Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Hôm trước có chường trình trên VTV3 - Dân hỏi Bộ trưởng trả lời do đài truyền hình thực hiện phỏng vấn Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh.

Đó là cách làm việc của người ta Chim Chích Bông ạ. Theo Tg thì:

- Yêu tiên số 01 của bảo tàng phải là an ninh (không khéo các cháu nó vào khở các thứ đi bán đồng nát thì...Posted Image)

- Sau đó mới đến kiến trúc mang tính bền vững.

- Tiếp mới đến tính hợp lý trong sắp đặt, thẩm mỹ,...

Bảo tàng lịch sử của VN thì phải theo phong cách VN chứ không theo kiểu tây được (lựa chọn, tiếp thu cái gì cũng nên có sự lựa chọn không thể làm bừa), đâu có phải cái gì tây cũng tốt cả đâu, chưa kể đến vấn đề về môi trường có phù hợp với loại kiến trúc đó không (ví dụ: nhà ở sát biển không thể dùng các loại sơn tường dulex,nipon,... thông thường được mà phải sơn chống không khí có mang hơi mặn).

Âu Mỹ đang hành trình về Phương đông để tìm cái còn lại của thế gian này đó là văn hóa "tâm linh", hãy đợi đấy...!

Thân mến!

Trông như lăng mộ, cả 1 tòa nhà đen sì, kiến trúc như vậy sẽ rất tốn tiền xây dựng/m2.

bảo tàng Hà Nội xây xong có mấy ai đến, giờ lại nghĩ ra thứ để giải ngân.

11.000 tỷ để phát triển kinh tế biển đảo, hạ tầng các tỉnh nghèo thì hiệu quả hơn.

chẳng qua là hình thức xin tiền của Bộ VH.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Èo, nó giống với xích xe tăng, xe bọc thép, rất hiện đại là đằng khác ý

chỉ tội không có tháp pháo Posted Image

Éo ời! ......trông như là...như là...híc...chả dám nói đâu.

Bó toàn thân luônPosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Việt tọc mạch vì bản chất làng xã còn rơi rớt

Posted Image - “Xã hội cộng đồng đẻ ra tư tưởng bình quân, sợ người khác hơn mình, do vậy mà kèn cựa, tọc mạch nhau”, GS Ngô Đức Thịnh lý giải.

Bàn về tính cộng đồng của người Việt trong xã hội hiện đại, GS.TS Ngô Đức Thịnh (Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, hiện là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam) cho biết, xã hội hiện đại ở nước ta, hoàn cảnh sống thay đổi nhưng bản chất của cộng đồng người Việt vẫn là cộng đồng làng xã vẫn còn rơi rớt.

Posted Image

GS.TS Ngô Đức Thịnh.

Tính cộng đồng đã từng tạo nên sức mạnh cho dân tộc, xã hội nông thôn, nhưng ngày nay tính cộng đồng đó thể hiện có mặt trái của nó. Chính tư tưởng bình quân “con gà tức nhau tiếng gáy” là sản phẩm của tư tưởng cộng đồng kiểu thôn xã này và nó là căn nguyên nảy sinh nhiều vấn đề không hay trong xã hội hiện đại, đó là sự tọc mạch, chĩa mũi, kèn cựa nhau.

GS Thịnh cho biết, cộng đồng người Việt hiện đại bản chất vẫn là cộng đồng làng, rất bền chắc và cũng rất dễ vỡ. Khi có sức ép thì gắn kết với nhau nhưng khi môi trường thay đổi thì dễ mỗi người một mánh. Xã hội cộng đồng đẻ ra tư tưởng bình quân, sợ người khác hơn mình, do vậy mà kèn cựa, tọc mạch nhau.

“Vì chưa kịp thích nghi với hoàn cảnh mới, môi trường mới nên dù ở đô thị nhưng “tính cộng đồng nông thôn” vẫn còn đầy rẫy. Để ý nhau từng tí một, thấy người ta kém mình thì thương, bằng mình cũng được nhưng hơn mình thì chắc chắn không được. Cùng với đó là tâm lý đám đông, thấy một người làm là cả đám cùng làm, có sai thì cũng cả đám cùng sai chứ không phải mình mình. Đó là sự chậm trễ của tâm lý lối sống. Phải trải qua nhiều thế hệ mới có thể thay đổi”, GS Thịnh lý giải thêm.

Với ý kiến cho rằng, sự lộn xộn, lố bịch này là do sự phát triển chưa tương xứng giữa kinh tế và văn hóa (chú trọng đổi mới kinh tế mà quên đổi mới văn hóa), GS Thịnh cho rằng điều này cũng không hoàn toàn đúng như vậy. Bởi văn hóa bao giờ cũng có “độ chậm” hơn kinh tế, văn hóa bao giờ cũng còn lại những tàn dư của giai đoạn trước.

“Nhiều người cứ nghĩ rằng thói tọc mạch là của nông thôn, đổ lỗi cho người tỉnh lẻ đưa ra thành phố. Nhưng thực sự không phải thế, ở đâu cũng có cái tốt, cái xấu. Nông thôn có cái tốt của nông thôn, thành thị có cái xấu của thành thị. Bản chất của văn hóa là sự đa dạng, không thể so sánh văn hóa nào tốt hơn văn hóa nào được”, GS Thịnh lý giải thêm.

Hiếu kỳ là một nhu cầu, nhưng từ đó mà tọc mạch, soi mói là một thói xấu

Ở đô thị hiện đại, đời sống vật chất đầy đủ khiến con người ta trở nên nhàm chán. Chính vì vậy sự hiếu kỳ, tò mò, soi mói nhau là “con bệnh” dễ tìm được nơi “trú chân” ở xã hội đô thị. Giới truyền thông ở nhiều nước có xu hướng đi sâu vào khai thác đời tư, chuyện lạ để phục vụ “thị hiếu” không được lành mạnh này của độc giả thích sự giật gân, mới lạ của đời tư của mọi người, nhất là người nổi tiếng.

Theo GS Thịnh, chúng ta đang ở thời kỳ quá độ, cái truyền thống đã và đang bị phá vỡ, cái hiện đại thì chưa hình thành. Sự lộn xộn này là tất yếu của giai đoạn lịch sử. Vì vậy chúng ta phải chấp nhận, không nên nôn nóng.

“Không ai bước lên văn minh bằng tấm thảm. Nhiều khi con người ta phải trả giá mới có được nó. Điều quan trọng là làm thế nào để không phải trả một cái giá quá đắt”, GS Thịnh nói.

La Hoàn

_______________

CCB lại muốn tăng tính làng xã cộng đồng lên, vì sống như giờ thấy hàng xóm nhạt nhẽo với nhau lắm, có khi ko biết tên nhau chứ đừng nói đến chuyện "sớm lửa tắt đèn", "bán bà con xa, mua láng giềng gần".

Người Hà Nội mới (hiện nay) chả bao h để ý hàng xóm mình thế nào, nhưng qua đường thấy vụ j ầm ĩ thì y rằng phải dừng xe, ghé vào xem cụ tỉ như thế nào, rồi mới đi tiếp. Như vậy người HN mới tuy hết bản chất làng xã, nhưng đâu có hết tính "TỌC MẠCH"???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đồng phục taxi: Chuyện 'ngược đời', lãng phí tiền tỷ

Bộ Giao thông vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo sửa đổi nghị định 91, trong đó buộc màu sơn xe taxi phải đồng nhất trên cả nước, trừ các thành phố trực thuộc Trung ương (được phép quy định màu sơn xe taxi của doanh nghiệp trên địa bàn).

Xem bài khác trên Vef.vn

Trước thông tin này, hàng trăm doanh nghiệp taxi đang đứng ngồi không yên, bởi việc bỏ ra hàng tỉ đồng để sơn lại xe là chuyện không dễ. Không ít doanh nghiệp taxi trên địa bàn TP.HCM còn cảnh báo, nếu thực hiện quy định trên coi chừng lượng taxi dù, taxi nhái còn lộng hành hơn.

Thật giả khó lường

Lý giải về việc đề xuất đồng nhất màu sơn xe taxi, một nguyên phó cục trưởng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, trước đây taxi chỉ quy định về logo, đèn báo mà không quy định về màu sơn (dù vẫn đăng ký màu sơn). Do đó, taxi hoạt động khá lộn xộn, nhiều xe taxi dù, nhái tự gắn logo, đèn báo, in số điện thoại để “hoá thân” thành taxi xịn. Do đó khách hàng không phân biệt được. Chưa kể việc một số hãng đăng ký màu sơn gây nhầm lẫn cho khách. Chính vì vậy, việc thống nhất màu sơn nhằm bảo đảm quyền lợi cho hành khách đi xe và khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn chân chính, kéo giảm được tình trạng xe taxi dù, taxi nhái.

Trái ngược với quan điểm trên, theo ông Lê Huy Cường, phó tổng giám đốc hãng taxi Sài Gòn Hoàng Long, việc bắt buộc tất cả các xe taxi phải có cùng một màu sơn là việc làm “ngược đời”, chỉ làm tăng thêm nguy cơ bùng phát taxi dù, taxi nhái. Ông Cường dẫn chứng, từ trước đến nay, khi hành khách phát hiện mình đi taxi dù, nhái của hãng nào thì ngay lập tức liên hệ với hãng đó để “truy đuổi”. Vậy nếu ở tỉnh đều đồng nhất một màu xe, khi phát hiện mình đi nhầm taxi nhái, khách biết phối hợp cùng hãng nào để “xử”. “Biết là cha chung không ai khóc, vậy sao lại muốn đưa quy định kiểu này vào thực hiện?”, ông Cường bức xúc.

Liên quan đến vấn nạn taxi dù, nhái, ông Tạ Long Hỷ, chủ tịch hiệp hội Taxi TP.HCM còn chia sẻ, ở TP.HCM hiện có không ít doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi nhưng thực chất là “bán” logo thu tiền tháng, còn việc hoạt động như thế nào, gắn logo, đồng hồ, số điện thoại tổng đài... có đúng quy định hay không thì họ gần như không quan tâm. Ở đây, kẽ hở lớn nhất là do thủ tục đăng ký gia nhập doanh nghiệp, hợp tác xã taxi quá đơn giản, dẫn đến tình trạng ai cũng có thể có giấy phép chạy taxi với điều kiện chỉ cần đóng tiền.

Posted Image

Các doanh nghiệp sẽ mất hàng chục tỉ đồng lãng phí khi đồng nhất màu sơn taxi.

Taxi dù đã dám chụp lên xe mũ taxi, dán logo doanh nghiệp dỏm, thì họ cũng sẵn sàng “tút” lại màu sơn để loè khách hàng. Ai đảm bảo taxi có màu sơn đúng quy định, đó là taxi giả hay thật?

Để doanh nghiệp tự quyết

Ông Lê Huy Cường đề nghị, để nâng chất, xây dựng thương hiệu, từ lâu đã có không ít doanh nghiệp taxi tính đến chuyện đồng nhất một màu sơn của hãng mình thay vì hai màu như hiện nay. Hiện taxi Sài Gòn Hoàng Long đang sơn lại 350 xe của mình sang màu xanh, trắng, vàng để đồng nhất 450 xe hiện có của hãng (màu taxi Sài Gòn Hoàng Long đăng ký với các sở giao thông vận tải ở nơi mình hoạt động). Trong số 450 xe của hãng Sài Gòn Hoàng Long có 100 xe đang hoạt động ở các thành phố không trực thuộc Trung ương.

“Nếu 100 xe kể trên bỏ tiền ra sơn lại, thấp nhất cũng mất hơn tỉ đồng, đó là chưa kể tiền thất thu cả tuần lễ do xe nằm gara. Xe sơn xong, nếu phải thực thi quy định đồng nhất màu taxi trên cả nước, mình đã phải đem tiền tỉ đi ném sông và lại tiếp tiếp bỏ tiền tỉ nữa ra sơn lại thì quá lãng phí”, ông Cường nói.

Tương tự, theo thống kê của ông Nguyễn Đỗ Phương, hiện hãng Mai Linh có 14.000 xe taxi, hoạt động trên 54 tỉnh thành. Theo tính toán, Mai Linh mất hơn 20 tỉ đồng để có một màu đồng nhất cả nước.

“Vì vậy, nếu quy định một màu thống nhất theo nghị định trên được thực thi, chúng tôi lấy đâu ra tiền để sơn lại 7.000 – 8.000 xe taxi Mai Linh đang hoạt động ở các tỉnh”. Ông kiến nghị, để tránh lãng phí chuyện màu xe taxi hãy để cho doanh nghiệp quyết, bởi thực tế hầu hết các hãng taxi hoạt động chuyên nghiệp trên cả nước đã có màu riêng mang thương hiệu của mình từ lâu. (Theo SGTT)

_____________

Đích thị đây là 1 ý thích cá nhân của bác nào đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Nhật ra lệnh Lực lượng Phòng vệ sẵn sàng ứng chiến

11/09/2012 17:18

(TNO) Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda vào sáng nay, 11.9, đã thân chinh đến trụ sở Bộ Quốc phòng ra lệnh cho Lực lượng Phòng vệ Nhật (JSDF) sẵn sàng cho mọi tình huống khẩn cấp trong bối cảnh an ninh phức tạp.

Trung Quốc cử tàu tuần tra đến Senkaku/Điếu Ngư

Nhật kiên quyết mua đảo ở Senkaku/Điếu Ngư

Nhật sẽ sớm ký hợp đồng mua đảo tranh chấp

Theo Tân Hoa xã, ông Noda đã duyệt đội danh dự bên trong trụ sở Bộ Quốc phòng và tham dự một cuộc họp với các chỉ huy cao cấp của JSDF, với sự tháp tùng của Bộ trưởng Quốc phòng Satoshi Morimoto.

Posted Image

Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda duyệt đội danh dự bên trong trụ sở Bộ Quốc phòng - Ảnh: AFP

Trong bài phát biểu với khoảng 180 chỉ huy cao cấp của JSDF, ông Noda nói tình trạng bất định của môi trường an ninh ngoại vi của nước Nhật đã tăng lên cấp độ cao nhất bởi hoạt động quân sự của các nước xung quanh, bao gồm CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga, đang được đẩy mạnh. Do đó, JSDF phải theo dõi và phân tích sát sao tình hình này.

Ông Noda cũng đề cập cụ thể đến hoạt động quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại vùng biển xung quanh.

Trước đó, vào hôm 10.9, chính phủ Nhật đã thông báo quyết định quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Trung Quốc, làm dấy lên phản ứng gay gắt từ Bắc Kinh.

Vào sáng nay, 11.9, Tân Hoa xã loan tin Trung Quốc đã cử hai tàu hải giám đến quần đảo tranh chấp để xác nhận chủ quyền.

Nguồn tin của Cục Hải giám Trung Quốc cho biết cục này đã vạch ra “kế hoạch hành động nhằm bảo vệ chủ quyền” và sẽ hành động dựa vào diễn biến của tình hình.

Vào đêm 10.9, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố chỉ trích Tokyo về thông báo quốc hữu hóa ba hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và nói Nhật sẽ phải “trả giá” vì quyết định này.

Bắc Kinh cũng đưa ra thông báo mô tả chi tiết đường cơ sở của quần đảo, một động thái được các nhà quan sát đánh giá là tương đương với việc chính thức phân ranh giới lãnh hải của Trung Quốc trong khu vực, theo tờ South China Morning Post.

Chính phủ Nhật đã đồng ý mua ba hòn đảo và muốn xúc tiến thỏa thuận này càng nhanh càng tốt, nhằm kiểm soát chúng một cách hòa bình và ổn định, theo Chánh văn phòng Nội các Nhật Osamu Fujimura hôm 10.9.

Chỉ vài giờ sau đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã triệu tập Đại sứ Nhật tại Trung Quốc Uichiro Niwa để đưa ra kháng nghị gay gắt.

Trong khi đó, Tân Hoa xã dẫn phát biểu của Thủ tướng Ôn Gia Bảo tại Trường đại học Ngoại giao Trung Quốc vào hôm 10.9 nói, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là "phần lãnh thổ cố hữu" và Bắc Kinh sẽ không bao giờ “lùi một phân” về vấn đề chủ quyền.

Trong một thông báo dài, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói kế hoạch mua đảo của Nhật “xâm phạm nghiêm trọng lãnh thổ Trung Quốc và xúc phạm nghiêm trọng lòng tự ái của 1,3 tỉ dân Trung Quốc”.

“Nếu chính phủ Nhật hành động tùy tiện, họ sẽ phải trả giá cho mọi hậu quả nghiêm trọng tiềm ẩn”, thông báo nói.

Sơn Duân

===================

Bởi vậy! Canh bạc cuối cùng sẽ chẳng bao giờ xảy ra ở biển Đông cả!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Nhật ra lệnh Lực lượng Phòng vệ sẵn sàng ứng chiến

11/09/2012 17:18

(TNO) Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda vào sáng nay, 11.9, đã thân chinh đến trụ sở Bộ Quốc phòng ra lệnh cho Lực lượng Phòng vệ Nhật (JSDF) sẵn sàng cho mọi tình huống khẩn cấp trong bối cảnh an ninh phức tạp.

Trung Quốc cử tàu tuần tra đến Senkaku/Điếu Ngư

Nhật kiên quyết mua đảo ở Senkaku/Điếu Ngư

Nhật sẽ sớm ký hợp đồng mua đảo tranh chấp

Theo Tân Hoa xã, ông Noda đã duyệt đội danh dự bên trong trụ sở Bộ Quốc phòng và tham dự một cuộc họp với các chỉ huy cao cấp của JSDF, với sự tháp tùng của Bộ trưởng Quốc phòng Satoshi Morimoto.

Posted Image

Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda duyệt đội danh dự bên trong trụ sở Bộ Quốc phòng - Ảnh: AFP

Trong bài phát biểu với khoảng 180 chỉ huy cao cấp của JSDF, ông Noda nói tình trạng bất định của môi trường an ninh ngoại vi của nước Nhật đã tăng lên cấp độ cao nhất bởi hoạt động quân sự của các nước xung quanh, bao gồm CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga, đang được đẩy mạnh. Do đó, JSDF phải theo dõi và phân tích sát sao tình hình này.

Ông Noda cũng đề cập cụ thể đến hoạt động quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại vùng biển xung quanh.

Trước đó, vào hôm 10.9, chính phủ Nhật đã thông báo quyết định quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Trung Quốc, làm dấy lên phản ứng gay gắt từ Bắc Kinh.

Vào sáng nay, 11.9, Tân Hoa xã loan tin Trung Quốc đã cử hai tàu hải giám đến quần đảo tranh chấp để xác nhận chủ quyền.

Nguồn tin của Cục Hải giám Trung Quốc cho biết cục này đã vạch ra “kế hoạch hành động nhằm bảo vệ chủ quyền” và sẽ hành động dựa vào diễn biến của tình hình.

Vào đêm 10.9, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố chỉ trích Tokyo về thông báo quốc hữu hóa ba hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và nói Nhật sẽ phải “trả giá” vì quyết định này.

Bắc Kinh cũng đưa ra thông báo mô tả chi tiết đường cơ sở của quần đảo, một động thái được các nhà quan sát đánh giá là tương đương với việc chính thức phân ranh giới lãnh hải của Trung Quốc trong khu vực, theo tờ South China Morning Post.

Chính phủ Nhật đã đồng ý mua ba hòn đảo và muốn xúc tiến thỏa thuận này càng nhanh càng tốt, nhằm kiểm soát chúng một cách hòa bình và ổn định, theo Chánh văn phòng Nội các Nhật Osamu Fujimura hôm 10.9.

Chỉ vài giờ sau đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã triệu tập Đại sứ Nhật tại Trung Quốc Uichiro Niwa để đưa ra kháng nghị gay gắt.

Trong khi đó, Tân Hoa xã dẫn phát biểu của Thủ tướng Ôn Gia Bảo tại Trường đại học Ngoại giao Trung Quốc vào hôm 10.9 nói, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là "phần lãnh thổ cố hữu" và Bắc Kinh sẽ không bao giờ “lùi một phân” về vấn đề chủ quyền.

Trong một thông báo dài, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói kế hoạch mua đảo của Nhật “xâm phạm nghiêm trọng lãnh thổ Trung Quốc và xúc phạm nghiêm trọng lòng tự ái của 1,3 tỉ dân Trung Quốc”.

“Nếu chính phủ Nhật hành động tùy tiện, họ sẽ phải trả giá cho mọi hậu quả nghiêm trọng tiềm ẩn”, thông báo nói.

Sơn Duân

===================

Bởi vậy! Canh bạc cuối cùng sẽ chẳng bao giờ xảy ra ở biển Đông cả!

Trung Quốc cảnh báo: 'Nhật Bản sẽ chịu hậu quả nghiêm trọng'

Cập nhật lúc :4:48 PM, 11/09/2012

Quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản thêm căng thẳng khi hôm nay, 11/9, Bắc Kinh cử đội tàu tuần tra tới gần khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu ngư.

(ĐVO) Theo Tân Hoa Xã, sự xuất hiện của hai tàu tuần tra thuộc Cơ quan giám sát hàng hải Trung Quốc tại khu vực quần đảo tranh chấp nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.

Cơ quan này là lực lượng bán quân sự được trang bị các tàu vũ trang nhẹ. Tân Hoa Xã cho biết, Trung Quốc đã lên kế hoạch bảo vệ chủ quyền các quần đảo tranh chấp trên.

Quần đảo chủ yếu là các dãy đá, phía Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư đài. Nơi đây đã trở thành tâm điểm tranh chấp theo định kỳ giữa hai nước. Ngoài ra, Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo này. (>> chi tiết)

Sự tranh chấp càng trở nên nóng hơn trong những tháng gần đây, khi Thị trưởng Tokyo tuyên bố sẽ mua lại các đảo từ tư nhân. (>> chi tiết)

Tổng thư ký nội các Nhật Bản, Osamu Fujimura cho phóng viên biết, chính phủ dành ngân sách khoảng 26 triệu USD để “duy trì hòa bình và ổn định tại Senkaku”. (>> chi tiết)

NHK cho hay, Chính phủ Nhật Bản và gia đình nói trên đã ký vào thỏa thuận mua bán vào hôm nay, 11/9. Các chuyên gia ở Nhật Bản cho biết bước đi này chỉ nhằm “ngăn chặn” kế hoạch của Thị trưởng Tokyo, để căng thẳng không leo thang hơn nữa.

Tuy nhiên, Bắc Kinh đã đáp trả lại động thái trên với thái độ rất giận dữ. Thậm chí, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cảnh báo, Trung Quốc sẽ không bao giờ rút lại tuyên bố của mình. Còn Bộ trưởng Ngoại giao nước này ra tuyên bố: “Nếu Nhật Bản khăng khăng làm theo cách của mình thì nước này sẽ phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng”.

Sự tức giận của Bắc Kinh đã lan tới cả các phương tiện truyền thông trung ương. Tờ Beijing Morning Post cho đăng một bức ảnh cỡ lớn ghi lại hình ảnh một đảo trên quần đảo Điếu Ngư với dòng tít: Đảo thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

Truyền hình Trung Quốc cũng bắt đầu cho phát bản tin dự báo thời tiết tại quần đảo này.

Khoảng hơn chục người biểu tình đã tụ tập bên ngoài Đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh với biểu ngữ “Nhật Bản, hãy ra khỏi Trung Quốc”. Một chiếc xe ô tô lái rất chậm về phía cổng Đại sứ quán nhưng đã bị lực lượng bảo vệ và cảnh sát chặn lại.

Trong một tuyên bố, Đài Loan gọi việc mua bán đảo Điếu Ngư là một “động thái hoàn toàn không thân thiện”, rằng nó “không chỉ tổn hại đến sự hợp tác lâu dài giữa Đài Loan và Nhật Bản mà còn làm trầm trọng thêm căng thẳng trong khu vực Đông Á”.

>> Chính quyền Tokyo khảo sát gần Senkaku/Điếu Ngư

>> Nhật Bản gửi thư thiện chí tới Trung Quốc

>> Tướng Trung Quốc đề nghị đặt tên tàu sân bay là Điếu Ngư

Phan Anh (theo Washington Post)

===========================

Híc!Posted Image.

Báo giới sắp làm ăn phát tài trong cơn suy thoái kinh tế tàn cầu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nể Nhật Bổn thiệt. Không thèm nói năng gì, cứ lừng lững tiến lên, bất chấp sức ép ghê gớm từ lão láng giềng tham lam. Phen này cho oánh 1 phát đi, VN xin ké tụ của Nhật Bổn 1 tẹo, trước thua sau thắng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nể Nhật Bổn thiệt. Không thèm nói năng gì, cứ lừng lững tiến lên, bất chấp sức ép ghê gớm từ lão láng giềng tham lam. Phen này cho oánh 1 phát đi, VN xin ké tụ của Nhật Bổn 1 tẹo, trước thua sau thắng.

Đại ý vậy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nể Nhật Bổn thiệt. Không thèm nói năng gì, cứ lừng lững tiến lên, bất chấp sức ép ghê gớm từ lão láng giềng tham lam. Phen này cho oánh 1 phát đi, VN xin ké tụ của Nhật Bổn 1 tẹo, trước thua sau thắng.

Người Mỹ...nói là làm...

Người Nhật...không nói mà làm...

Người VN...nói nhưng không làm...

Thằng TQ...nói một đằng...làm một nẻo...

Ớn ăn...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nể Nhật Bổn thiệt. Không thèm nói năng gì, cứ lừng lững tiến lên, bất chấp sức ép ghê gớm từ lão láng giềng tham lam. Phen này cho oánh 1 phát đi, VN xin ké tụ của Nhật Bổn 1 tẹo, trước thua sau thắng.

Có ngay đây! Hi!

Thiên Sứ tui khuyên các bên hãy kiềm chế. mọi vấn đề đều có thể giải quyết bằng con đường ngoại giao. Hi. Đúng bài chưa!

==============

Cảnh sát biển Nhật Bản đón lõng 2 tàu Hải giám Trung Quốc

Thứ tư 12/09/2012 10:36

(GDVN) - Nhật Bản thông báo sẽ huy động lực lượng Cảnh sát biển nếu tàu Hải giám Trung Quốc đi vào khu vực nhóm đảo đang tranh chấp trên biển Hoa Đông, làm gia tăng khả năng xảy ra đụng độ giữa hai cường quốc châu Á này.

VOA ngày 12/9 đưa tin, Nhật Bản thông báo sẽ huy động lực lượng Cảnh sát biển nếu tàu Hải giám Trung Quốc đi vào khu vực nhóm đảo đang tranh chấp trên biển Hoa Đông, làm gia tăng khả năng xảy ra đụng độ giữa hai cường quốc châu Á này.

Posted Image

Tàu Cảnh sát biển Nhật Bản đụng độ tàu cá Trung Quốc chở 14 người Hồng Kông đổ bộ lên Senkaku/Điếu Ngư

Trong một tuyên bố gửi cho đài VOA ngày hôm nay, Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói rằng lực lượng Cảnh sát biển sẽ được huy động “khi 2 tàu Hải giám Trung Quốc đến đó, hoặc ít nhất là tiến tới gần hơn” những hòn đảo do Nhật Bản kiểm soát.

Trước đó Tân Hoa xã đã đưa tin hai tàu Hải giám của Trung Quốc đã “tới các vùng nước xung quanh” những hòn đảo này vào sáng hôm qua trong một kế hoạch khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với Senkaku/Điếu Ngư.

Posted Image

Tàu Hải giám Trung Quốc

Từ hôm qua đến nay, truyền thông nhà nước Trung Quốc không đưa bất cứ tin tức gì về động tĩnh của hai con tàu này. Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói rằng họ cũng không thể xác nhận được vị trí 2 tàu Hải giám Trung Quốc.

Tân Hoa xã cũng đã thông báo, Tổng đội Hải giám Trung Quốc quản lý hai con tàu này sẽ “hành động theo diễn biến của tình hình”, tuy nhiên không đưa ra thông tin chi tiết về kế hoạch hành động đó.

Lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản đã từng vài lần đụng độ với các ngư dân Trung Quốc và một nhóm người Hồng Kông trong vùng biển tại nhóm đảo này trong những năm gần đây.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Bảo Thành (Nguồn: VOA)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Căng thẳng leo thang rùi....Híc!Posted Image

=========================

Báo Quân giải phóng Trung Quốc: Nhật Bản đang đùa với lửa

Thứ tư 12/09/2012 13:20

(GDVN) - Nhật báo Quân Giải phóng Trung Quốc cho biết trong một bài bình luận hôm qua 11/9 rằng Nhật Bản đang đùa với lửa và gọi việc mua các đảo là "sự thách thức trắng trợn nhất đối với chủ quyền của Trung Quốc kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II."

Ngày 11/9, sau thông báo của Nhật Bản về việc sẽ mua các đảo thuộc nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư từ chủ sở hữu tư nhân, hai tàu Hải giám Trung Quốc (CMS) đã được điều đến các hòn đảo ở Biển Hoa Đông "nhằm khẳng định chủ quyền" của Trung Quốc.

Posted Image

Tàu Hải giám 46 Trung Quốc được cho là đang ở gần nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư.

Tân Hoa Xã cho biết, các tàu đã đến vùng biển quanh nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư và sẽ có những biện pháp cần thiết để đối phó với tình hình.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố: "Chính phủ và lực lượng vũ trang sẽ quyết tâm bảo vệ chủ quyền trên các vùng lãnh thổ của quốc gia." Bắc Kinh đang theo dõi chặt chẽ tình hình và thực hiện các biện pháp thích hợp.

Theo các quan chức Nhật Bản, họ không chắc rằng các tàu của Trung Quốc đã đến trong bán kính 12 hải lý của các hòn đảo đó và xâm phạm lãnh hải của Nhật Bản.

Cuối ngày 10/9, Bắc Kinh đã triệu tập Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc để phản đối động thái của Nhật Bản mua 3 trong 5 hòn đảo ở Senkaku/Điếu Ngư.

Posted Image

Người Trung Quốc biểu tình tại nhiều thành phố nhằm phản đối động thái của Nhật Bản.

Tờ Quân Giải phóng trong một bài bình luận hôm thứ Ba nói rằng Nhật Bản đang đùa với lửa và gọi việc mua các đảo là "sự thách thức trắng trợn nhất đối với chủ quyền của Trung Quốc kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II."

Giữa lúc những lời lẽ chính trích bùng lên, Trung Quốc đã lần đầu tiên phát sóng bản tin thời tiết hàng ngày trên các hòn đảo tranh chấp.

Kéo theo đó là một loạt các cuộc biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh và ở hai thành phố khác ở phía đông và phía nam Trung Quốc với những tấm biển có dòng chữ như "Nhật Bản, hãy ra khỏi Trung Quốc."

Trong khi đó, Đài Loan cũng có tuyên bố chủ quyền trên nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Phái viên của Đài Loan đã được yêu cầu nộp đơn khiếu nại chính thức với Tokyo và dự kiến ​​sẽ trở về Đài Bắc hôm thứ Tư.

Posted Image

Người Trung Quốc biểu tình tại nhiều thành phố nhằm phản đối động thái của Nhật Bản.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda thừa nhận việc nước này đang bị đẩy vào một vị trí ngày càng bấp bênh, nằm giữa các nước láng giềng đang ngày càng mở rộng hoạt động quân sự của mình, như việc "Bắc Triều Tiên phóng vệ tinh bằng tên lửa và xây dựng chương trình hạt nhân, Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự và tiếp tục hoạt động mạnh mẽ ở các vùng biển trong khu vực và Nga cũng đẩy mạnh hoạt động ở vùng Viễn Đông."

Một số chuyên gia tin rằng hợp đồng mua đảo của Nhật Bản là để cản trở kế hoạch của vị Thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara mang tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, người đã công bố trước đó hy vọng sẽ phát triển các đảo.

Nhưng Sheila Smith, một thành viên cao cấp tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở Washington nhận định:, "Ông Ishihara đã đẩy chính phủ vào một vị trí rất khó khăn. Ông đã khiến họ làm vậy vào lúc này". Theo Smith, ba bên liên quan nên thấy động thái này là một nỗ lực của Tokyo nhằm làm hỏng kế hoạch của Ishihara.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Anh Vũ (Nguồn RT)

=======================

Một lần nữa Thiên Sứ tui khuyên các bên hãy kiềm chế. Posted Image

Tốt nhất nên đánh võ mồm thôi. Đại loại như: "cực lực lên án", "kiên quyết phản đối"...vv...Đại khái thế! Chứ nói to quá mà hổng làm gì được nhau thì dở ẹc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Iran tố phương Tây đánh cắp mưa

VIETNAMNET.VN

11/9/2012 15:29

Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad buộc tội phương Tây cố ý phá hủy các đám mây tạo mưa tiến về Iran như một phần của nỗ lực đẩy nước này vào hạn hán.

Posted Image

Cơn giận mới nhất của người đứng đầu Iran diễn ra khi ông có bài phát biểu giải thích về những vấn đề gây ra mưa ít, điều mà theo các chuyên gia là nó đe dọa nông nghiệp Iran.

"Hôm nay, đất nước chúng ta đang sắp hạn, một phần không chủ tâm do công nghiệp và một phần là cố ý - kết quả của việc kẻ thù phá hủy những đám mây đang tiến về Iran. Đó là một cuộc chiến mà Iran sẽ phải vượt qua", ông Ahmadinejad nói trong bài phát biểu tại thành phố Gonbad-e Kavus, biển Caspian, nhằm đánh dấu việc thành phố này được ghi nhận là di sản thế giới Unesco.

Dù Iran thừa nhận nước này là một trong những nơi có khí hậu khô hạn nhất thế giới nhưng những tuyên bố trên là cáo buộc mới nhất trong hàng loạt buộc tội kỳ lạ rằng phương Tây âm mưu biến tình trạng thiếu mưa thành một cuộc khủng hoảng lớn.

Tháng 7 vừa qua, người đứng đầu cơ quan di sản văn hóa Iran Hassan Mousavi đồng thời là phó Tổng thống Iran, đã kêu gọi các chuyên gia khí tượng điều tra khả năng phương Tây chủ tâm gây hạn hán ở Nam Iran, nơi mà truyền thống là một trong những vùng khô hạn nhất ở nước này.

"Tôi thấy rằng những kẻ ngạo mạn và thực dân trên thế giới này (ngôn ngữ mà Iran dùng để ám chỉ Mỹ và đồng minh) đang tác động tới tình hình môi trường ở Iran bằng công nghệ của chúng", ông Mousavi tuyên bố.

Các chuyên gia gần đây cảnh báo, lượng mưa ít đã tới mức không mong muốn, khiến chính quyền Iran phải chính thức ban bố tình trạng khô hạn tại 3/4 đất nước.

Tháng 5 năm ngoái, Tổng thống Iran Ahmadinejad cũng đưa ra cáo buộc tương tự khi khánh thành một đập nước ở tỉnh Markazi. Không lâu sau, trời bắt đầu mưa.

Người đứng đầu Iran cũng buộc tội các nước phương Tây cố ý xua mây để tạo bão tại chính nước mình, dẫn tới thiếu hụt mưa ở Trung Đông. Tổng thống Ahmadinejad nói, Iran sẽ theo đuổi vụ việc này thông qua các kênh pháp lý quốc tế.

Đầu năm nay, nhà lãnh đạo Iran này cũng buộc tội các quốc gia phương Tây tạo ra virus HIV nhằm làm suy yếu các nước đang phát triển và tạo thị trường cho các công ty dược phẩm.

Hoài Linh (Theo DailyMail, Telegraph)

=========================

Chắc Tây phương lại xuất hiện dị nhân nữa rùi Nhưng lần này là pha học có cơ sở hẳn hoi. Hic.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc đã thành ‘con rối’ trong tay Mỹ như thế nào?

Infonet.vn

Thứ Ba, 11/09/2012, 07:32 GMT

Không quá khó để nhận ra rằng Trung Quốc đang ngày càng cảm thấy bức bối trong cái thòng lọng đang ngày càng siết chặt của Mỹ. Thông thường, thời điểm gần đến bầu cử là lúc Trung Quốc sẽ sử dụng chiến thuật ly gián để thoát vòng vây. Nhưng lần này đã khác, đòn “vừa rắn, vừa mềm” của lưỡng đảng tại Mỹ đã khiến mọi hành động của Trung Quốc trở nên vô nghĩa giống như một con rối đang vẫy vùng trong tuyệt vọng.

Chỉ cách đây mấy ngày, khi bà Ngoại trưởng Hillary Clinton đến Bắc Kinh, Trung Quốc đã rất lớn tiếng tuyên bố “Mỹ đừng nên chõ mũi vào vấn đề Biển Đông”. Cùng lúc đó, ở đất Mỹ, đảng Dân chủ tổ chức đại hội chính thức bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử chức Tổng thống nhiệm kỳ 2 cho ông Barack Obama.

Không bỏ lỡ cơ hội, báo chí và truyền thông Trung Quốc lập tức đồng loạt công kích ông chủ Nhà Trắng với những lời lẽ hết sức “đanh thép” kiểu như “Chính quyền Obama là kẻ chỉ thích gây hấn, cố tình khuấy đục tình hình” hay tố cáo bà Clinton cùng với chính phủ Mỹ đang cố tình lôi kéo các quốc gia châu Á thành một mặt trận chống Trung Quốc…

Posted Image

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.

Có thể Trung Quốc hiểu điều đó nhưng rốt cuộc thì họ vẫn không thể nào làm giảm ý nghĩa chuyến công du của bà Hillary Clinton trong việc ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc trong các hành động gây căng thẳng trong khu vực có nhiều biển đảo đang bị Bắc Kinh tranh giành. Xa hơn nữa, điều đó cho thấy Trung Quốc đã không thể thành công trong việc lợi dụng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ để đạt được mục đích của mình.

Lớn tiếng chỉ trích tổng thống Obama và đảng Dân chủ nhưng thực tế Trung Quốc còn “chua chát” hơn khi nhận ra rằng họ chẳng nhận được sự “đồng cảm” nào từ phe đảng Cộng hòa và ứng viên Mitt Romney. Từ nhiều tháng qua, ông Mitt Romney đã không tiếc lời chỉ trích chính phủ hiện tại đã “thiếu cứng rắn” với Bắc Kinh trong các vấn đề quan trọng như nhân quyền, đánh cắp phát minh, sáng chế công nghệ, thao túng tỷ giá hối đoái để trợ giá xuất khẩu cho doanh nghiệp Trung Quốc,…

Trong nhiều bài diễn thuyết tranh cử của mình, ông Mitt Romney đã khẳng định, sự ưu tiên số 1 của ông ngay khi bước chân vào Nhà Trắng là “không để cho tên bạo chúa giàu có biến thế kỷ 21 thành thế kỷ của Trung Quốc”. Về quân sự, ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa còn cam kết sẽ tăng mạnh hơn nữa ngân sách cho quốc phòng và bán cho Đài Loan những vũ khí hiện đại nhất. Về thương mại, ông này tuyên bố sẽ bắt Trung Quốc phải chấp nhận cuộc chơi “có đi có lại” và sẽ bị trừng phạt nặng nề nếu tiếp tục làm giàu bất chính trên lưng cả thế giới bằng chính sách tỷ giá hối đoái “bẩn thỉu”.

Bị bật ra bởi quan điểm cứng rắn của đảng Cộng hòa, Trung Quốc đành ngậm ngùi quay về với các chính sách có vẻ dễ chịu hơn của chính quyền Obama nhưng rõ ràng, chính sách mềm mỏng, sử dụng áp lực từ nhiều phía (quân sự, thương mại, ngoại giao) của chính quyền Obama hay chính sách “quả đấm thép” mà đảng Cộng hòa nhăm nhe sử dụng đều đẩy Trung Quốc vào thế bị bao vây tứ bề. Có lẽ, đó chính là lý do vì sao mặc dù trước và trong chuyến công du của bà Clinton, giới truyền thông liên tục công kích nhưng thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Thôi Khải Thiên lại vẫn phải hạ giọng khi tuyên bố “Trung Quốc chỉ muốn làm việc chung với các bước để phát triển lâu dài”.

Posted Image

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2012.

Kế ly gián phiên bản 2012 của Trung Quốc đã thất bại và giờ đây quốc gia này đang phải “khiêu vũ theo nhịp điệu của nước Mỹ”. Thông điệp mà cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa gửi đến cho Trung Quốc đã quá rõ: Không ức hiếp láng giềng, không cạnh tranh bất chính và để chứng minh với Mỹ mình là “cường quốc thân thiện”, các nhà ngoại giao Trung Quốc trong những ngày qua đã phải tỏa đi khắp nơi, sang thăm Ấn Độ, tổ chức gặp gỡ lãnh đạo các quốc gia châu Á bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC và ra sức trấn an láng giềng…

Trong cuộc đấu này, Trung Quốc đã thua toàn diện.

MINH TÂN

Share this post


Link to post
Share on other sites

6 tàu Trung Quốc tiến vào quần đảo tranh chấp với Nhật

Thứ Sáu, 14/09/2012 - 08:18

(Dân trí) - Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết, sớm nay 6 tàu chính phủ Trung Quốc đã đi vào vùng biển quanh quần đảo tranh chấp giữa hai nước và phía Nhật đã ra cảnh báo yêu cầu các tàu này rời đi.

Posted Image

Tàu hải giám Trung Quốc Haijian 46 trong vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư trên Hoa Đông.

Sự xuất hiện của 6 tàu Trung Quốc diễn ra chỉ vài ngày sau khi chính phủ Nhật hoàn tất kế hoạch quốc hữu hóa quần đảo mà Nhật gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

“Tàu tuần tra của chúng tôi hiện đang yêu cầu họ rời khỏi lãnh hải của đất nước chúng tôi”, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật ra tuyên bố. Theo luật quốc tế, vùng lãnh hải trải dài tới 12 hải lý tính từ bờ biển của một nước.

Thủ tướng Nhật Noda đã yêu cầu cảnh giác cao độ sau khi lực lượng bảo vệ bờ biển cho biết hai tàu hải giám Trung Quốc đã tiến vào vùng biển của Nhật vào 6h18 sáng thứ sáu 14/9.

Theo sau hai tàu hải giám này là một nhóm 4 tàu khác. Chúng tiến vào vùng biển của Nhật Bản ngay sau 7h giờ, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật cho hay.

Cũng theo lực lượng này, hai tàu đầu tiên đã rời vùng biển vào khoảng 7h48 sáng 14/9.

Trong khi đó, từ Bắc Kinh, Tân Hoa xã cho biết: “Hai tàu hải giám Trung Quốc đã tới vùng biển quanh Điếu Ngư và các đảo lân cận vào ngày thứ sáu và bắt đầu tuần tra, giám sát ở đó”.

Quần đảo tranh chấp nằm trên Hoa Đông, cách Naha, thành phố chính của Okinawa, Nhật, khoảng 400km.

Vũ Quý

Theo AFP

=======================

Kinh wá! TQ bảo của TQ thì cứ việc sấn vào. Nhật Bủn bảo của Nhật Bủn thì cứ việc đẩy ra. Vậy thôi mà cũng phải cãi nhau.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con chó sống bên mộ chủ suốt 6 năm

Thứ sáu, 14/9/2012, 11:23 GMT+7

Một con chó ở Argentina bỏ nhà và đến nằm cạnh mộ của chủ nhân suốt từ khi ông qua đời tới nay.

Con chó chung tình

Posted Image

Con chó Capitán luôn ở cạnh ngôi mộ chủ suốt 6 năm qua. Ảnh: La Voz.

Con chó Capitán được ông Miguel Guzmán, sống ở thị trấn nhỏ Villa Carlos Paz, Argentina, mua làm quà tặng cậu con trai Damian vào năm 2005.

Một năm sau, ông Miguel Guzmán đột ngột mất. Sau đám tang, gia đình ông không tìm thấy Capitán nữa. Họ nghĩ nó đã chết hoặc sống ở gia đình khác. Cho đến một ngày, gia đình tới nghĩa trang để thăm Miguel và nhìn thấy con chó đang ngồi bên cạnh ngôi mộ của Miguel.

"Con trai tôi đã hét lên đó là Capitán. Con chó tiến lại gần chúng tôi, sủa và rên lên như thể đang khóc", bà quả phụ Verónica Moreno nói với tờ La Voz del Interior của Argentinian.

Điều làm gia đình bà ngạc nhiên là tại sao Capitán lại biết nơi an nghỉ của ông chủ.

"Chủ nhật tuần tiếp theo, chúng tôi tới nghĩa trang và con chó vẫn ở đó. Lần này, nó theo chúng tôi về nhà và ở lại một lúc, sau đó quay về nghĩa trang", bà Verónica cho biết.

Posted Image

Con chó có thể ở cạnh ngôi mộ cho tới khi chết. Ảnh: La Voz.

Giám đốc nghĩa trang, ông Héctor Baccega cho biết, lần đầu tiên thấy con chó, nó đi một mình và lòng vòng xung quanh nghĩa trang cho đến khi tìm thấy mộ của chủ nhân.

"Đúng 6h tối mỗi ngày nó lại nằm bên mộ và ở đó suốt đêm", giám đốc nghĩa trang nói.

Con trai Miguel Guzmán cho biết, cậu bé nhiều lần đưa con chó về nhà để nó có cuộc sống mới, nhưng lần nào Capitán cũng quay về nghĩa trang. "Cháu nghĩ con chó sẽ ở đây cho đến khi chết. Nó đang chăm sóc bố cháu", cậu bé nói.

Hương Thu

Thiếu gia đất mỏ bán cơm 5.000 đồng

Thứ sáu, 14/9/2012, 12:53 GMT+7

Từ một thanh niên rất "chơi bời", mua sắm không tiếc tiền, Trung bỗng thay tính đổi nết và luôn đau đáu với các bệnh nhân nghèo. Suất cơm 5.000 đồng hay bữa cháo miễn phí của Trung đã mang lại niềm vui cho nhiều người.

Quán cơm 5.000 đồng ở Hà Nội

Thứ bảy và chủ nhật, quán cơm bình dân di động của Nguyễn Thành Trung (24 tuổi, quê Quảng Ninh) lại đến với các bệnh nhân ở Bệnh viện Thanh Nhàn. Ngoài ra, cứ hai tuần một lần, Trung cùng các tình nguyện viên đến biếu cơm miễn phí cho bệnh nhân ở Bệnh viện K. Trước đó, quán cơm 5.000 đồng của chàng trai đất mỏ Quảng Ninh này "đóng đô" ở cổng sau của Bệnh viện Nhi Trung ương.

Với Trung, Bệnh viện Nhi và Bệnh viện K là hai nơi cậu mong muốn được chia sẻ nhất. Trung lý giải, Bệnh viện Nhi là nơi những đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời còn Bệnh viện K đón bệnh nhân nặng sắp ra đi. Bởi vậy, khi không được Bệnh viện Nhi Trung ương cho phép bán cơm 5.000 đồng ở cổng, thiếu gia này đã khóc...

Một lần tình cờ xem bức ảnh ông cụ đói lả nằm co quắp trên cầu Thanh Trì được chia sẻ trên mạng, Trung xúc động và cảm thương cho những hoàn cảnh khó khăn. Ý tưởng phát cơm miễn phí cho bệnh nhân nghèo của cậu ra đời từ đó. Ban đầu, định phát cơm miễn phí nhưng nhiều người khuyên làm theo mô hình cơm 2.000 đồng trong TP HCM để người mua cảm thấy thoải mái, cậu bắt đầu lên kế hoạch.

Posted Image

Không chỉ bạn bè, người thân mà ngay bản thân Trung cũng không ngờ cậu thanh niên ăn chơi ngày nào lại thay đổi đến vậy. Ảnh: NVCC.

Để ý tưởng thành hiện thực, Trung lặn lội vào TP HCM để học hỏi kinh nghiệm và tham khảo mô hình quán cơm 2.000 đồng. Thấy không đủ tiền và hình thức đó không phù hợp ở Hà Nội nên Trung quyết định làm theo ý mình.

Khi mới bắt tay vào làm cơm di động 5.000 đồng, Trung vừa ra trường và đang đi làm ở cửa hàng điện thoại. Toàn bộ 20 triệu đồng tích cóp được, Trung dành 10 triệu mua đồ dùng nấu ăn, đóng 3 tháng tiền thuê nhà trên đường Láng và chỉ còn vỏn vẹn 2 triệu đồng để mua rau, thức ăn.

Nhớ lại những ngày đầu tiên, "ông chủ" trẻ cười híp mắt và luôn miệng nói "khó khăn lắm, giờ nhắc tới vẫn buồn cười". Vừa nói, thân hình gày gò vừa trải qua phẫu thuật của Trung lại rung lên theo tiếng cười vui vẻ. Khuôn mặt nhỏ cùng cặp kính to màu đen trở nên "sinh động" nhờ nụ cười tươi.

Thức dậy từ 3h sáng, Trung lục đục cắm hai nồi cơm to để kịp chín. 4h, cậu cùng hai người bạn gái ra chợ Ngã Tư Sở mua đồ về nấu. Mỗi người chịu trách nhiệm một khâu, riêng Trung nhận phần nấu ăn. Ngày còn học ở nước ngoài, cậu thường xuyên phải nấu cơm nên công việc này với Trung là bình thường.

Trước đó, cả ba cùng lên thực đơn và liệt kê xem cần mua thứ gì, số lượng bao nhiêu khi chỉ có 2 triệu đồng. Không có tiền mua bếp gas, Trung dùng tạm 4 bếp than được một chị ủng hộ. Hôm Trung nhờ bạn lấy ôtô xịn chở bếp than, bát đũa đến, ai cũng phì cười vì không ngờ một thiếu gia như Trung lại "đồng nát" đến thế. Để tiết kiệm, Trung còn định mang than từ dưới quê Quảng Ninh lên.

Hôm đầu may nhờ có bà hàng xóm quen dùng bếp lò nhóm giúp, nếu không ba người loay hoay mãi không nổi lửa lên được. Bữa cơm đầu tiên có 67 suất gồm các món: trứng rán, canh rau ngót, thịt gà, lợn kho và đậu rán. Loay hoay mãi tới tận 10h30 mới xong. Trước khi mang cơm đến viện, một người được phân công đến phát phiếu ăn cho người bệnh.

Posted Image

Nhiều bệnh nhân và người nhà quen đồ ăn ở quán của Trung cứ tới thứ bảy, chủ nhật lại ra xếp hàng mua cơm. Ảnh: Hoàng Hà. Nhắc đến kỷ niệm bán cơm, Trung cho biết, lần đầu thấy rất ngại khi 3 người ôm thùng xốp to đứng trước cổng viện trước ánh mắt nhìn tò mò, lạ lẫm của mọi người. "Quan trọng nhất là vượt qua được cái Tôi. Một thanh niên ăn mặc sạch đẹp đứng ôm thùng xốp dán tờ giấy in chữ bán cơm có ngượng không? Tuy nhiên lúc nhìn thấy bệnh nhân chạy ra lấy cơm, cảm giác ấy không còn nữa", Trung nói.

Suốt những ngày bán cơm ở cổng Bệnh viện Nhi, hình ảnh bệnh nhân nghèo khổ và nụ cười hạnh phúc của họ khi nhận hộp cơm giá rẻ hay những âu cháo miễn phí nhưng đủ chất khiến Trung nhớ mãi. Có lần, một phụ nữ dân tộc mang phiếu cơm đến nhưng không có tiền mua. Trung liền xới cơm và gắp đồ ăn vào hộp biếu hai mẹ con. Lần khác, chứng kiến bà cụ 80 tuổi lập cập đi mua cơm, Trung lại chạnh lòng xót xa nhớ tới bà mình ở quê.

Dù mưa hay nắng, cứ thứ 7, chủ nhật hàng tuần, quán cơm di động của Trung lại đều đặn xuất hiện. Có hôm mưa bão, Trung và nhóm bạn vẫn mang cơm đến. Tới nơi thấy bệnh nhân và người nhà đang đứng đợi, cả nhóm cảm động rơi nước mắt.

"Cảm giác khó tả lắm. Chỉ biết rằng em thấy hạnh phúc. Nhiều người khổ quá", cậu thanh niên 24 tuổi tâm sự.

Hai tháng bán cơm ở cổng Bệnh viện Nhi Trung ương, quán cơm của Trung bị bệnh viện đuổi với lý do "căng tin không bán được hàng". Cơm, canh đã chuẩn bị sẵn mà không được bán, Trung ức phát khóc. Đến giờ mua cơm không thấy xe đến, bệnh nhân nhắn tin, gọi điện tới hỏi thăm. Tin nhắn nghi ngờ nhóm lừa đảo khiến Trung thấy đau đớn, cảm giác mình phụ lòng của những người nghèo khổ.

Posted Image

Bệnh nhân xếp hàng mua cơm 5.000 đồng dưới trời nắng nóng. Ảnh: Hoàng Hà.

Không được bán ở Bệnh viện Nhi, Trung chở cơm sang bán ở Bệnh viện Thanh Nhàn và sau đó là phát miễn phí ở Bệnh viện K. Thời điểm đó, nhóm nấu cơm của Trung đã phát triển rộng với nhiều thành viên tham gia. "Ông chủ" trẻ phải phân công các bạn làm theo ca, ca sáng chịu trách nhiệm nấu, ca sau dọn dẹp và "phục vụ" lại các bạn đi làm buổi sáng. Dựa vào đơn đăng ký ghi rõ khả năng làm được việc gì, Trung sẽ chốt lịch hàng tuần và sắp xếp các tình nguyện viên tham gia.

Mọi công việc đều do Trung tự tay lên kế hoạch lo liệu rồi vào bếp nấu. Cậu bảo, chưa yên tâm giao cho ai đó đỡ đần công việc. Đợt Trung phải nằm viện vì phẫu thuật khối u, bạn bè quen trên Facebook khi biết công việc của cậu tìm đến bệnh viện thăm.

"Có đôi vợ chồng trung tuổi ở Hà Nội đến thăm em. Hai bác nói một câu khiến em thấy mình phải bình phục nhanh để còn tiếp tục công việc giang dở. Bác ấy dặn: 'Cháu hãy cố gắng ăn uống để có sức khỏe. Còn nhiều người vẫn đang chờ cháu giúp đỡ", Trung kể lại.

Đến giờ người thân, bạn bè và bản thân Trung vẫn bất ngờ khi cậu bỗng dưng thay đổi không ngờ. Trung thừa nhận, trước đây rất "chơi bời". Thú vui lớn nhất của cậu là mua sắm và đi du lịch. Mỗi lần đi shopping, cậu không tiếc tiền nhưng giờ, mỗi lần định mua cái áo, đôi giày hàng hiệu, cậu lại tiếc rẻ nghĩ số tiền ấy có thể nấu được bao nhiêu suất cơm cho người nghèo.

Posted Image

Mới đây, Trung cùng nhóm tình nguyện của mình tới tặng quần áo mới, sách vở cho các em nhỏ làng chài Vông Viêng (Hạ Long). Ảnh: NVCC. "Không ai nghĩ em thay đổi như vậy. Bản thân em cũng không hiểu và chỉ cảm thấy mình bớt bồng bột, điềm đạm hơn và vui khi nhìn thấy nụ cười của những người nghèo khổ em giúp", Trung chia sẻ.

Sinh ra trong một gia đình có điều kiện ở Quảng Ninh, sau một thời gian "bươn chải" ở Hà Nội, Trung về tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình. Cậu tâm sự, trước đây chỉ mong có nhiều tiền để làm từ thiện còn giờ chỉ ước có nhiều thời gian để đi được nhiều nơi. Năm học mới này, cậu cùng nhóm tình nguyện đi tặng sách vở và quần áo cho các em nhỏ ở làng chài Vông Viêng (Quảng Ninh). Mới đây, cậu cũng lên tận Lào Cai để chia sẻ với người dân nghèo. Trung thu tới, cậu cũng có kế hoạch tổ chức vui chơi cho trẻ nhỏ.

Biết công việc này của Trung, bố mẹ và người thân ủng hộ cả tinh thần lẫn vật chất. Trung sợ nhất nước mắt của mẹ và chính bà lý do để cậu "quay đầu"... Nói đến dự định tương lai, cậu ước sẽ mở được quán ăn giá rẻ bán cơm một tuần ba buổi cho người nghèo, riêng thứ 7 sẽ phát cơm miễn phí ở bệnh viện. Trong thâm tâm, cậu vẫn áy náy vì không được đưa cơm tới Bệnh viện Nhi.

Bình Minh

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thị trường hàng hiệu lao đao khi các sếp bớt cặp bồ

Thứ bảy, 15/9/2012, 06:58 GMT+7

Những người đàn ông giàu có và các cô bồ nhí từng là mỏ vàng của các nhãn hiệu cao cấp. Lệ tặng quà xa xỉ cũng từng là lý do khiến thị trường này tăng trưởng doanh thu kỷ lục những năm trước. Nhưng giờ mọi chuyện đã thay đổi.

Nhà sản xuất đồ cao cấp nổi tiếng Burberry Group PLC vừa cảnh báo về lợi nhuận và doanh số bán ra thấp do nhu cầu giảm mạnh trên phạm vi toàn cầu. Tin tức này khiến cổ phiếu của Burberry giảm đến 21%. Lý do chính là nhu cầu của thị trường Châu Á-Thái Bình Dương, nhất là Trung Quốc, không còn phát triển nhanh như trước. Burberry cho biết lượng hàng bán ra tại thị trường này chỉ tăng 18% trong quý tài chính đầu năm, bằng một nửa so với năm trước đó.

Posted Image

Giám đốc tài chính của Burberry là Stacey Cartwright nói rằng việc tặng quà tại Trung Quốc ngày càng giảm bởi người dân đã có một cái nhìn mới về việc thể hiện sự giàu sang. "Rõ ràng là điều này đang tạo một ảnh hưởng nhất định", bà Cartwright trả lời trong một cuộc phỏng vấn vào hôm qua, "Nhu cầu tặng quà đang giảm xuống nghiêm trọng theo báo cáo gần đây nhất".

Còn Adrian Cheng, tổng giám đốc của Chow Tai Fook Jewellery Group, một trong những công ty trang sức hàng đầu thế giới, cũng đã bày tỏ sự quan tâm tới với vấn đề này trong một buổi phỏng vấn. Ông cho rằng khách hàng cảm thấy bi quan và dè dặt trước sự không rõ ràng của chính sách.

Ngoài ra, mức độ tăng trưởng chậm nhất trong 3 năm cũng góp phần kìm hãm tiêu dùng tại Trung Quốc. Tổng lượng bán lẻ tăng 13% và đạt mức 263,46 tỷ USD nhưng vẫn kém tốc độ tăng trưởng của cùng kỳ năm ngoài là 17%. Các nhà phân tích cũng chỉ ra các yếu tố khác đang ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ cao cấp như là sự thay đổi của xã hội và cách nhìn nhận của mọi người trong việc người giàu nên sử dụng đồng tiền như thế nào.

Những người đàn ông giàu có với các cô bồ nhí từng là mỏ vàng của nhiều nhãn hiệu cao cấp nhưng gần đây, theo một bản báo cáo của HSBC, xu hướng cặp bồ này đang trên đà đi xuống. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các hãng đồ hiệu.

Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê nhà nước Trung Quốc thì mức tăng trưởng của mặt hàng trang sức trong quý 1 là 20% trong khi tốc độ cùng kỳ năm ngoái là 59%. Còn theo các số liệu gần đây nhất của công ty tư vấn Mỹ Bain & Co thì số lượng đồng hồ bán ra tăng 15% trong quý đầu của năm nay, giảm mạnh so với 40% của cùng kì năm ngoái.

Posted Image

Việc tặng những món quà đắt giá, vốn là một thói quen giữa các doanh nhân và cán bộ lãnh đạo nhà nước Trung Quốc, nhưng giờ đây bị đặt dưới tầm ngắm của người dân. Aaron Fischer, một nhà phân tích tại công ty môi giới CLSA Châu Á-Thái Bình Dương cho biết sự chú ý này đã góp phần làm giảm nhu cầu các món quà xa xỉ như trang sức hay đồng hồ.

Sự chú ý đặc biệt này của người dân xảy ra cùng lúc nhà nước Trung Quốc đang chuyển đổi quyền lực. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đang kêu gọi các cán bộ nhà nước dừng sử dụng tiền công vào các món quà xa xỉ. Trong tháng 7, Trung Quốc đã cấm các công nhân viên chức của mình không được sử dụng tiền của nhà nước để mua các món đồ đắt tiền, hãng tin Xinhua News cho biết.

Vụ ầm ĩ mới nhất là của một công chức có biệt danh "người anh em thích đeo đồng hồ" đang được bàn tán trên các mạng xã hội của Trung Quốc. Ông này đã bị chụp khá nhiều bức ảnh đeo các loại đồng hồ đắt tiền khác nhau. Tự bào chữa cho mình trên mạng Weibo, một mạng xã hội giống Twitter của Trung Quốc, ông nói đã dùng những nguồn thu hợp pháp của mình để mua những chiếc đồng hồ đó và cũng đã trình báo đối với các cấp chính quyền về việc này.

Mặc dù vậy, so với nhiều thị trường khác thì ngành tiêu dùng cao cấp tại Trung Quôc vẫn đang phát triển cao. BMW AG mới đây công bố số lượng bán ra tại Trung Quốc tăng 38% trong tháng 8, nhiều hơn đến 25.377 chiếc so với một năm trước. Hãng ôtô thể thao của Đức Porsche AG cho biết số lượng xe nhập vào thị trường Trung Quốc tăng đến 28% hay 2.882 chiếc.

Tùng Vũ (theo The Wall Street Journal)

=============================

Những người đàn ông giàu có và các cô bồ nhí từng là mỏ vàng của các nhãn hiệu cao cấp. Lệ tặng quà xa xỉ cũng từng là lý do khiến thị trường này tăng trưởng doanh thu kỷ lục những năm trước. Nhưng giờ mọi chuyện đã thay đổi.

Cứ yên tâm! Không hề gì. Nền kinh tế sẽ phát triển vì những người chồng thể hiện sự thủy chung và yêu quý bà xã khi mua các đồ trang sức bình dân tặng vợ.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tham- sân- si và hội chứng 'Hai Bà...'

15/9/2012 05:00

Có một khái niệm nhanh chóng được “dân…gian” tổng kết. Đó là hội chứng “Hai Bà Trưng”, mà người đời vui đùa gọi là hội chứng Sợ! Ở đây, là sợ va chạm, sợ đụng chạm, và cao nhất là sợ đối diện với sự thật.

Có một cái tên, rồi đây, có thể sẽ đi vào lịch sử của ngành năng lượng. Nhưng hẳn là với những ghi chép không mấy sáng sủa, thậm chí biết đâu là bi thảm? Đó là thủy điện Sông Tranh 2- công trình có tổng vốn đầu tư tới gần 5.200 tỷ đồng, với hồ chứa nước dung tích 730 triệu m3, và được thiết kết trên độ cao 100 mét so với hạ lưu.

"Bảo tàng"...tham- sân- si?

Nếu mấy tháng trước đây, ST 2 phải chịu vô vàn "dư chấn" xã hội- những phản biện, chỉ trích của báo chí, lo ngại của người dân trước hiện tượng nứt đập, nước tuôn chảy...

Thì giờ, đến lượt hàng nghìn người dân huyện Bắc Trà Mi (Quảng Nam), nơi ST2 tọa lạc, kinh hoàng và hoang mang, liên tục chịu đựng những "dư chấn" của nó- hơn 40 trận động đất lớn nhỏ?

Tâm chấn (động đất- KD) đã được các nhà khoa học xác định là tại khu vực hồ chứa đập thủy điện ST 2. Nguyên nhân động đất, theo các nhà khoa học, được xác định là do hồ chứa thủy điện ST 2 tích nước gây nên động đất kích thích.

Riêng đêm 3/9, có tới 4 trận động đất. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo, nguy cơ xảy ra các trận động đất lớn hơn, ở đây là hiện hữu. Không biết sự giận dữ của xã hội đáng sợ hơn hay sự giận dữ của thiên nhiên đáng sợ hơn? Khi mà số phận và tính mạng hàng ngàn hộ dân ở huyện Bắc Trà Mi đang hàng ngày, hàng giờ treo lơ lửng dưới những trận động đất?

Posted Image

Bảo tàng Hà Nội hiện đang thiếu hiện vật trưng bày

Ngược với báo cáo của Bộ Công thương, đề nghị Chính phủ cho tích nước vận hành thủy điện ST 2, và cũng ngược với kết luận của Tập đoàn Điện lực VN (EVN) cho rằng ,các đợt rung chấn vừa qua không ảnh hưởng đến công trình, nhiều chuyên gia lĩnh vực thủy lợi- thủy điện lên tiếng cảnh báo đáng sợ. Trong khi, đến thời điểm này, ST 2 mới tích nước khoảng 200-300 triệu m3.

GSTS Nguyễn Thế Hùng (ĐHBK Đà Nẵng) cho rằng những đề nghị đó, chẳng khác gì "đánh cược" với tính mạng và tài sản của hàng nghìn người dân.

Phần thắng sẽ thuộc về Bộ Công thương, về EVN đầy tiềm lực, hay phần ...thua thuộc về những người dân tay không? Chưa rõ. Nhưng chính vào thời khắc này, nhiều câu hỏi cần đặt ra, sòng phẳng.

Xưa nay, "số phận" các đập thủy điện, về kỹ thuật, thật oái oăm, luôn xây dựng ngay trên những đới đứt gẫy, mà ST 2 không phải ngoại lệ. Nhiều chuyên gia thủy điện cho rằng, vẫn có thể thiết kế đập an toàn trong vùng động đất, nhưng với điều kiện xem xét, đánh giá, tính toán thật đầy đủ các yếu tố liên quan, đặc biệt trong thi công, kết cấu công trình phải thật bảo đảm. Đó là điều kiện đủ.

Tiếc thay, nói đến chất lượng công trình, ở ta, đó lại luôn là điều kiện...thiếu nhất. Bởi con người không đủ cái tâm.

Cũng ông Nguyễn Thế Hùng cho biết "khi đi cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam khảo sát thân đập, cho thấy công trình đã rệu rạo lắm rồi". Nên nhớ công trình này đầu tư hơn 5000 tỷ đồng, một số tiền khủng!

Còn ông Lê Trí Tập, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cũng là 1 chuyên gia thủy lợi từng "chỉ thẳng mặt chủ đầu tư, nói hiện tượng rò rỉ nước ở công trình là do không có lõi đồng ở giữa các khối bê tông hoặc có mà là hàng kém chất lượng. Họ cứng họng không cãi được.

Mà không chỉ ST 2, hầu như 100% thủy điện ở Quảng Nam thiếu 3 điều cốt lõi: Cống xả đáy, diện tích hồ phòng lũ và hệ thống quan trắc. Vì sao? Vì họ sợ tốn tiền, họ chỉ nghĩ đến lợi nhuận!"

Ôi chao, lại chuyện đồng tiền!

Khoảng 40 tỷ đồng, để "vá víu" lại cái "rách toác" thân đập ST2, đã phải là con số cuối cùng chưa? Đã đủ để "vá víu" sự "rách toác" lương tâm không ít kẻ chưa? Chắc là chưa.

Theo các chuyên gia, đây mới chỉ là phương án khắc phục tạm thời, chưa thể xử lý triệt để (!)

Nếu ST 2 tiếp tục gây những sự cố lớn hơn nữa, ai sẽ phải chịu trách nhiệm trước tính mạng hàng nghìn người dân Bắc Trà Mi đây?

Được biết, tại cuộc họp báo cáo sơ bộ của đoàn công tác Bộ KH- MT, Bộ Xây dựng..., về ST2, ông Nguyễn Đức Hải, Bí thư TU Quảng Nam đã phải đề nghị: Nếu đập ST2 không an toàn, cần phải "hy sinh" công trình này.

Đó quả là cân nhắc bất đắc dĩ và quá đau xót!

Ông Nguyễn Đức Hải cũng yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tư trong vụ việc này.

Đồng tiền- luôn là thủ phạm duy nhất của các dự án "đổ bể" đến đau đớn và hổ thẹn: Đại lộ Đông Tây, PMU 18, Vinashin, Vinalines...Và còn những dự án nào nữa, nay mai? Mới đây nhất, báo Tuổi Trẻ đưa tin, cầu cảng Tổng kho dầu khí Đà Nẵng, công trình được đầu tư 400 tỉ đồng, bị sập đổ.

Giữa lúc ST 2 còn "hứa hẹn" răn đe con người những trận động đất ở "thì tương lai", thì 1 dư chấn khác, mạnh không kém ST2 nổ ra. Dự án xây dựng Bảo tàng lịch sử Quốc gia, với tổng số tiền đầu tư hơn 11 nghìn tỷ đồng!

Một bảo tàng lịch sử tầm cỡ quốc gia với kiến trúc trông rất "phồn thực"- dự kiến sẽ được xây, trong khi Bảo tàng Hà Nội vừa xây xong cách đây ít lâu, với 2300 tỷ đồng, trông hệt kim tự tháp ngược, vừa xấu về hình hài, vừa ốm yếu về chất lượng, nằm trơ khấc, bẽ bàng trong sự quạnh quẽ vì quá ít khách tham quan.

Chợt nghĩ tới tư duy văn hóa của người Việt chúng ta.

Trong khi liên tục cho ra đời những dự án khủng, kiểu dự án hơn 11000 nghìn tỷ đồng thì không tiếc, mà lại "tiếc" có hơn 11 tỷ đồng- cho bảo tồn 1 di sản văn hóa quốc gia- chùa Trăm Gian.

Để đến nỗi ngôi chùa bị phá hỏng. Chỉ khi đó, quản lý văn hóa mới cuống lên, vào cuộc.

Hồn cốt Chùa Trăm Gian, hồn cốt của Thành nhà Mạc, của Chùa Trầm mới đây, và của bao di tích văn hóa- lịch sử đã không còn. Hay chính hồn cốt "văn hóa Việt" đã ...vất vưởng từ lâu lắm rồi?

Oái oăm thay, dự án này ra đời vào lúc ngẫu nhiên, ngành giáo dục trước đó, vừa tiến hành 1 cuộc khảo sát về đội ngũ nhà giáo. Kết quả điều tra xã hội học- cũng tạo nên 1 "dư chấn" đau đớn cho những ai vốn quan tâm tới nền học vấn nước nhà.

Tới 50% số nhà giáo của 7 tỉnh, t/p được khảo sát trả lời, họ hối hận vì đã chọn nghề, và không muốn tiếp tục dạy học nữa. Bởi cơm áo không đùa với...nhà giáo. Bởi công việc nhiều áp lực, bệnh dối trá đã thành hệ thống, kéo đến hệ lụy dạy học không còn là nghề được xã hội tôn trọng. Có gì đó tựa sự tổn thương!

Nhiều năm trước đây, khi lăn lộn ở cơ sở, rất nhiều lần người viết bài trò chuyện với các nhà giáo vùng khó khăn. Một điều thực cảm động, họ chọn lựa nghề dạy học, vì yêu nghề, yêu trẻ. Đó là 1 thực tế.

Nhưng ở chính hành trình hội nhập với thế giới hiện đại này, con số 50% nhà giáo hối hận và quay lưng lại với nghề của mình cũng là 1 thực tế khác.

"Yêu" và ... "ly thân" là 2 trạng thái hạnh phúc và khổ đau của con người. Nhưng từ "yêu" đến "ly thân" với nghề của 50% số nhà giáo kia, hẳn không phải lỗi tại họ.

Chúng ta thường nhắc đến khẩu hiệu: "Giáo dục là động lực phát triển". Nhưng mới ở 7 tỉnh, t/p, đã có tới 50% số nhà giáo không còn động lực với nghề. Vậy thì đất nước sẽ phát triển ra sao? Chẳng lẽ, khẩu hiệu vẫn chỉ là khẩu hiệu?

Chẳng lẽ, ngành giáo dục đã trở thành 1 thứ ... "bảo tàng", vì sự cổ lỗ, lạc hậu, tụt hậu, và chỉ mang ý nghĩa xem xét như là những hiện vật, những chứng cứ của 1 giai đoạn lịch sử trong quá khứ? Vậy tương lai của dân tộc này, sẽ đi lên từ đâu?

Hay những dự án như Đại lộ Đông Tây, PMU 18, Vinashin, Vinalines... và biết đâu nữa, cả dự án Bảo tàng lịch sử Quốc gia, đáng được xây thành "bảo tàng"... tham- sân- si?

Và những cơn động đất kinh hãi của ST 2, sự nứt toác đập ST2, liệu có thể là những "vật chứng" sinh động cần được trưng bày tiếp trong loại bảo tàng này không?

Posted Image

Vết nứt ở Thuỷ điện Sông Tranh

Hội chứng "Hai Bà..."

Sau những ồn ã phản biện và tranh cãi gay gắt về cuốn SGK tiếng Việt lớp 3 "Hai Bà Trưng đánh giặc nào", rút cục có 1 khái niệm nhanh chóng được "dân...gian" tổng kết. Đó là hội chứng "Hai Bà Trưng", mà người đời vui đùa gọi là hội chứng Sợ! Ở đây, là sợ va chạm, sợ đụng chạm, và cao nhất là sợ đối diện với sự thật.

Nhưng hội chứng "Hai Bà" này, hóa ra khá ...thời thượng và phổ biến. Và nếu pháp luật không được thượng tôn, nếu thiết chế quản lý lỏng lẻo, nếu con người luôn cầu an và thỏa hiệp, thì rút cục trong xã hội, sẽ diễn ra nghịch lý: Người ngay sợ kẻ gian. Cái tốt sợ cái xấu. Cái hay sợ cái dở. Cái chính sợ cái tà.

Khi ấy, sự hoài nghi sẽ lên ngôi!

Mới đây, người hâm mộ thể thao ồn ào xung quanh vụ HLV Hữu Thắng (Đội Sông Lam- Nghệ An), bức xúc trước đề nghị, cần có cuộc xét nghiệm ma túy trên diện rộng với các cầu thủ của mình. Vì theo vị này, điều đó là xúc phạm, làm tổn thương đến các cầu thủ của CLB.

Nhưng sự bức xúc của HLV Hữu Thắng, liệu có ghê gớm hơn sự bức xúc của người hâm mộ môn thể thao Vua này không? Khi họ trực tiếp nhìn hình ảnh cực kỳ phản cảm, và bệ rạc của cầu thủ Huy Hoàng lái chiếc xe CRV gây tai nạn ở Thanh Hóa trong tình trạng mất kiểm soát, "người lắc lư, tay múa may", nghi vấn là biểu hiện của việc đang phê thuốc lắc?

Và thực trạng hư hỏng của nhiều cầu thủ bóng đá đội SL liệu có giấu được mãi trong bóng tối?

Cho dù cuối cùng, Huy Hoàng, "biểu tượng" của bóng đá xứ Nghệ, thoát khỏi yêu cầu chính đáng của dư luận. Nhưng "biểu tượng" đó, thực ra, đã... đổ bể trong lòng người hâm mộ mất rồi.

Hữu Thắng có thể bảo toàn được danh dự cho toàn đội không, nếu như vị HVN này, theo cách nói của "dân...gian"- cũng đang mắc hội chứng "Hai Bà"- hội chứng sợ. Sợ đối diện với sự thật!

Thực chất, ai đang làm tổn thương ai? Người hâm mộ hay Huy Hoàng và các cầu thủ của HLV Hữu Thắng?

Và những ngày này, dư luận xã hội cũng rất quan tâm đến đợt sinh hoạt chính trị lớn- phê và tự phê bình trong Đảng.

Trong ứng xử của đời sống cộng đồng, có câu tổng kết của dân gian rất hay: Một điều nhịn, 9 điều lành! Nhưng trong cuộc đời, có khi 1 điều nhịn, dễ thành 9 điều ...dở.

Mới đây, trả lời phỏng vấn của báo Nhân Dân, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ cho rằng, nếu không có ai nhận trách nhiệm vụ Vinashin, Vinalines thì việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình coi như không thành công. Và: Cần kết luận rõ ai thuộc 1 bộ phận không nhỏ suy thoái...

Chỉ một chữ ai, trong "nhóm lợi ích", trong "1 bộ phận suy thoái", nhưng là cả một cuộc sinh hoạt chính trị căng thẳng, nghiêm khắc. Sự day dứt của vị cán bộ tổ chức lão thành, có kinh nghiệm thực tiễn đầy mình, trước chữ ai còn bỏ ngỏ đó, là 1 thực tế xót đau.

Vì vậy, sẽ tốt hơn rất nhiều, nếu cơ chế quản lý, nếu thiết chế kinh tế- chính trị- xã hội hiện nay, trước thách thức của hội nhập và phát triển, nhạy bén nhìn ra những khiếm khuyết để hoàn thiện, phù hợp quy luật thực tiễn và thời đại.

Ở đó, pháp luật, pháp luật, và chỉ pháp luật mà thôi phải được coi là thượng tôn.

Ở đó, pháp luật thực sự được tôn trọng, được tôn vinh đóng vai trò điều chỉnh, kiểm soát mọi động cơ, hành vi của mỗi công dân, từ thường dân đến quan chức cao cấp. Chỉ khi đó, căn bệnh duy ý chí, chỉ nói mà không làm, nói vậy không phải vậy, mới có cơ bị thải loại trong đời sống. Mọi cuộc sinh hoạt chính trị mới đạt hiệu quả.

Tham- sân- si là bản năng giống loài của con người, là tính người. Nó không phải là thuộc tính riêng biệt. Mà nó ngự trị trong tất cả chúng ta, trong tôi, trong anh, trong chị..., nó hành trình cùng con người, từ xã hội tiểu nông đến xã hội văn minh.

Nhưng nó, tham- sân- si sẽ được kiểm soát, ngăn ngừa, nếu sự công khai, minh bạch và công tâm của pháp luật luôn ngự trị trong xã hội.

Chả thế, từ thời cổ đại La Mã, đến thời hiện đại ngày nay, hàng nghìn năm đã đi qua, biết bao vật đổi sao dời, nhưng biểu tượng Thần Công lý luôn là chiếc cân thăng bằng! Chiếc cân phân định cái Thiện- cái Ác, biểu tượng của lẽ phải, sự công bằng, nghiêm minh và không thiên vị, vẫn tồn tại và bất biến.

Kỳ Duyên

----

Tham khảo:

http://vietnamnet.vn...chuyen-mon.html

http://vietnamnet.vn...a-vao-rung.html

http://vtc.vn/2-3300...ram-xi-mang.htm

http://tuoitre.vn/Ba...a-dung-luc.html

http://vietnamnet.vn...om-loi-ich.html

http://vietnamnet.vn...thanh-cong.html

=====================

Cái bài zdiết này bàn về nhiều đề tài wá. Khiến Thiên Sứ tui lùng bùng lỗ tai, xem sốn con mắt - ấy là nói theo kiểu dân miệt vườn Nam Bộ. Lào nà bàn về cái thủy điện Sông Tranh; lào nà bàn về sự dũng cảm cần thiết trong xã hội Việt Nam hiện lay...vv...và ...vv...

Zdề cái thủy điện sông Tranh thì nó kẹt chỗ này: Bảo đập mịa nó đi thì chẳng ai dám! Ai đủ dũng cảm để quyết một việc đổ đi cả hơn 5000 tỷ xuống sông Tranh? Ai chứ tớ thì hổng dám rùi. Lấy gì nàm bằng chứng đập sẽ vỡ khi động đất? Ló đã vỡ đâu mà đòi đập. Hi! Chỉ khi nào nó vỡ mới có "cơ sở pha học" để các nhà pha học công nhận nà ló đã vỡ rùi. Hic. Những khổ một lỗi nà lếu ló vỡ thì vài chục ngàn dân thành cá rồi mới xác định được cơ sở pha học của cái đập vỡ. Như vậy đập đập cũng không có cơ sở pha học, không đập đập thì nhỡ ló vỡ thì nàm sao - cũng không có cơ sở pha học được các nhà pha học xác định là ló không vỡ. Thế thì nàm thế lào?.

Thôi, để tớ bảo thế lày nhá. Cứ coi như đập không vỡ như các bên bảo không; và chuẩn bị xây dựng những công trình ngăn nước lũ; hoặc chí ít giảm thiệt hại nếu đập vỡ gây ra cho các bên bảo có. Lúc ấy hãy tích nước và chỉ nên tích từ từ để quan sát diễn biến. Được chưa?

Còn báo lói về nòng dũng cảm thì tớ thấy không có "cơ sở pha học"; chưa được "các nhà khoa học công nhận"; "nập nuận chưa chặt chẽ", "cần bổ sung cho có sức thuyết phục"...Bởi vì tớ chẳng thấy thằng nào con nào có chữ "hèn" trên mặt cả. Không tin hả? Thì thử chỉ vào mặt thằng nào đó mà nói: "Thằng hèn!" thế là nó cho ăn đấm ngay để chứng tỏ sự dũng cảm. Cho nên thôi đi. Không bànPosted Image.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nâng cao hiểu biết lịch sử dân tộc cho thế hệ trẻ

15/09/2012 3:00

Sáng 14.9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới dự lễ khai giảng năm học mới của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (KHXH-NV), ĐH Quốc gia Hà Nội.

Trăn trở về hiện tượng “những năm gần đây, học sinh không hứng thú học môn lịch sử và trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH, có khá nhiều điểm 0 về môn học này gây ra sự lo ngại của xã hội về sự hiểu biết lịch sử dân tộc của thế hệ trẻ”, Chủ tịch nước đề nghị: “Trường ĐH KHXH-NV với khả năng của mình, cần tham gia tích cực, có hiệu quả vào việc giải quyết vấn đề này”.

Nhân dịp năm học mới, Chủ tịch nước cũng đề nghị Bộ GD-ĐT, các bộ ngành có liên quan cần đổi mới công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ, đồng thời nâng cao trách nhiệm của nhà trường, tạo điều kiện cho nhà trường thu hút được những nhà khoa học có tài năng, tâm huyết ở trong và nước ngoài để xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên của nhà trường.

Tuệ Nguyễn

======================

Nếu chỉ bình luận cái tựa của bài báo thì tôi đặt vấn đề thế này:

Hiểu biết lịch sử là hiểu biết sự thật lịch sử, hay chấp nhận cái nhìn duy ý chỉ và chủ quan của một số người có quyền lực học thuật?

Người ta có thể phân tích, nhìn nhận hiện tượng lịch sử theo cái nhìn chủ quan, chứ không thể phủ nhận hiện tượng khách quan. Quan điểm cho rằng:

Thời Hùng Vương chỉ là một liên minh bộ lạc tồn tại vào khoảng thế kỷ thứ VII BC là phủ nhận sự thật lịch sử và không thể chấp nhận được.

Cá nhân tôi ủng hộ một cuộc cải cách việc giảng dạy môn sử với sự xác định đúng đắn cội nguồn dân tộc Việt.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học giả Đài Loan hiến kế “độc” để bảo vệ Điếu Ngư

Thứ Bảy, 15/09/2012 11:07

Tuần san Châu Á số mới nhất của Hong Kong đăng bài của Giáo sư Thái Dực của Đại học Khoa học Đài Loan, đưa ra một "quái chiêu" về vấn đề đảo Điếu Ngư.

Posted Image

Tàu hải giám Trung Quốc (phía gần) và tàu tuần tra Nhật gần Senkaku sáng 14-9. Ảnh: Asahi

Giáo sư Thái Dực cho rằng Trung Quốc đã thúc đẩy việc bảo vệ quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) được 40 năm song vẫn chỉ dừng ở mức thảo luận về học thuật mà chưa có hành động thực tế. Theo ông này, Nhật Bản từng bước lấn tới, trên thực tế đã giành quyền kiểm soát quần đảo Điếu Ngư và vùng biển xung quanh. Nếu để xảy ra xung đột với Nhật Bản, Trung Quốc sẽ "giúp" Mỹ ngồi vào thế “ngư ông đắc lợi,” mang lại cơ hội cho Mỹ tuyên truyền về “mối đe dọa Trung Quốc,” gây cản trở cho sự “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc.

Theo Giáo sư Thái Dực, Trung Quốc không thể ngồi đợi Nhật Bản lấn lới. Để có bước đột phá, tốt nhất là Chính phủ Trung Quốc nên tuyên bố với cộng đồng quốc tế rằng quần đảo Điếu Ngư và vùng biển phụ cận là khu vực bắn thử đạn pháo của quân đội Trung Quốc, tiến hành bắn thử đạn pháo không định kỳ cả năm ở đây.

Tàu thuyền, máy bay, kể cả tàu dân sự và phương tiện bay dân sự không được lại gần phạm vi lãnh hải 12 hải lý của quần đảo Điếu Ngư, cũng không được dừng lại ở vùng biển phụ cận quần đảo Điếu Ngư để tiến hành điều tra, nghiên cứu biển hay đánh bắt cá.

Tất cả các hành động đó đều bị coi là xâm nhập phi pháp, có tính chất thù địch. Do đã công bố quần đảo Điếu Ngư và vùng biển phụ cận là khu vực bắn thử đạn pháo của quân đội Trung Quốc, nên nếu có trường hợp nào bị pháo kích tấn công không báo trước, ngoài ý muốn, Chính phủ Trung Quốc sẽ không chịu trách nhiệm.

Theo Giáo sư Thái Dực, việc lợi dụng đạn pháo tiến hành phong tỏa vùng biển trên có thể tránh được khả năng va chạm với tàu thuyền và máy bay của Mỹ, Nhật Bản cũng như khả năng va chạm dẫn đến xung đột quân sự.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc có thể sử dụng radar tầm xa và máy bay không người lái tiến hành giám sát 24/24 giờ đối với quần đảo Điếu Ngư và vùng biển phụ cận. Bố trí quân sự kiểu này rủi ro ít, chi phí thấp, hiệu quả cao, vừa tránh được xung đột trực diện với Mỹ, Nhật Bản, vừa có thể ngăn chặn kẻ địch xâm phạm.

Đồng thời, nếu Trung Quốc có thể đưa ra được biện pháp hữu hiệu buộc Nhật Bản thực hiện, hiệu ứng dây chuyền sẽ xảy ra, việc thu hồi các hòn đảo ở Biển Đông chỉ là vấn đề trong tương lai gần.

Theo TTK (TTXVN)

====================

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ: 1 quốc gia ngu ngốc và lạc hậu

bocphet.vn

Tháng 9 13th, 2012

“Hoa kỳ thực ra chỉ là một làng quê khổng lồ và kém phát triển” – một tiểu luận ẩn danh trên trang web hóa ra lại khơi mào cho sự châm biếm nhằm chính Trung Quốc.

Trước chuyến thăm ngoại giao của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton tới “Vương Quốc ở trung tâm thế giới” một luận điệu phê phán đầy mỉa mai đã lan tỏa như virut trên Sina Weibo, một mạng xã hội của Trung Quốc, với hơn 44 ngàn lượt chia sẻ và 5400 lời bình trên Twitter. Luận điệu này không rõ nguồn gốc và tác giả đã phê phán một cách bỡn cợt nước Mỹ như một quốc gia ngu ngốc, thô sơ và ấu trĩ. Tưởng rằng có thể làm các độc giả Mỹ bị xúc phạm, nhưng chẳng bao lâu sau khi được ra mắt, bài viết đó thực sự đã trở thành một sự phê phán sắc sảo và có tác dụng ngược lại đối với Trung Quốc.

Posted Image

Cờ của Trung Quốc và Mỹ trong một cuộc họp ngoại giao ở Bắc Kinh

Tờ Tea Leaf Nation đã dịch những phần lý thú và rôm rả nhất (chúng thường có mặt trong đa số các bài luận) và xin mời các độc giả thưởng thức.

Đừng đi Mỹ, một quốc gia ngu ngốc và lạc hậu

Tôi từng ở Mỹ một thời gian dài và giờ đây thì thấy hối hận vì sự lựa chọn này. Chúng ta đã bị mụ mẫm bởi truyền thông phương Tây luôn luôn làm cho ta nghĩ rằng Hoa Kỳ là một đất nước hiện đại. Nuôi hy vọng học tập khoa học tân kỳ của Mỹ để về phục vụ quê hương, tôi đã bằng mọi nỗ lực để theo đuổi “siêu cường” đó, thế nhưng kết quả lại thật đáng thất vọng!

1. Hoa Kỳ thực ra chỉ là một cái làng nông nghiệp khổng lồ kém phát triển. Ở trường trung học các thầy giáo vẫn dạy rằng công nghiệp càng phát triển thì môi trường lại càng bị xâm hại. Ví dụ như trong một thành phố công nghiệp bạn phải thấy ống khói khắp nơi, các xí nghiệp to khắp nơi và bụi cũng khắp nơi. Đó mới là biểu tượng của công nghiệp hóa! Thế còn Hoa Kỳ thì sao? Đố bạn tìm ra các ống khói, thảng hoặc mới thấy một vài cái nho nhỏ nhưng lại là thứ để trang điểm cho nhà dân. Thay vào đó là những dòng sông và hồ nước sạch khắp nơi nơi và chẳng có các nhà máy giấy và luyện thép nơi bờ sông. Không khí trong lành và sạch là biểu tượng của một xã hội thô sơ và đó không thể là dấu tích của công nghiệp hóa !

2. Người Mỹ chẳng hiểu gì về kinh tế. Các tuyến đường cao tốc tỏa đi mọi phương, có lẽ là đến mọi làng xóm, tuy nhiên khó tìm ra nổi một trạm thu phí! Thật là một sự phung phí khủng khiếp cơ hội kinh doanh! Khó có thể cưỡng nổi ý định của bản thân là xúc một ít xi măng để xây vài trạm thu phí và chắc chắn là chỉ trong vòng một tháng tôi sẽ có đủ tiền để mua một căn nhà trông ra Đại Tây Dương. Ngoài ra, bên lề đường cao tốc bạn có thể thấy những mặt hồ tĩnh lặng còn hoang dã. Chính quyền để mặc cho lũ chim cư ngụ và vẫy vùng thỏa sức mà không nghĩ tới việc thiết lập vườn cảnh quan trông ra hồ để kiếm bộn tiền. Rõ là người Mỹ không có cái đầu làm kinh tế.

3 Ngành xây dựng Hoa Kỳ quả là quá thô sơ. Ngoài một số lượng nhỏ các thành phố lớn (mà bạn đã biết) thì không có những tòa tháp bê tông và gạch chọc trời… Tôi sợ rằng hình như Mỹ không có các tòa nhà bằng gạch. Hầu hết nhà cửa làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu lạ khác. Sử dụng gỗ thô sơ để xây nhà thì dường như những kiến trúc ngoại bang này còn chưa qua thời phong kiến trước khi có nhà Thanh!

4. Lối tư duy của người Mỹ ngây ngô và lạc hậu. Khi mới tới Mỹ tôi thuê một cái xe kéo chở hành lý giá 3 đôla, nhưng lại không có tiền lẻ. Một người Mỹ thấy tôi có nhiều đồ nên đã trả 3 đồng đó và thuê xe cho tôi. Người Mỹ thường cởi mở và hỏi xem tôi có cần giúp đỡ gì không. Ở nước tôi, đã qua thời của Lôi Phong vào những năm 50 và 60 thế kỷ trước cho nên bây giờ thì cái lối cư xử đó quả là quá lạc hậu! (Lôi Phong là thanh niên thời phong trào thi đua cộng sản Mao, người từng được nêu gương sáng về đạo đức hy sinh bản thân). Trở lại thời kỳ đó, con người ta rất đạo đức giả, nhưng bây giờ thì chúng ta không theo lối mòn đó nữa. Chúng ta tiến hành mọi việc giờ đây một cách trần trụi và đó mới là hiện đại hóa! Bởi vậy lối tư duy của Mỹ lạc hậu hơn chúng ta vài thập kỷ và không có dấu hiệu nào cho thấy rằng họ có khả năng đuổi kịp chúng ta.

5. Người Mỹ không biết ăn thịt thú rừng. Có một đêm tôi lái xe đi cùng một bạn học đến thành phố khác và bất thình lình mấy con nai Sika (một giống nai đốm có nguồn gốc từ Nhật Bản – ND) nhảy xổ ra. Anh bạn cùng lớp lập tức phanh gấp và đổi hướng để tránh tai nạn. Hình như là trường hợp kiểu này thường xảy ra khi mà sự va chạm với một con nai cũng đủ để làm vỡ tan chiếc ô tô. Chính phủ Mỹ không biết quản lý chuyện này như thế nào… Và người Mỹ quả thực không biết ăn thịt thú rừng, họ cũng không có cả quán ăn chuyên thịt thú rừng, rất ít khẩu vị đối với thú rừng thơm ngon bị giết thịt như hươu, nai và kém hứng thú bán sừng hươu nai để kiếm những khoản tiền lớn! Người Mỹ sống cùng động vật hoang dã hàng ngày và còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Đó quả thật là một xã hội sơ khai.

6. Người Mỹ không biết tự trọng. Các giáo sư ở trường đại học Mỹ không có bộ dạng hoành tráng (架子); họ không hề có cái phong thái của những giáo sư đạo mạo. Nghe nói rằng vị giáo sư D… là một giáo sư về tâm lý học nổi tiếng, thế nhưng trong giờ giải lao thì ông ta lại ăn bánh quy trong phòng làm việc với các sinh viên của mình, bàn luận về bộ phim “21” và nữ nghệ sĩ Trung Quốc Trương Tử Di (Ziyi Zhang). Ông ta không hề có cái vẻ đường bệ của một nhà khoa học, cho nên tôi thực sự cảm thấy thất vọng. Ngoài ra, các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ chẳng bao giờ đưa học vị “PhD” lên danh thiếp của họ và họ không biết cách thể hiện ra ngoài vị thế của mình. Những người được đào tạo bởi các giáo sư kiểu như vậy sẽ chẳng thể nào biết cách đi đứng, nói năng nếu như họ trở thành những quan chức chính phủ… Có vẻ như các công chức Trung Quốc còn biết cách thu hút sự kính trọng của người dân; ngay cả một vị thủ trưởng một văn phòng không mấy quan trọng ở nước tôi còn tỏ ra đường bệ hơn cả Tổng thống Hoa Kỳ. Không có gì phải ngạc nhiên khi người ta nói công dân hạng nhất ở Trung Quốc chỉ xứng với công dân hạng ba ở Mỹ.

7. Học sinh tiểu học Hoa Kỳ không có những hoài bão cao cả. Ngay từ thuở ban đầu các học sinh tiểu học không hề có ý định để trở thành quan chức…Chẳng hề có lớp học của các Tổng thống, các Bí thư tương lai hoặc các Ủy viên hội đồng mà tôi từng tham dự khi còn nhỏ. Sau giờ học thường là không có bài tập về nhà và bạn không có cách nào ngay cả việc nhắc tới chuyện đó khi liên hệ tới bài tập về nhà của học sinh tiểu học Trung Quốc. Trường học (Mỹ – ND) quan tâm quá nhiều đến dạy dỗ đạo đức cho trẻ em, làm cho những đứa nhỏ hướng tới để trước tiên là trở thành những công dân đủ tư cách thực thụ, sau đó mới là tiếp thu những lý tưởng có ý nghĩa dài lâu. Trở thành người công dân đủ tư cách ư ? Quả là một quan niệm cổ lỗ sĩ.

8. Người Mỹ hay làm ầm ĩ mỗi khi phát hiện ra một bệnh tật nho nhỏ. Đầu tiên là họ hẹn gặp bác sĩ, sau đó bác sĩ kê đơn. Một số người lại còn phải theo lời khuyên của một dược sĩ có bằng cấp nữa. Khi mua thuốc họ lại phải tự mình tới hiệu thuốc để lấy chúng mà mọi việc diễn ra không chóng vánh như ở Trung Quốc… Tôi không hiểu tại sao lại phải tách bạch riêng việc khám bệnh với việc mua thuốc… thay vì tách riêng lợi nhuận khỏi trách nhiệm. Rõ ràng là các bệnh viện Hoa Kỳ không có khái niệm về phương pháp kiếm tiền! Sao không nói cho bệnh nhân tên thuốc luôn đi? …Như thế họ sẽ độc quyền việc bán thuốc và tăng giá thuốc lên 8 hay 10 lần. Có biết bao nhiêu cơ hội kinh doanh tốt mà họ không biết tận dụng. Rõ ràng là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là thứ đã chết rồi.

9. Ý kiến công chúng Mỹ là thứ dở hơi. Nhiều lúc tôi đã mất kiên nhẫn vì sự ngu dốt và xuẩn ngốc của họ. Chẳng hạn như khi họ biết là Trung Quốc có các đài truyền hình và báo chí thì họ đã hỏi tôi một cách ngu dốt rằng: “Trung Quốc cũng có báo chí cơ à?!”. Đó quả thực là một sự sỉ nhục; chúng ta không chỉ có các tờ báo bằng tiếng Trung được Bộ Tuyên truyền cho phát hành một cách tỷ mỉ, kỹ lưỡng; khi nhìn vào các tờ báo của chúng ta cũng chẳng khác gì nghe quốc ca, không hề giống với các tờ báo của Hoa Kỳ chứa một mớ lộn xộn ý kiến quần chúng, thậm chí dám lăng mạ đích danh Tổng thống.. (ở Trung Quốc) chúng tôi không bao giờ đăng tin các vụ sì –căng- đan liên quan tới các lãnh đạo; bởi vì sau đó ai sẽ còn muốn làm lãnh đạo nữa ?…

10. Người Mỹ về phương diện tinh thần là trống rỗng. Điều mà tôi không thể chịu nổi đó là: đa số người Mỹ nói câu cảm tạ trước mỗi bữa ăn và họ nguyện cầu một cách ngây thơ “Chúa phù hộ cho nước Mỹ”. Thật là buồn cười; nếu như Chúa phù hộ cho nước Mỹ thì tại sao nước Mỹ lại bị lạc hậu, thô sơ và đơn giản đến như vậy? Cầu Chúa Trời phỏng có ích lợi gì không? Thực tế hơn là nên dành thời gian cầu nguyện đó mà đi lễ thủ trưởng của bạn! Đó mới là cái cách thời thượng…

11. Người Mỹ không có khái niệm thời gian. Với bất kể thứ gì, họ đều đứng vào hàng để chờ đợi… Người Trung Quốc chúng ta thông minh hơn, các bạn hẳn đã thấy đấy. Không quan trọng đám đông như thế nào,chúng ta vẫn có kỹ năng chen vào đâu đấy, và điều đó giúp cắt giảm khối thời gian mà lại tránh mệt mỏi do phải đứng chồn chân! Nếu ai đó biết cách đi cổng sau thì còn tiết kiệm nhiều thời gian hơn nữa. Những người Mỹ cổ hủ hoàn toàn không biết làm điều này.

12. Cửa hàng ở Mỹ thật vô nghĩa: bạn vẫn có thể trả lại hàng sau khi mua vài tuần mà không có lý do gì. Sao lại có thể trả lại hàng hóa cơ chứ khi mà không cần thuyết phục tôi dù chỉ trong chốc lát?…

13. Nước Mỹ không an toàn, 95% nhà dân quên lắp đặt lưới, cửa ra vào, cửa sổ chống trộm; điều kỳ lạ nữa là tất cả lũ trộm cắp móc túi đi đâu mất tiêu rồi?

14. Người Mỹ vốn nhút nhát và yếu đuối. 95% lái xe đều không dám vượt đèn đỏ… mặc dù 99% người lớn ở Hoa Kỳ đều sở hữu xe ô tô và phương pháp lái xe của họ thì rất lạ: có bao nhiêu là xe trên đường thế nhưng bạn không thể nghe thấy một tiếng còi xe, phố xá thật im lìm tĩnh lặng như thể không phải là phố nữa. Không thấy sự năng động ồn ào của một thành phố thủ phủ cấp tỉnh ở Trung Quốc.

15. Người Mỹ thiếu xúc cảm. 95% nhân viên không nghĩ về việc phải làm gì cho tiệc cưới của cấp trên cho nên họ chẳng bao giờ tìm cớ để quan tâm, chăm sóc lãnh đạo của mình; ở Trung Quốc liệu có chuyện quần chúng bỏ qua cơ hội chăm sóc thủ trưởng của mình không? Nói theo cách khác, ai ở Trung Quốc lại dám làm điều này? Hãy nhìn xem chúng tôi có bao nhiêu là tình cảm.

16. Người Mỹ không nhạy cảm. 99% dân Mỹ đi học rồi kiếm việc làm, thăng tiến và hoạt động mà không biết về sự cần thiết phải đưa “hồng bao” (phong bì chứa đầy tiền mặt) để đi lối sau…

Posted Image

17. Hãy nhìn vào bức hình ở trên, điều này là đủ lý do để chúng ta coi thường nước Mỹ! Trong khi đang săn đuổi Bin Laden thì Obama và các thuộc cấp của ông ta đang chăm chú vào màn hình truyền hình ảnh trực tiếp do vệ tinh đưa về trong phòng Tình huống của Nhà Trắng. Cảm tưởng của tôi là:

a. Các thuộc cấp Hoa Kỳ không tôn trọng lãnh đạo của họ một cách đúng mức và thậm chi còn dồn ép vị Tổng thống đáng trân trọng của họ phải nép mình ngồi trong góc nhà. Obama đáng thương, thật không bằng cả anh trưởng thôn của Thiên triều Trung Hoa ( 天朝).

b. Căn phòng Tình huống của Nhà trắng đúng là một thứ huênh hoang khoác lác. Nó vừa bé lại không được trang trí nội thất khác thường, đúng là không tương xứng với phong cách của một cường quốc. Một căn phòng cơ quan cấp thị trấn của Thiên triều ( Trung Quốc- ND) có lẽ còn to hơn, sang trọng hơn rất nhiều.

c. Không có các đĩa hoa quả hoặc nước giải khát, không có… thuốc lá đắt tiền… và đó mà lại là nền kinh tế số 1 thế giới ư, ha, ha!

D.W.

Phạm Gia Minh dịch từ Tea Leaf Nation một trang mạng liên kết đối tác của tờ Atlantic.

Thăng long – Hà nội 12/09/2012

Link gốc cho các bác đối chiếu http://www.theatlantic.com/internati…merica/261946/

=======================

Bài này hài hước quá!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tuy vẫn còn nhiều điểm yếu nhưng rõ ràng cái nước Mỹ tư bổn giãy chết này ngày càng chứng tỏ có 1 cơ chế vận hành khá tốt, quan trọng nhất là có khả năng tự sửa lỗi và thích nghi trong quá trình phát triển. Có thể nói nó đã vượt qua giai đoạn tư bản man rợ và đang tiến gần đến tư bản nhân văn, khi tầng lớp người giàu sau 1 thời gian làm giàu bằng mọi cách tàn bạo nhất đã bắt đầu biết cách và bảo nhau đóng góp một cách thiết thực cho XH và tầng lớp người nghèo. Đơn giản họ biết rằng đó là cách giúp họ giàu lâu nhất và giàu có cả vật chất lẫn tâm hồn. Họ làm tự thân và không cần khẩu hiệu. Họ làm cho chính bản thân họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ơ sao mình không qua Mỹ là vài trạm thu phí kiếm tiền, cuối tuần lại đi săn thú rừng nhỉ ...

Trình độ Nghành Xây Dựng bọn Mỹ này chắc chỉ tương đương thời Nhà Lê Sơ bên ta nhỉ ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngay cả những nơi đất Phật cũng bị chặt chém thì còn gì là "văn hóa"

Thứ hai 30/07/2012 07:12

(GDVN) - ""Chặt chém" ở các điểm du lịch bình thường đã đáng phải lên án nhưng ngay cả những nơi đất Phật cũng bị "chặt chém" thì đúng là chẳng còn gì là văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, kinh doanh...", độc giả Nguyễn Thế Anh nhấn mạnh.

Những ngày qua, câu chuyện xung quanh văn hóa bán hàng với nạn "chặt chém", "bún mắng, cháo chửi, phở lắm mồm..." ở nhiều địa phương trên cả nước được báo Giáo dục Việt Nam phản ánh đã thu hút sự quan tâm, với rất nhiều ý kiến, phản hồi của bạn đọc gửi về.

Tiếp tục xung quanh vấn đề này, nhiều bạn đọc còn rất bức xúc khi phản ánh thực trạng nạn "chặt chém", xả rác còn diễn ra ngay cả trên cả những nơi đất Phật, mang yếu tố tâm linh... Một trong những ý kiến đó là của độc giả Nguyễn Thế Anh (Hải Phòng) bày tỏ, việc ngay cả trên những nơi đất Phật cũng bị "chặt chém" thì đúng chẳng còn gì là văn hóa...

Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin tiếp tục đăng tải trọn vẹn ý kiến này. Mời bạn đọc cùng theo dõi:

Những ngày qua, tôi đã theo dõi rất kỹ những bài viết, những ý kiến của đông đảo bạn đọc phản ánh về thực trạng của vấn nạn "chặt chém", xả rác cũng như cung cách, văn hóa phục vụ thiếu tôn trọng khách của không ít các chủ hàng ở một số địa phương trên cả nước.

Bản thân tôi là một người đã đi du lịch khá nhiều nơi nên những cảnh đó cũng không còn là điều gì đó quá xa lạ, quá mới mẻ. Những điều đó đã gây ra sự phản cảm, phẫn nộ hay nói cách khác là mang cái bực vào người đối với khách du lịch đã phải bỏ tiền ra để mong muốn có được sự thoải mái, thư thái.

Posted Image

Du khách đông đúc đi lễ chùa Hương (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, cũng từ thực tế, đã đi nhiều nơi, tôi thấy rằng, nạn "chặt chém" ở các điểm du lịch, bãi biển bình thường thôi đã rất đáng phải lên án, phải tẩy chay rồi nhưng ngay cả những nơi đất Phật cũng bị "chặt chém" thì đúng chẳng còn gì là văn hóa nữa cả.

Và không ít người bạn tôi khi trở về từ những nơi đất Phật, sau khi đã đi thăm các đền, chùa... đã thực sự bị chạnh lòng bên cạnh sự tôn nghiêm của chốn này.

Du khách thập phương mong muốn tìm về nơi cửa Phật để tìm đến một chốn thanh tịnh, yên bình, với tâm thành, chí nguyện, tránh xa những sự ồn ã, xô bồ của cuộc sống tấp nập, ngược xuôi, tính toán...

Thế nhưng, ngay dịp đầu năm Nhâm Thìn này thôi, khi sau nhiều năm quay trở lại chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội), nhóm chúng tôi đã gặp phải biết bao nhiêu nỗi bực dọc bởi cái cảnh "chặt chém" đến "khiếp người".

Trên dọc đường, ngay từ đầu ngã ba Ba La về đến đầu bến Đục chùa Hương, đầy rẫy cảnh "cò" lượn lờ phía trước, phía sau, chèo kéo.

Do lâu ngày không nhớ rõ đường, về đến đầu cầu Vân Đình, chúng tôi dừng xe hỏi đường thì có rất nhiều người chạy đến vây quanh nói "giúp đỡ". Sau đó có một người phóng xe đi đằng trước, nói là dẫn đường hộ.

Tưởng là người dân tốt bụng cũng đến đấy chỉ đường cho, nào ngờ khi vừa đến nơi, anh ta đỗ phịch xe, cươi tươi quay lại rồi nói "xin" 120.000 đồng tiền... dẫn đường. Chúng tôi chỉ còn biết ngớ người ra mà nhìn nhau.

Và thực sự chúng tôi cũng lại bất ngờ hết sức khi mà đi gửi xe rồi vào mua vé, xuống thuyền ngồi chúng tôi cũng lại gặp "cò" đưa đi rồi tính tiền. Nhưng giá trông xe ở đây cũng chẳng hề rẻ chút nào, giá trông một chiếc xe máy dao động từ 15.000 - 25.000 đồng, còn ô tô từ 75.000 - 100.000 đồng/ xe

Theo quy định của Ban tổ chức giá vé thăm quan là 50.000 đồng/ người cộng với tiền đò là 25.000 đồng/ người/ lượt với đò thường nhưng vừa đi khỏi bến được vài chục mét, người lái đò đã nói ngay với giọng khá khó nghe: "tý nữa, mỗi người trên đò cho xin thêm 20.000 đồng/ người, tiền bồi dưỡng...".

Khi chúng tôi thắc mắc thì người lái đò cau có nói: "Thế ai ở đấy chờ cho các người đi lễ, đông thế này, chờ từ giờ đến tối chứ ít à. Mà ở đây, đi thuyền nào cũng thế thôi...". Vậy là ngoài tiền vé, 8 người trên thuyền đã bị ép phải cố "vui vẻ" trả thêm 160.000 đồng cho người lái đò.

Dọc con đường lên chùa, vào động Hương Tích, hai bên đường, những hàng quán bán đồ lưu niệm, hàng ăn... chen chúc nhau cùng đội ngũ bán rong, "cò" mồi làm cho lượng người đã đông lại càng thêm đông đúc, ngột ngạt hơn.

Đông đúc, ngột ngạt dịp Xuân về thôi thì cũng chấp nhận được, bởi tâm lý chung, ai cũng muốn đi chùa dịp đầu năm để cầu may mắn, đặc biệt với chùa Hương này. Nhưng cái cảnh đến cả cửa Phật đây rồi mà vẫn còn "chặt chém" theo kiểu kinh doanh "chộp giật" của các chủ hàng nơi đây thì đúng là không thể nào chấp nhận được.

Được giới thiệu là nơi có đặc sản củ mài có tiếng nhưng chúng tôi đã bị một phen "ngã ngửa" khi chủ hàng thông báo, một bát chè củ mài có giá tới 50.000 đồng.

Có hỏi thì chủ hàng đáp lại bằng một khuôn mặt hầm hừ cũng những lời nói qua loa, thậm chí là có những ngôn từ thô lỗ, dọa nạt khách. Chẳng lẽ đi chùa đầu năm mà lại cãi nhau, gây gổ, những người khách "phương xa" chúng tôi chỉ còn biết đành chấp nhận trả tiền.

Càng lên trên thì các mức giá càng bị tăng lên cao "ngất ngưởng", bát chè củ mài 50.000 tăng lên tới 70.000 đồng, hay chỉ là cái bánh mỳ ruốc bình thường ở ngoài bán cùng lắm đến 5.000 đồng thì ở đây lên tới 20.000 - 30.000 đồng/ cái, một chai nước khoáng bình thường cũng lên đến 15.000 đồng...

Posted Image

Thịt thú rừng được bày bán tràn lan dọc đường vào chùa Hương dịp lễ hội đầu Xuân 2012.

Ngay cả các loại vật phẩm dùng để mang vào lễ những ngày này cũng bị các chủ hàng "ép" nâng giá lên gấp ba, bốn lần ngày thường.

Các phòng ngủ "dã chiến" được quây bằng tôn, bạt được cho thuê với giá 250.000 - 300.000 đồng/phòng. Nhiều du khách không đặt phòng ngủ đã phải thuê chiếu ngủ lên tới 100.000 đồng/ chiếc hoặc ngủ tập thể trong những căn phòng tạm bợ với giá 50.000 đồng/ người...

Chùa Hương, vốn được nhiều du khác biết đến là chốn cửa Phật thiêng liêng, nhưng từ khu bến Trò, nhan nhản các dãy nhà hàng bán thịt thú rừng, với cảnh tượng giết mổ hãi hùng. Thú rừng bị xâu, xẻo thịt chỉ còn trơ xương, treo lủng lẳng trên những cái móc.

Các cửa hàng này nhà nào cũng treo từ 5 - 7 thú rừng để thu hút khách nhưng lại không ghi mức giá cụ thể trên biển quảng cáo vì chủ quán nhìn mặt khách để “quát” giá.

Có những vị khách “sộp” bị quát giá cao, còn những khách kỳ kèo thì “mềm” hơn một chút. Phổ biến giá thịt nai dao động từ 500.000 – 700.000 đồng/kg; hoẵng rừng 400.000 – 600.000 đồng/kg; Cầy vòi 300.000- 400.000 đồng/kg; Nhím 350.000- 400.000 đồng/kg…

Giá "cắt cổ" là vậy nhưng cái cảnh "treo đầu dê, bán thịt chó" vẫn diễn ra. Anh bạn tôi cố len trong nhóm xúm đông, xúm đỏ để mua thịt hươu rừng với giá người chủ quán quát 600.000đ/kg.

Sau khi thoả thuận, nhiều du khách được xẻo cả tảng thịt và nhờ nhà hàng chế biến ăn luôn tại quán. Nhưng khi nghe cô chèo đò nói: “Lấy đâu ra thú rừng, hươu nai toàn nuôi nhốt, già không lấy nhung nữa thì bán cho các quán làm thịt”, các “thượng đế” mới tá hoả và mới biết mình bị lừa.

Không chỉ thịt thú rừng mà rất nhiều mặt hàng khác cũng được bày bán la liệt từ chân chùa lên động Hương Tích giống như một “hội chợ thương mại”. Các quán lớn nhỏ ở đây thả phanh "chặt chém" gấp lên 2-3 lần so với giá thị trường. Quần áo, giầy dép, bánh kẹo, củ quả, thuốc “thần dược”… được bày bán la liệt vô tội vạ ở đây.

Đi chùa để tĩnh tâm, chay tịnh thành tâm niệm phật, giúp người ta rũ bỏ mọi ưu phiền trần tục. Nhưng những gì diễn ra ở chùa Hương này cho thấy dường như cửa Phật đang bị ô uế bởi sự thương mại hóa.

Và như tôi đã nói ở trên, "chặt chém" ở những điểm du lịch bình thường đã cần phải lên án, tẩy chay rồi nhưng ngay cả ở những nơi đất Phật như chùa Hương này, cảnh "chặt chém", lừa lọc khách thập phương vẫn diễn ra thế này thì còn gì là "văn hóa" ứng xử, văn hóa kinh doanh... còn gì là sự tôn nghiêm nơi cửa thiền, Tam bảo đây...

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

====================================

nhưng ngay cả những nơi đất Phật cũng bị "chặt chém" thì đúng chẳng còn gì là văn hóa nữa cả.

a? Thế sao không gọi được là sự phát triển của "văn hóa chặt chém" nhỉ? Có cả "văn hóa ẩm thực" (Trần Quốc Vượng); "Văn hóa chửi" (Trần Ngọc Thêm), thì nay thêm vào "văn hóa chặt chém" có gì là lạ đâu?

Bởi vậy! Thật giả lẫn lộn. Đúng sai chẳng biết đằng nào mà lần. "Văn hóa" thì định nghĩa không xong; "Lễ" là gì không biết. Cũng vì thiếu tính chính danh tạo ra cả.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Máy tính xuất xứ Trung Quốc cài sẵn “mã độc”

Máy tính xuất xứ Trung Quốc cài sẵn “mã độc”Microsoft vừa phát hiện các máy tính mới bán tại Trung Quốc đã cài sẵn mã độc ẩn mình chờ đợi lệnh xâm nhập máy tính người dùng, đánh cắp tài khoản ngân hàng và dữ liệu nhạy cảm, điều khiển máy tính tấn công web từ xa.

Sự kiện này đã được tiết lộ trong các tài liệu tòa án niêm phong ngày 13-9 tại một tòa án liên bang ở Virginia (Hoa Kỳ). Các thông tin trong tài liệu mô tả về một chiến dịch của Microsoft chống lại tội phạm mạng đang nhắm vào hệ điều hành Windows - mục tiêu tấn công lớn nhất của các loại virút. Trong đó, Microsoft đã phát hiện một loại mã cực độc mang tên Nitol. “Cửa hậu” Trung Quốc

Mời bạn vào tải ứng dụng chính thức của Tuổi Trẻ dành cho smartphone và tablet sử dụng hệ điều hành Android đã có trên Google Play. Ứng dụng Tuổi Trẻ cũng đã có mặt trên Samsung Apps của smartphoneCác nhân viên trong nhóm điều tra của Microsoft tại Trung Quốc đã mua 20 máy tính mới từ các nhà bán lẻ và cho chúng kết nối Internet. Windows bản lậu được cài sẵn trên tất cả máy tính được mua và bốn trong số đó được “tặng thêm” mã độc cài sẵn. Một máy tính có Nitol được chú ý nhất vì mã độc này ngay lập tức thức giấc và hoạt động khi điều tra viên mở máy lần đầu tiên mà không cần bất cứ thao tác nào từ phía người dùng. Nitol có chức năng cài đặt các backdoor (“cửa hậu”) để tội phạm mạng có thể điều khiển máy tính từ xa thực hiện gửi thư rác, theo dõi người dùng máy tính, đánh cắp dữ liệu cá nhân hoặc tấn công các trang web trên mạng... Laptop chứa Nitol được sản xuất tại Công ty máy tính Hedy ở Quảng Châu, Trung Quốc. Tài liệu của Microsoft đã mô tả khả năng hoạt động của mã độc Nitol: “Ngay khi chúng tôi mở máy, nó bắt đầu dò tìm khắp Internet nhằm liên lạc với một máy tính khác”. Mức độ lây nhiễm đáng kinh ngạc, chỉ cần cắm ổ USB chứa Nitol vào máy lây nhiễm, nó sẽ tự nhân bản sang đó. Kế đến, ổ USB cắm vào bất kỳ máy tính nào khác, Nitol tiếp tục lây nhiễm nhanh chóng vào mục tiêu mới. Trong hồ sơ trình tòa án, Microsoft đã cung cấp vài ngàn mẫu mã độc Nitol gồm nhiều biến thể khác nhau.

Theo Microsoft, bất chấp khoảng cách địa lý, Nitol đã lây lan nhanh chóng trên nhiều máy tính tại Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Úc và Đức. Theo số lượng tăng dần, các máy tính lây nhiễm góp phần tạo ra mạng botnet Nitol (mạng máy tính “ma” chịu sự điều khiển từ xa của chủ nhân) - một công cụ hái ra tiền cho tội phạm mạng - có thể đe dọa bất cứ hệ thống máy tính nào trên thế giới khi chúng đạt đến số lượng vài trăm ngàn, vài triệu hoặc hơn các “máy tính ma” (máy tính bị lây nhiễm).

Trong quá trình điều tra, Microsoft còn phát hiện tất cả biến thể của Nitol trên các máy tính bị lây nhiễm đều luôn kết nối đến các máy chủ C&C (ra lệnh và điều khiển) liên quan đến tên miền 3322.org của một công ty Trung Quốc. Microsoft cáo buộc website này là trung tâm chính cho những hoạt động bất hợp pháp. Tên miền này là “ngôi nhà lớn” cho hoạt động của mã độc Nitol và hơn 560 loại mã độc khác, tạo thành kho lưu trữ các phần mềm “nhiễm mã độc” lớn nhất mà Microsoft chưa bao giờ gặp phải. Trước đó, các hãng bảo mật của Mỹ từng cảnh báo về việc tên miền 3322.org chiếm hơn 17% các giao dịch web độc hại của thế giới trong năm 2009. Năm 2008, Hãng bảo mật Kaspersky Lab (Nga) cũng đã công bố bản báo cáo bảo mật chỉ ra rằng 40% các chương trình phần mềm độc hại tại một thời điểm có kết nối đến 3322.org.

Máy tính VN có thể đã nhiễm

Hiểm họa “cửa hậu”

Theo ông Võ Đỗ Thắng, máy tính khi bị “cửa hậu” có thể bị kiểm soát hoàn toàn từ bên ngoài, các hacker có thể xâm nhập trái phép máy tính của người sử dụng, theo dõi quá trình sử dụng máy tính của người dùng như lịch sử truy cập các trang web, có thể đánh cắp user/password của các giao dịch trên mạng, hoặc có thể biến máy tính trở thành công cụ để thực hiện phát tán botnet đến các máy tính khác...

Những nguy hại này nếu xảy ra có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng vì mọi hoạt động của người dùng bị kiểm soát, thông tin bị đánh cắp. Đặc biệt hơn, trong những trường hợp người dùng VN sử dụng máy tính để thực hiện mua bán trên mạng thì các thông tin như thẻ tín dụng, mật mã truy cập vào tài khoản ngân hàng... có thể bị hacker chiếm đoạt để đánh cắp tiền.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê VN, trong tám tháng đầu năm nay mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện nhập khẩu có kim ngạch đạt 8 tỉ USD, tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm trước, đến 88,7%. Mặt khác, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của VN với kim ngạch nhập khẩu đạt 18,2 tỉ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2011. Điều này dễ dàng nhận thấy qua sự xuất hiện ồ ạt của máy tính xuất xứ từ Trung Quốc tại các cửa hàng bán lẻ ở VN. Đại diện một nhà bán lẻ máy tính cho biết: hầu hết các thương hiệu máy tính đều có đặt hàng sản xuất tại Trung Quốc, các nhà phân phối tại VN cũng chủ yếu nhập hàng từ Trung Quốc về. Các sản phẩm máy tính có thể được cài đặt sẵn phần mềm hoặc chưa. Máy có cài đặt phần mềm bản quyền có giá bán cao hơn, tuy nhiên nhà bán lẻ không thể nào kiểm chứng bản quyền của phần mềm đã được cài đặt trong máy (!?).

Trong khi đó, theo tài liệu điều tra của Microsoft, nhiều nhà sản xuất máy tính không có thương hiệu và nhà bán lẻ kém uy tín đã không ngần ngại sử dụng những bản phần mềm lậu cài đặt sẵn lên các máy tính nhằm giảm giá thành. Người tiêu dùng sẽ không thể nào biết được sản phẩm mình vừa mới mua đã được cài sẵn mã độc với “cửa hậu” vô cùng nguy hiểm. Họ vô tình trở thành mục tiêu “rất thơm” cho tội phạm mạng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Đỗ Thắng, giám đốc Trung tâm đào tạo và an ninh mạng Athena, cho biết: “Đặc tính của botnet là khả năng lây lan và phát tán rất nhanh thông qua mạng Internet. Vì thế với sự phát hiện botnet và điều tra của các chuyên gia Microsoft, tôi tin rằng Nitol có thể đã có mặt tại VN”. Theo ông Thắng, Nitol này có thể tấn công người dùng VN bằng cách âm thầm mở các “cửa hậu” để tội phạm mạng từ xa có thể truy cập trái phép vào máy tính người sử dụng. Quá trình này diễn ra rất âm thầm nên đối với người dùng cuối không có kiến thức chuyên môn thì rất khó phát hiện.

Trước đây, Hãng bảo mật Kaspersky Lab đã có những khám phá chi tiết về các loại phần mềm gián điệp được cho là nguy hiểm nhất hiện nay như Flame, Madi - mã độc máy tính chuyên phục vụ những yêu cầu đánh cắp thông tin mật từ những hệ thống nhạy cảm gồm nhà máy hạt nhân, hệ thống máy tính của chính phủ. Ông Jimmy Low, chuyên gia bảo mật khu vực Đông Nam Á của Hãng bảo mật Kaspersky Lab, từng cảnh báo: “Do các trung tâm điều khiển của Flame (C&C server - máy chủ ra lệnh và điều khiển) được tìm thấy ở Trung Quốc và Ấn Độ - hai quốc gia lớn nhất nhì châu Á - nên tôi nghĩ rằng tội phạm mạng hoàn toàn có thể sử dụng các C&C server tương tự để tấn công các đối tượng ở VN hoặc Đông Nam Á nếu chúng muốn”.

Cách phòng chống “cửa hậu”

Ông Võ Đỗ Thắng cho biết để ngăn ngừa việc bị xâm nhập từ “cửa hậu”, người dùng không nên truy cập vào các website hoặc không tải về và cài đặt các phần mềm trên mạng không rõ nguồn gốc. Song song đó, người dùng nên thường xuyên cập nhật chương trình chống virút, chương trình tường lửa (firewall) bảo vệ máy tính cá nhân và chương trình phát hiện các website có cài mã độc, phần mềm gián điệp như Mcafee SiteAdvisor... Chương trình này sẽ cảnh báo khi người dùng truy cập vào website có cài mã độc, phần mềm gián điệp, “cửa hậu”..., đồng thời ngăn chặn không cho truy cập tiếp để tránh cho máy tính bị lây nhiễm.

Đối với mã độc Nitol, Microsoft cho biết hãng đã điều chỉnh lưu lượng truy cập Internet từ tên miền 3322.org vào một website đặc biệt. Từ đó, Microsoft sẽ tìm cách cảnh báo người dùng máy tính bị lây nhiễm cần cập nhật chương trình chống virút cũng như cách gỡ bỏ Nitol ra khỏi máy của họ. Hiện Microsoft đã ngăn chặn được 37 triệu kết nối mã độc từ tên miền 3322.org.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Tĩnh:

4 cây di sản kỳ lạ ở một trường học

16/9/2012 06:15

Posted Image - Người dân địa phương cũng không ai biết rõ nguồn gốc của 4 cây này từ đâu mà có, mọc lên từ bao giờ, chi biết rằng nó nằm trong khuôn viên trường Tiểu học Sơn Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) có tên gọi là cây lậy cầy. Mới đây, họ ngỡ ngàng và tự hào khi biết rằng đó là cây di sản.

Ký ức già làng

Người sống thọ nhất ở xã Sơn Lộc hiện nay là cụ bà Phan Thị Từ (103 tuổi, ở xóm Chi Lệ) cho biết, khi cụ mới 9 - 10 tuổi đi chăn trâu đã thấy 4 cây lậy cầy (còn gọi là cây kơ nia) đó rồi. Chúng đã cao, lớn mấy đứa ôm không xuể.

"Hồi đó chưa có trường học, cả khu vực đó đang bỏ hoang. Bọn tui chăn trâu, đi củi đứng từ đồi cao nhìn về làng chỉ thấy có cây lậy cầy là cao nhất" - cụ Từ nhớ lại.

Posted Image

Thầy Hiệu trường cùng một số học sinh dưới gốc 1 cây di sản trong sân trường.

Cũng theo cụ Từ, trái của cây đó có thể ăn được. Nó có vị beo béo. Vì thế, qua nhiều thế hệ, trẻ con vẫn hay trèo lên hái quả. Đã có một số bị ngã gãy tay, gãy chân. Và cũng đã có trường hợp bị chết. Việc mới đây, 4 cây trong khuôn viên trường Tiểu học Sơn Lộc được công nhận là cây di sản, có tên phổ thông là cây Kơ Nia khiến cụ Từ rất ngỡ ngàng.

"Cứ tưởng nó là cây bình thường, giờ nghe nói là cây di sản. Cũng không biết sao lại được cho là cây di sản nữa. Chắc nó phải quý lắm" - cụ Từ tâm sự.

Posted Image

Bằng công nhân cây di sản

Hiệu trưởng trường Tiểu học Sơn Lộc, thầy Nguyễn Quốc Hiệp cho biết, 4 cây kơ nia này có đặc điểm rụng lá vào mùa thu, rụng quả vào mùa hè. Mỗi cẫy có hàng vạn quả, nhưng không hiểu vì sao hạt của nó rất hiếm khi nảy mầm lên cây con.

Theo đặc điểm địa lý, thì cây kơ nia mọc nhiều ở Tây Nguyên nên việc xuất hiện 4 cây ở Hà Tĩnh là khá đặc biệt, khó lý giải.

“Mừng mà lo”

Theo ông Hiệp, cuối tháng 4/2012, nhà trường cùng với một cựu học sinh tên là Nguyễn Anh Sơn đã tiến hành đo đạc kích thước của cây rồi gửi mẫu phẩm, thông số ra cho Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam ở Hà Nội.

Posted Image

Tán cây di sản rất rộng, có thể tỏa bóng mát cả một vùng lớn, học sinh thỏa sức vui chơi.

Posted Image

Cây lậy cầy mọc ở phía sau dãy lớp học.

Kích thước của 4 cây lậy cầy do ông Hiệp cung cấp, đo ở độ cao 1,3m so với mặt đất, cây lớn nhất có đường kính 1,75m, cao 30m. Cây nhỏ nhất đường kính 0,75m, cao 20m. Sau khi gửi mẫu phẩm và chờ đợi, ngày 24/8/2012, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã có quyết định số 345 công nhận 4 cây này là cây di sản.

"Dịp khai giảng vừa rồi, nhà trường định kết hợp tổ chức lễ công bố cây di sản luôn. Nhưng do chưa có kinh phí nên chưa thể tiến hành được" - ông Hiệp nói.

Cũng theo ông Hiệp, hiện nay, nhà trường rất muốn đặt một tấm bia đá để ghi thông tin về cây di sản.

Đồng thời, in bộ tài liệu về cây di sản để tuyên truyền bảo vệ, ghìn giữ và làm một buổi lễ công bố cây di sản. Tuy nhiên, chưa có kinh phí.

"Việc trong khuôn viên trường có 4 cây di sản khiến chúng tôi rất vui mừng, tự hào vì đây là lần đầu tiên ở Hà Tĩnh được công nhận cây di sản. Tuy nhiên, nhà trường cũng đang băn khoăn về công tác bảo tồn, chăm sóc. Nguồn kinh phí đó sẽ lấy từ đâu?" - ông Hiệp chia sẻ.

Trần Văn - Duy Tuấn

=======================

Cây Kơ nia là cây Kơ Nia, còn "cây di sản" là cái cây gì? Cây Kơ Nia gốc Tây Nguyên mà mọc ở Nghệ An thì cho vào mục chuyên lạ. Còn gọi là cây di sản thì gọi là "Nhà báo sử dụng từ mới". Vậy tôi đội cái mũ "cát" thời thuộc địa, Hoặc khăn xếp thời Nguyễn thì gọi là đội mũ di sản, khăn di sản hay sao?

Thế lày nà thế lào? Thiên hạ cứ lói một đàng ra một lẻo, tiếng lào ra tiếng ý thật là nộn xộn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay