Posted 28 Tháng 10, 2013 Thủ tướng Nhật Bản:TQ đừng mơ bá chủ châu Á-Thái Bình Dương (Tin tức 24h) - Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định tâm thế vững vàng của quốc gia hạt nhân trong cuộc chiến với tham vọng Trung Quốc tại châu Á – Thái Bình Dương Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với tờ The Wall Street Journal, ông Abe khẳng định nước Nhật đã sẵn sàng đảm đương vai trò là người tiên phong ở châu Á nhằm chống lại sức mạnh của Trung Quốc và thái độ hung hăng của nước này trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. “Tôi nhận ra rằng các nước trong khu vực trông đợi Nhật Bản giữ vai trò đầu tàu không những trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong cả việc đảm bảo an ninh ở khu vực.”, nhà lãnh đạo khẳng định. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe “Có những quan ngại rằng Trung Quốc đang tìm cách thay đổi hiện trạng trong khu vực thay vì tuân thủ pháp luật quốc tế. Nhưng nếu Trung Quốc lựa chọn con đường đó, họ sẽ không thể trỗi dậy trong hòa bình. Thế nên họ sẽ không chọn phương pháp này, nhiều quốc gia mong muốn Nhật Bản thể hiện quan điểm đó một cách mạnh mẽ.”. Trong một diễn biến liên quan, Nhật Bản dự định sẽ triển khai một đơn vị tên lửa đất đối hạm trên hòn đảo Miyako ở phía nam tỉnh Okinawa vào tháng tới. Thông tin được Lực lượng phòng vệ Nhật Bản ngày 24/10 dẫn nguồn. Các đơn vị được trang bị tên lửa đất đối hạm Type 88 sẽ được triển khai trên đảo Miyako và phía nam của tỉnh Okinawa trong cuộc tập trận kéo dài 18 ngày sẽ bắt đầu từ 1/11 tới, với sự tham gia của 34.000 binh sĩ. Truyền thông Nhật Bản cung cấp thêm thông tin cho biết các tên lửa chống hạm sẽ có tầm bao phủ tất cả lãnh hải giữa các hòn đảo của Nhật Bản ở khu vực phía nam. Trong khi đó, tình hình căng thẳng do tranh chấp lãnh thổ giữa 2 cường quốc châu Á có dấu hiệu lên cao. Mọi quan hệ ngoại giao gần như bị cắt đứt. Bắc Kinh liên tục cáo buộc ông Abe “hung hăng” bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản và tăng cường lực lượng cảnh sát biển để bảo vệ nhóm đảo Senkaku mà 2 nước đang tranh chấp. Trong khi phía Bắc Kinh cũng tỏ ra khá nóng vội khi liên tục xuất hiện xung quanh khu vực nhạy cảm. Mới đây nhất, ngày 25/10, bốn máy bay quân sự của Trung Quốc xuất hiện trên bầu trời tại vùng biển quốc tế giữa đảo Okinawa và đảo Miyako của Nhật. Máy bay chiến đấu F-15 của Nhật Các máy bay chiến đấu F-15 của Lực lượng phòng vệ trên không (ASDF) đã được điều động ngay lập tức. T.H Theo baodatviet.vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 10, 2013 Ảnh: Xe jeep lao vào đám đông ở Thiên An Môn phát nổ làm 3 người chết Hồng Thủy Thứ hai 28/10/2013 14:02 (GDVN) - Hình ảnh vụ nổ xe jeep trên quảng trường Thiên An Môn được tải lên các trang mạng xã hội Trung Quốc cho thấy một cột khói bốc lên ngay trước ảnh chân dung Mao Trạch Đông treo trên tường Tử Cấm Thành. Xe jeep lao vào tường Tử Cấm Thành bốc cháy ngay phía dưới ảnh chân dung Mao Trạch Đông. Bưu điện Hoa Nam ngày 28/10 đưa tin, 3 người chết và một số người khác bị thương sau khi một chiếc xe jeep lao vào đám đông đang đứng trên quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, Trung Quốc. Người lái xe jeep và 2 người khác trên xe đã thiệt mạng, Tân Hoa Xã cho biết, nhiều khách du lịch và cảnh sát Trung Quốc bị thương bởi chiếc xe sau đó nó lao vào bức tường bên ngoài Tử Cấm Thành. Cột khói bốc lên từ đám cháy. Ảnh được những người có mặt tại hiện trường tải lên mạng xã hội cá nhân Weibo và bị xóa chỉ ít phút sau đó. Hình ảnh vụ nổ xe jeep trên quảng trường Thiên An Môn được tải lên các trang mạng xã hội Trung Quốc cho thấy một cột khói bốc lên ngay trước ảnh chân dung Mao Trạch Đông treo trên tường Tử Cấm Thành. Tuy nhiên vài phút sau đó những bức ảnh này đã bị xóa, các ngả đường dẫn tới hiện trường vụ nổ đã bị phong tỏa, 2 phóng viên AFP đã bị tạm giữ gần khu vực. Hiện trường vụ việc nhanh chóng bị phong tỏa. Bưu điện Hoa Nam đã gọi cho sở Cảnh sát Bắc Kinh xác minh vụ việc qua điện thoại, tuy nhiên họ cho biết cơ quan này không có thông tin nào. Chính quyền Bắc Kinh cũng nói với tờ báo rằng họ chưa nắm được những gì đã xảy ra. Cảnh sát phong tỏa lối vào Tử Cấm Thành, Thiên An Môn. Thiên An Môn luôn luôn được bảo đảm an ninh rất chặt chẽ bởi nó nằm ngay cạnh Trung Nam Hải và Đại lễ đường nhân dân, địa điểm cơ quan đầu não của Trung Quốc thường xuyên nhóm họp và làm việc cũng như tiến hành các nghi thức ngoại giao. Cột khói đen bốc lên sau vụ nổ ngay cổng vào Tử Cấm Thành, Thiên An Môn, một địa điểm được bảo vệ an ninh nghiêm ngặt. ===================== Để không thể có sự kiện tương tự xảy ra, dưới hình thức này hay hình thức khác, là một vấn đề cực kỳ nan giải. Để xem họ "cải" kiểu gì?! Một tháng nữa bít liền. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 10, 2013 Tư lệnh cụm tàu sân bay Mỹ: Sẽ có mặt ở Biển Đông nếu xảy ra xung đột Hồng Thủy Thứ hai 28/10/2013 10:16 (GDVN) - "Chúng tôi sẽ có mặt trong bất kỳ phản ứng bất ngờ nào. Tôi cho rằng một cụm tàu sân bay tác chiến luôn luôn là một yếu tố quan trọng", Chuẩn Đô đốc Montgomery cho biết khi được hỏi về vai trò của ông nếu xảy ra một cuộc xung đột quân sự bất kỳ nào trong khu vực. Chuẩn Đô đốc Mark C.Montgomery, Tư lệnh cụm tàu sân bay USS George Washington. Mỹ đã tăng cường đáng kể sự hiện diện của các máy bay, tàu chiến tại châu Á bất chấp cuộc khủng hoảng ngân sách của Washington, tăng cường sức mạnh cho trục chiến lược của mình trong khu vực, một chỉ huy cấp cao Hải quân Mỹ cho biết. Chuẩn Đô đốc Mark C. Montgomery, Tư lệnh cụm tàu sân bay tấn công USS George Washington có căn cứ tại Yokosuka, Nhật Bản cho biết việc mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ có tác dụng làm dịu những căng thẳng âm ỷ và các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực. "Việc tái cân bằng trục chiến lược đã dẫn đến việc điều động một số lượng lớn các chiến hạm, tàu tuần dương, tàu khu trục để chi viện cho cụm tàu sân bay", Montgomery nói với phóng viên AFP trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư tuần trước khi cụm tàu sân bay Mỹ đang có mặt trên Biển Đông. Montgomery cho biết Mỹ cắt giảm ngân sách quốc phòng và việc chính phủ Mỹ phải đóng cửa một phần các cơ quan công quyền 16 ngày qua không ảnh hưởng gì đến hoạt động chỉ huy của ông. Động thái đã khiến Tổng thống Obama phải hủy bỏ 2 hội nghị quan trọng tại Đông Nam Á trong tháng này đã gây ra những lo ngại về mức độ cam kết của Mỹ đối với khu vực trong lúc Trung Quốc ngày một hung hăng hơn. "Chúng tôi có đủ kinh phí cho hoạt động của mình. Trong thực tế, việc tái cân bằng trục chiến lược đã khiến số lượng chiến hạm và máy bay bố trí trong khu vự đang tăng lên", Chuẩn Đô đốc Montgomery cho biết. Đội hình cụm tàu sân bay USS George Washington hiện diện trên Biển Đông từ 23/10. Cụm tàu sân bay USS George Washington có mặt ở Biển Đông từ hôm 23/10, các phóng viên và một số khách thăm quan bay ra từ Singapore. Ngoài tàu sân bay George Washington, cụm còn bao gồm một tàu tuần dương mang tên lửa điều khiển, một tàu khu trục, một tàu tiếp liệu và một tàu ngầm tấn công nhanh. George Washington đứng đầu các nhóm tàu sân bay lớn nhất của hải quân Mỹ và là cụm tàu sân bay duy nhất có căn cứ nằm ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Địa bàn hoạt động chủ yếu của cụm tàu sân bay này là bán đảo Triều Tiên, biển Hoa Đông và Biển Đông. Đội hình cụm tàu sân bay George Washington đã triển khai hoạt động ở Biển Đông với các cuộc diễn tập chung cùng hải quân, không quân Malaysia và sau đó là Singapore trong tháng này. "Chúng tôi sẽ có mặt trong bất kỳ phản ứng bất ngờ nào. Tôi cho rằng một cụm tàu sân bay tác chiến luôn luôn là một yếu tố quan trọng", Chuẩn Đô đốc Montgomery cho biết khi được hỏi về vai trò của ông nếu xảy ra một cuộc xung đột quân sự bất kỳ nào trong khu vực. "Tôi cho rằng thực tế là chúng ta bây giờ đang ở đây, dù nói thế nào thì chúng tôi cũng sẽ có mặt tại đây nếu xảy ra một cuộc khủng hoảng", chỉ huy cụm tàu sân bay George Washington khẳng định khi ông đang hiện diện trên Biển Đông. ======================= Nhận xét của tôi về quan hệ với Hoa Kỳ thì cái gì cũng phải có "Ký" mới chắc ăn. Nói suông thì ghi nhận rồi ....cảm ơn vì lòng tốt. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 10, 2013 Lão Gàn nhận xét rằng: Trung Đông sẽ phải ổn định nhanh thì cuối năm 2013, chậm lắm vào đầu xuân năm tới.... ============================ Iran gỡ poster bài Mỹ Thứ Hai, 28/10/2013 09:13 (NLĐO) – Các quan chức thành phố Tehran đã ra lệnh gỡ một số poster có các khẩu hiệu chống Mỹ. Đây là một dấu hiệu cho thấy Iran đang tìm kiếm quan hệ tốt đẹp hơn với Mỹ trong bối cảnh hai nước tiến hành đàm phán về chương trình hạt nhân của Tehran. Hãng thông tấn nhà nước IRNA cuối tuần qua dẫn lời một quan chức thành phố Tehran cho biết một số bảng quảng cáo lớn có nội dung chống Mỹ được dựng lên trái phép và thành phố đã gỡ chúng xuống. Theo IRNA, các poster chống Mỹ mới thể hiện sự hoài nghi về lòng trung thực của Washington được dựng lên tại các đường phố lớn ở Tehran từ tuần trước, khi chỉ còn vài ngày nữa là đến lễ kỷ niệm ngày bắt cóc con tin tại Đại sứ quán Mỹ hồi tháng 11-1979. Tấm áp phích vẽ hình một nhà thương thuyết Mỹ mặc áo vest ngồi ở bàn đàm phán với một chú chó bên cạnh, được treo tại quảng trường Palestine, thủ đô Tehran, hôm 27-10. Ảnh: APNội dung của các poster hàm ý mục tiêu thực sự của Mỹ trong cuộc đàm phán là nhằm tấn công Iran chứ không phải tìm giải pháp ngoại giao cho bất đồng về chương trình hạt nhân. Đến nay, không rõ ai đứng đằng sau vụ việc lần này và quyết định dỡ bỏ của chính quyền thành phố Tehran vấp phải sự phản đối của một số nhân vật chủ trương cứng rắn. Tờ Keyhan, một nhật báo theo đường lối bảo thủ cực đoan, cho đăng một bài xã luận hôm 27-10 chỉ trích việc gỡ bỏ các tấm áp phích bài Mỹ. Những người theo đường lối cứng rắn hoài nghi trước những nỗ lực làm mềm mối quan hệ với phương Tây và Mỹ của Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Trong một vụ việc khác, trong phiên họp chính phủ hôm 27-10 ở Jerusalem, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết chỉ mất vài tuần lễ, Iran có thể sản xuất 90% lượng uranium cần thiết để chế tạo bom hạt nhân. Ngoài ra, Thủ tướng Israel tuyên bố ông không lo sợ khi phải “đơn thương độc mã” đương đầu trước áp lực ngày càng gia tăng đối với Iran. H.Bình (Theo Reuters, Israel Hayom) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 10, 2013 Mỹ chuyển quân khỏi Okinawa, Nga-Trung lo 06:14 | 28/10/2013 Tranh chấp Trung-Nhật và ván bài của Mỹ UAV lần đầu xuất hiện tại Senkaku/Điếu Ngư TP - Sau các cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel với các đồng cấp Nhật Bản về hợp tác quân sự hồi tháng 10, Washington và Tokyo đã tiến thêm một bước dài nhằm hiện thực hóa Thỏa ước 2012 về tái bố trí lực lượng quân sự Mỹ tại Nhật Bản. Theo đó, Mỹ sẽ rút 9.000 lính thủy đánh bộ khỏi căn cứ tại Okinawa - nơi mà từ năm 1945, gần 50% trong tổng số 47.000 binh sĩ Mỹ đóng trên đất Nhật Bản tập trung tại hòn đảo chiếm chưa tới 1% diện tích đất nước mặt trời mọc. Việc Mỹ rút thủy quân lục chiến khỏi Nhật Bản không thể xem là động thái nhằm “giảm thiểu tâm lý chống Mỹ đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ tại Okinawa” như tuyên bố của Lầu Năm Góc. Bởi trên thực tế, lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ sẽ không hoàn toàn quay về nước mà 5.000 trong số họ sẽ được tái bố trí sang đảo Guam, 4.000 sẽ đóng tại quần đảo Bắc Mariana. Điều đó có nghĩa, Mỹ chỉ đơn thuần thay đổi vị trí đóng quân trong phạm vi của một khu vực. Cuối năm 2012, Mỹ bố trí 12 máy bay quân sự MV-22 Osprey tại Okinawa để vận chuyển binh lính và khí tài quân sự hạng nhẹ. Lầu Năm Góc cũng khẳng định, 12 chiếc MV-22 Osprey tiếp theo sẽ đến Okinawa thời gian tới. Giới chức Tokyo cũng để ngỏ khả năng mua lại những máy bay này nhằm nâng cao khả năng đổ bộ của quân đội Nhật Bản ở các vùng đảo xa. Việc 9.000 lính thủy đánh bộ Mỹ rời khỏi Okinawa, đồng nghĩa tất cả MV-22 Osprey sẽ nhanh chóng được chuyển giao cho phía Nhật Bản. Và đây chính là mối đe dọa thực sự đối với Trung Quốc và Nga. Tại cuộc tập trận hải quân chung Dawn Blitz giữa Mỹ và Nhật Bản hồi mùa hè, những chiếc máy bay MV-22 Osprey được mệnh danh là “quái vật” đã lần đầu hạ cánh xuống khu trục hạm trang bị trực thăng Hyuga của Nhật Bản. Ngay lập tức, Bắc Kinh ra tuyên bố, những cuộc tập trận này là nhằm vào Trung Quốc. Chuẩn Đô đốc đã nghỉ hưu Yin Zhou của Trung Quốc thời điểm đó cho rằng, các cuộc tập trận trên chuẩn bị cho những hành động chung giữa Mỹ và Nhật Bản sẵn sàng đánh chiếm các đảo, trong đó có Điếu Ngư/Senkaku, và Nam Kuril, nhóm đảo mà Tokyo và Mátxcơva đều tuyên bố chủ quyền. Theo Thỏa ước giữa Tokyo và Washington, sau khi 9.000 thủy quân lục chiến Mỹ rút khỏi Nhật Bản, một lực lượng quân đội khác sẽ thay thế. Lực lượng này không trực tiếp tiến hành các hoạt động quân sự mà chỉ hỗ trợ nâng cao khả năng quân sự của Nhật Bản. Có thể hiểu, đó sẽ là lực lượng điều hành các phương tiện trinh sát và do thám tình báo. Trong bối cảnh mốc thời gian chính thức việc lính thủy đánh bộ Mỹ rời khỏi Okinawa chưa được công bố, tuần qua, Mỹ bắt đầu điều động các máy bay trinh sát không người lái RQ-4 Global Hawk, máy bay tuần tiễu chống hạm Boeing P-8A Poseidon tới Nhật Bản. Ngoài khả năng mang theo các loại bom thông minh, ngư lôi, bom chống ngầm tầm sâu và tên lửa chống hạm Harpoon, những máy bay này còn có khả năng đe dọa các tàu ngầm chiến lược của Nga ở Kamchatka. Ngoài ra, Nhật Bản dự định đặt hàng Mỹ hiện đại hóa các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trang bị radar tầm xa E-767. Các máy bay này dự kiến được lắp đặt bổ sung thiết bị điện tử và hệ thống máy tính mật mã KIV-77. Về nguyên tắc, E-767 là thành phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Nhật Bản, với lý giải của Tokyo là được xây dựng để bảo vệ Nhật Bản khỏi các mối đe dọa từ phía Triều Tiên. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống phòng thủ tên lửa trên là thành tố trong hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ vốn đang được triển khai xung quanh Nga và Trung Quốc. Để phát triển “chi nhánh phía Đông” của hệ thống phòng thủ tên lửa, Mỹ đang triển khai tại Nhật Bản hệ thống radar thứ hai TPY-2. Trước việc Mỹ điều chuyển 9.000 quân, ồ ạt tăng cường khí tài quân sự hiện đại, hỗ trợ đắc lực hơn về quân sự cho đồng minh Nhật Bản, có thể nhận thấy sự chuyển dịch mạnh mẽ và toan tính của Mỹ trong chính sách tái can dự vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Như vậy, Nga và Trung Quốc cần hiểu rằng việc Mỹ chuyển quân khỏi Okinawa mừng ít, lo nhiều. Tùng Dương Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 10, 2013 Ảnh: Xe jeep lao vào đám đông ở Thiên An Môn phát nổ làm 3 người chết Hồng Thủy Thứ hai 28/10/2013 14:02 (GDVN) - Hình ảnh vụ nổ xe jeep trên quảng trường Thiên An Môn được tải lên các trang mạng xã hội Trung Quốc cho thấy một cột khói bốc lên ngay trước ảnh chân dung Mao Trạch Đông treo trên tường Tử Cấm Thành. Xe jeep lao vào tường Tử Cấm Thành bốc cháy ngay phía dưới ảnh chân dung Mao Trạch Đông. ===================== Để không thể có sự kiện tương tự xảy ra, dưới hình thức này hay hình thức khác, là một vấn đề cực kỳ nan giải. Để xem họ "cải" kiểu gì?! Một tháng nữa bít liền. Trung Quốc: Dân lái xe bus lao vào sở cảnh sát giao thông "báo thù" Hồng Thủy Thứ ba 29/10/2013 08:15 (GDVN) - Sáng 28/10, một người đàn ông lái xe bus đã húc gãy thanh barie xông vào trụ sở đồn cảnh sát giao thông nằm liền kề tòa án thành phố Nam Sung, Tứ Xuyên, tông bẹp 5 chiếc xe cảnh sát và làm 2 cảnh sát giao thông bị thương. 2 trong số 5 chiếc xe cảnh sát giao thông Nam Sung, Tứ Xuyên bị tông bẹp. Sáng 28/10, một người đàn ông lái xe bus đã húc gãy thanh barie xông vào trụ sở đồn cảnh sát giao thông nằm liền kề tòa án thành phố Nam Sung, Tứ Xuyên, tông bẹp 5 chiếc xe cảnh sát và làm 2 cảnh sát giao thông bị thương. Chiều 28/10 cảnh sát thành phố Nam Sung thông báo kẻ tông xe vào đồn cảnh sát đã bị khống chế tên là Sùng Nghi Lâm (tên nhân vật đã được thay đổi) ban đầu đã cố gắng tìm cách chống trả và tẩu thoát. Các cư dân mạng Trung Quốc lập tức lan truyền thông tin này với những bàn tán xôn xao và nhiều người cho rằng đây là một vụ trả thù. Một người bạn thân của Lâm cho hay, Sùng Nghi Lâm 43 tuổi và là nhân viên lái xe tập đoàn vận tải Phía Nam thành phố Nam Sung, đã ly dị vợ và sống chung với con trai. 5 năm trước, cậu con trai Lâm khi đó mới 9 tuổi đã chết trong một vụ tai nạn giao thông vì bị ô tô đâm phải khi vừa tan trường. Kẻ gây tai nạn không cấp cứu nạn nhân mà tìm cách tẩu thoát và cậu bé đã tử vong. Hơn 3 năm theo kiện đòi công lý cho đứa con xấu số, cuối cùng bên gây tai nạn chấp nhận bồi thường hơn 100 ngàn tệ, nhưng Sùng Nghi Lâm vẫn không thấy được an ủi. Trước khi tông xe vào cổng tòa án và đồn cảnh sát giao thông Nam Sung vài ngày, Lâm có biểu hiện trạng thái tâm lý bất ổn. =================== Những thông tin kiểu này chỉ mô tả những hiện tượng xã hội. Nhưng nó thể hiện sự mâu thuẫn xã hội đã rất trầm trọng. Đó là nguyên nhân của sự cải cách xã hội được đề xướng ở Trung Quốc. Một cuộc cải cách xã hội có thành công hay không, còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó có sự quyết đoán của người đứng đầu - vốn được mô tả là phẩm cách có sẵn của ngài Tập Cận Bình. Nhưng đó không phải yếu tố duy nhất đem đến kết quả cải cách thành công. "Khổng Minh tuy gặp chủ , nhưng không gặp thời". Lời than của Tư Mã Đức Tháo cho thấy, khả năng và phẩm chất của một cá nhân không phải là yếu tố duy nhất cho một kết quả mong muốn. Trong lịch sử văn minh nhân loại, tỷ lệ thành công của những cuộc cải cách trong lịch sử rất thấp. Đó là lý do để Lão Gàn phát biểu trước một chủ trương cải cách của Trung Quốc: "Cũng cứ để im xem sao?" Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 10, 2013 Nga điều chiến cơ tấn công mạnh nhất áp sát TQ Cập nhật lúc 10:02, 30/10/2013 (Vũ khí) - Căn cứ không quân đóng quân tại khu vực Trans-Baikal, quân khu Viễn Đông Nga sẽ được trang bị những chiến đấu cơ đa năng tiên tiến Su-30SM vào cuối năm nay, phát ngôn viên, Trung tá Alexander Gordeev cho biết hôm 29/10. Phi cơ Nga đối đầu "Thiên lôi" II: Su-30SM Hải quân Nga ồ ạt trang bị chiến đấu cơ mới Su-30SM Siêu tiêm kích Su-30SM sẽ trình diễn quốc tế "Tại căn cứ không quân, đóng quân tại khu vực Trans-Baikal, cuối năm nay sẽ được triển khai các máy bay chiến đấu hiện đại thuộc thế hệ 4++ Su-30SM", ông Gordeev cho biết. Theo ông Gordeev, hiện nay, hầu hết các phi công ở căn cứ không quân trên đã được đào tạo lại về việc vận hành máy bay mới tại các trung tâm chuyên ngành của lực lượng không quân. "Trong tương lai gần họ sẽ phải mất một máy bay tại nhà máy và thực hiện chuyến bay đến địa điểm thường trú của họ" - ông Gordeev nói. Chiến đấu cơ Su-30SM Hồi tháng 6/2013, Không quân Nga đã từng tiết lộ, họ sẽ điều hơn 20 máy bay chiến đấu mới, gồm Su-30SM và Su-35S tới căn cứ không quân (không rõ) ở vùng Viễn Đông trong năm nay. Đây cũng sẽ là lần đầu tiên loại chiến đấu cơ đa năng, siêu cơ động Su-35S sẽ được triển khai chiến đấu tới một căn cứ chiến đấu của không quân Nga. Su-30SM là loại máy bay chiến đấu đa năng 2 người ngồi với những gói cải tiến rất hiện đại. Ngoài nhiệm vụ ciến đấu, máy bay còn có thể đào tạo phi công. Su-30SM được trang bị 2 động cơ điều khiển luồng khí phụt đa chiều cùng 2 cánh vịt ở phía trước, tạo cho máy bay khả năng siêu cơ động ở tốc độ thấp - điều được cho là rất cần thiết trong các cuộc không chiến hiện đại. Trên thực tế, Su-30SM được phát triển từ dòng chiến đấu cơ hai người ngồi Su-30MKI cho Không quân Ấn Độ, máy bay được lắp đặt radar cải tiến, hệ thống truyền thông và hệ thống nhận dạng bạn-thù, ghế phóng mới cùng hàng loạt vũ khí tối tân. Nga không sợ Trung Quốc nhưng vẫn bày trận vũ khí Ngày 26/7, tờ Tân hoa xã của Trung Quốc cho biết, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nói rằng: Trung Quốc không phải là mối đe dọa đối với Nga và sự hợp tác song phương sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước. Ông Dmitry Medvedev nhấn mạnh: “Tại sao chúng ta phải sợ họ (Trung Quốc). Họ là láng giềng của chúng ta cơ mà”. Tuyên bố này được đưa ra ngay sau ngày 21/10, Thủ tướng Nga đã có chuyến thăm Trung Quốc. Tuy tuyên bố như vậy, nhưng hiện nay Nga vẫn lên kế hoạch triển khai vũ khi áp sát Trung Quốc. Giữa tháng 9/2013, quân đội của Nga đã có kế hoạch triển khai hệ thống phòng không S-400 sát biên giới với Trung Quốc. Hoàng Thu Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 10, 2013 Toàn cảnh hạ thủy cú đấm thép DDG-1000 trong đêm Thứ Tư, 30/10/2013, 15:27 [GMT+7] (ĐVO)-Theo đó, do nhiều nguyên nhân mà Mỹ đã phải lùi thời gian hạ thủy tàu khu trục lớp Zumwalt vào tối ngày 28/10 vừa qua... Tờ japanmil cho biết, lẽ ra buổi hạ thủy sẽ diễn ra trước đó một tuần khi những công đoạn cuối cùng đã được hoàn toàn, việc sơn màu trắng cho chiếc tàu DDG-1000 đầu tiên của người Mỹ đã được hoàn thành vào khoảng đầu tháng 10 và đây là điểm tân trang cuối cùng trước khi chính thức tiến hành hạ thủy con tàu khu trục tàng hình hiện đại của Mỹ.Nhưng do nhiều lý do mà thời gian hạ thủy đã được lùi lại, tờ CNJ của Trung Quốc nhận định, việc chính phủ Mỹ bị buộc phải đóng cửa thời gian là nguyên nhân chính, đồng thời yếu tố duy tâm khiến các nhà lãnh đạo thuộc lực lượng hải quân Mỹ quyết định hạ thủy con tàu trong đêm thay vì ban ngày để bảo đảm con tàu này luôn tàng hình trước mọi con mắt của kẻ thù như bóng đêm. Ảnh cận chiếc tàu DDG-1000 đầu tiên của người Mỹ được hạ thủy trong đêm tại xưởng đóng tàu Bath Iron Works. Tàu khu trục hiện đại DDG-1000 của Mỹ được bố trị vào ụ nổi để tiến hành việc tháo nước hạ thủy con tàu. Trước đó vào ngày 10/10 con tàu này đã được kiểm tra thông số lần cuối cùng và bảo đảm công tác an toàn nhằm chuẩn bị cho việc hạ thủy vào cuối tháng 10 Việc Mỹ lùi ngày hạ thủy cũng như tiến hành hạ thủy DDG-1000 một cách âm thầm cũng như vào thời điểm buổi tối khiến báo chí Trung Quốc có nhiều hoài nghi. Tờ chinamil nhận định, nhiều khả năng Mỹ chỉ hạ thủy lấy ngày đối với con tàu khu trục này và còn nhiều điểm chưa hoàn thiện nên không tổ chức lễ hạ thủy hoành tráng vào ban ngày. Đồng quan điểm trên tờ CNJ của Trung Quốc cho biết, có vẻ phần đuôi tàu DDG-1000 chưa được hoàn thiện và còn nhiều bộ phận chưa được ráp nối vì thế những bức ảnh chụp không tập trung vào phần này. Trước những thắc mắc của báo chí quốc tế, Washington vẫn rất kín tiếng đối với việc hạ thủy DDG-1000, do đó việc hạ thủy con tàu khu trục hiện đại này lại càng gây thêm dư luận trong cộng đồng quốc tế. Toàn cảnh lễ hạ thủy tàu khu trục tàng hình hiện đại và được trông đợi của người Mỹ diễn ra vào tối ngày 28/10 vừa qua. Hải quân Mỹ cho biết, chiếc tàu mới hạ thủy được lấy tên USS Elmo Zumwalt với thiết kế thân tàu lạ mắt kiến trúc thượng tầng cũng như vậy với hệ thống cảm biến giấu vào bên trong nhằm tăng khả năng tàng hình. Ngoài ra, con tàu này còn được trang bị sức mạnh cơ bắp hết sức hùng hậu và đây được kỳ vọng sẽ trở thành “cú đấm sắt“ của hải quân Mỹ trong tương lai. Dự kiến chiếc tàu này sau khi hạ thủy sẽ được thử nghiệm đến hết năm nay. ========================== Nhưng do nhiều lý do mà thời gian hạ thủy đã được lùi lại, tờ CNJ của Trung Quốc nhận định, việc chính phủ Mỹ bị buộc phải đóng cửa thời gian là nguyên nhân chính, đồng thời yếu tố duy tâm khiến các nhà lãnh đạo thuộc lực lượng hải quân Mỹ quyết định hạ thủy con tàu trong đêm thay vì ban ngày để bảo đảm con tàu này luôn tàng hình trước mọi con mắt của kẻ thù như bóng đêm. Lại có cả yếu tố "duy tâm" ở đây nữa. Híc! Các nhà khoa học Mỹ vẫn có thể tin rằng: Chính Chúa đã tạo ra vũ trụ và cuộc sống trên trái Đất này. Cụ thể: Nhà khoa học hàng đầu phụ trách chương trình giải mã toàn bộ bộ gen người của Hoa Kỳ - ông Francis S.Colilins, cũng xác định trong tác phẩm nổi tiếng của ông "Ngôn ngữ của Chúa" - đại ý rằng: Chính Thượng Đế đã tạo ra bộ gen người. Ngay bìa sách đã viết "Những bằng chứng khoa học về đức tin". Nhưng Thượng Đế bản chất duy ý chí và không phải là đối tượng nghiên cứu của khoa học. Qua đó thấy rằng: Quan điểm của các nhà khoa học không phải là yếu tố quyết định sự sáng tạo, khi thực tế nền khoa học kỹ thuật Hoa Kỳ cực kỳ phát triển. Sự nhận xét của tờ CNJ của Trung quốc cho thấy một tầm nhìn hạn chế và rất tiểu tiết. Bởi vậy, việc họ chỉ đi hack những thông tin khoa học kỹ thuật và về bắt chước là một hiện tượng phổ biến.Sắp tới đây - theo lời hứa của họ là một tháng nữa - họ sẽ "cải cách". Chờ xem họ cải kiểu gì! Nếu cải cách mà dễ ợt vậy thì một tháng nữa cải cũng hơi sớm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 10, 2013 Hoàn Cầu: Trung Quốc còn gì để nói, chuẩn bị cho khả năng chiến tranh Hồng Thủy Thứ tư 30/10/2013 14:39 (GDVN) - "Trung Quốc và Nhật Bản chẳng còn gì để đàm phán nữa, có chăng chỉ là công kích và cảnh cáo lẫn nhau. Hiện tại hai bên đều đang củng cố lập trường cứng rắn của mình, một bên đang thăm dò thận trọng giới hạn chịu đựng của đối phương, một bên đang chuẩn bị cho khả năng xấu nhất, xung đột quân sự", Hoàn Cầu nhấn mạnh. Tàu ngầm Trung Quốc. Thời báo Hoàn Cầu ngày 30/10 có bài xã luận sặc mùi hiếu chiến nhận xét, Trung Quốc "chẳng còn gì để nói, cần chuẩn bị cho khả năng nổ ra xung đột" khi đề cập tới căng thẳng với Nhật Bản xung quanh vấn đề chủ quyền nhóm đảo Senkaku trên biển Hoa Đông. Hoàn Cầu cho rằng việc Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản ngày 29/10 phát biểu trước báo giới, hành động Trung Quốc xâm nhập vùng biển xung quanh nhóm đảo Senkaku đã đẩy khu vực vào trạng thái chông chênh giữa hòa bình và chiến tranh được xem như đã đẩy căng thẳng Trung - Nhật leo thang lên một nấc mới. "Trung Quốc và Nhật Bản chẳng còn gì để đàm phán nữa, có chăng chỉ là công kích và cảnh cáo lẫn nhau. Hiện tại hai bên đều đang củng cố lập trường cứng rắn của mình, một bên đang thăm dò thận trọng giới hạn chịu đựng của đối phương, một bên đang chuẩn bị cho khả năng xấu nhất, xung đột quân sự", Hoàn Cầu nhấn mạnh. Mỹ được tờ báo này xem như "kẻ đứng sau giật dây" Nhật Bản "khiêu khích" Trung Quốc, tuy nhiên theo Hoàn Cầu Tokyo hiện không hề nắm chắc việc Mỹ sẽ chi viện cho mình như thế nào một khi nổ ra xung đột. Mặt khác Washington không muốn đánh mất vai trò cân bằng ở Đông Á, cho dù nổ ra xung đột quân sự giữa Trung Quốc với Nhật Bản thì việc lựa chọn phương thức can thiệp nào đối với Mỹ cũng là một lựa chọn khó. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera. Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, chỉ cần Mỹ không công khai ủng hộ Nhật Bản giao chiến với Trung Quốc thì Bắc Kinh cần bỏ qua thái độ của Washington để tập trung vào việc "chế áp khiêu khích của Tokyo". Tờ báo này cho rằng, mặc dù Nhật Bản khá mạnh miệng, nhưng thực tế lại sợ hãi trong lòng?! Nếu không các quan chức cao cấp Nhật Bản không việc gì ngày nào cũng phải "khiêu khích" Trung Quốc như vậy. Lâu nay giới chức cấp cao Trung Quốc tránh ra mặt với phía Nhật Bản, mọi vấn đề giao thiệp trực tiếp hầu như chỉ thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng, ngược lại với cách tiếp cận vấn đề của Nhật Bản khi Thủ tướng Shinzo Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera phải xuất đầu lộ diện. Hoàn Cầu cho rằng khống chế thực tế của Nhật Bản đối với nhóm đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư đã bị Trung Quốc phá vỡ với thế liên tục tấn công khiến Tokyo biểu hiện ngày càng thụ động, bối rối. Và cái gọi là "công nhận hiện trạng tranh chấp Senkaku" mà Bắc Kinh đưa ra với Tokyo được Hoàn Cầu lý giải rằng chỉ vì hiện nay chưa phải thời cơ để Trung Quốc "đoạt về" nhóm đảo này, để tránh va chạm nên mới có đề xuất ấy. Tuy nhiên Nhật Bản khẳng định Senkaku là bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của họ và chẳng có tranh chấp nào ở đó. Cảnh Nhạn Sinh, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cùng Hoa Xuân Oánh, đồng nghiệp bên Bộ Ngoại giao được chỉ định ra mặt phản ứng với Nhật Bản. Động thái phản ứng của Cảnh Nhạn Sinh, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc rằng sẽ lập tức phản kích nếu UAV của Bắc Kinh bị Nhật Bản bắn rơi theo Hoàn Cầu là một bước "làm giá" để nâng cao yêu cầu thỏa hiệp của phía Trung Quốc. Nhật Bản không thừa nhận tranh chấp ở Senkaku thì Trung Quốc cứ cho tàu tuần tra xâm nhập thường xuyên, liên tục, vào hẳn phạm vi 12 hải lý theo Hoàn Cầu thì Tokyo cũng chỉ còn nước mắt nhắm mắt mở trông coi. Thời báo Hoàn Cầu nói, nếu cứ tiếp tục thế này Trung - Nhật sẽ thành kẻ thù chiến lược, nhưng Trung Quốc và Mỹ thì không thể vì chuyện Senkaku mà trở thành kẻ thù chiến lược của nhau bởi 2 nước có quá nhiều lĩnh vực hợp tác trên toàn cầu. Tờ báo khích bác Nhật Bản "chỉ là con tốt" trong thế cờ của Mỹ chứ không có chuyện biến Mỹ thành con cờ trong tay mình. Tuy nhiên, kết luận bài báo sặc mùi hiếu chiến, Hoàn Cầu cho rằng Bắc Kinh không nên quá đề cao mục tiêu "dạy cho Nhật Bản một bài học" bởi như thế Trung Quốc sẽ tự đẩy mình vào thế bí. Theo Thời báo Hoàn Cầu, các quan chức cấp cao Nhật Bản muốn nói cứ để họ nói, còn Trung Quốc tiếp tục siết chặt vòng vây áp lực đối với Nhật Bản, thể hiện sức mạnh và bộ mặt nước lớn đồng thời kiềm chế và tỉnh táo thì sẽ "phá tan ý đồ của Nhật Bản". ====================== Thôi mà quí zdị! Mọi vấn đề đều có thể giải quyết bằng con đường ngoáy dao - Í lộn! - "ngoại giao". Hì! Thôi. Nói ít. Mọi chuyện cứ để diễn biến theo tự nhiên của nó. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 10, 2013 Trung Quốc đổi sách lược trên Biển Đông? Baodatviet.vn Cập nhật lúc 05:53, 31/10/2013 (Quan hệ quốc tế) - Nguyên tắc chiến lược về tranh chấp trên Biển Đông của Trung Quốc là không thay đổi: Đó là, Trung Quốc chỉ tiến hành đàm phán song phương và kiên quyết phản đối quốc tế hóa Biển Đông. Tuy nhiên, từ giữa năm 2013 lại đây, giới quan sát đã nhận thấy ứng xử của Trung Quốc đối với các nước trong khối ASEAN thông qua các chuyến viếng thăm của Thủ tướng Trung Quốc hết sức là nhã nhặn giống như thời gian từ năm 2005 về trước. Những hứa hẹn như đàm phán về COC do ASEAN đề xuất, giao kết đối tác…đã làm cho ASEAN có vẻ như an tâm, bớt đi sự lo ngại phần nào. Điều gì đã khiến cho sách lược của Trung Quốc phải thay đổi? Sách lược “chia để trị” của Trung Quốc Sách lược “chia để trị”, trong quân sự, được coi như là chiến thuật chia cắt, cô lập, bao vây tiêu diệt quân địch, rất lợi hại mà có điều kiện thì nhà quân sự nào cũng luôn nghĩ đến và nếu như khi một lực lượng lớn của địch bị chia cắt, cô lập, bao vây từng bộ phận thì thắng lợi chỉ là vấn đề thời gian. Trong cuộc chiến địa chính trị, chia rẽ, gây mất đoàn kết giữa các quốc gia trong khu vực để dễ bề lôi kéo quốc gia nào đó theo mình hoặc ít nhất không để họ theo quốc gia khác chống lại mình là không hiếm và được gọi là “đục nước thả câu”. Mức độ nghiêm trọng hơn khi ở trong một khu vực chỉ tồn tại những quốc gia nhỏ yếu như tổ chức ASEAN chẳng hạn thì nước lớn sẽ thực hiện sách lược mang tính cường quyền, áp đặt hơn, đó là “chia để trị”. Thực chất, “chia để trị” là một biện pháp cô lập các nước trong khối ASEAN, cô lập ASEAN với bên ngoài, lợi dụng ưu thế sức mạnh quân sự, kinh tế của mình gây sức ép, mua chuộc, khống chế, đe dọa để buộc đối tác phải thần phục, lệ thuộc…Đó là cách để “bẻ gãy một bó đũa bằng từng chiếc đũa một” mà Trung Quốc đã từng tiến hành trong các hoạt động tranh chấp với các quốc gia trên Biển Đông thời gian vừa qua. Tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc với 5 quốc gia trong khối ASEAN diễn ra căng thẳng bắt đầu từ năm 2010 khi tham vọng chiếm trọng Biển Đông của Trung Quốc đã thành hành động, trong đó nóng nhất là giữa Trung Quốc với Việt Nam và Trung Quốc với Philippines. Là tranh chấp nhưng Trung Quốc luôn giữ quan điểm chỉ đàm phán song phương và kiên quyết không quốc tế hóa Biển Đông. Nghĩa là tranh chấp với nước nào thì nước đó đàm phán riêng với Trung Quốc dù cho khu vực tranh chấp đó liên quan đến nhiều nước và liên quan đến an ninh hàng hải của quốc tế. Đương nhiên, quan điểm này không phù hợp với quan điểm của ASEAN là những vấn đề tranh chấp nào chung thì phải đàm phán đa phương. Những tuyên bố hung hăng đe dọa sử dụng vũ lực; những hành động cậy mạnh bất chấp, ngang ngược; những hành động phô trương sức mạnh, tăng cường sức mạnh vượt ra ngoài phòng thủ…đã có tác dụng. ASEAN tuy là những quốc gia nhỏ nhưng đều có vị trí địa chính trị rất quan trọng không những với Trung Quốc mà còn với Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Nga Tác dụng ngược của sách lược “chia để trị” Thực ra, cơ cấu tổ chức, thành phần như của ASEAN, sự liên kết, ràng buộc nhau trong khối ASEAN không như EU… thì với khả năng kinh tế, quân sự của mình, Trung Quốc gây chia rẽ, phá sự đoàn kết trong khối ASEAN, mua chuộc một quốc gia nào đó trong khối, phá vỡ nguyên tắc đồng thuận là không mấy khó khăn. Nghĩa là “chia” ASEAN thì nằm trong tầm tay của Trung Quốc. Vấn đề là “chia” để “trị” (đương nhiên là vậy) nhưng có “trị” được không mới là điều quyết định thành bại của chiến lược. Chia rẽ ASEAN, cùng với đó, là sự hung hăng, động thái quyết đoán đầy cơ bắp của Trung Quốc trên Biển Đông khiến ASEAN toán loạn, lo ngại và tìm cách đối phó. Trong bối cảnh Mỹ đã quay trở lại Châu Á-TBD đang ráo riết tiến hành một cuộc chiến địa chính trị với Trung Quốc mà tâm điểm là ASEAN…thì có thể nói rằng, Trung Quốc đã quá nóng vội, chủ quan, nên đã mắc phải một sai lầm lớn trong sách lược “chia để trị”, đó là “chia” thì được, nhưng không cô lập, bao vây được nên không bao giờ “trị” được, thậm chí lại bị cô lập, bao vây. Tại sao ư? ASEAN là một khối “thống nhất trong đa dạng”, nếu khi không thống nhất, bị chia rẻ, thì lập tức mang tính “đa dạng”. Đa dạng trong đối nội, trong đối ngoại về kinh tế cũng như quốc phòng…rất khó lường là tất yếu. Việt Nam, Indonesia, Malaysia tăng cường tiềm lực quốc phòng, Philippines củng cố liên minh quân sự với Mỹ và đe khi cần thiết mời Mỹ trở lại căn cứ Subic, còn Singapore đã cho phép hạm đội Mỹ luân phiên thường trực tại cảng nước mình… Trung Quốc không đủ khả năng để cô lập Philippines, ngăn chặn Hàn Quốc bán máy bay cho Philippines, không đủ khả năng ngăn chặn Nga xuất vũ khí sang các nước ASEAN, ngăn chặn Nhật Bản hợp tác an ninh biển với ASEAN… Về kinh tế Trung Quốc cũng không thể ngăn cản được TTP mà Mỹ đang triển khai ở Châu Á-TBD mà Việt Nam, Malaysia, Singapore, Brunei tham gia… Tất cả đơn giản là vì Mỹ, Nga, Hàn quốc và Nhật Bản không giống Campuchia. Tháng 7/2012, dưới thời Campuchia làm chủ tịch, ASEAN sau 45 năm tồn tại không ra được một tuyên bố chung tại hội nghị cấp cao là biểu hiện cao nhất sự thành công của Trung Quốc khi “chia” ASEAN. Tuy nhiên, nếu như coi cuộc chiến địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ như một trận đấu bóng đá đỉnh cao thì hành động trên như là một cú tắc bóng mang tính bản năng, “vô thưởng vô phạt” khiến cho Trung Quốc bị dính thẻ đỏ, tạo lợi thế cho Mỹ. Lợi thế của Trung Quốc với ASEAN trước đây so với Mỹ là rất lớn, bởi do Mỹ bỏ quên ASEAN khi vướng bận vào Trung Đông, Apganistan…trong khi Trung Quốc đang trong thời kỳ “giấu mình chờ thời”, tập trung phát triển kinh tế trong hòa bình nên đã ít nhiều tạo ra được lòng tin nhất định. Nhưng khi không cần “giấu mình chờ thời” nữa, với bản chất cậy mạnh, bá quyền nước lớn thì Trung Quốc “đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền” với ASEAN…Đó là những cách nhanh nhất để Trung Quốc đã đánh mất lợi thế lớn. Tương lai của Châu Á-TBD sẽ được tạo dựng bởi sự tương tác của tất cả các quốc gia trong khu vực và cả thế giới, nhất là 2 nước lớn Trung Quốc và Mỹ, trong đó chắc chắn không thể thiếu vai trò của ASEAN. Quốc gia nào muốn nắm tương lai Châu Á-TBD thì phải nắm ASEAN. Cậy mạnh về kinh tế, quân sự để lũng đoạn, phá vỡ ASEAN, một tổ chức “thống nhất trong đa dạng” là một sai lầm có tính quyết định sự thất bại của chiến lược. Trước sự trở lại của Mỹ tại Châu Á-TBD, đặc biệt nổi lên một nhân tố đáng gờm Nhật Bản, ĐNA trở thành tâm điểm của cuộc chiến địa chính trị một bên là Trung Quốc bên kia là Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ…thì cách hành xử như trước đây của Trung Quốc cũng có nghĩa là cách đánh mất ASEAN. Thiếu tôn trọng ASEAN là sai lầm mang tầm chiến lược. Việc Trung Quốc chấp nhận đàm phán với ASEAN về COC dù là hứa hẹn cũng là một dấu hiệu tôn trọng cần thiết với ASEAN, việc Thủ tướng, Chủ tịch Trung Quốc đi thăm một số nước trong ASEAN nâng cấp đối tác chiến lược…là lấy lại lòng tin với nhau. Có đúng không nếu như cho rằng Trung Quốc đang sửa sai? Lê Ngọc Thống ============= Cũng để yên xem sao!? Hơi bị khó. Nếu như ngay khi ngài Tập lên chính thức cầm quyền sửa ngay thì mọi chuyện sẽ khác. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 10, 2013 Hợp tác quân sự Trung Quốc - Malaysia nóng lên nhanh chóng Hồng Thủy Thứ năm 31/10/2013 07:25 (GDVN) - Chuyến thăm này nhằm mục đích tạo ra mối "liên hệ trực tiếp" với hạm đội Nam Hải của Trung Quốc ở Biển Đông trong bối cảnh tuyến hàng hải huyết mạch này đang trở thành điểm nóng quân sự tiềm ẩn những năm gần đây bởi Bắc Kinh đã áp đặt chủ quyền bất hợp pháp của mình với hầu như toàn bộ Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đón người đồng nhiệm Malaysia sang thăm. Kyodo News ngày 30/10 đưa tin, Trung Quốc và Malaysia sẽ tổ chức cuộc tập trận chung đầu tiên của mình trong năm tới, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết hôm qua 30/10 bất chấp căng thẳng đang leo thang trên Biển Đông. Thông báo của Hishammuddin Hussein được đưa ra khi ông đang ở Bắc Kinh gặp gỡ các nhà lãnh đạo quân đội Trung Quốc sau chuyến công du Kuala Lumpur hồi đầu tháng này của Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc. "Malaysia và Trung Quốc dự kiến sẽ khởi động cuộc tập trận chung đầu tiên vào năm 2014 kể từ khi Bản ghi nhớ về Hợp tác quốc phòng được ký kết năm 2005", Hishammuddin cho biết trong một tuyên bố gửi cho hãng tin AFP. Tuyên bố này không cung cấp chi tiết của cuộc tập trận chung như kế hoạch, vị trí, quy mô hay các lực lượng sẽ tham gia. Hishammuddin đã hội đàm với Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và mời Thường Vạn Toàn tới thăm căn cứ hải quân Malaysia trên đảo Borneo ở Biển Đông. Chuyến thăm này nhằm mục đích tạo ra mối "liên hệ trực tiếp" với hạm đội Nam Hải của Trung Quốc ở Biển Đông trong bối cảnh tuyến hàng hải huyết mạch này đang trở thành điểm nóng quân sự tiềm ẩn những năm gần đây bởi Bắc Kinh đã áp đặt chủ quyền bất hợp pháp của mình với hầu như toàn bộ Biển Đông. Hiện chưa rõ các quốc gia thành viên ASEAN còn lại sẽ phản ứng và đón nhân như thế nào trước sự nóng lên của quan hệ hợp tác quân sự Trung Quốc - Malaysia. ================= Không phải cách giải quyết để "Canh bạc cuối cùng" kết thúc theo chiều hướng hòa bình. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 10, 2013 Syria đã phá hủy các cơ sở sản xuất vũ khí hóa học 31/10/2013 16:24 (GMT + 7) TTO - Báo cáo của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) cho thấy chính quyền Syria đã phá hủy tất cả các nhà máy sản xuất và pha chế vũ khí hóa học theo đúng thời hạn mà Liên Hiệp Quốc (LHQ) và OPCW đưa ra. Xe chở các thanh sát viên OPCW di chuyển ở Damascus - Ảnh: Reuters Theo Hãng tin Reuters, trong báo cáo OPCW cho biết các thanh sát viên của tổ chức này đã đến kiểm tra 21 trên tổng số 23 cơ sở sản xuất vũ khí hóa học trên lãnh thổ Syria. Hai cơ sở còn lại nằm trong vùng chiến sự nguy hiểm, do đó các thanh sát viên OPCW không thể tới để thanh tra. Dù vậy OPCW cho biết trước đó chính quyền Syria đã chuyển các thiết bị từ hai cơ sở này đến các cơ sở khác đã được kiểm tra. “OPCW đã kiểm tra và chứng kiến việc phá hủy các thiết bị sản xuất và pha chế vũ khí hóa học ở toàn bộ các cơ sở này” - báo cáo của OPCW khẳng định. Giới quan sát nhận định đây là một thành công đáng khích lệ của OPCW. Tuy nhiên nhiệm vụ của OPCW tại Syria vẫn còn đầy thử thách. Đó là phá hủy các loại vũ khí hóa học đã được sản xuất. NGUYỆT PHƯƠNG ============== Trung Đông sẽ phải ổn định, chậm lắm là đầu năm tới - Đó là lời của Lão gàn phát biểu trong topic này. Nhưng thực chất, trong Lời Tiền tri 2013, tôi đã xác định sự kết thúc không hoàn hảo của khủng khoảng Syria và một cuộc biết điều của hai bên trong vụ khủng khoảng hạt nhân của Iran. Do đó, thực chất sự ổn định của Trung Đông chỉ còn lại sự ổn định ở Ai Cập. Thế giới sẽ hội nhập thôi. Nhưng vấn đề còn lại là "Canh bạc cuối cùng"ở Tây Thái Bình Dương sẽ kết thúc như thế nào. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 11, 2013 Bộ QP Trung Quốc: Bắc Kinh không sợ chiến tranh, Nhật nên lượng sức Hồng Thủy Thứ sáu 01/11/2013 09:09 (GDVN) - Ngày 31/10 Dương Vũ Quân cho rằng những phát biểu "chống lại Trung Quốc" của Thủ tướng Nhật Bản Shizno Abe là "thay đen đổi trắng, không biết tự lượng sức mình" và Trung Quốc xưa nay chưa từng sợ chiến tranh!? Dương Vũ Quân, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Thời báo Hoàn Cầu ngày 1/11 đưa tin, trong buổi họp báo ngày 31/10, Dương Vũ Quân, Thượng tá - người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cao giọng tuyên bố hải quân Trung Quốc đã tăng cường cảnh giới cao độ trong suốt quá trình cơ động và huấn luyện, đồng thời chủ động áp dụng các biện pháp chống quấy rối. Ông Quân nói Tokyo đang làm phức tạp tình hình an ninh khu vực, "Bắc Kinh không sợ chiến tranh và Nhật Bản hãy tự lượng sức mình". Dương Vũ Quân cho biết trong quá trình tập trận ngoài Tây Thái Bình Dương, chiến hạm Nhật Bản bám sát các tàu Trung Quốc trong 2 ngày liên tiếp. Phía Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản rời chiến hạm khỏi khu vực này và ngừng "phá bĩnh" hoạt động tập trận của Bắc Kinh. Cuộc tập trận "Cơ động số 5" hôm nay 1/11 bắt đầu bước vào giai đoạn diễn tập đối kháng thực binh thực đạn với sự tham gia của 3 hạm đội hải quân Trung Quốc ngoài Tây Thái Bình Dương. Đây là cuộc tập trận xa bờ nhất với quy mô lớn nhất của hải quân Trung Quốc từ trước đến nay bắt đầu từ ngày 18/10. Chiến hạm và máy bay quân sự Nhật Bản (xanh) bắt đầu theo dõi, bám sát các hoạt động của hải quân Trung Quốc tại Tây Thái Bình Dương từ 10h 41 phút sáng 25/10 giờ Bắc Kinh. Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc chỉ thị cho các lực lượng tham gia tập trận lần này phải bám sát thực chiến ở mức độ cao nhất, ra các tình huống sát thực tế và kiểm tra tính năng, hiệu quả tối đa các vũ khí mới của hải quân Trung Quốc. Chiến hạm và máy bay quân sự Nhật Bản đã áp sát khu vực tập trận của hải quân Trung Quốc ngoài Tây Thái Bình Dương từ 10 giờ 41 phút sáng 25/10 giờ Bắc Kinh và liên tục bám sát, theo dõi mọi động thái của các chiến hạm, máy bay Trung Quốc tại khu vực này. Dương Vũ Quân cho rằng những động thái của phía Nhật Bản đe dọa đến an toàn của chiến hạm, chiến đấu cơ Trung Quốc và rất có thể dẫn đến những phán đoán sai lầm, thậm chí nổ ra xung đột và xem đó là "hành vi gây hấn". Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cao giọng nhấn mạnh, Bắc Kinh yêu cầu Tokyo "vắt tay lên trán" suy nghĩ về những việc làm của mình, sửa chữa sai lầm bằng hành động và ngừng tất cả các hành vi phá bĩnh hoạt động của hải quân Trung Quốc, nếu không mọi hậu quả sẽ do Nhật Bản tự gánh chịu. Cũng trong ngày 31/10 Dương Vũ Quân cho rằng những phát biểu "chống lại Trung Quốc" của Thủ tướng Nhật Bản Shizno Abe là "thay đen đổi trắng, không biết tự lượng sức mình" và Trung Quốc xưa nay chưa từng sợ chiến tranh!? ==================== Nếu đánh nhau "tay bo" - tính luôn vũ khí hạt nhân - thì Trung Quốc có thể bóp mũi Nhật, lắc lắc và búng mũi đánh "Chóc!" một cái. Nếu bỏ vũ khí hạt nhân ra thì cũng chưa bít "mèo nào cắn mỉu nào". Nhưng vấn đề nó không đơn giản như vậy. Còn Chú Sam đang tỏ ý không lấy làm hài lòng, khi phải đưa 60% quân lực xuống Châu Á Thái Bình Dương. Cái này nói lâu rồi! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 11, 2013 "Không có Hạm đội 7 Mỹ, TQ sẽ đánh nốt các đảo ở Biển Đông, Hoa Đông" Hồng Thủy Thứ bảy 02/11/2013 08:09 (GDVN) - Nếu không có Hạm đội 7, khó có thể tránh khả năng Trung Quốc sẽ đánh chiếm các đảo còn lại trong Biển Đông và Hoa Đông bằng vũ lực, đánh bật lực lượng đồn trú của các quốc gia khác, Steven Mosher, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Dân số Mỹ cho biết. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ. Philstar ngày 2/11 dẫn lời Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Dana Rohrabacher khẳng định rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông là không rõ ràng và thế giới phải lên tiếng phản đối tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh nếu muốn duy trì tự do, hòa bình, ổn định trong khu vực. Trong một phiên điều trần về vấn đề yêu sách hàng hải phi lý của Trung Quốc và các mối đe dọa tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, Nghị sĩ Rohrabacher của đảng Cộng hòa đến từ bang California cho biết Bắc Kinh đã mở rộng chiến lược lâu dài có chủ ý khiêu khích, thách thức và cuối cùng là thống trị khu vực. Hoạt động chuyển trục chiến lược của Mỹ sang châu Á - Thái Bình Dương sẽ vô dụng nếu không làm rõ mối đe dọa trong phiên điều trần này, ông nói. Richard Fisher, thành viên cao cấp trung tâm Đánh giá và Chiến lược quốc tế (IASC) cho biết, kiểu sử dụng áp lực quân sự theo đuổi yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc đang làm tăng nguy cơ đụng độ quân sự, đặc biệt là với Nhật Bản và Philippines. Sự tăng cường sức mạnh quân sự của Bắc Kinh và mối đe dọa các đồng minh của Mỹ là nhằm thách thức khả năng của Washington để bảo vệ đồng minh của mình, cố tình hạ uy tín của Mỹ trong các cam kết liên minh với khu vực. Steven Mosher. Chỉ có sự hiện diện liên tục của Nhật Bản dựa trên Hạm đội 7 Hải quân Mỹ mới có thể ngăn chặn (tham vọng lãnh thổ, ý đồ của) Bắc Kinh. Nếu không có Hạm đội 7, khó có thể tránh khả năng Trung Quốc sẽ đánh chiếm các đảo còn lại trong Biển Đông và Hoa Đông bằng vũ lực, đánh bật lực lượng đồn trú của các quốc gia khác, Steven Mosher, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Dân số Mỹ cho biết. Và khi âm mưu chiếm quyền kiểm soát bất hợp pháp các vùng biển này thành hiện thực, Trung Quốc có thể ngang nhiên yêu cầu các tàu quốc tế đi qua Biển Đông, Hoa Đông phải "xin phép" Trung Quốc và bị Bắc Kinh kiểm tra bất cứ lúc nào. ======================= Cái này Lão Gàn phát biểu nâu nắm rùi! Không những vậy còn cả tương nai của nó nữa chứ! Mình hạm đội Bảy cũng chưa phải là 60% Hải - không quân Hoa Kỳ. Cũng vì thế nên mới có chỗ "chém gió, đập ruồi". Nếu không thì bi vờ Lão Gàn cũng đang "Hấn hảo! Hấn hảo" . "Cung hỉ! Cung hỉ". Hề! hề! Cái nị xín xái ! Xín xái à! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 11, 2013 Nhật Bản tổ chức tập trận quy mô lớn đáp trả khẩu chiến của Trung Quốc Việt Dũng Thứ bảy 02/11/2013 14:50 (GDVN) - Đây là cuộc diễn tập nhằm phòng thủ các hòn đảo nhỏ phía tây nam, có nhiều điểm sáng đáng chú ý, như triển khai tên lửa chống hạm phong tỏa Hải quân TQ. Nhật Bản tiến hành diễn tập "đoạt đảo" quy mô lớn từ ngày 1 đến ngày 18 tháng 11 năm 2013 Nhật Bản tổ chức diễn tập đoạt đảo Trang mạng "Tin tức Trung Quốc" ngày 1 tháng 11có bài viết tuyên truyền cho rằng, gần đây, Nhật Bản một mặt ra sức "thổi phồng" mối đe dọa từ bên ngoài, mặt khác tăng cường triển khai quân sự nhằm vào vùng biển đảo Senkaku, lời nói và hành động "khiêu khích" không ngừng leo thang. Từ ngày 1 - 18 tháng 11 năm 2013, Nhật Bản lại tổ chức một cuộc diễn tập "đoạt đảo" lục, hải, không quân quy mô lớn với khoảng 34.000 quân, trong đó có đơn vị WAIR tinh nhuệ phụ trách phòng vệ đảo nhỏ với 100 quân. Hành động này của Nhật Bản có ý đồ "kiềm chế, khiêu khích Trung Quốc". Về lực lượng diễn tập, một số tờ báo khác của Trung Quốc cho biết, tham gia cuộc diễn tập có 34.000 quân, 6 tàu chiến, 380 máy bay chiến đấu trong đó có máy bay chiến đấu F-2, khu vực diễn tập trung tâm là đảo Kyushu và Okinawa. Ngoài ra, Nhật Bản lần đầu tiên triển khai tên lửa chống hạm Project 88 ở Okinawa và Miyako. Nhật Bản cũng tiến hành huấn luyện máy bay do thám không người lái ở đảo Kume, cách đảo Okinawa hơn 100 km; tiến hành diễn tập thiết bị thông tin ở đảo Ishigaki, cách đảo Okinawa hơn 400 km. Cuộc diễn tập này nhằm tăng cường năng lực phòng thủ tổng thể các hòn đảo tây nam Nhật Bản. Theo bài báo, nội dung diễn tập là: Lực lượng Phòng vệ sẽ đưa lực lượng tác chiến từ trên biển vào đảo bị địch chiếm đóng, tiến hành đổ bộ tác chiến, đồng thời lần đầu tiên triển khai diễn tập phòng thủ đảo trong tình hình "bị tấn công". Mặc dù Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh, cuộc diễn tập không nhằm vào quốc gia cụ thể nào, nhưng thực chất, cuộc diễn tập này là nhằm vào đảo Senkaku. Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản diễn tập bắn đạn thật ở Gotemba ngày 20 tháng 8 năm 2013 (ảnh minh họa) Được biết, hoạt động huấn luyện tác chiến đổ bộ lần này lấy đảo Okidaito - thao trường ném bom của quân Mỹ, cách đảo Okinawa 400 km về phía đông nam - làm mục tiêu, tiến hành bắn pháo và máy bay ném bom, thực hiện một loạt quy trình trước khi Lực lượng Phòng vệ Mặt đất đổ bộ. Quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, đảo Okidaito cách nhóm đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát tương đối xa. Ông nhấn mạnh, tàu khu trục và máy bay chiến đấu F-2 sẽ tiến hành diễn tập bắn đạn thật. Những năm gần đây, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản độc lập tiến hành diễn tập quân sự đoạt đảo hoặc tiến hành diễn tập quân sự đoạt đảo với quân Mỹ đóng tại Nhật Bản tương đối dồn dập. So với đảo Senkaku, môi trường thực tế của đảo Okidaito phức tạp hơn, rủi ro cho tàu chiến đổ bộ cao, nên diễn tập lần này là thử thách sức chiến đấu đổ bộ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Ngoài ra, điều đáng chú ý là, cuộc diễn tập lần này là hoạt động diễn tập quy mô lớn nhất của Lực lượng Phòng vệ kể từ năm 2009 đến nay - năm 2009, Nhật Bản tiến hành "diễn tập phòng thủ đảo Kyushu và ngăn chặn đặc công địch xâm nhập". Cuộc diễn tập lần này tập trung vào kiểm tra năng lực phản ứng nhanh và đoạt quyền kiểm soát trên không, trên biển cục bộ của ba "quân chủng" Lực lượng Phòng vệ, có tính chất chiến đấu thực tế rất mạnh. Ngoài ra, cuộc diễn tập quân sự lần này cũng lần đầu tiên tiến hành diễn tập tên lửa chống hạm trên vùng biển giữa đảo Okinawa và đảo Miyako. Ngày 10 tháng 1 năm 2013, Lữ đoàn nhảy dù 1 của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản tiến hành diễn tập ở thao trường Narashino, tỉnh Chiba, Nhật Bản (ảnh minh họa). Phạm vi diễn tập lần này của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ bao trùm toàn bộ các hòn đảo nhỏ tây nam của Nhật Bản, nội dung gồm có tác chiến đổ bộ, huấn luyện vận tải, là cuộc diễn tập đoạt đảo “tiêu chuẩn”. Chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long cho rằng, đối tượng nhằm vào của cuộc diễn tập lần này của Nhật Bản chính là đảo Senkaku. Nhìn vào bổi cảnh diễn tập, đây là cuộc diễn tập liên hợp 3 "quân chủng" (Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, Lực lượng Phòng vệ Biển, Lực lượng Phòng vệ Trên không), Nhật Bản tổ chức diễn tập quân sự ở hướng tây nam với quy mô lớn như vậy là lần đầu tiên. Toàn bộ hoạt động diễn tập có các khâu cơ bản là đoạt lấy quyền kiểm soát biển, quyền kiểm soát trên không, yểm trợ cho Lực lượng Phòng vệ Mặt đất đổ bộ lên đảo, bảo vệ đảo. Trong tương lai một khi xảy ra sự cố bất trắc, hoạt động tác chiến của Nhật Bản trên hướng đảo Senkaku sẽ hoàn toàn tương đương với hoạt động diễn tập lần này. Ngoài ra, trong cuộc diễn tập, Nhật Bản tiến hành triển khai tên lửa chống hạm Project 88 ở Okinawa và Miyako mới là hành động "giương đông kích tây", là một tiêu điểm quan tâm lớn. Theo chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long, tên lửa chống hạm Project 88 là một loại tên lửa chống hạm phóng cơ động, tầm phóng đạt 150 km, nếu triển khai ở đảo Miyako và Okinawa thì eo biển Miyako khoảng 303 km sẽ nằm trong phạm vi phong tỏa của Nhật Bản. Bất cứ hải quân nước nào đi qua eo biển Miyako sẽ đối mặt với rủi ro rất lớn. Tên lửa chống hạm Project 88 (SSM-1) của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản. Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc nhiều lần tiến hành diễn tập ở biển xa, phải đi qua tuyến đường biển này. Điều này có nghĩa là, đã phong tỏa, kiểm soát cửa ra vào trên biển của Trung Quốc ở toàn bộ Tây Thái Bình Dương. Theo bình luận viên quân sự Trung Quốc Tống Trung Bình, cuộc diễn tập lần này của Nhật Bản không chỉ có quy mô lớn, mà còn tận dụng cơ hội để triển khai tên lửa chống hạm Project 88, điều này có ý nghĩa tượng trưng, thể hiện tham vọng của Nhật Bản. Theo chuyên gia này, đảo Senkaku là khởi đầu cho tham vọng của Nhật Bản, Nhật Bản có thể tận dụng cơ hội để sửa đổi Hiến pháp, ngăn chặn Trung Quốc. Ba mục tiêu lớn của Nhật Bản chính là: củng cố lợi ích đã có, ngăn chặn Trung Quốc trỗi dậy, mưu cầu "bá quyền" châu Á-Thái Bình Dương. Nhật Bản muốn trở thành một quốc gia bình thường, đó chính là một cường quốc quân sự, họ muốn mưu cầu "bá quyền khu vực", muốn làm lãnh đạo khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tống Trung Bình cho rằng, Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp đáp trả, đã 7 lần điều lực lượng quân sự ra Tây Thái Bình Dương, đã tiến hành cảnh cáo tàu chiến, máy bay quân sự của Nhật Bản. Trong chuẩn bị đấu tranh quân sự, Quân đội Trung Quốc vừa dựa vào lực lượng trên biển, vừa dựa vào lực lượng trên không, xây dựng hệ thống tác chiến nhất thể hóa trên không-trên biển. Lực lượng Pháo binh 2 có thể đối phó với tên lửa chống hạm Project 88 Nhật Bản. Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản diễn tập đoạt đảo (ảnh minh họa) Đối với cuộc diễn tập "đoạt đảo" lần này của Nhật Bản, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã phát biểu cho rằng: "Hy vọng bên liên quan làm nhiều việc có lợi cho tăng cường lòng tin chính trị, an ninh giữa các nước trong khu vực, bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực". Có chuyên gia cho rằng, trước cuộc diễn tập lần này, khẩu chiến giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã đột ngột leo thang, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đã coi Trung Quốc là mối đe dọa của hòa bình khu vực. Theo bài báo, gần đây, Nhật Bản tích cực nhấn mạnh đến mối đe dọa từ Trung Quốc, lời nói và hành động "khiêu khích" liên tục leo thang. Ngày 27 tháng 10, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản tổ chức lễ duyệt binh quy mô lớn 4.000 quân, tổng cộng có 240 xe chiến đấu, 50 máy bay chiến đấu tham gia. Trong đó, đơn vị WAIR phụ trách phòng thủ đảo nhỏ cũng lần đầu tiên tham gia lễ duyệt binh. Đồng thời, xe tấn công đổ bộ do Mỹ chế tạo cũng lần đầu tiên xuất hiện tại lễ duyệt binh này. Đối với hoạt động trên biển ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở khu vực đảo Senkaku, tại Lễ duyệt binh, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh "sẽ khẳng định ý chí quốc gia không cho phép làm thay đổi hiện trạng của Nhật Bản, đối với vấn đề này, phải tiến hành các hoạt động cảnh giới, theo dõi và thu thập tin tức tình báo". Máy bay chiến đấu F-2A của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản Ông Shinzo Abe còn tuyên bố, để ứng phó với môi trường an ninh ngày càng nghiêm trọng, phải thành lập Hội đồng an ninh quốc gia và sửa đổi luật pháp để thúc đẩy thực hiện quyền tự vệ tập thể. Trước đó, Nhật Bản còn nhiều lần tuyên bố, sẽ bắn rơi máy bay không người lái Trung Quốc, nếu chúng xâm phạm không phận Nhật Bản. Đồng thời Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đang cân nhắc nhập khẩu máy bay trinh sát không người lái MQ-8 của Mỹ nhằm tăng cường cảnh giới đảo Senkaku. Hoạt động diễn tập quân sự của Trung Quốc ở khu vực Tây Thái Bình Dương cũng bị Nhật Bản theo dõi chặt chẽ. Theo bài báo, Nhật Bản ngoài việc muốn tăng cường tuần tra hàng ngày đảo Senkaku, còn có ý định tiến hành diễn tập liên hợp với quân Mỹ đóng ở Nhật Bản nhằm tăng cường năng lực tác chiến đảo. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera tiết lộ, Hội đồng an ninh quốc gia (có kế hoạch thành lập trong năm) sẽ phải thảo luận, làm thế nào để ứng phó với các vấn đề như tàu công vụ Trung Quốc xâm phạm đảo Senkaku. Khi trả lời phỏng vấn tờ "Nhật báo Phố Wall" Mỹ, Thủ tướng Shinzo Abe nói rõ rằng, một đóng góp quan trọng của Nhật Bản chính là kiềm chế Trung Quốc ở châu Á. Ông nói, có người lo ngại Trung Quốc đang có ý đồ sử dụng vũ lực, chứ không phải dùng luật pháp để thay đổi hiện trạng, nhưng nếu Trung Quốc lựa chọn đi con đường đó, thì “không thể trỗi dậy hòa bình”. Ông Abe nói thẳng rằng: "Nhật Bản phục hưng sẽ đóng vai trò lãnh đạo kiên định hơn ở châu Á, trở thành lực lượng kiềm chế Trung Quốc, phải để Tokyo trở thành nhà lãnh đạo của các nước trong khu vực này". Tàu khu trục Aegis DDG178 Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản Tại cuộc họp báo ngày 28 tháng 10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng, nhà lãnh đạo Nhật Bản liên tục phát biểu mang tính "khiêu khích" đối với Tung Quốc tiếp tục cho thấy "sự ngạo mạn và thiếu tự tin, tự lừa dối mình" của chính khách Nhật Bản. Bà Oánh tuyên truyền, Trung Quốc "kiên trì đi con đường phát triển hòa bình, đây là sự lựa chọn chiến lược của Trung Quốc theo trào lưu phát triển của thời đại và lợi ích căn bản của đất nước. Trung Quốc sẽ tiếp tục nỗ lực bảo vệ đại cục hòa bình, ổn định khu vực, tiếp tục dốc sức cho giải quyết các vấn đề có liên quan bằng con đường đối thoại, hiệp thương, đồng thời kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển". Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân lớn tiếng nhấn mạnh: Nhật Bản gần đây liên tiếp tuyên truyền "mối đe dọa quân sự Trung Quốc", mục đích là để lấy cớ tăng cường quân bị. Về lịch sử, Nhật Bản từng "bịa đặt, lừa dối" để phát triển sức mạnh quân sự, thậm chí phát động chiến tranh xâm lược đối với nước khác (Trung Quốc), đến nay vẫn không "thức tỉnh" sâu sắc. Các hành động của Nhật Bản "đáng để các nước láng giềng và cộng động quốc tế cảnh giác cao độ". Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (ảnh minh họa) Dương Vũ Quân tiếp tục tuyên truyền: "Trung Quốc nhất quán đi con đường phát triển hòa bình, thực hiện chính sách quốc phòng mang tính phòng ngự, sẽ không bao giờ đi xâm lược nước khác, cũng sẽ không kích động tình hình căng thẳng khu vực. Nhưng, Trung Quốc cũng có một câu nói cổ gọi là 'quên đi chiến tranh chắc chắn sẽ gặp nguy hiểm'. Trung Quốc sẽ không chủ động gây ra chiến tranh, nhưng cũng chưa từng sợ chiến tranh. Hy vọng bất cứ bên nào đều không nên đánh giá thấp quyết tâm, ý chí, năng lực và sự dũng cảm bảo vệ cái mà Bắc Kinh tuyên bố là chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của Quân đội Trung Quốc". ======================= Theo phong tục cổ truyền khi thượng đài, các võ sĩ phải múa một bài, hoặc vài đường võ thể hiện sức mạnh của môn phái. Tuy chưa lên võ đài, nhưng hai võ sĩ Nhật - Trung đang biểu diễn. Theo phép lịch sự, cử tọa cho một tràng vỗ tay! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 11, 2013 Trung Quốc làm phim tố Mỹ 'âm mưu lật đổ chính quyền' Thanhnien Online 02/11/2013 10:05 (TNO) Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) gần đây ra mắt một bộ phim lên án Mỹ đang có âm mưu lật đổ Chính quyền Trung Quốc. Một rạp chiếu phim ở Trung Quốc - Ảnh: AFP Trong bộ phim mang tên Competition without Sound dài 90 phút, PLA cho biết Trung Quốc đã thay thế Liên Xô cũ, trở thành kẻ thù của Mỹ sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, theo tờ Guardian (Anh) ngày 1.11 dẫn nguồn nhật báo Ming Pao của Hồng Kông. Theo đó, PLA vạch trần âm mưu lật đổ Trung Quốc trong 5 bước. Một là, Mỹ “xâm lược chính trị” Trung Quốc để thao túng công tác cải tổ chính trị Trung Quốc trong tương lai. Hai là, Mỹ có thể đem văn hóa Mỹ du nhập vào Trung Quốc để “tẩy não” những người trẻ Trung Quốc. PLA gọi đây là “xâm lược văn hóa”. Ba là, Mỹ âm mưu thay đổi ý thức hệ (hay tư tưởng) của người dân Trung Quốc về đảng Cộng sản Trung Quốc. Bốn là, các cơ quan chính phủ Mỹ tuyển dụng các nhân viên, điệp viên Trung Quốc để thành lập những tổ chức chống Bắc Kinh trái phép ngay trên đất Trung Quốc. Cuối cùng, Mỹ giúp các tổ chức này chiếm được lòng tin của người dân Trung Quốc, nhằm lật đổ chính quyền Bắc Kinh. Bộ phim của PLA cũng lên án gay gắt những nhà hoạt động chính trị Trung Quốc như nhà kinh tế học Mao Yushi và giáo sư He Weifang. Những người này bị tố cáo là điệp viên của chính phủ Mỹ. Vào năm 2009, giáo sư Weifang từng lên tiếng ủng hộ đề xuất tách PLA khỏi sự kiểm soát của đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông cũng từng đề nghị Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng nên tách thành hai nhánh để đảm bảo dân chủ, đồng thời lên tiếng khẳng định ông không làm việc cho Chính phủ Mỹ. Sử gia, nhà phân tích chính trị Trung Quốc, ông Zhang Lifan lên tiếng chỉ trích nội dụng bộ phim này, cho rằng nó mô tả không đúng về Mỹ. Ông Zhang đặt nghi vấn cho rằng nếu Mỹ âm mưu lật đổ Bắc Kinh thì tại sao nhiều lãnh đạo cấp cao Trung Quốc cho con em của họ đi du học ở Mỹ. Theo ông Zhang, bộ phim trên được sản xuất với tư tưởng “lỗi thời” từ thời chiến tranh lạnh. Ông Zhang cho biết thêm, Mỹ có thể là một đối tác chiến lược hơn là kẻ thù của Trung Quốc. Phúc Duy ==================== Sử gia, nhà phân tích chính trị Trung Quốc, ông Zhang Lifan lên tiếng chỉ trích nội dụng bộ phim này, cho rằng nó mô tả không đúng về Mỹ. Đúng về Mỹ hay không Lão Gàn chưa bàn. Nhưng nội dung bộ phim này - qua miêu tả của bài báo - thì nó mang tính răn đe trong nội bộ xã hội Trung Quốc nhiều hơn.Ý nó muốn nói rằng: "Cẩn thận! Cứ theo như trong phim thì "nỉ" có thể là gián điệp Mỹ, chống lại chính quyền". Nhưng bản chất của sự tồn tại cho bất cứ một trạng thái nào - từ cá thể sinh vật và cả những tồn tại xã hội - thì tính cân đối, ổn định trong xã hội Trung Quốc sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của nó. Bởi vậy, cứ chờ xem họ "cải" kiểu gì trong một tháng tới đây, nhằm mục đích ổn định và phát triển tiếp tục của Trung Quốc Lục địa? Nếu một cuộc cải cách xã hội dễ ợt vậy thì một tháng nữa bắt đầu cải cách là hơi sớm. Cả cái nền tảng tri thức của nền văn minh hiện nay, phân tích mọi hiện tượng đều rất ...cơ học. Bởi vậy! Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu về bản chất - không có lối thoát. Các cuộc họp nhiều lần của tất cả các siêu cường kinh tế G + các kiểu đều chỉ tốn bia. Đấy mới chỉ là kinh tế. Còn các vấn đề quan hệ xã hội phức tạp hơn nhiều. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 11, 2013 Bộ Quốc phòng Trung Quốc triệu kiến Tùy viên Quân sự Nhật Bản Hồng Thủy Thứ bảy 02/11/2013 16:16 (GDVN) - QQ News ngày 2/11 đưa tin, Đại sứ quán Nhật Bản tại Trung Quốc xác nhận, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã triệu kiến Tùy viên Quân sự Nhật Bản tại Bắc Kinh để phản đối "Nhật Bản phái chiến hạm, máy bay xâm nhập khu vực hải quân Trung Quốc tập trận ở Tây Thái BÌnh Dương". Tùy viên Quân sự Nhật Bản tại Trung Quốc (hình minh họa). Truyền thông Trung Quốc ngày 2/11 đưa tin, hãng Kyodo News hôm 1/11 cho biết Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã chỉ thị cho Tùy viên Quân sự Nhật Bản tại Bắc Kinh tỏ rõ lập trường của Tokyo rằng mọi hoạt động của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản giám sát cảnh giới các hoạt động quân sự Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương là phù hợp với luật pháp quốc tế, những cáo buộc từ phía Bắc Kinh, Nhật Bản không thể chấp nhận được. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera được báo chí Trung Quốc dẫn lời khẳng định, việc thiết lập đường dây nóng giữa Tokyo với Bắc Kinh để tránh phán đoán sai lầm lẫn nhau là vô cùng quan trọng. Về hoạt động quan sát cảnh giới các động thái tập trận của hải quân Trung Quốc ngoài Tây Thái Bình Dương, ông Itsunori Onodera cho hay chủ yếu thông qua biện pháp quan sát bằng mắt thường và sử dụng thiết bị quan sát đánh giá xem có mối uy hiếp nào đối với Nhật Bản (từ các cuộc tập trận của Trung Quốc) hay không. Một quan chức khác của Nhật Bản nhấn mạnh, Tokyo không làm gì gây cản trở đến hoạt động tập trận của hải quân Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương, và càng không có hành vi nào đe dọa hay khiêu khích Bắc Kinh. Nhật Bản sẽ tiếp tục bám sát mọi động tĩnh của hải quân Trung Quốc. QQ News ngày 2/11 đưa tin, Đại sứ quán Nhật Bản tại Trung Quốc xác nhận, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã triệu kiến Tùy viên Quân sự Nhật Bản tại Bắc Kinh để phản đối "Nhật Bản phái chiến hạm, máy bay xâm nhập khu vực hải quân Trung Quốc tập trận ở Tây Thái BÌnh Dương". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 11, 2013 Tổng thống Hàn Quốc sẵn sàng gặp Kim Jong-un Ngày đăng : 20:58 03/11/2013 (GMT+7) (Kienthuc.net.vn) - Tổng thống Hàn Quốc Park Kin Hyo cho biết, bà sẵn sàng gặp gỡ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, nếu đây là việc làm cần thiết để xây dựng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Hàn Quốc sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Nữ Tổng thống Hàn Quốc đến Paris ngày 2/11 và đã đưa ra tuyên bố trên trong một cuộc phỏng vấn với tờ Figaro của Pháp. Bà Pak Kin Hyo nhấn mạnh sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào bất cứ lúc nào, nhưng đó không thể "đàm phán chỉ để đàm phán", mà phải là cuộc tiếp xúc chân thành. Tổng thống Hàn Quốc đã một lần nữa kêu gọi Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân, sau khi nhấn mạnh rằng, Bình Nhưỡng đang “sống bằng ảo tưởng" khôi phục nền kinh tế và gia tăng tiềm năng hạt nhân quân sự. Hoàng Hoa (theo RUVR) ===================== Từ rất lâu -khoảng năm 2003/ 2004, trên tuvilyso.com, Lão Gàn đã xác định: Hai miền Cao Ly không xảy ra chiến tranh và hai miền sẽ thống nhất". Cách đây vài năm, Lão Gàn rút lại lời tiên tri này, nhưng không phủ nhận lời tiên tri trước. Tức bỏ ngỏ mọi khả năng xảy ra. Tuy nhiên, sau đó lại phục hồi lời dự báo cổ xưa trên. Cũng trong topic này, Lão Gàn đã khuyên cáo đất nước Cao Ly về một cơ hội lịch sử để thống nhất hai miền. Các vị lãnh đạo hai miền Cao Ly đừng để vuột cơ hội lịch sử này. Vì yêu quí đất nước này với những di sản văn hóa của người Cao Ly - Tôi tin rằng sẽ có rất nhiều người ủng hộ một giải pháp hòa bình cho việc thống nhất đất nước Cao Ly. Trong đó có Lão Gàn tui. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 11, 2013 Trung Quốc choáng váng nhìn “con Rồng” thứ 6 của Nhật Bản xuống nước Dantri.com.vn Chủ Nhật, 03/11/2013 - 16:52 Trước đây, khi Hải quân Nhật thông báo kế hoạch dự kiến đến năm 2015, Nhật sẽ có đủ 10 tàu ngầm AIP lớp Soryu, đưa khả năng tác chiến ngầm lên một tầm cao mới thì rất nhiều người coi kế hoạch này là không tưởng. Nhưng sau khi người Nhật đưa vào biên chế chiếc thứ 5 và hạ thủy tiếp chiếc thứ 6 chỉ trong năm 2013 thì không ai có thể coi thường công nghệ tàu ngầm của Nhật. Ngày 2/11, mạng tin tức Nhật Bản (Japanese News) đưa tin, tàu ngầm tiên tiến mới nhất của Nhật mang số hiệu SS-506 "Kokuryu" đã được đóng xong và được làm lễ hạ thủy vào hai ngày trước. Đây là chiếc thứ 6 trong kế hoạch đóng 10 chiếc tàu ngầm lớp “Soryu” (con Rồng) đến năm 2015 của lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản. Chiếc tàu ngầm này do tập đoàn công nghiệp nặng Kawasaki đóng, lễ xả nước được tổ chức tại nhà máy Kobe trực thuộc tập đoàn. Phụ tá giám sát trưởng hải quân (tương đương với tư lệnh hải quân) Nhật Bản là ông Katsutoshi Kawano đã tham dự buổi lễ hạ thủy tàu. Tàu ngầm SS-506 “Kokuryu” thuộc dòng tàu ngầm động cơ thông thường, có chiều dài 84m, lượng giãn nước khi nổi là 2950 tấn, lượng giãn nước khi lặn là 3300 tấn, lượng giãn nước tối đa 4000 tấn. Nó được lắp đặt 4 động cơ Stirling, tốc độ dưới nước 20 hải lý/h, chi phí cho việc đóng con tàu này là 53,4 tỷ Yên (tương đương với 3,34 tỷ Nhân dân tệ). Tàu ngầm AIP lớp Soryu thứ 6 số hiệu SS-506 "Kokuryu" tại lễ hạ thủy Nó là chiếc thứ 6 trong trong kế hoạch đóng 10 chiếc tàu ngầm tiên tiến nhất lớp “Soryu” của lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản, thuộc thế hệ tàu ngầm lần đầu tiên được sử dụng hệ thống đẩy không phụ thuộc không khí (AIP) của lực lượng tự vệ trên biển, tính năng giảm tiếng ồn vô cùng hoàn hảo, thuộc công nghệ chế tạo động lực hàng đầu thế giới. 5 chiếc tàu trước thuộc lớp Soryu của Nhật Bản đã được đưa vào trong biên chế bao gồm: SS-501 Soryu, SS-502 Unryu, SS-503 Hakuryu, SS-504 Kenryu và SS-505 Zuiryū. Ngoài ra, chiếc thứ 6 là SS-506 vừa hạ thủy xong, Nhật đang đóng chiếc thứ 7 và thứ 8 là SS-507 và SS-508 (chưa đặt tên), tổng số tàu ngầm AIP lớp Soryu mà Nhật Bản dự kiến đóng, có thể lên tới 14-16 tàu, sau năm 2015. Hiện nay, Nhật Bản đã bắt đầu tiến hành công việc lắp đặt hệ thống nội thất của tàu, dự kiến sẽ được bàn giao cho lực lượng tự vệ trên biển vào tháng 3 năm 2014. Khả năng, tàu này sẽ được bố trí tại căn cứ Yokosuka - tỉnh Kanagawa, hoặc tại căn cứ Kure - tỉnh Hiroshima. Việc chỉ trong năm 2013, Tokyo biên chế chiếc SS-505 Zuiryū và chiếc thứ 6 SS-506 “Kokuryu” có lẽ sẽ làm Bắc Kinh rất đau đầu. Tháng 3 năm nay, Nhật cũng đã biên chế tàu ngầm AIP thứ 5 thuộc lớp Soryu mang số hiệu SS-505 Zuiryū Đại bộ phận Đông Hải có độ sâu trên dưới 40m, vùng có độ sâu nhất cũng chỉ có 150m, còn lại rất ít chỗ vượt qua 100m, chỉ có tàu ngầm AIP cỡ nhỏ mới hoạt động được ở vùng nước nông ấy và ít phải nổi lên để tránh bị phát hiện, kế hoạch đóng tàu của Nhật nhanh đến mức không tưởng đã làm Trung Quốc rất lo lắng, nếu chậm chân toàn bộ Đông Hải sẽ lãnh địa của tàu ngầm Nhật Bản. Hiện nay, tất cả các đối thủ lớn của Trung Quốc đều đã và sắp có tàu ngầm AIP (Hàn Quốc cũng đã mua tàu ngầm 214 của Đức), Ấn Độ cũng đang nhăm nhé mua tàu ngầm Amur-1650, ngay cả một số nước đông nam Á như Malaysia, Singapore cũng có tàu ngầm AIP, trong khi Trung Quốc hiện đang phát triển chưa được nên họ rất lo lắng. Thời gian qua họ đã đánh tiếng mua tàu ngầm SMX-26 của Pháp và cả tàu ngầm “Amur”-1650 của Nga nhưng chưa đạt được thỏa thuận. Theo Đức Sơn An ninh thủ đô/Japanese News ========================= Trước đây, khi Hải quân Nhật thông báo kế hoạch dự kiến đến năm 2015, Nhật sẽ có đủ 10 tàu ngầm AIP lớp Soryu, đưa khả năng tác chiến ngầm lên một tầm cao mới thì rất nhiều người coi kế hoạch này là không tưởng.Với tôi thì người Nhật rất khiêm tốn khi cho rằng đến năm 2015 mới đóng xong 10 chiếc tầu ngầm. Vào những năm 60, trong một tài liệu nói về sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản, người Nhật chỉ hai tháng đóng xong một cái tàu vận tải 11.000 tấn. Vấn đề là phương pháp và qui trình đóng tàu. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 11, 2013 Mỹ không bảo vệ Nhật nếu có đụng độ với Trung Quốc tại đảo tranh chấp Thứ Hai, 04/11/2013 - 10:15 (Dân trí) - Phát biểu trong một cuộc họp báo hôm 1/11 tại Washington, người phát ngôn Lầu Năm Góc khẳng định, quân đội Mỹ không có kế hoạch hành động chung với Nhật để bảo vệ quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nếu xảy ra xung đột với Trung Quốc. Senkakus/Điếu Ngư là điểm nóng trong tranh chấp biển đảo Trung - Nhật Thông tin được hãng tin CNS của nhà nước Trung Quốc đăng tải. Theo đó, trước câu hỏi liệu Mỹ có hỗ trợ Nhật Bản trước một cuộc tấn công của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) lên quần đảo tranh chấp hay không, ông Jeff Pool người phát ngôn Lầu Năm Góc khẳng định Mỹ không có kế hoạch này. Trước đó, hôm 12/9 vừa qua, hãng tin Kyodo của Nhật đã có bài viết khẳng định, Mỹ cam kết hỗ trợ Nhật tại khu vực đảo tranh chấp trên, trong một cuộc họp giữa thứ trưởng ngoại giao William Burns và ông Natsuo Yamaguchi, một thành viên của thượng viện Nhật Bản tại Washington. Tại cuộc họp, ông Burns nói rằng các hòn đảo trên cũng nằm trong Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật, Kyodo News khi đó đưa tin. Tuy vậy, ông Jeff Pool đã bác bỏ nội dung bài báo và nhấn mạnh rằng chính sách của chính phủ Mỹ là không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền giữa Nhật và Trung Quốc. Người phát ngôn Lầu Năm Góc khẳng định Mỹ muốn khuyến khích cả hai bên tìm kiếm một giải pháp hòa bình. Cùng quan điểm này, người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết Mỹ không đứng về phía nước nào trong vấn đề chủ quyền liên quan đến hòn đảo trên. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khẳng định bà cũng đã nhận được thông tin làm rõ vấn đề tương tự từ chính phủ Mỹ trong cuộc họp báo hôm 1/11. Hiện tại quân đội Mỹ không có kế hoạch hỗ trợ lực lượng phòng vệ Nhật Bản khi xảy ra đối đầu quân sự tại Senkaku/Điếu Ngư. Thanh Tùng Theo Want China Times ======================== Rồi làm sao? Trung Quốc sẽ bụp cho Nhật Bản một trận, thu hồi Senkaku, đổi tên thành Điếu Ngư cho Nhật Bản biết thế nào là "lễ độ" chứ hả? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 11, 2013 Nhật Bản tổ chức tập trận quy mô lớn đáp trả khẩu chiến của Trung Quốc Việt Dũng ======================= Theo phong tục cổ truyền khi thượng đài, các võ sĩ phải múa một bài, hoặc vài đường võ thể hiện sức mạnh của môn phái. Tuy chưa lên võ đài, nhưng hai võ sĩ Nhật - Trung đang biểu diễn. Theo phép lịch sự, cử tọa cho một tràng vỗ tay! Màn này có tên gọi là: "Xăn Đai Múa hạc" Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 11, 2013 Mỹ không bảo vệ Nhật nếu có đụng độ với Trung Quốc tại đảo tranh chấp Thứ Hai, 04/11/2013 - 10:15 (Dân trí) - Phát biểu trong một cuộc họp báo hôm 1/11 tại Washington, người phát ngôn Lầu Năm Góc khẳng định, quân đội Mỹ không có kế hoạch hành động chung với Nhật để bảo vệ quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nếu xảy ra xung đột với Trung Quốc. Senkakus/Điếu Ngư là điểm nóng trong tranh chấp biển đảo Trung - Nhật Thanh Tùng Theo Want China Times ======================== Rồi làm sao? Trung Quốc sẽ bụp cho Nhật Bản một trận, thu hồi Senkaku, đổi tên thành Điếu Ngư cho Nhật Bản biết thế nào là "lễ độ" chứ hả? Chuyên gia Nga: TQ có thể "thua nhục nhã" nếu đấu súng với Nhật Bản Đông Bình Thứ hai 04/11/2013 09:07 (GDVN) - Bài viết so sánh cán cân sức mạnh quân sự Trung-Nhật, dự báo thắng-thua nếu xảy ra xung đột quân sự, có hoặc không có sự can thiệp của Mỹ. Theo đánh giá, trong 1-2 tuần sau khi Mỹ tham chiến, lực lượng hàng không Trung Quốc sẽ cơ bản bị tiêu diệt. Tên lửa hành trình Tomahawk tiến hành tấn công đối với các sân bay của Trung Quốc, tiêu diệt phần lớn trang bị hàng không. Tàu ngầm Kokyryu số hiệu SS-506 lớp Soryu Nhật Bản hạ thủy sáng ngày 31 tháng 10 năm 2013 Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 3 tháng 11 đăng bài viết nhan đề "Chuyên gia Nga dự đoán chiến tranh Trung-Nhật: Trung Quốc rất có thể bại trận một cách nhục nhã". Sau đây là nguyên văn nội dung bài viết: Cán cân binh lực hai bên Trung-Nhật Vasilii Cashin, Chủ nhiệm Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga, chủ biên tờ "Tin vắn quốc phòng Moscow" trả lời phỏng vấn tờ "Quan điểm" cho rằng, về hải quân, Trung Quốc tạm thời còn có ưu thế số lượng mang tính áp đảo, về chất lượng, tạm thời lạc hậu xa so với Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Cashin cho rằng: "Vào khoảng năm 2007, người Trung Quốc bắt đầu chế tạo tàu chiến không tồi. Tất cả tàu chiến chế tạo trước đó cơ bản đều không thích hợp; tàu ngầm của họ tương đối nguy hiểm đối với Nhật Bản, nhưng trọng điểm xây dựng ban đầu của Hạm đội Nhật Bản chính là tác chiến chống tàu ngầm, hơn nữa đối tượng là Hải quân Liên Xô. Tôi từng nghe đến bình luận của chuyên gia Mỹ về chiến tranh trên biển, cho rằng, về kinh nghiệm, thiết bị và phương pháp trong chiến tranh săn ngầm, Hạm đội Nhật Bản thậm chí mạnh hơn Hải quân Mỹ. Thủy thủ tàu ngầm Nhật Bản cũng được huấn luyện chiến đấu trên biển rất tốt. Tình hình hiện nay của Trung Quốc tương tự Liên Xô vào cuối thập niên 50, đầu thập niên 60, bắt đầu xây dựng hạm đội tầm xa quy mô lớn. Nhưng, thứ nhất, cần đột phá vô số vấn đề công nghệ nhỏ trên phương diện này; Thứ hai, TQ sẽ tiến hành đột phá trên các phương diện huấn luyện tác chiến, chiến thuật và tổ chức. Hải quân Liên Xô trước đây ban đầu cũng là hải quân biển gần, không thể rời xa bờ biển để độc lập hành động, nhưng trong mấy chục năm đã phát triển trở thành hải quân tầm xa. Trung Quốc hiện nay đang ở điểm xuất phát của con đường này. Điểm xuất phát xây dựng Hải quân Trung Quốc vào thập niên 80 là chiến lược phòng thủ biển gần (duyên hải), tức là một lực lượng hải quân tầm gần, số lượng tàu chiến cỡ lớn rất ít, chủ yếu là thuyền máy và rất nhiều pháo bờ biển. Sự phát triển thực sự của Hải quân Trung Quốc bắt đầu từ giữa thập niên 90, mãi đến vài năm trước mới có chất lượng, hiệu quả. Nhưng, họ căn bản không thể giúp bản thân xây dựng được tư tưởng và kinh nghiệm tự tin". Thượng tá Sivkov, Phó viện trưởng Học viện các vấn đề địa-chính trị Nga đánh giá khá cao năng lực của Hải quân và Không quân Trung Quốc, cho rằng: "Về số lượng, sức mạnh quân sự của Trung Quốc chiếm ưu thế tương đối lớn so với Nhật Bản. Trong thời bình, quân số của Quân đội Trung Quốc là 2,5 triệu quân, Nhật Bản khoảng 250.000 quân. Nhưng, chiến tranh đảo sẽ chủ yếu được triển khai giữa lực lượng hải quân và không quân. Để tranh đảo, Trung Quốc có thể điều 400-500 máy bay tác chiến, ít nhất 20 tàu ngầm diesel, có thể sẽ sử dụng 3 tàu ngầm hạt nhân. Do đảo Senkaku cách đất liền Trung Quốc không xa, vì vậy còn có thể sử dụng tàu tên lửa và tàu khu trục tên lửa có số lượng tương đối. Để đối phó Trung Quốc, Nhật Bản có thể sử dụng khoảng 150 máy bay tiêm kích, khoảng 10 tàu ngầm diesel, 5-10 tàu khu trục tên lửa và tàu hộ vệ. Biên chế tác chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản chỉ khoảng 1/3 binh lực của Trung Quốc. Nhưng, lực lượng hàng không của Trung Quốc chủ yếu trang bị máy bay cũ kỹ, ưu thế chất lượng của Nhật Bản sẽ mang tính áp đảo. Trung Quốc không có máy bay cảnh báo sớm, Nhật Bản có loại máy bay này, có thể bảo đảm năng lực theo dõi trên không và chỉ huy không chiến, từ đó giúp cho lực lượng hàng không tiêm kích Nhật Bản chiếm ưu thế tương đối lớn. Tàu ngầm AIP lớp Soryu thứ 6 Nhật Bản Về tổng thể có thể nói, trong lĩnh vực không chiến, thực lực giữa Trung-Nhật ngang sức với nhau, cho dù Trung Quốc chiếm ưu thế số lượng; còn về sức mạnh hải quân, tàu ngầm Trung Quốc có trình độ tương đương trình độ (Hải quân Liên Xô) đầu thập niên 70 về tính năng kỹ chiến thuật và công nghệ sản xuất, tiếng ồn tương đối lớn. Người Nhật Bản có tàu ngầm tiên tiến hơn, mức độ tiếng ồn nhỏ hơn, có thể triển khai chiến đấu có hiệu quả với tàu ngầm Trung Quốc. Nhưng, thực lực tàu chiến mặt nước của Trung Quốc chắc chắn sẽ vượt Nhật Bản, hai bên cơ bản tương đương về số lượng và tầm phóng của vũ khí tên lửa". Nếu xảy ra chiến tranh Cashin suy đoán cho rằng, nếu Trung-Nhật nổ ra xung đột quân sự do tranh chấp đảo, rất có thể sẽ kết thúc với sự thất bại mang tính nhục nhã của Trung Quốc. Ông cho rằng: "Nếu xảy ra giao chiến với lực lượng cơ bản tương đồng, thì Trung Quốc sẽ bị tổn thất nghiêm trọng, hơn nữa chưa chắc có thể gây ra tốt thất tương đương cho người Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản có ưu thế quan trọng về trang bị công nghệ, có ưu thế to lớn về huấn luyện nhân viên. Tất cả các hệ thống vũ khí mới của Trung Quốc đều chưa có kinh nghiệm dùng thử, trình độ huấn luyện nhân viên có vấn đề rất lớn. Hơn nữa, vũ khí của họ lạc hậu so với Nhật Bản, không thể hoàn toàn thực hiện được tiềm năng của mình. Chiến tranh có thể sẽ kết thúc với sự thất bại mang tính nhục nhã của Trung Quốc, đây sẽ là điều vô cùng đau đớn đối với họ. Hạm đội Nhật Bản là một lực lượng rất mạnh, cho dù Trung Quốc giành được thành tích to lớn, nhưng muốn đạt tới trình độ của Nhật Bản, trước hết là chiến thuật và huấn luyện nhân viên, cần phải mất rất nhiều thời gian". Sivkov không đồng ý với dự đoán Nhật Bản sẽ chiến thắng Trung Quốc của Cashin, cho rằng, sự tổn thất của Trung Quốc thực sự sẽ rất lớn, nhưng, người Nhật Bản cũng sẽ bị tổn thất to lớn tương tự. Ông nói: "Một khi nổ ra xung đột, Trung quốc sẽ áp dụng chiến lược tấn công ở mức độ tương đối lớn, khi đó Nhật Bản sẽ dựa vào phòng thủ. Nếu xảy ra xung đột trực tiếp, Trung Quốc có cơ hội tương đối lớn giành chiến thắng. Trung Quốc có ưu thế khá lớn về lực lượng tên lửa gọn nhẹ và tàu khu trục tên lửa, có thể hoàn thành nhiệm vụ đánh bại cụm chiến đấu tàu chiến Nhật Bản và đổ bộ lên đảo. Xét tới ưu thế số lượng tương đối lớn của lực lượng hàng không Trung Quốc, và quân dự bị tương đối mạnh, thực lực trên không tổng thể của Trung Quốc vượt Nhật Bản một cấp. Trình độ huấn luyện của quân nhân Trung Quốc hoàn toàn không thua Nhật Bản, phần nào còn có ưu thế hơn Nhật Bản. Khác với Nhật Bản, Trung Quốc rất tích cực, thường xuyên tổ chức diễn tập. Họ đã đầu tư rất nhiều cho công việc này. Vì vậy, với trình độ huấn luyện ngang nhau, Trung Quốc có thể hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt cụm chiến đấu hàng không Nhật Bản tại lãnh thổ Nhật Bản, cho dù phải trả giá thương vong rất lớn. Nhưng, chỉ cần có thể hoàn thành nhiệm vụ này, thì có thể hoàn thành nhiệm vụ đoạt lấy quyền kiểm soát trên không khu vực đổ bộ". Lực lượng bên thứ ba Các chuyên gia Nga nhất trí cho rằng, mặc dù Lượng lượng Phòng vệ Nhật Bản không bằng 1/10 Quân đội Trung Quốc về số lượng, nhưng họ có ưu thế to lớn là có thể dựa vào Mỹ - một siêu đồng minh. Khi Nhật Bản bị xâm lược, Mỹ có nghĩa vụ căn cứ vào Hiệp ước phòng thủ chung để can dự cuộc xung đột. Nếu Trung Quốc đối đầu với liên quân Mỹ-Nhật, cuối cùng chắc chắn sẽ bị thất bại. Sivkov cho rằng, bản thân nhân tố Mỹ đã hoàn toàn loại trừ khả năng Trung Quốc phát động chiến dịch quân sự ở đảo Senkaku. Nếu như Trung Quốc xung đột trực diện với hải quân Mỹ-Nhật, cho dù Không quân Trung Quốc có ưu thế số lượng, lực lượng hàng không trên tàu chiến của Hải quân Mỹ và lực lượng hàng không chiến thuật quân Mỹ đóng ở Okinawa vẫn sẽ có yêu cầu số lượng tương đối cao, có thể hoàn thành nhiệm vụ đánh bại lực lượng hàng không tấn công của Trung Quốc và gây ra tổn thất mà họ không thể chịu đựng được. Không còn nghi ngờ gì nữa, quân Mỹ cũng sẽ sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk tiến hành tấn công đối với các sân bay của Trung Quốc, tiêu diệt phần lớn trang bị hàng không của Trung Quốc và cơ sở hạ tầng. Trong 1-2 tuần sau khi Mỹ tham chiến, lực lượng hàng không Trung Quốc sẽ cơ bản bị tiêu diệt. Căn cứ Futenma của quân Mỹ tại Nhật Bản Chắc chắn, Hải quân Trung Quốc cũng sẽ bị tiêu diệt, bởi vì, tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles có thể thoải mái tấn công Hải quân Trung Quốc. Vũ khí trên tàu chiến Trung Quốc mặc dù tương dối mạnh, nhưng phòng thủ tương đối yếu, vì vậy tàu chiến Trung Quốc sẽ bị tên lửa hành trình của đối thủ (phóng bên ngoài tầm phóng của tên lửa Trung Quốc) tiêu diệt. Nếu tinh thần của Trung Quốc tăng cao, tiến tới phát triển đến mức xung đột quân sự với Nhật Bản, thì tất cả đều sẽ giới hạn ở xung đột trên biển-trên không quy mô không lớn. Sau đó, Mỹ sẽ răn đe tham chiến, Trung Quốc rất có thể chấm dứt hành động quân sự, chuyển sang sử dụng thủ đoạn kinh tế mạnh. Nếu không có sự ủng hộ của Mỹ, một khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc quyết định đánh chiếm đảo Senkaku mà không sợ phải trả giá, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cơ bản không thể giữ được đảo Senkaku. Trên phương diện này, lực lượng hàng không Trung Quốc sẽ bị tổn thất 150 máy bay, lực lượng hàng không Nhật Bản sẽ bị tổn thất vài chục máy bay. Nhưng, nếu Mỹ toàn lực tham chiến, Quân đội Trung Quốc sẽ bị đập tan. Cashin cho rằng, Mỹ sẽ không có bất kỳ lập trường rõ ràng nào trong tranh chấp lãnh thổ giữa Trung-Nhật. Nhưng, nếu đã xảy ra sự kiện tấn công Nhật Bản, Mỹ sẽ điều quân can thiệp. Tàu sân bay USS George Washington của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ, triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cụm chiến đấu của Mỹ ở khu vực Đông Á gồm có tàu sân bay USS George Washington, lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ, lực lượng hàng không đóng ở Okinawa và quân Mỹ đóng tại Hàn Quốc. Điều này có nghĩa là, Mỹ triển khải rất nhiều lực lượng ở khu vực trực tiếp áp sát đảo tranh chấp, trong đó có cụm chiến đấu tàu sân bay, một khi bị đe dọa xung đột, trong vài tiếng có thể tiến vào khu vực tác chiến tham chiến. Một khi nổ ra xung đột, cán cân lực lượng không có lợi cho Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc cơ bản không thể xâm phạm Nhật Bản, muốn tạo ra mối đe dọa to lớn cho Nhật Bản, Trung Quốc còn phải đi một con đường dài. ===================== Chú Sam lại nhá đểu rùi! Thà rằng tuyên bố đứng về phía Nhật Bản bảo vệ Senkaku thi Trung Quốc chỉ cần lên án mạnh mẽ, kịch liệt phản đối...vv...Nhưng không đánh nhau vẫn không sao. Vì có thể giải thích là không muốn chiến tranh với Hoa Kỳ. Nhưng đây Chú Sam tuyên bố không tham gia. Nên nếu Trung Quốc không uýnh Nhật để lấy lại Điều Ngư thì....mất mặt. Nhưng uýnh thì ...khó lường. Hic! Chú Sam đúng là thâm thật. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 11, 2013 Cựu Phó Tư lệnh QK Nam Kinh: Chính phủ Nhật Bản hãy chuẩn bị tâm lý! Hồng Thủy Thứ hai 04/11/2013 15:08 (GDVN) - "Theo nguyên tắc đối đẳng, Trung Quốc sẽ bắn hạ các máy bay Nhật Bản bay qua không phận Điếu Ngư (Senkaku) nên là giới hạn phản ứng cuối cùng, chính phủ Shinzo Abe hãy chuẩn bị tâm lý. Thủ đoạn phản kích của Nhật Bản có nhiều tầng nấc, Nhật Bản đừng đánh giá thấp Trung Quốc, cũng đừng phán đoán nhầm", cựu Phó Tư lệnh quân khu Nam Kinh nói. Vương Hồng Quang, cựu Phó Tư lệnh quân khu Nam Kinh, lon Trung tướng. Thời báo Hoàn Cầu ngày 4/11 đăng bài phân tích của Vương Hồng Quang, lon Trung tướng, cựu Phó Tư lệnh quân khu Nam Kinh, Trung Quốc cho rằng nhóm đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư "nằm trong tầm khống chế của quân đội Trung Quốc." Trước những tuyên bố cứng rắn của Nhật Bản về việc Tokyo sẽ bắn hạ UAV Bắc Kinh nếu nó xâm phạm không phận Nhật Bản, 2 nước đã liên tục có lời qua tiếng lại trong suốt tuần qua và Bắc Kinh xem động thái bắn hạ UAV Trung Quốc nếu xảy ra sẽ là một hành động gây hấn, khơi mào chiến tranh. Vương Hồng Quang cho rằng cục diện hiện nay đang trong tình trạng căng thẳng, tiềm ẩn nguy cơ xung đột nhưng Trung Quốc không chủ động leo thang hay gây hấn, ngược lại Bắc Kinh kêu gọi 2 bên bình tĩnh ngồi xuống cùng đàm phán, cho dù không giải quyết được tận gốc vấn đề cũng không nên "đổ thêm dầu vào lửa". Việc Nhật Bản cân nhắc khả năng bắn hạ UAV Bắc Kinh nếu nó xâm nhập không phận Nhật được Vương Hồng Quang coi như hành động "đổ thêm dầu vào lửa", và ngọn lửa này sẽ thiêu chết kẻ đổ dầu. "Trung Quốc đương nhiên không vì bị Nhật Bản dọa mà không dám phái máy bay không người lái do thám tuần tra đảo Điếu Ngư (Senkaku), đương nhiên cũng sẽ không phái chỉ 1 chiếc UAV đơn độc ra Hoa Đông để hứng nguy cơ bị bắn hạ. Không phận Điếu Ngư (Senkaku) hoàn toàn nằm trong phạm vi khống chế của quân đội Trung Quốc", ông Quang nói. Không quân Trung Quốc tập trận ở Hoa Đông. "Quả thật nếu Nhật Bản bắn rơi UAV của Trung Quốc tức là đã nổ súng khiêu chiến. Cục diện sau đó e rằng Nhật Bản khó có thể chống đỡ." "Theo nguyên tắc đối đẳng, Trung Quốc sẽ bắn hạ các máy bay Nhật Bản bay qua không phận Điếu Ngư (Senkaku) nên là giới hạn phản ứng cuối cùng, chính phủ Shinzo Abe hãy chuẩn bị tâm lý. Thủ đoạn phản kích của Nhật Bản có nhiều tầng nấc, Nhật Bản đừng đánh giá thấp Trung Quốc, cũng đừng phán đoán nhầm", cựu Phó Tư lệnh quân khu Nam Kinh nói. Vẫn giọng hiếu chiến và suy diễn quen thuộc, Vương Hồng Quang cho rằng sở dĩ Nhật Bản mạnh miệng ở Hoa Đông là có Mỹ đứng sau chống lưng. "Tokyo như đứa trẻ lạc mẹ nhiều năm giờ đã tìm thấy". Viên tướng Trung Quốc chỉ trích Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe với những lời lẽ hết sức chợ búa như "đại ngu xuẩn", mất kiểm soát, hồ đồ, thiển cận. Vương Hồng Quang tỏ ra tự hào về sức mạnh của Trung Quốc khi nền kinh tế nước này đã vượt qua Nhật Bản, sức mạnh quân sự của Bắc Kinh cũng tăng trưởng nhanh chóng. Chỉ riêng hải quân Trung Quốc đã hơn hẳn hải quân Nhật Bản về mọi mặt, viên tướng tự phụ, sức mạnh tổng hợp của quân đội Trung Quốc theo Vương Hồng Quang đã vượt xa đối thủ. ================= Thôi mà quí zdị! Mọi chuyện đều có thể giải quyết bằng con đường ngoại dao. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 11, 2013 Trung Quốc, Iran lách lệnh trừng phạt để “cởi trói” 20 tỷ USD Thứ Hai, 04/11/2013 - 16:25 (Dân trí) - Trung Quốc đã đồng ý cấp 20 tỷ USD cho các dự án phát triển tại Iran, sử dụng tiền xuất khẩu dầu mỏ của Tehran, vốn không được phép chuyển cho Cộng hòa Hồi giáo vì các lệnh trừng phạt quốc tế, báo chí Iran đưa tin. Chủ tịch quốc hội Iran Ali Larijani gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 30/10. Trang tin Tasnimnews ngày 2/11 đã dẫn lời nghị sĩ Iran Hasan Sobhaninia rằng thỏa thuận đạt được trong các cuộc đàm phán giữa Chủ tịch quốc hội Iran Ali Larijani và các lãnh đạo Trung Quốc. Chủ tịch quốc hội Larijani đã tới thăm Bắc Kinh hồi tuần trước và nghị sĩ Sobhaninia tháp tùng ông chuyến thăm này. Phát ngôn viên chính phủ Iran Mohammad Bagher Nowbakht hồi tuần trước cho hay, khoảng 22 tỷ USD tiền xuất khẩu dầu mỏ của Iran đang bị mắc kẹt tại Trung Quốc do các lệnh trừng phạt quốc tế. Mỹ và các đồng minh đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với ngành dầu mỏ và ngân hàng của Iran vì chương trình hạt nhân tranh cãi của nước này. Tehran phải dùng tới các thỏa thuận trao đổi vì các lệnh trừng phạt. Trung Quốc hiện là nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu của Iran. An Bình Theo AP =============== Kẹt nhể! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 11, 2013 Chú Sam lại nhá đểu rùi! Thà rằng tuyên bố đứng về phía Nhật Bản bảo vệ Senkaku thi Trung Quốc chỉ cần lên án mạnh mẽ, kịch liệt phản đối...vv...Nhưng không đánh nhau vẫn không sao. Vì có thể giải thích là không muốn chiến tranh với Hoa Kỳ. Nhưng đây Chú Sam tuyên bố không tham gia. Nên nếu Trung Quốc không uýnh Nhật để lấy lại Điều Ngư thì....mất mặt. Nhưng uýnh thì ...khó lường. Hic! Chú Sam đúng là thâm thật. Kính thưa thầy! Con đang mong có oánh nhau để Trung Quốc thiệt hại bớt, qua đó chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của ta sẽ được khẳng định. Nếu có xảy ra chiến tranh Trung- Nhật, chắc Mỹ, Nga sẽ ủng hộ Nhật hơn là 1 TQ hiếu chiến, ngoài ra vai trò của ĐNA cũng rất quan trọng trong việc dành lại chủ quyền tại biển Đông cho VN và Philippin. chỉ tiếc vai trò của asean thật yếu và thiếu đoàn kết. Cũng trong trường hợp Trung Nhật đánh nhau: Một số vùng tự trị của Trung Cuốc như Tây Tạng cũng thoát khỏi sự phụ thuộc vào TQ, điều mà nhân dân ở đây ko mong muốn, ĐLoan cũng có cơ hội tốt nhất để trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc, 2 miền Triều tiên cũng dễ thống nhất hơn. cá nhân con nghĩ, thế giới nói chung và Đông Á, châu Á Thái Bình Dương nói riêng sẽ có lợi nhiều hơn hại nếu TQ bị đánh gục. Tuy nhiên thực tế TQ ko dại j mà đi gây chiến tranh vào lúc này và cho tới nhiều năm nữa. Thứ nhất vì Kinh tế TQ vẫn thua xa Mỹ, ko chỉ là thu nhập bq đầu người, mà còn ở trình độ phát triển. thứ hai, trình độ công nghệ của TQ thực ra mới chỉ ở mức ăn cắp và làm nhái, chưa có những phát minh vượt trội, vì vậy vũ khí của TQ ko thể sánh với Mỹ. thứ 3, TQ hiện còn rất rối ren với chính nội bộ trong nước và người anh em Triều tiên. Mác dù QH kinh tế của TQ với các nước asean rất tốt, nhưng quan hệ ngoại giao thì lục đục. thứ 4, trong khi TQ có 1 mình, thì Mỹ có HQuoc, Nhật Bản là liên minh, Ấn Độ, Thái Lan, Philipin là đối tác chiến lược. TQ ko có cơ sở nào để mà chui đầu vào rọ. Share this post Link to post Share on other sites