Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Hải quân Mỹ vạch chiến lược mới, duy trì quyền thống trị

Thứ Ba, 31/03/2015 - 12:30
 

Hải quân Mỹ vừa vạch ra Chiến lược mới, kết nối 6 không gian chiến trường, nhằm duy trì quyền thống trị trên biển, tiếp tục coi trọng khu vực châu Á-TBD.
 >> Ba bước đi cần thiết của Mỹ ở Biển Đông

 

Ngày 13 tháng 3, các lực lượng Hải quân, Hải quân đánh bộ và lực lượng tác chiến ven bờ Hoa Kỳ đã công bố bản "Chiến lược hợp tác lực lượng trên biển thế kỉ 21" mới, viết tắt là CS-21. Đây là lần chỉnh lý đầu tiên của bản chiến lược sau gần 8 năm.

Chiến lược mới được xây dựng dựa trên những phán đoán của quân đội Hoa Kỳ về môi trường an ninh và kinh tế toàn cầu, với chỉ đạo chiến lược lấy từ "Chỉ nam chiến lược Quốc phòng 2012”, “Báo cáo đánh giá quốc phòng 4 năm” (từ 2010- 2014) và “Báo cáo đánh giá an ninh nội địa 4 năm”.

CS-21 đã trình bày một cách toàn diện những cách thức phương pháp mà quân đội Mỹ sẽ thiết kế, tổ chức và vận dụng lực lượng trên biển để hỗ trợ cho chiến lược quốc gia, chiến lược quốc phòng và chiến lược an ninh nội địa, nêu lên những trọng điểm cần ưu tiên trong xây dựng lực lượng trên biển, nhằm duy trì và bảo vệ bá quyền trên biển của Hoa Kỳ.

So với bản Chiến lược trên biển năm 2007, CS-21 có những thay đổi và đặc điểm chủ yếu sau:

 

Thứ nhất là về phán đoán mối đe dọa, nổi bật là mối đe dọa an ninh truyền thống từ các tổ chức phi chính phủ, nâng cao chú ý đề phòng những nước lớn mới nổi.

Phần lớn quan chức quân đội và nhà phân tích chiến lược Mỹ đã phê bình bản “Chiến lược 2007” đã quan tâm thái quá đến những mối đe dọa an ninh phi truyền thống như chủ nghĩa khủng bố, hải tặc, buôn lậu phi pháp trên biển, thiên tai..., mà xem nhẹ mối đe dọa an ninh truyền thống.
 
HQ1A-9f54b.jpg
Hải quân Mỹ vừa vạch ra Chiến lược mới để duy trì quyền thống trị trên biển
 

Tuy có điều chỉnh nhưng bản Chiến lược mới vẫn tiếp tục liệt kê ra những thách thức an ninh phi truyền thống như tổ chức bạo lực cực đoan và các tổ chức khủng bố khác, đồng thời liệt các nước Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên vào mối đe dọa hoặc thách thức chủ yếu.

 

Thứ hai là về trọng điểm chiến lược và địa lý chiến lược, CS-21 lần đầu tiên đưa ra khái niệm mới và tập trung cao độ vào “Liên khu vực Ấn Độ Dương - Châu Á-Thái Bình Dương”.

Chiến lược mới cho rằng, đây là khu vực kéo dài qua bờ biển phía Đông Châu Phi và bờ Tây Hoa Kỳ, 8 trong số 10 quốc gia đông dân nhất thế giới đều nằm ở đây, tầm quan trọng của nó đối với Washington và các nước đồng minh, đối tác của nước Mỹ ngày càng lớn.

Kinh tế và an ninh của Hoa Kỳ có liên quan mật thiết với các trung tâm thương mại lớn thông qua Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, vì vậy lực lượng trên biển của Mỹ có trách nhiệm lâu dài với an ninh của khu vực này. Mục tiêu của Washington là đến năm 2020, ước tính sẽ có khoảng 60% tàu chiến của hải quân Mỹ sẽ được triển khai tại đây.

Để thực hiện điều này, Hải quân Hoa Kỳ sẽ tăng thêm 1 tàu ngầm hạt nhân tấn công ở đảo Guam, tăng số tàu chiến đóng gần vùng biển Singapore lên 4 chiếc, bố trí tàu khu trục Aegis đa chức năng tiên tiến và tàu khu trục lớp Zumwalt, cùng với chiến đấu cơ F-35, máy bay vận tải MV-22 Osprey và máy bay không người lái MQ-4C.
 
HQ2-9f54b.jpg
Các siêu khu trục hạm như DDG-1000 Zumwalt sẽ đóng vai trò quan trọng trong Chiến lược mới của hải quân Hoa Kỳ
 

Thứ ba là về nâng cao năng lực, khái niệm “Thâm nhập toàn khu vực” lần đầu tiên được đưa ra đã được liệt vào trong 5 hạng mục năng lực tác chiến cơ bản hàng đầu cần phải trang bị của lực lượng Hải quân Hoa Kỳ.

Chiến lược mới chỉ rõ rằng, ngoài 4 năng lực cần có mang tính truyền thống là răn đe bằng vũ lực, kiểm soát trên biển, triển khai sức mạnh và giữ gìn an ninh trên biển, hiện nay lực lượng Hải quân Hoa Kỳ cần phải có thêm năng lực thứ 5 là "Thâm nhập toàn khu vực".

5 năng lực toàn diện trên sẽ đảm bảo cho quân đội Mỹ có thể tự do hành động trong 6 không gian tác chiến trên biển, đất liền, trên không, vũ trụ, không gian mạng và phổ điện từ, đánh bại những đối thủ tiềm tàng đang thực hiện "chống xâm nhập/khu vực cấm" (A2/AD), nhằm ngăn chặn quân đội Hoa Kỳ tiến vào bờ biển hoặc nội địa của mình.

"Thâm nhập toàn khu vực" của quân đội Hoa Kỳ sẽ thông qua "cảm nhận không gian chiến trường", đảm bảo chỉ huy-kiểm soát được các hoạt động tác chiến như: "Tác chiến không gian mạng", "Tác chiến cơ động điện từ", "Hỏa lực tác chiến tổng thể" v.v..

 

Thứ tư là về phương thức tác chiến và không gian tác chiến, chú trọng nhiều hơn vào tác chiến trên không gian vũ trụ, không gian mạng và phổ điện từ.
 
HQ3-9f54b.jpg
Không gian mạng cũng sẽ là một chiến trường khốc liệt trong tương lai
 

Chiến lược mới chỉ ra rằng, đối thủ tiềm ẩn của Washington sẽ vận dụng hệ thống chỉ huy-kiểm soát tiên tiến được hỗ trợ tích hợp mạng internet, trang bị năng lực tác chiến điện tử, mạng và không gian, nâng cao tốc độ và khả năng chỉ huy-kiểm soát, hiệp đồng quân binh chủng.

Vì vậy, sẽ không dễ dàng cho Nhà Trắng nếu muốn tiếp tục đứng vững ở vị trí đỉnh cao trong lĩnh vực thông tin. Lực lượng trên biển Hoa Kỳ một mặt sẽ phải tìm cách đánh sập các hệ thống triển khai trên không gian mạng của đối thủ, mặt khác bắt buộc phải có tính mềm dẻo trong tác chiến dưới điều kiện thù địch nhất.

 

Thứ năm là về vận dụng binh lực, cần chú trọng nhất là "hiện diện tuyến đầu" và "tác chiến tuyến đầu".

Theo CS-21, binh lực "tác chiến tuyến đầu" của hải quân Hoa Kỳ sẽ duy trì tự do hàng hải trên "vùng biển chung", tạo môi trường an ninh, thể hiện quyết tâm của Washington trong nhiệm vụ bảo vệ lợi ích quốc gia, thúc đẩy sự thịnh vượng toàn cầu.

Hải quân Mỹ năm 2020 sẽ duy trì 120 tàu chấp hành nhiệm vụ "hiện diện tuyến đầu", trọng điểm là khu vực Ấn Độ Dương - Châu Á-Thái Bình Dương, hiện nay đã có khoảng 97 chiến hạm "tuyến đầu" được bố trí ở Nhật Bản, đảo Guam, Singapore và Tây Ban Nha.
 
HQ4-4fc51.jpg
Những máy bay chiến đấu tàng hình như F-35B cũng sẽ giữ vai trò quan trọng trong tác chiến biển
 

Đi sâu phân tích bản Chiến lược trên biển mới của Hoa Kỳ sẽ thấy rằng, mặc dù khủng hoảng kinh tế trong những năm gần đây đã khiến chi phí dành cho quân đội của nước này có phần dè xẻn hơn, song ý đồ duy trì quyền thống trị trên biển của Washington vẫn không hề giảm đi chút nào.

Một khi Washington không thay đổi tâm lý kiểu “Chiến tranh lạnh” thì năng lực tác chiến trên biển của hải quân nước này sẽ không thể suy yếu đi mà còn tiếp tục được nâng cao hơn nữa.

Hải quân Hoa Kỳ sẽ duy trì hơn 300 chiếc tàu chiến, trong đó có 11 tàu sân bay, 14 tàu ngầm tên lửa đạn đạo và 33 tàu tác chiến đổ bộ; lực lượng của cảnh sát biển sẽ duy trì 91 chiếc, khi có chiến tranh sẽ do hải quân quản lý.

CS-21 với khái niệm mới về "thâm nhập toàn khu vực" nhằm nâng cao khả năng tác chiến của quân đội Mỹ, có thể tự do thâm nhập vùng biển thậm chí là đất liền của nước khác, bảo đảm địa vị số 1 thế giới của hải quân Hoa Kỳ, đánh bại mọi đối thủ.

Các chuyên gia quân sự nhận định, trong vòng 30-50 năm nữa, vẫn không có cường quốc hải quân nảo có thể đuổi kịp chứ đừng nói là vượt qua hải quân Hoa Kỳ, dù là đối thủ truyền thống Nga hay “thiếu gia mới nổi” Trung Quốc.

Theo Bảo Chi
Đất Việt
==================
Có thể ngài Obama đã lựa chiếc găng tay mỏng hơn. Nhưng nếu ngài không quyết liệt thì hy vọng đảng Dân Chủ của ngài thắng kỷ nhiệm kỳ tới vẫn mong manh. Ngay cả khi bà Clinton ứng cử.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Tư lệnh Mỹ cảnh giác mưu đồ Trung Quốc trên biển Đông
01/04/2015 07:23 GMT+7
 

TTO - Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Harry B. Harris trong một sự kiện tại Úc hôm qua 31-3 đã lên tiếng cảnh báo về âm mưu của Trung Quốc xây một “Vạn lý trường thành” trên biển Đông.

 

TRXhJDPg.jpg

Loạt đảo nhân tạo của Trung Quốc trên biển Đông đang khiến cộng đồng quốc tế báo động (Sydney Morning Herald)

 

Theo báo Sydney Morning Herald, phát biểu tại một buổi lễ tưởng niệm chiến tranh tại Úc hôm qua, đô đốc Harris nhấn mạnh loạt đảo nhân tạo Trung Quốc đang xây đe dọa đến sự ổn định của khu vực biển Đông.

Ông Harris nói công trình lấn biển này có kích thước bằng với khu bảo tồn thiên nhiên Black Mountain của Úc và nằm chắn trên một số tuyến hàng hải đông đúc nhất thế giới.

Khoảng 60% giao thương của Úc đi qua những tuyến hàng hải này và đây là một thách thức cho chính phủ Thủ tướng Tony Abbott.

Theo tờ báo Úc, những bình luận trên có lẽ là quyết liệt và chi tiết nhất về chủ đề biển Đông được phát ra bởi một chỉ huy cao cấp của quân đội Mỹ đến giờ phút này.

Một trong những hòn đảo mới Trung Quốc đang xây có cả đường băng cho máy bay và cầu cảng kéo dài hơn 3km trên dải san hô ngầm. Các nhà phân tích nói cơ sở này sẽ tạo điều kiện cho không quân Trung Quốc mở rộng tầm hoạt động thêm hàng ngàn km về phía nam.

“Trung Quốc đang xây một Vạn lý trường thành bằng cát bằng máy đào và máy ủi trong nhiều tháng liền”, đô đốc Harris nói.

“Nếu chúng ta nhìn vào những hành động khiêu khích của Trung Quốc đối với các nước nhỏ hơn, sự mơ hồ của yêu sách đường chín đoạn… không có gì ngạc nhiên khi phạm vi và tốc độ xây đảo nhân tạo gây ra nhiều nghi ngờ về ý định của Bắc Kinh”, ông Harris bình luận.

Michael Wesley, giám đốc Trung tâm châu Á – Thái Bình Dương của Đại học quốc gia Úc nói bài diễn văn của đô đốc Harris cho thấy Mỹ đã bắt đầu chủ động sau những chỉ trích rằng Washington không hành động kịp thời trước thách thức từ Trung Quốc.

“ Điều này đánh dấu quyết tâm mới của Mỹ tại khu vực, phản ánh một hiện thực rằng Trung Quốc muốn chơi đòn cứng trên biển Đông”, giáo sư Wesley nhận xét.

 

MINH TRUNG

======================

​Mỹ đưa tàu khu trục tàng hình tới Thái Bình Dương
31/03/2015 16:12 GMT+7
 

TTO - Ngày 31-3, một lãnh đạo hải quân Mỹ tuyên bố Washington triển khai các tàu khu trục tàng hình hiện đại nhất tới Thái Bình Dương do lo ngại nguy cơ bất ổn ở khu vực này.

 

tszHp6Mw.jpg

Tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt siêu hiện đại của hải quân Mỹ - Ảnh: Navy.mil

 

Theo báo Wall Street Journal, tại Canberra (Úc) chuẩn đô đốc Christopher Paul thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết Washington quyết duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ ở khu vực. Mỹ sẽ triển khai thêm hàng loạt tàu chiến hiện đại tới Thái Bình Dương, trong đó có tàu khu trục lớp Zumwalt.

Tàu khu trục lớp Zumwalt là loại tàu chiến hiện đại nhất của hải quân Mỹ, chi phí mỗi chiếc lên đến 3,45 tỉ USD. Tàu Zumwalt dài 180m, đạt tốc độ tối đa 56km/giờ, được trang bị các loại tên lửa hùng mạnh như Tomahawk hay Sea Sparrow. Tàu Zumwalt có thể chở theo máy bay trực thăng và được trang bị hệ thống chống rađa cực kỳ hiện đại.

 

Bảo vệ an ninh

“Khu vực Thái Bình Dương đang có nhiều thay đổi và thế giới đã trở nên kém an toàn hơn. Có những kẻ muốn cản trở tự do hàng hải và hạn chế đi lại trên vùng biển quốc tế, bồi đắp đất xây đảo trái phép, tạo ra các vùng cấm và đe dọa láng giềng” - chuẩn đô đốc Paul khẳng định.

Ông Paul nhấn mạnh Mỹ muốn Úc và Nhật mở rộng hoạt động quân sự ở Thái Bình Dương để hỗ trợ Mỹ đảm bảo an ninh khu vực. Ông đánh giá thế hệ tàu chiến mới của Úc, bao gồm các tàu khu trục tên lửa và tàu đổ bộ có thể chở 1.000 binh sĩ và trực thăng, hoàn toàn phù hợp với chiến lược mới tại Thái Bình Dương.

Chuẩn đô đốc Paul cho rằng Úc là một đồng minh quan trọng của Mỹ trong nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự ở Thái Bình Dương. Hiện Úc đang có kế hoạch hiện đại hóa quân đội và sẽ mua ít nhất 72 máy bay chiến đấu tàng hình F-35, hàng loạt tàu chiến mới và xây dựng một hạm đội tàu ngầm trị giá khoảng 50 tỉ USD.

Chuẩn đô đốc Paul cho biết các tàu chiến Úc hoàn toàn có thể phối hợp với tàu khu trục Zumwalt của Mỹ trong các sứ mệnh bảo vệ an ninh trên Thái Bình Dương, ví dụ như “bảo vệ một hòn đảo nhỏ không có người ở”.

Tháng trước các lãnh đạo hải quân Mỹ cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ đang xem xét kế hoạch triển khai tàu chiến tại Úc và tăng cường tập trận với Ấn Độ.

 

Mỹ, Nhật mở rộng chiến dịch hải quân

Theo Reuters, cùng ngày ở Tokyo (Nhật) đô đốc Robert Thomas, tư lệnh hạm đội 7 của Mỹ, tuyên bố việc Thủ tướng Nhật Shinzo Abe theo đuổi quyền phòng vệ tập thể (CSD) sẽ giúp hải quân Nhật và Mỹ tăng cường hợp tác ở Thái Bình Dương.

“CSD giúp hạm đội 7 và Lực lượng phòng vệ biển Nhật (JMSDF) tập trận và hoạt động khắp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương một cách dễ dàng hơn” - đô đốc Thomas nhấn mạnh. Ông khẳng định lực lượng Nhật có thể hoạt động ở vùng biển và vùng trời quốc tế tại bất cứ đâu trên thế giới.

Trước đó Nhật và Mỹ đã tuyên bố đến cuối tháng 6 sẽ ra quyết định về các hướng dẫn mới đối với quan hệ liên minh. Các thay đổi này sẽ giúp Nhật đóng vai trò quân sự to lớn hơn trong khu vực. Ở Tokyo, đô đốc Thomas đã thảo luận với tư lệnh JMSDF Eiichi Funada về các chiến dịch quân sự chung như chống cướp biển, chống buôn người và cứu hộ.

Lực lượng hai nước cũng sẽ tổ chức tập trận ở nhiều địa điểm mới tại châu Á. Hiện hạm đội 7 vẫn là lực lượng hải quân mạnh nhất châu Á với 80 tàu chiến, 140 máy bay và 40.000 binh sĩ. JMSDF có khoảng 120 tàu chiến, bao gồm hơn 40 tàu khu trục và 20 tàu ngầm.

 
SƠN HÀ

======================

Lăm lay chưa bụp đâu. Mà sau này có bụp thì chắc chắn rằng không phải do lão Gàn Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh xác định Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương. Những ai chụp mũ cho lão điều này đều xuất phát từ một suy luận chủ quan, hoặc xuất phát từ nguyên nhân sức ép từ bên ngoài.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Nga mất 200 tỉ USD, Ukraine tiêu điều vì xung đột
01/04/2015 15:48 GMT+7
 

TTO - Nền kinh tế khu vực miền đông Ukraine sụp đổ gần như hoàn toàn sau một năm chiến tranh ác liệt. Nga cũng hứng chịu thiệt hại nặng nề. 

 

kBFXkvO8.jpg

Sân bay Donetsk bị phá hủy hoàn toàn khiến giao thương miền đông Ukraine gặp rất nhiều khó khăn - Ảnh: Reuters

 

Theo AFP, trước đây vùng Donbass cung cấp tới 25% lượng hàng hóa xuất khẩu của Ukraine. Do chiến tranh, hạ tầng bị phá hủy, chính quyền Kiev cắt nguồn tài chính và quy chế pháp lý mù mờ khiến nền kinh tế Donbass tuột dốc không phanh.

Cựu thị trưởng Donetsk Oleksandr Lukyanchenko cho biết hồi đầu năm 2014, các doanh nghiệp lớn nhỏ ở thành phố này tuyển dụng khoảng 350.000 người lao động. Tuy nhiên hiện nay 175.000 người đã mất việc làm.

Sống hắt hiu

Sân bay Donetsk bị phá hủy hoàn toàn khiến hoạt động giao thương đình trệ. Giáo sư kinh tế Yuri Makogon thuộc ĐH Donetsk cho biết rất nhiều công ty lớn ở vùng Donbass giờ không thể kết nối được với các nhà máy sản xuất bên ngoài miền đông Ukraine.

Mới đây, nhà lãnh đạo “CH Nhân dân Donetsk” (DNR) Alexander Zakharchenko tuyên bố khai thác than phải trở thành trụ cột của nền kinh tế miền đông. Tuy nhiên giáo sư Makogon cho biết Donbass giờ chỉ còn Nga là khách hàng mua than duy nhất.

“Trước đây vùng Donbass xuất khẩu than tới Nga, Liên minh châu Âu (EU), Đông Nam Á và Bắc Mỹ. Nhưng giờ DNR chỉ còn Nga là khách hàng duy nhất bởi châu Âu, châu Á và Mỹ đều không công nhận DNR nên không thể chấp nhận hàng hóa từ Donbass” - giáo sư Makogon giải thích. Ngoài ra, Nga có nguồn than với giá rẻ hơn từ vùng Viễn Đông và Tây Siberia.

Cựu thị trưởng Donetsk Lukyanchenko cho biết trước chiến tranh, mỗi năm Donetsk chi 640-670 triệu hryvina (27,1-28,4 triệu USD) cho y tế, 540-560 triệu hryvina cho giáo dục, 45-48 triệu hryvina cho lương công chức.

Tuy nhiên nguồn tiền hiện nay đã cạn kiện. Vùng Donbass đang phải sống hiu hắt nhờ nguồn tiền mặt từ Nga. Một thủ lĩnh ly khai ở Donetsk xác nhận Matxcơva đang cung cấp tài chính để DNR hoạt động. Hồi tháng 11-2014, Kiev đã ngừng cung cấp ngân sách cho Donbass.

Một số giáo viên và bác sĩ ở Donbass than thở trong cả năm 2014, mỗi tháng họ chỉ nhận được số tiền lương còm 120 USD. Các bác sĩ phẫu thuật chăm sóc binh sĩ ly khai được hưởng lương khoảng 215 USD/tháng.

Nga và Ukraine cùng lao đao

Các chuyên gia kinh tế nhận định tình hình kinh tế vùng Donbass sẽ còn trở nên tồi tệ hơn nữa trong thời gian tới. Nền kinh tế của cả Ukraine cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mới đây Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov cho biết hai vùng Donetsk và Lugansk chiếm khoảng 30% GDP của Ukraine.

Tăng trưởng Ukraine giảm 6,8% trong năm 2014 và dự báo tiếp tục giảm 5,5% trong năm 2015. Hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s cho rằng GDP Ukraine sẽ giảm xuống 99 tỉ USD trong năm 2015 so với mức 121 tỉ USD của năm 2014.

Cả Nga cũng hứng chịu hậu quả kinh tế nặng nề. Theo báo The Moscow Times, mới đây cựu bộ trưởng tài chính Nga Alexei Kudrin tuyên bố nền kinh tế Nga sẽ hứng chịu thiệt hại lên tới 200 tỉ USD trong vòng vài năm tới sau vụ sáp nhập bán đảo Crimea.

“Cung cấp tài chính cho Crimea khiến chúng ta tốn 6-7 tỉ USD mỗi năm. Các thiệt hại khác, ví dụ như việc giới đầu tư rút vốn khỏi Nga, sẽ còn cao hơn nhiều. Ước tính tổng thiệt hại có thể lên đến 150-200 tỉ USD trong 3-4 năm tới. Đó là cái giá chúng ta phải trả” - ông Kudrin cho biết.

Cựu bộ trưởng Kudrin dự báo nền kinh tế Nga phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong vòng năm năm tới, kể cả khi chính phủ thực hiện các cải cách cơ cấu cần thiết. “Đây là thách thức lớn nhất mà nước Nga phải đối mặt” - ông Kudrin nhận định. 

 

NGUYỆT PHƯƠNG

================

Mựa! Cái này nói rồi! Chỉ tội nghiệp những con gà!

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

======================

======================

Lăm lay chưa bụp đâu. Mà sau này có bụp thì chắc chắn rằng không phải do lão Gàn Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh xác định Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương. Những ai chụp mũ cho lão điều này đều xuất phát từ một suy luận chủ quan, hoặc xuất phát từ nguyên nhân sức ép từ bên ngoài.

 

Đang chuẩn bị dư luận và bài binh bố trận để cuối 17, đầu 18 bụp nhau quyết liệt phải không sư phụ ơi ? vậy bây giờ phải lo mần ăn kiếm chút vốn để 2 năm nữa co cụm, chịu đựng. Nếu đúng như vậy thì họ sẽ bụp nhau trong bao lâu vậy sư phụ ? Hy vọng qua 2020 chắc là đâu sẽ vào đó. Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đang chuẩn bị dư luận và bài binh bố trận để cuối 17, đầu 18 bụp nhau quyết liệt phải không sư phụ ơi ? vậy bây giờ phải lo mần ăn kiếm chút vốn để 2 năm nữa co cụm, chịu đựng. Nếu đúng như vậy thì họ sẽ bụp nhau trong bao lâu vậy sư phụ ? Hy vọng qua 2020 chắc là đâu sẽ vào đó. Kính

 

Thời buổi pha học hiện đại, mà uýnh nhau từ cuối năm 17 đến 20 là không có "cơ sở pha học". Chừng dăm bữa nửa tháng là sang phim à. Vấn đề là "mèo nào cắn mỉu nào", Hay là một thiên thạch rơi vào trái Đất là "Hòa cả làng". Híc!

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Iran và 6 cường quốc đạt thỏa thuận "lịch sử"

Thứ Sáu, 03/04/2015 - 06:58
 

Dân trí Sau 8 ngày thương lượng và mặc cả thâu đêm, vào tối qua theo giờ Việt Nam, Iran và 6 cường quốc thế giới đã đạt được thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân, mở đường cho việc đạt được thỏa thuận toàn diện vào trước cuối tháng 6 tới.

 

Iran-2-03eb9.jpg
Ngoại trưởng Iran thở phào nhẹ nhõm sau các cuộc đàm phán căng thẳng (Ảnh: Article)
 

Các nguồn tin gần gũi với tiến trình đàm phán tại thành phố Lausanne của của Thụy Sỹ cho biết Tehran và nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) đã nhất trí về các nội dung và định hướng lớn sau những cuộc đàm phán marathon.

Đây là một bước tiến lịch sử trong tiến trình hạt nhân của Iran nhằm mở đường cho việc đạt được một thỏa thuận toàn diện trước thời hạn chót ngày 30/6, đồng thời giúp chấm dứt những tranh cãi và đối đầu giữa Nhà nước Hồi giáo và phương Tây kéo dài suốt 12 năm qua.

Những nội dung chi tiết của thỏa thuận chưa được tiết lộ chính thức vì hai bên còn nhiều khác biệt trong cách thức công khai.

Tuy nhiên, theo một số nguồn tin báo chí phương Tây,  Iran đã đồng ý hủy bỏ 2/3 năng lực làm giàu urani và đặt chương trình hạt nhân dưới sự giám sát của P5+1 trong tối thiểu 10 năm nếu các bên đạt được thỏa thuận toàn diện vào trước ngày 30/6.

Cụ thể, Tehran sẽ phải pha loãng hoặc chuyển ra nước ngoài hầu hết trữ lượng urani đã làm giàu và phải tạm ngừng toàn bộ chương trình hạt nhân trong 10 năm.

Sau 10 năm này, quá trình nghiên cứu và phát triển máy ly tâm cũng sẽ tiếp tục bị hạn chế và giám sát. Những hạn chế khác cũng được tiếp tục trong vòng 25 năm tiếp theo.

Nếu Tehran tuân thủ thỏa thuận, các biện pháp trừng phạt quốc tế sẽ dần được dỡ bỏ.

Trong khi đó, truyền thông Iran cho hay Teheran sẽ giảm số máy ly tâm làm giàu urani từ 19.000 xuống còn 6.000. Trong số này có khoảng 1.000 máy ly tâm được sử dụng để làm nguyên liệu cho máy phát điện tại cơ sở Fordo và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu thuần túy.

Theo kế hoạch, các bên sẽ sớm tiến hành các cuộc đàm phán tiếp theo về từng nội dung cụ thể của thỏa thuận toàn diện cuối cùng. Mọi biện pháp trừng phạt Iran chỉ được dỡ bỏ cho tới khi một thỏa thuận toàn diện được ký kết.

Vũ Anh

Tổng hợp

====================

Nhìn chung là tốt. Lão Gàn luôn ủng hộ hòa bình thế giới. Tiếc tay! Điểm nóng này chấm dứt thì điểm nóng khác lại bùng nổ.

Share this post


Link to post
Share on other sites
​Người biểu tình Trung Quốc uống thuốc trừ sâu
04/04/2015 15:13 GMT+7
 

TTO - Ngày 4-4, truyền thông Trung Quốc đưa tin cảnh sát nước này bắt giữ hơn 50 người trong hai cuộc biểu tình ở thủ đô Bắc Kinh và tỉnh Quảng Đông. Một số người biểu tình đã uống thuốc trừ sâu.

 

Ovex5Anb.jpg

Một cuộc biểu tình đất đai ở Quảng Đông -  Ảnh: Asia One

 

Theo Tân Hoa xã, tại thủ đô Bắc Kinh, hơn 30 người biểu tình bằng cách nằm lăn trên một con phố mua sắm đông đúc ở trung tâm thành phố. Sau đó họ đồng loạt uống thuốc trừ sâu. Cảnh sát bắt giữ và lập tức đưa họ vào bệnh viện.

Trước đây ở Trung Quốc từng xảy ra những vụ người biểu tình uống thuốc trừ sâu ở nơi công cộng để bày tỏ bức xúc. Nhà chức trách cho biết những người này là tài xế taxi đến từ tỉnh Hắc Long Giang.

Trong một vụ khác, cảnh sát Quảng Đông bắt giữ 22 người sau khi đám đông xông vào một ga tàu ở làng Mazha để biểu tình phản đối chính quyền địa phương thu hồi đất đai bừa bãi.

Một dân làng khẳng định chính quyền làng Mazha bán rất nhiều đất đai với giá rẻ mạt cho các nhà đầu tư và chính quyền chỉ bồi thường nhỏ giọt cho người dân.

Đám đông biểu tình chặn một đoàn tàu trước khi bị cảnh sát giải tán. Vụ tranh chấp diễn ra từ tháng 9-2014 và dân làng liên tiếp tổ chức nhiều cuộc biểu tình từ đó đến nay.

Chính quyền Trung Quốc cho biết mỗi năm ở nước này có khoảng 90.000 vụ biểu tình trên cả nước, chủ yếu liên quan đến tham nhũng, đất đai, ô nhiễm môi trường...

 

NGUYỆT PHƯƠNG

=====================

Mạnh tử viết: Khi người dân đã không sợ chết thì không thể đem cái chết ra dọa họ được.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản cần 800 tên lửa Tomahawk để đối phó tên lửa Trung Quốc

04/04/2015 21:01
 
(Tin Nóng) Để đối phó các cuộc tấn công bằng tên lửa của Trung Quốc, Nhật Bản cần ít nhất 800 tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ để tấn công các tàu chiến và dàn phóng ven bờ của Trung Quốc.
 

tomahawk-1.jpg

Một khu trục hạm Mỹ phóng tên lửa Tomahawk. Hải quân Nhật Bản chưa trang bị tên lửa hành trình Tomahawk như các tàu chiến của Mỹ - Ảnh: Hải quân Mỹ

 

Trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 4.4 cho biết nhà báo mảng quân sự Furuze Mitsuharu viết trên báo Livedoor (Nhật Bản) ngày 1.4 rằng cần phải sẵn sàng cho kịch bản một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Trung Quốc vào Nhật Bản. Để đối phó, Nhật nên trang bị ít nhất 800 tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ để tiêu diệt các tàu chiến và các dàn phóng tên lửa đặt ven bờ biển Trung Quốc. Các tên lửa này còn để ngăn không cho hải quân Trung Quốc áp sát quần đảo Nhật Bản.

Chuyên gia Atsushi Kitamura, tư vấn cho Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cũng đồng ý với nhận định của ông Mitsuharu rằng Washington dường như sẽ chỉ hỗ trợ quân sự trực tiếp cho Nhật Bản trước khi Lực lượng phòng vệ Nhật bị xoá sạch bởi lực lượng của Trung Quốc, cho nên chuẩn bị trước là điều nên làm.

Ông Kitamura thậm chí còn tin rằng lực lượng Mỹ tại Nhật Bản cuối cùng sẽ được rút về Guam hoặc các địa điểm chiến lược khác ở Đông Thái Bình Dương. Và điều này sẽ khiến Nhật trở thành bia đỡ đạn cho Mỹ trong việc chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của quân đội Trung Quốc.

Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng năm 2015 lên 10%, và tiếp tục đẩy mạnh các chiến lược trên biển. Để ngăn chặn việc Nhật Bản phải hy sinh cho Mỹ, cả hai chuyên gia Nhật đều cho rằng các nhà hoạch định chính sách ở Tokyo nên xúc tiến mua tên lửa hành trình Tomahawk càng sớm càng tốt để đối phó với Trung Quốc.

 

tomahawk-3.jpg

Tàu khu trục chở trực thăng lớp Hyuga của Nhật Bản - Ảnh: Wikipedia

 

tomahawk-4.jpg

Tên lửa Tomahawk được tuần dương hạm USS Philippine Sea (CG 58) phóng đi trên vịnh Ả rập, rạng sáng 23.9.2014 nhắm vào các vị trí của phiến quân IS tại Syria. Tên lửa hành trình Tomahawk là vũ khí được Mỹ sử dụng nhiều nhất trong các đòn tấn công từ trên biển - Ảnh: Hải quân Mỹ

Tin Nóng

======================

Mua ký sổ của Hoa Kỳ thì có thể có đến 1000 chiếc Tomahawk.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sử gia Mỹ vạch trần mưu đồ chống Nga của Washington

Thứ Bẩy, 04/04/2015 - 11:00

 

Sử gia người Mỹ Steven Cohen, một chuyên gia về Liên Xô và Nga, Giáo sư trường Đại học Princeton dẫn chứng loạt động thái thuộc chiến dịch của Mỹ chống Nga.

Cụ thể, ngày 3/4, sử gia Steven Cohen cho rằng, những phát ngôn như của Tư lệnh Wesley Clar nằm trong chiến dịch chống Nga có ý thức của chính quyền Mỹ.

Ông Cohen nói như trên khi bình luận về phát biểu của cựu Tư lệnh các lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu, Tướng Wesley Clark, Hội đồng Đại Tây Dương ở thủ đô Washington (Mỹ) với chủ trương theo đường lối của "phe hiếu chiến" khi tuyên bố cần thiết phải cung cấp vũ khí sát thương ngay cho Ukraine nhằm kiềm chế một "nước Nga hung hăng".
 
congamy4-4-03e6a.jpg
Nhà sử học người Mỹ cho rằng Washington đã và đang tiến hành một chiến dịch chống Nga
 

Ông Cohen nêu rõ: “Tại sao điều đó xảy ra vào lúc này? Câu trả lời là: các thỏa thuận Minsk có thể kết thúc cuộc chiến ở Donbass (miền Đông Ukraine), cũng như yếu tố không kém quan trọng là làm giảm mức độ đối đầu giữa Moskva và Washington, đó là điều mà ‘phe hiếu chiến’ ở Mỹ không thể chấp nhận”,

Ngoài ra, ông Cohen nhận xét: “Đoàn xe tăng ở Praha, những phát ngôn của Tướng Clark và những người giống ông ta, những hoạt động tập trận của NATO ở Gruzia, các cố vấn Mỹ trên lãnh thổ Ukraine, việc lãnh đạo Phương Tây tẩy chay lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng tại Moskva, tất cả đều nằm trong chiến dịch của Mỹ chống Nga."

Sử gia người Mỹ kết luận: "Sự sáng suốt của Kremlin là không để Washington lôi kéo vào cuộc chiến toàn diện ở Ukraine. Phát ngôn của Tướng Clark và tất cả những người thù ghét Nga trong giới có uy quyền ở Mỹ chỉ đạt được như vậy”.

Cũng trong ngày 3/4, phản ứng trước "chiến dịch chống phá Nga" của giới truyền thông và các chuyên gia phân tích chính trị Mỹ, Nga bày tỏ thái độ giận dữ khiến cuộc khẩu chiến giữa hai nước, vốn đã nổ ra từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng ở Ukraine, thêm căng thẳng.

Bộ Ngoại giao Nga cho biết "các tuyên truyền viên" tuân theo yêu cầu của Washington, đang viết các bài đả kích theo hướng bài Nga, xây dựng hình ảnh nước Nga như kẻ thù khiến cho những người dân bình thường cũng trở nên ghét Nga và ghét tất cả những gì liên quan đến Nga.

Trước đó, ngày 26/3, Tổng thống Vladimir Putin cũng cáo buộc các cơ quan tình báo phương Tây, trong đó có Mỹ, đã lợi dụng các tổ chức xã hội và liên minh chính trị tại Nga vào mục đích xấu nhằm trước tiên là làm mất uy tín chính phủ và gây bất ổn tình hình nội bộ Nga.

Tổng thống Putin nêu rõ, để kiềm chế Nga, phương Tây đã sử dụng một loạt công cụ từ gây sức ép và cô lập về chính trị, kinh tế đến tiến hành chiến dịch truyền thông quy mô lớn và chiến dịch tình báo.

Tuy nhiên, theo người đứng đầu nước Nga, mọi âm mưu đe dọa nhằm vào Nga sẽ chỉ thất bại và bị đáp trả thích đáng.

Quan hệ giữa Nga và Mỹ đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh do căng thẳng giữa hai nước liên quan đến cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine và việc Moscow sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3/2014.

Chính quyền Washington yêu cầu Nga rút khỏi bán đảo này và ngừng hậu thuẫn cho lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine.

Đáp lại, Nga khẳng định có quyền lợi lịch sử đối với Crimea và bác bỏ cáo buộc của phương Tây cho rằng Moscow đưa quân vào miền Đông Ukraine.

 
Người Nga vẫn rất "yêu" Putin

Bất chấp nền kinh tế nước Nga đang lao dốc, theo Sputnik, kết quả một cuộc khảo sát do quỹ Ý kiến cộng đồng (FOM) thực hiện được truyền thông Nga đưa tin ngày 3/4 cho thấy mức độ tín nhiệm của cử tri Nga dành cho Tổng thống Vladimir Putin đạt 76%, cao kỷ lục kể từ năm 2008.

Cụ thể, theo số liệu do FOM vừa công bố, có 76% người Nga sẵn sàng bỏ phiếu cho ông Putin trong khi một tuần trước đó chỉ số này là 75% và trong tháng 1 là 70%.

Các nhà xã hội học ghi nhận tỷ lệ ủng hộ của cử tri dành cho người đứng đầu nhà nước Nga hiện ở mức cao chưa từng có kể từ năm 2008, thời điểm chỉ có khoảng 60% người Nga tỏ ý muốn bỏ phiếu cho ông Putin.

 

 

 
 
Theo Minh Thái (Tổng hợp)
Đất Việt

======================

 

 

Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

VK hạt nhân Nga kích hoạt núi lửa hủy diệt Mỹ:
"Vụ nổ" của 1 người

Mai Linh - Thu Hiền

03/04/2015 20:00

 

anh-minh-hoa-1428025186369-19-0-274-500-

Ảnh minh họa

 

Nhà phân tích địa - chính trị Nga Konstantin Sivkov cho rằng, Nga có thể dùng vũ khí hạt nhân để tạo ra sóng thần và những đợt phun trào núi lửa hủy diệt nước Mỹ.

Tờ Daily Mail (Anh) cho hay, theo nhà phân tích này, Nga nên phát triển những vũ khí có thể tạo ra một cơn ác mộng với những đợt phun trào núi lửa và sóng thần ở Mỹ, có khả năng gây ra cái chết của hàng trăm triệu người.

Konstantin Sivkov, tác giả của nhiều bài viết trên tờ Military Industrial Courier – một tờ báo về công nghiệp quân sự của Nga, cho rằng Moscow cần những vũ khí mới cực mạnh để gây ra sự hỗn loạn và đảm bảo tiêu diệt những kẻ thù của Nga.

Trong bài báo tựa đề “Các lực lượng đặc nhiệm hạt nhân”, nhà phân tích này nói rằng:

Nga nên phát triển những vũ khí hạt nhân vận hành bởi một lực lượng nhỏ, có thể gây ra sóng thần trên các bờ biển của Mỹ và khiến núi lửa tại công viên quốc gia Yellowstone phun trào.

Theo Sivkov, hệ thống mới sẽ đóng vai trò như một mối đe dọa phi đối xứng để chống lại Mỹ.

 

vk-hat-nhan-nga-kich-hoat-nui-lua-huy-di

Nhà phân tích địa - chính trị Konstantin Sivkov

Sivkov lập luận rằng, vì 80% dân số Mỹ sống ở gần bờ biển nên việc tạo sóng thần ở khe đứt gãy San Andreas và ở Đại Tây Dương có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho khoảng 240 triệu người Mỹ.

 

 

Sivkov đề cập tới những tác động của cơn bão Katrina vào thành phố New Orleans và nói rằng, kích nổ bom hạt nhân gần đáy đại dương sẽ tạo ra những con sóng cao tới 1 dặm quét vào lục địa.

Theo Sivkov, toàn bộ hoạt động địa chấn sau đó có thể tạo ra một con sóng khác “quét sạch” đồng minh châu Âu của Mỹ.

Trong khi đó, lãnh thổ lớn của Nga ở Siberia sẽ bảo vệ nước này để không phải chịu quá nhiều thiệt hại.

Cũng theo Sivkov, cơn sóng thần có thể kích hoạt núi lửa Yellowstone, một siêu núi lửa phun trào lần cuối từ 640.000 năm trước.

Vụ nổ sau đó sẽ phát tán tro núi lửa ra khắp nước Mỹ.

Theo Sivkov, Nga cũng có thể kích hoạt núi lửa chỉ với một vụ nổ “tương đối nhỏ”, có sức công phá bằng 1 triệu tấn thuốc nổ khi núi lửa này đã có những dấu hiệu hoạt động.

 

vk-hat-nhan-nga-kich-hoat-nui-lua-huy-di

Việc kích hoạt núi lửa Yellowstone sẽ làm phát tán tro núi lửa ra khắp nước Mỹ. Phía trên là bản đồ khảo sát địa chất của Mỹ dự đoán lượng tro từ vụ nổ

 

Sivkov cho rằng, các loại vũ khí răn đe hạt nhân thông thường chưa đủ mạnh và quá đắt đỏ khi xét tới khó khăn kinh tế của Nga hiện nay.

Sivkov tuyên bố, ý tưởng mới của ông ta về vũ khí răn đe hạt nhân có thể được trển khai từ một con tàu và có thể sẵn sàng đưa vào áp dụng trong vòng 10 năm nữa.

Theo Daily Mail, hình dung nước Mỹ biến thành tro bụi là một suy nghĩ đáng sợ, dù bài báo của Sivkov không phải là lần đầu tiên vấn đề này được đề cập.

Trong thời gian đầu của cuộc khủng hoảng Ukraine và Nga sáp nhập Crimea, người dẫn chương trình truyền hình quốc gia Nga Dmitry Kiselyov đã nói rằng, mái tóc bạc của Tổng thống Obama xuất phát từ những lo lắng về vũ khí hạt nhân Nga.

Ông Kiselyov khẳng định, Nga là “quốc gia duy nhất trên thế giới có khả năng biến Mỹ thành bụi phóng xạ”.

Tuy nhiên, những quan điểm như của Sivkov hay Kiselyov không phải là quan điểm chính thức của chính phủ Nga.

Tờ Daily Mail cũng cho biết, Sivkov không phải là nhân vật được các lãnh đạo Nga tín nhiệm. Ông này chỉ là người thích gây chú ý bằng cách đưa ra những tuyên bố sốc về các vấn đề quân sự Nga cho các phương tiện truyền thông.

Và đây là vụ phát ngôn "nổ" mới nhất của nhân vật này.

Trong khi đó, hôm qua, phát biểu với báo chí, phát ngôn viên của Tổng thống Nga Dmitry Peskov đã một lần nữa khẳng định, Nga không đe dọa Phương Tây bằng việc dùng vũ khí hạt nhân để bảo vệ Crimea.

“Tất nhiên là không”, ông Peskov nói khi trả lời câu hỏi: Liệu Nga có dùng vũ khí hạt nhân đe dọa phương Tây để bảo vệ Crimea hay không.

Theo ông Peskov, Tổng thống Nga cũng đã khẳng định tương tự trong bộ phim “Crimea: Đường về Tổ quốc".

"Bộ phim đã được người xem diễn giải bằng nhiều cách khác nhau, tuy nhiên về vấn đề này thì xin mọi người đừng bận tâm. Không cần phải giải thích bất kỳ điều gì, đơn giản là chỉ cần hiểu cho đúng bản gốc, đúng với lời nói của Tổng thống Putin...", ông Peskov cho hay.

Ông Peskov cũng bình luận thông tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng Anh về việc dường như Tổng thống Nga đang đe dọa các quốc gia vùng Baltic bằng vũ khí hạt nhân.

Peskov nói: "Đây là ví dụ điển hình về sự quá khích đang diễn ra nhằm khiến thế giới nhìn đất nước chúng tôi như quỷ dữ. Trên thực tế, những cáo buộc trên không dựa vào bất cứ thông tin cụ thể nào".

======================

Hồi còn trẻ, lão Gàn có được xem một cuốn truyện gọi là "Thung Lũng Cotal". Nội dung câu chuyện mô tả một nhóm nhà khoa học Hoa Kỳ - nhóm cố vấn kỹ thuật khoa học của phủ Tống thống Hoa Kỳ - cũng đề xuất một hiệu ứng kích hoạt đới nứt gãy ở dãy Trường Sơn, từ đó giải phóng một năng lượng cực lớn tiềm ẩn giữa các tầng địa chất trong thời kỳ kiến tạo vỏ trái Đất, nhằm xóa sổ, hoặc thay đổi địa hình toàn bộ khu vực dãy Trường Sơn. Tất nhiên, nếu họ làm được việc này thì con đường Trường Sơn tiếp tế cho lực lượng Giải phóng miền Nam coi như xóa sổ. Nhưng nhờ tài ba của một kỹ sư địa chất Việt Nam và sự dũng cảm của quân đội đã bắn rơi máy bay của ông Chủ tịch hội đồng cố vấn khoa học Hoa Kỳ và vô hiệu hóa được chiến lược này. Hơn 40 năm sau, lão Gàn lại được nghe tới một phương pháp tương tự qua bài báo này, nhưng của Nga và đối tượng là Hoa Kỳ.

Thực ra, năng lượng tiềm ẩn dưới vỏ trái Đất trong giai đoạn kiến tạo vỏ trái Đất là vô cùng lớn. Những tầng địa chất chồng lên nhau, tầng trên ngăn chặn sự dịch chuyển của tầng dưới, kìm hãm một năng lượng khổng lồ. Đại ý vậy. Lý học Đông phương gọi là "Âm khí bế" và coi mọi nguyên nhân động đất trên thế gian này là do sự giải phóng Âm Khí này, mang tính quy luật - cho nên mới có khả năng tiên tri. Các đới nứt gẫy chủ yếu trên trái Đất chính là sự tiềm ẩn những năng lượng này, cho nên "khoa học giải thích rằng": Động đất là do các đới nứt gãy sinh ra. Tương tự như vậy với năng lượng tiềm ẩn trong núi lửa.

Nhưng vấn đề là khoa học hiện đại mới chỉ phát hiện được một yếu tố tương tác tạo ra động đất và núi lửa. Nó chưa thể hiểu được những yếu tố tương tác khác khiến động đất và núi lửa lúc nào thì phun trào hoặc động đất xảy ra. Bởi vậy, tri thức khoa học hại điện của thế kỷ XXI, khóc tiếng Hindu khi đặt vấn đề khả năng dự báo động đất.

Trờ lại câu chuyện "Thung Lũng Cotal" và ý tưởng gây núi lửa hủy diệt Hoa Kỳ của nhà khoa học Nga Sivkov, hoàn toàn có thể về mặt lý thuyết với kiến thức của nền "pha học hại điện" của thế kỷ XXI. Nhưng thực tế hoàn toàn không đơn giản như vậy. Rất tiếc. Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chưa được xác định tính chân lý. Nên không có "cơ sở Lý học" để giảng cho những cái đầu bã đậu hiểu được bản chất của núi lửa và động đất. Đúng là năng lượng tích tụ dưới vỏ trái Đất nói chung (Âm khí) là nguyên nhân động đất và núi lửa. Nhưng điếu phải làm cho nó thích động là động, thích phun là phun.

Lão mà có thẩm quyền ở Hoa Kỳ thì sẵn sàng cho ông Sivkov thăm dò ngay trên đất Hoa Kỳ để tìm địa điểm kích hoạt với điều kiện nước Nga chung cho Hoa Kỳ vài chục tỷ Dollar. Đến Tết Urygoay cũng điếu mần nổi việc này.

À! Nhân việc này, lão Gàn nhắc lại lời tiên tri Ất Mùi 2015, là: năm nay Hoa Kỳ sẽ có một trận động đất ở Tây Nam. Sức mạnh của trận động đất không mang tính hủy diệt, như nhà nữ tiên tri dởm Ai Cập phát biểu năm ngoái, nhưng đủ để nhắc nhở rằng: Chính Thượng Đế mới quyết định ai là bá chủ thế giới trong tương lai.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kissinger:

Lý Quang Diệu đã định hình tư duy Mỹ về Trung Quốc

Hồng Thủy

29/03/15 07:00

(GDVN) - "Ông ấy luôn thúc giục chúng ta hiểu Trung Quốc, và giải thích Trung Quốc đang làm những gì. Và vì vậy tôi thấy lời khuyên của ông cực kỳ hữu ích".

 

 

henry_kissinger.jpg

Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger. Ảnh: AP/Today Online.

 

Tờ Today Online ngày 28/3 đưa tin, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger 91 tuổi đã không kìm nén được cảm xúc khi tiến ra khỏi nơi quàn linh cữu cố Thủ tướng khai quốc Singapore Lý Quang Diệu. Nói với các phóng viên sau khi viếng, ông Kissinger cho biết: "Ông ấy có ý nghĩa rất nhiều với tôi. Đó không phải là một tình bạn làm việc cho nhau mà là sự học hỏi ở nhau, nhưng không phải một tình bạn có xin ân huệ".

"Điều tôi thích nhất ở Lý Quang Diệu là khi tôi và vợ tôi đến, bạn có thể thấy điều đó đã cho ông niềm vui lớn lao mà ông không bao giờ nói ra, đó là một bầu không khí", cựu Ngoại trưởng Mỹ nói về người bạn quá cố. Tiến sĩ Kissinger lần đầu tiên gặp ông Lý Quang Diệu năm 1967 khi Thủ tướng của quốc gia Singapore mới thành lập đến đại học Havard. Hôm qua ông tới Singapore viếng Lý Quang Diệu trong phái đoàn Hoa Kỳ do cựu Tổng thống Bill Clinton dẫn đầu.

Đầu tuần này tờ Washington Post công bố bài điếu văn ông Kissinger khóc bạn, trong đó ông gọi Lý Quang Diệu là người đàn ông tuyệt vời, là một người bạn thân thiết. Kissinger đã muốn đến thăm khi biết tin Lý Quang Diệu đổ bệnh gần đây, nhưng tình trạng sức khỏe của cựu Thủ tướng Singapore không cho phép. Di sản quan trọng nhất của Lý Quang Diệu theo Kissinger là mức sống của người dân Singapore đã được nâng cao "không thể tưởng tượng được" dưới sự lãnh đạo của ông.

Tiến sĩ Kissinger cho rằng, ông Lý Quang Diệu đã định hình tư duy của Mỹ về Trung Quốc: "Ông ấy luôn thúc giục chúng ta hiểu Trung Quốc, và giải thích Trung Quốc đang làm những gì. Và vì vậy tôi thấy lời khuyên của ông cực kỳ hữu ích". Ca ngợi người bạn quá cố, cựu Ngoại trưởng Mỹ cho rằng thế giới trở nên tốt đẹp hơn nhờ Lý Quang Diệu.

"Ông đã dạy chúng tôi về cách người châu Á nghĩ gì, và ông giải thích cho chúng ta những gì phát triển có nghĩa thiết thực. Nhưng ông luôn luôn nói, ông có thể làm điều đó nhiều hơn nữa". Kissinger tiếp cánh phóng viên báo chí từ nơi ở của Đại sứ Mỹ Kirk Wagar.

Trong cuộc phỏng vấn ông Kissinger cũng được hỏi về tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa Trung Quốc với một số nước láng giềng Đông Nam Á như Philippines và Việt Nam. Mỹ trước đó từng bày tỏ không hài lòng với các hành vi của Trung Quốc. Khi được hỏi liệu Trung Quốc và Mỹ có nên có một lập trường tích cực hơn về Biển Đông, ông Kissinger cho biết vấn đề nằm ở chỗ Bắc Kinh và Washington có thể tìm thấy một cách để có được 1 cuộc đối thoại hay không.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đi thăm Mỹ trong năm nay, Kissinger nói ông hy vọng các nhà lãnh đạo 2 nước sẽ có một cuộc thảo luận thành công về Biển Đông. Tuy nhiên ông lưu ý rằng lãnh đạo Trung Quốc cũng có học thuyết, không phải mọi vấn đề đều cần được giải quyết trong thế hệ hiện tại.

=====================

 

Toàn bộ bài viết trên mô tả tình cảm của ông Kissinger thể hiện với ngài Lý Quang Diệu. Nhưng có đoạn trích dẫn trện là lão Gàn wan tâm đặc biệt. Nó đặc biệt ở chỗ này: "Khi được hỏi liệu Trung Quốc và Mỹ có nên có một lập trường tích cực hơn về Biển Đông, ông Kissinger cho biết vấn đề nằm ở chỗ Bắc Kinh và Washington có thể tìm thấy một cách để có được 1 cuộc đối thoại hay không".

Qua lời phát biểu này của ông Kis, cho thấy ông ta vẫn mang nặng tư duy chiến lược của thời Chiến Tranh Lạnh, khi ấy còn một siêu cường mà Hoa Kỳ cần phải quan tâm trong việc tiến đến ngôi vị bá chủ thế giới. Đó là Liên Xô. Do đó, Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể có chung một suy nghĩ về biển Đông và cách ứng xử của họ, miễn làm sao có lợi cho cả đôi bên trong việc đối đầu với Liên bang Xô Viết.

Nhưng nay thời thế đã thay đổi. Hoa Kỳ đang nghiễm nhiên là bá chủ thế giới trên thực tế, sau khi Liên Xô sụp đổ. Cho nên vấn đề là với tư cách ai là bá chủ thế giới trong tương lai hội nhập toàn cầu thì sự giải quyết tranh chấp biển như thế nào từ phía Hoa Kỳ, không thể đem quyền lợi của những quốc gia liên quan ra làm vật tế thần cho riêng Hoa Kỳ hoặc Trung quốc. Mà là vấn đề chính danh của ngôi vị bá chủ trong tương lai và cân bằng quyền lợi giữa các quốc gia, dân tộc có chủ quyền từ lịch sử. Cụ thể biển Đông là của Việt Nam với những bằng chứng lịch sử không thể chối cãi, phải được tôn trọng. Nếu Hoa kỳ không làm được điều này - thì - như lão Gàn đã phát biểu: "Hoa Kỳ là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị bá chủ thế giới; nhưng đó không phải quyết định cuối cùng của Thượng Đế". Tức là tư cách bá chủ thế giới của Hoa Kỳ sẽ bị hoài nghi về khả năng của họ, khi họ không thể nhân danh công lý bảo vệ quyền lợi hợp pháp và phù hợp với chân lý của các quốc gia trong cộng đồng thế giới, sẽ hội nhập trong tương lai.

Đó là lý do mà lão Gàn xác định rằng: với phát biểu như trích dẫn, ông Kis còn mang tư duy của thời Chiến tranh lạnh. Nên ghi công của ông ta trong lịch sử của Hoa Kỳ và cho thứ tư duy của ông ta về đuổi gà.

 

 

 

Học giả Ấn Độ:

Kissinger muốn ngầm giúp Trung Quốc bá chiếm Biển Đông?

Hồng Thủy

31/03/15 08:59

(GDVN) - Để Trung Quốc tự giải quyết chuyện "đối đầu quốc gia" giữa mình với láng giềng, nói cách khác Kissinger muốn Hoa Kỳ hãy để Trung Quốc chiếm ưu thế.

 

henry_kissinger.jpg

Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger. Ảnh: AP/Today Online.

Tiến sĩ Subhash Kapila, chuyên gia tư vấn về quan hệ quốc tế và chiến lược ngoại giao Nam Á ngày 30/3 bình luận trên tờ Euroasia Review, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger mới đây trả lời phỏng vấn từ Singapore rằng, Trung Quốc nên "để lại tranh chấp Biển Đông cho đời sau giải quyết" thực tế là gợi ý nhằm loại bỏ sự cô lập quôc tế trước hành vi leo thang xung đột đang phát sinh kỷ lục trên Biển Đông gây ra bởi Bắc Kinh.

Hôm 28/3 khi bàn về mối quan hệ và các xu thế xung đột của Trung Quốc trên Biển Đông, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines ông Kissinger đã nói: "Đặng Tiểu Bình khi xử lý một số vấn đề từng nói rằng, không phải chuyện gì cũng có thể giải quyết xong trong thế hệ này. Chúng ta có thể để lại một số vấn đề cho đời sau giải quyết mà không nên làm cho nó trở nên rối rắm hơn". Nếu chỉ có câu này thôi xem ra cũng vô hại, nhưng khi đọc tiếp bình luận của ông rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ nên "loại bỏ sự cấp bách của các cuộc tranh luận" về Biển Đông, thì lại tiềm ẩn nhiều chiến lược.

Sự cấp bách của các cuộc tranh luận về tranh chấp Biển Đông tồn tại là bởi các mối quan tâm quốc tế gây ra từ sự leo thang của Trung Quốc, như việc Bắc Kinh vô cớ xung đột và hung hăng chống lại Việt Nam nhằm tiến tới sự thống trị hoàn toàn Biển Đông. Đó là những động thái gây mất ổn định của Trung Quốc trong vùng biển chiến lược quan trọng này và chính điều đó khiến Hoa Kỳ thúc đẩy chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương.

Việc ông Kissinger vận động Hoa Kỳ và Trung Quốc "tháo ngòi nổ tranh luận" cho thấy, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ đang báo động "người bạn tốt Trung Quốc" của ông có thể đi vào một bãi mìn chiến lược trong tranh chấp Biển Đông, giống như tới điểm giới hạn không xa nơi Hoa Kỳ có thể phải can thiệp hạn chế chống lại sự leo thang không kiềm chế của Bắc Kinh trong xung đột.

Theo Tiến sĩ Subhash Kapila, Henry Kissinger nổi tiếng là một nhà ngoại giao Mỹ "biện hộ cho Trung Quốc". Với vị trí của mình, Kissinger có nhận thức rõ ràng rằng trong trường hợp có một sự can thiệp hạn chế của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương, Trung Quốc sẽ không thể vượt qua bằng tương quan sức mạnh bất đối xứng với Hoa Kỳ.

Có mâu thuẫn trong ý kiến của Henry Kissinger về Biển Đông khi người ta đọc cuốn sách mới nhất của ông, "Thế giới quyền lực", trong đó Kissinger gọi các tranh chấp ở Biển Đông là "đối đầu quốc gia". Có lẽ ở đây Kissinger mặc nhiên cho rằng Hoa Kỳ không nên tham gia vào bất kỳ sự leo thang tranh chấp nào ở Biển Đông và để Trung Quốc tự giải quyết chuyện "đối đầu quốc gia" giữa mình với láng giềng, nói cách khác Kissinger muốn Hoa Kỳ hãy để Trung Quốc chiếm ưu thế.

Kissinger là một chính khách theo đuổi học thuyết "cân bằng quyền lực" trong suốt cuộc đời, ông đã không nhận ra rằng những gì đằng sau hành động leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông khi tạo ra những hòn đảo nhân tạo là nhằm thống trị, bá chủ toàn bộ Biển Đông. Kissinger không xem điều này là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm phá vỡ cân bằng quyền lực trong khu vực và chống lại Hoa Kỳ?

Hơn nữa khi cựu Ngoại trưởng Mỹ nói rằng Trung Quốc nên để tranh chấp Biển Đông cho "đời sau" giải quyết là ông đang ngầm giúp Bắc Kinh có thời gian để hoàn thành chiến lược bá chủ, thống trị hoàn toàn Biển Đông? Tóm lại các hoạt động leo thang xung đột và hành vi hung hăng gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông cần được cộng đồng quốc tế chặn đứng lại bởi đó là cân bằng quyền lực toàn cầu, để đảm bảo hòa bình và ổn định. 

Đó là sự tham giao vào sự cạnh tranh toàn cầu, không phải là đối đầu quốc gia giữa Việt Nam, Philippines với Trung Quốc, bởi cả 2 đều bất bình đẳng để đối chọi với Bắc Kinh trong bất kỳ cạnh tranh nào.

=====================

Luận điểm của vị học giả Ấn Độ có nhiều điểm trùng lặp với ý tưởng của Lão Gàn về lão quân sư quạt điện Kis - Một "tà trị gia" tráo trở nhất trong lịch sử chính trị thế giới. Trong Lý học Đông phương xếp tư duy của lão Kis thuộc hàng "vong quốc chi đạo" - tức là một thứ tư duy thời chiến tranh. Theo Lý học thì có ba phương pháp trong quan hệ với các quốc gia liên quan: Vương đạo là phương pháp mang tính chính danh với mục tiêu bá chủ thế giới, nghiêng về Đức Trị; Bá đạo là phương pháp đưa đất nước phát triển giữa trên sự phát triển kinh tế và quân sự, nghiêng về Pháp trị; cuối cùng là "vong quốc chi đạo" tức là phương pháp ứng dụng trong hoàn cảnh chiến tranh với một quan niệm nổi tiếng trong Lý học, thể hiện lặp đi lặp lại nhiều lần trong Tam Quốc chí: "Phép dùng binh tha hồ lừa dối". Phương pháp này bất chấp tất chỉ cần đạt mục đích cuối cùng là chiến thắng. Bởi vậy, lão Gàn xác định rằng: tư tưởng của lão Kis mang nặng thứ tư duy của thời chiến tranh Lạnh đã lỗi thời. Ông Đặng Tiểu Bình khi sinh thời phát biểu: "Vấn đề biển Đông nên để đời sau giải quyết" - theo cách hiểu của lão Gàn thì ông ta muốn khuyên những nhà lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục ẩn mình chờ thời. Nhưng mọi chuyện đã diễn biến ngoài ý muốn của ông Đặng Tiểu Bình. Và mọi chuyện đã quá muộn, vì thời gian không quay trở lại. Tuy nhiên, lão Kis lại dịch ra tiếng Anh theo cách hiểu của lão ta về cách ứng xử của Hoa Kỳ, nên "để đời sau giải quyết" theo lời ông Đặng và mặc nhiên chấp nhận Trung Quốc độc chiếm biển Đông với đường lưỡi bò.

Nếu Hoa Kỳ quả là đuối sức và không thể tiếp tục mần cái bá chủ thế giới thì rút quân về cho đỡ tốn kém. Còn nếu như thời thế vẫn cuốn tất cả mọi chuyện trong vòng xoáy của nó thì lời khuyên chính phủ Hoa Kỳ của lão Kis đã quá muộn. Tại cái model nó vậy. Lão Kis không xoay sở được gì đâu. Lão Gàn thành thật khuyên lão Kis yên phận về đuổi gà để giữ lại cái hào quang của quá khứ. Còn nếu không thì thân bại, danh liệt vì tuổi già bị lẩm cẩm.

Ngày trước lão Gàn còn cao giọng chém gió khi xác định rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, cội nguồn của văn minh Đông phương được phục hồi đúng giá trị của nó thì mọi chuyện có thể cứu vãn được. Nhưng ở cõi trần gian này, cái gì cũng có giới hạn của nó. Tiếc thay! Bà Vanga nói đúng: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyria bị tiêu diệt". Sau ngày 10/ 3 Ất Mùi Việt lịch, lão Gàn sẽ trình bày giá tư vấn phoengshui và về đuổi gà.

==================

PS: Dạo này ít thấy các tướng diều hâu của Tàu phát biểu chém gió về những giải pháp quân sự ở bể Đông nhể.

Này, lão có lời khuyên với những ai wan tâm rằng: Bản chất vấn đề không thay đổi, chỉ thay đổi về hình tướng. Bể Đông cùng lắm là dây dẫn đưa đến thùng thuốc nổ ở Hoa Đông. Cũng không phải chờ lâu như lão Gàn chờ kết quả thí nghiệm "Hạt của Chúa" đâu.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hiệp 2 cuộc đối đầu Trung - Mỹ tại châu Á

Thứ Hai, 06/04/2015 - 11:00

 

Trong bối cảnh cuộc cạnh tranh Trung - Mỹ về vai trò lãnh đạo tại châu Á, Bắc Kinh gần đây có vẻ đã giành được ưu thế bất ngờ.
 >> Hạn chót gia nhập Ngân hàng AIIB Trung Quốc: Khó phân bạn- thù?
 >> AIIB và sự chống trả thất bại của Obama

 

Nỗ lực của Washington nhằm vận động tẩy chay Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng đã chấm dứt với một tình huống trớ trêu, sau khi Anh đã làm điều ngược lại và các quốc gia khác từ Đức tới Hàn Quốc (các đồng minh của Mỹ) đều đồng ý tham gia vào AIIB.

Như biên tập viên của tờ Financial Times David Pilling bình luận, nếu hiệp đấu thứ nhất trên là một thất bại đối với Mỹ, thì hiệp 2 đang ở thế cân bằng. Washington đang tìm lại chiến thắng bằng cách thuyết phục 11 quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương tham gia vào một thỏa thuận thương mại được gọi là Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

 

oba_tap6-4-f9af8.jpg
Tổng thống Mỹ Obama (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị APEC năm 2014 ở Bắc Kinh
 

Được mô tả là sáng kiến thương mại quan trọng nhất kể từ khi vòng đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra năm 2001 sụp đổ. TPP có thể kết nối 2 nền kinh tế lớn của thế giới - Mỹ và Nhật Bản - vào trong một khối chiếm 40% sản lượng hàng hóa toàn cầu. Những người ủng hộ thỏa thuận này cho rằng hiệp định này cũng là một sự tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực tại một thời điểm mà sức ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ngày càng tăng lên.

Tuy nhiên, tỷ lệ đặt cược vẫn rất cao. Nếu TPP thất bại hoặc không hoàn tất - nó sẽ là một thất bại nữa của Mỹ. TPP không có sự tham gia của Trung Quốc. Đó có thể là một sự thiếu sót, nhưng cũng có thể là điều chính xác. Mỹ không mời Trung Quốc tham gia TPP là có 2 mục đích. Hiệp định này là một chính sách “xoay trục kinh tế” tới châu Á, cam kết thương mại của Washington nhằm duy trì sự can dự quân sự trong khu vực. Tuy nhiên, điều này dường như đã khiến các đồng minh của Mỹ không hài lòng.

Hầu hết các nước đều bày tỏ quan ngại rằng một vài điều khoản can thiệp vào công việc nội bộ của họ. Thực vậy, TPP ngoài việc giảm thuế quan để giải quyết vấn đề “các rào cản sau biên giới” được cho là cản trở hoạt động thương mại và đầu tư , chúng bao gồm các quy trình đấu thầu, quy định tài chính, quy tắc bảo vệ dữ liệu và các luật sở hữu trí trí tuệ. Những người phản đối từ Australia tới Nhật Bản cho rằng đây không phải là “lòng nhân từ” của Mỹ, mà là một điều lệ để can thiệp vào tất cả mọi thứ từ giá dược phẩm đến quảng cáo thuốc lá.

Một lý do khác đó là: Mỹ hy vọng rằng Trung Quốc, sau khi bị “xem thường” vì không được mời gia nhập TPP, có thể sẽ thúc đẩy Bắc Kinh tiến hành cải cách nền kinh tế để tham gia ở giai đoạn sau. Một số người ở Bắc Kinh thực sự muốn gọi đó là sự lừa gạt của Washington thông qua việc tìm kiếm thành viên của TPP. Ít nhất là về mặt lý thuyết, Trung Quốc đang di chuyển theo một hướng mà có thể có lợi cho mục tiêu trên bằng cách cho phép một vai trò lớn hơn đối với các lực lượng thị trường.

Tuy nhiên, sẽ là nực cười nếu tưởng tượng rằng điều này truyền cảm hứng để Bắc Kinh tiến hành cải cách nhanh hơn nhằm trở thành thành viên của một câu lạc bộ mà nước này miễn cưỡng được mời. Hơn nữa, Bắc Kinh đang ủng hộ một sáng kiến thương mại thay thế trong khu vực - Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực. Điều đáng nói đó là một câu lạc bộ mà Mỹ không được mời.

Dù sao TPP cũng được coi là một trong những bức tranh tốt nhất trong di sản chính sách đối ngoại của ông Obama. Nếu vậy, ông có thể thỏa hiệp một cách tốt hơn trong đảng của ông. Nhưng Tổng thống Obama vẫn không thoải mái dựa vào việc đảng Cộng hòa chiếm đa số trong Quốc hội để cấp cho ông quyền ưu tiên mà ông cần để thông qua TPP.

Thậm chí nếu TPP cuối cùng được thông qua, cơ hội mà nó mang lại cũng quá khó để làm hài lòng các đối tác Thái Bình Dương của Washington. Đối với Bắc Kinh, chiến thắng mà AIIB mang lại thực sự đã khiến cho cuộc “tỉ thí ảnh hưởng kinh tế” với Washington tại châu Á trở nên khá thú vị.

Theo Công Thuận/F.T/baotintuc.vn

==================
Cuộc đối đầu đã ngày càng rõ nét. Vấn đề còn lại là ai mần cái bá chửi thế giới trong tương lai hội nhập toàn cầu? Có thể nói: Tất cả nhà nước  của các siêu cường ứng cử viên, chưa hề có sự chuẩn bị những phương án quản trị thế giới khi hội nhập. Đó là một trong những yếu tố để Thượng Đế chưa có quyết định cuối cùng, cho dù Hoa Kỳ là cử viên sáng giả.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Vì sao Nhật Bản quan tâm tới Biển Đông?
Thứ Hai, 06/04/2015 - 09:05
 

Thời gian gần đây, Mỹ liên tục kêu gọi Nhật Bản tham gia vào hoạt động tuần tra tại Biển Đông. Vậy Nhật Bản có liên quan gì tới Biển Đông và liệu Tokyo có sẵn sàng đáp ứng lời kêu gọi của Mỹ?

 >> Mỹ, Nhật sẽ hợp tác tuần tra trên Biển Đông?
 >> Bắt tay để kiềm chế khiêu khích trên biển Đông

HQNhat6-4a-e37c4.jpg
Hải quân Mỹ - Nhật trong một lần tập trận chung tại biển Hoa Đông
 

Phát biểu với báo chí hồi cuối tháng 1/2015, Phó Đô đốc Robert Thomas, chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ tại Thái Bình Dương, nói rằng hoạt động của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản tại khu vực Biển Đông là có ý nghĩa trong tương lai… Những đội tàu cá, tuần duyên và hải quân của Trung Quốc trên Biển Đông đang áp đảo các nước láng giềng.

Ngay sau đó, vào đầu tháng 2/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Tướng Nakatani nói với báo giới tại Tokyo rằng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia đang tăng lên và sâu thêm, và tình hình ở Biển Đông ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Nhật Bản. Cách thức mà Nhật Bản giải quyết vấn đề này sẽ là một vấn đề trong tương lai.

Tetsuo Kotani, chuyên gia quân sự thuộc Viện Quốc tế Nhật Bản nhận định về tầm quan trọng của Biển Đông đối với Nhật: “Biển Đông quan trọng đối với Nhật vì 3 điểm chính.
 
Thứ nhất, Biển Đông là đường biển quan trọng cho Nhật Bản, hơn 70% số dầu nhập khẩu của Nhật phải đi qua đường này. Chúng tôi vì vậy cần phải có tự do hàng hải trong khu vực.
 
Thứ hai là việc cân bằng sức mạnh trên Biển Đông có ảnh hưởng lớn đối với an ninh trong khu vực biển xung quanh Nhật Bản, đặc biệt là đối với vùng biển Hoa Đông. Vì vậy Nhật Bản rất quan ngại với những căng thẳng trên Biển Đông.
 
Cuối cùng là khi Trung Quốc triển khai chương trình tên lửa đạn đạo hạt nhân trên Biển Đông thì chúng tôi lo ngại là Trung Quốc sẽ gia tăng khả năng hạt nhân và nếu họ thành công trong việc thực hiện chương trình đánh chặn hạt nhân trên biển với Mỹ thì sẽ làm giảm khả năng bảo vệ hạt nhân của Mỹ đối với Nhật Bản.
 
Vì vậy mà chính phủ Nhật Bản cũng quan ngại đến những căng thẳng gần đây trên Biển Đông”.

Thời gian gần đây, Philippines và Mỹ đều đã lên tiếng quan ngại về việc Trung Quốc tiếp tục thực hiện việc bồi đắp đất đá, xây dựng đảo nhân tạo tại một số bãi thuộc quần đảo Trường Sa. Ngày 31/3/2015, Đô đốc Harry Harris Jr. chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ nói trong một cuộc họp báo tại Úc rằng Trung Quốc đang tạo ra một bức tường cát qua việc bồi đắp đất đá trên các đảo, bãi đá tại Biển Đông. Theo ông, tốc độ xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc đã tạo ra nhiều nghi vấn về ý đồ của Trung Quốc.

Khả năng Nhật Bản sẽ tham gia vào các hoạt động tuần tra trên không và trên biển tại khu vực Biển Đông phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
 
Trên phương diện luật quốc tế, giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện Quốc phòng Úc, trong bài phân tích về sự tham gia của Nhật Bản ở Biển Đông được đăng trên blog cá nhân hồi đầu tháng 2/2015, viết rằng: “Hoạt động tuần tra trên biển và trên không của Nhật Bản ở khu vực Biển Đông, ở các vùng biển khơi và tuyến đường qua các vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven biển là hoàn toàn hợp pháp theo luật quốc tế… Nếu bản hướng dẫn hợp tác quốc phòng Nhật-Mỹ được chỉnh sửa thích hợp, thì hoạt động tuần duyên của hải quân Nhật Bản tại Biển Đông sẽ là một kết quả hợp lý. Nhật Bản cũng là lãnh đạo thông qua Thỏa thuận hợp tác khu vực về chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại các tàu tại châu Á, trong nỗ lực chống cướp biển. Tuần duyên Nhật Bản vẫn thường xuyên đi thăm các nước trong khu vực. Hợp tác song phương giữa Nhật Bản và bất cứ quốc gia Đông Nam Á nào là tuân thủ theo quy tắc chung của khu vực”.

Mặc dù đã có những dấu hiệu được cho là tích cực đến từ phía Nhật Bản liên quan đến đề nghị của Mỹ về hoạt động tuần duyên tại Biển Đông, nhưng theo Bộ Ngoại giao Mỹ, cho đến lúc này phía Mỹ vẫn chưa nhận được bất cứ kế hoạch hay đề nghị nào từ phía Nhật Bản liên quan đến hoạt động này.

Theo một số nhà phân tích, việc Nhật Bản tham gia các hoạt động tuần tra ở Biển Đông sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Ngay sau phát biểu của Phó Đô đốc Robert Thomas vào tháng 1/2015, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, đã lên tiếng cảnh báo các quốc gia ngoài khu vực nên kiềm chế không gây bất đồng giữa các nước khác và tạo căng thẳng.

Giáo sư Carl Thayer cho rằng hoạt động tuần tra của Nhật trên Biển Đông sẽ làm tăng nỗi lo ngại về một vòng phản ứng qua lại. Theo ông, Trung Quốc sẽ rất có thể tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không tại Biển Đông dù điều này hoàn toàn vô nghĩa, vì Trung Quốc đã không thể ngăn cản được máy bay của Mỹ và các nước khác vào vùng nhận dạng phòng không mà nước này lập ra ở biển Hoa Đông tiếp giáp với Nhật Bản.

Hơn thế nữa, trong các năm qua Trung Quốc đã tăng cường sự hiện diện của hải quân ở Biển Đông bằng việc gia tăng các tàu hải giám, kiểm ngư, và cả các tàu tuần tra của hải quân. Theo giáo sư Thayer, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ cho tiến hành tập trận lớn vì mục đích tuyên truyền này. Nếu Nhật Bản bắt đầu hoạt động tuần tra trên Biển Đông, căng thẳng sẽ gia tăng vì chính sách của quân đội Trung Quốc là nếu một nước chống lại lợi ích của Trung Quốc ở mức 1, thì Trung Quốc sẽ đáp lại ở mức 2.

Theo Nh.Thạch (tổng hợp)
PetroTimes

========================

Trong ba yếu tố mà Nhật Bản coi là nguyên nhân phải wan tâm đến biển Đông thì chỉ có yếu tố thứ nhất hợp lý. Còn hai yếu tố sau thì điếu phải thế. Nhưng thôi, phân tích ra thì lại có người bảo lão Gàn nói xấu Trung Quốc ngu thì mệt lắm.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ:
'Việt Nam là một quốc gia quan trọng'
07/04/2015 17:57
 

(TNO) Trong bài phát biểu ngày 6.4 về chiến lược tái cân bằng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương của nước Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter gọi  Việt Nam là “một quốc gia quan trọng” trong một khu vực đang ngày càng quan trọng.

 

ashton-carter_reuters_500_ezrq_bvgv.jpg?
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter - Ảnh: Reuters
 
Ông Ash Carter đã có bài phát biểu tại Học viện McCain, thuộc đại học Arizona State, về chiến lược tái cân bằng ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương, trước chuyến hành trình tới châu Á lần đầu tiên của ông trên cương vị người đứng đầu Lầu Năm Góc.
Bài phát biểu được đăng tải trên trang web chính thức của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Trong bài phát biểu của mình, ông Carter nhắc lại sự kiện cách đây đúng 20 năm, vào năm 1995, khi Tổng thống Bill Clinton nỗ lực thúc đẩy việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Khi đó, thượng nghị sĩ McCain đã có rất nhiều lý do cá nhân để phản đối ý tưởng này. Ông McCain từng là tù binh trong chiến tranh Việt Nam.
“Thế nhưng, ông ấy (McCain - PV) sau đó đã nhận ra rằng việc bình thường hóa quan hệ sẽ giúp đất nước của chúng ta vượt qua một cuộc xung đột phân cực và phát triển mối quan hệ mới với một quốc gia quan trọng ở một khu vực đang ngày càng quan trọng”, ông Carter nói.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc gửi lời cảm ơn vì nỗ lực của những người thúc đẩy việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam để giờ đây, Việt - Mỹ vượt qua ngờ vực, xây dựng một mối quan hệ mới tích cực.
Ông Carter cũng gửi lời cảm ơn vì sự có mặt của Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh tại buổi nói chuyện ở đại học Arizona State.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không quên đề cập đến quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ. Ông nhấn mạnh rằng hai nước đã thiết lập được mối quan hệ quốc phòng "tưởng như không thể". Ông Carter cũng nhắc đến sự kiện đang diễn ra ở Việt Nam, khi Hải quân Mỹ đến thăm và có hoạt động giao lưu với Hải quân Việt Nam tại Đà Nẵng.
Không chỉ trong quan hệ quốc phòng, ông Carter khẳng định sẽ tiếp tục thiết lập cũng như thúc đẩy quan hệ với các đối tác ở Đông Á và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, ngay trong những chuyến công du châu Á sắp tới của mình.
Hôm nay, ông Carter sẽ sang Nhật Bản, bắt đầu chuyến thăm châu Á.
Ngọc Mai
=======================
Trong cuộc hội nhập toàn cầu và quyết định sẽ diễn ra như thế nào và ai làm bá chủ thế giới thì Việt Nam không chỉ là một quốc gia quan trọng, mà là quá quan trọng luôn. Không chỉ quan trọng trong hiện tại, mà còn cả tương lai. Đấy là lão Gàn phát biểu ý kiến nhân danh cá nhân. Lão nói nhiều rùi, nên không phân tích tại sao, để khỏi phải bị "ném đá". Hì!
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xung đột tại Ukraine còn kéo dài vì Mỹ muốn thế

Thiên Hà

07/04/2015 14:35

 

Xung đột tại Ukraine còn kéo dài vì Mỹ vẫn tiếp tục những nỗ lực làm suy yếu và cô lập Nga, Ukraine đã được người Mỹ sử dụng trong mục đích này, một cựu quan chức Israel nói với Sputnik New ngày 6.4.

 

1018560420-pcla-1428390110181-0-0-360-49

 

"Sáng kiến tạo ra cuộc xung đột này (ở Ukraine) đến từ Mỹ.

Khi nào họ còn thấy rằng cuộc khủng hoảng ở Ukraine có lợi để họ làm suy yếu và cô lập Nga, thì cuộc xung đột này còn kéo dài", ông Kedmi, cựu lãnh đạo của Nativ, cơ quan xúc tiến di cư từ Liên Xô sang Israel nói về việc xung đột tại Ukraine còn kéo dài với truyền thông.

Trước đó cũng trong ngày 6.4, Ngoại trưởng nga Sergei Lavrov nói với Tổng giám đốc cơ quan tin tức Rossiya Segodnya là ông Dmitry Kiselev rằng Mỹ cố gắng để tước đi mọi mối quan hệ của các nước với Nga.

Ông Kedmi cho rằng chính Mỹ mới là đạo diễn chính của khủng hoảng Ukraine và là kẻ khơi màu cuộc xung đột, trong khi Nga chỉ đơn giản là phản ứng lại các hành động khiêu khích của Mỹ.

Theo ông Kedmi, trong tương lai xung đột Ukraine có kết thúc hay không thì sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của Mỹ.

"Châu Âu không có vai trò gì cả, bởi tất cả mọi thứ được kiểm soát từ Washington.

Chính quyền Ukraine cũng làm mọi thứ mà Washington sai bảo mà không có ý kiến riêng", ông Kedmi nói, và nói thêm rằng lực lượng hòa bình nếu được triển khai tại Ukraine cũng sẽ không giải quyết gì được cho tình hình xung đột.

Vào tháng 4.2014, lực lượng Kiev đã phát động một chiến dịch quân sự để chống lại những người ủng hộ độc lập ở miền Đông Ukraine, những người từ chối công nhận tính hợp pháp của chính quyền mới tại Ukraine, lên nắm quyền sau cuộc đảo chính tại Maidan.

Ngày 12.2, một thỏa thuận hòa bình đã được ký tại Minsk là một gói biện pháp ngăn chặn xung đột tại miền Đông Ukraine.

Danh sách 13 điểm này bao gồm một lệnh ngừng bắn vào ngày 15.2. Tuy nhiên, theo ông Kedmi thì chỉ có lệnh ngừng bắn là được thực thi một cách khá nghiêm túc.

theo Một thế giới

==================

Hơ! Thế mà cũng phải nói. Có khi nào ông chủ trường gà khuyên các tay đá gà nên ngưng cờ bạc không? Hì!

"Sáng kiến tạo ra cuộc xung đột này (ở Ukraine) đến từ Mỹ.

 

 

Nói vậy cũng "khí không phải". Có điều cũng phải nói rõ thế này: Ông chủ trường gà thì không bao giờ quảng cáo cho trường gà của mình. Nhưng chính các chủ gà đem gà đi đá gà vì cái mình cho là đúng. Híc! 

Bởi vậy, các con bạc cứ lao vào đá gà ăn thua đủ với nhau, cho đến khi một em bị thua và chủ trường gà thu tiền hồ.

Thượng Đế sẽ quyết định trong "canh bạc cuối cùng". Hì.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc thành lập AIIB:

Việt Nam thận trọng, tránh rủi ro

 

(Tài chính) - Việt Nam gia nhập AIIB có lẽ là điều tích cực nhưng cũng cần có sự nghiên cứu, cảnh giác về những rủi ro có thể xảy ra.

TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng trao đổi với Đất Việt về việc Trung Quốc khởi xướng thành lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và những nghi ngại xung quanh AIIB.

 

PV: - Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng tới nay đã có hàng chục quốc gia được chấp thuận làm thành viên sáng lập. Ông nhìn thấy tham vọng gì của Trung Quốc khi sáng lập ra AIIB? Tại sao Trung Quốc lại đặt vấn đề AIIB trong thời điểm hiện tại?

TS Nguyễn Trí Hiếu: - Trung Quốc tuyên bố họ cần một ngân hàng như AIIB với sự cộng tác của nhiều quốc gia để hỗ trợ phát triển kinh tế  tại Á châu, đặc biệt trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở. Đó là ý đồ tốt, theo như tuyên bố. Nhưng một số quốc gia như Mỹ, Nhật nghi ngại đằng sau tuyên bố đó Trung Quốc muốn củng cố vị thế của mình trên thị trường tài chính toàn cầu.

Dĩ nhiên, AIIB là một tổ chức tài chính quốc tế phải tuân theo tôn chỉ và nguyên tắc về quản lý của quốc tế. Tuy nhiên, AIIB được thành lập với sự chủ trì của Trung Quốc, mà như mọi người biết, Trung Quốc không hoàn toàn tuân theo những thông lệ quốc tế. Vì thế, nếu Trung Quốc chủ trì và có tỷ lệ cổ phần khuynh đảo với khoảng 50% vốn góp trong ngân hàng cũng dễ hiểu khi nhiều quốc gia ngần ngại rằng Trung Quốc có thể lèo lái, quản lý ngân hàng này theo đường lối, tiêu chí, mục đích và nguyên tắc riêng của họ. 

 

a_22124545.jpg

Mỹ lo ngại AIIB sẽ đóng vai trò như một công cụ tinh vi trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc

 

Một trong những nghi ngại khác là AIIB có thể là một công cụ tài chính sử dụng cho mục đích chính trị của Trung Quốc. Ngoài ra, còn có nghi ngại về vấn đề tham nhũng mà hiện tại đây là vấn đề rất lớn tại Trung Quốc, chính quyền nước này đang tìm cách tiêu diệt nhưng chưa  thành công. Nhiều quốc gia lo rằng, nếu Trung Quốc không diệt trừ triệt tham nhũng thì chính AIIB có thể là mầm mống của vấn đề tham nhũng.

 

PV: - Thời gian qua, Trung Quốc đã nỗ lực thúc đẩy việc quốc tế hoá đồng nhân dân tệ cho ngang tầm với vị thế nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Việc thành lập AIIB sẽ hỗ trợ thế nào cho việc tăng cường sử dụng đồng nhân dân tệ trong thanh toán trên thế giới? Theo ông, đây có phải là mục tiêu lớn nhất khiến Trung Quốc sáng lập tổ chức này?

TS Nguyễn Trí Hiếu: - Đó là điều chắc chắn trong ý đồ biến đồng nhân dân tệ trở thành công cụ thanh toán chủ yếu nhất trên toàn thế giới. AIIB được thành lập với sự tham gia của rất nhiều quốc gia, dưới sự chủ trì của Trung Quốc thì việc Trung Quốc muốn dùng một công cụ tài chính để hỗ trợ đưa vị thế đồng nhân dân tệ lên trở thành đồng tiền thanh toán hàng đầu thế giới là chuyện hiển nhiên.

Nhưng liệu Trung Quốc có thành công hay không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Bởi, một đồng tiền không phải chỉ dựa vào sức mạnh tài chính của một quốc gia mà dựa rất nhiều vào nền tảng tài chính của quốc gia đó, lịch sử, thể chế chính trị xã hội của quốc gia đó, vấn đề tuân thủ luật lệ, công ước quốc tế, nguyên tắc quốc tế... để bảo đảm cho uy tín của đồng tiền đó. Đồng nhân dân tệ dù sao cũng là đồng tiền mới nổi, chưa có một lịch sử đứng đằng sau để đảm bảo uy tín lâu dài cho nó.

Trung Quốc chưa bao giờ tuyên bố AIIB sẽ trở thành một định chế tài chính để cạnh tranh với các tổ chức tài chính quốc tế khác nhưng chắc chắn nó cũng sẽ xảy ra. Tuy nhiên, sự cạnh tranh đó cũng tốt vì trong một nền kinh tế thị trường nên có những tổ chức quốc tế cạnh tranh với nhau, đem lại quyền lợi tốt nhất cho cả thế giới. 

Vì thế, về mặt cạnh tranh có lẽ không phải vấn đề mọi người lo ngại, ngược lại còn được hoan nghênh. Còn việc liệu Trung Quốc có dùng AIIB để tăng cường vị thế đồng nhân dân tệ, biến nó thành đồng tiền thanh toán hàng đầu thế giới hay không, Trung Quốc cũng chưa bao giờ đề cập. Đó chỉ là những quan ngại.

Cũng không phải là điều xấu hay tiêu cực gì nếu Trung Quốc dùng những công cụ tài chính để tăng cường uy tín và sức mạnh của đồng nhân dân tệ. Nhưng như tôi nói ở trên, chuyện đồng nhân dân tệ được xem như đồng tiền thanh toán hàng đầu thế giới có lẽ còn xa vời. Một đồng tiền được công nhận như USD, euro, đồng bảng Anh... có cả một lịch sử phát triển đằng sau nó về chính trị, xã hội, còn đồng nhân dân tệ tuy về mặt tài chính ngày càng phổ biến nhưng nó chưa có một lịch sử đứng đằng sau hỗ trợ.

 

PV: - Như ông nói ở trên, với việc Trung Quốc nắm giữ khoảng 50% vốn ban đầu của AIIB, nhiều ý kiến lo ngại AIIB sẽ đóng vai trò như một công cụ tinh vi trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Ông có đồng tình với ý kiến này và vì sao? Các nước đang phát triển sẽ phải đối diện với những thách thức gì bởi sự ra đời của tổ chức này?

TS Nguyễn Trí Hiếu: - Trung Quốc chủ trương thành lập AIIB là để hỗ trợ những mục tiêu kinh tế và tài chính nhưng chưa bao giờ hé lộ có thể dùng công cụ tài chính này để hỗ trợ cho mục tiêu chính trị. Dù vậy, cũng không loại trừ khả năng khi Trung Quốc có một công cụ tài chính mạnh như vậy có thể họ sẽ có những áp lực về mặt chính trị, xã hội đi kèm theo đó. Chẳng hạn, Trung Quốc có thể đàm phán để tài trợ cho dự án hạ tầng cơ sở tại quốc gia nào đó kèm theo một số điều kiện mà quốc gia đó phải chấp nhận. 

 

PV: - Đối với Việt Nam, đây là cơ hội cho Việt Nam hay sẽ khiến Việt Nam phụ thuộc sâu hơn vào Trung Quốc khi bản thân nước này đã trúng tới 90% dự án tổng thầu EPC ở Việt Nam? Cùng với điều khoản sử dụng các công ty xây dựng, công nghệ, nguyên vật liệu và công nhân của nước này, liệu những trường hợp như đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ phổ biến hơn? Việt Nam cần làm gì để tránh được những nguy cơ này?

TS Nguyễn Trí Hiếu: - Việc Việt Nam gia nhập một định chế tài chính lớn như AIIB, trở thành thành viên sáng lập của ngân hàng này có lẽ là điều tích cực khi được hưởng nhiều điều kiện ưu ái hơn các cổ đông phổ thông. Nhưng cũng cần có sự nghiên cứu, cảnh giác về những rủi ro có thể xảy ra bởi bất cứ sự đầu tư nào cũng có rủi ro, như rủi ro về tài chính, thương mại, mậu dịch, hối đoái hay những rủi ro về pháp lý, chính trị...

Phải hiểu được những rủi ro đó, đưa ra kế hoạch để có thể kiểm soát, giảm thiểu rủi ro. Muốn vậy, cần có sự trao đổi nghiêm túc, sâu rộng trong Quốc hội, Chính  phủ, ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng Trung ương, quần chúng để lấy ý kiến, từ đó đưa ra kế hoạch khi gia nhập.

Về những nghi ngại đề cập trong câu hỏi, thực sự đến bây giờ vẫn chưa thể biết thực tế có xảy ra hay không, mọi thứ vẫn mới chỉ là phỏng đoán. Nhưng như tôi nói, không loại trừ khả năng khi tài trợ các dự án ở Việt Nam, Trung Quốc có thể ràng buộc bằng những điều kiện mà họ muốn Việt Nam chấp nhận.

Nếu AIIB là một tổ chức tài trợ của thế giới thì phải tuân thủ theo nguyên tắc là sự tài trợ đó không thể đi cùng với những áp đặt về việc dùng công nhân, công nghệ, nguyên vật liệu, nhà thầu Trung Quốc.

Nếu làm như thế, AIIB sẽ không còn ý nghĩa nữa vì đây là ngân hàng phục vụ cho cộng đồng Á châu. AIIB phải đi theo những tiêu chí đó và các thành viên phải lên tiếng về chuyện này, đẩy mạnh ngân hàng đi theo hướng này. Không thể chấp nhận việc một quốc gia nào đó dùng công cụ này để áp đặt điều kiện lên các quốc gia nhận tài trợ. 

 

TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương:

Trung Quốc đã có sự thay đổi khi dùng số ngoại tệ của mình (hiện nay dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc tới 4.700 tỷ USD) để.lập ra 2 ngân hàng: Ngân hàng Phát triển mới của nhóm BRICS (NDB) và Ngân hàng đầu tư  cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). 

"Với AIIB, Trung Quốc đã có những thành công nhất định trong việc vận động các nước khi hiện nay có hơn 40 nước tham gia bất chấp sự ngăn cản của Mỹ. Thành công của Trung Quốc có một số lý do:

Thứ nhất, Trung Quốc đã tạo ra nguồn vốn để phát triển kết cấu hạ tầng ở châu Á, đáp ứng một nhu cầu có thực và có ích cho các nước. 

Thứ hai, mặc dầu đóng góp một số vốn rất lớn (khoảng 50 tỷ USD) nhưng Trung Quốc không dành cho mình quyền phủ quyết mà vẫn mời các nước cùng tham gia góp vốn, trên cơ sở đó các nước cũng có tiếng nói và có thể thảo luận một cách dân chủ với Trung Quốc. 

Thứ ba, việc Trung Quốc góp vốn xây dựng AIIB tạo ra một môi trường cạnh tranh với các định chế tài chính do Mỹ khống chế như WB, IMF hay ADB do Nhật Bản khống chế. Như vậy, Trung Quốc hoàn toàn có khả năng phát huy ảnh hưởng của mình.

Thứ tư, Trung Quốc đang thừa một khối lượng thép và xi măng khổng lồ. Ước tính, hiện Trung Quốc sản xuất 51% số thép và 53% số xi măng trên thế giới. Cho nên việc Trung Quốc muốn các nước khác tiêu thụ xi măng và thép của mình là điều dễ hiểu. 

Tôi ủng hộ việc các nước tham gia AIIB bởi như vậy làm cho định chế đó dân chủ hơn và có sự cạnh tranh với các định chế tài chính trước. Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh sẽ tốt hơn là độc quyền. Chúng ta ghi nhận thành công bước đầu của Trung Quốc và chờ xem tới đây ngân hàng này sẽ phát triển thế nào", TS Lê Đăng Doanh phân tích.

Đối với Việt Nam, theo nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, việc tham gia vào AIIB là cơ hội hay khiến Việt Nam phụ thuộc sâu hơn vào Trung Quốc là tuỳ thuộc vào chính Việt Nam. Việt Nam sẽ phải thận trọng trong việc tiếp cận ngân hàng này sao cho có thể huy động được vốn mà không quá phụ thuộc.

 

 

Thành Luân

======================

Sự hiểu biết của vị TS Kinh tế Nguyễn Trí Hiếu trong bài viết này và phương pháp phân tích của ông khá chuẩn, khi ông nhận xét một vấn đề đã tổng hợp rất nhiều yếu tố:

 

Nhưng liệu Trung Quốc có thành công hay không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Bởi, một đồng tiền không phải chỉ dựa vào sức mạnh tài chính của một quốc gia mà dựa rất nhiều vào nền tảng tài chính của quốc gia đó, lịch sử, thể chế chính trị xã hội của quốc gia đó, vấn đề tuân thủ luật lệ, công ước quốc tế, nguyên tắc quốc tế... để bảo đảm cho uy tín của đồng tiền đó. Đồng nhân dân tệ dù sao cũng là đồng tiền mới nổi, chưa có một lịch sử đứng đằng sau để đảm bảo uy tín lâu dài cho nó.

 

Phương pháp này phù hợp với phương pháp phân tích và tổng hợp của tôi khi tìm hiểu về Lý học Đông phương, cần có tiêu chí khoa học để làm chuẩn mực, đối chiếu, so sánh.

Nhưng có một vấn đề mà theo lão Gàn cần quan tâm hơn cả là như thế này - chưa thấy cụ Lê Đăng Doanh và TS Nguyễn Trí Hiếu nói đến. Đó là ngân hàng AIIB và TTP thực chất là hai đối thủ cạnh tranh trong "canh bạc cuối cùng". Bởi vậy, sẽ có kẻ thắng, người thua. Đầu tư vào ngân hàng nào, hay liên kết với ngân hàng nào, cũng cần xem xét khi vãn tuồng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Chủ nghĩa Obama":

Hướng nội và "không làm chuyện điên rồ"

Thứ Năm, 09/04/2015 - 15:00
 

Trong 2 nhiệm kỳ Tổng thống của mình, trọng tâm chiến lược của ông Obama đã biến chuyển theo xu thế “hướng nội” và giữ nguyên tắc “không làm chuyện điên rồ”.

 >> Cú thử tột đỉnh của học thuyết đối ngoại Obama
 >> Tại sao thỏa thuận với Iran lại quá quan trọng với ông Obama?

 

Trong 6 năm cầm quyền của ông Obama, chiến lược toàn cầu và một loạt các chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đã được điều chỉnh với nhiều thay đổi lớn, tư tưởng ngoại giao của Washington đã được gọi là “Chủ nghĩa Obama”.

Điều kiện nào giúp cho sự chuyển biến ngoại giao của Mỹ, mà đại diện là ông Obama được duy trì liên tục trong những năm qua?

 

Xu thế “hướng nội” của Mỹ rất rõ ràng

Chiến lược ngoại giao của Mỹ được "đồng bộ" với chiến lược củng cố, phát triển trong nước. Tổng thống Obama đặt kế hoạch chấn hưng lại nền kinh tế và cải cách xã hội vào vị trí hàng đầu, cần phải tập trung tinh lực và tài nguyên chủ yếu đầu tư vào quốc nội, vì vậy chi phí quốc phòng cũng phải giảm thiểu tương ứng .

Điều chỉnh quan trọng nhất trong chính sách ngoại giao của ông là chuyển hướng trọng tâm từ vấn đề an ninh quân sự với trọng điểm là chống khủng bố, ngăn chặn phổ biến vũ khí sát thương hàng loạt sang vấn đề an ninh kinh tế, lấy bảo vệ sự ổn định tài chính toàn cầu, thúc đẩy khôi phục kinh tế thế giới làm trung tâm.

Trong 6 năm qua, những chỉ tiêu “có thể đo lường được" như thực lực kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ, trình độ giáo dục đại học v.v... của Hoa Kỳ tiếp tục được nâng cao.

Tuy nhiên, xu thế "phân cực" chính trị trong nước giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ lại hầu như không có chuyển biến tích cực nào, “Đảng con voi” và “Đảng con lừa” công kích, cản trở, phủ quyết lẫn nhau khiến cải cách chính trị và kinh tế bị kìm hãm nghiêm trọng.

Mặc dù nhìn từ góc độ phát triển nội tại và biến động “quyền lực cứng" của các nước lớn trên thế giới, sức mạnh quốc gia của Hoa Kỳ không có xu hướng suy yếu, song một sự thật không thể chối cãi là sức ảnh hưởng của Mỹ đối với chính trị toàn cầu đã giảm đi rõ rệt.
 
My1a-ee64e.jpg
Sức mạnh quốc gia Hoa Kỳ không suy giảm nhưng sức ảnh hưởng đã giảm đi rõ rệt

Nguyên nhân chủ yếu là:

Thứ nhất, thực lực đồng minh Châu Âu của Mỹ bị tổn thất, kinh tế Nhật Bản suy thoái dài hạn, sức mạnh và sức ảnh hưởng của toàn bộ phương Tây suy giảm.

 

Hai là: Số lượng các cường quốc mới nổi như Trung Quốc và ảnh hưởng của các nước này tăng lên nhanh chóng.

 

Ba là, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, quyền lực quốc gia bị phân chia, vấn đề quản lý toàn cầu ngày càng trở nên phức tạp, khả năng kiểm soát quy tắc quốc tế về chống khủng bố, thay đổi khí hậu, an ninh mạng v.v... của Mỹ dần yếu đi.

 

Bốn là, Washington đang tập trung tinh lực vào sự vụ trong nước, sự tự tin và động lực để can dự bên ngoài giảm sút. Mặc dù gần đây tình hình kinh tế Hoa Kỳ phát triển mạnh, nhưng chủ yếu là dựa vào nhu cầu trong nước chứ không phải thị trường quốc tế, càng làm tăng thêm xu thế "hướng nội" của Mỹ.

 

Nguyên tắc ngoại giao “không làm chuyện điên rồ”

Điểm nổi bật của chủ nghĩa Obama chính là ưu tiên kinh tế, coi trọng chủ nghĩa đa phương và "quyền lực mềm", nỗ lực cải thiện hình ảnh Hoa Kỳ trong mắt thế giới, tập trung xây dựng cơ chế quốc tế và vấn đề quản lý toàn cầu. Đây cũng chính là sự kế thừa và phát huy “Chủ nghĩa Clinton” mà Đảng dân chủ đã theo đuổi trước đó.

Nét đặc sắc nhất trong chính sách ngoại giao của ông Obama chính là theo đuổi nguyên tắc đơn giản nhất là "không làm chuyện điên rồ", mà đầu tiên phải kể đến là cuộc chiến tranh Iraq do Chính phủ Bush (con) phát động. Và ông Obama đã sửa sai bằng cách chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Iraq và cả Afghanistan.

Có thể thấy rằng, bản chất của “Chủ nghĩa Obama” là sự "kiềm chế" và "thu mình", vận động các nước đồng minh và đối tác áp dụng hành động tập thể, chia sẻ rủi ro và trách nhiệm.

Cho dù trong hoàn cảnh đã hoặc có khả năng xuất hiện xung đột quân sự, ông vẫn kiên trì sử dụng các biện pháp ngoại giao, trừng phạt kinh tế, áp lực quốc tế v.v… để cố gắng không phải áp dụng hành động quân sự trực tiếp.

“Không làm chuyện điên rồ” cũng có nghĩa là sẽ loại trừ được khả năng phải đối đầu với các cường quốc mới nổi như Trung Quốc trong tương lai.
 
My2a-ee64e.jpg
Những binh lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Iraq ngày 18-12-2011
 

Vì vậy, mặc dù Washington đã gia tăng triển khai quân sự nhằm chống lại Bắc Kinh, nhưng Chính phủ Obama vẫn cố gắng tăng cường liên lạc và hợp tác với quân đội nước này, hy vọng thông qua việc hoàn thiện cơ chế kiểm soát khủng hoảng để giảm thiểu nguy cơ chiến tranh hoặc va chạm với Trung Quốc xuống mức thấp nhất có thể.

Tổng thống Obama cho rằng, nước Mỹ đã kiệt sức sau khi trải qua hai cuộc chiến tranh nên cần thời gian để "khôi phục nguyên khí". Nhưng từ khi ông nhậm chức, những sự kiện quốc tế trọng đại như phong trào "Mùa xuân Ả Rập" hay sự nổi lên của "Nhà nước Hồi Giáo tự xưng IS" v.v... đã phá hỏng mong muốn ổn định Trung Đông của Nhà Trắng.

Hơn nữa, cục diện hỗn loạn của Iraq và Afghanistan cũng khiến cho chính phủ Obama và rất nhiều nhà chiến lược Hoa Kỳ dần nhận thức được rằng, áp dụng khuôn mẫu chế độ của dân chủ phương Tây đối với các nước bất đồng về lịch sử, văn hóa và tư tưởng tôn giáo là không phù hợp.

Vì vậy, mặc dù vẫn chưa từ bỏ mong muốn dùng giá trị quan của mình để cải tạo thế giới, nhưng trên thực tế Washington đã chú trọng  hơn đến sự ổn định của trật tự thế giới. Đây là một ý nghĩa khác của nguyên tắc "không làm chuyện điên rồ".

Bản "Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia Hoa Kỳ" năm 2015 đã thể hiện rõ hơn đặc điểm ngoại giao của ông Obama.

Báo cáo cho rằng, đường lối tốt nhất để củng cố địa vị lãnh đạo toàn cầu của Mỹ chính là tăng cường kinh tế trong nước, xây dựng chế độ dân chủ, thiết lập khối liên minh quốc tế bền vững, và vận dụng tổng hợp sức mạnh về mọi mặt của Hoa Kỳ.

Khi giải thích bản báo này, bà Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama đã tuyên bố, các cuộc khủng hoảng như Ukraine hay "Nhà nước Hồi giáo" không thể gây rối loạn hay làm mất phương hướng của Hoa Kỳ. Nhà Trắng vẫn duy trì trọng tâm chiến lược vào những thách thức lâu dài hơn như biến đổi khí hậu, thương mại, nghèo đói, an ninh mạng, y tế công cộng v.v...

 

(Đón đọc kỳ 2: Mỹ “giấu mình chờ thời”, “né” Trung Quốc, quyết đấu với Nga)

Theo Bảo Chi
Đất Việt
===================

Từ lâu, lão Gàn đã xác định rằng: ngài Obama đã tránh cho nước Mỹ không tham gia những cuộc chiến tranh không cần thiết và ủng hộ sách lược này của ngài. Tuy nhiên, lão cũng xác định rằng: bàn tay sắt bọc nhung của ngài bằng chiếc găng tay quá dày. Điều này cũng chính là nguyên nhân các cộng sự thân tín của ngài Obama, như bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao - Bà Clinton bỏ ra đi.

Tuy nhiên, lão Gàn cũng nhắc lại rằng: Nếu ngài Obama không lựa chọn chiếc găng tay nhung mỏng hơn, đủ để thiên hạ nhận thấy bàn tay sắt ẩn sau chiếc găng tay đó, thì đảng Dân Chủ của ngài sẽ thất bại trong cuộc đua vào nhà Trắng năm 2016. Việc thay đổi hình thức đối ngoại với chiếc găng tay mỏng hơn, không làm thay đổi bản chất chiến lược của ngài Obama.

Nước Mỹ tuy là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị bá chủ thế giới, nhưng chưa phải là quyết định cuối cùng của Thượng Đế.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liên minh quân sự Mỹ - Nhật sắp "lột xác"?

Thứ Năm, 09/04/2015 - 13:25
 

Theo các quy tắc quốc phòng sắp sửa đổi xong giữa Mỹ và Nhật Bản, quân đội Nhật sẽ có thêm nhiều quyền hạn mới, cho phép hành động khi quân đội Mỹ bị một nước thứ 3 đe dọa.

 

Phát biểu trong chuyến thăm tới Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nhấn mạnh, việc sửa đổi "các hướng dẫn quốc phòng" sẽ làm biến đổi hẳn quan hệ quân sự giữa Mỹ và Nhật Bản, cho phép quân đội hai nước "hợp tác vô biên" trước những thách thức trên toàn thế giới.

 

boQPmy9-4-a0ef0.jpg
(Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ)
 

Lần cuối cùng thỏa thuận giữa hai bên được sửa đổi là vào năm 1997 và vai trò của Lực lượng Phòng vệ Nhật chỉ giới hạn ở mức bảo vệ quân Mỹ khi hành động trên cơ sở tự vệ và chỉ ở xung quanh khu vực địa lý của Nhật.

Với những sửa đổi lần này, Lực lượng Phòng vệ Nhật có thể hỗ trợ và bảo vệ Mỹ trong nhiều tình huống hơn và ở phạm vi địa lý rộng hơn.

Bản sửa đổi dự kiến sẽ được công bố vào cuối tháng này, trước thềm chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Washington, đánh dấu một sự phát triển vượt bậc trong quan hệ quân sự Mỹ - Nhật.

Theo một hiệp ước năm 1960, Mỹ cam kết bảo vệ Nhật Bản khỏi sự xâm lược từ bên ngoài. Khoảng 50.000 lính Mỹ hiện đang đóng tại Nhật Bản.

Liên tiếp nhiều thay đổi đã diễn ra khi Thủ tướng Abe nỗ lực "đại tu" cách thức Nhật Bản sử dụng sức mạnh quân sự của mình - vốn bị hạn chế nghặt nghèo kể từ Thế chiến II.

Ông Abe đang tìm kiếm một hành lang pháp lý để cung cấp quyền hạn lớn hơn cho quân đội nhằm bảo vệ Nhật và các đồng minh, và để tham gia hợp tác quân sự hạn chế ở hải ngoại.

Ely Ratner, một thành viên cấp cao của Trung tâm An ninh Mỹ Mới (một nhóm cố vấn ở Washington), cho rằng, những quy tắc sửa đổi sẽ tạo ra "một liên minh bảo vệ nhau bình đẳng hơn, chứ không chỉ đơn thuần là bảo vệ nước Nhật".

Và rốt cuộc "điều này có tiềm năng mở ra rất nhiều hoạt động phòng thủ mới cho Nhật ở châu Á và vượt khỏi những gì đang bị cấm hiện nay", ông cho biết thêm.

Thời gian gần đây, nhiều người ở Nhật lo ngại trước việc Trung Quốc nhanh chóng phát triển quân đội và nỗ lực phóng chiếu sức mạnh ra các vùng biển Đông và biển Hoa Đông, như quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư mà Trung Quốc và Nhật Bản đang tranh chấp.

Chính quyền Obama, vốn cũng lo ngại trước sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc, hoan nghênh các động thái của ông Abe.

Giới chức ở Washington bày tỏ hy vọng rằng, một sự linh hoạt quân sự lớn hơn sẽ giúp cho nước Nhật có thêm lực bẩy để giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc thông qua con đường ngoại giao.

Theo Thanh Hảo
Vietnamnet
======================
Nhà cái đang sắp hoàn tất việc chia bài trong "Canh bạc cuối cùng".

Share this post


Link to post
Share on other sites
Tấn công chớp nhoáng nhờ tablet Android
08/04/2015 16:58
 

(TNO) Các nhà nghiên cứu của Lầu Năm Góc cho hay tablet sẽ sớm trở thành công cụ mới của quân đội Mỹ, sử dụng để khai hỏa tên lửa dẫn đường bằng laser.

 

darpa_vayq.jpg?width=500
Cụm hình tổng hợp về toàn bộ cuộc diễn tập dài hơn 4 phút - Ảnh: DARPA
 

Theo tiết lộ của một số quan chức thuộc Cơ quan Các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng hiện đại của Mỹ (DARPA), một cuộc tập trận gần đây của Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ đã chứng tỏ năng lực vượt bậc của Hệ thống Liên tục Hỗ trợ Không kích Áp sát (PCAS), theo đó cho phép binh sĩ tham gia phối hợp tấn công với độ chính xác cao dù ở cách nhau nhiều cây số.

Tất cả là nhờ vào các máy tính bảng (tablet) được trang bị đặc biệt chạy nền tảng Android.

Trong thông báo trên trang darpa.mil, cơ quan này cho hay cuộc thử nghiệm đã diễn ra vào ngày 27.3 ở miền tây nam của Mỹ, trong một phần của chiến dịch Talon Reach, và có sự sử dụng những thiết bị đeo được ở bộ binh và các đội bay nhằm triển khai một cuộc không kích giả định.

Các lính thủy đánh bộ trên mặt đất đã triển khai một cuộc tấn công trên không bằng tablet mang theo người, và chương trình KILSWITCH đã diễn ra thành công sau khi họ phối hợp để phát lệnh tấn công chớp nhoáng mục tiêu trên mặt đất.

Toàn bộ cuộc diễn tập chỉ kéo dài hơn 4 phút, theo binh sĩ phối hợp tác chiến trên một bản đồ và kế đến phát mệnh lệnh yêu cầu một chiếc MV-22 Osprey ở cách đó 7,2 km phóng tên lửa Griffin dẫn đường bằng laser và đánh trúng mục tiêu.

Hàng ngàn tablet Android cài chương trình KILSWITCH đã được lính thủy đánh bộ sử dụng kể từ khi DARPA bắt đầu thử nghiệm những thiết bị này vào đầu năm 2013.

Xem clip:

Phi Yến

====================

Cách đây nhiều năm, trong lời tiên tri của lão Gàn đã xác định: Sẽ xuất hiện những loại vũ khí siêu hiện đại làm thay đổi phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự. Bài này chỉ là một ví dụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites
​Trung Quốc lộ ý đồ quân sự của các đảo nhân tạo
09/04/2015 17:45 GMT+7
 

TTO - Ngày 9-4, chính quyền Trung Quốc tuyên bố sẽ sử dụng các đảo nhân tạo xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam “vì mục tiêu quân sự”.

 

GAHk5jxn.jpg

Hoạt động xây dựng ở bãi Vành Khăn của Việt Nam Ảnh: CSIS

 

Theo Tân Hoa xã, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết các đảo nhân tạo mà nước này đang xây “sẽ đáp ứng nhu cầu quốc phòng” của Trung Quốc. “Các công trình này sẽ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải của Trung Quốc” - bà Hoa nhấn mạnh.

Bà Hoa cũng cho biết Trung Quốc đang phát triển các dịch vụ trú ẩn, tìm kiếm cứu nạn, dự báo thời tiết hàng hải, ngư nghiệp, các dịch vụ hành chính khác ở các đảo nhân tạo. 

Trước đó Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) công bố các hình ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trước khi rời Nhật sang thăm Hàn Quốc hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cảnh báo việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo và quân sự hóa tranh chấp trên biển Đông có thể dẫn tới các tình huống nguy hiểm.

“Đây không chỉ là mối lo ngại của Mỹ mà còn là sự lo ngại chung của cả khu vực” - ông Carter nhấn mạnh. Trong bài phân tích của CSIS, sĩ quan chỉ huy Wilson VornDick của hải quân Mỹ cho biết Trung Quốc muốn dùng các đảo nhân tạo để hiện thực hóa “đường lưỡi bò” phi pháp.

Chuyên gia Mira Rapp-Hooper của CSIS cho rằng tình hình ở bãi Vành Khăn cho thấy hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc đang diễn ra có hệ thống và trên diện rộng. 

 

NGUYỆT PHƯƠNG
 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng thống Mỹ phản đối về hành động của Trung Quốc trên Biển Đông

(Vietnam+)

lúc : 10/04/15 08:31Bản in

 

09islands5superJumbo.jpg
Hoạt động bồi đắp, lấn biển của Trung Quốc trên Biển Đông. (Nguồn: nytimes.com)
 

Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 9/4  đã cảnh báo rằng Trung Quốc không nên gạt những quốc gia ra rìa trong cuộc tranh chấp với Bắc Kinh tại Biển Đông - nơi Washington từng gióng một hồi chuông cảnh báo về hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên các đảo có tranh chấp chủ quyền.

Trả lời một câu hỏi liên quan đến vấn đề Biển Đông, tại một hội nghị tại Jamaica khi đang thực hiện chuyến công cán, Tổng thống Obama nói: “Chúng tôi từng có quan ngại với Trung Quốc về các nguyên tắc và thông lệ quốc tế đang không được nước này tuân thủ một cách cần thiết. Chúng tôi quan ngại những vấn đề liên quan đến hàng hải với việc Bắc Kinh đang lợi dụng ưu thế tuyệt đối và sức mạnh để dồn các nước khác vào thế yếu. Các quốc gia này, dù họ không lớn bằng Trung Quốc, song không có nghĩa rằng họ có thể bị gạt ra rìa, Tổng thống Mỹ nhấn mạnh.

Những tuyên bố trên của Tổng thống Obama được đưa ra khi Washington cũng đã cảnh báo rằng những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm mở rộng và xây dựng trên những đảo có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông là một mối đe dọa đối với sự ổn định của khu vực./.

====================

"Cứ từ từ thì khoai sẽ nhừ!" Ấy là mấy cô cậu ten ten bảo thế. Ngài Obama đang lựa chọn cái găng tay mỏng hơn. Nhưng lăm lay và cả lăm tới tình hình sẽ khuých tạp lên từ từ, nhưng khoai chưa nhừ. Hì!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ tuyên bố sẽ triển khai những vũ khí tối tân tới châu Á

Thứ Sáu, 10/04/2015 - 15:56
 

Dân trí Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 10/4 khẳng định Mỹ sẽ triển khai những vũ khí hiện đại nhất của mình tới châu Á, bao gồm các chiến đấu cơ ném bom tàng hình, lực lượng tác chiến mạng để ứng phó với các mối đe dọa trong khu vực.

 >> Tân Bộ trưởng quốc phòng Mỹ lần đầu công du châu Á

 

stealth-bomber-B2-e85fb.jpg
Máy bay ném bom tàng hình B-2 của quân đội Mỹ (Ảnh: Internet)
 

Thông tin được người đứng đầu Lầu Năm Góc đưa ra trong chuyến công du Hàn Quốc, chặng dừng chân thứ hai trong chuyến thăm hai đồng minh quân sự thân thiết là Nhật và Hàn Quốc.

“Những vũ khí mới nhất và tốt nhất của chúng tôi đang được triển khai tới khu vực này”, ông Carter phát biểu tại Seoul.

Ông cho biết thêm cuộc hội đàm với người đồng cấp phía Hàn Quốc đã “đánh giá thẳng thắn” về mối đe dọa từ chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đối với bán đảo Triều Tiên và lục địa Mỹ.

“Như họ một lần nữa cho thấy với những lần phóng tên lửa gần đây, Bình Nhưỡng vẫn muốn tiếp tục hành động khiêu khích”, ông Carter nói.

Trong ngày thứ Ba, khi ông Carter vừa tới Nhật, Bình Nhưỡng đã phóng 2 quả tên lửa đất đối không từ khu vực bờ biển phía Tây nước này. Trước đó, nước này cũng có một loạt vụ phóng thử tên lửa đạn đạo tầm ngắn để phản đối các cuộc tập trận quân sự chung thường niên Mỹ - Hàn.

Mỹ hiện có gần 30.000 binh sỹ đồn trú thường trực tại Hàn Quốc, và sẽ là nước nắm quyền chỉ huy chiến dịch của quân đội cả hai nước nếu nổ ra xung đột với Triều Tiên.

Nhấn mạnh rằng sự răn đe và sẵn sàng về mặt quân sự hiện đã “trên mức cần thiết” trên bán đảo Triều Tiên, ông Carter khẳng định Mỹ vẫn đang đầu tư vào “những năng lực hiện đại… dành riêng cho môi trường an ninh nhiều biến động này”.

Khi được đề nghị giải thích rõ hơn, ông Carter cho biết các máy bay cơ ném bom tàng hình, chiến đấu cơ tàng hình F-35 và các hệ thống tác chiến mạng kỹ thuật cao sẽ được điều động luân phiên tới châu Á.

Dù vậy vị Bộ trưởng quốc phòng Mỹ khẳng định đã không bàn đến hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD, mà Washington đang cân nhắc triển khai tại Hàn Quốc.

Trung Quốc và Nga đều phản đối mạnh mẽ kế hoạch này, với cảnh báo nó có thể đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực.

Về phần mình, Seoul cũng phải đắn đo với kế hoạch này, bởi một bên là đồng minh quân sự quan trọng nhất, còn bên kia là Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất.

Thanh Tùng
Theo AFP

===================

Model nó vậy mà. Lão Gàn luôn ủng hộ hòa bình thế giới. Nhưng tiếc thay! Lão Gàn không thể quyết định cho hòa bình hay chiến tranh. Cũng như lão chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến, cho dù chứng cứ sờ sờ ra đấy, nhưng lão Gàn không phải người quyết định nó trở thành chân lý phổ biến. Chịu!

Hòa bình thế giới muôn năm!

Lão hô khẩu hiệu to thế, nhưng vẫn chưa thấy gì. Híc.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Vì sao Mỹ mở lại căn cứ ngầm tuyệt mật trong núi?
Thứ Sáu, ngày 10/04/2015 16:00 PM (GMT+7)
 

Căn cứ ngầm tuyệt mật trong núi có thể chịu được cuộc tấn công hạt nhân này từng bị đóng cửa cách đây 10 năm.

 

Ngày 9/4, báo chí Mỹ đưa tin Lầu Năm Góc đang có những động thái “tân trang” lại Tổ hợp Núi Cheyenne thuộc bang Colorado nhằm sớm đưa vào sử dụng trở lại căn cứ ngầm tuyệt mật được xây dựng từ thời Chiến tranh Lạnh này.

Tổ hợp Núi Cheyenne này được mệnh danh là một “thị trấn tự tồn tại” được xây dựng ngầm trong lòng dãy núi Rocky để giúp những người bên trong có thể sống sót được trong một thời gian dài nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra.

 

 1428655382-ooqe1_qizv.jpg
Lối vào căn cứ ngầm Tổ hợp Núi Cheyenne
 

Căn cứ ngầm này được thiết kế để có thể chịu được một cuộc tấn công hạt nhân từ phía Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh, và là căn cứ của Bộ chỉ huy Không gian Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD). Các nhân viên NORAD trong căn cứ này thường xuyên giám sát bầu trời nước Mỹ để đề phòng bất cứ tên lửa hạt nhân nào của Liên Xô.

Tổ hợp Núi Cheyenne là một hầm ngầm rộng khoảng nửa hecta được khoét vào trong lòng núi từ  những năm 1960. Từ trong tổ hợp căn cứ này, các nhân viên NORAD có thể phát đi lệnh báo động và khởi đầu cho quá trình phóng các tên lửa hạt nhân để tấn công trả đũa.

Căn cứ này bị đóng cửa gần 10 năm trước đây, khi Mỹ cảm thấy không còn bị đe dọa từ vũ khí hạt nhân của Nga, và trụ sở NORAD cùng Bộ Tư lệnh Bắc Mỹ được chuyển tới căn cứ không quân Petersen ở Colorado Springs. Tổ hợp Núi Cheyenne trở thành căn cứ dự bị cho NORAD từ đó đến nay.

Tuy nhiên hồi đầu tuần Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ bố trí các thiết bị theo dõi và liên lạc hiện đại nhất của quân đội Mỹ vào căn cứ này. Theo Lầu Năm Góc, việc mở cửa trở lại căn cứ này là để đảm bảo an toàn cho các cảm biến và máy chủ rất nhạy cảm của NORAD trước nguy cơ bị tấn công bằng bom xung điện từ (EMP).

 

 1428655382-uqhu4_fqqm.jpg
Căn cứ ngầm này ngăn cách với bên ngoài bằng cánh cửa thép nặng 25 tấn
 

Các quan chức quân sự Mỹ cho rằng sự phụ thuộc rất lớn của quân đội Mỹ vào các hệ thống máy tính và liên lạc điện tử đã khiến họ trở nên dễ tổn thương sóng xung điện từ. Loại sóng phát ra từ bom EMP của đối phương này có thể làm tê liệt hoàn toàn các hệ thống điện tử trong phạm vi ảnh hưởng của nó.

Lầu Năm Góc đã ký hợp đồng trị giá 700 triệu USD với hãng Raytheon để giám sát quá trình tân trang căn cứ. Đô đốc William Gortney, tư lệnh NORAD cho hay họ chọn Tổ hợp Núi Cheyenne vì khả năng chống lại các cuộc tấn công bằng bom xung điện từ của nó.

Ông Gortney cho hay nỗi lo lắng hiện nay của ông là làm sao có đủ không gian trong lòng núi cho một lượng lớn nhân viên, binh sĩ chuyển vào làm việc trong đó, nhưng ông không có quyền tiết lộ ai sẽ vào làm việc trong căn cứ.

 

 1428655382-marq3_opkt.jpg
Đây từng là tổng hành dinh của NORAD và Bộ Tư lệnh Bắc Mỹ

 

Theo hợp đồng 10 năm, hãng Raytheon sẽ cung cấp các dịch vụ để giúp quân đội Mỹ có thể “cảnh báo và đánh giá một cách chính xác, kịp thời các mối đe dọa từ vũ trụ, tên lửa và không trung” tại các căn cứ ở Cheyenne và Petersen.

Ngoài ra, hãng Raytheon sẽ thực hiện một số hạng mục hợp đồng không được tiết lộ khác tại căn cứ không quân Vandenberg ở California và Offutt ở Nebraska.

Theo Trí Dũng (Inquisitr / Danviet.vn)

====================

Tại cái model nó thế.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Hé lộ lực lượng ‘ngầm’ giúp Trung Quốc bành trướng trên biển Đông
11/04/2015 10:50
 

(TNO) Một trong số những lực lượng then chốt giúp Trung Quốc thực hiện tham vọng bành trướng trên biển Đông, Hoa Đông và ít được truyền thông thế giới nhắc đến chính là lực lượng dân quân biển “ẩn mình” trên các tàu cá.

 

taucatrungquoc2_ytwq.jpg?width=500
Các tàu cá Trung Quốc tiến đến sát quần quần đảo tranh chấp Nhật-Trung Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông - Ảnh: AFP
Cứu hộ, đổ bộ lên đảo tranh chấp 
Truyền thông thế giới quan tâm, khai thác nhiều thông tin về tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc trên biển Đông và biển Hoa Đông, nhưng lại ít khai thác thông tin về lực lượng dân quân biển của Trung Quốc, theo tờ The Wall Street Journal (Mỹ) ngày 31.3.
Tờ The Wall Street Journal cho biết lực lượng dân quân biển của Trung Quốc bao gồm những tàu cá dân sự được giao nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ cứu hộ tàu mắc cạn cho đến đổ bộ lên đảo tranh chấp để tuyên bố chủ quyền.
Các dân quân biển, giữ công việc trong các công ty thủy sản, được các đơn vị quân đội Trung Quốc chiêu mộ và huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị và sẽ được điều động bảo vệ lợi ích trên biển của Trung Quốc. Họ được huấn luyện cách nhận diện vũ khí và các loại tàu quân sự, cũng theo The Wall Street Journal.
Giáo sư Andrew Erickson, thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, cho biết lực lượng dân quân biển của Trung Quốc được thành lập từ lâu, nhưng những năm gần đây hoạt động tinh vi hơn và được giao nhiệm vụ chở các vật liệu xây dựng để Bắc Kinh xây đảo nhân tạo và thu thập thông tin tình báo trên biển Đông.
Những đơn vị dân quân biển tinh nhuệ nhất thậm chí còn được huấn luyện để đối đầu với tàu nước ngoài, nếu cần thiết đánh du kích với thủy lôi và tên lửa phòng không.
“Nhiệm vụ chính của lực lượng dân quân biển Trung Quốc hiện là tuần tra, do thám và gây hấn nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở biển Đông và biển Hoa Đông. Có rất ít thông tin về lực lượng dân quân biển bên ngoài Trung Quốc, nhưng những nguồn tin Trung Quốc có thể cung cấp những thông tin quý báu giúp làm sáng tỏ hoạt động của lực lượng này”, theo ông Erickson.
Trung Quốc gần đây cố gắng không tăng số lượng dân quân biển, nhưng lại nỗ lực tăng cường năng lực cho lực lượng này. Một số đơn vị dân quân biển còn trực tiếp hỗ trợ quân đội và lực lượng tuần duyên Trung Quốc, ông Erickson cho hay.
 
Đơn vị dân quân biển lâu đời
Một trong số đơn vị dân quân biển lâu đời nhất là đơn vị dân quân biển ở tỉnh ven biển Chiết Giang, được giao nhiệp vụ tiếp tế lương thực, xăng dầu, đạn dược… cho các tàu hải quân Trung Quốc.
“Hàng ngàn tàu cá Trung Quốc được trang bị hệ thống định vị vệ tinh Beidou với màn hình cảm ứng cho phép họ truyền tín hiệu, gửi tin nhắn ngắn cho các tàu hải quân Trung Quốc”, theo ông Erickson.
 
taucatrungquoc_kanp.jpg?width=500
Một tàu cá Trung Quốc bị lực lượng Tuần duyên Nhật Bản chặn lại gần quần đảo tranh chấp Nhật - Trung Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông hồi 2010 - Ảnh: AFP
 
Dân quân biển còn giúp duy trì sự hiện diện của Trung Quốc trong các khu vực tranh chấp hoặc đổ bộ lên các đảo mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền trên biển Đông và Hoa Đông.
Theo tạp chí National Defense (Mỹ), vào năm 2007, Hải quân Trung Quốc từng kêu gọi thành lập “mạng lưới trinh sát trên biển” bao gồm tàu cá và dân quân biển. National Defense cho hay có hai tỉnh của Trung Quốc sở hữu gần 20.000 tàu cá và tàu thương mại cùng hàng trăm ngàn dân quân biển, tất cả đều sẵn sàng nhận nhiệm vụ trinh sát vùng biển xa bờ Trung Quốc.
Những người chủ tàu cá và dân quân biển còn được bồi thường thiệt hại hoặc chi phí khác nếu gặp sự cố trong quá trình hoạt động trên biển theo sự điều động của hải quân Trung Quốc, theo ông Erickson.
Nếu xảy ra xung đột trên biển Đông, Trung Quốc sẽ điều lực lượng dân quân trên các tàu cá sẽ tiến hành tấn công kiểu du kích trước. Chính vì lẽ đó, quân đội Trung Quốc từng kêu gọi trang bị thân tàu bọc thép cho các tàu cá.
Vào tháng 5.2014, tàu cá bọc thép của Trung Quốc từng xuất hiện, đâm húc tàu Việt Nam khi Bắc Kinh ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển của Việt Nam và sau đó rút giàn khoan vào ngày 15.7.2014, theo The Wall Street Journal.

Phúc Duy

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã có bước đột phá, thay đổi đáng kinh ngạc"

Hồng Thủy

10/04/15 14:49

(GDVN) - Chuyến thăm Washington của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dự kiến vào tháng Sáu này sẽ là bước cuối cùng trong tiến trình bình thường hóa này.

 

 

tran_dai_quang.jpg

Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và Giám đốc FBI James Comey tại Washington, ảnh: Thanh nien News.

 

Giáo sư Alexander L. Vuving từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á - Thái Bình Dương tại Honolulu ngày 10/4 bình luận trên trang The Diplomat, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã có bước đột phá gần đây, một chuyến viếng thăm thể hiện sự thay đổi đáng kinh ngạc trong quan hệ song phương. Nổi lên như một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, quan hệ Mỹ - Việt đã trải qua bước đột phá trong thời gian gần đây.

Bước đột phá này được thể hiện trong chuyến thăm Washington của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang từ ngày 15 đến 20/3 vừa qua. Có lẽ truyền thông ít quan tâm đến chuyến đi này vì xem nó như một hoạt động trao đổi thường xuyên ở cấp Bộ trưởng giữa 2 nước. Nhưng hoạt động của Bộ trưởng Trần Đại Quang trong chuyến thăm này đã vượt xa ngưỡng trao đổi thường xuyên, nội dung các cuộc hội đàm của ông chỉ ra một sự thay đổi về chất trong quan hệ Mỹ - Việt.

Giáo sư Vuving bình luận, không những là người đứng đầu 1 trong 2 bộ mạnh nhất chính phủ, ông Trần Đại Quang còn là Ủy viên Bộ Chính trị. Chuyến công du Hoa Kỳ của ông được cho là nhằm chuẩn bị chuyến thăm nước Mỹ lần đầu tiên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng Sáu này. Theo ông Vuving, là bất thường đối với một Bộ trưởng khi tướng Trần Đại Quang đã hội đàm với hầu hết các quan chức cấp cao trong chính phủ hoa Kỳ, bao gồm Bộ An ninh nội địa, FBI, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Hội đồng An ninh quốc gia, Bộ Tư pháp và CIA.

Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng có các hoạt động tiếp xúc cấp cao với các nhà lập pháp. Các chủ đề mà ông thảo luận cũng vượt ra ngoài phạm vi của một Bộ trưởng Công an, trải rộng từ quốc phòng, an ninh đến thương mại và đầu tư, nhân quyền. Chuyến thăm của Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng đã củng cố sự ủng hộ của Mỹ đối với Việt Nam trong vấn đề Biển Đông và an ninh khu vực.

Thông qua chuyến thăm Hoa Kỳ của tướng Trần Đại Quang, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã có thông điệp rõ ràng về thái độ với Hoa Kỳ. Ông Quang được chọn để thực hiện chuyến đi chuẩn bị cho Tổng bí thư thăm chính thức Hoa Kỳ là vì ông nhận được sự tin cậy của tập thể các nhà lãnh đạo. Ông cũng là Bộ trưởng Công an đầu tiên của Việt Nam tới thăm Mỹ. Chuyến công du của ông là động thái mới nhất trong một loạt hoạt động tiếp xúc cấp cao đã làm thay đổi bản chất quan hệ Việt - Mỹ.

Trước đó chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Hà Nội tháng 7/2012, bà đã hội kiến với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và mời Tổng bí thư thăm Hoa Kỳ. Cử chỉ này cho thấy Washington đã chấp nhận sự khác biệt giữa 2 nước, ý nghĩa lời mời của bà Clinton rất quan trọng. Trên thực tế điều này đã mở cửa cho hợp tác thực chất giữa hai nước.

Chuyến thăm Việt Nam của bà Hillary Clinton đã mở đường cho việc thành lập quan hệ hợp tác toàn diện Việt - Mỹ được chính thức đặt ra một năm sau đó trong hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Barack Obama với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tháng 7/2013. Hai nước cam kết tôn trọng hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Đầu tháng 10/2014 Ngoại trưởng John Kerry đã hội đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và công bố quyết định nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam.

Một trở ngại nữa giữa quan hệ 2 nước đã được gỡ bỏ khi Bộ trưởng Trần Đại Quang thăm Mỹ vừa rồi đã cho biết, Việt Nam cho phép lực lượng gìn giữ hòa bình của quân đội Mỹ được hoạt động tại Việt Nam, giáo sư Vuving cho biết, điều này đánh dấu một sự thay đổi đáng kể.

Phải mất 2 thập kỷ sau chiến tranh, Hoa Kỳ và Việt Nam mới bình thường hóa quan hệ năm 1995. Chuyến thăm Washington của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dự kiến vào tháng Sáu này sẽ là bước cuối cùng trong tiến trình bình thường hóa này, ông Vuving bình luận. Trong khi đó Trung Quốc đã trở thành yếu tố quan trọng "kéo và đẩy" quan hệ Mỹ - Việt, Việt Nam và Mỹ đang di chuyển gần nhau hơn. Sau Chiến tranh Lạnh, lợi ích chiến lược của Việt Nam và Mỹ đã hội tụ với ưu tiên cao nhất của cả 2 nước là một môi trường hòa bình, ổn định và có lợi cho phát triển kinh tế.

Nỗ lực lâu dài của cả Việt Nam và Hoa Kỳ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm nhận thức về mối đe dọa lẫn nhau. Nhưng yếu tố quyết định Hoa Kỳ và Việt Nam trở thành bạn bè những năm gần đây là sự xuất hiện của một mối đe dọa an ninh chung. Hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông đã làm thay đổi những tính toán chiến lược của cả Hoa Kỳ và Việt Nam, đối mặt với một thách thức rất lớn từ Trung Quốc, cả Hoa Kỳ và Việt Nam đang chuẩn bị giảm nhẹ những khác biệt để tập trung vào lợi ích chiến lược chung.

Ngày nay, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ về mặt hình thức là quan hệ đối tác toàn diện, nhưng xét về nội dung thì đó là một quan hệ đối tác chiến lược, giáo sư Alexander L. Vuving bình luận. Quan điểm thể hiện trong bài viết là của riêng tác giả, không phản ánh quan điểm của Bộ Quốc phòng, chính phủ Hoa Kỳ hay trung tâm nơi ông làm việc.

Share this post


Link to post
Share on other sites