Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

EU tuyên bố có lợi ích sống còn ở Biển Đông

Cập nhật lúc 10:40, 19/10/2013

(Tin tức 24h) – EU vừa tuyên bố có lợi ích sống còn trong việc duy trì tuyến đường hàng hải an toàn và thông thoáng ở Biển Đông đồng thời rất lo ngại về tình trạng căng thẳng tại đây.

Tờ Philippine Daily Inquirer đưa tin, trong Diễn đàn EU - ASEAN về hội nhập khu vực diễn ra trong tuần này ở Brussels (Bỉ), Ngoại trưởng Bỉ Didier Reynders tại lễ khai mạc đã phát biểu: “EU nên góp phần bảo vệ quyền của các bên sử dụng lâu dài, hợp pháp, công bằng và hòa bình nguồn tài nguyên ở biển Đông”.

Đồng thời, trong khuôn khổ Diễn đàn, EU đã tuyên bố liên minh châu Âu rất lo ngại về tình trạng căng thẳng tại Biển Đông, đồng thời, liên minh này có lợi ích sống còn trong những tuyến đường hàng hải lưu thông qua đây, và việc duy trì sự an toàn, thông thoáng hàng hải ở vùng biển này có ý nghĩa quan trọng với lợi ích sống còn của EU.

Cũng trong diễn đàn này, liên minh châu Âu cũng đã lên tiếng sẽ ủng hộ ASEAN trong nhiều vấn đề. Trong bài phát biểu của mình, Phó Thủ tướng Bỉ Reynders đã nhắc lại chuyến công du hồi tháng Ba vừa qua của ông tới Đông Nam Á. Một số mối quan tâm về tương lai hợp tác giữa EU và ASEAN giúp ông nhận thấy đây là thời khắc để cả hai khối cùng tăng cường quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và kết nối khu vực.

Posted Image

Ngoại trưởng Anh William Hague và Ngoại trưởng Bỉ Didier Reynders trong khuôn khổ Diễn đàn

Phó Thủ tướng Bỉ cũng nhấn mạnh ASEAN là một "biểu hiện tiên tiến nhất của hội nhập khu vực khi so sánh với các khối khác ngoài Liên minh châu Âu."

Với sự cạnh tranh lớn trên thế giới hiện nay, ASEAN và EU cùng nhất trí tăng cường hợp tác một cách cởi mở, bền vững trên trường quốc tế. EU luôn ủng hộ ASEAN trên các diễn đàn hợp tác cũng như trong quá trình hội nhập. EU cũng cam kết sẽ tham gia nhiều hơn vào Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).

Đây không phải là lần đầu tiên liên minh châu Âu EU tỏ ra bênh vực ASEAN trong vấn đề về Biển Đông. Hồi giữa tháng 5/2013, một cuộc họp giữa các quan chức cấp cao của ASEAN và EU đã điễn ra tại TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam) để thảo luận về những tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.

Tại đây, EU tái khẳng định ủng hộ “cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đồng phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS).”.

Posted Image

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 22 đã kêu gọi đàm phán khẩn cấp với Trung Quốc về COC

Bên cạnh đó, EU cũng nhấn mạnh lợi ích của khối đối với hòa bình, an ninh hàng hải, ổn định, tự do hàng hải và thương mại không bị cản trở trên Biển Đông, đồng thời kêu gọi “các bên liên quan giải thích rõ đòi hỏi chủ quyền của mình trên cơ sở UNCLOS”.

Hồi cuối tháng 4/2013, xung quanh diễn biến vụ kiện Trung Quốc vi phạm Công ước về luật biển quốc tế UNCLOS ra trọng tài quốc tế của Philippines, EU cũng đã lên tiếng ủng hộ quốc gia này. Trong một thông báo đưa ra chiều 23/4, Bộ Ngoại giao Philippines nói rằng Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết “phê chuẩn một báo cáo vốn bao gồm sự ủng hộ của họ cho sáng kiến nhờ trọng tài phân xử của Philippines”.

Trong một diễn biến khác, Viện Đông phương học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga ngày 18/10 tổ chức Hội thảo quốc tế về biển Đông tại Moscow. Hội thảo có sự tham gia của đại diện Quốc hội và chính phủ Nga, cùng các chuyên gia quân sự, chính trị, luật biển từ nhiều nước.

Viện Đông phương học cho biết để đảm bảo tính khách quan, viện không mời các chuyên gia của các nước có tranh chấp ở Biển Đông.

Đỗ Minh (Tổng hợp)

==================

Việt Nam quản lý hầu hết biển Đông - gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa - như từ hàng trăm năm trước đến nay thì hổng có chi. Nếu nó thuộc về Tung Cóoc thì EU chết. Hi. Sống còn mừ.

Bởi zdậy. Tung Cóoc sai lầm ở chỗ này khi đụng tới Việt Nam.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người gốc Nhật làm tư lệnh Hạm đội TBD của Mỹ

Cập nhật lúc 18:03, 18/10/2013

(Tin tức 24h) - Theo hãng Kyodo, ngày 17/10, người phát ngôn của Hạm đội Thái Bình Dương thuộc Hải quân Mỹ cho biết hạm đội này đã chọn Đô đốc Harry Harris làm tư lệnh.

Mỹ-Nhật-Australia phản đối hành động của Trung Quốc trên biển

Mỹ - Nhật đột phá, Trung Quốc giật mình

Thử chiếm đảo: Trung Quốc luyện game, Mỹ-Nhật tập thật

Tại sao Mỹ, Nhật Bản không tấn công phủ đầu Triều Tiên?

Đô đốc Harris, người Mỹ gốc Nhật và từng là trợ lý của Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, đã kế nhiệm Đô đốc Cecil Haney hôm 16/10 trên cương vị tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương có trụ sở tại Hawaii.

Posted Image

Đô đốc Harry Harris

Đô đốc Harris sinh ra tại Yokosuka, phía nam Thủ đô Tokyo của Nhật Bản, nhưng lớn lên tại bang Tennessee và Florida của Mỹ. Ông có mẹ là người Nhật Bản còn bố là người Mỹ.

Theo Hải quân Mỹ, sau khi tốt nghiệp Học viện Hải quân vào năm 1978, Harris còn theo học tại các trường Đại học Harvard và Georgetown.

Trong bối cảnh khu vực châu Á- Thái Bình Dương ngày càng nóng bỏng với các cuộc chạy đua vũ trang và phân tranh quyền lực, quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Nhật Bản ngày càng được thắt chặt.

Trước đó, Mỹ và Nhật Bản nhất trí sẽ nâng cấp quan hệ đồng minh quốc phòng giữa hai nước nhằm giải quyết những quan ngại liên quan đến chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, chống khủng bố, an ninh mạng và các vấn đề lớn khác của thế kỷ 21.

Thông tin trên được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đưa ra tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm song phương 2+2 giữa ông Hagel, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, với Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Posted Image

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Quốc phòng Mỹ-Nhật Bản sau khi thông qua Tuyên bố chung ở Tokyo ngày 3/10

Bộ trưởng Chuck Hagel cũng cho biết, hai nước đã nhất trí trong tuyên bố chung dài 10 trang xây dựng lại các định hướng hợp tác quốc phòng song phương vào cuối năm 2014 tới và triển khai thường xuyên các máy bay giám sát không người lái mang tên Diều Hâu Thế giới của Mỹ (U.S. Global Hawk) tại Nhật Bản.

Hai bên cũng nhất trí định vị hệ thống radar phòng không X-band của Mỹ tại căn cứ không quân Kyogamisaki tại quận Kyoto, phía Tây, Nhật Bản cũng như tái bố trí 5.000 lính hải quân Mỹ từ đảo Okinawa, Nhật Bản đến đảo Guam của Mỹ.

Nguyễn Ngân (Tổng hợp)

======================

Là người gốc Nhật, chăc ông tư lệnh mới biết rất rõ công việc của mình. Bởi zdậy, nếu "canh bạc cuối cùng" xảy ra, thì chỗ kết thúc sẽ ở Hoa Đông.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gần đây, có nhiều dấu hiệu Trung Cóoc đang gỡ rối tơ lòng thòong. Nhưng Lão Gàn tiên quyết rằng:

Việt sử 5000 năm văn hiến chưa được tôn vinh một cách chính danh, công bằng để làm sáng tỏ chân lý, mọi chuyện sẽ "Vũ Như Cẩn".

Căng thẳng biên giới Trung - Ấn có đi đến hồi kết?

(Tin tức 24h) - Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh sẽ có chuyến công du Trung Quốc vào tuần tới, nơi New Delhi được nói sẽ xúc tiến một thỏa thuận với Bắc Kinh nhằm giải quyết căng thẳng về biên giới.

Ngày 20/10, Thủ tướng Singh lên đường đi Nga và Trung Quốc trong chuyến công du nước ngoài có thể là cuối cùng trên cương vị thủ tướng.

Theo lịch trình, Thủ tướng Ấn Độ sẽ có cuộc hội đàm với người đồng cấp Lý Khắc Cường ngày 23/10, một ngày sau khi có mặt tại Bắc Kinh. Hội đàm chủ yếu tập trung vào vấn đề tranh chấp biên giới giữa hai quốc gia.

Posted Image

Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh (thứ tư từ trái sang) với lãnh đạo các nước Đông Nam Á trong cuộc gặp thượng đỉnh ASEAN - Ấn tại Brunei ngày 10/10.

Đây là vấn đề đã từng được hai quan chức cao cấp cam kết khi ông Lý đến thăm New Delhi hồi tháng 5.

Trong khi đó, các nhà ngoại giao và quan chức hai nước đang chạy đua trước chuyến đi đến Bắc Kinh của ông Singh để hoàn thành hiệp định hợp tác quốc phòng biên giới Trung - Ấn.

Theo hiệp định mới này, hai nước sẽ thông báo cho nhau về các cuộc tuần tra dọc biên giới và đảm bảo các cuộc tuần tra này không “bám đuôi” nhau để giảm thiểu khả năng đối đầu. Hai bên cũng sẽ lập đường dây nóng giữa các sĩ quan cấp cao.

“Duy trì hòa bình, ổn định trên biên giới là yếu tố quan trọng trong quan hệ song phương của chúng tôi với Trung Quốc. Chúng tôi kỳ vọng rằng đây sẽ là một khía cạnh quan trọng của cuộc thảo luận giữa đôi bên", Thủ tướng Manmohan Singh khẳng định.

Trong khi chỉ cách đó 1 ngày báo Indian Express của Ấn Độ cho hay thỏa thuận nới lỏng thị thực nhập cảnh của Ấn Độ với Trung Quốc - văn bản được trông đợi sẽ được ký kết trong chuyến thăm Bắc Kinh lần này của Thủ tướng Singh - đã bị New Delhi cho tạm ngưng vào phút chót.

Giới quan sát cho rằng đây có thể coi là động thái để phản đối việc Trung Quốc hồi tuần trước cấp thị thực rời cho hai cung thủ Ấn Độ đến từ vùng Arunachal Pradesh, nơi mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

Một động thái khác diễn ra trong bối cảnh nhạy cảm khi Bắc Kinh lên kế hoạch cho chuyến lặn tại Ấn Độ Dương vào cuối năm tới.

Posted Image

Tàu lặn có người lái Giao Long

Giao Long, tàu lặn biển sâu có người lái đầu tiên của nước này có mặt trong kế hoạch dự kiến sẽ thực hiện các cuộc nghiên cứu khoa học tại vùng biển tây nam Ấn Độ Dương nhằm tìm hiểu các loại khoáng sản quý hiếm tại đây.

Báo Trung Quốc Tân Hoa Xã dẫn Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc (SOA) cho hay, tàu lặn Giao Long sẽ được đưa đến vùng biển khảo sát nói trên vào tháng 11 hay tháng 12/2014.

T.H (Tổng hợp TTO, TNO)

============================

VBÀI CHƯA HOÀN CHỈNH

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ván cờ chiến lược Biển Đông của Việt Nam

(Chính trị Việt Nam) - Với vị trí chiến lược quan trọng, với khả năng tự vệ, đương đầu với mọi thách thức an ninh có được, đã đến lúc Việt Nam tự quyết định chiến lược an ninh của mình.

Nói đến Biển Đông thì ai cũng đều có chung một đánh giá từ xưa đến nay là Biển Đông có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong khu vực châu Á-TBD. Chính vậy mà làm chủ hoàn toàn Biển Đông hoặc bảo vệ an toàn hàng hải trên Biển Đông không phải chỉ là mong muốn của một quốc gia mà có rất nhiều quốc gia đưa vào trong chiến lược khu vực, toàn cầu của họ.

Đó thực sự là tâm điểm của một cuộc chiến địa chính trị khu vực châu A-TBD mà nguy cơ xung đột, chiến tranh và cơ hội hợp tác, hòa bình phát triển là không đoán định.

Với hơn 3000 km đường bờ biển giáp Biển Đông và hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ trong đó có quần đảo Trường Sa nằm gần như chính giữa Biển Đông, Việt Nam, do đó, có một vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng trên Biển Đông nói riêng và khu vực ĐNA nói chung.

Không khó để giải thích tại sao trước đây, Việt Nam cứ liên miên hết thế lực lớn này đến thế lực lớn khác luôn dòm ngó trên bàn cờ chiến lược Biển Đông, khu vực ĐNA.

Tại sao ư? Tại vì nghèo, yếu, lại ở vào vị trí đắc địa?

Ngày nay, Việt Nam đã khác, với khả năng tự vệ, đương đầu với mọi thách thức an ninh có được, đã đến lúc Việt Nam tự quyết định vị thế của mình, tham gia vào cuộc cờ khu vực với vị thế khác – người chơi cờ.

Posted Image

“Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc trong thời kỳ mới” trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc từ ngày 13/10 là tất yếu khi TQ nhận thức và đánh giá đúng vấn đề và vị thế Việt Nam.

1- Nước cờ của Việt Nam từ góc nhìn Trung Quốc

Hoạt động ngoại giao thời bình như hoạt động quân sự thời chiến, nghĩa là đều có tính quyết đinh sống còn với vận mệnh quốc gia.

Trong thời chiến, hoạt động ngoại giao phụ thuộc vào kết quả quân sự. Hiệp định Giơneve năm 1954 được ký kết phải sau khi “Tin đây anh (Phạm Văn Đồng) Điện Biên Phủ hoàn thành”. Hiệp định Pari ký cũng phải sau trận “Điện Biên Phủ trên không”

Trong thời bình, kết quả đối ngoại phụ thuộc lớn vào vị thế đất nước, đặc biệt là tiềm lực quốc phòng. Không có khả năng, tiềm lực quân sự để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, bắt kẻ xâm lược phải trả giá đắt nếu liều lĩnh xâm phạm, nghĩa là không đủ sức răn đe thì hoạt động ngoại giao chỉ “chót lưỡi đầu môi”.

Hiện tại ở khu vực châu Á-TBD đã có nhiều liên minh quân sự như Mỹ-Nhật Bản, Mỹ-Hàn Quốc, Mỹ-Philipines và nhiều tam giác chiến lược như Mỹ-Nhật Bản-Hàn Quốc, Mỹ-Nhật Bản-Ấn Độ, Mỹ-Nhật Bản-Úc…có vẻ như là để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy những mối quan hệ đó có thể làm cho Trung Quốc lo ngại, nhưng không đủ để làm họ hốt hoảng.

Trong chiến lược đẩy lùi Mỹ, Nhật Bản ra khỏi chuỗi đảo thứ nhất và đầy tham vọng biến Biển Đông thành “ao nhà” của mình, đương nhiên, Trung Quốc sẽ vấp phải sự chống trả quyết liệt của bên liên quan.

Trên khu vực ĐNA cũng xuất hiện nhiều mối quan hệ cấp đối tác chiến lược như Việt Nam-Indonesia, Việt Nam-Nhật Bản…đặc biệt có đối tác chiến lược sâu, toàn diện như Việt Nam-Nga chẳng hạn, thì đâu là mối quan hệ khiến Trung Quốc lo ngại nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến chiến lược biến Biển Đông thành “ao nhà” của họ?

Phải chăng khi Mỹ và Việt Nam trở thành đối tác chiến lược, Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam, mối quan hệ tăng lên từ chiều sâu đến chiều rộng thì khiến Trung Quốc lo sợ?

Không phải. Mỹ có lợi ích quốc gia toàn cầu, dù có đối đầu với Trung Quốc, muốn bao vây, kiềm chế Trung Quốc…nhưng vẫn hợp tác với Trung Quốc. Vì thế khi cần, Mỹ vẫn sẵn sàng lấy mối quan hệ với Việt Nam ra mặc cả với bất kỳ quốc gia nào, kể cả Trung Quốc để tính toán thiệt hơn, nhiều ít.

Vậy, liên minh phòng thủ giữa Việt Nam với Philipines và ASEAN?

Nếu xảy ra thì đây cũng là điều rất đáng lo cho Trung Quốc, bởi lẽ các quốc gia ĐNA trong khối ASEAN này có một địa quân sự rất quan trọng trên Biển Đông và eo biển Malacca. Khi họ liên thủ với nhau thì Biển Đông sẽ trở thành như một cái “hồ nước” mà một chứ mười hạm đội của kẻ xâm lược cũng chẳng làm gì được khi vùng vẫy trong đó bị “đồng loạt trên bờ ném đá”.

Rất may là tình huống này không có thể xảy ra. Cuộc chiến địa chính trị giữa Trung Quốc, Mỹ đã khiến cho ASEAN buộc phải lựa chọn, nghiêng ngả theo lợi ích quốc gia mà họ theo đuổi và Trung Quốc cũng không mấy khó khăn đang làm mọi cách để không xảy ra.

Vậy mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga chăng?

Cũng không phải. Thực tế mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga là mối quan hệ được coi trọng ưu tiên hàng đầu hiện nay. Đây là mối quan hệ truyền thống, hữu nghị, đặc biệt tin cậy lẫn nhau và không một xung đột lợi ích nào dù là nhỏ.

Nga đã không ngừng tăng cường năng lực quốc phòng cho Việt Nam để đủ sức đương đầu với thế lực bành trướng, tạo ra sức răn đe mạnh (đương nhiên là mua bán, nhưng nếu không có độ tin cậy thì không phải có tiền là mua được thứ mình muốn và ngược lại), qua đó Nga kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, đồng thời củng cố một điểm đứng chân ổn định vững chắc, tin cậy tại châu Á-TBD cho tương lai gần, vừa bảo vệ lợi ích kinh tế của Nga trên Biển Đông.

Tuy nhiên giữa Nga và Trung Quốc cũng là đối tác chiến lược của nhau có tính chất vừa hợp tác vừa kiềm chế cho nên Nga không thể vì Việt Nam tất cả để hy sinh lợi ích quốc gia khi hợp tác với Trung Quốc.

Vậy rốt cuộc, với khả năng quốc phòng và sức mạnh trên Biển Đông hiện tại, Việt Nam tăng cường mối quan hệ với quốc gia nào thì sẽ khiến Trung Quốc lo sợ và không muốn?

Nếu như thế thì nước cờ đó hay mối quan hệ này phải có tác động mạnh đến cấu trúc địa chính trị khu vực và ít nhất có một mục tiêu chung là ngăn chặn Trung Quốc biến Biển Đông thành “ao nhà”. Đặc biệt, mối quan hệ đó phải có độ tin cậy, tức là không có xung đột về lợi ích. Mối quan hệ đó sẽ…

Đó chính là nước cờ hay sách lược đối ngoại có tính logic mà Việt Nam đã, đang và sẽ dùng để tăng cường thế, lực cho đất nước đủ sức bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình trước những thách thức nguy hiểm có thể xảy ra.

Dù có căng thẳng trên Biển Đông hay không thì quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản phát triển sâu, rộng, tin cậy, là nhu cầu tất yếu sự phát triển của 2 quốc gia rất cần nhau.

Posted Image

2- Việt Nam-Nhật Bản, không để lịch sử lặp lại

Trong tình thế hiện tại về chủ quyền, rõ ràng là Trung Quốc đang xâm hại đến chủ quyền Việt Nam.

Trung Quốc đã thành lập và xây dựng cái gọi là “thành phố Tam Sa” bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam; Trung Quốc ngang ngược, cậy mạnh, gọi thầu quốc tế 9 lô dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam, ra lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng EEZ của Việt Nam.

Hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc luôn phô trương thanh thế, ráo riết diễn tập đánh chiếm đảo này đảo khác trên Biển Đông…(còn những tuyên bố ngạo mạn, láo xược, của giới học giả quá khích, tướng tá diều hâu, hiếu chiến về Việt Nam được bật đèn xanh thì chúng ta không đáng quan tâm).

Việt Nam muốn hòa bình nhưng hòa bình không lệ thuộc, Việt Nam kiên quyết bảo bệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên vùng biển Việt Nam được quốc tế công nhận theo UNCLOS.

Do đó, không còn cách nào khác là phải tăng cường tiềm lực quân sự và đối ngoại quân sự để tạo ra thế và lực vững chắc cho đất nước.

Đài “Tiếng nói nước Nga” có bình một câu hay nhưng chưa chính xác, rằng, “Con hổ Việt Nam có móng vuốt Nhật Bản” mà lẽ ra thì “móng vuốt của Nga” mới đúng. Nhưng thật ra, móng vuốt của Hổ chưa quan trọng, quan trọng là thế võ của hổ vồ như thế nào. Tuy nhiên, hổ vồ như nào không phải là điều quyết định, quyết định là nội lực của Hổ. Giống hổ thật đấy, nhưng đói đi không vững thì vồ được ai?

Chúng ta hãy trở lại với luận bàn từ thanh kiếm. Đó là, kiếm dài hay ngắn không quan trọng, quan trọng là kiếm pháp. Tuy nhiên, kiếm pháp tốt hay dở chưa quyết định, quyết định là thanh kiếm gì.

Nếu thanh kiếm đó là một “thanh kiếm báu” như, làm bằng công nghệ nào, chất liệu ra sao để có thể chém sắt như chém bùn…và một thanh kiếm thường, chỉ gặp một cành cây đã quằn, gặp kiếm địch thì bị chém đứt là hoàn toàn khác nhau khi đối đầu.

Chính xác là Việt Nam cần và phải có “thanh kiếm báu” và Trung Quốc quá biết nó sẽ có từ đâu.

Kể từ năm 1945 đến năm 2010, Nhật Bản có 65 năm hòa bình, xây dựng đất nước thành một siêu cường kinh tế, có một nền công nghiệp hiện đại, kỹ thuật công nghệ cao nhất nhì thế giới.

Trong 65 đó Nhật Bản chỉ tồn tại 2 mâu thuẫn với bên ngoài có thể coi như thách thức đến an ninh là CHDCND Triều Tiên và Nga trên quần đảo phía Bắc. Tuy thế 2 mâu thuẫn đó không đủ để biến lực lượng Phòng vệ Nhật Bản “thay tên đổi dạng”, chưa đủ để đánh thức dân tộc Nhật đang “say giấc ngủ hòa bình”.

Lưu ý là, nếu như ai đó cho rằng trong 65 năm đó, Nhật Bản không chuẩn bị gì cho tiềm lực quốc phòng là nhầm. Đó không phải là tư duy của một quốc gia có nền công nghiệp hiện đại và quốc gia đang tồn tại đền thờ chiến tranh thế giới lần 2 thì càng không.

Chỉ đến năm 2010, đặc biệt là trong tranh chấp quần đảo Senkaku thì yếu tố Trung Quốc là đủ năng lượng để đepo khởi động bộ máy quân sự, quốc phòng và đánh thức chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản.

Một loạt các sức cản, ràng buộc như Hiến pháp hòa bình Nhật Bản, tâm lý quen hưởng hòa bình vào ô hạt nhân Mỹ, dựa dẫm vào Mỹ trở nên không là gì trước cú tác động của Trung Quốc.

Chiến tranh thế giới lần 2 đã kết thúc 68 năm, trong khi châu Âu đã vĩnh viễn lật sang trang mới những mối oán hận giữa các kẻ thù cũ nhưng vùng ĐBA thì không.

Mối hận thù dân tộc “nỗi nhục 100 năm” của Trung Quốc với Nhật Bản vẫn còn đó và càng lớn dần theo đà trỗi dậy của Trung Quốc, bất chấp Nhật Bản đã từng tạo điều kiện thuận lợi, quan trọng cho sự trỗi dậy thần kỳ của mình.

Tranh chấp quyết liệt Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông đã làm mối quan hệ Trung-Nhật xấu đi đến mức chiến tranh có nguy cơ xảy ra.

Trên Biển Đông. Nếu Trung Quốc biến thành “ao nhà”, khống chế luôn eo biển Malacca thì coi như nền kinh tế Nhật Bản sống hay chết hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn Trung Quốc. Đòn “cắt nguồn cung đất hiếm” Nhật Bản chắc đã nhận đủ từ Trung Quốc và để bắt Nhật Bản thành chư hầu, Trung Quốc có thừa lòng căm hờn và sự quyết tâm để phong tỏa tuyến hàng hải Biển Đông khi cần thiết.

Nếu Việt Nam không kiểm soát được Trường Sa chẳng hạn, lúc đó tuyến hàng hải thương mại, vận chuyển năng lượng bị mất an toàn thì Nhật Bản sẽ rơi vào tình thế nguy hiểm.

Như vậy, có thể nói việc Trung Quốc biến Biển Đông thành “ao nhà” có ảnh hưởng “không thể chấp nhận được” đến 2 quốc gia là Việt Nam và Nhật Bản, cho nên, theo logic thì ngăn chặn âm mưu, hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam và Nhật Bản đều có cùng mục tiêu mang tính “tối thượng” là an ninh quốc gia và chủ quyền.

Hiện tại Nhật Bản có một nền công nghiệp hiện đại nhất châu Á. Mặc dù GDP sau Trung Quốc nhưng chất lượng GDP cao hơn rất nhiều Trung Quốc. Cục diện địa chính trị trong vài năm tới Nhật Bản sẽ là có vai trò chính trên châu Á-TBD trong khi hiện tại “lòng tin chiến lược” Trung-Nhật đã cạn.

Cho nên, đối tác chiến lược với Nhật Bản là đối tác chiến lược với một cường quốc lớn và không có gì thuận lợi hơn là Việt Nam và Nhật Bản cũng như Việt Nam và Nga là đối tác chiến lược của nhau mà không có xung đột lợi ích, vì thế có độ tin cậy, có lòng tin, hoàn toàn khác bản chất với đối tác chiến lược nào đó mà vừa hợp tác vừa kiềm chế nhau.

Đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản chắc chắn một điều là dù có hay không có căng thẳng trên Biển Đông thì Việt Nam và Nhật Bản cũng cần phải tăng cường mối quan hệ vì sự phát triển của 2 quốc gia đầy duyên nợ này.

Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản là nước tư bản lớn đầu tiên có quan hệ ngoại giao với Việt Nam dân chủ cộng hòa. Không phải ngẫu nhiên mà mà nhà yêu nước Phan Bội Châu tìm đường sang Nhật Bản đã được khắc họa trong bộ phim “Người cộng sự” mà Đài truyền hình Việt Nam phát sóng nhân dịp 40 năm quan hệ ngoại giao Việt-Nhật.

“Lòng tin chiến lược” giữa các quốc gia, dân tộc với nhau là tiền đề của hòa bình và phát triển.

Lê Ngọc Thống

Theo baodatviet.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ xây căn cứ quân sự lớn nhất châu Á

Thứ hai, 21/10/2013 14:52 GMT+7

http://vnexpress.net...-a-2898342.html

11 tỷ USD sẽ được chi để hiện đại hóa và phân bố lại các căn cứ quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc, trong đó có một căn cứ lớn nhất châu Á.

Triều Tiên dọa tấn công căn cứ quân sự Mỹ

Theo Washington Post, đây là dự án quân sự lớn nhất của Mỹ kể từ khi kênh đào Panama được hoàn tất.

Khoảng 100 cơ sở quân sự rải rác ở Hàn Quốc sẽ được quy hoạch lại, hợp nhất thành 50 căn cứ với hai trung tâm lớn. Phần lớn trong số 28.500 lính Mỹ đang đóng tại Hàn Quốc sẽ di chuyển đến trại Humphreys, cách trung tâm thủ đô Seoul hơn 60 km về phía nam.

Posted Image

Trại Humphreys, căn cứ quân sự lớn nhất Châu Á trong tương lai nhìn từ trên cao. Ảnh: qsl

Quân đội Mỹ cũng sẽ rời khỏi trụ sở chính ở doanh trại Yongsan, tại trung tâm Seoul, sang trại Humphreys. Một khi được hoàn thành, trại Humphreys dự kiến ​​sẽ trở thành nơi đồn trú của 44.000 binh sĩ, nhân viên dân sự và các thành viên gia đình, biến nó trở thành doanh trại lớn nhất của Mỹ ở châu Á.

Theo dự tính ban đầu, kế hoạch hiện đại hóa này sẽ hoàn thành vào năm 2008. Tuy nhiên, sau nhiều lần bị trì hoãn, dự kiến đến năm 2016, khu căn cứ quân sự này mới được hoàn tất.

Một báo cáo của Ủy ban Quân vụ tại Thượng viện Mỹ cho hay, trong số 11 tỷ USD chi cho dự án này, Lầu Năm Góc đóng góp 3,2 tỷ USD. Số tiền còn lại do phía Hàn Quốc đảm trách.

Chi phí này một thách thức lớn với cả hai chính phủ, đặc biệt là với Lầu Năm Góc, khi cơ quan này đang vấp phải khó khăn do bị cắt giảm ngân sách chi tiêu.

Năm ngoái, Lầu Năm Góc đã chi 3,1 tỷ USD để hỗ trợ lực lượng quân sự của mình tại Hàn Quốc. Chính phủ Mỹ đang cố gắng dành sự quan tâm chiến lược đối với châu Á bằng cách tăng cường viện trợ cho các đồng minh và hiện diện quân sự nhiều hơn trong khu vực này.

Quốc Anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật cho phép bắn hạ máy bay do thám

21/10/2013 11:27 (GMT + 7)

TTO - Kyodo ngày 21-10 đưa tin Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã kí thông qua bản kế hoạch phòng không do Bộ Quốc phòng nước này đệ trình.

Posted Image

Máy bay tuần tra Nhật Bản bay trên không phận quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư - Ảnh: defense-update.com

Theo đó, Bộ Quốc phòng cho phép các lực lượng phòng vệ bắn hạ ngay máy bay do thám nước ngoài xâm nhập vào không phận nếu chúng “phớt lờ” tín hiệu cảnh báo.

Động thái này được xem là bước đi cứng rắn của Tokyo trước leo thang tranh chấp quanh quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư với Bắc Kinh. Bản tin Kyodo nhấn mạnh “bản kế hoạch nhằm đối phó với việc Trung Quốc cho máy bay không người lái (UAV) xâm nhập vào không phận của Nhật ngày 9-9, gần quần đảo Senkaku đang tranh chấp”.

Từ trước đến nay, Nhật chỉ “xua” những chiếc UAV ra khỏi không phận khi phát hiện chúng xâm nhập trái phép. Tuy nhiên sau khi nghiên cứu các thế hệ máy bay do thám gần đây được phát triển bởi Trung Quốc, họ phát hiện ra những chiếc này được trang bị các camera độ nét cao và hệ thống ra-đa định vị có thể phát hiện các nguy cơ bị tấn công. Những chiếc UAV với trang thiết bị tối tân trở nên “nguy hiểm” hơn khi dễ dàng thu thập những thông tin hình ảnh trên không phận Nhật. Tokyo quyết định “phải bắn hạ ngay”.

Kyodo dẫn nguồn tin khả tín khẳng định “cho bắn hạ UAV là động thái thể hiện sự sẵn sàng, chủ động đối phó các hành vi vi phạm chủ quyền của Nhật”. Theo quy định hiện hành, khi phát hiện máy bay do thám có người lái xâm phạm không phận, Nhật sẽ dùng máy bay quân sự bay theo phát tín hiệu cảnh báo phi công rời khỏi, hoặc bắn cảnh cáo. Tuy nhiên gần đây, UAV được sử dụng linh hoạt hơn khiến Nhật phải đưa dạng máy bay này vào các quy định ứng phó.

Tuy nhiên, thủ tướng Abe cũng đang thảo luận các biện pháp đối phó với những dạng máy bay khác, đặc biệt là các máy bay quân sự có người lái, chở vũ khí hủy diệt hàng loạt như vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học… Nếu bắn hạ các máy bay này sẽ rất nguy hiểm - Kyodo cho biết.

ANH DUY

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đàm phán với Trung Quốc phải cân nhắc kỹ từng câu, từ để tránh mắc bẫy

Đông Bình

Thứ ba 22/10/2013 09:13

(GDVN) - Trong vấn đề Biển Đông, nếu không cân nhắc kỹ càng trong đàm phán, kể cả từng câu chữ, mải mê với “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” sẽ rất nguy hiểm. Việt Nam ủng hộ phương thức giải quyết hòa bình, nhưng không bao giờ từ bỏ chủ quyền quốc gia của mình trên Biển Đông.

Posted Image

Sáng ngày 20 tháng 10 năm 2013, tàu chiến, máy bay của Hạm đội Nam Hải tiến hành diễn tập đối kháng trên Biển Đông.

Ngày 19 tháng 10, tờ "Liên hợp Buổi sáng" Singapore có bài viết cho rằng, Trung Quốc đã đưa ra chủ trương xây dựng cường quốc biển, nhưng hiện đối mặt với 2 trở ngại: Biển Đông và đảo Senkaku. Trong đó, bài báo này cho rằng trên hướng Biển Đông, Trung Quốc đang "nắm quyền chủ động", "thời gian thuộc về Trung Quốc".

Xu hướng diễn biến tranh chấp đảo Senkaku lại khác, không chỉ có Mỹ, Trung Quốc cũng cần phải xem xét tránh để xảy ra xung đột hạt nhân ở đảo Senkaku, đưa vấn đề này vào chiến lược lớn trỗi dậy thực sự của Trung Quốc. Nội dung chính của bài viết như sau:

Đúng vào lúc sức mạnh quốc gia tổng hợp của Trung Quốc trỗi dậy, tham vọng mở rộng, việc đưa chiến lược biển và quyền lợi biển vào chương trình nghị sự hầu như là vấn đề cấp bách hiện nay, không thể kéo dài.

Đưa ra chiến lược biển và thực hiện nó ở mức độ rất lớn tùy thuộc vào quốc gia có thực lực kinh tế, khoa học công nghệ hay không, và quốc gia có đủ hải quân chiến lược mạnh bảo đảm quyền lợi biển quốc gia hay không. Nếu không, không những chỉ nói suông, không có ích gì với thực tế, trái lại đã cản trở việc thực hiện chiến lược lớn quốc gia.

Hơn nửa thế kỷ qua, ban đầu sức mạnh quốc gia của Trung Quốc yếu ớt, không có thời gian và cũng không có năng lực chuyển sự quan tâm từ đất liền ra biển; nhưng, những năm gần đây, cuối cùng, sức mạnh quốc gia tổng hợp của Trung Quốc đã phát triển nhanh, nhưng đối mặt với sức ép mạnh mẽ từ bên ngoài do chính Trung Quốc tự taoj ra, tình thế trói buộc, phải đối phó khắp nơi.

Posted Image

Sáng ngày 18 tháng 10 năm 2013, biên đội tàu chiến (tầm xa) Hạm đội Nam Hải rời Trạm Giang để tiến hành diễn tập.

Cuối tháng 7 năm 2013, tại Hội nghị học tập tập thể lần thứ 8, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nghiên cứu việc làm thế nào để xây dựng cường quốc biển.

Khi đó, ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra phương châm "bảo vệ quyền lợi biển" 12 chữ (tiếng Trung Quốc), vẫn lập lại chiêu bài đó là "chủ quyền thuộc về ta, gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác", kiên trì thông qua phương thức hòa bình, đàm phán để giải quyết tranh chấp, "nhưng quyết không thể từ bỏ quyền lợi chính đáng, càng không thể hy sinh lợi ích cốt lõi".

Như vậy, Trung Quốc chủ trương “chủ quyền thuộc về ta” và “không thể hy sinh lợi ích cốt lõi”, rõ ràng, Trung Quốc vẫn không thay đổi chủ trương chủ quyền của họ đối với các vùng biển xung quanh, trong đó có tham vọng chủ quyền trong “đường lưỡi bò” bất hợp pháp. Bài báo nhấn mạnh thêm, cái "tinh ranh" của chính sách hiện nay của Trung Quốc chính là "gác lại tranh chấp".

Theo bài báo, phương châm do ông Tập Cận Bình đưa ra đã phản ánh lập trường "bảo vệ quyền lợi biển" và nguyên tắc xử lý tranh chấp của Trung Quốc trong tương lai. Chính sách của Bắc Kinh là "gác lại tranh chấp" và "kiên trì sử dụng phương thức hòa bình, đàm phán để giải quyết tranh chấp". Bài báo cho rằng, chính sách này của Trung Quốc sẽ áp dụng cho biển Hoa Đông và Biển Đông.

Về điều này, chúng ta thấy, chủ trương chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông (chủ trương “đường lưỡi bò”) là bất hợp pháp, không tuân thủ luật pháp quốc tế (Công ước Liên hợp quốc về Luật biển) và không tuân thủ ngay cả luật pháp Trung Quốc (bản đồ Trung Quốc trước đây coi đảo Hải Nam là cực nam của họ).

Trong vấn đề Biển Đông, nếu không cân nhắc kỹ càng trong đàm phán, kể cả từng câu chữ, mải mê với “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” sẽ rất nguy hiểm. Việt Nam ủng hộ phương thức giải quyết hòa bình, nhưng không bao giờ từ bỏ chủ quyền quốc gia của mình trên Biển Đông.

Posted Image

Sáng ngày 18 tháng 10 năm 2013, biên đội tàu chiến (tầm xa) Hạm đội Nam Hải rời Trạm Giang để tiến hành diễn tập.

Theo bài báo, nguyên nhân xảy ra tranh chấp ở Biển Đông, biển Hoa Đông không ngoài tranh chấp về chủ quyền. Nhưng, trạng thái chiến lược của các nước và tính chủ động thuộc về nước nào, Biển Đông và biển Hoa Đông lại có sự trái ngược hoàn toàn. Trong sự tính toán chiến lược quốc gia, mưu kế có cặn kẽ, tính toán có chu toàn hay không, xu hướng tình hình và kết quả diễn biến hoàn toàn khác nhau.

Bài báo cho rằng, nhìn vào trạng thái chiến lược của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền vốn có của Việt Nam), đảo Ba Bình hiện do Đài Loan chiếm giữ (bất hợp pháp), Trung Quốc cũng đã chiếm đóng (bằng cách xâm chiếm) 7 bãi đá ngầm...

Bài báo dẫn "nhiều học giả Trung Quốc" cho rằng, Biển Đông là hòn đá thử vàng cho việc "bảo vệ quyền lợi biển" của Trung Quốc, "không thể xem thường".

Theo bài báo, chỉ cần các nước như Philipines không lấy được đảo Ba Bình, lịch sử sẽ chứng minh, mặc dù hiện nay các nước này "gây xôn xao", nhưng khi sức mạnh quốc gia của Trung Quốc được tăng cường lên một bậc nữa thì sẽ khác. Bài báo nhấn mạnh: Trong tranh chấp "quy thuộc" chủ quyền quần đảo Trường Sa, Trung Quốc "nắm chắc quyền chủ động" và "thời gian sẽ thuộc về Trung Quốc". Vậy, khi nào thì Trung Quốc sẽ thực hiện được mục tiêu của họ? Và Việt Nam, các quốc gia có liên quan trong khu vực phải làm những gì và mức độ, cường độ như thế nào… để bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình là một câu hỏi cần cân nhắc.

Posted Image

Sáng ngày 20 tháng 10 năm 2013, Đại quân khu Quảng Châu, Trung Quốc tiến hành diễn tập "Sứ mệnh Hành động-2013B"

Bài báo đánh giá, xu hướng diễn biến tranh chấp đảo Senkaku lại khác. Nhật Bản muốn thông qua hiện trạnh tranh chấp đảo Senkaku, thực chất là để mở đường cho sửa đổi Hiến pháp, xây dựng quân đội, muốn cởi trói "chỉ phòng thủ" cho Nhật Bản, đồng thời muốn để cho Nhật Bản có quyền giao chiến như các nước bình thường khác - tức là thoát khỏi sự trói buộc của "Hiến pháp Hòa bình" hiện nay.

Nếu tranh chấp đảo Senkaku mất kiểm soát, Trung Quốc không những đối mặt với sức ép quân sự của liên minh Mỹ-Nhật, mà còn có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng hơn. Nếu Nhật Bản gặp thất bại về quân sự hoặc không được Mỹ cứu viện khi gặp khó khăn, mất đi uy tín "minh chủ" đồng minh quân sự, rất có thể trở thành chất xúc tác để Nhật Bản bước lên con đường phát triển vũ khí hạt nhân.

Vấn đề hạt nhân Triều Tiên đã xảy ra 20 năm, đến nay Mỹ không có biện pháp đối phó có hiệu quả, huống hồ, Nhật Bản là nước có sức mạnh quốc gia quá mạnh. Một khi Nhật Bản gặp thách thức về quân sự, với sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân, Tokyo sẽ đưa ra quyết định chính trị chế tạo vũ khí hạt nhân, đây có thể là sự lựa chọn duy nhất.

Với sức mạnh quốc gia, dự trữ nguyên liệu hạt nhân và năng lực khoa học công nghệ mạnh, như một quan chức cấp cao Nhật Bản từng nói, trong một năm Nhật Bản có thể chế tạo vài trăm quả đạn hạt nhân, khi đó Mỹ cũng không thể ngăn chặn.

Bài báo cho rằng, Mỹ không muốn tranh chấp đảo Senkaku gay gắt đến mức mất kiểm soát, một trong những nguyên nhân là muốn tránh xảy ra xung đột hạt nhân hoặc bảo vệ hệ thống chống phổ biến vũ khí hạt nhân.

Trung Quốc cũng cần phải có sự cân nhắc như vậy và điều này có tính chiến lược. Ngoài ra, Trung Quốc làm thế nào mới có thể thực sự trỗi dậy, đây mới là "thiết kế tầng cao" của chiến lược lớn, cần đưa vào mọi sự cân nhắc.

Posted Image

Ngày 20 tháng 10 năm 2013, biên đội máy bay trực thăng vận tải đột kích dưới sự yểm trợ của máy bay trực thăng vũ trang trong cuộc diễn tập "Sứ mệnh Hành động-2013B" của Quân đội Trung Quốc. Tham gia cuộc diễn tập này có Tập đoàn quân 42 của Lục quân, Hạm đội Nam Hải và Hạm đội Đông Hải của Hải quân, Đại quân khu Quảng Châu và Đại quân khu Nam Kinh, binh lực khoảng hơn 20.000 người.

Posted Image

Trung Quốc tiến hành diễn tập đổ bộ đoạt bãi ngày 20 tháng 10 năm 2013, tiến hành tấn công cả trên không, trên biển.

Posted Image

Trung Quốc tiến hành đổ bộ đoạt bãi trên không-trên biển

Posted Image

Đổ bộ lập thể trên không-trên biển.

============================

Đây chính là nguyên nhân để Lão Gàn cho rằng: "Người Nhật không ngu gì thừa nhận có tranh chấp ở Senkaku".

Nhưng ở biển Đông thì có tranh chấp. Nhưng nó chỉ ở những hòn đảo mà Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lính Mỹ lơ là bảo vệ tên lửa

Thứ Tư, 23/10/2013 20:57

Nếu mật mã phóng bị phá hỏng, kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ có thể bị vô hiệu hóa trong thời gian dài

Nguồn tin từ không lực Mỹ cho biết nhiều binh sĩ Mỹ đã phạm sai sót khi canh gác các hầm ngầm được sử dụng để kiểm soát tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có gắn đầu đạn hạt nhân.

Mở cánh cửa bảo vệ

Một trong những sai phạm nghiêm trọng nhất nhưng lại không hiếm xảy ra là những cánh cửa đặc biệt - vốn được dùng để ngăn ngừa sự xâm nhập và bảo vệ những người ẩn náu bên trong trước một vụ tấn công hạt nhân - bị mở toang. Theo quy định, những cánh cửa này không bao giờ được mở nếu bên trong có người đang ngủ bởi lẽ, người bên ngoài có thể xâm nhập bất cứ lúc nào và phá hỏng mật mã phóng.

Posted Image

Trung tâm kiểm soát phóng tên lửa của Mỹ được đặt sâu dưới lòng đất Ảnh: AP

Ông Bruce Blair, sĩ quan từng phục vụ tại một đơn vị kiểm soát phóng tên lửa vào thập niên 1970, cảnh báo: “Nếu kẻ lạ tiếp cận được trung tâm phóng sẽ dẫn đến nguy cơ tên lửa bị phóng thiếu kiểm soát hoặc mật mã bị phá hỏng. Hậu quả là kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ có thể bị vô hiệu hóa trong suốt một thời gian dài khi Lầu Năm Góc chưa kịp có mật mã mới”.

Những sai phạm như trên hiếm khi bị tiết lộ công khai. Tuy nhiên, giới chức trực tiếp kiểm soát ICBM của không lực Mỹ khẳng định chúng đã xảy ra nhiều lần mà không bị phát hiện. Chỉ riêng trong năm nay, quân đội Mỹ đã xác định 2 trường hợp cánh cửa không đóng khi lính canh ngủ tại các căn cứ không quân ở Malmstrom, bang Montana và Minot, bang North Dakota. Hai chỉ huy trưởng và 2 chỉ huy phó tại những nơi này đã bị kỷ luật.

Tư duy thời chiến tranh lạnh

“Lính canh chỉ có thể nghỉ ngơi khi cánh cửa đặc biệt đó được đóng kín và không một kẻ nào tiếp cận được trung tâm kiểm soát phóng” - trung tướng James Kowalski, Tư lệnh Bộ Chỉ huy không kích toàn cầu thuộc không lực Mỹ, nhấn mạnh. Ông còn là sĩ quan chịu trách nhiệm toàn bộ lực lượng gồm 450 tên lửa Minuteman 3 cộng với các máy bay ném bom hạt nhân. Trả lời phỏng vấn hãng tin AP, tướng Kowalski từ chối xác nhận ông biết hay không việc các thành viên tại đơn vị kiểm soát phóng thường xuyên vi phạm quy tắc về cánh cửa đặc biệt trên.

Quy định ngặt nghèo về việc đóng mở cánh cửa đặc biệt phản ánh tư duy từ thời chiến tranh lạnh khi Mỹ sống trong nỗi lo sợ phải hứng chịu cuộc tấn công hạt nhân của Liên Xô và luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Nỗi lo sợ đó là lý do cơ bản để người Mỹ đặt ICBM trong các hầm ngầm được gia cố kỹ lưỡng. Các sĩ quan kiểm soát phóng tên lửa cũng ẩn náu trong những trung tâm kiểm soát ngầm có hình dáng giống viên thuốc con nhộng. Có như vậy, họ mới sống sót được trong trường hợp bị tấn công hạt nhân và thực hiện cuộc phản công.

Nhiều sự cố

Ngoài sai phạm liên quan đến việc đóng cánh cửa đặc biệt, hãng tin AP còn tiết lộ một loạt vấn đề xảy ra với lực lượng ICBM của Mỹ, nổi bật là công tác thanh tra an toàn các hầm ngầm bị lơ là. Một số sĩ quan đã bị đình chỉ hoặc cách chức vì không thể đảm đương trách nhiệm. Thậm chí tuần trước, một viên tướng 2 sao đang làm nhiệm vụ đã bất ngờ bị sa thải không rõ lý do… Những sự cố trên cho thấy thách thức đối với việc bảo vệ một lực lượng sống còn - vốn thường xuyên báo động nhưng ít khi được sử dụng - của nước Mỹ.

NGÔ SINH

==================

Sau khi Liên Xô sụp đổ, người Mỹ cũng ngủ quên như mấy anh lính này. Bây giờ - tuy chưa phải "chiến tranh Lạnh", nhưng gió mùa Đông Bắc cũng sắp tràn về, Bởi vậy, mới có màn kiểm tra "đột xuất", nên mới phát hiện mấy anh lính ngủ quên. Không khéo, mật mã bị vô hiệu hóa rồi cũng nên. Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật kéo tên lửa chống hạm ra đảo Miyako, tàu chiến TQ vào tầm ngắm

Hồng Thủy

Thứ năm 24/10/2013 14:18

(GDVN) - Động thái này sẽ đặt tất cả các vùng biển giữa các đảo trong phạm vi tầm ngắm của hệ thống tên lửa Nhật Bản trong khi các tàu chiến Trung Quốc sẽ phải chạy qua eo biển Miyako giữa 2 đảo Miyako và Okinawa để ra Thái Bình Dương tập trận.

Posted Image

Nhật sẽ triển khai tên lửa đất đối hạm phong tỏa eo biển Miyako.

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cho biết một đơn vị tên lửa đất đối hạm sẽ được triển khai trên đảo Miyako thộc quận Okinawa lần đầu tiên vào tháng tới.

Quân đội Nhật Bản sẽ tiến hành một cuộc tập trận ở Tây Nam nước này từ ngày 1 đến 18/11 với khoảng 34 ngàn binh sĩ tham gia.

Hệ thống tên lửa đất đối hạm Type 88 sẽ được triển khai trên đảo Miyako phía Nam hòn đảo chính Okinawa như một phần của cuộc tập trận.

Động thái này sẽ đặt tất cả các vùng biển giữa các đảo trong phạm vi tầm ngắm của hệ thống tên lửa Nhật Bản trong khi các tàu chiến Trung Quốc sẽ phải chạy qua eo biển Miyako giữa 2 đảo Miyako và Okinawa để ra Thái Bình Dương tập trận.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố cuộc tập trận không nhằm vào bất cứ quốc gia cụ thể nào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philippines-Trung Quốc đàm phán cùng khai thác dầu ở Bãi Cỏ Rong

Thứ Năm, 24/10/2013 - 21:27

(Dân trí) - Theo bản tin của AP ngày 23/10 liên doanh Philippines - Anh Forum Energy PLC đã bắt đầu thảo luận với tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNOOC về một dự án cùng khai thác dầu khí tại Bãi Cỏ Rong tranh chấp trên Biển Đông.

AP trích lời Bộ trưởng Năng lượng Philippines Jericho Petilla cho hay, đàm phán mới chỉ ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, đôi bên có triển vọng đạt được thỏa thuận.

Các cuộc thương lượng sẽ diễn ra ở một bên thứ ba, gần đây nhất là tại Hồng Kông. Bộ trưởng Philippines nhìn nhận tranh chấp chủ quyền trên biển đã gây trở ngại cho việc khai thác dầu khí trong khu vực. Trong khi đó, nhu cầu về năng lượng của Philippines ngày càng tăng cao. Tập đoàn dầu khí của Philippines đã được giấy phép khai thác trong vùng bãi Cỏ Rong từ năm 2010.

Tổng thống Benigno Aquino khẳng định, đàm phán hợp tác chung với Trung Quốc để cùng khai thác dầu khí tại Biển Đông phải tuân thủ luật lệ của Philippines.

Vào tháng 3/2011 tàu tuần duyên Trung Quốc đã xua đuổi tàu của Philippines khỏi Bãi Cỏ Rong khiến Manila phản ứng lại bằng cách điều hai máy bay tới hiện trường. Nhưng khi đó tàu của Trung Quốc đã rời khỏi khu vực.

Vũ Quý

Theo AFP, AP

==============

Tổng thống Philippines cho biết nhầm về “khối bê tông” trên Scarborough

Thứ Năm, 24/10/2013 - 21:16

(Dân trí) - Tổng thống Philippines Aquino hôm qua 23/10 đã bất ngờ rút lại lời tố cáo Trung Quốc đang xây dựng các khối bê tông ở bãi cạn tranh chấp Scarborough trên Biển Đông.

Philippines: Trung Quốc đã dựng 75 cột bê tông ở Scarborough

Posted Image

Phát biểu vào hôm qua, Tổng thống Aquino nhìn nhận việc tố cáo Trung Quốc đặt các khối bê tông trong khu vực bãi cạn Scarborough, mà Bắc Kinh đặt tên là Hoàng Nham, là một sai lầm vì các khối bê tông đó đã hiện diện trong vùng từ lâu nay.

Theo ông Aquino thì không có lý do gì để Manila lo ngại. “Các khối bê tông đã có từ rất lâu và không phải là một phần của cấu trúc xây dựng nào”, Tổng thống Aquino khẳng định. Vào đầu tháng 9/2013 Bộ trưởng Quốc phòng Gazmin thông báo đã phát hiện ba chiếc tàu tuần duyên Trung Quốc cùng với nhiều khối bê tông trong khu vực bãi cạn Scarborough và như vậy Bắc Kinh vi phạm bản Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông, được ký năm 2002 giữa Trung Quốc và Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN, yêu cầu các bên tranh chấp chủ quyền tránh chiếm đất ở Biển Đông. Khi đó Trung Quốc cũng phủ nhận cáo buộc và cho rằng Manila cố tình gây thêm căng thẳng ở Biển Đông.

Philippines cho rằng, bãi Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình, được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 công nhận.

Một chuyên gia về Biển Đông thuộc học viện Đông Nam Á của Singapore Ian Storey nhận định : Manila đang thay đổi thái độ với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Tổng thống Phillippines hôm qua cho biết ông đã có cuộc gặp ngắn với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Brunei 2 tuần trước và đã thảo luận về tranh chấp lãnh thổ. “Chúng tôi vẫn giữ quan điểm của chúng tôi. Nhưng ít nhất chúng tôi đã nói chuyện”, ông cho hay.

Trung Anh

Theo SCMP

==============

Iran bất ngờ tuyên bố tạm dừng làm giàu uranium 20%

Thứ Năm, 24/10/2013 - 20:52

(Dân trí) - Iran đã tạm dừng hoạt động sản xuất uranium được làm giàu ở cấp độ 20%, bởi nước này đã có đủ lượng nhiên liệu dự trữ cho lò phản ứng vì mục đích nghiên cứu, một nghị sỹ của Iran khẳng định.

Posted Image

Cựu tổng thống Iran trong một lần thị sát nhà máy hạt nhân

Theo hãng tin AFP, tuyên bố trên được nghị sỹ Hossein Naqavi Hosseini đưa ra trên trang web của quốc hội nước này.

“Ngay thời điểm này hoạt động sản xuất đã không còn bởi không cần thiết phải sản xuất uranium làm giàu 20%”, ông Hosseini nói.

Chương trình làm giàu hạt nhân của Iran hiện là tâm điểm trong những tranh cãi của nước này với các cường quốc thế giới, bởi các nước này cho rằng Iran đang che giấu tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân. Về phần mình Tehran đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc này.

Uranium được làm giàu tới độ tinh khiết 20% sẽ chỉ cần vài giai đoạn kỹ thuật nữa là có thể trở thành nguyên liệu cấp độ vũ khí.

Hiện chưa có bình luận nào từ chính quyền Iran về thông tin này.

Trang web của quốc hội Iran còn dẫn lời ông Naqavi Hosseini khẳng định nhiên liệu cho lò phản ứng Tehran, vốn được sử dụng để sản xuất các chất đồng vị trong y học, đã được tích trữ đủ.

“Khu vực này đã có lượng nhiên liệu cần thiết và không còn cần phải sản xuất nó nữa. Bản thân Tehran sẽ tự quyết định việc có làm giàu trên mức 5% hay không. Nhưng vấn đề tạm dừng hay chấm dứt vào thời điểm này là vô nghĩa bởi không có hoạt động sản xuất nào cả”, ông Hosseini quả quyết.

Naqavi Hosseini là người phát ngôn của ủy ban chính sách đối ngoại, cơ quan thường được thông tin về hoạt động hạt nhân của Iran.

Nhưng trước đây tuyên bố của các thành viên ủy ban này từng bị chính phủ bác bỏ.

Toàn bộ các quyết định về chương trình hạt nhân của Iran do giáo chủ tối cao Ayatollah Ali Khamenei quyết định.

Iran luôn khẳng định sẽ không chịu lùi bước trước áp lực phải chấm dứt chương trình làm giàu uranium bất chấp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiều lần yêu cầu và áp đặt các biện pháp cấm vận.

Thanh Tùng

Theo AFP

==============

Toàn là "bất ngờ". Nhưng bản chất thì chẳng có gì là bất ngờ cả. Mọi việc vẫn diễn tiến theo quy luật tự nhiên của nó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga lập lữ cơ động chống mối đe dọa Trung Quốc

(Lực lượng vũ trang)- Nga đẩy mạnh thành lập các lữ đoàn cơ động với mục đích chính nhằm đối phó mối đe dọa từ Trung Quốc, gã khổng lồ đầy tham vọng sát nách.

Theo kế hoạch, trong 10 năm tới Nga sẽ tiếp tục thành lập 40 lữ đoàn tác chiến cơ động. Trên thực tế, kể từ năm 2009 tới nay, Nga đã thành lập được tổng cộng 70 lữ đoàn như vậy.

Sự thay đổi của Nga được nhận định xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, Nga rút kinh nghiệm từ cách làm của các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ và Anh. Các đơn vị cấp lữ đoàn của hai nước này tỏ ra đặc biệt hiệu quả trong tác chiến ở các chiến trường Iraq và Afghanistan những năm qua.

Thứ hai, nguyên nhân nằm ở chính nhu cầu nội tại của quân đội Nga mà theo đánh giá đã mất đi tới 80% sức mạnh trong những năm 1990. Hầu hết các loại vũ khí hiện nay đều là di sản từ thời Liên Xô.

Việc chuyển đổi các đơn vị cơ động từ cấp sư đoàn thành cấp lữ đoàn (có quy mô nhỏ hơn sư đoàn nhưng lớn hơn cấp trung đoàn) sẽ giúp đẩy nhanh việc hiện đại hóa quân đội và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Posted Image

Nga đang đẩy mạnh thành lập các lữ đoàn cơ động

Nếu như trước đây, Nga phải mất thời gian tính bằng ngày để đưa các đơn vị cấp sư đoàn vào trạng thái chiến đấu thì nay thời gian này đối với cấp sư đoàn chỉ được tính bằng giờ. Một trong những việc làm mất thời gian của cấp sư đoàn là phải đợi bổ sung quân sự bị để lấp đầy chỗ chống đồng thời tiến hành các hoạt động hậu cần.

Theo bố trí từ thời Liên Xô, các kho bãi đạn dược và hậu cần thường nằm rất xa nơi đóng quân của các sư đoàn (một trong những lý do là nhằm tách quân đội khỏi vũ khí để chống nguy cơ các sư đoàn tự trang bị và nổi dậy).

Việc tổ chức huấn luyện đối với cấp lữ đoàn cũng được tiến hành thuận lợi hơn cấp sư đoàn do có biên chế gọn và hợp lý hơn. Trong tác chiến, mỗi lữ đoàn sẽ là một đơn vị độc lập chứ không phải một đơn vị “con” phụ thuộc vào cấp sư đoàn như trước đây.

Thứ ba, giới phân tích đánh giá nguyên nhân có tác động không nhỏ tới việc Nga thay đổi cách thức tổ chức quân đội là những mối đe dọa từ Trung Quốc.

Giới quân sự Nga luôn ám ảnh trước viễn cảnh một cuộc chiến với đối thủ ở Viễn Đông. Tuy không ám chỉ trực tiếp, song có thể hiểu đối thủ tiềm năng này chính là Trung Quốc (có thể cả Nhật Bản song ít khi được nhắc tới).

Posted Image

Xe tăng Nga cơ động ở khu vực Viễn Đông

Trên thực tế thì Lục quân Trung Quốc hiện lớn gấp 3 lần của Nga và Trung Quốc luôn có 15 sư đoàn bộ binh cơ giới sẵn sàng triển khai tới biên giới với Nga. Trong những năm qua, Trung Quốc cũng bắt đầu chuyển đổi cơ cấu tổ chức quân đội và cho thành lập các lữ đoàn cơ động.

Các chuyên gia phân tích của Bộ Quốc phòng từng thừa nhận rằng với tình trạng như hiện nay, Trung Quốc hoàn toàn có thể nhanh chóng chiếm vùng Viễn Đông của Nga (có nhiều khu vực Trung Quốc đòi chủ quyền). Khi sự việc đã rồi, Trung Quốc sẽ kêu gọi một hội nghị hòa bình. Lịch sử đã chứng minh cách hành xử này của Trung Quốc.

Tất nhiên, không ít ý kiến cho rằng lực lượng hạt nhân của Nga có thể chặn đứng một cuộc tấn công ồ ạt trên quy mô lớn của Trung Quốc vào Viễn Đông. Tuy nhiên, việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ là đòn tự sát bởi Trung Quốc cũng là một cường quốc hạt nhân.

Loại vũ khí này một khi được sử dụng sẽ hủy diệt cả hai bên. Như vậy, giải pháp khả thi nhất hiện nay để chống lại nguy cơ từ Trung Quốc chính là thành lập các đơn vị tác chiến cơ động luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Đó chính là các đơn vị cấp lữ đoàn.

Tuy nhiên, kế hoạch thành lập các lữ đoàn của Nga không hề suôn sẻ. Khó khăn đầu tiên là những thiếu thốn về nhân lực và trang thiết bị. Hiện chưa rõ, liệu Nga có lấy đủ quân cho 40 lữ đoàn trong vòng 10 năm tới hay không. Quá trình hiện đại hóa quân đội Nga đang được đẩy mạnh, song đa số vũ khí hiện nay là còn lại từ thời Liên Xô đã lạc hậu.

Posted Image

Binh sĩ Nga duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

Dù Nga đã thành lập được 70 lữ đoàn kể từ năm 2009, song không phải tất cả 70 lữ đoàn này đều đủ quân hoặc được trang bị đầy đủ. Chỉ có 35 lữ đoàn (tăng hoặc bộ binh) cơ động và một nửa trong số này có trang bị và quân số đầy đủ. Số còn lại là 35 lữ đoàn pháo binh, công binh.

Các cuộc tập trận “Phương Đông” của Nga thời gian qua đã chú trọng vào việc sử dụng các lữ đoàn trong tác chiến. Mới đây nhất là cuộc tập trận lớn nhất trong lịch sử nước Nga ở khu vực Viễn Đông vào hồi tháng 7/2013. Tham gia cuộc tập trận có 160 nghìn binh sĩ, gần 1.000 xe tăng, 130 máy bay và máy bay lên thẳng cùng 70 tàu hải quân của Hạm đội Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, cho tới nay, việc xây dựng các lữ đoàn, đặc biệt cho khu vực Viễn Đông vẫn được đánh giá chưa đáp ứng yêu cầu. Về tương quan, lực lượng mặt đất (kể cả không quân) của Nga ở Viễn Đông vẫn thua kém so với Trung Quốc.

Lực lượng tại chỗ của Nga hiện chỉ có 6 lữ đoàn bộ binh cơ giới, 2 lữ đoàn tên lửa, 2 lữ đoàn pháo binh, 1 lữ đoàn pháo phản lực, 1 lữ đoàn đổ bộ cùng 7 kho vũ khí, đạn dược, phương tiện kỹ thuật quân sự. Các lữ này được chia thành 03 cụm quân độc lập, cự ly giữa các cụm quân vào khoảng vài trăm km trên một khu vực có địa hình trống trải.

Posted Image

Tổng thống Nga Putin (giữa) cùng Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu (bìa trái) thị sát cuộc tập trận quy mô lớn tại Viễn Đông hồi tháng 7/2013

Trong khi đó, chỉ riêng quân khu Thẩm Dương của Trung Quốc đã có 2 sư đoàn tăng, 3 sư đoàn cơ giới, 3 sư đoàn bộ binh cơ giới, 1 sư đoàn pháo binh, 2 lữ đoàn tăng, 6 lữ đoàn bộ binh cơ giới, 2 lữ đoàn pháo binh, 1 lữ đoàn chống tăng.

Tương quan lực lượng là: Trung Quốc 9 sư đoàn và 11 lữ đoàn, trong khi Nga chỉ có 12 lữ đoàn.

Ngoài ra, kế hoạch của Nga cũng vấp phải nhiều ý kiến phản đối, nhất là trong bối cảnh ban lãnh đạo cấp cao của Bộ Quốc phòng vừa bị thay đổi (Từ Bộ trưởng tới các cấp dưới).

Thời gian qua, những ý kiến phản đối lại nổi lên khi cho rằng Nga cần trở lại xây dựng các sư đoàn hơn là các lữ đoàn. Bên cạnh đó, Nga cần tổ chức lực lượng quân dự bị đông đảo để đối phó nguy cơ xảy ra chiến tranh trên quy mô lớn ở phía Đông.

Đông Triều

Theo baodatviet.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga lập lữ cơ động chống mối đe dọa Trung Quốc

(Lực lượng vũ trang)- Nga đẩy mạnh thành lập các lữ đoàn cơ động với mục đích chính nhằm đối phó mối đe dọa từ Trung Quốc, gã khổng lồ đầy tham vọng sát nách.

Theo kế hoạch, trong 10 năm tới Nga sẽ tiếp tục thành lập 40 lữ đoàn tác chiến cơ động. Trên thực tế, kể từ năm 2009 tới nay, Nga đã thành lập được tổng cộng 70 lữ đoàn như vậy.

Đông Triều

Theo baodatviet.vn

Người Nga phát triển bộ binh, không phải để đổ bộ lên Hoa Kỳ và Anh, Đức, Pháp. Còn việc tập hợp các lữ đoàn thành các sư đoàn là chuyện nhỏ. Nó tùy theo tình hình thời tiết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật khóa van “bí mật quốc gia”

Thứ Sáu, 25/10/2013 21:58

Phóng viên lo ngại có thể bị bỏ tù khi điều tra về sai phạm của chính quyền như trong thảm họa hạt nhân ở Fukushima hay quan hệ Nhật - Trung

Ngày 25-10, nội các Nhật Bản đã thông qua dự luật tăng nặng hình phạt đối với tội tiết lộ bí mật quốc gia bất chấp hàng chục người bám trụ bên ngoài dinh thự của Thủ tướng Shinzo Abe trong mưa để phản đối đến phút cuối. Một người biểu tình nói: “Chúng tôi phản đối đến cùng dự luật này. Bạn có thể bị trừng phạt chỉ vì tiết lộ những điều cần được đưa ra trước công luận”.

Theo dự luật này, án tù tối đa cho tội tiết lộ bí mật quốc gia là 10 năm (đối với công chức) và 5 năm (đối với nhà báo). Mức án hiện nay tối đa là 1 năm, trừ quan chức quốc phòng có thể ngồi tù 5 năm, thậm chí 10 năm nếu thông tin bắt nguồn từ quân đội Mỹ. Các thông tin thuộc dạng mật cũng được mở rộng thành 4 lĩnh vực gồm quốc phòng, ngoại giao, phản gián, chống khủng bố thay vì chỉ quốc phòng như bây giờ. Đáng nói là quan chức hàng đầu của tất cả các bộ đều có quyền dán nhãn “bí mật quốc gia” trong thời hạn 5 năm và gia hạn 5 năm nữa.

Dự luật đã được trình lên quốc hội Nhật cùng ngày và được hối thúc thông qua càng sớm càng tốt, theo Chánh Văn phòng Nội các Yoshihide Suga. Nguyên nhân bởi đây là cơ sở hoạt động sống còn của một cơ quan tương tự Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ mà Thủ tướng Shinzo Abe đang muốn thành lập nhằm tích hợp thông tin an ninh và ngoại giao.

Posted Image

Theo giới phân tích, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang muốn che giấu sai phạm của chính quyền Ảnh: REUTERS

Đi đầu phản đối dự luật là Liên đoàn Các hiệp hội luật sư Nhật (JFBA). Dù dự luật có nói quy trình chọn lọc bí mật quốc gia cần được “cân nhắc thận trọng để bảo đảm quyền tự do báo chí khi phục vụ cho nhu cầu được biết của công chúng” nhưng Chủ tịch JFBA Kenji Yamagishi cho rằng như thế quá trừu tượng. “Dự luật chưa định ra một cơ quan độc lập để kiểm tra quy trình xác định bí mật quốc gia” - ông Yamagishi nói.

Báo giới Nhật Bản lo ngại các phóng viên có thể bị bỏ tù khi điều tra về các sai phạm của chính quyền, cụ thể như trong thảm họa hạt nhân ở Fukushima hay trong quan hệ Nhật - Trung. Chính báo chí đã phát hiện Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) - đơn vị quản lý Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima 1 - che giấu vụ rò rỉ nước nhiễm phóng xạ ra Thái Bình Dương hồi tháng 7 vừa qua. “Có thể đây là mục đích thật của ông Abe - che giấu các sai phạm của chính phủ liên quan đến thảm họa Fukushima cũng như sự cần thiết của năng lượng hạt nhân” - ông Koichi Nakano, giáo sư chính trị học của ĐH Sophia, nhận định.

Còn giáo sư luật Lawrence Repeta của ĐH Meiji nói: “Các thế lực chính trị đang muốn kiểm soát người dân nhiều hơn”. Còn nhớ, vào năm 2010, chính phủ Nhật - khi ấy do Đảng Dân chủ (DP) dẫn dắt - không muốn công khai đoạn video quay cảnh tàu cá Trung Quốc va chạm tàu tuần tra Nhật trên biển Hoa Đông để tránh làm căng thẳng quan hệ Nhật - Trung nhưng không thành.

Nội các Nhật thông qua dự luật này đúng vào thời điểm cuộc tranh cãi về các bí mật chính phủ đang bùng phát sau vụ “người thổi còi” Edward Snowden tung hê các thông tin tình báo của Mỹ. Bản thân Tokyo đã bị Washington phàn nàn nhiều năm liền vì hay để rò rỉ thông tin mật.

MỸ NHUNG

===================

Thông thường,một đất nước ngửi thấy mùi thuốc súng phảng phất đâu đây thì họ sẽ xiết dần lại kỷ luật xã hội. Nặng hơn - khi chiến tranh xảy ra - là áp dụng Luật thời chiến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu trinh sát Trung Quốc theo dõi Hạm đội Thái Bình Dương-Mỹ

Cập nhật lúc 17:56, 24/10/2013

(Tin tức 24h) - Để đáp trả những hành động giám sát theo dõi của các tàu trinh sát Mỹ xung quanh khu vực biển Trung Quốc, nước này cũng đã bí mật điều động tàu trinh sát di chuyển đến khu vực Hawaii, tiến hành trinh sát, thu thập và đo đạc các tín hiệu điện từ, đồng thời chặn thu trộm thông tin liên lạc của hạm đội Thái Bình Dương - Mỹ.

Trạm radar Mỹ giám sát ở Australia theo dõi tên lửa Trung Quốc

Trung Quốc sẽ cho UAV giám sát các khu vực tranh chấp

Tháng 10 này, hạm đội Trung Quốc tiến hành diễn tập quân sự quy mô lớn ở khu vực biển Hoàng Hải - khu vực trước đó Mỹ-Nhật-Hàn cũng vừa kết thúc một cuộc diễn tập quân sự liên hợp, đồng thời tàu trinh sát của Trung Quốc cũng hải hành viễn dương đến giám sát mọi động tĩnh của hải quân Mỹ ngay tại trụ sở của hạm đội Thái Bình Dương ở Hawaii.

Trong diễn tập quân sự liên hợp 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn, biên đội tàu sân bay George Washington, các tàu hộ vệ tên lửa và các tàu khu trục của Nhật Bản và Hàn Quốc được trang bị các hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, cùng tham gia với mục đích rèn luyện chiến thuật tấn công hàng không mẫu hạm trên biển, mà mục tiêu cụ thể là tiêu diệt biên đội tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Posted Image

Tàu trinh sát điện tử thế hệ 3 của Trung Quốc 583 “Thiên Vương Tinh” đã nhiều lần áp sát Hawaii

Trên thực tế, từ khi hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc mang số hiêu 16 được đưa vào phục vụ đến nay, hạm đội Thái Bình Dương luôn lấy nó làm mục tiêu chủ yếu, từ đó triển khai các hoạt động huấn luyện tác chiến tiêu diệt tàu sân bay này.

Vì vậy, tàu trinh sát Trung Quốc đã triển khai hoạt động theo lộ tuyến trinh sát bí mật trong phạm vi cả chuỗi đảo thứ nhất, thứ 2 và thứ 3.

Vừa qua, trên cơ sở những số liệu các tàu trinh sát điện tử đã thu thập được, hải quân Trung Quốc đã huy động hơn 100 chiến hạm tiến hành cuộc diễn tập cực lớn, nhằm nâng cao khả năng hợp đồng quân binh chủng, tấn công các biên đội tàu cơ động trên biển, mục đích chính cũng nhằm vào biên đội tàu sân bay Mỹ, chuẩn bị cho những cuộc quyết chiến lớn trên biển trong tương lai.

Mỹ-Nhật-Hàn thỉnh thoảng lại tổ chức diễn tập tại Hoàng Hải, giương oai, múa võ ngay cửa ngõ Trung Quốc, biểu thị quyết tâm phong tỏa Bắc Kinh ngay từ chuỗi đảo thứ nhất. Còn Trung Quốc tiến hành diễn tập trong phạm vi chuỗi đảo thứ 2 nhằm biểu thị hàm ý, hải quân nước này có đủ lực đột phá qua các mắt xích phòng thủ của Mỹ ở tây Thái Bình Dương.

Cuối tháng này, hải quân Trung Quốc cũng tiến hành cuộc diễn tập đối kháng thực binh có bắn đạn thật mang mật danh “Cơ động-5” tại khu vực tây Thái Bình Dương, phạm vi chiến trường là chuỗi đảo thứ 2, gây ra mối uy hiếp sát cửa ngõ các căn cứ chiến lược Mỹ. Các tàu trinh sát Trung Quốc cũng đã thường xuyên xuất hiện ở Hawaii, giám sát mọi động thái của hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.

Các tàu trinh sát điện tử thuộc lực lượng tàu phục vụ của hải quân Trung Quốc, thuộc loại tàu trinh sát kỹ thuật vô tuyến điện, được trang bị các máy thu tín hiệu vô tuyến điện, máy thu tín hiệu radar tại mọi dải tần, các thiết bị giải điều chế đầu - cuối và thiết bị lưu trữ tín hiệu. Ngoài ra, nó còn được trang bị các an ten thu và các thiết bị phân tích số liệu, một số tàu còn được trang bị thiết bị gây nhiễu và chế áp điện tử.

Các số liệu thu thập được sẽ phục vụ cho công tác phá giải mật mã, nghiên cứu quy luật sử dụng tần số của địch và nghiên cứu phương pháp gây nhiễu và chế áp khi cần. Đây là những số liệu rất quan trọng trong hình thái tác chiến điện tử. Ngoài ra, các tàu này còn có thể đo đạc tín hiệu điều khiển, theo dõi và tính toán quỹ đạo bay của tên lửa trong các vụ thử tên lửa đạn đạo.

Theo ANTĐ/ Đông Phương

======================

Mỹ tăng số lượng tàu chiến, máy bay ở Châu Á

Cập nhật lúc 07:18, 26/10/2013

(Tin tức 24h) - Mỹ đang gia tăng đáng kể số lượng tàu chiến và máy bay ở châu Á để đẩy nhanh chiến lược “xoay trục” và giúp giảm căng thẳng vấn đề biển đảo trong khu vực.

Đó là thông tin do thiếu tướng hải quân Mark C. Montgomery, tư lệnh hạm đội tàu sân bay USS George Washington, tuyên bố. Theo thiếu tướng, chiến lược tái cân bằng đã dẫn tới việc “tăng mạnh số lượng tàu chiến và máy bay ở Tây Thái Bình Dương”, giúp quân đội Mỹ tại đây có lực lượng mạnh mẽ hơn.

Posted Image

Việc chính phủ Mỹ cắt giảm ngân sách và bị đóng cửa không ảnh hưởng tới hoạt động của quân đội nước này tại châu Á

Ông Montgomery khẳng định việc chính phủ Mỹ cắt giảm ngân sách và bị đóng cửa không ảnh hưởng tới hoạt động của quân đội nước này tại châu Á. “Chiến dịch tái cân bằng không bị gián đoạn. Chúng tôi có đủ ngân sách để phục vụ các hoạt động tại đây. Số lượng tàu chiến và máy bay vẫn gia tăng” - tư lệnh hạm đội tàu sân bay USS George Washington cam đoan.

Cũng theo ông Montgomery, tàu và máy bay từ San Diego, California và Trân Châu Cảng ở Hawaii đang được triển khai tới khu vực châu Á như một phần của chiến dịch tái cân bằng.

Mỹ rút phần lớn tàu chiến khỏi khu vực bờ biển Syria

Hãng thông tấn Nga Interfax dẫn lời Đô đốc Hải quân Mỹ Jonathan Grinert cho biết nhóm tàu tấn công dẫn đầu là tàu sân bay USS Nimitz đang rời khu vực bờ biển gần Syria và trở về căn cứ ở Mỹ.

Theo lời Đô đốc Grinert, trong một vài tuần tới, nhóm tàu trên sẽ rời biển Địa Trung Hải, ra Thái Bình Dương và trở về căn cứ ở bang Washington. Tiếp đó, 2 tàu khu trục tên lửa USS Barry và USS Greyvli cũng sẽ trở về căn cứ Norfolk nằm bên bờ Đại Tây Dương. Như vậy, tại khu vực này sẽ chỉ còn lại 3 tàu là tuần dương hạm USS Monterey và 2 tàu khu trục USS Stout, USS Ramage.

Số tàu trên lần lượt được Mỹ điều đến áp sát Syria từ sau vụ chính quyền của Tổng thống basahr al-Assad bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học ở ngoại ô thủ đô Damascus vào giữa tháng 8, làm hơn 1.000 dân thường thiệt mạng và bị thương.

Posted Image

Nhóm tàu sân bay USS Nimitz sẽ rời Syria trong một vài tuần nữa.

Không chỉ tàu chiến Mỹ mà hàng loạt tàu chiến, tàu sân bay và tàu ngầm của Anh, Pháp cũng nối đuôi đến Địa Trung Hải, chuẩn bị cho một cuộc can thiệp quân sự vào Syria. Các căn cứ không quân, hải quân khác của các nước NATO lân cận cũng được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.

Tình hình càng căng thẳng khi Nga tuyên bố có lợi ích quốc gia ở Syria và cũng liên tục điều tàu chiến hạng nặng tới phía Đông Địa Trung Hải và căn cứ hải quân Tartus ở Syria. Đây là lần đầu tiên các cường quốc điều động nhiều tàu chiến đến thế tới Địa Trung Hải kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Tuy nhiên, mọi chuyện dần lắng dịu sau khi đề xuất của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov về việc chuyển giao các kho vũ khí hóa học của Syria cho quốc tế được cả chính phủ Syria và các nước phương Tây chấp nhận.

Mỹ xây căn cứ quân sự lớn nhất Châu Á

11 tỷ USD sẽ được chi để hiện đại hóa và phân bố lại các căn cứ quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc, trong đó có một căn cứ lớn nhất châu Á.

Theo Washington Post, đây là dự án quân sự lớn nhất của Mỹ kể từ khi kênh đào Panama được hoàn tất.

Khoảng 100 cơ sở quân sự rải rác ở Hàn Quốc sẽ được quy hoạch lại, hợp nhất thành 50 căn cứ với hai trung tâm lớn. Phần lớn trong số 28.500 lính Mỹ đang đóng tại Hàn Quốc sẽ di chuyển đến trại Humphreys, cách trung tâm thủ đô Seoul hơn 60 km về phía nam.

Posted Image

Trại Humphreys, căn cứ quân sự lớn nhất Châu Á trong tương lai nhìn từ trên cao

Quân đội Mỹ cũng sẽ rời khỏi trụ sở chính ở doanh trại Yongsan, tại trung tâm Seoul, sang trại Humphreys. Một khi được hoàn thành, trại Humphreys dự kiến ​​sẽ trở thành nơi đồn trú của 44.000 binh sĩ, nhân viên dân sự và các thành viên gia đình, biến nó trở thành doanh trại lớn nhất của Mỹ ở châu Á.

Theo dự tính ban đầu, kế hoạch hiện đại hóa này sẽ hoàn thành vào năm 2008. Tuy nhiên, sau nhiều lần bị trì hoãn, dự kiến đến năm 2016, khu căn cứ quân sự này mới được hoàn tất.

Nguyễn Ngân

======================

Khi nào Thái Tuế chiếu trục Đông Tây thì thế giới này bắt đầu lắm chuyện.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Huyền Không Lạc Việt
Từ 2014 đến 2017

Thiên Đồng thực hiện

Posted Image

Posted Image


Posted Image

Posted Image



Posted Image

Posted Image



Posted Image

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản thử nghiệm pháo vũ trụ bắn thiên thạch

khoahoc.com.vn

Cập nhật lúc 08h31' ngày 26/10/2013

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thử nghiệm thành công một khẩu pháo vũ trụ được sử dụng để bắn phá thiên thạch nhằm tìm kiếm nguồn gốc của các hành tinh.

Cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết cuộc thử nghiệm thành công sẽ mở đường cho việc phóng pháo vũ trụ vào đầu năm tới. Thiết bị sẽ được gắn trên tàu vũ trụ Hayabusa-2 và phóng tới thiên thạch 1999JU3 nằm giữa Trái đất và sao Hỏa.

Posted Image

Hình ảnh minh họa tàu vũ trụ Hayabusa-2 của Nhật Bản

Khi tới thiên thạch 1999JU3 dự kiến vào năm 2018, tàu vũ trụ Hayabusa-2 sẽ tiến hành quan sát toàn bộ bề mặt của thiên thạch bằng cách sử dụng những thiết bị được điều khiển từ xa. Sau đó, nó sẽ thả một tàu thăm dò có tên Minerva 2 xuống bề mặt thiên thạch để tìm hiểu kỹ hơn.

Dựa trên những phân tích ban đầu, pháo vũ trụ phóng một quả đạn kim loại vào bề mặt của thiên thạch 1999JU3. Tàu thăm dò Minerva 2 sau đó sẽ lấy những mẫu từ vụ va chạm này và gửi về Trái đất.

Các nhà khoa học đang rất quan tâm tới thiên thạch 1999JU3 vì nó được cho là thay đổi rất ít từ khi Hệ mặt trời hình thành. Các nhà khoa học Nhật Bản hy vọng có thể tìm thấy nước vật chất hữu cơ từ thời kỳ sơ khai của Hệ mặt trời trong những mẫu thu được. Những dữ liệu này có thể giúp làm sáng tỏ vệ sự hình thành của các hành tinh và sự sống.

Tàu thăm dò của Nhật Bản dự kiến lấy mẫu thiên thạch vào năm 2018 và gửi về Trái đất vào cuối thập kỷ này. Tàu vũ trụ Hayabusa-2 là dự án thứ 2 của Nhật Bản nhằm đưa các vật chất vũ trụ xa xôi về Trái đất. Trước đó, tàu Hayabusa đã được phóng vào vũ trụ để nghiên cứu thiên thạch và trở về Trái đất vào năm 2010.

Theo Vietnamnet, Daily Mail

=======================

Sự kiện này có vẻ như không dây dưa gì đến topic này. Nhưng qua đó thấy rằng: Nền khoa học kỹ thuật của Nhật Bản phát triển như thế nào. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên, khi Trung Quốc vừa bày tỏ chủ quyền với Senkaku/ Điều Ngư thì Nhật Bản giương vậy, kên sìpo lại liền. Mặc dù họ chẳng có một đầu đạn hạt nhân ; hoặc bom nguyên tử gì cả.

Điều này chứng tỏ họ phải rất tự tin và hiểu rất rõ thực lực của họ và Trung Quốc - Cũng như Lão Gàn phải rât tự tin và hiểu rõ bản chất của vấn đề,mới dám xác định "Không có sự sống trên sao Hỏa", ngược lại với cơ quan khoa học vũ trụ hàng đầu quốc tế hiện nay là Nasa. Lão Gàn đúng. Hì!

Người Trung Quốc "lộ mình, không gặp thời" sớm quá.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ cổ vũ Hàn tập trận tại đảo tranh chấp với Nhật

Thứ Bảy, 26/10/2013, 14:30 [GMT+7]

(ĐVO)-Báo chí Trung Quốc đã đăng tải những hình ảnh tập trận của quân đội và cảnh sát Hàn Quốc tại khu vực đảo tranh chấp với Nhật...

Posted Image

Không những vậy báo chí Trung Quốc còn khẳng định việc làm trên của Seoul là cần thiết để đề phòng những động thái lạ có thể xảy ra từ phía Nhật.

Báo chí Hàn Quốc cũng đưa tin cho biết nước này đã tiến hành cuộc diễn tập bảo vệ đảo Dokdo hôm thứ Sáu (25/10) nhằm đối phó với tàu thuyền và máy bay của nước ngoài trong đó có các thế lực cực hữu của Nhật Bản xâm phạm lãnh hải Hàn Quốc quanh khu vực này.

Posted Image

Tờ CNJ của Trung Quốc trích lời một quan chức thuộc lực lượng quân đội Hàn Quốc cho biết, lực lượng hải quân phối hợp cùng cảnh sát biển đã diễn tập bảo vệ đảo Dokdo từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa ngày 25/10.

Posted Image

Các lực lượng quân đội, cảnh sát thuộc tỉnh Bắc Gyeongsang, lực lượng phòng vệ đảo Dokdo bao gồm hai máy bay chiến đấu F-15K của không quân, một máy bay tuần tra P-3C của hải quân, hai trực thăng CH-60 và CH-47 cũng được huy động tham gia diễn tập. Sư đoàn biệt kích hải quân (UDT), và đội cảnh sát biển đặc nhiệm cũng tham gia diễn tập này.

Diễn tập bảo vệ đảo Dokdo được tổ chức hai lần trong một năm, bắt đầu từ năm 1986 đến nay.

Posted Image

Hồi cuối tháng 6 vừa qua, quân đội Hàn Quốc cũng đã tập trận phòng chống các thế lực bên ngoài xâm nhập đảo Dokdo nhưng chưa đổ bộ thực sự lên đảo này. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ban đầu dự kiến không công khai diễn tập bảo vệ đảo Dokdo, nhưng do những động thái không tích cực từ phía Nhật Bản, Bộ đã thay đổi kế hoạch.

Posted Image

Một quan chức Bộ Quốc phòng cho biết việc công khai diễn tập bảo vệ đảo Dokdo thể hiện ý chí của quân đội Hàn Quốc luôn kiên cường chiến đấu bảo vệ đảo Dokdo là một phần lãnh thổ của Hàn Quốc, tờ chinamil của Trung Quốc đưa tin.

Posted Image

Quần đảo Dokdo/Takeshima bao gồm hai hòn đảo chính và 30 hòn đảo nhỏ. Một đội bảo vệ bờ biển Hàn Quốc đóng quân trên quần đảo suốt từ năm 1954 đến nay. Căng thẳng về tranh chấp giữa Hàn Quốc và Nhật Bản xung quanh chủ quyền quần đảo này đã trở nên tồi tệ hơn trong thời gian gần đây. Nó là một vấn đề lịch sử tồn đọng từ lâu chưa được giải quyết giữa hai quốc gia Đông Á. Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều tuyên bố có đẩy đủ bằng chứng chứng minh chủ quyền đối với quần đảo.

Trước cuộc tập trận của Hàn Quốc, Nhật Bản đã bày tỏ sự phản đối và cho rằng hành động của Hàn Quốc là không thể chấp nhận được và Seoul sẽ phải lấy làm tiếc vì những hành động mang tính vi phạm có hệ thống của mình.

Về phần mình Bắc Kinh lại rất ủng hộ cuộc diễn tập quân sự của Hàn Quốc và cho rằng Tokyo cần phải biết vị trí của mình ở đâu trong việc tranh chấp biển đảo không phải của mình, qua vấn đề này Bắc Kinh cũng để ngỏ khả năng sẽ bắt chước Hàn Quốc tiến hành tập trận quân sự quy mô gần quần đảo Điếu Ngư để có sự răn đe kịp thời đối với những hành động của Nhật Bản.

===========================

Tập trận làm mẫu thôi. Tiếng Nam Bộ gọi là "ra kiểu". Chẳng qua để thể hiện tính độc lập và chính danh của Hàn Quốc trong việc bảo vệ quyền lợi dân tộc Cao Ly. Chẳng bao giờ mâu thuẫn giữa hai quốc gia này thành đối kháng để Bắc Kinh có thể lợi dụng cả.

"Quên nhanh!". Ấy là các teen hay nói thế!

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ cổ vũ Hàn tập trận tại đảo tranh chấp với Nhật

Thứ Bảy, 26/10/2013, 14:30 [GMT+7]

(ĐVO)-Báo chí Trung Quốc đã đăng tải những hình ảnh tập trận của quân đội và cảnh sát Hàn Quốc tại khu vực đảo tranh chấp với Nhật...

Posted Image

===========================

Tập trận làm mẫu thôi. Tiếng Nam Bộ gọi là "ra kiểu". Chẳng qua để thể hiện tính độc lập và chính danh của Hàn Quốc trong việc bảo vệ quyền lợi dân tộc Cao Ly. Chẳng bao giờ mâu thuẫn giữa hai quốc gia này thành đối kháng để Bắc Kinh có thể lợi dụng cả.

"Quên nhanh!". Ấy là các teen hay nói thế!

===========================

Lão Gàn vừa phát biểu cái ý kiến buổi sáng thì buổi chiều có tin này. Lão Gàn sai chăng? Cứ để im xem sao....Hì!Posted Image

Hàn Quốc 'sẽ hợp tác với Trung Quốc đối phó Nhật'

26/10/2013 20:40

(TNO) Đại sứ Hàn Quốc ở Trung Quốc Kwon Young-se hôm nay 26.10 tuyên bố Seoul sẽ tăng cường hợp tác ngoại giao với Bắc Kinh để ứng phó những động thái nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của Tokyo đối với nhóm đảo tranh chấp Dokdo/Takeshima, theo hãng tin Yonhap.

Posted Image

Binh sĩ Hàn Quốc tập trận đổ bộ trên Dokod/Takeshima ngày 25.10 - Ảnh: AFP

Ông Kwon đưa ra tuyên bố trên vài ngày sau khi Hàn Quốc và Trung Quốc kịch liệt phản đối việc Nhật đưa lên trang YouTube hai đoạn phim tuyên truyền chủ quyền của Tokyo đối với Dokdo/Takeshima và Senkaku/Điếu Ngư, quần đảo đang có tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc.

“Về vấn đề Dokdo và những vấn đề khác liên quan đến lịch sử, chúng ta sẽ tăng cường nỗ lực ngoại giao để có một hệ thống hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc… Chúng ta sẽ tích cực giải thích lập trường của chúng ta về những vấn đề này với quan chức Trung Quốc có liên quan”, ông Kwon phát biểu tại một phiên họp của quốc hội Hàn Quốc.

Các bên liên quan chưa có phản ứng về phát biểu của ông Kwon.

Hàn Quốc duy trì một đội cảnh sát ở Dokdo/Takeshima từ năm 1954.

Văn Khoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Abe: Nhật sẵn sàng đương đầu với TQ

Khampha.vn

Thứ bẩy, 26/10/2013, 17:39 (GMT+7)

Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố nước này sẵn sàng đi đầu trên mặt trận chống lại sức mạnh của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ The Wall Street Journal, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết Nhật Bản đã sẵn sàng đảm đương vai trò là người tiên phong ở châu Á nhằm chống lại sức mạnh của Trung Quốc và thái độ hung hăng của nước này ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Khi đề cập đến những cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo trong khu vực tại hội nghị thượng đỉnh APEC và hội nghị Đông Á gần đây, Thủ tướng Abe nói: “Tôi nhận ra rằng các nước trong khu vực trông đợi Nhật Bản giữ vai trò đầu tàu không những trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong cả việc đảm bảo an ninh ở khu vực.”

Posted Image

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe: Nhật Bản sẵn sàng đương đầu với Trung Quốc

Chỉ chưa đầy 1 năm sau khi nhậm chức, ông Abe đã nổi lên như một trong những vị thủ tướng có nhiều ảnh hưởng nhất của Nhật Bản trong nhiều thập kỷ qua. Ông đã nỗ lực kéo nền kinh tế Nhật Bản ra khỏi vũng lầy suy thoái suốt 2 thập kỷ, đồng thời thực thi chính sách đối ngoại tích cực hơn nhằm nâng cao vị thế của Nhật Bản trên trường quốc tế.

Trong cuộc phỏng vấn này, ông Abe nhận xét: “Nhật Bản đã co mình quá nhiều trong suốt 15 năm qua” khi sinh viên nước này bỏ qua các cơ hội du học nước ngoài, trong khi người dân trong nước ngày càng chỉ trích nhiều hơn chính sách viện trợ của Tokyo cho các quốc gia khác trong khu vực. Ông cho rằng bằng cách vực dậy nền kinh tế của mình, Nhật Bản sẽ lấy lại được tự tin để đóng góp nhiều hơn cho an ninh khu vực.

Ông Abe nhấn mạnh rằng một trong những cách thức quan trọng để Nhật Bản “đóng góp” cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương là chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này.

Thủ tướng Abe nói: “Có những quan ngại rằng Trung Quốc đang tìm cách thay đổi hiện trang trong khu vực thay vì tuân thủ pháp luật quốc tế. Nhưng nếu Trung Quốc lựa chọn con đường đó, họ sẽ không thể trỗi dậy trong hòa bình. Thế nên họ sẽ không chọn phương pháp này, và nhiều quốc gia mong muốn Nhật Bản thể hiện quan điểm đó một cách mạnh mẽ.”

Tuyên bố của ông Abe được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp lãnh thổ giữa 2 cường quốc châu Á này đang lên cao và các quan hệ ngoại giao cấp cao giữa hai nước gần như bị cắt đứt. Bắc Kinh liên tục cáo buộc ông Abe “hung hăng” bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản và tăng cường lực lượng cảnh sát biển để bảo vệ nhóm đảo Senkaku mà 2 nước đang tranh chấp.

Mong muốn khẳng định hơn nữa vai trò của Nhật Bản được ông Abe thể hiện trong 2 hội nghị thượng đỉnh ở Đông Nam Á được tổ chức trong tháng 10, nơi ông công khai ủng hộ Philippines trong vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc trên Biển Đông. Sự vắng mặt của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong các hội nghị này vì chính phủ Mỹ đóng cửa càng làm nổi bật vai trò của ông Abe trên “mặt trận” chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc.

Trí Dũng (Theo WSJ)

=======================

Bởi vậy. Phiền phức rùi!

Từ rất lâu,Lão Gàn đã phát biểu: Nếu "canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng cuộc chiến thì nó sẽ phải ở Hoa Đông.

Chẳng ai muốn chiến tranh cả. Nhưng đấy là ý nghĩ chủ quan của mỗi con người trong đó có tôi. Vấn đề là giải pháp để thoát khỏi một cuộc chiến thì nó lại không do ý thức chủ quan của mỗi con người quyết định.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Truyền thông Trung Quốc “điếng người” vì truyện tranh Thần đồng Đất Việt

Đăng Bởi Một Thế Giới

- 13:45 26-10-2013

Lucy Nguyễn

Việc công ty Phan Thị vừa công bố dự án bộ truyện tranh Thần đồng Đất Việt – Hoàng Sa – Trường Sa 10 tập, và phát hành tập 1-Khẳng định chủ quyền đã khiến Trung Quốc lo ngại.

Posted Image

Yêu biển đảo tổ quốc từ truyện tranh

Thần đồng Đất Việt-Hoàng Sa-Trường Sa 10 tập là bộ truyện tranh Việt Nam đầu tiên mang nội dung chủ quyền biển đảo với tập 1 đầy hấp dẫn với nhiều hình ảnh vui nhộn, cách dẫn chuyện rất con nít, nhí nhảnh nhưng vẫn truyền tải được những kiến thức lịch sử sinh động.

Chị Phan Thị Mỹ Hạnh – giám đốc công ty Phan Thị, đồng thời cũng là trưởng dự án bộ truyện tranh trên, cho biết, công ty đã mất hơn một năm thu thập tài liệu lịch sử và cấu tứ nên bộ truyện tranh trên sao cho vừa phải đảm bảo tính vui nhộn của truyện tranh, vừa bảo toàn tính chính xác về các tư liệu lịch sử của chủ quyền biển đảo. Sau ấn bản tiếng Việt, Phan Thị dự tính sẽ phát hành song ngữ bộ truyện tranh trên để đông đảo trẻ em Việt trên toàn thế giới đều đọc được.

Posted Image

Chị Phan Thị Mỹ Hạnh (giám đốc Phan Thị) cùng tiến sĩ Nguyễn Nhã tại buổi họp báo công bố dự án truyện tranh

Theo đó nội dung tập 1 chủ yếu cung cấp tài liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam từ thời Chúa – vương triều Nguyễn, đồng thời giới thiệu hoạt động của dân binh Hoàng Sa.

Tập 2 – Lãnh thổ An Nam sẽ cung cấp các cứ liệu mà phía Trung Quốc đã khẳng định Hoàng Sa hoặc Đại Trường Sa là của Việt Nam, căn cứ theo tài liệu: thư trả lời của tổng đốc lưỡng quản Quỳnh Châu Hải Nam và nhật ký của nhà sư Thích Đại Sán.

Tập 3 – Khám phá Hoàng Sa sẽ giới thiệu cho độc giả nhí những điều cần biết về các sản vật trên các đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Tập 4 – Huyền bí Paracels cung cấp chứng cứ của phương Tây khẳng định Paracel là của Việt Nam và những nỗi kinh hoàng khi qua quần đảo này năm 1701 trong những lá thư của giáo sĩ phương Tây.

Các tập từ 5 tới 10 lần lượt có tên: Chiến thuyền nhà Nguyên, Hùng binh biển đảo, Chiến dụ Tàu Ô, Trương Long Văn Hầu, Mộ gió Hoàng Sa, Sứ giả 2 triều. Và mỗi tập sẽ lần lượt được phát hành theo định kỳ 3 tháng/tập.

Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã – người hiệu đính bộ truyện tranh trên, vui vẻ nói: “Tôi rất ấn tượng về câu chuyện biển đảo được viết thành một cốt truyện hợp với tuổi thần tiên, các châu bản được sử dụng trong chuyện rất chính xác, cụ thể. Nếu truyện tranh được phổ biến sẽ kích thích lòng yêu nước của giới trẻ”.

Posted Image

“Truyện tranh về Hoàng Sa-Trường Sa sẽ là bước khởi đầu cho phương thức truyền bá thông điệp yêu nước, kiến thức về chủ quyền biển đảo đến thế hệ trẻ thật gần gũi, đơn giản nhưng không kém phần sâu sắc”- tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã.

Nhà thơ Lê Minh Quốc còn đề nghị Phan Thị nên tổ chức các cuộc thi trong các trường học để huy động nguồn lực tài liệu trong công chúng, đồng thời cũng khơi dậy lòng yêu nước của các em.

Đại tá Nguyễn Hải Triều – đại diện Bộ tư lệnh hải quân, khi đại diện cho các cháu thiếu ở quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa, nhận món quà 200 tập 1 – Khẳng định chủ quyền từ công ty Phan Thị, đã xúc động nói: “Việc phát hành bộ truyện tranh này có ý nghĩa rất lớn đối với việc tuyên truyền biển đảo của chúng ta, đồng thời có ý nghĩa giáo dục rất tốt cho trẻ nhỏ, giúp trẻ ngay từ nhỏ đã định hình được khái niệm chủ quyền biển đảo”.

Ngoài ra, Phan Thị còn lập riêng 1 FB mang tên Một triệu like cùng Thần đồng Đất Việt khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam để giới thiệu kĩ lưỡng hơn về bộ truyện tranh này.

Trung Quốc vội vã phản ứng

Ngay sau khi hay tin Việt Nam vừa phát hành tập 1 bộ truyện tranh trên, giới truyền thông Trung Quốc đã hối hả nhảy vào cuộc. Báo mạng quân sự Trung Quốc (www.ckjunshi.com) ngày 1.10 giật tít bài Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên nhận biển Đông của Trung Quốc là của mình, thừa nhận: “với bộ truyện tranh này, Việt Nam sẽ coi Hoàng Sa – Trường Sa là lãnh thổ của mình, và giáo dục cho lớp trẻ Việt Nam, từ nhỏ đã có ý thức về chủ quyền lãnh thổ.”

Báo này cũng đăng tải rất nhiều hình trong cuốn truyện tranh tập 1 trên và vô hình chung lại giúp Việt Nam tuyên truyền, khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa, Hoàng Sa.

Báo mạng quân sự (www.junshier.com) ngày 2.10 cũng đăng bài Bắc Kinh phẫn nộ: Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên cho rằng biển Đông của Trung Quốc là của riêng họ. Theo đó bài báo cũng cho biết không thừa nhận việc cách gọi Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và vẫn khẳng định hai quần đảo này thuộc lãnh thổ của họ.

Posted Image

Tập 1 Khẳng định chủ quyền hấp dẫn bởi hình vẽ vui nhộn, giọng văn tung tẩy

Báo mạng Truyện tranh quốc tế Trung Quốc (www.chncomic.com) ngày 30.9 cũng đăng bài Việt Nam xuất bản truyện tranh Thần đồng Đất Việt: Hoàng Sa – Trường Sa, tuyên truyền “chủ quyền” từ con nít với nội dung tương tự.

Báo mạng Nam Đô (nandu.oeeee.com) ngày 30.9 đăng bài Việt Nam xuất bản thần đồng Đất Việt, tuyên truyền rằng Việt Nam là nước đầu tiên phát hiện ra quần đảo Trường Sa.

Báo mạng quân sự (military.china.com) ngày 30.9 cũng đăng bài Việt Nam dùng truyện tranh Thần đồng Đất Việt để khiêu khích chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa của Trung Quốc.

Ngoài nội dung tương tự, còn đăng tải nhiều hình ảnh người dân Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc và lo ngại về việc Việt Nam đang tích cực mua tàu ngầm để đối chọi lại với Trung Quốc và tích cực huy động lực lượng quân đội trên biển.

Tuy nhiên bài báo này cũng trở lại kiểu cảnh cáo rằng: “Kết quả mà Việt Nam đối chọi với Trung Quốc sẽ là mất đi cơ hội phát triển đất nước dài lâu”.

Ngoài ra có rất nhiều báo mạng khác ở đại lục, Hồng Kông, Đài Loan… cũng đăng tải lại các nội dung trên như các bài: Việt Nam tuyên truyền chủ quyền Trường Sa – Hoàng Sa từ con nít (powerapple.com, takungpao.com.hk), Truyện tranh thần đồng Đất Việt của Việt Nam lôi kéo trẻ con vào vấn đề chủ quyền biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa không thuộc về Trung Quốc (pp.faloo.com, randian.cc, comic.k618.cn, www.nanhai.org.cn),

Nếu gõ 8 chữ Thần đồng Đất Việt: Hoàng Sa – Trường Sa bằng tiếng Hoa sẽ lập tức có ngay 54.900 kết quả, hiện đang thu hút nhiều lời bình luận trên nhiều diễn đàn lớn của nước này như: tuku.military.china.com, forum.china.com.cn, tiexue.net, q.115.com

Việc nhiều báo mạng và diễn đàn Trung Quốc hối hả phản ứng khi tập 1 bộ truyện tranh Thần đồng Đất Việt-Hoàng Sa-Trường Sa vừa phát hành cho thấy động thái lo sợ của nước này. Xem ra báo giới Trung Quốc sẽ còn phải bận dài dài khi từng tập truyện tranh này lần lượt xuất bản.

L.C. Ảnh Lucy Nguyễn

===================

Bộ truyện tranh này có những yếu tố mang chứng lý khoa học làm cơ sở cho nội dung. Bởi vậy, vấn đề không phải là người Trung Quốc phản đối hay gây áp lực. Mà là phải chứng minh nó sai.

Tất nhiên họ không đủ khả năng để làm điều này, nên mới la ó phản đối là chính

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ phô diễn sức mạnh hải quân ở Biển Đông

Thứ Bẩy, 26/10/2013 - 19:00

(Dân trí) - Tàu sân bay lớp Nimitz USS George Washington của hải quân Mỹ đã tới Vịnh Manila, Philippines hôm 25/10. Dẫn đầu nhóm tàu sân bay tác chiến số 5, USS George Washington đã rẽ sóng trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông suốt tuần qua, tới thăm nhiều nước trong khu vực.

Posted Image

Một máy bay chiến đấu đang chuẩn bị hạ cánh xuống tàu sân bay Mỹ USS George Washington trên Biển Đông hôm 25/10.

Thông qua việc phô diễn sức mạnh quân sự trong khu vực, Washington muốn tìm cách tăng cường vị thế ngoại giao vốn đang bị sụt giảm sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama vắng mặt tại hội nghị thượng đỉnh APEC và ASEAN hồi đầu tháng 10.

Ông Obama đã hủy chuyến công du tới Đông Nam Á để giải quyết việc chính phủ Mỹ bị đóng cửa do cuộc khủng hoảng ngân sách. Sự vắng mặt của ông tại các hội nghị được xem là một dấu hiệu rõ ràng nhất về sự suy giảm quyền lực kinh tế và ngoại giao của Washington tại châu Á.

Trung Quốc đã nắm lấy cơ hội ông Obama vắng mặt để thực hiện chính sách "gây cảm tình" tại Đông Nam Á. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã công du khắp khu vực để gặp gỡ nguyên thủ các nước và ký kết các hợp đồng thương mại và đầu tư mới.

Sự vắng mặt của ông Obama đã làm dấy lên những câu hỏi đối với chính sách "xoay trục" sang châu Á của Mỹ, vốn bao gồm việc chuyển dịch phần lớn các lực lượng Mỹ sang Ấn Độ-Thái Bình Dương trong một chiến lược được tính toán kỹ cưỡng nhằm cô lập Trung Quốc. Các quốc gia trên khắp khu vực được khích lệ với chính sách "xoay trục" của Mỹ.

Nhưng sau hội nghị thượng đỉnh ASEAN, các quốc gia trong khu vực không chắc liệu trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc, Washington có sẵn sàng can thiệp về mặt quân sự, và xa hơn nữa là liệu có trợ giúp hay không. Không đuổi kịp các hợp đồng kinh tế của Bắc Kinh, Washington đang tăng cường sức mạnh ngoại giao và chính trị trong khu vực thông qua việc tăng cường sự hiện diện quân sự. Mỗi điểm dừng chân của nhóm tàu sân bay tác chiến số 5 đều nhằm mục đích này.

USS George Washington dẫn đầu nhóm tàu sân bay tác chiến số 5, nhóm tàu lớn nhất của hải quân Mỹ. Nhóm này gồm 2 tàu tuần tiễu tên lửa, 1 tàu khu trục, 1 tàu cung ứng và 1 tàu ngầm tấn công nhanh. Chỉ riêng tàu sân bay đã có hơn 6.000 quân nhân.

Hôm 21/10, Tướng Vincent Brooks, tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương, đã thông báo rằng Lầu Năm Góc có kế hoạch tiến hành cuộc tập trận hải-lục quân chung đầu tiên tại Thái Bình Dương. Động thái này cho thấy Mỹ đang gia tăng mạnh công tác chuẩn bị cho một cuộc xung đột chống Trung Quốc. Trung tá Michael Donnelly, phát ngôn viên quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương, nói về cuộc tập trận hải-lục quân: "Mục đích cốt lõi của sự cân bằng chiến lược Thái Bình Dương là nhằm đảm bảo sự ổn định trong khu vực".

Posted Image

Một lính hải quân Mỹ quan sát Biển Đông qua kính viễn vọng.

Hôm 23/10, hàng không mẫu hạm USS George Washington đã tới Malaysia. 16 quan chức chính phủ cấp cao của Malaysia đã được mời thăm tàu sân bay của Mỹ, trong đó có Thứ trưởng quốc phòng Shakib Ahmad Shakir. Tùy viên quân sự Mỹ tại Malaysia đã chào đón họ lên thăm tàu sân bay, trong khi con tàu di chuyển trên Biển Đông và phóng các máy bay chiến đấu.

Nhóm tàu sân bay tác chiến số 5 cũng đã tiến hành các cuộc tập trận chung với các lực lượng Malaysia.

Bộ trưởng quốc phòng Malaysia Hishammuddin Tun Hussein đã thông báo rằng Kuala Lumpur có thể xây dựng một căn cứ tại Bintulu ở Biển Đông. Căn cứ này nằm cách bãi cạn tranh chấp James chỉ 60 hải lý, nơi hải quân Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận đổ bộ hồi đầu năm nay. Căn cứ sẽ đón các lính thủy đánh bộ Malaysia, vốn sẽ nhận hỗ trợ, huấn luyện và trao đổi kinh nghiệm với lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ.

Washington đã đề nghị chuyển giao cho Kuala Lumpur tàu đổ bộ USS Denver sau khi con tàu này "về hưu" vào năm 2014 và đang muốn bán cho Malaysia vài trực thăng tấn công AH-1Z Super Cobra, theo tạp chí quốc phòng IHS Jane’s.

Cùng ngày 23/10, tàu ngầm tấn công nhanh lớp Los Angeles USS Santa Fe đã cập bến căn cứ hải quân Changi tại Singapore và khoe các khả năng của tàu tấn công ven biển với các thành viên của hải quân Singapore. Các nhân vật hàng đầu của chính phủ Singapore cũng được mời lên thăm tàu sân bay USS George Washington.

Hôm 24/10, trong khi đang di chuyển giữa Biển Đông từ Malaysia tới Philippines, Đô đốc Mark C. Montgomer, chỉ huy tàu USS George Washington, đã tổ chức một cuộc họp báo ngay trên boong tàu trong khi các máy bay chiến đấu cất cánh ở phía sau.

Posted Image

Tàu USS George Washington có thể thở 80 máy bay chiến đấu.

"Chính sách "xoay trục" đã dẫn tới việc gia tăng sự hiện diện tác chiến trên biển tại Tây Thái Bình Dương, vì thế các tàu của Mỹ đang có mặt khắp các khu vực này", ông Montgomer nói.

"Có nhiều tàu đồng nghĩa với việc sự hiện diện nhiều hơn. Điều đó cho phép chúng ta có sức mạnh lớn hơn. Chính sách "xoay trục" đang gia tăng", quan chức trên nói thêm.

"Việc Mỹ cắt giảm ngân sách quốc phòng và chính phủ Mỹ bị đóng cửa trong 16 ngày không bị ảnh hưởng. Sự tái cân bằng chiến lược đang diễn ra tích cực... Chúng tôi có đủ ngân sách cho các kế hoạch", hãng tin AFP dẫn lời ông Montgomer. Khi được hỏi về việc điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp có một cuộc xung đột trong khu vực, ông Montgomery nói: "Tôi cho rằng, thực tế chúng tôi đang có mặt ở đây lúc này đã trả lời cho việc liệu chúng tôi sẽ có mặt ở đây hay không trong trường hợp xảy ra khủng hoảng".

Sau khi tới Vịnh Manila, các nguồn tin cho biết tàu USS George Washington sẽ đón vài trăm quan chức chính phủ, các lãnh đạo doanh nghiệp và quân đội Philippines lên thăm.

Video tàu sân bay tàu USS George Washington rẽ sóng trên Biển Đông:

An Bình

==================

Trước đây mới chỉ thể hiện ý tưởng giữa "quyền lợi cốt lõi" và "quyền lợi căn bản". Nhưng nay người Mỹ tỏ ra khá thẳng thắn trong giai đoạn này. Mọi việc sẽ trở nên phức tạp khi họ dàn trận xong. Lão Gàn nói điều này từ 2008 - khi tàu Trung Quốc bắt đầu gây sự ở biển Đông của Việt Nam.

Theo Huyền không Lạc Việt thì nếu thế giới này không xử lý tốt các mối quan hệ thì đến năm 2017, mọi việc sẽ rất phức tạp. Một trong những yếu tố cần trong lúc này là: Việt sử 5000 năm văn hiến phải được tôn vinh - ngay trong năm nay - Nếu không thì xem lại lời tiên tri của bà Vanga.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc sẽ "cải cách chưa từng có" trong hội nghị TƯ sắp tới

Nguyễn Hường

Chủ nhật 27/10/2013 07:05

(GDVN) - Một nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc đã hứa hẹn một cuộc cải cách "chưa từng có" về kinh tế và xã hội trong hội nghị trung ương đảng sẽ diễn ra vào tháng tới.

Posted Image

Ông Du Chính Thanh

Du Chính Thanh, người đứng vị trí thứ 4 trong danh sách Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, nói thêm rằng cuộc họp kín sẽ "chủ yếu bàn bạc những cải cách sâu sắc và toàn diện".

"Những cải cách lần này rộng lớn, mạnh mẽ và chưa từng có", Tân Hoa Xã ngày 26.10 dẫn lời ông cho biết.

Du Chính Thanh là người đầu tiên trong số các quan chức Trung Quốc tiết lộ thông tin về hội nghị sắp tới, nơi dự kiến Chủ tịch Trung Quốc ông Tập Cận Bình sẽ đề cập tới những cải cách kinh tế lớn.

Động thái này được cho là nỗ lực nhằm thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại và phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu chuyển sang mô hình cân bằng hơn.

Đây là hội nghị thứ 3 của đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ sau quá trình chuyển đổi ban lãnh đạo diễn ra hồi tháng 11 năm ngoái.

Nền kinh tế 8,5 nghìn tỷ USD của Trung Quốc đã đạt mức tăng trưởng nhanh trong khoảng từ giữa tháng 7 tới tháng 9 năm nay. Nhưng sự phục hồi vẫn chưa vững chắc. Trong khi đó, Trung Quốc hy vọng nước này vẫn có thể hoàn thành được mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay là 7,5%.

Tại hội nghị lần này, có thể Trung Quốc sẽ tập trung chủ yếu vào cải cách tài chính và thuế, nhưng cũng có thể giải quyết các vấn đề nóng kéo dài lâu nay như đẩy nhanh đô thị hóa thông qua cải cách ruộng đất, hạn chế dịch chuyển dân cư giữa các khu vực thành thị và nông thôn.

====================

Cũng cứ để im xem sao!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật cảnh báo Trung Quốc dùng vũ lực, phái chiến đấu cơ đối phó

Chủ Nhật, 27/10/2013 - 15:46

(Dân trí) - Thủ tướng Nhật hôm nay 27/10 cảnh báo Trung Quốc dùng vũ lực để thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực, trong khi đó có thông tin Tokyo đã phái chiến đấu cơ để phản ứng với máy bay quân sự Trung Quốc bay gần Okinawa.

Posted Image

Thủ tướng Nhật phát biểu tại một cuộc kiểm tra lực lượng bộ binh tại khu tập huấn Asaka vào ngày hôm nay 27/10.

“Khẩu chiến” giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á đang có tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Nhật gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư ở Hoa Đông lại leo thang khi Bắc Kinh cảnh báo Tokyo rằng bất kỳ hành động thù địch nào trên bầu trời đối với máy bay không người lái của Trung Quốc sẽ được hiểu là “hành động chiến tranh”.

“Chúng ta sẽ thể hiện ý định của chúng ta với tư cách là một nhà nước, không tha thứ cho bất kỳ thay đổi nào đối với tình trạng hiện nay bằng vũ lực. Chúng ta sẽ tiến hành mọi hoạt động như do thám và tình báo cho mục đích đó”, ông Abe phát biểu với quân đội vào ngày hôm nay. “Môi trường an ninh quanh Nhật đang ngày một nghiêm trọng. Đây là sự thực”, ông nói. “Các bạn sẽ phải hoàn toàn tự thoát khỏi quan niệm thông thường là sự tồn tại của một lực lượng quân sự chỉ có thể phòng vệ”.

Ông Abe hôm nay đã dẫn đầu một cuộc kiểm tra quân sự trong đó lần đầu tiên có sự xuất hiện của cỗ máy tấn công lưỡng cư của Mỹ. Đây là dấu hiệu có vẻ như cho thấy ý định tăng cường khả năng bảo vệ các đảo ở xa của Nhật.

Bộ Quốc phòng Nhật đã lên kế hoạch thành lập một đội lưỡng cư đặc biệt để bảo vệ các đảo ở miền nam và tái chiếm trong trường hợp bị xâm lược.

“Đã có lo ngại Trung Quốc đang nỗ lực thay đổi tình trạng hiện nay bằng vũ lực, thay vì bằng luật pháp”, ông Abe trước đó đã cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Phố Wall, sau một loạt các hội nghị thượng đỉnh vào tháng này với các nhà lãnh đạo khu vực. “Nhưng nếu Trung Quốc chọn con đường đó, thì họ sẽ không thể nào có được hòa bình”, ông cho biết trong cuộc phỏng vấn được công bố ngày hôm qua. “Vì vậy họ không được chọn con đường đó và nhiều nước mong chờ Nhật bày tỏ mạnh mẽ quan điểm này. Họ hi vọng cuối cùng, Trung Quốc sẽ có hành động trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.

Nhật triển khai chiến đấu cơ đối phó máy bay Trung Quốc

Vào ngày hôm nay, hãng tin Jiji Press Kyodo của Nhật đưa tin nước này đã triển khai chiến đấu cơ trong suốt 2 ngày để phản ứng với 4 máy bay quân sự Trung Quốc bay trên vùng biển quốc tế gần quần đảo Okinawa.

Theo các hãng tin này, 2 máy bay cảnh báo sớm Y-8 và 2 máy bay ném bom H6 đã bay từ Hoa Đông tới Thái Bình Dương và bay trở lại, nhưng không vi phạm không phận Nhật.

Bộ Quốc phòng Nhật hiện chưa đưa ra xác nhận với thông tin.

Quân đội Nhật đang được đặt trong tình trạng cảnh báo cao khi Tokyo và Bắc Kinh “khẩu chiến” trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông và nằm giữa Okinawa và Đài Loan.

Vào ngày thứ bảy, Trung Quốc đã phản ứng giận dữ trước thông tin cho rằng Nhật đã soạn thảo kế hoạch bắn hạ máy bay không người lái nước ngoài xâm phạm không phận nước mình nếu các máy bay này phớt lờ cảnh báo của Nhật.

Theo Kyodo, Tokyo đã đưa ra đề xuất trên khi một máy bay quân sự Trung Quốc tiến vào vùng ADIZ (các máy bay được đặt dưới sự theo dõi, kiểm soát, nhận dạng) của Nhật gần Senkaku/Điếu Ngư vào tháng trước.

“Tôi khuyên các bên liên quan không đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia Trung Quốc của quân đội Trung Quốc”, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Geng Yansheng cho biết trong một bình luận trên trang web của bộ này.

“Nếu Nhật có biện pháp dùng vũ lực như bắn hạ máy bay, như họ nói, đó sẽ là khiêu khích nghiêm trọng, là hành động chiến tranh và chúng tôi sẽ phải đáp trả mạnh. Mọi hậu quả sẽ do bên khiêu khích chịu trách nhiệm”.

Trong bối cảnh căng thẳng Senkaku/Điếu Ngư tăng cao, một trong những quyết định đầu tiên của ông Abe khi lên làm thủ tướng là lần đầu tiên trong 11 năm tăng ngân sách quân sự. Tokyo cũng lên kế hoạch tổ chức tập trận lớn trên không và trên biển vào tháng tới nhằm củng cố khả năng bảo vệ các đảo xa.

Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Phố Wall, ông Abe cho rằng Nhật đã quá hướng nội trong suốt 15 năm qua, nhưng khi sức mạnh kinh tế tăng lên “chúng tôi cũng muốn đóng góp hơn nữa để thế giới tốt đẹp hơn”.

Tờ tạp chí cho biết, ông đã nói rõ, một trong những cách để Nhật “đóng góp” là sẽ đối phó với Trung Quốc ở châu Á.

Vũ Quý

Theo AFP

=====================

Bộ QP Trung Quốc:

Lập tức phản kích nếu Nhật Bản bắn rơi UAV Bắc Kinh

Hồng Thủy

Chủ nhật 27/10/2013 13:30

(GDVN) - Ông Sinh nói, nếu Nhật Bản sử dụng biện pháp bắn hạ (UAV Trung Quốc) như đề cập ở trên thì đó được xem như sự gây hấn nghiêm trọng với Bắc Kinh, một hành vi chiến tranh và Trung Quốc chắc chắn sẽ đáp trả dứt khoát, hậu quả thế nào đối phương tự gánh.

Posted Image

Cảnh Nhạn Sinh, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc.

Theo Tân Hoa Xã, chiều 26/10 Bộ Quốc phòng Trung Quốc tổ chức họp báo cho biết, nếu Nhật Bản dám bắn hạ máy bay không người lái (UAV) của Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ lập tức phản kích.

Trong phiên họp báo có người cho biết, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mới đây lên tiếng nếu UAV Trung Quốc xâm phạm không phận Nhật Bản, Tokyo sẽ cân nhắc khả năng bắn hạ.

Trung tuần tháng 10, truyền thông Nhật Bản tiết lộ Nội các Thủ tướng Shinzo Abe đã xác định được phương án đối phó với các trường hợp UAV xâm phạm không phận nước này, trong đó bao gồm cả biện pháp bắn hạ.

Cảnh Nhạn Sinh, Đại tá, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng những phát ngôn này của phía Nhật Bản là "hiếu chiến và gây hấn", đồng thời khẳng định hoạt động của UAV Trung Quốc trên biển Hoa Đông là bình thường và phù hợp luật pháp quốc tế.

Viên Đại tá nhắc lại rằng UAV Trung Quốc "không xâm phạm không phận quốc gia nào", đồng thời cảnh báo tất cả các bên liên quan đều không nên đánh giá thấp "ý chí và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia" của Trung Quốc.

Ông Sinh nói, nếu Nhật Bản sử dụng biện pháp bắn hạ (UAV Trung Quốc) như đề cập ở trên thì đó được xem như sự gây hấn nghiêm trọng với Bắc Kinh, một hành vi chiến tranh và Trung Quốc chắc chắn sẽ đáp trả dứt khoát, hậu quả thế nào đối phương tự gánh.

=====================

Căng thẳng nhể!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc sẽ "cải cách chưa từng có" trong hội nghị TƯ sắp tới

Nguyễn Hường

Chủ nhật 27/10/2013 07:05

(GDVN) - Một nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc đã hứa hẹn một cuộc cải cách "chưa từng có" về kinh tế và xã hội trong hội nghị trung ương đảng sẽ diễn ra vào tháng tới.

Posted Image

Ông Du Chính Thanh

====================

Cũng cứ để im xem sao!

Trung Quốc khai trừ Đảng quan tham có 330 đĩa sex

Thị trưởng bị bắt, dân đốt pháo ăn mừng

Điểm mặt quan tham ngã ngựa vì bồ nhí

Trung Quốc vừa khai trừ Đảng ông Lưu Thiết Nam, Phó chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển vì tham nhũng, lạm quyền. Ông này được cho là có lắm bồ nhí và sở hữu 330 đĩa sex.

Posted Image

Lưu Thiết Nam khi còn đương chức.

Khám nhà ông Lưu ở Thanh Đảo (tỉnh Chiết Giang), cơ quan chức năng đã tìm thấy hơn 330 đĩa phim sex của Nhật và châu Âu, hơn 1.200 cuốn tạp chí khiêu dâm, để chật cứng 4 giá sách và bàn viết.

Lời giảng đạo đức của quan lớn cặp 8 bồ nhí

Cựu Phó chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển của Chính phủ Trung Quốc Lưu Thiết Nam vừa bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc vì tham nhũng, lạm quyền.

Ủy ban Thanh tra và kỉ luật trung ương cho biết, ông Lưu đã lợi dụng chức quyền để trục lợi, vi phạm kỉ luật và luật pháp.

"Bản thân ông Lưu và gia đình đã nhận những khoản tiền và tài sản hối lộ giá trị rất lớn" - Tân Hoa xã cho hay. Ông Lưu còn tìm cách trục lợi từ các doanh nghiệp thân quen của mình bằng việc phá vỡ nhiều quy định, nhận tiền mặt và quà đút lót.

Những sai trái của ông Lưu bị phanh phui trên mạng vào năm 2012 khi bị Phó Tổng biên tập Tạp chí Kinh doanh Tài Kinh La Xương Bình tố cáo dựa vào lời của những bồ nhí của ông Lưu.

Lưu Thiết Nam từng triệu tập các Cục, Vụ trưởng dưới quyền đến họp và cao giọng căn dặn: "Phải khiêm tốn, chịu sự giám sát trong ngành, không được làm ô danh hình ảnh của Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia. Phải nghiêm chỉnh, giữ tấm lòng thanh bạch, tránh xa các thứ tiền bạc, nữ sắc thì mới ăn ngon, ngủ yên, đi đứng vững vàng được".

Có điều, hôm ấy các thuộc cấp đã có thái độ rất lạ, dửng dưng và chả buồn vỗ tay. Lưu vội xin lỗi cùng lời rào trước kiểu "nếu tôi có tội tình gì, mong các đồng chí phê bình ". Nói xong, Lưu Thiết Nam lật đật chạy về phòng. Về sau người ta mới biết, Nam đã tranh thủ thời gian để đốt và hủy toàn bộ tài liệu về những phi vụ làm ăn phi pháp của mình.

Tài sản kếch xù và 330 đĩa sex

Ngay chiều hôm đó, cơ quan chức năng đã khám xét 3 ngôi nhà của Lưu Thiết Nam ở Bắc Kinh, 1 nhà ở Thanh Đảo, 1 nhà ở Thái Nguyên và ban đầu tìm thấy 25 thẻ tài khoản của 7 ngân hàng, một số dùng tên giả, tên người khác.

Trong các tài khoản có hơn 71,5 triệu nhân dân tệ, 2,65 triệu USD, hơn 870 ngàn euro, 2,2 triệu dollar Úc, số cổ phiếu trị giá 133 triệu nhân dân tệ. Trong két bảo hiểm có 9,375 kg vàng, 1,420 kg Bạch kim, 25 món trang sức bằng kim cương, ngọc, đá quý...

Điều khiến các nhân viên công tác sửng sốt là họ đã tìm thấy 25 cuốn hộ chiếu nước ngoài, riêng Lưu Thiết Nam có 12 cuốn mang các tên khác nhau như hộ chiếu Úc mang tên Lưu Á Bình, hộ chiếu Canada mang tên Uông Giai.

Tại nhà của Lưu ở Thanh Đảo, cơ quan chức năng đã tìm thấy hơn 330 đĩa phim sex của Nhật và châu Âu, hơn 1.200 cuốn tạp chí khiêu dâm, để chật cứng 4 giá sách và bàn viết.

Theo điều tra, Lưu Thiết Nam bao nuôi 8 người tình ở Bắc Kinh, Hàng Châu, Thái Nguyên, Thanh Đảo, Tô Châu...

Hồi tháng 8/2009, Chu X, người tình của Lưu ở Bắc Kinh đã viết thư gửi Ủy ban KTTW và Quốc vụ viện tố giác Lưu tàng trữ nhiều ngoại tệ, nhưng cơ quan chức năng cho rằng, Chu bịa đặt để hại người tình do Lưu Thiết Nam không chịu bỏ vợ để cưới cô ta.

Tháng 10/2011, một người tình của Lưu Thiết Nam ở Sơn Tây về Bắc Kinh cũng gửi đơn tố cáo với Ủy ban KTTW "Lưu Thiết Nam quan hệ tình ái lăng nhăng và có nhiều hộ chiếu ngoại quốc". Cơ quan này chuyển đơn tố cáo về cho Đảng ủy Ủy ban cải cách và Phát triển quốc gia giải quyết.

Quốc vụ viện (Nội các) Trung Quốc vừa công bố một loạt quyết định bổ nhiệm và thay thế nhiều quan chức trong Chính phủ.

Theo đó, ông Lý Chiêu được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban phụ trách các vấn đề dân tộc quốc gia. Ông Cung Bồ Quang được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Dân chính thay ông Đới Quân Lương.

Ông Vương Ninh được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Phát triển Nhà ở - Đô thị - Nông thôn thay cho Quách Doãn Xung. Ông Vu Khang Chấn được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp thay ông Cao Hồng Tân.

Ngoài ra, ông Trương Chí Dũng trở thành Phó Cục trưởng Tổng Cục thuế Quốc gia thay ông Vương Lực. Hai ông Trần Cương và Ngô Thanh Hải được bổ nhiệm làm các Phó cục trưởng Tổng Cục kiểm dịch, kiểm nghiệm và giám sát chất lượng Quốc gia, trong khi các ông Dương Cương, Bồ Trường Thành và Lưu Bình Quân sẽ rời khỏi các chức vụ trên.

Bên cạnh đó, Quốc vụ viện cũng bổ nhiệm ông Trương Giang và Lý Bồi Lâm làm các Phó viện trưởng Viện Khoa học - Xã hội thay các ông Lý Thận Minh, Cao Toàn Lập và bà Vũ Dần.

Ông Điền Thế Hoành được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý tiêu chuẩn hóa Quốc gia (cấp Thứ trưởng) thay ông Trần Cương.

Cuối cùng, Quốc vụ viện cũng miễn nhiệm ông Đinh Học Đông khỏi chức vụ Phó tổng thư ký Quốc vụ viện và Trịnh Hiểu Tùng khỏi vị trí Trợ lý Bộ trưởng Tài chính

Theo Lai - Anh Tuấn

Cảnh sát toàn cầu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc sẽ "cải cách chưa từng có" trong hội nghị TƯ sắp tới

Nguyễn Hường

Chủ nhật 27/10/2013 07:05

(GDVN) - Một nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc đã hứa hẹn một cuộc cải cách "chưa từng có" về kinh tế và xã hội trong hội nghị trung ương đảng sẽ diễn ra vào tháng tới.

Posted Image

Ông Du Chính Thanh

Du Chính Thanh, người đứng vị trí thứ 4 trong danh sách Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, nói thêm rằng cuộc họp kín sẽ "chủ yếu bàn bạc những cải cách sâu sắc và toàn diện".

"Những cải cách lần này rộng lớn, mạnh mẽ và chưa từng có", Tân Hoa Xã ngày 26.10 dẫn lời ông cho biết.

Du Chính Thanh là người đầu tiên trong số các quan chức Trung Quốc tiết lộ thông tin về hội nghị sắp tới, nơi dự kiến Chủ tịch Trung Quốc ông Tập Cận Bình sẽ đề cập tới những cải cách kinh tế lớn.

Động thái này được cho là nỗ lực nhằm thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại và phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu chuyển sang mô hình cân bằng hơn.

Đây là hội nghị thứ 3 của đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ sau quá trình chuyển đổi ban lãnh đạo diễn ra hồi tháng 11 năm ngoái.

Nền kinh tế 8,5 nghìn tỷ USD của Trung Quốc đã đạt mức tăng trưởng nhanh trong khoảng từ giữa tháng 7 tới tháng 9 năm nay. Nhưng sự phục hồi vẫn chưa vững chắc. Trong khi đó, Trung Quốc hy vọng nước này vẫn có thể hoàn thành được mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay là 7,5%.

Tại hội nghị lần này, có thể Trung Quốc sẽ tập trung chủ yếu vào cải cách tài chính và thuế, nhưng cũng có thể giải quyết các vấn đề nóng kéo dài lâu nay như đẩy nhanh đô thị hóa thông qua cải cách ruộng đất, hạn chế dịch chuyển dân cư giữa các khu vực thành thị và nông thôn.

====================

Cũng cứ để im xem sao!

Từ lâu, Lão Gàn đã nhận xét rằng: Người Trung quốc bế tắc trong cả đối nội lẫn đối ngoại.....

Trung Quốc đổ xô bán đất để trả nợ hàng ngàn tỉ USD

28/10/2013 06:30 (GMT + 7)

TT - Một loạt chính quyền địa phương Trung Quốc đang đổ xô bán đất để trả nợ. Trong ba quý đầu năm 2013, thu nhập từ việc bán đất của 300 thành phố tăng 70%, dẫn đầu là thành phố Thâm Quyến với mức tăng lên đến 475%.

Báo Pháp Chế Buổi Chiều dẫn nguồn từ Viện Nghiên cứu chỉ số nói trong ba quý đầu năm nay, thu nhập từ việc bán đất của 300 thành phố Trung Quốc lên tới khoảng 2.110,7 tỉ nhân dân tệ (345,3 tỉ USD), tăng 70% so với mức 1.243,5 tỉ nhân dân tệ cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thành phố Thâm Quyến dẫn đầu với tỉ lệ tăng 475%, theo sau là Quảng Châu với tỉ lệ tăng 432,2%.

Mặc dù chính phủ tuyên bố tình trạng nợ ở Trung Quốc vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng một số chính quyền địa phương vẫn đang khốn đốn với nguy cơ không có khả năng trả nợ. Điều này khiến tình trạng nợ của chính phủ như một trái bom hẹn giờ. Con số của Cục Kiểm toán Trung Quốc hồi năm 2011 nói số nợ của các chính quyền địa phương đến cuối năm 2010 là khoảng 10.720 tỉ nhân dân tệ (khoảng 1.758 tỉ USD), tương đương 27% GDP. Theo Wall Street Journal, con số hiện tại là 15.000-30.000 tỉ nhân dân tệ (2.460-4.920 tỉ USD), tương đương 30% - 60% GDP.

Báo Pháp Chế Buổi Chiều miêu tả việc chính quyền bán đất trả nợ hệt như người mắc nợ đang bán máu lấy tiền. Theo các con số do chính quyền Vũ Hán công bố, năm 2011 Vũ Hán dùng 65 tỉ nhân dân tệ tiền bán đất để trả nợ, chiếm 44% trong tổng số nợ 143,5 tỉ nhân dân tệ.

Bộ Tài nguyên đất đai Trung Quốc cho biết không có bất kỳ ngành nghề hoặc lĩnh vực nào có thể đem lại nguồn thu cho chính phủ lớn hơn việc bán đất. Hơn nữa, đây lại là một nguồn thu nhập đảm bảo nhất, ổn định nhất và thực tế nhất. “Đến một ngày bạn phát hiện toàn bộ đất đai đã bán sạch trơn, lúc đó bạn phải đối mặt với một cơn khủng hoảng thật sự” - chuyên gia kinh tế Mã Quang Viễn nhận định.

Theo kết quả thống kê tình trạng nợ của chính quyền địa phương của Cục Kiểm toán Trung Quốc, đến cuối năm 2012 bốn tỉnh và 17 thành phố cấp tỉnh cam kết dùng thu nhập từ việc bán đất để trả 55% số nợ của các tỉnh.

Từ năm 1979 đến nay, việc bán đất luôn là nguồn tiền trả nợ của chính quyền địa phương, ngày qua ngày xu hướng này càng trở nên nghiêm trọng. Theo nhật báo Đại Chúng, vấn đề nợ của chính phủ ngày càng tăng mạnh, thu nhập từ việc bán đất khó lòng lấp đầy lỗ đen này. Hơn nữa, quỹ đất ngày càng thu hẹp, tiền chi cho việc giải tỏa càng tăng cao, lợi nhuận từ việc bán đất càng ít. Nếu Trung Quốc không bắt đầu thực hiện các biện pháp trên, nguy cơ vỡ nợ là hiển nhiên.

ĐÔNG PHƯƠNG

Share this post


Link to post
Share on other sites