Posted 7 Tháng 7, 2016 Trung Quốc dọa Mỹ ngay tại Washington 07/07/2016 10:19 GMT+7 TTO - Hôm qua, tạp chí Foreign Policy của Mỹ đã có bài viết cho rằng Trung Quốc đã đem chiến dịch tuyên truyền quan điểm của mình về Biển Đông tới tận Washington. Bản đồ bày bán trên đường phố ở Bắc Kinh thể hiện luôn cả đường lưỡi bò bao trùm Biển Đông và không được thế giới công nhận. Cách tuyên truyền của chính quyền Bắc Kinh với người dân chỉ là kiểu một chiều - Ảnh: AFP Đó là việc ông Đới Bỉnh Quốc - cựu ủy viên Quốc vụ Trung Quốc - đã đến phát biểu tại một hội nghị tổ chức ở trụ sở của Tổ chức nghiên cứu chính sách toàn cầu Carnegie Endowment for International Peace ở Washington. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngay sau đó đã đăng toàn văn bài phát biểu dưới tên gọi “bài phát biểu của Đới Bỉnh Quốc tại Đối thoại Mỹ - Trung về Biển Đông”. Sau phần rào đón về quan hệ hai nước và vai trò của nước lớn, ông Đới - một nhà ngoại giao kỳ cựu của Trung Quốc - đã mạnh miệng đánh giá rằng: “Nhiệt độ ở Biển Đông hiện nay khá cao. Nếu không kiểm soát được tình hình có thể xảy ra các tai nạn và Biển Đông có thể rơi vào hỗn loạn, thậm chí là cả khu vực châu Á”. Ông Đới khẳng định Bắc Kinh sẽ bác bỏ phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) và cảnh cáo Mỹ nên ứng xử cẩn trọng ở Biển Đông. Thậm chí ông còn dùng ngôn từ không còn chất ngoại giao khi tuyên bố phán quyết sắp tới của PCA “chỉ là tờ giấy lộn không hơn không kém”! Vị cựu lãnh đạo chính trị của Trung Quốc không những đề nghị các nước không công nhận phán quyết mà còn cảnh cáo Trung Quốc sẽ không bỏ qua bất kỳ hành động khiêu khích nào từ phía Philippines sau phán quyết. Ông Đới Bỉnh Quốc cũng cáo buộc Mỹ làm tăng căng thẳng trên Biển Đông với các hoạt động tuần tra hàng hải và hàng không liên tục, cũng như khuyến khích các nước Đông Nam Á đối đầu hơn với Trung Quốc. Dù phát biểu ở một hội thảo giữa các trí thức hai nước nhưng ông Đới cũng bắn tiếng đe dọa luôn các chính trị gia ở Washington: “Trung Quốc chúng tôi sẽ không để bị hăm dọa bởi hành động của Mỹ, dù Mỹ có tung một lúc cả 10 hàng không mẫu hạm tới Biển Đông đi chăng nữa... Mỹ đã mạo hiểm để có thể bị kéo vào những rắc rối chống lại lợi ích của chính mình và phải trả một giá đắt bất ngờ”. Bài phát biểu ngày 5-7 (giờ Mỹ) này của ông Đới hoàn toàn phù hợp với giọng điệu “sẵn sàng chiến tranh” của bài xã luận trên Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc. Ông Đới Bỉnh Quốc là một chính trị gia và là một nhà ngoại giao kỳ cựu của Trung Quốc. Từ năm 2008, ông là một trong năm ủy viên Quốc vụ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ông được coi là một trong những nhân vật cao cấp góp phần xây dựng chính sách đối ngoại của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thời chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Ông hiện đang là chủ tịch Đại học Tế Nam và là chủ tịch danh dự của Viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế của Đại học Bắc Kinh. N.QUÂN ====================== Nội dung bài này cũng như bài trên thôi. Nhưng nó nghiêm trọng hơn nhiều, vì là phát ngôn của một nhân vật từng giữ chức vụ cao trong chính giới Bắc Kinh. Nên gần như tuyên bố chính thức của chính phủ. Lão Gàn bảo kê cho cái thế giới khốn khổ này cho đến tháng 10 chưa có chiến tranh ở Tây Thái bình Dương. Lão dùng danh từ chính xác, là "Tây Thái Bình Dương" chứ không phải biển Đông. Bởi vậy từ nay đến đó cứ chém gió thoải mái. Nhưng khi nào đến giờ G thì tự các người biết, lão không cần phải tiên tri. 10 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 7, 2016 Mỹ sẽ điều tàu sân bay hiện đại nhất tới châu Á để đối phó Trung Quốc Chủ nhật, 10/07/2016 - 11:13 Dân trí Các quan chức Hải quân Mỹ mới đây cho biết siêu tàu sân bay thế hệ mới USS Gerald R. Ford của nước này sẽ được triển khai tới các điểm nóng mang tầm chiến lược tại châu Á để đối phó với sức mạnh ngày càng lớn của Hải quân Trung Quốc trong khu vực. >> Cuộc chiến ngầm Mỹ-Trung ở Biển Đông >> Mỹ có giúp Philippines ngăn TQ lộng hành trên Biển Đông? >> Các nghị sĩ Mỹ ủng hộ gia tăng tuần tra ở biển Đông Tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN-78) trên sông James ngày 11/6. (Ảnh: Wikipedia) Tờ National Interest ngày 7/7 dẫn lời ông Sean Stackley, quan chức cấp cao của Hải quân Mỹ, cho biết siêu tàu sân bay mới của Mỹ USS Gerald R. Ford (CVN-78) đang được hoàn thiện ở những công đoạn cuối cùng và sẽ được bàn giao cho Hải quân Mỹ vào tháng 9 tới. Theo dự kiến, siêu tàu sân bay này sẽ chạy thử để kiểm tra khả năng vận hành vào năm 2017, sau đó trải qua “các bài kiểm tra sốc” vào năm 2019 và chính thức được đi vào hoạt động từ năm 2021. Theo lời giới chức Hải quân Mỹ, các bài kiểm tra sốc đối với USS Gerald R. Ford bao gồm việc vận hành siêu tàu sân bay này ở các điều kiện hàng hải khác nhau như tại khu vực biển động với giả định từ các vụ nổ do hỏa lực của đối phương gây ra. Một quan chức Hải quân Mỹ cho biết, quyết định triển khai USS Ford tại các vùng biển trên thực địa cần quá trình suy nghĩ thận trọng và thấu đáo, việc này sẽ phụ thuộc vào các yêu cầu tác chiến cũng như tình hình địa chính trị an ninh vào đầu những năm 2020. National Interest nhận định, trong bối cảnh Mỹ đang theo đuổi chính sách tái cân bằng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, việc hải quân nước này triển khai siêu tàu sân bay mới tới khu vực trên là điều dễ hiểu và có thể đoán trước được. Theo đó, sức mạnh của USS Gerald R. Ford được thiết kế như một rào cản để ngăn chặn Hải quân Trung Quốc tăng cường các hoạt động bành trướng và hung hăng của nước này tại các vùng biển như Biển Đông. Việc sở hữu siêu tàu sân bay thế hệ mới và triển khai tới châu Á - Thái Bình Dương sẽ cho phép Hải quân Mỹ tăng cường sự hiện diện của Washington trong khu vực. Tàu sân bay hiện đại nhất của Mỹ sẽ được trang bị những công nghệ tối tân để có thể đối phó với những mối đe dọa tiềm tàng trong tương lai. CVN-78 sẽ có mặt sàn rộng hơn so với các tàu trước đó, với mục đích chứa được nhiều trang thiết bị và phương tiện quân sự có khả năng phóng từ tàu sân bay này, đặc biệt là hệ thống máy bay không người lái trong tương lai. Bên cạnh đó, CVN-78 sẽ được trang bị máy phóng điện từ thay vì dùng hệ thống hơi nước như hiện tại, ngoài ra các công nghệ tự động và điều khiển bằng máy tính cũng sẽ được lắp đặt trên siêu tàu sân bay mới này để giảm sức lao động của thủy thủ đoàn. Cấu tạo tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN-78) (Ảnh: US Navy) Theo nhiều quan chức cấp cao trong quân đội Mỹ, CVN-78 được trang bị 4 máy phát điện với công suất 26 MW/máy. Với tổng công suất 104 MW, các máy phát điện này cung cấp đủ năng lượng cho hệ thống máy phóng điện từ (EMALS) cũng như các hệ thống vũ khí tối tân khác như pháo laser và pháo ray điện từ, những công nghệ giúp đánh chặn tên lửa của đối phương và tăng cường khả năng phòng thủ của Hải quân Mỹ. Theo nhiều chuyên gia nhận định, vũ khí laser sẽ là những vũ khí của tương lai, thay thế các hệ thống tên lửa cũ vẫn đang được sử dụng, và để vận hành những vũ khí này, cần tới nhiều nguồn năng lượng sẵn có. Ngoài ra, USS Ford cũng cần tới nguồn năng lượng dồi dào để khởi chạy hệ thống radar băng tần kép và hệ thống hãm đà tối tân AAG, cùng nhiều công nghệ hiện đại khác được trang bị trên tàu. Nhiều chuyên gia quân sự nhận định, với việc sở hữu USS Gerald R. Ford, trong một vài năm tới, sức mạnh của Hải quân Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ được tăng cường đáng kể. Tuy nhiên, việc triển khai này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Quân đội Trung Quốc đang phát triển DF-21D, một loại tên lửa chống hạm tầm xa với độ chính xác khi phóng rất cao. Loại tên lửa với tên gọi “sát thủ diệt hạm” này được tin là có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cách xa 900 hải lý. Nhiều nhà phân tích nhận định, loại vũ khí này của Bắc Kinh được thiết kế để đối phó với các tàu sân bay, ngăn các tàu này tiếp cận gần hơn tới khu vực bờ biển của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc cũng phát triển nhiều loại tên lửa hành trình chống hạm nguy hiểm khác, với tầm bắn xa hơn và hiệu quả hoạt động cao hơn. Để đối phó với những mối đe dọa này, Hải quân Mỹ cũng đang tính đến nhiều phương án cải thiện một số chức năng trên tàu sân bay mới cho phù hợp với tình hình thực tế, tích hợp thêm các loại vũ khí hiện đại trên tàu sân bay, đồng thời trang bị thêm nhiều công nghệ mới để giảm thiểu những rủi ro và tổn thất có thể xảy ra khi đối đầu với sức mạnh quân sự từ nước khác. Thành Đạt Theo National Interest ======================= Cánh cửa ngoại giao đã đóng lại sau hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Trung. Hoa Kỳ đã đem một lực lượng những vũ khí tối tân nhất, mạnh mẽ nhất tới Tây Thái Bình Dương. Chứng tỏ họ rất có ý thức với chiến thắng dứt điểm trong "Canh bạc cuối cùng". Cho nên lão đã cảnh báo rồi: Cuộc chiến sẽ rất khốc liệt và phải có một quốc gia quỵ hẳn. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 7, 2016 Chính quyền Đài Loan có thể từ bỏ “đường 11 đoạn”, cho Mỹ thuê đảo Ba Bình sau phán quyết PCA?VietTimes 09/07/2016 09:53 GMT+71 đăng lại 2 liên quan VietTimes -- Nếu đây là sự thực thì rất đáng hoan nghênh, vì chính quyền Thái Anh Văn đã tôn trọng sự thực và luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, việc Đài Loan có từ bỏ tham vọng “chủ quyền chữ U” ở Biển Đông hay không còn chờ quan sát. Tân Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và người tiền nhiệm Mã Anh Cửu. Ảnh: tw.on.cc Tờ Tin tức bình luận Trung Quốc của Hồng Kông ngày 7/7 cho biết ngày 12/7 tới đây, Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) sẽ công bố kết quả phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Đối với vấn đề này, bài báo đã phỏng vấn ông Khâu Nghị, cựu Ủy viên Lập pháp (nghị sĩ) Đài Loan, thành viên Hội đồng Viện nghiên cứu Kinh tế Đài Loan. Để bạn đọc có thêm thông tin tham khảo khách quan, Viettimes đăng lại nội dung chính của bài viết để độc giả tham khảo: Một khi kết quả phán quyết không có lợi cho Trung Quốc, phủ nhận sự tồn tại của "đường chữ U" (đường chín đoạn, đường lưỡi bò phoi pháp) chính là thời cơ tốt nhất để lãnh đạo đảo Đài Loan, bà Thái Anh Văn từ bỏ chủ quyền Biển Đông và "cho Quân đội Mỹ thuê đảo Ba Bình" (đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện do Đài Loan chiếm đóng). Muốn xem thái độ của bà Thái Anh Văn đối với Biển Đông thì phải trước tiên so sánh với người tiền nhiệm, ông Mã Anh Cửu để tìm hiểu sự khác biệt. Ông Mã Anh Cửu "có thái độ rõ ràng, kiên định" đối với Biển Đông, nhưng bà Thái Anh Văn lại có thái độ "tiêu cực, mơ hồ, kín tiếng". Về chi tiết, ông Mã Anh Cửu khăng khăng kiên trì yêu sách "đường 11 đoạn" (vô lý, phi pháp) thời kỳ chính quyền Quốc Dân, tức là yêu sách "đường chín đoạn" do Trung Quốc áp đặt hiện nay. Trong khi đó, bà Thái Anh Văn chưa từng đề cập đến vấn đề "đường 11 đoạn" hay "đường 9 đoạn". Bà chỉ nói đến luật pháp quốc tế, chỉ nói rằng tranh chấp này cần được giải quyết bằng "thể chế đa phương". Khâu Nghị, cựu Ủy viên Lập pháp Đài Loan, thành viên Hội đồng Viện nghiên cứu Kinh tế Đài Loan. Ảnh: CRNTT. Mã Anh Cửu đã bất chấp sự phản đối của Việt Nam và Philippines, quyết đẩy mạnh xây dựng và "phòng thủ" (phi pháp) đối với đảo Ba Bình. Nhưng bà Thái Anh Văn lại nói một cách mơ hồ, phụ tá của bà thậm chí nói có ý từ bỏ, hơn nữa tiết lộ khả năng cho Mỹ thuê làm căn cứ. Bà Thái Anh Văn không hề phản bác hoặc làm rõ đối với những tin đồn này. Đối với phán quyết sắp tới của PCA, ông Mã Anh Cửu nói rằng Đài Loan không thừa nhận, không chấp nhận. Trong khi đó, bà Thái Anh Văn không nói trực tiếp, song nói rằng muốn căn cứ vào cơ chế xử lý tranh chấp theo luật pháp quốc tế để quyết định vấn đề chủ quyền Biển Đông và đảo Ba Bình. Việc xử lý vấn đề Biển Đông của ông Mã Anh Cửu đã gây sức ép rất lớn cho bà Thái Anh Văn, vì vậy, khi nhậm chức bà Thái Anh Văn đã thể hiện lập trường bảo vệ chủ quyền "đường 11 đoạn", nhưng sau đó đã "buông lỏng". Hiện nay, Mỹ mạnh mẽ điều 2 cụm tấn công tàu sân bay đến Biển Đông, trong khi đó Trung Quốc tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn có sự tham gia của 3 hạm đội lớn. Như vậy, đối đầu Trung-Mỹ đang diễn ra gay gắt. Trong tình hình này, đảo Ba Bình có vị trí trọng yếu trên Biển Đông, lại đang nằm trong tay Đài Loan. Cho nên, đảo Ba Bình "trở thành nơi tất yếu tranh chấp của nhà binh", làm cho Đài Loan có giá trị chiến lược được các bên cố gắng tận dụng. Tân Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn. Ảnh: epochtimes. Để thực hiện "Đài Loan độc lập", phải dựa vào sức mạnh của bên ngoài như Mỹ và Nhật Bản. Vì vậy, chiến lược Biển Đông của bà Thái Anh Văn chính là "liên kết với Mỹ và Nhật Bản, kết nối ASEAN, đối kháng với Trung Quốc, thực hiện mong muốn Đài Loan độc lập". Trong đó, "lôi kéo ASEAN" chính là "chính sách hướng Nam mới"; "liên kết với Mỹ và Nhật Bản" chính là bà Thái Anh Văn hy vọng kết hợp "đồng minh quân sự Mỹ-Nhật-Đài" cộng với khả năng từ bỏ Biển Đông. Một khi kết quả trọng tài của PCA được công bố, không thừa nhận sự tồn tại của "đường chữ U", bà Thái Anh Văn có thể tuyên bố "đường chữ U" không liên quan đến Đài Loan, đảo Ba Bình có thể "cho Mỹ thuê làm căn cứ quân sự", nhưng Đài Loan vẫn giữ quyền lợi khai thác chung tài nguyên Biển Đông. Mỹ cho rằng trọng tâm bá quyền thế giới hiện nay ở Biển Đông, đối thủ chính ở Biển Đông là Trung Quốc. Mỹ muốn tiến hành hiện diện quân sự mạnh mẽ ở Biển Đông để các nước đông minh Đông Á đi theo Mỹ. Nhưng Mỹ thiếu căn cứ ở Biển Đông, vì vậy họ muốn xây dựng lại căn cứ ở vịnh Subic, Philippines, muốn có thể sử dụng cảng Cam Ranh Việt Nam, nhưng hai khu vực đều có biến số. Ngoài ra, ở Australia cũng có sự thay đổi về chính trị, Thủ tướng không còn thân Mỹ, cảng Darwin cũng có biến số. Singapore luôn thực hiện cân bằng giữa Trung-Mỹ, cho nên, trong tình hình này, đảo Ba Bình đã trở thành căn cứ quân sự lý tưởng nhất của Mỹ ở Biển Đông. Một khi tiến vào sẽ có sức mạnh tuyệt đối để áp chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mỹ ngầm trợ giúp Philippines trong vụ kiện Biển Đông, nhưng Trung Quốc không thừa nhận. Mỹ từng chuyển sang yêu cầu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu (hiện đã rời nhiệm) từ bỏ chủ trương "đường chữ U" ở Biển Đông, nhưng Mã Anh Cửu không đồng ý, mà còn mạnh mẽ tuyên bố “chủ quyền” Biển Đông. Vì vậy, Mỹ muốn bà Thái Anh Văn từ bỏ chủ trương "đường chữ U" và nhận được đồng ý. Vì vậy, bà Thái Anh Văn và Đảng Dân Tiến đều cho rằng đây là việc của Quốc Dân Đảng và Tưởng Giới Thạch, từ bỏ "đường chữ U" chẳng có vấn đề gì. Đảo Ba Bình thuộc quân đảo Trường Sa, Việt Nam, hiện bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp. Ảnh: UDN. Nhưng sau khi từ bỏ “đường chữ U”, đảo Ba Bình sẽ trở nên “lẻ loi”... Do đó, nếu Đài Loan “cho Mỹ thuê đảo Ba Bình” thì vấn đề này sẽ được giải quyết. Vì vậy, kết quả trọng tài được công bố chính là thời cơ tốt nhất để bà Thái Anh Văn gửi món quà lớn cho Mỹ. Trên đây là nội dung chính của bài viết đăng tải quan điểm của một chuyên gia Đài Loan. Từ bài viết cho thấy, có thông tin cho rằng chính quyền Thái Anh Văn có khả năng từ bỏ yêu sách “đường 11 đoạn”. Nếu đây là sự thực thì rất đáng hoan nghênh, vì chính quyền Thái Anh Văn đã tôn trọng sự thực và luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề lãnh thổ là một vấn đề nhạy cảm. Nếu chính quyền Thái Anh Văn từ bỏ yêu sách “đường 11 đoạn” thì chắc chắn họ phải cân nhắc tới một bộ phận người Đài Loan đại diện là Mã Anh Cửu vẫn có “tham vọng” phi pháp ở Biển Đông. Do đó, việc Đài Loan có từ bỏ “chủ quyền” ở Biển Đông hay không còn chờ quan sát. Nếu Đài Loan từ bỏ yêu sách “đường 11 đoạn” (đường chữ U) ở Biển Đông thì rõ ràng cũng sẽ tác động mạnh tới yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc. Trung Quốc đưa ra yêu sách này là dựa trên yêu sách của Đài Loan. Hy vọng chính quyền Thái Anh Văn sửa chữa sai lầm của người tiền nhiệm, từ bỏ yêu sách chủ quyền ở Biển Đông vốn không thuộc về mình, tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ và tích cực bảo vệ luật pháp quốc tế, góp phần bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Khả năng Đài Bắc “cho Mỹ thuê đảo Ba Bình” có thể đã là một phương án đã được chính quyền mới ở Đài Loan tính tới, nhưng điều này rõ ràng sẽ gây tranh cãi và phản ứng bởi đây là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Viettimes.vn ====================== Tốt lắm! Điều này rất hợp ý với lão Gàn. Và lão đã phán điều này trước khi lệnh bà Thái Anh Văn ứng cử Tổng Thống Đài Loan. Lão đã phân tích rồi, nhưng bây giờ nhắc lại kỹ hơn ở đây. Đài Loan sẽ ghi điểm cực lớn cho vị thế của mình khi tuyên bố hủy đường Lưỡi bò mà chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố vào năm 1947 (Hoặc 1948), bởi những nguyên nhân sau đầy: 1/ Trên thực tế, việc tuyên bố "Đường lưỡi bò" của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, không đem lại lợi ích thực tế cho chính thể này. Mà chỉ góp phần làm nguyên cớ cho chính phủ Trung Quốc Đại Lục chiếm hữu trên thực tế. Điều này không khác gì tiếp tay cho Trung Quốc Lục địa chiếm hữu và sử dụng đường lưỡi bò, chống lại chính Đồng minh của Đài Loan là Hoa Kỳ. 2/ Việc từ bỏ tuyên bố "Đường lưỡi bò", nhân danh chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, sẽ được sự ủng hộ của hầu hết các nước trên thế giới và cả khối ASEAN vì phù hợp với quyền lợi của họ. Từ đó nâng cao vị thế ngoại giao của Đài Loan trong những quan hệ quốc tế và đặc biệt trong quan hệ với Hoa Kỳ, một đồng minh lớn nhất của Đài Loan. Chính thể Đài Loan cần hiểu rằng: Họ đang có những cố gắng vô vọng để khôi phục vị trí của họ tại Liên Hiệp Quốc, thì đây chính là cơ hội lớn để khôi phục vị trí này, trong hoàn cảnh thời thế hiện nay. 3/ Việc tuyên bố từ bỏ "Đường lưỡi bò", về tính chính danh thì không thể là cái cớ để Trung Quốc động binh tấn công Đài Loan. Vì đó không phải là tuyên bố độc lập của Đài Loan tách khỏi Trung Quốc. Ngược lại - về tính chính danh - Trung Quốc phải thừa nhận chính phủ Đài Loan tuyên bố từ bỉ "Đường Lưỡi bò" là phù hợp với chính sách "Một quốc gia, hai chế độ". Tức là chính sách "Một quốc gia, hai chế độ" từ Trung Quốc Đại lục sẽ phải thừa nhận tính hợp pháp của chính phủ Trung Hoa Dân quốc, trong đất nước Trung Hoa, trong tuyên bố từ bỏ "Đường lưỡi bò", mặc dù họ có thể không thực hiện. Như vậy Đài Loan hoàn toàn có lợi trong việc tuyên bố từ bỏ "Đường lưỡi bò", xét về mọi phương diện. Ngược lại, khăng khăng giữ tuyên bố đường lưỡi bò" sẽ đầy Đài Loan vào thế khó và có thể nói là nguy hiểm trong thời thế hiện nay, khi cuộc đối đầu Mỹ Trung đến hồi quyết liệt. Nếu chính thể Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố từ bỏ đường lưỡi bò, thì những khả năng xấu nhất có thể xảy ra là Trung Quốc Lục Địa tấn công đảo Ba Bình. Nếu Trung Quốc Lục địa thực hiện điều này thì không khác tấn công Đài Loan vốn được bảo vệ bởi những hiệp ước phòng thủ liên quan giữa Hoa kỳ và Trung Hoa Dân quốc. Nhưng xử lý thế nào với đảo Ba Bình thì việc trao cho Hoa Kỳ quản lý sẽ không chính danh. Riêng vấn đề này với lão Gàn là chuyện "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...", nhưng lão tin những chính khách già dặn của thế giới sẽ có thể đưa ra một giải pháp hợp lý. PS: Lão biết Đài Loan còn lấn cấn một số vấn đề khi tuyên bố bãi bỏ "Đường Lưỡi bò". Lão cũng không tiện nói toẹt những lấn cấn này ra đây. Nhưng lão khuyên rằng: Những lấn cấn đó chỉ là những chi tiết có khả năng khắc phục và cần giải pháp khắc phục, không nên coi là nguyên nhân dừng lại. 8 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 7, 2016 Mỹ phát triển thành công tên lửa PAC-3MSE đánh chặn đa mục tiêu Chủ nhật, 10/07/2016 - 19:00 Chia sẻ 2 Ngày 9-7, Quân đội Mỹ lần đầu tiên đã phóng tên lửa Patriot Phân đoạn Tăng cường Khả năng Tấn công (MSE) đánh chặn thành công hàng loạt mục tiêu, Tập đoàn Lockheed Martin cho biết vào sáng 10-7. >> Tên lửa LRASM- vũ khí đánh chặn đa mục tiêu và chống chiến tranh điện tử của Mỹ >> Quân đội Mỹ thử thành công tên lửa đánh chặn ngoài khơi Hawaii PAC-3 MSE được phóng tại Trung tâm Thử nghiệm Hỏa tiến Sa mạc trắng (White Sands), bang New Mexico và đã hoàn thành chương trình Thử nghiệm Vũ khí sau Chương trình 8 MSE là một phiên bản nâng cấp của tên lửa PAC-3 do Lockheed Martin phát triển, tên lửa có tốc độ cao sử dụng công nghệ tìm-diệt mục tiêu chính xác để đánh chặn tên lửa đạn đao/hành trình và máy bay chiến đấu. Hình ảnh vụ phóng tên lửa PAC-3MSE. So sánh với “thế hệ đàn anh”, PAC-3MSE có một động cơ kép sung lực, vây kiểm soát hướng bay lớn hơn và hệ thống hỗ trợ được đổi mới để tăng gần gấp đôi tầm bắn, nhà phát triển cho biết. Bình luận về vụ thử, Lockheed Martin cho biết, tập đoàn rất tự hào về khả năng sáng tạo vượt trội, nhấn mạnh tên lửa được nâng cấp đã thành công trong việc phát hiện, theo dõi, tấn công/đánh chặn mục tiêu. “Vụ thử này chứng minh hiệu quả của PAC-3 MSE dò tìm và tiêu diệt/đánh chặn nhiều loại mục tiêu, bao gồm máy bay chiến đấu và tên lửa đạn đạo, ông Scott Arnold, phó giám đốc phát triển PAC-3 Phòng chế tạo và Kiểm soát Tên lửa Lockheed Martin cho biết. PAC-3MSE từng được thử nghiệm 3 lần vào năm ngoái, Báo tin tức Quốc phòng Mỹ đưa tin. Những phiên bản đánh chặn trước đây đang được sử dụng cho hệ thống tên lửa Patriot. Tên lửa đánh chặn mới sẽ sớm được chuyển giao cho quân đội Mỹ. Đồ họa mô phỏng kết quả vụ bắn thử tên lửa PAC-3MSE của Lockheed Martin. Lockheed Martin nhận được hợp đồng đầu tiên sản xuất tên lửa PAC-3 MSE vào tháng 4-2014 và hợp đồng tiếp theo vào tháng 7-2015 để cung vũ khí đánh chặn cho quân đội Mỹ, Qatar, Saudi Arabia và các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất. Theo Phạm Trúc Công an nhân dân =================== Hừm! Từ năm một ngàn chín trăm hồi đó, lão Gàn đã phán rằng: Trong chiến tranh hiện đại, nước nào phòng thủ chắc, nước đó sẽ chiến thắng sau cùng. Hoa Kỳ đã thực hiện đúng chủ trương của lão Gàn. Giỏi! Lão bày tỏ lời khen ngợi. Hì! Chém gió! Chém gió! Hừm! Mần răng mà Isarael, một đồng minh bồ te của Hoa Kỳ có một hệ thống phòng thủ "Vòm sắt" siêu hiện đại, mà Hoa Kỳ lại không thừa hưởng những kỹ thuật tiên tiến này. Nếu trí nhớ của lão Gàn chưa lẫn, thì từ cuối những năm 60 của thế kỷ trước, sau vụ ám sát Tổng Thống Kennedy, các nhà khoa học Hoa Kỳ đã nghiên cứu một hệ thống chống đạn, bằng cách tự động bắn ra những vật cản đường đi của những viên đạn bắn lén bị phát hiện. Tức là cách đây đúng nửa thế kỷ, khoa học quân sự của Hoa Kỳ đã nghiên cứu cơ chế đạn chống đạn, tiền thân của hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay. Cho nên, với lão thì sự ra đời của hệ thống "Vòm sắt" của Isarael và phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ hiện nay, không có gì là lạ. Đây cũng là nguyên nhân giải thích vì sao Nga nhảy dựng, mỗi khi Hoa Kỳ gạ giảm số lượng đầu đạn hạt nhân. Bởi vì, nếu số đầu đạn hạt nhân càng giảm thì khả năng phản đòn bằng hạt nhân của Nga càng tiệm tiến tới 0, trước hệ thống phòng thủ của Hoa Kỳ. Mựa! Chán đời thế chứ lỵ! 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 7, 2016 Nga: NATO sa đà vào mối đe dọa không tồn tại Thứ hai, 11/07/2016 - 08:50 Chia sẻ Dân trí Bộ Ngoại giao Nga ngày 10/7 khẳng định Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO đang quá tập trung vào một “mối đe dọa không tồn tại” từ phía Nga sau khi xem xét các quyết định được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh của liên minh quân sự này tại Ba Lan. >> Nga trục xuất hai nhà ngoại giao Mỹ sau vụ ẩu đả trước đại sứ quán Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova (Ảnh: AFP) AFP ngày 10/7 dẫn thông tin từ Bộ Ngoại giao Nga cho biết, cơ quan này đã nghiên cứu các quyết định được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh NATO vừa được tổ chức tại Ba Lan và cho rằng liên minh quân sự này đang sa đà vào những mối đe dọa không hề tồn tại trên thực tế. “Những phân tích ban đầu về kết quả của hội nghị cho thấy, NATO thực sự thiển cận khi nhìn nhận một số vấn đề về chính trị - quân sự”, thông báo của Bộ Ngoại giao Nga cho biết. “Ngược lại với nhu cầu khách quan nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở châu Âu… liên minh này đang dồn sự tập trung vào những nỗ lực nhằm ngăn chặn một mối đe dọa không hề tồn tại từ phương Đông”, thông báo cho biết thêm. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova mới đây tuyên bố NATO đang cố tình xem nhẹ những hậu quả lâu dài về an ninh khi triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu và theo đuổi các kế hoạch nhằm thay đổi cán cân lực lượng hiện nay. Bà Zakharova nói Nga chờ đợi lời giải thích của NATO về việc tăng cường hiện diện quân sự trên mọi hướng nhằm vào Nga tại cuộc họp Hội đồng Nga - NATO, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 13/7. Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra ở Warsaw (Ba Lan) từ ngày 8-9/7, các nước thành viên của liên minh quân sự này đã thống nhất thông qua một số kế hoạch chung, gồm triển khai quân ở Ba Lan và các nước vùng Baltic, kích hoạt hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu và tăng cường hiện diện của lực lượng hải quân đa quốc gia tại Biển Đen. Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó đã lên tiếng phản đối quyết định triển khai 4 tiểu đoàn của NATO tại Ba Lan và các nước vùng Baltic. Ông Putin cho rằng việc NATO mở rộng tầm ảnh hưởng tại khu vực không gian hậu Xô viết là một mối đe dọa trực tiếp về an ninh đối với Nga. Thành Đạt Theo AFP ======================= “Những phân tích ban đầu về kết quả của hội nghị cho thấy, NATO thực sự thiển cận khi nhìn nhận một số vấn đề về chính trị - quân sự”, thông báo của Bộ Ngoại giao Nga cho biết. “Ngược lại với nhu cầu khách quan nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở châu Âu… liên minh này đang dồn sự tập trung vào những nỗ lực nhằm ngăn chặn một mối đe dọa không hề tồn tại từ phương Đông”, thông báo cho biết thêm. Mọi chuyện không đơn giản như vậy đâu - thưa ngài Putin. Nếu ngài muốn NATO rút quân khỏi biển Đen và Đông Âu, hãy thuê lão tư vấn với giá hữu nghị là một triệu Dollar cho hai giờ đồng hồ. Biết nước Nga đang gặp khó khăn, nên lão đã lấy giá rất hữu nghị. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Híc. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 7, 2016 Nga: NATO sa đà vào mối đe dọa không tồn tại Thứ hai, 11/07/2016 - 08:50 Chia sẻ Dân trí Bộ Ngoại giao Nga ngày 10/7 khẳng định Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO đang quá tập trung vào một “mối đe dọa không tồn tại” từ phía Nga sau khi xem xét các quyết định được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh của liên minh quân sự này tại Ba Lan. >> Nga trục xuất hai nhà ngoại giao Mỹ sau vụ ẩu đả trước đại sứ quán Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova (Ảnh: AFP) Thành Đạt Theo AFP ======================= Mọi chuyện không đơn giản như vậy đâu - thưa ngài Putin. Nếu ngài muốn NATO rút quân khỏi biển Đen và Đông Âu, hãy thuê lão tư vấn với giá hữu nghị là một triệu Dollar cho hai giờ đồng hồ. Biết nước Nga đang gặp khó khăn, nên lão đã lấy giá rất hữu nghị. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Híc. Chính phủ của ngài Putin và toàn bộ cơ quan tình báo KBC khét tiếng của Nga không hiểu vì sao - rõ ràng họ không hề có ý định gây chiến tranh với NATO - mà tại sao quân NATO lại triển khai hùng hậu ở phía Đông Âu và Hắc Hải? Một triệu Dollar, lão hóa giải tất cả, không xong lão trả lại tiền! Ok? Hì. lão vốn vui tính. Nhưng chiện này là nghiêm túc đây nhé. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 7, 2016 PCA ra phán quyết không công nhận đường chín đoạn của TQ 12/07/2016 16:23 GMT+7 Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Hay (Hà Lan) vừa ra phán quyết không công nhận "đường chín đoạn" của Trung Quốc tại Biển Đông, dồng thời cho biết Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử ở vùng biển này. Tòa Trọng tài Thường trực (Nguồn: BBC) Ngày 12/7, PCA đã ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông sau 3 năm thụ lý. "Tòa Trọng tài Thường trực kết luận rằng không có căn cứ pháp lý nào để Trung Quốc đòi chủ quyền lịch sử, vượt quá các quyền mà Công ước về Luật Biển cung cấp, tại vùng biển thuộc phạm vi 'đường chín đoạn'," thông cáo báo chí của PCA viết. Phán quyết này được đưa ra sau quá trình thụ lý kéo dài 3 năm, đối với đơn kiện của Philippines nhằm bác bỏ yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh. Theo trình tự, các quốc gia quan sát quá trình tố tụng, nước thành viên PCA, các tòa thành viên của PCA, công chúng và các phương tiện truyền thông cũng nhận được e-mail về phán quyết kể trên. Sau khi e-mail đã được gửi đi, quyết định cũng sẽ được tải lên trang web của PCA. Philippines bắt đầu quá trình tố tụng tại PCA kiện Trung Quốc vào ngày 22/1/2013 sau nhiều năm bế tắc và căng thẳng trong việc giải quyết tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông mà không đạt được kết quả. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền toàn bộ Biển Đông bằng việc đưa ra “đường chín đoạn” bao gồm cả khu đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines. Trung Quốc đã từ chối tham gia vào quá trình tố tụng của PCA khi cho rằng PCA không có thẩm quyền giải quyết vụ kiện này và khẳng định mình có "chủ quyền không thể tranh cãi" trên Biển Đông. Tuy nhiên, PCA đã ra phán quyết trước đó khẳng định rằng PCA có thẩm quyền giải quyết vụ kiện này và đã thụ lý hồ sơ kiện Trung Quốc của Philippines. Tác động của vụ kiện tới Trung Quốc Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu ngày 30/10/2015 đã khẳng định lại quan điểm của Trung Quốc không chấp nhận và không tham gia vào vụ kiện do Philippines đơn phương khởi kiện. Đồng thời khẳng định, phán quyết về thẩm quyền của Toà Trọng tài không có giá trị pháp lý và không có giá trị ràng buộc với Trung Quốc. Quan điểm này chắc chắn sẽ tiếp tục được Trung Quốc theo đuổi với phán quyết cuối cùng của Toà Trọng tài. Trung Quốc có thể sẽ phản ứng quyết liệt, leo thang căng thẳng trong ngắn hạn để chứng minh cho quan điểm không tuân thủ phán quyết của mình sau phán quyết của PCA. Đặc biệt trong bối cảnh luật quốc tế không có cơ chế cưỡng chế thi hành, Trung Quốc sẽ có những hành động như đẩy mạnh hoạt động trong các lĩnh vực về nghề cá, dầu khí; xây dựng công trình trên biển; tuần tra, thiết lập và thực thi các quy định của nội luật Trung Quốc về hàng hải, hàng không, môi trường, nghiên cứu khoa học, hoạt động quân sự…. Tuy nhiên, trong dài hạn, Trung Quốc có thể sẽ tập trung tiến hành củng cố cơ sở tại các thực thể chiếm đóng ở Trường Sa được Trọng tài kết luận là đảo đá gồm: Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập; đồng thời, thúc đẩy các hoạt động tại Hoàng Sa do quần đảo này nằm ngoài phạm vi phán quyết của Toà Trọng tài. Tác động của vụ kiện tới các bên tranh chấp khác và các nước thành viên ASEAN Với Malaysia, do các hành động leo thang đưa tàu chiến của Trung Quốc vào gần bãi cạn Luconia và yêu sách chủ quyền với bãi này, Malaysia đang dần chuyển thái độ công khai và tích cực hơn về tranh chấp Biển Đông. Với phán quyết này, Malaysia có thể quay trở lại với chính sách ngoại giao thầm lặng để hy vọng đạt được một giải pháp thoả hiệp và vẫn giữ được hoà khí trong quan hệ với Trung Quốc. Với Indonesia, Bộ trưởng các vấn đề Chính trị, Pháp lý và An ninh của Indonesia phát biểu ngày 11/11/2015 rằng Indonesia có thể kiện yêu sách “đường lưỡi bò” Trung Quốc ra Toà. Trong hội thảo về tình hình Biển Đông do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore tổ chức ngày 5-6/11/2015, Thứ trưởng Bộ các Vấn đề Hàng hải cũng khẳng định Indonesia không công nhận yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, và cho rằng do “đường lưỡi bò” chưa được xác định, Indonesia không thừa nhận có chồng lấn giữa vùng biển do “đường lưỡi bò” tạo ra và vùng biển Natuna của Indonesia. Phản ứng của Indonesia sẽ dừng ở mức có chừng mực vì Trung Quốc đang khẳng định thiện chí đàm phán với Indonesia và trên thực tế, Trung Quốc cũng chưa bao giờ khẳng định tồn tại tranh chấp với Indonesia. Đồng thời, Indonesia cũng muốn tranh thủ nguồn vốn của Trung Quốc để phát triển sáng kiến Trục hàng hải nhằm tăng cường kết nối giữa các đảo thuộc Indonesia và giữa Indonesia và khu vực. Với các nước ASEAN khác, cho dù vụ kiện kết thúc thắng lợi cho Philippines, các nước này sẽ không tỏ thái độ rõ ràng do không có lợi ích trực tiếp với tranh chấp tại Biển Đông và không muốn làm mất lòng Trung Quốc. Tác động của vụ kiện đối với Việt Nam Về mặt pháp lý, bản chất của vụ kiện của Philippines và Trung Quốc không phải là vụ kiện về các vấn đề chủ quyền. Vì vậy, bất kỳ bên nào giành lợi thế sau phán quyết, vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với Trường Sa vẫn chưa được giải quyết. Bản chất của vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc là nhằm thu hẹp các vùng biển tranh chấp qua 4 lập luận pháp lý chủ yếu: • Bác bỏ giá trị pháp lý của yêu sách lịch sử của Trung Quốc từ “đường lưỡi bò”. • Thu hẹp vùng biển tranh chấp về phạm vi 12 hải lý của các thực thể là đảo đá tại Trường Sa. • Quy thuộc các bãi nửa nổi nửa chìm nằm ngoài 12 hải lý của các đảo về vùng EEZ và thềm lục địa của quốc gia ven biển. • Từ đó, xác định các hành vi hiện thực hoá “đường lưỡi bò” của Trung Quốc tại Biển Đông là các hành vi vi phạm luật quốc tế. Việc tòa PCA bác bỏ giá trị pháp lý của “đường lưỡi bò” sẽ tạo ra tác động tích cực chung cho các quốc gia ven Biển Đông, buộc Trung Quốc phải đưa ra yêu sách về các vùng biển phù hợp với quy định của UNCLOS. Về mặt chính trị, khi PCA không công nhận đường lưỡi bò của TQ, dư luận quốc tế có cơ sở để thể hiện lập trường ủng hộ Philippines và qua đó ủng hộ Việt Nam, lên án “đường lưỡi bò” và các yêu sách, các hành động trái phép của Trung Quốc tại Biển Đông. Trên thực địa, cho dù có phán quyết của PCA, Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến hành leo thang trên thực địa để khẳng định sự tồn tại của yêu sách “đường lưỡi bò” trên biển và trên không. Trong dài hạn, Trung Quốc có thể đẩy mạnh các biện pháp trên thực địa tại Hoàng Sa do quần đảo này nằm ngoài phạm vi phán quyết của Toà Trọng tài. Điều này sẽ tạo ra căng thẳng trực tiếp với ta, gây khó khăn cho ta do hiện Trung Quốc nắm giữ quyền quản lý thực tế tại Hoàng Sa, trong khi thế giới và khu vực thường nhìn nhận đây là vấn đề song phương giữa ta và Trung Quốc. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 7, 2016 Thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc sau phán quyết Biển Đông Thứ tư, 13/07/2016, 21:08 (GMT+7) (Quốc tế) - Lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải lựa chọn giữa việc bị coi là xem thường luật pháp quốc tế với sức ép trong nước đòi phản ứng quyết liệt với phán quyết Biển Đông. Tàu khu trục Mỹ tuần tra gần đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông. Ảnh: US Navy Tòa Trọng tài hôm 12/7 bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, đẩy Bắc Kinh vào một câu hỏi hóc búa hơn về cách phản ứng: Phớt lờ luật pháp quốc tế, hay nhượng bộ láng giềng và Mỹ nhưng bị dư luận trong nước chỉ trích. Phản ứng đầu tiên của Trung Quốc sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết là tuyên bố không tuân thủ. Theo giới phân tích, việc công khai chấp nhận bất kỳ phần nào của phán quyết sẽ là rủi ro chính trị cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đã tuyên bố sẽ không thỏa hiệp về cái ông gọi là “chủ quyền” của Bắc Kinh trên Biển Đông. WSJ dẫn nhận định của các nhà ngoại giao quốc tế cho rằng để xoa dịu công chúng trong nước, Trung Quốc nhiều khả năng duy trì những lời công kích chống lại tòa án, Mỹ và Philippines, đồng thời tiếp tục các động thái quân sự ở Biển Đông trong vài tuần và vài tháng tới. Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua đã nhắm mục tiêu chỉ trích vào các nước phương Tây sau phán quyết, nói rằng họ cố tình kìm hãm sự trỗi dậy của Bắc Kinh. “Đây là sợi dây trói buộc hão huyền phương Tây tung ra vào thời điểm chiến lược, trong một nỗ lực vô ích để chấm dứt sự phát triển của Trung Quốc”, hãng này viết. Họ lặp lại khẳng định trước đó của ông Tập rằng Trung Quốc “không gây rắc rối, nhưng cũng không sợ gặp rắc rối”. “Việc hoàn toàn phớt lờ phán quyết sẽ dễ dàng dẫn đến các cuộc đụng độ và áp lực ngoại giao lớn hơn”, trong khi việc hoàn toàn tuân thủ phán quyết “về cơ bản là không thể” đối với Trung Quốc, Shen Dingli, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Fudan ở Thượng Hải, nói. Bắc Kinh khó có thể chấp nhận phán quyết của Tòa Trọng tài do chịu áp lực từ dư luận và phong trào dân tộc chủ nghĩa trong nước, khi ông Tập Cận Bình đang phải đối mặt với lời kêu gọi phản ứng quyết liệt hơn với phán quyết của Tòa Trọng tài. “Nếu Trung Quốc tiếp tục dùng lời nói mà không có hành động, không khiến cho Philippines chịu áp lực và thiệt hại cụ thể, làm sao chúng ta có thể ngăn các quốc gia tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông khác học theo phương pháp của họ?”, Gao Cheng, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương, thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói. Ngay cả những người trẻ tuổi ở nước này cũng đang lên tiếng bác bỏ phán quyết của tòa án. “Chúng tôi không thể tin một vụ kiện kỳ lạ như vậy lại có thể được chuyển tới The Hague, thủ phủ của luật pháp quốc tế”, Xinhua dẫn lời sinh viên Peng Qinxuan nói. Một sinh viên khác tên Wang Zhili cho rằng truyền thông phương Tây “đã quá phiến diện về vụ việc”. Geoff Raby, cựu đại sứ Australia tại Trung Quốc cho rằng đây là thời điểm nguy hiểm về chính trị đối với ông Tập. Chiến dịch chống tham nhũng đã khiến ông có nhiều đối thủ trong giới tinh anh. Bất kỳ dấu hiệu yếu đuối nào khi đối mặt với điều được nhiều người Trung Quốc coi là “sự sỉ nhục quốc gia” sẽ là cái cớ chính đáng cho họ công kích ông. Sức ép quốc tế Dưới áp lực từ dư luận trong nước, Trung Quốc có thể có một loạt phản ứng đối với phán quyết của Tòa Trọng tài, như rút khỏi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) – cơ sở pháp lý của phán quyết, bắt đầu cải tạo tại bãi cạn Scarborough – thực thể họ kiểm soát từ năm 2012, và tuyên bố lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) tại Biển Đông. Tuy nhiên, những động thái này sẽ phải đối mặt với phản ứng mạnh mẽ từ quốc tế, và giảm cơ hội để Trung Quốc đạt được thỏa thuận với Manila. Mỹ đã bố trí một cụm tàu sân bay chiến đấu ở Biển Đông trong vài tuần qua và đã cảnh báo Bắc Kinh không lập ADIZ trên Biển Đông hay cải tạo bãi cạn Scarborough. Các nhà phân tích cho rằng, về lâu dài, việc Trung Quốc không thể dần điều chỉnh yêu sách Biển Đông của mình phù hợp với phán quyết sẽ làm tăng cơ hội xảy ra các vụ kiện mới, và có nguy cơ biến Bắc Kinh thành nước đứng ngoài vòng pháp luật quốc tế. Việc này cũng sẽ làm suy yếu tuyên bố lâu nay của Bắc Kinh rằng họ là người che chở cho các quốc gia yếu hơn, đồng thời làm xói mòn mục tiêu khác của ông Tập là đưa Trung Quốc lên vị thế dẫn đầu cộng đồng quốc tế, sánh ngang với Mỹ. Nếu Trung Quốc tăng cường sức ép với các láng giềng trong khu vực, họ có thể khiến các nước ASEAN thúc đẩy quan hệ quốc phòng gần gũi hơn với Mỹ, để đối trọng với sức mạnh của Trung Quốc. Ngay cả Indonesia, nước từng bày tỏ quan điểm trung lập với các tranh chấp trên Biển Đông, gần đây cũng bị cuốn vào căng thẳng, sau một loạt vụ đụng độ với tàu Trung Quốc ở vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna, nơi Jakarta tuyên bố là nằm trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của mình. “Việc duy trì các nguyên tắc của luật pháp quốc tế trong thực tế lại có lợi về lâu dài cho Trung Quốc, bởi đó là cơ hội tốt nhất để Bắc Kinh có thể tránh khỏi cuộc xung đột quân sự tại khu vực vốn gắn liền với sự trỗi dậy của họ. Trung Quốc không cần công khai thừa nhận các nguyên tắc đó, mà có thể ngầm thực hiện thông qua việc thay đổi từ từ hành vi và giọng điệu ở Biển Đông”, William Burke-White, giáo sư luật tại Đại học Pennsylvania, Mỹ, nhận định. (Theo Vnexpress) ================= Chưa cần đến Tòa Trọng tài, từ lâu lão Gàn đã phán: Trung Quốc đã chết cứng từ lâu rùi. Tòa Trọng tài đã chứng tỏ tính phi lý của Bắc Kinh ở biển Đông và xác định tính chính danh cho việc bảo vệ tự do hàng hải của Hoa Kỳ. Việc đâm tàu cá, phá tàu tôm của Trung Coóc, từ nay là vi phạm trắng trợn luật pháp Quốc tế. Đồng thời từ nay, tất cả những cuộc thương lượng song phương, mà thỏa thuận nằm ngoài phán quyết của Tòa, sẽ không có "cơ sở khoa học". Hì. 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 7, 2016 Vượng Báo: Nếu Đài Loan từ bỏ Biển Đông, khả năng Trung Quốc chiếm đảo Ba Bình sẽ tăng mạnh Lê Việt Dũng Thứ Ba, ngày 12/7/2016 - 15:10 VietTimes -- Tờ Thời báo Hoàn Cầu ngày 11/7 cho hay, ngày 12/7, Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc sẽ đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông, quan hệ Trung-Mỹ có thể tiếp tục căng thẳng. Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA). Ảnh: BBC Anh. Tại Đài Loan, nhà cầm cầm quyền Đảng Dân Tiến luôn thực hiện chính sách "thân Mỹ, xa lánh Trung Quốc", sẽ đối mặt với sự lựa chọn khó khăn, do Đài Loan đang chiếm đóng đảo Ba Bình của Việt Nam (một cách bất hợp pháp). Một số tờ báo Đài Loan ngày 10/7 đồng loạt cho rằng một khi bà Thái Anh Văn từ bỏ Biển Đông thì sẽ đụng vào "giới hạn" của Trung Quốc, gây ra "hậu quả rất nghiêm trọng" đối với quan hệ hai bờ. Tờ Thời báo Tự do Đài Loan ngày 10/7 cho biết đối với ảnh hưởng của vụ kiện Trung Quốc của Philippines, Bộ An ninh Quốc gia Đài Loan đã đưa ra dự đoán về các khả năng, trong đó có khả năng xấu nhất. Sau khi PCA đưa ra phán quyết, Bà Thái Anh Văn có thể đích thân lên tiếng bày tỏ lập trường, hoặc dùng hình thức "tuyên bố" để xác định phương hướng hoạt động của Đài Loan trên Biển Đông trong tương lai. Nhà lãnh đạo Đài Loan, bà Thái Anh Văn. Có chuyên gia nhận định, nhà cầm quyền Đảng Dân Tiến sẽ không nhắc đến vấn đề "đường 11 đoạn" (đường chữ U, Trung Quốc gọi là "đường chín đoạn"). Nguồn tin của tờ Vượng báo Đài Loan trong bài viết ngày 10/7 suy đoán, trường hợp "xấu nhất" là PCA phán quyết đảo Ba Bình (thuộc chủ quyền của Việt Nam, đang bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp) là "đá", nhưng cho rằng "khả năng này tương đối thấp". Nếu trường hợp này xảy ra, Đài Loan có thể sẽ tuyên bố phán quyết này của PCA "không có hiệu lực pháp lý", Đài Loan sẽ không chấp nhận và không thừa nhận. Đồng thời, người tiền nhiệm vừa về vườn, ông Mã Anh Cửu vẫn cố bám víu lấy vấn đề Biển Đông. Tờ Thời báo Tự do Đài Loan ngày 10/7 tiết lộ, Hội nghiên cứu Luật quốc tế Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) đến ngày 14/7 tới sẽ tổ chức "Tọa đàm vụ kiện trọng tài Biển Đông", ông Mã Anh Cửu sẽ có mặt và lên tiếng. Dự đoán, ông Mã tiếp tục nhắc lại lập trường cũ, đồng thời kêu gọi nhà cầm quyền Đảng Dân Tiến phải tiếp tục kiên trì lập trường của ông ta, tức là bảo vệ cái gọi là "chủ quyền" Biển Đông. Cựu lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu. Ảnh: Thời báo Tự do Đài Loan. Hồi tháng 3/2016, ông Mã Anh Cửu đã mời các thành viên của Tiểu ban Biển Đông thuộc Hội nghiên cứu Luật quốc tế Trung Hoa Dân Quốc trong đó có luật sư Trần Trường Văn để đưa ra "ý kiến" lên PCA, có ý đồ ngăn chặn PCA ra phán quyết xác định đảo Ba Bình là "đá". Ngày 9/7, Chủ tịch Đảng Thân Dân Đài Loan, ông Tống Sở Du đã ngang nhiên tuyên bố "(Đài Loan) tuyệt đối không thể nhượng bộ chủ quyền Biển Đông". Ngoài ra, ông Tống khuyến nghị các bên liên quan ở Biển Đông cùng xây dựng "cơ chế đường dây nóng qua lại Biển Đông" để máy bay, tàu thuyền của các bên đi lại được tự do và an toàn. Trong nội bộ Đảng Dân Tiến Đài Loan cũng có ý kiến chủ trương từ bỏ Biển Đông. Hơn nữa, vừa qua, nhà cầm quyền Thái Anh Văn đã rút tàu hộ vệ (tàu tuần duyên) lớp 100 tấn khỏi đảo Ba Bình. Tờ Thời báo Hoàn Cầu bêu xấu rằng hành động này có "động cơ không tốt". Tuy nhiên, đến chiều ngày 10/7 Lực lượng tuần duyên Đài Loan đã điều tàu tuần duyên Vĩ Tinh lớp 1.800 tấn xuất phát từ Đài Loan đến đảo Ba Bình (hành động triển khai này là bất hợp pháp), nhưng tờ Tin tức Liên hợp Đài Loan cho rằng, họ không hề cho biết khi nào thì điều tàu hộ vệ lớp 100 tấn quay trở lại đảo Ba Bình. Tàu tuần duyên Vĩ Tinh lớp 1.800 tấn, Lực lượng tuần duyên Đài Loan đang chạy tới đảo Ba Bình thuôc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hành động triển khai này của Đài Loan là bất hợp pháp. Ảnh: UDN Đài Loan. La Trí Chính, ủy viên lập pháp (nghị sĩ) của Đảng Dân Tiến cho biết chính quyền Thái Anh Văn sẽ không nói đến "vùng biển lịch sử" hoặc "chủ quyền" để tránh nói "trùng" với lập trường của phía Trung Quốc. Tờ Vượng Báo Đài Loan ngày 10/7 cho rằng từ khi lên cầm quyền đến nay, tân lãnh đạo Đài Loan bà Thái Anh Văn chưa hề đề cập một chữ nào đến "đường chữ U" trước đây, rõ ràng đã cân nhắc tới lập trường của Mỹ. Nhưng, từ bỏ "đường chữ U" thực chất chính là từ bỏ các đảo ở Biển Đông. Có chuyên gia cho rằng một khi kết quả trọng tài phủ định sự tồn tại của "đường chữ U", nhà lãnh đạo Thái Anh Văn sẽ cho Mỹ thuê đảo Ba Bình. Do đó, khả năng Bắc Kinh điều quân đội đến chiếm trước đảo Ba Bình sẽ tăng mạnh. Tờ Thời báo Trung Quốc ngày 10/7 cho rằng để hàn gắn quan hệ hai bờ, nhà lãnh đạo Thái Anh Văn gần đây liên tiếp "tung bóng" với hy vọng dựa vào người của "phe Lam" làm chủ tịch Quỹ Giao lưu Hai bờ (Đài Loan) để khắc phục thiếu sót cơ chế trao đổi chính thức của hai bờ sau ngày bà Thái Anh Văn nhậm chức Tổng thống Đài Loan (20/5/2016). Tuy nhiên, động thái chính sách Biển Đông của bà Thái Anh Văn sau khi PCA đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines có thể sẽ ảnh hưởng đến phương hướng quan hệ hai bờ. Tình hình Biển Đông sẽ rất phức tạp Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc đoán rằng nếu bà Thái bày tỏ lập trường đi theo Mỹ thì không chỉ sẽ tiếp tục làm xấu đi quan hệ hai bờ, mà còn có thể bị Trung Quốc tin rằng bà Thái sẽ thúc đẩy "Đài Loan độc lập". Tân Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte. Ảnh: Straitstimes Singapore. Tờ Tin tức bình luận Trung Quốc cho rằng nhìn vào các phát biểu của bà Thái Anh Văn về vấn đề Biển Đông, chủ trương Biển Đông của bà khác hẳn với nhà cầm quyền Đảng Quốc Dân (đảng phái thân Bắc Kinh). Bài viết này xúi giục Bắc Kinh tìm cách ngăn chặn Đảng Dân Tiến trở thành người hỗ trợ cho Mỹ trong vấn đề Biển Đông, từ đó làm ảnh hưởng to lớn đến tình hình Biển Đông và quan hệ hai bờ trong tương lai. Từ bài viết này cho thấy, Trung Quốc rất lo lắng khả năng Đài Loan dưới thời bà Thái Anh Văn từ bỏ "đường 11 đoạn" trở thành hiện thực, khiến yêu sách "đường 9 đoạn" vô lý, phi pháp của Bắc Kinh trở nên vô nghĩa. Diễn biến tình hình Biển Đông thời thời gian tới sẽ rất phức tạp, đánh cờ Biển Đông chuyển ngoặt sang một trang mới. Chính quyền mới Đài Loan do bà Thái Anh Văn lãnh đạo đã tạo ra một mối lo to lớn cho Bắc Kinh về khả năng Đài Loan ngày càng rời xa Trung Quốc. Mối lo này sẽ còn kéo dài chừng nào Đảng Dân Tiến còn nắm quyền ở Đài Loan. Ở Philippines, ông Rodrigo Duterte vừa lên nắm quyền, các quan điểm của ông còn đang gây tranh cãi, nhưng thực chất nội dung các phát biểu của các nhà lãnh đạo mới Philippines cho thấy, Philippines đang vận dụng một sách lược ngoại giao linh hoạt hơn để chuẩn bị cho giai đoạn mới – giai đoạn hậu phán quyết của PCA, tạo không gian cho Philippines xoay xở tốt hơn trong thời gian tới để bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia. Philippines chắc chắn không bao giờ từ bỏ "chủ quyền" và "quyền lợi biển" của họ. Philippines có thể cùng “chia sẻ” tài nguyên với Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình dựa trên các quy định của UNCLOS, chứ không phải hợp tác vô nguyên tắc. Nói chung, tình hình Biển Đông thời gian tới sẽ diễn biến rất phức tạp. Đánh giá kỹ tình hình, vận dụng khôn khéo sách lược ngoại giao và các sách lược khác để bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia sẽ vượt qua được các thách thức. ======================== Xem nào. Xem thiên hạ chém gió những gì nào? * Có chuyên gia cho rằng một khi kết quả trọng tài phủ định sự tồn tại của "đường chữ U", nhà lãnh đạo Thái Anh Văn sẽ cho Mỹ thuê đảo Ba Bình. Do đó, khả năng Bắc Kinh điều quân đội đến chiếm trước đảo Ba Bình sẽ tăng mạnh. Chắc Mỹ không đến nỗi ngu đi thuê cái đảo Ba Bình chết tiệt này. Còn Trung Quốc tấn công chiếm đảo Ba Bình thì lại chứng tỏ có những thằng ngu mới xuất hiện trên thế gian. * * Ở Philippines, ông Rodrigo Duterte vừa lên nắm quyền, các quan điểm của ông còn đang gây tranh cãi, nhưng thực chất nội dung các phát biểu của các nhà lãnh đạo mới Philippines cho thấy, Philippines đang vận dụng một sách lược ngoại giao linh hoạt hơn để chuẩn bị cho giai đoạn mới – giai đoạn hậu phán quyết của PCA, tạo không gian cho Philippines xoay xở tốt hơn trong thời gian tới để bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia.Philippines chắc chắn không bao giờ từ bỏ "chủ quyền" và "quyền lợi biển" của họ. Philippines có thể cùng “chia sẻ” tài nguyên với Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình dựa trên các quy định của UNCLOS, chứ không phải hợp tác vô nguyên tắc.. Chiêu trò cả. Không nằm ngoài dự đoán của lão Gàn. Nhưng thui, không wan trọng, lão không bàn. *** Diễn biến tình hình Biển Đông thời thời gian tới sẽ rất phức tạp, đánh cờ Biển Đông chuyển ngoặt sang một trang mới. Ồi giời ơi! Tưởng gì chứ cái này lão phán lâu dồi. 7 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 7, 2016 Phán quyết Biển Đông, rồi sao nữa? Thanh Niên Online08:23 PM - 12/07/2016 Sau phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) bác bỏ quyền lịch sử phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, quả bóng đang nằm trong chân Philippines - nước đang đứng giữa bị đơn Trung Quốc và đồng minh Mỹ. Ngư dân Philippines trông chờ phán quyết của PCA để họ có thể quay lại ngư trường truyền thống ở Scarborough trên Biển Đông.AFP Tin liên quan Trung Quốc bác bỏ phán quyết Biển Đông của Tòa trọng tài thường trực Việt Nam hoan nghênh Toà trọng tài đưa ra phán quyết cuối cùng vụ kiện Biển Đông Niềm vui của người Philippines ngày phán quyết vụ kiện Biển Đông Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ 'quyền lịch sử' của Trung Quốc ở Biển Đông Trong thời gian qua, ngay cả trước phán quyết đã được cộng đồng quốc tế dự đoán trước của PCA, Trung Quốc đã tích cực thuyết phục Philippines trong hậu trường để “bỏ qua phán quyết” mà nhận những hợp đồng phát triển kinh tế trông có vẻ rất béo bở của Trung Quốc. Không ai lạ gì chiến thuật của Trung Quốc: đem kinh tế ra mà “tán tỉnh”, mua chuộc và khi cần thì đe dọa các nước láng giềng để đổi lại các phản ứng có lợi cho Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Ngay sau phán quyết Biển Đông của Tòa trọng tài thường trực (PCA), Tân Hoa Xã đưa tin Trung Quốc bác bỏ phán quyết, cho rằng nó không có giá trị pháp lý và không có cơ sở. Vẫn cái chiến thuật đó, nhưng sau phán quyết của PCA - cho rằng Trung Quốc không có “quyền lịch sử” ở Biển Đông, cái Trung Quốc gọi là “đường chín đoạn” không có cơ sở pháp lý - Philippines đang nắm một lợi thế lớn. Báo Financial Times ngày 12.7 dẫn ý kiến của nhà phân tích chính trị Richard Heydarian thuộc Đại học De La Salle ở Manila (Philippines) cho rằng chắc chắc Tổng thống Philippines, ông Rodrigo Duterte sẽ tận dụng hiệu ứng đòn bẩy từ phán quyết của PCA để khiến Bắc Kinh phải nhượng bộ. Nhưng tận dụng theo chiều hướng nào là đề tài mà cả thế giới đang quan tâm. Mỹ - nước góp tiếng nói quan trọng trong vấn đề Biển Đông - chắc chắn gây sức ép với đồng minh Philippines để phản ứng mạnh mẽ, đi cùng quan điểm tự do hàng hải, tự do hàng không trên Biển Đông của Mỹ. Chắc chắn Mỹ mong muốn từ phán quyết của PCA mà có thêm sự đồng thuận mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế để phản đối chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, trong đó phản ứng của Philippines là rất quan trọng. Tàu chiến Mỹ tuần tra trên Biển Đông Hải quân Mỹ Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang làm tất cả những gì có thể để ngăn Philippines không làm Trung Quốc bẽ mặt thêm nữa. Ông Zhu Feng, giám đốc Trung tâm Trung Quốc về nghiên cứu hợp tác Biển Đông tại Đại học Nam Kinh (Trung Quốc) cho biết chiến thuật của Trung Quốc trong việc đổi thỏa thuận kinh tế với các nước láng giềng để được lợi trong vấn đề Biển Đông có hẳn một cái tên, tạm dịch là “gác bất đồng để cùng phát triển”. “Nếu (Philippines) chọn giải pháp thực dụng, đây tất nhiên là điều Trung Quốc mong muốn, miễn là phán quyết của tòa được gác qua một bên”, ông Zhu nói. Báo China Daily hồi tuần trước, tức trước khi có phán quyết của PCA, đã “bắn tin” rằng Bắc Kinh sẵn sàng khởi động đàm phán về hợp tác phát triển trong lĩnh vực tài nguyên cũng như nghiên cứu khoa học “nếu chính quyền Philippines gác qua một bên phán quyết của tòa”. Báo chí Trung Quốc đồng loạt hồ hởi “gợi ý” về đủ lĩnh vực hợp tác như dầu mỏ và khí đốt, chia sẻ ngư trường chung, nghiên cứu khôi phục rặng san hô trên Biển Đông… Trong khi đó, Mỹ - ít nhất là trước công chúng – đã không đề cập gì tới chuyện hợp tác kinh tế giữa đồng minh Philippines và Trung Quốc. Theo nhà phân tích Heydarian thì: “Sẽ là sai lầm nếu nói rằng Mỹ không muốn nhìn thấy sự đồng thuận. Tôi nghĩ Mỹ thực sự mong muốn giải pháp ngoại giao hiệu quả và nhìn thấy Trung Quốc tôn trọng các nước láng giềng, không phải theo cái kiểu cá lớn nuốt cá bé”. Quả bóng đang nằm trong chân nhà lãnh đạo Philippines, ông Rodrigo Duterte Reuters Trong khi tổng thống vừa mãn nhiệm của Philippines, ông Benigno Aquino theo đuổi chính sách cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông (ông Aquino là người đã lãnh đạo Philippines đưa vụ kiện Biển Đông lên PCA), tân Tổng thống Rodrigo Duterte dường như lại theo đuổi một chính sách khác, mềm mỏng hơn với Trung Quốc. Không phải vô cớ mà trong tuyên bố bác bỏ phán quyết của PCA, Tân Hoa Xã đã nhấn mạnh “ phán quyết không có giá trị pháp lý này là do chính quyền cũ của Philippines đưa ra". Tân tổng thống Philippines Rodrigo Duterte – người theo chủ nghĩa dân túy khi tranh cử đã đưa ra những lời hứa mạnh mẽ vực dậy nền kinh tế đất nước - đang đứng trước một quyết định rất quan trọng sau phán quyết của PCA. Có thể ông cần sự đầu tư của Trung Quốc để thực hiện lời hứa của mình. Nhưng nếu thế thì hãy chờ xem ông tin tưởng Trung Quốc đến đâu. Kiều Oanh ===================== Thấy cái tít giật cực kỳ hay, đáng mặt nhà báo. Nhưng mà lão Gàn chỉ khen cái tít thôi nhá. Còn nội dung thì hổng có ý kiến, ý cò gì. Đơn giản là vì chưa xem. Lão thấy cái tít đặt ra một zdấn đề rất ư là "giật tít", khiến cho những ai thích "chém gió", phân tích, phân teo, xủ wẻ như lão phải chạm máu nghề nghiệp, nên cứ coppi vào đã. "Phán quyết Biển Đông, rồi sao nữa?".Hay! "Tiên sư anh Tào Tháo". Nhưng thôi. Tạm dừng ở đây. Phân tích đến nơi đến chốn để xác định "rồi sao nữa", nó mất thì giờ lắm. Về cơ bản thì lão cũng đã nói rùi: Từ nay đền hết tháng 10 Bính Thân Việt lịch, thiên hạ tha hồ "chém gió", ý kiến nhiều chiều, quan điểm, chính kiến nhiều loại. Nhưng sự thật của diễn tiến khách wan thì chỉ có một và không phụ thuộc vào nhận định chủ quan của con người. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Híc! 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 7, 2016 Trung Quốc tập trận 3 tháng với tình huống tham chiến thật ở Biển Đông Thanh Niên Online11:20 PM - 14/07/2016 Trung Quốc ngày 14.7 cảnh báo sẽ “kiên quyết đáp trả” những hành động gây hấn ở Biển Đông và tuyên bố tập trận kéo dài ba tháng giả lập tình huống tham chiến thật ở Biển Đông. Quân đội Trung Quốc ngày 14.7 tuyên bố sẽ tiến hành tập trận quy mô lớn kéo dài ba tháng (tháng 7 - 9), giả lập tình huống tham chiến thật trên Biển Đông Tin liên quan EU vẫn im lặng về phán quyết vụ kiện Biển Đông ASEAN không ra tuyên bố chung về phán quyết vụ kiện Biển Đông Philippines sẽ đề nghị Trung Quốc tôn trọng phán quyết vụ kiện Biển Đông Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra tuyên bố trên ba ngày sau khi Toà trọng tài thường trực (PCA, tại The Hague, Hà Lan) hôm 12.7 đã ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan vấn đề Biển Đông, theo đó Bắc Kinh không có “quyền lịch sử” ở Biển Đông, không có cơ sở pháp lý cho cái gọi là “đường lưỡi bò” hay "đường chín đoạn" chiếm trọn gần cả Biển Đông, theo AFP. Trung Quốc đã tuyên bố phớt lờ phán quyết của PCA, khẳng định PCA không có quyền tài phán. Bắc Kinh ngày 13.7 còn đe dọa lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, một động thái nhằm trả đũa phán quyết này. “Nếu bất kỳ ai muốn có hành động gây hấn chống lại lợi ích, an ninh của Trung Quốc dựa trên phán quyết của PCA, Trung Quốc sẽ kiên quyết trả đũa”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố ngày 14.7. Quân đội Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn kéo dài ba tháng (tháng 7 - 9), giả lập tình huống tham chiến thật trên Biển Đông. Cũng trong ngày 14.7, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết tại thượng đỉnh Á-Âu (ASEM), Ngoại trưởng nước này sẽ đề nghị Trung Quốc tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về vụ kiện Biển Đông. Mỹ, Nhật Bản và Úc cũng đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của PCA, gọi phán quyết này là “ràng buộc về pháp lý”. Tuy nhiên, tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lại ra chỉ thị muốn “hạ cánh nhẹ nhàng” với Trung Quốc sau phán quyết của PCA, tỏ ý muốn ngồi vào bàn đàm phán với Bắc Kinh. Ông Duterte ngày 14.7 còn đề xuất cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos, năm nay 88 tuổi, đến Trung Quốc đàm phán. “Chiến tranh không phải là một lựa chọn”, ông Duterte nói, đồng thời kêu gọi tiến hành “đàm phán hòa bình” nhưng không nói rõ khi nào. Ông Duterte, nhậm chức Tổng thống Philippines vào ngày 30.6, từng tuyên bố muốn thắt chặt quan hệ với Trung Quốc và thu hút thêm đầu tư từ Trung Quốc trong những dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn. Bộ Ngoại giao Philippines ngày 14.7 cho biết tại thượng đỉnh Á-Âu (ASEM), Ngoại trưởng nước này sẽ đề nghị Trung Quốc tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về vụ kiện Biển Đông.Bắc Kinh trước đây từng đề xuất sẽ đồng ý ngồi vào bàn đàm phán với Philippines để giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với điều kiện Manila phải bỏ qua phán quyết của PCA. Khác với chính phủ ông Duterte, chính quyền Philippines dưới thời Tổng thống Benigno Aquino, đệ đơn kiện Trung Quốc lên PCA vào năm 2013, nhiều lần lên án hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Aquino hồi tháng 6.2015 từng ví hành động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông như phát xít Đức, đồng thời nhấn mạnh thế giới không thể tiếp tục nhân nhượng Trung Quốc. Phúc Duy ====================== Tung Coóc tiên bố tập đến tháng 9 - tức tương đương tháng 8 Việt lịch - Tức là còn hai tháng nữa mới hết hạn bảo kê của lão Gàn. Quả đúng như lời tiên tri của lão Gàn: Sau phán quyết từ Tòa PCA rất nhiều chiêu trò sẽ xuất hiện. Sẽ còn nhiều trò típ theo. Nhưng lão Gàn cũng cần nhắc nhở rằng: Ở cõi Hậu Thiên này, cái gì cũng có giới hạn của nó. Vượt quá giới hạn thì sang phim. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 7, 2016 Trung Quốc tập trận 3 tháng với tình huống tham chiến thật ở Biển Đông Thanh Niên Online11:20 PM - 14/07/2016 ====================== Tung Coóc tiên bố tập đến tháng 9 - tức tương đương tháng 8 Việt lịch - Tức là còn hai tháng nữa mới hết hạn bảo kê của lão Gàn. Quả đúng như lời tiên tri của lão Gàn: Sau phán quyết từ Tòa PCA rất nhiều chiêu trò sẽ xuất hiện. Sẽ còn nhiều trò típ theo. Nhưng lão Gàn cũng cần nhắc nhở rằng: Ở cõi Hậu Thiên này, cái gì cũng có giới hạn của nó. Vượt quá giới hạn thì sang phim. Vỗ ngực tự xưng là cái nôi Văn Minh Phương Đông, một bụng sách tàu sao không biết cái gọi là "Vây Ngụy cứu Triệu" ta...? Cái "lỗ mũi" Biển Đông sao so được cái "mạn sườn" Hoa Đông...? Ku Cao bồi Viễn Tây cũng "tào lao" thiệt... nhảy vô la làng "tự do hàng hải, không đứng về bên nào"... nhưng lại "âm thầm" dựng "lá chắn" ở Hàn, cho Nhật "giải thích lại" Hiến Pháp để tái vũ trang...!? Nhớ lại năm 91 của thế kỷ trước... Tàu bè Mỹ và đồng mình tụm năm tụm bảy ở Vịnh Ba Tư... ra vẻ định "ốp" Irak bằng đường biển... làm cho Ngài Sadam kéo hết 70% quân về miền biển... Giờ cuối bất ngờ... "Bão táp sa mạc" nổi lên... nhanh như từng gọi là nhanh... Tình hình bây giờ... hơi hao hao...! Cái "nồi" gì thế...? 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 7, 2016 Hoàn Cầu: “Mỹ chuẩn bị kịch bản liên quân 8 nước bao vây Trung Quốc“ VietTimes 23/06/2016 06:38 GMT+7 VietTimes -- Khi hai nước Mỹ - Trung giao chiến, nếu Mỹ không giành được chiến thắng nhanh gọn, rất có thể Mỹ sẽ áp dụng chiến thuật truyền thống, phối hợp với Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ, Úc, Canada, Malaysia, thậm chí cả Đài Loan... tạo thành liên minh quân sự bao vây Trung Quốc, Hoàn Cầu dự báo. Trung Quốc hết sức lo ngại Mỹ sẽ lôi kéo các nước đối phó với Trung Quốc Như thế, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mối nguy hiểm có một không hai từ phía “8 nước liên quân”. Đây là khả năng có thể xảy ra, Trung Quốc không nên coi thường mà cần có sự chuẩn bị từ trước – bài viết được đăng trên mạng Trung Hoa với tựa đề: Một khi Trung – Mỹ khai chiến: Rất có thể Trung Quốc sẽ phải đối mặt với 8 nước liên quân mới. Thời báo Hoàn Cầu mới đây la lối: "Trong hai tuần tới, Mỹ dự định sẽ đưa tàu chiến vào lãnh hải trên biển Đông của Trung Quốc!". Ngày 7/6, tờ Thời báo hải quân của Mỹ đưa tin, từ tháng 5 trở lại đây, luôn có nguồn tin nói rằng Mỹ đang lên kế hoạch đưa tàu chiến vào vùng biển gần với các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông. Ba quan chức của Lầu Năm Góc tiết lộ, hải quân Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng và đang chờ đợi lệnh phê chuẩn cuối cùng của chính quyền tổng thống Obama. Ngày 8/6, tờ Thời báo tài chính của Anh dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết, tàu chiến Mỹ sẽ tiến vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, dự định kế hoạch sẽ được triển khai trong một tuần tới. Nhà Trắng đã từ chối bình luận về điều này đồng thời chỉ nói những hành động này thuộc phạm trù “cơ mật”. Ngày 8/6, hãng Reuters của Anh đưa tin, cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã phát biểu trong cuộc họp báo định kỳ rằng Trung Quốc đã chú ý đến bản tin này. Trước đó, Bộ ngoại giao Trung Quốc từng phát biểu rằng hoạt động tự do hàng hải không bao hàm việc tàu chiến, chiến đấu cơ nước ngoài có thể tùy tiện tiến vào lãnh hải và không phận của một quốc gia. Hoa Xuân Oánh nói: "Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những bản tin như thế này. Trong nhiều dịp tiếp xúc song phương và trong chuyến thăm Mỹ của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã có sự trao đổi sâu rộng về vấn đề biển Đông, do đó chúng tôi tin rằng phía Mỹ đã hiểu rất rõ về lập trường nguyên tắc của Trung Quốc. Điều chúng tôi mong muốn là phía Mỹ có thể nhận thức một cách khách quan, đúng đắn về cục diện Biển Đông hiện nay, cùng Trung Quốc phát huy vai trò mang tính xây dựng thực sự cho nền hòa bình, ổn định của khu vực Biển Đông". Ngày 8/6, Hứa Lệ Bình – chuyên gia của Viện nghiên cứu nghiến lược quốc tế và khu vực châu Á Thái Bình Dương thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc trả lời phỏng vấn Hoàn Cầu phán một cách hết sức vô lối rằng "Nếu Mỹ làm như vậy, chắc chắn sẽ khiến cục diện Biển Đông rối như mớ bòng bong. Điều này sẽ phát đi tín hiệu sai cho Philippines và Việt Nam, khiến hai quốc gia này có thể có những hành động mạo hiểm sau khi đánh giá sai về tình hình, đe dọa đến sự ổn định của Biển Đông". Cận cảnh một phần Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp, xây dựng thành đảo nhân tạo trái phép Còn Dự Chí Vinh – nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu phát triển hải dương Trung Quốc quả quyết, nếu quân đội Mỹ tiến vào “lãnh hải” của Trung Quốc và có những hành động mang tính xâm phạm, Trung Quốc sẽ ngăn chặn. Nếu chỉ là hoạt động đi qua thông thường, Trung Quốc sẽ cảnh cáo và bám sát để theo dõi. Bài viết chỉ ra rằng, từ lời phát ngôn của người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc có thể thấy, trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đã nhiều lần trao đổi với Mỹ trong các dịp tiếp xúc, nhưng Mỹ vẫn cố tình làm như vậy, đồng thời còn công khai nói với Trung Quốc, đây chẳng phải là hành vi khiêu khích ngang nhiên hay sao? Theo nguồn tin của truyền thông Mỹ, thực ra Mỹ đã nhiều lần ra tay, chỉ có điều không thông báo trước với Trung Quốc như lần này. Nguồn tin từ báo chí Mỹ cho biết, quân độ Mỹ đã xây dựng một kế hoạch tấn công Trung Quốc, chia Trung Quốc thành các chiến khu Đông Hải, chiến khu Nam Hải, chiến khu Không Thiên. Mặt khác, Mỹ còn đưa ra những suy đoán về kết quả chiến tranh, cho rằng cho dù là giao chiến ở biển Hoa Đông hay Biển Đông, Trung Quốc đều không thể giành chiến thắng. Tạm thời chưa nói đến kết quả thực tế thế nào, nhưng những thông tin này ít nhất cho thấy chính phủ và quân đội Mỹ đã nhiều lần lên kế hoạch tấn công quân sự nhằm vào Trung Quốc. Chỉ có điều Washington lo ngại Bắc Kinh sẽ dựa vào ưu thế về mặt địa lý tấn công căn cứ quân sự của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương bằng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Vì việc khai chiến hay không là do Mỹ quyết định, tuy nhiên tấn công thế nào, bao giờ kết thúc lại phụ thuộc vào Trung Quốc. Vì một khi súng đã nổ, với Trung Quốc là không có đường lùi, buộc phải đánh lại, báo chí Trung Quốc hô hào. Gần đây, cho dù là phương tiện truyền thông hay lời phát ngôn của phía quân đội Mỹ hay Trung Quốc, đều đề cập rất nhiều tới chiến tranh. Trung Quốc cho rằng những hành vi mang tính khiêu khích của Mỹ ngày càng xuất hiện nhiều hơn và nghiêm trọng hơn. Hai tàu sân bay thuộc Hạm đội số 3 của Mỹ là USS Carl Vinson và Ronald Reagan cũng từ Đông Thái Bình Dương tiến vào Tây Thái Bình Dương. Bắc Kinh cho rằng, bất luận nhằm mục đích gì, ít nhất đây cũng là một lời đe dọa. Tất cả những điều này tạo cho dư luận một cảm giác rằng vùng biển xung quanh Trung Quốc ngày càng sặc mùi thuốc súng của chiến tranh. Theo lời một nhà chiến lược của Mỹ, mối quan hệ Mỹ - Trung đã đến điểm tới hạn. Tác giả bài viết đặt ra câu hỏi rằng, chẳng lẽ mối quan hệ Trung - Mỹ đã đi tới bờ vực thẳm, buộc phải dùng chiến tranh để giải quyết ư? Trong một bài viết có tên gọi Cuộc chiến cả Mỹ và Trung Quốc đều không thể thua đã nêu rõ quan điểm này. Giả dụ Mỹ không quan tâm đến hậu quả, ngang nhiên chĩa súng vào Trung Quốc thì rất có thể cuộc chiến tranh này sẽ diễn ra rất dài, cho đến khi nào phân được thắng bại mới dừng. Báo Trung Quốc chủ quan nhận định rằng khi chiến tranh đã nổ ra thì cả Trung Quốc và Mỹ đều không thể để bại trận. Nếu chiến bại, chắc chắn Mỹ sẽ để mất lòng tin trước các nước đồng minh, vị thế bá chủ của Mỹ sẽ rớt thảm hại, Nhật Bản, Nga sẽ thừa cơ vùng lên, Việt Nam, Philippines sẽ “ngả về” phía Trung Quốc. Mỹ bị hất cẳng ra khỏi châu Á, chính sách tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương sẽ phá sản hoàn toàn, do đó Mỹ chỉ có thể chiến thắng mà không được phép chiến bại. Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Mỹ Máy bay trinh sát, săn ngầm P-8 Poseidon của Mỹ thường xuyên hoạt động ở Biển Đông Hải quân Mỹ và Nhật Bản tập trận chung trên biển Còn đối với Trung Quốc, sự thắng bại càng có mối liên hệ mật thiết với mối sinh tử tồn vong của quốc gia này. Nếu Mỹ bại trận, hậu quả nghiêm trọng nhất chỉ là rút khỏi châu Á, nhưng nếu Trung Quốc thua cuộc, đồng nghĩa với sự sụp đổ của chính quyền, bất ổn trong nội bộ quốc gia, đất nước chia tách, do đó bất luận thế nào cũng phải đánh thắng. Bài viết nhấn mạnh, ý tưởng Mỹ muốn chiến tranh để phân định lại càn khôn là phi thực tế, là hết sức nguy hiểm. Giả dụ không thể đánh nhanh thắng nhanh, và lại không thể thỏa hiệp, chắc chắn Mỹ sẽ dùng chiêu bài cũ là bắt tay với các nước Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ, Úc, Canada, Malaysia…, thậm chí cả Đài Loan để bao vây Trung Quốc. Đây là nguy cơ Trung Quốc cần đăc biệt cảnh giác vì rất có khả năng xảy ra. Lúc này, thái độ của Nga sẽ hết sức quan trọng, nếu Nga nghiêng về bên nào, cán cân chiến thắng sẽ nghiêng về bên đó, nếu Trung Quốc bắt tay với Nga, hình thành nên mặt trận song cường, chiến tranh thế giới thứ ba sẽ ập xuống đầu nhân loại... Viettimes.vn ======================= Còn đối với Trung Quốc, sự thắng bại càng có mối liên hệ mật thiết với mối sinh tử tồn vong của quốc gia này. Nếu Mỹ bại trận, hậu quả nghiêm trọng nhất chỉ là rút khỏi châu Á, nhưng nếu Trung Quốc thua cuộc, đồng nghĩa với sự sụp đổ của chính quyền, bất ổn trong nội bộ quốc gia, đất nước chia tách, do đó bất luận thế nào cũng phải đánh thắng. Cái này lão cũng nói lâu rùi mừ! Ngay trong topic này, rằng: Mỹ mà thua thì rút khỏi Châu Á Thái Bình Dương. Còn Trung Quốc mà thua thì không có cửa rút khỏi bể Đông rồi huề?!. Bây giờ quý zdị mới biết điều này à? Híc! Quý zdị tưởng rằng áp dụng Binh pháp Tôn Tử "Lùi vào đất chết, để ắt phải thắng" - theo kiểu dựa lưng vào bờ sông cắm trại, binh lính không còn đường lui nữa, nên buộc phải chiến đấu đến cùng, và chỉ có chiến thắng mới giành được sự sống, phải không? "nhưng nếu Trung Quốc thua cuộc, đồng nghĩa với sự sụp đổ của chính quyền, bất ổn trong nội bộ quốc gia, đất nước chia tách, do đó bất luận thế nào cũng phải đánh thắng". Quên nhanh đi nhá. Lão chưa bàn đến cuốn "Binh pháp Tôn Tử" chính thống đã thất truyền - vì vốn nó thuộc về Việt tộc - và chỉ còn là cuốn sách mang tính chiến thuật trong quân sự; mà lão muốn nói thẳng vào nội dung của vấn đề này: Khi "lùi vào đất chết, để ắt phải thắng" là khi binh lực hai bên tương đương, hoặc gần tương đương thì lúc đó, bên nào quyết tử sẽ thắng. Còn nếu binh lực yếu mà lùi vào đất chết thì...chết luôn. Lịch sử Tàu đã ghi nhận điều này. Nay các quý zdị Tàu hãy so sánh tương quan không chỉ quân lực mà là cả cái xã hội Tàu đầy bất công của quý zdị với Hoa Kỳ, thì chẳng là cái đinh gì. Kể cả khi quý zdị dùng đến đội quân thứ 5 - là Hoa Kiều ngay trên đất Mỹ. Bởi vậy, từ lâu lão Gàn đã phán rằng: Bắc Kinh mắc sai lầm chiến lược - cho "Giấc mơ Trung Hoa" - sai lầm bắt đầu khi các người đụng đến Việt Nam. Lão cũng nhắc nhở lại với các người rằng: Đây là "Canh bạc cuối cùng", nên rất khốc liệt. Nó không hiền như khi cuộc chiến tranh Lạnh kết thúc với sự sụp đố của khối Liên Xô. Nhắc tới Liên Xô, nhân đây lão cũng quảng cáo cho nước Nga rằng: Từ lâu, lão đã thường khuyên ngài Putin với một tư duy nhất quán rằng: Hãy hợp tác với Hoa Kỳ, ngay bây giờ cũng chưa muộn. Và hôm nay, nhân bình luận bài viết trên Vietimes, lão cũng nói luôn: Khối Nato chẳng phải ngẫu nhiên kéo quân đến biên giới phía Đông và Hắc Hải, khi mà nước Nga không có ý định chống lại họ. Cái mà người phát ngôn bộ ngoại giao của nước Nga cho rằng: "Nato tưởng tưởng ra một nguy cơ ở phía Đông". Thưa ngài Putin! Nato không tưởng tượng đâu. Họ cũng thừa hiểu nước Nga ko hề muốn gây sự với họ. Nhưng họ đề phòng nước Nga của ngài tham gia vào "canh bạc cuối cùng" và trở thành một đồng minh của Bắc Kinh. Lúc đó, buộc họ phải phản ứng với tư cách Đồng Minh của Hoa Kỳ. Thưa ngài Putin. Đấy là cái nhìn rất "chủ quan" duy ý chỉ của lão. Nhưng nó mang tính hợp lý tổng hợp. Và nếu lão lại "gặp may" mà nó đúng thì qua đó thấy rằng: Hoa Kỳ đã chuẩn bị chu đáo cho "canh bạc cuối cùng": Trung Quốc không phải Iraq. PS. Lão nghĩ đến một viễn cảnh chiến tranh khốc liệt có khả năng xảy ra mà thấy tội nghiệp. Trong tháng 8 Việt lịch có một ngày Thiên Xá và một giờ Thiên Xá. Rất hiếm hoi ngày giờ Thiên Xá xảy ra trong cùng một khoảng thời gian. Có thể sử dụng ngày giờ này để hóa giải chiến tranh. Nhưng nó nằm ngoài quyền năng của lão Gàn. 9 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 7, 2016 Hoàn Cầu: “Mỹ chuẩn bị kịch bản liên quân 8 nước bao vây Trung Quốc“ VietTimes 23/06/2016 06:38 GMT+7 VietTimes -- Khi hai nước Mỹ - Trung giao chiến, nếu Mỹ không giành được chiến thắng nhanh gọn, rất có thể Mỹ sẽ áp dụng chiến thuật truyền thống, phối hợp với Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ, Úc, Canada, Malaysia, thậm chí cả Đài Loan... tạo thành liên minh quân sự bao vây Trung Quốc, Hoàn Cầu dự báo. Trung Quốc hết sức lo ngại Mỹ sẽ lôi kéo các nước đối phó với Trung Quốc Bài viết nhấn mạnh, ý tưởng Mỹ muốn chiến tranh để phân định lại càn khôn là phi thực tế, là hết sức nguy hiểm. Giả dụ không thể đánh nhanh thắng nhanh, và lại không thể thỏa hiệp, chắc chắn Mỹ sẽ dùng chiêu bài cũ là bắt tay với các nước Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ, Úc, Canada, Malaysia…, thậm chí cả Đài Loan để bao vây Trung Quốc. Đây là nguy cơ Trung Quốc cần đăc biệt cảnh giác vì rất có khả năng xảy ra. Lúc này, thái độ của Nga sẽ hết sức quan trọng, nếu Nga nghiêng về bên nào, cán cân chiến thắng sẽ nghiêng về bên đó, nếu Trung Quốc bắt tay với Nga, hình thành nên mặt trận song cường, chiến tranh thế giới thứ ba sẽ ập xuống đầu nhân loại... Viettimes.vn ======================= Lại chém gió! Người Trung Quốc không đủ tư cách để nói đến phạm trù "phân định lại Càn Khôn". Đây là việc của lão Gàn. 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 7, 2016 Hậu phán quyết trọng tài, Biển Đông bình thường trở lại Ts Trần Công Trục 10:35 14/07/16 Thảo luận (10) (GDVN) - Hoa Kỳ đang sử dụng kênh "ngoại giao yên tĩnh" để thuyết phục Philippines, Indonesia, Việt Nam và các quốc gia châu Á khác không có những bước đi ... Bà Thái Anh Văn phái chiến hạm ra Ba Bình và "sai lầm lớn" Nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bình luận nóng về phán quyết trọng tài Biển Đông Sau phán quyết trọng tài, Trung Quốc đã âm thầm hủy đường 9 đoạn? LTS: Biển Đông sẽ diễn biến ra sao sau khi Hội đồng Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 ra phán quyết vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc đang là tâm điểm chú ý của dư luận. Phản ứng chính thức của các bên nhìn chung tương đối bình tĩnh và kiềm chế, tuy nhiên dư luận vẫn băn khoăn lo lắng có thể có diễn biến bất ngờ hoặc căng thẳng leo thang do một số thông tin từ các bên liên quan. Tiến sĩ Trần Công Trục gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài bình luận của ông về vấn đề này, xin trân trọng gửi đến quý bạn đọc. Phán quyết của Hội đồng Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 về vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc là chiến thắng của công lý, luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, chiến thắng của hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp. Đằng sau sự vui mừng và chào đón nồng nhiệt của dư luận quốc tế về một phán quyết công bằng, khách quan, thượng tôn pháp luật, góp phần làm rõ nhiều vấn đề hệ trọng liên quan đến việc ứng dụng và giải thích UNCLOS 1982 ở Biển Đông, thì đồng thời cũng có không ít những lo lắng, băn khoăn về diễn biến tiếp theo trên Biển Đông sau phán quyết. Lo lắng băn khoăn ấy đến từ nhận định của một số học giả, nhà nghiên cứu quốc tế về khả năng phản ứng của Trung Quốc đối với phán quyết này, do họ vẫn tuyên bố "3 Không". Đồng thời đến từ phát biểu của một số quan chức Trung Quốc như ông Vương Nghị - Ngoại trưởng, ông Lưu Chấn Dân - Thứ trưởng Ngoại giao hay ông Thôi Thiên Khải - Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ. Trung - Mỹ đã thỏa hiệp, Biển Đông trở lại bình thường? Reuters ngày 13/7 cho biết, Hoa Kỳ đang sử dụng kênh "ngoại giao thầm lặng" để thuyết phục Philippines, Indonesia, Việt Nam và các quốc gia châu Á khác không có những bước đi "tích cực tận dụng phán quyết trọng tài để phủ nhận ngay các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông". Một quan chức ngoại giao Mỹ giấu tên nói với Reuters: "Những gì chúng tôi mong muốn là mọi thứ lắng xuống để những vấn đề này có thể được giải quyết một cách hợp lý thay vì cảm xúc". Mỹ đã gửi thông điệp này tới một số nước thông qua Đại sứ của mình, với một số nước khác thì Ngoại trưởng John Kerry hoặc Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter hay các quan chức cấp cao khác trực tiếp liên lạc, trao đổi. Washington phải nhanh chóng làm việc này sau khi Tiến sĩ Thái Anh Văn - nhà lãnh đạo Đài Loan điều chiến hạm đến Ba Bình, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) để tuần tra (trái phép), nhằm phản ứng với một nội dung phán quyết, rằng Ba Bình không có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế theo Điều 121, UNCLOS 1982. Đồng thời Hoa Kỳ cũng đặc biệt chú ý tới Indonesia trước thông tin nước này muốn đưa hàng trăm ngư dân đến quần đảo Natuna để khẳng định quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana tiết lộ, trước khi phán quyết được công bố, Ash Carter đã gọi cho ông thông báo rằng, Trung Quốc đã cam kết với Hoa Kỳ họ sẽ phản ứng kiềm chế, Washington cũng đưa ra cam kết tương tự. Ông chủ Lầu Năm Góc tìm kiếm một cam kết tương tự như vậy và đã nhận được điều đó từ ông Delfin Lorenzana. Như vậy có thể thấy những phát biểu ngoại giao của Trung Quốc sau phán quyết trọng tài đã khá kiềm chế và có xu hướng âm thầm chấp nhận một phần nội dung phán quyết bằng việc không nhắc gì đến "đường lưỡi bò" trong Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển ở Biển Đông ngày 12/7. Tôi cũng xin bổ sung thêm, trong tuyên bố về "chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển trên Biển Đông" của chính phủ Trung Quốc mà tôi vừa dẫn, cũng không nhắc gì đến bãi cạn Scarborough mà lâu nay họ vẫn đòi chủ quyền với tên gọi "đảo Hoàng Nham". Phải chăng đây là một dấu hiệu nữa cho thấy sự "thỏa hiệp" giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ? Còn những phát biểu mang màu sắc "3 Không" của ông Vương Nghị, Lưu Chấn Dân hay Thôi Thiên Khải có thể thấy đã có sự phân tầng, tuần tự chứ không ồ ạt, đồng loạt trên khắp các "mặt trận" như trước khi có phán quyết. Cá nhân tôi cho rằng, có thể xem đó như là một thái độ ứng xử "thích nghi" của các nhà ngoại giao Trung Quốc. Phải chăng tình hình Biển Đông sau phán quyết trọng tài sẽ có xu hướng cơ bản ổn định hơn? Các tranh chấp sẽ tiếp tục được xem xét, tìm cách giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, cho dù trên thực địa vẫn chưa vắng bóng những tàu chiến đi về xuôi ngược, những dàn hỏa tiễn, những nhóm người mặc quần áo rằn ri lăm le súng đạn? Tình hình nói trên liệu có cho phép cho chúng ta tin rằng dù sao thì chân lý và lẽ phải, công lý và luật pháp quốc tế có sức mạnh vô cùng, là phép màu hóa giải được mọi tranh chấp phức tạp? Phải chăng mọi thủ đoạn chính trị và ngoại giao hô hào vận động chống lại luật pháp quốc tế đều không mang lại hiệu quả, thậm chí còn mang lại những tác dụng ngược? Bởi vậy, chúng ta vui mừng vì công lý và lẽ phải chiến thắng, luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982 được bảo vệ thì hòa bình, ổn định ở Biển Đông được bảo vệ, nhưng không có nghĩa là chúng ta nên lặp vết xe đổ - dùng cảm xúc, dùng các tuyên bố chính trị, ngoại giao để ứng xử với các vấn đề pháp lý như đã thấy trước phán quyết. Đây là lý do tại sao G-7, EU, ASEAN và các thành viên chủ chốt không ra một tuyên bố công khai kêu gọi Trung Quốc phải tuân thủ hoàn toàn phán quyết. Bởi cái gì đúng cái gì sai Hội đồng Trọng tài đã phán quyết rồi. Mọi tuyên bố chính trị, ngoại giao không thay đổi được gì, mà ngược lại có thể gây thêm mâu thuẫn, làm trầm trọng thêm tình trạng cạnh tranh không lành mạnh vì lợi ích hẹp hòi, vị kỷ của một nhóm thiểu số. Điều quan trọng nhất bây giờ là làm sao phán quyết được thực thi một cách thực chất, nghiêm túc và phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả của nó trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông. Phán quyết trọng tài là nền tảng cho một sự khởi đầu mới Đó là nhận định của cá nhân tôi, và cũng được chia sẻ bởi ngài cựu Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan trả lời phỏng vấn trên Nikkei Asian Review ngày 13/7. Phán quyết trọng tài vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc nên được xem, và nó có thể được chấp nhận như một sự mở đầu, một phần của việc xem xét các vấn đề liên quan đến Biển Đông trong tương lai. Cựu Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan, ảnh: Nikkei Asian Review. Ông Surin Pitsuwan tiết lộ, ASEAN đang xây dựng các chỉ tiêu với nhau và nhận ra rằng, hãy sử dụng phán quyết trọng tài như một trong những cơ sở để thúc đẩy tiến trình giải quyết vấn đề Biển Đông trong tương lai. Ngoại giao là một công việc luôn luôn đòi hỏi phải tìm kiếm những giải pháp cho các vấn đề nảy sinh liên tục và có vẻ rất khó khăn, nan giải do áp lực từ truyền thông, dư luận. Cá nhân tôi cho rằng, việc đầu tiên ASEAN và Trung Quốc có thể làm để thúc đẩy việc duy trì hòa bình, ổn định, luật pháp quốc tế ở Biển Đông là bàn bạc về bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Sở dĩ trước đây COC không đi đến đâu vì tranh cãi chủ yếu xung quanh phạm vi áp dụng nó. Tất nhiên Trung Quốc mong muốn và đòi hỏi áp dụng COC trong toàn bộ phạm vi đường 9 đoạn. Và tất nhiên không một quốc gia nào ven Biển Đông chấp nhận điều phi lý này. Bây giờ nhà nước Trung Quốc đã không còn nhắc đến yêu sách đường 9 đoạn nữa, mà chỉ có yêu sách với các thực thể là các đảo ở Biển Đông cùng với "quyền lịch sử với Biển Đông", pham vi bị nước này coi là tranh chấp đã thu hẹp hơn nhiều. Phán quyết trọng tài cho các bên một căn cứ pháp lý rất quan trọng, củng cố niềm tin và sự hợp tác khi chính thức tuyên bố, "quyền lịch sử" vô hiệu khi các thành viên đặt bút ký phê chuẩn UNCLOS 1982, và Trung Quốc không có "quyền lịch sử" đối với tài nguyên biển trong phạm vi đường 9 đoạn. Sau bài viết "Sau phán quyết trọng tài, Trung Quốc đã âm thầm hủy đường 9 đoạn?" đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 13/7 cũng có bạn đọc đặt câu hỏi với tôi rằng: "Giả sử một nước X nào đó kiện Việt Nam về việc tuyên bố quyền lịch sử và quyền chủ quyền vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa, nếu theo cách tiếp cận trong phán quyết vừa ban hành, thì liệu Tòa có ra phán quyết bác các quyền tương tự đối với Việt Nam như đã ra đối với Trung Quốc không? Việt Nam phải làm gì, chuẩn bị gì để Tòa không thể ra phán quyết kiểu như vậy?" Qua câu hỏi này có thể thấy dư luận đặc biệt quan tâm đến phán quyết trọng tài và những ảnh hưởng, tác động của nó đến Việt Nam. Điều này rất đáng hoan nghênh và chia sẻ. Còn về nội dung câu hỏi, tôi xin trả lời ngay rằng: Một là, Việt Nam không có tuyên bố nào về "quyền lịch sử", “chủ quyền lịch sử”. Đó là tuyên bố của Trung Quốc để biện minh cho “đường lưỡi bò” và quyền thụ đắc lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, cũng như một số thực thể khác trong Biển Đông. Để không bị lạc vào “mê hồn trận chủ quyền lịch sử” theo bài binh bố trận của Trung Quốc, tôi xin nhăc lại rằng quan điểm pháp lý của Việt Nam về quyền thụ đắc lãnh thổ đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là: Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, khi chúng còn là đất vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thật sự, liên tục, hòa bình và rõ ràng. Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để khẳng định và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, đáp ứng đủ những điều kiện của nguyên tắc chiếm hữu thật sự mà Luật pháp và thực tiễn quốc tế đã và đang có hiệu lực. Căn cứ vào quy định của luật pháp quốc tế hiện hành, quan điểm “chủ quyền lịch sử”, “danh nghĩa lịch sử" hay “quyền lịch sử” hoàn toàn không phải là nguyên tắc phổ biến của luật pháp quốc tế. Đó là sản phẩm của chủ nghĩa dân tộc cực đoan hẹp hòi, ôm ấp tham vọng phục hồi tham vọng bá chủ thiên hạ, muốn thế giới đảo lộn để “đục nước béo cò”. Xin đừng nhầm lẫn đáng tiếc để có những suy nghĩ và hành động sai lầm, mất phương hướng đấu tranh. Hai là, trong luật pháp quốc tế không có khái niệm chung chung, mơ hồ như "vùng biển Hoàng Sa" hay "vùng biển Trường Sa", hoặc nói như Trung Quốc là "vùng biển phụ cận". Theo quy định của UNCLOS 1982 mà nước ta là một thành viên, các vùng biển của các nước ven biển, các quốc gia quần đảo có được sẽ bao gồm: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. Việc xác định phạm vi của chúng phải theo các tiêu chuẩn đã được thể hiện rõ trong các điều khoản liên quan của UNCLOS 1982 mà trong đó, không hề có quy định nào “chứa chấp” khái niệm vu vơ cái gọi là “quyền lịch sử”. Ngoài ra là biển cả, hay còn gọi là vùng biển quốc tế. Giữa các nước liền kề hoặc đối diện nhau, nếu các vùng biển này được xác lập một cách hợp pháp theo UNCLOS 1982 có chồng lấn, thì sẽ đàm phán giải quyết vùng chồng lấn. Hai bên không đàm phán được thì đưa ra cơ quan tài phán. Đối với Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam là nước có chủ quyền được xác lập hợp pháp theo hệ thống luật pháp và thực tiễn quốc tế về thụ đắc lãnh thổ chứ không phải UNCLOS 1982, trong đó chúng ta có đầy đủ bằng chứng lịch sử có giá trị pháp lý về thụ đắc lãnh thổ để chứng minh chủ quyền của mình với hai quần đảo này. Còn hiệu lực của 2 các thực thể cấu thành 2 quần đảo trong việc tính toán xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của chúng cũng phải tuân thủ đúng các quy định của UNCLOS 1982. Không thể tùy tiện giải thích, áp dụng các quy định của Công ước này như thế nào cũng được. Phán quyết trọng tài về các thực thể ở Trường Sa và toàn bộ quần đảo cho chúng ta những tham chiếu, ví dụ và giải thích hết sức cặn kẽ, thuyết phục và hữu ích. Bởi vậy, bạn đọc nào thực sự muốn quan tâm, tìm hiểu xem chúng ta nên đấu tranh với Trung Quốc để đòi lại chủ quyền Hoàng Sa như thế nào, đấu tranh bảo vệ ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa ra sao bằng con đường pháp lý, xin vui lòng đọc các bài phân tích của tôi đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam cũng như các báo khác thì có thể tìm được câu trả lời. Trước hết cần phải xác định được bản chất tranh chấp là gì, sau đó là xác định nguyên tắc pháp lý quốc tế nào là cơ sở giải quyết tranh chấp đó, sau đó mới đến bằng chứng, thủ tục... Trong khuôn khổ một bài viết, cá nhân tôi chỉ có thể mổ xẻ một lát cắt, một vấn đề mới có thể sáng rõ. Cũng như một vấn đề, một câu chuyện phải có mở đầu, diễn biến, kết thúc thì người đọc mới thấy được bản chất vấn đề, nội dung và thông điệp câu chuyện. Sẽ rất khó hình dung nếu chỉ "cắt mỗi khúc giữa" ra để nói cho ngắn gọn. Trong khi một câu hỏi đặt ra theo quán tính, ví dụ như nhiều người vẫn đặt câu hỏi tại sao Việt Nam chưa kiện Trung Quốc? Có nên kiện hay không? Trả lời một câu hỏi thôi cũng cần phải mổ xẻ rất nhiều vấn đề mang tính tổng thể và xuyên xuốt, tính đến hiệu ứng và hiệu quả, tính khả thi như: Kiện nội dung gì? Căn cứ pháp lý nào? Tiến trình ra sao? Chuẩn bị những gì? Khả năng thắng đến đâu? Thắng rồi khả năng thực thi đến đâu?... Nói như vậy để thấy rằng, một câu hỏi dư luận đặt ra tưởng chừng đơn giản, nhưng để trả lời nó không hề đơn giản, bởi sau đó là cả những vấn đề hệ trọng liên quan đến vận mệnh quốc gia. Vì thế, trước những vấn đề nóng bỏng liên quan đến độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp của quốc gia dân tộc, chúng ta cần giữ một cái đầu lạnh để nghiên cứu và tìm hiểu thấu đáo mới có thể tìm ra bản chất vấn đề và con đường giải quyết. Ts Trần Công Trục =================== Tôi ít khi xem bài viết của ai đến hai lần, thường chỉ xem lướt qua để hiểu ý chính. Nhưng với bài viết của ông Trần Công Trục tôi đã xem đến hai lần. Và cũng hai lần như vậy với bài trước đó của ông - "Sau phán quyết trọng tài, Trung Quốc đã âm thầm hủy đường 9 đoạn?"- có thể còn phải xem tiếp một hai lần nữa trong khi viết bài này. Với cái nhìn từ cá nhân tôi, hoàn toàn chủ quan, duy ý chí và rất cá nhân, tôi nhận thấy rằng: bài viết của ông Trần Công Trục có một cái nhìn sai, ngay khi ông đặt vấn đề: "Biển Đông bình thường trở lại?" và Bắc Kinh "đã âm thầm hủy đường 9 đoạn?". Mặc dù ông để một dấu hỏi sau vấn đề được đặt ra để tỏ mình là người thân trọng và không áp đặt. Nhưng ngay cách đặt vấn đề đó, đã chứng tỏ cách nghĩ sai của ông. Trước khi chứng minh sai lầm của ông Trục, tôi muốn nhắc đến cái tít bài báo của phóng viên Kiều Oanh trên báo Thanh Niên, mà tôi rất thích "Phán quyết Biển Đông, rồi sao nữa?". Nó hay ở cái bổ ngữ đặt sau câu này: "rồi sao nữa?". Ngay từ cách đặt tít, bài báo của pv Kiều Oang đã đặt một câu hỏi cho tương lai của biển Đông đang sôi sùng sục với ba hạm đội của Bắc Kinh và hai hạm đội của Hoa Kỳ đang hiện diện ở Tây Thái Bình Dương. Nó mở ra một khả năng phân tích nhiều chiều cho mọi khả năng sẽ xảy ra ở Tây Thái Bình Dương, trong góc nhìn của từng cá nhân, sau phán quyết của Tòa PCA. Hay thật! "Tiên sư anh Tào Tháo". Nó còn hay ở chỗ: nó không xác định một xu hướng cụ thể, mà hoàn toàn mở để đi tìm một sự thật khách quan trong cái nhìn đa chiều về tương lai của biền Đông. Cho nên, nó khác hẳn cách đặt vấn đề của ông Trục, mang xu hướng định hướng cho cái sẽ xảy ra của ông này. Đó là ông đã đặt vấn đề không thể rõ ràng hơn về một biển Đông lặng sóng với câu: "Biển Đông bình thường trở lại?" và "Trung Quốc đã âm thầm hủy đường chín đoạn?". Cái dấu "?" khôn ngoan trong cách viết của ông, khiến tôi cũng chỉ giới hạn về cách đặt vấn đề của ông, chứ tôi không nói ông đã xác định một sự kiện sẽ xảy ra. Và ông đã sai với cách đặt vấn đề này. Bởi vì, Bắc Kinh không phải đợi đến lúc có phán quyết từ Tòa PCA thì họ mới nhận thức được chân lý và "âm thầm hủy đường chín đoạn" với dấu hỏi mà ông đã đặt vào sau cụm từ mà ông viết. Và cũng không phải vì thế mà biển Đông "bình thường trở lại", khi mà cộng đồng quốc tế đã có những văn bản liên quan, làm cơ sở cho chính phán quyết của Tòa PCA. Hay nói cách khác: Chính từ những văn bản luật pháp quốc tế liên quan đến chủ quyền biển đảo làm cơ sở cho phán quyết cảu Tòa PCA. Không thể có bất cứ một tòa án nào - về mặt chính danh có tính lý thuyết - lại phán quyết không dựa trên cơ sở luật pháp cả. Do đó, nếu Trung Quốc quan tâm đến luật pháp - là cơ sở phán quyết của Tòa PCA - thì họ đã không tấn công các đảo và lấn chiếm các hòn đảo này của Việt Nam và một số nước khác và không tạo ra cái "đường lưỡi bò" của họ. Cho nên, không thể vì phán quyết của Tòa PCA, làm họ ngay lập tức chợt "giác ngộ" chân lý nhanh như chớp vấn đề mà ông Trục đặt ra, mà trước đó họ đã diễn giải cơ sở luật pháp quốc tế về biển đảo như cách hiểu của họ. Đó là sai lầm của ông ngay từ cách đặt đầu bài. Còn nội dung bài viết này của ông Trục thì vô cùng tệ hại. Nó quá nhiều mâu thuẫn. Hãy xem lại các đoạn sau đây của ông Trục trong bài viết. Ông Trục đặt vấn đề: Trung - Mỹ đã thỏa hiệp, Biển Đông trở lại bình thường? Vì sao Trung - Mỹ thỏa hiệp mà lại là một điều kiện để "Biển Đông trở lại bình thường?". Trung - Mỹ là cái gì mà quyết định sóng gió, hay bình thường ở biển Đông? Viết đến đây, có thể nhiều người cười tôi. Vì trên thực tế hai siêu cường nhất nhì thế giới này có thể quyết định thế giới bởi sức mạnh của họ. Nhưng giữa một thực tế và tính chính danh lại là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Việt Nam và nhiều nước khác vẫn đang bị Trung Quốc lấn chiếm biển đảo ở biển Đông thì rõ ràng không thể gọi là "bình thường" được. Chủ quyền quốc gia không phải do Trung - Mỹ thỏa hiệp. Đấy là tính chính danh của các chủ quyền lãnh thổ được bảo vệ bởi trách nhiệm của các chính phủ. Ông Trục có vẻ không hiểu về vấn đề này, nên đã chấp nhận, hoặc chính ông đã đặt cái tít như vậy. Cá nhân tôi xác định rằng: Không có vấn đề vì "Trung - Mỹ thỏa hiệp" mà "biển Đông trở lại bình thường", khi chủ quyền quốc gia còn bị xâm phạm. Sau cái tựa nhỏ "Trung - Mỹ đã thỏa hiệp, Biển Đông trở lại bình thường?" của ông Trục, ông đưa ra một loạt những dẫn chứng, chứng minh cho vấn đề mà ông đặt ra. Nội dung của phần này trong bài viết của ông, đã cho thấy không những đã xác định vấn đề và tự xóa đi dấu hỏi khôn ngoan của ông, sau cái tựa nhỏ, khi ông kết luận: Bởi cái gì đúng cái gì sai Hội đồng Trọng tài đã phán quyết rồi. Mọi tuyên bố chính trị, ngoại giao không thay đổi được gì, mà ngược lại có thể gây thêm mâu thuẫn, làm trầm trọng thêm tình trạng cạnh tranh không lành mạnh vì lợi ích hẹp hòi, vị kỷ của một nhóm thiểu số. Vâng! Nếu kết luận của ông đúng "Mọi tuyên bố chính trị, ngoại giao không thay đổi được gì" thì làm sao lại do "Trung - Mỹ đã thỏa hiệp" , mà "Biển Đông trở lại bình thường được" thưa ông? Mà nó do - như chính ông viết: Bởi cái gì đúng cái gì sai Hội đồng Trọng tài đã phán quyết rồi". Trong phần kết luận, ông Trục cũng viết: Điều quan trọng nhất bây giờ là làm sao phán quyết được thực thi một cách thực chất, nghiêm túc và phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả của nó trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông. Đây lại là một mâu thuẫn rõ nét nữa của ông Trục - khi ông đã chứng minh cho vấn đề ông đặt ra "Trung - Mỹ đã thỏa hiệp, Biển Đông trở lại bình thường?" trong phần nội dung bài viết. Nếu "Trung - Mỹ thỏa hiệp" là nguyên nhân"Biển Đông trở lại bình thường" thì cần gì phải "thực thi một cách thực chất, nghiêm túc và phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả của nó trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông"? Mà nó phụ thuộc vào "Trung - Mỹ thỏa hiệp". như chính ông viết. Trong phần này của bài viết, cho thấy ông Trục lập luận đầy mâu thuẫn giữa tính chính danh của chủ quyền lãnh thổ phải được kiên quyết bảo vệ dưới bất cứ hình thức nào với thực tại sức mạnh chi phối của các siêu cường. Còn cá nhân tôi - tôi chỉ nhân danh cá nhân thôi - rằng: Dù Trung - Mỹ thỏa thuận như thế nào, chủ quyền biển đảo của Việt Nam có từ hàng trăm năm trước mà tổ tiên để lại phải thuộc về Việt Nam. Đây là tính chính danh của vấn đề. Tôi tin rằng: Ngay cả các thỏa thuận Mỹ - Trung là có thật thì các chính khách Mỹ - (Trung quốc tôi không biết) - cũng không bao giờ công khai thừa nhận họ đã thỏa thuận về quyền lợi của họ với Trung Quốc, bất chấp thực tế chủ quyền biển đảo của các quốc gia khác. Phần sau, ông Trục đã nhắc tới một vấn đề được đặt ra cho ông: Có bạn đọc đặt câu hỏi với tôi rằng: Giả sử một nước X nào đó kiện Việt Nam về việc tuyên bố quyền lịch sử và quyền chủ quyền vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa, nếu theo cách tiếp cận trong phán quyết vừa ban hành, thì liệu Tòa có ra phán quyết bác các quyền tương tự đối với Việt Nam như đã ra đối với Trung Quốc không? Việt Nam phải làm gì, chuẩn bị gì để Tòa không thể ra phán quyết kiểu như vậy?" Và ông đã giải thích như sau: Còn về nội dung câu hỏi, tôi xin trả lời ngay rằng: Một là, Việt Nam không có tuyên bố nào về "quyền lịch sử", “chủ quyền lịch sử”. Đó là tuyên bố của Trung Quốc để biện minh cho “đường lưỡi bò” và quyền thụ đắc lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, cũng như một số thực thể khác trong Biển Đông. Để không bị lạc vào “mê hồn trận chủ quyền lịch sử” theo bài binh bố trận của Trung Quốc, tôi xin nhăc lại rằng quan điểm pháp lý của Việt Nam về quyền thụ đắc lãnh thổ đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là: Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, khi chúng còn là đất vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thật sự, liên tục, hòa bình và rõ ràng. Theo tôi thì chính ông Trục đã bị lạc vào cái mà ông gọi là "mê hồn trận chủ quyền lịch sử" nên đã bác bỏ thuật ngữ "chủ quyền lịch sử" của Việt Nam, khi ông cho rằng: "Đó là tuyên bố của Trung Quốc để biện minh cho “đường lưỡi bò” và quyền thụ đắc lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, cũng như một số thực thể khác trong Biển Đông". Tôi cần phải xác định rằng:Về nguyên tắc khi chân lý được xác định - thí dụ như chủ quyền quốc gia - thì nó phải đúng trong mọi trường hợp. Cho nên, chủ quyền quốc gia của Việt Nam phải được xác định ngay cả với khái niệm "chủ quyền lịch sử" và không thể đó chỉ là luận cứ riêng của Trung Quốc được. Và chủ quyền này, tôi đã khẳng định với cái nhìn riêng tôi từ lâu ngay trong topic này là: Bắc Kinh không thể lấy những di sản khảo cổ mà họ cho là dấu tích của người Trung Quốc, tìm thấy ở các nơi trên biển Đông để xác định "chủ quyền lịch sử'. Cũng từ rất lâu, tôi đã xác định rằng: Di vật khảo cổ không phải bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử. Do đó, tôi đã khẳng định rằng: "Chủ quyền lịch sử" của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chính là quyền sở hữu của các triều đại phong kiến Việt Nam trong lịch sử. Ngay trong topic này và từ rất lâu, khi Bắc Kinh đưa ra những cái gọi là "di vật khảo cổ" chứng minh cho chủ quyền của họ, tôi đã xác định điều này. Một lần nữa tôi phải nhắc lại để nhấn mạnh rằng: Di vật khảo cổ không phải là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử, như cái đám "hầu hết" ra rả mô tả khi phủ nhận cội nguồn lịch sử truyền thống của dân tộc Việt. Và rằng: Chân lý phải đúng trong mọi trường hợp. Cho nên không có vấn đề "chủ quyền lịch sử" chỉ là riêng luận cứ của Bắc Kinh. Chính ông Trục đã mô tả "chủ quyền lịch sử" của Việt Nam khi ông ta viết: Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, khi chúng còn là đất vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thật sự, liên tục, hòa bình và rõ ràng. Đây chính là nội dung khái niệm "chủ quyền lịch sử" của Việt Nam về các vấn để biển đảo ở biển Đông. Nhưng thật khó hiểu, khi ông Trục lại cho nó là "mê hồn trận" của Trung Quốc và khuyên mọi người không nên sa đà vào?! Việc ông Trục thừa nhận một chân lý, như: Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để khẳng định và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, đáp ứng đủ những điều kiện của nguyên tắc chiếm hữu thật sự mà Luật pháp và thực tiễn quốc tế đã và đang có hiệu lực. Trong đó ông cũng xác định :"Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để khẳng định và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình". Cho nên hoàn toàn mâu thuẫn đến khó hiểu, khi ông cho rằng: "Chủ quyền lịch sử" chỉ là quan điểm của Trung Quốc. Nếu ông chỉ xác định một thực tế hiện hữu và không thừa nhận luận cứ "chủ quyền lịch sử". Ông cũng xác định rằng: Căn cứ vào quy định của luật pháp quốc tế hiện hành, quan điểm “chủ quyền lịch sử”, “danh nghĩa lịch sử" hay “quyền lịch sử” hoàn toàn không phải là nguyên tắc phổ biến của luật pháp quốc tế. Tôi đồng ý với ông Trục về thực tại của các quy định, luật pháp quốc tế, có thể không chấp nhận "quyền lịch sử" khi ông viết: Theo quy định của UNCLOS 1982 mà nước ta là một thành viên, các vùng biển của các nước ven biển, các quốc gia quần đảo có được sẽ bao gồm: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. Việc xác định phạm vi của chúng phải theo các tiêu chuẩn đã được thể hiện rõ trong các điều khoản liên quan của UNCLOS 1982 mà trong đó, không hề có quy định nào “chứa chấp” khái niệm vu vơ cái gọi là “quyền lịch sử”. Tôi thừa nhận thực tế mà ông Trục mô tả - chứ không phải quan điểm của ông Trục - là việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam cần phải có căn cứ pháp lý theo luật pháp quốc tế. Nhưng điều đó không có nghĩa Việt Nam không xác định "chủ quyền lịch sử". Khi không xác định chủ quyền lịch sử - bằng chính khái niệm của ông Trục - là: "Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, khi chúng còn là đất vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thật sự, liên tục, hòa bình và rõ ràng", thì rõ ràng trước một thực tại là với các vùng mà Trung Quốc đang chiếm đóng gần đây trên thực tế, người Việt sẽ đòi lại chủ quyền từ những cơ sở nào, khi trước đó không lâu, những vùng biển đó thuộc về Việt Nam? Không một quốc gia nào tự nhiên chỉ duy nhất căn cứ vào một giá trị luật pháp quốc tế để đòi hỏi chủ quyền - Nếu như không có những "chủ quyền lịch sử" trước đó của họ. Tôi xác định rằng: Luật pháp quốc tế trong việc đấu tranh bảo vệ và đòi lại chủ quyền lãnh thổ, là một yếu tố cần, nhưng không phải duy nhất để xác định chủ quyền, nếu như nó không có "chủ quyền lịch sử". Ông Trục cho rằng: Theo quy định của UNCLOS 1982 mà nước ta là một thành viên, các vùng biển của các nước ven biển, các quốc gia quần đảo có được sẽ bao gồm: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. Việc xác định phạm vi của chúng phải theo các tiêu chuẩn đã được thể hiện rõ trong các điều khoản liên quan của UNCLOS 1982 mà trong đó, không hề có quy định nào “chứa chấp” khái niệm vu vơ cái gọi là “quyền lịch sử”. Đó là sản phẩm của chủ nghĩa dân tộc cực đoan hẹp hòi, ôm ấp tham vọng phục hồi tham vọng bá chủ thiên hạ, muốn thế giới đảo lộn để “đục nước béo cò”. Vâng! Việc ông đặt vần đề: " Đó là sản phẩm của chủ nghĩa dân tộc cực đoan hẹp hòi, ôm ấp tham vọng phục hồi tham vọng bá chủ thiên hạ, muốn thế giới đảo lộn để “đục nước béo cò”. Là hoàn toàn đúng với hành động lợi dụng chủ nghĩa dân tộc của Bắc Kinh, để sử dụng sức mạnh nội tại của dân tộc cho âm mưu của họ. Nhưng lòng tự trọng và có thể là tự hào dân tộc thì chắc ông và mọi người đều thấy rất cần thiết cho mỗi quốc gia và dân tộc của mình. Theo tôi, cần phải phân biệt rõ về lòng tự trọng của một dân tộc và việc lợi dụng của giới cầm quyền sử dụng vào mục đích của họ. Cho nên khi ông viết: Xin đừng nhầm lẫn đáng tiếc để có những suy nghĩ và hành động sai lầm, mất phương hướng đấu tranh. Tôi cho rằng chính ông đã nhầm lẫn, giữa lòng tự trọng cần có của một dân tộc và sự lợi dụng bẩn thỉu của chủ nghĩa bá quyền. Tôi xác định rằng" Chính lòng tự trọng dân tộc và "chủ quyền lịch sử" về biển đảo của người Việt, đã quyết định cho cuộc đấu tranh đòi lại chủ quyền, bị Bắc Kinh chiếm hữu vô cớ. Một điều mâu thuẫn rất lớn nữa của ông Trục, lại chính là đoạn viết sau đây. Trong khi một câu hỏi đặt ra theo quán tính, ví dụ như nhiều người vẫn đặt câu hỏi tại sao Việt Nam chưa kiện Trung Quốc? Có nên kiện hay không? Trả lời một câu hỏi thôi cũng cần phải mổ xẻ rất nhiều vấn đề mang tính tổng thể và xuyên xuốt, tính đến hiệu ứng và hiệu quả, tính khả thi như: Kiện nội dung gì? Căn cứ pháp lý nào? Tiến trình ra sao? Chuẩn bị những gì? Khả năng thắng đến đâu? Thắng rồi khả năng thực thi đến đâu?... Nói như vậy để thấy rằng, một câu hỏi dư luận đặt ra tưởng chừng đơn giản, nhưng để trả lời nó không hề đơn giản, bởi sau đó là cả những vấn đề hệ trọng liên quan đến vận mệnh quốc gia. Vì thế, trước những vấn đề nóng bỏng liên quan đến độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp của quốc gia dân tộc, chúng ta cần giữ một cái đầu lạnh để nghiên cứu và tìm hiểu thấu đáo mới có thể tìm ra bản chất vấn đề và con đường giải quyết. Có lẽ cần phải nhắc lại rằng: Chính tôi cũng là một người xác định công khai ngay trong topic này - trước khi có kết quả của Tòa PCA - rằng: Việt Nam chưa cần thiết kiện Trung Quốc trong lúc này. Tôi nhắc lại là "trong lúc này". Nhưng với tôi thì đó là do những yếu tố khách quan tồn tại trên thực tế bởi nhiều tương tác phức tạp. Chứ không phải Việt Nam không thể kiện Trung Quốc. Còn với ông Trục, ông đã không thừa nhận luận cứ "chủ quyền lịch sử" và công khai xác định cuộc đấu tranh đòi lại chủ quyền biển đảo bằng con đường pháp lý: Bởi vậy, bạn đọc nào thực sự muốn quan tâm, tìm hiểu xem chúng ta nên đấu tranh với Trung Quốc để đòi lại chủ quyền Hoàng Sa như thế nào, đấu tranh bảo vệ ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa ra sao bằng con đường pháp lý, Và rằng: - Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để khẳng định và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, đáp ứng đủ những điều kiện của nguyên tắc chiếm hữu thật sự mà Luật pháp và thực tiễn quốc tế đã và đang có hiệu lực. Nhưng chính ông lại không biết Việt Nam nên kiện như thế nào, qua đoạn sau đây: "Kiện nội dung gì? Căn cứ pháp lý nào? Tiến trình ra sao? Chuẩn bị những gì? Khả năng thắng đến đâu? Thắng rồi khả năng thực thi đến đâu?... Ủa! Thế là thế nào? Đoạn trên ông vừa mới viết: "Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để khẳng định và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, đáp ứng đủ những điều kiện của nguyên tắc chiếm hữu thật sự mà Luật pháp và thực tiễn quốc tế đã và đang có hiệu lực" - Và ông cũng xác định việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên cơ sở pháp lý. Nay ông lại không biết "kiện nội dung gì?" và cũng không biết "Căn cứ pháp lý nào?", khi mà ngay cả "chủ quyền lịch sử" của Việt Nam, ông cũng khuyên là không nên ứng dụng. Vậy ý ông muốn thế nào cho chủ quyền biển đảo của Việt Nam do tổ tiên để lại, đang bị chiếm đóng bất hợp pháp bởi Trung Quốc? 9 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 7, 2016 Theo Thiên Bồng là cái này cũng có liên quan... Nhưng... xui cho "ai đó"... lại ngay ngày "ba cô"...! http://soha.vn/big-story/dao-chinh-quan-su-tai-tho-nhi-ky-20160716061915777.htm Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 7, 2016 Trung Quốc doạ tuần tra tự do hàng hải Biển Đông sẽ kết thúc ‘trong thảm họa’ Thanh Niên Online05:15 PM - 18/07/2016 Phúc Duy Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, Đô đốc Tôn Kiến Quốc cảnh báo những cuộc tuần tra đảm bảo tự do hàng hải của hải quân nước ngoài ở Biển Đông có thể kết thúc “trong thảm họa”. Tàu khu trục USS McCampbell và tàu sân bay USS Ronald Reagan (phía trước) tuần tra Biển Đông ngày 13.7.2016 - Hải quân Mỹ Tin liên quan Máy bay ném bom tầm xa Trung Quốc bay qua bãi cạn Scarborough Thượng đỉnh ASEM bế mạc, không đề cập Biển Đông trong tuyên bố chung Phó Tổng thống Mỹ: Trung Quốc phải tuân thủ luật quốc tế như mọi nước Đây được xem là lời cảnh báo dành cho Mỹ sau khi Washington dù không có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông nhưng đã nhiều lần điều tàu chiến tuần tra đảm bảo tự do hàng hải, áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông. Phát biểu trong một diễn đàn kín ở thủ đô Bắc Kinh ngày 15.7, ông Tôn nói một số quốc gia nhiều lần lợi dụng vấn đề tự do hàng hải để thổi phồng vấn đề Biển Đông, Reuters đưa tin ngày 18.7. “Khi nào tự do hàng hải ở Biển Đông bị đe dọa? Chưa bao giờ, trong quá khứ, hiện tại và tương lai miễn là không có ai chơi trò bịp bợm”, Reuters dẫn lời ông Tôn. Theo ông Tôn, Trung Quốc là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ tự do hàng hải ở Biển Đông và sẽ không để cho bất kỳ ai hủy hoại điều này. “Nhưng Trung Quốc nhất quyết phản đối cái được gọi là tự do hàng hải quân sự vốn đem đến những mối đe dọa quân sự, thách thức và không tôn trọng luật pháp quốc tế về biển”, ông Tôn cho hay, ám chỉ những cuộc tuần tra đảm bảo tự do hàng hải của Mỹ trên Biển Đông. Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, Đô đốc Tôn Kiến Quốc Reuters “Kiểu tự do hàng hải quân sự như vậy đang phá hoại tự do hàng hải thật sự trên Biển Đông, và nó có thể kết thúc trong thảm họa”, ông Tôn doạ.Trước đó, Trung Quốc đã phản đối phán quyết của Toà trọng tài thường trực (PCA, trụ sở tại The Hague, Hà Lan) hôm 12.7 về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan vấn đề Biển Đông. Theo phán quyết của PCA, Bắc Kinh không có “quyền lịch sử” ở Biển Đông, không có cơ sở pháp lý cho cái gọi là “đường lưỡi bò” hay "đường chín đoạn" chiếm trọn gần cả Biển Đông. Bắc Kinh cũng đã giận dữ phản ứng trước việc các nước phương Tây và Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết, theo Reuters. Tin liên quan Phó Tổng thống Mỹ: Trung Quốc phải tuân thủ luật quốc tế như mọi nước Trung Quốc phải tuân thủ luật lệ quốc tế - giống như tất cả các nước trên thế giới, Phó Tổng thống Mỹ ngày 16.7 cho biết sau khi tòa trọng tài bác bỏ “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh trên Biển Đông. Ông Tôn cho rằng lực lượng vũ trang Trung Quốc nên xem phán quyết của PCA là một động lực để tăng cường năng lực chiến đấu bảo vệ “chủ quyền và lợi ích quốc gia” ở Biển Đông. Trong một diễn biến khác liên quan đến Biển Đông, Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc ngày 18.7 tuyên bố một khu vực ở ngoài khơi phía đông đảo Hải Nam của Trung Quốc là vùng cấm tàu bè qua lại trong giai đoạn từ 19 - 21.7 do nước này tiến hành tập trận tại đây. Phúc Duy ======================= Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Từ trước lão Gàn tôi thường phát biểu rằng thì nà: Lão bảo kê đến hết tháng 10 Bính Thân Việt lịch, chiến tranh chưa xảy ra. Nay do vấn đề sức khỏe, lão xin rút lại chỉ bảo kê đến hết tháng 9 Bính Thân Việt lịch. Sau đó thì không biết. Thành thật xin lỗi. 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 7, 2016 Nga không còn ủng hộ Trung Quốc sau phán quyết của PCA? Thứ sáu, 15/07/2016, 18:16 (GMT+7) (Thế giới) - Nếu như gần đây Nga tuyên bố ủng hộ các cuộc đối thoại song phương giữa Trung Quốc và các nước ASEAN liên quan tới những tranh chấp ở Biển Đông thì nay sau khi có phán quyết của Tòa Trọng tài, Moskva đã tỏ ra thận trọng. >> Trung Quốc triển khai tàu ngầm hạt nhân mới với mục đích gì? >> Sau đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ: Nga thông qua biện pháp gia tăng an ninh biên cương >> “Siêu quái vật” khổng lồ sẽ gây bất ổn trên Biển Đông >> Chuẩn Đô đốc Ấn Độ: Sẽ giúp các nước châu Á về an ninh hàng hải >> Xuất hiện hình ảnh máy bay ném bom Trung Quốc bay qua Scarborough Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov Trong cuộc họp báo ngày 14/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố Nga ủng hộ các nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc về phát triển Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, đồng thời cho biết, Nga giữ lập trường trung lập, không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp tại khu vực này. Tuy nhiên, diễn tiến của các sự kiện có liên quan trong thời gian gần đây đã khiến giới quan sát quốc tế phải suy ngẫm ít nhiều về lời tuyên bố này, và đã có không ít ý kiến trái chiều nhau. Vậy bản chất vấn đề nằm ở đâu? Trước hết, lời tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga được đưa ra sau 2 ngày kể từ khi có phán quyết của PAC về Biển Đông, điều đó cho thấy người Nga cần có thời gian cân nhắc trước khi đưa ra tuyên bố. “Quan điểm của Nga về tình hình ở Biển Đông trước sau như một và không thay đổi. Chúng tôi ủng hộ việc các bên tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển nói trên nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc không sử dụng vũ lực, tiếp tục tìm kiếm cách giải quyết các bất đồng bằng con đường chính trị và ngoại giao trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về luật biển năm 1982, cũng như trên tinh thần các văn bản ASEAN – Trung Quốc” – trích tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga. “Nga không tham gia vào vụ tranh chấp lãnh thổ này và cũng không đứng về phía nào. Chúng tôi tin rằng các bên liên quan phải tổ chức tham vấn và đàm phán theo cách họ tự xác định”, bà Zarakhova tuyên bố. Tại cuộc một họp báo thường kỳ trước đây, bà Zakharova đã phủ nhận thông tin của một số nhà ngoại giao quốc tế cho rằng Nga đã can thiệp vào vấn đề Biển Đông. “Chúng tôi tin rằng sự can thiệp của bên thứ ba sẽ càng khiến tình hình càng thêm trầm trọng. Nga không can thiệp vào tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông” – bà khẳng định. Như vậy đủ thấy Nga trước sau vẫn giữ lập trường trung lập trong vấn đề này. Tuy nhiên, trên thực tế cũng còn một số điều vướng mắc cần lý giải. Trước tiên là trong dư luận có một số ý kiến cho rằng Nga từng ủng hộ chủ trương đàm phán song phương mà Trung Quốc luôn nằng nặc yêu cầu các bên tranh chấp phải tuân theo, như vậy có nghĩa Nga nghiêng về phía Trung Quốc (?). Nhưng có thực sự Nga ủng hộ chủ trương đó? Được biết, hồi cuối tháng Tư, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã có lời phát biểu khẳng định rằng vấn đề chủ quyền với các đảo ở Biển Đông cần được giải quyết chỉ thông qua đối thoại trực tiếp. “Lập trường của Nga về tình hình ở Biển Đông là không thay đổi – vấn đề này không nên quốc tế hóa, không một ai từ bên ngoài được can thiệp vào quyết định của họ” – ông Lavrov nói. “Có Công ước LHQ về luật biển, có Bộ Quy tắc cách ứng xử của các bên ở Biển Đông mà Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký kết, có những nguyên tắc chỉ đạo đã được thống nhất giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, đó chính là những yếu tố kim chỉ Nam để giải quyết bất kỳ vấn đề nảy sinh bao gồm cả tranh chấp lãnh thổ, thông qua đối thoại trực tiếp của các nước liên quan bằng phương cách chính trị và ngoại giao” – Ông Lavrov nói thêm. Đáng tiếc, giới ngoại giao quốc tế (bao gồm cả một số nước ASEAN) đã lý giải có phần sai lệch ý kiến này của Ngoại trưởng Nga. Ông nói “không nên quốc tế hóa” ngụ ý không nên có sự can thiệp của bên thứ ba, thứ tư, thứ n… vào vấn đề Biển Đông, chứ không phải không nên đưa vấn đề lên bàn nghị sự trên trường quốc tế, và ông cũng không hề có ý kiến nào phản đối việc Philippines kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế. Cụm từ “thông qua đối thoại trực tiếp của các nước liên quan” thì lại được lý giải (không rõ vô tình hay cố ý) là đối thoại song phương giữa từng nước với Trung Quốc (theo đúng ý đồ của Trung Quốc là bẻ đũa từng chiếc một), trong khi ý ông Lavrov có thể là các nước tham gia tranh chấp cùng đối thoại tập thể (theo chính sách bó đũa) với Trung Quốc để gia tăng áp lực. Ngoài ra còn có một số ý kiến cho rằng do bị cộng đồng quốc tế cô lập sau sự kiện sáp nhập Crimea và bùng nổ chiến sự ở Đông Ukraine, Nga phải xích lại gần hơn với Trung Quốc để tìm kiếm đồng minh, nên đã có một số động thái (dù không rõ ràng) ủng hộ Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông. Nhưng giờ đây, khi tòa án quốc tế ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, nếu Nga tiếp tục ủng hộ Bắc Kinh thì sự cô lập quốc tế có nguy cơ sẽ còn gia tăng, mà Nga thì không bao giờ mong muốn điều đó, vì vậy đành phải nhích xa một bước ra khỏi Trung Quốc bằng cách tuyên bố giữ lập trường trung lập trong vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những suy luận chưa có cơ sở thực tế vững chắc. Nhìn chung, trong lĩnh vực ngoại giao quốc tế ẩn chứa rất nhiều uẩn khúc lắt léo mà chỉ có người trong cuộc mới nắm rõ. Hãy chờ xem Nga, Mỹ, Trung Quốc, ASEAN sẽ có những động thái gì tiếp theo trong vấn đề này. (Theo Petrotimes) ==================== Bởi vậy, mới thấy rõ phân tích của ông Trần Công Trục rất xa lạ và đáng ngạc nhiên. Khi ông ta đặt vấn đề: "Trung - Mỹ đã thỏa hiệp, Biển Đông trở lại bình thường?"; và rằng: "Hoa Kỳ đang sử dụng kênh "ngoại giao thầm lặng" để thuyết phục Philippines, Indonesia, Việt Nam và các quốc gia châu Á khác không có những bước đi "tích cực tận dụng phán quyết trọng tài để phủ nhận ngay các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông". Ông cũng mô tả: Một quan chức ngoại giao Mỹ giấu tên nói với Reuters: "Những gì chúng tôi mong muốn là mọi thứ lắng xuống để những vấn đề này có thể được giải quyết một cách hợp lý thay vì cảm xúc". Mỹ đã gửi thông điệp này tới một số nước thông qua Đại sứ của mình, với một số nước khác thì Ngoại trưởng John Kerry hoặc Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter hay các quan chức cấp cao khác trực tiếp liên lạc, trao đổi. Cách viết của ông Trần Công Trục khiến người ta tưởng rằng Trung Quốc sẽ "lùi" bởi phán quyết của Tòa PCA và biển Đông sẽ lặng sóng!? Nhưng với một tư duy hệ thống và sự hợp lý tổng hợp xuyên suốt mọi hiện tượng, sự kiện và vấn đề, lão Gàn xác định rằng: Đó chỉ là khoảng lặng giữa cơn mắt bão. Phát ngôn của Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc và thái độ của Nga đã cho thấy điều này. Hãy chờ xem. Riêng với nước Nga, lão luôn nhất quán rằng: Nếu không thể hỗ trợ Hoa Kỳ và Đồng Minh của họ , trong "Canh bạc cuối cùng" thì tốt nhất đừng dây dưa gì vào đây. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 7, 2016 Cô gái Ấn độ lên đạn - nhanh vậy sao ? Vây là sư phụ đã pó tay không thể bảo kê cho thế giới khốn khổ này rùi Chuẩn Đô đốc Ấn Độ: Sẽ giúp các nước châu Á về an ninh hàng hải http://soha.vn/chuan-do-doc-an-do-se-giup-cac-nuoc-chau-a-ve-an-ninh-hang-hai-201607181620385.htm Sau phán quyết của PCA về vụ kiện biển Đông, quan chức cấp cao Hải quân Ấn Độ nói nước này sẵn sàng giúp các nước châu Á đối phó các vụ vi phạm an ninh hàng hải. Theo trang Zee News (Ấn Độ) ngày 18/7 đưa tin, Chuẩn đô đốc SV Bhokare - chỉ huy hạm đội Phương Đông của Hải quân Ấn Độ - khẳng định mặc dù New Delhi chủ trương hòa bình, song nước này sẵn sàng hỗ trợ các quốc gia khác nếu "gặp rắc rối". Ông Bhokare phát biểu ở cảng Klang, Malaysia: "Nếu bất kỳ quốc gia nào cần sự hỗ trợ của chúng tôi trong vấn đề an ninh hàng hải và cứu trợ nhân đạo thì chúng tôi rất sẵn lòng." Ba tàu hải quân Ấn Độ, gồm Sahyadri, Shakti và Kirch, đang có mặt ở Malaysia để tham gia cuộc tập trận chung với Hải quân Hoàng gia Malaysia. Đề cập diễn biến tình hình biển Đông sau phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) The Hague hôm 12/7, Đô đốc Bhokare cho biết Ấn Độ đã sẵn sàng cho những tình huống khó lường phát sinh. "Khi chiến hạm của chúng tôi ra biển, điều đó có nghĩa chúng tôi sẵn sàng tấn công bất cứ ai tấn công chúng tôi trước," ông nói. Zee News cho hay, tuyên bố của ông Bhokare được cho là lời cảnh báo nhằm vào Trung Quốc. Bắc Kinh đã tỏ thái độ bất mãn sau phán quyết của PCA và tuyên bố "dùng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông", đồng thời trắng trợn đe dọa "Trung Quốc có quyền lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Đông". Phán quyết của PCA đã bác hỏ hoàn toàn cái mà Trung Quốc gọi là "quyền lịch sử" đối với biển Đông, cũng như căn cứ pháp lý của yêu sách chủ quyền "Đường 9 đoạn". Truyền thông Trung Quốc quay sang đổ lỗi cho Mỹ "gây căng thẳng" ở biển Đông, và khẳng định với người dân nước này rằng Ấn Độ nằm trong số quốc gia "ủng hộ lập trường của Bắc Kinh sau phán quyết PCA". Trong khi đó, theo Zee News, chính phủ Ấn Độ đã nêu rõ quan điểm thừa nhận phán quyết của PCA được đưa ra nằm trong quy định thẩm quyền của Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS), và "phải được tôn trọng". "Đối với chúng tôi, đây không phải là vấn đề ủng hộ hay chống lại một quốc gia nào đó," người phát ngôn Bộ ngoại giao Ấn Độ Vikas Swarup nói. Trước đó, theo tờ Indian Express, phán quyết PCA cho phép tàu chiến của Hải quân Ấn Độ đi qua khu vực biển Đông theo quy định trong UNCLOS mà không cần thông báo cho phía Trung Quốc. Trước khi có phán quyết, Trung Quốc đã lợi dụng yêu sách vô giá trị "Đường 9 đoạn" để buộc Ấn Độ phải thông báo cho Bắc Kinh mọi động thái của các chiến hạm nước này khi đi qua tuyến hàng hải biển Đông. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 7, 2016 Sư phụ chỉ bảo kê đến tháng 10 Việt lịch thôi mà, sau đó ngồi xem phim thôi HungNguyen ạ. Cô gái Ấn độ lên đạn - nhanh vậy sao ? Vây là sư phụ đã pó tay không thể bảo kê cho thế giới khốn khổ này rùiChuẩn Đô đốc Ấn Độ: Sẽ giúp các nước châu Á về an ninh hàng hảihttp://soha.vn/chuan-do-doc-an-do-se-giup-cac-nuoc-chau-a-ve-an-ninh-hang-hai-201607181620385.htmSau phán quyết của PCA về vụ kiện biển Đông, quan chức cấp cao Hải quân Ấn Độ nói nước này sẵn sàng giúp các nước châu Á đối phó các vụ vi phạm an ninh hàng hải.Theo trang Zee News (Ấn Độ) ngày 18/7 đưa tin, Chuẩn đô đốc SV Bhokare - chỉ huy hạm đội Phương Đông của Hải quân Ấn Độ - khẳng định mặc dù New Delhi chủ trương hòa bình, song nước này sẵn sàng hỗ trợ các quốc gia khác nếu "gặp rắc rối".Ông Bhokare phát biểu ở cảng Klang, Malaysia: "Nếu bất kỳ quốc gia nào cần sự hỗ trợ của chúng tôi trong vấn đề an ninh hàng hải và cứu trợ nhân đạo thì chúng tôi rất sẵn lòng."Ba tàu hải quân Ấn Độ, gồm Sahyadri, Shakti và Kirch, đang có mặt ở Malaysia để tham gia cuộc tập trận chung với Hải quân Hoàng gia Malaysia.Đề cập diễn biến tình hình biển Đông sau phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) The Hague hôm 12/7, Đô đốc Bhokare cho biết Ấn Độ đã sẵn sàng cho những tình huống khó lường phát sinh."Khi chiến hạm của chúng tôi ra biển, điều đó có nghĩa chúng tôi sẵn sàng tấn công bất cứ ai tấn công chúng tôi trước," ông nói.Zee News cho hay, tuyên bố của ông Bhokare được cho là lời cảnh báo nhằm vào Trung Quốc.Bắc Kinh đã tỏ thái độ bất mãn sau phán quyết của PCA và tuyên bố "dùng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông", đồng thời trắng trợn đe dọa "Trung Quốc có quyền lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Đông".Phán quyết của PCA đã bác hỏ hoàn toàn cái mà Trung Quốc gọi là "quyền lịch sử" đối với biển Đông, cũng như căn cứ pháp lý của yêu sách chủ quyền "Đường 9 đoạn".Truyền thông Trung Quốc quay sang đổ lỗi cho Mỹ "gây căng thẳng" ở biển Đông, và khẳng định với người dân nước này rằng Ấn Độ nằm trong số quốc gia "ủng hộ lập trường của Bắc Kinh sau phán quyết PCA".Trong khi đó, theo Zee News, chính phủ Ấn Độ đã nêu rõ quan điểm thừa nhận phán quyết của PCA được đưa ra nằm trong quy định thẩm quyền của Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS), và "phải được tôn trọng"."Đối với chúng tôi, đây không phải là vấn đề ủng hộ hay chống lại một quốc gia nào đó," người phát ngôn Bộ ngoại giao Ấn Độ Vikas Swarup nói.Trước đó, theo tờ Indian Express, phán quyết PCA cho phép tàu chiến của Hải quân Ấn Độ đi qua khu vực biển Đông theo quy định trong UNCLOS mà không cần thông báo cho phía Trung Quốc.Trước khi có phán quyết, Trung Quốc đã lợi dụng yêu sách vô giá trị "Đường 9 đoạn" để buộc Ấn Độ phải thông báo cho Bắc Kinh mọi động thái của các chiến hạm nước này khi đi qua tuyến hàng hải biển Đông. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 7, 2016 Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Từ trước lão Gàn tôi thường phát biểu rằng thì nà: Lão bảo kê đến hết tháng 10 Bính Thân Việt lịch, chiến tranh chưa xảy ra. Nay do vấn đề sức khỏe, lão xin rút lại chỉ bảo kê đến hết tháng 9 Bính Thân Việt lịch. Sau đó thì không biết. Thành thật xin lỗi. Cả tuần lễ nay, ngoại bị bệnh, giao lại đứa út cho vợ chồng Thiên Bồng chăm sóc... Thiên Bồng không dám khoe chớ so với thiên hạ cũng xứng... người cha của năm về khoản phụ vợ chăm con...! Pha sữa, cho ăn, thay tã ư... chuyện nhỏ...! Nhưng vẫn bị vợ cằn nhằn cái vụ... nấu nước tắm cho con... Vẫn biết bắc ấm nước lên chừng 15p là sôi... 10p vào canh một lần... 12p vào lần nữa... thấy lăn tăn... Vừa đi khỏi nghĩ chắc vài ba phút nữa ok thì có tiếng "léo nhéo" liền... "Anh làm gì... mà để nước sôi tràn ra bếp hết vậy... nhờ chút xíu cũng không xong..." Lần sau rút kinh nghiệm... khoảng 12-13p là vặn nhỏ lửa... Kết quả là... nước sôi hồi nào cũng không biết luôn... Lần thứ ba... vào đứng canh luôn...(chờ đợi nước sôi đúng là khoảng thời gian dài đăng đẳng...)... Nước gần sôi thì vợ lại nhờ... "anh vào xả nước trước để nước sôi pha tắm cho con"... Vừa quay lưng đi... chưa kịp mở vòi... thì nước đã sôi trào... Bởi vậy... ta có thể dự trù khoảng thời gian... không lường được thời điểm... Nó xảy ra thì... chớp cmn nhoáng... trở tay không kịp...! 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 7, 2016 Trung Quốc trắng trợn tuyên bố tiếp tục xây dựng ở Trường Sa Chia sẻ 2 Dân trí Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi ngày 18/7 trắng trợn tuyên bố quần đảo Trường Sa là của Trung Quốc và rằng hoạt động xây dựng ở đây sẽ vẫn tiếp tục. >> CSIS: Trung Quốc “sẽ phải trả giá đắt” nếu phớt lờ phán quyết từ PCA Trung Quốc đang ồ ạt xây dựng các công trình trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: EPA) Đô đốc Ngô Thắng Lợi đưa ra các bình luận trên trong cuộc gặp với Đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng của Hải quân Mỹ, tại Bắc Kinh hôm qua (18/7). Đây là cuộc gặp cấp cao nhất giữa quân đội hai nước kể từ khi tòa trọng tài quốc tế bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn” của Bắc Kinh. Việc tiến hành hoạt động xây dựng cần thiết là “hợp lý và có lý”, ông Ngô trắng trợn nói, cho biết thêm rằng quyết định xây dựng “các cơ sở phòng vệ” sẽ phụ thuộc vào mức độ đe dọa. Tuyên bố ngang ngược trên diễn ra sau hàng loạt hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông gần đây. Bắc Kinh ngày 18/7 ngang nhiên thông báo tiến hành cuộc tập trận ở Biển Đông trong 3 ngày, bắt đầu từ 19/7, và đơn phương cấm tàu bè qua lại gần khu vực tập trận. Không quân Trung Quốc hôm qua còn tiết lộ rằng lực lượng này gần đây đã điều một ném bay ném bom tầm xa tới bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc chiếm từ tay Philippines hồi năm 2012. Trung Quốc đã liên tiếp có các hành động làm gia tăng căng thẳng trong khu vực sau khi Tòa trọng tài theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 ngày 12/7 ra phán quyết bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc trên Biển Đông. Bắc Kinh vẫn ngang ngược tuyên bố không công nhận và thi hành phán quyết trên, bất chấp sức ép của cộng đồng quốc tế nhằm tuân thủ phán quyết. An Bình ===================== Bởi vậy, làm gì có vấn đề :"Mỹ Trung thỏa hiệp. Biển Đông yên bình", như ông Trần Công Trục nói. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 7, 2016 Cô gái Ấn độ lên đạn - nhanh vậy sao ? Vây là sư phụ đã pó tay không thể bảo kê cho thế giới khốn khổ này rùi ================ Chuẩn Đô đốc Ấn Độ: Sẽ giúp các nước châu Á về an ninh hàng hải http://soha.vn/chuan-do-doc-an-do-se-giup-cac-nuoc-chau-a-ve-an-ninh-hang-hai-201607181620385.htm Sau phán quyết của PCA về vụ kiện biển Đông, quan chức cấp cao Hải quân Ấn Độ nói nước này sẵn sàng giúp các nước châu Á đối phó các vụ vi phạm an ninh hàng hải. Theo trang Zee News (Ấn Độ) ngày 18/7 đưa tin, Chuẩn đô đốc SV Bhokare - chỉ huy hạm đội Phương Đông của Hải quân Ấn Độ - khẳng định mặc dù New Delhi chủ trương hòa bình, song nước này sẵn sàng hỗ trợ các quốc gia khác nếu "gặp rắc rối". Ông Bhokare phát biểu ở cảng Klang, Malaysia: "Nếu bất kỳ quốc gia nào cần sự hỗ trợ của chúng tôi trong vấn đề an ninh hàng hải và cứu trợ nhân đạo thì chúng tôi rất sẵn lòng." Ba tàu hải quân Ấn Độ, gồm Sahyadri, Shakti và Kirch, đang có mặt ở Malaysia để tham gia cuộc tập trận chung với Hải quân Hoàng gia Malaysia. Đề cập diễn biến tình hình biển Đông sau phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) The Hague hôm 12/7, Đô đốc Bhokare cho biết Ấn Độ đã sẵn sàng cho những tình huống khó lường phát sinh. "Khi chiến hạm của chúng tôi ra biển, điều đó có nghĩa chúng tôi sẵn sàng tấn công bất cứ ai tấn công chúng tôi trước," ông nói. Zee News cho hay, tuyên bố của ông Bhokare được cho là lời cảnh báo nhằm vào Trung Quốc. Bắc Kinh đã tỏ thái độ bất mãn sau phán quyết của PCA và tuyên bố "dùng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông", đồng thời trắng trợn đe dọa "Trung Quốc có quyền lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Đông". Phán quyết của PCA đã bác hỏ hoàn toàn cái mà Trung Quốc gọi là "quyền lịch sử" đối với biển Đông, cũng như căn cứ pháp lý của yêu sách chủ quyền "Đường 9 đoạn". Truyền thông Trung Quốc quay sang đổ lỗi cho Mỹ "gây căng thẳng" ở biển Đông, và khẳng định với người dân nước này rằng Ấn Độ nằm trong số quốc gia "ủng hộ lập trường của Bắc Kinh sau phán quyết PCA". Trong khi đó, theo Zee News, chính phủ Ấn Độ đã nêu rõ quan điểm thừa nhận phán quyết của PCA được đưa ra nằm trong quy định thẩm quyền của Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS), và "phải được tôn trọng". "Đối với chúng tôi, đây không phải là vấn đề ủng hộ hay chống lại một quốc gia nào đó," người phát ngôn Bộ ngoại giao Ấn Độ Vikas Swarup nói. Trước đó, theo tờ Indian Express, phán quyết PCA cho phép tàu chiến của Hải quân Ấn Độ đi qua khu vực biển Đông theo quy định trong UNCLOS mà không cần thông báo cho phía Trung Quốc. Trước khi có phán quyết, Trung Quốc đã lợi dụng yêu sách vô giá trị "Đường 9 đoạn" để buộc Ấn Độ phải thông báo cho Bắc Kinh mọi động thái của các chiến hạm nước này khi đi qua tuyến hàng hải biển Đông. ================ Sư phụ bó tay lâu rồi. Từ khi hạn chót cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến không được sáng tỏ tính chân lý. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 7, 2016 Cả tuần lễ nay, ngoại bị bệnh, giao lại đứa út cho vợ chồng Thiên Bồng chăm sóc... Thiên Bồng không dám khoe chớ so với thiên hạ cũng xứng... người cha của năm về khoản phụ vợ chăm con...! Pha sữa, cho ăn, thay tã ư... chuyện nhỏ...! Nhưng vẫn bị vợ cằn nhằn cái vụ... nấu nước tắm cho con... Vẫn biết bắc ấm nước lên chừng 15p là sôi... 10p vào canh một lần... 12p vào lần nữa... thấy lăn tăn... Vừa đi khỏi nghĩ chắc vài ba phút nữa ok thì có tiếng "léo nhéo" liền... "Anh làm gì... mà để nước sôi tràn ra bếp hết vậy... nhờ chút xíu cũng không xong..." Lần sau rút kinh nghiệm... khoảng 12-13p là vặn nhỏ lửa... Kết quả là... nước sôi hồi nào cũng không biết luôn... Lần thứ ba... vào đứng canh luôn...(chờ đợi nước sôi đúng là khoảng thời gian dài đăng đẳng...)... Nước gần sôi thì vợ lại nhờ... "anh vào xả nước trước để nước sôi pha tắm cho con"... Vừa quay lưng đi... chưa kịp mở vòi... thì nước đã sôi trào... Bởi vậy... ta có thể dự trù khoảng thời gian... không lường được thời điểm... Nó xảy ra thì... chớp cmn nhoáng... trở tay không kịp...! Sư phụ rút lại thời gian bảo kê đến hết tháng 9 Bính Thân Việt lịch. Vậy nếu chuyện gì đó xảy ra phải trong tháng 10 Bính Thân Việt lịch. Chính xác thời điểm là từ 24 - 29 tháng 10 Bính Thân Việt lịch. 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 7, 2016 Sư phụ rút lại thời gian bảo kê đến hết tháng 9 Bính Thân Việt lịch. Vậy nếu chuyện gì đó xảy ra phải trong tháng 10 Bính Thân Việt lịch. Chính xác thời điểm là từ 24 - 29 tháng 10 Bính Thân Việt lịch. Vậy thì Sư phụ giữ nguyên vẫn đúng, vì SP bảo kê đến tháng 10 Bính Thân mà. (tức là hết tháng 9) Share this post Link to post Share on other sites