Posted 28 Tháng 6, 2016 Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự kiệt xuất về phong thủy (ĐS&PL) - "Vũng Chùa", "Đảo Yến", "Mũi Rồng"... là từ khóa có lượng tìm kiếm trên google lớn nhất trong mấy ngày qua. Đây là địa điểm Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định chọn làm nơi an nghỉ “giấc ngàn thu” của mình, sau một đời vì dân vì nước. Nhiều nhà phong thủy hàng đầu Việt Nam, khi đặt chân đến đây đều phải thốt lên rằng: "Chúng con xin bái phục cụ!". Vị trí Vũng Chùa - Đảo Yến nằm dưới chân Đèo Ngang và giáp ranh địa giới hành chính của tỉnh Quảng Bình - Hà Tĩnh. Vũng Chùa nằm cách Quốc lộ 1A chừng 3km, đi về hướng Đông theo đường ra cảng Hòn La hoặc men theo đường bờ biển Vũng Chùa. Phía bên trái vùng đất này có danh thắng Mũi Rồng, một địa dan mà theo người dân Quảng Bình rất linh thiêng, chỉ dành cho các bậc "khai quốc công thần" an nghỉ vĩnh hằng để hộ vệ quốc gia cho con cháu. Phóng tầm mắt ra xa, là vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của mảnh đất vốn hoang sơ này. Khu du lịch Vũng Chùa - Đảo Yến nổi tiếng với những bãi biển sạch và đẹp, vịnh nước sâu Hòn La và nhiều di tích thắng cảnh. Trên đỉnh Đèo Ngang có Hoành Sơn quan được xây dưới thời Minh Mạng thứ 14 (1833). Nhìn xuống dưới là đền thờ Công chúa Liễu Hạnh được xây dựng từ thời Thiên hiệu Hậu Lê (1557). Cảnh sắc nơi đây, vừa hài hoà, vừa thơ mộng, là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao thi nhân xưa và nay. Toàn cảnh từ vệ tinh về Khu Vũng Chùa - Đảo Yến Hay tin Đại tướng sẽ về an nghỉ tại Vũng Chùa, nhiều nhà phong thủy, quân sự đã đặt chân đến đây để tìm hiểu thêm. Sau khi quan sát, phân tích, họ chỉ có thể thốt lên rằng: "Chúng con chịu thua cụ rồi" hay "Bái phục cụ"… Nếu nói về phong thủy, đây là một vị thế tuyệt hảo, hội đủ các yếu tố: Mũi rồng có ruộng lúa, dân cư, làng mạc; núi Trường Sơn phía sau, Biển Đông phía trước. Một thế đứng rất tốt "tọa sơn vọng biển". Phía xa có Đảo Yến, Đảo Hòn La và Đảo Gió che chắn, khiến cho Vũng Chùa trở thành một mảnh đất kín gió bởi được những "bức bình phong" bao bọc, án ngự. Do đặc thù của eo biển, vị trí này đảm bảo lăng mộ của cụ hướng về phía Đông Nam. Mạch đất ở đây rất đẹp, hướng Đông Nam chính trực tuyệt đối. Các chuyên gia cho rằng, vùng đất an táng Đại tướng đạt tiêu chí thế đất Tứ Tượng, bao gồm Huyền Vũ (rùa đen) ở phía sau (tức là Đèo Ngang – PV); Thanh Long (rồng xanh) là ngọn đồi phía trước – một phần của Đèo Ngang; Bạch Hổ (hổ trắng) là địa hình thấp hơn ở phía bên hữu và Chu Tước (chim sẻ đỏ) là gò đồi nhỏ phía trước mặt (Đảo Yến). Đảo Yến (hay còn gọi là đảo Nồm), Hòn La và đảo Gió như 3 đỉnh của một hình tam giác. Trên đảo Yến, cảnh vật đẹp như một bức tranh cổ tích. Tuy không có sự đa dạng của động, thực vật, nhưng nơi đây có sự hiện diện của đàn đàn chim Yến đông đúc cư ngụ. Người dân địa phương ví hòn đảo này là thiên đường của loài chim yến. Về lịch sử, đây hẳn là mảnh đất được ưu ái đầu tiên, vì nó là vùng đất dành cho những công thần khai quốc như đã nói ở trên. Từ xa xưa Vua Trần, Công Chúa Huyền Trân đã ghi vào dấu mốc mở cõi. Nơi đây, hiện cũng đang thờ 2 vị lập làng và Công chú Liễu Hạnh. Đi dọc chiều dài của tổ quốc, Vũng Chùa là điểm duy nhất có dãy Trường Sơn vươn mình ra, nối liền với biển cả. Cảnh quan tựa như chiếc gối kê đầu để Đại tướng thả mình ngắm nhìn ra biển lớn. Bên tả của Vũng Chùa là Mũi Rồng. Đó là một mỏm núi đá chìa ra phía biển, đoạn gần giáp cảng Hòn La. Kết hợp với Đảo Yến, Mũi Rồng tạo cho Vũng Chùa một vẻ đẹp nên thơ. Địa danh này, trước đây không được mô tả nhiều trên bản đồ của trang tìm kiếm google và dư địa chí. Nhưng ở đây có một cấu tạo địa chất rất đặc biệt. Những thớ đá xếp lên nhau như những chiếc vảy của con rồng đang đắm mình bên bờ biển ngơi nghỉ. Vũng Chùa – Đảo Yến là một mảnh đất rất xứng đáng để đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở về an nghỉ nghìn thu. Xuân Hồng - Loan Nguyễn ===================== Nhiều nhà phong thủy hàng đầu Việt Nam, khi đặt chân đến đây đều phải thốt lên rằng: "Chúng con xin bái phục cụ!". Kính thưa những nhà phong thủy hàng đầu Việt Nam, rằng: Ngài Võ Nguyên Giáp sinh năm Tân Hợi - 1911 - thuộc cung Khôn Tây trạch. Nếu cứ theo sách Tàu thì hướng tốt của người Tây trạch phải là Đông Bắc / Tây Nam. Nhưng ngài lại chôn theo hướng Tây Bắc/ Đông Nam. Ông Võ Điện Biên xác định: Cha tôi chôn theo truyền thống của các triều đại phong kiến Việt Nam. Qua đó xác định rõ rằng: Truyền thống phong thủy của các triều đại phong kiến Việt Nam, hoàn toàn trùng khớp với Địa Lý Phong Thủy Lạc Việt - "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ". 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 7, 2016 Lời nguyền “giếng độc” trấn yểm trong “cuộc chiến” hai dòng họ xứ Mường Lời nguyền “giếng độc” chỉ là một “hủ tục” mang tính chất dị đoan ở xứ Mường thời xưa nhưng nó đã gây ra “cuộc chiến” dai dẳng giữa hai dòng họ xứ Mường. Ở xứ Mường Rụng thuộc xã Bảo Hiệu (Yên Thủy – Hòa Bình) đã từng diễn ra những cuộc tranh chấp địa vị lang Mường cách đây bảy thế kỷ. Từ ngàn xưa, người ta tương truyền rằng, dòng Quách Ngọc đã phá thế “rồng bay lên” của dòng Quách Công bằng bùa chú. Họ tìm cách nhấn chìm con mương Khèn, giết trâu trắng thả xuống giếng độc. Họ đã chặn ngang “yết hầu” của dòng nước đầu nguồn dẫn về bản nơi họ Quách Công là lang Mường. “Giếng độc” bị trấn yểm bằng lời nguyền sẽ không cho dòng Quách Công làm quan. Hình ảnh “giếng độc” mà người dân Mương vẫn bàn tán Mục sở thị vùng đất của các lang Mường Một lần đến đất Yên Thủy để tìm hiểu lịch sử Lang Mường, chúng tôi nghe các cụ cao niên kể về việc tranh giành quyền lực của hai dòng họ Quách đã kéo dài suốt mấy thế kỷ. Tìm hiểu kỹ hơn về dòng dõi lang Mường, chúng tôi biết được, nơi đó hiện nay nằm ở xứ Mường Rụng. Đến xã Bảo Hiệu (Yên Thủy – Hòa Bình), chúng tôi tìm gặp ông Quách Công Tiễn (sau cách mạng thì đặt tên là Quách Văn Tiễn). Được biết, người đàn ông này là hậu duệ đời thứ sáu của dòng họ Quách Công. Mặc dù đã 71 tuổi nhưng ông vẫn nhớ như in những câu chuyện cách đây gần chục thế kỷ. Đó là truyền thuyết từ các tiền nhân kể lại. Bên bếp lửa bập bùng mang đậm chất sử thi, ông Tiễn kể những câu chuyện chất chứa vẻ huyền bí về những trang sử của lang Mường. Từ chuyện trấn yểm thâm độc đến chuyện bùa chú rùng rợn. Sau này, kết hợp lịch sử về các lang Mường, qua lời kể của các cụ già, chúng tôi đã tìm ra được sự thực của việc tranh chấp giữa hai dòng họ Quách Ngọc và Quách Công. Được biết, năm 1225, Trần Cảnh lên ngôi. Sau đó, ông đã ra lệnh cho mỗi một vùng Mường phải có một lang cai trị. Lang là một người đứng đầu một xứ, thay mặt vua cai quản một vùng. Mỗi lang Mường có chức vụ như một địa chủ. Tuy nhiên, cùng là người Mường nhưng về mặt địa lý và phong tục tập quán khác nhau nên các lang Mương cũng có những điểm riêng. Tất cả các hoạt động của người dân xứ Mường Rụng này đều là sở hữu của nhà lang. Người dân sản xuất trên đất của lang và có nghĩa vụ trả thuế bằng một phần thóc lúa. Thậm chí, khi săn bắn được con thú, họ phải cống nạp lên nhà lang những phân ngon nhất. Hầu hết các hoạt động văn hóa, xã hội, ma chay, cưới xin cũng phải qua sự đồng ý của nhà lang mới được tiến hành. Khác với sự cai quản “độc trị”, quan liêu của các lang khác, dòng Quách Công lại rất quan tâm lo lắng cho người dân. Nhà lang chia ruộng nương cho dân cày cấy. Nhà nào thiếu ăn, lang lấy của nhà giàu phân phát. Thời đó, tính cộng đồng ở đây cũng thể hiện rất rõ. Mỗi khi có đám cưới, ma chay, làm nhà… họ đều giúp đỡ nhau rất nhiệt tình. Bất kể chuyện gì của dân bản, nhà lang dòng Quách Công đều ra tay giúp đỡ. Dưới sự cai trị của dòng lang này, cuộc sống người dân rất no đủ. Người dân xứ Mường Rụng vẫn thường ca: “Khát nước xuống suối, đói lòng thì đến nhà lang”. Thấy dòng họ Quách Công có quyền lực thịnh trị, no ấm, dòng họ Quách Ngọc ở Lạc Sơn ghen tị. Họ âm thầm tìm hiểu về sự thịnh trị của dòng họ Quách Công để bày cách hãm hại. Vào thế kỷ thứ 17, dòng họ Quách Ngọc cho một người là bậc thầy về phong thủy, am hiểu về lịch sử, tinh thông địa lý đến ở rể ở họ Quách Công làm nội gián. Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, hắn đã biết được ở khu vực Đống Thả – địa điểm đặt mộ tổ của dòng họ Quách Công là nơi hội tụ sinh khí của đất trời. Địa thế như cái “đầu rồng” uy nghi lộng lẫy. Còn bản làng nằm gọn trên thân hình thế đất “rồng bay”. Chỉ cần trấn yểm được vùng đất này thì dòng họ Quách Công sẽ lụi bại. Dùng trâu trắng yểm bùa (Ảnh minh họa) Dùng trâu trắng, gỗ thần để yểm bùa Những âm mưu “trấn yểm đầu rồng” mà ông Tiễn nhắc đến khiến chúng tôi càng muốn khám phá thực hư câu chuyện. Được biết, ở một số dân tộc thiểu số, muốn yểm “bùa ma tà chú” phải biết được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để khống chế. Vì vậy, người này đã nắm bắt được điểm cốt yếu của dòng Quách Công là nguồn nước. Ở đây ai cũng phải dùng chung con mương chảy dưới từ Đồi Thả. Nước như là sinh khí truyền lại đến đời sau, chỉ cần trấn yểm được nguồn nước coi như đã hạ được “đối thủ”. Ngày trước cả mấy trăm hộ ở xứ Mường Rụng vẫn dùng nguồn nước chảy từ chân núi Đống Thả. Người ta gọi đó là con mương Khèn. Con mương này đã được dẫn đi khắp các cánh đồng. Mặc dù những năm hạn hán, khắp các vùng xung quanh đều không có nước dùng nhưng ở thu lũng này vẫn còn nước tưới cho khắp các khóm lúa. Biết được điều đó, dòng họ Quách Ngọc tiến hành âm mưu bá nghiệp xứ Mường Rụng với nhiều thủ đoạn hiểm ác. Họ tìm cách chơi xấu cực thịnh của dòng họ Quách Công bằng cách phá thế “hình nhân rồng”. Kẻ nội gián đã thuyết phục nhà lang Quách Công cần đào một cái mương để đưa nước đến cánh đồng đang khô cạn. Vì thương dân tình, lại không am hiểu về phong thủy, nhà lang đã không nghe lời khuyên can của các cụ già làng. Lang Mường huy động dân làng đào con mương dẫn nước về bản. Âm mưu phá “hình chân rồng” đã thành công. Hai con mương khác nhau chumå đầu lại và đuôi tỏa chi chít. Từ thế rồng bay biến thành hình cái chân gà. Khi đã phá xong thế hình đất hình rồng, dòng Quách Ngọc lại tìm cách trấn yểm. Họ thấy ở giữa con mương có một ngụn nước quanh năm trong vắt. Nguồn nước này mát rượi, mùi thơm là lạ. Dân làng uống nước này ít khi bị ốm vặt. Nước dồi dào đến nỗi tỏa đi tưới cho các cánh đồng lúa quanh năm mà không cạn. Dòng Quách Công quyết yểm bùa trấn con Mương Khè. Họ Quách Ngọc dùng con trâu trắng làm bùa. Trong văn hóa Mường, con trâu trắng là biểu tượng cho sự huyền bí, của những điều không may mắn. Mỗi khi người dân gặp chuyện quái gở họ thịt trâu trắng để trừ tà. Khi dòng họ có những chuyện không hay như có nhiều người chửa hoang, hay dòng họ có nhiều người chết trẻ, hay điều gở, bất thường là cả họ lại phải thịt trâu trắng để giải hạn. Ngày ấy, ở Lang Rụng có một cái giếng bên cạnh tảng đá to phẳng đã bạc màu bên miệng. Tại chiếc giếng này, ai cũng thấy có khắc hình con phượng. Trước đây, đó chỉ là ngụn nước nhưng khi được yểm bùa thì nó mang cái tên là “giếng độc”. Dòng họ Quách Ngọc đã bí mật mời thầy cúng giỏi đến để làm lễ yểm bùa vào giếng bằng việc thịt con trâu trắng. Họ thả hết toàn bộ số thịt đó vào giếng nước với mưu đồ làm cho linh khí của nguồn nước tinh khiết biến mất. Ngày ấy, người ta quan niệm rằng, thịt con trâu trắng sẽ làm cho giếng nước mất thiêng. Nửa năm trời đi kiếm bùa hại người Để cho dòng họ Quách Công không có cơ hội trả thù, dòng Quách Ngọc đã tìm cách trấn yểm bằng “khúc gỗ nhiều ma”. Họ đã cử một đoàn người vào trong Thanh Hóa để chặt ba cây gỗ to mà các thầy mo của dòng họ này đã tìm được trước đó. Họ nghĩ, ba cây đại thụ đó lấy linh khí của xứ Mường Thanh Hóa để át dòng họ Quách Công. Đoàn người đi lấy gỗ yểm đã làm lễ khấn thần cây, rồi đốn mấy tuần mới hạ được. Sau đó, họ dùng ba con voi kéo cả nửa năm trời mới chuyển được cây từ Thanh Hóa về. Sau khi lấy được ba khúc gỗ về, một nghi lễ bí mật được yểm lời thề nguyền vào khúc gỗ. Bao giờ khúc gỗ nổi lên thì dòng họ Quách Công mới ngóc đầu lên được. Sau đó dấn chìm xuống đáy con mương Khèn. Sưu Tầm @Bocau.net Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 7, 2016 lời nguyền đá nổi Người dân thôn Xuân La, xã Thanh Sơn, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng từng tin vào “lời nguyền đá nổi” khiến cả làng không ai đỗ đại học. Sau khi phục hưng lại văn miếu Xuân La, cuối cùng lời nguyền ấy đã được hóa giải. Tái hiện cảnh lều chõng đi thi của sĩ tử xưa. (Ảnh: Internet) Lời nguyền đá nổi Ngày ấy, trong làng có một chàng thanh niên tên Ngô Thái Cẩn, nhà nghèo, bố mất sớm còn mẹ lại ốm đau bệnh tật liên miên nên cậu phải đi ở đợ để lấy tiền nuôi mẹ. Khi mẹ chết, ngay đến một đồng để ma chay cho mẹ cũng không có. Cực chẳng đã, Ngô Thái Cẩn phải cầm mảnh đất cùng căn nhà do tổ tiên để lại để lấy tiền lo tang lễ cho mẹ. Nhưng chữ nghĩa thì không biết nên văn tự cũng không biết viết, ông bị Trưởng bạ (chức cai dịch chuyên lo sổ cách điền bạ ở làng) miệt thị, khinh bỉ. Quá uất ức, Ngô Thái Cẩn quyết tâm dùi mài kinh sử, học đêm học ngày, có nhiều khi người trong làng thấy ông vừa đi vừa học. Kỳ thi năm ấy ông đỗ tiến sĩ. Khi Ngô Thái Cẩn vinh quy bái tổ về quê, có loa của triều đình về báo nhưng các chức sắc cùng dân trong làng không ai tin, chẳng ai ra nghênh đón tiến sĩ. Giận người làng quá coi thường mình nên Ngô Thái Cẩn bực tức bỏ đi. Đi qua quán đá đến ao Lĩnh trong làng, ông lấy chiếc dây thừng buộc một hòn đá rồi ném xuống ao. Ông nguyền: “Bao giờ hòn đá này nổi, làng Xuân La mới nên người”. Sau đó ông bỏ sang khu đất cạnh làng (nay là làng Cẩm La) chiêu dân lập ấp. Khi ông mất, dân làng Cẩm La lập ông là Thành Hoàng làng và lấy ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm là ngày giỗ của ông. Cũng kể từ đấy, sự học hành của làng Xuân La suy vong, dù có học giỏi đến mấy nhưng khi đi thi đều trượt. Bao nhiêu năm con em sĩ tử trong làng chán nản chẳng ai muốn học, bởi có chăm chỉ đến mấy thì công sức cũng đổ xuống sông, xuống biển. Lúc này mọi người mới nhớ tới lời nguyền về hòn đá của Ngô Thái Cẩn. Trạng Nguyên vinh quy bái tổ về làng. (Ảnh: Internet) Hóa giải lời nguyền Ông Ngô Quang Khoát, nguyên Trưởng phòng Văn hóa huyện Kiến Thụy kể lại: Năm 1997, trời hạn hán, cái ao mà người dân trong làng thường múc nước để tưới rau cũng bị khô cạn. Người trồng rau phải vét đáy ao thành những cái nhói sâu 1, 2 mét mới có nước tưới rau. Trong khi đào vét đáy ao thì ông Vũ Văn Hoạt, một người dân trong làng đào được tảng đá hình trụ cao hơn 1m, bốn mặt rộng 0,25m đều có khắc nhiều chữ nho. Thấy vậy, mọi người mới nhờ người đọc hộ và biết được đây là một văn bia ghi chép danh tính 14 vị tiến sỹ nho học của huyện Nghi Dương đỗ đại khoa từ đời vua Lê Hồng Đức trở lại đây. Biết là một di vật quý, minh chứng cho tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo, quý trọng hiền tài của quê hương nên ông Ngô Quang Khoát đã tìm gặp cụ Đào Văn Thảo (nguyên là cán bộ Sở Văn hóa thành phố) để hỏi về nội dung hai bia trên. Cụ Thảo giải thích rằng, đây là một văn miếu duy nhất của Hải Phòng, giữ vị trí như một trường thi của nhà Mạc. Trong 14 tiến sỹ của huyện Nghi Dương xưa có hai vị là người làng Xuân La, đó là Ngô Thái Cẩn, và Bùi Tổ Chứ. Sau khi biết rõ lai lịch của văn bia, ông Ngô Quang Khoát cùng bà Chung Thị Dán và bà Nguyễn Thị Xòa (người trông coi Văn Miếu) đã cùng bà con trong xóm dựng chiếc am nhỏ trên nền Văn miếu cũ che mưa nắng cho cây thạch trụ và lập hai bài vị tiến sỹ của làng để tưởng nhớ như là một sự tri ân các bậc hiền tài. Không ai biết được sự chính xác của câu chuyện mà các cụ cao niên vẫn kể cho con cháu nghe nhưng dân trong làng tin vào lời nguyền đá nổi và nhất là sau khi có những chuyện kỳ lạ khác nữa xảy ra. Đó là chuyện mùa thi sau khi người ta tìm thấy cây thạch trụ thì bỗng nhiên trong làng có người đỗ đại học. Tiếp đó là câu chuyện về con gái của một bác sỹ thú y: cô bé học giỏi nhưng lận đận về đường thi cử, đã mấy năm chăm chỉ đèn sách mà đi thi trượt vẫn hoàn trượt. Vị bác sỹ này cũng tìm đủ mọi cách, cho con ôn luyện thi ở khắp những địa chỉ có tiếng trong thành phố nhưng vẫn không có kết quả. Đang lúc nản chí thì ông gặp một người bạn, sau khi nghe bạn kể xong về Văn Miếu, ông về nhà sắm lễ lên Văn Miếu thành tâm cầu khấn, quả nhiên năm đó con gái ông đỗ đại học. Tiếng thơm Văn Miếu bắt đầu lan tỏa từ đấy. Bà Nguyễn Thị Xòa hồ hởi kể: “từ ngày phục dựng lại Văn Miếu, nhân dân trong làng phấn khởi hẳn lên, các cháu học sinh cũng hăng say học tập và các cháu đỗ đại học ngày càng tăng. Vừa rồi có cháu Ngô Đình Duy giành được Huy chương Vàng Toán quốc tế”. Từ đó, mỗi mùa thi cử, các sỹ tử lại về Miếu dâng hương và phát tâm đóng góp sửa sang lại Văn miếu. Văn miếu Xuân La. (Ảnh: Internet) Văn miếu Xuân La, trường thi lớn của nhà Mạc Văn miếu Xuân La nằm ở phía Tây Nam Núi Đối thuộc địa phận thôn Xuân La, xã Thanh Sơn, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng, được xây dựng từ thế kỷ thứ 15, cách đây đã hơn 400 năm. Vào thế kỷ 16, nhà Mạc lấy Nghi Dương làm kinh đô thứ 2 (gọi là Dương Kinh). Văn miếu Xuân La được coi là một trường thi lớn của Dương Kinh, kinh đô ven biển. Văn miếu xưa có quy mô khang trang và sầm uất nhất vùng: Tòa điện thánh cột xà bằng đá, có tượng thánh Khổng Tử và Tứ Phối (Nhan Tử, Mạnh Tử, Tăng Tử và Tư Tử) cũng bằng đá cẩm thạch cao to như người thật. Tòa tiền tế 5 gian gỗ lim chạm khắc cầu kỳ, có hoành phi câu đối sơn son thiếp vàng rực rỡ. Bên tả có nhà bia tiến sỹ đặt lên lưng rùa. Bên hữu là nhà hội tư văn. Trước cửa miếu có hồ hình bán nguyệt, xung quanh trồng nhiều cây cổ thụ bốn mùa xanh tươi, chim hót ríu rít suốt ngày. Theo văn bia được tìm thấy thì từ thời Chánh Hòa (1680) quan lộ, quan phủ vẫn về tế ở miếu. Năm 1947 thực hiện tiêu thổ kháng chiến, làng dỡ tòa nhà tiền tế và nhà hai bên giải vũ, đốn chặt hết cây, chỉ để lại điện thánh. Từ sau năm 1977, Văn Miếu Xuân La chỉ còn là một gò hoang cỏ mọc, nhân dân vỡ đất trồng rau. Năm 1997, sau khi tìm được cây thạch trụ dưới đáy ao, Văn miếu Xuân La bắt đầu được phục dựng lại. Hiện Văn miếu Xuân La được xây dựng lại trên nền đất cũ rộng 1.800m2, gồm 1 cung thánh 2 tầng mái đao, lợp ngói vẩy cá; tòa văn thánh 3 gian thờ Khổng Tử ở chính giữa, 2 bên tả và hữu thờ bia ghi văn thánh kiến trúc theo kiểu thuận chồng, mái ngoài bít nóc đao cong, lợp ngói vẩy. Văn Miếu hiện nay là nơi tụ họp của nhiều hoạt động văn hóa giàu tính nhân văn, phát huy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, quý trọng hiền tài. Theo baomoi.com Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 10, 2016 Một Thủ đô tích hợp tâm linh13:30 01/06/2008 Việc mở rộng Hà Nội sang toàn bộ địa giới tự nhiên của tỉnh Hà Tây cũng đồng thời là sự tích hợp các yếu tố văn hóa tâm linh của xứ Đoài vào văn hóa Thăng Long, vì Hà Nội và Hà Tây cùng nằm trên một vùng đất địa linh theo quan niệm phong thủy, cùng có lịch sử phát triển trên nền móng tâm linh là văn hóa Phật giáo, cùng tổ chức không gian xã hội theo hệ thống làng nghề. Như vậy, Hà Nội mở rộng sẽ có thêm một hệ thống chùa chiền nổi tiếng như chùa Thầy, chùa Hương, chùa Tây Phương... cùng hệ văn hóa với các chùa chiền Hà Nội sẽ được đưa vào hệ thống du lịch văn hóa và sinh hoạt tín ngưỡng của Thủ đô. Bàn về dự án mở rộng Hà Nội, đã có nhiều ý kiến sắc sảo và quyết liệt tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng nổi trội lên vẫn là hướng tiếp cận mang tính bi quan - giải thiêng trên hai lĩnh vực dân chủ và thực dụng, từ chuyện lòng dân tới chuyện nghiên cứu và quản lý, chuyện buôn bán đất đai và mua bán chức quyền. Những người lạc quan, có nhãn quan văn hóa, tin ở những điều thiêng lại thấy đây là một dự án phát triển Thủ đô trên một nền tảng tâm linh thống nhất, mặt khác, là một dự án mang bản chất về nguồn, tích hợp tâm linh. Thực tế, trong Chiếu dời đô Lý Công Uẩn đã quan tâm nhất tới điều gì? Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Vua thấy thành Hoa Lư ẩm thấp chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác, viết thủ chiếu rằng: Ngày xưa nhà Thương đến Bàn Canh là năm lần dời đô, nhà Chu đến Thành Vương là ba lần dời đô, há phải là các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng mà tự dời đô bậy đâu, là vì mưu chọn chỗ ở chính giữa làm kế con cháu ức muôn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo lòng dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi. Bởi thế ngôi truyền dài lâu, phong tục giàu thịnh. Thế mà nhà Đinh, nhà Lê lại theo lòng riêng, lơ là mệnh trời, không noi theo việc cũ nhà Thương, nhà Chu, yên ở nơi quê quán, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật không nên. Trẫm rất xót thương không thể không dời đi nơi khác. Huống chi đô cũ của Cao Vương ở thành Đại La, ở giữa khu vực trời đất, có thế rồng cuộn hổ ngồi, ở giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ về ngập lụt, muôn vật rất thịnh mà phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là nơi hơn cả. Thực là chỗ hội họp của bốn phương, là nơi thượng đô của kinh sư muôn đời. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà đóng đô, các khanh nghĩ thế nào?”. Đọc Chiếu dời đô, ta thấy tinh thần chính, tư tưởng chính của Lý Công Uẩn không nằm ở câu cuối cùng “Các khanh nghĩ thế nào?” như ông Dương Trung Quốc dẫn ra và phiên dịch theo tinh thần văn hóa phương Tây. Tư tưởng chính của Chiếu dời đô là “mưu chọn chỗ ở chính giữa làm kế con cháu ức muôn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo lòng dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi. Bởi thế ngôi truyền dài lâu, phong tục giàu thịnh”. Theo mạch nghĩ này, sự bền vững thịnh vượng và phát triển của con cháu muôn đời là mục đích tối cao của việc dời đô, mục đích ấy muốn đạt được trước hết phải chọn được thế đất chính giữa cho Thủ đô, (tức Địa lợi), sau nữa phải kính mệnh Trời (Thiên thời), kế đến mới là theo lòng dân (Nhân hòa). Ở đây, yếu tố Địa lợi vốn đứng thứ hai trong quan niệm Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa của người xưa đã được Lý Công Uẩn đẩy lên hàng đầu, chứng tỏ tư tưởng địa linh là yếu tố quan trọng bậc nhất trong tư duy dời đô của Lý Công Uẩn. Tư tưởng địa linh có màu sắc phong thủy ấy đã thể hiện rất rõ trong Chiếu dời đô khi Lý Công Uẩn nêu rõ những ưu thế về phong thủy của đất Đại La: “Huống chi đô cũ của Cao Vương ở thành Đại La, ở giữa khu vực trời đất, có thế rồng cuộn hổ ngồi, ở giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện hình thế núi sông sau trước”. Vào thế kỷ thứ XI, văn hoá tâm linh có màu sắc vật linh và tam giáo đã thấm đẫm trong xã hội Việt Nam, với tư cách một Hoàng đế - Thiền sư, Lý Công Uẩn phải tắm mình trong văn hóa của thời đại để tư duy về đại sự. Mặc dù ngày nay trong dân gian vẫn lưu giữ hình ảnh Cao Biền như một thầy phù thuỷ có những hành vi trấn yểm để triệt tiêu nhân tài và nguyên khí của Việt Nam, nhưng trong Chiếu dời đô ta thấy Lý Công Uẩn nhắc đến Cao Biền bằng một thái độ trân trọng, gọi là Cao Vương, và coi sự lựa chọn Đại La của Cao Biền như một tham chiếu về phong thuỷ tâm linh quan trọng. TS Nguyễn Quốc Tuấn trong bài viết “Quy hoạch Tâm linh - tôn giáo của kinh thành Thăng Long” đăng trên tạp chí Nghiên cứu tôn giáo năm 2007 đã phê phán thái độ phi lịch sử của hậu thế hôm nay khi những người nghiên cứu bình luận về Chiếu dời đô hầu như lờ đi không đả động đến thái độ trân trọng của Lý Công Uẩn với Cao Biền. Theo ông, thái độ trân trọng đó là biểu hiện của việc coi trọng phương diện tâm linh - tôn giáo hơn phương diện chính trị thuần túy: “Với bản thủ chiếu, Lý Thái Tổ đã cho ta một khuôn mẫu định đô với tư cách kế thừa sự lựa chọn của Cao Biền. Nhìn vào sự lựa chọn này, ta có thể gọi vùng đất quanh sông Tô, núi Nùng là "minh đường" tuyệt hảo của đất nước Đại Việt. Những khảo sát lịch sử và địa lí cho thấy thế minh đường của núi Nùng, sông Tô (và những núi, sông khác có tại đây) là rõ ràng, và vì thế, địa điểm này đã được chọn, chỉ khác nhau ở mục đích lựa chọn giữa Cao Biền và Lý Thái Tổ. Lý Thái Tổ chọn để chấn hưng quốc gia, phát triển quốc gia". TS Nguyễn Quốc Tuấn cũng cho rằng qua các cung điện, chùa, quán trong khu vực Long Thành nằm trong Kinh thành có thể thấy mặt siêu việt của Kinh thành Thăng Long tức là phương diện Tâm linh - Tôn giáo (Spiritualiste - Religieux) đã có vai trò quan trọng trong kiến tạo mặt bằng tổng thể của Thăng Long. Như vậy có thể nói, một trong những động cơ thôi thúc Lý Công Uẩn dời đô là động cơ tâm linh, mong tìm kiếm một kinh đô đắc địa theo tiêu chuẩn phong thủy lúc bấy giờ. Nói cách khác, Thăng Long đã ra đời và phát triển như một thủ đô xây dựng trên nền móng tâm linh, hướng tới sự phát triển bền vững cho muôn đời sau. Một dự án kế thừa và tích hợp tâm linh Trong bạt ngàn các ý kiến bàn về dự án mở rộng Hà Nội, chỉ có một ý kiến cho rằng dự án cần quan tâm tới yếu tố phong thủy để đảm bảo hạnh phúc của toàn dân vì Thủ đô là của chung cả nước. Có thể nói, với đề xuất mở rộng Thủ đô ôm trùm cả địa giới tự nhiên tỉnh Hà Tây và một số xã, huyện thuộc các tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Dự án mở rộng Thủ đô đã đáp ứng được cả hai yêu cầu: vừa phát triển, vừa tích hợp tâm linh vì Hà Nội mở rộng vẫn sẽ nằm trọn trong thế đất rồng cuộn hổ ngồi mà Lý Công Uẩn đã chọn. Nhìn bằng nhãn quan phong thủy, Đại La có địa thế tốt vì đã đạt được một bối cảnh hài hòa và hoành tráng giữa các kiến trúc tọa lạc trên đó với sông núi vây quanh (núi Nùng, sông Tô) và núi chủ trong khu vực (chủ sơn). Theo cố Giáo sư Trần Quốc Vượng, chủ sơn của Thăng Long - Hà Nội là Tản Viên làm hậu chẩm và sông Cái bao la làm lưu thủy, Tam Đảo làm tiền án. Theo định nghĩa của môn phong thủy, Long mạch khởi nguồn từ những ngọn núi cao (gọi là Tổ sơn) và còn xuất phát từ những khu vực khác (gọi là Thiếu sơn). Theo các nhà nghiên cứu về tư tưởng địa linh, có thể thấy được có một Long mạch rất lớn bắt nguồn từ núi Tản Viên và các rặng núi phía Tây, Tây Bắc của Thành Đại La kéo dài qua thành Đại La theo dọc sông Tô Lịch (khí thường đi theo nước), chạy qua khu vực Hồ Tây bây giờ (Hồ Tây trước kia là một khúc của dòng sông Hồng), sau đó sang tới tận địa phận Cổ Loa - Đông Anh và đi tiếp tới dãy Yên Tử rồi tới tận Quảng Ninh. Không phải ngẫu nhiên mà truyền thuyết kể rằng Cao Biền đã thực hiện trấn yểm ở núi Tản Viên và sông Tô Lịch nhằm ngăn Long mạch. Núi Ba Vì được coi là núi thiêng của cả nước từ bao đời nay, gắn liền với truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ và truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh. Văn hóa tâm linh của Thăng Long xưa liên quan tới tư tưởng địa linh còn để lại dấu vết ở các đình đền thờ thần Tản Viên và hai anh em Cao Sơn trong các phố cổ Hà Nội như đình Đồng Lạc ở 38 Hàng Đào, đình Đại Lợi ở số 50 Gia Ngư, đình Trang Lâu số 77 Nguyễn Hữu Huân, đình Đông Hà số 46 Hàng Gai... Việc Thánh Tản viên - một trong Tứ bất tử của Việt Nam - và thần Cao Sơn, con Lạc Long Quân và Âu Cơ là nhân vật truyền thuyết lâu đời, một bộ tướng thân cận của Sơn Tinh được thờ cúng có hệ thống trong các phố cổ Hà Nội là minh chứng cho mối quan hệ tâm linh giữa núi Tản Viên và đất Thăng Long. Thăng Long - Hà Nội không chỉ là mảnh đất thiêng theo tinh thần tư tưởng địa linh, mà còn là kinh đô ngàn năm văn hiến với một bề dày trầm tích văn hóa tâm linh không mấy Thủ đô trên thế giới sánh kịp. Trải qua một ngàn năm lịch sử với sự thay thế luân phiên của bao nhiêu quan niệm triết học và xã hội khác nhau, đất Thăng Long - Hà Nội vẫn giữ được một mẫu số chung thiêng liêng của một vùng đất Thánh, đất Phật với sự nảy sinh và trường tồn của bao nhiêu huyền tích, sự tích và giai thoại đậm màu sắc tâm linh - tôn giáo như huyền tích, sự tích, giai thoại, Phật thoại về Hồ Tây, Hồ Gươm, đền Quan Thánh, đền Đồng Cổ, đền Voi Phục, chùa Một Cột, v.v... Vì thế, bảo tồn Hà Nội rút gọn lại là bảo tồn cái nền móng tâm linh mà người xưa để lại, phát triển trên cái nền móng ấy, tích hợp các yếu tố tâm linh phù hợp để củng cố cái nền móng đã làm nên cái thiêng liêng ngàn đời của đất Thủ đô. Việc mở rộng Hà Nội sang toàn bộ địa giới tự nhiên của tỉnh Hà Tây cũng đồng thời là sự tích hợp các yếu tố văn hóa tâm linh của xứ Đoài vào văn hóa Thăng Long, vì Hà Nội và Hà Tây cùng nằm trên một vùng đất địa linh theo quan niệm phong thủy, cùng có lịch sử phát triển trên nền móng tâm linh là văn hóa Phật giáo, cùng tổ chức không gian xã hội theo hệ thống làng nghề. Như vậy, Hà Nội mở rộng không chỉ có thêm những lô đất đắt giá của Hà Tây sẽ được bán theo giá đất Hà Nội như những cách nhìn bất cập về văn hóa tâm linh đã nhấn mạnh, mà còn có thêm một hệ thống chùa chiền nổi tiếng như chùa Thầy, chùa Hương, chùa Tây Phương... cùng hệ văn hóa với các chùa chiền Hà Nội sẽ được đưa vào hệ thống du lịch văn hóa và sinh hoạt tín ngưỡng của Thủ đô. Học giả Lê Mạnh Thát đã cho rằng, Phật giáo là một vũ khí tư tưởng chống lại một cách thành công mọi âm mưu đồng hóa của thời kỳ Bắc thuộc, hơn thế nữa, chính Phật giáo, với tư tưởng bình đẳng tuyệt đối của nó, đã đem lại cho dân tộc ta một sức mạnh tri thức và tinh thần lớn lao để đứng lên đòi lại nền độc lập từ tay ngoại bang. Việc tích hợp hệ thống văn hóa Phật giáo của Hà Tây vào Hà Nội là một động thái củng cố nền móng tâm linh văn hóa cho dân tộc. Bên cạnh đó, hệ thống làng nghề nổi tiếng của Hà Tây cũng sẽ được tích hợp vào hệ thống các phố nghề của Hà Nội một cách hài hòa. Những sự tích hợp tâm linh - văn hóa kết hợp được cả bảo tồn và phát triển này sẽ phải được phản ánh trong quy hoạch Thủ đô mở rộng một cách cụ thể và khoa học ở tầm chiến lược. theo http://cand.com.vn/van-hoa/Mot-Thu-do-tich-hop-tam-linh-126209/ ================================================================ Bài này viết cũ, ủng hộ cho chủ trương sát nhập Thủ Đô đây mà Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 10, 2016 Biệt thự tuyệt đẹp trên đỉnh Tam Đảo và bóng dáng Trịnh Xuân Thanh Thứ năm, 06/10/2016 - 05:00 Chia sẻ Dân trí Những người dân ở thị trấn Tam Đảo (Vĩnh Phúc) hầu như ai cũng biết đến ngôi biệt thự tuyệt đẹp trên đỉnh Tam Đảo mà họ vẫn quen gọi là "Toà nhà dầu khí". Khi vụ việc về Trịnh Xuân Thanh om sòm trên báo chí, mạng xã hội, nó càng được chú ý hơn bởi, nhiều người đã thấy ông Thanh đã nhiều lần đến nghỉ, đãi tiệc bạn bè ở toà nhà này. >> Trịnh Xuân Thanh đã bay sang châu Âu >> Không có sự bao che, bảo kê để Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn >> Chủ tịch nước: "Trịnh Xuân Thanh trốn đi đâu cũng bị lôi ra ánh sáng" Toà nhà luôn được khách du lịch đến Tam Đảo trầm trồ vì vẻ đẹp nổi bật của nó so với xung quanh Biệt thự đế vương trên đỉnh núi Mới nghe thông tin ngôi biệt thự này đang được ngầm rao bán với những người quen của chủ nhân của nó, chúng tôi đã tìm đến xem. Hôm đó, chỉ có một người quản lý và một người được thuê làm vệ sinh, cắt tỉa cây cảnh trong nhà. Tỏ ý ngạc nhiên với đề nghị cho xem nhà "vì có lời rao bán" của chủ nhân ngôi nhà là D.T, nhưng những người này cũng mở cửa cho chúng tôi vào trong. Từ phòng khách có thể trông thẳng xuống thị trấn Tam Đảo và trông ra xa hàng chục km Gần như đúng 100% lời tả của một số người mà chúng tôi có quen biết đã từng đến biệt thự này (theo lời mời của ông Trịnh Xuân Thanh), đây quả là một toà biệt thự tuyệt đẹp. Nằm trên một diện tích đất khá rộng rãi, có thể lên tới hàng ngàn m2, toà nhà này có thế tựa lưng vào vách núi, phía trước trông xuống thị trấn Tam Đảo và có tầm nhìn rất xa...Không biết có ngoa không, có người nói, vào ngày nắng, ít sương mù, đứng từ đây có thể trông về tới...Hà Nội. Nhưng có lẽ nên gọi đó là một toà nhà lớn thì hợp lý hơn biệt thự. Toà nhà này gồm 3 tầng, được thiết kế theo phong cách châu Âu, nhiều cửa sổ rộng, lắp đặt bao quanh bằng những tấm kính lớn, dày, trong suốt. Mặt cầu thang, nền nhà đều được ốp gỗ. Trên tầng 3 có một bể bơi lớn, thiết kế đẹp mắt. Chủ nhà cầu kỳ đầu tư cả một bể bơi trên tầng 3 Cách không xa là phòng khách rộng rãi, nội thất sang trọng và gần đó, có phòng ngủ, và một phòng lớn trông có vẻ khá đặc biệt. Theo như lời kể của những người đã đến đây, đó chính là phòng chiếu phim 3D của gia chủ. Tuy nhiên, người trông nhà đột ngột quyết liệt ngăn cản, không cho chúng tôi đi vào khu vực này. Phía trước nhà có diện tích đất rất rộng. Chủ nhân của toà nhà tỏ ra rất chịu chơi khi đưa về nhiều loại cây, hoa rất có giá trị về trồng. Nhiều nhất là các cây hoa hồng. Theo lời cô gái trông nhà thì mấy cây hoa hồng ở đây đã có giá từ 5-7 triệu đồng là thấp nhất như bụi hồng leo Pháp, khóm hồng cổ Sapa...mà chủ nhà rất mất công để mua, thuê người đưa về đỉnh của dãy Tam Đảo này. Phía trước sân, còn có khoảnh đất rộng rãi, trồng cỏ dày làm khu vui chơi cho trẻ em. Biệt thự của ai? Có vẻ như người trông nhà càng lúc càng thiếu thân thiện, chúng tôi bèn chào họ và đi xuống thị trấn. Ở đây, dường như ai cũng biết đến toà nhà trên. Nói chuyện với chúng tôi, H- một chủ khách sạn nói: "Toà nhà đó thì nổi tiếng rồi. Hồi xây dựng cách đây 5-6 năm cũng đã gây bàn tán xôn xao cả thị trấn này vì không biết chủ nhân là ai mà xây dựng, mua sắm thiết bị, vật liệu dường như không cần quan tâm đến việc hết bao nhiêu tiền, chỉ quan trọng là xây làm sao phải cho đẹp là được". Nội thất trong toà nhà cũng rất khác biệt "Toà nhà đó chúng tôi vẫn gọi là Toà nhà dầu khí bởi trước có do một Công ty Dầu khí mua, mới đây đã bán lại cho người khác. Nhưng có vẻ rất kín đáo vì tuy rộng, chẳng cần cho thuê làm gì. Thỉnh thoảng, vào cuối tuần, chúng tôi thấy có những chiếc xe biển xanh ra vào", H nói. Một góc khác của toà nhà Chúng tôi tìm đến Uỷ ban nhân dân thị trấn Tam Đảo (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), Phó Chủ tịch UBND thị trấn, ông Trần Quang Thà cho biết, trước đây khoảng 6 năm, Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Kinh Bắc mua lại mảnh đất mà hiện có toà nhà trên từ Công ty Preprimex, sau đó vào năm 2012, Công ty này lại bán lại cho Công ty TNHH Mai Phương. "Hiện nay, tôi cũng không biết chủ nhân thực sự của nó là ai, không biết nó có bán lại cho ai nữa không. Chỉ biết mới đây, sau khi có vụ Trịnh Xuân Thanh xảy ra thì cảnh sát điều tra có đến làm việc với UBND thị trấn và yêu cầu không cho thực hiện các hoạt động giao dịch liên quan đến khu đất, toà nhà này. Thì về mặt giấy tờ sở hữu, nó vẫn là tài sản của Công ty TNHH Mai Phương. Còn tôi cũng không biết ông Trịnh Xuân Thanh liên quan gì đến ngôi nhà này", ông Thà cho biết. Tra cứu trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, chúng tôi dễ dàng tìm thấy Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Kinh Bắc (PVC-KBC)- một đơn vị liên kết của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC) mà ông Trịnh Xuân Thanh khi đó đang làm Chủ tịch. Năm 2010, Công ty này từng công bố kế hoạch đầu tư 190 tỷ đồng để xây dựng Khu nghỉ dưỡng cao cấp dầu khí Kinh Bắc tại chính địa điểm mà chúng tôi đã nêu ở trên. Tiếp tục tìm đến địa chỉ Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Kinh Bắc tại 119, đường Huyền Quang, thành phố Bắc Ninh, tiếp xúc một cán bộ của Công ty này, chúng tôi được biết vào thời điểm 2012, do khó khăn, Công ty này đã không thực hiện được dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng trên nên đã bán lại cho Công ty TNHH Mai Phương. "Khi đó chúng tôi bán được với giá 28 tỷ đồng, bằng giá lúc trước chúng tôi đã mua. Thực sự chúng tôi rất mừng và đây là phi vụ thành công vì lúc đó thị trường bất động sản đóng băng, việc mua bán rất khó khăn. Ở thời điểm bán, chúng tôi gần như chưa làm được gì ở mảnh đất này (rộng 3.400 m2), chủ yếu mới san gạt mặt bằng tạm thời thôi", ông này cho biết. Về thông tin ngôi nhà này từng được rao bán với giá 52 tỷ đồng, ông này cho rằng, mức giá thực tế có thể cao hơn rất nhiều bởi vì khu nhà này có vị trí phong thủy rất đặc biệt, đã được đầu tư lớn, hơn nữa, giá vật liệu, thiết bị vận chuyển lên tận đỉnh Tam Đảo để xây dựng là rất đắt đỏ. Điều bất ngờ lớn nhất được tiết lộ: Chủ tịch của Công ty TNHH Mai Phương chính là ông Trịnh Xuân Giới, nguyên Phó ban Dân vận Trung ương- cha đẻ của ông Trịnh Xuân Thanh (người đã được xác nhận, vượt biên, trốn thoát sang châu Âu và hiện nay đang bị Cơ quan điều tra, Bộ Công an phát lệnh truy nã quốc tế). Ông Trịnh Xuân Thanh liên quan gì? Mặc dù toà nhà trên từng được coi là tài sản của Công ty TNHH Mai Phương do ông Trịnh Xuân Giới làm Chủ tịch nhưng đã có nghi ngờ đặt ra đó chính là tài sản của ông Trịnh Xuân Thanh, do ông này bỏ tiền ra mua và đầu tư, xây dựng.. Một góc của biệt thự trên đỉnh nui Theo lời một quan chức của một cơ quan nhà nước lớn tại Hà Nội đã từng qua nhà ông Trịnh Xuân Thanh, cách đây khoảng hơn 4 tháng, ông từng được mời lên đây tham gia buổi tiệc mà ông Thanh tổ chức thết đãi nhiều người, mừng việc ông Thanh trúng cử Đại biểu Quốc hội (đạt tỷ lệ phiếu bầu 75%). Ông này cho biết, ông Thanh thường xuyên lên, nghỉ ở đây như với vai trò của chủ nhà. Theo như lời của chủ nhân ngôi nhà nói với khách thì toà nhà này, được đầu tư lên tới hàng chục tỷ đồng và tổng giá trị của nó (bao gồm cả giá trị tiền sử dụng đất) xấp xỉ 100 tỷ đồng. Công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Kinh Bắc-doanh nghiệp đã bán khu đất trên cho Công ty TNHH Mai Phương do ông Trịnh Xuân Giới- bố đẻ ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch Tuy nhiên, cho đến nay, như xác minh của nhóm phóng viên Dân trí tại toà nhà trên, khối tài sản này đang do một người có biệt danh là D.T quản lý. Tuy nhiên, UBND thị trấn Tam Đảo lại không xác nhận điều này vì trên giấy tờ, nó vẫn thuộc về Công ty TNHH Mai Phương do ông Trịnh Xuân Giới là Chủ tịch và ông này tái khẳng định là hiện cơ quan chức năng yêu cầu chính quyền địa phương không làm thủ tục để cho phép thực hiện giao dịch với toà nhà, khu đất này, chờ kết luận điều tra. Ở đây, có nhiều câu hỏi đặt ra: Toà nhà trên thực tế có phải là tài sản thực của ông Trịnh Xuân Thanh, nhờ người thân (ông Trịnh Xuân Giới) đứng tên? Nguồn tiền đầu tư ở đâu?. Công ty Cổ phần Dầu khí Kinh Bắc- khi còn là thành viên của Tổng công ty PVC do ông Thanh làm Chủ tịch lại bán toà nhà trên cho chính Công ty do bố đẻ ông Thanh làm Chủ tịch có gì không minh bạch?. Liệu có phải do lường trước khả năng bị khởi tố, ông Trịnh Xuân Thanh cách đây vài tháng đã có dấu hiệu bán toà nhà này, tẩu tán tài sản để chạy ra nước ngoài?. Hiện nay, thực tế ai đang sở hữu, quản lý toà nhà này? Tất cả những vấn đề này đều cần cơ quan chức năng điều tra, làm rõ. Mạnh Quân-Tuấn Hợp ============= Về thông tin ngôi nhà này từng được rao bán với giá 52 tỷ đồng, ông này cho rằng, mức giá thực tế có thể cao hơn rất nhiều bởi vì khu nhà này có vị trí phong thủy rất đặc biệt, đã được đầu tư lớn, hơn nữa, giá vật liệu, thiết bị vận chuyển lên tận đỉnh Tam Đảo để xây dựng là rất đắt đỏ. Phong thủy dặc biệt cái con khỉ! Đường đi cao hơn nóc nhà, nhà sát núi. Đó là thế "Thiên cước đạp thủ sát" - "Trời đạp lên đầu". Híc. Chưa kể sát sạt ngay núi - phạm cách "Âm Sơn cước sát" - bị cấp dưới, hoặc người trong nhà không ưa. Ấy là chưa nói kiến trúc nội thất - Hình Lý Khí - cứ như "dở hơi, nhưng biết bơi". Phong thủy tốt về địa hình mà lão đã gặp chính là nhà - ở trong một cao ốc gần phủ Tây Hồ - của một đại gia họ Trần (Lão wên mất tên). Lão chỉ bàn về phoengshui, còn mọi chuyện lão không liên quan. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 10, 2016 7 điều "kỵ" về tài vị trong nhà, phạm 1 điều gia chủ cũng lao đao Bất cứ căn nhà nào cũng có vị trí tiền tài, nếu không biết để tránh những điều tối kỵ, đừng than trách vì sao tiền của chỉ "đi mà không về". Dưới đây là 7 điều cần hết sức lưu tâm. Theo phong thủy học, tài vị trong nhà được ví như huyệt Mệnh Môn trong cơ thể. Nói như vậy để thấy rằng, nó có liên quan đến sự hưng thịnh, tài vận, sự nghiệp, thanh danh của các thành viên trong một gia đình. Cũng theo thuyết phong thủy, tài vị được coi là trái tim của phòng khách. Trong khi đó, phòng khách là trung tâm của một ngôi nhà. Từ đó có thể thấy, tài vị chính là nơi thu hút tài khí, là nơi chủ chốt để mang đến tài vận, may mắn cho gia đình. Tài vị lý tưởng luôn nằm trên đường chéo từ lối vào phòng khách. Nếu như cửa nhà ở bên trái thì tài vị nằm ở trên đỉnh góc chéo bên phải, cửa nhà ở bên phải thì tài vị nằm trên đỉnh góc chéo bên trái. Với cửa nhà nằm ở giữa thì vị trí này nằm ở đỉnh góc chéo bên trái và bên phải. Vị trí tài vị trong nhà khi nhìn từ cửa ở bên trái, bên phải và ở giữa. Vì tầm quan trọng của tài vị nên ngoài việc xác định đúng vị trí, các thiết kế, bài trí xung quanh tài vận là việc quan trọng không thể xem nhẹ. Dưới đây là 7 điều tối kỵ đối với tài vị, chỉ cần phạm 1 trong số này, hãy tìm cách hóa giải, sửa đổi ngay. Kỵ nước: Tài vị luôn luôn kỵ nước, vì thế tại vị trí này tuyệt đối không nên để những chậy cây trồng trong nước hay bể cá. Vị trí tài vị, tuyệt đối tránh để bể cá. Không có điểm tựa: Phía sau tài vị tốt nhất nên là hai mặt tường kiên cố, có điểm tựa vững chắc, có như vậy mới có thể tàng phong tụ khí. Ngược lại, nếu sau tài vị là một cửa sổ làm bằng kính trong suốt, điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc tích lũy tài lộc mà còn khiến của cải bị rơi rụng, tiêu tán. Vị trí tài vị trong nhà cần có điểm tựa vững chắc. Rung lắc: Nếu tài vị thường xuyên ở trong trạng thái rung lắc, tài chính trong gia đình cũng khó mà giữ cho được. Vì thế, các vật dụng đặt trên vị trí này cần ngăn lắp, tuyệt đối không nên đặt những thứ dễ tạo ra sự rung động như ti vi, loa đài... Bừa bãi, bẩn thỉu: Vị trí tiền tài luôn được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ sẽ có lợi cho đường tài lộc của gia chủ. Tài vị nên sáng sủa, không để u ám, nếu thiếu ánh sáng tự nhiên thì lắp thêm đèn. Một khi phó mặc, không chăm lo, tài vị luôn bừa bãi, gia sản trong nhà sẽ khó có thể bảo toàn. Chịu áp lực lớn: Nếu kê những đồ có trọng lượng lớn như tủ quần áo, tủ sách... lên tài vị, gia chủ đã vô tình tạo một áp lực lớn lên vị trí quan trọng này. Làm như vậy là bạn đã tự mình gây bất lợi cho chính bản thân và gia đình về mặt tiền bạc. Không nên kê tủ, kệ... vào đúng vị trí tài vị trong nhà. Hướng thẳng ra bên ngoài: Tài vị không nên có hướng thẳng ra cửa chính hay nằm trên lối đi trong nhà. Ngay cả việc đặt cửa sổ trên vị trí này cũng là điều tối kỵ vì khi mở cửa sẽ dẫn đến việc tài khí bị thoát ra ngoài. Nếu không thể thay đổi thiết kế, cửa sổ có thể bố trí thêm rèm hoặc lối đi có thể bố trí thêm bình phong để giải tỏa điều cấm kỵ. Thực vật có gai: Tài vị rất kỵ với những cây có gai, tốt nhất không nên để cây cảnh loại này đúng vị trí tiền tài. Thay vào đó, nên để những loại cây có lá to và dày và nên trồng những cây này bằng đất, không trồng cây trong nước. Một chậu cây kim ngân rất phù hợp cho việc đặt trên tài vị trong nhà. theo http://soha.vn/7-dieu-ky-ve-tai-vi-trong-nha-pham-1-dieu-gia-chu-cung-lao-dao-20161011101732155.htm ================================================================= Cái vụ xác định tài vị của bài này đơn giản quá, thua xa phương pháp khí của Địa lý Lạc Việt rất nhiều. Học viên lớp cơ bản nhắm mắt cũng biết nơi nào vượng khí :D Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 10, 2016 7 điều "kỵ" về tài vị trong nhà, phạm 1 điều gia chủ cũng lao đao Bất cứ căn nhà nào cũng có vị trí tiền tài, nếu không biết để tránh những điều tối kỵ, đừng than trách vì sao tiền của chỉ "đi mà không về". Dưới đây là 7 điều cần hết sức lưu tâm. Theo phong thủy học, tài vị trong nhà được ví như huyệt Mệnh Môn trong cơ thể. Nói như vậy để thấy rằng, nó có liên quan đến sự hưng thịnh, tài vận, sự nghiệp, thanh danh của các thành viên trong một gia đình. Cũng theo thuyết phong thủy, tài vị được coi là trái tim của phòng khách. Trong khi đó, phòng khách là trung tâm của một ngôi nhà. Từ đó có thể thấy, tài vị chính là nơi thu hút tài khí, là nơi chủ chốt để mang đến tài vận, may mắn cho gia đình. Tài vị lý tưởng luôn nằm trên đường chéo từ lối vào phòng khách. Nếu như cửa nhà ở bên trái thì tài vị nằm ở trên đỉnh góc chéo bên phải, cửa nhà ở bên phải thì tài vị nằm trên đỉnh góc chéo bên trái. Với cửa nhà nằm ở giữa thì vị trí này nằm ở đỉnh góc chéo bên trái và bên phải. Vị trí tài vị trong nhà khi nhìn từ cửa ở bên trái, bên phải và ở giữa. Vì tầm quan trọng của tài vị nên ngoài việc xác định đúng vị trí, các thiết kế, bài trí xung quanh tài vận là việc quan trọng không thể xem nhẹ. Dưới đây là 7 điều tối kỵ đối với tài vị, chỉ cần phạm 1 trong số này, hãy tìm cách hóa giải, sửa đổi ngay. Kỵ nước: Tài vị luôn luôn kỵ nước, vì thế tại vị trí này tuyệt đối không nên để những chậy cây trồng trong nước hay bể cá. Vị trí tài vị, tuyệt đối tránh để bể cá. Không có điểm tựa: Phía sau tài vị tốt nhất nên là hai mặt tường kiên cố, có điểm tựa vững chắc, có như vậy mới có thể tàng phong tụ khí. Ngược lại, nếu sau tài vị là một cửa sổ làm bằng kính trong suốt, điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc tích lũy tài lộc mà còn khiến của cải bị rơi rụng, tiêu tán. Vị trí tài vị trong nhà cần có điểm tựa vững chắc. Rung lắc: Nếu tài vị thường xuyên ở trong trạng thái rung lắc, tài chính trong gia đình cũng khó mà giữ cho được. Vì thế, các vật dụng đặt trên vị trí này cần ngăn lắp, tuyệt đối không nên đặt những thứ dễ tạo ra sự rung động như ti vi, loa đài... Bừa bãi, bẩn thỉu: Vị trí tiền tài luôn được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ sẽ có lợi cho đường tài lộc của gia chủ. Tài vị nên sáng sủa, không để u ám, nếu thiếu ánh sáng tự nhiên thì lắp thêm đèn. Một khi phó mặc, không chăm lo, tài vị luôn bừa bãi, gia sản trong nhà sẽ khó có thể bảo toàn. Chịu áp lực lớn: Nếu kê những đồ có trọng lượng lớn như tủ quần áo, tủ sách... lên tài vị, gia chủ đã vô tình tạo một áp lực lớn lên vị trí quan trọng này. Làm như vậy là bạn đã tự mình gây bất lợi cho chính bản thân và gia đình về mặt tiền bạc. Không nên kê tủ, kệ... vào đúng vị trí tài vị trong nhà. Hướng thẳng ra bên ngoài: Tài vị không nên có hướng thẳng ra cửa chính hay nằm trên lối đi trong nhà. Ngay cả việc đặt cửa sổ trên vị trí này cũng là điều tối kỵ vì khi mở cửa sẽ dẫn đến việc tài khí bị thoát ra ngoài. Nếu không thể thay đổi thiết kế, cửa sổ có thể bố trí thêm rèm hoặc lối đi có thể bố trí thêm bình phong để giải tỏa điều cấm kỵ. Thực vật có gai: Tài vị rất kỵ với những cây có gai, tốt nhất không nên để cây cảnh loại này đúng vị trí tiền tài. Thay vào đó, nên để những loại cây có lá to và dày và nên trồng những cây này bằng đất, không trồng cây trong nước. Một chậu cây kim ngân rất phù hợp cho việc đặt trên tài vị trong nhà. theo http://soha.vn/7-dieu-ky-ve-tai-vi-trong-nha-pham-1-dieu-gia-chu-cung-lao-dao-20161011101732155.htm ================================================================= Cái vụ xác định tài vị của bài này đơn giản quá, thua xa phương pháp khí của Địa lý Lạc Việt rất nhiều. Học viên lớp cơ bản nhắm mắt cũng biết nơi nào vượng khí :D Đúng là như vậy! Bài này "dở hơi , nhưng lại biết bơi". Nhà lão Gàn đúng chỗ "Tài Vị" theo bài báo này là một bể cá to đùng 2x 2.5 m. Hì! "Thiên cơ khả dĩ lộ tì tì...". Ai mún biết cứ 2 triệu/ tháng đăng ký học lớp "Địa lý phoengshui Lạc Việt ứng dụng", hai năm sau viết bài đăng báo còn hay hơn bài này.Hì 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites