Quản Trị Viên 10

Câu Chuyện Phong Thủy

257 bài viết trong chủ đề này

phamhung xin xóa bài này!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phamhung lưu ý:

Nhưng tin tức như thế này, nó chỉ tác dụng kiểm chứng thêm chứng lý phoengshui Việt, một cách hạn chế.

Phamhung để ý mà xem, sp không bao giờ đăng các dự án và khen hay dở, không phê phán tiêu cực xã hội, tham ô, tham nhũng...với sư phụ là chuyện ..."ngoài hành tinh".

Không phải sư phụ vô cảm. Nếu vô cảm đã không bỏ hết tâm huyết và trí tuệ để chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, sẵn sàng phản biện lại cả "hầu hết" và "cộng đồng khoa học thế giới". Cũng không phải sư phụ không đủ hiểu biết để phân tích các mối liên hệ "Chính trị kinh tế học". Tất cả những tri thức của nền văn minh hiện đại - chưa nói đến những thứ vớ vẩn khác - đều không vượt khỏi nội dung của thuyết ADNh.

Nhưng, sư phụ đã nói nhắc nhiều lần : "Quân tử vấn dịch để biết lẽ tiến thoái, không thay đổi ý chỉ của mình". Mình lo chuyên môn nghiên cứu Lý học nhân danh nền văn hiến Việt. Vậy cũng quá đủ mệt mỏi rồi.

Những người nghiên cứu Lý học sâu sắc, tự cổ chí kim ít dây dưa đến các vấn đề chính trị xã hội. Bởi vì họ biết rất rõ cái gì sẽ xảy ra thì dây dưa làm gì.

Cứ đi xem bói và mần phoengshui kiếm chiền thôi. Ngoại trừ những người nghèo, hoặc khó khăn cần giúp đỡ, còn lại cứ "tiền nào, của đấy". Sư phụ sẽ truyền đạt thêm kiến thức Phoengshui cho Phamhung. Phamhung cần trau dồi thêm về mảng lý thuyết.

Nếu Việt sử 5000 năm văn hiến được tôn vinh, mọi chuyện tự nó sẽ tốt đẹp.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phamhung lưu ý:

Nhưng tin tức như thế này, nó chỉ tác dụng kiểm chứng thêm chứng lý phoengshui Việt, một cách hạn chế.

Phamhung để ý mà xem, sp không bao giờ đăng các dự án và khen hay dở, không phê phán tiêu cực xã hội, tham ô, tham nhũng...với sư phụ là chuyện ..."ngoài hành tinh".

Không phải sư phụ vô cảm. Nếu vô cảm đã không bỏ hết tâm huyết và trí tuệ để chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, sẵn sàng phản biện lại cả "hầu hết" và "cộng đồng khoa học thế giới". Cũng không phải sư phụ không đủ hiểu biết để phân tích các mối liên hệ "Chính trị kinh tế học". Tất cả những tri thức của nền văn minh hiện đại - chưa nói đến những thứ vớ vẩn khác - đều không vượt khỏi nội dung của thuyết ADNh.

Nhưng, sư phụ đã nói nhắc nhiều lần : "Quân tử vấn dịch để biết lẽ tiến thoái, không thay đổi ý chỉ của mình". Mình lo chuyên môn nghiên cứu Lý học nhân danh nền văn hiến Việt. Vậy cũng quá đủ mệt mỏi rồi.

Những người nghiên cứu Lý học sâu sắc, tự cổ chí kim ít dây dưa đến các vấn đề chính trị xã hội. Bởi vì họ biết rất rõ cái gì sẽ xảy ra thì dây dưa làm gì.

Cứ đi xem bói và mần phoengshui kiếm chiền thôi. Ngoại trừ những người nghèo, hoặc khó khăn cần giúp đỡ, còn lại cứ "tiền nào, của đấy". Sư phụ sẽ truyền đạt thêm kiến thức Phoengshui cho Phamhung. Phamhung cần trau dồi thêm về mảng lý thuyết.

Nếu Việt sử 5000 năm văn hiến được tôn vinh, mọi chuyện tự nó sẽ tốt đẹp.

================

PS: Từ đầu mùa mưa bão đến giờ, chưa có cơn bão nào vào biển Đông nhỉ?!

 

Dạ, con cám ơn Sư phụ đã nhắc nhở ạ, Con cũng đã cân nhắc trước khi đăng mà,

 

 

Sư phụ sẽ truyền đạt thêm kiến thức Phoengshui cho Phamhung. Phamhung cần trau dồi thêm về mảng lý thuyết

 

Con mong được Sư phụ quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ để con được trau dồi thêm kiến thức và cống hiến cho đời và theo chân SP đi mần fengsuii kiến chiền ạ, hì hì.

 

Con cám ơn Sư phụ nhiều nhiều ạ. 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư tử Tàu mất thiêng, đại gia Hà Nội trấn yểm bằng đại bàng Tây

 

Nhiều căn biệt thự hàng chục tỷ của các đại gia Hà Nội sử dụng những linh vật khá độc để "trấn yểm" nhà như đại bàng, sư tử... trấn yểm mong may mắn bình an.

 

20141012085437-linh-vat-2.JPG


20141012085437-linh-vat-3.JPG

Căn biệt thự của một đại gia ở khu đô thị Linh đàm (Hoàng Mai) được sử dụng đôi sư tử làm linh vật phong thủy.

 

20141012085449-linh-vat-4.JPG

20141012085449-linh-vat-5.JPG

20141012085449-linh-vat-6.JPG20141012085500-linh-vat-7.JPG

Theo phong thủy, một đôi sư tử gác ở hai bên cổng chính giúp xua đuổi trộm cắp...đồng thời mang lại may mắn.

 

20141012085500-linh-vat-8.JPG

Có căn biệt thự lại được gia chủ chọn linh vật là đại bàng.

 

20141012085500-linh-vat-9.JPG20141012085507-linh-vat-10.JPG

Theo tiết lộ của một gia chủ, sở dĩ lựa chọn đại bàng làm linh vật "giữ nhà' là do có đi xem thầy phong thủy.

 

20141012085507-linh-vat-11.JPG

Nhưng có chủ nhân của căn biệt thự lại dùng đôi chó làm linh vật và để ngay cửa ra vào nhà.

(Theo infonet)

 

=========================================================

Kinh tế đang khó khăn, làm ăn vất vả, có lẽ đi kinh doanh tượng sư tử, đại bàng . . .  bán cho các đại gia

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phamhung lưu ý:

Nhưng tin tức như thế này, nó chỉ tác dụng kiểm chứng thêm chứng lý phoengshui Việt, một cách hạn chế. Nhưng thực sự không liên quan.

Phamhung để ý mà xem, sp không bao giờ đăng các dự án và khen hay dở, không phê phán tiêu cực xã hội, tham ô, tham nhũng...với sư phụ là chuyện ..."ngoài hành tinh".

Không phải sư phụ vô cảm. Nếu vô cảm đã không bỏ hết tâm huyết và trí tuệ để chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, sẵn sàng phản biện lại cả "hầu hết" và "cộng đồng khoa học thế giới". Cũng không phải sư phụ không đủ hiểu biết để phân tích các mối liên hệ "Chính trị kinh tế học". Tất cả những tri thức của nền văn minh hiện đại - chưa nói đến những thứ vớ vẩn khác - đều không vượt khỏi nội dung của thuyết ADNh.

Nhưng, sư phụ đã nói nhắc nhiều lần : "Quân tử vấn dịch để biết lẽ tiến thoái, không thay đổi ý chỉ của mình". Mình lo chuyên môn nghiên cứu Lý học nhân danh nền văn hiến Việt. Vậy cũng quá đủ mệt mỏi rồi.

Những người nghiên cứu Lý học sâu sắc, tự cổ chí kim ít dây dưa đến các vấn đề chính trị xã hội. Bởi vì họ biết rất rõ cái gì sẽ xảy ra thì dây dưa làm gì.

Cứ đi xem bói và mần phoengshui kiếm chiền thôi. Ngoại trừ những người nghèo, hoặc khó khăn cần giúp đỡ, còn lại cứ "tiền nào, của đấy". Sư phụ sẽ truyền đạt thêm kiến thức Phoengshui cho Phamhung. Phamhung cần trau dồi thêm về mảng lý thuyết.

Nếu Việt sử 5000 năm văn hiến được tôn vinh, mọi chuyện tự nó sẽ tốt đẹp.

================

PS: Từ đầu mùa mưa bão đến giờ, chưa có cơn bão nào vào biển Đông nhỉ?!

 

Cháu xin lưu ý chú Thiên Sứ và anh Phamhung là trang web nói trên là 1 trang web mạo danh nhé!

Về chuyện của anh Thắm, cháu có vinh hạnh biết anh ấy từ thời anh ấy về mua Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng. Nhìn từ góc độ chuyên môn, những người hiểu chuyện sẽ không bất ngờ về tính chất của sự việc, có chăng chỉ là thời điểm diễn ra sự việc. Ngoài anh Thắm thì còn nhiều người nữa liên đới cũng như nhiều người khác ở vị thế tương tự đang lo sốt vó vì không biết bao giờ sẽ đến lượt mình. Chuyện trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết là chuyện thường tình, xưa nay đâu hiếm. Vấn đề là con trâu nào trụ lại cuối cùng thôi.

Ngoài chuyên môn, cháu có cảm giác khuôn mặt của anh ấy có những nét không cân phân, đặc biệt là khu vực trung đình: mắt, ấn đường, lông mày, cánh mũi... Thứ nữa da thô, tóc rễ tre xoăn, dày nhưng khá trắng so với người thuộc cách này liệu có phải nét bất cập về hình tướng không ạ? Nhất mệnh, nhị vận, tam phong thủy... trong trước hợp này cháu nghĩ hội hợp cả 3 mới dẫn đến kết cục bất ngờ như vậy!

Trân trọng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu xin lưu ý chú Thiên Sứ và anh Phamhung là trang web nói trên là 1 trang web mạo danh nhé!

Về chuyện của anh Thắm, cháu có vinh hạnh biết anh ấy từ thời anh ấy về mua Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng. Nhìn từ góc độ chuyên môn, những người hiểu chuyện sẽ không bất ngờ về tính chất của sự việc, có chăng chỉ là thời điểm diễn ra sự việc. Ngoài anh Thắm thì còn nhiều người nữa liên đới cũng như nhiều người khác ở vị thế tương tự đang lo sốt vó vì không biết bao giờ sẽ đến lượt mình. Chuyện trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết là chuyện thường tình, xưa nay đâu hiếm. Vấn đề là con trâu nào trụ lại cuối cùng thôi.

Ngoài chuyên môn, cháu có cảm giác khuôn mặt của anh ấy có những nét không cân phân, đặc biệt là khu vực trung đình: mắt, ấn đường, lông mày, cánh mũi... Thứ nữa da thô, tóc rễ tre xoăn, dày nhưng khá trắng so với người thuộc cách này liệu có phải nét bất cập về hình tướng không ạ? Nhất mệnh, nhị vận, tam phong thủy... trong trước hợp này cháu nghĩ hội hợp cả 3 mới dẫn đến kết cục bất ngờ như vậy!

Trân trọng!

Lạ nhỉ? Sao một trang web mạo danh cấp độ quốc gia, mà các cơ quan công quyền không lên tiếng chính thức và thống báo rộng rãi? Thích Đủ Thứ có thông tin chính thức nào về vấn đề này không. Lý học luôn tôn trọng tính chính danh.

Còn về chuyên môn phong thủy, chú thấy rằng: Phong thủy đúng thì mọi chuyện bình thường, ăn thua vận. Nhưng phong thủy sai thì chết liền. Như uống thuốc bổ thì bình thường, uống thuốc độc thì chết ngay vậy.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lạ nhỉ? Sao một trang web mạo danh cấp độ quốc gia, mà các cơ quan công quyền không lên tiếng chính thức và thống báo rộng rãi? Thích Đủ Thứ có thông tin chính thức nào về vấn đề này không. Lý học luôn tôn trọng tính chính danh.

Còn về chuyên môn phong thủy, chú thấy rằng: Phong thủy đúng thì mọi chuyện bình thường, ăn thua vận. Nhưng phong thủy sai thì chết liền. Như uống thuốc bổ thì bình thường, uống thuốc độc thì chết ngay vậy.

Cháu ko tìm thấy tuyên bố của VP CP hay VP CTN về vấn đề này nhưng có bài báo này cháu nghĩ là có thể lấy tạm làm căn cứ ạ:

http://nhipsongso.tuoitre.vn/tin/20110911/tran-lan-web-mao-danh-lanh-dao/455316.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu ko tìm thấy tuyên bố của VP CP hay VP CTN về vấn đề này nhưng có bài báo này cháu nghĩ là có thể lấy tạm làm căn cứ ạ:

http://nhipsongso.tuoitre.vn/tin/20110911/tran-lan-web-mao-danh-lanh-dao/455316.html

 

Cám ơn Thích đủ Thứ! thế kỷ 21 này quả là loạn thông tin và người sử dụng Internet cũng cần cẩn thận cân nhắc chon lọc thông tin để  tiếp thu, tránh nhầm lẫn mà vô tình mang tội.

 

đúng là tội phạm thời công nghệ. Có khi nội dung cơ bản là đúng nhưng chúng chỉ cài ở đó một vài câu sai sự thật để người đọc bị lừa nhưng cứ tưởng đó là thật và hiểu sai bản chất sự việc.

 

Thiết nghĩ các đơn vị chức năng liên quan đến CNTT và truyền thông cần có biện pháp ngăn chặn đồng thời hướng dẫn, tuyên truyền để nhân dân hiểu biết, chọn lọc thông tin đúng tránh những nhầm lẫn tai hại từ các luồng thông tin không chính thống.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn Thích đủ Thứ! thế kỷ 21 này quả là loạn thông tin và người sử dụng Internet cũng cần cẩn thận cân nhắc chon lọc thông tin để  tiếp thu, tránh nhầm lẫn mà vô tình mang tội.

 

đúng là tội phạm thời công nghệ. Có khi nội dung cơ bản là đúng nhưng chúng chỉ cài ở đó một vài câu sai sự thật để người đọc bị lừa nhưng cứ tưởng đó là thật và hiểu sai bản chất sự việc.

 

Thiết nghĩ các đơn vị chức năng liên quan đến CNTT và truyền thông cần có biện pháp ngăn chặn đồng thời hướng dẫn, tuyên truyền để nhân dân hiểu biết, chọn lọc thông tin đúng tránh những nhầm lẫn tai hại từ các luồng thông tin không chính thống.

 

Internet là nơi mà người ta có thể thể hiện tự do cá nhân 1 cách thoải mái nhất, và cũng là nơi mà sự riêng tư, cá nhân bị xâm phạm nhiều nhất. Nếu bạn thích thú với việc có thể nghe bất cứ bài hát nào mà bạn yêu thích mà ko phải trả 1 xu nào, thì cũng đồng nghĩa với việc tác giả của bài hát mà bạn đang nghe và cả xã hội phải nhức nhối vì nạn đánh cắp bản quyền. Bạn có thể tự do sử dụng các trang mạng xã hội, tha hồ thể hiện quan điểm cá nhân, kể cả bằng việc đặt tên trang cá nhân của bạn bằng bất kỳ tên gì, ngôn ngữ gì. Thử hỏi 1 ngày, nếu bạn ko được phép làm những việc như trên, liệu bạn có thấy hài lòng?

 

Nói tóm lại, khi chúng ta được hưởng quá nhiều lợi ích từ việc bùng nổ công nghệ thông tin, internet thì ngược lại, chúng ta cũng phải hứng chịu những tác động tiêu cực từ mặt trái của nó. Để hạn chế điều này, chúng ta ko còn cách nào khác là phải tự mình sàng lọc các nguồn thông tin trước khi tiếp nhận.

 

Theo kinh nghiệm của mình, các trang web chính thống thường sẽ có các thông tin về giấy phép hoạt động, trụ sở văn phòng hoạt động và các thông tin để liên hệ (Tên cty, địa chỉ trụ sở hoạt động, số đt liên hệ, email... ) ở bên dưới trang. Đó là việc nhận diện 1 trang web "đàng hoàng", còn việc thông tin họ đăng chính xác được đến bao nhiêu phần trăm thì lại là chuyện khác... Nói chung, nên hạn chế đọc báo (nhất là báo mạng) thì tốt hơn.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ly kỳ đế vương xuất hiện trên đất bị trấn yểm

 

Dưới lăng kính của giới nghiên cứu, Thanh Hóa là đất đế vương chung hội, còn Cao Bằng là nơi các bậc đế vương ẩn náu.

 

253bba2524badc.img.jpg

ảnh minh họa

 
Vùng đất của hai vua
 
Đất Thanh Hóa đã sinh cho đất nước hai vị hoàng đế anh hùng: Lê Đại Hành (Lê Hoàn) đánh thắng quân xâm lược Tống vào cuối thế kỷ 10 và Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đánh thắng quân Minh vào đầu thế kỷ 15.
Ở đây, chúng tôi đề cập đến một địa danh đã đi vào lịch sử là Lam Sơn, thuộc huyện Lương Giang, trấn Thanh Hóa (nay thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), là nơi các nhà sử học, phong thủy học thường nhắc đến với những chiêm nghiệm về địa lý, về nguyên khí hun đúc nên vùng địa linh nhân kiệt này, để lại những ghi chép đáng để chúng ta ngày nay suy ngẫm.
 
Chẳng hạn, sử thần Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư cho biết, ông tổ ba đời của vua Lê Lợi tên húy là Hối, một hôm đi dạo chơi đến vùng núi Lam Sơn nhìn quang cảnh quanh đó và chợt thấy có đàn chim đông đúc đang ríu rít bay lượn quanh chân núi như thể núi Lam Sơn có một lực thu hút vô hình, có sức thu phục nhân tâm nhiều như chim đàn về tổ, bèn nói: “đây hẳn là chỗ đất tốt” và quyết định “dời nhà đến ở đấy”.
 
Những ghi chép trên của Ngô Sĩ Liên tuy khá vắn tắt, song cũng đã thông tin về một trong các yếu tố liên quan đến phong thủy của vùng đất phát vương. Tức vùng đất không thuộc về nơi “sơn cùng thủy tận”, cũng không phải nơi “tuyệt địa” vắng vẻ. Mà là nơi “chim tụ hội thành đàn” đông vui, ríu rít, là đất “tụ khí tàng phong” khác hẳn với những miền hung địa.
 
Hung địa theo thuật ngữ phong thủy là đất chu tước bi khốc (chim cất tiếng kêu sầu), hoặc đất bạch hổ hàm thi (con hổ đang ngậm xác chết trong miệng), hoặc xương long vô túc(rồng không có chân, rồng bị tật nguyền)… Như thế, Lam Sơn là đất cát tường, đất tụ nghĩa, đất xưng vương, mà người đứng lên đảm đương việc mở đầu nghiệp đế của nhà Lê là Lê Lợi.
 
Thật vậy, khi tổ nhà Lê là cụ Hối dời về ở Lam Sơn thì chỉ sau 3 năm đã gây thành sản nghiệp lớn và từ đó trở đi họ Lê làm quân trưởng một phương, trong nhà lúc nào cũng có tới hơn 1.000 tôi tớ, trải các đời sau sinh ra Lê Lợi với “thiên tư tuấn tú khác thường, thần sắc tinh anh kỳ vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai có nốt ruồi son, tiếng nói như chuông, dáng đi tựa rồng, bước tới như hổ, kẻ thức giả đều biết vua là bậc phi thường” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Theo truyền thuyết, nhà họ Lê được các thầy địa lý và các nhà sư thượng thừa về khoa phong thủy chỉ dẫn và báo mộng cho biết một huyệt đất phát vương (ở động Chiêu Nghi). Theo cụ Tả Ao, đất phát vương phải là đất hợp đủ các điều kiện được cụ diễn ca qua mấy câu lục bát sau đây:
 
Ngũ tinh cách tú triều nguyên / Kim, mộc, thủy, hỏa bốn bên loan hoàn / Thổ tinh kết huyệt trung ương / Ấy đất sinh thánh sinh vương đời đời.
Muốn hiểu các câu lục bát của cụ Tả Ao về đất phát vương nêu trên hẳn phải chú trọng, quan sát hình dáng của cuộc đất (theo ngũ hành) gồm: hình tròn thuộc kim tinh (con Kim), hình doi thuộc mộc tinh (con Mộc), hình vuông thuộc thổ tinh (con Thổ), hình nhọn thuộc hỏa tinh (con Hỏa), hình sóng thuộc thủy tinh (con Thủy). Theo đó con Thổ phải ở vị trí chính giữa (kết huyệt trung ương) và các con Kim, Mộc, Hỏa, Thủy sẽ tuần tự vây quanh.
 
Thực hư về đất phát vương ở Chiêu Nghi như thế nào chưa bàn tới. Chỉ căn cứ trên chính sử, thì năm Lê Lợi lên 33 tuổi (Mậu Tuất 1418) đã dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, trong khoảng 10 năm sau đó đuổi sạch quân Minh xâm lược, bắt sống tướng tá và 10 vạn viện binh của nhà Minh đều thua cả, không giết, đại định thiên hạ, lên ngôi hoàng đế vào ngày rằm tháng tư (Mậu Thân 1428) và lập tức xuống chiếu tha thuế cho dân chúng cả nước: “các thứ thuế như tô ruộng, vàng bạc, đầm phá, bãi dâu trong cả nước đều tha (không thu thuế) trong 2 năm”. Và ban bố nhiều điều lợi ích cho dân chúng. Đó là cách tích đức của bậc đế vương, vừa tỏ lòng thương dân, thuận ý trời (thuận thiên) vừa để phúc cho con cháu đời sau.
 
Điều đó phù hợp hoàn toàn với lời giáo huấn lưu truyền từ lâu đời trong truyền thống nhân nghĩa và trong đời sống tinh thần của các thầy địa lý, các nhà phong thủy là “Tiên tích đức, hậu tầm long” – đại ý có nghĩa trước hết cần phải chứa đức, rồi sau đó hãy tìm long mạch… Phải chăng việc tích đức của Lê Lợi đã dẫn đến kết quả tốt đẹp là sự tồn tại của nhà Lê kéo dài từ thời Lê sơ với 10 đời, gồm 100 năm (1428 – 1527), đến thời Lê trung hưng với 16 đời, gồm 265 năm nữa (1533 – 1789) qua các triều Mạc, chúa Trịnh và chúa Nguyễn.
 
Đất ẩn náu của bậc đế vương
 
Trong khoảng thời gian đó, Mạc Đăng Dung ép vua Lê phải nhường ngôi cho mình, lập nên nhà Mạc từ năm 1527 đến 1592 thì sụp đổ. Trước khi sụp đổ, vua Mạc thứ năm là Mạc Mậu Hợp đã sai người đem lễ vật đến thăm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và xin hỏi về thế cuộc.
Trạng Trình chỉ đáp một câu ngắn gọn: “Cao Bằng tuy thiển, khả diên sổ thể” – nghĩa là đất Cao Bằng tuy là chật hẹp nhưng có thể giữ được về sau… Quả đúng như lời Trạng Trình nói, sau này khi nhà Mạc bị quân Trịnh đánh bật khỏi thành Thăng Long và bị truy đuổi tứ tán, thì con cháu nhà Mạc nghe theo lời chỉ dẫn của Trạng Trình đã chạy về cố thủ ở đất Cao Bằng và tồn tại thêm 96 năm nữa mới bị thôn tính, mất hẳn.
Theo các nhà phong thủy, những bậc thầy về địa lý, thì Cao Bằng là đất dung thân hiểm yếu, ẩn náu của bậc đế vương, nơi xuất phát của những cơn sấm sét về xuôi. Chính vì thế, từ thời Đường Ý Tông (Trung Quốc) khi Cao Biền xâm lăng nước ta đã cho xây thànhĐại La (ở Thăng Long – Hà Nội) và thành Nà Lữ (ở Cao Bằng).
 
Về sau thành Nà Lữ được người Việt trấn giữ, trừ bùa yểm của Cao Biền. Đến nay di tích thành Nà Lữ vẫn còn ở làng Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, có hình chữ nhật dài 800m, rộng 600m, xây bằng gạch và bằng đá tảng với 4 gò đất nổi mang tên: Long, Ly, Quy, Phượng. Gò Phượng nằm ở trung tâm. Khi nhà Mạc chạy về Cao Bằng đã chiếm thành Nà Lữ để đóng đô và xây thành đá trên núi để phòng ngự.
Cần ghi nhận thêm, đến thời hiện đại, Cao Bằng vẫn là mảnh đất “huyền thoại” về hai phương diện lịch sử và địa lý phong thủy. Vì Cao Bằng có hang Pắc Bó là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm căn cứ lãnh đạo cách mạng Việt Nam thời kỳ 1941 – 1945, có rừng Trần Hưng Đạo ở xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp tuyên bố thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ngày 22.12.1944 – là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay. Xem thế từ Cao Biền, đến thời Lê – Mạc, cho tới nay đất Cao Bằng vẫn là nơi “tụ khí tàng phong” hết sức cát tường theo cách nhìn phong thủy.

Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com

========================================================================

 

Vùng đất cao Bằng đến ngày nay vẫn rất quan trọng trong việc bảo vệ biên cương Tổ quốc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lâu đài gà vàng, 'vận hạn' của đại gia Cầu Giấy

 

 

vef.gif- Chủ nhân của tòa nhà cầm tinh con gà và đã đúc gà vàng trên nóc nhà. Tuy nhiên, theo chuyên gia phong thủy, gà “bới trên đầu” sẽ loạn.

 

Đại gia gà vàng bất ngờ xuất hiện

 

Khoảng cuối tháng 4 vừa qua, những hình ảnh về một tòa nhà đúc 6 con gà dát vàng trên nóc bất ngờ xuất hiện trên mặt báo.

Tòa nhà này nằm bên bờ sông Tô Lịch gần đường Hoàng Quốc Việt - HN, có diện tích khoảng 400m2, xây cao 5 tầng, được thiết kết như những lâu đài cổ ở nước ngoài. Các mặt tường của tòa nhà đều được trang trí họa tiết hết sức công phu.

20141105161421-ga1.jpg

 

Điều đặc biệt là chủ nhân của nó đã “chịu chơi” đến mức đúc tới 6 con gà vàng cỡ lớn đặt lên trên nóc. Một con gà trống vàng to nhất được đặt ở chính giữa đang trong tư thế cất tiếng gáy, 5 con gà vàng cỡ bé hơn được đặt vòng quanh.

Theo những công nhân làm việc tại tòa nhà này, 6 con gà vàng trên được đúc đồng đặc nguyên khối, sau đó dát một lớp dày bằng vàng đạt chuẩn chất lượng phía bên ngoài để không sợ bị thời tiết bào mòn, tàn phá.

 

20141105161421-ga-2.jpg

6 con gà dát vàng được đặt trên mái.

 

Một số người dân may mắn được vào bên trong tòa nhà cho hay, ngoài việc tiêu tốn tiền tỷ vào 6 con gà vàng, “tòa lâu đài” này còn dát vàng ở gian phòng được xây để thờ cúng.

Sau đó, tung tích chủ nhân của “tòa lâu đài” gà vàng cũng dần lộ diện. Đó là ông N.Q.T. (SN 1957 – Đinh Dậu, quê gốc ở Thanh Hóa). Sau gần 10 năm buôn phế liệu ở đất HN, ông có một số vốn làm ăn, rồi đầu tư kinh doanh sắt thép. Nhờ có kinh nghiệm buôn bán, vợ chồng ông T. giàu lên nhanh chóng. Từ đó, ông mở một chuỗi cửa hàng ở HN.

Ngôi biệt thự gắn 6 con gà dát vàng này chỉ là một trong số những ngôi biệt thự mà gia đình ông Thanh đã xây dựng tại HN và Thanh Hóa.

 

20141105161940-ga3.jpg

Vợ chồng đại gia N.Q.T

 

Được biết, để có không gian thoáng đẹp cho ngôi biệt thự này, ông T. đã bỏ ra rất nhiều tiền để mua toàn bộ đất của 5 căn hộ xung quanh ngôi nhà cũ.

Chủ nhân tòa nhà nhất định không tiết lộ tổng chi phí của công trình kỳ công này nhưng theo một số người dân xung quanh, đến lúc hoàn thiện ngôi biệt thự phải có giá đến 100 tỷ đồng.

 

Vận hạn 'gà bới trên đầu'?

Theo quan niệm dân gian, tượng gà trống cũng được dùng trong phong thuỷ. Gà bằng đồng mạ vàng có tác dụng chấn hưng sự sống, thu hút sinh khí. Gà trống gáy sẽ báo tin vui vào buổi sáng mang hàm nghĩa tốt và thúc đẩy sự phát triển trong kinh doanh.

 

Sự sắp xếp đan xen giữa những con gà mái và gà trống tạo nên sự hòa hợp về âm dương cho ngôi nhà. Có ý kiến cho rằng, chủ nhân ngôi nhà đã sử dụng biểu tượng 6 con gà dát vàng với mong muốn mang đến may mắn và hạnh phúc cho ngôi nhà của mình.

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu phong thuỷ Nguyễn Cung Hà, Phó giám đốc Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và ứng dụng văn hóa Á Đông, người tuổi Dậu mà đặt con gà lên nóc nhà tự làm lộ thiên mình là không nên.

Ông phân tích trên báo Đời sống và Pháp luật, việc đưa gà trống dát vàng lên trên nóc như thế, có thể người chủ chỉ suy nghĩ theo kiểu chủ nhà tuổi gì thì đặt con đó lên trên. Điều này thuộc về sở thích cá nhân hoặc thú chơi chứ không có ý nghĩa về tâm linh. Còn theo phong thuỷ, đặt như vậy thì gà sẽ “bới trên đầu” cũng không phải là điều hay. Vì theo quan niệm từ xưa tới nay, gà “bới trên đầu” là sẽ loạn.

 

20141105161940-ga4.jpg

Nhà nghiên cứu phong thuỷ Nguyễn Cung Hà

 

Bằng kinh nghiệm thực tế, ông Hà cho hay, đây là lần đầu tiên ông thấy có người đặt gà lên trên đỉnh biệt thự hay nóc nhà. Trên thực tế, hầu như không ai trưng các con vật lên nóc nhà.

Không biết có đúng là gà “bới trên đầu” sẽ loạn không nhưng từ khi xây "tòa lâu đài" gà vàng này, đại gia T. liên tiếp gặp rắc rối.

Đầu tiên là vụ một người đàn ông tự xưng là “con rể” của đại gia T. ngang nhiên nói xấu bố vợ trên các diễn đàn. Thông tin xuất phát từ trang mạng, người đàn ông này đang du học ở Úc. Anh này thẳng thắn kể về những việc làm cho là xấu xa nhất của "bố vợ".
 

Bài viết khiến dư luận xôn xao. Nhiều độc giả cho rằng đây là một bài viết nhằm mục đích nói xấu của một người có ác ý với vị đại gia “đồng nát”.

Đại gia T. cũng đã lên tiếng về việc này. Trên báo Kiến Thức, ông T. khẳng định: “Đây chỉ là kẻ mượn danh vụ khống, bịa đặt mục tiêu là phá hoại hạnh phúc gia đình người khác, chỉ là những kẻ ghen ăn tức ở bôi nhọ danh dự người khác...".

 

Sau đó, báo chí lại rầm rộ đưa tin về việc phát lộ nhiều sai phạm tại "tòa lâu đài" này.

Theo GPXD số 266 do UBND quận Cầu Giấy cấp ngày 23/05/2012, công trình lâu đài gà vàng được phép xây 5 tầng, 1 tum. Tuy nhiên, ngày 02/01/2013, UBND phường Nghĩa Đô đã lập biên bản ngừng thi công xây dựng công trình này với lý do xây dựng sai phép với hiện trạng vượt 1 tầng, 60 m2 và cao 3m so với GPXD. Tiếp đến, ngày 03/01/2013, UBND phường đã ra quyết định đình chỉ thi công công trình.

 

20141105162157-ga5.jpg

Lâu đài gà vàng bị đình chỉ do xây dựng sai phép nhưng đến nay vẫn tồn tại và tiếp tục thi công xây dựng

 

Ngày 22/10 vừa qua, UBND phường Nghĩa Đô đã ra thêm một văn bản số 195/UBND-DT gửi điện lực quận Cầu Giấy, xí nghiệp kinh doanh nước sạch Cầu Giấy, công an phường Nghĩa Đô phối kết hợp ngừng cung cấp điện nước, tại địa chỉ gia đình ông T. Đồng thời, đề nghị công an phường cấm thợ xây dựng, cấm vận chuyển vật liệu xây dựng vào công trình vi phạm trật tự xây dựng.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên báo Dân trí vào ngày 31/10, công trình vẫn còn rất nhiều công nhân tiếp tục thi công những hạng mục còn lại. Thậm chí, chủ nhà còn thuê người bảo vệ để không cho ai quay phim, chụp ảnh trước tòa nhà này.

 

================================================

Không biết thầy cao thủ nào, tư vấn cho gia chủ chơi 6 còn gà trên nóc :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lần đầu tiên trưng bày sư tử và nghê thuần Việt

 

 

Gần 60 hiện vật nghê, sư tử bằng chất liệu đá, gốm, sành, gỗ, đồng, từ thời Lý - Trần - Hậu Lê đến Nguyễn, lần đầu tiên ra mắt công chúng nhằm giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá giá trị độc đáo trong kho tàng di sản nghệ thuật dân tộc.

1-nghe-4b-3441-1415350247.jpg

 

Sáng 7/11, triển lãm chuyên đề "Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam" đã diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chương trình giới thiệu gần 60 hiện vật, từ thời Lý - Trần - Hậu Lê đến Nguyễn, được tạo tác bằng các chất liệu đá, gốm, sành, gỗ, đồng và một số tư liệu video, hình ảnh... 

 

2-6409-1415350248.jpg

 

Giám đốc Bảo tàng mỹ thuật Phan Văn Tiến cho biết, bộ sưu tập này hết sức đặc sắc, phong phú, có giá trị về mặt thẩm mỹ cũng như ý nghĩa văn hóa, tâm linh. "Đây là những linh vật đi suốt cả chiều dài lịch sử dân tộc, mang theo những giá trị văn hóa mà ông cha ta từ trăm năm trước để lại. Triển lãm lần này nhằm giúp nhân dân cũng như các nghệ nhân chế tác linh vật được tận mục sở thị và tìm hiểu cách tạo hình, ý nghĩa văn hóa lịch sử và ban đầu nhận biết được các linh vật thuần Việt với linh vật ngoại lai", ông Tiến nói. 

 

2a-1184-1415350248.jpg

 

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo cho biết, hai con thú được coi như người bạn thân thiết của người Việt là trâu và chó. Do cần một linh vật để chống lại tà ma ác quỷ, ông cha ta đã dựng chó đá có những chi tiết oai vệ ở nhiều nơi.Vì linh thiêng nên chó đá được gọi là con nghê. 

 

3-nghe-den-Dong-Lu-Nam-Dinh-3708-1415350

 

Đôi nghê gỗ thế kỷ 17-18, tại đền Đồng Lư, tỉnh Nam Định.

 

4-chau-hoa-hinh-nghe2a-9209-1415350248.j

 

Theo bà Đoàn Thị Thu Hương, Cục phó Cục Mỹ thuật nhiếp ảnh và triển lãm, con nghê rất gắn bó với đời sống văn hóa của người Việt xưa. Hình tượng nghê xuất hiện ở nhiều nơi, trên nhiều vật dụng như chậu hoa hình nghê...

 

5-cay-den-hinh-nghe-5120-1415350248.jpg

 

...cây đèn hình nghê (thế kỷ 15-16)...

 

7-lu-huong-hinh-nghe-thoi-nguy-6164-7427

 

Lư hương hình nghê, thời Nguyễn. Nghê trong thời kỳ này vẫn là linh vật gắn bó với hương khói, là con vật được tôn sùng. Ở chiếc lư hương này, không chỉ có đôi nghê đá đằng trước đang chồm ra mà ở lớp sau cũng có đôi nghê ngồi chầu yên lặng.

 

8-ho-phap-chua-Nhan-Trai-Hai-P-6000-5304

 

Hộ pháp chùa Nhân Trai (Hải Phòng, cuối thế kỷ 16) cưỡi lên nghê đá.

 

9-ghe-gom-the-ki-17-chua-co-ch-6536-4880

 

Nghê thời Lý thế kỷ 17 làm bằng gốm ở chùa Cổ Chất, tỉnh Nam Định.

 

6-nghe-da-the-ki-17-7319-1415350248.jpg

 

Nghê được chế tác bằng đá ở thế kỷ 17. 

 

10-su-tu-5365-1415350248.jpg

 

Sư tử ở chùa Bà Tấm, Hà Nội.

 

su-tu-chau-ngoc-chua-phat-tich-4436-1392

 

Sư tử chầu ngọc được làm từ chất liệu đá (thế kỷ 11) tại chùa Phật Tích (Bắc Ninh). Trong Phật giáo Việt Nam còn có hình tượng sư tử cõng tòa sen như bệ tượng chùa Hương Lăng, thời Lý. "Qua các thời kỳ, hình tượng nghê, sư tử được các nghệ nhân sáng tạo, có tạo hình khác nhau nhưng điểm chung là mang nét hiền hòa, vui vẻ, đường nét uyển chuyển, không khoe cơ bắp hay sự dữ dằn như tạo hình của sư tử Trung Quốc", nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo nói. 

 

theo vnexpress

========================================================

Đây mới là những linh vật thuần Việt.

 

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giai thoại phong thuỷ đặt mộ phát tích và chuyện đứt long mạch của đế vương

 

Hiện nay, tư liệu còn lưu lại hai thuyết chính nói về ngôi huyệt phát tích nhà Trần. Một thuyết nói rằng, ngôi huyệt phát kết là do thầy phong thủy Tàu đặt đất. Thuyết nữa thì nói rằng ngôi huyệt do thầy phong thủy bí ẩn người Việt tìm thấy. Vậy thầy phong thủy nào trong số hai người trên mới đích thực là “chân nhân”, góp phần tạo nên một trong những vương triều lẫy lừng bậc nhất trong lịch sử?

 

Vương triều Trần là một vương triều có cơ nghiệp lẫy lừng bậc nhất trong lịch sử đấu tranh, chống ngoại xâm ở nước ta. Cũng như hầu hết các vương triều khác, sự hình thành của nhà Trần luôn gắn liền với những giai thoại mang đậm màu sắc liêu trai. Nhưng có lẽ, đây là triều đại mà truyền thuyết hình thành có nhiều tranh cãi nhất và thú vị nhất.

 

 

Từ thân thế của thầy phong thủy Việt bí ẩn

Vùng đất phát tích nhà Trần thuộc lưu vực sông Phổ Đà (tức sông Luộc) và nằm trên địa phận thôn Lưu Gia (thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay). Tương truyền lúc bấy giờ, hai dòng họ nổi tiếng nhất sinh sống ở đây là họ Lý và họ Tô. Họ Trần mãi sau này mơi đến định cư và kết giao được với họ Tô thông qua đám cưới giữa Trần Lý với người con gái họ Tô. Giai thoại dân gian kể rằng, Trần Lý có một người bạn vốn là một thầy địa lý rất giỏi, được dân chúng gọi là thầy Phùng. Vốn là một người sành sỏi trong nghề, lại thường xuyên đi khắp nơi tìm đất đặt mộ nên thầy Phùng biết ở thôn Lưu Gia này có ngôi huyệt quý.

 

Địa thế phong thủy này được tác giả Đinh Công Vĩ ghi lại trong cuốn Chuyện tình vua chúa hoàng tộc Việt Nam như sau: “Tổ sơn bắt nguồn từ đoạn giao giữa ba ngọn núi chồng lên nhau, lấy Tam Đảo làm gốc rồi cùng với ba ngọn Phù Nghĩa, Thạch Bàn, Thiên Thị chụm lại. Long mạch của nó chạy theo hướng Đông Bắc -Tây Nam, thấp dần rồi chìm qua sông Thiên Đức (tức sông Đuống), đến làng Hà Liễu của châu Đằng (hiện chưa rõ địa điểm này ở đâu) mới đột khởi nổi lên một ngọn núi khác. Rồi từ đấy, long mạch lại chạy tiếp từ làng Nhật Cảo đến làng Thái Đường (xã Thái Đường, huyện Hưng Hà, Thái Bình ngày nay) và kết lại ở gò Sao. Phía trước gò ấy có 3 gò lớn là Tam thai, phía sau có 7 gò nhỏ là Thất tinh, xung quanh có đầm nước bao bọc, khi mặt trời soi tới thì mặt đầm sáng như gương phản chiếu, đối mặt với các cù lao nhỏ hình đẹp như những bông sen đang nở, đấy là một trong 27 kiểu đất hậu sinh phát đế”.

Là người thức thời lại am hiểu lý dịch, thầy Phùng biết vận nhà Trần sắp tới nên nói với Trần Lý biết chuyện này và khuyên Trần Lý nên dời mả tổ về chôn tại đây. Vào một ngày lập thu, Trần Lý dời mộ tổ từ Tức Mặc (Nam Định) về táng tại gò Sao, công việc hoàn tất đúng chính giờ Hợi (tức 22h đêm). Xong xuôi, trên mộ được san phẳng y như cũ để không lộ ra dấu vết. Những người tham gia cải táng đêm hôm đó tất cả là người họ Trần. Người ngoại tộc duy nhất có mặt đêm đó là thầy Phùng nên chỉ mình thầy biết chuyện. Tương truyền, thầy Phùng khi biết vận nhà Trần sắp tới bèn kể câu chuyện với con trai mình tên là Phùng Tá Chu để biết liệu thời thế. Quả nhiên sau này, Phùng Tá Chu đã giúp sức đưa Trần Cảnh (cháu nội Trần Lý) lên ngôi và lập nên nhà Trần từ đó.

Phùng Tá Chu vốn là một nhân vật lịch sử có thật, quê ở Phụng Thiên (nay là làng Quảng Bá, quận Tây Hồ, Hà Nội). Ông là quan Thái phó vào cuối đời Lý. Sau ông giúp nhà Trần lấy được ngôi (chuyện này được Đại Việt sử ký toàn thư chép lại), và được nhà Trần trọng dụng phong làm Hưng Nhân vương và được liệt vào các đệ nhất công thần lập quốc. Được biết, cha Phùng Tá Chu là một vị cư sĩ nổi tiếng tên Phùng Tá Thang, gốc người Lý Nhân (Hà Nam ngày nay) sau dời sang làng Mỹ Xá (nay thuộc xã Phú Sơn, huyện Hưng Hà, Thái Bình). Đối chiếu giữa giai thoại và cứ liệu lịch sử thì thầy Phùng nổi tiếng nói trên rất có thể tên là Phùng Tá Thang. Tuy nhiên, sách Đại Việt sử ký toàn thư chỉ chép rằng, Phùng Tá Thang được nhà Trần phong chức Tả Nhai, là phẩm cao nhất của những người theo đạo Phật lúc bấy giờ chứ không thấy đề cập tới những sự kiện được giai thoại dân gian kể lại.

 

OMPElong_mach3_KJXY.jpg

Giữa thầy phong thủy Tàu và thầy phong thủy Việt, ai mới là “chân nhân”? (ảnh minh họa)  

 

Đến câu chuyện thầy Tàu đặt đất

Bên cạnh truyền thuyết về thầy phong thủy Việt tìm được ngôi huyệt phát kết, trong dân gian còn lưu truyền một thuyết khác về thầy địa lý Tàu. Câu chuyện này được chép khá rõ trong sách Công dư tiệp ký tiền biên của cụ Vũ Phương Đề. Chuyện kể rằng, ông tổ họ Trần là Trần Kinh đến hương Tức Mặc (Nam Định ngày nay) rất thạo sông nước, sống bằng nghề chài lưới. Sau cụ lấy người con gái ở hương ấy, sinh ra Trần Hấp. Bấy giờ có một thầy địa lý Trung Quốc sang nước ta xem đất. Cứ xét theo long mạch thì thấy hướng long mạch chạy từ núi Tam Đảo đi xuống, qua Thăng Long rồi qua các xã Kệ Châu và Cao Xá (thuộc huyện Kim Động, Hưng Yên) thì thấy có nhiều đống đất hoàn tụ. Thầy Tàu bèn cười nói rằng: Đây là chỗ đóng quân và nấu cơm, huyệt phát kết chắc cũng ở gần đây. Nói rồi tiếp tục đi theo tiếp đến gần huyện Ngự Thiên (nay thuộc huyện Hưng Hà, Thái Bình) thì không thấy vết tích đâu nữa. Ngắm nghía hồi lâu, thầy Tàu nói: “Nước sông chảy mạnh, không lẽ huyệt lại ẩn tàng dưới đáy sông”.

Nói xong bèn vượt qua sông, tìm đến chỗ phát tích tại xã Nhật Cảo và chỗ kết cục tại xã Thái Đường mới hạ la bàn để xem xét và cứ say mê quanh quẩn mãi ở đấy không đi được. Chợt có Nguyễn Cố - người xã bên đi đến đấy, thấy người lạ tay cầm la bàn cứ quanh quẩn không đi bèn hỏi nguyên do. Thấy vậy, thầy Tàu bèn than thở: “Không ngờ ở nơi bình địa mà lại có đất đế vương. Đáng chê các thầy địa lý thời nay không có nhãn lực”. Nghe vậy thì Nguyễn Cố liền năn nỉ: “Nếu quả là đất quý như vậy thì xin thầy cho tôi. Thầy muốn được tạ lễ bao nhiêu, tôi cũng xin nộp đủ”. Thầy Tàu ra giá 100 quan tiền và đòi chia nửa nước nếu Nguyễn Cố lấy được. Hai bên cùng thỏa thuận rồi đem mộ tổ táng vào huyệt tốt mà người thầy Tàu đã mách.

Thế nhưng, dù đã hứa hẹn như vậy nhưng thầy Tàu lại sợ Nguyễn Cố phản trắc nên dặn: “Táng xong tất có điềm lành. Nhưng trong hạn trăm ngày, thỉnh thoảng phải đến thăm nom. Nếu sau cơn mưa gió, sấm sét, thấy có sự lạ, thì lành ít dữ nhiều, phải táng đi chỗ khác ngay”. Sau khi táng xong mấy ngày, một đêm nọ bỗng có một tiếng sét rất to, làm kinh động nhân dân và súc vật ở vùng ấy. Sáng hôm sau đi xem thì thấy ở các xã Tây Vệ và Thái Đường có nhiều hòn đá nhô lên, gọi là đá tai mèo, mọc khắp vườn tược ao chuôm, nơi nào cũng có. Nguyễn Cố biết là được đất rồi, rất lấy làm mừng rỡ. Thế nhưng, vợ Cố lại bảo rằng: “Ngôi đất ấy dầu cho là phát phúc, nhưng nay làm thế nào lo được 100 quan tiền”. Hai vợ chồng định bụng không tạ lễ cho thầy Tàu nữa nên hẹn người này đến nhà rồi bắt trói lại. Đêm hôm đó, đem vứt thầy Tàu xuống sông cho chết.

May thay, nơi vứt thầy Tàu đó vốn là một bãi phù sa, khi thủy triều rút xuống thì trơ lại một bãi đất khô. Lúc đó, chợt có một chiếc thuyền đánh cá của họ Trần đi ngang qua đấy, nghe có tiếng người hô hoán, vội tới cứu đem lên thuyền, rồi hỏi duyên cớ. Thầy Tàu bèn đem đầu đuôi sự việc này thuật lại cho họ Trần nghe và nói thêm rằng: “Nhờ có ông mà tôi được sống lại. Tôi xin đem ngôi đất quý ấy biếu ông để tạ ơn cứu mạng của ông. Tôi biết vận nhà ông sắp tới, nếu sau này có thành công thì xin đừng quên tôi”. Sau đó, người họ Trần thực hiện kế hoạch của thầy Tàu để chiếm lại ngôi huyệt đế vương đó và thành công. Sau khi táng mả được mấy chục năm, họ Trần quả nhiên lấy được nước và mở ra một vương triều rực rỡ trong lịch sử Việt Nam.

 

Chỉ là giai thoại dân gian

Trao đổi thêm về vấn đề này, GS Ngô Đức Thịnh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian cho biết: “Câu chuyện thầy phong thủy tìm được ngôi huyệt phát tích nhà Trần xuất hiện với tư cách như một giai thoại dân gian. Do đó, nó chỉ mang tính tham khảo chứ không phải là một cứ liệu lịch sử. Tuy nhiên, dưới góc độ văn hóa thì chúng ta có thể nhìn nhận được nhiều vấn đề văn hóa hơn là vấn đề lịch sử

 

theo danviet.vn

===========================================================

Hihi chuyện gì về phong thủy Việt , thì cũng phái dính dáng đến thầy tàu tham gia vào, đúng là  tào lao :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

  “Làng sư tử đá” lớn nhất cả nước ngắc ngoải chờ... “chết”?!

 

(ĐSPL) - Hơn hai tháng sau khi Bộ VH-TT&DL ban hành công văn số 2662, ngày 8/8 về việc “Không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong, mỹ tục người Việt Nam”, làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước rơi vào tình trạng tê liệt.

 

Không ít câu hỏi được đặt ra, tương lai của làng nghề và của hàng nghìn con lân, sư tử đá trị giá đến vài trăm tỉ đồng sẽ đi đâu về đâu?

Hàng trăm cơ sở phải ngừng sản xuất

 

Thời gian qua, nhiều địa phương xuất hiện trào lưu trưng bày, sử dụng biểu tượng, vật phẩm, linh vật (sư tử bằng đá và một số vật phẩm khác) theo tạo hình, hình thức không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ở cổng, cửa, khu di tích, đình, chùa, công sở cơ quan, đơn vị gây phản cảm ở những nơi công cộng. Trước tình trạng này, ngày 8/8, Bộ Văn hóa,thể thao và du lịch (VH-TT&DL) đã có công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL gửi các ban, bộ, ngành, sở VH-TT&DL các tỉnh/thành, các cơ quan đơn vị yêu cầu không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

 

su-tu-da1.jpg

Những cặp sư tử có giá trị cả trăm triệu đồng của bà D. giờ đành để không vì không bán được.

 

Hơn hai tháng sau khi công văn số 2662 được ban hành, nhưng người dân ở TP.Đà Nẵng vẫn chưa thấy sự tích cực của nó, khi hàng loạt cơ quan công cộng, trụ sở cơ quan Nhà nước vẫn xuất hiện chình ình hàng loạt linh vật ngoại lai mang phong cách tả thực, Trung Quốc, châu Âu... Thế nhưng, ở một góc độ khác, công văn số 2662 ra đời, gây khó khăn trong việc tiêu thụ các mặt hàng của làng nghề sản xuất đá mỹ nghệ Non Nước, đặc biệt là mặt hàng lân, nghê, sư tử đá... Trước tình trạng hàng sản xuất ra không bán được, buộc rất nhiều cơ sở sản xuất Kinh doanh tạm ngừng sản xuất, do mặt hàng chính là tượng lân, sư tử (chiếm 2/3 sản lượng-PV) không tiêu thụ được khiến Doanh nghiệp không khỏi lao đao.

Sáng 30/10, PV có mặt tại làng đá Non Nước (TP.Đà Nẵng). Trái ngược với không khí ồn ào náo nhiệt thời kỳ hoàng kim trước đây là sự vắng vẻ, tĩnh mịch đến lạ thường, bên trong những cơ sở sản xuất máy móc im lìm, không một bóng thợ. Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Ngọc D. (chủ cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ D.G trên đường Lê Văn Hiến, TP. Đà Nẵng) cho biết: “Các cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ, điêu khắc ở làng đá Non Nước vốn nổi tiếng bởi sự chiều khách, nhạy bén trong kinh doanh. Từ mặt hàng đơn giản đến những sản phẩm độc, chỉ cần khách hàng yêu cầu là chúng tôi làm. Những năm gần đây, do nhu cầu sử dụng lân nghê, sư tử của khách hàng tăng cao nên tất cả các cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ ở đây phần lớn đều chọn mặt hàng này là chủ đạo”.

 

su-tu-da.jpg

Những cặp sư tử có giá trị cả trăm triệu đồng của bà D. giờ đành để không vì không bán được.

 

Còn theo ông Nguyễn Văn X. (chủ cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ X.A., trên đường Huyền Trân Công Chúa): “Công văn số 2662 không chỉ khiến công việc kinh doanh tại hai cơ sở sản xuất, kinh doanh đá của mình rơi vào tình trạng trì trệ, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người lao động đang làm việc tại đây. Hiện tại, làng đá Non Nước đang có khoảng 3.000 thợ điêu khắc đá lành nghề. Việc các cơ sở sản xuất kinh doanh đá mỹ nghệ tạm thời ngừng sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hàng nghìn hộ gia đình, khi hàng nghìn thợ điêu khắc đá ở Non Nước vốn là các lao động chính trong gia đình phải nghỉ việc ở nhà do sản phẩm làm ra không bán được”.

 

Vĩ thanh

 

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hữu Chiến, Phó giám đốc Sở VH-TT&DL TP.Đà Nẵng cho biết: “Ngay sau khi Bộ VH-TT&DL ban hành công văn số 2662, thì Sở VH-TT&DL TP.Đà Nẵng và các ban ngành có liên quan tổ chức đối thoại với các hộ ở làng nghề. Tất cả các hộ đều cho rằng, chủ trương của Bộ VH-TT&DL là đúng đắn và nên thực hiện từ lâu. Ngoài băn khoăn về đầu ra cho những sản phẩm lân, sư tử..., được sản xuất từ trước đó có giá trị đến vài trăm tỉ đồng nay đột nhiên phải bỏ đi thì họ cũng đề nghị các cơ quan chức năng phải có thông báo hướng dẫn cụ thể các tiêu chí để xác định biểu tượng, tượng linh vật như thế nào là vi phạm thuần phong mỹ tục. Tượng linh vật nào không được phép sử dụng tại các địa điểm di tích, công sở... cũng như lộ trình, thời gian thực hiện để làng nghề có định hướng cho việc sản xuất kinh doanh”.

Đồng tình với quan điểm của ông Chiến và các hộ sản xuất ở làng Non nước, ông Huỳnh Đức Thơ - Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cho rằng: “Thời gian sắp tới Bộ nên có Thông tư quy định việc đặt tượng ở các công trình văn hóa, cơ quan, công sở, điểm công cộng để dễ quản lý, đồng thời có định hướng xác định rõ ràng về mẫu mã loại linh vật truyền thống của người Việt để các làng nghề ổn định sản xuất, phát triển”. Cũng theo ông Thơ: “Trong hội thảo và triển lãm giới thiệu hình ảnh, tiêu chí linh vật truyền thống của người Việt sắp tới tại Hà Nội vào tháng 11, ngoài việc có đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, ban tổ chức nên mời người dân ở các làng nghề tham gia có tiếng nói, tránh những chủ trương “trên trời”, áp đặt, gây thiệt hại cho các hộ sản xuất, kinh doanh”.

 

Đã có mẫu linh vật cụ thể

 

Trao đổi với PV, ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, Bộ VH-TT&DL cho biết: “Hiện nay để phân biệt đâu là loại linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục, chúng ta dựa vào hai tiêu chí cơ bản sau: Một là linh vật không phải truyền thống của cha ông để lại. Hai là không phải sản phẩm sáng tạo của người Việt làm ra mà của nước ngoài, tức là ngoại lai”. Cũng theo ông Thành, hiện trang web của Cục tại địa chỉ “http://ape.gov.vn/” có mẫu cụ thể về các loại linh vật. Người dân có thể vào đó xem rồi so sánh đâu là linh vật phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam để sản xuất và sử dụng cho phù hợp.

==========================

Cơ hội để các Linh vật Việt trở lại. nhưng thông tin phải thường xuyên để tạo nhận thức văn hóa Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có gì đâu mà sợ tê liệt, thì đục lại mấy con sư tử Tàu biến thái thành nghê Việt là xong chứ gì. Con Nghê Việt linh hơn con sư tử đá Tàu nhiều, tăng gía gấp đôi  bù vào.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vợ bỏ, đại gia vào tù vì sim Vip hợp phong thủy

 

Từng sở hữu vài số sim siêu đẹp tiền tỉ, các đại gia như T.K và Q.Đ không thể ngờ có ngày mình lại tán gia bại sản, tù tội, vợ bỏ… như bây giờ.

 

Mua sim Vip để “phát”, không ngờ “bại” thảm hại

 

T.K từng là một “trùm” cầm đồ có “số má” tại Hà Nội. Trong suốt “thời” tung hoành của mình, T.K liên tục sắm cho mình những số sim siêu đẹp. Anh lý giải: “Thời điểm sim Vip bùng nổ, tôi cũng muốn sắm cho mình vài số Vip để “lấy le” với anh em, bạn bè. Sau khi bỏ ra hơn 500 triệu để sắm số sim 09xx666666, đám cánh “hẩu” của tôi trố mắt”.

 

Trong cơn “say” sim số đẹp, T.K cũng tìm tòi về phong thủy, về tác động của 1 số sim đẹp đến công việc làm ăn, và sẵn sàng móc hầu bao chi ra thêm 300 triệu đồng mua chiếc sim lộc phát., với hy vọng từ đây công việc sẽ thuận lợi.

 

Quả đúng là có thời điểm, công việc làm ăn của T.K rất thuận buồm xuôi gió, tiền thu về đầy két, cho vay hàng trăm triệu “không phải nghĩ” mà không cần giấy tờ hay ký cọt gì.

 

Đùng một cái bất động sản chết thảm, nhiều khách hàng vay tiền, đặt đồ của T.K trắng tay. Theo đó T.K cũng lao đao vì … nợ.

 

T.K chua chát tâm sự: “Có phải mình gà mờ đâu. Trước khi cho một ai đó vay, tôi thậm chí còn gọi điện thẳng đến Chủ tịch xã ấy, huyện ấy để tìm hiểu về hoàn cảnh của người vay. Nếu gia đình nào giàu có, xét thấy bố mẹ nhiều của nả, có khả năng trả nợ thay con thì “ông con” ấy muốn vay bao nhiêu tôi cũng chi được. Còn không thì không bao giờ tôi bỏ 1 cắc ra cho vay. Cứ tưởng thế là ngon ăn, ai ngờ…”.

 

Đến nay, T.K vẫn còn “tồn” hàng đống nợ chưa đòi được, con số ước chừng lên đến vài tỉ. “Tôi đã tìm đủ mọi cách, cho quân đến dọa nạt, đòi xử đủ kiểu nhưng chủ nhà cứ chỉ vào vài dống đồ bảo anh mang đi mà bán lấy tiền, còn không thì chỉ còn cách “giết” họ trả nợ, tôi đành chịu”, T.K cho biết. “Vụ việc đen đủi nhất khiến tôi quyết định “dẹp tiệm” là vụ dính một cú lừa “siêu ngoạn mục. Số là trong 1 lúc sơ suất, thiếu tỉnh táo, chúng tôi đã nhận cầm phải một lượng lớn vàng và nữ trang giả, con số thiệt hại khoảng 800 triệu đồng. Sau vụ này, tôi “choáng váng”, bấn loạn và không còn tâm trạng gì mà làm ăn nữa. Giờ ở nhà “ăn bám” bố mẹ”.

 

Sau khi “bấn loạn” bơi qua cơn sóng gió lớn của cuộc đời, T.K trầm ngâm: “Chẳng hiểu sao, từ cái lúc rước con số sim lộc phát về, công việc làm ăn của tôi “phát” chẳng thấy đâu, chỉ thấy “lụi”. Đúng là nông nổi”.

 

Tán gia bại sản, tù tội sau khi chi tiền tỉ mua sim Vip

 

Thê thảm hơn cảnh ngộ của T.K là Q.Đ. Q.Đ từng được biết đến là 1 đại gia trẻ khi năm 2011, khi chỉ mới 30 tuổi, anh đã sở hữu 2 salon ô tô lớn ở Hn và vài cái salon khác ở các tỉnh thành. Anh thay xe như thay áo. Khi thì một chiếc BMW mới cứng, khi thì là một chiếc Audi sành điệu, và tất nhiên, tiền trong túi lúc nào cũng rủng rỉnh. Để cho phù hợp với “đẳng cấp”của mình, anh cũng từng chi ra hơn 1 tỷ đồng để sắm một số sim "siêu Vip"cùng với hy vọng công việc làm ăn sẽ “thuận buồm xuôi gió”.

 

Thời điểm đất sốt nhất, anh vận động gia đình bán căn biệt thự rộng hàng trăm m2 ở quận Gia Lâm để đầu tư vào một mảnh đất khác mà theo anh là sẽ kiếm vô số lời. Đồng thời anh cũng vay lãi ngày nhập thêm vô số xe ô tô vào salon của mình.

 

Đùng cái đất đai chững lại. Mảnh đất anh đầu tư không bán được, các đại gia chết thảm, chẳng ai buồn mua ô tô, Q.Đ dương nhiên phá sản, nợ chồng chất. Thảm hơn là anh kéo theo cả gia đình phải vất vưởng thuê mướn nhà cửa, bản thân thì trốn chui trốn lủi, khi thì Cao Bằng, khi thì Bắc Cạn…
 

Số sim siêu đẹp của anh giờ lúc nào cũng trong tình trạng không liên lạc được vì theo lý giải của anh, là “sợ cảnh chủ nợ liên tục gọi điện đến đòi tiền”.

 

Một đại gia buôn ô tô có tiếng khác tại Hà Nội tên P từng khiến bạn bè “choáng váng” vì số sim siêu đẹp xxxx6868. Thời điểm “hưng thịnh” nhất của mình, anh chi ra hơn 900 triệu để mua số sim này. Bạn bè P cho biết: “P từng “tự hào” lắm với số sim “khủng” của mình. P mua sim này về với mục đích mong cho công việc buôn bán ô tô của anh được thuận lợi. Thứ nhất là nó tốt về mặt phong thủy, thứ 2 là đối tác làm ăn nhìn thấy số của anh cũng nể, dễ tin tưởng ký hợp đồng hơn”.

 

Tuy nhiên, sau một thời gian “tung hoành” ngang dọc, P bị công an “tóm” vì tội buôn lậu ô tô. Vận đen liên tiếp xảy ra khi P sa cơ lỡ vận ngồi tù, thì vợ bỏ “theo giai”, để lại 2 đứa con nheo nhóc cho ông bà nội. Ngày về của P thì vô cùng xa.

 

theo nguoiduatin.vn

 

================================================================

Thôi bớt than thở, hãy bán sim phong thủy, thu hồi tiền, được bao nhiều thì được.

Về nhà suy nghĩ tìm cách làm ăn mới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vợ bỏ, đại gia vào tù vì sim Vip hợp phong thủy

 

Từng sở hữu vài số sim siêu đẹp tiền tỉ, các đại gia như T.K và Q.Đ không thể ngờ có ngày mình lại tán gia bại sản, tù tội, vợ bỏ… như bây giờ.

 

Mua sim Vip để “phát”, không ngờ “bại” thảm hại

theo nguoiduatin.vn

================================================================

Thôi bớt than thở, hãy bán sim phong thủy, thu hồi tiền, được bao nhiều thì được.

Về nhà suy nghĩ tìm cách làm ăn mới.

 

Bởi vì từ khi phong thủy lên ngôi vào hàng khoa học thì cái gì cũng gán nó cho phong thủy. Xem bói La Hầu kế đô xấu thì xây nhà vào năm La Hầu, Kế đô không hợp phòng thủy. Rồi quần áo màu sắc để phù hợp với công việc cũng là theo phong thủy, rồi sim số cũng theo phong thủy.  Nhưng khi phong thủy được xác nhận là một ngành khoa học - qua hội thảo Phong thủy là khoa học - thì cái gì cũng ăn theo tính khoa học của nó và gán cho phong thủy cả. Thực ra chẳng biết gì về phong thủy.

Trong khi phong thủy cũng chỉ là một ngành trong một tập hợp gồm nhiều ngành của thuyết Âm Dương Ngũ hành, nó có một hệ thống phương pháp luận riêng của nó và giới hạn trong hệ quy chiếu của nó. Ngay trong dự báo cũng chia làm nhiều ngành , như Tử Vi, Bốc Dịch, Tử Bình...vv...Nhưng do thiếu hiểu biết, nên cứ loạn cào cào cả lên.

Bởi vậy, "Đừng chết vì thiếu hiểu biết" - Sim số chẳng có liên quan gì tới phong thủy cả.

Vài lời bàn cho vui, để tránh cho phong thủy khỏi bị hiểu lầm.

 

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bi hài chuyện đại gia lên Thiên Cấm Sơn mua đất làm huyệt mộ

 

(PL&XH) - Thiên Cấm Sơn (núi Cấm) ở tỉnh An Giang là một trong 7 ngọn núi trong dãy Thất Sơn hùng vĩ, từ lâu được xem là vùng đất linh thiêng, nơi hành hương chiêm bái của hàng triệu du khách trong và ngoài nước.

 

Nhưng hiện nay, nhiều đại gia lắm tiền nhiều của đang lên Thiên Cấm Sơn săn lùng mua đất để làm huyệt mộ. Họ ảo vọng rằng, nếu được chôn cất trên đất có “long mạch” ở núi Cấm thì con cháu sau này sẽ đời đời giàu sang phú quý!?.

Lời phán của vị đạo sĩ già trên núi Cấm

Chúng tôi đến Thiên Sơn gặp ông Bảy T, một cư dân cố cựu, rành Thiên Cấm Sơn và chuyện mua đất “long mạch”. Ông Bảy T kể: “Không hiểu vì lý do gì mà từ năm 2010 đến nay, các đại gia lắm tiền nhiều của ở An Giang và nhiều tỉnh lân cận, thậm chí ở tận TP HCM truyền tai nhau câu chuyện huyễn hoặc được cho là của một vị đạo sĩ tu luyện trên Thiên Cấm Sơn. Theo lời vị đạo sĩ đó, nếu ai có duyên mua được miếng đất có “long mạch” trên núi để xây dựng huyệt mộ, sơn trại, an táng phần thể xác sau khi tạ thế thì con cháu mai sau sẽ được đời đời giàu sang, phú quý, thậm chí sẽ có được chức vị cao trong xã hội.

Ông Bảy T nói rằng, từ ngày xuất hiện câu chuyện trên, ngày nào cũng có người điện thoại nhờ ông tìm mua giúp những miếng đất có địa thế đẹp trên núi để họ đưa thầy phong thủy đến tìm “long mạch”, các đại gia sẵn sàng vung tiền ra mua ngay với giá từ 120 triệu đến 300 triệu đồng/1.000m2. Trong khi đó giá đất quy định ở khu vực này chưa đến 50 triệu đồng/1.000m2.

Gần đây nhất có ông Ba đại gia trong ngành thủy sản, thuê ông Bảy T tìm một lô đất rộng 30.000m2 trên Thiên Cấm Sơn để xây lăng mộ, sơn trại. Đại gia Ba là một doanh nhân nổi tiếng giàu có, ông rất tin vào những chuyện tâm linh và lo lắng cho hậu vận của gia đình, con cháu. Vị đại gia này tuyên bố: Nếu ông Bảy T tìm được lô đất rộng như vậy, có vị trí lưng tựa vào núi, mặt tiền nhìn thẳng ra suối Thanh Long của Thiên Cấm Sơn thì ông sẵn sàng mời thầy địa lý về tìm “long mạch”. Nếu xác định miếng đất đó có “long mạch” thì ông Ba sẽ chi tiền mua ngay, giá bao nhiêu cũng mua và sẽ thưởng công cho ông Bảy T hậu hĩnh. Sau nhiều ngày chạy đôn chạy đáo, ông Bảy T tìm được lô đất theo đúng yêu cầu của đại gia Ba, chủ đất đòi giá 150 triệu đồng/1.000m2. Do chủ đất ra kì hạn trong vòng 1 tuần phải đặt tiền cọc làm thủ tục mua đất, nếu không sẽ bán cho người khác, nên đại gia Ba không thể chờ thầy địa lý tận Hà Nội vào tìm “long mạch” mà phải nhờ ông thầy này “tư vấn qua điện thoại”. Không biết ông thầy đó nói sao, nhưng sau đó đại gia Ba chấp nhận chi hơn 5 tỷ đồng mua toàn bộ lô đất.

Sau khi ông Bảy T hoàn thành thủ tục mua đất cho đại gia Ba, tin đồn về việc săn đất “long mạch” ở núi Cấm càng rộ lên. Từ đó nhiều đại gia khác ở Long Xuyên (An Giang), Cần Thơ, TP HCM, thậm chí tận Hà Nội gọi điện liên tục nhờ ông T tìm mua cho bằng được một miếng đất có “long mạch” trên Thiên Cấm Sơn để họ lập sơn trại, xây huyệt mộ. Ông Bảy T lắc đầu ngao ngán, nói: “Tôi đã thẳng thừng từ chối, nói chẳng biết chuyện “long mạch” là cái thứ gì. Nhưng họ không chịu để cho tôi yên”.

 

6f4Tren-dinh-Thien-Cam-Son.jpg

 

Đến chuyện thầy phong thủy đi tìm “long mạch”

Theo lời ông Bảy T thì chuyện săn tìm “long mạch ở trên Thiên Cấm Sơn này cũng rất công phu. Sau khi mua được đất chừng 3 tháng, một hôm đại gia Ba điện thoại yêu cầu tôi hướng dẫn một thầy phong thủy nổi tiếng lên sơn trại của ông tìm “long mạch”, chuẩn bị xây huyệt mộ.

Đúng 20 giờ, một mâm lễ vật, nhang đèn thịnh soạn được bày ra giữa khu đất, xung quanh là những cây đèn pin xạc sáng choang để thầy phong thủy làm lễ đi tìm “long mạch”. Thầy phong thủy mặc bộ đồ trắng, thắp nhang khấn vái sơn thần, thổ địa của Thiên Cấm Sơn, xin phép được truy tìm “long mạch” của khu đất cho đại gia Ba. Lễ thần linh xong, vị thầy phong thủy lấy ra một chiếc la bàn ghi toàn chữ Tầu sai người nhà của đại gia Ba soi đèn dẫn đi vòng quanh khu đất rộng 30.000m2 để đo “nhiệt lượng” phát sinh từ lòng đất núi, nhằm xác định chính xác “long mạch” của khu đất. Ông thầy phong thủy giải thích: “Đây là chiếc la bàn đặc biệt chuyên dùng để dò tìm “long mạch” trong đất. Nếu xác định được “long mạch”, chiếc kim của la bàn sẽ đứng yên không nhúc nhích vì khi đó năng lượng từ lòng đất phát ra rất mạnh, kim la bàn không di chuyển được. Còn nếu không có long mạch thì kim la bàn sẽ quay tít mù.

Đi tới, đi lui giáp vòng khu đất nhiều lượt từ 20 giờ đến 23 giờ, khí núi lạnh buốt mà ai nấy đều toát mồ hôi, nhưng chẳng thấy “long mạch” ở đâu. Không thể xác định được “long mạch” bằng la bàn, vị thầy phong thủy xác định 4 góc đối xứng của khu đất sơn trại, yêu cầu người thân của đại gia Ba lấy mai đào 4 cái lỗ lớn ở mỗi góc, mỗi lỗ sâu 50 cm.

Giữa đêm khuya của Thiên Cấm Sơn, người nhà của đại gia Ba hì hục đào đất, ai nấy vừa mệt vừa đói, vừa sợ rắn rết, bóng tối, nhưng chẳng ai dám ngừng tay. Đào hố xong thì đồng hồ chỉ gần 24 giờ đêm, vị thầy phong thủy lôi trong cặp ra 8 chiếc nhiệt kế, loại dùng để cặp nhiệt độ cho người bệnh, tự tay ông cắm 4 chiếc xuống hố vừa đào, 4 chiếc còn lại cắm trên miệng hố. Thầy Phong thủy giải thích: “Nếu đất có long mạch năng lượng từ lòng đất phát ra nhiều sẽ làm nhiệt độ trong hố cao hơn nhiệt độ trên mặt đất. Chờ thêm nửa giờ nữa sẽ rõ”. Nhưng sau nửa giờ chờ đợi, khi thu tất cả nhiệt kế về thì nhiệt độ dưới những chiếc hố chỉ chênh lệch 1 độ C so với nhiệt độ trên mặt đất. Bí thế, vị thầy phong thủy nghĩ ngẫm 1 hồi rồi phán: “Có khi… sơn thần thổ địa của Thiên Cấm Sơn không nhận lễ vật nên giấu “long mạch”. Bây giờ, chỉ còn 1 cách để xem năng lượng siêu nhiên trong lòng núi có mạnh hay không. Mọi người cần phải tìm ngay 120 quả trứng gà, tôi sẽ làm phép để xác định “long mạch” lần cuối.

Đại gia Ba lập tức sai người nhà chạy xuống chợ An Hảo dưới chân Thiên Cấm Sơn lùng mua cho được 120 quả trứng gà, giá nào cũng mua. Gần 3 giờ sáng, 120 quả trứng gà được đưa lên núi. Lúc này, thầy phong thủy sai mọi người chia trứng ra làm 4 phần mang đi bỏ xuống 4 chiếc hố đã đào ở 4 góc sơn trại rồi lấp đất lại. Thầy phong thủy cho biết: 3 ngày sau trở lên núi đào đất lấy trứng lên. Nếu trứng gà chín thì đất đó có “long mạch”, bởi sau khi đoàn người tìm long mạch ra về, sơn thần thổ địa sẽ cho long mạch hoạt động trở lại, lúc đó năng lượng từ lòng đất phát ra mạnh, nhiệt độ tăng cao sẽ làm trứng chín(!?).

Ba ngày sau, đoàn người lại hì hục lên núi đào trứng, nhưng 120 quả trứng gà đào lên đều sống như lúc chôn xuống. Vài hôm sau, đại gia Ba gọi điện cho ông Bảy T nhờ bán lô đất không có “long mạch” đắt rẻ gì cũng bán. Đồng thời yêu cầu cầu ông Bảy T phải kiếm bằng được một lô đất khác linh thiêng hơn để ông Ba lo hậu sự cho mình và gia đình, giá có đắt bằng mọi cách vẫn mua.

Kết thúc câu chuyện, ông bảy T bật cười khà khà: “Tôi sống gần 70 tuổi đầu mới thấy chuyện nực cười như vậy. Nhưng kể ra chẳng ai chịu tin, bằng chứng là hiện nay người ta vẫn điện thoại tối ngày nhờ tôi tìm mua đất núi có “long mạch” để lo hậu sự.

Thiên Cấm Sơn là ngọn núi cao nhất, lớn nhất nằm trong dãy Thất Sơn hùng vĩ nơi biên giới Tây - PNam của Tổ Quốc. Thiên Cấm Sơn cao 710m, thuộc địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Theo lời đạo sĩ Ba Lưới - năm nay đã hơn 90 tuổi, vị đạo sĩ cuối cùng còn lại trên Thiên Cấm Sơn, từ xa xưa, vùng đất này có nhiều câu chuyện huyền bí, với nhiều thú dữ và các hiện tượng siêu nhân bí ẩn. Vì thế, ngọn núi có tên là Thiên Cấm Sơn (núi Trời cấm) khiến nhiều người e sợ.

Không biết truyền thuyết xưa ra sao, nhưng hiện nay trên đỉnh Thiên Cấm Sơn có nhiều ngôi chùa nổi tiếng thu hút du khách gần xa chiêm bái, lễ phật như chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh. Ngôi bảo tháp Quan Âm nổi tiếng cổ xưa cao 40m gồm 7 tầng, mỗi tầng trưng bày một tượng Phật cao trên 2m bằng đá Thanh Hóa được điêu khắc cực kì tinh xảo. Gần đó là tượng Phật Di Lặc lớn nhất vùng Đông Nam Á vừa được xây dựng xong.

 

=======================================================

Ghê quá, người ta chơi cả đến âm trạch, mua đất mà có cả long mạch để để để  . . . .  làm gì vậy cà  :ph34r:

Ở trên dãy núi Trường Sơn có nhiều long mạch lắm, mời các anh đến mà mua  :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phúc - họa từ long mạch

 

Việc xem địa thế để làm nhà là cần thiết, bởi trong đất có khí và nước mà hai thứ đó đều rất quan thiết đến cuộc sống của con người và vạn vật. Có những nơi địa khí rất độc, mạch nước cũng độc, người sống ở đó thì hao kiệt, mòn mỏi và chết yểu. Ngày trước, thực dân Pháp thường chọn những nơi đó để lưu đày tù chính trị. Lại nói, trong một vùng đất được xem là tốt thì vẫn có chỗ xấu hơn các chỗ khác, trái lại trong một vùng đất được xem là xấu thì vẫn có chỗ tốt hơn các chỗ khác.

 

Còn long mạch là gì? Mạch, nghĩa là gốc là huyết quản. Sách Tốn vấn - mạch yếu tinh vi luận, viết: “Mạch là nơi cư ngụ của máu. Suy rộng ra, mạch mang tính gắn bó, quán thông mọi sự vật”.

 

Hình tượng của long mạch là sông núi: Núi nhấp nhô, sông vươn dài, uốn khúc, như rồng nằm, rồng múa, rồng vươn dậy, rồng bay, vì thế các nhà phong thủy gọi là long mạch. Nước Nam ta nhiều sông, lắm núi, như vậy đâu đâu cũng có long mạch.

 

Vì thế chẳng việc gì phải lo rằng đất ta ở, phần mộ mẹ cha không có long mạch. Còn những chuyện nhờ long mạch mà phát vương, phát tài, đắc lộc trong dân gian thì nhiều vô cùng.

 

Một dòng họ ở vùng Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội còn lưu truyền một câu chuyện về long mạch như sau:

 

Ông tổ của dòng họ ấy xưa làm nghề thuốc bắc, nhưng thường mua thuốc bắc của người Tàu mang về nước bán. Một hôm gánh thuốc về nhà bỗng thấy trong bị thuốc có một chiếc nhẫn quý, cả nhà mừng lắm nhưng ông bố nói rằng: “Cái nhẫn này không phải của nhà mình, không được đem bán mà phải trả cho người mất”.

 

Ông chủ người Tàu nhận được vật báu, mừng khôn xiết. Số là chiếc nhẫn ấy do người nhà ở trong cung gửi ra làm mẫu để đánh một cái giống hệt như thế dâng công chúa nhân ngày nàng vu quy. Không may vì lơ đễnh nên bỏ lẫn vào bị thuốc bắc.

 

Nhận lại vật quý, ông chủ người Tàu vô cùng cảm tạ, mang rất nhiều vàng bạc ra để hậu tạ nhưng ông tộc trưởng ở Phú Thị không nhận.

 

Ông chủ người Tàu cảm kích nói: - Ồng là người tốt, một mai nhất định sẽ đền ơn.

 

Lại nói, ông chủ người Tàu, nhờ dâng được nhẫn quý cho công chúa nên được vời vào triều làm quan ngự y. Lúc này, ông tộc trưởng ở Phú Thị đã chết được ba năm. Một hôm, dân làng bỗng thấy một đoàn người từ phương Bắc kéo về, kèn trống vang lừng, cờ xí sặc sỡ. Thì ra, ông quan ngự y nọ nhớ ơn cũ, thuê thầy địa lý ở Bắc Kinh về tìm đất đặt phần mộ cho ông tộc trưởng người làng Phú Thị. Ông xem xét long mạch rồi nói với bà vợ ông tộc trưởng rằng:

 

- Bản địa có hai mảnh đất tốt. Một mảnh đặt âm phần (phần mộ) về sau tất có người đỗ trạng nguyên, tiến sĩ, nhưng chỉ phát được ba đời thôi. Một mảnh không có trạng nguyên, tiến sĩ nhưng tú tài, cử nhân trong họ thì nhiều và mãi mãi đời nào cũng có. Vậy, bà chọn mảnh nào?

 

Bà vợ ông tộc trưởng vì nghĩ đến cái phúc lâu dài cho dòng họ nên đã chọn mảnh đất thứ hai đặt mộ chồng. Bây giờ, dòng họ ấy quả có nhiều tú tài, cử nhân nhưng không có tiến sĩ.

 

Câu chuyện kể trên chỉ là lưu truyền. Nếu việc đỗ đạt mà do long mạch quyết định thì sao còn phải chong đèn học thâu đêm làm gì cho mệt, chỉ cần hậu đãi ông thầy địa lý là đủ.

 

Những câu chuyện loại này được truyền miệng từ đời này qua đời khác, hù dọa không biết bao nhiêu người. Trong khi chúng ta thừa nhận thế đất, mạch nước là quan trọng trong xây dựng, kiến trúc, rất quan thiết đến cuộc sống, thiết nghĩ cũng cần phải thấy rằng không phải long mạch quyết định hết thảy.

 

Thời nhà Tống có Ngô Cảnh Loan là người rất thông hiểu về phong thủy được Tống Nhân Tông mời làm quan ở Ty Thiên Giám. Cảnh Loan dùng phong thủy đề luận họa, phúc. Ông tâu với Nhân Tông về sơn lăng ở Ngưu Đẩu Sơn như sau:

 

- Thần thấy núi này có gió thần thổi thẳng vào sườn, tai ách sẽ rơi vào Quốc Mẫu. Cung li có thủy khảm chạy xộc đến, họa sẽ xảy ra cho đấng chí tôn.

 

Tống Nhân Tông nghe chối tai, bắt tống ngục. Mãi về sau, con Nhân Tông là Tống Huy Tông nối ngôi, ông mới được ân xá, nhưng ra khỏi tù đã thân tàn lực kiệt mà chết. Thử hỏi, phong thủy còn không bảo vệ được thầy phong thủy thì liệu bảo vệ được ai? Lại nữa, nếu long mạch quyết định được phúc họa thì hẳn phần mộ tổ tiên của Cảnh Loan chẳng ra gì, là thầy phong thủy nổi tiếng cả triều Tống sao ông không tìm được phần mộ thật tốt cho ông cha?

 

Chúng tôi chép lại chuyện Cảnh Loan để mọi người đừng thần thánh hóa thuật phong thủy.

 

THEO BÁO XÂY DỰNG
====================
 
"Thử hỏi, phong thủy còn không bảo vệ được thầy phong thủy thì liệu bảo vệ được ai? " Tác giả đã đặt 1 câu hỏi quá kém và tệ hơn nữa là tự kết luận :ph34r:

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Phúc - họa từ long mạch

 

Việc xem địa thế để làm nhà là cần thiết, bởi trong đất có khí và nước mà hai thứ đó đều rất quan thiết đến cuộc sống của con người và vạn vật. Có những nơi địa khí rất độc, mạch nước cũng độc, người sống ở đó thì hao kiệt, mòn mỏi và chết yểu. Ngày trước, thực dân Pháp thường chọn những nơi đó để lưu đày tù chính trị. Lại nói, trong một vùng đất được xem là tốt thì vẫn có chỗ xấu hơn các chỗ khác, trái lại trong một vùng đất được xem là xấu thì vẫn có chỗ tốt hơn các chỗ khác.

====================
 
"Thử hỏi, phong thủy còn không bảo vệ được thầy phong thủy thì liệu bảo vệ được ai? " Tác giả đã đặt 1 câu hỏi quá kém và tệ hơn nữa là tự kết luận

 

:ph34r:

 

 

Chính xác là kết luận từ hiểu biết từ một kẻ dốt nát về Phong thủy. Phong thủy là một ngành khoa học trong việc lựa chọn những yếu tố tương tác tốt nhất cho nơi cư ngụ của con người. Cũng như mọi ngành khoa học khác: Bác si giỏi không có nghĩa là không bao giờ bị bệnh; kiến trúc sư giỏi không có nghĩa cái nhà ông ta phải to nhất, đẹp nhất, chính trị gia giỏi không có nghĩa cứ phải làm tổng thống. Tất nhiên phong thủy cũng vậy.

Bởi vậy! Nói chuyện với những thằng ngu bực mình bỏ mẹ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giả thiết phong thủy về sự phát tích 13 đời vua nhà Nguyễn

 

Trong khai sinh cũng như trong lý lịch nhiều con vua, cháu chúa mang họ Tôn Thất, Nguyễn Phúc ở Huế thường ghi “chính quán Gia Miêu ngoại trang Thanh Hóa”. Gia Miêu ngoại trang (nay là làng Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) - nơi thôn dã hẻo lánh nổi danh là đất sinh 9 chúa, 13 vua nhà Nguyễn, bắt đầu từ năm 1558, kết thúc vào năm 1945, kéo dài 387 năm.

 

 

 

M T biến mt trong ming rng

 

Ông tổ nhà Nguyễn là Nguyễn Công Duẩn, lập nhiều chiến tích trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nên được phong tước, con cháu được đời đời làm công thần nhà Lê. Ông có 7 người con trai, sau phân thành 7 chi. Chi thứ tư sinh ra Nguyễn Kim, có ba người con.

 

Năm 1802, cháu đời thứ 11 của Nguyễn Kim là Nguyễn Phúc Ánh thống nhất hai xứ Đàng trong và Đàng ngoài thành Việt Nam như ngày nay. Sau khi lên ngôi, Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là Gia Long (Gia là Gia Định, Long là Thăng Long) thể hiện việc thống nhất toàn vẹn đất nước.

 

Vua Gia Long từ hơn 200 năm trước đã phong cho Gia Miêu là đất Quý Hương (tên Nôm là Bái Đền), huyện Tống Sơn là Quý Huyện. Làng Gia Miêu xưa giờ chia thành 3 làng: Gia Miêu 1, Gia Miêu 2, Gia Miêu 3. Lăng Triệu Tổ Nguyễn Kim là nơi hợp táng ông bà Nguyễn Kimthuộc địa phận làng Gia Miêu 3. Năm 1808, Vua Gia Long đặt tên cho khu mộ Nguyễn Kim là lăng Trường Nguyên (suối dài vĩnh cửu).

 

Theo truyền thuyết, ở vùng núi Triệu Tường (trước có tên là Thiên Tôn) vốn có một long khẩu (miệng rồng). Nơi đó được chọn để táng mộ Nguyễn Kim. Quan tài ông sau khi đưa vào miệng rồng thì bỗng nhiên trời mưa to gió lớn, sấm sét dữ dội.

Thấy vậy, người đi đưa tang hoảng sợ, chạy tán loạn. Đến khi gió bão tan, mưa tạnh, mọi người trở lại chỉ thấy núi đá chi chít, cây cỏ um tùm, không thể nào nhận ra được nơi có long khẩu chứa quan tài của Triệu Tổ. Về sau có ai hỏi lăng mộ Nguyễn Kim an táng nơi đâu, chỉ được trả lời: “Ngài được hổ táng, thiên táng nên không thể biết”.

 

Hà Khê, long mch đế vương nhà Nguyn

 

Các vua chúa nhà Nguyễn rất quan tâm đến phong thủy khi chọn đất xây dựng thủ phủ, nơi định đô. Khi làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, chúa Nguyễn Hoàng đã đích thân đi xem xét địa thế nơi đây, chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn nhà Nguyễn sau này.

 

Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn, Nguyễn Hoàng đã tìm thấy long mạch đế vương ở đồi Hà Khê, nổi danh về phong thủy với thế đất “rồng cuộn hổ ngồi”. Dãy núi Kim Phụng chạy đến sơn phận của huyện Phong Điền thì bị một ngọn đồi tách khỏi dãy Trường Sơn để chạy xuyên theo hướng Đông Nam.

 

Trên đường đi, sơn mạch của dãy núi ấy có đoạn nổi lên (thành rú Lại Bằng), có đoạn lại chìm xuống dưới các cánh đồng, rồi nổi lên lần nữa thành gò, thành đồi - cứ thế kéo dài ra trông như một con rồng đang uốn lượn, lên xuống qua nhiều núi, nhiều rừng như Phụ Ô, Bồn Trì, Bồn Phổ cho đến xã Hà Khê (cách trung tâm TP. Huế khoảng 5 – 6km về hướng Tây) thì đột khởi thành đồi Hà Khê mà người ta thường cho là thế đất “đầu rồng nhìn ngoảnh lại”.

 

Sách “Đại Nam thực lục” viết: “Nơi đây nổi lên một gò cao (đồi Hà Khê) có hình tựa như đầu một con rồng đang ngoảnh lại. Phía trước đồi có con sông lớn uốn khúc bao quanh, phía sau có hồ nước lớn, tạo thành phong cảnh tốt tươi. Người dân địa phương cho biết gò này rất thiêng.

 

Một đêm, có một bà lão mặc áo đỏ, quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người rằng: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến xây chùa trên gò này để kết tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Nói xong liền biến mất. Người trong vùng gọi bà là Thiên Mụ - tức bà già ở cõi trời xuống. Chúa Nguyễn Hoàng cho nơi ấy có linh khí, mới dựng chùa, gọi là chùa Thiên Mụ”.

 

Từ xa nhìn lại, đồi Hà Khê tựa như hình dáng một con rùa khổng lồ, cõng trên lưng ngôi chùa cổ kính đang cúi đầu xuống để uống nước sông Hương.

 

Tương truyền khi chùa xây xong chưa bao lâu thì có một con rùa khá lớn từ dưới sông Hương bò lên đồi Hà Khê để vào khuôn viên chùa Thiên Mụ cư trú. Mỗi lần khát nước rùa lại bò về hướng hồ nước sau chùa để uống, dần dà rùa đã làm đổ hàng rào phía sau chùa. Con rùa đã bị sét đánh trong một cơn giông và hóa đá tại chỗ.

 

Cuc di dân, gii phóng mt bng đu tiên trong lch s

 

Vua Thiệu Trị trong cuốn “Ngự đề đồ họa thi tập” đã nhắc đến vùng đất xưng vương của họ Nguyễn với hai địa danh nổi tiếng sông Hương - Núi Ngự. Núi Ngự Bình là nơi chầu về của muôn núi (quần phong triều củng), còn sông Hương là nơi trăm dòng đổ về (bách xuyên hợp phái).

 

Trong cuốn “Văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam dưới nhãn quan học giả L.Cadìere”, Cadìere viết: “Một bên là ngọn đồi Thiên Mụ (Hà Khê) với tháp Phước Duyên bảy tầng ngất ngưỡng như chọc thủng trời xanh để đưa xuống những nguồn phúc lộc, và bên kia hữu ngạn là mô đất Long Thọ - trường sinh bất tử.

 

Mô đất này cũng có những đặc tính nhiệm màu kỳ lạ mà sau này các thầy địa lý của triều đình Việt Nam cũng công nhận. Vì nó án ngữ nguồn chảy của sông Hương, tưởng như nó đang gối đầu lên dòng nước và nghiêng nghiêng đối diện với đồi Thiên Mụ tạo thành một thế phong thủy gọi là cánh cửa thông thiên và trục xe địa phủ”.

 

Quốc sử quán triều Nguyễn chép: vào năm 1636 chúa Nguyễn Phúc Lan (tức chúa Thượng) thấy đất Kim Long là nơi “có địa hình tốt đẹp” nên đã dời dinh đến đó và Kim Long trở thành thủ phủ đầu tiên đóng bên bờ tả ngạn sông Hương. Trước đó, các chúa Nguyễn có 4 lần dời dựng, thay đổi vị trí thủ phủ. đó là Ái Tử (1558 - 1570), Trà Bát (1570 - 1600), Dinh Cát (1600 - 1626), Phước Yên (1626 - 1636). Tuy nhiên, Gia Long Nguyễn Ánh không chọn đất Kim Long để định đô mà quyết định xây dựng một kinh đô mới.

 

 

Sau ngày lên ngôi, vua Gia Long đã đích thân nghiên cứu tìm đất tốt, hướng tốt, thuận tiện để xây dựng kinh thành Huế. Cố đô Huế được xây dựng trên đất của 8 ngôi làng với tổng diện tích 520ha, chu vi 9.889m. Vì vậy dân cư 8 làng phải di dân để lấy mặt bằng gồm: Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hòa, An Mỹ, Thế Lại, An Bửu.

 

Trong đó đất làng Phú Xuân hầu hết đều nằm gọn trong phạm vi kinh thành sẽ xây. Vua Gia Long nghĩ rằng việc đền bù nhà cửa, ruộng vườn cần phải chu đáo, giữ yên lòng dân, do đó, để giúp dân làng Phú Xuân tái định cư, ổn định cuộc sống, nhà vua đã cấp 30 mẫu ruộng, 3 thửa đất để dựng nhà và 1.000 quan tiền.

 

Bảy làng còn lại mỗi nhà “được cấp 3 lạng bạc và mỗi ngôi mộ dời đi được cấp 2 lạng bạc”. Đây là đợt giải tỏa lớn, triệt để và khẩn trương, được tiến hành trong vòng 2 năm. Riêng phần mộ vắng chủ quy tập về nghĩa trang Ba Đòn có đến 10.000 ngôi.

 

Học giả Cadìere viết: “Khi bắt đầu xây dựng Hoàng thành và Tử cấm thành, nhà vua cho dựng lên thành lũy, ban đầu bằng đất rồi dần dần bằng gạch. Bằng những việc làm trên, có lẽ Gia Long đã hết sức củng cố thêm những phòng thủ ma thuật thiên nhiên …

 

Các cung điện của kinh thành đều có ghi rõ ràng các can chi, ngày khởi công xây dựng. Các bảng ghi ngày tháng xây dựng đều có ghi ngày tốt giờ tốt. Hẳn rằng Gia Long khi cho xây dựng đều cho tuân thủ các tập tục này: chọn ngày tốt thượng lương.

 

Trước hôm đó, họ cho chuẩn bị kỹ lưỡng: ban đất, chuẩn bị nền móng, trụ cột, bào đẽo các cột kèo…. Cũng như ở Tây phương, người ta tổ chức long trọng lễ đặt viên đá đầu tiên”./.

 

theo nguoiduatin.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites
Phong thủy thương xá Tax, lành hay gở?
Đăng Bởi Một Thế Giới
06:32 16-12-2014
 
phong_thuy_thuong_xa_tax_2_RBDH.jpg?widt

 

 

Được xây dựng từ thời Pháp, thương xá Tax được coi một phần 'di sản' của Sài Gòn, gắn liền với thành phố từ thủa sơ khai. Việc thương xá Tax được phá dỡ để xây dựng thành Trung tâm thương mại cũng tạo sự quan tâm nhiều chiều trong dư luận. Thương xá Tax có một vị trí đắc địa ở góc độ kinh doanh và cả trong phong thủy. Điều này đã được minh chứng qua 130 năm tồn tại và phát triển Tax. Thế nhưng, khi xây dựng thành TTTM, thì phong thủy thương xá Tax sẽ thay đổi như thế nào? 
 
Và sau đây là chia sẻ của một công dân thành phố, nhà phong thủy Qúy Hải trên báo Điện tử Một Thế Giới:

 

phong_thuy_thuong_xa_tax_gitj.jpg?width=

Thương xá Tax trước năm 2015

 

Thương xá Tax (tiền thân Grands Magasins Charner) vẫn sẽ là biểu tượng của Sài Thành qua các thời kỳ từ lúc khởi đầu (năm 1924) và trong tương lai (sau 2015), với tôi cũng như bao người dân thành phố, tuổi ấu thơ, ký ức luôn gắn liền với những di tích, kiến trúc cổ, di sản văn hóa tại Sài Thành, qua theo dõi tin tức, kiểm nghiệm, khảo sát phong thủy vừa qua, tôi đã có chứng nghiệm phong thủy để tin vào điều đó. Chúng ta nên kỳ vọng, và có niềm tin vào sự đổi mới đồng thời bảo tồn một trong những di sản kiến trúc còn sót lại này của đơn vị quản lý.
Điều thứ nhất làm tôi ấn tượng đó là ý kiến hãy bảo tồn di sản của Tổng lãnh sự quán Phần Lan tại TPHCM, các cơ quan quản lý địa phương, cũng như người dân TP.HCM, sau đó là ý kiến sẽ bảo tồn một phần của đơn vị quản lý tòa nhà thương xá Tax trong thiết kế mới.

Điều thứ hai để tôi tin rằng thương xá Tax vẫn là biểu tượng vì nhìn lại lịch sử như bài viết trên Một Thế Giới “Thương xá Tax 130 năm nhìn lại” đăng ngày 19.8.2014, dù trải qua bao thăng trầm, nâng tầng, cải tạo chỉnh sửa so với nguyên bản từ năm 1924 đến nay, thì biểu tượng vẫn tồn tại và phát triển bền vững.

Điều thứ ba là chính tôi đã mục sở thị khảo sát phong thủy địa điểm này vì sự tò mò, hiếu kỳ của một người dân khi nghe tin tòa nhà sẽ được xây dựng lại. Với sự phát hiện khá bất ngờ về phong thủy của địa điểm này, tôi sẽ diễn giải bên dưới.

 

Sự chứng nghiệm phong thủy thương xá Tax

Bất kỳ ai cũng có thể thấy được vị trí của Thương xá Tax là một vị trí đắc địa ở góc độ kinh doanh, vì tọa lạc ngay vòng xoay, mặt tiền hai trục đường lớn Nguyễn Huệ và Lê Lợi tại trung tâm TPHCM, theo tôi đó là một lợi thế lớn nhưng không phải là yếu tố quyết định, đảm bảo sự thành công của Thương xá Tax (vì có những vị trí đất đẹp mà tôi biết nhưng không thịnh vượng). 
Phát hiện bất ngờ của tôi về mặt phong thủy thương xá Tax là cách cục của mảnh đất này rất tốt, dù ở thời kỳ nào thì nó sẽ vẫn luôn thịnh vượng. Để tận dụng tốt cách cục này thì trong công tác thiết kế phải biết tận dụng tối đa những lợi ích này và biết biến hóa lấy suy làm vượng.
 

phong_thuy_thuong_xa_tax_1_haik.jpg?widt

Sơ đồ vị trí Thương xá Tax từ ảnh vệ tinh Wikimapia

 

Khởi đầu xây dựng 1921 – khai trương, đi vào sử dụng năm 1924 thuộc vận 4 (1924 – 1943), tòa nhà Grands Magasins Charner (Thương xá Tax hiện nay) có song tinh đáo hướng (Tây Bắc), toàn bàn tam ban. Thời kỳ này làm ăn khá tốt.

 

phong_thuy_thuong_xa_tax_2_rbdh.jpg?widt 

Nguyên bản (năm 1924)

 

phong_thuy_thuong_xa_tax_3_qeyd.jpg?widt 

Sau khi nâng thêm tầng (năm 1942)

 

Đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, vận 6 (1964 – 1983): tuy vẫn kinh doanh nhưng không phát đạt lắm, có sự trì trệ, đình trệ, toàn bàn trong thời kỳ này là tam ban phụ mẫu nhưng lệnh tinh đảo ngược (thượng sơn hạ thủy).

phong_thuy_thuong_xa_tax_5_vdpn_qrzi.jpg
 

phong_thuy_thuong_xa_tax_4_vbxg.jpg?widt

 Năm 1981, cửa hàng bách hóa thành phố ra đời

 

Từ ngày 19.1.1998 (Thương hiệu: Thương xá Tax trở lại), cũng như sau ngày cải tạo, chỉnh trang lớn gần nhất khai trương lại 26.04.2003 đây là thời kỳ vận 7 (1984 – 2003) thương xá Tax khá phồn thịnh, vượng tinh đắc lệnh, vượng sơn vượng hướng, toàn bàn tam ban phụ mẫu.

 

phong_thuy_thuong_xa_tax_6_nwef.jpg?widt

Từ ngày 19.01.1998 (Thương hiệu: Thương xá Tax trở lại)


phong_thuy_thuong_xa_tax_7_tntg_dpqz.jpg
Sau ngày cải tạo, chỉnh trang lớn gần nhất 26.04.2003
 
Riêng năm 2014 Giáp Ngọ, tại hướng 2 cửa của Thương xá Tax có Thất xích, phá quân (7) và Ngũ hoàng đại sát, liêm trinh (5) và khi động thổ công trình Metro phía trước thương xá Tax thì sự trùng phùng của lý khí và hình thế tương thông, ứng nghiệm vì thế, xuất hiện những việc không như ý, đơn vị quản lý không biết là linh hoạt ứng biến (tùy cơ ứng biến) hay một cách tình cờ đã quyết định ngưng hoạt động để thay đổi. 
Và vì sao là vào năm 2015 mới khởi công, tất cả đều có lý của nó, mong rằng biểu tượng Thương xá Tax (biểu tượng của Sài Thành) sẽ được khai sinh trong giai đoạn thiên thời – địa lợi – nhân hòa.
 
Công trường thi công trạm Metro (ảnh sưu tầm internet)
Vẫn là biểu tượng của TP.HCM và sự thịnh vượng

Để vẫn là biểu tượng của người dân, trung tâm kinh tế  của đất nước, Thương xá Tax cần tận dụng tối đa những lợi ích có được từ vị trí đắc địa này từ góc độ kinh doanh, thẩm mỹ kiến trúc, di sản văn hóa đến phong thủy học.

Với kinh nghiệm thiết kế của công ty Gensler (đơn vị thiết kế tòa tháp Shanghai 128 tầng, World Trade Centre,…), tôi có niềm tin các kiến trúc sư của họ sẽ kết hợp hoàn mỹ giữa hiện đại và bảo tồn di sản, việc này khá dễ dàng như tòa nhà Diamond Plaza gần nhà thờ Đức Bà, Dinh Thống Nhất trục đường Lê Duẩn đã thực hiện khá tốt (khối nhà thấp tầng và khối cao tầng). Nếu họ không làm được như yêu cầu của cơ quan quản lý sở tại thì thật đáng hổ thẹn với tên gọi Kiến trúc sư quốc tế.

 

phong_thuy_thuong_xa_tax_9_cubl.jpg?widt

Tòa nhà Diamond Plaza

 

Nếu tòa nhà được khai sinh trong vận 8 (2004 – 2023) thì trạch vận, cách cục của Thương xá Tax (tương lai sẽ là Tax Plaza thì phải?) vẫn là cách cục vượng tinh đắc lệnh, quan trọng là họ có biết tận dụng, phối hợp lý khí với hình pháp, môi trường xung quanh để định cục và tận dụng tối đa ưu thế mà thiên nhiên đã ưu ái cho mảnh đất này. Cần phải hiểu rằng để hoàn mỹ, đảm bảo sự phát triển vững bền của Thương xá Tax, cần phải kết hợp đúng quy luật Thiên thời – Địa lợi và Nhân hòa, đây là vấn đề mà đơn vị quản lý tòa nhà cần xem xét. Họ cần quyết định hình dáng của tòa nhà để tận dụng hết các lợi thế vốn có của địa lợi này.

Là một công dân thành phố, với kinh nghiệm và kiến thức về kiến trúc, cũng như phong thủy học ứng dụng (cổ điển – hiện đại), tôi chia sẻ vài thiện ý để mong rằng việc bảo tồn di sản cũng như phát triển biểu tượng thương xá Tax luôn được song hành, góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao ý thức bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể của quốc gia.

Nhà phong thủy Quý Hải (Ảnh: Internet)

Bài viết được thực hiện với sự hợp tác và hỗ trợ của Công ty CP Giải pháp Quản trị và Kiến trúc (MASGroup) chuyên về thiết kế kiến trúc và thi công xây dựng. Địa chỉ: 226, đường D5, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, Việt Nam. Website www.masgroup.vn.
qcaoboigoogle_CKFF.png

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Nội: Thực hư chuyện ‘thánh vật’ chết mấy chục mạng người

 

Hàng loạt thanh niên khỏe mạnh, có đức tính tốt, người trụ cột trong gia đình, trai đinh trong các dòng họ bị tử thần tước mất mạng sống.



Mấy năm nay, người dân làng Vân Gia (phường Trung Hưng, TP. Sơn Tây, Hà Nội), sống trong hoang mang cực độ, vì cứ thi thoảng “thần chết” lại hỏi thăm một gia đình, dòng họ nào đó trong làng, cướp đi một vài mạng người. Những người bị tử thần tước đoạt mạng sống đều còn trẻ và chẳng có bệnh tật, ốm đau gì. Những cái chết rất bất ngờ, khó hiểu và bí ẩn.

Tất cả người dân trong xóm đều tin rằng, người dân trong làng đã phá vỡ long mạch, nên phải chịu hậu quả nặng nề: Hàng loạt thanh niên khỏe mạnh, có đức tính tốt, người trụ cột trong gia đình, trai đinh trong các dòng họ bị tước mất mạng sống.

Cán bộ thôn xóm, nhà chùa, đại diện người cao tuổi, và toàn thể nhân dân đã nhất trí mời cao tăng đắc đạo đến tận nơi trấn yểm long mạch, rồi người dân đeo bùa chú, dán bùa khắp nơi, những mong tình trạng chết bất đắc kỳ tử sẽ không còn nữa. Thế nhưng, tình trạng chết bất đắc kỳ tử vẫn diễn ra.

Chúng tôi xin đăng vấn đề này lên, và cùng với các nhà khoa học vào cuộc, tìm ra lời giải, để tránh dư luận hoang mang.

Ngôi chùa cổ và đuôi rồng bí ẩn

Một lần, trong bữa nhậu giữa Hà thành, anh bạn ở Sơn Tây kể rằng, quê vợ anh, làng Vân Gia, có một hiện tượng kinh dị: Hàng loạt người chết bất đắc kỳ tử. Nguyên nhân là do động long mạch.

Anh cứ khẳng định chắc nịch rằng, chỉ trong 3 năm, chết 40 đến 50 người gì đó, toàn là thanh niên và người trung tuổi, toàn là đàn ông. Tuyệt nhiên không chết thằng trộm cắp, nghiện ngập, chỉ chết người ngoan hiền, thành đạt, trụ cột của gia đình, dòng họ.

 

images627055_chuyenthanhvat.jpg

 

Cổng chính ngôi chùa cổ Viên Quang đang xây dựng dở dang.

 

Tôi vốn không tin mấy chuyện ma mãnh, nhảm nhí, song với số lượng người chết trẻ nên đến hàng chục như thế, quả thực khiến tôi tò mò, phải thử tìm đến làng Vân Gia xem sao.

Làng Vân Gia vốn thuộc xã Trung Hưng, ven đô, nơi có Đền Và thờ Đức Thánh Tản giữa vườn lim trăm tuổi nổi tiếng. Xã Trung Hưng giờ đã thành phường, nhưng từ trạm xá, UBND và các cơ quan đoàn thể, ngoài cổng vẫn đề là xã. Trông nó giống làng xã hơn là phố thị, vì hầu hết người dân vẫn sống bằng nghề nông.

Làng Vân Gia nằm nữa cánh đồng mấp mô cao thấp. Con đường xuyên qua cánh đồng, qua Đền Và dẫn đến Vân Gia.

 

images627056_chuyenthanhvat1.jpg

 

Chùa Vân Gia - nơi bắt đầu câu chuyện bí ẩn và kinh hoàng

 

Quả thực, khung cảnh vào làng đã tạo cảm giác rờn rợn. Bao quanh làng là những nghĩa địa. Tôi cứ thắc mắc, sao có mỗi cái làng nhỏ xíu, bao quanh bởi những khóm tre rậm rì, mà lắm nghĩa địa đến vậy.

Mồ mả cả cũ và mới ngập kín mấy nghĩa địa, tràn xuống cả giữa ruộng. Ngay đầu bờ, ven mương, cũng có những nấm mồ mọc lên. Nhiều nấm mồ còn khói hương nghi ngút, vòng hoa còn tươi. Xa xa, có mấy nhóm người hí húi đào bới, khăn tang trắng đầu, làm lễ cải táng.

 

images627057_chuyenthanhvat2.jpg

 

Tượng bồ tát trên ngọn đồi có thế long chầu.

 

Tôi trò chuyện với người dân quanh xóm, ai ai cũng tỏ vẻ mặt sợ hãi, khi nghĩ đến chuyện hàng loạt người chết bất đắc kỳ tử. Chỉ một tuần nữa, là lại đến ngày 22 âm lịch, ngày mà người dân nơi đây gọi là “ngày đen tối”. Bởi vì, trong ngày đó, rất có thể, sẽ có người trong làng mất mạng.

Những câu chuyện không đầu, không cuối của người dân khiến tôi thấy rối như bè rau muống. Người này kể anh này chết treo cổ trên cửa sổ, người kia lại xen vào kể ông kia chết tai nạn giao thông, người nọ lại kể có anh chết vì ngã khi leo cây cao có 1m…

Mọi người chỉ tôi vào nhà ông Phùng Văn Tuấn, trưởng thôn 8. Làng Gia Vân gồm thôn 5,6,7 và 8, trong đó, thôn 6 và 8 chết nhiều nhất và chính dòng họ nhà ông trưởng thôn 8 gặp tai ương nhiều nhất.

 

images627058_chuyenthanhvat3.jpg

 

Ông Tuấn đang chỉ đạo cải táng cho một người thân.

 

Nhà ông Tuấn nằm ngay đầu làng, tường cao, cổng kín. Tôi gọi cửa, không thấy tiếng ai, nên tự kéo khóa đi vào. Gọi mấy câu, thì thấy một người phụ nữ khó nhọc đi ra. Bà giới thiệu là vợ ông Tuấn. Lâu nay bà ốm nặng, mới trở dậy được.

Tôi hỏi chuyện “thánh vật”, bà tỏ ra không vui. Bà bảo, đúng là có chuyện bà ốm nặng, nằm bẹp mấy ngày, nhưng dân làng cứ đồn thổi ầm ầm, là bà gặp tai họa, sắp bị… “thánh vật”, khiến bà rất bức xúc.

Bà bảo, đúng là có chuyện rất nhiều người trong gia đình bà gặp tai họa, các cháu chết trẻ, song bà không muốn kể chuyện tai họa này, vì nó đau lòng lắm. Bà bảo, muốn hỏi gì thì gặp chồng bà. Rồi bà cho số điện thoại để tôi gọi cho ông Tuấn.

images627059_chuyenthanhvat4.jpg

 

Khấn vái xin "thần chết" tha mạng cho gia đình tại chùa Viên Quang.

 

Tôi giới thiệu là nhà báo, ông Tuấn tỏ ra ngại ngùng. Ông bảo, ông đang bận việc cải táng cho người chết trong họ, chưa về được. Ông yêu cầu tôi ra xã làm việc, xong xuôi thì chiều về gặp ông.

Thế nhưng, đến giờ hẹn, tôi vào nhà ông Tuấn, ông vẫn chưa về. Gọi điện, ông bảo: “Tôi đang chỉ đạo cải táng cho người nhà ở nghĩa địa, tôi nhìn thấy chú đi vào nhà tôi rồi, nhưng tôi không về được, mong chú thông cảm”.

Vợ ông Tuấn bảo: “Chú muốn tìm hiểu gì, cứ ra ngoài chùa, sư thầy và các bà vãi sẽ kể hết, không thiếu chuyện gì. Mọi chuyện, từ nhà tôi, đến làng xã, nhà chùa đều nắm được hết”.

Nghe theo chỉ dẫn của vợ ông Tuấn, tôi vòng vèo đường làng tìm đến chùa Viên Quang. Ngôi chùa u tịch nằm trên một quả đồi thấp. Cổng chính hoành tráng, nhưng đang xây dựng dở dang thì để đó, mốc thếch, gạch ngói xếp chặn.

Tôi vòng ra phía cửa phụ, đi vào lối cổng nhỏ. Bên trong sân chùa, phụ nữ, trẻ em, người già, gồm mấy chục người chuẩn bị lễ, khói hương nghi ngút, lần lượt vào tòa tam thế thắp hương, cúng vái.

 

images627060_chuyenthanhvat5.jpg

 

Ngày nào cũng có người đến chùa làm lễ xin thánh thần bảo vệ.

 

Cụ bà Nguyễn Thị Xuân mang dáng vẻ và khuôn mặt phúc hậu ngồi nhai trầu bỏm bẻm. Bà bảo, sư trụ trì chùa là thầy Thích Minh Tĩnh. Nhưng mấy ngày nay thầy có việc đi xa, để lại chùa cho các vãi trông nom, hương khói.

Chuyện động long mạch, mấy chục mạng người trong làng chết hàng loạt, theo khẳng định của bà Xuân, và tất thảy mọi người có mặt trong chùa hôm tôi tiếp xúc, là có thật. Tất tật mọi người trong làng đều tin như vậy.

Nói rồi, bà Xuân dẫn tôi vòng ra sườn đồi phía Tây chùa Viên Quang. Tại đây, cả một góc đồi đã bị múc đi, vết gầu xúc cào nham nhở, vẫn lộ đất đỏ au.

Bà Xuân khoát tay chỉ một vòng đồi và kể: “Đồi thì rộng, nhưng đất nhà chùa chỉ có hơn một héc-ta. Quanh ven đồi là đất của người dân, nên người ta muốn trồng trọt, xây nhà, hay đào đất bán là việc của người ta, nhà chùa không can thiệp được. Chính vì thế, mới xảy ra đại họa”.

Theo lời bà Xuân, dù ngọn đồi này thấp, song có thế rồng chầu, voi phục. Bên phải chùa là gò Ngọc Nương, có đầm nước chảy thủy tụ minh đường. Bên trái chùa là đuôi rồng, nơi dân làng sinh sống.

 

images627061_chuyenthanhvat6.jpg

 

Bà Xuân chỉ chỗ người dân đào đất làm đứt long mạch.

 

Vào năm 2007, người dân phía bên trái chùa tiến hành đào đất bán cho địa phương, khi địa phương tiến hành xây dựng sân vận động ở ngay cánh đồng đối diện chùa.

Để lấp đầy những mảnh ruộng trũng, phải cần tới hàng ngàn xe tải đất đá. Những chiếc máy xúc vươn gầu múc, xe tải ật ưỡng chở đất suốt ngày đêm. Sư thầy Thích Minh Tĩnh nhìn cảnh người ta múc “đuôi rồng” đi, phá vỡ cảnh quan của chùa mà đau lòng lắm, nhưng chẳng biết phải làm thế nào, vì đất đó là của người ta, có sổ đỏ đàng hoàng, người ta thích làm gì thì làm.

Câu chuyện sẽ chẳng có gì nghiêm trọng, nếu không có chuyện, ngay khi chiếc gầu xúc ngừng hoạt động, thì xóm làng không còn bình yên nữa. Rất nhiều người chết bất đắc kỳ tử, đám ma ai oán diễn ra liên tục trong làng, không khí tang tóc đau thương trùm khắp xóm…

theo megafun.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đi tìm long mạch núi song toàn

 

Người ta gọi đó là núi Văn - núi Võ, hai ngọn núi dưới chân Tam Đảo còn chứa bao điều kỳ lạ.

 

kienthuc_logo.png- Cả một vùng đất thiêng rộng lớn tất cả đều là núi đất, duy chỉ có 2 ngọn núi bằng đá có liên quan đến vị anh hùng Lưu Nhân Chú - một trong 18 người dự Hội thề Lũng Nhai khi xưa. Người ta gọi đó là núi Văn - núi Võ, hai ngọn núi dưới chân Tam Đảo này còn chứa bao điều kỳ lạ.

images952981_van_vo_2.jpg
 
Toàn cảnh đền thờ Lưu Nhân Chú và ngọn núi Võ phía sau.
 

Long mạch ở mộ kết

Lịch sử đã ghi nhận Lưu Nhân Chú quê ở xã Thuận Thượng, tức xã Văn Yên và Ký Phú (Đại Từ, Thái Nguyên ngày nay). Vùng đất lạ dưới chân Tam Đảo này từng một thời được mệnh danh là vùng đất thiêng, căn cốt long mạch của dãy Tam Đảo, kéo dài về tận núi Tản Viên vùng Ba Vì (Hà Nội).

Theo lời kể của ông Lưu Sỹ Phiến, hậu duệ đời thứ 19 của anh hùng Lưu Nhân Chú, thân sinh của tướng Lưu Nhân Chú là một người đầy bí ẩn ở địa phương, cụ có 2 con chó săn nên thường cho chúng vào rừng săn bắt cùng. Trong một lần vào rừng, ông cụ ngủ cạnh hai tảng đá lớn ở khu Miễu, chỉ một lúc sau mối đùn lên cao trùm khắp cơ thể.

Người nhà chia nhau đi tìm khắp nơi và phát hiện ngôi mộ kết. Mọi người và các thầy địa lý đều cho rằng, đó là điềm lạ và khu vực đó là long mạch của dòng họ Lưu. Sau sự kiện đó, chỉ một thời gian sau, dòng họ Lưu xuất hiện người anh hùng Lưu Nhân Chú nổi danh khắp nước Nam.

Người Tàu thấy vậy liền cho người sang khu Miễu tìm ngôi mộ kết ấy để phá long mạch. Chúng đào một rãnh sâu giữa hai tảng đá và chôn than xuống dưới. Ngay sau đó, chính những kẻ phá hoại long mạch cũng hộc máu mồm chết ngay tức khắc, máu nhuộm đỏ cả một đoạn suối cạnh khu Miễu.

Sau này, hậu duệ dòng họ Lưu đã nhiều lần tìm đến khu Miễu với ý định hàn lại long mạch nhưng đào sâu bao nhiêu cũng không hết lớp than trấn yểm của người Tàu. Hiện tại, khu vực Miễu vẫn còn hai tảng đá hình ngai vàng và những rãnh sâu của lớp than trấn yểm năm xưa.

 

images952984_van_vo_1.jpg

 

Ông Lưu Sỹ Phiến trước ban thờ tướng Lưu Nhân Chú.

 

Lưu Nhân Chú bị ám sát vì long mạch?

Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", năm 1416, Lưu Nhân Chú nghe danh tiếng của Lê Lợi đã tụ họp tại thánh địa Lam Sơn, Thanh Hoá và dự Hội thề Lũng Nhai ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa thề quyết cùng nhau đánh đuổi giặc Minh xâm lược ra khỏi bờ cõi nước Nam.

Năm 1427, Lưu Nhân Chú và Lê Sát đã vô cùng mưu trí, dũng cảm chém được đầu của Liễu Thăng tại ải Chi Lăng nổi tiếng trong lịch sử. Sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh kết thúc, Lê Lợi lên ngôi vua đã phong Lưu Nhân Chú chức Á thượng hầu để trông nom quản lý việc quân sự.

Năm 1433, Lê Thái Tổ mất, Lê Thái Tông lên ngôi khi mới 11 tuổi, Tư đồ Lê Sát ghen ghét nên ủ mưu sai người giết hại Lưu Nhân Chú. Đến khi vua Lê Thái Tông khôn lớn, tự mình cầm quyền, biết được nỗi oan của Lưu Nhân Chú bèn trị tội Lê Sát. Năm 1484, Lê Thánh Tông truy tặng Lưu Nhân Chú là Thái phó Vinh quốc công (Thái phó là một trong ba phụ chính đại thần tối cao của quốc gia).

Theo ông Lưu Sỹ Phiến, thời kỳ long mạch ở mộ kết khu Miễu bị phá không lâu thì tướng Lưu Nhân Chú bị ám hại. Để tưởng nhớ đến công lao to lớn của Lưu Nhân Chú, người dân hai xã Văn Yên, Ký Phú đã xây đền thờ ông dưới chân hai ngọn núi Văn, núi Võ và đều tổ chức lễ hội vào mùng 4 Tết âm lịch hằng năm.

 

images952985_van_vo_3.jpg

 

Các cửa hang núi Võ đã bị lấp kín.

 

Bí ẩn núi song toàn

Ông Lưu Sỹ Phiến cho hay, trước đây do nằm cách khá xa khu dân cư nên ít người lui tới núi Võ, ngay cả người dân xã Văn Yên chưa ai đi được tận cùng hệ thống hang động bên trong. Chính vì thế, hang động lưu giữ được hiện vật và nhiều dấu tích của tướng Lưu Nhân Chú. Những bí ẩn ấy càng trở nên thần bí khi tôn tạo lại đền thờ, một phần núi Võ đã sập xuống lấp đi cửa hang.

Đối diện với núi Võ là đồi Quần Ngựa với nhiều chứng tích là những hầm hào luyện tập, đánh trận của tướng Lưu Nhân Chú khi xưa, nhờ có rừng thông che chở nên ngọn núi được giữ lại nguyên vẹn. Bên cạnh đồi Quần Ngựa là hồ Tắm Ngựa, tương truyền khi xưa mỗi khi tập trận xong nghĩa quân của Lưu Nhân Chú thường cho ngựa xuống uống nước và tắm mát ở hồ nước này nên người dân đặt tên là hồ Tắm Ngựa. Không chỉ núi Võ, ngọn núi Văn thuộc xã Ký Phú còn sở hữu hệ thống hang động kỳ ảo hơn rất nhiều.

Ngọn núi Văn hiện tại nằm ngay cạnh trụ sở UBND xã Ký Phú. Ngọn núi như một chiếc bút giữa vùng chảo của dãy Tam Đảo. Ông Lỗ Văn Đường, Phó Chủ tịch xã Ký Phú cho hay, giữa núi Văn có một hang động, người dân gọi là hang dơi, nhưng rất ít người dám lên đó. Mùng 4 Tết Nguyên Đán hằng năm diễn ra Lễ hội núi Văn, núi Võ để tưởng nhớ anh hùng dân tộc Lưu Nhân Chú thì mới có người vào hang tham quan.

Tuy nhiên, mọi người cũng chỉ đến vòng ngoài cửa chứ không dám đi sâu vào trong. Một số cụ cao niên cho biết, bên trong đó có một ao nước ngọt không bao giờ cạn với hệ thống nhũ thạch rất đẹp. Trước đây có đàn khỉ sinh sống bên trong nhưng rồi chúng đã bỏ đi khi cây cối thưa dần.

Trao đổi với chúng tôi, đại diện UBND xã Ký Phú cho hay, hiện đang có kế hoạch di chuyển trụ sở sang địa điểm mới để trả lại đất cho khu di tích. Đó cũng là cách để bảo vệ di tích và tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc. Năm 1981, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) đã công nhận Khu di tích núi Văn, núi Võ và đền thờ Lưu Nhân Chú là Di tích cấp Quốc gia.

 

images952986_van_vo_4.jpg

 

Đồi Quần Ngựa - nơi luyện quân năm xưa.

 

=============================================================

Các câu chuyện về long mạch, thế nào cũng có yếu tố thầy tàu, tham giam vào việc phá hoại long mạch

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà phong thủy dự đoán năm 2015

 

Theo các nhà chiêm tinh và phong thủy, khủng hoảng giằng xé nhiều quốc gia sẽ qua trong năm 2015. Kinh tế, chính trị sẽ dần ổn định trong năm mới.

 

photophp_1.jpg

 

Một kỷ nguyên mới sẽ mở ra trong năm 2015 với tình hình chung khả quan hơn những năm trước. Ảnh: Dreamstime

 

Theo dự báo của Gotohoroscope, trang web chuyên về chiêm tinh và dự đoán phong thủy, những mâu thuẫn, các vấn đề tồn đọng trong những năm trước sẽ được giải quyết trong năm 2015. Cả vấn đề chính trị và kinh tế sẽ bắt bầu ổn định. Cuộc sống của nhiều bộ phận người dân được cải tiện. Khủng hoảng giằng xé nhiều quốc gia trên thế giới sẽ qua.

 

Nói cách khác, 2015 sẽ là năm quan trọng và tình hình chung khả quan hơn những năm trước. Một kỷ nguyên mới sẽ mở ra trong năm 2015 và con người sẽ hy vọng nhiều hơn về tương lai tươi sáng.

 

Năm Ất Mùi sẽ bắt đầu từ ngày 19/2/2015 và kết thúc vào ngày 7/2/2016. Trang này đưa ra các yếu tố thiên văn sau để để tiên đoán, năm con dê sẽ là năm ổn định và phát triển.

 

Thứ nhất, sự dịch chuyển của sao Thổ về phía cung Nhân Mã cuối năm 2014 sẽ phát huy tác dụng. Đầu năm 2015, người dân trên thế giới sẽ có thể nhận thấy sự khác biệt. Các vấn đề chính trị, kinh tế sẽ được nhìn nhận khác so với thời điểm trước đó. Con người sẽ coi trọng phát triển giáo dục, tập trung vào giáo dục sau đại học. Năm 2015 cũng sẽ chứng kiến sự thay đổi trong quan hệ ngoại giao các nước. Một số sẽ đạt được thỏa thuận không visa. Ngược lại, số khác sẽ đóng cửa biên giới.

 

Thứ hai, sự đụng độ giữa sao Diêm Vương và sao Thiên Vương từ tháng 6/2012 không còn trong năm 2015, đồng nghĩa với những xung đột từ năm 2012 đến 2014 cũng sẽ chấm dứt. Các vấn đề ảnh hưởng đến châu Âu, Ukraine, Ai Cập, Syria sẽ không còn trở lại. Năm 2015, thế giới sẽ chứng kiến những phát minh thay đổi cuộc sống giống như Internet hay điện thoại di động.

 

Thứ ba, sao Mộc và sao Thiên Vương sẽ kết hợp rất hài hòa với nhau trong nửa đầu năm 2015. Điều này sẽ tạo nên ảnh hưởng bất ngờ đến sự phát triển của Internet, phát minh các yếu tố quan trọng trong lĩnh vực công nghệ cao.

 

Sao Thiên Vương là hành tinh mở rộng và do ảnh hưởng của nó, nhiều người có thể nhận ra rằng năm 2015 công nghệ sẽ hữu dụng hơn với con người. Bên cạnh đó, trong năm mới, con người sẽ chứng kiến những tiến bộ trong lĩnh vực vũ trụ. Chẳng hạn như trong nửa đầu năm 2015, phi thuyền không gian được cử tới các hành tinh khác để thám hiểm và nghiên cứu sẽ gửi về trái đất những thông tin mới. Dữ liệu này có thể làm thay đổi nhận thức của chúng ta về vũ trụ, về cuộc sống trên trái đất và trả lời câu hỏi liệu sự sống có tồn tại trên các hành tinh khác.

 

Thứ tư, trong tháng 8/2015, sao Mộc sẽ chuyển hướng sang cung Xử Nữ. Sự dịch chuyển này sẽ ảnh hưởng đầu tiên và tích cực đến sự phát triển kinh thế thế giới. Kinh tế sẽ nhanh chóng ổn định và vượt qua những khó khăn từ những năm trước. Một dấu hiệu tích cực khác là trong năm 2015, nhân loại sẽ chú ý đến sinh thái học, bảo vệ môi trường, thói quen ăn uống và lối sống lành mạnh. Sức khỏe con người sẽ trở thành tâm điểm chú ý. Chúng ta có thể mong đợi những biện pháp rộng rãi về tăng cường sức khỏe.

 

Nhìn chung, Gotohoroscope đánh giá nửa đầu năm 2015, các vấn đề còn tồn đọng trong năm cũ sẽ được giải quyết. Nửa năm sau, loài người sẽ tránh được những mâu thuẫn, xung đột về chính trị và kinh tế.

 

Các cá nhân

 

zing_2015_1.jpg

Năm 2015 được dự đoán là năm nhiều may mắn với các con giáp Mùi, Mão, Hợi. Ảnh: Taopic

 

Trong khi đó, theo trang Horoscope, Ất Mùi sẽ là năm mang lại nhiều may mắn đối với những người tuổi Mùi, Mão và Hợi vì những người khác luôn sẵn lòng muốn giúp đỡ họ.

 

Trang này khuyên những người cầm tinh con mèo, con dê và con heo nên ưu tiên cho các hoạt động tập thể để tăng cường các mối quan hệ đồng thời dành thời gian cho vui chơi giải trí.

 

Tháng 8 sẽ là thời gian mang lại tình yêu cho những người Dần, Ngọ và Tuất. Do đó, những người tuổi này nên làm những điều trái tim mách bảo và yêu thích.

 

Trong tháng 9, mâu thuẫn về tôn giáo hoặc chính trị có thể nảy sinh. Trang web trên khuyên mọi người nên suy nghĩ chín chắn, đặt tinh thần cộng đồng lên trên hết và tập chung vào những điểm chung thay vì sự khác biệt.

 

Những tháng cuối năm Ất Mùi sẽ là khoảng thời gian dành cho những người tuổi Sửu, Tị và Dậu kiên định và có đầu óc phân tích. Sự kiên nhẫn và lập kế hoạch cẩn thận sẽ mang lại cho họ thành công rực rỡ.

theo zing.vn

===================================

Mời anh em xem dự đoán năm mới theo báo nước ngoài :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites