Lê Bá Trung

Dương Trạch Tam Yếu.

158 bài viết trong chủ đề này

TỊNH TRẠCH MẪU ĐỒ SỐ 6

Posted Image

Trên đây là một Tịnh trạch đồ, Cửa cái tại Tốn (Đông nam) ở khoảng giữa mặt tiền ngôi nhà. Chủ phòng tại Kiền (Tây bắc) ở khoàng chính giữa mặt hậu nhà. Bếp tại Khảm (chánh Bắc) một bên góc tả mặt hậu nhà. (Tịnh trạch đồ này được lập thành ở Bếp loại trạch số 14, thiên VI).

Theo phép Bát biến, từ Cửa cái Tốn biến 5 lần tới Chủ phòng, Kiền thừa Họa hại cho nên gọi là Họa hại trạch; Kiền dương Kim khắc Tốn âm Mộc tất dương thắng âm suy: phụ nữ đoản thọ, sanh con chết, thường bị các chứng đau mắt, lưng, mông, tim, bụng… Buổi đầu cũng có lúc phát tài, được công danh nhỏ, người thêm đông.

Chú ý: Nhà này nhờ có Bếp Khảm Thủy làm cứu tinh Hỏa cho nên giảm phần họa mà thêm phần phước. Vì sao? Vì Chủ phòng Kiền Kim khắc Cửa cái Tốn Mộc nên mới sanh những tai họa đã nói, nhưng vì có Bếp Khảm tất Kiền Kim tham sanh Khảm Thủy ắt không còn nguyên khí lực để khắc cửa Cấn nữa mà Tốn lại còn được Khảm Thủy sanh, sẽ phát nhân khẩu đúng hơn là phát tài. (Xem nhà số 61, thiên VII).

Nếu nhà này vãn dùng Bếp Khảm nhưng dời Chủ phòng lại cung Ly thừa Thiên y thì gọi là Thiên y trạch ắt sẽ giàu sang mà không có những tai họa nói trên. Vì Chủ phòng thừa Thiên y đắc vị, Bếp thừa Sinh khí cũng đắc vị, và 3 cung chính yếu Tốn Ly Khảm hỗ biến thành Nhà ba tốt có đủ Sinh khí, Diên niên và Thiên y (Xem nhà số 58 trong Thiên VII). Càng tốt hơn, nên dời Chủ phòng lại cung Chấn (Xem nhà số 64 trong Thiên VII).

Luận riêng về Bếp Khảm phối Cửa Tốn; Khảm dương Thủy phối với Tốn âm Mộc là được cái đạo âm dương chính phối và Thủy Mộc tương sanh, lại thừa Sinh khí tức thị Tham lang đắc vị, đó là một cái bếp rất tốt. Đại khái sanh 5 con tranh hùng, ruộng tầm tươi tốt, tiền của đấy dẫy, mưu sanh thịnh vượng, khoa cử đậu liền năm, trai thông minh gái tuấn tú, con hiếu cháu hiền, lục súc hưng vượng, phú quí chắc trong tay. (Xem Bếp số 12 trong Thiên VII).

Share this post


Link to post
Share on other sites

TỊNH TRẠCH MẪU ĐỒ SỐ 7

Posted Image

Trên đây là một Tịnh trạch đồ. Cửa cái tại Đoài (chánh Tây) bên góc tả mặt tiền ngôi nhà. Chủ phòng tại Chấn (chánh Đông) bên góc hữu mặt hậu nhà. Bếp tại cung Ly (chánh Nam) bên góc tả mặt hậu nhà. (Tịnh trạch này được lập thành ở 4 loại trạch số 22 trong Thiên VI).

Cửa cái Đoài Kim khắc Chủ phòng Chấn một thừa Tuyệt mệnh cho nên gọi là Tuyệt mệnh trạch. Là ngôi nhà sanh nhiều tai họa như: tuyệt tự, hại chồng khắc con, gia đạo bất hòa, ruộng vườn cùng tài sản thoái bại thường sinh các chứng bệnh nơi tim, ngực lưng, mông. Tai họa từ ngoài đem đến vì Cửa khắc phòng. Trưởng nam và trưởng nữ chết yểu bởi Đoài Kim khắc Chấn Tốn Mộc (Chấn thuộc trưởng nam, Tốn thuộc trưởng nữ, thứ nhất là trưởng nam, bởi Chấn có mặt ở ba chỗ chính yếu.

Bếp Ly hỏa thừa Ngũ quỉ lại khắc Cửa Đoài Kim là một cái bếp đại hại. Lửa đốt vàng tan, bếp này sanh nhiều chứng bệnh ốm o, lao nhọc, ho hen, đàm hỏa, huyết băng, mặt da vàng, đi tiểu khô khát, lọt thai, xuất huyết… Ngoài các bệnh, trong nhà còn có tà quỉ thắt cổ, chìm sông, trộm cướp, lửa chaý, tai họa quan làng, ruộng vườn cùng tài sản thua bán, đàn bà góa chuyên quyền, nhân khẩu tổn hại, khiếm con nối dòng… trẻ con, phụ nữ, thiếu nữ là những nạn nhân chính, vì Đoài và Ly thuộc âm nhân, thiếu nữ… Lại Đoài Ly thuần âm tất âm mạnh và dương suy cho đến năm nhân không sống lâu. (Xem Thiên VII, nhà số 29: Cửa Đoài với Chủ Chấn, phối Bếp Ly).

KẾT LUẬN VÀ SỬA ĐỔI

Nơi những lời đã luận đoán sự ứng nghiệm thì ngôi nhà trên bị rất nhiều điều hung hại do Chủ phòng và Bếp gây ra. Vậy tất nhiên phải mau mau sử đổi bằng cách dời chúng lại các cxung có thừa du niên tốt như sau:

Chủ phòng dời lại cung Khôn được Thiên y đăng diện là chỗ tốt bậc nhất. Bếp dời lại cung Cấn được Diên niên đắc vị là chỗ tốt bậc nhì. Ba cung chính yếu nay là Đoài Khôn Cấn trọn thuộc về Tây tứ trạch, so với nhau đều đặng tương sanh và tỷ hòa, lại hỗ biến với nhau thành cái Nhà ba tốt vì có đủ Sinh, Diên niên và Thiên y (Đoài với Khôn hỗ biến được Thiên y, Đoài với Cấn hỗ biến được Diên niên và Khôn với Cấn hỗ biến được Sinh khí). Một ngôi nhà như vậy không thể không phát lớn.

Chú ý: Ngôi nhà đã được sửa đổi này trở nên giống y như Tịnh trạch mẫu đồ số 5 cho nên các sự ứng nghiệm tốt xấu cũng giống in như vậy, thỉnh xem lại, khỏi phải biến ra đây nữa. Cả hai đều là Thiên y trạch và Diên niên táo. Cửa Đoài với Bếp Cấn có đủ âm dương tốt nhiều hơn Cửa Đoài với Phòng, Khôn thuần âm.

Như bây giờ đổi lại Chủ phòng đem qua Cấn thừa Diên niên thì gọi là Diên niên trạch, và Bếp đem qua Khôn thừa Thiên y thì gọi là Thiên y táo. Nghĩa là chỗ Chủ phòng với chỗ Bếp đổi nhau tất sự ứng nghiệm cũng tương đương nhau. Có khác nhau là Cửa Đoài với Chủ phòng Cấn đủ âm dương, còn Cửa Đoài với Bếp Khôn thuần âm, tức ngược lại với trên là Chủ phòng tốt nhiều hơn Bếp.

Lại còn một cách sửa đổi hoàn toàn hơn nữa là đặt Chủ phòng tại Cấn thừa Diên niên gọi là Diên niên trạch và đem Bếp lại Kiền thừa Sinh khí gọi là Sinh khí táo. Ngôi nhà này tốt hơn hai ngôi nhà đã đổi trên, vì Cửa Đoài phối với Chủ phòng Cấn có đủ âm dương và Cửa Đoài phối với Bếp Kiền cũng có đủ âm dương. Nhưng cũng có chỗ kém hơn là Bếp thừa Sinh khí thất vị không bằng Bếp tại Cấn thừa Diên niên đắc vị, càng không bằng Bếp tại Khôn thừa Thiên y đăng diện. Vì kiết du niên đăng diện tốt hơn đắc vị và đắc vị tốt hơn thất vị.

Chú ý: (Xem trong Thiên ứng nghiệm là Thiên VII có nói các sự ứng nghiệm của Cửa Đoài, Chủ Khôn, Cửa Đoài Chủ Cấn, Cửa Đoài Bếp Cấn Cửa Đoài Bếp Khôn và Cửa Đoài Bếp Kiền.

Trong Thiên II này có 7 Tịnh trạch đồ giả dụ, kể cũng đủ để quan sát, khảo cứu, để xây dựng một ngôi nhà ở thịnh vượng và để sửa đổi ba chỗ chính yếu ở nhằm các cung bất lợi trong một ngôi nhà hung hại. Ngoài ra, thỉnh xem trong thiên VI là Thiên lập thành có đủ 24 Tịnh trạch đồ, gồm đủ hết thảy phương hướng ngôi nhà nào cũng có. Coi theo đó mà định phương lấp hướng tuỳ theo nơi chỗ mình chọn để tu tạo để đặt Cửa phòng Bếp nhằm các chỗ tốt).

(Hết thiên II)

Share this post


Link to post
Share on other sites

THIÊN III

ĐỘNG TRẠCH

Động trạch là ngôi nhà từ mặt tiền tới mặt hậu được phân chia từ 2 ngăn đến 5 ngăn trở lại. Phân chia bằng tường vách chắn ngang hoặc một bên hoặc hai bên và có chừa lối ra vào. Lối ra vào bao lớn cũng vậy, có gắn cánh cửa hay không cũng gọi là cửa ra vào. Như lược đồ sau đây:

Posted Image

Đây là sơ lược một Động trạch đồ được chia làm 4 ngăn phân biệt bởi tường vách chắn ngang. Ngăn đầu có Cửa cái tại khoảng giữa mặt tiền cho nên gọi là chính môn. Ngăn 2 có cửa bên tả (bên trái). Ngăn 3 có cửa giữa hai bên là tường vách. Ngăn 4 có cửa bên hữu (bên phải). Chấn là cung chính giữa mặt tiền cho nên gọi là Chấn hướng. Đoài là cung chính giữa mặt hậu cho nên gọi là Đoài sơn.

Cần hiểu rõ: Theo trạch đồ trên đây thì Cửa cái ở khoảng giữa mặt tiền gọi là chính môn, bằng ở hai bên góc gọi là thiên môn. Nhưng nếu Cửa cái này được làm lớn ra suốt hết cả mặt tiền, gồm cả 3 cung Cấn Chấn Tốn và gồm cả hai bên góc tả hữu… cũng vẫn quy định là Cửa Chấn và là chính môn / không sai khác. Vì luôn luôn phải lấy điểm giữa cửa mà phân cung điểm hướng cho cửa. Vậy theo trạch đồ này, đầu cửa nhỏ và chỉ ở khoảng giữa mặt tiền hay cửa mở suốt cả mặt tiền cũng vậy, điểm chính giữa cửa vẫn tại cung Chấn không sai khác. Đừng thấy nó gồm cả khoảng giữa và hai bên góc tả hữu mà gọi nó là vừa chính môn vừa thiên môn.

Theo lược đồ trên, mỗi ngăn đều có vẽ cửa (chừa khoảng trống) là để dẫn giải cho rõ ràng, cho dễ nhận thức. Nhưng ở tiết 9 những Động trạch đồ kiểu mẫu trong thiên này không có vẽ chừa cửa cho mỗi ngăn. Lại không có vẽ Cửa ngõ cho nên trong những lời luận đoán không đề cập tới Cửa ngõ. Bởi như ở thiên trước đã có nói: Cửa ngõ không thuộc về ngôi nhà.

Động trạch có phần khó nhận định hơn Tịnh trạch, phải tận tâm khảo cứu cho rành mạch 9 tiết kế tiếp sau đây mới khỏi sai lầm khi dùng cho mình hay giúp cho người sửa đổi hoặc tạo dựng nên một ngôi nhà yên lành và thịnh vượng. Thứ tự 9 tiết là:

- Tiết 1: Động trạch có 7 chỗ quan hệ.

- Tiết 2: Động trạch phân cung điểm hướng.

- Tiết 3: Đông trạch phân Đông Tây.

- Tiết 4: Động trạch an du niên.

- Tiết 5: Đông trạch phiên tinh.

- Tiết 6: Chọn ngăn làm Phòng chúa.

- Tiết 7: Soa chúa đối với Sơn chủ.

- Tiết 8: Luận đoán Động trạch 6 chỗ.

- Tiết 9: Tám Động trạch dồ kiểu mẫu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TIẾT I: ĐỘNG TRẠCH CÓ 7 CHỖ QUAN HỆ

Động trạch có 7 chỗ quan hệ nhau: Cửa cái, Hướng nhà, Sơn chủ, Bếp, Hướng bếp, Cửa bếp, Cửa phòng. Cửa cái, Sơn chủ và Bếp là ba chỗ chính yếu rất hệ trọng, còn 4 chỗ kia đều thứ yếu. Ngoài ra, còn Phòng chúa (hay Sao chúa) ảnh hưởng rất nhiều và có thể làm cứu tinh cho một ngôi nhà hung hại (Xem tới tiết 5 và 6).

1) Cửa cái: là cửa làm ở mặt tiền nhà. Phàm Cửa cái đặt ở khoảng chính giữa mặt tiền nhà gọi là chính môn, vì chính là chính giữa. Hoặc Cửa cái mở rộng suốt cả mặt tiền cũng gọi là chính môn, bởi điểm chính giữa mặt tiền cũng chính là điểm chính giữa của Cửa cái vậy. Còn như Cửa cái đặt một bên góc mặt tiền, bên góc trái cũng như bên góc phải, đều gọi là thiên môn, vì thiên là một bên. Sở dĩ phải phân biệt như vậy là bởi cách tính du niên và cách phiên tinh cho ngôi nhà có chính môn khác với ngôi nhà có thiên môn (sẽ học tới).

2) Hướng nhà: Là điểm chính giữa của bề ngang mặt tiền nhà.

3) Sơn chủ: là cung điểm chính giữa mặt hậu tức mặt sau ngôi nhà. Nó chịu ảnh hưởng cả hai: một du niên trực tiếp và một Sao chúa trọng đại, đem đến sự thịnh suy rất lớn rất mạnh cho ngôi nhà.

4) Bếp là chỗ đặt lò hay cà ràng để nấu ăn, không luận ở nhằm ngăn nào (Xem Bếp ở Tịnh trạch nói rõ hơn). Nó ảnh hưởng với Cửa cái với Sơn chủ và với du niên do cửa Cái biến xanh cho nó, chứ không có quan hệ chi với Sao chúa, dù Sao chúa ở tại ngăn của nó cũng vậy.

5) Hướng bếp là hướng miệng lò ngó về, ngó về cung hướng nào thì gọi cung hướng đó là Hướng bếp (đã nói rõ ở Tịnh trạch).

6) Cửa bếp là cái cửa bước vào ngăn hay vào phòng có đặt bếp. Chớ định làm Cửa bếp là cửa của cái bếp hay cửa của khuôn bếp, vì cửa của khuôn bếp nếu có tức là hướng bếp vậy.

7) Cửa phòng là cái cửa bước vào ngăn cao rộng nhất, tức là cửa bước vào phòng chúa. Chớ làm Cửa phòng ở Động trạch này với Cửa phòng ở Tịnh trạch (thiên II).

Share this post


Link to post
Share on other sites

TIẾT 2: ĐỘNG TRẠCH PHÂN CUNG ĐIỂM HƯỚNG

Cũng như Tịnh trạch ở thiên trước, Động trạch này cũng phải dùng một cái la bàn để phân cung điểm hướng, để mỗi chỗ thuộc về cung hướng nào, niên hậu mới tính được du niên tốt /xấu cho mỗi chỗ.

1. Phân cung cho Cửa cái và Hướng nhà: Cũng làm y như cách phân cung cho Cửa cái của Tịnh trạch ở thiên trước. Kể từ mí của chiều ngang mặt tiền nhà trở vào, lấy thước đo và lấy phấn gạch thành một hình vuông vức (carré) trên nền nhà, bốn bề thước tấc bằng nhau, bằng y như thước tấc của mặt tiền nhà. Xong rồi, đặt đúng la bàn tại điểm chính giữa hình vuông vức này trên nền nhà. Rồi từ trung tâm la bàn nhìn thẳng tới hoặc lấy dây dăng thẳng tới điểm giữa Cửa cái để coi Cửa cái ăn thuộc vào cung nào của la bàn thì gọi cung ấy là cung Cửa cái. Thí dụ: Như thấy Cửa cái ở nhằm một đường thẳng với cung Chấn nơi la bàn thì nói là Cửa cái Chấn hay Cửa Chấn, vì đồng một đường thẳng với nhau là đồng một cung vậy. Lại cũng từ trung tâm la bàn nhìn thẳng tới hoặc lấy dây dăng thẳng tới Hướng nhà để coi Hướng nhà ăn thuộc vào cung nào của la bàn thì gọi cung ấy là cung Hướng nhà. Thí dụ: Như thấy Hướng nhà ở nhằm một đường thẳng với cung Khôn nơi la bàn thì gọi là Hướng nhà Khôn hay Hướng Khôn vì đồng một đường thẳng với nhau thì đồng một cung vậy.

2. Phân cung cho Sơn chủ: Sơn chủ và Hướng nhà là hai chỗ đương đối nhau. Hướng nhà tại điểm chính giữa của bề ngang mặt tiền nhà, còn Sơn chủ tại điểm chính giữa của bề ngang mặt hậu là mặt sau ngôi nhà. Muốn phân cung cho Sơn chủ thì kể từ mí chiều ngang mặt hậu ngôi nhà trở ra trước, lấy thước đo và lấy phấn gạch thành một hình vuông vức (carré) trên nền nhà, bốn bề thước tấc bằng nhau, bằng y với thước tấc mặt hậu ngôi nhà. Xong rồi mới đặt đúng la bàn tại điểm chính giữa hình vuông vức này trên nền nhà. Rồi từ trung tâm của la bàn nhìn thẳng tới hoặc lấy dây dăng thẳng tới chỗ Sơn chủ để coi Sơn chủ ăn thuộc vào cung nào của la bàn thì gọi cung ấy là cung Sơn chủ. Thí dụ: Như thấy Sơn chủ ở nhằm một đường thẳng với cung Kiên nơi la bàn thì gọi là Sơn chủ Kiên, vì đồng một đường thẳng với nhau là đồng một cung vậy.

3. Phân cung cho Bếp: Đặt la bàn tại chính giữa chu vi của ngăn nào có để bếp, rồi từ trung tâm la bàn nhìn một đường thẳng tới giữa chỗ có đặt lò bếp. Như thấy giữa chỗ đặt lò bếp ở nhằm cung nào của la bàn thì gọi cung đó là cung của Bếp. Như ở nhằm cung Cấn thì gọi là Bếp Cấn, ở nhằm cung Khôn thì gọi là Bếp Khôn.

4. phân cung cho Hướng bếp: Đặt la bàn tại chính giữa khỏang có để lò bếp, rồi nhìn thẳng theo la bàn coi miệng lò ngó về cung hướng nào thì gọi cung hướng đó là Hướng bếp. Như miệng lò ngó về hướng Tốn thì gọi là Hướng bếp Tốn, ngó về Đòai thì gọi là Hướng bếp Đòai.

5. phân cung cho Cửa bếp: Đặt la bàn tại chính giữa chu vi của ngăn có để bếp, rồi từ trung tâm la bàn nhìn thẳng một đường tới điểm giữa cửa của ngăn này. Như thấy điểm giữa cửa nhằm cung nào của la bàn thì gọi cung ấy là cung của Cửa bếp. Như ở nhằm cung Ly thì nói là Cửa bếp Ly, ở nhằm cung Khôn thì nói là Cửa bếp Khôn.

6. phân cung cho Cửa phòng: Đặt la bàn tại chính giữa chu vi của ngăn phòng chúa (ngăn cao lớn rộng nhất), rồi từ trung tâm la bàn nhìn một đường thẳng tới điểm giữa cửa Phòng chúa. Điểm giữa cửa này ở nhằm cung nào của la bàn thì gọi cung ấy là cung của Cửa phòng. Như ở nhằm cung Ly thì gọi là Cửa phòng Ly, ở nhằm cung Khảm thì gọi là Cửa phòng Khảm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TIẾT 3: ĐÔNG TRẠCH PHÂN ĐÔNG TÂY

Đúng theo danh từ NHà thì chỉ lấy Cửa cái và Sơn chủ mà phân Đông với Tây. Phàm Cửa cái và Sơn chủ đều ở trong vòng 4 cung Khảm Ly Chấn Tốn thì gọi là Đông tứ trạch, bằng ở trong vòng 4 cung Kiên Khôn Cấn Đòai thì gọi là Tây tứ trạch. Đó là những ngôi nhà tốt. Nếu Cửa cái và Sơn chủ không ở một phe phía thì gọi là Đông Tây hỗn loạn, nhà ở bất lợi.

Đông tứ trạch mà dùng Đông trù hay Tây tứ trạch mà dùng Tây trù là những ngôi nhà đại phát. Bằng Đông tứ trạch mà dùng Tây trù hay Tây tứ trạch mà dùng Đông trù là những ngôi nhà bại lụn.

Ngoài ra còn ba chỗ phụ thuộc là Hướng bếp, Cửa bếp và Cửa phòng cũng có ảnh hưởng, thêm bớt tốt xấu. Nếu chúng ở Đông tứ cung (Khảm Ly Chấn Tốn) thì hiệp với Đông tứ trạch mà không hiệp với Tây tứ trạch. Nếu chúng ở Tây tứ cung (Kiên Khôn Cấn Đoài) thì hiệp với Tây tứ trạch nhưng không hiệp với Đông tứ trạch.

Nói riêng về Hướng bếp: Không luận là Đông tứ trạch hay Tây tứ trạch, Hướng bếp nên hiệp với Mệnh cung chủ nhà. Giường ngủ và đầu giường của chủ nhà cũng nên hiệp với Mệng cung chủ nhà.

TIẾT 4: ĐỘNG TRẠCH AN DU NIÊN

Ở Động trạch có 6 chỗ để tính và an du niên vào. Sáu chỗ đó là: Cửa cái, Sơn chủ, Bếp, Hướng bếp, Cửa bếp và Cửa phòng.

Muốn an du niên vào mỗi chỗ tất phải biết cách tính ra du niên. (Xem cách tính ở thiên I là thiên Dẫn lộ, bài 8). Phải lấy cung tại Cửa cái làm căn bản để khởi tiến tới từng chỗ, từng chỗ… biến tới cho kì hết thân 5 chỗ kia, mỗi chỗ ở tại một cung. Thí dụ như đã phân cung điểm hướng và được biết thấy Cửa cái tại Cấn, Sơn chủ tại Đoài, Bếp tại Khôn, Hướng bếp tại Khảm, Cửa bếp tại Cấn và Cửa phòng tại Chấn. Vậy cứ lấy CấN (Cửa cái) làm căn bản để biến tới từng chỗ kín như vậy; Từ Cấn biến 3 lần tới Đoài được Diên niên, vậy an Diên niên cho Sơn chủ Đoài. Cũng từ Cấn biến một lần tới Khôn được Sinh khí vậy an Binh khí cho Bếp Khôn. Cũng từ Cấn biến tới 2 lần tới Khảm được Ngũ quí cho Hướng bếp Khảm. Cũng từ Cấn biến 8 lần tới Cấn được Phục vị, vậy an Phục vị cho Cửa bếp Cấn. Cũng từ Cấn biến 4 lần tới Chấn được Lục sát, vậy an Lục sát cho Cửa phòng Chấn.

Xét trên thì chỉ một Cửa cái mà biến sanh ra 5 du niên cho 5 chỗ kia, mỗi chỗ một du niên. Còn Cửa sát tuy không có du niên nào, kỳ thật nó gián tiếp có đủ 5 du niên kia. Vì theo phép hỗ biến là hai cung biến đi rồi biến lại cũng vẫn gặp một du niên không khác. Như từ cửa Cấn biến tới bếp Khôn được Sinh khí thì từ bếp Khôn biến lại cửa Cấn tất cũng được Sinh khí in nhau. Cấn biến tới Đoài rồi Đoài biến lại Cấn cũng vẫn được Diên niên. Cấn biến tới Khảm rồi Khảm biến lại Cấn cũng gặp Ngũ quỉ giống nhau…

An du niên vào các chỗ là xem chỗ nào gặp kiết du niên thì dùng tất có lợi, bằng chỗ nào gặp hung du niên thì dời đối qua chỗ tốt khác. Kiết du niên là du niên tất có 4: Sinh khí, Diên niên, Thiên y và Phục vị (Phục vị tốt ít hơn 3 du niên kia). Hung du niên là du niên tai hại có 4: Tuyệt mệnh, Ngũ quỉ, Lục sát và Họa hại.

TIẾT 5: ĐỘNG TRẠCH PHIÊN TINH

Điều quan trọng nhất của ngôi nhà Động trạch là việc phiên tinh. Phiên tinh là an các sao vào các ngăn nhà, mỗi ngăn chỉ được an một sao mà thôi. Nhà có mấy ngăn thì an vào mấy sao, nhưng Động trạch có giới hạn từ 2 ngăn tới 5 ngăn. Vì nếu 1 ngăn là Tịnh trạch ở Thiên II, còn quá 5 ngăn thì thuộc vào loại trạch khác, sẽ khảo cứu tới. Phiên tinh như vậy là cốt ý để coi ý để coi ngăn nào gặp kiết tinh (sao tốt) và là kiết tinh đăng điện hay đắc vị thì tu tạo (sửa, làm) cho ngăn đó được cao rộng hơn nhất để làm Phòng chúa. Bởi Phòng chúa gặp kiết tinh đăng điện hay đắc vụ có năng lực làm cho nhà rất thịnh vượng. Năng lực của nó rất lớn, mạnh hơn những chỗ khác có thừa kiết du niên. Phàm hung trạch là ngôi nhà suy bại, nhưng Phòng chúa có kết tinh đăng điện hay đắc vị là cửu tinh, vì nó đủ sức trấn áp được sự suy bại mà còn làm cho nhà hưng phát được vài chục năm. Huống chi kiết trạch là ngôi nhà tốt lại Phòng chúa gặp kiết tinh đăng điện hay đắc vị nữa thì sự yên lành và phú quí nói chẳng hết lời. (Sẽ dẫn giải rõ ở những Động trạch đồ kiểu mẫu sắp tới).

Trước khi phiên tinh cần phải rành mạch 10 điều sau đây:

1. Sơn (hay Sơn chủ) là cung ở chính giữa mặt hậu, mặt sau ngôi nhà

2. Hướng là cung chính giữa mặt tiền ngôi nhà.

3. Chính môn là Cửa cái được đặt tại khoảng giữa mặt tiền hoặc suốt cả mặt tiền ngôi nhà.

4. Thiên môn là Cửa cái được đặt một bên góc của mặt tiền ngôi nhà bên góc trái hay bên góc phải cũng vậy.

5. Ngăn đầu là ngăn trước nhất liền với mặt tiền có Cửa cái

6. Ngũ hành của 8 du niên: Sinh khí và Phục vị thuộc mộc, Ngũ quỉ thuộc hỏa. Thiên y và Họa hại đều thuộc thổ. Diên niên và Tuyệt mệnh đều thuộc kim. Lục sát thuộc thủy.

7. Ngũ hành và thứ tự 5 sao: Cự môn thuộc thổ. Vũ khúc thuộc kim. Văn khúc thuộc thủy. Tham lang thuộc mộc. Liêm trinh thuộc hỏa. Đây gọi là năm sao thuộc chánh ngũ hành, Động trạch dùng chúng nó để phiên tinh.

8. Ngũ hành tương sanh: Mộc sanh hỏa, Hỏa sanh thổ, Thổ sanh kim, Kim sanh thủy, Thủy sanh mộc.

9. Ngũ hành sanh tiến (tấn): Sanh tiến là sanh tiến tới, là sanh chuyền kể tiếp tới. Như ngăn đầu là du niên thủy thì an sao mộc cho ngăn 2 (vì thủy sinh mộc). Ngăn 2 sao mộc thì phải an sao hỏa cho ngăn 3 (vì mộc sanh hỏa). Ngăn 3 sao hỏa thì phải an sao thổ cho ngăn 4 (vì hỏa sanh thổ), ngăn 4 sao thổ thì phải an sao kim cho ngăn 5 (vì thổ sanh kim) … Phiên tinh phải dùng cách sanh tiến ngũ hành như vậy.

10. Trong việc phiên tinh… ngăn đầu luôn luôn được an tên một du niên. Vì phải theo phép Bát biến mà tính ra một du niên cho ngăn đầu. Còn từ ngăn 2 sấp lên đều được an tinh (sao), mỗi ngăn một sao.

Khi rành mạch 10 điều trên rồi tuần tự làm 5 việc sau đây:

1. An du niên vào ngăn đầu có chính môn: Lấy từ cung Cửa cái biến tới cung tại Sơn, như được du niên nào thì biến tên du niên ấy vào ngăn đầu. Thí dụ Cửa cái là chính môn tại Khôn và Sơn tất tại Cấn thì lấy từ Khôn biến 1 lần tới Cấn tất được du niên Sinh khí, vậy biên hai chữ Sinh khí vào ngăn đầu hoặc như Cửa cái là chính môn tại Ly và Sơn tất tại Khảm thì lấy từ Ly biến 3 lần tới Khảm được Diên niên vậy biên hai chữ Diên niên vào ngăn đầu.

2. An du niên vào ngăn đầu có thiên môn: lấy từ cung Cửa cái biến tới cung tại Hướng như được du niên nào thì biên tên du niên ấy vào ngăn đầu. Thí dụ Cửa cái là thiên môn tại Ly và Hướng tại Tốn thì lấy từ Ly biến 6 lần tới Tốn được Thiên y, vậy biên hai chữ Thiên y vào ngăn đầu. Hoặc như Cửa cái là thiên môn tại Khảm và Hướng tại Cấn, Cấn thì khởi tại Khảm biến 2 lần tới Cấn được Ngũ quỉ, vậy biến hai chữ Ngũ quỉ vào ngăn đầu.

3. Phiên tinh cho các ngăn kế tiếp: là biên tên các sao vào những ngăn tiếp tiến, khi đã an du niên cho ngăn đầu. Theo thứ tự biên vào ngăn 2 rồi mới tới ngăn 3, ngăn 4, ngăn 5. Phiên tinh cho Đông trạch phải theo lối ngũ hành sanh tiến của 5 sao, tức là cho ngày sanh chuyển lần tới sao khác. Như Tham lang Mộc thì sanh Liêm trinh Hỏa. Liêm trinh Hỏa sanh Cự môn Thổ. Cự môn Thổ sanh Vũ khúc Kim. Vũ khúc Kim sanh Văn khúc Thủy. Văn khúc Thủy sanh Tham lnag Mộc. Đó là dùng 5 sao thuộc chánh ngũ hành.

Chú ý: Không phải Động trạch nào cũng có đủ 5 ngăn. Chỉ có 2 ngăn hay 3 ngăn hoặc 4 ngăn cũng gọi là Động trạch. Nhà có bao nhiêu ngăn mà thôi.

4. Cách phiên tinh: Lấy du niên đã an vào ngăn đầu mà khởi dung theo lối sanh tiến ngũ hành cho 5 sao để an kế tiếp vào mỗi ngăn một sao. Thí dụ ngăn đầu đã an du niên Sinh khí thuộc một tất phải an vào ngăn 2 sao Liêm trinh Hỏa (vì Mộc sanh Hỏa), rồi an vào ngăn 3 sao Cự môn Thổ (vì Hỏa sanh Thổ), rồi an vào ngăn 4 sao Vũ khúc Kim (vì Thổ sanh Kim), rồi an vào ngăn 5 sao Văn khúc Thủy (vì Kim sanh Thủy). Như vậy ngăn đầu là du niên Mộc, ngăn 2 là sao Hỏa, ngăn 3 sao Thổ, ngăn 4 sao Kim và ngăn 5 sao Thủy. Đó là lối sanh tiến ngũ hành: Mộc sanh Hỏa, Hỏa sanh Thở, Thổ sanh Kim, Kim sanh Thủy. Khi đã dẫn giải rành rẽ tôi vẫn lập thành đủ 5 trường hợp để khỏi có sự sơ thất trong khi phiên tinh Động trạch.

a) Như ngăn đầu được an du niên Sinh khí (Mộc) thì bốn ngăn kế tiếp mỗi ngăn được an một sao như vầy: Liêm trinh Hỏa ngăn 2, Cự môn Thổ ngăn 3, Vũ khúc Kim ngăn 4, Văn khúc Thủy ngăn 5. Đó là khởi đầu Mộc sanh Hỏa, rồi Hỏa sanh Thổ, Thổ sanh Kim, Kim sanh Thủy. (Chú ý: Phục vị cũng thuộc Mộc, nhưng không bao giờ có trường hợp ở ngăn đầu).

b.) Như ngăn đầu được an du niên Ngũ quỉ (Hỏa) thì bốn ngăn kế tiếp mỗi ngăn được an một sao như vầy: Cự môn Thổ ngăn 2, Vũ khúc Kim ngăn 3, Văn khúc Thủy ngăn 4, Tham lang Mộc ngăn 5. Đó là khởi đầu Hỏa sanh Thổ, rồi Thổ sanh Kim, Kim sanh Thủy, Thủy sanh Mộc.

c) Như ngăn đầu được an du niên Thiên y (Thổ) hay Họa hại (Thổ) cũng vậy thì 4 ngăn kế tiếp, mỗi ngăn được an một sao như vầy: Vũ khúc Kim ngăn 2, Văn khúc Thủy ngăn 3, Tham lang Mộc ngăn 4, Liêm trinh Hỏa ngăn 5. Đó là khởi đầu Thổ sanh Kim, rồi Kim sanh Thủy, Thủy sanh Mộc, Mộc sanh Hỏa.

d) Như ngăn đầu được an du niên Diên niên (Kim) hay Tuyệt mệnh (Kim) cũng vậy, thì bốn ngăn kế tiếp mỗi ngăn được an một sao như vầy: Văn khúc Thủy ngăn 2, Tham lang Mộc ngăn 3, Liêm trinh Hỏa ngăn 4, Cự môn Thổ ngăn 5. Đó là khởi đầu Kim sanh Thủy, rồi Thủy sanh Mộc, Mộc sanh Hỏa, Hỏa sanh Thổ.

e) Như ngăn đầu được an du niên Lục sát (Thủy) thì bốn ngăn kế tiếp mỗi ngăn được an một sao như vầy: Tham lang Mộc ngăn 2, Liêm trinh Hỏa ngăn 3, Cự môn Thổ ngăn 4, Vũ khúc Kim ngăn 5. Đó là khởi đầu Thủy sanh Mộc, rồi Mộc sanh Hỏa, Hỏa sanh Thổ, Thổ sanh Kim.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TIẾT 6: CHỌN NGĂN LÀM PHÒNG CHÚA

Ở Động trạch là nhà có từ 2 đến 5 ngăn, thì ngăn nào cao rộng lớn nhất gọi là ngăn chúa tức Phòng chúa. Và tất nhiên sao nào ở Phòng chúa thì gọi nó là Sao chúa. Sao chúa phải là kiết tinh như Tham lang, Vũ khúc, Cự môn thì nhà ở mới phát đạt. Nhưng kiết tinh đắc vị, đăng diện, nhập miếu mới khiến cho nhà đại thịnh, đại vượng, phú quí song toàn. Cón kiết tinh thất vị bất quá khá giả vậy thôi. Trái lại, Phòng chúa gặp hung tinh như Liêm trinh, Phá quân, Văn khúc, Lộc tồn, dù đắc vị, đăng diện hay nhập miếu cũng suy bại, họa hoạn liên miên… huống chi là gặp hung tinh đắc vị. Vì vậy cho nên sau khi phiên tinh là an các sao vào mỗi ngăn rồi, phải xem coi ngăn nào có kiết tinh đắc vị, đăng diện hay nhập miếu thì mình tạo tác hay hoán cải (sửa đổi) chỗ ngăn đó được cao rộng lớn hơn tất cả các ngăn khác để làm Phòng chúa. Nhưng nhớ không dùng ngăn đầu làm Phòng chúa. Vì Phòng chúa phải chịu ảnh hưởng với Sơn chủ mà làm ra họa phúc, nhưng ngăn đầu liên hệ với Hướng chứ không ảnh hưởng với Sơn chủ. Nghĩa là từ 2 ngăn sấp lên mới có ảnh hưởng Sơn chủ. Giả như có thể chấp nhận ngăn đầu làm Phòng chủ và dù có được kiết tinh cũng không hợp về hình thể. Bởi nếu ngăn đầu cao rộng lớn nhất tất các ngăn kế sau phải nhỏ hẹp hơn khác chi đầu voi đuôi chuột, trước tốt sau xấu, trước thịnh mà sau suy.

Posted Image

Ngôi nhà chưa sửa được phân chia làm ba ngăn và ngăn thứ 3 được làm Phòng chúa ví nó rộng lớn nhất. Nhưng vì gặp sao Văn khúc là hung tinh sẽ sanh ra nhiều tai quái khiến cho nhà lụn bại, cần phải sửa đổi. Xét trong ba ngăn có ngăn 2 được an Vũ khúc là kiết tinh đăng diện (vì Vũ khúc thuộc Kim với kiền sơn cũng Kim là tỷ hòa). Nhưng tiếc vì ngăn này không phải là Phòng chúa nên không ảnh hưởng chi tới ngôi nhà. Vậy muốn sửa đổi phải phá bỏ tấm vách tường ở giữa ngăn 2 và ngăn 3. Phá xong thì nhà chỉ còn lại có hai ngăn mà thôi, và ngăn 2 khi trước nhỏ hẹp nay trở nên Phòng chúa. Khi trước Vũ khúc đăng diện hay Vũ khúc trở nên nhập miếu vì đã thành ngăn chót trực tiếp với Kiền sơn.

Kết luận: Sửa đổi được Phòng chúa có Vũ khúc Kimtinh nhập miếu là một ngôi nhà đại thịnh vượng. Đó là theo cách bớt một ngăn tức dồn hai ngăn làm một cho rộng lớn. (Xem như ngôi nhà đã sửa)…

Sau đây là một trường hợp sửa đổi tốt bằng cách ngăn thêm một ngăn:

Posted Image

Như ngôi nhà chưa sửa có ba ngăn và ngăn thứ 3 rộng lớn nhất làm Phòng chúa có Liêm trinh là đại hung tinh tất sanh nhiều tai họa cho ngôi nhà suy bại. Xem ngôi nhà đã sửa thì ngăn đầu được phân ra làm hai ngăn bằng cách dựng thêm một tấm vách tường. Như vậy nhà chưa sửa chỉ có 3 ngăn, còn nhà sửa rồi (thêm vách) có tới bốn ngăn. Nhà chưa sửa thì ngăn 3 rộng nhất làm Phòng chúa và gặp Liêm trinh là hung tinh, còn nhà sửa rồi ngăn 3 trở thành ngăn 4 cũng rộng lớn nhất và cũng làm Phòng chúa, nhưng lại gặp Cự môn là kiết tinh đắc vị rất tốt. (Đắc vị là bởi Cự môn Thổ với Sơn chủ Đoài Kim tương sanh). Cự môn đắc vị lại được ở ngăn chót trực tiếp với Sơn chủ cũng được gọi là nhập miếu, nhà ở càng lâu càng phát đạt.

Cũng còn nhiều cách sửa đổi, nhưng nơi đây chỉ nêu lên đôi cách bớt ngăn hay thêm ngăn mà thôi. Một ngôi nhà bất lợi, dù khó sửa đổi tới mực nào, nhưng cố gắng suy tính và nhận xét tất cũng có lối thoát khả quan hơn là để vậy.

PHỤ LUẬN VỀ CÁC NGĂN NHỎ HẸP HƠN PHÒNG CHÚA

Ngăn làm Phòng chúa càng cao rộng lớn càng có nhiều ảnh hưởng hoặc tốt hay xấu là do Sao chúa kiết tinh hay hung tinh. Còn những ngăn khác thấp nhỏ hẹp hơn ảnh hưởng qua loa không đáng kể. Tuy nhiên có phương tiện cũng nên tạo tác ngăn có kiết tinh rộng lớn hơn ngăn có hung tinh.

PHỤ LUẬN VỀ CHủ PHÒNG Ở ĐỘNG TRẠCH

Chủ phòng vốn ở Tịnh trạch (Thiên II) mới quan trọng. Nhưng ở Động trạch hay Biến hóa trạch cũng có đề cập tới Chủ phòng vì nó cũng có ảnh hưởng tốt xấu nhưng không sánh bằng Phòng chúa và Sơn chủ.

Như trong Phòng chúa có dựng lên một cái phòng để ngủ nghỉ thì gọi cái phòng để ngủ nghỉ này là Chủ phòng. Vậy đặt la bàn tại trung tâm Phòng chúa để phân cung cho Chủ phòng. Nếu Chủ phòng ở nhằm cung tốt là thêm tốt, ở nhằm cung xấu thì bất lợi. (Tính du niên cho Chủ phòng như ở Tịnh trạch).

Nếu trong ngăn Phòng chúa không có dựng cái phòng nào thì thôi, khỏi tính. Nếu chỉ dựng có một phòng mà thôi thì dùng ngay phòng đó làm Chủ phòng, còn các phòng thấp nhỏ hẹp hơn không kể tới. Và những phòng dù lớn rộng cao hơn nhưng không phải ở trong ngăn Phòng chúa cũng không kể tới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TIẾT 7: SAO CHÚA ĐốI VỚI SƠN CHỦ

Sao được an vaìo ngăn Phòng chú gọi là Sao chúa, Sơn chủ là cung ở giữa mặt hậu ngôi nhà, là chỗ định phương hướng ngôi nhà, là nền tảng chủ yếu, rất quan trọng.

Sao chúa ảnh hưởng mật thiết với Sơn chủ. Vì vậy cho nên nếu Sao chúa là hung tinh tất làm hại Sơn chủ, gây tai họa cho nhà. Hung tinh là Liêm trinh với Văn khúc. Hung tinh ở cách ngăn Sơn chủ tai họa chậm, ở cùng một ngăn chót với Sơn chủ tai họa mau mà nặng nề. Hung tinh đắc vị hay đăng diện là có thể lục hại Sơn chủ, bằng nó thất vị khác nào hổ đói ăn thấy người. Vì vậy cho nên Sao chúa hung tinh làm nguy hại cho nhau, không luận đắc vị, đăng diện hay thất vị. Sơn chủ khắc hung tinh tai họa có thể giảm một ít, bằng hung tinh khắc Sơn chủ tại họa khó đương. Còn trái lại, Sao chúa là kiết tinh ắt làm lợi cho Sơn chủ, tức đem sự thịnh vượng cho ngôi nhà. Kiết tinh là Tham lang, Vũ khúc, Cự môn. Nhưng kiết tinh thất vị thì lợi lộc ít oi, còn kiết tinh đắc vị hay đăng diện thì nhà mới phát đạt lớn. Nó ở cách ngăn Sơn chủ phước lộc đến chậm, bằng ở cùng ngăn với Sơn chủ (ngăn chót) thì phước lộc đến mau mà trực tiếp. Thỉnh xem thiên I bài 11 nói rõ các sao thất vị, đắc vị, đăng diện, nhập miếu. ở tiết này chỉ luận 3 kiết tinh cho Động trạch như sau:

- Tham lang: gặp các sơn Kiền Đoài Cấn Khôn là thất vị, gặp các sơn Khảm Ly là đắc vị, gặp các sơn Chấn Tốn là đăng diện.

- Vũ khúc gặp các sơn Chấn Tốn Ly là thất vị, gặp các sơn Cấn Khôn Khảm là đắc vị, gặp các sơn Kiền Đoài là đăng diện.

- Cự môn gặp các sơn Chấn Tốn Khảm là thất vị, gặp các sơn Kiền Đoài Ly là đắc vị, gặp các sơn Cấn Khôn là đăng diện.

Phàm kiết tinh đắc vị hay đăng diện mà ở nhằm ngăn chót thì gọi là nhập miếu, tốt bậc nhất. Đăng diện ở ngăn chót tốt hơn đắc vị ở ngăn chót. Phàm Sơn chủ sanh kiết tinh hay kiết tinh sanh Sơn chủ đều gọi là kiết tinh đắc vị, nhưng kiết tinh sanh Sơn chủ có lợi nhiều hơn Sơn chủ sanh kiết tinh.

TIẾT 8: LUẬN ĐOÁN ĐỘNG TRẠCH 6 CHỖ

Động trạch có 6 chỗ quan hệ, nhưng cũng như Tịnh trạch, chỉ có 3 chỗ chính yếu để quyết định một ngôi nhà tốt hay xấu mà thôi. Ba chỗ chính yếu đó là: Cửa cái, Sơn chủ và Bếp. Cửa cái là chính yếu vì nó đem vào nhà mọi điều họa phước, vì nó sanh ra tốt cà du niên cho những chỗ khác, và theo phép hỗ biến thì nó có tất cả du niên mà nó đã sanh ra. Sơn chủ là chỗ chính yếu vì nó là chỗ chính yếu vì nó là chỗ liệu định sự hưng thịnh hay suy bại. Bếp là chỗ chính yếu vì nó là nơi sinh dưỡng mạng sống con người. Ba chỗ chính yếu này, nếu đặng tương sanh hay tỷ hòa và toàn gặp kiết du niên với kiết tinh thì kể chắc là một ngôi nhà thịnh vượng, phú quí song toàn. Bằng như ba chỗ chính yếu này tương khắc và thừa hung du niên với hung tinh thì định chắc là ngôi nhà ở suy bại. Dù còn ba chỗ phụ thuộc thêm bớt tốt xấu cũng không thay đổi ngược lại được. Ba chỗ phụ thuộc đó là: Hướng bếp, Cửa bếp và Cửa phòng. Đôi khi cũng có thêm Chủ phòng (xem phụ luận ở tiết 7), nhưng không kể Cửa ngõ. (Chú ý: Có 3 trường hợp tươngh sanh vãn xấu và tương khắc vẫn tốt. Đó là: Kiền với Khảm tương sanh nhưng hỗ biến thành Lục sát (xấu), Ly với Khảm tương sanh nhưng hỗb biến thành Lục sát (xấu). Khảm với Ly tương khắc nhưng hỗ biến thành Diên niên (tốt).

Những kiết du niên và kiết tinh ở các chỗ chnh yếu phải đặc vị đăng diện, nhập miếu nhà mới thịnh vượng, bằng chứng thất vị thì chẳng phát đạt lớn được. (Chú ý: Tính ra thất vị, đắc vị, đăng diện cho kiết du niên thì lấy kiết du niên so đói với cung của nó gặp, còn tính cho kiết tinh thì lấy kiết tinh so đối với Sơn chủ).

Trong 3 chỗ chính yếu, Sơn chủ quan trọng nhiều hơn hết, vì nó đã thừa một du niên lại còn chịu ảnh hưởng rất mạnh của Sao chúa được an nơi Phòng chúa khi phiên tinh.

Một ngôi nhà thịnh tốt vô song là nhà Sơn chủ gặp cả kiết du niên và Sao chúa là kiết tinh đều đắc vị hay đăng diện. Sơn chủ thừa kiết du niên thất vị nhưng được Sao chúa là kiết tinh đắc vị hay đăng diện là ngôi nhà tốt bậc nhì. Sơn chủ thừa kiết du niên đắc vị hay đăng diện nhưng Sao chúa là kiết tinh thất vị là ngôi nhà tốt bậc ba. Sơn chủ thừa kiết du niên nhưng Sao chúa là hung tinh: nhà ở vẫn không tốt, vì kiết du niên không đủ sức chống với hung tinh. Sơn chủ thừa hung du niên nhưng Sao chúa là kiết tinh thì nhà ở có thể tốt. Nếu kiết tinh đắc vị hay đăng diện đủ sức trấn áp hung du niên, nhà có thể phát đạt lớn tới trên dưới 30 năm, rồi sau đó mới dần dần kém phát.

Dùng Tham lang mộc tinh làm Sao chúa rất hợp với Đông tứ trạch vì mộc hợp mộc vượng khí, nhưng bớt tốt ở Tây tứ trạch bởi mộc với kim tương khắc. Dùng Vũ khúc kim tinh làm Sao chúa, thêm tốt cho Tây tứ trạch vì kim gặp kim vượng khí, nhưng bớt tốt ở Đông tứ trạch bởi kim với mộc tương khắc. Dùng Cự môn thổ tinh làm Sao chúa thêm tốt cho Tây tứ trạch vì thổ với Kim tương sanh, nhưng bớt tốt ở Đông tứ trạch bởi thổ với mộc tương khắc.

Bếp là chỗ nấu vật ăn uống, nếu thừa hung du niên khác gì trong món ăn vật uống có chất độc, đâu khỏi sanh ra bệnh hoạn, bởi 90% bệnh đều do ăn uống sinh ra. Bằng như Bếp thừa kiết du niên khác nào trong món ăn có chất bổ dưỡng tinh khiết ắt sanh thêm sức khỏe cho con người. Lượng về cách ăn uống; nếu Bếp thừa hung du niên là nhà ăn uống cực khổ, phải tằn tiện mới đủ ăn. Nếu Bếp thừa kiết du niên đắc vị hay đăng diện ắt là nhà ăn uống đầy đủ món ngon vật quí. Luận về tính chất du niên thì Bếp thừa Thiên y là tốt nhất hạng, thứ đến Sinh khí, rồi tới Diên niên, rồi Phục vị. Luận về vật chất ăn uống: như Bếp thừa Thiên y là nhà tốt nhất hạng, thứ đến Sinh khí, rồi tới Diên niên, rồi Phục vị. Luận về vật chất ăn uống: như Bếp thừa Thiên y là nhà hay dùng những món ăn thêm thuốc hoặc nấu với các vị thuốc, nhà Sinh khí là nhà thường dùng những món ăn hầm nấu lên giờ, thừa Phục vị là nhà ít thay đổi món ăn.

(Chú ý: Đừng hiểu lầm Bếp chỉ ứng về bệnh hoạn, sức khỏe và thức ăn của con người. Phải biết Bếp và Soơn chủ giống nhau, đều ứng nghiệm về công danh, tài lợi, hôn nhân, con cái… mỗi sự việc thịnh suy, hung bại trên mỗi phương diện).

Phàm ba cung chính yếu đồng thuộc một phe phía Đông tứ cung hay một phe phía Đông tứ cung hay một phe phía Tây tứ cung thì hô biến với nhau ắt phải được toàn là kiết du niên, tất nhiên là ngôi nhà tốt. Nhưng nếu có đủ 3 du niên: Sinh khí, Diên niên và Thiên y thì được mệnh danh là Nhà ba tốt: phước, lộc, thọ kiêm toàn. Bằng không có đủ 3 du niên đó thì không gọi là Nhà ba tốt, tất nhiên là tốt ít hơn, như có hai Thiên y và một Sinh khí, hoặc có hai Sinh khí và một Thiên y, hoặc có hai Diên niên và một Sinh khí…

Phàm 3 chỗ chính yếu ở tại đủ 3 cung Thủy Mộc Hỏa là được cách rất quí: Thủy Mộc tương sanh và Mộc Hỏa thông minh. Nhà được cách này hanh thông và phát đạt lắm. Như Sơn chủ tại Khảm Thủy, Bếp tại Chấn hay Tốn Mộc và Cửa cái tại Ly Hỏa (Xem tới Động trạch đồ kiểu mẫu thứ tư ở tiết 9).

Hướng Bếp, Cửa Bếp và Cửa phòng là ba chỗ thứ yếu, phụ thuộc nhưng cũng được luận tốt xấu như Sơn chủ và Bếp. Đại khái thừa hung du niên thì ứng xấu, thì kiết du niên ứng tốt. Thừa kiết du niên đắc vị hay Đăng diện hoặc hiệp trạch ắt tốt hơn thừa kiết du niên thật vị hoặc không hiệp trạch. Thừa Tuyệt mệnh và Ngũ quỉ ắt sự hung hại nhiều hơn Lục sát, Họa hại.

Gia chủ Đông mệnh ở nhà Đông tứ trạch và dùng Đông trù; hoặc gia chủ Tây mệnh ở nhà Tây tứ trạch và dùng Tây trù thì gọi là Mệnh cung hiệp trạch trù, thật là hoàn hảo, lại ví như thuyền buồm gặp nước gió xuôi thuận, toại tình hợp cách, phú quí dễ như chơi. Trái lại, gia chủ Đông Mệnh ở nhà Tây tứ trạch và dùng Tây trù hoặc gia chủ Tây mệnh ở nhà Đông tứ trạch và dùng Đông trù thì gọi là Mệnh cung không hiệp trạch trù, ví như thuyền buồm rất tốt mà gặp sóng gió thổi ngang, tuy cũng vẫn giàu có nhưng vất vả. Trường hợp này phải xây Hướng bếp cho hiệp với Mệnh cung là hòa giải rất kiến hiệu, cũng như thuyền tuy gặp gió thổi ngang song có cách dàng nghiêng nghiêng cho buồm bọc gió thổi tới. Ngoài ra, muốn thêm phần chắc, giường ngủ và đầu giường cũng nên đặt xoay tại cung hướng hiệp với Mệnh cung gia chủ. (Xem thiên I, bài 23).

Phàm kiết du niên là Sinh khí, Diên niên và Thiên y thì ứng điềm lành. Nhưng nếu du niên khác cung thì gọi là ngoại chiến, bớt tốt 3/10. Như Sinh khí Mộc lâm cổn Thổ chẳng hạn. Nếu cung khắc du niên thì gọi là ngoại chiến, bớt tốt 5/10. Như Thiên y Thổ lâm Tốn Mộc chẳng hạn. Du niên khắc cung hay cung khắc du niên đều nói chung là du niên thất vị. Nếu du niên với cung tương sanh gọi là đắc vị đúng bực tốt, nhưng du niên sanh cung tốt hơn cung sanh du niên.

Như Sinh khí Mộc lâm Ly Hỏa là du niên sanh cung. Như Sinh khí Mộc lâm Khảm Thủy là cung sanh du niên. Nếu du niên với cung tỷ hòa gọi là du niên đăng diện thì sự tốt lớn cáng ngày càng thêm. Như Sinh khí Mộc lâm Chấn cũng Mộc, như Diên niên Kim lâm Đoài cũng Kim, như Thiên y Thổ lâm Khôn cũng Thổ.

Phàm hung du niên là Tuyệt mậnh, Ngũ quỉ, Lục sát, Họa hại dù đắc vị hay thất vị, dù ở đâu cũng ứng tai họa, hung hại. Nhưng nó với cung tỷ hòa hay tương sanh thì đỡ một chút, bằng tương khắc thì tai họa nặng nề.

Sinh khí Mộc là kiết du niên rất hợp với Đông tứ trạch và Đông trù vì Mộc gặp Mộc sanh ra vượng khí, nhưng bớt tốt ở Tây tứ trạch và Tây trù vì Mộc bị Kim khắc. Diên niên Kim là kiết du niên rất hợp với Tây tứ trạch và Tây trù vì Kim gặp Kim, đồng loại sanh ra vượng khí, nhưng bớt tốt ở Đông tứ trạch và Đông trù vì Mộc khắc Thổ.

Ở Tịnh trạch lấy du niên tại Chủ phòng mà đặt tên cho nhà, như Chủ phòng thừa Thiên y thì gọi là Thiên y trạch, thừa Tuyệt mệnh gọi là Tuyệt mệnh trạch. Còn Đông trạch cũng như biến hóa trạch lấy tên Sao chúa tại Phòng chúa đặt tên cho nhà, như Sao chúa Vũ khúc thì gọi là Vũ khúc trạch, Liêm trinh thì gọi là Liêm trạch. Lại cũng lấy du niên tại Sơn chủ mà đặt tên cho nhà như Sơn chủ thừa Sinh khí thì gọi là Sinh khí trạch, thừa Ngũ quỉ thì gọi là Ngũ quỉ trạch… Nhưng bởi sao ở Tịnh trạch chỉ dùng Chủ phòng, còn ở Động trạch dùng cả Phòng chúa và Sơn chủ? Vì Sơn chủ vốn có chữ Chủ, Phòng chúa vốn có chữ Phòng, nói ghép lại cũng thành Chủ phòng. Tuy hai mà dồn lại một, như người có hai con đều gọi chúng là con. Vì vậy cho nên tuy Sao chua là sao của Phòng chúa nhưng vẫn có ảnh hưởng lớn mạnh với Sơn chủ.

Phàm trong một ngôi nhà, 6 chỗ đều ở trong vòng Đông tứ cung (Khảm Ly Chấn Tốn) là một Đông tứ trạch thuần chất, là một ngôi nhà đại cát, đại lợi. Nếu được Sao chúa là kiết tinh đắc vị hay đăng diện nữa thì thật là một ngôi nhà đệ nhất tốt, càng ở lâu càng thịnh vượng hơn lên. Gia chủ Đông mệnh ở nhà này là tuyệt hảo, phú quí song toàn.

Phàm trong một ngôi nhà, 6 chỗ đều ở trong vòng Tây tứ cung (Kiền Khôn Cấn Đoài) là một Tây tứ trạch thuần chất, là một ngôi nhà đại cát, đại lợi. Nếu được Sao chúa là kiết tinh đắc vị hay đăng diện nữa thì thật là một ngôi nhà đệ nhất tốt, càng ở lâu càng thịnh vượng hơn lên. Gia chủ thuộc Tây mệnh ở nhà này là tuyệt hảo, phú quí.

Phàm trong 6 chỗ, Cửa cái ở tại mộ, trong Đông tứ cung, còn 5 chỗ kia đều ở trong vòng Tây tứ cung là một ngôi nhà đại hung, đại bại, vì theo phép Bát biến thì 5 chỗ kia toàn thừa hung du niên. Nếu Sao chúa cũng là hung tinh nữa thì tai họa liên miên, đủ mọi thứ bệnh hoạn, kiện thưa, tù tội, hao tiền mất vật, thật suy vi vô cùng, đệ nhất nguy hại. Người Đông mệnh lứ gia chủ ở nhà này nhiều họa hại hơn người Tây mệnh.

Phàm trong 6 chỗ thấy Cửa cái ở tại một trong Tây tứ cung, còn 5 chỗ kia đều ở trong vòng Đông tứ cung là một ngôi nhà đại hung, đại bại, ví theo phép Bát biến, lấy Cửa cái biến tới 5 chỗ kia tất chỗ nào cũng thừa một hung du niên. Nếu Sao chúa cũng là một hung tinh nữa là ngôi nhà sanh ra tai họa liên miên, suy vi, cùng khổ, kể chẳng hết những việc không may, thật là moột đệ nhất nguy hại. Gia chủ là Tây mệnh ở nhà này họa hoạn nặng nề hơn người Đông mệnh.

Hai mẫu nhà đệ nhất tốt và hai mẫu nhà đệ nhất hung hại đã vừa kể trên rất hi hữu, cón nhà nửa tốt nửa xấu hoặc tốt nhiều xấu ít hay xấu nhiều tốt ít chiếm đa số trên thế gian.

Hãy quan sát tổng hợp hết thấy 6 chỗ: hễ chỗ nào tốt thì thôi, chỗ nào xấu thì phải mau sửa đổi, chậm một ngày là thêm một ngày chịu rủi mà mất may. Tuy nói chung là 6 chỗ, nhưng đừng quên ba chỗ chính yếu phải lo liệu trước tiên. Một ngôi nhà được 3 chỗ chính yếu đều tốt là đã giữ chắc phần may mắn, dù các chỗ kia cũng ở nhằm những cung tốt thì nhà sẽ thịnh vượng biết dường nào.

(Cần nhớ: ở Biến trạch và Hóa trạch trong thiên IV và thiên V cũng phải nương theo tiết 8 này mà luận đoán).

Share this post


Link to post
Share on other sites

TIẾT 9: NHỮNG ĐỘNG TRẠCH Đồ KIỂU MẪU

Trong tiết thứ 9 này có 8 Động trạch đồ giả dụ làm kiểu mẫu. Mỗi trạch đồ nào cũng đủ 3 chỗ chính yếu và 3 chỗ phụ thuộc, dẫn giải cách du niên, cách chọn ngăn làm phòng chúa để được Sao chúa là kiết tinh, cách luận đoán những điều thịnh suy chính xác do ba chỗ chính yếu, những tốt xấu thêm bớt do ba chỗ phụ thuộc. Rồi sau rốt, luận về sự sửa đổi và sai biệt.

ĐỘNG TRẠCH ĐỒ KIỂU MẪU THỨ I (4 ngăn)

(Xem Bốn loại trạch số 7 trong Thiên VI lập thành)

Posted Image

VỊ TRÍ

Ngôi nhà trên đặt tại Đoài Sơn (chánh Tây) và Chấn hướng (chánh Đông). Cửa cái là thiên môn (ở một bên) tại Cấn (Đông bắc); Sơn chủ tại Đoài (chánh Tây). Bếp tại Khôn (Tây nam). Hướng bếp, Cửa bếp và chúa Cự môn là kiết tinh.

AN DU NIÊN

An du niên phải dùng phép Bát biến (xem bài 8 thiên I) là lấy từ Cửa cái khởi biến tới 5 chỗ kia. Vậy lấy Cửa cái Cấn biến 3 lần tới Sơn chủ Đoài thừa Diên niên đăng diện (đăng diện vì Đoài và Diên niên đồng thuộc Kim, tỷ hòa). Lại lấy Cửa cái Cấn biến 1 lần tới Bếp Khôn thừa Sinh khí thất vị (thất vị bởi Sinh khí Mộc gặp Khôn Thổ tương khắc). Lại lấy Cửa cái Cấn biến 8 lần tới Cửa bếp Cấn, tới Hướng bếp Cấn và tới Cửa phòng cũng Cấn ồng thừa Phục vị thật vị (thất vị bởi Phục vị Mộc gặp Cấn Thổ tương khắc). Ngoài ra, còn lấy Sơn chủ Đoài với Bếp Khôn hỗ biến ra được Thiên y.

PHIÊN TINH

Cửa cái Cấn là thiên môn (vì ở một bên góc mặt tiền) cho nên phải ấy Cấn biến 4 lần tới Chấn hướng được du niên Lục sát, vậy an Lục sát vào ngăn đầu. Lục sát thuộc Thủy sanh Tham lang Mộc, vậy an Tham lang vào ngăn 2. Tham lang Mộc sanh Liêm trinh Hỏa, vậy an Liêm trinh vào ngăn 3. Liêm trinh Hỏa sanh Cự môn Thổ, vậy an Cự môn vào ngăn 4.

CHỌN NGĂN LÀM PHÒNG CHÚA VÀ SAO CHÚA

Chọn ngăn làm Phòng chúa tất phải chọn ngăn nào có kiết tinh. Xét trong 4 ngăn nhà thấy có ngăn 2 được Tham lang và ngăn 4 được Cự môn đều là kiết tinh. Nhưng Tham lang Mộc đối với Sơn chủ Đoài Kim tương khắc là thất vị, còn Cự môn thuộc Thổ đối với Sơn chủ Đoài Kim tương sanh là đắc vị lại còn được trực ngộ với Sơn chủ tạo ngăn chót gọi là nhập miếu rất tốt. Vì thế nên phải chọn ngăn 4 tạo tác cho rộng lớn nhất để làm Phòng chúa và để được Sao chúa Cự môn là kiết tinh đắc vị và nhập miếu. (Thí dụ: như Tham lang và Cự môn đồng tốt bằng nhau cũng phải đành bỏ Tham lang mà chọn Cự môn, vì Cự môn Thổ hợp với Tây tứ trạch là ngôi nhà này, còn Tham lang Mộc không hợp với Tây tứ trạch Kim).

LUẬN ĐOÁN BA CHỖ CHÍNH YẾU

Ba chỗ chính yếu trong ngôi nhà này là Cửa cái Cấn, Sơn chủ Đoài và Bếp Khôn. Ba cung Cấn Đoài Khôn trọn thuộc về Tây tứ trạch là một điều tốt trước nhất phải có, rất hợp với gia chủ Tây mệnh. Ba cung này so với nhau đều đặng tương sanh và tỷ hòa là một điều tốt nữa (Cấn với Đoài tương sanh, Đoài với Khôn tương sanh, Cấn với Khôn là tỷ hòa). Ba cung này tạo nên một cái Nhà ba tốt, vì hỗ biến với nhau được có đủ Sinh khí, Diên niên và Thiên y (Cấn với Đoài hỗ biến được Diên niên, Đoài với Khôn hỗ biến được Thiên y, và Khôn với cấn hỗ biến được Sinh khí). Lại còn một chỗ rất quan trọng được rất tốt nữa là Sao chúa Cự môn là kiết tinh đắc vị và nhập miếu. Tóm lại ngôi nhà này hội đủ 4 diều tốt như vậy tất phải đại hưng phát phú quí chẳng sai.

Luận đoán Cửa cái: Cửa cái tại Cấn tuy không thấy an du niên nào, kỳ thật gián tiếp có tới hai kiết du niên. Vì từ Sơn chủ Đoài biến lại Cửa cái Cấn tất Cấn được Diên niên và từ Bếp Khôn biến lại Cửa cái Cấn tất Cấn được Sinh khí. Suy vậy thì biết rằng: hễ Sơn chủ thừa du niên nào tất Cửa cái cũng gián tiếp thừa du niên ấy. ở những trạch đồ kiểu mẫu sắp tới cũng được tính y cách đó, khỏi dẫn giải lại nữa.

Luận đoán Sơn chủ: Sơn chủ nhà nào cũng ảnh hưởng với du niên của nó, với Sao chúa và với Cửa cái, hết thảy là ba chỗ, luận giải như sau:

- Sơn chủ Đoài thuộc âm Kim, Cửa cái Cấn thuộc dưong Thổ. Thổ sanh Kim, đó là từ ngoài sanh vào trong, hưng phát cấp kỳ. Lại âm dương có đủ là vợ chống chánh phối, sự hưng phát rất bền.

- Sơn chủ Đoài thừa Diên niên đăng diện: tuổi trẻ thi đỗ, thường phát hoạnh tài (có của bất ngờ), lục súc hưng vượng, điền sản tiến thêm, chồng vợ thuận hòa, con hiếu cháu hiền, phụ nữ tài trí sánh bậc trượng phu, thọ trăm tuổi, cất nên nhà, làm nên sự nghiệp, sanh 4 con, con cháu đàn em thịnh vượng… Diên niên đăng diện đã tốt như vậy, lại còn hợp với Tây tứ trạch chính là ngôi nhà này đệ nhất tốt.

- Sơn chủ Đoài được Cự môn là một kiết tinh đắc vị lại trực ngộ Sơn chủ (tức nhập miếu) có sức phát đạt mạnh, khiến cho người lẫn nhà đều thịnh vượng, công danh hiển hách, ba đạo (Nho, Thích, Lão) tinh thông, tánh trí con người minh mẫn, làm thầy thuốc hay bốc sư (tướng số) ắt đặng vang danh, Cự môn ứng vào hạng trung nam và những sự việc may mắn thường xảy đến vào những năm tháng ngày giờ Dần Ngọ Tuất, vì Hỏa cục sanh Cự môn Thổ.

- Cự môn Thổ ứng vào số 5 và số 10, còn Diên niên thuộc Kim ứng vào số 4 và 9; thế cho nên sau khi tu tạo xong (cất hoặc sửa đổi xong) người vào ở nhà này từ 40 đến 50 ngày ắt đặng việc tốt nhỏ. Từ 90 đến 100 ngày ắt có sự vui mừng theo ý mong mỏi từ bên ngoài đưa đến. Từ 1 năm đến 5 năm tiền tài và nhân khẩu đều thịnh vượng (thêm tiền của và thêm người). Từ 40 đến 50 năm phú quí song toàn chẳng mấy nhà sánh kịp. Từ 90 đến 100 năm ắt nhà xuất đại vị, có bực nguyên thủ ra đời giúp dân độ thế. Bởi đến thời gian này hai Kim một Thổ đầy đủ khí lực phải kết thành việc lớn như rồng tu lâu rồi mọc vẩy biến hóa. Nói hai Kim một Thổ là Sơn chủ Đoài Kim gặp Diên niên Kim tỷ hòa là vượng khí, lại Kim gặp Cự môn Thổ tương sanh là tướng khí. Vượng khí và tướng khí gặp nhau thì là đại phát phú quí. Người dòng họ hiếm hoi mà ở nhà này cũng sanh đặng 4 hay 5 con và tiếp nối con cái sau đều đặng giàu có lớn, sang trọng và trường thọ. Người ăn ở thất đức cũng được phát đạt nhưng không bền. Người Tây mệnh thêm phước đức, người Đông mệnh không bằng.

- Luận đoán Bếp: Luận chung thì Bếp Khôn phối với Cửa cái Cấn và Sơn chủ Đoài đều được tỷ hòa và tương sanh. Đây là một cái bếp rất tốt: sanh 3 hoặc 5 con, phước lộc thọ đầy đủ (tam đa), mỗi việc mỗi tốt lớn. Nhưng trọng yếu hơn chỉ luận Bếp Khôn phối với Cửa cái Cấn như vầy: Khôn phối với Cấn là hai Thổ đắp nên thành lũy cao. Lại cũng gọi: mẹ gặp con là tượng vui mừng, mẹ hiền từ con hiếu nghĩa (Khôn là mẹ, Cấn là con trai nhỏ). Bếp Khôn do Cửa Cấn biến mà được Sinh khí Mộc là tưọng Thanh long vào nhà, chủ sự ăn uống đầy đủ, tích tụ tiền tài và châu ngọc… Nhưng vì Sinh khí Mộc khắc Khôn Cấn Thổ cho nên về sau lâu bị bệnh phù thũng, da vàng, tim bụng đau nhức, tỳ vị suy nhược, ăn không ngon. Lại đoán rằng: Khôn vi địa, Cấn vi sơn cho nên ở Kinh Dịch gọi là quẻ địa sơn khiêm ứng rằng: giàu nhiều, hưng vượng cũng nhiều, lục súc và tiền tài cũng đồng phát đạt, từ 2 năm tới 5 năm dựng nên cơ nghiệp, văn chương nổi tiếng, khoa cử vang danh, người hiền lương làm nên nhà cửa nhưng mẹ già khá lo tử bệnh.

(Những việc ứng nghiệm đã luận đoán trên cho ba chỗ chính yếu đều do trong Thiên I ở các bài 10, 11, 12, 16 và do trong Thiên VII).

LUẬN ĐOÁN BA CHỗ THỨ YẾU (phụ thuộc)

Tuy là phụ thuộc vẫn có thể thêm bớt kiết hung (tốt xấu) mà không thay đổi được đại thể. Hướng bếp, Cửa bếp và Cửa phòng, nói chung là ba chỗ thứ yếu, Hướng bếp kỳ thực quan trọng hơn hai chỗ kia.

ở ngôi nhà này Hướng bếp, Cửa bếp và Cửa phòng đều thuộc về cung hướng Cấn và đồng thừa Phục vị thất vị. Phục vị là du niên tốt qua loa lại bị thất vị, không chắc có giúp thêm tốt cho ngôi nhà. Cấn Thổ hiệp với Tây tứ trạch, nhưng Phục vị Mộc không hợp.

Chú ý về Hướng bếp: Hướng bếp là nơi miệng lò ngó về, hãy xem như trong Động trạch đồ kiểu mẫu này thì thấy Bếp đặt tại cung Khôn còn miệng lò ngó về cung Cấn, vậy tất Cấn là Hướng bếp. Nếu tuổi chủ nhà thuộc Tây mệnh mà được Hướng bếp này là hiệp mệnh, ắt tốt lắm; ví bằng chủ nhà thuộc Đông mệnh, đối với Cấn là nghịch phe thì phải đổi Hướng bếp lại, cho Hướng bếp hướng ra mặt tiền cung Chấn mới hiệp với Đông mệnh và mới đặng tốt. Lại nên phân biệt: Miệng bếp (táo khẩu) với miệng lò khác nhau, cho nên chúng có thể ngó về hai chỗ khác nhau. Nhưng trong cách này, bất cứ ở trạch đồ kiểu mẫu nào cũng vẽ miệng Bếp với miệng lò đồng ngó về một phương hướng. Và tại chỗ Bếp có những đầu 00000000 là để hình thức cho các miệng lò hay miệng cà ràng.

KẾT LUẬN NGÔI NHÀ

Ba chỗ chính yếu tốt 90%. Ba chỗ phụ thuộc thêm tốt cho nhà một phần ít vì: tuy không hợp du niên nhưng hiệp cung (Cấn).

LUẬN VỀ SỰ SỬA ĐỔI VÀ SAI BIỆT

Giả sử như ngôi nhà này chỉ có hai ngăn mà thôi thì đành tu tạo cho ngăn 2 rộng lớn hơn ngăn đầu để làm Phòng chúa, vì ngăn 2 này có sao Tham lang là kiết tinh. Mặc dù Tham lang thất vị không đặng phát lớn, nhưng cũng còn khá hơn nếu ngăn đầu rộng lớn hơn ngăn 2, vì đã không phát đạt mà còn suy vi thậm tệ.

Giả sử như ngôi nhà này chỉ có 3 ngăn mà thôi thì nên thêm vách ngăn cho ngăn đầu hoặc cho ngăn 2 để hoán cải nhà ba ngăn trở thành bốn ngăn. Và tu tạo cách nào cho ngăn 4 rộng lớn nhất để làm Phòng chúa hầu được Sao chúa Cự môn là kiết tinh đắc vị lại nhập miếu, nhà sẽ thịnh phát tới 100 năm vì nó đã trở nên giống y như trạch đồ hiện hữu.

Theo vị trí trạch đồ kiểu mẫu này, trong ngăn 4 chỉ có 3 chỗ Cấn Chấn và Tốn để đặt Cửa phòng và Cửa bếp. Và tất nhiên phải đặt tại Cấn cho hợp với Tây tứ trạch, tuy thừa Phục vị thất vị chẳng đáng cho là tốt song không có hại. Bằng đặt tại Chấn thừa Lục sát hay tại Tốn thừa Tuyệt mệnh đều là hung du niên, lại Chấn Tốn không hợp với Tây tứ trạch. Duy Hướng bếp có thể hoán cải cho tốt hơn là dời bếp lại cung Đoài gần trung tâm ngăn 4 và đặt miệng lò cũng ngó về cung Đoài (ngó về Sơn chủ). Hễ dời lại như vậy thì được Bếp Diên niên đăng diện và Hướng bếp cũng Diên niên, rất tốt, tốt hơn Bếp cũ tại Khôn thừa Sinh khí thất vị và Hướng bếp Cấn thừa Phục vị cũng thất vị. Xem hình vẽ sau đây:

Posted Image

Cũng nên biết dời Bếp lại Đoài thì ngôi nhà này không còn mệnh danh là Nhà ba tốt nữa, vì ba chỗ chính yếu là Cấn Đoài Đoài hỗ biến thiếu Sinh khí. Nhưng lại có tới hai Diên niên đặng diện là sự bù đắp có dư rồi.

(còn)

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐỘNG TRẠCH ĐỒ KIỂU MẪU THỨ 2 (YỂM SÁT TRẠCH)
(Xem bốn loại trạch đồ số 2 trong Thiên VI lập thành)



Posted Image




VỊ TRÍ

Ngôi nhà này đặt tại Tốn sơn (Đông nam) và Kiền hướng (Tây bắc). Cửa cái là chính môn tại Kiền (Tây bắc), Sơn chủ tại Tốn (Đông nam), Bếp tại Cấn (Đông bắc), Hướng bếp ngó về Khôn (Tây nam). Cửa bếp và Cửa phòng đồng tại Đoài (Chánh tây). Phòng chúa tại ngăn 4 có Sao chúa Tham lang kiết tinh.


AN DU NIÊN

Theo phép Bát biến mà an du niên. Lấy từ Cửa cái Kiền biến 5 lần tới Sơn chủ Tốn thừa Họa hại, biến 6 lần tới Bếp Cấn thừa Thiên y đăng diện, biến 3 lần tới Hướng bếp Khôn thừa Diên niên đắc vị, biến 1 lần tới Cửa bếp Đoài và Cửa phòng cũng Đoài đồng thừa Sinh khí thất vị. Ngoài ra còn lấy Sơn chủ Tốn với Bếp Cấn hỗ biến ra Tuyệt mệnh. (Cách tính đăng diện, đắc vị và thất vị: xem Thiên I, bứi 10).


PHIÊN TINH

Cửa cái Kiền ở khoảng giữa mặt tiền thuộc chính môn cho nên phải từ Kiền biến 5 lần tới Sơn chủ Tốn thừa du niên Họa hại, vậy an Họa hại vào ngăn đầu. Họa hại thuộc Thổ sanh Vũ khúc Kim, vậy an Vũ khúc vào ngăn 2, Vũ khúc Kim sanh Văn khúc Thủy, vậy an Văn khúc vào ngăn 3. Văn khúc Thủy sanh Tham lang Mộc, vậy an Tham lang vào ngăn 4. Tham lang Mộc sanh Liêm trinh Hỏa, vậy an Liêm trinh vào ngăn 5.


CHỌN NGĂN LÀM PHÒNG CHÚA VÀ SAO CHÚA

Xem xét trong 5 ngăn nhà thấy có ngăn 2 được Vũ khúc là kiết tinh và ngăn 4 được Tham lang cũng là kiết tinh. Nhưng Vũ khúc Kim là thất địa vì đối với Sơn chủ Tốn Mộc tương khắc, còn Tham lang Mộc đối với Sơn chủ Tốn cũng Mộc là tỷ hòa đăng diện tốt hơn thập phần. Vì thế phải chọn ngăn 4 tạo tác cho rộng lớn nhất để làm Phòng chúa, cũng tức là để được Sao chúa Tham lang là kiết tinh đăng diện có năng lực khiến cho ngôi nhà phát đạt lớn.


LUẬN ĐOÁN BA CHỖ CHÍNH YẾU

Luận Đông tây: Lấy chính danh mà nói thì ngôi nhà này là Đông tứ trạch vì Sơn chủ là chỗ làm chủ ngôi nhà ở tại Tốn. Như lấy số nhiều mà nói thì ngôi nhà thuộc Tây tứ trạch, vì Cửa cái Kiền, Bếp Cấn, Hướng bếp Khôn, Cửa bếp Đoài và Cửa phòng cũng Đoài đều thuộc về Tây tứ cung. Như vậy là Đông Tây tương hỗn, chính là một chỗ không hay.

Luận đoán Cửa cái Kiền: Cửa cái là chỗ đem họa phước vào nhà. Hay Cửa cái Kiền đem Họa hại cho Sơn chủ Tốn nhưng đem Thiên y cho Bếp Cấn, như vậy một họa một phước bằng nhau, nếu luận về danh từ hung với kiết (một hung du niên một kiết du niên); còn luận về phẩm lượng do địa thế thì có khác nhau nhiều. Vì Sơn chủ Tốn Mộc khắc được Họa hại Thổ, tai họa chẳng nặng nề, còn Bếp Cấn Thổ thừa Thiên y cũng Thổ là tỷ hòa vượng khí cho nên phước lợi rất nhiều.

Luận đoán Bếp Cấn: Bếp Cấn thừa Thiên y đăng diện là một cái Bếp thượng kiết. Nhà này ăn uống rất đầy đủ, sự dưỡng sinh đúng mực, đương thời rất ít bệnh hoạn. ít bệnh hoạn vì Thiên y có nghĩa là thuốc giải trừ bệnh hoạn, tức món ăn bổ dưỡng mà không sanh bệnh (Các Bếp Diên niên và Sinh khí sánh không bằng). Nếu trước là Bếp ở chỗ xấu nay dời lại được Bếp Thiên y này sẽ giải được các việc như sau: chẳng sanh con cái, tuổi già cô độc vì con cái chẳng còn, trong nhà chẳng yên, bệnh lâu không lành, hôn nhân trở trệ… Khi đổi được Bếp này, sau 50 ngày sẽ hiệu nghiệm: việc xui xẻo trôi qua mà việc hên đưa đến (xem Thiên I, bài 4).

Lại luận rằng Bếp Cấn phối Cửa cái Kiền theo Kinh Dịch gọi là quẻ Sơn thiên đại súc. Cấn với Kiền tương sanh, tượng con trai xưa theo cha, cha nhân từ con hiếu hạnh, gia đình sáng chói, con cháu hưng vượng, hay lễ Phật và ưa làm việc thiện… Nhưng vì Cấn với Kiền thuần dương hay sanh bệnh tật, con cháu chi trưởng bất lợi, ở lâu năm sẽ khắc vợ con. Lại nói dương thịnh thì âm suy, phụ nữ trẻ con hay bệnh hoạn. Lại nói: Bếp Cấn đối với Cửa cái Kiền tương sanh nhưng đối với Sơn chủ Tốn tương khắc ắt về sau hiếm hoi con cháu.

Luận đoán Sơn chủ Tốn: Sơn chủ Tốn Mộc bị Cửa cái Kiền Kim khắc, đó là ngoài khắc vào trong, tai họa từ bên ngoài xâm nhập vào nhà, rất bất lợi cho bản thân. Sơn chủ Tốn thừa Họa hại cho nên gọi là Họa hại trạch, tức là nhà này hay sanh ra tai họa, đáng ngại nhất là bọn nô tỳ rất hung ác, ngoài mặt tuy chịu chế phục mà trong lòng chứa việc chẳng hiền. Tuy nhiên, ở lúc đầu cũng có phát tài và thêm người, nhưng về sau lâu năm phụ nữ tai nạn chết mất, trộm cướp và quan tụng nhiễu nhương.

Nhưng rất may, ngoài du niên Họa hại, Sơn chủ Tốn còn ảnh hưởng mạnh lớn với Sao chúa Tham lang là kiết tinh đăng diện khiến cho gia đạo hưng long, sanh 5 con trai anh hùng, do nghề văn lập nên nhiều phái, viết nên nhiều bài sách giá trị, rành rẽ và thông thạo nhiều việc… Ngôi nhà có Tham lang đăng diện làm Sao chúa tất phải phú quí, ở 3 năm phát giàu có, đến 30 năm giàu sang đúng mực, đến 80 tột bực giàu sang; đáng lẽ thì phải được như vậy, nhưng vì hiềm như trên đã kể Sơn chủ thừa Họa hại là hung du niên lại còn bị Cửa cái khắc (Kiền khắc Tốn) cho nên thời gian phát phú quí giảm, chỉ còn thịnh vượng tới 30 năm và sau đó dần dần bớt phát.

Cũng bởi trường hợp nói trên, ngôi nhà này gọi là Yểm sát trạch tức dùng kiết tinh đăng diện, trấn áp hung sát. Đó là nói Tham lang đăng diện trấn áp Họa hại, bởi sao tốt có thể lực lớn mạnh hơn du niên xấu. Thí dụ: nhà này chọn ngăn 2 làm Phòng chúa thì được Vũ khúc là kiết tinh nhưng thất vị chỉ vừa đủ trấn áp Họa hại, dù có phát tới 15 hay 20 năm chăng nữa, sự phát lên rất yếu ớt. Thí dụ nhà ngày chọn ngăn 3 làm Phòng chúa tất gặp Văn khúc hung tinh sẽ khiến cho nhà này suy lụn, tai họa đến bần cùng. Vì sao? Vì Sơn chủ bị tới 3 thứ sát hại: bị Cửa cái khắc vào, thừa Họa hại là hung du niên, thừa Văn khúc là hung tinh. Một B6ép Thiên y tuy tốt nhưng không đủ sức giải ba thứ hung đó. Và như ba chỗ phụ thuộc đều tốt cũng chỉ giải được sự hung hại một phần mà thôi.


LUẬN ĐOÁN BA CHỖ PHỤ THUỘC

Cửa phòng Đoài Kim thừa Sinh khí Mộc là kiết du niên thất vị, tốt trung bình. Cửa Bếp cũng tại Đoài thừa Sinh khí thất vị, tốt trung bình. Bếp đặt tại Cấn nhưng ngó qua Khôn cho nên gọi Khôn là Hướng bếp thừa Diên niên Kim tương sanh đắc vị, tốt nhiều hơn Cửa phòng và Cửa bếp. Nói chung là ba chỗ đều tốt, ở tại 3 cung Đaòi Đoài Khôn đều thuộc Tây tứ cung là một phe phía với Cửa cái Kiền ắt thêm lợi lộc cho nhà.


LUẬN VỀ SỰ SỬA ĐỔI VÀ SAI BIỆT

Ở trạch đồ thứ nhì này Sao chúa Tham lang đăng diện tại ngăn 4 rất tốt. Nhưng muốn tốt hơn phải phá bỏ tấm vách tường chặn ngang giữa ngăn 4 và ngăn 5. Làm như vậy sẽ không còn ngăn 5 nữa, mà ngăn 4 trở nên rộng lớn hơn khi trước và lại thành ngăn chót. Tham lang khi trước ở cách Sơn chủ một ngăn, nay ở ngăn chót là trực ngộ Sơn chủ tức được nhập miếu, sự thịnh vượng càng lớn mạnh. Và hễ Phòng chúa (ngăn 4) càng rộng lớn càng phát đạt to.

Ví như nhà này chỉ có hai ngăn thì cực chẳng đã phải tu tạo cho ngăn 2 lớn nhất làm Phòng chúa vì nó có Vũ khúc Kim là kiết tinh. Nhưng Vũ khúc thất địa vì nó thuộc Kim khắc Sơn chủ Tốn thuộc Mộc, chẳng thể phát đạt nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn khá hơn để ngăn đầu lớn mà ngăn hai nhỏ hơn, nhà sẽ phải suy vi.

Lại ví như nhà này có 3 ngăn thì phải thêm vách vào khoảng giữa ngăn đầu hay ngăn 2 để biến đổi thành nhà bốn ngăn, và phải tu tạo cho ngăn 4 rộng lớn nhất làm Phòng chúa để được Tham lang là kiết tinh đăng diện, nhà sẽ thịnh vượng tới 30 năm (như trên đã luận giải).

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐỘNG TRẠCH ĐỒ KIỂU MẪU THỨ 3 (ba ngăn)
(Xem bốn loại trạch số 6 trong Thiên IV lập thành)





Posted Image






VỊ TRÍ

Ngôi nhà này đặt tại Tốn sơn (Đông nam) và Kiền hướng (Tây bắc), Cửa cái ở một bên là thiên môn tại Khảm (chánh Bắc). Sơn chủ tại Tốn (Đông nam). Bếp tại Ly (chánh Namc). Hướng Bếp ngó về Khảm và Cửa bếp cũng tại Khảm (chánh Bắc). Phòng chúa là ngăn 2 rộng lớn nhất, có Sao chúa Tham lang là kiết tinh đăng diện. Cửa phòng tại Khảm (chánh Bắc).


AN DU NIÊN

Từ Cửa cái Khảm biến 1 lần tới Sơn chủ Tốn thừa Sinh khí đăng diện rất tốt (đăng diện vì Sinh khí Mộc gặp Tốn cũng Mộc là tỷ hòa). Sơn chủ thừa Sinh khí gọi là Sinh khí trạch. Từ Cửa cái Khảm biến 3 lần tới Bếp Ly thừa Diên niên thất vị, tốt ít (thất vị bởi Diên niên Kim gặp Ly Hỏa tương khắc). Từ Cửa cái Khảm biến 8 lần tới Cửa bếp Khảm, tới Hướng bếp cũng Khảm và tới Cửa phòng cũng Khảm, ba chỗ đồng thừa Phục vị đắc vị khá tốt (đắc vị bởi Phục vị Mộc gặp Khảm Thủy tương sanh). Ngoài ra, còn lấy Sơn chủ Tốn với Bếp Ly hỗ biến được Thiên y là kiết du niên.


PHIÊN TINH

Cửa cái Khảm là thiên môn (cửa ở một bên) thì phải từ Khảm biến 4 lần tới Kiền hướng tất được Lục sát vào ngăn đầu. Lục sát thuộc Thủy sanh Tham lang Mộc, vậy an sao Tham lang vào ngăn 2. Tham lang Mộc sanh Liêm trinh Hỏa, vậy an sao Liêm trinh vào ngăn 3.


CHỌN NGĂN LÀM PHÒNG CHÚA VÀ SAO CHÚA

Xem xét 3 ngăn nhà chỉ có ngăn 2 được Tham lang là kiết tinh nên phải chọn ngăn 2 tu tạo cho nó rộng lớn nhất để làm Phòng chúa và như vậy Tham lang được làm Sao chúa. Tham lang Mộc đối với Sơn chúa Tốn cũng Mộc tỷ hòa là Tham lang đăng diện, đệ nhất khiến cho nhà thịnh vượng.


LUẬN GIẢI BA CHỖ CHÍNH YẾU

Ba chỗ chính yếu: Cửa cái, Sơn chủ và Bếp ở tại 3 cung Khảm Tốn Ly trọn thuộc về Đông tứ trạch (không bị xen cung khác phe). Đó là một điều kiện ưu tiên cần phải có cho một ngôi nhà tốt. Cửa cái Khảm sanh Sơn chủ Tốn Mộc và Sơn chủ Tốn Mộc lại sanh Bếp Ly Hỏa, như vậy gọi là Thủy Mộc tương sanh, Mộc Hỏa thông minh, toàn các cách hay. Ba cung Khảm Tốn Ly hỗ biến với nhau được Sinh khí, Diên niên và Thiên y là một bộ ba du niên tốt cho nên nhà này được mệnh danh la Nhà ba tốt (Bởi Khảm với Tốn hỗ biến với nhau được Sinh khí, Khảm với Ly hỗ biến được Diên niên, Tốn với Ly hỗ biến được Thiên y). Phòng chúa có Sao chúa Tham lang Mộc là đại kiết tinh đăng diện hợp với Đông tứ trạch, đó là một cách tốt mạnh nhất.

Nói tóm lại: Đây là một ngôi nhà rất thịnh vượng, phú quí bậc nhất, và luận giải riêng từng chỗ như sau đây:

- Cửa cái Khảm: Cửa cái Khảm tuy không thấy an du niên nào, kỳ thật gián tiếp nó có tới 2 du niên tốt. Vì từ Sơn chủ Tốn hỗ biến lại Khảm, tất Khảm cũng thừa Sinh khí như Tốn. Và từ Bếp Ly hỗ biến lại Khảm cũng thừa Diên niên như Ly.

- Bếp Ly: Bếp Ly thừa Diên niên là kiết du niên, nhưng Diên niên Kim gặp Ly Hỏa tương khắc thất vị, chỉ tốt vừa vừa thôi, cách ăn uống ở bậc trung lưu. (Luận thêm: cách ăn uống và thức ăn ít khi thay đổi kới là bởi có Cửa bếp và Hướng bếp thừa Phục vị có ý nghĩa là trở lại thức ăn cũ, nhưng Phục vị đắc vị, món ăn vẫn tốt). Bếp Diên niên có tính cách làm cho gia đạo yên lành, sống lâu, mạnh khỏe và phát tài. Bếp Ly đối với Cửa cái Khảm, ở Kinh Dịch gọi là quẻ: Hỏa Thủy vị tế. Ly trung nữ, Khảm trung nam, vợ chồng chánh phối, tiền bạc đủ đầy, công danh hiển hách, con cháu nhiều… Nhưng ở lâu năm sẽ khắc vợ, tim đau mắt bệnh. (Đó là bởi Khảm khắc Ly, mà Ly thuộc vợ, tim, mắt).

- Sơn chủ Tốn: Sơn chủ là chỗ hệ trọng tối đa vì nó đã trực tiếp thừa một du niên, lại còn ảnh hưởng mạnh nhất với Sao chúa. Nhà này Cửa cái Khảm Thủy sanh Sơn chủ Tốn Mộc là ngoài sanh vào trong (sanh hoạnh tài và sinh kế thật phát đạt. Khảm thuộc Dương và Tốn thuộc Aõm có Dương phối hợp, là điềm thịnh vượng lâu dài, con cháu đông đảo… Lại phú quí vẻ vang, gái đẹp làm nên).

Sơn chủ Tốn thừa Sinh khí là một đại kiết du niên đăng diện là hợp trạch (loại Mộc hợp với Đông tứ trạch) khiến cho nhà hưng thịnh vô cùng, đem sự sống mạnh khỏe, mực sỏng rất cao cho trọn số nhân khẩu, dù sinh kế là nghề nào cũng trội hơn thiên hạ.


Sơn chủ Tốn ảnh hưởng với Sao chúa Tham lang Mộc là một kiết tinh đăng diện lại hợp trạch (Loại Mộc hợp với Đông tứ trạch), làm cho gia đạo hưng long, mau làm nên quan quí và lên tới bậc đại phú, hàng đầu lập nên nhiều phái nổi tiếng, viết nên nhiều sách hay ho, khéo léo và thông thạo mọi việc, nếu ăn ở có đạo đức sẽ là bậc vĩ nhân trong đời giúp ích cho nhân loại.

Như trên đã nói riêng Sơn chủ Tốn thừa Sinh khí và Sơn chủ Tốn ảnh hưởng với Tham lang. Giờ luận chung như vầy: Sơn chủ Tốn thừa Sinh khí gọi là Sinh khí trạch, lại ảnh hưởng với Tham lang nên cũng gọi là Tham lang trạch. Nhưng Sinh khí tức Tham lang, Tham lang tức Sinh khí (vì chúng tùy thuộc nhau) đều là tượng Thanh long cho nên gọi là lưỡng long nhập trạch (hai rồng vào nhà). Sinh khí và Tham lang tùy thuộc nhau tất ứng nghiệm in nhau như vầy: Hai rồng lên điện (đăng diện), kiết sự trùng lai (đến một lần hai việc tốt hoặc việc tốt đến hai lần giống nhau), 5 trai thi đỗ, trai thông minh, gái tuấn tú, con hiếu cháu hiền, ruộng nương cùng gia sản lần lần sắm thêm, lục súc đầy chuồng, công danh vinh hiển, càng ở lâu càng thêm nhân khẩi mà không ai tay trắng (người nào cũng có của cải), gia tướng dư dùng, phát đạt cấp kỳ tới mãi lâu xa. Thật chính là một ngôi nhà phú quí song toàn, khó nhà nào bì kịp. Sơn chủ Tốn thuộc Mộc, gặp Sinh khí và Tham lang cũng Mộc, rất hợp với Đông tứ trạch. Và vì là loại Mộc cho nên những sự việc may mắn thường xảy đến nhằm năm tháng ngày giờ Giáp Aỏt (Mộc) hoặc Hợi Mẹo (Mộc cục). Aỷnh hưởng tốt nhiều nhất cho hàng trưởng nữ, vì Tốn thuộc trưởng nữ. Loại Mộc ứng vào số 3 và số 8. Người chiếu theo trạch đồ này mà xây cất lên hay sửa chữa lại thì đến 30 ngày đặng sự vui mừng nhỏ, đến 80 ngày thành tựu việc khá hệ trọng, ở từ 3 đến 8 năm đã khá giàu, đến 30 năm phú quí song toàn, đến 80 năm đại phú đại quí.

(Chú ý: ở trước, Động trạch đồ thứ nhì nơi ngăn 4 cũng được Tham lang đăng diện nhưng Sơn chủ thừa Họa hại là hung du niên lại bị Cửa cái khắc cho nên chỉ phát tới 30 năm mà thôi, không thể sánh bằng Động trạch thứ ba này cũng được Tham lang đăng diện nhưng Sơn chủ thừa Sinh khí là kiết du niên đăng diện).


LUẬN GIẢI BA CHỖ PHỤ THUỘC

Cửa phòng, Cửa bếp và Hướng bếp đều ở tại Khảm thừa Phục vị đắc vị. Phục vị tuy tốt ít nhưng đắc vị lại hợp với Đông tứ trạch cho nên sự tốt đưịơc phụ trội, giúp cho nhà thịnh vượng không phải ít (khác với ba chỗ Phục vị thất vị ở Động trạch đồ thứ nhất).


KẾT LUẬN

Các sao và du niên đều thuộc Mộc rất hợp với 6 chỗ đồng thuộc Đông tứ trạch. Nhà này thuần một khí chất Mộc, phú quí song toàn. Như muốn tốt hơn một bậc nữa thì sửa đổi ngăn 2 và ngăn 3 thành một ngăn chót, vì Tham lang sẽ trực ngộ với Sơn chủ trở nên nhập miếu, phát đạt hơn lên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐỘNG TRẠCH ĐỒ KIỂU MẪU THỨ TƯ (ba ngăn)

(Xem bốn loại trạch số 17 trong Thiên VI lập thành)

Posted Image

VỊ TRÍ

Khảm sơn (chánh Bắc), Ly hướng (chánh Nam). Cửa cái là chính mộc môn tại Ly (chánh Nam). Sơn chủ tại Khảm (chánh Bắc). Bếp tại Chấn (chánh Đông). Hướng bếp ngó về Ly (chánh Nam). Cửa bếp tại Tốn (Đông nam). Phòng chúa tại ngăn 3 rộng lớn nhất có Sao chúa Tham lang. Cửa phòng chúa tại Ly (chánh Nam).

AN DU NIÊN

Chiếu theo cách lập thành nơi bài 8 trong Thiên I (Dẫn lộ) thì: Cửa cái tại Ly tất Sơn chủ Khảm thừa Diên (đắc vị), tất Bếp Chấn thừa Sinh khí (đăng diện), tất Hươớng bếp Ly thừa Phục vị (đắc vị) tất Cửa bếp Tốn thừa Thiên y (thất vị), tất Cửa phòng Ly thừa Phục vị (đắc vị). Ngoài ra, còn lấy Sơn chủ Khảm với Bếp Chấn hỗ biến được Thiên y (Thiên y này ở trung gian ảnh hưởng với cả Sơn chủ và Bếp).

PHIÊN TINH

Cửa cái Ly ở chính giữa mặt tiền (thuộc chính môn) phải từ Ly biến 3 lần tới Sơn chủ Khảm tất được Diên niên; vậy an diên niên vào ngăn đầu. Diên niên thuộc Kim sanh Văn khúc Thủy,, vậy an Văn khúc vào ngăn 2. Văn khúc Thủy sanh Tham lang Mộc, vậy an Tham lang vào ngăn 3.

CHỌN NGĂN LÀM PHÒNG CHÚA VÀ SAO CHÚA

Xem xét trong 3 ngăn nhà có ngăn đầu được Diên niên tức Vũ khúc là kiết tinh đắc vị và ngăn 3 được Tham lang cũng là kiết tinh đắc vị. Hai ngăn tốt bằng nhau nhưng không dùng ngăn đầu vì nó trực thuộc với Hướng chớ không hệ thuộc về Sơn chủ. Vậy nên phải chọn ngăn 3 có Tham lang đắc vị, tu tạo nó cho cao rộng lớn nhất để làm Phòng chúa và tất nhiên Tham lang là Sao chúa.

- Nên chú ý: Dù cho Diên niên có thể dùng được cũng chẳng nên dùng vì nó thuộc Kim khắc Đông tứ trạch (Mộc) là ngôi nhà này: Lại như vầy nữa: nếu dùng ngăn đầu tu tạo rộng lớn nhất để làm Phòng chúa tất các ngăn đầu nhỏ hơn. Đó là trước lớn rộng mà sau nhỏ hẹp, tượng hình con cá đói lâu ngày, đầu nó to mà thân mình ôm nhỏ, đồng với ý nghĩa trước tốt sau xấu, có tiếng mà không có miếng.

LUẬN GIẢI BA CHỖ CHÍNH YẾU

Ba chỗ chính yếu là Cửa cái, Sơn chủ và Bếp ở nhằm cung Ly Khảm Chấn trọn thuộc về Đông tứ trạch là điều kiện ưu tiên cần phải có một ngôi nhà ở tốt. Nếu gia chủ Đông mệnh thì hợp với nhà này hơn Tây mệnh. Ngoài ra, nhà còn có những cách tốt như sau: sanh kế phát đạt. Bếp Chấn Mộc sanh Cửa cái Ly Hỏa gọi là Mộc Hỏa thông minh, ứng điềm công danh hiển hách. Ba cung Khảm Ly Chấn hỗ biến được ba du niên tốt là Sinh khí, Diên niên và Thiên y cho nên nhà này được mệnh danh là Nhà ba tốt, các việc may mắn tụ tập vào nhà. (Chấn với Ly hỗ biến được Sinh khí, Ly với Khảm hỗ biến được Diên niên, Khảm với Chấn hỗ biến được Thiên y). Luận riêng cho Sơn chủ Khảm và Bếp Chấn như sau:

- Sơn chủ Khảm: thừa Diên niên đắc vị cũng đã quá tốt, huống chi còn được ảnh hưởng lớn lao của Sao chúa Tham lang đắc vị và nhập miếu lại hợp với Đông tứ trạch. Như vậy ngôi nhà này đã gọi là Diên niên trạch mà cũng gọi là Tham lang trạch, ứng nghiệm như sau: năm phước tròn đủ (phú, quí, thọ, khang, ninh), sống lâu nhờ mạnh khỏe, nam thông minh, nữ tuấn tú, con hiếu cháu hiền, ruộng nương cùng sản nghiệp thêm nhiều, lục súc hưng vượng, khoa cử đỗ liền liền, áo trắng bước lên cung điện, tay đỏ làm nên nhà, phú quí tột cao, nhân khẩu càng đông. ở nhà này tới 3 năm hay 8 năm đã hưng phát, ở tới 30 hay 80 năm hưng phát lớn. Đáng gọi đây là một ngôi nhà cứu bần đệ nhất mau (dạng nghèo mau trở nên giàu). Nếu năm Dần tu tạo được ngôi nhà này thì qua năm Mẹo đã phát lên (vì Dần Mẹo Mộc hợp với Đông tứ trạch). Những sự việc may mắn thường đưa đến nhằm năm tháng ngày giờ Hợi Mẹo Mùi (Mộc cục).

- Bếp Chấn: Bếp tại Chấn thuộc Mộc đối với Cửa cái tại Ly thuộc Hỏa, ở Kinh Dịch gọi là quẻ Lôi hỏa phong, ở dương trạch gọi là Mộc hỏa thông minh, lại cũng gọi là Thanh long nhập trạch vì Sinh khí tượng Thanh long, chánh hiệu là Đông trù tư mạng của Đông tứ trạch, tốt bậc nhất. Bếp này phải ở trong một ngôi nhà vừa phú vừa quí, gia tăng ruộng nương sản nghiệp, con người và tài năng đều trong sạch, tốt đẹp, thi đỗ liên kỳ cập đệ, phụ nữ cũng làm nên nhà cửa. Lại đoán răng: Bếp Sinh khí, rồng tiến tới cửa nhà bạc, danh lớn như sấm nổ, vận lên như nước sóng lên, khoa danh cầm chắc, tiền tài cùng trân bửu như mây tụ lại, oơn trên ban đầm vũ lộ, không có ý cầu mà được phú quí, những vinh quang tự nó dâng tới cho mình.

(Cần chú ý: Phàm các Bếp thừa Sinh khí thì chẳng nên khai hậu môn tức mở cửa sau cho ngăn nhà có Bếp vì sợ Sinh khí tiết tán ra bớt tốt).

Kết luận ba chỗ chính yếu: Ngôi nhà này đáng lẽ chẳng hoàn toàn như lời đã luận ở trên, vì trong ba chỗ chính yếu có Sơn chủ Khảm Thủy khắc Cửa cái có Ly Hỏa, ở lâu năm rồi gia đạo sanh bất hòa, khắc hại vợ sanh chứng đau tim bụng, tật bệnh mất… Nhưng nhờ có Bếp Chấn Mộc giải hết các tai hại ấy mà nhà trở nên hoàn toàn tốt. Bởi Sơn chủ Khảm Thủy bị bệnh sanh Bếp Chấn Mộc làm trung gian cho Sơn chủ Khảm chẳng còn hơi sức đâu mà khác được Cửa cái Ly Hỏa. Lại nói rằng Khảm Thủy sanh Chấn Mộc rồi Chấn Mộc sanh Ly Hỏa, ấy là ba chỗ chính yếu sanh chuyền (đệ sanh), nhà ở lần lần hưng phát lên. Nếu dùng Bếp Tốn Mộc cũng có thể tốt gần bằng như Bếp Chấn. Còn dùng các Bếp Ly Bếp Khảm cũng là những Bếp tốt, song không giải được những tai hại như trên đã kể.

LUẬN GIẢI BA CHỖ PHỤ THUỘC

Miệng lò Bếp ngó về hướng Ly cho nên gọi Ly là Hướng Bếp thừa Phục vị đắc vị, khá tốt. Cửa Bếp Tốn thừa Thiên y thất vị, tốt bình thường. Cửa phòng Ly cũng như Hướng bếp Ly thừa Phục vị đắc vị, khá tốt.

Tóm lại, ba chỗ phụ thuộc đều được du niên tốt vừa vừa, nhưng điều hệ trọng là ba cung Ly Tốn Ly đều hợp với ngôi nhà Đông tứ trạch tất phải có phụ thêm phước lộc cho nhà, chẳng có chỗ nào làm hao giảm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐỘNG TRẠCH ĐỒ KIỂU MẪU THỨ NĂM (năm ngăn)
(Xem 4 loại trạch số 17 trong Thiên VI lập thành)


Posted Image


Chú ý: Với kiểu mẫu khác, ngôi nhà này không phải nóc bằng mà là nóc nhọn vì được cất làm hai mái dâu lại bởi cái rường nhà là chỗ cao nhất trong nhà, (Rường nhà tục gọi là con lươn, nếu là nhà cất bằng cây lá tất có gác cái đòn dông xuôi theo rường nhà. Nhà này giả dụ có năm ngăn và ngăn chính giữa bốn ngăn kia là ngăn thứ 3 ở nhằm ngay rường nhà, tức thị ngăn 3 này là ngăn trung tâm và cao vót hơn tất cả bốn ngăn kia.

VỊ TRÍ

Sơn tại Khảm (chánh Bắc). Hướng tại Ly (chánh Nam). Cửa cái là chính môn tại Ly. Sơn chủ tại Khảm. Bếp tại Chấn (chánh Đông). Hướng bếp ngó về Khảm (chánh Bắc). Cửa bếp tại Tốn (Đông nam). Phòng chúa tại ngăn 5 có Sao chúa Cự môn. Cửa phòng chúa tại Tốn (Đông nam).

AN NIÊN

Chiếu theo cách lập thành nơi bài 8 trong thiên Dẫn lộ: Cửa cái tại Ly tất Sơn chủ Khảm Thủy thừa Diên niên Kim (đắc vị); tất Bếp Chấn Mộc thừa Sinh khí Mộc (đăng diện), tất Hướng bếp Khảm Thủy thừa Diên niên Kim (đắc vị), tất Cửa bếp và Cửa phòng đồng tại Tốn Mộc thừa Thiên y Thổ (thất vị). Ngoài ra, còn lấy Sơn chủ Khảm với Bếp Chấn hỗ biến được Thiên y (ảnh hưởng tốt cho cả Sơn chủ và Bếp).

PHIÊN TINH

Cửa cái tại Ly là chính môn, phải khởi từ Ly biến 3 lần tới Sơn chủ Khảm tất được du niên Diên niên, vậy an Diên niên vào ngăn đầu. Diên niên thuộc Kim sanh Văn khúc Thủy, vậy an Văn khúc vào ngăn 2. Văn khúc Thủy sanh Tham lang Mộc, vậy an Tham lang vào ngăn 3. Tham lang Mộc sanh Liêm trinh Hỏa, vậy an Liêm trinh vào ngăn 4. Liêm trinh Hỏa sanh Cự môn Thổ, vậy an Cự môn vào ngăn 5.

CHỌN NGĂN LÀM PHÒNG CHÚA VÀ SAO CHÚA

Xem xét trong năm ngăn nhà, ngăn 3 có Tham lang và ngăn 5 có Cự môn đều là kiết tinh. Nhưng Tham lang Mộc đắc vị vì Mộc đối với Sơn chủ Khảm tương sanh, còn Cự môn Thổ thất vị vì Thổ với Thủy tương khắc. Theo lẽ đó tất phải chọn ngăn 3 có Tham lang đắc vị làm Phòng chúa và Sao chúa (bởi đắc vị tốt hơn thất vị). Nhưng vì theo như trên đã nói, ngôi nhà này có cái nóc cao vót do hai mái đâu lùi và ngăn 3 là ngăn trung tâm ở chính giữa bốn ngăn kia (trước hai ngăn sau hai ngăn) lại ở trúng nhằm ngay cái nóc cao vót, nghĩa là ngăn 3 này ở trung tâm và cao hơn tất cả bốn ngăn kia, không nên chọn nó làm Phòng chúa và Sao chúa. Bởi sao? Bởi sách có câu: Tâm cao tài tứ tán. Tâm cao là nói ngăn trung tâm cao hơn tốt. Tài tứ tán là nói tiền bạc hao tứ tung. Nhưng nên hiểu: nếu ngăn cao chót vót này không phải là ngăn trung tâm của năm ngăn thì vô hại, mà lại còn nên chọn lấy nó làm Phòng chúa như ở Động trạch đồ kiểu mẫu thứ tư chẳng hạn. Và cũng nên hiểu nếu là nhà quan chức thì không có cái hệ Tâm cao tài tứ tán mà trái lại rất tốt cho đường công danh sẽ tiến lên tới hàng thượng phẩm. Nhà nóc bằng không có trường hợp cao này.

Kết luận: Nhà dân thì nên chọn ngăn 5 có Cự môn là kiết tinh thất vị làm Phòng chúa và Sao chúa. Còn nhà quan chức thì nên chọn ngăn 3 có Tham lang là kiết tinh đắc vị làm Phòng chúa và Sao chúa.

LUẬN GIẢI BA CHỖ CHÍNH YẾU

Ba chỗ chính yếu ngôi nhà này ở nhằm ba cung Ly Khảm Chấn là Đông tứ trạch giống y như ngôi nhà Động trạch kiểu mẫu thứ tư, nghĩa là hợp với gia chủ Đông mệnh hơn Tây mệnh và cũng có y như nhau 3 cách tốt: Thủy Mộc tương sanh, Mộc Hỏa thông minh và là Nhà ba tốt. Thủy Mộc tương sanh thì nhà làm ăn phát đạt. Mộc Hỏa thông minh thì nhà công danh rực rỡ; Nhà ba tốt là nhà tụ họp những sự may mắn. Luận riêng cho Sơn chủ Khảm và Bếp Chấn như sau:

Sơn chủ Khảm phối với Cửa cái Ly, ở Kinh Dịch gọi là quẻ Thủy Hỏa ký tế. Khảm phối Ly có đủ âm dương là vợ chồng chánh phối. Sơn chủ Khảm thừa Diên niên Kim đắc vị tạo thành cuộc phú quí, phước lộc tròn đầy, con cháu đầy nhà mà trung hiếu hiền lương… (đáng lẽ phải nói thêm như vầy: nhưng ở lâu năm thì khắc hại vợ, tim bụng đau nhức, mắt hay bị bệnh, đó là bởi Sơn chủ Khảm khắc Cửa cái Ly, song đây không kể vào là bởi có Bếp Chấn Mộc làm cứu tinh, giải khỏi hết các tai ách đó. Vì sao gọi là cứu tinh? Vì Sơn chủ Khảm Thủy tham sanh Bếp Chấn Mộc không còn có ý khắc Cửa cái Ly Hỏa. Sách có câu: Hung khắc tham sanh vô úy kỵ là nói chỗ hung khắc tham sanh không còn kỵ sợ nó nữa. Trường hợp này in như ở Động trạch thứ tư).

Sơn chủ Khảm ảnh hưởng mạnh với Sao chúa Cự môn Thổ là một kiết tinh có năng lực sanh phát tiền tài, khiến cho gia đạo và công danh hưng vượng, Nho Thích Lão ba đạo đều rành, dược sư và tướng số là hai ngành nghề làm nên danh tiếng. Nhưng hiềm một nỗi Cự môn thất vị lại là sao Thổ không hợp với Đông tứ trạch cho nên sự phát đạt đứng vào hạng trung bình (Cự môn thất vị không bằng Cự môn đắc vị rất tốt ở Động trạch đồ thứ nhất).

Bếp Chấn Mộc này cũng y như Bếp Chấn Mộc ở Động trạch đồ thứ 4 cho nên những lời luận giải in nhau, thỉnh xem trở lại.

LUẬN GIẢI BA CHỖ PHỤ THUỘC

Ba chỗ phụ thuộc là Hướng bếp, Cửa bếp và Cửa phòng. Ngôi nhà này ếp đặt tại Chấn nhưng miệng lò ngó về hướng Khảm. Hướng bếp Khảm thừa Diên niên đắc vị rất tốt. Cửa bếp và Cửa phòng đồng tại Tốn thừa Thiên y thất vị tốt vừa vừa. Tóm lại ba chỗ phụ thuộc đều thừa kiết du niên và Khảm Tốn Tốn là ba cung đều hợp với Đông tứ trạch tất nhiên thêm tốt cho ngôi nhà khá nhiều.

Như chủ nhà Đông mệnh là hợp trạch rất tốt, bằng chủ nhà Tây mệnh tất không hợp trạch, bớt tốt. Nếu chủ nhà Tây mệnh thì phải sửa Hướng bếp là để miệng lò ngó về hướng Tây Đoài cho hợp với mệnh cung chủ nhà ắt khỏi bị bớt sự tốt. Cho đến giưòng ngủ và đầu giường của chủ nhà cũng nên đặt vào các phương hướng thuộc Tây ứ cung (Kiền Khôn Cấn Đoài), như vậy mới không còn nói là không hợp nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐỒNG TRẠCH ĐỒ KIỂU MẪU THỨ SÁU (Năm ngăn)

(Xem bốn loại trạch số 7 trong Thiên VI lập thành)

Posted Image

VỊ TRÍ

Sơn tại Đoài (chánh Tây). Hướng tại Chấn (chánh Đông), Cửa cái tại Cấn (Đông bắc) là thiên môn. Sơn chủ tại Đoài (chánh Tây). Bếp tại Khôn (Tây nam). Hướng bếp, Cửa bếp và Cửa phòng chúa đồng tại Cấn (Đông bắc). Phòng chúa tại ngăn 5 rộng lớn nhất có Sao chúa Vũ khúc kiết tinh đăng diện lại nhập miếu.

AN DU NIÊN

Chiếu theo cách lập thành nơi bài 8 trong Thiên I: Cửa cái tại Cấn tất Sơn chủ Đoài thừa Diên niên Kim (đăng diện), tất Bếp Khôn thừa Sinh khí Mộc (thất vị), tất Hướng bếp, Cửa bếp và Cửa phòng đồng tại Cấn thừa Phục vị Mộc (thất vị). Ngoài ra, còn lấy Sơn chủ Đoài với Bếp Khôn hỗ biến được Thiên y rất tốt cho cả hai bên (vì Thiên y Thổ đối với Đoài Kim, Kim là tương sanh đắc vị, đối với Khôn Thổ tỷ hòa là đăng diện).

PHIÊN TINH

Cửa cái Cấn ở một bên là thiên môn tất phải lấy từ Cấn biến 4 lần tới Chấn hướng được Lục sát Thủy cho nên phải an Lục sát vào ngăn đầu Lục sát Thủy sanh Tham lang Mộc, vậy an Tham lang vào ngăn 2. Tham lang Mộc sanh Liêm trinh Hỏa, vậy an Liêm trinh vào ngăn 3. Liêm trinh Hỏa sanh ự môn Thổ, vậy an Cự môn vào ngăn 4. Cự môn Thổ sanh Vũ khúc Kim, vậy an Vũ khúc vào ngăn 5.

CHỌN NGĂN LÀM PHÒNG CHÚA VÀ SAO CHÚA

Xem xét trong năm ngăn nhà thì: ngăn 2 có Tham lang, ngăn 4 có Cự môn và ngăn 5 có Vũ khúc đều là kiết tinh nhưng vẫn khác nhau. Tham lang Mộc thất vị, vì đối với Sơn chủ Đoài Kim tương khắc. Cự môn Thổ đắc vị vì đối với Sơn chủ Đoài Kim tương sanh. Vũ khúc Kim đăng diện vì đối với Đoài Kim tỷ hòa.

Kết luận: Kiết tinh thất vị tốt không bằng kiết tinh đắc vị. Kiết tinh đắc vị tốt không bằng kiết tinh đăng diện. Vì vậy nên chọn ngăn 5 có Vũ khúc Kim tinh đăng diện làm Phòng chúa. Ngoài ra, Vũ khúc còn được hai điều tốt nữa là ngăn chót trực ngộ với Sơn chủ gọi là nhập miếu tất có cái sức thịnh vượng rất lớn mạnh, và Vũ khúc Kim rất hợp với Tây tứ trạch. Lại nữa Vũ khúc Kim hiệp với Diên niên cũng Kim tùy thuộc nhau mà ra vượng khí cho ngôi nhà đại phú. Có thể gọi ngôi nhà này là Vũ khúc trạch hay Diên niên trạch. Hoặc nói ngôi nhà này có hai sao Vũ khúc hay hai du niên diên niên, vì Vũ khúc tức Diên niên, Diên niên tức là Vũ khúc.

LUẬN ĐOÁN BA CHỖ CHÍNH YẾU

Cái tốt trước nhất của ngôi nhà này là Tây tứ trạch, vì ba chỗ chính yếu ở tại Cấn Đoài Khôn không có lân vào Đông tứ cung. Ba cung này so với nhau đều đặng tương sanh và tỷ hòa và hỗ biến với nhau được mệnh danh là Nhà ba tốt vì có đủ Sinh khí, Diên niên và Thiên y (Cấn với Khôn hỗ biến được Sinh khí, Cấn với Đoài hỗ biến được Diên niên, Đoài với Khôn hỗ biến được Thiên y). Tóm lại, ba chỗ chính yếu đều tốt. Và nếu chủ nhà Tây mệnh rất hợp ở ngôi nhà này, bằng Đông mệnh thì bớt tốt.

Sơn chủ Đoài: Sơn chủ thừa Diên niên lại gặp Vũ khúc đồng thuộc Kim nên tùy thuộc nhau cho nên có cái sức rất lớn rất mạnh để vượt lên phú qúi tột đỉnh. Có lời đoán như vầy: Vũ khúc trạch nhà sanh 4 trai cường thịnh. Diên niên trạch tuổi thọ thêm nhiều. Hai Kim đăng diện tiền bạc đầy rương, châu báu đầy tráp, cự phú chẳng sai. Diên niên và Vũ khúc, hợp thay Tây tứ trạch, nhà cửa hạng bậc hào hoa, tài trí, xuất thân từ hai cửa vũ văn, uy dũng mà nhân từ và hiếu hạnh, có tài cán lớn làm nên việc lớn, thông thạo trăm việc.

Lại luận đoán rằng: Cửa cái Cấn dương Thổ sanh Sơn chủ Đoài âm Kim là ngoài sanh vào trong: phước lộc phát lên mau, là âm dương có đủ, vợ chồng chánh phối. Sơn chủ Đoài thừa Diên niên đăng diện: tuổi nhỏ thi đỗ cao, hay có của bất ngờ, lục súc hưng vượng, ruộng nương và sản nghiệp có thêm, chồng vợ hòa hài, con cháu hiếu hiền, phụ nữ tuấn tú và có chí khí và tài năng như bậc trượng phu lập nghiệp tạo nên nhà cửa, con cháu đàn em hưng long, phát phước… Thật đây là một ngôi nhà Tây tứ trạch đệ nhất tốt. Ngày xưa Cam La 12 tuổi làm nên tể tướng là do ở ngôi nhà này vậy.

Diên niên và Vũ khúc đồng thuộc Kim ứng vào số 4 và số 9. Thế nên người chiếu theo Động trạch đồ mà cất lên hoặc sửa đổi cho giống y thì 40 đến 90 ngày ắt đặng việc tốt nhỏ. ở từ 4 năm đến 9 năm thì tiền tài và nhân khẩu đều thịnh vượng. Từ 40 đến 90 năm phú quí song toàn. Phàm gia đình ăn ở theo đạo đức thì sau 90 năm hoặc sớm hơnắt có sanh xuất bậc cái thế anh hùng làm nên đại sự trong thế gian.

Bếp Khôn: Bếp Khôn thuộc Thổ phối với Cửa cái Cấn cũng thuộc Thổ là tượng hai Thổ hợp nên thành lũy cao. Lại cũng gọi: mẹ gặp con là tượng vui mừng, mẹ hiền từ, con hiếu nghĩa (Khôn thuộc mẹ, Cấn thuộc con trai nhỏ). Bếp Khôn do Cửa cái Cấn mà được Sinh khí Mộc là tượng Thanh long vào nhà, chủ sự ăn uống đầy đủ, tích tụ tiền tài và châu ngọc. Nhưng vì Sinh khí Mộc khắc Khôn với Cấn Thổ cho nên về sau lâu bị bệnh phù thũng da vàng, tim bụng đau nhức, tỳ vị suy nhược, ăn không ngon. Lại đoán rằng: Khôn vi địa, Cấn vi sơn cho nên ở Kinh Dịch gọi là quẻ Địa sơn khiêm ứng như vầy: giàu nhiều mà sự hưng vượng mọi thứ cũng nhiều, lục súc và tiền tài đồng thời phát đạt. Từ 2 tới 5 năm dựng nên nhà cửa, mẹ già khá lo tử bệnh (Bếp Khôn này cũng y như Bếp Khôn ở Động trạch đồ thứ nhất).

LUẬN ĐOÁN BA CHỖ PHỤ THUỘC

Hướng bếp, Cửa bếp và Cửa phòng đồng ở tại Cấn Thổ thừa Phục vị Mộc thấ vị (vì Mộc với Thổ tương khắc). Phục vị là du niên tốt rất ít lại bị thất vị và Mộc thì không hợp với Tây tứ trạch, hóa cho nên không thể thêm phước lợi vào nhà, nhưng cũng không làm giảm sự thịnh phát lớn của ngôi nhà.

LUẬN VỀ SỬA ĐỔI VÀ SAI BIỆT

Bếp Khôn Thổ thừa Sinh khí Mộc thất vị cũng là một cái bếp tốt, nhưng vì Mộc Thổ tương khắc nên về sau lâu sẽ bệnh hoạn như nói trên như dời Bếp qua Kiền Kim tất thừa Thiên y Thổ đắc vị sẽ tốt hơn, nhưng lại vì Kiền thuộc dương phối với Cửa cái Cấn cũng dương: dương khí nhiều mạnh tất âm phải suy khiến phụ nữ không thọ và về sau lâu con cháu tuyệt tự. Duy dời Bếp lại Đoài Kim tất thừa Diên niên Kim đăng diện ắt tốt trội hơn hai, Bếp Khôn Kiền tuy cũng có khuyết mất một điểm mà chẳng hại chi. Điểm khuyết đó là ba cung chính yếu Cấn Đoài Đoài hỗ biến được hai Diên niên và một Phục vị tức không còn được mệnh danh Nhà ba tốt.

Kết luận: Sự tốt còn nguyên đủ mà có cái hại khác, chi bằng bớt một ít tốt mà chẳng có hại, vậy nên dùng Bếp Đoài cũng tốt như Sơn chủ Đoài vậy.

Ngôi nhà này là Tây tứ trạch, vậy nên chủ nhà Tây mệnh thì hợp với nhà, rất tốt. Bằng chủ nhà Đông mệnh tất không hợp với nhà thì phải chuyển hướng bếp ngó về Đông tứ cung (Khảm Ly Chấn Tốn) cho hợp với Đông mệnh của chủ nhà. Cho tới giường ngủ và đầu giường của chủ nhà cũng nên đặt để theo các phương hướng Đông tứ cung. Được như vậy thì không còn nói là không hợp nữa. Theo ngôi nhà này Bếp đặt tại Khôn Đoài Kiền đều là Bếp tốt, và cả ba đều có thể xoay trở cho Hướng bếp ngó về Đông tứ cung:

Posted Image

Xem như trên thì Bếp Khôn miệng lò ngó về hướng Khảm, Bếp Đoài miệng lò ngó về hướng Chấn, Bếp Kiền ngó về hướng Ly. Ba hướng Khảm Chấn Ly đều thuộc về Đông tứ cung.

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐỘNG TRẠCH ĐỒ KIỂU MẪU THỨ BẢY (Yểm sát trạch)

(Xem Bốn loại trạch số 14 trong Thiên VI lập thành)

Posted Image

VỊ TRÍ

Sơn và Sơn chủ tại Kiền (Tây bắc). Hướng tại Tốn (Đông nam). Cửa cái là chính môn tại Tốn hướng Đông nam. Bếp tại Khảm (chánh Bắc). Cửa bếp thuộc ngăn 3 và Cửa phòng chúa thuộc ngăn 2 đều ở tại Chấn (chánh Đông). Tạo tác ngăn 2 rộng lớn nhất làm Phòng chúa để được Sao chúa Vũ khúc Kim là kiết tinh đăng diện. Trong phạm vi Phòng chúa có dựng Phòng ngủ và Cửa phòng ngủ đồng tại Đoài (chánh Tây).

AN DU NIÊN

Từ Cửa cái Tốn biến 5 lần tới Sơn chủ Kiền thừa Họa hại, biến 1 lần tới Bếp Khảm thừa Sinh khí (đắc vị), biến 3 lần tới Cửa bếp Chấn thừa Diên niên (thất vị), biến 3 lần tới Cửa phòng Chấn thừa Diên niên thất vị, biến 2 lần tới Hướng bếp Khôn thừ Ngũ quỉ, biến 4 lần tới Phòng ngủ Đoài thừa Lục sát. Ngoài ra, Sơn chủ Kiền Với Bếp Khảm hỗ biến gặp Lục sát.

PHIÊN TINH

Cửa cái Tốn ở khoảng giữa mặt tiền (chính môn) thì phải từ Tốn biến 5 lần tới Sơn chủ Kiền được du niên Họa hại, vậy an Họa hại vào ngăn đầu. Họa hại thuộc Thổ sanh Vũ khúc Kim, vậy an Vũ khúc vào ngăn 2. Vũ khúc Kim sanh Văn khúc Thủy, vậy an Văn khúc vào ngăn 3.

CHỌN NGĂN LÀM PHÒNG CHÚA VÀ SAO CHÚA

Xem xét trong ba ngăn nhà thấy có 2 ngăn đặng an Vũ khúc là kiết tinh đăng diện. Vậy nên phải chọn ngăn 2 này tu tạo cho rộng lớn nhất để làm Phòng chúa và để được dùng Vũ khúc đăng diện làm Sao chúa.

LUẬN ĐOÁN BA CHỖ CHÍNH YẾU

Ba chỗ chính yếu của ngôi nhà này là Cửa cái Tốn, Bếp Khảm và Sơn chủ Kiền. Luận riêng từng chỗ như sau:

- Cửa cái Tốn: đem Sinh khí cho Bếp Khảm rất tốt, nhưng đem Họa hại cho Sơn chủ Kiền là điều bất lợi cũng không phải ít. Cũng như Cửa cái Tốn Mộc đối với Bếp Khảm thủy tương sanh là lợi, nhưng đối với Sơn chủ Kiền Kim tương khắc là hại.

- Bếp Khảm Thủy phối với Cửa cái Tốn Mộc là tương sanh, âm dương có đủ lại thừa Sinh khí đặc vị toan la nhữngc cách tốt, ở Kinh Dịch tiền tài đều phong thịnh, khoa giáp đỗ liền liần, nam thông minh, nữ tuấn tú, con hiếu cháu hiền, lục súc hưng vượng, thật là một cái Bếp đại kiết đem đến phú quí và đông cháu con. Nhưng vì nó (Khảm) đối với Sơn chủ Kiền hỗ biến ra Lục sát là hung du niên cho nên phải bị giảm bớt phát đạt, vượng nhân đinh (thêm đông người) hơn là vượng tiền tài.

- Sơn chủ Kiền thừa Họa hại là một hung du niên lại cùng với Bếp Khảm hỗ biến ra Lục sát cũng là một hung du niên nữa. Như vậy Sơn chủ là trụ cột ngôi nhà mà phạm tới 2 hung sát (Họa hại và Lục sát). Đó là chưa kể Sơn chủ khắc Cửa cái là điều nguy hại chẳng vừa. Do đó luận đoán như vầy: Sơn chủ Kiền thuộc dương Kim khắc Cửa cái Tốn thuộc âm Mộc, ấy là Dương thắng Aõm suy cho nên phụ nữ không trường thọ, sanh sản chết mất, thường bị các chứng đau mắt và lưng mông, tim, bụng. Sơn chủ Kiền thừa Họa hại gọi là Họa hại trạch, tức là ngôi nhà sanh họa hoạn và tai họa. Họa hại lâm Kiền như thả giaặc về chủ nó, sẽ có sự phản phúc không sai. Tuy nhiên, lúc đầu cũng phát tài phát lộc, phát công danh nhỏ và thêm người, vì Họa hại tức sao Lộc tồn tuy có hại mà cũng có lộc. Và Họa hại Thổ sanh Kiền Kim như người đau nhưng bệnh chứng không hành hung quá đổi. Sơn chủ Kiền với Bếp Khảm tuy tương sanh mà hỗ biến ra Lục sát là hợp nhau để gây nên hại. Lục sát có tánh cách bất chánh, thường sanh ra việc gió trăng, vượt tường dòm ngó… Nhưng tai họa không trọng đại vì Lục sát Thủy đối với Khảm Thủy tỷ hòa, đối với Kiền Kim tương sanh. Còn một điều rất đáng chú ý: tuy Sơn chủ Kiền khắc Cửa cái Tốn và biến sanh du niên Họa hại là ngôi nhà tai hại chẳng ít, nhưng nhờ Bếp Khảm đứng trung gian có thể giải được sự khắc hại đó. Vì Kiền Kim mắc lo sanh Khảm Thủy không còn để tâm khắc Tốn Mộc nữa, trựi lại nó đổi thành một cuộc tấn sanh rất tốt (Kiền Kim sanh Khảm Thủy, rồi Khảm Thủy sanh Tốn Mộc). (Động trạch đồ kiểu mẫu thứ tư cũng có trường hợp như vậy).

Suy theo trên thì ngôi Họa hại trạch này do Sơn chủ Kiền làm chủ, không thể phát lên được. Nhưng rất may Sơn chủ Kiền còn ảnh hưởng với Sao chúa Vũ khúc Kim là kiết tinh đăng diện thừa sức trấn áp du niên Họa hại hóa nên ngôi nhà này rất tốt có thể phát lên giàu sang tới 40 năm hoặc hơn, rồi sau đó mới suy kém dần dần. Đáng lẽ chỉ nói phát lên có 30 năm thôi, nhưng nhờ Bếp Khảm giải được cái khác của Sơn chủ Kiền khắc Cửa cái Tốn như trên đã dẫn giải. Như vậy, ngôi nhà này cũng gọi là Yểm sát trạch, nghĩa là dùng kiết tinh đăng diện ở Phòng chúa để trấn áp hung du niên tại Sơn chủ. (Động trạch kiểu mẫu thứ nhì cũng là Yểm sát trạch, nhưng chỉ phát tới 30 năm mà thôi, nhưng nhờ Bếp Khảm giải được cái khắc của Sơn chủ Kiền Cửa cái Tốn như trên đã dẫn giải. Như vậy ngôi nhà này cũng gọi là Yểm sát trạch, nghĩa là dùng kiết tinh đăng diện ở Phòng chúa để trấn áp hung du niên tại Sơn chủ. (Động trạch kiểu mẫu thứ nhì cũng là Yểm sát trạch, nhưng chỉ phát tới 30 năm mà thôi vì không có cái Bếp để hóa giải sự tương khắc của Sơn chủ với Cửa cái).

(Xem những sự việc ứng nghiệm của Sao chúa Vũ khúc ở bài 11 và 16 trong Thiên dẫn lộ).

LUẬN GIẢI BA CHỖ PHỤ THUỘC VÀ PHÒNG NGỦ TẠI ĐOÀI

Cửa phòng và Cửa bếp đồng tại Chấn thừa Diên niên là du niên tốt, nhưng thất vị chỉ toốt vừa vừa. Duy Hướng bếp ngó về Khôn thừa Ngũ quỉ là đại hung sát, nhưng nếu chủ nhà là Tây mệnh thì lại tốt vì Khôn đồng một phe phía với Tây mệnh. Ngoài ra trong ngăn 2 còn có dựng một Phòng ngủ chủ nhà tại Đoài. Phòng ngủ và cửa phòng ngủ đồng ở tại Đoài của ngăn 2, thừa Lục sát là hung du niên. Phòng ngủ chủ nhà cũng có một phần ảnh hưởng tốt xấu. Nếu chủ nhà Tây mệnh thì hợp với Phòng ngủ Đoài này, bằng chủ nhà Đông mệnh tất không hợp, phải dời Phòng ngủ tại Ly thừa Thiên y, đã hợp mệnh mà lại hợp trạch nữa. (Chớ làm Phòng ngủ này với Chủ phòng ở Tịnh trạch Thiên II).

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐỘNG TRẠCH ĐỒ KIỂU MẪU THỨ TÁM (Yểm sát trạch)

(Xem Bốn loại trạch đồ số 11 Thiên VI Lập thành)

Posted Image

VỊ TRÍ

Đoài sơn (chánh Tây), Chấn hướng (chánh Đông. Cửa cái là chính môn tại Chấn (Chánh Đông). Sơn chủ tại Đoài (chánh Tây). Bếp tại Khôn (Tây nam). Hướng bếp ngó về Khảm (chánh Bắc). Cửa bếp và Cửa phòng chúa đồng tại Cấn (Đông bắc). Phòng chúa tại ngăn 5 có Sao chúa Cự môn là kiết tinh đắc vị và nhập miếu Trong phạm vi của Phòng chúa có dựng Phòng ngủ và Cửa phòng ngủ đều ở trong khoảng cung Tốn.

AN DU NIÊN

Từ Cửa cái Chấn biến 7 lần tới Sơn chủ Đoài thừa Tuyệt mệnh (hung), biến 5 lần tới Bếp Khôn thừa Họa hại (hung), biến 4 lần tới Cửa bếp Cấn và Cửa phòng cũng Cấn đồng thừa Lục sát (hung), biến 6 lần tới Hướng bếp Khảm thừa Thiên y (kiết), biến 3 lần tới Phòng ngủ Tốn thừa Diên niên (kiết). Ngoài ra, Sơn chủ Đoài với Bếp Khôn hỗ biến được Thiên y (kiết).

PHIÊN TINH

Cửa cái là chính môn tại Chấn tất phải lấy Chấn biến 7 lần tới Sơn chủ Đoài thừa Tuyệt mệnh, vậy an Tuyệt mệnh vào ngăn đầu. Tuyệt mệnh Kim sinh Văn khúc Thủy, vậy an Văn khúc vào ngăn 2. Văn khúc Thủy sinh Tham lang Mộc, vậy an Tham lang vào ngăn 3. Tham lang Mộc sinh Liêm trinh Hỏa, vậy an Liêm trinh vào ngăn 4. Liêm trinh Hỏa sinh Cự môn Thổ, vậy an Cự môn vào ngăn 5 là ngăn cuối cùng.

CHỌN NGĂN LÀM PHÒNG CHÚA VÀ SAO CHÚA

Xem xét trong năm ngăn nhà thì thấy ngăn 3 có Tham lang và ngăn 5 cự Cự môn đều là kiết tinh, nhưng Tham lang Mộc đối với Sơn chủ Đoài Kim tương khắc là thất vị không tốt bằng Cự môn Thổ đối với Sơn chủ Đoài Kim tương sanh là đắc vị lại ở ngăn cuối cùng là nhập miếu. Vậy nên chọn ngăn 5 tu tạo cho rộng lớn nhất làm Phòng chúa để được Sao chúa Cự môn là kiết tinh đặc vị lại nhập miếu rất tốt.

LUẬN GIẢI BA CHỖ CHÍNH YẾU

Cửa cái Chấn biến sanh ra Tuyệt mệnh cho Sơn chủ Đoài lại biến sanh ra Họa hại cho Bếp Khôn, đó là một cái cửa rất bất lợi. Sơn chủ Đoài thừa Tuyệt mệnh là du niên đại hung lại còn khắc Cửa cái Chấn thật là tai họa vô cùng. Bếp Khôn thừa Họa hại là cái bếp gây nên họa bệnh.

Tóm lại, ba chỗ chính yếu nói trên toàn thừa hung sát, ở ngôi nhà này tất phải suy vi. Nh7ng nhờ ở Phòng chúa có Sao chúa Cự môn là kiết tinh đắc vị lại nhập miếu, các hung sát phải thoái phục (lui ẩn) cho nên nhà này tạm phát phú quí trong 20 hay 25 năm là nhiều, rồi sau đó, khi kiết khí cùa Cự môn đã suy yếu, các hung sát nổi dậy, gây nên tai biến theo sự ứng nghiệm cùa chúng như sau: Sơn chủ Đoài thừa Tuyệt mệnh như loài mang thú lớn lên rồi phá hủy chỗ sanh ra nó và cắn lại mẹ nó. Cửa cái Cấn thuộc dương Mộc phối với Sơn chủ Đoài thuộc Kim là âm với dương tương khắc có tượng rồng với hỗ tranh đấu nhau làm thương sầu tới bậc tôn trưởng, số người ở chẳng thêm, tiền tài lần lần hao hụt, thường sanh bệnh nơi lưng, tim bụng, hiếm con nối dòng, linh đinh cô quả, người ra riêng củng sống độc thân. Bếp Khôn thổ bị Cửa cái Chấn Mộc khắc hại làm thương tổn lão mẫu, âm nhân cùng tiểu nhi đau chứng trong ngực chứa hòn cục, phụ nữ bệnh da vàng, trưởng nữ nghịch với mẹ với dì, cờ bạc ham vui, phá gia bại sản, cổ họng chẳng thông, khí độc xông tim, bụng dạ bành trướng, chẳng muốn ăn, người chết rồi tài sản tiêu ma, thật đáng thương cho người vậy.

LUẬN GIẢI BA CHỖ PHỤ THUỘC

Cửa phòng và Cửa bếp đều đặt tại Cấn và đồng thừa Lục sát, còn Hướng bếp ngó về Khảm thừa Thiên y. Như vậy hai xấu một tốt. Trong thời kỳ hưng thịnh (lúc đầu) chẳng hại chi lắm, nhưng đến lúc suy vi thêm một ít họa cũng là nặng nề.

LUẬN VỀ SỰ SỬA ĐỔI VÀ SAI BIỆT

Như trên đã luận ngôi nhà này chỉ phát đạt vài chục năm. Vậy khi ở được lối 15 năm phải lo cất lại hay sửa đổi lại, sớm hơn càng hay. Như muốn sửa đổi cho tốt hơn thì chỉ cần có một việc là dời Cửa cái là nhà trở nên rất thịnh vượng lâu dài. Cửa cái tại Chấn dời qua Cấn bên tả mặt tiền, trạch đồ sẽ biến đổi lại như sau:

Posted Image

HƯỚNG CHỖ KHÁC NHAU VỀ TRẠCH ĐỒ

Chỉ có một việc là dời Cửa cái mà ngôi nhà trước với ngôi nhà sau khác nhau đại khái có 5 điểm:

1) Ngôi nhà trước Cửa cái là chính môn tại Chấn, còn ngôi nhà sau Cửa cái là thiên môn tại Cấn, vì vậy cách phiên tinh khác nhau.

2) Ngôi nhà trước Sơn chủ Đoài thừa Tuyệt mệnh, còn ngôi nhà sau cũng Sơn chủ Đoài thừa Diên niên đăng diện rất tốt.

3) Ngôi nhà trước Bếp Khôn thừa Họa hại, còn ngôi nhà sau cũng Beếp Khôn nhưng thừa Sinh khí là kiết du niên.

4) Ngôi nhà trước dùng Cự môn đắc vị làm Sao chúa, còn ngôi nhà sao dùng Vũ khúc đăng diện làm Sao chúa. Dùng Vũ khúc tốt hơn Cự môn 2 điểm: một là đăng diện tốt hơn đắc vị. Hai là Vũ khúc đem vượng khí cho Tây tứ trạch tốt hơn Cự môn đem tướng khí cho Tây tứ trạch (Tỷ hòa gọi là vượng khí, tương sanh gọi là tướng khí).

5) Ngôi nhà trước Cửa cái là Đông tứ cung mà Bếp và Sơn chủ là Tây tứ cung, đó là ngôi nhà hỗn loạn. Còn ngôi nhà sau ba chỗ chính yếu lập tại Cấn Đoài Khôn trọn bộ Tây tứ cung là thuần túy Tây tứ trạch, ba cung đối với nhau hỗ biến được toàn là kiết du niên.

KẾT LUẬN

Ngôi nhà trước miễn cưỡng phát đạt tới 25 năm đầu mà vẫn ứng có tai họa. Còn ngôi nhà sau tự nhiên hưng phát tới 90 năm và có thể không ứng với tai họa (vì không có hung du niên).

Chú ý: Thỉnh xem những lời giải đoán và các sự việc ứng nghiệm của Đông trạch đồ thứ Sáu, vì ngôi nhà sau này hầu hết giống như Động trạch thứ Sáu đó. Duy có một chỗ khác là Hướng bếp của Động trạch thứ Sáu ngó về Cấn, còn Hướng bếp của ngôi nhà sau này ngó về Khảm. Vậy nếu chủ nhà Tây mệnh thì nên dùng Hướng bếp Cấn, còn chủ nhà Đông mệnh ắt nên dùng Hướng bếp Khảm.

LỜI DẶN THIẾT YẾU: Phàm các ngôi nhà thuộc về Yểm sát trạch (như Động trạch thứ Nhì, thứ Bảy và thứ Tám) phải trù liệu sửa đổi lại trong lúc còn đang hưng phát. Đừng đợi tới thời gian suy bại mới chịu tu tạo lại e không kịp, bởi tới lúc suy vi rồi rất khó có phương tiện hoàn thành ý muốn.

HẾT THIÊN ĐỘNG TRẠCH

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nhận thấy số lượng người xem topic này không nhiều.

Anh chị em tham gia học Phong Thủy Lạc Việt nhất thiết phải chép cuốn này làm tài liệu học quan trong. Vì đây là cuốn Dương trạch Tam yếu đầy đủ nhất từ trước đến nay mà tôi đưa lên diễn đàn.

Nhưng nhớ phải ứng dụng nguyên lý căn để: Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ và những vấn đề liên quan mà tôi đã giảng trong lớp để hiệu chỉnh, hiệu đính lại.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nhận thấy số lượng người xem topic này không nhiều.

Anh chị em tham gia học Phong Thủy Lạc Việt nhất thiết phải chép cuốn này làm tài liệu học quan trong. Vì đây là cuốn Dương trạch Tam yếu đầy đủ nhất từ trước đến nay mà tôi đưa lên diễn đàn.

......

Thưa chú Thiên Sứ,

Con tin là con không phải đối tượng chú TS muốn nhắn gửi đâu :lol: . Nhưng xét thấy con là "học sinh tương lai" (con có đăng ký học lớp PTLV căn bản rồi và đang chờ "hiệu trưởng" mở lớp chính thức) nên vài dòng lăng xăng với chú:

Lúc đầu con cũng có đọc topic này nhưng nhận thấy .....càng đọc càng rối :) . Cuối cùng, con chờ học lớp căn bản để được trang bị kiến thức có hệ thống và phương pháp hơn :lol: Hii.....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa chú Thiên Sứ,

Con tin là con không phải đối tượng chú TS muốn nhắn gửi đâu :lol: . Nhưng xét thấy con là "học sinh tương lai" (con có đăng ký học lớp PTLV căn bản rồi và đang chờ "hiệu trưởng" mở lớp chính thức) nên vài dòng lăng xăng với chú:

Lúc đầu con cũng có đọc topic này nhưng nhận thấy .....càng đọc càng rối :) . Cuối cùng, con chờ học lớp căn bản để được trang bị kiến thức có hệ thống và phương pháp hơn :lol: Hii.....

Crescent thân mến.

Sách Tàu nó cao siêu, huyền bí vậy đấy. Bởi thế mấy ông thày học xong mấy cuốn sách Tàu cứ ngất ngây như nắm được tất cả những bí ẩn vũ trụ - "Trực ngộ nhân tâm, thông linh thánh trí" cả.

Còn Phong Thủy Lạc Việt dễ hiểu hơn nhiều. "Cái gì gần gũi với con người thì gần gũi với ta" - một triết gia đã nói như vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đã copy về và ngâm cứu từ từ sư phụ ơi, đọc online nhiều lúc rơi vào bị động lắm :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

THIÊN IV

BIẾN – TRẠCH

Biến trạch là ngôi nhà từ mặt tiền tới mặt hậu được phân làm từ 6 ngăn tới 10 ngăn. Lấy tường, vách, cửa làm hình tượng phân chia. Ngoài ra, tủ và màn dăng ngang hoặc các vật có thể di động dùng để chắn ngang không thay thế cho tường vách được, tức là chẳng phải hình thức phân chia.

Tất cả các việc phải làm theo Biến trạch, như phân cung, điểm hướng, an du niên, chọn ngăn làm Phòng chúa và Sao chúa, cách luận đoán …v…v… đều giống như Động trạch (Thiên III), chỉ khác một việc phiên tinh mà thôi. Vậy phiên tinh cho Biến trạch cần thấu đáo trước 8 điều sau đây:

- Điều 1: Tính du niên cho ngăn đầu:

Do Cửa cái là chính môn hay thiên môn mà tính du niên cho ngăn đầu. Ccáh tính này giống y như ở Động trạch (Thiên III) nơi tiết 5 có chỉ dẫn rõ cách an du nien vào ngăn sau có chính môn và an du niên vào ngăn đầu có thiên môn xem lại.

- Điều 2: Đổi tên du niên ra tên sao:

Đồ bài 7 là niên tinh tùy thuộc trong Thiên I mà đổi tên du niên ở ngăn đầu ra tên sao như vầy:

. Du niên Sinh khí đổi ra sao Tham lang (vì đồng thuộc chính Mộc)

. Du niên Phục vị tức là sao Phụ bật (vì đồng thuộc phụ Mộc)

. Du niên Ngũ quỉ đổi ra sao Liêm trinh (vì đồng thuộc chính Hỏa)]. Du niên Thiên y đổi ra sao Cự môn (vì đồng thuộc chính Thổ).

. Du niên Họa hại đổi ra sao Lộc tồn (vì đồng thuộc phụ Thổ)

. Du niênDiên niên đổi ra sao Vũ khúc (vì đồng thuộc chánh Kim)

. Du niên Tuyệt mệnh đổi ra sao Phá quân (vì đồng thuộc phụ Kim)

. Du niên Lục sát đổi ra sao Văn khúc (vì đồng thuộc chánh Thủy)

Chú ý: Ngăn đầu không bao giờ gặp du niên Phục vị tức sao Phụ bật.

- Điều 3: Năm sao chánh Ngũ hành và 3 sao phụ hành:

Như ở điều 2 cũng đã nóu trong bộ sao có 5 sao thuộc chánh Ngũ hành và 3 sao thuộc phụ Ngũ hành.

Năm sao thuộc chánh Ngũ hành là: Tham lang thuộc chánh Mộc, Liêm trinh thuộc chánh Hỏa, Cự môn thuộc chánh Thổ, Vũ khúc thuộc chánh Kim, Văn khúc thuộc chánh Thủy. Còn ba sao thuộc phụ Ngũ hành là: Phụ bật thuộc phụ Mộc, Lộc tồn thuộc phụ Thổ, Phá quân thuộc phụ Kim.

Chú ý: ở Động trạch Thiên III chỉ dùng 5 sao chánh Ngũ hành để phiên tinh, còn ở Biến trạch trong Thiên IV này dùng luôn các sao phụ Ngũ hành khi gặp song tinh (xem tới điều 4 và 7).

- Điều 4: Ba song tinh:

Suy theo bài 2 và bài 3 thì trong 8 sao có ba song tinh. Song nghĩa là đôi. Song tinh là 2 sao cùng thuộc một loại Ngũ hành và thuộc phụ Ngũ hành. Mỗi song tinh nào cũng có một sao thuộc chánh Ngũ hành và thuộc phụ Ngũ hành:

. Song Mộc: Tức 2 sao đồng thuộc Mộc. Đó là Phụ bật thuộc phụ Mộc và Tham lang thuộc chánh Mộc.

. Song Thổ: Tức 2 sao thuộc Thổ. Đó là Lộc tồn thuộc phụ Thổ và Cự môn thuộc chánh Thổ.

. Song Kim: Tức 2 sao thuộc Kim. Đó là Vũ khúc thuộc chánh Kim và Phá quân thuộc phụ Kim.

Chú ý: Không có song Thủy và song Hỏa, vì chỉ có một sao chính Thủy là Văn khúc và một sao chánh Hỏa là Liêm trinh mà thôi.

- Điều 5: Ngũ hành sanh tấn:

Ngũ hành là 5 loại: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Sanh tấn là sanh tiến tới. Là theo phép Ngũ hành tương sanh mà liên tiếp sanh chuyển tới từ ngăn nhà khác, từ ngăn mặt tiền sanh lần tới ngăn mặt hậu (từ ngăn đầu sanh tới ngăn cuối cùng). Ví dụ ngăn đầu được sao Thủy thì ngăn 2 phiên vào Mộc (vì Thủy sanh Mộc). Hoặc ngăn 4 được sao Hỏa thì phải phiên vào ngăn 5 sao Thổ (vì Hỏa sanh Thổ),…v…v…

- Ngũ hành tương sanh: Kim sanh Thủy – Thủy sanh Mộc – Mộc sanh Hỏa – Hỏa sanh Thổ – Thổ sanh Kim.

- Điều 6: Tám sao sinh tấn:

Có 8 sao sắp theo thứ tự Ngũ hành sanh tấn như vầy: Liêm trinh (Hỏa), Lộc tồn (Thổ), Cự môn (Thổ), Vũ khúc (Kim), Phá quân (Kim), Văn khúc (Thủy), Phụ bật (Mộc), Tham lang (Mộc), Liêm trinh (Hỏa)…

- Suy theo thứ tự trên thì: một ngăn sao Hỏa sanh hai ngăn sao Thổ sanh 2 ngăn sao Kim, 2 ngăn sao Kim sanh 1 ngăn sao Thủy, 1 ngăn sao Thủy sanh 2 ngăn sao Mộc, 2 ngăn sao Mộc sanh 1 ngăn sao Hỏa, …v..v… Nói cho gọn lứ: 1 Hỏa sanh 2 Thổ, Thổ sanh 2 Kim, 2 Kim sanh 1 Thủy, 1 Thủy sanh 2 Mộc, 2 Mộc sanh 1 Hỏa…

- Như vậy Biến trạch dùng 8 sao trong đó có 1 sao Hỏa, 1 sao Thủy, 2 sao Mộc, 2 sao Kim và 2 sao Thổ. Hóa trạch sắp học tới cũng vậy. Đó là phải dùng cho ứng hợp Bát quái. Vì Bát quái cũng có 8 cung, trong đó cũng có 1 cung Hỏa là Ly, 1 cung Thủy là Khảm, 2 cung Mộc là Chấn Tốn, 2 cung Kim là Kiền Đoài, 2 cung Thổ là Cấn Khôn.

- Vạn vật được hình thành trong vũ trụ không ngoài Bát quái, Aõm dương và Ngũ hành. Tám sao dùng cho Biến trạch và Hóa trạch cũng như vậy.

- Điều 7: Cách dùng ba song:

Như ở điều 4 đã kể thì trong 8 sao có 3 ba song: song Mộc là 2 sao Mộc, song Thổ là 2 sao Thổ và song Kim là 2 sao Kim.

Song là đôi, là 2 sao. Vì vậy khi nói dùng song là dùng luôn cả 2 sao đồng thuộc một loại Mộc, đồng thuộc một loại Thổ, đồng thuộc một loại Kim. Mỗi sao phiên vào một ngăn, hai sao phiên vào hai ngăn kế tiếp nhau, nhưng phiên sao nào trước và sao nào sau có hai trường hợp cần rõ như vầy:

- Cách dùng song Mộc: Theo lệ thường, khi phiên tinh mà gặp song Mộc thì phải dùng Phụ bật trước mà Tham lang sau. Duy gặp trường hợp tính du niên cho ngăn đầu được Sinh khí thì trái lại phải dùng Tham lang trước mà Phụ bật sau, vì Sinh khí phải đổi ra Tham lang mới tùy thuộc nhau; vậy trước phiên Tham lang vào ngăn đầu và sau phiên Phụ bật vào ngăn 2. Còn từ ngăn 3 sắp lên, nếu gặp song Mộc thì theo lệ thường là dùng Phụ bật trước mà Tham lang sau.

- Cách dùng song Thổ: Theo lệ thường, khi phiên tinh mà gặp song Thổ thì phải dùng Lộc tồn trước mà Cự môn sau. Duy gặp trường hợp tính du niên cho ngăn đầu được Thiên y thì trái lại phải dùng Cự môn trước mà Lộc tồn sau, vì Thiên y phải đổi ra Cự môn mới tùy thuộc nhau, chớ không đổi ra Lộc tồn được; vậy trước phiên Cự môn vào ngăn đầu và sau phiên Lộc tồn vào ngăn 2. Còn từ ngăn 3 sắp lên và ngoài trường hợp đó, nếu gặp song Thổ thì theo lệ thường là dùng Lộc tồn trước mà Cự môn sau.

- Cách dùng song Kim: Theo lệ thường, khi phiên tinh mà gặp song Kim thì phải dùng Vũ khúc trước mà Phá quân sau. Duy trường hợp tính du niên cho ngăn đầu được Tuyệt mệnh thì trái lại phải dùng Phá quân trước để phiên vào ngăn đầu, vì Tuyệt mệnh phải đổi ra Phá quân mới tùy thuộc nhau, rồi sau mới dùng Vũ khúc phiên vào ngăn 2. Còn từ ngăn 3 sắp lên và ngoài trường hợp đó, nếu gặp song Kim cứ theo lệ thường là dùng Vũ khúc trước mà Phá quân sau.

- Điều 8: Tùy theo số ngăn nhà mà dùng số song tinh:

Biến trạch là nhà có từ 6 đến 10 ngăn. Biến trạch thì phải dùng song tinh, nhưng không phải gặp bao nhiêu song tinh thì đều dùng hết thảy bấy nhiêu song tinh. Phải tùy theo số ngăn của ngôi nhà mà dùng số song tinh. Phân biệt như sau:

- Biến trạch 6 ngăn: thì được dùng 1 song tinh mà thôi, mặc dù trong 6 ngăn có gặp tới 2 song tinh. Khi tính du niên và phiên tinh, hễ gặp song tinh nào trước thì dùng ngay song tinh ấy. Và nên nhớ: trừ ra 2 ngăn đã được dùng song tinh tức dùng luôn một sao chính Ngũ hành và một sao phụ ngũ hành, còn lại 4 ngăn kia chỉ được dùng các sao chính Ngũ hành để phiên tinh chớ chẳng được dùng các sao phụ Ngũ hành.

- Biến trạch 7 ngăn: Phải dùng đúng 2 song tinh không hơn không kém, mặc dù trong 7 ngăn có gặp tới 3 song tinh. Khi tính du niên và phiên tinh, hễ gặp song tinh nào thì dùng song tinh ấy ngay không được nhảy bỏ, dùng đủ 2 song tinh rồi thì thôi không dùng thêm song tinh nào nữa. Nhưng nên nhớ: trừ ra 4 ngăn đã được dùng song tinh thì còn lại 3 ngăn kia chỉ được dùng các sao chính Ngũ hành để phiên tinh chớ chẳng dùng các sao phụ Ngũ hành.

- Biến trạch 8 ngăn, 5 ngăn và 10 ngăn thì dùng được hết thảy các song tinh, gặp 3 song thì dùng hết 3 song, gặp cả 4 song thì dùng hết 4 song, khi tính du niên hay phiên tinh, hễ gặp song tinh nào thì dùng ngay song tinh ấy, không được nhảy bỏ song tinh nào cả. Phàm dùng tới 4 song tinh tất gặp lại song tinh đầu đã dùng.

* Vấn đề cần dẫn giải:

- Hỏi: Tại sao Biến trạch 6 ngăn chỉ được dùng 1 song tinh mà thôi, mặc dù trong 6 ngăn có tới 2 song?Đáp: Vì nếu dùng tới 2 song tinh thì ngôi nhà không trọn đủ Ngũ hành (tức không đủ mặt 5 sao: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Phải biết ở Thiên III Động trạch chỉ có 5 ngăn cũng đã phải dùng đủ Ngũ hành, huống chi Biến trạch có tới 6 ngăn mà chẳng đủ Ngũ hành là một điều sai lầm, không thể chấp nhận.

- Hỏi: Tại sao 7 ngăn tuy có tới 3 song tinh nhưng chỉ được dùng 2 song tinh mà thôi?

Đáp: Vì nếu dùng tới 3 song tinh thì ngôi nhà sẽ không đủ Ngũ hành. Phải biết Động trạch chỉ có 5 ngăn cũng đã phải dùng đủ Ngũ hành, huống chi Biến trạch có tới 7 ngăn mà chẳng đủ Ngũ hành là một điều sai lầm, không thể chấp nhận.

- Hỏi: Tại sao Biến trạch 8 ngăn, 9 ngăn và 10 ngăn có thể dùng tới 3 song tinh hoặc 4 song tinh, ngôi nhà vẫn có đủ Ngũ hành. Vậy gặp bao nhiêu song tinh cũng cứ dùng hết bấy nhiêu. (ở Thiên V Hóa trạch có từ 2 ngăn tới 15 ngăn cũng vậy, gặp bao nhiêu song tinh cứ dùng hết thảy bấy nhiêu song tinh).

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

A)- PHIÊN TINH CHO BIẾN TRẠCH ĐÚNG 6 NGĂN:

Trước hết tính du niên cho ngăn đầu rồi đổi tên du niên ấy ra tên sao. Kế đó mới dùng các sao chính Ngũ hành và 1 song tinh gặp trước hết để phiên tinh vào hết 6 ngăn theo lối Ngũ hành sanh tấn, mỗi ngăn 1 sao.

Chỉ dẫn: Tính du niên cho ngăn đầu: Xem điều 1. Đổi tên du niên ra tên sao: Xem điều 2. Các sao chính Ngũ hành: Xem điều 3. Dùng một song gặp trước: Xem điều 4. Gặp song Mộc gặp song Thổ trước thì dùng song Thổ, gặp song Kim trước thì dùng song Kim. Ngũ hành sinh tấn: xem điều 5.

Biến trạch 6 ngăn dùng 1 song, mẫu đồ thứ nhất:

(Xem bốn loại trạch số 6 trong Thiên Vi lập thành).

Posted Image

VỊ TRÍ

Tốn sơn (Đông nam), Kiền hướng (Tây bắc). Cửa cái là thiên môn tại Khảm (chánh Bắc), Sơn chủ tại Tốn (Đông nam), Bếp tại Chấn (chánh Đông). Hướng bếp ngó về Kiền (Tây bắc). Kiền vẽ cửa Phòng chúa và cửa ngăn Bếp. Dùng ngăn 3 làm Phòng chúa để đặng Sao chúa Tham lang là kiết tinh đăng diện.

- Tính du niên và đổi ra tên sao cho ngăn đầu:

Cửa cái Khảm là thiên môn cho nên phải từ Khảm biến 4 lần tới Kiền hướng tất được du niên Lục sát. Lục sát thuộc Thủy tùy thuộc với sao Văn khúc Thủy, vậy du niên Văn khúc vào ngăn đầu.

PHIÊN TINH CHO 6 NGĂN NHÀ

Dùng các sao chính Ngũ hành vào một song gặp trước rồi theo cách sanh tấn để phiên vào những ngăn kế tiếp như vầy: Ngăn đầu có sao Văn khúc Thủy tất sanh song Mộc là Phụ bật và Tham lang, vậy theo lệ thường trước phiên Phụ bật vào ngăn 2 và sau phiên Tham lang vào ngăn 3. (Đã dùng một song Mộc rồi thôi, không được dùng thêm 1 song nữa cả). Tham lang Mộc tất sanh Liêm trinh là sao chánh Hỏa, vậy phiên Liêm trinh vào ngăn 4. Liêm trinh Hỏa tất sanh Cự môn là sao chánh Tổ, vậy phiên Cự môn vào ngăn 5. Cự môn Thổ tất sanh Vũ khúc là sao chánh Kim, vậy phiên Vũ khúc vào ngăn thứ 6.

Chú ý: Trừ song Mộc ra thì các sao kia đều thuộc chính Ngũ hành.

Văn khúc chính Thủy, Liêm trinh chính Hỏa, Cự môn chính Thổ và Vũ khúc chính Kim.

CHỌN NGĂN LÀM PHÒNG CHÚA VÀ SAO CHÚA

Xem xét trong 6 ngăn nhà thấy có Phụ bật cùng Tham lang đều là “kiết tinh đăng diện” và Cự môn với Vũ khúc đều là kiết tinh thất vị. Thất vị tốt không bằng đăng diện. Phụ bật không bằng Tham lang. Vậy phải nên tu tạo ngăn 3 cho rộng lớn nhất để làm Phòng chúa, tức để được Sao chúa Tham lang là kiết tinh đăng diện.

LUẬN ĐOÁN ĐẠI KHÁI CHO NGÔI NHÀ

Do từ Cửa cái Khảm biến tới Sơn chủ Tốn tất thừa Sinh khí, biến tới Bếp Chấn tất thừa Thiên y và Sơn chủ Tốn với Bếp Chấn hỗ biến dược Diên niên, toàn là kiết du niên. Phàm nhà có cả Sinh khí, Thiên y và Diên niên được mệnh danh là Nhà ba tốt. Biết bao sự may mắn kết tụ trong nhà. Cửa cái Khảm Thủy sanh Chấn Tốn Mọc (Bếp và Sơn chủ) là ngoài sanh vào trong, sự thịnh vượng đến cấp kỳ, Sơn chủ Tốn thừa Sinh khí đăng diện cũng gọi là Sinh khí trạch tốt bậc nhất. Lại Sao chúa Tham lang đăng diện gọi là Tham lang trạch, tốt chẳng nhà nào bì kịp. Sinh khí và Tham lang đều thuộc Mộc tượng Thanh long cho nên gọi nhà này là lưỡng long nhập trạch, một rồng vào nhà cũng đã rất tốt, huống chi hai rồng, ngôi nhà này tất phải phú quí tột d9ỉnh. Dù chủ nhà kém phúc âm cũng phát tới 50 năm, bằng chủ nhà có nhiều phúc âm và năng làm việc thiện ắt sẽ phát giàu sang tới 100 năm hoặc nhiều hơn nữa và trong nhà sẽ sanh xuất mộc bậc cái thế anh hùng.

Ngoài những sự tốt kể trên, ngôi nhà này còn một điều rất tốt nữa. Vì 3 chỗ chính yếu ở nhằm 3 cung Khảm Chấn Tốn là thuần nhất Đông tứ trạch, Sinh khí và Tham lang đều thuộc Mộc rất hợp với người Đông tứ trạch.

Share this post


Link to post
Share on other sites

BIẾN TRẠCH 6 NGĂN DÙNG 1 SONG, MẪU ĐỒ THỨ NHÌ
(Xem bốn loại trạch số 10 trong Thiên VI lập thành)


Posted Image



VỊ TRÍ

Sơn tại Kiền (Tây bắc), hướng tại Tốn (Đông nam), Cửa cái là thiên môn tại Chấn (chánh Đông), Sơn chủ tại Kiền (Tây bắc), Bếp tại Khảm (chánh Bắc), Hướng bếp ngó về Tốn (Đông nam), miễn vẽ Cửa phòng và Cửa bếp. Dùng ngăn 6 làm Phòng chúa để lấy Cự môn làm Sao chúa là iết tinh đắc vị, nhập miếu.

Tính du niên và đổi tên sao cho ngăn đầu
Cửa cái Chấn ở một bên là thiên môn, phải từ Chấn biến 5 lần tới Tốn hướng tất được Diên niên là du niên tùy thuộc với sao Vũ khúc Kim vào ngăn đầu.

Phiên tinh cho 6 ngăn nhà
Dùng các sao chính Ngũ hành và 1 song gặp trước rồi theo cách sanh tấn để phiên vào những ngăn kế tiếp như vầy: ngăn đầu có Vũ khúc Kim tất phài dùng ngay song Kim, đúng theo lệ thường trước đã dùng Vũ khúc phiên vào ngăn đầu thì sau phải dùng Phá quân Kim phiên vào ngăn 2. (Chú ý: đã dùng 1 song rồi không được dùng thêm song nào nữa cả mà chỉ còn dùng các sao chính Ngũ hành). Phá quân Kim tất sanh Văn khúc là sao chánh Thủy vậy phiên Văn khúc vào ngăn 3. Văn khúc Thủy tất sanh Tham lang chính Mộc, vậy phiên Tham lang vào ngăn 4. Tham lang Mộc tất sanh Liêm trinh là sao chính Hỏa, vậy phiên Liêm trinh vào ngăn 5. Liêm trinh Hỏa tất sanh Cự môn là sao Chính Thổ, vậy phiên Cự môn vào ngăn 6.

Chọn ngăn làm Phòng chúa và Sao chúa

Xem xét trong 6 ngăn nhà thấy có ngăn 4 có Tham lang là kiết tinh thất vị và ngăn 6 có Cự môn là kiết tinh đắc vị. Thất vị không tốt bằng đắc vị, vậy phải chọn ngăn 6 làm Phòng chúa và sẽ được Sao chúa Cự môn là kiết tinh đắc vị lại nhập miếu (ở ngăn chót, trực ngộ Sơn chủ Kiền).

Luận đoán đại khái cho ngôi nhà

Sơn chủ Kiền thừa Ngũ quỉ là một du niên đại hung, lại thêm Kiền Kim khắc Cửa cái Chấn Mộc, đó là ngôi nhà ở rất bất lợi. Nhưng nhờ có Bếp Khảm Thuủy thừa Thiên y có thể giải được hai điều đại hung ấy, đó là Tiên y có thể tương đương chống lại Ngũ quỉ, nhưnng quan trọng hơn là nhờ Khảm Thủy trung gian ngăn được sự hại nặng của Sơn chủ Kiền khắc Cửa cái Chấn Mộc. Bởi sao? – Bởi Kiền Kim mắc tham sanh Bếp Khảm Thủy, chẳng còn có ý và sức để khắc của Chấn Mộc nữa. Nội các vụ đó kể như nguy mà khỏi nguy. Ngoài ra còn nhờ Sao chúa Cự môn Thổ sanh Sơn chủ (nhập miếu) cho nên có thể vừa trấn áp hung sát (Ngũ quỉ) vừa đem thịnh vượng cho nhà, phát lên tối thiểu 30 năm, tối đa 40 năm nếu chủ nhà ăn ở có phước đức. (Nếu Sơn chủ không thừa Ngũ quỉ mà thừa kiết du niên thì ngôi nhà này phát ít nhất cũng tới 50 năm, nhiều thì thêm vài chục năm nữa. Đó là nhờ Cự môn đắc vị và nhập miếu m2 không phí sức trấn áp Ngũ quỉ. Thỉnh xem các sự việc ứng nghiệm tốt của Cự môn trong Thiên I, bài 1 và 12. Và muốn biết những sự việc ứng nghiệm tốt xấu của Sơn chủ Kiền cùng Bếp Khảm phối với Cửa cái Chấn thì hãy tìm xem trong Thiên VII có nói đủ.

Chú ý: Nếu ngôi nhà này dời Bếp tại Ly thừa Sinh khí đắc vị ắt tốt hơn Bếp Khảm thừa Thiên y thất vị. Nhưng vì Ly Hỏa khắc Sơn chủ Kiền Kim là tai hại lớn mà không giải được cái khắc của Sơn chủ Kiền khắc Cửa cái Chấn. Dù vẫn có Cự môn đắc vị cũng chỉ phát tới 15 năm là nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

BIẾN TRẠCH 6 NGĂN DÙNG MỘT SONG, MẪU ĐỒ THỨ BA.
(Xem bốn loại trạch số I trong Thiên VI lập thành)


Posted Image



VỊ TRÍ

Sơn tại Đoài (chánh Tây), Hướng tại Chấn (chánh Đông), Cửa cái ở khoảng giữa mặt tiền là chính môn tại Chấn (chánh Đông). Sơn chủ tại Đoài (chánh Tây), Bếp tại Ly (chánh Nam), Hướng bếp ngó về Khảm (chánh Bắc). Miễn vẽ Cửa phòng và Cửa bếp. Dùng ngăn 2 làm Phòng chúa tu tạo rộng lớn nhất để lấy Vũ khúc Kim làm Sao chúa là kiết tinh đăng diện.
Tính du niên và đổi sao cho ngăn đầu

Cửa cái Chấn là chính môn cho nên phải từ Chấn biến 7 lần tới Sơn chủ Đoài tất được du niên Tuyệt mệnh Kim tùy thuộc với sao Phá quân Kim.

Phiên tinh vào 6 ngăn nhà

Dùng các sao chính Ngũ hành và 1 song gặp trước theo cách sanh tấn mà phiên vào những ngăn kế tiếp như vầy: ngăn đầu được phiên sao Phá quân Kim tức gặp song Kim, vậy phải dúng ngay song Kim. Theo lệ thường gặp song Kim phải dùng Vũ khúc trước và Phá quân sau, nhưng gặp trường hợp của Biến trạch này thì dùng ngược lại. Vì tính du niên cho ngăn đầu đượcTuyệt mệnh là du niên tùy thuộc với sao Phá quân cho nên trước phải phiên Phá quân Kim vào ngăn đầu rồi sau mới phiên Vũ khúc Kim vào ngăn 2. (Đã dùng một song Kim này rồi thôi, không được dùng thêm song nào nữa cả). Vũ khúc Kim tất sanh Văn khúc là sao chính Thủy vậy phiên Văn khúc vào ngăn 3. Văn khúc Thủy tất sanh Tham lang là sao chính Mộc, vậy phiên Tham lang vào ngăn 4, Tham lang Mộc tất sanh Liêm trinh là sao chánh Hỏa vậy phiên Liêm trinh vào ngăn 5. Liêm trinh Hỏa tất sanh Cự môn là sao chính Thổ, vậy phiên Cự môn vào ngăn 6.

Chú ý: Trong 6 ngăn, trừ song Kim ra thì các sao kia đều thuộc sao chính Ngũ hành.

Chọn ngăn làm Phòng chúa và Sao chúa

Xem xét trong 6 ngăn nhà thấy ngăn 2 có Vũ khúc, ngăn 4 có Tham lang và ngăn 6 có Cự môn đều là kiết tinh, nhưng Tham lang thất vị tốt ít không kể đến, duy còn Vũ khúc và Cự môn tốt nhiều và tương đương nhau. Vũ khúc đăng diện tốt bậc nhất, Cự môn đắc vị tốt bậc nhì nhưng được nhập miếu là thêm tốt. Cự môn đắc vị lại trực ngộ Sơn chủ ví như mình được nhà triệu phú thân cận và trực tiếp giúp đỡ mình, còn Vũ khúc đăng diện ở cách ngăn Sơn chủ ví như mình được nhà tỷ phú ở xa nhưng cho mình số lượng tiền bạc to hơn. Luận về nhà cửa cần sự hưng phát hơn, vậy nên chọn ngăn 2 tu tạo cho rộng lớn nhất để làm Phòng chúa tức như để dùng Vũ khúc Kim làm Sao chúa là kiết tinh đăng diện. Hoặc vì lẽ có phương tiện hơn thì dùng ngăn 6 làm Phòng chúa để được Cự môn đắc vị và nhập miếu cũng tốt tương đương với ngăn 2 vậy.
Luận đoán đại khái cho ngôi nhà

Lấy ba chỗ chính yếu mà luận thì đây là ngõi nhà hưng ít mà bại nhiều. Ba chỗ chính yếu là Cửa cái Chấn, Sơnchủ Đoài và Bếp Ly. Chấn với Ly tương sanh tác Sinh khí đắc vị là một chỗ rất tốt. Chấn với Đoài tương khắc tác Tuyệt mệnh là một chỗ rất hung hại. Đoài với Ly tương khắc tác Ngũ quỉ là một chỗ rất tác hại nữa. Ba cung so đối với nhau chỉ được một chỗ rất tốt mà gặp tới 2 chỗ rất xấu, tất nhiên là ngôi nhà suy bại. Tuy nhiên, nhờ dùng Vũ khúc là kiết tinh đăng diện làm Sao chúa trấn áp được sự suy bại mà khiến cho nhà thịnh vượng giàu có tới 30 năm rồi sau đó Vũ khúc bị hao giảm sức tốt, hung khí của Tuyệt mệnh và Ngũ quỉ dậy lên là nhà bắt đầu suy giảm dần dần. Nếu ở ngôi nhà Sơn chủ và Bếp đều thừa kiết du niên thì Vũ khúc đăng diện sẽ khiến nhà phát đạt tới 90 năm.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

B- PHIÊN TINH CHO BIẾN TRẠCH ĐÚNG 7 NGĂN:

Trước hết tính du niên cho ngăn đầu rồi đổi tên du niên ấy ra Sao. Kế đó mới dùng các sao chính Ngũ hành và 2 song để phiên vào hết thảy 7 ngăn theo lối Ngũ hành sanh tấn, cứ mỗi ngăn một sao.

Cũng in như cách phiên tinh cho Biến trạch 6 ngan, chỉ khác là phải dùng tới hai song, dùng hai song là trong khi phiên tinh hễ gặp song nào thì dùng ngay song ấy chớ không nhảy bỏ song nào và trong 7 ngăn phải dùng đúng đủ hai song không hơn không kém.

Biến trạch 7 ngăn dùng hai song, mẫu đồ thứ nhất

(Xem 4 loại trạch số I trong Thiên 6, Thiên lập thành)

Posted Image

VỊ TRÍ

Sơn tại Ly (chánh Nam), Hướng tại Khảm (chánh Bắc). Cửa cái là thiên môn tại Kiền (Tây bắc). Sơn chủ tại Ly (chánh Nam). Bếp tại Khôn (Tây nam). Hướng bếp ngó về Khảm (chánh Bắc). Miễn vẽ Cửa phòng. Dùng ngăn 3 làm Phòng chúa để được Sao chúa Tham lang là kiết tinh đắc vị sanh Sơn chủ (Tham lang Mộc sanh Ly Hỏa).

Tính du niên và đổi ra tên Sao cho ngăn đầu

Cửa cái Chấn là thiên môn cho nên phải từ Chấn biến 4 lần tới Khảm hướng được du niên Lục sát. Lục sát thuộc Thủy tùy thuộc với sao Văn khúc Thủy, vậy phiên Văn khúc vào ngăn đầu.

Phiên tinh vào 7 ngăn nhà

Dùng các sao chính Ngũ hành và hai song gặp trước, theo cách sanh tấn mà phiên vào những ngăn kế tiếp như vầy: Ngăn đầu đã được phiên vào Văn khúc Thủy tất sanh song Mộc là Phụ bật và Tham lang. Vậy trước phiên Phụ bật Mộc và Tham lang. Vậy trước phiên Phụ bật Mộc vào ngăn 2 và sau phiên Tham lang Mộc vào ngăn 3. Tham lang Mộc tất anh Liêm trinh là sao chánh Hỏa, vậy phiên Liêm trinh vào ngăn 4. Liêm trinh Hỏa tất sanh song Thổ là Lộc tồn và Cự môn, vậy trước phiên Lộc tồn Thổ vào ngăn 5 sau phiên Cự môn Thổ vào ngăn 6. Cự môn Thổ tất sanh Vũ khúc là sao chánh Kim, vậy phiên vũ khúc vào ngăn 7.

Kết luận: Ngôi nhà Biến trạch 7 ngăn này được phiên vào bằng 3 sao chính Ngũ hành là Văn khúc, Liêm trinh, Vũ khúc và hai song là song Mộc (Phụ bật cùng Tham lang) với song Thổ (Lộc tồn cùng Cự môn).

Chọn ngăn làm Phòng chúa và Sao chúa

Xem xét trong 7 ngăn nhà thì thấy có Tham lang và Cự môn là 2 kiết tinh đồng đắc vị. Như luận về chỗ tương sanh thì nên dùng kiết tinh sanh Sơn chủ lợi ích nhiều hơn là Sơn chủ sanh kiết tinh, Tham lang Mộc sanh Sơn chủ Ly Hỏa, còn Sơn chủ Hỏa sanh Cự môn Thổ. Vậy nên chọn ngăn 3 tu tạo cho rộng lớn nhất làm Phòng chúa để được Tham lang Mộc làm Sao chúa là kiết tinh đắc vị sanh Sơn chỷ Ly Hỏa.

Luận đoán đại khái cho ngôi nhà

Bếp Khôn Thổ thừa Diên niên đắc vị lại sanh Cửa Kiền Kim là một cái Bếp rất tốt. Nhưng Sơn chủ Ly tác Tuyệt mệnh là một du niên hung tợn rất đáng ngại. Lại Sơn chủ Ly Hỏa khắc Cửa Kiền Kim là một điều tai hại nữa, nhưng điều ấy có thể nhờ Bếp Khôn ngăn trở được sự tai hại đó, vì Ly Hỏa mắc lo sanh Khôn Thổ không còn có ý khaắc Cửa Kiền.Lại luận rằng: Tuy Ly sanh Khôn mà vẫn tác Lục sát là không phải thật tốt. Giải một cái khắc nặng mà sanh ra một cái hại nhẹ là như vậy.

Đại khái ba chỗ chính yếu là Kiền Khôn Ly hỗ biến được một kiết du niên là Diên niên nhưng có tới hai hung du niên là Tuyệt mệnh và Lục sát: như vậy ở ngôi nhà này sẽ bất lợi, chủ nếu là tại Tuyệt mệnh. Nhưng nhờ có cứu tinh Tham lang làm sao chúa là kiết tinh đắc vị trấn áp Tuyệt mệnh mà khiến cho nhà phát phú tới lối 30 năm rồi sau đó mới suy dần dần. Nếu không bị hao sức để dằn ép hung sát (Tuyệt mệnh) thì sau 30 năm phát đạt, Tham lang đắc vị có thể khiến cho nhà rất thịnh vượng thêm 50 năm nữa.

(Chú ý: Luôn rõ các sự việc ứng nghiệm của Tham lang, của Sơn chủ Ly khắc Cửa Kiền, Cửa bếp Khôn phối Cửa Kiền… thỉnh tìm xem trong Thiên I và Tiên VII).

Share this post


Link to post
Share on other sites