Posted 2 Tháng 4, 2014 Vua Gia Long và phong thủy kinh thành Huế Sau ngày lên ngôi, vua Gia Long đích thân nghiên cứu tìm hướng tốt và cuộc đất thuận tiện xây dựng kinh thành Huế. Đáp ứng lòng người trước khi định đô Dân cư của 8 làng phải di dời đi nơi khác gồm: Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hòa, An Mỹ, Thế Lại, An Bửu, trong đó đất làng Phú Xuân hầu hết đều nằm gọn trong phạm vi kinh thành sẽ xây. Vì thế, vua Gia Long đã cấp 30 mẫu ruộng, 3 khoảng đất để dựng nhà và 1000 quan để giúp dân Phú Xuân – 7 làng còn lại theo tài liệu của Tả tham tri Bộ binh Võ Liêm mỗi nhà “được cấp 3 lạng và mỗi ngôi mộ dời đi được cấp 2 lạng”. Nhà vua nghĩ rằng việc đền bù nhà cửa, ruộng vườn cần phải chu đáo, giữ yên lòng dân để bắt tay xây dựng trên tổng diện tích 520ha và chu vi 9.889m. Huỳnh Đình Kết nhận định đây là đợt giải tỏa lớn, triệt để và khẩn trương, tiến hành trong vòng 2 năm, riêng phần mộ vắng chủ quy tập về nghĩa trang Ba Đòn có đến 10.000 ngôi. Ngọ môn Huế. Di dời xong, Gia Long chọn ngày tốt vào tháng tư âm lịch, nhầm 9.5.1804 dương lịch để bắt tay xây dựng vòng trong thành (vòng trong của Đại Nội) với tổng chu vi 4 cạnh là 307 trượng, 3 thước 4 tấc (1.229m), thành bằng gạch cao 9 thước 2 tấc (3m68) và dày 1 thước 8 tấc (0m72) – theo Võ Liêm. Sau đó, công việc tiếp tục qua nhiều giai đoạn, song nhìn toàn cục kinh thành Huế quay mặt về hướng Đông nam (Tốn) thay vì hướng chính Nam như các vua chúa thường chọn theo thuật phong thủy để xây cung điện của mình. Vì sao vua Gia Long lại quyết định chọn hướng như thế? Nguyễn Đăng Khoa đề cập đến trong Kỷ yếu Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam, số 7 1991 rằng, những công trình kiến trúc của kinh thành Huế được tiến hành theo một hệ thống các quy tắc hết sức nghiêm ngặt của các hình thế núi sông, long mạch “mặt bằng và độ cao thấp của địa hình được người xưa quan niệm đó là văn của đất, có cao, thấp, là có sông, suối, đầm, núi, tạo ra những nhịp điệu riêng của từng vùng – những nhịp điệu lớn chung của nhiều vùng nhỏ tạo ra những đại cuộc đất”. Cụ thể hơn, Trần Đức Anh Sơn qua tài liệu về tư tưởng quy hoạch kinh thành Huế thời Gia Long giới thiệu trên tập Cố đô Huế xưa và nay do Hội Khoa học lịc sử Thừa Thiên – Huế và NXB Thuận Hóa ấn hành 2005, đã cho biết nội dung cuộc trao đổi với một người trong hoàng tộc uyên thâm về dịch học, lý số, phong thủy là học giả Vĩnh Cao theo 4 ý chính, nguyên văn: 1. Kinh đô, theo quan niệm phong thủy ngày xưa đều hướng về Nam nhưng ngay tại vùng Thừa Thiên, mạch núi Trường Sơn, đặc biệt là quần sơn kề cận kinh đô cho đến dãy Bạch Mã đều chạy theo hướng Tây bắc – Đông nam. Dựa vào thế đất ấy, kinh thành nhìn về hướng Đông Nam là tốt nhất. 2. Theo thuật phong thủy thì bất cứ một ngôi nhà hay cung điện gì thì ở phía trước gọi là chu tước (chim sẻ đỏ) thuộc hướng Nam, hành hỏa. Phía trái (từ ngoài nhìn vào) gọi là bạch hổ (hổ trắng) thuộc hướng Tây, hành kim. Phía phải gọi là thanh long (rồng xanh) thuộc hướng Đông, hành mộc. Phía sau gọi là huyền vũ (rùa đen) thuộc hướng Bắc, hành thủy. Đặt kinh thành dựa theo hướng thiên nhiên, dùng ngũ hành mà sinh khắc chế hóa để sửa đổi, tạo thế quân bình, rồi dùng ngũ hành mà tạo lục thân để đoán vị và quy hoạch, bố tri cung điện. 3. Phong thủy cũng quan niệm rằng: phía Tây thuộc về chủ; phía Đông thuộc về thê thiếp, bạn bè ti bộc, vật giá, châu báu, kho đụn, vật loại… tức là những thứ mà chủ sai khiến, sử dụng; phía sau thuộc về tử tôn, môn sinh, trung thần, lương tướng. Từ đó, việc bố trí các cung điện, dinh thự… trong Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành cũng dựa vào nguyên tắc này mà phân bổ chức năng. 4. Kinh thành Huế xây dựng ở vùng đất có nước phủ bốn bề, theo phong thủy là nơi tụ thủy, đất phát tài. Nhưng phía Tây kinh thành lại có khí núi xung sát, sông Hương uốn khúc vì thế hành kim rất vượng. Điều này sẽ có hại cho phía Đông, chủ hành mộc (kim khắc mộc). Mộc yếu sẽ dẫn đến sự hạn chế về của cải, dân chúng, thương mại…, kim động sẽ gây hại cho dương trạch nên dễ sinh tật bệnh, tổn hại gia đạo. Vì thế phải xây chúa miếu ở phía Tây để trấn. Đó là lý do ra đời Văn Miếu, chùa Thiên Mụ ở phía Tây kinh thành Huế. Sơ đồ kinh thành Huế. Vận dụng dịch lý và thuật phong thủy bên bờ sông Hương Bốn điều do học giả Vĩnh Cao lưu ý trên đây, theo nhận định của Trần Đức Anh Sơn đều xuất phát từ sự vận dụng dịch lý và thuật phong thủy vào địa hình cụ thể của Huế. Trước hết, hướng của kinh thành Huế quay mặt về Đông nam là do địa hình chi phối, vì nếu quay về hướng chính Nam như thường thấy Huế sẽ “lập với con sông Hương chảy theo hướng Tây nam – Đông bắc, ngang qua kinh thành một góc ước khoảng 45 độ, các yếu tố phong thủy như Minh đường, Thanh long, Bạch hổ… sẽ không còn giá trị. Trong khi đó, quay mặt về hướng Đông nam, kinh thành Huế sẽ có con sông Hương làm yếu tố Minh đường và hưởng được tính chất tốt của hai hòn đảo nhỏ tức Cồn Hến và Dã Viên. Thật vậy, theo GS. Nguyễn Thiệu Lâu, đảo Thanh Long và đảo Bạch Hổ cùng quay đầu về kinh thành để các luồng âm và dương thổi qua bảo vệ”.Nói rõ hơn, Nguyễn Đăng Khoa qua tài liệu đã dẫn, nhận xét: “Sông Hương theo cách nhìn địa lý cổ, là một dòng sông chảy ngược từ phía Nam lên phía Bắc. Theo quan niệm trong Kinh dịch thì gốc của thủy phải ở phía Bắc và chảy về Nam (khởi từ Khảm và tụ về Ly). Tất nhiên, ở Huế, dòng chảy của sông Hương do địa hình quy định, phía Nam sông Hương là vùng đồi núi cao, hợp lưu của hai nhánh sông Tả và Hữu trạch. Hai dòng nước này hợp lại ở thượng nguồn sông Hương, giữa 3 khu núi cao là Kim Phụng, Thiên Thọ và núi Vưng. Nhìn rộng ra thì cả khu vực đồi núi này bắt nguồn từ Trường Sơn, tạt ngang ra biển, tạo nên một đại cuộc đất là Hoành Long. Dòng sông Hương trong lặng tỏa rộng về phía Bắc ra cảng Thuận An. Dòng nước uốn lượn nhiều lần qua đồi Vọng Cảnh, chảy về phía Nguyệt Biều, rồi lật trở lại chảy qua mặt thành. Theo sách Địa đạo diễn ca của Tả Ao thì long mạch uốn lượn gấp khúc càng nhiều thì càng chứng tỏ đất có nhiểu sinh khí. Mặt đất nhược dần về phía kinh thành tạo ra một vài thế đất kết tụ gọi là Thủy Hử (phần đất được sông đổi hướng chảy ôm lấy tạo thành). Những loại mạch sơn cước như vậy khi xuống thấp thấy hiền hòa hơn, chính là nơi tạo ra những huyệt địa kết phát. Vua Gia Long đã chọn được khu vực tốt cho việc xây thành, lập kinh đô. Thành có án, có tả thanh long, hữa bạch hổ triều củng, có “thủy đáo điện tiền” và đoạn sông trước thành đồng thời đóng vai trò minh đường cho thành”. Bờ thành kinh thành Huế. Dãy súng đại bác trước Ngọ môn. Đến đây, thiết tưởng chúng ta cần tham khảo thêm tài liệu của một học giả uy tín người Pháp qua cuốn Văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam dưới nhãn quan học giả L.Cadiere, bản dịch của Đỗ Trinh Huệ, tài liệu này đưa ra giả thuyết vua Gia Long “khi bắt đầu xây dựng Hoàng thành và Tử cấm thành ngày 9.5.1804, ngày “Kỷ Vị” thì vào ngày 1.5.1803, ngày “Ất Vị”, ông ta đã phân định La thành, ngày “Quý Vị” 28.5.1805, nhà vua cho dựng lên thành lũy, ban đầu bằng đất rồi dần dần bằng gạch. Bằng những việc làm trên, có lẽ Gia Long đã hết sức củng cố thêm những phòng thủ ma thuật thiên nhiên mà tiên chúa Ngãi Vương đã dùng tới…Các cung điện của kinh thành đều có ghi rõ ràn các can chi, ngày khởi công xây dựng. Các bảng ghi ngày tháng xây dựng đều có ghi ngày tốt giờ tốt. Hẳn rằng, Gia Long khi cho xây dựng đều cho tuân thủ các tập tục này: họ chọn ngày tốt và ngày hôm đó họ cũng thực hiện một thao tác quan trọng bậc nhất, đó là việc thượng lương. Trước hôm đó, họ cho chuẩn bị kỹ lưỡng: ban đất, chuẩn bị nền móng, trụ cột, bào đẽo các cột kèo…. Cũng như ở Tây phương, người ta tổ chức long trọng lễ đặt viên đá đầu tiên, nhưng ngày hôm đó không chính xác là ngày khởi công. Vì thế nên hiểu ý nghĩa của ngày tháng được nêu trong văn bản về các việc xây dựng kinh thành Huế”. Công trình kiến trúc kinh thành được tiếp tục vào thời vua Minh Mạng ra sao? Theo Tạp chí Duyên dáng Việt Nam ================== Xem bài này mới thấy toàn là "chém gió, đập ruồi". Hướng Tây bắc - Đông nam là hướng Phúc đức trạch của người Tây Trạch theo Phong thủy Lạc Việt. Hiểu không? Mộ Ngài Võ Nguyên Giáp cũng theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Gia đình Ngài xác định theo hướng truyền thống của các triều dại Việt cổ. Mộ vua Lê Lợi cũng theo hướng này. Dù lăng của Ngài theo trục Bắc Nam. Riêng mộ vua Lê, một giảng viên Đại học kiến trúc giải thích là do khoa học kỹ thuật thời xưa còn lạc hậu, nên la bàn sai. Vì theo Tầu thì người Tây trạch phải Đông Bắc - Tây Nam mới tốt. Híc! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 4, 2014 LONG MẠCH VUA CHÚA VIỆT "PHÁT" THẾ NÀO? (PHẦN I) Phép phong thủy phân biệt hình thế của đất làm năm loại: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Tùy theo thế đất và hình dáng của cuộc đất ( giống con vật gì ) để theo đó đặt tên, tiên đoán lành dữ cho những ai sử dụng cuộc đất ấy, như: lục long tranh châu, phượng hoàng ẩm thủy, hổ trục quần dương, hoặc quần tiên hội ẩm ( được xem là những cuộc đất quý ). Thực hư Cao Biền trấn yểm thành Đại La Theo tư liệu lịch sử và phong thủy, Cao Biền khi sang xâm lấn nước ta đã tiến chiếm thành Đại La và cho đắp lớn thành này cao đến 2 trượng 6 thước, chu vi hơn 1982 trượng, trên thành xây 55 vọng gác, với nhiều điểm phòng vệ quân sự. Để làm rào chắn cho thành Đại La, Cao Biền đã tập trung các hộ ở vây quanh với bốn vạn căn nhà. Là người giỏi về thuật phong thủy, xem địa lý, đoán cát hung, nên Cao Biền đã dò xét rất kỹ vị trí để xây thành Đại La (mà sau này vua Lý Thái Tổ khi dời đô về Thăng Long đã cho xây mới lại) và dò tìm đầu mối long mạch nước ta. Nhắc đến vua Lý Thái Tổ (tức Lý Công Uẩn), nhắc đến thành Đại La và kinh đô Thăng Long, vì đều liên quan đến việc Cao Biền sử dụng những thuật lạ của phong thủy để trấn yểm và tiêu hủy khí tượng đế vương ở nước ta thời ấy theo lệnh của vua Đường Ý tông (860 – 873). Tài liệu ghi, khi Đường Ý tông quyết định cử Cao Biền sang nước ta, đã ngầm bảo: “Trẫm nghe An Nam có nhiều ngôi đất thiên tử, ngươi tinh thâm về địa lý, nên hết sức yểm đi và vẽ hình thế đất ấy đem về cho trẫm xem”. Tranh minh họa. Vâng lời vua Đường, Cao Biền đến nước ta bỏ công đi khắp nơi, xem xét núi non, rừng biển, sông hồ, chỗ nào địa thế tốt, có khí địa linh, thì đều yểm cả. Riêng núi Tản Viên là Cao Biền không dám đụng tới vì cho rằng đó là chỗ thiêng liêng của chư thần thường ngự, không thể yểm được. Trong những nơi mà Biền nhắm đến có một điểm khá quan trọng, đó là làng Cổ Pháp – nơi sẽ sinh ra bậc đế vương của trời Nam. Vì thế, sau nhiều ngày chú tâm xem xét về cuộc đất toàn vùng, Cao Biền cùng các thầy pháp và thầy địa lý của Trung Quốc đã ra tay “cắt đứt long mạch” bằng cách đục đứt sông Điềm và 19 điểm ở Phù Chấn để yểm. La Quý nối chỗ đứt long mạch Nhưng mưu thâm độc của vua Đường và Cao Biền trong việc phá hủy thế phong thủy và làm tan khí tượng đế vương ở nước ta đã bị một thiền sư thời ấy là ngài La Quý phá tan. Ngài La Quý là trưởng lão tu ở chùa Song Lâm, thuở nhỏ du phương tham vấn khắp nơi, sau đến gặp pháp hội của thiền sư Thông Thiện liền khai ngộ. Khi đắc pháp, ngài La Quý tùy phương diễn hóa, nói ra lời nào đều là lời sấm truyền. Ngài rất thông tuệ, nhìn xuyên sông núi, biết rõ nguồn gốc phong thủy, biết quá khứ và tiên đoán được tương lai. Trước khi mất, vào năm 85 tuổi (năm 936), ngài gọi đệ tử truyền pháp là Thiền Ông đến căn dặn: “Ngày trước, Cao Biền đã xây thành bên sông Tô Lịch, dùng phép phong thủy, biết vùng đất Cổ Pháp của ta có khí tượng đế vương, nên đã nhẫn tâm đào đứt sông Điềm và khuấy động 19 chỗ trấn yểm ở Phù Chẩn. Nay ta đã chủ trì lắp lại những chỗ bị đào đứt được lành lặn như xưa". "Trước khi ta mất, ta có trồng tại chùa Châu Minh một cây bông gạo. Cây bông gạo này không phải là cây bông gạo bình thường, mà là vật để trấn an và nối liền những chỗ đứt trong long mạch, mục đích để đời sau sẽ có một vị hoàng đế ra đời và vị này sẽ phò dựng chính pháp của chư Phật”. Vị hoàng đế mà ngài La Quý báo trước là Lý Công Uẩn. Lý Công Uẩn mồ côi từ nhỏ, được sư Khánh Vân đem về chùa nuôi, lớn lên Lý Công Uẩn được thiền sư Vạn Hạnh nuôi dạy và sau này lên ngôi tức vua Lý Thái Tổ, mở ra thời đại hộ pháp hưng thịnh trong lịch sử Việt Nam... Như vậy, thuật phong thủy với khí tượng đế vương của các vùng đất đã liên quan nhiều đến lịch sử Việt Nam từ xa xưa. Đến đời Lê, có ngài Nguyễn Đức Huyên sinh tại làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tỉnh, là người lặn lội học khoa địa lý phong thủy tận nơi khai sáng của khoa này trên đất Trung Hoa và cũng là người Việt Nam đầu tiên viết sách địa lý lưu truyền đến nay. Ngài là danh nhân có tên gọi quen thuộc không những trong dân gian mà cả giới nghiên cứu nữa: Tả Ao. Tả Ao đã phân tích, nêu rõ hình các cuộc đất kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, cũng như việc tìm long mạch ra sao. Xin nêu ra đây đoạn nhỏ trong sách “Tả Ao địa lý toàn thư” do Cao Trung biên dịch, đại ý nêu hai mạch: Mạch dương cơ và Mạch âm phần. Mạch dương cơ nếu nhỏ thì dùng làm nhà, nếu lớn hơn làm doanh trại, hoặc rộng và tốt có thể dùng làm thị trấn, xây kinh đô. Còn Mạch âm phần dùng chôn cất. Đại cương là vậy, về chi tiết còn có nhiều loại mạch khác, như Mạch mã tích tức mạch chạy như vết chân ngựa, lúc cạn lúc sâu; Mạch hạc tất tức mạch ở giữa nhỏ, hai đầu to ra dần, như gối của con hạc; Mạch phong yếu tức mạch nhỏ nhắn, phình ra to dần như lưng con ong; Mạch qua đằng tức mạch không chạy thẳng mà ngoằn ngoèo như các thân cây bí cây bầu, có khả năng kết được bên trái hoặc bên phải đường đi của mạch nên được xem là loại mạch quý. Đất kết có hai loại: một loại dùng chôn xương người chết và một loại để người sống ở đều tốt. Riêng đất để người sống ở, sách Tả Ao địa lý toàn thư đã đề cập đến đất dương cơ liên quan tới lịch sử nước ta: Trừ nhà Hùng Vương được đất quá lớn ra, thì sau đó, nhà Đinh và tiền Lê trở về trước, những triều đại thịnh trị thật ngắn ngủi, không được tới ba đời, nên quốc sư Vạn Hạnh phải tìm một đại địa khác làm kinh đô. Đó là Thăng Long hay Hà Nội. Lý Công Uẩn nghe theo, dời kinh đô về Thăng Long nên nhà Lý làm vua được tám đời; và sau đó nhà Trần và hậu Lê (Lê Lợi) cũng nhờ có đại địa đó làm kinh đô, nên bền vững lâu dài hơn”. Nguồn: Hôn nhân & Pháp luật LONG MẠCH VUA CHÚA VIỆT “PHÁT” THẾ NÀO? (2) Nếu cơ nghiệp nhà Lý mở đầu bởi vị hoàng đế xuất thân từ vùng địa linh Cổ Pháp (Lý Công Uẩn) thì đất phát vương của nhà Trần lại nằm cách đó khá xa, về phía Đông của thượng nguồn sông Phổ Đà. Một cuộc “tầm long” Mãi đến đầu thế kỷ 18, sau gần 900 năm xảy ra sự kiện Cao Biền trấn yểm long mạch nước ta, một tài liệu của Trung Quốc với tựa đề “Cao Biền di cảo” (cùng một số cuốn khác trước kia như An Nam cửu long kinh chẳng hạn), nhắc việc Cao Biền sau khi đem 5.000 quân vượt biển tiến về hướng Nam năm 865 (được chi viện thêm 7.000 quân nữa vào năm sau 866) đã đánh chiếm nước ta và lập bàn đồng giữa trời, dùng thuật phong thủy lẫn những phương pháp thần bí để “tầm long” ráo riết. Ảnh minh họa. Vậy “tầm long” là gì? Tầm long là phép tìm kiếm long mạch ngoài đất trống, như cụ Tả Ao chỉ rõ: “Chẳng qua ra đến ngoài đồng/ Tỏ mạch, tỏ nước, tỏ long mới tường” và được học giả Cao Trung qua hằng chục năm nghiên cứu sách địa lý của Tả Ao giải thích rõ đại ý dưới đây: Long mạch là mạch đất bên trong có chứa khí mạch, giống như trong cành cây có chứa nhựa cây, nó có thể chạy qua những dãy đồi núi cao, cũng có thể đi rất thấp, luồn qua sông qua suối, thậm chí qua biển, rồi đột ngột nhô lên với những thớ đất lắm khi uốn lượn sà sà trên mặt ruộng như hình con rồng đang cuộn mình vươn tới để ôm chầu vào một huyệt đất nào đó (gọi là long nhập thủ). Nơi đó có thể hạ huyệt chôn cất, hoặc cải táng mồ mả cha ông để con cháu đời sau phát vương, phát tướng, phát trạng, phát tài lộc phú quý. Trước huyệt kết có đất nổi lên cao che chắn (gọi là án), hoặc có gò bao quanh kết hình ấn kiếm, ngựa voi, chiêng trống (gọi là sa). “Tả Ao địa lý toàn thư” ghi rõ muốn tầm long cần phải biết: Thái tổ sơn của toàn thể các cuộc đất xuất phát từ dãy Himalaya, phải biết Minh đường là nơi nước tụ trước huyệt để nuôi khí lành, biết Thanh long là thớ đất bên trái huyệt và Bạch hổ là thớ đất bên phải huyệt, cả hai ôm chầu vào huyệt kết, biết về long sinh (mạch sống động như mãng xà vương đang phóng tới), long tử (mạch nằm ngay đơ như chiếc đũa tre), long cường (mạch nổi to như sóng lớn), long nhược (mạch lặng lờ như sóng nhỏ lăn tăn). Những điều trên chắc hẳn Cao Biền đã ứng dụng trong cuộc “tầm long” trên toàn cõi nước ta để trấn yểm, nhưng đất phát vương của 12 đời vua Trần (chưa kể thêm đời hậu Trần) đã tồn tại vượt lên ý đồ của Cao Biền. Đó là vùng đất ở nguồn sông Phổ Đà, tức sông Luộc, nằm trên địa phận thôn Lưu Gia (thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay). Phát vương trên đất kết Đến với vùng đất đó buổi sơ khai có 3 anh em nhà họ Lưu, gồm: Lưu Khánh Đàm, Lưu Ba, Lưu Lượng. Về sau, cả ba người đều làm quan, trong đó Lưu Khánh Đàm được vua Lý Nhân Tông trọng dụng (khi vua sắp mất vào tháng chạp năm Đinh Mùi 1127 đã cho gọi Đàm vào nhận di chiếu để cùng Lê Bá Ngọc đưa hoàng thái tử là Lý Thần Tông lên ngôi trước linh cữu). Tên tuổi của Lưu Khánh Đàm (và Lưu Ba) đều được Ngô Sĩ Liên nhắc đến trong “Đại Việt sử ký toàn thư”. Đó là dòng họ thứ nhất tìm đến cư ngụ tại vùng đất phong thủy ở nguồn sông Luộc. Dòng họ thứ hai đến với đất phát vương là nhà họ Tô chuyên buôn tơ lụa, giàu có nhất nhì trong vùng. Nhưng cả hai họ Lưu và họ Tô cũng chỉ dừng lại ở mức quý tộc, cự phú, chứ không phát vương được. Mà phải đợi đến họ Trần xuất hiện thì “đất kết” mới ứng lên một dòng vương giả mới bắt đầu từ sự có mặt của một người đến từ hương Tức Mặc, xứ Hải Thanh, đó là Trần Hấp. Trần Hấp sinh được 2 con trai là Trần Lý (lý là cá chép) và Trần Thiện. Trần Lý lớn lên kết hôn với Tô Thị Hiền 15 tuổi, thế là hai họ Trần và Tô kết sui gia và tạo thành thế lực mạnh nhất trong vùng. Trần Lý có người bạn họ Phùng rất giỏi về khoa địa lý, được dân chúng kính nể, thường gọi là “thầy Phùng”. Ông là người biết rõ kiểu đất “hậu sinh phát đế” ở thôn Lưu Gia, mà tiến sĩ Đinh Công Vĩ đã ghi lại trong cuốn “Chuyện tình vua chúa hoàng tộc Việt Nam” khá thuyết phục như sau: “Ba mũi nhọn chồng lên nhau này là núi Tam Đảo với ba ngọn Phù Nghĩa, Thạch Bàn, Thiên Thị. Đấy là Tổ sơn, long mạch của nó chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, thấp dần rồi chìm qua sông Thiên Đức (tức sông Đuống), đến làng Hà Liễu của châu Đằng mới đột khởi nổi lên một ngọn núi khác. Rồi từ đấy, long mạch lại chạy tiếp từ làng Nhật Cảo đến làng Thái Đường, kết lại ở gò Sao. Phía trước gò ấy có ba gò lớn là Tam thai, phía sau có bảy gò nhỏ là Thất tinh, xung quanh có đầm nước bao bọc, khi mặt trời soi tới thì mặt đầm sáng như gương phản chiếu, đối mặt với các cù lao nhỏ hình đẹp như những bông sen đang nở, đấy là một trong 27 kiểu đất hậu sinh phát đế”. Khi phát hiện ra chỗ đất kết, thầy Phùng đã bàn với Trần Lý nên cải táng mộ ông bà của họ Trần về chôn ở đó. Vì sao thầy Phùng lại không thể dùng chỗ đất kết để chôn ông bà mình? Theo thầy và nhiều nhà phong thủy khác, người tìm ra long mạch và chỗ huyệt kết chưa hẳn là người có thể cải táng thân nhân của mình để con cháu phát vương được, vì cần phải ứng đúng mệnh số nữa. Thầy Phùng biết họ Trần sắp phát và đã kể lại chi tiết bí mật liên quan đến câu chuyện phong thủy ở gò Sao cho con mình là Phùng Tá Chu (cũng là một nhân vật lịch sử) được biết: Vào ngày lập thu, mộ hiển thủy tổ khảo ở Tức Mặc và hiển thủy tổ tỷ ở Lưu Gia của dòng họ Trần đã dời chuyển đến gò Sao song táng, công việc hoàn tất đúng giờ chính Hợi. Những người tham gia rà soát các vị trí và hình thể của long mạch lần cuối để đặt la bàn xác định nơi hạ huyệt cũng như hướng cải táng đều là người họ Trần. Chỉ duy nhất có thầy Phùng biết chuyện. Xong việc, bên trên mộ được san phẳng y như cũ để không lộ ra dấu vết. Sau cuộc lễ chưa lâu, vào giữa một đêm rằm sáng trăng, thái tử Sảm (tức vua Lý Huệ Tông sau này) từ Thăng Long chạy loạn đến vùng Lưu Gia đã tình cờ trông thấy và nhanh chóng say mê cô con gái xinh đẹp của Trần Lý là Trần Thị Dung, lúc ấy mới 15 tuổi (là chị em chú bác ruột với Trần Thủ Độ), rồi cưới Dung. Đây là sự kiện mở đầu cho một loạt biến cố tiếp đó để vương quyền nhà Lý chuyển sang tay nhà Trần. Nguồn: Hôn nhân & Pháp luật Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 4, 2014 Bí ẩn 6 thành phố có phong thủy tốt nhất TQ (Kienthuc.net.vn) – Đó là những thành phố nằm ở vị trí đắc địa nhất Trung Quốc, khiến dân địa phương có cuộc sống may mắn, hạnh phúc, sức khỏe tốt hơn nhiều nơi. Phong thủy là môn khoa học và nghệ thuật cổ đại có lịch sử phát triển từ hơn 3.000 năm trước ở Trung Quốc. Nó là những kiến thức tổng hợp trong đó bao gồm việc làm thế nào để cân bằng các nguồn năng lượng của bất kỳ không gian nào nhằm đảm bảo sức khỏe và may mắn sẽ đến với những người sống ở đó. Trong lịch sử, phong thủy được sử dụng rộng rãi trong việc xây dựng các công trình theo hướng đẹp. Những công trình mang ý nghĩa tinh thần như ngôi mộ và cả cuộc sống của con người như nhà ở… giúp cho mọi người gặp nhiều may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống.Phong nghĩa là gió và thủy nghĩa là nước. Trong văn hóa của người dân Trung Quốc, gió và nước có liên quan đến sức khỏe của loài người. Do đó, những nơi có phong thủy tốt đồng nghĩa với việc con người sống ở đó sẽ gặp may mắn và ngược lại nơi có phong thủy xấu sẽ gặp ít may mắn thậm chí là bất hạnh. Lý thuyết chính của phong thủy dựa trên sự hài hòa của con người với thiên nhiên, cân bằng giữa âm và dương cũng như sự hài hòa của 5 yếu tố: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.Dưới đây là 6 thành phố ở Trung Quốc có phong thủy tốt nhất: 1. Teks, thành phố Yili, khu tự trị Tân Cương Đây là thành phố nằm ở miền Bắc Trung Quốc cũng là nơi duy nhất trên thế giới xây dựng theo mô hình Bát quái. Những công trình ở thành phố Yili đều mang tính biểu tượng được xây dựng theo thuật bói toán của Kinh dịch cổ Trung Quốc. 2. Bắc Kinh Thủ đô Bắc Kinh luôn luôn được đánh giá là vị trí lý tưởng được chọn làm cơ quan đầu não của quốc gia theo lý thuyết phong thủy. Nó là một thành phố được bao quanh bởi một loạt các ngọn núi. Đó là một trong số các tiêu chí về thành phố có phong thủy tốt.Một bản đồ của Trung Quốc thể hiện rằng, Bắc Kinh nằm kẹp giữa hai cánh tay của núi Côn Lôn về hai phía trái và phải. Trên thế giới không có nhiều thành phố bị "bao vây" bởi nhiều ngọn núi và đồi như thế này. Theo lý thuyết phong thủy, điều đó biểu trưng cho mọi người trên khắp đất nước ủng hộ thành phố này.Hệ thống sông ngòi của Bắc Kinh cũng hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn của địa danh có phong thủy tốt, với các dòng của con suối Ngọc Tuyền được mệnh danh là "Suối đầu tiên ở dưới thiên đường" do Hoàng đế Càn Long của triều đại nhà Thanh (1644-1911) đã nói. Vị Hoàng đế này tin rằng, hai tiêu chí hàng đầu đối với nơi có “thủy” tốt là "cảm giác thú vị khi cảm nhận” và "ánh sáng trong trọng lượng." Ông ra lệnh cho quần thần sử dụng một chén làm bằng bạc để đo trọng lượng và chất lượng của nước tại các sông hồ, ao ngòi trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Nước nhẹ nhất và ngọt ngào nhất nằm ở suối Ngọc Tuyền của Bắc Kinh. 3. Thành phố Hành Dương, tỉnh Hồ Nam Hành Dương nằm ở phía Nam dãy núi Hengshan thuộc tỉnh Hồ Nam,Trung Quốc. Nó được cho là tĩnh mạch rồng. Do sở hữu vị trí đặc biệt nên nơi đây đóng vai trò quan trọng giống như những con mắt của miệng hố, sông hồ. Nơi đây dựng một số ngôi chùa cùng các công trình khác nằm ngay trên miệng của dòng sông này. Ba ngôi chùa gồm: chùa Laiyan, chùa Zhuhui và chùa Jielong đều được xây dựng như những con mắt của dòng sông nơi đây. Chính vì vậy, nó làm cho thành phố Hành Dương trở thành một trong 6 thành phố nổi tiếng có phong thủy tốt nhất ở Trung Quốc. 4. Thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang Thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang (nơi có những ngọn núi nhìn trông như chòm sao Gấu và một chiếc khóa) do Guopu thiết kế. Ông là nhà văn nổi tiếng ở triều đại Đông Tấn (317- 420). Theo triết lý và cấu trúc địa hình, ông đã thiết kế thành phố nằm trong khuôn viên của 64 con suối và 5 ao nước. Ôn Châu được cho là nơi có phong thủy tốt và có thể tránh được chiến tranh. 5. Thành phố Côn Minh Bao quanh bởi những hồ nước xung quanh 3 bề và sự ôm ấp, bao bọc của những ngọn núi ở 4 bên, Côn Minh được coi là vùng đất địa linh nhân kiệt ở Trung Quốc. Nếu mọi người quan sát thành phố Côn Minh từ những hướng khác nhau sẽ có một cảm nhận đặc biệt. Khi nhìn từ phía Đông của thành phố, mọi người sẽ thấy nơi đây tựa như một con ngựa đang phi nước đại; nhìn từ phía Tây của Côn Minh lại mường tượng ra một con chim đang bay và khi nhìn từ phía Bắc thì nơi đây có tạo hình như một con rắn đang luồn lách. 6. Thành phố Thâm Quyến Nằm ở giữa khu vực phía Nam của tỉnh Quảng Đông với Zhujiang về phía Tây và vịnh Dapeng về phía Đông, Thâm Quyến là một thành phố xinh đẹp với phong thủy tốt và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Sở hữu vị trí đắc địa, Thâm Quyến rất thịnh vượng và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc.hành phố Thâm Quyến là một trong những thành phố sầm uất và thu về nhiều lợi nhuận nhất trong Khu Kinh tế Đặc biệt (SEZ). Nơi đây nằm ở châu thổ sông Hồng tiếp giáp với lãnh thổ Hong Kong về phía Nam, Huệ Châu ở phía Bắc và Đông Bắc và thành phố Đông Hoản khiến nên rất thuận lợi cho việc giao thương với các vùng trong khu vực. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 4, 2014 Bí ẩn 6 thành phố có phong thủy tốt nhất TQ (Kienthuc.net.vn) – Đó là những thành phố nằm ở vị trí đắc địa nhất Trung Quốc, khiến dân địa phương có cuộc sống may mắn, hạnh phúc, sức khỏe tốt hơn nhiều nơi. Phong thủy là môn khoa học và nghệ thuật cổ đại có lịch sử phát triển từ hơn 3.000 năm trước ở Trung Quốc. Nó là những kiến thức tổng hợp trong đó bao gồm việc làm thế nào để cân bằng các nguồn năng lượng của bất kỳ không gian nào nhằm đảm bảo sức khỏe và may mắn sẽ đến với những người sống ở đó. Trong lịch sử, phong thủy được sử dụng rộng rãi trong việc xây dựng các công trình theo hướng đẹp. Những công trình mang ý nghĩa tinh thần như ngôi mộ và cả cuộc sống của con người như nhà ở… giúp cho mọi người gặp nhiều may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống.Phong nghĩa là gió và thủy nghĩa là nước. Trong văn hóa của người dân Trung Quốc, gió và nước có liên quan đến sức khỏe của loài người. Do đó, những nơi có phong thủy tốt đồng nghĩa với việc con người sống ở đó sẽ gặp may mắn và ngược lại nơi có phong thủy xấu sẽ gặp ít may mắn thậm chí là bất hạnh. Lý thuyết chính của phong thủy dựa trên sự hài hòa của con người với thiên nhiên, cân bằng giữa âm và dương cũng như sự hài hòa của 5 yếu tố: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.Dưới đây là 6 thành phố ở Trung Quốc có phong thủy tốt nhất: 1. Teks, thành phố Yili, khu tự trị Tân Cương Đây là thành phố nằm ở miền Bắc Trung Quốc cũng là nơi duy nhất trên thế giới xây dựng theo mô hình Bát quái. Những công trình ở thành phố Yili đều mang tính biểu tượng được xây dựng theo thuật bói toáncủa Kinh dịch cổ Trung Quốc. 2. Bắc Kinh Thủ đô Bắc Kinh luôn luôn được đánh giá là vị trí lý tưởng được chọn làm cơ quan đầu não của quốc gia theo lý thuyết phong thủy. Nó là một thành phố được bao quanh bởi một loạt các ngọn núi. Đó là một trong số các tiêu chí về thành phố có phong thủy tốt.Một bản đồ của Trung Quốc thể hiện rằng, Bắc Kinh nằm kẹp giữa hai cánh tay của núi Côn Lôn về hai phía trái và phải. Trên thế giới không có nhiều thành phố bị "bao vây" bởi nhiều ngọn núi và đồi như thế này. Theo lý thuyết phong thủy, điều đó biểu trưng cho mọi người trên khắp đất nước ủng hộ thành phố này.Hệ thống sông ngòi của Bắc Kinh cũng hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn của địa danh có phong thủy tốt, với các dòng của con suối Ngọc Tuyền được mệnh danh là "Suối đầu tiên ở dưới thiên đường" do Hoàng đế Càn Long của triều đại nhà Thanh (1644-1911) đã nói. Vị Hoàng đế này tin rằng, hai tiêu chí hàng đầu đối với nơi có “thủy” tốt là "cảm giác thú vị khi cảm nhận” và "ánh sáng trong trọng lượng." Ông ra lệnh cho quần thần sử dụng một chén làm bằng bạc để đo trọng lượng và chất lượng của nước tại các sông hồ, ao ngòi trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Nước nhẹ nhất và ngọt ngào nhất nằm ở suối Ngọc Tuyền của Bắc Kinh. =================== Phong thủy là môn khoa học và nghệ thuật cổ đại có lịch sử phát triển từ hơn 3.000 năm trước ở Trung Quốc. Nó là những kiến thức tổng hợp trong đó bao gồm việc làm thế nào để cân bằng các nguồn năng lượng của bất kỳ không gian nào nhằm đảm bảo sức khỏe và may mắn sẽ đến với những người sống ở đó. Không biết cụ nào chém gió khiếp thế! Trong khi chính từ điển Trung Quốc định nghĩa về Phong thủy - được coi là của Trung Quốc - như sau: "Tín ngưỡng siêu nhiên cổ đại". Nhưng bài này thì nói nó là "khoa học"? Nếu nhân danh phong thủy của Trung quốc thì không có cửa nào để nói nó là "khoa học" cả. Đúng là vớ vẩn. Thấy nó đang phát triển thì bảo nó tốt. Đây là kiểu phân tích , mà các cụ Việt Nho bảo rằng "té nước theo mưa". Cái thành phố Tân Cương này thì tốt cái gì? 1. Teks, thành phố Yili, khu tự trị Tân Cương Phạm cách phong thủy rất nặng. Trong không quá 6 năm nữa rối mù. Năm nay là năm thứ nhất. Chở xem, 2. Bắc Kinh Thanh phố Bê canh thì "ngộ" không bít. Nhưng Tử Cấm Thành chắc chắn bế khí. Không triều đại nào không có âm mưu từ bên trong. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 5, 2014 Các công trình phòng thủy tiêu biểu của người Việt Trong suốt quá trình phát triển nghệ thuật quân sự, nhiều công trình phỏng thủ của người Việt đã ghi dấu ấn trong sử sách bởi cấu trúc độc đáo, mức độ quy mô… Vòng xoắn ốc Cổ Loa Cổ Loa là kinh đô của nhà nước phong kiến Âu Lạc dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Đây là tòa thành cổ quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ. Tòa thành này nằm trên xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay. Theo sử sách, thành Cổ Loa được xây theo hình trôn ốc 9 vòng, chu vi lên tới 9 dặm. Hiện chỉ còn 4 vòng thành khép kín, như những vòng tròn to nhỏ lồng vào nhau, vòng thành ngoài dài 8km, vòng thành giữa dài 6.4km, thành nội 1,6km… Ngoài mỗi vòng thành đều có hào nước thông với sông Hoàng Giang, trở thành hào nước tự nhiên rất lợi hại. Theo truyền thuyết, tướng Triệu Đà của phương Bắc đã nhiều lần đánh Cổ Loa nhưng đều nướng quân vô ích trước sự phòng thủ hiệu quả của người Việt.Sau đó, để dùng kế phản gián, Triệu Đà đã xin giao hòa với nước ta rồi sai con trai là Trọng Thủy sang cầu hôn với Mỵ Châu - con gái vua An Dương Vương. Từ những sai lầm của Mỵ Châu, Trọng Thủy đã đánh cắp nỏ thần của thành Cổ Loa giao cho Triệu Đà. Trong cuộc chiến tiếp theo, thành Cổ Loa đã sụp đổ. Phòng tuyến Như Nguyệt – nỗi kinh hoàng của phương Bắc Trong cuộc chiến chống Tống những năm 1070 của nhà Lý, Lý Thường Kiệt đã biến sông Như Nguyệt (sông Cầu ngày nay) thành một phòng tuyến quân sự trọng yếu, quyết định vận mệnh của cuộc chiến này. Đoạn sông Như Nguyệt mà ông dựng phòng tuyến nằm án ngữ con đường thuận lợi nhất để quân Tống tiến về Thăng Long. Có núi ở cả hai bên bờ, bản thân đoạn sông này cũng là chướng ngại thiên nhiên ngăn bước tiến của bộ binh và kỵ binh địch. Chiến lũy của phòng tuyến Như Nguyệt được xây bằng đất có đóng cọc tre dày nhiều tầng làm phên dậu. Dưới bãi sông bố trí các hố chông ngầm. Quân Lý đóng thành từng trại trên suốt chiến tuyến, có thêm thủy binh phối hợp tạo nên một phóng tuyến rất vững chắc.Theo diễn biến cuộc chiến, sau khi thâm nhập vào nước Việt, quân Tống đã dừng lại tại bờ Bắc sông như Nguyệt để tính kế phá phòng tuyến, vượt sông.Trong nỗ lực vượt sông đầu tiên, đạo quân tinh nhuệ của nhà Tống đã bắc cầu phao tấn công quyết liệt và đã có lúc chọc thủng được phòng tuyến. Trong tình thế hiểm nghèo ấy, Lý Thường Kiệt đã động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” bất hủ. Quân Tống đã bị đẩy lui trước tinh thần chiến đấu xả thân của quân Đại Việt.Lần thứ hai, chúng huy động lực lượng lớn hơn và vượt sông bằng nhiều bè lớn, mỗi bè chở được 500 quân. Cuộc tấn công này cũng bị đập tan. Từ đó mọi ý định vượt sông đều bị coi là phiêu lưu, và tướng của nhà Tống ra lệnh “ Ai bàn đến đánh sẽ bị chém đầu”.Cuối tháng 3/1077, quân đôi của Lý Thường Kiệt mở cuộc tổng phản công chiến lược, quân Tống đại bại và tháo chạy trong hoản loạn… Thảm bại trước phòng tuyến Như Nguyệt đã đã làm cho nhà Tống mất hẳn ý chí xâm lược Đại Việt. Hệ thống phòng thủ khổng lồ của nhà Hồ Sau khi nắm ngôi vào năm 1400, nhà Hồ rất coi trọng hệ thống phòng thủ đất nước trước họa xâm lăng của phương Bắc. Nhiều công trình phòng vệ có quy mô lớn đã được xây dựng trong thời kỳ này, tiêu biểu là thành Tây Đô và thành Đa Bang. Trong những năm 1405 - 1406, nhà Hồ đã thám sát địa hình, cho quân đóng cọc ở các cửa biển và những nơi xung yếu trên sông Cái (sông Hồng) để phòng thủy quân phương Bắc. Một hệ thống công trình phòng thủ có quy mô lớn, dài gần 400km đã được thiết lập, kéo dài từ núi Tản Viên, men theo sông Đà, sông Hồng, sông Luộc đến cửa sông Thái Bình với vô số các chướng ngại vật như bãi cọc, xích sắt giăng trên sông cùng các đồn quân chốt chặn khắp các cửa sông, cửa nguồn, quan ải...Các sử gia nhận định, trong lịch sử quân sự, đây là thời kỳ mà người Việt đã xây dựng được một công trình phòng ngự có quy mô lớn nhất. So với phòng tuyến Như Nguyệt thời Lý, hệ thống phòng thủ của nhà Hồ có chiều sâu và mức độ đồ sộ gấp nhiều lần. Thế nhưng, do không được lòng dân ủng hộ, nhà Hồ đã thất bại trong cuộc chiến chống quân Minh xâm lược, để đất nước lại rơi vào ách thóng trị của phương Bắc. “Nhất sợ Lũy Thầy” Lũy Nhật Lệ (còn có tên khác là lũy Thầy, lũy Đồng Hới. lũy Trường Dục) là một công trình phòng thủ quy mô, gắn với tài năng của nhà quân sự Đào Duy Từ. Nằm ở tỉnh quảng Bình, lũy này được ông chỉ huy xây dựng theo lệnh chúa Nguyễn nhằm mục đích bảo vệ Đằng Trong khỏi các cuộc tấn công của chúa Trịnh Đằng Ngoài.Hệ thống này gồm bốn tòa thành lũy. Trong số đó, hai lũy Nhật Lệ và Trường Dục được xây trong giai đoạn 1630 - 1631 dưới sự chỉ huy của Đào Duy Từ. Hai lũy còn lại do học trò của ông là tướng Nguyễn Hữu Dật thực hiện những năm sau đó. Người dân Đàng Trong gọi hệ thống này là Lũy Thầy để tỏ lòng tôn kính Đào Duy Từ. Theo sử sách, Lũy Thầy phía ngoài có tường thành bao bọc, bên trong là doanh trại, công sự chiến đấu, kho tàng được bố trí theo lối chữ Dĩ liên hoàn chặt chẽ với thành ngoài. Về kích thước, lũy dài 2.500 trượng, chân rộng 1,5 trương, cao 1 trượng (mỗi trượng khoảng 4m). Lũy Thày đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ chúa Nguyễn giữ vững sự kiểm soát tại Đằng Trong sau gần 50 năm chiến tranh với chúa Trịnh. Trong dân gian còn truyền tục câu ca: “Nhất sợ Lũy Thầy, nhì sợ đầm lầy Võ Xá”, liên hệ tới những thất bại của quân Trịnh tại vùng đất này.Sau này, vua Thiệu Trị của nhà Nguyễn đã ban cho lũy này tên mới "Định Bắc trường thành" để nhớ ơn các bậc tiền bối đã giữ vững bờ cõi. Địa đạo Củ Chi - pháo đài ngầm không thể công phá Vào thời hiện đại, khi tất cả các thành lũy trên mặt đất đều trở nên lỗi thời trước những phương tiện chiến tranh tối tân thì địa đạo Củ Chi lại làm nên huyền thoại mới, huyền thoại về một pháo đài ngầm “không thể công phá”. Đây là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất, được các chiến sĩ giải phóng xây dựng tại nơi được mệnh danh là "đất thép" nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh. Hệ thống này hình thành từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và mở rộng quy mô trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Tại thởi điểm đạt đến quy mô lớn nhất, toàn hệ thống địa đạo Củ Chi có chiều dài khoảng 200 km với 3 tầng sâu khác nhau, chiều sâu từ 3 m đến 12 m. Với hệ thống đường và các phòng chức năng trong lòng đất, địa đạo không chỉ là nơi trú ẩn mà đã trở thành nơi sinh sống, học tập, làm việc, cứu thương, hội họp, kho chứa vũ khí... Không khí được đưa xuống địa đạo qua các lỗ thông hơi đặt tại vị trí các bụi cây.Trên địa đạo còn hình thành các “xã chiến đấu” với rất nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông... được bố trí thành các cụm liên hoàn tạo ra trận địa vững chắc trong thế trận chiến tranh du kích. Quân đội Mỹ - ngụy đã liên tục tấn công vào hệ thống địa đạo bằng đủ các phương tiện như bom tấn, bơm nước, hơi ngạt... nhưng do hệ thống địa đạo được thiết kế để có thể cô lập từng phần nên không xảy ra nhiều hư hại. Ngày nay, địa đạo Củ Chi đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn cho du khách đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh với khoảng 120 km được bảo vệ. ĐẤT VIỆT ONLINE Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 5, 2014 Cập nhật lúc 22 Tháng tư 2014 - 07:37 PM 1. Teks, thành phố Yili, khu tự trị Tân Cương Phạm cách phong thủy rất nặng. Trong không quá 6 năm nữa rối mù. Năm nay là năm thứ nhất. Chở xem, Trung Quốc: Nổ lớn ở nhà ga Tân Cương Thứ năm 01/05/2014 08:54 ANTĐ - Một vụ nổ đã làm rung chuyển nhà ga xe lửa ở khu vực bất ổn phía tây bắc Trung Quốc ngay sau khi Chủ tịch nước Tập Cận Bình vừa kết thúc chuyến thăm vào hôm thứ tư (30/4). Hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin, vụ nổ xảy ra lúc 7h tối, ngày 30/4 tại Thiên Sơn - thủ phủ của khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, xe cứu thương và cảnh sát lập tức được điều động tới hiện trường vụ nổ, tuy nhiên nguyên nhân vụ nổ và chi tiết về con số thương vong vẫn chưa được xác định. Cảnh sát đã sơ tán người dân ở quảng trường phía trước nhà ga, đồng thời phong tỏa lối vào, các chuyến tàu cũng đã bị hoãn. Hình ảnh ban đầu của vụ nổ Trong suốt điểm dừng chân của mình, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của sự “ổn định lâu dài” trong khu vực là “quan trọng để cải cách, phát triển và ổn định đối với cả nước; đối với sự thống nhất quốc gia cũng như sự hồi sinh tuyệt vời của đất nước”. Phát biểu với các quan chức địa phương, Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi đoàn kết dân tộc và chống lại chủ nghĩa ly khai. Nạn bùng phát bạo lực thường xuyên đang bao trùm lên Tân Cương, một khu vực giàu tài nguyên. Sự xuất hiện của người Hán ở đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy căng thẳng sắc tộc với người Duy Ngô Nhĩ. Hồi tháng Ba vừa qua, một vụ tấn công đẫm máu bằng dao cũng làm 29 người chết và 140 người khác bị thương. Nguyệt Hằng Theo CNN ====================== Đây là một sự kiện làm ví dụ. Bởi vậy, bài viết khen phong thủy ở Tân Cương chỉ là chém gió về phong thủy.. Cái thành phố Yili này, nên sửa lại phoengshui đi có lẽ sẽ đỡ hơn. Nhưng phải là phong thủy Lạc Việt. Khoảng 15 năm trước, có một phong thủy gia cũng khá tên tuổi ở Hoa Kỳ, có lần viết sách tán toà tháp đôi Hoa Kỳ là một kỳ quan phongshui (Sách ra năm 1998 thì phải. Tôi quên mất tên tác giả. Lúc ấy Phong thủy Lạc Việt chưa xuất hiện): Nào là hai tòa tháp vươn cao thuộc Mộc hình, có dòng Potomac uốn quanh là Thủy dưỡng Mộc, nên kinh tế Hoa Kỳ thịnh vượng. Nhưng chẳng may, đến năm 2000, khủng bố làm cái đùng. Xây tòa khác. Bởi vậy, Phong Thủy thực chất là một ngành ứng dụng rất cao cấp, hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Ngay bản thân thuyết Âm Dương Ngũ hành lại chưa hề có một cuốn "cổ thư chữ Hán" nào mô tả từ hơn 2000 năm nay. Chính người Hán cũng chẳng biết thuyết Âm Dương Ngũ hành ra đời vào lúc nào trong lịch sử văn minh Hán. Nhưng ai cũng tỏ ra hiểu về phong thủy, vốn chỉ là hệ quả ứng dụng của học thuyết này. Thế mới lạ chứ! "Chém gió, đập ruồi" cứ loạn cả lên. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 5, 2014 =================== Không biết cụ nào chém gió khiếp thế! Trong khi chính từ điển Trung Quốc định nghĩa về Phong thủy - được coi là của Trung Quốc - như sau: "Tín ngưỡng siêu nhiên cổ đại". Nhưng bài này thì nói nó là "khoa học"? Nếu nhân danh phong thủy của Trung quốc thì không có cửa nào để nói nó là "khoa học" cả. Đúng là vớ vẩn. Thấy nó đang phát triển thì bảo nó tốt. Đây là kiểu phân tích , mà các cụ Việt Nho bảo rằng "té nước theo mưa". Cái thành phố Tân Cương này thì tốt cái gì? Phạm cách phong thủy rất nặng. Trong không quá 6 năm nữa rối mù. Năm nay là năm thứ nhất. Chở xem, Thanh phố Bê canh thì "ngộ" không bít. Nhưng Tử Cấm Thành chắc chắn bế khí. Không triều đại nào không có âm mưu từ bên trong. Trung Quốc: Thủ phủ Tân Cương rung chuyển vì nhiều tiếng nổ lớn Thứ Năm, 22/05/2014 - 10:38 (Dân trí) - Sáng nay 22/5, một loạt những tiếng nổ lớn đã làm rung chuyển thủ phủ Urumqi của khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Theo các nhân chứng, nhiều ô tô đã lao thẳng vào người dân trên đường trong khi những kẻ ngồi trong xe ném thiết bị nổ ra từ cửa sổ. Theo các nhân chứng, vụ việc xảy ra vào khoảng 7 giờ 50 phút sáng nay theo giờ địa phương. Hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc đưa tin “một số lượng chưa xác định người đã chết và bị thương” trong các vụ nổ. Lửa bốc lên từ hiện trường vụ nổ Những bức ảnh được đăng tải trên các trang mạng của Trung Quốc, được cho là chụp từ hiện trường vụ nổ, cho thấy nhiều người bê bết máu nằm trên đường, với quần áo, vật dụng vương vãi khắp trên phố. Đằng sau một tòa nhà cao tầng gần một khu chợ, có thể thấy một cuộn khói đang bốc lên, trong khi những bức ảnh khác cho thấy lửa đang bùng cháy trên một tuyến phố có hàng cây hai bên. Một nhân chứng khẳng định đã nghe thấy “hàng chục tiếng nổ lớn”, Tân Hoa Xã đưa tin. Đường phố đầy vật dụng vương vãi và người bị thương Hãng tin này khẳng định vài người đã được khẩn trương đưa tới bệnh viện, còn hiện trường vụ nổ bị phong tỏa. Xe cấp cứu và xe của cảnh sát đã được triển khai tới khu chợ, nằm gần công viên Renmin tại trung tâm Urumqi. Truyền thông nhà nước Trung Quốc xác nhận vụ nổ gây ra bởi “một vụ va chạm phương tiện gần một công viên và một khu chợ ngoài trời”, đồng thời khẳng định một vài người đã bị thương. Hãng tin AFP thì cho biết đã có người thiệt mạng. Vụ tấn công xảy ra tại một khu chợ “Có nhiều tiếng nổ lớn trong phiên chợ sáng nay tại Cung văn hóa ở Urumqi”, một cư dân mạng viết và khẳng định mình ở cách hiện trường chưa tới 100m. “Tôi đã thấy lửa và khói dày đặc bốc lên, còn hàng hóa và các phương tiện bốc cháy trong lúc những người bán hàng bỏ hàng hóa chạy tháo thân”. Một bài viết khác khẳng định có nhiều người già đang ăn sáng trên phố khi vụ nổ xảy ra. “Tôi nghe nhiều tiếng nổ…Giờ thì âm thanh của xe cấp cứu và cảnh sát có thể nghe thấy khắp nơi”, một cư dân mạng có nickname Guogaigege viết trên tiểu blog Weibo. Khói bốc lên sau một tòa nhà lớn gần chợ Theo một số người dùng Weibo khác khẳng định là sống tại thành phố này, hai chiếc xe không rõ danh tính đã lao nhanh tới hiện trường trước khi gây ra vài vụ nổ. Xe này đã lao thẳng vào đám đông và các quầy hàng tại khu chợ nằm trên phố Gongyuan Bắc, một người dùng Weibo với danh tính chưa thể xác thực cho biết. Người này khẳng định vụ nổ xảy ra khoảng 8 giờ 20 phút. Những năm gần đây, Tân Cương đã luôn phải đối mặt với tình trạng bạo lực, nhưng các nhà hoạt động nhân quyền và các nhóm lưu vong cho biết những chính sách mạnh tay của chính phủ Trung Quốc chính là mầm mống cho những bất ổn. Thanh Tùng Theo SCMP Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 5, 2014 Kính thưa các chú, các anh trong ban quản trị diễn đàn. mặc dù góp ý không đúng nơi, đúng lúc. nhưng cháu là người thường xuyên vào diễn đàn đọc từ mấy năm nay, học hỏi, tham khảo được nhiều kiến thức, nhưng không phải mất đồng tiền nào cả. Giờ cháu nghĩ diễn đàn nên có cơ chế thu lệ phí tháng với những người quen xài chùa kiểu như cháu, có cơ chế gì đó mỗi tháng đóng như đóng cước điện thoại vậy. mặc dù cháu không giàu có gì, nhưng cứ xài chùa kiểu này thấy không ổn lắm, mà diễn đàn cần kinh phí để duy trì. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 5, 2014 Kính thưa các chú, các anh trong ban quản trị diễn đàn. mặc dù góp ý không đúng nơi, đúng lúc. nhưng cháu là người thường xuyên vào diễn đàn đọc từ mấy năm nay, học hỏi, tham khảo được nhiều kiến thức, nhưng không phải mất đồng tiền nào cả. Giờ cháu nghĩ diễn đàn nên có cơ chế thu lệ phí tháng với những người quen xài chùa kiểu như cháu, có cơ chế gì đó mỗi tháng đóng như đóng cước điện thoại vậy. mặc dù cháu không giàu có gì, nhưng cứ xài chùa kiểu này thấy không ổn lắm, mà diễn đàn cần kinh phí để duy trì.Chân thành cảm ơn Phuckhai.Từ khi có diễn đàn này, có thể nói mọi chi phí đều là tôi. Đến nay tôi thực sự đuối về kinh tế do phát sinh nhiều chi phí. Nhưng từ hồi nào đến giờ tôi không có thói quen lệ thuộc nhờ vả. Nên tôi chưa hề có ý định lấy phí gì đó trên diễn đàn. Tôi tự làm kiếm tiền một cách chính danh để chi phí sinh hoạt. Nhưng đến nay không thể kham được,. Nên tôi đành phải đóng cửa diễn đàn. Phần nữa cũng vì lý do sức khỏe. Khi nào kinh tế phục hồi và sức khỏe ồn định tôi sẽ mở lại. Điều mà tôi còn cân nhắc cuối cùng chỉ là: các lớp Phong thủy sẽ giải quyết như thế nào? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 5, 2014 Kính thưa chú, chú lớn tuổi rồi, cũng cần nghỉ ngơi đi ạh, con tằm cũng không thể nhả tơ mãi mãi được, còn theo cháu nghĩ các lớp phong thủy thì các thày sẽ gửi bài qua gmail cá nhân các học viên, các học viên gửi bài tập qua gmail trung tâm. cháu sẽ chuẩn bị coppy toàn bộ nội dung của diễn đàn để sau này còn có tư liệu đọc và tham khảo dần dần. Kính chúc Chú mau khỏe và kiếm được nhiều tiền. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 5, 2014 Kính thưa chú, chú lớn tuổi rồi, cũng cần nghỉ ngơi đi ạh, con tằm cũng không thể nhả tơ mãi mãi được, còn theo cháu nghĩ các lớp phong thủy thì các thày sẽ gửi bài qua gmail cá nhân các học viên, các học viên gửi bài tập qua gmail trung tâm. cháu sẽ chuẩn bị coppy toàn bộ nội dung của diễn đàn để sau này còn có tư liệu đọc và tham khảo dần dần. Kính chúc Chú mau khỏe và kiếm được nhiều tiền. Cảm ơn Phúc Khải.Quyết định vậy đi, Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 8, 2014 Tự sự của thầy phong thủy phục vụ giới quan chức Trung Quốc Ở Trung Quốc, người ta tìm tới thầy phong thủy giống như họ chơi một món đồ hiệu. goài mục đích giúp họ giải hóa vận hạn, việc mời thầy phong thủy có tiếng còn là cách để họ thể hiện quyền lực và sự giaù sang của mình. Đó là những gì được ghi lại từ chính miệng của Mạch Linh Linh, một thầy phong thủy ở Hồng Kông từng có 8 năm chuyên phục vụ cho giới quan chức như nhà giàu ở khu vực Trung Quốc đại lục. Dùng phong thuỷ như xài đồ hiệu Tiền không phải là vấn đề”, đó là câu nói của Mạch Linh Linh, một thầy phong thủy có tiếng ở Hồng Kông nghe được nhiều nhất kẻ từ khi bà bắt đầu mở rộng “thị trường” vào khu vực Trung Quốc đại lục. Ở đây, những người mới lên rất vội vã trong việc chứng minh cho người khác biết rằng mình giàu tới cỡ nào. Ban đầu, khi nghe câu nói này, Mạch Linh Linh vừa mừng vừa lo: ở Hồng Kông nghề phong thủy ngày càng khó khăn, trong khi đó, ở đại lục, nơi nào người ta cũng nhìn thấy những người giàu có. Nhung Mạch Linh Linh cũng lo rằng, ở Trung Quốc đại lục những chuyện kì quái xảy ra như cơm bữa, và chẳng biết khi nào nó đỏ xuống đầu mình. Bên ngoài một dinh thự của thầy phong thuỷ Hồng Kông Một hôm Mạch Linh Linh nhận được một cú điện thoại. Người đàn ông ở đàu dây bên kia mời bà tới Ôn Châu đẻ giúp ông ta xem phong thủy cho phòng làm việc. Mạch Linh Linh không biết Ôn vhaau nằm ở nơi nào, cũng không biết người gọi điện là ai nên từ chối. Sau đó bà đem chuyện này hỏi thầy giáo dạy tiếng phổ thông cho mình thì được trả lời rằng: "Ôn Châu là một huyên rất nhỏ và nổi tiếng có nhiều người lừa đảo". Không ngờ, vài ngày sau, người đàn ông nọ lại gọi điện mời bà Mạch tới xem phong thủy. Lần này, người đàn ông nhấn mạnh: "Tiền không phải là vấn đề”. Mạch Linh Linh nhớ tới lời thầy giáo của mình, càng sợ hơn , tuy nhiên lúc đó bà không biết từ chối thế nào, đành thuận miệng nói: “Tôi muốn 300 ngàn (nhân dân tệ)”. Bà Mạch nghĩ rằng với con số mình đưa ra, đối phương sẽ phải bỏ cuộc vì đó là số tiền không hề nhỏ, không ngờ, con số vừa ra khỏi miệng, người đàn ông lập tức đồng ý ngay: “không thành vấn đề!”. Câu trả lời của người đàn ông khiến Mạch Linh Linh thêm lo lắng nên nói tiếp: “Chỗ ông xa quá, nếu như công ty của ông có chi nhánh tại Hồng Kông thì ông sai nhân viên hoặc nhờ bạn tới gặp tôi. Chúng tôi sẽ bàn một chút trước khi quyết định”. Không ngờ yêu cù này của Mach Linh Linh cũng được người đàn ông nọ đáp ứng ngay. Vài ngày sau, một cô gái Hồng Kông làm nghề bán bảo hiểm tới tìm Mạch Linh Linh đồng thời gửi cho bà một tấm danh thiếp của “sếp” mình. Từ tấm danh thiếp này, Mạch Linh Linh nhờ bạ kiểm tra giúp thì phát hiện ra rằng, đó là một doanh nghiệp Nhà nước rất lớn và người đàn ông gọi điện là tổng giám đốc chi nhánh ở Ôn Châu. 300 ngàn nhân dân tệ là con số quá hời cho việc xem phong thủy, Mạch Linh Linh bặm môi nhận lời vị giám đốc nọ. Sau lần đầu tiên được mời tới đại lục xem phong thủy ấy, Mạch Linh Linh phát hiện ra rằng, Trung Quốc đại lục là một thị trường phong thủy đầy tiềm năng mà ít người khai phá. Những người Trung Quốc ở đại lục rất thích thầy phong thủy Hồng Kông, bởi lẽ, các thầy phong thủy Hồng Kông luôn dược cho là lành nghề và chuyên nghiệp hơn. Bản thân Mạch Linh Linh là một người nổi tiếng, việc ra giá cao là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, đó chỉ là phần nổi của câu chuyện. Phần chìm bị ẩn giấu chính là những người mời Mạch Linh Linh cho rằng, họ giàu có, nhiều tiền, do đó mời thầy phong thủy cũng là thầy phong thủy có tiếng. Điều này cũng giống như họ mua một món đồ hàng hiệu vậy. Khoe khoang sự giàu có Tầng lớp giáu có ở Trung Quốc đại lục hầu hết là những người mới giàu lên trong một vài chục năm trở lại đây. Do sự thay đổi từ nghèo đói tới giàu sang qua nhanh này khiến những người mới giàu lên này rất ít kiềm chế được sự khoe khoang quyền lực và tiền bạc của mình. Mạch Linh Linh từng xem phng thủy cho một căn nhà của một vị doanh nhân nằm ở khu vực ngoại ô Nam Kinh. Sau khi xem xét, Mạch Linh Linh nói với vị nay rằng, phong thủy của dòng sông phía sau nhà này không tốt. Vị này nói ngay “vậy để tôi lấp nó lại”. Câu nói này của vị giám đốc nọ nghe rất bình tĩnh, chẳng khác gì việc ông ta vừa mua một chiếc điện thoại di động là mấy. Lại có một vị khác khác ở khu vực Đông Quản, Quảng Đông, do phía sau nhà có một ngọn núi khiến vận mạng của chủ hân bị lấn áp. Khi biết điều này, chủ nhân đã hỏi Mạch Linh Linh: “Vậy tôi sẽ san bằng ngọn núi hay dời nó lùi ra bao nhiêu xa thì được?”. Mạch Linh Linh luôn cảm thấy những khách hàng của mình ở đại lục dường như có một sức mạnh thần kì nào đó, dường như không có gì là họ không dám làm và không làm được. Cho tới hiện tại, những câu chuyện tương tự đã quá nhiều, tới mức, bà Mạch đã quá quen và coi đó như là chuyện thường ngày ====================================================================== Các đại gia Trung quốc nhiều tiền làm phong thủy nhỉ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 8, 2014 Tự sự của thầy phong thủy phục vụ giới quan chức Trung Quốc Sau khi xem xét, Mạch Linh Linh nói với vị nay rằng, phong thủy của dòng sông phía sau nhà này không tốt. Vị này nói ngay “vậy để tôi lấp nó lại”. Câu nói này của vị giám đốc nọ nghe rất bình tĩnh, chẳng khác gì việc ông ta vừa mua một chiếc điện thoại di động là mấy. Lại có một vị khác khác ở khu vực Đông Quản, Quảng Đông, do phía sau nhà có một ngọn núi khiến vận mạng của chủ hân bị lấn áp. Khi biết điều này, chủ nhân đã hỏi Mạch Linh Linh: “Vậy tôi sẽ san bằng ngọn núi hay dời nó lùi ra bao nhiêu xa thì được?”. Mạch Linh Linh luôn cảm thấy những khách hàng của mình ở đại lục dường như có một sức mạnh thần kì nào đó, dường như không có gì là họ không dám làm và không làm được. Cho tới hiện tại, những câu chuyện tương tự đã quá nhiều, tới mức, bà Mạch đã quá quen và coi đó như là chuyện thường ngày ========================================== Các đại gia Trung quốc nhiều tiền làm phong thủy nhỉ Đúng là con nhang đệ tử Tàu thì không hiểu vấn đề thành "mê tín dị đoan", chấp nhận "dời sông, san núi"; còn thầy như Manh Linhlinh thì thuộc dạng lởm khởm, nên không đưa được giải pháp khắc phục. Mựa kép! Nhà Lão Gàn cũng đằng sau có con sông Đồng Nai to đùng, Lão Gàn léo lấp sông được thì Lão Gàn chết à. Vớ vẩn. Bởi vậy, ngó bộ gió này thì nền kinh tế Tàu chắc khủng hoảng đến nơi. Chưa hết! Quan to nhất nước Tàu là Chu Vĩnh Khang mời hẳn hỏa thượng đến xem phong thủy. mà dở ẹc. Bởi vậy, mần phoengshui xong...quan to như Chu Vĩnh Khang cũng đi tù. Đệ tử của Lão Gàn chỉ cần cỡ Hoàng Triều Hải, Thiền Đồng, Thiên Luân... cũng đủ mần hay hơn nhiều. Thế mới biết phoengshui Tàu giỏi cỡ nào. 1000. 000. 000 tệ, Lão Gàn sẽ sửa lại phong thủy của Tử Cấm Thành, nhưng không phải bây giờ. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 8, 2014 Làng tiến sĩ mất phong thủy do thầy địa lý Tàu yểm bùa? Chuyện đỗ đạt làm quan của một dòng họ, một gia đình ngoài yếu tố con người, sự nỗ lực, đôi khi cũng được lý giải bằng sự phù hộ của tổ tiên. Vì vậy khi một dòng họ đương bao đời vinh hiển bỗng chốc đi xuống, thì nguyên nhân thường được đưa ra là... phong thủy bị phá. Chuyện long mạch của làng bị phá, hay chỉ là giai thoạiLàng tiến sĩ Kim Đôi từ trước tới nay có hai dòng họ rất phát về đường khoa cử là họ Nguyễn và họ Phạm. Dòng họ Nguyễn nối nhau làm quan trong triều được 13 đời, kể từ đó không còn ai đỗ đạt cao và làm quan to nữa. Họ Phạm cũng gặp phải trường hợp gần giống như vậy. Người dân ở đây vẫn lưu truyền câu chuyện về làng bị cắt đứt long mạch nên vượng khí bị mất. Ngôi mộ tổ họ Nguyễn làng Kim Đôi bên cạnh con mương thoát nước. Tương truyền rằng ở làng Gội (nay thuộc xã Đại Xuân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) trước kia có một người từng đỗ tiến sĩ và được gọi với tên là Trạng Gội. Trạng Gội khi vinh quy về làng có tổ chức một lễ mừng tạ trời đất, tổ tiên và có mời các vị cao đạo của dòng họ Nguyễn đến dự. Để cho mối quan hệ giữa hai dòng họ thêm bền chặt, các cụ nhà họ Nguyễn đã đúc một con chạch bằng vàng làm quà biếu. Nhưng không hiểu sao Trạng Gội khi đó đã hiểu rằng, món quà là sự khích bác, khinh miệt. Khi họ Nguyễn có người đỗ đạt liền sai người sang mời Trạng Gội tới chia vui. Trạng Gội không quên hiềm khích khi xưa liền đúc một quả cau xanh bằng vàng đem sang tặng. Họ Nguyễn cho rằng như thế là không phải và từ đó mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh. Hai dòng họ bắt đầu có lời qua, tiếng lại với nhau và mâu thuẫn ngày càng sâu sắc.Đến bây giờ, các nghiên cứu nhà sử học, người cao tuổi nhiều đời của làng Kim Đôi vẫn chưa thống nhất được nguyên nhân tại sao long mạch của làng bị triệt. Người thì cho rằng từ khi vua ban cho tám chữ vàng là "Kim Đôi gia thế, chu tử mãn triều" trong triều vốn đầy thị phi đã xuất hiện nhiều đố kị, ganh ghét. Người lại cho rằng do mâu thuẫn giữa Trạng Gội với làng. Cũng vì ngầm ý muốn triệt long mạch đất Dủi Quan (tên tục làng Kim Đôi) mà Trạng Gội đã dùng kế "vị công vi tư" (lấy việc công để làm việc tư) dâng tấu biểu đề nghị nhà vua cho xẻ thân đê làm cống đúng ở vị trí long mạch của làng với lý do tiêu thoát lũ ra sông Cầu.Biết được thâm ý, nhưng vì theo lệnh quan trên, người làng Dủi đành ngậm ngùi nhìn long mạch bị đứt. Tương truyền, con mương khi đào lên, ba tháng sau vẫn rỉ nước màu đỏ. Người dân làng Kim Đôi khi đó kháo nhau rằng thứ nước đỏ kia chính là máu của long mạch bị đứt. Cũng từ đó, người Kim Đôi dù có học rộng, hiểu sâu đến mấy cũng khó đỗ đạt cao và không còn được vinh hiển như tổ tiên mình nữa.Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Bảo, trưởng ban đại diện dòng họ Nguyễn làng Kim Đôi lại có cách lí giải khác về câu chuyện này. Ông cho biết: "Đứt long mạch vốn là một câu chuyện rất khó xác định bằng khoa học. Nếu xét trên thực tế, khu đất đó là đất son đỏ nên khi nước chảy qua sẽ tạo màu như thế. Hơn nữa, việc này lại xảy ra quá lâu, thế hệ chúng tôi cũng chỉ nghe các cụ truyền lại nên thực hư không rõ thế nào". Khi mà nhiều năm không có người đỗ đạt, người dân Kim Đôi bàn nhau lấp con mương để mong có thể "hàn" được long mạch. Nhưng có vẻ chuyện này cũng không đem lại hiệu quả.Ông Bảo cho biết thêm: "Việc "hàn" long mạch là chuyện rất khó vì chúng tôi bây giờ cũng không biết "hàn" kiểu gì vì nó chỉ là dải đất bị cắt ngang mà thôi". Thậm chí theo lời kể của ông Bảo thì khu vực được cho là bị triệt long mạch đó bây giờ đã bị san lấp khó có thể nhận ra được. Trước đây nó vốn là một cái cống thoát nước, nhưng nay người ta cho xây dựng một trạm bơm khác và chỗ đó đã được lấp đi. Chuyện "hàn" long mạch lại càng trở nên khó khăn và thiếu tính khả thi. Ông Nguyễn Văn Bảo. Thực hư về một lời “sấm truyền”Như vậy là lời sấm truyền đã thành hiện thực. Dân gian kể lại rằng, đường khoa cử của người làng Kim Đôi rộng mở, trải mấy trăm năm rồi cũng dần khép lại như lời sấm: "Bạch nhạn sinh mao anh hào tận" (Nếu bãi cát vùng Bạch nhạn còn sinh sôi thì đường hoạn lộ còn hanh thông). Tuy nhiên bãi cát đã mất, vật đổi sao dời, nên ứng vào lời “sấm truyền” xem ra có ý đáng chiêm nghiệm. Thời gian dâu bể, bãi Bạch nhạn xưa không còn xác định được chính xác địa điểm. Nhưng có điều chắc rằng, bãi cát đó đã dần thành làng mạc và khu dân cư đông đúc.Chuyện làng Kim Đôi bị phá phong thủy, hầu như ai cũng biết và hậu quả của nó thế nào thì suốt hơn 300 năm qua người dân làng Kim Đôi tự kiểm chứng. Dòng họ Nguyễn kể từ đó không còn người đỗ đạt và làm quan to nữa. Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhất là trong thời hiện đại cần phải có cái nhìn khác.Theo tâm sự của ông Bảo, ngoài chuyện long mạch làng bị cắt đứt, ngôi "huyệt kết" của dòng họ cũng không còn được nguyên vẹn như xưa. Ngôi mộ này vốn do cụ Nguyễn Lung lừa thầy địa lý Tàu mà lấy được, sau đem táng hài cốt cha mẹ, ông bà tại đó và con cháu về sau nối nhau làm quan. Sau khi cụ mất thì cũng được táng tại đó. Ngôi huyệt này trước đây vốn nằm sát một con ngòi mà sau này người ta cho đào thành con mương dẫn thoát nước ra sông Cầu. Như vậy theo tâm linh thì ngôi mộ đã bị đào bới và động chạm tới khí mạch. Trong quá trình đào con mương, người ta đã đào được hai tấm bia cổ đặt úp vào nhau dưới đáy ngòi. Tuy nhiên, họ không hề đào được bộ hài cốt nào cả.Lý giải điều này ông Bảo cho hay: "Trong gia phả có ghi rất rõ là huyệt mộ đều được chôn rất sâu, nằm dưới hẳn con ngòi nên dù đào mương cũng khó có thể tìm thấy được. Từ trước tới nay người ta thường tránh việc động chạm tới mồ mả nhưng do là công trình quốc gia nên chúng tôi đành phải chấp nhận".Thịnh suy đâu phải chuyện long mạchÔng Bảo cũng cho biết: "Chuyện khoa cử mỗi thời mỗi khác. Họ Nguyễn trước nay vẫn đứng đầu thôn, xã về tỉ lệ con cháu đỗ đạt. Tuy nhiên có một thực tế là con cháu họ Nguyễn bây giờ không còn nhiều người làm chức cao như trước đây. Bên cạnh chuyện làng nước, chúng tôi cũng còn nhiều việc trong họ. Sau nhiều năm bàn tính, chúng tôi đã quyết định xây dựng nhà thuỷ đình, vừa để truyền dạy cho con cháu sau này về truyền thống của cha ông, vừa như là một giải pháp để bước ra khỏi lời nguyền".Hiện nay con cháu họ Nguyễn đã có nhiều người là tiến sĩ, thạc sĩ ... Hàng năm, dòng họ đều tiến hành tuyên dương, khen thưởng, vinh danh những người đỗ đạt cao để khuyến khích con cháu học hành. Tuy nhiên kì tích của tổ tiên có lẽ khó lòng lặp lại. Và, câu chuyện phá phong thủy như một sự ám ảnh đối với mỗi người. Mặc dù vậy, ông Bảo cũng cho rằng cần phải có một cái nhìn mới để tránh bị chìm vào "cái bóng" của cha ông. "Thực tế nếu bản thân mỗi người không cố gắng thì dù có được phúc ấm tổ tiên cũng không thể khá lên được. Cho nên chúng tôi luôn lấy việc đó để giáo huấn con cháu và việc xây nhà thủy đình cũng nhằm mục đích như vậy - ông Bảo cho biết.Tấm bia cổ rất có giá trị về mặt sử liệuTrong khi đào mương thoát nước ở gần khu mộ tổ họ Nguyễn làng Kim Đôi, người ta đã đào được hai tấm bia cổ được xếp úp vào nhau nằm dưới đáy ngòi. Cho đến bây giờ các nhà nghiên cứu sử học vẫn không lý giải được tại sao hai tấm bia đó lại nằm ở vị trí đó và úp mặt vào nhau. Qua các bản dịch cho thấy, tấm bia được cụ Lương Thế Vinh soạn thảo năm 1484. Nội dung tấm bia là phác lại 5 đời họ Nguyễn làng Kim Đôi từ cụ tổ Sư Húc. Trải qua hơn 500 năm, tấm bia chỉ mờ mờ nét chữ chứ không có dấu hiệu bị huỷ hoại.Phạm Thiệu http://www.nguoiduatin.vn/thuc-hu-loi-don-lang-tien-si-bi-pha-phong-thuy-do-thay-dia-ly-tau-yem-bua-ky-cuoi-chuyen-pha-long-mach-va-su-di-xuong-cua-mot-dong-ho-noi-tieng-a80049.html ========================"Đứt long mạch vốn là một câu chuyện rất khó xác định bằng khoa học..." Xác định bằng khoa học là bằng cái gì? Hic Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 8, 2014 Làng tiến sĩ mất phong thủy do thầy địa lý Tàu yểm bùa? Chuyện đỗ đạt làm quan của một dòng họ, một gia đình ngoài yếu tố con người, sự nỗ lực, đôi khi cũng được lý giải bằng sự phù hộ của tổ tiên. Vì vậy khi một dòng họ đương bao đời vinh hiển bỗng chốc đi xuống, thì nguyên nhân thường được đưa ra là... phong thủy bị phá. Chuyện long mạch của làng bị phá, hay chỉ là giai thoại Phạm Thiệu Từ lâu tôi đã xác định rằng: Tất cả mọi chuyện trên thế gian đếu có thể có hai cách giải thich. Cách giải thích thứ nhất là cách giải thích bằng cái nhìn trực quan. Thí dụ như đoạn sau đây trong bài báo trên: Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Bảo, trưởng ban đại diện dòng họ Nguyễn làng Kim Đôi lại có cách lí giải khác về câu chuyện này. Ông cho biết: "Đứt long mạch vốn là một câu chuyện rất khó xác định bằng khoa học. Nếu xét trên thực tế, khu đất đó là đất son đỏ nên khi nước chảy qua sẽ tạo màu như thế. Cách giải thích thứ hai là giải thích trên cơ sở của một hệ thống lý thuyết liên quan. Trong trường hợp cụ thể này là các giải thích bằng hệ thống lý thuyết chuyên ngành Địa Lý Lạc Việt (Phong thủy học). Kiến thức khoa học của nền văn minh hiện đại chưa đạt tới điều này. Đó là nguyên nhân để có nhận thức rằng: "Đứt long mạch vốn là một câu chuyện rất khó xác định bằng khoa học" (Đã trích dẫn). Tất nhiên, khi khoa học không giải thích được thì không có nghĩa là nó sai. Hiện nay, những kiến thức mang tính hệ thống về ngành Địa lý cổ Đông phương (quen gọi là phong thủy) qua cổ thư chữ Hán, rất mơ hồ, rời rạc và đấy mâu thuẫn. Vấn đề này chúng ta đã đang tiếp tục tập hợp lại có tính hệ thống, nhất quán và hoàn chỉnh nhân danh nền văn hiến Việt. Và dùng nó để giải thích và ứng dụng trong những hiện tượng và vấn đề liên quan. Nhưng trên thực tế ứng dụng, các phong thủy gia từ lâu cũng giải thích bằng những kiến thức này, trên cơ sở những giá trị còn lưu truyền của hệ thống lý thuyết phong thủy, qua những mô hình biểu kiến, định đề, nguyên tắc, qui ước... của ngành này. Đấy chính là cách giải thích trên cơ sở một hệ thống lý thuyết. Mặc dù hệ thống này - qua bản văn chữ Hán - thất lạc, rời rạc, mơ hồ và đầy mâu thuẫn. Nhưng vì nó là hệ thống lý thuyết ứng dụng, nên nó vẫn có tính hiệu quả và vì thế nên lưu truyền đến ngày nay. Thí dụ: Khi chuyển một cái cửa từ vị trí nay, sang vị trí khác, thầy Địa lý có thể nói rằng: "Cửa này bị phạm cách Đại không vong, nên phải chuyển sang bên này". Đấy là một cách giải thích trong hệ thống phương pháp luận trong ứng dụng của ngành Địa Lý. "Đại không vong" là một khái niệm qui ước, mô tả vùng biên giữa hai phương vị trong cách chia không gian phẳng thành 8 phương. Cửa nhà phạm Đại không vong, trong phong thủy giai thích là những người trong ngôi gia khó thành đạt trong làm ăn và sự nghiệp. Chúng ta đã giải thích rõ bản chất của vấn đề này. Nhưng điều này thì không phải phong thủy gia nào cũng biết được bản chất của Đại không vong. Bởi vậy, nó có vẻ mơ hồ. Tuy nhiên, với cách nhìn trực quan thì thân chủ có thể sẽ không chuyển cửa, vì trước mắt là tốn tiền. Và vì họ không thể giải thích được tại sao cửa phạm Đại Không Vong lại không làm ăn được và ảnh hướng đến sự nghiệp. Đây cũng chính là một cách giải thích trựcquan khi người ta thất bại. Bởi vì họ biết rõ nguyên nhân thất bại một cách trực quan. Thí dụ: như bị lừa, đầu tư sai thời điểm...vv... Nhưng với cách giải thích từ một hệ thống lý thuyết là "Đại không vong" thì lại có khả năng tiên tri cho sự thất bại đó. Bởi vì một lý thuyết khoa học thì phải có khả năng tiên tri, khi nó tích hợp được những qui luật tương tác lên ngôi nhà của gia chủ. Chính khả năng tiên tri đã giữ gìn và là điều kiện lưu truyền cả một nền tri thức vô cùng đồ sộ của nền văn minh Đông phương - có cội nguồn Việt tộc - cho đến ngày hôm nay, khi mà cả một hệ thống lý thuyết của nó trở nên mơ hồ vì Hán hóa.. Anh chị em Địa lý Lạc Việt, cần lưu ý và suy ngẫm về điều này. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 8, 2014 Giả thiết phong thủy về sự phát tích 13 đời vua nhà Nguyễn Reds.vn Đăng ngày Thứ bảy, 09 Tháng 8 2014 09:25 Một bên là ngọn đồi Thiên Mụ (Hà Khê) với tháp Phước Duyên bảy tầng ngất ngưỡng như chọc thủng trời xanh để đưa xuống những nguồn phúc lộc, và bên kia hữu ngạn là mô đất Long Thọ - trường sinh bất tử... Nhà Nguyễn định đô ở Huế và đồi Hà Khê, nơi có chùa Thiên Mụ nổi tiếng được xác định là long mạch đế vương nhà Nguyễn. Mộ Tổ biến mất trong miệng rồng Ông tổ nhà Nguyễn là Nguyễn Công Duẩn, lập nhiều chiến tích trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nên được phong tước, con cháu được đời đời làm công thần nhà Lê. Ông có 7 người con trai, sau phân thành 7 chi. Chi thứ tư sinh ra Nguyễn Kim, có ba người con. Năm 1802, cháu đời thứ 11 của Nguyễn Kim là Nguyễn Phúc Ánh thống nhất hai xứ Đàng trong và Đàng ngoài thành Việt Nam như ngày nay. Sau khi lên ngôi, Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là Gia Long (Gia là Gia Định, Long là Thăng Long) thể hiện việc thống nhất toàn vẹn đất nước. Vua Gia Long từ hơn 200 năm trước đã phong cho Gia Miêu là đất Quý Hương (tên Nôm là Bái Đền), huyện Tống Sơn là Quý Huyện. Làng Gia Miêu xưa giờ chia thành 3 làng: Gia Miêu 1, Gia Miêu 2, Gia Miêu 3. Lăng Triệu Tổ Nguyễn Kim là nơi hợp táng ông bà Nguyễn Kimthuộc địa phận làng Gia Miêu 3. Năm 1808, Vua Gia Long đặt tên cho khu mộ Nguyễn Kim là lăng Trường Nguyên (suối dài vĩnh cửu). Theo truyền thuyết, ở vùng núi Triệu Tường (trước có tên là Thiên Tôn) vốn có một long khẩu (miệng rồng). Nơi đó được chọn để táng mộ Nguyễn Kim. Quan tài ông sau khi đưa vào miệng rồng thì bỗng nhiên trời mưa to gió lớn, sấm sét dữ dội. Thấy vậy, người đi đưa tang hoảng sợ, chạy tán loạn. Đến khi gió bão tan, mưa tạnh, mọi người trở lại chỉ thấy núi đá chi chít, cây cỏ um tùm, không thể nào nhận ra được nơi có long khẩu chứa quan tài của Triệu Tổ. Về sau có ai hỏi lăng mộ Nguyễn Kim an táng nơi đâu, chỉ được trả lời: “Ngài được hổ táng, thiên táng nên không thể biết”. Hà Khê, long mạch đế vương nhà Nguyễn Các vua chúa nhà Nguyễn rất quan tâm đến phong thủy khi chọn đất xây dựng thủ phủ, nơi định đô. Khi làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, chúa Nguyễn Hoàng đã đích thân đi xem xét địa thế nơi đây, chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn nhà Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn, Nguyễn Hoàng đã tìm thấy long mạch đế vương ở đồi Hà Khê, nổi danh về phong thủy với thế đất “rồng cuộn hổ ngồi”. Dãy núi Kim Phụng chạy đến sơn phận của huyện Phong Điền thì bị một ngọn đồi tách khỏi dãy Trường Sơn để chạy xuyên theo hướng Đông Nam. Trên đường đi, sơn mạch của dãy núi ấy có đoạn nổi lên (thành rú Lại Bằng), có đoạn lại chìm xuống dưới các cánh đồng, rồi nổi lên lần nữa thành gò, thành đồi - cứ thế kéo dài ra trông như một con rồng đang uốn lượn, lên xuống qua nhiều núi, nhiều rừng như Phụ Ô, Bồn Trì, Bồn Phổ cho đến xã Hà Khê (cách trung tâm TP. Huế khoảng 5 – 6km về hướng Tây) thì đột khởi thành đồi Hà Khê mà người ta thường cho là thế đất “đầu rồng nhìn ngoảnh lại”. Sách “Đại Nam thực lục” viết: “Nơi đây nổi lên một gò cao (đồi Hà Khê) có hình tựa như đầu một con rồng đang ngoảnh lại. Phía trước đồi có con sông lớn uốn khúc bao quanh, phía sau có hồ nước lớn, tạo thành phong cảnh tốt tươi. Người dân địa phương cho biết gò này rất thiêng. Một đêm, có một bà lão mặc áo đỏ, quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người rằng: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến xây chùa trên gò này để kết tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Nói xong liền biến mất. Người trong vùng gọi bà là Thiên Mụ - tức bà già ở cõi trời xuống. Chúa Nguyễn Hoàng cho nơi ấy có linh khí, mới dựng chùa, gọi là chùa Thiên Mụ”. Từ xa nhìn lại, đồi Hà Khê tựa như hình dáng một con rùa khổng lồ, cõng trên lưng ngôi chùa cổ kính đang cúi đầu xuống để uống nước sông Hương. Tương truyền khi chùa xây xong chưa bao lâu thì có một con rùa khá lớn từ dưới sông Hương bò lên đồi Hà Khê để vào khuôn viên chùa Thiên Mụ cư trú. Mỗi lần khát nước rùa lại bò về hướng hồ nước sau chùa để uống, dần dà rùa đã làm đổ hàng rào phía sau chùa. Con rùa đã bị sét đánh trong một cơn giông và hóa đá tại chỗ. Cuộc di dân, giải phóng mặt bằng đầu tiên trong lịch sử Vua Thiệu Trị trong cuốn “Ngự đề đồ họa thi tập” đã nhắc đến vùng đất xưng vương của họ Nguyễn với hai địa danh nổi tiếng sông Hương - Núi Ngự. Núi Ngự Bình là nơi chầu về của muôn núi (quần phong triều củng), còn sông Hương là nơi trăm dòng đổ về (bách xuyên hợp phái). Trong cuốn “Văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam dưới nhãn quan học giả L.Cadière”, Cadière viết: “Một bên là ngọn đồi Thiên Mụ (Hà Khê) với tháp Phước Duyên bảy tầng ngất ngưỡng như chọc thủng trời xanh để đưa xuống những nguồn phúc lộc, và bên kia hữu ngạn là mô đất Long Thọ - trường sinh bất tử. Mô đất này cũng có những đặc tính nhiệm màu kỳ lạ mà sau này các thầy địa lý của triều đình Việt Nam cũng công nhận. Vì nó án ngữ nguồn chảy của sông Hương, tưởng như nó đang gối đầu lên dòng nước và nghiêng nghiêng đối diện với đồi Thiên Mụ tạo thành một thế phong thủy gọi là cánh cửa thông thiên và trục xe địa phủ”. Quốc sử quán triều Nguyễn chép: vào năm 1636 chúa Nguyễn Phúc Lan (tức chúa Thượng) thấy đất Kim Long là nơi “có địa hình tốt đẹp” nên đã dời dinh đến đó và Kim Long trở thành thủ phủ đầu tiên đóng bên bờ tả ngạn sông Hương. Trước đó, các chúa Nguyễn có 4 lần dời dựng, thay đổi vị trí thủ phủ. đó là Ái Tử (1558 - 1570), Trà Bát (1570 - 1600), Dinh Cát (1600 - 1626), Phước Yên (1626 - 1636). Tuy nhiên, Gia Long Nguyễn Ánh không chọn đất Kim Long để định đô mà quyết định xây dựng một kinh đô mới. Sau ngày lên ngôi, vua Gia Long đã đích thân nghiên cứu tìm đất tốt, hướng tốt, thuận tiện để xây dựng kinh thành Huế. Cố đô Huế được xây dựng trên đất của 8 ngôi làng với tổng diện tích 520ha, chu vi 9.889m. Vì vậy dân cư 8 làng phải di dân để lấy mặt bằng gồm: Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hòa, An Mỹ, Thế Lại, An Bửu. Trong đó đất làng Phú Xuân hầu hết đều nằm gọn trong phạm vi kinh thành sẽ xây. Vua Gia Long nghĩ rằng việc đền bù nhà cửa, ruộng vườn cần phải chu đáo, giữ yên lòng dân, do đó, để giúp dân làng Phú Xuân tái định cư, ổn định cuộc sống, nhà vua đã cấp 30 mẫu ruộng, 3 thửa đất để dựng nhà và 1.000 quan tiền. Bảy làng còn lại mỗi nhà “được cấp 3 lạng bạc và mỗi ngôi mộ dời đi được cấp 2 lạng bạc”. Đây là đợt giải tỏa lớn, triệt để và khẩn trương, được tiến hành trong vòng 2 năm. Riêng phần mộ vắng chủ quy tập về nghĩa trang Ba Đòn có đến 10.000 ngôi. Học giả Cadière viết: “Khi bắt đầu xây dựng Hoàng thành và Tử cấm thành, nhà vua cho dựng lên thành lũy, ban đầu bằng đất rồi dần dần bằng gạch. Bằng những việc làm trên, có lẽ Gia Long đã hết sức củng cố thêm những phòng thủ ma thuật thiên nhiên … Các cung điện của kinh thành đều có ghi rõ ràng các can chi, ngày khởi công xây dựng. Các bảng ghi ngày tháng xây dựng đều có ghi ngày tốt giờ tốt. Hẳn rằng Gia Long khi cho xây dựng đều cho tuân thủ các tập tục này: chọn ngày tốt thượng lương. Trước hôm đó, họ cho chuẩn bị kỹ lưỡng: ban đất, chuẩn bị nền móng, trụ cột, bào đẽo các cột kèo…. Cũng như ở Tây phương, người ta tổ chức long trọng lễ đặt viên đá đầu tiên”. Theo PHÁP LUẬT VIỆT NAM Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 8, 2014 Du khách đổ xô đến xem... mộ bố ông Tập Cận Bình theo Một thế giới 23/08/2014 07:58 Tưởng niệm ông Tập Trọng Huân bây giờ rất được quan tâm, đặc biệt là khi là con trai của ông, Tập Cận Bình nổi lên như một nhà lãnh đạo mạnh mẽ của Trung Quốc. Từng là trung tâm của con đường tơ lụa cổ xưa, thành phố Tây An của Trung Quốc nhanh chóng trở thành một trung tâm du lịch. Một trong những điểm hút khách hành hương là đi thăm mộ phần của ông Tập Trọng Huân, cha của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là thông tin được tờ Zee News của Ấn Độ xác nhận. Ông Tập Trọng Huân từng là phó thủ tướng Trung Quốc từ 1959 đến 1962 nhưng ông cũng bị bức hại trong Cách mạng Văn hóa, một phong trào chính trị-xã hội dưới thời Mao Trạch Động kéo dài một thập kỷ từ năm 1966 đến năm 1976. Tập Trọng Huân bị buộc phải tự kiểm điểm và bị "đày" đi một nơi xa làm phó giám đốc cho một công ty chế tạo máy cày ở Lạc Dương khi Cách mạng văn hóa chớm mở hồi giữa thập niên 60. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, ông bị ngược đãi, bỏ tù trong một thời gian dài ở Bắc Kinh. Mãi đến tháng 5.1975 ông mới được thả và phải sau khi Bè lũ 4 tên bị hạ thì ông mới được trọng dụng làm Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông. "Nghiêng mình ba lần để tỏ lòng tôn kính với lãnh đạo", hướng dẫn viên nói với đám đông ở phía trước của bức tượng bằng đá sa thạch khổng lồ tạc hình ông Tập Trọng Huân ở Tây An. Tưởng niệm ông Tập Trọng Huân bây giờ rất được quan tâm, đặc biệt là khi là con trai của ông, Tập Cận Bình nổi lên như một nhà lãnh đạo mạnh mẽ của Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình giờ đã thâu tóm 3 chức vụ ảnh hưởng nhất Trung Quốc là Chủ tịch nước, tổng bí thư và bí thư đảng ủy quân sự. Tỉnh nhà của Chủ tịch Trung Quốc là Thiểm Tây với thủ phủ là Tây An, từng là kinh đô nhiều triều đại, hiện đang sẵn sàng để tìm lại vinh quang cũ và nó đang được tái thiết giống như là điểm khởi đầu của Con đường tơ lụa mới. Hàng tỷ đô la đầu tư đang đổ vào thành phố Tây An. Dường như Trung Quốc đang xây dựng rất nhiều công trình để biến quê hương của ông Tập Cận Bình thành một khu vực sầm uất, phát triển.================== Ngôi mộ này, qua ánh sáng trên hình, cho thấy: Mộ làm theo hướng Bắc Nam. Ngài Tập Trọng Huấn sinh năm 1913, tuổi Quý Sửu thuộc Tây trạch. Mộ này xây ở nơi trũng thấp trong một cảnh quan nhiều núi nhô cao bao quanh. Từ khi lập mộ này, dòng trưởng và con trai ngài Tập Trọng Huấn rất phát. Tuy nhiên, hình thể mộ này phạm một cách không mấy tốt đẹp.Nhanh chậm không qua 10 năm trở lại. Tính từ năm nay. Muốn biết sự thể thế nào, xin xem hồi sau sẽ rõ. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 8, 2014 Thưa Sư Phụ cách xấu này là núi đè phải không ạ? Hướng Bắc Nam nên nhanh không quá 7 năm chậm không quá 10 năm sẽ ứng nghiệm phải không ạ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 8, 2014 Thưa Sư Phụ cách xấu này là núi đè phải không ạ? Hướng Bắc Nam nên nhanh không quá 7 năm chậm không quá 10 năm sẽ ứng nghiệm phải không ạ? Tạm thời hiểu vậy đi. "Thiên cơ bất khả lộ". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 8, 2014 Thưa Sư Phụ con hiểu rôì ạ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 8, 2014 Mốt săn linh vật thịnh lộc của đại gia 19:48 ngày 26 tháng 08 năm 2014 Với những đại gia này, đeo trên người một linh vật đã ếm bùa không chỉ là chuyện tâm linh mà còn là một thứ mốt trang sức thể hiện đẳng cấp. Rất nhiều phi vụ làm ăn bị từ chối hợp tác ngay trên bàn đàm phán chỉ vì một phía không có linh vật độ trì. Và không ít đại gia sẵn sàng chi hàng trăm triệu đồng để mua một bộ linh vật quý hiếm, không đụng hàng.Chân dung người quỳ thuêTrong vai một đại gia cần mua linh vật hộ thân, chúng tôi gọi điện thoại cho Nam và được hẹn gặp tại một quán cà phê nằm trên đường Nguyễn Hồng Đào (quận Tân Bình, TP.HCM).Dáng dấp nhỏ thó và lủng lẳng khắp người các loại dây cà tha, nanh heo, vuốt cọp khiến chúng tôi dễ dàng nhận diện Nam, đang ngồi khuất trong một góc vắng. Trên chiếc bàn của anh ta, chỉ có ly cà phê trong khi mọi người đều bày biện các vật phẩm trên bàn riêng để khách hàng lựa chọn.Nhận ra chúng tôi, Nam chào theo kiểu của dân tứ chiếng: dùng một chân đẩy cái ghế bên cạnh ra rồi phun cái giọng khê khê, ngọng líu: "Đại ca X. giới thiệu chứ gì? Lào, cần giề? (Nào, cần gì?)".Sau khi nghiêng đầu lắng nghe nguyện vọng của chúng tôi, Nam ngồi thẳng dậy rồi lôi từ chiếc túi xách cáu bẩn trong lòng ra đặt thành một đống trên bàn gồm những tượng Phật nhỏ bằng ngón tay, những mặt dây chuyền có in chân dung những vị sư, những sợi chỉ ngũ sắc, những gói vải vàng.Vẫn giọng khê nồng, Nam giải thích: "Đây nà (là) Amunet (amulet), bùa Thái Nan (Thái Lan). Đây nà Shaman của Nào (Lào). Cà tha của Miên. Lanh heo (nanh heo) này tuy nhỏ nhưng được đích thân cao tăng Miến Điện trụ trì chùa cổ Thái Nan Ayuthaya trì chú. Lanh heo lày dưới 1.000 đôna nà quên đi (Nanh heo này dưới 1.000 đôla là quên đi)". Chúng tôi vờ chăm chú xem chiếc nanh heo để kéo dài thời gian nhằm khai thác thêm những điều bí ẩn của giới kinh doanh linh vật. Kết thúc chuyện, chúng tôi tỏ ý muốn mua chiếc nanh heo giá… 10 USD. Có vẻ giận, Nam bấm điện thoại mắng sa sả người giới thiệu: "Sao mày dám giới thiệu cho bố cái thứ dấm dớ từ trên trời rơi xuống hố phân thế hả? Mày tưởng bố là dân lừa đảo à?…". Giới đại gia chơi bùa linh vật ở các tỉnh phía Nam đều biết đến tên Nam. Trước kia, Nam là một "tiểu gia" bất động sản ở Hải Phòng bị phá sản trôi dạt sang Lào làm cu li xây dựng gần 10 năm. Trong 10 năm đó, Nam kịp thọ giáo một pháp sư Lào nhưng chưa kịp học hết những pháp thuật bí truyền. Những món linh vật Nam thủ sẵn bên người để bán ngay cho người có nhu cầu. Năm 2012, tình cờ Nam gặp một đại gia Việt sang Lào tìm pháp sư cao tay xin bùa độ trì để chuẩn bị ký kết một hợp đồng… phá rừng. Đó là loại hợp đồng gần như không thể thực hiện. Vị đại gia này đã đeo bám đối tác suốt nửa năm không ăn thua nên đi tìm vận may trong huyền thuật. Nam đưa vị đại gia này đến gặp sư phụ. Sau khi múa may cúng kiếng, niệm chú, sư phụ của Nam đưa cho vị đại gia một bức tượng Phật nhỏ bằng đầu đũa, gọi là khoong hak sar và một lá bùa vải màu vàng. Vị đại gia đưa tiền đáp lễ nhưng vị pháp sư Lào cương quyết không nhận mà bảo khi nào bùa hiệu nghiệm hãy tính.Một tháng sau, vị đại gia này trở lại thăm vị pháp sư Lào với một xe lễ vật và cúng dường cả trăm triệu (tiền Lào). Ông ta hoan hỷ thông báo là đã ký kết được hợp đồng. Ít lâu sau, bỗng dưng vị pháp sư Lào hóa điên, cứ đâm đầu vào cột rồi chết. Còn vị đại gia thì ngày càng phất. Người ta tin rằng, vị pháp sư Lào bị thần thánh trừng phạt vì nhận tiền. Đến tận bây giờ, vị đại gia vẫn khư khư giữ bên mình linh vật khoong hak sar và lá bùa hộ mạng. Một nữ đại gia khu vực Tây Nguyên trả giá 100 triệu đồng nhưng ông ta cương quyết không bán. Trong một lần vị đại gia đi ăn nhậu tại một nhà hàng ở Gia Lai, bị kẻ trộm đánh cắp chiếc cặp táp. Ông ta đi trình báo với công an rằng chiếc cặp da chứa hàng trăm triệu đồng. Chỉ 1 giờ truy xét, công an đã bắt được kẻ trộm tại một khu nhà trọ. Khi khám chiếc cặp, ngoài một mớ giấy tờ không giá trị và một pho tượng Phật nhỏ xíu bằng đồng, công an không thấy tiền. Nghĩ rằng tên trộm đã tẩu tán số tiền, công an phường mời vị đại gia đến đối chất. Ngay khi nhận được chiếc cặp, thấy pho tượng Phật còn nguyên, vị đại gia vui mừng yêu cầu bãi nại lại còn đón taxi đưa gã trộm về nhà. Sau vụ trộm đó, vị đại gia đặt làm một sợi dây vàng đeo hẳn bảo bối vào cổ. Nữ đại gia vùng đất Tây Nguyên được vị đại gia trên chỉ đã sang Lào tìm Nam. Sư phụ chết, Nam chưa kịp học phép khoong hak sar. Nam đưa vị nữ đại gia sang Thái Lan tìm đến vài vị đồng môn của sư phụ thỉnh một loại linh vật khác. Theo "thánh luật", khi cầu xin linh vật, vị nữ đại gia phải ăn chay, quỳ niệm chú cùng sư ít nhất 4 lần trong chuỗi 45 ngày "luyện chú". Không thể bỏ công việc kinh doanh, vị nữ đại gia thuê Nam quỳ gối thay. Sau khi có linh vật, vị nữ đại gia phất nhanh như diều gặp gió. Lời đồn lan nhanh, Nam trở nên nổi tiếng trong giới nhà giàu. Thấy việc quỳ gối thuê cũng có ăn, Nam chuyên tâm môi giới linh vật, bùa hộ mạng Lào, Thái, Miên cho giới đại gia Việt. Người nào muốn thỉnh trực tiếp, Nam đưa đi tận nơi. Người nào không có thời gian quỳ niệm chú, chỉ việc ghi tên tuổi, cung mạng vào một tờ giấy, anh ta đi thỉnh giúp với chi phí trung bình khoảng 5.000 USD. Tranh thủ những chuyến quỳ thuê, Nam cầm sẵn một số linh vật. Với những doanh nhân loại nhỏ, ít vốn liếng thì Nam bán những linh vật có sẵn đó với giá từ vài trăm ngàn đến vài chục triệu một món. Vì đắt khách, anh ta không ở một chỗ cố định mà lang thang suốt từ Nam chí Bắc. Những giai thoại thời hiện đại Rời quán cà phê, chúng tôi đến trụ sở công ty của Tâm - người giới thiệu chúng tôi với Nam. Tâm cho biết, Nam là một trong những cò chuyên môi giới săn lùng linh vật quý hiếm cho cánh đại gia Việt. Ngoài Nam còn có hàng tá nhân vật khác mà Tâm không nhớ hết tên. Linh vật Ganesa và một số linh vật sưu tầm của đại gia Tâm. Theo Tâm, hầu hết các đại gia ăn nên làm ra, ngoài sùng tín thuật phong thủy họ còn tin vào linh vật. Với họ, phong thủy chỉ giúp vượng tài, phát lộc chung chung cho cả gia đình, dòng họ. Linh vật mới có quyền năng hỗ trợ tuyệt đối cho cá nhân. Linh vật càng hiếm, công dụng càng cao. Họ cũng tin rằng, linh vật được các cao tăng, đại pháp sư ở các quốc gia Thái Lan, Lào, Miên, Nam Phi ếm bùa, thổi chú mới linh nghiệm. Khi có được linh vật, họ giấu rất kỹ. Nếu để lộ ra, đối thủ cạnh tranh biết được sẽ căn cứ vào đó phá ếm, họ sẽ đổ nợ hoặc gặp nhiều tai ương. Giới đại gia sùng tín thường kể với nhau về chuyện đại gia Tuấn đang xộ khám chỉ vì tặng linh vật cho người khác. Hồi làm ăn cò con, Tuấn sang du lịch ở một nước châu Phi mua được một linh vật được gọi là tumi. Đó là công cụ bằng vàng ròng có hình dáng như chiếc phay thợ hồ. Thuở xưa, trong các lễ an táng, các pháp sư Peru dùng tumi để cạy nắp sọ lấy não người chết ra. Người ta tin rằng, những ai sở hữu chiếc tumi sẽ được linh hồn những người chết phù hộ. Và người ta cũng tin rằng, ông Tuấn làm ăn ngày càng khấm khá là nhờ chiếc tumi linh vật. Hồi năm 2010, sau khi chiến thắng một hợp đồng lớn, ông Tuấn dùng chiếc tumi tạ ơn người giúp đỡ. Kể từ ngày chiếc tumi về với chủ mới, ông Tuấn liên tiếp gặp nhiều tai nạn mà người được cho cũng gặp không ít rủi ro. Đỉnh điểm tai nạn là ông Tuấn xộ khám. Sau đó, người chủ mới lo sợ đem chiếc tumi nấu thành vàng miếng, bán tháo. Đại gia Hòa ở miền Tây cũng sở hữu một linh vật do một vị cao tăng chùa Kh'mer tặng. Chưa ai từng trông thấy linh vật của vị đại gia này là món gì, hình thù ra sao nhưng vẫn cứ đồn đoán thành nhiều câu chuyện lạ. Chuyện đồn rằng, để làm linh vật hộ thân cho ông Hòa, vị cao tăng chùa Kh'mer đã bỏ ra 49 ngày nhập thất để niệm chú. Khi trao linh vật cho ông Hòa, vị cao tăng giữ lá bùa trong chánh điện. Một lần vô ý, ông Hòa để một phụ nữ ngồi lên chiếc túi chứa linh vật. Thế là lá bùa ở chùa phát hỏa thành đám cháy lớn, thiêu rụi cả ngôi chùa. Không biết câu chuyện này có bao nhiêu phần trăm sự thật nhưng Tâm khẳng định, ông Hòa có linh vật hộ thân chắc chắn 100%. Tâm đưa chúng tôi vào gian thờ tư gia rồi lôi từ trong tủ ra một lô linh tượng thể hiện thần Ganesa trong nhiều tư thế tọa thiền. Theo truyền thuyết Ấn Độ, thần Ganesa có đầu voi mình người, là con trai thần hủy diệt Shiva, được sinh ra từ mảnh vải áo của mẹ là Parvati. Thần Ganesa là chúa tể khôn ngoan, thông thái và phá bỏ những trở ngại. Vì thế, linh vật mang hình dáng thần Ganesa đều có công năng hộ độ cho những người chuẩn bị chuyến du hành, chuẩn bị thực hiện một phi vụ làm ăn, thậm chí chuẩn bị đi hỏi cưới vợ. Tuy nhiên, một bức tượng thần Ganesa chưa phải là linh vật nếu không có pháp sư hoặc cao tăng "luyện chú" thổi vào. Những tượng thần Ganesa chưa luyện chú chỉ đáng giá vài trăm ngàn. Mỗi một bức tượng thần Ganesa, Tâm đã phải bỏ ra suốt 2 tháng bay qua bay lại như con thoi giữa TP.HCM và ngôi chùa Rayon cách Pattaya hơn 100 km để cùng sư niệm Phật, trì chú. Nếu tính bình quân, Tâm phải bỏ ra gần 100 triệu để "luyện chú" cho linh vật của mình. Đó là lý do Nam có đất sống. Những doanh nhân không đủ thời gian để quỳ phục trước linh tượng đành phải chi tiền cho những người như Nam thực hiện. Dù đã được "luyện chú", vì một lý do nào đó linh vật không phát huy tác dụng, người sở hữu vẫn thất bại trong việc làm ăn đành phải bỏ để tìm linh vật khác. Đó là lý do Tâm có nhiều linh vật Ganesa. Một linh vật lôi kéo được tài lộc về cho thân chủ, sẽ trở thành món hàng vô giá đối với giới đại gia. Ròng rã hơn một năm nay, Tâm thay đổi hàng chục linh vật nhưng việc kinh doanh cũng chỉ nhàng nhàng. Hiện anh đang thuê Nam thay mặt sang Thái Lan luyện linh vật Amulet. Mấy ngày sau, chúng tôi có dịp gặp lại Nam. Lần gặp này có mặt Tâm nên Nam cởi mở hơn. Và kể cho chúng nghe những bí mật luyện linh vật của những bậc cao tăng Đông Dương. * Tên nhân vật đã được thay đổi Theo An Ninh Thế Giới =================== Ngày xưa, tôi không tin lắm vào bùa chú, huyền thuật, cho đến khi gặp một cao tăng. Ông ta chỉ biểu diễn vài chưởng tôi phục lăn và để ý tới môn này. Tôi cho rằng: Bùa tương tự như những mật khẩu dùng trong các chương trình máy tính. Ít nhất về mặt lý thuyết tôi giải thích như vậy. Còn với những linh vật tác động tời cuộc sống như bài viết này, nó cũng giống như những bảo bối trong các chuyện thần thoại, hay trong chuyện kiếm hiệp, chưởng....vv...Tôi cho rằng: Những bảo bối này chứa đựng những năng lương tương tác khác nhau và ảnh hưởng đến điều kiện môi trường của người sở hữu nó. Tất nhiên, cũng chỉ là một cách giải thích nhân danh Lý học Việt. Thí dụ như trong Phong Thủy Lạc Việt, ông Khiết chính là một dạng bảo bối. Tương tự như vậy, các vật phẩm phong thủy cũng chính là những dạng bảo bối cấp thấp. Nó chỉ phát huy tác dụng khi đặt đúng chỗ và trong một ngôi gia chuẩn về phong thủy. Với những ngôi gia không chuẩn về phong thủy thì những vật phẩm này không phát huy tác dụng. Nhưng với những linh vật trong bài viết này, tự thân phát ra năng lương tương tác - theo cách hiểu của tôi - thì khác hẳn các vật phẩm phong thủy. Tuy nhiên, những linh vật này được tạo ra chỉ la phương pháp ứng dụng, từ một nền tảng lý thuyết đã thất truyền. Do đó, tính linh nghiệm sẽ phụ thuộc vào khả năng của từng người luyện linh vật và sự ứng dụng phương pháp được lưu truyền có đúng hay không, so với phương pháp đích thực được tạo ra từ các bậc cao nhân tạo ra nó từ hàng ngàn năm trước. Tôi không có khả năng tạo bảo bối như trong bài viết này, nhưng tính nhất thời để có khả năng tạo môi trường thuận lợi cho thân chủ trong một cuộc đàm phán thì có thể được. Cách đây nhiều năm, tôi có giúp cho một vị giám đốc nước ngoài thương lượng với hội đồng quản trị, nhằm giữ lại địa vị của mình, trong một hoàn cảnh không thể sửa chữa gì được của hội trường sẽ xảy ra cuộc thương lượng này. Nhưng đúng là "may thầy, phước chủ", cuộc thương lượng này có ăn uống trong khi đàm phán. Tôi nghĩ ra cách dùng nĩa muỗng, dao ăn bày trên bàn sao cho gây hiệu ứng có lợi cho thân chủ tôi, theo nguyên lý tương tác của ông Khiết trong phong thủy Lạc Việt. Vụ việc đạt hiệu quả tức thời, ông ta giữ lại được địa vị của mình. Nhưng phong thủy nhà ông ta lại rất xấu, mà ông ta lại không thể sửa. Nên sau này không biết số phận ông ta ra sao.. 8 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 9, 2014 Nhà ở tại sao phải tránh “Phản quang sát”? 04/08 Phong Thủy 203,285 views Phong Thủy học đặc biệt nhấn mạnh phản quang là đại hung, gọi là “phản quang sát”. Vào thời cổ đại, phản quang phần nhiều là do ao đầm, sông ngòi bên ngoài vật kiến trúc tạo thành thuộc về phản quang tự nhiên, có lúc không có cách nào tránh được. Khi ảnh ánh nắng lay động chiếu vào phòng thì hình thành “phản quang sát”. Nếu là phản quang của sông ngòi chiếu vào phòng tức sản sinh ra ảnh sóng lay động không ổn định. Trên trần nhà trong phòng sẽ hình thành bóng nắng lay động, sẽ kích thích đến tinh thần con người khiến tinh thần căng thẳng. Thời gian dài con người sẽ sinh ra ảo giác khủng hoảng, đó là điềm báo trước của tai nạn. Theo quan điểm khoa học hiện đại ngày nay, tần số từ trường sóng quang và tầng số từ trường bình thường cơ thể con người khác nhau rất lớn; đặc biệt là khi có sóng quang mãnh liệt kích thích mắt, từ trường sinh ra của nó sẽ phá hoại từ trường bình thường của cơ thể con người, tức sẽ giống như một bình phong chắn hết sinh khí của tự nhiên ngoài cửa nhà, trên cơ bản phá hoại sự ngưng tụ & đường vào của sinh khí. Phản quang trong đô thị hiện đại có một phần lớn là do con người tạo ra thuộc về ô nhiễm quang. Đặc biệt có rất nhiều tòa nhà có kiến trúc tường bằng kính, ánh sáng phản chiếu của nó chiếu vào nhà ở đối diện, từ đó hình thành quang khúc xạ đối với các tòa nhà kiến trúc bên cạnh. Còn một số ô nhiễm ánh sáng là tầng trệt của tòa nhà dùng các loại đèn màu để làm bảng hiệu, công suất của bóng đèn làm bảng hiệu quá lớn, quá mạnh sẽ hình thành “phản quang sát”. Nhìn trực quan, một số phản quang tường thủy tinh và đèn quảng cáo bảng hiệu đều rất mãnh liệt, nó không chỉ kích thích mắt khiến con người cảm thấy khó chịu dẫn đến tinh thần con người nôn nóng, dần dần sinh ra tâm lý tinh thần trốn chạy. Dựa vào nghiên cứu khoa học hiện đại, có sóng quang có hại sẽ làm tổn thương đến tế bào não, tạo nên những bệnh phụ khoa ở phụ nữ như kinh nguyệt không đều. Vì thế, chọn nhà ở cần phải tránh sự xâm hại của các quang tuyến có hại. Nếu nhà ở có phản quang mãnh liệt chiếu vào phòng, cách chữa là: dùng rèm cửa dày & có màu tối. Bản thân màu tối cũng có thể hút một phần ánh sáng phản xạ, khiến ánh sáng phản xạ chiếu vào phòng ít đi. Cũng có thể dùng kính mờ làm giảm ánh sáng phản quang chiếu vào phòng. Nhưng cách tốt nhất là đặt chậu cây cảnh ở cửa sổ làm một bình phong tự nhiên che chắn ánh sáng phản xạ, lại có thể làm đẹp môi trường nhà ở, có thể nói là một công đôi việc. Nguồn: Tổng hợp =================== Trong lớp cao cấp của Phong Thủy Lạc Việt gọi hiện tượng này là "huyết ma đại sát'. Nhưng cách giải thích có khác đôi chút. Phong Thủy Lạc Việt cho rằng: Sở dĩ "Huyết ma đại sát" nguy hiểm vì sự tương tác với những hiệu ứng thay đổi của sóng quang. Tương ứng với hiệu ứng gương vỡ. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 9, 2014 26 điều kiêng kị tuyệt đối từ đại sư phong thủy Hồng Kông"Bởi vì 'Có thờ có thiêng, có kiêng có lành'." Có người đã dịch lại lời khuyên của một đại sư về phong thủy Hồng Kông, chưa chắc đã chính xác nhưng không ai dám chắc là không đúng cả, như ông cha ta đã nói "có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Chúng tôi xin trích dẫn 26 lời khuyên của vị đại sư này để các bạn suy ngẫm hoặc làm theo, mong cho cuộc sống luôn an lành, vạn sự bình yên. 1. Khi chuyển nhà, bạn nên dẫn theo 1 chú cún hoặc 1 em bé dưới 3 tuổi đến thăm ngôi nhà mới. Sau khi đến ngôi nhà đó nếu chú chó đi khắp nhà vẫy đuôi, hoặc bạn để em bé trên sàn mà đứa bé vẫn tự bò, tự chơi, điều này cho thấy nơi này là nơi tốt lành. Còn nếu chó không muốn vào, liên tục sủa hoặc em bé kêu khóc thì cho biết nơi này không nên ở lâu, nếu không mọi việc sẽ không thuận lợi. 2. Khi bạn ra khỏi nhà 3 ngày hoặc trên ba ngày ( tôi nói ở đây là nói đến khi mà trong nhà không có người), khi bạn trở về nhà không nên rút ngay chìa khóa và mở cửa, trước tiên bạn nên gõ cửa mạnh 3 tiếng, sau đó đợi khoảng nửa phút lại gõ cửa tiếp 3 lần rồi hẵng mở cửa. Sau khi mở cửa bất luận là ban ngày hay ban đêm bạn đều nên bật hết đèn các phòng lên, khoảng 2 phút lại tắt đi. 3. Khi bạn đi xa cần bắt xe khách, nếu như bạn là nam, khi lên xe phát hiện toàn là nữ mà vừa vặn lại có 7 người , chuyến xe này bạn không bao giờ nên đi. 1 nữ 7 nam cũng vậy. Thất dị vị vi thất sát ( bảy người khác nhau bảy nỗi đau) 4. Khi ra khỏi nhà mà phải bắt xe khách, nếu vừa hay nhà bạn có một em bé dưới 3 tuổi , nếu em bé lên xe mà kêu khóc, bạn nên xuống xe ngay, quay mặt về phía đông niệm 10 lần: giáp mộc. 5. Khi bạn gặp ác mộng, lúc tỉnh dậy việc đầu tiên không nên lau mồ hôi trên trán, mà nên thổi 3 hơi vào gối, dùng tay lau 3 lượt, lật gối lại rồi mới ngủ tiếp. Cơn ác mộng mình trải quá không nên để nhiều người biết. 6. Khi bạn ngủ nếu nghe thấy âm thanh lạ gọi tên mình, bạn không nên trả lời, mà phải kiểm tra thật kỹ lại xem có người thật không, nếu có người thì trả lời, nếu ko thấy người thì nhất thiết không được trả lời. Nếu bạn lỡ trả lời thì phải cắn ngay vào đầu ngòn tay giữa cho rỉ máu, nếu cắn không được thì dùng 1 chiếc kim chích cho máu rỉ ra một chút. 7. Khi ngủ khách sạn lúc vào phòng, trước tiên bạn nên hút 1 điếu thuốc, nếu không biết hút thuốc có thể dùng bật lửa bật lửa lên vài cái, mở cửa ra khoảng 1 phút. 8. Khi nhìn thấy rắn giao phối, ngay lập tức hướng về phía rắn nhổ 3 bãi nước bọt và niệm 10 lần: ngọ hỏa. 9. Đêm ngủ mà nghe thấy tiếng khóc kỳ lạ của trẻ em, mà tiếng khóc cứ liên tục, khi trời sáng tìm một cây lớn ở gần đó khắc tên và ngày tháng sinh âm lịch của mình lên đó. 10. Sau khi ăn cơm tối nên có thói quen rửa bát ngay, sau khi rửa xong cũng ko nên để đọng nước ở trong. ( không nên hỏi tại sao vì có những điều không thể hỏi tại sao) 11. Khi có mâu thuẫn với người khác , đừng bao giờ cãi nhau vào sáng sớm, đặc biệt là trong chuyện làm ăn và xây cất nhà cửa, rất nhiều người buôn bán làm ăn không biết rằng buổi sớm mà khó chịu thì cả ngày không buôn bán được. 12. Trên đường đêm muộn về nhà, tốt nhất ko nên hát, có người cho rằng hát lên sẽ thấy mình can đảm hơn, nhưng thực ra không phải vậy nó chỉ bộc lộ ra sự cô đơn và sợ hãi, giống như câu cá, bạn thở khí ra là mắc câu vậy. Bạn có thể hút thuốc hoặc tự làm mình tức giận lên. 13. Không nên mở dù (ô) ở trong nhà, đặc biệt là dù màu đen và màu trắng, nếu không có muỗi thì khi ngủ đừng nên mắc màn. 14. Trong nhà không nên treo quá nhiều gương, đặc biệt là phòng ngủ, người phụ nữ rất dễ phạm sai lầm, gương tốt nhất nên treo ở nhà vệ sinh. 15. Nếu như bạn liên tục gặp ác mộng hàng đêm, hoặc đều mơ những giác mơ giống nhau, lấy 1 quả trứng gà, 1 miếng ngọc sáng để bên cạnh gối. 16. Nếu đêm muộn phải ra đường, tốt nhất nên nuôi một chú chó đen, để nó làm bạn trên đường ban đêm với mình. 17. Nếu bạn cảm thấy nửa năm gần đây vận số rất kém, sóng này chưa lặng sóng sau lại tới thì tốt nhất bạn nên đi du lịch một thời gian hoặc chuyển nhà. Nếu không sẽ có tai họa nghiêm trọng. 18. Cảnh báo những người mà cả tháng không thấy ánh sáng mặt trời, tốt nhất nên ra ngoài đi dạo, bạn ở trong nhà 1 ngày thì dương khí bị âm khí chiếm lĩnh một chút, dương khí cần ánh sáng mặt trời. Mắt của người nhiều âm khí khi tiếp xúc với ánh sáng sẽ bị khó chịu. 19. Nếu ban đêm cần tìm nơi ngủ nhờ, đừng ngủ nhờ ở những căn nhà cũ tối tăm ẩm ướt hoặc những nơi đất miếu. Ở những nơi này dễ bị nhiễm tà khí. 20. Không nên đi tiểu trên cầu. 21. Khi ăn cơm không được cắm đũa ở giữa bát cơm. 22. Trong sân nhà không nên trồng: cây dâu tằm, tre (trúc), bạch đàn, hoa huệ. Đây là những thực vật có nhiều âm khí. 23. Gường trong phòng ngủ không nên đối chuẩn với cửa. Đây là cách xếp đặt để tế người chết. 24. Đi xa về nhà đêm đầu tiên không ngủ được lại gặp ác mộng, thức dậy thấy mình bị ốm, đừng ngại hãy lấy 1 con dao đã giết động vật để ở dưới giường, đương nhiên nếu vẫn không khỏi thì nên đi viện. 25. Trong ngày 30 tết không nên tùy tiện vãi đường, hoa quả, gạo trên đường, trong các ngày lễ tết không càng không nên cãi nhau, nếu bố mẹ thường như vậy con cái sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. 26. Khi nằm viện, nằm trên giường tuyệt đối không nên nhìn vô hồn lên trần nhà. Khỏi bệnh xuất viện về nhà tìm một ngã tư cởi áo ra thay áo khác rồi về. Nguon internet =================================================== Không biết là những điều kiêng kỵ của đại sư nào ở Hongkong đây Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 9, 2014 26 điều kiêng kị tuyệt đối từ đại sư phong thủy Hồng Kông "Bởi vì 'Có thờ có thiêng, có kiêng có lành'." Có người đã dịch lại lời khuyên của một đại sư về phong thủy Hồng Kông, chưa chắc đã chính xác nhưng không ai dám chắc là không đúng cả, như ông cha ta đã nói "có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Chúng tôi xin trích dẫn 26 lời khuyên của vị đại sư này để các bạn suy ngẫm hoặc làm theo, mong cho cuộc sống luôn an lành, vạn sự bình yên. 1. Khi chuyển nhà, bạn nên dẫn theo 1 chú cún hoặc 1 em bé dưới 3 tuổi đến thăm ngôi nhà mới. Sau khi đến ngôi nhà đó nếu chú chó đi khắp nhà vẫy đuôi, hoặc bạn để em bé trên sàn mà đứa bé vẫn tự bò, tự chơi, điều này cho thấy nơi này là nơi tốt lành. Còn nếu chó không muốn vào, liên tục sủa hoặc em bé kêu khóc thì cho biết nơi này không nên ở lâu, nếu không mọi việc sẽ không thuận lợi. 2. Khi bạn ra khỏi nhà 3 ngày hoặc trên ba ngày ( tôi nói ở đây là nói đến khi mà trong nhà không có người), khi bạn trở về nhà không nên rút ngay chìa khóa và mở cửa, trước tiên bạn nên gõ cửa mạnh 3 tiếng, sau đó đợi khoảng nửa phút lại gõ cửa tiếp 3 lần rồi hẵng mở cửa. Sau khi mở cửa bất luận là ban ngày hay ban đêm bạn đều nên bật hết đèn các phòng lên, khoảng 2 phút lại tắt đi. 3. Khi bạn đi xa cần bắt xe khách, nếu như bạn là nam, khi lên xe phát hiện toàn là nữ mà vừa vặn lại có 7 người , chuyến xe này bạn không bao giờ nên đi. 1 nữ 7 nam cũng vậy. Thất dị vị vi thất sát ( bảy người khác nhau bảy nỗi đau) 4. Khi ra khỏi nhà mà phải bắt xe khách, nếu vừa hay nhà bạn có một em bé dưới 3 tuổi , nếu em bé lên xe mà kêu khóc, bạn nên xuống xe ngay, quay mặt về phía đông niệm 10 lần: giáp mộc. 5. Khi bạn gặp ác mộng, lúc tỉnh dậy việc đầu tiên không nên lau mồ hôi trên trán, mà nên thổi 3 hơi vào gối, dùng tay lau 3 lượt, lật gối lại rồi mới ngủ tiếp. Cơn ác mộng mình trải quá không nên để nhiều người biết. 6. Khi bạn ngủ nếu nghe thấy âm thanh lạ gọi tên mình, bạn không nên trả lời, mà phải kiểm tra thật kỹ lại xem có người thật không, nếu có người thì trả lời, nếu ko thấy người thì nhất thiết không được trả lời. Nếu bạn lỡ trả lời thì phải cắn ngay vào đầu ngòn tay giữa cho rỉ máu, nếu cắn không được thì dùng 1 chiếc kim chích cho máu rỉ ra một chút. 7. Khi ngủ khách sạn lúc vào phòng, trước tiên bạn nên hút 1 điếu thuốc, nếu không biết hút thuốc có thể dùng bật lửa bật lửa lên vài cái, mở cửa ra khoảng 1 phút. 8. Khi nhìn thấy rắn giao phối, ngay lập tức hướng về phía rắn nhổ 3 bãi nước bọt và niệm 10 lần: ngọ hỏa. 9. Đêm ngủ mà nghe thấy tiếng khóc kỳ lạ của trẻ em, mà tiếng khóc cứ liên tục, khi trời sáng tìm một cây lớn ở gần đó khắc tên và ngày tháng sinh âm lịch của mình lên đó. 10. Sau khi ăn cơm tối nên có thói quen rửa bát ngay, sau khi rửa xong cũng ko nên để đọng nước ở trong. ( không nên hỏi tại sao vì có những điều không thể hỏi tại sao) 11. Khi có mâu thuẫn với người khác , đừng bao giờ cãi nhau vào sáng sớm, đặc biệt là trong chuyện làm ăn và xây cất nhà cửa, rất nhiều người buôn bán làm ăn không biết rằng buổi sớm mà khó chịu thì cả ngày không buôn bán được. 12. Trên đường đêm muộn về nhà, tốt nhất ko nên hát, có người cho rằng hát lên sẽ thấy mình can đảm hơn, nhưng thực ra không phải vậy nó chỉ bộc lộ ra sự cô đơn và sợ hãi, giống như câu cá, bạn thở khí ra là mắc câu vậy. Bạn có thể hút thuốc hoặc tự làm mình tức giận lên. 13. Không nên mở dù (ô) ở trong nhà, đặc biệt là dù màu đen và màu trắng, nếu không có muỗi thì khi ngủ đừng nên mắc màn. 14. Trong nhà không nên treo quá nhiều gương, đặc biệt là phòng ngủ, người phụ nữ rất dễ phạm sai lầm, gương tốt nhất nên treo ở nhà vệ sinh. 15. Nếu như bạn liên tục gặp ác mộng hàng đêm, hoặc đều mơ những giác mơ giống nhau, lấy 1 quả trứng gà, 1 miếng ngọc sáng để bên cạnh gối. 16. Nếu đêm muộn phải ra đường, tốt nhất nên nuôi một chú chó đen, để nó làm bạn trên đường ban đêm với mình. 17. Nếu bạn cảm thấy nửa năm gần đây vận số rất kém, sóng này chưa lặng sóng sau lại tới thì tốt nhất bạn nên đi du lịch một thời gian hoặc chuyển nhà. Nếu không sẽ có tai họa nghiêm trọng. 18. Cảnh báo những người mà cả tháng không thấy ánh sáng mặt trời, tốt nhất nên ra ngoài đi dạo, bạn ở trong nhà 1 ngày thì dương khí bị âm khí chiếm lĩnh một chút, dương khí cần ánh sáng mặt trời. Mắt của người nhiều âm khí khi tiếp xúc với ánh sáng sẽ bị khó chịu. 19. Nếu ban đêm cần tìm nơi ngủ nhờ, đừng ngủ nhờ ở những căn nhà cũ tối tăm ẩm ướt hoặc những nơi đất miếu. Ở những nơi này dễ bị nhiễm tà khí. 20. Không nên đi tiểu trên cầu. 21. Khi ăn cơm không được cắm đũa ở giữa bát cơm. 22. Trong sân nhà không nên trồng: cây dâu tằm, tre (trúc), bạch đàn, hoa huệ. Đây là những thực vật có nhiều âm khí. 23. Gường trong phòng ngủ không nên đối chuẩn với cửa. Đây là cách xếp đặt để tế người chết. 24. Đi xa về nhà đêm đầu tiên không ngủ được lại gặp ác mộng, thức dậy thấy mình bị ốm, đừng ngại hãy lấy 1 con dao đã giết động vật để ở dưới giường, đương nhiên nếu vẫn không khỏi thì nên đi viện. 25. Trong ngày 30 tết không nên tùy tiện vãi đường, hoa quả, gạo trên đường, trong các ngày lễ tết không càng không nên cãi nhau, nếu bố mẹ thường như vậy con cái sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. 26. Khi nằm viện, nằm trên giường tuyệt đối không nên nhìn vô hồn lên trần nhà. Khỏi bệnh xuất viện về nhà tìm một ngã tư cởi áo ra thay áo khác rồi về. Nguon internet =================================================== Không biết là những điều kiêng kỵ của đại sư nào ở Hongkong đây Anh chị em nào quan tâm, đưa vào lớp Phong thủy cao cấp, có nhiều điều có thể giải thích được bằng hệ thống phương pháp luận của Phong thủy Lạc Việt. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 9, 2014 (Kienthuc.net.vn) – Đó là những thành phố nằm ở vị trí đắc địa nhất Trung Quốc, khiến dân địa phương có cuộc sống may mắn, hạnh phúc, sức khỏe tốt hơn nhiều nơi. Phong thủy là môn khoa học và nghệ thuật cổ đại có lịch sử phát triển từ hơn 3.000 năm trước ở Trung Quốc. Nó là những kiến thức tổng hợp trong đó bao gồm việc làm thế nào để cân bằng các nguồn năng lượng của bất kỳ không gian nào nhằm đảm bảo sức khỏe và may mắn sẽ đến với những người sống ở đó. Trong lịch sử, phong thủy được sử dụng rộng rãi trong việc xây dựng các công trình theo hướng đẹp. Những công trình mang ý nghĩa tinh thần như ngôi mộ và cả cuộc sống của con người như nhà ở… giúp cho mọi người gặp nhiều may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống.Phong nghĩa là gió và thủy nghĩa là nước. Trong văn hóa của người dân Trung Quốc, gió và nước có liên quan đến sức khỏe của loài người. Do đó, những nơi có phong thủy tốt đồng nghĩa với việc con người sống ở đó sẽ gặp may mắn và ngược lại nơi có phong thủy xấu sẽ gặp ít may mắn thậm chí là bất hạnh. Lý thuyết chính của phong thủy dựa trên sự hài hòa của con người với thiên nhiên, cân bằng giữa âm và dương cũng như sự hài hòa của 5 yếu tố: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.Dưới đây là 6 thành phố ở Trung Quốc có phong thủy tốt nhất: 1. Teks, thành phố Yili, khu tự trị Tân Cương Đây là thành phố nằm ở miền Bắc Trung Quốc cũng là nơi duy nhất trên thế giới xây dựng theo mô hình Bát quái. Những công trình ở thành phố Yili đều mang tính biểu tượng được xây dựng theo thuật bói toáncủa Kinh dịch cổ Trung Quốc. 2. Bắc Kinh Thủ đô Bắc Kinh luôn luôn được đánh giá là vị trí lý tưởng được chọn làm cơ quan đầu não của quốc gia theo lý thuyết phong thủy. Nó là một thành phố được bao quanh bởi một loạt các ngọn núi. Đó là một trong số các tiêu chí về thành phố có phong thủy tốt.Một bản đồ của Trung Quốc thể hiện rằng, Bắc Kinh nằm kẹp giữa hai cánh tay của núi Côn Lôn về hai phía trái và phải. Trên thế giới không có nhiều thành phố bị "bao vây" bởi nhiều ngọn núi và đồi như thế này. Theo lý thuyết phong thủy, điều đó biểu trưng cho mọi người trên khắp đất nước ủng hộ thành phố này.Hệ thống sông ngòi của Bắc Kinh cũng hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn của địa danh có phong thủy tốt, với các dòng của con suối Ngọc Tuyền được mệnh danh là "Suối đầu tiên ở dưới thiên đường" do Hoàng đế Càn Long của triều đại nhà Thanh (1644-1911) đã nói. Vị Hoàng đế này tin rằng, hai tiêu chí hàng đầu đối với nơi có “thủy” tốt là "cảm giác thú vị khi cảm nhận” và "ánh sáng trong trọng lượng." Ông ra lệnh cho quần thần sử dụng một chén làm bằng bạc để đo trọng lượng và chất lượng của nước tại các sông hồ, ao ngòi trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Nước nhẹ nhất và ngọt ngào nhất nằm ở suối Ngọc Tuyền của Bắc Kinh. =================== Không biết cụ nào chém gió khiếp thế! Trong khi chính từ điển Trung Quốc định nghĩa về Phong thủy - được coi là của Trung Quốc - như sau: "Tín ngưỡng siêu nhiên cổ đại". Nhưng bài này thì nói nó là "khoa học"? Nếu nhân danh phong thủy của Trung quốc thì không có cửa nào để nói nó là "khoa học" cả. Đúng là vớ vẩn. Thấy nó đang phát triển thì bảo nó tốt. Đây là kiểu phân tích , mà các cụ Việt Nho bảo rằng "té nước theo mưa". Cái thành phố Tân Cương này thì tốt cái gì? 1. Teks, thành phố Yili, khu tự trị Tân Cương Đây là thành phố nằm ở miền Bắc Trung Quốc cũng là nơi duy nhất trên thế giới xây dựng theo mô hình Bát quái. Những công trình ở thành phố Yili đều mang tính biểu tượng được xây dựng theo thuật bói toán của Kinh dịch cổ Trung Quốc. Phạm cách phong thủy rất nặng. Trong không quá 6 năm nữa rối mù. Năm nay là năm thứ nhất. Chờ xem, Đây là một thành phố bị phạm cách sát nặng nhất trong phong thủy theo cách nhìn của Địa Lý Lạc Việt. Đó là các cách "Xuyên tâm sát". "cung tiễn sát" , "thập tự sát" và một cách sát nữa chỉ lưu truyền trong dân gian là "Âm ma đại sát". Đó là giữa thành phố một bãi cỏ xanh rờn như bãi tha ma. Việc sử dụng bãi cỏ giữa Trung tâm, có thể biến cách thành đại phát. Nhưng không phải tầm cỡ ứng dụng của phong thủy gia Tàu đã thiết kế thành phố này. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites