Kim Cương

Bản Chất Thật Của Pháp Luân Công?

353 bài viết trong chủ đề này

VĂN TƯ TU

Lục Căn - Lục Trần - Lục Thức (Trích bài luận của Cư sĩ Minh Tùng đã cho free download)

Vì chúng ta bị si mê nên tạo ra căn nghiệp và chính những nghiệp lực nầy đã lôi kéo chúng ta đi vào vòng luân hồi sanh tử. Những nghiệp căn nầy đã dẫn dắt chúng ta trèo lên tuột xuống trong sáu nẽo luân hồi. Do đó nếu muốn hết sanh tử, thì chúng ta phải phá tan cái nghiệp nầy. Nhưng muốn dứt bỏ được cái nghiệp, thì trước hết chúng ta phải chinh phục nơi tâm mình, và phải dẹp bỏ vọng tưởng. Nhưng từ trước đến giờ chúng ta thường hay lầm vọng tưởng là tâm của mình. Chính sự lầm lẫn sai lạc này nên các vọng tưởng dẫn chúng ta chạy ngược chạy xuôi không biết bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp.

Vậy vọng tưởng phát xuất từ đâu?

Khi thân tứ đại được phát sinh, thì Lục căn cũng dựa vào đó mà phát triển. Vậy thế nào là Lục căn? Căn là chỗ nương tựa, làm gốc cho những cái khác nẫy nở, tạo thành. Lục căn thì gồm có:

¨ Nhãn là mắt, dùng để nhìn.

¨ Nhĩ là tai, dùng để nghe.

¨ Tỷ là mũi, dùng để ngửi.

¨ Thiệt là lưỡi, dùng để nếm.

¨ Thân là da bọc thân người, dùng để nhận biết những cảm giác như nóng, lạnh..

¨ Ý là tư tưởng, dùng để phân biệt.

Chung quanh chúng ta có biết bao nhiêu là hiện tượng, vật thể, biến đổi không ngừng cũng như chi phối từ tư tưởng đến hành động của chúng ta từng giây từng phút và chúng ta gọi nó là “trần”. Như thế, trần có nghĩa là buị, mà đã là bụị thì dơ bẩn và luôn luôn đổi dời. Trần ở đây cũng còn có nghĩa là phần vật chất, hay những cảnh vật chung quanh con người. Chúng ta gom lại được 6 trần nên gọi là lục trần:

v Sắc: là màu sắc, hình dáng.

v Thanh: là âm thanh phát ra.

v Hương: là mùi vị.

v Vị: là chất vị do lưỡi nếm được.

v Xúc: là cảm giác như cứng, mềm, nóng, lạnh.

v Pháp: là những hình ảnh, màu sắc, hương vị được lưu lại từ 5 trần ở trên.

Khi Lục căn (six sense organs) tiếp xúc với Lục trần (six sense objects), có nghĩa là: mắt thấy được hình ảnh nào, mũi ngửi được mùi thơm nào đó, lưỡi nếm được chất chua, cay hay ngọt, tai nghe được điệu nhạc êm đềm, thân thì cảm thấy đau đớn, hay lạnh lẽo, còn ý thì bắt đầu suy nghĩ, thì ký ức của chúng ta phát sinh ra sự phân biệt. Và chính sự phân biệt, hiểu biết và phán đoán này được gọi là thức. Cũng như Lục căn, thức cũng có 6 thức nên thường được gọi là Lục thức (six sense of consciousness). Do đó Lục thức gồm có: Nhản thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức và Ý thức. Tất cả những chủng tử của nghiệp từ nhiều đời trong quá khứ cộng với biết bao nhân duyên để tạo thành con người trong hiện tại mà nhà Phật gọi là Ngũ uẩn. Ngũ uẩn thì có sắc uẩn thuộc về phần thân xác và thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn thì thuộc về phần tâm thức. Vậy ý nghĩa nó thế nào?

v Sắc: là thân xác của con người.

v Thọ: là những cảm giác vui khổ của thân và tâm.

v Tưởng: là nhớ lại những hình ảnh vui khổ của thân và tâm .

v Hành: là những sự biến chuyển thay đổi của tâm niệm.

v Thức: là sự hiểu biết phân biệt để tạo thành cái biết ở trong tâm.

Ngũ uẩn tự nó không có được, mà là do nhân duyên kết thành nên tự nó không có tự tánh hay chủ thể tức là vô ngã. Nhưng một khi mà do nhân duyên kết hợp thì nó làm sao cố định cho được. Trước khi nhân duyên hòa hợp nó chưa có, sau khi nhân duyên ly tán thì nó cũng tiêu tan theo.

Tâm thì dựa theo Lục căn để nhận biết Lục trần và phân biệt thành Lục thức mà Ngũ uẩn thì biến chuyển rất nhanh thành thử Tâm của con người cũng phải chạy theo. Ý niệm đua nhau sinh khởi trong tâm thức của con người. Ý niệm sau thay thế ý niệm trước vì thế mà vọng tưởng không bao giờ dừng lại. Vọng tưởng còn thì chân tâm biến mất.

Trong 49 năm hành đạo, tôn chỉ của Đức Phật là dạy chúng sinh phải giữ tâm của mình cho được thanh tịnh và loại bỏ tất cả mọi phiền não. Bởi vì vọng tưởng và phiền não biến tâm của chúng ta thành mê muội, mà mê muội là cội nguồn của tham, sân, si.

Chẳng hạn như hôm nay trên đường đi làm về, chúng ta thấy (nhãn căn) một cô gái đẹp lái chiếc xe màu xanh (sắc trần) lạn qua lạn lại trước mắt của chúng ta. Khi về nhà ngồi yên tịnh thì hình ảnh cô gái hiện lên (nhãn thức) làm cho tâm tư chúng ta xao động. Khi mình nghĩ về những hình ảnh củ nầy thì tư tưởng sẽ phát sinh ra si mê. Nếu sự si mê này không được thỏa mãn thì nó sẽ biến thành căm hận và đây chính là lòng sân đã nổi dậy trong tâm của chúng ta rồi.

Thật vậy, chính tham, sân, si là đại lộ kinh hoàng để đưa chúng ta vào đường ác nghiệp và làm cho chúng ta mãi mãi trầm luân trong lục đạo luân hồi.

Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy rằng:

“Khi thấy,nghe, hay, biết, mà khởi vọng niệm phân biệt, đó là gốc vô minh. Còn khi thấy, nghe, hay, biết mà không khởi vọng niệm phân biệt, đó là Niết bàn(1).

Trong các phiền não, chỉ có sân hận là thô bạo nhất, bởi thế cổ nhân có nói:”Nhứt niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai”, tạm dịch là khi phát sinh một niềm giận hờn tức đã mở muôn ngàn cửa chướng ngại. Tệ hại hơn nữa, một khi tham, sân, si phát khởi, thì dâm, sát, đạo, vọng sẽ phát sinh. Đây là bốn đại ác nghiệp mà người tu Phật phải tránh xa.

Phật dạy rằng:

“A Nan, ông tu thiền, nếu không đoạn lòng dâm,(2) thì cũng như người nấu cát muốn cho thành cơm, dầu trãi bao nhiêu kiếp cũng không thành được”.

Thật vậy, Đức Phật đã tuyệt đối ngăn cấm đệ tử của Ngài về tội gian dâm khi Ngài còn tại thế. Ngày nay chúng ta hảy lắng nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng phát biểu cảm tưởng của ngài khi ngài nói chuyện với tiến sĩ tâm lý học Jack Engler và Giáo sư tâm lý Jean Shinoda Bolen. Chúng tôi xin trích dịch nguyên văn như sau:

“Thứ nhất là phần lỗi thuộc về nử Phật tử: Vì họ đã dại dột coi các ông thầy như thần thánh, lầm tưởng mọi hành động của ông thầy đều cao thượng, nên tỏ ra tuân phục, cưng chìu các thầy quá đáng, làm cho họ hư hỏng. Điều quan trọng là đừng nên vội vàng coi ai là thầy của mình. Vì đó là mối liên hệ rất quan trọng. PhảI đợi một thời gian dài, có khi cần đến 10 năm, hay lâu hơn thế nữa, để quan sát cách xử sự, cách giảng dạy, khả năng tu hành của kẻ ấy cho thật chính xác. Trong thời gian đó ta chỉ nên coi họ như một người bạn thiện trí thức mà thôi. Không nên tin cậy gì nơi họ hết thảy.

Nếu Phật tử thấy ông thầy nào hành động bất xứng, không hợp đạo lý, có quyền phê bình ngay những hành động đó. Trong kinh sách, Phật đã dạy rất rõ là : Ta chỉ nên theo học người thầy có tư cách đàng hoàng. Kẻ nào bất xứng , nói những điều trái đạo lý, hành động gian tà, người Phật tử phải lánh xa ngay. Tóm lại, người Phật tử có trách nhiệm không để bị lôi cuốn vào con đường tội lỗi.

Còn về phía tăng sĩ thì Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nói tóm tắt như sau: Về phía người thầy thì họ phải chịu trách nhiệm về những hành xử của mình. Nếu người thầy mà để cho Phật tử quyến rũ vào con đường bất chính, thì người đó đã tỏ ra thiếu nội lực, thiếu nhân cách của kẻ tu hành. Trong khi rao giảng Phật pháp và nhân danh một kẻ tu hành mà chính ông thầy lại phạm những lỗi lầm mà ông ta thường khuyên kẻ khác nên tránh, tức là ông ta đã phản bội công việc mình làm. Thật là một điều đáng xấu hổ.”

Khi nói về lòng sát hại, thì Phật lại dạy rằng:

“A Nan, nếu không trừ tâm sát hại mà muốn cầu được đạo, thì cũng như người tu bịt hai lỗ tai của mình, la tiếng thật lớn, mà muốn cho mọi người không nghe thì không thể được”.

Còn vấn đề trộm cướp, thì Phật dạy rằng:

“A Nan, nếu không đoạn trừ trộm cướp, mà muốn cầu cho được đạo quả, thì cũng như người rót nước vào chén bể mà muốn cho đầy, dầu trãi bao nhiêu kiếp cũng không thể đầy được”.

Sau cùng, Ngài thuyết giảng về vọng ngữ:

“A Nan, nếu các chúng sinh, đã giữ hoàn toàn ba hạnh trên là không sát, đạo, dâm rồi mà còn đại vọng ngữ, thì tâm cũng không thanh tịnh, mất hạt giống Phật. Đại vọng ngữ có nghĩa là chưa đặng đạo mà dám nói mình đặng đạo, chưa chứng quả mà nói mình chứng quả. Đối với người đời hay khoe: Ta đã chứng Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, hay Phật, để trông cầu người lạy cúng. Những người nói dối như thế, làm tiêu hạt giống Phật, sẽ đọa vào trong biển khổ. Cũng như cây Da La khi bị chặt đứt cội rồi, thì không thể mọc chồi đâm tước được”.

Ngoài ra, còn mối tham nhiểm ăn sâu vi tế mà chúng ta cũng cần lưu tâm. Chẳng hạn như số tiền nhỏ không làm cho tham, nhưng với số bạc lớn khiến cho người phải động tâm. Cũng như sắc đẹp tầm thường thì dễ dàng lướt qua, song giai nhân tuyệt sắc sẽ làm cho người mê lụy. Cho đến các vị tu hành mà còn ham thích chuổi tốt, tượng đẹp, hoặc cảnh lớn chùa to, thì cũng thuộc về tâm tham nhiễm.

Chúng ta phải nhận thức rằng lục căn, lục thức và lục trần đều là những pháp giả dối, không thật. Thế nhưng lục căn (nội thân) vì có thói quen tiếp xúc với lục trần (ngoại cảnh) bởi vì lục trần luôn luôn có sức hấp dẫn làm lục căn bị mê hoặc. Do đó khi lục thức (ý niệm và tư tưởng) được phát sinh thì trong tâm của chúng ta chất chứa toàn là vọng tưởng, thay đổi không ngừng. Muốn cho lục căn không bị ngoại cảnh (lục trần) cám dỗ thì chúng ta phải giữ cho tâm được hoàn toàn thanh tịnh và loại bỏ mọi chấp trước thì vô minh và vọng tưởng sẽ bị tiêu diệt. Nhớ lại ngày xưa trước khi Đức Phật chứng quả Niết Bàn thì chính Ngài cũng phải chiến đấu ngày đêm với bọn Ma vương. Trong thì có ngũ uẩn ma, pháp hành ma, tứ diệt ma, còn ngoài thì có chư thiên ma.

Thật vậy, chiến đấu trong nội tâm thì vạn phần khó hơn là chiến đấu ở ngoại cảnh, vì nếu mình giữ lục căn được trong sáng, thì dầu cho lục trần có quyến rũ, hấp dẫn cách mấy, cũng không thể nào thay đổi được minh tâm của chúng ta. Một trong những phương pháp để giữ tâm được trong sạch là thực tập pháp môn “bát chánh đạo”.

1) Chánh kiến: là thấy, nghe, hay biết một cách ngay thẳng.

2) Chánh tư duy: là suy nghĩ, xét nghiệm chân chính.

3) Chánh ngữ: là nói chân thật, công bình và hợp lý.

4) Chánh nghiệp: là hành động đúng với lẽ phải, có lợi ích cho chúng sinh.

5) Chánh mạng: là sinh sống một cách chân chính bằng nghề nghiệp lương thiện.

6) Chánh tinh tấn: là siêng năng làm những việc chánh nghĩa.

7) Chánh niệm: là nhớ các điều tội lỗi đã làm để thành tâm sám hối và làm bất cứ việc gì cũng nhớ đến hậu quả việc làm của mình.

8) Chánh định: là tập trung tư tưởng vào một vấn đề chính đáng.

Tóm lại, chúng ta thấy hậu quả vô cùng tai hại do vọng tưởng sinh ra, nó là cội nguồn của tất cả mọi nghiệp báo để cột chặt chúng ta vào bể khổ của luân hồi. Do đó chúng ta phải sáng suốt dùng trí tuệ để đánh tan mọi vọng tưởng, vô minh để đem lại sự thanh tịnh, tinh khiết trong tâm của chúng ta.

Thêm nữa, nước từ bi mát mẻ sẽ rưới tắt lửa phiền nảo. Tâm nhẫn nhục là áo giáp bền chắc chống lại tất cả mũi tên tam độc. Phật pháp là ánh sáng phá tan khói mù tối tăm. Với những tâm niệm nầy, chúng ta nhứt quyết loại trừ tất cả dục vọng để tăng trưởng sức mạnh ngõ hầu đánh đổ bánh xe luân hồi cay nghiệt để tìm về nơi Cưc lạc.

“Lửa sân si tam độc, đốt hết rừng công đứcMuốn hạnh Bồ tát đạo, giữ thân tâm thanh tịnh”.

Thế nào là thanh tịnh pháp thân?

Phật dạy:”Thanh tịnh pháp thân là chơn tánh thanh tịnh, không sanh không diệt, không hoại không thành. Vọng tánh của chúng sanh chỉ thấy nhục thân mà không thấy pháp thân. Tại chổ phàm phu gọi là tâm tánh, tại nơi thánh hiền gọi là thánh tánh, trong cõi trời đất gọi là thiên tánh. Tới chỗ Bồ tát gọi là Phật tánh và tại chổ chư Phật gọi là thanh tịnh pháp thân”.

Nguyên nhân của sự đau khổ bắt nguồn từ bản ngã vì nó vốn có khuynh hướng phân biệt và từ đó nẩy sinh ra các tham vọng, ái dục.

Cập nhật cuối (Thứ 4, 14 Tháng 10 2009 23:35)

Ghi chú của NNB:

- (1) Niết bàn ở đây phải hiểu là thời điểm và không gian mà người tu đang ở và tại đó dứt phiền não, nó không phải là một cỏi nào ở đâu xa xôi, mà chính ở tại thế gian nầy.

-(2) Ai tu thiền mà không đoạn được lòng dâm dục, ( giới thứ nhất của thiền sinh); thì chẳng bao giờ tới đại định, nếu lở có tới đại định cũng bị tẩu hỏa nhập ma.!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Từ những lời dạy sâu xa như trên , Đức Phật còn nói đến tánh không là tánh cần phải tu luyện của người tu, nếu đạt được thần thông hay chứng ngộ điều gì, thì cũng xem như chẳng có gì!vì nó chỉ là huyễn ảo , và vạn pháp đều là không thật có.

Ở đây LHC dạy cho đệ tử phát chính niệm để tiêu diệt ác tà, phát chánh niệm để làm mờ mắt quan chức....xem thần thông như là một cảnh giới, mà người tu cần phải đạt tới và xem nó là cứu cách là mục đích của sự tu tập.

Các tầng cao tầng mà ông nói nó có nhưng nằm ở đâu trong 33 cỏi trời dục giới ? không biết ông có biết hay không? Ông chỉ nói người tu sẽ lên cao tầng, tu theo ông có giải thoát khỏi luân hồi hay không? ông không hề đề cập.Muốn phá nghiệp hay chuyển nghiệp quá khứ bằng cách nào , ông cũng không nói.

Đức Phật có nói , người tu có thể dùng công đức của mình để trừ những nghiệp quả nhỏ, do vô ý hay vô minh phạm phải từ nhiều kiệp, nhưng những nghiệp lớn mà đã kết thành quả thì không thể né tránh được, như A La Hán Mục Kiền Liên thần thông đầy mình vẫn bị trả quả tiền khiêng bị đánh chết giữa chợ.

...............

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mục đích của tu theo Phật là gì? Vì sao phải học Phật?

Nếu không phải với mục đích muốn thoát ra khỏi vòng luân hồi thì chẳng cần phải tu theo Phật. Ai đã từng đặt câu hỏi ta là ai? khi chết ta đi về đâu?Nếu ăn ở hiếu để với cha mẹ làm phước lành tránh dữ , sau khi chết chết có thể tránh được 3 đường ác đạo là thú- quỷ - địa ngục có khả năng lên cỏi trời- atula hoặc trở lại làm người. chỉ có thân tâm thanh tịnh. tịnh hóa nghiệp chướng, tiêu trừ ác nghiệp tu theo phước tu theo huệ , thì mới vãng sanh về cỏi tịnh độ A Di đà, nhưng những người nầy lên đó cũng cảm thấy mình vẫn còn mang theo nghiệp chướng (đới nghiệp vãng sanh)mà vãng sanh, hàng ngày nghe Phật giảng pháp tự cảm thấy mình chưa đặng bình đẳng với chúng sanh mà mình đã gây nghiệp với họ, họ cũng xin được trở lại làm người với pháp thân ở cỏi Phật, và làm bồ tát để độ chúng sinh, đồng thời trả nghiệp hay tịnh hóa nghiệp của mình.

Để tiện cho các học viên PLC tham khảo tôi xin trích dẫn 6 cỏi luân hồi như sau:

LỤC ĐẠO

Trời

Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật : Tu phước nghiệp chi đặng sanh thiên đường? Đức Phật nói : Nếu có chúng sanh tin theo nhân quả, thọ tam qui, ngũ giới, tu mười việc lành, hiếu dưỡng cha mẹ , dứt đoạn tà dâm, thường giữ chánh đạo, trai tăng cúng dường, tạo lập tịnh xá dâng cúng cho các vị chân thật tu hành giới đức trang nghiêm, bố thí phóng sanh, ấn tống kinh đại thừa, sơn phết hình tượng Phật rực rỡ, ủng hộ người lành, ngăn ngừa việc ác, gieo trồng ruộng phước, đến chừng mạng chung được sanh về ba mươi ba cõi trời, thọ hưởng phước trời năm dục vui đẹp, tưởng ăn có ăn, tưởng mặc có mặc, đều là tự nhiên hóa ra , chẳng dụng sức người tạo tác. Trên trời một ngày, nhơn gian trăm năm, đầy đủ năm pháp thần thông, đặng khoái lạc tiêu diêu thong thả. Đức Phật nói với Văn Thù Sư Lợi rằng :Trong thế gian có người tà sư ngoại đạo, chẳng biết việc lành, việc dữ nhơn quả ra sao, chẳng hiểu được sự ứng hiện của luân hồi quả báo, tâm cứ điên cuồng tin theo tà kiến, tôn thờ thần, quỉ , làm theo pháp tà mị phỉnh gạt người đời, giết hại bao nhiêu thân mạng, sanh linh: heo, dê, trâu, ngựa v v… tham ăn rượu thịt, bày đặt gọi là cúng tế trời đất, quỉ thần đặng cầu phước, cầu thọ , trấn giữ nhà cửa thân mạng, lấy cớ dâng cúng quỉ thần , lường ăn của người, lại thêm vẽ bùa niệm chú truyền dạy người khác nói gạt rằng : Bùa chú này có năng lực độ người sanh về cõi trời, bởi ham muốn tài vật của người để nuôi dưỡng thân sống đều do tà kiến sanh ra. Như giết mạng mà cứu được mạng thì vương hầu thường sống dời dời không chết. Như vẽ bùa niệm chú mà cứu độ đặng người thành đạo thời thầy tà đặng lên trời, có lẽ đâu như vậy? Trong đời người mê tin những tà mị, đồng dẫn nhau vào địa ngục. hễ mất thân người, muôn kiếp khó trở lại. Cớ sao vậy? Cầu phước chẳng qua trai giới, bố thí. Cầu thọ chẳng qua giới sát, phóng sanh. Cầu huệ chẳng qua học rông, nghe nhiều. Cầu an chẳng qua xét ngăn những việc phải quấy. Cho nên muốn cầu đạo chánh thì đừng tin thầy tà, muốn ra khỏi luân hồi thì đừng có phạm luật nhân quả. Bởi sự báo ứng của tội và phước như bóng theo hình, vì tà với chánh khác nhau, khổ và vui cách biệt.

Ngạ quỉ

Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật: Tạo những nghiệp gì chịu quả báo làm ngạ quỉ? Thế Tôn nói: Những chúng sinh ăn ở gắt gao, tiền của chẳng thí, tham mến ăn mặc, lường gạt lấy tiền của công đem thọ dụng riêng, có người nghèo khó xin ăn, một đồng chẳng thí, lại thêm mắng chửi , cứ lo cho mình ấm no, không thương người đói lạnh. Đến khi chết rồi quyết đọa trong đường ngã quỉ, chịu đói khổ mãi, cuống hong nhỏ như cây kim, nuốt ăn chẳng xuống , cái bụng lớn như cái trống, lớn như hòn núi. Thỉnh thoảng gặp đồ ăn uống , thì đồ ăn uống ấy hóa đồng sôi, sắt nóng, đói cho đến nỗi trong miệng ra lửa, lỗ mũi ra khói , hình thể ốm đen, đền đủ tội rồi mới hết nghiệp khổ.

Súc sanh:

Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật: Tạo những nghiệp gì đọa làm súc sanh? Thế Tôn nói: Những chúng sinh tham ăn rượu thịt, giết hại cầm thú, bày tiệc ăn chơi, đờn ca vui sướng, nên phải trả quả làm súc sinh đền, thường mạng trước.

Lại có người vay mượn tiền bạc của người, đoạt lấy chẳng trả, quả báo làm súc vật, trả cái nợ cho người, trả hết cái nghiệp đó rồi mới hết nghiệp khổ.

Người

Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật: Tu những phước nghiệp gì mà đặng làm người đàn ông? Thế Tôn nói: Người biết cung kính Tam Bảo, thảo nuôi cha mẹ , thường làm mười việc lành, thọ trì năm giới, lòng ở công chánh (công bằng, chánh trực) quí mến người hiền lương. Tu những căn lành như vậy thời đặng làm đàn ông, nếu trong ba kiếp chẳng tu thời đọa làm đàn bà trong năm trăm năm được làm thân đàn ông một lần. Hoặc khi chuyển dổi cái thân, quên mất kiếp trước, gặp nhân duyên ác lại tạo ngiệp chẳng lành, quên mất thân đàn ông, muôn kiếp khó trở lại. Lại nữa Văn Thù Sư Lợi, thân người đàn ông có đầy đủ bảy báu, thân người đàn bà có năm thứ lậu. Sao tên là bảy báu ? Một là cái báu có chí khí: đi dạo chơi chỗ nào cúng không lo sợ Hai là cái báu làm chủ: Làm việc gì cũng được nắm giữ quyền hành. Ba là cái báu Tạo thành: tự mình hay sanh tài, lập nghiệp. Bốn là cái báu an thân: Giúp vua, quan an thiên hạ, nuôi dưỡng cha mẹ. Năm là cái báu Thánh Trí: xét đoán việc phải quấy. Sáu là cái báu an bang:khắp cả sự lý dung hòa. Bảy là cái báu Định Tánh: gần gũi người hiền, tôn thờ vị thánh. Cho nên goi là người đàn ông trong mình có bảy báu.

Còn sao gọi là năm thứ lậu? Một là chẳng đặng làm chủ cái thân Hai là chẳng đặng làm chủ trong nhà Ba là chẳng đặng làm chủ người khác. Bốn là chẳng đặng làm chủ vật nuôi. Năm là chẳng đặng làm vị thánh. Đây gọi là năm thứ lậu của người đàn bà.

A Tu La

Lại có người hay oán giận, tuy có phước đức cũng đọa a-Tu-La ác đạo. Bực trên là A-Tu-La vương, bực giữa là A Tu La dân, bậc dưới là a Tu La nữ. Loài này thường ham tranh đấu, chịu những lao khổ mãi mãi, một khi phước khí tiêu hết, tùy theo nghiệp luân hồi trả quả. Hễ một phen mất thân người, muôn kiếp khó trở lại

CÁc vị cứ từ từ mà đọc

;) Đoạn trích chỉ có 5 cõi, còn thiếu 1 cõi, mới là "ngũ đạo luân hồi" :( :mellow: :) ;) .

Share this post


Link to post
Share on other sites

;) Đoạn trích chỉ có 5 cõi, còn thiếu 1 cõi, mới là "ngũ đạo luân hồi" :( :mellow: :) ;) .

Đúng đúng.

Còn cõi để nung nấu những thứ Tà kiến, Ác kiến che lấp Chân tâm. Có khi trên thế gian, ai nói Pháp sai lạc thì có thể được sinh vào cõi này một thời gian ngắn, còn ai thấy Thuyết Pháp sai rồi bịt đi các đoạn sai ấy để tiếp tục truyền pháp ấy thì có thể sinh vào cõi này một thời gian dài.

Người ta truyền pháp ấy nên cố tình nói sai Chính pháp, nhưng lại có người vì rơi vào trong tà nghiệp có tà ý bịt đi sự nói sai kia để luyện và tuyên truyền pháp ấy-Tân pháp luân, thế tức là xin vào Địa ngục để chạy trốn cái chết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

;) Đoạn trích chỉ có 5 cõi, còn thiếu 1 cõi, mới là "ngũ đạo luân hồi" :( :mellow: :) ;) .

Đó là cỏi địa ngục.

Tu là học sửa để giải thoát. Là thoát ra khỏi lục đạo. Nên nhớ dùm rằng đã nằm trong lục đạo thì Lục đạo không có cao thấp mà xuống dưới hay lên trên.

Địa ngục với chữ địa không phải là lòng đất. Địa chỉ sự đen tối, ngục nói đến giam cầm. Tại thế giới của con người cũng có rất nhiều địa ngục, hai vợ chồng quánh lộn, thì nhà là địa ngục rồi.

Trong giáo lý Phật Giáo không có sự ham muốn là giải thoát, là hoán chuyển cảnh giới tâm linh hoặc

thích đi đâu ngồi đâu. Sự chuyển hóa này cần căn cơ, duyên khởi và định lực tu tập mà có.

Mẹ của đức Mục Kiền Liên khi gặp ngài mới có được định lực để tu tập và được thêm tha lực của

ngài mà giải thoát ra khỏi địa ngục. Đến đây chợt đặt ra câu hỏi. Thế thì nếu không có anh chị em

chồng vợ cha mẹ là đức Mục Kiền Liên thì chẳng thể thoát khỏi địa ngục chăng ? Không phải như

thế, Địa Tạng Vương Bồ Tát sở dĩ nguyện không thành Phật khi còn địa ngục chính vì sự này. Quyết

tâm tu tập, kiên trì muốn giải thoát, thì sẽ có sự hỗ trợ của ngài ở địa ngục.Và các chư bồ tát chư Phật khác cũng đang ở đây để giáo hóa và độ chúng sinh

Trong duy thức học, 6 cảnh giới lục đạo có thể là vạn pháp (trăm nghìn cảnh tượng ta thấy và cảm

được trong thân tứ đại ở cảnh giới Nhân loại), và vạn pháp quy tâm, nghĩa là do tâm sinh. Trong từng

sát na (1 phần 10 lũy thừa 9 của giây, tức là 1 nano second) tâm ta biến chuyển theo ý thức. Do đó

những biểu hiện của Vô thường như sinh lão bệnh tử, những cảm nhận tùy duyên khởi tương tác của

lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý), lục thức (thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm, biết), lục trần (sáu hoàn

cảnh nhận biết qua sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) và lục dục (ham muốn từ lục trần) mà thấy được

6 cảnh giới mà diễn đạt.

Duy thức học nói đến lục đạo là nói đến sự hiển nhiên mà có, diễn tả cái nhìn toàn diện trong đời sống

nhân loại dưới lăng kính Bất nhị nguyên lý trong cuộc sống Nhị nguyên lý nếu nhìn theo triết học Tây

phương duy lý.

Duy thức học Phật giáo giải thích lục đạo để hỗ trợ thêm các luận cứ các thuyết Vô Ngã, vô thường,

bát chánh đạo, tứ niệm xứ chứ không phải đặt ra ranh giới lục đạo là vô vi.

Nói như vậy để các học viên PLC phân biệt được khi nào người ta nói lục đạo tùy tâm; lúc đó là khái luận duy thức.

Khi người nói lục đạo có sáu cảnh giới không gian và những giai đoạn luân hồi của thân trung ấm vất vưởng chưa đầu thai vào cảnh giới nào thì lúc đó người ta muốn nói đến định - nghiệp, nhân quả và luân hồi.

Sau cùng, tóm gọn lại câu trả lời, là có lục đạo, dùng duy thức học Phật Giáo để giải thích biểu hiện trong đời sống hằng ngày của thân tứ đại, dùng thuyết luân hồi nhân quả để diễn tả những cảnh giới sau khi chấm dứt thân tứ đại, và tâm thức đang trong trạng thái biến chuyển.

Phương pháp tự giải thoát khỏi các cảnh giới ở các lục đạo (còn gọi là trong thế giới Ta Bà) theo Phật Giáo duy nhất là tu.

Hi vọng giải thích được phần nào thắc mắc của Vương Chu.

Nừười tu theo Phật pháp , họ tu tập công đức để phát bồ đề tâm dùng công đức cứu giúp chúng sanh , chư Phật chư Bồ tất sẽ dùng tha lực của mình để độ cho những quả nghiệp có thể lấy đi mạng của người tu để trả nghiệp tiền khiêng và tiếp dẫn chúng sanh là chủ nợ của người tu có được kiếp người để tiếp tục tu giải thoát. Có nhiều người nghĩ rằng tôi tu là hết trả nghiệp trả nợ, không phải vậy đâu, hiểu như vậy là tà kiến là mê tín , và xem thường giáo lý của Đức Phật.Tất cả nghiệp quả ai cũng phải trả nếu nó đã thành quả, nhưng khi người tu hành tinh tấn xa rời tham sân si, thì nhân duyên ( ví như đất+nước +thời tiết +phân bón)không còn nên khó bị chiệu dụ để trả nghiệp. Thí dụ kiếp trước ta vì tham dâm mà chiếm hữu vợ người, bây giờ oan gia đang làm thân ngạ quỹ sẽ đòi nợ xưa, nhưng vì tham sân si của người tu không còn nên không có khởi lên cái duyên nghiệp dâm để tay nầy đòi nợ được, khi đó chư bồ tát sẽ đến và giảng cho hắn nghe, hắn thấy cái sự chứng đạo của người kia là kết quả trước mắt và sẳn sàng nhận một ít phước báu để đầu thai làm người và kiếp sau có chủ ý tìm đầu thai vào gia đình Phật tử....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có nhiều người tu với tâm mong cầu thần thông để độ cho chúng sinh .

Điều nầy cũng rất tốt cho việc hành đạo với bồ đề tâm, nhưng cần nhất là phải có tận lậu thông để biết oan khiêng tiền kiếp của người , thì mới có thể độ được, không phải thấy ai bị tà nhập hay bị bệnh nặng cũng dều nhảy vô giúp hết, nếu đây là sự trả nghiệp hay giải nghiệp của các oan gia với nhau thì sao? Anh ỹ có thần thông nhào vô cứu, oan hồn kia đâu có chịu, họ sẽ kiện và cuối cùng anh cũng phải chuyển kiếp để sang kiếp mới tu học trở lại.

Nhiều vị sư và cư sĩ vì không hiểu lý nầy, họ rất giỏi có thể giúp người ta uống nước lọc mà khỏi bệnh, nhưng cuối cùng lại bị chết trước 50 tuổi.

Do đó đạo Phật có ít nhất là ba điều mà nhiều người tranh cải

- Một là "Có vay phải có trả" theo luật nhân quả

- Hai là có thể phá giải được nghiệp dữ của mình nếu làm điều phước đức cực lớn, hay chuyển nghiệp lực thành nguyện lực.

- Ba là đới nghiệp sãng sanh (mang theo nghiệp mà thành Phật)

Mời các bạn tham gia đàm đạo!

Share this post


Link to post
Share on other sites

¨ Nhãn là mắt, dùng để nhìn.

¨ Nhĩ là tai, dùng để nghe.

¨ Tỷ là mũi, dùng để ngửi.

¨ Thiệt là lưỡi, dùng để nếm.

¨ Thân là da bọc thân người, dùng để nhận biết những cảm giác như nóng, lạnh..

¨ Ý là tư tưởng, dùng để phân biệt.

Cái này chia ra hai phần. Nhãn Nhĩ Tỷ Thiệt Thân thuộc về Thân, Ý thuộc về Tâm. Cần phân biệt Lục Căn với Lục Thức. Nhãn Căn là Căn Mắt, Nhãn Thức là sự phân biệt của Mắt.

v Sắc: là màu sắc, hình dáng.

v Thanh: là âm thanh phát ra.

v Hương: là mùi vị.

v Vị: là chất vị do lưỡi nếm được.

v Xúc: là cảm giác như cứng, mềm, nóng, lạnh.

v Pháp: là những hình ảnh, màu sắc, hương vị được lưu lại từ 5 trần ở trên.

Cái này cũng chia ra hai phần. Sắc Thanh Hương Vị Xúc thuộc ứng với Thân, còn Pháp ứng với Ý.

v Sắc: là thân xác của con người.

v Thọ: là những cảm giác vui khổ của thân và tâm.

v Tưởng: là nhớ lại những hình ảnh vui khổ của thân và tâm .

v Hành: là những sự biến chuyển thay đổi của tâm niệm.

v Thức: là sự hiểu biết phân biệt để tạo thành cái biết ở trong tâm.

Cái này cũng chia ra hai phần. Sắc thuộc về Thân, Thọ Tưởng Hành Thức thuộc về Tâm.

Nên nhớ dùm rằng đã nằm trong lục đạo thì Lục đạo không có cao thấp mà xuống dưới hay lên trên.

Nói như vậy không phá được ngã cho người mà ngã của mình lại hiển lộ.

ĐÃ NÓI ĐẾN LỤC ĐẠO LỤC PHÀM THÌ CŨNG PHẢI NÓI ĐẾN TỨ THÁNH ĐỂ THẤY RÕ THẬP PHÁP GIỚI.

Share this post


Link to post
Share on other sites

@rubi: có nhiều người khi chết liền bị rơi vào đị ngục vì trong lúc ở thân trung ấm các sinh linh mà họ mang nghiệp kéo đến đòi nợ, nhưng người nầy là người tu hành tinh tấn, họ cũng phải xuống địa ngục để trả nợ 1 thời gian rồi lên cỏi tịnh độ.

Cũng có người tu hành đắc quả nhưng muốn cứu độ chúng sinh và quyết tâm ở tại địa ngục mà thuyết pháp và phổ độ. Do đó không phải ở cỏi Trời là cao, ở cỏi ngạ quỹ là thấp , khi xài hết phước cũng tái sinh về cỏi người trở lại. Do đó mới có chuyện con két (súc sinh) vãng sanh (thoát khỏi luân hồi) lưu xá lợi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có nhiều người tu với tâm mong cầu thần thông để độ cho chúng sinh .

Điều nầy cũng rất tốt cho việc hành đạo với bồ đề tâm, nhưng cần nhất là phải có tận lậu thông để biết oan khiêng tiền kiếp của người , thì mới có thể độ được, không phải thấy ai bị tà nhập hay bị bệnh nặng cũng dều nhảy vô giúp hết, nếu đây là sự trả nghiệp hay giải nghiệp của các oan gia với nhau thì sao? Anh ỹ có thần thông nhào vô cứu, oan hồn kia đâu có chịu, họ sẽ kiện và cuối cùng anh cũng phải chuyển kiếp để sang kiếp mới tu học trở lại.

Nhiều vị sư và cư sĩ vì không hiểu lý nầy, họ rất giỏi có thể giúp người ta uống nước lọc mà khỏi bệnh, nhưng cuối cùng lại bị chết trước 50 tuổi.

Do đó đạo Phật có ít nhất là ba điều mà nhiều người tranh cải

- Một là "Có vay phải có trả" theo luật nhân quả

- Hai là có thể phá giải được nghiệp dữ của mình nếu làm điều phước đức cực lớn, hay chuyển nghiệp lực thành nguyện lực.

- Ba là đới nghiệp sãng sanh (mang theo nghiệp mà thành Phật)

Mời các bạn tham gia đàm đạo!

Rubi bàn thêm chút xíu.

-Nhân Quả là nguyên nhân và kết quả.

-Nói rằng mọi sự tự nhiên hay bỗng nhiên thì phải hiểu đó cũng là nằm trong nhân quả. Nói đến Nhân quả thì phải nói đầy đủ là Nhân quả Ba đời (quá khứ hiện tại và vị lai).

-Đới nghiệp vãng sanh mà nói thêm là mang theo nghiệp mà thành Phật thì chưa đúng. Đới nghiệp vãng sanh là nương vào nguyện lực của Phật Vô Lượng Thọ Quang để được tha lực mà Hóa Sanh cõi Tịnh Độ. Hóa Sinh rồi mới tập tu và tiến đến rốt ráo là ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác thành Phật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác nào giỏi kinh kệ xem thử Ngu như bò đăng đoạn kinh này có đúng không.

Ngu như bò thử vận dụng thực tiễn vào con người trong xã hội hiện tại giới nào chết thì vào cõi nào.

Vậy còn súc vật chết thì sao, nếu một con gà mái hay khua mỏ cưỡi lên một con bò để điều khiển thì khi chết đi con gà mái ở cõi nào, con bò ở cõi nào.

Bàn thảo về những vấn đề này thì hơi cao, chỉ là lý luận từ chỗ nào chỗ kia, thì khó hiểu-khó giải quyết vấn đề. Hiện tại chỉ dùng máy đo, phát hiện ra sóng âm chứa âm cốt. Ít người có thấy người âm, ma quỷ... Lại càng khó hơn để tiếp xúc được với những sinh mệnh cao cấp hơn: thiên thần, thiên nữ, la hán, bồ tát, phật...

Thế nên chỉ từ tư duy lý luận mà hình dung về các cõi không gian này thì quả thực là khó khăn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bàn thảo về những vấn đề này thì hơi cao, chỉ là lý luận từ chỗ nào chỗ kia, thì khó hiểu-khó giải quyết vấn đề. Hiện tại chỉ dùng máy đo, phát hiện ra sóng âm chứa âm cốt. Ít người có thấy người âm, ma quỷ... Lại càng khó hơn để tiếp xúc được với những sinh mệnh cao cấp hơn: thiên thần, thiên nữ, la hán, bồ tát, phật...

Thế nên chỉ từ tư duy lý luận mà hình dung về các cõi không gian này thì quả thực là khó khăn.

Chắc thiên nữ, thiên thần của cõi PLC. Có thiên thần, thiên nữ thì cũng có thiên ma. Thiên ma thì cũng hóa ra được cung vàng điện ngọc và thiên thần thiên nữ, thậm chí hóa ra cả Phật và Bồ tát. Nhưng chỉ cần hóa ra cung vàng điện ngọc thiên thần thiên nữ thôi là đã bẫy nhiều nhiều rồi.

Lại định lôi Thiên nữ Thiên thần ra để tiếp tân PCL.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chắc thiên nữ, thiên thần của cõi PLC.

Thiên thần, thiên nữ dù ở cõi Tịnh Độ, cõi Lưu Ly... hay thiên thần, thiên nữ trong tất cả phạm vi hệ ngân hà thì đều giống nhau :( .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên thần, thiên nữ dù ở cõi Tịnh Độ, cõi Lưu Ly... hay thiên thần, thiên nữ trong tất cả phạm vi hệ ngân hà thì đều giống nhau :( .

Thiên thần và thiên nữ đâu phải là Thiện nam Tín nữ của Phật giới. Trong Ma giới thì có khi nhìn một con chim hay con bướm nó bay cũng thấy ra thành Thiên thần Thiên nữ đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuối cùng thì bạn NguNhuBo lại trở về với BatBoThienLong thôi, 2 nick nhưng cũng chỉ là một người. Coi mình là người tu luyện nhưng lại nói lời vọng ngôn. Chê bai các đường lối tu luyện khác nhưng chính bản thân mình hiểu về kinh sách Phật Giáo cũng chỉ dừng ở mặt lý luận. Nếu bạn cảm thấy mình giỏi như vậy thì cho tôi hỏi một chút. Đường lối tu luyện của đức phật Thích Ca Mâu Ni và đường lối tu luyện trong Phật Giáo giống và khác nhau ở những chỗ nào ? Còn về vấn đề bạn nhìn nhận về PLC thì tôi thấy kiến thức cơ bản nhất về PLC bạn cũng nói sai nốt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuối cùng thì bạn NguNhuBo lại trở về với BatBoThienLong thôi, 2 nick nhưng cũng chỉ là một người. Coi mình là người tu luyện nhưng lại nói lời vọng ngôn. Chê bai các đường lối tu luyện khác nhưng chính bản thân mình hiểu về kinh sách Phật Giáo cũng chỉ dừng ở mặt lý luận. Nếu bạn cảm thấy mình giỏi như vậy thì cho tôi hỏi một chút. Đường lối tu luyện của đức phật Thích Ca Mâu Ni và đường lối tu luyện trong Phật Giáo giống và khác nhau ở những chỗ nào ? Còn về vấn đề bạn nhìn nhận về PLC thì tôi thấy kiến thức cơ bản nhất về PLC bạn cũng nói sai nốt.

Ban nãy Rubi thấy cả hai nick cùng online nên hai nick này là hai người khác nhau. Hỏi Lạc Việt Độn Toán thì biết ngay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuối cùng thì bạn NguNhuBo lại trở về với BatBoThienLong thôi, 2 nick nhưng cũng chỉ là một người. Coi mình là người tu luyện nhưng lại nói lời vọng ngôn. Chê bai các đường lối tu luyện khác nhưng chính bản thân mình hiểu về kinh sách Phật Giáo cũng chỉ dừng ở mặt lý luận. Nếu bạn cảm thấy mình giỏi như vậy thì cho tôi hỏi một chút. Đường lối tu luyện của đức phật Thích Ca Mâu Ni và đường lối tu luyện trong Phật Giáo giống và khác nhau ở những chỗ nào ? Còn về vấn đề bạn nhìn nhận về PLC thì tôi thấy kiến thức cơ bản nhất về PLC bạn cũng nói sai nốt.

Long Bộ và Như Bộ là hai nhân vật có 6 căn riêng biệt, 6 thức riêng biệt và 6 trần riêng biệt, nói tóm lại là 18 giới riêng biệt. Động đến Long Bộ thì Long Bộ chỉ nói riêng từ Long Bộ, còn phần của Như Bộ thì để Như Bộ nói, minh bạch rõ ràng, đường hoàng.

Tại sao lại cho là ai chê bai ai, vấn đề là Chánh kiến trong Phật giới. Đã động đến Phật giới là phải lấy Phật lý làm điểm tựa. Đứng từ góc độ Thiền lý Phật đạo thì Lý Hồng Chí thuộc vào hạng Xiển Đề, mà Lý Hồng Chí lại rất giống với Quốc Sư Lưu Chi xưa đối đầu với Bồ Đề Đạt Ma làm nhiễu loạn Phật giáo tại Trung Hoa.

Thiền là Tâm Phật, Kinh là Miệng Phật nên giáo lý và không giáo lý không có khác hay không khác. Tùy theo căn cơ và thời cơ Phật thấy mà Phật thuyết.

Tối thượng thừa Phật đạo là Đốn Ngộ.

Tiểu thừa Phật đạo là Tiệm Tu.

Tiệm Tu rồi tiến vào Đốn Ngộ thì tu thêm vững.

Đốn Ngộ rồi Tiệm Tu thì rất căn bản.

Kiến thức về PLC là cảnh giới của PLC, các học viên PLC lại lấy kiến thức Phật Giáo sang PLC để tuyên truyền PLC thì đó là học chính hành tà.

PHÁP AN TÂM

Quá khứ qua rồi đừng nắm bắt,

Tương lai chưa đến chớ vọng cầu.

Hiện tại căn trần không dích mắc

Buông thân xả niệm thẳng vô sanh.

Thiền tăng Thiền Phái Trúc Lâm-Hoa Kỳ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuối cùng thì bạn NguNhuBo lại trở về với BatBoThienLong thôi, 2 nick nhưng cũng chỉ là một người. Coi mình là người tu luyện nhưng lại nói lời vọng ngôn. Chê bai các đường lối tu luyện khác nhưng chính bản thân mình hiểu về kinh sách Phật Giáo cũng chỉ dừng ở mặt lý luận. Nếu bạn cảm thấy mình giỏi như vậy thì cho tôi hỏi một chút. Đường lối tu luyện của đức phật Thích Ca Mâu Ni và đường lối tu luyện trong Phật Giáo giống và khác nhau ở những chỗ nào ? Còn về vấn đề bạn nhìn nhận về PLC thì tôi thấy kiến thức cơ bản nhất về PLC bạn cũng nói sai nốt.

Ngunhubo tôi nào dám chê bai giáo pháp của ai , tôi chỉ nói lên cái mà người khác nói sai mà tự cho mình nói đúng, "PLC là Phật pháp uyên thâm nhất" Đây là tiêu đề in trên trang bìa đề của cuốn Pháp luân đại pháp.

Và tôi cố tìm xem tu càng ngày càng lên cao tầng của sư phụ LHC là ở đâu, tìm mõi cả mắt cũng chẳng thấy.

Đức Phật nói có nhiều pháp môn tu tùy theo căn cơ của mỗi chúng sinh, Ngài không bắt buộc ai cũng phải tu theo như Ngài cả, Phật giáo cũng có nhiều dòng truyền thừa khác nhau . Có ba hệ giáo chính là kim cang thừa ( gọi là Mật Tông) , Đại thừa và Tiểu thừa .

Mật Tông cũng có nhiều dòng như dòng Kim Cang, dòng Chuẩn Đề , dòng Quán Thế Âm, dòng Liên Hoa Sanh, dòng Dược Sư....

Đức Phật chủ trương tu tập lấy quán chiếu tâm làm chính, dùng bát chánh đạo làm chỉ chuẩn, lấy giới định huệ làm cơ bản, dùng thiền chỉ quán để đoạn Tam độc, dùng thiền quán tưởng để nâng trí bát nhã thành thánh trí,huệ trí rồi liễu trí.Mục đích chính là để có chánh giác Tu tập tánh không để không chấp có cũng không chấp không có, vì tột cùng của có là không, và tột cùng của không là có. Ứng với mọi cảnh giới tâm không bị lôi cuốn vào , chủ trương thân tâm thanh tịnh làm cứu cánh, hỹ xả làm phương tiện để phá chấp rời mê .Pháp Hành luôn luôn hồi hướng về chúng sinh hữu hình và vô hình , tu tâm sao cho thật chơn thành và bình đẳng với mọi chúng sinh.Phải biết phát bồ để tâm thành tâm vô lượng để làm lợi lạc cho chúng sanh.Tâm từ dàn trải không phân biệt người hay vật.

Người nào đạt được như vậy lập túc thành Phật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

@Thienlongbatbo: Cảm ơn bạn đã nói trại đi tôi là Ngu Như Bò không phải Ngu Như Bộ.

Rubi bàn thêm chút xíu.

-Nhân Quả là nguyên nhân và kết quả.

-Nói rằng mọi sự tự nhiên hay bỗng nhiên thì phải hiểu đó cũng là nằm trong nhân quả. Nói đến Nhân quả thì phải nói đầy đủ là Nhân quả Ba đời (quá khứ hiện tại và vị lai).

-Đới nghiệp vãng sanh mà nói thêm là mang theo nghiệp mà thành Phật thì chưa đúng. Đới nghiệp vãng sanh là nương vào nguyện lực của Phật Vô Lượng Thọ Quang để được tha lực mà Hóa Sanh cõi Tịnh Độ. Hóa Sinh rồi mới tập tu và tiến đến rốt ráo là ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác thành Phật.

Theo cái Thức của tôi thì nhân là hạt giống coàn quả thì là trái có từ cây do hạt giống đó sinh ra.

Nhân quả có nhiều loại có loại nhân quả do chính mình gây ra , có nhân quả do sự cộng sinh giữa những người trong cùng gia đình xa hơn nữa là quốc gia.

Đới nghiệp vãng sanh là mang theo nghiệp mà lên cỏi tịnh độ tùy theo nghiệp nhiều hay ít mà ở tầng thứ cao hay thấp nếu còn nặng nghiệp thì ở tầng Hạ-Hạ, Hạ- Trung , Hạ- thượng....cho tới Thương thượng cỏi này có 9 tầng cả thảy.Theo 48 lời nguyện của pháp Tạng TỲ Kheo, tức đức A Di Đà, người niệm được 10 niệm liên tục trước khi chết, họ có thể đã tịnh hóa được tất cả nghiệp chướng của mình trong tho82i hiện tại và vị lai , nhưng chưa chắc đã tiêu hết các nghiệp đã tạo trong vô lượng kiếp quá khứ.Do đó sau khi thành Phật dù ở cỏi Thương - Thượng họ cảm thấy mình chưa bình đẳng với chúng sanh lắm, những người mình hại còn bơi trong bể khổ, họ tiếp tục về cỏi ta bà để độ cho họ.Do đó khi hoa sen nở ra thì không còn thấy họ nữa.

Đây là lời chỉ dạy của các thầy tổ tu đã có pháp thân ở cỏi trên ,nhưng vẫn trở lại làm người ở thế gian để hoằng pháp và phổ độ chúng sanh, hiện nay ở VN cũng có rất nhiều vị tuổi đời còn rất trẻ nhưng công đức vô lượng, đã có thần thông nhưng không bao giờ hé lộ.Tính tình điềm đạm, ăn nói nhẹ nhàng , ai đến gần cũng cảm thấy an vui.Nếu các vị tu tâm thật thanh tịnh, chắc chắn sẽ gặp được họ.Hàng đêm họ cũng lên pháp đàn để dò xét người tu hành .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phật giáo hiện nay mà đa số các chùa áp dùng dần dần xa rời giáo lý của đức Phật, họ chỉ hồi hướng công đức cho tầng Thiên & Atula để được độ về vật chất, mà bỏ qua cỏi địa ngục, ngạ quỹ và cỏi ta bà. Càng ngày họ càng lún sâu vào chùa rộng cao đẹp quỹ phước điền càng nhiều, quý trọng Phật tử giàu có khinh khi kẻ nghèo hèn.

Có một lần tôi in kinh đem kinh đến chùa ở TB để cúng dường, tôi cố tình ăn mặc thật bình thường, mang đôi dép da, dáng vẻ thật khúm núm.Thấy một vị sư có vẻ có quyền trong chùa, thi lễ và nói:

- Mô Phật, Bạch sư, con muốn cúng dường kinh Phật.

Sư liếc nhìn kinh, hất hàm hỏi:

- Kinh gì?

- Dạ thưa kinh......

- Để đó!

.......

Chẳng có một câu nào thêm nữa.Giống như thái độ của cửa quyền .

Chính vì vậy nên mới có thời mạt pháp và bên trong cửa địa ngục có nhiều người tu.Pháp Luân Công chưa hẳn là tà pháp, nhưng sp LHC thì quá vọng ngữ, LHC cho rằng pháp của ông là vô giá và lại được ban miễn phí cho học viên, nói như là ông là người ban phước cho họ vậy.PLC là Phật pháp uyên thâm nhất giúp con người tu theo được lên cao tầng mở thiên mục và các thần thông....

Trong bài giảng thứ 8 PLC, sp LHC có nói:

"Tu luyện lên cao tầng một cách chân chính là vô vi, không có hoạt động ý niệm nào hết; toàn bộ đã cấp hết cho chư vị [những gì] hình thành cả rồi. Chúng đều tự động hình thành, những cơ [chế] nội tại ấy đang diễn luyện chư vị; đến thời thì chúng sẽ tự chuyển. Một hôm khi chư vị luyện công sẽ lắc đầu; nếu đầu lắc sang bên này, thì nó chuyển thế này; nếu đầu lắc sang bên kia, thì là chuyển thế kia; cần chuyển cả hai bên.

Đại chu thiên, tiểu chu thiên thông rồi, thì khi ngồi đả toạ sẽ gật đầu; đó là hiện tượng năng lượng thông qua. ‘Pháp Luân chu thiên pháp’ mà chúng ta luyện cũng giống như thế, chúng ta sẽ luyện như thế; thực ra khi chư vị không luyện nó [vẫn] tự chuyển. Bình thường vĩnh viễn [vận] chuyển mãi; lúc chư vị luyện là để gia cường những [khí] cơ ấy. Chúng tôi vẫn giảng ‘Pháp luyện người’ phải không? Chư vị [sẽ] phát hiện rằng lúc bình thường thì chu thiên ấy vẫn liên tục tuần hoàn; [lúc] chư vị không luyện, thì khí cơ được gắn ở bên ngoài, tức là một tầng các mạch lớn bên ngoài đang kéo thân thể chư vị luyện theo, đều là tự động. Nó cũng [vận] chuyển ngược lại, [vận] chuyển cả hai chiều xuôi ngược, vào mọi thời khắc đều đang thông mạch cho chư vị."

"...Tiến tiếp lên nữa, là tiến nhập vào tầng quá độ giữa thế gian pháp và xuất thế gian pháp, gọi là trạng thái ‘tịnh bạch thể’ (cũng gọi là ‘tinh bạch thể’). Bởi vì thân thể tu luyện đến hình thức cao nhất trong thế gian pháp, cũng bất quá chỉ là nhục thân đã chuyển hoá đến hình thức cao nhất. Khi thật sự tiến nhập vào hình thức ấy, thì toàn bộ thân thể đã hoàn toàn được cấu thành từ vật chất cao năng lượng rồi. Vì sao gọi là tịnh bạch thể? Là vì nó đã đạt đến thuần tịnh cao độ ở mức tuyệt đối rồi. Dùng thiên mục mà nhìn, thì toàn bộ thân thể là trong suốt, giống như pha lê trong suốt, nhìn vào không thấy gì cả; sẽ thể hiện ra trạng thái như thế; nói thẳng ra, nó đã là Phật thể rồi. Bởi vì thân thể cấu thành từ vật chất cao năng lượng ấy đã khác với thân thể bản thể của chúng ta. Khi đến bước này, thì hết thảy những công năng và những thứ thuật loại đã xuất hiện trên thân thể sẽ lập tức phải toàn bộ vứt bỏ xuống, gỡ chúng xuống cho vào một không gian rất thâm sâu; [chúng] không còn [tác] dụng gì nữa, từ đó trở đi là vô dụng. Chỉ bất quá vào một hôm nào đó sau này khi chư vị đã tu thành đắc Đạo rồi, chư vị quay đầu xem xem quá trình tu luyện của mình, bèn lấy chúng ra xem xem một chút.

Lúc này chỉ có hai thứ tồn tại: công trụ vẫn còn, nguyên anh tu luyện được cũng đã trở nên rất lớn. Tuy nhiên hai thứ ấy đều ở một không gian rất thâm sâu, người bình thường thiên mục không cao sẽ không nhìn thấy được, họ chỉ thấy được thân thể cá nhân ấy là một [thân] thể trong suốt.

Bởi vì trạng thái tịnh bạch thể là tầng quá độ, khi tu luyện tiếp nữa, thì thật sự đã tiến nhập sang tu luyện xuất thế gian pháp, cũng gọi là ‘tu luyện Phật thể’. Toàn bộ thân thể là do công cấu thành; khi ấy tâm tính người ta đã ổn định rồi. Bắt đầu tu luyện lại từ đầu, công năng bắt đầu xuất hiện lại từ đầu; cũng không gọi là công năng nữa, [mà] gọi là “Phật Pháp thần thông”, chúng ước chế tất cả các không gian, uy lực vô tỷ. Tương lai thuận theo việc bản thân chư vị không ngừng tu luyện, thì [về] những thứ ở tầng cao hơn nữa, tự [chư vị] sẽ biết được tu luyện như thế nào và hình thức tồn tại của tu luyện..."

Tu theo Phật có luyện nguyên anh không các vị?, nguyên anh là một loại thánh thai, là một pháp tu của tiên gia, của các đạo sĩ lấy tiếng niệm Vô lượng thọ Phật làm tiếng chào, tu theo tinh -khi- thần hợp nhất, nhâm mạch đốc mạch đả thông, ở đây LHC lại đưa ra trăm mạch nhâm đốc! hàng trăm hàng ngàn vòng chu thiên đựợc đả thông, trong khi chúng ta ai cũng biết mỗi người chỉ có một cột xương sống, luồng hỏa hầu Kundalini chạy theo dọc xương sống. nếu luồng hỏa hầu nầy đi theo cột xương sống đủ mạnh , nó có thể thông từ mạch nhâm sang mạch đốc.Từ cột cuối xương sống sẽ có luồng khí đả thông huyệt hải để và đi lên Quang Nguyên, đây là thời điểm quan trọng của các Du Già, họ có thể tẩu hỏa nhập ma nếu luyện mà không có thầy, các vị thầy phải dặn đệ tử lấy gót chân của chính đệ tử chặn lấy ngay vị trí của huyệt này ở dưới hai hòn bi.......

Nhưng dù sao cũng phải khen LHC một phát , ông chế ra hàng trăm hàng ngàn vòng chu thiên, để tránh cái đại họa của duy nhất một con rắn kundalini chỉ chạy trong một vòng chu thiên nhâm -đốc duy nhất. Hàng trăm hàng ngàn vòng chu thiên Mão Dậu sẽ giúp hành giả đả thông được hàng trăm hàng ngàn mạch Nhâm và hàng trăm hàng ngàn mạch đốc, điều nầy làm sáng mắt các vị sư tổ về khí công từ Thiếu Lâm cho tới Nga Mi, từ Trương Tam Phong cho tới Chí Thiện thiền sư , họ phải sống lại mà tẩy não và tu tập lại rồi!

Nếu lý luận như LHC có pháp luyện người thì đức Phật, Ngài là người mà cả nhân loại cho là đấng toàn giác là bậc liễu tri, đã thuyết suốt 49 năm ròng rã để lại bao nhiêu bài giảng được các đệ tử ghi chép lại trong tam tạng và vun trồng 84 vạn pháp môn cho chúng sinh, quả thật là vô tích sự.

Những điều tôi nêu lên đây, với tin thần học hỏi tra cứu , không nhằm mục đích chê bai hay bêu xấu giáo pháp nào cả, vì dù cho bạn có tu thì đối với đời cũng cần phải phân biện đâu là có lý đâu là sai, để giúp người khác hiểu rõ chớ co mê lầm mà thôi.

Khi bạn tu thấy người sai mà bạn chỉ cười và không nói ra cái sai của họ, đó là tinh thần hoằng pháp và poổ độ của Phật hay sao?

Khi bạn tu thấy con cháu mình, vợ con mình , bạn bè mình làm sai , mà vẫn im lìm không nói ra cái sai của họ , như vậy là bạn tu theo Phật tánh hay sao?

Phật không bao giờ nói ai đó cần phải nghe theo Ngài, Ngài nhấn mạnh tự tu tự ngộ, có trí huệ sẽ có chánh giác.

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái này chia ra hai phần. Nhãn Nhĩ Tỷ Thiệt Thân thuộc về Thân, Ý thuộc về Tâm.

Ý không thuộc về Tâm như bạn nghĩ nó nằm ở ngoài Tâm và quy chiếu vào Tâm vì sao ư?

V x, Vy , x--> Tâm ; y--> Tâm

Cùng một lúc ta có cảm giác rằng , Tâm ta có thể nhận 2 hai nhiều ý một lúc, nhưng nếu quy chiếu thời gian cho tới sát na , thì ý có khởi lên trong sát na nầy , sau đó mất đi, ý khác mới khởi lên.

Con người chúng ta thường lầm tưởng Tâm là Ý hay Ý phụ thuộc vào Tâm. Thật sự không phải vậy.

Bạn hãy nghe bài kệ nầy của Lục tổ Huệ Năng

"Ðâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,

Ðâu ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,

Ðâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ.

Ðâu ngờ tự tánh vốn chẳng lay động.

Ðâu ngờ tự tánh hay sanh vạn pháp."

Tự tánh chính là Chơn Tâm hay Chơn ngã của ta đấy

Còn Ý tức là một cửa để đi vào tâm , nó có thể trực chỉ vào Tâm, hay xuyên qua một căn khác rồi vào Tâm, Ý có thể là một tư tưởng hay một chánh niệm, thí dụ bạn đang niệm phật, thì đó chính là Tâm bạn đang niệm Phật, nhưng bất chợt vọng tâm của bạn khởi lên một niệm, (nó phát xuất từ Căn Ý chớ đâu!) :

- Ngày mai phải đi thu nợ chị A rồi!

Đó là vọng niệm, như vậy căn Ý đã nhiếp thọ cái vọng niệm trên vào Tâm của bạn, trong cái sát na có nó, thì bạn không còn niệm Phật nữa rồi.

Lại nói về Ý có thể xuyên qua một Căn khác rồi vào Tâm , bạn nhìn thấy một cảnh sau khi ngủ gục trên xe đò đi Đà Lạt.

- Ồ ! tới đèo Prenn rồi sao!

KHi bạn nhìn thấy cảnh là do mắt, là do Nhản Thức, cảnh thấy được chuyển sang các kinh nghiệm từ trước đây và bạn đã biết rằng đây là đèo Prenn, chuyển thành Ý : "đây là đèo Prenn"

Do đó khi đức Phật hỏi Ngài A Nan Tâm ta đang ở đâu? Ngài A Nan tìm ra 7 đáp án của Tâm, còn bạn thì sao?

Tâm của ta đang ở đâu?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ý không thuộc về Tâm như bạn nghĩ nó nằm ở ngoài Tâm và quy chiếu vào Tâm

Anh NNB thân mến!

Rubi cảm ơn anh đã nói kỹ thêm. Rubi cũng biết vậy, và khi viết thì Rubi định viết rõ là Tâm Thức. Tâm Thức và Chơn Tâm thì cần phải phân biệt rõ ràng.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

@NguNhuBo

Bạn nên xem lại bài viết của mình, theo tôi được biết thì chỉ có 8 vạn 4 nghìn pháp môn chứ không phải là 84 vạn pháp môn như bạn nói đâu.

Về vấn đề “Pháp luyện người” tôi chắc chắn bạn chưa hiểu rõ chỗ này vì dù sao bạn cũng chỉ giống như cưỡi ngựa xem hoa mà thôi. Bản thân tôi đã thấy hiện tượng này quá rõ ràng chứ không phải chỉ dừng ở mặt lý luận. Có lúc người tu sẽ cảm thấy hiện tượng nóng và mát xuất hiện ở khắp chỗ trên thân thể và xuất hiện rất nhiều, nhất là giai đoạn đầu, khi thực tâm tu luyện chứ không phải là khi bắt đầu tập luyện. Các hiện tượng này không phải chỉ xuất hiện trong lúc tập mà bình thường nó vẫn xuất hiện. Có nhiều lúc tôi cảm giác như là mưa trong người, nó tự xuất hiện và tự biến mất chứ không phải dùng ý niệm. Có những cái rất mạnh chạy trong thân thể chứ không phải chỉ là cảm giác...

Còn rất nhiều hiện tượng nữa nhưng tôi nghĩ như thế là đủ, tin hay không là tùy bạn.

Vấn đề Nhâm, Đốc mạch bạn nên đọc lại cuốn Chuyển Pháp Luân vì trong đó không có viết là :” Hàng trăm hàng ngàn vòng chu thiên Mão Dậu sẽ giúp hành giả đả thông được hàng trăm hàng ngàn mạch Nhâm và hàng trăm hàng ngàn mạch đốc” hay “trăm mạch nhâm đốc! hàng trăm hàng ngàn vòng chu thiên đựợc đả thông” như bạn viết đâu, bạn nên xem thật kĩ lại rồi hãy viết.

Về Nguyên Anh, Thánh Thai hay Phật Thể theo tôi hiểu đều là thân thể do Công cấu thành và chỉ khác cách gọi trong các đường lối tu luyện khác nhau.

Tu theo tiên gia theo tôi hiểu chính là tu theo đạo Cao Đài. Về đường lối tu này thì trước khi đến với PLC tôi cũng đã tìm hiểu một thời gian nhưng chưa tu theo. Còn về Thiền Vô Vi, tôi cũng đã tu theo sách một thời gian và cũng tu xuất được một chút tâm từ bi nhưng cứ tu một thời gian thì tâm từ bi lại mất và tôi lặp lại 3 lần rối sau đó ngừng.

Trước kia tôi đã tập khí công và tôi thấy rằng nếu tập không có thầy thì rất khó thành công và gặp nhiều nguy hiểm bởi vì các đường lối đó dùng ý niệm để dẫn khí.

Còn bây giờ tôi tu đã mấy năm trong PLC cũng chẳng thấy tẩu hỏa nhập ma chút nào hết.

Còn bạn NguNhuBo cho rằng “Thiền của PLC chủ yếu là để tâm trống vắng mà thiền, giống như phái Vovi của ông Tám”

Tôi không rõ bạn hiểu thế nào là tâm trống vắng (Trống không).

Về vấn đề nhập định ở Thiền Tông như thế nào bạn có thể nói rõ tôi hay được không ? Tôi không muốn biết nếu bạn chỉ nói theo kinh sách mà tôi muốn bạn nói theo kinh nghiệm của bản thân. Sau đó tôi sẽ cho bạn hiểu nhập định trong PLC như thế nào thể theo kinh nghiệm của chính bản thân tôi.

Còn về vấn đề nhập định giống như tu trong PLC chắc chắn bạn không thể đạt được bởi vì bạn không tu theo PLC. Tôi cho rằng bạn chưa hiểu được nhập định ở PLC đâu. Nếu hiểu được bạn đã chẳng nói vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu bạn muốn nghiên cứu về thiền tông thì có rất nhiều pháp thiền quán thân vipassana, thiền tứ niệm xứ , thiền vô niệm xứ, thiền làng mai....

Đối với tôi , tu Thiền phải tu cả hai pháp lúc cần quán thì quán lúc cần chỉ quán thì chỉ quán, không phải lúc nào cũng để tâm không mà ngồi thiền, thiền theo vô vi của Cụ Đổ Thuần Hậu ( ông Tám là đệ tử) là cố diệt cái vọng tâm để cho tâm trống vắng với hy vọng thu được linh điển, đây là biên kiến, nhờ bịt các mạch máu ở thái dương và mạch ở lỗ tai , người ta sẽ ở trạng thái thiếu sự trao đổi máu lên não như người sắp chết và sẽ dẫn tới trạng thái xuất hồn.Pháp nầy gọi là soi hồn.

Nếu thiền mà không quán, trí tuệ sẽ không tăng trưởng thành thánh trí- huệ trí, mục đích của thiền không phải là giúp cho thân tâm an lạc, mà cứu cánh chính là đạt được trí tuệ bát nhã.Không phải cứ ngồi xếp bằng nơi yên tỉnh mà gọi là thiền, thiền có thể ở bất cứ mơi đâu ,đi đứng nằm ng62i đều có thể, kèm theo sự phân tích vi diệu pháp để áp dụng hai phép thiền quán và chỉ quán để cắt đi các ý tưởng hay vọng tâm xấu, hay khi tâm Si bắt đầu khởi .

Tuy vậy nếu người tu chỉ dụng một mình pháp thiền, thì chưa đủ mà cần phải có hàmh trì các câu minh chú của Phật giúp khai mở tâm từ, như chú pháp mở bồ đề tâm thành tâm vô lượng, chú pháp nhờ tha lực Phật Thích Ca, chú pháp mở tâm từ Um Mani Pad me Hum, chú đại bi để tầm thinh, tầm đồng đạo(chú nầy rất quan trọng, người nào chí tâm trì tụng chỉ cần 5 biến mỗi ngày kèm theo lục tự đại minh chú 5000 biến /ngày, sau vài ba năm sẽ gặp thiện tri thức và sẽ gặp đường tu phù hợp với căn duyên của mình.)

Nói chung nếu chỉ tu thiền mà muốn đạt đạo thì rất khó cho những người có căn cơ trung bình, do đó nếu muốn tu theo giáo lý của Phật làm cho tịnh hóa bản thể, thân tâm thanh tịnh thì cần phải triệt bỏ tham sân si, phải hành xử bằng từ bi hỹ xả, phải xóa bỏ chấp pháp hữu vi lẫn vô vi(tu tập tánh không), phải biết phương pháp trả nghiệp quá khứ theo thuyết nhân quả, ứng xữ với sự nhận quả nghiệp bằng hạnh tham nhẫn, sống với cái tâm bình thường, ăn biết mình ăn, ngủ biết mình ngủ, khi thân tâm đã thanh tịnh thì sẽ đắc lục thông, thần thông không phải là cứu cánh và mục đích của tu tập, trí tuệ và chánh giác mới là đích đến; giáo phái nào đề ra chuyện khai mở nhãn nhĩ, thần thông làm chỉ chuẩn thì đó chính là tà kiến và người tu sẽ dễ dàng bị dụ theo ma pháp (nhiều yêu ma pháp thuật còn cao hơn các bồ tát nữa!)

Tâm không trong pháp thiền của Phật không phải là không có niệm, mà là không có vọng tâm, phải có ch1nh niệm, và chánh niệm nầy sẽ luôn luôn và liên tục không gián đoạn gọi là thiền quán, nghe nói tâm không ai cũng nghĩ ngồi mà mọi điều chẳng nghĩ như gổ như đá, nhưng nếu cứ chấp vào có niệm thì cũng là chấp do đó phải có lúc dùng pháp niệm để chỉ quán( cắt tư tưởng) khi có vộng tâm khởi lên tiếp một niệm nữa đề cắt vọng tâm, như vậy ta sẽ có khoảng lặng các vọng tâm, pháp chỉ quán nầy là giúp não được thư giản, và đồng thời là pháp hành khi nhận biết tâm si của mình bắt đầu phát khởi , vì tam độc tham sân si bao giờ cũng bắt đầu khởi lên từ SI, khi quán thấy có Si khởi ta dùng pháp chỉ quán để cắt tư tưởng kế của nó thì sẽ không dẫn tới THAM và SÂN, đây là một phương pháp tuyệt vời trong pháp hành.Nếu khoảng thời gian giữa hai niệm càng dài thì ta có sơ định, khi ở trạng thái định thì tim đập chậm lại nhưng các luân xa quay tốc độ cao hơn nhiều lần, và thúc đẩy con rắn khí nằm ở cột xương sống, tất cả các luân xa của con người đều nằm dọc theo cột sống, từ Bách hội cho tới Hải Để,Khi con rắn khi nầy no đủ nó sẽ mở huyệt Hải Để và đi lên Quan Nguyên - Đơn Điền...., dù có quán luồng Kundalini nầy hay không quán nó thì nó cũng thực hiện điều nầy , vì đây là điều tự nhiên.Chính LHC đã từng ám thị cho các đệ tử rằng ai mà quán luồng kundalini thì không phải tu theo pháp của ông.

Do đó khi người chọn tu pháp thiền thì lòng dâm dục đột nhiên tăng lên bất thường, nếu không dùng thiền chỉ quán thì có ngày làm quỹ râu xanh, do đó Đức Phật có dạy Ngài A Nan:

“A Nan, ông tu thiền, nếu không đoạn lòng dâm, thì cũng như người nấu cát muốn cho thành cơm, dầu trãi bao nhiêu kiếp cũng không thành được”.

Tôi dù chưa biết bạn, nhưng tôi tin chắc rằng bạn chưa hề đạt tới trạng thái sơ định của thiền.Vì sao nếu bạn tới sơ định của thiền bạn sẽ có trạng thái gần như mở tâm nhản , lúc có lúc không (nhản nầy chỉ nhắm mắt và tịnh tâm mới thấy, tâm nhản nầy có thể nhìn thấy thế giới vô hình quanh ta) Như tôi đã phân tích các thế tay đưa ra xả trược khi ngồi thiền của Pháp luân công, nếu bạn đã mở nhản thì sẽ thấy nhiều vị vô hình rất khó chịu.

Khi bạn tập PLC chừng 30 ngày, nếu bạn có máy đo hồng ngoại bằng analog đơn giản , bạn tập từ thế 1 đến thế 4,bạn dùng máy thu hồng ngoại đặt cách lòng bàn tay của bạn chừng 5cm, bạn sẽ thấy máy thu hồng ngoại của bạn ở mức số 3, một tháng sau bạn sẽ thấy nó lên mức số 5, ba tháng nó sẽ ở mức số 9, lúc nầy bạn có thể đưa bàn tay của bạn đi khắp nơi trên cơ thể của bạn và thấy hơi nóng từ lòng bàn tay phóng lên da của mình , các lỗ chân lông như bị lực tỉnh điện hút lên vậy. Các búi thịt tự nhẫy, co bóp và dãn ....Tôi nói như vậy là bạn đã biết tôi tu theo PLC đã đạt tới đâu rồi, vì người nào nói pháp nào hay tôi cũng vào thử và nghiện cứu bằng định lượng, không thể nói khơi khơi được.

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong thiền tông , không phải muốn nhập đại định là nhập muốn ra là ra, vì khi vào đại định là xem như đã chết 80-90 % rồi, khi đó hơi thở rất nhỏ như sợi chỉ, tim đập rất chậm áp huyết cũng giảm tới mức thấp nhấp. Nếu thiền sinh chưa bao giờ nhập sơ định và trung định, thì thầy không bao giờ cho phép họ nhập đại định, vì thầy phải ở ngoài kiểm soát, khi có đột biến còn cứu đệ tử, làm nóng chân tay bằng rượu, đắp chăn ấm, hô hấp nhân tạo v.v....Người đã đạt đại định là đã qua được tứ thiền, và chứng đắc được nhiều huệ và thần thông tự có mà có khi trong giai đoạn đầu họ cũng không biết.

Khi tôi nghe người tập PLC mới vài ba tháng mở huệ nhản thì tôi đã biết là vọng ngữ, thân tâm chưa thanh tịnh làm sao mở huệ được, huệ nhản muốn thấy được mở mắt ra mà thấy hay sao? muốn thấy được ở trạng thái tâm đang nhiếp lục căn mà thấy hay sao?

Muốn thấy bằng tâm nhản, thiền sinh có thể thấy ở các trạng thái đi đứng nằm ngồi và tâm thiền đi vào sơ định mới thấy.Do đó ngồi thiền với hai tay cong, hai bàn tay bắt ấn tam muội giống như một vòng lúp là trao đổi khí vũ trụ.Thanh khí vào trược khí ra, cũng là một phép tịnh hóa bản thể

Bạn nên đọc thật kỹ các bài giảng pháp của PLC rồi hãy bàn luận tiếp nhé!PLC cho rằng các kinh sách của các giáo phái khác giống như giòi như bọ (tôi có đọc qua bài nầy trong trang Minh Huệ , khi LHC dùng pháp thân của ông đi thăm một học viên thấy giòi bọ lúc nhút trong kệ sách nên không vào nhà, học viên nầy hỏi thầy nói ....)

LHC tin rằng sẽ truyền được pháp PLC như một đạo giáo ra thế giới, nhưng ông ta đã lầm , các nước đón nhận PLC vì nó là môn thể dục buổi sáng làm cho khỏe người mà thôi, Phật giáo có bắt người Thiên chúa giáo phải bỏ đạo của mình nếu muốn áp dụng giáo lý của phật vào đời sống của mình không?

LHC chủ trương vào luyện công là sẽ có cột công càng ngày càng cao , có thần thông và bạch ngọc thể, là sẽ lên cao tầng, nhưng không bao giờ dám nói có thoát khỏi luân hồi hay không? Do đó dù pháp nầy giúp con người thay đổi được tâm tánh thành người tốt hơn, nhưng lại thúc đẩy con người đi về tà kiến mê hoặc bằng thần thông, đa số giới trẻ sẽ tin và theo , đến một lúc sẽ bị các ma vương, quỹ vương dẫn dụ và lạc vào ma đạo.

Những người tu theo Phật pháp ở mức độ cao đều có hộ pháp, nhưng cũng không ăn thua gì nếu người tu muốn nhận ma vương làm thầy.

Do đó nhìn thật kỹ thì pháp tu nầy không phải là tà pháp, nhưng với vọng ngữ của LHC, với sự mong muốn thu hút nhiều giáo đồ của ông, ông đưa thần thông lên hàng đầu, dùng thần thông để đấu với tà ma đang trị vì đất nước ông, người học viên tu theo cảm thấy thân thể khỏe mạnh tâm tính tốt hơn còn mong gì hơn nữa, nhưng khi chết thì chỉ lên được cỏi thiên , cỏi a tu la, vì nghiệp vẫn còn mang đầy mình, thật uổng một kiếp người!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi tôi nghe người tập PLC mới vài ba tháng mở huệ nhản thì tôi đã biết là vọng ngữ, thân tâm chưa thanh tịnh làm sao mở huệ được, huệ nhản muốn thấy được mở mắt ra mà thấy hay sao? muốn thấy được ở trạng thái tâm đang nhiếp lục căn mà thấy hay sao?

:) Chào anh, những vấn đề liên quan đến Thần Nhãn Thông thì Đại Sư đã giảng rất kĩ ở bài 2, mục Vấn đề liên quan đến thiên mục. Cách khai mở thiên mục trong Pháp Luân Đại Pháp, cách khai thông thiên mục từ thể tùng quả ra bên ngoài; cho đến vì sao Đại Sư lại khai mở giúp tại tầng Huệ Nhãn Thông mà không khai mở giúp tại tầng thấp hơn là Thiên Nhãn Thông hay không khai mở giúp ở tầng cao hơn là Pháp Nhãn Thông...

Có thể anh chưa đọc kĩ hoặc chưa đọc hết một lượt sách nên đôi chỗ còn chưa được rõ. Xin chia sẻ với anh rằng: Thiên mục của người tu luyện chân chính, bất kể là theo Phật, Đạo hay Pháp Luân Đại Pháp đều đòi hỏi tâm tính của người tu rất cao; muốn sử dụng được thiên mục phải có trạng thái tâm tính rất cao. Cao đến đâu? Đại Sư đã giảng: tĩnh tĩnh không động niệm. Đòi hỏi cao như thế cơ mà. Nếu tâm anh chỉ hơi động chút xíu thì thứ nhìn thấy đã sai khác, tức thứ nhìn thấy là giả, là huyễn. Nếu anh nhìn thấy một cảnh nào đó mà tâm chỉ hơi động niệm thích thú thì cảnh đã sai khác, đã là giả huyễn; hoặc giả hơi có 1 niệm lo sợ thì thứ nhìn thấy đã là huyễn giả... không chân thực hoặc sẽ biến mất. Thiên mục của người tu luyện chân chính có đòi hỏi về tâm tính người ta cao như vậy đấy.

Xin chia sẻ thêm với anh: thiên mục muốn sử dụng được thì cần năng lượng lớn và hao tổn rất nhiều năng lượng/công lực bản thân. Nên muốn sử dụng thì bản thân phải có năng lượng lớn mạnh hoặc có phương cách để bù đắp lại năng lượng hao tổn.

Thân mến! :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites
Guest
Chủ đề này hiện đang đóng.