Posted 3 Tháng 9, 2015 Quân đội Úc sẽ đóng vai trò lớn hơn tại châu Á-Thái Bình Dương Thứ năm, 03/09/2015 - 07:27 Dân trí Bộ trưởng Quốc phòng Úc Kevin Andrews cho biết lực lượng quốc phòng nước này sẽ đóng vai trò tích cực hơn tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong bối cảnh có những lo ngại về việc Trung Quốc có thể quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Úc Kevin Andrews Phát biểu tại Học viện Nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ nhân chuyến thăm quốc gia Nam Á ngày 2/9, ông Andrews cho hay sách trắng quốc phòng Úc công bố tới đây dự kiến nêu rõ rằng lực lượng quốc phòng nước này sẽ đóng vai trò lớn hơn nữa nhằm duy trì an ninh trong khu vực, bảo vệ lợi ích của Úc, trong một nỗ lực nhằm duy trì trật tự thế giới dựa trên việc tuân thủ luật pháp quốc tế. “Tranh chấp lãnh thổ tiếp tục gia tăng rủi ro cho toàn khu vực, nhất là tại Biển Đông. Úc không đứng về phía nào nhưng quan ngại về việc Trung Quốc tăng cường bồi đắp các đảo nhân tạo trên quy mô lớn, khiến gia tăng căng thẳng tại khu vực. Chúng tôi thực sự lấy làm lo ngại về khả năng quân sự hóa các đảo tại Biển Đông.” “Lực lượng quốc phòng Úc (ADF) sẽ phải luôn trong tư thế sẵn sàng để đối phó với những bất ổn tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi gắn với những lợi ích cốt lõi của Úc,” ông Andrews nhấn mạnh. Theo ông Andrews, một mình Úc không thể đạt được những mục tiêu về quốc phòng và an ninh. Việc duy trì trật tự ổn định thông qua các cuộc đàm phán, hợp tác song và đa phương ngày càng trở lên quan trọng, nhất là hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực, trong đó có Ấn Độ, một cường quốc đang lên tại châu Á. ADF sẽ tăng cường các cam kết quốc tế nhằm giảm thiểu những rủi ro xung đột quân sự, tăng sự gắn kết và sự tương tác giữa các đối tác chủ chốt nhằm đối phó với những thách thức quốc tế. Úc và Ấn Độ đang có kế hoạch cho cuộc tập trận chung vào cuối tháng này. Theo ông Andrews, Mỹ vẫn sẽ là cường quốc thế giới cho đến năm 2035, trong khi cả Trung Quốc và Mỹ vẫn đóng vai trò cốt lõi tại khu vực. “Trung Quốc và Mỹ đều có lợi ích cốt lõi trong việc duy trì an ninh và ổn định tại khu vực Châu Á-Thái Bình Đường, ít nhất là các lợi ích về kinh tế”, ông Andrews nói. Đến năm 2030, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ có 21 trong tổng số 25 tuyến vận tải huyết mạch trên biển và trên không của cả thế giới, với khoảng 2/3 lượng dầu và 1/3 lượng hàng hóa toàn cầu được chuyên chở qua đây. Úc và Nhật đang lên kế hoạch tập trận chung tần Ấn Độ trong tháng này. Vũ Duy Theo The Australia 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 9, 2015 Chuyên gia Trung Quốc: Mỹ can thiệp Biển Đông là không thể tránh khỏi Đông Bình (nguồn Thời báo Hoàn Cầu) 03/09/15 07:50 Thảo luận (0) (GDVN) - Bài báo nhìn lại một số hoạt động gần đây của Mỹ ở Biển Đông, đồng thời chỉ ra ý đồ can thiệp Biển Đông, đối phó Trung Quốc với 4 "chiêu" của Mỹ. Trung Quốc năm 2017 quân sự hóa đảo nhân tạo bao trùm cả Biển Đông Hải quân Trung Quốc tăng mạnh năng lực tiếp tế trên biển vì Biển Đông "Cần đoàn kết ngăn chặn Trung Quốc bành trướng, cường quyền Biển Đông" Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 1 tháng 9 đăng bài viết của nhà nghiên cứu Tả Lập Bình thuộc Viện nghiên cứu học thuật quân sự hải quân Trung Quốc. Báo Giáo dục Việt Nam đăng đầy đủ nội dung bài viết để độc giả tham khảo và suy ngẫm: Ngày 18 tháng 7 năm 2015, Tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Scott Swift ngồi máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon tiến hành tuần tra Biển Đông Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris vừa đến thăm Philippines và đến thăm đảo Palawan, điều này được báo chí Philippines gọi là Harry Harris "đến hiện trường khảo sát tình hình Biển Đông". Trước đó, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Scott Swift trả lời báo chí tuyên bố, sự bất an do Trung Quốc gây ra ở Biển Đông đã làm cho các nước từ Australia đến Nhật Bản tăng cường phòng thủ của mình, đồng thời tìm kiếm triển khai quan hệ quân sự sâu sắc hơn với Mỹ. Tả Lập Bình đổ tội cho Mỹ, coi những động thái trên là "Mỹ không muốn tình hình Biển Đông trở nên yên ả". Tả Lập Bình nghĩ rằng, các động thái quan tâm của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông có một số "quá mức", đã hoàn toàn phá vỡ sự trông đợi “sẽ duy trì quan hệ Trung-Mỹ tương đối ổn định” trước khi lãnh đạo hai nước gặp nhau vào tháng 9 tới. Trên thực tế, chính tham vọng và hành động bành trướng “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông là nguyên nhân căn bản, sâu xa và trực tiếp làm cho Biển Đông thường xuyên dậy sóng, gây ra điểm nóng khu vực và gây nguy cơ xung đột, chiến tranh – PV. Ngày 18 tháng 7 năm 2015, Tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Scott Swift ngồi máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon tiến hành tuần tra Biển Đông Ông Bình cho rằng, ý đồ can thiệp Biển Đông của Mỹ sẽ không còn che đậy như trước. Đối với vấn đề này, ông Bình đề nghị giới cầm quyền bành trướng Bắc Kinh phải luôn cảnh giác Mỹ dùng cách thức "nắm đấm tổng hợp" để can thiệp Biển Đông. Ông ta cho rằng, Mỹ có vài “chiêu” can thiệp Biển Đông sau: Chiêu thứ nhất, Mỹ sẽ lôi kéo các nước chủ trương chủ quyền khác như Philippines, Việt Nam để cùng đối phó Trung Quốc. Từ cuối năm 2014 đến nửa đầu năm 2015, trong các trường hợp công khai, quan chức cấp cao Quân đội Mỹ nhiều lần khuyến khích các nước ASEAN đoàn kết đối phó Trung Quốc, cho thấy Mỹ sẽ đứng về phía ASEAN, nhấn mạnh, Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ các đồng minh ASEAN. Theo tuyên truyền của ông Bình, Mỹ dùng cách "đại ca bảo vệ tiểu đệ", có ý đồ tạo ra cục diện bị động "lấy lớn hiếp bé" cho Trung Quốc. Cách làm này thực sự đã làm gia tăng độ khó cho giải quyết "tranh chấp Biển Đông" giữa Trung Quốc với các nước này. Cuối tháng 8 năm 2015, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Mỹ, Đô đốc Harry B Harris đến thăm Philippines Chiêu thứ hai, dựa vào luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển để gây khó khăn cho Trung Quốc. Ông Bình cho rằng, Mỹ đến nay vẫn chưa ký kết Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, nhưng những năm gần đây, Chính phủ, các chính khách Mỹ đã nhiều lần cho rằng, chủ trương của Trung Quốc ở Biển Đông đã ngăn cản nước khác tiến vào vùng biển quốc tế, đã ảnh hưởng đến tự do hàng hải theo quy định của luật biển quốc tế, rõ ràng Mỹ đã tìm một cái “lý do đường hoàng” để can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Nhưng, Tả Lập Bình tuyên truyền cho rằng, Mỹ "vận dụng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển một cách tùy ý và giải thích sai, cho rằng, các nước duyên hải có quyền quản lý đối với nghiên cứu khoa học biển triển khai ở vùng đặc quyền kinh tế, nhưng không có quyền quản lý đối với các hoạt động không phải là khoa học biển như trinh sát quân sự, đo đạc quân sự, điều này rõ ràng là một loại logic của bọn cướp". Ngày 11 tháng 5 năm 2015, tàu tuần duyên USS Fort Worth Hải quân Mỹ hoạt động ở gần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị tàu hộ vệ Diêm Thành (biên chế cho Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc vào năm 2012) bám đuôi Chiêu thứ ba, ngầm đồng ý cho công ty Mỹ tiến hành khai thác năng lượng ở Biển Đông nhằm kiềm chế Trung Quốc. Tả Lập Bình xuyên tạc: Do có lợi ích kinh tế to lớn, một số nước xung quanh áp dụng chính sách "từng bước xâm chiếm" đối với các đảo ở Biển Đông. Nhưng, bản thân những nước này hoàn toàn không có năng lực khai thác dầu mỏ, khí đốt ở vùng nước sâu trên Biển Đông, cho nên những công ty dầu mỏ Âu-Mỹ có nguồn vốn hùng hậu và công nghệ tiên tiến đã có thời cơ nhảy vào, thông qua phương thức hợp tác gián tiếp hoặc trực tiếp để "cướp đoạt" tài nguyên dầu khí Biển Đông. Hiện nay, có tới trên 200 công ty dầu khí quốc tế tiến hành thăm dò và khai thác dầu mỏ ở "vùng biển Trường Sa", trong đó nhiều nhất là công ty Mỹ. Như vậy, một khi Biển Đông xảy ra xung đột vũ trang sẽ đe dọa lợi ích của công ty nước mình, Mỹ sẽ có thể đứng ra can thiệp với lý do bảo vệ lợi ích thương mại ở nước ngoài của họ, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và giải quyết cuối cùng tình hình Biển Đông. Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Chiêu thứ tư, tận dụng thực lực quân sự mạnh để “đe dọa” Trung Quốc. Theo Tả Lập Bình, để ngăn chặn Trung Quốc phát triển, ở Biển Đông, cường độ trinh sát trên không của Mỹ rõ ràng tăng lớn. Năm 2015, Quân đội Mỹ điều động máy bay trinh sát đến gần các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để tiến hành hoạt động trinh sát, đã vượt so với năm 2014. Theo ông Bình, trên thực tế, Mỹ dựa vào quyền đi lại tự do trên Biển Đông, thường xuyên điều tàu chiến, máy bay, tàu đo đạc quân sự đến hoạt động ở Biển Đông một cách không hạn chế, không ngại trinh sát, thu thập các thông tin quan trọng về môi trường điện từ, môi trường thủy văn, theo dõi, giám sát các hoạt động quân sự quan trọng của Trung Quốc, "đã đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia" của Trung Quốc. Ông Bình cho rằng, Mỹ thực hiện "nắm đấm tổng hợp" này trong vấn đề Biển Đông, kết quả sẽ chỉ làm cho tình hình an ninh Biển Đông phức tạp hơn. Đối với Trung Quốc, Mỹ can thiệp Biển Đông đã là một vấn đề chiến lược không thể né tránh. Trung tuần tháng 6 năm 2015, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận săn ngầm, phòng không, bắn đạn thật ở Biển Đông (ảnh tư liệu) Trong tương lai, Mỹ rốt cuộc sẽ đưa ra chiến lược Biển Đông như thế nào, mức độ can thiệp Biển Đông sẽ gây ảnh hưởng lớn thế nào đối với sự phát triển của quan hệ Trung-Mỹ, chính sách ngoại giao láng giềng, chiến lược quân sự của Trung Quốc, những vấn đề này đều cần Trung Quốc tiến hành xem xét và ứng phó một cách khách quan, bình tĩnh - Tả Lập Bình kết luận. Đông Bình (nguồn Thời báo Hoàn Cầu) ======================= Chuyên gia Trung Quốc: Mỹ can thiệp Biển Đông là không thể tránh khỏi Đến tận bây giờ, một nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu học thuật quân sự hải quân Trung Quốc - ông Tả Lập Bình - mới đặt vấn đề "Mỹ can thiệp Biển Đông là không thể tránh khỏi". Còn lão thì lão đã mô tả điều này từ 8 năm trước và xác định như là một điều tất yếu sẽ xảy ra - Xem " Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề Biển Đông". Bởi vậy, các người làm gì đủ trình để đụng tới Việt Nam cơ chứ. Cho nên, liệu cái thần hồn! Muốn hết ngu và tỉnh ra thì chung ngay cho lão 10 thùng Mao Đài thứ xịn, lão sẽ chỉ cho đường thoát hiểm. Vì bản chất lão vốn ưa chuộng hòa bình. Còn không thì điều mà "nhà ngâm cứu" Tả Lập Bình rụt rè nói tới sẽ thành một hiện thực thảm họa. Tầm cỡ các người hết sức chủ quan, dốt nát, đòi chống lại 5000 năm văn hiến Việt thật là chuyện không tưởng.Nhìn cái mặt ục một đống, thấy mà phát chán! 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 9, 2015 Ts Trần Công Trục: Chuyện "đi đêm" trên Biển Đông Ts Trần Công Trục 31/08/15 07:14 Thảo luận (16) (GDVN) - Nói Việt Nam "đi đêm" với Trung Quốc hay với Mỹ, Nhật, Nga hoặc bất cứ quốc gia nào khác trong vấn đề Biển Đông là không chính xác trong khi lại chính là ... LTS: Ngày 27/8 báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đăng bài "Ts Trần Công Trục: Liệu có khả năng Trung Quốc và Mỹ "đi đêm" ở Biển Đông?" đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả, có những ý kiền đồng tình và cũng có những băn khoăn, câu hỏi đặt ra xung quanh chủ đề này. Tiến sĩ Trần Công Trục đã gửi tiếp cho báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về chuyện "đi đêm" ở Biển Đông để trả lời câu hỏi có hay không chuyện Việt Nam "đi đêm" với Trung Quốc trên Biển Đông, xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả. Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ. Trước tình hình Biển Đông diễn biến ngày càng phức tạp khó lường vì các hành vi leo thang bất chấp thủ đoạn từ phía Trung Quốc xâm phạm, đe dọa trực tiếp chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam cũng như khu vực, quốc tế ở Biển Đông thì việc dư luận quan tâm theo dõi, đặt câu hỏi nhiều chiều nhằm tìm ra sự thật là việc đương nhiên, đáng tôn trọng. Cá nhân tôi rất vui và tâm đắc khi có độc giả lật ngược vấn đề trong bài báo ngày 27/8 xung quanh ý kiến của tôi về khả năng Mỹ, Trung Quốc "đi đêm" với nhau trên Biển Đông và Việt Nam cần cảnh giác. Độc giả Nguyễn Hoàng và những người khác có cùng suy nghĩ nêu vấn đề, liệu có chuyện Việt Nam và Trung Quốc "đi đêm" với nhau trên Biển Đông hay không, vì ông/bà cho rằng Biển Đông trước tiên là vấn đề cốt tử đối với Việt Nam chứ không phải Mỹ. Điều này chứng tỏ dư luận đang rất quan tâm và có những nhận thức khác nhau về vấn đề Biển Đông, đặc biệt là bản chất các tranh chấp ở vùng biển này, trong khi Biển Đông lại đang trở thành địa bàn cạnh tranh địa chính trị, địa chiến lược của các cường quốc hàng đầu thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Những ý kiến đó theo tôi cần được làm rõ trên tinh thần khách quan, cầu thị, hợp pháp, hợp lý, làm sao để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam. Thế nào là "đi đêm"? Để trả lời câu hỏi của độc giả Nguyễn Hoàng cũng như những người có cùng băn khoăn, đầu tiên cần thống nhất với nhau về nhận thức thế nào là hành vi "đi đêm" trong quan hệ quốc tế. Cá nhân tôi cho rằng, đi đêm là những hành vi thỏa thuận ngầm, trao đổi ngầm giữa hai bên để cùng kiếm lợi trong vấn đề/lợi ích liên quan đến một hay nhiều bên thứ ba khác. Nếu không có một bên thứ 3 nào đó bị tổn thất lợi ích vì hành vi "đi đêm" của 2 bên kia thì khó có thể gọi đó là hành vi "đi đêm". Với nguyên tắc lợi ích chi phối các mối quan hệ, "đi đêm" giữa các nước, đặc biệt là các nước lớn là chuyện khó tránh trong quan hệ quốc tế xưa cũng như nay. Chúng ta cũng không nên gắn cho nó một hàm ý đạo đức nào, quan trọng nhất là phải tỉnh táo để thấy được ai đang đi đêm trên lưng mình, đổi chác lợi ích của mình để có cách ứng phó phù hợp. Ở Biển Đông, ví dụ "đi đêm" điển hình là Tuyên bố Thượng Hải năm 1972 giữa Richard Nixon với Mao Trạch Đông. Sau cú bắt tay xuyên Thái Bình Dương này, cục diện Chiến tranh Việt Nam chuyển biến mạnh và khi công cuộc thống nhất nước nhà của Việt Nam đang vào hồi nước rút thì năm 1974 Trung Quốc cất quân xâm lược nốt nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa trước sự ngoảnh mặt làm ngơ của Hạm đội 7 Hoa Kỳ. Cần lưu ý là Hoàng Sa và Trường Sa lúc này đang do Việt Nam Cộng hòa đại diện cho dân tộc Việt Nam quản lý thực thi chủ quyền theo Hiệp định Geneva 1954 chờ ngày thống nhất đất nước. Và thời điểm đó, Việt Nam Cộng hòa đang là đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ ở châu Á. Sớm hơn nữa, khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II, Hiệp ước Hòa bình San Francisco được ký ngày 8/9/1951 trong đó quy định Nhật Bản từ bỏ tất cả quyền, về danh nghĩa cũng như yêu sách đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không nói rõ lực lượng nào sẽ tiếp nhận, điều đó đã gây ra những ngộ nhận pháp lý sau này và Trung Quốc đang tìm mọi cách khai thác triệt để. Nhưng ngay từ ngày 7/9/1951, ông Trần Văn Hữu, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam tham dự hội nghị theo lời mời của chính phủ Hoa Kỳ đã trịnh trọng tuyên bố: "Để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa". Tuyên bố xác nhận chủ quyền này của Việt Nam không vấp phải bất kỳ phản đối hoặc yêu sách nào khác từ 51 quốc gia tham dự hội nghị. Tuy nhiên ngày 5/9/1951, Ngoại trưởng Liên Xô Andrei A. Gromyko đã đưa ra đề nghị "nhìn nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa về phía Nam" ở Biển Đông, Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này với 48 phiếu chống và 3 phiếu thuận. Đề xuất này của Liên Xô thời điểm đó rõ ràng mang màu sắc "đồng minh chính trị" với Bắc Kinh và khó có thể gạt yếu tố "đi đêm" trong đề xuất "xí phần" này. Đặng Tiểu BÌnh và Jimmy Carter trong cuộc họp báo chung ngày 31/1/1979, 17 ngày sau đó Đặng xua quân ồ ạt tấn công xâm lược toàn tuyến biên giới Việt Nam. Ảnh: BBC. Trong trục quan hệ Mỹ - Việt - Trung, chúng ta hẳn còn nhớ ngày 31/1/1979 Đặng Tiểu Bình thăm Hoa Kỳ và họp báo với Tổng thống Jimmy Carter thì ngày 17/2/1979 Đặng ồ ạt xua đại quân xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam gây ra cuộc chiến tranh đẫm máu. Trước đó Đặng Tiểu Bình công khai tuyên bố "dạy cho Việt Nam một bài học" và người ta không thể không đặt dấu hỏi về một thỏa thuận ngầm, một cái bắt tay "đi đêm" giữa Đặng Tiểu Bình và Jimmy Carter. Qua một vài ví dụ cho thấy "đi đêm" đã trở thành chuyện bình thường trong chính trị quốc tế, đặc biệt là giữa các cường quốc. Chỉ tính từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II đến nay, quốc tế đã chứng kiến những thay đổi liên tục trong quan hệ Mỹ - Trung - Nga (trước đây là Liên Xô). Cứ khi nào thấy cần là 2 nước có thể thỏa thuận ngầm với nhau để chống lại bên thứ 3. Đầu tiên là Trung - Xô chống Mỹ, rồi sau 1972 là Trung - Mỹ chống Liên Xô, cho đến bây giờ dư luận quốc tế đang chứng kiến một "liên minh" giữa Moscow và Bắc Kinh chống lại Washington, tất cả đều do quan hệ lợi ích chi phối. Một đặc điểm nữa của "đi đêm" cần lưu ý ở đây là, thông thường do các nước lớn dùng nước nhỏ làm quân cờ để mặc cả lợi ích với nhau, "đi đêm" trên lưng nước nhỏ. Bản chất các tranh chấp ở Biển Đông và câu chuyện "đi đêm" Để hiểu rõ hơn ai "đi đêm" với ai ở Biển Đông, cần phải nắm rõ các loại tranh chấp và lợi ích của các bên ở Biển Đông hiện nay là gì mới có thể xác định cái gì được đem ra đổi chác, và đổi chác để được cái gì? Biển Đông là tên gọi chính thức của Việt Nam đối với một biển rìa lục địa, một phần của Thái Bình Dương, trải rộng từ Singapore đến eo biển Đài Loan với diện tích khoảng 3,5 triệu km vuông. Biển Đông là vùng biển lớn thứ 4 thế giới. Trong Biển Đông, Việt Nam có chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa được xác lập một cách hòa bình, hợp pháp và thực thi liên tục chí ít là từ đầu thế kỷ 17 đến nay. Ngoài ra Việt Nam có chủ quyền đối với lãnh hải, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích hợp pháp khác trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Ở Biển Đông hiện nay có 3 loại tranh chấp. Thứ nhất là tranh chấp chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Riêng Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp từ các năm 1956, 1974 đến nay là đối tượng tranh chấp giữa 2 nước và Đài Loan cũng đưa ra yêu sách. Nhìn từ góc độ Việt Nam chúng ta, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam hiện là đối tượng 4 nước 5 bên khác nhảy vào tranh chấp, gồm: Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Cuộc gặp Tập Cận Bình - Obama trong tháng 9 này, Biển Đông là một trong những nội dung quan trọng. Ảnh: Uscnpm.org Tranh chấp thứ hai là các vùng biển chồng lấn do áp dụng, giải thích Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 trên Biển Đông. Tranh chấp thứ 3 là việc áp dụng giải thích sai UNCLOS xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác trên Biển Đông cũng là thành viên Công ước. Vụ kiện của Philippines là nhằm vào loại tranh chấp thứ 3. Vụ Trung Quốc bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa bất hợp pháp trên 7 bãi đá ở Trường Sa vừa xâm phạm chủ quyền Việt Nam, vừa vi phạm UNCLOS về hiệu lực pháp lý của các thực thể (cấm tàu thuyền, máy bay các nước khác đi qua vùng biển, vùng trời quốc tế phạm trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo trên các bãi ngầm, rặng san hô vốn chỉ có tối đa 500 mét bán kính vùng an toàn), vừa hủy diệt môi trường biển, vừa đe dọa an ninh an toàn hàng không hàng hải ở Biển Đông. Như vậy có thể thấy trong vấn đề Biển Đông, giữa Việt Nam và Trung Quốc tồn tại cả 3 loại tranh chấp và trong 3 loại tranh chấp này, Việt Nam và Trung Quốc đều ở hai đầu chiến tuyến. Trong khi Trung Quốc liên tục bành trướng sức mạnh quân sự, ỷ lớn hiếp nhỏ và Việt Nam đang là một trong những nạn nhân của sự bành trướng ấy, chẳng có lý do hay lợi lộc gì để có thể "đi đêm" với Trung Quốc. Điều này càng rõ nét hơn nếu xét trong trục quan hệ Mỹ - Việt - Trung bởi Mỹ là bên thứ 3 không có yêu sách ở Biển Đông. Tại sao lại đặt ra vấn đề "đi đêm" và làm thế nào để hạn chế tác động ảnh hưởng từ việc "đi đêm" của các nước lớn trên Biển Đông? Sở dĩ cá nhân tôi nêu ra vấn đề này vì nó đã từng xảy ra và ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam. Thứ hai, trước chiến lược xoay trục sang châu Á của Hoa Kỳ và sự cải thiện đáng kể của quan hệ Việt - Mỹ đã khiến không ít người cảm thấy lạc quan thái quá vào việc "dựa vào Hoa Kỳ để ngăn Trung Quốc bành trướng Biển Đông". Chính người Mỹ đã công khai khẳng định, họ không thể điều Hạm đội 7 can thiệp một khi nổ ra xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông nên hơn bao giờ hết, chúng ta cần nhận thức rõ điều đó để chủ động trong vấn đề của chính mình. Ngày nay không có quốc gia nào đem sinh mạng binh sĩ và tài sản, vũ khí của mình ra chiến đấu chống lại một đối thủ khác chỉ vì để bảo vệ một nước thứ 3, mà đặc biệt nước thứ 3 đó chưa hoặc không mang lại cho họ lợi lộc gì lớn hơn con số tổn thất ấy. Đó là cái theo tôi người Việt cần ghi nhớ nằm lòng, dù lúc nào cũng phải tranh thủ tối đa những gì có lợi nhất cho công cuộc đấu tranh bảo vệ, đòi lại chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước một đối thủ không cân sức và thừa thâm hiểm như Trung Quốc. Tự lực cánh sinh, tăng cường sức mạnh nội lực mới là giải pháp lâu dài, kết hợp và tranh thủ ủng hộ của dư luận quốc tế cũng như các xu thế, trào lưu quốc tế có lợi cho Việt Nam là điều các nhà chiến lược cần làm lúc này. Việc độc giả đặt ra vấn đề này cũng cho thấy nhận thức về vấn đề chủ quyền cũng như thực trạng tranh chấp ở Biển Đông, quan điểm chủ trương của Việt Nam vẫn chưa được tuyên truyền một cách hiệu quả. Nói Việt Nam "đi đêm" với Trung Quốc hay với Mỹ, Nhật, Nga hoặc bất cứ quốc gia nào khác trong vấn đề Biển Đông là không chính xác trong khi lại chính là những gì truyền thông nhà nước Trung Quốc đang ra rả tuyên truyền, cũng chính là những gì Trung Nam Hải đang muốn dư luận quốc tế phải nghe. Ngay từ khi ông Lý Khắc Cường thăm Việt Nam năm 2013, Trung Quốc họ đã tung ra luận điệu này để cố tình khiến dư luận hiểu nhầm rằng có sự "đi đêm" nào đó giữa hai nước, mà tôi đã phân tích trên báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, bài "Ts Trần Công Trục: Không có chuyện Việt Nam "đi đêm" với Trung Quốc", mời quý độc giả quan tâm theo dõi. Ts Trần Công Trục =================== Chủ đề này khá hấp dẫn. Bàn về vấn đề này cũng là một đề tài câu khách hấp dẫn, không kém hoa hậu sộ hàng B) . Tuy nhiên nó sẽ rất mất thời gian, nếu phân tích cho "ra môn, ra khoai", nên lão chỉ phán thế này: Ngoại trừ Hoa Kỳ chấp nhận nhường ngôi bá chủ thế giới cho Trung Quốc và xin Trung Quốc ban cho một cuộc sống bình yên để về chăn bò ở Texa, thì không bao giờ có chuyện "đi đêm" giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong lúc này. 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 9, 2015 Cuộc chiến Falkland/Malvinas (1982): Anh vượt vạn dặm đánh bại Argentina (Quan hệ quốc tế) - Vùng lãnh thổ thứ 2 mà Anh đang có tranh chấp chủy quyền là quần đảo Falkland mà Argentina cũng tuyên bố sở hữu với tên gọi là Malvinas. Hồi ức 'tái chiếm Falkland' của một lính Anh Anh bí mật giám sát, chặn Argentina tái chiếm quần đảo Malvinas/Falkland Trong hơn 2 tháng giao chiến đẫm máu kéo dài 74 ngày, mặc dù không quân Argentina đã gây nhiều thiệt hại cho không, hải quân Anh, nhưng ngược lại quân Anh đã bắn hạ hoặc tiêu diệt trên mặt đất 1/3 số máy bay chiến đấu của Argentina. Xung đột được kết thúc khi Argentina đầu hàng vào ngày 14 tháng 6 năm 1982, quần đảo trở lại dưới quyền kiểm soát của Anh Quốc. Cuộc chiến này đã khiến cho 907 người thiệt mạng. Trong đó, con số bên Argentina là 649 người. Bên phía Anh, có 255 binh lính và sĩ quan thiệt mạng. Ngoài ra, còn có 3 thường dân tử nạn trong cuộc chiến này. Số người bị thương lên tới 1.188 (phía Argentina) và 777 (phía Anh). Số người Argentina bị bắt làm tù binh là 11.313 người, còn phía Anh chỉ có 115 người. Tiếp tục tranh chấp chủ quyền từ sau cuộc chiến Falkland/Malvinas Từ sau cuộc chiến Falkland/Malvinas, chính quyền Argentina vẫn tiếp tục tuyên bố chủ quyền với quần đảo này. Mới đây nhất, trong Hiến pháp sửa đổi năm 1997, nước này coi đây là một phần của tỉnh Tiera del Fuego cùng với quần đảo Nam Georgia, Nam Sandwich. 2 nhóm quân Anh đã vượt 8000 và 6000 hải lý tái chiếm lại quần đảo Falkands/Manvinas Sau thất bại của Argentina, từ đó đến nay quan hệ giữa 2 nước vẫn còn rất căng thẳng, cả 2 bên đều ra sức củng cố chứng lý và tiếp tục đòi chủ quyền đối với quần đảo có vị trí quan trọng này. Mới đây nhất, trong Hiến pháp sửa đổi, Buenos Aires coi quần đảo Malvinas là một phần của tỉnh Tiera del Fuego cùng với quần đảo Nam Georgia, Nam Sandwich. Những cơ sở pháp lý mà Argentina đưa ra bao gồm: Thứ nhất là: Chủ quyền được chuyển từ Tây Ban Nha sang Argentina sau khi giành độc lập với nguyên tắc “uti possidetis juris” (sở hữu cái hiện có). Trong khi, bản thân Tây Ban Nha chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền, ngay cả khi có sự thuộc địa hóa của người Anh. Thứ hai là: Anh đã chính thức từ bỏ thuộc địa này năm 1776, trong Công ước Nootka Sound, trong khi Argentina thì không. Việc Anh quay trở lại năm 1833 là bất hợp pháp theo luật quốc tế, nên Argentina luôn phản đối hành động này từ 17-6-1833 đến nay. Thứ 3 là: Nguyên tắc tự định đoạt mà Anh đưa ra không thích hợp, khi mà những người dân hiện tại không phải là dân bản xứ. Thực chất, Anh đã đưa công dân của mình tới thay thế người Argentina sau năm 1883. Thứ 4 là: Quần đảo nằm trong thềm lục địa của Argentia tuân theo Hiệp ước Liên hiệp quốc về thềm lục địa năm 1958. Quần đảo Falkands/Manvinas hiện có khoảng 3.000 cư dân sinh sống Ngược lại, Anh cũng tuyên bố chủ quyền “không thể tranh cãi” của mình với quần đảo nằm cách lục địa nước mình tới hơn 8000 hải lý (hơn 14.500km), với những lí do như sau: Một là: Người Anh đã tuyên bố chủ quyền từ năm 1690 và chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền của mình. Hai là: Quần đảo được người Anh xây dựng cơ sở hạ tầng, liên tục và hòa bình từ năm 1833 đến nay, trừ 2 tháng xung đột với Argentia năm 1982. Những hành động của Argentia trong việc thành lập thuộc địa trên quần đảo giai đoạn 1820-1833 là không liên tục. Ba là: Bản thân quần đảo không có người bản xứ trước khi Anh khai hoang lập địa tại đây. Bốn là: Trong cuộc bỏ phiếu do chính Argetina khởi xướng năm 1994, 87% dân số trên đảo từ chối bất kỳ thảo luận về chủ quyền trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Năm là: Hiệp ước Lisbon (Hiệp ước về cải cách các thể chế quyền lực của Liên minh châu Âu EU) phê chuẩn, quần đảo Falkland là lãnh thổ hải ngoại của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland. Tổng thống Argentina Cristina Fernandez tham dự buổi lễ kỷ niệm 30 năm cuộc chiến tranh Malvinas/Falkland Cả hai bên đều khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình và không từ bỏ tuyên bố chủ quyền với quần đảo này. Việc thiếu một chế tài phân xử và những mâu thuẫn trong các hiệp định, hiệp ước được ký chồng chéo trước đây đã khiến những chứng cứ pháp lý này rất khó để phân giải. Argentina luôn tranh thủ đưa vụ việc quần đảo Malvinas ra trước cộng đồng quốc tế đòi phân xử nhưng Anh luôn từ chối ngồi vào bàn đàm phán. Từ đó đến nay, 2 nước tiếp tục có những hành động đòi chủ quyền quyết liệt khiến tình hình có lúc rất căng thẳng. Vì vậy, trên đa số các bản đồ chính trị thế giới, quần đảo được đánh dấu như lãnh thổ tranh chấp giữa hai nước, không có màu sắc chỉ quốc gia có chủ quyền và in cả hai cách gọi tên của Anh và Argentina là quần đảo Falklands và Malvinas. Tranh chấp Falklands/Malvinas giữa Anh và Argentina là bài học lớn cho những nước hiện đang có tranh chấp chủ quyền, cần chuẩn bị đầy đủ, chu đáo, tỷ mỉ các cứ liệu lịch sử, văn bản pháp lý và hiện trạng quản lý, xây dựng, để kiện toàn hồ sơ tuyên bố chủ quyền các vùng tranh chấp, nếu vụ việc có được đưa ra tòa án quốc tế. Thiên Nam ===================== Lão Gàn long trọng tuyên bố: "Lão Gàn không đứng về phía bên nào trong tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Falklands/ Malvinas. Nhưng ủng hộ quyền tự do lưu thông thương mại trên các tuyến đường biển liên quan đến quần đảo tranh chấp này". Hì. Chém gió! Chém gió vung xích chó! Nhưng cái zdấn đề ở chỗ không phải là chém gió hay không. Mà là cái zdấn đề lão mún nói ở đây là: Cách đây hơn 30 năm trước - tức 1/ 3 thế kỷ - Hải Quân Anh đã có thể vượt 8000 km để chiến đầu và chiến thắng. Thì zdấn đề là 30 năm sau những căn cứ quân sự chỉ là điểm tựa, không như thời thế chiến thứ II. Chiến tranh hiện đại sẽ làm mất dần ý niệm xa gần - theo kiểu "Nước xa, không cứu được lửa gần", mà là dùng phương tiện kỹ thuật quân sự gì. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 9, 2015 Obama không nhắc tới Trung Quốc trong diễn văn kỉ niệm kết thúc Thế chiến 2 Nguyễn Hường 03/09/15 07:13 Thảo luận (0) (GDVN) - Ông Obama đã không đề cập đến Trung Quốc trong mối liên hệ với lễ kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới lần 2". Thông tấn RIA Novosti ngày 2/9 đưa tin cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có bài phát biểu đánh dấu lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới lần 2 tại Thái Bình Dương.Tuy nhiên ông Obama đã không đề cập tới Trung Quốc trong bài phát biểu của mình mà tuyên bố rằng sự kết thúc Thế chiến 2 là sự khởi đầu của kỷ nguyên mới của quan hệ với Nhật Bản. Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh Rian. Trung Quốc hôm nay (ngày 3/9) sẽ tổ chức một cuộc diễu hành quy mô lớn tại Bắc Kinh để đánh dấu kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Mỹ đã đã từ chối lời mời tham dự sự kiện.Trong bài phát biểu đánh dấu sự kiện này, Tổng thống Mỹ đã nhắc lại toàn bộ vai trò của lực lượng Đồng minh và cảm ơn họ vì sự can đảm, cảm ơn những người Mỹ đã chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai để "bảo vệ đất nước của họ và thúc đẩy lợi ích của tự do."Theo Tổng thống Mỹ, quan hệ Mỹ-Nhật trong 70 năm qua là một ví dụ về chính sách ngoại giao năng lượng: cựu thù đã trở thành đồng minh mạnh mẽ và cùng nhau thúc đẩy lợi ích chung, các giá trị chung ở châu Á và trên thế giới. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết trong bài phát biểu nhân sự kiện này rằng, Mỹ sẽ tiếp tục tham gia tích cực trong khu vực Thái Bình Dương, làm việc với các đối tác để tăng cường liên kết và trật tự trong khu vực."Ký ức của Chiến tranh Thế giới thứ hai sẽ tiếp tục truyền cảm hứng cho chúng ta trong cách xây dựng các kiến trúc của thế giới bền vững cho thế hệ tương lai," ông Kerry nói. Nguyễn Hường 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 9, 2015 Mỹ trừng phạt các tập đoàn quốc phòng của Nga Thứ năm, 03/09/2015 - 15:18 Dân trí Mỹ ngày 2/9 đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport và 4 công ty quốc phòng khác của Nga, trong đó có tập đoàn máy bay MiG, vì các cáo buộc vi phạm luật kiểm soát công nghệ tên lửa và không phổ biến vũ khí hạt nhân. Một máy bay chiến đấu MiG-35 của Nga (Ảnh: Defence News) Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố các lệnh trừng phạt trong một thông báo được đăng tải trên Tạp chí Đăng ký liên bang (Federal Register). Tổng cộng 23 công ty trên khắp thế giới, trong đó các công ty đóng tại Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Các tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, đã vi phạm Luật không phổ biến vũ khí hạt nhân Iran, Triều Tiên và Syria, thông báo cho biết. “Các thực thể này đã bị trừng phạt dựa trên các thông tin đáng tin cậy rằng họ có liên quan tới việc chuyển giao hoặc mua bán ra hoặc vào Iran, Triều Tiên và Syria các loại hàng hóa, dịch vụ và công nghệ được liệt kê trong danh sách kiểm soát xuất khẩu đa phương, các danh sách kiểm soát quốc gia của Mỹ, các mặt hàng khác có thể đóng góp nhiên liệu cho việc phát triển vũ khí hủy diệt hàng hoạt hoặc phổ biến tên lửa”, phát ngôn viên đại sứ quán Mỹ tại Nga Will Stevens cho hay. Động thái trên ngăn chặn tất cả công ty hay cơ quan chính phủ của Mỹ hợp tác với các công ty quốc phòng bị trừng phạt của Nga, trong đó có hãng xuất khẩu vũ khí nhà nước Rosoboronexport. Rosoboronexport là cầu nối giữa ngành công nghiệp quốc phòng của Nga và các khách hàng nước ngoài. Hãng này tuyên bố đã xuất khẩu 13,2 tỷ USD vũ khí quân sự trong năm ngoái và hồi tuần trước cho biết tại triển lãm hàng không MAKS-2015 rằng doanh thu xuất khẩu của Nga lên tới 40 tỷ USD. Hãng chế tạo máy bay MiG nổi tiếng cũng nằm trong số các công ty bị trừng phạt đợt này. Bộ Ngoại giao Nga đã nổi giận với các lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ. Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga nói rằng Mỹ đang cố gắng “trừng phạt chúng tôi vì theo đuổi các lợi ích quốc gia của mình, và vì sự lựa chọn tự do của người Crimea và Sevastopol nhằm gia nhập Nga hồi năm ngoái”. An Bình Theo Defence Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 9, 2015 TƯ LIỆU THAM KHẢO ======================= Chủ đề: CHIẾN TRANH TIỀN TỆ DẪN ĐẾN CUỘC SUY THOÁI TOÀN CẦU? Kỳ 1: Có hay không cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn phiên bản Trung Quốc Trương Minh Huy https://www.facebook.com/groups/Chiemtinhtaichinh/?multi_permalinks=486696581489647¬if_t=group_highlights Huy đang có loạt bài đăng trên báo đầu tư tài chính về chủ đề "Chiến Tranh Tiền Tệ!. Tuy nhiên, có vẻ như anh Trần Hải biên tập không rành lắm về vấn đề này nên khi biên tập làm phát sinh nhiều vấn đề. Vì vậy, Huy trích đăng nguyên bản bài gốc gửi cho Tòa Soạn để các bạn đọc và đối chiếu.Cuộc chiến Tranh Tiền tệ lần 3 hiện tại có thể phân ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn 2010-2011 là giai đoạn đồng USD yếu và giai đoạn từ 2011 tới nay là giai đoạn USD mạnh lên. Mỗi một giai đoạn của đồng USD, có một hệ quả riêng. Tuy nhiên, sau khi biên tập thì trộn lẫn với nhau.Hoặc nội dung chính thảo luận về Trung Quốc phá giá tiền tệ không được đưa vào.Link bài trên báo Đầu Tư Tài Chính:http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20150826/Ky-1-Cuoc-choi-cua-nuoc-lon.aspx Việc Trung Quốc phá giá hơn 4% đồng nhân dân tệ (NDT) trong 3 ngày 11.8 đến 13.8 đã khiến nhiều người lo ngại về một cuộc chiến tranh tiền tệ sẽ leo thang. Tuy nhiên, đây chỉ là một diễn biến trong cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ 3 nổ ra từ năm 2010. Để có được góc nhìn toàn cảnh về sự kiện này, tôi sẽ phân tích nguồn gốc của chiến tranh tiền tệ lần 3, hướng đi tiếp theo của cuộc chiến tranh tiền tệ và hệ quả của nó. Tam Quốc đại chiến: Góc nhìn toàn cảnh về chiến tranh tiền tệ lần 3. Cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ 3 được xem là bắt đầu từ năm 2010. Bộ Trưởng Tài Chính Brazil, Ông Guido Mantega nói vào tháng 9.2010 rằng: “Chiến Tranh tiền tệ toàn cầu đã bắt đầu”…”Đồng tiền của các ông nhưng vấn đề là của chúng tôi”. Khi Fed in tiền ồ ạt bởi các chương trình nới lỏng định lượng, Brazil đã chịu tổn thất nặng nề khi đồng Real tăng giá gần 40% trong năm 2009-2010. Brazil không có thặng dư thương mại và dự trữ ngoại hối khổng lồ như Trung Quốc nên phải vất vả giữa hai lựa chọn: Lạm phát cao và tăng giá đồng nội tệ. Công ty Nomura Global Economis nói rằng: “Brazil là kẻ thua cuộc lớn nhất trong cuộc chiến tranh tiền tệ”. Tờ Wall Street Journal đăng bài vào tháng 4.2011 nói rằng: “Brazill đang vẫy cờ trắng trong cuộc chiến tranh tiền tệ”. Nhưng Brazil chỉ là vùng ngoại vi trong cuộc chiến tranh tiền tệ. Cuộc chiến thực sự diễn ra giữa ba bên Trung Quốc-Mỹ; Mỹ-EU và EU-Trung Quốc bởi đây là ba khu vực kinh tế chiếm đến 60% GDP của toàn cầu. Tất nhiên, cuộc chiến tranh tiền tệ lần 3 mang tính chất toàn cầu và nổ ra ổ mọi nơi như Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản….nhưng các quốc gia này có thể xem như là vùng ngoại vi bởi quy mô nền kinh tế vẫn thấp hơn so với Mỹ, Trung Quốc, EU. Tâm điểm chiến tranh tiền tệ lần 3 là cuộc chiến giữa Trung Quốc và Mỹ. Mặc dù chính thức thì cuộc chiến tranh tiền tệ lần 3 diễn vào năm 2010 nhưng nguồn gốc của nó đã diễn ra từ những năm 1990, bắt đầu từ sự trỗi dậy của Trung Quốc sau ¼ thế kỷ chìm đắm trong nền kinh tế kế hoạch. Sau sự kiện Thiên An Môn vào năm 1989, mục tiêu của của Trung Quốc là tăng trưởng và việc làm thay vì sự ổn định theo chính sách gọi là “thép, gạo, ăn uống”. Điều này giúp chúng ta hiểu tại sao Trung Quốc không bao giờ từ bỏ việc thao túng tỷ giá, là phương tiện để đạt mục tiêu việc làm. Vào ngày 1.1.1994, Trung Quốc thông báo một hệ thống cải cách trong thị trường ngoại hối và tiến hành phá giá mạnh 38% và ở mức 8.7 NDT đổi 1 USD . Cú sốc này khiến Bộ Tài Chính Mỹ lên án rằng Trung Quốc là “kẻ thao túng”theo Đạo Luật Thương Mại 1998, theo đó cho phép Bộ Tài Chính loại bỏ những quốc gia sử dụng tỷ giá để giành lợi thế không công bằng trong thương mại quốc tế. Mãi cho đến tháng 7. 2005, Trung Quốc mới bỏ neo buộc tỷ giá vào đồng USD và cho phép biến động trong biên độ 2%. Mỹ tất nhiên cũng quan tâm đến vấn đề việc làm. Bong bóng dot.com năm 2000 và nợ dưới chuẩn năm 2008, khiến cho số người thất nghiệp của Mỹ tăng lên. Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ tăng từ mức 6% vào cuối năm 2002 lên mức 9.9% vào năm 2009. Nỗi e sợ giảm phát, khiến Fed duy trì mức chính sách lãi suất thấp lâu hơn so với bình thường trong cả hai đợt đổ vỡ. Lãi suất liên bang giảm hơn 4.75% từ tháng 7/2000 đến tháng 7/2002. Cho đến năm 2004, lãi suất liên bang vẫn ở mức thấp 1.76%, tương đương với tháng 7/2002. Hệ quả của 5 năm duy trì lãi suất thấp là một quả bom nợ dưới chuẩn vào năm 2008. Lần này, Fed phải duy trì mức lãi suất 0% trong suốt hơn 7 năm qua. Với 3 vòng nới lỏng định lượng (QE) chưa từng có trong tiền lệ từ 2008-2014, Fed đã bơm ra 4,400 tỷ USD và khiến báo chí Mỹ gọi Bernanke là “máy in tiền”. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã giảm xuống mức còn 5.9% vào tháng 1.2015. Nỗi ám ảnh giảm phát của người Mỹ và e sợ bất ổn chính trị tại Trung Quốc là lý do cuộc chiến Trung- Mỹ trở nên dai dẳng suốt 3 thập niên qua. Cả hai quốc gia đều cố gắng phá giá tạo lợi thế cạnh tranh nhằm giải quyết nhu cầu việc làm trong nước. Nhưng cuộc chiến tranh tiền tệ lần 3 giống như câu chuyện “Tam Quốc Chiến” giữa ba bên là Trung Quốc- Mỹ-Eurozone. Trong khi Mỹ và Trung Quốc tồn tại mối quan hệ đối kháng, Mỹ và Eurozone nói chung “cùng hội cùng thuyền” vì mối liên quan chặt chẽ trong thị trường tài chính. Việc người Mỹ tung ra gói QE2 vào tháng 11.2010 không chỉ lý do vì do của riêng họ mà còn là sự phối hợp với khu vực Eurozone trong việc duy trì sự an toàn hệ thống tiền tệ toàn cầu. Cuộc khủng hoảng nợ vào năm 2010 khiến nhiều người nghi ngờ về khả năng tan biến của đồng Euro. Sự lo sợ sụp đổ của đồng Euro khiến Eurozone không dám mở QE. Nhưng cả Mỹ và Trung Quốc đều không muốn đồng Euro tan vỡ. Mỹ và Trung Quốc cần đồng Euro tăng giá để giành lấy lợi thế xuất khẩu. Chính vì vậy, Mỹ tung ra QE2 để cứu đồng Euro ngay sau khi cuộc khủng hoảng nợ công 2010 nổ ra vào tháng 5.2010. Vì vậy, có một thực tế là đồng Euro gần như không đổi trong suốt năm 2007-2011, khi giao dịch ở quanh mức 1.3 USD/ EUR. Thậm chí ở giai đoạn 2010-2011, đồng Euro lại còn tăng giá trong bối cảnh nghi ngờ sự tan vỡ của khối Eurozone. Trong khi đó, Trung Quốc tích cực mua lại tài sản tài chính của các quốc gia ngoại vi Châu Âu như là một động thái làm đa dạng hóa kênh đầu tư vốn đã quá tập trung vào trái phiếu Mỹ và hỗ trợ cho Châu Âu. James Rickards nhận thấy giữa Eurozone và Mỹ tồn tại mối quan hệ cộng sinh và hỗ trợ nhau rất lớn bên cạnh sự cạnh tranh vì lợi ích riêng. Khi đồng tiền nào đứng trước nguy cơ mất giá, hoặc thậm chí là mất niềm tin về khả năng tồn tại, bên còn lại sẽ đóng vai trò hỗ trợ. Cuộc chiến giữa ba ông lớn tạo đã tạo ra ảnh hưởng rộng khắp toàn cầu. Năm 2010-2011, sự mất giá của đồng USD bởi QE2 khiến giá hàng hóa tăng vọt. Một số quốc gia như ở Trung Quốc, Việt Nam, Venuzuela bị ảnh hưởng bởi lạm phát cao. Trong khi đó, các nước mới nổi khác như Nga, Brazil bị dòng vốn đổ vào khiến đồng nôi tệ tăng giá rất mạnh, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Động thái của Fed năm 2010, là một dấu mốc quan trọng trong cuộc chiến tranh tiền tệ vì nó khiến cho các quốc gia phát triển khác phải vào cuộc. Vào tháng 10.2010, Chương trình QE của Nhật Bản được mở rộng lên 5,000 tỷ Yên để giảm bớt ảnh hưởng của QE2 của Mỹ. Sau đó mở rộng lên 45,000 tỷ Yên vào tháng 10.2011 và 70,000 tỷ yên vào tháng 4.2013. Đến tháng 10.2014, ngay sau khi Fed kết thúc QE3, Nhật Bản tiếp tục mở rộng lên mức 80,000 tỷ yên (khoảng 724 tỷ USD). Đi kèm với các gói QE là chương trình kích cầu theo Abenomics từ tháng 11.2012. Trong khi đó, Anh Quốc mở rộng gói QE vào tháng 10.2011, nâng tổng tài sản mua vào đạt 275 tỷ USD. Và đến tháng 7.2012, Anh đã mua vào lượng tài sản tổng cộng 375 tỷ USD. Sự mở rộng gói QE của Nhật và Anh vào năm 2011 đã làm chặn lại đà giảm của đồng USD. Giá hàng hóa toàn cầu sụt giảm với việc giá vàng lập đỉnh 1,923 USD/oz vào tháng 9.2011. Chính sách QE của các quốc gia như Mỹ, Anh và Nhật làm thay đổi xu hướng của dòng vốn quốc tế. Sự trồi sụt của thị trường chứng khoán các quốc gia mới nổi và cận biên đang tùy thuộc rất lớn vào dòng vốn này. Theo ước tính của NN Investment Partner, khoảng 22,000 tỷ USD đã chảy vào 15 quốc gia mới nổi từ tháng 7.2009 đến tháng 6.2015, đẩy thị trường chứng khoán các quốc gia này tăng giá. Trong đó, xu hướng nhận thấy, phần lớn dòng vốn chảy vào các thị trường mới nổi vào năm 2010-2011. Tuy nhiên, từ năm 2012-2013, một số quốc gia cận biên đón được làn sóng vốn di chuyển từ các quốc gia mới nổi như Việt Nam và các quốc gia vùng vịnh do hoạt động Carry Trade vì chênh lệch lãi suất cao để lại từ thời lạm phát cao 2011. Sau 3 năm đứng ngoài chiến tranh tiền tệ, ngày 22.1.2015, Eurozone bất ngờ thông báo trở lại với chính sách QE với việc mua vào 60 tỷ Euro mỗi tháng trái phiếu chính phủ các quốc gia Eurozone. Chương trình này được bắt đầu vào tháng 3.2015 và dự kiến đến tháng 9.2016, với tổng mức mua vào trị giá khoảng 1,100 tỷ Euro. Nhưng trước khi Eurozone tham chiến, “động thái đi trước” của Thụy Sĩ khiến thị trường tiền tệ thế giới chao đảo. Thụy Sĩ trở thành nơi trú ẩn của dòng vốn quốc tế từ năm 2011 khi các quốc gia Nhật, Anh, Mỹ liên tục nới lỏng tiền tệ trong khi đồng Euro đứng trước nguy cơ tan vỡ. Sự mạnh lên của đồng Franc Thụy Sĩ khiến quốc gia này phải can thiệp tiền tệ nhằm giảm bớt ảnh hưởng đến xuất khẩu. Lo ngại bị ảnh hưởng của việc Eurozone nới lỏng tiền tệ, Thụy Sĩ đã đón trước bằng việc bỏ mức sàn tỷ giá EUR/CHF ở mức 1.2 vốn duy trì trong suốt 3 năm qua. Sự kiện khiến đồng CHF mất giá 40% so với EUR chỉ trong 1 ngày. Các định chế tài chính như Barclay, Ngân hàng Citigroup và Deutsche Bank đã mất hơn 150 triệu USD trong bối cảnh hỗn loạn của thị trường. Các sàn giao dịch Forex bị đứng trước nguy cơ bị xóa sổ. Đồng Euro thậm chí có lúc đưa vào danh sách hạn chế giao dịch. Sự thực đằng sau việc phá giá tiền tệ của Trung Quốc? Việc Fed, người khởi xướng chiến tranh tiền tệ lần 3, kết thúc QE vào tháng 10.2014 không đồng nghĩa là cuộc chiến kết thúc, mà lại mở ra màn kịch mới. Chiến Tranh tiền tệ, không phải là cuộc chơi của những quốc gia nhỏ, luôn phải chật vật đối phó với những thay đổi chính sách của FED và các nước lớn. Cần phải hiểu rằng, bị bán phá giá đồng tiền do nguy cơ đảo ngược dòng vốn và chủ động phá giá để tạo lợi thế cạnh tranh là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Kể từ đáy giữa năm 2011, đồng USD đã mạnh lên khoảng hơn 30% so với các cặp tiền tệ chủ chốt và còn lớn hơn so với nhiều đồng tiền của các quốc gia mới nổi. Một thảm họa mới lại xuất hiện: Nguy cơ đảo ngược dòng vốn ở các quốc gia mới nổi và dòng tiền trở lại về Mỹ. Việc Fed duy trì lãi suất thấp kỷ lục trong suốt 7 năm qua đã khiến cho quả bom nợ toàn cầu tăng lên. Theo báo cáo của Mc Kinsey Global Institute vào tháng 2.2015, tổng nợ toàn cầu đã tăng lên 40% so với năm 2007 lên mức 199 nghìn tỷ USD. Tỷ lệ nợ/GDP toàn cầu năm 2014 là 286% so với 269% vào thời điểm năm 2007 do tăng trưởng GDP không theo kịp tăng trưởng nợ. Đồng USD rẻ đã khiến cho đòn bẩy tài chính của các quốc gia, doanh nghiệp bị tăng lên và họ thấm đòn khi đồng USD mạnh trở lại. Brazil một lần nữa là một ví dụ điển hình. Đồng Real đã mất giá tới hơn 40% so với đồng USD từ tháng 9.2014 đến tháng 7.2015 khi xếp hạng tín nhiệm của quốc gia này bị hạ. Chưa đầy 1 năm, giá trị các khoản nợ của Brazil đã tăng thêm 1/3 bởi đồng nội tệ mất giá. Các công ty mía đường, ngành xuất khẩu mũi nhọn của Brazil bị tổn thương nghiêm trọng khi đồng USD mạnh. Nhiều doanh nghiệp đường bị phá sản kéo theo giá đường thế giới giảm mạnh. Brazil không phải là câu chuyện duy nhất. Đồng nội tệ của hàng loạt các quốc gia ở Châu Á như Malaysia, Ấn Độ, Hàn Quốc... sụt giảm mạnh khi dòng vốn rút đi. Dòng vốn rút khỏi 15 nền kinh tế mới nổi là khoảng 600 tỷ USD trong quý 1.2015 theo ước tính của NN Invest Patners. Thậm chí ngay cả Trung Quốc cũng đứng trước thực tế đảo ngược dòng vốn. Tờ Telegraph cho biết, trước khi Trung Quốc diễn ra đổ vỡ chứng khoán vào tháng 6.2015, lượng vốn tháo chạy khỏi Trung Quốc là 800 tỷ USD trong vòng 1 năm trước đó. Một con số thực sự lớn cho dù Trung Quốc có đến 4,000 tỷ USD dự trữ ngoại hối. Hình 1: Lượng vốn tháo chạy khỏi Trung Quốc Trung Quốc có thể đang trên đường hạ cánh cứng. Từ năm 2012, sau khi nền kinh tế lao đao bởi lạm phát do Mỹ gây ra vào năm 2011, Trung Quốc phải tung ra các gói kích cầu nhỏ hơn như 157 tỷ USD để vực dậy nền kinh tế. Vào tháng 9.2014, Trung Quốc có một gói nhỏ hơn 81 tỷ USD. Đồng thời, Trung Quốc đã mở rộng cung tiền và tín dụng quá mức để hỗ trợ cho nền kinh tế. Hơn 21,800 tỷ USD lượng tiền M2 (gấp 5 lần dự trữ ngoại hối) đã bơm ra nền kinh tế cho đến tháng 8.2015, tức đã tăng hơn 2.3 lần so với thời điểm cuối năm 2009. Tăng trưởng tín dụng/GDP đạt mức 282%, cao hơn so với Mỹ và mức chuẩn thông thường của các thị trường mới nổi khác (chỉ khoảng 187%). Tuy nhiên, bơm nhiều tiền vào hệ thống nhưng lại mất khả năng kiểm soát khiến cho dòng tiền hoàn toàn có thể chảy sai mục đích. Theo McKinsey Global Institute, hệ thống ngân hàng ngầm (Shadow Banking), thực sự mới là yếu tố kiểm soát tín dụng của Trung Quốc. Lượng vốn cho vay bởi hệ thống ngân hàng ngầm còn lớn hơn cả lượng vốn cho vay chính thức. Đặc biệt là chất lượng thực sự của các công cụ như “Trust Product[1]” hoặc “Wealth Management Products- (WMP), là công cụ để cung cấp tín dụng của ngân hàng ngầm và một hình thức đầu tư đang thịnh hành ở Trung Quốc, đang bị nghi ngờ kém chất lượng. WMP là các tài sản ngoại bảng cân đối kế toán của ngân hàng và không hề bị kiểm soát bởi ngân hàng trung ương trong vấn đề tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay các tiêu chí đánh giá rủi ro. Rất có thể các WMP chứa đựng các khoản nợ dưới chuẩn giống như các CDO của Mỹ vào năm 2007. [Xem thêm về Curreycy wars tại buổi hội thảo cho VFA tổ chức vào ngày 4.4.2015] Việc Trung Quốc tung ra chương trình gọi là “QE phiên bản Trung Quốc” trước đó thực chất là các gói tín dụng nhỏ dành cho các đối tượng cho vay có rủi ro cao hoặc khó tiếp cận vốn ngân hàng. Đây thường là các nông dân, các hộ kinh doanh nhỏ, những người vì thế đã có nguồn tiền dồi dào và háo hức tham gia vào cơn sốt chứng khoán từ cuối năm 2014 đến tháng 6.2015. Cho vay nhiều cộng với mất kiểm soát, có thể là lý do để tạo ra cái bong bóng chứng khoán khổng lồ vào đầu năm 2015. Sự sụp đổ của TTCK Trung Quốc là điềm báo cho sự tháo chạy của dòng vốn khi nơi đầu tư cuối cùng của nền kinh tế Trung Quốc không còn sinh lợi nữa. Do đó, việc Trung Quốc phá giá tiền tệ hơn 4% trong giữa tháng 8 chưa hẳn là quốc gia này chủ động nhằm đối phó với làn sóng giảm giá đồng nội tệ, hay cố gắng giành lợi thế cạnh tranh như trước đây. Mặc dù nhìn bề ngoài có thể là hợp lý khi xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm 8% trước khi tiến hành phá giá NDT nhưng thực tế hành động vừa qua đang cho thấy nguy cơ khủng hoảng nợ dưới chuẩn có thế xuất hiện tại Trung Quốc. Dòng vốn đã tháo chạy, và việc Trung Quốc phá giá tiền tệ có thể chỉ là cái cớ để che đậy. Nếu điều này là thực tế, Trung Quốc đơn giản chỉ là nạn nhân tiếp theo trong cuộc chiến tranh tiền tệ mà Mỹ tạo ra bằng sách lược: Đồng USD mạnh lên. Trương Minh Huy ======================= Như vậy thì ngay từ 2010 ngài Bộ Trưởng Tài Chính Brazil, Guido Mantega đã xác định rằng: “Chiến Tranh tiền tệ toàn cầu đã bắt đầu”…Lão Gàn xác định điều này muộn hơn ngài Guido Mantega, nhưng bằng một hệ quy chiếu khác và hoàn toàn không có nguồn gốc từ ngài Guido Mantega. Tuy nhiên, với bài viết của chuyên gia Trương Minh Huy, cho thấy ông còn chưa khẳng định nội dung thật của vấn đề, mà chỉ là đặt vấn đề với những từ nghi vấn, như: "nếu"; "chưa hẳn"; "có thể"....Nhưng về nội dung của cuộc chiến lần này, lão xác định rằng: "Quyết liệt và kịch tính". Đây sẽ là một cuộc chiến "ra môn, ra khoai" và không có nhân nhượng. Lão vẫn hy vọng rằng: Một cuộc chiến quyết liệt và dứt điểm về kinh tế sẽ thay thế cho cuộc chiến tranh nóng, trong việc xác định ngôi vị bá chủ thế giới. Cuối năm nay, sang năm tới thì: "Bên trong còn lắm điều hay". Ấy là cụ Nguyễn Du bảo thế! Làm thế nào để các quốc gia mới nổi không bị ảnh hưởng của cuộc chiến tiền tệ và tiếp tục phát triển? Cái này thì chỉ có Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt biết được. Tuy nhiên, "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Quyết định cuối cùng thuộc về Thượng Đế! B) 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 9, 2015 "Putin lấy lòng Tập Cận Bình là tính toán sai lầm" Hồng Thủy 04/09/15 08:24 Thảo luận (0) (GDVN) - Putin tính toán hỗ trợ Trung Quốc về chính trị và ngoại giao để đổi lấy sự giúp đỡ về kinh tế từ Bắc Kinh, nhưng hóa ra đây lại là một tính toán sai lầm. Tạp chí Nikkei Asia Review ngày 3/9 bình luận, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cố gắng để gây thiện cảm với Tập Cận Bình trong việc sang Bắc Kinh dự duyệt binh, nhưng về cơ bản ông đã phải trở về với hai bàn tay trắng khi Bắc Kinh vẫn tỏ ra miễn cưỡng trong các dự án hợp tác kinh tế chung quy mô lớn giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo Nga, Trung Quốc gặp nhau tại Bắc Kinh. Ảnh: The Epoch Times. Trong cuộc hội đàm giữa Putin với Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường hôm Thứ Tư, các nhà lãnh đạo hai nước đã thảo luận về những gì họ cho là "cố gắng che đậy lịch sử". Đây là cuộc hội đàm thượng đỉnh Nga - Trung lần thứ 3 trong năm nay. Trên mặt trận này, Tập Cận Bình nói rằng Trung - Nga hoàn toàn đồng ý với nhau. Tuy nhiên Trung Quốc đã lờ tịt các chương trình nghị sự lớn về kinh tế. Hai bên không thể giải quyết vấn đề giá khí đốt Nga bán cho Trung Quốc qua đường ống từ Tây Siberia khiến một thỏa thuận cuối cùng lại bị trì hoãn. Sau cuộc họp với Tập Cận Bình, Putin nói ông vẫn tin tưởng rằng dự án này sẽ tiến triển. Một nguồn tin ngoại giao nói với Nikkei Asia Review, Putin đã không đạt được bất kỳ bước đột phá nào về hợp tác kinh tế với Trung Quốc trong khi nền kinh tế Nga đang phải đối mặt với những bế tắc. Sự miễn cưỡng của Bắc Kinh bắt nguồn từ sự sụt giảm kinh tế ở cả hai nước. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Nga giảm 20% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi Nga đang bị tăng trưởng âm do giá dầu thô giảm. Putin tính toán hỗ trợ Trung Quốc về chính trị và ngoại giao để đổi lấy sự giúp đỡ về kinh tế từ Bắc Kinh, nhưng hóa ra đây lại là một tính toán sai lầm. Bình luận về động thái này, The New York Times hôm nay cho rằng mối quan hệ được ca tụng giữa Putin và Tập Cận Bình đã trở nên căng thẳng khi nền kinh tế hai nước bắt đầu suy giảm. Hai giao dịch năng lượng được ký kết năm ngoái cho đến nay hầu như vẫn dậm chân tại chỗ và không được đề cập khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau hôm qua. Hai nhà lãnh đạo Nga - Trung gặp nhau lần thứ 3 trong năm nhưng không đạt được kết quả nào về hợp tác kinh tế. Ảnh: hnavlespravy. Tổng kim ngạch thương mại song phương Nga - Trung đã được dự đoán lên tới hơn 100 tỉ USD trong năm nay, nhưng 6 tháng đầu năm mới chỉ đạt 30 tỉ USD, chủ yếu là do nhu cầu của Trung Quốc với dầu mỏ Nga suy giảm. Alexander Gabuev, một nhà phân tích quan hệ Nga - Trung từ Trung tâm Carnegie Moscow cho rằng, sự lạc quan về giúp đỡ từ Trung Quốc ở Nga đã phai mờ đáng kể. "Hy vọng lớn rằng Trung Quốc sẽ mở ra một con đường sống để duy trì trước bối cảnh Nga vẫn bị áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và giá dầu giảm đã không trở thành hiện thực". "Đó là một mối quan hệ mang tính biểu tượng với một cơ sở kinh tế biển động nhỏ. Điện Kremlin đã thất vọng vì không thể hiện thực hóa một cách nhanh chóng những gì người Nga hy vọng", Alexander Gabuev bình luận. Một tuyến đường sắt cao tốc mà Trung Quốc tuyên bố sẽ xây dựng nối Bắc Kinh với Moscow khó có thể trở thành hiện thực khi Trung Quốc yêu cầu Nga trả tiền. Gần 500 dặm đầu tiên nối Moscow với Kazan đã được lên kế hoạch hoàn thành trước World Cup 2018 tại Nga nhưng đến nay vẫn chưa bắt đầu và nó dường như không có gì nhúc nhích. Người Nga sẽ không có tiền để trả cho nó, và người Trung Quốc sẽ không làm miễn phí. Tình bạn giữa Putin với Tập Cận Bình đã khá nổi bật và gây chú ý ở cả hai nước, vì hai người đàn ông này thích tạo dựng hình ảnh của quyền lực và thậm chí là "táo bạo". Họ từng tặng bánh sinh nhật, tặng điện thoại di động cho nhau. Theo lời Douglas H. Paal từ Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế, Washington dường như đang nghĩ rằng Putin là "gánh nặng hơn là lợi ích" đối với Bắc Kinh. Hồng Thủy ======================= (GDVN) - Putin tính toán hỗ trợ Trung Quốc về chính trị và ngoại giao để đổi lấy sự giúp đỡ về kinh tế từ Bắc Kinh, nhưng hóa ra đây lại là một tính toán sai lầm. Cái này lão Gàn lói nâu rùi. Từ hồi năm nẳm lận, rằng: Ngài Putin đã sai lầm. Lão đã khuyên ngài Putin từ khi giá dầu còn cao ngất ngưởng, rằng: Hãy đi song xa với Hoa Kỳ và quên cái anh Ucraine đi. Bây giờ thì quá đà rùi. Cả Bắc Kinh lẫn điện Cẩm Linh, đừng quá tự tin vào hệ thống quân sự của mình. Các ngài chưa thể biết hết được sức mạnh của phương tiện kỹ thuật quân sự của Hoa Kỳ. Những gì mà Hoa Kỳ có thể đăng báo chỉ để khoe, sức mạnh kỹ thuật quân sự thật sự vẫn còn đang rất tiềm ẩn. Giống như cuộc chiến Vùng Vịnh I, mọi người - qua những thông tin phổ biến - cho rằng Hoa Kỳ sẽ bị đánh bại. Nhưng khi đụng độ, sức mạnh của vũ khí hiện đại mới phát lộ và nằm ngoài sự tưởng tượng của rất nhiều người. Lão Gàn chỉ phát biểu một cách khách quan, không hề tâng bốc Hoa Kỳ. Lão không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. "Chém gió vung xích chó", chơi vậy thôi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 9, 2015 Nga sẽ động binh nếu "quốc gia trung lập" gia nhập NATO Đức Huy | 04/09/2015 14:09 Thụy Điển tham gia tập trận cùng NATO tại Biển Bắc hồi tháng 5. Ảnh: EPA Theo tạp chí Los Angeles Times, Thụy Điển đang nghiêm túc cân nhắc việc gia nhập NATO, nhưng phía Nga đã lập tức "dằn mặt" bằng tuyên bố đáp trả quân sự. Ukraine - Nga - Mỹ - Châu Âu: Những diễn biến bất ngờ Suốt 200 năm qua, Thụy Điển vẫn áp dụng chính sách trung lập về mặt quân sự. Nhưng nay, giữa lòng một châu Âu ngày một tăng cường hội nhập cùng mối đe dọa từ Nga, giới cầm quyền Stockholm đang nghiêm túc cân nhắc việc từ bỏ chính sách này để gia nhập NATO. Từ những năm 90 của thế kỉ trước, quân đội Thụy Điển đã tham gia vào các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình và một số cuộc tập trận với NATO. Dù không chính thức tham gia, nhưng Thụy Điển luôn tìm cách tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng khu vực và quốc tế để đảm bảo an ninh quốc gia, nhất là khi tình hình khu vực vẫn đang hết sức khó lường dù đã 20 năm trôi qua kể từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt. Hơn nữa, trong bối cảnh quan hệ Nga-phương Tây đang xấu đi trông thấy trong vài năm trở lại đây, mối đe dọa từ Nga lại càng hiện hữu. Thống kê cho thấy, kể từ khi Nga sáp nhập Crimea hồi tháng 3/2014, quan điểm người dân Thụy Điển đã thay đổi nhanh chóng. Từ việc hơn 90% người dân nước này phản đối gia nhập NATO, thì nay cứ 1 trên 3 người được hỏi đã ủng hộ việc này. GS. Khoa học Chính trị - ĐH Gothenburg Ulf Bjereld Theo tôi, sự kết hợp giữa mối đe dọa từ Nga và việc người dân Thụy Điển ngờ vực khả năng tác chiến của quân đội nước này đã dẫn đến việc họ đang nghiêng nhiều hơn về phía gia nhập NATO . Tuy nhiên, sau khi truyền thông Thụy Điển đưa tin rộng khắp về tư tưởng ủng hộ gia nhập NATO của người dân, Đại sứ Nga tại Thụy Điển Viktor Tatarintsev đã lập tức cảnh báo rằng Moscow sẽ đáp trả quân sự nếu Stockholm từ bỏ chính sách trung lập để theo NATO. "Tôi không nghĩ điều này sẽ xảy ra trong tương lai gần, dù đúng là quan điểm công chúng đã thay đổi. Nhưng nếu Thụy Điển gia nhập NATO, chúng tôi sẽ đáp trả" - ông Tatarintsev phát biểu trên báo địa phương Dagens Nyheter hồi tháng 6. Đại sứ này cũng cho biết, "Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khẳng định sẽ có đáp trả quân sự với sự điều động quân đội và tên lửa. Nước nào gia nhập NATO đều phải hiểu được những rủi ro mà họ sẽ gặp phải". Trong thời gian qua, các đảng phái đối lập của Thụy Điển như đảng Trung tâm, đảng Tự do và đảng Ôn hòa bảo thủ đều lên tiếng ủng hộ việc gia nhập NATO. "Chúng ta không có khả năng tự bảo vệ mình trong một cuộc chiến dài hơi, còn NATO lại khẳng định sẽ không hỗ trợ nếu chúng ta không phải nước thành viên. Đây là một vấn đề không thể nhắm mắt cho qua được nữa" - chủ tịch đảng Trung tâm Annie Loof phát biểu. Mặt khác, đảng cầm quyền Dân chủ Xã hội Thụy Điển vẫn phản đối việc gia nhập NATO. Tuy nhiên, họ ủng hộ việc xích lại gần hơn với các liên minh quân sự phương Tây, đồng thời cũng đã "nhập hội" với các nước Nordic khác trong việc "đáp trả gây hấn từ Nga". Hiệp ước này tạo lập một nhiệm vụ chung cho Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Iceland và Phần Lan, đó là tăng cường khả năng quốc phòng và tương trợ lẫn nhau trước mối đe dọa từ Nga. Tháng 9 năm ngoái, Thụy Điển cáo buộc 2 chiếc Su-24 của Nga xuất hiện trên không phận nước này, một động thái mà khi đó Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt đã gọi là "hành vi xâm nhập trái phép nghiêm trọng nhất của Nga" trong một thập kỉ vừa qua. Một tháng sau đó, Hải quân Thụy Điển đã ra quân dọc quần đảo Stockholm rộng lớn để tìm kiếm một chiếc tàu ngầm Nga mà Stockholm nói rằng họ đã phát hiện được. Tuy không tìm ra được tung tích chiếc tàu ngầm nói trên, nhưng Thụy Điển khẳng định nó đã tham gia vào một nhiệm vụ trinh thám do Nga đứng đằng sau. "Thế chỗ" Kim Jong-un tại Bắc Kinh, Hàn Quốc lập tức chớp thời cơ theo Trí Thức Trẻ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 9, 2015 LỜI TIÊN TRI ẤT MÙI 2015 Cuối năm kinh tế toàn cầu tiếp tục suy thoái.... * Sang năm, làn sóng khủng khoảng kinh tế toàn cầu lặp lại..... * Không củng cố và có chiến lược định hướng phát triển, các loại bầu thành chửa hoang cả.... ===================== Giai đoạn tiếp theo của “chiến tranh tiền tệ” toàn cầu là gì? 09 Tháng Sáu 2015 Cuộc đua phá giá tiền tệ sắp chứng kiến nhiều khúc ngoặc mới trong mùa hè này khi các nhà phân tích đang chờ xem Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ xử lý như thế nào với một đồng USD mạnh hơn so với những đồng tiền khác. Giai đoạn tiếp theo của “chiến tranh tiền tệ” toàn cầu là gì? Cuộc đua phá giá tiền tệ sắp chứng kiến nhiều khúc ngoặc mới trong mùa hè này khi các nhà phân tích đang chờ xem Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ xử lý như thế nào với một đồng USD mạnh hơn so với những đồng tiền khác. Theo chiến lược gia Albert Edwards của ngân hàng Societe Generale, yếu tố khơi mào cho “hiệp đấu” mới của cuộc chiến tiền tệ này chính là đồng JPY của Nhật khi đồng tiền này rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2002 so với đồng USD trong tuần trước. Nhà chiến lược cực kỳ bi quan này tiên đoán rằng gói QE “vượt mức” của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) có thể khiến đồng JPY tiếp tục suy yếu và “khởi động một hiệp đấu nữa trong cuộc chiến tiền tệ toàn cầu”, và theo ông, điều này có thể gây tác động bất lợi cho các nền kinh tế lớn trên toàn thế giới. “Khi đồng JPY rơi lại phía sau so với các đồng tiền khác trong khu vực, và đồng Nhân dân tệ buộc phải tham gia vào cuộc chiến phá giá để cạnh tranh, thì nỗi sợ giảm phát chắc chắn sẽ nhanh chóng bùng phát trở lại ở phương Tây,” ông nói. Quản lý kho dự trữ ngoại hối có thể là cách mà ngân hàng trung ương của một quốc gia có thể can thiệp trước những biến động tiền tệ, cùng với việc thay đổi lãi suất và áp dụng QE. Các ngân hàng trung ương thường lặp đi lặp lại rằng tỷ giá hối đoái không phải là mục tiêu cơ bản của chính sách mà có thể được xem là một sản phẩm phụ tích cực của việc nới lỏng tiền tệ hơn. Trong vài năm qua đã có những cuộc thảo luận cho rằng các quốc gia đang phá giá đồng tiền của chính họ một cách có chủ đích – một mối quan ngại mà Bộ trưởng bộ Tài chính Brazil, Guido Mantega, gọi là “cuộc chiến tiền tệ” vào tháng 9/2010. Nếu một quốc gia để cho đồng nội tệ của mình mạnh hơn so với đồng tiền của các quốc gia khác thì các nhà kinh tế cho rằng điều đó có thể dẫn đến kịch bản giảm phát, theo đó hàng nhập khẩu rẻ được ưu đãi hơn so với hàng sản xuất trong nước. Các dữ liệu kinh tế từ đầu năm đến nay cho thấy rằng hầu hết các nền kinh tế toàn cầu đang có mức tăng trưởng giá tiêu dùng rất yếu. “Mỹ và các quốc gia sử dụng đồng euro vẫn trong tình trạng suýt rơi vào giảm phát toàn cục. Đồng JPY yếu có thể đẩy họ qua khỏi bờ vực này và rơi vào giảm phát toàn cục khi Trung Quốc buộc phải tham gia vào cuộc chiến tiền tệ toàn cầu,” Edwards cảnh báo. Nhưng không chỉ có các quốc gia châu Á mới đứng trước nguy cơ phá giá tiền tệ. Đồng euro đã suy yếu do chương trình mua tài sản của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Simon Derrick, chiến lược gia trưởng phụ trách về tiền tệ tại BNY Mellon, thậm chí lưu ý rằng Ngân hàng Trung ương Na Uy đang giám sát chặt chẽ sức mạnh đồng nội tệ của họ. Trong năm nay, đồng USD đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2003 so với những đồng tiền khác, và Fed dường như là ngân hàng trung ương duy nhất đang tính đến chuyện rút lại gói kích thích tiền tệ của họ. Tuy nhiên, các nhà kinh tế tranh cãi rằng điều đó có thể dẫn đến một “trò chơi phá giá tiền tệ” trong năm nay. Tháng trước, nhà kinh tế học Nouriel Roubini cho rằng đồng USD đã tham gia vào các cuộc chiến tiền tệ. Trong một bình luận trên trang Project Syndicate, ông nói rằng “mối lo lắng về tỷ giá” từ các quan chức Mỹ ngày càng trở nên rõ rệt. Derrick đề xuất Fed cần suy nghĩ lại về chuyện tăng lãi suất nếu họ thật sự lo lắng về sức mạnh của đồng USD. Còn Edwards nói thêm rằng tình trạng giảm phát khiến mọi người lo lắng hiện đang được “nhập khẩu” vào Mỹ, đặc biệt là từ Nhật Bản. Có thể không bao lâu nữa chúng ta sẽ được chứng kiến giai đoạn tiếp theo trong tập mới nhất của cuộc chiến phá giá tiền tệ này, và đối với Edwards, chính đồng JPY là đồng tiền mà chúng ta nên để mắt đến. “Tôi cho rằng sự suy yếu của đồng JPY sẽ trở thành một động lực to lớn cho các thị trường và các nền kinh tế. Một hiệp đấu mới của cuộc chiến tiền tệ đang bắt đầu”, ông nói. Nhã Thanh (Theo CNBC) ===================== Không nằm ngoài dự báo của lão Gàn. Chiến tranh kinh tế đã xảy ra. Đó là hậu quả của khủng khoảng kinh tế và tham vọng bá chửi cái thế giới này. Nhưng lão cũng phát biểu từ lâu rùi - 2008 lận - rằng thì là mà cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu lần này, không kèm theo sự khủng khoảng nhân đạo. Thí dụ như nạn đói.....Nói nôm là đấm đá ở tầm vĩ mô cấp quốc gia và tất nhiên, "trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết". Đó là lý do "nếu không có định hướng chiến lược và ổn định tổ chức, các loại bầu thành chửa hoang" là vậy. Diễn biến sẽ rất khó lường và mọi phân tích cụ tỷ của các chuyên gia như trong bài báo này đều....dở hơi, ngoại trừ ....xem bói. Ngài tỷ phú Xô Dô (George Soros) phát biểu: "Triệu phú có thể không tin chiêm tinh. Nhưng tỷ phú lại rất cần đến chiêm tinh". Lão Gàn bổ xung thêm: "Cần cả phong thủy nữa!" Hì :D . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 9, 2015 LỜI TIÊN TRI TỪ NHIỀU NĂM TRƯỚC Sẽ xuất hiện những loại vũ khí như trong phim khoa học viễn tưởng.... ============================ Anh thiết kế chiến hạm trong suốt điều khiển từ xa Thứ sáu, 4/9/2015 | 09:27 GMT+7 Hải quân Anh đang lên kế hoạch chế tạo một chiến hạm tương lai sở hữu mọi trang thiết bị tối tân nhất hiện nay. Tàu ngầm 'tàng hình' hoạt động bằng pin Hải quân Hoàng gia và Bộ Quốc phòng Anh đã giao nhiệm vụ cho các nhà khoa học và kỹ sư quân sự thiết kế chiến hạm tương lai mang tên mang tên Dreadnought 2050. Đuôi tàu có một khoang hở, là nơi xuồng chở lính thủy đánh bộ có thể cập vào tàu. Toàn bộ hệ thống trên tàu được giám sát ở phòng điều hành tác chiến. Hình ảnh giao thoa laser ba chiều cho phép đội ngũ sĩ quan tập trung vào các mục tiêu trên biển, đất liền và không trung. Kết nối dữ liệu siêu nhanh với quân đội ở nơi khác và trụ sở chính cho phép điều khiển tàu từ khoảng cách hàng chục nghìn km. Phòng điều hành này chỉ cần kíp điều khiển 5 người thay vì 25 người như trên các chiến hạm cùng cỡ hiện nay. Khẩu súng điện từ nằm ở mũi tàu có thể bắn ra đầu đạn nhanh như tên lửa hành trình ngày nay. Các ống phóng tên lửa nằm dọc sườn tàu bắn tên lửa siêu thanh ở tốc độ trên Mach 5. Ngoài ra, chiến hạm còn trang bị ống phóng ngư lôi siêu khoang, đạt tốc độ lên tới 560 km/h. Dreadnought 2050 có một bãi đáp trên boong dành cho máy bay không người lái tạo ra bằng công nghệ in 3D, dùng để tấn công mục tiêu hoặc do thám Con tàu không có cột buồm, thay vào đó là một thiết bị bay không người lái 4 cánh lơ lửng phía trên tàu và kết nối với tàu bằng ống cacbon siêu nhỏ. Trên máy bay có các thiết bị cảm biến như radar và súng laser để phát hiện mục tiêu, đánh chặn tên lửa địch. Thân tàu được chế tạo từ hợp chất acrylic siêu bền, không chỉ nhẹ hơn kim loại mà còn có thể trở nên trong suốt khi có dòng điện chạy qua. Đặc điểm này cho phép thủy thủ đoàn nhìn xuyên qua thân tàu, nâng cao khả năng quan sát và chỉ huy trong cận chiến. Vật liệu graphene sơn ngoài thân tàu giúp tăng độ bền, giảm lực cản, cho phép tàu chạy nhanh hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Chiến hạm tương lai của Anh có nét giống với tàu khu trục USS Zumwalt của Mỹ. Deadnought 2050 được đặt theo tên HMS Dreadnought, một tàu chiến Anh ra đời năm 1906 từng "thể hiện thành tựu vượt bậc khiến mọi tàu chiến lớn khác đều trở nên lạc hậu" theo lời Startpoint, cơ quan phụ trách giám sát dự án trực thuộc Hải quân Hoàng gia Anh. Phương Hoa (theo CNN/Telegraph) ========================== Tin tặc lại sắp nhảy vô ăn cắp kiểu rồi sáng chế ra hàng loạt giống hệt để làm bá chủ thế giới bi wờ đây nè! Còn nếu không họ mua một cái đem về tháo ra, sản xuất cứ gọi là giống hệt, giá rẻ hơn nhiều. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 9, 2015 XUỐNG XE ĐI BỘ. =================== Giới chức Trung Quốc thừa nhận bong bong chứng khoán đã vỡ 05/09/2015 17:16 (TNO) Chu Tiểu Xuyên, Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC), liên tục nhắc đến hai chữ “tan vỡ” khi nói về bong bóng ở Đại lục tại Diễn đàn của nhóm các nền kinh tế lớn G20. Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên - Ảnh: Bloomberg Bloomberg hôm nay 5.9 cho hay khi nhắc đến những gì đang xảy ra với thị trường chứng khoán nước nhà, Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên đã 3 lần nhắc đến từ “tan vỡ”. Khi nhận được câu hỏi từ báo giới về việc liệu ông Chu đã dùng từ “tan vỡ” trên cho bong bóng hay không, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso đáp: “Còn thứ gì có thể vỡ được nữa?”. Tại cuộc gặp đang diễn ra ở Ankara, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ, của các nhà hoạch định chính sách toàn cầu, chuyện nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới giảm đà tăng trưởng và đợt lao dốc thổi bay 5.000 tỉ USD của thị trường chứng khoán là một trong những vấn đề chính. Ông Taro Aso cho rằng cuộc thảo luận về vấn đề trên đã không đi vào trọng tâm. Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã giảm gần 40% giá trị so với mức đỉnh hồi tháng 6, khiến giới chức nước này phải liên tục thực hiện nhiều biện pháp can thiệp chưa từng có. PBOC đã cắt giảm lãi suất lần thứ 5 kể từ tháng 11 năm ngoái, và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại. Ngoài thị trường chứng khoán, Trung Quốc cũng gây sốc cho thị trường tài chính thế giới khi phá giá nhân dân tệ ngày 11.8, thay đổi cơ chế tỷ giá hối đoái nhằm nâng cao vai trò của thị trường trong việc định giá nhân dân tệ. Chuyện Trung Quốc, mà không phải vấn đề về thời điểm tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), mới là vấn đề chủ yếu trong các cuộc thảo luận. Nhiều quan chức tham gia cuộc họp cho hay kinh tế Trung Quốc giảm tăng trưởng là mối nguy đối với kinh tế toàn cầu và đặc biệt ảnh hưởng đến các nền kinh tế mới nổi. Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nói: “Rõ ràng, thị trường Trung Quốc đang gặp nhiều rắc rối, và tại hội nghị G20 lần này, không chỉ riêng tôi mà nhiều người cũng có quan điểm như thế”. Thu Thảo Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 9, 2015 XUỐNG XE, ĐI BỘ. * Lão Gàn ủng hộ một cuộc chiến tranh kinh tế, với hy vọng nó sẽ thay thế cho một cuộc chiến tranh nóng giành ngôi bá chủ thế giới.... ================== CNN: Mỹ đã chuẩn bị sẵn các biện pháp trừng phạt Trung Quốc (Vietnam+) lúc : 06/09/15 05:52 (Nguồn: foxnews.com) Theo Sputnik, hãng tin CNN mới đây dẫn nguồn tin từ giới chức Mỹ cho biết chính quyền nước này có thể thông qua quyết định trừng phạt Trung Quốc do Washington cho rằng Bắc Kinh đã tham gia các cuộc tấn công mạng nhằm vào các công ty tư nhân Mỹ.Theo một quan chức Chính phủ Mỹ, các biện pháp trừng phạt sẽ liên quan đến hàng loạt cá nhân và tổ chức thương mại (của Trung Quốc), và gói trừng phạt này đã được chuẩn bị trong những tháng vừa qua.Tuy nhiên, cũng theo các nguồn tin trên, hiện Washington vẫn chưa thông qua quyết định dứt khoát về vấn đề này.Trong khi đó, có những nhận định rằng Mỹ sẽ không áp đặt biện pháp trừng phạt Trung Quốc trước chuyến thăm Washington của Chủ tịch Tập Cận Bình, dự kiến diễn ra từ ngày 24-25/9.Theo quan điểm của các quan chức Nhà Trắng, việc đe dọa hiện thực áp đặt trừng phạt nhằm buộc lãnh đạo Trung Quốc phải đàm phán với Mỹ về vấn đề gián điệp mạng.Những năm gần đây, Mỹ đã tố cáo Trung Quốc xâm nhập nguồn thông tin của các công ty Mỹ để đánh cắp tài sản trí tuệ.Hồi tháng 5/2014, Bộ Tư pháp Mỹ đã buộc tội 5 quan chức quân đội Trung Quốc đánh cắp bí mật thương mại của các công ty có trụ sở tại Mỹ./. ================== Trong khi đó, có những nhận định rằng Mỹ sẽ không áp đặt biện pháp trừng phạt Trung Quốc trước chuyến thăm Washington của Chủ tịch Tập Cận Bình, dự kiến diễn ra từ ngày 24-25/9. Hôm nay mới mùng 6/ 9. Vậy hãy còn nâu nhể! Lão chưa cần phải suy tư. Khi máy bay chở ngài Tập cất cánh, lão sẽ phán về nội dung cuộc họp của ngài Tập và Tổng Thống Hoa Kỳ Obama. Nếu có hứng và qưỡn, lão sẽ mô tả thêm vài chi tiết đến tận màu ca la vát của hai vị này khi gặp nhau lần đầu. Hì. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 9, 2015 XUỐNG XE, ĐI BỘ. ==================== Ông Obama sẽ công bố trừng phạt doanh nghiệp Trung Quốc? 06/09/2015 08:04 GMT+7 TT - Các quan chức Mỹ khẳng định Tổng thống Barack Obama sẽ công bố quyết định trừng phạt các cá nhân và doanh nghiệp Trung Quốc liên quan đến việc thu lợi từ việc thâm nhập trái phép các hệ thống mạng. Theo CNN, quyết định có thể được công bố vào tuần sau. Hôm qua, trang News của Úc cho biết các biện pháp trừng phạt sẽ “mạnh chưa từng có” và là thông điệp gửi đến cho chính quyền Bắc Kinh. Chuyên gia an ninh mạng Greg Austin của Úc nhận định: “Đây chắc chắn là một phần của chiến lược mới của Mỹ nhằm ngăn chặn việc trộm cắp theo kiểu gián điệp kinh tế”. Theo trang News, quyết định trên, nếu được công bố, sẽ gây những chấn động không nhỏ không chỉ cho các công ty Trung Quốc mà cho cả các công ty nước ngoài có quan hệ kinh tế với các đối tác Trung Quốc bị đưa vào “danh sách đen”. TÚ ANH 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2015 Philippines: Trung Quốc phải bỏ giọng điệu dối trá về Biển Đông Thứ hai, 07/09/2015 - 06:27 Dân trí Bắc Kinh cần hành động nhiều hơn là những lời hứa dối trá nếu nước này muốn thực sự đảm bảo hòa bình ở Biển Đông, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines ngày 6/9 tuyên bố. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines Peter Paul Galvez (Ảnh: Inquirer) "Lãnh đạo Trung Quốc cần hành động nhiều hơn thay vì giọng điệu dối trá khẳng định các nỗ lực hòa bình, trước khi sự hung hăng của họ gây ra mất mát lớn hơn và không thể khắc phục đối với khu vực và xa hơn thế", phát ngôn viên Peter Paul Galvez cho biết trong một tuyên bố. "Chúng tôi kêu gọi chính phủ Trung Quốc cho thấy sự chân thành, ít nhất là bằng cách ngừng tất cả các hoạt động quân sự hóa và xây dựng hiện thời, và tránh hạn chế tự do hàng hải và hàng không", ở Biển Đông, ông Galvez nói thêm. Bình luận trên được đưa ra chỉ ít ngày sau khi Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự trong một cuộc duyệt binh quy mô lớn kỷ niệm 70 ngày kết thúc Thế chiến 2, và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói tại sự kiện rằng Trung Quốc cam kết giữ gìn hòa bình và không tìm kiếm sự bá quyền. Ông Galvez nói thêm, Bộ Quốc phòng Philippines hoan nghênh tuyên bố gần đây của ban lãnh đạo Trung Quốc về cam kết hòa bình, nhưng cũng đặt câu hỏi tại sao Bắc Kinh lại phô diễn các vũ khí tấn công trong cuộc duyệt binh mới đây. Một tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc và một tàu cung ứng của Philippines lâm vào cuộc đối đầu gần bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa hồi năm 2014 (Ảnh: AFP) Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm vùng biển gần bờ của các quốc gia láng giềng. Philippines đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ các nỗ lực của Trung Quốc nhằm thực thi tuyên bố chủ quyền bằng cách biến các bãi cạn thành các đảo nhân tạo có thể chứa các cơ sở quân sự. Philippines, nước có một trong những lực lượng quân đội yếu nhất khu vực, đã tìm cách cải thiện quan hệ quốc phòng với các nước khác như Mỹ và Nhật Bản để đối trọng với các lực lượng của Trung Quốc. Manila cũng kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế nhằm thách thức các tuyên bố hàng hải của Trung Quốc. An Bình Theo AFP ======================== "Chúng tôi kêu gọi chính phủ Trung Quốc cho thấy sự chân thành, ít nhất là bằng cách ngừng tất cả các hoạt động quân sự hóa và xây dựng hiện thời, và tránh hạn chế tự do hàng hải và hàng không", ở Biển Đông, ông Galvez nói thêm. Muộn rồi! Thưa quý vị! Ngay bây giờ Trung Quốc có rút hết khỏi các đảo lấn chiếm ở biển Đông, triệt phá các căn cứ ở Hải Nam, long trọng công nhận Senkaku là của Nhật Bản, tuyên bố không bao giờ tấn công Đài Loan trước...vv....Nhưng Hoa Kỳ và Đồng minh của họ đã kịp hiểu tham vọng đứng đầu thế giới của Bắc Kinh và tất nhiên họ không thể chấp nhận tham vọng này, nên không thể để một lần nữa nó có thể trỗi dậy. Do đó, tất cả đã muộn. Bắc Kinh đã bị dồn vào thế bí, dù muốn hay không, họ phải chấp nhận đánh nốt "canh bạc cuối cùng". Lão Gàn nhắc lại rằng: Hoa Kỳ đang là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị bá chủ thế giới. Nhưng quyết định cuối cùng thuộc về Thượng Đế. Trước đây, lão Gàn muốn chứng tỏ điều này bằng một trận động đất xấp xỉ 6 độ Richter ở Tây Nam Hoa Kỳ trong năm 2015. Nhưng bây giờ là không cần thiết. Vì chính những nhà khoa học thượng thặng của Hoa Kỳ đã xác định: Sẽ có một trận động đất hủy diệt ở bờ biển phía Tây Hoa Kỳ. Nhưng lão Gàn đã xác định nó không xảy ra. Lão Gàn đã tỏ ra "khách quan khoa học", thể hiện "cơ sở khoa học", nên rất sòng phẳng khi đặt vấn đề về một cuộc trao đổi sòng phẳng về cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Lão quảng cáo rằng: Lão chờ đến hết ngày 10/ 3 Bính Thân Việt lịch, nếu không thể thực hiện được việc này, lão sẽ chuyển giao, hoặc đóng cửa trang web này, và cáo lỗi với tổ tiên vì lão đã bị những hoàn cảnh khách quan cản trở, nên không thể chứng minh chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, để các Ngài tìm phương pháp khác. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2015 Tức là phải rút bàn tay sắt ra khỏi găng tay nhung chứ giề? cụ Thiên Sứ nói lâu òi. Nếu Mỹ không trở lại Biển Đông với sức mạnh, chớ ngạc nhiên với Trung Quốc Thứ hai, 07/09/2015, 07:00 (GMT+7) (Biển Đảo) - Hoa Kỳ đã quá nhút nhát trong việc đảm bảo những hành vi đơn phương thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc ép buộc đều phải trả giá. Patrick M. Cronin, nguyên Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc gia tại Đại học Quốc phòng quốc gia, nguyên Trợ lý Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ ngày 5/9 bình luận trên The National Interes, nếu Mỹ không chuẩn bị sẵn sàng trở lại Biển Đông với sức mạnh và nguyên tắc thì đừng ngạc nhiên khi Trung Quốc có cơ hội tận dụng nhảy vào thế chỗ do khoảng trống quyền lực. Hải quân Hoa Kỳ, hình minh họa. Ảnh: The National Interest. Trung Quốc thay đổi tối đa hiện trạng trước phiên tòa xử đường lưỡi bò Biển Đông với căng thẳng và nguy cơ xung đột tiềm ẩn sẽ đòi hỏi một chính sách đối ngoại của Mỹ thực tế hơn với sức mạnh toàn diện, sự tham gia sâu sắc và các nguyên tắc lâu dài. Bởi lẽ Biển Đông đã là trung tâm sân khấu cạnh tranh hàng hải ở châu Á. Trung Quốc đang theo đuổi yêu sách chủ quyền – hàng hải (vô lý, phi pháp) của họ một cách từng bước nhưng “không thể lay chuyển”. Ngay từ năm 2010 Trung Quốc độc đoán đã bóng gió rằng Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của họ làm dấy lên những mối lo ngại chính đáng về chủ quyền, hàng hải và an ninh của các nước Đông Nam Á ven Biển Đông. Với khoảng 90% khối lượng thương mại toàn cầu đi qua đường biển và hơn 1/3 trong số đó đi qua Biển Đông, vùng biển này đang trở thành trung tâm tích tụ quân sự của Trung Quốc. Niềm tin mới của Trung Quốc về sự giàu có và quyền lực của họ kết hợp với một tư thế ngày càng hung hăng ở hải ngoại đã được thể hiện sống động trong hoạt động (lao vào) tranh chấp ở Biển Đông. Mặc dù Trung Quốc không phải bên duy nhất “thay đổi nguyên trạng” ở Biển Đông, nhưng rõ ràng hành động thay đổi nguyên trạng của Bắc Kinh có quy mô, tốc độ, diện tích và mức nghiêm trọng lớn nhất. Bắc Kinh đang phải dùng đến thủ đoạn cưỡng chế để thay đổi các sự kiện ngoài thực địa để chiếm ưu thế thực tế. Họ trộn lẫn giữa áp lực quân sự với áp lực từ lực lượng thực thi pháp luật, có sự hỗ trợ mạnh mẽ trên các mặt kinh tế, thông tin, luật pháp và chiến tranh tâm lý. Trong 2 năm qua, Trung Quốc đã bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp 3000 mẫu Anh đảo nhân tạo ở Biển Đông, nhiều hơn 17 lần so với tổng diện tích cải tạo của tất cả các bên yêu sách còn lại suốt 40 năm qua, chiếm 95% diện tích bồi lấp nhân tạo ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Trong quá trình bồi lấp vội vàng, cỗ máy nạo vét khổng lồ của Trung Quốc đã gây ra thiệt hại đáng kể cho hệ sinh thái biển mong manh. Đáng buồn hơn là mục đích hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp này là để chứng minh yêu cầu pháp lý mong manh (vô căn cứ), đó là đường lưỡi bò bao trùm hầu hết Biển Đông. Bắc Kinh chắc chắn muốn củng cố vị thế của mình trước năm tới, khi Tòa Trọng tài thường trực xét xử vụ kiện đường lưỡi bò do Philippines khởi xướng. Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Washington Times. Chiến lược xoay trục của Tổng thống Obama vẫn “nửa vời” Thông qua việc gia tăng các hoạt động bành trướng và thủ đoạn cắt lát xúc xích, Trung Quốc đang mở ra những vùng ảnh hưởng trên Biển Đông. Điều này gây ra sự lo lắng của các nước láng giềng. Đồng thời dư luận khu vực cũng hoài nghi khả năng Hoa Kỳ sẽ trở thành trung gian trung thực và đối trọng hiệu quả trước hoạt động bành trướng của Trung Quốc. Một đường băng hơn 3000 mét trên đá Chữ Thập có thể trở thành bệ phóng cho bất kỳ máy bay quân sự nào của Trung Quốc. Gần đây Bắc Kinh đã tiến hành tập trận quy mô lớn trên Biển Đông với 100 tàu chiến và bắn 100 tên lửa. Hành vi phô diễn sức mạnh quân sự này có mục đích đe dọa láng giềng. Trước sự huênh hoang của Trung Quốc trên biển, các đồng minh và đối tác của Mỹ ở châu Á quan ngại họ bị “bỏ rơi” hơn là cạm bẫy. Các nước này muốn Hoa Kỳ hiện diện khẳng định cam kết ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc. Không giống như Hoa Đông nơi Mỹ cam kết bảo vệ Senkaku nếu bị Trung Quốc tấn công, Biển Đông đã có nhiều cơ hội hơn cho chủ nghĩa phiêu lưu của giới lãnh đạo Trung Quốc. Tổ chức khu vực duy nhất – ASEAN có thể cung cấp sự hỗ trợ về chính trị và kinh tế hữu ích, nhưng sự đồng thuận lại quá mong manh mỗi khi đối mặt với các thách thức an ninh. Trong khi chiến lược tái cân bằng sang châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Obama có ý nghĩa địa chiến lược ưu việt thì trên thực tế nó đang được triển khai một cách nửa vời do sự khan hiếm nguồn lực. Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn chưa hoàn thành. Những nỗ lực ngoại giao như yêu cầu lặp đi lặp lại của ASEAN về ngăn chặn hành vi bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông hay kêu gọi đàm phán ký kết COC dận chân tại chỗ và ít cơ hội đạt được. Ngay cả sức mạnh cốt lõi của Hoa Kỳ, sức mạnh quân sự vẫn được cảm nhận bởi nhiều đối tác như một tài sản hao mòn. Điệp khúc triển khai 60% tài sản quân sự hải quân Hoa Kỳ sang châu A – Thái Bình Dương vẫn lặp đi lặp lại do suy giảm kích thước các hạm đội, sự xói mòn ổn định của quyền lực biển của Hoa Kỳ mà không có bất kỳ con số chính xác nào về các tàu. Một số người Mỹ thậm chí còn cô gắng coi thường vấn đề này bằng cách tuyên bố, Mỹ không nên đi đến chiến tranh ở một nhóm bãi đá xa xôi. Chắc chắn là không ai muốn chiến tranh, nhưng đe dọa ở Biển Đông ảnh hưởng nhiều đến sự ổn định khu vực trong tương lai cũng như trật tự quốc tế, luật pháp trên biển. Chiến hạm USS Fort Worth Hoa Kỳ tuần tra Biển Đông. Ảnh: Bloomberg. Giải pháp nào cho chiến lược xoay trục của Mỹ, chống Trung Quốc bành trướng thôn tính Biển Đông? Hoa Kỳ có thể bù đắp cho sự suy giảm kích thước các hạm đội thông qua sự hiện diện liên tục và cam kết hoạt động. Về lâu dài, Washington cần làm việc với các đối tác về cách thức chống lại sự cưỡng ép và khả năng chống truy cập ngày càng tăng của Trung Quốc. Để làm được điều này, những động thái quân sự sẽ cần phải được tích hợp trong một chiến lược kinh tế – chính trị lớn hơn. Trung Quốc sẽ chẳng ấn tượng gì với những nước nói nhiều hơn làm. Trong khi đó Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa (bất hợp pháp) Biển Đông, các đồng minh và đối tác của Mỹ thì muốn biết rằng chính sách của Washington dựa trên nền tảng sức mạnh nào. Singapore đã cung cấp chỗ đứng chân quan trọng cho hải quân Mỹ mà hiện tại bao gồm một số tàu Littoral Combat. Mỹ đang chờ Tòa án Tối cao Philippines kết luận Hiệp định Hợp tác quốc phòng Mỹ – Philippines mở rộng là phù hợp với hiến pháp. Văn bản này được thông qua sẽ mở đường cho Thủy quân lục chiến, máy bay và tàu chiến Mỹ quay lại Philippines hỗ trợ đào tạo, xây dựng năng lực và khả năng phòng thủ trên biển. Truy cập các căn cứ và tham gia tích cực có thể bù đắp việc thiếu các căn cứ quân sự thường trú ở Biển Đông cũng như quy mô lực lượng. Đây là nguồn lực rất cần thiết với Hoa Kỳ ở Biển Đông. Quốc hội Mỹ cũng đã giúp đỡ Nhà Trắng với năm tài khóa mới dành 425 triệu USD để phát triển năng lực tuần tra phòng thủ trên biển cho các nước ven Biển Đông. Đây là một bước đi đúng hướng nhằm ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu. Chia sẻ thông tin để tạo ra nhận thức chung về hàng hải và minh bạch hơn là ưu tiên quan trọng hàng đầu trong việc củng cố năng lực của khu vực chống các hành vi cưỡng chế. Trong cuộc khủng hoảng Scarborough năm 2012 Hoa Kỳ đã quá nhút nhát trong việc đảm bảo những hành vi đơn phương thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc ép buộc đều phải trả giá. Tương tự như vậy, tháng 7 năm nay máy bay P-8 của hải quân Mỹ vẫn né tránh không bay vào phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên 7 bãi đá ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng trái phép từ năm 1988, 1995 đến nay). Về mặt pháp lý quốc tế, các bãi đá mà Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp chỉ có tối đa 500 mét vùng an toàn, ngoài ra là không phận – vùng biển quốc tế mà tàu, máy bay các nước có quyền qua lại tự do không ai được ngăn cản. Hoa Kỳ cần khắc phục điều này càng sớm càng tốt, dù chắc chắn rằng Trung Quốc trang bị đầy đủ vũ khí cho các đảo nhân tạo. Mục đích của các hoạt động tuần tra hàng hải, hàng không này của Mỹ không phải để khiêu khích Trung Quốc, mà là nhấn mạnh tiêu chuẩn và luật pháp quốc tế. Hoa Kỳ không quan tâm đến chiến tranh mà quan tâm đến ổn định, luật pháp, trật tự và tự do. Nhưng nếu Mỹ không sẵn sàng quay lại Biển Đông với sức mạnh thì không nên ngạc nhiên khi Trung Quốc nhảy vào thế khoảng trống quyền lực. Chấp nhận một Trung Quốc trỗi dậy không nên bao gồm chấp nhận những nỗ lực đảo lộn trật tự khu vực thông qua ức hiếp nước nhỏ. (Theo Giáo Dục) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2015 Tức là phải rút bàn tay sắt ra khỏi găng tay nhung chứ giề? cụ Thiên Sứ nói lâu òi. Nếu Mỹ không trở lại Biển Đông với sức mạnh, chớ ngạc nhiên với Trung Quốc Thứ hai, 07/09/2015, 07:00 (GMT+7) (Biển Đảo) - Hoa Kỳ đã quá nhút nhát trong việc đảm bảo những hành vi đơn phương thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc ép buộc đều phải trả giá. Patrick M. Cronin, nguyên Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc gia tại Đại học Quốc phòng quốc gia, nguyên Trợ lý Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ ngày 5/9 bình luận trên The National Interes, nếu Mỹ không chuẩn bị sẵn sàng trở lại Biển Đông với sức mạnh và nguyên tắc thì đừng ngạc nhiên khi Trung Quốc có cơ hội tận dụng nhảy vào thế chỗ do khoảng trống quyền lực. Hải quân Hoa Kỳ, hình minh họa. Ảnh: The National Interest. Trung Quốc thay đổi tối đa hiện trạng trước phiên tòa xử đường lưỡi bò Biển Đông với căng thẳng và nguy cơ xung đột tiềm ẩn sẽ đòi hỏi một chính sách đối ngoại của Mỹ thực tế hơn với sức mạnh toàn diện, sự tham gia sâu sắc và các nguyên tắc lâu dài. Bởi lẽ Biển Đông đã là trung tâm sân khấu cạnh tranh hàng hải ở châu Á. Trung Quốc đang theo đuổi yêu sách chủ quyền – hàng hải (vô lý, phi pháp) của họ một cách từng bước nhưng “không thể lay chuyển”. Ngay từ năm 2010 Trung Quốc độc đoán đã bóng gió rằng Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của họ làm dấy lên những mối lo ngại chính đáng về chủ quyền, hàng hải và an ninh của các nước Đông Nam Á ven Biển Đông. Với khoảng 90% khối lượng thương mại toàn cầu đi qua đường biển và hơn 1/3 trong số đó đi qua Biển Đông, vùng biển này đang trở thành trung tâm tích tụ quân sự của Trung Quốc. Niềm tin mới của Trung Quốc về sự giàu có và quyền lực của họ kết hợp với một tư thế ngày càng hung hăng ở hải ngoại đã được thể hiện sống động trong hoạt động (lao vào) tranh chấp ở Biển Đông. Mặc dù Trung Quốc không phải bên duy nhất “thay đổi nguyên trạng” ở Biển Đông, nhưng rõ ràng hành động thay đổi nguyên trạng của Bắc Kinh có quy mô, tốc độ, diện tích và mức nghiêm trọng lớn nhất. Bắc Kinh đang phải dùng đến thủ đoạn cưỡng chế để thay đổi các sự kiện ngoài thực địa để chiếm ưu thế thực tế. Họ trộn lẫn giữa áp lực quân sự với áp lực từ lực lượng thực thi pháp luật, có sự hỗ trợ mạnh mẽ trên các mặt kinh tế, thông tin, luật pháp và chiến tranh tâm lý. Trong 2 năm qua, Trung Quốc đã bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp 3000 mẫu Anh đảo nhân tạo ở Biển Đông, nhiều hơn 17 lần so với tổng diện tích cải tạo của tất cả các bên yêu sách còn lại suốt 40 năm qua, chiếm 95% diện tích bồi lấp nhân tạo ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Trong quá trình bồi lấp vội vàng, cỗ máy nạo vét khổng lồ của Trung Quốc đã gây ra thiệt hại đáng kể cho hệ sinh thái biển mong manh. Đáng buồn hơn là mục đích hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp này là để chứng minh yêu cầu pháp lý mong manh (vô căn cứ), đó là đường lưỡi bò bao trùm hầu hết Biển Đông. Bắc Kinh chắc chắn muốn củng cố vị thế của mình trước năm tới, khi Tòa Trọng tài thường trực xét xử vụ kiện đường lưỡi bò do Philippines khởi xướng. Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Washington Times. Chiến lược xoay trục của Tổng thống Obama vẫn “nửa vời” Thông qua việc gia tăng các hoạt động bành trướng và thủ đoạn cắt lát xúc xích, Trung Quốc đang mở ra những vùng ảnh hưởng trên Biển Đông. Điều này gây ra sự lo lắng của các nước láng giềng. Đồng thời dư luận khu vực cũng hoài nghi khả năng Hoa Kỳ sẽ trở thành trung gian trung thực và đối trọng hiệu quả trước hoạt động bành trướng của Trung Quốc. Một đường băng hơn 3000 mét trên đá Chữ Thập có thể trở thành bệ phóng cho bất kỳ máy bay quân sự nào của Trung Quốc. Gần đây Bắc Kinh đã tiến hành tập trận quy mô lớn trên Biển Đông với 100 tàu chiến và bắn 100 tên lửa. Hành vi phô diễn sức mạnh quân sự này có mục đích đe dọa láng giềng. Trước sự huênh hoang của Trung Quốc trên biển, các đồng minh và đối tác của Mỹ ở châu Á quan ngại họ bị “bỏ rơi” hơn là cạm bẫy. Các nước này muốn Hoa Kỳ hiện diện khẳng định cam kết ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc. Không giống như Hoa Đông nơi Mỹ cam kết bảo vệ Senkaku nếu bị Trung Quốc tấn công, Biển Đông đã có nhiều cơ hội hơn cho chủ nghĩa phiêu lưu của giới lãnh đạo Trung Quốc. Tổ chức khu vực duy nhất – ASEAN có thể cung cấp sự hỗ trợ về chính trị và kinh tế hữu ích, nhưng sự đồng thuận lại quá mong manh mỗi khi đối mặt với các thách thức an ninh. Trong khi chiến lược tái cân bằng sang châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Obama có ý nghĩa địa chiến lược ưu việt thì trên thực tế nó đang được triển khai một cách nửa vời do sự khan hiếm nguồn lực. Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn chưa hoàn thành. Những nỗ lực ngoại giao như yêu cầu lặp đi lặp lại của ASEAN về ngăn chặn hành vi bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông hay kêu gọi đàm phán ký kết COC dận chân tại chỗ và ít cơ hội đạt được. Ngay cả sức mạnh cốt lõi của Hoa Kỳ, sức mạnh quân sự vẫn được cảm nhận bởi nhiều đối tác như một tài sản hao mòn. Điệp khúc triển khai 60% tài sản quân sự hải quân Hoa Kỳ sang châu A – Thái Bình Dương vẫn lặp đi lặp lại do suy giảm kích thước các hạm đội, sự xói mòn ổn định của quyền lực biển của Hoa Kỳ mà không có bất kỳ con số chính xác nào về các tàu. Một số người Mỹ thậm chí còn cô gắng coi thường vấn đề này bằng cách tuyên bố, Mỹ không nên đi đến chiến tranh ở một nhóm bãi đá xa xôi. Chắc chắn là không ai muốn chiến tranh, nhưng đe dọa ở Biển Đông ảnh hưởng nhiều đến sự ổn định khu vực trong tương lai cũng như trật tự quốc tế, luật pháp trên biển. Chiến hạm USS Fort Worth Hoa Kỳ tuần tra Biển Đông. Ảnh: Bloomberg. Giải pháp nào cho chiến lược xoay trục của Mỹ, chống Trung Quốc bành trướng thôn tính Biển Đông? Hoa Kỳ có thể bù đắp cho sự suy giảm kích thước các hạm đội thông qua sự hiện diện liên tục và cam kết hoạt động. Về lâu dài, Washington cần làm việc với các đối tác về cách thức chống lại sự cưỡng ép và khả năng chống truy cập ngày càng tăng của Trung Quốc. Để làm được điều này, những động thái quân sự sẽ cần phải được tích hợp trong một chiến lược kinh tế – chính trị lớn hơn. Trung Quốc sẽ chẳng ấn tượng gì với những nước nói nhiều hơn làm. Trong khi đó Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa (bất hợp pháp) Biển Đông, các đồng minh và đối tác của Mỹ thì muốn biết rằng chính sách của Washington dựa trên nền tảng sức mạnh nào. Singapore đã cung cấp chỗ đứng chân quan trọng cho hải quân Mỹ mà hiện tại bao gồm một số tàu Littoral Combat. Mỹ đang chờ Tòa án Tối cao Philippines kết luận Hiệp định Hợp tác quốc phòng Mỹ – Philippines mở rộng là phù hợp với hiến pháp. Văn bản này được thông qua sẽ mở đường cho Thủy quân lục chiến, máy bay và tàu chiến Mỹ quay lại Philippines hỗ trợ đào tạo, xây dựng năng lực và khả năng phòng thủ trên biển. Truy cập các căn cứ và tham gia tích cực có thể bù đắp việc thiếu các căn cứ quân sự thường trú ở Biển Đông cũng như quy mô lực lượng. Đây là nguồn lực rất cần thiết với Hoa Kỳ ở Biển Đông. Quốc hội Mỹ cũng đã giúp đỡ Nhà Trắng với năm tài khóa mới dành 425 triệu USD để phát triển năng lực tuần tra phòng thủ trên biển cho các nước ven Biển Đông. Đây là một bước đi đúng hướng nhằm ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu. Chia sẻ thông tin để tạo ra nhận thức chung về hàng hải và minh bạch hơn là ưu tiên quan trọng hàng đầu trong việc củng cố năng lực của khu vực chống các hành vi cưỡng chế. Trong cuộc khủng hoảng Scarborough năm 2012 Hoa Kỳ đã quá nhút nhát trong việc đảm bảo những hành vi đơn phương thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc ép buộc đều phải trả giá. Tương tự như vậy, tháng 7 năm nay máy bay P-8 của hải quân Mỹ vẫn né tránh không bay vào phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên 7 bãi đá ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng trái phép từ năm 1988, 1995 đến nay). Về mặt pháp lý quốc tế, các bãi đá mà Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp chỉ có tối đa 500 mét vùng an toàn, ngoài ra là không phận – vùng biển quốc tế mà tàu, máy bay các nước có quyền qua lại tự do không ai được ngăn cản. Hoa Kỳ cần khắc phục điều này càng sớm càng tốt, dù chắc chắn rằng Trung Quốc trang bị đầy đủ vũ khí cho các đảo nhân tạo. Mục đích của các hoạt động tuần tra hàng hải, hàng không này của Mỹ không phải để khiêu khích Trung Quốc, mà là nhấn mạnh tiêu chuẩn và luật pháp quốc tế. Hoa Kỳ không quan tâm đến chiến tranh mà quan tâm đến ổn định, luật pháp, trật tự và tự do. Nhưng nếu Mỹ không sẵn sàng quay lại Biển Đông với sức mạnh thì không nên ngạc nhiên khi Trung Quốc nhảy vào thế khoảng trống quyền lực. Chấp nhận một Trung Quốc trỗi dậy không nên bao gồm chấp nhận những nỗ lực đảo lộn trật tự khu vực thông qua ức hiếp nước nhỏ. (Theo Giáo Dục) Trung Quốc không phải Iraq. Cái này lão Gàn cũng nói từ lâu rồi! Đây là một siêu cường hạt nhân. Cho nên Hoa Kỳ không thể vội vàng. Họ chưa thể rút găng tay nhung bây giờ và tạm thời không để mọi chuyện tồi tệ hơn. Nhưng lão cảnh báo rằng: Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử cần được sáng tỏ tính chân lý của nó. Đừng có ngu lâu quá như vậy. "Thiên cơ bất khả lộ" lão chỉ nói đến đấy! 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2015 Vợ chồng triệu phú Mỹ cứu hơn 10.000 người di cư Thứ hai, 7/9/2015 | 11:16 GMT+7 Vợ chồng doanh nhân Mỹ Christopher Catrambone chi hàng triệu USD để tậu một tàu cứu hộ hiện đại và đã cứu mạng hơn 10.000 người di cư trong năm nay. Những bức ảnh lay động về khủng hoảng di cư ở châu Âu / Tỷ phú Ai Cập muốn mua đảo Địa Trung Hải cho người tị nạn Triệu phú Christopher Catrambone cùng vợ Regina Catrambone và con gái Maria Luisa Catraone. Ảnh: Business insider Vợ chồng ông Christopher đã trực tiếp chứng kiến cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu khi đang đi nghỉ dưỡng và quyết định không thể phó mặc hàng nghìn người bị chết đuối trên biển Địa Trung Hải. Ông đã cùng vợ là Regina thành lập Trạm Cứu trợ Xa bờ Người di cư (MOAS). Từ trên khoang của Phoenix, con tàu cứu hộ dài hơn 50 m, bà Regina hôm 4/9 cho hay họ đã cứu được 352 người, trong đó 113 trẻ em, chỉ riêng vào ngày hôm đó. "Thật đau lòng và xúc động khi cứu được tất cả những người đứa trẻ ấy lên tàu bởi chúng có thể sẽ chết nếu chúng tôi không có mặt kịp thời", bà nói. Regina cho hay nhiều phụ nữ được họ cứu sống đã bị hãm hiếp. Có những lần khi giúp họ mặc quần áo, bà nhìn thấy những vết bầm trên chân, trên vai, dấu tích của những lần họ bị lạm dụng. "Tôi nghĩ rằng những vết thương này dễ dàng chữa lành hơn nhiều so với ký ức trong tâm trí họ", bà nói. MOAS Dự án MOAS của vợ chồng nhà Catrambone bắt đầu vào mùa hè cách đây hai năm. Regina cho hay khi đang đi trên chiếc du thuyền thuê gần Lampedusa, một hòn đảo ưa thích của khách du lịch ở Italy, bà phát hiện một chiếc áo phao dày đang trôi trên mặt biển. Bà hỏi thuyền trưởng của du thuyền đó là gì. "Đó là áo phao của một người di cư nhưng họ đã không sống sót", ông Marco Cauchi, người hiện phụ trách nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ của MOAS, trả lời. Sự tương phản giữa kỳ nghỉ hè xa hoa mà gia đình Catrambone đang hưởng thụ và hoàn cảnh của những người di cư đang chạy trốn chiến tranh và bỏ mạng giữa đại dương là một "sự khiêu khích", bà Regina nói. Hơn 2.000 người chạy trốn chiến tranh và khủng bố ở châu Phi và Trung Đông đã thiệt mạng giữa biển Địa Trung Hải năm nay, biến nơi này thành tuyến đường di cư nguy hiểm nhất thế giới. Họ bị nhồi nhét trên những chiếc thuyền cao su hoặc chen chúc trên những con tàu chở gấp ba, bốn lần tải trọng cho phép và bị những kẻ buôn người tính phí với giá cắt cổ. Thậm chí họ còn bị bọn chúng bỏ rơi trôi nổi trên đại dương. MOAS và hải quân Italy phối hợp cứu các tàu di cư trên biển. Ảnh: MOAS "Vào thời điểm đó, trang thiết bị của tuần duyên để tiến hành tìm kiếm cứu hộ không đủ, vì thế chúng tôi biết mình phải bắt đầu từ đâu", ông Christopher nói. Christopher gây dựng cơ nghiệp sau khi bị mất nhà cửa trong siêu bão Katrina năm 2005. Ông chuyển đến châu Âu và thành công với Tangiers International, công ty cung cấp bảo hiểm cho các hãng hàng không và các nhà báo ở vùng chiến. Ông đã mua lại một tàu đánh cá với giá 1,6 triệu USD và chi thêm 3,5 triệu USD tân trang nó cho nhiệm vụ cứu hộ. Hai vợ chồng dốc hết tiền tiết kiệm của họ cho hoạt động cứu hộ và dùng số tiền mà các nhà hảo tâm đóng góp để mua máy bay không người lái nhằm phát hiện các tàu gặp nạn, cung cấp tọa độ cho trung tâm điều phối hàng hải ở Rome. Hải quân Italy cũng triển khai hai tàu khu trục nhỏ, hai tàu tìm kiếm cứu nạn và một tàu tấn công đổ bộ để hỗ trợ công tác cứu hộ. Cả MOAS và hải quân đều nỗ lực cứu bất kỳ người di cư nào mà họ nhìn thấy. Cô con gái Maria Luisa của Regina và Christopher cũng đồng hành với cha mẹ trong các chuyến cứu hộ. Nhiệm vụ nhân đạo Khi gia đình Catrambone bắt đầu dự án này, hơn 300 người nhập cư đã bỏ mạng ngoài khơi đảo Lampedusa. "Họ bị bỏ lại trên biển trong sự thờ ơ", bà Regina nói. Phần nguy hiểm nhất của hoạt động tìm kiếm cứu nạn là khi họ tiếp cận các tàu chở người di cư. Chúng luôn quá tải và có thể lật bất cứ lúc nào. Việc đầu tiên mà họ làm là phân phát áo phao cho mọi người. Regina cho hay họ thường bị mắc kẹt ở khoang dưới và có nguy cơ ngạt thở do hít phải khí thải độc từ động cơ. Chỉ có một lỗ hổng nhỏ 50 cm vừa là lối vào vừa là lối ra của khoang động cơ trên tàu, nơi nhiều người di cư bị nhồi nhét trong đó. Ảnh: MOAS "Nhiệt độ ở khoang dưới cao đến mức họ không thở được. Thật vô nhân đạo. Chúng tôi cần phải thật nhanh tay vì mỗi giây đều quý giá những người đang ở dưới đó", bà Regina nói. "Chỉ có một lỗ hổng nhỏ 50 cm vừa là lối vào vừa là lối ra của khoang động cơ". Khoảng một phần ba người di cư mà MOAS cứu sống hôm 4/9 là trẻ em. "Tôi không thể tưởng tượng được chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi đến muộn 15 phút", bà nói. John, một cậu bé 8 tuổi người Eritrea, đã gây ấn tượng sâu sắc cho Regina. Vào ngày hôm trước, John đã giúp những đứa trẻ khác mặc áo phao. Vì rất mệt nên tối đó bà Regina đi ngủ mà không chúc cậu bé ngủ ngon. Sáng hôm sau, John chạy đến chỗ Regina và gọi bằng giọng đầy lo sợ. "Reg! Reg!", cậu bé gọi. "Cô đã ở đâu thế? Cháu cứ nghĩ cô bị lạc rồi". "Không John, cô ở bên trong", Regina đáp. "Ôi tốt quá", cậu bé nói và ôm lấy Regina. "Lần sau khi vào trong cô nhớ bảo cháu nhé, vì cháu không muốn mất cô đâu". John cho hay cậu bé sợ hãi vì đã bị tách khỏi mẹ trong cuộc hành trình. "Cách cậu bé quan tâm đến tôi thật tuyệt vời", Regina nói. Những người di cư được cứu gần tàu cứu hộ Phoenix của MOAS do triệu phú Christopher Catrambone đầu tư. Ảnh: MOAS Sau khi bị tạm giữ trong nhiều ngày ở Hungary, số đầu tiên trong 800.000 người di cư mà Đức đồng ý tiếp nhận đã lên đường đến thành phố Munich hôm 5/9. Phản ứng này cho thấy châu Âu thiếu một kế hoạch đồng bộ để đối phó với hàng trăm nghìn người di cư đang đổ về các biên giới. Dù hồi tháng 6, các lãnh đạo châu Âu đã nhất trí cho phép 60.000 người Syria và Eritrea tị nạn, Anh vẫn chưa có động thái nào hỗ trợ và lặng lẽ kết thúc hoạt động cứu hộ ở Địa Trung Hải. Đức, Italy và Pháp kêu gọi đoàn kết và "một sự phân bố đồng đều" người tị nạn trên toàn châu Âu. Hy Lạp, quốc gia có nền kinh tế chật vật, đã tiếp nhận gần 142.000 người di cư kể từ 1/6. Italy tiếp nhận hơn 100.000 người. Các lãnh đạo châu Âu sẽ nhóm họp vào ngày 14/9 tới để thảo luận về cuộc khủng hoảng này. "Thật thảm hại làm sao khi một gia đình có thể thay đổi điều gì đó còn tất những thực thể trên lại không?", ông Christopher nói. Về phần mình, Regina cho rằng sứ mệnh cứu hộ của họ là một nhiệm vụ nhân ái. "Chúng ta nên sống nhân đạo, nên chia sẻ lòng nhân ái với anh chị em của chúng ta và không chỉ biết sống ở chốn tươi đẹp của riêng mình, trong thế giới mà chúng ta tưởng là tươi đẹp", bà nói. "Vì thế giới ngoài kia thực tế không hề như chúng ta nghĩ". Anh Ngọc (theo Washington Examiner) ============================== Đây là một trong những yếu tố để lão Gàn phát biểu rằng: "Nước Mỹ là ứng cử viên sáng giá của ngôi vị bá chủ thế giới". Đó là về đầu và vế sau là: "Nhưng chưa phải là quyết định cuối cùng của Thượng Đế". Tại sao lại như vậy? "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2015 Đại sứ Lê Văn Bàng: Việt Nam nên chuẩn bị đón ông Obama tới thăm Nguyễn Hường 07/09/15 07:14 Thảo luận (1) (GDVN) - Tình hình hiện nay có rất nhiều điều kiện thuận lợi để ông Obama thúc đẩy một chuyến thăm như vậy. Tân Hoa Xã: Ông John Kerry "dọn đường" cho Tổng thống Obama thăm Việt Nam? Ông Trương Cao Lệ thăm Việt Nam sẽ nói về trục Mỹ-Việt-Trung và giới hạn? "Chơi với ai, hãy để người Việt Nam quyết định" Sau chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ vào đầu tháng 7 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dư luận đã xuất hiện các thông tin cho rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể sẽ tới thăm Việt Nam vào cuối năm nay. Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Mỹ Lê Văn Bàng đã đưa ra những lý do mà theo ông chắc chắn sẽ thúc đẩy Tổng thống Barack Obama tới thăm Việt Nam vào cuối năm nay. Tình hình hiện nay có rất nhiều điều kiện thuận lợi để ông Obama thúc đẩy một chuyến thăm tới Việt Nam. Những dự đoán này là rất có sơ sở thực tế bởi tình hình hiện nay có rất nhiều điều kiện thuận lợi để ông Obama thúc đẩy một chuyến thăm như vậy.Lý do thứ nhất là ông Obama sắp hết nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ sẽ đồng nghĩa với việc cơ hội thăm Việt Nam trên cương vị là người đứng đầu nước Mỹ của ông Obama cũng đang thu hẹp lại.Trong khi đó, bản thân ông Obama cũng rất muốn để lại những dấu ấn mạnh mẽ trong quan hệ Việt-Mỹ mà ông đã dành rất nhiều công sức để thúc đẩy trong suốt nhiệm kỳ vừa qua của mình.Theo tiết lộ của Tiến sĩ Murray Hiebert - phó giám đốc Tổ chức nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và nghiên cứu chiến lược (CSIS) của Mỹ gần đây cho biết, ông Obama sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Philippines, và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Malaysia vào tháng 11 tới. Obama chắc chắn sẽ không bỏ qua cơ hội ghé thăm Việt Nam khi có mặt ở Đông Nam Á.Chính phủ Việt Nam cũng đã nhiều lần gửi lời mời chính thức và đặc biệt sau chuyến thăm Washington vừa qua của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một động lực lớn thúc đẩy ông Obama không thể trì hoãn thêm nữa. Trong cuộc trả lời phỏng vấn với truyền thông Việt Nam hồi tháng 6, Đại sứ Mỹ Ted Osius cũng đã hé mở về khả năng này. Theo Đại sứ Osius, trong năm nay sẽ có 5 hoặc 6 quan chức cấp Bộ trưởng trở lên của Mỹ, có thể cả Tổng thống Obama đến thăm Việt Nam.Chuyến thăm Việt Nam của ông Obama sẽ giúp thúc đẩy quan hệ Việt-Mỹ lên một tầm cao nữa như lời Ngoại trưởng John Kerry từng mô tả về mối quan hệ hiện nay giữa hai nước rằng: "Trên thế giới không có hai nước nào làm tốt hơn Việt Nam và Mỹ trong việc đưa mối quan hệ hai nước gần nhau hơn, hướng tới tương lai". Như ông Hiebert cũng nhận định, chuyến thăm Việt Nam sẽ là cơ hội để Obama tăng cường quyền lực mềm trong chính sách ngoại giao của Mỹ tại Đông Nam Á.Chuyến thăm Việt Nam của ông Obama cũng sẽ là một dấu mốc quan trọng trong bối cảnh cả Hà Nội và Washington đang rất nỗ lực để hoàn tất Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP).Theo Đại sứ Lê Văn Bàng, cũng giống như khả năng Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam, TPP có rất nhiều khả năng sẽ được ký kết vào cuối năm nay.Phía Mỹ đã cố gắng đấu tranh trong nội bộ rất nhiều để hoàn tất TPP. Chính phủ Obama đang cố gắng thông qua dự luật, trong đó cho phép Tổng thống Mỹ có quyền quyết định ký TPP mà không cần thông qua Quốc hội như các luật khác để tránh nguy cơ bị bác bỏ hoặc đưa ra những sửa đổi bất lợi cho tiến trình đàm phán, thu hút sự phản đối của các đối tác khác. Điều này cho thấy có sự quyết tâm rất cao trong nội bộ nước Mỹ. Tiến trình đàm phán TPP cũng chỉ còn một số vướng mắc nhỏ liên quan tới những mối quan tâm rất đặc thù của một số nước, nhưng đều sẽ được giải quyết trong thời gian tới. Hơn nữa, nếu TPP không được thông qua vào cuối năm nay, khả năng nó sẽ đạt được vào sang năm còn khó hơn.Theo ước tính của Phòng thương mại Mỹ tại Việt Nam, nếu đàm phán TPP hoàn tất, thương mại song phương Việt-Mỹ có thể sẽ tăng lên 57 tỷ USD vào năm 2020.Hiện kim ngạch thương mại song phương Việt-Mỹ mới chỉ đạt 30 tỷ đô la, còn những nước khác đã lên đến 50, 60 tỷ đô la. Muốn đạt được mục tiêu trở thành "đối tác thương mại số 1 của Việt Nam" như tuyên bố, Mỹ cần phải thúc đẩy các quan hệ thương mại song phương hơn nữa, trong đó TPP là một cánh cửa lớn để giúp đạt được điều đó./. Nguyễn Hường ======================== Mần một wẻ xem thế lào? Giờ Tuất 25. 7. Ất Mùi Việt lịch. Đỗ Vô Vong. Híc! Chưa thế nói được điều gì? 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2015 "Dự cảm của Putin đã thành bóng đen tồi tệ bao trùm châu Âu" Đại tá Lê Thế Mẫu 07/09/2015 19:24 Đồng minh quý giá của Mỹ sắp thành bạn thân của Trung Quốc? Hoạt động gián điệp của CIA đã bị Nga phát hiện? Campuchia: Quân đội đề nghị xử lý kẻ xuyên tạc vấn đề biên giới "Làn sóng di cư ồ ạt và bất hợp pháp từ các nước Bắc Phi - Trung Đông sang châu Âu nằm trong kịch bản chiến lược “gây bất ổn có kiểm soát” nhằm nhiều mục đích địa - chính trị". LTS: Những cuộc xung đột, khủng bố liên miên ở Trung Đông và Bắc Phi đã buộc hàng trăm nghìn người đánh cược mạng sống của mình để trốn tới châu Âu, phủ bóng đen khủng hoảng di cư nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai lên khắp châu Âu. Đại tá Lê Thế Mẫu, chuyên gia nghiên cứu từ trung tâm Nghiên cứu và Hợp tác quốc tế đã đưa ra những nhận định về nguồn gốc của cuộc khủng hoảng này. Theo quan điểm của ông, Mỹ đã lợi dụng "Mùa Xuân A-Rập", thực hiện một chiến lược dài hơi nhằm kích động bất ổn, bảo toàn quyền lực và vị thế thống trị thế giới của mình. Dưới đây là toàn văn những phân tích của Đại tá Lê Thế Mẫu. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả. Khởi nguồn “cuộc thập tự chinh thời hiện đại” Vào cao điểm các biến động chính trị-xã hội mang tên “Mùa Xuân A-rập” ở Libya, sáng 17/3/2011, với 10 phiếu thuận, 5 phiếu trắng (gồm Nga, Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ và Đức), Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 1973 về “thiết lập vùng cấm bay ở Libya”. Nghị quyết buộc Tổng thống Libya khi đó là Muammar Gaddafi phải ngừng bắn ngay lập tức, nhằm “ngăn chặn Chính quyền Libya sử dụng máy bay tấn công người dân”. Nhận định về Nghị quyết này, trong cuộc trả lời các công nhân khi tới một nhà máy công nghiệp, V.Putin (vào thời điểm điểm đó giữ cương vị Thủ tướng Nga) đã đưa ra nhận định rằng, đây là biểu hiện về một cuộc ”thập tự chinh thời hiện đại”. Dự báo của ông Putin quả không sai. Ngay sau khi Nghị quyết 1973 vừa được thông qua, tối ngày 18/3/2011, mượn cớ thực hiện Nghị quyết này về “thiết lập vùng cấm bay ở Libya”, Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ chỉ huy đã mở cuộc tấn công ồ ạt vào các mục tiêu trên toàn lãnh thổ Libya với kết cục là tiêu diệt ông Muammar Gaddafi và chính thể của Libya. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là nhà lãnh đạo Libya dám cả gan tuyên bố rằng ”Đề án Trung Đông Lớn” của Mỹ là một kiểu chiến tranh xâm lược châu Phi. Một điều trớ trêu là, khi khói lửa cuộc chiến tranh xâm lược Libya chưa kịp tàn, một số chính khách phương Tây tuyên bố ”kịch bản Libya” sẽ lặp lại ở Syria, “Mùa Xuân A-rập” sẽ lan sang Iran, tới các nước trong không gian hậu Xô-Viết và gõ cửa nước Nga, Trung Quốc (!?). Tuyên bố này dựa trên cơ sở mục tiêu của chiến lược toàn cầu mang tên ”Đề án Trung Đông Lớn” được Tổng thống Mỹ G.Bush công khai tuyên bố vào tháng 5/2003, sau khi kết thúc chiến tranh xâm lược Iraq với kết cục tiêu diệt nhà lãnh đạo quốc gia này là Saddam Hussein, nhằm tạo ra một ”vòng cung bất ổn có kiểm soát” kéo dài từ châu Phi, qua Trung Đông, tới Trung Á và Nam Á. Để thực hiện đề án đầy tham vọng này, Mỹ sử dụng một lực lượng nòng cốt mà họ gọi là ”lực lượng Hồi giáo ôn hòa”. Chính vì thế, sau khi cơn bão mang tên “Mùa Xuân A-rập” quét phăng chính thể của nhiều nước Bắc Phi - Trung Đông, các lực lượng ”Hồi giáo ôn hòa” lên nắm quyền lãnh đạo ở những quốc gia này. Nhưng thế nào là ”Hồi giáo ôn hòa” hay ”Hồi giáo cực đoan” thì không ai giải thích rõ. Chính vì xuất phát từ sự ”nhập nhằng lẫn lộn trắng đen” này mà các tổ chức khủng bố với mọi biến thể, dưới mọi hình thức và mức độ nguy hiểm đã nổi lên đồng loạt ở nhiều nước, trước hết là ở các nước vừa trải quan “Mùa Xuân A-rập”, trong đó đặc biệt nguy hiểm là tổ chức khủng bố mang tên ”Nhà nước Hồi giáo” (IS). Đáng chú ý là, tiền thân của IS là tổ chức khủng bố mang tên ”Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL), từng tham gia trong hàng ngũ các lực lượng đối lập ở Syria để tiến hành cuộc chiến tranh khủng bố tàn bạo nhất từ năm 2011 tới năm 2014 lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad, đã từng được các nước trong và ngoài khu vực ”vinh danh” là ”những chiến sỹ đấu tranh vì tự do” (!?). Libya đã trở thành ”thiên đường” của các tổ chức khủng bố khét tiếng tàn bạo như al-Qaeda, hay IS. Lê Thế Mẫu Đại tá Không chút cường điệu mà nói rằng, khủng bố đang trở thành công cụ để thực hiện “cuộc thập tự chinh thời hiện đại” mà hậu quả nhãn tiền là cuộc khủng hoảng di cư tới châu Âu lớn nhất và nghiêm trọng nhất từ Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai. Lời cảnh báo của Muammar Gaddafi Ngay sau khi NATO tiến hành chiến tranh xâm lược Libya, trong tình thế hiểm nguy “ngàn cân treo sợi tóc”, ông Muammar Gaddafi, đã ra tuyên bố, trong đó nhấn mạnh: “Hỡi những kẻ đến từ NATO! Các người đang ném bom tàn phá một bức tường ngăn chặn dòng người di cư từ châu Phi tới châu Âu, một bức tường ngăn chặn các chiến binh khủng bố al-Qaeda. Bức tường đó là Libya. Các người đang phá hủy bức tường này. Với hành động mở đường đó cho hàng ngàn người di cư và do sự ủng hộ dành cho tổ chức khủng bố al-Qaeda, các người sẽ bị thiêu cháy trong địa ngục. Tương lai đó sẽ chờ đợi các người. Tôi chưa bao giờ nói dối và lúc này tôi cũng đang nói lên sự thật”. Năm 2015, lời cảnh báo của Muammar Gaddafi đã trở thành hiện thực. Trong làn sóng di cư ồ ạt từ Bắc Phi - Trung Đông sang châu Âu hiện nay chiếm đa số là người Libya. Họ buộc phải ngậm đắng nuốt cay rời bỏ đất nước. Để tạo ra thảm họa thực sự, các tổ chức khủng bố, đứng đầu là IS, ra sức tiếp tục tiến hành các vụ khủng bố tàn bạo nhất, tạo ra tình trạng hoảng loạn và kích động hàng triệu người dân Bắc Phi - Trung Đông phải rời bỏ quê hương. Đặc biệt nghiêm trọng là, chúng đưa hàng ngàn chiến binh khủng bố trà trộn vào làn sóng di cư ồ ạt này để tới châu Âu nhằm ”xuất khẩu Mùa Xuân A-rập” sang châu lục này. Người Libya bị bắt khi tìm đường sang châu Âu Làn sóng di cư ồ ạt nhằm mục đích gì? Làn sóng di cư ồ ạt và bất hợp pháp từ các nước Bắc Phi - Trung Đông sang châu Âu nằm trong kịch bản chiến lược “gây bất ổn có kiểm soát” nhằm nhiều mục đích địa - chính trị. Một là, gây bất ổn trong nội bộ các nước châu Âu, nhằm phá hoại chủ trương của các nước trên châu lục này cùng với Nga xây dựng không gian kinh tế và nhân đạo thống nhất từ Brussel tới Vladivostock. Hai là, làm suy yếu các nước châu Âu, buộc họ phải chấp nhận các quy tắc của Hiệp định đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương TTIP do Mỹ áp đặt luật chơi. Ba là, các tổ chức khủng bố lãnh thổ các nước châu Âu như những “căn cứ địa” để tiền hành các hoạt động khủng bố chống lại Nga - kẻ thù số 1 của Mỹ. Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk, đã từng nói về một “sáng kiến chiến lược” là tuyển dụng các chiến binh thuộc lực lượng Hồi giáo cực đoan, trong đó có không ít các phần tử IS, trà trộn vào dòng người di cư từ Bắc Phi - Trung Đông. Theo đó, chúng sẽ thành lập nên các đội quân đánh thuê để tiến hành cái gọi là “chiến dịch chống khủng bố” nhằm tiêu diệt người dân Ukraine nói tiếng Nga ở Donetsk và Lugansk. Theo ông Richard N. Haass, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quan hệ quốc tế những năm 2001-2003, Trưởng Ban hoạch định Chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ, để cứu vãn sự suy giảm sức mạnh của Mỹ và trật tự thế giới đơn cực đang đứng trước nguy cơ sụp đổ, nếu Washington không tìm ra lựa chọn sáng suốt hơn, mà chọn cách thức tạo ra sự “bất ổn có kiểm soát”, thì tình hình rối ren trên thế giới lúc này có thể sẽ dẫn tới một thảm họa trong tương lai. Do đó, giải pháp cơ bản, lâu dài mang tính nhân đạo nhất của các nước châu Âu, nhằm hóa giải vấn nạn người nhập cư không phải là phân bổ “quo-ta người di cư” cho các nước ở châu lục này mà là chấm dứt ngay các cuộc chiến tranh xâm lược, can thiệp quân sự vào các quốc gia có chủ quyền, bất chấp luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Trước hết là chấm dứt ngay “cuộc chiến tranh qua tay người khác” ở Syria kéo dài đã hơn 4 năm nay mà thực chất là cuộc chiến tranh khủng bố tàn bạo nhất, đẫm máu nhất trong lịch sử thế giới. Đồng thời, thành lập Liên minh quốc tế chống IS dưới ngọn cờ của Liên Hợp Quốc, khẩn cấp giúp các nước vừa trải qua cái gọi là “Mùa Xuân A-rập” khôi phục hệ thống chính trị, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế để không một người dân nào buộc phải rời bỏ quê hương xứ sở để tới “miền đất hứa” trong cảnh li tán vợ chồng con cái một người một phương mà không biết tương lai sẽ ra sao. theo Trí Thức Trẻ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2015 Mỹ giới thiệu pháo laser chỉ nhỏ bằng chiếc vali (Vũ khí) - Công ty Boeing của Mỹ vừa cho ra mắt một hệ thống pháo laser cơ động năng lượng cao HEL MD, có thể vô hiệu hóa UAV, đạn cối... Máy bay không người lái Mỹ sẽ có vũ khí laser Vũ khí laser của Mỹ tiêu diệt UAV trong 15 giây Hệ thống pháo laser năng lượng cao HEL MD. Nguyên mẫu trình diễn vũ khí cơ động laser năng lượng cao (HEL MD) của Boeing bắn ra một chùm tia laser định hướng có thể vô hiệu hóa mọi thứ, từ máy bay không người lái (UAV) cho đến những quả đạn cối đang bay trên không. Laser đã được sử dụng trên các xe quân sự và các tàu chiến hải quân, nhưng tại bang New Mexico vừa qua, công ty Boeing đã cho ra mắt một phiên bản vũ khí laser cơ động mới, có thể lắp vừa bên trong một chiếc vali. Tạp chí Wired cho biết, HEL MD có thể bắn ra một chùm tia laser định hướng với công suất 10 kW ở tốc độ ánh sáng để nhắm vào các mục tiêu trên không. Chùm sáng năng lượng định hướng này có thể nhanh chóng nung nóng lớp vỏ của mục tiêu tới khi làm nó bị nổ tung. Boeing tuyên bố rằng pháo laser có "định vị chính xác trong vòng 2 mục tiêu, sau đó sẽ chuyển sang tấn công mục tiêu tiếp theo mà vẫn giữ nguyên chùm tia laser". Các nhà bình luận quân sự cho rằng, HEL MD có tiềm năng lớn để trở thành hệ thống vũ khí có thể đánh chặn các tên lửa siêu vượt âm - loại vũ khí bay với tốc độ nhanh hơn tên lửa của hệ thống phòng thủ tên lửa thông thường. Còn theo tạp chí Wired, HEL MD đạt độ chính xác với bán kính chỉ vài inch, và nó có thể vô hiệu hóa hoặc phá hủy vật thể bay của đối phương tùy theo khoảng cách của nó đến mục tiêu. Vì thế, một quả đạn cối đang bay có thể bị phá hủy ở một khoảng cách an toàn. Laser được sử dụng nguồn năng lượng điện tử, vì thế nó sẽ không bắn ra đạn và miễn là hệ thống được cung cấp điện, nó có thể bắn ra những chùm tia laser liên tục. Vì lý do đó, hệ thống HEL MD là một ví dụ hiếm hoi của một sản phẩm phòng thủ công nghệ cao có chi phí vận hành thấp. Boeing hy vọng hệ thống laser của họ sẽ có người mua trong một hoặc hai năm tới, khi đó khách hàng mua HEL MD sẽ được Boeing bổ sung thêm hiệu ứng âm thanh để có thể nghe được tiếng bắn chùm tia laser khi hệ thống tấn công mục tiêu. PVD =================== Boeing hy vọng hệ thống laser của họ sẽ có người mua trong một hoặc hai năm tới, khi đó khách hàng mua HEL MD sẽ được Boeing bổ sung thêm hiệu ứng âm thanh để có thể nghe được tiếng bắn chùm tia laser khi hệ thống tấn công mục tiêu. Không có ai mua thì tội nghiệp hãng Boeing quá! Vũ khí hiện đại bậc nhất, lại có cả khuyến mãi mà còn sợ ế nữa. Nếu ế thì để lão Gàn giành tiền mua một cái về bắn chim chơi. Hì! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 9, 2015 Hải quân Mỹ "hóa giải" tên lửa diệt hạm của Trung Quốc Thứ hai, 07/09/2015 - 20:26 Dân trí Các chuyên gia cho rằng DF-21D, tên lửa đạn đạo chống hạm, với biệt danh “kẻ hủy diệt tàu sân bay”, không phải là “vũ khí có khả năng thay đổi cán cân” quân sự mà chỉ là một thách thức đáng chú ý với quân đội Mỹ. Tên lửa DF-21D của Trung Quốc (Ảnh: dailycaller) Khả năng chưa được kiểm chứng Mẫu tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D được sự hỗ trợ của vệ tinh và có thể là các thiết bị bay không người lái khác đễ dẫn đường giúp tên lửa “khóa” mục tiêu trên biển. Ngoài ra, tên lửa này còn được nhận được sự hỗ trợ của đầu đạn có khả năng thay đổi mục tiêu (MaRV) để tìm ra chính xác “vật thể”. Nhiều chuyên gia cho rằng DF-21D là vũ khí quan trọng của Trung Quốc trong việc tiến hành tấn công những khu vực biển mà nước này kiểm soát hoặc từ chối quyền tiếp cận của đối thủ tại các khu vực biển đang có tranh chấp. Báo cáo hồi tháng 8/2011 của Cơ quan Quốc phòng Đài Loan từng cảnh báo: “Trung Quốc đã sản xuất và triển khai DF-21D từ năm 2010”. Khi phân tích về mẫu vũ khí “hủy diệt tàu sân bay của Trung Quốc”, các chuyên gia của tạp chí National Interest của Mỹ luôn băn khoăn về hai câu hỏi. Thứ nhất là liệu DF-21D có thực sự mạnh tới như thế hay không? Thứ hai, nếu tên lửa của Trung Quốc đủ khả năng tấn công tàu sân bay của đối phương, Hải quân Mỹ sẽ sử dụng cách thức nào để ngăn chặn? Trong thời gian qua, mẫu tên lửa này đã được quân đội Trung Quốc thử nghiệm nhiều lần. Tuy nhiên, DF-21D chưa bao giờ được sử dụng cho một trường hợp cụ thể hay mục tiêu của đối phương trên biển. Trong nghiên cứu hồi năm 2013, chuyên gia Andrew Erickson tới từ Đại học Hải quân Mỹ đã đánh giá rằng: “Vẫn còn những thách thức và phải tiến hành thử nghiệm thêm trước khi DF-21D có thể đạt được sức mạnh tối đa. Tuy nhiên, giới chức Mỹ và Đài Loan trong hai năm qua đã xác nhận rằng quân đội Trung Quốc đã triển khai tên lửa đạn đạo chống hạm. Ngoài ra, họ cũng bố trí các hệ thống hỗ trợ khác nhằm tăng cường khả năng chống hạm của DF-21D trước những tàu sân bay của Mỹ đang hoạt động tại khu vực phía Tây Thái Bình Dương”. “Mỗi đe dọa trực tiếp từ tên lửa đạn đạo chống hạm với tàu chiến Mỹ sẽ được quyết định bởi sự phát triển của các hệ thống xử lý thông tin và các khả năng liên quan. Có thể Trung Quốc đang đạt được bước tiến mạnh mẽ về “phần cứng”, tức là công nghệ sử dụng cho tên lửa, nhưng “phần mềm”, gồm các hệ thống và thiết bị hỗ trợ, vẫn chưa rõ ràng và chưa được kiểm chứng trong thực tế. Sức công phá của DF-21D đã được khẳng định thông qua những lần thử nghiệm nhưng Trung Quốc chưa bao giờ sử dụng tên lửa này nhằm vào một mục tiêu di chuyển trên biển. Ngoài ra, các hệ thống và công nghệ hỗ trợ như chỉ huy, kiểm soát, liên lạc, thu thập thông tin tình báo và theo dõi, vẫn chưa đạt được tới khả năng có thể xác định và đánh dấu tàu sân bay của Mỹ trong thời gian thực. Cải thiện các hệ thống và công nghệ này đang là ưu tiên hàng đầu trong quá trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Còn về phía Mỹ, rõ ràng Washington cũng đang chuẩn bị cho các biện pháp nhằm khắc chế tên lửa chống hạm của đối phương”, chuyên gia Erickson nói thêm. Trong khi đó, ông Harry J.Kazianis, chuyên gia phân tích cấp cao của Trung tâm Chính sách Quốc phòng của Mỹ, cho rằng Trung Quốc đã rất nỗ lực để hoàn thiện các khả năng của DF-21D. Theo ông, giới chức quân sự Mỹ đánh giá Trung Quốc đang cố gắng để DF-21D sớm nhất đạt được khả năng theo dõi mục tiêu khi đang trên hành trình tấn công. Hải quân Mỹ sẽ xoay sở thế nào trước DF-21D? Mỹ sẽ sử dụng cách thức nào nếu Trung Quốc sử dụng tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D nhằm vào một trong những tàu sân bay của nước này? Thời gian qua, có nhiều lo lắng về khả năng phòng vệ cho các hạm đội tàu của Mỹ. Tuy nhiên, khi thời gian trôi đi, những lo lắng ban đầu đã dần được giải quyết theo hướng tích cực. Chuyên gia quân sự Roger Cliff của Hội đồng Atlantic đánh giá: “Hệ thống radar để phát hiện tàu chiến đối phương có thể bị làm nhiễu hoặc bắn hạ. Mỹ có thể sử dụng các thiết bị làm mờ hoặc tạo khói khi hình ảnh về vị trí của tàu sân bay bị vệ tinh đối phương chụp lại. Sau đó, khi đối phương phóng tên lửa, Mỹ có thể làm nhiễu hệ thống radar nhằm hạn chế khả năng tên lửa đạn đạo chống hạm có thể khóa mục tiêu”. Ngoài ra, chuyên gia Roger Cliff cho rằng quân đội Mỹ còn có phương án hiệu quả nhất chính là đánh chặn tên lửa đạn đạo chống hạm đối phương ngay trước khi tên lửa đó khóa được mục tiêu: “Mỗi tàu sân bay Mỹ luôn có tàu chiến được trang bị hệ thống phòng thủ lớp Aegis đi kèm. Ngay khi đối phương tấn công, tàu chiến đó có thể phóng tên lửa SM-3 để đánh chặn trước khi tên lửa đối phương bay trở lại khí quyển. Có thể DF-21D sẽ được trang bị các công nghệ khiến quá trình đánh chặn của tên lửa SM-3 trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, các tàu chiến sử dụng hệ thống lớp Aegis của Mỹ còn được trang bị cả tên lửa SM-2 Block 4, với khả năng đánh chặn tên lửa đối phương ngay trên không trung. Để vượt qua được loại tên lửa này, mẫu DF-21D phải đạt tới tốc độ khoảng Mach 10-15”. “Tất cả giả thuyết chỉ mang tính tham khảo trước khi được kiểm nghiệm trong thực tế. Tuy nhiên, kể cả khi Trung Quốc đã thử nghiệm DF-21D với một tàu chiến thực sự, nước này vẫn chưa có cơ hội sử dụng tên lửa này trước các tàu chiến được trang bị nhiều hệ thống bảo vệ như của Hải quân Mỹ. Trong khi đó, chắc chắn phía Mỹ đã thử nghiệm những cách thức phòng vệ cho tàu chiến trong trường hợp bị tên lửa đạn đạo của đối phương tấn công”, ông Roger khẳng định. Có cùng quan điểm với chuyên gia Roger Cliff, ông Harry J.Kazianis cho rằng chủ đề tàu sân bay Mỹ trở thành mục tiêu bị tấn công đã được nêu ra trong nhiều thập niên qua và các kế hoạch phòng vệ cũng đã được Hải quân Mỹ thảo luận và triển khai trong một thời gian dài. “Chiến tranh trên biển tiếp tục đối diện với những thách thức mới. Trong suốt quá trình phát triển 125 năm qua, Hải quân Mỹ đã sẵn sàng cho các học thuyết và chiến lược để phát triển những chiến dịch hoặc hoạt động nhằm phản công lại đối phương trong trường hợp tàu chiến của họ bị tấn công. Mối đe dọa DF-21D là mới, nhưng nó không mang tới tính bất ngờ như khi Nhật Bản sử dụng máy bay chiến đấu A6M Zero và ngư lôi Type 93 Long Lance trong Chiến tranh Thế giới II. Theo các nguồn tin, DF-21D đã được thử nghiệm vào những mục tiêu trên mặt đất nhưng chưa từng được kiểm nghiệm trước một mục tiêu di chuyển trên biển. Trong khi đó, Hải quân Mỹ đã thực hiện các cách thức chống tên lửa đạn đạo chống hạm của đối phương trong hơn 20 năm qua. Rõ ràng, Mỹ đã có một thời gian nhất định để tìm ra cách khắc chế hiệu quả DF-21D”. Lâu nay, truyền thông Trung Quốc thường đánh giá DF-21D sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược chống đối phương tiếp cận của Bắc Kinh. Trong trường hợp xảy ra xung đột, Trung Quốc có thể đặt cược vào khả năng sử dụng DF-21D để ngăn chặn Mỹ can thiệp vào Eo biển Đài Loan, Biển Đông hoặc Biển Hoa Đông. Tuy nhiên, với những thông tin hiện nay, các chuyên gia cho rằng DF-21D không phải là “vũ khí có khả năng thay đổi cán cân” quân sự mà chỉ là một thách thức đáng chú ý với quân đội Mỹ. Ngọc Anh Theo National Interest Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 9, 2015 Mềnh rất ghét cái loại biết mà cứ giả vờ như không biết rồi viết bài cứ như giờ mới biết để lừa thiên hạ hả? Lói cho mà biết nhá, cái này cụ Thiên Sứ lói nâu òi. Hoàn Cầu: “Tam giác” kiềm tỏa Trung Quốc ở châu Á đã thành hình (Quốc tế) - Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) mới đây đã cảnh báo về sự định hình của một “tam giác sức mạnh mới” để cân bằng với Bắc Kinh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tàu sân bay INS Viraat (R22) của Hải quân Ấn Độ. Ảnh: wikimedia.com Thời báo Hoàn Cầu ngày 7/9 dẫn bài viết của học giả Harsh V. Pant đăng trên tờ Japan Times (Nhật Bản) hôm 20/8, phân tích về sự định hình của “tam giác 3 bên” ở châu Á-Thái Bình Dương. Theo ông Pant, cấu tạo mới của cục điện địa chính trị châu Á đang được hình thành nhanh chóng. Tháng 6 vừa qua, thế giới đã chứng kiến đề xuất về việc xây dựng “nhóm hợp tác 3 bên mới” gồm Ấn Độ, Nhật Bản và Australia được khởi xướng. Thời điểm đó, một cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Ấn Độ, Australia và Thứ trưởng ngoại giao Nhật Bản đã diễn ra. Đáng chú ý, kết quả cuộc trao đổi là Nhật Bản sẽ được trở ltham gia cuộc tập trận Malabar hàng năm được tổ chức giữa Mỹ và Ấn Độ. Theo đài RFI (Pháp), Bộ trưởng Quốc phòng Úc Kevin Andrews hôm 3/9 cũng công khai xác nhận ý muốn tham gia cuộc tập trận hải quân hỗn hợp Mỹ-Ấn. Mặc dù trước đây Nhật cũng từng tham dự cuộc tập trận này, song lần thứ 2 Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tham gia tập trận ở Ấn Độ Dương sẽ “mang ý nghĩa chiến lược quan trọng”, học giả Harsh Pant nhận định. Harsh V. Pant là giáo sư về quan hệ quốc tế thuộc Khoa quốc phòng ĐH Hoàng gia London. Hiện ông tập trung nghiên cứu các vấn đề an ninh châu Á. Giáo sư Pant phân tích, các quốc gia trong khu vực ngày càng thống nhất với quan điểm rằng “khuôn khổ chiến lược” Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là con đường phát triển tối ưu, nhằm kiểm soát các vấn đề châu Á đang nóng lên nhanh chóng. Khuôn khổ hợp tác 3 bên này ban đầu do Nhật Bản khởi xướng và được chính phủ của Thủ tướng Australia Tony Abbott hưởng ứng nhiệt tình, đồng thời đến nay cũng trở nên phổ biến ở Mỹ. Washington ngày càng tỏ thái độ rõ rệt rằng, sự hình thành “tam giác” Australia-Ấn Độ-Nhật Bản ở châu Á là yêu cầu tất yếu. Mặc dù Bắc Kinh tỏ ra nghi ngại đối với “bộ 3″ này, song nhiều người Trung Quốc thừa nhận, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã trở thành không gian tối quan trọng đối với New Delhi, và Trung Quốc cần phải “đồng bộ chính sách” của họ đối với cả khu vực này. Do chính sách của Trung Quốc đối với Ấn Độ và ngược lại mang màu sắc căng thẳng, đặc biệt về vấn đề biên giới Trung-Ấn, nên các diễn biến trong khu vực như trên mới làm nổi bật “cấu tạo khu vực” mới đang diễn ra ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng xem việc mở rộng quan hệ với Nhật và Australia là một bộ phận cốt lõi trong chính sách ngoại giao của Chính phủ nước này, bởi New Delhi cho rằng, trục Tokyo-Canberra là mắt xích an ninh hết sức quan trọng. Tàu chiến của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản trong cuộc tập trận Malabar 2014 với Hải quân Ấn Độ và Mỹ. Sự mạnh lên của Trung Quốc thúc đẩy “tam giác chiến lược” mới ở châu Á Theo Hoàn Cầu, việc Trung Quốc ngày càng gia tăng tầm ảnh hưởng về ngoại giao và kinh tế đã đưa tới sự điều chỉnh về quân sự của Bắc Kinh, đồng thời khiến nước này có nhiều chính sách ngoại giao cứng rắn hơn. Hoạt động lấp biển, xây đảo nhân tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam-PV) vẫn luôn là vấn đề khiến cộng đồng quốc tế quan ngại nhất. Các động thái của Bắc Kinh ở biển Đông đã chứng thực nước này muốn thúc đẩy cục diện khu vực phát triển theo hướng có lợi cho họ. Điều này khiến Ấn Độ, Nhật Bản và Australia nhận thấy cần phải kiểm soát “khoảng trống” ngày càng lớn trong khu vực, nhằm cân bằng sức mạnh đang gia tăng của Trung Quốc. Nội các của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thông qua giành đa số phiếu ở Hạ viện đã thông qua dự luật an ninh mới về quyền phòng vệ tập thể. Nếu Thượng viện Nhật Bản phê chuẩn, bộ luật an ninh mới sẽ cho phép quân đội Nhật cùng tác chiến với Mỹ ở các vùng xung đột không có quan hệ trực tiếp tới an ninh quốc gia của nước này. Bộ quốc phòng Nhật Bản mới đây cũng đã “lập kỷ lục” với đề xuất ngân sách quốc phòng cho năm tài chính 2016. Hoàn Cầu nhận định, trong khi Mỹ bị “mắc kẹt” bởi tình hình Trung Đông, đặc biệt là vấn đề tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) thì các cường quốc châu Á như Ấn Độ, Australia và Nhật Bản đang đóng vai trò ngày càng quan trọng nhằm đối phó với biến động khu vực. “Hiệp ước 3 bên” mới xuất hiện ở châu Á này đang vượt qua “bước đệm” là những cuộc tập trận chung đơn thuần trong quá khứ. Tháng 12/2013, Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) và Hải quân Ấn Độ đã có cuộc tập trận song phương đầu tiên tại Ấn Độ Dương. Cùng với sự thống nhất gia tăng trong chiến lược song phương, năm 2014, JMSDF đã được Ấn Độ mời tham gia cuộc tập trận Malabar với Hải quân Ấn Độ và Mỹ ở Thái bình Dương. Hoàn Cầu cho biết, giữa Nhật-Mỹ-Ấn Độ từ lâu đã tồn tại quan hệ đối tác đối thoại chiến lược 3 bên. Việc duy trì thế cân bằng ở châu Á-Thái Bình Dương, cũng như an ninh trên biển ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đã là một phần không thể thiếu của đối thoại này. Trong khi đó, giữa Mỹ-Nhật-Australia cũng tồn tại một cơ chế đối thoại tương tự. Đến nay, Ấn Độ-Nhật-Australia hình thành một “tam giác mới” cũng xuất phát từ chính những biến chuyển tiềm tang trong tình hình Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. “Tam giác mới” giữa New Delhi-Tokyo-Canberra để duy trì an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã được hình thành. Sự can thiệp của Trung Quốc vào “cỗ xe 4 bánh” Mỹ-Nhật-Ấn-Australia Hoàn Cầu cho hay, mối quan hệ hợp tác 4 bên nói trên đã được đặt cơ sở từ cuối năm 2004, khi 4 quốc gia này hợp tác thực hiện chiến dịch cứu hộ, cứu nạn sau vụ sóng thần trên Ấn Độ Dương. Tokyo chính là bên đầu tiên ủng hộ mối liên kết này. Ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình vào năm 2007, Thủ tướng Shinzo Abe đã có chuyến công du thuyết phục các nước châu Á “đoàn kết lại” và nhận được sự ủng hộ của Mỹ. Thành quả của việc này là cuộc tập trận chung giữa Hải quân của 5 nước tại Vịnh Bengal. Học giả Harsh Pant chỉ ra, Trung Quốc đã nhanh chóng nhận ra sự gắn kết giữa “nhóm 4 nước” và gửi đi tín hiệu tới New Delhi cùng Canberra, khiến “trục châu Á-Thái Bình Dương” mà Mỹ-Nhật ủng hộ mất đi động lực. Cả Australia và Ấn Độ khi đó đều nhận định việc gây căng thẳng với Bắc Kinh là hành động không lý trí. Tuy nhiên, hiện nay cả 2 nước này đều sẵn sàng “tái gia nhập” nhóm Mỹ-Nhật. Thời báo Hoàn Cầu đánh giá, trong số tư tưởng chiến lược của các nước lớn ở châu Á, chiếm vị trí chủ chốt là “sự không xác định đối với sức mạnh và ý đồ của Trung Quốc”, “không xác định nỗ lực của Mỹ để duy trì cục diện châu Á trong tương lai”. Tờ này khẳng định, những quan điểm mới trên đang thúc đẩy nhóm Ấn Độ-Nhật-Australia chế định một “chiến lược thay thế” nhằm cân bằng sức mạnh với Trung Quốc. Theo đó, mặc dù các quốc gia này vẫn duy trì hợp tác an ninh với Mỹ, song bọn họ đang có những động thái tích cực hơn để “xích lại gần nhau”, tránh tình trạng “trở tay không kịp” khi Washington không thể “tái cân bằng” được thực lực của Bắc Kinh. (Theo Trí Thức Trẻ) 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 9, 2015 Mềnh rất ghét cái loại biết mà cứ giả vờ như không biết rồi viết bài cứ như giờ mới biết để lừa thiên hạ hả? Lói cho mà biết nhá, cái này cụ Thiên Sứ lói nâu òi. Hoàn Cầu: “Tam giác” kiềm tỏa Trung Quốc ở châu Á đã thành hình (Quốc tế) - Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) mới đây đã cảnh báo về sự định hình của một “tam giác sức mạnh mới” để cân bằng với Bắc Kinh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tàu sân bay INS Viraat (R22) của Hải quân Ấn Độ. Ảnh: wikimedia.com (Theo Trí Thức Trẻ) Hề! Hề! Phamhung lói chí phải. Cứ từ đúng trở nên. Xin nỗi cụ Tào Tháo, mượn bản quyền của ngài: "Ngươi nói chính hợp ý ta!". Trung Quốc đang bị bao vây và sẽ bị cô lập hoàn toàn. Họ sẽ phải chơi nốt "canh bạc cuối cùng" với hai khả năng: Chấp nhận một cuộc chiến sinh tử; hoặc bị bao vây, phong tỏa đến sụp đổ. Bây giờ nàm siu! Mún gì? Việc đầu tiên hãy đem lễ vật là 10 thùng rượu Mao Đài thứ xịn kính biếu lão Gàn, lão sẽ xét. "Thiên vô tuyệt nhân sinh đạo", tuân theo đức hiếu sinh của trời đất, lão sẽ chỉ một con đường thoát cho các người. Đụng đến Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, các người thật "điếc không sợ súng". Kể cả Hoa Kỳ! Hãy liệu thần hồn! Lão nhắc lại là năm nay không thể có động đất hủy diệt phía Tây Hoa Kỳ, như các nhà khoa học Mỹ xác nhận. 7 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 9, 2015 Mafia Nhật Bản manh nha "nội chiến" Thứ ba, 08/09/2015 - 21:00 Nhật Bản đang lo sẽ bùng phát cuộc chiến trong “thế giới ngầm” khi hàng nghìn thành viên Yakuza (mafia Nhật Bản) ly khai khỏi tổ chức tội phạm lớn nhất nước này để thành lập một băng đảng mới. >> Mafia Nhật thu về hàng tỷ USD từ kinh doanh mại dâm và ma túy >> Trùm mafia Rome gây sốc bằng đám tang theo kiểu phim "Bố già" Cảnh sát Nhật Bản kêu gọi cần cảnh giác trước nguy cơ bạo lực băng đảng bùng phát sau sự rạn nứt của băng nhóm tội phạm lớn nhất nước này Báo chí Nhật Bản ngày 6-9 đồng loạt đưa tin, các thủ lĩnh của 13 chi nhánh của tổ chức xã hội đen lớn nhất nước Nhật là Yamaguchi-gumi đã nhóm họp ở thành phố cảng Kobe để thành lập một băng đảng mới. Băng đảng mới này có khoảng 3.000 thành viên, bao gồm 2.000 thành viên của Yamaken-gumi, một trong 13 chi nhánh thuộc “tập đoàn tội phạm” khét tiếng Yamaguchi-gumi. Sự ra đời của băng đảng mới ở Nhật Bản bắt nguồn từ chính mối lục đục trong nội bộ của tổ chức Yamaken-gumi, hay nói chính xác hơn là sự bất mãn của thủ lĩnh 13 chi nhánh của băng đảng mafia lớn nhất nước Nhật này với “bố già” Shinobu Tsukasa. Ông trùm thế giới ngầm 73 tuổi vốn xuất thân từ chi nhánh có tên Kodo-kai của Yamaken-gumi và trở thành “ômg trùm” của tổ chức xã hội đen này từ năm 2005. Sau khi ra tù năm 2011 với án “bóc lịch” 6 năm về tội tàng trữ vũ khí và trước đó là án 13 năm tù về tội giết một đối thủ bằng kiếm samurai vào năm 1970 khi còn cầm đầu băng nhóm Kodo-kai, “ông trùm” Tsukasa đã có những thiên vị cho băng nhóm mà ông ta gắn bó từ khi “khởi nghiệp” Yakuza (mafia Nhật). Trong đó điển hình là việc “ưu ái” để băng Kodo-kai “bành trướng” ảnh hưởng từ Thủ đô Tokyo ở phía Đông sang phía Tây nước Nhật cũng như muốn chuyển tổng hành dinh của Yamaken-gumi từ thành phố Kobe đến thành phố Nagoya, nơi băng Kodo-kai ra đời năm 1984. Bất mãn với “ông trùm”, thủ lĩnh 13 chi nhánh trong tổng số khoảng hơn 70 chi nhánh của tổ chức Yamaken-gumi đã công khai chống lại “bố già” Tsukasa. Đáp lại, “ông trùm” nổi tiếng với cung cách cai trị “bàn tay sắt” này đã tuyên bố trục xuất các thủ lĩnh 13 chi nhánh được xem là trung thành với các giá trị truyền thống của Yamaken-gumi. Không vừa, thủ lĩnh 13 chi nhánh của Yamaken-gumi đã nhóm họp ngày 6-9 tại “thủ phủ” Kobe của “thế giới ngầm” này và tuyên bố lập tổ chức mới. Băng nhóm mới có khoảng 3.000 thành viên này không chỉ báo hiệu sự bất ổn của tổ chức tội phạm lớn nhất với khoảng 23.000 thành viên, hoạt động tại 44/47 tỉnh, thành của Nhật Bản mà nguy hiểm hơn có thể mở ra cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng, lãnh địa. Yamaken-gumi được “ông trùm” đầu tiên là Harukichi Yamaguchi, vốn là ngư dân sinh sống trên đảo Awaji gần thành phố cảng Kobe, thành lập năm 1915. Sau 100 năm, trải qua tổng cộng 6 đời “ông trùm” tính tới thời “bố già” Tsukasa, Yamaguchi-gumi là băng nhóm tội phạm giàu có nhất nước Nhật cũng như thế giới với doanh thu ước tính lên tới 80 tỷ USD vào năm 2014. Băng mafia chiếm tới 43% tổng thành viên Yakuza tại Nhật Bản này kiếm lợi từ các hoạt động phi pháp như cờ bạc, buôn ma túy, tổ chức mại dâm, cho vay nặng lãi, bảo kê… Ngoài ra, Yakuza còn kiểm soát nhiều nhà hàng, quán bar, công ty vận tải, hãng đào tạo tài năng giải trí, hãng taxi, nhà máy… ở các thành phố lớn tại Nhật Bản. Song khác với mafia Italia hay Hội Tam Hoàng ở Trung Quốc, Yakuza xây dựng mô hình hoạt động như các doanh nghiệp và mỗi băng nhóm chi nhánh đều có trụ sở hợp pháp. Cho dù Yamaguchi-gumi đã suy yếu rất nhiều so với trước đây và các chi nhánh đều khoác áo hợp pháp để hoạt động, nhưng sự ly khai lập băng đảng mới nói trên đang làm dấy lên lo ngại về cuộc chiến trong “thế giới ngầm” tại nước Nhật. Theo Hoàng Tuấn An ninh Thủ đô ================ Nước Nhật nên thận trọng! Không loại trừ tình báo "nước lạ" tác động với Maphia Nhật nhằm tạo nên sự khủng hoảng này, gây rối loạn nội bộ nước Nhật. Khi nào sự việc manh nha, lão sẽ có ý kiến. Share this post Link to post Share on other sites