Posted 8 Tháng 1, 2009 DƯƠNG TRẠCH TAM YẾU(KIẾN TRÚC HỌC PHƯƠNG ĐÔNG)Triệu Cửu Phong Tự TựDương trạch tam yếu là nhà ở dương thế có ba chỗ chính yếu đó là cửa cái, chủ-phòng và bếp. Nói tắt là cửa phòng và bếp.Mồ mả của người chết thuộc âm cơ có ảnh hưởng tốt xấu cho cả dòng họ. Nhà ở của người đang sống trên dương thế gọi là dương trạch cũmg vậy, cũng ảnh hưởng lớn lao tới gia trưởng, liên hệ tới vợ con, với tất cả thân thuộc trong nhà.Ví dụ như trong một quốc gia gốm nhiều tỉnh, quận, xã… phải được lập dựng ở những nơi thuận tiện, và tại mỗi cơ quan đó phải được cự trị bởi các bậc nhân tài có đức hạnh thì guồng máy chính trị mới thông đạt rồi quốc gia mới giàu mạnh, mới hưng lên được. Cũng như vậy tong một ngôi nhà gồm cửa cái, chủ phòng và bếp là ba chỗ chính yếu rất quan trong cần được đặt tại các cung vị tốt thì nhà mới hưng phát, người trong nhà mới sinh sống yên ổn, giàu sang. Trái lại đặt tại những cung vị xấu thì nhà cửa sẽ suy đồi, con người sẽ sa sút, bệnh hoạn nghèo túng. Rất vô ích mà đổ thừa là không biết.Luật thiên nhiên của tạo hóa không thiên vị người sang hay hèn, thuộc Đạo hay giống dân nào. Hễ ai đốt đuốc đi trong mưa ắt đuốc sẽ tắt, ai bắn trúng chim sẽ được thịt. Nước gió xuôi tất thuyền sẽ chèo mau tới mà dễ, nước gió ngược tất thuyền chèo đi lâu mà hay va chạm. “Thuận thiên gia tồn, nghịch thiên gia vong” là như vậy.Nhưng chúng ta cũng nên đặt nghi vấn để làm sáng tỏ môn Bá trạch: Tại sao có những người ở ngôi nhà hung hại (cửc, phòng, bếp đặt cung vị xấu) mà vẫn thịnh vượng, giàu sang? lại có những ngôi nhà kiết lợi (Cửa, phòng, bếp đặt cung vị tốt) mà vẫn không phát đạt – Sự thật có nhiều trường hợp như vậy, song chẳng phải do lý ấy mà môn bát trạch vô dụng, không đúng. Vì nơi đây chỉ luận riêng môn Bát trạch thuộc về phần địa lợi mà thôi. Ngoài phần địa lợi, chúng ta chưa luận đến can số tức là số phận và thời kỳ hung hại đềi là yếu tố quan trọng của sự thịnh suy hy giàu nghèo. Huống chi còn những dữ kiện khác nữa như: Người đạo đức khác người hung ác, người siêng năng khác với người biếng nhác, phóng túng…..Kết luận khái quát: Ngôi nhà kiết lợi hay ngôi nhà hung hại tất nhiên phải có ảnh hưởng tốt xấu tùy theo mnỗi con người như trên đã phân biệt. Đại khái ở ngôi nhà kiết lợi người có can số nghèo hèn hoặc vận đang suy cũng sẽ đủ ăn, người có can số tầm thường hoặc thời vận chưa thông sẽ được khá lên và dư ăn dư để, người có căn số giàu nhỏ hoặc thời vận thông đạt vừa sẽ phát lên giàu có lớn . . . Và tất cả những người đó đều có cuộc sống yên lành, ít bệnh hoạn, ít rủi ro. ít tai nạn, v ...v.... Đại khái ở ngôi nhà hung hại: Người có căn số giàu lớn hoặc đang thời kỳ thông đạt lớn cũng sẽ bị giảm bớt mà chỉ còn giàu có trung bình, người có căn số giàu nhỏ hoặc đang thời kỳ thông đạt vừa tất sẽ chỉ còn đủ ăn, người có căn số vừa đủ ăn hoặc đan thời kỳ không thông đạt ắt sẽ suy vi . . và tất cả những người đó đều có một cuộc sống khó khăn, hay bệnh hoạn, hay gặp rủi ro và tai nạn, v..v..Tôi vì ba lẽ sau đây mà soạn lục bộ Dương trạch tam yếu này:1. Một là tôi cố ý mong cho người dùng môn Bát trạch có một lối qui định và sử dụng nó một cách chính xác, có những phương pháp tính toán tường tận cùng sự chỉ dẫn đầy đủ.2. Hai là vì tôi biết chắc chắn trăm phần trăm có sự ứng nghiệm hưng suy của môn bát trạch, sau nhiều năm đã dùng cho mình và đã giúp nhiều gia đình khác3. Sau hết, còn một điều này nữa, chúng ta cũng nên biết, cổ nhân đã dạy: Muốn thành công viên mãn một sự việc nào, cần đủ ba điều thiết yếu: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Như chỉ luận trong phạm vi nhà cửa thì Thiên thời là chọn năm, tháng, ngày, giờ tốt để khởi công xây dựng hay sửa chữa nhà cửa; Địa lợi là chọn phương hướng tốt để đặt nhà và cung vị tốt để an trí Cửa - cái, Chủ - phòng và Bếp; Nhân hòa là được lòng người như: hợp với lệ luật, hòa với thân nhân và lân nhân Tóm lại, trong muôn điều, cái biết là hơn tất cả. Biết cái dở để tránh và biết cái hay để làm theo, thật không còn chi bằng. Vậy nay có bộ Dương - trạch tam yếu, chúng ta hãy cùng học khảo cho biết rồi thực hành để tránh cái dở mà theo điều hay, tức là để khỏi ở một ngôi nhà hung hại mà được ở ngôi nhà kiết lợi. Đó chính là một cách xu kiết tị hung, tức theo lành mà lánh dữ vậy!Nhà khảo cứu môn Bát TrạchNGUYỄN MINH THIẾTTháng 8 năm 1962 THIÊN IDẪN LỘ Dẫn lộ là dẫn đường. Thiên Dẫn Lộ gồm 25 bài, tuy chưng dùng vào việc xây cất hoặc sửa chữa nhà cửa, nhưng rất cần phải am hiểu trước, bằng không sẽ gặp khó khăn và bỡ ngỡ như người mới đến chốn xa lạ mà không được ai chỉ dẫn đường đi nước bước khi khảo cứu những thiên kế tiếp. Mặc dù ở những thiên kế tiếp vẫn có sự dẫn giải kỹ càng, vẫn có lắm chỗ đã nói rồi còn lập lại hoặc nói lại tương tự hoặc tóm tắt, hoặc thay đổi câu chữ .. nhưng đó chẳng qua vì ngại lời văn chưa sáng nghĩa thì có lời văn khác bổ túc. Tuy nhiên, chẳng thể nào để thiếu, thiên dẫn lộ cần thiết như cái địa bàn chỉ hướng. Bài 1 - TỨ TRẠCHDương trạch tam yếu phân loại nhà ở làm 4 loại: Tịnh trạch, Động trạch, Biến trạch, Hoá trạch.1) TỊNH TRẠCH: Nhà xây chỉ có một phòng, trong nhà không có tường ngăn.2) ĐỘNG TRẠCH: Là từ mặt tiền tới mặt hậu được chia làm từ 2 ngăn tới 5 ngăn bởi tường vách chặn ngang có chừa cửa ra vào. Tủ, bình phong và màn trướng không kể là phòng, ngăn.3) BIẾN TRẠCH: Là nhà từ mặt tiền tới mặt hậu được phân làm từ 6 ngăn tới 10 ngăn bởi tường vách chặn ngang có chừa cửa ra vào. Tủ, bình phong, màn trướng không được kể là phòng, ngăn.4) HOÁ TRẠCH: Là nhà từ mặt tiền tới mặt hậu được phân làm từ 11 ngăn tới 15 ngăn bởi những tường vách chặn ngang có chừa cửa ra vào. Tủ, bình phong, màn giăng không được kể là tường vách.BÀI 2: ĐÔNG TÂY TRẠCH, TRÙ, MỆNH. - Năm chữ tựa đề trên là nói: gồm: Đông tứ trạch, Tây tứ trạch, Đông trù, tây trù, Đông Mệnh, Tây Mệnh.Trạch là nhà. Trù là táo, bếp. Mệnh là mệnh cung của chủ nhà tính theo tam nguyên.+ Đông Tây: Môn Bát trạch dùng 8 cung nhưng chia làm 2 phe phía: Đông và Tây. Đông thuộc Mộc, Tây thuộc Kim. Đông cũng gọi là Đông tứ cung vì nó gồm 4 cung: Khảm, Ly, Chấn, Tốn. Chấn Tốn thuộc Mộc về Đông đã đành, nhưng thêm Khảm Ly nữa vì Khảm Thuỷ với Mộc tương sanh và Ly Hoả với Mộc cũng tương sanh. Bốn cung này đồng một phe phía với nhau cho nên gặp nhau tất hỗ biến thành những du niên tốt (Xem cách Bát biến du niên bài 8).Tây cũng gọi là Tây tứ cung vì nó gồm 4 cung: Kiền, Khôn, Cấn, Đoài. Kiền Đoài thuộc Kim đã đành, nhưng có thêm Khôn Cấn nữa vì Khôn Cấn Thổ với Kim là tương sanh. Bốn cung này đồng một phe phía với nhau cho nên gặp nhau tất hỗ biến được những kiết du niên tốt (xem bài 8).Nếu Đông tứ cung gặp Tây tứ cung hỗ biến với nhau tất gặp những hung du niên, xấu – vì hai phe khác nhau, phe Đông Mộc với phe Tây Kim tương khắc (xem bài 8).- Chú ý: Tây tứ cung là Kiền Khôn Cấn Đoài so với nhau đều đặng tương sanh hay tỵ hoà chớ không có tương khắc. Nhưng Đông từ cung là Khảm Ly Chấn Tốn so – đối với nhau đa số cũng tương sanh và tỵ hoà, song có Khảm với Ly là tương khắc, mặc dầu hỗ biến cũng được du niên tốt vậy. Đó là chỗ sai biệt vậy. – (Kiết du niên là du niên tốt gồm có: Sinh khí, Diên niên, Thiên y và Phục vị. Hung du niên gọi là du niên xấu gồm có: Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ, Lục sát, Hoạ hại).+ Đông tứ trạch: là nhà có Cửa cái và Chủ phòng hay Sơn chủ đều ở trong vòng 4 cung Khảm Ly Chấn Tốn thì nhà ở tất tốt vì cùng một phe với nhau. Nếu có lộn Tây tứ cung thì gọi là Đông Tây tương hỗn (hỗn loạn) nhà ở tất xấu.+ Tây tứ trạch: là nhà có Cửa cái và Chủ phòng hay Sơn chủ đều ở trong vòng 4 cung Kiền Khôn Cấn Đoài thì nhà ở tất tốt vì cùng một phe với nhau. Nếu có lộn Đông tứ cung vào thì gọi là Đông Tây tương hỗn, nhà ở tất xấu.+ Đông trù: là Bếp đông. Phàm Bếp đặt tại 1 trong 4 cung Khảm Ly Chấn Tốn thì gọi là Đông trù. Đông trù đem thịnh vượng cho Đông tứ trạch nhưng làm suy bại Tây tứ trạch.+ Tây trù: là Bếp Tây. Phàm bếp đặt tại một trong 4 cung Kiền Khôn Cấn Đoài thì gọi là tây trù. Tây trù làm thịnh vượng cho Tây tứ trạch, nhưng gây suy bại cho Đông tứ trạch.+ Đông mệnh: Mệnh của chủ nhà là 1 trong 4 cung Khảm Ly Chấn Tốn thì gọi là Đông Mệnh (xem cách tính ở bài 21). Đông Mệnh nên ở nhà Đông tứ trạch mới tốt, bằng ở nhà Tây tứ trạch không hợp, bớt tốt.Tóm lại:- Ở Đông tứ trạch phải dùng Đông trù mới tốt. Nếu chủ nhà thuộc Đông mệnh nữa là nhà trọn tốt, bằng chủ nhà thuộc Tây mệnh thì bớt tốt.- Ở Tây tứ trạch phải dùng Tây trù mới tốt. Nếu chủ nhà thuộc Tây mệnh nữa là nhà trọng tốt, bằng chủ nhà Đông mệnh thì bớt tốt.- Ở Đông tứ trạch mà dùng Tây trù là cái nhà bất lợi, không thể thịnh vượng. Nếu chủ nhà Đông mệnh còn khá một ít, bằng chủ nhà Tây mệnh càng suy vi.- Ở Tây tứ trạch mà dùng Đông trù là cái nhà bất lợi, không thịnh vượng được. Nếu chủ nhà thuộc Tây mệnh còn có thể đỡ một chút, bằng Đông mệnh càng suy vi.- Cửa cái thuộc Đông tứ cung mà Chủ phòng hay Sơn chủ thuộc Tây tứ cung là cái nhà Đông Tây hỗn loạn, bất phát. Nếu dùng Đông trù có thể đủ ăn, bằng dùng Tây trù là suy sụp. Nếu dùng Tây trù mà chủ là tây mệnh nữa thì cùng khổ cực điểm.- Cửa cái thuộc Tây tứ cung mà chủ phòng hay Sơn chủ thuộc Đông tứ cung là cái nhà Đông Tây hỗn loạn, chẳng phát lên được. Nếu dùng Tây trù còn có thể đủ ăn, bằng dùng Đông trù ắt suy sụp. Đã dùng Đông trù mà chủ nhà Đông mệnh nữa thì cùng khổ cực điểm.BÀI 3: BẢY CHỖ QUAN HỆ VỚI NHÀ - Một ngôi nhà có 7 chỗ quan hệ tức là có ảnh hưởng tốt xấu: Cửa - ngõ, Cửa - cái, Cửa - phòng, Cửa - bếp, Chủ - phòng hay Sơn - chủ, Bếp và Hướng - bếp. Sở dĩ nói Chủ - phòng hay Sơn - chủ bởi ở Tịnh - trạch dùng Chủ - phòng làm chỗ chủ yếu, còn ở Động - trạch và Biến - Hoá - trạch dùng Sơn - chủ làm chỗ chủ yếu. (Chú ý: tên các chỗ quan hệ luôn luôn có gạch nối.)- Trong 7 chỗ quan hệ có 3 chỗ chính yếu ảnh hưởng trọng đại để quyết định ngôi nhà tốt hay xấu. Còn 4 chỗ kia thuộc hàng thứ yếu (phụ thuộc), ảnh hưởng bình thường, chỉ có thể thêm bớt tốt xấu mà thôi.- Ở Tịnh - trạch, có 3 chỗ chính yếu là Cửa - cái, Chủ – phòng và Bếp. Còn 4 chỗ thứ yếu là Cửa - phòng, Cửa - bếp, Hướng - bếp và Cửa - ngõ.- Ở Động - trạch và Biến - hoá - trạch, 3 chỗ chính yếu là Cửa - cái, Sơn - chủ và Bếp. Còn 4 chỗ thứ yếu cũng như ở Tịnh - trạch là: Cửa - phòng, Cửa - bếp, Hướng bếp và Cửa - ngõ.SỰ SAI BIỆT TRONG BA CHỖ CHÍNH YẾU- Ở Tịnh - trạch dùng Chủ - phòng chỉ thừa một du - niên mà thôi và lấy tên du - niên này mà đặt tên cho nhà, như Sinh - khí - trạch hay Thiên - y - trạch chẳng hạn. Còn ở Động - trạch và biến - hoá - trạch thì dùng một Sơn - chủ đã thừa một du - niên lại còn thêm ảnh hưởng với một “Sao - chúa” rất trọng hệ nữa, vậy lấy tên du – niên và cả Sao – chúa để đặt tên cho nhà, như Diên – niên – trạch, như Tham – lang – trạch, Vũ – khúc – trạch chẳng hạn.- Cửa cái là một nơi chính yếu, vì nó là lối đi vào nhà, nếu dựng trúng tại cung tốt tức như người đi trúng vào chốn may mắn, bằng dựng tại cung xấu tức như người đi vào chốn nguy hiểm, tối – tăm, chông gai. Cửa – cái là mẹ sanh ra các du – niên cho chủ – phòng, cho Sơn – chủ và cho Bếp. Vì vậy, nên hễ Chủ – phòng, Sơn – chủ và bếp thừa du – niên tốt tức Cửa – cái tốt, vì mẹ tốt mới sanh ra các con tốt, bằng thừa du – niên xấu tức Cửa – cái xấu, vì mẹ xấu mới sanh con xấu.- Chủ – phòng hay Sơn – chủ đều là những nơi chính yếu, trụ cột, chủ yếu, làm chủ toàn thể ngôi nhà cho nên gọi là Chủ – phòng, là Sơn – chủ . Nếu có được ở nhằm cung tốt và thừa du – niên tốt hay Sao tốt là nhà ở thịnh vượng và yên lành. Bằng ở nhằm cung xấu và thừa du – niên xấu hay sao xấu là nhà ở suy vi, chẳng yên.- Bếp là chỗ chính yếu vì nơi sinh dưỡng, nuôi sống con người, nếu được an trí nơi cung tốt và thừa du – niên tốt thì sự sinh dưỡng mới đặng lợi ích, ít bệnh hoạn. Bằng an trí tại cung xấu và thừa du – niên xấu khác nào sự sinh dưỡng bị đầu độc gây ra đủ các bệnh chứng cả tai hoạ. Trăm bệnh đa số do nơi ăn uống sinh ra.TÓM LẠI: Ba chỗ chính yếu được đặt vào 3 cung tốt là đối với nhau được tương sinh hay tỵ hoà và 3 cung đều thừa kiết du – niên hay kiết – tinh thì quyết định một ngôi nhà thịnh vượng. Bằng trái lại đặt trúng vào 3 cung xấu là đối với nhau tương khắc và đồng thừa du – niên hay hung tinh thì quyết định ngôi nhà suy bại.Nhan đề quyển sách có hai chữ Tam – yếu đó là 3 chỗ chính yếu nói trong bài vậy.SỰ SAI BIỆT TRONG 4 CHỖ THỨ YẾU - Trong 4 chỗ thứ yếu thì Hướng – bếp có tầm quan trọng hơn cả, kế đó là Cửa – phòng và Cửa – bếp, sau hết là Cửa – ngõ. Người xưa không kể tới Cửa – ngõ, có lẽ vì nó không thuộc về ngôi nhà.- Cửa – phòng và Cửa – bếp ở Tịnh – trạch ít quan trọng, còn ở Động – trạch và Biến – hoá – trạch được quan trọng nhiều hơn. Đó là bởi ở Tịnh – trạch thì Chủ – phòng và Bếp bị lệ thuộc, tất cả các cửa của nó cũng bị lệ thuộc, còn ở Động – trạch và Biến – hoá – trạch thì Phòng – chúa và Bếp chiếm riêng một ngăn nhà độc lập, tức nó có tầm quan trọng hơn trong hàng thứ yếu.ĐO LƯỜNG TỐT XẤU CHO 7 CHỖ - Cái việc đo lường tốt xấu không lấy đâu là quyết định cho đúng từng phân ly như việc trắc lượng bằng toán pháp, nhưng đại khái cũng có thể phân biệt chỗ khinh chỗ trọng, nhiên – hậu mới giảo định được một cái nhà thịnh hay suy, thịnh suy nhiều hay ít. Vả lại còn sự phân lượng tốt xấu cho chỗ chính yếu thì khác, cho những chỗ thứ yếu thì khác. Những chỗ chính yếu và thứ yếu của loại trạch này với loại trạch kia cũng lại không hoàn toàn bằng nhau. Vậy tạm định như sau:- Ở Tịnh – trạch có 3 chỗ chính yếu là Cửa – cái, Chủ – phòng và Bếp. Còn 4 chỗ phụ thuộc kia là Hướng – bếp, Cửa – bếp, Cửa – phòng và Cửa – ngõ.- Động – trạch và Biến – hoá – trạch cũng có 3 chỗ chính yếu là Cửa – cái, Sơn – chủ và Bếp. Lại phải kể Phòng – chúa có Sao – chúa là chỗ thiết yếu nhất hạng. Còn 4 chỗ phụ thuộc kia, cũng như ở Tịnh – trạch, ảnh hưởng tam thường.- Mỗi chỗ chính yếu trọn tốt thì được 30% tốt, trung bình thì được 15% tốt, bằng trọn xấu thì 30% xấu.- Mỗi chỗ phụ thuộc trọn tốt thì được 10% tốt, trung bình thì được 5% tốt, bằng trọn xấu thì định 10% xấu.Ba hạng: trọn tốt, trung bình và trọn xấu là như vầy:* Trọn tốt: là chỗ gặp kiết du –niên hay kiết – tinh mà phải đắc vị hay đăng – diện. Có 3 kiết du – niên là Sinh – khí, Diên – niên và Thiên – y (Phục – vị cũng được gọi là kiết du – niên, nhưng chỉ tốt bằng phân nửa). Có 3 kiết tinh là Tham – lang, Vũ – khúc và Cự – môn (Phụ Bật cũng là kiết tinh nhưng chỉ tốt bằng phân nửa). Trọn tốt là được 30% tốt. Riêng Phục – vị và Phụ Bật trọn tốt là 15%.* Trung bình: là chỗ gặp kiết du – niên hay kiết – tinh nhưng thất vị, được 15% tốt. Riêng Phục – vị và Phụ Bật chỉ được trên dưới 5% tốt.*Trọn xấu: Là chỗ gặp hung du – niên như Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ, Lục sát và Hoạ hại. Hoặc gặp hung tinh như Phá quân, Liêm trinh, Văn khúc và Lộc tồn. Phàm hung du – niên hay hung tinh cũng vậy, thì kể là trọn xấu 30%, dù đắc vị hay đăng diện cũng vậy.- Phàm kiết du – nên hay kiết tinh cũng vậy, đối với nó gặp cung tương khắc là thất vị. Gặp cung tương sanh là đắc vị, gặp cung tỵ hoà (đồng loại) là đăng – diện tốt bậc nhất, đắc vị tốt bậc nhì, thất vị tốt bậc ba. Đắc vị mà có sanh cung tốt hơn cung sanh nó.- Riêng kiết tinh đắc vị hay đăng diện mà được ở tại ngăn chót tức ngăn cuối cùng gọi là nhập miếu, không có cách nào tốt hơn nó được. Tính sẵn như sau:* Sinh khí và Phục vị thuộc Mộc: gặp các cung Kiền Đoài Cấn Khôn là thất vị, gặp các cung Khảm Ly là đắc vị, gặp các cung Chấn Tốn là đăng diện.* Thiên y thuộc Thổ: Gặp các cung Chấn Tốn Khảm là thất vị, gặp các cung Ly Đoài Kiền là đắc vị, gặp các cung Cấn Khôn là đăng diện.* Diên niên thuộc Kim: gặp các cung Ly Chấn Tốn là thất vị, gặp các cung Cấn Khôn Khảm là đắc vị, gặp các cung Kiền Đào là đăng diện.* Tham lang và Phụ Bật thuộc Mộc: gặp các Sơn – chủ Kiền Đoài Cấn Khôn là thất vị, gặp các Sơn – chủ Khảm Ly là đắc vị, gặp các Sơn – chủ Chấn Tốn là đăng diện.* Cự môn thuộc Thổ: gặp các sơn – chủ Chấn Tốn Khảm là thất vị, gặp các sơn – chủ Ly Kiền Đoài là đắc vị, gặp các sơn – chủ Cấn Khôn là đăng diện.* Vũ khúc thuộc Kim: gặp các sơn – chủ Ly Chấn Tốn là thất vị, gặp các Sơn – chủ Cấn Khôn Khảm là đắc vị, gặp các sơn – chủ Kiền Đoài là đăng diện.(Chú ý: Những kiết du – niên so đối với cung sở – thừa của nó mà tính. Còn những kiết tinh so đối với sơn – chủ mà tính.VƯỢNG TRẠCH CÁCH VÀ SANH TRẠCH CÁCH - Vượng trạch: phàm kiết tinh hay kiết du – niên đồng một loại với trạch là cách rất tốt, thêm sự thịnh vượng cho nhà. Như Đông – tứ – trạch (thuộc Mộc) mà dùng Tham lang Mộc tinh làm Sao – chúa, hoặc Chủ – phòng hay Sơn – chủ thừa sinh khí Mộc. Như Tây – tứ – trạch (thuộc Kim) mà dùng Vũ khúc Kim tinh làm Sao chúa hoặc Chủ – phòng hay Sơn – chủ thừa Diên – niên Kim.- Sanh – trạch: Phàm kiết tinh hay kiết du – niên sanh trạch là cách tốt, thêm sự phát đạt cho nhà. Như tây – tứ – trạch (thuộc Kim) mà dùng Cự môn Thổ tinh làm Sao – chúa, hoặc Chủ – phòng hay Sơn – chủ thừa Thiên – y Thổ.Phàm được hai cách trên (Vượng – trạch hay Sanh – trạch) mà kiết tinh hay kiết du – niên lại đăng diện hay đắc vị thì sự thịnh vượng, sự phát đạt càng mạnh càng lâu bền. (Còn nữa) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 1, 2009 Chào Bạn Trung! Trong đây Châu thấy có nhiều hình vẽ chú thích, nhưng Châu không thấy hình, nhờ Ban Trung load hình lên để người đọc dể hiểu hơn. Cám ơn Bạn nhiều Châu Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 1, 2009 Chào chị Châu. Chị thông cảm tại vì link die rồi nên không thể pót hình lên trong lúc này được . Trung đang tìm kiếm một số hình về chủ đề này, khi nào có sẽ post lên sau. Thân. Lê Bá TRung Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 1, 2009 Chào chị Châu. Chị thông cảm tại vì link die rồi nên không thể pót hình lên trong lúc này được . Trung đang tìm kiếm một số hình về chủ đề này, khi nào có sẽ post lên sau. Thân. Lê Bá TRung Cám ơn Bạn Trung nhiều Thân Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 1, 2009 Trung có thể mang sách đến TT, đưa hình vào máy "ken" và đưa lại lên đây. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 1, 2009 Cháu chào bác Thiên Sứ. Topic này cháu kiếm được ở trên mạng ạ. Nhưng tiếc rằng hình của chủ đề này lại die nên không có hình post lên đây. Cháu đang tìm kiếm hình liên quan đến chủ đề này. Tìm được cháu sẽ post lên ạ. Cám ơn bác Thiên Sứ đã quan tâm. Kính Gửi. Lê Bá Trung. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 1, 2009 Xin phép bạn Lê Bá Trung, cho phép Artemisia được edit lại bài viết của bạn vè chèn thêm hình ảnh vào bài viết cho hoàn chỉnh nhé. Vì Trung Tâm hiện có lưu trữ đầy đủ của cuốn Dương Trạch Tam Yếu này. Tìm từ mấy hôm trước mà hôm nay mới lục ra :P:D Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 1, 2009 Xin phép bạn Lê Bá Trung, cho phép Artemisia được edit lại bài viết của bạn vè chèn thêm hình ảnh vào bài viết cho hoàn chỉnh nhé. Vì Trung Tâm hiện có lưu trữ đầy đủ của cuốn Dương Trạch Tam Yếu này. Tìm từ mấy hôm trước mà hôm nay mới lục ra ;) :) Thân chào Artemisia . Trung rất vui khi Artemisia đã quan tâm đến topic này :P . Khi Trung post bài này lên đây nhưng không có hình thấy cũng hơi ngại :lol: , vì khi đọc đến đó mọi người sẽ lúng túng vì không có hình giải thích. :P May thay Artemisia ghé ngang thấy như vậy giúp Trung một tay thật là cảm kích. :( Chân thành cám ơn sự nhiệt tình của Artemisia rất nhiều. :P Thân. Lê Bá Trung Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 1, 2009 Do sách khá dày, nên để tránh sự nhàm chán cho mọi người trong khi theo dõi, Artemisia sẽ tách ra mỗi Bài Dương Trạch là một Post. Thêm nữa là phải up hình & đưa lên host nên đôi lúc sẽ hơi lâu, mong mọi người & bạn Trung thông cảm :P =============== BÀI 4: NGŨ HÀNH Ngũ hành là 5 hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Vạn vật đều do Ngũ hành kết tạo. Dù học môn nào cũng phải rành rẽ Ngũ hành của các loại rồi mới tính sinh khắc, tỷ hoà hầu hết sự tốt hay xấu. A. Chư loại thuộc ngũ hành Trong môn Bát – trạch cần thiết biết ngũ hành của ba loại chính là: 8 cung, 8 du – niên và 8 sao. Kể chung như sau: - Loại Kim có: Kiền, Đoài, Diên niên, Tuyệt mệnh, Vũ khúc, Phá quân. - Loại Mộc có: Chấn, Tốn, Sinh khí, Phục vị, Thanh long, Phụ bật. - Loại Thuỷ có: Khảm, Lục sát, Văn khúc. - Loại Hoả có: Ly, Ngũ quỷ, Liêm trinh. - Loại Thổ có: Cấn, Khôn, Thiên y, Hoạ hại, Cự môn, Lộc tồn. B. Ngũ hành tỷ – hoà (tức đồng loại) - Kim gặp Kim là Tỷ – hoà. Loại Kim có Kiền, Đoài, Diên niên, Tuyệt mệnh, Vũ khúc, Phá quân… gặp nhau gọi là tỷ – hoà. - Mộc gặp Mộc là tỷ – hoà. Loại Mộc có Chấn, Tốn, Sinh khí, Phục vị, Tham lang, Phụ Bật… gặp nhau gọi là tỷ – hoà. - Thuỷ gặp Thuỷ là tỷ – hoà. Loại thuỷ có Khảm, Lục sát, Văn khúc.. gặp nhau gọi là tỷ – hoà. - Hoả gặp Hoả là tỷ – hoà. Loại Hoả có Ly, Ngũ quỷ, Liêm trinh… gặp nhau gọi là tỷ – hoà. - Thổ gặp Thổ là tỷ – hoà. Loại Thổ có Cấn, Khôn, Thiên y, Hoạ hại, Cự môn, Lộc tồn… gặp nhau gọi là tỷ – hoà. C. Ngũ hành tương sinh - Kim sinh Thuỷ: loại Kim như Kiền, Đoài, Diên niên, Tuyệt mệnh, Vũ khúc, Phá quân đồng sinh loại Thuỷ như Khảm, Lục sát, Văn khúc. - Thuỷ sinh Mộc: loại Thuỷ như Khảm, Lục sát, Văn khúc… đồng sinh loại Mộc như Chấn, Tốn, Sinh khí, Phục vị, , Tham lang, Phụ Bật… - Mộc sinh Hoả: loại Mộc như Chấn, Tốn, Sinh khí, Phục vị, Tham lang, Phụ Bật… đàồng sinh loại Hoả như Ly, Ngũ quỷ, Liêm trinh. - Hoả sinh Thổ: loại Hoả như Ly, Ngũ quỷ, Liêm trinh… đồng sinh loại Thổ như Cấn, Khôn, Thiên y, Hoạ hại, Cự môn, Lộc tồn. - Thổ sinh Kim: loại Thổ như Cấn, Khôn, Thiên y, Hoạ hại, Cự môn, Lộc tồn… đồng sinh loại Kim như Kiền, Đoài, Diên niên, Tuyệt mệnh, Vũ khúc, Phá quân. D. Ngũ hành tương khắc - Kim khắc Mộc: loại Kim như Kiền, Đoài, Diên niên, Tuyệt mệnh, Vũ khúc, Phá quân… đồng khắc loại Mộc như Chấn, Tốn, Sinh khí, Phục vị, Tham lang, Phụ Bật… ồng khắc loại Thổ như Cấn, Khôn, Thiên y, Hoạ hại, Cự môn, Lộc tồn… đồng khắc loại Thuỷ như Khảm, Lục sát, Văn khúc… đồng khắc loại Hoả như Ly, Ngũ quỷ, Liêm trinh. - Hoả khắc Kim: Loại Hoả như Ly, Ngũ quỷ, Liêm trinh… đồng khắc loại Kim như Kiền, Đoài, Diên niên, Tuyệt mệnh, Vũ khúc, Phá quân. E. Ngũ hành số mục - Loại Thuỷ số 1 và số 6. Như thập bội thì thành 10, thành 60. - Loại Hoả số 2 và số 7. Như thập bội thì thành 20, thành 70. - Loại Mộc số 3 và số 8. Như thập bội thì thành 30, thành 80. - Loại Kim số 4 và số 9. Như thập bội thì thành 40, thành 90. - Loại Thổ số 5 và số 10. Như thập bội thì thành 50, thành 100. Thập bội là nhân cho 10. Gần và ít thì dùng nguyên số (số căn bản). Xa và nhiều thì dùng bội số (bằng 10 lần nhiều hơn). Thí dụ sừa được Bếp Sinh khí thuộc Mộc thì tới 3 tháng hay 8 tháng gặp việc may mắn, hoặc sau 30 ngày hay 80 ngày sẽ phát tài phát lộc. Thí dụ nhà dùng Vũ khúc thuộc Kim làm Sao – chúa thì sau 4 năm hoặc 9 năm nhà sẽ phát đạt tới 40 năm, nếu Vũ khúc đắc vị hay đăng – diện thì nhà đại thịnh vượng tới 90 năm… G. Ngũ hành ứng kỳ Suy theo Ngũ hành mà biết thời kỳ của sự tốt hay xấu, suy hay thịnh sẽ xảy đến. Kiết tinh và kiết du – niên ứng việc thịnh tốt, hung tinh và hung du – niên ứng việc hưng suy. - Loại Thuỷ thì hoạ phúc ứng vào những năm nhâm Quý hay những năm thuộc Thuỷ cục là Thân Tí Thìn. Hoặc đến 10 ngày hay 60 ngày sẽ có điều may rủi đưa tới. Hoặc đến 1 năm hay 6 năm thì nhà cửa sẽ hưng suy tới 10 năm hay 60 năm. – Loại Thuỷ như: cung Khảm, du – niên. Lục sát, Văn khúc. Thí dụ: ở Động – trạch dùng Văn khúc làm Sao – chúa ắt tới năm Nhâm, Quý, Thân , Tí, Thìn xảy đến tai hoạ. Hoặc nhà ở tới 1 năm hay 6 năm thì tai hoạ khởi lên và suy vi cho tới 10 năm hay 60 năm. Aáy bởi Văn khúc là hung tinh tất ứng tai hoạ và suy vi. - Loại Hoả thì hoạ phúc ứng vào những năm Bính Đinh hay những năm thuộc Hoả cục là Dần Ngọ Tuất. Hoặc tới 20 ngày hay 70 ngày ắt có điều may rủi đưa tới. Hoặc tới 2 năm hay 7 năm thì nhà ở sẽ hưng suy tới 20 năm hay 70 năm. – Loại Hoả như: cung Ly, du – niên, Ngũ quỷ, Liêm trinh. Thí dụ Chủ – phòng thừa Ngũ quỷ là hung du – niên thì đến những năm Bính Đinh Dần Ngọ Tuất tai hoạ xảy đến. Thí dụ dùng Liêm trinh là hung tinh làm Sao – chúa thì nhà ở tới 2 năm hay 7 năm ắt suy bại mãi đến 20 năm hay 70 năm. - Loại Mộc thì hoạ phúc ứng vào những năm Giáp Aát hay những năm tghuộc Mộc cục là Hợi Mão Mùi. Hoặ đến 30 ngày hay 60 ngày sẽ có điều may rủi đưa tới. Hoặc tới 3 năm hay 8 năm thì nhà cửa sẽ hưng suy tới 30 năm hay 80 năm. – Loại Mộc như cung Chấn Tốn, du – niên Sinh khí và Phục vị, Tham lang và Phụ Bật. Thí dụ Chủ – phòng thừa Sinh khí là kiết du – niên thì những sự may mắn sẽ xảy ra trong những năm Giáp Aát, Hợi Mẹo Mùi hoặc tới 30 ngày hay 80 ngày thì được tài lâộc. Thí dụ như dùng Tham lang là kiết tinh làm Sao – chúa thì nhà ở tới 3 năm hay 8 năm sẽ phát đạt lên tới 30 năm hay 80 năm. - Loại Kim thì hoạ phúc ứng vào những năm Canh Tân hay những năm thuộc kim cục là Tỵ Dậu Sửu. Hoặc đến 40 ngày hay 90 ngày sẽ có điều may rủi đưa tới. Hoặc đến 4 năm hay 9 năm thì nhà ở sẽ hưng suy tới 40 năm hay 90 năm. – Loại Kim như cung kiền Đoài, du – niên, Tuyệt mệnh và Diên – niên, Phá quân và Vũ khúc. Thí dụ, Chủ – phòng hay Sơn – chủ thừa Tuyệt mệnh là hung du – niên thì đến năm Canh Tân, Tỵ Dậu Sửu hoặc đến 40 ngày hay 90 ngày tai hoạ sẽ xảy tới. Thí dụ dùng Vũ khúc là kiết tinh làm Sao – chúa thì nhà ở tới 4 năm hay 9 năm sẽ phát đạt lên tới 40 năm hay 90 năm. - Loại Thổ thì hoạ phúc ứng vào những năm Mậu Kỷ hay những năm thuộc Hoả cục là dần Ngọ Tuất hay những năm Tho là Thìn Tuất Sửu Mùi. Hoặc đến 50 ngày hay 100 ngày ắt có điều may rủi đưa tới. Hoặc đến 5 hay 10 năm thì nhà ở sẽ hưng suy tới 50 năm hay 100 năm. - Loại Thổ là như cung Cấn Khôn, du – niên, Hoạ – hại và Thiên y, sao Lộc tồn và Cự môn. – Thí dụ Sơn – chủ hay Chủ – phòng thừa Hoạ – hại là hung du – niên hoặc dùng Lộc tồn là hung tinh làm Sao – chúa thì tai hoạ sẽ xảy tới trong những năm Mậu Ky, Dần Ngọ Thìn Tuất Sửu Mùi. Hoặc nhà ở tới 5 năm hay 10 năm thì khởi đầu suy baại cho đến 50 năm hay 100 năm. – Thí dụ: Sơn – chủ hay Chủ – phòng thừa Thiên y là kiết du – niên hay dùng Cự môn là kiết tinh làm Sao – chúa thì sự may mắn sẽ xảy đến trong những năm Mậu Kỷ, Dần Ngọ Thìn Tuất Sửu Mùi. Hoặc nhà ở đến 50 ngày hay 100 ngày sẽ gặp tài lộc. Hoặc nhà ở tới 5 hay 10 năm sẽ bắt đầu phát đạt tới 50 năm hay 100 năm. (Chú ý: Loại Hoả và loại Thổ dùng chung Hoả cục là Dần Ngọ Tuất. Loại Thổ mà dùng Hoả cục là bởi giữa quả Địa cầu có khối lửa sinh ra núi lửa). BÀI 5: BÁT CUNG SỞ – THUỘC, HÌNH – TƯỢNG - Kiền có 3 gạch liền thuộc Dương kim, phương Tây Bắc, ứng về người là cha, ông, ông già… - Khảm có gạch giữa liền thuộc Dương thuỷ, phương chánh Bắc, ứng về người là con trai giữa, đàn ông lứa tuổi và vừa. - Cấn có gạch trên liền thuộc Dương thổ, phương Đông Bắc, ứng với người là thiếu nam, con trai nhỏ. - Chấn có gạch dưới liền thuộc Dương mộc, phương chánh Đông, ứng về người là trưởng nam, con cháu trai lớn. - Tốn có gạch dưới đứt thuộc Âm mộc, phương Đông Nam, ứng về người trưởng nữ, con cháu gái lớn. - Ly có gạch giữa đứt thuộc Âm hoả, phương chánh Nam, ứng về người là trung nữ, con cháu gái giữa. - Khôn có 3 gạch đứt (thành 6 đoạn) thuộc Âm thổ, phương Tây Nam, ứng về người là mẹ, bà, bà già. - Đoài có gạch trên đứt thuộc Âm kim, phương chánh Tây, ứng về người là thiếu nữ, con cháu gái nhỏ. Bát cung là 8 cung: Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Mỗi cung nào cũng có 3 gạch song song với nhau: gạch trên, gạch giữa và gạch dưới, có gạch đứt có gạch liền, nhưng chỉ nói một gạch cũng đủ biết 2 gạch kia. Thí dụ nói cung Khảm gạch giữa liền tất nhiên là 2 gạch kia đứt. Hai gạch kia là gạch trên và gạch dưới vậy. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 1, 2009 BÀI 6: BÁT CUNG THU KHẮC ĐOÁN Thụ khắc là bị khắc, như Hoả thì bị Thuỷ khắc vậy. - Kiền Dương kim gặp loại Hoả như Ngũ quỷ, Liêm trinh thì Kiền thọ khắc, hoạ hoạn ứng cho bậc cha ông, bậc nam nhân trưởng thượng. - Đoài Âm Kim gặp loại Hoả như Ngũ quỷ và Liêm trinh thì Đoài thọ khắc, hoạ hoạn ứng cho con cháu gái, hạng thiếu nữ. - Khảm Dương thuỷ gặp loại Thổ như Hoạ hại, Thiên y, Lộc tồn, Cự môn thì Khảm thọ khắc: tai hoạ ứng cho con cháu trai giữa, nam nhân tuổi vừa vừa. - Cấn Dương thổ gặp loại Mộc thì thọ khắc, tai hoạ ứng cho con cháu trai, hàng trai trẻ tuổi. Loại Mộc là như Sinh khí, Phục vị, Tham lang, Phụ Bật. - Khôn Âm thổ gặp loại Mộc thì thọ khắc: tai hoạ ứng cho mẹ, bà, phụ nữ trưởng thượng. Loại Mộc là sinh khí, Phục vị, Tham lang, Phụ Bật. - Chấn Dương mộc gặp loại Kim thì thọ khắc: tai hoạ ứng cho hàng con cháu trai cả (lớn), hàng nam nhân trọng tuổi. Loại Kim như Diên niên, tuyệt mệnh, Vũ khúc, Phá quân. - Tốn Dương mộc gặp loại Kim thì thọ khắc: tai hoạ ứng vào hàng con cháu gái cả, phụ nữ trọng tuổi. Loại Kim như Diên niên, Tuyệt mệnh, Vũ khúc, Phá quân. - Ly Âm hoả gặp loại Thuỷ thì thọ khắc: hoạ hoạn ứng trung nữ, con cháu gái giữa, phụ nữ lứa tuổi vừa vừa. Loại Thuỷ như Lục sát, Văn khúc. - Chú ý: Cung thọ khắc có nặng có nhẹ. Cung kiết du – niên hay kiết tinh kắc thì tai hoạ nhẹ, bằng bị hung du – niên hay hung tinh khắc thì tai hại nặng nề. – Lại chỉ nói về 8 cung như vầy: Khảm Thuỷ bị Cấn Khôn thổ khắc hại. Cấn Khôn Thổ bị Chấn Tốn Mộc khắc hại. Chấn Tốn Mộc bị Kiền Đoài Kim khắc hại. Kiền Đoài Kim bị Ly Hoả khắc hại. Ly Hoả bị Khảm Thuỷ khắc hại. BÀI 7: NIÊN TINH TUỲ THUỘC Niên tức là 8 du – niên. Tuỳ thuộc là cùng thuộc một loại Ngũ hành và cùng có tam cách, ứng nghiệm như nhau. - Du – niên Sinh khí tức sao Tham lang vì đồng thuộc Mộc (kiết). - Du – niên Diên – niên tức sao Vũ khúc vì đồng thuộc Kim (kiết). - Du – niên Thiên y tức sao Cự môn vì đồng thuộc Thổ (kiết). - Du – niên Phục vị tức sao Phụ Bật vì đồng thuộc Mộc (bán kiết). - Du – niên Tuyệt mệnh tức sao Phá quân vì đồng thuộc Kim (hung). - Du – niên Ngũ quỷ tức sao Liêm trinh vì đồng thuộc Hoả (hung). - Du – niên bị Hoạ hại tức sao Lộc tồn vì đồng thuộc Thổ (hung). - Du niên Lục sát tức sao Văn khúc vì đồng thuộc Thuỷ (hung). BÀI 8: BÁT BIẾN DU – NIÊN - Bát là 8. Bát biến du – niên là 8 lần biến ra du – niên. Cung nào cũng có 8 lần biến ra 8 du – niên cho 7 cung kia và bổn cung. - Biến nghĩa là đổi: gạch Aâm đổi thành gạch Dương, gạch Dương đổi thành gạch Aâm. Nói chung có 3 gạch: gạch trên, gạch giữa, gạch dưới. Gạch liền (liền một lằn) gọi là gạch Dương, gạch đứt (đứt làm 2 đoạn) gọi là gạch âm. Khi muốn biến gạch liền thì đổi nó ra gạch đứt, tức Dương biến thành Aâm. Khi muốn biến gạch đứt thì đổi nó ra gạch liền, tức Aâm biến thành Dương. Thí dụ mình biến 3 gạch của cung Ly như vầy: . Gạch trên là gạch liền - thì biến nó thành gạch đứt - - . Gạch giữa - - là gạch đứt thì biến nó thành gạch liền - . Gạch dưới là gạch liền thì biến nó thành gạch đứt - - - Mỗi lần biến là mỗi lần sanh ra một du – niên do theo lần biến đó là lần thứ mấy. Tám lần biến ra 8 du – niên có thứ tự như sau: - Lần thứ 1 biến gạch trên sanh ra du – niên Sinh khí tức sao Tham lang. - Lần thứ 2 biến gạch giữa sanh ra du – niên Ngũ quỷ tức sao Liêm trinh. - Lần thứ 3 biến gạch dưới sanh ra du – niên Diên niên tức sao Vũ khúc. - Lần thứ 4 biến gạch giữa sanh ra du – niên Lục sát tức sao Văn khúc. - Lần thứ 5 biến gạch trên sanh ra du – niên Hoạ hại tức sao Lộc tồn. - Lần thứ 6 biến gạch giữa sanh ra du – niên Thiên y tức sao Cự môn. - Lần thứ 7 biến gạch dưới sanh ra du – niên Tuyệt mệnh tức sao Phá quân. - Lần thứ 8 biến gạch giữa sanh ra du – niên Phục vị tức sao Phụ Bật. Suy theo trên thì biến từ gạch kế tiếp nhau mà khởi đầu là biến gạch trên. Sắp gom lại có thứ tự 8 lần biến như vầy: trên, giữa, dưới, giữa, trên, giữa, dưới, giữa. Nên chú ý: mỗi lần biến tuy chỉ biến có một gạch mà thôi, nhưng tên cung này đã đổi qua tên cung trước để làm ra tên cung kế sau đó. Và mỗi cung được đổi ra đó chính là một phương vị có thừa một du – niên. Bây giờ theo cách đã chỉ dẫn trên, mình biến ra 8 phương vị cho cung Kiền để làm kiểu mẫu. Cung Kiền có 3 gạch liền . - Lần thứ 1 biến gạch trên của Kiền thành ra Đoài . Vậy Đoài là phương chánh tây thừa Sinh khí tức sao Tham lang thuộc Mộc (tốt). - Lần thứ 2 biến gạch giữa của Đoài thành ra Chấn . Vậy Chấn là phương chánh Đông thừa Ngũ quỷ tức sao Liêm trinh thuộc Hoả (xấu). - Lần thứ 3 biến gạch dưới của Chấn thành ra Khôn . Vậy Khôn là phương tây Nam thừa Diên – niên tức sao Vũ khúc thuộc Kim (tốt). -Lần thứ 4 biến gạch giữa của Khôn thành ra Khảm . Vậy Khảm là phương chánh Bắc thừa Lục sát tức sao Văn khúc thuộc Thuỷ (xấu). - Lần thứ 5 biến gạch trên của Khảm thành ra Tốn . Vậy Tốn là phương Đông Namthừa Hoạ hại tức sao Lộc tồn thuộc Thổ (xấu). - Lần thứ 6 biến gạch giữa của Tốn thành ra Cấn . Vậy Cấn là phương Đông Bắc thừa Thiên y tức sao Cự môn thuộc Thổ (tốt). - Lần thứ 7 biến gạch dưới của Cấn thành ra Ly . Vậy Ly là phương chánh Nam thừa Tuyệt mệnh tức sao Phá quân thuộc Kim (xấu). - Lần thứ 8 biến gạch giữa của Ly thành ra Kiền . Vậy Kiền là phương tây Bắc thừa Phục vị tức sao Phụ Bật thuộc Mộc (tốt ít). (Chú ý: Cung nào cũng vậy, hễ biến tới lần thứ 8 thì hoàn trở lại hình tượng của nó (trở lại bổn cung), đó là cái nghĩa hai chữ Phục vị. Như trên là cung Kiền có 3 gạch liền, khi biến tới lần thứ 8 thì hoàn trở lại Kiền tức trở lại 3 gạch liền, và thừa Phục vị). LẬP THÀNH 8 CUNG BIẾN RA DU NIÊN Như trên đã chỉ dẫn cách biến 8 lần sanh ra 8 du – niên cho cung Kiền. Vậy 7 cung kia cũng theo cách đó mà biến ắt không sai trật. Còn sau đây là lối lập thành (tính sẵn) đủ 8 cung. Miễn dẫn giải. - Kiền: lần 1 biến ra Đoài thừa Sinh khí, lần 2 biến ra Chấn thừa Ngũ quỷ, lần 3 biến ra Khôn thừa Diên niên, lần 4 biến ra Khảm thừa Lục sát, lần 5 biến ra Tốn thừa Họa hại, lần 6 biến ra Cấn thừa Thiên y, lần 7 biến ra Ly thừa Tuyệt mệnh, lần 8 biến ra Kiền thừa Phục vị. - Khảm: Lần 1 biến ra Tốn thừa Sinh khí, lần 2 biến ra Chấn thừa Ngũ quỷ, lần 3 biến ra Khôn thừa Diên niên, lần 4 biến ra Kiền thừa Lục sát, lần 5 biến ra Đoài thừa họa hại, lần 6 biến ra Chấn thừa Thiên y, lần 7 biến ra Khôn thừa Tuyệt mệnh, lần 8 biến ra Khảm thừa Phục vị. - Cấn: Lần 1 biến ra Khôn thừa Sinh khí, lần 2 biến ra Khảm thừa Ngũ quỷ, lần 3 biến ra Đoài thừa Diên niên, lần 4 biến ra Chấn thừa Lục sát, lần 5 biến ra Ly thừa Họa hại, lần 6 biến ra Kiền thừa Thiên y, lần 7 biến ra Tốn thừa Tuyệt mệnh, lần 8 biến ra Cấn thừa Phục vị. - Chấn: lần 1 biến ra Ly thừa Sinh khí, lần 2 biến ra Kiền thừa Ngũ quỷ, lần 3 biến ra Tốn thừa Diên niên, lần 4 biến ra Cấn thừa Lục sát, lần 5 biến ra Khôn thừa Họa hại, lần 6 biến ra khảm thừa Thiên y, lần 7 biến ra Đoài thừa Tuyệt mệnh, lần 8 biến ra Chấn thừa Phục vị. - Tốn: lần 1 biến ra Khảm thừa Sinh khí, lần 2 biến ra Khôn thừa Ngũ quỷ, lần 3 biến ra Chấn thừa Diên niên, lần 4 biến ra Đoài thừa Lục sát, lần 5 biến Kiền thừa Họa hại, lần 6 biến ra Ly thừa Thiên y, lần 7 biến ra Cấn thừa Tuyệt mệnh, lần 8 biến ra Tốn thừa Phục vị. - Ly: lần 1 biến ra Chấn thừa Sinh khí, lần 2 biến ra Đoài thừa Ngũ quỷ, lần 3 biến ra Khảm thừa Diên niên, lần 4 biến ra Khôn thừa Lục sát, lần 5 biến ra Kiền thừa Tuyệt mệnh, lăn biến ra Ly thừa phục vị. - Khôn: lần 1 biến ra Cấn thừa Sinh khí, lần 2 biến ra Tốn thừa Ngũ quỷ, lần 3 biến ra Kiền thừa Diên niên, lần 4 biến ra Ly thừa Lục sát, lần 5 biến ra Chấn thừa Họa hại, lần 6 biến ra Đoài thừa Thiên y, lần 7 biến ra Khảm thừa Tuyệt mệnh, lần 8 biến ra Khôn thừa Phục vị. - Đoài: lần 1 biến ra Kiền thừa Sinh khí, lần 2 biến ra Ly thừa Ngũ quỷ, lần 3 biến ra Cấn thừa Diên niên, lần 4 biến ra Tốn thừa Lục sát, lần 5 biến ra Khảm thừa Họa hại, lần 6 biến ra Khôn thừa Thiên y, lần 7 biến ra Chấn thừa Tuyệt mệnh, lần 8 biến ra Đoài thừa Phục vị. LẬP THÀNH TÓM TẮT Cách lập thành (tính sẵn) này rất gọn, rất dễ tìm cho mau lẹ để sử dụng, không cần phải biến gạch trên, gạch giữa, gạch dưới… cũng khỏi xét tới việc biến lần 1, lần 2 hay lần thứ mấy. Chỉ nói cung này gặp cung kia thì biến sanh ra một du niên. Như thấy Kiền gặp Kiền: Phục vị; Khảm: Lục sát… thì biết là Kiền gặp Kiền thì biến sanh ra du niên Phục vị; gặp Khảm thì biến sanh ra du niên Lục sát… Cách lập thành tóm tắt này theo thứ tự 8 cung: Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Khởi đầu là kiền gặp Kiền, Khảm gặp Khảm, Cấn gặp Cấn… KIỀN gặp:---------- KHẢM gặp:------------CẤN gặp:----------CHẤN gặp: Kiền: Phục vị------- Khảm: Phục vị--------- -Cấn: Phục vị-------Chấn: Phục vị Khảm: Lục sát------ Cấn: Ngũ quỷ-----------Chấn: Lục sát------Tốn: Diên niên Cấn: Thiên y--------Chấn: Thiên y----------Tốn: Tuyệt mệnh----Ly: Sinh khí Chấn: Ngũ quỷ------Tốn: Sinh khí------------Ly: Hoạ hại---------Khôn: Hoạ hại Tốn: Hoạ hại--------Ly: Diên niên------------Khôn: Sinh khí-------Đoài: Tuyệt mệnh Ly: Tuyệt mệnh----- Khôn: Tuyệt mệnh------Đoài: Diên niên------Kiền: Ngũ quỷ Khôn: Diên niên------Đoài: Hoạ hại-----------Kiền: Thiên y--------Khảm:Thiên y Đoài: Sinh khí--------Kiền: Hoạ hại-----------Khảm: Ngũ quỷ------Cấn: Lục sát TỐN gặp:------------LY gặp:----------------KHÔN gặp:--------- ĐOÀI gặp: Tốn: Phục vị---------Ly: Phục vị-------------Khôn: Phục vị------ -Đoài: Phục vị Ly: Thiên y---------- Khôn: Lục sát----------Đoài: Thiên y------ - Kiền: Sinh khí Khôn: Ngũ quỷ--------Đoài: Ngũ quỷ----------Kiền: Diên niên---- --Khảm: Hoạ hại Đoài: Lục sát---------Kiền:Tuyệt mệnh-------Khảm:Tuyệt mệnh----Cấn: Diên niên Kiền: Hoạ hại---------Khảm: Diên niên--------Cấn: Sinh khí---------Chấn: Tuyệt mện Khảm: Sinh khí--------Cấn: Hoạ hại-----------Chấn: Hoạ hại-------Tốn: Lục sát Cấn:Tuyệt mệnh------Chấn: Sinh khí----------Tốn: Ngũ quỷ--------Ly: Ngũ quỷ Chấn: Diên niên-------Tốn: Thiên y-----------Ly: Lục sát---------- Khôn: Thiên y BÁT MÔN CÁC DU - NIÊN Bát môn cũng tức là 8 cung Kiền, Khảm, cấn… các du – niên là theo khuôn khổ tóm lại mà biết tên 8 du niên của mỗi cung biến ra. – Các nhà chuyên môn Bát trạch đều thuộc nằm lòng bài này để tính ra du – niên một cách linh tiệp, khỏi phải lật sách tìm, xem bài này vốn theo cách Lập thành tóm tắt trên, nhưng khác hơn 3 điều: 1. Không kể ra tên 8 cung gặp kia. 2. Tên du – niên nào cũng có 2 chữ, nhưng đây chỉ dùng một trong 2 chữ. 3. Bỏ du – niên Phục vị (vì mình đã rõ kiền gặp Kiền, Khảm gặp Khảm, Cấn gặp Cấn… đều là phục vị). - KIỀN lục, thiên, ngũ, hoạ, tuyệt, diên, sinh. - KHẢM quỷ, y, khí, niên, mệnh, hại, sát. - CẤN sát, tuyệt, hoạ, sinh, tuyệt, diên. - CHẤN niên, khí, hại, mệnh, quỷ, y, sát. - TỐN thiên, ngũ, lục, hoạ, sinh, tuyệt, diên. - LY sát, quỷ, mệnh, niên, hại, khí, y. - KHÔN y, diên, tuyệt, sinh, hoạ, ngũ, lục. - ĐOÀI khí , hại, niên, mệnh, sát, quỷ, thiên. Dẫn giải câu đầu về cung Kiền: (bỏ Kiền gặp Kiền là Phục vị) Kiền gặp Khảm là Lục sát, gặp Cấn là Thiên y, gặp Chấn là Ngũ quỷ, gặp Tốn là Hoạ hại, gặp Ly là Tuyệt mệnh, gặp Khôn là Diên niên, gặp Đoài là Sinh khí. . Câu 2: Khảm gặp Cấn là Ngũ quỷ, gặp Chấn là Thiên y, gặp Tốn… . Câu 3: Cấn gặp Chấn là Lục sát, gặp Tốn là Tuyệt mệnh, gặp Ly… . Câu 4: Chấn gặp Tốn là Diên niên, gặp Ly là Sinh khí, gặp Khôn… . Gặp 5: Tốn gặp Ly là Thiên y, gặp Khôn là ngũ quỷ, gặp Đoài… . Gặp 6: Ly gặp Khôn là Lục sát, gặp Đoài là Ngũ quỷ, gặp Kiền… . Câu 7: Khôn gặp Đoài là thiên y, gặp Kiền là Diên niên, gặp Khảm… . Câu 8: Đoài gặp Kiền là Sinh khí, gặp Khảm là Hoạ hại, gặp Cấn… Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 1, 2009 Cám ơn Artimisia rât nhiều. Bài đánh rất chuẩn và chữ sạch đẹp hihi. Có cả hình ảnh diễn giải nữa. Một lần nữa cám ơn Artimisia. Chúc sức khỏe, vạn sự bình an. Thân. Lê Bá Trung Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 1, 2009 BÀI 9: CÁC ỨNG BIẾN VÀ HỖ BIẾN Trong phép Bát biến du – niên (xem bài 8) có hai cách: chính biến và Hổ biến. Cần phân biệt để dùng cho trúng chỗ.- Chính biến: là từ cung Cửa – cái biến tới mỗi cung của các chỗ kia. Mỗi khi biến tất được một du – niên. Từ cung Cửa – cái biến tới một cung nào thì an du – niên vào cung ấy chớ không an vào Cửa – cái. Thí dụ Cửa – cái tại Kiền và Bếp tại Đoài thì phải từ Kiền biến tới Đoài tất được Sinh khí, vậy an Sinh khí tại Bếp Đoài chớ không an tại Cửa – cái Kiền. Thí dụ Cửa – cái tại Khảm và Chủ – phòng hay Sơn – chủ tại Chấn thì phải từ Khảm biến tới Chấn tất được Thiên y, vậy an Thiên y tại Chủ – phòng hay Sơn – chủ Chấn. Thí dụ Cửa – cái tại Ly và Hướng Bếp ngó về Đoài thì phải từ Ly biến tới Đoài tất được Ngũ quỷ, đó là Hướng – Bếp ngó về Đoài Ngũ quỷ… Từ Cửa – cái biến tới Cửa Bếp, biến tơi Cửa – phòng, biến tới Cửa – ngõ đều cũng gọi là Chính biến, nhưng 3 chỗ này ít quan trọng.- Hỗ biến: là hai cung của hai chỗ biến qua biến lại với nhau và tất nhiên cùng được một du – niên giống tên. Du – niên này không chính thức ở bên nào, nhưng vẫn có ảnh hưởng cho cả hai bên (hai chỗ). Thí dụ từ Bếp Ly biến tới Sơn – chủ Tốn được Thiên y, rồi từ Sơn – chủ Tốn biến lại Bếp Ly tất cũng được Thiên y. Thiên y này ảnh hưởng cho cả hai bên Ly và Tốn, nhưng nhiều ít có khác. Bởi Thiên y Thổ nói với Ly Hoả là tương sanh đắc vị, tốt nhiều, nhưng đối với Tốn Mộc là tương khắc thất vị, tốt ít.Hỗ biến không dùng vào hết thảy 7 chỗ quan hệ, chỉ dùng vào 3 chỗ chính yếu mà thôi, tuỳ theo Tịnh – trạch, Động – trạch hay Biến – hoá – trạch. Ở Tịnh trạch thì dùng Cửa – cái, Chủ – phòng và Bếp hỗ biến với nhau. Ở Động trạch hay Biến hoá trạch thì dùng Cửa – cái, Sơn – chủ và Bếp hỗ biến với nhau. – Như 3 chỗ chính yếu hỗ biến với nhau được 3 du – niên tốt là Sinh khí, Diên niên và Thiên y thì gọi là Nhà ba tốt (nhà có 3 du – niên tốt). Bằng 3 chỗ chính yếu hỗ biến với nhau chỉ được một du – niên tốt mà tới 2 du – niên xấu là cái nhà bất lợi. (Không có trường hợp hai chỗ tốt và một chỗ xấu. Cũng không có trường hợp ba chỗ đều xấu).Phàm ở nhà ba tốt sẽ phát đạt, giàu sang và yên lành. Thí dụ Cửa – cái tại Cấn, Phòng – chủ tại Khôn và Bếp tại Đoài. Vậy lấy Cấn Hỗ biến cùng được Sinh khí, lấy Khôn với Đoài hỗ biến cùng được Thiên y và lấy Đoài với Cấn hỗ biến cùng được Diên niên. Ba chỗ chính yếu này hỗ biến với nhau được Sinh khí, Diên niên và Thiên y là ba du – niên tốt cho nên gọi là Nhà ba tốt, ở sẽ thịnh vượng. – Thí dụ Cửa – cái tại Tốn, Sơn – chủ tại Kiền và Bếp tại Khảm. Vậy lấy Tốn với Kiền hỗ biến cùng được Hoạ hại, lấy Kiền với Khảm hỗ biến cùng được Lục sát, và lấy Khảm với Tốn hỗ biến cùng được Sinh khí. Ba chỗ chính yếu này hỗ biến với nhau được Hoạ hại, Lục sát và Sinh khí, tức là chỉ có một tốt mà tới hai xấu cho nên gọi là nhà bất lợi, ở chẳng thịnh vượng.BÀI 10: DU – NIÊN SỞ – THUỘC, HUNG KIẾT - Có 4 kiết du – niên ứng điểm lành là: Sinh khí Diên niên, Thiên y và Phục vị. Và cũng có 4 hung du – niên ứng điểm dữ là: Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ, Lục sát và Họa hại.1) SINH KHÍ thuộc Mộc là du – niên rất tốt, đem sức sống mạnh và nguồn sanh lợi lộc vào nhà. Ở Đông tứ trạch thì hợp trạch (hợp với nhà), khiến cho nhà thịnh vượng lên, vì Mộc với Kim tương khắc. Sinh khí lâm Chấn Tốn Mộc là đăng diện tốt nhiều hơn lâm Khảm Ly Thuỷ là đắc vị, cón lâm Kiền Đoài Cấn Khôn là thất vị tốt ít. (Phàm du – niên gặp cung tỷ hoà là đăng diện tốt bậc nhất, gặp cung tương sanh là đắc vị tốt bậc nhì, gặp cung tương khắc là thất vị tốt bậc ba).2) DIÊN NIÊN thuộc Kim là du – niên rất tốt, có nghĩa là tuổi thọ, làm bền sự phát đạt, thứ nhất là phát đạt tài ngân, châu ảo. Cũng gọi nó là thần phúc đức. Ở Tây tứ trạch thì hợp trạch (hợp với nhà), khiến cho nhà thịnh vượng lên, vì Kim gặp Kim thành Vượng khí. Bằng ở Đông tứ trạch là không hợp với nhà, vì Kim với Mộc tương khaắc. – Như Diên niên lâm kiền Đoài là đăng diện tốt nhiều hơn lâm Cấn Khôn Khảm là đắc vị, còn lâm Chấn Tốn Ly là thất vị ít tốt.3) THIÊN Y thuộc Thổ là du – niên rất tốt, làm hưng vượng điền sản, đất vườn, lục súc. Nó có tính cách như một lương y, một cứu tinh năng giải trừ tai hoạn, năng gia tăng phúc đức. Ở Tây tứ trạch thì nó hợp với nhà vì Thổ sanh nhà Kim, bằng ở Đông tứ trạch không hợp với nhà vì nhà Mộc khắc Thổ. Thiên y làm Cấn Khôn là tỷ hoà đăng diện tốt nhiều hơn lâm Kiền Đoài Ly là tương sanh đặc vị, còn lâm Chấn Tốn Khảm là tương khắc thất vị tốt ít.4) PHỤC VỊ là du niên tốt phụ thuộc, có tánh cách phụ trợ, tiếp thêm. Ở chung với Phòng – chủ hay Sơn – chủ và Bếp thừa Sinh khí, Diên niên, Thiên y thì nó tốt theo, bằng thừa hung du – niên thì nó chẳng ra gì. Ở Đông tứ trạch thì nó hợp với nhà vì Mộc ặp Mộc sanh vượng khí, bằng ở Tây tứ trạch thì nó không hợp với nhà vì nhà Kim khắc Mộc. – Phục vị lâm Chấn Tốn là tỷ hoà đăng diện tốt hơn lâm Khảm Ly là tương sanh đặc vị, bằng lâm Kiền Đoài Cấn Khôn là tương khắc thất vị tốt ít.5) TUYỆT MỆNH là du – niên rất hung hại, đem tuyệt khí vào nhà, sinh kế rất bất lợi. Nó ở cung nào cũng gây tai hoạ, dù tỷ hoà hay tương sanh cũng vậy (dù đăng diện hay đắc vị cũng vậy). Đông tứ trạch có nó thì nguy lắm vì nó Kim khắc nhà Mộc.6) NGŨ QUỶ thuộc Hoả là du – niên rất hung, đem tai hoạ vào nhà, thứ nhất là những chuyện quái dị, bệnh hoạn và các tai nạn máu lửa. Bếp gặp nó xấu nhất. Ở Tây tứ trạch có nó thì nguy nhất vì nó Hoả khắc nhà Kim. Dù nó đăng diên hay đắc vị cũng hung.7) LỤC SÁT thuộc Thuỷ là hung du niên, đem sát khí vào nhà, chuyện ứng về các tai nạn nước, tà dại, dâm đãng. Nó ở Bếp hại nhiều hơn ở các chỗ khác. Cái sức lực gây tai hoạ của nó kém hơn Ngũ quỷ và Tuyệt mệnh, vì nó thuộc Thuỷ đối với Đông tứ trạch hay Tây tứ trạch đều tương sanh.8) HOẠ HẠI là một hung du – niên, đem hung khí vào nhà, sanh nhiều hao hại. Cái sức hung hại của nó tương đương hoặc nhẹ hơn Lục sát. Đối với Đông tứ trạch tương sanh, đối với Tây tứ trạch nó bị khắc, không nguy hại bằng Tuyệt mệnh và Ngũ quỷ.(Chú ý: Sinh khí đồng ứng như sao Tham lang, Diên niên đồng ứng như sao Vũ khúc, Thiên y đồng ứng như sao Cự môn, Phục vị đồng ứng như sao Phụ Bật, Tuyệt mệnh, đồng ứng như sao Phá quân, ngũ quỉ đồng ứng như sao Liêm trinh, Lục sát đồng ứng như sao Văn khúc và Hoạ hại đồng ứng như sao Lộc tồn. Vậy nên xem bài 11 nữa mới đầy đủ).BÀI 11: BÁT TINH SỞ THUỘC, HUNG KIẾTBát tinh là 8 sao (8 ngôi sao). Sao tốt gọi là kiết tinh ứng những việc lành; sao xấu gọi là hung tinh ứng các việc dữ. Có 4 kiết tinh: Tham lang, Vũ khúc, Cự môn và Phụ Bật. Có 4 hung tinh: Tuyệt mệnh, Liêm trinh, Văn khúc và Lộc tồn.Chiếu theo bài 10 đã có nói những sự việc lành dữ của 8 du – niên, mình cũng biết được đại khái những sự việc lành dữ của 8 sao trong bài 11 này, vì 8 du – niên và 8 sao tuỳ thuộc nhau (xem bài 7). Nhưng 8 du – niên được dùng cả bốn loại trạch, còn 8 sao chỉ dùng ở Động trạch và Biến hoá trạch (Xem các thiên II, III, VI, V).Những điều lành dữ của 8 sao trong bài này cốt ý nói là khi nó được dùng làm Sao – chúa tức ở tại Phòng – chúa. Phòng – chúa tức ở tại Phòng – chúa. Phòng – chúa tức ngăn cao rộng lớn nhất của Động trạch và Biến hoá trạch là những loại trạch được dùng tới cách phiên tinh.Phàm hễ kiết tinh là tốt, nhưng kiết tinh đắc vị mới quí, kiết tinh đăng diện càng quí hơn, kiết tinh nhập miếu quí nhất bậc. Duy kiết tinh thất vị là sao mất ngôi chẳng còn quí nữa, tốt qua loa Kiết tinh đắc vị, đăng diện và nhập miếu gọi chung là kiết tinh đắc cách, nghĩa là được cách tốt. Còn hung tinh dù đắc cách cũng vẫn làm cho nhà suy vi huống chi là hung tinh thất vị.Trong bài 10 lấy 8 du – niên so đôi với các cung của nó gặp mà tính ra đắc cách hay thất vị. Còn trong bài 11 này lấy 8 sao so đối với cung Sơn – chủ mà tính biết đắc cách hay thất vị. Sơn chủ là cung chính giữa mặt hậu nhà tại ngăn sau chót của Đông trạch và Biến hoá trạch.- Kiết tinh đắc vị là sao tốt được ngôi. Phàm kiết tinh sanh Sơn – chủ, Sơn chủ sanh kiết tinh thì gọi là kiết tinh đắc vị, nhưng kiết tinh sanh Sơn – chủ có phần tốt hơn Sơn – chủ sanh kiết tinh. Như Tham lang Mộc sanh Sơn – chủ Ly Hoả hoặc Sơn – chủ Khảm Thuỷ sanh Tham lang Mộc. Như Cự môn Thổ gặp các Sơn – chủ Kiền Đoài Kim hay Ly Hoả. Như Vũ khúc Kim gặp các Sơn – chủ Khảm Thuỷ hay Cấn Khôn Thổ…- Kiết tinh đăng diện là sao tốt lên diện cao quí. Phàm kiết tinh và Sơn – chủ đồng thuộc một loại ngũ hành thì gọi là kiết tinh đăng diện. Như Tham lang Mộc hay Phụ Bật Mộc gặp các Sơn chủ Chấn Tốn cũng Mộc. Như Vũ khúc Kim gặp các Sơn – chủ Kiền Đoài cũng Kim. Như Thiên y Thổ gặp các Sơn – chủ Cấn Khôn cũng Thổ.- Kiết tinh nhập miếu là sao tốt vào miếu vũ tôn thương. Phàm kiết tinh đắc vị hay đăng diện lại được ở ngăn mặt hậu tức là ngăn sau hết, trực ngôi với Sơn – chủ thì gọi là kiết tinh nhập miếu, quí hiển vô cùng. Như Động trạch 4 ngăn có Sơn – chủ Cấn tại mặt hậu nhà và ngăn thứ tư cao rộng lớn nhất là Phòng – chúa có sao Cự môn. Vậy Cự môn Thổ gặp Sơn – chủ Cấn cũng Thổ tức tỷ hoà (đồng một loại ngũ hành) cho nên gọi Cự môn là kiết tinh đăng diện. Đã đăng diện lại được ở ngăn thứ tư là ngăn sau hết trực tiếp với Sơn – chủ cho nên lại gọi Cự môn là kiết tinh nhập miếu, thật quí hiển vô cùng. Thí dụ nhà này không phải Sơn – chủ Cấn Thổ mà Sơn – chủ Ly Hoả thì Cự môn không đăng diện mà là Cự môn đắc vị, nhưng vẫn ở ngăn sau hết thì cũng gọi Cự môn nhập miếu. Và lẽ dĩ nhiên Cự môn đắc vị mà nhập miếu tốt không bằng Cự môn đăng diện mà nhập miếu.- Kiết tinh thất vị là sao tốt mất ngôi. Phàm kiết tinh khắc Sơn – chủ khắc kiết tinh đều gọi là kiết tinh thất vị, tốt ít oi, dù ở ngăn sau hết được trực tiếp với Sơn – chủ cũng vậy. Như Tham lang hay Phụ Bật Mộc gặp các các Sơn – chủ Kiền Đoài Kim hay Cấn Khôn Thổ (Mộc với Kim tương khắc, mà Mộc với Tổ cũng tương khắc, mà Kim với Mộc cũng tương khắc. Như Cự môn Thổ gặp các Sơn – chủ Khảm Thuỷ hay Chấn Tốn Mộc (Thổ với Thuỷ tương khắc mà Thổ với Mộc cũng tương khắc).Trên nói về kiết tinh đắc cách và thất vị mà không cần đề cập với hung tinh làm Sao – chúa. Còn sau đây là nói về tính cách của mỗi sao, kể cả kiết tinh và hung tinh.- Tham lang là kiết tinh thuộc Mộc, rất hợp với Đông tứ trạch bởi sao Mộc ở nhà Mộc là vượng khí. Nó được dùng làm Sao – chúa (tức ở Phòng – chúa) ắt khiến gia đạo hưng long, sanh con anh hùng, nghề văn lập nên nhiều phái, viết nên nhiều bài văn cách tiếng tăm, rành rẽ và thông thạo trăm việc…Sao – chúa Tham lang ở nhà có các Sơn – chủ Kiền Đoài Cấn Khôn là thất vị. Ở nhà có Sơn – chủ Khảm hay Ly là đắc vị, ở nhà có Sơn – chủ Chấn hay Tốn là đăng diện. Như đắc vị hay đăng diện lại ở tại ngăn sau chót trực ngộ với Sơn – chủ thì gọi là nhập miếu. – Tham lang thất vị cũng khiến cho nhà phát đạt nhỏ, đặc vị khiến cho nhà giàu có vừa vừa, đăng diện khiến cho nhà giàu sang lớn, nhập miếu khiến nên đại thịnh vượng và phú quí tột đỉnh.Nhà có Sao – chúa Tham lang ở tới 3 năm hay 8 năm thì khởi đầu phát đạt. Sự phát đạt này kéo dài tới 30 năm. Nếu Tham lang ở Nhà ba tốt (xem bài 9) thì sự phát đạt tiến lên tới 80 năm, có thể nhiều hơn nữa nếu gia chủ nhân từ, thường làm ân đức.- Vũ khúc là kiết tinh thuộc Dương Kim, rất hợp với tây tứ trạch vì Kim gặp Kim là vượng khí. Nó được dùng làm Sao chúa (tức ở Phòng – chúa) thì nhà rất thịnh mậu, sanh xuất bậc hào hoa, tài trí, xuất thân từ hai cửa vũ văn, võ dõng mà nhân từ, hiếu hạnh, có tài cán lớn mà hiểu rành lắm việc…Sao – chúa Vũ khúc ở nhà có các Sơn chủ Ly Chấn Tốn là thất vị ở nhà có các Sơn – chủ Cấn Khôn Khảm là đắc vị, ở nhà có các Sơn – chủ Kiền Đoài là đăng diện lại ở nhằm ngăn sau chót trực ngộ với Sơn – chủ tgì gọi là nhập miếu. Phàm Vũ khúc thất vị cũng khiến cho nhà phát đạt nhỏ, đắc vị khiến cho nhà giàu có vừa vừa, đăng diện ắt khiến cho nhà giàu sang lớn, nhập miếu khiên nên đại thịnh vượng và phú quí tột đỉnh.Nhà có Sao – chúa là Vũ khúc, ở tới 4 năm hay 9 năm thì khởi đầu phát đạt. Sự phát đạt này kéo dài tới 40 năm. Nếu Vũ khúc được dùng trong Nhà ba tốt (xem bài 9) thì sự phát đạt tiến lên tới 90 năm. Có thể hơn nữa nếu gia chủ nhân từ, thường làm âm đức.- Cự môn là kiết tinh thuộc Dương Thổ, rất hợp với Tây tứ trạch là bởi sao Thổ sanh nhà Kim. Nó được dùng làm Sao – chúa (tức ở Phòng – chú) thì người cùng tiền bạc và gia đạo đều hưng vượng, công danh hiển hách, ba đạo (Nho, Thích, Lão) đều tinh thông. Người tánh trí thông minh trong nghề y dược và lý số. Nếu làm bác sĩ, dược sư, bổn sư rất được vang danh.Sao – chúa Cự môn ở nhà có các Sơn chủ Khàm Chấn Tốn là thất vị, ở nhà có các Sơn – chủ Ly Kiền Đoài là đắc vị, ở nhà có các Sơn – chủ Cấn Khôn là đăng diện. Như đắc vị hay đăng diện lại ở nhằm ngăn sau chót trực ngộ với Sơn – chủ thiì gọi là nhập miếu. – Phàm Cự môn thất vị cũng khiến cho nhà phát đạt nhỏ, đắc vị khiến cho nhà giàu có vừa vừa, đăng diện khiến cho nhà giàu sang lớn, nhập miếu khiến nên đại thịnh vượng và phú quí tột đỉnh.Phàm là nhà có Sao – chúa là Cự môn, ở tới 5 năm hay 10 năm thì khởi đầu phát đạt. Sự phát đạt này kéo dài tới 50 năm. Nếu Cự môn được dùng trong Nhà ba tốt (xem bài 9) thì sự phát đạt tiến tới 100 năm. Có thể hơn thế nữa nếu gia chủ nhân từ, thường làm âm đức.- Phụ Bật cũng thuộc về kiết tinh nhưng chỉ tốt bằng phân nửa Tham lang, Vũ khúc và Cự môn. Nó là sao thuộc Mộc thứ nhì (Tham lang là Mộc thứ nhất) rất hợp với Đông tứ trạch, bởi sao Mộc gặp nhà Mộc thì vượng khí. Phụ Bật có nghĩa là theo giúp. Vì vậy nên có tốt hay xấu là tuỳ theo Sơn – chủ và Bếp. Như Sơn – chủ và Bếp thừa kiết du – niên (Sinh khí, Diên niên, Thiên y) thì nó trợ lực tốt thêm. Bằng Sơn – chủ và Bếp thừa hung du – niên (Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ, Lục sát, Hoạ hại) thì nó vô dụng không ra gì.Sao – chúa Phụ Bật ở nhà có các Sơn – chủ Kiền Đoài Cấn Khôn là thất vị, ở nhà có các Sơn – chủ Khàm Ly là đắc vị, ở nhà có các Sơn – chủ Chấn Tốn là đăng diện. Như đắc vị hay đăng diện lại ở nhằm ngăn sau chót trực ngộ với Sơn – chủ thì gọi là nhập miếu.- Phàm Phụ Bật thất vị thì nhà chỉ đủ ăn, đắc vị thì nhà khá giả, đăng diện là nhà giàu có vừa vừa, nhập miếu là nhà giàu sang trung bình.Nhà có Sao – chúa là Phụ Bật, ở tới 3 năm hay 8 năm thì khởi đầu khá giả. Sự khá giả này kéo dài tới 15 năm. Nếu Phụ Bật được dùng trong cái Nhà ba tốt (xem bài 9) thì khá lâu tới 40 năm. Hoặc có thể nhiều hơn nữa nếu gia chủ nhân từ, thường làm âm đức. (Sự phát đạt và thời gian phát đạt của Phụ Bật chỉ bằng phân nửa của Tham lang).- Đính ngoa: Tham lang là sao Mộc phát đạt lớn, Phụ Bật cũng là sao Mộc nhưng phát đạt nhỏ. Đó là bởi danh từ và tính chất khác nhau. Nhưng cùng loại Mộc tất phải cùng ứng vào các số 3, 5, 30 và 50. Do đó thời gian phát đạt của Phụ Bật phải bằng thời gian phát đạt của Tham lang, mặc dù sự phát đạt hơn kém nhau rất xa. Xin thỉnh học giả suy nghiệm.- Phá quân là đại hung tinh thuộc Kim, khắc phá Đông tứ trạch nhiều hơn Tây tứ trạch, là sao hung tợn khó nỗi đương. Phòng – chúa có Phá quân sanh bệnh Huỳnh thũng (bệnh da vàng, phù thũng) làm khổ sở con người. Có con nhưng nó chẳng sống lâu, con gái bệnh lao mà mạng cũng yếu. Nó gây nhiều tai hoạn dữ tợn, chẳng luận là đắc cách hay thất vị.- Liêm trinh là đại hung tinh thuộc Hoả, khắc phá Tây tứ trạch nhiều hơn Đông tứ trạch. Phòng – chúa có Liêm trinh làm cho nhà cửa tiêu hoại. Tính cách của nó rất hung dữ và liều lĩnh, nhưng nếu cầm thương ra trận là một chiến sĩ mạnh mẽ, hăng say. Nó thường gây bệnh hoạn và thị phi (khẩu thiệt) và hiềm khích.- Văn khúc là hung tinh thuộc Thuỷ có tính thấm xuống cho nên khó mà tấn phát. Phòng – chúa có nó khiến cho người làm những chuyện điên cuồng, rồ dại kể ra chẳng hết, khiến cho nhà suy đồi, vận mệnh cùng khốn, huỷ hoại tổ nghiệp, phá hết ruộng vườn. Nếu làm binh sĩ ắt vì ngỗ nghịch mà bị đày ải.- Lộc tồn là hung tinh thuộc Âm Thổ. Phong – chúa có nó ắt nhà không thịnh vượng, khiến người tàn tạ,nhân khẩu bớt dần, con cái chẳng hưng, e tuyệt tự phải lập phòng nhì mới tốt. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 1, 2009 Bài 12: NIÊN, TINH HUNG KIẾT TỔNG ĐOÁN. Bài 10 đã nói sự tốt xấu của 8 du – niên và bài 11 đã nói sự tốt xấu của 8 sao, nhưng vì bổ khuyết là việc rất cần nên mới có bài 12 này luận đoán chung cho 8 du – niên và 8 sao. Muốn chẳng tai họa thì nên gặp Thiên y, Phục vị, gặp Sinh khí, Diên niên đặng nhiều điều tốt lành. Ngũ quỷ, Liêm trinh gây lắm tai ương, làm hại tới mạng người. Lục sát làm thương vong Lục súc, xảy lắm việc kinh hoàng. Tuyệt mệnh làm bại thương nhân khẩu. Họa hại sanh điều bất lương. Tham lang, Sinh khí thêm quan lộc. Vũ khúc, Diên niên thọ mạng, lâu dài. Phục vị, việc việc y nhiên an ổn. Cự môn, Thiên y là kho tiền tài, bảo vất. Liêm trinh, Ngũ quỷ làm người mang bệnh. Tuyệt mệnh, Phá quân là mối dẫn tai ương. Lộc tồn, Họa hại chăng kham nhân khẩu (số người hiếm hoi). Văn khúc, Lục sát phụ nữ bất tường (không tốt). - Sinh khí hay Tham lang thuộc Mộc, gặp Khảm Ly đắc vị, gặp Chấn Tốn đăng diện ắt hưởng phước lộc lâu dài. Riêng nói Tham lang gặp Khảm thì thật là vẻ vang, thịnh vượng. – Như gặp Kiền Đoài thì nó bị Kiền Đoài khắc gọi là nội chiến. Như gặp Cấn Khôn thì nó khắc Cấn Khôn thì gọi là ngoại chiến. Nội chiến giảm bớt 50% tốt, ngoại chiến giảm bớt 30% tốt. (Phàm Cung khắc Tinh gọi là nội chiến, còn Tinh khắc Cung gọi là ngoại chiến. Tinh là nói gồm 8 du – niên và 8 sao). - Thiên y hay Cự môn thuộc Thổ, gặp Kiền Đoài Ly thì đắc vị, gặp Cấn Khôn thì đăng diện ắt đặng phát phước phát lộc lâu dài. Riêng nói Cự môn gặp Ly, con cháu rất cường thịnh. – Như gặp Chấn Tốn là nội chiến, gặp Khảm là ngoại chiến ắt bớt thịnh vượng. - Diên niên hay Vũ khúc thuộc Kim, gặp Cấn Khảm là đắc vị, gặp Kiền Đoài là đăng diện đồng ứng về sự phát tài, phát lộc, phát phước lâu dài. Riêng nói Vũ khúc gặp Khôn Cấn rất hưng thịnh. – Như gặp cung Ly là nội chiến, gặp cung Chấn Tốn là ngoại chiến ắt bớt thịnh vượng. - Tuyệt mệnh hay Phá quân thuộc Kim, gặp cung Ly là nó bị khắc, khác nào như thú dữ đường cùng bị bức, ắt nó quay trở lại cắn hại mình. Nó gặp Chấn Tốn thì ứng như kẻ gian thần đắc chí hại người trung lương, vì nó khắc Chấn Tốn. Nó gặp cấn Khôn gọi là thọ sanh (Thổ sanh Kim) tức như chứa đầy lương thực để nuôi giặc, như nuôi hổ chờ tai nạn. Nó gặp Khảm như đuổi ác thú vào hầm, nó càng la thét, giận dữ hơn. Nó gặp Kiền Đoài như loài mang thú lớn lên rồi hủy bỏ chỗ sanh (ổ đẻ) cắn lại mẹ. - Ngũ quỷ hay Liêm trinh thuộc Hỏa, gặp Chấn Tốn là lửa sanh nơi cây, nung cạn ao đầm, đốt khô đồng nội. Nó gặp Kiền Đoài là Hỏa khắc Kim như gặp thời đại hạn thiêu tiêu, như lửa phừng phực đốt chảy đá vàng. Gặp Cấn Khôn như lửa diệm – diệm đốt côn sơn. Gặp Khảm như cây dã – cát hay cây ô dầu còn nguyên chất độc chưa được bào chế, vì phạm dụng mà nguy to. Gặp cung Ly như nếu thuốc cao mà thêm quá độ lửa, cao ắt hư (vì Hỏa gặp Hỏa là lửa quá nhiều làm hư thuốc). - Họa hại hay Lộc tồn thuộc Thổ, gặp Chấn Tốn như hạng nô tỳ hung ác, ngoài mặt chịu chế phục nhưng trong lòng ẩn chứa độc họa. Gặp Kiền Đoài như thả giặc cướp về chủ nó, lúc đầu thuận lời giáo huấn rồi lâu lâu cũng lại phản phúc. Gặp Ly như nhận giặc làm con, nó sẽ cướp đoạt gia tài. Gặp Khảm như kẻ trộm ỷ mình, dựa thế mà làm việc điên cuồng, càn bậy, gặp Cấn Khôn là đồng loại với nó tất sanh ra những vụ hiệp lũ, hiệp đàn làm hư nền móng gia đạo, gia tộc, làm trở ngại chính quyền. - Lục sát hay Văn khúc thuộc Thủy, gặp Kiền Đoài như kẻ hiến nụ cười, trang điểm dung nhan hầu được yết kiến, vượt tường dòm ngó nhà người rình rập, mưu toan việc gian tà. Gặp Cấn Khôn như vợ chồng già theo nhau làm càn bậy, xấu xa. Gặp Chấn Tốn như trinh nữ thất thân, mất tiết. Gặp Khảm như trên sông Bộc nam nữ đối đáp ca hát, như trong bờ dâu tặng thuốc… toàn là những việc gió trăng. Gặp Ly như àn bà ghen ở chung một nhà, lời qua tiếng lại, thóa ma hung hăng. (Lục sát và Văn khúc thuộc Nhâm Quý Thủy, chủ sự về phụ nữ bất chánh, vì thế nên đoạn này lấy tượng đó mà luận tùy theo các cung nó gặp). - Phục vị hay Phụ Bạt thuộc Mộc nên cùng ứng như Sinh khí hay Tham lang cũng thuộc Mộc, nhưng tốt rất ít, có khi chẳng đặng tốt. Xem bài 10 và 11. (Xem thêm bài 16 và 17) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 1, 2009 Bài 13: BÁT TINH PHÂN PHÒNG HƯNG BẠI - Phòng – chúa dùng Tham lang thì trưởng nam hưng phát, dùng Cự môn thì trung nam hưng phát, dùng Vũ khúc thì thiếu nam hưng phát. Trái lại phòng – chúa có Phá quân hay Liêm trinh thì trưởng nam suy bại, ắt chịu nghèo nàn và thường bị hình tụng, có Văn khúc thì trung nam suy bại, có Lộc tồn thì thiếu nam suy bại. (Trưởng nam là con trai cả hoặc nói chung là hạng con cháu trọng tuổi. Trung nam là con trai thứ, hoặc hoặc nói chung là hạng con cháu lứa tuổi vừa vừa. Thiếu nam là con trai út, hoặc nói chung là hạng con cháu nhỏ tuổi). Bài 14: BÁT TINH ĐỊNH TỬ TÔN - Tham lang sanh 5 trai hiển đạt. Vũ khúc sanh 4 trai cường thịnh. Cự môn sanh 3 chàng hào hùng. Liêm trinh sanh 2 đứa. Văn khúc bất quá một trai. Phụ Bật chỉ có con rể. Phá quân là sao tuyệt khí ứng điềm góa bụa, cô độc. Lộc tồn khó con trai nhưng ứng điềm sống lâu. Đại khái luận số con cho bát tinh là như vậy. Bài 15: HÓA TƯỢNG ỨNG, NỘI NGOẠI SINH KHẮC - Thuần âm là ròng một loại âm, như Tốn Ly Khôn Đoài gặp nhau. Phàm thuần Aâm thì chẳng sanh hóa, chẳng sanh con cái mà thường bị bệnh hoạn. Thí dụ: Cửa – cái tại Ly mà Chủ – phòng tại Đoài, Cửa – cái tại Tốn mà Bếp tại Ly, hoặc ba chỗ chính yếu là Cửa – cái, Chủ – phòng (hay Sơn – chủ) và Bếp tại Ly, hoặc ba chỗ chính yếu là Cửa – cái, Chủ – phòng (hay Sơn – chủ) và bếp đều ở trong vòng 4 cung Tốn Ly Khôn Đoài. - Thuần Dương là ròng một loại Dương, như Kiền Khảm Cấn Chấn gặp nhau. Thuần Dương cũng như thuần Aâm, chẳng sanh hóa, không sanh được con cái, nhưng lúc đầu thịnh vượng. Thí dụ Cửa – cái tại Khảm mà Chủ – phòng cũng tại Khảm, Cửa – cái tại Kiền mà Bếp tại Cấn, Cửa – cái tại Kiền mà Sơn – chủ tại Chấn, hoặc ba chỗ chính yếu là Cửa – cái, Chủ – phòng (hay Sơn – chủ) và Bếp đều ở trong vòng 4 cung Kiền Khảm Cấn Chấn. - Nội sinh ngoại là trong sanh ra ngoài gọi là sanh xuất ứng điềm phát đạt nhưng chậm và phải do công sức khó nhọc mà hưng lên. Phàm Chủ – phòng hay Sơn – chủ sanh Cửa – cái gọi là nội sinh ngoại, nhưng Chủ – phòng hay Sơn – chủ phải gặp Kiết du – niên mới tốt, bằng gặp hung du – niên cũng chẳng ra gì. Thí dụ Chủ – phòng tại Khôn Thổ sanh Cửa – cái tại Kiền Kim, đó là nội sinh ngoại và Chủ – phòng thừa Diên – niên là kiết du – niên. Thí dụ Chủ – phòng Ly gặp Họa – hại là hung du – niên chẳng tốt mà còn hao thoát rất nhiều. - Ngoại sinh nội là ngoài sinh vào trong gọi là sanh nhập, ứng điềm phát đạt dễ dàng, gia đạo hưng khởi mau lẹ, hay có tiền của bất ngờ. Phàm Cửa – cái sanh Chủ – phòng hay sanh Sơn – chủ là ngoại sinh nội, nhưng Chủ – phòng hay Sơn – chủ phải thừa kiết du – niên mới tốt, bằng thừa hung du – niên ắt chẳng ra chi. Thí dụ Cửa – cái tại Khảm Thủy sanh Sơn – chủ tại Tốn Mộc và Sơn – chủ thừa Sinh khí là kiết du – niên rất tốt. Như Cửa – cái Kiền Kim sanh Chủ – phòng Khảm Thủy cũng là ngoại sinh nội, nhưng Chủ – phòng thừa Lục sát là hung du – niên tất không phải là cách hay. (Luận về hai cách trên: nội sinh ngoại như phải đi câu mới đươc cá, mà nếu có nhiều thì cũng sẩy bớt cá. Còn ngoại sinh nội như người khác mang cá đến biếu cho mình, mình khỏi phải nhọc đi câu). - Nội khắc ngoại là trong khắc ngoài tất ứng điềm bất lợi, tai họa từ trong khởi lên, hưng giặc trộm chẳng vào nhà được. Phàm Chủ – phòng hay Sơn – phòng khắc Cửa – cái thì gọi là nội khắc ngoại. - Ngoại khắc nội là ngoài khắc trong tức tai họa từ bên ngoài đưa đến, điềm thân mình bị thương hại. Phàm Cửa – cái khắc Chủ – phòng hay khắc Sơn – chủ gọi là ngoại khắc nội. - Âm nhập Dương cung hay là ngoài cung âm trong cung Dương thì trước sanh con gái, bằng Dương nhập âm cung hay là ngoài cung Dương trong cung âm thì trước sanh con trai. Ngoài là Cửa – cái, trong là Chủ – phòng hay Sơn – chủ. (Ở Tịnh – trạch thì dùng Chủ – phòng, ở Động – trạch hay Biến – hóa – trạch thì dùng Sơn – chủ). Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 1, 2009 BàI 16: KIẾT TINH ỨNG NGHIỆM NHẬT KỲ (Kiết tinh là nói gồm 4 du – niên tốt và 4 sao tốt) - Sinh khí hay Tham lang là Mộc tinh, ứng sanh 5 con, mau làm nên quan quí và phát lên làm nhà cự phú, trăm việc vui mừng giao hợp, thêm nhân khẩu (thêm đông người). Phàm trong những chỗ trọng yếu có sự xây dựng hay tu bổ mà gặp Sinh khí hay Tham lang thì đến 30 ngày hay 80 ngày ắt có việc vui may đưa tới, vì loại Mộc số 3 và số 8, thập bội là 30 và 80. (Những chỗ trọng yếu là Cửa – cái, Chủ – phòng, Sơn – chủ, Bếp, Phòng – chúa). - Diên niên hay Vũ khúc là Kim tinh, ứng sanh 4 con, đã giàu lại còn trường thọ, ngày ngày vẫn có tiền bạc tới, sớm thành gia thất, hôn nhân, vợ chồng thuận hòa, ruộng nương cùng vườn tược thêm lợi ích, nhân khẩu và lục súc thịnh vượng, ự vui mừng thường xảy đến… Phàm trong những chỗ trọng yếu có sự xây dựng hay tu bổ mà gặp Diên niên hay Vũ khúc thì đến 40 ngày hoặc 90 ngày sẽ có sự vui may khá lớn và sinh kế cùng tài lộc mỗi ngày một trội lên, vì loại Kim thuộc số 4 và số 9, thập bội là 40 và 90. Thiên y hay Cự môn là Thổ tinh, là thọ tinh (sống lâu) và cũng là cứu tinh (cứu giúp), ứng vợ chồng hòa hảo, sanh 3 con, giàu có muôn chung, trong nhà rất ít đau yếu, không ai mang tật nguyền, người và lục súc đều bình yên và thêm số đông. Phàm trong những chỗ trọng yếu có sự xây dựng hay tu bổ lại mà gặp Thiên y hay Cự môn thì đến 50 hoặc 100 ngày sẽ có việc vui may hay tài lộc, bởi loại thổ thuộc số 5 và số 10, thập bội thành 50 và100. - Phục vị hay Phụ Bật là Mộc tinh thứ nhì, ứng với sự khá giả, tuổi thọ cũng vừa vừa, sanh gái nhiều mà trai hiếm hoi. Phàm có vụ xây dựng hay tu bổ những chỗ trọng yếu mà dùng Phục vị hay Phụ Bật thì đến 30 ngày hoặc 80 ngày ắt có sự vui mừng, bởi loại Mộc thuộc số 3 và số 8, nếu thập bội thành 30 và 80. BàI 17: HUNG TINH ỨNG NGHIỆM (Bài này nói thêm những điều hung hại của 4 hung du – niên và 4 hung tinh) - Lục sát hay Văn khúc ứng sự tà dâm, điều bất chính, hạng người trên bị tổn hại, lâm cảnh thảm thương. - Ngũ quỷ hay Liêm trinh ứng về các tai họa máu lửa, những việc trốn lánh, mất mát, tâm bệnh buồn thương. - Tuyệt mệnh hay Phá quân ứng về các việc phá tán, hư hao, tai họa tụng hình, quan sự nhiễu nhương. - Họa hại hay Lộc tồn là sao cô quả, hiếm hoi con cái, những chứng bệnh đau mắt, mắt mù. Bài 18: NGŨ QUỷ XUYÊN CUNG (Ngũ quỷ hay Liêm trinh cũng vậy, rất độc hại. Thế nên có bài này luận riêng về nó. Có cả nguyên âm kèm lời phóng dịch). - Liêm Quỷ nhập Đoài, Kiền, tiểu khẩi định tai ương, trùng trùng tổn ngũ khẩu, gia trung bất an khương. – Dịch: Sao Liêm trinh hay du – niên Ngũ quỷ gặp Kiền Đoài thì con trẻ chịu tai ương, liên tiếp làm tổn hại 5 người, trong nhà chẳng yên ổn, khỏe mạnh. - Liêm Quỷ nhập Thủy hương, khiếm tử tạo tai ương, trưởng tử tiểu – khẩu tử, lụy lụy bệnh đa thương, - Dịch: Liêm trinh hay Ngũ quỷ gặp Thủy thương là cung Khảm thì không có con trai mà hay gặp họa hoạn, con trưởng và trẻ nhỏ chết mất, thêm mãi bệnh hoạn và đau thương. - Liêm Quỷ Chấn Tốn gian, mỗi tuế đạo tặc liên, gia trung tài thất tán, nam nữ thọ ngao tiên. – Dịch: Liêm trinh hay Ngũ quỷ gặp cung Chấn cung Tốn thì trộm cưới tới liền liền mỗi năm, trong nhà tiền bạc hao mất, cả trai và gái đều bị rang đốt tàn tệ. - Liêm Quỷ đáo bổn cung, sơ niên nhị phòng vinh, trưởng nam chuyên quyền bính, tài tán họa sự sinh. – Dịch: Liêm trinh hay Ngủ quỷ gặp bổn cung là gặp cung của nó tức cung Ly (vì Ly đồng thuộc một loại Hỏa với Liêm Quỷ) thì lúc đầu hai phòng được vẻ vang, con trưởng nắm quyền hành, tiền tài hao tán và sanh tai họa. - Liêm Quỷ nhập Cấn Khôn, lục súc tinh nan tồn, Tây Nam tổn ngũ khẩu, Đông Bắc thương tam nhân. – Dịch: Liêm trinh hay Ngũ quỷ gặp cung Cấn cung Khôn thì lục súc đều chết toi. Nó ở Tây Nam (gặp Khôn) thì tổn hại 5 miệng (5 người), bằng ở Tây Bắc (gặp Cấn) làm thương hại 3 người. Bài 19: NGŨ HÀNH TẬT BỆNH LUẬN (Bài này lấy Ngũ hành của 8 cung mà luận ra các chứng đau, tật bệnh). - Ngũ hành ứng vào ngũ tạng: Loại Kim như Kiền Đoài ứng vào tạng phế là lá phổi. Loại Mộc như Chấn Tốn ứng vào tạng can là lá gan. Loại Thủy như Khảm ứng vào tạng thận là bầu thận. Loại Hỏa như Ly ứng vào tạng tâm là trái tim. Loại Thổ như Cấn Khôn ứng vào tạng tỳ là bao tử và lá lách. – Phàm tạng nào bị khắc thì tạng ấy bị bệnh và sanh ra các chứng đau ở những nơi hệ thuộc. Như Ly Hỏa bị Khảm Thủy khắc thì tim bị tổn thương và sanh ra các chứng đau tại đầu, óc, mắt, bụng… là những chỗ hệ thuộc tim. - Loại Kim bị Hỏa khắc thì phổi thọ thương sanh ra bệnh ho, ho không đàm, ho có đàm, ho hen, suyễn, thân yếu ớt, hình tích gầy còm. Hoặc cũng là bệnh nung huyết, ung thư, gân cốt đau nhức khó chịu. Thí dụ Cửa – cái tại Ly Hỏa khắc Sơn – chủ tại Kiền Kim, tức là Kim vị khắc vậy. - Loại Mộc bị Kim khắc thì gan thọ thương sanh ra các chứng phong, phong khí gan mật, tê một bên, miệng méo mắt lệch, tứ chi bất lợi. Thí dụ Cửa – cái tại Tốn Mộc bị khắc bởi Chủ – phòng tại Đoài Kim. - Loại Thủy bị Thổ khắc thì thận thọ thương và sanh ra các chứng bệnh trầm lạnh mà khô khan, bệnh di tinh, lưng thận suy trệ, bệnh lậu, ỉa mửa, thủy trùng, lắm trật. Thí dụ: Bếp tại Khảm Thủy bị khắc bởi Cửa – cái đặt tại Khôn Thổ. - Loại Hỏa bị Thủy khắc thì trái tim thọ thương và sanh các chứng đau đầu nhức đầu, có nóng ran, bao tử và bọng đất nhiễm trùng, miệng khô khát mà nói sảng cuồng làm nhàm, bệnh thương hàn, tim bụng đau nhói, bị ghẻ độc tật mắt. Thí dụ Cửa – cái tại Ly Hỏa bị khắc bởi Bếp đặt tại Khảm Thủy. Trường hợp loại Hỏa bị khắc này đỡ hơn bốn loại kia vì Ly với Khảm tác thành Diên – niên là một du – niên tốt. - Loại Thổ bị Mộc khắc thì tỳ vị là lá lách và dạ dày thọ thương và sanh ra các chứng bao tử bị mềm nhũn, bụng phát trướng, bệnh sưng phù mà nước da vàng bệch, các chứng hư phù và ôn dịch do thời khí. Thí dụ Bếp tại Cấn Thổ bị khắc bởi Cửa – cái tại Chấn Mộc. Lại nói rằng: Kim với Mộc phạm nhau (gặp nhau) sanh chứng bệnh phong điên, cuồng dại rồi chết một cách hung ác. Phàm Thủy với Thổ phạm nhau thì do thận kiệt (khô) mà sanh các bệnh. Phàm Mộc với Thổ phạm nhau ắt tổn thương tỳ vị. Phàm Thủy với Kim hiệp nhau tuy tương sanh nhưng tạo các chứng bệnh kết bạch ở phổi, ở ruột, ở khớp xương. Bài 20: GIẢI HUNG – TẮC PHÁP Là phép giải khỏi các bệnh hoạn và tai họa do hung tác gây ra. Hung tác là Bếp xấu, Bếp đặt nhằm cung thừa hung du – niên như Ngũ quỷ, Lục sát, tuyệt mệnh, Họa hại. Bếp gây tai bệnh nhiều nhất là thừa Ngũ quỷ và Lục sát. - Bếp là nơi nuôi dưỡng mạng sống con người, nhưng cũng là mối dây dẫn đến trăm thứ bệnh, bởi bệnh hoạn phần nhiều do ăn uống mà sanh ra. Vậy phải đặt Bếp tại những cung thừa kiết du – niên là Thiên y, Sinh khí, Diên niên. Thừa Phục vị tạm dùng được. Và Bếp sánh đối với Chủ – phòng hay Sơn – chủ cũng phải hỗ biến sanh ra Kiết du – niên mới hoàn hảo, vì nó tạo được cái Nhà ba tốt qua loa, có khi không còn tốt. - Nếu đã lỡ đặt Bếp xấu tức thừa hung du – niên, nay muốn giải khỏi các tai hại do Bếp gây ra thì phải hốt hết tro đất ở lò hay cà – ràng, đến ngày mùng 5 âm lịch đem đổ hết xuống sông hoặc đổ tại ngã ba hay ngã tư đường. Đó là muốn dùng lại lò cũ hay cà – ràng cũ. Bằng không dùng thì đổ bỏ luôn, mua lò cà – ràng mới. Cốt yếu là xây một cái Bếp khác tại cung thừa kiết du – niên. Tốt nhất là thừa Thiên y vì nó có năng lực và hiệu nghiệm tức khắc để giải trừ những tai hại do Bếp cũ gây ra. Bếp Sinh khí và Diên niên đều là những Bếp tốt. (Muốn giải trừ những tai hại chi phải tùy theo mỗi kiết du – niên được phân biện trong bài 21). Đã đổi được Bếp tốt ắt sẽ may mắn, nhưng còn phải lưu ý về cái Bếp và những đồ vật thường dùng nơi Bếp. Bếp cũ vốn xấu tất còn lưu trữ hung khí, nếu phá bỏ thì thôi, bằng muốn để dùng vào việc khác thì phải bỏ không đó sau 100 ngày cho hung khí tan hết đi rồi hãy sử dụng. Các đồ vật làm bằng sắt đá, chất cứng cũng vậy. Duy chén dĩa tô muỗng đũa cứ dùng luôn chẳng hại. - Xây được Bếp tốt ắt điều lành sẽ tới, như tài lộc biếu tặng… Muốn biết điều lành trong bao lâu sẽ đến thì xét Ngũ hành. Như Bếp đặt tại Chấn Tốn Mộc thì sau 30 hay 80 ngày sẽ được điều lành tốt, đặt tại Kiền Đoài Kim thì sau 40 hay 90 ngày, đặt tại Cấn Khôn Thổ thì sau 50 hay 100 ngày, đặt tại Khảm Thủy thì sau 10 hay 60 ngày, đặt tại Ly Hỏa thì sau 20 hay 70 ngày. – Luận về sự phát đạt trường kỳ, hễ dùng được Bếp thừa kiết du – niên thì trong 3 năm hoặc năm năm thì khởi đầu phát đạt lâu dài, công danh, con cháu đều hưng vượng. Như kiết du – niên đăng diện hay đắc vị thì đại thịnh vượng, bằng thất vị thì thịnh vượng ít. - Những sự ứng nghiệm nói trên không thể không có được. Từ nghìn xưa, người trong cõi á đông đã thực hành luôn luôn có kết quả hẳn hoi. Riêng tôi, tôi rất quả quyết, vì trong nghề chuyên khảo cứu, tôi đã giúp cho rất nhiều người được hiệu quả chắc chắn. Sẵn để lấy làm kinh nghiệm, tôi xin thuật thấy sự kết quả khả quan cho chính tôi trong việc sửa đổi Bếp xấu ra Bếp tốt như sau: Cửa – cái nhà tôi hiện tại Đông Nam cung Tốn Mộc, còn Bếp trước kìa đặt tại Tây Bắc cung Kiền Kim. Như vậy Bếp kiền Kim thừa du – niên Họa hại và lại khắc Cửa – cái Tốn Mộc (Kim khắc Mộc) cho nên tôi bi bệnh phong, trúng gió, thường trực đau nhức gân và hay bị trắc gân vai… suốt trong 6 năm kể từ ngày mua được nhà này. Sở dĩ bị các chứng bệnh như thế bởi chỗ bị khắc là Cửa – cái Tốn (bị Kiền Kim khắc). Tốn vi phong tất hay bị cảm gió. Tốn thuộc Mộc ứng vào tạng gan, và hễ gan bị thọ thương (bị khắc) ắt sanh ra các chứng bệnh gân, phong, có thể tới tình trạng tê xuội, bại. Nhưng sau 6 năm tôi bỏ Bếp cũ tại Kiền và xây một Bếp khác tại cung Khảm chánh Bắc. Tính du – niên thì bỏ Bếp cũ thừa Họa hại và xây Bếp mới thừa Sinh khí. Tính theo cung sinh khắc thì bỏ Bếp Kiền khắc Cửa – cái Tốn và xây Bếp Khảm sanh Cửa – cái Tốn (Khảm Thủy sanh Tốn Mộc). Và đây là những việc ứng nghiệm: Kể từ ngày xây Bếp Khảm thừa Sinh khí, sau 48 ngày, qua ngày thứ 49 tôi đặng số tiền bất ngờ 6 ngàn đồng (ứng vào Khảm thuộc số 6). Lại sau 80 ngày tôi bỗng có 20 ngàn vào tay (ứng vào Sinh khí số 8 và thập bội thành 80 ngày) và từ đó, làm nhà tướng số tôi thường xem được quẻ 300 đồng mà lúc trước ít khi được (vì Sinh khí Mộc cũng thuộc số 3). Đó là những con số ứng rất chính xác. Còn số 20 ngàn đồng không thấy ứng. Duy số 48 ngày có ứng vào Khảm thừa Sinh khí, vì Khảm số 6 và Sinh khí số 8 nhân cho nhau thành số 48. – Còn điều này hiệu nghiệm một cách xác đáng là từ khi dùng Bếp Khảm cho tới bây giờ trải qua mười mấy năm tôi chẳng bị đau gân và trẹo gân nữa, lại ít bị cảm gió. Tôi nghĩ rằng sự an bày luật lệ vô hình vẫn có ảnh hưởng hiển nhiên của Tạo hóa, thật là linh diệu và huyền bí vô cùng, nhưng chỉ có thể biện minh bằng khoa học và chứng minh bằng những kết quả đã ngó thấy. Không thể chỉ rõ ra bằng vật thể hữu hình. Bài 21: KIẾT TÁO PHÂN BIỆN PHÁP Bài này chuyên nói về mỗi Bếp tốt có thể giải trừ những việc hung hại thường xảy ra trong nhà. 1) Phàm nhà thưa thớt nhân đinh (số người ít oi), tiểu nhi khó nuôi, không sanh đẻ, tới tuổi già con cái chẳng còn, bệnh lâu chẳng mạnh, hoặc muốn cầu hôn nhân… thì nên đổi dùng Bếp Thiên y. Thí dụ Cửa – cái tại Cấn thì phải đặt Bếp tại Kiền, vì theo phép Bát biến (xem bài 8) từ Cấn biến 6 lần tới Kiền tất được Thiên y, Kiền Kim thừa Thiên y Thổ là tương sanh đắc vị, rất tốt. 2) Phàm đọc sách hay học không thành tài, công danh chẳng hiển đạt, nhà nghèo khổ, mỗi việc thiếu trước hụt sau… thì nên đổi dùng Bếp Sinh khí cũng Mộc tỷ hòa đăng diện tốt bậc nhất. 3) Phàm nam nữ đoản thọ (chết sớm), không làm được tiền bạc, chẳng sắm được của quí… thì nên đổi dùng Bếp Diên niên. Thí dụ: Cửa – cái tại Tốn thì phải đặt Bếp tại Chấn, vì theo phép Bát biến (xem bài 8) từ Tốn biến 3 lần tới Chấn tất được Diên niên Kim là tương khắc thất vị, tốt vừa vừa. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 1, 2009 BàI 22: MệNH – CUNG Mệnh cung là nói Mệnh cung của chủ nhà. Tính Mệnh cung cho nam nhân khác với cho nữ nhân. Muốn tính Mệnh cung phải biết phân tam ngươn, số thứ tự của 60 tuổi, bản tính Mệnh cung cho nam nhân, bản tính Mệnh cung cho nữ nhân. Khi biết Mệnh cung rồi mới so đối nó với nhà và bếp coi hiệp nhau hay không hiệp. Hiệp ắt tốt, và nếu không hiệp tức bị tương khắc thì phải dùng cách giải hóa sự tương khắc hại đó. Bài này gồm có 5 phần: Phân tam ngươn, số thứ tự của 60 tuổi, Bản tính Mệnh cung cho nam nhân, Bản tính Mệnh cung cho nữ nhân và phần phụ: Cách tính Mệnh cung theo năm sanh Dương lịch, cách tính Mệnh cung theo số tuổi Âm lịch đang thọ. a) Phân tam nguyên: Tam nguyên là 3 nguyên. Mỗi nguyên gồm 60 năm, 3 nguyên gồm 180 năm. Hết tam nguyên này tiếp qua tam nguyên khác cũng y như vậy. Phải biết năm sanh ra đời của chủ nhà thuộc về nguyên nào để tính Mệnh cung. Sau đây chỉ kể hai nguyên đã qua, một nguyên hiện tại và hai nguyên chưa tới: Từ năm Giáp Tí 1864 tới năm Quí Hợi 1923 thuộc Thượng nguyên (đã qua lâu) ------------------- 1924 -------------------- 1983 ------ Trung nguyên (vừa qua) ------------------- 1984 -------------------- 2043 ------ Hạ nguyên (hiện tại) ------------------- 2044 -------------------- 2103 ------ Thượng nguyên (chưa tới) ------------------- 2104 -------------------- 2164 ------ Trung nguyên (chưa tới :P Số thứ tự của 60 tuổi: (Chú ý: Số thứ tự của tuổi (nhất định) chứ không phải số tuổi đang thọ). 1. Giáp Tí -------- 2. ất Sửu-------- 3. Bính Dần--------4. Đinh Mẹo---------5. Mậu Thìn---------6. Kỷ Tỵ6 7. Canh Ngọ ----- 8. Tân Mùi------ 9. Nhâm Thân-----10. Quí Dậu---------11. Giáp Tuất-------12. ất Hợi1 13. Bính Tí------ - 14. Đinh Sửu----15. Mậu Dần-------16. Kỷ Mẹo----------17. Canh Thìn------18. Tân Tỵ1 19. Nhâm Ngọ--- 20. Quí Mùi------21. Giáp Thân----- 22. ất Dậu----------23. Bính Tuất--------24. Đinh Hợi2 25. Mậu Tí------- - 26. Kỷ Sửu-------27. Canh Dần-----28. Tân Mẹo---------29. Nhâm Thìn -----30. Quí Tỵ 31. Giáp Ngọ ---- 32. ất Mùi --------33. Bính Thân -----4. Đinh Dậu------- 35. Mậu Tuất ------- 36. Kỷ Hợi 37. Canh Tí-------38. Tân Sửu------39. Nhâm Dần ----40. Quí Mẹo---------41. Giáp Thìn--------42. ất Tỵ4 43. Bính Ngọ------44. Đinh Mùi-----45. Mậu Thân-------46. Kỷ Dậu---------47. Canh Tuất ------48. Tân Hợi 49. Nhâm Tí-------50. Quí Sửu------51. Giáp Dần------52. ất Mẹo-----------53. Bính Thìn--------54. Đinh Tỵ 55. Mậu Ngọ-------56. Kỷ Mùi-------57. Canh Thân-----58. Tân Dậu--------59. Nhâm Tuất-------60. Quí Hợi. Dẫn giải: Như nói số thứ tự của tuổi Giáp Tí là số 1, chứ không phải 1 tuổi là tuổi Giáp Tí. Như nói số thứ tự của tuổi Kỷ Mùi là 56, chứ không phải 56 tuổi là tuổi Kỷ Mùi… c) Bản đồ tính Mệnh cung cho nam nhân: Trong bản hình thiết lập trên có 4 điểm nên lưu ý: 1. Trong 9 cung có tới 2 cung Khôn. Ba cung KHảM ĐOàI TốN chữ lớn đều có gạch dưới vì là 3 chỗ khởi Tam nguyên. 2. Từ chỗ khởi, đếm tới theo hướng mũi tên chỉ, tức là đếm kế tiếp theo thứ tự: Khảm, Ly, Cấn, Đoài, Kiền, Khôn, Tốn, Chấn, Khôn, rồi lại Khảm, Ly… Đếm cho tới số thứ tự của Tuổi thì ngừng.Và ngừng đúng vào cung nào thì chính thị cung đó là Mệnh cung của nam nhân. 3. Nam nhân sanh ở Thượng nguyên khởi đếm từ cung KHảM, sanh ở Trung nguyên khởi đếm từ cung TốN, sanh ở Hạ nguyên khởi đếm từ cung ĐOàI. Mỗi chỗ khởi đếm đều có ghi các số 1, 10, 19, 28, 36, 45, 55 là đã tính sẵn rồi để đếm tắt cho mau. Thí dụ: người tuổi Tân Hợi ắt số thứ tự là 48 (xem phần :P. Nếu khởi đếm từ 1 thì phải đếm trải qua 48 cung mới tới Mệnh cung. Bằng đếm tắt, khởi từ 46 sắp lên thì chỉ đếm thêm 3 cung nữa là tới Mệnh cung. 4. Có thể suy theo bản hình 9 cung thiết lập trên để áp dụng vào ba ngón bên tay tả: ngón trỏ dùng 4 cung Khảm Ly Cấn Đoài, ngón giữa chỉ dùng một cung Kiền ở trên đầu ngón, và ngón áp út dùng 4 cung Khôn Tốn Chấn Khôn. DẪN GIẢI CÁCH TÍNH - Phàm nam nhân sanh ở Thượng nguyên thì khởi 1 tại KHảM rồi đếm lần tới số thứ tự của Tuổi, hễ tới nhằm cung nào thì gọi cung đó là Mệnh cung. Thí dụ nam nhân ở Thượng nguyên tuổi Quý Tỵ tất số thứ tự là 30. Vậy khởi 1 tại KHảM rồi đếm tới 2 tại LY, 3 tại CấN, 4 tại ĐOàI, 5 tại KIềN… đếm mãi cho tới 30 (số thứ tự) ắt trúng vào cung Cấn. Vậy Cấn là Mệnh cung của nam nhân tuổi Quý Tỵ sanh trong Thượng nguyên. Nhưng khởi từ 1 đếm tới như vậy thì lâu lắm. Muốn mau nên khởi từ 28 tại KHảM rồi đếm tới 29 tại LY và 30 tại CấN chính là Mệnh cung. - Phàm nam nhân sanh ở Trung nguyên thì khởi 1 tại TốN rồi đếm lần tới số thứ tự của Tuổi, hễ tói nhằm cung nào thì gọi cung đó là Mệnh cung. Thí dụ: nam nhân sanh ở Trung nguyên tuổi Bính Tuất tất số thứ tự là 23. Vậy khởi 1 tại TốN rồi đếm tới thì 2 tại Chấn, 3 tại Khôn, 4 tại Khảm, 5 tại Ly, 6 tại Cấn, 7 tại Đoài, 8 tại Kiền, 9 tại Khôn, 10 trở lại tại Tốn, 11 tại Chấn… đếm mãi cho tới 23 là số thứ tự thì gặp Ly. Vậy LY là Mệnh cung của nam nhân tuổi Bính Tuất sanh trong Trung nguyên. Nhưng khởi từ 1 đếm lần lần tới như vậy thì lâu lắm. Muốn mau hơn phải khởi từ 19 tại TốN rồi đếm tới thì 20 tại Chấn, 21 tại Khôn, 22 tại Khảm và 23 tại Ly là Mệnh cung. Chỉ đếm qua 5 cung là tới nơi, mau hơn đếm qua tới 23 cung. - Phàm nam nhân sanh ở Hạ nguyên thì khởi 1 tại ĐOàI rồi đếm lần lần tới số thứ tự của Tuổi, hễ tới nhằm cung nào thì cọi cung đó là Mệnh cung. Thí dụ nam nhân sanh ở Hạ nguyên tuổi Canh Ngọ tất số thứ tự là 7. Vậy khởi 1 tại ĐOàI rồi đếm lần tới thì 2 tại Kiền, 3 tại Khôn, 4 tại Tốn, 5 tại Chấn, 6 tại Khôn và 7 tại Khảm. Vậy Khảm chính là Mệnh cung của nam nhân tuổi Canh Ngọ sanh trong Hạ nguyên. Như muốn khởi tính bằng cách đếm theo bản hình thiết lập trên thì phải lập thành, tức là tính sẵn và biên sẵn như sau đây: Nam nhân-----------------------Thượng nguyên-----Trung nguyên---------Hạ nguyên - Tuổi Giáp Tí sanh năm:-------1864 cung Khảm,-- 1924 cung Tốn----------1984 cung Đoài - Tuổi ất Sửu sanh năm:-------1865 cung Ly,------- 1925 cung Chấn--------1985 cung Kiền - Tuổi Bính Dần sanh năm:----1866 cung Cấn,----- 1926 cung Khôn--------1986 cung Khôn - Tuổi Đinh Mẹo sanh năm:----1987 cung Đoài,---- 1927 cung Khảm - -----1987 cung Tốn - Tuổi Mậu Thìn sanh năm:----1868 cung Kiền, -----1928 cung Ly ---------1988 cung Chấn1 - Tuổi Kỷ Tỵ sanh năm: -------1869 cung Khôn,---- 1929 cung Cấn----------1989 cung Khôn - Tuổi Canh Ngọ sanh năm:--- 1870 cung Tốn ---- 1930 cung Đoài--------- 1990 cung Khảm - Tuổi Tân Mùi sanh năm: -----1871 cung Chấn -----1931 cung Kiền--------- 1991 cung Ly - Tuổi Nhâm Thân sanh năm--:1872 cung Khôn,-----1932 cung Khôn---------1992 cung Cấn - Tuổi Quý Dậu sanh năm: ----1873 cung Khảm, ---1933 cung Tốn-----------1993 cung Đoài1 - Tuổi Giáp Tuất sanh năm:----1874 cung Ly, -------1934 cung Chấn---------1994 cung Kiền - Tuổi ất Hợi sanh năm: --------1875 cung Cấn,------ 1935 cung Khôn,--------1995 cung Khôn - Tuổi Bính Tí sanh năm: -------1876 cung Đoài,----- 1936 cung Khảm, -------1996 cung Tốn - Tuổi Đinh Sửu sanh năm: ----1877 cung Kiền,------ 1937 cung Ly,-----------1997 cung Chấn - Tuổi Mậu Dần sanh năm:---- 1878 cung Khôn,----- 1938 cung Cấn,----------1998 cung Khôn - Tuổi Kỷ Mẹo sanh năm:------ 1879 cung Tốn,-------1939 cung Đoài,---------1999 cung Khảm - Tuổi Canh Thìn sanh năm:---1880 cung Chấn,------ 1940 cung Kiền, --------2000 cung Ly - Tuổi Tân Tỵ sanh năm: -------1881 cung Khôn,------1941 cung Khôn,--------2001 cung Cấn - Tuổi Nhâm Ngọ sanh năm:--- 1882 cung Khảm,----- 1942 cung Tốn,---------2002 cung Đoài - Tuổi Quý Mùi sanh năm: ------1883 cung Ly,---------1943 cung Chấn,--------2003 cung Kiền. - Tuổi Giáp Thân sanh năm: ---1884 cung Cấn,------- 1944 cung Khôn,--------2004 cung Khôn - - Tuổi Ất Dậu sanh năm ------- 1885 cung Đoài,-------1945 cung Khảm,-------2005 cung Tốn - Tuổi Bính Tuất sanh năm----- 1886 cung Kiền, ------1946 cung Ly,-----------2006 cung Chấn - Tuổi Đinh Hợi sanh năm------ 1887 cung Khôn,----- 1947 cung Cấn, ---------2007 cung Khôn - Tuổi Mậu Tí sanh năm-------- 1888 cung Tốn,--------1948 cung Đoài,---------2008 cung Khảm - Tuổi Kỷ Sửu sanh năm--------1889 cung Chấn, -----1949 cung Kiền,---------2009 cung Ly - Tuổi Canh Dần sanh năm-----1890 cung Khôn,------1950 cung Khôn---------2010 cung Cấn - Tuổi Tân Mẹo sanh năm-------1891 cung Khảm,-----1951 cung Tốn,----------2011 cung Đoài - Tuổi Nhâm Thìn sanh năm----1892 cung Ly, ---------1952 cung Chấn,--------2012 cung Kiền - Tuổi Quý Tỵ sanh năm--------1893 cung Cấn,--------1953 cung Khôn,--------2013 cung Khôn. - Tuổi Giáp Ngọ sanh năm----- 1894 cung Đoài,-------1954 cung Khảm,-------- 2014 cung Tốn - Tuổi ất Mùi sanh năm -------- 1895 cung Kiền,--------1955 cung Ly,-----------2015 cung Chấn - Tuổi Bính Thân sanh năm ----1896 cung Khôn,-------1956 cung Cấn,---------2016 cung Khôn - Tuổi Đinh Dậu sanh năm -----1897 cung Tốn,--------1957 cung Đoài,---------2017 cung Khảm - Tuổi Mậu Tuất sanh năm -----1898 cung Chấn,-------1958 cung Kiền,--------2018 cung Ly - Tuổi Kỷ Hợi sanh năm-------- 1899 cung Khôn, ------1959 cung Khôn,--------2019 cung Cấn - Tuổi Canh Tí sanh năm ------1900 cung Khảm, ----- 1960 cung Tốn,---------2020 cung Đoài - Tuổi Tân Sửu sanh năm -----1901 cung Ly,-----------1961 cung Chấn,-------2021 cung Kiền - Tuổi Nhâm Dần sanh năm--- 1902 cung Cấn,--------1962 cung Khôn,--------2022 cung Khôn - Tuổi Quý Mẹo sanh năm----- 1903 cung Đoài, -------1963 cung Khảm,------ 2023 cung Tốn - Tuổi Giáp Thìn sanh năm---- 1904 cung Kiền, -------1964 cung Ly,-----------2024 cung Chấn - Tuổi ất Tỵ sanh năm----------1905 cung Khôn, ------1965 cung Cấn,--------2025 cung Khôn - Tuổi Bính Ngọ sanh năm----- 1906 cung Tốn,--------1966 cung Đoài,--------2026 cung Khảm - Tuổi Đinh Mùi sanh năm -----1907 cung Chấn,-------1967 cung Kiền,---------2027 cung Ly - Tuổi Mậu Thân sanh năm---- 1908 cung Khôn, ------1968 cung Khôn,--------2028 cung Cấn - Tuổi Kỷ Dậu sanh năm ------1909 cung Khảm,-------1969 cung Tốn,---------2029 cung Đoài - Tuổi Canh Tuất sanh năm ---1910 cung Ly, ----------1970 cung Chấn,-------2030 cung Kiền - Tuổi Tân Hợi sanh năm ------1911 cung Cấn,-------- 1971 cung Khôn,-------2031 cung Khôn - Tuổi Nhâm Tí sanh năm -----1912 cung Đoài,--------1972 cung Khảm, ------2032 cung Tốn - Tuổi Quý Sửu sanh năm -----1913 cung Kiền, -------1973 cung Ly,-----------2033 cung Chấn - Tuổi Giáp Dần sanh năm:--- 1914 cung Khôn,------- 1974 cung Cấn, --------2034 cung Khôn - Tuổi ất Mẹo sanh năm : ----1915 cung Tốn,---------1975 cung Đoài,-------- 2035 cung Khảm - Tuổi Bính Thìn sanh năm: ---1916 cung Chấn, -------1976 cung Kiền,-------- 2036 cung Ly - Tuổi Đinh Tỵ sanh năm: -----1917 cung Khôn, -------1977 cung Khôn, -------2037 cung Cấn - Tuổi Mậu Ngọ sanh năm: ----1918 cung Khảm, -------1978 cung Tốn,---------2038 cung Đoài - Tuổi Kỷ Mùi sanh năm: ------1919 cung Ly,------------1979 cung Chấn,------- 2039 cung Kiền - Tuổi Canh Thân sanh năm: -1920 cung Cấn,----------1980 cung Khôn, -------2040 cung Khôn - Tuổi Tân Dậu sanh năm: ----1921 cung Đoài, --------1981 cung Khảm,-------2041 cung Tốn - Tuổi Nhâm Tuất sanh năm: -1922 cung Kiền,--------- 1982 cung Ly, ---------- 2042 cung Chấn - Tuổi Quý Hợi sanh năm: ----1923 cung Khôn, --------1983 cung Cấn,---------- 2043 cung Khôn d) BẢN ĐỒ TÍNH MỆNH CUNG CHO NỮ NHÂN Trong bản hình thiết lập trên có 4 điều nên chú ý: 1- Trong 9 cung có tới 2 cung Cấn: cung CẤN (T) và cung Cấn (H). Ba cung CấN CấN KHôN chữ lớn đều có gạch dưới đều là 3 chỗ khởi của tam nguyên. 2- Từ chỗ khởi, đếm tới theo hướng mũi tên chỉ, tức là đếm kế tiếp theo thứ tự: Cấn, Kiền, Đoài, Cấn, Ly, Khảm, Khôn, Chấn, Tốn, rồi lại Cấn, Kiền… Đếm cho tới số thứ tự của Tuổi thì ngừng và ngừng đúng vào cung nào thì chính thị cung đó là Mệnh cung của nữ nhân. 3- Nữ nhân sanh ở Thượng nguyên khởi đếm từ cung CấN (T), sanh ở Trung nguyên khởi đếm từ cung KHôN, sanh ở Hạ nguyên khởi đếm từ cung CẤN (H). Mỗi chỗ khởi đếm đều có ghi số 1, 10,19, 28, 37, 46, 55 là đã tính sẵn rồi để đếm cho mau. Thí dụ người tuổi Nhâm Tuất ắt số thứ tự là 59 (xem ở phần :(. Như khởi điếm từ 55 lên tới 59 thì mau đến. Bắng khởi từ 1 đếm lần tới 59 thì phải 11 lần lâu hơn. 4- Có thể suy theo bản hình 9 cung thiết lập trên để áp dụng vào ba ngón tay bên tay trái ngón trỏ dùng 4 cung Cấn Kiền Đoài Cấn, ngón giữa thì chỉ dùng một cung Ly trên đầu ngón, và ngón áp út dùng 4 cung Khảm Khôn Chấn Tốn. - Phàm nữ nhân ở Thượng nguyên thì khởi 1 tại Cấn (T) rồi đếm lần tới số thứ tự của Tuổi, hề nhằm vào cung nào thì gọi cung đó là Mệnh cung. Thí dụ nữ nhân sanh ở Thượng nguyên tuổi Giáp Thân tất số thứ tự là 21. Vậy khởi 1 tại Cấn (T) rồi đếm tới 2 tại Kiền, 3 tại Đoài, 4 tại Cấn (H), 5 tại Ly, 6 tại Khảm… đếm mãi cho tới 21 (số thứ tự) ắt trúng vào cung Đoài. Vậy ĐOàI là Mệnh cung của nữ nhân tuổi Giáp thân sanh trong Thượng nguyên. Nhưng khởi từ 1 đếm tới như vậy thì lâu lắm. Muốn mau hơn nên khởi từ 19 rồi đếm tới thì 20 tại Kiền và 21 tại Đoài là Mệnh cung. - Phàm nữ nhân sanh ở Trung nguyên thì khởi 1 tại KHỐN rồi đếm lần tới số thứ tự của Tuổi, hễ trúng vào cung nào thì gọi cung đó là Mệnh cung. Thí dụ nữ nhân sanh nhằm Trung nguyên tuổi Quý Sửu tất số thứ tự là 50. Vậy khởi 1 tại KHÔN rồi đếm lần tới thì 2 tại Chấn, 3 tại Tốn, 4 tại Cấn (T) … đếm mãi cho tới 50 là số thứ tự thì gặp Kiền. Vậy Kiền là Mệnh cung của nữ nhân tuổi Quý Sửu sanh trong Trung nguyên. Nhưng khởi từ 1 đếm lần lần tới 50 thì lâu lắm, chi bằng khởi từ 46 đếm lần tới 50 ắt đặng mau hơn chín lần mà cũng vẫn gặp Mệnh cung Kiền. - Phàm nữ nhân sanh ở Hạ nguyên thì phải khởi 1 tại Cấn (H) rồi đếm lần lần tới số thứ tự của Tuổi thì ngừng, hễ trúng vào cung nào thì gọi đó là Mệnh cung. Thí dụ nữ nhân sanh nhằm Hạ nguyên tuổi Quý Hợi tất số thứ tự là 60. Vậy khởi 1 tại Cân (H) rồi đếm lần lần tới thì 2 tại Ly, 3 tại Khảm, 4 tại Khôn, 5 tại Chấn, 6 tại Tốn, 7 tại Cấn (T), 8 tại Kiền… đếm mãi cho tới 60 là số thứ tự thì gặp TốN là Mệnh cung. Nhưng khởi từ 1 mà đếm lần lần tới như vậy cho tới 60 thì lâu lắm, chi bằng khởi 55 đếm lần tới 60 cũng gặp Tốn song được mau hơn nhiều lắm, khởi đếm đi đếm lại trải qua tới những năm vòng. Cách tính theo Tam nguyên và cách đếm theo bản hình thiết lập trên, lời dẫn giải tuy dài dòng, song khi hiểu rồi ắt tính Mệnh cung cũng mau lẹ vậy thôi. Nhưng nếu không muốn tính đếm theo cách đó, vì đôi khi cũng có thể lầm lẫn, thì phải lập thành tức là tính sẵn và biên sẵn như sau: Nữ nhân Thượng nguyên Trung nguyên Hạ nguyên - Tuổi Giáp Tí 1864 cung Cấn 1924 cung Khôn 1984 cung Cấn - Tuổi Ất Sửu 1865 cung Kiền 1925 cung Chấn 1985 cung Ly - Tuổi Bính Dần 1866 cung Đoài 1926 cung Tốn 1986 cung Khảm - Tuổi Đinh Mão 1867 cung Cấn 1927 cung Cấn 1987 cung Khôn - Tuổi Mậu Thìn 1868 cung Ly 1928 cung Kiền 1988 cung Chấn - Tuổi Kỷ Tị 1869 cung Khảm 1929 cung Đoài 1989 cung Tốn - Tuổi Canh Ngọ 1870 cung Khôn 1930 cung Cấn 1990 cung Cấn - Tuổi Tân mùi 1871 cung Chấn 1931 cung Ly 1991 cung Kiền - Tuổi Nhâm thân 1872 cung Tốn 1932 cung Khảm 1992 cung Đoài - Tuổi Quý Dậu 1873 cung Cấn 1933 cung Khôn 1993 cung Cấn - Tuổi Giáp Tuất 1874 cung Kiền 1934 cung Chấn 1994 cung Ly - Tuổi Ất Hợi 1875 cung Đoài 1935 cung Tốn 1995 cung Khảm - Tuổi Bính Tý 1876 cung Cấn 1936 cung Cấn 1996 cung Khôn - Tuổi Đinh Sửu 1877 cung Ly 1937 cung Kiền 1997 cung Chấn - Tuổi Mậu Dần 1878 cung Khảm 1938 cung Đoài 1998 cung Tốn - Tuổi Kỷ Mão 1879 cung Khộn 1939 cung Cấn 1999 cung Cấn - Tuổi Canh Thìn 1880 cung Chấn 1940 cung Ly 2000 cung Kiền - Tuổi Tân Tị 1881 cung Tốn 1941 cung Khảm 2001 cung Đoài - Tuổi Nhâm Ngọ 1882 cung Cấn 1942 cung Khôn 2002 cung Cấn - Tuổi Quý Mùi 1883 cung Kiền 1943 cung Chấn 2003 cung Ly. - Tuổi Giáp Thân 1884 cung Đoài 1944 cung Tốn 2004 cung Khảm - Tuổi Ất Dậu 1885 cung Cấn 1945 cung Cấn 2006 cung Khôn - Tuổi Bính Tuất 1886 cung Ly 1946 cung Kiền 2006 cung Chấn - Tuổi Đinh Hợi 1887 cung Khảm 1947 cung Đoài 2007 cung Tốn - Tuổi Mậu Tý 1888 cung Khôn 1948 cung Cấn 2008 cung Cấn - Tuổi Kỷ Sữu 1889 cung Chấn 1949 cung Ly 2009 cung Kiền - Tuổi Canh Dần 1890 cung Tốn 1950 cung Khảm 2010 cung Đoài - Tuổi Tân Mão 1891 cung Cấn 1951 cung Khôn 2011 cung Cấn - Tuổi Nhâm Thìn 1892 cung Kiền 1952 cung Chấn 2012 cung Ly - Tuổi Quý Tị 1893 cung Đoài 1953 cung Tốn 2013 cung Khảm Nữ nhân Thượng nguyên Trung nguyên Hạ nguyên - Tuổi Giáp Ngọ 1894 cung Cấn 1954 cung Cấn 2014 cung Khôn - Tuổi Ất Mùi 1895 cung Ly 1955 cung Kiền 2015 cung Chấn - Tuổi Bính Thân 1896 cung Khảm 1956 cung Đoài 2016 cung Tốn - Tuổi Đinh Dậu 1897 cung Khôn 1957 cung Cấn 2017 cung Cấn - Tuổi Mậu Tuất 1898 cung Chấn 1958 cung Ly 2018 cung Kiền - Tuổi Kỷ Hợi 1899 cung Tốn 1959 cung Khảm 2019 cung Đoài - Tuổi Canh Tý 1900 cung Cấn 1960 cung Khôn 2020 cung Cấn - Tuổi Tân Sửu 1901 cung Kiền 1961 cung Chấn 2021 cung Ly - Tuổi Nhâm Dần 1902 cung Đoài 1962 cung Tốn 2022 cung Khảm - Tuổi Quý Mão 1903 cung Cấn 1963 cung Cấn 2023 cung Khôn - Tuổi Giáp Thìn 1904 cung Ly 1964 cung Kiền 2024 cung Chấn - Tuổi Ất Hợi 1905 cung Khảm 1965 cung Đoài 2025 cung Tốn - Tuổi Bính Ngọ 1906 cung Khôn 1966 cung Cấn 2026 cung Cấn - Tuổi Đinh Mùi 1907 cung Chấn 1967 cung Ly 2027 cung Kiền - Tuổi Mậu Thân 1908 cung Tốn 1968 cung Khảm 2028 cung Đoài - Tuổi Kỷ Dậu 1909 cung Cấn 1969 cung Khôn 2029 cung Cấn - Tuổi Canh Tuất 1910 cung Kiền 1970 cung Chấn 2030 cung Ly - Tuổi Tân Hợi 1911 cung Đoài 1971 cung Tốn 2031 cung Khảm - Tuổi Nhâm Tý 1912 cung Cấn 1972 cung Cấn 2032 cung Khôn - Tuổi Quí Sửu 1913 cung Ly 1973 cung Kiền 2033 cung Chấn - Tuổi Giáp Dần 1914 cung Khảm 1974 cung Đoài 2034 cung Tốn - Tuổi Ất Mão 1915 cung Khôn 1975 cung Cấn 2035 cung Cấn - Tuổi Bính Thìn 1916 cung Chấn 1976 cung Ly 2036 cung Kiền - Tuổi Đinh Tị 1917 cung Tốn 1977 cung Khảm 2037 cung Đoài - Tuổi Mậu Ngọ 1918 cung Cấn 1978 cung Khôn 2038 cung Cấn - Tuổi Kỷ Mùi 1919 cung Kiền 1979 cung Chấn 2039 cung Ly - Tuổi Canh Thân 1920 cung Đoài 1980 cung Tốn 2040 cung Khảm - Tuổi Tân Dậu 1921 cung Cấn 1981 cung Cấn 2041 cung Khôn - Tuổi Nhâm Tuất 1922 cung Ly 1982 cung Kiền 2042 cung Chấn - Tuổi Quí Hợi 1923 cung Khảm 1983 cung Đoài 2043 cung Tốn 1) CÁCH TÍNH MỆNH CUNG THEO NĂM SANH DƯƠNG LỊCH Như trên đã chỉ dẫn cách tính Mệnh cung theo Tam nguyên và theo Lục giáp gồm 60 năm cho nam nhân và 60 năm cho nữ nhân khác nhau. Đó là làm theo điển chương sách vở xưa. Tuy dài dòng nhưng nó đi sát với căn bản, nếu không học biết thì đâu gọi là thông đạt cổ kim mà phải gọi là bỏ gốc. Vả lại phải có cách tính cổ điển ấy, do cái gốc ấy mới tìm ra được cách tính gọn hơn và mau hơn (có xưa mới có nay). Và sau đây là một trong các cách tính rất gọn và rất mau, bởi nó không cần tới Tam nguyên và Lục giáp, mà cũng không tính cho nam nhân riêng và cho nữ nhân riêng, chỉ cần biết năm sanh Dương lịch mà thôi. - Cách tính cộng lại hết thảy các con số của năm sanh Dương lịch. Cộng xong rồi lấy số kết quả dò vào cửu số để biết Mệnh cung của cả nam nhân và nữ nhân. Cửu số là chín con số chỉ thẳng vào Mệnh cung của nam nữ, kể ra như sau: 1. Khảm Cấn; 2. Ly Kiền; 3. Cấn Đoài; 4. Đoài Cấn; 5. Kiền Ly 6. Khôn Khảm; 7. Tốn Khôn; 8. Chấn Chấn; 9. Khôn Tốn Mỗi con số dẫn đầu hai cung: cung đọc trước là Mệnh cung của nam nhân, cung đọc sau là Mệnh cung của nữ nhân. Dẫn giải: Năm sanh Dương lịch, trong thế kỷ 20 này, chỉ có bốn con số thì cộng hết bốn con lại rồi coi số kết quả là một hay là hai con. Một con như là 1, 2, 3… cho tới 9 trở lại. Hai con là như 15, 27, 34… Như thấy số kết quả là một con thì liền lấy ngay nó dò vào Cửu số (đã kể trên) để biết Mệnh cung của Nam nhân và nữ nhân. Nếu thấy số kết quả có tới hai con thì phải cộng hai con đó lại cho thành một con rồi mới lấy nó dò vào Cửu số (vì trong Cửu số, mỗi số chỉ có một con chớ không có hai con). Nếu đã cộng lại con số đó lại rồi mà vẫn cũng còn thấy hai con thì phải cộng một lần nữa, là cộng hai con số sau này lại cho thành một con, rồi mới lấy nó dò vào Cửu số. Những thí dụ: - Thí dụ 1: Như người sanh năm 1024 thì lấy 1 + 0 + 2 + 4 tất được số kết quả là 7, liền đem 7 dò vào Cửu số ắt thấy 7 Tốn Khôn. Vậy biết Tốn (cung đọc trước) là Mệnh cung của nam nhân và Khôn (cung đọc sau) là Mệnh cung của nữ nhân. - Thí dụ 2: Như người sanh năm 1923 thì lấy 1 + 9 + 2 + 3 tất được kết quả là 15. Số 15 có hai con cho nên phải cộng nó lại: 1 + 5 = 6. Bây giờ mới đem 6 dò vào Cửu số thì thấy 6 Khôn Khảm. Vậy biết Khôn là Mệnh cung của nam nhân và Khảm là Mệnh cung của nữ nhân. - Thí dụ 3: Như người sanh năm 2.999 thì lấy 2 + 9 + 9 + 9 = 29. Số 29 có hai con cho nên phải cộng nó lại: 2 + 9 = 11. Số 11 vẫn còn là số hai con, phải cộng lại một lần nữa: 1 + 1 = 2. Bây giờ mới lấy 2 dò vào Cửu số thì thấy 2 Ly Kiền. Vậy biết Ly là Mệnh cung của nam nhân và Kiền là Mệnh cung của nữ nhân. - Thí dụ 4: Như người sanh năm 1852, cộng hết bốn số này lại tất được 16. Số 16 là số hai con phải cộng lại cho thành một con: 1 + 6 = 7. Bây giờ lấy 7 dò vào Cửu số thì thấy 7 Tôn Khôn tất biết Tốn là Mệnh cung của nam nhân và Khôn là Mệnh cung của nữ nhân. - Thí dụ 5: Như người sanh năm 1625, cộng hết bốn số này lại dược 14. Số 14 có hai con phải cộng nó lại: 1 + 4 = 5. Vậy lấy 5 dò vào Cửu số thì thấy 5 Kiền Ly tất biết Kiền là Mệnh cung của nam nhân và Ly là Mệnh cung của nữ nhân. - Thí dụ 6: Như người sanh năm 1827, cộng hết bốn số này lại được 18. Số 18 có hai con, phải cộng nó lại: 1 + 8 = 9. Vậy lấy 9 dò vào Cửu số thì thấy 9 Khôn Tốn tất biết Khôn là Mệnh cung của nam nhân và Tốn là Mệnh cung của nữ nhân. - Thí dụ 7: Như người sanh 1332, cộng hết 4 số lại được 9. Số 9 là số một con liền đem 9 dò vào Cửu số thì thấy 9 Khôn Tốn. (in như thí dụ 6) Như trên đã nói và đã thí dụ cộng hết 4 con số của năm sanh dương lịch là chỉ dẫn cách làm theo qui tắc, nhưng muốn linh tiệp hơn thì bỏ số 0, bỏ số 9, bỏ cả 4 số nếu 4 số này cộng lại là 9. Nhưng nên nhớ: nếu bỏ cả bốn số thì phải kể kết quả là 9, tức 9 Khôn Tốn. Tuy bỏ ra như vậy song kết quả cuối cùng vẫn in nhau, không bao giờ khác. Bây giờ hãy xét theo từng thí dụ trên để dẫn chứng: - Như ở thí dụ 1 là năm 1.024, bỏ con số 0 ra và chỉ cộng ba con 1, 2, 4 cũng vẫn kết quả 7 tức là 7 Tốn Khôn, in nhau. - Như ở thí dụ 2 là năm 1923, bỏ con số 9 ra mà chỉ cộng ba con 1, 2, 3 cũng vẫn kết quả in nhau là 6, tức 6 Khôn Khảm. - Như ở thí dụ 3 là năm 2.999, bỏ ba con số 9, 9 , 9 ra thì chỉ còn lại 2 tức 2 Ly Kiền là kết quả in nhau. - Như thí dụ 5 là năm 1.625, bỏ luôn ba con 1, 6, 2 ra vì ba con này cộng lại là 9. Chỉ còn số 5 tức Kiền Ly là kết quả in nhau. - Như thí dụ 6 là năm 1827, bỏ con 1 và 8 ra vì hai con này cộng lại là 9. Lại bỏ luôn con 2 và 7 vì hai con này cũng cộng lại là 9. Thế bỏ hết cả bốn con. Phàm bỏ hết cả bốn con thì phải kết quả là 9 tức 9 Khôn Tốn cũng vẫn in nhau. - Như ở thí dụ 7 là năm 1.332, bỏ luôn cả bốn con vì bốn con này cộng lại là 9.Phàm bỏ hết bốn con thì phải kể kết quả 9 tức 9 Khôn Tốn cũng in như nhau. - Điều cần yếu: Có một điều rất nên chú ý và cẩn thận, nếu không ắt sẽ tính sai trật Mênh cung. Đó là nhưng người sanh trong tháng 11 hay tháng chạp âm lịch, dù đã qua mới dương lịch rồi, nhưng phải dùng theo năm dương lịch cũ thì tính Mệnh cung mới đúng. Vì nếu dùng năm sanh theo năm dương lịch mới mà tính Mệnh cung ắt phải sai trật. Vì sao? Vì tính Mệnh cung vốn là việc của năm âm lịch, nay âm lịch chưa hết (chưa qua năm âm lịch mới) thì con người cũng chưa thêm tuổi mới, dương lịch phải lệ thuộc theo năm cũ của nó vậy. Như năm Nhâm Tuất đối chiếu với dương lịch là 1982. Vậy người sanh trong Nhâm Tuất, kể từ ngày 1 tháng Giêng cho tới 30 tháng chạp, vẫn kể năm sanh dương lịch là năm 1982 để tính Mệnh cung, mặc dù mới 18 tháng 11 năm âm lịch thì đã qua năm mới dương lịch là 1.1 .1983. Đó là dương lịch tới năm mới sớm hơn âm lịch 48 ngày. Nếu người sanh nhằm trong 48 ngày này, tuy thực tế và trên mặt giấy tờ đã thuộc về năm 1983 nhưng tính Mệnh cung vẫn phải kể năm sanh dương lịch là năm 1982. Rất thường có những trường hợp như trên, vì từ xưa nay, dương lịch qua năm mới hầu hết ở tại trong tháng 11 hay tháng chạp của năm âm lịch cũ (cũ nghĩa là chưa hết năm). Ngoài ra, những người sanh trong khoảng từ tháng Giêng tới tháng Mười âm lịch tất khỏi lo lầm lẫn trong việc tính Mệnh cung. 2) Cách tính Mệnh cung theo số tuổi âm lịch đang thọ. Trước hết phải biết rõ số tuổi đang thọ, Lũy số và Bản Nam nữ trạch cung. Rồi sau đó sẽ dùng tới công thức (cách tính) mới được dễ dàng. Số tuổi đang thọ Số tuổi đang thọ là nói theo tuổi ta (âm lịch). Như năm hiện tại mình được 36 thuổi thì 36 đó là số tuổi đang thọ. Lũy số Lũy số là con số quy định dùng trọn một năm để trừ bớt số tuổi đang thọ. Cứ mỗi năm thêm 1 (gọi là lũy), thêm mãi cho tới 9 thì trở lại 1. Như khởi đầu từ năm Nhâm Tuất (1982), lập thành kế tiếp sau đây: - Năm Nhâm Tuất (1982) dùng Lũy số 1. – Năm Quý Hợi (1983) dùng Lũy số 2. - Năm Giáp Tí (1984) dùng Lũy số 3. – Năm ất Sửu (1985) dùng Lũy số 4. - Năm Bính Dần (1986) dùng Lũy số 5. – Năm Đinh Mẹo (1987) dùng Lũy số 6. - Năm Mậu Thìn (1988) dùng Lũy số 7. – Năm Kỷ Tỵ (1989) dùng Lũy số 8. - Năm Canh Ngọ (1990) dùng Lũy số 9. – Năm Tân Mùi (1991) dùng Lũy số 1. - Năm Nhâm Thân (1992) dùng Lũy số 2. – Năm Quý Dậu (1993) dùng Lũy số 3… Cứ mỗi năm lũy tiến 1 như trên thì tới năm Canh Thìn (2000) dùng Lũy số 1, tới năm Kỷ Sửu (2.009), tới năm Mậu Tuất (2. 018), tới năm Đinh Mùi (2.027) … đều dùng Lũy số 1. BẢN NAM NỮ TRẠCH CUNG Mỗi số gồm 2 cung: cung đọc trước của nam, cung đọc sau của nữ: 1 Khảm Cấn (nam cung Khảm, nữ cung Cấn) 2 Khôn Tốn (nam cung Khôn, nữ cung Tốn) 3 Chấn Chấn (nam cung Chấn, nữ cung Chấn) 4 Tốn Khôn (nam cung Tốn, nữ cung Khôn) 5 Khôn Khảm (nam cung Khôn, nữ cung Khảm) 6 Kiền Ly (nam cung Kiền, nữ cung Ly) 7 Đoài Cấn (nam cung Đoài, nữ cung Cấn) 8 Cấn Đoài (nam cung Cấn, nữ cung Đoài) 9 Ly Kiền (nam cung Ly, nữ cung Kiền) (nên học thuộc lòng) CÔNG THỨC (Cách tính) - Lấy số tuổi đang thọ trừ cho Lũy số. Trừ rồi coi số tuổi còn lại là một con số, hay là hai con số, hay là ba con số, hoặc là nhiều hơn nữa. Nếu số tuổi đang thọ và Lũy số bằng nhau, hoặc số tuổi đang thọ nhỏ hôn Lũy số thì phải lấy số tuổi đang thọ cộng thêm 9 rồi mới trừ cho Lũy số. (Nhỏ hơn tức là ít hơn, như 1 thì nhỏ hơn 2, như 2 thì nhỏ hơn 3, như 5 thì nhỏ hơn 7 hoặc 8, 9) xem thí dụ 6 và 7. - Như số tuổi còn lại là một con số (từ 9 trở lại 1) thì liền đem nó dò vào Bản nam nữ trạch cung tất sẽ biết nam cung gì nữ cung gì. Xem thí dụ 1. - Như số tuổi còn lại là hai con số (từ 99 trở lại 10) thì phải cộng hai con số này lại thành một con số, rồi mới đem một con số này dò vào Bản nam nữ trạch cung để biết nam cung gì, nữ cung gì (xem thí dụ 2). Nếu cộng lại rồi vẫn còn thấy hai con số thì phải một lần nữa cộng hai con số này lại cho thành một con số, rồi mới đem một con số này dò vào Bản nam nữ trạch cung (xem thí dụ 3). - Như số tuổi còn lại là ba con số từ 999 trở lại 100 thì phải cộng ba con số này lại cho thành một con số, rồi mới đem một con số này dò vào Bản nam nữ trạch cung để biết nam cung gì, nữ cung gì (xem thí dụ 4). Nếu cộng lại rồi mà vẫn cón thấy hai con số thì phải một lần nữa cộng hai con số sau này lại cho thành một con số, rồi mới đem một con số này dò vào Bản nam nữ trạch cung (xem thí dụ 5) - Nói tóm lại: Lấy số tuổi đang thọ trừ cho Lũy số. Và như có tuổi còn lại có hai con số, hay có tới ba, bốn, năm con số hoặc nhiều hơn nữa cũng cứ cộng hết lại, dù cộng mấy lần cũng vậy, khi thấy nó chỉ còn lại một con số mới thôi. Rồi mới đem một con số này dò vào Bản nam nữ trạch cung để biết nam cung gì, nữ cung gì. Xem 7 thí dụ sau: - Thí dụ 1: Thí dụ người 14 tuổi và trong năm Canh Ngọ 1990 phải dùng Lũy số 9. Vậy lấy 14 trừ bớt 9 tất còn lại 5. Số 5 chỉ là một con số cho nên đem ngay 5 này dò vào Bản nam nữ trạch cung thì thấy 5 Khôn Khảm, tất biết người 14 tuổi mà nam là cung Khôn, còn nữ là cung Khảm. - Thí dụ 2: Như người 22 tuổi và trong năm Bính Dần 1986 ắt phải dùng Lũy số 5. Vậy 22 trừ bớt 5 tất còn lại 17. Số 17 có tới hai con số (số 1 với số 7), phải lấy 1 + 7 = 8. Bây giờ đem số 8 để dò vào Bản nam nữ trạch cung thì 8 Cấn Đoài. Thế là biết người 22 tuổi mà nam thì cung Cấn, còn nữ cung Đoài. - Thí dụ 3: Như người 88 tuổi năm Giáp Tuất 1994 ắt phải dùng Lũy số 4. Vậy lấy 88 trừ bớt 4 ắt còn lại 84. Số 84 là số có hai con (con 8 và con 4) cho nên phải cộng nó lại. Lấy 8 + 4 = 12. Số 12 cũng là số có hai con (1 và 2) cho nên phải cộng lại một lần nữa thành một con số. Lấy 1 + 2 = 3. Bây giờ mới đem số 3 này dò vào Bản nam nữ trạch cung thì thấy 3 Chấn Chấn. Thế là biết người 88 tuổi, nam hay nữ đều thuộc cung Chấn. - Thí dụ 4: Như người 117 tuổi và trong năm Quý Dậu 1993 ắt phải dùng Lũy số 3. Vậy lấy 117 trừ bớt 3 tất còn lại 114 gồm có tới ba con số. Vậy phải cộng hết ba con này lại: 1 + 1 + 4 = 6. Số 6 là một số cho nên đem ngay số 6 này dò vào Bản nam nữ trạch cung thì thấy 6 Kiền Ly. Thế là biết người 117 tuổi mà nam cung Kiền, nữ cung Ly. - Thí dụ 5: Như người 389 tuổi và trong năm Đinh Sửu 1997 ắt dùng Lũy số 7. Vậy lấy 389 trừ bớt 7 ắt còn lại 382. Số 382 gồm có tới ba con số, vậy phải cộng hết cả lại thì được 13. Số 13 gồm có 2 con, cho nên phải cộng lại một lần nữa cho nó thành một con số là 4. Bây giờ đem 4 dò vào Bản nam nữ trạch cung thì thấy 4 Tốn Khôn, tất biết nam cung Tốn nữ cung Khôn. - Thí dụ 6: Như đứa trẻ 3 tuổi và trong năm Kỷ Tỵ 1989 ắt dùng Lũy số 8, tức số tuổi thọ nhỏ hơn Lũy số. Vậy phải lấy 3 cộng thêm 9 là 12. Rồi mới lấy 12 trừ bớt 8 chỉ còn lại 4. Bây giờ đem 4 dò vào Bản nam nữ trạch cung thì thấy 4 Tốn Khôn tất biết đứa trẻ 3 tuổi, nếu con trai là cung Tốn, con gái cung Khôn. - Thí dụ 7: Như đứa trẻ 5 tuổi và trong năm Nhâm Dần 2.022 ắt dùng Lũy số 5, tất số tuổi đang thọ và Lũy số bắng nhau. Vậy phải lấy 5 (số + tuổi thọ) cộng thêm 9 là 14. rồi lấy 14 trừ bớt 5 (Lũy số) còn lại 9. Bây giờ đem 9 dò vào Bản nam nữ trạch cung thì thấy 9 Ly Kiền. Thế là biết đứa trẻ 5 tuổi, nếu con trai thì cung Ly, nếu con trai thì cung Ly, nếu con gái cung Kiền. Chú ý: Phàm số tuổi đang thọ và Lũy số bằng nhau, kết quả của nó luôn luôn là 9 Ly Kiền, khỏi phải cộng hay trừ chi cả. KẾT LUẬN BÀI 22: MỆNH CUNG Trọn bài 22 chỉ dẫn cách tính Mệnh cung cho nam và nữ, gồm 3 cách: - Cách 1: Tính Mệnh cung theo Tam nguyên (theo lối cổ điển) - Cách 2: Tính Mệnh cung theo năm sanh Dương lịch - Cách 3: Tính Mệnh cung theo số tuổi âm lịch đang thọ. Cách thứ nhất là cách tính theo nguồn gốc, nhưng rất đa đoan. Ccáh thứ nhì gọn hơn, nhưng phải tra cứu kỹ cho những người sanh trong tháng 1 Dương lịch mà vẫn chưa qua năm mới Aõm lịch. Ccáh thứ ba thì dễ, gọn. ít khi sai lầm, chỉ cần lũy số là cốt yếu. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 6, 2009 BÀI 23: Mệnh - Cung ảnh hưởng với nhà và bếp Mệnh cung có ảnh hưởng với nhà và Bếp một phần khá lớn. Nhưng trước khi luận giải nên hiểu qua các danh từ sau đây để dễ dàng nhận định, và cũng nên xem lại Bài 2 cho rõ ràng thêm. + Đông tứ cung là nói gồm 4 cung Khảm Ly Chấn Tốn. Phàm các danh từ cổ chủ động đều không ngoài 4 cung này, như Đông Mệnh, Đông tứ trạch, Đông trù… + Tây tứ cung là nói gồm 4 cung Kiền Khôn Cấn Đoài. Phàm danh từ có chữ Tây là không ngoài 4 cung này, như Tây Mệnh, Tây tứ trạch, Tây trù… + Mệnh cung là cung của chủ nhà tính theo năm sanh ra đời (xem bài 22). Mệnh cung thuộc về Đông tứ cung gọi là Đông Mệnh. Mệnh cung thuộc về Tây tứ cung gọi là Tây Mệnh. Nhà là nói Đông tứ trạch hay Tây tứ trạch. + Đông tứ trạch là Nhà có Cửa cái và Chủ phòng hay Sơn chủ, hai chỗ đều đặt tại Đông tứ cung (trong 4 cung Khảm Ly Chấn Tốn). + Tây tứ trạch là Nhà có Cử cái, Chủ phòng hay Sơn chủ hai chỗ đều đặt tại Tây tứ cung (trong 4 cung Kiền Khôn Cấn Đoài). Phàm Tịnh trạch thì dùng Chủ phòng, còn Động trạch hay Biến hoá trạch thì dùng Sơn chủ. Ở Đông tứ trạch hay Tây tứ trạch cũng vậy. + Bếp là nói Đông trù hay Tây trù. + Đông trù là Bếp đặt tại Đông tứ cung (trong 4 cung Khảm Ly Chấn Tốn). + Tây trù là Bếp đặt tại tây tứ cung (trong 4 cung Kiền Khôn Cấn Đoài). + Hướng Bếp là chỗ cung miệng Bếp ngó về. Chú ý: Bếp và Hướng bếp khác nhau. Thí dụ Bếp đặt tại cung Ly nhưng miệng Bếp có thể cho ngó về Khảm, ngó về Chấn hay Đoài… + Giường ngủ với Đầu giường cũng như Bếp với hướng Bếp, nghĩa là khác nhau. Thí dụ giường ngủ đặt tại Chấn nhưng có thể cho Đầu giường chĩa về hướng Đoài, hướng Ly hay hướng Khảm… Trong bài 23 này có 5 trường hợp kể ra như sau: 1. Phàm Đông tứ trạch dùng Đông trù là Nhà với Bếp đã được trăm phần tốt. Nếu tuổi chủ nhà thuộc Đông Mệnh nữa là thêm 30% tốt. Đó là vì Nhà, Bếp và Người cả ba đều hiệp nhau, không ngoài Khảm Ly Chấn Tốn. 2. Phàm Tây tứ trạch dùng Tây trù là Nhà với Bếp đã được trăm phần tốt. Nếu tuổi chủ nhà thuộc Tây Mệnh nữa là thêm 30% tốt. Đó là vì Nhà, Bếp và Người cả ba đều hiệp nhau, không ngoài Kiền Khôn Cấn Đoài. 3. Phàm Đông tứ trạch mà dùng Tây trù hay Tây tứ trạch mà dùng Đông trù là Nhà với Bếp nghịch phe nhau, vì Đông Mộc với Tây Kim tương khắc. Đó là loại nhà ở rất bất lợi. Dù chủ nhà Đông Mệnh hay Tây Mệnh vẫn không đổi được tình thế suy vi, vì hễ Mệnh cung hiệp với Nhà thì nghịch với Bếp, bằng hiệp với Bếp thì nghịch với nhà. 4. Phàm Đông tứ trạch dùng Đông trù là Nhà với Bếp hiệp nhau, ở tất thịnh vượng. Nhưng nếu chủ nhà Tây Mệnh thì Nhà với Bếp tuy hiệp nhau mà đồng không hiệp với Người. Không hiệp vì Đông với Tây tương khắc. Gặp trường hợp này phải dùng cách hoá giải sự tương khắc đó mới thật là diệu kế, mới khỏi bị mất 30% thêm tốt. 5. Phàm Tây tứ trạch dùng Tây trù là Nhà và Bếp hiệp nhau, ở tất sẽ thịnh vượng. Nhưng nếu chủ nhà Đông Mệnh thì Nhà với Bếp tuy hiệp nhau mà đồng không hiệp với Người. Không hiệp vì Tây với Đông tương khắc. Gặp trường hợp này phải dùng cách hoá giải sự tương khắc đó mới thật là diệu kế, mới khỏi bị mất 30% thêm tốt. Cách hóa giải sự tương khắc - Theo trường hợp số 4 trên là Đông tứ trạch dùng Đông trù, nhưng cửa nhà Tây Mệnh thì hoá giải bằng cách đặt Hướng bếp, Giường ngủ và Đầu giường vào những cung hướng Kiền Khôn Cấn Đoài cho hiệp với Tây Mệnh. Thí dụ Cửa cái tại Khảm và Chủ phòng hay Sơn chủ tại Ly là Đông tứ trạch, Bếp tại Chấn là Đông trù, nhưng chủ nhà Mệnh cung Cấn là Tây Mệnh. Vậy phải đặt Hướng bếp, Giường ngủ và Đầu giường vào những cung hướng Kiền Khôn Cấn Đoài. Như đặt Giường ngủ tại Kiền, Đầu giường chĩa về Khôn, Hướng bếp ngó về Đoài… - Theo trường hợp số 5 trên là Tây tứ trạch dùng Tây trù, nhưng chủ nhà Đông Mệnh thì phải hoá giải bằng cách đặt Hướng bếp, Giường ngủ và Đầu giường vào những cung hướng Khảm Ly Chấn Tốn cho hiệp với Đông Mệnh. Thí dụ Cửa cái đặt tại cung Kiền và Chủ phòng hay Sơn chủ tại Cấn là Tây tứ trạch, Bếp tại Kiền là Tây trù, nhưng chủ nhà Mệnh cung Tốn là Đông Mệnh. Vậy phải đặt Giường ngủ, Đầu giường và Hướng bếp vào những cung hướng Khảm Ly Chấn Tốn cho hiệp với Đông Mệnh, như đặt Giường ngủ tại Khảm, Đầu giường chĩa về hướng Ly, Hướng bếp ngó về hướng Chấn tức miệng lò ngó về cung Chấn… Nhưng tại sao lại dùng Giường ngủ, Đầu giường và Hướng bếp để hoá giải được sự tương khắc giữa Nhà cùng Bếp đối với Mệnh cung vì những lẽ như sau: a) Nhà là chỗ để ở, tất Giường ngủ là nơi thiết dụng nhiều nhất cùa sự ở để nằm, ngồi, ngủ, nghỉ… Cho nên Nhà với Mệnh cung tương khắc thì phải xoay trở cách nào cho Giường ngủ hay Đầu giường hiệp với Mệnh cung để giải hoà, ví như hai quốc gia nghịch nhau, nay vua này đem con mình cho sang qua làm con nuôi hay con tin bên nước vua kia tất sẽ hoà nhau mà không sanh ra chiến tranh. Giường ngủ và Đầu giường có tác dụng tương đương, nếu chỉ có một hiệp với Mệnh cung cũng đỡ đần được, bằng cả hai đều hiệp với Mệnh cung thì thật là hoàn hảo trong sự giải hoá tương khắc. b, Bếp là chỗ nấu ăn thì Hướng Bếp là mạch lạc của Bếp, là đường lối nấu ăn. Tuy chỗ nấu ăn không hợp với chủ nhà, nhưng đường lối nấu ăn tức như cách thức nấu ăn lại thích hợp với chủ nhà tất có thể ưng thuận. Cùng một ý – lý do, tuy Bếp không hợp với Mệnh cung chủ nhà, nhưng Hướng bếp lại hiệp với Mệnh cung thì có thể hoà hảo được vậy. Lại như hai gia đình thù nghịch nhau, nay bên này đem con gái gả về bên kia tất hai bên thành sui gia mà hoà thuận nhau, ít nhất cũng không còn gây hấn với nhau nữa. Đó là Bếp ví như mẹ, Hướng bếp ví như con gái, Mệnh cung ví như gia đình thù nghịch với gia đình Bếp. Hướng bếp quan trọng hơn Giường ngủ và Đầu giường. * Kết luận: Không phải chỉ ở hai trường hợp số 4 và 5 trên, dù cho Nhà và Bếp ở trường hợp nào cũng vậy, cũng nên đặt Giường ngủ, Đầu giường và Hướng bếp hiệp với Mệnh cung chủ nhà. Đó là điều rất hữu ích. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 6, 2009 BÀI 24: Những kiểu nhà và cảnh vật có ảnh hưởng Nơi bài này, ngoài các kiểu nhà tốt xấu được chỉ dẫn nơi sách, còn có thêm góp nhặt những điều hiểu biết của người Á Đông từ ngàn xưa đã kinh nghiệm chắc chắn, chúng ta rất nên chú ý.1) Xét theo chu vi nhà, trước hẹp mà sau rộng là nhà giàu sang tựa núi (phú quí như sơn), đã giàu có lớn lại sang trọng tột đỉnh.2) Xét về chu vi nhà, trước rộng sau hẹp là nhà rất tai hại: làm quan bị cách chức rồi chạy trốn (thất ấn, đào tẩu), nghèo khổ, đường cùng, tài năng suy thoái (hết thời), không con nối dòng.3) Luận xét về nền nhà, trước thấp mà sau cao là nhà sanh xuất bậc anh hùng, hào kiệt trên thế gian (thế xuất anh hào). Trái lại nền nhà ở trước cao mà sau thấp là nhà không có nhân vật xuất chúng.4) Ở Động trạch và Biến hoá trạch là các loại nhà nhiều ngăn, như ngăn đầu được vuông vức, chu vi bốn bề bằng nhau là tốt lắm. Nếu không được vuông vức thì thôi, chẳng có hại chi.5) Nói về Bếp: Chẳng nên đặt miệng lò bếp ngó về hướng có buồng tắm, cầu tiêu, chuồng nuôi lục súc. Trang thờ Thần Táo cũng vậy.6) Buồng tắm, cầu tiêu, chuồng lục súc nên đặt tại các cung thừa hung du niên để trấn áp hung khí.7) Sách bảo: chớ chụm củi dơ bẩn hoặc lấy guốc chẻ làm củi chụm vì chụm sẽ bay lên mùi uế trược. Chớ lấy củi hay đũa gõ lên bếp, lò, cà ràng, bởi làm như vậy là vô lễ. Nên biết mùi uế trược và sự vô lễ, dù con người hay thánh thần cũng đều không ưng chịu.8) Như nhà có mở cửa sau thì nên mở tại cung thừa hung du niên, vì cửa sau là cửa đi ra. Đi ra thì phải cho ra cái xấu. Nếu mở cung thừa kiết du niên là nó đem ra bớt cái tốt của mình. Cửa hông cũng như cửa sau. Trái lại, Cửa cái là cửa từ ngoài bước vào nhà, vào nhà thì phải cho vào cái tốt. Vì vậy Cửa cái phải đặt tại cung thừa kiết du niên. Đó là cái lý đương nhiên phải cho vào cái tốt mà cho ra cái xấu. Tuy nhiên, nếu cửa sau hay cửa hông đặt tại cung tốt thì chỉ bớt tốt chứ không có tai hại chi.9) Như hai bên hông nhà có chừa đất rộng, và như muốn làm đường đi thì nên làm bên hông tay phải, còn bên hông tay trái nên trồng cây nuôi kiểng. Bởi sách địa lý có nói: Tả Thanh long, hữu Bạch hổ. Thanh long thuộc Mộc nên trồng cây bên tả, còn Bạch hổ thuộc Kim chủ sự đạo lộ cho nên phải làm đường đi bên hữu (tay phải). Phài đứng trong nhà ngó ra Cửa cái mà quyết định tả hữu.10) Nhà gần đường lộ thì trổ Cửa cái ra lộ, gần sông nên trổ Cửa cái ra sông, gần núi thì mé sau nhà, tức là mặt hậu nhà phải tựa vào núi. (Dựa vào núi là ngó về hướng có núi)11) Mồ mả ở trước nhà rất tốt rất thịnh vượng thứ nhất cho hàng chức tước. Trái lại, mồ mả ở sau nhà là tán gia bại sản.12) Đướng mương, ao, hố, rãnh nước, đường thoát nước chặn ngang trước nhà ở hay trù phòng (nhà bếp) là tối kỵ, khiến suy sụp, băng hoại. Nhà ở khiến cho chủ nhà: nhân khẩu thất bại, quan thự khiến cho nhân dân trong vùng cùng khổ, am tự khiến cho suy đồi về đạo đồ phản phúc, hãng xưởng khiến cho cơ nghiệp tiêu tan…13) Nhà cất bên cạnh chùa, am, miếu có bên tốt bên xấu. Nhà bên cạnh phải thì hiền lương đạo đức và thịnh vượng. Nhà bên cạnh trái thì không thuận lý ắt phải suy vi và hay làm việc trái đạo. Lấy hai chữ phải và trái mà luận cũng y cái lý như vậy: Phải là phải thế phải đạo, trái là trái thế trái đạo. Trong chùa có ông Thiện và ông Aùc đứng hai bên là như vậy.14) Mặt tiền nhà chớ nên đối diện với cửa chùa, am, miếu, đền thần. Cũng chẳng nên đối diện với hình tượng lộ thiên (dựng ngoài trời) như tượng thần thánh, bồ tát…15) Nhà cất nhằm phương hướng có đường lộ hay đường hẻm chĩa ngay vào mặt tiền nhà, dù cách con đường hay con sông chắn ngang cũng vậy, là nhà không thịnh phát được, sự ăn mặc lúc thiếu lúc đủ không chừng, mệnh vận gian truân.16) Đối diện nhà mình, thấy có đòn dông của nhà khác đâm chỉa vào mặt tiền nhà mình, dù có con đường hay con sông chắn ngang cũng phải suy lụn, thiếu thốn, dù có tiền nhiều cũng không giữ được, lắm khi bị hình pháp nhiễu nhương. Đòn dông hay con lương cũng vậy. Ở thôn quê thường cất nhà theo kiểu bánh ích mới có con lương, đòn dông. Còn ở thành thị đa số là nhà nóc bằng nên không có đòn dông, con lươn.17) Nhà chẳng nên đặt Cửa cái nhằm một khoảng gồm 2 cung, nghĩa là phân nửa cửa thuộc về cung bên này và phân nửa cửa thuộc về cung kia. Nhà có cửa hai cung tất phải hỗn loạn, sự việc bất nhất, mưu động nghi nan. Nếu hai cung này đồng thuộc Tây tứ cung hay đồng thuộc Đông tứ cung thì ít hại, vì du sao hai cung hỗ biến ra kiết du niên. Bằng hai cung này khác phe nhau, một bên là Đông tứ cung và một bên là Tây tứ cung là một cái cửa tai hại vô cùng vì hai cung này hỗ biến ra hung du niên – đem vào nhà những đổ vỡ, chủ nhà khó mà làm nên một công nghiệp khả quan, mỗi khởi động là mỗi thấy khó khăn. Xem như sau: Theo hình số 1 trên thì Cửa cái chia ra phân nửa ở Khảm và phân nửa ở Cấn. Hai cung Khảm với Cấn hỗ biến ra Ngũ quỷ là du niên rất hung hại.Theo hình số 2 trên thì Cửa cái chia ra phân nửa ở Ly thuộc Đông tứ cung và phân nửa ở Khôn. Hai cung Ly Khôn hỗ biến ra Lục sát cũng là một hung du niên. Cửa hung hại như vậy đã đành, lại còn thêm một điều khó khăn nữa là một cửa gồm hai cung thì biết ấy cung nào để tính du niên cho Bếp và Chủ phòng hay Sơn chủ: Nếu lấy cả hai cung để tính càng thêm hỗn loạn vì trong 7 chỗ, chỗ nào cũng có tới hai du niên. Nếu cung bên nhiều bên ít thì tạm lấy cung bên nhiều để tính, song cũng là điều bất ổn. Trường hợp này tất phải dời Cửa cái đến ở trọn vào một cung nào cho chính xác. Nếu không được ở trọn thì ít nhất cũng choán tới hai phần ba trong một cung.18) Nhà đặt đúng hướng ắt có lợi có lợi hơn đặt lệch hướng, còn nhà hai hướng rất bất lợi. Hãy lấy điểm hướng và cung tại hướng mà phân biệt ba loại nhà này:- Nhà đúng hướng: Khi đặt la bàn xong mà thấy điểm hướng ở ngay chính giữa cung tại hướng, đó là nhà thật đúng hướng xem hình số 3. Nhà thậ đúng hướng, tính du niên và phiên tinh cũng thật chính xác, không có chỗ nghi ngờ.- Nhà lệch hướng: khi đặt la bàn mà thấy điểm hướng tuy cũng còn ở trong khoảng cung tại hướng, nhưng lệch ở một bên chớ không thật ngay chính giữa thì gọi là lệch hướng. Nhà lệch hướng tất sự ứng nghiệm không trọn tốt nếu là kiết trạch, không trọn xấu nếu là hung trạch.- Nhà hai hướng: Khi đặt la bàn mà thấy điểm hướng ở nhằm chỗ phân giáp hai cung (tức là ở điểm chính giữa hai cung giáp giới nhau) thì gọi là nhà hai hướng. Nhà hai hướng, nếu là Tịnh trạch còn có thể đặt cửa một bên (thiên môn) để phân định Tam yếu hay lục xứ, còn ở Động trạch hay Biến hoá trạch thì thật là bất ổn, vì đặt cửa giữa (chính môn) hay đặt cửa một bên (thiên môn) cũng không có cách tính du niên cho ngăn đầu để phiên tinh. Mà phiên tinh là việc tối cần thiết để có thể tạo nên một cái nhà đại thịnh đại vượng. (Xem thiên III và thiên IV)Sau đây là hình số 3 chỉ ngôi nhà đúng hướng, hình số 4 chỉ ngôi nhà lệch hướng, hình số 5 chỉ ngôi nhà hai hướng. - Theo hình số 3 thì A là điểm hướng được chính giữa cung Cấn là cung tại hướng; đó là nhà đúng hướng vì hướng nhà rất trung chính.- Theo hình số 4 thì B là điểm hướng cũng còn ở trong khoảng cung Cấn là cung tại hướng, nhưng ở lệch một bên chứ không được ở chính giữa, đó là nhà lệch hướng.- Theo hình số 5 thì C là điểm hướng ở chỗ giáp nhau của hai cung Cấn và Chấn, đó là hai hướng (như hình số 1). Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 6, 2009 BÀI 25: Dùng la bàn phân cung điểm hướng Muốn phân cung điểm hướng cho các chỗ cửa, phòng, bếp, tất phải dùng một la bàn có cây kim linh động ở giữa. Cây kim này được chế tạo bằng nhiều hình thức, đại khái như cây kim có cái chuôi (cái cán) thì chuôi nó luôn luôn chỉ vào chính giữa hướng Bắc và mũi nhọn nó chỉ vào chính giữa huướng Nam. Hoặc cây kim có hai đầu bằng nhau thì đầu đen chỉ vào chính giữa hướng Bắc và đầu trắng chỉ vào chính giữa hướng Nam. Hoặc cây kim cây kim có hai đầu bằng nhau thì đầu có lân tinh màu xanh chỉ vào chính giữa hướng Bắc và đầu kia không có lân tinh chỉ vào chính giữa hướng Nam… La bàn cũng gọi là địa bàn vậy. Trên mặt vòng tròn la bàn nào cũng có ghi những điểm chính giữa của 8 hướng bằng những chữ tắt như sau: N thế chữ Nord là hướng Bắc, S thế chữ Soud là hướng Nam, E thế chữ Est là hướng Đông, W thế chữ West là hướng Tây; SE thế chữ Sud-est là hướng Đông nam, NE thế chữ Nort-est là hướng Đông bắc, SW thế chữ Sud-West là hướng Tây nam, NW thế chữ Nord-West là hướng Tây bắc. Vòng tròn trên mặt la bàn gồm 360 độ chia đều cho 8 cung hướng, tất mỗi cung hướng được 45 độ. Vậy trung tâm của mỗi cung hướng là mỗi điểm chính giữa của 45 độ. Như muốn phân cung điểm hướng cho cửa, phòng, bếp thì dùng một cái la bàn đặt tại trung tâm của khu có làm cửa, làm phòng hay làm bếp. Khu đây là một căn nhà, một ngăn nhà, một cái buồng, một cái sân, một khoảng đất có ranh giới… Khi đặt la bàn đúng tại trung tâm một khu nào rồi thì xoay tròn cái la bàn cho đến khi thấy chữ N ở ngay một chuôi kim, hay ở ngay đầu kim màu đen, hay ở đầu kim có lân tinh, đó là tuỳ theo ba loại kim đã đã đề cập trên. Khi đầu kim này ở ngay chữ N là hướng Bắc, tất nhiên đầu kim kia chỉ ngay chữ S là hướng Nam. Khi đã phân hướng Nam và hướng Bắc cũng như vậy, rồi thì 6 hướng kia tất cũng đúng theo vị trí của chúng nó. Chừng đó mới nhắm theo 8 hướng trên mặt la bàn mà biết cửa, phòng, bếp ở nhằm vào cung hướng nào. Phân cung điểm hướng là như vậy. Như muốn lấy thật đúng trung tâm (tức điểm chính giữa) của một khu đất hay một căn nhà chẳng hạn thì nên giăng dây chữ THẬP. Phải phân đồng bốn bề chu vi căn nhà rồi dùng 2 sợi dây giăng thẳng thành hình chữ thập (+) mà bốn đầu dây đều ở tại 4 điểm phân đều. Khi giăng xong như vậy rồi thì chỗ hai đường dây gặp nhau giữa căn nhà chính là trung tâm vậy. Hãy đặt la bàn tại trung tâm mà phân cung điểm hướng. Thí dụ có căn nhà bề ngang 3 mét và bề dài 4 mét thì mình giăng dây chữ Thập như hình sau đây: Bề ngang 3 mét thì phân đồng mỗi bên 1,50m. Bề dài 4 mét phân đều mỗi bên 2,00m. A là chỗ hai đường dây gặp nhau là trung tâm chu vi của căn nhà. Vậy phải đặt la bàn tại A này mà phân cung điểm hướng. - Sau đây là lược đồ một la bàn đã xoay kim chỉ đúng hướng: Quan sát hình la bàn trên đã phân định 8 cung hướng như sau: - Trung tâm cung hướng Bắc tại điểm có chữ N thuộc cung Khảm - ................................ Nam...................... S................. Ly - ................................ Đông..................... E................. Chấn - ................................ Tây....................... W................. Đoài - ................................ Đông nam............. SE................. Tốn - ................................ Đông bắc.............. NE................. Cấn - ................................ Tây nam............... SW................ Khôn - ................................ Tây bắc................ NW................ Kiền Ngoài ra còn có một loại la bàn chỉ ghi các chữ tắt mà không có cây kim, rất tiện dụng vì bất cứ đặt nơi đâu, không cần xoay trở chi cả mà 8 cung hướng ghi trên mặt la bàn vẫn đúng theo vị trí thực tại trên quả địa cầu. Nghĩa là vẫn đúng như khi mình sử dụng đúng cái la bàn có kim. Chế tạo một la bàn phương tiện Muốn được dễ dàng và khỏi nhận lầm trong việc phân cung điểm hưởng thì mình nên chế tạo một cái la bàn phương tiện như vầy: Dùng một miếng gỗ tròn đầy trục kính một tấc rưỡi hoặc lớn nhỏ tuỳ ý; khoét một lỗ tròn tại đúng trung tâm miếng gỗ vừa đặt lọt vào một là bàn nhỏ. Trên mặt gỗ trên phân chia làm 8 phần bằng nhau, dùng mực làm giáp giới từ ngoài gạch thẳng vào chính giữa. Trên 8 phần bằng nhau biên đủ 8 cung Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Trong mỗi cung có ghi đủ âm dương ngũ hành và phương hướng của nó. Điều chú ý là khi gắn la bàn vào lỗ tròn miếng gỗ phải để chữ S trên mặt la bàn đúng ngay chính giữa phần cung LY trên miếng gỗ. Vì sao? – Vì chữ S tức là Sud phương Nam tất phải để cho ăn khớp với cung LY cũng thuộc phương Nam. Hễ một cung trên miếng gỗ ăn khớp với một chữ trên la bàn đồng thuộc một cung và đồng thuộc một phương hướng. Thay vì dùng miếng gỗ mình có thể dùng bìa giấy cứng bồi cho dày dễ chế tạo. - Xem hình dưới đây là một la bàn nhỏ gắn giữa miếng gỗ tròn trên có phấn vẽ đủ 8 cung bằng nhau, mỗi cung có ghi âm dương và phương hướng. Chú ý về hình vẽ trên: La bàn gắn giữa tấm gỗ. Vòng tròn và những chữ viết tắt dùng cây kim của nó đều được vẽ bằng mực đỏ. Chung quanh la bàn, trên mặt tấm gỗ được phân chia 8 phần tức là 8 cung bằng nhau. Bốn cung Kiền, Khôn, Cấn, Đoài được sơn bằng ròng một màu xanh để biết là cùng một loại Tây tứ cung, một phe phía với nhau, và vì vậy hễ gặp nhau thì biến sanh toàn là kiết du niên. Bốn cung Khảm, Ly, Chấn, Tốn được sơn ròng một màu đỏ để biết là cùng một loại Đông tứ cung, và vì vậy hễ g8p5 nhau thì biến sanh toàn là kiết du niên. Lại cũng nên biết cung màu xanh gặp cung màu đỏ khác phe khác loại tất biến sanh hung du niên. - Để làm phương tiện chỉ dẫn, sau đây là một trạch đồ, ở trước nhà có sân có Cửa ngõ, toạ lạc tại Khôn - hướng Cấn – cung: Theo hình trên thì la bàn đặt tại trung tâm cái sân đã được xoay cho chuôi kim chỉa ngay vào chữ N là hướng Bắc và đầu kim chỉa ngay vào chữ 8 là hướng Nam. Như vậy 8 hướng ghi trên mặt la bàn đều đúng theo vị trí của chúng nó. Và nhắm theo đó thì mình thấy Cửa ngỏ một đường thẳng với chữ W là hướng Tây thuộc cung Đoài. Cái la bàn đặt tại trung tâm nhà cũng vậy, đã xoay đầu kim lân tinh chỉa ngay chữ N là hướng Bắc và đầu kim không có lân tinh chỉa vào S là hướng Namvà nhắm theo la bàn thì Cửa cái ở một đường thẳng với chữ SW là hướng Tây nam cung Khôn, thì Phòng chủ ở một đường thẳng với NW là hướng Tây bắc cung Kiền, và Bếp ở một đường thẳng với chữ E là hướng Đông cung Chấn. Tuy Bếp tại Chấn Đông nhưng hướng Bếp lại ngó về Tây nam cung Khôn, vì nếu mình đặt la bàn tại trung tâm khuôn bếp tất miệng lò ngó về Khôn là hướng Tây nam. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 6, 2009 THIÊN IITỊNH TRẠCH Tịnh trạch là loại nhà từ mặt tiền tới mặt hậu không có phân chia làm nhiều ngăn bởi tường vách. Nó khác với Động trạch và Biến hóa trạch là loại nhà có nhiều ngăn. Từ hai ngăn sấp lên gọi là nhiều ngăn.Những tủ và bình phong chắn ngang nhà không gọi là tường vách.Trong thiên Tịnh trạch này có 4 việc phải làm cần thật rành:1) An 8 cung và 8 du niên cho Tịnh trạch (chu vi nhà).2) Phân cung điểm hướng cho 7 chỗ quan hệ.3) Luận đoán tốt xấu cho Tịnh trạch.4) Những Tịnh trạch đồ làm mẫu.1) An 8 cung và 8 du niên cho Tịnh trạch - An 8 cung là biên tên 8 cung: Kiền, Khảm, Cấn, … đúng theo vị trí chu vi ngôi nhà. Đặt đúng la bàn tại chu vi ngôi nhà để coi theo chỉ hướng 8 cung của la bàn mà an 8 cung theo chu vi. Đặt đúng la bàn là đặt cách nào cho chuôi kim chỉ ngay vào chữ N là phương Bắc và tất nhiên mũi kim chỉa ngay vào chữ S là phương Nam (xem thiên I, bài 23).- An 8 du niên là biên tên 8 du niên theo 8 cung, mỗi du niên theo mỗi cung do cách Bát biến du niên hay cách lập thành (Xem thiên I, bài 8).Ngoài ra, còn phải ghi phương hướng, âm dương của ngũ hành cho mỗi cung và mỗi du niên để dễ phân định, suy cứu hầu chọn nơi tốt đặt Bếp và đặt Chủ phòng.Thí dụ: Có một ngôi nhà đặt Cửa cái tại Đoài bên hữu mặt tiền. Khi đã an 8 cung và 8 du niên xong thì ngôi nhà sẽ y như trạch đồ sau đây: - An 8 cung: Xem hình trên thấy chuôi kim chỉa ngay chữ N là đúng phương Bắc và mũi kim chỉa ngay chữ S là đúng phương Nam, như vậy gọi là đặt đúng la bàn. Đặt đúng la bàn tại trung tâm chu vi thì tất cả 8 cung, cung nào cũng ở đúng vị trí của nó.- An 8 du niên: Theo cách Bát biến du niên hoặc cách lập thành du niên ở thiên I bài 8 thì Phục vị tại Đoài (vì Cửa cái tại Đoài), Sinh khí tại Kiền, Họa hại tại Khảm, Diên niên tại Cấn, Tuyệt mệnh tại Chấn, Lục sát tại Tốn, Ngũ quỷ tại Ly và Thiên y tại Khôn. Phàm Cửa cái tại đâu thì Phục vị tại đó, không cấn phải an vào.- Khi đã an xong 8 cung và 8 du niên tất thấy rõ có 3 chỗ tốt: tại Khôn có Thiên y là kiết du niên đăng diện có ghi ba vòng khuyên 000 tốt bậc nhất, tại Cấn có Diên niên là kiết du niên đặc vị có hai vòng khuyên 00 tốt bậc nhì và tại Kiền có Sinh khí thất vị có ghi một vòng khuyên 0 tốt bậc ba. (Phàm đăng diện thì được ghi 000, đắc vịđược ghi 00, thất vị được ghi 0. Tính đăng diện, đặc vị và thất vị: xem thiên I, bài 3 và 10).- Việc làm thứ nhất này là an 8 cung và 8 du niên để dùng vào 3 trường hợp: Một là khi nhà đã cất rồi, hai là sắp cất nhà, ba là sắp mua nhà. Như nhà đã cất rồi, thì cứ theo phương hướng của nhà mà làm việc thứ nhất này để coi Chủ phòng và Bếp, nếu đã đặt nhằm cung tốt thì thôi, bằng ở nhằm cung xấu tất phải dời lại cung có thừa Sinh khí, Diên niên, Thiên y. Như nhà sắp cất trên một khu đất nào thì mình căn cứ theo phương hướng của khu đất đó mà làm việc, thứ nhất này để liệu định trước nên đặt Cửa cái tại cung nào, bên tả, bên hữu hay chính giữa cho thuận tiện phương hướng, để liệu định trước những chỗ đáng đặt Chủ phòng và Bếp. Có khi phải làm cái việc này tới đôi ba lần rồi mới tìm ra được phương hướng cất một cái nhà thuận tiện. Nếu mình sắp mua thì cũng cần làm cái việc thứ này để coi ngôi nhà mình sắp mua đó tốt hay không, hoặc để coi có sửa chữa trở nên một cái nhà tốt hãy mua. ở thiên VI có lập thành đủ 24 Tịnh trạch đồ, bất cứ nhà đặt nhằm phương hướng nào, Cửa cái day về đâu cũng có một trạch đồ an sẵn 8 cung và 8 du niên. Tìm xem theo đó để sử dụng.).2) Phân cung điểm hướng cho 7 chỗ quan hệ.- Tịnh trạch có 7 chỗ quan hệ, có ảnh hưởng tốt xấu. Phải dùng một cái la bàn để phân cung điểm hướng cho chính xác coi mỗi chỗ ở nhằm vào cung nào. (Xem cách dùng đúng la bàn ở Thiên I, bài 25). Xem việc làm trong phần thứ nhất cũng đã ý thức về việc phân cung điểm hướng. Nhưng trong việc làm thứ nhì này cần phải chú ý và đọc qua niều lượt mới có thể phân định để khỏi sai lầm, có hại.1) Cửa ngõ là cửa từ ngoài bước vào sân. Cũng gọi nó là cửa rào cửa giậu. Nhà không có nó thì thôi, khỏi phải tạo tác.Phải đặt la bàn tại điểm chính giữa chu vi cái sân, rồi từ trung tâm la bàn nhìn thẳng tới hoặc lấy dây giăng thẳng tới điểm giữa cửa ngõ. Và nhắm hay nhìn theo phương hướng la bàn, hễ thấy điểm giữa Cửa ngõ ở vào khoảng cung nào của la bàn thì gọi cung ấy là cung Cửa ngõ. (Xem Thiên I, bài 5).Như nhà xây cất trên một khu đất có sân trước nhà mà xung quanh nhà hoặc sau nhà có đất dư thì phải đặt la bàn tại điểm chính giữa chu vi của trọn khu đất mà phân cung điểm hướng cho Cửa ngõ, vì Cửa ngõ này là Cửa của trọn khu đất, chứ không phải Cửa của cái sân như vừa chỉ dẫn ở đoạn trên.2) Cửa cái: là cửa làm ở mặt tiền nhà liền với nhà, là cửa từ ngoài bước vào nhà. Dù lớn nhỏ bao nhiêu cũng gọi là Cửa cái. Về Tịnh trạch, phân cung điểm hướng cho Cửa cái có ba trường hợp. Một là chu vi nền nhà hình vuông vức, bốn bề thước tấc bằng nhau. Hai là chu vi nền nhà hình vuông dài mà chiều dọc dài hơn chiều ngang. Ba là chu vi nền nhà hình vuông dài nhưng chiều ngang dài hơn chiều dọc.Như chu vi nền nhà hình vuông vức thì phải đặt đúng la bàn tại điểm chính giữa chu vi, rồi từ trung tâm la bàn nhìn thẳng tới điểm giữa Cửa cái. Và nhắm theo phương hướng la bàn, hễ thấy điểm giữa Cửa cái. Như ở vào cung Kiền thì nói là Cửa Kiền, ở vào cung Ly nói ở Cửa Ly.Như chu vi nền nhà hình vuông dài, chiều dọc dài hơn chiều ngang, hoặc chiều ngang dài hơn chiều dọc cũng thế, thì phải làm như sau: kể từ chiều ngang mặt tiền nhà trở vào, lấy thước đo và lấy phấn gạch thành một hình vuông vức, bốn bề thước tấc bằng nhau, bằng với thước tấc chiều ngang của mặt tiền nền nhà. Thí dụ chiều ngang của mặt tiền nền nhà là 3 thước thì ba bề kia mỗi bề cũng đều 3 thước. Xong rồi mới đặt đúng la bàn tai trung tâm của hình vuông vức này (chứ không phải tại trung tâm của nền nhà) mà so cung điểm hướng cho Cửa cái như đã chỉ trên.Thí dụ nền nhà chiều dài 5 thước dài hơn chiều ngang chỉ được 3 thước: Coi theo hình trên thà A, B, E, G là chu vi trọn cái nền nhà: chiều dọc 5 thước dài hơn chiều ngang chỉ có 3 thước, trung tâm của nó tại N. Còn A, B, C, D là chu vi của hình vuông vức bốn bề bằng nhau, bề nào cũng 3 thước bằng với chiều ngang của mặt tiền, trung tâm của nó ở tại T. Vậy phải đặt la bàn tại trung tâm T mà so cung điểm hướng cho Cửa cái, chớ đặt la bàn tại N là trung tâm của nền nhà. Coi theo hình trên thì H, I, K, L là chu vi nền nhà: chiều ngang 6 thước, chiều dọc 4 thước, trung tân của nó tại R. Còn H, I, M, P là chu vi hình vuông vức bốn bề bằng nhau, bề nào cũng đước 6 thước, tức là bằng chiều ngang của mặt tiền nhà, trung tâm của nó tại S. Vậy phải đặt đúng la bàn tại trung tâm S mà phân cung điểm hướng cho Cửa cái, chớ đặt la bàn tại R là trung tâm của nền nhà.3) Chủ phòng: là cái phòng chúa, là trụ cột ngôi nhà. Vì vậy dùng trên du niên tại Chủ phòng mà đặt tên cho ngôi nhà. Như trong nhà có dựng nhiều phòng thì lấy cái phòng nào cao lớn nhất gọi nó là Chủ phòng. Còn các phòng thấp nhỏ hơn, dù là cái phòng của người chủ nhà cũng chẳng luận. Nếu chỉ có một cái phòng duy nhất thì dù lớn nhỏ cũng gọi nó là Chủ phòng. Nên chọn nơi cung có thừa kiết du niên để dựng Chủ phòng. Chỗ đặt giường để ngủ nghỉ mà không dược che bằng tường vách thì chưa đáng gọi là Chủ phòng.Phải đặt đúng la bàn tại chính giữa chu vi ngôi nhà, rồi từ trung tâm la bàn nhìn thẳng tới Chủ phòng. Vậy nhắm theo phương hướng la bàn, hễ thấy Chủ phòng ở vào khoảng cung nào của la bàn thì gọi cung ấy là cung của Chủ phòng.4) Cửa phòng: là cửa của Chủ phòng, là Cửa cái của phòng cao lớn nhất trong nhà nếu trong nhà có nhiều phòng.Phải đặt đúng la bàn tại chính giữa chu vi Chủ phòng, rồi từ trung tâm la bàn nhìn thẳng tới giữa cửa Chủ phòng. Và nhắm theo phương hướng la bàn, hễ thấy điểm giữa cửa ở vào khoàng cung nào của la bàn thì gọi cung ấy là cung của Cửa phòng.5) Bếp là chỗ có đặt lò hoặc cà ràng để nấu ăn. Thướng thường người ta đặt lò và cà ràng trên một cái khuôn lót gạch hay tráng xi măng. Thuy nhiên, không có khuôn bếp mà chỉ đặt lò, cà ràng trên mặt đất thì cũng gọi chỗ đó là Bếp. Nếu có nhà bấp riêng cũng vậy, nơi chỗ đặt lò, cà ràng gọi là Bếp. Phải đặt la bàn tại chính giữa chu vi ngôi nhà, rồi từ trung tâm la bàn nhìn thẳng tới khoảng giữa khuôn bếp hay nơi có đặt lò, cà ràng và nhắm theo phương hướng la bàn, hễ thấy khoảng giữa đó ở vào khoảng cung nào của la bàn thì gọi cung đó là cung của Bếp. Nếu có nhà bếp riêng (không phải ở trong một ngôi nhà) thì phải đặt đúng la bàn tại chính giữa chu vi nhà bếp để phân cung điểm hướng cho Bếp.6) Cửa Bếp: Như Bếp để trong thì thôi, không luận Cửa Bếp, bằng có đựng buồng che thì cái cửa bước vào buồng che gọi là Cửa Bếp. Như có nhà bếp riêng thì cửa của nhà này gọi là Cửa Bếp.Phải đặt la bàn tại chính giữa chu vi cái buồng che, rồi từ trung tâm la bàn, hễ thấy điểm giữa cửa buồng ở vào khoàng cung nào của la bàn thì gọi cung đó là cung của Cửa Bếp. Hoặc đặt tại chính giữa chu vi nhà Bếp rồi từ trung tâm la bàn nhìn thẳng tới giữa cửa nhà bếp. Và nhắm theo phương hướng la bàn, hễ thấy đfiểm giữa của nhà bếp ở vào khoảng cung nào của la bàn thì gọi cung ấy là cung Bếp. Nói rõ lại: Cửa bếp là cửa của cái buồng, của cái phòng hay của cái nhà bếp có đặt bếp nấu ăn.7) Hướng bếp: là nơi hướng miệng bếp ngó về, chứ không phải tại nơi cung có đặt lò, cà ràng. Nghĩa là Bếp đặt tại cung này nhưng miệng bếp ngó về cung hướng khác. Như cái bếp đặt tại cung Ly nhưng miệng bếp ngó về hướng Khảm hay hướng Khôn chẳng hạn. - Miệng bếp, ta thường gọi theo tiếng chữ Nho là Táo khẩu. Chớ lấm miệng bép với miệng cái lò (hay miệng cà ràng). Có thể miệng bếp ngó về hướng này, nhưng mình đặt miệng lò ngó về hướng khác. Mình phải tính du niên cho Hướng bếp chứ không tính du niên cho hướng miệng lò ngó về. Nhưng chẳng hạn đặt miệng lò ngó về các nơi có uế khí như cầu tiêu, chuồng súc vật… Đừng đặt giường ngủ nghỉ ngay Hướng bếp.(Rất cần chú ý: Trong 7 đoạn trên đếu có dặn: Phải đặt đúng la bàn. Là phải xoay cái la bàn cách nào cho mũi kim chỉ ngay chữ S là phương Nam và chuôi kim ngay chữ N là phương Bắc). Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2009 3) Luận đoán tốt xấu cho Tịnh trạch Những chỗ có quan hệ nơi Tịnh trạch được phân biệt 3 chỗ chính yếu và 3 chỗ thứ yếu. Ba chỗ chính yếu có ảnh hưởng trọng đại là: Cửa cái, Chủ phòng và Bếp. Ba chỗ thứ yếu có tính cách phụ thuộc là: Hướng bếp, Cửa bếp và Cửa phòng, nhưng Hướng bếp được quan trọng hơn 2 chỗ kia. Không kể Cửa ngõ, vì nó khộng hệ thuộc vào ngôi nhà. Phàm 3 chỗ chính yếu ở tại 3 cung tương sanh hay tỷ hòa và Chủ phòng với Bếp đều thừa kiết du niên thì kể chắc là một ngôi nhà ở tốt, phát đạt. Dầu cho 3 chỗ thứ yếu hay phụ thuộc kia, tất cả đều hung hại (tương khắc, thừa hung du niên) cũng không đáng ngại. Phàm 3 chỗ chính yếu ở tại 3 cung tương khắc và Chủ phòng cùng Bếp đều thừa hung du niên thì quyết định là một ngôi nhà bất lợi, suy vi. Dù hết thảy 3 chỗ thứ yếu kia đều tốt cũng không thể phát đạt. Chú ý: Có vài trường hợp hai cung tương sanh nhưng hỗ biến ra Lục sát hay Họa hại là hung du niên thì vẫn kể là xấu. Hoặc 2 cung tương khắc nhưng hỗ biến được Diên niên là kiết du niên vẫn kể là tốt. Phàm 3 chỗ chính yếu là 3 cung hỗ biến với nhau có đủ Sinh khí, Diên niên và Thiên y thì gọi là nhà ba tốt tức vì nhà có 3 du niên tốt. Được ở Nhà ba tốt ắt có nhiều may mắn kết tụ. Chủ phòng và Bếp đều thừa kiết du niên nhất định là tốt, nhưng kiết du niên đăng diện hay đắc vị mới quí, mới phát đạt lớn. Bằng kiết du niên thất vị thì không quí, phát đạt ít. Trái lại Chủ phòng và Bếp đều thừa hung du niên, dù đăng diện hay đắc vị cũng vẫn hung hại, suy vi huống chi là thất vị. Ở chủ phòng và Bếp có kiết du niên sanh trạch là thêm phần phát, tốt (như Thiên y thuộc Thổ sanh Tây tứ trạch Kim). Có kiết du niên vượng trạch tức là tỷ hòa với trạch càng thịnh vượng hơn (như Sinh khí Mộc tỷ hòa với Đông tứ trạch cũng Mộc, hoặc như Diên niên Kim tỷ hòa với Tây tứ trạch cũng Kim). Trái lại, kiết du niên với trạch tương khắc là nhà bớt tốt (như Diên niên Kim hay Thiên y Thổ đối với Đông tứ trạch đều tương khắc, vì Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ). Chủ nhà thuộc Đông mệnh ở Đông tứ trạch hoặc chủ nhà thuộc Tây mệnh ở Tây tứ trạch, đó là Mệnh cung hiệp trạch, chủ nhà với nhà hiệp nhau ắt thêm 30% tốt. Trái lại chủ nhà là Đông mệnh lại ở Tây tứ trạch hoặc chủ nhà là tây mệnh lại ở Đông tứ trạch là tương khắc, là Mệnh cung chẳng hiệp trạch, là nhà với chủ chẳng hiệp nhau, ắt là phải mất 30% tốt. Mất đây có nghĩa là không thêm được 30% tốt, chứ không phải bị bớt 30% tốt. Gặp trường hợp này thì phải sắp đặt làm sao cho Hướng bếp, Giường ngủ và Đầu giường đều thuộc về các cung hướng hiệp với Mệnh cung chủ nhà mới khỏi bị mất nhiều phần tốt. (Xem nơi Thiên I bài 23 có chỉ dẫn rõ hơn). Cần biết: Muốn tường tận những sự việc ứng nghiệm thịnh suy của mỗi ngôi nhà, mỗi ngôi Bếp, thỉnh xem nơi Thiên VII có luận đoán đầy đủ). Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2009 4, Những tịnh trạch đồ làm mẫu Vì muốn được nghiên cứu tường tận, cần có những trạch đồ giả dụ sau đây để luận giải cho thấy rõ ràng: TỊNH TRẠCH MẪU ĐỒ SỐ I: a, Những vị trí: Hình trên là một Tịnh trạch đồ, những vị trí của 6 chỗ có ảnh hưởng với nhà như sau: - Cửa cái mở tại Kiền (Tây bắc) ở vào khoảng chính giữa mặt tiền. - Chủ phòng đặt tại Khôn (Tây nam) thừa Diên niên đắc vị, có ghi vòng 00. - Bếp đặt tại Cấn (Đông bắc) thừa Thiên y đăng diện, có ghi 3 vòng 000. - Hướng bếp tức là miệng lò ngó về Kiền (Tây bắc) - Cửa bếp mở tại Kiền (Tây bắc) - Cửa phòng tức là Cửa của Chủ phòng mở tại Cấn (Đông bắc). Chú ý: Theo như trên thì Cửa cái mở tại Kiền ở khoảng giữa mặt tiền nhà. Giả như Cửa cái mở suốt hết mặt tiền nhà gồm cả 3 cung … Kiền Khảm cũng vẫn qui định là Kiền, vì tuy mở suốt hết mà điểm trung tâm là điểm chính giữa cửa vẫn còn y tại Kiền. Việc phân cung điểm hướng luôn luôn dụng lấy cung điểm chính giữa là trung tâm Cửa cái hay các chỗ khác cũng vậy. Chú ý: Cửa cái tại Kiền, Chủ phòng tại Khôn và Bếp tại Cấn, ba điểm này đều do đặt đúng la bàn tại trung tâm của chu vi ngôi nhà mà phân cung điểm hướng cho mọi chỗ. Cửa phòng là cửa của Chủ phòng ở tại là do đặt đúng la bàn tại chữ Trung Quoc mà phân cung điểm hướng cho nó. Vậy tất Cấn đây là Cấn của Chủ phòng chớ không phải Cấn của ngôi nhà. Cửa bếp ở tại Kiền là do đặt đúng la bàn tại chữ X là trung tâm cái buồng bếp mà phân cung điẩm hướng cho nó; như vậy Kiền đây là của cái buồng bếp chớ không phải là Kiền của ngôi nhà. Hướng bếp hướng mặt bếp tức miệng bếp ngó về Kiền là do đặt đúng la bàn tại lò, bếp (có 5 khoang tròn 00000) mà điểm cung hướng cho nó. Như vậy Kiền đây là Kiền của lò bếp chớ không phải Kiền của Buồng bếp, nhưng vì trường hợp này Kiền của hai chỗ gặp nhau. Nhưng vì sao, như trên đã chỉ dẫn, phải đặt đúng la bàn ở khác nơi nhau như vậy? Vì theo lý đương nhiên: cái nào gọi là của cái nhà thì đặt la bàn tại trung tâm ngôi nhà, như Cửa cái, Chủ phòng và Bếp, hạ cái này đều gọi là của cái nhà. Cái nào gọi là của cái phòng thì phải đặt la bàn tại trung tâm cái phòng, như Cửa phòng chẳng hạn. Cái nào gọi là của buồng Bếp thì phải đặt la bàn tại trung tâm buồng bếp, như Cửa bếp chẳng hạn. Cái nào gọi là của lò bếp thì phải đặt la bàn tại trung tâm lò bếp hay khuông bếp, …v ..v.. b, An 8 cung và Du niên Đây là việc làm thứ nhất mà mình đã thấy sự an bài 8 cung và 8 du niên nơi trạch đồ, khỏi phài dẫn giải mất thì giờ. c, Phân cung điểm hướng cho 6 chỗ Đây là việc làm thứ nhì đã an bài nơi trạch đồ và như đã nói rõ ở những vị trí, khỏi phải dẫn giải mất thì giờ. d, Chọn cung tốt để đặt chủ phòng và đặt bếp Quan sát trong 8 cung, thấy có cung Cấn thừa Thiên y là kiết du niên đăng diện (có ghi 3 vòng khuyên 000) tốt bậc nhất, cung Khôn thừa Diên niên là kiết du niên đắc vị (có ghi 2 vòng khuyên 00) tốt bậc nhì và cung Đoài thừa Sinh khí thất vị (có ghi một vòng khuyên 0) tốt bậc ba. Vậy nên phải đặt Chủ phòng và Bếp tại hai cung Cấn và Khôn túng chỗ lắm thì dùng cung Đoài cũng được. Còn 4 cung Khảm Ly Chấn Tốn đều thừa hung du niên chẳng nên dùng tới. Chú ý: Kiết du niên nào cũng có điểm vòng khuyên. e, Luận đoán 3 chỗ chính yếu Luận đoán là nói ra những sự ứng nghiệm tốt xấu. Ba chỗ chính yếu là: Cửa cái, Chủ phòng và Bếp. Ba chỗ chính của Tịnh trạch này ở tại 3 cung Kiền Khôn Cấn trọn thuộc về Tây tứ trạch. Kiền với Khôn tương sanh, Kiền với Cấn cũng tương sanh, Khôn với Cấn tỷ hòa. Đó là 3 cung so đối với nhau đều tương sanh cùng tỷ hòa, không có tương khắc, thật là tốt. Lưỡng thổ thành sơn là tượng đắp nên thành lũy, hai thổ sanh một kim là tượng có vàng ẩn trong đất, toàn là những cách tốt. Kiền với Khôn hỗ biến được Sinh khí. Phàm 3 chỗ chính yếu hỗ biến với nhau có đủ Sinh khí, Diên niên và Thiên y là 3 kiết du niên thì gọi là Nhà ba tốt (tam kiết trạch), là một ngôi nhà qui tụ đủ mọi sự phước hạnh. Cửa cái Kiến phối với Chủ phòng Khôn thừa Diên niên cho nên gọi là Diên niên trạch. Kiền dương kim hợp với Khôn âm thổ là âm dương phối hợp mà tương sanh lại được Diên niên là kim tinh đắc vị, thật là một ngôi nhà phú quí vinh hoa đúng bực, vợ chồng chánh phối, sanh 4 con, một nhà hòa mỹ, con cháu hiền, trường thọ… Bếp Cấn đối với Chủ phòng Khôn là tỷ hòa, đối với Cửa cái Kiền là tương sanh: nhà đã thịnh vượng mà nam nữ trong nhà ưa làm việc lành (Xem nhà số 7 trong thiên VII). Bếp Cấn là một cái bếp rất tốt vì thừa Thiên y là kiết du niên đăng diện. Bếp Cấn phối với Cửa cái Kiền là Thổ với Kim tương sanh lại là tượng con xu phụ theo cha (Cấn là con trai, Kiền là cha), cha hiền lương con hiếu thảo, môn đình sáng lạng, hưng vượng, phát đạt hay đi chùa lễ Phật và làm các việc lành. Nhưng vì Cấn và Kiền là hai cung đều thuộc dương (thuần dương) không có âm cho nên dòng họ con trưởng bất lợi, lâu năm rồi cũng có khắc vợ hại con. Lại có thêm lời đoán rằng: Cấn phối Kiền, ở Dịch kinh gọi là quẻ Sơn thiên đại súc, phước đức cho nên con cháu đại phát. Duy phụ nữ và trẻ con bệnh tật là bởi Cấn phối Kiền, dương nhiều nên dương thắng ắt âm phải suy, ám chỉ phụ nữ và trẻ con (Xem Bếp số 23 trong thiên VII). g, Luận đoán 3 chỗ phụ thuộc Ba chỗ phụ thuộc là Cửa phòng tại Cấn, Cửa bếp tại Kiền và Hướng bếp cũng tại Kiền. Ba cung Cấn Kiền Kiền đều hợp với Tây tứ trạch tất phải có thêm phần tốt. Lại đại khái luận về cách Bát biến du niên như sau: Từ Cửa cái Kiền biến tới Cửa phòng Cấn thừa Thiên y đăng diện rất tốt. Từ Cửa cái Kiền biến tới Cửa phòng Cấn thừa Thiên y đăng diện rất tốt. Từ Cửa cái Kiền biến tới Cửa bếp Kiền và tới Hướng bếp Kiền đồng đều thừa Phục vị thất vị. Phục vị du niên tốt ít oi lại thất vị thì kể như không thêm được phần tốt nào nhưng cũng không gây tai hai. Nếu đổi Cửa bếp và Hướng bếp qua Khôn (Khôn của cái buồng bếp) thì được Diên niên đắc vị ắt thêm tốt gần bằng Cửa phòng Cấn. h, Luận về mệnh cung của chủ nhà Ngôi nhà này thuộc Tây tứ trạch. Nếu chủ nhà thuộc Tây mệnh (Kiền Khôn Cấn Đoài) là nhà với chủ hiệp nhau, thêm tốt nói chẳng hết. Rủi như chủ nhà Đông mệnh (Khảm Ly Chấn Tốn) là nhà với chủ không hiệp nhau tuy nhà không bớt phần tốt, nhưng chủ nhà mất 30% tốt. ở trường hợp này phải đổi Hướng bếp, tức là đổi mặt bếp ngó về một trong 4 cung Khảm Ly Chấn Tốn (Đông tứ cung) CHO HIệP VớI Đông mệnh của chủ nhà để hóa giải sự tương khắc Đông với Tây. Chiếu theo trạch đồ này thuận tiện nhất là đổi hướng bếp ngó về cung Tốn, thay vì đừng ở trước chụm vào, nay đứng ở sau chụm tới. Ngoài ra, còn nên đặt giường ngủ và đầu giường chủ nhà ở Đông tứ cung (xem lại thiên I bài 23 để hiểu biết rõ ràng hơn). TỊNH TRẠCH MẪU ĐỒ SỐ 2 a, Những vị trí Trên đây là một Tịnh trạch đồ. Cửa cái tại Khảm (chánh Bắc), bên tả mặt tiền. Chủ phòng tại Tốn (Đông nam), bên hông phía hữu mặt tiền. Bếp tại LY (chánh Nam) bên hữu mặt hậu. b, An 8 cung và 8 du niên Đây là việc làm thứ nhì mà mình đã thấy sự an bài đủ 8 cung và 8 du niên nơi trạch đồ trên, khỏi phải dẫn giải. c, Phân cung điểm hướng 3 chỗ chính yếu Đây là việc làm thứ nhì mà mình đã thấy rõ Cửa cái tại Khảm, Chủ phòng tại Tốn và Bếp tại Ly, khỏi phải dẫn giải. d, Chọn cung tốt để đặt chủ phòng và bếp Ba chỗ chính yếu trong ngôi Tịnh trạch này ở tại 3 cung Khảm Tốn Ly trọn thuộc về Đông tứ trạch, đó là một cách tốt. Khảm với Tốn là tương sanh và Ly với Tốn cũng tương sanh đều là hai chỗ tốt. Duy Khảm với Ly tương khắc là một chỗ khuyết điểm nhưng vẫn hỗ biến được Diên niên là kiết du niên, tốt. Cửa Khảm khắc Bếp Ly là ngoài khắc vào trong: sự bất lợi thường từ bên ngoài đem đến. Cửa Khảm sanh Chủ phòng Tốn là ngoài sanh vào trong cho nên phát đạt mau lắm. Đây cũng gọi là một cái Nhà ba tốt qui tụ đủ mọi điều phước hạnh vì 3 hỗ biến với nhau có đủ 3 kiết du niên là Sinh khí, Diên niên và Thiên y. Bởi Khảm với Tốn hỗ biến được Sinh khí, Khảm với Ly hỗ biến được Diên niên, và Tốn với Ly hỗ biến được Thiên y. Cửa cái Khảm phối với Chủ phòng Tốn thừa Sinh khí cho nên gọi nhà này là Sinh khí trạch. Khảm dương thủy với Tốn âm Mộc là âm dương phối hợp tương sanh lại được Sinh khí tức Tham lang mộc tinh đăng diện… thật là một ngôi nhà tuyệt hảo: sanh 5 con đỗ đạt, nam thông minh, nữ thuần tú, con hiếu cháu hiền, điền sản gia tăng, lục súc hưng vượng, công danh hiển hách, nhân khẩu càng rất đông, đại khái mà nói là phú quí song toàn. Đặc điểm có Khảm sanh Tốn là ngoài sanh vào trong, nhà này đã phát đạt mà phát rất mau và bền lâu. (Mếu ngôi nhà này là Động trạch (xem thiên III) mà tạo tác cho ngăn thứ 2 hay thứ 3 cho rộnglớnnhất thì càng đại phát phú quí, dù ở bao nhiêu người, người nào cũng khá lên được). Trong nhà này có Bếp đặt tại Ly thừa Diên niên cũng là một cái bếp thịnh vượng, sanh được 4 hay 5 con (xem nhà số 36 trong thiên III). Luận riêng về Bếp Ly phối với Cửa Khảm: Cửa Khảm phối với Bếp Ly thừa Diên niên cho nên gọi là Diên niên táo và ở Dịch kinh gọi là quẻ Hỏa thủy vị tế. Khảm dương Thủy thuộc trung nam gặp Ly âm Hỏa thuộc trung nữ là được cái dạo âm dương giao hiệp, cho nên vợ chồng chánh phối, tiền của cùng vải lụa đầy rương, công danh sáng lạng, con cháu đầy nhà… Nhưng rồi ở nhiều năm sẽ khắc vợ, tim đau mắt tật, hay bệnh hoạn. Đó là bởi Khảm Thủy khắc Ly Hỏa vậy. (Xem Bếp số 45 trong thiên VII). Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 6, 2009 TỊNH TRẠCH MẪU ĐỒ SỐ 3 a, Những vị trí: Trên đây là một Tịnh trạch đồ. Cửa cái tại cung Cấn (Đông bắc) ở khoảng giữa mặt tiền. Chủ phòng tại cung Đoài (chánh Tây) bên tả mặt hậu. Bếp tại cung Kiền (Tây bắc) bên hông phía tả ngôi nhà. Còn 8 cung và 8 du niên đã an bài sẵn như trên đã thấy, khỏi phải dẫn giải. b, Luận đoán 3 chỗ chính yếu Ba chỗ chính yếu trong ngôi Tịnh trạch này ở tại Cấn Đoài Kiền là 3 cung trọn thuộc về Tây tứ trạch là một cách tốt. Ba cung so đôi với nhau đều đặng tương sanh cùng tỷ hòa, đó là một cách tốt nữa. Bởi Cấn với Đoài tương sanh, Cấn với Kiến cũng tương sanh và Đoài với Kiền tỷ hòa. Cửa cái Cấn sanh Chủ phòng, Đoài cũng sanh Bếp Kiền đều là từ ngoài sanh vào trong: sự phát đạt tiến lên mau lắm. Đây cũng được mệnh danh là Nhà ba tốt, qui tụ mọi điều phước hạnh, vì 3 cung hỗ biến với nhau có đủ Sinh khí, Diên niên và Thiên y. Bởi Cấn với Đoài hỗ biến được Diên niên, Cấn với Kiền hỗ biến được Thiên y, Đoài với Kiền hỗ biến được Sinh khí. ở Chủ phòng có Diên niên đăng diện lại vượng trạch, ở Bếp có Thiên y đắc vị lại sanh trạch, thật là hai chỗ hoàn toàn là loại trái rất ngon ngọt. (Vượng trạch tức tỷ hòa là vì Diên niên kim ở nhà Tây tứ trạch cũng kim, sanh trạch là vì Thiên y Thổ sanh Tây tứ trạch Kim). Một ngôi nhà có nhiều cách rất tốt như vậy tất phải phát đạt lớn chẳng sai. Cửa cái Cấn phối với Chủ phòng Đoài thừa Diên niên cho nên gọi là Diên niên trạch. Cấn dương Thổ gặp Đoài âm Kim là được cái đạo âm dương giao hiệp nâng biến hóa thành hạp, lại tương sanh và thừa Diên niên tức Vũ khúc kim tinh đăng diện… Với những sự kiện tuyệt hảo như vậy tất phải là một ngôi nhà tuyệt hảo. Vậy cho nên luận đoán rằng: Vợ chồng chánh phối, tuổi nhỏ thì đỗ cao, được của bất ngờ, lục súc hưng vượng, điền sản có thêm, gia đạo hòa thuận, con hiếu cháu hiền, phụ nữ tuấn tú mà có tài cán sánh bậc trượng phu, hưng gia lập nghiệp, sanh 4 con, con thứ hưng lòng. Xưa Cam La 12 tuổi làm tể tướng là nhờ ở ngôi nhà in như trạch đồ này. Lại đặt Bếp tại Kiền cho nên phát phú và phát quí liền nhau, rất trường thọ và hanh thông. Luận riêng về Bếp kiền phối với Cửa Cấn: Bếp Kiền thừa Thiên y cho nên gọi là Thiên y táo. Thiên y thổ đắc vị sanh Kiền Kim và Cửa Cấn Thổ từ ngoài sanh vào Kiền Kim, ấy là một cái bếp khiến nên nhiều nam phú quí, làm cho ruộng vườn, lục súc và của cải rất thịnh mậu, công danh hiển đạt, cha hiền từ con hiếu để, con thứ làm nên, nam nữ đều ưa làm việc lành.. Nhưng trải qua nhiều năm tốt như vậy rồi cũng có việc không hay là hàng phụ nữ yểu thọ, cô độc, hiếm con. Đó là bởi Kiền với Cấn thuần dương không có âm. Phàm dương nhiều tất thắng âm phải suy vi vậy. (Xem Bếp số 3 trong thiên VII). Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 6, 2009 TỊNH TRẠCH MẪU ĐỒ SỐ 4 Trên đây là một Tịnh trạch đồ. Cửa cái tại cung Chấn góc hữu mặt tiền nhà. Chủ phòng tại cung Ly bên góc hữu mặt hậu nhà. Bếp tại cung Tốn bên hông phía hữu ngôi nhà. Đó là 3 chỗ chính yếu. Còn 8 cung và 8 du niên cũng đã an bài sẵn như trên đã thấy, khỏi phải dẫn giải. (Trạch đồ này được lập thành nơi Bốn loại trạch số 12, trong thiên VI). a, Luận đoán 3 chỗ chính yếu Ba chỗ chính trong ngôi Tịnh trạch này ở tại 3 cung Chấn Ly Tốn trọn thuộ về Đông tứ trạch là một cách tốt. Ba cung so đối với nhau đều đặng tương sanh và tỷ hòa là một cách tốt nữa. Bởi Chấn với Ly tương sanh, Ly với Tốn cũng tương sanh và Chấn với Tốn tỷ hòa. Cửa cái Chấn sanh Chủ phòng Ly là ngoài sanh vào trong, cách này ứng phát đạt tấn tốc. Cửa cái Chấn với Bếp Tốn là lưỡng mộc thành lâm, rất thịnh mậu. Đây cũng là cái Nhà ba tốt có nhiều điều may mắn tụ hội trong nhà, vì 3 cung hỗ biến với nhau đặng đủ 3 kiế du niên: Sinh khí, Diên niên và Thiên y. Một ngôi nhà có nhiều điều tốt như vậy tất không thể không phát đạt lớn. Nhưng luận về du niên ở tại Chủ phòng và Bếp thì kém hơn nhà số 3 trước. Vì ở ngôi này Diên niên thất vị lại khắc Đông tứ trạch (Kim khắc Mộc), còn ở ngôi nhà số 3 thì Diên niên lại vượng Tây tứ trạch. Cửa cái Chấn phối với Chủ phòng Ly thừa Sinh khí cho nên gọi là Sinh khí trạch. Chấn Mộc gặp Ly Hỏa tương sanh là được cách Mộc Hỏa thông minh, công danh hiển đạt. Sinh khí ở tại cung Ly tức Tham lang đắc vị (vì Sinh khí thuộc Tham lang) cũng là cách rất tốt. Đại khái ở ngôi nhà này sanh 5 con khoa trường đỗ đạt, chồng vợ hài hòa, gia đạo vinh xương, lục súc hưng vượng, công danh rạng rỡ, trai thông minh, gái tuấn tú, con cháu đầy nhà, phụ nữ hiền lương, người sống lâu trăm tuổi… rất tốt. Lại được Bếp Tốn đối với Cửa cái Chấn tỷ hòa, đối với Chủ phòng Ly tương sanh cũng là cái bếp đại kiết đạt lợi. (Xem nhà số 51 trong thiên VII). Luận riêng về Bếp Tốn phối với Cửa cái Chấn: Tốn âm Mộc với Chấn dương Mộc là âm dương phối kết, lưỡng mộc thành lâm, rất ư thịnh mậu, phát tài lại phát nhân đinh (thêm đông người), phú quí song toàn. ở trong 6 năm đã ứng điềm lành, gặp các năm Hợi Mẹo Mùi sanh quí tử lan tôn, trăm đám mây lành (tường vân) tập tụ… Thật là một cái Bếp trọn tốt. Lại đoán thêm như vầy: vợ chồng ba quí (ân, tình, nghĩa) càng sâu đậm, thêm người thêm phước, hưng vượng một bề, lập nên gia nghiệp rất hài lòng, cha con thi đỗ liên khoa thật là ít có, anh em một lòng không phân tán. Được Bếp này như tìm gặp loại quế quí Yên sơn, như người ở mái nhà tranh gai mà tạo nên một sự nghiệp vẻ vang. (Xem Bếp số 40 trong thiên VII). Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 6, 2009 TỊNH TRẠCH MẪU ĐỒ SỐ 5 Trên đây là một Tịnh trạch đồ. Cửa cái tại Đoài bên tả mặt tiền ngôi nhà. Chủ phòng tại Khôn bên hông phía tả. Bếp tại Cấn bên hông phía hữu. (Tịnh trạch đồ này được lập thành ở bốn loại trạch số 22, thiên VI). Ba chỗ chính yếu của ngôi Tịnh trạch trên đây ở tại 3 cung Đoài Khôn Cấn trọn thuộc về Tây tứ trạch tất phải thuộc về một ngôi nhà tốt vậy. Ba cung so đôi so với nhau đều đặng tương sanh và tỷ hòa là một cách tốt nữa, bởi Khôn sanh Đoài mà Cấn cũng sanh Đoài và Khôn với Cấn tỷ hòa. Đó là nhị Thổ sanh nhất Kim và lưỡng thổ thành sơn đều là cách tốt. Đây cũng là một cái Nhà ba tốt, bởi ba cung hỗ biến với nhau sanh ra đủ 3 kiết du niên và Thiên y, Diên niên và Sinh khí; Đoài với Khôn hỗ biến ra Thiên y, Đoài với Cấn hỗ biến ra Diên niên và Khôn với Cấn hỗ biến ra Sinh khí. Một ngôi nhà có nhiều cách tốt như vậy ắt phải phát đạt lớn chẳng sai. Cửa cái Đoài phối với Chủ phòng Khôn thừa Thiên y cho nên gọi là Thiên y trạch. Phòng Khôn sanh cửa Đoài là trong sanh ra ngoài, phát đạt chậm, nhưng Thiên y Thổ đăng diện sanh Tây tứ trạch Kim tất phát lớn. (Thiên y đăng diện tức Cự môn đăng diện cho nên sự ứng nghiệm giống nhau, thỉnh xem Thiên I – bài 10 và 11). Đại khái luận sự ứng như vầy: Thiên y là phúc đức thần khiến cho gia đạo thậm hưng long, nhà ưa làm việc thiện và năng lễ Phật tụng kinh (thứ nhất là người mẹ và con gái), có người làm vợ hầu rất yêu quí… Nhưng vì Đoài với Khôn thuần âm tất âm mạnh mà dương suy cho nên nhà nhiều người nữ ít người nam, không có con đẻ nối dòng, trước rất tốt mà sau chẳng mấy hay, còn Bếp Cấn đối với nhà này khiến cho mọi sự thuận lợi, vì Cấn đối với Chủ phòng Khôn là tỷ hòa, đối với Cửa cái Đoài là tương sanh (Xem nhà số 32 trong thiên VII). Luận riêng về Bếp Cấn phối với Cửa Đoài: Từ Cửa Đoài theo phép Bát biến mà biến tới Bếp Cấn thừa Diên niên cho nên gọi là Diên niên táo. Cấn là dương Thổ phối với Đoài là âm Kim, âm dương chính phối, Thổ với Kim tương sanh đều là tướng lý hòa mỹ. Bếp thừa Diên niên Kim lâm Cấn Thổ là đắc vị, lại Diên niên làm vượng cho Tây tứ trạch vì Kim gặp Kim tỷ hòa sanh vượng khí. Bếp như vậy khiến cho gia tài đại phát, công danh vinh hiển, phụ nữ hiền lương, nhất định sanh 4 con, con quí cháu hiền. Lại luận rằng: Cấn là thiếu nam và Đoài là thiếu nữ phối kết như chim loan chim phượng, hòa khí đầy cửa, hỷ khí xông nhà, cha mẹ sống lâu như núi, con trai con gái thơm phức như quế lan, nhờ bút mực mà nên danh lớn (thi đỗ bằng cao và làm chức lớn), vũ dũng lại vang rền trấn cõi ngoài, hiếu nghĩa trung lương tánh vốn sẵn, ngũ cốc đầy kho mấy kẻ bằng. (Xem Bếp số 22 trong thiên VII). Share this post Link to post Share on other sites