kém hiểu biết.

Có lẽ khi đó, dân mới hoàn toàn tin phát ngôn của các vị có lý!

Ở góc độ Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam, ông Trần Xuân Thọ cay đắng: Chúng tôi tin các nhà khoa học chứ. Nhưng trước đó họ nói động đất sẽ giảm dần, giờ lại tăng lên thì có gì bất thường không? Giờ lại nói chúng tôi phải chờ ba năm nữa mới có kết quả chính thức là sao? Chỉ sợ khi đó chúng tôi không... còn sống nữa để đợi kết quả.

Không phải ngẫu nhiên ngày 24/9, báo SGTT có bài viết "Dân đáng bị mắng hay nhà khoa học đáng phải ra toà?". Bài báo dẫn chứng, một phiên toà ở Ý từng làm xôn xao giới khoa học, vì theo cáo buộc của công tố viên, các nhà khoa học không cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về khả năng động đất, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về con người và tài sản của dân.

Thông tin khoa học chính xác là yêu cầu tiên quyết, người dân chờ đợi ở các nhà khoa học, trong khi ngày ngày họ vẫn phải "chờ đợi" thảm họa động đất rất có thể lại xảy ra. Liệu ST 2 có cần được đi theo vết xe đổ của các nhà khoa học nước Ý xa lắc xa lơ không?

Nhưng mới đây, một "dư chấn khoa học" khiến xã hội còn sửng sốt hơn. Liệu đây có phải là câu "trả lời" của ST 2 cho các nhà khoa học không:

Khi Lật lại báo cáo đánh giá tác động môi trường thủy điện Sông Tranh 2, người ta sửng sốt, vì trong báo cáo này (lập vào tháng 8/2005), Tập đoàn Điện lực VN- EVN, cho rằng thủy điện ST 2 không có khả năng gây động đất kích thích khi tích nước, không gây rủi ro môi trường.

Thực tế xảy ra trái ngược hẳn, các hiện tượng động đất của ST 2 đều được các chuyên gia phân tích, đánh giá là động đất kích thích.

Thế nhưng, cũng theo bài báo, một chuyên gia trong nhóm đánh giá nguy hiểm động đất thủy điện ST 2 (thời điểm tháng 8/2005) cho biết, nhóm này chỉ được "đặt hàng" đánh giá nguy hiểm động đất cực đại có thể tới 5,5 độ Richter chứ chưa có những nghiên cứu về động đất kích thích lúc đó!

Chưa có nghiên cứu, mà dám khẳng định trong báo cáo "thủy điện ST2 không có khả năng gây động đất kích thích khi tích nước, không gây rủi ro môi trường". Đó là báo cáo kiểu gì, nếu không phải là thiếu cả trách nhiệm lẫn lương tâm khoa học?

Các nhà khoa học hay đổ tại cho cơ chế quản lý không tạo động lực nghiên cứu. Nhưng ở sự kiện ST 2, các nhà khoa học có trách nhiệm liên đới sẽ trả lời ra sao, về nghiên cứu một đằng, phát biểu một nẻo?

Ông Lê Trí Tập, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã phải nói:

Bây giờ tôi thật sự băn khoăn là có nên tin vào các nhà khoa học hay không vì họ nói không nhất quán gì cả. Đứng trước sinh mệnh của hàng vạn người dân Quảng Nam, tôi tha thiết đề nghị các nhà khoa học phải hết sức trung thực, hết sức khách quan và phải hết sức chính xác khi nhận định về những biến động địa chất ở thủy điện ST2.

Vậy, ai mới là "kém hiểu biết" hơn?

Xin các nhà khoa học, hãy trung thực lên tiếng?

Tại cuộc họp báo mới đây, ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP khẳng định, quan điểm của Chính phủ phải bảo đảm tuyệt đối an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Cần thận trọng, theo dõi thêm ST 2, và Chính phủ cũng chưa cho phép tích nước ở thời điểm này.

Đó là quyết định đúng đắn và cần thiết.

Nụ cười ...ngạo nghễ?

Giữa lúc thủy điện ST2 còn chưa biết đi về đâu hỡi tôi, thì ngày 24/09, VietNamNet đưa thông tin "Người có chức quyền thu nhập sẽ khá". Đây được coi là một trong những giải pháp để phòng chống tham nhũng, khiến bạn đọc lập tức phản hồi, phản biện tới tấp về tòa soạn.

Tham nhũng, từ lâu giống như một "chấn thương tâm lý xã hội" cực mạnh. Bởi những thảm họa nó gây ra cho xã hội, khiến dân quá phẫn nộ, vì thậm chí nó đe dọa đến sự tồn vong của chế độ.

Thật ra, quốc gia nào cũng có tham nhũng, từ tư bản đến xã hội chủ nghĩa, nó không phải đặc tính của một thể chế chính trị nào.

Có điều, tham nhũng sẽ bị hạn chế, nếu cơ chế quản lý xã hội thực sự khoa học, phù hợp quy luật thực tiễn, và pháp luật không bị tham nhũng...bịt mắt. Và có điều, tham nhũng ở xã hội ta, nó cũng đặc biệt quá.

Không cứ là quan chức, từ một nhân viên công quyền vô danh tiểu tốt, một giáo viên mầm non, một y tá, điều dưỡng bệnh nhân..., đều có thể tham nhũng, bởi họ vẫn có quyền với một nhóm người nào đó phụ thuộc họ.

Nhưng quan chức, khả năng tham nhũng lớn, tham nhũng nặng, thì hơn hẳn. Nếu vậy, việc cải cách tiền lương chỉ "ưu tiên" cho quan chức, thì tác động của giải pháp này có phần gây... phản cảm. Sự bàn luận ồn ào ngay sau thông tin, đã giải thích phần nào. Và liệu nó có hiệu quả không?

Xin dẫn chứng, về cái sự tăng tiền bạc trước đây:

Khi ngành giáo dục có chủ trương tăng học phí, một câu hỏi đặt ngược: Liệu có sẽ tăng chất lượng giáo dục không?

Khi ngành y tế có chủ trương tăng viện phí, cũng có câu hỏi đặt ngược: Liệu có sẽ tăng chất lượng điều trị bệnh không?

Câu trả lời của cả hai ngành giáo dục- y tế: Chưa dám khẳng định, vì chất lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác!

Thật khôn và thật khéo!

Posted Image

Tăng lương có chống được tham nhũng? Ảnh minh họa

Giờ đây, cũng rất có thể, có một câu hỏi đặt ngược: Nếu tăng tiền lương cho các quan chức, liệu tham nhũng có giảm bớt không? Không chừng, giống như ngành giáo dục và y tế, câu trả lời sẽ là: Chưa chắc, vì tham nhũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác!

Thế nên, trong bài viết mới đây trên Tuần Việt Nam, ngày 25/09, tác giả bài viết đã đặt câu hỏi: Tăng lương rồi mà vẫn tham nhũng thì làm gì nữa? Chả lẽ lại...tăng lương tiếp?

Câu hỏi này xin dành cho các chuyên gia tư vấn về chính sách phòng chống tham nhũng.

Quan trọng hơn cả, cơ chế, thiết chế quản lý kinh tế- chính trị- xã hội hiện nay đã thực sự khoa học, phù hợp thực tiễn, để có thể ngăn ngừa, phòng chống và hạn chế tham nhũng chưa?

Câu hỏi này xin dành cho các nhà quản lý chính quyền từ cơ sở...

Sau những ồn ào, sau những quan tâm thông tin về đối thoại phòng chống tham nhũng năm 2012, chờ cho tiếng nói dư luận xã hội lắng xuống, Tham nhũng mới xuất hiện. Đẹp đẽ, hồng hào, trông rất trí thức, lại rất giống đại gia. Rất kẻ cả, gương mặt đầy vẻ ban phát.

Giờ là lúc Tham nhũng đối thoại với Dân tôi:

- Nhà ngươi ăn gì?

- Dĩ nhiên ăn cơm. Thế còn ông, Tham nhũng, ông ăn gì?

- Ta ăn nhiều thứ lắm, tiền bạc, vàng, ngoại tệ, đất đai... Có thế mới đẹp đẽ thế này chứ. Ngươi tuy ăn, nhưng gạo thì đầy thuốc trừ sâu, phân hóa học, thực phẩm, rau củ, hoa quả ô nhiễm, đầy chất bảo quản. Tham nhũng tự tin.

-...

- Ta biết, Dân các ngươi phẫn nộ với Tham nhũng ta lắm. Nhưng Dân các ngươi có biết, vì sao ta không chết, mà vẫn có ba đầu sáu tay? Tại các ngươi cả đấy. Tại các ngươi luôn có nhu cầu khiến ta phải tham nhũng.

Có kẻ nào đó trong các ngươi từng tổng kết, cuộc đời làm dân của hắn, phải "lạy" tới 36 cửa: Cửa xin học, xin tuyển dụng, xin việc làm, xin chữa bệnh, xin công chứng, xin mua bán nhà cửa..v v...và vv...Các ngươi chỉ có quyền xin sỏ. Còn ta, ta có quyền.

- Chả lẽ Dân tôi có nhu cầu của đời sống là có tội?

- Không có tội. Nhưng ta có quyền. Quyền sinh ra lợi, đặc quyền, đặc lợi. Hiểu chưa?

Mà người có biết vì sao người ko chống nổi ta ko? Vì các ngươi có mỗi cái miệng là vũ khí. Lúc nào cũng hô khẩu hiệu: Chống tham nhũng, chống tham nhũng! Làm như cứ hô khẩu hiệu là Tham nhũng ta chết thẳng cẳng í? Tham nhũng cười sằng sặc.

- ...

- Nhưng Dân các ngươi chỉ có quyền hô. Tham nhũng ta cũng hô cùng các ngươi, nhưng ta... "có quyền" không bao giờ chống lại... chính ta? Hiểu chửa?

Và Tham nhũng lại cười. Bước đi. Dáng đi và nụ cười ngạo nghễ, khệnh khạng giống nhau lạ.

Ôi chao. Vừa bị các nhà khoa học mắng. Giờ Dân tôi lại bị Tham nhũng mắng, diễu cợt!

Sao Dân tôi bỗng dưng...muốn khóc!

Kỳ Duyên

--------------

Tham khảo:

http://m.baodatviet..../233553.datviet

http://phapluattp.vn...oc-mang-dan.htm

http://phapluattp.vn...2-ngo-ngang.htm

http://tuanvietnam.v...ng-phai-ra-toa-

http://vietnamnet.vn...hap-se-kha.html

http://tuanvietnam.v...ong-tham-nhung-

=========================

Bài này có mấy đề tài để bàn. Cái thứ nhất ấy là:

Đến nước này, dư luận xã hội, chỉ mong các nhà khoa học, nhà chuyên môn như bà Ngô Thị Lư, ông Lưu Thế Biểu, ông Trần Văn Hải, và cả những ai ai nữa, khẳng định đầy tự tin vào sự an toàn của ST 2, nên đưa cả gia đình vào khu vực thủy điện chung sống, "chia sẻ" sự... hiểu biết cho người dân Bắc Trà My vốn kém hiểu biết.

Cái này thì anh Tào Tháo nói rồi: "Ngươi nói chính hợp ý ta". Hì! Sư Thiến tui cũng phát biểu còn hùng hồn hơn. Đại ý là: Các nhà "pha học" - tàn là "giáo sư , tiến sĩ trở lên - nên các quí zdị có thẩm quyền phát biểu rằng thì nà thủy điện ST2 An tàn - thì - quí zdị cứ tích nước thoải mái sau khi sơ tán dân và dựng lều ở dưới hạ lưu. Nếu nó không vỡ đập thì quí zdị cứ gọi là từ đúng trở lên và dân sẽ vỗ tay rầm rầm. Đúng nà các nhà "pha học" giỏi thật! Phán cứ như thánh , chỉ tại dân "dân trí thấp" (Chứ không ngu), nên không bít mà thôi. Cái này gọi nà "chứng nghiệm pha học", nà thực tế trả nời. Hi! Có phải không quí zdị? Nhưng có nẽ quí zdị hổng dám. Quí zdị "dân trí cao" - nhà pha học hẳn hoi chứ đâu phải zdẻ zdách. Nên ngu gì mà dựng lều dưới đập. Nhỡ chết thì sao. Nói vậy chứ hổng phải vậy. Thế mới nà pha học. Hiểu chưa?

Còn cái zdấn đề thứ hai là thế này:

Mà người có biết vì sao người ko chống nổi ta ko? Vì các ngươi có mỗi cái miệng là vũ khí. Lúc nào cũng hô khẩu hiệu: Chống tham nhũng, chống tham nhũng! Làm như cứ hô khẩu hiệu là Tham nhũng ta chết thẳng cẳng í? Tham nhũng cười sằng sặc.

Đấy là báo nói chứ không phải Thiên Sứ đâu nhá! Với Thiên Sứ thì chống tham nhũng dễ hơn "đuổi mưa". Đừng bảo Thiên Sứ chém gió nha. Đã "đuổi mưa" thì cần gì phải chém gió.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tình hình căng thẳng Trung - Nhật: Những diễn biến mới từ New York

08:23 | 29/09/2012

Diễn đàn Đại hội đồng LHQ tại New York đang trở thành nơi đấu khẩu "nảy lửa" về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư của các đại biểu đến từ hai nước Trung - Nhật. Trong khi đó, Mỹ kêu gọi cả hai bên hãy "tỉnh táo" giải quyết tranh chấp một cách hoà bình...

Trung - Nhật đấu khẩu nảy lửa tại LHQ

Đêm 27/9 (giờ địa phương), Ngoại trưởng Trung Quốc (TQ) Dương Khiết Trì đã đăng đàn phát biểu tại diễn đàn Đại hội đồng LHQ ở New York (Mỹ). Hãng tin Kyodo (Nhật) cho biết ông đã tố Nhật “đánh cắp” quần đảo Senkaku/Điếu Ngư của TQ và sáp nhập vào Nhật hồi năm 1895, giai đoạn cuối của cuộc chiến Trung-Nhật.

Ông nói Nhật đã buộc chính quyền TQ lúc đó ký một hiệp ước không bình đẳng để nhượng lại quần đảo trên và các phần lãnh thổ khác của TQ. Ông cho rằng sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, theo các hiệp ước quốc tế, đúng ra, Nhật phải có nghĩa vụ trao trả các lãnh thổ này cho TQ.

Ông chỉ trích Nhật mua quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là hành động bất hợp pháp và động thái đơn phương quốc hữu hóa các đảo tranh chấp của Nhật đã đặt ra thách thức nghiêm trọng đối với trật tự quốc tế thời hậu chiến tranh thế giới. Ông kêu gọi Nhật dừng ngay mọi hoạt động vi phạm chủ quyền TQ và trở lại đàm phán giải quyết tranh chấp.

Đáp trả Ngoại trưởng Dương Khiết Trì, Phó Đại sứ Nhật tại LHQ Kazuo Kodama phát biểu Nhật đã khảo sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 10 năm trước khi sáp nhập vào lãnh thổ Nhật hồi năm 1895 và không có bằng chứng cho thấy quần đảo thuộc về TQ.

Ông khẳng định quần đảo này là lãnh thổ không thể tách rời của Nhật căn cứ theo lịch sử và luật pháp quốc tế. Ông nhấn mạnh mãi đến những năm 1970, sau khi LHQ công bố nghiên cứu cho thấy có trữ lượng khí đốt lớn ở gần quần đảo, TQ và lãnh thổ Đài Loan mới bắt đầu đòi chủ quyền.

Posted Image

Ngoại trưởng TQ Dương Khiết Trì (trái) và Phó Đại sứ Nhật Kazuo Kodama đấu khẩu tại LHQ

Đại sứ TQ tại LHQ Lý Bảo Đông phản pháo rằng Phó Đại sứ Nhật Kazuo Kodama lập luận ngụy biện và phi lý. Ông chỉ trích động thái mua quần đảo tranh chấp của Nhật là hợp pháp hóa việc “ăn cắp và chiếm đóng” lãnh thổ TQ thông qua phương cách bất hợp pháp nhằm lừa dối dư luận quốc tế.

Tại cuộc họp báo ở Nhật trong ngày 28/9, Chánh Văn phòng nội các Osamu Fujimura tuyên bố phát biểu của Ngoại trưởng Dương Khiết Trì là hoàn toàn vô căn cứ.

Trong khi đó, quan hệ kinh tế giữa hai nước tiếp tục xấu. Các doanh nghiệp xuất khẩu đồng tinh luyện của Nhật đã đồng ý giảm 10% giá năm ngoái trong hợp đồng năm 2013 nhưng các đối tác mua đồng của TQ vẫn không mua.

Hôm 27/9, theo hãng tin Kyodo (Nhật), Đại sứ quán TQ ở Tokyo đã nhận được một phong bì bên trong có một vật giống đạn súng trường. Phong bì được gửi qua đường bưu điện và ghi tên người gửi là Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda. Cảnh sát Tokyo đang điều tra.

Mỹ kêu gọi Nhật – Trung “tỉnh táo”

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton hôm 28/9 tiếp tục kêu gọi nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc giải quyết một cách hoà bình các tranh chấp lãnh hải căng thẳng với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.

"Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan hãy giữ “cái đầu lạnh”. TQ và Nhật Bản cần phải đối thoại với nhau để làm yên vùng biển tranh chấp. Chúng tôi tin, Nhật Bản và TQ có thể ngồi lại với nhau và làm dịu căng thẳng hiện nay”, vị quan chức Mỹ giấu tên cho biết.

Một quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ cho biết, Ngoại trưởng Hillary đã nhấn mạnh với người đồng cấp TQ Dương Khiết Trì về tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp giữa nước này với Nhật Bản quanh quần đảo Senkuku/Điếu Ngư và với các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông.

Bà Hillary đã gây sức ép với Ngoại trưởng TQ Dương Khiết Trì về vấn đề tranh chấp biển đảo trong cuộc gặp riêng giữa hai vị quan chức ngoại giao hàng đầu này bên lề một cuộc họp của Đại hội đồng LHQ. Nữ Ngoại trưởng Mỹ được cho là cũng sẽ gây sức ép với người đồng cấp Nhật Bản Koichiro Gemba khi hai nhà ngoại giao này có cuộc hội đàm ở New York.

Mỹ được cho là đang rất khó xử trong cuộc tranh chấp giữa TQ với Nhật Bản. Về lý thuyết, Mỹ sẽ phải đứng về phía Nhật Bản bởi Mỹ là đồng minh lớn nhất của cường quốc Châu Á này. Hơn nữa, hai nước Mỹ và Nhật Bản còn có ràng buộc với nhau bởi một hiệp ước phòng thủ chung. Tuy nhiên, xét trên thực tế, Mỹ hoàn toàn không muốn gây căng thẳng quá mức với Trung Quốc bởi điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ.

Vì lý do trên, Mỹ đã và đang nỗ lực tìm cách tháo “ngòi nổ” cuộc tranh chấp căng thẳng hiện nay giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hồi tuần trước đã có chuyến công du Châu Á để xoa dịu cả hai nước này. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của Mỹ, cả Tokyo và Bắc Kinh đều tỏ ra rất quyết liệt và không ai chịu lùi bước trong cuộc tranh chấp. hiện nay.

Tổng hợp từ Vn Media, PLTPHCM

=========================

Đúng rồi! Thiên Sứ tui luôn ủng hộ hòa bình thế giới! Mọi vấn đề đều có thể giải quyết bằng con đường ngoại giao. Nhưng mà sao chiến tranh cứ thế xảy ra đùng đùng thế nhỉ?

Điều Ngư cách đây hơn 100 năm là của Trung Quốc - Trung Quốc bảo thế! Vậy Hoàng Sa - Trường Sa cách đây cả nửa thiên niên kỷ đã có bằng chứng của Việt Nam thì sao? Bởi vậy, giải quyết biển Đông trước đi.

Nếu Trung Quốc bảo cách đây hàng ngàn năm lãnh thổ Trung Quốc gồm cả Việt Nam hiện Nay từ thời Hán Đường - thì đây chính là ý nghĩa của Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam Dương tử - Từ thời Thương, Hạ, Ân Chu lận.

Buồn quá!

Nhưng nói chuyện với đám chỉ số Bo cao mệt quá!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sản phụ 20 tuổi tử vong bất thường tại viện C

Chủ Nhật, 30/09/2012 --- cập nhật 10:05 GMT+7

Khoảng 15h ngày 29/9, sản phụ Nguyễn Thị Hằng (SN 1992, trú tại tổ 5 Văn Nội, phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội tử vong tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương (Viện C) sau khi vào bệnh viện này để chờ đẻ.

Theo trình bày của gia đình sản phụ, khoảng 8h sáng ngày 29/9, chị Hằng có dấu hiệu chuyển dạ và đã được gia đình đưa vào Viện C để làm thủ tục nhập viện chờ sinh. Sau khi thăm khám, bác sỹ chẩn đoán chị Hằng có thể sinh nở bằng biện pháp đẻ thông thường và được đưa vào phòng đẻ số 1.

Bác sỹ tại Viện C yêu cầu gia đình nộp 1,5 triệu đồng để tiêm thuốc kích thích đẻ. Tuy nhiên, sau khi nộp tiền đến khi sản phụ Hằng tử vong, các y bác sỹ tại bệnh viện này vẫn không tiêm thuốc cho sản phụ. Sau khi vào phòng chờ đẻ, thỉnh thoảng sản phụ Hằng lên những cơ đau quằn quại và ra máu. Khoảng gần 10h cùng ngày, sản phụ Hằng được đưa vào phòng đẻ số 1. Cũng trong khoảng thời gian này, gia đình sản phụ nhiều lần đề nghị các y bác sỹ của Viện C cho chị Hằng được sinh nở bằng phương pháp mổ đẻ, nhưng các y bác sỹ không chấp nhận yêu cầu này của gia đình sản phụ.

Posted Image

Người nhà đau đớn ngồi bên thi thể của người mẹ xấu số của chị Hằng

Khoảng 13h05’ cùng ngày, gia đình sản phụ bất ngờ nhận được tin nhắn cầu cứu của sản phụ Hằng với nội dung “Cô bảo mổ đi, người ta chẳng tiêm kích thích để gì cả”. Quá sốt ruột, gia đình sản phụ lại yêu cầu các bác sỹ mổ đẻ cho chị Hằng nhưng không được.

Tiếp đó, khoảng 14h, sản phụ Hằng tiếp tục nhắn tin cầu cứu “Đau quá, chảy nhiều nước ối, chằng thấy ai ở đây”. Sợ có chuyện chẳng lành, gia đình sản phụ bức xúc và định xông vào phòng đẻ nhưng cũng bị lực lượng bảo vệ ngăn cản và nói bệnh viện sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm nếu xảy ra sự chuyện gì. Gia đình sản phụ đi tìm các y bác sỹ nhưng chẳng thấy ai.

Đến khoảng 15h cùng ngày, gia đình nạn nhân bất ngờ nhận được thông báo từ phía bệnh viện là sản phụ Hằng đã tử vong và phải mổ ngay lập tức để cứu thai nhi. Lúc này, các bác sỹ đã tiến hành mổ ngay tại phòng đẻ, may mắn, con trai của sản phụ Hằng đã được cứu sống.

Sau khi xảy ra vụ việc, người nhà của sản phụ Hằng đã kéo đến bệnh viện rất đông và tỏ ra bức xúc trước sự tắc trách và vô trách nhiệm của các y bác sỹ trong kíp trực. CQCA cũng đã có mặt kịp thời để đảm bảo tình hình ANTT nơi đây, đồng thời điều tra nguyên nhân khiến sản phụ Hằng tử vong.

Được biết, trong ngày 30/9, cơ quan công an sẽ tiến hành khám nghiệm hiện trường để điều tra vụ việc.

Theo Zing.vn / Infonet.vn

===========================

Nhiều vụ như thế này quá... Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bé háo hức nặn tò he, làm đèn lồng đêm hội trung thu

Chủ nhật, 30/9/2012, 14:23 GMT+7

Có cô bé mím môi cố nặn chiếc hoa bằng đất sét thật đẹp; các bé vất vả làm cái lồng đèn truyền thống với keo dính bết trên tay... Khu trò chơi dân gian ở phố cổ Hà Nội hàng đêm thu hút nhiều phụ huynh đưa con đến chơi.

Posted Image

Chợ đêm phố cổ kéo dài hơn một tuần là điểm vui chơi thú vị nhất trong dịp Tết Trung thu năm nay ở Hà Nội.

Posted Image

Giữa những gian hàng đồ chơi, quần áo có một góc nhỏ dành cho các bé tập làm những trò chơi dân gian. Cô bé được các nghệ nhân dạy làm bông hoa nhiều màu sắc.

Posted Image

Mới hơn 2 tuổi nhưng cô bé này cũng hào hứng tham gia trò chơi.

Posted Image

Lần đầu tiên được mẹ đưa đi chơi Trung thu Phố cổ, bé Anh Quân (hơn 2 tuổi) không thích các đồ chơi nhựa mà đòi mẹ tập nặn tò he.

Posted Image

Nặn sắp xong hình như ý muốn, em lại đem viên các màu với nhau để nặn hình khác.

Posted Image

Nhà ở trong phố cổ, cô bé này được bố cho ra chơi. Posted Image

Trong khi các anh chị lớn đã làm xong những chiếc đèn lồng, cô bé vẫn loay hoay bôi keo hết lượt này đến lượt khác lên chiếc lồng.

Keo dính cả ra tay, lên tóc em.

Posted Image

Đang bôi keo lên khung đèn thì bị dính ra tay, cậu bé nhăn nhó.

Posted Image

Chăm chú quan sát các nghệ nhân làm, cô bé nhanh chóng nắm được cách làm đèn lồng. Để keo không dính ra tay, em dùng một que nan bôi lên khung đèn.

Posted Image

"Em thích làm đèn lồng đỏ. Em sẽ làm hai chiếc mang về nhà treo", "thiên thần nhỏ" này nói.

Phan Dương

==========================

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tướng Mỹ “nổi đóa” trước làn sóng tấn công nội bộ ở Afghanistan

Thứ Hai, 01/10/2012 - 07:20

(Dân trí) - Tư lệnh cao cấp nhất của quân đội Hoa Kỳ tại Afghanistan, Ðại tướng John Allen, đã “nổi đóa” sau khi tại nước này lại vừa xảy ra thêm một vụ tấn công nội bộ nhằm vào các binh sĩ phương Tây.

Posted Image

Tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ và NATO tại Afghanistan, Ðại Tướng John Allen.

Trong cuộc phỏng vấn với Chương trình 60’ của đài truyền hình CBS-TV phát sóng tối qua, Ðại tướng John Allen nói rằng ông “gần như phát điên” trước việc các binh sĩ và cảnh sát Afghanistan tấn công binh sĩ phương Tây, những người đang giúp họ bình ổn đất nước sau một thập kỷ chiến tranh với Taliban.

“Chúng tôi sẵn sàng hy sinh rất nhiều cho chiến dịch bình ổn đất nước Afghanistan, nhưng chúng tôi không sẵn sàng để bị ám sát như thế này”, Đại Tướng Allen nói.

Theo ông, các cuộc tấn công nội bộ ở Afghanistan không khác gì những quả bom tự chế, thứ đã trở thành “vũ khí đặc sản” trong cuộc chiến tranh Iraq trước đây.

“Các cuộc tấn công nội bộ mà chúng ta đang chứng kiến sẽ trở thành những cuộc tấn công đặc trưng của cuộc chiến tại Afghanistan”, ông so sánh.

Trong vụ tấn công nội bộ mới đây nhất xảy ra tối 29/9 ở tỉnh Wardak, một binh sĩ Mỹ, một nhà thầu dân sự người nước ngoài và ít nhất 2 binh sĩ Afghanistan đã bị giết hại bởi chính các “đồng đội địa phương”.

Vụ tấn công nâng số binh sĩ NATO thiệt mạng trong các vụ tấn công nội bộ ở Afghanistan từ đầu năm đến nay lên 52 người. Trong số này có khoảng 80% bị giết hại do khác biệt về văn hóa và thù oán cá nhân, 20% còn lại mất mạng do phiến quân Taliban thực hiện.

Tuy nhiên, các cuộc tấn công vẫn đang gây quan ngại lớn cho chính phủ các nước gửi quân tham chiến tại Afghanistan, đặc biệt là chính quyền Mỹ, khi một thủ lĩnh Taliban xác nhận với đài truyền hình CBS rằng “tấn công nội bộ là một phần trong chiến dịch quân sự mới” của lực lượng này. Ông này cũng cho biết Taliban đã cài người vào lực lượng cảnh sát và quân đội chính phủ.

Hồi đầu tháng 9, Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế (ISAF)đã quyết định tạm đình chỉ chương trình huấn luyện cho các tân binh Afghanistan sau khi xảy ra hàng loạt vụ tấn công của binh sĩ và cảnh sát địa phương nhằm vào binh sĩ liên quân. Những vụ tấn công này cũng đang đe dọa làm hỏng lịch trình huấn luyện cho các lực lượng an ninh Afghanistan trong bối cảnh lực lượng này sẽ phải tiếp quản nhiệm vụ đảm bảo an ninh sau khi ISAF rút đi vào cuối năm 2014.

Việt Giang

Theo AFP

======================

Cái này Thiên Sứ tôi nói lâu rồi: Người Mỹ muốn chiến thắng ở Afganixtan thì thay vì tăng quân, nên giảm quân và lấy số tiền đó thuê chỉ điểm viên và tình báo thì họ sẽ thắng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Giáo dục đang đi lạc đường!"

Thứ Bảy, 29/09/2012, 21:42 (GMT+7)

TTO - “Giáo dục đang đi lạc đường!” là ý kiến của GS Hoàng Tụy tại hội thảo góp ý đổi mới giáo dục do Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Hà Nội tổ chức ngày 29-9 tại thủ đô Hà Nội.

Nhiều chuyên gia giáo dục, nhà khoa học đã có ý kiến phản biện và kiến nghị về nhiều vấn đề của giáo dục trong bối cảnh Bộ GD-ĐT và Ban Tuyên giáo T.Ư đang xây dựng đề án “Đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện”.

Posted Image

Các chuyên gia tại hội thảo

Hơn 20 tham luận và nhiều ý kiến trực tiếp tại hội thảo trên tiếp tục phân tích và tranh luận về nhiều vấn đề của giáo dục hiện nay. GS Hoàng Tụy, một trong những cây đại thụ của ngành giáo dục VN, cho rằng giáo dục đang lạc đường khi “triết lý giáo dục bao cấp” được hiển hiện ở tất cả các khâu của giáo dục hiện nay: chương trình, phương pháp giảng dạy, cách thức thi cử đến tổ chức giáo dục, chính sách tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ…

Cần Ủy ban cải cách giáo dục quốc gia

GS Chu Hảo điểm lại nhiều ý kiến đề xuất của các nhóm trí thức trong và ngoài nước kêu gọi cải cách giáo dục, từ ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến kiến nghị của 24 nhà khoa học do GS Hoàng Tụy chủ biên. Nhiều kiến nghị khác đến từ các nhà khoa học VN ở nước ngoài, các nhà khoa học thuộc Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật VN, nhóm các nhà giáo dục do nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đại diện.

GS Hảo cho rằng cần có một cuộc tổng điều tra để có thể biết rõ nền giáo dục chúng ta yếu kém nhất ở những khâu nào, yếu kém đến mức độ nào bởi "nếu không có một cuộc tổng điều tra đó thì mọi kiến nghị cải cách chỉ mang tính gợi ý chứ không thể tạo ra các chương trình hành động khả thi”.

GS Phạm Thị Trân Châu nêu ý kiến cần phải nghiên cứu và làm rõ về những tác động tiêu cực của xã hội hiện nay đến giáo dục như tình trạng “chạy tiền để mua việc trong vấn đề tuyển dụng nhân lực” và rất nhiều tiêu cực khác đang trở nên phổ biến.

Trong khi đó, GS Nguyễn Minh Đường liệt kê tới sáu cái “không thực hiện” của nền giáo dục hiện nay, trong đó có vấn đề phân luồng sau THCS và THPT, liên thông giữa các trình độ đào tạo, ngành nghề, chuẩn hóa hệ thống đào tạo và xây dựng mạng lưới cơ sở đào tạo hợp lý.

Theo các chuyên gia giáo dục, với thực trạng giáo dục “nhìn đâu cũng thấy bất ổn” như hiện nay thì cần phải thành lập một Ủy ban giáo dục quốc gia thật sự có quyền lực giúp Đảng và Chính phủ điều phối toàn bộ công cuộc đổi mới nền giáo dục. Một vài ý kiến cho rằng nên thành lập Ủy ban cải cách giáo dục vì “Ủy ban giáo dục quốc gia đã từng được thành lập nhưng trên thực tế tiếng nói không được coi trọng”.

Đầu tư nhân lực

PGS Khổng Doãn Điền khẳng định: “Phải đi từ yếu tố con người, đó là xây dựng lại tiêu chuẩn đạo đức của lớp thầy cô giáo sao cho bằng được ngày xưa. Chỉ khi xây dựng được đội ngũ nhà giáo có tâm huyết, có lương tâm trong sạch mới nên nghĩ đến việc làm các bước tiếp theo".

GS Nguyễn Xuân Hãn cho biết "lương giáo viên hiện nay quá thấp là một nguyên do khiến giáo viên không yên tâm với nghề và người giỏi không chọn ngành sư phạm”. PGS Khổng Doãn Điền lại cho rằng: “Giáo viên không gắn bó với nghề không hẳn do đãi ngộ mà là “đãi ngộ như thế đã công bằng chưa?”.

Có chung quan điểm trong việc đầu tư số 1 cho “con người”, nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đề xuất từ năm học 2013-2014 nên chấm dứt tuyển sinh đào tạo giáo viên phổ thông trình độ trung cấp và cao đẳng, tính toán cân đối giữa đào tạo và tuyển dụng giáo viên đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông sau năm 2015. Bà Bình cho biết theo điều tra mới nhất, có một tỉ lệ khá lớn giáo viên phổ thông không đáp ứng được yêu cầu của chương trình - sách giáo khoa hiện hành. Bà cho rằng phải đặc biệt chú trọng phát triển phẩm chất nhà giáo và năng lực giảng dạy. Đồng thời có chính sách thu hút người giỏi vào ngành sư phạm.

GS Vũ Hoan, chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Hà Nội, kiến nghị tách lương giáo viên ra khỏi hệ thống lương hành chính sự nghiệp trong việc cải cách lương sắp tới. Trước mắt, phải cho giáo viên nghỉ hưu trước ngày 1-1-1994 đến 1-5-2011 được hưởng phụ cấp thâm niên để công bằng.

“Dạy chữ” hay “dạy người” trước?

GS Hoàng Tụy cho rằng “nền giáo dục của ta phải đề cao tính nhân văn, rèn luyện nhân cách, phẩm chất trí tuệ, năng lực cảm thụ, ý thức cộng đồng”. Nói một cách khác, phải có định hướng lại cách dạy cho thanh thiếu niên VN thành người như thế nào chứ không chỉ nhồi nhét kiến thức để chạy theo các kỳ thi, chạy theo bằng cấp để rồi thiếu hụt những kỹ năng cần thiết cho công việc và cho cuộc sống.

GS Phạm Minh Hạc cho rằng bên cạnh việc dành ưu tiên cho việc dạy trẻ con kỹ năng sống cần thiết và những phẩm chất cần có để bước vào cuộc sống, nội dung giáo dục phải có tính phân luồng mạnh hơn và hiệu quả hơn.

Hội thảo không có đại diện Bộ GD-ĐT đến dự.

VĨNH HÀ

====================

Nói mãi thì e mất lòng. Chờ xem vậy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bất ổn tài chính

Từ lỗ hổng chính sách đến “cố ý làm trái”

Ngày 01.10.2012, 08:17 (GMT+7)

SGTT.VN - Khi những biểu hiện lâm sàng của con bệnh – hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam bộc phát, với bao khó khăn về thanh khoản, nợ xấu… Chính phủ quyết định phải tái cấu trúc nó.

Posted Image

Quá trình trên chưa đi được tới đâu thì may quá, nhiều vụ án liên quan đến lĩnh vực này lộ ra, hé mở căn nguyên từ vi mô đến vĩ mô, mà ở đó, những “kinh doanh trái phép”, “cố ý làm trái”, “lừa đảo”… đã được bức màn đan từ nhiều sợi chỉ sở hữu chéo chằng chịt che chắn, hoặc đóng vai trò công cụ – phương tiện thực hiện hành vi.

Các quy định bảo đảm an toàn hoạt động đối với ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay ở nước ta gồm vốn pháp định và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; giới hạn cấp tín dụng; giới hạn đầu tư – góp vốn cổ phần; đảm bảo khả năng chi trả; phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro. Bằng sở hữu chéo, các quy định này dễ dàng bị vô hiệu hoá!

Từ lúc nào và vì sao chúng ta cảm thấy bình thường trước lượng thông tin dày đặc về việc ngân hàng này ra đời, ngân hàng kia mở chi nhánh rộng khắp, rồi thì mua mua bán bán ngân hàng với nhau để đến lúc này mới giật mình, Việt Nam với quy mô nền kinh tế nhỏ bé như thế mà có tới gần 50 ngân hàng thương mại (không kể nước ngoài và liên doanh) với cấu trúc sở hữu như vậy?

Cho dù vấn đề không ở con số ít hay nhiều, thì khó kiếm ở đâu ra ở ta ngân hàng nhỏ mà mạnh. Những ngân hàng nhỏ hiện nay nằm trong số 13 ngân hàng theo mô hình nông thôn được ngân hàng Nhà nước cho phép “nâng cấp” lên thành ngân hàng thành thị. Nguyên thuỷ, chúng chỉ có vốn chừng vài chục đến vài trăm tỉ đồng, sau khi “lột xác” đã phải lao đầu vào cuộc đua tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỉ đồng cùng các đàn anh đàn chị. Một cuộc đua bằng mọi giá nên cái giá phải trả cho việc quản trị, nhất là quản trị rủi ro chưa tương thích, dễ dàng bị bỏ qua.

Nếu như sự tham gia của các ngân hàng thương mại nhà nước vào các ngân hàng thương mại cổ phần những năm đầu thập niên 1990, mang ý nghĩa “tái cơ cấu” các ngân hàng cổ phần này một cách thuần khiết, thì sự ra đời và gia nhập của các tập đoàn kinh tế nhà nước với tấm thẻ bài “kinh doanh đa ngành”, bức tranh sở hữu ngân hàng trở nên đa sắc hơn. Rồi thì doanh nghiệp tư nhân cũng có ngân hàng. Rồi thì ngân hàng này mua cổ phần ở ngân hàng kia. Cái sự chấp nhận không mạnh trong tình thế “phóng lao” như nói trên đã mang màu sắc chủ động vì những động cơ khác.

Việc Việt Nam mở cửa – gia nhập WTO đã mang lại niềm hứng khởi, cho tới lúc này có thể nói là thái quá, đối với tương lai nền kinh tế cũng như khả năng nhập cuộc của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực vốn được cho là nhạy cảm này (vậy nên mới có làn sóng nhà đầu tư trong nước đón đầu cơ hội chuyển nhượng lại). Nhưng nếu không có sự bùng phát của thị trường chứng khoán thì đã không có cánh cửa lớn cùng lực đẩy vô hình đẩy người người đầu tư vào chứng khoán ngân hàng.

Trong suốt thời gian dài, cổ phiếu các ngân hàng đứng ở hàng topten và cơn sốt đó đã làm một bộ phận “thức thời” trở nên giàu có. Nếu như sự huy động vốn dễ dàng dưới danh nghĩa ngân hàng trên thị trường chứng khoán khiến các doanh nghiệp mua cổ phiếu ngân hàng như một hoạt động đầu tư tài chính, thì sự tăng trưởng gần như liên tục của tổng lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản khiến doanh nghiệp có động cơ sở hữu và sở hữu nhiều ngân hàng nhằm tận dụng quyền uy ông chủ rút vốn huy động trong dân để phục vụ cho hoạt động đầu tư nóng của chính mình. Như nghiên cứu “Cải cách cơ cấu vì mục tiêu tăng trưởng, công bằng và chủ quyền quốc gia” của các tác giả thuộc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã chỉ ra, “Thoạt nhìn sở hữu chéo hiện nay không có bất kỳ một lý do chiến lược rõ ràng nào, nhưng nhìn vào cấu trúc sở hữu và báo cáo tài chính của các ngân hàng thì có thể thấy việc sở hữu chéo là để tạo điều kiện cho vay theo quan hệ, cũng như lách các giới hạn cho vay của ngân hàng Nhà nước”. Còn theo đánh giá của nguyên chủ tịch hội đồng quản trị một ngân hàng thương mại lớn: “Mục tiêu không còn là kinh doanh ngân hàng nữa mà ngân hàng trở thành đối tượng để kinh doanh. Ngân hàng trở thành hàng hoá giống như là những hàng hóa khác. Họ mua rồi thấy được giá thì bán hay dùng ngân hàng để đi thâu tóm ngân hàng khác, doanh nghiệp khác”.

Ông Nguyễn Quang A, nguyên chủ tịch hội đồng quản trị VP Bank, người đứng mũi chịu sào cứu ngân hàng này khi nó trên bờ vực phá sản do nợ xấu thời kỳ 1994 – 1995 kể hồi ấy những người sáng lập VP Bank – vốn là những ông chủ doanh nghiệp, chỉ coi, lấy ngân hàng làm “công cụ” để hỗ trợ cho việc kinh doanh của doanh nghiệp mình, nên cho nhau vay rất lớn, rồi không thu hồi được. Giả như ông A và bạn bè, những tay nghiệp dư liều mạng, tự mình dám vận hành VP Bank nên mới hành động sai lầm như vậy thì đến nay, lỗ hổng nhân lực không còn quá lớn khi các ngân hàng đã có thể thuê CEO nước ngoài. Lỗ hổng đang đến từ những động cơ trục lợi, với sự hỗ trợ của thực tế bất cân xứng thông tin giữa người uỷ quyền và người thừa hành gây ra rủi ro đạo đức. Trước đây, VP Bank là một vấn đề riêng lẻ, thì giờ đây, vấn đề đã mang tính hệ thống mà cấu trúc sở hữu càng làm cho tình hình phức tạp. Nguy hiểm hơn, hệ thống thanh tra kiểm soát trong thời gian dài tỏ ra bất lực trong việc phát hiện vi phạm hay lách luật (mà các vi phạm liên quan đến sở hữu chéo là điển hình), như thừa nhận của chính thống đốc ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khi trả lời chất vấn của đại biểu tại Uỷ ban thường vụ Quốc hội vừa rồi.

Nếu lợi nhuận và lợi ích “đen” từ ngân hàng thúc đẩy việc sở hữu, sở hữu chéo ngân hàng thì điều gì tạo ra lợi nhuận và lợi ích ấy? Chúng ta đang dán mình dính chặt vào một mô hình tăng trưởng “kiểu Việt Nam” – theo bề rộng, mà ở đó tăng trưởng chủ yếu dựa vào sự gia tăng các nguồn lực đầu vào, đặc biệt là sự thâm dụng vốn đầu tư nhưng hiệu quả sử dụng vốn lại thấp. Một mô hình kinh tế như vậy làm lợi cho hệ thống ngân hàng, thúc đẩy sự bành trướng một cách không có động cơ tự kiểm soát vì hệ thống này đang cấp tới khoảng 90% vốn cho toàn nền kinh tế. Đồng thời, nó cũng tạo gánh nặng quá tải cho hệ thống. Vì vậy mà rủi ro sẽ tăng cao khi chạy theo cái lợi và khả năng quản trị không đuổi kịp, bằng chứng rõ nhất là tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Đồng tiền có được dễ dãi thì dễ bị sử dụng thiếu cẩn trọng.

Dọn dẹp lại hệ thống ngân hàng từ “tử huyệt” sở hữu chéo hay những “yếu huyệt” khác cần phải được đặt trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế. Ở đó, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại cần phải đặt trong mối liên hệ với tái cơ cấu đầu tư công và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Nếu không, nếu vẫn đổ xô vào đầu tư, nhất là khu vực doanh nghiệp nhà nước, trong khi không tăng được hiệu quả sử dụng vốn, chính áp lực chính trị sẽ tạo áp lực tiếp tục bơm vốn và vô hiệu hoá nỗ lực phân bố nguồn lực cẩn trọng, công bằng.

Tăng trưởng lệ thuộc vào đầu tư, giải cơn khát đầu tư bắt đầu từ việc giải phóng mình khỏi cơn say tăng trưởng bằng mọi giá, nhất là khi sự tăng trưởng đó bị đánh giá là không bền vững, phải đánh đổi với lạm phát, tổn hại về môi trường.

Nguyên Lê

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Giáo dục đang đi lạc đường!"

Thứ Bảy, 29/09/2012, 21:42 (GMT+7)

TTO - “Giáo dục đang đi lạc đường!” là ý kiến của GS Hoàng Tụy tại hội thảo góp ý đổi mới giáo dục do Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Hà Nội tổ chức ngày 29-9 tại thủ đô Hà Nội.

Nhiều chuyên gia giáo dục, nhà khoa học đã có ý kiến phản biện và kiến nghị về nhiều vấn đề của giáo dục trong bối cảnh Bộ GD-ĐT và Ban Tuyên giáo T.Ư đang xây dựng đề án “Đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện”.

Posted Image

Các chuyên gia tại hội thảo

Hơn 20 tham luận và nhiều ý kiến trực tiếp tại hội thảo trên tiếp tục phân tích và tranh luận về nhiều vấn đề của giáo dục hiện nay. GS Hoàng Tụy, một trong những cây đại thụ của ngành giáo dục VN, cho rằng giáo dục đang lạc đường khi “triết lý giáo dục bao cấp” được hiển hiện ở tất cả các khâu của giáo dục hiện nay: chương trình, phương pháp giảng dạy, cách thức thi cử đến tổ chức giáo dục, chính sách tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ…

Cần Ủy ban cải cách giáo dục quốc gia

GS Chu Hảo điểm lại nhiều ý kiến đề xuất của các nhóm trí thức trong và ngoài nước kêu gọi cải cách giáo dục, từ ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến kiến nghị của 24 nhà khoa học do GS Hoàng Tụy chủ biên. Nhiều kiến nghị khác đến từ các nhà khoa học VN ở nước ngoài, các nhà khoa học thuộc Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật VN, nhóm các nhà giáo dục do nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đại diện.

GS Hảo cho rằng cần có một cuộc tổng điều tra để có thể biết rõ nền giáo dục chúng ta yếu kém nhất ở những khâu nào, yếu kém đến mức độ nào bởi "nếu không có một cuộc tổng điều tra đó thì mọi kiến nghị cải cách chỉ mang tính gợi ý chứ không thể tạo ra các chương trình hành động khả thi”.

GS Phạm Thị Trân Châu nêu ý kiến cần phải nghiên cứu và làm rõ về những tác động tiêu cực của xã hội hiện nay đến giáo dục như tình trạng “chạy tiền để mua việc trong vấn đề tuyển dụng nhân lực” và rất nhiều tiêu cực khác đang trở nên phổ biến.

Trong khi đó, GS Nguyễn Minh Đường liệt kê tới sáu cái “không thực hiện” của nền giáo dục hiện nay, trong đó có vấn đề phân luồng sau THCS và THPT, liên thông giữa các trình độ đào tạo, ngành nghề, chuẩn hóa hệ thống đào tạo và xây dựng mạng lưới cơ sở đào tạo hợp lý.

Theo các chuyên gia giáo dục, với thực trạng giáo dục “nhìn đâu cũng thấy bất ổn” như hiện nay thì cần phải thành lập một Ủy ban giáo dục quốc gia thật sự có quyền lực giúp Đảng và Chính phủ điều phối toàn bộ công cuộc đổi mới nền giáo dục. Một vài ý kiến cho rằng nên thành lập Ủy ban cải cách giáo dục vì “Ủy ban giáo dục quốc gia đã từng được thành lập nhưng trên thực tế tiếng nói không được coi trọng”.

Đầu tư nhân lực

PGS Khổng Doãn Điền khẳng định: “Phải đi từ yếu tố con người, đó là xây dựng lại tiêu chuẩn đạo đức của lớp thầy cô giáo sao cho bằng được ngày xưa. Chỉ khi xây dựng được đội ngũ nhà giáo có tâm huyết, có lương tâm trong sạch mới nên nghĩ đến việc làm các bước tiếp theo".

GS Nguyễn Xuân Hãn cho biết "lương giáo viên hiện nay quá thấp là một nguyên do khiến giáo viên không yên tâm với nghề và người giỏi không chọn ngành sư phạm”. PGS Khổng Doãn Điền lại cho rằng: “Giáo viên không gắn bó với nghề không hẳn do đãi ngộ mà là “đãi ngộ như thế đã công bằng chưa?”.

Có chung quan điểm trong việc đầu tư số 1 cho “con người”, nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đề xuất từ năm học 2013-2014 nên chấm dứt tuyển sinh đào tạo giáo viên phổ thông trình độ trung cấp và cao đẳng, tính toán cân đối giữa đào tạo và tuyển dụng giáo viên đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông sau năm 2015. Bà Bình cho biết theo điều tra mới nhất, có một tỉ lệ khá lớn giáo viên phổ thông không đáp ứng được yêu cầu của chương trình - sách giáo khoa hiện hành. Bà cho rằng phải đặc biệt chú trọng phát triển phẩm chất nhà giáo và năng lực giảng dạy. Đồng thời có chính sách thu hút người giỏi vào ngành sư phạm.

GS Vũ Hoan, chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Hà Nội, kiến nghị tách lương giáo viên ra khỏi hệ thống lương hành chính sự nghiệp trong việc cải cách lương sắp tới. Trước mắt, phải cho giáo viên nghỉ hưu trước ngày 1-1-1994 đến 1-5-2011 được hưởng phụ cấp thâm niên để công bằng.

“Dạy chữ” hay “dạy người” trước?

GS Hoàng Tụy cho rằng “nền giáo dục của ta phải đề cao tính nhân văn, rèn luyện nhân cách, phẩm chất trí tuệ, năng lực cảm thụ, ý thức cộng đồng”. Nói một cách khác, phải có định hướng lại cách dạy cho thanh thiếu niên VN thành người như thế nào chứ không chỉ nhồi nhét kiến thức để chạy theo các kỳ thi, chạy theo bằng cấp để rồi thiếu hụt những kỹ năng cần thiết cho công việc và cho cuộc sống.

GS Phạm Minh Hạc cho rằng bên cạnh việc dành ưu tiên cho việc dạy trẻ con kỹ năng sống cần thiết và những phẩm chất cần có để bước vào cuộc sống, nội dung giáo dục phải có tính phân luồng mạnh hơn và hiệu quả hơn.

Hội thảo không có đại diện Bộ GD-ĐT đến dự.

VĨNH HÀ

====================

Nói mãi thì e mất lòng. Chờ xem vậy!

Xem kỹ lại thì có thêm thông tin này:

Hội thảo không có đại diện Bộ GD-ĐT đến dự.

Nhưng có điều không cần thông tin và không cần phải hân hạnh được dự hội thảo cũng biết. Đó là: Trong tất cả các bản tham luận, ý kiến ồn ào của tất cả các vị chức sắc học vị khả kính kia, đều không có một lời nhắc đến cội nguồn văn hóa sử của dân tộc Việt với gần 5000 năm văn hiến. Mặc dù họ có thể nhắc tới sự thảm hại của trình độ học sinh về Việt sử.

Tôi chắc chắn như vậy đấy!

Bởi vậy, từ đã rất lâu - khi một thành viên trên diễn đàn nói với tôi về một niềm hy vọng cải cách giáo dục Việt Nam - tôi đã trả lời: Sẽ chẳng bao giờ có một cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam thành công, nếu như người ta không thừa nhận Việt sử 5000 năm văn hiến.

Tùy duyên thôi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm động chú chó Việt canh mộ chủ suốt 5 năm

04/10/2012 23:47:45

Bức ảnh chụp chú chó mù nằm trên đất, hướng đôi mắt về xa xăm đã thu hút sự quan tâm của cư dân mạng.

Posted Image

Hình ảnh chú chó mù lòa vẫn cố hướng mắt về nơi vô định khiến người xem không thể kìm lòng

Chỉ mới được đăng lên khoảng 3h, nhưng bức ảnh và câu chuyện của chú chó già đã thu hút gần 4.000 lượt like, hơn 600 lượt chia sẻ và hơn 500 lượt comment đều là những lời chia sẻ, cảm thương.

Posted Image

Chủ nhân của bức ảnh này đã đăng tải một câu chuyện dài, kể về cuộc đời 15 năm của chú chó trung thành, sau khi chủ qua đời đã thăm nom và trông coi cả ngôi nhà và mộ của chủ suốt 5 năm.

Sau khi xem bức ảnh và đọc cả câu chuyện, nhiều cư dân mạng đã không kìm được nước mắt, rất nhiều người đã liên tưởng đến chú chó Hachiko nổi tiếng của Nhật Bản và ví chú là Hachiko Việt Nam.

Posted Image

Rất nhiều comment cảm phục và thương yêu dành cho chú chó trung thành:

Posted Image

Có người còn ví chú là Hachiko Việt Nam

Cộng đồng mạng đã cùng chia sẻ nỗi buồn với chú chó cũng như ca ngợi sự trung thành tuyệt vời của nó. "Không nhịn nổi, tự nhiên nước mắt rơi vậy đó, nghẹn như đọc được bài về Hachiko, thương em quá"; "không biết có ai chăm sóc cho bé ko? Chị muốn lau mặt cho bé, lau đi 2 dòng nước mắt của bé...";

"Muốn ôm con quá. Mạnh mẽ và kiên cường, con chiến đấu với tuổi già. Trung thành và tình cảm suốt 5 năm, con vẫn chăm nom mộ chủ. Mắt con buồn quá, động vật đôi khi còn có tình nghĩa hơn 1 số loại người bây giờ!" - một vài trong số vô vàn những comment thương cảm mà cư dân mạng dành cho Hachiko Việt Nam.

Dưới đây là toàn bộ câu chuyện mà chủ nhân của tấm ảnh kể về chú chó già trung thành 15 tuổi.

Có một chú chó như thế

Nó đã bước sang cái tuổi 15. Cái tuổi về già của một con chó cái. Mười năm đầu đời của nó không có gì đáng nói ngoài việc nó đẻ cho chủ nó 6 lứa con, mỗi lứa cũng 6 con, lứa nào con nó cũng bụ bẫm, đẹp đẽ như tranh vẽ.

Chủ của nó là 2 cán bộ nhà nước đã nghỉ hưu khi nó chưa ra đời... Những đứa con của nó ông bà không bán mà cho các nhà hàng xóm láng giềng, cũng vì thế mà nó và đàn con đông đúc đã trở thành đội bảo vệ hiệu quả của cái xóm nhỏ bé, nơi có những con người coi mẹ con nó là những người bạn thật sự.

Thế rồi tai nạn khủng khiếp ập xuống cuộc đời nó... Ông bà chủ lần lượt ra đi vì căn bệnh hiểm nghèo. Con cái của chủ nó đều đang công tác ở tận Sài Gòn, tang ma xong lại dắt díu nhau đi hết. Phần hương khói con cái ông bà chủ nhờ bà thím gần đó trông coi... còn phần nó tự gánh lấy trách nhiệm trông coi ngôi nhà và phần mộ của ông bà chủ.

Rồi những ngày tiếp sau đó người ta cũng quen dần với sự vắng vẻ của ngôi nhà và 1 con chó cái già, cũng không ai thèm để ý đến sự vắng mặt của nó ở ngôi nhà vào buổi sáng 7 giờ đến 8 giờ buổi chiều 4giờ đến 5 giờ... ngày nắng cũng như mưa. Mãi gần 3 tháng sau người ta mới phát hiện ra hành tung của nó.

Thì ra những lúc nó vắng nhà là lúc nó xuống nằm bên mộ ông bà chủ của nó, cách đấy hơn 1km. Từ đấy ngôi ngà của chủ nó có nhiều người qua lại quét cho cái ngõ - cái sân, đặt biệt là cái tô đựng thức ăn của nó lúc nào cũng sạch sẽ và đầy những thức ăn ngon.

Hết ngày nọ sang ngày kia, hết tháng nọ sang tháng kia, rồi hết năm nọ sang năm kia, hình ảnh con chó cái già cứ đi đi về về giữa phần mộ và ngôi nhà của ông bà chủ nó đã trở thành quen thuộc với dân làng Ngọc này. Ai cũng ái ngại và thương cảm cho nó. Đôi mắt đen nhánh khi xưa bây giờ đã chuyển sang màu trắng đục... mắt nó đã lòa.

Bước chân nó cũng không được nhanh nhẹn nữa. Có một đều khác nữa mà ai cũng nhận ra nó không đi bên đường như trước mà cứ giữa đường mà đi... mắt nó đã mù hẳn.

Người đi bộ tránh nó, xe đạp xe máy nhường đường cho nó, ô tô dừng lại để nó đi qua. Có một điều lạ nữa là khi nó đi đến chỗ ngã tư giáp đường Quốc lộ bao giờ nó cũng dừng lại tai vểnh lên nghe ngóng và khi nó bước những bước nhọc nhằn trên phần đường quốc lộ cũng là lúc không có chiếc ôtô nào chạy qua. Những người yêu quý nó bám sát theo chân nó, 2 tay dang ra giống như công an dẹp đường giữ an toàn cho một nhân vật quan trọng đi qua.

Cách đây gần một tháng trên đường ngoài mộ chủ về nó dính cơn mưa dông bất chợt, một người dân phát hiện nó nằm thoi thóp bên đường. Nó được đưa về nhà và chăm sóc như một người bệnh thực sự, rồi nó cũng qua khỏi cơn nguy kịch nhưng 4 chân của nó không còn đủ sức đưa nó xuống phần mộ của ông bà chủ nữa.

Hôm nay 13/08/2012 tôi vào thăm nó, nó không còn vẫy vẫy cái đuôi được nữa, 2 dòng nước ở hai khóe mắt chảy ra đậm đặc hơn, đôi mắt không còn chút sinh khí nào. Một nỗi buồn man mác xâm chiếm tâm hồn tôi, tự nhiên nước mắt tôi cứ chảy ra và phải khó khăn lắm mới bấm được mấy kiểu ảnh. và bây giờ tôi post lên để các bạn thấy. Nó đấy, 15 năm tuổi đời có 5 năm đi lại chăm nom phần mộ và ngôi nhà của chủ. Nó là một con chó cái già đấy các bạn ạ!

(Theo TTVN)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một buổi chiều thu nhập 500 triệu đồng

Thứ Sáu, 05/10/2012 - 09:13

(Dân trí) - Những ngày gần đây, đội tàu công suất lớn của phường Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) vươn khơi đã trúng lớn nhiều tấn cá thu, cá bạc má, cho thu nhập từ 300 - 500 triệu đồng.

Ngày 25/9, tàu cá công suất 320CV của ông Vũ Bá Khiếu, trú tại khu phố Trung Thịnh, chỉ trong vòng một buổi chiều đã đánh được 13 tấn cá thu màu, có giá trị khoảng 500 triệu đồng.

Tiếp đó, ngày 3/10, tàu cá công suất 320CV của ông Phạm Văn Đông, trú tại khu phố Thành Lập, sau gần 1 tuần thả lưới đánh cá tại vịnh Bắc Bộ đã trúng lớn một mẻ cá bạc má trên 10 tấn. Với giá bán 30.000đ/kg, chuyến đi của ông Đông đã thu về trên 300 triệu đồng.

Posted Image

Cảng Lạch Hới, phường Quảng Tiến.

Được biết hiện ở phường Quảng Tiến có 168 tàu lớn vươn khơi xa có công suất từ 90 - 1.000CV, trong đó tàu có công suất 400-500 CV có 50 chiếc, tàu 1.000 CV có 4 chiếc của chủ tàu Phạm Gia Thanh và Phạm Gia Đông. Những tàu này được trang bị các phương tiện hiện đại, do đó đã nâng cao năng suất đánh bắt đến mức "kỷ lục".

Ông Phạm Văn Thi, cán bộ phụ trách nghề cá phường Quảng Tiến, cho biết: “Năm 2012, được sự hỗ trợ của chính quyền các cấp và ngân hàng mà ngư dân đã có vốn đóng nhiều tàu đánh bắt công suất lớn để vươn khơi. Thời gian gần đây, thời tiết rất thuận lợi, tàu có công suất lớn vươn xa bờ thường gặp nhiều luồng cá nên trúng lớn. Chỉ cần một lần thả lưới mà trúng luồng cá thì có thể thu được cả chục tấn cá”.

Nguyễn Thùy

============================

Cá chạy bão đây. Chắc cũng sắp có động đất nữa rồi.Hi.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Diễn đàn "Nói không với giả dối":

Nói dối quen đến nỗi tưởng mình đang nói thật!

Thứ Sáu, 05/10/2012, 11:58 (GMT+7)

TTO - Diễn đàn "Nói không với giả dối" tiếp tục nhận được nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc, kể về những lần "nói thật rồi bị thê thảm" của mình, nói về nguyên nhân của căn bệnh này... Nói thật khó ra sao?

"Virút" thành tích, hình thức gây bệnh giả dối

Giả dối: bệnh đã di căn

Posted Image

Công nhân thi công chống thấm trong hầm kỹ thuật thủy điện Sông Tranh 2. Cách giải thích của các cơ quan chức năng về những trận động đất nơi đây cũng như cách bảo vệ dân vẫn còn có nhiều ý kiến bức xúc trong dư luận - Ảnh tư liệu báo Tuổi Trẻ TTO tiếp tục trích giới thiệu các ý kiến và mong bạn đọc tham gia:

* Tại sao chỉ là nói không?

Rất hoan nghênh báo Tuổi Trẻ mở diễn đàn "Nói không với giả dối". Diễn đàn xuất hiện thật là đúng lúc và cần thiết vì ai cũng thấy giả dối đang trở thành căn bệnh trầm kha của xã hội ta đến mức tưởng chừng hết thuốc chữa.

Tuy nhiên, chúng tôi xin góp ý với ngay tên gọi của diễn đàn. Tại sao lại là "Nói không"? Nếu chúng tôi không lầm thì cụm từ "Nói không" được sử dụng nhiều sau phong trào "Nói không" với các tiêu cực trong ngành giáo dục. Và từ đó đến nay như một cái "mốt", cụm từ "Nói không" được sử dụng cho mọi khẩu hiệu của các cuộc vận động chống lại các tiêu cực tệ nạn trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, ở mọi ngành, mọi địa phương.

Đáng tiếc là cụm từ "Nói không" chỉ thể hiện sự từ chối của cá nhân, sự bất hợp tác, chứ không có ý nghĩa đấu tranh chống lại và tiêu diệt cái xấu. Ví dụ: "Nói không với giả dối", chỉ là bản thân mình không giả dối chứ chưa mang ý nghĩa là đấu tranh chống lại sự giả dối của xã hội và loại trừ tệ nạn giả dối ra khỏi đời sống xã hội.

Như vậy cụm từ "Nói không" vừa cải lương về mặt ngôn từ, vừa nửa vời về mặt ý nghĩa sử dụng. Vì vậy chúng tôi đề nghị mọi người, nhất là các cơ quan chức năng nên xem xét nếu thấy ý kiến của chúng tôi là đúng thì từ nay chúng ta đồng lòng "Nói không với khẩu hiệu nói không".

Phú Xuân

* Diễn đàn quá hay, trễ còn hơn không

Tôi có đứa con gái nhỏ. Nó có tật hay xin người này cái này, người kia cái kia. Tôi rầy la và cấm. Một hôm tôi mang cái thang sắt về nhà. Nó hỏi ở đâu bố có vậy? Tôi nói của chú cho. Nó vừa nói vừa chế giễu "dạy con đừng xin của ai mà mình đi xin". Tôi hết hồn nên phải tìm cách giải thích cho nó hiểu.

Lại một hôm dọn nhà, cái giấy chứng nhận "gia đình văn hóa" bị rơi ra. Tôi bảo nó nhặt lên. Nó nói "vợ chồng cãi nhau hoài mà gia đình văn hóa gì". Vợ tôi đứng gần phải giải thích "vì đang làm nhà nên bố mẹ tranh luận nhau thôi". Nó nói "tranh luận gì mà to tiếng" khiến vợ tôi phải nói "tại giọng mẹ hơi lớn...". Tôi nhắc vợ phải nên để ý, nếu không mình trở thành kẻ nói dối thì nguy.

nguyenvanmien.bts@...

Thật sự TTO có 1 diễn đàn thế này thì hay quá, trễ còn hơn không. Bệnh sính thành tích và giả dối để che giấu cái chưa tốt, cái dở, cái xấu đã ăn vào tâm trí của nhiều người Việt. Thời nay, tôi thấy giả dối nhất là môi trường giáo dục. Ai cũng biết tiểu học bây giờ học trò điểm 9-10 (xuất sắc) còn đông hơn điểm khá, trung bình... Thử nghĩ trong một tập thể, số lượng giỏi, xuất sắc đông áp đảo so với phần còn lại thì ai mới là người giỏi? Nói thế này sẽ có nhiều người (nhất là bệnh thành tích nặng) sẽ nói rằng con nít thời nay giỏi hơn thời xưa. Giỏi ngoại ngữ, máy tính, công nghệ... là giỏi hơn ư?

Và rồi không chỉ giả dối vì sính thành tích, mà người ta giả dối vì sợ đụng chạm, sợ khó thăng tiến, sợ bị chèn ép... trong cuộc sống cơm áo gạo tiền. Thấy cái xấu, cái sai của người có "vị trí" cao hơn mình chẳng ai dám nói ra. Ai can đảm nói ra thì những người có quyền lợi liên quan hoặc có thể bị ảnh hưởng sẽ cùng nhau cho người đó ra rìa, bị cười nhạo hoặc ghét bỏ.

Chính bản thân tôi, đang học đại học văn bằng 2 tại một trường đại học công lập (thuộc ĐHQG TP.HCM), cũng bị tập thể lớp tẩy chay và ghét bỏ chỉ vì "dám làm đơn khiếu nại giáo viên". Nỗi sợ của họ là khiếu nại thì các môn sau sẽ bị học và thi khó hơn, khiếu nại là xúc phạm thầy cô, khiếu nại thì nhân danh cá nhân chứ đừng nhân danh lớp.

Tôi cũng nhiều lần bị dè bỉu và ghét bỏ chỉ vì cái "tội" nói thẳng sự thật và dám lên tiếng vì sự thật. Nhưng cũng may mắn cho tôi, tôi vẫn còn lòng tin yêu ở cuộc sống: lý lẽ sẽ chiến thắng, không phải lúc này thì lúc khác vậy.

Vincent Tran

* Đã từ lâu người ta không dám nói lên sự thật?

Lý do là vì sẽ bị quy kết "Làm mất uy tín cán bộ, làm ảnh hưởng đến thành tích cơ quan, địa phương, làm mất đoàn kết nội bộ, làm giảm ý chí chiến đấu của tập thể"... Và rồi ở bên ngoài ai cũng nghe được những lời báo cáo có cánh hoặc xoa dịu kiểu: nói chung là tốt nhưng cũng còn đôi điều... giới hạn. Thế rồi về nhà, ai cũng học được bài học nói dối. Nói dối quen đến nỗi tự tin rằng mình đang nói thật!

Tung Xeng

===================

Nói dối vì chẳng qua người đó không thật thà thôi mà....

Share this post


Link to post
Share on other sites

GS Trần Hồng Quân: "Nền giáo dục hiện nay có nhiều lỗi hệ thống"

Thứ tư 03/10/2012 06:28

(GDVN) - "Tôi cho là nền giáo dục của ta hiện nay có nhiều lỗi hệ thống nên không thể tìm khâu đột phá riêng lẻ cụ thể nào mà phải đột phá vào từ tư duy hệ thống... Thật đáng sốt ruột đến cháy lòng khi chất lượng giáo dục Việt Nam tụt hậu so với ngay cả các nước trong khu vực".

LTS: Những ngày tới đây, Hội nghị Trung ương 6 khóa XI sẽ thảo luận, tìm ra những giải pháp mới để góp phần đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục nước nhà. Nhân dịp này, Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn GS. Trần Hồng Quân - Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, hiện là Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao NCL Việt Nam.

- Xét trong thời gian tương đối dài, nền giáo dục Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu lớn. Nhưng những năm gần đây dư luận xã hội rất bất xúc trước nhiều bất cập của nền giáo dục nước nhà. Do vậy, Chính phủ và Bộ GD&ĐT cũng liên tục có những cải tiến. Thưa GS, vì sao lại cần phải đổi mới một cách căn bản và toàn diện nền giáo dục?

GS. Trần Hồng Quân: Có hai lý do chính, về mặt khách quan là từ yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong tình hình mới, từ yêu cầu hội nhập và cạnh tranh quốc tế mà sức mạnh trí tuệ phải được coi như một yếu tố quan trọng nhất, là xương sống của sức mạnh quốc gia để phát triển và bảo vệ đất nước. Chính nền giáo dục phải đảm đương vai trò chính xây dựng sức mạnh trí tuệ đó của dân tộc.

Do vậy, sứ mạng to lớn của giáo dục phải được khẳng định với yêu cầu mới. Mặt khác về chủ quan, bản thân nền giáo dục Việt Nam đang hết sức lạc hậu, đang tồn tại quá nhiều yếu kém và bất cập nên không thể không đổi mới tận gốc rễ và toàn diện. Không thể chỉ đổi mới một cách chấp vá, cục bộ.

Chúng ta đã quá chậm rồi. Gần bốn thập niên sau giải phóng thống nhất đất nước, hơn một phần tư thế kỷ đổi mới kinh tế xã hội rồi mà giáo dục chưa trở thành một đòn bẩy quyết định thúc đẩy sự phát triển toàn xã hội. Thật đáng sốt ruột đến cháy lòng khi chất lượng giáo dục Việt Nam tụt hậu so với ngay cả các nước trong khu vực.

Posted Image

Gs Trần Hồng Quân - Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL Việt Nam.

HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

- Trong cuộc đổi mới sâu sắc sắp tới thì khâu đột phá là chỗ nào mà hễ tác động vào đó thì toàn bộ hệ thống sẽ hoạt động trôi chảy, thưa GS?

GS. Trần Hồng Quân: Nếu không có lỗi hệ thống thì tìm khâu đột phá chính là tìm khâu hẹp nhất, tìm khâu "thắt cổ chai", khâu giới hạn của hệ thống mà giải quyết. Với nền giáo dục của ta hiện nay, tôi cho là có nhiều lỗi hệ thống nên không thể tìm khâu đột phá riêng lẻ cụ thể nào mà phải đột phá vào từ tư duy hệ thống.

Bên cạnh việc tiếp tục quán triệt các quan điểm chỉ đạo đúng đắn của Đảng lâu nay, phải vượt qua tầm nhìn cũ, xác định lại sứ mạng, triết lý, những tính chất mới của nền giáo dục, mô hình nhân cách và năng lực, mục tiêu đào tạo, cấu trúc hệ thống giáo dục, về công bằng xã hội. Phải đổi mới một cách căn bản về quản lý giáo dục mới giải phóng được sự năng động sáng tạo của từng cơ sở giáo dục, từng con người làm GD. Phải đột phá về tư duy để làm một cuộc cải cách thật sự trong giáo dục.

Trước hội nghị Trung ương 6, vấn đề đổi mới giáo dục lại một lần nữa trở thành "điểm nóng". Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, là nền tảng cho sự phát triển của đất nước… tuy nhiên sau ba lần hô hào đổi mới thì cho tới nay nền giáo dục nước nhà vẫn còn bộc lộ quá nhiều bất cập. Đó là lý do vì sao Báo Giáo dục Việt Nam tổ chức chuyên đề “Thất vọng và kỳ vọng vào giáo dục Việt Nam”.

Mời các chuyên gia, độc giả quan tâm tới vấn đề đổi mới giáo dục Việt Nam gửi bài về toàn soạn theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn

- Nhiều nhà giáo, nhà khoa học cũng như dư luận xã hội chỉ ra rất nhiều yếu kém tồn tại trong khi các cải tiến của ngành Giáo dục chưa thấy tạo ra chuyển biến đáng kể. Dường như có sự bế tắc, thưa Giáo sư?

GS. Trần Hồng Quân: Khi vẫn còn các khuyết tật hệ thống chưa được khắc phục thì dường như càng cải tiến càng rối loạn hoặc không thấy hiệu quả, khi đi sai hướng thì càng đi càng xa mục tiêu. Một nền giáo dục mà "hư hỏng" đã trở thành phổ biến thì càng phát triển càng sai lầm.

Thực ra giáo dục không phải khó làm, nhất là ở một đất nước có truyền thống hiếu học như nước ta với sự quan tâm lớn lao của toàn xã hội, của Quốc hội, của Đảng và Nhà nước. Ngay những yêu cầu nghiêm khắc của xã hội đối với giáo dục cũng không chỉ tạo áp lực mà cũng tạo động lực và cơ hội để ngành phát triển. Quan trọng là phải biết vượt khỏi lối mòn trong tư duy và quán tính trong hành động. Không thể cải tiến chấp vá cục bộ với hệ thống tư duy cũ. Anh có thể cải tiến cái thuyền nan tốt cách nào cũng không thể ra biển cả được.

- UNESCO có đề ra nguyên lý giáo dục: "Học để biết. Học để làm. Học để làm người. Học để chung sống". Nếu chúng ta áp dụng điều này sẽ tạo chuyển biến cơ bản cho nền giáo dục nước nhà, thưa GS?

GS. Trần Hồng Quân: Từ năm 1949 khi nói chuyện với trường cán bộ cao cấp của Đảng ở chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ đã xác định triết lý về mục đích học tập là: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phục vụ đoàn thể, phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc".

Khoảng bốn mươi năm sau, ông Jacque Delors, khi đang là Chủ tịch Liên minh Châu Âu, trong tác phẩm viết cho Unesco đã nêu ra: "Học để hiểu biết, để làm việc, để làm người, để cùng chung sống".

Những tư tưởng lớn gặp nhau và bổ sung cho nhau. Thật là quan trọng nhưng không phải mới. Tiếc là chưa được áp dụng có hiệu quả, nhất là học để làm người. Ngay học để làm việc tưởng là do lợi ích trực tiếp của từng người mà được coi trọng nhưng cũng không, mà học để thi, để có bằng cấp đang là động lực phổ biến. Đó chính là do tệ đánh giá con người chủ yếu qua bằng cấp. Đây không chỉ là tâm lý mà còn trở thành một số quy định chính thức trong một số tiêu chuẩn đề bạt cán bộ, trong quy định tuyển dụng của cơ quan này, địa phương kia.

Dù là chỉ dựa vào bằng cấp mà tuyển dụng hay là chỉ dựa vào bằng cấp mà cấm không cho dự tuyển dụng, cũng đều là "bệnh bằng cấp", chỉ cần nhìn bằng cấp, không đánh giá bằng thực lực. Lại cộng thêm với tâm lý quá coi trọng khoa cử từ xưa để lại, làm cho rất nhiều người không học thực, dạy thực. Và càng ít quan tâm đến động cơ học để phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ Quốc.

- Xin GS nêu vài nét khái quát về đội ngũ thầy giáo trong cuộc đổi mới căn bản và toàn diện của giáo dục sắp tới?

GS. Trần Hồng Quân: Khi phải có những đổi mới quan trọng về chương trình, nội dung, phương pháp theo sự thay đổi của mô hình nhân cách, mục tiêu đào tạo, thì đương nhiên phải có những yêu cầu mời đối với đội ngũ thầy giáo, nhất là về chất lượng. Phải tiêu chuẩn hoá ở mức cao hơn, phải bồi dưỡng và đòi hỏi tự bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ hiện có. Ngành sư phạm phải đổi mới đi trước một bước, tổ chức đào tạo mới và đào tạo bổ sung.

Nhưng quan trọng nhất là phải có chế độ đãi ngộ thoả đáng mới thu hút và giữ được người giỏi làm thầy. Trước đây, có lúc ngành sư phạm không tuyển được thí sinh giỏi như câu cửa miệng: "Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm". Khi có Nghị quyết TW 2 khoá 7, hệ số lương thầy giáo được nâng lên 1,5 thì ngành sư phạm dễ dàng tuyển được nhiều sinh viên giỏi. Đến mấy năm gần đây hệ số đó không còn có ý nghĩa trong thực tế nữa, nghề giáo lại khó sống. Ngành sư phạm lại bị chê. Chuyện cơm áo quả là không đùa với nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Không thể kéo dài tình trạng này nếu muốn vực nền giáo dục thực sự đi lên.

PV

========================

Hay! Có lý! Rất xác đáng. Một ý kiến có tính cốt lõi, nên bật được những vấn đề căn bản. Chỉ rõ được những yếu kém và các mặt tích cực. Vạch ra được những điều cần làm căn bản và cấp thiết. Làm sáng tỏ được những vấn đề đang được quan tâm.

Hay. Hay thật!Posted ImagePosted ImagePosted Image.

Theo tôi cần làm rõ hơn những mặt còn hạn chế và phát huy hơn nữa những mặt tích cực. Kiên quyết đẩy lùi những mặt tiêu cực. Phải đưa lên những gương mặt điển hình tiên tiến, và dứt khoát loại bỏ những yếu kém. Cần phải gạn lọc để tiếp thu những tinh hoa của thế giới, nhằm phát huy hơn nữa trí tuệ vốn có bản chất tốt đẹp của nền giáo dục Việt Nam. Cần phải nhanh chóng vươn lên ngang tầm thời đại và những tri thức tiên tiến của tri thức khoa học hiện đại. Để cho ngành giáo dục Việt Nam ngang tầm thế giới.

Vỗ tay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao dự án nghìn tỉ ParkCity "nằm chờ chết"?

Thứ sáu 05/10/2012 16:04

(GDVN) - Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, từng được khách hàng chen chân “đặt gạch” mua khi dự án còn chưa khởi công nhưng đến nay, dự án nghìn tỉ ParkCity Hà Đông lại đang rơi vào tình trạng hoang tàn.

Cách đây hơn 2 năm, ngày 23/3/2010, Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Quốc tế Việt Nam (VIDC) chính thức khởi công xây dựng dự án khu đô thị Park City Hà Nội tại quận Hà Đông, TP.Hà Nội.

Posted Image

Dự án ParkCity Hà Đông với những hứa hẹn về một môi trường sống trong lành, an ninh tốt.

Ngay sau khi khởi công, dự án này đã tạo ra một làn sóng mới trong thị trường BĐS lúc bây giờ. Nơi đây được hứa hẹn rằng, sau khi hoàn thành ParkCity Hà Nội sẽ mang đến cho cư dân Thủ đô 7.000 căn nhà, 1 khu trung tâm thương mại nhộn nhịp rộng 3 hecta, công viên trung tâm trải dài 11 hecta và hàng loạt các tiện ích cao cấp khác như trường học quốc tế, bệnh viện, câu lạc bộ sinh hoạt cộng đồng và trung tâm thể thao.

Với tổng diện tích rộng đến hơn 77 hecta, tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng, ParkCity càng được đánh giá cao khi tọa lạc tại vị trí đắc địa: điểm cắt của trục đường Lê Văn Lương kéo dài và đường Lê Trọng Tấn, quận Hà Đông, cửa ngõ phía Tây Nam của thủ đô Hà Nội, một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất Hà Nội hiện nay.

Sở hữu quá nhiều “ưu điểm” nên ngay tại buổi lễ bốc thăm lần 1 tiểu khu Ngọc Lan, mặc dù chủ đầu tư VIDC chỉ bốc 50 suất nhưng đã có hơn 2.000 khách hàng đăng ký tham gia, chưa kể đến hàng trăm cò đất bên ngoài đã chào bán các suất ngoại giao với mức giá chênh lệch nóng bỏng tay từ 1,2-1,5 tỉ đồng/căn liền kề, biệt thự lên đến 2 tỉ đồng.

Posted Image

Lễ khởi công hoành tráng của chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Quốc tế Việt Nam (VIDC)

Trong khi đó, giá bán theo kiểu chìa khóa trao tay đã được chủ đầu tư xác lập khá cao. Đơn cử như khu liền kề diện tích 120 m2 có giá 400.000 USD, biệt thự 800.000 USD, mức giá trên chưa có thuế VAT. Nếu cộng cả tiền thuế và chênh lệch thì giá mỗi m2 đất tại đây lên tới 3.000 USD, tương đương 85 triệu đồng/m2.

Nhìn phối cảnh tổng thể ban đầu của dự án Park City, chắc hẳn ai cũng phải trầm trồ kinh ngạc bởi sự hoành tráng của nó. Tuy nhiên sau gần 2 năm khởi công, nơi đây vẫn chỉ là bãi đất hoang tàn, không có bóng dáng tòa nhà cao ốc hay trung tâm thương mại nào mọc lên, thay vào đó là một vùng cỏ rộng lớn mọc um tùm trên cả một diện tích gần 80 héc ta.

Posted Image

Và giờ đây, sau hơn 2 năm khởi công, dự án nghìn tỉ này trở thành "vùng trồng cỏ" rộng lớn.

Lí giải điều này, nhiều chuyên gia BĐS nhận định: Nếu khảo sát kỹ thị trường, có thể thấy rõ giá căn hộ của Park City quá cao so với những dự án xung quanh, chẳng hạn như dự án Văn Phú với mức giá giao dịch 40 – 45 triệu đồng/m2. Do vậy đầu tư vào đây không hiệu quả bởi lợi nhuận thu được không nhiều do giá gần chạm trần trong khi lượng vốn bỏ ra cũng tương đối lớn.

Ngoài ra, còn một điều khả bất ngờ tại các trung tâm nhà đất lớn, nhiều “cò” đã rao bán các suất ngoại giao của dự án này với mức giá giảm một nửa so với giá bốc thăm và giao động khoảng 500-600 triệu đồng/suất. Điều này cũng diễn ra tương tự như những dự án trước đó của Nam Cường, Royal City tại Hà Nội hay The Vista - TPHCM… khi hàng nghìn người chen chân đặt "gạch" được mua tuy nhiên ngay sau đó họ phải tháo chạy do mức chênh quá cao, do không có tiền mua hoặc do không tìm được người để bán ....

Sự sụt giảm mạnh như vậy đã được giới đầu tư bất động sản đặt ra nhiều câu hỏi nghi ngại rằng liệu việc đẩy giá bán bên ngoài cao có phải là cách PR dự án của chủ đầu tư hay không? Và có phải do chủ đầu tư đã bắt tay với các môi giới nhà đất bỏ tiền mua lại vài suất với mức chênh lệch khủng để “lòe” các nhà đầu tư?.

"Phản ứng" trước tình trạng "hấp hối" của ParkCity, trên mạng và tại nhiều văn phòng môi giới BĐS xuất hiện la liệt những tin rao bán, chuyển nhượng đất dự án KĐT này.

Posted Image

Đất dự án ParkCity được giao bán la liệt trên mạng.

Một trong những nguyên nhân nữa khiến nhà đầu tư thờ ơ với dự án nghìn tỷ này chính từ bản thiết kế "lệch" nó. Nhiều nhà đầu tư cho rằng, xét mặt bằng tổng thể dự án với tổng diện tích 77 héc ta trong đó chỉ có khoảng chưa đến 5 héc ta dành xây dựng các công trình công cộng như hồ điều hòa, cây xanh… là con số quá nhỏ và sẽ không đủ để 15 tiểu khu của dự án được bao phủ màu xanh theo như chủ đầu tư quảng cáo. Nếu vậy, tổng thể dự án cũng không có gì khác so dự án như Văn Phú, Văn Khê, Văn Quán... trong khi giá nhà lại cao gần gấp đôi.

Rõ ràng, sự “hạ nhiệt” của ParkCity cho thấy sự cân nhắc của các nhà đầu tư về khả năng sinh lời, lợi thế so sánh và việc quay vòng đồng vốn của dự án. Với mức giá cao như vậy khó có thể hút được các nhà đầu tư.

Viết Cường (th)

==================

NTD thông thái

Hàng trăm dự án BĐS "khủng" ở Hà Nội đang "chết"

Thứ tư 11/07/2012 16:16

Mặc dù đã được cấp phép từ nhiều năm nhưng cho đến hiện tại Hà Nội đang có cả trăm dự án lớn vẫn đang nằm án binh bất động.

Đô thị sinh thái... chăn bò!

Trên khắp các quận, huyện ven nội thành Hà Nội như Đông Anh, Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Hà Đông, Quốc Oai... đang tràn làn các dự án "chết".

Posted Image

Khu đô thị Cienco5 Mê Linh hoang tàn không một bóng người

Đơn cử tại huyện Mê Linh, hiện đang có tổng số hơn 40 dự án nhà ở, khu đô thị mới được xây dựng chủ yếu tại các xã Tiền Phong, Tráng Việt, Đại Thịnh, Thanh Lâm với các dự án quy mô lớn từ vài chục đến vài trăm ha như: Khu đô thị Minh Giang Đầm Và, Khu đô thị Tiền Phong, Phúc Việt, Hà Phong, Cienco 5, Chi Đông, Diamond Park New, River land, AIC ... Các dự án được khởi công từ năm 2008 - 2009, nhưng đến nay hạ tầng vẫn dang dở.

Được quảng cáo rầm rộ khu đô thị kiểu mẫu đẹp nhất miền Bắc, nhưng sau 4-5 được giao chủ đầu tư, dự án khu đô thị mới AIC (Mê Linh) rộng gần 100ha đất mới chỉ giải phóng mặt bằng được 50% diện tích. Ngoài ra, chủ đầu tư mới san lấp được một phần diện tích, chưa triển khai làm hạ tầng. Phần lớn diện tích còn lại trong tình trạng hoang hóa, cỏ dại ngập đầu.

Hay như khu đô thị mới Cienco 5 (Mê Linh) rộng gần 50ha, được khởi công từ năm 2005 tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa hoàn thành xong hết được hạ tầng. Trong khi đó, các dãy nhà liền kề, biệt thự chưa được các hộ dân mua đất xây nhà vì vậy vẫn ngổn ngang những bãi đất trống hoang tàn.

Còn tại huyện Hoài Đức, một trong những khu vực giáp ranh Hà Nội, nơi từng được xem là điểm nóng nhất về nhà đất đang có vài chục dự án bất động sản trong đó có rất nhiều những dự án cũng hoang tàn như Mê Linh.

Theo ban giải phóng mặt bằng huyện Hoài Đức, số lượng dự án nhà ở, khu đô thị nằm trên địa bàn huyện 14 dự án. Tuy nhiên, số dự án đã hoàn thành xong nhà chỉ lác đác vài dự án như Lideco, Bắc An Khánh... Số còn lại đã giải phóng xong mặt bằng từ lâu nhưng các chủ đầu tư không xây dựng.

Rộng gần 80 ha, khu đô thị mới Dầu khí Đức Giang của công ty CP Bất động sản Tài chính dầu khí Việt Nam là một ví du điển hình. Dự án đã được chính quyền UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt từ năm 2008 với định hướng phát triển là khu đô thị hiện đại, có không gian sống lý tưởng, thân thiện với môi trường, các dịch vụ công cộng, trường học, mặt hồ, cây xanh, khu vui chơi giải trí... Tuy nhiên, thời điểm hiện tại dự án vẫn bất động, toàn bộ diện tích đất vẫn đang được người dân canh tác trồng lúa.

Cũng nằm trên địa bàn huyện Hoài Đức, dự án Nam An Khánh vốn được xếp vào diện siêu đô thị và đã được UBND tỉnh Hà Tây cũ phê duyệt từ năm 2005. Trải qua 7 năm với bao sóng gió hiện tiến độ thực hiện dự án vẫn rất chậm chạp.

Posted Image

Dự án khu đô thị Dầu khí Đức Giang (Hoài Đức) vẫn chỉ trơ trơ một tấm biển.

Theo báo cáo của chủ đầu tư, dự án đã giải phóng mặt bằng được 184,2 ha trên 189,7 ha đất được giao, đã san nền toàn bộ 184,2 ha, thi công hệ thống đường chính, đường nội bộ, hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng trên diện tích 59 ha (giai đoạn I). Tuy nhiên, trên các phần đất chưa triển khai, người dân đang tranh thủ chăn trâu, bò.

Tại huyện Phúc Thọ, có dự án Vườn sinh thái Cẩm Đình - Hiệp Thuận do Công ty TNHH Kim Thanh làm chủ đầu tư, dự án được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) từ tháng 8/2007, là một trong những Khu đô thị sinh thái đầu tiên trên cả nước.

Thế nhưng 5 năm đã trôi qua, dự án đô thị sinh thái rộng hàng trăm ha này vẫn là khu đất khá hoang vu. Toàn bộ dư án rộng 236 ha mới chỉ có 2 ngôi biệt thự đang được xây thô (nhà mẫu do chủ đầu tư thực hiện), còn lại toàn bộ các lô đất để cỏ mọc um tùm. Nhiều hạng mục hạ tầng như đường đi, cống thoát nước thi công dở dang đang xuống cấp nghiêm trọng.

Posted Image

Một góc dự án Nam An Khánh đang làm bãi thả bò

Sẽ quyết liệt thu hồi

Thực trạng dự án hoang đã gây nhức nhối dư luận trong suốt một thời gian dài vừa qua, mặc dù có nhiều lý do khách quan, chủ quan đã gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án như quyết định dừng triển khai để rà soát các quy hoạch trong hơn 1 năm qua chẳng hạn. Tuy nhiên, điều đáng nói, ngay cả khi quy hoạch chung đã chính thức được thông qua thậm chí nhiều dự án được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 nhưng chủ đầu tư vẫn chây ỳ không triển khai do năng lực tài chính yếu kém.

Để giải quyết được vấn nạn này, mới đây Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh đã ra quyết định thu hồi hàng loạt các dự án trong đó dự án đáng chú ý nhất là dự án khu đô thị Thạch Thất lớn hàng đầu tại Hà Nội của Công ty TNHH Tập đoàn Nam Cường với quy mô trên 800 ha tại các xã Phú Kim, Hương Ngải, Thạch Xá, Chàng Sơn, Kim Quan, Canh Nậu, thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất. Dự án bị đề nghị thu hồi do đến nay không còn phù hợp với quy hoạch định hướng phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội...

Posted Image

Nhiều dự án để hoang không triển khai đang bị tái lấn chiếm

Phó chủ tịch Khanh cho biết, trong thời gian tới thành phố tiếp tục phân loại các dự án chậm triển khai thực hiện giải phóng mặt bằng để đề xuất phương án xử lý cụ thể đối với từng loại. Đối với các dự án vướng mắc về quy hoạch, về địa giới hành chính không triển khai được, sẽ đề xuất xử lý theo quy định của luật. Với các trường hợp không triển khai giải phóng mặt bằng, không có thông tin liên hệ, sẽ chuyển Sở TN-MT kiểm tra, kết luận và lập hồ sơ trình UBND TP bãi bỏ quyết định giao đất.

Ngoài ra, Phó Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh, phải áp dụng các biện pháp kiên quyết (kể cả biện pháp cưỡng chế theo quy định) để thu nghĩa vụ tài chính đối với các trường hợp được giao đất, cho thuê đất. Trường hợp cố tình không thực hiện hoặc không còn điều kiện để thực hiện thì lập hồ sơ xử lý, đề xuất thu hồi đất theo quy định. Cùng với đó, Sở KH-ĐT rà soát các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhưng không thực hiện theo tiến độ; chủ động thanh tra, kiểm tra và làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận.

Theo Vnmedi

==================

Hình như ở đâu đó trên diễn đàn này, tôi đã nói là:

Sang năm 2013, dân nghèo sẽ có cơ hội mua biệt thự ở khu ổ chuột cao cấp. Trên đây là những thí dụ mặc dù chưa đến năm 2013. Thật tội nghiệp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biểu tình chống Nhật tại Trung Quốc biến thành đụng độ

Chủ Nhật, 16/09/2012 - 09:06

(Dân trí) - Người biểu tình phong tỏa cơ quan ngoại giao và cơ sở kinh doanh của Nhật tại hơn 50 thành phố ở Trung Quốc trong bối cảnh tranh cãi về chủ quyền đảo leo thang. Tại một số thành phố, biểu tình đã biến thành bạo động.

Posted Image

Biểu tình phản đối Nhật đã lan rộng trên 50 thành phố của Trung Quốc.

==================

Phiền nhỉ. Hì ! Hì...Posted Image

Cái lỳ ngộ pảo nà "gậy ông nại đập nưng ông". Chỉ cần người Nhật cắm cờ trên đảo Điếu Ngư và xác định chủ quyền ở đây mạnh mẽ hơn một chút xíu thôi - vẫn trong phạm vi ngoại giao - thì Trung Quốc phải lựa chọn giữa chiến tranh hoặc đất nước này rối loạn hết.

Long trọng trả lại Trường Sa và Hoàng sa và công nhận chủ quyền của Việt Nam đi.

Thị trưởng Tokyo đòi xây cảng trên đảo Senkaku

VnExpress

Thứ sáu, 5/10/2012, 16:38 GMT+7

Ông Shintaro Ishihara đang tích cực xúc tiến kế hoạch xây dựng trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, một động thái dự kiến sẽ gây sự phẫn nộ của Trung Quốc.

Posted Image

Đảo Uotsurijima thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Ashahi Shimbun

Trợ lý của Ishihara xác nhận thông tin ông đang yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và bến cảng trên những hòn đảo không người ở, mà Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Trên đảo hiện đã có một tháp hải đăng và trạm phát sóng truyền thanh của Nhật, Telegraph cho hay.

Việc xây dựng này sẽ tạo điều kiện cho các ngư dân Nhật khi hoạt động trong vùng nước quanh quần đảo, các quan chức Nhật cho biết, mặc dù không phủ nhận đây là nỗ lực nhằm xác định quyền sở hữu quần đảo của thị trưởng Tokyo.

Trung Quốc hôm qua tuyên bố phản đối bất kỳ hành động xây dựng nào trên đảo. Bắc Kinh cũng cử đội 7 tàu hải quân đến vùng biển quốc tế giữa hai đảo thuộc tỉnh Okinawa của Nhật. 8 chiếc tàu hải giám cũng đang có mặt gần khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Đáp lại lời cảnh báo yêu cầu rời khỏi vùng nước tranh chấp, các tàu Trung Quốc nói rằng quần đảo này là lãnh thổ của Trung Quốc và các tàu đang thực hiện nhiệm vụ hợp pháp của mình.

Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc xung quanh tranh chấp trên nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư bắt đầu nóng lại từ tháng 4, khi thị trưởng Tokyo công khai ý định mua lại chuỗi đảo không người này từ chủ sở hữu tư nhân là một gia đình người Nhật. Ông Ishihara đã quyên góp được 1,8 tỷ yên (20 triệu USD) tiền ủng hộ để mua đảo cho thành phố Tokyo.

Sau đó, chính phủ Nhật Bản cũng công bố kế hoạch mua chuỗi đảo và vừa chính thức thông qua kế hoạch trên, với khoản tiền gần 26 triệu USD để mua ba trong số 5 hòn đảo. Với số tiền đã quyên góp được, nay ông Ishihara muốn xây dựng cơ sở hạ tầng tại đây để khẳng định chủ quyền của Nhật với quần đảo.

Vũ Hà

==================

Hình như có lần tôi cho rằng: Giới hạn của mọi chuyện không quá rằm tháng Giêng Việt lịch. Nhưng chỉ cần sau Đông Chí Nhâm Thìn thì mọi việc sẽ diễn tiến không mấy tốt đẹp với Trung Quốc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điên đầu với nút giao thông rắc rối nhất thế giới

10:00 | 04/10/2012

The Magic Roundabout - bùng binh ma thuật ở Swindon, Anh được xây dựng năm 1972 được coi là thành công rực rỡ nhất, mang tính cách mạng về giao thông vào thời điểm đó, song cho đến nay nó vẫn là điểm nút giao thông khó hiểu nhất trên thế giới.

Vòng xuyến giao thông này được đặt tên theo serie phim truyền hình trẻ em nổi tiếng thời bấy giờ "The Magic Roundabout". Nó tọa lạc gần County Ground, với 5 vòng xoay nhỏ khác bên trong.

Posted Image

Trước khi bùng binh Magic Roundabout được xây dựng, khu vực này là cơn ác mộng đối với người lái xe khi phải tìm cách giao thông giữa biển xe cộ đổ về từ 5 hướng. Bộ Giao thông Vận tải và Viện Nghiên cứu Đường bộ Anh sau đó đã tìm ra giải pháp tuyệt vời trên.

Posted Image

Giải pháp đưa ra kết hợp hai vòng xuyến thành một: Vòng xuyến thứ nhất cho phép xe cộ đi theo chiều kim đồng hồ, còn vòng xuyến thứ hai giảm tải lưu lượng giao thông ở vòng xuyến thứ nhất bằng cách đi ngược chiều kim đồng hồ.

Posted Image

Các phương tiện giao thông có thể gia nhập hoặc thoát khỏi vòng xuyến thứ hai (bên trong vòng xuyến thứ nhất) bằng cách đi theo 5 vòng tròn nhỏ đặt tại các vị trí thích hợp.

Posted Image

Magic Roundabout cuối cùng giải quyết vấn đề đi lại tại nút giao thông đông đúc nhất thành phố một cách hữu hiệu khi vào giờ cao điểm, nó vẫn không hề bị ùn tắc. 40 năm qua, Magic Roundabout vẫn hoạt động và hiệu quả như trước, bất chấp lưu lượng xe cộ ngày càng tăng.

Posted Image

Tuy nhiên, Magic Roundabout vẫn khủng bố tinh thần những tài xế không quen với khu vực này. Nó từng được bình chọn là bùng binh rắc rối nhất nước Anh vào năm 2005, 2007.

Song, mặc dù trông khó hiểu đáng sợ, người ta vẫn không thể phủ nhận nó lại là một trong những nút giao thông an toàn nhất.

Theo Huyền Anh

Lao động

========================

Đây là một trong những nguyên lý được thể hiện cụ thể để chống ách tắc giao thông. Nhưng nó phải đồng bộ mới thực hiện được. Điều này chứng tỏ luật giao thông của Anh quốc rất chặt chẽ và người dân chấp hành nghiêm chỉnh.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Trầm Bê mất trộm sừng tê giác bạc tỷ, xã nghèo chấn động

05/10/2012 | 06:38

(Dân Việt) - Chiều 3.10, phóng viên Dân Việt có mặt tại khu dinh thự của ông Trầm Bê. Giữa những căn nhà lá rách nát, khu nhà hoành tráng của ông vươn lên sừng sững đối lập hoàn toàn với cảnh nghèo nơi đây.

Ông Trầm Bê im lặng trước vụ mất trộm sừng tê giác

Ông Trầm Bê mất trộm sừng tê giác trị giá hơn 4 tỷ đồng

Vụ đại gia Trầm Bê mất trộm sừng tê giác bạc tỷ vừa xảy ra đã gây chấn động xã nghèo Hàm Tân (Trà Cú, tỉnh Trà Vinh). Tuy nhiên, theo thông tin từ cơ quan chức năng, người bị mất sừng tê giác không có tên trong danh sách những người xuất và nhập khẩu hợp pháp sừng tê giác.

Vụ trộm tại “xã an toàn”

Thượng úy Lê Trần Nghĩa – Trưởng Công an xã Hàm Tân cho biết, Hàm Tân được công nhận là “Xã an toàn” từ tháng 6.2009. Từ ngày thành lập đến nay, Hàm Tân chưa bao giờ xảy ra vụ việc gì liên quan đến an ninh trật tự. Người dân sống rất hiền hòa, đến chuyện cãi vã nhau cũng hiếm khi xảy ra. Thậm chí, nhiều năm nay chưa có người dân Hàm Tân nào có hành vi vi phạm pháp luật ở nơi khác bị thông báo về địa phương.

Posted Image

Khu dinh thự - nơi mất sừng tê giác của ông Trầm Bê nằm giữa vùng quê nghèo.“

Chiều 27.9, người thân của ông Trầm Bê đến trụ sở Công an xã báo mất sừng tê giác. Ngay sau đó, chúng tôi báo về Công an huyện để nơi này xử lý vì vụ này vượt thẩm quyền cấp xã” - thượng úy Nghĩa nói. Cũng theo ông Nghĩa, khu dinh thự của ông Trầm Bê rất rộng. Khu này có khoảng 13 bảo vệ, an ninh khá nghiêm ngặt.

Ông Cao Thanh Hiền – Phó Chủ tịch UBND xã Hàm Tân cho biết, ông hoàn toàn bất ngờ trước thông tin sừng tê giác bạc tỷ bị mất trên địa bàn, bởi lâu nay xã này tuyệt đối an toàn. Tại quê nhà Hàm Tân, ông Trầm Bê không có đóng góp nào trực tiếp đối với địa phương, cũng không đầu tư làm ăn tại đây nhưng người dân vẫn quý mến vì ông Trầm Bê đã từng bỏ tiền ra tu sửa chùa Vàm Rây (còn gọi là chùa Phật Nằm với kinh phí hơn 1 triệu USD – PV).

“Hoàn thành năm 2008, khu dinh thự của ông Trầm Bê vẫn mở cửa cho các đoàn khách T.Ư và địa phương tham quan. Mỗi lần cấp trên yêu cầu, tôi sẽ liên hệ với người quản lý để họ mở cửa và hướng dẫn tham quan” - ông Hiền nói.

Chiều 3.10, phóng viên Báo NTNN có mặt tại khu dinh thự của ông Trầm Bê. Giữa những căn nhà lá rách nát, khu nhà hoành tráng của ông vươn lên sừng sững đối lập hoàn toàn với cảnh nghèo nơi đây. Biết tôi là nhà báo, một người dân chép miệng: “Chú vào không được đâu. Ở đây toàn đón khách đi xe hơi sang trọng không hà. Tụi tui ở đây cũng không biết ở trỏng có gì, chỉ nghe nói xa hoa dữ lắm”.

Nói chuyện mất trộm, một người dân chỉ vào cánh cổng bề thế, nói: “Con kiến cũng không lọt vào được, kẻ trộm chắc phải cao thủ lắm”. Khi tôi đến cổng khu dinh thự, vòng ngoài có 3 người bảo vệ đang đứng. Tôi trình thẻ nhà báo và xin được gặp người quản lý để hỏi thông tin. 2 người bảo vệ mặc đồng phục hỏi ý kiến người mặc thường phục, sau đó nói ngắn gọn: “Anh không được vào”.

Chúng tôi lại tìm đến trụ sở Công an huyện Trà Cú để tìm hiểu thông tin, nhưng lãnh đạo ở đây đều bận công tác. Trao đổi qua điện thoại, thượng tá Nguyễn Văn Thuyền – Trưởng Công an huyện Trà Cú cho biết: “Vụ này chúng tôi đang làm, chưa khởi tố vụ án nên vẫn chưa có thông tin gì để cung cấp cho nhà báo”.

Đề nghị làm rõ nguồn gốc

Điều dư luận quan tâm là, liệu ông Bê có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi sở hữu sừng tê giác hay không? Được biết, ngay trong sáng 3.10, Tổ chức Wildlife Conservation Society (WCS) đã có văn bản chính thức gửi tới Công an Trà Cú đề nghị làm rõ vấn đề này.

Ông Trầm Bê từng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn và hiện là thành viên Hội đồng Quản trị của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh, Chủ tịch Bệnh viện Triều An.

Ngoài ra, ông còn cùng với 3 người con tham gia Hội đồng Quản trị của một số công ty như Ngân hàng Phương Nam, Công ty Vàng bạc Đá quý Phương Nam, Công ty Chứng khoán Phương Nam và gần đây nhất là Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).Hiện Công an Trà Cú đã tiếp nhận văn bản và tiếp tục làm rõ. Theo đó, WCS đã có điều tra riêng, cụ thể đã trao đổi với Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam (thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NNPTNT) là nơi quản lý việc buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp.

Theo đó, ông Trầm Bê không nằm trong danh sách những người được nhập khẩu hợp pháp sừng tê giác vào Việt Nam. Ông này cũng không có tên trong danh sách những người xuất khẩu sừng tê giác hợp pháp như là mẫu vật săn bắn từ Nam Phi. Vì vậy, WCS cho rằng, chiếc sừng tê giác mà ông Trầm Bê bị mất có khả năng là đồ bất hợp pháp.

Trao đổi với PV NTNN qua điện thoại, ông Đỗ Quang Tùng – Phó Giám đốc Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cho biết, cơ quan này đã có buổi làm việc với WCS về tính hợp pháp đối với “sừng tê” của ông Trầm Bê:

“Chúng tôi quản lý chặt chẽ việc mua bán sừng tê giác, muốn mua bán phải có giấy phép. Trong danh sách do chúng tôi quản lý không có tên ông Trầm Bê” - ông Tùng khẳng định. Hiện phía WCS đang chờ trả lời từ phía cơ quan công an và sẽ có thông tin chính thức.

Hữu Danh

====================

Thằng kẻ trộm nào cà chớn thật. Nếu nó ăn cắp sừng tê của đại gia Trầm Bê vào lúc khác thì chắc chắn bị đồng bọn bắt kiểm điểm vì tội ngu lâu. Đằng này, nó lại "nhăm" đúng lúc đại gia Bầu Kiên, Dương Chí Dũng bị "tó" thì tranh thủ cơ hội "đỡm" ngay cái sừng tê của ông Trầm Bê. Trầm Bê cũng khôn, cho nên

Ông Trầm Bê im lặng trước vụ mất trộm sừng tê giác

Nhưng đời nó đâu đơn giản thế! Trầm Bê muốn im thì mọi chuyện vẫn rùm beng lên. Khiến ông rất nổi tiếng vì có hẳn cái sừng tê 4 tỷ. Hì.

Thôi! Nói ít. Không thì nhà Thiên Sứ cũng có thể mất cái laptop đến nơi. Mới mua cái laptop vaio hẳn 22.500. 000 VND. Tranh thủ khoe cho vui. Hì.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cướp bóc tinh vi gắn "mác" dự án thủy điện

01/10/2012 | 19:58

(Dân Việt) - Cách làm của nhóm người chỉ nhằm kiếm tiền cũng không khác gì cách đánh bắt của bọn trẻ trâu xưa ngăn dòng bắt cá. Nhưng tàn ác hơn là dưới mục đích phát triển.

Thuở chăn trâu, thấy ngách suối nào có nhiều cá, bọn trẻ con chúng tôi thường lấy đất chặn lại, rồi lấy rễ cây mật hoặc lá cơi đạp nát rắc xuống để cá say nhao lên thì bắt. Sau đó thì phá đập đi cho nước chảy vào. Những con cá sót lại có dòng nước sạch giải độc, lại hồi tỉnh dần ve vẩy bơi lội như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Đó là lối kiếm sống thời nguyên thủy, không di hại đến môi trường bao nhiêu.

Thói thường, thấy lợi thì không ai bỏ. Nhưng nó sẽ hạn chế nếu như có luật chặt chẽ và có sự kiểm soát.

Mới rồi tôi nghe một chuyện mà thấy bàng hoàng: Một bọn muốn phá rừng đầu nguồn lấy gỗ. Nhưng phải hợp pháp hóa thì việc mới trôi. Họ bèn nghĩ kế: Trình chính quyền một dự án thủy điện. Tính độ cao công trình quét mấy ngàn ha rừng đầu nguồn khi nước dâng lên.

Thiết kế có trong bản đồ quy hoạch được duyệt nên song song với việc gãi đất ngăn đập cho có cớ thì họ bắt đầu cho chặt rừng đầu nguồn “tận thu” gỗ ở diện tích nước dâng. Cây được khai thác hợp pháp. Xong đâu đấy thì việc xây đập chững lại vì dự án thiếu vốn…treo vô thời hạn vì việc kiếm chác đã xong.

Sự lợi dụng dự án mà địa phương được quyền phê duyệt kia tác hại đến môi trường thế nào thì sau đó đã rõ cả.

Cách làm của nhóm người chỉ nhằm kiếm tiền cũng không khác gì cách đánh bắt của bọn trẻ trâu xưa ngăn dòng bắt cá. Nhưng tàn ác hơn là dưới mục đích phát triển.

Ở ta, miền Trung đã từng có con sông có đến 5 dự án đập thủy điện.

Miền núi phía Bắc có dòng chảy lên đến 17 đập thủy điện. Liệu có bao nhiêu cái thuộc loại dự án nhằm phá rừng lấy gỗ?

Sẽ còn bao nhiêu dự án các loại khác bị lợi dụng như kiểu làm thủy điện (?) mà chính quyền không biết hay giả vờ không biết, để khi vụ việc xảy ra lại “ rút kinh nghiệm sâu sắc vì trình độ có hạn”.

Xã hội càng phát triển thì sự cướp bóc càng tinh vi!

Đỗ Đức

===================

Thiên Sứ tui cũng đang cần ngót cả mét khối gỗ xây nhà. Cũng định làm cái dự án thủy điện lấy gỗ. Thấy báo đăng thế này nên thôi. Không báo chí nó lại bảo mình cướp bóc tinh vi thì chết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Sốc" vì nuôi gà siêu tốc - trong 45 ngày đem bán

Thứ Sáu, 05/10/2012 --- cập nhật 08:11 GMT+7

Một giống gà lạ được nhập từ nước ngoài được nuôi trong 45 ngày, thậm chí có con chỉ cần nuôi trong vòng 37 ngày là đã đủ ký đem đi bán.

Tại TP.HCM, nhiều người dân đang đổ xô nuôi một giống gà được nhập từ nước ngoài vì thời gian nuôi cực ngắn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, nhiều người dân đang hoang mang thực hư loại thịt gà nuôi trong 45 ngày là xuất chuồng có nguy cơ ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Bởi khi những con gà con vừa mới nở đó là lúc nhiều người chăn nuôi dùng các loại thuốc kích thích, thức ăn tăng trưởng cho gà tăng thịt khiến gà lớn nhanh trong vòng 45 ngày để xuất chuồng đem bán.

Posted Image

Gà siêu tốc được chuyên gia tiếp cận

Nuôi gà trong 45 ngày để bán

Làm nghề nuôi gà đã được nhiều năm nay, nhưng anh Nguyễn Thiên Vũ (35 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) vẫn không thể khá lên được. Qua nhiều mối quan hệ, chỉ dẫn trong nghề, một hôm anh Vũ được bạn bè trong nghề giới thiệu nuôi gà siêu lợi nhuận. Anh Vũ cho biết: "Tôi được thuyết phục rằng chỉ cần nuôi trong 45 ngày gà sẽ lớn lên nhanh như thổi, lúc đó, xuất chuồng ào ào, kiếm tiền dễ như trở bàn tay. Nghe thông trên quá hay, vậy là anh Vũ nhập giống gà để về nuôi. Để nuôi thử, ban đầu anh nhập về khoảng 100 con. Anh Vũ cho biết: "Đây là giống gà Linh Phượng, giá gà giống mua ngoài thị trường 11-12 ngàn đồng/con. Nhưng để tôi tiện chăn nuôi, thì có người đem sẵn giống và thức ăn đến cho mình, khi bán gà xuất chuồng thì đưa lại cho họ tiền giống cũng như thức ăn, họ không tính lời nên việc chăn nuôi cũng dễ dàng”.

Khi đem gà về nuôi, anh Vũ cẩn thận xây chuồng trại chắc chắn. Đồng thời, anh còn mua thêm rất nhiều đèn để thắp 24/24 tiếng trong chuồng gà. Khi nuôi loại gà này, người ta bắt buộc mình phải thực hành y chang như vậy. Đây là một bí kíp để có thể xuất gà trong 45 ngày, anh Vũ hào hứng nói. Sau khi thắp đèn, anh Vũ còn rải rất nhiều thức ăn trên máng để sẵn cho gà, hễ gà đói lúc nào thì ăn lúc đó. Ăn liên tục cả ngày lẫn đêm nên gà dễ dàng béo phì theo ý muốn của người chăn nuôi.

Thấy chúng tôi thắc mắc vì loại thức ăn trên. Anh Vũ chỉ cho chúng tôi xem và giới thiệu: "Đây là thức ăn có hiệu Hêrô của Mỹ sản xuất. Anh cũng cho biết 1 bao thức ăn này có giá 300 ngàn. Một con gà một ký rưỡi xuất chuồng thì ăn cỡ 25 kg thức ăn". Chị Ngô Mỹ Phượng, vợ an Vũ cho biết thêm: "Nuôi gà này thì dễ nhưng chăm sóc đôi khi cũng cực lắm, phải phun thuốc cho gà đừng bị ướt lông để phòng bệnh, rồi cho uống thuốc kích thích cho gà khỏe nữa. Chăm sóc cẩn thận khi bán ra ngoài thị trường, một ký gà này anh Vũ bán được khoảng trên 30 ngàn một ký”.

Người dân hoang mang

Theo các chuyên gia về gia cầm, Gà Linh Phượng có tên thật là gà Ross, được nhập về từ nước Anh. Đây là giống gà lớn rất nhanh. Khác với những loài khác, gà là động vật có tốc độ tiêu hóa thức ăn một cách phi thường. Chúng tiêu hóa thức ăn rất nhanh do có dạ dày rất khỏe mà trong dân gian gọi là mề gà. Mề gà bóp nát mọi thức ăn mà gà đưa vào. Nếu ta cho con gà 1 nắm thóc thì chỉ sau 2 giờ sẽ thấy gà mổ không còn một hạt thóc nào bởi dạ dày của gà đã bóp nát và tiêu hóa tất cả những hạt thóc đó. Với cách chăm sóc đặc biệt, theo kiểu thắp đèn cho ăn cả ngày lẫn đêm như vậy gà sẽ mau cho thịt một cách nhanh chóng. Ngoài ra, gà Ross có một cường độ ăn rất khỏe. Nó giống như 1 cái máy: Đầu này cho thức ăn vào, đầu kia sẽ cho ra thịt, ra trứng. Do đó, cỗ máy này đòi hỏi thức ăn liên tục. Thức ăn cho loại gà này khá dễ tính. Gà có thể ăn cám công nghiệp, cám con cò có bán tại tất cả các cửa hàng thức ăn gia súc.

Ghi nhận thực tế của PV cho thấy tại TP.HCM và các tỉnh lân cận thời gian trước đây có rất nhiều người nuôi loại gà này, nhưng hiện tại số người nuôi gà Ross ngày càng giảm dần lại. Chị Nguyễn Thị Ngọc, một tiểu thương bán gà tại quận Gò Vấp cho biết: "So với các loại gà khác, gà Ross ăn không ngon, thịt mềm xèo, ăn giống như ăn cục bột nên người ta chán và không mặn mà với loại gà này. Ngoài ra, việc người nuôi sử dụng các loại thuốc kích thích, thức ăn tăng trưởng nên người tiêu dùng ngày càng xa lánh”.

Với tâm lý chán ăn thịt gà của người tiêu dùng nên cũng làm cho các chủ chăn nuôi trở nên khốn đốn, nhiều người phải bỏ giữa chừng việc nuôi gà Ross mà chuyển sang nuôi những loại gà khác để mong được người tiêu dùng chấp nhận. Mặt khác, nếu người chăn nuôi đem bán loại gà này ra thị trường thì giá cả cũng không được cao và cũng rất khó bán. Do đó nhiều người chăn nuôi cũng khá thất vọng với loại gà này dẫn đến tình trạng gà Ross dường như ít có mặt tại thị trường thực phẩm trong thời gian gần đây. Chuyện gà Ross bị rớt giá, kén hàng là một điều tất yếu.

Sức khoẻ người tiêu dùng sẽ tổn hại lớn

Theo tìm hiểu của PV gà Linh Phượng mà nhà anh Vũ nuôi là loại gà đoạt kỷ lục… xuất chuồng nhanh nhất. Tuy nhiên, công đoạn nuôi gà 45 ngày đem bán này phải có một lịch trình cụ thể thì mới đem lại kết quả mỹ mãn. Ban đầu, phải tiến hành nhỏ thuốc mũi Gumbôrô và Niucatxơn 3 lần vào 7 ngày, 10 ngày và 21 ngày. Luôn giữ không khí, nguồn thức ăn và nguồn nước luôn luôn sạch. Khi ấy tỷ lệ sống của gà đạt từ 95 - 96%. Những con gà nuôi tốt, đạt chất lượng thì trong vòng 45 ngày sẽ đạt từ 2,2-2,3 kg/con. Thậm chí có con chỉ cần nuôi trong vòng 37 ngày là đã đủ ký đem đi bán.

Bác sĩ thú y Lê Văn Châu, Trung tâm thú y tư nhân trên đường Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp, TPHCM, cho biết: "Gà Ross (gà Linh Phượng) được nuôi trong vòng 45 ngày trong điều kiện tốt, đảm bảo về mọi mặt, không bị bệnh tật gì thì vẫn đảm bảo độ an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, đối với trường hợp sử dụng thuốc tăng trưởng để kích thích gà phát triển một cách đột biến, gây nên những mầm bệnh tiềm ẩn thì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng”.

Theo Nguoiduatin.vn

=============================

Không biết gà trong siêu thị có nằm trong top này không? Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ phá sản”

Thứ Sáu, 05/10/2012 - 18:39

Bắc Kinh phải nhận ra rằng phương thức "Trung Quốc giành tất cả" trong tranh chấp ở Biển Đông sẽ không đạt hiệu quả, mọi giải pháp đều phải dựa trên tinh thần thỏa hiệp và sẽ không có được giải pháp nếu bất kỳ bên nào ngoan cố.

Posted Image

"Các tuyên bố chủ quyền dựa trên lịch sử của Trung Quốc không thuyết phục".

Đó là cảnh báo của giới phân tích được đăng trên Mạng lưới An ninh và Quan hệ Quốc tế (ISN), một trong những trang mạng hàng đầu thế giới chuyên đăng tải và cung cấp thông tin cho giới chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ quốc tế và an ninh, vừa được đài TNHK đăng tải.

Tác giả bài viết là Theresa Fallon, thành viên cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Châu Âu về Châu Á có trụ sở tại Bỉ, và Tiến sĩ Graham Ong-Webb, chuyên viên cố vấn phụ trách Văn phòng Đông Nam Á của tổ chức tư vấn rủi ro toàn cầu Control Risks đặt tại Singapore.

Các tác giả cho rằng chiến lược "giành tất cả" của Bắc Kinh tiếp tục khiến quan hệ giữa Trung Quốc với các nước khác ngày càng trở nên phức tạp và Bắc Kinh đang đánh mất bạn bè vì cách hành xử của mình ở Biển Đông cũng như Biển Hoa Đông.

Theo hai nhà phân tích trên, sở dĩ chiến lược "giành tất cả" của Trung Quốc ở Biển Đông gặp trở ngại là vì các tuyên bố chủ quyền dựa trên lịch sử của Trung Quốc không thuyết phục được các bên, cộng với những khó khăn trong việc giải quyết các tuyên bố chủ quyền chồng chéo giữa Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam, Indonesia, Philippines, Malaysia và Brunei.

Hai phân tích gia Ong-Webb và Fallon nhấn mạnh để các cơ chế luật quốc tế phát huy hiệu quả trong tranh chấp Biển Đông, trước tiên Trung Quốc phải nhìn thấy rằng quyền lực kinh tế hay quân sự không thể giải quyết được tranh chấp chủ quyền, mà cần phải áp dụng "quyền lực mềm" để tìm bạn và vận dụng vai trò lãnh đạo trong khu vực, cũng như phải áp dụng phương thức cùng nhau chia sẻ nguồn tài nguyên./.

Theo Vietnam+

========================

Tung Cửa giao trả Hoàng Sa và Trường Sa cho Việt Nam nhanh đê. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Trầm Bê trần tình về sừng tê giác mất trộm

Thứ Sáu, 05/10/2012 23:21

Ngày 5-10, ông Trầm Bê, Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank, đã trình ra bộ hồ sơ nhập khẩu hợp pháp “tê giác trắng, hàng đã qua xử lý làm khô” để khẳng định chiếc sừng tê giác bị mất trộm trong dinh thự của mình ở tỉnh Trà Vinh là hợp pháp. Người đứng tên nhập khẩu kiện hàng trên là ông Ng.Th.Nh (ngụ phường 12, quận 5 - TPHCM).

Ông Trầm Bê cho biết con tê giác trên đã được ông Nh. tặng ông nhân dịp tân gia vào năm 2007. Trong thiệp chúc mừng, ông Nh. ghi rõ: “Chúc mừng tân gia gia đình anh chị Trầm Bê. Em tặng gia đình anh chị một con tê giác trắng. Mong rằng món quà này đem lại may mắn cho gia đình anh chị”.

Posted Image

Thiệp chúc mừng của ông Ng.Th.Nh. Ảnh: VINH TRẦN

Theo hồ sơ nhập khẩu do Chi cục Hải quan khu vực IV (Cục Hải quan TPHCM, cảng IDC Phước Long I) mở ngày 24-10-2006, lô hàng chứa con tê giác 2 sừng có tổng trọng lượng là 885 kg (chân đế bằng cốt thép xi măng và nhựa composite), đã xử lý khô, không thích hợp làm thực phẩm. Xuất xứ nơi gửi hàng là Nam Phi và có giấy phép kiểm dịch của nước xuất hàng, vào sổ 2948TC, ngày 20-10-2006 của Trung tâm Thú y vùng TPHCM.

Trước đó, có một số thông tin cho rằng cần làm rõ tính hợp pháp của chiếc sừng tê giác bị mất trong dinh thự của ông Trầm Bê tại xã Hàm Tân, huyện Trà Cú - Trà Vinh.

Posted Image

Hồ sơ nhập khẩu con tê giác mất trộm ở dinh thự của ông Trầm Bê. Ảnh: VINH TRẦN

Hiệp hội Bảo tồn động vật Hoang dã cũng đã có văn bản yêu cầu Công an huyện Trà Cú và Công an tỉnh Trà Vinh vào cuộc điều tra để xác định tính hợp pháp của chiếc sừng tê giác. Theo tổ chức này, ông Trầm Bê không nằm trong danh sách những người nhập khẩu hợp pháp sừng tê giác vào Việt Nam và cũng không có tên trong danh sách những người xuất khẩu sừng tê giác hợp pháp như là mẫu vật săn bắn từ Nam Phi.

Vinh Hữu

==================

Hì. Chuyện nọ lại xọ sang chuyện kia rùi. Khuých tạp qué!Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

CIA lấy được kho tài liệu mật về chương trình hạt nhân Iran

Cập nhật lúc :8:02 AM, 06/10/2012

(ĐVO) Theo debkafile, việc CIA hiện có trong tay một kho phim ảnh về các cơ sở hạt nhân bí mật của Iran quả là một thảm họa đối với chính quyền Tehran.

Posted Image

Nhà quay phim Hassan Golkhanban và các tướng lĩnh Lực lượng Vệ binh cách mạng Iran. Ảnh radiozamaneh.com

Các nguồn tin tình báo của debkafile cho biết nhà quay phim riêng của Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad, ông Hassan Golkhanban, đã mang theo một kho phim ảnh về các vụ đi thăm các cơ sở hạt nhân và tên lửa nhạy cảm và bí mật nhất của lãnh đạo Iran, khi đào ngũ ở New York ngày 1/10/2012.

Nhà quay phim Hassan Golkhanban, ngoài 40 tuổi, hiện đang ở một địa điểm được các nhân viên CIA bảo vệ nghiêm ngặt.

Ông này đã đào tẩu, khi Tổng thống Ahmadinejad cùng đoàn tùy tùng 140 người rời New York, sau khi phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Trong nhiều năm qua, Golkhanban không chỉ là nhà quay phim có đặc quyền ghi lại các chuyến thăm của Tổng thống Ahmadinejad và lãnh tụ tinh thần tối cao Ayatollah Ali Khamenei đến các cơ sở hạt nhân tối mật và các căn cứ của Lực lượng Vệ binh cách mạng Iran.

Khi rời Iran, hành lý của nhà quay phim Golkhanban không hề bị lục soát. Do đó, ông ta đã mang theo 2 vali chứa đầy phim ảnh và chuyển giao cho CIA trong khi chạy trốn ở New York.

Nhà quay phim Hassan Golkhanban đã cung cấp cho CIA những hình ảnh mới nhất về các căn cứ quân sự và cơ sở hạt nhân bí mật nhất ở Iran, trong đó có các cơ sở mà các thanh tra hạt nhân quốc tế chưa hề biết đến. Trong số tài liệu này có những băng video quay cảnh bên trong tổ hợp hạt nhân Natanz, nhà máy dưới lòng đất làm giàu uranium Fordo, tổ hợp quân sự Parchin tối mật… Một số video ghi lại cảnh các tướng lĩnh Vệ binh cách mạng giới thiệu chi tiết cho lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei và Tổng thống Ahmadinejad về nguyên tắc hoạt động của các thiết bị bí mật, cả hình lẫn tiếng.

Vụ đào tẩu của Hassan Golkhanban đã được lên kế hoạch từ trước. Cuối tháng 9/2012, Golkhanban đã đưa vợ con khỏi Iran với cái cớ thăm thân quyến ở Thổ Nhĩ Kỳ. Rất có thể, vợ con của ông ta hiện đang ở Mỹ.

Hassan Golkhanban từng nhiều năm tham gia lực lượng dân quân Bassij trung thành với chế độ. Ông này đã nhận được sự tín nhiệm tuyệt đối của các lực lượng an ninh Iran và được chọn làm quay phim riêng của hai nhà lãnh đạo hàng đầu Iran là Đại giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei và Tổng thống Ahmadinejad. Ông này có nhiệm vụ ghi lại hình ảnh những chuyến viếng thăm tối mật của hai nhà lãnh đạo nói trên.

Đây là lần thứ hai Golkhanban đến New York. Trong lần đến New York lần thứ nhất, CIA đã kịp thời móc nối với Golkhanban và thuyết phục được ông này đào tẩu với các tài liệu vô giá, khi có điều kiện thuận lợi.

Mặc dù vụ đào tẩu của nhà quay phim Hassan Golkhanban đã được thông báo cách đây vài ngày, nhưng Tehran vẫn chưa hề đưa ra lời bình luận nào./.

Hassan Golbankhan and Rev Guards chiefs

Minh Bích (theo dekafile)

====================

Có hai khả năng xảy ra trong trường hợp này:

1/ Nội dung phim chứng tỏ Iran không hể sản xuất vũ khí hạt nhân. Mọi việc vũ như cẩn. Người ta tiếp tục kêu gọi Iran ngưng phát triển chương trình hạt nhân.

Trường hợp này chưa chắc làm sáng tỏ được vấn đề nếu một tình huống rất có khả năng xảy ra như sau: Nhà quay phim trung thành với Đại giáo chủ đã khai báo toàn bộ hành vi của CIA mua chuộc ông ta. Và người Iran đã tương kế tựu kế cho ông này trá hàng với những bộ phim giả chứng tỏ Iran không hề có vũ khí hạt nhân. Mặc dù có thể tiết lộ một số địa điểm nhạy cảm.

2/ Nội dung phim xác định Iran đang chuẩn bị chế tạo thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Nếu trường hợp này được xác định thì hoặc là chiến tranh, hoặc là Iran chấp nhận từ bỏ chương trình hạt nhân của họ.

Cao thủ nào tự tin thì bói một wẻ chứ Thiên Sứ tui thì chịu. Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

CIA lấy được kho tài liệu mật về chương trình hạt nhân Iran

Cập nhật lúc :8:02 AM, 06/10/2012

====================

Có hai khả năng xảy ra trong trường hợp này:

1/ Nội dung phim chứng tỏ Iran không hể sản xuất vũ khí hạt nhân. Mọi việc vũ như cẩn. Người ta tiếp tục kêu gọi Iran ngưng phát triển chương trình hạt nhân.

Trường hợp này chưa chắc làm sáng tỏ được vấn đề nếu một tình huống rất có khả năng xảy ra như sau: Nhà quay phim trung thành với Đại giáo chủ đã khai báo toàn bộ hành vi của CIA mua chuộc ông ta. Và người Iran đã tương kế tựu kế cho ông này trá hàng với những bộ phim giả chứng tỏ Iran không hề có vũ khí hạt nhân. Mặc dù có thể tiết lộ một số địa điểm nhạy cảm.

2/ Nội dung phim xác định Iran đang chuẩn bị chế tạo thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Nếu trường hợp này được xác định thì hoặc là chiến tranh, hoặc là Iran chấp nhận từ bỏ chương trình hạt nhân của họ.

Cao thủ nào tự tin thì bói một wẻ chứ Thiên Sứ tui thì chịu. Híc!

Con vừa tung ... xèng xong:

Xác xuất khả năng thứ nhất là 99,99%

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay