Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Cháu đã bước qua nhiều quán cafe(các trag web). Quán vọng có 1 ấn tướng. Cháu xin phép bác chủ quán cho cháu 1 chỗ. Để cháu ngồi nghe, và suy ngẫm. Và quán của bác có thêm 1 người nữa. hihi cháu rất rất vui.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủy điện xả lũ nửa đêm, cuốn trôi 14 tỉ đồng

27/05/2011 20:21:38

Nhà máy thuỷ điện Ka Nát(Ban Thuỷ điện 7 làm chủ đầu tư) bất ngờ xả lũ lúc nửa đêm làm người dân huyện K’Bang (Gia Lai) mất trắng hơn 14 tỉ đồng.

Trong hai ngày 25, 26/5, lũ lớn bất ngờ xuất hiện trên dòng sông Ba (đoạn chảy qua huyện K’Bang - Gia Lai) làm người dân 2 xã Đông và Nghĩa An thiệt hại nặng nề.

Thống kê mới nhất của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện K’Bang, có 143 hộ dân bị ảnh hưởng, thiệt hại hơn 14 tỷ đồng.

Posted Image

Chiếc xe ô tô bị lũ cuốn trôi. Ảnh: Thanh Niên

Xã Đông chịu hậu quả nặng nề nhất. Nước lũ đã cuốn 25,5 ha cây trồng, chủ yếu là cây ớt đang kỳ thu hoạch rộ (16 ha), số còn lại là bắp và đậu xanh. Ngoài ra, hàng chục máy hút cát và máy bơm nước của người dân đặt ven sông cũng bị lũ cuốn trôi.

Tại xã Nghĩa An, gần 2 ha hoa màu, 2,4 ha mía đang kỳ thu hoạch, 3 con bò, 2 chiếc xe máy, 1 xe ô tô, 6 chiếc thuyền và 6 máy bơm nước của bà con sống ven sông bị lũ cuốn trôi.

Posted Image

Trân bò chết chìm trong lũ. Ảnh: Thanh Niên

Nguyên nhân ban đầu được xác định là do nhà máy thuỷ điện Ka Nát, nằm trong dự án xây dựng nhà Cụm công trình thuỷ điện An Khê – Ka Nát do Ban Thuỷ điện 7 làm chủ đầu tư xả lũ đột ngột trong đêm 24 và rạng sáng 25/5 nhưng không thông báo đến người dân.

Theo TTXVN, UBND huyện K’Bang đã gửi công văn yêu cầu Ban Thuỷ điện 7 đền bù toàn bộ những thiệt hại của nhân dân trong thời gian sớm nhất để nhân dân sớm ổn định cuộc sống, sản xuất.

(Theo NLD/TTXVN)

=====================================

Họ có phạm luật khi xả lũ không nhỉ? Nếu không thì huề. Nhậu tiếp.

BQL dự án thủy điện 7 nhận trách nhiệm gây ra lũ đột ngột ở Gia Lai

28/05/2011 23:56

Hôm qua, đại diện Ban quản lý dự án thủy điện 7 (Ban 7) - đơn vị quản lý công trình thủy điện An Khê - Kanat đã có buổi làm việc với chính quyền và người dân bị thiệt hại do lũ của H.Kbang (Gia Lai).

Tại buổi làm việc, đại diện Ban 7 thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc xả nước gây lũ đột ngột, làm thiệt hại cho dân.

Trả lời PV Thanh Niên, Trưởng ban 7, ông Võ Lũy nói: "Do chúng tôi xả nước từ hồ chứa Kanat để tích nước hồ chứa An Khê, cộng với mưa to nên đã dẫn đến tình trạng trên. Thứ hai tới (30.5), chúng tôi sẽ phối hợp với chính quyền địa phương để thống kê chi tiết những thiệt hại của người dân nhằm có phương án giải quyết cụ thể. Cái gì thiếu sót, chúng tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm xử lý hậu quả".

Trần Hiếu

====================================

Câu chuyện có vẻ đơn giản nhỉ? Nếu không phạm luật thì Ban 7, chẳng việc gì phải bồi thường. Còn nếu đã xác định trách nhiệm thì: Nhẹ nhất là cách chức tất cả những ai liên quan đến việc xã lũ, nặng thì đi tù. Đây là tính chính danh theo Lý học Đông phương.

Giả thiết đợt xả lũ này làm chết người, phá hoại tài sản quốc gia, hoặc ảnh hướng đến an ninh quốc gia?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quạt không cánh thế hệ thứ hai

10:23 | 25/05/2011

Sẽ “cháy” quạt không cánh

TPO - Quạt không cánh, còn gọi là quạt sinh khí, do kỹ sư người Anh, James Dyson phát minh, được coi là sản phẩm đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của lịch sử 125 năm phát triển ngành quạt làm mát.

Posted Image

Quạt Coex thế hệ thứ 2.

Ba năm, sau khi quạt không cánh đầu tiên ra đời (tháng 10 - 2009), giờ đây, người tiêu dùng Việt Nam có thể sở hữu chiếc quạt này. Phát minh trên được hãng Coex chuyển từ điều không tưởng thành sản phẩm quạt không cánh. Quạt sinh khí Coex với nhiều tính năng khác biệt do Công ty Cổ phần Media Mart Việt Nam nhập khẩu và phân phối.

Nền tảng của công nghệ

Khi dùng quạt có cánh thông thường, các cánh quạt sẽ chém vào không khí tạo ra các luồng không khí mỏng hơn và đẩy nó về phía trước. Tuy nhiên, khi bị đẩy đi, một lượng rất lớn không khí xung quanh cũng bị cuốn theo vì áp lực và nó không đều đặn.

Ông Phan Thanh Sơn – Đại diện bán hàng hãng Coex cho biết: Quạt thường tạo ra những luồng gió không đều do cánh quạt cắt mỏng không khí và đẩy về phía trước. Làm thế nào để có thể sử dụng hiệu quả những luồng khí thổi của quạt? Sau nhiều năm tìm tòi và phát minh, loại quạt mới ra đời!

Loại quạt thông thường sử dụng nhiều miếng cánh quạt để cắt không khí tạo nhiều luồng khí thổi, còn quạt không cánh dùng miếng vòng và thổi một luồng khí duy nhất được lấy từ phía sau và bên cạnh đẩy về trước.

Cánh quạt thực sự tạo luồng khí kích thích rất nhỏ, được đặt ẩn trong thân máy. Như tính toán, không khí đẩy ra phía trước tăng lên 15 lần. Như vậy, không khí rút từ cánh quạt nhỏ trong thân máy rất nhỏ. Luồng khí nhỏ này được kích thích tăng dần lên kết hợp không khí phía sau và bên cạnh, tạo thành lực khá lớn.

Do không khí không bị cắt và thổi một luồng liên tục khiến người dùng cảm giác không ngắt quãng và rất tự nhiên cũng như không ồn ào vì luông khí cọ vào nhau.

Posted Image

Hai phiên bản ra mắt thị trường Việt Nam, Coex BLF-25 và BLF-35 có thiết kế hình tròn, elíp, kiểu dáng trang nhã, nhiều màu sắc, nhiều kích thước, giúp người dùng tùy chọn theo nhu cầu.

BLF-35 Pedestal Fan có chiếc cổ cố định và vành quạt tròn tựa phiên bản BLF-25 nhưng lại có khả năng xoay được 270 độ– tăng diện tích làm mát đáng kể. Không khí được hút từ ngoài và trong thân quạt qua những kẽ hở nhỏ, sau đó sẽ được đẩy lên bằng những cánh quạt nhỏ gắn bên trong.

Luồng gió mạnh tựa luồng không khí được tạo ra khi ô tô hay máy bay di chuyển với vận tốc cực nhanh này bị cưỡng bức phải chuyển động quay xung quanh vành quạt trước khi bị đẩy ra phía trước. Nhờ được khuếch đại dòng chảy mà luồng không khí này tạo nên một luồng gió mát liên tục.

Nút điều khiển, thay vì không tuỳ chỉnh hay kiểm soát luồng không khí toả ra ở phiên bản đầu tiên, nay người sử dụng hoàn toàn có thể điều chỉnh dễ dàng bằng các nút điều khiển trực tiếp trên thân quạt.

Với diện tích vòng khuyến được mở rộng lên 16 inch, model BLF-35 hứa hẹn sẽ trở thành một trong những sản phẩm được ưa chuộng nhất trong mùa hè này.

Quạt có giá bán từ 2.600.000 đồng đến 2.900.000 đồng và được bán trực tiếp tại Hệ thống Siêu thị Điện máy MEDIAMART và các cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc.

Trang Minh

======================================

Hay nhỉ! Hôm nào kiếm mua một cái.

Từ lâu, Trung Tâm nghiên cứu Lý Học Đông phương đã xác định rằng: Bất cứ một vòng tròn khép kín dù làm bằng chất liệu gì cũng cho một luồng xoáy ngược chiều nhau ở hai mặt của vòng tròn và ứng dụng trong Phoengshui Lac Viet Posted Image. Giả thiết luồng xoáy này được tạo ra bởi các hạt tĩnh điện.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quạt không cánh thế hệ thứ hai

10:23 | 25/05/2011

Sẽ “cháy” quạt không cánh

TPO - Quạt không cánh, còn gọi là quạt sinh khí, do kỹ sư người Anh, James Dyson phát minh, được coi là sản phẩm đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của lịch sử 125 năm phát triển ngành quạt làm mát.

Posted Image

Quạt Coex thế hệ thứ 2.

Ba năm, sau khi quạt không cánh đầu tiên ra đời (tháng 10 - 2009), giờ đây, người tiêu dùng Việt Nam có thể sở hữu chiếc quạt này. Phát minh trên được hãng Coex chuyển từ điều không tưởng thành sản phẩm quạt không cánh. Quạt sinh khí Coex với nhiều tính năng khác biệt do Công ty Cổ phần Media Mart Việt Nam nhập khẩu và phân phối.

Nền tảng của công nghệ

Khi dùng quạt có cánh thông thường, các cánh quạt sẽ chém vào không khí tạo ra các luồng không khí mỏng hơn và đẩy nó về phía trước. Tuy nhiên, khi bị đẩy đi, một lượng rất lớn không khí xung quanh cũng bị cuốn theo vì áp lực và nó không đều đặn.

Ông Phan Thanh Sơn – Đại diện bán hàng hãng Coex cho biết: Quạt thường tạo ra những luồng gió không đều do cánh quạt cắt mỏng không khí và đẩy về phía trước. Làm thế nào để có thể sử dụng hiệu quả những luồng khí thổi của quạt? Sau nhiều năm tìm tòi và phát minh, loại quạt mới ra đời!

Loại quạt thông thường sử dụng nhiều miếng cánh quạt để cắt không khí tạo nhiều luồng khí thổi, còn quạt không cánh dùng miếng vòng và thổi một luồng khí duy nhất được lấy từ phía sau và bên cạnh đẩy về trước.

Cánh quạt thực sự tạo luồng khí kích thích rất nhỏ, được đặt ẩn trong thân máy. Như tính toán, không khí đẩy ra phía trước tăng lên 15 lần. Như vậy, không khí rút từ cánh quạt nhỏ trong thân máy rất nhỏ. Luồng khí nhỏ này được kích thích tăng dần lên kết hợp không khí phía sau và bên cạnh, tạo thành lực khá lớn.

Do không khí không bị cắt và thổi một luồng liên tục khiến người dùng cảm giác không ngắt quãng và rất tự nhiên cũng như không ồn ào vì luông khí cọ vào nhau.

Posted Image

Hai phiên bản ra mắt thị trường Việt Nam, Coex BLF-25 và BLF-35 có thiết kế hình tròn, elíp, kiểu dáng trang nhã, nhiều màu sắc, nhiều kích thước, giúp người dùng tùy chọn theo nhu cầu.

BLF-35 Pedestal Fan có chiếc cổ cố định và vành quạt tròn tựa phiên bản BLF-25 nhưng lại có khả năng xoay được 270 độ– tăng diện tích làm mát đáng kể. Không khí được hút từ ngoài và trong thân quạt qua những kẽ hở nhỏ, sau đó sẽ được đẩy lên bằng những cánh quạt nhỏ gắn bên trong.

Luồng gió mạnh tựa luồng không khí được tạo ra khi ô tô hay máy bay di chuyển với vận tốc cực nhanh này bị cưỡng bức phải chuyển động quay xung quanh vành quạt trước khi bị đẩy ra phía trước. Nhờ được khuếch đại dòng chảy mà luồng không khí này tạo nên một luồng gió mát liên tục.

Nút điều khiển, thay vì không tuỳ chỉnh hay kiểm soát luồng không khí toả ra ở phiên bản đầu tiên, nay người sử dụng hoàn toàn có thể điều chỉnh dễ dàng bằng các nút điều khiển trực tiếp trên thân quạt.

Với diện tích vòng khuyến được mở rộng lên 16 inch, model BLF-35 hứa hẹn sẽ trở thành một trong những sản phẩm được ưa chuộng nhất trong mùa hè này.

Quạt có giá bán từ 2.600.000 đồng đến 2.900.000 đồng và được bán trực tiếp tại Hệ thống Siêu thị Điện máy MEDIAMART và các cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc.

Trang Minh

======================================

Hay nhỉ! Hôm nào kiếm mua một cái.

Từ lâu, Trung Tâm nghiên cứu Lý Học Đông phương đã xác định rằng: Bất cứ một vòng tròn khép kín dù làm bằng chất liệu gì cũng cho một luồng xoáy ngược chiều nhau ở hai mặt của vòng tròn và ứng dụng trong Phoengshui Lac Viet Posted Image. Giả thiết luồng xoáy này được tạo ra bởi các hạt tĩnh điện.

Đây là chiêu PR thôi chú ơi! Vẫn có cánh quạt để tạo ra gió ở phần thân đế đó chú! Phần khiến mọi người tưởng là quạt không cánh đó thực ra chỉ là bộ phận nắn và phát tán gió giống như cái phễu của máy sấy tóc thôi :P :P :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là chiêu PR thôi chú ơi! Vẫn có cánh quạt để tạo ra gió ở phần thân đế đó chú! Phần khiến mọi người tưởng là quạt không cánh đó thực ra chỉ là bộ phận nắn và phát tán gió giống như cái phễu của máy sấy tóc thôi :P :P :P

Uh. Thế thì cũng chẳng có gì.

Cảm ơn Thích Đủ Thứ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ muốn làm rõ sự hiện diện ở Biển Đông

VIỆT NAMNET.VN

Cập nhật lúc 01/06/2011 08:54:36 AM (GMT+7)

Hải quân Mỹ có kế hoạch tham gia vào một cuộc hội đàm không chính thức với các quốc gia đang tìm kiếm chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông để giải thích lý do đằng sau sự hiện diện của họ tại đây.

Trung Quốc vu Việt Nam tạo sự cố ở Biển Đông

Philippines phản ứng thế nào với Trung Quốc về Biển Đông?

Bảo vệ khu vực

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Datuk Seri Dr Ahmad Zahid Hamidi cho hay, một sáng kiến như vậy là rất quan trọng khi người Mỹ muốn nhấn mạnh rằng, sự hiện diện của họ chỉ là để duy trì ổn định trong khu vực được cho là rất giàu tài nguyên dầu khí.

Posted Image

Chiến đấu cơ trên tàu sân bay USS John C.Stennis - một trong 10 tàu sân bay lớn chạy bằng nguyên tử của hải quân Mỹ - lưu đậu tại hải phận quốc tế Biển Đông, cách phía nam Côn Đảo (Việt Nam) 250 hải lý, tháng 4/2009. Ảnh: Trần Duy

"Họ muốn đảm bảo rằng, các nguồn tài nguyên tự nhiên có thể được chia sẻ và sử dụng để phát triển các nước liên quan”, ông Ahmad Zahid Hamidi nói với báo chí sau khi đón tiếp với Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Robert Williard tại Bộ Quốc phòng Malaysia hôm qua (31/5). Ông Ahmad Zahid nhấn mạnh, cuộc đối thoại như vậy nhằm ngăn chặn bất kỳ xung đột nào giữa các quốc gia có tuyên bố chủ quyền hàng hải chồng lấn ở Biển Đông.

"Mỹ muốn giải thích rằng, sự hiện diện của họ là để bảo vệ khu vực mặc dù không có thỏa thuận quốc tế chính thức nào”, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia cho biết.

Trấn an đồng minh châu Á

Ở một tin tức khác, quan chức quân sự Mỹ cho hay, trong tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates dự kiến sẽ trấn an các đồng minh đang lo lắng ở châu Á rằng, quân đội Mỹ sẽ vẫn duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trong khu vực bất chấp áp lực ngân sách trong nước.

Ông Gates sẽ tham dự hội nghị an ninh tổ chức ở Singapore vào cuối tuần này. Khi Washington tìm cách giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ nần, những đồng minh châu Á của Mỹ đã lo lắng về việc vai trò quân sự của Mỹ bị thu hẹp đúng vào lúc Trung Quốc không ngừng gia tăng nỗ lực hiện đại hóa quân sự và các lực lượng vũ trang của họ có lập trường quả quyết hơn.

Một quan chức giấu tên của Mỹ nói: “Rõ ràng là khu vực có sự lo lắng ấy, và tôi nghĩ chúng tôi nhận biết điều đó, vì thế, đây là một vấn đề mà Bộ trưởng sẽ muốn đề cập”.

Ông Gates, người đã rời Mỹ hôm qua để thực hiện chuyến công du toàn cầu, sẽ tìm kiếm việc “đảm bảo với khu vực rằng, chúng tôi vẫn duy trì các cam kết trong khu vực và chúng tôi có cả khả năng cũng như quyết tâm để làm điều đó”, vị quan chức giấu tên cho biết.

Theo vị quan chức này, trong một bài phát biểu tại Singapore, ông Gates “sẽ nói chi tiết hơn về những gì chúng tôi đang làm để sự hiện diện của Mỹ trong khu vực xác thực hơn, cụ thể hơn”. Lãnh đạo Lầu Năm Góc sẽ nhấn mạnh rằng, Mỹ “không bị phân tâm” khỏi các vấn đề quốc phòng ở châu Á bất chấp những cuộc khủng hoảng ở nơi nào đó trên thế giới.

Vị quan chức Mỹ tiết lộ, trong chuyến công du quốc tế cuối cùng ở cương vị Bộ trưởng Quốc phòng trước khi rời vị trí vào tháng 6, bài phát biểu tại hội nghị an ninh ở Singapore sẽ tạo ra một cơ hội để ông Gates thảo luận về chính sách của Mỹ ở châu Á.

Tại Singapore, ông Gate dự kiến sẽ gặp gỡ những người đồng cấp từ Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Thái Lan và Singapore.

Thái An (Theo bernama, asianage)

==========================================

Tướng Trung Quốc cảnh báo Mỹ phóng đại nguy cơ

Cập nhật lúc 20/05/2011 07:10:00 AM (GMT+7)

Quan chức quân sự hàng đầu của Trung Quốc cảnh báo rằng, việc Mỹ có xu hướng “nói quá” nguy cơ từ Bắc Kinh có thể ngăn cản quan hệ quân sự Trung - Mỹ trở nên tốt đẹp hơn.

>> Lãnh đạo quân sự Trung Quốc muốn gì khi thăm Mỹ?

>> Khi ban nhạc quân đội Trung Quốc chơi trên đất Mỹ

Trong bài phát biểu tại đại học Quốc phòng ở Washington, tướng Trần Bỉnh Đức - Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, nhấn mạnh, sự trỗi dậy trong kinh tế và các nỗ lực hiện đại hóa quân sự gần đây của Trung Quốc “không may đã làm dấy lên những nghi ngờ vô căn cứ và sự phóng đại về quá trình phát triển quân sự, quốc phòng của Trung Quốc". Ông nói, phóng đại mối đe dọa của quân đội Trung Quốc “không chỉ bóp méo mục tiêu chiến lược của Trung Quốc, làm lu mờ hình ảnh của chúng tôi trên trường quốc tế, mà còn ảnh hưởng tới môi trường chính trị cho mối quan hệ quân sự Trung - Mỹ”.

Posted Image

Ông Trần Bỉnh Đức: Chúng tôi không muốn sử dụng tiền của mình để mua thiết bị hay vũ khí hiện đại nhằm thách thức Mỹ.

Ảnh: Getty Images

Ông Trần đã dẫn đầu một phái đoàn quân sự cấp cao Trung Quốc tới thăm Mỹ tuần này. Chuyến thăm Lầu Năm Góc được coi là bước đi quan trọng đảm bảo cho việc xây dựng lòng tin giữa hai bên.

Điều chỉnh để không hiểu lầm

Tuy nhiên, chuyến viếng thăm này diễn ra trong lúc ngày càng có nhiều quan ngại về sức mạnh quân sự đang trỗi dậy của Trung Quốc.

Khi được hỏi về bình luận của ông Trần, đô đốc Michael Mullen - Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ nói, các cuộc hội đàm trong tuần này là để cả hai nước “đưa ra những điều chỉnh” và đó là điều sống còn để ngăn chặn những hiểu lầm. "Chúng ta đã nói về một tương lai hòa bình, mà không có cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ”, ông Mullen nhấn mạnh.

Đầu năm nay, quân đội Trung Quốc đã thực hiện bay thử với loại máy bay tàng hình mới J-20 - một động thái khơi mào cho những lo lắng về khả năng xảy ra cuộc chạy đua vũ trang mới tại Thái Bình Dương.

Theo các quan chức Mỹ, việc bay thử J-20 - diễn ra trong lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates thăm Bắc Kinh - là để “gửi bức điện báo” về sự gia tăng lòng tự tin của quân đội Trung Quốc.

Ngoài việc lần đầu tiên trình diễn máy bay tàng hình, Trung Quốc được cho là đã có tiến bộ đáng kể trong việc phát triển loại tên lửa đạn đạo có khả năng diệt tàu sân bay - mà về lý thuyết có thể đặt các tàu hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương vào mối nguy hiểm lớn hơn trước. Những nhà quan sát Trung Quốc khác còn quan ngại về khả năng của Trung Quốc trong việc tiến hành cuộc chiến “không cân xứng” thông qua tấn công ảo, vũ khí chống vệ tinh và những phương tiện khác.

'Trung Quốc không có khả năng để đe dọa Mỹ'

Trong một cuộc họp báo với đô đốc Mullen, ông Trần Bỉnh Đức đã được hỏi về việc thử nghiệm J-20 và liệu đó có phải là hành động khiêu khích nhằm vào Mỹ. Ông Trần cho hay, chuyện bay thử là bình thường và Trung Quốc không có khả năng để đe dọa Mỹ. "Chúng tôi không muốn sử dụng tiền của mình để mua thiết bị hay vũ khí hiện đại nhằm thách thức Mỹ”, ông tuyên bố.

Trong bài phát biểu, ông nói chuyến thăm Mỹ đã khiến ông thấy “khoảng cách” về khả năng quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ. Vào lúc hỏi đáp sau bài phát biểu, ông Trần cho hay, khoảng cách ấy đặc biệt dễ nhận thấy khi nhìn vào hạm đội hải quân Trung Quốc. “Một cách thành thực, tôi cảm thấy rất buồn sau chuyến thăm này, vì tôi cảm thấy và tôi biết các trang thiết bị của chúng tôi nghèo nàn thế nào, chúng tôi vẫn còn kém phát triển ra sao”, ông nói.

Giới quân sự hai nước đã trải qua những giai đoạn nghi ngờ và mất lòng tin lẫn nhau. Chuyến thăm Mỹ của phái đoàn quân sự Trung Quốc diễn ra sau một thập niên kể từ khi xảy ra vụ va chạm trên không giữa một máy bay tiêm kích Trung Quốc và một máy bay do thám Mỹ ở vùng Biển Đông. Vụ việc này đã dấy lên những tranh cãi ngoại giao gay gắt.

Quan hệ quân sự Trung - Mỹ xuống mức thấp vào năm ngoái sau khi Washington thông qua hợp đồng bán vũ khí trị giá hơn 6 tỉ USD cho Đài Loan.

Hạ nghị sĩ Mike Coffman, một thành viên của Ủy ban Vũ trang Hạ viện cho rằng, mục tiêu của Bắc Kinh là phát triển các khả năng quân sự “chống tiếp cận” nhằm giới hạn khả năng trình diễn sức mạnh của quân đội Mỹ trong khu vực. Ông Coffman gần đây đã tới Trung Quốc với tư cách là thành viên trong Nhóm Công tác Mỹ - Trung. Coffman nhấn mạnh, các quan chức quân sự Trung Quốc “không dường như quá quan tâm” tới việc thúc đẩy một mối quan hệ quân sự thực sự gần gũi hơn.

Hôm thứ ba, ông Trần Bỉnh Đức đã có cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ - đô đốc Mullen. Đây là cuộc gặp mặt đối mặt đầu tiên tại Mỹ giữa quan chức quân sự hàng đầu hai nước trong vòng 7 năm qua. Theo lịch trình, phái đoàn Trung Quốc sẽ tiếp xúc với các quan chức cấp cao trong chính quyền Obama và các thành viên quốc hội Mỹ. Phái đoàn này dự kiến đi thăm một số cơ sở quân sự Mỹ.

Thụy Phương (theo Wall Streeet Journal)

==========================================

Mời bạn đọc thêm:

Quan hệ Trung - Mỹ không nên trở thành trò chơi thắng thua

Trung Quốc lại làm phức tạp tình hình Biển Đông

Mỹ dùng máy bay không người lái đối phó với Trung Quốc?

Trung - Mỹ vật lộn với những nghi ngờ quân sự

Điều gì sẽ đến với tàu sân bay Trung Quốc?

Sự tự tin của quân đội Trung Quốc

Đối thoại Mỹ - Trung: Không lựa chọn cũng là một lựa chọn

Đối thoại kinh tế Mỹ - Trung: Những tiếng nói “không úp mở”

Trung – Mỹ liệu có xung đột?

Quân đội Trung Quốc xuất hiện trong đối thoại Mỹ - Trung

Đối thoại chiến lược và quan hệ 'sung mãn' Mỹ - Trung

Đầu tư Trung Quốc và nỗi ám ảnh của Mỹ

Hồi chuông thức tỉnh Mỹ trước Trung Quốc lớn mạnh

==========================================

Như vậy, cái quyền lợi cốt lõi và quyền lợi căn bản đã lên tiếng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ muốn làm rõ sự hiện diện ở Biển Đông

VIỆT NAMNET.VN

Cập nhật lúc 01/06/2011 08:54:36 AM (GMT+7)

Hải quân Mỹ có kế hoạch tham gia vào một cuộc hội đàm không chính thức với các quốc gia đang tìm kiếm chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông để giải thích lý do đằng sau sự hiện diện của họ tại đây.

Trung Quốc vu Việt Nam tạo sự cố ở Biển Đông

Philippines phản ứng thế nào với Trung Quốc về Biển Đông?

Bảo vệ khu vực

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Datuk Seri Dr Ahmad Zahid Hamidi cho hay, một sáng kiến như vậy là rất quan trọng khi người Mỹ muốn nhấn mạnh rằng, sự hiện diện của họ chỉ là để duy trì ổn định trong khu vực được cho là rất giàu tài nguyên dầu khí.

Posted Image

Chiến đấu cơ trên tàu sân bay USS John C.Stennis - một trong 10 tàu sân bay lớn chạy bằng nguyên tử của hải quân Mỹ - lưu đậu tại hải phận quốc tế Biển Đông, cách phía nam Côn Đảo (Việt Nam) 250 hải lý, tháng 4/2009. Ảnh: Trần Duy

"Họ muốn đảm bảo rằng, các nguồn tài nguyên tự nhiên có thể được chia sẻ và sử dụng để phát triển các nước liên quan”, ông Ahmad Zahid Hamidi nói với báo chí sau khi đón tiếp với Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Robert Williard tại Bộ Quốc phòng Malaysia hôm qua (31/5). Ông Ahmad Zahid nhấn mạnh, cuộc đối thoại như vậy nhằm ngăn chặn bất kỳ xung đột nào giữa các quốc gia có tuyên bố chủ quyền hàng hải chồng lấn ở Biển Đông.

"Mỹ muốn giải thích rằng, sự hiện diện của họ là để bảo vệ khu vực mặc dù không có thỏa thuận quốc tế chính thức nào”, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia cho biết.

Trấn an đồng minh châu Á

Ở một tin tức khác, quan chức quân sự Mỹ cho hay, trong tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates dự kiến sẽ trấn an các đồng minh đang lo lắng ở châu Á rằng, quân đội Mỹ sẽ vẫn duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trong khu vực bất chấp áp lực ngân sách trong nước.

Ông Gates sẽ tham dự hội nghị an ninh tổ chức ở Singapore vào cuối tuần này. Khi Washington tìm cách giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ nần, những đồng minh châu Á của Mỹ đã lo lắng về việc vai trò quân sự của Mỹ bị thu hẹp đúng vào lúc Trung Quốc không ngừng gia tăng nỗ lực hiện đại hóa quân sự và các lực lượng vũ trang của họ có lập trường quả quyết hơn.

Một quan chức giấu tên của Mỹ nói: “Rõ ràng là khu vực có sự lo lắng ấy, và tôi nghĩ chúng tôi nhận biết điều đó, vì thế, đây là một vấn đề mà Bộ trưởng sẽ muốn đề cập”.

Ông Gates, người đã rời Mỹ hôm qua để thực hiện chuyến công du toàn cầu, sẽ tìm kiếm việc “đảm bảo với khu vực rằng, chúng tôi vẫn duy trì các cam kết trong khu vực và chúng tôi có cả khả năng cũng như quyết tâm để làm điều đó”, vị quan chức giấu tên cho biết.

Theo vị quan chức này, trong một bài phát biểu tại Singapore, ông Gates “sẽ nói chi tiết hơn về những gì chúng tôi đang làm để sự hiện diện của Mỹ trong khu vực xác thực hơn, cụ thể hơn”. Lãnh đạo Lầu Năm Góc sẽ nhấn mạnh rằng, Mỹ “không bị phân tâm” khỏi các vấn đề quốc phòng ở châu Á bất chấp những cuộc khủng hoảng ở nơi nào đó trên thế giới.

Vị quan chức Mỹ tiết lộ, trong chuyến công du quốc tế cuối cùng ở cương vị Bộ trưởng Quốc phòng trước khi rời vị trí vào tháng 6, bài phát biểu tại hội nghị an ninh ở Singapore sẽ tạo ra một cơ hội để ông Gates thảo luận về chính sách của Mỹ ở châu Á.

Tại Singapore, ông Gate dự kiến sẽ gặp gỡ những người đồng cấp từ Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Thái Lan và Singapore.

Thái An (Theo bernama, asianage)

==========================================

Tướng Trung Quốc cảnh báo Mỹ phóng đại nguy cơ

Cập nhật lúc 20/05/2011 07:10:00 AM (GMT+7)

Quan chức quân sự hàng đầu của Trung Quốc cảnh báo rằng, việc Mỹ có xu hướng “nói quá” nguy cơ từ Bắc Kinh có thể ngăn cản quan hệ quân sự Trung - Mỹ trở nên tốt đẹp hơn.

>> Lãnh đạo quân sự Trung Quốc muốn gì khi thăm Mỹ?

>> Khi ban nhạc quân đội Trung Quốc chơi trên đất Mỹ

Trong bài phát biểu tại đại học Quốc phòng ở Washington, tướng Trần Bỉnh Đức - Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, nhấn mạnh, sự trỗi dậy trong kinh tế và các nỗ lực hiện đại hóa quân sự gần đây của Trung Quốc “không may đã làm dấy lên những nghi ngờ vô căn cứ và sự phóng đại về quá trình phát triển quân sự, quốc phòng của Trung Quốc". Ông nói, phóng đại mối đe dọa của quân đội Trung Quốc “không chỉ bóp méo mục tiêu chiến lược của Trung Quốc, làm lu mờ hình ảnh của chúng tôi trên trường quốc tế, mà còn ảnh hưởng tới môi trường chính trị cho mối quan hệ quân sự Trung - Mỹ”.

Posted Image

Ông Trần Bỉnh Đức: Chúng tôi không muốn sử dụng tiền của mình để mua thiết bị hay vũ khí hiện đại nhằm thách thức Mỹ.

Ảnh: Getty Images

Ông Trần đã dẫn đầu một phái đoàn quân sự cấp cao Trung Quốc tới thăm Mỹ tuần này. Chuyến thăm Lầu Năm Góc được coi là bước đi quan trọng đảm bảo cho việc xây dựng lòng tin giữa hai bên.

Điều chỉnh để không hiểu lầm

Tuy nhiên, chuyến viếng thăm này diễn ra trong lúc ngày càng có nhiều quan ngại về sức mạnh quân sự đang trỗi dậy của Trung Quốc.

Khi được hỏi về bình luận của ông Trần, đô đốc Michael Mullen - Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ nói, các cuộc hội đàm trong tuần này là để cả hai nước “đưa ra những điều chỉnh” và đó là điều sống còn để ngăn chặn những hiểu lầm. "Chúng ta đã nói về một tương lai hòa bình, mà không có cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ”, ông Mullen nhấn mạnh.

Đầu năm nay, quân đội Trung Quốc đã thực hiện bay thử với loại máy bay tàng hình mới J-20 - một động thái khơi mào cho những lo lắng về khả năng xảy ra cuộc chạy đua vũ trang mới tại Thái Bình Dương.

Theo các quan chức Mỹ, việc bay thử J-20 - diễn ra trong lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates thăm Bắc Kinh - là để “gửi bức điện báo” về sự gia tăng lòng tự tin của quân đội Trung Quốc.

Ngoài việc lần đầu tiên trình diễn máy bay tàng hình, Trung Quốc được cho là đã có tiến bộ đáng kể trong việc phát triển loại tên lửa đạn đạo có khả năng diệt tàu sân bay - mà về lý thuyết có thể đặt các tàu hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương vào mối nguy hiểm lớn hơn trước. Những nhà quan sát Trung Quốc khác còn quan ngại về khả năng của Trung Quốc trong việc tiến hành cuộc chiến “không cân xứng” thông qua tấn công ảo, vũ khí chống vệ tinh và những phương tiện khác.

'Trung Quốc không có khả năng để đe dọa Mỹ'

Trong một cuộc họp báo với đô đốc Mullen, ông Trần Bỉnh Đức đã được hỏi về việc thử nghiệm J-20 và liệu đó có phải là hành động khiêu khích nhằm vào Mỹ. Ông Trần cho hay, chuyện bay thử là bình thường và Trung Quốc không có khả năng để đe dọa Mỹ. "Chúng tôi không muốn sử dụng tiền của mình để mua thiết bị hay vũ khí hiện đại nhằm thách thức Mỹ”, ông tuyên bố.

Trong bài phát biểu, ông nói chuyến thăm Mỹ đã khiến ông thấy “khoảng cách” về khả năng quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ. Vào lúc hỏi đáp sau bài phát biểu, ông Trần cho hay, khoảng cách ấy đặc biệt dễ nhận thấy khi nhìn vào hạm đội hải quân Trung Quốc. “Một cách thành thực, tôi cảm thấy rất buồn sau chuyến thăm này, vì tôi cảm thấy và tôi biết các trang thiết bị của chúng tôi nghèo nàn thế nào, chúng tôi vẫn còn kém phát triển ra sao”, ông nói.

Giới quân sự hai nước đã trải qua những giai đoạn nghi ngờ và mất lòng tin lẫn nhau. Chuyến thăm Mỹ của phái đoàn quân sự Trung Quốc diễn ra sau một thập niên kể từ khi xảy ra vụ va chạm trên không giữa một máy bay tiêm kích Trung Quốc và một máy bay do thám Mỹ ở vùng Biển Đông. Vụ việc này đã dấy lên những tranh cãi ngoại giao gay gắt.

Quan hệ quân sự Trung - Mỹ xuống mức thấp vào năm ngoái sau khi Washington thông qua hợp đồng bán vũ khí trị giá hơn 6 tỉ USD cho Đài Loan.

Hạ nghị sĩ Mike Coffman, một thành viên của Ủy ban Vũ trang Hạ viện cho rằng, mục tiêu của Bắc Kinh là phát triển các khả năng quân sự “chống tiếp cận” nhằm giới hạn khả năng trình diễn sức mạnh của quân đội Mỹ trong khu vực. Ông Coffman gần đây đã tới Trung Quốc với tư cách là thành viên trong Nhóm Công tác Mỹ - Trung. Coffman nhấn mạnh, các quan chức quân sự Trung Quốc “không dường như quá quan tâm” tới việc thúc đẩy một mối quan hệ quân sự thực sự gần gũi hơn.

Hôm thứ ba, ông Trần Bỉnh Đức đã có cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ - đô đốc Mullen. Đây là cuộc gặp mặt đối mặt đầu tiên tại Mỹ giữa quan chức quân sự hàng đầu hai nước trong vòng 7 năm qua. Theo lịch trình, phái đoàn Trung Quốc sẽ tiếp xúc với các quan chức cấp cao trong chính quyền Obama và các thành viên quốc hội Mỹ. Phái đoàn này dự kiến đi thăm một số cơ sở quân sự Mỹ.

Thụy Phương (theo Wall Streeet Journal)

==========================================

Mời bạn đọc thêm:

Quan hệ Trung - Mỹ không nên trở thành trò chơi thắng thua

Trung Quốc lại làm phức tạp tình hình Biển Đông

Mỹ dùng máy bay không người lái đối phó với Trung Quốc?

Trung - Mỹ vật lộn với những nghi ngờ quân sự

Điều gì sẽ đến với tàu sân bay Trung Quốc?

Sự tự tin của quân đội Trung Quốc

Đối thoại Mỹ - Trung: Không lựa chọn cũng là một lựa chọn

Đối thoại kinh tế Mỹ - Trung: Những tiếng nói “không úp mở”

Trung – Mỹ liệu có xung đột?

Quân đội Trung Quốc xuất hiện trong đối thoại Mỹ - Trung

Đối thoại chiến lược và quan hệ 'sung mãn' Mỹ - Trung

Đầu tư Trung Quốc và nỗi ám ảnh của Mỹ

Hồi chuông thức tỉnh Mỹ trước Trung Quốc lớn mạnh

==========================================

Như vậy, cái quyền lợi cốt lõi và quyền lợi căn bản đã lên tiếng.

Dạo này lên mạng đọc tin Bình Minh 2, đọc lại hịch Tướng sỹ của Hưng Đạo Đại Vương mà nóng ruột nóng gan....Thật là con dân nước Việt thì dù có ở đâu, khi nước nhà có biến thì mới thấy lòng yêu Tổ Quốc trỗi dậy....Kính Thầy Thiên Sứ, theo Thầy chuyện vừa rồi sẽ dẫn tới đâu? Hi vọng câu hỏi không vi phạm nguyên tắc không bàn chuyện chính trị trong nước của Thầy vì con thấy nó đã vượt qua chuyện chính trị thông thường rồi, mà đã đụng tới lòng tự ái của cả một dân tộc...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như vậy, cái quyền lợi cốt lõi và quyền lợi căn bản đã lên tiếng.

Người Mỹ hiện tại như là một ông trùm của thành phố cao to đẹp trai, con nhà giàu, đi xe đẹp có nhiều gậy & cà rốt nên nhiều em chân dài thích. Trung quốc như là một anh cao bồi thôn mới ra thành phố đua đòi học làm sang, trong túi toàn côn nhị khúc với gạch, đứng một chỗ cứ hay cho 2 tay vào túi quần rồi bạnh ra để ra vẻ xem ta đây. Việt nam là một cô nàng nhỏ nhắn trong xã sinh xắn, má lúm đồng tiền lại hay làm duyên liếc anh nọ, đánh mông với anh kia.

cao bồi thôn thì vẫn quan điểm gái làng là phải lấy trai làng, trai thành phố thì cứ chỗ nào có gái đẹp, chân dài là tán. Biển Đông như cái Quán vắng tuy bán nước trà nhưng nhiều anh cũng hay lui tới vì cô chủ quán sinh đẹp lại có duyên thầm. Xem ra gái xã cũng khó chống lầy.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trẻ em dân tộc Lô Lô trổ tài đua xe

Những chiếc xe được các em nhỏ người dân tộc Lô Lô, ở bản Cốc Xả, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng tự chế từ những cây luồng, cây tre, thoạt nhìn giống như một chiếc xe đạp thập niên 90 của Pháp. Vào những lúc rảnh rỗi, các em rủ nhau ra những sườn dốc cạnh nhà để thử cảm giác mạnh.

Posted Image

Không có những buổi đi chơi công viên hay vào rạp xiếc cùng cha mẹ như trẻ em thành phố, trẻ em ở dân tộc Lô Lô thuộc bản Cốc Xả, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng đã sáng tạo ra trò chơi của riêng mình.

Posted Image

Làm "cuarơ" và đua trên những chiếc xe độc nhất vô nhị, không cần nhiên liệu, không phanh, không còi, chỉ cần ngồi trên đỉnh dốc và trôi xuống.

Posted Image

Tư thế của một ''cuarơ''.

Posted Image

Đây có thể so với những trò chơi... X-Game mạo hiểm trên thế giới.

Posted Image

Thậm chí có những xe chở hai người với trọng lượng lên tới 50kg.

Posted Image

Những sườn dốc có độ nghiêng từ 15 đến 30 độ và vận tốc tối đa có thể lên tới... 30km/giờ.

Posted Image

Hầu hết được phanh bằng chân để hãm tốc độ.

Posted Image

Ngã xe đối với các em là chuyện bình thường, nhưng chưa có trường hợp nào chấn thương.

Posted Image

Trở về nhà sau một trận đua gay cấn.

Thế Duyệt - Lê Hiếu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lầu Năm Góc: Tấn công mạng là hành động chiến tranh

01/06/2011 14:13

(TNO) Chính phủ Mỹ sẽ xem xét lại chiến lược quân sự để xác định các cuộc tấn công mạng là một hành động chiến tranh, cho phép các chỉ huy quân sự có thể lựa chọn biện pháp tấn công quân sự trả đũa chống lại các thế lực thù địch nước ngoài.

Lockheed Martin bị tin tặc tấn công

Theo tờ The Guardian hôm 1.6, Lầu Năm Góc đã kết luận rằng luật lệ về xung đột vũ trang có thể được mở rộng để bao hàm chiến tranh mạng, nhằm cho phép Mỹ sử dụng quân đội để đáp trả các cuộc tấn công gây hấn nhắm vào cơ sở hạ tầng công nghệ và máy tính của nước này.

Động thái trên sẽ được trình bày trong một văn kiện chiến lược của Bộ Quốc phòng Mỹ vào tháng tới. Nó là một bước tiến đáng kể trong việc quân sự hóa không gian ảo.

Posted Image

Các chuyên gia an ninh mạng của quân đội Mỹ tại căn cứ không quân Peterson - Ảnh: Reuters

Các quan chức của Lầu Năm Góc đã tiết lộ quyết định của mình với tờ Wall Street Journal hôm 31.5 và cho biết, nó được phác họa nhằm gửi lời cảnh báo đến mọi tin tặc đe dọa an ninh nước Mỹ qua việc tấn công các cơ sở hạt nhân, ống dẫn dầu hoặc mạng lưới công cộng.

Một quan chức cảnh báo: “Nếu bạn đánh sập mạng lưới điện của chúng tôi, có thể chúng tôi sẽ bắn tên lửa vào một trong các cơ sở công nghiệp của các bạn”.

Theo tờ The Guardian, chiến lược mới của Mỹ sẽ được chỉnh sửa cho phù hợp với các quyền phòng vệ hiện hữu trong hiến chương Liên Hiệp Quốc bằng cách đưa vũ khí ảo vào định nghĩa của hành động tấn công vũ trang.

Joel Reidenberg, giáo sư dạy luật công nghệ thông tin tại Đại học Fordham ở New York, nói chính sách trên là sự thừa nhận quan trọng rằng các hình thức chiến tranh mới có thể gây tổn hại đến người Mỹ.

Sami Saydjari, một cựu chuyên gia mạng của Lầu Năm Góc, nói việc thay đổi luật lệ là hợp lý. “Mỹ dễ bị phá hoại trong các lĩnh vực quốc phòng, điện lực, viễn thông và ngân hàng. Một cuộc tấn công vào một trong các cơ sở hạ tầng chủ yếu đó có thể gây hại như một cuộc tấn công vũ lực trên đất Mỹ”, ông này nói.

Tuy nhiên, các chuyên gia mạng khác cảnh báo điều khoản mới rất khó được thi hành và có thể dẫn tới leo thang quân sự hóa Internet.

Jody Westby, đồng tác giả của tác phẩm “Tìm kiếm Hòa bình mạng” do Liên Hiệp Quốc ấn hành, cho biết rất khó để truy lùng nguồn gốc của các cuộc tấn công mạng, dẫn tới việc gần như không thể xác định được ai đứng đằng sau các vụ tấn công.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama thể hiện ý định trên cách đây 2 tuần khi Nhà Trắng công bố tầm nhìn cho tương lai của không gian mạng, trong đó tuyên bố: “Mỹ sẽ đáp trả các hành động thù địch trong không gian mạng như cách phản ứng với các mối đe dọa khác của đất nước”.

Nhà Trắng cũng khẳng định sẽ sử dụng “mọi biện pháp cần thiết”, hàm ý cả biện pháp quân sự để đáp trả cuộc tấn công mạng.

Alan Paller, giám đốc nghiên cứu của Viện Sans, nơi đào tạo các chuyên gia an ninh máy tính, tiết lộ các máy tính của quân đội Mỹ đã bị nước ngoài tấn công ít nhất từ năm 2003, dẫn đến nhiều mất mát bao gồm cả các chi tiết kỹ thuật của máy bay chiến đấu F35.

Cách đây 10 ngày, tập đoàn sản xuất vũ khí Lockheed Martin của Mỹ cũng là nạn nhân của một cuộc tấn công mạng.

Sơn Duân

=========================================

Khó khăn của vấn đề này đúng như một số chuyên gia đã đặt vấn đề:

Jody Westby, đồng tác giả của tác phẩm “Tìm kiếm Hòa bình mạng” do Liên Hiệp Quốc ấn hành, cho biết rất khó để truy lùng nguồn gốc của các cuộc tấn công mạng, dẫn tới việc gần như không thể xác định được ai đứng đằng sau các vụ tấn công.

Trong trường hợp này , một quốc gia có thể bị ăn đòn oan do một kẻ gây chia rẽ. Bởi vậy một cam kết mang tính quốc tế về bảo vệ an ninh mạng và không tấn công các nước khác, cần phải được thực hiện. Tiếp đó là những biện pháp an ninh chặt chẽ của các nước thành viên để bảo đảm tin tặc không thể bắt đầu từ quốc gia cuả họ làm căn cứ tấn công nước khác và phải được luật hóa, đồng thời cập nhật theo sự phát triển kỹ thuật.

Ối giời! Còn nhiều chiện phải bàn. Bắt đầu từ hè này, mọi chuyện bắt đầu khởi động, sang năm mới hoàn tất...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nước Mỹ sẽ thua trong Chiến tranh thế giới 3 nếu...

Tác giả: Bill Davidow

Tuanvietnamnet.vn

Bài đã được xuất bản.: 01/06/2011 05:00 GMT+7

Nếu Tổng thống Obama và các vị lãnh đạo khác của Mỹ không tích cực chủ động thực hiện các biện pháp phòng thủ trên mạng, chắc chắn họ đang muốn chịu thua trong cuộc Chiến tranh Thế giới 3.Hình dung hậu quả

Trong cuộc chiến tranh thông tin diễn ra trong một thế giới được kết nối phức tạp với sự hậu thuẫn của mạng Internet, mọi thứ sẽ thay đổi hoàn toàn. Cách tấn công tốt nhất lại là phòng thủ.

Hãy hình dung nếu kẻ tấn công qua mạng vô hiệu hóa các tín hiệu chỉ huy quân sự và hệ thống kiểm soát, đánh sập và phá hoại mạng lưới điện, làm tê liệt hệ thống viễn thông và phá hủy hệ thống tài chính, khi đó một quốc gia sẽ còn lại gì để chiến đấu?

Nếu không có điện và các phương tiện viễn thông, sẽ không có hệ thống hậu cần, siêu thị sẽ trống trơn, thẻ tín dụng sẽ không hoạt động, và các ATM sẽ không còn tiền mặt. Các hộ gia đình sẽ bị cắt nước, và vì các máy bơm điện không còn cung cấp nhiên liệu nữa nên ô tô, xe máy cũng sẽ nằm chết dí một chỗ. Các hệ thống khác cũng nằm trong tầm ngắm tấn công là: các đường ống dẫn, hệ thống cấp thoát nước, v.v. Nói đến đây hẳn chúng ta cũng có thể hình dung được hậu quả.

Nếu Tổng thống Obama và các vị lãnh đạo khác của Mỹ không tích cực chủ động thực hiện các biện pháp phòng thủ trên mạng, chắc chắn họ đang muốn chịu thua trong cuộc Chiến tranh Thế giới 3.

Trong một thời gian dài, tôi vẫn nghĩ rằng ý tưởng thiết kế phần mềm để gây tổn thất thực tế cho các hệ thống chỉ là chuyện hoang đường. Nhưng rồi tôi tình cờ đọc được một chi tiết trong cuốn sách của tác giả Thomas C. Reed, nguyên Bộ trưởng Không quân Hoa Kỳ. Trong cuốn sách, Reed kể về một trận nổ lớn có đương lượng 3.000 kiloton xảy ra đối với một đường ống dẫn của Xô Viết; đây là vụ nổ phi hạt nhân lớn nhất có thể quan sát được từ vũ trụ.

Theo thông tin của Reed, các gián điệp Nga đã đánh cắp phần mềm kiểm soát đường ống dẫn nói trên. Nhưng CIA đã tiên liệu được việc này nên kịp thời ra tay trước, chủ động lập trình để làm rối loạn phần mềm đó trước khi vụ đánh cắp diễn ra. Năm 1982, khi người Xô Viết triển khai phần mềm ăn cắp được để vận hành đường ống dẫn, các máy bơm liên tục hoạt động trong khi các van đều bị đóng lại, tạo ra áp suất vượt quá khả năng chịu đựng của các điểm nối và mối hàn trên đường ống. Chẳng bao lâu sau, một vụ nổ khổng lồ xảy ra.

Posted Image

Tổng thống Obama

Tấn công qua mạng ngày càng gia tăng

Dĩ nhiên, tôi hy vọng sẽ không bao giờ có cuộc chiến tranh thế giới thứ 3, nhưng tôi biết chắc rằng những cuộc chiến tranh thông tin, khủng bố qua mạng, và những hoạt động phá hoại qua mạng sẽ ngày một gia tăng. Chỉ cần chịu khó theo dõi báo chí, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy điều đó.

Đầu năm 2007, Estonia hứng chịu một đợt tấn công qua mạng. Estonia là một trong những quốc gia có độ phụ thuộc lớn nhất vào Internet trên thế giới. 96% giao dịch ngân hàng ở đây được thực hiện qua mạng. Đợt tấn công lên tới đỉnh điểm vào ngày 10/5, khi Hansabanka, ngân hàng lớn nhất Estonia, buộc phải dừng các hoạt động trực tuyến sau khi đóng cửa các máy ATM và tạm ngừng các liên lạc với bên ngoài.

Hàn Quốc cũng bị tấn công vô số lần. Năm 2009, một loạt các vụ tấn công DDOS (tấn công từ chối dịch vụ) nhắm vào chính phủ, truyền thông, và các website tài chính. Đầu năm nay Hàn Quốc cũng gặp phải nhiều vụ tấn công. Cuộc tấn công xảy ra ngày 12/4 đã làm tê liệt mạng lưới của Ngân hàng Nonghyup trong một tuần liền.

Ngày 19/4/2011, hãng Sony bắt tay vào điều tra một cuộc tấn công qua mạng mà theo mô tả là một "cuộc tấn công được lên kế hoạch rất cẩn thận, chuyên nghiệp, có độ phức tạp cao nhằm đánh cắp thông tin cá nhân và thông tin thẻ tín dụng để phục vụ những mục đích phi pháp". Sony đã phát hiện ra rằng các dữ liệu về thẻ tín dụng và địa chỉ email của 77 triệu tài khoản người sử dụng đã bị đánh cắp. Khi tiếp tục điều tra, họ phát hiện thêm 24,6 triệu tài khoản đánh bạc trực tuyến khác cũng bị đánh cắp thông tin.

Nhìn chung, các đợt tấn công này được thực hiện theo hai hình thức. Thứ nhất là hình thức tấn công từ bên ngoài, thường là dưới dạng DDOS. Một người sử dụng không phép từ xa nắm quyền kiểm soát hàng nghìn máy tính rồi ra lệnh cho những "zombie" (thây ma) này gửi tới các website mục tiêu hàng triệu tin nhắn. Các hệ thống này trở nên quá tải và không thể thực hiện những hoạt động thông thường được nữa. Đây chính là kiểu tấn công được sử dụng đối với hai ngân hàng Hansabanka và Nongyup nêu trên.

Hình thức tấn công thứ hai nguy hiểm hơn nhiều. Kẻ tấn công thâm nhập hệ thống và nắm quyền kiểm soát hoạt động của hệ thống hoặc vô hiệu hóa hệ thống. Đối tượng còn có thể cài một "quả bom logic" có thể kích hoạt theo mệnh lệnh hoặc vào thời điểm nào đó trong tương lai để xóa sạch hệ thống hoặc thực hiện một số chức năng gây tổn thương tới hệ thống mà nó kiểm soát.

Stuxnet là một loại sâu được cài vào các thiết bị điều khiển logic khả trình của hãng Siemens trong nhà máy làm giàu uranium ở Natanz, Iran. Người ta cho rằng con sâu này đã lập trình để các máy li tâm hoạt động với vận tốc 1410 vòng/giây, sau đó kích hoạt hệ thống phanh, giảm vận tốc xuống còn 2 vòng/giây. Sự giảm tốc đột ngột này đã phá hỏng các máy li tâm. Loại hình thiết bị điều khiển logic tương tự được sử dụng trong rất nhiều hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA) ở các nhà máy năng lượng hạt nhân và hóa chất. Với nhà máy hạt nhân, một quả bomb logic như vậy có thể làm tan chảy nhà máy.

Kẻ tấn công cũng có thể sử dụng phần mềm trap door để nắm quyền kiểm soát một hệ thống chỉ huy và kiểm soát, khiến hệ thống này phát đi các mệnh lệnh. Trong tình huống này, quân đội có thể nhận được lệnh tấn công sai mục tiêu.

Posted Image

Ảnh minh họa. Nguồn: itmakessenseblog.com

Cách tấn công tốt nhất là phòng thủ hiệu quả

Nước Mỹ sẽ thất bại trong cuộc Chiến tranh Thế giới 3 vì chúng ta không chịu rốt ráo giải quyết vấn đề phòng thủ qua mạng. Việc giải quyết này có thể sẽ gây ra nhiều bất tiện, tốn kém, và tạo cơ hội để chính phủ có thể "nhòm ngó" vào đời tư của công dân.

Nhưng trong một thế giới được kết nối hết sức phức tạp với sự trợ giúp của Internet như hiện nay, chúng ta phải thay đổi tư duy về các hệ thống hiện hành.

Điều cần thiết hàng đầu là phải bảo vệ ở mức cao nhất có thể các hệ thống trọng yếu, bao gồm: các hệ thống chỉ huy và kiểm soát quân sự, các hệ thống kiểm soát mạng lưới tài chính và chuyển tiền trong mạng lưới, các mạng lưới kiểm soát năng lượng điện. Tiếp đến là các hệ thống ở quy mô nhỏ hơn.

Sau đây là một số gợi ý: Nên tách riêng các hệ thống mang nhiệm vụ trọng yếu khỏi các mạng lưới bên ngoài. Nên yêu cầu tất cả các nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn phải xây dựng khả năng thực hiện kiểm tra gói dữ liệu sâu. Khi bị tấn công theo hình thức DDOS, các hệ thống này có thể cô lập các gói dữ liệu được sử dụng để tấn công và làm nghẽn các hệ thống Internet. Ngoài ra, cũng nên giao cho các cơ quan quản lý quyền áp đặt một số tiêu chuẩn an ninh mạng đối với các doanh nghiệp.

Trong thế giới Internet được kết nối phức tạp như hiện nay, quyền lực đã và đang trở nên mất cân bằng. Những nhóm người nhỏ cũng có thể gây ra tổn thất vô cùng lớn chỉ với một vài nỗ lực nho nhỏ.

Ngay lúc này đây, Mỹ là mục tiêu sơ hở nhất và hấp dẫn nhất cho các kẻ khủng bố và tội phạm qua mạng. Hệ thống cơ sở hạ tầng "thật", hiện đại cũng như hệ thống thương mại của Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào mạng Internet "ảo". Nước Mỹ không thể hoạt động nếu mạng Internet bị đánh sập.

Bộ Quốc phòng Mỹ có lẽ là nơi có khả năng thực hiện các cuộc tấn công qua mạng mang tính toàn diện và ghê gớm nhất đối với bất kỳ quốc gia nào. Đáng buồn là, những cuộc tấn công đó sẽ chẳng giúp gì nhiều trong công cuộc bảo vệ các hệ thống quan trọng của Mỹ. Có lẽ tất cả các hệ thống này đều chưa đảm bảo an ninh đầy đủ để có thể đứng vững trước một cuộc tấn công tinh vi.

Vì thế, chúng ta hãy bắt tay vào xây dựng cơ chế phòng thủ cần phải có trong một thế giới mạng với quá nhiều kết nối chằng chịt như hiện nay. Nguyên tắc mới cho môi trường này là: "Cách tấn công tốt nhất là phòng thủ hiệu quả". Còn việc phụ thuộc vào cơ chế tấn công ưu việt như hiện trạng nước Mỹ bây giờ sẽ là con đường dẫn tới thất bại trong cuộc Chiến tranh Thế giới 3. Chúng ta hãy chuyển sang phòng thủ.

Diệp Phong (theo Forbes)

=====================================

Chẳng bao giờ có chiến tranh thế giới thứ III theo nghĩa hai phe đánh nhau. Nhưng không loại trừ một cuộc chiến lớn xảy ra.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạo này lên mạng đọc tin Bình Minh 2, đọc lại hịch Tướng sỹ của Hưng Đạo Đại Vương mà nóng ruột nóng gan....Thật là con dân nước Việt thì dù có ở đâu, khi nước nhà có biến thì mới thấy lòng yêu Tổ Quốc trỗi dậy....Kính Thầy Thiên Sứ, theo Thầy chuyện vừa rồi sẽ dẫn tới đâu? Hi vọng câu hỏi không vi phạm nguyên tắc không bàn chuyện chính trị trong nước của Thầy vì con thấy nó đã vượt qua chuyện chính trị thông thường rồi, mà đã đụng tới lòng tự ái của cả một dân tộc...

Theo tôi hiểu khái niệm chính trị là: Chính là đúng, là chân lý khách quan. Trị là cai tri. Nghĩa đen là cai trị trên tính chân lý khách quan và đúng đăn. Nghĩa đen là vậy. Nghĩa bóng là chính sách cai trị của một quốc gia. Trên cơ sở này, diễn đàn của Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông phương - một tổ chức nghiên cứu học thuật phi chính phủ - (phi chính trị) - tuân thủ qui định luật pháp không bàn chuyện chính trị quốc gia. Nhưng chúng ta và các báo mạng chính thống đang thể hiện thái độ trước một sự kiện quốc gia và phù hợp với tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Trả lời câu hỏi của Người Việt - Tôi xin tạm trả lời rằng: Trung Quốc đang vượt qua giới hạn của sự tự tin.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gọi là siêu việt, nhưng chưa! Đây chỉ là những cái có thể đem khoe và chào hàng.

Còn những cái dấu biệt và không thể đem khoe thì lại khác.....

==============================================

Khám phá công nghệ do thám siêu việt của Mỹ

VIETNAMNET.VN

Cập nhật lúc 29/05/2011 07:00:00 AM (GMT+7)

Trong một vài năm trở lại đây, phương tiện bay không người lái (UAV) ngày càng tham gia nhiều hơn vào các chiến dịch quân sự trên thế giới. Đặc biệt, quân đội Mỹ đã đưa máy bay không người lái có vũ trang vào các chiến trường.

TIN BÀI LIÊN QUAN

Mỹ ra mắt máy bay trinh sát không người lái mới

Mỹ và châu Âu chế tạo tàu vũ trụ thế hệ mới

Khoa học Mỹ: chế tạo thiết bị phản laze

Mỹ phóng vệ tinh gián điệp bí mật

Quân đội Mỹ sắp được trang bị ôtô bay

Mỹ tung "siêu vũ khí" vào cuộc chiến Afghanistan

UAV giống máy bay truyền thống trên nhiều phương diện, song buồng lái của chúng chứa những thiết bị do thám và thường được trang bị tên lửa cũng như bom.

UAV được phóng lên không trung gần những khu vực chiến sự. Sau khi cất cánh chúng được điều khiển từ xa thông qua tín hiệu vệ tinh. Người điều khiển chúng là những phi công ở cách xa chiến trường hàng nghìn km.

Sự xuất hiện của UAV giải quyết được hai yêu cầu hàng đầu của quân đội hiện đại: hạn chế thương vong và giảm thiểu chi phí. Thứ nhất, nếu chúng bị bắn hạ thì sẽ chẳng có phi công nào thiệt mạng. Thứ hai, chi phí để sản xuất và vận hành UAV thấp hơn nhiều so với phản lực cơ chiến đấu truyền thống. Hiện nay quân đội Mỹ có hơn 7.000 UAV.

Hãy cùng tạp chí Discovery khám phá một số đại diện tiêu biểu nhất cho công nghệ UAV siêu việt của Mỹ:

Eagle Eye

Posted Image

Với sải cánh khoảng 7,5m và chiều dài khoảng 5,5m cùng với một động cơ Allison 250-C20 GT 420 shp, Eagle Eye có thể bay lượn ở độ cao hơn 6.000m và bay liên tục trong 8 giờ đồng hồ mà không cần nạp nhiên liệu. Chiếc máy bay do thám không người lái này có khả năng tải khoảng hơn 90kg. Được trang bị đồng thời các bộ cảm biến SAR/FLIR/TV và hệ thống ngắm mục tiêu laser, Eagle Eye có thể tìm kiếm, khóa chặt và thả vũ khí để tiêu diệt mục tiêu. Các hoạt động bay và do thám của loại UAV này được điều khiển thông qua một ăng-ten và trạm điều khiển tại mặt đất. Trong tương lai, Eagle Eye có thể được lập trình để tự điều khiển và hoạt động tự động trên các chiến trường.

Hunter

Posted Image

Hunter là một máy bay không người lái được Israel Aircraft Industries, công ty tư nhân lớn nhất của Israel, thiết kế cho quân đội Mỹ. Nó có các chức năng điều chỉnh pháo, đánh giá mức độ thiệt hại trên chiến trường, do thám và giám sát, xác nhận mục tiêu cũng như quan sát nắm tình hình chiến trường. Loại UAV này sẽ lượn lờ trên các chiến trường, quan sát mọi động tĩnh diễn ra bên dưới, tìm kiếm và xóa sổ mục tiêu.

Được trang bị động cơ piston 2X Mercedes-Benz, hệ thống quan sát và truyền hình hồng ngoại cho phép Hunter có thể thực thi nhiệm vụ do thám/giám sát cả ban ngày lẫn ban đêm. Nó còn có thể phát hiện và đuổi theo một mục tiêu di động trên mặt đất, khóa mục tiêu và rọi tia laser dẫn đường để đơn vị chỉ huy tại mặt đất có thể phóng tên lửa tìm và diệt kẻ tình nghi.

Hunter không phải là máy bay hoàn toàn tự động nên mọi chức năng chính của nó đều được điều khiển từ xa thông qua một trạm điều khiển mặt đất. Các chức năng được con người điều khiển bao gồm lên kế hoạch tác chiến, thao diễn trên không và phóng vũ khí. Loại UAV này đã phục vụ trong quân đội Mỹ suốt từ năm 1993 và sẽ tiếp tục được sử dụng trong tương lai.

Reaper

Posted Image

Đây là mẫu máy bay không người lái có tầm bay cao và xa, là một “kẻ rình mò” tinh quái trên bầu trời. Reaper được thiết kế và chế tạo tại hãng General Atomics. Nó có khả năng đạt tốc độ hành trình 480 km/h, thời gian hoạt động trên không đến 36 giờ. Loại UAV này được trang bị một loạt các thiết bị cảm biến và radar khẩu độ lớn, trên thân có bảy điểm treo cho tên lửa không đối đất và bom, trọng lượng tổng cộng 1,7 tấn.

MQ-9 là phiên bản nâng cấp mới nhất của dòng Reaper. Chiếc UAV này cần tới 2 người điều khiển: một người điều khiển chính và một người điều khiển riêng bộ phận cảm biến. Căn cứ chính của Reaper đặt tại vùng xa mạc gần Las Vegas. Được trang bị động cơ tua-bin phản lực cánh quạt Honeywell TP331-10 nên MQ-9 Reaper có thể mang theo một trọng lượng lên tới 1,5 tấn. Do đó, không quân Mỹ thường sử dụng chiếc UAV này để mang bom và tên lửa hành trình. Camera của MQ-9 Reaper có thể đọc được chữ trên tấm bảng cách đó 3,2km.

Trong tương lai, không quân Mỹ sẽ thêm tính năng cho Reaper để loại UAV này có thể chở theo tên lửa “không đối không”.

ScanEagle

Posted Image

Chiếc Boeing/Insitu ScanEagle là mẫu máy bay do thám nhỏ, với thiết kế không đuôi và cánh chỉa theo hình mũi tên. Mẫu UAV này được trang bị động cơ 2 kỳ gắn ở phía sau, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ do thám ở độ cao gần 5.000m và thời gian tối đa cho mỗi nhiệm vụ là khoảng 19 giờ đồng hồ.

ScanEagle sẽ cất cánh nhờ vào sự hỗ trợ của một bệ phóng khí nén, sau đó động cơ của nó mới bắt đầu hoạt động. Khi hạ cánh, ScanEagle sẽ được một hệ thống gọi là Skyhook – gồm một sợi dây buộc vào một cái cọc – tự động tóm lấy nó. Nhờ vào hệ thống dẫn đường GPS (hệ thống định vị toàn cầu) mà UAV này có thể hoàn toàn tự chủ trong mỗi lần thực thi nhiệm vụ, tức là nó sẽ tự động bay theo những điểm đã được GPS xác định trước, và đồng thời sẽ thu lại hình ảnh toàn cảnh trên hành trình bay của mình nhờ sử dụng hoặc là camera điện quang, hoặc là camera hồng ngoại.

Các đội trinh sát ScanEagle đã được quân đội Mỹ triển khai tại chiến trường Iraq để làm nhiệm vụ tuần tra, thu thập dữ liệu do thám rồi sau đó gửi thông tin về các căn cứ mặt đất.

Vigilante

Posted Image

Thiết kế của Vigilante được lấy cảm hứng từ máy bay trực thăng mô hình được sản xuất dành cho mục đích giải trí. Mẫu Vigilante đầu tiên vẫn chừa không gian cho một phi công, nhưng những mẫu sau này, như mẫu 502, được thiết kế hoàn toàn cho các chuyến bay không người lái.

Vigilante 502 có thể đạt độ cao tối đa gần 4.000m và vận tốc 117 hải lý/giờ. Với kích thước cao 2,4m, rộng 0,6m và dài 8m, phiên bản 502 khá nhỏ so với các mẫu trực thăng khác và là một trong những mẫu hoạt động linh hoạt và hiệu quả nhất trong các dòng UAV. Nó có thể lật, lượn, xoay vòng, bổ nhào … vô cùng dễ dàng với tải trọng đến hơn 180kg dành cho các thiết bị cứu hộ hoặc vận tải hàng hóa.

Để cất/hạ cánh, Vigilante chỉ cần một khu vực có đường kính khoảng 6m. Đây là một ưu điểm của mẫu UAV này, nó đặc biệt có ích cho Hải quân vì có thể thực thi nhiệm vụ trên các tàu khu trục cỡ nhỏ và các loại tàu chiến cỡ nhỏ khác.

Mẫu 502 được trang bị động cơ tăng áp 4 thì 4 xy-lanh Rotax 115-hp. Với thời gian hoạt động 4 giờ đồng hồ, Vigilante 502 có thừa năng lực và thời gian để truy tìm mục tiêu và “đánh nhanh rút gọn”. Ngoài ra, mẫu 502 này có thể thực hiện các chuyến bay do thám tầm thấp ở những khu vực dân cư đông đúc mà không bị phát hiện cũng như có thể bay giữa các thân cây ca hay những tòa nhà cao tầng.

WASP

Posted Image

Bộ tư lệnh Không quân đặc biệt Mỹ (gọi tắt là AFSOC) và Hải quân Mỹ đã đạt được bước tiến mới trong công nghệ do thám trên không nhờ vào thiết bị không người lái mini Wasp III. Với sải cánh chỉ 72cm và cân nặng chưa đến 0,5kg, Wasp III và mô-đun điều khiển của nó có thể được gói gọn trong một chiếc ba lô học sinh.

Chiến trường luôn là nơi nguy hiểm và thời gian luôn là yếu tố quyết định. Wasp III được thiết kế để đối đầu với “sự sợ hãi” này. Khi có nhiệm vụ, Wasp III sẽ được gắn lên bệ phóng, chỉ với vài thao tác đơn giản kéo/thả là nó đã lao đi làm nhiệm vụ. Thời gian cho mỗi nhiệm vụ là 45 phút ở độ cao tối đa 182m. Một khi đã ở trên không, nó gần như trở nên vô hình nếu nhìn bằng mắt thường.

Wasp III được trang bị 3 camera cho các nhiệm vụ quan sát thăm dò, trong đó có 1 camera hồng ngoại phục vụ cho các nhiệm vụ do thám ban đêm hay các nhiệm vụ đặc biệt khác.

Cao Nguyên

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bắc Kinh 2008: Bức tranh gây nhiều tranh luận

01. 06. 11 - 6:04 am7

Lê Thanh Dũng sưu tầm

Posted Image

Bức sơn dầu "BắcKinh 2008" của họa sĩ Lưu Dật

Bức sơn dầu Bắc Kinh 2008 của họa sĩ Lưu Dật – Hoa kiều tại Toronto, Canada – đã từng đượctriển lãm tại Hội chợ triển lãm Nghệ thuật NewYork tháng 3 vừa qua, sẽ được đem ra bán trong mùa bán đấu giá mùa thu này tại nhà đấu giá JiaDe (Gad or Zad),Trung Quốc. Sự kiện này đã thu hút được sự chú ý của nhiều người, thậm chí được cả CNN đưa tin.

Năm 2008, Bắc Kinh đăng cai tổ chức Olympic Games. Bức tranh này vì thế miêu tả một game truyềnthống của Trung Hoa là mạt chược. Dư luận ở Trung Quốc và Đài Loan cho rằng,những cô gái trong tranh đại diện cho các thế lực cạnh tranh trong cuộcchơi toàn cầu hóa đầu thế kỷ 21, mà trung tâm là Trung Quốc.

Cách giải thích thứnhất in trên tờ Nam Phương Châu Báo thì cho rằng:Chân dung người treo trên tường ở góc trái tranh, nếu nhìn kỹ sẽ thấy vừa quenvừa lạ. Phóng to bức tranh lên sẽ thấy là hàm râu Tôn Trung Sơn, đầu trọc củaTưởng Giới Thạch, nét mặt trên mặt tiêu chuẩn của Mao Trạch Đông. Đó là bứcchân dung khái quát cả một trăm năm lịch sử của Trung Quốc, hoặc có thể coi đólà toàn bộ chân dung của chủ nghĩa Dân chủ cũ và chủ nghĩa Dân chủ mới củaTrung Quốc.

Phong cảnh sau cửa sổ:ngoài trời đen đặc mây vần vũ, mờ mịt như cục diện trên eo biển Đài Loan. Trungtâm của bức tranh là bốn cô gái đang đánh mạt chược, một cô đứng ngoài biểnThái Bình Dương ngóng vào cuộc chơi của những “ông lớn”, trên thực tế, trongcuộc chơi bốn người ấy, Đài Loan không có phần tham dự.

Thế cục ván mạt chượccủa hai cô gái tóc vàng và hai cô gái tóc đen, Trung Quốc và Mỹ là hai tay chơichính đối diện nhau, Nga và Nhật chỉ là vai phụ, vai trò của từng người chơirất rõ ràng. Phục sức của bốn mỹ nữ đại diện cho thực lực của họ, nước Mỹ phíatrên áo quần long trọng nhất, nhưng nửa dưới mát mẻ, chứng tỏ trên võ đài Mỹ làthế lực mạnh mẽ nhất, nhưng dưới võ đài thì trần trụi. Trung Quốc trên cuộcchơi có vẻ tay không, chẳng áo mão gì, nhưng thực tế thì là tay chơi lắm đònnhiều công lực nhất. Nhật Bản không một mảnh vải che thân, không thế lực, vàNga chỉ có một miếng vải che.

Trên bức họa này,Trung Quốc quay lưng, không lộ sắc mặt, nhưng chính là người quan tâm nhất đếnván mạt chược, sau lưng Trung Quốc giấu hai quân, và đang lén lút trao đổi quânvới Nga. Nhật đang mê mẩn với chính mình, Nhật là người chơi ngốc nhất trongcuộc, vừa nhìn thế cuộc vừa cảm thấy tự mãn. Nga đang nằm ngửa, gác chân lênMỹ, bài của Nga là con Tướng Công, nói lên rằng Nga chẳng quan tâm chuyện thắngthua này, cũng không muốn chơi tiếp, nhưng Nga trên bề mặt thì dây mơ rễ mácùng Mỹ, dưới hậu đài thì bí mật đi đêm cùng Trung Quốc, thảy cho Trung Quốcnhững con bài riêng. Còn Mỹ thì lại đang nhìn đến Đài Loan, tay đặt sau gáy vặneo, như thể Mỹ đã mệt và mỏi, Mỹ đang cân nhắc xem có đáng để chơi tiếp haykhông, chứ không phải là suy nghĩ xem làm thế nào cho thắng.

Posted Image

Đài Loan vô cùng chămchú tới cuộc chơi, bê trên tay đĩa trái cây như những lợi ích thực tế, nắm daolộ liễu. Quần áo của Đài Loan là kiểu y phục Trung Quốc, ngầm ý rằng Đài Loanmới đích thực là những giá trị Trung Hoa chính thống. Còn Trung Quốc chỉ xăm phượngrồng trên da, chứ trang phục đã thành đồ Tây cả rồi, nói lên xu hướng phươngTây hóa của Trung Quốc.

Trong tranh, Mỹ dườngnhư không nhìn vào bài của mình, nhưng thực tế đang nhìn một lá bài khác, đó làĐài Loan.

Một nguồn tin từ tạpchí khác của Trung Quốc thì nhận xét: Người con gái Trung Quốc đangchạm quân Đông Phong, chỉ có ý rằng ta đang là “Đông” (tức là chủ nhân của tìnhthế). Nga đang lợi dụng lúc Mỹ, Nhật lơ đễnh, lén lút trao quân bài cho TrungQuốc, thời khắc này là lúc họ đang “đi đêm”, và trên ván mạt chược của Nga rõràng thiếu đi một quân.

Đài Loan ở bên rõ ràngphát hiện thấy màn kịch hậu trường, Nga hậu thuẫn cho Trung Quốc trong thế cuộcnày, và Mỹ, thông qua việc quan sát gương mặt Đài Loan để phát hiện được phầnnào động tĩnh. Trên thực tế, cả Mỹ lẫn Nga đều đang “đi đêm” với thủ đoạn riêngvà mục đích riêng.

Trong khi Mỹ còn nhìnĐài Loan với gương mặt vừa quan tâm vừa suy nghĩ xem không biết nên làm gì với“nhỏ” này thì Đài Loan chỉ muốn nói rằng, con dao nhỏ là năng lực phòng vệ củatôi, đừng ai động đến quyền lợi của Đài Loan.

Một giải thích khác từbáo chí Phương Tây: người xăm phượng hoàng trên lưng là Trung Quốc, nhưng lạimặc đồ phương Tây. Phải đây là ám chỉ Trung Quốc giờ đây “Học chữ Hán để lấy lễcòn học Tây học để hữu dụng”?

Mây mù vần vũ ngoàicửa sổ như tình thế u ám giữa hai bờ biển Đài Loan, Trung Quốc, nơi thế cờ nàyđược bày ra giữa bốn bên rình nhau. Quyền lợi đan xen giữa Trung, Mỹ, Nhật, Ngaquá phức tạp, và Nhật chỉ nhăm nhăm lợi ích cho bản thân mình.

Phương Tây thường nhìnnhận chính phủ Dân quốc của Quốc dân đảng Đài Loan như một chính phủ Dân tộcchủ nghĩa, bởi thế tấm áo khoác lên Đài Loan là áo yếm truyền thống. Và năm2008, lập trường của Đài Loan vẫn là Dân – Quốc chứ không phải đòi độc lậpthành Đài-Loan-Quốc. (Điều này tôi cho là phù hợp bởi trongcuộc tổng tuyển cử bầu tổng thống Đài Loan năm 2008, ứng cử viên nhiều cơ hộinhất là Mã Anh Cửu của Quốc Dân Đảng với chủ trương ôn hoà, dân tộc và pháttriển).

Nhìn tình huống trênbức tranh Bắc Kinh 2008, thấy Nga đã ngả vềTrung Quốc, và Mỹ càng chơi giằng co càng nhiều rủi ro.

Riêng Trung Quốc, đanghy vọng cố giành phần thắng bằng mọi cách, bằng cạnh tranh, bằng đi đêm, bằngthủ đoạn. Nhưng tôi tin Mỹ thắng ván cờ châu Á, bởi ai thua người đó đã… cởi dầntừng cái áo rồi.

Và ván mạt chượcphương Đông vần quanh Trung Quốc, Đài Loan này, có thể là ván cuối, lại có thểlà khúc dạo đầu của một cục diện mới.

(Riêng về tranh, không dính gì tới chính trị, Soi thấy ông Hoakiều này vẽ giống Currin nhỉ?)

Bài viết lấy từSoi.com.vn, đọc nhiều thú vị, mới hay một bức tranh có thể có thật nhiều thôngtin. Riêng tôi thấy rằng, "thần" của bức tranh nằm ở cách các cô gáikhác nhìn cô gái TQ: Mỹ nhìn bằng nửa con mắt, Nga thì bơ, Nhật cười vào mặtcòn Đài Loan thì gườm gườm và Mao-Tôn-Tưởng thì nhìn kiểu ông chủ.

Và tốt nhất Việt Namchúng ta chỉ nhìn từ góc nhìn của người xem tranh.

Trân trọng

Thế Trung

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

CÁI GÌ ĐÂY?

Posted Image

Chơi bài, ai thua bị lột áo?!

Cô bé tội nghiệp đứng chầu rìa vì bị loại khỏi cuộc chơi (Nếu là Đài Loan thì ra khỏi thường trực Hội đồng Bảo An lâu rùi) Chẳng còn mảnh vải trên người - thua mất sạch, tay Lăm le con dao muốn trả thù....

Cô gái ở trần đóng khố năm lăn ăn vạ, gác chân lên cái cô áo quần đầy đủ, mà trong bài viết gọi là Nga, thì cũng chẳng còn gì.

Cô gái bên trái mà trong bài viết gọi là Nhật Bản, cũng chẳng còn gì, nhưng vẫn vui vẻ hồn nhiên. Vì cô ấy thua lâu rồi, nên quen với cuộc sống ấy!

Còn cô gái dấu mặt trong cuộc chơi, xăm mình - mà trong bài viết gọi là Trung Quốc ấy - thì có vẻ cố giành chiến thắng bằng mọi cách kể cả thủ đoạn - qua hành vi dấu bài - Chắc vừa mới vào cuộc chơi, vốn cũng chẳng còn gì - người cũng trụi thùi lụi.

Duy nhất có một cô áo quần đầy đủ, chắc là kẻ chiến thắng - nên chưa bị lột sạch - liếc xéo cô bé tôi nghiệp, có lẽ đang bảo rằng:

Tuy tao loại mày ra khỏi cuộc chơi, nhưng còn cái yếm mà mang. Mày xem, Chúng nó chẳng còn gì cả!

Còn cái hình ảnh treo trên tường bên trái là ai ấy nhỉ?

Chịu!

Nhưng có lẽ vì vẽ đã lâu, nên họa sĩ không thêm một cô gái nữa rất wan trong sắp tham gia cuộc chơi:

Cô gái Ấn Độ. Nên vẽ thêm cô này đứng đằng sau cô gái Hoa Kỳ....để bố cục tranh thêm hoàn chỉnh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ không thể hay không muốn kiềm chế Trung Quốc?

BAODATVIET.VN

Cập nhật lúc :5:48 PM, 02/06/2011

Posted Image

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates hôm qua nhấn mạnh nước này không tìm cách kiềm chế hay ngăn chặn Trung Quốc trở thành một quyền lực mang tính toàn cầu.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng cho biết ông cảm thấy mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc "đang trong tình trạng khá tốt", nhưng việc tiếp tục các cuộc đối thoại đóng vai trò thiết yếu. Đây là tuyên bố của ông Gates trên đường tới Singapore dự Đối thoại Shangri-La, hội nghị cấp cao thường niên về an ninh châu Á - Thái Bình Dương.

"Có giá trị trong việc tiếp tục đối thoại giữa hai bên về chính xác những điều mà chúng tôi cùng lo ngại, về những vấn đề của chúng tôi và việc chúng tôi sẽ làm thế nào để giảm bớt những lo ngại của cả hai bên", BBC dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates.

"Chúng tôi không cố gắng hạn chế Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là chúng tôi sẽ làm như thế nào để đảm bảo tiếp tục có mối quan hệ tích cực. Tôi nghĩ là người Trung Quốc đã học được bài học sâu sắc từ kinh nghiệm của Liên Xô", ông Gates ám chỉ đến việc chi tiêu quá nhiều cho các mục đích quân sự dẫn đến tổn hại nền kinh tế của Liên Xô trước đây.

Posted Image

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates. Ảnh: AFP.

Người sắp mãn nhiệm ghế bộ trưởng quốc phòng Mỹ bình luận thêm: "Người Trung Quốc không có ý định cố gắng cạnh tranh với chúng tôi trên tất cả các khả năng, nhưng tôi nghĩ họ đang có ý định phát triển các khả năng nhằm giúp cho họ có quyền tự do đáng kể trong hành động ở châu Á và cơ hội để mở rộng ảnh hưởng".

Trước đó hôm 16/5, trong chuyến thăm Mỹ, Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc Trần Bỉnh Đức cũng thừa nhận quân đội Mỹ vẫn tiến bộ vượt trội so với Trung Quốc, bất chấp những tiến bộ đáng kể của Bắc Kinh trong những năm gần đây. Tướng Trần cũng khẳng định Trung Quốc không có ý định tìm cách được sánh vai với Mỹ về sức mạnh quân sự.

Đối thoại Shangri-La 2011 diễn ra tại Singapore từ ngày mai được kỳ vọng sẽ là cơ hội để nâng cao sự minh bạch chính sách quốc phòng và hiện đại hóa quân sự trong khu vực. Hội nghị quy tụ các quan chức hàng đầu về quốc phòng của 28 nước là nhân tố quan trọng trong việc định hình các vấn đề an ninh đang nổi lên ở châu Á - Thái Bình Dương.

Trung Quốc năm nay có một phái đoàn rầm rộ dự Đối thoại Shangri-La và lần đầu tiên cử Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt tham gia. Đây là sự hiện thực hoá quan điểm của Bắc Kinh, sau khi công bố Sách trắng quốc phòng hồi tháng 3 vừa qua, trong đó có nhắc đến “tầm quan trọng của Đối thoại Shangri-La đối với hợp tác quốc phòng khu vực”.

Căng thẳng trên Biển Đông được dự đoán sẽ là chủ đề nóng của Đối thoại Shangri-La năm nay, sau hàng loạt va chạm giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Đặc biệt là vụ tàu hải giám của Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để phá hoại thiết bị của tàu thăm dò thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam hôm 26/5.

Ngay trước thềm Đối thoại Shangri-La, đô đốc Robert Willard, tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, người tháp tùng ông Gates dự hội nghị, cũng tuyên bố Washington lo ngại về tình hình Biển Đông. "Mỹ không đứng về bên nào trong một cuộc tranh chấp. Đây là một cam kết chắc chắn để cho thấy rằng các bên liên quan tới tranh chấp cần phải cùng nhau giải quyết vấn đề một cách hòa bình và thông qua đối thoại, chứ không phải bằng những va chạm trên biển hoặc trên không", đô đốc Willard nhấn mạnh.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và người đồng cấp Trung Quốc Lương Quang Liệt sau các bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La sẽ có cuộc tiếp xúc song phương bên lề.

Quan hệ quân sự giữa Washington và Bắc Kinh đang được đánh giá là có tiến triển qua những cuộc gặp gỡ cấp cao liên tục thời gian gần đây. Nhưng Trung Quốc vẫn cảnh báo Mỹ rằng nếu nước này tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan thì mối quan hệ quân sự hai bên sẽ bị tổn hại.

Bắc Kinh vẫn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ và thề sẽ sử dụng vũ lực chống lại hòn đảo này nếu họ tìm cách độc lập một cách chính thức. Năm ngoái, Trung Quốc đã cắt mọi liên lạc quân sự với Mỹ sau khi Wahington công bố bán số vũ khí trị giá hơn 6 tỷ USD cho Đài Loan.

>> Trung Quốc ‘tấn công’ Mỹ

========================================

Hiện tượng và bản chất; hình thức và nội dung đôi khi không tương đồng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sắp diễn ra nguyệt thực dài nhất thế kỷ 21

Thứ Sáu, 03/06/2011 - 14:36

Nguyệt thực toàn phần sẽ xảy ra vào đêm 15, rạng sáng 16/6 tới đây. Theo giới quan sát thiên văn, đây là một sự kiện hết sức đặc biệt vì tính chất hiếm có và độc đáo của nó.

Posted Image

Ánh sáng từ mặt trời chiếu tới trái đất sẽ để lại phía sau vùng bóng đen và vùng nửa tối. Khi mặt trăng đi vào vùng nửa tối (như trường hợp 1 và 2 trong hình vẽ) ta có nguyệt thực nửa tối. Khi mặt trăng đi qua và nằm hoàn toàn trong vùng bóng đen ta có Nguyệt thực toàn phần. Ảnh: diễn đàn Vật lý sư phạm.

Nguyệt thực toàn phần lần này sẽ xảy ra vào đúng dịp rằm tháng 5 âm lịch. Vào đêm đó, bóng tối của trái đất sẽ bao phủ hoàn toàn mặt trăng. Đây là một trong những lần nguyệt thực toàn phần được cho là dài nhất thế kỷ 21.

Người dân Việt Nam và một số vùng trên thế giới thuộc đông bán cầu sẽ có cơ hội quan sát được hiện tượng này trong khoảng thời gian kỷ lục 100 phút.

Theo kỹ sư Nguyễn Tuấn, câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư TPHCM, tính toán của cơ quan Hàng không và không gian Mỹ (NASA) cho thấy, hiện tượng nguyệt thực sẽ bắt đầu từ lúc 0 giờ 22 phút giờ Việt Nam, khi trăng đi vào vùng bóng nửa tối của trái đất (nguyệt thực nửa tối).

Tuy nhiên, thời điểm có thể quan sát được nguyệt thực toàn phần sẽ vào khoảng 2 giờ 22 phút. Lúc đó toàn bộ mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ. Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại vào lúc 3 giờ 10 cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ đồng rõ nhất. Tại Việt Nam, nếu thời tiết tốt và trời không mưa, chúng ta có thể quan sát được toàn bộ nguyệt thực từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc vào khoảng 4 giờ sáng ngày 16/6. Sau đó mặt trăng sẽ ra khỏi vùng tối và màu sắc dần trở về bình thường cho đến khi trăng ra khỏi vùng bóng tối hoàn toàn vào lúc 5 giờ 2 và kết thúc nguyệt thực một phần.

Giới quan sát thiên văn dự đoán, trong năm 2011 sẽ có hai lần nguyệt thực toàn phần có thể quan sát được ở Việt Nam. Lần thứ hai sẽ xảy ra vào tối ngày 10/12/2011 và chỉ kéo dài trong 52 phút.

Theo Diệu Thuỳ

Sài Gòn tiếp thị

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề Biển Đông làm “nóng” hội nghị an ninh châu Á

Thứ Bẩy, 04/06/2011 - 07:17

(Dân trí) - Quan hệ Mỹ - Trung - Đông Nam Á và tình hình tại Biển Đông sẽ là những vấn đề nổi bật tại Diễn đàn Shangri-la lần thứ 10 vừa khai mạc tại Singapore. Hôm qua, mọi chú ý đều dồn vào cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc và Trung Quốc-Mỹ.

Posted Image

Đối thoại Shangri-La là sự kiện có tầm quan trọng lớn.

Biển Đông “là vấn đề phức tạp”

Trong bài diễn văn khai mạc diễn đàn tối qua, Thủ tướng Malaysia Dato’ Sri Mohd Najib Tun Abdul Razak đã đề cập tới tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, gọi đây là vấn đề “vô cùng phức tạp”. Ông nói: “Các bên liên quan nhìn chung đã rất kiềm chế. Các bên cần tìm giải pháp hòa bình và không để bất đồng leo thang”.

Thủ tướng Malaysia cũng bày tỏ hy vọng như mọi lần rằng Trung Quốc và ASEAN sẽ tiến tới một cơ chế pháp lý chặt chẽ hơn cho tranh chấp Biển Đông.

Được bắt đầu từ năm 2002 và tổ chức hàng năm, Đối thoại Shangri-La do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (International Institute for Strategic Studies -IISS), trụ sở chính tại London, chủ trì.

Đối thoại Shangri-La tuy là sự kiện không chính thống nhưng có tầm quan trọng lớn vì là cơ hội hiếm có cho các bộ trưởng quốc phòng các quốc gia trong khu vực gặp gỡ và trao đổi ý kiến; và các phát biểu tại diễn đàn luôn được trích dẫn rộng rãi như quan điểm của các nước.

Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia cuộc họp kéo dài ba ngày từ 3 - 5/6 lần này. Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh dư luận trong nước vô cùng bức xúc trước các vụ gây hấn mới của Trung Quốc trong các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Theo dư luận quốc tế, việc Việt Nam lên tiếng mạnh mẽ phản đối vụ tàu hải giám Trung Quốc gây hấn tàu khảo sát địa chấn của Tập đoàn Dầu khí PetroVietnam cũng như uy hiếp tàu cá của Việt Nam cho thấy Việt Nam đã không thể im lặng trước các hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc.

“Việt Nam đã tận dụng được cơ hội để cất tiếng nói của mình”

Diễn đàn an ninh khu vực mang tên Đối thoại Shangri-La lần thứ 10 vừa khai mạc tại Singapore, với sự tham dự của đại diện quốc phòng 35 nước châu Á-Thái Bình Dương.

Hãng tin BBC hôm qua cho rằng như tại những lần diễn đàn trước, Việt Nam được trông đợi sẽ mang tranh chấp Biển Đông ra bàn thảo với các nước liên quan, nhằm thúc đẩy cách tiếp cận đa phương cho tiến trình phức tạp này. Ngay ngày đầu tiên tại diễn đàn, đoàn Việt Nam đã có tiếp xúc song phương với đoàn Trung Quốc để thảo luận các vấn đề hai bên cùng quan tâm. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và người đồng cấp Trung Quốc Lương Quang Liệt chiều qua đã có cuộc gặp và thảo luận sâu rộng về quan hệ giữa hai nước bên lề Đối thoại Shangri-La. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh chúc mừng ông Lương Quang Liệt lần đầu tiên dự Đối thoại Shangri-La. Ông đánh giá quan hệ Việt - Trung đang phát triển tốt đẹp. Tuy nhiên, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh trong quan hệ giữa hai nước còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ sự việc tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 ngày 26/5 đã bị tàu Hải giám của Trung Quốc cắt cáp khi tàu Bình Minh 02 đang hoạt động sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam “đang gây bức xúc trong dư luận nhân dân và khiến lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam lo ngại”.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đề nghị các cơ quan cấp dưới của hai bên chấp hành nghiêm chỉnh những cam kết của lãnh đạo hai nước; hai bên cần tích cực hợp tác, hết sức kiềm chế để không xảy ra những vụ việc tương tự, điều sẽ ảnh hưởng đến quan hệ song phương và hình ảnh của Trung Quốc trong khu vực.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh sẽ có bài phát biểu tại phiên họp toàn thể về chủ đề “Đối phó với những thách thức an ninh biển mới”. Ông cho biết bài phát biểu sẽ đề cập đến sự việc tàu Bình Minh 02 một cách khách quan để khu vực và thế giới hiểu đúng.

Về phần mình, ông Lương Quang Liệt nhất trí với đánh giá của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh về quan hệ Việt - Trung đang phát triển tốt đẹp và cũng cho rằng vấn đề còn tồn tại giữa hai nước là tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Ông cho biết quan điểm của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông là giải quyết thông qua đàm phán ngoại giao; Trung Quốc “cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và thực thi đầy đủ DOC”.

Thượng tướng Lương Quang Liệt nhất trí với ý kiến của Đại tướng Phùng Quang Thanh về việc hai bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và các văn kiện khác. “Quân đội hai nước cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa. Chúng tôi không mong muốn sự việc tương tự xảy ra trong tương lai”, ông Lương Quang Liệt khẳng định.

Vẫn theo BBC, lần đầu tiên, Việt Nam cũng sẽ tổ chức họp báo vào sáng 5/6 “để Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh giải thích thêm với giới quan tâm về các điểm trong bài phát biểu của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh với chủ đề 'Phản hồi trước các Đe dọa An ninh Hàng hải mới'”. Dư luận nhận xét đây là bằng chứng cho thấy Việt Nam đã tận dụng được cơ hội để cất tiếng nói của mình.

Mỹ-Trung và quan hệ với Đông Nam Á

Đoàn Trung Quốc cũng đã có tiếp xúc với đoàn Mỹ ngay chiều hôm qua. Trái với không khí căng thẳng vào cuộc họp năm ngoái, năm nay, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nhấn mạnh đến chiều hướng cải thiện trong quan hệ Mỹ-Trung, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates mở đầu cuộc họp, nói với Tướng Lương Quang Liệt rằng ông kỳ vọng vào tương lai của mối quan hệ Mỹ Trung Quốc. Tướng Lương Quang Liệt nói ông cũng thấy những tiến bộ tích cực trong quan hệ giữa quân đội Trung Quốc và Mỹ.

Dù có những lời thân thiện, cuộc họp hôm thứ Sáu đã diễn ra khi Mỹ đang điều tra những cáo giác của Google rằng các tin tặc từ Trung Quốc đã lấy cắp những mật mã email của các giới chức cao cấp Mỹ. Chính phủ Bắc Kinh đã phủ nhận các cáo buộc về vụ việc này.

Posted Image

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Singapore.

Đây là hội nghị thứ năm và cũng là hội nghị an ninh châu Á cuối cùng mà ông Gates tham dự với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, trước khi ông từ chức vào ngày 30/6.

Trả lời báo chí trong chuyến bay đưa ông đến Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã xác nhận rằng lần này ông sẽ cho biết thêm chi tiết về chính sách tiếp cận mới của Mỹ tại vùng Đông Nam Á. Dư luận cho rằng nhìn chung, đó sẽ là việc gia tăng quan hệ quân sự của Mỹ với khu vực để làm phương tiện chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Một phần trong chiến lược Đông Nam Á mới của Mỹ sẽ được ông Gates công bố trong bài tham luận đọc tại cuộc Đối thoại Shangri-La, nhưng trước mắt, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã phác họa những nét chính như tăng cường quan hệ quân sự cũng như quan hệ toàn diện với các nước như Singapore, Indonesia, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Australia, cũng như với các đồng minh truyền thống là Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Chính quyền Obama đang chuyển hướng chiến lược châu Á, chú ý nhiều hơn đến khu vực Đông Nam Á, sau khi thấy rằng vùng này càng lớn càng trở nên quan trọng về mặt quân sự, ngoại giao và thương mại. Trung Quốc đã tìm cách tăng cường ảnh hưởng trong khu vực trong những năm gần đây, nhưng thái độ của Bắc Kinh đã khiến cho nhiều nước trong vùng quan ngại.

Trước cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc, ông Gates đã gặp Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản và Thủ tướng Malaysia. Ông Gates cũng đã hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng, người đã cùng ông Gates lên tiếng ủng hộ sự cam kết của Washington ở châu Á và sự hợp tác của Mỹ trong việc giải quyết các mối đe dọa an ninh xuyên quốc gia cũng như tăng cường an ninh trong khu vực.

Nguyễn Viết

=======================================

Phàm định tâm trong phong thủy Lạc Việt với địa hình phức tạp như cả bản đồ thế giới thì vẽ càng kỹ càng chính xác. Lần đầu kỹ thuật vẽ ẩu, chẳng thấy biển Đông của Việt Nam dây vào. Lần hai vẽ kỹ hơn thấy dây vào một tý. Nhưng dù có dây đến ba tý thì theo nguyên tắc cũng phải cuối năm mới bàn kỹ. Mới gần giữa năm mà lùm xùm, có lẽ tại ảnh hướng của sao quản vận tháng phi tới sơn. Chưa kiểm chứng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bảy mươi ngàn tỉ đồng để biên soạn sách giáo khoa?

06/06/2011 09:58:47

Posted Image- Bảy mươi ngàn tỷ đồng là nhiều hay ít? Cố nhiên ai cũng cho là nhiều, quá nhiều, ngoại trừ có một vài người cho là ít, thậm chí rất ít. Một vài phép tính số học đơn giản cho chúng ta thấy có thể làm được việc gì với số tiền bảy mươi ngàn tỉ đồng?

Posted Image

Đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa Phổ thông sau năm 2015” với kinh phí ước tính 70 ngàn tỷ đồng. Ảnh minh họa

Đơn cử một vài việc (làm riêng mỗi việc chứ không làm tất cả cùng một lúc):

Đủ kinh phí để tổ chức các cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp như vừa qua trong vòng 500 năm tới (5 năm tổ chức 1 lần, 1 lần hết 700 tỉ).

Đủ để mua ô tô loại khá (1 tỉ đồng một chiếc) và phát không cho các vị vừa trúng cử, từ HĐND cấp huyện và thị xã cho đến Đại biểu Quốc hội, mỗi vị một chiếc. Còn cấp xã, cấp phường thì 6 người một chiếc (phải bình bầu hoặc bốc thăm).

Đủ để xây 140.000 căn hộ cho người thu nhập thấp.

Đủ để xây 2.000 ngôi trường mới khang trang hiện đại. Mỗi ngôi trường 35 tỉ là quá tuỵêt vời, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi. Nếu chia đều cho các tỉnh thì mỗi tỉnh sẽ có hơn 30 trường mới như vậy.

Đủ để mua SGK và phát không cho tất cả học sinh phổ thông trong vòng 35 năm tới .

Đủ để tăng lương cho giáo viên (mỗi người thêm 1 triệu đồng một tháng) trong vòng 6 hay 7 năm tới. ………

Đọc đến đây, chắc có nhiều độc giả sẽ cáu: “Sốt cả ruột! Gì mà cứ lải nhải “đủ để" mãi như thế! Mà lấy đâu ra bảy mươi ngàn tỉ ấy mới được chứ”.

Vâng, xin bạn cứ bình tĩnh đọc tiếp.

Số là kẻ viết bài này vừa được mời dự một cuộc họp để góp ý cho đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa Phổ thông sau năm 2015”. Mục tiêu của đề án: Hoàn thành xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa mới cho bậc trung học phổ thông để bắt đầu thực hiện từ năm 2017. Kinh phí thực hiện: ước tính bảy mươi ngàn tỉ đồng!

Kẻ viết bài này được dự họp từ 8h30’ đến 11h30’ (ngày 1/6 vừa qua), được phát biểu ý kiến 7 phút và được nhận phong bì trong đó có 450.000 đ.

Thưa các bạn! Thế là trong danh mục các việc có thể làm với số tiền bảy mươi ngàn tỉ đồng mà tôi liệt kê trên đây có thêm một việc :

- Đủ để làm một chương trình và biên soạn SGK mới hơn và tốt hơn so với hiện nay.

Mới hơn thì chắc chắn rồi. Chả lẽ với ngần ấy tiền mà cuối cùng chẳng có gì mới? Tuy nhiên tốt hơn thì còn phải kiểm chứng trong quá trình thực hiện. Nhiều khi cái mới lại không tốt và cái tốt thì không mới!

Nếu các bạn là người có quyền quyết định thì các bạn sẽ chọn việc làm nào để tiêu cho hết số tiền bảy mươi ngàn tỉ đồng ấy? Xin nhớ là chỉ những việc làm cho ngành Giáo dục thôi đấy, vì số tiền ấy lấy trong nguồn kinh phí dành cho Giáo dục.

Còn nếu tôi có quyền thì tôi sẽ dùng số tiền ấy vào ba việc: một là xây 1.000 ngôi trường mới (mỗi cái 30 tỉ thôi), hai là phát không SGK cho mọi học sinh trong 5 năm tới, ba là tăng lương cho thầy cô giáo (mỗi người một năm thêm 10 triệu) trong 4 năm tới!!! Thế là vừa hết nhẵn 70000000000000 đồng nhé! (Các bạn chú ý: sau con số 7 là 13 con số 0).

Văn Như Cương

==================================

Nếu như trong sách giáo khoa vẫn tiếp tục giảng cho học sinh rằng: Cội nguồn dân tộc Việt - thời Hùng Vương chỉ là " Một liên minh bô lạc " với những người dân " ở trần đóng khố " thì tôi nghĩ 70. 000 tỷ đồng còn rất ít.

Nhưng nếu chấp nhận phục hồi văn bản lịch sử - theo đúng chính sử và truyền thống - thì có thể như giáo sư Văn Như Cương nói: Hơi bị nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

haizzzzzzzzzzzz! đọc con số mà thấy choáng, nếu mà số tiền này dùng để biên soạn 1 bộ sách giáo khoa hoàn chỉnh (theo đúng nghĩa) để đưa vào giảng dạy năm 2017 thì đúng là quá lớn. Nhưng hem bít trong số 70,000 ngàn tỉ này có bao nhiêu dùng cho việc nghiên cứu còn lại bao nhiêu phần gọi là chi phí lobby ở đây nhỉ???????

Share this post


Link to post
Share on other sites

haizzzzzzzzzzzz! đọc con số mà thấy choáng, nếu mà số tiền này dùng để biên soạn 1 bộ sách giáo khoa hoàn chỉnh (theo đúng nghĩa) để đưa vào giảng dạy năm 2017 thì đúng là quá lớn. Nhưng hem bít trong số 70,000 ngàn tỉ này có bao nhiêu dùng cho việc nghiên cứu còn lại bao nhiêu phần gọi là chi phí lobby ở đây nhỉ???????

Lobby là cái gì thế Thảo Châu? Có liên quan gì đến tiêu cực phí không? Nếu có thì không bàn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Lobby" ở Việt Nam thì được hiểu nhiều nghĩa khác nhau chú Thiên sứ ah. Có thể hiểu là lợi dụng quan hệ để trục lợi, chạy dự án ...là những hoạt động gì đó lén lút, không công khai... Nhưng thực chất "lobby" ở Anh, Mỹ những nước được công nhận hoạt động lobby là: vận động hành lang Chú ah.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Lobby" ở Việt Nam thì được hiểu nhiều nghĩa khác nhau chú Thiên sứ ah. Có thể hiểu là lợi dụng quan hệ để trục lợi, chạy dự án ...là những hoạt động gì đó lén lút, không công khai... Nhưng thực chất "lobby" ở Anh, Mỹ những nước được công nhận hoạt động lobby là: vận động hành lang Chú ah.

Oh. Thế thì mọi chuyện đều tốt đẹp nhỉ! Thế mà chú cứ tưởng nó là cái gì ghê gớm và bí mật lém! Hẳn viết bằng tiếng Tây mới ghê.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Oh. Thế thì mọi chuyện đều tốt đẹp nhỉ! Thế mà chú cứ tưởng nó là cái gì ghê gớm và bí mật lém! Hẳn viết bằng tiếng Tây mới ghê.

Vận động hành lang ở Mỹ được luật pháp quy định thì phải. Nói chung là phải minh bạch và rõ ràng. Câu hỏi là việc vận động hành lang này có dẫn đến một kết quả không công bằng không. Công bằng ở Mỹ là công bằng (fair) thế nào? Dare có xem 1 chương trình thời sự trên VTV thì thấy học giả ở Mỹ nói người Mỹ quan niệm công bằng theo kiểu cứ cho 2 bên đẩy nhau, đẩy đến khi nào dừng tại 1 điểm thì điểm đó là công bằng. Như vậy, Việt Nam làm ăn với Mỹ cũng phải biết lobby, lobby không phải là đưa hối lộ mà Lobby là làm sao để chứng minh được việc này, dự án này, đạo luật này, thông tin này,... sẽ đem lại lợi ích cho các bên tham gia (thường là mấy ông/bà dân biểu đại diện cho dân ở các vùng). Một ví dụ cụ thể: Mỹ ra đạo luật bất lợi cho việc xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam. Dân Việt Nam mình xem việc này là không công bằng (kiểu mình được thiên nhiên ưu đãi, phí nhân công rẻ, v.v....). Nhưng ở Mỹ thì người ta chỉ biết sau một thời gian thảo luận, tranh cãi, lobby thì cuối cùng ra đạo luật này và đạo luật này không nói lên rằng chính phủ Mỹ bất công với người dân Việt Nam. Chỉ có 1 ông dân biểu đại diện cho dân ở 1 bang có nhiều nông dân nuôi cá muốn có đạo luật này. 99 ông dân biểu còn lại không thấy mình bị ảnh hưởng bởi việc có đạo luật này hay không nên xu thế là sẽ ủng hộ (để sau này sẽ được ủng hộ nếu mình muốn ra đạo luật khác). Lobby ở đây là làm sao cho mấy ông này không ủng hộ đạo luật, việc này làm qua quen biết, qua việc đem lại lợi ích khác mà họ quan tâm, v.v...

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kỳ 1: Những hiện tượng khoa học đang nghiên cứu

Khoahọc.com.vn

Cập nhật lúc 17h23' ngày 6/ 6/ 2011.

Từ khi loài người xuất hiện trên quả đất, hiện tượng tâm linh, siêu linh và lĩnh vực ma thuật đã bắt đầu phát triển. Các nhà khảo cổ, các nhà sử học và nhân chủng học đã khám phá ra nhiều bằng chứng về sự phát minh và phát triển của ma thuật từ thưở con người còn ăn lông ở lỗ.

“Mày mò” tìm hiểu tâm linh

Một số nhà khảo cổ và nhân chủng học cho rằng giống người Neantherdale vào thời cổ đại là văn minh nhất. Nhưng các khám phá sau đó lại cho thấy giống người Cromangnon có nhiều đặc điểm tiến hóa cao về lĩnh vực đời sống tâm linh, qua các bằng chứng cổ xưa từ các hình vẽ trên vách đá các buổi lễ thờ cúng, và các hình ảnh về ma thuật đầy màu sắc. Đặc biệt là người chết được đem chôn theo các nghi lễ đầy vẻ huyền bí. Và ma quỷ phát sinh nhiều hơn qua trí tưởng tượng họ. Về thần linh thì sấm sét, núi lửa, động đất là những nguyên nhân làm họ tin tưởng đến sức mạnh vô hình của các thần linh.

Trên thực tế các hiện tượng lạ thường như ngoại cảm, gọi hồn, ma nhập hay chữa bệnh tâm linh... luôn là những chủ đề nóng bỏng trong dư luận. Thăm dò dư luận vài năm gần đây cho thấy, khoảng 2/3 số dân Mỹ tin các hiện tượng trên là có thật! Giới tâm lý tỏ ra có lý khi cho rằng, con người thường thích nghe và dễ tin các hiện tượng lạ thường, “siêu linh”, nằm ngoài khả năng nhận thức. Điều đó thực ra không lạ bởi người nguyên thủy “nhìn đâu” cũng thấy thánh thần và ma quỷ. Trải hàng triệu năm tiến hóa, cái nhìn đó đã lặn sâu vào vô thức, vào bản chất “tiên thiên” của mọi người. Việc nghiên cứu tâm linh một cách khoa học được bắt đầu từ 1882, khi Hội Nghiên cứu tâm linh được thành lập ở Anh, với việc thu thập các chứng cứ, kể cả thông tin báo chí.

Posted Image

Ai cũng biết ngày nay loài người đã sống văn minh hơn nhưng vẫn còn một số vùng hoang vắng được xem như tận cùng của quả đất, nơi có vài bộ lạc còn sống cuộc đời hoang dã giống như thời đại đồ đá của loài người trước đây. Điều kỳ lạ là nhiều nhà thám hiểm đã len lỏi tận cùng các vùng xa xôi hẻo lánh để tiếp xúc với loài người được xem là sơ khai, họ bắt gặp được nhiều điều kỳ diệu mà các phù thủy ở đó đã thực hiện.

Chữa bệnh bằng “niềm tin”

Nhóm nhà báo của báo Paris Match nổi tiếng ở Pháp đã lặn lội tiến vào một nơi được xem là sống biệt lập với thế giới loài người tại một hoang đảo xa xôi tận Thái Bình Dương. Trên đường đi có một ký giả bị té ngã khi đi qua một con suối và bị gãy chân phải khiêng cáng. Khi đoàn ký giả này tới nơi thì thấy một người đàn ông ngồi yên lặng, trên người chỉ quấn một miếng da thú. Người đàn ông ra dấu đặt người ký giả bị gãy xương nằm xuống một miếng da gấu, hai bên đặt hai bó đuốc bằng gỗ thông, xong ông đưa tay lên trời huơ huơ mấy cái, vừa huơ tay vừa đọc một tràng thổ ngữ kỳ lạ rồi bất ngờ chỉ vào người bị gãy xương và ra hiệu ngồi dậy.

Lạ lùng thay, người ký giả này tự nhiên không còn đau đớn nữa và đứng dậy một cách tự nhiên. Người đàn ông sau khi ra tay cứu giúp người ký giả bị nạn liền quay qua bên cạnh chỉ vào một cái thùng sắt sét rỉ như ngầm bảo: các ông hãy đem vật này ra khỏi nơi đây! Rồi lặng lẽ đi vào một cái hang sâu đầy rêu và rễ cây che phủ…

Đoàn ký giả quan sát kỹ cái thùng sắt thì thấy ngoài thùng có chữ mờ nhạt về dấu hiệu quân đội Đức. Có lẽ vật này từ một máy bay Đức bị lạc hướng đã rơi xuống trong Thế chiến thứ II và dân trong bộ lạc không muốn giữ lại những gì từ thế giới đầy vật chất bên ngoài. Sự lẩn tránh của họ đã nói lên điều đó. Đoàn ký giả không tìm ra được người nào trong bộ lạc, tất cả ẩn tránh không muốn tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Các hang động đều đóng kín bởi các khối đá lớn.

Các ký giả Pháp suy đoán rằng, người đàn ông ngồi chờ họ là trưởng bộ lạc hoặc nhà phù thủy. Điều kỳ lạ là không hiểu nhờ đâu mà ông ta biết được đoàn ký giả này sẽ đến và trong đoàn có người bị tai nạn gãy chân để chuẩn bị trước mọi thứ cần thiết. Ngoài ra phương cách trị gãy xương như trên rõ ràng vượt khỏi cách chữa khoa học của ngành Y khoa hiện đại, nhưng kết quả lại hoàn toàn thành công.

Theo nhiều Giáo sư ở Viện Hàn lâm khoa học Pháp cho biết, những thổ dân chữa bệnh không cần thuốc, như tại Philippin, nhiều nhà phẫu thuật đã dùng loại năng lực thuộc lĩnh vực tâm linh để giải quyết thành công các ca phẫu thuật. Có người cho rằng họ là con cháu của những người thuộc bộ lạc Kahyna đã mai một. Họ đã hòa tâm hồn vào vũ trụ cùng với biển cả bao la, lại không bị vật chất ràng buộc nên trí óc họ “sáng” và dễ thu nhận những sự kiện huyền diệu thuộc lĩnh vực tâm linh chan hòa trong vũ trụ tự nhiên.

Theo PLXH

================================================

Với một phương pháp tư duy kiểu " ở trần đóng khố " và cái nhìn kiểu "Liên minh bộ lạc " thì còn khuya mới hiểu được bản chất địch thức của các hiện tượng được nếu trong bài báo này.

Chữa bệnh bằng “niềm tin”

???.

Một cách giải thích cực kỳ ngớ ngẩn. Xin lỗi, một du khách Châu Âu tin cái con khỉ gió vào ông thày mo bộ lạc che có mỗi miếng da thú mà tự đứng dậy.

Khi đoàn ký giả này tới nơi thì thấy một người đàn ông ngồi yên lặng, trên người chỉ quấn một miếng da thú. Người đàn ông ra dấu đặt người ký giả bị gãy xương nằm xuống một miếng da gấu, hai bên đặt hai bó đuốc bằng gỗ thông, xong ông đưa tay lên trời huơ huơ mấy cái, vừa huơ tay vừa đọc một tràng thổ ngữ kỳ lạ rồi bất ngờ chỉ vào người bị gãy xương và ra hiệu ngồi dậy.

Lạ lùng thay, người ký giả này tự nhiên không còn đau đớn nữa và đứng dậy một cách tự nhiên.

Phàm ở đời, người ta có thói quen thấy chuyện gì diễn ra bình thường thì không coi đấy làm lạ - mặc dù nó rất xứng đáng là lạ.. Thấy cái gì bất bình thường thì mới gọi là lạ. Ngay cả giới khoa học cũng vậy. Thấy mấy cái sáng lóe bay trên trời mà không xác định được là máy bay, tên lửa - không lạ - thì gọi là UFO, rồi tưởng tượng ra người ngoài hành tinh. Gập mấy người có khả năng đặc biệt thì cũng xôn xao ngâm cứu coi là lạ. ......Đại ý vậy, Rồi khoa học, rồi mê tín cứ loạn cả lên.

Thí dụ:

Hình ảnh một ông lang Đông y bắt mạch kê toa - chữa bệnh cả hàng ngàn năm nay. Chẳng ai thấy lạ cả. Chiện phình phàng ở thôn.

Nhưng nó rất lạ đấy! Cứ nghĩ mà xem.

.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay