Posted 26 Tháng 12, 2013 Thông điệp của Triều Tiên cho Hàn Quốc: Tin tưởng hay đối đầu? 26/12/2013 11:58 (TNO) CHDCND Triều Tiên hôm 25.12 yêu cầu quốc gia láng giềng Hàn Quốc lựa chọn giữa tin tưởng và đối đầu trong quan hệ với Bình Nhưỡng, đồng thời cảnh cáo rằng Seoul nên có lựa chọn đúng đắn. CHDCND Triều Tiên của Lãnh đạo Kim Jong-un đã lên tiếng yêu cầu chính phủ Hàn Quốc nên lựa chọn giữa tin tưởng và đối đầu trong chính sách quan hệ với Bình Nhưỡng - Ảnh: Reuters “(Tổng thống Hàn Quốc) Park Geun-hye đã cam kết sẽ từng bước xây dựng sự tin tưởng giữa hai miền nam bắc… nhưng bà Park đã ra sức phỉ báng chính sách của CHDCND Triều Tiên”, hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) ngày 26.12 dẫn bảng câu hỏi của Ủy ban Tái thống nhất hòa bình Triều Tiên dành cho Tổng thống Hàn Quốc. Chất vấn này đã được thông tấn xã KCNA (Triều Tiên) phát lại. “Tin tưởng hay đối đầu?” là một trong những câu hỏi mà cơ quan Triều Tiên đặt ra cho phía Hàn Quốc. Những câu hỏi khác còn có câu: “Chính sách hiện thời đối với Triều Tiên của chính phủ (Hàn Quốc) khác biệt gì với chính sách đối đầu thời cựu Tổng thống Lee Myung-bak?” và “Ai sẽ chịu trách nhiệm thực hiện một lựa chọn đúng đắn?”. Ủy ban Tái thống nhất hòa bình Triều Tiên còn chỉ trích rằng chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Park không chỉ tiếp tục đường lối cứng rắn đối với Triều Tiên của chính quyền cựu Tổng thống Lee, mà thậm chí còn đối đầu nhiều hơn với Bình Nhưỡng. “Thực tế cho thấy không ai khác ngoài bà Park Geun-hye là người nên có lựa chọn đúng đắn”, cơ quan Triều Tiên nhận định. Yonhap cho biết chính phủ Hàn Quốc dự kiến sẽ có bình luận về vấn đề này vào ngày 26.12. Hoàng Uy Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 12, 2013 Jang Song-thaek đã nổ súng thách thức Kim Jong-un Hồng Thủy 26/12/13 09:06 (GDVN) - Kim Jong-un đã điều khoảng 100 lính đến các trang trại thủy sản do Jang Song-thaek quản lý, một cuộc đọ súng nổ ra và lính của Kim Jong-un bị đánh bại. Kim Jong-un và Jang Song-thaek Bưu điện Hoa Nam ngày 25/12 đưa tin, không chỉ có than xuất khẩu, ngay cả các trang trại thủy sản của Bắc Triều Tiên đã trở thành trung tâm cuộc chiến tranh giành lợi nhuận giữa 2 nhà lãnh đạo hàng đầu Bắc Triều Tiên. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và ông chú rể Jang Song-thaek đã giành nhau quyền kiểm soát nguồn thủy sản xuất khẩu sinh lời của quốc gia, cao trào là cuộc đọ súng giữa lực lượng ủng hộ 2 ông trong những tháng gần đây. Kim Jong-un đã ra lệnh cho Jang Song-thaek giao quyền kiểm soát các trang trại nuôi trồng thủy sản xuất khẩu (đi Trung Quốc) cho quân đội, nhưng Jang Song-thaek từ chối. Các trang trại nuôi cua, trai và các mỏ than đá là những hàng hóa xuất khẩu chủ lực sang Trung Quốc thu về ngoại tệ những năm gần đây, một quốc gia mà Jang Song-thaek có quan hệ rất gần gũi. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đi thị sát một đơn vị quân đội chuyên đánh cá phiên hiệu 313 hồi cuối tháng 5. Sau khi thanh trừng Jang Song-thaek, Kim Jong-un quyết định tặng thêm một số tàu đánh cá cho quân đội. Trước đây, các doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản và các trang trại nuôi trồng thủy sản xuất khẩu của Bắc Triều Tiên do quân đội quản lý để thu ngoại tệ duy trì hoạt động cho các đơn vị. Khi Kim Jong-un lên nắm quyền, ông đã giao lại quyền kiểm soát các đơn vị sinh lời này cho nội các, Jang Song-thaek trực tiếp phụ trách. Lợi nhuận thu được từ xuất khẩu khoáng sản và thủy sản sang Trung Quốc đã lọt vào tay Jang Song-thaek trong khi đời sống của quân đội nước này lại đi xuống. Kim Jong-un lệnh cho Jang Song-thaek bàn giao các đơn vị kinh tế này cho quân đội, nhưng bị từ chối. Kim Jong-un đã điều khoảng 100 lính đến các trang trại thủy sản do Jang Song-thaek quản lý, một cuộc đọ súng nổ ra và lính của Kim Jong-un bị đánh bại. Vụ việc xảy ra trong cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10. Điều này đã khiến Kim Jong-un vô cùng tức giận, cuộc nổ súng cho thấy sự thách thức của Jang Song-thaek và đó chính là ngòi nổ dẫn đến vụ thanh trừng người chú rể. Khoảng 88% kim ngạch thương mại của Bắc Triều Tiên trong năm ngoái liên quan đến Trung Quốc, theo số liệu từ Cục Xúc tiến đầu tư thương mại Hàn Quốc, xuất khẩu của Bắc Triều Tiên sang Trung Quốc đã thu về 2,4 tỉ USD. ================== Chả biết "Bưu điện Hoa Nam" đưa tin này có thật hay không. Hay vài bữa nữa lại có hãng Thông tấn của Triều Tiên bác bỏ. Nhưng cứ đưa lên mần cái tham khảo cho tô bíc này. Không biết trí nhớ của các si quan cao cấp của Triều Tiên đến mức nào, mà lãnh tụ Kim Jong In nói câu nào là phải chép ngay câu ấy? Sợ wên hả? Híc. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 12, 2013 "Tập Cận Bình phẫn nộ với Kim Jong-un vì vụ tử hình Jang Song-thaek" Hồng Thủy 26/12/13 15:26 (GDVN) - Ông Tập Cận Bình vô cùng bất mãn với Kim Jong-un và cho rằng "thời kỳ Trung - Triều dùng máu đào viết nên tình hữu nghị" đã hoàn toàn kết thúc. Ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc. Tờ Đại Công Báo ngày 26/12 dẫn nguồn tin đài BBC cho biết, theo giới phân tích Nhật Bản việc Triều Tiên thanh trừng Jang Song-thaek đã khiến lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập Cận Bình bất mãn với Kim Jong-un. Trước đó nhiều lần Bình Nhưỡng hy vọng sắp xếp chuyến thăm Trung Quốc cho ông Kim Jong-un nhưng Bắc Kinh đều từ chối. Sau khi nhân vật số 2 Bắc Triều Tiên bị hành quyết, Nhật Bản đặc biệt quan tâm theo dõi những xu hướng cục diện chính trị ở Bắc Triều Tiên được phản ánh qua động thái này. Truyền thông Nhật Bản hàng ngày liên tục đưa tin xung quanh sự kiện Kim Jong-un xử tử Jang Song-thaek, ngoài nguồn tin từ Cục Tình báo quốc gia Hàn Quốc, có rất nhiều tin tức xuất phát từ Trung Quốc. Tờ Yomiuri hôm thứ Tư dẫn nguồn tin từ Trung Quốc cho biết, ông Tập Cận Bình vô cùng bất mãn với Kim Jong-un và cho rằng "thời kỳ Trung - Triều dùng máu đào viết nên tình hữu nghị" đã hoàn toàn kết thúc. Ông Kim Jong-un chủ trì phiên họp Bộ Chính trị đảng Lao động Triều Tiên mở rộng hôm 8/12 tuyên bố cách mọi chức vụ, khai trừ đảng với Jang Song-thaek. Yomiuri dẫn nguồn tin trong giới ngoại giao Bắc Kinh cho hay, Bình Nhưỡng năm lần bảy lượt yêu cầu Trung Quốc bố trí để Kim Jong-un sang thăm nhưng Tập Cận Bình đều lắc đầu, quan chức Triều Tiên duy nhất mà Bắc Kinh tin tưởng chỉ có Jang Song-thaek. Nguồn tin ngoại giao này còn nói, việc Bình Nhưỡng thanh trừng Jang Song-thaek khiến Tập Cận Bình vô cùng phẫn nộ với chính quyền Kim Jong-un và đã phái tập đoàn quân số 39 của quân khu Thẩm Dương áp sát dãy Trường Bạch sát biên giới với Triều Tiên. Ngoài Jang Song-thaek, người thứ 2 Bắc Kinh tin tưởng là Kim Jong-nam, anh trai cả của ông Kim Jong-un, nhưng hiện tại Kim Jong-nam đang phải sống lưu vong ở nước ngoài. ========================= Ông Tập Cận Bình vô cùng bất mãn với Kim Jong-un và cho rằng "thời kỳ Trung - Triều dùng máu đào viết nên tình hữu nghị" đã hoàn toàn kết thúc. Thực ra thì Trung Cóoc bất mãn với ngài Kim Jong Un từ lâu rùi! Trước khi xảy ra vụ Jang Song Thaek đến cả nửa năm lận. Chắc qúi vị còn nhớ cái vi déo khôi hài ngài Kim Jong Un của Trung Cóoc từ nửa đầu năm nay. Hình như cũng có giới thiệu trên cái Tô Bíc này thì phải. Ông Song Thaek lại rất "hấn hảo" với Trung Cóoc. Nên tất yếu cái gì xảy ra sẽ phải xảy ra. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 12, 2013 Nhân Dân nhật báo: Mã Anh Cửu muốn đi Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình Hồng Thủy 26/12/13 06:47 (GDVN) - Việc Trung Quốc và Đài Loan có ký "hiệp ước hòa bình" hay không, Mã Anh Cửu cho biết điều này phải thông qua trưng cầu dân ý. Mã Anh Cửu: Sẽ nói Trung Quốc đừng áp đặt ADIZ ở Biển Đông Mã Anh Cửu: Hàng không Đài Loan cứ "xin phép" TQ cho an toàn Mã Anh Cửu: Đường lưỡi bò (phi pháp) ở Biển Đông không có gì thay đổi Mã Anh Cửu 2 ngày 3 lần bị dân ném giày Mã Anh Cửu muốn thắt chặt quan hệ với Trung Quốc đại lục Lãnh đạo đảo Đài Loan Mã Anh Cửu. Nhân Dân nhật báo bản hải ngoại ngày 25/12 đưa tin, khi trả lời phỏng vấn Tuần san Châu Á, lãnh đạo đảo Đài Loan Mã Anh Cửu cho biết mùa thu năm tới ông muốn đi Bắc Kinh dự diễn đàn APEC và hội kiến với Tập Cận Bình để thúc đẩy quan hệ hai bờ eo biển phát triển đột phá, mở ra một trang sử mới. Mã Anh Cửu luôn ca ngợi tính linh hoạt của APEC, bất luận tổ chức ở đâu, chỉ cần có thể tham dự ông sẽ đi. Xung quanh việc Trung Quốc và Đài Loan có ký "hiệp ước hòa bình" hay không, Mã Anh Cửu cho biết điều này phải thông qua trưng cầu dân ý và được người dân Đài Loan cho phép. Diễn đàn APEC năm nay tổ chức tại Bali, Indonesia Mã Anh Cửu cũng muốn tham dự, nhưng ông cho rằng điều kiện để mình trực tiếp dẫn đầu đoàn Đài Loan tham dự diễn đàn này vẫn chưa chín muồi. Theo BBC, Mã Anh Cửu nhận xét, so với thời Hồ Cẩm Đào thì Tập Cận Bình dường như có vẻ gấp gáp hơn, mong muốn sớm triển khai đàm phán với Đài Loan hơn và không muốn tiếp tục gác lại vấn đề chính trị từ nhiệm kỳ này qua nhiệm kỳ khác. ========================= Chà! Cái zdụ này coi bộ hơi bị khuých tạp ạ. Cái zdấn đề ló lằm ở chỗ trong "canh bạc cuối cùng" lày, Đài Noan nàm thế lào để khỏi ...ăn đòn. Khổ thân cô em Đài Loan, đã chỉ còn cái yếm để mặc - tệ hơn "Ở trần đóng khố" , vì khố cũng không có mà mang - lại còn bị đuổi khỏi chiếu bạc, không còn đường gỡ gạc trong "Canh bạc cuối cùng". ========================= PS: Cái hiệp ước hòa bình này sẽ ký với nhau trên cơ sở nào nhỉ? Hai quốc gia độc lập ký hiệp ước hòa bình mí nhau, hay hai chính phủ trong một quốc gia? Vậy chính phủ nào là chính thống trong một quốc gia đó, khi họ ký chung một hiệp ước với nhau. Híc. Cái này Lão Gàn rung cái đầu bò mãi vưỡn chưa nghĩ ra. Híc! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 12, 2013 Năm dự án chiến hạm viễn chinh của Trung Quốc BAODATVIET.VN cập nhật lúc 13:56, 26/12/2013 (Vũ khí) - Nhằm mục đích chiến lược chia sẻ quyền lực thống trị đại dương, Hải quân Trung Quốc đang đẩy mạnh quá trình xây dựng các chiến hạm hiện đại. Sau một thời gian dài nỗ lực, PLAN đã đưa vào biên chế chiếc tàu sân bay đầu tiên, bắt đầu huấn luyện cất hạ cánh và bay trên tàu Liêu Ninh, hải quân Trung Quốc cũng nỗ lực hoàn thiện các tàu ngầm nguyên tử của mình, lắp đặt những hệ thống trang thiết bị hiện đại và tiến hành những chuyến hành quân tuần tiễu tầm xa. Hơn nữa, Trung Quốc cũng thay đổi tên gọi của hải quân, "Hải quân Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc" được gọi đơn giản là "Hải quân Trung Quốc." Có nghĩa là mục tiêu chiến lược đã thay đổi. Tàu sân bay Liêu Ninh và các tàu ngầm mới trở thành tâm điểm sự quan tâm của xã hội Trung hoa. Hải quân Trung Quốc đã trở thành lực lượng thứ hai trên thế giới về sức mạnh và số lượng chiến hạm sau Mỹ. Trong biên chế hạm đội có đầy đủ các loại tàu hiện đại như tàu khu trục tàng hình, tàu hộ vệ tên lửa, tàu quân y, tàu trinh sát và tác chiến điện tử. Biên chế đầy đủ và số lượng hùng hậu, hải quân Trung Quốc đã sẵn sàng cho các cuộc viễn chinh. Nền công nghiệp đóng tàu Trung Quốc có thể tự hào về tốc độ đóng tàu không kém gì công nghiệp phát xít Đức trong chiến tranh thế giới thứ II. Tính đến năm 2012 số lượng frigates hộ vệ tên lửa 056 được đưa đóng không dưới 20 chiếc. Khinh hạm dự án 056 Tàu hộ vệ Type 056 Phương Tây gọi dự án 056 là các tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ - có nhiệm vụ tuần biển trong các vùng nước chủ quyền và các khu vực đặc quyền kinh tế, tác chiến tiên phong trong các vùng nước tranh chấp. Nếu Trung Quốc quyết định đưa các chiến hạm không thuộc lực lượng cảnh sát biển đến Senkaku, các hộ tống hạm 056 sẽ là những tàu đầu tiên. Khinh hạm dự án 056 được trang bị rất đầy đủ vũ khí khí tài chiến đấu, bao gồm các tổ hợp tên lửa chống hạm mạnh và các phương tiện chống ngầm. Tàu được lắp pháo hạm 76 mm chống các xuồng phóng lôi và tàu hạng nhẹ cũng như các máy bay không người lái, hai tổ hợp pháo 30 mm phòng không và tác chiến tầm gần 30 mm tương tự như tổ hợp phòng không của Mỹ Phalanx. Hơn các chiến hạm có lượng giãn nước tương đương, 056 còn được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không chống tên lửa chống tàu FL-3000N "Flying Leopard" Báo bay, tương tự như tổ hợp tên lửa Mỹ RAM. Trên mỗi bệ phóng có 8 tên lửa phòng không. Vũ khí tấn công của dự án 056 là 4 tên lửa chống tàu YJ-83 Eagle Strike. Tên lửa có khả năng tấn công các chiến hạm nổi với tầm xa trên 124 dặm với đầu đạn nặng 160 kg. Giai đoạn cuối của đường bay, tên lửa bay ở độ cao 4,5 m so với mặt nước biển với vận tốc siêu âm 2M, rất khó có thể tiêu diệt được bằng hỏa lực phòng không tầm gần. Các khinh hạm dự án 056 có khả năng truy tìm và tiêu diệt tàu ngầm, do được trang bị hệ thống dò tìm sonar và sàn đỗ trực thăng Z-9, vũ khí chống ngầm là 6 ống phóng ngư lôi. Khu trục hạm Type 052D Chiến hạm tiên tiến thứ hai của Trung Quốc là khu trục hạm 052D tương tự như khu trục hạm Mỹ Arleigh Burke về hình dáng bên ngoài cũng như nhiệm vụ tác chiến. Khu trục hạm 052D có những tính năng kỹ chiến thuật rất rộng, được trang bị các radar mặt phẳng trước khoang chỉ huy, thực hiện nhiệm vụ phòng không cụm chiến hạm trước đòn tấn công ồ ạt của không quân đối phương. Hiện Bắc Kinh có 4 khu trục hạm lớp 052D. Khu trục hạm dự án 052D 052D có hai hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng với 32 ống phóng ở phía mũi tàu và đuôi tàu. Khu trục hạm được trang bị tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 Sao đỏ. Hệ thống này cũng được trang bị tên lửa hành trình tầm xa chống tàu và tấn công mục tiêu đất liền như tên lửa Tomahawk. Tên lửa HQ-9 là phiên bản hàng nhái của S-300 bổ sung các tính năng tương tự như Patriot có tầm bắn 200 km, tốc độ bay 4M. HQ-9 có khả năng tiêu diệt các vật thể bay tầm thấp như máy bay và tên lửa chống tàu, đồng thời có khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo. Đương lượng nổ tương đương 180 kg TNT. Khu trục hạm 052D được trang bị tổ hợp 8 tên lửa Eagle Strike, một pháo hạm 100 mm, hai tổ hợp pháo phòng không tầm gần và 6 ống phóng ngư lôi với 4 tổ hợp ống phòng bom chìm phản lực có khả năng tấn công các tàu ngầm trên khoảng cách 3 dặm. Trên chiến hạm còn có hầm chứa máy bay trực thăng hạng trung và sân bay trực thăng. Tàu đổ bộ hạng nặng Type 071 Trong khoảng 10 năm trở lại đây, Trung Quốc phát triển mạnh lực lượng đổ bộ đường biển nhằm mục tiêu đánh chiếm các đảo, quần đảo tầm xa, nòng cốt của lực lượng này là các tàu đổ bộ hạng nặng kiêm cầu tàu dự án 071. Nhà máy Hudong-Zhonghua đã đóng 3 chiến hạm này và dự kiến đóng thêm 3 chiếc nữa, phân vùng chiến lược sẽ là 4 chiếc cho hạm đội Nam Hải trên Biển Đông. Tàu đổ bộ dự án 071 Tàu đổ bộ đa năng dự án 071 có khả năng vận tải 1 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ 400 đến 800 người. Tàu có hai khoang hàng chứa 18 xe lội nước đổ bộ. Các tàu đổ bộ hạng nặng này có thể đưa bộ binh và trang bị lên bờ bằng máy bay trực thăng vận tải hoặc xe đổ bộ lưỡng cư. Trên boong tàu có sân bay trực thăng, có thể cùng lúc cất cánh 2 máy bay trực thăng Z-8, trong khoang hầm còn chứa được 4 trực thăng đổ bộ. Tàu có một cầu tàu rất rộng cho các xuồng đổ bộ. Khoang cầu tàu có thể chứa các tàu đổ bộ chạy trên đệm khí như tàu LCAC của Mỹ, các xe đổ bộ và bốn xuồng đệm khí. Trên mỗi tàu đổ bộ có một pháo tự động 76 mm và 4 tổ hợp súng tự động 30 mm phòng không, tàu dự án 071 sẽ được tăng cường các cụm hỏa lực được biên chế theo yêu cầu nhiệm vụ. Các tàu đổ bộ được biên chế vào hạm đội Nam Hải nhằm thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng đối phó với Đài Loan và các xung đột khác trong khu vực Đông Nam Á. Các tàu đổ bộ còn hoạt động gần bờ biển Sừng châu Phi, nơi lính thủy đánh bộ Trung Quốc thực hiện trấn áp hải tặc. Tàu trinh sát Dongdiao Tàu tác chiến điện tử nổi bật là hai chiếc lớp Dongdiao, rất dễ nhận biết nhờ 3 quả cầu chứa an ten có 1 quả giống bóng đá khổng lồ. Những chiến hạm trinh sát điện tử này được đóng tại nhà máy Quixin ở Thượng Hải, có nhiệm vụ theo dõi các vụ thử tên lửa trên biển. Dưới mái vòng hình cầu là các phương tiện trinh sát như các radar tầm xa phát hiện và theo dõi mục tiêu, các ống kính quang học điện tử thám sát mục tiêu. Tàu được trang bị những cần cẩu đặc biệt để cẩu các trang thiết bị thả xuống biển hoặc đưa từ dưới biển lên tàu. Những chiếc Dongdiao được gọi là “gián điệp” do được giao nhiệm vụ theo dõi tất cả các hạm tàu nước ngoài. Là tàu trinh sát, có nhiệm vụ thu thập thông tin tìn báo, các an ten thu nhận tất cả các tín hiệu phát đi từ các hạm tàu đối phương, tích hợp, giải mã và phân tích dữ liệu. Tàu trinh sát điện tử Chiếc tàu đầu tiên của lớp tàu trinh sát điện tử đã có mặt gần Hawaii vào năm 2012 theo dõi cuộc tập trận chung RIMPAC nhằm quan sát tiến trình diễn tập và thu thập tin tức tình báo. Các tàu thường có hải trình dọc theo các đường vận tải quốc tế từ biển Hoa Đông đến eo biển Malacca và Ấn Độ dương. Được lắp đặt các trang thiết bị điện tử tân tiến nhất, nhưng Dongdiao không có vũ khí hạng nặng. Trên tàu chỉ được trang bị một pháo hạm 37 mm, hai súng tự động 25 mm và 3 ống phóng ngư lôi chống ngầm. Tàu bệnh viện Type 920 Mẫu chiến hạm thứ năm hoàn thiện tổ chức Hải quân viễn chinh Trung Quốc là tàu quân y dự án 920, đóng tại nhà máy đóng tàu Guangzhou. Tàu hạ thủy vào năm 2007, thủy thủ đoàn có 200 người và 400 cán bộ nhân viên quân y. Trong điều kiện thời chiến tàu quân y mang tên Daishandao, thời bình được gọi là “Chiếc hòm thế giới”. Tương tự như các tàu quân y của Mỹ lớp Mercy, Hòm thế giới thực sự là một bênh viện trên biển với 8 phòng mổ và 20 phòng chăm sóc đặc biệt. Mỗi ngày bệnh viện nổi có thể thực hiện được 40 ca phấu thuật nặng. Trên tàu có sàn đỗ máy bay trực thăng, 6 chiếc xuồng để vận chuyển thương bệnh binh, cơ sở vật chất và nhân viên từ trên tàu vào bờ và ngược lại. Khởi điểm ban đầu, các nhà phân tích quân sự cho rằng, Hòm thế giới được chuẩn bị cho trận chiến thu phục Đài Loan, nhưng hiện nay tàu quân y dự án 920 đang có tham gia các chiến dịch nhân đạo, hỗ trợ y tế cho các nước nghèo gặp khủng hoảng trên thế giới, thể hiện sức mạnh mềm của Hải quân Trung Quốc. Tàu quân y dự án 920 Năm 2010, bệnh viện quân y nổi có mặt ở châu Phi, Nam Á và Ấn Độ Dương, hỗ trợ y tế cho nhân dân các nước Djibouti, Tanzania, Kenya, Seychelles và Bangladesh. Với sứ mệnh tương tự "Hòm thế giới " năm 2011 đã đến vùng Caribbean và Trung Mỹ. Tháng vừa qua, chính quyền Bắc Kinh đã chịu sự chỉ trích dữ dội do không đưa tàu “Hòm thế giới” đến Philiphines hỗ trợ y tế sau cơn bão Hải Yến. Sau đó, dù đã muộn, nhưng “Hòm thế giới” cũng được điều đến tham gia cứu trợ nhân dân gặp thiên tai ở quốc đảo này. Trên nguyên tắc biên chế phương tiên tác chiến viễn chinh, hạm đội Nam Hải Trung Quốc trong vài năm tới (3-5 năm cho huấn luyện bay trên tàu Liêu Ninh) hoàn toàn có khả năng tác chiến tầm xa. Từ góc độ kỹ thuật, “giấc mơ Trung Quốc” trong học thuyết quân sự hải quân đã có cơ sở để thực hiện trên vùng nước Thái Bình Dương. Trịnh Thái Bằng (Nguồn "Foreign Policy", Mỹ). ====================================== Hơn nữa, Trung Quốc cũng thay đổi tên gọi của hải quân, "Hải quân Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc" được gọi đơn giản là "Hải quân Trung Quốc." Có nghĩa là mục tiêu chiến lược đã thay đổi. Thay đổi quan trọng là đằng khác: Từ phòng thủ sang tấn công. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 12, 2013 Hàn Quốc lên án thái độ “xấc xược”của Triều Tiên Thứ Sáu, 27/12/2013 - 07:08 (Dân trí) - Phản ứng trước câu hỏi muốn "hòa bình hay xung đột" của Triều Tiên gửi Tổng thống Hàn Quốc hôm thứ tư, Seoul hôm qua đã lên án chính quyền Triều Tiên “mê muội và xấc xược”. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã kêu gọi quân đội sẵn sàng chiến đấu sau vụ xử tử ông Jang Song-thaek. Trong một bản thông cáo công bố ngày 26/12, bộ Thống nhất Hàn Quốc thẩm định là tình hình bất ổn đang gia tăng tại bán đảo Triều Tiên vì thái độ “phi đạo lý và mê muội” của chính quyền Bình Nhưỡng. Ngày hôm trước, qua hãng thông tấn chính thức KCNA, Ủy ban đặc trách quan hệ liên Triều của Bình Nhưỡng đã gọi đích danh Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye và hỏi thẳng bà muốn gì, muốn hòa bình hay muốn xung đột? Ủy ban thống nhất đất nước của Triều Tiên mô tả lãnh đạo Hàn Quốc là “tay sai của đế quốc Mỹ” “đang thi hành một chính sách đối đầu” với Triều Tiên mà “hậu quả sẽ thảm thiết”. Theo phân tích của bộ Thống nhất Hàn Quốc thì Bình Nhưỡng sử dụng lời lẽ “xấc xược” như trên để đánh lạc hướng công luận quốc tế, che giấu tình trạng “rối ren trong nội bộ” sau vụ hành quyết chú dượng của ông Kim Jong-Un, nhân vật được xem là quyền lực số hai của Triều Tiên vào ngày 12/12 vừa qua. Thứ ba vừa qua, trước đêm Giáng Sinh , Tổng thống Hàn Quốc đã đích thân lên tận vùng giới tuyến kêu gọi binh sĩ cảnh giác đề phòng. Theo AFP ======================== Bởi vì thiếu "Lễ", nên nó phiền phức như vậy. Cổ thư viết: "Người có sức mạnh mà không có "Lễ" thì trở nên hung bạo; kẻ trí giả mà không có "Lễ" thì thành xảo quyệt, người tử tế mà không có "Lễ" thì thành quê mùa". Quốc gia có Lễ của quốc gia, dân thường có Lễ của dân thường, chẳng ngoài quy luật này.Giá như Hàn Quốc vẫn mềm mỏng, nhưng cương quyết thì hay hơn, ấy là chủ quan của Lão Gàn nghĩ vậy, không tự cho là đúng. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 12, 2013 Thủ tướng Nhật muốn quay trở lại chủ nghĩa quân phiệt? 27/12/2013 17:00 (TNO) Các chuyên gia phân tích chính trị nhận định rằng việc Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến thăm đền Yasukuni thể hiện quyết tâm đưa Nhật Bản trở về với chủ nghĩa quân phiệt. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến viếng đền Yasukuni ngày 26.12 - Ảnh: AFP Đền Yasukuni trở thành một địa điểm gây tranh cãi không chỉ trong xã hội Nhật Bản mà còn cả ở một số quốc gia như Trung Quốc và Hàn Quốc - những nước từng bị Nhật Bản xâm lược. Trong gần 2,5 triệu người Nhật được thờ trong đền này có 14 tội phạm chiến tranh. Theo tác giả Andrew Gordon của cuốn A Modern History of Japan: From Tokugawa Times to the Present (tạm dịch: Lịch sử hiện đại Nhật Bản: từ thời Tokugawa đến nay, 2003), chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản là một trào lưu tư tưởng - chính trị ở Nhật Bản, được hình thành trong thời kỳ Minh Trị Duy Tân (1868 - 1910) với cuộc cải cách đưa nước Nhật trở thành một quốc gia theo chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản gắn liền với sự phát triển lớn mạnh của nền quân sự cũng như những cuộc chiến tranh chinh phạt của Nhật Bản, và kết thúc với thất bại của quân Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Ông Ed Griffith, một chuyên gia nghiên cứu về Nhật Bản - Trung Quốc của Đại học Leeds (Anh), cho rằng chính vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã khiến cho Thủ tướng Abe nhận định ông chẳng có gì để mất khi đến viếng đền Yasukuni, theo AFP ngày 27.12. “Ông Abe lâu nay luôn muốn đến viếng đền Yasukuni với tư cách là thủ tướng Nhật Bản, nhưng ông chưa thực hiện được vì lo ngại ảnh hưởng quan hệ với Trung Quốc”, ông Griffith nhận định. “Tuy nhiên, vấn đề quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư lại nóng lên trong thời gian gần đây, đẩy quan hệ Trung - Nhật xuống mức xấu nhất kể từ năm 1945. Nên rõ ràng ông Abe không còn xem đây là một rào cản (cho việc ông đến thăm Yasukuni - PV)”, theo ông Griffith. Sau nhiều tháng liền tàu chiến Trung - Nhật “lờn vờn” nhau xung quanh Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc lại tiếp tục làm xấu đi quan hệ với Nhật Bản bằng việc đơn phương tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không mới trên biển Hoa Đông, bao gồm cả không phận trên quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Bắc Kinh cho rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một phần lãnh thổ Trung Quốc hàng trăm năm qua, cáo buộc Nhật Bản chiếm lấy quần đảo này. Và trong mắt người Trung Quốc, đền Yasukuni được xem là biểu tượng ca ngợi lịch sử chủ nghĩa quân phiệt của Nhật Bản, theo AFP. Tờ Hoàn cầu thời báo ngày 27.12 kêu gọi chính phủ Trung Quốc phải có biện pháp trả đũa “mạnh tay” với Nhật Bản, sau khi ông Abe đến viếng đền Yasukuni. “Trung Quốc rõ cho thấy chuyến thăm Yasukuni của ông Abe là không thể chấp nhận được. Trong khi là Chủ tịch Trung Quốc mới lên nắm quyền nên ông Tập chắc chắn không muốn bị xem là yếu ớt”, theo ông Griffith. Ông Griffith cho hay trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông vẫn chưa được giải quyết thì việc ông Abe viếng đền Yasukuni quả là một vấn đề nghiêm trọng. Giáo sư Takehiko Yamamoto, chuyên nghiên cứu về quan hệ quốc tế thuộc Đại học Waseda (Nhật Bản), cho rằng động thái viếng đền Yasukuni cho thấy Thủ tướng Abe đang đi theo con đường của ông ngoại của ông. “Và việc viếng đền Yasukuni cho thấy rõ ông Abe đang hướng đến chủ nghĩa quân phiệt. Điều này sẽ là một yếu tố gây bất ổn cho khu vực Đông Bắc Á”, ông Yamamoto nhận định. Ông Abe từng đề cập đến việc sửa đổi hiến pháp, sau đó thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật, do ông đứng đầu, và mới đây tăng cường ngân sách quốc phòng để mua sắm thêm nhiều loại khí tài quân sự mới, theo AFP. “Mục tiêu ưu tiên hàng đầu của ông Abe chính là sửa lại hiến pháp Nhật Bản”, AFP dẫn lời ông Tetsuro Kato, giáo sư thuộc Trường đại học Hitotsubashi (Nhật Bản). “Mặc dù việc viếng đền của ông Abe không gây ra một cuộc chiến, nhưng có nguy cơ dẫn đến những vụ xung đột nhỏ giữa các nước có liên quan”, giáo sư Kato nhận định. Chuyên gia quan hệ quốc tế Jia Qingguo thuộc Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) lại cho rằng ông Abe chỉ muốn lợi dụng Trung Quốc để gia cố “hình ảnh” của ông trong mắt dư luận và người dân Nhật. Ông Qingguo cho rằng ông Abe nếu lên tiếng mạnh mẽ với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ thì “tất nhiên ông sẽ trở nên mạnh mẽ và trở thành một vị anh hùng” trong mắt người Nhật. Ông Nobusuke Kishi (1896-1987), ông ngoại của Thủ tướng Abe, là một quan chức nội các Nhật Bản thời Chiến tranh thế giới thứ 2, từng bị bắt, nhưng không bị xét xử vì tội ác chiến tranh. Ông Kishi sau đó trở thành Thủ tướng Nhật trong thập niên 1950, với quyết tâm thay đổi Hiến pháp Nhật Bản, hay còn gọi là hiến pháp hòa bình năm 1947, mà theo đó, Nhật Bản từ bỏ quyền phát động chiến tranh chống lại một quốc gia khác. Bản Hiến pháp này được soạn thảo khi Nhật Bản còn được điều hành bởi lực lượng chiếm đóng Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Phúc Duy ==================== 2, 5 triệu người Nhật chết vì nước Nhật chôn ở đây. Người Nhật có trách nhiệm tưởng nhớ đến họ. Không lẽ vì 14 tội phạm chiến tranh mà bắt nước Nhật - mà đại diện là nhà nước Nhật - phải quên 2, 5 triệu người - 14 ? Cá nhân tôi thấy sự phản đối này có phần cực đoan. Chừng nào chính phủ Nhật đến làm lễ ở phần mộ 14 tội phạm chiến tranh mới có thể cho rằng hành vi khôi phục chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Nhà nghiên cứu người Anh này có vẻ không hiểu những giá trị cốt lõi của văn hóa Đông phương về quan niệm Lễ nghĩa. Có nghĩa trang nào chỉ toàn người lương thiện chôn ở đó? Không lẽ vào nghĩa trang thắp hương ở ban thờ chung là ủng hộ những kẻ cướp cũng nằm ở đấy sao? 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 12, 2013 Lời tiên tri từ 3/ 2011: Ba năm sau (Lấy theo cách tính thời gian của Việt lịch. Tức 2013),nước Nhật sẽ bắt đầu phục hồi lại địa vị của một siêu cường..... ============================ Thủ tướng Abe và giấc mộng Nhật Bản hùng cường Thứ bảy, 28/12/2013 20:21 GMT+7 Theo nhiều chuyên gia, chuyến thăm đền Yasukuni gây tranh cãi của Thủ tướng Shinzo Abe cho thấy, quyết tâm của ông trong việc kiến thiết Nhật Bản trở nên hùng mạnh hơn, tự tin hơn và sở hữu quân đội hoàn thiện. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong chuyến thăm đền Yasukuni hôm 26/12. Ảnh: AFP. Tháng 9/2012, ông Shinzo Abe một lần nữa trở thành Thủ tướng Nhật Bản, sau nhiệm kỳ ngắn ngủi 2006-2007. Dấu ấn mà ông để lại trong những ngày đầu tái cầm quyền là các chính sách kích thích kinh tế hiệu quả, được giới kinh tế học mệnh danh là Abenomics. "Nhưng trong mắt ông Abe, việc khôi phục thực lực nền kinh tế chỉ là công cụ để thực hiện một mục tiêu khác. Đó là kiến thiết một nước Nhật Bản hùng mạnh hơn, tự tin hơn, sở hữu quân đội hoàn thiện và niềm tự hào quốc gia như thời kỳ Thế chiến thứ hai", bình luận viên quốc tế Hiroko Tabuchi thuộc tờ New York Times nhận định. Trong những tuần qua, một loạt động thái của chính phủ Nhật cho thấy mục tiêu này đang được đặt lên nghị trình. Điển hình nhất là việc Thủ tướng Abe hôm 26/12 thăm đền Yasukuni, nơi thờ 2,5 triệu người Nhật thiệt mạng trong Thế chiến thứ hai, trong đó có hàng chục tội phạm chiến tranh. Chuyến thăm lần này của ông Abe vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía Trung Quốc và Hàn Quốc. Quan chức hai nước chỉ trích thủ Tướng Nhật Bản có ý đồ che giấu tội ác của Tokyo trong Thế chiến thứ hai. Bà Caroline Kennedy, tân đại sứ Mỹ tại Nhật, cũng lên tiếng bày tỏ thái độ thất vọng trước hành động của nước đồng minh thân cận. Nhiều nhà phân tích nhận định, Thủ tướng Abe sẵn sàng chấp nhận rủi ro chính trị, để Nhật Bản có thể thoát ra khỏi con đường chủ nghĩa hòa bình sau Thế chiến thứ hai. Tháng 11, ông cho thông qua tại Hạ viện Luật bảo mật thông tin gây tranh cãi, bất chấp sự phản đối của đảng đối lập và giới truyền thông. Theo đó, chính phủ có nhiều quyền hạn hơn trong việc khống chế các thông tin cơ mật, xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin tình báo với đồng minh và thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia kiểu Mỹ. Lần đầu tiên sau 10 năm, Thủ tướng Abe tăng mức dự toán ngân sách quốc phòng, đồng thời mở rộng hạn chế với việc xuất khẩu vũ khí. Một bản kế hoạch phòng vệ mới được thông qua, cho phép quân đội được trang bị máy bay không người lái và tàu khu trục, phòng khi mâu thuẫn Nhật - Trung bùng phát, kéo dài. Không ít chuyên gia cho rằng, ông Abe sẽ thúc đẩy tiến trình giải thích lại Hiến pháp hòa bình năm 1947, từ đó tạo đà cho việc sửa đổi hiến pháp. Ông từng công khai tuyên bố, đây là mục tiêu cả đời của mình. Nếu như Hiến pháp hòa bình được sửa đổi, Tokyo sẽ có quyền sở hữu quân đội thường trực và phát huy hơn nữa vai trò trên các vấn đề toàn cầu. "Một năm qua khiến Shinzo Abe có thêm tự tin để hành động nhiều hơn. Ông ấy đang gửi đến những người ủng hộ tín hiệu rằng, mình là một chính trị gia sẵn sàng đấu tranh vì niềm tin", Giáo sư Koji Murata, hiệu trưởng đại học Doshisha (Nhật), bình luận. Chiến lược được tính toán kỹ Thủ tướng Shinzo Abe có nhiều quyền lực hơn sau khi Hạ viện Nhật thông qua Luật bảo mật thông tin và thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia. Ảnh: AFP. Các động thái của Thủ tướng Abe được cho là có tính toán kỹ lưỡng, khi Trung Quốc đang gấp rút tăng cường sức mạnh quân sự và sức ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương giảm dần. Mối quan hệ căng thẳng với Bắc Kinh và Seoul khiến người dân Nhật Bản dễ chấp nhận hơn đường lối chính sách cánh hữu của Abe, bao gồm việc xây dựng quân đội hùng mạnh hơn. Tuy nhiên, tranh chấp Nhật - Trung xoay quanh chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến lộ trình chính sách của Tokyo. Sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp, tàu chiến và phi cơ của hai nước xuất hiện trong vùng lãnh hải, lãnh không liên quan với mật độ dày, kết hợp với việc Bắc Kinh đơn phương thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không trên biển Hoa Đông, càng dấy nên mối quan ngại về nguy cơ xung đột vũ trang do sự cố bất thường hay phán đoán sai lầm. Tranh chấp chủ quyền và mâu thuẫn lịch sử với Seoul, khiến quan hệ Nhật - Hàn rơi xuống đáy. Nhưng với nỗ lực hòa giải của Mỹ, hai nước có những động thái đáng kỳ vọng, như việc hai bên gần đây tổ chức hội đàm cấp thứ trưởng. Nhưng chuyến thăm Yasukuni của Thủ tướng Abe có thể dập tắt hy vọng này. "Shinzo Abe đang đổ dầu vào lửa. Đây chắc chắn không phải là một dấu hiệu tốt với quan hệ của Nhật với các nước trong khu vực châu Á", Giáo sư Takahashi Tetsuya thuộc đại học Tokyo cho biết. Theo các chuyên gia, chủ trương ngoại giao của ông Abe dường như mâu thuẫn với chính sách phục hồi kinh tế. Bởi, Trung Quốc hiện là bạn hàng thương mại lớn nhất của Nhật Bản và các động thái gần đây của Tokyo có thể khiến Bắc Kinh có các hành động đáp trả làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của Nhật. Mỹ hy vọng nước đồng minh Nhật Bản có thể phát huy tích cực hơn nữa tác dụng quân sự trong khu vực, nhằm cân bằng với một cường quốc Trung Quốc đang lên. Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel trong chuyến thăm Nhật hồi tháng 10, từng đến thăm một khu mộ tập thể, nơi lưu giữ hài cốt của các binh sĩ vô danh trong Thế chiến thứ hai. Hành động này được cho là tín hiệu cảnh báo Thủ tướng Abe không nên đi thăm đền Yasukuni "Nhưng cuối cùng, quan điểm lịch sử của Shinzo Abe và Mỹ mâu thuẫn với nhau. Nói cho cùng, ông ấy không tin vào trật tự mà Mỹ xây dựng sau chiến tranh", Giáo sư Takahashi bình luận. Ông ngoại của Thủ tướng Abe là cố thủ tướng Nobusuke Kishi, người từng là tội phạm chiến tranh. Do hiệu quả của kế hoạch phục hồi kinh tế, ông Abe giành được tỷ lệ ủng hộ lên đến hơn 50%, mức cao so với tiêu chuẩn trung bình tại Nhật. Tháng 7 vừa qua, đảng Tự do Dân chủ (LDP) do ông làm chủ tịch giành thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử quốc hội, khiến đảng này có quyền kiểm soát tuyệt đối với lưỡng viện. Trước năm 2016, Thủ tướng Abe không phải đối mặt với thách thức bầu cử trên phạm vi cả nước. "Ông ấy rất thông minh khi trước hết tập trung vào việc khôi phục nền kinh tế và củng cố sự ủng hộ. Nhưng ông ấy luôn chờ đợi thời cơ để thực hiện nghị trình thực tế của bản thân. Thời cơ ấy chính là bây giờ", Giáo sư Eiji Yoshida thuộc đại học Kansai nhận định. Một số chuyên gia cho rằng, Thủ tướng Abe đã hạ thấp hết mức có thể ảnh hưởng tiêu cực của quyết định thăm đền Yasakuni. Thời điểm viếng thăm không vào các ngày lễ thường niên và cũng trùng với các dịp lễ kỷ niệm. Bản thân Abe cũng thừa nhận, ông suy ngẫm về "sự đáng quý của hòa bình" trong khi viếng thăm. Nhưng một điều gần như chắc chắn là nghị trình chính của ông Abe trong năm 2014 không phải là kinh tế. "Thông điệp mà chuyến thăm Yasukuni của Shinzo Abe gửi đi là, ông ấy không hạn định sứ mệnh chính trị của mình trong việc khôi phục kinh tế", ông Tobias Harris, chuyên gia chính trị Nhật Bản thuộc Công ty tư vấn tình báo Teneo, kết luận. Đức Dương (theo New York Times 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 12, 2013 Xung đột vũ trang Trung-Mỹ liệu có xảy ra? Cập nhật lúc 07:51, 29/12/2013 (Bình luận quân sự) - Năm 2013 là một năm nóng bỏng trong nhiều năm căng thẳng mối quan hệ Mỹ-Trung. Thực hiện chiến lược duy trì và thống trị hải dương, các nhà chiến lược của Nhà Trắng và Lầu Năm góc đưa ra nhiều kịch bản cho cuộc xung đột Mỹ - Trung. Mỹ, Trung Quốc mâu thuẫn gay gắt, lo ngại nổ súng Chuyên gia Mỹ: Khó tránh nổ súng với Trung Quốc Trung Quốc xuống nước với Mỹ nhằm mục đích gì? Cuộc chiến hoàn toàn không đơn giản – cuộc chiến của hai cường quốc hạt nhân. Yếu tố then chốt thúc đẩy các chiến lược gia nghiên cứu các kịch bản chiến tranh là xung đột chủ quyền giữa Nhật Bản và Trung Quốc xoay quanh quần đảo Senkaku. Cũng từ những hành động gây căng thẳng của Trung Quốc mà Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng và tăng cường sự hiện diện của không quân trên vùng tranh chấp. Nhà phân tích Robert Johnson từ tờ Business Insider cho rằng, Trung Quốc và Nhật Bản đang cận kề bờ vực xung đột vũ trang. Những hành động của không quân PLA gần đây đã khiến Phòng vệ Nhật Bản đề xuất cho phép F-15 được bắn đạn vạch đường cảnh cáo máy bay Trung Quốc, một hành động gần sát với chiến tranh. Căn cứ không quân Shuimen ở Phúc Kiến, hoàn thiện năm 2012 là căn cứ của máy bay tiêm kích J-10, Su-30 và các UAV trinh sát khác nhau. Nhằm tăng cường lực lượng phòng không, trên căn cứ còn được triển khai các tổ hợp tên lửa S-300 nguyên bản nhập khẩu từ Nga. Đóng quân tại căn cứ Shuimen là lực lượng không quân yểm trợ hạm đội Đông Hải, hạm đội có 35 tàu trong đó có các khinh hạm Frigate dự án 054, 7 tàu ngầm trong đó có 4 tàu lớp Kilo của Nga, 8 tàu đổ bộ. Lực lượng không - hải hùng mạnh này nằm cách Senkaku 236 km đường biển. Mặc dù Mỹ không chính thức tuyên bố ủng hộ Nhật Bản về chủ quyền quần đảo, nhưng hoàn toàn để ngỏ khả năng yểm trợ theo hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật năm 1960. Có thể Mỹ không trực tiếp đưa lực lượng quân sự tham chiến những xung đột vũ trang quanh đảo nhỏ, nhưng sự can thiệp có thể đến từ nhiều hướng khác nhau.. Theo hãng tin Reuters, Nhật Bản và Mỹ đang xem xét lại những nguyên tắc chủ đạo hợp tác quốc phòng hai nước lần đầu tiên sau 15 năm. Cơ sở cho hội đàm là tuyên bố của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe về những tranh chấp quanh quần đảo Senkaku với Trung Quốc và nguy cơ vũ khí hạt nhân Bắc Triều tiên. Các nhà quân sự Mỹ Nhật muốn thảo luận về vị trí và vai trò của quân đội Nhật, lực lượng vũ trang Mỹ và các nguyên tắc hỗ trợ, hiệp đồng trong tương lai 5 năm, 10 năm và 15 với sứ mệnh đảm bảo an ninh khu vực từng giai đoạn. Không có thông tin chi tiết về cuộc hội đàm, nhưng vấn đề xem xét lại học thuyết phòng vệ trong kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cùng với khả năng thay đổi tình hình trong 15 năm liên tiếp bao gồm cả việc xung đột chủ quyền với Trung Quốc và sự phát triển tên lửa của Bắc Triều Tiên. Hội đàm diễn ra ở Tokyo với dự kiến chiến lược phòng thủ chung được phát triển trong vòng năm 2014. Chính sách quốc phòng Nhật Bản sẽ phù hợp vơi chính sách chuyển trọng tâm chiến lược về châu Á của chính quyền ông Obama. Như vậy, Nhật Bản đã có được quyền “liên minh phòng thủ”. Có nghĩa là có quyền yêu cầu được yểm trợ từ phía đồng minh, có thể tiến hành ngay cả khi Nhật Bản chỉ bị đe dọa tấn công. Tất nhiên xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Liên minh Nhật Mỹ không phải là cuộc chiến dài ngày và đơn giản, những những hành động gần đây cho thấy, Bắc Kinh cũng không lùi trước những phản ứng cứng rắn từ phía Mỹ. Vấn đề còn lại là Trung Quốc có thể khởi động xung đột hay không? Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự: Trung Quốc có ưu thế vượt trội về binh lực. PLA có khoảng 2,5 triệu quân, Nhật Bản có 250 nghìn quân. Cuộc chiến tranh sẽ diễn ra trên không và trên biển là chủ yếu. Tấn công chớp nhoáng, Trung Quốc sẽ sử dụng một lực lượng khoảng 400–500 máy bay, 20 tàu ngầm diesel, 3 tàu ngầm nguyên tử, một số lượng lớn các khinh hạm tên lửa và các tàu khu trục mang tên lửa phòng không. Nhật Bản có thể tham chiến với 150 máy bay, 10 tàu ngầm diesel, 5- 10 khu trục hạm đa nhiệm và các tàu hộ vệ tên lửa.Tương quan lực lượng Nhật bản so với Trung Quốc thấp hơn đến 3 lần. PLA, có ưu thế về binh lực và hỏa lực yểm trợ từ đất liền với số lượng chiến hạm nhiều hơn, có thể đẩy lùi lực lượng hải quân của Nhật Bản đổ bộ lên quần đảo Senkaku. Mặc dù nếu so sánh về chất lượng và năng lực tác chiến, lực lượng Không – Hải Trung Quốc trong một cấp độ nào đó thấp hơn Nhật Bản, nhưng tổn thất với số lượng dù rất lớn, PLA vẫn có thể giải quyết được mục tiêu ban đầu. Trong cơ chế phòng thủ liên minh, Mỹ có thể không đưa các tàu sân bay và chiến hạm trực tiếp đối đầu với hải quân Trung Quốc, nhưng sự tham chiến của Mỹ có thể giới hạn ở mức yểm trợ hỏa lực tầm xa theo quan điểm của Học thuyết tác chiến Không – Hải. Trên cơ sở của hiệp ước Liên minh phòng thủ, Mỹ có thể tấn công bằng tên lửa hành trình tất cả các sân bay, hải cảng và căn cứ quân sự của Trung Quốc ven biển và sâu trong đất liền, một phần lớn hạ tầng cơ sở quân sự của Trung Quốc sẽ bị phá hủy và trong vòng hai tuần, không quân Trung Quốc hoàn toàn không thể cất cánh. Mất lực lượng không quân yểm trợ trên không, hải quân Trung Quốc mất đi sự che chắn bảo vệ trước các đòn tấn công của không quân Nhật Bản và sẽ bị tổn thất nặng nề, lực lượng lính thủy đánh bộ đổ bộ chiếm đảo sẽ bị tiêu diệt. Vũ khí trang bị trên các hạm tàu của Trung Quốc rất mạnh, đặc biệt là lực lượng phòng không, nhưng nếu không có không quân yểm trợ, trinh sát và cảnh báo sớm, Hải quân Trung Quốc dễ dàng trở thành con mồi cho máy bay tiêm kích mang tên lửa chống tàu của Nhật Bản cũng như các tổ hợp tên lửa bố trí trên các đảo. Hạm đội Đông Hải sẽ bị tổn thất một số lớn các chiến hạm, mất sức chiến đấu và co về phòng ngự. Trận chiến kết thúc với những thiệt hai nặng nề về binh lực và mục đích không hoàn thành ngoại trừ những tuyên bố hùng hồn trên bình diện “ngoại giao sức mạnh”. Theo số liệu thống kế, đến năm 2015 trong biên chế của Lầu Năm Góc sẽ có khoảng từ 1500 – 1800 tên lửa hành trình phóng từ biển và trên không thực hiện đòn công kích đầu tiên, đến năm 2020 số lượng tên lửa hành trình sẽ là 2500 – 3000 tên lửa. Cuộc xung đột sẽ không có sự tham gia của vũ khí hạt nhân. Thực tế cho thấy, việc sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân đem lại hậu quả tàn khốc với cường quốc về dân số và nền kinh tế phát triển. Vành đai phòng thủ tên lửa quanh đại lục, đặc biệt là hệ thống tên lửa Patriot của Nhật Bản, hệ thống đánh chặn tên lửa trên biển trang bị tên lửa SM – 3 và radars Aegic hoàn toàn có khả năng tiêu diệt hầu hết các tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân phóng lên từ Trunng Quốc. Những phân tích cho thấy, khả năng xảy ra một xung đột vũ trang bắt đầu từ phía Trung Quốc rất thấp. Nhưng để bảo vệ quyền thống trị biển khơi, người Mỹ đã mạnh mẽ ủng hộ chính quyền Tokyo trong vấn đề tái vũ trang quân đội Nhật và hình thanh một vành đai Anacoda quanh Trung Quốc. Nhân tố quan trọng nhất của vành đai là Nhật Bản và Hàn Quốc, do trên lãnh thổ hai nước đều có các căn cứ quân sự Mỹ, hai nước đều tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa chung. Nhật Bản cũng sản xuất các thành phần phòng thủ tên lửa như radar Aegis và tên lửa SM-3. Nhằm ngăn chặn và chế ngự lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc, Mỹ nỗ lực thúc đẩy chương trình “Đòn tấn công thần tốc toàn cầu”, cho phép công kích bất cứ điểm nào trên thế giới với thời gian dưới 1 giờ bay. Năm 2013 được đánh dấu bằng sự kiện ra đời học thuyết Tác chiến Không Hải chống Trung Quốc, giai đoạn phát triển tiếp theo của năm 2014, người Mỹ sẽ gia tăng áp lực vành đai phong tỏa Trung Quốc bằng chương trình tích hợp hệ thống “Đòn tấn công thần tốc toàn cầu" với hệ thống phòng thủ tên lửa. Bằng giải pháp này, tất cả các hệ thống vũ khí chiến lược của các cường quốc hạt nhân như Trung Quốc sẽ hoàn toàn vô giá trị. Cuộc chiến trong tương lai Mỹ - Trung với động lực Senkaku bằng vũ lực thực tế khó xảy ra, nhưng Washington đang lôi kéo Bắc Kinh vào Chiến tranh lạnh mới. Trong vành đai phong tỏa Tây Thái Bình dương, nhận thức được sự nguy hiểm, Trung Quốc sẽ thực hiện những động thái mạnh nhằm củng cố vị thế của mình và đẩy lùi Mỹ ra khỏi vùng nước tự coi là “chủ quyền không tranh cãi”. Những sự kiện cuối năm 2013 là tín hiệu sớm cho một năm rất nóng trên Thái Bình dương. Trịnh Thái Bằng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 12, 2013 "Nhìn lại vụ Jang Song-thaek, người Trung Quốc phải thấy mình may mắn" 30/12/13 06:46 (GDVN) - Thanh trừng Jang Song-thaek không có nghĩa là kết thúc câu chuyện, nhiều vụ tương tự sẽ xảy ra. Tại Triều Tiên, không ai là an toàn, kể cả Kim Jong-un. "Choe Ryong-hae khôn hãy rút lui, nếu không muốn như Jang Song-thaek" "Tập Cận Bình phẫn nộ với Kim Jong-un vì vụ tử hình Jang Song-thaek" Jang Song-thaek bị hành quyết ngay lập tức sau khi bị tuyên án tử hình. Từ lúc công bố ông bị bắt và cách mọi chức vụ, khai trừ đảng cho tới khi xử tử chỉ cách nhau 4 ngày. Bưu điện Hoa Nam ngày 30/12 đăng bài phân tích của Zhou Zunyou, một chuyên gia luật quốc tế đứng đầu bộ phận nghiên cứu Trung Quốc viện Max Planck của Đức nhận xét, vụ Bắc Triều Tiên thanh trừng Jang Song-thaek cho thấy sự tiến bộ rõ rệt của Trung Quốc về mặt luật pháp kể từ sau Cách mạng Văn hóa. Jang Song-thaek đã bị thanh trừng với tội danh "chống đảng, phản cách mạng" hay nói cách khác là âm mưu lật đổ Kim Jong-un. Ông cũng bị buộc tội với một danh sách dài các tội khác nhau trong khi truyền thông nước này đưa ra những bài báo đầy ác ý tố cáo ông với những ngôn từ hết sức miệt thị. Trong khi chính phủ Trung Quốc cho rằng vụ việc là vấn đề nội bộ của Bắc Triều Tiên, nhưng nhiều người dân nước này công khai bày tỏ sự tức giận của họ với vụ thanh trừng Jang Song-thaek. Cáo buộc của Bình Nhưỡng và ngôn ngữ cay độc họ dùng để tố cáo và cách làm bẽ mặt Jang Song-thaek gợi nhớ đến thời kỳ Cách mạng Văn hóa kéo dài hàng thập kỷ. Lưu Thiếu Kỳ, Chủ tịch nước Trung Quốc trở thành nạn nhân cao cấp nhất của thời kỳ Cách mạng Văn hóa Trong Cách mạn Văn hóa, vô số người Trung Quốc đã bị đàn áp, đánh đập, tra tấn, thậm chí là mất mạng, trong số đó có Lưu Thiếu Kỳ, Chủ tịch nước Trung Quốc và được cho là sẽ kế nhiệm Mao Trạch Đông. Lưu Thiếu Kỳ đã gặp phải một cuộc thanh trừng tàn bạo tương tự như Jang Song-thaek với cáo buộc ông là "kẻ chống đảng, phản bội, bần tiện". Ông Kỳ cũng bị tước mọi chức vụ và khai trừ đảng tịch, do bị tra tấn và bị từ chối điều trị y tế, cuối cùng ông đã chết vào năm 1969 trong điều kiện khắc khổ. Bóng dáng của Cách mạng Văn hóa lại xuất hiện và tiếp diễn trong vụ Bạc Hy Lai với chiến dịch truy quét "tội phạm xã hội đen có tổ chức" khi ông còn làm Bí thư Trùng Khánh. Các chiến dịch đã bị chỉ trích rộng rãi do nó làm xói mòn nghiêm trọng các quy định của pháp luật và nhân quyền. Hơn 30 năm cải cách mở cửa ở Trung Quốc không những đã mang lại những thay đổi to lớn về kinh tế mà còn các lĩnh vực khác, đặc biệt là luật pháp. Trung Quốc đã đưa các khái niệm pháp lý vào hiến pháp và có những tiến bộ phi thường trong việc bảo vệ quyền con người. Jang Song-thaek ít nhiều tương tự như Bạc Hy Lai. Cả 2 đều là Ủy viên Bộ Chính trị của đảng cầm quyền, đều bị cáo buộc tham nhũng và suy đồi đạo đức, cả hai đều bị cho là đặt ra những thách thức đối với lãnh đạo của đảng. Bạc Hy Lai dù phải chịu án tù chung thân, vẫn còn may mắn hơn rất nhiều so với Jang Song-thaek. Nhìn qua láng giềng Bắc Triều Tiên, người Trung Quốc đã may mắn hơn rất nhiều. Nhưng một so sánh nhanh chóng cho thấy Bạc Hy Lai được hưởng một sự bảo vệ pháp lý mà Jang Song-thaek chỉ có thể mơ ước. Bạc Hy Lai không phải chịu sự xỉ nhục như Jang Song-thaek và được chăm sóc sức khỏe tốt. Quan trọng hơn, cách thức giới chức Trung Quốc trừng phạt ông là thông qua một biện pháp minh bạch chưa từng có ở nước này, thử nghiệm phát sóng trực tiếp phiên tòa xử Bạc Hy Lai qua Sina Weibo, một trang mạng xã hội tương tự Twitter. Quyền được xét xử công bằng dù còn chưa hoàn hảo nhưng đã được bảo vệ khiến ngay cả những người ủng hộ hoặc có cảm tình với Bạc Hy Lai cũng không nhận thấy sự sụp đổ của ông là một cuộc đàn áp, họ cho rằng hình phạt với Bạc Hy Lai là có cơ sở. Trong khi Bạc Hy Lai đang thụ án tù chung thân thì Jang Song-thaek bị hành quyết ngay lập tức sau khi tòa tuyên án tử hình. Việc nhanh chóng loại bỏ Jang Song-thaek là đáng lên án mạnh mẽ. Triều Tiên là một nước có chủ quyền, họ có quyền thực hiện án tử hình, nhưng bị cáo phải được đảm bảo quyền xét xử công bằng theo các quy định của pháp luật. Thanh trừng Jang Song-thaek không có nghĩa là kết thúc câu chuyện, nhiều vụ tương tự sẽ xảy ra. Tại Triều Tiên, không ai là an toàn, kể cả Kim Jong-un, Zhou Zunyun nhận định. Điều này cho thấy người Trung Quốc đã may mắn đã vượt qua được thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Hội nghị trung ương 3 đảng Cộng sản Trung Quốc đã định hướng rõ ràng khi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ gìn luật pháp và công bố một loạt các cải cách cơ bản về việc quản trị quốc gia bằng pháp luật. ===================== Qua đó thì thấy rất rõ rằng: Để thực hiện một cuộc cải cách thực sự - Nói theo Lý học Đông phương là "cân bằng Âm Dương" - rất là không dễ dàng. Còn sử dụng phương pháp như ngài Kim Jong Un, hoặc "Cách mạng văn hóa" như ngài Mao Trạch Đông thì rơi vào tính trạng"Dương thịnh, Âm suy tắc bế"; còn bất lực, hoặc nửa vời thì rơi vào tình trạng "Âm thịnh, Dương suy tắc loạn". Trong lịch sử văn minh Đông phương, Trung Quốc chưa bao giờ là chủ nhân của Lý học Đông phương - nền tảng tri thức căn bản của nền văn minh này.. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 12, 2013 Tập Cận Bình xếp hàng mua bánh bao Chủ nhật, 29/12/2013 15:53 GMT+7 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm qua xếp hàng mua bánh bao hấp tại một cửa hàng ở Bắc Kinh mà không có hàng rào an ninh đặc biệt nào. Tập Cận Bình quyết thực hiện 'Giấc mơ Trung Quốc' Phim hoạt hình về Tập Cận Bình gây sốt ở Trung Quốc c Chủ tịch Tập Cận Bình thanh toán tiền cho nhân viên sau khi gọi suất bánh bao. Ảnh: South China Morning Post Theo các phương tiện truyền thông nhà nước, Chủ tịch Tập ghé qua cửa hàng bánh bao có tên là Qingfeng trưa hôm qua. Sau khi gọi một suất ăn truyền thống gồm bánh bao hấp, rau xanh và gan lợn rán, ông Tập lấy tiền trong túi để trả cho nhân viên bán hàng. Tổng số tiền cho suất ăn là 21 nhân dân tệ (3,5 USD). AP dẫn lời bà He, quản lý cửa hàng bánh bao Qingfeng, cho biết ông Tập và một vài người tháp tùng đã đến cửa hàng của bà mà không báo trước. Tuy nhiên, "không có một biện pháp an ninh đặc biệt nào trong suốt thời gian Chủ tịch Tập có mặt tại đây. Các khách hàng đều ra vào bình thường, nhiều người còn chụp ảnh cùng với chủ tịch", bà He nói. Theo AFP, sự xuất hiện của ông Tập đã khiến nhiều người dân háo hức, bởi hình ảnh các nhà lãnh đạo Trung Quốc hòa mình vào công chúng khi không có bảo vệ vây quanh là điều rất hiếm gặp. Các bức ảnh và video ghi lại sự có mặt của ông Tập tại quán ăn được nhiều người chia sẻ lên Internet. Một tài khoản mạng xã hội chia sẻ rằng chủ tịch Tập Cận Bình là một người gần gũi với mọi người và "người dân Trung Quốc nên ủng hộ ông". Các vị lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc rất hiếm khi xuất hiện bên ngoài các tòa nhà ở Trung Nam Hải, nơi làm việc được canh phòng và bảo vệ cẩn mật. Mỗi khi hiện diện trước công chúng, họ luôn được bảo vệ nghiêm ngặt. Thùy Linh ========= Chiến thuật và sự kiện, . Thấy quen quen giống ngài Obama thì phải. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 12, 2013 Trung Quốc có thể đánh bại Mỹ ở Tây Thái Bình Dương? 30/12/2013 22:40 (TNO) Đến năm 2020, Trung Quốc sẽ có khả năng đánh bại Mỹ và đồng minh nếu xảy ra xung đột ở Tây Thái Bình Dương, theo nhận định của một nhà nghiên cứu người Nga. Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan ở Thái Bình Dương hồi năm 2011 - Ảnh: Reuters Trong một bài viết trên website Đài tiếng nói nước Nga ngày 27.12, ông Vassily Kashin, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho biết đến năm 2020, Trung Quốc có đủ khả năng đánh bại Mỹ hoặc làm chậm việc di chuyển của các lực lượng Mỹ đến khu vực Tây Thái Bình Dương. Vì đến năm 2020, Bắc Kinh sẽ hoàn tất chu kỳ cải tổ quân đội và hiện đại hóa khí tài quân sự. Ông Kashin cho rằng quân đội Mỹ đã áp dụng chiến lược tác chiến không - hải (AirSea Battle) kể từ năm 2010 với mục đích ngăn chặn nỗ lực phối hợp giữa Iran và Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự bành trướng của quân đội ở các khu vực Tây Thái Bình Dương và vịnh Ba Tư. Chiến lược AirSea Battle bao gồm việc sử dụng các máy bay ném bom và tàu ngầm để đánh bại hệ thống radar giám sát tầm xa và làm chệch hướng độ chính xác của hệ thống tên lửa. Cho tới khi quân đội đối phương “bị bịt mắt”, thì một cuộc tấn công hải quân và không quân lớn sẽ xảy ra. Tuy nhiên, ông Kashin cho rằng Trung Quốc chuẩn bị chống lại chiến lược AirSea Battle trong nhiều năm qua, đẩy mạnh nghiên cứu chế tạo các vũ khí chống tiếp cận, chống can dự, cụ thể là các tên lửa tầm xa có thể phá hủy tàu sân bay hoặc tấn công các căn cứ để triệt tiêu những ưu thế quân sự của Mỹ ở vùng biển Thái Bình Dương, đồng thời tiến hành hàng loạt các cuộc tập trận ở Tây Thái Dương. Trong khi đó, Mỹ cũng sẽ không thể tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện với Trung Quốc bởi Washington đang đối diện với những vấn đề tài chính và kinh tế, cắt giảm ngân sách và còn phải chật vật giữ sự hiện diện quân sự tại khu vực Trung Đông, ông Kashin cho hay. Mỹ có hai đồng minh mạnh ở châu Á - Thái Bình Dương là Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhưng theo nhận định của ông Kashin một mình Hàn Quốc hoặc Nhật Bản không thể chống lại Trung Quốc. Hàn Quốc thì phải đối phó với Triều Tiên, trong khi Nhật Bản chỉ có đủ vũ khí để phòng thủ trước nguy cơ tấn công từ Trung Quốc, theo ông Kashin. Trong khi, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có "lục đục" về tranh chấp biển đảo. "Còn Đài Loan thì không thể giúp gì nếu xung độ Trung - Mỹ xảy ra vì các lý do chính trị; sức mạnh quân sự của Philippines chẳng giúp ích gì cho Mỹ, còn đồng minh châu Âu thì có thể không thấy 'ích lợi' gì để giúp Mỹ chống Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương", ông Kashin cho biết. Ông Kashin cho rằng: “Mỹ có thể đơn giản phải chấp nhận thua cuộc trước Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương” và cách duy nhất để bảo vệ lợi ích của Mỹ ở Đông Á là tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự, khí tài quân sự tối tân đến Tây Thái Bình Dương. Phúc Duy ===================== Cũng một nhà chiến lược Nga viết bài phân tích: "Nếu Trung Quốc có chiến tranh với Hoa Kỳ là tự sát". Bài viết cũng ở ngay topic này. Nay cũng lại một ông Nga khác phát biểu ý kiến nhiều chiếu như bài viết này, có tính phản biện ý kiến của ông Nga kia. Nguyên tắc Lý học: Hai ý kiến ngược chiều, chỉ có một cái đúng, hoặc cả hai đều sai. Làm gì có đoạn nước Mỹ thua ở Tây Thái Bình Dương thì phải rút về nước. Đấy là điều kiện lịch sử của thế chiến thứ 1I. Còn đây là thế ký XXI với cuộc hội nhập toàn cầu. Do đó, Lão Gàn phát biểu rằng: Nếu "Canh bạc cuối cùng" xảy ra theo chiều hướng chiến tranh, không chỉ là thắng hay thua. Mà là một đế chế sụp đố. Lão Gàn đã phát biểu điều này hơn một lần ở ngay topic này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 12, 2013 Vì sao Israel tuyển mật vụ chuyên trị gián điệp Trung quốc? Cập nhật lúc 07:25, 31/12/2013 (Tin tức 24h) - Thời gian gần đây, giới truyền thông rất quan tâm đến một thông tin tuyển dụng trên trang web của cơ quan tình báo đối nội Israel là Shin Bet, vì điều kiện tuyển dụng là “phải nói lưu loát tiếng Trung Quốc”. Gián điệp Trung Quốc ở Đài Loan "nhiều như rươi" Nga bắt gián điệp Trung Quốc Đài Loan cảnh giác với gián điệp Trung Quốc Đài Loan lại bắt được gián điệp Trung Quốc Pháp bắt 2 gián điệp Trung Quốc Ngày 26/12, Thời báo Israel (Times of Israel) cho rằng, nhiệm vụ chính của công việc này là thu thập thông tin công nhân mang quốc tích Trung Quốc đang làm việc tại Israel, nên mới yêu cầu người được tuyển dụng phải nói lưu loát tiếng Trung, đồng thời có trình độ tiếng Anh tương đối khá. Điều làm cho mọi người hiếu kỳ hơn đó là việc ưu tiên những người đã kinh qua quân đội và đã qua công tác chỉ huy trong quân đội. Với mục đích tương tự, cơ quan tình báo đối ngoại Israel là Mosad cũng công khai tuyển dụng nhân viên, điều kiện bắt buộc là phải thông thạo ngoại ngữ, trong đó có tiếng Trung Quốc, nhưng chỉ tuyển mộ nhân viên nói lưu loát tiếng Trung Quốc như Shin Bet (hay còn gọi là Shabak) thì đây là lần đầu tiên. Cơ quan tình báo đối ngoại Israel là Mossad cũng tuyển nhân viên thạo tiếng Trung Được biết, tháng 2/2014, Shin Bet sẽ bắt đầu triển khai chương trình sàng lọc nghiêm ngặt lý lịch của người tham gia tuyển dụng. Hiện nay, cơ quan này vẫn chưa có bất kỳ bình luận gì về đợt tuyển mộ này. Times of Israel cho biết thêm, mỗi năm Trung Quốc đưa hàng vạn người lao động đến đất nước của họ, từ công tác xây dựng cho đến các ngành nghề dịch vụ. Shin Bet cho rằng, có thể Trung Quốc thông qua con đường xuất khẩu lao động để đưa gián điệp vào đất nước của mình, nên cơ quan tình báo nước này luôn xem đó là mối đe dọa tiềm tàng và luôn tiến hành giám sát chặt chẽ về việc này. Tờ Irael National News thì cho rằng, ý đồ của nước này là kiểm soát và thu thập thông tin công nhân mang quốc tịch Trung quốc làm việc trong lãnh thổ của họ, để đảm bảo những người này không đánh cắp những thông tin nhạy cảm sau đó tuồn về Bắc Kinh. Một chuyên gia phân tích vấn đề an ninh của Israel khẳng định, với việc Trung Quốc từng bước trở thành cường quốc chính trị và quân sự thế giới và Bắc Kinh hiện có quan hệ mật thiết với Tehran, nên Tel Avip cần phải theo dõi mọi sự xâm nhập của gián điệp Trung Quốc vào đất nước của mình. Trên thực tế, không chỉ lao động Trung Quốc ồ ạt đến Israel mà các nhân viên ngoại giao Trung Quốc cũng có số lượng đông đảo. Theo thống kê, Trung Quốc là nước có số lượng nhân viên ngoại giao ở Israel đông thứ năm trong số các nước có các cơ quan đại diện ngoại giao tại nước này. Israel có quan hệ ngoại giao với 159 nước trên thế giới. Nhưng trong số đó chỉ có Mỹ, Anh, Đức và Ấn Độ là các nước có số lượng cán bộ nhân viên ngoại giao ở các đại sứ quán và cơ quan lãnh sự đông hơn so với Trung Quốc. Thế nhưng, 4 nước kể trên là đồng minh chiến lược thân cận bậc nhất của quốc gia Do Thái, còn Trung Quốc chưa được xếp vào danh sách đó. Ít nhất thì cho đến thời điểm hiện tại đang là như vậy. Zakhar Gelman- tác giả của bài viết có tiêu đề "Người Trung Quốc học tiếng Do Thái" đặt vấn đề: "Tại sao Trung Quốc lại triển khai một đội quân ngoại giao hùng hậu và sử dụng rất nhiều nhân viên tại Đại sứ quán của minh ở Tel- Aviv?". "Tại sao người Trung Quốc lại có mặt ở Israel nhiều như vậy- nhan nhản các quan chức chính trị và giáo dục, tùy viên khoa học, quân sự và các sỹ quan tình báo?" và cũng chính ông đưa ra kết luận: "Câu trả lời chỉ có một- đó là để hoạt động gián điệp". Nhà bình luận Israel này cho rằng người Trung Quốc ở Israel đang "tìm mọi cách để thu thập mọi thông tin có thể về quốc gia Israel, đặc biệt là khả năng công nghệ hiện đại". Trung Quốc cần công nghệ của Israel? Trung Quốc và Israel thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992. Nhưng ngay từ giữa những năm 1970 Israel đã là nước duy nhất trong số các nước công nghệ phát triển cung cấp cho Trung Quốc các loại vũ khí hiện đại. Người làm trung gian cho các hợp động thương mại nói trên là thương gia có 2 quốc tịch Israel và Áo Shaul Aizenberg (nay đã qua đời). Chính nhờ sự tác động của ông này mà các nhà sản xuất vũ khí Israel như các tập đoàn "Công nghiệp hàng không", "Tadiran", "Raphael" đã có thể ký với Trung Quốc các hợp đồng béo bở trị giá hàng tỷ USD. Nổi bật nhất trong các phi vụ kể trên là dự án "Falcon" lắp đặt hệ thống radar cảnh báo sớm do Israel sản xuất cho các máy bay vận tải Il-76 của Trung Quốc do Nga sản xuất. Sau khi được lắp đặt hệ thống này, các máy bay chuyên vận tải Il-76 đã trở thành loại máy bay tác chiến thực sự của Không quân Trung Quốc. Cũng chính một trong số các tập đoàn của Israel đã ký với Trung Quốc một hợp đồng khác về việc hiện đại hóa các máy bay Harpy mà Bắc Kinh đã mua trước đó. Tuy nhiên người Mỹ đã gây sức ép buộc phía Israel phải hủy hợp đồng vì lúc đó Mỹ đã coi Trung Quốc là quốc gia đang có tham vọng trở thành siêu cường, có nghĩa sẽ trở thành đối thủ của Mỹ trong tương lai. Tổng thống Mỹ lúc đó là B. Clinton đã ra tối hậu thư cho Israel - hoặc là ngay lập tức hủy các hợp đồng quân sự với Bắc Kinh, hoặc là Mỹ sẽ chấm dứt mối quan hệ hợp tác chiến lược với người Do thái. Lẽ dĩ nhiên là Israel không thể "hy sinh" mối quan hệ chiến lược với một siêu cường mạnh nhất thế giới hiện nay để đổi lấy hợp đồng trên với Trung Quốc trong khi chính Israel đang bị bao vây bới các quốc gia láng giềng không mấy hữu nghị. Bên cạnh đó, cũng còn phải tính đến một thực tế là công nghiệp quốc phòng của Israel phụ thuộc nhiều vào nền công nghiệp quốc phòng Mỹ. Kết quả là, Israel dưới sức ép của Mỹ đã không chỉ đánh mất một cơ hội tăng cường sự hiện diện của mình tại một trong những thị trường lớn nhất thế giới, mà ở một khía cạnh nào đó còn thể hiện sự lệ thuộc của mình vào Mỹ. Nhân viên mật vụ của cơ quan tình báo đối nội Israel Shin Bet Trong vụ này Israel đã phải bồi thường cho Trung Quốc hơn một nửa tỷ USD vì đã đơn phương hủy hợp đồng. Thất bại trong hợp tác thương mại quân sự với người Israel không làm cho Trung Quốc nản chí. Bắc Kinh đã quyết định sử dụng nhà nước Do thái như là một "cái cổng" để thâm nhập vào thế giới công nghệ cao Phương Tây. Dĩ nhiên, sẽ là không đúng nếu nghĩ rằng Trung Quốc chỉ tiến hành hoạt động gián điệp ở Israel. Đã có nhiều nhân viên tình báo của Trung Quốc bị phát hiện ở Mỹ khi đang tìm cách tiếp cận các tài liệu về dự án máy bay đa năng thế hệ mới nhất F-35 và các phiên bản mới nhất của hệ thống tên lửa Patriot. Các nhân viên của Cơ quan an ninh Israel khi thực hiện các nhiệm vụ phản gián đã đặc biệt lưu tâm đến việc người Trung Quốc đang cố tìm cách tiếp cận các tổ chức của nhà nước Do Thái có liên quan đến các hợp đồng đã ký với Mỹ về việc cung cấp cho Quân đội Israel chính các máy bay F-35 và các tổ hợp Patriot như đã nói ở trên. Tờ báo có uy tín của Đức "Frankfuter Allgemaine" đã lưu ý độc giả đến "những nỗ lực" của các nhân viên tình báo từ Bộ an ninh quốc gia Trung Quốc. Tờ báo Đức nhận xét: "Mối quan tâm hàng đầu của các gián điệp Trung Quốc là các nghiên cứu công nghệ và khoa học mới, cũng như các thông tin liên quan đến quân sự". Để có thể tiếp cận các công nghệ Phương Tây, Bắc Kinh đã xây dựng cả một "Chương trình thu thập thông tin", sử dụng cả phương pháp hợp tác hợp pháp lẫn các phương thức bất hợp pháp. Trong chương trình này, các nhân viên tình báo có bình phong ngoại giao hợp pháp giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy trên thực tế là như vậy, nhưng Trung Quốc luôn khăng khăng phủ nhận việc các nhân viên ngoại giao của mình có những hoạt động không phù hợp với quy chế ngoại giao. Yosi Melman đã rất có lý khi nhận xét rằng "trong cuộc đua vì mục tiêu chủ yếu - trở thành siêu cường quân sự và kinh tế lớn nhất trên thế giới, người Trung Quốc sẵn sàng sử dụng bất kỳ thông tin nào từ bất kỳ quốc gia phát triển nào, nếu nó chứa đựng dù ít dù nhiều những nội dung công nghệ phức tạp". Israel hấp dẫn Trung Quỗc bởi vì, một mặt, nước này được coi là nước công nghệ phát triển cao, mặt khác - nó có mối quan hệ lâu dài và chặt chẽ với tổ hợp công nghiệp quốc phòng Mỹ và các nước Phương Tây khác. Các nhân viên Cơ quan an ninh Israel đã nhiều lần phát hiện được các nhân viên tình báo Trung Quốc tìm cách tuyển mộ những nhân vật quan trọng của nền công nghiệp quốc phòng và các sỹ quan quân đội Israel làm điệp viên cho tình báo Trung Quốc. Ngắm nữ chiến binh Israel uy vũ tác chiến Nguyễn Ngân (Tổng hợp) =================== Chuyện đơn giản mà! Chỉ cần không cho người Trung Quốc, hoặc người nước ngoài - nhưng biết ăn mỳ vằn thắn - tiếp cận những cơ quan nhạy cảm. Thế là xong. Hồi Lão Gàn du Hoa Kỳ, nghe một truyền thuyết rằng: Ở Hoa Kỳ có những cơ sở quân sự mật đến mức ngay cả nhân viên vào trong đó cũng không có đường vào.Mà phải tập kết ở một địa điểm, rồi vào bằng máy bay trực thăng. Khiếp. Nhưng đấy là "truyền thuyết', tất nhiên không có "cơ sở khoa học". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 12, 2013 Nhật Bản không đùa với Trung Quốc Cập nhật lúc 11:29, 31/12/2013 (Tin tức 24h) - Theo đài NHK, chính phủ Nhật Bản dự định sẽ tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên vào tháng tới để thảo luận về dự luật giám sát vùng đặc quyền kinh tế trên biển. Đây là nỗ lực phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên từ biển của Nhật Bản, trong đó có cả methan hydrate, hay còn gọi là băng cháy. So với các nước như Mỹ, các nước châu Âu và Trung Quốc thì Nhật Bản bị tụt hậu trong lĩnh vực luật pháp dành cho các vùng đặc quyền kinh tế để khai thác tài nguyên thiên nhiên. Các quan chức chính phủ Nhật Bản cho biết cuộc họp đầu tiên bao gồm các bộ trưởng nội các dự định tổ chức trong tháng 1 tới và sẽ do ông Yamamoto Ichita, Bộ trưởng Chính sách biển và Các vấn đề lãnh thổ làm chủ tịch. Cuộc họp sẽ thảo luận các vấn đề, trong đó có những chính sách cơ bản về khai thác tài nguyên thiên nhiên và một khuôn khổ mới để hợp tác giữa chính phủ trung ương và chính quyền địa phương cũng như với các công ty tư nhân. Đây không chỉ là lần đầu tiên Nhật có những hành động cứng rắn liên quan đến chủ quyền biển đảo. Trước đó, khi Trung Quốc lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) vào ngày 23/11, chồng lấn với ADIZ của Nhật lẫn Hàn Quốc, bao phủ vùng trời trên các khu vực đang tranh chấp là Senkaku/Điếu Ngư và Ieodo/Tô Nham Tiêu, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố“quan ngại sâu sắc” về hành động của Trung Quốc và cho biết nhiều lãnh đạo ASEAN đã chia sẻ quan điểm của ông. Máy bay PC3 của Lực lượng phòng vệ Nhật trên vùng trời Senkaku/Điếu Ngư Ông Abe còn được cho là đã chỉ trích Trung Quốc có hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông. Xung quanh việc Nhật Bản phản đối vùng ADIZ mà Trung Quốc đơn phương thiết lập, mới đây theo dự thảo chiến lược quốc phòng mới của Nhật Bản được công bố ngày 11/12, nước này sẽ thành lập một đơn vị đổ bộ và triển khai các máy bay giám sát không người lái tại khu vực phía tây nam để đối phó với Trung Quốc. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho rằng, kế hoạch mới này sẽ mang ý nghĩa lịch sử trong việc giúp định hình phương hướng an ninh quốc gia của nước này. "Do môi trường an ninh xung quanh đất nước chúng ta đang ngày càng trở nên khắc nghiệt, nội các của chúng tôi đang làm việc để tái cấu trúc chính sách quốc phòng và an ninh với quyết tâm bảo vệ cuộc sống và tài sản của người Nhật trong bất cứ hoàn cảnh nào", ông Abe nói. Dự thảo này cảnh báo nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng khu vực này bằng vũ lực. Dự thảo đề cập một cách cụ thể đến khu vực nhận diện phòng không của Trung Quốc tại biển Hoa Đông, bao gồm cả những hòn đảo đang tranh chấp với Nhật Bản. Để giúp phòng thủ khu vực này, kế hoạch kêu gọi thành lập lực lượng đổ bộ tại Căn cứ không quân Naha ở phía nam đảo Okinawa và đề xuất triển khai máy bay giám sát không người lái và máy bay cảnh báo sớm tại căn cứ này. Không dừng lại ở lời nói hay các kế hoạch quốc phòng, ngày 28/11, lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết máy bay của JCG đã bay qua ADIZ mà Bắc Kinh vừa đơn phương tuyên bố trên biển Hoa Đông, song không nhận thấy động thái phản ứng nào từ các máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Yasutaka Nonaka, Người phát ngôn của JCG, nói: "Chúng tôi không thay đổi hoạt động tuần tra bình thường trên khu vực mà Trung Quốc vừa áp đặt ADIZ và cũng không thông báo lịch trình bay (với phía Trung Quốc). Chúng tôi đã không chạm trán với chiếc máy bay nào của Trung Quốc". Mới đây nhất, trong một động thái mà phía Trung Quốc cho là khiêu khích, ngày 26/12, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đến thăm ngôi đền chiến tranh Yasukuni, nơi Trung Quốc coi là biểu tượng cho quá khứ quân phiệt của Nhật, càng làm dấy lên căng thẳng giữa hai nước láng giềng. Nguyễn Ngân (Tổng hợp) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 12, 2013 Nhật 'đánh bóng' trước Mỹ, kích động TQ 31/12/2013 02:00 GMT+7 Việc đạt được thỏa thuận về di dời căn cứ không quân đã giúp ông Abe "ghi điểm" trước Nhà trắng và đánh bóng tên tuổi của mình. TuanVietNam ››http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/155926/nhat--danh-bong--truoc-my--kich-dong-tq.html Ngày 27/12, chính quyền Okinawa chính thức phê duyệt di dời căn cứ không quân của quân đội Mỹ trên đảo Okinawa tới Nago - một địa điểm thưa dân cư hơn. Quan hệ Mỹ - Nhật, vốn đã bế tắc nhiều năm qua, rốt cuộc đã được khai thông nhờ vào quyết định của tỉnh trưởng Okinawa Hirokazu Nakaima. Táo bạo hay táo tợn? Việc di dời căn cứ US Futenma là một bước đột phá trong quan hệ Mỹ - Nhật. Quyết định này được thông qua sau khi Thủ tướng Shinzo Abe gặp thống đốc Nakaima hôm 25/6 để thúc đẩy việc phê chuẩn di dời căn cứ Futanema sang một cơ sở mới. Theo đó, ông Abe cũng cam kết một gói kích thích kinh tế hằng năm ít nhất là 300 tỷ yen (hơn 2 tỷ euro) cho Okinawa đến năm 2021. Thủ tướng Abe đã ca ngợi hành động của ông Nakaima là một "quyết định dũng cảm", trong khi Bộ trưởng quốc phòng Itsunori Onodera cam kết "chính phủ sẽ làm hết sức để di dời căn cứ Camp Schwab càng nhanh càng tốt". Tetsuro Kato, giáo sư danh dự tại Đại học Hitotsubashi (Tokyo) nhận định: "Thủ tướng Abe đã chi bạo để có được cái gật đầu từ thống đốc Nakaima. Thành công này giúp ông Abe không phải mất mặt với Washington". Căn cứ mới truyền tải hàm ý của Nhật Bản rằng sự hiện diện của quân đội Mỹ tại đây vẫn sẽ được duy trì. Động thái mới này của ông Abe đã tháo gỡ nút thắt cho quan hệ Mỹ - Nhật từ cam kết đóng cửa căn cứ Futenma giữa Nhật và Mỹ năm 1996. Cơ sở mới sẽ được xây dựng tại một địa điểm thuộc thành phố Nago là Henoko. Đây là một phần của thỏa thuận di dời 9.000 lính thủy đánh bộ ra khỏi Okinawa, bao gồm 5.000 quân tới Guam. Thỏa thuận ban đầu của Mỹ và Nhật để đóng căn cứ Futenma đã được ký kết vào năm 1996 nhưng đã bị trì hoãn nhiều lần. Tuy nhiên, hàng ngàn người biểu tình tại Okinawa đã bao vây văn phòng chính quyền địa phương với các biểu ngữ phản đối như "không bao giờ khuất phục". Những người phản đối tin rằng việc xây dựng căn cứ mới tại Nago sẽ đe dọa môi trường sống của các sinh vật biển. Trước động thái này, chính quyền ông Nakaima vẫn chưa bộc lộ thái độ cụ thể nào. Tokyo và Washington dự kiến sẽ vạch ra các kế hoạch quản lý môi trường nhằm xoa dịu những quan ngại của người dân Okinawa. Căn cứ Futenma sẽ di dời lên phía bắc Okinawa - Ảnh: Reuters "Chủ nghĩa dân tộc" và "tư duy thực dụng"? Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã hoan nghênh quyết định hôm thứ sáu của ông Abe, và xem đó là "cột mốc quan trọng nhất" cho đến nay trong cuộc chạy đua dài hơi nhằm tổ chức lại lực lượng Mỹ tại Okinawa. Ông Hagel còn cho rằng, đây là bước tiến quan trọng trong kế hoạch "tái cân bằng" lực lượng của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương. Việc đạt được thỏa thuận lần này đã giúp ông Abe "ghi điểm" trước Nhà trắng và đánh bóng tên tuổi của mình. Đây cũng là cơ hội giúp Tokyo và Washington thắt chặt quan hệ đồng minh chiến lược truyền thống. Bàn cờ Đông Bắc Á với hàng loạt các ngòi nổ như vấn đề Đài Loan, bán đảo Triều Tiên và quan trọng là quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư đã khiến ông Abe quyết đoán hơn. Động thái lần này của ông Abe cũng thể hiện sự tự tin trong việc có thể thuyết phục dư luận trong thời gian tới. Kinh nghiệm cầm quyền và khả năng chuyển hướng dư luận từ trong nước sang các tranh chấp tại quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư trong thời gian qua có thể vẫn hữu ích. Rõ ràng, ông Abe đã ghi được một điểm quý giá từ Nhà trắng. Đại sứ quán Mỹ tại Tokyo tuyên bố: "Mỹ mong muốn làm việc với chính phủ Nhật Bản trong việc củng cố các cơ sở quân sự". Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng tuyên bố bước đi này "sẽ giúp Mỹ và Nhật cập nhật và hiện đại hóa liên minh để đối phó lại các thách thức về an ninh trong thế kỷ 21". Cho đến thời điểm này, tư duy thực dụng của Thủ tướng Abe đã giúp Mỹ và Nhật đều được lợi: Washington củng cố và mở rộng các căn cứ quân sự tại Đông Bắc Á trong khi Tokyo đảm bảo sự hỗ trợ quân sự từ Nhà trắng. Những hành động gia tăng năng lực quân sự của Trung Quốc và thái độ quyết đoán của Trung Quốc xung quanh chủ quyền quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư đã khiến ông Abe đi một nước cờ táo bạo. Để bảo vệ chủ quyền, Nhật Bản rất cần lực lượng bảo vệ mạnh mẽ trong trường hợp có xung đột tại Senkaku/ Điếu Ngư. Đó là lý do Nhật sẵn sàng thúc đẩy quan hệ với Mỹ trong khi vẫn không chắc chắn về khả năng thuyết phục dư luận tại Okinawa. Washington cũng hy vọng thỏa thuận này sẽ giúp đảm bảo mối quan hệ quân sự lâu dài với Nhật Bản và giúp Mỹ phân phối lại lực lượng ở Thái Bình Dương. Sau hơn một thập kỷ sa lầy tại Trung Đông, Mỹ rất cần thắt chặt quan hệ đồng minh với Nhật Bản, nhất là khi sự hiện diện quân sự mạnh mẽ của Trung Quốc đang khiến Nhật vô cùng lo lắng. Thế nhưng, căn cứ Okinawa lại là quần đảo nằm "sát sườn" Senkaku/ Điếu Ngư. Động thái không nhượng bộ của Nhật Bản sẽ càng khiến chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc dâng cao. Quan hệ hai nước rất có thể sẽ càng thêm khó khăn nếu ông Abe vẫn kiên trì củng cố sức mạnh cho Nhật Bản bằng cách liên tiếp chủ động thắt chặt quan hệ Mỹ - Nhật. Nước cờ có tính chiến lược lần này của ông Abe là sự tiếp nối sự kiện ông viếng thăm đền Yasukuni. Nếu chuyến thăm đền Yasukuni hôm 26/12 đã bộc lộ "chủ nghĩa dân tộc" thì việc ký quyết định tái căn cứ không quân Mỹ sang Nago hôm 27/12 đã thể hiện "tư duy thực dụng" của Thủ tướng Nhật. Chính sách đối ngoại của ông Abe trong năm 2014 cũng hứa hẹn nhiều sự thay đổi mang tầm chiến lược. Huỳnh Tâm Sáng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 12, 2013 LỜI TIÊN TRI 2013: Trung Đông phải ổn định trước cuối mùa Xuân Giáp Ngọ - 2014. ==================================== Trung Đông 2013: Tưởng bế tắc bỗng biến động ngoạn mục 30/12/2013 02:00 GMT+7 Những tình thế tưởng như "đã an bài" khó thấy lối thoát của Trung Đông bỗng nhiên bị phá vỡ một cách ngoạn mục trong nửa cuối năm 2013 này. Thế giới đã chứng kiến cuộc biến động nổ ra từ đầu năm 2011 tại Trung Đông, thường gọi là "Mùa xuân Arab", khiến một loạt chính quyền "có thâm niên" tại một số quốc gia Arab (Tunisia, Ai Cập, Libya, Yemen) bị lật nhào chỉ trong năm ấy. Phong trào Anh Em Hồi giáo (AEHG), một tổ chức theo chủ thuyết Hồi giáo nguyên gốc có mục tiêu xây dựng các quốc gia được cai trị bởi giáo luật Sharee'a, đột nhiên trở thành cầm quyền tại Ai Cập, Tunisia và không giấu tham vọng giành chính quyền tại một loạt quốc gia Arab khác. Trong khi đó, "Mùa xuân Arab" tại Syria lại biến thành một cuộc nội chiến tương tàn khốc liệt. Cuộc đàm phán Palestin- Israel để đạt tới "giải pháp hai nhà nước" bị ngưng trệ suốt từ cuối năm 2010 đến giữa năm 2013 vẫn giậm chân tại chỗ. Vấn đề chương trình nguyên tử gây tranh cãi của Iran luôn luôn căng thẳng ở mức lúc nào cũng chực chờ "bên miệng hố chiến tranh". Nhưng tình thế tưởng như "đã an bài" khó thấy lối thoát ấy bỗng nhiên bị phá vỡ một cách ngoạn mục trong nửa cuối năm 2013 này. Syria: Tháo ngòi nổ khi đạn đã lên nòng Biểu tình phản đối can thiệp quân sự vào Syria ở thủ đô London ngày 31/8. Ảnh: Reuters Ngày 21/8/2013, một vụ thảm sát bằng vũ khí hoá học xảy ra tại 2 địa điểm thuộc ngoại vi phía đông của thủ đô Damas khiến cả ngàn người chết và bị thương rất thảm khốc. Mỹ và phương Tây lập tức khẳng định thủ phạm là quân chính phủ Syria. Tổng thống Mỹ đã cho "động binh" hải quân hùng hậu, chuẩn bị cho hành động chiến tranh ở mức độ dùng tên lửa Tomahock bắn từ biển khơi Địa Trung Hải để tàn phá triệt hạ cơ sở hạ tầng quân sự của chính quyền Syria. Nhưng một sự kiện bất ngờ diễn ra ngày 9/9 khiến không khí chiến tranh lập tức hạ nhiệt. Trong một cuộc họp báo, trả lời câu hỏi điều kiện nào từ phía Tổng thống Syria có thể tránh được chiến tranh (từ phía Mỹ), ngoại trưởng Mỹ John Kerry "buột miệng": "Ông ta có thể giao nộp tất cả vũ khí hoá học cho cộng đồng quốc tế trong vòng một tuần; chuyển giao tất cả, không chậm trễ và cho phép giám sát hoàn toàn". Nga lập tức "chộp" lấy cơ hội, một ngày sau đó, chính thức tung ra sáng kiến để giải giáp vũ khí hoá học tại Syria và chính quyền Syria cũng ngay lập tức "hoan nghênh sáng kiến của Nga". Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon không kém phần nhanh nhạy và nhiệt thành ủng hộ sáng kiến này. Sự "tung hứng" rất ngoạn mục và kịp thời này đã dập tắt không khí chiến tranh đang hừng hực ở tư thế "đạn đã lên nòng" tưởng không thể đảo ngược được! Kết quả "tuyệt đẹp" là HĐBA ra nghị quyết số 2118 ngày 26/9 về triệt hạ vũ khí hoá học tại Syria. Giới bình luận Arab cho rằng, Obama thực tâm không muốn chiến tranh đánh chính quyền Syria, mà chỉ muốn loại bỏ kho vũ khí hoá học của nước này. Còn Nga thì luôn "bênh vực" chính quyền của Tổng thống Basha'r al-Assad, nhưng cũng rất lo ngại việc chính quyền Syria sở hữu một kho vũ khí hoá học khổng lồ. Đôi bên nước lớn gặp nhau ở mục tiêu "bẻ nanh vuốt" vũ khí huỷ diệt của chính quyền al-Assad. "Thoả thuận lịch sử" về chương trình nguyên tử của Iran Lãnh đạo các nước Anh, Đức, Nga, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, EU tại Geneva 24/11. Ảnh: Reuters Ngày 24/11, Iran và nhóm P5+1 (gồm 5 nước thường trực HĐBA LHQ là Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) đã đạt được một thoả thuận mang tính "giai đoạn" để bước đầu hạ nhiệt cuộc đối đầu căng thẳng kéo dài cả chục năm qua về chương trình nguyên tử của Iran. Nhiều năm qua, nhất là từ khi Ahmedi Najad trở thành tổng thống Iran giữa năm 2005, Iran luôn giữ thái độ đối đầu với các nước lớn về chương trình nguyên tử của nước này. Tuy vẫn khẳng định "tính chất hoà bình" của chương trình nguyên tử này, vẫn chấp nhận đàm phán với các nước lớn, nhưng Iran dứt khoát không đáp ứng những yêu cầu về "minh bạch" mà các nước lớn áp đặt. Ba nghị quyết của HĐBA đã được đưa ra, Nga và Trung Quốc đều bỏ phiếu "thuận", để áp đặt trừng phạt quốc tế ngày càng khắc nghiệt hơn đối với Iran. Những lời tuyên bố về "lựa chọn chiến tranh" cũng liên tiếp được Mỹ và đồng minh phương Tây cùng Israel đưa ra để thể hiện quyết tâm "không cho phép" Iran sở hữu vũ khí nguyên tử. Ít nhất 3 lần trong các năm 2008, 2009 và 2010, tưởng như chiến tranh có thể ập đến bất cứ lúc nào. Bởi thế, khi thoả thuận đạt được ngày 24/11, công luận đều coi đó là một bước tiến "có tính chất lịch sử". Thoả thuận này có được nhờ nỗ lực từ nhiều bên thuộc cả hai phía (Iran và các nước lớn). Nhưng chuyển động có tính quyết định là từ hai "vai chính" trong màn diễn ngoạn mục này là Mỹ và Iran. Sau khi ở lại Nhà Trắng nhiệm kỳ thứ hai, từ đầu năm 2013, chính quyền Barack Obama đã gửi đi "thông điệp" đến lãnh đạo Iran, khẳng định "ưu tiên con đường ngoại giao" để giải quyết vấn đề nguyên tử của nước này và Mỹ sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Iran nhằm mục tiêu nói trên. Lãnh tụ Iran- Đại giáo chủ Ayatullah Ali Khamaneii có lẽ thấy phải tìm ra cách ứng xử tốt nhất với "thông điệp" của Mỹ để thoát khỏi tình trạng ngặt nghèo về kinh tế và bị cô lập trên thế giới do tác động của cấm vận quốc tế. Lãnh tụ Iran đã quyết định chiến lược tiến tới hạ nhiệt căng thẳng với Mỹ và các nước lớn về chương trình nguyên tử. Khi giáo sĩ ôn hoà Hassan Rouhani trúng cử Tổng thống Iran hồi cuối tháng 6/2013, thì bước thứ nhất của sự thay đổi chiến lược do Khamaneii chủ đạo trở thành hiện thực. Chính quyền Iran do Rouhani đứng đầu liên tiếp tung ra những động thái ngoại giao chứng tỏ Iran chuyển hướng từ đối đầu sang đối thoại với Mỹ và các nước lớn. Sự xuất hiện những tương đồng giữa Mỹ và Iran về cách tiếp cận đối với cuộc tranh chấp liên quan đến chương trình nguyên tử của Iran đã dẫn đến thành quả là thoả thuận Geneva ngày 24/11. Làn sóng Anh Em Hồi giáo AEHG bị chặn lại tại Ai Cập Một người ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mohammed Morsi mang ảnh ông hôm 15/7. Ảnh: Reuters Các biến động xã hội tự phát tại Ai Cập, Tunisia đã lật nhào chế độ cầm quyền của hai nước này, nhưng Phong trào AEHG sau đó trở thành cầm quyền nhờ các cuộc bầu cử dân chủ, mặc dù tổ chức này chỉ là một trong nhiều lực lượng tham gia cuộc biến động ấy. Từ giữa 2012, người của AEHG trở thành Tổng thống tại Ai Cập và Thủ tướng tại Tunisia. Các tổ chức AEHG tại các quốc gia Arab khác, được tác động dây chuyền của sự kiện từ Ai Cập và Tunisia, đều hồ hởi lấn tới trên chính trường với tham vọng lạc quan về một tương lai không xa trở thành tổ chức lãnh đạo các đất nước Arab khác. Những tưởng "Mùa xuân Arab" đã biến thành "Mùa xuân Hồi giáo"! Các lực lượng thế tục, xã hội dân sự, nữ quyền cùng các nhóm tôn giáo thiểu số khác (Thiên Chúa giáo...) thấy rõ nguy cơ xuất hiện những "nhà nước Hồi giáo" mới khó tránh khỏi mang dáng dấp của chế độ Taliban hà khắc (đã bị xoá sổ) ở Afghanistan... Israel hết sức lo ngại sẽ bị rơi trở lại trong vòng vây khép kín của các nhà nước Hồi giáo nguyên gốc luôn coi Do Thái là "kẻ thù không đội trời chung"! Thế rồi, nổ ra "cuộc cách mạng ngày 30/6" cũng tại Ai Cập, dẫn đến sự kiện ngày 3/7 lật đổ Tổng thống Mohammed Morsi cùng chính quyền của ông này vốn đậm đặc thành phần AEHG. Cuộc xung đột giữa chính quyền lâm thời Ai Cập được quân đội và cảnh sát hậu thuẫn với các lực lượng Hồi giáo do AEHG đứng đầu tại Ai Cập hết sức quyết liệt. Nhưng chính quyền lâm thời do những người thế tục chủ xướng, quyết không chấp nhận để đất nước Kim Tự Tháp rơi vào chế độ Hồi giáo cực đoan, thủ cựu. Chính quyền này đã dùng mọi biện pháp, kể cả bạo lực đẫm máu, để không cho AEHG có thể hi vọng trở lại cầm quyền. Hành động kiên quyết của chính quyền lâm thời Ai Cập còn bất chấp cả sự can thiệp mạnh mẽ từ phía Mỹ và Tây Âu, với cái cớ "bảo vệ nhân quyền, chống bạo lực nhắm vào người biểu tình hoà bình". Ai Cập chưa bình yên. Nhưng có điều chắc chắn là sự kiện "cách mạng ngày 30/6" tại nước này đã chặn đứng cơn thuỷ triều "phục hưng Hồi giáo", do AEHG dẫn đầu, đang dâng lên tưởng như không lực lượng nào ngăn nổi bao trùm toàn bộ thế giới Arab. Hoà đàm Palestine- Israel nối lại sau hơn 2 năm ngưng trệ Ngoại trưởng John Kerry trong cuộc họp với trưởng đoàn đàm phán Israel Tzipi Livni và trưởng đoàn đàm phán Palestine Saeb Erekat tại Washington, ngày 29/7/2013. Ảnh: AP Tiếp tục thúc đẩy "giải pháp hai nhà nước" để chấm dứt cuộc xung đột Palestine - Arab với Israel kéo dài hơn 60 năm qua là một trong những trọng tâm hàng đầu trong đường lối Trung Đông của của chính quyền Tổng thống Obama. Bởi thế, chuyến công du nước ngoài đầu tiên của chính Obama trong nhiệm kỳ hai, hồi tháng 3/2013, đã dành cho trọng tâm này đến 4 ngày. Còn ngoại trưởng John Kerry thì từ tháng 3 đến tháng 9 đã qua lại Israel- Palestine tới 6 lần. Kết quả thấy được của những nỗ lực này là nối lại các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Palestine với Israel từ cuối tháng 7. Thế giới đã quá nhờn với chuyện "hòa đàm vô bổ" giữa Palestine với Israel, bởi nó đã được khởi đầu từ 21 năm trước đây mà tới nay hầu như vẫn chưa thấy hồi kết. Nhưng cách tiếp cận của chính quyền Obama lần này có những phương sách mới khiến hi vọng lại có dịp được nuôi dưỡng. Đó là việc Mỹ đích thân vào cuộc, với một phái viên đặc biệt giữ vai trò bảo trợ trực tiếp cho các cuộc đàm phán giữa đôi bên. Ngoại trưởng Mỹ thường xuyên có mặt "tại chỗ" để hoá giải tức thời, trực tiếp những khúc mắc. Về "bước đi" cũng có điểm uyển chuyển hơn, đó là thời hạn 9 tháng (kết thúc cuối tháng 4/2014) chỉ để thoả thuận "các nguyên tắc khung" cho đàm phán về giải pháp cuối cùng. Mỹ cũng thể hiện mục tiêu nhất quán về giải pháp cuối cùng, tức là "giải pháp hai nhà nước", với nguyên tắc đảm bảo lợi ích tối thượng của đôi bên đàm phán. Israel phải được đảm bảo an ninh khi một nhà nước Palestine ra đời. Palestine phải có một nhà nước độc lập có chủ quyền đầy đủ, với đường biên giới trước chiến tranh tháng 6/1967. Trong quá trình đóng vai trò "bảo trợ" đàm phán, Mỹ cũng tỏ thái độ trung dung hơn. Cụ thể là không ủng hộ việc Israel tiếp tục xây dựng mới tại các khu định cư Do Thái sẵn có trong lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng từ chiến tranh 1967 và luôn thúc giục Israel tỏ thiện chí bằng việc phóng thích tù nhân Palestine... "Vấn đề Palestine- Israel" không thể dễ dàng tháo gỡ sau hơn 6 thập niên đầy thù hận và bất công. Nhưng việc nối lại được cuộc hoà đàm vốn bị đình trệ từ cuối năm 2010 đến nay cũng có thể coi là một biến động đáng ghi nhớ diễn ra trong năm 2013 tại khu vực Trung Đông. *** Với những biến động đột ngột và ngoạn mục như trên, năm 2013 trở thành một điểm khởi đầu đầy ấn tượng hứa hẹn những chuyển động tích cực tiếp theo tại Trung Đông. Hi vọng, với những cách tiếp cận tương đồng "đột nhiên xuất hiện" giữa các bên trong cuộc, như Mỹ và Nga trong giải pháp với vũ khí hoá học tại Syria, hoặc Obama và Khamaneii để ứng xử với chương trình nguyên tử của Iran, những vấn đề gai góc thâm căn cố đế tại khu vực nóng bỏng này của thế giới sẽ có những kết cục hoá giải phù hợp với lợi ích của tất cả các bên trong cuộc./. Nguyễn Ngọc Hùng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 1, 2014 Israel thả 26 tù nhân Palestine theo cam kết 31/12/2013 11:20 (GMT + 7) TTO - Sáng 31-12, Israel đã trả tự do cho 26 tù nhân Palestine như đã cam kết hồi cuối tuần qua, một phần trong thỏa thuận do Mỹ làm trung gian nhằm nối lại hòa đàm giữa hai quốc gia. Gia đình các tù nhân ăn mừng khi biết tin họ sắp được về nhà - Ảnh: AFP Số tù nhân này là nhóm thứ ba được phóng thích trong thỏa thuận sẽ thả 104 tù nhân bị bắt giam trong bốn đợt mà Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cam kết hồi tháng 7, khi nỗ lực nối lại đàm phán hòa bình được tái khởi động, theo AFP. Washington cho biết đợt thả tù nhân lần này là “bước tiến tích cực trong tiến trình chung” khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ trở lại Trung Đông vào đúng ngày đầu năm mới để thúc đẩy hai bên đạt được một thỏa thuận hòa bình khung trước thời hạn tháng 4-2014. AFP dẫn lời một quan chức Palestine nói hai chiếc xe tải đã chở 18 tù nhân rời nhà tù Ofer (Israel) để đến thành phố Ramallah (Palestine). Ba tù nhân được đưa đến Dải Gaza và năm người khác đến Đông Jerusalem cũng đã đến nơi lúc 2g30 sáng (giờ địa phương), theo AFP. 26 tù nhân vừa được thả bị bắt giam trước khi thỏa thuận Oslo về hòa bình cho Trung Đông được ký kết hồi năm 1993. Họ lãnh các mức án từ 19 đến 28 năm vì tội giết nhiều dân thường và binh lính Israel. AFP cho biết 18 tù nhân được thả về Ramallah đã được Tổng thống Palestine Mahmud Abbas đón trước khi đến đặt hoa lên mộ cố lãnh đạo Yasser Arafat. Ông Abbas cam kết với các tù nhân và gia đình họ rằng “sẽ không có thỏa thuận cuối cùng (với Israel) cho đến khi tất cả tù nhân được về nhà”. Đợt trả tù nhân tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 4-2014. TRƯỜNG SƠN ======================== Chừng nào Tây Thái Bình dương ổn định? Cái gì cũng có giá của nó. Thời buổi kinh tế thị trường mà. Nhưng ở đây, không dễ như Trung Đông 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 1, 2014 Đàm phán hạt nhân giữa Iran và P5+1 "có tiến triển" Các đại biểu tham giam cuộc đàm phán hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1 tại Palais des Nations ở Geneva, Thụy Sĩ hồi tháng 11. (Nguồn: THX/TTXVN) AFP đưa tin, theo truyền hình nhà nước Iran, ngày 31/12, Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân nước này Abbas Araqchi cho biết các cuộc thảo luận thâu đêm với Nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) tại Geneva xung quanh việc thực thi thỏa thuận mang tính lịch sử về chương trình hạt nhân của Tehran đã có "tiến triển." Ông Araqchi nói: "Các cuộc đàm phán tiếp tục kéo dài đến 4 giờ 30 phút sáng (3 giờ 30 phút GMT) tại Geneva và hai bên đã đạt được tiến triển trong nhiều vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi không thể nói trước kết quả trước khi kết thúc đàm phán." Ông Abbas Araqchi cho biết thêm "có thể sẽ tiến hành thêm một vòng đàm phán trước giờ trưa và trước khi công bố kết quả." Các chuyên gia Iran và P5+1 đang tiến hành các cuộc thảo luận mang tính kỹ thuật nhằm thực thi thỏa thuận đạt được hôm 24/11 về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước Cộng hòa Hồi giáo, trong đó quy định Iran phải tạm ngừng các hoạt động hạt nhân trong vòng sáu tháng để đổi lấy việc được nới lỏng trừng phạt trước khi tiến tới một thỏa thuận toàn diện. Theo (Vietnam+) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 1, 2014 Mỹ có KH chiến tranh với TQ, thiếu tình huống chạm trán ở Biển Đông Hồng Thủy 31/12/13 13:31 (GDVN) - Nguy cơ chiến tranh mà Mỹ đang phải đối diện hàng ngày ở Biển Đông và Hoa Đông, Mỹ đã không có một chiến lược rõ ràng cho điều này. Myanmar: Không thể chống lại TQ ở Biển Đông, nhưng không như Campuchia "ASEAN im lặng trước ADIZ Hoa Đông là phục tùng Trung Quốc" Nghị sĩ Mỹ: Nếu TQ bắn hạ máy bay dân sự, họ là chính phủ tội phạm Trung Quốc cử phái viên đi Đài Loan thỏa hiệp về khu nhận diện PK Cụm tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc kéo xuống Biển Đông, động thái gây lo ngại trong khu vực và thu hút sự quan tâm, giám sát đặc biệt của Mỹ. Bưu điện Hoa Nam ngày 30/12 đưa tin, 4 nhà phân tích về Trung Quốc hàng đầu nước Mỹ đã khẳng định, Washington không có một chiến lược đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Seth Cropsey của Viện Hudson, Andrew Erickson của Học viện Chiến tranh hải quân Mỹ, Ronald O'Rourke từ Cơ quan Nghiên cứu của Quốc hội và Jim Thomas của Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách đã trình bày các quan điểm của mình trước khi tiểu ban Quân vụ Quốc hội Mỹ xem xét các vấn đề chiến lược gắn liền với hiện đại hóa lực lượng hải quân Trung Quốc. Mục tiêu chiến lược rộng lớn của Washington từ thời Tổng thống George HW Bush là tập trung thuyết phục Trung Quốc trở thành một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, nhưng có một loạt vấn đề quân sự đã thách thức chính sách ngoại giao này bởi những lo ngại rằng Bắc Kinh có thể đe dọa sự ổn định trong việc tìm kiếm quyền bá chủ khu vực. Điều này đặc biệt rõ ràng với những động thái của Trung Quốc hòng thiết lập sự kiểm soát (bất hợp pháp) tốt hơn trên mặt biển và gần đây là trên bầu trời (ở Hoa Đông, có thể tiếp theo sẽ là Biển Đông). Xu thế Mỹ nghĩ rằng Trung Quốc là kẻ thù không thể tránh khỏi là thiếu hợp lý mặc dù Lầu Năm Góc chắc chắn đã chuẩn bị kế hoạch chiến tranh bất ngờ và vẫn được giữ bí mật, nhưng O'Rourke đã chỉ ra rằng điều này chưa đủ. Ủy ban Quân vụ Quốc hội Mỹ có thể kiểm tra và quyết định những kế hoạch chiến tranh phản ánh một chiến lược, nhưng nó không phải chỉ là vấn đề chiến tranh ở mức độ cao. Đó là một vấn đề của những gì đang xảy ra trong những ngày Mỹ không có chiến tranh, trong các tình huống ngắn của nguy cơ chiến tranh mà Mỹ đang phải đối diện hàng ngày ở Biển Đông và Hoa Đông, Mỹ đã không có một chiến lược rõ ràng cho điều này. Học giả Thomas khuyên Mỹ nên cân nhắc việc đặt vấn đề về Trung Quốc với một sự đa dạng của các vấn đề mà Bắc Kinh sẽ phải suy nghĩ trước khi cố gắng thực hiện bất kỳ hình thức ép buộc hoặc gây hấn nào. ===================== Bưu điện Hoa Nam ngày 30/12 đưa tin, 4 nhà phân tích về Trung Quốc hàng đầu nước Mỹ đã khẳng định, Washington không có một chiến lược đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ít nhất từ bi wờ đến hết năm Giáp ngọ, ngoài việc chủ trương đưa 60% quân lực xuống Tây Thái bình Dương thì Hoa Kỳ luôn tỏ ra nhã nhặn với Trung Cóoc. Nó giống như một vị bác sĩ khi đang chuẩn bị dao kéo để mổ thì lúc nào cũng khuyên bệnh nhân an tâm. . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 1, 2014 "Năm 2014 Trung Quốc sẽ dùng "cây gậy lớn" thay "gậy nhỏ" ở Biển Đông" Đông Bình 01/01/14 10:05 (GDVN) - Thùng thuốc súng lớn nhất là ở biển Hoa Đông; Trung Quốc sẽ dùng "cây gậy lớn" ở Biển Đông; năm 2014, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên sẽ gia tăng... Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc đã triển khai ở Biển Đông để huấn luyện, thử nghiệm, làm quen... được cho là "có khả năng tác chiến ban đầu". Tạp chí "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 30 tháng 12 tuyên bố: "Hãy quên cuộc nội chiến Syria và chương trình vũ khí hạt nhân của Iran đi, hiện không có khu vực điểm nóng nào quan trọng hơn biển Hoa Đông". Theo bài báo, chu kỳ "ác tính" xung đột Trung-Nhật cũng kéo Mỹ vào, vùng biển này có thể trở thành "thùng thuốc súng" lớn nhất năm 2014. Khi phác họa hình ảnh đa chiều về Trung Quốc năm 2013 (sương mù, "đánh hổ cũ", đổ bộ lên Mặt Trăng, Hội nghị Trung ương 3 khóa 18...), việc lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông là dấu hiệu "phô trương sức mạnh" rõ ràng nhất của Trung Quốc và là căn cứ dự báo năm 2014. Nhưng, sự cứng rắn này của Ban lãnh đạo mới Trung Quốc cũng khiến cho họ kinh ngạc: "hổ cũ" hủ bại (tham nhũng) liên tục bị lộ nguyên hình, quyết tâm cải cách tiếp tục khởi động động cơ quan trọng nhất của nền kinh tế toàn cầu. Năm 2013, Trung Quốc biên chế tới 5 tàu hộ vệ săn ngầm Type 056 cho Hạm đội Nam Hải, rất ưu tiên. Mạng kinh tế tài chính Đức ngày 30 tháng 12 bình luận, tăng trưởng kinh tế chậm lại, địa-chính trị xung quanh phức tạp hóa, năm 2013 Trung Quốc đã đi một con đường rất gian nan, nhưng Bắc Kinh đã đưa ra nghị quyết cải cách đáng chú ý, năm 2014 sẽ là "một năm mang tính quyết định" của Trung Quốc. 4 "thùng thuốc súng" của năm 2014 Bloomberg News Mỹ có bài viết nhan đề "Năm 2013 có phải là một năm chúng ta mất đi Trung Quốc?". Theo bài viết, Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ, ông Obama tháng 6 năm 2013 đã có cuộc gặp 2 giờ tại nông trường bang California, sau đó cùng gửi "quà Giáng sinh", Obama đã phái tới máy bay ném bom B-52 bay qua vùng trời do Trung Quốc tuyên bố thuộc về họ, ông Tập Cận Bình thì phái tàu chiến Trung Quốc mạo hiểm ngăn chặn tàu tuần dương của Mỹ, khoảng cách hai bên chỉ khoảng 90 m, Chiến tranh Lạnh đã nóng lên? Một số truyền thông quốc tế đưa ra đáp án khẳng định. NBC (National Broadcasting Company) Mỹ cho rằng, "uy hiếp, đe dọa" xem ra là một phần của "hòm công cụ" của ngoại giao Trung Quốc. Bắc Kinh tuyên bố thiết lập Khu nhận biết phòng không buộc Mỹ phải can dự vào tranh chấp chủ quyền biển Hoa Đông. Năm 2013, Trung Quốc biên chế tàu hộ vệ tên lửa Nhạc Dương Type 054A cho Hạm đội Nam Hải Đài truyền hình bán đảo Qatar ngày 30 tháng 12 cho rằng, nhìn vào cứu trợ nhân đạo ở Philippines, Mỹ quả thật muốn trợ giúp đồng minh châu Á-Thái Bình Dương, nhưng một cơn bão địa-chính trị bất ngờ đến: Trung Quốc thiết lập Khu nhận biết phòng không trên bầu trời hòn đảo do Nhật Bản kiểm soát, Mỹ điều máy bay ném bom để phản hồi. Nếu như Mỹ muốn tránh tương lai không xác định lớn hơn do xung đột trực tiếp Trung-Nhật gây ra, Mỹ cần đại diện cho đồng minh ra mặt, năm 2014 sẽ là "năm sôi động". Tờ "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 30 tháng 12 cho rằng, sau năm 2013 căng thẳng, không nên trông chờ năm 2014 sẽ yên tĩnh một chút. Theo bài viết, nhìn vào "4 thùng thuốc súng" năm 2014 sẽ thấy, hơn nữa mỗi "thùng" đều có liên quan tới Trung Quốc. Thứ nhất, "vở kịch lớn" có khả năng nhất diễn ra ở biển Hoa Đông. Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng có hành động nguy hiểm ở đảo Senkaku. Cân nhắc đến chu kỳ căng thẳng của nền kinh tế thứ hai và thứ ba thế giới cùng với việc Mỹ có thể can thiệp, rủi ro không thể tiếp tục cao lên nữa. Tàu khu trục "Aegis Trung Hoa" mang tên Lan Châu và Hải Khẩu của Hạm đội Nam Hải hứ hai, Biển Đông là "thùng thuốc súng thứ hai", căng thẳng ở đây cũng sẽ không kết thúc; năm 2014, Trung Quốc sẽ dùng "cây gậy lớn" thay thế cho "ngoại giao cây gậy nhỏ". Sau khi lập ra Khu nhận biết phòng không ở biển Hoa Đông, Bắc Kinh lại tiến hành huấn luyện tàu sân bay ở Biển Đông, việc gây sức ép đối với Đông Nam Á của Trung Quốc sẽ không giảm đi. Thứ ba, "thùng thuốc súng" tiếp theo là quan hệ Trung-Mỹ căng thẳng. Trung Quốc thẩm thấu từng ngõ ngách của toàn cầu, năm 2014 sẽ gây ra nhiều sự việc mang tính cạnh tranh nhiều hơn với Mỹ, tương tự như tàu chiến Trung-Mỹ suýt nữa va chạm, va chạm kinh tế và đồng minh thương mại mới (chẳng hạn TPP). Thứ tư, năm 2014, CHDCND Triều Tiên chắc chắn sẽ gây bất ổn hơn ở Đông Bắc Á. Năm 2014, Trung Quốc sẽ biên chế tàu khu trục tên lửa mới Type 052D cho Hải quân Năm 2014 là tái diễn của năm 1914? Trang mạng "Nhà tư tưởng" Mỹ cho rằng, là nước lớn kinh tế chiếm vị thế chủ đạo và cường quốc thế giới trỗi dậy trở lại, điều này phải chăng sẽ gây ra cuộc chiến tranh thế giới mới? Rất có thể. Tờ "Nhà kinh tế học" Anh có một bài viết trên trang bìa vào cuối năm 2013 cũng đưa ra kết luận tương tự. Bài viết có nhan đề "Nhìn lại Chiến tranh thế giới thứ nhất, vô cùng lo ngại", cho rằng, từ khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ đến nay, cả một thế kỷ đã qua đi, nhìn lại chuyện cũ, mọi người lại phát hiện hiện nay có rất nhiều điểm giống với thế giới trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Theo bài báo, Mỹ hiện nay giống như Anh khi đó, cũng là siêu cường suy yếu, cũng không thể bảo đảm an ninh thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc hiện nay lại đóng vai trò của Đức trước đây: cùng là lực lượng kinh tế mới nổi, cũng đầy rẫy những người theo chủ nghĩa dân tộc "thù hận", cũng đang xây dựng nhanh chóng lực lượng quân sự. Theo các nguồn tin, năm 2013, Trung Quốc đã cho tàu lặn Giao Long đến Biển Đông "thử nghiệm khoa học". Nhật Bản hiện nay giống Pháp trước đây, là đồng minh của quốc gia bá quyền suy yếu, bản thân là lực lượng mang tính khu vực đang không ngừng suy yếu. Tuy nhiên, bài viết thừa nhận, so sánh như vậy thực ra không hoàn toàn chính xác: Trung Quốc hoàn toàn "không khát vọng mở rộng lãnh thổ" như Đức?! (xem lại tham vọng "đường lưỡi bò" trên Biển Đông); ngân sách quốc phòng của Mỹ cũng mạnh hơn Anh thời kỳ chủ nghĩa đế quốc, nhưng so sánh này cũng đủ để thế giới nâng cao cảnh giác. Trung tâm hành động dự phòng của Hiệp hội quan hệ ngoại giao Mỹ vào tuần trước công bố báo cáo thường niên, dự báo năm 2014 có thể gây tác động đe dọa nhất đối với Mỹ. Báo cáo liệt kê những điểm xung đột như can thiệp quân sự vào Syria và không kích cơ sở hạt nhân của Iran, nhưng đã hạ thấp đối đầu quân sự do Trung Quốc gây ra bởi tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Trung Quốc chỉ mới chế được 3 tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071, nhưng đều ưu tiên biên chế toàn bộ cho Hạm đội Nam Hải "Nguyệt san Đại Tây Dương" Mỹ phân tích cho rằng, có thể là Trung Quốc đang thử thách mức độ chịu đựng của khu vực đối với sự tự tin của họ, cũng có thể là năm 2014 Trung Quốc sẽ duy trì kiềm chế nhiều hơn, hoặc các nước tranh chấp đã xây dựng cơ chế tránh leo thang va chạm. Tờ "Thời báo châu Á trực tuyến" Hồng Kông phân tích, "năm 2014 đừng đề cập đến việc đánh nhau với Trung Quốc". Theo bài báo, năm 2013, mặc dù thực sự có người tiếp tục dựa vào khẩu hiệu "ngăn chặn" của "Chiến tranh Lạnh" để tăng cường an ninh quốc gia (chỉ Nhật Bản), Trung Quốc cũng không phải là "mối đe dọa". Theo bài báo, Trung Quốc không muốn đối đầu với phương Tây, mà muốn "làm ăn" với phương Tây, từ đó có thể giảm sự phiền phức gây ra bởi Ban lãnh đạo Trung Quốc ứng phó với các vấn đề kinh tế-xã hội quan trọng trong nước. Theo các nguồn tin, Trung Quốc mua tàu đệm khí khổng lồ Zubr của Ukraine để dùng cho tranh chấp biển đảo Điều quan tâm nhất của Trung Quốc là làm thế nào giải quyết những vấn đề trong nước rất gai góc, Trung Quốc nhận thức được tình cảm chủ nghĩa dân tộc nhằm vào Nhật Bản có thể tạo ra một số cơ hội "xả hơi chính trị", nhưng Đông Á thực sự nổ ra chiến tranh sẽ chỉ làm trầm trọng thêm khó khăn của Trung Quốc. “Đài tiếng nói nước Nga” ngày 30 tháng 12 dẫn lời Zolotaryov, chuyên gia vấn đề Mỹ, Viện Khoa học Nga cho rằng, chiến tranh tiền tệ và thương mại hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc Trung Quốc và Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của nhau, xu thế này sẽ tiếp tục tăng cường, đồng thời cũng có lợi cho ngăn chặn hai nước vượt qua “ranh giới đỏ” về quân sự. Viện nghiên cứu kinh tế hiện đại Hàn Quốc ngày 29 tháng 12 công bố báo cáo “10 xu thế lớn toàn cầu năm 2014” cho rằng, cùng với sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc và vị thế “cảnh sát thế giới” của Mỹ yếu đi một cách tương đối, năm 2014, tranh chấp khu vực xoay quanh lãnh thổ và tài nguyên giữa các nước trên thế giới sẽ có xu hướng gia tăng. Theo báo Trung Quốc tháng 12 năm 2013, độ chính xác định vị của hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu của nước này ở khu vực ASEAN đã đạt 5 m. Năm 2013, Hạm đội Nam Hải cùng các hạm đội lớn khác của Hải quân Trung Quốc ra sức tập trận trên Biển Đông. Cuộc tập trận trên biển Trung-Nga năm 2013 có khoa mục săn ngầm, đáng chú ý là có sự tham gia của tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Nga, loại tàu ngầm mà Việt Nam đặt mua 6 chiếc, hiện 1 chiếc mang tên Hà Nội đã về Việt Nam. Trung Quốc đã biên chế hơn 10 chiếc loại này. Theo báo chí Hán ngữ, Trung Quốc đang ra sức chế tạo tàu ngầm thông thường lớp Nguyên sử dụng công nghệ AIP, đồng thời có kế hoạch mua tàu ngầm lớp Lada của Nga. ========================== Lão Gàn vốn "lổi tiếng" vì "chém gió". Quả chém gió đầu tiên là chém trong kinh Dịch - "Tề hồ Tốn" ("Gió"), quẳng về Tây Nam, đưa quái Khôn về Đông Nam. Đấy là chém gió về lý thuyết. Còn thực tế thì dăm ba cơn mưa bão lặt vặt không đáng kể. Nói nghe dễ giận - Thông cảm. "Chém gió" mừ. Bi wờ thấy mấy vị trong bài báo này cũng chém gió ghê quá, nên xem thế lào? Xem nào! Mở đầu bài báo viết: Tạp chí "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 30 tháng 12 tuyên bố: "Hãy quên cuộc nội chiến Syria và chương trình vũ khí hạt nhân của Iran đi, hiện không có khu vực điểm nóng nào quan trọng hơn biển Hoa Đông". Ối giời ơi! Cái này Lão Gàn lói nâu rùi mà. Từ khi Trung Đông còn đăng căng thẳng lận. Hì. Đúng là chém gió. Bắc Kinh đã đưa ra nghị quyết cải cách đáng chú ý, năm 2014 sẽ là "một năm mang tính quyết định" của Trung Quốc. Ối giời ơi! Cái này chém gió gọi bằng cụ. Chưa đâu quí zdị. Đến lăm con Dê cơ. Nhưng quyết định lùi hay tiến thì chưa bít. Khó nắm quí zdị. Trung Cóoc đâu phải chủ nhân của Lý học Đông phương mà mần được dễ vậy. Wên nhanh. Thứ nhất, "vở kịch lớn" có khả năng nhất diễn ra ở biển Hoa Đông. Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng có hành động nguy hiểm ở đảo Senkaku. Cân nhắc đến chu kỳ căng thẳng của nền kinh tế thứ hai và thứ ba thế giới cùng với việc Mỹ có thể can thiệp, rủi ro không thể tiếp tục cao lên nữa. Cũng chưa nữa thưa quí zdị! Sang lăm cũng chỉ dập dờn thế thôi. Cùng nắm nà cái tô pích này có thông tin đăng tải về mấy cái tàu thủy, tàu bay có gắn súng bay ra, bay vào, khẹc khẹc cho giật gân chơi. Cái lày đợi vài lăm lữa. Thứ hai, Biển Đông là "thùng thuốc súng thứ hai", căng thẳng ở đây cũng sẽ không kết thúc; năm 2014, Trung Quốc sẽ dùng "cây gậy lớn" thay thế cho "ngoại giao cây gậy nhỏ". Sau khi lập ra Khu nhận biết phòng không ở biển Hoa Đông, Bắc Kinh lại tiến hành huấn luyện tàu sân bay ở Biển Đông, việc gây sức ép đối với Đông Nam Á của Trung Quốc sẽ không giảm đi. Híc! Cái zdụ lày thì Lão Gàn hổng thể chủ wan được. Nhà Lão Gàn cách bể Đông không xa nắm. Nhưng đấy là quyền nợi của cá nhân Lão Gàn. Trung Cóoc cũng chỉ hầm hứ vậy thôi, chứ bụp ngay thì chưa khả thi. Lói chính xác nà thế lày: Bể Đông cùng lắm là cái ngòi nổ với dây dẫn đến cái thùng thuốc súng to đùng ở Hoa Đông cơ. Chứ bảo nó nà cái thùng thuốc súng thì đúng nà "chém gió".Điều quan tâm nhất của Trung Quốc là làm thế nào giải quyết những vấn đề trong nước rất gai góc, Trung Quốc nhận thức được tình cảm chủ nghĩa dân tộc nhằm vào Nhật Bản có thể tạo ra một số cơ hội "xả hơi chính trị", nhưng Đông Á thực sự nổ ra chiến tranh sẽ chỉ làm trầm trọng thêm khó khăn của Trung Quốc. Chửi nhau cho vui thì chửi to thế lào cũng lịt. Nhưng bụp một cái thì mọi zdấn đề "ra môn, ra khoai" ngay. Do đó, lăm tới chưa có cái zdấn đề "thực sự nổ ra chiến tranh". Cùng nắm là "khẹc. khec" mấy cái. “Đài tiếng nói nước Nga” ngày 30 tháng 12 dẫn lời Zolotaryov, chuyên gia vấn đề Mỹ, Viện Khoa học Nga cho rằng, chiến tranh tiền tệ và thương mại hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc Trung Quốc và Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của nhau, xu thế này sẽ tiếp tục tăng cường, đồng thời cũng có lợi cho ngăn chặn hai nước vượt qua “ranh giới đỏ” về quân sự. Cái lày gọi nà nàm sao nhẩy? À! Gọi nà cái trước mắt. còn cái nâu dài thì ló cũng còn tùy thuộc vào tình hình thời tiết. Hì.Đầu lăm Tết Tây, cũng chém gió cho vui cửa vui nhà. Lăm lay, kỹ thuật viên diễn đàn lăn ra nghỉ Tết, nên hổng có cái bane "Chúc mừng lăm mới?. Hic! Nhưng âu cũng là cái điềm. Lý học không cần tết Tây. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 1, 2014 Thủ tướng Abe: Năm mới xây dựng nước Nhật mới quyết đoán hơn Hồng Thủy 01/01/14 14:03 (GDVN) - Thông điệp năm mới 2014 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã kêu gọi xây dựng một nước Nhật Bản mới quyết đoán hơn và cam kết sẽ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Bưu điện Hoa Nam ngày 1/1 đưa tin, trong thông điệp năm mới 2014 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã kêu gọi xây dựng một nước Nhật Bản mới quyết đoán hơn và cam kết sẽ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ ở Hoa Đông, đồng thời cải cách nền kinh tế đang khó khăn của đất nước. "Trong một thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau một cách sâu sắc, tư duy hướng nội tập trung không còn bảo vệ được hòa bình cho Nhật Bản. Chúng tôi sẽ bảo vệ đầy đủ cuộc sống và tài sản của công dân cũng như lãnh thổ, lãnh hải, không phận của chúng tôi một cách kiên quyết." Thông điệp năm mới của Thủ tướng Shinzo Abe cũng cam kết nâng cao các biện pháp bảo vệ nhóm đảo Senkaku ở Hoa Đông, nơi Bắc Kinh cũng yêu sách chủ quyền với tên gọi Điếu Ngư. "Khi lập kế hoạch cho một đời, không có gì tốt hơn so với trồng người", ông Shinzo Abe dẫn lời Quản Trọng, một danh nhân Trung Hoa cổ đại. Quan hệ Trung - Nhật đã trở nên căng thẳng hơn trong những ngày cuối năm 2013 khi Thủ tướng Shinzo Abe tới viếng đền Yasukuni. Bắc Kinh tuyên bố sẽ đóng cửa các cuộc đàm phán cấp cao giữa các nhà lãnh đạo 2 nước vì động thái này. Về đối nội, Thủ tướng Shinzo Abe đã so sánh những thách thức của hoạt động cải cách kinh tế Nhật Bản phải đối mặt so với thời kỳ tái thiết sau Thế chiến thứ Hai. Ông cam kết sẽ cải cách thật sự và cho thấy kết quả phục hồi kinh tế thành công đến mọi ngóc ngách của đất nước. ==================== Bởi zdậy. Lão Gàn lói dồi. Trung Cóoc mà đem cây gậy nhớn đến Bể Đông thì chỉ nàm thùng thuốc lổ Hoa Đông lổ to hơn mà thôi. Ai sẽ nà đồng minh zdới Trung Cóoc chống lại Nhật và Đồng minh của họ? 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 1, 2014 Quan chức Nhật tiếp tục thăm ngôi đền Yasukuni 01/01/2014 15:20 (TNO) Một bộ trưởng Nhật đã viếng ngôi đền Yasukuni ở thủ đô Tokyo vào ngày 1.1.2014, bất chấp chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vào 6 ngày trước đã bị các nước láng giềng lẫn đồng minh Mỹ chỉ trích Bộ trưởng Nội vụ và truyền thông Nhật Bản Yoshitaka Shindo (đi đầu) trong chuyến viếng đền Yasukuni hồi tháng 8.2013 - Ảnh: Reuters Ông Yoshitaka Shindo, Bộ trưởng Nội vụ và truyền thông Nhật Bản, đã viếng đền Yasukuni vào ngày đầu năm mới, hai hãng tin Nhật Jiji và Kyodo đưa tin. Vào giữa tuần trước, ông Abe cũng có chuyến thăm ngôi đền này lần đầu tiên với tư cách là thủ tướng Nhật. Yasukuni được cho là nơi thờ cúng khoảng 2,5 triệu người Nhật thiệt mạng trong chiến tranh, phần lớn là binh sĩ, trong đó bao gồm 14 tội phạm chiến tranh của Nhật thời Thế chiến thứ hai. Trung Quốc và Hàn Quốc ví hành động thăm ngôi đền Yasukuni của ông Abe như một lời nhắc nhở ác ý về chủ nghĩa quân phiệt và sự hiếu chiến của Nhật trong quá khứ. Chính phủ Mỹ ngày 26.12 cũng tuyên bố cảm thấy “thất vọng” với chuyến viếng thăm Yasukuni của thủ tướng Nhật. Hoàng Uy Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 1, 2014 CHDCND Triều Tiên sẵn sàng cải thiện quan hệ liên Triều nhandan.com.vn Thứ tư, 01/01/2014 - 09:36 PM (GMT+7) Theo Tân Hoa xã, ngày 1-1, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Châng Un tuyên bố sẵn sàng cải thiện quan hệ liên Triều và tăng cường sức mạnh cho các lực lượng quân sự. Ông Kim Châng Un nhấn mạnh, CHDCND Triều Tiên sẽ tạo bầu không khí để cải thiện quan hệ giữa nước này và Hàn Quốc bằng việc theo đuổi các tuyên bố chung liên Triều đã có trước đây. Ðồng thời, nhà lãnh đạo này cũng kêu gọi củng cố sức mạnh chính trị và quân sự tự vệ, cam kết "đập tan bất kỳ sự khiêu khích nào" để bảo vệ quốc gia. Ông Kim Châng Un cảnh báo nguy cơ xảy ra thảm họa hạt nhân nếu bán đảo Triều Tiên bùng phát chiến tranh tổng lực. Sau tuyên bố của nhà lãnh đạo Kim Châng Un, Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã đưa ra quan điểm thận trọng do cho rằng vẫn tồn tại mối đe dọa từ Bình Nhưỡng. ============= Lão Gàn lói từ nâu dồi: Những điều kiện để thống nhất hai miền Cao Ly đã xuất hiện. Hình tướng có thể là "Thiên hình vạn trạng", nhưng bản chất vấn đề là mới là điều cần quan tâm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 1, 2014 Ông Jang Song-thaek bị chó đói ăn thịt? Thứ Năm, 02/01/2014 18:40 (NLĐO) - Văn Hối, tờ báo lớn của Hồng Kông, đưa tin nhân vật số hai một thời của Triều Tiên Jang Song-thaek đã bị xử tử một cách hết sức tàn khốc: bị chó đói ăn thịt Bản tin của Văn Hối được báo Straits Times (Singapore) dẫn lại vào ngày 26-12-2013 trong bài nhận định về quan hệ Trung - Triều sau vụ thanh trừng chấn động trên. Còn Văn Hối đưa tin hôm 12-12, được cho là ngày ông Jang bị xử tử. Theo bản tin, ông Jang không bị hành quyết bằng súng máy như các vụ xử tử tội phạm chính trị như trước đây. Hãi hùng hơn nhiều, ông cùng 5 thuộc hạ thân tín bị lột trần truồng và ném vào một cái lồng. Sau đó, 120 con chó săn bị bỏ đói 3 ngày được thả vào lồng cắn xé họ. Ông Jang Song-thaek không bị người cháu vợ Kim Jong-un xử tử bằng súng máy như thường thấy . Ảnh: Reuters Vụ hành quyết kéo dài 1 giờ trước sự chứng kiến của ông Kim Jong-un, cháu vợ ông Jang, cùng 300 quan chức cấp cao của Triều Tiên. Hình thức tử hình bằng chó này có tên gọi là “quan jue”.Văn Hối được xem là cơ quan ngôn luận của chính quyền Bắc Kinh tại Hồng Kông. Báo thành lập năm 1938 tại Thượng Hải và cho ra mắt phiên bản tại Hồng Kông 10 năm sau đó. Mặc dù Văn Hối là báo lớn và có uy tín song mức độ tàn bạo của màn xử tử trên khiến ai cũng bán tín bán nghi, không dám tin là sự thật. Ngoài tính xác thực của thông tin - điều mà không ai dám đoan chắc, tờ Straits Times còn nêu lên một vấn đề khác: Bản tin với những mô tả chi tiết và rùng rợn xuất hiện trên tờ báo do Bắc Kinh kiểm soát, chứng tỏ Trung Quốc không còn để tâm đến quan hệ với chính quyền của ông Kim Jong-un. Trên thực tế, 2 ngày sau khi ông Jang bị xử tử, tờ Thời báo Hoàn cầu đăng xã luận kêu gọi chính quyền Bắc Kinh thôi nuông chiều Bình Nhưỡng vì đa phần người dân Trung Quốc cảm thấy ghê sợ vụ thanh trừng đẫm máu trên. Hải Ngọc (Theo Straits Times) Theo nld.com.vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 1, 2014 Ông Jang Song-thaek bị chó đói ăn thịt? Thứ Năm, 02/01/2014 18:40 (NLĐO) - Văn Hối, tờ báo lớn của Hồng Kông, đưa tin nhân vật số hai một thời của Triều Tiên Jang Song-thaek đã bị xử tử một cách hết sức tàn khốc: bị chó đói ăn thịt Bản tin của Văn Hối được báo Straits Times (Singapore) dẫn lại vào ngày 26-12-2013 trong bài nhận định về quan hệ Trung - Triều sau vụ thanh trừng chấn động trên. Còn Văn Hối đưa tin hôm 12-12, được cho là ngày ông Jang bị xử tử. Theo bản tin, ông Jang không bị hành quyết bằng súng máy như các vụ xử tử tội phạm chính trị như trước đây. Hãi hùng hơn nhiều, ông cùng 5 thuộc hạ thân tín bị lột trần truồng và ném vào một cái lồng. Sau đó, 120 con chó săn bị bỏ đói 3 ngày được thả vào lồng cắn xé họ. Ông Jang Song-thaek không bị người cháu vợ Kim Jong-un xử tử bằng súng máy như thường thấy. Ảnh: Reuters Vụ hành quyết kéo dài 1 giờ trước sự chứng kiến của ông Kim Jong-un, cháu vợ ông Jang, cùng 300 quan chức cấp cao của Triều Tiên. Hình thức tử hình bằng chó này có tên gọi là “quan jue”.Văn Hối được xem là cơ quan ngôn luận của chính quyền Bắc Kinh tại Hồng Kông. Báo thành lập năm 1938 tại Thượng Hải và cho ra mắt phiên bản tại Hồng Kông 10 năm sau đó. Mặc dù Văn Hối là báo lớn và có uy tín song mức độ tàn bạo của màn xử tử trên khiến ai cũng bán tín bán nghi, không dám tin là sự thật. Ngoài tính xác thực của thông tin - điều mà không ai dám đoan chắc, tờ Straits Times còn nêu lên một vấn đề khác: Bản tin với những mô tả chi tiết và rùng rợn xuất hiện trên tờ báo do Bắc Kinh kiểm soát, chứng tỏ Trung Quốc không còn để tâm đến quan hệ với chính quyền của ông Kim Jong-un. Trên thực tế, 2 ngày sau khi ông Jang bị xử tử, tờ Thời báo Hoàn cầu đăng xã luận kêu gọi chính quyền Bắc Kinh thôi nuông chiều Bình Nhưỡng vì đa phần người dân Trung Quốc cảm thấy ghê sợ vụ thanh trừng đẫm máu trên. Hải Ngọc (Theo Straits Times) Theo nld.com.vn ======================Người Nam Hàn đang tỏ ra thận trọng với Bắc Triều Tiên. Nhưng Lão Gàn lưu ý là: Thời thế hiện nay rất thuận lợi cho việc thống nhất đất nước Cao Ly. Không biết có người Hàn Quốc nào đang xem topic này không? Lão Gàn muốn nhắn gửi họ rằng: Họ đang rất lợi thế và có thể chủ động trong việc kết thúc việc chia cắt hai miền Cao Ly. Nhưng cái gì ở cõi trấn gian này cũng có giới hạn của nó. Dù nó là tốt hay xấu. Gợi ý tham khảo: Mâu thuẫn giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng trầm trọng, từ thời ngài thân sinh ra đương kim lãnh tụ Kim Jong Un. Share this post Link to post Share on other sites