Posted 31 Tháng 8, 2016 Mỹ đoàn kết với đồng minh bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông (TTXVN/Vietnam+) 31/08/2016 19:51 GMT+7 AFP đưa tin Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 31/8 cho biết Washington liên kết với các đồng minh của mình trong việc duy trì các quyền tự do hàng hải ở Biển Đông sau phán quyết hôm 12/7 của Tòa Trọng tài về vùng biển tranh chấp này. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. (Nguồn: AFP/TTXVN) Phát biểu trong chuyến thăm New Delhi, Ngoại trưởng Kerry nói rằng Mỹ không có tuyên bố chủ quyền với Biển Đông nhưng sẽ bảo vệ các quyền tự do hàng hải.Ông Kerry nói: "Chúng tôi muốn nói rõ ràng rằng chúng tôi sẽ bảo vệ những quyền của chúng tôi và sẽ sát cánh với các đồng minh. Mỹ và các nước khác đoàn kết thành một liên minh tôn trọng tự do hàng hải, những quy tắc và chuẩn mực của luật biển cũng như pháp quyền với sự tôn trọng quyền tiếp cận biển khơi."Những phát biểu trên được đưa ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20), diễn ra từ ngày 4-5/9 tại Hàng Châu, Trung Quốc, một sự kiện có thể chứng kiến căng thẳng giữa các nước liên quan đến những tranh chấp lãnh thổ./. ====================== Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào biển Đông một cách quyết liệt nhất, kể cả chấp nhận chiến tranh. Đây là sự xác định của lão Gàn từ 2008 - khi tàu của Trung Quốc thò chiếc kéo bẩn thỉu cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam. Nếu các người thật sự muốn hòa bình thì còn một cơ hội không chắc chắn - theo kiểu "méo mó có hơn không" - vào tháng 8 Âm lịch này. Điều kiện tiên quyết vẫn phải là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được tôn vinh. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 9, 2016 Trung Quốc lo hội nghị thượng đỉnh G20 đổ bể Bắc Kinh lo ngại phương Tây và các đồng minh sử dụng tranh chấp lãnh thổ và bảo hộ mậu dịch phá hỏng ý định chiến lược của mình tại hội nghị thượng đỉnh G20. Mỹ - Trung sẽ bàn về Biển Đông bên lề G20 / Trung Quốc có thể bồi đắp bãi cạn Scarborough sau hội nghị G20 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Thủ tướng Lý Khắc Cường. Ảnh: AFP Mặc dù hy vọng củng cố vị thế cường quốc thế giới thông qua việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) tại Hàng Châu vào 4-5/9, Bắc kinh vẫn tỏ ra lo ngại phương Tây và các đồng minh sẽ tìm cách phủ nhận mọi nỗ lực và vai trò của mình trên trường quốc tế. Vì thế, đảm bảo điều này không xảy ra sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và chỉ dấu để Bắc Kinh đánh giá mức độ thành công của hội nghị, theo Reuters. Bình luận viên về Trung Quốc Ben Blanchard nhận định Bắc Kinh đang muốn sử dụng hội nghị để đề xuất một chiến lược lớn nhằm thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều khả năng các cuộc đàm phán này sẽ bị phủ bóng bởi những tranh cãi trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ và bảo hộ mậu dịch. "Trung Quốc đang cảm thấy dường như người Mỹ đang cố gắng bao vây họ", một phái viên cấp cao phương Tây mô tả các cuộc trao đổi với quan chức Trung Quốc trước G20. Trung Quốc gần đây thể hiện sự tức giận trước phán quyết của Tòa Trọng tài, bác bỏ yêu sách phi lý của nước này trên Biển Đông. Bắc Kinh cáo buộc chính Washington mới là nhân tố đứng đằng sau vụ kiện được khởi xưởng bởi Manila. Bắc Kinh luôn khẳng định họ không muốn những vấn đề trên phủ bóng lên hội nghị thượng đỉnh G20, một sự kiện quốc tế quan trọng có sự tham gia của nhiều nguyên thủ và lãnh đạo trên thế giới. Truyền thông nhà nước Trung Quốc tung hô rằng đây là cơ hội để Trung Quốc thể hiện vai trò lãnh đạo trong việc hình thành quy tắc quản trị toàn cầu và vượt lên với tốc độ tăng trưởng toàn cầu bền vững. Tờ Nhân dân nhật báo tuyên bố hội nghị G20 lần này sẽ là một trong những hội nghị hiệu quả nhất. Tuy nhiên, một bài báo đăng trên tờ Study Times hồi giữa tháng 8 lại lo ngại các nước phương Tây đang cố gắng nhằm loại trừ một Trung Quốc đang "trỗi dậy" và bác bỏ vai trò của Bắc Kinh trên trường quốc tế bằng cách thiết lập các cơ chế như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Lo ngại đồng minh của Mỹ Ngày 25/8, ủy viên Quốc vụ viện phụ trách ngoại giao của Trung Quốc, Dương Khiết Trì đã kêu gọi Nhật Bản nên "đóng vai trò xây dựng" tại hội nghị thượng đỉnh G20, trong bối cảnh Bắc Kinh lo ngại Tokyo có kế hoạch can dự vào cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Wang Youming, Giám đốc chương trình về các nước đang phát triển tại Học viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc cho biết trên Global Times rằng càng đến gần hội nghị thượng đỉnh G20, "Nhật Bản càng cố tình tìm cách gây rắc rối". "Nhật Bản can dự vào các vấn đề Biển Đông và biển Hoa Đông bằng cách hỗ trợ Philippines, hay kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của 'cái gọi là' Tòa Trọng tài. Nhật Bản giở các thủ đoạn cũ và không thể không nghĩ rằng họ đang tìm cách làm mọi chuyện rối tung lên", Youming cáo buộc. Về kinh tế, Trung Quốc cũng không hài lòng trước những nghi ngại của Anh và Australia về chiến lược đầu tư nước ngoài của Bắc Kinh, khi khẳng định thái độ của London và Canberra là biểu hiện của chủ nghĩa bảo hộ và sự hoang tưởng. Australia mới đây đã ngăn cản thương vụ bán hệ thống cung cấp năng lượng lớn nhất nước này cho Trung Quốc với giá 7,7 tỷ USD, trong khi Anh đã trì hoãn một dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân do Trung Quốc đầu tư với số vốn lên đến 24 tỷ USD. Joerg Wuttke, Chủ tịch phòng Thương mại của Liên minh châu Âu (EU) ở Trung Quốc cho biết ngày càng nhiều quan chức phương Tây lo ngại về hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc. Họ công khai phản đối việc các doanh nghiệp này bị đối xử không công bằng và cho rằng Trung Quốc đang có thái độ bảo hộ cho các công ty của mình. "Một điều chắc chắn là Trung Quốc rất mong muốn G20 diễn ra suôn sẻ. Điều này rất quan trọng, đó là niềm tự hào quốc gia. Nhưng đây sẽ là một thách thức rất lớn đối với Bắc Kinh", một nhà ngoại giao phương Tây nhận định. Xem thêm: Trung Quốc có thể đang chờ thời khuấy bão Biển Đông. Thành phố Trung Quốc lột xác cho hội nghị G20 Nguyễn Hoàng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 9, 2016 Trung Quốc lo hội nghị thượng đỉnh G20 đổ bể Bắc Kinh lo ngại phương Tây và các đồng minh sử dụng tranh chấp lãnh thổ và bảo hộ mậu dịch phá hỏng ý định chiến lược của mình tại hội nghị thượng đỉnh G20. Mỹ - Trung sẽ bàn về Biển Đông bên lề G20 / Trung Quốc có thể bồi đắp bãi cạn Scarborough sau hội nghị G20 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Thủ tướng Lý Khắc Cường. Ảnh: AFP Mặc dù hy vọng củng cố vị thế cường quốc thế giới thông qua việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) tại Hàng Châu vào 4-5/9, Bắc kinh vẫn tỏ ra lo ngại phương Tây và các đồng minh sẽ tìm cách phủ nhận mọi nỗ lực và vai trò của mình trên trường quốc tế. Vì thế, đảm bảo điều này không xảy ra sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và chỉ dấu để Bắc Kinh đánh giá mức độ thành công của hội nghị, theo Reuters. Bình luận viên về Trung Quốc Ben Blanchard nhận định Bắc Kinh đang muốn sử dụng hội nghị để đề xuất một chiến lược lớn nhằm thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều khả năng các cuộc đàm phán này sẽ bị phủ bóng bởi những tranh cãi trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ và bảo hộ mậu dịch. "Trung Quốc đang cảm thấy dường như người Mỹ đang cố gắng bao vây họ", một phái viên cấp cao phương Tây mô tả các cuộc trao đổi với quan chức Trung Quốc trước G20. Trung Quốc gần đây thể hiện sự tức giận trước phán quyết của Tòa Trọng tài, bác bỏ yêu sách phi lý của nước này trên Biển Đông. Bắc Kinh cáo buộc chính Washington mới là nhân tố đứng đằng sau vụ kiện được khởi xưởng bởi Manila. Bắc Kinh luôn khẳng định họ không muốn những vấn đề trên phủ bóng lên hội nghị thượng đỉnh G20, một sự kiện quốc tế quan trọng có sự tham gia của nhiều nguyên thủ và lãnh đạo trên thế giới. Truyền thông nhà nước Trung Quốc tung hô rằng đây là cơ hội để Trung Quốc thể hiện vai trò lãnh đạo trong việc hình thành quy tắc quản trị toàn cầu và vượt lên với tốc độ tăng trưởng toàn cầu bền vững. Tờ Nhân dân nhật báo tuyên bố hội nghị G20 lần này sẽ là một trong những hội nghị hiệu quả nhất. Tuy nhiên, một bài báo đăng trên tờ Study Times hồi giữa tháng 8 lại lo ngại các nước phương Tây đang cố gắng nhằm loại trừ một Trung Quốc đang "trỗi dậy" và bác bỏ vai trò của Bắc Kinh trên trường quốc tế bằng cách thiết lập các cơ chế như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Lo ngại đồng minh của Mỹ Ngày 25/8, ủy viên Quốc vụ viện phụ trách ngoại giao của Trung Quốc, Dương Khiết Trì đã kêu gọi Nhật Bản nên "đóng vai trò xây dựng" tại hội nghị thượng đỉnh G20, trong bối cảnh Bắc Kinh lo ngại Tokyo có kế hoạch can dự vào cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Wang Youming, Giám đốc chương trình về các nước đang phát triển tại Học viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc cho biết trên Global Times rằng càng đến gần hội nghị thượng đỉnh G20, "Nhật Bản càng cố tình tìm cách gây rắc rối". "Nhật Bản can dự vào các vấn đề Biển Đông và biển Hoa Đông bằng cách hỗ trợ Philippines, hay kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của 'cái gọi là' Tòa Trọng tài. Nhật Bản giở các thủ đoạn cũ và không thể không nghĩ rằng họ đang tìm cách làm mọi chuyện rối tung lên", Youming cáo buộc. Về kinh tế, Trung Quốc cũng không hài lòng trước những nghi ngại của Anh và Australia về chiến lược đầu tư nước ngoài của Bắc Kinh, khi khẳng định thái độ của London và Canberra là biểu hiện của chủ nghĩa bảo hộ và sự hoang tưởng. Australia mới đây đã ngăn cản thương vụ bán hệ thống cung cấp năng lượng lớn nhất nước này cho Trung Quốc với giá 7,7 tỷ USD, trong khi Anh đã trì hoãn một dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân do Trung Quốc đầu tư với số vốn lên đến 24 tỷ USD. Joerg Wuttke, Chủ tịch phòng Thương mại của Liên minh châu Âu (EU) ở Trung Quốc cho biết ngày càng nhiều quan chức phương Tây lo ngại về hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc. Họ công khai phản đối việc các doanh nghiệp này bị đối xử không công bằng và cho rằng Trung Quốc đang có thái độ bảo hộ cho các công ty của mình. "Một điều chắc chắn là Trung Quốc rất mong muốn G20 diễn ra suôn sẻ. Điều này rất quan trọng, đó là niềm tự hào quốc gia. Nhưng đây sẽ là một thách thức rất lớn đối với Bắc Kinh", một nhà ngoại giao phương Tây nhận định. Xem thêm: Trung Quốc có thể đang chờ thời khuấy bão Biển Đông. Thành phố Trung Quốc lột xác cho hội nghị G20 Nguyễn Hoàng Đổ bể thì sẽ không đến nỗi đổ bể nghiêm trọng. Nhưng nó sẽ rất hài. Hì. Ai rách việc theo dõi sự kiện này nha. Cười chơi cho zdui. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 9, 2016 Thế đối đầu nguy hiểm Trung - Mỹ tại những vùng “biển nóng” Công Thuận | 01/09/2016 21:41 Sự kết hợp của các sự kiện gần đây, vốn được củng cố bằng những căng thẳng mang tính lịch sử kéo dài hơn 60 năm qua, đã biến Tây Thái Bình Dương thành một trong những nơi nguy hiểm nhất trên thế giới. Theo bình luận viên lâu năm của tờ Thời báo Tài chính Gideon Rachman, căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ "là một trong những chủ đề nổi bật và nguy hiểm nhất trong nền chính trị quốc tế". Chỉ trong năm tháng qua, tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc, trong đó có cả đồng minh thân cận nhất của Washington trong khu vực - Nhật Bản - đã làm tất cả mọi thứ nhưng may mắn là vẫn chưa để xảy ra va chạm nhau. Và, khi Bắc Kinh tiếp tục xây dựng những căn cứ trên các đảo mà Trung Quốc cải tạo trái phép nằm rải rác trên Biển Đông, Mỹ cũng triển khai máy bay ném bom chiến lược tầm xa có khả năng đem hạt nhân ở Australia và Guam. Theo tờ Tiêu điểm Chính sách Đối ngoại (Mỹ), đã nhiều lần Bắc Kinh và Washington rơi và cuộc khẩu chiến gay gắt. Khi Washington điều hai nhóm tàu sân bay chiến đấu tới khu vực, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân đã cảnh báo Mỹ "thận trọng". Trong khi giới chức Mỹ đưa ra "lằn ranh đỏ" tại bãi cạn Scarborough ở Biển Đông gần với Philippines, một bài xã luận trên tờ Thời báo Hoàn cầu, ấn phẩm của tờ Nhân dân Nhật báo - Cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cảnh báo rằng hành động của Mỹ "làm tăng nguy cơ về cuộc chạm trán với Trung Quốc". Đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn nói rằng Bắc Kinh nên chuẩn bị cho một "chiến tranh nhân dân trên biển". Bên cạnh đó, việc Nhật Bản bổ nhiệm một người theo chủ nghĩa dân tộc làm Bộ trưởng Quốc phòng nước này cùng với quyết định của Mỹ triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo ở Hàn Quốc đã "đổ thêm dầu vào lửa" vào cuộc chiến này. Trong vài tuần qua, tàu hải cảnh và tàu cá của Trung Quốc đã thách thức tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản liên quan đến quần đảo Senkaku do Tokyo kiểm soát nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông, và máy bay chiến đấu của Trung Quốc và Nhật Bản đang tham gia vào những trò chơi nguy hiểm. Trong một sự kiện đặc biệt đáng lo ngại, chiến đấu cơ của Nhật Bản đã khóa mục tiêu là một máy bay ném bom Trung Quốc trên màn hình radar chiến đấu. Trong khi Washington không có quan điểm chính thức đứng về bên nào liên quan đến quần đảo tranh chấp này, Mỹ cam kết bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp xảy ra bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào với Trung Quốc. Đằng sau hành vi hiếu chiến ở cả hai phía Trung Quốc và Mỹ là vấn đề an ninh cơ bản, một tình trạng nguy hiểm khi hai cường quốc có vũ khí hạt nhân mâu thuẫn với nhau. Từ quan điểm của Bắc Kinh, Washington đang tìm cách "kiềm chế" Trung Quốc như Mỹ đã làm với Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Dựa vào động thái gần đây trong khu vực, rất khó để phản bác kết luận của Bắc Kinh. Tàu săn ngầm lớp Tân Cương 037-IS của Trung Quốc nhả đạn pháo trong một cuộc tập trận bắn đạn thật. Sau 20 năm vắng bóng, quân đội Mỹ đã trở lại ở Philippines. Washington đang triển khai các hệ thống chống tên lửa ở Hàn Quốc và Nhật Bản và làm sâu sắc hơn mối quan hệ quân sự với Australia, Indonesia và Ấn Độ. Chiến lược "xoay trục sang châu Á" của Chính quyền của Tổng thống Obama đã chuyển số lượng lớn các lực lượng vũ trang Mỹ từ Đại Tây Dương và Trung Đông đến châu Á. Chiến lược Tác chiến Không-Biển (Air Sea Battle hay ASB) của Washington - mới đổi tên thành JAM-GC (Joint Concept for Access and Maneuver in the Global Commons) - được cho là nhằm vô hiệu hóa chiến lược chống xâm nhập - chống tiếp cận (A2/AD) của Trung Quốc. Về phần mình, Trung Quốc đang đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân sự quy mô lớn, một phần là vì Bắc Kinh cảm thấy bị đe dọa bởi hai hoạt động của Mỹ. Đầu tiên, Trung Quốc đã bị choáng váng bởi việc quân đội Mỹ đã nhanh chóng đánh bại quân đội Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh thứ nhất, với hầu như không có thương vong về phía Mỹ. Lần thứ 2 là năm 1996, khi Chính quyền Clinton triển khai hai nhóm tàu sân bay ở eo biển Đài Loan trong một giai đoạn căng thẳng tăng cao giữa Bắc Kinh và Đài Loan. Tuy nhiên, bất chấp tất cả sự nâng cấp này, quân đội Trung Quốc vẫn cần một thời gian dài nữa mới có thể để thách thức được Mỹ. Hải quân Trung Quốc hiện chỉ có một tàu sân bay nhỏ, trong khi Mỹ có 10 tàu sân bay cỡ lớn, cộng với một kho vũ khí hạt nhân lớn hơn nhiều so với lực lượng khiêm tốn của Bắc Kinh. Suy nghĩ này cũng được Nhật Bản chia sẻ và đây là điều đáng lo ngại. Quân đội Nhật Bản đã luôn luôn có quan điểm thổi phồng bản thân và về mặt truyền thống là đánh giá thấp khả năng của Trung Quốc. Tóm lại, Mỹ và Nhật Bản cho rằng họ không bị đe dọa bởi quân đội theo mô hình mới của Trung Quốc, và cũng không coi đó là một mối đe dọa nghiêm trọng. Đó là suy nghĩ nguy hiểm nếu nó dẫn đến kết luận rằng Trung Quốc sẽ luôn lùi bước khi một cuộc đối đầu trở nên tồi tệ. Sự hiếu chiến và ảo tưởng là bạn đồng hành nguy hiểm trong bầu không khí căng thẳng hiện nay. Nhật Bản lập một chức bộ trưởng mới phụ trách hợp tác với Nga theo Báo tin tức ======================= Chưa đến giữa tháng 9 Bính Thân Việt lịch. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 9, 2016 Đổ bể thì sẽ không đến nỗi đổ bể nghiêm trọng. Nhưng nó sẽ rất hài. Hì. Ai rách việc theo dõi sự kiện này nha. Cười chơi cho zdui. Tổng thống Obama: Trung Quốc sẽ thấy hậu quả nếu phạm luật trên Biển Đông Thứ bảy, 03/09/2016 - 08:43 Dân trí Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 2/9 kêu gọi Trung Quốc tránh những hành động phô diễn sức mạnh và cần hành xử có trách nhiệm hơn trong tranh chấp với các nước khác trên Biển Đông, đồng thời khẳng định Washington sẽ có những biện pháp cứng rắn nếu Bắc Kinh vi phạm luật pháp quốc tế trên bất kỳ lĩnh vực nào. >> Trung Quốc “vắt kiệt” nguồn cá ở ngư trường Biển Đông >> Philippines: Trung Quốc sẽ “thua cuộc” nếu phớt lờ phán quyết Biển Đông >> Mỹ ký thỏa thuận quân sự với Ấn Độ, “nắn gân” Trung Quốc ở Biển Đông Tổng thống Mỹ Barack Obama (Ảnh: Salon) Trong cuộc phỏng vấn với đài CNN hôm 2/9, Tổng thống Barack Obama nói rằng Mỹ ủng hộ Trung Quốc “trỗi dậy hòa bình” nhưng Bắc Kinh cần hiểu rằng “sức mạnh càng lớn thì trách nhiệm càng cao”. “Nếu bạn ký một hiệp ước kêu gọi áp dụng biện pháp trọng tài quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề trên biển, thì dù cho thực tế là bạn có lớn hơn Philippines hay Việt Nam hoặc bất kỳ nước nào khác, thì đó cũng không phải là lý do để bạn đi khắp nơi phô trương sức mạnh. Bạn phải tuân thủ theo luật pháp quốc tế”, ông Obama nói. Tổng thống Mỹ cho biết Washington đã hối thúc Bắc Kinh tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực quốc tế. “Khi chúng tôi thấy họ (Trung Quốc) vi phạm luật pháp và chuẩn mực quốc tế, như chúng ta đã thấy trong một số vụ việc ở Biển Đông hay trong một số hành vi của họ về chính sách kinh tế, chúng tôi luôn cứng rắn. Và chúng ta phải cho họ thấy rằng những hành động đó sẽ phải gánh chịu hậu quả”, ông Obama nhấn mạnh. Cũng theo người đứng đầu Nhà Trắng, Trung Quốc không thể trông chờ vào việc theo đuổi những chính sách hám lợi mà chỉ mang lại lợi ích cho chính bản thân nước này trong khi Bắc Kinh đã trở nên giàu có hơn và là một nước có thu nhập trung bình. Mặc dù là thành viên tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, nhưng Trung Quốc ngang nhiên phủ nhận phán quyết ngày 12/7 của Tòa trọng tài thường trực được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS liên quan tới vụ kiện do Philippines khởi xướng. Theo đó, tòa trọng tài đã bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn” phi lý do Bắc Kinh tự ý vẽ ra trên Biển Đông. Phát biểu của Tổng thống Obama được đưa ra khi chỉ còn vài ngày nữa, ông sẽ tới Trung Quốc để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tại thành phố Hàng Châu vào tuần tới và có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Thành Đạt Theo CNA ======================= Tổng thống Mỹ cho biết Washington đã hối thúc Bắc Kinh tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực quốc tế. “Khi chúng tôi thấy họ (Trung Quốc) vi phạm luật pháp và chuẩn mực quốc tế, như chúng ta đã thấy trong một số vụ việc ở Biển Đông hay trong một số hành vi của họ về chính sách kinh tế, chúng tôi luôn cứng rắn. Và chúng ta phải cho họ thấy rằng những hành động đó sẽ phải gánh chịu hậu quả”, ông Obama nhấn mạnh. Quý vị và anh chị em rách việc theo dõi sự kiện G20 này vui lém. Hì. Còn phát biểu cứng rắn của hai phía Hoa Kỳ và Trung Quốc, kiểu gì cũng phải sau nửa đầu tháng 9 Việt lịch đã. Lão còn phải ún trà ngon thượng hạng, nhấm nháp bánh Trung Thu trong tháng 8 Âm lịch đã. Hãy đợi đấy! Ấy là lão cứ chém gió thế! Hi. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 9, 2016 TQ 'chơi khăm' Obama, không cấp xe thang xuống máy bay? Mới tới Trung Quốc chưa đầy một ngày mà phái đoàn của Obama đã phải hứng chịu rất nhiều phiền hà và rắc rối liên quan tới thủ tục ngoại giao. Obama ban đầu không thể xuống Không lực Một vì không có thang. Vấn đề nảy sinh ngay khi Tổng thống Barack Obama vừa đặt chân tới đất Trung Quốc. Không hề có xe thang nào chờ ông ở cửa chiếc Không lực Một. Trên đường băng, nhân viên tổng thống Mỹ vất vả tìm kiếm một chiếc thang giúp Obama xuống đất. Khi cánh báo chí Nhà Trắng đứng vào hàng để đợi nghi thức tiếp đón từ nước chủ nhà, những gì họ nhận được chỉ là một cán bộ Trung Quốc đang la hét với đoàn Mỹ. Nhân viên an ninh kiểm tra đường băng. Người đàn ông Trung Quốc yêu cầu báo chí Nhà Trắng phải đi khỏi khu vực sân bay. Phía Mỹ phải cố giải thích rằng đây là máy bay của Barack Obama và họ tháp tùng tổng thống. Tuy nhiên, người đàn ông Trung Quốc hét lên: “Đây là đất nước của chúng tôi”. Obama gặp gỡ phái đoàn Trung Quốc ở sân bay. Người này sau đó tìm cách ngăn cản cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice và phụ trách báo chí Ben Rhodes đến gần chiếc Không lực Một. Tổng thống Obama bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến thăm lần này của ông Obama tới Hàng Châu dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 sẽ là lần cuối cùng trong nhiệm kỳ 8 năm làm tổng thống. Suốt 8 năm qua, mối quan hệ giữa hai bên Trung Quốc-Mỹ chưa bao giờ có dấu hiệu yên ổn. Chính sách hướng đông của Mỹ khiến Trung Quốc rất lo ngại trong tham vọng vươn lên bá chủ toàn cầu. Ngày 3.9, một số quan chức Nhà Trắng Mỹ tới trước đón Obama đã bị các nhân viên Trung Quốc chặn cửa. “Tổng thống Mỹ sẽ tới đây trong một giờ nữa”, một nhân viên Nhà Trắng giải thích trong vô vọng. Thậm chí, suýt chút nữa một cuộc ẩu đả đã diễn ra giữa phái đoàn Mỹ và những nhân viên người Trung Quốc. Một quan chức Mỹ nói: “Bình tĩnh nào, làm ơn. Xin hãy bình tĩnh”. Hai bên hội đàm nhưng không thu được kết quả khả quan. 20 phút trước khi Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có mặt, hai bên vẫn tranh cãi bên ngoài căn phòng lãnh đạo hai cường quốc gặp mặt. Trung Quốc cương quyết nói rằng không đủ chỗ cho 12 nhà báo tháp tùng Obama. Phía Mỹ phủ nhận, chỉ tay về phía chỗ trống và khẳng định đã sắp xếp qua đường ngoại giao từ rất lâu. Sau khi 2 nguyên thủ kết thúc cuộc hội đàm và chuẩn bị có cuộc đi dạo thì phía Trung Quốc bất ngờ cắt giảm số lượng nhà báo Mỹ đưa tin sự kiện từ 6 người xuống 3 người. Sau đó, chỉ 1 người duy nhất được phép tham gia. Obama thưởng trà ở nhà khách chính phủ Hồ Tây ở Hàng Châu. “Đây là sự sắp xếp của chúng tôi”, một quan chức Trung Quốc đáp lạnh tanh với các nhân viên Nhà Trắng. “Nhưng các ông liên tục thay đổi sắp xếp”, nhân viên Nhà Trắng đáp lời. Cuối cùng, sau những cuộc tranh cãi nảy lửa giữa hai bên, Trung Quốc miễn cưỡng đồng ý cho 2 nhà báo tới đưa tin về cuộc dạo chơi trong tối hôm đó của hai nguyên thủ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 9, 2016 TQ 'chơi khăm' Obama, không cấp xe thang xuống máy bay? Mới tới Trung Quốc chưa đầy một ngày mà phái đoàn của Obama đã phải hứng chịu rất nhiều phiền hà và rắc rối liên quan tới thủ tục ngoại giao.... Tổng thống Obama bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Thế thì cảm nhận ngay trong tay có con cá chết. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 9, 2016 Đổ bể thì sẽ không đến nỗi đổ bể nghiêm trọng. Nhưng nó sẽ rất hài. Hì. Ai rách việc theo dõi sự kiện này nha. Cười chơi cho zdui. Tổng thống Obama: Trung Quốc sẽ thấy hậu quả nếu phạm luật trên Biển Đông Thứ bảy, 03/09/2016 - 08:43 Dân trí Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 2/9 kêu gọi Trung Quốc tránh những hành động phô diễn sức mạnh và cần hành xử có trách nhiệm hơn trong tranh chấp với các nước khác trên Biển Đông, đồng thời khẳng định Washington sẽ có những biện pháp cứng rắn nếu Bắc Kinh vi phạm luật pháp quốc tế trên bất kỳ lĩnh vực nào. >> Trung Quốc “vắt kiệt” nguồn cá ở ngư trường Biển Đông >> Philippines: Trung Quốc sẽ “thua cuộc” nếu phớt lờ phán quyết Biển Đông >> Mỹ ký thỏa thuận quân sự với Ấn Độ, “nắn gân” Trung Quốc ở Biển Đông Tổng thống Mỹ Barack Obama (Ảnh: Salon) Trong cuộc phỏng vấn với đài CNN hôm 2/9, Tổng thống Barack Obama nói rằng Mỹ ủng hộ Trung Quốc “trỗi dậy hòa bình” nhưng Bắc Kinh cần hiểu rằng “sức mạnh càng lớn thì trách nhiệm càng cao”. “Nếu bạn ký một hiệp ước kêu gọi áp dụng biện pháp trọng tài quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề trên biển, thì dù cho thực tế là bạn có lớn hơn Philippines hay Việt Nam hoặc bất kỳ nước nào khác, thì đó cũng không phải là lý do để bạn đi khắp nơi phô trương sức mạnh. Bạn phải tuân thủ theo luật pháp quốc tế”, ông Obama nói. Tổng thống Mỹ cho biết Washington đã hối thúc Bắc Kinh tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực quốc tế. “Khi chúng tôi thấy họ (Trung Quốc) vi phạm luật pháp và chuẩn mực quốc tế, như chúng ta đã thấy trong một số vụ việc ở Biển Đông hay trong một số hành vi của họ về chính sách kinh tế, chúng tôi luôn cứng rắn. Và chúng ta phải cho họ thấy rằng những hành động đó sẽ phải gánh chịu hậu quả”, ông Obama nhấn mạnh. Cũng theo người đứng đầu Nhà Trắng, Trung Quốc không thể trông chờ vào việc theo đuổi những chính sách hám lợi mà chỉ mang lại lợi ích cho chính bản thân nước này trong khi Bắc Kinh đã trở nên giàu có hơn và là một nước có thu nhập trung bình. Mặc dù là thành viên tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, nhưng Trung Quốc ngang nhiên phủ nhận phán quyết ngày 12/7 của Tòa trọng tài thường trực được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS liên quan tới vụ kiện do Philippines khởi xướng. Theo đó, tòa trọng tài đã bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn” phi lý do Bắc Kinh tự ý vẽ ra trên Biển Đông. Phát biểu của Tổng thống Obama được đưa ra khi chỉ còn vài ngày nữa, ông sẽ tới Trung Quốc để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tại thành phố Hàng Châu vào tuần tới và có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Thành Đạt Theo CNA ======================= Quý vị và anh chị em rách việc theo dõi sự kiện G20 này vui lém. Hì. Còn phát biểu cứng rắn của hai phía Hoa Kỳ và Trung Quốc, kiểu gì cũng phải sau nửa đầu tháng 9 Việt lịch đã. Lão còn phải ún trà ngon thượng hạng, nhấm nháp bánh Trung Thu trong tháng 8 Âm lịch đã. Hãy đợi đấy! Ấy là lão cứ chém gió thế! Hi. TQ 'chơi khăm' Obama, không cấp xe thang xuống máy bay? Mới tới Trung Quốc chưa đầy một ngày mà phái đoàn của Obama đã phải hứng chịu rất nhiều phiền hà và rắc rối liên quan tới thủ tục ngoại giao. Obama ban đầu không thể xuống Không lực Một vì không có thang. Vấn đề nảy sinh ngay khi Tổng thống Barack Obama vừa đặt chân tới đất Trung Quốc. Không hề có xe thang nào chờ ông ở cửa chiếc Không lực Một. Trên đường băng, nhân viên tổng thống Mỹ vất vả tìm kiếm một chiếc thang giúp Obama xuống đất. Khi cánh báo chí Nhà Trắng đứng vào hàng để đợi nghi thức tiếp đón từ nước chủ nhà, những gì họ nhận được chỉ là một cán bộ Trung Quốc đang la hét với đoàn Mỹ. Nhân viên an ninh kiểm tra đường băng. Người đàn ông Trung Quốc yêu cầu báo chí Nhà Trắng phải đi khỏi khu vực sân bay. Phía Mỹ phải cố giải thích rằng đây là máy bay của Barack Obama và họ tháp tùng tổng thống. Tuy nhiên, người đàn ông Trung Quốc hét lên: “Đây là đất nước của chúng tôi”. Obama gặp gỡ phái đoàn Trung Quốc ở sân bay. Người này sau đó tìm cách ngăn cản cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice và phụ trách báo chí Ben Rhodes đến gần chiếc Không lực Một. Tổng thống Obama bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến thăm lần này của ông Obama tới Hàng Châu dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 sẽ là lần cuối cùng trong nhiệm kỳ 8 năm làm tổng thống. Suốt 8 năm qua, mối quan hệ giữa hai bên Trung Quốc-Mỹ chưa bao giờ có dấu hiệu yên ổn. Chính sách hướng đông của Mỹ khiến Trung Quốc rất lo ngại trong tham vọng vươn lên bá chủ toàn cầu. Ngày 3.9, một số quan chức Nhà Trắng Mỹ tới trước đón Obama đã bị các nhân viên Trung Quốc chặn cửa. “Tổng thống Mỹ sẽ tới đây trong một giờ nữa”, một nhân viên Nhà Trắng giải thích trong vô vọng. Thậm chí, suýt chút nữa một cuộc ẩu đả đã diễn ra giữa phái đoàn Mỹ và những nhân viên người Trung Quốc. Một quan chức Mỹ nói: “Bình tĩnh nào, làm ơn. Xin hãy bình tĩnh”. Hai bên hội đàm nhưng không thu được kết quả khả quan. 20 phút trước khi Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có mặt, hai bên vẫn tranh cãi bên ngoài căn phòng lãnh đạo hai cường quốc gặp mặt. Trung Quốc cương quyết nói rằng không đủ chỗ cho 12 nhà báo tháp tùng Obama. Phía Mỹ phủ nhận, chỉ tay về phía chỗ trống và khẳng định đã sắp xếp qua đường ngoại giao từ rất lâu. Sau khi 2 nguyên thủ kết thúc cuộc hội đàm và chuẩn bị có cuộc đi dạo thì phía Trung Quốc bất ngờ cắt giảm số lượng nhà báo Mỹ đưa tin sự kiện từ 6 người xuống 3 người. Sau đó, chỉ 1 người duy nhất được phép tham gia. Obama thưởng trà ở nhà khách chính phủ Hồ Tây ở Hàng Châu. “Đây là sự sắp xếp của chúng tôi”, một quan chức Trung Quốc đáp lạnh tanh với các nhân viên Nhà Trắng. “Nhưng các ông liên tục thay đổi sắp xếp”, nhân viên Nhà Trắng đáp lời. Cuối cùng, sau những cuộc tranh cãi nảy lửa giữa hai bên, Trung Quốc miễn cưỡng đồng ý cho 2 nhà báo tới đưa tin về cuộc dạo chơi trong tối hôm đó của hai nguyên thủ. Rất hài! Không nằm ngoài dự đoán của lão Gàn. Nhưng đây không phải chuyện hài kiểu "Ngộ quá! Lại coi" trong cổ tích Việt Nam. Mà là chuyện hài chính trị ở đẳng cấp quốc tế. Đạo diễn vở kịch hài này là Bắc Kinh và diễn viên hài bất đắc dĩ là biểu tượng quốc gia hùng mạnh nhất hành tinh: Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obam. Đằng sau vở kịch hài này là sự thể hiện sức mạnh của Bắc Kinh sẵn sàng thách thức Hoa Kỳ trong việc giành ngôi bá chủ thế giới. Trong đó không loại trừ việc kết thúc "Canh bạc cuồi cùng" bằng chiến tranh. Mọi cánh cửa ngoại giao đã khép lại. Đây là điều lão nói từ lâu rồi. Và điều đó xác định rằng: Sự đối đầu Mỹ Trung sẽ rất quyết liệt trên khắp các mặt trận kinh tế, chính trị và cả "sự tiếp tục của chính trị bằng thủ đoạn khác"; tức là chiến tranh. Tuy nhiên lão cũng nói rồi: Các vị đầu nậu chính trị quốc tế cứ chém gió thoải mái. Lão đây không đánh thuế, cho đến hết nửa đầu tháng 9 Bính Thân Việt lịch. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 9, 2016 Hài thật! ================= G20: Quan chức Mỹ-Trung tiếp tục cãi nhau ở nhà khách chính phủ Hải Võ | 04/09/2016 22:13 Sau "sự cố" không có xe thang đón Tổng thống Obama và việc Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice bị "quát nạt", các quan chức Mỹ và Trung Quốc tiếp tục cãi nhau ở nhà khách Tây Hồ. Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tản bộ trong nhà khách chính phủ Tây Hồ, Hàng Châu, Trung Quốc tối 3/9. (Ảnh: Reuters) G20: Lý giải đầy bất ngờ việc Trung Quốc "đối xử ghẻ lạnh" với ông Obama TQ đón Obama: Không xe thang, không thảm đỏ G20: Quan chức TQ quát tháo thô lỗ Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Theo Foxnews (Mỹ), các quan chức Mỹ và Trung Quốc hôm 3/9 đã có cuộc "trao đổi" đầy căng thẳng tại nhà khách chính phủ Tây Hồ ở thành phố Hàng Châu, Trung Quốc, trước khi Tổng thống Barack Obama từ sân bay tới đây và có cuộc gặp Chủ tịch Tập Cận Bình để phê chuẩn Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Các nhân viên của Nhà Trắng cùng Mật vụ Mỹ đã cố gắng vào bên trong nhà khách Tây Hồ theo lối riêng biệt khỏi các phóng viên, nhưng đã bị chặn lại bởi nhân viên an ninh Trung Quốc. Hai bên tranh cãi về việc bao nhiêu thành viên đoàn đại biểu Mỹ được phép vào trong. "Tổng thống [Obama] sẽ tới đây trong 1 tiếng nữa," một nhân viên Nhà Trắng giận dữ nói. Foxnews cho hay, cuộc tranh cãi trở nên căng thẳng khi một quan chức Trung Quốc có nhiệm vụ hỗ trợ những người Mỹ nổi cáu với nhân viên an ninh nêu trên. "Anh không được đẩy người khác," quan chức này hét bằng tiếng Trung Quốc, "không ai cho anh quyền động vào bất kỳ người nào ở đây". Một quan chức khác người Trung Quốc lập tức xen vào cuộc cãi vã và dường như "sẵn sàng tung ra một cú đấm", khiến những người từ Nhà Trắng phải đứng ra đề nghị mọi người "giữ bình tĩnh". Một quan chức thuộc Bộ ngoại giao Trung Quốc nói bằng tiếng Trung: "Hãy dừng lại. Có nhiều phóng viên ở đây." Nhưng chỉ vài phút sau, một tình huống "nảy lửa" khác xảy giữa các nhân viên truyền thông Nhà Trắng và các quan chức Trung Quốc, liên quan đến việc "bao nhiêu phóng viên Mỹ được vào trong tòa nhà". Mâu thuẫn tiếp diễn và chỉ kết thúc khoảng 20 phút trước khi đoàn của ông Obama đến nơi. Phía Trung Quốc chỉ cho phép 10 phóng viên Mỹ vào nhà khách Tây Hồ, bất chấp phía Nhà Trắng phản đối rằng vẫn còn rất nhiều không gian cho các nhà báo đứng tác nghiệp. Tổng thống Obama tới Hàng Châu hôm 3/9 để dự Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 11. Ông bước xuống chuyên cơ Không lực 1 mà không có thảm đỏ. (Ảnh: UPI) Theo Foxnews, bất đồng giữa các nhân viên hai nước tái diễn sau cuộc gặp Obama-Tập Cận Bình và hai nguyên thủ tản bộ tới đoàn xe Tổng thống Mỹ. Đại diện chủ nhà yêu cầu Mỹ giảm số lượng phóng viên của nước này đi theo lãnh đạo, từ 6 người xuống 3 người, cuối cùng là 1 người. Một quan chức Trung Quốc nói "đó là sắp xếp của chúng tôi", trong khi nhân viên Nhà Trắng đáp trả rằng phía Trung Quốc "thay đổi liên tục". Sau cùng, hai bên thỏa thuận cho 2 phóng viên Mỹ đi theo cuộc tản bộ, nhưng không bên nào tỏ ra hài lòng. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 9, 2016 C. Tình hình Biển Đông - AFP ngày 16/8/2016: “Tổng Thống Nam Dương Joko Widodo trong một thông điệp quốc gia đã cam kết bảo vệ từng tấc đất và biển của tổ quốc sau khi có những đụng chạm với tàu Trung Quốc chung quanh những hòn đảo của Nam Dương ở Biển Đông. Trong thông điệp, Ô. Joko Widodo cũng nói rằng Nam Dương đã tích cực tham gia vào việc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho những tranh chấp về chủ quyền của những hòn đảo. Ông cũng nhấn mạnh tới chủ quyền của Nam Dương đối với Đảo Natunas và khu vực giàu tài nguyên xung quanh. - Business Insider ngày 19/8/2016: “Vào ngày 17/8/2016, Không Lực Hoa Kỳ đã thực hiện một hành động lịch sử bằng cách cho các máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52, B-1 và B-2 bay trên Căn Cứ Không Quân Andersen của Guam trước khi tiến hành những cuộc tập trận tại Biển Đông và Đông Bắc Á.” - AP ngày 21/8/2016: “Máy bay và tàu chiến của Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận tại Biển Nhật Bản vào tuần rồi trong đó Bắc Kinh phô diễn tuần dương hạm thuộc thế hệ mới nhất giữa lúc tranh chấp lãnh thổ căng thẳng với các láng giềng Á Châu.” Theo Business Insider ngày 21/8/2016: “Đại Sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Cheng Yonghua nói rằng Nhật Bản sẽ vượt giới hạn cuối cùng nếu tàu chiến của họ tham dự cái gọi là chiến dịch tự do hàng hải do Hoa Kỳ khởi xướng tại Biển Đông.” - VOA News ngày 24/8/2016: “Chính quyền Căm Bốt vừa kêu gọi đồng minh lâu đời Việt Nam ngưng hành động có thể là xâm lấn lãnh thổ của họ. Bức thư của Bộ Ngoại Giao Căm Bốt gửi tới Hà Nội mô tả những hành động có thể là xâm lấn lãnh thổ như đào chín hồ chứa nước, xây dựng nhà và đường tại phía đông, một tiền đồn tại Tỉnh Kandal và có thể là một đường xâm nhập/tiến (gateway) vào Tỉnh Takeo.” Có thật Việt Nam xâm lấn đất đai của Căm Bốt không? Hay Ô. Hun Sen đang phải đối phó với tinh thần “bài Việt” do nhóm đối lập quá khích gây ra cho nên thỉnh thoảng “la quảng la tiều” để lấy lòng dân chúng nhất là cuộc bầu cử sắp tới? Tôi không nghĩ rằng trong tình thế này Việt Nam lại có ý định xâm lấn lãnh thổ của Căm Bốt. Chính Thủ Tướng Hun Sen cho biết, hai nước đã hoàn thành việc cắm mốc phân định trên 83% chiều dài đường biên giới. Chỉ còn vài điểm chưa thể phân định được. Điều đó cũng dễ hiểu vì trải qua trăm năm Pháp thuộc, ba nước Việt-Mên-Lào là một. Tại vùng biên giới như Châu Đốc, Hà Tiên, An Giang, Tây Ninh…dân chúng hai bên qua lại làm ăn, cầy cấy theo mùa, đánh cá, có khi xây cất chòi lá, nhà ở tạm, có khi lấy vợ lấy chồng…cả trăm năm như thế có sao đâu. Rồi sau này, một số ông làng ông xã bên Miên thấy đất rộng mênh mông, không người canh tác, bèn cho bà con Việt Nam “mướn”. Nay vẽ đường phân ranh cũng khó vì nông dân hai bên ai cũng cho rằng đất đó là của mình. Thôi thì cứ để lửng lơ như thế rồi từ từ tính sau…miễn là đừng xây đồn bót, đem binh sĩ trú đóng tại đây là được. Sau cuộc bầu cử vấn đề biên giới Miên-Việt lại từ từ chìm lắng rồi vài năm sau nó lại bùng lên giống như căn bệnh kinh niên. Một đất nước muốn tiến lên mà cứ dùng chiêu bài “quốc gia cực đoan” hay hận thù chủng tộc – thì chỉ là liều thuốc phiện ru ngủ quần chúng. Lãnh đạo dùng chiêu bài này miệng nói “yêu nước” nhưng thật sự có tội với đất nước và đang hủy diệt đất nước. Những cọ sát trong lịch sử tuy đau thương, nghiệt ngã nhưng cũng phải quên đi để hướng về tương lai. Một hiện tại ổn định và một tương lai tươi sáng là cứu cánh của mọi sách lược quốc gia. Và chúng ta cũng cần phải phân biệt thế nào là kẻ “say mê quyền lực” mị dân và người “kinh bang tế thế”. Kẻ “kinh bang tế thế” không một hành động nào mà không suy nghĩ tới quyền lợi tối thượng của đất nước và của nhân dân. Nhưng quần chúng ít khi phân biệt được thế nào là chính nhân quân tử và ngụy quân tử. Mấy ai nhìn ra Nhạc Bất Quần là ngụy quân tử? Ngụy quân tử là kẻ mà - miệng nói ra toàn chuyện tốt lành, thương dân yêu nước nhưng trong âm thầm, trong bí mật, toàn là chuyện gian trá để thủ lợi cho bản thân, cho gia đình, cho băng đảng của mình. - Newsweek ngày 28/8/2016: Nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN sắp tổ chức tại Lào mà Ô. Obama dự trù tham dự, trong một bài báo nhan đề, “Liệu Lào đang chuyển sự trung thành từ Hoa Lục qua Mỹ và Việt Nam?” (Is Laos Shifting Allegiances from China to Vietnam and the US? Bài báo cho biết, “Một viên chức ngoại giao Tây Phương ở Đông Nam Á nói rằng chính quyền mới của Lào chịu ảnh hưởng của Việt Nam hơn Trung Quốc. Sẽ không là quá trễ cho Tổng Thống Obama viếng thăm. Ô. Obama sẽ là vị tổng thống đương nhiệm đầu tiên viếng thăm quốc gia nằm trong đất liền - là nơi mà Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc chiến tranh bí mật trong khi tham chiến tại Việt Nam, đã ném khoảng hai triệu tấn bom xuống đất nước này. Khoảng 30 phần trăm số bom không nổ khiến để lại một di sản hiểm nguy và tốn kém.” Theo Reuter, tân thủ tướng Lào và nội các của ông phần lớn đều học tại Việt Nam, các bảng hiệu thương mại nhiều nơi mang song ngữ Lào-Việt. Việt Nam theo đuổi một chính sách rất khéo léo với Lào, kể cả vấn đề biên giới. Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith, trái, và người đồng cấp Trung Quốc Wang Yi họp báo sau cuộc họp tại Diaoyutai State Guesthouse ở Bắc Kinh, ngày 03 tháng 8. - CNN ngày 28/8/2016: “Phi Luật Tân dự trù có thể Tổng Thống Rodrigo Duterte sẽ thăm Trung Quốc cuối năm nay, vài tháng sau khi Manila thắng vụ kiện Trung Quốc ở Biển Đông. Ngoại Trưởng Phi Luật Tân Yasay đã nói điều này trong cuộc phỏng vấn với CNN ngày 25/8/2016.” Nếu Ô. Duterte làm thế thì ông không phải là nhà chiến lược khôn ngoan hoặc ông không có cố vấn giỏi. Theo tôi, ông nên thăm Ô. Obama trước rồi thăm Ô. Tập Cận Bình sau thì ông mới có thế mạnh, tức lấy “đòn bẩy” Mỹ để thương thảo với Hoa Lục. Nay ông tay không, yếu như con sên thì lấy gì để “đối thoại” hay “thương thảo” với Trung Quốc? Nếu tôi là Ô. Tập Cận Bình thì tôi sẽ hứa hẹn đủ điều và chỉ yêu cầu ông đuổi Mỹ. Liệu trong tình thế này ông có dám đuổi Mỹ không? Mỹ còn ở đó với năm căn cứ quân sự mà đất nước ông đang lâm nguy huống chi Mỹ rút đi. Nếu ông thăm Trung Quốc cuối năm nay thì đây là “gáo nước lạnh” dội vào mặt Hoa Kỳ. Xin nhớ cho, các cường quốc lẫy lừng như Anh, Pháp, Đức, Nhật mà còn phải nương tựa vào Mỹ. Ngay một nước lớn như Ấn Độ cũng phải cân bằng ảnh hưởng giữa Mỹ và Hoa Lục hà huống gì Phi Luật Tân? Kinh nghiệm trước mắt cho thấy, các quốc gia nhỏ mà “chống” lại Mỹ đều tan như xác pháo. Đó là sự thực hiển nhiên không cần bàn cãi. Các quốc gia nhỏ cần phải nương theo các đại cường để mà sống còn. Là nước nhỏ, ngu dại nhất là chống lại một đại cường khác, nhất là sau lưng chẳng có đại cường hay quốc tế nào hỗ trợ, ngoại trừ khi đại cường xâm lấn đất nước mình.Để xem tương lai Ô. Duterte đi về đâu. Tuy nhiên trong tình thế này, nếu Mỹ tìm cách lật đổ Ô. Duterte thì cũng sẽ là thảm họa cho Mỹ và Đông Nam Á. Thế nhưng vào ngày 29/8/2016, Ô. Duterte lại nó rằng ông sẽ không buộc Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của Tòa Hague về Đường Lưỡi Bò ngay lập tức, nhưng ông có thể làm vậy trong tương lai. Ngoài Hoa Kỳ, một trong những quốc gia lo lắng nhất về chính sách ngoại giao của Phi là Việt Nam, sau đó là Nhật Bản. - AFP ngày 30/8/2016: “Trong chuyến viếng thăm Tân Gia Ba (trước đó là Brunei), Ô. Trần Đại Quang cảnh báo sẽ không có kẻ chiến thắng (no winers) nếu có xung đột vũ trang ở Biển Đông. Chủ Tịch Quang cũng nói thêm rằng những chuyển biến mới đây đã đe dọa an ninh khu vực.” Trong khi đó theo Reuters, vào ngày hôm nay 30/8/2016, Ngoại Trưởng Yasay của Phi Luật Tân nói rằng Trung Quốc sẽ là kẻ thất bại nếu không công nhận phán quyết của Tòa Hague về Đường Lưỡi Bò. Trong tương quan lực lượng hiện tại, Hoa Lục sẽ tự sát nếu tấn công các chiến hạm của Hoa Kỳ tại Biển Đông. Còn nếu muốn tấn công để chiếm một số đảo ở Trường Sa của Việt Nam thì phải đem một lực lượng hải quân hùng hậu và Việt Nam sẽ tiến hành một cuộc chiến tranh đề kháng kéo dài, gây thiệt hại nặng nề cho cả hai bên, hải lộ quốc tế tắc nghẽn khiến rúng động toàn cầu và một lực lượng hải quân quốc tế có thể sẽ kéo đến đây. Nếu một lực lượng hải quân quốc tế kéo tới Biển Đông, họ sẽ vĩnh viễn ở lại như một lực lượng gìn giữ hòa bình, cục diện thế giới đổi thay. D. Nhận Định: Vào ngày 22/8/2016 Washington Post đưa tin, “Ngoại Trưởng Ba Tư khởi đầu chuyến viếng thăm Châu Mỹ La Tinh bằng Cuba và nói rằng hai quốc gia đã liên kết do lịch sử chống lại sự thảm sát của Hoa Kỳ. Ông Mohammad Javad Zarif nói rằng lịch sử chứng tỏ chúng ta có thể thắng qua cuộc đề kháng. Ngoại Trưởng Ba Tư sau đó sẽ viếng thăm các quốc gia Nicaragua, Ecuador, Chí Lợi, Bolivia và Venezuela.” Ba Tư là quốc gia Hồi Giáo duy nhất mở rộng ảnh hưởng ngoại giao ra ngoài khu vực Trung Đông. Ô. Putin và Ô. Tập Cận Bình cũng đã viếng thăm Ba Tư. Các chiến hạm của Ba Tư cũng đã ghé thăm Hoa Lục. Có thể trong tương lai, trục Nga-Trung Quốc-Ba Tư sẽ hình thảnh để chống lại Hoa Kỳ. Ngày nay chiến tranh “ý thức hệ” không còn, chiến tranh “chống khủng bố” là vấn đề riêng của Mỹ và Âu Châu không liên hệ gì tới Á Châu, Phi Châu và Nam Mỹ cho nên chỉ còn vấn đề quyền lợi quốc gia. Ai đem lại lợi ích cho đất nước mình thì chơi. Ai làm hại thì chống lại hoặc lánh xa chứ không phải chỉ chơi chỉ gắn bó, chỉ trung thành với Mỹ với Nga hay với Tàu như năm xưa. Cho nên thế giới đang biến động trong bối cảnh “Đông Chu Liệt Quốc” mà quyền lợi quốc gia là tối thượng: Thái Tử Đan chặt cánh tay ái thiếp của mình để tặng Kinh Kha cũng chỉ vì lợi ích quốc gia. Vua Trần Anh Tông gả em gái là Huyền Trân Công Chúa cho Chế Mân cũng vì lợi ích dân tộc. Cả ngàn năm, các vua Đại Việt ta phải triều cống Trung Hoa cũng chỉ muốn giữ yên đất nước, chứ không phải các vua cam tâm làm nô lệ cho phương Bắc. Liên minh, liên hiệp, hợp tác chiến lược, hợp tác toàn diện…không phải là “cứu cánh” mà chỉ là “phương tiện” để đạt lợi ích. Nhiều khi im lặng, trung lập, “đu dây”, “đi hàng hai”cũng là chiến lược để bảo vệ đất nước. Mình là “tép riu”, hai “ông kẹ” đánh nhau mà xía vào thì “từ chết tới bị thương”. Con sư tử rụng vài sợi lông thì con dê, con cừu, con nai, con bò đã bỏ mạng rồi. Cho nên Lão Tử dạy rằng “phải biết”. Các nước nhỏ ngày nay cũng như thời Xuân Thu Chiến Quốc, hùa theo cũng khổ, không theo cũng khổ. Nước nhỏ mà “hung hăng con bọ xít” chắc chắn sẽ diệt vong. Phải thật khiêm tốn, phải thật khôn ngoan và sắc như “dao lá liễu” và lúc nào cũng phải cảnh giác, tỉnh táo như cọp rình mồi trong đêm. Thế giới hiện nay như “Bức tranh vân cẩu ”. Có những khu vực chạy vạy miếng cơm, manh quần tấm áo từng ngày chưa xong. Có những khu vực tổ chức thi hoa hậu liên miên. Nghèo mạt rệp cũng đua đòi tổ chức thi hoa hậu vì ảo tưởng rằng đất nước có nhiều hoa hậu là đất nước văn minh, tiến bộ. Các tài tử điện ảnh, người mẫu, ca sĩ, các “bà lớn” mặc áo giá năm mười ngàn đô-la một lần rồi quăng đi. Có những khu vực phụ nữ phải mặc áo choàng phủ kín tới chân. Có những khu vực các cô thản nhiên cửi truồng nằm trên bãi biển để phơi nắng cho da sạm lại. Còn các dạ hội, đại hội, các cô ăn mặc gần như lõa lồ được cả trăm phó nhòm chụp ảnh rồi phổ biến toàn cầu cho thiên hạ ngắm chơi, rồi sau đó quảng cáo bán hàng. Có những khu vực giết nhau từng ngày, cho dù đất nước có thành “núi xương sông máu”, thành đống gạch vụn, miễn sao tôn giáo của mình còn, tín điều của mình đúng, niềm tin của mình là tuyệt đối. Và quá nhiều liên minh, hợp tác, liên hiệp kinh tế ra đời và quá nhiều hội nghị thượng đỉnh. Có những quốc gia có mặt trong hai, ba, bốn tổ chức hợp tác kinh tế một lúc, do đó biên giới “bạn thù” khó phân biệt. Chẳng hạn Úc Châu và Anh Quốc là hai đồng minh chiến lược của Mỹ nhưng lại làm ăn buôn bán thân thiết với Hoa Lục như “vợ chồng”. Điều này cho thấy ai cũng muốn thủ lợi, muốn vươn lên cho đất nước mình. Còn các “ông kẹ” thì bộ trưởng ngoại giao chạy như con thoi dùng “hợp tác kinh tế” hoặc “khối” hoặc “liên minh” hoặc viện trợ/cho vay như một phương tiện liên kết sức mạnh để bá chủ hay khống chế kẻ thù. Thế giới đang ở vào chu kỳ biến động từng ngày, từng giờ chưa biết tương lai đi về đâu. Chẳng hạn một “khối” họp hành liên miên vui vẻ. Họp xong nắm chặt tay nhau để tỏ tình đoàn kết. Nhưng một “ông kẹ” chạy tới, quăng bó bạc vài tỉ đô-la vào nhà một thành viên nào đó, thế là “khối” bỗng dưng tan tác. Rồi một nước nhỏ cần tiền để phát triển đất nước bèn cho một “ông kẹ” thuê để đặt căn cứ quân sự. Thế là từ một khu vực yên bình nay biến thành lò lửa chiến tranh lúc nào không hay. Còn ông Bắc Hàn, dân đói rã rời nhưng lúc nào cũng đe dọa cho Hoa Kỳ thưởng thức món “bom nguyên tử”. Trong cái “trận đồ Bát Quái” đó tìm ra một giải pháp cho nhân loại thật khó. Khi người ta đóng thêm hàng không mẫu hạm tối tân, máy may ném bom chiến lược tàng hình, khu trục hạm tàng hình, quân sự hóa biển khơi mà mình ngồi đó “tụng kinh niệm Phật” hay cầu nguyện thì giống như con cọp đã vào tới sân mà con lợn vẫn ngồi ca “sáu câu vọng cổ”. Do đó, hầu như khắp thiên hạ, ngoài việc ngoại giao con thoi, tập trận, chạy đua vũ trang và mua sắm vũ khí...thì không còn con đường nào khác. Nó giống như tác động của “nghiệp”, hay mê hồn trận, rút ra không được. Liên Hiệp Quốc ngày nay cũng giống như “Ông Phỗng Đá”, như ông Khổng Tử năm xưa chạy đôn chạy đáo khắp nơi khuyên thiên hạ “tu thân” và làm việc “nhân nghĩa” chẳng ai thèm nghe cho nên thầy trò đói dài dài. Còn Thương Ưởng, Lý Tư, Tô Tần, Trương Nghi…khuyên nên đánh nước này, nên chiếm nước kia, nên luyện tập binh mã, nên lập “liên minh” chống lại kẻ này kẻ kia…thì các vua nghe ầm ầm. Lịch sử chỉ là sự lập lại. Thế giới Ta Bà này vốn Vô Thường và Luân Hồi. Hết trị rồi loạn. Hết chinh chiến rồi lại chiến chinh. Hết vui rồi lại buồn. Hết bạo chúa rồi lại độc tài. Một đế quốc vừa xụp đổ thì một đế quốc khác lại mọc lên. Một gian thần vừa chết đi thì một gian thần khác lại lộng hành. Một anh hùng vừa ngã xuống lại có anh hùng khác đứng dậy. Một dâm phụ vừa bị nguyền rủa thì một ác phụ khác lại lên ngôi … giống như bài kệ tụng của Thiền Sư Tuyết Đậu (980-1052): Ngưu đầu một mã đầu hồi. Tào Khê (*) kính lý tuyệt trần ai. Đả cố khán lai quân bất kiến. Bách hoa xuân chí vị thùy khai?Dịch nghĩa: Đầu trâu vừa vào, thì đầu ngựa lại ra (giống như trên sân khấu) Trong khi tấm gương của người Tào Khê không dính một bụi trần. Đánh trống mời mọi người tới xem sao chẳng thấy? Trăm hoa xuân đến, nở vì ai?Cứ thử tưởng tượng Thời Xuân Thu Chiến Quốc, một người dân bình thường làm được gì? Có lẽ chỉ có nước cày cấy, đóng thuế cho vua quan, gửi con đi lính để rồi “Đống xương vô định đã cao bằng đầu”. Rồi trong Đệ I, Đệ II Thế Chiến người dân bình thường làm được gì? Rồi trong cuộc Chiến Tranh Lạnh người dân bình thường làm được gì? Và ngày nay, cả tỷ người bình thường trên thế giới này và kể cả hằng trăm quốc gia nhỏ bé rồi sẽ làm được gì? Có lẽ rồi cũng đành “nhắm mắt đưa chân”. Số phận của chúng ta không do chúng ta định đoạt mà do các “ông kẹ” định đoạt. Muôn đời vẫn là như thế. Cho nên vui được ngày nào cứ vui. Tâm địa lúc nào cũng vẫn cứ trắng trong như người Tào Khê. Nghĩ tới ngày mai thêm mệt giống như cụ Cao Bá Quát nói, “Thế sự thăng trầm quân mạc vấn” và như câu nói rất bình dân của Miền Nam trước đây, “Xin đừng hỏi tại sao”. Đào Văn Bình (California ngày 31/8/2016) (*) Ở Quảng Đông là nơi tọa lạc Chùa Hoa Nam, sau Lục Tổ Huệ Năng tới đây hoằng pháp. . http://sachhiem.net/DAOVB/CT/DaovBinh70.php Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 9, 2016 C. Tình hình Biển Đông - AFP ngày 16/8/2016: “Tổng Thống Nam Dương Joko Widodo trong một thông điệp quốc gia đã cam kết bảo vệ từng tấc đất và biển của tổ quốc sau khi có những đụng chạm với tàu Trung Quốc chung quanh những hòn đảo của Nam Dương ở Biển Đông. Trong thông điệp, Ô. Joko Widodo cũng nói rằng Nam Dương đã tích cực tham gia vào việc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho những tranh chấp về chủ quyền của những hòn đảo. Ông cũng nhấn mạnh tới chủ quyền của Nam Dương đối với Đảo Natunas và khu vực giàu tài nguyên xung quanh. Lão đây nói rồi! Từ nay đến hết nửa đầu tháng 9 Bính Thân Việt lịch, thiên hạ tha hồ chém gió. Từ các đầu nậu chính trị đẳng cấp quốc tế, cho đến bà ve chai đều được quyền thể hiện chính kiến các thể loại. Lão Gàn không đánh thuế. Sau ngày này, "Tập hợp lớn nhất bao trùm tất cả mọi tập hợp và không có tập hợp nào lớn hơn nó" sẽ quyết định vấn đề. Tôi tin rằng sau thời gian đó, mọi người sẽ hiểu rất rõ: "Trên Thiên Đường không có dân chủ". 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 9, 2016 Lại hài nữa đây. Hì. ==================== Ông Tập Cận Bình phát biểu nhầm trong diễn văn tại G20 Hải Võ | 06/09/2016 10:37 Nhà chức trách Trung Quốc vào cuộc kiểm duyệt gắt gao để loại bỏ mọi thông tin, bình luận về vụ ông Tập Cận Bình đọc nhầm câu cổ ngữ của nước này trước các lãnh đạo G20. (Ảnh: EPA) Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, phát biểu tại Hội nghị cấp cao Doanh nghiệp toàn cầu (B20) hôm 4/9 tại thành phố Hàng Châu, nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã dẫn câu cổ ngữ của nước này để đánh giá về tình hình kinh tế toàn cầu: "Khinh quan dịch đạo, thông thương khoan nông". Tuy nhiên, chữ "nông" (农) có biểu hình rất giống với chữ "y" (衣) trong tiếng Hán, nên ông Tập đã đọc câu văn trên thành "khoan y" chứ không phải "khoan nông". Pha nhầm lẫn của nhà lãnh đạo Trung Quốc trước hàng loạt lãnh đạo thế giới đã nhanh chóng gây bão, khiến cơ quan chức năng của nước này phải lập tức vào cuộc kiểm duyệt cụm từ "thông thương khoan y" trên các mạng xã hội và mạng điện thoại. VOA cho hay, việc các chính khách nhầm lẫn trong khi đọc diễn văn không có gì bất thường, dù là ở Trung Quốc hay các nước khác, nhưng vụ việc hôm 4/9 trở nên căng thẳng bởi nó khơi dậy nghi vấn về trình độ học vấn của ông Tập Cận Bình. Đây vốn là một đề tài nhạy cảm ở Trung Quốc. Theo lý lịch được Trung Quốc công khai, thời kỳ Cách mạng văn hóa (1966-1976), ông Tập phải bỏ dở việc học tập ở trường trung học để đi làm tại vùng nông thôn tỉnh Thiểm Tây. Giai đoạn này, Trung Quốc đã hủy bỏ kỳ thi đại học trên toàn quốc. Đến năm 1975, ông được đề cử vào học tại Đại học Thanh Hoa và tốt nghiệp tại khoa Kỹ thuật hóa chất vào năm 1979. Từ 1998-2002, Tập Cận Bình theo học lớp nghiên cứu sinh tại chức và lấy bằng Tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục tư tưởng chính trị và lý luận chủ nghĩa Marx tại Học viện khoa học xã hội nhân văn, Đại học Thanh Hoa. theo Thế giới trẻ ==================== Các chính khứa đẳng cấp quốc tế rất vui tính. Thi nhau diễn hài. Lão Gàn định đi ngủ trưa, mà phải tỉnh lại để cười cái đã. "Khoan y" có thể hiểu là "chưa mặc quần áo". Ka. Ka. Ka. Hì. Cho nên lão Gán đã phán là : "Cái G20 này đổ bể thì không đến nỗi. Nhưng rất hài". Trong lịch sử văn minh nhân loại, có chú hề đóng giả vua. Nhưng hầu như chưa có vua đóng vai hề. Bởi vậy, lão mới khuyên quý vị ai rách việc vào xem "vua diễn hề". Ka. Ka, Ka, 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2016 Kết thúc hội nghị G20: Càng bàn càng bí 07:16 AM - 07/09/2016Thanh Niên Nội dung tuyên bố chung của hội nghị G20 không chỉ ra được giải pháp cụ thể và khả thi hoặc định hướng giải pháp cho những vấn đề lớn hiện nay. Hội nghị G20 diễn ra tại Hàng Châu, Trung Quốc khởi đầu bằng một chương trình nghị sự đồ sộ và kết thúc lại không có giải pháp cho các vấn đề được nêu ra. Reuters Tin liên quan Những quân sư quyền lực của ông Tập Cận Bình cho thượng đỉnh G20 Tranh cãi lễ tân phủ bóng hội nghị G20 Tổng thống Putin và Tổng thống Obama đồng ý gặp nhau tại G20 Kết thúc hội nghị cấp cao ở Hàng Châu (Trung Quốc), các thành viên G20 đã thông qua tuyên bố chung. Những gì được thể hiện trong đó, kể cả chương trình hành động chung nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới, bao quát đầy đủ các vấn đề lớn, thời sự và phức tạp hiện nay. Tuy nhiên, nội dung tuyên bố lại không chỉ ra được giải pháp cụ thể và khả thi hoặc định hướng giải pháp cho những vấn đề ấy. Cho nên đánh giá hội nghị thành công hay thất bại tùy thuộc vào giác độ nhìn nhận và mối quan tâm riêng của từng thành viên G20 cũng như dư luận bên ngoài. Chương trình nghị sự của hội nghị thật đồ sộ, từ chống khủng bố đến vấn đề người tị nạn, từ bảo vệ khí hậu trái đất đến thúc đẩy tăng trưởng, từ chủ nghĩa bảo hộ đến chống trốn thuế, lậu thuế, từ tỷ giá hối đoái của các đồng tiền đến hợp tác phát triển, từ giá dầu lửa đến tình trạng dư thừa thép trên thị trường, từ vấn đề Ukraine đến chiến tranh ở Syria. Nếu kể thêm cả vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên lẫn tình hình Biển Đông với ý đồ và hành động xâm lấn của Trung Quốc thì gam màu bức tranh về thế giới thể hiện ở hội nghị này của G20 thật ảm đạm. Vậy mà G20 vẫn chỉ đề cập vấn đề chứ không có được giải pháp. Hội nghị G20 lần này quy tụ các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất thế giới, nhưng kết quả đạt được lại rất mơ hồ Reuters Với kết quả như vậy, hội nghị ở Hàng Châu cho thấy G20 vẫn chưa có được bước chuyển đáng kể để xứng đáng là khuôn khổ diễn đàn đa phương thích hợp nhất hiện tại đối với việc giải quyết mọi vấn đề của thế giới, thậm chí càng bàn càng bí. Nó vẫn dày về danh mà mỏng về thực chất. La Phù ==================== Từ rất lâu, sau khủng khoảng kinh tế thế giới 2008, lão Gàn vẫn phán rằng: các kiểu G + hoặc - đều chỉ tốn bia và chẳng giải quyết được cái gì cho cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu. Lão nói thẳng: Theo quy luật cân bằng Âm Dương của Lý học thì mọi sự phát triển kinh tế đời sống xã hội, đều phải có một hình thái ý thức xã hội cân bằng với nó. Sự hội nhập toàn cầu thì cần một lý thuyết thống nhất. Lão đã chỉ ra lý thuyết thống nhất đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt. Nhưng các vị không quan tâm thì đương nhiên sự hội nhập này dù có xẩy ra trong tương lai, cũng sẽ chỉ là một sự hội nhập cưỡng bức bằng sức mạnh, hoặc các thủ đoạn kinh tế chính trị. Nó sẽ không thể ổn định và sớm muộn cuộc hội nhập sẽ tan rã làm suy thoái cả một nền văn minh - cho dù bất cứ một quốc gia nào làm bá chủ thế giới. Do nó không thể hiểu được những quy luật phát triển. Và đương nhiên , nó không thể điều hành một cách khách quan và phù hợp với quy luật phát triển. Do đó, nếu như cả một xu thế hội nhập còn phải tan rã, thì những cái G cộng trừ đủ kiểu - Xin lỗi - chẳng nghiã lý gì. Mặc dù nó tụ tập toàn chính khứa và các chuyên gia đầu bảng. Thất bại là hiển nhiên. Diễn tả một cách dễ hiểu nhất là: "Tốn bia và chẳng được cái tích sự gì!". 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 9, 2016 Tây Thái Bình Dương nổi sóng vì tập trận 10:00 AM - 10/09/2016 Thanh Niên Ba thế lực quân sự lớn nhất thế giới sẽ tập trận liên tiếp tại vùng biển Tây Thái Bình Dương, bao gồm cả Biển Đông. Tàu sân bay USS Ronald Reagan sẽ tham gia tập trận ở Tây Thái Bình Dương Hải quân Mỹ Tin liên quan Mỹ, Nga, Trung Quốc lần lượt tập trận tại tây Thái Bình Dương Thủ tướng Nhật kêu gọi ông Putin giải quyết dứt điểm tranh chấp lãnh thổ Hai hạm đội Mỹ 'canh chừng' tây Thái Bình Dương Tờ Pacific Daily News hôm qua 9.9 dẫn thông báo từ Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ (USPACOM) cho biết sẽ tập trận hải quân quy mô lớn tại Tây Thái Bình Dương, cụ thể là ở ngoài khơi đảo Guam và quần đảo Mariana, từ ngày 12 - 23.9. Thông tin này được đưa ra không lâu sau khi Trung Quốc và Nga xác nhận lực lượng hải quân hai nước sẽ tiến hành tập trận chung tại Biển Đông, cũng bắt đầu từ 12.9 và kéo dài một tuần. Tuy cả ba nước đều khẳng định các cuộc diễn tập quân sự không nhằm vào bất cứ quốc gia nào song động thái trên được cho là nhằm phô diễn sức mạnh quân sự trong bối cảnh tình hình an ninh châu Á - Thái Bình Dương liên tục biến động. Quy mô rầm rộ Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ cho biết cuộc tập trận mang tên Valiant Shield 2016 quy tụ lực lượng từ không quân, hải quân, lục quân và thủy quân lục chiến của nước này. Tổng cộng có tới 18.000 quân nhân cùng 180 máy bay và 11 tàu chiến, bao gồm tàu tấn công đổ bộ USS Bonhomme Richard, tham dự cuộc tập trận. Bên cạnh đó, đội tàu chiến Mỹ tham gia diễn tập sẽ do tàu sân bay lớp Nimitz USS Ronald Reagan dẫn dắt. USS Ronald Reagan hiện đang đồn trú tại căn cứ Yokosuka, Nhật Bản và là tàu sân bay duy nhất đang được Washington triển khai tại châu Á - Thái Bình Dương. Theo Pacific Daily News, Lầu Năm Góc nhấn mạnh rằng Valiant Shield 2016 là cuộc diễn tập thường kỳ và không nhằm vào mục tiêu cụ thể nào. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định thời điểm tập trận “có thể không phải là trùng hợp” trong bối cảnh Nga - Trung cũng tập trận chung ở Biển Đông và Trung Quốc bị cáo buộc có ý đồ bồi đắp ở bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Philippines. Đó là chưa kể CHDCND Triều Tiên liên tục phóng tên lửa ra biển. Cũng nằm trong kế hoạch tập trận “thường kỳ”, Trung Quốc và Nga sẽ phối hợp diễn tập quân sự trên Biển Đông từ ngày 12 - 19.9, thông báo từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay. Đáng chú ý, theo Hãng tin Tass, phát ngôn viên Vladimir Matveyev của Quân khu miền Đông Nga cho biết thêm cuộc tập trận mang tên Joint Sea 2016, nhằm mục đích tập luyện bảo vệ tàu bè cũng như tiến hành đổ bộ. Moscow đã cử 5 tàu chiến gồm 2 tàu chống ngầm cỡ lớn Đô đốc Tributs và Đô đốc Vinogradov, tàu đổ bộ cỡ lớn Peresvet, tàu kéo Alatau và tàu chở dầu Pechenga đến Trạm Giang, Trung Quốc để tham gia Joint Sea 2016. Đô đốc Tributs và Đô đốc Vinogradov là 2 tàu khu trục chống ngầm lớp Udaloy I, được đóng cho hải quân Liên Xô trước đây, mỗi tàu có độ choán nước 6.930 tấn. Các chiến hạm này còn có khả năng chống tàu nổi, được trang bị tên lửa đối hạm siêu thanh P-270 Moskit. Trong khi đó, Peresvet là tàu đổ bộ lớp Ropucha, có khả năng chở 10 xe tăng tác chiến chủ lực hoặc 12 xe bọc thép chở quân cùng 230 - 340 binh sĩ. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn chưa công bố lực lượng tham gia và địa điểm tập trận cụ thể. Theo giới quan sát, sự mập mờ này có thể nhằm tạo cảm giác nghi ngờ Joint Sea 2016 sẽ diễn ra trong những khu vực có tranh chấp, từ đó dẫn đến ấn tượng là Nga ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, có vẻ như Moscow cũng đang nỗ lực cân bằng giữa quan hệ đang rất tốt đẹp với Bắc Kinh và vấn đề Biển Đông. Chuyên san The Diplomat chỉ ra rằng đội tàu Nga được triển khai lần này có quy mô tương đối nhỏ, thiếu vắng các chiến hạm đời mới và không có tàu ngầm. Tàu khu trục chống ngầm Đô đốc Vinogradov của Nga sắp tập trận với Trung Quốc tại Biển Đông Ảnh: Narod Tham vọng quân sự hóa Cũng trong hôm qua 9.9, Bộ trưởng Không quân Mỹ Deborah Lee James chỉ trích Trung Quốc đang theo đuổi ý đồ “quân sự hóa” Biển Đông và bà khẳng định Mỹ có thể tiến hành nhiều hơn nữa các hoạt động trên biển cũng như trên không nhằm bảo đảm an ninh và tự do lưu thông trong khu vực. “Chúng tôi nhận thấy đang có tình trạng quân sự hóa trên một số đảo, như xây đường băng, dựng tháp chỉ huy và kiểm soát. Đây rõ ràng là hành động quân sự hóa nhằm phô diễn sức mạnh để làm một điều gì đó. Và điều đó là gì, hẳn ai cũng có thể đoán ra”, tờ The Washington Free Beacon dẫn lời bà James nhận định khi được hỏi về tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông. Bộ trưởng Mỹ nhấn mạnh mong muốn của chính quyền Tổng thống Barack Obama là tìm giải pháp cho vấn đề Biển Đông thông qua các kênh ngoại giao. Thế nhưng, những nỗ lực này cho đến nay vẫn không thể ngăn chặn các hoạt động phi pháp của Bắc Kinh. Vì thế, bà James tuyên bố Washington sẽ tiến hành thêm nhiều hoạt động hàng hải và trên không để thực hiện quyền tự do đi lại trong khu vực. Bà cho biết không quân Mỹ đã “định kỳ thực hiện quyền tự do đi lại trên không của chúng tôi” đồng thời triển khai thêm 3 oanh tạc cơ tới căn cứ quân sự của nước này trên đảo Guam hồi tháng trước nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương. “Chắc chắn sẽ có thêm nhiều hoạt động nữa”, Bộ trưởng Không quân Mỹ khẳng định. Huỳnh Thiềm =================== Hi. Các sĩ phu Giao Chỉ cứ việc uống trà ngon, hút thuốc thơm, ăn bánh Trung Thu ...xem tập trận. Rồi xem cái thế giới này nhớn nhác vì một thiên tai thuộc hàng khủng, tuy ko gây hậu qủa nghiêm trọng, nhưng xác định khả năng của sức mạnh vũ trụ. Sau rằm tháng 9, "Tập hợp lớn nhất" sẽ giải quyết vấn đề. 7 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 9, 2016 Trung Quốc sẽ “ra đòn” ở Biển Đông sau Thượng đỉnh G20? 05/08/2016 05:46 Một học giả cao cấp về chính sách quốc phòng cho rằng tháng 9 tới, thời điểm kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh G20, có thể là thời điểm vô cùng thuận lợi để Trung Quốc đưa ra một phản ứng mạnh mẽ mà ít bị chú ý. Máy bay chiến đấu Shenyang J-31 của Trung Quốc ra mắt cuối năm 2014. Học giả cao cấp về Chính sách Quốc phòng Harry J. Kazianis đã bình luận trên tờ Thời báo châu Á mới đây rằng, dù Trung Quốc gặp bất lợi sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở La Haye (Hà Lan) liên quan đến vụ kiện Biển Đông, nhưng không ai nghĩ rằng Bắc Kinh sẽ chịu thua một cách quá tệ hại như vậy, và những gì xảy ra tiếp theo mới là vấn đề quan trọng. Chắc chắn là Trung Quốc sẽ phản ứng – và phản ứng một cách dữ dội. Theo ông Kazianis, ít nhất cho đến nay, Bắc Kinh chỉ tăng cường phản ứng bằng những tuyên bố, nhưng tháng 9 tới có thể là thời điểm không thể tốt hơn để Trung Quốc đưa ra một phản ứng mạnh mẽ mà cộng đồng thế giới có lẽ không để ý. Hội nghị G20 + Bầu cử tổng thống Mỹ = Thời điểm rắc rối đối với châu Á Vậy tại sao sự phản ứng của Trung Quốc bị trì hoãn? Hãy nhớ rằng, Bắc Kinh dự kiến sẽ lần đầu tiên đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh G20 từ ngày 4-5/9 tới ở thành phố Hàng Châu. Luôn hướng tới việc nâng cao vị thế như là một siêu cường mới nổi, cũng như đóng vai trò là một quốc gia đối tác cơ bản và không bao giờ là nước khơi mào rắc rối, Bắc Kinh sẽ đi theo một kịch bản thận trọng ở Biển Đông - rất nhiều cuộc tranh luận nảy lửa và gửi đi những thông điệp cứng rắn, nhưng không có các bước leo thang trong thời gian này. Trung Quốc sẽ không muốn bất kỳ sự mạo hiểm nào tại hội nghị lần này - vượt ra ngoài những gì có thể xảy ra trong hội nghị khi nói đến những căng thẳng ở châu Á. Như ông Kazianis nhận định, Bắc Kinh có mọi động cơ để kiềm chế phản ứng mạnh cho đến khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh G20. Pháo cổ đại của Trung Quốc. Ngoài vấn đề trên, thêm nhiều lý do để lập luận rằng Bắc Kinh đang "giấu mình" để chọn thời điểm phản ứng. Không thể có thời điểm nào tốt hơn để khơi mào rắc rối ở Biển Đông trong thời gian mà Mỹ - là quốc gia duy nhất thực sự có thể ngăn cản Bắc Kinh trở thành kẻ gây rối - sẽ bị phân tâm rất nhiều trong vấn đề lựa chọn vị tổng thống tiếp theo của họ. Mỹ cũng như phương tiện truyền thông toàn cầu sẽ tập trung rất nhiều vào cuộc đua giữa hai ứng cử viên tổng thống - ông Donald Trump và bà Hillary Clinton, cho dù đó là những cuộc tranh luận sắp tới giữa hai ứng cử viên hay các vụ bê bối mới nhất hàng ngày của họ. Ngay cả khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) phi pháp ở Biển Đông hoặc bắt đầu công việc cải tạo bãi đá Scarborough, có một cơ hội tốt để Trung Quốc ít bị chú ý nhiều khi mà cả thế giới đang dõi theo từng lời bình luận, bài phát biểu và tranh luận của hai ứng cử viên trong cuộc đua vào Nhà trắng. Vì vậy, đối với Trung Quốc, đó có thể là thời điểm tốt nhất để chớp lấy cơ hội, trong bối cảnh mọi ánh mắt của thế giới chỉ đơn giản là nhìn về một nơi khác. Ngoài ra, chúng ta cũng phải xem xét điều này: Với một sự thay đổi quyền lực sắp diễn ra ở Mỹ và sự không chắc chắn về việc ai sẽ giành chiến thắng, cũng như không chắc chắn về quan điểm của họ sẽ như thế nào đối với châu Á, Bắc Kinh có thể "đặt cược" rằng giờ là lúc để hành động. Trung Quốc cũng có thể cảm nhận rằng họ sẽ không phải chịu sự phản ứng mạnh mẽ từ Mỹ trong bối cảnh chính quyền Obama muốn kết thúc nhiệm kỳ của mình mà không bị lôi kéo vào một cuộc khủng hoảng ở châu Á. Đại biểu Mỹ: Cần cho Donald Trump đi khám thần kinh theo Báo tin tức ========================== Có mấy sự kiện zdà zdấn đề liên quan đến mốc thời gian này. A/ Thời điểm Nga Trung dự kiến tập trân chung ở biển Đông. B/ Đây là thời điểm liên quan gần sát với mốc thời gian lão Gàn hết hạn bảo kê cho "ghòa bình" ở đây. Tức giữa tháng 9 Bính Thân Việt lịch. Sau đó thì lão hổng bít. Nhưng nhân danh cá nhân lão Gàn, Hội trưởng Hội Chém gió làng Vũ Đại, có trụ sở tại cái lò gạch làng Vũ Đại, nổi tiếng trong văn chương Việt Nam, lão quảng cáo rằng: Từ nay đến giữa tháng 9 Việt lịch, lão xác định một sức mạnh vũ trụ sẽ xảy ra, đủ để các siêu cường và toàn bộ tri thức của nền văn minh này phải suy nghĩ khi đụng tới Việt Nam. Lão nhắc lại lời tiên tri của lão vào ngày 30/ 1. 2014 trên diễn đàn tuvilyso.com, như sau: Đọc cho kỹ nha! Không phải ngẫu nhiên lão phát biểu rằng thì là: "Sự kinh hoàng của nó khiến tất cả tri thức của nhân loại cảm thấy nhỏ bé trước cơn thịnh nộ của đất trời". Bởi vì, đây là thời kỳ quan điểm xác định Việt sử 5000 năm văn hiến không được quan tâm. Cho nên, lão mún so sánh sức mạnh vũ trụ có thể tiên tri của Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt với "tất cả tri thức của nhân loại" để hy vọng con người sẽ quan tâm đến cội nguồn Việt sử. Lão không tạo ra, mà chỉ biết trước sự kiện.. Lần này, lão bổ xung lời tiên tri 2016 về sự thể hiện của một sức mạnh vũ trụ khủng khiếp hơn nhiều sẽ xảy ra, trước thời điểm giữa tháng 9 Bính Thân Việt lịch, nhưng không để lại hậu quả nghiêm trọng như trận động đất 2004 tại Indo. Chỉ cần lão xác định không có động đất hủy diệt ở bờ biển phía Tây Hoa Kỳ, khiến dự báo của các nhà khoa học đầu bảng của Hoa Kỳ trong lĩnh vực Địa chất sai, đủ để thấy lão không nói đùa. PS: Sức mạnh vũ trụ này sẽ thể hiện như thế nào: Một tảng thiên thạch đủ lớn để cảnh báo, rơi xuống một vùng đất hoang sơ, như Siberia, Sahara...chẳng hạn; Một trận động đất kinh hoàng xấp sỉ 10 đến 11 độ Richte ở Nam cực; hoặc cường độ nhỏ hơn nhưng làm vỡ đập lớn gây lụt lội tàn phá, hoặc phá hủy nhà máy điện hạt nhân để lại hậu quả nghiêm trọng về môi trường....? Lão Gàn thực sự chưa biết điều gì sẽ xảy ra, nhưng nó sẽ phải xảy ra với mục đích thể hiện sức mạnh vũ trụ. Nhưng lão có thể khẳng định rằng: Thiệt hại về vật chất và con người là không đáng kể. Nhưng đây là sự cảnh báo. Thượng Đế có thể sửa chữa lại những điều Ngài cho là sai lầm, khi tạo nên nền văn minh này. Tin đặc biệt hỏa tốc: Siêu bão cuồng phong MERANTI được mô tả có tính “hủy diệt” , đổi hướng vào biển đông danh ngôi vị số 1 về siêu bão Ngày đăng: 13/09/2016 http://hanoiiplus.com/ Hiện nay, các tỉnh miền Trung đang phải hứng chịu mưa to và gió mạnh từ cơn bão số 4, và rất có khả năng ở Biển Đông nói chung và Việt Nam nói riêng “Có Thể” sẽ phải đối mặt với cơn bão số 5 có tên quốc tế là Meranti. Đây là một cơn bão có sức gió giật trên cả cấp siêu bão và được mô tả là có tính “hủy diệt”. Tiếp tục một lần nữa! Và đây là lần thứ 2 siêu bão “hung bạo” Meranti đã chứng minh cho toàn bộ cơ quan khí tượng trên thế giới thấy được sức mạnh khủng khiếp của mình. Siêu bão Meranti đã đạt đến sức mạnh “vô cùng mạnh”, và được xếp vào hàng “Siêu Bão Cuồng Phong” để có thể dành ngôi vị “Số 1” trong năm nay trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Cơn bão đang cố gắng “gồng sức mạnh” cực đại để lọt vào Top 20 cơn bão mạnh nhất thập kỷ 10 của thế kỷ 21. Có thể thấy được rằng siêu bão dường như đang “thách thức” các cơ quan khí tượng có thiết bị theo dõi bão tiên tiến hàng đầu trên thế giới như JMA; JTWC; NOAA; CMC; HKO; PAGASA;….v.v… Các cơ quan khí tượng trên thế giới cũng đang rất “bất ngờ” và không thể “tưởng tượng” được sức mạnh “kinh hoàng”, vượt xa mọi thang đo cấp độ dự báo ban đầu của siêu bão cuồng phong Meranti mà họ đưa ra dự báo trước đó. Siêu bão cuồng phong đã lên tới cấp độ 4 sao trong thang “Beaufort Star” hủy diệt cải tiến mới (một mức độ hiếm thấy có cơn bão nào đạt đến trình độ như vậy). Vận tốc gió “đáng sợ” 215km/h (tương đương cấp 17) trong vận tốc gió trung bình 10 phút, và 290km/h (tương đương cấp 21) ở vận tốc gió tối đa 1 phút. Tốc độ gió giật 350km/h (tương đương cấp 23) trong vận tốc gió giật (tức là cường độ gió giật đã tăng thêm đến 4 cấp độ chỉ trong vòng 8 tiếng đồng hồ qua). Không chỉ sức gió khủng khiếp, mà áp suất cũng xuống mức sát kỷ lục trong năm ở vào khoảng 905 mbar (một áp suất có sức tàn phá rất thảm khốc). Ngoài áp suất ra, còn có chỉ số kỹ thuật dvorak lên tới T7.5 (mức chỉ số kỹ thuật T7.5 ngang ngửa siêu bão cuồng phong Tip mạnh nhất “Lịch Sử Nhân Loại” tính đến thời điểm hiện tại). Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là cường độ mạnh nhất của cơn bão, ngày hôm nay (13/9), chính thức cơn bão đạt cấp độ mạnh nhất. Các cơ quan của Mỹ cũng như quốc gia khác đã tiếp tục nâng dự báo sức mạnh của siêu bão cuồng phong này lên 295km/h (cấp 21) và giật tới 360km/h (tương đương cấp 24) (nghĩa là vận tốc gió tối đa và gió giật đều đã được tăng thêm 1 chỉ số). Hết sức nguy hiểm. *Cảnh Báo: Siêu bão đang có xu hướng di chuyển nhanh và chếch xuống phía nam khá nhiều. Giờ đây.! Dự báo của các cơ quan khí tượng trên thế giới đã thay đổi một cách “chóng mặt” trước hướng đi và cường độ, để bắt kịp với tốc độ thay đổi “liên tục” từ siêu bão. Không chỉ dừng ở đó, bây giờ cả thế giới đang dồn sự tập trung chú ý vào siêu bão có tính “hủy diệt” này. *Khẩn Cấp: Ngay từ lúc này, phía khu vực Đông Bắc Biển Đông sẽ ngày càng có gió mạnh lên, khoảng rạng sáng ngày mai (14/9); khi bão tiến sát gần hơn thì cấp bão cũng sẽ được tăng lên từ cấp 15-18 và giật cấp 20-23. Tuy nhiên; sang ngày 15/9 khi siêu bão bắt đầu suy yếu dần, nhưng cường độ vẫn giữ ở mức rất mạnh. *Đặc Biệt Chú Ý: Theo dự báo hướng đi mới nhất thì có từ 5-10% khả năng bão sẽ đổi hướng đi về phía vùng biển Việt Nam. Do bão đang có dấu hiệu di chuyển xuống phía nam khá nhiều, chính vì thế mà tình hình hiện nay rất gấp gáp. Không thể để chủ quan và có sự chậm trễ: Đề nghị mọi tàu thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam hãy nhanh chóng thoát ra khỏi vùng nguy hiểm của bão trước ngày 14/9. Vùng nguy hiểm của bão được đánh dấu trong khoảng 20 độ vĩ bắc trở lên, và từ 110-120 độ kinh đông đổ lại. Yêu cầu toàn bộ người dân Việt Nam nằm trong vùng dự báo “có thể” có khả năng hướng bão sẽ ảnh hưởng và đi tới, cần đặc biệt lưu ý và cập nhật thường xuyên các bản tin mới nhất của siêu bão này trên page hoặc phương tiện thông tin đại chúng. Xin nhắc lại !!! Đây là một siêu bão có sức mạnh được mô tả là có tính “hủy diệt”. Đề nghị mọi người dân thực hiện nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến của siêu bão cuồng phong Meranti này. Tin phát lúc: 07h50′ (13/9) Nguồn: Trung Tâm Khí Tượng Thủy Văn Cộng Đồng Quốc Gia ======================= Tiếp tục một lần nữa! Và đây là lần thứ 2 siêu bão “hung bạo” Meranti đã chứng minh cho toàn bộ cơ quan khí tượng trên thế giới thấy được sức mạnh khủng khiếp của mình. Siêu bão Meranti đã đạt đến sức mạnh “vô cùng mạnh”, và được xếp vào hàng “Siêu Bão Cuồng Phong” để có thể dành ngôi vị “Số 1” trong năm nay trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Cơn bão đang cố gắng “gồng sức mạnh” cực đại để lọt vào Top 20 cơn bão mạnh nhất thập kỷ 10 của thế kỷ 21. Có thể thấy được rằng siêu bão dường như đang “thách thức” các cơ quan khí tượng có thiết bị theo dõi bão tiên tiến hàng đầu trên thế giới như JMA; JTWC; NOAA; CMC; HKO; PAGASA;….v.v… Có nên coi siêu bão Meranti này là một thiên tai mang tính cảnh báo mà lão Gàn nói tới không nhỉ? Phải đợi kết quả của nó đã. Có thể lão Gàn chưa xác nhận và chờ đợi một thiên tai khác. Từ nay đến 16/ 9 Bính Thân Việt lịch còn cả tháng nữa lận. Để xem thế nào! Chứ mấy trận động đất vừa rồi chỉ là "dở hơi". Công lực đang bị suy giảm. Nên chưa quyết định được. Híc. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2016 Tin đặc biệt hỏa tốc: Siêu bão cuồng phong MERANTI được mô tả có tính “hủy diệt” , đổi hướng vào biển đông danh ngôi vị số 1 về siêu bão Ngày đăng: 13/09/2016 http://hanoiiplus.com/ Hiện nay, các tỉnh miền Trung đang phải hứng chịu mưa to và gió mạnh từ cơn bão số 4, và rất có khả năng ở Biển Đông nói chung và Việt Nam nói riêng “Có Thể” sẽ phải đối mặt với cơn bão số 5 có tên quốc tế là Meranti. Đây là một cơn bão có sức gió giật trên cả cấp siêu bão và được mô tả là có tính “hủy diệt”. Tiếp tục một lần nữa! Và đây là lần thứ 2 siêu bão “hung bạo” Meranti đã chứng minh cho toàn bộ cơ quan khí tượng trên thế giới thấy được sức mạnh khủng khiếp của mình. Siêu bão Meranti đã đạt đến sức mạnh “vô cùng mạnh”, và được xếp vào hàng “Siêu Bão Cuồng Phong” để có thể dành ngôi vị “Số 1” trong năm nay trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Cơn bão đang cố gắng “gồng sức mạnh” cực đại để lọt vào Top 20 cơn bão mạnh nhất thập kỷ 10 của thế kỷ 21. Có thể thấy được rằng siêu bão dường như đang “thách thức” các cơ quan khí tượng có thiết bị theo dõi bão tiên tiến hàng đầu trên thế giới như JMA; JTWC; NOAA; CMC; HKO; PAGASA;….v.v… Các cơ quan khí tượng trên thế giới cũng đang rất “bất ngờ” và không thể “tưởng tượng” được sức mạnh “kinh hoàng”, vượt xa mọi thang đo cấp độ dự báo ban đầu của siêu bão cuồng phong Meranti mà họ đưa ra dự báo trước đó. Siêu bão cuồng phong đã lên tới cấp độ 4 sao trong thang “Beaufort Star” hủy diệt cải tiến mới (một mức độ hiếm thấy có cơn bão nào đạt đến trình độ như vậy). Vận tốc gió “đáng sợ” 215km/h (tương đương cấp 17) trong vận tốc gió trung bình 10 phút, và 290km/h (tương đương cấp 21) ở vận tốc gió tối đa 1 phút. Tốc độ gió giật 350km/h (tương đương cấp 23) trong vận tốc gió giật (tức là cường độ gió giật đã tăng thêm đến 4 cấp độ chỉ trong vòng 8 tiếng đồng hồ qua). Không chỉ sức gió khủng khiếp, mà áp suất cũng xuống mức sát kỷ lục trong năm ở vào khoảng 905 mbar (một áp suất có sức tàn phá rất thảm khốc). Ngoài áp suất ra, còn có chỉ số kỹ thuật dvorak lên tới T7.5 (mức chỉ số kỹ thuật T7.5 ngang ngửa siêu bão cuồng phong Tip mạnh nhất “Lịch Sử Nhân Loại” tính đến thời điểm hiện tại). Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là cường độ mạnh nhất của cơn bão, ngày hôm nay (13/9), chính thức cơn bão đạt cấp độ mạnh nhất. Các cơ quan của Mỹ cũng như quốc gia khác đã tiếp tục nâng dự báo sức mạnh của siêu bão cuồng phong này lên 295km/h (cấp 21) và giật tới 360km/h (tương đương cấp 24) (nghĩa là vận tốc gió tối đa và gió giật đều đã được tăng thêm 1 chỉ số). Hết sức nguy hiểm. *Cảnh Báo: Siêu bão đang có xu hướng di chuyển nhanh và chếch xuống phía nam khá nhiều. Giờ đây.! Dự báo của các cơ quan khí tượng trên thế giới đã thay đổi một cách “chóng mặt” trước hướng đi và cường độ, để bắt kịp với tốc độ thay đổi “liên tục” từ siêu bão. Không chỉ dừng ở đó, bây giờ cả thế giới đang dồn sự tập trung chú ý vào siêu bão có tính “hủy diệt” này. *Khẩn Cấp: Ngay từ lúc này, phía khu vực Đông Bắc Biển Đông sẽ ngày càng có gió mạnh lên, khoảng rạng sáng ngày mai (14/9); khi bão tiến sát gần hơn thì cấp bão cũng sẽ được tăng lên từ cấp 15-18 và giật cấp 20-23. Tuy nhiên; sang ngày 15/9 khi siêu bão bắt đầu suy yếu dần, nhưng cường độ vẫn giữ ở mức rất mạnh. *Đặc Biệt Chú Ý: Theo dự báo hướng đi mới nhất thì có từ 5-10% khả năng bão sẽ đổi hướng đi về phía vùng biển Việt Nam. Do bão đang có dấu hiệu di chuyển xuống phía nam khá nhiều, chính vì thế mà tình hình hiện nay rất gấp gáp. Không thể để chủ quan và có sự chậm trễ: Đề nghị mọi tàu thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam hãy nhanh chóng thoát ra khỏi vùng nguy hiểm của bão trước ngày 14/9. Vùng nguy hiểm của bão được đánh dấu trong khoảng 20 độ vĩ bắc trở lên, và từ 110-120 độ kinh đông đổ lại. Yêu cầu toàn bộ người dân Việt Nam nằm trong vùng dự báo “có thể” có khả năng hướng bão sẽ ảnh hưởng và đi tới, cần đặc biệt lưu ý và cập nhật thường xuyên các bản tin mới nhất của siêu bão này trên page hoặc phương tiện thông tin đại chúng. Xin nhắc lại !!! Đây là một siêu bão có sức mạnh được mô tả là có tính “hủy diệt”. Đề nghị mọi người dân thực hiện nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến của siêu bão cuồng phong Meranti này. Tin phát lúc: 07h50′ (13/9) Nguồn: Trung Tâm Khí Tượng Thủy Văn Cộng Đồng Quốc Gia ======================= Có nên coi siêu bão Meranti này là một thiên tai mang tính cảnh báo mà lão Gàn nói tới không nhỉ? Phải đợi kết quả của nó đã. Có thể lão Gàn chưa xác nhận và chờ đợi một thiên tai khác. Từ nay đến 16/ 9 Bính Thân Việt lịch còn cả tháng nữa lận. Để xem thế nào! Chứ mấy trận động đất vừa rồi chỉ là "dở hơi". Công lực đang bị suy giảm. Nên chưa quyết định được. Híc. Lão Gàn chính thức xác định rằng: "Siêu bão Meranti không phải là một thiên tai thể hiện sức mạnh vũ trụ xảy ra trước 15/ 9 Bính Thân Việt lịch, được mô tả trong lời tiên tri của lão Gàn. Thiên tai trong lời tiên tri của lão Gàn phải kinh hoàng hơn nhiều. Nếu không xảy ra như vậy thì lão Gàn sai. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2016 Tây Thái Bình Dương nổi sóng vì tập trận 10:00 AM - 10/09/2016 Thanh Niên Ba thế lực quân sự lớn nhất thế giới sẽ tập trận liên tiếp tại vùng biển Tây Thái Bình Dương, bao gồm cả Biển Đông. Tàu sân bay USS Ronald Reagan sẽ tham gia tập trận ở Tây Thái Bình Dương Hải quân Mỹ Tin liên quan Mỹ, Nga, Trung Quốc lần lượt tập trận tại tây Thái Bình Dương Thủ tướng Nhật kêu gọi ông Putin giải quyết dứt điểm tranh chấp lãnh thổ Hai hạm đội Mỹ 'canh chừng' tây Thái Bình Dương Tờ Pacific Daily News hôm qua 9.9 dẫn thông báo từ Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ (USPACOM) cho biết sẽ tập trận hải quân quy mô lớn tại Tây Thái Bình Dương, cụ thể là ở ngoài khơi đảo Guam và quần đảo Mariana, từ ngày 12 - 23.9. Thông tin này được đưa ra không lâu sau khi Trung Quốc và Nga xác nhận lực lượng hải quân hai nước sẽ tiến hành tập trận chung tại Biển Đông, cũng bắt đầu từ 12.9 và kéo dài một tuần. Tuy cả ba nước đều khẳng định các cuộc diễn tập quân sự không nhằm vào bất cứ quốc gia nào song động thái trên được cho là nhằm phô diễn sức mạnh quân sự trong bối cảnh tình hình an ninh châu Á - Thái Bình Dương liên tục biến động. Quy mô rầm rộ Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ cho biết cuộc tập trận mang tên Valiant Shield 2016 quy tụ lực lượng từ không quân, hải quân, lục quân và thủy quân lục chiến của nước này. Tổng cộng có tới 18.000 quân nhân cùng 180 máy bay và 11 tàu chiến, bao gồm tàu tấn công đổ bộ USS Bonhomme Richard, tham dự cuộc tập trận. Bên cạnh đó, đội tàu chiến Mỹ tham gia diễn tập sẽ do tàu sân bay lớp Nimitz USS Ronald Reagan dẫn dắt. USS Ronald Reagan hiện đang đồn trú tại căn cứ Yokosuka, Nhật Bản và là tàu sân bay duy nhất đang được Washington triển khai tại châu Á - Thái Bình Dương. Theo Pacific Daily News, Lầu Năm Góc nhấn mạnh rằng Valiant Shield 2016 là cuộc diễn tập thường kỳ và không nhằm vào mục tiêu cụ thể nào. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định thời điểm tập trận “có thể không phải là trùng hợp” trong bối cảnh Nga - Trung cũng tập trận chung ở Biển Đông và Trung Quốc bị cáo buộc có ý đồ bồi đắp ở bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Philippines. Đó là chưa kể CHDCND Triều Tiên liên tục phóng tên lửa ra biển. Cũng nằm trong kế hoạch tập trận “thường kỳ”, Trung Quốc và Nga sẽ phối hợp diễn tập quân sự trên Biển Đông từ ngày 12 - 19.9, thông báo từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay. Đáng chú ý, theo Hãng tin Tass, phát ngôn viên Vladimir Matveyev của Quân khu miền Đông Nga cho biết thêm cuộc tập trận mang tên Joint Sea 2016, nhằm mục đích tập luyện bảo vệ tàu bè cũng như tiến hành đổ bộ. Moscow đã cử 5 tàu chiến gồm 2 tàu chống ngầm cỡ lớn Đô đốc Tributs và Đô đốc Vinogradov, tàu đổ bộ cỡ lớn Peresvet, tàu kéo Alatau và tàu chở dầu Pechenga đến Trạm Giang, Trung Quốc để tham gia Joint Sea 2016. Đô đốc Tributs và Đô đốc Vinogradov là 2 tàu khu trục chống ngầm lớp Udaloy I, được đóng cho hải quân Liên Xô trước đây, mỗi tàu có độ choán nước 6.930 tấn. Các chiến hạm này còn có khả năng chống tàu nổi, được trang bị tên lửa đối hạm siêu thanh P-270 Moskit. Trong khi đó, Peresvet là tàu đổ bộ lớp Ropucha, có khả năng chở 10 xe tăng tác chiến chủ lực hoặc 12 xe bọc thép chở quân cùng 230 - 340 binh sĩ. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn chưa công bố lực lượng tham gia và địa điểm tập trận cụ thể. Theo giới quan sát, sự mập mờ này có thể nhằm tạo cảm giác nghi ngờ Joint Sea 2016 sẽ diễn ra trong những khu vực có tranh chấp, từ đó dẫn đến ấn tượng là Nga ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, có vẻ như Moscow cũng đang nỗ lực cân bằng giữa quan hệ đang rất tốt đẹp với Bắc Kinh và vấn đề Biển Đông. Chuyên san The Diplomat chỉ ra rằng đội tàu Nga được triển khai lần này có quy mô tương đối nhỏ, thiếu vắng các chiến hạm đời mới và không có tàu ngầm. Tàu khu trục chống ngầm Đô đốc Vinogradov của Nga sắp tập trận với Trung Quốc tại Biển Đông Ảnh: Narod Tham vọng quân sự hóa Cũng trong hôm qua 9.9, Bộ trưởng Không quân Mỹ Deborah Lee James chỉ trích Trung Quốc đang theo đuổi ý đồ “quân sự hóa” Biển Đông và bà khẳng định Mỹ có thể tiến hành nhiều hơn nữa các hoạt động trên biển cũng như trên không nhằm bảo đảm an ninh và tự do lưu thông trong khu vực. “Chúng tôi nhận thấy đang có tình trạng quân sự hóa trên một số đảo, như xây đường băng, dựng tháp chỉ huy và kiểm soát. Đây rõ ràng là hành động quân sự hóa nhằm phô diễn sức mạnh để làm một điều gì đó. Và điều đó là gì, hẳn ai cũng có thể đoán ra”, tờ The Washington Free Beacon dẫn lời bà James nhận định khi được hỏi về tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông. Bộ trưởng Mỹ nhấn mạnh mong muốn của chính quyền Tổng thống Barack Obama là tìm giải pháp cho vấn đề Biển Đông thông qua các kênh ngoại giao. Thế nhưng, những nỗ lực này cho đến nay vẫn không thể ngăn chặn các hoạt động phi pháp của Bắc Kinh. Vì thế, bà James tuyên bố Washington sẽ tiến hành thêm nhiều hoạt động hàng hải và trên không để thực hiện quyền tự do đi lại trong khu vực. Bà cho biết không quân Mỹ đã “định kỳ thực hiện quyền tự do đi lại trên không của chúng tôi” đồng thời triển khai thêm 3 oanh tạc cơ tới căn cứ quân sự của nước này trên đảo Guam hồi tháng trước nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương. “Chắc chắn sẽ có thêm nhiều hoạt động nữa”, Bộ trưởng Không quân Mỹ khẳng định. Huỳnh Thiềm =================== Hi. Các sĩ phu Giao Chỉ cứ việc uống trà ngon, hút thuốc thơm, ăn bánh Trung Thu ...xem tập trận. Rồi xem cái thế giới này nhớn nhác vì một thiên tai thuộc hàng khủng, tuy ko gây hậu qủa nghiêm trọng, nhưng xác định khả năng của sức mạnh vũ trụ. Sau rằm tháng 9, "Tập hợp lớn nhất" sẽ giải quyết vấn đề. Mời các quý vị nghe nhạc Trung Thu hoặc cho con cháu nghe để vui Trung Thu - một truyền thống văn hóa Đông phương có cội nguồn Việt. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 9, 2016 Mời các quý vị nghe nhạc Trung Thu hoặc cho con cháu nghe để vui Trung Thu - một truyền thống văn hóa Đông phương có cội nguồn Việt. Trung Thu hôm nay thời tiết đẹp trên cả nước nhỉ! Chúc mừng nha. Lão cũng đang ún trà ngon, bình trà đẹp, hút sì gà Anh Quốc Không ăn được bánh Trung Thu thì sơi Mochi Nhật. Hì. Còn Nga Trung tập trận thì cũng là chém gió coi chơi. Hai nước chưa có một hiệp ước liên minh quân sự. Chuyện này mới "chém gió vung xích chó" này: ===================== Duterte "đuổi" Mỹ, lộ diện cơ hội mới cho Trung Quốc ở biển Đông? Thủy Thu | 15/09/2016 19:58 Theo Đa chiều, chỉ cần mời Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đến thăm Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ dễ dàng loại bỏ mối đe dọa lớn nhất ở biển Đông. Sự hiện diện của lực lượng Mỹ tại Mindanao khiến họ dễ trở thành mục tiêu tấn công của nhóm phiến quân Abu Sayyaf (Ảnh: Navy.mil) Chuyên gia Trung-Mỹ nói gì về thông điệp “tiễn khách” của ông Duterte? Tưởng là phát ngôn "bạt mạng", nhưng Duterte đang cao tay hơn cả Mỹ lẫn TQ? 1 ngày sau khi "đuổi" lính Mỹ khỏi Philippines, ông Duterte đã hạ giọng Tâng bốc Trung Quốc và xua đuổi Mỹ, ông Duterte sắp khiến châu Á rối tung? Muốn quân Mỹ rút khỏi Mindanao, Duterte ngầm ám chỉ điều gì? Cơ hội có lợi cho Bắc Kinh? Ngày 12/9, Tổng thống Duterte bất ngờ đưa ra tuyên bố yêu cầu lực lượng đặc nhiệm Mỹ ra khỏi đảo Mindanao, miền Nam nước này. Duterte còn cho biết sẽ sớm điều chỉnh lại chính sách ngoại giao của Philippines. "Chừng nào còn bám chặt lấy Mỹ, chừng đó Philippines còn chưa bình yên", Tổng thống Philippines đổ lỗi khi cho rằng chính Mỹ đã khơi mào các cuộc nổi dậy của người Hồi giáo ở khu vực miền Nam nước này. Nhưng Duterte cũng nhấn mạnh, ông không phải là "tay sai" của nước Mỹ và việc ông lên nắm quyền nhằm đưa quan hệ Manila và Washington bước vào "trạng thái mới". Giới phân tích nhận định, việc Duterte tuyên bố trục xuất quân đội Mỹ mang lại hy vọng, cơ hội lớn và ưu thế hoàn toàn có lợi cho Bắc Kinh trong tương lai về vấn đề biển Đông. Theo đó, nếu Trung Quốc nhân cơ hội này mời Tổng thống Duterte đến thăm và tăng cường viện trợ kinh tế cho Manila, rất có khả năng Bắc Kinh sẽ gián tiếp đẩy nhanh việc "trục xuất" quân đội Mỹ và khiến Washington mất đi ưu thế chiến lược ở biển Đông. Binh lính Mỹ trong một cuộc diễn tập trên biển Đông. (Ảnh: bcnn2.com) Trong quá khứ, sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quân đội Mỹ đã dần rút quân khỏi các căn cứ quân sự tại Philippines. Tuy nhiên đến năm 2010, cựu Tổng thống Benigno Aquino III đã chủ trương bắt tay và tìm sự hậu thuẫn của Washington nhằm ngăn chặn Bắc Kinh bành trướng cũng như củng cố lợi ích của Manila ở biển Đông. Mỹ - Philippines đã nhanh chóng ký thỏa thuận đồn trú mới và nỗ lực thúc đẩy phát triển quan hệ đồng minh thân thiết nhằm giữ thế cân bằng với Trung Quốc tại khu vực này và Washington dần trở thành nỗi đe dọa lớn nhất của Bắc Kinh tại biển Đông. Bởi dựa vào các căn cứ quân sự luôn được coi như những căn cứ hậu cần vững chắc ở Philippines, các hạm đội tàu Mỹ chỉ cần trong vài giờ tập trung lực lượng nếu chiến tranh xảy ra ở biển Đông. Trung Quốc: Trục xuất quân đội Mỹ là yêu cầu thiết thực Nhà nghiên cứu Hứa Lợi Bình thuộc Viện nghiên cứu chiến lược toàn cầu và châu Á-Thái Bình Dương, Viện khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, việc Tổng thống Duterte đòi "trục xuất" lực lượng Mỹ không nên bị suy diễn quá đà bởi đây là yêu cầu thiết thực trong cuộc chiến chống khủng bố ở miền Nam nước này. Hứa chỉ ra, ngày 22/6 vừa qua, Tổ chức khủng bố Hồi giáo Abu Sayyaf ở miền nam Philippines đang bắt giữ 7 ngư dân Indonesia làm con tin đến nay vẫn chưa thả tự do. Đặc biệt, một thời gian dài trước đó, rất nhiều ngư dân Malaysia và Indonesia đã bị tổ chức này bắt giữ khiến Manila chịu rất nhiều áp lực đến từ Kuala Lumpur và Jakarta. Theo Hứa Lợi Bình, với lịch sử hơn 50 năm đồn trú tại Philippines, quân đội Mỹ đã gây ra mâu thuẫn và "kết oán" với lực lượng vũ trang người Moro - nòng cốt phong trào Hồi giáo ly khai ở Philippines. Việc binh lính Mỹ hiện diện lâu dài tại khu vực này sẽ ảnh hưởng bất lợi đến quá trình chống chủ nghĩa khủng bố và khiến cuộc chiến này của Tổng thống Philippines trở nên phức tạp hơn. Vì vậy, Hứa cho rằng xét trên một khía cạnh nhất định, việc Duterte "đuổi" lực lượng Mỹ là nhu cầu thiết thực trong cuộc chiến chống khủng bố chứ không phải cố ý chống lại quân đội Mỹ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và người đồng cấp Mỹ Barack Obama. (Ảnh: lexpress.fr) Ông Hứa nhận định: "Chính phủ mới của Tổng thống Duterte đã có sự điều chỉnh mới trong chính sách ngoại giao với Washington. Trong 6 năm nhiệm kỳ, cựu Tổng thống Benigno Aquino III đã thực hiện chính sách "thân Mỹ". Từ kinh nghiệm nắm quyền của Aquino cho thấy, chính sách này không còn phù hợp lợi ích quốc gia căn bản của Manila. Do đó, ông Duterte hoàn toàn chính xác khi điều chỉnh chính sách ngoại giao của người tiền nhiệm nhưng mức độ điều chỉnh đến đâu không phải là điều dễ đoán.... Tuy nhiên, những năm gần đây hai bên đã ký một số hiệp định tăng cường quốc phòng nên Manila muốn thoát khỏi ảnh hưởng của Washington là điều vô cùng khó khăn." Nhưng học giả Trung Quốc cho hay, việc điều chỉnh này giúp chính sách ngoại giao của Philippines phù hợp với toàn bộ chính sách đối ngoại của ASEAN - chiến lược cân bằng với các nước lớn. Đây chính là hướng mà Duterte đang tích cực đi theo. Duterte: Nguyên nhân gây mâu thuẫn Mỹ-Philippines? Theo Hứa Lợi Bình, chính sách "thân Mỹ" không đem lại sự an toàn tuyệt đối cũng như tương lai kinh tế, ngược lại khiến Manila khó khăn hơn khi phải đối đầu với Bắc Kinh trên biển Đông. "Tất cả những lời hứa trước khi trúng cử như giải quyết vấn đề kinh tế, dân sinh và nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng của Duterte đỏi hỏi đến sự hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc", ông này nhấn mạnh. Ngoài ra, chuyên gia Trung Quốc cho rằng Philippines đang gặp khó khăn trong một số vấn đề như cuộc chiến chống ma túy. Trong khi đó, Tổng thống Duterte đánh giá cao hành động trợ giúp xây dựng các trung tâm cai nghiện cũng như chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn phong phú trong vấn đề này của Bắc Kinh. Tổng thống Philippines Duterte đang gây chú ý do những phát ngôn gây sốc và cách thức giải quyết vấn đề theo cách riêng biệt. (Ảnh: Reuters/VCG) Hứa cho rằng, Duterte là người "rất trọng lời hứa, vô cùng trượng nghĩa và tràn đầy tinh thần anh hùng". Bề ngoài, những phát ngôn gây sốc khác xa với quan điểm chính trị gia truyền thống của Duterte luôn khiến dư luận bất ngờ nhưng trên thực tế triết lý chính trị và phương thức xử lý của Duterte lại rất thiết thực. Do xuất thân là một luật sư nên Duterte nắm chắc về luật pháp quốc tế nhưng là một chính trị gia phương Đông nên Tổng thống Philippines mang trong mình bản sắc chính trị riêng biệt nên cách giải quyết vấn đề của ông cũng đa dạng và đặc biệt. "Duterte có cách tiếp cận riêng của mình cho nên phương diện này có thể gây xung đột với Washington", Hứa kết luận. Theo giới quan sát, Tổng thống Philippines không nhất thiết chọc giận Mỹ bởi điều này chỉ mang lại tình thế bất lợi cho Manila. Bên cạnh đó, Duterte lại có thể dùng danh nghĩa "theo đuổi chính sách ngoại giao độc lập" để bắt tay với Trung Quốc. Một số ý kiến cho rằng, nếu kế hoạch trục xuất quân đội Mỹ được thực thi thì đây chính là cơ hội vàng mà Duterte trao cho Trung Quốc. Khi đó, một cái bắt tay chủ động đàm phán từ Bắc Kinh là đủ để "đuổi" Mỹ khỏi biển Đông. TQ chấp nhận rủi ro khi học theo chiến lược của Liên Xô để chống Mỹ? theo Thế giới trẻ ===================== Lão đây thừa biết các vị đang "dể" cái trò gì. Nhưng lão khoanh tay , im lặng để các vị mần ăn. Hết nửa đầu tháng 9 thì rất là buồn cười. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 9, 2016 Bà Vanga tiên đoán sai về Tổng thống Mỹ? (Chuyện lạ) - Vanga là nhà tiên tri vĩ đại nhất thế kỷ 20 khi có nhiều dự báo chính xác về tương lai. Song không phải tiên đoán nào của bà cũng đều đúng. Lời tiên tri khủng khiếp về năm 2016 của Vanga Lời tiên tri đáng sợ của Vanga về Tổng thống Mỹ Gần đây, tình trạng sức khỏe của ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ bà Hillary Clinton được đồn đoán mắc bệnh nghiêm trọng, khi bà suýt nữa ngã quỵ trong lẽ tưởng niệm 11/9 vừa qua khiến nhiều người cho rằng, lời dự báo của bà lão mù Vanga rất có thể trở thành sự thật. Nhà tiên tri Vanga từng nói rằng, vị Tổng thống thứ 44 của Mỹ sẽ là nhà lãnh đạo da màu đầu tiên được bầu và là đây cũng là Tổng thống cuối cùng của nước này. Nhà tiên tri mù Vanga Bà mô tả hết sức chi tiết rằng: "Ông ấy trở thành Tổng thống khi nước Mỹ đang vật lộn trong cơn khủng hoảng hoảng kinh tế trầm trọng. Người dân Mỹ sẽ đặt niềm tin vào ông ấy và coi ông như một phép màu dẫn dắt Mỹ bước qua giai đoạn khủng hoảng và vươn lên trở thành cường quốc của thế giới. Tuy nhiên, điều ngược lại sẽ xảy đến. Sau khi ông ấy rời nhiệm sở, Mỹ sẽ chìm trong đống đổ nát kinh tế, các bang miền Nam Bắc sẽ phân chia nhau, không khác gì một cuộc nội chiến". Quả đúng như bà Vanga đã tiên đoán, Obama trúng cử Tổng thống Mỹ năm 2009. Lúc này, Mỹ đang lún sâu vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ sau thế chiến thứ 2. Cuộc khủng hoảng này đã tác động đến mọi mặt cuộc sống của người dân Mỹ. Từ đó tới nay, ông đã liên tục giữ vững ngôi vị ông chủ Nhà Trắng trong suốt 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Qua những năm nắm giữ chức vị Tổng thống, ông Obama đã đưa ra nhiều chính sách làm xoay chuyển được nhiều mặt của nước Mỹ. Nền kinh tế Mỹ đã vực dậy rất nhiều so với thời kỳ ông mới đắc cử, nhiều vấn đề khác và mối quan hệ giữa Mỹ với một vài quốc gia cũng đã được cải thiện. Obama đã chiếm được trái tim của hầu hết người dân nước Mỹ, thậm chí đông đảo người trên thế giới cũng dành tình cảm ngưỡng mộ cho ông. Việc Barack Obama trở thành Tổng thống Mỹ da màu đầu tiên đã từng gây chấn động dư luận vì sự linh ứng lời tiên đoán của nhà tiên tri Bungary. Một nhà tiên tri lừng danh khác là Nostradamus (ở Pháp) cũng có lời dự đoán giống hệt Vanga: "Vị tổng thống cuối cùng của nước Mỹ sẽ là một người Mỹ gốc Phi". Điều này càng khiến nhiều người tin tưởng hơn về việc Obama sẽ là ông chủ Nhà Trắng cuối cùng của nước này. Nhà tiên tri Nostradamus Tuy nhiên, không ít người vẫn còn tỏ ra hoài nghi về tiên đoán này, cho rằng nó không hoàn toàn linh ứng như vậy. Vì bên cạnh những dự đoán đúng, Vanga cũng có không ít những dự báo sai. Những tiên đoán sai Năm 1978, nhà tiên tri Vanga từng tiên đoán rằng sẽ có chiến tranh thứ giới III. Cuộc chiến tranh này bắt đầu vào tháng 11/2010 và kết thúc vào tháng 10/2014. Vanga cho rằng xung đột vũ trang tại Nam Ossetia và thế giới Hồi giáo, các vụ mưu sát lãnh đạo và nguyên thủ quốc gia sẽ là nguyên cớ cho một cuộc Chiến tranh thế giới bùng nổ vào năm 2010. Khởi nguồn từ trận chiến thông thường, sau đó sẽ là chiến tranh hạt nhân và chiến tranh hóa học, để rồi thảm họa chiến tranh trên phạm vi toàn cầu, sự diệt vong của loài người và toàn bộ sự sống trên Trái Đất. Cuối cùng, bà kết luận, cuộc chiến này sẽ kết thúc hoàn toàn vào tháng 10/2014. Tháng 12/2012 cả thế giới xôn xao về Ngày tận thế - ngày nhân loại diệt vong. Lúc bấy giờ, có rất nhiều những luận điểm được đưa ra bởi chính lời tiên đoán này của Vanga. Nhiều người cho rằng, chiến tranh hạt nhân và hóa học trong lời tiên tri của bà lão mù kết hợp với rất nhiều giải thích, lý do, lời tiên đoán của các nhà tiên tri khác sẽ là nguyên nhân khiến thế giới thật sự "tận thế" vào tháng 12/2012. Song, cả năm 2010, ngày tận thế tháng 12/2012 và năm 2014 đều đã qua đi. Mặc dù một số nơi vẫn xảy ra xung đột, chiến tranh bạo loạn, nhưng chưa có bóng dáng của một cuộc chiến tranh thế giới III nào và càng không có ngày tận thế. Ngoài ra, những tiên đoán về World cup 1994, dịch bệnh Ebola của nhà tiên tri mù cũng chưa chính xác. Theo nhiều người, nếu như bà Hillary Clinton đang dần hồi phục và bà không rút khỏi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, thì liệu lời tiên đoán của Vanga sẽ còn linh ứng nữa hay không? Hiện tại, bà Hillary vẫn là ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn mới nhất, bà Clinton thừa nhận đã không nghe theo lời khuyên của bác sĩ vì cho rằng viêm phổi không phải là vấn đề quá lớn, từ đó dẫn tới những biểu hiện sức khỏe không tốt của bà trong những ngày vừa qua. Và theo lời của ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ thì thể trạng bà hiện giờ đã khá hơn nhiều. Các bác sĩ khẳng định bà Hillary sẽ hồi phục và đủ sức lãnh đạo nếu làm Tổng thống Mỹ. Khánh Đăng ===================== Không chỉ riêng bà Vanga, mà cả Nhà tiên tri Nostradamus với một số nhà tiên tri đương đại cũng nói như vậy. Nhưng lão Gàn đã bác bỏ và xác định họ đoán sai từ lâu, trong topic "Lời tiên tri 2015" & "Lời tiên tri 2016" và ngay trong topic này. Xin lỗi. Ngay bây giờ bà Clinton có không ra ứng cử thì nước Mỹ vẫn có những Tổng Thống tiếp theo. Lão cũng hóa giải nhiều lời tiên tri xấu cho nước Mỹ, cả nhân danh khoa học lẫn "mê tín dị đoan". Tuy nhiên, có một nửa lời tiên tri sau đây của bà Vanga, lão Gàn chưa hóa giải được. Đó là lời tiên tri: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyria bị tiêu diệt". Lão đây thì ko muốn chờ "còn lâu lắm cho đến khi dân tộc Arxyria bị tiêu diệt". 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 9, 2016 Tây Thái Bình Dương nổi sóng vì tập trận 10:00 AM - 10/09/2016 Thanh Niên Ba thế lực quân sự lớn nhất thế giới sẽ tập trận liên tiếp tại vùng biển Tây Thái Bình Dương, bao gồm cả Biển Đông. Tàu sân bay USS Ronald Reagan sẽ tham gia tập trận ở Tây Thái Bình Dương Hải quân Mỹ Huỳnh Thiềm =================== Hi. Các sĩ phu Giao Chỉ cứ việc uống trà ngon, hút thuốc thơm, ăn bánh Trung Thu ...xem tập trận. Rồi xem cái thế giới này nhớn nhác vì một thiên tai thuộc hàng khủng, tuy ko gây hậu qủa nghiêm trọng, nhưng xác định khả năng của sức mạnh vũ trụ. Sau rằm tháng 9, "Tập hợp lớn nhất" sẽ giải quyết vấn đề. Chuyên gia: Dù tập trận chung, Trung Quốc và Nga chưa tin tưởng nhau (Vietnam+) 16/09/2016 07:01 GMT+7 Tàu tham gia tập trận Joint Sea-2016. (Nguồn: News.cn) Đài TNHK đưa tin một số chuyên gia cho rằng cuộc tập trận hải quân chung của Trung Quốc và Nga mang tên "Joint Sea-2016" (Hợp tác biển 2016) đang diễn ra trên Biển Đông chỉ mang tính biểu tượng chứ không phải một sự động binh. Theo chuyên gia quân sự Hoàng Đông ở Macau, cuộc tập trận cho thấy hai nước Nga, Trung vẫn chưa thực sự tin tưởng nhau. Ông Hoàng Đông chỉ ra rằng Nga đã đưa tàu chiến lớn nhất của mình từ hạm đội Thái Bình Dương tới tham gia, trong khi Trung Quốc không triển khai các tàu khu trục tên lửa lớp 052D tiên tiến nhất mà chỉ sử dụng các tàu lớp 052B và 052C kém hiện đại hơn. Chuyên gia này nhấn mạnh điều đó “cho thấy họ ‘tin tưởng’ nhau đến mức nào.” Đây là cuộc tập trận thường niên thứ 5 giữa Trung Quốc và Nga kể từ năm 2012 sau khi hai nước thiết lập cơ chế hợp tác quốc phòng vào năm 2005./ =================== Từ đầu năm, lão đã phán: "Năm nay bể Đông sôi sùng sục...". Nhưng không phải cuộc tập trận "dở hơi nhưng biết bơi này". Bởi vậy lão mới khuyên các sĩ phu Giao Chỉ, phớt mựa nó đi. Thời gian để uống trà ăn bánh Trung Thu cổ truyền của văn hiến Việt. Thời tiết tốt đấy chứ - trên toàn nước Việt nha. Trong khi đó Đài Loan khỏi ăn bánh Trung Thu, Trung Quốc thì vài nơi vẫn có thể thưởng thức. Chưa đâu! Kính thưa các kiểu sĩ phu xứ Giao Chỉ. Sẽ có một thiên tai khủng nhất trong vòng 300 năm giáng xuống trái Đất này, nhưng lại không gây thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, nó đủ để sự kiêu ngạo của nền văn minh này phải khiêm tốn và có cái nhìn mới với sự huyền vĩ của nền văn minh Phương Đông, nhân danh cội nguồn văn hiến Việt. Và sau ngày 15/ 9 Bính Thân Việt lịch, mọi việc sẽ không mấy tốt đẹp cho cái thế gian khốn khổ này. Ngày Thiên Xá, giờ Thiên Xá trong tháng 8 Việt lịch - mà lão có dịp nói tới ngay trong topic này - đã trôi qua. Chính là Giờ Mão/ Ngày rằm tháng 8. Bính Thân Việt lịch. Lão Gàn đã xác định: Không có chiến tranh thế giới thứ III - như lời tiên tri của nhiều nhà tiên tri nổi tiếng trong quá khứ lịch sử - theo nghĩa không có hai phe tham chiến. Nhưng không loại trừ một cuộc chiến tranh lớn sẽ xảy ra và khốc liệt hơn nhiều. Lão cảnh báo rằng: Các quý vị chính khứa trên thế giới này, muốn làm gì thì làm. Nhưng đụng tới những gía trị Việt thì lão đây tuy tài hèn, cũng gọi là "góp phần nhỏ bé, trong công lao to lớn của tập thể" để gìn giữ những gía trị Việt. 8 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 9, 2016 Cuộc tập trận Trung Quốc - Nga ở Biển Đông chỉ mang tính biểu tượng 05:05 PM - 16/09/2016 Thanh Niên Online Giới phân tích quân sự cho rằng cuộc tập trận chung 8 ngày giữa hải quân Trung Quốc và Nga đang diễn ra ở phía bắc Biển Đông chỉ có tính biểu tượng, cho thấy họ vẫn còn thiếu lòng tin với nhau. Tàu đổ bộ Peresvet của hải quân Nga cập cảng Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày 12.9.2016AFP Tin liên quan Nga - Pakistan: Tập trận nhỏ làm nên chuyện lớn 15 tàu Trung Quốc, Nga tập trận ở Biển Đông Trung Quốc công khai chi tiết tập trận với Nga ở Biển Đông "Đây là một động thái có ý nghĩa đối với Hải quân Trung Quốc khi tiến hành tập trận chung với đối tác Nga trong dư âm phán quyết của Tòa trọng tài", chuyên gia hải quân Li Jie ở Bắc Kinh đưa ra nhận định về cuộc tập trận chung Nga - Trung Quốc, theo South China Morning Post ngày 15.9. Tòa trọng tài quốc tế hôm 12.7 đã ra phán quyết bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Nga và Trung Quốc tập trận hải quân chung hàng năm từ năm 2012. Tuy nhiên, nhà quan sát quân sự ở Macau, ông Antony Wong Dong cho rằng Bắc Kinh và Moscow vẫn chưa thực sự thiết lập được "lòng tin song phương". "Nga đưa các tàu chiến quan trọng và lớn nhất từ hạm đội Thái Bình Dương tham gia cuộc tập trận lần này, nhưng Trung Quốc lại không triển khai tàu khu trục tên lửa dẫn đường tiên tiến nhất lớp 052D, thay vào đó chỉ là tàu lớp 052B và 052C. Điều này cho thấy họ vẫn còn thiếu lòng tin với nhau”, ông Wong nhận định. Tàu khu trục chống tàu ngầm loại lớn Đô đốc Tributs của Nga tham gia cuộc tập trận chung với Trung Quốc, tại cảng Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông ngày 12.9.2016 AFP Nga đưa hai tàu khu trục chống tàu ngầm loại lớn Đô đốc Tributs và Đô đốc Vinogradov cùng với tàu đổ bộ Peresvet, tàu cứu hộ Alatau và 96 binh sĩ tham gia tập trận chung kéo dài 8 ngày, từ 12 - 19.9, theo Tân Hoa xã. Trong khi đó, người phát ngôn của Hải quân Trung Quốc, ông Liang Yang cho biết Trung Quốc huy động một lực lượng gồm 10 tàu chiến, 19 máy bay với 160 lính hải quân cùng các xe bọc thép lội nước. Ông Li nói thêm rằng các tàu chiến của Nga được đưa vào sử dụng từ cuối những năm 1980, nhưng các tàu khu trục 052B lớp Quảng Châu và 052C lớp Trịnh Châu của Trung Quốc là tàu chiến thế hệ mới, gia nhập hải quân trong những năm 2000. Cuộc tập trận này là cơ hội đầu tiên để vận hành hệ thống thông tin chỉ huy giữa Trung Quốc và Nga, người phát ngôn Liang nói trong một cuộc họp báo hồi đầu tuần và cho biết thêm hệ thống này có khả năng gửi, nhận và chia sẻ thông tin giữa các kênh chỉ huy và các đơn vị chiến đấu. Tuy nhiên ông Wong cho rằng cái gọi là hệ thống thông tin chỉ huy này lại bị giới hạn, chỉ để trao đổi dữ liệu radar và sonar (hệ thống thuỷ âm, dùng dò tìm tàu ngầm), không phải "liên kết dữ liệu chiến thuật", một loại hệ thống truyền thông tiêu chuẩn mà hải quân các nước thường sử dụng thông qua sóng vô tuyến hoặc dây cáp. "Nếu so sánh với hệ thống liên kết dữ liệu Mỹ chia sẻ với các đồng minh NATO, thì hệ thống thông tin chỉ huy giữ Trung Quốc và Nga cho thấy họ hầu như không có lòng tin với nhau", ông Wong kết luận. Minh Quang ======================== Bởi vậy, hơi đâu mà wan tâm. Ún trà, ăn bánh Trung Thu cho nó sướng cái thân già. Hì. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 9, 2016 Nga sắp "đốt cạn" quỹ dự phòng Đỗ Quyên | 17/09/2016 14:06 Sau gần 2 năm suy thoái, quỹ dự phòng của Nga đã giảm còn 32,2 tỉ USD vào tháng này so với 91,7 tỉ USD hồi tháng 9-2014 (thời điểm trước khi giá dầu tụt dốc). Người đàn ông đọc báo giữa hồ nước mặn Tus ở vùng Khakassia vủa Nga. Ảnh: Reuters Con số trên do Bộ Tài chính Nga công bố hôm 16-9. Theo đó, nếu tình hình tệ hơn, giới phân tích dự đoán quỹ dự phòng của Nga sẽ giảm còn 15 tỉ USD đến cuối năm nay rồi nhanh chóng cạn kiệt. “Với tốc độ giảm hiện nay, quỹ sẽ hoàn toàn bốc hơi vào giữa năm 2017 ông Ondrej Schneider, chuyên gia kinh tế trưởng tại Viện Tài chính Quốc tế nói với CNN. Quỹ dự phòng này vốn để dùng tới cho những trường hợp bất thường của chính phủ Nga được thiết kế nhằm chống chọi với tình trạng ngân sách quốc gia hiếu hụt do doanh thu từ dầu khí sụt giảm. Ngân sách năm 2016 của Nga được tính toán dựa trên giả định rằng nước này có thể bán dầu với giá 50 USD/thùng. Tuy nhiên, giá dầu trung bình trong 8 tháng đầu năm nay chưa tới 43 USD/thùng. Do đó, thu nhập từ dầu mỏ chỉ còn chiếm 37% lợi nhuận của chính phủ Nga, so với gần 50% của 2 năm trước đó. Sự sụt giảm này đồng nghĩa với việc Moscow liên tục phải sử dụng tiền từ quỹ dự phòng. Chính phủ nước nước tỏ rõ rằng một khi quỹ hết tiền, họ có thể sẽ phải sử dụng tiền từ quỹ phúc lợi. Điện Kremlin cho biết quỹ phúc lợi hiện có hơn 70 tỉ USD. Mục đích của quỹ này vốn không bao gồm bù đắp thiếu hụt ngân sách, mà để trang trải cho các khoản lương hưu và những dự án đầu tư quy mô lớn. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nga vừa cắt giảm lãi suất hôm 16-9, từ 10,50% xuống còn 10% - một động thái nữa trong nỗ lực khởi động nền kinh tế. Hiện ngân hàng này vẫn còn 395 tỉ USD dự trữ quốc tế, giảm so với 524 tỉ USD vào tháng 10-2013. Theo CNN, Ngân hàng Trung ương Nga đã “đốt” hơn 140 tỉ USD dự trữ ngoại tệ giữa năm 2014 và 2015 trong nỗ lực bảo vệ đồng ruble khỏi sụp đổ. Chiến lược đó tỏ ra không hiệu quả nên Ngân hàng Trung ương Nga đã dần dần từ bỏ. Đồng ruble đã rơi xuống mức thấp nhất vào tháng 1 khi giao dịch ở mức 82 ruble đổi được 1 USD. Hiện tải, 65 ruble đổi được 1 USD. Tình trạng giá dầu giảm giáng mạnh vào kinh tế Nga đúng lúc nước này phải gánh chịu những biện pháp trừng phạt từ các nước phương Tây do cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Hiện giới quan sát đang chờ đợi những dấu hiệu mới về nền kinh tế Nga khi vào cuối tuần này, chính phủ Nga sẽ trình quốc hội về dự thảo ngân sách cho năm sau. Một thông tin khá khả quan là Hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's (S&P) hôm 16-9 đã nâng mức triển vọng về Nga từ tiêu cực lên ổn định. Bí ẩn cuốn hộ chiếu của Triều Tiên theo Người lao động ====================== Về nước Nga, lão Gàn đã nói rất nhiều. Không có gì để nói thêm. Chỉ cần cuộc chiến Xyria kéo dài thêm đến năm tới thì rất có khả năng nước Nga sẽ lâm vào hình ảnh mà tôi đặt tên là "Canh bạc cuối cùng", như dưới đây. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 9, 2016 CHUYỆN TRÊN FÂY Fb: Tôi nghĩ là anh có thể liên hệ với Unesco Vietnam để đặt vấn đề hợp tác nghiên cứu..... ThíchHiển thị thêm cảm xúc · Trả lời · 1 lượt thích · 13 giờ Thiên Sứ Tụi UNSCO kể cả quốc tế, chẳng lạ gì tôi. Kỳ Đại Hội UNSCO kỷ niệm 30 năm thành lập tổ chức này tại Hanoi, chúng tôi là tổ chức duy nhất tham dự có quả tặng các đại biểu. Đó là tiểu luận song ngữ "Thông điệp của tương lai". Một đại biểu từ Đức đã đem về và photo ra hàng trăm bản chia cho các bạn của ông. Nhưng cũng còn chờ vào tính trách nhiệm của họ. Tôi xác định rằng: Việc phủ nhận cội nguồn Việt sử là một âm mưu chính trị quốc tế. Nó là sự kết hợp bởi liên minh Ma Quỷ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ với hai đồng minh chủ chốt từ thế chiến thứ II là Anh, Pháp...Thỏa thuận ngầm này có từ 1971 khi Mỹ và Tàu bắt tay nhau ở Trung Nam Hải. Bởi vậy, tuy Mỹ Tàu bây giờ mâu thuẫn nhau, nhưng họ vẫn bị ràng buộc bởi tính văn bản từ thỏa thuận ngầm này. Do đó, việc chứng minh chân lý và vinh danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến bị cản trở rất trắng trợn. Cho nên, tôi cần phải vô hiệu hóa cái liên minh ma quỷ này trước. Rất cảm ơn anh Hồng Châu chia sẻ và quan tâm. ================= Thưa quý vị. Những thành viên trên Fb nhiều người ko biết gì về những việc liên quan tới những cố gắng mà tôi đã chứng minh tính chân lý của Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Bởi vậy tôi chia sẻ trao đổi này trên diễn đàn. Ở đây tôi nói thêm rằng: Tất nhiên tôi không thể có bằng chứng cụ thể, như các văn bản ngầm được ký kết giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong việc liên minh phủ nhận cội nguồn Việt Sử - một sức mạnh làm nên tính quật cường của Việt tộc trước ngoại bang. Nhưng những phân tích có tính hệ thống các hiện tượng liên quan đều chỉ thẳng đến điều này. Bởi vậy, việc xử lý và làm tan rã cái liên minh ma quỷ này, là một điều mà tôi rất quan tâm. Hôm nay, tôi thành thật mà nói điều này. Nếu họ tiếp tục ngoan cố chống lại chân lý cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, thì những hậu quả đáng hối hận sẽ xẩy ra. Tạm thời đây chỉ là cảnh báo. Nhưng nó có giới hạn thời gian cho sự cảnh báo này. Đó là hết nửa đầu tháng 9 Bính Thân Việt lịch. 8 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 9, 2016 TƯ LIỆU THAM KHẢO Báo Nga hả hê: Chiến lược của Mỹ ở Biển Đông đã thất bạiHồng Thủy 08:06 17/09/16 Thảo luận (0) (GDVN) - Cần có một góc nhìn độc lập và tỉnh táo trước làn sóng tuyên truyền chống phá nhau của các siêu cường, bởi khi đã ở hai đầu chiến tuyến... WSJ: Duterte có thể bị lật đổ, nếu cố lật ngược quan hệ đồng minh với Mỹ Ông Rodrigo Duterte đang tìm cách hiệu chỉnh cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc? Bộ Quốc phòng Nhật ủng hộ mạnh mẽ Mỹ duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông Sputnik News ngày 16/9 bình luận, mặc dù Washington đã cố gắng hết sức để làm suy yếu vị thế của Bắc Kinh ở khu vực Đông Nam Á, chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Tổng thống Barack Obama đã thất bại. Tờ báo này dẫn lời Mathew Maavak, Tom McGregor, hai nhà phân tích địa chiến lược bình luận về vấn đề Biển Đông. Bài báo viết: "Trong khi Trung Quốc đang đẩy mạnh sáng kiến Con đường Tơ lụa mới, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với các cường quốc Âu - Á khác như Nga và Ấn Độ, để xây dựng một không gian thương mại thống nhất, thì Washington đã gia tăng áp lực lên Bắc Kinh. Khó có thể nói đó là một sự trùng hợp khi Mỹ tăng cường các hoạt động tuần tra tự do hàng hải, hàng không, cũng như các hoạt động diễn tập quân sự ở Biển Đông đồng thời với cố gắng chia rẽ quan hệ Trung Quốc - ASEAN. Hơn nữa ngày 12/7 Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) công bố phán quyết vụ kiện Biển Đông giữa Philippines - một đồng minh của Hoa Kỳ, với Trung Quốc được khởi xướng từ đầu năm 2013. Tàu sân bay Mỹ, hình minh họa: foxtrotalpha.jalopnik.com. Phán quyết Trọng tài khẳng định, yêu sách lịch sử của Trung Quốc bên trong phạm vi đường 9 đoạn là không có cơ sở pháp lý. Vụ kiện được khởi xướng bởi cựu Tổng thống Benigno Aquino III, cùng thời điểm với việc đàm phán ký kết hiệp định hợp tác quốc phòng mở rộng Philippines - Hoa Kỳ, giúp Mỹ tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực. Tháng 3 năm nay, trang Militarytimes.com nhấn mạnh rằng, thỏa thuận này giữa Manila với Washington đã có hiệu lực, mở đường cho Mỹ có sự hiện diện quân sự lâu dài trên 5 căn cứ của Philippines, với mục tiêu nhắm tới là Biển Đông. Cỏ vẻ như chiến lược xoay trục sang châu Á của ông Obama đã đạt được mục tiêu. Tuy nhiên những diễn biến gần đây cho thấy điều ngược lại. Sau Phán quyết Trọng tài, tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte không vội vâ gặt hái lợi ích từ phán quyết, ASEAN từ chối làm trầm trọng thêm căng thẳng. Tại sao chiến lược xoay trục sang châu Á của Obama thất bại? Washington hầu như điều một hạm đội để chống lại cái gọi là bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông với dự kiến, Philippines sẽ là một trục quân sự của mình ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên thay vì đáp ứng, ông Rodrigo Duterte đã nhục mạ ông Obama, đề nghị rút lực lượng cố vấn quân sự Mỹ khỏi miền Nam Philippines. Thậm chí Duterte tuyên bố, ông cân nhắc khả năng mua vũ khí Trung Quốc và Nga. Maavak cho rằng, nhìn chung những nỗ lực của Mỹ ở Biển Đông đã không thành công, nhất là trong việc nuôi dưỡng quan hệ đặc biệt với Việt Nam. Trong khi Việt Nam tránh rủi ro ở Biển Đông bằng cách giữ quan hệ tốt với Nga và Ấn Độ. Chiến lược xoay trục của Mỹ có khả năng gây bất ổn cho khu vực Đông Nam Á. Đó là vấn đề đáng lo ngại. Tom McGregor, bình luận viên và biên tập của đài CNTV (China Television Network) cho rằng, nếu Donald Trump thắng cử Tổng thống Mỹ, Washington có thể xem lại chính sách của mình với Bắc Kinh và Moscow: "Bây giờ có vẻ nhiều khả năng Trump sẽ trở thành Tổng thống Mỹ tiếp theo, Biển Đông sẽ không còn là vấn đề. Trump quan tâm nhiều hơn đến thúc đẩy thương mại công bằng và tạo công ăn việc làm cho Hoa Kỳ, thay vì xem vào các tranh chấp lãnh thổ tốn kém. Chiến lược xoay trục sang châu Á của Mỹ buộc Trung Quốc phải thắt chặt quan hệ với Nga. Chúng ta có thể mong đợi quan hệ gần gũi hơn giữa Bắc Kinh với Moscow những ngày tới, chừng nào Washington còn tìm cách kiềm chế Trung Quốc. Tuy nhiên nếu Mỹ đảo ngược chính sách khi Trump làm Tổng thống, tôi dự đoán quan hệ Nga - Mỹ có thể được cải thiện, trong khi Trung Quốc có thể phải đối mặt với nhiều thách thức hơn do sự xích lại gần nhau giữa Trump và Putin." Còn theo Maavak, Trung Quốc quan tâm tìm cách cải thiện quan hệ với Nga không chỉ là vì vấn đề Biển Đông. Thế giới đang thức dậy với khả năng hình thành cục diện đa cực hậu Mỹ. Đây là một thế giới hậu USD, có thể trì hoãn nhưng không thể ngăn chặn, một sự thay đổi quyền lực địa chính trị và địa kinh tế nghiêng về phía Đông." Người viết cho rằng những bình luận của 2 nhà phân tích trên Sputnik News là đáng lưu tâm, tham khảo trong bối cảnh cạnh tranh giữa các siêu cường ngày càng gay gắt ở Biển Đông. Tuy nhiên cần có một góc nhìn độc lập và tỉnh táo trước làn sóng tuyên truyền chống phá nhau của các siêu cường, bởi khi đã ở hai đầu chiến tuyến hay mâu thuẫn lợi ích, thì người nọ nói xấu người kia là việc bình thường. Nguồn: https://sputniknews.com/politics/20160916/1045378213/south-china-sea-us-asia-pivot.html Hồng Thủy ===================== Hì. Quý vị cứ việc chém gió, cho đến hết nửa đầu tháng 9 Bính Thân Việt lịch. Tất nhiên, không phải cứ đến 0g ngày 16/ 9 - gõ cái "beng" thì mọi chuyện xảy ra ngay, cứ y như nàng Lọ Lem sau 12g ở dạ tiệc vậy. Nhưng chí ít sau thời gian này thì mọi việc không cần phải sử dụng khả năng tiên tri. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 9, 2016 Tháng 11, thời điểm định mệnh của Biển Đông? T.T | 18/09/2016 07:22 46 Tháng 11, thời điểm định mệnh của Biển Đông? Theo một nhà phân tích, Bắc Kinh đang rình rập thời cơ để chiếm lĩnh bãi cạn Scarborough, một tử huyệt của Biển Đông. Thời điểm lý tưởng nhất là khi cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đi vào giai đoạn cuối, khi toàn thể công luận và chính giới Mỹ bị thu hút vào trận đấu quyết liệt giữa Hillary Clinton và Donald Trump ngày 08/11/2016. RFI tóm lược bài phân tích "Bắc Kinh có lẽ đang chờ thời điểm lý tưởng để tấn công ở Biển Đông" của chuyên gia Harry Kazzianis, tân giám đốc Nghiên cứu Quốc phòng Mỹ thuộc Trung tâm vì Quyền lợi Quốc gia ở Washington (Nixon Center cũ) Tác giả của nhiều công trình nghiên cứu địa chính trị ở châu Á và chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông cho rằng mọi phân tích thời sự đều suy đoán Trung Quốc sẽ công khai chiếm lĩnh bãi cạn Scarborough trong những tuần lễ sau cùng trước bầu cử tổng thống Mỹ ngày 08/11. Ván bài lật ngửa của Tập Cận Bình Trung Quốc của Tập Cận Bình đang đi vào một quỹ đạo khó khăn. Vì những yếu tố lịch sử phức tạp, sau một thế kỷ biến động do bàn tay của phương Tây và Nhật Bản, cộng với tinh thần chủ nghĩa dân tộc đại Hán, Trung Quốc không còn bằng lòng với danh hiệu cường quốc kinh tế, quân sự thứ hai trên thế giới. Trung Quốc cũng không thỏa mãn với chiến lược "một vành đai, một con đường", với sáng kiến Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á... Các báo cáo gần đây đều cùng chung một kết luận: Trung Quốc muốn nhiều hơn thế nữa và sẵn sàng gây hấn ở Biển Đông để tạo thế thượng phong. Cơ hội bằng vàng để ra tay là lúc Hoa Kỳ bận tâm vào cuộc bầu cử tổng thống. Các nhà phân tích châu Á tin rằng Trung Quốc sẽ hành động liều lĩnh sau khi đuối lý ở Toà Trọng Tài quốc tế về Biển Đông PCA. Thời báo Hoàn Cầu, trong một số tháng 7, gọi Úc là "mèo giấy" và đe dọa "sẽ đánh phủ đầu" nếu hải quân Úc tiến vào Biển Đông. Tuy nhiên, ngoài một vài tuyên bố bất cẩn, vài bài báo khiêu khích, Bắc Kinh biết ẩn nhẫn chờ qua Thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu, đầu tháng 9. Ban lãnh đạo Trung Quốc biết rõ leo thang không đúng lúc là một sai lầm chiến lược. Thời cơ đã đến: Giai đoạn thích hợp nhất là từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 11, Hoa Kỳ bị "việt vị" ở Biển Đông vì cuộc bầu cử tổng thống. Vào thời điểm này, công luận Mỹ tập trung vào cuộc bầu cử được xem là sôi động chưa từng thấy. Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ phân tích: "Giới lãnh đạo Trung Quốc tin rằng ở giữa cuộc bầu cử tổng thống, không một nhật báo Mỹ nào đưa thời sự Trung Quốc lên trang nhất trừ phi có súng nổ đạn bay. Và họ không ngu dại đâu. Cơ hội tốt đã đến". Tham nhưng không ngu Giới ngoại giao Đông Nam Á cũng cùng nhận định: "Trung Quốc sẵn sàng chơi ván bài lật ngửa. Họ không cần vỏ bọc 'trỗi dậy hoà bình'. Họ không cần che giấu tham vọng nữa, lòng tham thống trị Biển Đông". Cho dù tổng thống Mỹ đã cảnh cáo, nhưng Trung Quốc đâu có sợ mang tai tiếng "đe dọa hoà bình, ảnh hưởng đến quan hệ song phương hay không" khi chiếm lấy Scarborough. Một nhà ngoại giao cao cấp của ASEAN xin giấu tên giải thích bằng câu hỏi: Tại sao Trung Quốc không lợi dụng thời cơ củng cố thế mạnh tại Biển Đông? Mỹ thì lo bầu cử. Tổng thống Obama không phản ứng khi Bachar al Assad dùng bom hóa học, vi phạm "lằn ranh đỏ" ở Syria. Các quốc gia ASEAN biết rõ ông Obama sẽ không cứu chúng tôi vì một bãi đá ở Biển Đông, nhất là nhiệm kỳ đã hết. Sáng ngày 03/09, truyền thông quốc tế đã dẫn lại thông tin của New York Times, theo đó Bắc Kinh đã bố trí nhiều tàu quanh bãi cạn Scarborough mà Philippines, Đài Loan và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền. Sự kiện này chỉ là một bước mới trong tiến trình xâm lấn của Trung Quốc từ nhiều thập niên qua. Thông tin của New York Times cho biết Trung Quốc huy động tàu công binh để nạo cát, giai đoạn đầu để xây đảo nhân tạo trái phép và lập căn cứ quân sự như đã tiến hành tại nhiều nơi khác ở Biển Đông. Cùng lúc đó, sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong khu vực đang được tăng cường một cách nhanh chóng trong những năm tháng tới đây qua các tiền đồn mới trên các đảo nhân tạo phi pháp. Scarborough chỉ cách đảo Luzon, nơi Hoa Kỳ có căn cứ không quân và hải quân có 200 km. Điều tệ hại, là chính vào thời điểm này, quan hệ giữa Mỹ và Philippines rơi vào cảnh "cơm không lành canh không ngọt" vì tổng thống Duterte có những lời tuyên bố xúc phạm tổng thống Obama, tạo cơ hội tốt cho Bắc Kinh lấn tới. Mỹ nên làm gì? Theo chuyên gia Harry Kazzianis, để tránh chuyện đã rồi, trước hết, tổng thống Obama phải dứt khoát cảnh cáo Trung Quốc bằng những biện pháp trừng phạt cụ thể như là xem xét lại quan hệ với Bắc Kinh, không cho Trung Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC (Vành đai Thái Bình Dương) hay đình chỉ đàm phán những thỏa thuận đầu tư. Manila, cho dù có bất đồng với Washington về nhân quyền, cũng phải hợp tác chặt chẽ với Mỹ, không cho Trung Quốc tiến hành xây dựng căn cứ ở Scarborough. Mỹ phải xây dựng một chiến lược dài hạn không để Trung Quốc triển khai lực lượng. Cụ thể là hải quân Mỹ phải năng động hơn, tuần tra thường trực tại Biển Đông, huy động hạm đội với tàu sân bay trấn giữ cảng Subic Bay, Philippines ở phía đông Scarborough. Tin tặc tiết lộ: Hóa ra ở Mỹ, quan chức cũng có thể "mua", mà giá không hề đắt theo Thế giới trẻ Nguồn: http://soha.vn/thang-11-thoi-diem-dinh-menh-cua-bien-dong-20160917140827707.htm ================= Lỗi không là của ai... Lỗi do... Định mệnh...!? 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites