Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

"Thảm họa" với an ninh quốc gia mà Trung Quốc vẫn chưa nhìn ra

My Lan |

20/08/2015 07:20

 
Chuyên gia người Mỹ cảnh báo, Trung Quốc cần phải đặt vấn đề này làm ưu tiên hàng đầu nếu không muốn nó trở thành thảm hoạ.
 

1-1439993050634-56-0-372-619-crop-143999

Lính Trung Quốc tập trận trong thời tiết giá lạnh

 

Mối đe doạ phi truyền thống

Phát biểu trước các sĩ quan mới tốt nghiệp thuộc Lực lượng bảo vệ Bờ biển Mỹ hồi tháng Năm năm nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhắc lại rằng, “chiến đấu và ứng phó với biến đổi khí hậu” là nhiệm vụ bắt buộc đối với an ninh quốc gia nước này.

Tuyên bố của ông Obama đồng nhất với các đánh giá của chuyên gia Bộ Quốc phòng Mỹ, trong thời điểm nước này, cùng Trung Quốc đang là 2 quốc gia phát thải lớn nhất thế giới, theo thông tin từ tờ The Diplomat.

Ông Wilson VornDick là Trung uý Hải quân Mỹ, từng làm việc cho Lầu Năm Góc. Trước đó, ông là nhà nghiên cứu tại Học viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ.

 

 

Nhà nghiên cứu người Mỹ Wilson VornDick ghi nhận, Trung Quốc đã từng có các Thông báo Quốc gia về Biến đổi khí hậu, cung cấp dữ liệu, gửi các nhà khoa học tới Uỷ ban Quốc tế LHQ về Biến đổi Khí hậu, phối hợp thực hiện hàng loạt các sáng kiến trong vấn đề này.

Tuy nhiên, trong một bài viết mới đây đăng tải trên tờ The Diplomat, ông này cho rằng Trung Quốc dường như vẫn chưa thực sự nhìn ra và thừa nhận mối đe doạ của biến đổi khí hậu đối với với an ninh quốc gia.

Năm 2008, các nhà hoạch định an ninh Trung Quốc lần đầu tiên đề cập tới vấn đề biến đổi khí hậu trong Sách Trắng Quốc phòng nước này.

Đây là điều đặc biệt đáng lưu tâm, bởi các trận bão tuyết nghiêm trọng tại miền nam Trung Quốc khi đó đã buộc các quan chức quân sự không thể ngồi yên.

Theo đó, giới chức Trung Quốc đã liệt thảm hoạ tự nhiên là một trong các mối đe doạ tới an ninh quốc gia và coi việc ứng phó với nó là một phần nhiệm vụ của quân đội.

Quân đội Trung Quốc khi đó cũng đã phải thiết lập một uỷ ban quân sự để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với vấn đề an ninh quân sự và quốc gia Trung Quốc.

Vấn đề biến đổi khí hậu tiếp tục xuất hiện lần thứ hai trong Sách Trắng Quốc phòng Trung Quốc năm 2010, song lại “biến mất” trong tài liệu này năm 2015.

Theo ông VornDick, với Trung Quốc, “dường như vấn đề này đã được phân loại là vấn đề an ninh phi truyền thống".Tuy nhiên, nếu những dự đoán về biến đổi khí hậu là đúng, thì theo chuyên gia Mỹ này, “mối đe doạ phi truyền thống đó còn nguy hiểm hơn và gây chết người nhiều hơn tất cả các mối đe doạ truyền thống khác”.

 

tham-hoa-voi-an-ninh-quoc-gia-ma-trung-q
Nhà nghiên cứu người Mỹ
Wilson VornDick
Bộ Quốc phòng và quân đội Trung Quốc cần phải đặt vấn đề này làm ưu tiên hàng đầu bởi an ninh quốc gia Trung Quốc trong dài hạn đang bị đe doạ.

 

 

 

"Vô hiệu hoá bãi phóng tên lửa"

Giáo sư Đại học Bắc Kinh Zheng Haibin, một nhà nghiên cứu hàng đầu về an ninh hoá biến đổi khí hậu ở Trung Quốc cũng cùng quan điểm này khi cho rằng, Trung Quốc nên làm nhiều hơn nữa.

Nghiên cứu của ông này cho thấy, tác động do biến đổi khí hậu gây ra sẽ đe doạ tới quốc phòng quốc gia, các dự án chiến lược, cơ sở hạ tầng quốc phòng quan trọng.

Cụ thể, nhiệt độ ở khu vực phía tây Trung Quốc ngày càng tăng lên sẽ làm tan băng, “bẻ cong hàng nghìn km đường sắt Thanh Hải – Tây Tạng mới được xây dựng với trị giá hàng tỉ USD”, đe doạ tới sự an toàn và tính liên tục trong liên kết chiến lược với Tây Tạng.

The Diplomat cũng dẫn nghiên cứu này cho biết, điều kiện thời tiết ngày càng khắc nhiệt, lũ lụt, hạn hán, lốc xoáy... thường xuyên xảy ra hơn sẽ làm suy yếu và đe dọa một loạt các cơ sở hạ tầng quan trọng về an ninh trên khắp Trung Quốc.

Mưa nặng hạt ở vùng núi thậm chí có thể gây sạt lở đất, khiến hàng loạt các bãi phóng tên lửa của Quân đoàn Pháo binh số Hai - lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc, trở nên “vô dụng”.

Thêm vào đó, theo ông Zheng, tần suất bão gia tăng trong suốt một thập kỉ qua tại bờ biển Trung Quốc đã gây ra những thiệt hại lớn, hạn chế hoạt động đào tạo và làm giảm hiệu quả chiến đấu của quân đội.

“Ngay cả đường ống dẫn dầu mới của Nga - Trung Quốc cũng có thể bị nguy hiểm do hình thái thời tiết cực đoan.

Trong khi đó, mực nước biển dâng sẽ tác động trực tiếp tới hành lang năng lượng chiến lược, quyền hàng hải và thuỷ sản của nước này”.

Theo The Diplomat, quan điểm trên của ông Zheng cũng được không ít các nhà phân tích quân sự Trung Quốc đồng tình.

Chuyên gia người Mỹ VornDick cảnh báo, Trung Quốc nên bắt đầu chuẩn bị theo dõi chặt chẽ hơn vấn đề này và ứng phó với nó theo khuôn khổ an ninh quốc gia rộng lớn hơn.

“Nếu Trung Quốc không hành động thì sẽ không thể chuẩn bị, phản ứng hay thích nghi với các tác động từ biến đổi khí hậu một cách hiệu quả”, và nó sẽ trở thành “thảm hoạ” đối với chính phủ và người dân Trung Quốc.

theo Đại Lộ

========================

“Nếu Trung Quốc không hành động thì sẽ không thể chuẩn bị, phản ứng hay thích nghi với các tác động từ biến đổi khí hậu một cách hiệu quả”, và nó sẽ trở thành “thảm hoạ” đối với chính phủ và người dân Trung Quốc.

 

Hành động như thế nào để phản ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu mới được chứ? Cái này nằm ngoài tầm hiểu biết của cả nền văn minh hại điện này. Lão Gàn quảng cáo để nhân dân thế giới cảnh doác nha; Năm tới khí hậu còn khắc nghiệt hơn năm nay nhiều.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giá vàng sụt giảm: Mỹ "ngồi chơi" vẫn được lợi?

(Tài chính) - Tăng cường mua vàng để đa dạng hóa danh mục dự trữ quốc gia nhưng Nga đã tính toán sai khi giá vàng giảm mạnh, do đó thiệt hại là đương nhiên.
 

TS Nguyễn Thanh Bình, Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trao đổi về sự lợi, thiệt của các quốc gia dự trữ lượng vàng lớn khi giá của loại hàng hóa đặc biệt này sụt giảm.

 

Mỹ thiệt một vì vàng, lợi mười nhờ thuế lạm phát

Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tính đến đầu tháng 8/2015, giá trị vàng dự trữ của Nga chỉ còn khoảng 44,5 tỷ USD, so với 47 tỷ USD giữa tháng 7. Trong khi đó, Trung Quốc giảm từ 61 tỷ USD xuống 58 tỷ USD. Đây là hai quốc gia mua vào nhiều nhất trong 6 năm qua. Dự trữ vàng của Trung Quốc đã tăng gần 60% từ năm 2009, còn tại Nga là gấp đôi.

TS Nguyễn Thanh Bình cho rằng, các quốc gia trên bị thiệt hại vì vàng là điều dễ hiểu. Theo đó, giai đoạn Nga, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác tăng dự trữ vàng mạnh nhất là sau năm 2008, khi đồng USD yếu đi rất nhiều. Tuy nhiên, do chiến lược đẩy mạnh dự trữ vàng dài hạn, các quốc gia này có thể đã bỏ qua giai đoạn giá vàng đạt đỉnh (vào năm 2011) không bán ra, đồng thời nhận định sai về khả năng hồi phục dài hạn của nền kinh tế Mỹ nên tiếp tục mua vàng vào dẫn đến những thiệt hại lớn khi giá vàng xuống dốc và kinh tế Mỹ hồi phục.

 

gia-vang-sut-giam-my-ngoi-choi-van-duoc-

Diễn biến giá vàng thế giới trong 30 ngày qua. Ảnh: Kitco

 

"Việc Nga tăng cường dự trữ vàng trong thời gian qua còn liên quan đến yếu tố chính trị. Khi xảy ra cuộc khủng hoảng tại Ukraine, Nga bị Mỹ và các nước phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt, do đó việc Nga dự trữ vàng, một loại hàng hóa đặc biệt có thể sử dụng bất cứ nơi đâu, bất cứ quốc gia nào cũng thúc đẩy Nga tiếp tục gia tăng mua vàng.

Ngay cả Trung Quốc, trong giai đoạn 2000-2007, khi thặng dư thương mại của nước này lớn, giá vàng còn thấp, nhiều học giả Trung Quốc kiến nghị Trung Quốc nên mua vàng. Tương tự, ở giai đoạn này, Nga chưa chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng Ukraine, thu được nhiều đô la dầu nhờ xuất siêu mặt hàng này, dự trữ ngoại hối tăng lên.

Cả Nga, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác đã rút ra được bài học từ các cuộc khủng hoảng của Mỹ vào giai đoạn 1971-1979 hay năm 2008 khiến Washington phải phá giá đồng USD, gây thiệt hại lớn cho các nước này. Bởi thế, các quốc gia trên không dám mạo hiểm chỉ "ôm" USD, thay vào đó họ đa dạng hóa danh mục dự trữ quốc gia, chuyển sang dự trữ vàng, đó là một lựa chọn đúng.

Tuy nhiên, Nga và các nước dự trữ vàng chưa lường được biến động giảm mạnh của giá vàng khi USD hồi phục nên việc bị thiệt hại là đương nhiên. Đặc biệt, nếu Nga dự trữ vàng mạnh vào thời điểm sau năm 2009 đầu năm 2010, giá vàng chênh lệch lớn thì thua lỗ rất nặng nề", ông Bình phân tích.

Đối với Mỹ, vị chuyên gia kinh tế này cho rằng, Mỹ bao giờ cũng là nước dự trữ vàng lớn nhất để khẳng định sức mạnh của đồng USD. Hiện đồng USD đang là đồng tiền mạnh nhất thế giới và được dự trữ nhiều nhất. Khi giá vàng giảm, kho vàng của Mỹ cũng bị thiệt hại nhưng theo TS Nguyễn Thanh Bình, Mỹ được lợi rất nhiều từ thuế lạm phát.

"Mỹ là nước hưởng lợi từ thuế lạm phát trên thế giới nhiều nhất. Ví dụ, nếu chúng ta giữ 1 đồng USD trong khi mỗi năm USD mất giá 2% do lạm phát thì mỗi USD ở hải ngoại Mỹ được 2% của tất cả các nước giữ đồng USD. Mỹ có thể thiệt hại vì kho vàng nhưng lợi hẳn mười phần từ thuế lạm phát. Bởi thế, tính tổng thể, Mỹ là quốc gia được hưởng lợi khi họ dùng chính sách đồng USD yếu trong nhiều năm để hồi phục kinh tế".

===================

Bởi vậy, khi có người phát biểu rằng: "Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hường, nếu kinh tế Tàu suy thoái", lão Gàn đã phát biểu thẳng thừng: "Hoa Kỳ chả làm sao cả". Nay đúng như vậy. Híc! Lão Gàn luôn khách wan và có "cơ sở khoa học", lão chẳng ủng hộ phe nào - "Chẳng sang Tàu, tớ cũng đếch sang Tây". Ấy là cụ Tú Xương bảo thế! Hì.

Chiến tranh kinh tế đã xảy ra từ lâu, cái này lão Gàn nói rồi. Trong các cuộc chiến tranh truyền thống, kẻ gây chiến có thể bị thua. Nhưng trong chiến tranh kinh tế thì kẻ gây chiến thường nắm chắc phần thắng. Ai là kẻ gây chiến trong cuộc chiến kinh tế này? Lão hổng bít. Có lẽ là vương quốc Xì Trum. Hì!

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bị Triều Tiên "nã" rocket, Hàn Quốc bắn trả

Hải Võ |

20/08/2015 16:31

 

Sputnik News (Nga) đưa tin, Triều Tiên đã nổ súng qua khu phi quân sự vào căn cứ của quân đội Hàn Quốc.

Theo Sputnik, phía Hàn Quốc sau đó đã bắn trả hàng chục quả đạn pháo sau khi bị tấn công bằng rocket vào hôm nay (20/8).

 

1025960811-1440062872125-0-0-510-1000-cr

Ảnh: KCNA


Đài truyền hình Hàn Quốc KBS dẫn lời một quan chức quân đội địa phương cho hay, các vụ pháo kích nhằm vào một loa quân sự mà Triều Tiên cáo buộc là "tuyên truyền chống Bình Nhưỡng trong những ngày gần đây".

"Phía chúng tôi đã tổ chức cuộc đáp trả bằng hàng chục phát đạn pháo 155mm" - một đại diện Hàn Quốc nói với hãng AFP của Pháp.

Một người Hàn Quốc ở Paju, gần khu phi quân sự (DMZ), nói với kênh YTN của nước này: "Tôi nghe thấy những tiếng súng lớn."

 

bi-trieu-tien-na-rocket-han-quoc-ban-tra

Thông tin về vụ xung đột biên giới được truyền hình Hàn Quốc đưa tin.

 

Theo hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc, Triều Tiên chưa đưa ra phản ứng trước vụ việc, còn Hàn Quốc sẽ tổ chức một phiên họp của Hội đồng an ninh quốc gia để đánh giá tình hình.

Cũng theo Yonhap, dù chưa có báo cáo về thương vong, nhưng nhà chức trách Hàn Quốc đã yêu cầu sơ tán người dân khỏi khu vực bị tấn công ở biên giới phía Tây.

Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho biết, cuộc đụng độ xảy ra sau khi Seoul tuyên bố sẽ tiếp tục các hoạt động tuyên truyền của mình tại biên giới lần đầu tiên sau 11 năm, nhằm trả đũa cho vụ nổ mìn ở DMZ mới đây khiến 2 binh sĩ của họ bị thương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ứng viên tổng thống Mỹ được siêu mẫu khen "số 1 trên giường"

Đăng Bởi Một Thế Giới
12:09 20-08-2015
 
Cựu ngôi sao người mẫu ảnh của tạp chí Penthouse Pet, cô Sandra Taylor, đã thổ lộ về người tình một thời của mình là ông Donald Trump, khi cho rằng ông "cực mạnh trên giường" và sẽ thành một tổng thống giỏi giang nếu thắng cử.
 
trump-taylor-599356_OYPB.jpg?width=600&h

Donald Trump và ngôi sao người lớn Sandra Taylor từng có thời gian "mặn nồng" bên nhau

mtg-mark.png

 

Đại gia Donald Trump là người nổi tiếng với biệt danh "ông trùm hoa hậu", đang trên  cuộc đua trở thành vị tổng thống tiếp theo của Mỹ, với sự ủng hộ cao nhất trong các ứng cử viên hiện thời.
Trước đây ông Trump cũng đã rất nổi tiếng bởi sự đào hoa của mình, khi ông thường xuyên được đồn đoán là có quan hệ "thân mật" với một số người mẫu, hoa hậu hay người nổi tiếng khác.
Gần đây, trong chiến dịch tranh cử của mình, ông càng nổi tiếng hơn với những lời đã kích đối thủ gây bão dư luận, cũng như những tai tiếng về phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc... Nhưng với người tình một thời của ông là Taylor thì ông sẽ trở thành một "tổng thống tuyệt vời" bởi theo cô, ông Donald "cực mạnh trên giường".
 
Cuộc tình chớp nhoáng
Theo cựu ngôi sao này, ông Donald Trump đã nhờ thư ký của mình theo dõi cô khi thấy ảnh cô được đăng trên trang bìa của tạp chí New York.
Cặp đôi trai tài gái sắc đã cặp với nhau rất nhanh, chỉ trong 3 ngày hồi năm 1991 trước khi quan hệ bê bối bị phanh phui.
Khi được các phóng viên của tờ Express hỏi về kỹ năng "giường chiếu" đầy tranh cãi của ông Trump, cựu người mẫu cho tạp chí Penthouse đã thổ lộ: "Ôi lạy Chúa, ông ấy quá tuyệt vời".
Nữ người mẫu lúc đó lấy nghệ danh là Sandi Korn, cho rằng Trump sẽ là một "tổng thống tuyệt vời" bất chấp những tranh cãi sôi nổi gần đây xung quanh những phát ngôn gây sốc của người tình một thời của cô.
Cô cho biết, ngài tỷ phú bất động sản "rất ngọt ngào" trong ngày đầu tiên làm quen, khi hai người đã cùng nhau ăn bánh pizza và đi dạo quanh New York trước khi cùng trở về căn hộ của cô.
Vào ngày cuối bên nhau, Donald Trump thậm chí còn tặng cô một bản sao của cuốn sách đình đám Nghệ thuật đàm phán và nói với cô: "Nếu em cược lớn, em giành chiến thắng lớn. Nếu em cược nhỏ, em giành chiến thắng nhỏ...".
Cựu ngôi sao người mẫu còn tiếc lộ lý do cô đổi nghệ danh là do Donald Trump khuyên cô làm như thế, và cô "rất buồn khi nó (quan hệ giữa hai người) kết thúc".
 
Sức mạnh "giường chiếu" của Donald Trump được khẳng định
Trước đây có nhiều sự đồn đoán xung quanh sức mạnh "giường chiếu" của đại gia bất động sản Donald Trump khi bên cạnh ông luôn có những người đẹp hàng đầu Hollywood, cùng với những giai thoại tình trường.
Nhưng với việc cựu ngôi sao của Penthouse Pet khẳng định sức mạnh "giường chiếu" của đại gia Donald Trump và trước đó là việc người vợ thứ 2 của ông Marla Maples đã mô tả ông là "người làm chuyện ấy" tốt nhất mà cô từng biết", vì vậy tin đồn về "sức mạnh" "của "ông trùm" luôn có các chân dài vây quanh đã được chứng minh một cách rất thuyết phục.
 
Thiên Hà (theo Express)
===================
Thế này thì chán đời quá! Hì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cải cách Tập Cận Bình vấp phải kháng cự mãnh liệt


Hồng Thủy

21/08/15 06:36

(GDVN) - Rõ ràng họ đã không đạt được bất kỳ đồng thuận nào trong các hoạt động chính trị tại Bắc Đới Hà.

 

 

hinh_minh_hoa.jpg

Hình minh họa: AP/SCMP.

South China Morning Post ngày 21/8 cho biết, một bài xã luận ngắn trên website đài truyền hình trung ương Trung Quốc và tờ Quang Minh nhật báo ngày hôm qua 20/8 đã cảnh báo rằng, những hoạt động cải cách thể chế từ chính trị đến quân sự mà ông Tập Cận Bình thúc đẩy đang vấp phải kháng cự mãnh liệt, khó có thể tưởng tượng.

Với ngôn từ mạnh mẽ khác thường, bài báo nói rằng những cuộc cải cách của Tập Cận Bình đang ở trong giai đoạn quan trọng, nhưng lại vấp phải khó khăn to lớn, ảnh hưởng đến các nhóm lợi ích khác nhau: "Việc cải cách sâu rộng động chạm đến vẫn đề cơ bản là tái cơ cấu mạch máu khổng lồ của nền kinh tế nhằm mục đích cho nó khỏe mạnh. Nhưng quy mô của các trở lực chống đối lớn hơn nhiều những gì người ta có thể tưởng tượng".

Bài xã luận được ký tên Guoping, một bút danh thường xuyên được sử dụng trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc để bình luận về các chủ trương chính sách lớn. Các nhà quan sát cho rằng những bình luận này cho thấy hoạt động cải cách của Tập Cận Bình không đạt kết quả như mong muốn và vấp phải phản đối của các phe phái khác nhau.

Xu Yaotong, một giáo sư khoa học chính trị Học viện Quản trị Trung Quốc nhận định, bài xã luận này xuất hiện giữa lúc chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận BÌnh đã bắt đầu suy yếu và các cải cách thì bị phản đối. "Giọng điệu của bài xã luận này thể hiện sự tức giận. Tôi cảm thấy các nhà lãnh đạo trung ương bắt đầu lo lắng dựa vào thông điệp chỉ ra trong bài viết của Guoping."

Ông cho rằng phản đối cải cách của Tập Cận Bình đến từ 3 nhóm mạnh mẽ: Các quan chức cấp cao nghỉ hưu muốn gây ảnh hưởng, những quan chức quyền lực đã bị suy yếu và công chức không hài lòng với các quy định, chính sách thắt lưng buộc bụng của ông chủ Trung Nam Hải.

Bài xã luận xuất hiện sau khi Nhân Dân nhật báo tháng này chỉ trích quan chức cấp cao nghỉ hưu vẫn muốn can thiệp triều chính, nó cũng xuất hiện sau khi hội nghị Bắc Đới Hà vừa kết thúc. Trương Lập Phàm, một nhà quan sát từ Bắc Kinh nói với South China Morning Post, bài xã luận báo hiệu mọi việc đã không tiến triển tốt.

"Rõ ràng họ đã không đạt được bất kỳ đồng thuận nào trong các hoạt động chính trị tại Bắc Đới Hà. Các nhóm khác nhau đang theo đuổi những cách riêng của họ. Đây là một thử nghiệm về khả năng lãnh đạo thực hiện sứ mệnh của mình", ông Phàm bình luận.

"Cải cách kinh tế phải đi đôi với cải cách chính trị. Nếu hệ thống chính trị không thay đổi, sau đó quán tính của bộ máy quan liêu sẽ chỉ đưa cải cách vào vòng luẩn quẩn", ông Trương Lập Phàm bình luận.

 

Hồng Thủy
=====================
Bởi vậy, tập II mới hấp dẫn. Để xem ngài Tập xoay sở thế nào trên "lungcop". Hì.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ nổ Thiên Tân:

Hé lộ âm mưu động trời của Giang Trạch Dân
bởi Hải Băng - Theo: tinhhoa.net
20/08/2015 - 15:27 (GMT +7)

Theo trang Đại Kỷ Nguyên (phiên bản tiếng Trung) ngày 15/08/2015, vụ nổ Thiên Tân có liên quan đến việc ám sát Tập Cận Bình bị bại lộ, sự việc này dẫn đến hành động đặt kíp nổ tại nhà kho thuốc súng khu Tân Hải, Thiên Tân để tiêu hủy chứng cứ nhằm phi tang.

vu-no-thien-tan-dau-da.jpg
Sau khi cảng Thiên Tân phát sinh vụ nổ tương đương với 24 tấn TNT, vốn liên quan đến công ty Thụy Hải có kho lưu trữ phần lớn thuốc súng, thuốc nổ và kim loại dễ bắt lửa, có thông tin cho rằng vụ việc ám sát lãnh đạo ĐCSTQ thất bại, đã dẫn đến quyết định đặt kíp nổ nhà kho thuốc súng này nhằm tiêu hủy chứng cứ. (Hình ảnh: Internet)

Đại Kỷ Nguyên cho hay, vụ nổ Thiên Tân là một bước ngoặt công khai mâu thuẫn giữa phe ông Giang và phe Chủ tịch Tập, vốn mang tính chất một mất một còn.
Đơn vị liên quan đến vụ việc là Công ty TNHH Tiếp vận Quốc tế Thụy Hải (gọi tắt: Công ty Thụy Hải), trong nhà kho có chỗ chứa số lương lớn là thuốc súng, thuốc nổ và những kim loại dễ bắt lửa…

Sau vụ ám sát lãnh đạo cấp cao thất thủ, đặt kíp nổ nhằm phi tang

Ngày 14/8, Bowen Press công bố nguồn tin cho biết, việc này có liên quan đến vụ ám sát đương kim lãnh đạo Trung Quốc, sự việc bại lộ dẫn đến việc đặt kíp cho nổ kho thuốc súng. Theo nguồn tin này, những chất hóa học nguy hiểm tồn trữ trong kho chứa có số lượng lớn là sản phẩm quân – dân dụng, trong đó bao gồm: lượng lớn thành phẩm đến bán thành phẩm, nguyên liệu như Ammonium Nitrate, Potassium Nitrate, toluen…

Theo nguồn tin từ một người nắm tình hình tiết lộ: “Kíp nổ dùng để nổ nhà kho lần này là sử dụng xe tải chở kíp nổ. Đêm khuya cùng ngày, lợi dụng khi nhân viên trực ca đêm mệt mỏi và buồn ngủ, chiếc xe ngay lập tức đỗ tại địa điểm gần vị trí kho chứa vật phẩm gây nổ. Những nhân viên trên xe này nhanh chóng rời khỏi hiện trường (ước chừng hơn 10 phút sau khi kích nổ xe tải), làm cho nhà kho phát sinh nổ lớn liên hoàn”.

Người này còn cho biết, “Mục đích của việc kích nổ là tiêu hủy chất nổ chứa trong kho. Nguyên kế hoạch là đang lúc chờ khi hội nghị Bắc Đới Hà của ĐCSTQ kết thúc, các quan chức cao cấp trên đường quay trở về, họ sẽ làm nổ đường ray xe lửa trên đường Tân Ký. Thế nhưng, không rõ nguyên nhân vì sao mà các quan chức cao cấp của Đảng đột nhiên thay đổi hành trình, dẫn đến vô ý làm lộ tin tức. Thế nên, cách giải quyết hiệu quả nhất là tiêu hủy chứng cứ”.

Bài viết còn phân tích rằng: “Theo đoạn video do một người trên mạng ghi hình lúc vụ nổ xảy ra trong chớp mắt, ngọn lửa vụ nổ lần thứ hai cao đến trên 100m, hơn nữa sóng xung kích làm vỡ tan cửa sổ cách đó hơn 2 cây số. Theo đó, trừ phi là kho đạn cỡ lớn phát nổ, chứ chất hóa học thông thường không thể nào gây ra một vụ nổ quy mô lớn như thế. Vì thế, hiện trường sau khi dập tắt lửa chắc chắn ẩn chứa rất nhiều nghi vấn”. Ngoài ra, vụ nổ còn tạo ra một hố đen cực lớn tại hiện trường.

tinhhoa.net-C14lEP-20150819-vu-no-thien-
Hố đen khổng lồ xuất hiện sau vụ nổ ở Thiên Tân. Các chuyên gia cho rằng đây không phải là kết quả của một vụ nổ hóa chất.

 

Theo bài báo này, người lãnh đạo ĐCSTQ sau khi kết thúc hội nghị Bắc Đới Hà hàng năm, thường đi đường vòng ghé qua Thiên Tân để khảo sát cũng như truyền đạt lại tuyên bố nội dung đạt được trong hội nghị Bắc Đới Hà.

Bài báo cho biết, sau Đại hội toàn quốc lần thứ 18, Tập Cận Bình đã trải qua 6 lần ám sát hụt, với các kết quả điều tra đều cho thấy người trong nội bộ ĐCSTQ đã thuê người thực hiện.

Công ty liên quan dự trữ chất gây nổ

Ngày 15/8, theo Nhân dân Nhật báo, 10 giờ buổi sáng cùng ngày, tại cảng Thiên Tân, kho chứa hóa chất nguy hiểm kí hiệu 8•12 được nhắc đến qua bốn lần công bố thông tin về vụ nổ. Phó cục trưởng Cục Kiểm tra An toàn thành phố Thiên Tân là Cao Hoài Hữu bày tỏ, theo điều tra sơ bộ, những hóa chất nguy hiểm chủ yếu tập trung tại khu thùng hàng và khu xếp dỡ.

Những chất hóa học nguy hiểm ở khu thùng hàng có thể có: Ka, Natri (Na), xút (NaOH), NaClO3, Na2S, H4CaSi2, C2HCl3, C10H16Cl4IN.

Những chất hóa học nguy hiểm ở khu xếp dỡ có thể có: Ammonium Nitrate, NaCN, DNBP 4-6, C8H11N 2-4, C6H15Al …

Ngoài ra, căn cứ vào các thông tin được đưa ra, công ty Thụy Hải trong tháng gần đây nhất đã xuất khẩu chất hóa học nguy hiểm với số lượng khá lớn, gồm có Ma-giê (Mg), Natri, Nitrate Celulose, Calcium Nitrate (Ca(NO3)2), Ammonium Nitrate, Sodium Cyanide (NaCN), Sodium Sulfide (Na2S), Sodium Hydrosulfide (NaHS), Sodium Chlorate (NaClO3)…

Tập Cận Bình nổi giận

Người tiếp cận với Trung Nam Hải tiết lộ cho Đại Kỷ Nguyên biết, sau vụ nổ Thiên Tân ngày 12/8, Tập Cận Bình cả hai đêm không ngủ được. Tuy nhiên, ông Tập đã tạm thời khống chế cha con Giang Trạch Dân, bởi vụ nổ lớn lần này của Giang đã bức Tập Cận Bình phải ra tay. Trước đây Đại Kỷ Nguyên từng đưa tin, Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng từng âm mưu ám sát Tập Cận Bình, cho nên ông Tập nhất định sẽ tìm cách bắt giữ ông Giang và ông Tăng.

Theo nguồn tin này, ngày 15/8, Tập Cận Bình tạm thời đã có hành động áp chế Giang Trạch Dân và hai con trai, bằng cách giới hạn các hoạt động tự do của họ, Tăng Khánh Hồng cũng bị khống chế tại nhà. Tập vốn không có ý định xử lý Giang Trạch Dân vào thời điểm này, nhưng vụ nổ Thiên Tân là một bước ngoặc công khai mâu thuẫn giữa họ. Đây vốn là mâu thuẫn mang tính một mất một còn.

Ông Tập trước vụ nổ Thiên Tân, vốn dự tính trong 6 tháng cuối năm để xử lý vấn đề kinh tế và thị trường chứng khoán. Thế nhưng, khi sự kiện Thiên Tân phát sinh, Tập Cận Bình tức giận muốn nhảy dựng lên, hai đêm liền không ngủ. Hiện tại Giang đã bức Tập Cận Bình hạ thủ. Nguồn tin cho biết, điều Tập lo lắng chính là nếu như không thực hiện điều này ngay lập tức, ông không thể biết những sự việc kinh hoàng hơn có thể sẽ phát sinh vào 6 tháng cuối năm. Ban đầu, ông Tập dự định đánh bật ông Giang từng bước, nhưng sau sự việc này, ông buộc phải tăng tốc độ khẩn trương. Tập Cận Bình có thể tạm thời bỏ qua Tăng Khánh Hồng mà trực tiếp bắt Giang.

Ông trùm giấu mặt đằng sau công ty xảy ra sự cố là thông gia của Trương Cao Lệ

Theo báo đưa tin, ông trùm giấu mặt của công ty Thụy Hải xảy ra sự cố là thông gia của thường ủy Trương Cao Lệ, thuộc phe cánh của Giang.

Nguồn tin cho hay, thành viên hội đồng quản trị pháp nhân của công ty Thụy Hải, trên bề mặt đều là dân thường, thế nhưng người điều hành thực sự là thông gia của Trương Cao Lệ. Trong thời gian Trương Cao Lệ làm chủ chính trường Thiên Tân, thông gia của ông này đã lấy được giấy phép thiết lập nhà kho tồn trữ hóa chất, thông qua đó cho phép lách qua giám sát thẩm tra của bộ bảo vệ môi trường.

Theo bài báo này, điều lệ quy định của Bộ Ngoại vụ ban bố, việc thiết lập xí nghiệp tồn trữ chất hóa học nguy hiểm, phải nộp đơn xin Ngành Quản lý Mậu dịch Kinh tế cấp một của tỉnh và Phòng Giám sát An toàn cấp thành phố của khu vực đó, do hai đơn vị này tổ chức chuyên gia tiến hành kiểm tra. Thế nhưng, công ty Thụy Hải lại không có được giấy phép chứng nhận kinh doanh sản phẩm hóa học nguy hiểm của Phòng Giám sát An toàn địa phương, nguyên nhân bởi vì ông chủ của công ty là thông gia của Trương Cao Lệ.

Trương Cao Lệ là thường ủy thuộc phe ông Giang. Năm 2006, khi đảm nhiệm Bí thư Tỉnh ủy Sơn Đông, từng vì Giang Trạch Dân mà cấm người dân không cho tham quan núi Thái Sơn, nhờ “nịnh hót” mà nổi danh. Trương Cao Lệ cũng tích cực theo Giang bức hại Pháp Luân Công. Ông hiện đang bị xếp vào danh sách điều tra của “Tổ chức quốc tế điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công”.

Những vụ tham ô những khoản lớn và nhiều vụ bê bối chính trị của Trương Cao Lệ không ngừng được đưa ra ánh sáng. Có hãng tin cho biết, Trương Cao Lệ đã bị xếp vào danh sách “có thể bị hạ đài”, một danh sách tuyệt mật của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài báo lạ hé lộ Chủ tịch Trung Quốc gặp kháng cự "không thể tưởng tượng"

Thứ bảy, 22/08/2015 - 06:52

 

Dân trí Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 20/8 đã có bài bình luận với giọng điệu đầy giận dữ, khi cho biết công cuộc cải cách toàn diện do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng đang vấp phải sự kháng cự “không thể tưởng tượng”.

 

bai-bao-la-he-lo-chu-tich-trung-quoc-gap
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: AFP)
 

Theo tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng tại Hồng Kông, bài viết khẳng định công cuộc cải cách tại Trung Quốc đang ở giai đoạn quyết định, và vấp phải những khó khăn khổng lồ, do ảnh hưởng tới lợi ích của nhiều nhóm khác nhau.

“Cuộc cải cách sâu rộng đã đụng chạm tới các vấn đề cơ bản đó là điều chỉnh lại huyết mạch của nền kinh tế khổng lồ này, với mục tiêu khiến nó trở nên lành mạnh hơn”, bài báo viết. “Mức độ phản kháng đang vượt xa những tưởng tượng trước đây”.

Bài bình luận được đề tên “Gouping”, một bút danh thường được truyền thông nhà nước Trung Quốc sử dụng khi bình luận vê những vấn đề lớn của đảng và Nhà nước. Bài viết được đăng tải trên website của truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) và tờ Guangming Daily.

Theo các nhà quan sát, bài bình luận cho thấy cải cách đã không thể đạt được kết quả mong muốn, và vấp phải phản ứng từ nhiều phe phái.

Xu Yaotong, giáo sư khoa học chính trị của Học viện quản trị Trung Quốc cho biết, bài viết được đăng tải giữa lúc có những lo ngại rằng chiến dịch chống tham nhũng đang yếu dần, trong khi những cải tổ khác bị phản đối.

Nhiều quan chức cấp cao trong quân đội và chính quyền Trung Quốc đã bị “đả” trong các cuộc điều tra tham nhũng thời gian qua.

“Giọng điệu của bài bình luận đầy giận dữ”, ông Xu nói. “Căn cứ trên thông điệp trong bài viết của Guoping, tôi có cảm giác các lãnh đạo trung ương bắt đầu lo lắng”.

Ông cho rằng những “phản kháng” có thể từ một trong các nhóm quyền lực: các lãnh đạo về hưu muốn duy trì ảnh hưởng, các quan chức bị thu hẹp quyền lực và những viên chức cảm thấy không hài lòng với các quy định khắt khe.

Bài viết xuất hiện sau một loạt bài bình luận trên tờ Nhân dân nhật báo hồi tháng này, chỉ trích các quan chức về hưu tìm cách tiếp tục duy trì ảnh hưởng trong hậu trường. Ngoài ra, bài bình luận cũng xuất hiện đúng thời điểm “mật nghị” tại khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc vừa kết thúc.

Nhà bình luận chính trị tại Bắc Kinh Zhang Lifan cho rằng bài viết báo hiệu “mọi chuyện đang không êm đẹp”.

“Rõ ràng rằng họ đã không đạt được bất kỳ sự đồng thuận nào trong các hoạt động chính trị tại Bắc Đới Hà. Các nhóm khác nhau đang theo đuổi những hướng đi khác nhau. Đây chính là thử thách với khả năng triển khai nhiệm vụ của các lãnh đạo”.

Ông Zhang cho rằng mục tiêu của việc để thị trường giữ vai trò quyết định trong “phân bổ nguồn lực” là một trong những kỳ vọng còn xa vời.

“Cải cách phải vừa tính tới chính trị vừa tính tới yếu tố kinh tế. Nếu hệ thống chính trị không thay đổi, những lực cản trong bộ máy chính quyền sẽ chỉ khiến cải cách rơi vào cái vòng luẩn quẩn”, nhà bình luận này nhận định.

Giáo sư khoa học chính trị Zhang Ming tại đại học Renmin cho rằng nỗ lực thúc đẩy cải cách đã không chỉ thất bại trong việc đem lại kết quả, mà còn phản tác dụng.

“Sự phản kháng không chỉ với cuộc cải cách mà còn có những trở lực khác”, ông Zhang nói.

Thanh Tùng

Theo SCMP

=======================

Thế đấy! "Cuoilungcop" tập II mừ! Lần này là "rồng" đấy! Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng cho "chiến tranh tổng lực"

Thứ bảy, 22/08/2015 - 09:06

   

Dân trí Triều Tiên ngày 22/8 đã cảnh báo rằng nước này sẵn sàng bước vào "chiến tranh tổng lực", gia tăng thêm căng thẳng với Hàn Quốc sau vụ đấu pháo qua biên giới, trong bối cảnh hạn chót do Bình Nhưỡng đặt ra nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng đang đến gần.

 >> Lãnh đạo Triều Tiên lệnh cho binh sĩ sẵn sàng chiến đấu
 >> Hàn Quốc sơ tán dân sau vụ đấu pháo với Triều Tiên tại biên giới
 >> Hàn Quốc sẵn sàng đáp trả Triều Tiên kể cả xung đột quân sự

 

trieu-tien-tuyen-bo-san-sang-cho-chien-t

Lãnh đạo Triều Tiên trong một chuyến thị sát (Ảnh: AFP)

 

Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã đưa ra lời cảnh báo trên, đồng thời khẳng định lại rằng nước này không bao giờ khơi mào cho cuộc đấu pháo với Hàn Quốc hôm 20/8, và cáo buộc Seoul bịa đặt các thông tin rằng Bình Nhưỡng khai hỏa trước.

"Quân đội và nhân dân Triều Tiên không chỉ chống lại hoặc trả đũa, mà còn không loại trừ một cuộc chiến tổng lực nhằm bảo vệ hệ thống xã hội mà họ lựa chọn, khi mạng sống của họ bị đe dọa", tuyên bố được hãng thông tấn chính thức KCNA của Triều Tiên đăng tải.

Tình hình hiện thời "đã chạm tới bờ vực chiến tranh" và "giờ đây rất khó kiểm soát", tuyên bố nói thêm.

Tuyên bố, dường như cũng nhắc tới lời kêu gọi hai miền Triều Tiên kiềm chế của Trung Quốc, nói rằng Bình Nhưỡng đã tự kiềm chế nhiều thập niên qua. "Lúc này, không kêu gọi kiềm chế nào có ích để đưa tình hình về mức kiểm soát", tuyên bố nói.

Đó là cảnh báo mới nhất trong hàng loạt các đe dọa chiến tranh cứng rắn từ Bình Nhưỡng những giờ qua.

Ngày 21/8, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã chủ trì một cuộc họp khẩn cấp của Quân ủy Trung ương và lệnh cho các binh sĩ tiền tuyến sẵn sàng chiến tranh toàn diện. Ông cũng tuyên bố "tình trạng chiến tranh", theo truyền thông nhà nước.

Triều Tiên trước đó đã đưa ra một tối hậu thư rằng nước này sẽ có hành động quân sự mạnh mẽ nếu Hàn Quốc không ngừng chiến dịch tuyên truyền chống Bình Nhưỡng dọc biên giới và tháo dỡ các loa phóng thanh trong vòng 48 giờ, với hạn chót là 17h hôm nay 22/8 giờ địa phương.

Mỹ cho biết nước này xem những lời đe dọa của Triều Tiên là rất nghiêm trọng.

"Chúng tôi xem giọng điệu đe dọa của Triều Tiên là rất nghiêm trọng. Giọng điệu đó nhằm làm gia tăng căng thẳng và không có ích gì trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên", phát ngôn viên Gabrielle Price từ Vụ các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết. "Chúng tôi sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình".

Tại New York, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi các bên kiềm chế để không làm gia tăng thêm căng thẳng và tổ chức đối thoại để mang lại hòa bình trên bán đảo bị chia cắt.

An Bình

Theo AFP, Yonhap

=======================

Quả tố sì phé này nặng đây! Bởi vậy, hoặc là sau quả tố này, sẽ chuyển sang đàm phán và thống nhất đất nước; hoặc là bụp một trận sang phim luôn.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
XUỐNG XE, ĐI BỘ.....
======================
Chứng khoán Trung Quốc bùng nổ đợt bán tháo mới
22/08/2015 13:14
 

(TNO) Thị trường chứng khoán Trung Quốc vừa hứng chịu thêm một đợt bán tháo nữa. Chỉ số Shanghai Composite trong tuần này giảm 11%, thổi bay gần như tất cả nỗ lực giải cứu của chính phủ Trung Quốc hồi đầu tháng 7 và ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán toàn cầu.

 

china-stock-exchange_reuters_500_kiwz.jp
Chứng khoán Trung Quốc sụt giảm 11% trong tuần này - Ảnh: Reuters
 
Theo CNN, thị trường chứng khoán Trung Quốc vừa hạ 4% hôm 21.8. Chỉ số Sanghai Composite đóng cửa phiên giao dịch ngày 21.8 ở mức hơn 3.500 điểm một chút. Đây là mức mà giới phân tích cho rằng Bắc Kinh sẽ cố gắng bảo vệ bằng mọi giá. Chốt cả tuần qua, Shanghai Composite giảm 11%.
Cổ phiếu nhiều công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải, bao gồm cả các doanh nghiệp quốc doanh, giảm đến mức tối đa hằng ngày là 10%. Chỉ số Shenzhen Composite thì tuột 5,4% hôm 21.8 và giảm đến 11,5% tính trong cả tuần qua.
Tại đặc khu Hồng Kông, tình hình có vẻ khá hơn Đại Lục, song vẫn chốt phiên ngày 21.8 thấp hơn 20% so với mức đỉnh lập ra hồi tháng 4 vừa qua. Ngày 21.8 kéo dài đà biến động thị trường chứng khoán Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Trước đó, các dấu hiệu bất ổn đầu tiên xuất phát vào tháng 6, sau khi Shanghai Composite đạt đến mức đỉnh 5.100 điểm sau khi tăng 150% trong vòng 12 tháng. Khi bong bóng vỡ, chỉ số sụt giảm 32% chỉ trong 18 phiên giao dịch và chạm đáy hôm 8.7.
Bắc Kinh khi ấy tích cực giải cứu thị trường. Ngân hàng trung ương Trung Quốc cắt giảm lãi suất đến mức thấp kỷ lục, trì hoãn nhiều đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và gây áp lực lên những nhà đầu tư bán tháo. Cơ quan điều tiết thị trường của nước này còn mua vào cổ chứng khoán và các công ty được cho phép đình chỉ giao dịch cổ phiếu của họ. Có lúc, đến 50% cổ phiếu Trung Quốc tạm ngừng giao dịch.
Theo giới phân tích, biến động chứng khoán sẽ ít ảnh hưởng đến kinh tế Trung Quốc vì hiện vẫn còn ít nhà đầu tư đổ tiền vào cổ phiếu và đại đa số các doanh nghiệp nước này vẫn còn khả năng tài chính.
Tuy nhiên, mối quan ngại đang gia tăng, đặc biệt là sau động thái về nhân dân tệ và báo cáo số liệu sản xuất sụt giảm. Hôm 21.8, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) - thước đo quan trọng cho hoạt động sản xuất nước này - chạm đáy 77 tháng. Nhu cầu tiêu dùng cũng có dấu hiệu suy yếu.
Ngoài việc làm dấy lên nguy cơ châm ngòi cuộc chiến tiền tệ châu Á, tác động tiêu cực từ Trung Quốc đã lan khắp thị trường chứng khoán toàn cầu.
Hôm 20.8, chỉ số Dow Jones bị “nhấn chìm” 358 điểm, lần đầu tiên đóng cửa ở mức 17.000 kể từ tháng 10.2014. Chỉ số S&P 500 có tuần tệ nhất trong 3 năm qua, MSCI All-Country World mất 2,7% còn Stoxx Europe 600 Index thì giảm 3,3%, theo Bloomberg.
Đây được cho là kết quả tổng hợp từ Trung Quốc, khả năng tăng lãi suất thiếu rõ ràng từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và giá dầu sụt giảm.

Thu Thảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Máu và tiền ở Trung Quốc

Đăng Bởi Một Thế Giới
07:21 16-08-2015
 
Công an vũ trang sơ tán người dân ở xung quanh hiện trường vụ nổ kho hóa chất tại cảng Thiên Tân do lo ngại không khí bị nhiễm chất độc.
 
mau-vtien_MYHA.jpg?width=600&height=360&

Lực lượng phòng độc hóa học vào hiện trường ở cảng Thiên Tân.

 

Theo Pháp luật TP.HCM
=======================
 
Nghe "phong thanh" (Gió nói) rằng: Bắc Kinh kích hoạt tranh chấp lãnh thổ và biển, để hướng sự chú ý của dư luận trong nước ra nước ngoài, nhằm che đậy và dễ bề giải quyết mâu thuẫn nội bộ. Nhưng "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên", chỉ cần vài vụ nổ như thế này, hoặc tương đương thì có uýnh nhau đi chăng nữa, cũng chẳng thể hướng dư lụn ra ngoài được. Híc!.

 

 

 

 

Nhà máy hóa chất ở Trung Quốc nổ lớn, khói lửa rực trời

22/08/2015 22:09 GMT+7
 

TTO - Một vụ nổ nhà máy hóa chất vừa xảy ra tối nay 22-8 tại một nhà máy ở quận Hoài Đài, thành phố Truy Bác, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). 

 

cnbnepmu8aai-y6-1440255543.jpg

Hiện trường vụ nổ nhà máy hóa chất ở Sơn Đông được đưa lên Weibo - Ảnh: Nhân dân Nhật báo

 

Kênh truyền hình CCTV của Trung Quốc cho hay nhiều nhà dân gần đó đã bị thiệt hại do vụ nổ. 

Hiện chưa rõ số thương vong.

Vụ nổ xảy ra lúc 20g50 (giờ Bắc Kinh) tối 22-8 và địa điểm xảy ra vụ việc chỉ cách khu dân cư 1km.

Những hình ảnh ban đầu được cư dân mạng đăng tải lên Weibo cho thấy ngọn lửa lớn bốc cao ngùn ngụt. Lính cứu hỏa đã được điều động tới hiện trường.

Nhân dân Nhật báo cho hay tác động của vụ nổ có thể cảm nhận được trong vòng bán kính 5km.

Vụ nổ xảy ra sau khi 2 vụ nổ khác diễn ra ở Thiên Tân hôm 12-8 khiến ít nhất 121 người thiệt mạng.

Theo Reuters, cảnh sát giao thông trên toàn Trung Quốc hôm qua cũng đã được lệnh cảnh giác cao độ đối với các chất hóa học nguy hiểm, tăng cường kiểm tra trên đường và siết chặt việc cấp phép chuyên chở các chất hóa học.

 
THU ANH

================

Ngôn ngữ Việt Nam vô cùng phóng phú, nó mô tả cả những khái niệm rất trừu tượng, trong đó có từ "vài". Bởi vậy, "vài vụ nổ.." là bi nhiu vụ thì rất trừu tượng.

Nhưng "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên", chỉ cần vài vụ nổ như thế này, hoặc tương đương thì có uýnh nhau đi chăng nữa, cũng chẳng thể hướng dư lụn ra ngoài được. Híc!.

 

 

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Canh bạc tự hủy diệt của Trung Quốc
23/08/2015 08:44
 

Thanh Niên độc quyền giới thiệu bài phân tích của học giả Masahiro Matsumura về sự nguy hiểm từ chiến lược biển của Trung Quốc đối với khu vực và chính nước này.

 

gac-ma-d_joqs.jpg?width=500
Đại công trình phi pháp của Trung Quốc ở đá Gạc Ma thuộc Trường Sa - Ảnh: Mai Thanh Hải
 
Một lần nữa, những tuyên bố chủ quyền và hành động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông phủ bóng lên các hội nghị khu vực.
Lần này là tại đợt hội nghị ASEAN mở rộng ở Malaysia hồi đầu tháng. Và một lần nữa, Trung Quốc khước từ tất cả nỗ lực tiến tới một thỏa thuận đa phương nhằm kết thúc bế tắc kéo dài và ngày càng nghiêm trọng. Trớ trêu là lập trường này lại đe đọa lợi ích của Trung Quốc nhiều nhất so với những bên khác.
 
Hại người, hại cả mình
Rõ ràng Trung Quốc không nhận ra nguy cơ đối với mình và đang ra sức tăng cường các hành động để đạt tới bá quyền chiến lược ở Biển Đông. Với mưu đồ tạo ra sự đã rồi, nước này tiến hành nạo vét, bồi đắp đối với nhiều bãi đá ngầm và bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa.
Tàu quân sự và bán quân sự cùng máy bay được triển khai tới khu vực, đe dọa tự do lưu thông trên biển, điều Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kiên quyết phản đối ở Kuala Lumpur. Tuy nhiên, Trung Quốc, nước đang chơi canh bạc liều lĩnh về an ninh đối với các tuyến hàng hải ở Biển Đông, lại phụ thuộc vào chúng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
 
 
    gac-ma-d2_mcvy.jpg?width=500
Ông Masahiro Matsumura (ảnh) hiện là giáo sư về chính trị quốc tế tại Đại học Momoyama Gakuin (hay còn được gọi là Đại học Thánh Andrew) nổi tiếng ở Osaka, Nhật Bản. Là một trong những chuyên gia hàng đầu khu vực về liên minh Mỹ - Nhật, an ninh và chính sách công nghiệp quốc phòng, ông đang giữ vị trí nghiên cứu cấp cao của Học viện Hòa bình và an ninh ở Tokyo. Giáo sư Matsumura cũng đã xuất bản nhiều sách nghiên cứu như Will Japan Rise Again? (tạm dịch: Nhật Bản sẽ trỗi dậy lần nữa?) và US-Japan Alliance and Military Technology (tạm dịch: Liên minh Mỹ - Nhật và công nghệ quân sự).

 

 

Tất nhiên, Mỹ, Nhật Bản cũng như các nước Đông Á và Tây Thái Bình Dương khác có lợi ích chiến lược to lớn trong việc duy trì hòa bình, ổn định và tự do lưu thông trên tuyến đường biển ở khu vực.

Một Biển Đông nổi sóng gió sẽ thách thức con đường vận chuyển hiệu quả về chi phí đối với mặt hàng và nguyên liệu tối cần thiết cho các chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như phá vỡ dòng chảy dầu mỏ và khí đốt từ vịnh Ba Tư đến các thị trường châu Á. Dù vậy, các quốc gia khác, ngoại trừ Trung Quốc, vẫn còn có một lựa chọn khác dù bất đắc dĩ là sử dụng những tuyến đường xung quanh sườn phía nam Indonesia. Cụ thể là eo biển Lombok, eo biển Ombai, eo biển Makassar và biển Philippines.
Trong khi đó, Trung Quốc hoàn toàn phụ thuộc Biển Đông vì mô hình phát triển kinh tế của nước này dựa vào các ngành công nghiệp sản xuất hướng đến xuất khẩu chủ yếu hoạt động ở miền nam, cũng như các hải cảng đặt tại Hồng Kông, Thâm Quyến và Quảng Châu. Với hơn 40% GDP đến từ xuất khẩu, sự hỗn loạn ở Biển Đông sẽ bóp nghẹt nền kinh tế Trung Quốc.
 
Chặn cửa để răn đe
Đến nay, sự phản đối của Mỹ đối với các hành động của Trung Quốc không chỉ dừng ở lời nói. Trong các ngày 20 và 22.8, các quan chức Lầu Năm Góc liên tục một lần nữa làm rõ ý định tăng cường hiện diện ở Biển Đông, tiếp tục tuần tra hải quân lẫn không quân trong vùng biển và không phận do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Mỹ cũng đang thảo luận về hợp tác quân sự 3 bên với Nhật và Úc, tập trung vào các nguy cơ trên biển. Ngoài ra, dù không công khai nhưng hầu hết các đồng minh của Philippines đều ngầm ủng hộ vụ kiện của nước này lên tòa án quốc tế nhằm vào các tuyên bố chủ quyền phi pháp, vi phạm Công ước LHQ về luật Biển do Trung Quốc áp đặt ở Biển Đông.
Từ các phân tích ở trên, có thể thấy Mỹ và Nhật Bản đang nắm trong tay cơ hội quan trọng để ngăn chặn tình trạng bất tuân luật pháp ở Biển Đông. Họ có thể phô diễn sức mạnh hải quân áp đảo và qua đó cho thấy khả năng “đóng cửa” các tuyến đường biển quan trọng trước Trung Quốc. Trong các hoạt động hợp tác cứu trợ thiên tai, chống khủng bố hoặc đối phó các nguy cơ an ninh phi truyền thống, Mỹ và Nhật có thể triển khai đều đặn các đội tàu nhỏ và thỉnh thoảng điều tàu cỡ lớn như hàng không mẫu hạm và tàu tấn công đổ bộ đến khu vực. Chiến thuật này sẽ càng được nâng cao bằng việc huy động thêm tàu ngầm và máy bay tuần tra chống ngầm, lĩnh vực mà Mỹ và Nhật đi trước Trung Quốc tới mấy thập niên.
Tất nhiên, không ai muốn có xung đột, nhưng có một số việc phải làm để khiến Trung Quốc nhận ra thực tế rằng với những hành động gây bất ổn ở Biển Đông, nước này đang gây tổn hại cho chính mình hơn bất kỳ nước nào khác. Vì Mỹ và Nhật Bản không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và cũng không có ý đồ gì với nguồn tài nguyên ở đây - bao gồm dầu mỏ, khí đốt và thủy sản - nên họ là những ứng viên lý tưởng đưa ra thông điệp này để rồi phối hợp với các bên khác thuyết phục Trung Quốc đi vào đàm phán một thỏa thuận an ninh đa phương.
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và các láng giềng đang leo thang, có nguy cơ gây tổn hại an ninh của những tuyến đường biển mà nước này đang phụ thuộc, không còn thời gian để chần chừ nữa. Vì lợi ích của chính mình, Trung Quốc phải làm việc với các bên để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế.
 
Nhật cần cân nhắc giám sát ở Biển Đông
Đó là nhận định của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani đưa ra trong cuộc họp về an ninh mới đây tại Thượng viện nước này.
Hãng tin Jiji Press dẫn lời ông Nakatani nói vấn đề phối hợp giám sát giữa Nhật Bản và Mỹ ở Biển Đông cần được xem xét theo luật an ninh mới của Tokyo. Trước đó, truyền thông Nhật dẫn tài liệu lưu hành nội bộ của Bộ Quốc phòng Nhật tiết lộ khả năng nước này tiến hành hoạt động giám sát ở Biển Đông.
Các tài liệu nhấn mạnh rằng hoạt động giám sát chung ở Biển Đông là mô hình hợp tác thời bình giữa Lực lượng phòng vệ Nhật và quân đội Mỹ theo luật an ninh mới cũng như hướng dẫn hợp tác quốc phòng giữa hai nước đã được sửa đổi hồi tháng 4.2015.
Trong một diễn biến liên quan, Bộ Quốc phòng Mỹ ra báo cáo mới nhận định hành động bồi đắp, xây dựng phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông là nhằm thay đổi hiện trạng.
Theo báo cáo, dù không phải là nước đầu tiên hay duy nhất tiến hành xây dựng tại khu vực Trường Sa nhưng Trung Quốc liên tục mở rộng với quy mô hoàn toàn lấn át các bên khác. “Chỉ trong vòng 20 tháng, quy mô cải tạo của Trung Quốc đã gấp 17 lần so với tất cả những gì các bên khác đã làm trong 40 năm qua”, AFP dẫn báo cáo của Lầu Năm Góc viết.
Nước này đã xây dựng các công trình có thể quân sự hóa như cầu cảng, đường băng trên đảo nhân tạo nhằm tăng cường hơn nữa sức mạnh cơ bắp ở Biển Đông. Tất cả nằm trong một chiến lược biển tổng thể nhằm kiểm soát vùng biển này và biển Hoa Đông, Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định.

 

 
 Masahiro Matsumura
(Giáo sư chính trị quốc tế Nhật Bản)
(Văn Khoa lược dịch)
© Project Syndicate

======================

Trung Quốc đã mắc sai lầm chiến lược. Cái này lão Gàn nói lâu rồi. Tất nhiên, khi đã mắc sai lầm chiến lược tầm cỡ quốc gia thì tất hậu quả sẽ như tác giả Masahiro Matsumura đã xác định: "Canh bạc tự hủy diệt của Trung Quốc".

"Canh bạc" - Đó chính là từ mà lão Gàn sử dụng đầu tiên cho mối quan hệ quốc tế liên quan đến cuộc giành ngôi vị bá chủ thế giới. Trong canh bạc này, sai lầm của Trung Quốc, chính là người gầy sòng, nhưng lại không cầm cái.

Sai lầm chiến lược tiếp theo chính là Trung Quốc đã sinh sự với Việt Nam trên biển Đông. Điều này lão cũng đã nói từ lâu. Kết quả đã thấy rõ.

Một hậu quả nữa sắp sửa xảy ra cũng từ sai lầm gây sự với Việt Nam trên biển Đông là....

Thôi! Lão Gàn chỉ nói đến đấy. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...".

Điều lão Gàn quan tâm chỉ là: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử phải được sáng tỏ tính chân lý của nó.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc vỡ mộng

20/08/2015 22:41

 

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ồ ạt bơm tiền nhằm giải quyết việc thanh khoản

 

Đồng nhân dân tệ (NDT) lại rớt giá hôm 20-8 sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có động thái được cho là cản trở tham vọng của Trung Quốc đằng sau việc rốt ráo phá giá đồng nội tệ gần đây.

IMF đã quyết định lùi thời gian điều chỉnh rổ tiền tệ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) đến ngày 30-9-2016 thay vì vào cuối năm nay như dự kiến trước đó. Hẳn Trung Quốc là nước thất vọng nhất khi nhận thông tin này.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, việc phá giá NDT khiến thế giới chấn động hồi tuần trước không hoàn toàn nhằm kích thích tăng trưởng và đối phó với sự trì trệ của kinh tế mà trên hết, Trung Quốc muốn nhanh chóng đưa NDT “chen chân” vào rổ tiền tệ SDR vốn đang có USD, yen Nhật, bảng Anh và euro.

Một kết quả như vậy có thể tạo ra nhiều lợi ích quan trọng đối với kinh tế Trung Quốc, như tăng nhu cầu mua vào đồng NDT của các ngân hàng trung ương trên thế giới, giảm thiểu sự phụ thuộc vào đồng USD và qua đó nâng cao vai trò và vị thế của Bắc Kinh trong nền kinh tế toàn cầu.

 

thegioi12-1440084569096.jpg

Một chi nhánh của Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc tại TP Thượng Hải

Ảnh: China Daily

 

Năm 2010, IMF từ chối đưa NDT vào rổ tiền dự trữ với lý do đồng nội tệ của Trung Quốc “không được sử dụng tự do”. Tuần trước, cơ quan này hoan nghênh động thái phá giá NDT nhưng nhấn mạnh Trung Quốc phải hành động nhiều hơn nữa. Theo IMF, động thái nói trên không tác động trực tiếp lên việc xem xét lại rổ tiền tệ dự trữ vốn được thực hiện 5 năm 1 lần.

Trong tuần qua, đồng NDT giao dịch khá ổn định sau cơn biến động trước đó. Tuy nhiên, động thái mới nhất của IMF đang khiến giới đầu tư gia tăng quan ngại về cách Bắc Kinh cầm cương thị trường chứng khoán khó lường cũng như chính sách tiền tệ tiền hậu bất nhất của nước này.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc ngày 20-8 lại mất khoảng 3%, tương đương với 1 ngày trước đó sau khi sụt giảm mạnh trong ngày 18-8 (chỉ số Shanghai Composite trên sàn chứng khoán Thượng Hải giảm tới 6,2%, mạnh nhất từ ngày 27-7).

Sự sụt giảm này được cho là do giới đầu tư tháo chạy sau khi Tập đoàn Tài chính chứng khoán Trung Quốc (CSF - cơ quan được lập ra để hỗ trợ giá cổ phiếu trong nước) có dấu hiệu ngừng mua vào. “Khó có thể đoán biết diễn biến của thị trường vì sự phản ứng thất thường của giới hoạch định chính sách Trung Quốc cũng như sự co giãn theo hướng ngắn hạn của NDT” - các nhà phân tích từ Goldman Sachs nhận định.

Theo trang Bloomberg, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) trong những ngày qua ồ ạt bơm tiền vào hệ thống tài chính trong nước để giải quyết cơn khát thanh khoản. Số tiền rót vào hệ thống tài chính thông qua nghiệp vụ thị trường mở đạt kỷ lục trong tuần này khi lên tới 150 tỉ NDT (tương đương 23 tỉ USD). Đây là đợt bơm tiền mạnh nhất kể từ tháng 2 - thời điểm nhu cầu tiền mặt lên cao trong dịp Tết Nguyên đán.

Hôm 19-8, PBOC đã bơm 110 tỉ NDT (tương đương 17 tỉ USD) thông qua các khoản cho vay trung hạn. Một ngày trước đó, ngân hàng này bơm 120 tỉ NDT (tương đương 18 tỉ USD) qua các khoản cho vay ngắn hạn. Cũng trong ngày 18-8, PBOC đã hoàn thành việc bơm 93 tỉ USD vào 2 ngân hàng lớn trong nước là Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (nhận 48 tỉ USD) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (nhận 45 tỉ USD).

Các khoản tiền này được dùng để hỗ trợ những dự án tái xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế tại Bắc Kinh và Thiên Tân, thành phố cảng ở Đông Bắc Trung Quốc. Chuyên gia kinh tế Trung Quốc Wang Shengzu thuộc Tập đoàn Tài chính Barclays nhận định động thái “tiếp máu” cho 2 ngân hàng lớn nói trên cho thấy PBOC đang tìm cách “dẫn đường” để tiền đầu tư vào nền kinh tế thật sự, như xuất khẩu và xây dựng hạ tầng, thay vì chảy sang các tổ chức tài chính và thị trường chứng khoán như trước.

Thu Hằng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Hồng Kông: Trung Quốc kéo quân áp sát biên giới Triều Tiên

Hồng Thủy

23/08/15 14:40

(GDVN) - Xe tăng, xe bọc thép quân đội Trung Quốc chỉ cách biên giới với Triều Tiên chưa đầy 30 km.

 

xe_tang.jpg

Xe tăng Trung Quốc, hình minh họa. Ảnh: Boxun.

 

Đông Phương nhật báo Hồng Kông ngày 23/8 đưa tin, trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang nhanh chóng trên bán đảo Triều Tiên, quân đội Trung Quốc đã điều động lực lượng áp sát biên giới nước này với Bắc Triều Tiên. Người dân châu tự trị Diên Biên giáp biên với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã chứng kiến sự xuất hiện bất thường của lực lượng xe bọc thép, xe tăng quân đội trên đường phố thuộc thành phố Diên Cát, Diên Biên phía Đông tỉnh Cát Lâm.

Xe tăng, xe bọc thép quân đội Trung Quốc chỉ cách biên giới với Triều Tiên chưa đầy 30 km. Việc triển khai lực lượng quân sự áp sát biên giới Triều Tiên phản ánh Bắc Kinh đang lo lắng một cách nghiêm túc về bế tắc hiện nay giữa Bình Nhưỡng và Seoul. Đại biểu 2 miền bán đảo Triều Tiên đã đồng ý tiếp tục đàm phán lúc 3 giờ chiều nay 23/8 giờ địa phương sau khi cuộc đối thoại đầu tiên kéo dài 10 tiếng đồng hồ ngày hôm qua kết thúc.

Cuộc đàm phán thứ nhất bắt đầu khoảng 6 giờ 30 phút chiều qua 22/8, Bình Nhưỡng ra tối hậu thư đòi Seoul phải dừng phát sóng chương trình tâm lý chiến chống Triều Tiên ở biên giới và đe dọa chiến tranh toàn diện nếu Hàn Quốc không thực hiện. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc vẫn kiên quyết bảo vệ quan điểm chỉ ngừng phát sóng nếu có một "kết quả chấp nhận được" từ cuộc đàm phán với miền Bắc.

Hoạt động phát thanh tâm lý chiến chống Triều Tiên bắt đầu sau một vụ nổ mìn ở biên giới làm 2 lính Hàn Quốc bị thương, Seoul cho rằng Bình Nhưỡng là thủ phạm. Hôm Thứ Năm vừa qua hai miền đã nổ ra một cuộc đọ pháo qua biên giới. Bế tắc giữa 2 miền Triều Tiên cũng xảy ra đúng lúc cuộc tập trận thường niên Mỹ - Hàn đang diễn ra. Ngày 21/8 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ và quan ngại sâu sắc về diễn biến trên bán đảo gần đây.

 

"Trung Quốc kiên quyết bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực, đồng thời phản đối bất kỳ hành động nào có thể làm căng thẳng leo thang. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan giữ bình tĩnh và kiềm chế, xử lý đúng đắn tình hình hiện nay thông qua tiếp xúc và đối thoại, ngừng làm bất cứ điều gì có thể làm gia tăng căng thẳng hoặc làm tình hình trở nên tồi tệ hơn. Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các bên liên quan để cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định trên bán đảo Triều Tiên", bà Oánh nói.

 

dam_phan.jpg

Quan chức cấp cao hai miền bán đảo Triều Tiên đã đàm phán thông đêm 10 tiếng liên tục nhằm tìm cách tháo ngòi căng thẳng. Ảnh: Yonhap.

 

Thời báo Hoàn Cầu cũng cố gắng làm giảm nhẹ nguy cơ xung đột quân sự với bài xã luận cho rằng, hai miền Triều Tiên đều không sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh toàn diện, không ai muốn khơi mào một uộc chiến tranh. Đáp lại thông điệp này của Bắc Kinh, Thông tấn xã Triều Tiên KCNA ngày 21 nói: "Chúng tôi đã tự kiềm chế trong suốt mấy thập kỷ qua. Bây giờ bất cứ ai nói về tự kiềm chế đều chẳng giúp ích gì cho việc kiểm soát tình hình".

Bình luận về diễn biến này, Đa Chiều ngày 22/8 có bài: "Nam Bắc Hàn đàm phán thông đêm 10 tiếng liên tục, Bình Nhưỡng cả đêm kêu gọi Bắc Kinh ngậm miệng". Đa Chiều cho rằng Trung Quốc kêu gọi "các bên" kiềm chế, nhưng Triều Tiên không những không nghe mà còn tỏ thái độ thách thức Bắc Kinh rất đáng để các bên suy ngẫm. Một số nhà phân tích cho rằng, trước đây Trung Quốc coi Triều Tiên là "phên giậu hoãn xung" của mình, nhưng tình hình giờ đã đảo ngược, Bắc Kinh mới thực sự là "phên giậu giảm sóc" của Bình Nhưỡng.

Bản thân lãnh đạo Trung Quốc hiện tại cũng rất lo lắng Bình Nhưỡng có thể quyết định hành động liều lĩnh, cực đoan làm cho cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên càng trở nên trầm trọng, khó kiểm soát. Trong khi đó nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tỏ ra "không có lý do gì để nghe Trung Quốc", ông tiếp tục tích cực xây dựng "thế trận phòng thủ chống ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng".

Trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra trên bán đảo Triều Tiên, nếu như Seoul lập tức thông báo cho Mỹ và các bên liên quan diễn biến tình hình thì người ta không thấy dấu hiệu nào về việc Bình Nhưỡng trao đổi với Bắc Kinh, trong khi đó Triều Tiên đã sớm phái một Thứ trưởng Ngoại giao sang Moscow để trao đổi về vụ pháo kích nên người Nga mới có phản ứng nhanh như vậy. Kết quả là chỉ riêng mỗi Bắc Kinh là bất ngờ và bị gạt ra ngoài lề sự việc.

Không thông báo gì cho Trung Quốc đã đành, ngay cả khi đại sứ quán Triều Tiên tại Bắc Kinh tổ chức họp báo quốc tế về vụ đọ pháo hôm Thứ Năm, giới truyền thông nhà nước của nước sở tại cũng không được mời. Giới quan sát cho rằng động thái này của Bình Nhưỡng nhằm 3 mục đích: Một là thể hiện sự bất mãn với Bắc Kinh vì Trung Quốc đã không còn ủng hộ Triều Tiên.

Hai là muốn cho Bắc Kinh thấy Bình Nhưỡng có khả năng kéo họ xuống bùn bất cứ lúc nào, thứ ba là việc Bình Nhưỡng muốn thể hiện năng lực độc lập tự chủ xử lý vấn đề. Minh chứng cho điều này là 2 miền Triều Tiên đã nhanh chóng tổ chức hội đàm tháo ngòi nổ căng thẳng mà không cần phải thông qua Bắc Kinh. Kim Jong-un nhìn thấy rõ thời cơ lịch sử Tổng thống Mỹ Barack Obama muốn "làm được gì đó" trước khi rời Nhà Trắng, có thể học tập Iran để đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Mỹ - Hàn mà chưa chắc Trung Quốc đã được tham gia.

Hồng Thủy
====================
Lão Gàn nói rồi: Sau vụ tố sì phé - thì - hoặc là hai miền sẽ nhanh chóng thống nhất; hoặc là chiến tranh sẽ xảy ra. Chứ không còn tình trạng lằng nhằng như hiện nay. Tuy nhiên, nếu chiến tranh xảy ra, thì sự sụp đổ của ngài Kim Jong Un không phải do thắng hay thua với liên quân Mỹ Hàn, mà chính là Trung Quốc. Lão nghĩ rằng ngài Kim Jong Un đủ tỉnh táo nghĩ đến việc này.
5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc “đau đầu” với cơn ác mộng chiến tranh liên Triều

Thứ hai, 24/08/2015 - 07:00
 

Nguy cơ chiến tranh Hàn - Triều dâng cao khi đàm phán không có kết quả, đang là một "cơn ác mộng" gây "đau đầu" chính quyền Trung Quốc những ngày qua.

 

2 miền Triều Tiên chiều 23/8 đã nối lại cuộc đàm phán cấp cao nhằm tránh xảy ra nguy cơ đụng độ quân sự. Seoul đã cáo buộc Bình Nhưỡng làm xói mòn tiến trình này khi tiếp tục các hoạt động triển khai trên biển và trên bộ. Tuy nhiên cuộc đàm phán kéo dài từ đêm 22/8 tới sáng 23/8 mà không đạt được thỏa thuận cuối cùng nào.

 

trung-quoc-dau-dau-voi-con-ac-mong-chien

 

Quan chức quân đội cấp cao Triều Tiên Hwang Pyong So (trái) bắt tay cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc Kim Kwan Jin tại buổi hội đàm.

 

Đàm phán không có kết quả đã dẫn đến những tuyên bố và động thái “cứng rắn” từ các bên. Hãng tin nhà nước Triều Tiên, KCNA đã ngay lập tức lên tiếng: “Chúng tôi đã tự kiềm chế trong hàng thập kỉ qua. Giờ chắc không có ai có thể nói rằng, tự kiềm chế sẽ giúp ích cho việc giải quyết tình hình”.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, khoảng 70% số tàu ngầm của Triều Tiên, tương đương 50 chiếc đã rời các căn cứ quân sự tại khu vực duyên hải phía Tây và phía Đông của Triều Tiên ngày 22/8 song đã không bị quân đội Hàn Quốc phát hiện.

Con số 70% này cho thấy các hoạt động quân sự của Triều Tiên đang gia tăng ở mức cao, tăng gấp 10 lần kể từ khi chiến tranh liên Triều kết thúc năm 1953, trong bối cảnh tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang diễn biến căng thẳng.

Về phía Hàn Quốc, vào ngày 22/8, Quân đội Hàn Quốc và Mỹ đã điều 8 máy bay chiến đấu tấn công các mục tiêu mô phỏng để tăng cường sức mạnh.

Diễn biến này đã khiến Trung Quốc phải có động thái chuẩn bị cho bất kỳ tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Vào ngày 21/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Doanh cho biết, Bắc Kinh vẫn theo dõi sát sao mọi diễn biến và vô cùng quan ngại trước những căng thẳng gần đây giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.

Đi kèm với phát ngôn “quan ngại”, Trung Quốc cũng gia tăng quân sự ở khu vực biên giới. Theo báo chí Hongkong, quân đội Trung Quốc đã điều động lực lượng áp sát biên giới nước này với Triều Tiên.

Người dân ở giáp biên với Triều Tiên đã chứng kiến sự xuất hiện bất thường của lực lượng xe bọc thép, xe tăng quân đội trên đường phố thuộc thành phố Diên Cát, Diên Biên phía Đông tỉnh Cát Lâm. Xe tăng, xe bọc thép quân đội Trung Quốc chỉ cách biên giới với Triều Tiên chưa đầy 30 km.

Việc triển khai lực lượng quân sự áp sát biên giới Triều Tiên phản ánh Bắc Kinh đang lo lắng một cách nghiêm túc về bế tắc hiện nay giữa Bình Nhưỡng và Seoul.

 

Bắc Kinh “phát hoảng” vì bị đẩy làm trung gian?

Tối hậu thư mà Triều Tiên gửi cho Hàn Quốc hôm 21/8 vừa qua lại chính là được đưa tới Đại sứ quán Triều Tiên tại Trung Quốc.

Theo Tân Hoa xã, tối hậu thư nhấn mạnh Triều Tiên sẽ bắt đầu thực hiện các hành động quân sự mạnh mẽ nếu như phía Hàn Quốc không chấm dứt cuộc chiến tranh tâm lý. Đáp lại, Hàn Quốc cảnh báo Triều Tiên sẽ phải trả giá đắt nếu tiếp tục có các hành động, mà Hàn Quốc gọi là khiêu khích.

 

trung-quoc-dau-dau-voi-con-ac-mong-chien

An ninh tăng cường ở khu vực biên giới 2 miền Triều Tiên.

 

Reuters dẫn lời Đại sứ Triều Tiên tại Nga rằng bán đảo Triều Tiên đang đứng bên bờ vực chiến tranh và Triều Tiên sẽ phản ứng mạnh mẽ trong trường hợp Hàn Quốc bác bỏ các yêu cầu của Triều Tiên về việc chấm dứt các chương trình phát thanh tuyên truyền ở biên giới, trước thời hạn chót vào chiều 21/8.

Ngoài việc 2 miền Triều Tiên tung ra những lời lẽ cứng rắn thì giới phân tích lại để ý nhiều tới yếu tố Bắc Kinh trong dụng ý hành động của phía Bình Nhưỡng. Việc Bình Nhưỡng “bắn tin” cho Seoul thông qua đại sứ quán nước này ở Bắc Kinh chỉ là nhằm lôi kéo Trung Quốc vào cuộc hòng gây áp lực tâm lý với Hàn Quốc. Một mũi tên trúng 2 đích, vừa là để trả đũa cuộc tập trận chung Mỹ -Hàn; nhưng sâu xa cũng là “lời nhắn gửi” với Trung Quốc trong bối cảnh Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye sẽ có chuyến thăm Bắc Kinh từ ngày 2-4/9 tới.

 

Mỹ, Nhật nhảy vào nếu xảy ra chiến tranh Hàn – Triều

Ngay khi có thông tin về cuộc nã pháo giữa 2 miền Triều Tiên, báo chí Nga đã đưa ra nhận định về khả năng Mỹ, Nhật sẽ vào cuộc nếu xảy ra chiến tranh liên Triều.

Đối với Washington, Hàn Quốc là một tiền đồn hoàn hảo nằm gần biên giới Trung Quốc. Mỹ vẫn duy trì sự hiện diện quân sự ở quốc gia này và cả ở Nhật Bản, Hawaii là vì những tuyên bố đe dọa ngày càng tăng cường độ nguy hiểm của Triều Tiên cũng như việc quốc gia này theo đuổi vũ khí hạt nhân.

Việc Hàn Quốc bị “tấn công” chắc chắn sẽ khiến Mỹ “không thể ngồi yên”.

Nhật Bản cũng vậy, chắc chắn sẽ gia tăng sức mạnh quân sự của mình đề phòng trường hợp xấu nhất là chiến tranh lan ra khu vực Đông Bắc Á.

Sự gia tăng hiện diện của Mỹ và Nhật sẽ khiến tham vọng kiểm soát vùng biển Hoa Đông của Bắc Kinh chính thức phá sản.

Nói tóm lại, một cuộc chiến liên Triều dù khó xảy ra nhưng nếu trở thành sự thật, sẽ mang lại bất lợi vô cùng lớn cho Trung Quốc, đẩy chính quyền Bắc Kinh vào một “cơn ác mộng” thực sự khó lường./.

Theo Ngân Giang/VOV.VN

========================

Sự gia tăng hiện diện của Mỹ và Nhật sẽ khiến tham vọng kiểm soát vùng biển Hoa Đông của Bắc Kinh chính thức phá sản.

Nói tóm lại, một cuộc chiến liên Triều dù khó xảy ra nhưng nếu trở thành sự thật, sẽ mang lại bất lợi vô cùng lớn cho Trung Quốc, đẩy chính quyền Bắc Kinh vào một “cơn ác mộng” thực sự khó lường./.

 

Về mặt tổng thể, biển Đông cùng lắm là dây dẫn nổ, thùng thuốc nổ ở Hoa Đông. Cái này lão Gàn phát bỉu nâu dồi. Nhưng về diễn biến cụ tỷ thì nó như thế lào thì cơ bủn sẽ là Đài Loan - cái này cũng nói rùi - Nhưng râu ria, gọi là dẫn chuyện có thể diễn biến dưới nhiều hình thức. "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ...".

Hai miền Cao Ly có uýnh nhau hủy diệt, hay thống nhất thì Tàu đều bị động kinh như nhau. Nước Tàu đang bị dồn vào thế bí.

Nước Thục ngày xưa bị dồn vào thế bí, khiến Khổng Minh phải bỏ cả triều chính để ngắm cá Koi. Nhưng sau đó ngài giải quyết được. Vì thời ấy chỉ dồn nhau về mặt quân sự. Nên sau những giải pháp của ngài thì việc thân chinh đánh Mạch Hoạch như là một giải pháp triệt để.

Nhưng nước Tàu bây giờ thì khác hẳn nước Thục ngày xưa. Đã vậy lại thiếu hẳn một khả năng tư duy của Khổng Minh. Điều này sẽ dẫn đến - hoặc là Tàu phải liều uýnh nhau với Huê Kỳ một trận, như một vài tướng Tàu đã phát biểu; hoặc chấp nhận thất bại và nhượng bộ Hoa Kỳ. Nhưng lão nhắc lại rằng: Cho dù bây giờ nước Tàu có lùi cũng đã muộn rồi.

Hôm nay, lão hé lộ thêm một chút:

Chỉ cần Hoa Kỳ vây chặt, không cần động binh, nước Tàu sẽ phải buộc tiến hành chiến tranh như một cú tự sát kiểu Samurai, hoặc tự sụp đổ.

Lão thừa biết thế lực nào đứng đằng sau việc nhân danh khoa học phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Liệu cái thần hồn! Lão vẫn còn đang rất chính danh khi tỏ ra muốn một cuộc tranh luận khoa học làm sáng tỏ cội nguồn Việt sử. 

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Báo Hồng Kông: Trung Quốc kéo quân áp sát biên giới Triều Tiên

Hồng Thủy

23/08/15 14:40

(GDVN) - Xe tăng, xe bọc thép quân đội Trung Quốc chỉ cách biên giới với Triều Tiên chưa đầy 30 km.

 

xe_tang.jpg

Xe tăng Trung Quốc, hình minh họa. Ảnh: Boxun.

 

Đông Phương nhật báo Hồng Kông ngày 23/8 đưa tin, trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang nhanh chóng trên bán đảo Triều Tiên, quân đội Trung Quốc đã điều động lực lượng áp sát biên giới nước này với Bắc Triều Tiên. Người dân châu tự trị Diên Biên giáp biên với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã chứng kiến sự xuất hiện bất thường của lực lượng xe bọc thép, xe tăng quân đội trên đường phố thuộc thành phố Diên Cát, Diên Biên phía Đông tỉnh Cát Lâm.

Xe tăng, xe bọc thép quân đội Trung Quốc chỉ cách biên giới với Triều Tiên chưa đầy 30 km. Việc triển khai lực lượng quân sự áp sát biên giới Triều Tiên phản ánh Bắc Kinh đang lo lắng một cách nghiêm túc về bế tắc hiện nay giữa Bình Nhưỡng và Seoul. Đại biểu 2 miền bán đảo Triều Tiên đã đồng ý tiếp tục đàm phán lúc 3 giờ chiều nay 23/8 giờ địa phương sau khi cuộc đối thoại đầu tiên kéo dài 10 tiếng đồng hồ ngày hôm qua kết thúc.

Cuộc đàm phán thứ nhất bắt đầu khoảng 6 giờ 30 phút chiều qua 22/8, Bình Nhưỡng ra tối hậu thư đòi Seoul phải dừng phát sóng chương trình tâm lý chiến chống Triều Tiên ở biên giới và đe dọa chiến tranh toàn diện nếu Hàn Quốc không thực hiện. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc vẫn kiên quyết bảo vệ quan điểm chỉ ngừng phát sóng nếu có một "kết quả chấp nhận được" từ cuộc đàm phán với miền Bắc.

Hoạt động phát thanh tâm lý chiến chống Triều Tiên bắt đầu sau một vụ nổ mìn ở biên giới làm 2 lính Hàn Quốc bị thương, Seoul cho rằng Bình Nhưỡng là thủ phạm. Hôm Thứ Năm vừa qua hai miền đã nổ ra một cuộc đọ pháo qua biên giới. Bế tắc giữa 2 miền Triều Tiên cũng xảy ra đúng lúc cuộc tập trận thường niên Mỹ - Hàn đang diễn ra. Ngày 21/8 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ và quan ngại sâu sắc về diễn biến trên bán đảo gần đây.

 

"Trung Quốc kiên quyết bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực, đồng thời phản đối bất kỳ hành động nào có thể làm căng thẳng leo thang. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan giữ bình tĩnh và kiềm chế, xử lý đúng đắn tình hình hiện nay thông qua tiếp xúc và đối thoại, ngừng làm bất cứ điều gì có thể làm gia tăng căng thẳng hoặc làm tình hình trở nên tồi tệ hơn. Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các bên liên quan để cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định trên bán đảo Triều Tiên", bà Oánh nói.

 

dam_phan.jpg

Quan chức cấp cao hai miền bán đảo Triều Tiên đã đàm phán thông đêm 10 tiếng liên tục nhằm tìm cách tháo ngòi căng thẳng. Ảnh: Yonhap.

 

Thời báo Hoàn Cầu cũng cố gắng làm giảm nhẹ nguy cơ xung đột quân sự với bài xã luận cho rằng, hai miền Triều Tiên đều không sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh toàn diện, không ai muốn khơi mào một uộc chiến tranh. Đáp lại thông điệp này của Bắc Kinh, Thông tấn xã Triều Tiên KCNA ngày 21 nói: "Chúng tôi đã tự kiềm chế trong suốt mấy thập kỷ qua. Bây giờ bất cứ ai nói về tự kiềm chế đều chẳng giúp ích gì cho việc kiểm soát tình hình".

Bình luận về diễn biến này, Đa Chiều ngày 22/8 có bài: "Nam Bắc Hàn đàm phán thông đêm 10 tiếng liên tục, Bình Nhưỡng cả đêm kêu gọi Bắc Kinh ngậm miệng". Đa Chiều cho rằng Trung Quốc kêu gọi "các bên" kiềm chế, nhưng Triều Tiên không những không nghe mà còn tỏ thái độ thách thức Bắc Kinh rất đáng để các bên suy ngẫm. Một số nhà phân tích cho rằng, trước đây Trung Quốc coi Triều Tiên là "phên giậu hoãn xung" của mình, nhưng tình hình giờ đã đảo ngược, Bắc Kinh mới thực sự là "phên giậu giảm sóc" của Bình Nhưỡng.

Bản thân lãnh đạo Trung Quốc hiện tại cũng rất lo lắng Bình Nhưỡng có thể quyết định hành động liều lĩnh, cực đoan làm cho cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên càng trở nên trầm trọng, khó kiểm soát. Trong khi đó nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tỏ ra "không có lý do gì để nghe Trung Quốc", ông tiếp tục tích cực xây dựng "thế trận phòng thủ chống ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng".

Trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra trên bán đảo Triều Tiên, nếu như Seoul lập tức thông báo cho Mỹ và các bên liên quan diễn biến tình hình thì người ta không thấy dấu hiệu nào về việc Bình Nhưỡng trao đổi với Bắc Kinh, trong khi đó Triều Tiên đã sớm phái một Thứ trưởng Ngoại giao sang Moscow để trao đổi về vụ pháo kích nên người Nga mới có phản ứng nhanh như vậy. Kết quả là chỉ riêng mỗi Bắc Kinh là bất ngờ và bị gạt ra ngoài lề sự việc.

Không thông báo gì cho Trung Quốc đã đành, ngay cả khi đại sứ quán Triều Tiên tại Bắc Kinh tổ chức họp báo quốc tế về vụ đọ pháo hôm Thứ Năm, giới truyền thông nhà nước của nước sở tại cũng không được mời. Giới quan sát cho rằng động thái này của Bình Nhưỡng nhằm 3 mục đích: Một là thể hiện sự bất mãn với Bắc Kinh vì Trung Quốc đã không còn ủng hộ Triều Tiên.

Hai là muốn cho Bắc Kinh thấy Bình Nhưỡng có khả năng kéo họ xuống bùn bất cứ lúc nào, thứ ba là việc Bình Nhưỡng muốn thể hiện năng lực độc lập tự chủ xử lý vấn đề. Minh chứng cho điều này là 2 miền Triều Tiên đã nhanh chóng tổ chức hội đàm tháo ngòi nổ căng thẳng mà không cần phải thông qua Bắc Kinh. Kim Jong-un nhìn thấy rõ thời cơ lịch sử Tổng thống Mỹ Barack Obama muốn "làm được gì đó" trước khi rời Nhà Trắng, có thể học tập Iran để đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Mỹ - Hàn mà chưa chắc Trung Quốc đã được tham gia.

Hồng Thủy
====================
Lão Gàn nói rồi: Sau vụ tố sì phé - thì - hoặc là hai miền sẽ nhanh chóng thống nhất; hoặc là chiến tranh sẽ xảy ra. Chứ không còn tình trạng lằng nhằng như hiện nay. Tuy nhiên, nếu chiến tranh xảy ra, thì sự sụp đổ của ngài Kim Jong Un không phải do thắng hay thua với liên quân Mỹ Hàn, mà chính là Trung Quốc. Lão nghĩ rằng ngài Kim Jong Un đủ tỉnh táo nghĩ đến việc này.

 

 

 

Tình tiết bất ngờ giữa căng thẳng đối thoại Triều Tiên-Hàn Quốc

Hải Võ |

24/08/2015 13:55

 

Cuộc đối thoại cấp cao Hàn-Triều đang diễn ra căng thẳng, song những tín hiệu bất ngờ từ Bình Nhưỡng cho thấy tình hình bán đảo lạc quan hơn so với các báo cáo rất nhiều.
 

2015-08-21t053422z-1028823681-gf10000178

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong cuộc họp khẩn với Quân ủy Trung ương nước này, thảo luận việc "chuẩn bị cho chiến tranh".

 

Bình Nhưỡng bất ngờ gọi Hàn Quốc bằng "tên thân mật"

Chiều tối 22/8, hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA và phủ Tổng thống Hàn Quốc (Nhà Xanh) gần như cùng lúc công bố thông tin, quan chức cấp cao 2 miền bán đảo liên Triều đã tổ chức cuộc tiếp xúc khẩn cấp tại khu vực đình chiến Bàn Môn Điếm.

Tổng cục trưởng Tổng cục chính trị quân đội Triều Tiên Hwang Pyong So, Bí thư Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên Kim Yang Gon đại diện cho Bình Nhưỡng trong cuộc đàm phán với Bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan Jin và Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hong Yong-pyo.

Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) chỉ ra, việc truyền thông nhà nước Triều Tiên nhanh chóng đăng tải thông tin về cuộc đối thoại cấp cao giữa 2 miền là "vô cùng hiếm thấy".

Đặc biệt hơn nữa, trong các báo cáo của mình, Triều Tiên đã gọi Hàn Quốc là "Đại Hàn Dân Quốc", như một tín hiệu khiến truyền thông quốc tế hết sức quan tâm.

Từ trước đến nay, cách xưng hô "thân mật" như trên mà Bình Nhưỡng dành cho Seoul chỉ được sử dụng vào thời kỳ chính quyền của các Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung, Roh Moo Hyun thực hiện "chính sách Ánh dương", làm ấm lại quan hệ 2 miền bán đảo.

Ngoài các giai đoạn trên, các cơ quan ngôn luận của Bình Nhưỡng luôn gọi Hàn Quốc là "bù nhìn Nam Triều Tiên", Hoàn Cầu cho hay.

Trong các thời kỳ cầm quyền của đảng bảo thủ Hàn Quốc, Triều Tiên cũng chưa từng gọi người láng giềng là "Đại Hàn Dân Quốc".

 

tinh-tiet-bat-ngo-giua-cang-thang-doi-th

Các quan chức cấp cao Triều Tiên và Hàn Quốc bắt tay trước cuộc hội đàm chiều tối 22/8 tại Bàn Môn Điếm. Ảnh

 

Hoàn Cầu bình luận, cử chỉ tôn trọng rất hiếm thấy mà Triều Tiên dành cho Hàn Quốc này, là biểu hiện khá rõ Bình Nhưỡng mong muốn làm giảm tình hình căng thẳng, bất chấp nhiều báo cáo cho thấy song phương đều có các hoạt động quân sự "nóng".

Hãng Yonhap (Hàn Quốc) cho hay, Seoul yêu cầu Triều Tiên xin lỗi về việc nổ mìn tại khu phi quân sự hồi đầu tháng và nã pháo sang Hàn Quốc hôm 20/8, trong khi Bình Nhưỡng phủ nhận cáo buộc họ có hành vi khiêu khích, và yêu cầu Hàn Quốc dừng tuyên truyền chống Triều Tiên.

15h30 chiều 23/8, cuộc đối thoại cấp cao tại Bàn Môn Điếm đã tái khởi động. Theo Yonhap, hội đàm kéo dài một cách khó tin và có thể tiếp tục kéo dài theo hình thức "Marathon".

 

 
tinh-tiet-bat-ngo-giua-cang-thang-doi-th
Giáo sư ĐH Dongguk, Hàn quốc
Kim Yong Hyun
Sự thay đổi thái độ (ở bán đảo liên Triều) của Bình Nhưỡng có dấu hiệu của việc "bị Trung Quốc gây áp lực".

 

 

Triều Tiên muốn làm Tập Cận Bình "muối mặt"?

Trang Đa Chiều chỉ ra, ngay sau khi Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye tuyên bố sáng 20/8 rằng sẽ tới Bắc Kinh vào ngày 2/9 dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II, thì chiều cùng ngày, Triều Tiên đã "nã" rocket sang căn cứ Hàn Quốc.

Động thái này được cho là "dằn mặt" Seoul, nhưng đồng thời được cho là Bình Nhưỡng cố ý khiến Bắc Kinh "xấu mặt".

Đa Chiều phân tích, mối đe dọa lớn nhất đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un có thể không phải là Mỹ, Nhật hay Hàn Quốc, mà là Trung Quốc.

Bình Nhưỡng quan ngại Trung Quốc chiếm vị thế chủ đạo trong quan hệ song phương và buộc Triều Tiên phải "phối hợp" với Bắc Kinh. Ông Kim có thể đã xem việc Trung Quốc "giúp đỡ" Triều Tiên có dấu hiệu của sự kiềm chế.

Kể từ năm ngoái, Triều Tiên đã liên tục nỗ lực tìm kiếm đột phá ngoại giao với Nga, Hàn Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản... thậm chí muốn "hất cẳng" Trung Quốc để độc lập về ngoại giao và kinh tế, Đa Chiều cho hay.

Sau sự kiện "nã pháo" hôm 20, Hàn Quốc nhanh chóng trao đổi với Washington, trong khi Triều Tiên không hề thông báo hoặc "có lời" với Bắc Kinh. Mục đích của Bình Nhưỡng nhiều khả năng là "vượt mặt" Trung Quốc để đàm phám với Seoul.

Đa Chiều cho rằng, với việc Moscow nhanh chóng lên tiếng kêu gọi các bên ở bán đảo kiềm chế ngay trong ngày xảy ra vụ đấu pháo cho thấy Thứ trưởng Ngoại giao nước này có thể đã thông báo vụ việc với Điện Kremlin từ sớm trong chuyến công du Nga.

Kết quả, việc Nga, Mỹ lên tiếng trước về vấn đề bán đảo Triều Tiên đã tạo thành hiệu ứng "đẩy Bắc Kinh ra ngoài", đúng như những gì Triều Tiên tính toán.

theo Đại Lộ

 

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Hàn - Triều đạt thỏa thuận tránh xung đột
 
Đại diện Hàn Quốc và Triều Tiên sáng sớm nay đạt được thỏa thuận loại bỏ nguy cơ xung đột vũ trang khiến dư luận thế giới lo ngại suốt từ cuối tuần trước. 

 

han-trieu-9367-1440460764.jpg

Cố vấn an ninh quốc gia Kim Kwan-jin và Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Hong Yong-pyo (từ ngoài vào trong, bên phải) bắt tay với Hwang Pyong-so, cố vấn quân sự hàng đầu của nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Bí thư Ủy ban Trung ương đảng Lao động Kim Yang Gon (từ ngoài vào trong, bên trái) sau cuộc hội đàm cấp cao ở làng đình chiến Panmunjom hôm nay. Ảnh: Reuters

 

Các quan chức cấp cao của liên Triều cuối cùng đã đạt được thỏa thuận sau ba ngày đàm phán, bắt đầu từ tối 22/8, ở làng đình chiến biên giới Panmunjom.

Giới chức Triều Tiên cho biết họ lấy làm tiếc về vụ nổ mìn khiến hai lính Hàn Quốc bị thương và hứa hẹn những hành động khiêu khích sẽ không tái diễn, Yonhap dẫn lời cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc Kim Kwan-jin cho biết. Ông Kim miêu tả động thái của Bình Nhưỡng "rất có ý nghĩa".

Đổi lại, Seoul nhất trí ngừng chương trình truyền thanh chống lại Bình Nhưỡng dọc biên giới vào 12h trưa nay, trừ khi có tình huống bất thường. Triều Tiên khẳng định sẽ xóa bỏ tình trạng "cận kề chiến tranh" mà họ đưa ra với quân đội.

Hai miền Triều Tiên cũng sớm thống nhất sẽ tổ chức các cuộc thảo luận ở Seoul hoặc ở Bình Nhưỡng nhằm cải thiện quan hệ hai bên, với khung cơ bản về phát triển quan hệ.

"Chúng tôi trông đợi hai bên sẽ thực hiện thỏa thuận với thiện ý và tạo dựng lòng tin thông qua đối thoại và hợp tác", ông Kim nói.

Hai bên còn đạt được thỏa thuận sẽ tổ chức đối thoại Hội Chữ thập đỏ vào đầu tháng 9 để sắp xếp cho các gia đình ly tán gặp gỡ nhau kể từ sau khi chia cắt từ những năm 1950 - 1953. Hai miền hy vọng sẽ tổ chức các cuộc đoàn tụ trong thời gian của Tết Trung thu, rơi vào ngày 27/9.

Tuy nhiên, ông Kim Kwan-jin từ chối trả lời rằng ông có thảo luận với người đồng cấp Triều Tiên về một cuộc gặp thượng đỉnh hay không. Hồi đầu năm nay, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye nêu ra khả năng tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, một vài ngày sau khi ông Kim nói sẵn sàng đối thoại với bà Park nếu đạt được các điều kiện phù hợp.

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trong những tuần gần đây lên cao, sau khi Seoul cáo buộc Bình Nhưỡng đứng sau vụ nổ mìn hôm 4/8 làm hai binh sĩ Hàn Quốc bị thương. Triều Tiên và Hàn Quốc còn đấu pháo ở biên giới hôm 20/8. Tuy nhiên, Triều Tiên phủ nhận trách nhiệm trong cả hai vụ việc.

Triều Tiên hôm 20/8 ra tối hậu thư với Hàn Quốc, cho Seoul 48 giờ đề dừng tuyên truyền và tháo dỡ toàn loa truyền thanh, nếu không Bình Nhưỡng sẽ có "hành động quân sự mạnh mẽ". Hạn chót này đã trôi qua và không xảy ra đụng độ quân sự.

Phan Anh

 

Tổng thống Hàn quyết không nhân nhượng với Triều Tiên
 
Hôm nay Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye tuyên bố bà sẽ không nhân nhượng trước Trều Tiên trên bàn đàm phán, đồng thời yêu cầu Bình Nhưỡng xin lỗi.
 
Park_Geun_Hye.jpg

Tổng thống Park Geun Hye chủ trì một cuộc họp nội các tại Nhà Xanh hôm 24/8. Ảnh: Reuters

 

Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia hôm 24/8, Tổng thống Park tuyên bố Triều Tiên phải “xin lỗi rõ ràng” về những vụ nổ mìn ở biên giới hồi đầu tháng 8 khiến hai binh sĩ Hàn Quốc bị thương khi tuần tra, AFP đưa tin.

“Nếu họ không xin lỗi, chúng ta sẽ tiếp tục chương trình tuyên truyền qua loa phóng thanh ở biên giới”, bà khẳng định.

Chương trình tuyên truyền chống Triều Tiên qua loa phóng thanh là nguyên nhân khiến Bình Nhưỡng nã pháo sang lãnh thổ Triều Tiên hôm 20/8.

“Hàn Quốc sẽ không nhượng bộ trước những lời hăm dọa của Triều Tiên. Chúng ta sẽ đáp trả cứng rắn nếu họ tiếp tục khiêu khích”, bà Park nhấn mạnh.

Trong bối cảnh cuộc đàm phán giữa hai nước bước sang ngày thứ ba tại làng Bàn Môn Điếm trong khu phi quân sự, quan điểm cứng rắn của bà Park cho thấy thách thức mà hai nước đối mặt trong quá trình tiến tới một thỏa thuận.

Park thể hiện thái độ cứng rắn đối với Triều Tiên từ khi bà nhậm chức tổng thống. Vì thế bà luôn phản đối mọi hành động nhân nhượng đối với nước láng giềng.

Cuộc đàm phán giữa quan chức Hàn Quốc và Triều Tiên ở Bàn Môn Điếm bắt đầu từ hôm 22/8, song tới nay hai bên vẫn chưa đạt bất kỳ thỏa thuận nào để xoa dịu căng thẳng dù đã trải qua hai phiên họp thâu đêm.

(Theo Tri Thức)

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàn - Triều đạt thỏa thuận tránh xung đột

han-trieu-9367-1440460764.jpg

(Theo Tri Thức)

 

 

 

Tiếp theo... ra răng...?

Lại tiếp tục... những chuyến hàng viện trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên...

Xin đểu... Chí Phèo gọi bằng cụ...!?

Share this post


Link to post
Share on other sites
Vậy thì đúng như cụ Thiên Sứ nói từ lâu òi, bán sắt vụn, ve chai hết các loại tàu sân bay đi thui. Ơ dưng mờ giờ mới bán thì chả ai mua nữa đâu, đành phá đi bán sắt vụn, phí phạm tiền của và tốn công quá nhể.
=====================
Cách Nga làm tê liệt tàu sân bay Mỹ mà không cần tên lửa
 
(An Ninh Quốc Phòng) - Bài viết trên hãng tin Sputnik cho hay, Nga đã phát triển một hệ thống đặc biệt có khả năng vô hiệu hóa các nhóm tác chiến tàu sân bay mà không cần đến tên lửa hay ngư lôi.
 
TSB.jpg

Tàu sân bay Mỹ

 

Theo tác giả bài viết, khái niệm tàu sân bay “không thể đánh chìm” sẽ sớm trở thành dĩ vãng vì một lý do hết sức đơn giản: Các máy bay mà nó mang theo sẽ bị vô hiệu hóa.

Trong một thời gian dài, tàu sân bay được coi là hệ thống vũ khí uy lực nhất và nguy hiểm nhất trên thế giới, chỉ đầu đạn hạt nhân mới có thể phá hủy được, tất nhiên là nếu nó may mắn xuyên qua được hàng rào phòng thủ tên lửa vô cùng vững chắc trên tàu.

Song giờ đây, điều này không còn đúng nữa.

Người ta không còn phải lo ngại về hệ thống phòng không hay phát động các cuộc tấn công bằng tên lửa và ngư lôi nhằm vào tàu sân bay.

Tất cả những gì cần làm là cắt đứt hệ thống liên lạc trên khoang các máy bay với tàu mẹ và gây nhiễu hệ thống nhận diện điện tử “bạn – thù” của chúng.

Theo tác giả, Nga giữ vị trí hàng đầu trong lĩnh vực tác chiến điện tử và trong triển lãm hàng không MAKS-2015 sắp tới, Moscow sẽ giới thiệu các hệ thống gây nhiễu điện tử mới nhất do nước này sản xuất.

 

cach-nga-lam-te-liet-tau-san-bay-my-ma-k

Xe gây nhiễu radar và tác chiến điện tử Krasukha-2 – Ảnh: Rostec

 

Ngành công nghiệp tác chiến điện tử của Nga đã ghi dấu ấn vào năm 1997, tại triển lãm hàng không MAKS, khi một công ty nghiên cứu và phát triển (R&D) nhỏ giới thiệu thiết bị gây nhiễu điện tử có thể vô hiệu hóa hiệu quả các tín hiệu định vị vệ tinh GPS,

Vì quá ấn tượng, người Mỹ đã đặt mua một số thiết bị này. Trong quá trình thử nghiệm tại Mỹ, họ vô cùng kinh ngạc khi thấy những tên lửa hành trình chính xác cao của mình rối loạn đường bay khi lọt vào tầm ảnh hưởng của thiết bị này.

Từ thời điểm đó đến nay, công nghệ tác chiến điện tử của Nga đã trải qua một chặng đường dài phát triển và giờ đây đã cho ra đời những hệ thống mang lại hiệu quả còn cao hơn nhiều so với những mẫu thiết bị đơn giản từng gây không ít kinh ngạc khoảng 20 năm về trước.

 

cach-nga-lam-te-liet-tau-san-bay-my-ma-k

 

Trong chiến tranh Iraq, tên lửa Tomahawk của Mỹ đã không thể bắn trúng mục tiêu vì thiết bị gây nhiễu của Nga

Từ đầu năm 2003, khi liên minh do Mỹ đứng đầu tấn công Iraq, không một tên lửa hành trình Tomahawk nào của lực lượng này có thể bắn trúng mục tiêu, dẫn tới tổn thất hàng chục tên lửa hành trình chỉ trong 5 ngày.

Sau đó, Mỹ mới phát hiện nguyên nhân là do Iraq sử dụng các thiết bị gây nhiễu của Nga.

Sau khi Washington xác định được vị trí các thiết bị gây nhiễu này và phá hủy chúng bằng một loạt đợt ném bom rải thảm, các tên lửa thông minh của họ mới có thể khôi phục khả năng tấn công.

Tác giả bài viết cho biết, ngày nay, công nghệ này còn có thể được áp dụng để vô hiệu hoá hoạt động của tàu sân bay và đội máy bay trên tàu.

 

cach-nga-lam-te-liet-tau-san-bay-my-ma-k

 

Hệ thống chiến tranh điện tử của Nga có thể vô hiệu hoá máy bay của tàu sân bay khi quay về tàu, khiến chúng bị tàu hộ tống bắn rơi vì không phân biệt được máy bay của ta hay địch

Theo đó. điểm yếu nhất của máy bay trên tàu sân bay là lúc chúng quay về tàu sau khi hoàn tất nhiệm vụ. Thiết bị gây nhiễu điện tử của Nga có thể lợi dụng thời điểm đó để tắt hệ thống nhận diện “bạn – thù” của đối phương.

Khi đó, máy tính trên tàu sẽ nhận diện những máy bay này là UFO và kích hoạt hệ thống phòng không của các khinh hạm hộ tống để bắn hạ chúng.

Đến khi các chỉ huy nhận ra vấn đề và ra lệnh ngừng bắn thì hầu hết các máy bay di chuyển về phía tàu đã bị tiêu diệt, khiến nhóm tác chiến tàu sân bay không thể hoạt động theo đúng mục đích được thiết lập. Chúng đã mất đi sức mạnh của chính mình là các máy bay.

(Theo Trí Thức Trẻ)

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Vậy thì đúng như cụ Thiên Sứ nói từ lâu òi, bán sắt vụn, ve chai hết các loại tàu sân bay đi thui. Ơ dưng mờ giờ mới bán thì chả ai mua nữa đâu, đành phá đi bán sắt vụn, phí phạm tiền của và tốn công quá nhể.
=====================
Cách Nga làm tê liệt tàu sân bay Mỹ mà không cần tên lửa
 
(An Ninh Quốc Phòng) - Bài viết trên hãng tin Sputnik cho hay, Nga đã phát triển một hệ thống đặc biệt có khả năng vô hiệu hóa các nhóm tác chiến tàu sân bay mà không cần đến tên lửa hay ngư lôi.
 
TSB.jpg

Tàu sân bay Mỹ

 

Theo tác giả bài viết, khái niệm tàu sân bay “không thể đánh chìm” sẽ sớm trở thành dĩ vãng vì một lý do hết sức đơn giản: Các máy bay mà nó mang theo sẽ bị vô hiệu hóa.

Trong một thời gian dài, tàu sân bay được coi là hệ thống vũ khí uy lực nhất và nguy hiểm nhất trên thế giới, chỉ đầu đạn hạt nhân mới có thể phá hủy được, tất nhiên là nếu nó may mắn xuyên qua được hàng rào phòng thủ tên lửa vô cùng vững chắc trên tàu.

Song giờ đây, điều này không còn đúng nữa.

Người ta không còn phải lo ngại về hệ thống phòng không hay phát động các cuộc tấn công bằng tên lửa và ngư lôi nhằm vào tàu sân bay.

Tất cả những gì cần làm là cắt đứt hệ thống liên lạc trên khoang các máy bay với tàu mẹ và gây nhiễu hệ thống nhận diện điện tử “bạn – thù” của chúng.

Theo tác giả, Nga giữ vị trí hàng đầu trong lĩnh vực tác chiến điện tử và trong triển lãm hàng không MAKS-2015 sắp tới, Moscow sẽ giới thiệu các hệ thống gây nhiễu điện tử mới nhất do nước này sản xuất.

 

cach-nga-lam-te-liet-tau-san-bay-my-ma-k

Xe gây nhiễu radar và tác chiến điện tử Krasukha-2 – Ảnh: Rostec

 

Ngành công nghiệp tác chiến điện tử của Nga đã ghi dấu ấn vào năm 1997, tại triển lãm hàng không MAKS, khi một công ty nghiên cứu và phát triển (R&D) nhỏ giới thiệu thiết bị gây nhiễu điện tử có thể vô hiệu hóa hiệu quả các tín hiệu định vị vệ tinh GPS,

Vì quá ấn tượng, người Mỹ đã đặt mua một số thiết bị này. Trong quá trình thử nghiệm tại Mỹ, họ vô cùng kinh ngạc khi thấy những tên lửa hành trình chính xác cao của mình rối loạn đường bay khi lọt vào tầm ảnh hưởng của thiết bị này.

Từ thời điểm đó đến nay, công nghệ tác chiến điện tử của Nga đã trải qua một chặng đường dài phát triển và giờ đây đã cho ra đời những hệ thống mang lại hiệu quả còn cao hơn nhiều so với những mẫu thiết bị đơn giản từng gây không ít kinh ngạc khoảng 20 năm về trước.

 

cach-nga-lam-te-liet-tau-san-bay-my-ma-k

 

Trong chiến tranh Iraq, tên lửa Tomahawk của Mỹ đã không thể bắn trúng mục tiêu vì thiết bị gây nhiễu của Nga

Từ đầu năm 2003, khi liên minh do Mỹ đứng đầu tấn công Iraq, không một tên lửa hành trình Tomahawk nào của lực lượng này có thể bắn trúng mục tiêu, dẫn tới tổn thất hàng chục tên lửa hành trình chỉ trong 5 ngày.

Sau đó, Mỹ mới phát hiện nguyên nhân là do Iraq sử dụng các thiết bị gây nhiễu của Nga.

Sau khi Washington xác định được vị trí các thiết bị gây nhiễu này và phá hủy chúng bằng một loạt đợt ném bom rải thảm, các tên lửa thông minh của họ mới có thể khôi phục khả năng tấn công.

Tác giả bài viết cho biết, ngày nay, công nghệ này còn có thể được áp dụng để vô hiệu hoá hoạt động của tàu sân bay và đội máy bay trên tàu.

 

cach-nga-lam-te-liet-tau-san-bay-my-ma-k

 

Hệ thống chiến tranh điện tử của Nga có thể vô hiệu hoá máy bay của tàu sân bay khi quay về tàu, khiến chúng bị tàu hộ tống bắn rơi vì không phân biệt được máy bay của ta hay địch

Theo đó. điểm yếu nhất của máy bay trên tàu sân bay là lúc chúng quay về tàu sau khi hoàn tất nhiệm vụ. Thiết bị gây nhiễu điện tử của Nga có thể lợi dụng thời điểm đó để tắt hệ thống nhận diện “bạn – thù” của đối phương.

Khi đó, máy tính trên tàu sẽ nhận diện những máy bay này là UFO và kích hoạt hệ thống phòng không của các khinh hạm hộ tống để bắn hạ chúng.

Đến khi các chỉ huy nhận ra vấn đề và ra lệnh ngừng bắn thì hầu hết các máy bay di chuyển về phía tàu đã bị tiêu diệt, khiến nhóm tác chiến tàu sân bay không thể hoạt động theo đúng mục đích được thiết lập. Chúng đã mất đi sức mạnh của chính mình là các máy bay.

(Theo Trí Thức Trẻ)

 

=================

Thiết bị gây nhiễu này và cả liên lạc bằng sóng điện từ cũng cổ rồi. Hiện người ta có thể liên lạc bằng "mật mã". Đúng mật mã, hoặc pas thì nhận ra nhau.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải mã 5 câu hỏi về “ngày thứ Hai đen tối” của chứng khoán toàn cầu

(TTXVN/Vietnam+)

lúc : 25/08/15 11:08

 

ttxvn_chungkhoan150825.jpg
Nhà đầu tư theo dõi bảng điện tử chỉ số chứng khoán tại sàn giao dịch ở Tokyo, Nhật Bản ngày 24/8. (Nguồn: AFP/TTXVN)
 

Theo Mạng tin của kênh truyền hình BFMTV của Pháp ngày 24/8, tiếp nối đà giảm trên thị trường chứng khoán thế giới mấy ngày qua trước những lo ngại về sự bất ổn của nền kinh tế Trung Quốc, tất cả các thị trường chứng khoán toàn cầu đã đồng loạt lao dốc trong ngày 24/8.
Các thị trường chứng khoán châu Á đóng cửa giảm mạnh, với chỉ số chứng khoán tại Thượng Hải giảm 8,5%, chỉ số CAC 40 của Pháp đóng cửa giảm 5,35%, xuống dưới 4.400 điểm. Các thị trường chứng khoán châu Âu khác cũng đều giảm mạnh, với ít nhất là 4%.
Cơn bão trên thị trường chứng khoán bắt đầu từ kinh tế vĩ mô, và cụ thể hơn là từ những quan ngại về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Nguyên nhân từ đâu?
Những hoài nghi về đà tăng trưởng của Trung Quốc là “tâm chấn của trận động đất.”
Theo ​giáo sư Claude Meyer tại Đại học Sciences Po, tổng hợp các chỉ số xấu phản ánh một sự suy giảm đáng kể trong nền kinh tế Trung Quốc như sụt giảm xuất nhập khẩu, đầu tư, tiêu dùng… Điều này cho thấy mục tiêu của Chính phủ Trung Quốc đã không đạt được.
Trong nhiều năm nay, Bắc Kinh đang cố gắng thay đổi định hướng kinh tế từ ưu tiên tăng trưởng GDP dựa vào xuất khẩu và đầu tư sang ưu tiên cho tiêu dùng và dịch vụ. Những lo ngại này đã gây ra làn sóng giảm trên thị trường chứng khoán Trung Quốc khiến chỉ số chứng khoán nước này giảm gần 40% kể từ tháng 6.
Sự sụt giảm của thị trường Trung Quốc càng gia tăng sau khi Bắc Kinh liên tiếp điều chỉnh hạ tỷ giá đồng nhân dân tệ (NDT) đầu tháng này.
Ông Guillaume Tresca, chuyên gia chiến lược đối với các thị trường mới nổi của Ngân hàng Credit Agricole CIB, đánh giá quyết định này của Bắc Kinh đặt ra những câu hỏi xung quanh mô hình kinh tế của các nước mới nổi vì các nước này cũng từng đạt được mức tăng trưởng rất cao thời kỳ trước sự kiện Lehman Brothers (châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008).
Ngoài ra, một mối quan tâm khác của các nhà đầu tư là viễn cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng lãi suất, gây nhiều rủi ro cho các khoản vay bằng USD. Sự khủng hoảng niềm tin này cũng tác động tiêu cực tới các chỉ số chứng khoán Mỹ và châu Âu.

Kịch bản 2008 có tái diễn?
Có thể nói tình hình hiện nay hoàn toàn khác với cuộc khủng hoảng năm 2008. Trước hết, cuộc khủng hoảng trên thị trường chứng khoán lần này xuất phát từ các nước mới nổi. Trường hợp năm 2008 bắt nguồn từ sự sụp đổ của một ngân hàng có tính hệ thống, có nghĩa là sự sụp đổ của Lehman Brothers (Mỹ) đe dọa toàn bộ hệ thống kinh tế.
Hơn nữa, độ lớn của các cuộc khủng hoảng này cũng rất khác nhau. Cuộc khủng hoảng năm 2008 đã tạo tiền đề cho sự đổ vỡ dây chuyền. Cho đến thời điểm này, tình hình chưa nghiêm trọng như năm 2008.

Đe dọa sự phục hồi kinh tế?
Chuyên gia kinh tế Christophe Blot của tổ chức nghiên cứu kinh tế OFCE cho rằng rất khó để đưa ra kết luận rõ ràng về hậu quả của "trận động đất" nói trên. Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán hiện nay chỉ là trong ngắn hạn, nếu các chỉ số tiếp tục sụt mạnh trong cả tuần thì tác động sẽ lớn hơn.
Bên cạnh đó, cần phải đánh giá tốc độ tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc và các nước mới nổi, nhất là sau đó liệu có xảy ra làn sóng mất lòng tin ở cả các nước phát triển hay không? Ngoài ra, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán còn đi kèm với các hiệu ứng khác trên thị trường nguyên liệu đầu vào như dầu mỏ…
Do đó, hiện là quá sớm để biết liệu cơn cơn bão chứng khoán này có làm suy yếu sự phục hồi vốn chậm chạp trong Khu vực đồng euro hay không.

Chính phủ Trung Quốc có thể làm gì?
Như ông Claude Meyer nhấn mạnh cho đến nay, các cơ quan chức năng đã không ngồi yên và thậm chí Trung Quốc đã cho phép quỹ hưu trí sử dụng 30% dự trữ để đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Theo ông Claude Meyer, Trung Quốc vẫn đang cố gắng đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7% bằng cách thực hiện các gói kích thích kinh tế, tăng cường đầu tư, theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng bằng cách hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng nhằm đẩy mạnh tín dụng hoặc hỗ trợ thị trường chứng khoán bằng cách yêu cầu các quỹ đầu tư vào chứng khoán.
Vấn đề là chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp nhưng chưa đạt được kết quả như mong đợi. Hơn nữa, nhiều nhà đầu tư cá nhân trên thị trường lại đang mắc nợ rất nhiều và nếu đà giảm trên thị trường không được kiểm soát sẽ gây ra hàng loạt vấn đề không chỉ đối với cá nhân các nhà đầu tư này mà nó có thể gây hậu quả nhiều hơn thế, thậm chí đến cả nền kinh tế Trung Quốc.

Tại sao giá vàng không tăng mạnh?
Trong thực tế vàng đóng vai trò như một tài sản an toàn dù không phải lúc nào cũng hiện diện rõ ràng. Vàng cũng đã tăng giá chút ít từ 1.094 USD/ounce đầu tháng này lên 1.165 USD/ounce vào cuối tuần trước.
Ông Benjamin Louvet, Phó Giám đốc điều hành tổ chức Prim'Finance, cho rằng vàng cũng bị ảnh hưởng bởi xu hướng giảm giá đối với tất cả các nguyên liệu đầu vào. Chính vì những nghi ngờ về đà tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, giá cả của các nguyên vật liệu đầu vào đã giảm, bao gồm cả đồng, kẽm, dầu mỏ và cả vàng.
Tuy vậy, vai trò của vàng như một nơi trú ẩn an toàn có thể sẽ tăng nếu khủng hoảng tiếp tục gia tăng./.

==========================

Kịch bản 2008 có tái diễn?
Có thể nói tình hình hiện nay hoàn toàn khác với cuộc khủng hoảng năm 2008. Trước hết, cuộc khủng hoảng trên thị trường chứng khoán lần này xuất phát từ các nước mới nổi. Trường hợp năm 2008 bắt nguồn từ sự sụp đổ của một ngân hàng có tính hệ thống, có nghĩa là sự sụp đổ của Lehman Brothers (Mỹ) đe dọa toàn bộ hệ thống kinh tế.
Hơn nữa, độ lớn của các cuộc khủng hoảng này cũng rất khác nhau. Cuộc khủng hoảng năm 2008 đã tạo tiền đề cho sự đổ vỡ dây chuyền. Cho đến thời điểm này, tình hình chưa nghiêm trọng như năm 2008.

 

Híc! Một câu hỏi chứng tỏ tác giả không hề biết tiếng Việt để vào trang web Lý Học Đông phương. Hì!

Cái này lão Gàn nói lâu rùi mừ! Sang năm đợt sóng khủng khoảng như 2008 sẽ tái nạm. Lần trước thì nền kinh thế tàn cầu còn gượng dậy được, vì còn tài sản dự trữ trong những năm phát triển như điên trước đó. Còn lần nay thì không.Vì mọi tài sản dự trữ đã cạn kiệt. Đại khái vậy. Gần cuối năm, lão sẽ thông báo chi tiết hơn. Tuy nhiên, lão đã xác định rằng: Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lần này, sẽ không gây khủng hoảng nhân đạo mà thôi. Lần này sẽ không chỉ "Ở trần đóng khố" , mà là sexy hết. Híc!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải mã 5 câu hỏi về “ngày thứ Hai đen tối” của chứng khoán toàn cầu

(TTXVN/Vietnam+)

lúc : 25/08/15 11:08

 

ttxvn_chungkhoan150825.jpg
Nhà đầu tư theo dõi bảng điện tử chỉ số chứng khoán tại sàn giao dịch ở Tokyo, Nhật Bản ngày 24/8. (Nguồn: AFP/TTXVN)
 

Theo Mạng tin của kênh truyền hình BFMTV của Pháp ngày 24/8, tiếp nối đà giảm trên thị trường chứng khoán thế giới mấy ngày qua trước những lo ngại về sự bất ổn của nền kinh tế Trung Quốc, tất cả các thị trường chứng khoán toàn cầu đã đồng loạt lao dốc trong ngày 24/8.

Các thị trường chứng khoán châu Á đóng cửa giảm mạnh, với chỉ số chứng khoán tại Thượng Hải giảm 8,5%, chỉ số CAC 40 của Pháp đóng cửa giảm 5,35%, xuống dưới 4.400 điểm. Các thị trường chứng khoán châu Âu khác cũng đều giảm mạnh, với ít nhất là 4%.

Cơn bão trên thị trường chứng khoán bắt đầu từ kinh tế vĩ mô, và cụ thể hơn là từ những quan ngại về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Nguyên nhân từ đâu?

Những hoài nghi về đà tăng trưởng của Trung Quốc là “tâm chấn của trận động đất.”

Theo ​giáo sư Claude Meyer tại Đại học Sciences Po, tổng hợp các chỉ số xấu phản ánh một sự suy giảm đáng kể trong nền kinh tế Trung Quốc như sụt giảm xuất nhập khẩu, đầu tư, tiêu dùng… Điều này cho thấy mục tiêu của Chính phủ Trung Quốc đã không đạt được.

Trong nhiều năm nay, Bắc Kinh đang cố gắng thay đổi định hướng kinh tế từ ưu tiên tăng trưởng GDP dựa vào xuất khẩu và đầu tư sang ưu tiên cho tiêu dùng và dịch vụ. Những lo ngại này đã gây ra làn sóng giảm trên thị trường chứng khoán Trung Quốc khiến chỉ số chứng khoán nước này giảm gần 40% kể từ tháng 6.

Sự sụt giảm của thị trường Trung Quốc càng gia tăng sau khi Bắc Kinh liên tiếp điều chỉnh hạ tỷ giá đồng nhân dân tệ (NDT) đầu tháng này.

Ông Guillaume Tresca, chuyên gia chiến lược đối với các thị trường mới nổi của Ngân hàng Credit Agricole CIB, đánh giá quyết định này của Bắc Kinh đặt ra những câu hỏi xung quanh mô hình kinh tế của các nước mới nổi vì các nước này cũng từng đạt được mức tăng trưởng rất cao thời kỳ trước sự kiện Lehman Brothers (châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008).

Ngoài ra, một mối quan tâm khác của các nhà đầu tư là viễn cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng lãi suất, gây nhiều rủi ro cho các khoản vay bằng USD. Sự khủng hoảng niềm tin này cũng tác động tiêu cực tới các chỉ số chứng khoán Mỹ và châu Âu.

Kịch bản 2008 có tái diễn?

Có thể nói tình hình hiện nay hoàn toàn khác với cuộc khủng hoảng năm 2008. Trước hết, cuộc khủng hoảng trên thị trường chứng khoán lần này xuất phát từ các nước mới nổi. Trường hợp năm 2008 bắt nguồn từ sự sụp đổ của một ngân hàng có tính hệ thống, có nghĩa là sự sụp đổ của Lehman Brothers (Mỹ) đe dọa toàn bộ hệ thống kinh tế.

Hơn nữa, độ lớn của các cuộc khủng hoảng này cũng rất khác nhau. Cuộc khủng hoảng năm 2008 đã tạo tiền đề cho sự đổ vỡ dây chuyền. Cho đến thời điểm này, tình hình chưa nghiêm trọng như năm 2008.

Đe dọa sự phục hồi kinh tế?

Chuyên gia kinh tế Christophe Blot của tổ chức nghiên cứu kinh tế OFCE cho rằng rất khó để đưa ra kết luận rõ ràng về hậu quả của "trận động đất" nói trên. Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán hiện nay chỉ là trong ngắn hạn, nếu các chỉ số tiếp tục sụt mạnh trong cả tuần thì tác động sẽ lớn hơn.

Bên cạnh đó, cần phải đánh giá tốc độ tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc và các nước mới nổi, nhất là sau đó liệu có xảy ra làn sóng mất lòng tin ở cả các nước phát triển hay không? Ngoài ra, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán còn đi kèm với các hiệu ứng khác trên thị trường nguyên liệu đầu vào như dầu mỏ…

Do đó, hiện là quá sớm để biết liệu cơn cơn bão chứng khoán này có làm suy yếu sự phục hồi vốn chậm chạp trong Khu vực đồng euro hay không.

Chính phủ Trung Quốc có thể làm gì?

Như ông Claude Meyer nhấn mạnh cho đến nay, các cơ quan chức năng đã không ngồi yên và thậm chí Trung Quốc đã cho phép quỹ hưu trí sử dụng 30% dự trữ để đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Theo ông Claude Meyer, Trung Quốc vẫn đang cố gắng đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7% bằng cách thực hiện các gói kích thích kinh tế, tăng cường đầu tư, theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng bằng cách hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng nhằm đẩy mạnh tín dụng hoặc hỗ trợ thị trường chứng khoán bằng cách yêu cầu các quỹ đầu tư vào chứng khoán.

Vấn đề là chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp nhưng chưa đạt được kết quả như mong đợi. Hơn nữa, nhiều nhà đầu tư cá nhân trên thị trường lại đang mắc nợ rất nhiều và nếu đà giảm trên thị trường không được kiểm soát sẽ gây ra hàng loạt vấn đề không chỉ đối với cá nhân các nhà đầu tư này mà nó có thể gây hậu quả nhiều hơn thế, thậm chí đến cả nền kinh tế Trung Quốc.

Tại sao giá vàng không tăng mạnh?

Trong thực tế vàng đóng vai trò như một tài sản an toàn dù không phải lúc nào cũng hiện diện rõ ràng. Vàng cũng đã tăng giá chút ít từ 1.094 USD/ounce đầu tháng này lên 1.165 USD/ounce vào cuối tuần trước.

Ông Benjamin Louvet, Phó Giám đốc điều hành tổ chức Prim'Finance, cho rằng vàng cũng bị ảnh hưởng bởi xu hướng giảm giá đối với tất cả các nguyên liệu đầu vào. Chính vì những nghi ngờ về đà tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, giá cả của các nguyên vật liệu đầu vào đã giảm, bao gồm cả đồng, kẽm, dầu mỏ và cả vàng.

Tuy vậy, vai trò của vàng như một nơi trú ẩn an toàn có thể sẽ tăng nếu khủng hoảng tiếp tục gia tăng./.

==========================

Híc! Một câu hỏi chứng tỏ tác giả không hề biết tiếng Việt để vào trang web Lý Học Đông phương. Hì!

Cái này lão Gàn nói lâu rùi mừ! Sang năm đợt sóng khủng khoảng như 2008 sẽ tái nạm. Lần trước thì nền kinh thế tàn cầu còn gượng dậy được, vì còn tài sản dự trữ trong những năm phát triển như điên trước đó. Còn lần nay thì không.Vì mọi tài sản dự trữ đã cạn kiệt. Đại khái vậy. Gần cuối năm, lão sẽ thông báo chi tiết hơn. Tuy nhiên, lão đã xác định rằng: Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lần này, sẽ không gây khủng hoảng nhân đạo mà thôi. Lần này sẽ không chỉ "Ở trần đóng khố" , mà là sexy hết. Híc!

 

Hihihi nếu sexy vậy thì không biết có hấp dẫn không hay tổng ngổng tồng ngồng cả ra thì nhìn lại "cá sấu" quá thì  .... chán Sư phụ nhỉ? Con định dự trữ ít quần áo nhưng mà người ta không mặc mà mình lại đi mặc thì kỳ quá, thôi con cũng sexy luôn cho hòa đồng vậy. :P  :D  :D  :D  :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hihihi nếu sexy vậy thì không biết có hấp dẫn không hay tổng ngổng tồng ngồng cả ra thì nhìn lại "cá sấu" quá thì  .... chán Sư phụ nhỉ? Con định dự trữ ít quần áo nhưng mà người ta không mặc mà mình lại đi mặc thì kỳ quá, thôi con cũng sexy luôn cho hòa đồng vậy. :P  :D  :D  :D  :D

 

Ông Vũ Minh Giang trả lời phỏng vấn, phóng viên Lan Anh trên Tuanvietnam, đã phát biểu:

 

 

GS Vũ Minh Giang: Hạ Tăng Hựu, một nhà sử học có tiếng ở Trung Quốc từng nói: Người trí thức không có gì vĩ đại hơn là biết được tương lai, nhưng tương lai chưa xảy ra, làm sao biết được. Chẳng qua tất cả mọi chuyện đều dựa vào cái đã xảy ra mà dự đoán (cứ vãng dĩ suy) đấy thôi.Vì vậy, không nên đặt vấn đề phải biết quên quá khứ. Vì quá khứ không phải chỉ là chuyện của ngày đã qua mà còn có giá trị để hiểu hiện tại và dự báo tương lai.

 

 Tất nhiên, những trí thức vĩ đại thì phải biết "xem bói" - ấy là lão suy ra từ cụm từ "biết tương lai" - còn trí ngủ thì không cần "xem bói". Bởi vậy ông Giang mới phát biểu: "nhưng tương lai chưa xảy ra, làm sao biết được". Vậy thì ông muốn làm gì thì cứ làm, cần quái gì biết đến hậu quả chăng ? - vì "tương lai chưa xảy ra, làm sao biết được". Cho nên, chỉ có nền văn hiến Việt vĩ đại trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, mới có thể nắm bắt quy luật để biết tương lai thôi.

Tương lai của năm tới là kinh tế toàn cầu tiếp tục khủng hoảng và lần này sẽ gây hiệu ứng nặng nề hơn nhiều với những đại gia và cả nền kinh tế toàn cầu.

Bởi vậy, lão mới phán sau bài phỏng vấn của ông Vũ Minh Giang và Trần Ngọc Dương ở "Quán vắng" là: Xem xong bài này, lão có ý tưởng thành lập câu lạc bộ "Chém gió".

Chỉ có nền văn hiến Việt mới hiểu rất rõ những quy luật của các mối quan hệ xã hội để có thể biết cần phải làm gì. Còn thì chỉ chém gió chơi cho vui.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Vũ Minh Giang trả lời phỏng vấn, phóng viên Lan Anh trên Tuanvietnam, đã phát biểu:

 

 Tất nhiên, những trí thức vĩ đại thì phải biết "xem bói" - ấy là lão suy ra từ cụm từ "biết tương lai" - còn trí ngủ thì không cần "xem bói". Bởi vậy ông Giang mới phát biểu: "nhưng tương lai chưa xảy ra, làm sao biết được". Vậy thì ông muốn làm gì thì cứ làm, cần quái gì biết đến hậu quả chăng ? - vì "tương lai chưa xảy ra, làm sao biết được". Cho nên, chỉ có nền văn hiến Việt vĩ đại trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, mới có thể nắm bắt quy luật để biết tương lai thôi.

Tương lai của năm tới là kinh tế toàn cầu tiếp tục khủng hoảng và lần này sẽ gây hiệu ứng nặng nề hơn nhiều với những đại gia và cả nền kinh tế toàn cầu.

Bởi vậy, lão mới phán sau bài phỏng vấn của ông Vũ Minh Giang và Trần Ngọc Dương ở "Quán vắng" là: Xem xong bài này, lão có ý tưởng thành lập câu lạc bộ "Chém gió".

Chỉ có nền văn hiến Việt mới hiểu rất rõ những quy luật của các mối quan hệ xã hội để có thể biết cần phải làm gì. Còn thì chỉ chém gió chơi cho vui.

 

Dạ, con hiểu rồi ạ. Cám ơn Sư phụ nhắc nhở!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc:

Tăng trưởng kì diệu đến hồi kết?

Thứ tư, 26/08/2015 - 08:00
  

Truyền thông Trung Quốc ngày 24/8 có một sự kiện khác lạ: Tờ Nhân dân Nhật báo bản tiếng Anh cho chạy dòng tít: “Chứng khoán giảm điểm kỉ lục kể từ năm 2007 khi các giải pháp hỗ trợ của nhà nước thất bại”.
 >> Trung Quốc có còn mạnh?
 >> Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp nhất trong vòng 6 năm qua

 

Thông tin được đưa ra sau khi chỉ số chứng khoán Shanghai Composite giảm 8,5% kết thúc phiên giao dịch cùng ngày, với hiệu ứng lan sang các thị trường tài chính, hàng hóa toàn cầu, kéo khắp từ châu Á, châu Âu cho tới Bắc Mỹ.

Bài viết trên tờ báo chính thống cũng đồng nghĩa với việc Bắc Kinh chính thức thừa nhận thất bại trong điều hành thị trường. Hơn 100 tỉ USD đã được bơm ra vẫn không đủ để “khôi phục lòng tin thị trường”. Mức độ tồi tệ chưa dừng ở đó, đằng sau sự nhảy múa của các cổ phiếu là một loạt những dữ liệu chỉ báo giai đoạn “suy thoái sâu” của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

trung-quoc-tang-truong-ki-dieu-den-hoi-k

Các bước can thiệp của chính phủ Trung Quốc chưa cứu được thị trường chứng khoán. (Ảnh: WSJ)

 

Ngôn từ hiếm gặp của một tờ báo chính thống khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Điều gì đang diễn ra? Có vẻ như tâm lý hoảng loạn đã bắt đầu xâm lấn dư luận Trung Quốc.

“Thực sự ở đây mọi người có cảm giác rằng mọi thứ đang dần chệch khỏi đường ray. Lãnh đạo Trung Quốc cố gắng hỗ trợ giá chứng khoán, phá giá đồng tiền, cùng lúc lại nỗ lực vực dậy nền kinh tế đang suy giảm. Thế nhưng họ không thể có đủ tiền để thực hiện cùng lúc các mục tiêu này, có cái sẽ phải hy sinh và đó là chứng khoán đại lục”, Andrew Polk, nhà kinh tế cao cấp thuộc Tổ chức Conference Board chuyên nghiên cứu cho các tập đoàn của Mỹ, châu Âu có trụ sở tại Bắc Kinh nhìn nhận.

“Ngày thứ hai đen tối” của chứng khoán Trung Quốc xảy đến tại thời điểm khó có thể tồi tệ hơn. Đi dọc đại lục là các dấu hiệu của đình trệ. Kinh tế bắt đầu suy thoái do hệ quả của việc tăng trưởng phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư và định hướng xuất khẩu, tệ tham nhũng kéo dài. “Công xưởng của thế giới” đã có nhiều điểm thay đổi ít thấy.

Tại nhiều nhà máy, xí nghiệp, công nhân giờ đã được cho nghỉ luân phiên, dù thời tiết không nóng tới 40 độ C (ngưỡng được nghỉ làm việc) - Lãnh đạo một doanh nghiệp nhà nước ở miền Đông bày tỏ và nói hài hước rằng đó là “ngày nghỉ địa phương”.

Một kĩ sư khác thì tiết lộ, công ty anh này làm việc đã hoạt động dưới công suất trong một năm qua. Nhiều công nhân lành nghề đã bị buộc phải nghỉ không lương, những lao động di cư từ các vùng nông thôn khác còn gặp khó khăn hơn nhiều.

Những câu chuyện tiểu tiết như vậy phản ánh thách thức thực sự mà Trung Quốc đang gặp phải. Nhìn rộng ra, bức tranh không được đẹp cho lắm. Từ các siêu đô thị trung tâm như Thâm Quyến tới vùng Tân Cương kém phát triển ở tây bắc, cảm giác bao trùm là thất vọng.

Tất cả những chỉ số trong một năm qua đều cho thấy một tương lai không màu hồng. Tại thời điểm tháng 6, tiêu thụ điện năng - một trong những chỉ dấu tin cậy nhất về sức khỏe nền kinh tế đại lục, ghi nhận mức tăng chậm nhất trong gần 3 thập kỉ qua. Tổng lượng hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường sắt liên tục giảm từ tháng 9/2014 trở lại đây. Xuất khẩu giảm 8,3% trong tháng 7, trong khi giá nhà đất đóng băng. Sản lượng công nghiệp, tổng mức hàng hóa bán lẻ, vốn đầu tư đều ở mức yếu.

Trong quá khứ, dự đoán về suy giảm kinh tế nghiêm trọng luôn thất bại, vì Trung Quốc đã giải quyết mọi thách thức theo cách riêng của mình. Tại đỉnh điểm của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, Trung Quốc vẫn đạt mức tăng trưởng 9,2% trong năm 2009, trong lúc Mỹ và Anh lần lượt suy giảm 2,8% và 4,3%.

Thành quả này chủ yếu dựa trên việc bơm một lượng cực lớn vốn giá rẻ vào thị trường nội địa, cùng với đó là bùng nổ đầu tư vào các dự án hạ tầng. Nhưng tác dụng phụ đi kèm những điểm đen liên quan đến tài chính, tín dụng dần tích tụ.

Tổng cục Thống kê Trung Quốc tuyên bố kinh tế nước này vẫn duy trì được mức tăng trưởng 7% trong hai quý vừa qua. Vấn đề nằm ở chỗ tính xác thực đến đâu. Theo Andrew Polk, mức tăng trưởng trên thực tế chỉ là 4% trong hai năm qua. Đối với một nền kinh tế mới nổi tăng trưởng nhanh như Trung Quốc, thì mức tăng này là tiệm cận ngưỡng suy thoái, vì “4% đó chỉ là mức tăng 0% tương ứng tại các nền kinh tế phát triển như Anh và Mỹ”.

trung-quoc-tang-truong-ki-dieu-den-hoi-k

Kinh tế Trung Quốc suy giảm sẽ tạo ra những thách thức to lớn về công ăn việc làm.

Thời kì kinh tế Trung Quốc gặp khốn khó gần nhất đã là hơn 25 năm, khi mức lạm phát lên đến 30% vào năm 1988, với hàng chục triệu người đổ về các thành phố tìm kiếm việc làm.

Thế nhưng suy thoái lần này sẽ khác, đó là tác động của nó đến kinh tế toàn cầu. Hãy quên Hy Lạp đi, những xáo động tại Trung Quốc mới là câu chuyện đáng quan tâm nhất của kinh tế thế giới trong năm 2015. Lý do là bởi Hy Lạp chỉ chiếm 0,3% kinh tế toàn cầu, trong khi con số đó của Trung Quốc là hơn 13,4%. Nội một chiếc lốp trên “cỗ xe Trung Quốc” phát nổ cũng đủ làm tổn thương bất kì ai, từ những tập đoàn xuyên quốc gia “mắc nợ” khi đặt cược vào tương lai tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, tới những nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nguyên liệu thô sang Trung Quốc hoặc có giao dịch thương mại.

Chưa thể biết Trung Quốc trong thế kỉ 21 sẽ như thế nào. Liệu đà suy giảm chỉ là nhất thời và quãng thời gian đó đủ để Bắc Kinh dọn dẹp những khoản nợ xấu ngân hàng đang phình to trước khi lại vươn mình trỗi dậy; hay đó sẽ là mốc khởi đầu về sự kết thúc của giấc mộng Trung Hoa?

Theo Hoài Thanh/Spectator

========================

Trong topic này, lão Gàn đã phát biểu - đại ý - sự khủng hoảng thị trường chứng khoán Tàu, chỉ là phần mở đầu cho hàng loạt những sự kiện xảy ra sau đó (Bài cũng gần đây, nhưng không nhớ ở trang nào). Và rằng - đại ý - nó cũng là điều chứng nghiệm cho lời tiên tri của lão rằng: Kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái vào nửa cuối năm. Nó cũng là tiền đề cho một cuộc khủng hoảng toàn cầu sẽ xảy ra vào năm tới. Lần này sẽ là một cuộc khủng hoảng và suy thoái toàn diện. Bắc Kinh sẽ không thể đỡ nổi cuộc khủng khoảng kinh tế lần này.

Can tội làm ngoáo ọp dọa lão Gàn thì hậu quả sẽ là một con ngáo ọp thật sự đe dọa các người. 

 

trung-quoc-tang-truong-ki-dieu-den-hoi-k

Kinh tế Trung Quốc suy giảm sẽ tạo ra những thách thức to lớn về công ăn việc làm.

 

Lão thừa biết những thế lực quốc tế nào đứng đằng sau việc phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Hãy liệu cái thần hồn! Nếu ngoan cố chống lại chân lý thì lão thành thật khuyên các người hãy sám hối đi là vừa.

Lão nhắc lại rằng: Trận động đất có tính hủy diệt xảy ra ở bờ biển phía Tây Hoa Kỳ, như các nhà khoa học đầu bảng của Hoa Kỳ dự báo, đến nay vẫn chưa xảy ra, theo sự xác định của lão Gàn.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Nguy cơ kinh tế thách thức uy tín chính trị của ông Tập
 
Kinh tế Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ thoái trào, thách thức uy tín và kế hoạch cải cách của Chủ tịch Tập Cận Bình, trong khi chiến dịch chống tham nhũng khiến ông đối diện với nhiều lực cản hơn trong nội bộ giới tinh hoa.

 

imago-st-122622400113-60868497-5847-1420

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Xinhua

 

Sáng 24/7, Bí thư tỉnh ủy Hà Bắc Chu Bản Thuận vẫn theo kế hoạch tham dự một hội nghị quan trọng bàn về kế hoạch xây dựng siêu đô thị liên kết Bắc Kinh với vùng xung quanh. Đây là một trong những dự án trọng điểm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, buổi chiều tối cùng ngày, sự nghiệp chính trị của ông Chu kết thúc với việc Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương tuyên bố điều tra các hành vi vi phạm luật pháp của chính khách này.

Chu Bản Thuận là bí thư tỉnh ủy đầu tiên bị điều tra trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập từ sau Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Giới phân tích cho rằng, việc ông Chu bất ngờ "ngã ngựa" thể hiện rõ bầu không khí bất định trên quan trường Trung Quốc hiện nay.

"Giới tinh hoa phải đối phó với hai xu hướng đáng ngại, vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của họ", bình luận viên Michael Forsythe của New York Times nhận định. "Một là tình hình phát triển kinh tế chững lại tồi tệ hơn dự kiến của giới quan chức; hai là thời gian và đối tượng của chiến dịch chống tham nhũng cũng đã vượt xa dự kiến của đại đa số mọi người".

Kể từ khi trở thành lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình nỗ lực thúc đẩy một nghị trình đầy tham vọng, nhằm làm trong sạch đội ngũ quan chức và chuyển đổi mô hình phát triển. Tuy nhiên, tham vọng này cũng ẩn chứa những nguy cơ chính trị đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây.

Ông Tập quyết tâm điều chỉnh kết cấu kinh tế, nhưng nếu tăng trưởng tiếp tục chững lại, sẽ tác động tiêu cực đến uy tín của nhà lãnh đạo này. Mặt khác, chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" cũng khiến ông phải đối phó với nhiều đối thủ chính trị hơn, bởi một số chính khách quyền thế một thời bị điều tra và hơn 100.000 quan chức cấp thấp mất quyền.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc nửa đầu năm nay là thấp nhất trong 25 năm trở lại đây và xu thế này được cho là sẽ tiếp tục duy trì trong thời gian sắp tới. Trong tháng 6, thị trường cổ phiếu của nước này cũng chứng kiến mức sụt giảm kỷ lục, tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu.

Thực tế trên khiến giới hoạch định chính sách tại Bắc Kinh buộc phải có một loạt hành động ứng phó khẩn cấp can dự vào thị trường. Theo tính toán của ngân hàng Goldman Sachs, chính phủ Trung Quốc rất có thể đã phải tiêu tốn 144 tỷ USD để hỗ trợ cho thị trường chứng khoán. "Vấn đề là nếu như thị trường cổ phiếu Trung Quốc tiếp tục sụt giảm mạnh, thì các tổ chức tài chính  tiền tệ nhà nước còn cần bao nhiêu tiền nữa để ứng phó", tờ Financial Times bình luận.

Trong tháng 8, giới lãnh đạo nước này quyết định phá giá đồng nhân dân tệ kỷ lục trong hơn 20 năm qua, động thái được cho là thể hiện sự lo ngại sâu sắc của Bắc Kinh trước nguy cơ khủng hoảng kinh tế. "Vấn đề mà giới lãnh đạo Trung Quốc phải đối diện là các sự lựa chọn chính sách của họ ít hơn xưa", chuyên gia kinh tế Rodney Jones nhận định. Ông Jones là một trong những chuyên gia kinh tế dự đoán chính xác về cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.

 

Hai thách thức đan xen

Giới quan sát cho rằng, nghị trình cải tổ của Chủ tịch Tập Cận Bình đang vấp phải lực cản ngày càng lớn trong nội bộ giới tinh hoa. Điều này kết hợp với hiện trạng kinh tế không khả quan của Trung Quốc sẽ hạ thấp khả năng thực hiện mục tiêu chiến lược của ông.

New York Times dẫn lời một cố vấn cho giới lãnh đạo cấp cao và một cán bộ cơ quan báo đảng giấu tên cho biết, đầu năm nay, một số nguyên lão trong đảng từng đề nghị Chủ tịch Tập Cận Bình nên dồn tâm sức nhiều hơn vào việc khôi phục kinh tế. "Trước mắt, tình hình kinh tế không tốt, vì vậy trọng tâm công việc của đảng nên tập trung nhiều hơn vào kinh tế", người cố vấn trên dẫn lời khuyên của các nguyên lão cho hay.

"Cách kiến nghị này có thể được coi là sự không hài lòng của các nguyên lão với những nỗ lực quản lý kinh tế của ông Tập Cận Bình, cũng có thể được coi là sự gián tiếp phê bình với chiến dịch chống tham nhũng rầm rộ", bình luận viên Forsythe nhận định. "Một số vụ án tham nhũng đã làm tổn hại đến thanh danh của một số nguyên lão và liên quan đến những người từng được họ đề bạt".

Các chính khách hàng đầu bị điều tra trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập gồm có cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, hai cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương là Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng, cũng như cựu chánh văn phòng Trung ương Lệnh Kế Hoạch. Các ông Chu, Từ và Quách được đề bạt từ thời cựu chủ tịch Giang Trạch Dân. Còn ông Lệnh là trợ lý lâu năm của cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Ông Chu Bản Thuận, quan chức cấp cao bị điều tra gần đây nhất, có thời gian dài là cấp dưới của Chu Vĩnh Khang tại Ủy ban Chính pháp Trung ương.

Cũng theo lời hai cán bộ trên cho hay, chiến dịch chống tham nhũng tạo ra bầu không khí ai ai cũng có nguy cơ bị điều tra trong bộ máy nhà nước Trung Quốc, khiến các quan chức thận trọng và rụt rè hơn trước các dự án quan trọng, từ đó tạo ra lực cản với những nỗ lực cải cách kinh tế của ông Tập.

Trong một bài xã luận đăng trên trang web của Đài truyền hình Quốc gia Trung Quốc (CCTV) hôm 19/8, vấn đề lực cản với cách được nêu đậm nét. "Sự ngoan cố, hung ác, phức tạp của những lực lượng không thích ứng với cải cách, thậm chí là phản đối cải cách, có thể vượt xa sự tưởng tượng của mọi người", bài xã luận viết. "Chính vì vậy, trước mặt đặc biệt cần phải nhấn mạnh tăng cường ý chí cải cách, duy trì sức bền của cải cách".

Giới phân tích cho rằng, điều đáng chú ý của bài xã luận trên không chỉ bởi công khai nêu ra sự tồn tại của những lực lượng đối kháng với chính sách cải cách của Chủ tịch Tập Cận Bình, mà còn ở cách dùng từ mạnh mẽ và lời kêu gọi hưởng ứng cải cách.

Chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình nhận được sự hoan nghênh trong dư luận Trung Quốc, do người dân vốn đã bất mãn trước tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc trong xã hội, cũng như thủ đoạn làm giàu thông qua ưu thế quan hệ chính trị của thiểu số tinh hoa. Tuy nhiên, khi nền kinh tế Trung Quốc đối diện với nguy cơ khủng hoảng, những áp lực và thách thức mà ông Tập phải đối diện sẽ phức tạp hơn nữa.

"Tôi cho rằng kinh tế chính là gót chân Asin của ông Tập Cận Bình. Nếu như ông ấy mắc sai lầm trong lĩnh vực này, thì nguy cơ sẽ nhanh chóng xuất hiện, bất luận là ở trong nước hay ngoài nước", chuyên gia Christopher Johnson thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, nhận định. "Vấn đề của ông Tập Cận Bình là khi đã tuyên bố sẽ phụ trách tất cả mọi việc, thì sẽ rất giả dối nếu như đùn đẩy trách nhiệm cho người khác".

Đức Long

Share this post


Link to post
Share on other sites