Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Tomomi Inada: Bóng hồng Nhật đối phó Trung Quốc
Đăng lúc: 18/09/2016 06:24
 
mtg-small.png   Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington, D.C ngày 15.9 (giờ địa phương), Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Tomomi Inada tuyên bố Nhật ủng hộ hoạt động tuần tra tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông. Báo South China Morning Post nhận định nhân chuyến thăm Mỹ của bà Inada, Mỹ sẽ có cơ hội quan sát rõ hơn một phụ nữ có tiềm năng trở thành thủ tướng Nhật.
 
tomomi_inada_bong_hong_nhat_doi_pho_trun
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Tomomi Inada trả lời báo chí tại Tokyo ngày 3.8.2016 - Ảnh: Reuters
 
 

Nữ chính khách Nhật Tomomi Inada với quan điểm bảo thủ sắc bén đã được mệnh danh là Sarah Palin của Nhật. Bà mới được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng ngày 3.8.2016. Báo South China Morning Post ghi nhận có thể nói chuyến thăm Mỹ ngày 15.9 diễn ra vào thời điểm rất quan trọng trong sự nghiệp chính trị của bà Inada.

 

Người chuẩn bị kế thừa thủ tướng  

Giáo sư khoa học chính trị Koichi Nakano tại Đại học Sophia ở Tokyo (Nhật) bình luận: "Giống như bà Marine Le Pen ở Pháp, Bộ trưởng Quốc phòng Inada đang nỗ lực xây dựng để hình ảnh trở nên dễ chấp nhận hơn với công chúng nhưng đồng thời cũng duy trì đường lối cánh hữu của bà".

Cuộc hội đàm giữa bà Inada và các quan chức Mỹ được xem như một phần trong nỗ lực của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nhằm bồi dưỡng cho người kế nhiệm ông trong tương lai đồng thời là cũng là nữ lãnh đạo đầu tiên của Nhật.

 

n-inada-a-20160824.jpg

Ngày 23.8.2016, Bộ trưởng Quốc phòng Inada đến thăm tàu sân bay trực thăng Izumo ở Yokosuka - Ảnh: Kyodo 

 

Tại một diễn đàn vào tháng 2 vừa qua, ông Abe đã ca ngợi bà Inada là “một ứng viên rất vững chắc cho vị trí thủ tướng". Dường như hiện nay ông Abe đang cố gắng cung cấp thật nhiều kinh nghiệm cho bà Inada trong công việc khó khăn này.

Bà Inada có một danh sách các vấn đề quan trọng cần thảo luận tại Washington như đối phó CHDCND Triều Tiên, duy trì căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Okinawa, khả năng đối đầu quân sự ở biển Hoa Đông, nơi Nhật và Trung Quốc đang tranh chấp quần đảo Senkaku.

Cựu Phó đô đốc Nhật Yoji Koda ghi nhận bà Inada còn phải thuyết phục các nhà hoạch định chính sách Mỹ chú ý nhiều hơn đến châu Á. Ông nhận xét: "Bà ấy phải thu hút được sự chú ý của Washington và cho Mỹ thấy chính sách tái cân bằng của Tổng thống Obama đã thất bại về chính trị lẫn quân sự khi không thể ngăn chặn hành động quyết đoán của Trung Quốc ở khu vực này".

 

Người phụ nữ theo chủ nghĩa xét lại

Vai trò mới bộ trưởng Quốc phòng sẽ là phép thử cho bà Inada, cựu luật sư 57 tuổi là mẹ của hai con. Bà không xuất thân từ dòng họ làm chính trị như nhiều nhà chính trị nam giới khác. Bà xây dựng tên tuổi của mình bằng cách đấu tranh cho chủ nghĩa xét lại, tư tưởng mà Thủ tướng Abe đang theo đuổi.

Năm 2003, bà đã thay mặt gia đình 2 sĩ quan quân đội Nhật hoàng có tham gia vụ thảm sát Nam Kinh năm 1937 kiện 2 tờ báo phỉ báng họ. Dù bà thua vụ kiện này nhưng bà đã lọt vào mắt xanh của Thủ tướng Shinzo Abe.

Sau khi phát hiện ra bà, ông Abe đã khuyến khích bà ứng cử vào Hạ viện dưới danh nghĩa của đảng Dân chủ Tự do (LDP). Bà đã giành được một ghế trong Hạ viện năm 2005 và bắt đầu hành trình phát triển đáng kinh ngạc trong sự nghiệp chính trị.

Tuy nhiên, bà Inada đã khiến các nước láng giềng của Nhật phải tức giận khi bà tuyên bố phụ nữ mà quân đội Nhật hoàng sử dụng làm nô lệ tình dục trong vụ thảm sát Nam Kinh là gái mại dâm. Năm 2011, Hàn Quốc đã ra lệnh cấm khi bà Inada định đến thăm một hòn đảo đang tranh chấp.

 

BN-PU100_0912in_M_20160912033344.jpg

Ngày 12.9.2016, Thủ tướng Shinzo Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Inada đến dự lễ tại lực lượng phòng vệ Nhật - Ảnh: EPA  

 

Người phụ nữ với quan điểm cứng rắn

Sau khi được bổ nhiệm bộ trưởng Quốc phòng, bà Inada đã tuyên bố các hành động của Nhật trong thời kỳ chiến tranh "phụ thuộc vào quan điểm của một cá nhân" và "không thích hợp” để bà bình luận thêm.

Trung Quốc đã bày tỏ phẫn nộ trước nhận xét này. Còn báo chí Hàn Quốc bày tỏ lo ngại rằng vai trò mới của bà Inada có thể sẽ làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa hai nước vốn đã trở nên trơn tru hơn trong năm nay.

Đối với Mỹ, bà Inada cũng đã thể hiện thái độ không mấy thiện chí khi nói rằng Mỹ đã không công bằng khi kết tội các nhà lãnh đạo Nhật trong phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh. Đồng thời, bà cũng tuyên bố Nhật nên sở hữu vũ khí hạt nhân.

Các nhà phân tích cho rằng điều bà Inada cần làm hiện nay là thể hiện một thái độ ôn hòa hơn hoặc một đường lối ít cứng rắn hơn để không gây khó chịu cho các nước khác.

Michael Green, giám đốc bộ phận Nhật của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Mỹ, chia sẻ: "Qua trò chuyện với bà ấy, tôi nhận ra bà ấy không phải là một nhà tư tưởng giỏi mà bà giỏi hoạch định chính sách hơn". Ông cũng nhận xét bà Inada có tư tưởng ủng hộ cộng đồng LGBT và ủng hộ cải cách nhập cư.

 

Người sẵn sàng đối phó với Trung Quốc

Các nhà phân tích nhận định nhằm gia tăng cơ hội trở thành thủ tướng cho bà Inada, Thủ tướng Shinzo Abe đã đưa bà Inada vào nội các trong cuộc cải tổ hồi tháng trước. Đây là động thái giúp bà Inada thoát khỏi các vấn đề phụ nữ quá khuôn mẫu mà bà phụ trách trước đây, đồng thời cũng giúp bà có được bản sơ yếu lý lịch đẹp hơn.

Khi ông Abe trở lại làm thủ tướng lần thứ 2 vào cuối năm 2012, ông đã tạo ra một bộ phận nhằm thực hiện chiến lược quyền lực mềm của Nhật và giao cho bà Inada giữ chức bộ trưởng phụ trách quảng bá thực phẩm, thời trang và văn hóa Nhật.

Trong vai trò này, bà phải ăn mặc theo phong cách Gothic Lolita hoặc mặc trang phục lấp lánh nhằm quảng bá văn hóa "cosplay" của Nhật. Tuy nhiên, bà mang vớ lưới và đeo gọng kính thời trang mặc dù các báo cáo cho biết bà không hề có vấn đề về thị lực.

Nhà phê bình Nakano thẳng thắn nhận xét: "Để bà Inada giải quyết các vấn đề quốc phòng có thể là một cơ hội để bà chứng minh rằng mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm chính trị nhưng bà ấy có khả năng lãnh đạo đất nước. Tuy nhiên, quyết định này của ông Abe cũng có thể gây ra tác dụng ngược vì những thay đổi gây tranh cãi diễn ra trong chính sách quốc phòng của Nhật".

Thật vậy, trên cương vị thủ tướng, ông Abe đang cố gắng dở bỏ những hạn chế thời hậu chiến trong hiến pháp hòa bình của Nhật.

 

Bo%20truong%20Quoc%20phong%20Inada.jpg

Ngày 15.9.2016 (giờ địa phương), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đón tiếp người đồng cấp Inada tại Lầu Năm Góc - Ảnh: Kyodo 

 

Song song với gia tăng ngân sách quốc phòng, bà Inada đã đề nghị khoản chi lên đến 51 tỉ USD cho năm tiếp theo nhằm mục đích đối phó với Trung Quốc ở biển Hoa Đông và cũng để chi cho những động thái đáp trả Triều Tiên.

Nhà phê bình Nakano ghi nhận: "Để bà Inada phụ trách quốc phòng sẽ khiến Trung Quốc có thêm cơ sở cho rằng Nhật đang quân sự hóa đất nước và đang cố gắng trở về thời kỳ trước đây".

Thủ tướng Abe chắc hẳn đã nghĩ đến trường hợp này. Tuy nhiên, có vẻ ông ủng hộ bà Inada vì ông đã nhiều lần so sánh bà với Jeanne d'Arc (nữ anh hùng Pháp) nhờ khả năng áp đảo phái nam trong các tình huống khó khăn. Song cũng đã một lần ông Abe đề cập đến kết cục bị thiêu sống của bà Jeanne d'Arc.

Minh Thùy

=========================

Lão đây điếu ý kiến gì. Chỉ khoanh tay đứng nhìn. Quý vị cứ chém gió thoải mái. Lão đây ko đánh thuế cho đến 16/ 9 Bính Thân. Lão đang chờ một thiên tai ngoạn mục xảy ra để quảng cáo cho sức mạnh vũ trụ và những thế lực nào đụng tới Việt Nam. Lão ủng hộ bất cứ thế lực nào gián tiếp hay trực tiếp, vô tình hay cố ý giúp Việt Nam. "Mèo trắng, hay mèo đen, không quan trọng. Miễn bắt chuột". Hì.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI BÍNH THÂN VIỆT LỊCH 2016

Biển Đông sôi sùng sục...

=========================

Chiến đấu cơ Mỹ - Trung - Đài đối đầu trên không

09:54 AM - 19/09/2016
Thanh Niên
 
son-duan_VHNA.jpg?w=80&h=80&crop=auto&sc
 
Một tình thế nguy hiểm đã xảy ra ngày 12.9, khi hàng chục chiến đấu cơ của Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan đổ dồn về eo biển Ba Sĩ.
 
mytrung1_DRHK.jpg?w=665&encoder=wic&subs
Trái: Các loại chiến đấu cơ Trung Quốc tham gia tập trận ngày 12.9. Bên phải là F-16 của Đài LoanUp Media

Ngày 12.9, không quân Trung Quốc thông báo một biên đội oanh tạc cơ, chiến đấu cơ, máy bay cảnh báo sớm và tiếp liệu của nước này đã bay qua eo biển Ba Sĩ nằm giữa Đài Loan và Philippines để tiến hành tập trận ở tây Thái Bình Dương. Phát ngôn viên Thân Tiến Khoa của không quân Trung Quốc cho biết đây là cuộc tập trận thường lệ theo kế hoạch. Tuy nhiên, các tình huống xảy ra trong cuộc tập trận này nguy hiểm hơn nhiều so với những gì được công bố chính thức.
 
Tình huống khẩn cấp
Theo tiết lộ mới đây của tờ Up Media ở Đài Loan, vào khoảng 7 giờ ngày 12.9, giờ địa phương, radar quân sự Đài Loan phát hiện một đội hơn 10 máy bay Trung Quốc cất cánh từ phi trường Huệ Châu ở Quảng Đông. Ban đầu, đội máy bay này được cho là tham gia cuộc tập trận chung Joint Sea-2016 giữa Trung Quốc và Nga khai mạc cùng ngày ở ngoài khơi thành phố Trạm Giang thuộc tỉnh Quảng Đông. Thế nhưng, các chiến đấu cơ không bay về phía nam mà ngoặt sang phía đông hướng về eo biển Ba Sĩ.
Trước tình huống đó, Đài Loan ra lệnh cho các chiến đấu cơ F-16 và chiến đấu cơ sản xuất trong nước F-CK-1 cất cánh khẩn cấp từ hai căn cứ Đài Nam và Gia Nghĩa hướng về vùng biển phía nam. Khi đến nơi, máy bay Đài Loan phát hiện đội hình chiến đấu cơ Trung Quốc gồm có các chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKK, tiêm kích cơ J-11B, oanh tạc cơ H-6K, máy bay trinh sát điện tử Tu-154, máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 và máy bay tiếp liệu IL-78. Đây là những loại máy bay hiện đại và đáng gờm của không quân Trung Quốc. Vì thế, Đài Bắc tiếp tục triển khai thêm một đợt F-16 đến khu vực để đề phòng.
 
mytrung_ddbm.jpg?width=485&encoder=wic&s
Vị trí đối đầu - Đồ họa: S.D
 
Theo Up Media, tình hình còn trở nên căng thẳng hơn nữa bởi sự xuất hiện của tàu khu trục Mỹ USS Spruance ở khu vực vào thời điểm đó. Tàu này đang trên đường trở về căn cứ ở Nhật Bản sau khi hoàn tất chuyến tuần tra tại Biển Đông.
Phát hiện thấy toán chiến đấu cơ Trung Quốc, tàu USS Spruance đã đánh tín hiệu yêu cầu yểm trợ khẩn cấp trên không. Lập tức, lực lượng Mỹ đóng tại căn cứ Okinawa của Nhật Bản cấp tốc điều động 8 chiếc tiêm kích F-15 và 2 máy bay trinh sát điện tử RC-135 đến gần khu vực ngoài khơi đảo Lan Tự ở eo Ba Sĩ để chi viện. Đài Loan lúc này cũng triển khai thêm một đợt F-16 từ căn cứ Hoa Liên. Tổng cộng, 16 chiếc F-16 và F-CK-1 của Đài Loan đã cất cánh làm nhiệm vụ giám sát.
 
Nga sắp giao Su-35 cho Trung Quốc
Hãng RIA-Novosti hôm qua 18.9 dẫn thông báo từ Nhà máy sản xuất máy bay Komsomolsk-on-Amur cho biết sẽ tiến hành giao 4 chiếc tiêm kích đa năng Su-35 cho Trung Quốc trước cuối năm nay. Đây là 4 chiếc đầu tiên trong hợp đồng mua bán 24 chiếc Su-35 được Bắc Kinh và Moscow ký kết hồi tháng 11.2015. Toàn bộ lô hàng này sẽ được sản xuất và chuyển giao trong giai đoạn 2016 - 2018.

 

 

 
Chạm trán
     Lúc 7 giờ 25, tại khu vực gần đảo Lan Tự, các chiếc Su-30MKK của Trung Quốc bắt đầu vờn nhau với F-15 của Mỹ. Tình hình căng thẳng tột độ khi phi công hai bên thực hiện các động tác chiến thuật để chiếm lĩnh vị trí lợi thế trên không, còn chiến đấu cơ Đài Loan quan sát từ xa.
Trong quá trình cơ động, một chiếc Su-30MKK đã bay vào Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Đài Loan, trong khu vực 24 hải lý quanh đảo Lan Tự, khiến Đài Bắc báo động.
Trùng hợp là trong ngày hôm đó, Đài Loan đang tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật tại căn cứ Bình Đông ở phía nam nên các tên lửa đất đối không Thiên Cung III (Sky Bow III) được điều đến căn cứ này. Khu vực quanh đảo Lan Tự nằm trong tầm tác chiến của tên lửa Thiên Cung III triển khai ở Bình Đông. Vì thế, khi chiếc Su-30MKK bay vào ADIZ, Đài Loan đã kích hoạt Thiên Cung III để chuẩn bị khai hỏa nếu máy bay Trung Quốc xâm nhập không phận.
May mắn là chiến đấu cơ Trung Quốc nhanh chóng rời ADIZ. Đồng thời, máy bay Mỹ và Trung Quốc kiềm chế leo thang đối đầu. Chiến đấu cơ Mỹ rốt cuộc bay về hướng bắc trở lại căn cứ ở Nhật Bản còn máy bay Trung Quốc bay về hướng đông tiếp tục cuộc diễn tập ở Thái Bình Dương.
Sau khi Up Media tiết lộ chi tiết về cuộc chạm trán bất ngờ giữa ba bên, Lực lượng phòng vệ Đài Loan ra thông báo phủ nhận chi tiết máy bay Trung Quốc bay vào ADIZ. Tuy nhiên, không chỉ Up Media, trang tin Alert 5 cũng dẫn nguồn tin riêng xác nhận về tình huống nguy hiểm ngày 12.9.

Sơn Duân

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Tháng 11, thời điểm định mệnh của Biển Đông?

T.T |

18/09/2016 07:22

46
 
 

tq-tap-tran-tren-bien-dong-1474100412077

 

Tháng 11, thời điểm định mệnh của Biển Đông?

 

Theo một nhà phân tích, Bắc Kinh đang rình rập thời cơ để chiếm lĩnh bãi cạn Scarborough, một tử huyệt của Biển Đông.

Thời điểm lý tưởng nhất là khi cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đi vào giai đoạn cuối, khi toàn thể công luận và chính giới Mỹ bị thu hút vào trận đấu quyết liệt giữa Hillary Clinton và Donald Trump ngày 08/11/2016.

RFI tóm lược bài phân tích "Bắc Kinh có lẽ đang chờ thời điểm lý tưởng để tấn công ở Biển Đông" của chuyên gia Harry Kazzianis, tân giám đốc Nghiên cứu Quốc phòng Mỹ thuộc Trung tâm vì Quyền lợi Quốc gia ở Washington (Nixon Center cũ)

Tác giả của nhiều công trình nghiên cứu địa chính trị ở châu Á và chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông cho rằng mọi phân tích thời sự đều suy đoán Trung Quốc sẽ công khai chiếm lĩnh bãi cạn Scarborough trong những tuần lễ sau cùng trước bầu cử tổng thống Mỹ ngày 08/11.

 

Ván bài lật ngửa của Tập Cận Bình

Trung Quốc của Tập Cận Bình đang đi vào một quỹ đạo khó khăn.

Vì những yếu tố lịch sử phức tạp, sau một thế kỷ biến động do bàn tay của phương Tây và Nhật Bản, cộng với tinh thần chủ nghĩa dân tộc đại Hán, Trung Quốc không còn bằng lòng với danh hiệu cường quốc kinh tế, quân sự thứ hai trên thế giới.

Trung Quốc cũng không thỏa mãn với chiến lược "một vành đai, một con đường", với sáng kiến Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á...

Các báo cáo gần đây đều cùng chung một kết luận: Trung Quốc muốn nhiều hơn thế nữa và sẵn sàng gây hấn ở Biển Đông để tạo thế thượng phong. Cơ hội bằng vàng để ra tay là lúc Hoa Kỳ bận tâm vào cuộc bầu cử tổng thống.

Các nhà phân tích châu Á tin rằng Trung Quốc sẽ hành động liều lĩnh sau khi đuối lý ở Toà Trọng Tài quốc tế về Biển Đông PCA. Thời báo Hoàn Cầu, trong một số tháng 7, gọi Úc là "mèo giấy" và đe dọa "sẽ đánh phủ đầu" nếu hải quân Úc tiến vào Biển Đông.

Tuy nhiên, ngoài một vài tuyên bố bất cẩn, vài bài báo khiêu khích, Bắc Kinh biết ẩn nhẫn chờ qua Thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu, đầu tháng 9. Ban lãnh đạo Trung Quốc biết rõ leo thang không đúng lúc là một sai lầm chiến lược.

Thời cơ đã đến: Giai đoạn thích hợp nhất là từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 11, Hoa Kỳ bị "việt vị" ở Biển Đông vì cuộc bầu cử tổng thống. Vào thời điểm này, công luận Mỹ tập trung vào cuộc bầu cử được xem là sôi động chưa từng thấy.

Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ phân tích: "Giới lãnh đạo Trung Quốc tin rằng ở giữa cuộc bầu cử tổng thống, không một nhật báo Mỹ nào đưa thời sự Trung Quốc lên trang nhất trừ phi có súng nổ đạn bay. Và họ không ngu dại đâu. Cơ hội tốt đã đến".

 

Tham nhưng không ngu

Giới ngoại giao Đông Nam Á cũng cùng nhận định: "Trung Quốc sẵn sàng chơi ván bài lật ngửa. Họ không cần vỏ bọc 'trỗi dậy hoà bình'. Họ không cần che giấu tham vọng nữa, lòng tham thống trị Biển Đông".

Cho dù tổng thống Mỹ đã cảnh cáo, nhưng Trung Quốc đâu có sợ mang tai tiếng "đe dọa hoà bình, ảnh hưởng đến quan hệ song phương hay không" khi chiếm lấy Scarborough.

Một nhà ngoại giao cao cấp của ASEAN xin giấu tên giải thích bằng câu hỏi: Tại sao Trung Quốc không lợi dụng thời cơ củng cố thế mạnh tại Biển Đông? Mỹ thì lo bầu cử. Tổng thống Obama không phản ứng khi Bachar al Assad dùng bom hóa học, vi phạm "lằn ranh đỏ" ở Syria. Các quốc gia ASEAN biết rõ ông Obama sẽ không cứu chúng tôi vì một bãi đá ở Biển Đông, nhất là nhiệm kỳ đã hết.

Sáng ngày 03/09, truyền thông quốc tế đã dẫn lại thông tin của New York Times, theo đó Bắc Kinh đã bố trí nhiều tàu quanh bãi cạn Scarborough mà Philippines, Đài Loan và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền.

Sự kiện này chỉ là một bước mới trong tiến trình xâm lấn của Trung Quốc từ nhiều thập niên qua. Thông tin của New York Times cho biết Trung Quốc huy động tàu công binh để nạo cát, giai đoạn đầu để xây đảo nhân tạo trái phép và lập căn cứ quân sự như đã tiến hành tại nhiều nơi khác ở Biển Đông.

Cùng lúc đó, sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong khu vực đang được tăng cường một cách nhanh chóng trong những năm tháng tới đây qua các tiền đồn mới trên các đảo nhân tạo phi pháp.

Scarborough chỉ cách đảo Luzon, nơi Hoa Kỳ có căn cứ không quân và hải quân có 200 km.

Điều tệ hại, là chính vào thời điểm này, quan hệ giữa Mỹ và Philippines rơi vào cảnh "cơm không lành canh không ngọt" vì tổng thống Duterte có những lời tuyên bố xúc phạm tổng thống Obama, tạo cơ hội tốt cho Bắc Kinh lấn tới.

 

Mỹ nên làm gì?

Theo chuyên gia Harry Kazzianis, để tránh chuyện đã rồi, trước hết, tổng thống Obama phải dứt khoát cảnh cáo Trung Quốc bằng những biện pháp trừng phạt cụ thể như là xem xét lại quan hệ với Bắc Kinh, không cho Trung Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC (Vành đai Thái Bình Dương) hay đình chỉ đàm phán những thỏa thuận đầu tư.

Manila, cho dù có bất đồng với Washington về nhân quyền, cũng phải hợp tác chặt chẽ với Mỹ, không cho Trung Quốc tiến hành xây dựng căn cứ ở Scarborough.

Mỹ phải xây dựng một chiến lược dài hạn không để Trung Quốc triển khai lực lượng. Cụ thể là hải quân Mỹ phải năng động hơn, tuần tra thường trực tại Biển Đông, huy động hạm đội với tàu sân bay trấn giữ cảng Subic Bay, Philippines ở phía đông Scarborough.

theo Thế giới trẻ

Nguồn: http://soha.vn/thang-11-thoi-diem-dinh-menh-cua-bien-dong-20160917140827707.htm

=================

Lỗi không là của ai...

Lỗi do... Định mệnh...!?

 

Trước đây, lão Gàn giới hạn là hết tháng 9 Việt lịch, tức tháng 10 Việt lịch thì bể Đông có chuyện . Mà tháng 10 tức là tháng 11 Tây đấy. Nhưng nay lão đã giảm xuống còn giữa tháng 9. Tức sớm hơn thời hạn mà bài báo này nói tới 15 ngày.

Hãy đợi đấy!

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bể Đông sôi sùng sục....

====================

Thế trận Biển Đông đang thay đổi
20/09/2016 09:00 GMT+7
 

TTO - Tín hiệu đầu tiên đó là Philippines không còn đối đầu trực tiếp với Trung Quốc, thay vào đó Manila chọn con đường đối thoại song phương.

 

54cce706.jpg

Quân đội Trung Quốc và Nga tập trận tấn công đổ bộ ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vào ngày 14-9 - Ảnh: REUTERS

 

Theo báo Philippines Star, trong cuộc gặp với giới kiều bào tại Đại sứ quán Philippines ở Washington (Mỹ) cuối tuần qua, Ngoại trưởng Perfecto Yasay cho biết Manila đang âm thầm dàn xếp với Bắc Kinh thông qua các kênh ngoại giao nhằm tiến tới đàm phán song phương vô điều kiện về tranh chấp trên Biển Đông.

Việc Manila thay đổi cách tiếp cận vấn đề Biển Đông kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền khiến đồng minh và các nước ủng hộ lập trường của họ bối rối.

 

“Cần đối thoại 
song phương”

Tại cuộc gặp ở Đại sứ quán Philippines tại Washington, Ngoại trưởng Yasay giải thích thêm do quân đội Philippines được trang bị thua kém nên “không thể thắng Trung Quốc trong bất cứ trận chiến nào”, đây cũng là lý do tại sao Tổng thống Duterte trước đó ra lệnh cho hải quân Philippines không được tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông.

Ông Yasay giải thích thêm rằng từ góc nhìn của Bắc Kinh, có thể xem tuần tra chung là “một động thái khiêu khích”, khiến việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình càng trở nên khó khăn. “Điều quan trọng là chúng ta phải nói chuyện với họ (Trung Quốc)” - ông Yasay nhấn mạnh.

Trước đó, phát biểu tại tọa đàm ở Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington, Ngoại trưởng Yasay nói Philippines chưa sẵn sàng đàm phán vì Bắc Kinh không muốn đưa vào nghị trình phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VII Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).

“Quan điểm của chúng tôi là không đàm phán ngoài khuôn khổ phán quyết của Tòa trọng tài. Chúng tôi đang làm tất cả để đảm bảo đàm phán song phương (với Trung Quốc) sẽ diễn ra” - ông Yasay khẳng định.

Tuy nhiên ông Yasay không nói rõ Manila sẽ làm cách nào nếu Bắc Kinh không đồng ý. Cũng theo Ngoại trưởng Yasay, quan hệ Philippines - Trung Quốc không chỉ giới hạn ở mỗi tranh chấp lãnh hải. Hai nước còn các lĩnh vực đáng quan tâm khác như đầu tư, thương mại, du lịch... nếu thảo luận các vấn đề này trước có thể mở ra cánh cửa đàm phán về những bất đồng.

 

Trung Quốc 
cảnh cáo Nhật

Trong một diễn biến khác, cuộc tập trận hải quân quy mô nhất từ trước đến nay giữa Trung Quốc và Nga (Joint Sea-2016) diễn ra trên vùng biển ngoài khơi tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vừa kết thúc ngày 19-9.

Theo trang Sputnik của Nga, sự kiện này được lên kế hoạch trước vài tháng và trùng với kế hoạch diễn tập tuần tra “Tự do hàng hải” giữa Mỹ và Nhật Bản ở Biển Đông. Bắc Kinh nhiều lần cảnh báo Tokyo không được bước qua “lằn ranh đỏ” này nếu không muốn “gánh hậu quả”.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 17-9 cũng đồng loạt chỉ trích dữ dội sự can thiệp của Tokyo sau khi Bộ trưởng quốc phòng Tomomi Inada, trong chuyến thăm Mỹ hôm 15-9, tuyên bố Lực lượng phòng vệ Nhật sẽ tăng cường can dự vào Biển Đông thông qua hoạt động tuần tra chung với hải quân Mỹ.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu mô tả động thái này là “ngoại giao pháo hạm” và đe dọa Bắc Kinh có thể phản ứng bằng cách tăng tốc quân sự hóa hoặc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.

Trong kịch bản ADIZ, tờ báo Trung Quốc còn giải thích thêm “tàu chiến Nhật sẽ là mục tiêu chính của Trung Quốc”. “Chiến đấu cơ Trung Quốc có thể được triển khai bay ở độ cao thấp trên các con tàu Nhật để gây áp lực” - Thời báo Hoàn Cầu mô tả.

Ông Trương Bảo Huy, giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương thuộc Đại học Lingnan (Hong Kong), nhận xét sự hiện diện của Nhật ở Biển Đông sẽ không tác động đến hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc, tuy nhiên các chiến dịch hàng hải của Nhật có thể gây ra các kịch bản nguy hiểm.

Ông Trương cũng cho rằng mối quan tâm của Nhật đối với Biển Đông chủ yếu xuất phát từ lợi ích chiến lược vì họ không muốn Trung Quốc độc chiếm tuyến hàng hải với 5.000 tỉ USD hàng hóa đi qua mỗi năm.

 

“Chúng ta không thể loại trừ tình huống tàu Trung Quốc đâm tàu Nhật hoặc có hành động cản đường. Trung Quốc chưa có hành động trực tiếp nào đối với Mỹ nhưng Nhật Bản là một câu chuyện khác

Ông TRƯƠNG BẢO HUY (giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương thuộc Đại học Lingnan, Hong Kong)

 

 

 

 
PHÚC LONG

====================

Lão Gàn cứ tưởng mình là "Đệ nhất thiên hạ chém gió" chứ?! Hóa ra các chính trị gia quốc tế chém gió còn giỏi hơn nhiều. Tại hạ bái phục! Bái phục!

Nhưng thui. Cứ coi các chính trị gia quốc tế là những người nghiêm túc, đã nói là cứ phải từ đúng trở lên. Hì!

Aritstote phát biểu một câu như thế này: "Nếu tất cả những bí mật mà lộ ra ngoài ánh sáng thì thế giới này sẽ sụp đổ". Kinh quá! Bởi vậy, tại hạ câm miệng đi chỗ khác chơi cho thế giới yên bình. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Hì.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quân Mỹ đã sẵn sàng đấu với Triều Tiên "ngay đêm nay"

Thái Lai |

21/09/2016 16:46

 
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc phải chuẩn bị tinh thần sẵn sàng chiến đấu như thể họ sắp chiến đấu “ngay trong tối nay”.
 

bo-truong-quoc-phong-my-uidd-14744498202

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. Ảnh: AFP

 

 

Theo hãng tin Sputnik, bình luận về chiến lược quốc phòng của Mỹ tại Viện Hoover tại Washington, D.C. hôm 19-9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói:

“Khẩu hiệu của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc chắc các bạn đều biết, đó là “chiến đấu ngay tối nay”. Không phải vì chúng tôi muốn vậy mà bởi vì đó là cái mà chúng tôi buộc phải làm và sẵn sàng làm. Đó không phải trò chơi”.

Ông chủ Lầu Năm Góc nhấn mạnh hiện có khoảng 25.800 binh sĩ Mỹ đồn trú ở Hàn Quốc nhằm giúp nước này chống lại một cuộc tấn công tiềm ẩn từ Bình Nhưỡng.

Ông Carter nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ủng hộ lẫn nhau giữa các liên minh quốc tế nhằm đảm bảo hòa bình trong khu vực và quốc tế.

Chúng tôi có sự hiện diện mạnh mẽ ở đó. Đồng minh Hàn Quốc của chúng tôi ngày càng mạnh mẽ hơn. Chúng tôi cũng duy trì quan hệ đồng minh vững chắc với Nhật Bản” - ông nói.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, trong tương lai Mỹ cần thể hiện khả năng răn đe mạnh mẽ hơn.

Ông Carter đã nêu ra những khó khăn trong việc triển khai các biện pháp đối phó vấn đề Triều Tiên. Ông cho biết việc đầu tư hệ thống phòng thủ tên lửa là biện pháp “đón đầu” một đe dọa hạt nhân.

Phòng thủ tên lửa là một nhiệm vụ khó khăn. Khi nói đến mối đe dọa hạt nhân lớn, chúng ta biết rằng mình không có cách nào bảo vệ bản thân ngoại trừ răn đe. Nhưng chúng ta không chấp nhận điều đó với Triều Tiên. Chúng ta phải chủ động bảo vệ chính mình để đi trước những gì Bình Nhưỡng đang làm” - ông Carter nói.

Bình luận trên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ được đưa ra chưa đầy hai tuần sau khi Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công một vụ nổ hạt nhân lần thứ năm của nước này.

theo Pháp luật TPHCM

===========================

Ngay trong topic này - có lẽ chỉ cách bài này vài trang, nhưng lão Gàn lười tìm kiếm để trích dẫn. Tuy nhiên, lão tin những quý vị quan tâm đã đọc - trong đó lão Gàn đã phát biểu, đại ý: Đừng ảo tưởng nước Mỹ vướng bận vào bầu cử và ngài Obama vào những ngày cuối của nhiệm ký, không thể phát động chiến tranh. Tuyên bố của ngài Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cho thấy lão nhận xét rất có "cơ sở khoa học".

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Samurai Nhật “tuốt kiếm” ở Biển Đông, Trung Quốc ngồi trên lửa

 

VietTimes -- Nhật Bản tham gia vào Biển Đông thì tình hình phức tạp hơn nhiều so với việc Mỹ đơn phương ứng phó Trung Quốc. Hải quân Mỹ mạnh nhất thế giới không cần Nhật Bản giúp sức, ngược lại việc Nhật Bản xin nhập đội làm Mỹ rơi vào một hoàn cảnh chiến lược mới. Trung Quốc cảm thấy bị đe dọa, và xung đột có thể leo thang.
 
qdnhat-chienham1_TCEL.jpg
Nhật Bản sẽ can dự mạnh hơn vào Biển Đông bất chấp đe dọa của Trung Quốc

 

Biển Đông là tuyến đường hàng hải đặc biệt quan trọng với Nhật Bản, vì thế quay trở lại Biển Đông luôn nằm trong chiến lược lâu dài của Nhật Bản, theo đó Nhật Bản muốn cho thế giới biết: sau 70 năm thảm bại trước Mỹ trong cuộc chiến tại vịnh Leyte (10/1944), cuối cùng Nhật Bản đã trở lại.

 

Chắc chắn, tuyên bố “sẽ đẩy mạnh tuần tra chung với Mỹ tại Biển Đông” của nữ Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada trong chuyến thăm Washington ngày 15/9 vừa qua đã gây áp lực lớn cho giới chức cấp cao Trung Quốc. Nhận định về sự kiện này, trong bài “Nhật Bản quay trở lại Biển Đông, thách thức trí tuệ Bắc Kinh” trên Bloomberg, tác giả Lâm Hằng Sinh cho rằng, động thái khá dè đặt của chức cấp cao Trung Quốc sau phát biểu của bà Tomomi Inada cho thấy Bắc Kinh đang đau đầu tính toán về những nguyên nhân phía sau hành động của Nhật Bản.

 

Theo bài biết, thực tế, lực lượng hải quân thống trị thế giới của Mỹ hiện nay không cần Nhật Bản giúp sức, ngược lại chính Nhật Bản nhập cuộc đã kéo Mỹ vào một hoàn cảnh chiến lược mới, khiến tình hình Biển Đông phức tạp hơn nhiều so với việc Mỹ đơn độc kiềm chế Trung Quốc.

 

“Đường sinh mệnh” của Nhật Bản

 

Xưa nay phía tây và nam Thái Bình Dương đặc biệt quan trọng với Nhật Bản, người Nhật gọi khu vực này là “đường sinh mệnh”: tuyến đường hàng hải quan trọng để vận chuyển dầu mỏ và hàng hóa từ vùng Trung Đông đi qua eo biển Malacca vào Biển Đông, lên phía bắc vào biển Hoa Đông để đến Nhật Bản. Vì thế, thời Thế chiến thứ Hai, cùng việc tấn công Hong Kong, Nhật Bản cũng khống chế tuyến đường biển tại các nước Philippines, Malaysia và Singapore để quét mọi chướng ngại trong hoạt động vận tải thương mại đường biển. 

 

Trong Thế chiến thứ Hai, chiến trường châu Âu là chiến trường của lục quân và không quân, còn chiến trường châu Á thì có thêm cả hải quân. Cuộc chiến trên biển là ván cờ giữa Mỹ và Nhật, từ trận Trân Châu Cảng cho đến trận Midway là những nước cờ quan trọng trong cuộc đọ sức Mỹ - Nhật thời Thế chiến thứ Hai.

 

Nhưng trận hải chiến khốc liệt nhất nằm ở vịnh Leyte vào tháng 10/1944. Trận chiến 3 ngày 4 đêm này bùng nổ từ phía đông đảo Luzon (Philippines) lan rộng trong phạm vi 600 – 1.000 hải lý, được xem là trận hải chiến quy mô lớn nhất trong lịch sử. Kết quả quân Mỹ đại thắng: 26 tàu chiến Nhật Bản bị phá hủy, trong đó có 4 hàng không mẫu hạm, 3 tàu chiến đấu, nhiều tàu tuần tra và khu trục, tử trận hơn 10.000 quân. Còn quân Mỹ cũng bị phá hủy 6 tàu chủ lực, 3 hàng không mẫu hạm, số lính tử trận khoảng 3.000 người. Sau trận đánh Mỹ đã thiết lập được vị thế tại nam Thái Bình Dương, dần áp sát những đảo chính của Nhật Bản, cuối cùng dùng hai quả bom nguyên tử hạ gục Nhật Bản, sau đó Mỹ hoàn toàn làm chủ tại Biển Đông.

 

qdnhatizumo-ussjohncstennis_2192016.jpg
 
Tàu sân bay Stennis của hải quân Mỹ và tàu sân bay trực thăng Izumo của Nhật Bản tập trận trên biển
 
qdnhatcamranh_2192016.jpg
 
Chiến hạm Hải quân Nhật Bản thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam
 

Sau khi Mỹ đánh bại Nhật Bản đã trở thành siêu cường duy nhất thống trị tây và nam Thái Bình Dương, ngay cả Liên Xô hùng mạnh trong thời Chiến tranh Lạnh cũng không đám đụng vào địa bàn của Mỹ, chỉ có những động thái âm thầm với Ấn Độ tại Ấn Độ Dương.

 

Như vậy, nam Thái Bình Dương là vùng biển chiến lược quan trọng và tất yếu phải xảy ra tranh giành, lịch sử 70 năm trước đã thế và ngày nay cũng khó thay đổi!

 

Biển Đông nóng bỏng

 

Câu hỏi đặt ra: Đây là đề nghị đơn phương của Nhật Bản hay do Mỹ đứng sau? Lâm Hằng Sinh cho rằng, thực ra, mong muốn tuần tra chung với Mỹ tại Biển Đông đã được người Nhật đưa ra từ lâu, trước thời bà Tomomi Inada lên nắm quyền.

 

Hiện nay cuộc chiến tranh Trung – Mỹ trên Biển Đông chưa thể nổ ra một phần vì hai nước hiện đều là cường quốc vũ khí hạt nhân, hai bên đều hiểu trong trạng thái “đối kháng hòa bình” hiện nay, nếu không có cơ chế đối thoại thường trực thì chuyện nhỏ sẽ dễ dàng biến thành chuyện lớn. Vì thế trong hơn thập niên qua, Trung – Mỹ đã nỗ lực xây dựng cơ chế kết nối liên lạc nhằm giảm thiểu hiểu lầm lẫn nhau khiến tình hình leo thang nguy hiểm. Trong vấn đề này, giữa Trung Quốc và Nhật Bản còn rất hạn chế, dễ rơi vào tình trạng căng thẳng nguy hiểm khó lường.

 

Eo biển Malacca là vùng biển từng có tàu cướp biển hoành hành, năm 2007 Nhật Bản đã cử tàu tham gia tập trận chống cướp biển cùng nhiều nước tại khu vực. Theo lý, nếu vừa qua Nhật Bản đưa ra ý kiến vì muốn bảo vệ tàu chở hàng hóa thì rất khó để các nước phản đối. Tuy nhiên, lực lượng tham gia trước đây là tuần duyên (Japan Coast Guard), còn hiện nay rất có thể là lực lượng phòng vệ biển/hải quân (Japan Maritime Self-Defense Force). Ở mức độ nhất định, việc hải quân Nhật Bản quay lại khu vực sau 70 năm hải chiến Thái Bình Dương mang ý nghĩa quan trọng, hoàn toàn khác chuyện tập đánh cướp biển.

Có thể nói, Biển Đông hiện nay đã trở thành khu vực nóng bỏng với sự tham gia của lực lượng nhiều nước: Mỹ, Trung, Nhật, Nga, cộng thêm những nước xung quanh vùng như Việt Nam, Malaysia, Singapore, Philippines.

 

Sau chiến lược xoay trục Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, Trung Quốc cũng tập trung tăng cường thế lực tại Biển Đông. Tình hình khiến nhiều người khẳng định “chiến tranh Trung – Mỹ là tất yếu”. Quả thực nếu suy tính xác suất thì đây là cuộc chiến khó tránh, vấn đề chỉ là khi nào xảy ra mà thôi. Hiện nay hai nước Trung – Mỹ đang tìm cách kiềm chế giằng co nhau, nhưng “điểm nhấn đen” với chuyến thăm Mỹ của bà Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada khiến tình hình Biển Đông như thêm mây mù kéo đến trong cơn giông tố. Cho dù giới chức cấp cao của Mỹ hiện nay chưa tuyên bố công khai “tuần tra chung”, nhưng người phát ngôn hải quân Mỹ đã cho biết “hoan nghênh Nhật Bản mở rộng hoạt động tại Biển Đông”.

 

Đầu năm nay Nhật Bản sửa “Luật An ninh Hòa bình”, sau khi sửa gọi là “Luật An ninh mới”, theo đó Nhật Bản có “quyền tự vệ tập thể”. Với luật mới, cho dù Nhật Bản không bị tấn công, nhưng Nhật Bản có thể hỗ trợ quân sự cho đồng minh.

 

Như vậy, trong hoàn cảnh quan hệ Trung – Nhật hiện nay, một khi Nhật Bản tham gia vào Biển Đông thì tình hình phức tạp hơn nhiều so với việc Mỹ đơn phương ứng phó Trung Quốc. Thực tế, hải quân Mỹ mạnh nhất thế giới không cần Nhật Bản giúp sức, ngược lại việc Nhật Bản xin nhập đội làm Mỹ rơi vào một hoàn cảnh chiến lược mới: bị xem là “liên kết với Nhật Bản thách thức Trung Quốc”, tình hình có thể làm Trung Quốc cảm thấy bị đe dọa, và xung đột có thể leo thang.

 

Nhật Bản muốn khẳng định “đã quay trở lại”

 

Thời Thủ tướng Nhật Bản Yasuhiro Nakasone thập niên 1980 đã nổi lên vấn đề “Quyết toán chính trị thời hậu chiến”, vì nhận thấy Nhật Bản bị Mỹ kìm kẹp sau phán quyết của Tòa án Chiến tranh Tokyo. Khi đó trong xã hội Nhật Bản nổi lên làn sóng kêu gọi Nhật Bản phải làm mới lại chính sách phòng vệ và ngoại giao theo hướng độc lập tự chủ. Năm 1991 nổ ra  cuộc chiến vùng Vịnh, Mỹ đưa nhiều quân tham chiến, khi đó thông tin chỉ ra Tổng thư ký Ichiro Ozawa của đảng LDP đã đến văn phòng của Thủ tướng Toshiki Kaifu và yêu cầu gửi quân tự vệ tham chiến.

 

qdnhatbotruongnu-tomomi-inada4_2192016.j
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc
 

Năm 1993, trong kế hoạch cải cách Nhật Bản, ông Ozawa Ichiro lần đầu tiên đề nghị Nhật Bản phải trở thành một “quốc gia bình thường”, theo đó muốn sửa Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản, ủng hộ quyền tự vệ hợp pháp của Nhật Bản. Vấn đề kéo dài đến thời của Thủ tướng Shinzo Abe hiện nay. Theo Lâm Hằng Sinh, kế hoạch “Mỹ - Nhật tuần tra chung” của Tomomi Inada hiện nay mang hình bóng quan điểm của Ichiro Ozawa, nhưng có phần cứng rắn hơn cả Yasuhiro Nakasone và Ichiro Ozawa trước đây.

 

Như vậy, kế hoạch này là toan tính từ lâu của người Nhật, một khi Nhật Bản tham gia vào Biển Đông sẽ không đơn giản tuần tra xong rồi đi về, vì Nhật Bản có lợi ích rất lớn tại vùng biển này, và đã bỏ rất nhiều công sức. Tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Nam Á ở Lào vừa qua, Thủ tướng Abe đã hội kiến Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, tuyên bố sẽ cung cấp cho Philippines hai tàu tuần tra cỡ lớn, đưa tổng số tàu mà Nhật Bản cung cấp cho Philippines lên 10 tàu. Hiện nay Nhật là nước cung ứng vũ khí chủ yếu cho Philippines. Ông Abe cũng nhấn mạnh, Nhật Bản đã “chuẩn bị hợp tác khu vực trên phạm vi rộng hơn”, cho thấy tham vọng của người Nhật tại đây luôn mạnh mẽ thường trực.

 

Lâm Hằng Sinh nhận định, việc giới chức cấp cao Trung Quốc khá dè đặt sau phát biểu của bà Tomomi Inada cho thấy có thể Bắc Kinh đang đau đầu về nguyên nhân phía sau hành động của Nhật Bản: một là, Nhật – Mỹ phối hợp để ép Bắc Kinh vào khuôn khổ; hai là, đây chỉ là hành động tự ý của phe cánh hữu Nhật Bản; ba là, Nhật Bản muốn dựa Mỹ để một lần nữa quay lại Biển Đông. Trong đó khả năng thứ ba là nguy hiểm nhất. Vì nếu trong hai trường hợp đầu thì mọi thứ nằm trong kiểm soát của Washington, còn trường hợp thứ ba nghĩa là việc quay trở lại Biển Đông nằm trong kế hoạch mang tính chiến lược dài hạn của Nhật Bản, theo đó Nhật Bản muốn cho thế giới biết rằng sau 70 năm cuối cùng Nhật Bản đã trở lại.

 

Đoàn Thanh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vào nhà người khác xong rùi tuyên bố ai vào tiếp sau đó là bắn thì gọi là gì nhể?

Các bạn Nhật bản sợ chưa? vào là bắn đấy. Hì

================================

Biển Đông: Nếu Nhật tiến vào 12 hải lý, TQ sẽ có "biện pháp mạnh"

Lưu Bình |

 

Nhiều quan chức, chuyên gia Trung Quốc đồng loạt lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh áp dụng các biện pháp mạnh để chống lại việc Mỹ-Nhật tuần tra chung ở Biển Đông.
 

hv4gh7yfum1m4dmpbpyc-1474518922010-47-0-

 (Ảnh minh họa)

 

Nhân Dân Nhật Báo ngày 21/9 đưa tin, chuyên gia quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng hải quân về hưu Doãn Trác nói rằng nếu tàu chiến của Mỹ, Nhật Bản tiến vào phạm vi 12 hải lý của các đảo và rạn san hô (bị Trung Quốc chiếm trái phép-PV) ở Biển Đông thì quân đội Trung Quốc "sẽ có biện pháp cứng rắn".

 

Nếu Nhật chỉ tiến hành tuần tra chung với Mỹ ở phạm vi vùng biển quốc tế nằm trong "Đường chín đoạn" (yêu sách chủ quyền do Trung Quốc áp đặt ở Biển Đông nhưng đã bị Tòa trọng tài thường trực The Hague bác bỏ-PV), tướng Doãn thừa nhận tàu thuyền các nước có thể tự do đi lại, bao gồm quyền tự do bay trên không phận của khu vực.

 

"Nếu Nhật-Mỹ tiến hành tuần tra chung, chúng tôi sẽ tiến hành theo dõi và giám sát, đây là một hành vi vô cùng không thân thiện với Trung Quốc, nhưng chúng tôi không cho rằng đây là một hành động chiến tranh," Doãn nói với Nhân dân Nhật báo.

Tuy nhiên, tướng "diều hâu" này lớn tiếng đe dọa nổ súng nhằm vào tàu Nhật: "Nếu Nhật Bản và Mỹ tiến vào phạm vi 12 hải lý của các đảo và các rạn san hô ở Biển Đông, đó lại là một vấn đề khác.

 

Nếu họ tiến vào vùng biển gần các rạn san hô và những khu vực có liên quan nằm phía trên không phận do chúng tôi quản lý (trái phép-PV), chúng tôi sẽ có biện pháp cứng rắn.

 

Trong trường hợp phát sinh mâu thuẫn dẫn đến nổ súng, Nhật Bản phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho vấn đề này."

Lời đe dọa của Doãn Trác được đánh giá là đại diện quan điểm của phần lớn giới quân sự Trung Quốc đối với tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada tại Mỹ hôm 15/9, trong đó bà khẳng định quân đội Nhật sẽ điều tàu chiến tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông cùng đồng minh.

 

us-aircraft-carrier-patrols-contested-so

Tàu sân bay USS John C. Stennis (CVN 74) của Mỹ cùng tàu tuần dương USS Mobile Bay (CG 53) tuần tra trên Biển Đông hôm 25/2/2016. (Ảnh: U.S. Navy)

 

Trung Quốc sẽ leo thang quân sự ở cả biển Hoa Đông và Biển Đông

 

Truyền thông Trung Quốc phổ biến nhận định, những thái độ và biểu đạt liên quan của bà Inada cho thấy Nhật Bản có thể bước qua "ranh giới đỏ" do Trung Quốc đặt ra trong vấn đề Biển Đông.

 

Giám đốc viện nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, ông Cao Hồng trả lời tờ Thời báo Hoàn Cầu nói rằng Nhật Bản đang cố gắng can dự sâu trong vấn đề Biển Đông, thậm chí lựa chọn chiến lược nguy hiểm.

 

"Nếu một người nào đó thách thức lợi ích và chủ quyền quốc gia (phi pháp-PV) của chúng tôi, người dân Trung Quốc sẽ không đồng ý, chính phủ Trung Quốc cũng sẽ không ngồi yên. Tương lai sẽ chứng minh rằng Nhật Bản phải trả giá cho lựa chọn sai lầm này," ông Cao cảnh cáo Nhật.

 

Trả lời Đài phát thanh trung ương Trung Quốc (CNR), Doãn Trác cáo buộc động thái mới của Tokyo xuất phát từ cảm giác bất an của chính phủ Nhật.

 

Doãn cho rằng, sau khi ông Rodrigo Duterte trở thành Tổng thống Philippines, những thái độ, quan điểm và chiến lược của Manila trong vấn đề Biển Đông đã được điều chỉnh, đẩy kế hoạch thiết lập "chiến tuyến" đối đầu Bắc Kinh của Mỹ-Nhật đến nguy cơ đổ vỡ.

 

Tướng về hưu này nhận định Nhật Bản đang cố gắng hành động mạnh mẽ để thu hút và lôi kéo Mỹ tập trung trở lại vào các vấn đề liên quan đến Biển Đông, nhằm phục vụ lợi ích của Nhật là giảm sức ép trong tranh chấp với Bắc Kinh ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

 

major-general-yin-zhuo-1474519320693.jpg

Tướng "diều hâu" Trung Quốc Doãn Trác. (Ảnh: Chinanews)

 

Chuyên gia quân sự Trung Quốc, Đại tá Đỗ Văn Long nói trên đài truyền hình CCTV rằng Bắc Kinh phải có một loạt các biện pháp đáp trả Mỹ-Nhật tuần tra chung.

 

"Mục đích cơ bản của Nhật là liên kết các vấn đề ở biển Hoa Đông với Biển Đông, khiến cho hai vùng biển này nóng lên. Bằng cách chủ động tấn công và phản công mạnh mẽ, chúng ta sẽ hạ nhiệt ở cả hai vùng biển, làm Nhật không đạt được mục đích chiến lược," Đỗ nói.

 

Theo ông này, quân đội Trung Quốc sẽ theo dõi chặt chẽ hành động của tàu chiến Nhật trên Biển Đông và triển khai hàng loạt hoạt động tập trận quy mô lớn với mục tiêu là Nhật để gây sức ép lên Tokyo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vào nhà người khác xong rùi tuyên bố ai vào tiếp sau đó là bắn thì gọi là gì nhể?

Các bạn Nhật bản sợ chưa? vào là bắn đấy. Hì

================================

Biển Đông: Nếu Nhật tiến vào 12 hải lý, TQ sẽ có "biện pháp mạnh"

Lưu Bình |

 

Nhiều quan chức, chuyên gia Trung Quốc đồng loạt lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh áp dụng các biện pháp mạnh để chống lại việc Mỹ-Nhật tuần tra chung ở Biển Đông.
 

hv4gh7yfum1m4dmpbpyc-1474518922010-47-0-

 (Ảnh minh họa)

 

Nhân Dân Nhật Báo ngày 21/9 đưa tin, chuyên gia quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng hải quân về hưu Doãn Trác nói rằng nếu tàu chiến của Mỹ, Nhật Bản tiến vào phạm vi 12 hải lý của các đảo và rạn san hô (bị Trung Quốc chiếm trái phép-PV) ở Biển Đông thì quân đội Trung Quốc "sẽ có biện pháp cứng rắn".

 

Nếu Nhật chỉ tiến hành tuần tra chung với Mỹ ở phạm vi vùng biển quốc tế nằm trong "Đường chín đoạn" (yêu sách chủ quyền do Trung Quốc áp đặt ở Biển Đông nhưng đã bị Tòa trọng tài thường trực The Hague bác bỏ-PV), tướng Doãn thừa nhận tàu thuyền các nước có thể tự do đi lại, bao gồm quyền tự do bay trên không phận của khu vực.

 

"Nếu Nhật-Mỹ tiến hành tuần tra chung, chúng tôi sẽ tiến hành theo dõi và giám sát, đây là một hành vi vô cùng không thân thiện với Trung Quốc, nhưng chúng tôi không cho rằng đây là một hành động chiến tranh," Doãn nói với Nhân dân Nhật báo.

Tuy nhiên, tướng "diều hâu" này lớn tiếng đe dọa nổ súng nhằm vào tàu Nhật: "Nếu Nhật Bản và Mỹ tiến vào phạm vi 12 hải lý của các đảo và các rạn san hô ở Biển Đông, đó lại là một vấn đề khác.

 

Nếu họ tiến vào vùng biển gần các rạn san hô và những khu vực có liên quan nằm phía trên không phận do chúng tôi quản lý (trái phép-PV), chúng tôi sẽ có biện pháp cứng rắn.

 

Trong trường hợp phát sinh mâu thuẫn dẫn đến nổ súng, Nhật Bản phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho vấn đề này."

Lời đe dọa của Doãn Trác được đánh giá là đại diện quan điểm của phần lớn giới quân sự Trung Quốc đối với tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada tại Mỹ hôm 15/9, trong đó bà khẳng định quân đội Nhật sẽ điều tàu chiến tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông cùng đồng minh.

 

us-aircraft-carrier-patrols-contested-so

Tàu sân bay USS John C. Stennis (CVN 74) của Mỹ cùng tàu tuần dương USS Mobile Bay (CG 53) tuần tra trên Biển Đông hôm 25/2/2016. (Ảnh: U.S. Navy)

 

Trung Quốc sẽ leo thang quân sự ở cả biển Hoa Đông và Biển Đông

 

Truyền thông Trung Quốc phổ biến nhận định, những thái độ và biểu đạt liên quan của bà Inada cho thấy Nhật Bản có thể bước qua "ranh giới đỏ" do Trung Quốc đặt ra trong vấn đề Biển Đông.

 

Giám đốc viện nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, ông Cao Hồng trả lời tờ Thời báo Hoàn Cầu nói rằng Nhật Bản đang cố gắng can dự sâu trong vấn đề Biển Đông, thậm chí lựa chọn chiến lược nguy hiểm.

 

"Nếu một người nào đó thách thức lợi ích và chủ quyền quốc gia (phi pháp-PV) của chúng tôi, người dân Trung Quốc sẽ không đồng ý, chính phủ Trung Quốc cũng sẽ không ngồi yên. Tương lai sẽ chứng minh rằng Nhật Bản phải trả giá cho lựa chọn sai lầm này," ông Cao cảnh cáo Nhật.

 

Trả lời Đài phát thanh trung ương Trung Quốc (CNR), Doãn Trác cáo buộc động thái mới của Tokyo xuất phát từ cảm giác bất an của chính phủ Nhật.

 

Doãn cho rằng, sau khi ông Rodrigo Duterte trở thành Tổng thống Philippines, những thái độ, quan điểm và chiến lược của Manila trong vấn đề Biển Đông đã được điều chỉnh, đẩy kế hoạch thiết lập "chiến tuyến" đối đầu Bắc Kinh của Mỹ-Nhật đến nguy cơ đổ vỡ.

 

Tướng về hưu này nhận định Nhật Bản đang cố gắng hành động mạnh mẽ để thu hút và lôi kéo Mỹ tập trung trở lại vào các vấn đề liên quan đến Biển Đông, nhằm phục vụ lợi ích của Nhật là giảm sức ép trong tranh chấp với Bắc Kinh ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

 

major-general-yin-zhuo-1474519320693.jpg

Tướng "diều hâu" Trung Quốc Doãn Trác. (Ảnh: Chinanews)

 

Chuyên gia quân sự Trung Quốc, Đại tá Đỗ Văn Long nói trên đài truyền hình CCTV rằng Bắc Kinh phải có một loạt các biện pháp đáp trả Mỹ-Nhật tuần tra chung.

 

"Mục đích cơ bản của Nhật là liên kết các vấn đề ở biển Hoa Đông với Biển Đông, khiến cho hai vùng biển này nóng lên. Bằng cách chủ động tấn công và phản công mạnh mẽ, chúng ta sẽ hạ nhiệt ở cả hai vùng biển, làm Nhật không đạt được mục đích chiến lược," Đỗ nói.

 

Theo ông này, quân đội Trung Quốc sẽ theo dõi chặt chẽ hành động của tàu chiến Nhật trên Biển Đông và triển khai hàng loạt hoạt động tập trận quy mô lớn với mục tiêu là Nhật để gây sức ép lên Tokyo.

 

Nhân Dân Nhật Báo ngày 21/9 đưa tin, chuyên gia quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng hải quân về hưu Doãn Trác nói rằng nếu tàu chiến của Mỹ, Nhật Bản tiến vào phạm vi 12 hải lý của các đảo và rạn san hô (bị Trung Quốc chiếm trái phép-PV) ở Biển Đông thì quân đội Trung Quốc "sẽ có biện pháp cứng rắn".

 

 

Mới chém gió thôi. Không bị đánh thuế thì chém thoái mái. Gọi là đề nghị cho Nhật Bủn sợ chơi, chưa được duyệt mà. Sau ngày 16/ 9 Bính Thân Việt lịch thì mọi chuyện sẽ đâu ra đó. Cứ yên chí mà Phạm Hùng. Sư phụ đang chờ một "quả" thiên tai mang tính quảng cáo. Theo Hùng thì "quả" như thế nào thì thích hợp? Một thiên thạch sạt vào Nam cực làm vỡ băng? Hay rơi vào Siberi gây chấn động? Một trận động đất lớn ở Bắc cực, hay Nam cực trên 9 độ rích te? Một hố tử thần sụt xuống làm biến mất 1/ 3 rừng Amazon? Núi lửa phun đặc kịt Nam Bán cầu?.....

Hùng và anh chị em có thể có ý kiến để sư phụ lựa chọn. Hì. Đúng là "chém gió vung xích chó". Cái này Bác Ba Phi sống lại phải coi sư phụ Thiên Sứ là đệ tử chân truyền. Hì.

 

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tư lệnh Hải quân hơn 80 nước họp tại Mỹ bàn cách chống chiến tranh ở Biển Đông


Hồng Thủy

10:43 22/09/16

 

(GDVN) - Giám đốc Học viện Chiến tranh Hải quân, Đô đốc Jeffrey Harley nhận định: "Một số người tin rằng, một cuộc xung đột với Trung Quốc chắc chắn không thể tránh...

 

Nikkei Asian Review ngày 21/9 đưa tin, Tư lệnh Hải quân từ hơn 80 quốc gia trên thế giới đang tập trung tại Hoa Kỳ tuần này để thảo luận về các tranh chấp, căng thẳng và nguy cơ xung đột ở Biển Đông.

Trong bối cảnh ám ảnh xung đột Trung - Mỹ trên Biển Đông ngày càng tăng, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tránh được xung đột, đối đầu.

Nhiều khả năng cả hai phía Washington và Bắc Kinh đều đang thiếu một phương tiện để ngăn chặn chính mình rơi vào một cuộc chiến ở Biển Đông.

Đây là một hội nghị quốc tế được tổ chức hai năm một lần tại Học viện Chiến tranh Hải quân.

Kết quả từ những phiên hội thảo và các hoạt động nghiên cứu chiến lược tương tự sẽ được báo trở lại Lầu Năm Góc, làm căn cứ sử dụng lập kế hoạch phòng thủ chiến lược cho hải quân Mỹ.

 

ngo_thang_loi.JPG

Ông Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc tham gia cuộc họp tại Hoa Kỳ, ảnh: Nikkei Asian Review.

 

Hội nghị Tư lệnh Hải quân diễn ra từ 21/9 đến 23/9 sẽ tập trung vào vấn đề tự do hàng hải. Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi cũng được mời tham dự hội nghị.

 

Lo ngại nguy cơ chiến tranh Trung - Mỹ ở Biển Đông gia tăng

Mỹ lập luận rằng, hoạt động xây dựng các tiền đồn quân sự (bất hợp pháp) và đòi yêu sách 90% diện tích Biển Đông từ phía Trung Quốc đang đe dọa tự do hàng hải, thương mại quốc tế.

Giám đốc Học viện Chiến tranh Hải quân, Đô đốc Jeffrey Harley nhận định: 

"Một số người tin rằng, một cuộc xung đột với Trung Quốc chắc chắn không thể tránh khỏi. Trong khi một sức mạnh tiếp tục gia tăng, chúng ta có thể tìm thấy không gian trên thế giới bằng cách tuân thủ luật pháp quốc tế."

Tuy nhiên vấn đề đặt ra là, "luật pháp quốc tế" theo cách hiểu của Trung Quốc là không hợp lệ. Trung Quốc bác bỏ Phán quyết Trọng tài vụ kiện Biển Đông hôm 12/7.

Rand Corporation, một tổ chức nghiên cứu của Mỹ nhận định, quân đội Hoa Kỳ sẽ chiếm ưu thế trong bất kỳ cuộc chiến nào ở thời điểm hiện nay (với Trung Quốc), hơn là đợi 1 thập kỷ nữa tính từ bây giờ, khi quân đội Trung Quốc lớn mạnh hơn.

Năm 2015, Trung tâm nghiên cứu Belfer thuộc Đại học Harvard công bố một kết quả nghiên cứu, trong đó nhận xét, nhiều trường hợp một siêu cường mới nổi thách thức một siêu cường hiện có, thường cuối cùng hay nổ ra chiến tranh.

Trong thế kỷ trước, điều này ứng với trường hợp của nước Đức ở châu Âu và Nhật Bản ở châu Á. Graham Allison, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết:

"12 trong số 16 trường hợp trong 500 năm qua đều có kết quả là chiến tranh nổ ra. Để tránh được chiến tranh, đòi hỏi các bên nỗ lực rất lớn, điều chỉnh thái độ và hành động."

Tính đến nay, cả Bắc Kinh lẫn Washington đều chưa điều chỉnh thái độ hay hành động, chủ yếu vì hai bên nhìn nhận vấn đề Biển Đông theo các lăng kính khác nhau.

Mỹ xem Trung Quốc là kẻ đang chống lại một hệ thống quốc tế tự do. Còn trong mắt Bắc Kinh, kiểm soát Biển Đông không phải là ý thức hệ, mà để tránh lặp lại "thế kỷ bị sỉ nhục".

Tuy nhiên ngoài sự cạnh tranh của lực lượng hải quân Trung - Mỹ ở Biển Đông, vùng biển này còn bị đe dọa bởi một lực lượng khác, đó là dân quân biển, hải cảnh thường được Trung Quốc triển khai để quấy rối tàu thuyền quốc tế.

Trung Quốc sử dụng lực lượng này như cách Nga sử dụng lực lượng quân sự mặc thường phục ở Crimea năm 2014. Cả hai đều được gọi tên là chiến thuật "cắt lát xúc xích".

Biển Đông sẽ là nơi thử nghiệm, nếu không có sự thay đổi đáng kể từ hai phía, nguy cơ xung đột có thể nổ ra. Khi các giải pháp chính trị thất bại, lực lượng hải quân sẽ bảo vệ lợi ích quốc gia của mình. [1]

 

Vẫn có những quan điểm lạc quan về khả năng kiểm soát xung đột Biển Đông

Theo nhận định của nhà nghiên cứu Denny Roy từ Trung tâm Đông - Tây, Honolulu bình luận trên The National Interest ngày 21/9, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang làm dấy lên chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hiếu chiến trong chính sách đối ngoại để thu hút sự chú ý của dư luận trong nước khỏi những bất mãn về đối nội.

Nhận thức được điều này không phải là lý do để Hoa Kỳ và các đồng minh thu mình lại trước những hành động bất hợp pháp của Bắc Kinh.

Có thể các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẵn sàng hoặc thậm chí tìm kiếm một cuộc đối đầu quân sự, xem đó như một phương tiện chuyển hướng sự chú ý của dư luận trong nước khỏi các vấn đề đối nội.

Tuy nhiên Trung Nam Hải sẽ phải tính đến những khó khăn kinh tế, bất ổn xã hội nếu để đất nước rơi vào một cuộc chiến tranh. [2]

Học giả Wang Jisi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế, Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc thì có một cái nhìn tích cực hơn.

Theo bài phân tích của ông trên The Huffington Post ngày 21/9, Trung - Mỹ vừa hợp tác, vừa cạnh tranh trong một "trạng thái bình thường mới".

Chính phủ, các cơ quan nghiên cứu và xã hội dân sự hai nước nên mở rộng đối thoại để giảm nghi ngờ lẫn nhau.

Mặc dù hiện tại sự ngờ vực nhau từ hai phía còn khá sâu đậm, nhưng cả Washington lẫn Bắc Kinh đều khá thành công trong việc quản lý sự khác biệt và tránh các cuộc khủng hoảng có thể. [3]

Tài liệu tham khảo:

[1]http://asia.nikkei.com/Viewpoints/Viewpoints/Humphrey-Hawksley-Avoiding-war-with-China-101-tops-naval-college-agenda?page=2

[2]http://nationalinterest.org/feature/why-chinese-aggression-starts-home-17790?page=3

[3]http://www.huffingtonpost.com/wang-jisi/us-china-relations-global-order_b_12118556.html

Hồng Thủy
========================
Đúng là các chính trị gia Hoa Kỳ đầu có sạn thật. Nhưng thui. Lão nói rùi: "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ...". Lão câm miệng đi chỗ khác chơi. Chỗ người lớn nói chuyện. Hì.
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mới chém gió thôi. Không bị đánh thuế thì chém thoái mái. Gọi là đề nghị cho Nhật Bủn sợ chơi, chưa được duyệt mà. Sau ngày 16/ 9 Bính Thân Việt lịch thì mọi chuyện sẽ đâu ra đó. Cứ yên chí mà Phạm Hùng. Sư phụ đang chờ một "quả" thiên tai mang tính quảng cáo. Theo Hùng thì "quả" như thế nào thì thích hợp? Một thiên thạch sạt vào Nam cực làm vỡ băng? Hay rơi vào Siberi gây chấn động? Một trận động đất lớn ở Bắc cực, hay Nam cực trên 9 độ rích te? Một hố tử thần sụt xuống làm biến mất 1/ 3 rừng Amazon? Núi lửa phun đặc kịt Nam Bán cầu?.....

Hùng và anh chị em có thể có ý kiến để sư phụ lựa chọn. Hì. Đúng là "chém gió vung xích chó". Cái này Bác Ba Phi sống lại phải coi sư phụ Thiên Sứ là đệ tử chân truyền. Hì.

 

Amazon là lá phổi của TG, con xin cho sự yên bình ở đây!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Amazon là lá phổi của TG, con xin cho sự yên bình ở đây!

 

Ka. Ka. Ka. Aygia thật thà quá. Thấy thiên hạ cứ tập trận dọa nhau chơi, sư phụ cũng chém gió dọa vậy thui. Sư phụ cũng chỉ đoán thế, chứ cũng chưa biết cái gì sẽ xảy ra. Khả năng một trận động đất lớn sẽ xảy ra nhiều hơn. Có thể ở Nam Mỹ hoặc gần đó và ko ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của con người.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ka. Ka. Ka. Aygia thật thà quá. Thấy thiên hạ cứ tập trận dọa nhau chơi, sư phụ cũng chém gió dọa vậy thui. Sư phụ cũng chỉ đoán thế, chứ cũng chưa biết cái gì sẽ xảy ra. Khả năng một trận động đất lớn sẽ xảy ra nhiều hơn. Có thể ở Nam Mỹ hoặc gần đó và ko ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của con người.

 

 

Con thì tin là sẽ có một cái gì đó và ở đâu đó không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống như SP nói nhưng chưa hiểu nó là cái gì. Hic

Quẻ của con là: giờ Thân ngày 23/8/2016 quẻ Hưu Xích khẩu ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ka. Ka. Ka. Aygia thật thà quá. Thấy thiên hạ cứ tập trận dọa nhau chơi, sư phụ cũng chém gió dọa vậy thui. Sư phụ cũng chỉ đoán thế, chứ cũng chưa biết cái gì sẽ xảy ra. Khả năng một trận động đất lớn sẽ xảy ra nhiều hơn. Có thể ở Nam Mỹ hoặc gần đó và ko ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của con người.

 

 

Mới chém gió thôi. Không bị đánh thuế thì chém thoái mái. Gọi là đề nghị cho Nhật Bủn sợ chơi, chưa được duyệt mà. Sau ngày 16/ 9 Bính Thân Việt lịch thì mọi chuyện sẽ đâu ra đó. Cứ yên chí mà Phạm Hùng. Sư phụ đang chờ một "quả" thiên tai mang tính quảng cáo. Theo Hùng thì "quả" như thế nào thì thích hợp? Một thiên thạch sạt vào Nam cực làm vỡ băng? Hay rơi vào Siberi gây chấn động? Một trận động đất lớn ở Bắc cực, hay Nam cực trên 9 độ rích te? Một hố tử thần sụt xuống làm biến mất 1/ 3 rừng Amazon? Núi lửa phun đặc kịt Nam Bán cầu?.....

Hùng và anh chị em có thể có ý kiến để sư phụ lựa chọn. Hì. Đúng là "chém gió vung xích chó". Cái này Bác Ba Phi sống lại phải coi sư phụ Thiên Sứ là đệ tử chân truyền. Hì.

 

 

Nếu được chọn thì có lẽ đệ tử sẽ chọn một Thiên thạch rơi ở vùng Siberi xóa sổ những khu vực mà Khựa đang nhằm lấn chiếm của Nga và phá hủy những công trình mà Khựa và Nga đang xây dựng để Nga đang tuồn cho Khựa...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu được chọn thì có lẽ đệ tử sẽ chọn một Thiên thạch rơi ở vùng Siberi xóa sổ những khu vực mà Khựa đang nhằm lấn chiếm của Nga và phá hủy những công trình mà Khựa và Nga đang xây dựng để Nga đang tuồn cho Khựa...

 

Thiên tai này theo như sp hiểu thì không gây hậu quả nghiêm trọng cho con người. Nếu không phải như vậy - không xảy ra, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng - thì sp đoán sai. Chúng ta cứ chờ xem, Từ nay đến hết 15/ 9 Việt lịch còn 26 ngày nữa.

 

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Bà Clinton tỏa sáng, làm nức lòng khán giả đêm tranh luận
Thứ ba, 27/9/2016 | 11:17 GMT+7

 

Câu trả lời sắc bén của bà Clinton với lời chỉ trích của ông Trump đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt thành của khán giả xem trực tiếp cuộc tranh luận.

2-8614-1474949833.jpg

Bà Clinton và những người ủng hộ trong đêm tranh luận trực tiếp với ông Trump. Ảnh: Reuters

 

Hai ứng viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton và Donald Trump vừa kết thúc cuộc tranh luận nảy lửa đầu tiên với hàng loạt vấn đề được đề cập, từ nhà đất, thương mại, đến cuộc chiến chống khủng bố. Mặc dù mục đích của cuộc tranh luận không phải tìm ra người chiến thắng, các cuộc thăm dò cho thấy bà Clinton đã giành được ưu thế đáng kể trước ông Trump sau sự kiện này.

Khảo sát "Ai giành thắng lợi trong cuộc tranh luận đầu tiên" được CNBC thực hiện ngay sau đó đã nhận được ý kiến đánh giá của gần 157.000 người, trong đó 55% đánh giá bà Clinton là người thắng cuộc. 85% độc giả VnExpress được khảo sát cũng cho rằng bà Clinton đã tranh luận thuyết phục hơn ông Trump.

Theo kết quả thăm dò của Fox News, công bố ngay sau khi buổi tranh luận kết thúc, cựu ngoại trưởng Clinton được đánh giá cao hơn đáng kể so với tỷ phú Trump, với tỷ lệ 16/6.

Cũng theo thống kê của CNN, 18/20 cử tri còn đang do dự tại bang Florida đánh giá bà Clinton là người giành chiến thắng trong cuộc tranh luận.

Theo tạp chí Bustler của Mỹ, bà Clinton chính là người đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận bằng phong thái tự tin, mạnh mẽ nhưng cũng không kém phần thư thái, hài hước, hoàn toàn không bị lên gân. Bà đã thể hiện được hết thế mạnh của mình trong cuộc tranh luận, đó là kiến thức và kinh nghiệm về chính sách, và bằng những "cú đòn" được tung ra vào thời điểm hoàn hảo, bà đã gần như khiến ông Trump bị lu mờ.

Trong cuộc tranh luận này, tỷ phú Trump không thể hiện được gì mới mẻ so với hình ảnh của ông hồi năm ngoái. Ngay từ đầu cuộc tranh luận, Trump đã tỏ ra hồi hộp và căng thẳng. Ông thỉnh thoảng bị lạc đề, khoe khoang về khối tài sản của mình, và trong một phút sơ sẩy, ông dường như còn thừa nhận rằng đã không nộp thuế thu nhập liên bang trong ít nhất một năm kinh doanh của mình.

Cựu thị trưởng New York, Rudy Giuliani, một người ủng hộ mạnh mẽ ông Trump, cũng đưa ra nhận định mang tính giảm nhẹ rằng đây không phải là buổi tranh luận tốt nhất của tỷ phú bất động sản.

Theo đánh giá của bình luận viên Seth Millstein, ông Trump đã không tỏa sáng được chút nào trong cuộc tranh luận, thậm chí còn có những lúc "sẩy chân". Giữa thời điểm cao trào của cuộc tranh luận, ông Trump chỉ trích bà Clinton vì chỉ chú tâm chuẩn bị cho sự kiện này mà không dành thời gian đến thăm Philadelphia, và đối thủ của ông đã phản đòn một cách sắc bén.

"Tôi cho rằng Trump chỉ phê phán tôi vì chuẩn bị cho cuộc tranh luận này, và tôi đã làm như vậy", bà Clinton nói. Sau đó, bà quay lại, nhìn thẳng vào ông Trump, và nói một cách chậm rãi. "Ông biết tôi còn chuẩn bị cho điều gì khác nữa không? Tôi chuẩn bị để trở thành tổng thống, và tôi cho đó là một điều tốt".

 

3-1990-1474949834.jpg

Bà Clinton được đánh giá là đã làm lu mờ ông Trump trong đêm tranh luận. Ảnh: Reuters

 

Nghe lời nói này của bà Clinton, đám đông khán giả trong hội trường ào ào vỗ tay, dù người dẫn chương trình đã dặn họ không được gây ồn ào trước đó. Đây có thể coi là thời khắc tỏa sáng của bà Clinton trong đêm tranh luận, nhưng lại là điềm xấu cho ông Trump.

Tuy nhiên, Millstein cũng lưu ý rằng cuộc tranh luận này không phải là yếu tố mang tính quyết định trong cuộc chạy đua. Bà Clinton và ông Trump sẽ còn phải đối mặt với nhau hai lần nữa trước khi cuộc bầu cử diễn ra, và họ vẫn còn 6 tuần trước mặt để chạy nước rút. Những sự kiện khó lường diễn ra trong 6 tuần đó hoàn toàn có thể thay đổi quỹ đạo của cuộc chạy đua.

Tờ Le Monde dẫn nhận xét của một số chuyên gia phân tích người Mỹ đánh giá về cơ bản bà Clinton đã có màn trình diễn thuyết phục hơn mong đợi của những người ủng hộ, nhưng không loại trừ khả năng ông Trump vẫn thu hút được một lượng cử trị nhất định. Phong cách phát biểu phi hệ thống và tùy hứng từng là yếu tố quyết định đến chiến thắng của ông ở vòng sơ bộ.

Dù vậy, cuộc tranh luận hôm nay vẫn chứng kiến sự tỏa sáng của một ngôi sao, đó chính là bà Clinton, Millstein nhấn mạnh.

Trí Dũng - Công Hoàng

Share this post


Link to post
Share on other sites
Thiên thạch cháy rực bầu trời khiến người dân Australia hoảng sợ

Thứ ba, 27/9/2016 | 13:00 GMT+7

 

Người dân bang Queensland, Australia vô cùng sợ hãi khi một thiên thạch khổng lồ bốc cháy đâm xuống biển gây ra rung lắc nhẹ.

VNE-Asteroid-6317-1474950373.png

Thiên thạch khổng lồ bốc cháy khiến mặt đất và nhà cửa ở bang Queensland, Australia rung chuyển. Ảnh minh họa: International Business Times.

 

Nhiều người dân Gladstone, Queensland trông thấy quả cầu lửa sáng rực trên bầu trời vào hôm qua, trước khi nó đâm xuống đất gây ra chấn động nhẹ giống như động đất, theo International Business Times.

Các nhân chứng mô tả quả cầu lửa lao xuống từ bầu trời, kèm theo ánh chớp sáng lòa trên đỉnh đầu và biến mất trên mặt biển. Cảnh sát nhận được nhiều cuộc gọi thông báo về quả cầu lửa, và các thành viên nhóm săn bão Higgins cho rằng thiên thạch đã đâm xuống biển.

Một người đàn ông tình cờ trông thấy vật thể lạ trên bầu trời khi đang ngồi trong xe. "Nó trông giống như một ngôi sao băng và thắp sáng bãi biển, sau khoảng một phút, một tiếng nổ lớn vang lên và sóng xung kích lan tỏa trên mặt nước, khiến chiếc xe của tôi hơi rung lên", người đàn ông cho biết.

"Tôi nghe thấy âm thanh lớn giống như vụ nổ siêu thanh, cảm giác như thứ gì đó di chuyển rất nhanh trong không khí. Tôi không biết nó là gì, thiên thạch hay mảnh rác vũ trụ. Tôi không cảm thấy rung chấn nhưng âm thanh cho thấy một vật thể đâm xuống đất", cư dân tên Lanky Jones chia sẻ.

Miệng hố lớn nhất trên Trái Đất được phát hiện ở Australia do một thiên thạch khổng lồ đâm xuống hành tinh cách đây khoảng 300 triệu năm. "Những va chạm lớn kiểu này có vai trò quan trọng đối với quá trình tiến hóa của Trái Đất", tiến sĩ Andrew Glikson ở Trường Khảo cổ và Nhân chủng học thuộc Đại học Quốc gia Australia, nhận xét.

Xem thêm: Quả cầu kiến lửa khổng lồ vượt qua mọi lực cản

Phương Hoa

=======================

Một bạn trên Fb đã gửi tôi đường link này và đặt vấn đề: Đây có thể coi là một thiên tai không gây hại như tôi đã dự báo trong topic này hay không? Tôi đã trả lời: "Để tôi suy nghĩ".

Thưa quý vị và anh chị em quan tâm.

Dự báo của tôi có hai vế chính: 1/ Một thiên tai có khả năng hủy diệt, nhưng không gây tác hại trên thực tế. 2/ Có tính cảnh báo với những âm mưu từ bên ngoài đến những gía trị và quyền lợi Việt.

Như vậy, thiên thạch này mới chỉ đạt được một vế trong hai vế của nội dung dự báo. Nó không gây sự chú ý của dư luận. Bởi vậy, tôi không xác định sự kiện thiên thạch này là sự kiện trong dự báo của tôi. Tôi tiếp tục chờ đợi và hoặc là tôi sai. Giới hạn của dự báo là hết ngày 15/ 9 Bính Thân Việt lịch.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ nhận tin sốc, Nhật Bản không muốn tuần tra chung

 

(Tin tức 24h) - Sau lời từ chối của Philippines, mới đây Mỹ tiếp tục nhận thêm cú sốc khi Nhật Bản tuyên bố không tham gia tuần tra trên biển Đông.

Nhật Bản không tham gia tuần tra trên biển Đông với Mỹ

Tờ Japan News dẫn lời Đô đốc Tomohisa Takei, Tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ trên biển (JMSDF) Nhật Bản tại hội nghị chuyên đề ở Washington hôm 26/9  cho biết, Nhật Bản không có kế hoạch tham gia hoạt động tuần tra tự do hàng hải trên biển Đông với Mỹ.

Theo ông Tomohisa Takei, chính phủ Nhật Bản đã dự kiến tham gia tuần tra huấn luyện với hải quân Mỹ ở biển Đông và tập trận đa phương với hải quân khu vực. Tuy nhiên, Tokyo không có ý định phối hợp với hải quân Mỹ tuần tra quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trái phép ở biển Đông.

 

title_28169195.jpg

Nhật Bản không tập trận cùng Mỹ trên biển Đông

Vị đô đốc đề nghị tổng thống tương lai của Mỹ sẽ duy trì và củng cố lực lượng trong khu vực Ấn Độ - châu Á - Thái Bình Dương vì cần thiết cho an ninh khu vực và ngăn chặn Trung Quốc.

Ngoài ra, ông Takei cho biết thêm, các cuộc trao đổi và các chuyến thăm giữa lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản với hải quân Trung Quốc đã bị cắt đứt từ nhiều năm và ông hy vọng sẽ nối lại hoạt động hợp tác với hải quân Trung Quốc để cải thiện quan hệ.

Trước đó, phát biểu tại Mỹ hôm 15/9, bà Tomomi Inada, Tân Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản khẳng định, Tokyo có kế hoạch tăng cường hiện diện một cách toàn diện ở biển Đông.

“Nhật Bản, về phần mình, sẽ tăng cường hoạt động ở biển Đông thông qua liên kết huấn luyện chung của JMSDF và Hải quân Mỹ, cũng như trong các cuộc tập trận song phương và đa phương cùng với lực lượng hải quân của khu vực”, nữ Bộ trưởng khẳng định.

 

Philippines buồn lòng vì Mỹ

Trước Nhật Bản, Philippines cũng đã dội gáo nước lạnh vào những toan tính của Washington.

Hôm 13/9, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã lệnh cho Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana tìm mua các thiết bị phục vụ cho cuộc chiến chống ma túy - phiến quân nổi dậy từ các nhà cung cấp Nga và Trung Quốc.

 

title_28166570.jpgT

rước Nhật Bản, Philippines cũng đã dội gáo nước lạnh vào những toan tính của Washington.

 

Ông Duterte cho biết, Philippines chỉ cần những loại máy bay có thể giúp lực lượng an ninh nước này chống lại những kẻ nổi dậy và đám khủng bố tại Mindanao. Ông nói ông muốn mua vũ khí “ở đâu giá rẻ và ở đâu không có những điều kiện ràng buộc và mọi chuyện minh bạch”.

“Tôi không cần máy bay chiến đấu, F-16, nó chẳng có tác dụng gì với chúng ta cả. Chúng ta không có ý định tấn công bất cứ nước nào”, ông Duterte nhấn mạnh.

Cùng với đó, ông Duterte cũng tuyên bố Philippines sẽ không tham gia các cuộc tuần tra trên Biển Đông để tránh liên quan trong một "hành động gây hấn".

“Tôi chỉ muốn tuần tra trong vùng biển của chúng ta”, ông Duterte nói.

Thực tế Mỹ bắt đầu tuần tra chung với Philippines trên Biển Đông từ đầu năm nay trước khi ông Duterte đắc cử tổng thống hồi tháng 5. Hai nước cũng đã tìm kiếm giải pháp tăng cường hợp tác quân sự để đối phó với những tuyên bố chủ quyền vô lý của Trung Quốc tại vùng biển này.

Tuyên bố trên của Philippines cho thấy sự thay đổi trong chính sách của nước này đối với Mỹ. Từ vị trí là một đồng minh thân cận, giờ đây chính quyền Tổng thống Duterte đang muốn tách dần sự lệ thuộc và ảnh hưởng của Mỹ ở quốc gia này.

Nhận định về phản ứng của Philippines với Mỹ, ông Eduardo Tadem, giảng viên chuyên về nghiên cứu châu Á của Đại học Philippines, cho rằng Tổng thống Duterte đang bắt đầu dần cụ thể hóa những tuyên bố của mình thành sự thật.

“Ông Duterte dường như đã bắt đầu cụ thể hóa những tuyên bố của ông ấy bằng cách thực thi một chính sách ngoại giao độc lập. Vấn đề ở đây là kết quả nhận về sẽ là gì? Trung Quốc sẽ thực sự trao đổi những gì?”, ông Eduardo Tadem nhận định.

Trung Dũng

====================

Hì! Cái thế giới này cũng zdui nhể. Nhưng thui, lão hứa rồi - Từ này đến hết 15 tháng 9 Bính Thân Việt lịch, thiên hạ tha hồ chém gió, lão không đánh thuế. "Quân tử nhất ngôn". Lão đi chỗ khác chơi. Lão đang chọn đồ chơi để quảng cáo sức mạnh vũ trụ. Cũng khá bận rộn. Hi. Lão cũng đang "chém gió vung xích chó".

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Hoàn Cầu hoạnh hoẹ Singapore, Thủ tướng Lý Hiển Long lên tiếng


 

02:07 PM - 29/09/2016

Thanh Niên Online

Minh Quang

 

Phát biểu từ Nhật Bản, Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết Singapore không phải là nước có tranh chấp ở Biển Đông nhưng có những lợi ích quan trọng cần phải bảo vệ, đó là quyền tự do hàng hải và hàng không ở vùng biển này.

 

singapore_MBTW.jpg?w=665&encoder=wic&sub
Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore nhấn mạnh quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển ĐôngReuters
Những lợi ích đó cũng bao gồm cả trật tự quốc tế và khu vực trên cơ sở của luật pháp, một trật tự cần thiết để duy trì và bảo vệ các quyền, đặc quyền của tất cả các quốc gia cũng như thể hiện sự tôn trọng đầy đủ các quy trình pháp lý và ngoại giao trong việc giải quyết tranh chấp", Thủ tướng Lý Hiển Long phát biểu trong cuộc họp báo hôm 28.9 cùng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, theo Today Online ngày 29.9.
Thủ tướng Abe đã tiếp lời người đồng cấp Singapore: “Chúng tôi khẳng định tầm quan trọng của luật pháp và sự hợp tác của cộng đồng quốc tế (trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông)”, theo Japan Times.
Cả Thủ tướng Lý Hiển Long và ông Abe không nhắc đến tên Trung Quốc trong phát biểu của mình nhưng cuộc họp báo trong bối cảnh xảy ra tranh cãi giữa Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc và Đại sứ Singapore tại nước này. Hoàn Cầu thời báo được tiếp sức bởi cơ quan ngoại giao Trung Quốc, lên án Singapore thiên vị trong ứng xử.
Singapore và Nhật lâu nay vẫn có quan điểm ủng hộ tự do hàng hải và hàng không, chống các hoạt động quân sự hoá và yêu sách đòi chủ quyền phi lý của Trung Quốc  ở Biển Đông.
singapore2_wepx.jpg?width=485&encoder=wi
Thủ tướng Singapore đang có chuyến thăm Nhật Bản AFP
Đại sứ Singapore Stanley Loh hôm 27.9 đã phản bác những cáo buộc của Hoàn Cầu thời báo trong số báo ngày 21.9. Đại sứ Loh nói rằng tờ báo Trung Quốc đã xuyên tạc khi tường thuật hoạt động của Singapore tại hội nghị thượng đỉnh của Phong trào không liên kết (NAM) diễn ra hồi tuần qua ở Venezuela.
Hoàn Cầu thời báo phủ nhận cáo buộc xuyên tạc và cho rằng "Singapore nên xấu hổ khi chống lại Trung Quốc, một đối tác thương mại lớn của Singapore". Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng bênh vực cho tờ báo này, theo South China Morning Post.
"Sự thật là có một số nước khăng khăng đòi đưa nội dung liên quan đến Biển Đông vào tài liệu của NAM, nhưng đã thất bại bởi vì họ không có được sự chấp thuận của đa số thành viên NAM và những nội dung không đại diện cho sự đồng thuận của các bên liên quan đến vấn đề biển Đông (?)", ông Geng Shuang, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói khi được yêu cầu trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 27.9.

Minh Quang

====================

Hôm nay đã là 30/ 8 Bính Thân Việt lịch. Còn 16 ngày nữa đến giới hạn của lão Gàn. Tuy lời tiên tri của lão Gàn phát biểu: "Năm nay bể Đông sôi sùng sục". Nhưng lão cảnh báo rằng: "Biển Đông không phải chiến trường dứt điểm. Mặc dù nó có thể là cái nguyên cớ của một cuộc chiến tranh kết thúc 'canh bạc cuối cùng'". Nếu bất cứ siêu cường nào chọn biển Đông là chiến trường dứt điểm, sẽ bị thua. Lão khẳng định điều này. Chỉ những cái đầu rất ngu, mới cho rằng lão phát biểu với "tinh thần dân tộc cực đoan".

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

GÓC NHÌN LÝ HỌC VIỆT VÀ TÔ BÚN CHẢ CỦA NGÀI OBAMA.

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH.

Thứ hai, 26/09/2016 - 12:55

Hé lộ thông điệp hy vọng ông Obama đưa ra bên bát bún chả
Chia sẻ
 
 
   
Phần mới của chương trình "Anthony Bourdain: Parts Unknown" vừa ra mắt trên kênh truyền hình CNN, trong đó Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa thưởng thức bún chả với vị đầu bếp trứ danh, vừa đưa ra thông điệp chứa đựng sự hy vọng.
 >> Kịch bản Tổng thống Obama ăn bún chả ở Hà Nội được giữ bí mật trong suốt một năm
 >> Những “điểm cộng” văn hóa của ông Obama trong chuyến thăm Việt Nam
photo-0-1474869047053.jpg
Ông Obama uống bia và ăn bún chả với ông Bourdain khi ở Hà Nội. (Nguồn: Daily Beast)

Theo trang tin Daily Beast, mùa thứ 8 trong loạt chương trình "Anthony Bourdain: Parts Unknown", được phát sóng vào 9 giờ tối 25/9 (giờ Mỹ), đã có cảnh Obama thưởng thức bún chả tại Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức tới Việt Nam của ông hồi tháng 5 năm nay. Như Bourdain đã nhắn tin lên Twitter khi ấy, bữa ăn có giá chỉ 6 USD, rất rẻ đối với người Mỹ.

Bourdain, người đã gọi chuyến đi đầu tiên của ông tới Việt Nam là "trải nghiệm đổi đời", mở đầu chương trình bằng việc trích lời nhà văn Graham Greene, tác giả cuốn "The Quiet American" (Người Mỹ trầm lặng): “Người ta nói rằng dù bạn đang tìm kiếm thứ gì, bạn sẽ tìm thấy nó ở đây... Mùi hương: đó là thứ đầu tiên va vào bạn, hứa hẹn mọi thứ để đổi lấy linh hồn bạn."

Với người dẫn chương trình Bourdain, mùi hương đó là sự kết hợp của khói thoát ra từ ống xả xe máy và thịt nướng. "Một khi đã yêu, bạn sẽ yêu mãi mãi," ông nói về Việt Nam.

Ông Obama không xuất hiện cho tới tận nửa sau của phần phim mới. Đó là một ngày mưa ở Hà Nội, "một ngày bình thường ở thiên đường," như câu pha trò của Bourdain.

Trong một khu vực "của tầng lớp lao động" nằm bên cạnh trung tâm thành phố, Bourdain bị Mật vụ Mỹ kiểm tra an ninh cẩn thận, trước khi đoàn xe chở ông Obama tiến vào. Rồi Tổng thống Mỹ rời khỏi chiếc xe “The Beast” chở ông, vẫy tay chào đám đông và tiến vào quán bún chả.

Daily Beast đánh giá một trong những điều đáng chú ý nhất về bữa ăn của hai ông, bên cạnh mức giá siêu rẻ, là gần như mọi thực khách ở trong quán đều có vẻ chẳng nhận ra ông Obama, chưa nói gì tới Bourdain. Khi họ cụng bia với nhau, Obama rỉ tai Bourdain rằng có lẽ ông không cần phải "lẻn ra ngoài" để uống bia nữa.

Tại phần phim mới, Bourdain cho biết dùng đũa ăn bún đòi hỏi thực khách (phương Tây) phải có "chút kỹ năng" nhất định. Tuy nhiên ông đánh giá Tổng thống Obama có các kỹ năng đó. Suốt bữa ăn, hai ông đã chia sẻ về một số món ăn Đông Nam Á mà họ ưa thích và thảo luận về cách thức ăn uống.

Họ cũng bàn tới Donald Trump, dù không nêu tên ông này, khi nói đến viễn cảnh Mỹ sẽ xây tường cao ngăn cách Mexico. "Chúng ta dường như đang trở nên hướng nội. Ý tôi là chúng ta hiện đang nói về việc sẽ xây một bức tường bao quanh đất nước," Bourdain nói và ca ngợi ông Obama vì sẵn sàng vươn tới những quốc gia không có đồng quan điểm với Mỹ, như Iran và Cuba.

Vừa thưởng thức bún chả, Obama vừa chia sẻ rằng khi thấy những người như Ngoại trưởng John Kerry hay Thượng nghị sỹ John McCain trở lại Việt Nam để “làm lành" với quá khứ, ông lại cảm thấy tràn đầy hy vọng về tương lai của thế giới.

“Sự tiến bộ không phải là một con đường thẳng tắp. Tại bất kỳ nơi nào trên thế giới này, sẽ có những khoảnh khắc chuyện trở nên tệ hại," ông nói. "Nhưng tôi nghĩ rằng mọi vấn đề rồi sẽ được giải quyết" ./.

Theo Linh Vũ (Vietnam+)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đến tận cuối nhiệm kỳ, Tổng thống Obama cũng không “nương tay” với Trung Quốc

30/09/2016

(Thế giới) - Quân đội Mỹ đang triển khai việc đưa những vũ khí tối tân nhất của nước này vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn 3 của chiến lược tái cân bằng châu Á của Mỹ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ông Ashton Carter tuyên bố vào hôm thứ Năm.

>> Cuộc khẩu chiến Trung Quốc - Singapore vì bài báo về Biển Đông
>> Biển Đông: Trung Quốc cảnh báo láng giềng "đừng đùa với lửa"
>> Ông Duterte tố cáo Trung Quốc đứng sau vấn nạn ma túy tại Philippines
>> Ba ngư dân Trung Quốc chết sau khi đụng độ Cảnh sát biển Hàn Quốc
>> Ba ngư dân Trung Quốc chết khi đối đầu cảnh sát biển Hàn Quốc


Theo Carter, Bộ Quốc phòng đang gửi vũ khí tiên tiến nhất của mình cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm F-22 và F-35 máy bay chiến đấu, tàu khu trục tên lửa dẫn đường DDG-1000 và máy bay ném bom chiến lược, và Hoa Kỳ sẽ dành 16 tỷ đô la trong 5 năm tiếp theo để phát triển máy bay tiếp nhiên liệu tầm xa KC-46A Pegasus tại châu Á.

Bộ Quốc phòng cũng đang đầu tư hơn 21 tỷ USD để phát triển hệ thống máy bay ném bom tàng hình tiếp theo, Northrop Grumman B-21 Raider, và chính quyền ông Obama cũng đang gia tăng ngân sách cho những vũ khí dưới biển có khả năng hoạt động trong vùng nước nông, Carter nói.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục nâng cao lợi thế quân sự của nước Mỹ, vì vậy chúng tôi vẫn là quân đội mạnh nhất trong khu vực”, Carter nói trong một bài phát biểu trên tàu sân bay hạt nhân Carl Vinson tại San Diego, California. “Những khoản đầu tư lớn ở thời điểm hiện tại và tương lai sẽ giúp cho chúng tôi giữ được vị thế cao trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương và những nơi khác”.

Đài VOA ngày 30/9 dẫn lời người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết, lĩnh vực quân sự của chiến lược tái cân bằng châu Á của Mỹ đang bước vào giai đoạn 3, trọng điểm là nâng cao và củng cố ưu thế quân sự của quân đội Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tiếp tục xây dựng khung an ninh khu vực bao dung và dựa trên các nguyên tắc đã xác định.

Theo ông Carter, sau khi Tổng thống Barack Obama đưa ra chiến lược tái cân bằng năm 2011, trong giai đoạn 1, quân đội Mỹ chú trọng việc đưa thêm nhiều nhân viên và trang bị tới châu Á-Thái Bình Dương; năm 2015 khi bước vào giai đoạn 2 thì tập trung nâng cao chất lượng trang bị vũ khí và nỗ lực tăng cường cũng như mở rộng quan hệ đồng minh, đối tác ở khu vực này.

Bước vào giai đoạn 3, ông Carter nhấn mạnh quân đội Mỹ sẽ củng cố và phát triển các thành quả đã đạt được trong giai đoạn 2 và đưa thêm nhiều trang bị vũ khí tiên tiến nhất tới châu Á-Thái Bình Dương. Đặc biệt, ông Carter tiết lộ quân đội Mỹ còn nắm trong tay những loại vũ khí mới mà người ngoài không tưởng tượng được và chúng sẽ được đưa tới sử dụng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết thêm, mục đích của chiến lược tái cân bằng châu Á là bảo đảm hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, giúp tất cả các nước, gồm cả Trung Quốc có cơ hội phồn vinh thịnh vượng. Do vậy, Mỹ không thể chấp nhận một số hành động của Trung Quốc ở vùng biển xung quanh, nhưng sẽ nỗ lực cùng quân đội Mỹ giảm thiểu rủi ro đến từ sự hiểu nhầm hay phán đoán sai lầm thông qua đối thoại.

Đây có thể coi là một trong những động thái quân sự cuối cùng của ông Obama ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương để kiềm chế sự ngang ngược và bành chướng lãnh thổ trái phép của Bắc Kinh. Có thể thấy dù chưa đầy 2 tháng nữa ông Obama sẽ mãn nhiệm 8 năm cầm quyền tuy nhiên, ông vẫn nuôi tham vọng “đánh bại” Trung Quốc cho đến tận phút chót.

(Theo Báo Phụ Nữ)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đến tận cuối nhiệm kỳ, Tổng thống Obama cũng không “nương tay” với Trung Quốc

30/09/2016

(Thế giới) - Quân đội Mỹ đang triển khai việc đưa những vũ khí tối tân nhất của nước này vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn 3 của chiến lược tái cân bằng châu Á của Mỹ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ông Ashton Carter tuyên bố vào hôm thứ Năm.

>> Cuộc khẩu chiến Trung Quốc - Singapore vì bài báo về Biển Đông

>> Biển Đông: Trung Quốc cảnh báo láng giềng "đừng đùa với lửa"

>> Ông Duterte tố cáo Trung Quốc đứng sau vấn nạn ma túy tại Philippines

>> Ba ngư dân Trung Quốc chết sau khi đụng độ Cảnh sát biển Hàn Quốc

>> Ba ngư dân Trung Quốc chết khi đối đầu cảnh sát biển Hàn Quốc

Theo Carter, Bộ Quốc phòng đang gửi vũ khí tiên tiến nhất của mình cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm F-22 và F-35 máy bay chiến đấu, tàu khu trục tên lửa dẫn đường DDG-1000 và máy bay ném bom chiến lược, và Hoa Kỳ sẽ dành 16 tỷ đô la trong 5 năm tiếp theo để phát triển máy bay tiếp nhiên liệu tầm xa KC-46A Pegasus tại châu Á.

Bộ Quốc phòng cũng đang đầu tư hơn 21 tỷ USD để phát triển hệ thống máy bay ném bom tàng hình tiếp theo, Northrop Grumman B-21 Raider, và chính quyền ông Obama cũng đang gia tăng ngân sách cho những vũ khí dưới biển có khả năng hoạt động trong vùng nước nông, Carter nói.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục nâng cao lợi thế quân sự của nước Mỹ, vì vậy chúng tôi vẫn là quân đội mạnh nhất trong khu vực”, Carter nói trong một bài phát biểu trên tàu sân bay hạt nhân Carl Vinson tại San Diego, California. “Những khoản đầu tư lớn ở thời điểm hiện tại và tương lai sẽ giúp cho chúng tôi giữ được vị thế cao trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương và những nơi khác”.

Đài VOA ngày 30/9 dẫn lời người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết, lĩnh vực quân sự của chiến lược tái cân bằng châu Á của Mỹ đang bước vào giai đoạn 3, trọng điểm là nâng cao và củng cố ưu thế quân sự của quân đội Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tiếp tục xây dựng khung an ninh khu vực bao dung và dựa trên các nguyên tắc đã xác định.

Theo ông Carter, sau khi Tổng thống Barack Obama đưa ra chiến lược tái cân bằng năm 2011, trong giai đoạn 1, quân đội Mỹ chú trọng việc đưa thêm nhiều nhân viên và trang bị tới châu Á-Thái Bình Dương; năm 2015 khi bước vào giai đoạn 2 thì tập trung nâng cao chất lượng trang bị vũ khí và nỗ lực tăng cường cũng như mở rộng quan hệ đồng minh, đối tác ở khu vực này.

Bước vào giai đoạn 3, ông Carter nhấn mạnh quân đội Mỹ sẽ củng cố và phát triển các thành quả đã đạt được trong giai đoạn 2 và đưa thêm nhiều trang bị vũ khí tiên tiến nhất tới châu Á-Thái Bình Dương. Đặc biệt, ông Carter tiết lộ quân đội Mỹ còn nắm trong tay những loại vũ khí mới mà người ngoài không tưởng tượng được và chúng sẽ được đưa tới sử dụng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết thêm, mục đích của chiến lược tái cân bằng châu Á là bảo đảm hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, giúp tất cả các nước, gồm cả Trung Quốc có cơ hội phồn vinh thịnh vượng. Do vậy, Mỹ không thể chấp nhận một số hành động của Trung Quốc ở vùng biển xung quanh, nhưng sẽ nỗ lực cùng quân đội Mỹ giảm thiểu rủi ro đến từ sự hiểu nhầm hay phán đoán sai lầm thông qua đối thoại.

Đây có thể coi là một trong những động thái quân sự cuối cùng của ông Obama ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương để kiềm chế sự ngang ngược và bành chướng lãnh thổ trái phép của Bắc Kinh. Có thể thấy dù chưa đầy 2 tháng nữa ông Obama sẽ mãn nhiệm 8 năm cầm quyền tuy nhiên, ông vẫn nuôi tham vọng “đánh bại” Trung Quốc cho đến tận phút chót.

(Theo Báo Phụ Nữ)

==========================

 

Bước vào giai đoạn 3, ông Carter nhấn mạnh quân đội Mỹ sẽ củng cố và phát triển các thành quả đã đạt được trong giai đoạn 2 và đưa thêm nhiều trang bị vũ khí tiên tiến nhất tới châu Á-Thái Bình Dương. Đặc biệt, ông Carter tiết lộ quân đội Mỹ còn nắm trong tay những loại vũ khí mới mà người ngoài không tưởng tượng được và chúng sẽ được đưa tới sử dụng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

 

 

Ngay trong topic này, từ hồi năm nẳm, lão Gàn đã xác định Hoa Kỳ có những thứ vũ khí hạng I - mà nó lạ đến mức người ta không biết đặt tên là gì - nhưng không công bố.

Đến nay, ngài Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ tái xác nhận lời tiên tri của lão Gàn. Lão đây có thể đoán ra tính năng của loại vũ khí này. Nhưng thôi! Cái này nói rồi, lão không can thiệp vào chuyện ở thế gian. Còn 15 ngày nữa để thiên hạ chém gió miễn thuế.

PS: À mà wên! Lão cũng quảng cáo cho các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ rằng: Lão đã từng nhiều lần phát biểu ngay trong topic này: "Vũ khí càng hiện đại, thì khả năng vô hiệu hóa càng đơn giản".Cho nên các vị cần giữ bí mật đến phút chót.

 

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấn Độ tố Trung Quốc chặn sông Brahmaputra

04:00 PM - 02/10/2016
Thanh Niên Online
 
Phi Yến
Thêm diễn biến mới nhất cho thấy căng thẳng tiếp tục tăng giữa Ấn Độ - Pakistan, Trung Quốc đã chặn luồng chảy một nhánh của sông Brahmaputra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung cấp nước ở Ấn Độ.
 
antrung-1_NNRX.jpg?w=665&encoder=wic&sub
Một người lính của lực lượng bán quân sự Ấn Độ canh gác trên bờ sông Brahmaputra Reuters
 

Theo The Times of India ngày 2.10, động thái trên đã được triển khai sau khi Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi dọa sẽ từ bỏ Thỏa ước Nước Indus, với nội dung phân chia nước từ các con sông với quốc gia láng giềng Pakistan.

Cũng trong tuần này, ông Modi cũng đưa ra một loạt biện pháp nhằm gia tăng áp lực với Pakistan theo sau vụ một nhóm khủng bố được vũ trang hạng nặng tấn công vào lực lượng đồn trú Ấn Độ gần thị trấn Uri thuộc bang Jammu và Kashmir vào ngày 18.9.

Việc Trung Quốc chặn phụ lưu của sông Brahmaputra đã khiến Ấn Độ đặc biệt quan ngại vì nó chảy vào bang Arunachal Pradesh, và cung cấp nước cho cả Bangladesh.

Trong khi đó, Tân Hoa xã (Trung Quốc) cho hay việc chặn nước nhằm xây dựng dự án thủy điện Lalho trên sông Xiabuqu, một nhánh của sông Yarlung Zangbo (tên Tây Tạng của sông Brahmaputra), thuộc địa bàn của thành phố Xigaze của Tây Tạng.

Từ Xigaze, sông Brahmaputra sẽ chảy vào bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ.

Lalho được Trung Quốc gọi là dự án thủy điện đắt đỏ nhất của nước này, với tổng đầu tư 4,95 tỉ nhân dân tệ (khoảng 740 triệu USD), khởi công từ tháng 6.2014 và dự kiến hoàn tất vào năm 2019.

Phi Yến

==================

Đòn dưới thắt lưng!

Cô gái Ấn Độ sẽ chiến đấu như sư tử, nếu "canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng chiến tranh. Họ sẽ đứng hẳn về phía Hoa Kỳ như lối thoát duy nhất cho dân tộc Ấn.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cựu Đô đốc: Mỹ có thể vô hiệu hóa tiền đồn Trung Quốc ở Biển Đông trong 10 phút

Thứ hai, 03/10/2016 - 16:05
 

Dân trí Đô đốc Dennis Blair, cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia, cựu tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, cảnh báo rằng nếu xảy ra xung đột, quân đội nước này có thể “vô hiệu hóa” các tiền đồn mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông trong vòng từ 10 - 15 phút, trang tin ABC đưa tin ngày 3/10.

 >> Singapore cảnh báo mối đe dọa từ tàu phi quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông
 >> Biển Đông trở thành vấn đề nóng với cử tri gốc Á trong bầu cử tổng thống Mỹ
 >> Biển Đông: Nguy hiểm xu hướng quân sự hóa

 

7893220-3x2-940x627-1475485278259.jpg
Cựu Đô đốc Dennis Blair (Ảnh: ABC)
 

Trang tin ABC của Australia dẫn lời cựu Đô đốc Dennis Blair nhận định rằng nguy cơ xảy ra xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông luôn tồn tại do những bất đồng cơ bản giữa hai nước.

Theo cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ, cả Washington và Bắc Kinh đều không muốn lựa chọn chiến tranh để chấm dứt những bất đồng giữa hai bên. Tuy nhiên, cả hai đều đang mắc kẹt trong những lập trường đối lập tới mức gần như không thể thỏa hiệp.

Ông Blair khẳng định những yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông là “không thể chấp nhận được” đối với Mỹ và sự bế tắc này đã tạo ra một tình huống mà ở đó không bên nào muốn lùi bước trước bên còn lại. Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông, tuy nhiên yêu sách phi lý này đã bị bác bỏ trong phán quyết của Tòa trọng tài thường trực ở La Hay (Hà Lan) hồi tháng 7, liên quan tới vụ kiện do Philippines khởi xướng từ năm 2013.

“Tôi nghĩ rằng cả hai nước đều gần như không thể hiểu được những gì đang diễn ra với bên còn lại và cũng không thể tìm ra sự thỏa hiệp mà cả hai nước có thể trông cậy vào”, cựu tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ cho biết.

“Điều đó có thể dẫn đến xung đột. Hiểu nhầm, sau đó tới sợ hãi và tới xung đột”, ông Blair nhận định.

Cũng theo cựu đô đốc Mỹ, trong trường hợp xảy ra xung đột thực sự thì lực lượng quân đội Mỹ có thể “vô hiệu hóa” các tiền đồn của Trung Quốc, vốn được xây dựng phi pháp trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông, “trong vòng 10 đến 15 phút”.

Ông Blair cũng kêu gọi Lực lượng Quốc phòng Australia cùng tham gia các cuộc tập trận chung với Mỹ tại khu vực Biển Đông. “Tôi nghĩ các tàu Australia và Mỹ nên tập trận cùng nhau ở Biển Đông nhằm thể hiện một điều rằng, khi cần thiết, hai nước có thể gửi lực lượng vũ trang tới các tuyến hàng hải và hàng không quốc tế”.

Thành Đạt

Theo ABC

==================

Theo cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ, cả Washington và Bắc Kinh đều không muốn lựa chọn chiến tranh để chấm dứt những bất đồng giữa hai bên. Tuy nhiên, cả hai đều đang mắc kẹt trong những lập trường đối lập tới mức gần như không thể thỏa hiệp.

 

Nhận định này không có gì mới. lão Gàn nói lâu rồi - Từ cuộc họp Thượng Đỉnh Hoa Kỳ - Trung Quốc: "cánh của ngoại giao đã khép lại".
 

“Tôi nghĩ rằng cả hai nước đều gần như không thể hiểu được những gì đang diễn ra với bên còn lại và cũng không thể tìm ra sự thỏa hiệp mà cả hai nước có thể trông cậy vào”, cựu tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ cho biết.

“Điều đó có thể dẫn đến xung đột. Hiểu nhầm, sau đó tới sợ hãi và tới xung đột”, ông Blair nhận định.

 

Cái này thì cứ từ từ, còn 12 ngày nữa mới hết giới hạn của lão Gàn (16/ 9 Bính Thân Việt lịch). Lão cũng nói rồi: Lão phải xóa sổ cái liên minh ma quỷ chống lại cội nguồn văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương Tử.

Cũng còn phải chờ sự cảnh cáo của sức mạnh vũ trụ sẽ xảy ra trước ngày 16/ 9 Bính Thân Việt lịch nữa chứ nhể!

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ka. Ka. Ka. Aygia thật thà quá. Thấy thiên hạ cứ tập trận dọa nhau chơi, sư phụ cũng chém gió dọa vậy thui. Sư phụ cũng chỉ đoán thế, chứ cũng chưa biết cái gì sẽ xảy ra. Khả năng một trận động đất lớn sẽ xảy ra nhiều hơn. Có thể ở Nam Mỹ hoặc gần đó và ko ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của con người.

 

 

 

Mỹ cảnh báo động đất ở Nam California ( bờ Tây nước Mỹ ) trong vài ngày tới ( cụ thể là trong vòng 48 h nữa )

 

Văn phòng các vấn đề khẩn cấp của thống đốc bang California (Mỹ) đã lên tiếng cảnh báo sau khi phát hiện một loạt các đợt địa chấn nhỏ bên dưới Biển Salton, vốn nằm trực tiếp trên đứt gẫy San Andreas, theo tờ Orange County Register ngày 1.10.Tổng cộng các chuyên gia đã đếm được 142 trận động đất nhỏ bắt đầu từ 26.9 gần bãi biển Bombay ở rìa cực nam của đứt gẫy. Những đợt rung lắc này dao động từ 1,4 đến 4,3 độ Richter, theo cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS).

 

Giới khoa học ước tính khả năng xảy ra động đất với cường độ từ 7 độ Richter trở lên ở phần phía nam của đứt gẫy San Andreas có thể lên đến 1:100 và thấp nhất là 1:3.000, từ đây cho đến ngày 4.10 (giờ Mỹ). 

 

Động đất dọc theo San Andreas thường xảy ra mỗi 300 năm/lần, theo nhà địa vật lý Morgan Page của USGS. Tuy nhiên, mũi cực nam của đứt gẫy này vẫn chưa bùng nổ lần này kể từ năm 1690.

 

“Hiện áp lực đang dồn ứ tại mũi nam ở mức đáng kể”, theo chuyên gia Page.

Thống đốc Jerry Brown đã ký vào dự luật thiết lập hệ thống cảnh báo sớm toàn bang nhằm thông tin về các nguy cơ động đất đến điện thoại di động, các kênh phát thanh và những thiết bị khác.

 

Phi Yến

 

Bây giờ làm sao? Lão chỉ còn dưới 24g để quyết định?!  Thôi bây giờ lão "quăng dép xin xâm": Nếu từ 1g ngày mùng 5/ 10 2016, đến hết 23 g ngày 5/ 10 2016, số lượng người đóng học phí lớp Địa Lý phong thủy Lạc Việt trên 30 người thì trận động đất ở bang Califoornia sẽ không xảy ra. Nếu dưới số này sẽ xảy ra. Và nếu trên 9 độ Richter thì lão Gàn xác nhận, đây chính là thiên tai kinh hoàng cảnh báo những siêu cường nào lăm le đụng tới Việt Nam.

Hy vọng trận động đất naỳ ko ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân nơi đây, như lời tiên tri.

 

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bây giờ làm sao? Lão chỉ còn dưới 24g để quyết định?!  Thôi bây giờ lão "quăng dép xin xâm": Nếu từ 1g ngày mùng 5/ 10 2016, đến hết 23 g ngày 5/ 10 2016, số lượng người đóng học phí lớp Địa Lý phong thủy Lạc Việt trên 30 người thì trận động đất ở bang Califoornia sẽ không xảy ra. Nếu dưới số này sẽ xảy ra. Và nếu trên 9 độ Richter thì lão Gàn xác nhận, đây chính là thiên tai kinh hoàng cảnh báo những siêu cường nào lăm le đụng tới Việt Nam.

Hy vọng trận động đất naỳ ko ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân nơi đây, như lời tiên tri.

 

 

Lão Gàn đã từng hóa giải nhiều dự báo động đất của những nhà khoa học Hoa Kỳ. Đây là chuyện đã nhiều lần thể hiện lặp lại trên dd lyhocdongphuong.org.vn. Nhưng lão có nhiều thân chủ ở California. Lão cũng e ngại cho sự an nguy của họ. Lão lại không có bản đồ chi tiết vùng này, để định vị khả năng động đất ở nơi mà các nhà khoa hịc Mỹ dự báo để quyết định.Híc.

Một lần nữa lão hy vọng chắc chắn lão dự báo đúng:

Thiên tai khủng, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của con người. Lão chỉ sợ sai một ly nó dộng thẳng vào các thành phố trên đất liền. Híc!

Nếu xác định trận động đất này ko xảy ra thì từ nay đến hết 15/ 9 Bính Thân Việt lịch, xác xuất xảy ra theo như dự báo của lão quá thấp.Đành chờ kết quả "quăng dep xin xâm" của lão Gàn.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites