Posted 18 Tháng 12, 2015 Tranh chấp lãnh thổ Biển Đông và biển Hoa Đông: Rủi ro và giải pháp trong xung đột với Trung Quốc Thứ năm, 17/12/2015 - 19:00 Diễn đàn Toàn cầu Boston là tập hợp một nhóm các học giả và chính khách Hoa Kỳ danh tiếng như GS Đại học Harvard (nguyên Thứ trưởng Quốc phòng) Joseph Nye, nguyên Thống đốc bang Massachussetts Michael Dukakis (nguyên ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hòa)… >> Trung Quốc lại tìm cách gây căng thẳng ở Biển Đông >> Cảnh báo khả năng thiết lập ADIZ ở Biển Đông Vào tháng 10-2015, diễn đàn này công bố một báo cáo về các nguy cơ và giải pháp cho cuộc xung đột trên Biển Đông. Báo cáo này là kết quả của hàng loạt những cuộc hội thảo quốc tế về chủ đề này do nhóm này tổ chức, kêu gọi ý kiến đóng góp của nhiều học giả, nhà làm chính sách và nhà báo. Dưới đây là toàn văn báo cáo Các nguy cơ Tại Vườn Hồng ngày 25-9-2015, Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình đã cố gắng tìm ra bước tiến tích cực hơn trong quan hệ Mỹ - Trung. Nhà lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới bàn về khả năng hợp tác nhằm cải thiện quan hệ thương mại, tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm. Hai ông nhấn mạnh các lĩnh vực mà hai nước đã nhất trí hợp tác, bao gồm chống khủng bố, cải thiện môi trường, hỗ trợ nhân đạo và các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế. Những trao đổi như vậy có thể gọi là thành công, nhưng chúng không che giấu được sự căng thẳng ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Mỹ cùng đồng minh. Tác động đến các đồng minh và đối tác của Mỹ Hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông đe dọa các đồng minh và bạn bè của Mỹ. Chủ tịch Tập Cận Bình đang chỉ đạo một cuộc quân sự hóa chưa từng có ở Biển Đông mà chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan cũng như các ASEAN có tuyên bố chủ quyền, bao gồm Philipines, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Brunei. Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc Dựa trên đường vẽ của một nhà địa lý năm 1936, rồi bản đồ của chính quyền Quốc dân đảng năm 1947, Trung Quốc ngang nhiên dám tuyên bố chủ quyền đối với 90% Biển Đông, hay giới hạn đường chữ U. Bản đồ này bao trọn một số chuỗi đảo đang tranh chấp, trong đó có quần đảo Hoàng Sa (thuộc tuyên bố chủ quyền Việt Nam), quần đảo Trường Sa (cũng thuộc tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, Phillippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan), Bãi Scarborough (thuộc tuyên bố chủ quyền của Philippines và Đài Loan) và quần đảo Natuna (thuộc tuyên bố chủ quyền của Indonesia). Tuyên bố của Trung Quốc mâu thuẫn với luật pháp quốc tế hiện hành. Công ước Liên Hiêp Quốc (LHQ) về Luật Biển (UNCLOS) ban hành năm 1982 và được Trung Quốc phê chuẩn vào năm 1996, quy định các quốc gia ven biển được hưởng vùng lãnh hải 12 hải lý tính từ đường bờ biển của mình. Tiếp đến là 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), nghĩa là nước đó được độc quyền sử dụng EEZ cho các mục đích kinh tế, bao gồm cả đánh bắt và khai thác tài nguyên dưới biển. Nhưng người nước khác vẫn được tự do đi qua và được ghi nhận là nguyên tắc tự do hàng hải (FON). Đường chữ U của Trung Quốc không chỉ vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines và Brunei mà còn đe dọa tự do hàng hải của tất cả các nước. Các nỗ lực quân sự hòng khẳng định chủ quyền biển đảo của Trung Quốc trên Biển Đông đã kéo dài hơn 40 năm. Philippines và Việt Nam từ đó phải chịu đựng biết bao áp lực căng thẳng từ các hoạt động quân sự và thương mại đó trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Năm 1974, Trung Quốc tấn công các lực lượng Nam Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và đánh chìm một tàu Việt Nam, khiến 74 thủy thủ Việt Nam hy sinh, rồi tiến đến khẳng định quyền kiểm soát đối với phần phía tây của quần đảo này. Năm 1987 Trung Quốc đánh đến Bãi Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa và sau đó là Bãi Gạc Malaysia vào năm 1988, làm chết 64 thủy thủ Việt Nam. Trong trận chiến hải quân Việt - Trung xảy ra sau đó, Trung Quốc tiếp tục cướp đi sinh mạng của 70 thủy thủ Việt Nam. Mùa hè năm 2014, Trung Quốc đưa giàn khoan thăm dò dầu khí trị giá cả tỉ USD - HD 981, vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, dẫn đến sự phản đối quyết liệt của các tàu thuyền dân sự Việt Nam và nhiều sự cố va chạm tàu thuyền giữa Trung Quốc với Việt Nam. Năm 2015, Trung Quốc đã hoàn thành một đường băng có khả năng phục vụ các mục đích quân sự trên hòn đảo nhân tạo trên bãi Đá ngầm Chữ Thập. Các nhà phân tích quân sự Mỹ tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR) cho rằng khả năng đối đầu quân sự Việt Nam - Trung Quốc cần phải được xem xét và tính đến kế hoạch đề phòng bất ổn và có chiến lược giảm nhẹ. Xung đột giữa Trung Quốc và Philippines bùng lên vào năm 1995, khi quân đội Trung Quốc chiếm Bãi Vành Khăn và bắt giữ thủy thủ đoàn đánh cá, Analita, làm con tin trong vòng 1 tuần. Năm 1996, tàu hải quân của hai bên tham gia vào một cuộc chiến kéo dài 90 phút, không có thương vong. Trung Quốc và Philippines đụng độ nhau một lần nữa vào năm 2012 trong sự kiện Scarborough, bế tắc kéo dài 2 tháng ở Trường Sa Bắc, khu vực chỉ cách Manila 123 hải lý và cũng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Năm 2014 tiếp tục diễn ra hai sự kiện khác, trong đó Philippines bắt giữ tàu đánh cá Trung Quốc và Trung Quốc trả đũa, chĩa họng pháo nước bắn vào ngư dân Philippines ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Năm 2012, Trung Quốc bắt đầu sử dụng các tàu tuần tra dân sự để đi cùng với tàu thuyền đánh cá trong vùng biển của các nước khác. Kể từ đó, Cảnh sát biển của Trung Quốc liên tục tuần tra Biển Đông, quấy rối ngư dân Việt Nam và Philippines và can thiệp hoạt động thăm dò dầu khí của các nước khác, kể cả bằng việc cắt cáp thăm dò địa chất và sử dụng vòi rồng. Những nhiệm vụ tuần tra thường xuyên diễn ra tại khu vực tranh chấp. Tàu tuần tra Trung Quốc đã quấy rối ngư dân địa phương trong Cụm bãi cạn Luconia, nằm trong EEZ của Malaysia và Bãi Cỏ Mây, trong EEZ của Philippines. Năm 2015, một tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã đâm vào 3 tàu đánh cá Philippines gần Scarborough. Năm 2013, Chính phủ Trung Quốc công bố kế hoạch tái cơ cấu và tập trung các cơ quan liên quan đến thực thi pháp luật hàng hải. Cục Quản lý Đại dương Nhà nước trực thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên, ra đời với việc hợp nhất các cơ quan Hải giám, Biên phòng, cơ quan Quản lý Nghề cá và Tổng cục Hải quan. Sự thay đổi này phản ánh vai trò ngày càng tăng của cảnh sát biển như một thực thể riêng biệt với Hải quân PLA. Trong khi đối với bên ngoài, việc sử dụng lực lượng cảnh sát biển do dân sự kiểm soát có vẻ để làm mờ đi ranh giới giữa việc thực thi pháp luật dân sự và quân sự, nhưng đối với Trung Quốc, sự phân biệt này là rõ ràng. Cảnh sát biển chỉ được triển khai trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc, có nghĩa là lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, trong khi hải quân chỉ hoạt động trong phạm vi mà Trung Quốc coi là vùng biển quốc tế. Việc triển khai Cảnh sát biển ở Biển Đông là do Trung Quốc cho rằng khu vực này nằm trong phạm vi quyền tài phán quốc gia của mình. Hơn nữa, Trung Quốc có thể tin rằng, bằng cách sử dụng một lực lượng mang tính dân sự hơn, thay vì quân sự, ở Biển Đông sẽ giúp ích cho trường hợp của mình và làm giảm sự chú ý bất lợi của quốc tế. Tuy vậy, các quốc gia khác xem việc tuần tra của Trung Quốc là leo thang, chứ không phải là giảm nhẹ, các mối đe dọa trong khu vực Biển Đông. Phản ứng của họ không mang tính tích cực và Philippines đã sử dụng ngoại giao nhân dân để tạo chú ý đối với hành vi của Trung Quốc. Ví dụ, sau khi Cảnh sát biển Trung Quốc sử dụng vòi rồng tấn công ngư dân Philippines gần Scarborough vào tháng 1-2014, Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Philippines, Emmanuel Bautista, đã thảo luận vụ việc với báo chí quốc tế. Ông nói rằng: “Quân đội Philippines cố gắng tránh đối đầu với Trung Quốc nhưng sẽ phản ứng nếu Trung Quốc sử dụng bạo lực đối với ngư dân Philippines”. Gia tăng chi phí vận tải và đánh mất tuyến hải quân chiến lược Yêu sách “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc trên Biển Đông đe dọa tự do hàng hải của tất cả các nước sử dụng tuyến đường quan trọng này cho hoạt động của tàu hải quân và tàu thương mại. Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Austrailia, Singapore và tất cả các nước ASEAN sẽ bị ảnh hưởng nếu Trung Quốc cố gắng loại bỏ quyền tự do đi qua vùng biển mà Trung Quốc cố tình ngộ nhận là của mình. Nếu như cộng đồng quốc tế chấp nhận điều đó và do đó hợp thức hóa yêu sách Biển Đông của Trung Quốc, Trung Quốc có thể sẽ tìm cách “đánh thuế” vận tải qua khu vực này ở một mức có thể gấp đôi chi phí vận chuyển trên một số tuyến đường khác. Trung Quốc cũng có từ chối cho phép tàu Mỹ và đồng minh tiếp cận Biển Đông, điều này cũng sẽ làm tăng đáng kể chi phí vận tải và hạn chế nghiêm trọng khả năng bảo vệ các quốc gia ASEAN của tàu Hải quân Mỹ. Xây đảo nhân tạo - tác động quân sự và môi trường Trung Quốc đang hoàn thiện chiến lược xây đảo nhân tạo ở Biển Đông để củng cố tuyên bố chủ quyền đối với các vùng biển xung quanh, và cung cấp cho quân đội Trung Quốc các cảng hải quân và sân bay quân sự. Các cơ sở này giúp mở rộng phạm vi hoạt động của máy bay chiến đấu và máy bay ném bom vươn quá cả khu vực ASEAN và tới tận Australia. Sự phong tỏa hải quân đối với các ngư trường, bao gồm Bãi Scarborough, một tảng đá nhỏ lộ thiên cách căn cứ hải quân cũ của Mỹ ở Vịnh Subic, Philippines, 198km, gây thiệt hại lớn cho nhiều nền kinh tế ven biển địa phương. Tháng 8-2015, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố rằng Trung Quốc đã tạm dừng hoạt động bồi lấp trên các đảo nhân tạo, nhưng hình ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động nạo vét vẫn tiếp tục diễn ra trên Bãi Xu Bi và Vành Khăn trong tháng 9, mâu thuẫn với khẳng định trước đó. Hoạt động xây đảo của Trung Quốc làm gia tăng bất ổn trong khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ được sự ủy quyền của Tổng thống Obama, có thể sớm điều tàu hải quân đến gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc kiểm soát để thể hiện rằng cộng đồng quốc tế không công nhận yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. (Xem tiếp kỳ sau) Theo P.V PetroTimes ========================== Thứ năm, 17/12/2015 - 20:00 Tranh chấp lãnh thổ Biển Đông và biển Hoa Đông: Rủi ro và giải pháp trong xung đột với Trung Quốc (Kỳ 2) Trung Quốc đã thể hiện sự thiếu minh bạch trong việc mở rộng hoạt động quân sự và lãnh thổ ở Biển Đông. Trong bình luận ngày 25/9 tại Vườn Hồng, Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra những tuyên bố mơ hồ về Biển Đông. >> Mưu đồ chính trị của Trung Quốc trên Biển Đông >> Biển Đông lại làm nóng các Hội nghị cấp cao ASEAN Thiếu minh bạch Ông nói rằng: “Trung Quốc cam kết theo đuổi chính sách phát triển hòa bình, láng giềng tốt và hợp tác với các quốc gia láng giềng của chúng tôi”. Tuy nhiên, ông đã tự mâu thuẫn với chính mình khi nhắc lại lập trường không khoan nhượng của Trung Quốc về vấn đề này trong tuyên bố “Các đảo ở Biển Đông từ thời xa xưa đã là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi có quyền duy trì chủ quyền lãnh thổ và các quyền lợi ích hợp pháp”. Sự hiện diện của tàu Trung Quốc trên Biển Đông Trong một nỗ lực thuyết phục cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ và các đồng minh, không phản đối hành động của mình ở Biển Đông, Chủ tịch Tập Cận Bình có nói, “Các hoạt động xây dựng liên quan mà Trung Quốc đang tiến hành ở đảo Nam - quần đảo Nam Sa (Trường Sa) không nhằm vào hoặc gây ảnh hưởng tới bất cứ nước nào… và Trung Quốc không có ý định quân sự hóa”. Chứng cứ ghi được bằng hình ảnh thì trái ngược với tuyên bố của Tập Cận Bình. Ngay buổi sớm cùng ngày Chủ tịch Trung Quốc đưa ra phát biểu trên, hình ảnh vệ tinh mới được công bố cho thấy một đường băng đã hoàn thành có khả năng tiếp nhận máy bay quân sự của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Trước đó, các quan chức Mỹ công khai kết quả nghiên cứu của mình về hai “xe pháo lớn” trên một trong những hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc và “một đơn vị đồn trú quân sự, các vị trí phòng thủ bờ biển, đường băng, bốn nhà chứa máy bay lớn, thiết bị liên lạc và một trụ sở chính quyền thành phố” trên Đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa. Gây mất lòng tin Các hoạt động của Trung Quốc, kể cả sự thiếu minh bạch ở trên đã làm giảm lòng tin và sự ổn định giữa các chính phủ trong khu vực. Sau hội nghị thượng đỉnh vào tháng 4/2015 tại Kuala Lumpur, ASEAN ra tuyên bố nêu rõ việc cải tạo đảo không ngừng của Trung Quốc “gây mất lòng tin, sự tin tưởng và có thể phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông”. Chỉ cách đó 3 năm, ASEAN đã không thể ra một tuyên bố chung vì các bên không thể thống nhất với cách diễn đạt trong đoạn nêu về Biển Đông, do đó, có vẻ như hoạt động gần đây của Trung Quốc gây thêm nghi ngờ, thậm chí với cả những thành viên ủng hộ Trung Quốc trong ASEAN. Ngoài ra, mức độ mất lòng tin giữa Trung Quốc và Mỹ tại Châu Á - Thái Bình Dương cũng tương đối cao. Mỹ quan ngại về những nỗ lực triển khai sức mạnh của Trung Quốc. Trung Quốc thì lo ngại Mỹ vẫn đang cố gắng ngăn chặn mình. Nhưng Mỹ vẫn luôn ủng hộ một Trung Quốc mạnh mẽ về kinh tế như một đối tác thương mại và đầu tư - và hệ thống quốc tế, với các cơ chế pháp luật và thực thi pháp luật quốc tế, cũng không bao giờ ủng hộ một nước đi thôn tính lãnh thổ của nước khác. Trong khi “Sách trắng quốc phòng 2015” của Trung Quốc tái khẳng định lập trường chính thức của nước này là không tấn công nước khác trước và Chủ tịch Tập Cận Bình đã lặp lại nhiều lần cam kết tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp, những lời lẽ trấn an này đã không giúp giảm bớt mối quan ngại của các quốc gia khác vì những hành động trong quá khứ của Trung Quốc. Trung Quốc đưa hơn 80.000 quân vào Việt Nam năm 1979, khơi mào cho cuộc chiến tranh biên giới. Gần đây hơn, hình ảnh Trung Quốc trỗi dậy hòa bình đang bị hoen ố bởi những cuộc giao tranh quy mô nhỏ kết hợp với việc mở rộng lãnh thổ ở Biển Đông, bao gồm cả các sự cố tại Bãi Gạc Ma và Scarborough. Việc Trung Quốc từ chối ký vào một văn bản ràng buộc pháp lý quy định hoạt động và hành vi ở Biển Đông càng gây mất lòng tin hơn nữa đối với các nước trong khu vực. Bắt đầu từ năm 2000, ASEAN nỗ lực đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử (COC) với Trung Quốc về Biển Đông. Năm 2002 Trung Quốc thay vào đó đã thuyết phục thành công các nước ASEAN ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Mặc dù tuyên bố đó tái khẳng định sự tuân thủ của các bên đối với UNCLOS, tự do hàng hải và hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ, nhưng nó lại là một văn bản mang tính chính trị hơn là pháp lý. Việc thiếu các thủ tục pháp lý đã cho phép Trung Quốc tiếp tục sử dụng chiến lược “bên miệng hố chiến tranh” đối với các nước ASEAN khác để đe dọa họ phải nhượng bộ hơn nữa. Mặc dù Trung Quốc chưa ủng hộ một bộ quy tắc ứng xử, đàm phán đa phương, trọng tài ràng buộc và tự do hàng hải gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc, nhưng Tập Cận Bình lại có những phát biểu khác. “Các quốc gia liên quan trực tiếp nên giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, tham vấn và các biện pháp hòa bình. Chúng tôi ủng hộ tự do hàng hải và các nước tuân thủ luật pháp quốc tế, quản lý bất đồng thông qua đối thoại, thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC và sớm kết thúc thảo luận COC dựa trên cơ sở đồng thuận". Tuy nhiên, trên thực tế thì kể từ khi ký kế DOC vào tháng 11/2002, Trung Quốc đang vi phạm nghiêm trọng DOC khi làm ngơ UNCLOS, liên tục cản trở những nỗ lực của ASEAN để đi đến ký kết COC. Chạy đua vũ trang trong khu vực Điều đáng buồn là, yêu sách và hoạt động quân sự hóa Biển Đông và các tranh chấp lãnh thổ khác với Nhật Bản và Ấn Độ của Trung Quốc đã góp phần dẫn đến cuộc đua vũ trang mới tại một khu vực đang khao khát phát triển kinh tế - xã hội. Các nước trong khu vực không ngừng gia tăng ngân sách quốc phòng và mua sắm những thiết bị tinh vi cho kho vũ khí của mình. Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc năm 2015 tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP và tăng 10,1% so với năm trước, lên đến 145 tỉ USD. Theo Báo cáo thường niên năm 2015 của Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc hiện sở hữu hơn 300 tàu hải quân, nhiều hơn bất kỳ quốc gia châu Á nào khác. Trong số các thiết bị mới mua sắm có 5 tàu ngầm hạt nhân tấn công, 4 tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân, 53 tàu ngầm tấn công diesel, 13 tàu ngầm lớp SONG, 13 tàu ngầm lớp YUAN và 12 tàu ngầm Kilo mua từ Nga. Trung Quốc dự định tiếp tục tăng cường thêm cho đội tàu này trong thập niên tiếp theo, bao gồm 16-25 tàu ngầm diesel tấn công, 7 tàu ngầm lớp YUAN, 4 tàu ngầm tấn công hạt nhân SHANG mới và có thể cả 1 tàu ngầm tấn công hạt nhân mới với tên lửa dẫn đường. Hải quân Giải phóng Nhân dân (PLAN) cũng tích cực củng cố khả năng chiến đấu trên mặt nước, trong đó có đóng thêm 6 tàu khu trục mới. Đã sở hữu 17 tàu khu trục tên lửa Jiangkai II FFG và 31 tàu hộ tống lớp JIANGDAO, Trung Quốc có kế hoạch đóng thêm 5 tàu Jiangkai II và tới 60 tàu hộ tống nữa. Trung Quốc cũng đã xây dựng 3 bến neo đậu mới cho tàu vận tải đổ bộ lớp YUZHAU và đang làm đóng tiếp các tàu đổ bộ YUTING II. Cuối cùng, Trung Quốc đã cho hạ thủy tàu sân bay đầu tiên, Liêu Ninh, trong năm 2012. Hai công ty Trung Quốc cũng công bố kế hoạch xây dựng một tổ hợp có diện tích lên đến 3,2km, bao gồm bến cảng, đường băng, sân đỗ trực thăng, doanh trại và những gì họ gọi là “các căn cứ an ninh toàn diện”. Những “pháo đài nổi” hay “đảo nổi” hiện vẫn còn trong giai đoạn mô hình, nhưng nếu hình thành có thể tăng cường đáng kể sức mạnh của Hải quân PLA và khả năng chiếm giữ Biển Đông của Trung Quốc. Trung Quốc cũng đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự để phô trương sức mạnh ở Biển Đông. Tháng 7/2015, Bắc Kinh tổ chức một cuộc tập trận kéo dài một tuần trong khu vực, sử dụng hơn 100 tàu hải quân và một số máy bay trong cuộc tập trận bắn đạn thật. Trung Quốc cũng nhanh chóng phát triển các khả năng không gian, bao gồm cả các chương trình sản xuất vũ khí tiêu diệt vệ tinh có khả năng vô hiệu hóa vệ tinh thương mại và quân sự của Mỹ sử dụng để chỉ đạo và kiểm soát các liên lạc ngoại giao và quân sự từ xa. Đến thời điểm nào đó, Mỹ có thể sẽ rơi vào tình thế lưỡng nan an ninh - nếu không sử dụng lực lượng quân đội sẽ đánh mất luôn các tài sản đó - đặc biệt, mất khả năng kiểm soát các lực lượng đó do thiếu thông tin liên lạc sau khi Trung Quốc tấn công vào các vệ tinh của Mỹ. Phần lớn để đáp lại sự gia tăng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc, chi tiêu quốc phòng hằng năm của Đông Nam Á sẽ tăng lên tương đối (2 tỉ USD mỗi năm), từ mức 42 tỉ USD trong năm 2015 lên 52 tỉ USD trong năm 2020. Sự gia tăng này hướng đến xây dựng hoặc mua thiết bị hải quân và vũ khí mới. Malaysia đã đặt mua 6 tàu hộ tống từ Tập đoàn DCNS. Thái Lan đặt mua 1 tàu đổ bộ lớp Endurance của Singapore. Việt Nam đã mua 3 tàu ngầm tấn công lớp Kilo của Nga và cũng đặt thêm 3 tàu nữa, đồng thời sẽ mua tàu tuần tra hải quân của Nhật Bản và đang xem xét mua các máy bay chiến đấu phản lực từ Mỹ. Philippines có kế hoạch mua 10 tàu bảo vệ bờ biển mới của Nhật Bản. Gần đây nhất, Indonesia vừa đặt hàng 3 tàu ngầm mới từ một nhà thầu Hàn Quốc. Tháng 9/2015, Indonesia đã công bố kế hoạch tăng cường sự hiện diện vũ trang của mình xung quanh quần đảo Natuna, triển khai ít nhất 2.000 quân và nhiều phương tiện bay không người lái (UAV). Bộ trưởng Quốc phòng Ryamizard Ryacudu cũng dự tính kế hoạch nâng cấp quân đội, bao gồm bổ sung hệ thống radar phòng không tại đảo Rian và mở rộng đường băng và căn cứ không quân tại Ranai để có thể tiếp nhận máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng tấn công của lực lượng không quân. Những đơn đặt hàng vũ khí như vậy của các cường quốc kinh tế nhỏ là tương đối không đáng kể khi so sánh với lực lượng quân đội ấn tượng và ngày càng phát triển của Trung Quốc. Các quốc gia yêu sách nhỏ hơn sẽ dành nhiều hơn nguồn lực hạn chế của mình để phản đối ngoại giao với Trung Quốc và phối hợp quốc phòng, kinh tế, chính trị chặt chẽ hơn với Mỹ và các đồng minh (Xem tiếp kỳ sau) Theo P.V PetroTimes ========================== Chưa có kỳ sau. Nhưng túm lại, những chiến lược gia đẳng cấp quốc tế đang bàn về rủi ro ở hai bài trên. Và đó là những điều lão Gàn đã phân tích từ 8 năm trước theo thời gian Việt lịch. Bây giờ họ mới đang tổng hợp những thực tế có thể nhận thực được một cách trực quan qua việc tổng kết số liệu để bàn về rủi ro. Híc! Lão chờ xem cái "biện pháp" của những chiến lược gia này sẽ bàn như thế nào. Hoặc là lão sẽ im lặng. Hoặc là lão sẽ vạch ra cái sai của họ. Chưa xem mà đã biết là sai! Nhưng lão cứ chém gió trước vậy đó. Nếu những chiến lược gia của các siêu cường liên quan sáng suốt thì mọi việc không tồi tệ như thế này. Bởi vậy, giải pháp để xuất của họ khó có thể đúng.Nhưng lão hứa sẽ chỉ ra cái sai. Hãy chờ xem. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 12, 2015 Lầu Năm Góc vẫn im lặng khó hiểu về việc tuần tra ở Biển Đông Hồng Thủy 17/12/15 05:52 Thảo luận (1) (GDVN) - Sự im lặng của Lầu Năm Góc về các hoạt động thật khó hiểu, nó dẫn đến sự nhầm lẫn không chỉ về những gì đã diễn ra mà còn cả chiến lược của Mỹ. Hồng Thủy ======================== Chẳng có gì là khó hiểu cả. Đây là điều mà lão Gàn đã phát biểu từ lâu rồi: "Nếu Hoa Kỳ cứ đưa máy bay và tàu chiến tuần tra biển Đông và Trung Quốc cứ cực lực phản đối thì "Hòa cả làng". Cho nên, Lầu Năm Góc đang chuẩn bị cho một kế hoạch mới, và họ chưa thể hé lộ điều gì, dù đó là ngài McCain. Xong việc họ sẽ báo cáo với ngài McCain, lúc đó chính ngài McCain cũng....im lặng. Hì. Sau Tết Bính Thân Việt lịch thì biết ngay họ sẽ làm gì. Trung Quốc không dám dùng vũ lực ngăn tuần tra biển Đông 18/12/2015 09:41 GMT+7 TTO - Trao đổi với Tuổi Trẻ, Giáo sư Carl Thayer nhận định Trung Quốc sẽ không dám dùng vũ lực cản trở các cuộc tuần tra trên biển Đông. Máy bay tuần tra P-3 Orion của không quân hoàng gia Úc - Ảnh: AFP Ngày 18-12, Bộ Quốc phòng Úc tuyên bố Úc sẽ tiếp tục tuần tra biển Đông bất chấp sức ép từ Trung Quốc. Sau khi Bộ Quốc phòng Úc xác nhận việc triển khai máy bay bay tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trên biển Đông, Trung Quốc đã phản ứng dữ dội. Tờ Thời báo Hoàn Cầu đe dọa máy bay quân sự Úc “không nên thử lòng kiên nhẫn của Trung Quốc”, nếu không có thể sẽ bị bắn rơi. Ngày 17-12, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne khẳng định chính quyền Canberra sẽ không lùi bước trước những cảnh báo hiếu chiến của Bắc Kinh. Bà Payne mô tả các chuyến bay tuần tra của không quân Úc giúp bảo vệ an ninh và ổn định khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne khẳng định nước này sẽ tiếp tục tuần tra biển Đông - Ảnh: Reuters Trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc cho rằng chiến dịch tuần tra của cả quân đội Mỹ và không quân Úc trên biển Đông là vẫn chưa đủ mạnh mẽ để răn đe Trung Quốc. * Theo giáo sư, quân đội Mỹ và Úc cần phải tuần tra trên biển Đông như thế nào để đảm bảo tính hiệu quả? Theo Công ước Luật biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), các đảo nhân tạo chỉ có vùng an toàn 500 m chứ không có không phận và không có vùng lãnh hải 12 hải lý. Việc lực lượng Mỹ và Úc tuần tra ngoài vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo là phản tác dụng bởi hành động đó dẫn tới sự hiểu lầm rằng các đảo nhân tạo của Trung Quốc là đảo thật theo luật pháp quốc tế. Để khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông, quân đội Mỹ và Úc cần lập tức triển khai máy bay bay trên đầu các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép và đưa tàu đi vào vùng an toàn 500 m quanh các đảo này. * Liệu quân đội Úc có sẵn sàng hành động mạnh mẽ như vậy? Úc không có một chương trình tự do hàng hải chính thức tương tự như Mỹ. Quân đội Úc đã đưa máy bay quân sự đến biển Đông từ ba thập kỷ qua. Và chính phủ Úc sẽ tiếp tục triển khai máy bay và tàu chiến tới biển Đông trong thời gian tới theo các kế hoạch cụ thể. Đến nay Úc lựa chọn thực hiện bảo vệ tự do hàng hải một cách lặng lẽ. Úc biết Trung Quốc hiểu điều đó, và Trung Quốc biết Úc đang làm gì. Việc chuyến bay tuần tra của không quân Úc được phóng viên BBC công bố là diễn biến mới buộc chính phủ Úc phải công khai hơn, mạnh mẽ hơn về các cuộc tuần tra trên biển Đông để công chúng Úc và cộng đồng quốc tế hiểu rõ. * Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào trước những cuộc tuần tra kế tiếp? Liệu Bắc Kinh có dám gây hấn và đối đầu? Trung Quốc sẽ tiếp tục đưa ra tuyên bố phản đối như thường lệ. Hải quân Trung Quốc trên tàu chiến gần các đảo nhân tạo trái phép sẽ tiếp tục gửi thông điệp cảnh báo tới máy bay Úc. Nhưng máy bay Úc sẽ tiếp tục bay tuần tra bất chấp những cảnh báo đó. Tình huống này sẽ còn kéo dài trong tương lai. Và sẽ đến lúc hải quân Trung Quốc chấp nhận phớt lờ, ngừng cảnh báo và máy bay Úc bay tuần tra thoải mái. Chắc chắn Bộ Ngoại giao Trung Quốc sẽ lớn tiếng chỉ trích Úc. Vấn đề là quân đội Trung Quốc không có máy bay quân sự ở biển Đông để chặn đầu máy bay Úc. Do đó nguy cơ đối đầu là rất nhỏ. Trung Quốc có tàu chiến hoạt động gần các đảo nhân tạo trái phép, do đó khả năng đụng độ trên biển là có thể xảy ra, nhưng không lớn. Cả Úc và Trung Quốc đều có thỏa thuận về Quy tắc đối đầu ngoài ý muốn trên biển (CUES). Một nguyên nhân nữa là hiệp ước ANZUS giữa Úc và Mỹ kêu gọi sự tham vấn và hỗ trợ tức thời nếu lực lượng vũ trang của một trong hai quốc gia bị tấn công ở Thái Bình Dương. Đây là vũ khí mạnh mẽ giúp ngăn chặn Trung Quốc thực hiện các hành động liều lĩnh, gây hấn trên biển Đông. * Sau sự kiện Úc bay tuần tra biển Đông, báo chí Nhật cũng đã kêu gọi chính phủ Tokyo hành động tương tự. Liệu Nhật sẽ tiếp bước Mỹ và Úc? Nhật sẽ thận trọng. Quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo đã có sự tiến triển thời gian qua. Hai bên vừa thảo luận về cơ chế giảm thiểu nguy cơ đối đầu trên không và trên biển. Nhưng nếu Trung Quốc có hành vi liều lĩnh, hiếu chiến trên biển Đông thì nhiều khả năng Mỹ, Úc và Nhật sẽ thảo luận chiến lược hành động để bảo vệ tự do hàng hải trên biển Đông. HIẾU TRUNG ===================== * Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào trước những cuộc tuần tra kế tiếp? Liệu Bắc Kinh có dám gây hấn và đối đầu? Trung Quốc sẽ tiếp tục đưa ra tuyên bố phản đối như thường lệ. Hải quân Trung Quốc trên tàu chiến gần các đảo nhân tạo trái phép sẽ tiếp tục gửi thông điệp cảnh báo tới máy bay Úc. Nhưng máy bay Úc sẽ tiếp tục bay tuần tra bất chấp những cảnh báo đó. Tóm lại là: "Cực lực phản đối". Lão Gàn bít lâu rùi mừ. Hì. Bởi vậy mới có vấn đề: Cho nên, Lầu Năm Góc đang chuẩn bị cho một kế hoạch mới, và họ chưa thể hé lộ điều gì, dù đó là ngài McCain. Xong việc họ sẽ báo cáo với ngài McCain, lúc đó chính ngài McCain cũng....im lặng. Hì. Sau Tết Bính Thân Việt lịch thì biết ngay họ sẽ làm gì. Tức là họ đang chiển bị cho vấn đề này: Nhưng nếu Trung Quốc có hành vi liều lĩnh, hiếu chiến trên biển Đông thì nhiều khả năng Mỹ, Úc và Nhật sẽ thảo luận chiến lược hành động để bảo vệ tự do hàng hải trên biển Đông.Giáo sư Carl Thayer Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 12, 2015 Hé lộ những loại vũ khí không gian tuyệt mật của Trung Quốc Thứ sáu, 18/12/2015 - 20:00 Lầu Năm Góc từng tuyên bố: "Trung Quốc đang sở hữu chương trình không gian chín muồi nhanh nhất thế giới". >> Lo ngại Trung Quốc, Mỹ - Nhật tăng cường giám sát hàng hải từ trong không gian >> "Chiến tranh Lạnh" ngoài không gian giữa Mỹ-Trung-Nga Tuy vậy, bản chất của những sự phát triển đang khiến nhiều chuyên gia đặt câu hỏi hoài nghi rằng ý định thực sự mà chính quyền Trung Quốc đang triển khai trên vũ trụ là gì? Một trong những vấn đề then chốt là những thí nghiệm của Trung Quốc với các vũ khí không gian. Trung Quốc đã từng thử nghiệm một vài vũ khí dạng này. Mỹ tỏ ra quan ngại về việc Chính phủ Trung Quốc đang "tiếp tục phát triển các công nghệ không gian hủy diệt" và có thể "đe dọa nền hòa bình vũ trụ cho tất cả các quốc gia khác", dẫn thông cáo thường niên năm 2015 của Lầu Năm Góc đối với "Những phát triển an ninh và quân sự của Chính phủ Trung Quốc". Những chương trình này đang đặc biệt gây lo ngại cho phía Mỹ. Một phần quan trọng của sức mạnh quân sự hiện đại dựa trên các vệ tinh - từ định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) và thông tin liên lạc cho đến các hệ thống cảnh báo sớm. Sự phát triển vũ khí của Trung Quốc tập trung vào việc vô hiệu hóa hoặc hủy diệt các vệ tinh - theo báo cáo của Lầu Năm Góc, là "không phù hợp với các tuyên bố công khai của Trung Quốc về việc sử dụng vũ trụ vì các mục đích hòa bình". Tên lửa mang theo tàu thăm dò mặt trăng được phóng đi từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương (Tứ Xuyên) vào ngày 2-12-2013. Chính phủ Trung Quốc đang phát triển các loại vũ khí hủy diệt hoặc vô hiệu hóa vệ tinh. Những thử nghiệm khét tiếng nhất đã được diễn ra vào tháng Giêng năm 2007 khi Chính phủ Trung Quốc phóng một tên lửa và hủy diệt một trong các vệ tinh của họ. Tuy nhiên, hôm nay, các vũ khí không gian đã vượt xa ranh giới tên lửa bao gồm những loại vũ khí năng lượng và thiết bị làm nhiễu vệ tinh. Thêm nữa là chương trình vũ khí không gian thật sự đang gây mối ngờ vực, các báo cáo hàn lâm quân sự của Trung Quốc thường công bố trấn an đại loại như "không có bất kỳ chương trình chống vệ tinh bổ sung đã được thừa nhận công khai". Tuy vậy, trong các tài liệu quân sự thì "nhấn mạnh về sự cần thiết phải hủy hoại, phá hỏng và can thiệp vào các vệ tinh thông tin và trinh sát của đối phương". Thông cáo thường niên của Trung Quốc chỉ rõ "Chính phủ Trung Quốc có thể nhắm mục tiêu chuyển hướng và các vệ tinh cảnh báo sớm, các chương trình được thiết kế để "làm mù và điếc đối phương"". Suy nghĩ của chính quyền Trung Quốc có thể nói trắng ra là hủy diệt hoặc bắt giữ các vệ tinh cũng như những thiết bị cảm biến khác, nhằm "làm kiệt quệ" một đối thủ chủ động trên chiến trường cũng như gây khó khăn cho họ khi triển khai hiệu quả các loại vũ khí dẫn đường chính xác". Trong khi giới chuyên gia quốc phòng lên tiếng cảnh báo về sự phát triển vũ khí không gian của Trung Quốc trong các năm qua, thì vấn đề mấu chốt ở đây là tin tức chính thống. Bộ chỉ huy không gian Mỹ (AFSC) gần đây đã phá vỡ sự im lặng bằng việc công chiếu một tập tài liệu trong chương trình "60 phút" vào ngày 26-4-2015, trong đó giới chức quân sự cao cấp của Mỹ lên tiếng cảnh báo các vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc, và tuyên bố rằng Chính phủ Trung Quốc là một mối đe dọa quân sự. Ông William Triplett, cựu trưởng cố vấn của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ (SFRC), là một chuyên gia về an ninh quốc gia, đã phát biểu với hãng tin Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn trước đó rằng: "Sự phát triển quan trọng hơn là sự hiện diện của nó. Có khi nào đó, vào phút cuối, chính quyền Mỹ ra phát biểu khẳng khái mà rằng Trung Quốc là một mối đe dọa quân sự. Tôi cho rằng phát biểu này là điều hiển nhiên". Một nhân viên bảo vệ đang đứng cạnh mô hình các loại tên lửa được trưng bày tại Bắc Kinh vào ngày 24-9-2013. Trong khi đó chỉ vài tuần trước khi chiếu chương trình "60 phút", vào ngày 14-4-2015, Trung tướng Jay Raymond của AFSC đã lên tiếng cảnh báo rằng chương trình chiến tranh không gian của Chính phủ Trung Quốc - như là một phần của Hội nghị không gian ở Colorado Springs, "Chẳng chóng thì chầy, các vệ tinh trong quỹ đạo sẽ bị thu giữ hết. Điều tôi muốn nhấn mạnh là chương trình chống vệ tinh (ASAT) đang thật sự là mối đe dọa. Tôi khẳng định đây là đề tài nóng". Một trong những lý do chủ chốt lý giải tại sao các chương trình chống vệ tinh của Trung Quốc khiến gây quan ngại sâu sắc cho giới chức Mỹ, chính là Mỹ đang đặt mục tiêu chống lại những chương trình này. Chính quyền Trung Quốc phân loại những loại vũ khí chống vệ tinh là 2 loại ít được biết đến nhất, gồm "Chùy ám sát" và "Lá bài Trump". Một báo cáo từ Trung tâm tình báo mặt đất quốc gia Mỹ (NGIC) được giải mật vào năm 2011 có đoạn "Những loại vũ khí hiện đại (2 loại tối mật) sẽ cho phép lực lượng công nghệ thấp của Trung Quốc làm chủ trước lực lượng công nghệ cao của Mỹ trong một cuộc xung đột cục bộ...". Phía Mỹ đặt giả thuyết rằng, trong trường hợp các vũ khí chống vệ tinh sẽ cho phép Trung Quốc vô hiệu hóa các hệ thống vũ khí công nghệ cao của Mỹ mà quân đội Mỹ không thể "đánh hơi" được, sân chơi sẽ được san bằng. Theo Nguyễn Thanh Hải (tổng hợp) Cảnh sát toàn cầu ========================= Bởi vậy, bể Đông chỉ là cái cớ thui. Một cái cớ chính đáng với Hoa Kỳ. Lão đã nói lâu rồi. Cuối năm tới, mọi chuyện liên quan đến bề Đông sẽ rõ ràng và không còn cần khả năng tiên tri. Cho nên, sau 10/ 3 Bính Thân, nếu những cố gắng cuối cùng của lão Gàn nhằm xác định cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến không có những tín hiệu tích cực, theo những tiêu chí của tri thức khoa học hiện đại, như: Hội thảo, tranh luận công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng, sách vở in ấn liên quan.... để đi đến chính thức được công nhận, thì lão sẽ cáo lỗi với tổ tiên để "tập hợp lớn nhất trong tất cả mọi tập hợp và không có một tập hợp nào lớn hơn nó" quyết định vấn đề. Lúc ấy sẽ không còn cơ hội để đối thoại nhân danh khoa học. Híc! Nhà tiên tri Vanga nói - Đại ý: "Cái đáng sợ nhất không phải cái hữu hình. Mà là cái vô hình". Cái vô hình nói theo khoa học hiện đại là "vật chất tối" đấy. Vừa rồi báo đăng Tàu mới phóng vệ tinh để khám phá vật chất tối trong vũ trụ. Điếu mựa! Thật là chuyện bi hài, còn tệ hơn với việc đi tìm "Hạt của Chúa". Chỉ có những đám dốt nát - "Dở hơi, nhưng biết bơi" - mới phung phí tiền bạc vào việc vô bổ như vậy. Vậy mà cũng xưng xưng là chủ nhân của Lý học Đông phương. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 12, 2015 Nhóm nữ gợi cảm Moranbong hủy diễn vì “lời bài hát chống Mỹ” 18/12/2015 18:53 GMT+7 TTO - Một nguồn tin thân cận với cả hai phía Triều Tiên và Trung Quốc tiết lộ nhóm nhạc nữ Moranbong hủy buổi diễn sau khi giới chức Trung Quốc chỉ trích lời ca khúc của họ là “chống lại Mỹ”, Hãng tin Reuters cho hay hôm 18-12. Các thành viên trong nhóm nhạc Moranbong. Ảnh: Reuters Theo kế hoạch, nhóm nhạc Moranbong sẽ biểu diễn trong chương trình hôm 12-12 tại Nhà hát lớn quốc gia ở Bắc Kinh nhằm tăng cường mối quan hệ giữa hai nước Trung Quốc và Triều Tiên. Tuy nhiên, các thành viên của nhóm này bất ngờ rời khỏi sân bay Bắc Kinh và quay về Bình Nhưỡng chỉ vài giờ trước khi chương trình văn nghệ mà họ dự kiến tham gia chính thức diễn ra. Nguồn tin nói với Reuters rằng bộ phận kiểm duyệt nội dung tại Trung Quốc đã không chấp thuận cho các cô gái biểu diễn bài hát trong đó có đoạn miêu tả Mỹ là “con sói tham vọng”, đồng thời tôn vinh cuộc chiến tranh năm 1950-53. “Trung Quốc không yêu cầu đổi lời bài hát, nhưng bên phía kiểm duyệt lại không chấp thuận cho biểu diễn”, người này nói và yêu cầu được giấu tên vì tính chất tế nhị của vấn đề. “Quan điểm của Trung Quốc là bài hát đó sẽ làm phật lòng nước Mỹ một cách không cần thiết”. Nguồn tin cũng nói thêm rằng khi giới chức Trung Quốc không phê duyệt lời bài hát, nhóm Moranbong lên tiếng phản đối, không chịu đổi lời và quay về Bình Nhưỡng sau khi đã tham vấn trực tiếp với Chủ tịch Kim Jong Un. Các thành viên của nhóm nhạc do chính Chủ tịch Kim Jong-Un chọn lựa. Ảnh: soompi Cho đến nay, phía Triều Tiên vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về hành động của nhóm nhạc nữ. Thành lập năm 2012, Moranbong là một trong những nhóm nhạc nổi tiếng nhất tại Triều Tiên, với khả năng chơi nhiều loại nhạc cụ, trong đó có violon điện. Các thành viên của nhóm nhạc do chính Chủ tịch Kim Jong-Un chọn lựa và thường xuyên biểu diễn phục vụ Chủ tịch Kim cùng các quan chức Triều Tiên. Buổi diễn dự kiến ở Trung Quốc là lần đầu tiên nhóm nhạc Moranbong ra nước ngoài trình diễn. Rất tiếc buổi diễn lại bị hủy giờ chót. Trang Tân Hoa Xã hôm 13-12 cho biết nguyên nhân là vì “các vấn đề về giao tiếp trong quá trình làm việc”. Thành lập năm 2012, Moranbong là một trong những nhóm nhạc nổi tiếng nhất tại Triều Tiên. *Moranbong: nhóm nhạc nữ gợi cảm do Kim Jong-Un thành lập BÌNH MINH (Theo Reuters) ============================ Lại một chiêu trò mới của Tàu, muốn tỏ vẻ ta đây thân thiện với Mỹ. Điếu mựa! Ngay cả cái ban nhạc này đứng trước cửa Nhà Trắng hát bài này, có khi ngài Obama còn ra xem và vỗ tay, mặc dù ông ta không vừa lòng về nội dung. Ngay cả ông Uông Dương phó chủ tịch Trung Quốc, tuyên bố ủng hộ Hoa Kỳ là bá chủ thế giới, mà còn chưa ăn thua, huống chi chỉ là cản trở một bài hát chống Mỹ. Muốn Hoa Kỳ hài lòng vì tính hữu nghị Trung Mỹ thì không phải cấm ban nhạc này hát bài chống Mỹ. Híc. Đúng là vớ vẩn thật. Một tầm nhìn chính trị rất tiểu tiết. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 12, 2015 Mỹ tập trận hạt nhân quy mô lớn với phi đội ném bom hiện đại Thứ bảy, 19/12/2015 - 14:21 Dân trí Sputnik ngày 19/12 đưa tin Tư lệnh tác chiến Không quân Mỹ (gọi tắt AFGSC) mới đây vừa tổ chức một cuộc tập trận hạt nhân quy mô lớn tại căn cứ không quân Maxwell, bang Alabama, miền nam nước Mỹ, nhằm đánh giá khả năng tác chiến trước các thách thức trong tương lai. Phi đội Thái Bình Dương của Mỹ (Ảnh: Sputnik) Cuộc tập trận nhằm đánh giá khả năng tác chiến của AFGSC trong một giả thiết xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân cũng như đánh giá các sứ mệnh thông thường cho tới các nhiệm vụ liên quan đến vũ khí hạt nhân. “Chúng tôi muốn đánh giá toàn diện các khả năng tác chiến và kiểm tra xem liệu chúng tôi có thu về các kết quả xứng đáng so với mong đợi hay không,” Trung tướng Ferdinand Stoss, Giám đốc phụ trách kế hoạch và chương trình thuộc AFGSC, cho biết trong một cuộc phỏng vấn đăng trên Tạp chí Defense News số ra ngày 9/12. Theo Sputnik, kế hoạch hiện đại hóa hạt nhân thuộc Không quân Mỹ bao gồm việc phát triển thế hệ máy bay ném bom tiếp theo, nâng cấp phi đội các máy bay ném bom tàng hình B-1, B-52 và B-2, thay thế các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III cùng với hệ thống tên lửa đánh chặn chiến lược trên bộ. Giả thiết đặt ra cho một cuộc chiến xảy ra vào năm 2030, các máy bay B-52 thuộc Không quân Mỹ được nâng cấp với hệ thống thông tin liên lạc Link 16, hệ thống radar, các loại vũ khí được cải thiện và động cơ được cải tiến với công suất hoạt động tăng lên 25%, theo Tạp chí Defense News. Tất cả các máy bay ném bom B-1 cũng được hoàn tất việc nâng cấp khả năng đồn trú tác chiến tích hợp (IBS) cùng hệ thống thông tin đường truyền dẫn số liệu hiện đại và các thiết bị được nâng cấp cùng động cơ. Ngoài ra, Không quân Mỹ mới đây hiện đại hóa tất cả các máy bay ném bom B-2 với hệ thống quản lý phòng thủ mới gồm thiết bị xử lý đồ họa mới và các ăng ten tân tiến. Trong cuộc tập trận trên, tư lệnh các phi đội nhận định các máy bay B-52 sẽ được dùng cho tới năm 2050 và xa hơn nữa, Trung tướng Stoss phát biểu. Vũ Duy Theo Sputni Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 12, 2015 Nguy cơ chiến tranh Biển Đông át cả khủng bố,10 tỉ đô Bắc Kinh hứa không che nổi Hồng Thủy 23/11/15 06:54 Thảo luận (9) (GDVN) - Một cuộc chiến tranh sẽ bắt đầu nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục những gì đã làm ở Biển Đông. Trung Quốc sẽ phải suy nghĩ lại cách tiếp cận vấn đề Biển Đông Malaysia cho hải quân Trung Quốc sử dụng cảng ngay sát Trường Sa Mỹ muốn các bên cùng vạch mặt cường quốc bất chấp luật pháp quốc tế ở Biển Đông Sky News ngày 23/11 đưa tin, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull trong cuộc tiếp xúc song phương với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bên lề hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Kuala Lumpur, Malaysia hôm qua 22/11 đã nói, một cuộc chiến tranh sẽ bắt đầu nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục những gì đã làm ở Biển Đông. Ông Lưu Chấn Dân, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục thách thức công luận và luật pháp quốc tế, ảnh: Reuters. Yêu sách lãnh thổ (vô lý, phi pháp và bành trướng) của Trung Quốc đã trở thành chủ đề thống trị tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á ngày Chủ Nhật Nikkei Assian Review ngày 22/11 nhận định, chủ đề căng thẳng leo thang trên Biển Đông đã át cả mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố đối với nhân loại hiện nay. Thủ tướng Úc Turn Bull cảnh báo ông Lý Khắc Cường, hãy thận trọng kéo sẽ rơi vào "cái bẫy Thucydides". Theo AFR, Thủ tướng Úc đã nhắc lại tuyên bố công khai của mình trước đây khi hội đàm với ông Lý Khắc Cường rằng, tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc là một trong những chính sách phản tác dụng và chỉ thúc đẩy các bên yêu sách nhỏ hơn tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ, như Brunei, Malaysia, Việt Nam và Đài Loan. AFR nhận xét, bản thân Trung Quốc đã cảm nhận rõ rệt mình bị cô lập trong vấn đề Biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Thổ Nhĩ Kỳ tuần trước cũng như cuộc họp APEC tại Philippines, hội nghị thượng đỉnh Đông Á tuần này tại Malaysia. Hội nghị thượng đỉnh Đông Á năm nay mà Trung Quốc là một thành viên tham dự đã kêu gọi tất cả các bên: "Giải quyết tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng biện pháp hòa bình mà không đe dọa sử dụng vũ lực, thông qua hiệp thương hữu nhgị, đàm phán của các quốc gia có (yêu sách) chủ quyền liên quan trực tiếp...Các bên cần kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp tình hình hoặc gia tăng tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định". AFR bình luận, chính Trung Quốc đã tạo ra những căng thẳng bằng việc xây dựng, bồi lấp các hòn đảo nhân tạo (bất hợp pháp) trên Biển Đông để sau đó mở rộng yêu sách lãnh thổ (vô lý, phi pháp) của mình cả về hàng không lẫn hàng hải như với một hòn đảo tự nhiên. Trung Quốc vẫn tiếp tục ngụy biện và thách thức dư luận Reuters ngày 22/11 dẫn lời ông Lưu Chấn Dân, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc từ Kuala Lumpur nói rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng các căn cứ quân sự và dân sự trên đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp, xây dựng (bất hợp pháp) trên Biển Đông, chỉ 1 ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi ngưng quân sự hóa trên các vùng biển (Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp. Thậm chí Bắc Kinh còn cáo buộc Washington "khiêu khích chính trị"?! "Xây dựng và duy trì các căn cứ quân sự cần thiết là điều cần làm đối với quốc phòng Trung Quốc và đối với việc bảo vệ các hòn đảo và bãi đá", ông Lưu Chấn Dân được báo chí dẫn lời thách thức. Ông Dân cho biết, Trung Quốc có kế hoạch tiếp tục mở rộng và nâng cấp "các cơ sở dân sự trên các đảo (nhân tạo)" với cái cớ phục vụ tốt hơn cho tàu thương mại, tàu cá, tìm kiếm cứu nạn và dịch vụ công. Đá Chữ Thập, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đoạt, chiếm đóng, bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa bất hợp pháp, đe dọa an ninh khu vực. Theo Reuters, phát biểu của ông Lưu Chấn Dân là một trong những tuyên bố mạnh miệng nhất về quan điểm của Trung Quốc liên quan đến Biển Đông. Xung quanh hoạt động tuần tra đảm bảo an ninh, tự do hàng hải hàng không trên Biển Đông mà hải quân Hoa Kỳ tiến hành thời gian qua, ông Lưu Chấn Dân cho rằng nó đã "vượt ra ngoài khuôn khổ của tự do hàng hải". Tuy nhiên ông không giảit thích khuôn khổ của tự do hàng hải là gì, đến đâu, dựa trên điều khoản nào của luật pháp quốc tế. Không giải thích được căn cứ pháp lý cho lập luận của mình, ông Lưu Chấn Dân nói bừa rằng đó là một sự khiêu khích chính trị với mục đích thử thách khả năng đáp trả của Trung Quốc?! Phụ họa cho lập luận này, xã luận Tân Hoa Xã ngày 22/11 "gắp lửa bỏ tay người" khi bình luận: "Những nước ngoài Biển Đông không nên thổi bùng lên căng thẳng trong khu vực", trong khi chính Trung Quốc mới là tác nhân gây căng thẳng leo thang trên Biển Đông. Tân Hoa Xã cho biết, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á rằng tất cả các nước nên tiến hành các hoạt động duy trì tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông "phù hợp với luật pháp quốc tế", nhưng không nói rõ phù hợp với điều khoản nào, và nếu hoạt động này đã vi phạm luật pháp quốc tế thì vi phạm điều khoản nào. Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc khẳng định Biển Đông "vẫn bình yên" và điều kiện tiên quyết để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông theo Tân Hoa Xã không phải là Trung Quốc phải dừng ngay các hoạt động leo thang bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp, mà đòi Mỹ ngừng khuyến khích "bên yêu sách nào đó" làm nóng vấn đề, rút các hoạt động can thiệp vào Biển Đông để Trung Quốc "đàm phán trực tiếp" với các bên liên quan. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cũng phải lên tiếng Theo VOA Hoa Kỳ, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon ngày 22/11 đã thúc giục các bên kiềm chế sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ tiếp tục xây dựng các căn cức quân sự và dân dự ở Biển Đông: "Về các tuyên bố chủ quyền trái ngược nhau trên Biển Đông, tôi đã nhất quán nói rằng tất cả các bên cần phải kiềm chế và xử lý tranh chấp một cách hòa bình thông qua đối thoại và theo luật pháp quốc tế". Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, ảnh: AP. The Straits Times ngày 23/11 cho biết, các nhà lãnh đạo dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á hôm qua nhấn mạnh sự cần thiết để tất cả các bên xử lý tranh chấp lãnh thổ - hàng hải trên Biển Đông một cách hòa bình và không làm nóng thêm bầu không khí trong khu vực. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long kêu gọi các bên phải tuân theo các nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp và tính ưu việt của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Ông cũng kêu gọi các bên kiềm chế tối đa các hành động khiêu khích hoặc sử dụng vũ lực, cam kết các biện pháp ngăn ngừa xung đột và phi quân sự hóa trên các thực thể ở Biển Đông. Để tránh Trung Quốc bị mất mặt, Thủ tướng Singapore kêu gọi "các bên", nhưng trên thực tế chỉ có Trung Quốc là đã và đang tiếp tục có hành động leo thang, vi phạm luật pháp quốc tế trên Biển Đông. Ngay trước áp lực và lo ngại của dư luận, họ vẫn tiếp tục thách thức luật pháp quốc tế qua phát biểu của ông Lưu Chấn Dân - PV. Thủ tướng Singapore đã khéo léo nhắc lại cam kết của ông Tập Cận Bình rằng Trung Quốc sẽ tôn trọng và phát huy tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông. Ông Lý Hiển Long nói rằng điều đó rất đáng hoan nghênh, đồng thời thúc giục luôn Trung Quốc và ASEAN bắt đầu thảo luận về cơ cấu, yếu tố của bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) cũng như quy tắc ứng xử trong các cuộc chạm trán bất ngờ giữa các lực lượng hải quân, một bước đi tích cực để xây dựng lòng tin. Trong bài phát biểu riêng biệt, Thủ tướng Malaysia Najib Razak nói với báo chí tối qua rằng đã có sự đồng thuận giữa các nước tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á rằng, Biển Đông cần được xử lý theo các phương pháp không làm leo thang căng thẳng. Tất cả các nước bao gồm Trung Quốc đồng ý rằng không nên có bất kỳ sự can thiệp nào vào tự do hàng hải và hàng không. Tổng thống Philippines Aquino thì nói, thế giới sẽ theo dõi xem liệu Trung Quốc có hành xử như một cường quốc có trách nhiệm như thế nào đối với phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực PCA xung quanh vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc áp dụng và giải thích sai UNCLOS ở Biển Đông với đường lưỡi bò phi lý, theo South China Morning Post. 10 tỉ USD Trung Quốc hứa cho ASEAN vay cũng không bịt được căng thẳng Biển Đông South China Morning Post ngày 23/11 bình luận, Trung Quốc đã sử dụng cả cây gậy và củ cà rốt tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á khi hứa hẹn sẽ cho vay 10 tỉ USD để các nước Đông Nam Á đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trong khi tiếp tục bảo lưu quan điểm bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông. Tuy nhiên "chất làm ngọt" 10 tỉ USD không thể xóa bỏ được lo ngại của khu vực về nguy cơ leo thang xung đột trên Biển Đông, tờ báo Hồng Kông bình luận. Kết thúc hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết một số nước vẫn đặc biệt lo ngại về vụ bồi lấp đảo nhân tạo. Ông Lưu Chấn Dân công bố khoản vốn vay tổng trị giá 560 triệu USD hỗ trợ các nước ASEAN trong năm tới. South China Morning Post nhận xét, Trung Quốc đang tìm cách thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ hơn về kinh tế, cố gắng sửa chữa mối quan hệ đã "sờn đi" vì mâu thuẫn trên Biển Đông như Philippines và Việt Nam. Theo Nikkei Asian Review ngày 22/11, phát biểu trước hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Tổng thống Philippines nói: "Chúng tôi đã được yêu cầu không có hành động nào để gây ra sự cố, và chúng tôi đã đồng ý nỗ lực giảm căng thẳng. Tuy nhiên các sự cố vẫn leo thang không ngừng". Ông tố cáo, gần đây nhất một tàu khu trục nhỏ Trung Quốc số hiệu 517 đã cắt mũi, khiêu khích một tàu khảo sát nghiên cứu theo hợp đồng với chính phủ Philippines ở vùng biển chỉ cách đảo Palawan 40 hải lý. Tổng thống Indonesia Joko Widodo lên tiếng đề nghị các bên nên "thống nhất khải niệm" về tự do hàng hải. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định với báo giới sau hội nghị: "Chúng tôi đã có thể đảm bảo sự thống nhất trong khái niệm về tự do hàng hải". Hồng Thủy ===================== Trong "Lời tiên tri Ất Mùi 2015" Lão Gàn xác định rằng: Cuối năm nay bể Đông rất căng thẳng. Nhưng chưa có chiến tranh. Cho đến giờ này, còn hơn một tháng nữa sẽ hết năm Ất Mùi Việt lịch, lời tiên tri của lão Gàn đã đúng. Nhưng - kể từ khi Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam và lão Gàn viết bài: "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn để biển Đông" - mọi chuyện đang nóng dần lên trong các tuyên bố chính thức và không chính thức. Chẳng phải ngẫu nhiên mà lão Gàn gắn liền vấn đề cội nguồn Việt sử với biển Đông và mọi chuyện diễn ra từ 2008 đến nay vẫn chưa sai. Rầu qúa! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 12, 2015 Nhà ngoại giao Phạm Nguyên Long: Không chỉ Mỹ, Úc mà Nhật, Ấn cũng sẽ 'tuần tra Biển Đông'! 07:24 | 18/12/2015 “Trung Quốc sẽ phải đối phó với cả một ASEAN và tứ giác do Mỹ đứng đầu. Rồi tới đây, không chỉ là máy bay, tàu chiến của Mỹ, Úc vào tuần tra Biển Đông mà còn có thể cả Nhật Bản, Ấn Độ cũng sẽ hiện diện ở khu vực này”, Nhà ngoại giao Phạm Nguyên Long nhấn mạnh. Sự kiện Úc đưa máy bay trinh sát tuần tra gần các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đã và đang gây sự quan tâm đặc biệt của các học giả. Dưới góc độ của Nhà nghiên cứu ngoại giao, ông Phạm Nguyên Long (Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á) đã dành cho Báo điện tử PetroTimes cuộc trao đổi về tình hình Biển Đông cuối năm nay cũng như diễn biến từ các bên liên quan. Mỹ đã hình thành 1 tứ giác ngăn chặn Trung Quốc? Hãng tin BBC vừa qua đưa tin, phóng viên Wingfield – Hayes của hãng này ngồi trên một máy bay dân sự của Philippines đã phát hiện máy bay của Úc bay tuần tra các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Theo phóng viên này, thông qua tín hiệu vô tuyến đã nghe thấy hải quân Úc nhiều lần nói họ đang thực hiện quyền tự do đi lại trong khu vực biển quốc tế nhưng không được phía Trung Quốc phản hồi. Máy bay trinh sát P-3 Orion của không quân Úc. Nhận định về sự kiện này, ông Phạm Nguyên Long cho rằng: “Úc có nhiều lý do để làm như vậy ở thời điểm này. Thứ nhất là trên bình diện ngoại giao. Ở các hội nghị quan trọng của thế giới thì Trung Quốc đều bị các nước lên án vấn đề bồi lấp trái phép đảo nhân tạo ở Biển Đông. Thứ hai, hiệu quả các chuyến thăm của ông Tập Cận Bình trong năm nay như tới Mỹ, Việt Nam, Singapore hay Anh thì đều không như mong muốn, nếu không muốn nói là thất bại. Ví dụ gần đây nhất, là việc Singapore đồng ý cho Mỹ đồn trú máy bay trinh sát P-8 Poseidon trong khuôn khổ chuyến thăm kéo dài 4 ngày (6 – 10/12) của Bộ trưởng Quốc phòng Singapore đến Wasington”. Theo vị chuyên gia ngành ngoại giao này, Mỹ đã thành công trong việc dần cho ra đời một liên minh để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông và Châu Á – Thái Bình Dương. “Mỹ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, nhờ vào các mô hình liên kết với nhiều nước trong việc đối phó với một Trung Quốc ngày càng ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế. Hay chính xác hơn là Mỹ đã hình thành một tứ giác gồm Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và Mỹ trở thành một đối trọng vượt trội trong việc chống lại sự bành trướng của Trung Quốc”, ông Long phân tích. Lý thuyết đơn cực – đa cực của Mỹ và Trung Quốc? Trong bối cảnh quốc tế và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang diễn biến phức tạp như hiện nay, ông Phạm Nguyên Long cũng đề cập tới lý thuyết thế giới đơn cực – đa cực của cả Mỹ và Trung Quốc. “Lý thuyết của Mỹ cho rằng, trật tự khu vực là đa cực và trật tự thế giới phải là đơn cực do Mỹ đứng đầu. Và Mỹ sẽ giữ vai trò quan trọng trong các trật tự khu vực. Ông Phạm Nguyên Long. Còn Trung Quốc, họ đòi trật tự thế giới phải là đa cực và Trung Quốc sẽ là một trong số các cực đó. Và ở Châu Á – Thái Bình Dương, chỉ Trung Quốc là cực duy nhất ở trật tự khu vực này”, ông phân tích. Vị chuyên gia ngành ngoại giao cũng nhận định, với tình hình hiện nay cho thấy một điều rằng, những dự đoán của các nhà hoạch định chiến lược Mỹ từ những thập kỷ trước là rất sát thực tế. Ông nói: “Trong một tài liệu viết năm 2005 của tác giả Alexander Adler có dự đoán và đề cập tới vấn đề, Trung Quốc đang dần trở thành một mối đe dọa tới lợi ích của Mỹ ở khu vực Châu Á – TBD. Ngay cả các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ từ những năm 90 của thế kỷ trước cũng đã dự đoán trước những bước leo thang của Trung Quốc ở khu vực này và Mỹ cần có sự chuẩn bị sẵn sàng để đối phó”. Sự kiện ngày 31/12 tới đây, Cộng đồng chung ASEAN ra đời cũng là tiêu điểm thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế. Ông Phạm Nguyên Long nhận định rằng: “Với sự phát triển nhanh chóng của mình, ASEAN sẽ dần trở thành một cực quan trọng trong trật tự của khu vực Châu Á – TBD. Trung Quốc sẽ phải đối phó với cả một ASEAN và cả tứ giác do Mỹ đứng đầu”. “Rồi tới đây, không chỉ là máy bay, tàu chiến của Mỹ, Úc vào tuần tra Biển Đông đâu, mà còn có thể cả Nhật Bản, Ấn Độ cũng sẽ hiện diện ở khu vực này. Vấn đề là thời điểm mà thôi”, ông Phạm Nguyên Long nói thêm. Thảo Phượng – Nhật Minh ======================= Trong bức tranh của họa sĩ người Gia Nã Đại gốc Hoa , mà lão Gàn đặt tên là "Canh bạc cuối cùng" và phê bình "hội họa" rằng: Thiếu cô gái Ấn Độ. Nay cô gái Ấn Độ đã được bổ sung trên thực tế. Đủ tụ rồi đấy. Nhà cái có thể chia bài. Nhưng nước bạc đầu tiên, muốn gì cũng phải sau ngày 10/ 3 Bính Thân Việt lịch. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 12, 2015 Tướng Nga: Không thể đỡ đòn chớp nhoáng toàn cầu của Mỹ Thứ bảy, 19/12/2015 12:00 http://tinngan.vn Tuyên bố trên được Thượng tướng Leonhid Ivashov, Chủ tịch Trung tâm phân tích địa-chính trị (Nga), đưa ra khi trả lời phỏng vấn Báo 'Bình luận quân sự độc lập'. Lý do chuyên gia Mỹ gọi quân đội Nga là 'hổ giấy' Hé lộ 'sợi dây kết nối' Nga-Mỹ trong cuộc chiến ở Syria Mổ xẻ 5 cuộc chiến tranh 'dại dột' của quân đội Mỹ Hình ảnh tàu chiến tàng hình giá hàng tỷ đô của Mỹ Mỹ chạy đua phát triển robot sát thủ với Nga - Trung Tướng Ivashov cho rằng, không thể trông chờ vào (sự cân bằng) đó. Chúng ta hãy cùng xem xét. Nga chỉ có thể tấn công lãnh thổ Mỹ bằng các tên lửa đạn đạo nhưng người Mỹ có thể tấn công lãnh thổ chúng ta không chỉ bằng các tên lửa đạn đạo, mà còn cả tên lửa có cánh mà Mỹ đang có trong kho hàng nghìn quả. Trong ảnh: Tên lửa đạn đạo Minuteman III. Theo tính toán, trong đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu (của Mỹ), thậm chí Mỹ không cần dùng đến vũ khí hạt nhân thì cũng đã có đến 70% các phương tiện tên lửa hạt nhân của Nga bị tiêu diệt. Trong ảnh: Tên lửa đạn đạo Minuteman III. Tướng Ivashov cho biết thêm, người Mỹ đã tính các kịch bản trên trên máy tính và luyện tập các phương án trong các cuộc tập trận tham mưu - chỉ huy. Họ đã tính như sau: Sau đòn tấn công toàn cầu phần lớn các tổ hợp Topol, Iars trong các hầm phóng và trên các tàu ngầm sẽ bị tiêu diệt, đồng thời, các vệ tinh của Nga như vệ tinh trinh sát, dẫn đường... cũng sẽ bị tấn công. Trong ảnh: Tên lửa đạn đạo Minuteman III. Mỹ đã có Cụm phương tiện tấn công vũ trụ các mục tiêu như vậy và nó có thể được tăng cường vào bất kỳ thời điểm nào. Bên cạnh đó, Lực lượng hạt nhân chiến lược của Mỹ cũng được hệ thống NMD bảo vệ một cách chắc chắn trước hết là bằng các tàu chiến được trang bị hệ thống thông tin- điều khiển 'Aegis',- theo chương trình (của Mỹ), sẽ có 93 đơn vị tàu như vậy được triển khai - mỗi một tàu có tới hàng trăm tên lửa đánh chặn. Trong ảnh: Hệ thống chiến đấu Aegis khai hỏa. Đúng ra (Nga) phải đặc biệt chú ý đến 'Aegis' bố trí trên các tàu, vì nó rất cơ động và không nghi ngờ gì nữa, trong giai đoạn đe dọa, các tàu lớp này sẽ có mặt ngay dưới quỹ đạo bay của các tên lửa chúng ta (Nga). Hơn nữa, các tàu này hiện đang liên tục xuất hiện lúc thì ở biển Baren, lúc thì ở biển Đen, còn chiếc tàu tuần dương mang tên lửa có điều khiển hiện đại nhất của Mỹ 'Monterey' đang thường xuyên có mặt dọc các bờ biển của nước ta (Nga). Trong ảnh: Hệ thống chiến đấu Aegis khai hỏa. Còn các thành tố trên mặt đất trong hệ thống NMD của Mỹ ở Ba Lan và Rumani. Các hệ thống được bố trí tại đó có tầm bắn 5.500km, có nghĩa là với tới tận sông Volga. Trong ảnh: Hệ thống chiến đấu Aegis khai hỏa. Từ thực tế trên, có thể rút ra kết luận là vào thời điểm này người Mỹ sở hữu khả năng tiêu diệt các tên lửa chúng ta khi chúng bắt đầu tăng tốc, 'xử lý' các khối tác chiến khi chúng đang bay trên quỹ đạo và khi các đầu tác chiến bay trong bầu khí quyển, các tổ hợp THAAD và Patriot (của Mỹ) sẽ vào cuộc. Trong ảnh: Hệ thống THAAD. Đến năm 2018, Mỹ lên kế hoạch sở hữu hệ thống NMD có thể bảo vệ Mỹ trước các Lực lượng hạt nhân của Nga - nếu như không được 100 % - dĩ nhiên là rất khó để đạt được tỷ lệ như vậy - thì cũng với mức độ rất cao. Trong ảnh: Hệ thống THAAD. Chúng ta (Nga) không có hệ thống NMD như vậy. Chính vì vậy mà có thể hình dung như sau: Khoảng vài chục khối tác chiến của Nga sẽ bay đến lãnh thổ nước Mỹ, còn từ Mỹ đến Nga - khoảng 500. Mỹ phóng bao nhiêu tên lửa thì sẽ có bấy nhiêu quả bay đến lãnh thổ Nga, chúng ta (Nga) không có gì để đánh chặn chúng. Trong ảnh: Hệ thống chiến đấu Aegis khai hỏa. Hiện không có bất cứ một sự cân bằng chiến lược nào và cần phải chấp nhận một thực tế là người Mỹ đang có một tiềm lực (quân sự) tiến gần đến ngưỡng đạt ưu thế quyết định trước các Lực lượng vũ trang Liên Bang Nga. Trong ảnh: Hệ thống Patriot PAC 3. Theo Đất Việt ======================= Siêu thật! Xứng đáng là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị bá chủ thế giới. Nhưng cá nhân lão Gàn lưu ý là: Trận động đất hủy diệt phía Tây Hoa Kỳ - theo như dự báo của chính các nhà khoa học Hoa Kỳ - đã không xảy ra và lão Gàn xác định điều này. Nhưng lão cũng quảng cáo rằng: Sau 10/ 3 Bính Thân Việt lịch, mọi chuyện khó lường, nếu Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến không có những tín hiệu tốt đẹp. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 12, 2015 Lời tiên tri bổ sung: Giá dầu xuống xấp xỉ 30USD/ Thùng.... *Từ nay đến cuối năm, giá dầu phổ biến vẫn sấp xỉ 30 USD/ Thùng. Nhưng sang năm thì mọi việc khác đi..... ========================= Mỹ ra đòn quyết định ép giá dầu về 20 USD/thùnghttp://oilgas.vn Hôm qua, lúc 15:50. Offline Admin Administrator Thành viên BQT Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu thông qua việc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ vốn tồn tại suốt 40 năm qua tại nước này. Dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu nằm trong gói dự luật chi tiêu và giảm thuế trị giá 1.800 tỷ USD, vừa được Thượng viện Mỹ phê chuẩn, ngày 19/12 (theo giờ Việt Nam) với 65 phiếu thuận và 33 phiếu chống. Thượng viện Mỹ đã cho phép xuất khẩu dầu thô, đồng thời tiếp tục gia hạn quyết định giảm thuế thêm 5 năm đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát triển nguồn năng lượng xanh nhằm thúc đẩy khai thác năng lượng tái tạo. Động thái này đánh dấu thay đổi trong chính sách năng lượng của các nghị sỹ Cộng hòa và là một phần trong thỏa thuận "hai bên cùng có lợi" mà các nghị sỹ của hai đảng đã thảo luận trong hai tuần qua. Trước đó, dự luật ngân sách này đã được Hạ viện thông qua và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ngay lập tức ký ban hành sau khi có kết quả tại Thượng viện. Thượng nghị sỹ Dân chủ Martin Heinrich, một trong số các nhà lập pháp thúc đẩy dự luật miễn thuế đối với năng lượng xanh, đánh giá đây là thành công lớn của Chính quyền Tổng thống Obama trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu trong bối cảnh nhiều nghị sỹ Cộng hòa phản đối chính sách này. Luật hạn chế xuất khẩu dầy được Quốc hội Mỹ ban hành vào năm 1975 nhằm kiểm soát giá dầu, sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973-1974. Luật này vẫn được duy trì cho tới thời điểm hiện tại trong bối cảnh "vàng đen" liên tục sụt giảm từ mức hơn 100 USD/thùng hồi tháng 6 năm ngoái xuống còn dưới 35 USD/thùng. Quyết định trên đã nhận được những phản ứng trái chiếu. Theo các doanh nghiệp xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ, việc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô sẽ giúp Mỹ đảm bảo an ninh dầu mỏ, tạo nguồn cung mới cho các đối tác và đồng minh của Mỹ tại châu Âu và châu Á, giảm phụ thuộc vào nguồn cung của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga. Ngoài ra, nhiều công ty cũng được hưởng lợi từ chính sách nới lỏng này, trong đó phải kể đến những "đại gia" như Exxon Mobil Corp,ConocoPhillips và Chevron. Trong khi đó, những ý kiến phản đối cho rằng động thái này sẽ ảnh hưởng đến môi trường và nguy cơ gia tăng các vụ tràn dầu. Đã quanh ngưỡng 20 USD/thùng Theo Bloomberg, một số nhà sản xuất dầu thô trên thế giới đã phải chịu mức giá thực tế còn thấp hơn nhiều so với giá dầu WTI. Nhiều loại dầu thô Mexico đã có giá dưới 28 USD/thùng, mức thấp nhất trong 11 năm qua. Iraq thì đang cung cấp nhiều loại dầu khác nhau cho các khách hàng của nước này ở châu Á với giá khoảng 25 USD/thùng. Ở phía tây Canada, một số nhà sản xuất đang bán dầu với giá dưới 22 USD/thùng. Theo nhìn nhận của các chuyên gia, nguyên nhân chính đẩy giá dầu thô tại thị trường toàn cầu lao dốc là do các thành viên OPEC vẫn còn bất đồng về chủ trương cắt giảm sản lượng khai thác hàng ngày vốn đang dư thừa khá nhiều so với nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu. Đây là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, các bộ trưởng dầu mỏ của OPEC không thể nhất trí được về mức trần sản lượng dầu thô. Một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng bất đồng này là khi Iran tuyên bố, sẽ không xem xét bất kỳ việc giảm sản lượng nào cho đến khi sản lượng dầu của nước này trở lại ngưỡng trước khi các lệnh trừng phạt được áp đặt. Oilgas.vn (Tổng hợp) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 12, 2015 Từ Hoa Đông xuống Biển Đông: Trung Quốc lưỡng đầu thọ địchHồng Thủy 20/12/15 06:32 Thảo luận (0) (GDVN) - Một khi Biển Đông sinh biến, Nhật Bản có thể khóa chặt chuỗi đảo đầu tiên bằng trận địa tên lửa ở đây. B-52 Mỹ áp sát đá Châu Viên chỉ 2 hải lý Mỹ tăng cường triển khai tàu tuần duyên ở Biển Đông dù phải cắt giảm chế tạo Dư luận Trung Quốc nói gì về khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội Việt Nam? Vượng Báo ngày 20/12 bình luận, từ Hoa Đông xuống Biển Đông, quân đội Trung Quốc đang lâm tình trạng trước mặt sau lưng đều có địch. Tờ báo Đài Loan này cho hay, trong lúc cả thế giới dồn chú ý vào cục diện căng thẳng leo thang trên Biển Đông, Nhật Bản lại thông qua báo chí Anh lần đầu tiên thừa nhận việc bố trí tên lửa trên các đảo phía Tây Nam Nhật Bản để chặn đứng yết hầu con đường hải quân Trung Quốc ra vào Tây Thái Bình Dương. Tàu chiến Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông. Ảnh: China Times. Động thái này của Nhật Bản theo Vượng Báo là nhằm liên thủ chặt chẽ với Hoa Kỳ, kết nối cục diện Hoa Đông với Biển Đông, đẩy Trung Quốc vào tình thế lưỡng đầu thọ địch. Trong cuộc tập trận đối kháng bắn đạn thật tuần qua ở Biển Đông của 3 hạm đội hải quân Trung Quốc tuần qua, lực lượng 2 hạm đội Bắc Hải và Đông Hải không đi qua eo biển Đài Loan xuống Biển Đông mà "chọc thủng" chuỗi đảo thứ nhất qua eo biển Miyako Kaikyo vòng qua phía Đông đảo Đài Loan để vào Biển Đông qua eo biển Bashi. Lúc đó quan chức Nhật Bản cho hay, khi tàu chiến máy bay Trung Quốc kéo qua Miyako Kaikyo, hệ thống tên lửa của Nhật Bản lắp đặt tại chuỗi đảo này ngoài việc uy hiếp chiến lược đội tàu chiến máy bay Trung Quốc còn cho thấy rõ, Nhật Bản sẽ kiên quyết cùng Hoa Kỳ ngăn chặn hành vi bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Một khi Biển Đông sinh biến, Nhật Bản có thể khóa chặt chuỗi đảo đầu tiên bằng trận địa tên lửa ở đây. Ngày 19/12 Reuters cho biết, Nhật Bản đã củng cố chuỗi đảo đầu tiên ở Hoa Đông với chiến lược ngăn chặn Trung Quốc bành trướng Tây Thái Bình Dương. Mỹ đặc biệt tin tưởng vào các đồng minh châu Á, đặc biệt là Nhật Bản chung tay ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc. Tokyo đang thực hiện kế hoạch này bằng cách xâu chuỗi lại hệ thống trận địa tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không đặt trên 200 hòn đảo kéo dài suốt 1400 km từ đất liền Nhật Bản cho tới đảo Đài Loan. Các nhà hoạch định quân sự và chính sách Nhật bản tiết lộ rằng, mục tiêu rộng lớn hơn của Thủ tướng Shinzo Abe là nhằm thống trị các vùng biển và bầu trời xung quanh chuỗi đảo này. Trong khi việc đặt hệ thống tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không trên chuỗi đảo thứ nhất không có gì là bí mật, thì đây là lần đầu tiên quan chức Nhật Bản nói thẳng ra rằng, mục đích chính là để giữ chân Trung Quốc khỏi bành trướng ra Tây Thái Bình Dương, nhằm đối phó với chiến lược A2/AD mà Trung Quốc triển khai để cố gắng đẩy Mỹ và đồng minh ra khỏi khu vực. Hệ thống một số căn cứ tên lửa Nhật Bản ở Hoa Đông, ảnh: The Straits Times. Tàu chiến Trung Quốc từ bờ biển phía Đông muốn tiến thẳng ra Thái Bình Dương buộc phải di chuyển qua hàng rào này, trong khi ông Tập Cận Bình đang thúc đẩy xây dựng một lực lượng hải quân tầm xa có khả năng bảo vệ cái gọi là quyền lợi toàn cầu đang gia tăng nhanh chóng của Trung Quốc. Các quan chức Nhật Bản nói với Reuters, không có gì ngăn chặn tàu thuyền Trung Quốc di chuyển theo luật quốc tế, nhưng họ sẽ phải di chuyển trong sự cảnh giác của hệ thống tên lửa Nhật Bản trong khi Bắc Kinh đang theo đuổi mục tiêu bành trướng, kiểm soát hầu như toàn bộ Biển Đông. Giáo sư Satoshi Morimoto từ Đại học Takushoku nhận xét: "Trong năm đến sáu năm tới, chuỗi đảo đầu tiên sẽ rất quan trọng trong cán cân quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ - Nhật". Học giả Kevin Maher, cựu Vụ trưởng Vụ Nhật Bản trong Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng, mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là chiếm quyền bá chủ ở Biển Đông cũng như Hoa Đông. Ông Akihisa Nagashima, một nghị sĩ đảng DPJ Nhật Bản bình luận: "Sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc và sự suy giảm tương đối của Mỹ là một yếu tố. Chúng tôi muốn làm những gì chúng tôi có thể để giúp đảm bảo tính bền vững trong thế trận của Hoa Kỳ". Giáo sư Toshi Yoshiahara từ Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ nhận định, Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc chống sự bành trướng quân sự của Trung Quốc từ Hoa Đông ra Tây Thái Bình Dương, nâng cao khả năng cơ động của Hoa Kỳ và củng cố liên minh chặt chẽ để đối phó với một cuộc xung đột có thể xảy ra với Trung Quốc. Nói cách khác là Nhật đã lật ngược thế cờ với Trung Quốc. Hồng Thủy ====================== Còn Ấn Độ phía sau lưng nữa. Bởi vậy! Đã mang lấy nghiệp vào thân Thì đừng trách lẫn trời gần đất xa. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 12, 2015 Báo Mỹ: 5 mồi lửa chiến tranh Trung-Mỹ Theo báo Mỹ National Interest, 5 mồi lửa dưới đây có thể gây ra xung đột vũ trang giữa Mỹ và Trung Quốc hoặc có thể tránh được nếu… >> Xung đột Trung-Mỹ: Định mệnh không lối thoát? 1. “Cuộc tấn công trinh sát phức tạp" của PLA có hiệu quả? Nguyên thủy, thuật ngữ reconnaissance-strike complex (cuộc tấn công trinh sát phức tạp) ra đời giai đoạn cuối của Chiến tranh Lạnh và hiện Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã phát triển được hệ thống riêng. Gồm vệ tinh, các loại sensor không gian và cảm biến khác; cơ cấu chỉ huy và kiểm soát; một loạt các loại tàu tên lửa chống hạm tầm xa và tên lửa đạn đạo được thiết kế dùng cho mục đích tấn công các lực lượng đặc nhiệm hải quân. Trung Quốc vượt Mỹ về khả năng được trang bị các tên lửa đạn đạo có tầm đe dọa lớn, cũng như tên lửa hành trình chống ngầm. Đặc biệt, trong kho của Trung Quốc còn có nhiều tên lửa hành trình chống tàu, vượt xa cả Mỹ về số lượng, tính năng phạm vi lẫn tốc độ. Không quân Trung Quốc đã có nhiều cải tiến, được đào tạo chiến thuật chống tàu, nhất là trong trong điều kiện hoạt động nước sâu đại dương. Trong thập kỷ tới, PLA tiếp tục duy trì, nâng cao khả năng này. Theo báo cáo hàng năm của Lầu Năm Góc và thông tin từ Ủy ban Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung cho thấy PLA hiện đang tiếp tục mở rộng năng lực thiết bị cảm biến giám sát trên không, đặc biệt là trên bầu trời đại dương. Những gì còn lại Mỹ chưa biết, đó là khả năng tác chiến của binh sĩ PLA liên quan đến mạng cảm biến và hệ thống thông tin để tăng cường sức mạnh “chống hải quân" đối phương. Ngoài ra, Mỹ cũng chưa rõ độ tin cậy của các loại tên lửa chống tàu tầm xa của PLA khi được dùng tấn công các mục tiêu di động và được bảo vệ tốt trên biển. Nhiều thử nghiệm trong những năm tới sẽ được tiến hành để trả lời câu hỏi này cũng như tìm hiểu khả năng tác chiến vũ khí của Trung Quốc trong tương lai. Nếu không, mối nguy cơ chiến tranh từ “bất đồng" là điều khó tránh. 2. Hệ thống phòng thủ tên lửa tàu sân bay của Mỹ đủ sức mạnh? "Điều tàu sân bay đến" được xem là chiến thuật phản ứng nhanh của Mỹ được duy trì xưa nay. Điều này đã được chứng minh qua các đời tổng thống Mỹ. Ví dụ, Tổng thống Bill Clinton đã từng đưa hai tàu sân bay trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng tại eo biển Đài Loan do Trung Quốc gây ra năm 1996 và khi tình hình tạm lắng đã tiếp tục duy trì để cân bằng khu vực cho đến tận ngày nay. Mặc dù mối đe dọa tên lửa đối với tàu sân bay Mỹ ngày càng tăng, nhưng phía Mỹ vẫn chưa có những phản ứng tích cực, vẫn sử dụng thủ thuật nói trên. Điều này có thể là thảm họa nếu phòng thủ tên lửa tàu sân bay không có đủ và không hiệu quả, nhất là khi đối phương có nhưng vũ khí hiện đại như "sát thủ diệt tàu sân bay" DF-21D của TQ là một ví dụ. Hải quân Mỹ hiện đang phấn đấu nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa, trong đó có việc sử dụng hệ Hệ thống Kiểm soát hỏa lực-Phòng không tích hợp Hải quân (NIFC-CA). Hệ thống được thiết kế nhằm tích hợp tàu chiến với máy bay thành một, nhằm hạn chế mối đe dọa từ tên lửa của đối phương ở các phạm vi xa hơn so với hiện nay. Tương lai, Hải quân Mỹ còn có kế hoạch sử dụng vũ khí laser công suất lớn và pháo ray điện từ trường để bảo vệ tên lửa. Dự kiến, trong thập kỷ tới, khả năng phòng thủ tàu sân bay của Hải quân Mỹ hoàn toàn có thể ngăn chặn một cuộc tấn công với trên một trăm tên lửa, đến từ một hay hai hướng. 3. Tên lửa PLA có thể khống chế các căn cứ Mỹ ở Tây Thái Bình Dương? Bắt đầu từ cuối thập niên 90 ở thế kỷ trước, giới phân tích quân sự Mỹ bắt đầu để ý đến các mối đe dọa tấn công từ mặt đất của tên lửa PLA đối với các căn cứ không quân, hải quân của Mỹ và đồng minh ở Tây Thái Bình Dương. Mối quan tâm này đã được đề cập trong các báo cáo của Tập đoàn Nghiên cứu và Phát triển Hoa Kỳ (RAND), Ủy ban Kinh tế & An ninh Mỹ-Trung Quốc và Lầu Năm Góc. Theo các tài liệu này, PLA hiện đang thực hiện những kế hoạch dài hơi nhằm khống chế, thậm chí dập tắt, ít nhất là tạm thời, các căn cứ quân sự lớn của Mỹ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Okinawa và Guam bằng các cuộc tấn công tên lửa đạn đạo và hành trình chính xác. Làm như vậy PLA hy vọng sẽ ngăn chặn được khả năng sử dụng máy bay chiến đấu của của Không quân Mỹ và gây hại cho tàu bảo trì của Hải quân Mỹ cũng như hạn chế khả năng hỗ trợ cho các các lực lượng này. Các nhà hoạch định quốc phòng Mỹ đã hưởng ứng bằng cách tăng cường các điểm hỗ trợ không gian và phòng thủ tên lửa, bổ sung thêm khả năng phòng thủ tên lửa đồng thời cải tạo đường băng, nâng cao năng lực duy tu bảo dưỡng và sửa chữa tại chỗ cho các căn cứ quân sự. Tăng cường thêm tên lửa phòng thủ và áp dụng phương án "Rapid Raptor", trong đó lực lượng không quân Mỹ sẽ phân tán thành nhóm nhỏ với các máy bay chiến đấu tấn công và máy bay vận tải hỗ trợ đóng tại nhiều nơi khắp khu vực, riêng Thủy quân lục chiến còn được trang bị thêm các phi đội F-35B Phân tán lực lượng được xem là phương án khả thi trong bối cảnh hiện nay, tuy nhiên nó lại không an toàn so với các căn cứ lớn. Ngoài ra, những khó khăn liên quan đến hỗ trợ hậu cần cũng không đảm bảo nếu các căn cứ nhỏ phân bố rộng. Điều này không chỉ gây đau đầu cho phía Mỹ mà ngay cả Trung Quốc cũng đang gặp khó khăn tương tự. 4. Các chương trình "làm mù" phát huy hiệu quả ? Cả quân đội Mỹ lẫn PLA đều có kế hoạch ngăn chặn “vô hiệu hóa” khả năng thu thập thông tin tình báo chiến trường và truyền thông tin, mệnh lệnh tiếp đến cho các đơn vị đang tác chiến. Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong việc đối phó trong không gian, hiện vẫn thường xuyên thử nghiệm các loại tên lửa chống vệ tinh trực tiếp. Trong khi đó, không quân Mỹ lại thử nghiệm thành công một loại vũ khí chống vệ tinh năm 1980, Hải quân Mỹ đã chứng minh khả năng chống vệ tinh tốc độ vũ trụ cấp 2 vào năm 2008, khi nó hạ một vệ tinh bằng tên lửa SM-3. Với khả năng này, vũ khí chống vệ tinh có thể nhắm trúng mục tiêu các vệ tinh trinh sát khác đang hoạt động trong quỹ đạo trái đất thấp, thậm chí cả các vệ tinh thông tin liên lạc và điều hướng trong quỹ đạo tầm cao hơn. Ngoài khả năng "làm mù", "làm điếc" vũ khí không gian, cả hai bên cũng đang gấp rút phát triển vũ khí điện tử (EW) hay tác chiến điện tử nhằm loại trừ hoặc làm giảm hiệu quả các hệ thống chỉ huy, khả năng điều khiển vũ khí bằng các phương tiện điện tử của đối phương, bảo đảm ổn định tối đa cho hoạt động của các hệ thống đó của mình trước các tác động của đối phương trong chiến tranh. Cụ thể hơn, EW có khả năng gây nhầm lẫn tên lửa của đối phương và làm tắc nghẽn thông tin liên lạc của kẻ thù. Lầu Năm Góc đã thành lập một Ủy ban điều hành chiến tranh điện tử để bảo vệ vũ khí EW và phối hợp hoạt động EW qua các dịch vụ. Theo trung tâm tình báo Không quân Mỹ, chiến tranh điện tử là một phần quan trọng của học thuyết tác chiến lẫn mục tiêu đào tạo của quân đội Trung Quốc hiện nay, Trung Quốc đã tự sản xuất được các khí tài kiểu này. So với Mỹ, Trung Quốc có nhiều lợi thế trong việc sản xuất và thử nghiệm vũ khí EW, đặc biệt là thử nghiệm tại các căn cứ đảo và trong lực lượng đặc nhiệm hải quân. Giả sử, cả hai bên làm gián đoạn mạng lưới vệ tinh của nhau, thì thời gian phục hồi của Trung Quốc sẽ nhanh hơn, tổn thất ít hơn so với Mỹ. Đổi lại, Mỹ lại có cả một hệ thống đồng minh rộng lớn trong khu vực hỗ trợ vì vậy Trung Quốc cũng rất ớn ngại thế mạnh tác chiến điện tử của Mỹ nếu chiến tranh xảy ra. 5. Chiến tranh mạng ảnh hưởng đến hiệu quả chiến thuật? Các hoạt động thu thập tin tình báo mạng của Trung Quốc được dư luận biết đến từ lâu, mang tính hệ thống, thậm chí còn ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoại giao. Kể cả thâm nhập vào mạng thiết kế máy F-35 của hãng Lockheed Martin, xâm nhập vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cơ sở dữ liệu thẻ tín dụng, và bị cáo buộc đánh cắp thông tin của 22 triệu nhân viên thuộc Văn phòng Mỹ Quản lý nhân sự (OPM) Mỹ. Đế nay mức độ sử dụng vũ khí không gian mạng của PLA để làm gián đoạn, bóp méo và hư hỏng cảm biến và mạng điều hành của quân đội Mỹ chưa có số liệu chính xác, đặc biệt là trong giai đoạn hoạt động quân sự quan trọng, nhưng thành công của Trung Quốc trong các hoạt động tình báo mạng là làm gián đoạn, gây khó khăn cho Mỹ là điều có thật. Để hạn chế những thiệt hại này, phía Mỹ đang trù tính đến nguy cơ tấn công không gian mạng cấp cao hơn trong tương lai. Và tuy áp lực ngân sách thời gian gần đây gia tăng, nhưng Lầu Năm Góc vẫn ưu tiên cho lĩnh vực này, xây dựng được hệ thống kiểm tra không gian mạng quốc gia, thường xuyên áp dụng công nghệ mô phỏng tác chiến không gian và tăng cường đào tạo để nâng cao năng lực cho quân đội. Chiến tranh mạng thực sự nguy hiểm, song các quan chức quốc phòng Mỹ lại ít công khai thảo luận, hoặc chứng minh công khai khả năng của mình. Hiệu quả hoạt động tấn công mạng của Mỹ được xem là một hoạt động quân sự chiến thuật và chứa đựng nhiều bí ẩn, ít nhất là đối với người ngoài cuộc. Cuộc tấn công mạng Stuxnet chống lại chương trình hạt nhân của Iran, được dư luận cho là nỗ lực của liên minh giữa Mỹ và Israel, hoặc vụ quân đội Iraq tại Kuwait năm 1991 đã bị thiệt hại đáng kể bởi các cuộc tấn công của liên minh giống như những gì liên minh chống lại Iran gần đây. Tổng thống Iraq Saddam cho rằng có bàn tay chiến tranh mạng của Mỹ, nhưng phía Mỹ lại nói là không là một ví dụ. Theo Khắc Nam Đất Việt Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 12, 2015 Xung đột Trung-Mỹ: Định mệnh không lối thoát? Thứ ba, 26/05/2015 - 07:05 Nhìn trên bàn cờ lớn, các diễn biến trên Biển Đông hiện nay cho thấy đây không còn là vấn đề an ninh khu vực thuần túy, mà là vấn đề an ninh toàn cầu. Ấn dưới các “hành động lên gân” là những dấu hiệu cho thấy quan hệ Trung-Mỹ đang tiến rất gần đến “ngưỡng nguy hiểm”. Cái bẫy Thucydides (Thucydies Trap) Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới phức tạp với những mặt hay, dở; trái, ngược cùng song hành tồn tại. Trong suốt chiều dài lịch sử, bên cạnh việc hình thành các nền văn minh vĩ đại, tính nhân văn cao cả, thì nhân loại cũng chứng kiến những cuộc cuộc “quần hùng, tranh bá” gây ra bao bất ổn, bi thương cho nhân loại. Cách nay trên 2.400 năm, sử gia và nhà khoa học chính trị Hy Lạp Thucydides (460-400 trước CN) đã viết cuốn Lịch sử chiến tranh Peloponnsus - quyển sách khoa học chính trị đầu tiên với những phân tích, đánh giá khoa học về sự cạnh tranh quyền lực giữa các quốc gia. Trong cuốn sách này, Thucydides mô tả cuộc chiến Thế kỷ thứ 5 trước CN (từ 431 đến 404) giữa quốc gia mới nổi là Athens thách thức vị trí bá quyền của Sparta. Thucydies cho rằng “Điều làm cho chiến tranh trở thành tất yếu chính là sức mạnh của Athens ngày càng lớn và nỗi sợ hãi về hệ quả của sức mạnh này ở Sparta”. Graham Allison, Giáo sư chính trị học của Harvard, gọi hiện tượng này là “Cái bẫy Thucydides” và thuật ngữ này hiện được dùng khá phổ biến trong giới nghiên nghiên cứu chính trị.Graham nghiên cứu lịch sử thế giới trong 500 năm qua và thấy rằng trong 16 trường hợp khi một cường quốc mới trỗi dậy tìm cách “soán ngôi” của một cường quốc khác và thay đổi trật tự đã được thiết lập, thì 12 trường hợp đưa đến kết cục là chiến tranh. Từ góc độ lịch sử, Graham có lý do để không lạc quan về chiều hướng phát triển của quan hệ Trung-Mỹ, đồng thời liên tục cảnh báo hai quốc gia này không rơi vào “Cái bẫy Thucydides”. “Định mệnh” Cách đây không lâu, giới phân tích chính trị quốc tế khá lạc quan về quan hệ Trung-Mỹ. Nhiều người cho rằng xu hướng chỉ là xu hướng chứ không phải định mệnh và quan hệ Trung-Mỹ “khác xa” quan hệ giữa các nước lớn trong lịch sử. Lấy quan hệ Mỹ-Xô thời kỳ Chiến tranh lạnh để so sánh, họ cho rằng quan hệ Trung-Mỹ khác xa về mức độ tương tác và sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Chẳng hạn, con số 2.000 tỷ USD là tổng đầu tư trực tiếp từ Mỹ, quan hệ thương mại hai chiều và toàn bộ trái phiếu chính phủ Mỹ mà Trung Quốc đang sở hữu. Rồi mỗi ngày có khoảng 100 chuyến bay chở 30.000 công dân Trung Quốc đến các thành phố khác nhau của Mỹ, và khoảng 10.000 công dân Mỹ đến Trung Quốc làm ăn, du lịch. Bên cạnh đó, cả Trung Quốc và Mỹ đều là thành viên thường trực Hội đồng bảo an LHQ, rất cần nhau trong việc giải quyết những hồ sơ toàn cầu quan trọng như chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí, biến đổi khí hậu, vấn đề hạt nhân của CHDC nhân dân Triều Tiên. Hình ảnh TQ xây dựng trái phép tại phía trái đảo Gạc Ma do phóng viên VietNamNet chụp. (Ảnh: Huy Phong) Đó là chưa nói đến việc cả Trung Quốc và Mỹ đều là những cường quốc quân sự, cường quốc hạt nhân và cả hai sẽ bị “sứt đầu, mẻ trán” nghiêm trọng nếu xảy ra bất kỳ đụng độ quân sự nào. Theo đó, trong bất kể trường hợp nào cả Trung Quốc và Mỹ đều cố gắng tránh xung đột, tuy rằng trong một số trường hợp họ có nhu cầu đẩy căng thẳng lên để “làm giá” rồi sau đó tìm cách thỏa hiệp với nhau và thỏa hiệp trên lưng các nước khác. Tuy nhiên, quan hệ Trung-Mỹ hiện đang có những chuyển biến rất nhanh. Chưa bao giờ kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay lại có nhiều báo cáo từ các Viện, các trung tâm nghiên cứu có uy tín của Mỹ như CNAS (Trung tâm nghiên cứu an ninh Mỹ mới), CSIS (Trung tâm nghiên cứu an ninh và chiến lược), CFR (Hội đồng Đối ngoại); sách, bài trên các tạp chí tên tuổi như Foreign Affairs, Foreign Policy, the National Interests…; các cuộc điều trần tại Quốc Hội Mỹ xuất hiện với tần suất dày đặc như hiện nay bàn về Trung Quốc và quan hệ Trung-Mỹ mặc dù Biển Đông có ảnh hưởng và liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhiều quốc gia khác. Nội dung chủ yếu bàn về sự quyết đoán trong chính sách an ninh-đối ngoại của Trung Quốc, các thách thức an ninh của Trung Quốc đặt ra đối với Mỹ, sự thất bại trong chính sách can dự của Mỹ, những căng thẳng khó tránh trong quan hệ Trung-Mỹ, cùng những đòi hỏi Mỹ phải có cách tiếp cận mới, cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Còn về phía Trung Quốc, các phản ứng thể hiện rõ sự ngờ vực chiến lược đối với Mỹ, quyết tâm thực hiện “Giấc mơ phục hưng Trung Hoa”, đưa Trung Quốc trở thành cường quốc biển, cường quốc thế giới. Các tuyên bố và cách làm của Trung Quốc không còn úp mở, mà thể hiện rõ: “nguyên trạng” khu vực hiện không còn “nguyên” nữa, mà đang thay đổi; Trung Quốc chính là nguyên nhân, là động lực, là trung tâm của sự thay đổi đó; Mỹ và các quốc gia ở khu vực phải chấp nhận và điều chỉnh theo thực tế đó. Cả Mỹ và Trung Quốc đều nhận thấy “Cái bẫy Thucydides” nguy hiểm đang rình rập và tìm mọi cách thoát ra. Tuy nhiên, khi không có một cái hãm đủ mạnh, khi so sánh lực lượng hai bên đang tiến tới chỗ ngang bằng thì việc cố gắng “quẫy ra” lại vô hình trung làm cho họ tiến nhanh, tiến gần hơn “Cái bẫy Thucydides” định mệnh. Phải chăng các cố gắng thiết lập thêm các kênh đối thoại Trung-Mỹ (hiện lên tới trên 100) là những nỗ lực vô vọng hòng “bịt” các lỗ hổng thiếu lòng tin chiến lược? Phải chăng các nỗ lực xây dựng “Quan hệ nước lớn kiểu mới”cũng là những nỗ lực vô vọng làm “trì hoãn” các xung đột, các mâu thuẫn mang tính cơ cấu ngày càng trở nên khó điều hòa? Biển Đông: Tâm điểm của “Cái bẫy Thucydides” Không nghi ngờ gì nữa, tâm điểm cạnh tranh Trung-Mỹ hiện nay chính là Biển Đông, mặc dù Biển Đông có ảnh hưởng và liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhiều quốc gia khác. Ảnh vệ tinh chụp bãi đá Châu Viên vào tháng 11/2014. (Ảnh: CSIS) Việc cả Trung Quốc và Mỹ đều cứng rắn, không nhân nhượng lẫn nhau, nổi bật nhất là việc Trung Quốc tôn tạo đảo nhân tạo và tìm cách giải thích luật quốc tế theo cách riêng của mình, cho thấy rõ: Đối với Trung Quốc, Biển Đông là biển quan trọng nhất trong Tứ Hải của Bắc Kinh và việc kiểm soát, khống chế Biển Đông mang ý nghĩa sống còn trong việc đưa Trung Quốc trở thành siêu cường thế giới. Đối với Mỹ, việc “mất” Biển Đông, tức để Trung Quốc kiểm soát và khống chế vùng biển quan trọng này, thì vị trí siêu cường số 1 thế giới của Mỹ bị lung lay nghiêm trọng, do nảy sinh thách thức đối với: (i) sự an toàn của 40% tổng thương mại, 50% nguồn năng lượng nhập khẩu thế giới đi qua khu vực Biển Đông; (ii) nguyên tắc tối thượng về tự do hàng hải – nguyên tắc mà nhờ đó Mỹ đã phát triển và duy trì vị thế siêu cường; (iii) Các diễn giải luật quốc tế theo cách riêng của Trung Quốc về quy chế đối với đảo không người ở, thành quy chế đảo có người ở và nếu không bị “ngăn chặn” thì có thể đưa đến các diễn giải khác nữa về luật quốc tế; (iv) Cam kết của Mỹ đối với đảm bảo an ninh quốc tế. Rõ ràng, các lợi ích quốc gia, lợi ích sống còn của cả Trung Quốc và Mỹ ở Biển Đông là quá lớn và hai bên có rất ít dư địa để thỏa hiệp. Tuy nhiên, việc “chiến” hay “hòa”, hay hình thức quản lý xung đột lợi ích ở khu vực này ra sao thì không chỉ do Trung-Mỹ quyết định. Hoàng Anh Tuấn (Viện trưởng viện nghiên cứu chiến lược ngoại giao, Bộ Ngoại giao) Theo Vietnamnet ======================= Hình như bài này, lão Gàn đã đưa lên topic này rồi thì phải? Nhưng dù đưa rồi và đã phân tích; hoặc là chưa, thì lần này lão Gàn sẽ phân tích từ một góc độ khác. Thưa quý vị và anh chị em. Nếu bàn về nội hàm danh từ "Định mệnh" thì TTNC LHDP, nếu không phải là cơ quan nghiên cứu số một quốc tế về vấn đề này, thì cùng lắm cũng đứng trong top III. "Định mệnh" theo quan điểm của chúng tôi, định nghĩa là: Những quy luật tương tác của vũ trụ lên thiên nhiên, xã hội, cuộc sống và từng hành vi của con người có thể tiên, tri mà không thể thay đổi. Nhưng để hiểu được bản chất của "định mệnh" như vậy, cũng đã là một điều cực kỳ khó khăn. Có thể có rất nhiều nhà tiên tri giỏi bởi các phương pháp tiên tri, như: Bốc Dịch, Tử Vi.....;hoặc cảm ứng tiên tri, như bà Vanga....thì những người này vẫn chưa thể biết được bản chất "định mệnh" qua chính lời tiên tri của họ. Cho nên, họ vẫn có thể có những tiên tri sai. Trong trường hợp này, những người theo chủ nghĩa duy ngã cực đoan, sẽ vui mừng lấy đó làm ví dụ về việc không có định mệnh và con người quyết định tất cả. Tôi không gọi những kẻ duy ngã cực đoan là những người vô thần. Vì những người vô thần vẫn có thể tin vào định mệnh, khi họ nhận thấy định mệnh là hệ quả của những quy luật vận động và tương tác của tự nhiên, phi thần thánh. Đây cũng là nguyên nhân để SW Hawking xác định rằng: "Nếu chúng ta phát hiện ra được lý thuyết thống nhất thì nó sẽ là phương tiện để điều hành xã hội của chúng ta". Bởi vì, khi đã biết được quy luật vận đông và tương tác của xã hội có thể tiên tri, thì con người sẽ thuận theo những quy luật vận động của thiên nhiên, vũ trụ để vận hành xã hội con người thuận theo sự vận động tương tác của vũ trụ trong sự tồn tại và phát triển của nó. Đương nhiên nó sẽ không chế những quy luật tương tác có hại và phát huy những quy luật tương tác có lợi cho con người, mà con người nhận thức được. Đây cũng chính là nguyên nhân để các hoàng đế Đông phương có câu thể hiện đầu tiên trong những chiếu,và chỉ dụ của họ: "Thuận Thiên thừa vận. Hoàng Đế chiếu viết:...". Mặc dù, ngay cả các vị Hoàng Đế khả kính đó và đám quần thần của họ cũng chỉ hiểu lờ mờ về chuyện này, sau khi nền văn minh Lạc Việt sụp đổ ở miền Nam sông Dương Tử. Tôi rất thành thật xác định rằng: Tất cả nền tri thức của nền văn minh hiện nay - mặc dù là đỉnh cao của quá khứ tính từ vài trăm năm trước - nhưng chưa đủ khả năng để biết được những quy luật vận động và bản chất tương tác từ những quy luật vận động của vũ trụ. Ngay cả toàn bộ những gía trị còn sót lại của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, cũng chỉ là những phương pháp ứng dụng thuần túy; nó chỉ là hệ quả và không phản ánh bản chất hệ thống tri thức của nó là nguyên nhân tạo ra những phương pháp ứng dụng này. Bởi vậy, nền văn minh hiện đại chưa đủ sức để xác định một lý thuyết thống nhất. Ngay cả với những tri thức đầu bảng như SW Hawking, thì một lý thuyết thống nhất vẫn chỉ là ước mơ thần thánh. Cho nên, tôi cũng thật sự - với lý trí - rất thông cảm với tất cả thế gian hiện nay, nếu như họ hoài nghi, hoặc không tin thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ, mà những nhà khoa học đầu bảng đang mơ ước. Đây cũng chính là nguyên nhân để nhà tiên tri lừng danh Vanga xác định rằng: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyria bị tiêu diệt". Tất cả đều chỉ là một nguyên nhân rất đơn giản: Nền tảng tri thức của cả nền văn minh hiện nay, chưa đủ khả năng nhận thức được nó, một cách tự nhiên. Không hiểu thì khó có thể thừa nhận. Đây cũng chính là lý do để tôi rất nhiều lần nói rằng: Chỉ có Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được sáng tỏ tính chấn lý thì mới có khả năng cứu vãn được những vấn đề "định mệnh" mà bái báo của ông Hoàng Anh Tuấn nói tới. Bởi vì khi Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được vinh danh vì tính chân lý, mới có cơ hội làm sáng tỏ sự huyền vĩ của nền văn minh Đông phương với thuyết ADNH chính là lý thuyết thống nhất. Nó mới thể hiện được những quy luật vận đông và tương tác của vũ trụ với khả năng tiên tri. Con người mới có thể làm giảm thiếu những yếu tố xấu và phát huy nhưng khả năng tích cực phục vụ cuộc sống bình yên của con người. Tức là nó tác động trở lại cái "Định mệnh" có thể nhận thức được bất lợi cho nó. Tiếc thay! Nó cũng đã muộn rồi. Trong cõi Hậu Thiên này, cái gì cũng có cái giới hạn của nó. Định mệnh đã an bài, mọi hy vọng chỉ là mong manh. Có thể không ít người cho rằng Thiên Sứ tôi "chém gió". Tùy! Tôi không còn muốn thuyết phục ai cả, nhưng vẫn tiếp tục viết cho đến 10/ 3 Bính Thân Việt lịch. 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 12, 2015 Báo Mỹ: Châu Á có thể bùng nổ chiến tranh bất cứ lúc nào 25/12/15 12:47 Sự bất đồng quan điểm và tranh chấp chủ quyền giữa các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên có thể khiến xung đột bùng nổ và leo thanh thành chiến tranh bất cứ lúc nào ở khu vực châu Á. Với vị trí vô cùng thuận lợi, Hàn Quốc không chỉ là một đồng minh thân thiết của Mỹ trong khu vực mà Seoul còn là điểm nóng cạnh tranh ảnh hưởng giữa Bắc Kinh và Washington. Tuy nhiên, giới chức Hàn Quốc khẳng định bất cứ cuộc gỡ nào giữa chính quyền của Tổng thống Park Geun-hye với Trung Quốc cũng không có nghĩa là Mỹ đang “tuột mất” Hàn Quốc. Cuộc tập trận chung trên biển của quân đội Nga - Trung Quốc hồi tháng 5/2015. Trên tạp chí National Interest, ông Alex Ward, phó chủ nhiệm Trung tâm An ninh quốc tế Brent Scowcroft nhận định tình hình an ninh tại khu vực đông bắc Á được đánh giá là khá ổn định song viễn cảnh này có thể thay đổi một cách nhanh chóng và dẫn tới cuộc chiến bất ngờ. Ngay cả chiến lược “tái cân bằng” châu Á mà Mỹ đang thi hành cũng đã phần nào cho thấy Washington lường trước được những điểm nóng có thể bùng nổ trong khu vực để từ đó đưa ra biện pháp ngăn chặn căng thẳng leo thang dẫn tới một cuộc chiến không đáng có. Vậy đâu là những điểm nóng có thể bùng nổ thành chiến tranh? Trung Quốc – Nhật Bản Dù quan hệ giữa hai nước đang phần nào được cải thiện nhưng trong thời gian tới, Bắc Kinh và Tokyo sẽ chưa thể trở thành những người bạn của nhau đặc biệt trong bối cảnh, Nhật Bản thay đổi nội dung trong bản hiến pháp hòa bình hậu Thế chiến thứ Hai. Theo đó, các lực lượng quân sự Nhật Bản giờ có thể tham gia năng lực “phòng vệ tập thể” cùng với Mỹ và các đối tác cũng như đồng minh trong khu vực nhằm duy trì nền hòa bình và ổn định. Trái lại, Trung Quốc vẫn không ngừng có những tuyên bố và hành động ngang nhiên xâm chiếm chủ quyền trên biển Hoa Đông khiến mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo không ít lần dậy sóng liên quan tới tranh chấp quyền kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Do đó, theo ông Ward, chỉ một sai sót bất đồng quan điểm giữa Bắc Kinh và Tokyo đã có thể dẫn tới xung đột bất cứ lúc nào. Quan trọng hơn xét trên phương diện ổn định toàn cầu, mối quan hệ giữa Trung – Nhật đang bị đưa lên bàn cân so sánh với quan hệ Mỹ - Trung. Biển Đông Biển Đông là một trong những tuyến đường biển quan trọng bậc nhất tại châu Á đồng thời là điểm nóng dễ bùng nổ xung đột giữa các quốc gia láng giềng trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền lãnh hải. Việc Trung Quốc ngang nhiên đẩy mạnh hoạt động cải tạo, bồi đắp và xây dựng trái phép các hòn đảo nhân tạo cũng như tiến hành quân sự hóa trên những thực thể này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của không chỉ các nước trong khu vực mà cả Mỹ. Cụ thể, hồi tháng trước, Mỹ đã điều động các máy bay ném bom B-52 tới gần một vài hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông. Sự kiện này diễn ra sau khi hồi tháng 10, Mỹ lần đầu tiên đưa tàu khu trục tên lửa tới tuần tra gần hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Lâu nay, Trung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đơn phương trên phần lớn diện tích Biển Đông, vùng biển giàu tài nguyên và mang lại giá trị thương mại đường biển hàng năm lên tới 5 ngàn tỷ USD. Ngoài Trung Quốc, Philippines, Brunei, Việt Nam, Malaysia và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Với tư cách là một quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn đồng thời là người đảm vệ cho nền an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ nhận thấy rằng cần có những biện pháp ngăn chặn Trung Quốc và xoa dịu cơn tức giận của các quốc gia láng giềng đang bị Bắc Kinh dùng sức mạnh quân sự uy hiếp, bắt nạt. Tuy nhiên, việc Trung Quốc sở hữu "năng lực tấn công thứ hai" sử dụng tối đa sức mạnh quân sự, có thể dẫn tới một “cuộc đua quân sự đầy nguy hiểm” trong khu vực. Trung Quốc ngang nhiên cải tạo trái phép trên bãi Gaven thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Triều Tiên Hàng loạt câu hỏi đặt ra về tương lai của Triều Tiên như liệu việc củng cố quyền lãnh đạo của ông Kim Jong-un có đảm bảo chính quyền của ông này gặt hái được thành công trong những thập niên tới? Liệu Bình Nhưỡng có năng lực tự sản xuất hay mua sắm những công nghệ phục vụ năng lực phòng vệ và khiêu chiến với các quốc gia khác? Liệu trong tương lai, Triều Tiên có chọn con đường hợp nhất vào Hàn Quốc? Và nếu như chính quyền Triều Tiên sụp đổ, viễn cảnh về một cuộc khủng hoảng quy mô lớn sẽ như thế nào? Trong đó, viễn cảnh cuối cùng là điều mà giới quan sát đông bắc Á và lãnh đạo Hàn Quốc lo ngại nhất. Hiện nay, Trung Quốc vẫn đóng vai trò là đồng minh hậu thuẫn cho Triều Tiên để quốc gia này không rơi vào tình cảnh sụp đổ cũng như thoát khỏi sự dòm ngó của Mỹ và Hàn Quốc. Tuy nhiên, một cuộc chiến kiểu như Syria có thể xảy ra tương tự trên bán đảo Triều Tiên một khi Mỹ và Trung Quốc cùng tham chiến. Về phần mình, Hàn Quốc đang làm mọi cách có thể để ngăn chặn viễn cảnh chính quyền Bình Nhưỡng sụp đổ song chỉ có người dân Triều Tiên mới là đưa ra quyết định cuối cùng cho số phận quốc gia mình. Vai trò của Mỹ Vậy Mỹ làm cách nào để duy trì nền hòa bình ở khu vực đông bắc Á? Theo ông War, trước hết, Washington có thể áp dụng mô hình “trustpolitik” (chính trị niềm tin) để xây dựng sự tin tưởng giữa các nước trong khu vực. Một khi Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác có thể thấu hiểu nhau rõ hơn, nguy cơ bùng nổ xung đột sẽ được giảm thiểu. Thứ hai, Mỹ nên đưa Trung Quốc vào vòng xoáy trật tự thế giới như trao cho Bắc Kinh vị trí và tiếng nói vững mạnh hơn trong các tổ chức quốc tế để rồi sự ra đời của một số thể chế như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) không còn là điều cần thiết. Nói tóm lại, khi Trung Quốc cảm thấy rằng quốc gia này được chào đón như một cường quốc đứng đầu thế giới, những hiểu nhầm không đáng có cũng sẽ ngừng xuất hiện. Thứ ba, Mỹ cần hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản để đảm bảo rằng việc Tokyo xây dựng năng lực quân sự mới đi theo đường hướng khôn ngoan và đúng đắn. Sự kết hợp năng lực giữa quân đội Mỹ - Nhật là việc nên làm bởi Washington có thể cố vấn cho Tokyo về phương thức triển khai lực lượng một cách phù hợp trong môi trường an ninh đầy biến động như hiện nay. Thứ tư, Mỹ cần lập một kế hoạch trang bị những thiết bị vũ khí tối tân hơn nữa để mở rộng năng lực phòng thủ trong khu vực. Cuối cùng, Washington nên đảm bảo chắc chắn thi hành những cam kết đã tuyên bố với các quốc gia đồng minh trong khu vực. Bởi nhiều quan chức Hàn Quốc cho rằng “sự kiên nhẫn chiến lược’ của Mỹ dường như không giúp gì được họ. Thậm chí, không ít nhà lãnh đạo Seoul nhận định Washington vắng bóng tại nhiều sự kiện trong khu vực trong khi quân đội Mỹ vẫn đang trực tiếp phối hợp với các lực lượng quân sự Hàn Quốc cũng như duy trì hoạt động của hàng loạt cơ sở quân sự lớn ngăn tại trung tâm thủ đô Seoul. Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ. MINH THU (lược dịch) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 12, 2015 Trục xoay về châu Á của Mỹ đang ở đâu? Thứ sáu, 25/12/2015 - 22:00 Năm tới, Nhà Trắng sẽ đón tiếp nhiều lãnh đạo các nước châu Á-Thái Bình Dương, giữa lúc Mỹ tiếp tục gia tăng sức mạnh và ảnh hưởng trong khu vực này. >> Mỹ tạm ngừng xoay trục về châu Á >> Thời điểm Obama xoay trục trước Tập Cận Bình Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị COP21 ở Paris, ngày 30/11/2015. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng trong năm 2016, Tổng thống Obama sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn năm 2015. Trong một tuyên bố mới đây, Tổng thống Barack Obama khẳng định Mỹ phải được kết nối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. "Châu Á - Thái Bình Dương vô cùng quan trọng cho việc thăng tiến an ninh, thịnh vượng và phẩm giá của con người trên khắp thế giới. Đó chính là lý do tại sao tôi dành ra rất nhiều công sức trong chính sách đối ngoại của mình để gia tăng thêm nữa sự giao thiệp của Mỹ với khu vực này"- ông Obama phát biểu. Sau chuyến công du Đông Nam Á hồi tháng trước, Tổng thống Obama cho biết quan hệ giữa Mỹ và vùng này sẽ được tăng cường thêm nữa và 10 nhà lãnh đạo của các nước ASEAN sẽ đến thăm Nhà Trắng trong năm 2016. Năm 2015, nhằm củng cố vị thế lãnh đạo của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, Tổng thống Obama đã đón tiếp nhiều nhà lãnh đạo khu vực tại Mỹ và gặp gỡ các nhà lãnh đạo khác trong nhiều nhiều chuyến viếng thăm châu Á. Nhưng mục tiêu của Mỹ nhằm xây dựng một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hoà bình và thịnh vượng cũng còn tùy thuộc rất nhiều vào quốc hội Mỹ và vấn đề quốc hội có phê chuẩn Hiệp định Hợp tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm 2016 hay không. TPP được coi là xương sống của thành tố kinh tế trong chính sách tái cân bằng lực lượng qua châu Á của Mỹ. Hiệp định thương mại qui mô lớn này đang gặp phải sự chống đối khá mạnh tại Capitol. Christopher Johnson, một nhà phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, cho rằng TPP không chỉ liên quan tới vấn đề kinh tế, thương mại. Đối với hầu hết các nước châu Á, kinh tế chính là an ninh. Marc Noland, một nhà nghiên cứu của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho biết những vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông cũng sẽ tiếp tục là một thách thức lớn cho Mỹ trong năm 2016. "Những yêu sách chủ quyền và những hành động khác của Trung Quốc đã tạo ra sự lo lắng cho nhiều người ở những nước nhỏ hơn trong khu vực, cho nên họ hoan nghênh sự có mặt của Mỹ. Nhưng đồng thời họ cũng chẳng muốn bị lôi kéo vào những vụ đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc". Liên quan tới cách hành xử của Mỹ trong vấn đề này, Johnson nói: "Mỹ sẽ phải cố tìm cách giữa hai mục tiêu: một bên là tìm cách trấn an các đối tác và các đồng minh trên khắp châu Á, nhất là Đông Nam Á, là Mỹ có mặt ở đó, Mỹ giữ vững những cam kết về đồng minh quân sự trước những hoạt động mỗi ngày một tích cực hơn của Trung Quốc trong khu vực; và một bên là không làm cho Trung Quốc nghĩ rằng việc này là một chiến lược bao vây để tìm cách gây thiệt hại cho quyền lợi của Trung Quốc trong khu vực". Mỹ đã cam kết giúp đỡ các nước Đông Nam Á tăng cường khả năng phòng vệ biển và yêu cầu Trung Quốc ngưng xây đảo nhân tạo, ngưng thực hiện những công trình xây dựng mới và ngưng quân sự hóa những khu vực có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên, cũng có chuyên gia cho rằng trấn an đồng minh và đối tác châu Á về quyết tâm can dự lâu dài của Mỹ vào khu vực đang trở thành thách thức quan trọng nhất đối với Mỹ do thái độ hoài nghi ngày càng tăng trong số các lãnh đạo châu Á. Douglas Paal, giám đốc chương trình châu Á tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế nhắc lại rằng sự kiện là Tổng thống Obama từng thiết lập một “lằn ranh đỏ” trên vấn đề Syria, theo đó thì Mỹ sẽ can thiệp vũ trang chống Damas nếu chế độ Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học, nhưng sau đó lại lùi bước, chống lại việc dùng đến biện pháp quân sự. Theo chuyên gia này: “Các lãnh đạo nặng ký (ở châu Á) đã rất quan ngại sau quyết định (của Mỹ) liên quan đến Syria vào mùa hè năm ngoái”, trong bối cảnh họ đặt rất nhiều tin tưởng vào việc Mỹ tiếp tục duy trì ảnh hưởng mạnh mẽ tại châu Á để làm đối trọng với Trung Quốc. Trung Quốc đang cố gắng thiết lập quyền kiểm soát lãnh thổ cả trên biển và trên không, cả trên Biển Hoa Đông – đe dọa Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Đài Loan, lẫn Biển Đông, đe dọa Philippines, Malaysia và hầu hết các nước láng giềng có chung vùng biển này. Còn theo chuyên gia Andrew Hammond, nguyên cố vấn đặc biệt trong chính phủ của Thủ tướng Anh Tony Blair trước đây, hiện là giảng viên tại Trường Kinh tế Luân Đôn, mối lo ngại tại châu Á về sự thiếu quyết tâm can dự của Mỹ lại càng gia tăng trong thời gian gần đây sau vụ Crưm sáp nhập vào Nga. Bên cạnh hai yếu tố nêu trên, thái độ hoài nghi của các đồng minh và đối tác châu Á của Mỹ còn bắt nguồn từ sự kiện về mặt quân sự, ngân sách quốc phòng của Mỹ đã bị cắt giảm đáng kể, đe dọa việc triển khai đầy đủ thành tố quân sự của chiến lược xoay trục. Liên quan tới quan hệ Mỹ-Trung trong năm tới, chuyên gia Johnson nói an ninh mạng cũng sẽ tiếp tục là một vấn đề dễ gây xích mích giữa Mỹ với Trung Quốc. Washington tin rằng Bắc Kinh dính líu tới nhiều hoạt động gián điệp mạng nhắm vào chính phủ và doanh nghiệp Mỹ. Trung Quốc bác bỏ cáo giác đó. "Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy nhiều áp lực chính trị hơn đối với chính phủ Obama đòi họ trừng phạt những kẻ hưởng lợi từ hoạt động gián điệp mạng, và một khi điều đó xảy ra, Trung Quốc có phần chắc sẽ trả đũa"-ông Johnson nói. Theo Nh.Thạch/AFP, AP... PetroTimes ====================== Trục xoay về châu Á của Mỹ đang ở đâu? Những bài bình luận như thế này chẳng có tác dụng gì cả. Nó đặt một vần đề hoài nghi theo quan điểm của tác giả. Một bài bình luận thời sự chuẩn - theo tôi - phải phân tích được những hiện tượng - thể hiện ở tư liệu, sự kiện - và phải có khả năng dự báo - kết quả của phân tích. Để trả lời câu hỏi này , nó liên quan đến lời tiên tri: "Biển Đông căng thẳng vào cuối năm, nhưng chiến tranh chưa thể xảy ra". Nếu hài hước một tý thì câu trả lời là thế này: "Nước Mỹ đang ở Guam". Sang nửa cuối năm Bính Thân Việt lịch, thế giới sẽ biết nước Mỹ đang ở đâu trên phía Tây Thái Bình dương. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 12, 2015 CÔ GÁI ẤN ĐỘ VÀ MẶT TRẬN PHÍA SAU TRUNG QUỐC. ====================================== New Delhi sẵn sàng "ứng chiến mức độ cao" với Trung Quốc? Hải Võ | 25/12/2015 13:33 Hải quân Ấn Độ chuẩn bị tiến hành một cuộc tập trận quy mô lớn trên Ấn Độ Dương, trong khi quân đội Trung Quốc cũng tập trận bắn đạn thật tại vùng biển này. Tàu INS Shakti của Ấn Độ và tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ trong cuộc tập trận Malabar hồi năm 2012. Diễn biến mới nhất ở Biển Đông Hải quân Ấn Độ tập trận quy mô đối phó Trung Quốc Trong 2 tuần tiếp theo, hàng chục chiến hạm, tàu ngầm hạt nhân cùng với tàu sân bay của quân đội Ấn Độ sẽ tham gia cuộc tập trận quy mô lớn ở vùng biển phía Đông Ấn Độ, trong phạm vi từ Vịnh Bengal kéo tới biển Andaman. Tờ The New Indian Express (Ấn Độ) hôm 24/12 phân tích, mục đích của cuộc tập trận này là nhằm đối phó với việc Hải quân Trung Quốc ngày càng gia tăng hoạt động quân sự ở vùng biển khu vực này. Hải quân Ấn Độ cần phải dùng "trạng thái ứng chiến mức độ cao" để đối đầu mới mối đe dọa quân sự trong tương lai, bao gồm nguy cơ đến từ Trung Quốc, tờ báo cho biết. Thông báo của Hải quân nước này hôm 24 còn tiết lộ, nhiều tàu chiến đã được điều động đặc biệt từ bờ Tây Ấn Độ để tham gia tập trận. Theo hãng thông tấn Ấn Độ PTI, trong vài chục năm qua, các tàu ngầm Trung Quốc đã hiện diện tại Ấn Độ Dương với tần suất không ngừng gia tăng. Bất chấp Bắc Kinh tuyên bố hành động của họ chỉ nhằm phục vụ hoạt động chống cướp biển, song cơ quan an ninh quốc gia Ấn Độ luôn giữ thái độ nghi ngờ trước chủ trương của Trung Quốc. Theo Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc), số lượng và quy mô các cuộc tập trận mà quân đội Ấn Độ tiến hành trên Ấn Độ Dương cũng gia tăng liên tục trong những năm trở lại đây. New Delhi thường xuyên tổ chức tập trận chung với Mỹ, Nga và gần đây là cả Nhật Bản, khiến Bắc Kinh không hài lòng. Phân tích trên tờ này cho rằng việc Ấn Độ tăng cường hiện diện quân sự ở vùng biển khu vực này là "ý đồ kiềm chế Trung Quốc một cách rõ ràng". Hoàn Cầu cho rằng, báo chí Ấn Độ tỏ rõ lập trường này khi thường tuyên bố "New Delhi gửi thông điệp đến Trung Quốc" trong các bản tin về hoạt động của quân đội. Theo Hoàn Cầu, Hải quân Trung Quốc xem việc Hải quân Ấn Độ tổ chức tập luyện ở vùng biển quốc tế "là hành động bình thường", "không mang ý nghĩa đặc biệt nhằm vào một nước nào đó". Cùng thời gian Ấn Độ tổ chức tập trận quy mô lớn sắp tới, một cơ quan thuộc quân đội Trung Quốc cũng đang tiến hành tập trận bắn đạn thật ở Ấn Độ Dương. Về sự hiện diện thường xuyên ở Ấn Độ Dương của tàu ngầm Trung Quốc, Hoàn Cầu cho hay, Bắc Kinh đã nhiều lần tuyên bố đây là "nhu cầu hàng hải bình thường" và khẳng định đã thông báo đầy đủ với phía Ấn Độ khi dừng đỗ ở các cảng tiếp tế, "không xâm phạm lợi ích của nước nào". Tàu INS Shakti của Ấn Độ và tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ trong cuộc tập trận Malabar hồi năm 2012. Ảnh: Wikipedia Trung Quốc cảnh cáo Ấn Độ không can thiệp vào biển Đông Mối quan ngại của Trung Quốc về vai trò của New Delhi trong tình hình biển Đông trở nên rõ rệt hơn sau tuyên bố chung của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cùng người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi hôm 13/12 vừa qua. Hai nhà lãnh đạo khẳng định "tuyến giao thông biển Đông có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh năng lượng cũng như hòa bình thịnh vượng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương" và kêu gọi "tất cả các nước tránh hành động đơn phương làm leo thang căng thẳng". Giới quan sát đánh giá tuyên bố này là sự chỉ trích "không đích danh" đối với Trung Quốc về vấn đề biển Đông, đồng thời chứng minh sợi dây liên kết từ Ấn Độ Dương sang Tây Thái Bình Dương đang dần hiện hữu rõ rệt. Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ Nhạc Ngọc Thành hôm 19/12 đã lên tiếng cảnh cáo: "Các quốc gia ngoài khu vực không nên can thiệp vào biển Đông. Điều này chỉ làm tình hình diễn biến tồi tệ hơn." Tuyên bố này của ông Nhạc được đưa ra trong cuộc Đối thoại "Thế kỷ châu Á – Thái Bình Dương: Ấn Độ và sự can dự lớn hơn" do nhật báo Deccan Herald của Ấn Độ tổ chức. Theo Deccan Herald, ông Nhạc ám chỉ Mỹ-Ấn đang "dấn thêm 1 bước" trong việc can thiệp vào biển Đông và tuyên bố Bắc Kinh "sẽ tiếp tục gìn giữ an ninh, hòa bình khu vực". Nhật và Ấn Độ lần đầu tiên đạt được nhận thức chung về vấn đề biển Đông. Ảnh: waltonian.com Nhạc Ngọc Thành cảnh cáo Nhật Bản, Mỹ và Ấn Độ tổ chức cuộc tập trận hải quân chung thường niên mang tên Malabar "không nên phá hoại ổn định khu vực biển xung quanh Trung Quốc". Trước đó, ông Nhạc hôm 17 cũng đòi hỏi New Delhi "bảo đảm những hoạt động trên biển 3 bên như trên hoặc các mối quan hệ quốc phòng với quốc gia khác có lợi cho hòa bình, ổn định khu vực châu Á-Thái Bình Dương". Trong các tuyên bố của mình, Nhạc Ngọc Thành cũng ngang ngược lặp lại khẳng định vô giá trị rằng "các đường biên giới mà Bắc Kinh vạch ra trên biển Đông là hợp pháp" và "tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là không thể tranh cãi". Phát biểu tại cuộc Đối thoại trên, Đại sứ Việt Nam Tôn Sinh Thành cho biết căng thẳng ở biển Đông nổi lên là một vấn đề an ninh chủ chốt có thể gây trở ngại cho giấc mơ về một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương. Đại sứ bày tỏ quan ngại về diễn biến phức tạp ở biển Đông khi Trung Quốc tiến hành hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo và quân sự hóa (trái phép-PV) ở quy mô chưa từng có. Đại sứ Tôn Sinh Thành tuyên bố Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vì nơi đây trên thực tế do Việt Nam sở hữu và quản lý một cách hòa bình và liên tục từ thế kỷ thứ 17. Mỹ thất hứa khiến Nga không thể đạt điều kiện tất yếu để chống IS theo Thế giới trẻ 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 12, 2015 Nhật Bản đẩy mạnh chính sách quốc phòng không phải vì ông Abe là Thủ tướng Đông Bình 25/12/15 09:04 Thảo luận (0) (GDVN) - Ngân sách quốc phòng Nhật Bản cao kỷ lục, tập trung phòng thủ đảo nhỏ, đối phó Trung Quốc, tiếp tục thực thi chính sách an ninh cứng rắn. Trung Quốc muốn triển khai chiến lược “chuỗi ngọc trai” áp sát Nhật Bản Tham chiến quá nhiều khiến Mỹ thiếu tiền chi cho tàu sân bay? Chiến lược của Nhật chống Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông Hội nghị nội các ngày 24/12 của Chính phủ Nhật Bản đã thông qua ngân sách năm tài khóa 2016. Báo chí quốc tế ngày 24/12 đã đăng nhiều bài viết về vấn đề này. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản Tổng ngân sách năm tài khóa 2016 là 96.720 tỷ yên (gần 800 tỷ USD), tăng 380 tỷ yên so với ngân sách ban đầu năm tài khóa 2015, tăng 4 năm liên tục. Nguyên nhân là do tiến trình già hóa dân số tăng nhanh, những chi phí an sinh xã hội như y tế, chăm sóc tăng nhiều. Do thu thuế tăng lên, lượng phát hành trái phiếu chính phủ mới giảm 2.430 tỷ yên so với năm tài khóa 2015, xuống còn 34.430 tỷ yên. Ngân sách quốc phòng cao kỷ lục Trong tổng ngân sách nhà nước năm 2016 được Chính phủ Nhật Bản thông qua ngày 24/12, ngân sách quốc phòng đã đạt mức cao kỷ lục mới, với 5.050 tỷ yên (41,8 tỷ USD), bắt đầu từ tháng 4/2016. Theo Nhân Dân nhật báo Trung Quốc ngày 24/12, quyết định tăng ngân sách quốc phòng lần này của Chính phủ Nhật Bản hoàn toàn không nằm ngoài dự tính. Từ năm 2012 trở đi, chính quyền Shinzo Abe đã tìm kiếm khả năng tăng ngân sách quốc phòng vì nhiều lý do. Tờ Mainichi Shimbun Nhật Bản phân tích cho rằng, nguyên nhân chủ yếu ngân sách quốc phòng của Nhật Bản tăng mạnh liên tục là “do lo ngại các hoạt động của Trung Quốc trên biển, nhằm tăng cường công tác phòng vệ quần đảo tây nam”. Với ngân sách này, Tokyo sẽ tập trung vào tăng cường bảo vệ cho các đảo phía tây nam kéo dài từ các hòn đảo chính của Nhật Bản đến vùng biển gần Đài Loan. Khoản chi trên sẽ được phân bổ từ ngân sách quốc gia và sẽ được trình lên Quốc hội Nhật Bản để thảo luận và thông qua vào đầu năm 2016. Ngân sách quốc phòng 2016 cao hơn 1,5% so với mức chi trong năm tài khóa 2015, đánh dấu năm thứ tư liên tiếp Nhật Bản tăng chi tiêu quốc phòng. Theo tuyên truyền của tờ Nhân Dân nhật báo Trung Quốc, từ khi ông Shinzo Abe lên nắm quyền lần thứ hai, chính quyền của ông đã đẩy nhanh các bước “bình thường hóa” quân sự, tìm kiếm khả năng trở thành nước lớn về chính trị, quân sự. Theo hãng tin Reuters Anh, Mỹ luôn thúc đẩy Nhật Bản từ bỏ chính sách phòng vệ đảo đã thực hiện vài chục năm để giúp họ phát huy thực lực quân sự tốt hơn ở châu Á. Đáp lại, Lực lượng Phòng vệ đã tích cực hành động, phối hợp với kế hoạch tự do đi lại của Mỹ. Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng lần này là để hỗ trợ tài chính cho rất nhiều hành động quân sự, tập trung thực hiện giấc mơ quân đội mạnh của ông Shinzo Abe. Lữ Diệu Đông – chủ nhiệm phòng nghiên cứu ngoại giao, Viện nghiên cứu Nhật Bản – Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, Chính phủ Nhật Bản muốn thông qua ngân sách quốc phòng vào năm tới để hỗ trợ tài chính cho bình thường hóa về quân sự. Họ muốn tìm một lý do hợp lý và Trung Quốc chỉ là cái cớ để họ đạt được mục đích này. Theo Lữ Diệu Đông, nguyên nhân chính tăng ngân sách quốc phòng là để tăng cường tiếng nói và cảm giác hiện diện của Nhật Bản ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thực hiện chủ nghĩa hòa bình tích cực của Nhật Bản và phối hợp với chiến lược tái cân bằng châu Á của Mỹ. Cố vấn nội các của ông Shinzo Abe Tomohiko Taniguchi cho biết: “Chúng tôi lần đầu tiên có thể lập tức thực hiện tự vệ tập thể với Mỹ và các nước khác, mọi người cảm thấy chúng tôi cuối cùng có thể thoát khỏi trói buộc”. Biên đội tàu ngầm, tàu chiến Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản Tiếp tục thực hiện chính sách cứng rắn Theo hãng tin Reuters Anh, nhiều quan chức Nhật Bản cho rằng, chính sách an ninh cứng rắn hiện nay không phải hoàn toàn là do ông Shinzo Abe thúc đẩy. Chính sách này có nguồn gốc rất sâu xa, vì vậy, nó được duy trì mạnh mẽ sau khi ông Shinzo Abe rời nhiệm. Nghị sĩ Đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Ryota Takeda cho rằng: “Sự thay đổi về thái độ quốc phòng hoàn toàn không phải vì ông Shinzo Abe là Thủ tướng, mà là vấn đề phải làm của chúng tôi”. Ngày 16/12, tại một hội nghị cán bộ cấp cao của Lực lượng Phòng vệ, ông Shinzo Abe cho rằng, Lực lượng Phòng vệ phải nhìn xa trông rộng, tích cực hoạt động trên toàn thế giới, đồng thời ám chỉ sau khi Luật an ninh có hiệu lực vào tháng 3/2016, Lực lượng Phòng vệ sẽ tích cực tiến hành hoạt động ở nước ngoài. Lữ Diệu Đông cho rằng, trong tình hình xã hội Nhật Bản có xu hướng bảo thủ hóa về tổng thể, chính sách an ninh cứng rắn cũng sẽ được tiếp tục, cho dù ông Shinzo Abe có ra đi. Sửa đổi Hiến pháp hòa bình là tư tưởng đã định của đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản. Tình hình trong tương lai có thể sẽ hòa dịu, nhưng đường lối chính tăng cường thực lực phòng vệ sẽ không thay đổi. Đông Bình =========================== Logic mang tính tất yếu là Nhật Bản phải là thành viên quan trọng trong "canh bạc cuối cùng", quan trọng hơn cả Ấn Độ - là ứng cử viên bổ sung của lão Gàn. Hì. Điều này đã có sẵn trong bức tranh chính trị quốc tế nổi tiếng mà lão Gàn đặt tên là "Canh bạc cuối cùng". Nó có trước cả khi ông Abe đắc cử làm thủ tướng. Bởi vậy việc Nhật Bản đẩy mạnh chính sách quốc phòng không phải vì ông Abe là Thủ tướng, mà là tất yếu đã được tiên tri. Những hàng động của ông Abe, chỉ việc phù hợp với quy luật có thể tiên tri mà thôi. Không có gì là lạ. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 12, 2015 Vấn đề Biển Đông: Trung Quốc lộ càng rõ dã tâm áp(*) http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/van-de-bien-dong-trung-quoc-lo-cang-ro-da-tam-ap-3296239/ (Tin tức 24h) - Trung Quốc vừa tăng cường thêm 3 tàu chiến mới xuống biển Đông nhằm gia tăng thêm ảnh hưởng và áp đặt yêu sách chủ quyền của nước này tại đây. Bằng chứng Trung Quốc cố tình phá hoại môi trường Biển Đông Trung Quốc điều thêm 3 tàu chiến ra biển Đông Hãng Sina của Trung Quốc ngày 27/12 đưa tin hạm đội Nam Hải của nước này mới tiếp nhận 3 tàu mới nhằm tăng cường hoạt động tại Biển Đông. Các tàu trên gồm tàu tiếp tế Type 904B "Lô Cô Hồ 962", tàu trinh sát điện tử "Hải Vương Tinh 852", tàu đo đạc xa bờ "Tiền Học Sâm 873". Các tàu trên đều do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo. Tàu tiếp tế "Lô Cô Hồ 962" có thể thực hiện nhiệm vụ tiếp tế và vận chuyển binh lính ra các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, ngoài ra còn có thể phụ trách nhiệm vụ cứu hộ trên biển và tiếp tế cho các biên đội tàu chiến khác. Tàu tiếp tế Lô Cô Hồ 962 mới được biên chế cho hạm đội Nam Hải của Trung Quốc. Ảnh: Sina Tàu trinh sát điện tử "Hải Vương Tinh 852" sẽ được hạm đội Nam Hải sử dụng để trinh sát các mục tiêu khác nhau trên Biển Đông. Tàu đo đạc "Tiền Học Sâm 873" chủ yếu thực hiện nhiệm vụ khảo sát trên biển quanh các đảo ở Biển Đông, bố trí các phao khí tượng trên biển và quan trắc khí tượng biển. Theo Thời báo Hoàn Cầu, 3 tàu này có những ưu điểm khác nhau về công năng, tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh có thể tiến hành trinh sát trong mọi điều kiện thời tiết đối với các mục tiêu trong phạm vi tìm kiếm, đồng thời nắm được việc triển khai và các động thái của “quân địch”. Dã tâm làm chủ biển Đông Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc tăng cường thêm các tàu ra khu vực biển Đông. Trước đó, ngày 16/12 vừa qua, Công ty đóng tàu Văn Xung, Hoàng Phố, Quảng Châu cũng đã bàn giao cho Tổng đội Hải cảnh Quảng Đông một chiếc tàu loại 1.500 tấn mang số hiệu "Hải cảnh 44104". Điều đặc biệt là tàu hải cảnh này được Trung Quốc thiết kế với nhiều chi tiết tương tự tàu hộ tống nhỏ Type-056. Một số phương tiện truyền thông Trung Quốc gọi đây là tàu hải cảnh phiên bản chiến hạm Type 056. Không chỉ thế, Bắc Kinh cũng tiến hành chạy thử nghiệm chiếc tàu hải cảnh 3901 cỡ lớn, có lượng giãn nước hơn 10.000 tấn. Dự kiến tàu này sau khi hoàn thành các bài thử nghiệm sẽ được Trung Quốc đưa tới hoạt động tại Biển Đông. Ngày 16/12, Công ty đóng tàu Văn Xung, Hoàng Phố, Quảng Châu cũng đã bàn giao cho Tổng đội Hải cảnh Quảng Đông một chiếc tàu loại 1.500 tấn mang số hiệu "Hải cảnh 44104". Động thái mới này của Trung Quốc từng được GS Carlyle Thayer bóc mẽ là "sói đội lốt cừu". Trước đó, ngày 30/7, tờ Want China Times dẫn một bài viết trên tuần san quốc phòng IHS Jane's cho biết, dường như Trung Quốc đang tiến hành cải hoán một số tàu chiến thành tàu cảnh sát biển. Rõ ràng rằng Trung Quốc đang tiến hành hàng loạt các biện pháp nhằm gia tăng thêm ảnh hưởng của mình trên biển Đông. Những động thái này của Bắc Kinh bị nhiều chuyên gia đánh giá là nguy hiểm và gây căng thẳng cho cục diện trên Biển Đông. Hồng Hà (Tổng hợp) ============================= * Chú thích: Có lẽ ban biên tập báo Đất Việt gõ thiếu một chữ trong tiêu đề. "Áp" là "áp" gì mới được chứ?! Vì là tiêu đề, nên lão Gàn không dám tự biên tập lại. Nhưng đề nghị nên thêm thành "áp chế". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 12, 2015 Đối đầu Trung-Mỹ biến Biển Đông thành thùng thuốc súng mới ở châu Á Đông Bình 27/12/15 06:42 Thảo luận (0) (GDVN) - Tổng thống mới của Mỹ sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc, cuộc đối đầu Trung-Mỹ ở Biển Đông sẽ là cuộc đối đầu chiến lược lâu dài. Việt Nam xây dựng lực lượng tàu ngầm để "lấy yếu chống mạnh" New Delhi khẳng định sức mạnh ngăn Trung Quốc bành trướng ra Ấn Độ Dương Chiến lược của Nhật chống Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông Tờ Vượng báo Đài Loan ngày 27/12 có bài bình luận cho rằng, các nước lớn tranh đoạt không ngừng sẽ trở thành nhân tố quyết định chủ đạo xu hướng diễn biến của tình hình Biển Đông. Tàu khu trục tên lửa USS Lassen DDG-82 Hải quân Mỹ từng tuần tra Biển Đông vào ngày 27/10/2015 Năm nay, Quân đội Mỹ thực hiện kế hoạch tuần tra Biển Đông, đưa Mỹ từ "hậu trường" đi ra trước "sân khấu" trong vấn đề Biển Đông. Australia là nước luôn không lựa chọn đứng về bên nào trong vấn đề này, nay cũng tiến hành can thiệp một cách hiếm thấy. Những sự can thiệp này cộng với vụ kiện Biển Đông của Philippines chống lại tham vọng "đường lưỡi bò" vô lý và bất hợp pháp thì chắc chắn Biển Đông đã trở thành “thùng thuốc súng mới” của châu Á. Cuối tháng 10/2015, Quân đội Mỹ lần đầu tiên điều động tàu khu trục tên lửa USS Lassen tiến hành tuần tra trong 12 hải lý của đá Xu Bi, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông. Sau đó, Mỹ còn điều máy bay ném bom chiến lược B-52 xâm nhập vùng biển 2 hải lý của đá Châu Viên (Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam, một thực thể khác bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1988). Trung Quốc ngang nhiên chỉ trích những hoạt động này, có ý đồ khẳng định chủ quyền bất hợp pháp. Máy bay ném bom chiến lược B-52 của Không quân Mỹ đã hai lần bay trên vùng trời Biển Đông thời gian gần đây, từng bay vào vùng biển 2 hải lý của đá Châu Viên, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam, hiện do Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp. Ngoài ra, Mỹ thậm chí còn tuyên bố có thể tiếp tục tiến hành tuần tra Biển Đông vào tháng 1/2016. Mỹ liên tiếp nâng cấp các hành động quân sự nhằm vào Trung Quốc làm cho giữa Trung Quốc và Mỹ xuất hiện cuộc đối đầu quân sự nghiêm trọng nhất sau Chiến tranh Lạnh. Đồng thời, năm nay, Australia cũng bày tỏ thái độ một cách hiếm thấy, rằng họ sẽ cùng Mỹ và các nước khác đáp trả kế hoạch xây dựng (bất hợp pháp) đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông. Luật bảo đảm an ninh mới của Nhật Bản cũng sẽ có hiệu lực vào năm 2016, trong khi đó, Mỹ đã chính thức mời Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hiệp đồng trong việc tuần tra Biển Đông. Nhật Bản chưa tỏ thái độ qua lời nói, nhưng đã dùng hành động để phản hồi lời mời của Mỹ, thậm chí đi xa hơn. Ngày 17/12/2015, Nhật Bản và Indonesia đã tổ chức Tham vấn Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng (Tham vấn 2+2) lần đầu tiên ở Tokyo, cho biết, Nhật Bản và Indonesia sẽ tăng cường hợp tác kiềm chế Trung Quốc. Hơn nữa, trong năm nay, Nhật Bản cũng cùng Philippines yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp. Năm 2016 là năm bầu cử Tổng thống Mỹ. Theo Vượng báo, hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ tiềm năng đều thuộc phái cứng rắn đối với Trung Quốc – dấu hiệu này hết sức rõ ràng. Hillary Clinton - một ứng cử viên Tổng thống Mỹ năm 2016 Tân Tổng thống Mỹ sẽ cứng rắn hơn Phó giáo sư Lâm Nhược Vu thuộc khoa ngoại giao và quan hệ quốc tế, Đại học Đạm Giang, Đài Loan cho rằng, trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm tới, bất kể ứng cử viên của đảng nào chiến thắng, chắc chắn sẽ thực thi chính sách cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Tờ Financial Times Anh cũng cho rằng, Mỹ cần thận trọng duy trì sự cân bằng, mặc dù hiện nay Mỹ thông qua tận dụng mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước xung quanh để giành được ưu thế chiến lược tạm thời. Việc Chính phủ Mỹ khởi động chiến lược "quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương", đã khuyến khích các nước như Việt Nam và Philippines liên tiếp hành động. Bài báo cuối cùng cho rằng, nếu tình hình Biển Đông tiếp tục xấu đi, thậm chí gây ra xung đột, e rằng cũng không phải là thứ mà Mỹ muốn nhìn thấy. Thực tế cho thấy, nếu Trung Quốc cố tình theo đuổi bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự thì chắc chắn họ sẽ phải đối mặt với sự đáp trả liên tục, ngày càng mạnh mẽ của cả cộng đồng quốc tế. Các biện pháp này có thể bằng con đường pháp lý như Philippines đang làm, cũng có thể bằng cách tăng cường năng lực tự vệ, được tất cả các nước ven Biển Đông cùng làm. Chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng như máu thịt, không bao giờ cho phép ngoại bang xâm chiếm, khi đã bị xâm chiếm thì chắc chắn phải đòi lại. Ngoài ra, cả cộng đồng quốc tế đều có lợi ích chung trong cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông, trong đó có tự do và an toàn hàng hải, hàng không. Trung Quốc là nước có truyền thống chơi cờ, nhưng trong bàn cờ Biển Đông hiện nay, họ chắc chắn đang đi những nước cờ sai lầm, xác định lợi ích sai lầm, nhận định sai lầm, từ đó dẫn tới sai lầm về hành động. Đông Bình =================== Trong "Lời tiên tri Ất Mùi 2015", lão Gàn phán: "Cuối năm nay bể Đông rất nóng, nhưng chưa có chiến tranh ở đây". Giờ này đã nghiệm đúng. Nhưng lão quảng cáo trước là cuối năm tới biển Đông sôi sùng sục. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 12, 2015 Quần đảo Trường Sa trong tầm nhìn địa chiến lược Thứ năm, 31/12/2015 - 23:00 Bất kỳ hoạt động nào trên khu vực Biển Đông của Trung Quốc đều gắn chặt và tương tác lớn với địa thế chiến lược của Việt Nam. >> Chuyên gia quốc tế vạch ý đồ của Trung Quốc khi xây dựng hải đăng ở Trường Sa >> Trung Quốc khánh thành 2 ngọn hải đăng phi pháp ở Trường Sa Lâu nay các nhà quân sự, chính trị đã phân tích, nêu bật rất nhiều ý nghĩa, vai trò của quần đảo Trường Sa trong chiến lược của Trung Quốc, đều cho rằng, xây các căn cứ quân sự trên đó để khống chế Biển Đông, khống chế tuyến hàng hải quốc tế và eo biển Malacca; bảo vệ “đường sinh mạng” của mình, hay để biến Biển Đông thành ao nhà, biến thành nơi trú ẩn cho tàu ngầm, là nơi xuất phát tấn công lý tưởng để phá vỡ hệ thống bao vây của Mỹ ngăn chặn Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương…. Tuy nhiên, mọi điều có vẻ như chưa đủ và chưa thực tế về tầm nhìn chiến lược lâu dài của Trung Quốc trên Biển Đông và khu vực Đông Nam Á (ĐNA). Sự cọ xát mạnh về địa chính trị trên khu vực châu Á-TBD qua hoạt động của các cường quốc, càng ngày càng lộ rõ đáp án cốt lõi, phần nào giúp ta hiểu được vấn đề… Tránh “dãy đá ngầm” Malacca…. Nếu như Trung Quốc coi tuyến hàng hải trên Biển Đông như là “đường sinh mạng” của mình thì eo biển Malacca chính là tử huyệt. Khi eo biển Malacca bị phong tỏa thì tuyến hàng hải từ Ấn Độ Dương, Trung Đông qua Biển Đông bị tê liệt. Vấn đề đặt ra ở đây là mối quan hệ giữa eo biển Malacca và QĐ Trường Sa là gì? Tại sao QĐ Trường Sa, địa quân sự của nó, với Trung Quốc, quan trọng hơn là để tránh eo biển Malacca? Trước hết mà nói, khi đã gọi khống chế tuyến hàng hải thì phải bảo đảm 2 điều kiện là ngăn chặn được đối phương và bảo vệ được mình, nói cách khác là “đánh chuột nhưng không làm vỡ bình”. Trung Quốc với khả năng của hải quân (PLAN) với các căn cứ quân sự trên các đảo Trường Sa, Hoàng Sa thì có thể ngăn chặn được tuyến hàng hải qua Biển Đông đến Nhật Bản và Đông Bắc Á nếu một cuộc đối đầu với liên minh quân sự của Mỹ xảy ra. Nhưng tất nhiên, khi đó đối phương cũng sẽ không ngồi nhìn mà sẽ phong tỏa eo biển Malacca. Lối vào Biển Đông bị bịt kín không phải bởi Trung Quốc mà bởi Mỹ-Singapore-Malaysia sẽ khiến Trung Quốc ngạt thở. Trong khi đó, hiện tại, Trung Quốc không có khả năng để khống chế eo biển Malacca theo phương thức “cấm đối phương nhưng không cấm ta”. Vì vậy, khi không làm chủ được eo biển Malacca thì Trung Quốc nếu có được quần đảo Trường Sa và những căn cứ quân sự trên đó chỉ có ý nghĩa về chủ quyền, mà vai trò quân sự của nó chưa khiến Mỹ và liên minh lo lắng, bất an như giới quân sự Mỹ đã phân tích. Đương nhiên, Trung Quốc quyết tâm bất chấp tất cả, bỏ ra bao nhiêu tiền của, công sức, uy tín quốc tế bị lên án, để xâm phạm trái phép quần đảo Trường Sa, bồi lấp những đảo đã chiếm được của Việt Nam thành những căn cứ quân sự…không phải để phục vụ cho mục tiêu nhỏ, ngắn hạn như vậy trên Biển Đông. Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự trên QĐ Trường Sa để loại bỏ eo biển Malacca, không phụ thuộc vào nó. Với hơn 85% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc phải đi qua eo biển Malacca, nếu như hoàn toàn phụ thuộc vào eo biển này, tức là vào Mỹ thì Trung Quốc sẽ hoàn toàn bị động về chiến lược, bị khống chế về an ninh năng lượng. Vì thế eo biển Malacca là “dãy đá ngầm” nguy hiểm nhất trên tuyến hàng hải sống còn của Trung Quốc nên phải tránh và trong thực tế Trung Quốc cũng đã “vòng tránh” bằng việc xây dựng đường ống dẫn dầu qua Myanmar nhưng chỉ đáp ứng là một phần rất nhỏ trong nền kinh tế, năng lượng mà Trung Quốc cần. …bằng kênh đào Kra. Vào trung tuần tháng 5/2015, Want China Times dẫn lại báo Hong Kong Oriental Daily cho biết, Trung Quốc và Thái Lan ký biên bản ghi nhớ xây dựng kênh đào Kra Isthmus, được mệnh danh là "kênh đào Panama châu Á" ở miền nam Thái Lan, nhằm rút ngắn hải trình của tàu bè Trung Quốc từ Trung Đông về Quảng Châu. Kênh đào Kra có hai chiều, sâu 25 m, dài 102 km, rộng 400 m, việc xây dựng sẽ hoàn tất trong 10 năm, với chi phí 28 tỷ USD. Biên bản này được ký kết tại một diễn đàn hợp tác nghiên cứu và đầu tư tổ chức ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Lễ ký kết dù rõ ràng nhưng vẫn bị giới chức 2 nước bác bỏ. Kênh đào Kra Isthmus không chỉ biến Thái Lan trở thành một trung tâm hàng hải khu vực có thể lấn át các cảng trung tâm dọc eo biển Malacca của Singapore và Malaysia. Nó còn có vai trò như một huyết mạch quan trọng trong Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc mà giờ đây là một phần trong kế hoạch “Một vành đai, một con đường” của nước này. Kênh Kra Isthmus nối thẳng vịnh Thái Lan với Ấn Độ Dương, cho phép tàu thuyền không phải đi qua Eo biển Malacca cũng như trung tâm cảng Singapore, cho nên vấp phải nhiều nhạy cảm về địa chính trị khu vực. Chính vì thế sau đó vài ngày giới chức 2 nước Trung Quốc, Thái Lan đã bác bỏ tin này. Một tháng sau đó, The Straits Times ngày 20/8/2015 thông tin, Việt Nam tuyên bố sẽ xây một cảng biển nước sâu trị giá 2,5 tỷ USD tại đảo Hòn Khoai, cách 17km ngoài khơi bờ biển Cà Mau-tỉnh cực nam của Việt Nam. Dự án đã được Thủ tướng thông qua. Dự án được thực hiện bởi Tập đoàn Bechtel-công ty kiến trúc và xây dựng lớn nhất Hoa Kỳ, trong một thỏa thuận ký với doanh nghiệp Việt Nam là Vân Phong. Thiết kế này bao gồm 12 cầu cảng trong số đó thì một nửa dùng để nhập khẩu than. Nếu dự án với Bachtel được thông qua thì cảng Hòn Khoai sẽ được tài trợ 85% vốn bởi Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (Ex-Im Bank). Ex-Im Bank là một cơ quan tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Mỹ. Ý nghĩa địa kinh tế, địa chính trị của việc hình thành cảng Hòn Khoai ta sẽ bàn vào lúc khác, ở đây ta chỉ quan tâm đến vai trò quân sự của quần đảo Trường Sa khi kênh Kra Isthmus, nếu có, hoàn thành. Khu vực được coi là sân sau của Trung Quốc dưới sự kiểm soát của các căn cứ quân sự của Trung Quốc xây trái phép, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam tại các đảo Trường Sa Đến lúc này, nhìn lên bản đồ Biển Đông chúng ta sẽ thấy rõ căn cứ quân sự không quân, hải quân trên quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền Việt Nam, sẽ cho phép Trung Quốc kiểm soát khu vực Tây Nam Biển Đông và vịnh Thái Lan. Không có các căn cứ quân sự của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa thì không bao giờ Trung Quốc dám đổ tiền của xây dựng kênh đào Kra Isthmus. Như vậy, chắc chắn các bên sẽ phải có cách tiếp cận về an ninh hàng hải trên Biển Đông và trên hết, Luật biển, công ước quốc tế phải được các bên xem xét, tôn trọng. Theo Lê Ngọc Thống Đất Việt Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 1, 2016 NEW YORK TIMES:Khái quát năm 2015 của Trung Quốc bằng 1 từ - "bế tắc" Hải Võ | 31/12/2015 19:20 Nhà báo Chris Buckley của tờ New York Times trú tại Bắc Kinh đã có bài phân tích chỉ ra những vấn đề bất ổn mà xã hội Trung Quốc cảm nhận rõ rệt trong năm 2015. Một binh sĩ đeo khẩu trang đứng gác tại quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh hồi tuần trước do không khí ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh: Getty Images. Theo NYT, đối với nhiều cư dân ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc mà nói, bức màn sương mù trong mùa đông này là một hình ảnh ví dụ phù hợp: Nó khiến các công trình kiến trúc trở nên mờ ảo, không thấy mặt trời, giống như tâm lý bất ổn của người dân. Trong các cuộc phỏng vấn và trao đổi không chính thức, cư dân Bắc Kinh cho biết 2015 là một năm chờ đợi, kỳ vọng tương lai chính trị và kinh tế của Trung Quốc trở nên sáng sủa hơn. "Cả nước đều ở trong tình trạng chờ đợi," doanh nhân kiêm ông chủ 1 tạp chí ở miền Nam Trung Quốc Âu Dương Kình nói trong cuộc phỏng vấn ở Bắc Kinh. Ông nói: "Mọi người đều không rõ tương lai sẽ diễn biến theo phương hướng nào. Tình hình hiện nay rất phức tạp, tâm trạng chung là vừa lo lắng, hy vọng và e ngại. Vì vậy chúng tôi chỉ có thể chờ đợi." Nhà đầu tư "thấp thỏm" vì nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và thị trường chứng khoán nhiều biến động, đồng thời quan sát khả năng kinh tế "khởi sắc". Các quan chức thì chú ý đến khả năng chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ảnh hưởng đến công việc của họ trong thời gian bao lâu. Học giả, tác giả thì "nghe ngóng" các hoạt động của Bắc Kinh đối với giới trí thức và liệu cơ chế kiểm soát nghiêm ngặt có được nới lỏng hay không. [...] Người dân Bắc Kinh và các đô thị miền Bắc Trung Quốc thì chờ đợi đợt sương mù ô nhiễm qua đi. Tâm lý bất ổn trước tương lai của Trung Quốc Sự không xác định mà Trung Quốc đối mặt lúc này đã vượt ra khỏi mức độ thông thường ở quốc gia rộng lớn và phức tạp này. Những nghị trình mà ông Tập thúc đẩy vừa rầm rộ nhưng cũng không ít mâu thuẫn. Nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn thông qua tái cấu trúc đảng Cộng sản Trung Quốc và truyền thống Nho học, gia tăng tập trung quyền lực về trung ương để đưa quốc gia này tiến lên. Tập Cận Bình gần như tin tưởng Trung Quốc phải phục hồi những truyền thống xưa cũ nếu muốn thực hiện các bước đột phá. Nhưng hiện tại,chiến lược của ông Tập phần nào khiến nhiều người cảm thấy bất ổn và chưa rõ phương hướng mà ông đang dẫn dắt nước này. Đối với Trung Quốc mà nói, 2015 "là một năm nhiều tín hiệu mâu thuẫn, hay có thể nói là một năm làm dấy lên nhiều mâu thuẫn", theo lời Jeffrey N. Wasserstrom - Giáo sư Đại học California, Mỹ. "Một mặt, chúng ta thấy Tập Cận Bình nỗ lực chứng minh Trung Quốc có thể bước đi con đường của chính mình. Nhưng mặt khác, số lần công du nước ngoài của ông ấy nhiều hơn cả những người tiền nhiệm trong vài chục năm qua cộng lại, và ông cũng đi xa hơn," Wasserstrom đánh giá. Một số doanh nhân và quan chức giấu tên cho biết, cảm giác bất ổn cũng ăn sâu vào hệ thống công chức Trung Quốc và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Theo họ, sự e sợ bị cáo buộc lạm dụng chức quyền khiến ngay cả những quan chức không có hành vi tham nhũng cũng ngần ngại không dám đưa ra những quyết định quan trọng. Chiến dịch chống tham nhũng của Bắc Kinh khiến "nguồn thu nhập xám" bị mất đi, đồng thời cũng làm giảm "động lực" của tầng lớp công chức hành chính. "Giới quan chức không thể biết được chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt, các hội nghị học tập... đến lúc nào sẽ kết thúc, cũng không biết ai sẽ là người tiếp theo 'ngã ngựa'," nhà sử học Trương Minh của Đại học Nhân dân Trung Quốc cho hay. "Trên dưới đều không có được cảm giác rõ ràng về phương hướng," ông Trương nói. "Vào thập niên 1980, 1990, mọi việc đơn giản hơn nhiều: Cải cách, xây dựng nền kinh tế thị trường... Nhưng ngày nay đối với quan chức và người dân mà nói, các chính sách đang trở nên khó nắm bắt hơn." Những chính sách chống tham nhũng và quản lý chặt chẽ, ngoài việc làm giảm tinh thần của quan chức thì còn gia tăng mức độ khó xác định đối với nền kinh tế. Học giả Trương Minh nhận định, cần phải nhẫn nại chờ đợi thành quả của chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Học giả xã hội nổi tiếng của Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc Tôn Lập Bình gần đây đã cảnh báo, cảm giác bất ổn đối với tương lai của Trung Quốc có khả năng phát triển thành những mối đe dọa tiềm ẩn. Ông Tôn cho biết, tâm lý vào thời điểm cuối năm 2015 có thể được khái quát bằng 1 từ: "Bế tắc". "Có cảm giác như chúng ta đang lái xe trên sa mạc Gobi," Tôn Lập Bình nói. "Những con đường phía trước đều rất rõ ràng. Nhưng khi đi mãi thì đường không còn nữa, mà trước mắt là gò cát. Con đường nào cuối cùng thông qua được thì mới đúng là 'đường', còn không thông được thì không thể là 'đường'. Nhưng hiện tại chúng ta không thể biết được," học giả này kết luận. "Cánh tay phải" của Tập Cận Bình bất ngờ từ chức theo Thế giới trẻ ===================== Trung Quốc lâm vào trạng thái bế tắc, vậy mà chờ mãi đến bây giờ báo Tây, nhà ngâm cứu hẳn của Tây mới nói. Lão Gàn nói lâu rùi. Không những vậy còn chỉ rõ: Không phải chủ nhân Lý học Đông phương, nên Trung Quốc không đủ trình để giải quyết bế tắc này. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 1, 2016 Công thành thân thoái thì hơn Ngọc Việt 01/01/16 12:56 (GDVN) - Một lãnh đạo đã rời xa chính trường gần 4 nhiệm kỳ mà vẫn để lại sự nuối tiếc của người dân thì có hạnh phúc nào bằng. Tiếc là ông Putin không làm như vậy. Ăn sẵn Tham quyền cố vị Putin trừng phạt 38 nước Ngày 31/12/1999 là một ngày đặc biệt, khi cả nhân loại háo hức chờ đón Thiên niên kỷ thứ 3 – Khoảnh khắc ngàn năm có một. Hầu hết các nguyên thủ quốc gia đều có thông điệp chào năm mới, chào thế kỷ mới, chào thiên niên kỷ mới nêu lên khát vọng và gửi gắm niềm tin cho nhân dân các quốc gia trên toàn thế giới. Ngay trong ngày cực kỳ trọng đại này của nhân loại thì tại nước Nga, Tổng thống Boris Elsin lên truyền hình tuyên bố từ chức, chỉ định vị Thủ tướng trẻ Vladimir Putin – người còn khá xa lạ với cả nước Nga và thế giới lúc đó - là người thay thế. Ông Elsin làm cho cả thế giới ngỡ ngàng về hành động của mình. Tổng thống Nga Vladimir Putin, ảnh: Romaniatv.net. Từ đó đến nay, lịch sử nước Nga và lịch sử thế giới đã ghi lại nhiều dấu ấn của con người ấy. Thậm chí ông còn đang đi vào danh sách những con người huyền thoại của lịch sử chính trị thế giới. Mặc dù hiện nay ông Putin vẫn đang là Tổng thống của nước Nga, nhưng theo người viết thì đã có thể tổng kết, đánh giá về thành công và thất bại của ông Putin. Có nghĩa là ông Putin sẽ không có được thành công nào hơn những gì đã đạt được, và cũng sẽ không có thất bại nào nặng nề hơn những gì ông đã phải chấp nhận. Do vậy trả lời cho câu hỏi: Điều tiếp theo với Tổng thống Putin là gì, mà nhà báo chuyên về các vấn đề ngoại giao Bridget Kendall đã nêu lên trên BBC ngày 31/12/2015 khi vừa tròn 15 năm ông Putin nhận lãnh trách nhiệm là người lãnh đạo cao nhất của nước Nga, là không có gì quan trọng cả. Nói vậy có chủ quan quá chăng? Không thể tốt hơn Nước Nga mà Putin nhận bàn giao từ ông Elsin chỉ là một quốc gia rộng về diện tích, nhiều về dân số, nhiều đầu đạt hạt nhân và mạnh về vũ khí liên lục địa. Song lúc đó người dân Nga chỉ biết kêu trời vì khó khăn và bế tắc bởi thất nghiệp và giá cả leo thang, theo The Telegraph. Ông Putin nhận chức Tổng thống Nga từ ông Elsin khi nước Nga chỉ là quốc gia của chia rẽ, phe cánh, của tội phạm có tổ chức và được chính quyền dung túng. Lúc đó, chỉ lo giải quyết việc của nước Nga cũng chưa xuể, chính quyền Nga đâu còn khả năng để lo việc thiên hạ. Tiếp quản vị trí người đứng đầu đất nước từ ông Elsin khi Nga chỉ còn là một quốc gia ngập trong thiếu thốn, nợ nước ngoài ngập đầu ngập cổ, nguy cơ nội chiến đe dọa sự thống nhất của nhà nước liên bang. Lúc đó, chỉ lo trả nợ, ổn định xã hội cũng đã quá sức của một chính quyền. Vậy mà ông Putin đã đưa nước Nga trở lại vị thế siêu cường của Liên Xô chỉ trong vòng chưa đầy một thập kỷ, ông Putin đã xây dựng một nước Nga siêu cường từ một xuất phát điểm yếu kém và gần như hỗn loạn mà người tiền nhiệm đã để lại cho ông, theo BBC. Hiện nay, kinh tế của nước Nga dù còn rất nhỏ bé so với Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản thậm chí đứng sau cả Brazil, nhưng Nga vẫn có quyền tham gia quyết định những vấn đề của thế giới mà không liên quan tới sức mạnh của vũ lực. Nghĩa là nước Nga đã đóng một vai trò lớn hơn trong quan hệ quốc tế mà không phải chỉ dựa trên vị thế của một siêu cường quân sự. Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo của nước Nga làm được điều này, thậm chí kể cả Liên Xô trước kia. Cho dù có rất nhiều ý kiến cho rằng việc đưa nước Nga ra khỏi khủng hoảng thì nước Nga không là gì cả nếu so với Nhật Bản và Israel – những bài học về sự phi thường trong xây dựng và phát triển đất nước. Hoặc thấp hơn một chút là Đức và Singapore. Tổng thống Putin – người đã mang lại sức mạnh của sự đoàn kết trong xã hội Nga. Ảnh BBC. Vì xuất phát điểm của những quốc gia ấy gần như là rất nhiều con số không, thậm chí là con số âm, nhưng sau khoảng thời gian 15 năm – đúng bằng thời gian mà ông Putin lãnh đạo nước Nga – thì họ đã làm được những điều có thể gọi là thần kỳ mà cả nhân loại phải ngưỡng mộ. Tuy nhiên, nếu ai biết rằng Tổng thống Putin đã phải trao nghị định Tổng thống nhà nước Nga cho người tiền nhiệm về việc không truy tố ông, gia đình ông ra tòa vì những gì đã mắc phải trong thời gian nắm quyền thì mới thấy lúc đó nước Nga rối ren và phức tạp như thế nào, theo AP 3/5/2008. Nếu ai đã từng biết về tình hình nội chiến tại Chechnya xảy ra gần chục năm, thách thức và đe dọa chính quyền mà người nổi tiếng cứng rắn như Tổng thống Elsin phải bó tay thì mới thấy giá trị của việc Tổng thống Putin chấm dứt nội chiến tại nước cộng hòa tự trị này có ý nghĩa lớn lao như thế nào. Thủ lĩnh Dudayev của Chechnya thách thức cả nước Nga và có ý định đưa tình hình vượt ra khỏi biên giới nước Nga. Nhưng ngay khi nắm quyền, ông Putin đã tập trung giải quyết vấn đề Chechnya một cách dứt khoát, chấm dứt đổ máu, đảm bảo ổn định cho Chechnya, theo BBC Timeline. Tuy nhiên, điều cực kỳ quan trọng là đảm bảo được tính thống nhất của Cộng hòa Liên bang Nga. Sau sự kiện Chechnya, không có bất cứ một chủ thể nào nằm trong nước Nga có ý định phá vỡ sự thống nhất của nhà nước Nga. Và đây là điều kiện quan trọng nhất giúp cho người Nga tập trung phát triển đất nước và thể hiện sức mạnh trong quan hệ đối ngoại. Vì nếu xã hội không ổn định, chủ quyền quốc gia bị đe dọa thì không có thể làm tốt được gì và không giữ được những gì đã làm một cách trọn vẹn. Có nhiều người cho rằng nước Nga của ông Putin thừa hưởng thành quả một Liên Xô hùng mạnh nên việc lấy lại sức mạnh cho nước Nga cũng chỉ đơn giản như là việc lấy lại cho dân tộc Nga những gì đã mất. Tuy nhiên, dư luận không thể nào quên nước Nga thời của ông Elsin đã nhiều lần xóa bỏ những di sản của lãnh tụ Cách mạng Tháng Mười Nga Lenin, và trước đó với làn gió của cải tổ và công khai, người ta đã lên án tất cả những gì thuộc về lịch sử tồn tại của Liên Xô, theo BBC 26/1/2011. Điều đó chứng tỏ giá trị của lịch sử dân tộc đã bị người ta xóa nhòa đi trước khi ông Putin được giao nắm giữ vận mệnh quốc gia. Song ngày nay ai cũng biết, giá trị của những gì vĩ đại trong lịch sử nước Nga đã được ông Puitn đưa vào di sản văn hóa dân tộc Nga, để đảm bảo sẽ tồn tại vĩnh hằng. Có thể ông Putin còn làm việc lâu hơn nữa, còn làm được nhiều điều hơn nữa cho nước Nga, người dân Nga và tổ quốc Nga của ông. Nhưng không ai tin ông sẽ làm được những gì lớn lao hơn những gì mà ông đã làm được – ông Putin không thể thành công hơn được nữa. Không thể xấu hơn Cho đến bây giờ Ông Putin vẫn “phải” ngồi ghế Tổng thống của nước Nga và hàng năm ở những sự kiện lớn, người ta vẫn thường hỏi là không biết ông Putin còn “phải” ngồi ghế Tổng thống Nga bao lâu nữa. Tổng thống Nga vẫn hàng ngày phải tìm cách đưa nước Nga ra khỏi bế tắc. Ảnh: BBC. Nhiều người cho rằng đây là vinh hạnh của ông Putin vì sự tín nhiệm của người dân Nga, là niềm tự hào của nước Nga khi có một Tổng thống tài năng xuất chúng. Nhưng với cá nhân người viết thì đây là một biểu hiện của việc mất lòng tin của Tổng thống Putin. Cũng nên nhớ lại rằng, khi Tổng thống Putin nắm quyền thì cũng là lúc Tổng thống Mỹ Bill Clinton sắp mãn nhiệm. "Những năm cầm quyền của Clinton là giai đoạn phát triển kinh tế lâu dài nhất trong lịch sử hiện đại của Mỹ”, theo The White House, 29/10/2008. Và ông Clinton rời nhiệm sở trong sự nuối tiếc của người dân Mỹ, thậm chí cả người dân thế giới và lúc đó ông Clinton mới ngoài 50 tuổi. Sau 15 năm rời khỏi cương vị Tổng thống Mỹ, cứ mỗi sự kiện gì mà người dân Mỹ thất vọng thì người ta lại nghĩ tới ông Clinton trong một sự nuối tiếc. Một lãnh đạo đã rời xa chính trường gần 4 nhiệm kỳ mà vẫn để lại sự nuối tiếc của người dân thì có hạnh phúc nào bằng. Tiếc là ông Putin không làm như vậy, có thể vì ông chưa yên tâm khi giao vận mệnh quốc gia cho những người mà ông chưa có lòng tin. Việc mất lòng tin của ông Putin làm cho những cộng sự của ông dần mất niềm tin ở ông. Những người có tham vọng và khát vọng thể hiện tài năng của mình để cống hiến cho tổ quốc Nga không biết khi nào mới có cơ hội khi thời gian ông ngồi ghế Tổng thống không xác định được. Có người chấp nhận cộng tác cùng ông, tận tụy làm việc dưới quyền ông, nhưng cũng có người thất vọng rời bỏ ông và nước Nga mất đi những người tài năng có thể mang lại nhiều lợi ích cho người dân, đất nước. Nước Nga chỉ là siêu cường về sức mạnh quân sự, chưa thể là một cường quốc. Ảnh: BBC Gần đây nhiều hãng tin lớn trên thế giới đặt câu hỏi là ai gánh vác con thuyền nước Nga cùng với Tổng thống Putin, đó là một vấn đề thể hiện sự mất lòng tin và mất niếm tin trong chính quyền của Tổng thống Nga. Người ta cho rằng, thành công lớn nhất trong sự nghiệp chính trị của ông Elsin là tìm ra được ông Putin để gởi gắm niềm tin và trao lại quyền lực. Và ông Elsin hoàn toàn thanh thản khi rời khỏi đời sống chính trị. Về mặt này thì có thể khẳng định rằng ông Putin đã thất bại. Trên các phương tiên truyền thông, ai cũng thấy Tổng thông Putin gần như hàng ngày phải ra quyết định về việc giải quyết hầu hết những vấn đề xảy ra trên đất nước mình thì rõ ràng bộ phận tham mưu bị thiếu thẩm quyền, mà điều này xuất phát từ cơ chế hoạt động của bộ máy nhà nước Nga. Có thể thấy rằng, cho đến lúc này thể chế chính trị tại nước Nga vẫn chưa hoàn thiện, mà thể hiện ra là những hoạt động của nhánh hành pháp vẫn lấn át quyền lực của lập pháp và tư pháp. Người ta có cảm tưởng rằng, ở nước Nga điều gì cũng phải cần tới Tổng thống thì mới giải quyết được. Đây là một sự hạn chế của hệ thống pháp luật và việc này sẽ gây nên những hậu quả trong quá trình vận hành của toàn bộ hệ thống chính trị. Mà không nói đâu xa, việc sát nhập Crimea là một ví dụ. Khi người dân Crimea đã thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý và kết quả là đồng ý về với nước Nga, thì tại nước Nga cũng phải có một cuộc trưng cầu dân ý tương tự để xem ý nguyện của người dân Nga như thế nào. Sau đó là bước tiếp theo của Quốc hội thông qua kết quả và cuối cùng là Tổng thống tuyên bố, khẳng định chủ quyền với bán đảo này. Nếu diễn tiến đúng như vậy thì chắc chắn nước Nga sẽ không phải nhận sự trừng phạt nặng nề của phương Tây vì đó là ý nguyện của cả dân tộc Nga. Tuy nhiên, do thể chế chưa hoàn thiện nên Tổng thống Putin đã hành động chỉ dựa trên sự ủy quyền của Quốc hội Nga – trong khi đây không phải là trường hợp khẩn cấp – nên phương Tây đã áp lệnh trừng phạt mà ai cũng biết là nhắm vào Tổng thống Putin và những trợ thủ đắc lực của ông. Tổng thống Nga đã tiến hành sửa đổi Hiến pháp để có thể nắm quyền trong thời gian lâu hơn, để hoàn thành những ý định còn dang dở, nhưng tiếc thay ông lại không hoàn thiện cái thể chế để đảm bảo an toàn cho nước Nga và cho bản thân ông. Dù ông Putin làm việc gì, đưa ra quyết định nào cũng đều thông qua tập thể nhưng khổ nỗi lại không ai tin đó là ý nguyện của tập thể. Nguyên nhân là do thể chế chưa hoàn thiện nên người ta cứ nghĩ Tổng thống là cao nhất, đứng trên cả Hiến pháp. Do vậy, ông Putin đưa nước Nga lên vị thế của một cường quốc, nhưng chỉ là vị thế thôi chứ Nga chưa phải là một cường quốc, vì cường quốc là phải mạnh về nhiều mặt mà trong đó có hệ thống luật pháp vững mạnh, củng cố lòng tin của người dân vào sức mạnh và sự công bằng của pháp luật. Hiện nay, dù không phải chịu mưa bom bão đạn, nhưng nước Nga đang phải hứng chịu những hậu quả hết sức nặng nề do sự trừng phạt của các nước phương Tây, và nếu kéo dài lâu hơn nữa thì có thể sẽ đưa nước Nga trở về với những khó khăn của hàng chục năm trước. Vì những quyết định không sáng suốt – thậm chí có phần sai lầm – Tổng thống Putin có thể sẽ tước bỏ đi những thành quả mà ông cùng cả nước Nga đã gây dựng được trong bao năm qua, và đền giờ này mà ông vẫn phải dò dẫm tìm lối thoát cho nước Nga và cho chính bản thân ông thì thử hỏi còn thất bại nào hơn thế nữa. Ngọc Việt ======================= Đã nhiều lần lão Gàn nhắc đến các sự kiện của nước Nga với ngài Putin, ngay trong topic này. Nhưng hình như không có người Nga biết tiếng Việt vào đây, nên mọi chuyện đã dẫn đến bài bình luận ở trên của báo GDVN. Với những kiến thức phổ thông của các bình luận gia chuyên nghiệp ở cõi trần gian thì lão không bàn nữa. Nhưng ở đây lão muốn bàn tới một chuyên với những cảm nhận tâm linh liên quan. Số là trong Hội nghị Tổng kết năm Giáp Ngọ 2014 của Trung Tâm nghiên cứu Văn hóa cổ Đông phương (Hậu thân của Thăng Long Dịch học Nghĩa kỳ), một nhà nghiên cứu - nếu tôi nhớ không nhầm là ông Lê Văn Thành - phát biểu, đại ý: "Nước Nga được lãnh đạo bởi Vladimir Putin. Trong lịch sử Nga cũng rất nhiều lần bị xâm lược bởi ngoại bang, nhưng chúng đều thất bại trước những nhà lãnh đạo có họ là Vladimir - với những dẫn chứng lịch sử từ thời Nga Hoàng và gần nhất là liên quân 18 nước tấn công nước Nga với Vladimir Ilyich Lenin, đều thất bại. Cho nên với Vladimia Putin, nước Nga sẽ một lần nữa chiến thắng". Lão Gàn ngồi dưới chả nói gì cùng với số đông im lặng. Nhưng có một điều lão nghĩ rằng: Theo chính nhà nghiên cứu Lê Văn Thành(?) thì sự chiến thắng của những nhà lãnh đạo Nga có họ Vladimia chỉ trong điều kiện họ bị xâm lược. Nhưng Hoa Kỳ và Đồng minh chưa hề xua quân xâm lược Nga. Bởi vậy, đây chính là lối ra cho những quyết sách quốc tế liên quan đến đất nước này về mặt tâm linh. Quả giá dầu giảm đến xấp sỉ 30 USD/ Thùng là một ví dụ. Sang năm nước Nga cũng đã được nhắc tới trong "Lời tiên tri Bính thân 2016" - chưa công bố - của lão Gàn. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 1, 2016 Đối đầu Trung-Mỹ biến Biển Đông thành thùng thuốc súng mới ở châu Á Đông Bình 27/12/15 06:42 Thảo luận (0) (GDVN) - Tổng thống mới của Mỹ sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc, cuộc đối đầu Trung-Mỹ ở Biển Đông sẽ là cuộc đối đầu chiến lược lâu dài. Đông Bình =================== Trong "Lời tiên tri Ất Mùi 2015", lão Gàn phán: "Cuối năm nay bể Đông rất nóng, nhưng chưa có chiến tranh ở đây". Giờ này đã nghiệm đúng. Nhưng lão quảng cáo trước là cuối năm tới biển Đông sôi sùng sục. Biển Đông năm 2016 sẽ không yên ả Đông Bình 02/01/16 07:35 Thảo luận (0) (GDVN) - Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra, tập trận ở Biển Đông, đồng thời mở rộng hợp tác với một số nước ven bờ Biển Đông, với đồng minh. Quân đội Mỹ quyết thách thức yêu sách "đưỡng lưỡi bò" phi pháp của Trung Quốc Nhật-Mỹ-Australia sẽ tổ chức tập trận chung ở Biển Đông vào tháng 2/2016 Đối đầu Trung-Mỹ biến Biển Đông thành thùng thuốc súng mới ở châu Á Kế hoạch mới của Mỹ ở Biển Đông Sputnik Nga ngày 30/12 đưa tin, cơ quan nghiên cứu Mỹ Stratfor Global Intelligence đưa ra báo cáo dự đoán thường niên, cho rằng, năm 2016 Mỹ sẽ tăng cường hoạt động ở Biển Đông, đồng thời củng cố hợp tác quân sự với các nước đối tác Đông Nam Á. Máy bay ném bom B-52 đã được Mỹ điều động tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông, ảnh minh họa. “Mỹ đã gia tăng ngân sách cho các cuộc diễn tập phòng thủ Biển Đông năm 2016, đồng thời sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Nhật Bản và Australia”, báo cáo ghi nhận. Hợp tác kinh tế có thể kiềm chế cạnh tranh trong lĩnh vực an ninh khu vực, nhưng báo cáo này cho rằng, điều này sẽ không giải quyết các tranh chấp chính trị và lãnh thổ, Biển Đông vẫn sẽ là trung tâm chú ý của dư luận. Báo cáo viết: “Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra ở xung quanh các thực thể lúc nổi lúc chìm đang tranh chấp, đồng thời mở rộng hợp tác với một số nước ven bờ Biển Đông. Xung quanh các thực thể tranh chấp có thể sẽ tiếp tục căng thẳng, bởi vì Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague Hà Lan sẽ tuyên bố kết quả sơ bộ vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc”. Đồng thời, phán quyết sẽ tạo ra “khó khăn” mới cho giải quyết tranh chấp trên biển, sẽ đặt ra vấn đề là: Phán quyết này có thể trở thành căn cứ pháp lý để xác định phạm vi lãnh thổ hay không. Báo cáo cho rằng, mặc dù Mỹ có xu thế tích cực can dự Biển Đông, Trung Quốc vẫn sẽ không hạn chế quan hệ quân sự với Mỹ, cũng sẽ không từ bỏ thường xuyên tham gia diễn tập với các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ Mỹ sẽ không bỏ qua cho Trung Quốc Về vấn đề Biển Đông, Thời báo Hoàn Cầu ngày 31/12 cũng đăng bài viết của học giả Chu Phong, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông thuộc Đại học Nam Kinh, Trung Quốc. Ông Phong cho rằng, tình hình Biển Đông năm 2016 chắc chắn sẽ không yên ả, rủi ro xung đột thậm chí sẽ tiếp tục lên cao. Chu Phong tiếp tục đổ tội cho các nước khác gây ra sóng gió ở Biển Đông, chứ không phải là Trung Quốc đang ra sức khiêu khích bằng các hành vi bành trướng lãnh thổ, bành trướng quân sự ở Biển Đông, điển hình là xây đảo nhân tạo, biến nó thành các tiền đồn quân sự. Chu Phong lập luận cho rằng, Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành gây sức ép dưới mọi hình thức đối với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, muốn thông qua chính sách Biển Đông – từ răn đe vũ lực, ngoại giao pháo hạm, dựa vào các cơ chế đa dạng của châu Á-Thái Bình Dương để thường xuyên chỉ trích Trung Quốc, đến tổ chức tập trận ở Biển Đông, phối hợp tuần tra Biển Đông, gây sức ép để Trung Quốc từ bỏ xây dựng (bất hợp pháp) đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam). Chính quyền Barack Obama mặc dù không muốn đối đầu với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, nhưng sự nhạy cảm cao của Mỹ đối với việc Trung Quốc mở rộng hiện diện quân sự trên biển, cùng với lợi ích chiến lược của Mỹ trong việc hỗ trợ cho các đồng minh, đối tác lớn nhỏ ở châu Á-Thái Bình Dương đều đã quyết định chính quyền Obama sẽ không bỏ qua cho Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Ngày 17 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm tàu chỉ huy BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines, biểu tượng cho sự viện trợ của Mỹ đối với Philippines. Năm 2016 còn có 2 nhân tố có thể làm leo thang tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và Mỹ: Một là Trung Quốc hoàn thành xây dựng bất hợp pháp các công trình ở các bãi cạn lúc nổi lúc chìm bị đảo hóa. Hai là “cuộc chiến” chính trị trong bầu cử Tổng thống Mỹ. Hiệu ứng đan xen của hai nhân tố này sẽ làm cho hai nước Trung Quốc và Mỹ “lên gân” ở Biển Đông trong năm 2016. Tiếp theo là vụ kiện Biển Đông nhằm vào Trung Quốc của Philippines và cuộc bầu cử ở Philippines. Tháng 6/2016, Philippines tổ chức bầu cử Tổng thống, Tổng thống Philippines hiện nay Benigno Aquino sẽ rời nhiệm sở. Từ tình hình bầu cử hiện nay ở Manila cho thấy, bất kể ai trúng cử, Tân Tổng thống Philippines sẽ khó có sự khác biệt mang tính thực chất với chính quyền Benigno Aquino trong chính sách Biển Đông. Sau khi lên cầm quyền, tân Chính phủ Philippines rất có thể sẽ tiếp tục chính sách đối kháng cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông của Manila hiện nay. Về vụ kiện Trung Quốc liên quan đến Biển Đông, ở Philippines hiện nay, không khí tràn ngập hy vọng Manila chắc chắn sẽ chiến thắng. Philippines có thể chiến thắng Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông Ngày 29/10/2015, Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc đã công bố họ có quyền thụ lý vụ kiện của Philippines, đã trực tiếp thách thức yêu sách “đường lưỡi bò” vẽ bậy vẽ bạ của giới cầm quyền Bắc Kinh. Điều này chắc chắn sẽ đánh thẳng vào tham vọng bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Nếu Trung Quốc không kiềm chế, tiếp tục cố tình thực hiện lòng tham này, các nước ven Biển Đông khác kiên quyết bảo vệ chủ quyền và quyền lợi hợp pháp của mình, thì tình hình Biển Đông chắc chắn sẽ tiếp tục nóng lên. Thứ ba, chính quyền Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ tiếp tục coi vấn đề Biển Đông là con bài chiến lược để kiềm chế Trung Quốc. Bất kể năm 2016 Nhật Bản có điều tàu chiến cùng Mỹ tiến hành tuần tra thông thường ở Biển Đông hay không, với việc thực hiện Luật bảo đảm an ninh mới, năm 2016, Nhật Bản chắc chắn sẽ không ngừng can thiệp vấn đề Biển Đông. Chính sách Biển Đông của Nhật Bản đã trở thành thước đo quan trọng nhất để phán đoán phương hướng chiến lược trong chính sách của Nhật đối với Trung Quốc. Tàu sân bay trực thăng Izumo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản Cuối cùng, Chu Phong đe dọa Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực ở Biển Đông, cho rằng sẽ sử dụng “súng săn” để săn “sói”. Họ sợ con đường pháp lý – một con đường hòa bình. Đông Bình ====================== Không nằm ngoài dự báo của lão Gàn: "Cuối năm tới, biển Đông sôi sùng sục". Và trong điều kiện "nếu" chiến tranh xảy ra, lập tức nó lan tỏa toàn bộ Tây Bắc Thái Bình Dương và rất khốc liệt với chiến trường chính ở Hoa Đông. Các quốc gia liên quan ít nhiều đều "giăng miểng", "chẳng phải đầu cũng phải tai". Lão Gàn nhớ đến lời dự báo về sự thống nhất giữa hai miền Cao Ly, rằng: Các bạn có giới hạn cuối cùng là năm 2016. Vì tình cảm với đất nước Cao Ly, lão Gàn xác định cụ thể rằng: Các bạn có thời gian quyết định vận mệnh dân tộc của các bạn đến hết tháng 10 Bính Thân Việt lịch. Ít nhất đến giới hạn thời gian này, các bạn phải có những văn kiện xác định căn bản về tính thống nhất của đất nước và được tuân thủ với niềm tin chiến lược, mặc dù có thể chưa thống nhất trên thực tế. Thí dụ: Hai miền Cao Ly thống nhất về mặt ngoại giao chẳng hạn... Như vậy, với những mối tương tác liên quan thì đến hết tháng 10 Bính Thân Việt lịch, chưa thể có chiến tranh ở biển Đông. Nhưng sau đó ra sao thì "thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được vinh danh, là hy vọng mong manh cuối cùng để giải quyết vấn đề, là: chiến tranh, hay các thủ đoạn khác trong việc kết thúc "Canh bạc cuối cùng". Nhưng ngay cả cái hy vong mong manh này, cũng có giới hạn cuối cùng là mùng 10/ 3 Bính Thân Việt lịch. Đây là mốc thời gian kết thúc đúng 18 năm lão Gàn lăn lóc chứng minh cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 1, 2016 Năm 2016 sẽ là bước ngoặt trong tranh chấp trên Biển Đông’nguyentandung.org Thứ bảy, 02/01/2016, 14:15 (GMT+7) (Biển Đảo) - Năm 2016 sẽ là một bước ngoặt trong lịch sử tranh chấp Biển Đông với phán quyết của tòa quốc tế trong vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc, đó là nhận định của Phó giáo sư Alexander L. Vuving. Đích thị tàu cá vỏ thép Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam Chiêu bài giàn khoan Hải Dương 981 lộ rõ sau Công hàm của Chính PhủYêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay bay thử nghiệm trên đá Chữ Thập Không thể tiếp tục nhân nhượng! Bản lĩnh Việt Nam qua công hàm phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc Tàu Trung Quốc nạo vét phi pháp ở Đá Vành Khăn trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam – Ảnh: Reuters Biển Đông trong năm 2015 là một trong những điểm nóng trên bàn nghị sự khu vực với những vấn đề đáng chú ý. Tình hình Biển Đông căng thẳng vì những hoạt động bồi đắp ngày càng nhanh và nhiều của Trung Quốc, thậm chí Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo mà nước này xây trái phép ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bên cạnh đó, các hoạt động tuần tra của Mỹ và việc tòa án quốc tế xử vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc càng làm vấn đề Biển Đông nóng lên. Với những diễn biến đó, Biển Đông năm 2016 nhiều khả năng vẫn tiếp tục là chủ đề lớn trong khu vực. Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với Phó giáo sư – tiến sĩ Alexander L. Vuving tại Trung tâm Nghiên cứu an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương (Mỹ), chuyên gia trong các lĩnh vực về an ninh châu Á, Đông Nam Á, Trung Quốc, Việt Nam và Biển Đông, về những nhận định của ông đối với tình hình Biển Đông trong năm mới 2016. Theo PGS.TS Alexander L. Vuving, trong năm 2016 tòa trọng tài quốc tế sẽ ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Với phán quyết này, thế giới sẽ có căn cứ để xác định tính pháp lý về đường lưỡi bò (hay đường chín đoạn) mà Trung Quốc đưa ra, cũng như những hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông bao gồm chiếm đóng đảo, xây dựng đảo, sách nhiễu ngư dân và điều tàu tuần tra. Bên cạnh đó, PGS.TS Alexander L. Vuving cho rằng tòa trọng tài quốc tế cũng sẽ đưa ra phán quyết về tình trạng của nhiều thực thể ở quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough. Theo đó, phán quyết sẽ tạo cơ sở để xác định liệu các thực thể đó có được hưởng quy chế về lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý hay chúng chỉ là các đá và bãi cạn lúc chìm lúc nổi vốn chỉ có vùng an toàn không quá 500 mét theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Liên quan đến thái độ của Trung Quốc đối với vụ kiện này, PGS.TS Alexander L. Vuving cho rằng mặc dù Trung Quốc bác bỏ thẩm quyền của tòa trọng tài đối với các vấn đề được Philippines đưa ra kiện, nhưng tòa đã ra phán quyết rõ ràng. Và thậm chí, Trung Quốc có không tuân thủ phán quyết của tòa thì thế giới cũng sẽ có câu trả lời với những căn cứ cho những vấn đề liên quan đến tranh chấp Biển Đông. Theo nhận định của PGS.TS Alexander L. Vuving, Trung Quốc với quan điểm vô lý của mình sẽ bị cả thế giới bỏ rơi và thế giới sẽ chấp nhận phán quyết của tòa trọng tài. “Điều này đồng nghĩa với việc dù thực tế là Trung Quốc cố tình tẩy chay tòa trọng tài thì nhiều nước không chỉ Philippines mà các nước ASEAN khác, Mỹ, Nhật Bản, Úc cũng như nhiều nước khác nữa cũng sẽ lấy phán quyết của tòa trọng tài làm cơ sở cho lập trường và các hoạt động của họ ở Biển Đông”, PGS.TS Alexander L. Vuving khẳng định với Thanh Niên. Chuyên gia này nhận định năm 2016 tình hình Biển Đông sẽ phụ thuộc rất nhiều vào phán quyết của tòa trọng tài về vụ kiện của Philippines. Tuy vậy, theo ông cho đến khi tòa ra phán quyết, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục có các hành động kiên quyết trên Biển Đông. Đến khi có phán quyết thì mọi hành động trên Biển Đông sẽ phụ thuộc lớn vào hai điều: thứ nhất là bản thân phán quyết đó sẽ đứng về phía Philippines hay Trung Quốc, thứ hai là phản ứng của thế giới đối với phán quyết đó. Theo đánh giá của PGS.TS Alexander L. Vuving, phán quyết của tòa trọng tài rất có thể sẽ có lợi cho Philippines và thế giới có xu hướng đồng thuận với phán quyết đó. Tuy nhiên cách thế giới phản ứng, bảo vệ phán quyết đó mới là điều có thể tác động tới hành động của Trung Quốc. PGS.TS Alexander L. Vuving khẳng định: “Nếu thế giới thể hiện được rằng phán quyết đó được cam kết để bảo vệ “lẽ phải” thì Trung Quốc sẽ phải suy nghĩ lại về chiến lược của mình”. Về cách ứng xử của các nước khác không trực tiếp có tranh chấp trên Biển Đông, PGS.TS Alexander L. Vuving cho rằng năm 2016, các nước như Mỹ, Nhật Bản, Úc sẽ vẫn tiếp tục các hoạt động mà họ vẫn khẳng định là để bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông, đặc biệt là tại khu vực quần đảo Trường Sa. (Theo Thanh Niên) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 1, 2016 Dự đoán hưng vong của các cường quốc 10 năm tới Chủ nhật, 03/01/2016, 18:00 (GMT+7) (Quốc tế) - Những biến động lớn khiến Nga, Mỹ, Trung Quốc… 10 năm tới sẽ rất khác hiện tại, theo công ty phân tích tình báo tư nhân Stratfor (Mỹ). Bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2016 qua lăng kính quốc tế Trong dự báo đưa ra vào đầu năm 2016, Stratfor tin rằng thế giới trong thập kỷ tới sẽ trở nên nguy hiểm hơn với sự suy thoái quyền lực Mỹ và những cường quốc khác hứng chịu khủng hoảng và suy thoái liên tiếp. 1. Nga bị phân rã “Sẽ không có cuộc đảo chính nào ở Moscow, tuy nhiên khả năng yếu kém để duy trì và kiểm soát Liên bang Nga rộng lớn sẽ khiến quốc gia này sụp đổ”, Stratfor cảnh báo. “Liên bang Nga sẽ tan rã”. Các lệnh trừng phạt kinh tế, giá dầu giảm, đồng rúp giảm, chi phí quân sự gia tăng, mâu thuẫn nội bộ tăng cao sẽ khiến cho chính quyền trung ương Nga suy yếu. Nga sẽ không bị chia năm xẻ bảy nhưng quyền lực của Moscow sẽ bị giảm tới mức Nga sẽ biến thành nhiều vùng tự trị khác nhau thay vì một lãnh thổ độc nhất, ổn định. 2. Mỹ dùng vũ lực để duy trì ưu thế hạt nhân quốc gia Vũ khí hạt nhân Nga trải khắp một diện tích rộng lớn. Nếu như sự tan rã về chính trị ở Nga xảy ra như Stratfor dự đoán thì nguy cơ mỗi khu vực tự trị sở hữu một lượng khí tài khổng lồ là hoàn toàn có cơ sở. Sự phân tán của kho vũ khí hạt nhân Nga trong 10 năm tới “sẽ là thảm họa tồi tệ nhất thập kỷ”. Và như vậy, chắc chắn Mỹ sẽ phải điều bộ binh khắp nước Mỹ nhằm đảm bảo an toàn cho kho vũ khí. 3. Đức sẽ có vấn đề nghiêm trọng Đức là quốc gia xuất khẩu và được lợi rất nhiều từ tự do mậu dịch, thương mại xuyên suốt EU và đồng tiền chung euro. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa rằng nếu khủng hoảng đồng euro xảy ra, Đức sẽ hứng chịu nhiều tác động liên hoàn và dẫn tới chủ nghĩa bài euro trong nội địa. Nhu cầu trong nước không thể bù đắp cho sự thiếu hụt nếu vấn đề khủng hoảng euro và xuất khẩu sụt giảm xảy ra. Quốc gia này chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng trì trệ như Nhật Bản trước đây. Các chuyên gia ở Stratfor nhận định Đức sẽ gánh chịu nhiều tác động kinh tế nghiêm trọng trong thập niên tới. 4. Ba Lan là một trong những lãnh đạo châu Âu mới Ba Lan giống Đông Đức và tình hình sẽ không tồi tệ lắm. “Trung tâm phát triển kinh tế và ảnh hưởng chính trị sẽ là Ba Lan”, báo cáo viết. Dân số Ba Lan không sụt giảm nhiều như những quốc gia châu Âu khác. Quốc gia phồn thịnh nhất biên giới phía Tây nước Nga sẽ trở thành bá chủ khu vực và dần dần chiếm vị thế lớn hơn trong ưu thế địa chính trị toàn châu Âu. 5. Sẽ có 4 châu Âu Châu Âu sẽ không như kì vọng và không thể trở thành một khu vực hợp nhất. Trong tương lai, châu Âu sẽ chia thành 4 khu vực lớn là Tây Âu, Đông Âu, Scandinavia và Anh. Liên minh châu Âu vẫn tồn tại ở mặt nào đó, tuy nhiên nền kinh tế, chính trị, quân sự của toàn châu Âu sẽ bị kiểm soát bởi các mối quan hệ đa phương hoặc song phương hạn hẹp. 6. Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là đồng minh thân cận nhưng vì lí do khác Một số quốc gia Ả Rập đang gặp bất ổn và Stratfor tin rằng mâu thuẫn này chưa chấm dứt ngay trong thập kỷ tới. Quốc gia được hưởng lợi lớn nhất là Thổ Nhĩ Kỳ với đường biên giới từ Biển Đen tới Syria và Iraq. Thổ Nhĩ Kỳ dù không muốn cũng phải giải quyết mâu thuẫn ở biên giới với những quốc gia Ả Rập láng giềng. Khi chính quyền Ankara mạnh hơn, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là đồng minh không thể thiếu của Mỹ. Ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ nếu cho phép Mỹ đặt căn cứ quân sự gần biên giới Armenia thì Mỹ phải giúp quốc gia Tây Nam Á này đối phó với Nga. “Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vẫn tiếp tục cho Mỹ tham gia vào công việc chính trị và quân sự ở quốc gia mình. Mỹ sẽ giúp đỡ nhưng cái giá đổi lại là phải chung tay hạn chế sức mạnh của Nga”. 7. Trung Quốc sẽ gặp vấn đề lớn 10 năm tới, Trung Quốc sẽ đối mặt kinh tế suy giảm khiến bất đồng của người dân trong nước gia tăng. Bắc Kinh còn phải đối mặt với vấn đề nữa lớn hơn, đó chính là phát triển kinh tế không đều giữa các vùng miền. Khu vực ven biển phát triển quá nóng nhưng miền tây thì ít được tiếp cận thị trường quốc tế và do đó nghèo hơn. Đô thị hóa càng làm cho vấn đề nghiêm trọng. Sự bất cập về kinh tế của vùng ven biển và vùng nội địa Trung Quốc chỉ đào sâu thêm hố ngăn cách trong nước. Mâu thuẫn vùng miền từ lâu đã tồn tại cố hữu trong lịch sử Trung Quốc. Chính sách đầu tư nhiều hơn hoặc tái bổ sung nguồn lực cho các vùng nghèo khó chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các thế lực kinh tế vùng ven biển. 8. Nhật sẽ là cường quốc hải quân mới Nhật Bản có truyền thống hải quân nhiều thế kỉ. Trung Quốc đang hiện đại hóa lực lượng hải quân và chắc chắn sẽ kiểm soát mạnh tay hơn khu vực Biển Đông, biển Hoa Đông và thậm chí cả Ấn Độ Dương. Nhật không còn lựa chọn nào khác là ngăn cản sự trỗi dậy và bành trướng của Trung Quốc và bảo vệ các tuyến hàng hải cốt lõi của mình. Với nền kinh tế Mỹ suy yếu, Nhật sẽ phải tự tay xây dựng “cơ đồ”. 9. Biển Đông chưa “dậy sóng” Các quốc gia trong khu vực sẽ chưa leo thang quân sự ở Biển Đông, tuy nhiên đây vẫn là điểm nóng của bất ổn khu vực. “Đánh nhau vì những đảo nhỏ không mang lại giá trị lớn về kinh tế nên không thể là vấn đề trong khu vực này”, báo cáo dự đoán. “Hơn nữa, thế chân vạc sẽ xuất hiện. Nga sẽ dần mất đi khả năng bảo vệ các lợi ích trên biển. Nhật và Trung Quốc sẽ ngăn cản quốc gia còn lại chiếm thêm đảo hoặc biển”. 10. Sẽ có 16 “tiểu Trung Quốc” Kinh tế Trung Quốc sẽ giảm tốc, phát triển sản xuất đình đốn. Điều này là tin vui cho nhiều quốc gia. Những công việc tay chân đơn giản mà Trung Quốc vốn “nuốt trọn” sẽ được chia đều cho 16 quốc gia đang phát triển khác với tổng dân số 1,15 tỉ người. Vậy nên khi nền kinh tế Trung Quốc kém phát triển, các biến đổi chính trị, kinh tế sẽ diễn ra. Các quốc gia gồm Mexico, Nicaragua, Dominica, Peru, Ethiopia, Uganda, Kenya, Tanzania, Bangladesh, Myanmar, Sri Lanka, Lào, Việt Nam, Campuchia, Philippines và Indonesia sẽ có nhiều cơ hội hơn về kinh tế khi việc làm đa dạng hơn xuất hiện. 11. Mỹ suy yếu Khi thế giới trở thành một địa điểm hỗn loạn và khó dự đoán hơn trong 10 năm tới, Mỹ sẽ khôn ngoan hơn với những phản ứng trước thách thức mới thay vì giải quyết mọi vấn đề. Một nền kinh tế hàng đầu thế giới, sản xuất năng lượng nội địa gia tăng, xuất khẩu giảm, sự an toàn do vị trí địa lý biệt lập sẽ giúp Mỹ có ưu thế để tránh được các cuộc khủng hoảng liên miên trên thế giới. “Mỹ sẽ vẫn là cường quốc về chính trị, kinh tế, quân sự hàng đầu thế giới nhưng sẽ ít tham gia giải quyết các vấn đề hơn so với trước đây”. (Theo Dân Việt) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 1, 2016 Triều Tiên: Vì sao giấc mộng "thoát Trung" mãi không thành? Kiều Tỉnh | 04/01/2016 07:30 Quan hệ Trung Quốc với bán đảo Triều Tiên thời gian qua diễn biến phức tạp, khi tình hữu nghị “xây đắp bằng máu”, “sát cánh cùng chiến hào” với Bình Nhưỡng ngày càng phai nhạt. Người dân Triều Tiên trong lễ quốc tang nhà lãnh đạo Kim Jong Il ngày 28/12/2011 Cố "làm đẹp lòng" Bắc Kinh, Kim Jong Un đã phải thất vọng? Triều Tiên trách Trung Quốc "là đồng minh mà không giúp đỡ"? Triều Tiên bắt hàng trăm gián điệp TQ sau vụ ban nhạc bỏ về? Quan hệ Trung - Triều thậm chí bị cho là đã rạn nứt khi quan hệ Trung Quốc - Hàn Quốc trở nên mặn nồng. Hiện tượng này làm dư luận ngạc nhiên, nhưng ngược dòng lịch sử, thì đây là di chứng của Thời kỳ Chiến tranh Lạnh để lại. Mới đây, chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ban nhạc nữ Triều Tiên Moranbong, đồng thời là chuyến thăm Trung Quốc của đoàn được lãnh đạo cấp cao hai nước thỏa thuận đã bất ngờ bị gián đoạn do nhóm nhạc bỏ về nước ngày 12/12. Dư luận các nước đều đánh giá sự kiện này cho thấy mâu thuẫn quan hệ Trung - Triều âm ỉ từ lâu và đang ngày càng gay gắt trong quan hệ tam giác Triều Tiên - Trung Quốc - Hàn Quốc. Bán đảo Triều Tiên - Di chứng của Chiến tranh Lạnh Ngay sau khi Thế chiến II kết thúc, mâu thuẫn giữa Mỹ, Phương Tây với Liên Xô bắt đầu xảy ra, từ đó hình thành hai phe và hai trận tuyến. Phe Tư bản chủ nghĩa do Mỹ cầm đầu, phe Xã Hội Chủ Nghĩa do Liên Xô cầm đầu, tập hợp các nước đồng minh xung quanh mình chống lại nhau. Từ đó thế giới hình thành cục diện Chiến tranh Lạnh mà cái mốc kể từ tháng 3 năm 1947 khi Tổng thống Mỹ Truman chính thức công bố chính sách “ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, chống lại Liên Xô”. Cục diện này kéo dài hơn 40 năm trong Thế kỷ 20, tuy chiến tranh thế giới không xảy ra, nhưng chiến tranh cục bộ xảy ra ở nhiều khu vực trong đó có bán đảo Triều Tiên. Thập niên 1990 Thế kỷ 20 khi Liên Xô - Đông Âu sụp đổ, Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhưng nó vẫn để lại nhiều di chứng mà bán đảo Triều Tiên là một trong những di chứng này. Cuộc Chiến tranh Triều Tiên nổ ra ngày 15/6/1950 bộc lộ rõ mâu thuẫn giữa các nước lớn. Cuộc chiến kết thúc vào ngày 27/7/1953 với Hiệp định đình chiến ký kết tại Bàn Môn Điếm, trong đó Triều Tiên -Trung Quốc là một bên, một bên là Mỹ đại diện cho liên quân. Hiệp định này đã chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai miền kể từ đó cho tới nay. Sau cuộc Chiến tranh này, khu vực Đông Bắc Á đã hình thành hai trục quan hệ đối đầu nhau, một bên là Triều Tiên-Trung Quốc-Liên Xô và một bên là Mỹ - Nhật - Hàn Quốc - Đài Loan. Mỗi bên đều muốn lập ra một khu đệm nhằm bảo vệ an ninh của mình, nhằm ngăn chặn từ xa các cuộc tấn công của đối phương. Hai nước Trung Quốc và Liên Xô là “người đỡ đầu” chủ yếu của Triều Tiên. Tuy nhiên sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ thì vai trò này của Nga giảm sút đáng kể. Trong khi đó, Mỹ và Đồng Minh là “người đỡ đầu” cho Hàn Quốc. Cả hai bên đều không muốn bán đảo này thống nhất thành một khối vì sợ rằng khu đệm này mất đi làm ảnh hưởng tới bố cục địa chiến lược cũng như lợi ích chiến lược của các bên. Kể từ khi Trung Quốc tiến hành quốc sách Cải cách mở cửa vào cuối thập niên 1970 và Liên Xô sụp đổ vào đầu thập niên 1990, tình hình đã diễn biến theo chiều hướng có lợi cho Mỹ và Đồng Minh. Lúc này, cả hai "người đỡ đầu lớn” của Bình Nhưỡng là Trung Quốc và Nga đều lập quan hệ ngoại giao với Mỹ/Đồng Minh, đồng thời ra sức mở rộng quan hệ buôn bán, hợp tác kinh tế đầu tư, hợp tác chính trị, chiến lược thậm chí cả hợp tác quân sự vì lợi ích của đất nước mình. Số liệu thống kê của Trung Quốc cho biết khi lập quan hệ ngoại giao Trung - Mỹ vào năm 1979, kim ngạch mậu dịch hai nước khoảng trên 2 tỉ USD, tới năm 2008 kim ngạch buôn bán hai bên tới 333,7 tỉ USD, tăng hơn 130 lần so với năm 1979. Hiện nay kim ngạch buôn bán hai nước tới gần 500 tỉ USD. Tính tới cuối tháng 6/2009, Mỹ đã đầu tư vào Trung Quốc 57.331 hạng mục với tổng kim ngạch đầu tư thực tế trên 61 tỉ USD, trở thành một trong đối tác buôn bán và đầu tư lớn nhất của Trung Quốc. Cùng với hợp tác kinh tế buôn bán, quan hệ chính trị quân sự cũng tăng lên, khiến hai nước ngày càng gắn bó với nhau. Sau khi tiến hành 6 vòng Đối thoại chiến lược chính trị và 5 vòng Đối thoại chiến lược kinh tế, hai nước chuyển sang giai đoạn mới là tiến hành Đối thoại chiến lược và kinh tế từ năm 2009, tới nay đã tiến hành được 7 vòng, trong đó vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên là một nghị trình quan trọng trong đối thoại này. Nền kinh tế CHDCND Triều Tiên phụ thuộc vào nguồn viện trợ từ Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua. (Ảnh minh họa: Fox News) Trong khi đó quan hệ Trung Quốc - Hàn Quốc cũng không ngừng tăng lên, nhất là từ khi hai nước lập quan hệ ngoại giao năm 1992. Số liệu của Trung Quốc cho biết khi lập quan hệ ngoại giao năm 1992, kim ngạch buôn bán Trung - Hàn chỉ có 5 tỉ USD, nhưng tới năm 2004 đạt trên 90 tỉ USD. Năm 2012 đạt 253 tỉ USD, dự kiến năm 2015 có thể đạt 300 tỉ USD. Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc tại Trung Quốc tới 9/2007 đạt 21,1 tỉ USD với 19.512 hạng mục. Chẳng những quan hệ kinh tế, buôn bán, mà quan hệ ngoại giao, quân sự hai nước Trung - Hàn cũng tăng lên đáng kể, nhất là trao đổi và đối thoại cấp cao. Cùng với quan hệ Trung - Hàn tăng lên thì quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản, quan hệ Trung Quốc đại lục - Đài Loan đã chuyển từ thù địch sang đối thoại và hợp tác kinh tế. Tình trạng “có mới nới cũ” của Trung Quốc làm Triều Tiên bị rơi vào thế bị cô lập tại Khu vực Đông Bắc Á, tình hình phát triển kinh tế, buôn bán gặp nhiều khó khăn, bởi vậy, phát triển quân sự, nhất là vũ khí hạt nhân là một đảm bảo cho lợi ích quốc gia của Triều Tiên. Tình trạng này đã làm quan hệ hai nước Triều - Trung trở nên căng thẳng và xấu đi. Đây là một đặc điểm nổi bật ở bán đảo Triêu Tiên và cũng là nguyên nhân đưa tới vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên. GDP năm 2009 của Triều Tiên chỉ đạt 27,8 tỉ USD, trao đổi hợp tác kinh tế buôn bán của Triều Tiên chủ yếu với Trung Quốc là. Năm 2009, kim ngạch buôn bán hai chiều Trung - Triều đạt 2,8 tỉ USD, chiếm 70 % tổng kim ngạch buôn bán với các nước. Trên thực tế, Trung Quốc là “người đỡ đầu” nuôi Triều Tiên, như hàng năm viện trợ trung bình từ 100 – 200 triệu USD. Những năm đầu thế kỷ 21, do kinh tế Triều Tiên sa sút, nên viện trợ của Trung Quốc tăng lên đáng kể, như năm 2005 tới 2 tỉ USD, từ năm 2006 tới năm 2010 viện trợ cho Bình Nhưỡng tới 7,5 tỉ USD. Trung Quốc là nước cung cấp tới trên 70% nguyên nhiên liệu, lương thực cho Triều Tiên. Trong khi kinh tế Triều Tiên khó khăn thì kinh tế Hàn Quốc không ngừng lớn mạnh, dự kiến tới năm 2030, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc đạt từ 16.000 USD tới 49.000 USD, nâng khả năng cạnh tranh của Hàn Quốc từ vị trí thứ 25 thế giới năm 2005 lên vị trí thứ 10 năm 2030. Tình trạng này làm so sánh thực lực kinh tế giữa hai miền bán đảo Triều Tiên trở nên chênh lệch quá lớn, từ đó cũng tạo ra mâu thuẫn nghiêm trọng. Sự phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên làm cho trục Triều Tiên - Trung Quốc - Nga đều là những bên sở hữu vũ khí hạt nhân, trong khi các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan không có vũ khí hạt nhân. Đây là điều làm Mỹ lo ngại Khu vực Đông Bắc Á sẽ trở thành một khu vực điểm nóng vũ khí hạt nhân trên thế giới, thế cân bằng chiến lược quân sự bị đảo lộn. Vì vậy, ngăn chặn Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân phù hợp với lợi ích chiến lược của Mỹ ở khu vực này, đồng thời nó cũng là một lá bài gây sức ép với Trung Quốc, một nước hiện đang thách thức địa vị bá quyền của Mỹ. Để hòa dịu quan hệ Trung - Mỹ, Trung Quốc đề xuất và cầm trịch “Đàm phán 6 bên về vũ khí hạt nhân bán đảo Triều Tiên” vào tháng 8/2003 để kiểm soát Triều Tiên và trấn an Mỹ cũng như các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực. Di chứng của bán đảo Triều Tiên theo đó càng xấu đi. Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung (phải) nắm tay thân mật lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il trong chuyến thăm Bình Nhưỡng tháng 6/2000. Những nỗ lực của 2 miền bán đảo Mỹ và dư luận các nước, tiếp đó cả Trung Quốc đều cho rằng sự phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đã tạo ra điểm nóng trên thế giới, đe dọa hòa bình ổn định khu vực Đông Bắc Á. Vì vậy, các bên đều muốn tìm giải pháp chữa trị di chứng này. Trước tiên là nội bộ hai miền bán đảo Triều Tiên. Do tính dân tộc của nhân dân Triều Tiên rất cao, nên họ mong muốn thống nhất, muốn phá rào thoát khỏi sự lệ thuộc vào hai ông chủ. Hai miền nam - bắc đã có những bước đi hòa dịu rất khích lệ. Ngày 25/2/1998 khi nhậm chức, Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung đã đưa ra "Chính sách ánh dương" mang tính đột phá, chủ động giúp Triều Tiên phát triển kinh tế, chủ động lên Bình Nhưỡng tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa hai miền từ 13/6 - 15/6/2000 sau hơn nửa thế kỷ chia cắt. Tiếp đó nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il tiến hành chuyến thăm đáp lễ Hàn Quốc. Hàn Quốc đã tiến hành mở Khu công nghiệp ở Kaesong và viện trợ các mặt cho Triều Tiên, còn Bình Nhưỡng mở khu du lịch Kum Gang cho Hàn Quốc. Đương kim Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye khi là nghị sĩ quốc hội đã hai lần thăm Triều Tiên vào tháng 3 và tháng 7/2004 để tìm kiếm con đường hòa giải dân tộc và được cố Chủ tịch Kim Jong Il đón tiếp trọng thị. Khi bà thắng cử, lần đầu tiên trong lịch sử hai nước Triều Tiên, Hãng thông tấn chính thức nhà nước Triều Tiên và tờ Rodong Sinmun - cơ quan phát ngôn của đảng Lao Động Triều Tiên ngày 20/12/2012 đều đưa tin về kết quả bầu cử Tổng thống Hàn Quốc. Dư luận cho rằng đây là thông điệp cho bước đi hòa dịu. Ngoài ra, hai bên liên tiếp tổ chức các cuộc gặp gỡ các gia đình li tán trong chiến tranh sống ở hai miền. Tuy nhiên, những bước đi hòa dịu này đều bị hai "ông lớn" là Mỹ và Trung Quốc làm ách lại. Trong chuyến thăm Mỹ từ 4/3 tới 9/3/2001, ông Kim Dae Jung đã đề nghị chính quyền của Tổng thống George Bush thực hiện chính sách nới lỏng hơn nữa với Bình Nhưỡng để làm mềm hơn quan hệ Liên Triều, nhưng bị Bush gạt bỏ. Trong khi đó, “ông chủ Trung Quốc” còn ngặt nghèo hơn. Do hoàn toàn phụ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc theo kiểu xin - cho, nên về chính trị Triều Tiên phải thỉnh thị Trung Quốc, từ đó những bước đi của Triều Tiên với Hàn Quốc và Mỹ đều bị Trung Quốc ách lại. Kể từ khi ông Kim Jong Un và bà Park Guen Hye lên nắm quyền tới nay, hai miền bán đảo Triều Tiên chưa có bước đi mang tính đột phá nào đáng kể. Đàm phán 6 bên - một sản phẩm của Trung Quốc khiến Bình Nhưỡng nổi giận Khi những nỗ lực giảm căng thẳng của hai miền bị ách lại thì “Vòng đàm phán 6 bên về vũ khí hạt nhân bán đảo Triều Tiên” ra đời. Đây có thể nói là sản phẩm chủ yếu của Trung Quốc do bị Mỹ gây sức ép nhiều mặt. Để hòa dịu bầu không khí quan hệ Mỹ-Trung, Bắc Kinh đề xướng cơ chế “Đàm phán 6 bên” (gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản) nhằm mục đích hòa hoãn quan hệ hai miền đồng thời là nước cờ lấy Triều Tiên làm con bài "mặc cả" với Mỹ. Đàm phán 6 bên họp được 6 vòng đều ở Bắc Kinh và đều do Trung Quốc cầm trịch. Vòng thứ nhất họp trong ba ngày từ 27/8 - 29/8/2003 và Vòng 6 họp từ ngày 18/7/2007 kết thúc ngày 30/9/2007. Đáng lưu ý là Giai đoạn 2 của Vòng 4, các bên ra Tuyên bố chung ngày 19/9/2005 gồm 7 điểm, trong đó Triều Tiên tuyên bố từ bỏ chương trình hạt nhân, nhanh chóng trở lại Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và chấp nhận sự giám sát quốc tế. Các bên còn lại cam kết sẵn sàng cung cấp dầu lửa, năng lượng, đảm bảo an ninh cho Triều Tiên, Mỹ, Nhật Bản cam kết từng bước bình thường hóa quan hệ với Triều Tiên. Đại diện các quốc gia tham dự Đàm phán 6 bên chụp ảnh tại nhà khách Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh ngày 26/7/2005. Ảnh: Getty Images Nhưng ngay sau khi ký kết Triều Tiên nhận thấy mình đã bị lừa, bởi vì viện trợ và đảm bảo an ninh chưa thấy đâu, nhưng bản thân bị mất đi quyền tự vệ có hiệu lực nhất, an ninh và chủ quyền bị đe dọa. Bởi vậy, quốc gia này bắt đầu tẩy chay Đàm phán 6 bên, đồng thời liên tiếp bắn thử tên lửa tầm xa, tiếp đó tiến hành thử vũ khí hạt nhân lần thứ nhất vào ngày 16/10/2006, nên bị Liên Hợp Quốc ra Nghị quyết số 1718 lên án và trừng phạt. Đáng lưu ý là Trung Quốc đã ủng hộ Nghị quyết này và gây sức ép đáng kể đối với Triều Tiên, vì vậy ngày 23/4/2009 Triều Tiên tuyên bố rút khỏi Đàm phán 6 bên. Tiếp đó ngày 25/5/2009, Triều Tiên lại tiếp tục tiến hành thử vũ khí hạt nhân lần thứ hai và Liên Hợp Quốc ngày 12/6/2009 đã ra Nghị quyết số 1874 lên án hành động trên. Kể từ đó tới nay, Đàm phán 6 bên rơi vào bế tắc, cơ may nối lại rất mờ mịt. Trung Quốc - Người cầm trịch bị bẽ mặt, vai trò uy tín đối với bán đảo Triều Tiên bị giảm sút nghiêm trọng. Đàm phán 6 bên không còn là “lá bài” hiệu lực để mặc cả với Mỹ, bất chấp việc tới nay Bắc Kinh vẫn thúc giục Triều Tiên và các bên tái khởi động và quay lại Đàm phán, đồng thời coi Tuyên bố 7 điểm ngày 19/9/2005 là tiêu chí cho giải quyết vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên. “Sản phẩm” này của Trung Quốc đã bị Triều Tiên từ chối. Dư luận một số nước thậm chí cho rằng Đàm phán 6 bên có thể chỉ là vấn đề lịch sử trong quá khứ. Bắc Kinh tìm mọi cách cản Triều Tiên "phá rào" tiếp cận Mỹ Thời kỳ Bill Clinton nắm quyền, hai nước Mỹ và Triều Tiên cũng có những bước đi hòa dịu đáng khích lệ, nhất là những chuyến đi Bình Nhưỡng của cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter vào năm 1994 sau hơn 40 năm hai nước thù địch. Tiếp đó, tháng 4/2011 ông Carter lại có chuyến thăm Bình Nhưỡng và được lãnh tụ Kim Jong Il cho biết “Sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Tổng thống Hàn Quốc”. Kể từ khi Tổng thống Barack Obama lên nắm quyền năm 2009, hai nước Mỹ và Triều Tiên đã 4 lần tiến hành gặp gỡ và đàm phán trực tiếp giữa quan chức chính phủ hai nước. Năm 2014, tạp chí Time của Mỹ bình chọn nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un là một trong số những nhân vật quyền lực nhất thế giới để chứng tỏ Mỹ coi trọng ông Kim và mong muốn mở ra quan hệ hai nước. Trong bài “Nhìn lại tình hình căng thẳng bán đảo Triều Tiên” đăng trên tạp chí The National Interest của Mỹ ngày 20/4/2013, Tiến sĩ Robert Joseph Manning viết: “Trên thực tế, Triều Tiên đang mong muốn đối thoại trực tiếp với Mỹ. Thời gian qua, Triều Tiên cho phép các Công ty máy tính Mỹ tới đầu tư. Ngay trong lúc tình hình căng thẳng tháng 4/2013, Triều Tiên tuyên bố sẽ tổ chức cuộc chạy thi marathon ở Bình Nhưỡng và mời các vận động viên Mỹ tham gia. Trung tuần tháng 4/2013, Triều Tiên còn tổ chức 'Liên hoan phim quốc tế' diễn ra trong 10 ngày, đã mời các nước Phương Tây và Mỹ tham gia.” Trong chuyến thăm Trung Quốc cuối cùng từ 20/5 - 26/5/2011, ông Kim Jong Il đã đưa ra ba yêu cầu, trong đó yêu cầu đầu tiên là Triều Tiên cần cải thiện quan hệ và đối thoại trực tiếp với Mỹ không qua trung gian Trung Quốc. Tuy nhiên, phía Trung Quốc chỉ muốn duy trì các cuộc đàm phán 6 bên hoặc ít nhất là đàm phán có Trung Quốc chủ trì. Bởi vậy, dư luận cho rằng Triều Tiên đang muốn “phá rào cản Trung Quốc” để đối thoại mang tính thực chất với Mỹ, như vậy sẽ có lợi hơn cho Triều Tiên, nhưng hiện nay chưa thể “phá rào thành công” do Trung Quốc ra sức tìm cách ngăn cản. Trong bài “Triều Tiên ngày càng xa rời Trung Quốc”, mạng tin quân sự Tây Lục ngày 21/4/2013 viết: “Triều Tiên ngày càng muốn tiếp cận Mỹ và lên án Trung Quốc đã kìm hãm họ. Triều Tiên cho rằng Trung Quốc là nước kiếm lời trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên, nhưng ra sức kể công. Hiện nay Trung Quốc đi với Mỹ, nhờ Mỹ giúp đỡ nên kinh tế mới phát triển mạnh mẽ, nhưng lại ra sức kiềm chế Triều Tiên đối thoại trực tiếp với Mỹ.” Trong thông điệp năm mới ngày 1/1/2016, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã tỏ rõ thái độ muốn cải thiện quan hệ với Seoul mà không nhắc tới "đồng minh" Trung Quốc. Ảnh: Reuters Giải pháp nào chữa trị "di chứng" Cuộc Chiến tranh Lạnh đã để lại di chứng của bán đảo Triều Tiên hiện nay. Điều cốt lõi để loại bỏ di chứng này là đất nước thống nhất, hòa giải dân tộc, gia đình đoàn tụ, nhân dân được tự mình quyết định vận mệnh của nước mình, đưa đất nước phát triển phồn vinh, dân chúng sống trong hòa bình và ổn định. Nhưng hai nước Trung Quốc và Mỹ lại không muốn như vậy, vì nó đụng chạm tới lợi ích chiến lược của họ. Một nước Triều Tiên thống nhất có kinh tế phát triển lại có vũ khí hạt nhân sẽ là mối đe dọa đối với hai nước lớn, nhất là Trung Quốc. Chính vì vậy, họ luôn ngăn cản hai miền bán đảo thống nhất, muốn duy trì hiện trạng hai miền càng lâu càng tốt. Mọi bước đi hòa giải và hiệp thương đi tới thống nhất đất nước của Seoul và Bình Nhưỡng đều bất lợi đối với lợi ích chiến lược của Mỹ, Trung. Nhà lãnh đạo Kim Jong Un từng tuyên bố: "Vũ khí hạt nhân là tài sản chung của cả dân tộc hai miền nam bắc Triều Tiền”, cho thấy nguyện vọng thống nhất đất nước, hòa giải dân tộc của cả hai miền là chính đáng, là hiện thực, nhưng đang bị bên ngoài can thiệp. Vấn đề cốt lõi trên bị nước lớn làm ngơ, trong khi đó, họ lại tập trung vào vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, hơn nữa cả 5 nước lại chỉ tập trung mũi nhọn vào Triều Tiên, nên bị Triều Tiên tẩy chay là điều dễ hiểu. Quan hệ Trung - Triều bị xấu đi là điều khó tránh khỏi. Dư luận các nước cho rằng Triều Tiên và Hàn Quốc là con bài của hai nước lớn để mặc cả với nhau, đối với Trung Quốc thì con bài này nặng ký hơn khi chơi với Mỹ. Người Trung Quốc cho rằng Mỹ có nhiều con bài chơi với Trung Quốc, nhưng phía Trung Quốc thì có quá ít "vốn" để chơi lại, nên Trung Quốc không thể bỏ được "đồng minh xương máu" Triều Tiên. Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc cũng viết: "Từ bỏ Triều Tiên đồng nghĩa với việc Trung Quốc hai tay dâng tặng lợi ích chiến lược cho Mỹ - điều mà Mỹ rất mong muốn nhưng không thể thực hiện nổi trong suốt cuộc chiến tranh Triều Tiên”. Diễn biến trên bán đảo Triều Tiên thời gian qua cũng như quan hệ của hai nước lớn là Trung Quốc và Mỹ đối với vấn đề bán đảo cho thấy, chưa có dấu hiệu nào để hai "ông lớn" có những biện pháp chính sách thực chất giải quyết vấn đề cốt lõi của di chứng bán đảo Triều Tiên do Chiến tranh Lạnh để lại. Vì vậy tình hình bán đảo này vẫn rơi vào bế tắc, thậm chí có thể xấu đi trong năm tới khi Triều Tiên cũng như Hàn Quốc đang muốn thoát khỏi sự khống chế của Trung Quốc và Mỹ./. (Còn tiếp...) TÁC GIẢ KIỀU TỈNH Tác giả từng theo học tại Học viện Ngoại thương Bắc Kinh trong thập niên 1960, sau đó công tác tại TTXVN từ năm 1983 tới năm 2006. Ông là Trưởng Phân xã TTXVN tại Bắc Kinh từ 1984–1991, Trưởng Phân xã TTXVN tại Hồng Kông từ 1996-2001 và 2004–2006. Người duy nhất "dám" nhận trách nhiệm vụ Su-24 bất ngờ nuốt lời theo Thế giới trẻ Share this post Link to post Share on other sites