Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Tất cả đều do giáo dục Sư Phụ ạ. Mọi thứ đều do ngu dốt, thiếu hiểu biết. Bản thân không được giáo dục, định hướng tốt mà cũng chả tự học hỏi, cầu tiến, tự giáo dục bản thân cho tốt, nên mới thế.

Bởi thế mới nói, đâu phải vô cớ mỗi khi bị giặc cai trị thì đều thực thi chính sách ngu dân ?! Ngu dân thì sẽ dễ bề sai bảo.

Nhưng khổ nỗi, biết đâu cái cơ quan mà chịu trách nhiệm chính giáo dục con dân lại cũng có nhiều vị đang xòe tay ra ra như thế ?!

Thân,

NA

Posted Image

Nếu là tôi, tôi đưa ông đội mũ trắng này 2000VND, đưa lá ấn thì đưa, không đưa thì thôi - tử tế thí 5000VND. Ông ấy bán lá dấu cho tôi chứ có phải Đức Thánh Trần đâu? Ông ấy bán thì 2000VND cũng mắc lắm rồi. Còn nếu quả thực Đức Thánh đưa thì tôi không dám trả tiền.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cụ Rùa và những chuyện khó tin chỉ có ở... Hồ Gươm

Tác giả: Đan Hoàng

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 3 giờ trước

Sự nguy cấp của sức khỏe Cụ Rùa cho thấy có những chuyện cực vô lý, tưởng như đùa, nhưng đã - đang diễn ở Hồ Gươm cả mấy chục năm.

"Nỗi đau sâu thẳm trong mỗi tâm hồn Việt"

Là lời phát biểu khai mạc của ông Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội, người chủ trì Hội thảo Khoa học bảo vệ Rùa Hoàn Kiếm được tổ chức ngày 15/2 vừa qua. Lời phát biểu của ông thật chí lý và thật "sâu thẳm", đặc biệt trong thời điểm Cụ Rùa liên tục nổi lên với vô số thương tích như hiện nay.

PGS, TS Hà Đình Đức, người được gọi là "nhà rùa Hồ Gươm học" đã theo sát, nghiên cứu Cụ Rùa gần 20 năm nay gọi hội thảo này là "động thái tích cực đáng ghi nhận của những người có trách nhiệm đối với Cụ Rùa".

Năm 2004, Ban quản lý khu vực Hồ Gươm được thành lập với 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc và khoảng 10 thành viên. Năm 2009 và 2010, các nhà quy hoạch và kiến trúc sư cùng dư luận từng xôn xao khi Ban quản lý này được duyệt xây dựng trụ sở "hoành tráng" trên đường Lê Thái Tổ để tiện hơn công tác quản lý hồ. Dự án đã phải dừng lại sau khi các nhà khoa học và dư luận phản đối gay gắt.

Cái "được" lớn nhất qua vụ việc là người dân được biết Hồ Gươm có một Ban quản lý hùng hậu, được đầu tư ưu ái nhiều thế. Nhưng so với trước khi Ban quản lý được thành lập, dường như tình hình Cụ Rùa và bản thân Hồ Gươm vẫn không có nhiều thay đổi.

Posted Image

Cụ Rùa nổi lên dưới nước ô nhiễm đặc quánh và ăn cá chết trước sự xót xa của nhiều người dân chứng kiến, Ảnh Đất Việt

Các nhà khoa học, cụ thể như PGS Hà Đình Đức vẫn kiên trì gửi những kiến nghị lên lãnh đạo Thành phố và Chính phủ "xin" có những giải pháp bảo vệ Cụ cũng như khu vực hồ thiêng liêng. Trong đó, có những kiến nghị được ông đưa ra từ năm 1997: thường xuyên vệ sinh hồ, không để người dân vứt rác thải, làm cống lưu thông nước... Đặc biệt, năm 1998, PGS Hà Đình Đức đã viết thư khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ trình báo về việc Cụ Rùa bị thương, khả năng Cụ bị dính lưỡi câu của những kẻ câu trộm. PGS khẩn thiết đề nghị Chính phủ có những biện pháp bảo vệ Cụ khỏi những sự xâm hại này.

Chuyện những kẻ câu trộm xuất hiện đàng hoàng giữa 'trái tim Thủ đô", xâm hại linh vật của dân tộc ngay trước mắt hàng ngàn người qua lại tưởng đã khó tin; nhưng còn khó tin hơn khi Ban quản lý Hồ Gươm được thành lập, Cụ Rùa vẫn tiếp tục bị xâm hại, ngày càng nghiêm trọng hơn. Không những thế, còn có các lực lượng dân phòng, công an... thực hiện nhiệm vụ xung quanh khu vực hồ. Nhưng càng ngày Cụ càng phải nổi lên nhiều hơn, mỗi lần mang thêm một thương tích. Khi cõng trên lưng rùa tai đỏ, khi kéo theo cả chùm lưỡi câu lở loang khắp người.

Hơn nữa, tất cả những diễn biến và cảnh báo về nguy cơ của Cụ đều do người dân phát hiện cung cấp, và những nhà khoa học có tâm lên tiếng. Ngay vừa đây thôi, sáng 23/2, bao người dân Hà Nội chứng kiến không khỏi xót xa nhìn Cụ Rùa nổi lên trong lớp nước ô nhiễm đặc quánh, lặng lẽ ăn xác một con cá chết.

Một sinh vật quý hiếm, các nhà khoa học cho rằng (nếu có) cũng chỉ còn vài cá thể trên toàn thế giới, hoặc duy nhất ở Hồ Gươm. Một linh vật sống qua nhiều thế kỷ, chứng nhân lịch sử - văn hóa thiêng liêng của đất nước bị đối xử không chỉ bất công mà quá nhẫn tâm. Nỗi đau "sâu thẳm" của những người lãnh đạo thành phố có thể hiểu được, chỉ tiếc giá nó sớm biến thành hành động thì tốt hơn.

Những nhà nghiên cứu qua báo và kiến nghị "tham khảo..."

Trong lúc nước sôi lửa bỏng, tình hình sức khỏe của Cụ Rùa ngày càng đáng lo ngại, mình mẩy trầy xước khắp nơi. Động thái của những người có trách nhiệm là... tổ chức hội thảo. Nhiều nhà nghiên cứu trong ngành thủy hải sản và rùa được mời tới, có cả các chuyên gia nước ngoài.

Kết quả hội thảo: trở về từ đầu - như PGS Hà Đình Đức cho biết. Hầu hết những người tham gia hội thảo đều không nghiên cứu về rùa Hồ Gươm, đều chỉ nhìn ảnh trên báo và "phán". "Hội thảo đó là ví dụ điển hình của câu chuyện Thầy bói xem voi. Mỗi người mỗi ý chả liên quan gì đến rùa Hồ Gươm."

Posted Image

Cụ Rùa nổi với vết thương trên mai

Rất nhiều ý kiến và tâm huyết của các diễn giả được đưa ra, nhưng tựu trung vẫn là mấy vấn đề: thường xuyên làm sạch môi trường hồ, thu gom rác và các chướng ngại vật có thể gây nguy hiểm cho Cụ, ngăn chặn nạn phóng sinh bừa bãi các sinh vật lạ vào Hồ Gươm như rùa tai đỏ, ngăn chặn những người câu trộm... những việc tưởng như phải là chuyện đương nhiên cần thực hiện hàng năm, hàng tháng chứ không nhất thiết phải trở thành ý kiến của các nhà nghiên cứu trong một cuộc hội thảo.

Có những bài tham luận dài được chốt lại là: xin ý kiến các nhà khoa học.

Tóm lại, "trở về từ đầu, vẫn không ai biết phải làm gì", như PGS Đức nói.

Không cần phải nói thêm về giá trị (cả về ý nghĩa văn hóa hay thương mại) của khu vực Hồ Gươm và Cụ Rùa ở đất Thăng Long 1000 năm tuổi; nhưng với những gì Cụ được đón nhận và đối xử thật khó tin, nhưng lại là sự thật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cấm kinh doanh vàng miếng, có dễ?

Vef.vn

Bài đã được xuất bản.: 27/02/2011 00:00 GMT+7

Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vàng đều chưa có thông tin cụ thể về việc "Cấm kinh doanh vàng miếng".

Ngày 24/2, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về 6 nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Đáng chú ý trong bản Nghị quyết này là trong quý II, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do...

Theo ghi nhận của PV thì hiện tại hầu hết các công ty cũng như cửa hàng kinh doanh vàng đều chưa có thông tin cụ thể về vấn đề này. Song ông Nguyễn Thanh Hải - Tổng giám đốc CTCP đầu tư và kinh doanh vàng (VGB) thì quy định về việc cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do là khá phổ biến tại nhiều nước trên thế giới.

Tuy nhiên, "văn hóa" tích trữ vàng ở nước ta đã được hình thành từ những thập kỷ 80 của thế kỷ trước (do khi đó lạm phát tăng cao) do đó thói quen tích trữ vàng đã ăn sâu vào tiềm thức. Loại bỏ thói quen này là một điều không dễ dàng.

Lãnh đạo một doanh nghiệp kinh doanh vàng khác tại Tp.HCM thì cho biết, hiện tại ông cũng chưa có thông tin cụ thể về Quyết định này. Tuy nhiên, ông bày tỏ quan điểm khá khó hiểu về mục đích trong quyết định này của Chính phủ.

Posted Image

Đặt giả sử, ban hành quyết định này nhằm buộc người dân phải bán vàng ra để giảm áp lực về tỷ giá thì điều đó hơi khó khả thi; bởi lẽ bên cạnh số lượng người giữ vàng với mục đích găm giữ thì số lượng người dùng vàng vào mục đích quà tặng, hồi môn, thừa kế... cũng không phải là ít ở Việt Nam.

Còn trong trường hợp, Quyết định này ra đời nhằm xóa bỏ các cửa hàng kinh doanh vàng bạc nhỏ lẻ và đưa việc giao dịch vàng vào quy củ (chẳng hạn thành lập 1 sàn giao dịch như sàn giao dịch hàng hóa hiện nay) thì e rằng chưa phù hợp. Vì vấn đề mạng lưới, thanh khoản, văn hóa giao dịch... đang là những trở ngại lớn đối với một sàn giao dịch hàng hóa bình thường, chứ chưa nói đến một sàn giao dịch mặt hàng có tính đặc trưng cao như vàng.

Chính vì thế ông Hải cho rằng, nếu áp dụng Quyết định này thì Chính phủ phải sớm có những giải pháp đi kèm, chẳng hạn: mở lối ra như thế nào cho số lượng vàng miếng đang tồn tại hiện nay, ngành công nghiệp nữ trang vẫn cần phải được phát triển nên có quy định về sử dụng vàng miếng tại các cơ sở này ra sao? Đặc biệt, theo quy định của pháp luật hiện hành thì vẫn cho phép cá nhân được sở hữu các tài sản cá nhân đó vào mục đích thừa kế, biếu tặng... nên cần phải có những chế tài sao cho phù hợp, tránh trường hợp luật trồng luật.

Bà Nguyễn Thị Cúc - Phó Tổng GĐ Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho biết, ngay sau khi quyết định này được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng thì tình hình kinh doanh vàng tại PNJ vẫn hông hề giảm sút, thậm chí còn có sự tăng trưởng mạnh hơn thời gian trước đó.

Theo bà Cúc, Quyết định đó rất có thể đó mới là dự kiến. Nhưng nếu thành hiện thực thì bản thân bà cũng như PNJ rất ủng hộ.

Quyết định đó nhằm vào những cửa hàng kinh doanh vàng bạc nhỏ lẻ một khi được áp dụng thì trật tự kinh doanh vàng sẽ được thiết lập và ổn định; đồng thời đó cũng là lúc lợi thế đến với những công ty sản xuất - kinh doanh vàng bạc lớn như PNJ- bà Cúc nói.

Dự kiến trong tuần sau NHNN sẽ có cuộc họp trực tiếp với các cơ quan liên quan cũng như một số công ty kinh doanh vàng bạc để bàn về vấn đề này.

============================================

Trong trường hợp chống lạm phát, tất cả những cái gì có thể quy ra tiền và lưu thông trên thị trường đều có tác dụng tốt. Kể cả rác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đập Tam Hiệp - nước cờ sai lầm của Trung Quốc?

BAODATVIET

Cập nhật lúc :2:42 PM, 01/03/2011

Trung Quốc đang hứng chịu hậu quả của việc xây đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử - đập thủy điện lớn nhất thế giới - sau hơn bốn năm vận hành. Nhiều loài sinh vật sẽ tuyệt chủng.

Trung Quốc 'đội đá vá trời'

Theo các chuyên gia, ảnh hưởng về môi trường từ các đập thủy điện lớn là rất lớn. Đập Tam Hiệp, dài khoảng 2km, không phải là ngoại lệ. Sự hình thành con đập cùng hồ chứa khổng lồ đã tác động ghê gớm tới môi trường thượng và hạ nguồn sông Dương Tử.

Posted Image

Đập sẽ làm nhiều loài sinh vật tuyệt chủng.

Nhiều loài sinh vật trong vùng đều bị ảnh hưởng, một số loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Chất lượng nước biến đổi rõ rệt. Cư dân trong vùng phải đối mặt nguy cơ động đất và sạt lở đất.Theo báo chí Trung Quốc, lượng nước tăng lên trong vùng hồ thủy điện làm xói lở bờ sông ở 91 phụ lưu của dòng Dương Tử, gây ra những con sóng cao tới 50m.

"Các thảm họa địa chất thường trực là mối đe dọa nghiêm trọng đối với người dân sống trong vùng ảnh hưởng của con đập", Hoàng Tuệ Bình, một kỹ sư, nói.Theo Hạ Bá Vinh, một nhà sinh vật học ở tỉnh Hồ Bắc, trên dòng Dương Tử, xưa nay người ta ghi nhận có tới 300 loài cá. Con đập đã tạo ra một rào chắn khổng lồ mà các loài thủy sinh khó có thể vượt qua.

Cá không thể lên thượng nguồn đẻ trứng và số lượng cá thể giảm đi nhanh chóng.Những loài sinh vật bị ảnh hưởng khác bao gồm cá heo nước ngọt, cá tầm Trung Quốc, hổ, cá sấu, sếu Siberia và gấu trúc khổng lồ. Tại lưu vực sông Dương Tử, nơi xây đập Tam Hiệp, có tổng cộng 47 loài động vật quý hiếm hoặc sắp tuyệt chủng được pháp luật Trung Quốc bảo vệ.Ông Hạ nói, nơi sinh sống duy nhất của loài cá heo nước ngọt Trung Quốc là sông Dương Tử và số sinh vật đang trên bờ tuyệt chủng ấy chỉ còn chưa tới 100.Hồ chứa của đập Tam Hiệp chính là nơi sinh sống chính của cá heo. Chính phủ Trung Quốc đã phải lên kế hoạch bảo tồn cá heo và những loài vật khác bằng việc tạo ra các khu dự trữ sinh quyển và hỗ trợ sinh sản nhân tạo. Tuy nhiên, những nỗ lực trước đây về việc chuyển vùng cho cá heo sông Dương Tử đều thất bại.Một trong những tác dụng phụ của việc xây đập Tam Hiệp là các thị tứ và cánh rừng trong vùng nước ngập phải bị phá bỏ và thu dọn nhằm tạo điều kiện cho tàu bè lưu thông. Tuy nhiên, việc mất rừng và đất nông nghiệp dẫn tới xói lở bờ sông, tạo ra trầm tích ở đáy sông và đáy hồ chứa.

Đồng thời, việc này cũng làm tăng nguy cơ ngập lụt cho vùng thượng nguồn. Trong khi đó, trầm tích và phù sa, những thứ rất cần thiết cho việc trồng trọt, bị chặn lại, khiến đất đai vùng hạ lưu trở nên bạc màu.

Việc phá hủy làng mạc còn dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường. Sông Dương Tử đã bị ô nhiễm từ việc chuyên chở than, từ các trận mưa a-xít và từ chất thải của nhiều trung tâm công nghiệp của Trung Quốc. Các chất gây ô nhiễm từ những khu vực bị xóa sổ cũng góp phần làm dòng sông thêm bẩn.

Người ta đã gây quỹ để giúp làm sạch vùng lòng hồ, nhưng chỉ thời gian mới cho câu trả lời về hiệu quả. Lưu tốc nước trong vùng lòng hồ thấp dần và người ta lo ngại các chất độc hại sẽ lưu cữu trong nước, khiến chất lượng nước ngày càng xấu đi.

"Những hậu quả khác từ việc xây đập Tam Hiệp là hàm lượng oxy trong nước rất cần thiết cho sự sống của các loài sinh vật đã giảm xuống", ông Hạ cho hay. Theo ông, sự có mặt của con đập ngăn cản quá trình hòa tan oxy vào trong nước, do dòng chính của sông đã bị chặn lại. Nước sông ở phía dưới đập sẽ chảy chậm hơn, lượng oxy trong nước sẽ thấp hơn trước. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái thủy sinh vùng hạ lưu.

Tất nhiên, không thể phủ nhận thủy điện là ngành công nghiệp sạch khi không tạo ra khí nhà kính. Việc vận hành thủy điện Tam Hiệp, khánh thành năm 2006, tiết kiệm 50 triệu tấn than (vận hành các nhà máy nhiệt điện), hạn chế hiện tượng mưa a-xít, giúp làm sạch không khí.

Nhưng cái giá phải trả cũng không nhỏ chút nào, và ngày càng có nhiều người nghi ngại về sự tồn tại của đập thủy điện lớn nhất thế giới này. Tính ra, đã có 140 thị trấn, 1.000 làng mạc, hai thành phố, 100.000 ha đất nông nghiệp màu mỡ đã ngập chìm trong vùng lòng hồ. Khoảng 1,9 triệu người phải di dời.

Và một trong những lợi ích được người ta đề cao khi xây đập Tam Hiệp là điều tiết nước, chống lũ lụt. Nhưng những gì xảy ra trong năm 2010 khiến nhiều người nghĩ tới chiều hướng ngược lại.

Không có tác dụng chống lũ?

Bốn năm sau khi đập Tam Hiệp khánh thành (tháng 5-2006), các tỉnh phía nam Trung Quốc chìm ngập trong một đợt lụt lớn chưa từng có.

Hồi tháng 6 và 7- 2010, các trận lũ lớn ở nhiều tỉnh miền nam làm hơn 700 người thiệt mạng, trên 300 người mất tích, 700.000 nhà cửa bị phá hủy hoàn toàn, 8 triệu ha hoa màu bị hư hại. Hơn 8 triệu người phải sơ tán, trên 29 triệu người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Thiệt hại ước tính 21 tỷ USD.

Tuy nhiên, trước những đợt lũ hoành hành ở vùng hạ lưu sông Dương Tử, giới chức Trung Quốc không thể đưa ra bằng chứng nào cho thấy đập thủy điện Tam Hiệp có tác dụng trong việc điều tiết nước.

Theo tính toán ban đầu, hồ thủy điện đập Tam Hiệp, dung tích 22 km3 , sẽ có khả năng làm giảm tần suất các đợt ngập lụt lớn từ một lần trong 10 năm xuống một lần trong 100 năm. Nhưng khi đập chuẩn bị hoàn thành, có ý kiến cho rằng, sông Dương Tử sẽ làm tăng trầm tích bùn vào hồ lên khoảng 530 triệu tấn/năm, khiến hệ thống hồ và đập thủy điện này không có khả năng ngăn lũ.

Trong đợt lũ lụt năm 2010, đập Tam Hiệp đã 3 lần xả nước và mỗi lần như vậy đều gây ra những thiệt hại to lớn cho vùng hạ du.

Ý định xây đập Tam Hiệp có từ thời lãnh tụ Tôn Trung Sơn. Năm 1919, người ta bắt đầu nghiên cứu tiền khả thi về công trình thủy điện này, và kéo dài đến năm 1930.

Sau trận lụt lịch sử năm 1949, chính phủ Trung Quốc đẩy mạnh việc nghiên cứu. Sau đó, bị gián đoạn do tình hình kinh tế - xã hội Trung Quốc có nhiều biến động. Mãi tới năm 1980, lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ là Đặng Tiểu Bình mới cho khởi động lại chương trình.

Năm 1994, công trình đập thủy điện Tam Hiệp cao 181m được khởi công tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, và hoàn thành sau đó 12 năm. Ước tính, chi phí xây đập vào khoảng 75 tỷ USD hoặc cao hơn. Công suất phát điện là 18,2 gigawatt.

Theo Tiền Phong

=================================

Đã nhiều lần trên diễn đàn này, tôi đã xác định rằng việc xây đập ngăn sông là một sai lầm nghiêm trọng nhất của con người. Những thống kê trong bài báo trên mới chỉ là những hiện tượng mà con người "nhìn" thấy được. Còn những cái mà "chưa được khoa học công nhận" - nhưng là những thực tại đã ứng dụng từ lâu của nền Lý học Đông phương - như "Khí" chẳng hạn thì chưa bàn. Hậu quả sẽ không dừng ở đây.

Hãy để chứng nghiệm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có còn di tích nữa không để trùng tu?

Tác giả: Ngọc Nguyễn

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 01/03/2011 06:00 GMT+7

Thành Sơn Tây: Thêm 2 lần thất thủ

"Sẽ chẳng cần phải quá lo lắng về thực trạng trùng tu các di tích lớn nữa đâu, vì cứ đà này sẽ chẳng còn nơi nào còn gọi di tích để mà lo lắng nữa..." - câu nói vui đó của nhà thơ Nguyễn Trung Sơn - nguyên Uỷ viên BCH Hội nhà văn Hà Nội, có lẽ thái quá, nhưng nó là sự chua xót, cám cảnh trước Thành cổ Sơn Tây qua các đợt trùng tu lớn nhỏ.

Toà thành này không tính lần thất thủ hơn 100 năm về trước dưới tay giặc Pháp, thì đã trải qua hai đợt trùng tu mà người dân vẫn tếu táo "thêm 2 lần thất thủ nữa".

vNhiều người Sơn Tây không ai quên được cái ngày năm 1994 trên báo Hà Nội mới đăng lệnh tạm ngừng cải tạo Bắc môn Thành cổ Sơn Tây, thì ngay sớm hôm đó cây cổ thụ phủ gốc rễ gân guốc trên Bắc Môn bị chặt hạ; cổng Bắc cũng nhanh chóng được phá dỡ phần trên, trùng tu... theo lối sự đã rồi!

"Nếu Bắc Môn trước đây in hằn nhiều vết đạn, chứng tích cho những năm tháng anh hùng của dân tộc, là nơi hy sinh của nhiều con dân Việt, thì sau đợt trùng tu đó, nó hiện lên xám ngoét, vô hồn, lạnh lẽo. Ngay sau cánh cổng đó là nơi nhiều máu xương đổ xuống trấn giữ, thì nay là chỗ chứa xe rác... Nếu còn giữ được hiện trạng, thì ngày nay tôi có thể minh chứng cho con cháu về lịch sử quê hương" - Thầy giáo Minh - nguyên đại biểu Hội đồng nhân dân Sơn Tây nhiều năm sưu tập, nghiên cứu về Thành cổ Sơn Tây đau xót chia sẻ.

Năm 2008, dự án trung tu lần 2 Thành cổ Sơn Tây được khởi công. Ngân sách đầu tư khoảng 48 tỉ đồng. Hơn 100m thành cổ phía bờ Tây bị san phẳng, thay vào đó là một bức tường đá ong mới tinh cao hơn 5m. Bức tường lăm le tiến tới cổng Tây, thể hiện rõ ý đồ muốn đập bỏ nó của những nhà "trùng tu, tôn tạo".

Nếu như không có sự phản đối quyết liệt của người dân và không có những người tâm huyết như nhà báo Đỗ Doãn Hoàng lăn lê hết Sở này Bộ nọ kêu cứu, thì có lẽ Thành cổ Sơn Tây sẽ giống kiểu "nhà tù" với tường cao hào sâu bao quanh chứ không phải là bảo tàng lịch sử và văn hoá cho con cháu nữa.

Các bức tường thành sau đó không xây theo ý định ban đầu nữa mà thay vào đó là xây lên cao khoảng 1,2 - 1,5m để tái hiện hình hài tòa thành cổ. Bên trong Điện Kính thiên, Kì đài và 2 ao sen lớn được phục dựng mới hoàn toàn nhưng giữ được nguyên bản và nét văn hoá vốn có đã nhận được sự ủng hộ của người dân.

Tất nhiên, vết thương trải qua năm tháng có bị day lại nhiều lần thì cũng phải lành hoặc người ta quá quen mà quên đi cái đau đớn. Và chỉ có người dân nơi này chua chát hỏi nhau: "Hàng chục tỉ đồng đổ ra kia, làm gì và được gì. Bắc môn phải 200 năm nữa mới được như xưa!"

Posted Image

Kết quả trùng tu: đoạn tường thành mới toanh (trái) và gốc si cổ thụ vừa bị đốt (phải). Ảnh: Tuổi trẻ

Phải yêu tới từng cọng rêu, viên gạch

Những năm qua, nhận thức người dân cũng như chính sách quan tâm tới văn hoá của nhà nước ngày càng được nâng cao hơn. Kĩ thuật xây dựng cũng tiến bộ lên nhưng có vẻ càng trùng tu di tích, kết quả càng bết bát hơn.

Thứ nhất, nhiều công trình sau khi tôn tạo trở nên lạ lẫm, thành phế tích hoặc bị xoá sổ. Làm mới bản thân di tích không xấu, nhưng đừng lầm lẫn giữa hai khái niệm trùng tu và làm mới di tích.

Trùng tu cần tôn trọng cái nguyên gốc. Còn nếu làm mới thì hãy làm mới như kiểu xây chùa Bái Đính - thực sự quy mô, mĩ thuật đáp ứng nhu cầu tôn giáo của người dân trong khi vẫn bảo tồn một Bái Đính cổ kính cách đó vài trăm mét trên đỉnh núi.

Thứ hai, trùng tu di tích văn hoá tức là phải tôn tạo được cả phần di tích và cả phần văn hoá của di tích. Một di tích mà chỉ quan tâm tới làm sao làm cho nhanh để được khen thưởng vượt tiến độ, để được tiếng là giải ngân hiệu quả... thì chỉ có thể thu về một mớ bê tông xi măng mới tinh mà thôi.

Tôn tạo di tích văn hoá cơ bản là lấy tôn tạo văn hoá làm đầu. Văn hoá của mỗi di tích gắn liền với tâm thức của người dân, gắn liền những câu chuyện lịch sử, truyền thuyết... phản ánh hệ thống tư tưởng xã hội và các giá trị vật chất lẫn tinh thần mà tiền nhân đã gửi gắm.

"Qua việc trùng tu, tôn tạo thành cổ Sơn Tây, Thành cổ Tuyên Quang... cho thấy tư duy trùng tu tôn tạo di tích của chúng ta vẫn chưa thoát được cái tư duy chắp vá, vừa làm vừa sửa, sai đâu sửa đấy. Có nơi còn có tính chất chụp giật, "giải ngân" ...

Chúng ta phải có tư duy khoa học. Di tích lịch sử, văn hoá phải nằm trong chỉnh thể, có tính thống nhất, tính hệ thống, hài hoà với cảnh quan, khơi dậy những tình cảm của hậu thế trước những di tích ẩn chứa tư tưởng, trình độ tư duy của người xưa..."

- Nhà thơ Nguyễn Trung Sơn

Muốn trùng tu tốt một công trình còn phải xuất phát từ tình cảm với di tích đó. Tình cảm không đơn thuần là của một cá nhân mà là tình cảm của con người qua các thế hệ đúc kết thành hồn cốt văn hoá. Trong các chi tiết phù điêu, các bức tượng rồi thể thức tam quan, gác chuông, gác trống... ông cha ta đã đưa vào đó tình cảm gắn bó, đưa vào đó những biểu tượng ước lệ cho khát vọng, tín ngưỡng của người dân.

"Người Hà Nội khó có thể chấp nhận Tháp Rùa được trùng tu theo kiểu trát xi măng trắng toát. Ngay cái cách xây chân tháp làm mất đi hình ảnh Cụ Rùa lên sưởi nắng vốn đã in đậm vào tâm cảm người dân" - PGS. Hà Đình Đức chia sẻ

Cũng giống như người Hà Nội, người Sơn Tây hay người Tuyên Quang không thể chấp nhận hình ảnh toà thành cổ với rêu phong, cây cổ thụ bao quanh, nơi ngày ngày họ nghỉ dưới bóng; giờ đây trở thành "cái nhà táng" trắng toát lạnh lẽo hay "cái lò gạch 1 ngày tuổi". Đơn giản vì mất hàng trăm năm nữa cây cối mới thành cổ thụ và địa y mới bám đầy mang lại vẻ cổ kính xưa.

Muốn trùng tu di tích văn hoá, di tích lịch sử, phải yêu tới từng cọng rêu, viên gạch và phải am hiểu chuyên môn.

Trong trào lưu trùng tu tôn tạo di tích, vẫn còn đó những công trình được trùng tu theo đúng nghĩa, được ghi nhận như đình Chu Quyến, Tây Đằng, hay Đền Hùng... Ở đó ngoài tình cảm, sự tôn trọng di tích, các nhà trùng tu, tôn tạo đã thể hiện được sự am hiểu chuyên môn. Như vậy, chúng ta thực sự có thể có những công trình tôn tạo mang đúng nghĩa là trùng tu di tích.

Tuy nhiên, thực trạng trùng tu, tôn tạo di tích ngày nay cho thấy không phải cách trùng tu nào cũng chứng tỏ người trùng tu di tích am hiểu chuyên môn. Hoạ sĩ Lê Thiết Cương từng bức xúc: Họ cho được chút tiền thì muốn thế này thế kia, trong khi cái họ muốn thường rất "phản" văn hoá!

Trường hợp Thành cổ Sơn Tây hay với nhiều di tích khác thì những người trực tiếp đốc thúc, quản lý, giám sát lại có hiểu biết hạn chế về văn hoá của di tích nên mới để xảy ra "thảm cảnh" trùng tu. Nói cách khác, là phá hết các di tích văn hóa và lịch sử mang hồn cốt và dấu ấn chiến tích của ông cha.

Liệu có còn di tích nữa không để trùng tu?

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

  • Posted Image Nhotrung2979 Posted Image19 giờ trước Mời nhà báo Đỗ Doãn Hoàng về quê tôi thăm chùa Hoa Phát (chùa này thuộc cụm di tích chùa Thày, nằm ở địa phận thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Chùa cách trung tâm HN chừng 20km, đi theo đại lộ Thăng Long, mất chừng 30 phút đi xe máy), tôi dám chắc những người nặng lòng với việc bảo tồn những giá trị cổ sẽ phải nuốt nước mắt vào trong. Một ngôi chùa cổ đã bị đập đi toàn bộ để xây mới, thêm vào đó là một tòa nhà khách cao tới 3 tầng, to đồ sộ để sư sãi ở, tiếp khách. Sư thì ở trên cao, tượng phật thì ở dưới.....Tôi chân thành cảm ơn

    nhotrung2979@gmail.com Flag 15 people thích bình luận này. Hay Trả lời Trả lời

  • Posted Image Dddd Posted Image21 giờ trước Viết hay đấy, về Hưng Yên tôi mà xem người ta đạp hết cái đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung đi xây mới kìa. Chán. Flag 13 people thích bình luận này. Hay Trả lời Trả lời
  • Posted Image Hhhongha142 Posted Image19 giờ trước Di tích lịch sử đã xếp hạng là cấm vi phạm! Chúng ta đã có luật rõ ràng. Việc trùng tu mà xây mới toanh như thế là phá hoại di tích. Hiện tượng này diễn ra phổ biến, công chúng lên tiếng không ít. Tôi nghĩ đã đến lúc cảnh sát văn hóa phải mở cuộc điều tra để khởi tố những người có trách nhiệm, những nhà quản lý vi phạm ra tòa nhằm thực thi luật pháp. Những nhà quản lý văn hóa mà không hiểu về văn hóa như vậy phải thay ngay bằng người có học, có kiến thức để giữ gìn tài sản quốc gia. Flag 12 people thích bình luận này. Hay Trả lời Trả lời
  • Posted Image Hai Posted Image21 giờ trước Kính gửi quý báo Tuần Việt Nam. Vấn đề là thế, tôi là chuyên gia tu bổ, nhưng thực sự khi nói chuyện với các nhà quản lý, tôi không bao giờ có thế vào kết hợp cùng họ được. Tôi cảm ơn.

    Đỗ Văn Hải

    hai@westoxvietnam.com Flag 11 people thích bình luận này. Hay Trả lời Trả lời

  • Posted Image phuho Posted Image18 giờ trước Chỉ đạo trùng tu và làm công việc trùng tu các di tích lịch sử , văn hoá trước hết phải là những người được học và hiểu biết về văn hoá . Bằng vào những công trình tùng tu được báo chí và công luận phản ánh thời gian qua , xem ra toàn mấy anh phu hồ tranh thủ những ngày nông nhàn...
======================================

Chuyện viễn tưởng của Thiên Sứ

Vài trăm năm sau.....

Những nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam khi tìm hiểu lịch sử thành Sơn Tây hoài nghi về sự kiện thành Sơn Tây thất thủ. Những di vật khảo cổ được kiểm tra bằng các bon phóng xạ cho thấy thành này được xây vào năm 2010.

Vậy căn cứ vào đâu để chứng minh khoa học rằng thành này bị thất thủ vào thế kỷ XIX?

======================================

Qua hiện tượng này mới thấy thật là "hề" khi cái "nhân danh khoa học" khăng khăng đòi "di vật khảo cổ" để chứng minh cho lịch sử?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải mã cái chết của chú chó huyền thoại ở Nhật

(Dân trí) - Các nhà khoa học đã giải mã được bí ẩn suốt nhiều thập niên qua, khi tìm ra nguyên nhân cái chết của chú chó nổi tiếng nhất nước Nhật, Hachiko. Lòng trung thành hiếm có của nó đã trở nên bất tử và được lưu danh trong một bộ phim nổi tiếng của Hollywood.

Posted Image

Tượng đài Hachiko tại nhà ga Shibuya ở Tokyo.

Các nhà khoa học cho biết Hachiko chết vì bị ung thư và giun sán, chứ không phải vì nuốt xiên thịt gà khiến ruột “cu cậu” bị đứt như “truyền thuyết” kể lại.

Trong suốt nhiều năm, Hachiko đã quen với việc đợi ông chủ của mình, một giáo sư tại trường Đại học Tokyo, ở ga tàu Shibuya. Thậm chí ngay cả sau khi vị giáo sư này qua đời, con chó vẫn đến nhà ga để đợi ông vào mỗi chiều cho đến khi nó chết, 1 thập niên sau khi ông chủ qua đời.

Người dân Tokyo vì xúc động trước lòng trung thành hiếm có của Hachiko, nên cho xây một tượng đài về con chó huyền thoại này ở nhà ga. Hiện tượng đài Hachiko vẫn là địa điểm viếng thăm nổi tiếng đối với người Nhật. Hachiko còn được vinh danh anh hùng trong các cuốn sách dành cho trẻ em ở Nhật.

Câu chuyện về Hachiko đã được chuyển thành phim của Hollywood vào năm 2009, “Hachiko: A Dog's Story” (tạm dich Hachi: Câu chuyện về một con chó), với sự tham gia của diễn viên nổi tiếng Richard Gere. Bộ phim được làm lại từ một bộ phim của Nhật năm 1987.

Posted Image

Con chó huyền thoại của Nhật trong bộ phim của Hollywood có sự tham gia của diễn viên nổi tiếng Richard Gere.

Vì được coi là biểu tưởng của lòng trung thành, nên nội tạng của Hachiko được giữ lại bảo quản khi nó chết vào năm 1935.

Khi đó người ta đồn rằng Hachiko bị chết vì đã ngấu nghiến một xiên thịt gà nướng (gọi là yakitori ở Nhật), khiến ruột của nó bị đứt.

Tuy nhiên, các bác sỹ thú y tại Đại học Tokyo hôm qua cho hay, họ phát hiện thấy Hachiko bị ung thư ruột và bị giun sán. 4 thanh yakitori vẫn còn nằm trong dạ dày của Hachiko và chúng không hề làm tổn thương dạ dày và cũng không gây ra cái chết của chú chó huyền thoại.

“Hachiko chắc đã được ột người bán hàng ven đường ở Shibuya cho ăn yakitori. Nhưng các xiên thịt không liên quan đến cái chết của nó và tin đồn không có căn cứ”, Kazuyuki Uchida, bác sỹ thú y tại trường Đại học Tokyo khẳng định.

Phan Anh

Theo AP

=================================================

Người Nhật không vinh danh một con chó. Nhưng họ tôn trong lòng trung thành - một hành vi văn hóa của con người.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Thái đã hối hận vì sự xây đập. Tuy muộn, nhưng có còn hơn không. Tham vọng Thủy điện bắt nguồn từ những phát kiến khoa học từ đầu thế kỷ trước. Đấy là những kiến thức khoa học sơ khai, nhưng nhiều người đã hiểu lầm nó là chân lý cuối cùng. Hậu quả thất là đáng tiếc.

======================================================

WWF cảnh báo những rủi ro khi xây đập Xayaburi

03/03/2011 15:10

(TNO) Hôm nay (3.3), Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã lên tiếng cảnh báo, các nhà đầu tư vào dự án đập trên sông Mê Kông cần phải nghiên cứu bài học từ đập sông Mun (Thái Lan), một thất bại về kinh tế điển hình gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và bất ổn xã hội.

Trong thông cáo báo chí vừa phát hành sáng nay, WWF cho biết, Chính phủ Thái Lan đang nghiên cứu phương án mở vĩnh viễn các cửa trên đập sông Mun với hi vọng khôi phục hệ sinh thái khu vực sông và trả lại cuộc sống bình thường cho người dân trên một nhánh sông Mê Kông.

Posted Image

Người dân đánh bắt cá tại một đoạn của sông Mê Kông chảy qua tỉnh Nongkhai, Thái Lan - Ảnh: Bloomberg - mannagum.org.au

Công trình đập sông Mun được xây dựng vào những năm 1990, vượt quá ngân sách và làm giảm lượng thủy sản ở đây, làm người dân sống ở đây phải di cư và thất bại trong việc mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

Tiêu tốn 233 triệu USD, đập sông Mun đã “ngốn” gấp đôi chi phí đầu tư dự tính ban đầu, trong khi đó sản lượng điện đạt được chỉ ở mức 1/3 so với dự tính trong mùa khô. Tỷ suất hoàn vốn chỉ ở mức 5% so với 12% như dự tính.

WWF lưu ý, những nguy cơ này cũng có thể lặp lại với đập Xayaburi, đang dự kiến được xây dựng ở dòng chính sông Mê Kông ở Bắc Lào. Theo WWF, hiện nay đời sống của hàng chục triệu cư dân ở khu vực này đang bị đe dọa.

WWF dẫn lời tiến sĩ Suphasuk Pradubsuk, điều phối viên về chính sách của WWF Thái Lan cho biết, sông Mê Kông là một hệ sinh thái rất phức tạp và đặc biệt, nơi đây có nguồn lợi thủy sản nước ngọt cho năng suất lớn nhất trên thế giới và đứng thứ hai chỉ sau sông Amazon về số lượng các loài cá.

"Bài học của đập sông Mun Thái Lan vẫn còn đó: việc nghiên cứu vội vàng về những tác động đến môi trường và xã hội có thể dẫn đến tình huống bất lợi cho cả ngư dân và chủ sở hữu con đập. Những người ủng hộ xây dựng thủy điện trên sông Mê Kông cần phải học hỏi từ bài học của đập sông Mun", tiến sĩ Suphasuk Pradubsuk nói.

Theo WWF, đập Xayaburi ở Lào, đập đầu tiên được dự kiến xây dựng ở hạ lưu dòng chính sông Mê Kông, đang kết thúc quá trình tham vấn dưới sự hướng dẫn của Ủy ban sông Mê Kông. Quá trình này nhằm mục đích đảm bảo những đánh giá nghiêm khắc, rõ ràng và khoa học về những tác động của con đập.

Nghiên cứu tính khả thi của đập Xayaburi mới được phát hành gần đây đã không đề cập gì đến bài học từ đập sông Mun, WWF ghi chú.

Ông Phasiri Winichagoon, giám đốc quốc gia của WWF Thái Lan cho rằng, nghiên cứu này chỉ khẳng định rằng tác động của đập Xayaburi sẽ ở mức thấp mà không đưa ra những bằng chứng để hỗ trợ cho kết luận đầy lạc quan này.

WWF ủng hộ việc trì hoãn phê duyệt các đập trên dòng chính hạ lưu sông Mê Kông trong 10 năm để đảm bảo hiểu biết toàn diện về những tác động của việc xây dựng và vận hành đập.

Quang Duẩn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà khoa học NASA tìm thấy sự sống trong vũ trụ

Thứ Hai, 07/03/2011 - 09:26

(Dân trí) - Một nhà khoa học NASA mới đây tuyên bố đã tìm thấy bằng chứng về sự sống ngoài trái đất trên một mẩu thiên thạch.

Posted Image

Nhiều hóa thạch của vi khuẩn tìm thấy trên thiên thạch CI1 giống với sinh vật trên trái đất.

Tuyên bố trên là của tiến sỹ Richard B. Hoover, một nhà sinh vật học vũ trụ tại Trung tâm bay vũ trụ Marshall của NASA. Tiến sỹ cho biết đã tìm thấy bằng chứng xác thực về sự sống ngoài hành tinh: đó là các hóa thạch của vi khuẩn trên một mẩu thiên thạch hiếm có được gọi là thiên thạch các-bon CI1. (Trên trái đất hiện chỉ có 9 mẩu thiên thạch như vậy). Phát hiện của Hoover được đăng tải vào cuối ngày thứ sáu vừa qua trên tạp chí Vũ trụ học, một tạp chí hàng đầu về khoa học.

“Tôi suy ra rằng sự sống không chỉ giới hạn trên trái đất của chúng ta”, Hoover kết luận. Trong một cuộc phỏng vấn trên FoxNews.com, ông cho biết đã dành hơn 10 năm để nghiên cứu các thiên thạch trên khắp thế giới. “Ngành nghiên cứu này mới được bắt đầu, bởi nhiều nhà khoa học lớn cho rằng ngành khó có thể đạt được kết quả”.

Hoover đã tìm thấy các hóa thạch khi đập mẩu thiên thạch CI1 ra và phân tích bằng phương pháp kính hiển vi quét electron. Tiến sỹ đã tìm thấy hóa thạch của các sinh vật siêu nhỏ, và nhiều sinh vật rất giống với sinh vật trên trái đất của chúng ta. Song cũng có một số mẫu “không giống với bất kỳ thứ gì tôi có thể nhận dạng”.

Trước khi xuất bản nghiên cứu của mình, Hoover còn cẩn thận mời các đồng nghiệp trong cộng đồng khoa học tới đánh giá. “Do bản chất đầy tranh cãi của nghiên cứu giáo sư Hoover thực hiện, nên chúng tôi đã mời 100 chuyên gia và phát lời mời chung tới hơn 5.000 nhà khoa học đến xem xét lại nghiên cứu và đưa ra đánh giá của họ”, nhà khoa học, tiến sỹ Rudy Schild thuộc Trung tâm vật lý học thiên thể Harvard-Smithsonian, viết. Ông là tổng biên tập tạp chí Vũ trụ học. “Không có một bài báo nào trong lịch sử khoa học lại được trải qua khâu khiểm tra kỹ lượng đến vậy và trong lịch sử khoa học chưa bao giờ cộng đồng khoa học lại có cơ hội phân tích một bài báo nghiên cứu quan trọng như vậy trước khi nó được xuất bản”.

Và không phải nói, nếu kết luận của tiến sỹ Hoover là đúng, thì ứng dụng của nó đối với nhân loại sẽ vô cùng lớn.

Phan Anh

Theo Digital Trends

==================================================

Cá nhân tôi sẽ chẳng bao giờ tin vào những điều như thế này. Cho dù ông Hoover gắp từ mẩu thiên thạch đó cho tôi nhìn thấy tận mắt một con vật gì đó đang ngọ ngoậy. Và ngay cả trường hợp như vậy có thể giải thích bằng một cách khác. Những nhà khoa học kiểu này có một tư duy rất trực quan và không chịu suy luận. Với tôi, chẳng có một sinh vật nào ngoài vũ trụ theo cách hiểu là một thân thể vật chất như mọi sinh vật trên thế giới này. Có thể tôi hơi cực đoan. Nhưng lúc này với những gì tôi biết thì không bao giờ có sinh vật ngoài vũ trụ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ giành con hy hữu

Thứ Ba, 08/03/2011 - 01:41

Bé gái 7 tuổi một mực đòi được ở với mẹ nuôi, kiên quyết không chịu về với mẹ ruột theo phán quyết của tòa án. “Cầm trên tay bản án giải quyết vụ tranh chấp quyền nuôi một đứa bé, tôi thầm nghĩ phải chi có một tòa án lương tâm phân xử…” - một cán bộ công tác ở ngành tòa án thốt lên đầy tâm trạng khi bắt đầu câu chuyện.

Chị T.H.T, sinh năm 1982, là con gái của một gia đình ở tỉnh Cà Mau. Cách đây hơn 7 năm, T. mang thai với một người đàn ông đã có gia đình. Để tránh tai tiếng, người nhà đã sắp xếp cho chị tạm lánh khỏi địa phương một thời gian. Sau đó, T. sinh được một bé gái đặt tên là Thu Tâm. Vào tháng 7-2004, bé Thu Tâm mới vài tháng tuổi, được đưa về nhà bà Dương Mỹ Kim ở phường 7, TP Cà Mau (Cà Mau) nuôi dưỡng. Ban đầu, bà Kim nhận nuôi dưới danh nghĩa là nuôi thuê, mỗi tháng 600.000 đồng.

Posted Image

Bé Khỏe (phải) sống hạnh phúc, vui vẻ trong gia đình bà Dương Mỹ Kim.

Tuy nhiên, bà Kim chỉ nhận được tiền công 3 tháng đầu, sau đó bặt tin T.. Bấy giờ, chị Dương Mỹ Phương (em ruột của bà Kim) là gái chưa chồng. Trong lúc bé Thu Tâm cần một tấm giấy khai sinh nên chị Phương đành nhận mình chính là người sinh ra bé. Trong giấy khai sinh, bé Thu Tâm được đổi tên thành Dương Mỹ Khỏe. Bé Khỏe lớn dần và trong mắt cháu, chị Phương là mẹ. Cháu đã sống vui vẻ, hạnh phúc, với đầy đủ tình thương của mọi người trong gia đình bà Kim.

Cuối năm 2009, chị T.H.T tìm đến nhà bà Kim và chị Phương xin nhận lại con. Phía bà Kim bị sốc nhưng cũng sớm nhận ra lẽ phải. Bà nói với T.: “Chúng tôi không ngăn cản cô nhận lại con. Tình mẫu tử thiêng liêng đó không ai có quyền chia cắt nhưng giờ bé Khỏe không biết cô là mẹ nó, vậy cô hãy tới lui thường xuyên để tập làm mẹ và để cháu có cảm tình với cô rồi hãy đưa nó về!”.

Chị T. đã đến gặp con, dắt con đi chơi và ngủ với con nhiều lần. Đến giữa năm 2010, T. làm liều, dắt bé Khỏe lên TPHCM, nơi T. đang sống và làm việc. Tuy nhiên, bé Khỏe đã cự tuyệt và khóc riết, đòi về với “mẹ” Phương và bà Kim. Biết vậy, gia đình bà Kim tìm mọi cách và cuối cùng đã đưa được bé trở lại với gia đình. Sau đó, chị T. khởi kiện đòi con. Trước tòa, gia đình bà Kim vẫn giữ quan điểm không cố giữ bé Khỏe, không muốn chia cắt tình mẫu tử của bé và chị T. nhưng yêu cầu chị T. phải gắng học làm được một người mẹ tốt của bé.

Cuối cùng, tòa tuyên bé Khỏe được giao trả lại cho mẹ ruột và phía chị T. phải trả lại công nuôi dưỡng cho phía bà Kim số tiền 37.200.000 đồng. Chị T. chống án, không chấp nhận trả số tiền trên. Hai lần cán bộ thi hành án đã đến nhà bà Kim yêu cầu tự nguyện thi hành án, bé Khỏe đã hai lần chạy trốn. Ông Trương Văn Đên, Phó chi cục trưởng Thi hành án Dân sự TP Cà Mau, kể lại: “Thấy chúng tôi đến, bé Khỏe mặt tái nhợt, chạy vào nhà ôm chặt chân bà Kim.

Bà Kim gỡ tay bé ra và giục bé chạy lên lầu trốn. Tôi khựng lại trước bậc thềm, vờ chờ đoàn cán bộ cùng vào nhà bà Kim. Bà Kim nói lập cập: “Bé Khỏe đi chơi rồi! Khi nào nó về tôi báo cho mấy chú hay!”. Tôi cố tình tỏ ra không tin, đi sâu vào phía trong nhà như để tìm bé Khỏe. Thật ra, lúc đó tôi không còn nghĩ đến nhiệm vụ của mình, chỉ muốn xem bé được sống và học tập ra sao tại nhà bà Kim. Bé được ngủ với bà Kim, có nhiều áo quần và đồ chơi trẻ con trong căn phòng đó. Góc học tập của bé được bà Kim chọn nơi tốt nhất trong nhà, bàn ghế tươm tất”.

Buổi làm việc kết thúc với một biên bản về hành vi không tự nguyện thi hành án của bà Dương Mỹ Kim. Trước khi ra về, đoàn cán bộ thi hành án không quên giải thích với bà Kim và gia đình về việc nếu không tự nguyện thi hành thì sẽ bị cưỡng chế. Phía gia đình bà Kim thì phản hồi rằng mình không chống lại pháp luật nhưng phải bên giao tiền, bên giao con. Sau khi đoàn công tác ra về, nước mắt của những người trong gia đình bà Kim đã rơi. Ai cũng cảm nhận được tội lỗi với bé Khỏe khi thốt lên câu một bên giao tiền, một bên giao người. Chị Phương buồn bã nói: “Chúng tôi chỉ nói đối phó với đoàn công tác thi hành án vậy thôi. Thật sự chúng tôi chỉ cần bé Khỏe được sống thật hạnh phúc, được nuôi dưỡng và được học hành đàng hoàng!”.

Theo DUY NHÂN

Người lao động

=========================================

Lạ nhỉ? Tại sao không cưỡng bức mẹ đứa bé quỵt tiền công nuôi dưỡng và mang tính lừa đảo gia đình bà Dương phải trả tiền cho họ, mà lại cưỡng bức bà này trả đứa bé. Chưa nói đến bà mẹ vô trách nhiệm như T thì ở luật một số nước truất quyền nuôi con. Rồi bố đưa bé đâu? Nếu người này xuất hiện và đòi con nữa thì xử thế nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc đối mặt với mối nguy dọc sông Dương Tử

Baodatviet.vn

Cập nhật lúc :6:08 PM, 10/03/2011

Trị thủy là mục đích của hàng loạt dự án vĩ đại của Trung Quốc.

Đập Tam Hiệp và Chương trình Dẫn nước bắc - nam là 2 dự án mang tầm vóc và chứa đựng niềm hy vọng lớn nhất của chính phủ Trung Quốc.

Thế nhưng từ lâu, “cơn sốt xây đập và kênh dẫn nước” đã tác động tiêu cực tới môi trường như ô nhiễm lan rộng ra khắp Trung Quốc, phá hủy hệ sinh thái tự nhiên và các di tích văn hóa lịch sử, di dân hàng loạt. Nhưng những nghiên cứu và thực tế gần đây cho thấy sự thật có thể trầm trọng hơn như vậy.

Những hồ chứa khổng lồ làm biến đổi tự nhiên, gây ra lở đất và động đất, cướp đi sinh mạng của người dân Trung Quốc.

Dưới đây là một số hình ảnh báo động được ghi lại trên những công trình thủy lợi dọc theo dòng sông Dương Tử:

Posted Image

Dương Tử – con sông dài thứ 3 trên thế giới là tuyến đường thủy huyết mạch của Trung Quốc. Dương Tử xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng và chảy về phía đông và đổ ra Thái Bình Dương ở Thượng Hải. Khu vực phụ cận sông Dương Tử chịu ngập lụt, ô nhiễm và thay đổi qui luật sống.

Trong ảnh, một quan chức Trung Quốc đang bơi thuyền trên sông gần đập Tam Hiệp. Mặt hồ chứa đầy vữa và rác thải có nguồn gốc từ trận động đất tại tỉnh Tứ Xuyên.

Posted Image

Sự xuống cấp của hệ thống thủy lợi đã gây ra lũ lụt và ô nhiễm. Một vài giải pháp đã được đưa ra để cải thiện tình hình.

Trong ảnh, là một thuyền thu gom rác thải gần Wuxi tại tỉnh Giang Tô.

Posted Image

“Kênh dẫn nước vĩ đại” được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới và là trung tâm thu hút du lịch. Vì vậy, dòng kênh được đầu tư và chú ý nhiều hơn so với nhiều nơi khác tại Trung Quốc. Năm 2007, thủ tướng Ôn Gia Bảo kêu gọi cải thiện chất lượng nước cho con sông. Đây là một dự án trọng điểm của quốc gia. Theo OECD, mỗi năm có hơn 300 triệu người phải uống nước nhiễm độc, và 190 triệu người bị bệnh do nguồn nước bị bẩn.

Trong ảnh, một công nhân dọn dẹp rác thải trên “Kênh dẫn nước vĩ đại” tại Bắc Kinh vào tháng 7/2007.

Posted Image

Một trong những kênh đào nằm ở dự án dẫn nước Bắc - Nam của Trung Quốc nhằm dẫn nước từ sông Dương Tử sang Hoàng Hà. Mục đích chính là cấp nước nuôi những vựa lúa lớn tại phía bắc và ngăn chặn lũ lụt.

Dự án này có giá trị lên tới 60 tỷ USD và là ước mơ của Mao Trạch Đông. Ông đã từng nói: “Nam nhiều nước, Bắc ít nước. Bằng mọi giá, dẫn nước từ phía nam lên phía bắc sẽ mang lại lợi ích lớn”.

Tuy nhiên, dự án này vấp phải sự phản đối của nhiều nhà hoạt động môi trường vì sẽ mang nguồn nước ô nhiễm từ miền nam lên miền bắc.

Trong ảnh, một kênh dẫn nước tại phía bắc tỉnh Hồ Bắc. Những nông dân tại khu vực này đang phải đối mặt với hạn hán nặng nề.

Posted Image

Trung Quốc có khoảng số dân chiếm 20% dân số thế giới nhưng chỉ có 7% lượng nước dự trữ của thế giới. 4/5 trong nguồn nước đó nằm ở miền nam.

Lưu vực sông Dương Tử là khu vực chứa nguồn nước chính dành.

Trong ảnh, các công nhân xây dựng đang bảo dưỡng đập của hồ chứa nước Đơn Giang Khẩu tại trung tâm tỉnh Hồ Bắc.

Posted Image

Đập Tam Hiệp là một biểu tượng của Trung Quốc, nằm trên sông Dương Tử tại tỉnh Hồ Bắc. Công trình trị thủy vĩ đại này thiết lập 10 kỷ lục thế giới, bao gồm: tổ hợp thủy điện chống lũ hiệu năng cao nhất, nhà máy thủy điện lớn nhất, tiêu tốn nhiều tài nguyên đất, đá nhất, sử dụng nhiều xi măng nhất, lượng trữ nước lớn nhất, khả năng giải lũ lớn nhất, số người phải di cư lớn nhất (1,13 triệu người).

Trong ảnh, lần xả nước lớn nhất vào năm 2010, và đã gây ra ngập lụt lớn vào tháng 7.

Posted Image

Đập Tam Hiệp được xây dựng từ năm 1994 và hoàn thành sau hơn 1 thập kỷ. Bên cạnh con đập lớn nhất thế giới, Trung Quốc cũng phải lo liệu cho biển người di tản và tác động môi trường rất lớn.

Tam Hiệp có mục đích trị thủy tại miền nam, tạo ra năng lượng sạch cho hệ thống siêu thành phố ở miền đông Trung Quốc. Các thành phố này đang phụ thuộc vào năng lượng sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện chạy than. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng tác động khủng khiếp đến môi trường đã làm nhạt nhòa mọi ích lợi của Tam Hiệp.

Posted Image

Vùng Tam Hiệp là khu vực có giá trị quốc gia và lịch sử rất lớn, đã được Ủy ban Di sản văn hóa thế giới UNESCO bầu chọn vào năm 2001 và là tụ điểm du lịch lớn nhất của Trung Quốc. Khách du lịch có thể đi thuyền dọc theo dòng Dương Tử.

Trong ảnh, một du khách đứng ngắm đập Tam Hiệp trước khi khánh thành vào năm 2006.

Posted Image

Vùng hồ trữ nước của đập Tam Hiệp đã đạt tới độ cao đỉnh vào năm 2008, và nhấn chìm 400 dặm vuông đất đai – ước tính vào khoảng 13% khu bảo tồn Tam Hiệp.

Xây dựng đập phụ là một hạng mục lớn của công trình đập Tam Hiệp. Đập phụ có tác dụng tạm thời giữ nước không gây ngập công trình chính. Đập phụ được phá hủy vào tháng 6/2006, trong vòng 12 giây. Lực phá hủy của khối thuốc nổ đủ phá sập 400 toàn nhà 10 tầng. Trước khi tiến hành phá hủy đập phụ, tổng công trình sư Tam Hiệp đã phải trấn an dân chúng rằng vụ nổ sẽ không gây ra động đất.

Trong ảnh, một công nhân tiến hành thu gom rác khi các chuyên gia phá hủy đang tính toán công việc. Tổng cộng 192 tấn thuốc nổ đã được sử dụng tại 1.700 vị trí khác nhau.

Posted Image

Trong hàng triệu người dân mất nhà cửa, có 22.000 người tới từ thị trấn Gongtan. Trước khi đập Tam Hiệp đi vào hoạt động, thị trấn 1.700 năm tuổi này đã được bảo tồn rất tốt.

Trong ảnh, công nhân đang xây dựng khu vực tái định cư cho người dân vào tháng 7/2008. Kiến trúc (quy hoạch, nhà cửa) của thị trấn mới giống hệt như thị trấn cũ.

Posted Image

Ngày 12/5/2008, trận động đất 7,9 độ Richter tại tỉnh Tứ Xuyên, cướp đi sinh mạng của 70.000 người và 18.000 người khác vẫn đang mất tích. Sau trận động đất, nhiều nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc cho rằng động đất có thể gây ra bởi hồ chứa Tử Bình Bạc, cách dải biến động địa chất chưa tới 1,5 km.

Trong ảnh, người dân sống sót đang lật tìm người thân dưới đống đổ nát ở các căn nhà ở quận Vấn Xuyên, sau trận động đất.

Posted Image

Với 320 triệu tấn nước nằm tại hồ chứa Tử Bình Bạc, hồ chứa này có thể là nguyên nhân gây ra động đất. Bản thân đập Tử Bình Bạc cũng bị nứt vỡ do động đất. Theo tính toán, áp lực của hồ chứa gấp 25 lần so với áp lực tự nhiên mà các chuyển động địa tầng gây ra.

Dương Tử là ngọn nguồn của nhiều cơn lũ lụt. Và đây là nguyên nhân chính khiến Trung Quốc dùng mọi khả năng có thể để thuần phục dòng sông. Đập Tam Hiệp được thiết kế để chịu cơn lũ cực lớn diễn ra với tần suất 1 lần/10.000 năm.

Posted Image

Năm 2010, lưu vực Dương Tử có lượng mưa cao hơn khoảng 15% so với các năm khác. Đập Tam Hiệp chịu “bài thử nghiệm” lớn nhất kể từ khi được hoàn thành vào ngày 20/7/2010, khi lưu lượng nước tại đập lên tới 70.000 m3/giây.

Chính quyền đã rất vất vả sơ tán những người sinh sống tại đường đi của lũ. Hàng vạn bao cát đã được đặt hai bên bờ sông Dương Tử.

Trong ảnh là quang cảnh nước sông Dương Tử tràn bờ 25 m tại thành phố Vũ Hán vào tháng 9/2008. Vùng Vũ Hán luôn phải hứng chịu những cơn mưa lớn vào mùa hè.

Posted Image

Một công nhân Trung Quốc dọn dẹp đống đổ nát từ các tòa nhà bị lũ phá hủy tại thành phố Vũ Hán.

Posted Image

Mặc dù đập Tam Hiệp đã được thiết kế dựa trên những số liệu của trạng thái thời tiết “cực đoan” nhất nhưng trận lũ vào năm 2010 đã cướp đi sinh mạng của khoảng 1.200 người, chủ yếu là do lở đất. Dòng nước chảy qua đập Tam Hiệp bị tắc do những đống đổ nát trôi nổi lớn. Lớp rác dày tới mức người có thể đi lại phía trên.

Trong ảnh, một công nhân đang dọn dẹp đống đổ nát tại Vũ Hán. Trận lũ gây thiệt hại 22 tỷ USD đã làm dấy lên câu hỏi không mấy dễ chịu về “chiến dịch xây đập của Trung Quốc” – một nền tảng hướng tới sự phát triển kinh tế trong tương lai hay cái hố đưa cả đất nước vào thảm họa.

Hữu Nghĩa (tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cá heo "chế biến" thức ăn như đầu bếp

Cập nhật lúc 11/03/2011 06:35:00 AM (GMT+7)

Các nhà khoa học cho biết, cá heo là các đầu bếp thực thụ của đại dương. Chúng thường thực hiện một quá trình chuẩn bị thức ăn cầu kỳ, ví dụ như gột sạch mực và xương của các con mực để tạo nên một món lót dạ mềm, ngon.

Posted Image

Cá heo xám (bottlenose dolphin) ở vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ảnh: Telegraph.

Báo Telegraph đưa tin, các nhà khoa học đã quan sát được một con cái thuộc loài cá heo xám (bottlenose dolphin) hoang dã ở vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương thực hiện hàng loạt các bước phức tạp để chế biến mực trước khi ăn tại Vịnh Spencer, Nam Australia.

Tom Tregenza - đồng tác giả nghiên cứu về cá heo thuộc Đại học Exeter (Anh) - cho biết, ông cùng các cộng sự đã ghi lại được hành vi trên của "đầu bếp" cá heo trong khoảng thời gian từ năm 2003 - 2007 và đây dường như không phải là hiện tượng hiếm hoi. "Ngoài những quan sát của chúng tôi, các thợ lặn trong khu vực cũng nhìn thấy các con cá heo chế biến cá mực theo cách tương tự", báo cáo của nhóm nghiên cứu nhấn mạnh.

Nhóm nghiên cứu miêu tả, họ đã nhiều lần thấy một con cá heo cái nhiều lần vây bắt mực trong các đám tảo biển và xua chúng ra chỗ cát thoáng hơn dưới đáy biển.

Posted Image

Ảnh minh họa quá trình chế biến mực trước khi ăn của cá heo xám.

Ảnh: Seaway Blog.

Con cá heo sau đó dùng mõm kẹp chặt con mực trong khi giữ tư thế đứng chổng ngược đầu, rồi giết con mồi ngay tức khắc bằng một lực đẩy xuống nhanh chóng và tạo ra một tiếng kêu to mà các thợ lặn đánh giá như tiếng xương mực bị gãy vỡ.

Tiếp đến, con cá heo dựng đứng thân mình và dùng mũi đập vào con mực để vắt sạch chất nước đen độc hại trong vòi mực (thứ vũ khí mà các con mực thường phun vào nước để tự vệ khi bị tấn công). Con mồi sau đó bị lôi trở lại đáy biển, nơi "đầu bếp" cá heo cọ nó vào cát để tước bỏ xương mực, khiến con mồi trở nên mềm hơn để ăn.

"Đó là dấu hiệu cho thấy bộ não của cá heo phát triển tới mức nào. Đây là một cách tương đối thông minh để có món mực ống nguyên chất mà không bị lẫn 'sạn'", Mark Norman - người phụ trách các động vật thân mềm tại Bảo tàng Victoria, nói.

Một nghiên cứu riêng rẽ năm 2005 từng cung cấp bằng chứng đầu tiên về việc, cá heo có khả năng học hỏi theo nhóm và sử dụng công cụ. Các nhà nghiên cứu thậm chí đã chứng kiến một con cá heo mẹ dạy các con gái đập vỡ các loại bọt biển và đeo chúng lên người để bảo vệ thân mình khi chà xát dưới đáy biển ở tây Australia.

Thanh Bình

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà khoa học NASA tìm thấy sự sống trong vũ trụ

Thứ Hai, 07/03/2011 - 09:26

(Dân trí) - Một nhà khoa học NASA mới đây tuyên bố đã tìm thấy bằng chứng về sự sống ngoài trái đất trên một mẩu thiên thạch.

Posted Image

Nhiều hóa thạch của vi khuẩn tìm thấy trên thiên thạch CI1 giống với sinh vật trên trái đất.

Tuyên bố trên là của tiến sỹ Richard B. Hoover, một nhà sinh vật học vũ trụ tại Trung tâm bay vũ trụ Marshall của NASA. Tiến sỹ cho biết đã tìm thấy bằng chứng xác thực về sự sống ngoài hành tinh: đó là các hóa thạch của vi khuẩn trên một mẩu thiên thạch hiếm có được gọi là thiên thạch các-bon CI1. (Trên trái đất hiện chỉ có 9 mẩu thiên thạch như vậy). Phát hiện của Hoover được đăng tải vào cuối ngày thứ sáu vừa qua trên tạp chí Vũ trụ học, một tạp chí hàng đầu về khoa học.

“Tôi suy ra rằng sự sống không chỉ giới hạn trên trái đất của chúng ta”, Hoover kết luận. Trong một cuộc phỏng vấn trên FoxNews.com, ông cho biết đã dành hơn 10 năm để nghiên cứu các thiên thạch trên khắp thế giới. “Ngành nghiên cứu này mới được bắt đầu, bởi nhiều nhà khoa học lớn cho rằng ngành khó có thể đạt được kết quả”.

Hoover đã tìm thấy các hóa thạch khi đập mẩu thiên thạch CI1 ra và phân tích bằng phương pháp kính hiển vi quét electron. Tiến sỹ đã tìm thấy hóa thạch của các sinh vật siêu nhỏ, và nhiều sinh vật rất giống với sinh vật trên trái đất của chúng ta. Song cũng có một số mẫu “không giống với bất kỳ thứ gì tôi có thể nhận dạng”.

Trước khi xuất bản nghiên cứu của mình, Hoover còn cẩn thận mời các đồng nghiệp trong cộng đồng khoa học tới đánh giá. “Do bản chất đầy tranh cãi của nghiên cứu giáo sư Hoover thực hiện, nên chúng tôi đã mời 100 chuyên gia và phát lời mời chung tới hơn 5.000 nhà khoa học đến xem xét lại nghiên cứu và đưa ra đánh giá của họ”, nhà khoa học, tiến sỹ Rudy Schild thuộc Trung tâm vật lý học thiên thể Harvard-Smithsonian, viết. Ông là tổng biên tập tạp chí Vũ trụ học. “Không có một bài báo nào trong lịch sử khoa học lại được trải qua khâu khiểm tra kỹ lượng đến vậy và trong lịch sử khoa học chưa bao giờ cộng đồng khoa học lại có cơ hội phân tích một bài báo nghiên cứu quan trọng như vậy trước khi nó được xuất bản”.

Và không phải nói, nếu kết luận của tiến sỹ Hoover là đúng, thì ứng dụng của nó đối với nhân loại sẽ vô cùng lớn.

Phan Anh

Theo Digital Trends

==================================================

Cá nhân tôi sẽ chẳng bao giờ tin vào những điều như thế này. Cho dù ông Hoover gắp từ mẩu thiên thạch đó cho tôi nhìn thấy tận mắt một con vật gì đó đang ngọ ngoậy. Và ngay cả trường hợp như vậy có thể giải thích bằng một cách khác. Những nhà khoa học kiểu này có một tư duy rất trực quan và không chịu suy luận. Với tôi, chẳng có một sinh vật nào ngoài vũ trụ theo cách hiểu là một thân thể vật chất như mọi sinh vật trên thế giới này. Có thể tôi hơi cực đoan. Nhưng lúc này với những gì tôi biết thì không bao giờ có sinh vật ngoài vũ trụ.

NASA phủ nhận phát hiện có sự sống trong vũ trụ

(Dân trí) - Những khoảng trống và các sợi xoắn ở trong mẫu thiên thạch mà một nhà nghiên cứu của NASA tuyên bố là hóa thạch của sự sống ngoài hành tinh chỉ là "sự ngụy trang". Và cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã phát hiện ra điều này từ 15 năm trước.

>> Nhà khoa học NASA tìm thấy sự sống trong vũ trụ

Posted Image

NASA cho rằng không thể kết luận có sự sống ngoài hành tinh khi chỉ quan sát mẫu thiên thạch rơi xuống trái đất.

Các nhà khoa học hàng đầu ở nhiều lĩnh vực khác nhau ngay lập tức đã phát hiện thấy lỗi trong bài báo mới được xuất bản, nghiên cứu về 3 mẫu thiên thạch, gây xôn xao trong cộng đồng mạng mấy ngày vừa qua. NASA và các nhà khoa học hàng đầu của cơ quan này ngay lập tức cũng phủ nhận nghiên cứu của nhà khoa học Richard Hoover, cho rằng ông đã tìm thấy hóa thạch của vi sinh vật ngoài vũ trụ trong các mẫu thiên thạch.

Các nhà sinh vật học cho hay mặc dù quan sát được các lỗ trống giống như được vi khuẩn tạo ra, nhưng không có nghĩa chúng là hóa thạch của các vi sinh vật ngoài hành tinh. Các mẩu thiên thạch có thể bị nhiễm chất bẩn của trái đất. Và cả các nhà thiên văn học cùng sinh vật học đều khẳng định nghiên cứu của nhà khoa học Hoover chưa được các đồng nghiệp xem xét một cách thực sự.

Được biết năm 1996, NASA cũng đã từng có phát hiện tương tự trong một mẫu thiên thạch trên sao Hỏa, được tìm thấy ở Nam Cực. Nhưng sau đó phát hiện đã bị phủ nhận.

“Không có một ai trong cộng đồng khoa học, và chắc chắn là không một ai trong ngành phân tích thiên thạch, ủng hộ cho những kết luận như thế”, Giám đốc sinh vật học vũ trụ NASA Carl Pilcher nhận xét về nghiên cứu của nhà khoa học Hoover.

Nhà khoa học Hoover, làm việc tại Trung tâm bay vũ trụ Marshall của NASA, tuyên bố ông tìm thấy các mẫu hóa thạch giống như hóa thạch của các vi khuẩn trong một số thiên thạch. Nghiên cứu của ông, được xuất bản trên trang web của Tạp chí Vũ trụ học hôm thứ sáu tuần trước, kết luận những vi khuẩn đó chắc chắn tới từ bên ngoài vũ trụ. Nghiên cứu dựa trên 3 mẩu thiên thạch thuộc loại hiếm được tìm thấy ở Pháp năm 1806 và 1864 cùng Tanzania năm 1938.

Hiện ông Hoover chưa có bình luận gì về những phản bác đối với nghiên cứu của mình.

Phan Anh

Theo AP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà khoa học NASA tìm thấy sự sống trong vũ trụ

Thứ Hai, 07/03/2011 - 09:26

(Dân trí) - Một nhà khoa học NASA mới đây tuyên bố đã tìm thấy bằng chứng về sự sống ngoài trái đất trên một mẩu thiên thạch.

Posted Image

Nhiều hóa thạch của vi khuẩn tìm thấy trên thiên thạch CI1 giống với sinh vật trên trái đất.

Tuyên bố trên là của tiến sỹ Richard B. Hoover, một nhà sinh vật học vũ trụ tại Trung tâm bay vũ trụ Marshall của NASA.

==================================================

Cá nhân tôi sẽ chẳng bao giờ tin vào những điều như thế này. Cho dù ông Hoover gắp từ mẩu thiên thạch đó cho tôi nhìn thấy tận mắt một con vật gì đó đang ngọ ngoậy. Và ngay cả trường hợp như vậy có thể giải thích bằng một cách khác. Những nhà khoa học kiểu này có một tư duy rất trực quan và không chịu suy luận. Với tôi, chẳng có một sinh vật nào ngoài vũ trụ theo cách hiểu là một thân thể vật chất như mọi sinh vật trên thế giới này. Có thể tôi hơi cực đoan. Nhưng lúc này với những gì tôi biết thì không bao giờ có sinh vật ngoài vũ trụ.

==================================================

NASA phủ nhận phát hiện có sự sống trong vũ trụ

(Dân trí) - Những khoảng trống và các sợi xoắn ở trong mẫu thiên thạch mà một nhà nghiên cứu của NASA tuyên bố là hóa thạch của sự sống ngoài hành tinh chỉ là "sự ngụy trang". Và cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã phát hiện ra điều này từ 15 năm trước.

Nhà khoa học NASA tìm thấy sự sống trong vũ trụ

Posted Image

NASA cho rằng không thể kết luận có sự sống ngoài hành tinh khi chỉ quan sát mẫu thiên thạch rơi xuống trái đất.

Các nhà khoa học hàng đầu ở nhiều lĩnh vực khác nhau ngay lập tức đã phát hiện thấy lỗi trong bài báo mới được xuất bản, nghiên cứu về 3 mẫu thiên thạch, gây xôn xao trong cộng đồng mạng mấy ngày vừa qua. NASA và các nhà khoa học hàng đầu của cơ quan này ngay lập tức cũng phủ nhận nghiên cứu của nhà khoa học Richard Hoover, cho rằng ông đã tìm thấy hóa thạch của vi sinh vật ngoài vũ trụ trong các mẫu thiên thạch.

==================================================

Vui nhỉ! Bởi vậy, chẳng may Thiên Sứ cứ từ đúng trở lên. Chứ phình phường cứ nghe thấy hẳn nhà pha học ở Nasa nói thì chắc chẳng thể sai được. Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đã có chứng cớ cho thấy động đất Tứ Xuyên là do vụ nổ hạt nhân tạo ra ! Tác giả: Wu Weilin, Epoch Times

Khúc Hạ lược dịch

Càng ngày càng có nhiều chứng cớ cho thấy rủi ro trong một vụ nổ hạt nhân là nguyên nhân tạo ra trận động đất ở Tứ Xuyên và việc trì hoãn những phái đoàn cứu trợ. (Andrew Wong/Getty Images)

Một chuyên gia dấu tên cho rằng vụ nổ hạt nhân gần đây đã gây ra trận động đất nặng đến 8.0 ở Sichuan, Trung Quốc, nơi mà sau tai ương ba tuần, con số tử vong đã lên đến hơn 69,000 người.

Website Trung Hoa Boxun News ở hải ngoại thông báo rằng chuyên gia này đã xác nhận có một vụ nổ hạt nhân gần trung tâm địa chấn, căn cứ vào lời thuật lại của các nhân chứng, và việc khám phá ra những mảnh vụn xi măng được biết đã đến từ một trung tâm quân đội đặt ngầm dưới mặt đất.

Ông He, một cư dân địa phương, nói rằng khi cơn động đất xẩy ra vào ngày 12 tháng Năm, người ta nhìn thấy cái gì đó nổ tung ra từ một đỉnh núi bên cạnh thung lũng, "Nó trông giống như kem đánh răng được ép ra ngoài", ông ta nói. "Không, nó không phải là chất nhão (như kem), mà là những mảnh vụn xi măng này. Sự phun ra kéo dài khoảng ba phút."

Theo tin của China News Services (một thông tấn xã Trung Hoa), vào ngày 31 tháng Năm, những chuyên viên cứu cấp và những nhà tâm lý học của nhà thương Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân, từ Bắc Kinh đến nơi động đất làm việc vào ngày 23 tháng Năm, đã tìm thấy những mảnh vụn xi măng ở dưới đáy một thung lũng gần chấn tâm. Thung lũng rộng nửa dặm này đã bị bao phủ bởi những mảng vụn dầy từ 10 đến 20 inches, bao trùm đáy thung lũng khoảng 1.5 dặm.Trong lúc xẩy ra cuộc động đất, trong vùng không có một công trình xây cất đang dở dang nào. Chuyên gia của Boxun News nhận định rằng bề dày những mảnh vụn xi măng phù hợp với xi măng dùng ở trung tâm quân đội dưới mặt đất. Ông ta giải thích rằng mặc dù động đất có thể gây ra núi phun lửa, nhưng không có trường hợp động đất nào tạo ra núi phun những mảnh vụn xi măng.

Dựa vào tường thuật của CNS (China News Services), và thời điểm của sự nổ tung tại hiện trường, người ta không tìm thấy chứng tích những hoạt động tự nhiên của núi lửa. Chuyên gia này cho biết ông ta có thể xác quyết rằng một vụ nổ vũ khí hạt nhân đã làm gẫy vụn một cấu trúc ngầm dưới mặt đất, và ném tung những mảnh vụn vào không gian.Người ta được biết có ít nhất là một trung tâm nguyên tử của Trung Quốc được đặt ở thành phố Mianyang, Tứ Xuyên, gần trung tâm địa chấn.

Những người Trung Hoa chuyên xử dụng mạng lưới Internet bình luận rằng ngay sau khi xẩy ra trận động đất, nhiều lực lượng quân đội đặc biệt đã ngăn chặn giao thông hướng về phía núi gần chấn tâm, và người ta cũng phát hiện nhiều người đàn ông mặc quần áo ngăn hóa chất màu trắng lái những chiến xa quân đội đi về hướng núi. Theo những nhân chứng, tất cả những chuyên viên cứu cấp khu gần chấn tâm đều thuộc quân đội.

Chuyên gia này tin rằng vụ nổ hạt nhân đã không chỉ giới hạn quanh vùng thử vũ khí ngầm, mà còn đã gây ra sự ô nhiễm bức xạ. Ông tường thuật rằng trong một cú phôn gọi tới Bắc Kinh ông ta đã khuyên nhà chức trách nên nhận trợ giúp từ những nước khác, cô lập ngay vùng bị động đất, tìm kiếm và trợ giúp những người đã bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm, và áp dụng những biện pháp khẩn cấp để ngăn ngừa việc nước bị làm độc.

Những đội cấp cứu Quốc Tế bị trì hoãn.

Sau khi trận động đất tại Tứ Xuyên xảy ra, Bắc Kinh đã không cho phép những nhóm cấp cứu quốc tế được bắt đầu công việc giải cứu cho đến 72 giờ sau đó, và vì thế đã làm mất đi khoảng thời gian cần kíp nhất để cứu bao nhiêu mạng người.

Ngoài ra còn có sự việc là cơn địa chấn đã được dự đoán trước, nhưng những viên chức chính quyền địa phương trong Khu Aba đã công khai lên tiếng rằng những sự dự đoán này chỉ là những “tin đồn” . Tính cho đến thứ Hai vừa qua, theo tường thuật của các báo chí nhà nước Trung Công, cuộc động đất đã làm thiệt mạng 69, 019 người, làm 373, 573 bị thương, và 18, 627 đang mất tích./.

1/ Hình ảnh 10 phút trước khi động đất Tứ Xuyên xảy ra :

Hình ảnh của NASA (May 9th and 10th), NASA's Stereo-B spacecraft

2/ Hình ảnh 10 phút trước khi động đất Tứ Xuyên xảy ra

3/Hình ảnh 30' trước khi động đất xảy ra.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân vật chính trong vụ “Bê bối sex Thượng Hải”:

Cháu gái của Đặng Tiểu Bình?

13:28 | 13/03/2011

TP - Vụ một phụ nữ Trung Quốc 33 tuổi lũng đoạn tòa lãnh sự quán Hàn Quốc ở Thượng Hải ngày càng diễn biến phức tạp và cũng… ngày càng bí ẩn. Cô này từng thuyết phục được các nhân viên ngoại giao Hàn Quốc, mình là cháu gái Đặng Tiểu Bình và là cháu gọi Bí thư thành ủy Thượng Hải bằng cậu.

Posted Image

Theo tờ Chosun Ilbo, người phụ nữ có tên là Đặng Tân Minh này nắm giữ trong tay danh sách ban tham mưu tranh cử năm 2007 của ông Lee Moong-bak cùng với ảnh và số điện thoại của từng người; danh sách cùng cấp chức của các nhân viên Tòa lãnh sự quán Hàn Quốc ở Thượng Hải, các văn kiện của cơ quan này…

Về mức độ nguy hại của mối quan hệ tình ái tay tư này, mặc dù cả Lãnh sự quán và Bộ Tư pháp Hàn Quốc đều khẳng định “những thông tin cơ mật chưa bị lộ”, nhưng dư luận đều hoài nghi những lời cam kết này và yêu cầu cơ quan có trách nhiệm phải đi sâu điều tra.

Người ta rất ngạc nhiên khi nhân vật trung tâm của vụ bê bối khiến ba nhà ngoại giao cùng dính bẫy tình lại là một phụ nữ không lấy gì làm “sắc nước hương trời” cho lắm.

Lai lịch của Đặng Tân Minh cũng là một bí ẩn. Bản thân cô ta từng khoe với các bạn tình Hàn Quốc mình là “cháu gái của Đặng Tiểu Bình” và “cháu gọi Bí thư thành ủy Thượng Hải Du Chính Thanh bằng cậu”, nhưng chính người chồng Hàn Quốc của cô ta cũng không dám xác nhận. Thân phận thực sự của Đặng là gì hiện vẫn chưa được xác định rõ.

Ngoài thông tin Đặng Tân Minh là gián điệp Trung Quốc, cũng có tin cho rằng, rất có thể cô là điệp viên của Bắc Triều Tiên. Nếu đúng như thế thì vụ việc trở nên phức tạp hơn rất nhiều lần.

Ông chồng Hàn Quốc họ Jan đã kết hôn cùng Đặng hơn 10 năm, bày tỏ: “Tôi cũng không biết vợ tôi làm nghề gì”. Kim Joong-ji, cựu Tổng lãnh sự Hàn Quốc ở Thượng Hải nói: “Đặng Tân Minh là một phụ nữ có ảnh hưởng chính trị rất lớn ở Thượng Hải”.

Theo lá đơn xin cấp visa do chính tay Đặng viết gửi chính phủ Hàn Quốc thì cô ta sống ở số 1001 Đô Thành, đường Cổ Dương, khu Trường Ninh, Thượng Hải – khu biệt thự có giá đắt nhất Thượng Hải: 3 – 5 tỷ Won/căn. Ông Kim nói, “Đặng ở trong khu nhà trị giá 10 tỷ Won, lái xe BMW, cho con gái 7 tuổi và mấy con nuôi vào học trường quốc tế có mức học phí 30 ngàn USD/năm”.

Năm 2001, Đặng Tân Minh kết hôn cùng Jan, một thương gia Hàn hơn cô 4 tuổi. Theo lời kể của Jan thì 5 – 6 năm đầu sau khi kết hôn, Đặng ở nhà nội trợ; cách đây 4-5 năm cô ta bảo chồng, mình đã thi đỗ công chức, từ đó thường xuyên vắng nhà. Sau năm 2008, cô ta bắt đầu giao du mật thiết với các nhà ngoại giao Hàn Quốc.

Jan kể: “Bắt đầu từ năm ngoái, cô ta qua đêm ở ngoài ngày một nhiều, đến gần đây thì không thèm về nhà nữa. Tôi chỉ biết cô ta không có cha mẹ và có ông cậu ở Sơn Đông nay đã về Thượng Hải làm bí thư. Ngoài ra tôi chẳng biết gì hơn nữa”.

Được biết, loại điện thoại mà Đặng Tân Minh sử dụng để liên lạc với những người tình ngoại giao Hàn Quốc không hiển thị số máy. Người ta đoán cô ta là một nhân viên tình báo Trung Quốc được dày công bố trí, cài cắm để thu thập những thông tin cơ mật của Hàn Quốc.

Tuy nhiên, Bộ ngoại giao Hàn Quốc khẳng định: “Ở Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Thượng Hải không có những thông tin bí mật mà cơ quan tình báo Trung Quốc cần; dù họ có thu được lợi gì chăng nữa thì đó cũng chỉ là việc làm thủ tục xuất nhập cảnh mà thôi!”.

Tờ Chungyang Ilbo viết, các nhà ngoại giao Hàn Quốc đã bị sa bẫy bởi vẻ đẹp, sự giàu có và khả năng giao tiếp cùng mối quan hệ rất rộng của người phụ nữ ngoài 30 tuổi này. Thậm chí có người khẳng định: hoạt động gián điệp của người phụ nữ Trung Quốc này chính là một bộ phim “Sắc, Giới” bản Hàn Quốc!

Thu Thủy

Các nhà ngoại giao Hàn Quốc dính bẫy tình của Đặng yêu cô ta tới mức có người đã viết những dòng sau đây gửi người tình: “Anh yêu em thật lòng! Nếu phản bội lại lời thề nguyện, anh sẽ trao cho em 600 triệu Won cùng một ngón tay của mình!”.

========================================

Nhời bình của Thiên Sứ:

Các nhà ngoại giao Hàn Quốc dính bẫy tình của Đặng yêu cô ta tới mức có người đã viết những dòng sau đây gửi người tình: “Anh yêu em thật lòng!Nếu phản bội lại lời thề nguyện, anh sẽ trao cho em 600 triệu Won cùng một ngón tay của mình!”

Hì! Bất cứ gã đàn ông nào cũng viết được câu này. Đâu cứ gì phải "nhà ngoại giao Hàn Quốc"Posted Image. Nghe tự ái quá à.

Tuy nhiên, Bộ ngoại giao Hàn Quốc khẳng định: “Ở Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Thượng Hải không có những thông tin bí mật mà cơ quan tình báo Trung Quốc cần; dù họ có thu được lợi gì chăng nữa thì đó cũng chỉ là việc làm thủ tục xuất nhập cảnh mà thôi!”.

Vâng! Thì người ta cũng chỉ cần thế thôi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ Thiếu tướng tình báo Đài Loan sa bẫy:

Mỹ nhân là Thiếu tá tình báo Đại Lục

09:28 | 13/03/2011

TP - Vì sao Thiếu tướng tình báo quân đội Đài Loan La Hiền Triết lại “sa chân”? Vì tiền? Vì động cơ chính trị? Hay vì lý do nào khác? Phóng viên “Thời báo Trung Quốc” của Đài Loan đã tìm ra lời giải: “Tiên sắc hậu lợi” (trước là vì nữ sắc, sau là vì lợi lộc).

Posted Image

Hai nhân vật trong vụ án giáp điệp “Hai bên bờ Eo biển”:

Lý Bội Kỳ và La Hiền Triết.

Việc Thiếu tướng tình báo quân đội Đài Loan La Hiền Triết bị bắt vì bị tình báo Trung Quốc lôi kéo đã trở thành sự kiện “nóng” trên báo chí Hoa ngữ thời gian qua bởi đây là nhân vật có tầm cỡ lớn nhất của Đài Loan làm gián điệp cho Bắc Kinh trong vòng 50 năm qua.

8 năm trước đây, khi La Hiền Triết tới Bangkok để đảm nhận chức vụ Tùy viên quân sự Văn phòng Đài Loan ở Thái Lan đã quen biết và bị một phụ nữ Trung Quốc xinh đẹp mang hộ chiếu Australia hớp mất hồn mà không biết đó chính là Lý Bội Kỳ, một nữ sĩ quan của Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc.

La Hiền Triết đã sa bẫy tình, nhiều lần trao các thông tin cơ mật cho cô ta. Đổi lại, ngoài việc được lên giường cùng mỹ nhân, mỗi lần cung cấp thông tin, La Hiền Triết còn được nhận tiền thưởng rất nhiều.

Đến Bangkok năm 1991, La Hiền Triết được giao giữ chức Tùy viên quân sự Văn phòng đại diện Đài Loan cho đến năm 1994. Phát hiện La Hiền Triết là nhân vật “ba trong một”: vừa làm tình báo, vừa làm ngoại giao, vừa làm thông tin, viên sĩ quan trẻ đẹp trai này lập tức lọt vào tầm ngắm của cơ quan tình báo Đại Lục. Lý Bội Kỳ, nữ sĩ quan tình báo xinh đẹp 30 tuổi có hộ chiếu Australia được lệnh tiếp cận, làm quen.

Núp dưới vỏ bọc là thương gia Hoa kiều kinh doanh xuất nhập khẩu, thường xuyên qua lại giữa Thái Lan, Trung Quốc và Mỹ, người đẹp họ Lý đã kiếm cớ tiếp cận La Hiền Triết. Đến Bangkok một mình, đang cô đơn, trước một phụ nữ xinh đẹp giỏi giang, thân hình bốc lửa, ăn mặc hợp mốt, khéo ăn khéo nói, vừa gặp Lý Bội Kỳ, La Hiền Triết đã thấy xao động.

Cơ quan phản gián Đài Loan về sau đã thu thập được những chứng cứ cho thấy hai người đã có nhiều cuộc hẹn hò riêng. Năm 1993, bị quyến rũ bởi sắc đẹp và túi tiền của người đẹp, La Hiền Triết đã bị cơ quan tình báo Trung Quốc mua chuộc và bắt đầu cung cấp những thông tin mật mà ông ta thu thập được cho đối phương. Mỗi lần cung cấp tin tình báo, La được “thù lao” từ 100 đến 200 ngàn USD. Tính ra, ông ta đã nhận tổng cộng hàng triệu USD.

Năm 1994, La Hiền Triết được điều về Đài Loan, được bổ nhiệm làm Phó phòng Tình báo quốc tế, Cục phó Cục Tình báo số 2 Bộ Quốc phòng, La Hiền Triết tiếp tục giữ liên lạc với Lý Bội Kỳ qua mạng Internet. Lợi dụng cơ hội La Hiền Triết được cử sang Mỹ công cán, với hộ chiếu Australia, Lý Bội Kỳ đã bay sang gặp và nhận các tin tình báo từ La.

Để bảo vệ một điệp viên cao cấp không dễ có được như La Hiền Triết, phía Đại Lục đã mở cho ông ta một tài khoản ở Mỹ để chuyển tiền thưởng vào. La cũng tranh thủ những dịp sang Mỹ công cán để tiêu xài và rút tiền mang về Đài Loan. Về sau Lý Bội Kỳ đã giới thiệu cho La một điệp viên cao cấp của Bắc Kinh ở Mỹ và La chuyển sang nhận lệnh trực tiếp từ người này.

Điều khiến các nhân viên cơ quan phản gián của Đài Loan ngạc nhiên là La Hiền Triết đã qua được mọi cuộc “kiểm tra lòng trung thành” (phát hiện nói dối) để lần lượt được giao đảm nhận các chức vụ Tùy viên quân sự ở Bangkok, Phó phòng, Cục phó… đến năm 1997 được thăng hàm Thiếu tướng, Cục trưởng. Tất cả mọi người đều bị La Hiền Triết đánh lừa bởi vẻ ngoài khiêm cung, lễ độ của ông ta mà không biết rằng La đã bị mua chuộc bởi nữ sắc và tiền bạc.

Sau khi bắt giữ La Hiền Triết, cơ quan điều tra của Đài Loan đã phát hiện trong máy tính của ông ta lưu giữ khá nhiều bức hình chụp chung hai người. Bản thân La Hiền Triết cũng chẳng biết gì nhiều về người đẹp Đại Lục.

Đối chiếu những bức ảnh trong máy tính của La cùng tư liệu mà họ có được, cơ quan phản gián Đài Loan nhận ra “mỹ nhân xinh đẹp” của La Hiền Triết chính là Thiếu tá Lý Bội Kỳ, Trưởng phòng Đài Loan của Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc có nhiệm vụ chính là thu thập tình báo về Đài Loan.

Lý Bội Kỳ đã đỗ bằng Thạc sỹ chuyên ngành Quan hệ quốc tế của Đại học quốc phòng Trung Quốc năm 2000, hiện vẫn chưa kết hôn và là nữ Thiếu tá Trưởng phòng duy nhất trong Bộ ANQG, Lý Bội Kỳ được cấp trên đánh giá rất cao về năng lực.

Tin mới nhất: ngày 10-3-2011 vừa qua, “Bộ Quốc phòng” Đài Loan đã ra tuyên bố bác bỏ những thông tin trên báo chí cho rằng Thiếu tướng La Hiền Triết bị bắt vì bị nữ điệp viên Đại Lục Lý Bội Kỳ dùng mỹ nhân kế mua chuộc. Tuy nhiên, việc bác bỏ này là điều nhiều người đoán trước tất yếu sẽ xảy ra và mức độ thuyết phục rất thấp.

Cơ quan phản gián Đài Loan nhận ra “mỹ nhân xinh đẹp” của Thiếu tướng tình báo quân đội La Hiền Triết chính là Thiếu tá Lý Bội Kỳ, Trưởng phòng Đài Loan của Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc có nhiệm vụ chính là thu thập tình báo về Đài Loan.

Thu Thủy

Theo Chnqiang.com, China.com, Trung Quốc

==============================================

Máy phát hiện nói dối thì là cái "đinh gì". Các nhà điều tra nên học một khóa xem tướng và Tử Vi với phương pháp luận Lý học để đừng chết vì cái vẻ bên ngoài. Đã giữ trọng trách quốc gia thì bất cứ ai đến gần cũng phải xem người đó là ai đã.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Động đất, sóng thần tại Nhật: 10.000 người thiệt mạng?

13/03/2011 14:56

AFP đưa tin, hôm nay (13.3), cảnh sát địa phương cho biết, có thể 10.000 người đã thiệt mạng trong vụ siêu động đất, sóng thần tại Nhật, chỉ tính riêng ở Miyagi.

Posted Image

Nhật vẫn đang nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân tại khu vực bị động đất, sóng thần - Ảnh: Reuters

Trong khi đó, Hãng thông tấn Kyodo đưa tin, theo báo cáo của chính phủ thì trận động đất, sóng thần đã phá hủy ít nhất 20.820 tòa nhà, hơn 300.000 người đã phải di tản.

Nhiều nơi trong vùng động đất, sóng thần đang cạn kiệt lương thực, nước uống và nguồn năng lượng.

Nguyên Mi

============================================

Thật buồn! Hôm qua, khi đi với Thế Trung tôi cũng nói với Thế Trung là con số người chết bởi trận động đất này lên tới hơn 10. 000 người, khả năng tối đa là 16.000. Nhưng chuyện buồn quá nên không thể viết vào lời tiên tri 2011. Nay báo nói rồi tôi mới dám nói ra.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Lý học Đông phương xác định rằng:

Động đất là do âm khí bế sinh ra. Sự trượt của lớp vỏ trái Đất khiến cho năng lương của lớp vỏ phía dưới không thoát ra được tạo nên Âm khí bị bế. Bởi vậy, về lý thuyết, nếu giải phóng - làm thoát khí - thì sẽ hạn chế được động đất. Thí dụ một mũi khoan vào vùng chớp lóe trong hình trên chẳng hạn. Âm khí đã được định nghĩa trong lớp Phong Thủy Lạc Việt từ nâng cao đến lớp cao cấp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Động đất, người dân Tokyo vẫn đứng chờ đèn đỏ

14/03/2011 21:06:35

Posted Image- "Xuống đến tầng một chạy ra ngoài đường, thấy đông nghịt người. Tất cả đều đi về phía công viên, nơi có khoảng trống rộng. Nhưng đến đèn xanh đèn đỏ, mọi người vẫn đứng chờ đèn hiệu, trật tự, không hoảng loạn" - CTV Nguyễn Minh Tuấn từ Tokyo tường thuật lại chuyện người dân Tokyo đối phó với động đất như thế nào . "Lại động đất rồi"

Buổi chiều thứ sáu tuần trước, ngày 11 tháng 3 năm 2011, tôi đang ngồi bên máy vi tính, trong căn hộ chung cư của tôi ở một quận trung tâm Tokyo. Đột nhiên thấy nhà rung nhè nhẹ. “Lại động đất ở đâu rồi”, tôi lẩm bẩm, không mấy để ý. Ở Tokyo, hầu như tháng nào cũng có một, hai lần nhà bị rung nhè nhẹ, có khi khá mạnh, nên tôi cũng đã khá quen với điều này.

Thế nhưng, nhà rung càng mạnh hơn, và bắt đầu rung lắc khủng khiếp sang trái, rồi sang phải. Giá sách ở gần tôi đột nhiên trơn trượt, lao về phía trước khoảng nửa mét, sau đó lại lao lại về chỗ cũ. Tiếng bát đĩa rơi vỡ loảng xoảng. Chùm đèn trần rung mạnh.

Posted Image

Hai cái tủ quần áo của trẻ con bị lộn nhào. May không có người đứng ở đó.

Tôi thực sự hoảng hồn, rời máy computer, lao ra phòng khách rồi lao vào phòng ngủ, nơi 2 thằng con trai đang ngủ. Chúng vẫn ngủ ngon. Xung quanh rung lắc mạnh hơn, nhà chao đảo dữ dội. Lại có tiếng bát đĩa rơi vỡ nữa.

"Sao mãi không dừng thế này?", tôi lẩm bẩm. Sách trên các giá sách bắt đầu rơi xuống sàn nhà ầm ầm. Các cửa sổ slide chạy đi chạy lại theo chiều rung lắc của nhà, rầm rầm, rầm rầm.

Tôi thực sự thấy thót tim và tự nhiên muốn đi tè. Cơn sợ hãi làm tôi không tự chủ được. Nhà tôi nằm ở tầng 9 của tòa nhà chung cư 10 tầng. Nếu nhà sụp, không biết chạy đi đâu.

Thế rồi cơn rung lắc bát đầu giảm đi, nhẹ dần, rồi dừng hẳn. Tôi thở phào nhẹ nhõm, chạy ra ban công nhìn xuống đường. Mọi người bắt đầu chạy ra ngoài đường, bàn tán xôn xao. Tôi quay vào nhà, nhìn 2 thằng convẫn đang ngủ ngon, cảm thấy yên tâm hơn.

Tôi vào bếp xem đống bát đĩa vỡ ngổn ngang, và lấy nước uống. Nhưng nhà bắt đầu rung lắc, rồi đột nhiên rung lắc mạnh hơn, dữ dội hơn nữa. Tôi phải đứng vịn vào tường cho khỏi ngã. Phía phòng chơi của trẻ con thấy có tiếng đổ sầm, sầm. Bát đĩa lại rơi vỡ loảng xoảng. Cái tủ lạnh lao ra phía trước một chút, rồi lại lao lại chỗ cũ. Các tiếng động crack, croack, crack, croack vang lên ầm ĩ khắp mọi nơi.

Posted Image

Đồ đạc trong nhà tôi bị ngổn ngang thế này.

"Phải đánh thức hai thằng con dậy, và chạy thôi, tôi nghĩ nhanh, chứ cái tòa nhà này sập thì làm sao?"

“Dậy, dậy, hai con, động đất , động đất”. Thằng nhỏ 4 tuổi dậy ngay, và hỏi tôi bằng tiếng Nhật: “Cái gì, papa? Động đất hả?”.

“Ừ, động đất, mặc quần áo ngay, đi tất vào, đi giày vào, chạy ngay”. Tôi ra lệnh, và giúp nó mặc quần áo. Thẳng lớn vẫn oằn mình, vươn vai ngái ngủ, mắt nhắm, mồm hỏi: “Cái gì, papa?".

“Nhanh, mặc quần áo vào, động đất, chạy”, tôi hét to.

Hai thằng con bắt đầu nhận thấy nhà rung lắc mạnh, sang trái, sang phải, và tiếng động ầm ầm crack, croack, tiếng đồ đạc rơi vỡ loảng xoảng. Thằng lớn 7 tuổi hét to “jisin, jisin” (động đất), và bắt đầu cuống cuồng tự mặc quần áo, đi giày vào. Tôi lấy cái ba-lô, nhét vội vàng mấy đồ quần áo ấm, chai nước uống, mấy đồ ăn, cái ví tiền, điện thoại di động, lấy 2 áo jacket ấm đưa cho hai thằng con, và đẩy hai thằng ra cửa. Xếp hàng chờ đèn đỏ, nói điện thoại "giữ ý" ở công viên

Đến thang máy, thấy không có điện, tức là thang máy tự động tắt không hoạt động khi có động đất. Tôi mở cửa vào cầu thang chạy bộ, và giục hai thằng con lao nhanh xuống cầu thang. Thằng lớn chạy nhanh thoăn thoắt, thằng nhỏ chạy loạng choạng, bám vào tay bố. “Papa, con rơi giày”, nó hét to. Tôi quay lại, nhặt cái giầy rơi, và cứ thế lôi tuột nó xuống tầng một, một chân đi giày, một chân không.Tôi gặp vài người ở các tầng dưới cũng bắt đầu lao ra cầu thang, tay cầm túi lớn, túi nhỏ. Đúng là cảnh chạy loạn. Nhưng mọi người vẫn giữ đúng phép xã giao, chào nhau lịch sự, nhường đường cho nhau, không cuống cuồng mạnh ai nấy chạy.

Lúc này, nhà đã bắt đầu rung nhẹ hơn và dần dần cơn rung hết hẳn.

Posted Image

Người dân Tokyo trật tự đứng chờ ở ven công viên Hanzomon, chờ động đất qua đi.

Xuống đến tầng một chạy ra ngoài đường, thấy đông nghịt người. Tất cả đều đi về phía công viên, nơi có khoảng trống rộng. Nhưng đến đèn xanh đèn đỏ, mọi người vẫn đứng chờ đèn hiệu, trật tự, không hoảng loạn.

Tôi rút điện thoại gọi cho bà xã, nhưng tắc ngẽn mạch. Tôi nhìn lên mấy tòa nhà cao tầng bên cạnh, ước lượng chiều cao bao nhiêu mét, liệu nếu đổ, có rơi tới chỗ chúng tôi ngồi không. Hai thằng con vẫn ngái ngủ, ngồi xuống cỏ, dựa vào lưng bố, lại ngủ tiếp. Xung quanh, mọi người gọi điện thoại, nhưng vẫn giữ ý, nói nhỏ, và che miệng, để không ảnh hưởng đến người khác.

Những chiếc mũ bảo hiểm trắng xuất hiện. Giao thông bắt đầu tắc nghẽn, xe cộ đi lại đông nghịt, nhưng không hề có tiếng còi bấm inh ỏi tranh giành đường của nhau. Tất cả đều trật tự, từ tốn, chờ tín hiệu giao thông. Tất cả các xe taxi đều có khách ngồi. Trên trời, hàng chục máy bay lên thẳng quần đảo ầm ĩ, để điều tra tình hình. Tiếng loa phát thanh thông báo tình hình vang lên, giọng phát thanh chậm rãi, rõ, từ tốn, không hoảng hốt, giúp mọi người bình tĩnh lại, không hoảng loạn. Tất cả vì con người

Trời lạnh, mưa lất phất, nhiệt độ chỉ vài độ dương. Hai thằng con tỉnh dậy và kêu đói. Tôi lấy thịt gà rán mà vợ làm từ sáng, đưa cho 2 thằng ăn. Chờ đến tối mịt đèn điện sáng trưng, mọi người về vãn, tôi cũng dắt hai thằng con về.

Leo 9 tầng gác lên nhà, mệt bở hơi tai. Vào nhà, thấy đổ vỡ ngổn ngang, lấy máy ảnh ra chụp vài kiểu, và bật ti-vi xem tin tức. Tivi chiểu cảnh biển lửa và sóng thần ở tỉnh Iwate, và bản đồ động đất, thấy các điểm đánh dấu nơi xảy ra động đất nằm kín khắp cả nước Nhật. Tức là trận động đất không xảy ra ở một điểm, mà xảy ra trong toàn nước Nhật.

Posted Image

Sóng thần Sunami ở tỉnh Iwate ngày thứ sáu, 11 tháng 3 năm 2011.

Đột nhiên máy điện thoại di động của tôi réo lên “véo, véo, véo...” nghe điếc tai. Mở máy, thấy chữ “jisin”(động đất) to tướng bằng tiếng Nhật, và trên tivi, truyền hình NHK thông báo sắp có động đất lớn hơn sẽ xảy ra. Tôi hoảng hồn, hét 2 thằng con đi giày vào, đeo ba-lô, và lao nhanh ra cửa. Lại lao ra cầu thang, lao xuống 9 tầng gác, lại gặp vài người hàng xóm cũng lao ra. Lại chạy ra công viên lúc nãy ngồi chờ.

2 thằng con quên ngay động đất, chơi ngay cầu tượt, xích-đu, bập bênh... ở công viên. Người đi lại đông nghịt. Tiếng loa phóng thanh thông báo tất cả các tuyến tàu điện trong cả nước dừng không chạy. Người ta bắt đầu đi bộ về nhà. Người nhà xa thì ngủ lại ở các nhà ga.

Chính phủ Nhật thông báo tất cả các công sở công cộng, trường học đều mở cửa cho mọi người lánh nạn vào trú nhờ. Trên tivi, thấy các quan chức chính phủ, từ Thủ tướng Kan, đều mặc quần áo bảo hộ lao động. Điều đó hể hiện sự tập trung cao độ nhất của chính phủ trong việc đối phó với động đất, theo đúng lời Thủ tướng Kan: “Tất cả vì con người”.

Đã thống kê được trên 2000 người chết, trên 30.000 người mất tích, nhiều làng mạc, thị trấn đã biến mất, chìm dưới sóng thần. Đây là trận động đất lớn nhất trong vòng 1000 năm của nước Nhật, và là một trong 5 trận động đất lớn nhất trên thế giới trong vài trăm năm gần đây.

(Còn nữa)

Minh Tuấn (từ Tokyo)

================================================

Ý chí của người Nhật thật mạnh mẽ! Bài viết làm tôi nhớ đến một câu chuyện cổ:

Nước Tắc bị tấn công. Quan Đại Tư Mã xông pha tên đạn, đốc thúc dân quân chống giặc. Giặc lui. Vua ban thưởng cho quan Thái Tể công đầu. Quan Đại Tư Mã công thứ hai. Quần thần thắc mắc. Vua nói: "Trong lúc hỗn loạn, giặc đánh tới chân thành. Kỷ cương triều chính buông thả. Chỉ mình quan Thái Tể lui tới khoan thai, tiến lui đúng lễ, giữ nghiêm phép tắc. Khiên cho quân dân yên lòng. Nên ta ban thưởng quan Thái tể công đầu chính là vì vậy".

Chỉ một quan Thaíu Tể giữ nghiêm phép tắc đủ nâng cao ý chí, huống chio cả nước Nhật. Tôi tin chắc chắn rằng người Nhật sẽ bắt đầu khắc phục được hậu quả động đất sau 2 tuấn nữa. Tức cuối tháng này. Tất cả những tai họa do động đất gây ra sẽ chấm dứt ngay hôm nay.

Có lời tiên tri nào đó cho rằng nước Nhật đã bị xóa sổ vì thiên tai. Không bao giờ có chuyện đó cho một dân tộc có ý chí mạnh mẽ như vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một siêu nhân tàn tật có cứu được thế giới?

Tác giả: Claire McCormack

TUANVIETNAM.NET

Bài đã được xuất bản.: 3 giờ trước

Liệu trái đất đã sẵn sàng cho một siêu nhân tàn tật chống lại những thế lực như nạn phân biệt chủng tộc, kỳ thị tôn giáo để bảo vệ hòa bình thế giới?

Ai sẽ cứu hòa bình thế giới?

Như Người Nhện từng nói, sức mạnh càng lớn thì trách nhiệm lại càng cao. Đối với hầu hết các siêu anh hùng, trách nhiệm đó gắn liền với việc giải cứu thành phố khỏi những con quái vật điên cuồng hay ngăn cản kế hoạch bá đạo của những kẻ ác độc. Nhưng còn hòa bình cho thế giới này thì sao? Chẳng có quyền lực siêu đẳng nào cho việc đó cả.

Tuy nhiên, đây lại là nhiệm vụ trước mắt của Silver Scorpion (Bọ Cạp bạc), một nhân vật truyện tranh anh hùng mang trong mình ước vọng của những người tạo ra cậu nhằm kết thúc những căng thẳng giữa phương Tây và thế giới Hồi giáo trong một ngày không xa.

Là kết quả của sự hợp tác giữa Liquid Comics - một công ty truyện tranh đặt tại Los Angeles và Open Hands Initiative - một tổ chức phi lợi nhuận xuất phát từ cam kết "mở rộng vòng tay bạn bè" với thế giới của Tổng thống Obama, Silver Scorpion là ý tưởng của một nhóm hoạt động khuyết tật đến từ Mỹ và Syria.

Khi gặp nhau lần đầu tiên tại Đại hội Thanh thiếu niên Khuyết tật ở Damascus vào tháng 8/2010, những người tham gia, vốn đều là thanh thiếu niên khuyết tật, đã được đề nghị sáng tạo ra một siêu anh hùng thể hiện tất cả những mong muốn của họ trong một cuốn truyện tranh. Dù nói những ngôn ngữ khác nhau, đến từ những nền văn hóa khác nhau và lớn lên trong những hoàn cảnh khác nhau, nhưng ý tưởng của những bạn trẻ này lập tức gặp nhau.

Ý tưởng xuyên suốt cuốn truyện là tạo ra một nhân vật mà mọi độc giả từ phương Đông đến phương Tây đều cảm thấy thật gần gũi. Silver Scorpion là siêu nhân biến thân từ cậu bé Bashir Bari người Ả Rập đã bị mất cả hai chân trong một tai nạn do một băng đảng tội phạm gây ra.

Posted Image

Nhân vật Silver Scorpion

Kể từ khi phải sống gắn với chiếc xe lăn, Bashir trở nên giận dữ và đau buồn, cậu thu mình và sống cô lập với thế giới xung quanh. Cho đến một ngày, Bashir tình cờ chứng kiến cái chết của một người thợ bí ẩn mà không hề ngờ rằng cậu đã được lựa chọn để tiếp tục bảo vệ một sức mạnh cổ xưa cho phép cậu biến hóa kim loại chỉ bằng ý nghĩ của mình.

Khi câu chuyện tiếp tục, người đọc sẽ "gặp" thêm nhiều siêu nhân khác nữa - một số người là khuyết tật, một số thì không - song tất cả đều phải hợp lại để chiến đấu với một thế lực ác độc đang đe dọa hòa bình và sự ổn định của thế giới. Để làm được điều đó, họ phải học cách vượt qua những khó khăn khi đối mặt với những hạn chế về mặt thể chất, xã hội hay giới tính. Thông điệp ở đây rất giản đơn: chỉ vì chúng ta khác nhau không có nghĩa là chúng ta không thể cùng chung sức để hướng tới một lợi ích chung.

Tạo ra cuộc đối thoại giữa hai nền văn hóa

"Những đứa trẻ tạo ra Silver Scorpion đang thực hiện sứ mệnh của những nhà ngoại giao thực thụ trong một thời đại cách mạng," ông Jay T. Snyder - một nhà từ thiện và người sáng lập của tổ chức Open Hands Initiative cho biết. Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là không một ai trong số những đứa trẻ này cho rằng Silver Scorpion nên dùng siêu sức mạnh của mình để chữa lành khuyết tật của chính cậu. Snyder nhận xét: "Silver Scorpion có được sức mạnh này vì chính con người thật sự của cậu ấy và cậu ấy không bao giờ dùng sức mạnh này để biến mình thành một con người khác."

Truyện tranh Silver Scorpion đã được xuất bản bằng tiếng Ả Rập vào đầu tháng này và sẽ ra mắt bản tiếng Anh ở Mỹ vào cuối tháng. Với tất cả các nhân vật thể hiện một mối liên kết chung giữa người Mỹ và người Ả Rập - tất cả từ việc đối phó với sự bất bình đẳng cho đến tình yêu với một bài hát hay - bộ truyện tranh hướng đến mục đích giúp những người hâm mộ ở cả Mỹ và thế giới Hồi giáo hiểu rằng họ có rất nhiều điểm chung.

Marc Smrikarov - người tổ chức nhóm hoạt động trong đại hội của Open Hands Initiative tự hào nói: "Với những nhân vật này, chúng tôi đã tạo ra một cuộc đối thoại giữa hai nền văn hóa vượt trên mọi khác biệt về chủng tộc, tôn giáo và chính trị."

Posted Image

Bìa cuốn truyện tranh Silver Scorpion

Tất cả các siêu nhân đều phản ánh những lo ngại và những chủ đề nóng bỏng trong xã hội đã tạo ra họ. Người Nhện (bị cắn bởi một con nhện nhiễm phóng xạ) và Incredible Hulk (bị bắn bằng tia gamma) xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc Chiến Tranh Lạnh - thời điểm mà tất cả mọi người đều lo ngại về tia bức xạ. Một số người tin rằng X-Men - nhóm những cá thể đột biến bị ngược đãi bởi con người - đã ám chỉ phong trào đòi quyền dân sự. Đối với giới trẻ ngày nay, điều họ quan tâm là sự kết nối từ bên trong và khả năng giao tiếp với một ai đó - hoặc nhiều ai đó - ở tận bên kia thế giới chỉ với một phím bấm. "Chúng tôi đã tạo ra một anh hùng toàn cầu biểu tượng cho sự thay đổi toàn cầu và một cộng đồng chung cho toàn thế giới," ông Snyder chia sẻ.

Dẫu vậy, cho đến lúc này, những siêu nhân được biết đến nhiều nhất trên thế giới vẫn luôn là người Mỹ và họ chỉ chiến đấu chống lại những kẻ thù giả tưởng. Liệu trái đất đã sẵn sàng cho một siêu nhân tàn tật chống lại những thế lực thực sự như nạn phân biệt chủng tộc và kỳ thị tôn giáo?

"Giờ đã là năm 2011. Những hành động nhỏ nhặt sẽ chẳng làm được gì cả. Chúng cháu muốn những siêu nhân mình tạo ra sẽ cứu được thế giới," cậu bé Hashash - người nhận nhiệm vụ xây dựng cốt truyện cho tác phẩm - bày tỏ.

Vân Anh dịch theo Time

====================================

Buồn nhỉ? Cuối cùng, nhưng ước mơ của con người được thực hiện bằng trí tưởng tượng phong phú: Một siêu nhân cứu khốn phò nguy, trước tất cả các tai nạn của con người. Cái này thần thoại có từ lâu rồi. Việt Nam thì có Thạch Sanh, Ai Cập thì có "Cuộc phiêu lưu của chú bé Cây Sậy".......

Con người đã bất lực cho dù tự hào với tất cả tri thức khoa học hiện đại. Họ phải quay về với chính chuyện cổ tích từ thời mà họ coi là lạc hậu. Nó chỉ khác là các nhân vật chuyện cổ tích thì có phép, hoặc được thần thành phù hộ, còn trong truyện hiện đại thì có các phương tiện khoa học tối tân. Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sang nay vào đọc báo online, thấy có vụ nổ mới ở NB:

http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/03/chay-o-lo-so-4-nha-may-dien-hat-nhan-nhat/

xem hình vụ nổ thấy giống mặt người đàn ông trong đàm khói, không biết có điềm gì cho NB không nữa. (Trong hình tròn)

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thể Nhật Bản hoặc 1 vài nước Đông Á sẽ bị thiên tai nặng vào tháng 7 và 8 âm năm nay. Động Đất và sóng thần đợt này rơi vào Tháng Mão - Năm Mão - Hướng Mão (thái tuế - Ngũ Hoàng) nên cực kỳ nguy hiểm và nặng nề. Tháng 7,8 thì ko nặng bằng tháng này!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại Nguyên Ân:"Thiếu phản biện sẽ dẫn đến suy đồi"

Bee.net

10/03/2011 14:10:41

Nhân vật này không xa lạ với những ai quan tâm đến nghiên cứu, phê bình văn học và văn bản học báo chí nửa đầu thế kỷ 20. Câu chuyện mà ông - nhà nghiên cứu phê bình văn học Lại Nguyên Ân - hứng thú hàn huyên dưới đây cũng là báo chí với học thuật, tiếng nói trí thức…

Trong gần chục năm qua, ông đã bỏ công sức “khai quật quá khứ”, sưu tầm, giới thiệu một cách có hệ thống, giúp người đọc dần dần nhận diện một số tác giả quan trọng, tiêu biểu là Phan Khôi… Với ông, công việc trên xuất phát từ cảm phục cá nhân hay là nhận lãnh một uỷ thác – được hiểu là trách nhiệm lịch sử – của nhà nghiên cứu hậu sinh?

Từ những năm đầu 1990, sau một số trở ngại vấp phải trong phê bình tranh luận, tôi chuyển trọng tâm công việc của mình từ phê bình sang nghiên cứu; đối tượng tôi quan tâm là toàn bộ văn học sử Việt Nam thế kỷ 20, nhất là những “vệt trắng”, những “khoảng trống”. Phan Khôi (1887 – 1959) với tư cách một tác gia, được tôi đề cập bên cạnh một loạt tác gia khác: Vũ Trọng Phụng, Lê Thanh, Hoàng Cầm, Hồ Dzếnh, Nguyễn Minh Châu, Vũ Bằng...

Tôi đã làm cái việc “trục vớt” tác phẩm của các tác giả trên đây hoàn toàn với tư cách một người nghiên cứu độc lập. Khi bắt tay đi tìm các “tác phẩm đăng báo” của Phan Khôi, tôi mới biết quá ít về ông. Có một vài bạn bè khuyến khích, nhưng hầu như không ai uỷ thác cho tôi công việc ấy.

Còn về sự cảm phục, thì phải nói ngược lại: việc nhiều tên tuổi lớn bị dư luận chính thống bôi nhọ suốt mấy chục năm ròng khiến thế hệ tôi thường bị lạc hướng, thậm chí phụ hoạ với giọng điệu phủ định; là người của thế hệ mình, trong tôi không có sẵn sự hiểu biết nào để có thể “cảm phục” một cách tiên thiên. Công việc tôi tự đặt cho mình là tìm lại, hiểu lại một tác gia đã bị lên án nhiều đến thế, từ phía chính thống.

Phan Khôi bắt đầu viết báo từ 1918, nhưng tôi chọn công bố sưu tập những “tác phẩm đăng báo” của ông bắt đầu từ 1928, với những bài viết trên Đông Pháp thời báo ở Sài Gòn. Cho đến nay tôi đã tái công bố được sáu cuốn (gồm năm tập Tác phẩm đăng báo các năm 1928, 1929, 1930, 1931, 1932, và cuốn Phan Khôi viết và dịch Lỗ Tấn), tính ra đã tái công bố được trên 5.000 trang tác phẩm của Phan Khôi. Công việc tất nhiên chưa thể kết thúc, vì còn khá nhiều tác phẩm của Phan Khôi chưa được công bố, thậm chí chưa tìm được.

Sau bước thứ nhất, đi tìm lại, dường như mọi thứ dừng lại ở bước thứ hai của hành trình – giới thiệu (tái công bố) tác phẩm, chưa có những công trình đánh giá, phê bình báo chí xứng tầm về nhân vật Phan Khôi và một thời đại báo chí – trí thức rực rỡ nửa đầu thế kỷ 20?

Có nhiều cách để người nghiên cứu tiếp cận một tác gia. Tôi thấy Phan Khôi là tác gia lớn, nên đã không chọn lối mà nhiều người nghiên cứu thường làm, là chọn ra một ít bài tạm coi là tiêu biểu của tác gia ấy, cạnh đó viết một bài nghiên cứu, làm thành một cuốn sách gọi là “tuyển tập” dăm ba trăm trang, cốt là in dấu tay “nhà nghiên cứu” của mình vào tác gia này, rồi bỏ đó, chuyển đi làm việc khác.

Với trường hợp Phan Khôi, tôi muốn thực hiện lối làm kỹ về di sản của một tác gia. Có thể nỗ lực của tôi rốt cuộc cũng chưa “trình chánh” được hết toàn bộ tác phẩm của ông, nhưng việc trước tiên là “trục vớt” để trình bày lại hầu hết tác phẩm, cho thấy hoạt động thực sự của ngòi bút ông. Tôi chuyên chú vào công việc ấy đã. Còn việc nghiên cứu, phê bình, đánh giá sự nghiệp của tác gia Phan Khôi, thật ra, cho đến nay còn vấp nhiều trở ngại lắm. Vận động các nguồn tài trợ đã không dễ, xin phép để được tổ chức việc này việc kia còn khó khăn hơn.

Sau một buổi toạ đàm hiếm hoi nhân 120 năm ngày sinh của Phan Khôi (tháng 10.2007), một số nỗ lực tiếp theo để tổ chức hội thảo đã bất thành. Cá nhân tôi, cùng với việc làm kỹ các tập sách Tác phẩm đăng báo, tôi đã và sẽ viết những bài nghiên cứu về từng mặt, từng khía cạnh trong sự nghiệp Phan Khôi; một số người nghiên cứu khác, khi đọc lại Phan Khôi qua các sưu tập của tôi, cũng đã viết được những bài nghiên cứu hay, ví dụ nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh, với bài viết về đóng góp của Phan Khôi cho sự phát triển văn nghị luận ở Việt Nam (đã đăng tạp chí Nghiên cứu văn học năm 2009).

Tôi tin rằng đề tài về giá trị của sự nghiệp Phan Khôi sẽ còn thu hút nhiều thế hệ nhà nghiên cứu sử học, văn học, trong và ngoài nước, tuy rằng cho đến nay nhiều người vẫn còn dè chừng…

Posted Image

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân

Nếu tính từ thời điểm xuất hiện tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên là Gia Định báo (1865) đến nay, lịch sử báo chí Việt Nam đã trải qua gần một thế kỷ rưỡi, nhưng hiện nay chúng ta vẫn đang thiếu vắng (hay chưa có) nền phê bình báo chí đúng nghĩa – theo ông là vì sao? Và hệ luỵ của sự thiếu vắng phê bình báo chí đối với một nền báo chí?

Trước năm 1945, ở ta đã có báo chí và phê bình báo chí, nhưng cách sống đó bị từ bỏ. Từ 1990 tuy trở lại bình thường, nhưng nhịp độ chuyển đổi quá chậm! Thành thử sau hai chục năm ở ta vẫn còn nhiều thứ chưa giống với nhân loại hiện đại, trong đó sự thiếu phê bình báo chí, như bạn nói, chỉ là một trong nhiều cái thiếu lẽ ra không thể thiếu. Mọi hoạt động có quy mô xã hội mà lại thiếu phản hồi, thiếu phản biện, thiếu phê bình, như kinh nghiệm nhân loại đã dự báo, thì đều dễ lâm vào các dạng thức suy đồi, biến dạng.

Trên các mặt báo như Nam Phong tạp chí, An Nam tạp chí, Tri Tân, Thần Chung, Phụ nữ Tân văn… Phan Khôi cùng với Tản Đà, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim… đã tạo ra một môi trường khá sôi động trong đời sống học thuật, báo chí trí thức Việt Nam đầu thế kỷ 20. Điều đó cho thấy, nếu sinh quyển báo chí gắn với những ưu tư học thuật, với tiếng nói trí thức trước thời cuộc thì chắc hẳn ngoài đóng góp ngôn luận mang tính bối cảnh hoá (mà ta vẫn gọi là tính thời sự, nhất thời) thì còn đủ sức tạo ra sức sống “không nhất thời” cho học thuật và văn hoá?

Chắc chắn là như vậy. Và đây chính là tầm rộng và chiều cao của một nền báo chí. Một nền báo chí có tên, được đánh dấu bằng những cái tên, không phải thứ báo chí vô danh, đầy chữ với chữ mà không rõ bóng dáng con người!

Ta nhớ rằng trong thời của mình, các cây bút viết báo hầu như chẳng có quyền uy gì đáng kể trước cộng đồng xã hội hết. Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh có đôi chút “vai vế” (do vai trò đứng đầu các tờ báo được chính quyền bảo trợ ít nhiều – đây là nói Phạm Quỳnh ở thời làm báo, chưa đi làm quan), Trần Trọng Kim là viên chức ngành giáo dục, chứ Tản Đà hay Phan Khôi thì chỉ là thường dân. Họ chỉ có thể có uy tín nếu có đóng góp cho cộng đồng. Họ viết cho báo hàng ngày, báo hàng tuần, hàng tháng, không chỉ để đọc cho vui mà là để tác động vào xã hội. Phan Khôi đã dùng báo hàng ngày để làm công việc tư tưởng, tác động vào nhận thức xã hội.

Năm 1928, trên Đông Pháp thời báo ông mở tranh luận để làm rõ rằng nước Pháp trên thực tế đã không giúp chúa Nguyễn Ánh trong công cuộc thu phục lại đất nước – một nhận thức lịch sử mà không ít trí thức Việt Nam, kể cả Huỳnh Thúc Kháng, Trần Huy Liệu cũng lầm lẫn! Năm 1929 trên tuần báo Phụ nữ Tân văn, ông viết một loạt bài đồng thời mời một loạt trí thức hàng đầu phát biểu ý kiến về vấn đề phụ nữ trong xã hội hiện đại. Phan Khôi là nhà ngôn luận Việt Nam đầu tiên nêu vấn đề nữ quyền một cách bức thiết, triệt để, nhất quán hơn cả. Ông cũng tham gia, nhiều khi chính ông là ngòi nổ, cho hàng loạt những tranh luận, về Nho giáo, về quốc học, về việc dùng chữ quốc ngữ…

Ông là người phát động phong trào Thơ mới, cải cách thơ tiếng Việt. Đấy là chỉ kể những việc lớn. Hồi những năm 1932 – 1933, các nhà văn Tự Lực văn đoàn, trong các tiểu thuyết của họ, tập trung mô tả xung đột mới cũ trong gia đình người Việt; nhưng trước đó, chính Phan Khôi, qua tin tức về nạn dịch tự tử của nam nữ thanh niên miền Bắc, đã chỉ ra nguyên nhân là ở mô hình đại gia đình “tam đại đồng đường” đã trở nên lạc hậu trước thời cuộc. Nhà tư tưởng đã đi trước nhà văn là như thế. Trí thức vốn không có quyền lực. Chính nỗ lực phân tích, thảo luận để nêu ra vấn đề, đề xuất các hướng xử lý các vấn đề của đất nước, của xã hội, của đời sống con người… đã tạo ra uy tín cho từng tên tuổi cụ thể, cho giới trí thức nói chung.

Posted Image

Nhưng phải chăng sức sống từ phẩm chất trí thức ấy chỉ còn yếu ớt trong bối cảnh báo chí hiện nay?

Theo tôi, một số báo của ta hiện nay vẫn chưa qua khỏi thời “hậu bao cấp”, thậm chí còn in dấu “bao cấp” khá nặng. Một trong những thói tật của báo chí bao cấp là lạm dụng quyền lực, ở đây là quyền lực phát ngôn. Thói tật ấy còn tồn tại đến tận hôm nay. Có những nỗ lực tiếp tục kiểu diễn ngôn bao cấp, ban phát những “chân lý”, “lẽ phải” duy nhất, nhưng là những “chân lý”, “lẽ phải” đã hết “đát”, quá thời hạn sử dụng, trở nên ấp úng như những lời nói mớ (mê sảng), lại là diễn ngôn vô bản sắc, phi cá tính hơn cả những mẫu mực cũ. Bên cạnh đó, những nỗ lực tạo dựng diễn ngôn mới, quả là đã có, nhưng chưa đủ mạnh mẽ, lại chưa đủ kết tinh vào những tên tuổi cụ thể.

Là một nhà nghiên cứu, có bao giờ ông thử nhắm mắt hình dung đến viễn cảnh nửa thế kỷ sau, hậu duệ chúng ta sẽ tìm thấy gì trong những kho chữ nghĩa báo chí thời mà chúng ta đang sống?

Trong tâm thế đọc báo cũ để hiểu lại một thời đã qua, thì tờ báo cũ nào cũng thú vị, do nó là chứng tích không thể thay thế về những cái đã diễn ra. Vì thế, hậu duệ chúng ta sau đây khoảng nửa thế kỷ hẳn sẽ lật giở những trang báo hôm nay với sự tò mò.

Chẳng hạn, tò mò với những lời lẽ to tát mà lại trống rỗng, vô nghĩa. Lời nạt nộ bao giờ cũng chỉ có hiệu lực hiện tại, trên trang báo in cũ nó sẽ chỉ còn lại với hậu thế như những lời thần chú quê kệch, ấu trĩ. Những ngôn luận tán dương sùng kính các đối tượng riêng biệt, không được phần đông nhân loại chia sẻ, sẽ gây ra sự ngạc nhiên tương tự sự ngạc nhiên trước những tập quán mà chỉ những xã hội lạc hậu mới cam chịu duy trì…

Ồ nhưng mà thôi, ai cũng là người của hôm nay. Vậy thì không thể tránh sống chung với những gì cùng thời, dù thích hay không. Phải sống với những thứ đó và tìm cách thay đổi nó!

Nhà phê bình Huỳnh Như Phương:

“Xem cung cách mà Lại Nguyên Ân thao tác trên văn bản tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng, tác phẩm báo chí của Phan Khôi, tác phẩm của phong trào Thơ mới… ta vừa khâm phục tài năng và sự mẫn cảm của nhà nghiên cứu, vừa buồn phiền nhận ra ngày nay, trong học giới, những người say mê và hết lòng với văn học dân tộc như thế dường như ngày càng trở nên hiếm hoi”.

Nhà thơ Lý Đợi:

“Năm 2001, khi mua cuốn Phan Khôi – Tác phẩm đăng báo 1928 (NXB Đà Nẵng) do ông Lại Nguyên Ân sưu tầm, tôi mới ý thức được rõ hơn kích cỡ, quan điểm và tầm nhìn của tác gia Phan Khôi (1887 – 1959). Trong rất nhiều công việc nặng nhọc và tỉ mỉ mà nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã làm, tôi trân quý nhất những bộ sách sưu tầm này, vì với một người hậu bối, chúng là một trong những nhịp cầu quan yếu để dẫn chúng tôi đến với công việc và tác phẩm của các vị tiền bối.

Năm 2005, tôi mua cuốn Tư liệu thảo luận 1955 về tập thơ Việt Bắc (NXB VHTT) cũng do Lại Nguyên Ân sưu tầm, biên soạn, mới thấy được rằng không phải ai cũng đủ tầm và đủ thẩm quyền để làm những việc này; nhất là khi việc truy cập, sao lục những tài liệu xưa, cũ trong hệ thống lưu trữ và thư viện ở Việt Nam thì vô cùng nhiêu khê, kém hiệu quả. Lại Nguyên Ân là người giúp cho giới trẻ chúng tôi việc đó”.

Theo SGTT (Nguyễn Vĩnh Nguyên thực hiện)

==============================================

Thiếu phản biện sẽ dẫn đến suy đồi

.

Chính xác! Hoàn toàn chính xác!

Tuy nhiên, chúng ta cần phải phân biệt sự phản biện học thuật đúng nghĩa và sự phá đám của những kẻ háo danh, dốt nát - chưa nói đến các thủ đoan nhằm khích bác, bôi nhọ từ những sự suy tính đen tối không có mục đích lám sáng tỏ chân lý. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thiếu Dũng viết:.

Một người làm khoa học chân chính chỉ nên đưa ý kiến phản biện sau khi đã đọc kỹ quan điểm đối lập, cân nhắc chính xác những bằng chứng họ đề ra xem chỗ nào mình đồng ý, chỗ nào không đồng ý, rồi chính mình phải trưng cho được những chứng cứ ngược lại để làm sáng tỏ vấn đề, không nên nói chung chung, nói theo cảm tính.

Đấy chính là điều kiện cần của sự phản biện khoa học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiến sĩ Tây coi truyện cười là 'kinh thánh Việt'

Cập nhật lúc 17/03/2011 11:31:14 AM (GMT+7)

Posted Image

Từ trái sang: Ts. Oscar Brenifier , tác giả bộ sách Tư duy cùng bé, TS Lê Phước Hùng, TS Nguyễn Thụy Anh

Tôi muốn nghe một câu hỏi thực sự…

Trong buổi thảo luận với phụ huynh tại Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp tối 15/3, cả hội trường hết sức bất ngờ với cách lập luận dí dỏm của TS. Oscar Brenifier. Ông đã bắt mạch những câu hỏi của các phụ huynh khi các câu hỏi chưa rõ ràng, chưa tách biệt câu hỏi hay câu trả lời (xem chi tiết ở box cuối bài).

Không khí thảo luận càng sôi nổi hơn với nhiều cánh tay giơ lên.

Người thắc mắc, có nên nói với con rằng “Mẹ rất tiếc không trả lời được câu hỏi của con…”.

Có phụ huynh lại băn khoăn nên dùng ngôn ngữ thế nào để hỏi trẻ nhỏ bởi ngôn ngữ của bố mẹ quá già so với con.

Hoặc làm thế nào khi con không tư duy độc lập dù bố mẹ đã cố gắng hướng dẫn.

TS Oscar Brenifier (ĐH Pais IV-Sorbonne, Paris) là người nghiên cứu khái niệm “Triết học thực hành” trên cả khía cạnh lý luận và thực tiễn. Đưa triết học thực hành đến cả trẻ em và người lớn trên toàn nước Pháp và đông đảo các quốc gia khác, ông đã trở thành một trong những nhà triết học thực hành nổi tiếng.

TS Oscar Brenifier là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng như Triết gia tập sự (8 cuốn), sách về các cặp phạm trù đối lập trong triết học (đã nhận được rất nhiều giải thưởng). Đặc biệt, ông là tác giả của những bộ sách tư duy dành cho thiếu nhi như Truyện kể triết học, Tư duy cùng bé (9 cuốn) và các cuốn sách dành cho cả giáo viên như Dạy học bằng phương pháp thảo luận, Thực hành triết cho trẻ tiểu học đã được dịch ra trên 30 thứ tiếng.

Bộ sách “Tư duy cùng bé” đã được dịch trên 25 thứ tiếng, dịch sang tiếng Việt và xuất bản vào giữa năm 2010.

Tất cả đều mong chờ từ TS. Oscar Brenifier một phương pháp khoa học để áp dụng.

Các phụ huynh Việt lộ rõ vẻ lo lắng. Trong mỗi câu hỏi, họ đều cố gắng giải thích, trình bày hoàn cảnh của việc dạy dỗ con cái trong gia đình mình thật cụ thể.

Tuy nhiên, cách diễn đạt câu hỏi lòng vòng của nhiều phụ huynh khiến Oscar Brenifier liên tục phải điều chỉnh và hỏi lại cho rõ ràng:

“Tôi muốn nghe một câu hỏi thực sự, và nó phải rõ ràng và chính xác. Những câu hỏi đó tốt nhất không nên quá 10 từ.”

Ông nói: Kỹ năng đặt câu hỏi từ phía bố mẹ mới là điều đáng phải thay đổi, vì chính bố mẹ chưa biết đặt một câu hỏi đúng và cụ thể như các con bé xíu.

Nhà triết học thực hành nổi tiếng kêu lên: “Các bạn đang ngộ nhận khi dạy trẻ tư duy! Nếu muốn trả lời những câu hỏi này, tôi phải có cả một công trình nghiên cứu khoa học!”

Hội trường ngỡ ngàng khi TS. Oscar Brenifier nói:

“Mục đích hỏi con sẽ quyết định đến cách mà bạn hỏi, chứ không phải ngôn ngữ bạn dùng. Và trẻ con bao giờ cũng biết bạn hỏi để các em được bày tỏ suy nghĩ tự do hay chờ một câu trả lời mà bạn mong muốn".

Ông nói tiếp: "Cách mà trẻ tư duy khác với điều mà trẻ biết về vấn đề đó. Chúng ta đang dạy các con biết tư duy độc lập, tự lựa chọn câu trả lời chứ không phải truyền cho các con kiến thức từ sách vở".

“Hãy xác định lại xem, mục đích của các bạn khi đặt câu hỏi với trẻ là gì? Đối với tôi, một câu hỏi tốt vẫn có thể trả lời có/không, đúng/sai và đây là cơ hội để trẻ bày tỏ: Vì sao lại thế?".

Ông kết luận: Câu hỏi để tư duy là câu hỏi sẽ làm cho trẻ kích thích suy nghĩ, gợi lên trong đầu các con một điều gì đó và trả lời theo ý các con chứ không phải là hỏi để có câu trả lời mà chúng ta mong muốn.

Truyện cười là phản biện tốt nhất

Tư duy phản biện cho bé và cho chính mình là một chủ đề được phụ huynh quan tâm. Ai cũng mong muốn nhận dược hướng dẫn từ các diễn giả một phương pháp để học cách phản biện.

Một khán giả đã hỏi cuốn sách nào có thể dạy tư duy phản biện.

Câu trả lời khá bất ngờ khi TS Oscar Brenifier chia sẻ:

Đến đất nước nào, ông cũng luôn cố gắng tìm kiếm cái gì đó “có thể như kinh thánh của một đất nước”. Và theo ông, truyện cười dân gian Việt Nam có thể chính là cuốn kinh thánh đó.

“Truyện cười dân gian Việt Nam có thể là cuốn sách dạy tư duy phản biện tốt nhất cho bạn! Nếu ai đó đọc cuốn sách này và trả lời được cho từng câu chuyện rằng “Tại sao nó lại là truyện cười?” thì tôi sẽ cấp một chứng chỉ tư duy phản biện cho người đó!” – ông hóm hỉnh đáp lời khán giả.

Đoạn đối thoại lắt léo

Một phụ huynh: Khi đọc sách, tôi ấn tượng với cách mà TS đặt câu hỏi gợi mở. Nhưng trong quá trình thực hành tôi thấy khó. Vậy TS có thể giải thích cho tôi cách sử dụng bộ sách này sao cho hiệu quả? Cách đối thoại với trẻ như thế nào? Hướng dẫn phương pháp tư duy qua các cách đặt câu hỏi cho trẻ? Phương pháp giáo dục tư duy của tiến sỹ thông qua việc đối thoại với trẻ? Làm thế nào để đặt những câu hỏi tốt mà trẻ sẽ không thể chỉ trả lời rằng có hoặc không?

TS. Oscar Brefinier: Bạn hãy hỏi tôi một câu hỏi rõ ràng và thật ngắn gọn. Bạn cần hỏi tôi về cách sử dụng cuốn sách hay cách đặt câu hỏi và đối thoại với trẻ?

Phụ huynh (PH): Tôi muốn hỏi về phương pháp tư duy qua cách đặt câu hỏi với trẻ?

TS (hỏi lại): Vậy bạn thấy đâu là đặc thù của việc đặt câu hỏi trong cuốn sách này?

Phụ huynh: Luôn đặt vấn đề ngược lại câu hỏi.

TS : Ngược lại câu hỏi hay câu trả lời?

PH: Cả câu hỏi và câu trả lời.

TS: Ồ không! Bạn chỉ được chọn một thôi, hoặc là câu hỏi, hoặc là câu trả lời. Hãy tách biệt vấn đề một cách rõ ràng là bạn đang nói về câu hỏi hay câu trả lời.Vậy theo bạn, làm thế nào để biến một câu hỏi thành câu hỏi mở?

PH: Không đặt câu hỏi để trẻ có thể trả lời có hoặc không.

TS: Vậy những câu hỏi của tôi: “Chúng ta có giỏi tất cả mọi thứ được không?

Chúng ta có buộc những người giàu phải chia sẻ cho những người nghèo được không?

Theo bạn, những câu hỏi này có trả lời có hoặc không được không?

PH: Có

TS: Đối với bạn, những câu hỏi tốt là những câu hỏi không thể trả lời có hoặc không. Vậy những câu hỏi này có tốt không? Có thể hỏi con bạn được không?

PH: Có

TS: Vậy là bạn đã đổi ý rồi sao?

Cả hội trường hết sức bất ngờ với cách lập luận dí dỏm của TS. Oscar Brenifier. Ông nói: Điều tôi muốn là bạn hãy tư duy về chính câu hỏi của bạn.

Nguyễn Hường

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm động chuyện một chú chó ở Nhật không bỏ bạn trong hoạn nạn

Thứ Năm, 17/03/2011 - 15:18

(Dân trí) - Một con chó trung thành tại tỉnh Ibaraki đã không những không bỏ người bạn bị thương trong lúc hoạn nạn mà dường như còn biết cách cầu cứu con người để trợ giúp bạn mình.

Posted Image

Đôi bạn chó giữa đống hoang tàn, đổ nát sau động đất tại tỉnh Ibaraki.

Các phóng viên đã bắt gặp con chó trong khi đang quay phim cảnh tượng đổ nát sau trận động đất và sóng thần ở tỉnh Ibaraki, phía đông bắc Nhật Bản.

Khi thấy các phóng viên, con chó dường như cố gắng gây sự chú ý và dẫn họ tới nơi một con chó khác bị thương đang nằm.

Hai con chó sau đó đã được các bác sĩ thú y từ Trung tâm trợ giúp và giải cứu động vật sau động đất Nhật Bản giải cứu.

Đôi bạn chó đã được đưa tới một trung tâm tạm trú ở Mito nơi chú chó bị thương đang được bác sĩ thú y điều trị.

Xem video:

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=uct9Kzjw9XY&feature=player_embedded

Ninh Nhi

Theo AsiaOne

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay