Posted 1 Tháng 10, 2013 Nhật tố Trung Quốc xâm phạm Điếu Ngư/Senkaku trong ngày quốc khánh 01/10/2013 22:47 (GMT + 7) TTO - Tokyo vừa lên tiếng cáo buộc Trung Quốc cho tàu xâm phạm vào quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku ngày 1 – 10, cùng ngày diễn ra lễ kỷ niệm 64 năm quốc khánh Trung Quốc. Một tàu tuần duyên Trung Quốc xâm phạm khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku - Ảnh: AFP Theo lực lượng tuần duyên Nhật Bản, 4 tàu tuần duyên Trung Quốc đã xâm phạm vào khu vực lãnh hải 12 hải lí của quần đảo Điếu Ngư/Senkaku vào lúc 9g ngày 1 – 10 (giờ địa phương). 4 chiếc tàu này chỉ rời khỏi khu vực xung quanh quần đảo tranh chấp 6 giờ sau đó, theo AFP. Sự việc trên diễn ra trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đang chuẩn bị có chuyến thăm Nhật Bản và có cuộc hội đàm với hai người đồng cấp Nhật Bản là Itsunori Onodera và Fumio Kishida vào ngày 3 – 10 tới. Cuộc họp “2+2” này sẽ thảo luận về các thỏa thuận đối với liên minh quốc phòng Tokyo – Washington, từng được sửa đổi lần cuối vào năm 1997. Trong những tháng gần đây, có khá ít sự cố xảy ra xung quanh tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa Bắc Kinh và Tokyo. Tuy nhiên, có một điều khá rõ ràng rằng Trung Quốc thường xuyên sử dụng các chiêu gây sự chú ý để đánh lạc hướng sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với các vấn đề trong nước. Các nhà quan sát còn cho rằng với việc thường xuyên đưa tàu ra quần đảo tranh chấp, Bắc Kinh đang muốn tạo ra một sự ngộ nhận bằng cách chứng minh rằng Nhật Bản không còn giữ được sự kiểm soát hiệu quả đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Cho đến nay, Nhật chưa bao giờ lên tiếng thừa nhận có bất kỳ tranh chấp gì đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku với Trung Quốc và từ chối tất cả các cuộc đàm phán mà Trung Quốc đề ra. DUY TRÂN ======================= Trung Quốc đòi Nhật thừa nhận tranh chấp ở Senkaku/Điếu Ngư 21/09/2013 11:14 (GMT + 7) TTO - Trong chuyến thăm Mỹ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định Bắc Kinh chỉ đối thoại với Tokyo về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nếu Nhật thừa nhận có tranh chấp chủ quyền ở khu vực này. NGUYỆT PHƯƠNG ======================= Trong chuyến thăm Mỹ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định Bắc Kinh chỉ đối thoại với Tokyo về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nếu Nhật thừa nhận có tranh chấp chủ quyền ở khu vực này. Lão Gàn này không tin rằng người Nhật có thể ngu như vậy! Bởi thế, cho nên: Cho đến nay, Nhật chưa bao giờ lên tiếng thừa nhận có bất kỳ tranh chấp gì đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku với Trung Quốc và từ chối tất cả các cuộc đàm phán mà Trung Quốc đề ra. Trường hợp Biển Đông hơi khác với những quốc gia bị Trung Quốc dùng vũ lục chiếm đóng một số đảo - thì tranh chấp xảy ra trên những đảo bị Trung Quốc chiếm. Lão Gàn thấy sai lầm của người Trung quốc ngày càng lớn. Ngay cả biện pháp dùng đối sách bên ngoài để giảm thiểu dư luận với những bất ổn nội bô. Tuy nhiên, có một điều khá rõ ràng rằng Trung Quốc thường xuyên sử dụng các chiêu gây sự chú ý để đánh lạc hướng sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với các vấn đề trong nước. Bởi họ không còn biện pháp nào khác, nên phải dùng chiêu trò. Khi họ bế tắc trong việc tìm một giải pháp ổn định nội bộ. "Cờ bí nên dí ..."mấy cái máy bay, tàu bò ra Senkaku và các vùng biên giới chung quanh. Họ đang bế tắc trong cả ngoại giao lẫn nội trị. Cái này Lão Gàn phát biểu lâu rồi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 10, 2013 Một sĩ quan Mỹ lên tiếng về khả năng Nhật sửa đổi hiến pháp 02/10/2013 13:50 (TNO) Một sĩ quan Mỹ ở Hàn Quốc hôm nay 2.10 bất ngờ lên tiếng cảnh giác về những động thái của chính quyền Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nhằm sửa đổi điều 9 của hiến pháp, theo hãng tin Jiji Press. Binh sĩ Nhật trong một đợt diễn tập - Ảnh: AFP “Điều đó không hữu ích cho khu vực”, sĩ quan trên phát biểu với giới phóng viên tại Hàn Quốc, cho rằng những động thái nhằm sửa đổi hiến pháp không phải là điều được mong đợi khi xét về quan hệ Nhật với Hàn Quốc và Trung Quốc. Khi được hỏi liệu việc sửa đổi điều 9 sẽ phản tác dụng, quan chức quân đội Mỹ trả lời rằng bất kỳ thảo luận nào về vấn đề đó “luôn luôn được theo dõi ở khu vực”. Jiji Press không nêu danh tính của sĩ quan trên, nhưng bình luận rằng một quan chức quân đội Mỹ công khai bày tỏ quan điểm về những vấn đề liên quan đến hiến pháp của Nhật là việc không bình thường. Điều 9 của hiến pháp Nhật cấm nước này sở hữu các lực lượng hải, lục, không quân cũng như các tiềm lực chiến tranh khác. Trong khi đó, Thủ tướng Abe thấy rằng cần sửa đổi điều 9 để các lực lượng phòng vệ Nhật trở thành một lực lượng quân đội chính quy. Hiện nay, Nhật đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nga. Văn Khoa =============== Ngoại giao cho vui ấy mà. Kiểu "Ông có khỏe không? Dạo này làm ăn vẫn tốt cả đấy chứ!" và "Mời bác sơi cơm". Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ mới thăm Hàn Quốc.Nhưng ống ấy lại không phát biểu ý kiến như cái ông này. Còn ông này thì đang đóng quân ở Hàn Quốc, nên phát biểu vậy để cho vui lòng xứ Kim Chi. Chừng nào ông ấy về Mỹ cơ. Phát biểu vậy mới đáng chú ý. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 10, 2013 CIA "cài bẫy" khiến Obama suýt gây ra Thế chiến III? 02/10/2013 11:18 Dân Việt - Điện Kremlin tiết lộ, cơ quan tình báo Mỹ (CIA) từng đã can dự vào những kịch bản ở Syria có thể dẫn tới thảm họa toàn cầu - chiến tranh thế giới III. "Dấu vết nóng" Khi cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học xảy ra ở ngoại ô Ghouta vào ngày 21.8 khiến 1.400 người thiệt mạng, các hãng thông tin phương Tây lặp đi lặp lại các đoạn băng hình để định hướng dư luận- chính Tổng thống Syria Assad là thủ phạm. Những hình ảnh về thông tin có ghi trên các quả tên lửa dùng để phân tán khí độc sarin cho thấy chúng là vũ khí do Liên Xô sản xuất vào năm 1967. Từ đó phương Tây buộc tội Damascus “vượt giới hạn đỏ mà Mỹ đề ra” và kêu gọi phải mở các cuộc tấn công trừng phạt ngay tức thì. Trên thực tế, Moscow là bạn hàng về vũ khí cho rất nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Yemen, Ai Cập, Libya, Syria… Trong suốt cuộc nội chiến kéo dài tại Libya, lực lượng NATO và quân nổi dậy luôn bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi rằng lực lượng của Gaddafi sẽ sử dụng vũ khí hóa học chống lại họ. Theo các nguồn tin tình báo, Tổng thống Gaddafi có một số lượng vũ khí hóa học được cất giấu tại các kho chứa bí mật, trong đó có 2 kho ẩn trong sa mạc mà một trong số đó từng bị Liên Hợp Quốc phát hiện và công bố cách đây vài năm. Còn theo Yussef Safi ad-Din, một chuyên gia thuộc đơn vị đặc biệt chuyên chống lại các loại vũ khí hóa học có trụ sở ở Benghazi - thành trì của quân nổi dậy tiết lộ - một trong hai kho kể trên có chứa các loại vũ khí có thể đưa vào sử dụng ngay lập tức mà không cần thời gian để “pha chế tiền chất thành vũ khí có thể sử dụng trên chiến trường”. Điệp viên CIA Harroun (phải). Trước khi cuộc nội chiến bắt đầu vào năm 2011, Syria đã có những cơ sở nghiên cứu và sản xuất vũ khí hóa học gần Damascus, Aleppo, Homs, Latakia và Hama. Theo Trung tâm James Martin- cơ quan thống kê kho vũ khí hủy diệt hàng loạt của thế giới - những nơi này sản xuất hàng trăm tấn chất độc mỗi năm. Và trong kho của Tổng thống Assad chí ít có trên 1.000 tấn chất khí có khả năng làm rộp da như khí mù tạt, loại khí từng gây thương vong khủng khiếp trong Thế chiến I, lẫn chất độc thần kinh sarin và VX. Ngay sau khi có lời kêu gọi phải tấn công trừng phạt Damascu, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov là người đầu tiên lên tiếng yêu cầu LHQ tổ chức cuộc điều tra độc lập và kỹ lưỡng. Muộn hơn, ông cho biết các đồng minh phương Tây của phe đối lập đã gây cản trở công tác điều tra. Nhà ngoại giao Nga nói tại một cuộc họp báo ở Moscow ngày 31.5: “Chúng tôi đã nhiều lần cảnh báo rằng có thể xuất hiện những động thái khiêu khích xung quanh chủ đề này, vì vậy cần có cuộc điều tra kỹ lưỡng mọi thông tin về sử dụng tác nhân hóa học, chúng tôi ủng hộ đề nghị từ chính phủ Syria cử nhóm chuyên gia nghiên cứu vụ việc ở Aleppo. Chúng tôi lấy làm thất vọng là Ban thư ký LHQ không đáp ứng cụ thể và nhanh chóng yêu cầu, trái lại đưa ra những điều kiện mà theo chúng tôi là thiếu cơ sở, làm cho sứ mệnh bỏ lỡ những dấu vết nóng". Ngoài ra, Bộ trưởng Lavrov còn nhắc rằng, bà Carla Del Ponte - một thành viên của ủy ban điều tra độc lập các vi phạm nhân quyền ở Syria do Liên Hiệp Quốc bảo trợ - đã liên tục cảnh báo rằng bà có những thông tin về những kẻ cực đoan được vũ trang đã sử dụng tác nhân hóa học. Trước sức ép của Mỹ, phương tây và các thế lực cực đoan tại Trung Đông, Nga đã chuyển giao cho LHQ một báo cáo dày 100 trang có nội dung chi tiết về việc phiến quân sử dụng vũ khí hóa học ở Syria mà không phải là chế độ của Tổng thống Assad, nhằm tìm kiếm sự thanh tra của LHQ về cáo buộc này. Trong khi đó tại khu vực biên giới, lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ gần biên giới Syria 12 chiến binh đối lập mang theo container chứa chất sarin. Từ đây, Moscow ra lệnh cho tình báo Nga phải ra sức truy tìm nguồn gốc số vũ khí trên. Chân dung gián điệp Kết quả, Moscow đã có thông tin về nhân viên CIA Harroun - người “môi giới” cho các phi vụ chuyển giao vũ khí hóa học lấy từ kho vũ khí của CIA tại Benghazi và chuyển giao cho phe nổi dậy tại Syria. Theo hồ sơ của Bộ Ngoại giao Nga (MoFA), Harroun là một cựu kỹ sư quân đội Mỹ, đóng quân trong ba năm tại Fort Riley, Kansas. Sau này y đến Trung Đông và đã tham gia với một nhóm liên kết của al-Qaeda, được gọi là Jabhat-Al-Nusra, để chiến đấu chống lại lực lượng quân sự Syria. Cũng theo MoFA, sau khi NATO dành chiến thắng toàn diện tại Libya với việc loại được Đại tá Muammar Gaddafi ra khỏi bàn cờ chính trị Trung Đông, CIA đã bắt đầu một loạt các hoạt động buôn lậu vũ khí lớn cho al Qaeda tại thành phố Benghazi của Libya. Chính lực lượng này hiện đang có mặt trong hàng ngũ phe nổi loạn ở Syria nhằm phục vụ mục đích cho quyền lợi nước ngoài - lật đổ Tổng thống Assad. Và CIA trong vai trò là “tai, mắt” cho Tổng thống Mỹ đã sử dụng Harroun nhằm tạo ra một kịch bản chiến tranh “đáng sợ” khi chuyển giao vũ khí hóa học, do Liên Xô xuất khẩu và bị quân đội Mỹ thu được từ các kho vũ khí cũ của nhà độc tài Libya Muammar Gaddafi, cho quân nổi dậy Syria để từ đó buộc Nhà trắng đưa quân can thiệp trực tiếp vào Syria. Ngoài ra, một quan chức giấu tên cấp cao từ Bộ Quốc phòng Libya, trong cuộc trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng nói nước Nga trong tháng 8 vừa qua, đã khẳng định rằng: Hoàng tử Arabia Saudi Bandar bin Sultan hiện đang “kiểm soát” một bộ phận các hoạt động của các nhóm khủng bố ở Syria và cũng chính Bandar, trong vai trò Người lãnh đạo cao nhất của cơ quan tình báo Saudi Arabia, đã nhờ nhân viên CIA Harroun làm trung gian để thực hiện giao dịch đặc biệt - chuyển các loại vũ khí hóa học từ Israel sang cho quân nổi dậy Syria.Harroun bị cộng đồng mạng nhận diện khi y tung các đoạn video về chính mình trên Facebook. Harroun bị bắt sau khi FBI, trong một đơn khiếu nại hình sự mười trang, đã buộc tội y có âm mưu sử dụng một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt bên ngoài lãnh thổ Mỹ. Với tội danh trên, Harroun sẽ bị hình phạt hoặc tù chung thân, hoặc bị tử hình nếu bị kết án. Sau đó, Harroun xuất hiện tại tòa án với luật sư công trong một buổi điều trần tại tòa án Alexandria, Virginia và đã bị từ chối tại ngoại. Tại phiên tòa này, công tố viên liên bang Mỹ Carter Burwell đã khẳng định: Bất cứ một công dân Mỹ nào lấy cớ du lịch đến Syria để sử dụng vũ khí cùng với bất kỳ nhóm đối lập nhằm chống lại chế độ Assad là bất hợp pháp. Ngoài ra, vào ngày 20.6, Harroun còn bị kết án thêm bởi một đại bồi thẩm đoàn liên bang về tội âm mưu hỗ trợ vật chất cho một nhóm khủng bố nước ngoài (có thể mang thêm hình phạt tối đa là 15 năm tù). Tuy vậy, gần như tất cả các tài liệu có liên quan về lời buộc tội Harroun đều bị “niêm phong”. Sau này, những lời buộc tội ban đầu về Harroun như hỗ trợ tổ chức khủng bố và âm mưu sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, đã được loại bỏ. Và Harroun chỉ nhận tội "âm mưu vi phạm pháp luật của Mỹ liên quan đến chuyển giao và kiểm soát các tài liệu và các dịch vụ quốc phòng". Sau “Mùa Xuân Ả Rập”, ngoại trừ Syria, Iran và phần lớn lực lượng chính trị tại Lebanon không nằm trong sự ảnh hưởng hay bị Mỹ kiểm soát. Các nước còn lại thường mời các đại diện của Mỹ tới gặp mặt trong tất cả các cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo và Thủ tướng của các quốc gia Trung Đông. Và dĩ nhiên mục tiêu tiếp theo là phải buộc các nước còn lại “vào guồng máy do Mỹ lãnh đạo”. Bằng cách nào đây? Ngoài CIA ra, Mỹ còn “một Át chủ bài” tại chỗ - Hoàng tử Arabia Saudi Bandar bin Sultan. Nguồn tin của một trong những quan chức cao cấp nhất của Lebanon đã “bật mí” về tham vọng không cùng của Bandar. Do mẹ của ông ta không phải từ dòng dõi hoàng gia nên Bandar không đủ điều kiện để trở thành vua của Arabia Saudi. Và vì vậy, Hoàng tử Bandar phải “trổ tài hết mình” để làm bất cứ điều gì Mỹ yêu cầu. Đổi lại, CIA phải hỗ trợ ông ta leo lên ngai vàng. Syria chính là “chìa khóa” để Hoàng tử Bandar leo lên đỉnh cao quyền lực. Quan chức này còn chính thức giải thích thêm về sự cấp thiết của việc gây sức ép lên Tổng thống Obama đưa quân xâm lược Syria. “Nhu cầu địa chính trị” khiến phải làm giảm ảnh hưởng của Nga ở Trung Đông và cũng là “hành động cần thiết” để đáp trả sự từ chối trao trả Edward Snowden của Kremlin cho CIA. Quan chức trên còn nói rằng, nền kinh tế đang phát triển và thịnh vượng của Nga và nền kinh tế Mỹ đang suy yếu gây đã gây ra “cái nhìn” của các nước trong khu vực hướng tới Kremlin và điều này là không thể chấp nhận được đối với “thể chế khu vực và toàn cầu”. Các bối cảnh đó “giống như nước đục để nuôi cò” và Hoàng tử Bandar liền tận dụng để tạo ra “vị thế mới” cho mình trong nước, khu vực và quốc tế bằng những nước cờ “liều lĩnh” chưa từng có tiền lệ trong lịch sử ngoại giao quốc tế. Trong một cuộc diện kiến tại điện Kremlin, ông ta đã đề nghị Tổng thống Nga Putin “bán đứt” Tổng thống Syria Assad cho Arabia Saudi với giá 15 tỷ USD thông qua “chương trình mua vũ khí khủng của Moscow”. Khi bị bẽ mặt, Bandar liền đe dọa an ninh của Thế vận hội do Nga tổ chức tại Sô-chi sẽ “có vấn đề” với quân khủng bố do ông ta “nuôi trong tay áo”. Để đáp trả lại, Kremlin ra lệnh cho lực lượng vũ trang Nga “san phẳng” Arabia Saudi bằng đòn tấn công chớp nhoáng, nếu Mỹ hay bất cứ quốc gia nào khơi mào một cuộc tấn công nhằm vào Syria. Sau tuyên bố này của Tổng Tham mưu trưởng Putin, Arabia Saudi đã phải đặt mình trong “tình trạng báo động cao nhất” và Mỹ phải đưa Harrounh ra làm… “vật tế thần”. Tránh bẫy của CIA Trong quá khứ, vào những năm đầu của thập kỷ 60, CIA đã hậu thuẫn cho lính đánh thuê tiến hành cuộc đổ bộ vào Vịnh con lợn nhằm lật đổ chính quyền non trẻ tại Cuba và sau đó đẩy cuộc khủng hoảng tên lửa ở quốc đảo này gần tới một cuộc đối đầu hạt nhân khiến ngày tận thế của nhân loại chỉ còn trong gang tức. Bài học đó không bao giờ phai nhòa trong trí nhớ loại người, nhưng lại được lặp lại khi CIA tạo dựng thông tin giả mạo về vũ khí hủy diệt hàng loạt để biện minh cho cuộc xâm lược Iraq. Năm 2003, Ngoại trưởng Colin Powell còn trình trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc một chất độc màu trắng trong ống nghiệm, dường như được CIA tìm thấy ở Iraq. Năm 2011, trong một cuộc phỏng vấn với The Guardian London, ông Powell tự thừa nhận rằng đó là sự lừa dối, CIA và Lầu Năm Góc cung cấp những thông tin không được xác minh… Tưởng “kịch bản vũ khí hóa học” đến đây chắc chắn sẽ vứt vào sọt rác vì quá cũ thì đột nhiên CIA và Saudi Arabian lại “lặp lại” ở Syria với mức độ đặc biệt nguy hiểm - có thế đẩy thế giới lâm vào Thế chiến III. Nguy hiểm của hoạt động này là ở chỗ nó phớt lờ mọi nguyên tắc cũng như luật pháp Mỹ và được tiến hành “sau lưng” Tổng thống Obama nhằm “định hướng” cho chính sách dùng súng đạn thay đối thoại hòa bình của các chính trị gia. May mắn thay, cũng như trong vụ khủng hoảng tên lửa ở Cuba, các chính khách và cả Tổng thống Obama đã có cái nhìn rất tỉnh táo và do đó không bị rơi vào “cái bẫy của CIA” nên thế giới đã tránh được một cuộc chiến khu vực dẫn tới cuộc chiến toàn cầu. Minh Thúy ( Theo Telegraph News) ============= Khuých tạp thật! Bởi vậy, trước đây ở Syria, con đường dẫn đến chiến tranh hay hòa bình - cả hai xu hướng đều mong manh, vì chỉ còn kẹt sợi tóc là vậy. Do nó bị lệ thuộc quá nhiều vào những yếu tố mang tính ngẫu nhiên và rất nhỏ. Tuy nhiên, quy luật của tự nhiên vẫn là quyết định cuối cùng. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 10, 2013 Từ Syria tới Biển Đông, sức mạnh hải quân trở lại 03/10/2013 06:01 GMT+7 (Vietnamnet.vn) Sau 1/4 thế kỷ chiến tranh trên đất liền Trung Đông và sự sụt giảm mạnh mẽ trong chi tiêu hải quân của các cường quốc, sức mạnh biển đang trở lại để đối phó với sự trỗi đậy của Trung Quốc. Phương Tây đồng thời không muốn triển khai bộ binh trong các cuộc xung đột kiểu như Syria. >> Mở rộng tham vọng, hải quân TQ lên sàn chứng khoán >> Nhật, Philippines tăng tốc hải quân đối phó với TQ Ảnh: wordpress Mối quan tâm ngày một lớn với lực lượng hải quân có thể cảm nhận được từ các hành lang của Washington đến khu vực săn lùng cướp biển châu Phi và các nhà máy đóng tàu ở châu Á. Ấn Độ tháng trước đã trình làng tàu sân bay nội địa đầu tiên. Sẽ có hàng chục tàu như thế được hoàn thành trên khắp thế giới trong thập kỷ tới gồm hai tàu khổng lồ lớp Gerald R. Ford của Mỹ, hai tàu Anh, một tàu Nga nâng cấp cho Ấn Độ và một (hoặc nhiều hơn) tàu nội địa của Trung Quốc. Hãng tư vấn AMI International tại Mỹ ước tính, sẽ có khoảng 800 tỉ USD được chi tiêu trên toàn cầu vào các chương trình hải quân trong 20 năm tới, 1/4 số này thuộc về châu Á - hiện đã vượt qua châu Âu đang 'khắc khổ' để trở thành thị trường hải quân lớn thứ hai sau Bắc Mỹ. Trong năm tài khóa tính tới tháng 4/2014, Hải quân Mỹ đã giành phần ngân sách lớn nhất. Lầu Năm Góc dự kiến chi 155 tỉ cho lực lượng này - gần bằng 30% tổng ngân sách 527 tỉ USD không bao gồm chi tiêu cho Iraq và Afghanistan. "Sức mạnh biển ngày càng trở nên quan trọng", phó đô đốc Mỹ Robert Kamensky, chỉ huy lực lượng tàu ngầm của NATO phát biểu London. Washington đang điều chuyển các tàu từ Đại Tây Dương tới Thái Bình Dương trong một nỗ lực đối trọng với quân đội Trung Quốc - với ngân sách quốc phòng không ngừng gia tăng ở mức hai con số nhiều năm qua. Bắc Kinh đã bắt đầu vận hành tàu sân bay đầu tiên (nâng cấp từ tàu Liên Xô) vào cuối năm ngoái. Họ cũng mạnh tay trong chế tạo tàu ngầm, tàu tuần tra và các loại tàu chiến khác. Trong tháng 9, hãng Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc tuyên bố kế hoạch tăng 1,4 tỉ USD vốn thông qua bán cổ phiếu để mua tài sản sử dụng cho việc đóng tàu chiến. Đây là lần đầu tiên, Trung Quốc tìm tới thị trường vốn để tìm nguồn tài chính cho mở rộng quân sự. Phục hưng hàng hải Điều này khiến các quốc gia lân cận lo lắng, nhất là những nước có tranh chấp biên giới hàng hải với Trung Quốc. Họ đang nâng cấp từ hệ thống rađa tới tên lửa và ngư lôi. Nhật Bản năm tới sẽ chứng kiến khả năng gia tăng ngân sách quốc phòng lớn nhất trong 22 năm qua. Họ tăng tốc mua tàu tuần tra, trực thăng và thành lập một lực lượng hàng hải mạnh mẽ. Australia cũng không đứng ngoài cuộc với các tàu tấn công mới. Trong khi Việt Nam vẫn tiếp tục mua tàu ngầm từ Nga, Philippines đang mở rộng đáng kể lực lượng hải quân với việc mua hai tàu tuần duyên cũ của Mỹ, các tàu tuần tra Nhật Bản và tàu chiến Pháp. Các hãng quốc phòng phương Tây thì không ngừng chèo kéo, giành thị phần. BAE Systems đang làm việc với Thái Lan để chế tạo tàu tuần tra ngoài khơi trong khi các công ty nhỏ hơn thì bán vũ khí và thiết bị điện tử. Dĩ nhiên, các khả năng trên biển của Mỹ vẫn là "không có đối thủ" với hơn 10 tàu sân bay cỡ lớn, chiếm hơn một nửa tổng số toàn cầu. 5 tàu khu trục hải quân Mỹ và một số lượng không xác định các tàu ngầm vẫn hiện diện ở ngoài khơi Syria, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ một khi thỏa thuận Nga - Mỹ về giải giáp vũ khí hóa học Syria thất bại. Tuy vậy, nếu việc cắt giảm ngân sách tiếp tục diễn ra trong suốt thập niên, hải quân Mỹ có thể phải giảm bớt số tàu chiến cũng như hạm đội tàu sân bay xuống còn khoảng 8-9 chiếc. Một số nguồn tin cho hay, việc cắt giảm ngân sách đang ảnh hưởng tới một số hãng đóng tàu lớn của Mỹ như Huntingdon Ingalls, với các dự án phải trì hoãn gồm việc xây dựng tàu sân bay hạt nhân mới USS John F. Kennedy. Tại vùng Vịnh, lo lắng đội tàu của Iran và sự hiện diện sụt giảm của Mỹ khiến Ảrập Xêút, Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất đẩy mạnh kế hoạch mua, chế tạo tàu tuần tra mới. Những hợp đồng quốc phòng thực sự rất có giá trị. Trong tháng 7, Ảrập Xêút yêu cầu mua 30 tàu tuần tra đặc nhiệm Mark V với giá trị 1,2 tỉ USD từ hãng Halter Marine Inc tại Mississippi. Về số lượng tàu, rất nhiều hạm đội châu Âu - gồm cả Hải quân Anh từng chiếm ưu thế trong sức mạnh biển, giờ đây lại duy trì ở mức nhỏ nhất trong nhiều thế kỷ. Ba năm qua, Anh hầu như không có tàu sân bay hoạt động. Mặc dù nhỏ hơn nhưng hải quân một số nước châu Âu vẫn duy trì sức mạnh. Tây Ban Nha, Pháp và Italy đều có các tàu mới kể từ năm 2000. Tàu sân bay khủng lớp Queen Elizabeth của Anh dự kiến ra mắt trong năm 2014, có thể được đưa vào biên chế phục vụ trong hạm đội của Hải quân Anh vào năm 2015. Cho dù nhỏ hơn tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ, nhưng đây vẫn sẽ là con tàu lớn nhất trong lịch sử lâu dài của Hải quân Hoàng gia Anh. "Đây là thời kỳ phục hưng sức mạnh hàng hải", đô đốc Anh George Zambellas nói. "Hải quân đang thực sự trở lại". Thái An(theo Reuters) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 10, 2013 Ông Tập Cận Bình "chi mạnh" củng cố quan hệ với Indonesia Thứ Năm, 03/10/2013 - 11:54 (Dân trí) - Lãnh đạo hai nước Trung Quốc và Indonesia, quốc gia lớn nhất Đông Nam Á, ngày 2/10 đã nhất trí tăng cường quan hệ ở trên nhiều lĩnh vực khi Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du đầu tiên của mình tới Đông Nam Á kể từ khi lên nắm quyền. Ông Tập Cận Bình đã có cuộc gặp với Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono và dự kiến gặp các lãnh đạo kinh tế của nước này. Chủ tịch Trung Quốc cũng là lãnh đạo nước ngoài đàu tiên phát biểu trước quốc hội Indonesia trong chuyến công du kéo dài hai ngày của mình.Sau cuộc gặp, Tổng thống Yudhoyono cho hay, bên cạnh thương mại và đầu tư, hai nước đã nhất trí tăng cường hợp tác trong công nghiệp, cơ sở hạ tầng, giao thông, năng lượng và tài chính cũng như biển và nghề cá. Tổng thống Indonesia cũng chào mừng kế hoạch của Trung Quốc, mở một lãnh sự quán ở đảo nghỉ mát Bali. Ông cho biết hai nước cũng lên kế hoạch củng cố hợp tác quân sự và an ninh. Lãnh đạo hai nước cũng ký một thỏa thuận trao đổi tiền thệ trị giá 16 tỷ USD trong 3 năm nhằm hỗ trợ đồng rupiah của Indonesia trong khủng hoảng. Thống đốc ngân hàng Trung ương Indonesia Agus Martowardojo cho rằng, “thỏa thuận thể hiện cam kết tầm khu vực trong bối cảnh thế giới bất ổn và sẽ đóng góp vào việc duy trì sự ổn định của kinh tế vĩ mô và tài chính nội địa.” Ông Tập Cận Bình cũng thông báo một trung tâm văn hóa Trung Quốc sẽ được xây dựng ở thủ đô Jakarta và 1.000 sinh viên Indonesia sẽ được trao học bổng học tập tại Trung Quốc. Ngoài ra, hai bên sẽ tăng cường liên lạc và phối hợp vì hòa bình và ổn định khu vực. Trung Quốc đã và đang nỗ lực xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn với 10 thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Indonesia đã là trung gian hòa giải trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ căng thẳng quanh các hòn đảo trên Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết vùng biển này, lấn sát vào bờ biển của các nước như Việt Nam, Malaysia, Philippines và Brunei. Đã có nhiều vụ đụng độ xảy ra giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, làm gia tăng căng thẳng khu vực và làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra xung đột trong khu vực. Ông Tập, người lên nắm quyền hồi tháng 3, dự kiến sẽ công du Malaysia và dự hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bali vào tuần tới. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Indonesia. Thương mại hai chiều đạt 66 tỷ USD vào năm ngoái, trong khi đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tăng lên 2 tỷ USD. Vũ Quý Theo AP ============== Cuộc chay đua ngoại giao bằng tiền này tốn kém thật! Nhưng người Indonesia chắc chưa quên cuộc đảo chính và phản đáo chính dưới thời tổng thống Xu Các Nô,khiến hàng triệu người chết! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 10, 2013 Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sắp thăm Việt Nam Thứ Năm, 03/10/2013 - 16:20 (Dân trí) - Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Khắc Cường sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 13-15/10/2013. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (Ảnh Tân Hoa Xã) Thông tin được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho biết tại buổi họp báo thường kỳ chiều ngày 3/10. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc tới Việt Nam kể từ khi Trung Quốc thực hiện cuộc chuyển giao ban lãnh đạo mới vào đầu năm nay. Theo người phát ngôn chuyến thăm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng cường củng cố sự tin cậy chính trị, thúc đẩy quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Người phát ngôn Lương Thanh Nghị cũng cho hay, hai Thủ tướng sẽ trao đổi phương hướng và biện pháp thúc đẩy hợp tác giữa hai nước đi vào chiều sâu và thực chất trên tất cả các lĩnh vực nhất là kinh tế, thương mại, trao đổi ý kiến về tình hình quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ hội kiến với các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, gặp gỡ các doanh nghiệp Việt Nam, dự giao lưu doanh nhân, sinh viên Việt-Trung và thăm các cơ sở kinh tế văn hóa tại Hà Nội. Theo thông tin từ trang web của Cục Xúc tiến Thương Mại, tại Diễn đàn thúc đẩy hợp tác toàn diện kinh tế thương mại Việt Nam- Trung Quốc được tổ chức tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, hồi tháng 6 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam, Hồ Thị Kim Thoa cho biết, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại số một của Việt Nam với kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2012 đạt 41,1 tỷ USD, tăng 15,2% so với năm 2011. Trong lĩnh vực đầu tư, tính đến ngày 20/5/2013, Trung Quốc có 913 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký đạt 4,7 tỷ USD, đứng thứ 13 trong tổng số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Nam Hằng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 10, 2013 Chủ tịch TQ nói gì về tranh chấp biển Đông ở Indonesia? Cập nhật lúc 15:05, 03/10/2013 (Thế giới 24h) - Trong chuyến thăm cấp nhà nước đến Indonesia ngày 2/10, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Susilo Bambang Yudhoyono, hai bên nhất trí nâng quan hệ Trung Quốc-Indonesia lên Đối tác chiến lược toàn diện. Tại cuộc hội đàm, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc và Indonesia đều là nước đang phát triển và thị trường mới nổi quan trọng, có ảnh hưởng lớn đối với khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, Trung Quốc và Indonesia theo đuổi những mục tiêu tương đồng về phát triển, có những mối quan tâm chung lớn đối với việc bảo đảm sự thịnh vượng và ổn định của khu vực, đồng thời có tiếng nói chung về nhiều vấn đề quốc tế. Trung Quốc coi Indonesia là một ưu tiên trong chính sách ngoại giao với các nước láng giềng, mong muốn hợp tác sâu rộng, toàn diện với Indonesia, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung giữa hai nước. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) bắt tay với Tổng thống Indonesia (phải) sau cuộc họp báo chung. Chủ tịch nước Trung Quốc cho biết để tăng cường kết nối và thúc đẩy tiến trình hợp tác kinh tế ở khu vực, phía Trung Quốc đưa ra sáng kiến xây dựng Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, với mong muốn cung cấp vốn xây dựng cơ sở hạ tầng cho các quốc gia Đông Nam Á nói riêng và các nước đang phát triển trong khu vực nói chung. Ngân hàng này sẽ hợp tác với các ngân hàng phát triển đa phương hiện có bên ngoài khu vực, thúc đẩy kinh tế châu Á phát triển, ổn định. Về phần mình, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono cho rằng, từ năm 2005 hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược đến nay, quan hệ song phương phát triển nhanh chóng. Indonesia coi trọng việc phát triển quan hệ với Trung Quốc, hy vọng sau khi nâng quan hệ thành Đối tác chiến lược toàn diện, Indonesia và Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực. Trong khi đó, Tuổi trẻ dẫn nguồn từ báo chí Indonesia cho biết, tranh chấp trên biển Đông cũng là một chủ đề trong cuộc hội đàm giữa ông Tập Cận Bình và ông Yudhoyono. Chính xã luận của báo Jakarta Post khẳng định: “Dù Indonesia không có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc nhưng đó không phải là khả năng không thể xảy ra. Ông Yudhoyono cần phải nêu mối quan ngại của Indonesia dù phía Trung Quốc luôn lảng tránh vấn đề này”. Trả lời câu hỏi của các phóng viên trong cuộc họp báo chung với ông Yudhoyono, ông Tập Cận Bình chỉ tuyên bố một cách đơn giản: “Bắc Kinh cam kết hợp tác với ASEAN để bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực, trong đó có biển Nam Trung Hoa (cách Trung Quốc gọi Biển Đông). Về các khác biệt và tranh chấp, Trung Quốc luôn theo đuổi giải pháp phù hợp qua đối thoại và đàm phán thân thiện”. Sau hội đàm, hai nhà lãnh đạo chứng kiến lễ ký kết Quy hoạch phát triển hợp tác kinh tế 5 năm giữa chính phủ hai nước cùng nhiều văn kiện hợp tác khác trên các lĩnh vực như xây dựng khu công nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, khí tượng, vũ trụ. M.T (Tổng hợp TTXVN, TTO) ========================= Vào thời Tần Mục Công (Cuối Xuân Thu) , tể tướng nhà Tần Thương Ưởng hiến kế: Nước Tần là một nước yếu,lạc hậu, nằm ở ngoài rìa trung nguyên. Do đó, muốn phát triển xưng bá với thiên hạ cần phài sửa sang nội trị, bên ngoài tôn trọng nhà Chu, kết thân với các nước Trung nguyên ở xa và mở rộng lãnh thổ với những tiểu quốc xung quanh...". Cuộc tấn công Ba Thục vào năm 316 BC là kết quả của chính sách này. Nước Tần trở nên hùng mạnh và thống nhất thiên hạ sau đó 100 năm. Nhưng đấy là thế kỷ thứ IV BC. Khoảng 800 năm sau đó - tức là tiến bộ rất nhiều - thày trò Đương tăng từ Bắc kinh đến Tây Tạng thình kinh trên thực tế mất gần 4 năm mới tới nơi (*) (Tây du ký là câu chuyện dựa trên thực tế này). Nhưng bây giờ thời thế đã khác. ========================= * Chú thích: Bởi vậy, đám "hầu hết" ủng hộ quan điểm cho rằng Mã Viện tấn công Hai bà Trưng đem quân đến Hồ Tây Hanoi bây giờ là thứ tư duy của những con ếch. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 10, 2013 Ẩn ý Tập Cận Bình: "Đã mưu lợi nên mưu giành thiên hạ" Hồng Thủy Thứ sáu 04/10/2013 13:46 (GDVN) - Khi đi thăm Indonesia, Tập Cận Bình đã gây ngạc nhiên bằng cách trích dẫn một câu ngạn ngữ được biết đến rộng rãi như phương châm của Tưởng Kinh Quốc, một cố lãnh đạo Đài Loan và là con trai của Tưởng Giới Thạch. Ông Tập Cận Bình. Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc là một nhà cải cách hay người theo trường phái cứng rắn vẫn là câu hỏi tranh luận trong giới trí thức và học giả trên khắp Trung Quốc kể từ khi ông lên nắm quyền, Bưu điện Hoa Nam ngày 4/10 nhận xét. Nhưng một sự kiện thú vị thu hút dư luận chú ý của giới truyền thông và phân tích Hồng Kông đã xảy ra trong tuần này khi đi thăm Indonesia, Tập Cận Bình đã gây ngạc nhiên bằng cách trích dẫn một câu ngạn ngữ được biết đến rộng rãi như phương châm của Tưởng Kinh Quốc, một cố lãnh đạo Đài Loan và là con trai của Tưởng Giới Thạch. "Đã mưu lợi nên mưu tính cái lợi giành được thiên hạ, đã cầu công danh hãy cầu danh lưu muôn đời", câu ngạn ngữ được cho là của chính trị gia Nhật Bản Ido Hirobumi và được một sáng lập viên Quốc dân đảng viết tặng cho Tưởng Kinh Quốc năm 1961. "Tôi tin rằng ông Tập Cận Bình hiện đang tập trung vào việc củng cố quyền lực bằng cách cân bằng giữa phe cải cách và phe bảo thủ", Joseph Yu-chek Cheng, một giáo sư khoa học chính trị tại đại học Hồng Kông. Học giả này cho rằng trong khi chắc chắn sẽ tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng "đả hổ đập ruồi", Tập Cận Bình sẽ tiếp tục tự do hóa tài chính và cải cách kinh tế. Một nhà phân tích chính trị độc lập tại Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc xin giấu tên nói với Bưu điện Hoa Nam, Tập Cận Bình đã nới lỏng kiểm soát trong khu vực có rất nhiều quy định của chính phủ và tạo ra khu thương mại tự do Thượng Hải. Nếu mô hình thử nghiệm ở Thượng Hải thành công, ông Bình chắc chắn sẽ khởi động chiến dịch cải cách trên toàn Trung Quốc. Tuy nhiên không ít người cho rằng còn quá sớm để có thể đưa ra nhận xét khi ông Bình mới lên nắm quyền điều hành quốc gia này chưa đầy 1 năm. ====================== "Đã mưu lợi nên mưu tính cái lợi giành được thiên hạ, đã cầu công danh hãy cầu danh lưu muôn đời" Tương ứng với nội dung này mà người Nhật truyền lại cho người Trung quốc thông qua Tưởng Kính Quốc khoảng nửa thế kỷ trước - nhưng người Việt đã biết đến nó từ lâu. Và họ đã thi văn hóa nó từ gần 300 năm trước với đôi câu đối nổi tiếng giữa Đặng Trần Thường và Ngô Thời Nhâm. Đó là cặp câu đối:"Thế Chiên quốc, thế Xuân Thu. Gặp thời thế, thế thời phải thế" "Ai công hầu, ai danh tướng. Trong trần ai, ai dễ biết ai!"Thời Xuân Thu, giành được thiên hạ có nghĩa thay thế nhà Chu xưng Vương. Thời Nhật hoàng,bá chủ thiên hạ có nghĩa là chiếm toàn bộ Trung Quốc và Đông Nam Á. Còn bây giờ bá chủ thiên hạ là phải hạ gục được Hoa Kỳ dưới bất cứ hình thức nào: Kinh tế , ngoại giao hay chiến tranh và trở thành bá chủ toàn cầu. "Thế Chiên quốc, thế Xuân Thu. Gặp thời thế, thế thời phải thế" . Tiếc thay! Vào thời điểm hiện tại, ngay cả khi Hoa Kỳ vỡ nợ vì các nghị sĩ Hoa Kỳ không thông qua trần nợ công thì người Trung Quốc vẫn không phải đối thủ của Hoa Kỳ. Bởi các vị thể hiện mình quá sớm. Đó cũng chính là sai lầm chiến lược của các vị. Trao trả lại tất cả biển đảo Việt Nam, long trong thừa nhận chân lý Việt sử 5000 năm văn hiến.May ra mọi việc sẽ sáng sủa hơn. Còn nếu không trong "canh bạc cuối cùng" kẻ thắng cuộc chưa biết là ai? "Ai công hầu, ai danh tướng. Trong trần ai, ai dễ biết ai!" 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 10, 2013 Nhật Bản hỗ trợ Mỹ 3,1 tỷ USD di dời lực lượng quân sự khỏi Okinawa Nguyễn Hường (nguồn RT) Thứ sáu 04/10/2013 10:30 (GDVN) - Hiện có khoảng 50.000 binh lính và sĩ quan Mỹ đang đồn trú ở Nhật Bản, chủ yếu là ở Okinawa. Tuy nhiên, sự hiện diện của họ không được chào đón bởi người dân địa phương, những người cảm thấy không hài lòng với một số hành vi của quân nhân Mỹ, những tác động gây ra bởi các chuyến bay quân sự và việc sử dụng đất đai của quân đội Mỹ. F-15 Mỹ bất ngờ rơi tại vùng biển Okinawa khi đang huấn luyện Học giả Mỹ: Tham vọng cả Okinawa, Trung Quốc đang tự bắn vào chân mình SCMP: "Diều hâu" La Viện lên tiếng đòi chủ quyền quần đảo Okinawa Mỹ hy vọng được sử dụng căn cứ Futenma, Okinawa thêm 10 năm nữa Nhân Dân nhật báo TQ “thiếu suy nghĩ" khi đòi "chủ quyền" Okinawa Tokyo quyết định chi 3,1 tỷ USD góp chi phí di dời quân đội Mỹ khỏi căn cứ ở Okinawa. Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ triển khai máy bay giám sát tầm xa của Mỹ trong nỗ lực tăng cường khả năng giám sát Hoa Đông, Senkaku. Từ trái sang phải: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera. Thỏa thuận chia sẻ chi phí cho việc di dời và triển khai máy bay tuần tra vào mùa xuân tới được cho cũng là một phần của một nỗ lực thắt chặt liên minh quân sự và ngoại giao Nhật - Mỹ. Thỏa thuận trên được công bố hôm thứ Năm, trong thời gian Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel ở thăm Nhật Bản và có các cuộc hội đàm quan trọng với người đồng cấp Fumio Kishida và Itsunori Onodera. Hiện có khoảng 50.000 binh lính và sĩ quan Mỹ đang đồn trú ở Nhật Bản, chủ yếu là ở Okinawa. Tuy nhiên, sự hiện diện của họ không được chào đón bởi người dân địa phương, những người cảm thấy không hài lòng với một số hành vi tội ác của quân nhân Mỹ, những tác động gây ra bởi các chuyến bay quân sự và việc sử dụng đất đai của quân đội Mỹ. Năm ngoái, Lầu Năm Góc đã công bố kế hoạch di dời khoảng 9.000 lính thủy quân lục chiến từ Okinawa đến các địa điểm khác, trong đó 5.000 người sẽ được thuyên chuyển tới Guam. Chi phí di dời ước tính khoảng 8,6 tỷ USD. Căn cứ Mỹ tại Okinawa. Theo tuyên bố, khoản chi phí Nhật Bản đóng góp sẽ được dùng để phát triển cơ sở mới ở Guam và quần đảo Northern Mariana. Khi lính Mỹ dời đi, các máy bay không người lái US Global Hawk sẽ thế chỗ họ tại căn cứ Okinawa. Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản lần này, Bộ trưởng Hagel đã lặp lại lập trường của Washington rằng quần đảo Senkaku thuộc quyền kiểm soát của Tokyo và Mỹ có trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản theo hiệp ước phòng thủ chung. "Chúng tôi cực lực phản đối bất kỳ hành động đơn phương hoặc cưỡng chế nào tìm cách làm suy yếu quyền kiểm soát hành chính của Nhật Bản", ông nói. Mỹ cũng sẽ triển khai hệ thống radar cảnh báo sớm X-band radar tại Nhật Bản. Thỏa thuận này đã được hai bên nhất trí ủng hộ và tuyên bố rằng nó là một biện pháp chống lại các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa từ Triều Tiên, chứ không phải nhằm vào Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh tỏ ra không bị thuyết phục trước đảm bảo này khi chỉ trích việc triển khai X-band có thể phá vỡ sự cân bằng quân sự chiến lược trong khu vực và làm mất ổn định tình hình. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 10, 2013 Bắc Triều Tiên hội đàm không chính thức với Mỹ tại London Hồng Thủy Thứ năm 03/10/2013 15:14 (GDVN) - Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Triều Tiên Ri Yong-ho và cựu đặc phái viên về vấn đề Bắc Triều Tiên Stephen Bosworth đã gặp nhau tại một khách sạn ở London ngày hôm qua sau một cuộc gặp hồi tuần trước ở Berlin. NHK ngày 3/10 đưa tin, Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Triều Tiên Ri Yong-ho và cựu đặc phái viên về vấn đề Bắc Triều Tiên Stephen Bosworth đã gặp nhau tại một khách sạn ở London ngày hôm qua sau một cuộc gặp hồi tuần trước ở Berlin. Chuyên gia bảo mật của Mỹ Leon Sigal cũng tham dự cuộc họp, ông cho biết chính phủ Mỹ cần đảm bảo hành động cụ thể hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo, trong đó sẽ bao gồm việc các thanh sát viên tới các cơ sở hạt nhân của Bình Nhưỡng. Nhận xét của Sigal cho thấy khả năng các cuộc thảo luận chuyên sâu đã được tổ chức giữa 2 nước về những hành động cụ thể Bình Nhưỡng nên làm để thể hiện cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo. Bắc Triều Tiên trước đó dã khẳng định các cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân có thể được nối lại một cách vô điều kiện sau khi bị phá vỡ trong năm 2008. ====================== Nếu Bình Nhưỡng bỏ hạt nhân, Mỹ sẽ ký hiệp ước không xâm lược nhau Hồng Thủy Thứ sáu 04/10/2013 10:06 (GDVN) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua khi ở thăm Nhật Bản đã phát biểu, nếu Bình Nhưỡng cam kết thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo, Mỹ chuẩn bị đối thoại với Triều Tiên và sẵn sàng ký hiệp ước không xâm lược lẫn nhau. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Tờ China News ngày 4/10 đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua khi ở thăm Nhật Bản đã phát biểu, nếu Bình Nhưỡng cam kết thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo, Mỹ chuẩn bị đối thoại với Triều Tiên và sẵn sàng ký hiệp ước không xâm lược lẫn nhau. Hôm qua Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đang cùng ở Nhật Bản tham dự hội nghị an ninh Mỹ - Nhật, còn gọi là hội nghị 2+2 với hai người đồng cấp Nhật Bản, ông John Kerry đã đưa ra phát biểu trên trong cuộc họp báo sau hội đàm với phía Tokyo. John Kerry nhấn mạnh, nếu Bắc Triều Tiên thể hiện rõ ý chí từ bỏ hạt nhân, hội nghị đàm phán 6 bên sẽ tái khởi động, đồng thời Washington sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng. Mỹ không có ý định thay thế hay lật đổ chính quyền Bắc Triều Tiên, ông John Kerry nhấn mạnh, đồng thời cũng lưu ý thêm Mỹ sẽ không nhượng bộ đơn phương để đề phòng trường hợp Bình Nhưỡng tiếp tục chương trình hạt nhân của mình. Phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ dường như tập trung nhiêu hơn vào việc làm giảm bớt sự quan tâm của Bình Nhưỡng về an toàn của chế độ. ====================== Từ ngày còn sinh hoạt mạng trên tuvilyso.com tôi đã xác định rằng: Sẽ không có chiến tranh ở Cao Ly và hai miền sẽ thống nhất. Đây chính là cơ hội của dân tộc này. Chúc hạnh phúc luôn bên dân tộc Cao Ly. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 10, 2013 Mỹ quyết duy trì cam kết với châu Á bất chấp khủng hoảng 05/10/2013 15:58 (GMT + 7) TTO - Tại hội nghị APEC ở Bali (Indonesia), ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố các chính sách của Mỹ tại châu Á không hề thay đổi bất chấp việc Tổng thống Obama phải hủy chuyến thăm khu vực vì chính phủ đóng cửa. Tổng thống Mỹ Barack Obama phải hủy chuyến công du châu Á, để ngoại trưởng John Kerry thay thế - Ảnh: Reuters “Hãy để tôi nói một cách rõ ràng. Những gì đang xảy ra tại Washington (chính phủ bị đóng cửa) không giảm đi một chút nào cam kết của Mỹ đối với các đối tác tại châu Á” - AFP dẫn lời ông Kerry nhấn mạnh tại hội nghị APEC. Trước đó, giới phân tích quốc tế cảnh báo việc tổng thống Obama phải hủy chuyến công du châu Á sẽ khiến uy tín của Mỹ đối với các đồng minh khu vực bị suy giảm nghiêm trọng. Thậm chí người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cũng tuyên bố việc chính phủ Mỹ đóng cửa “ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị thế Mỹ ở nước ngoài”. Chuyên gia Richard Haass, chủ tịch Hội đồng Đối ngoại Mỹ, cho rằng việc chính quyền Washington đóng cửa đã gửi đến các đồng minh ở châu Á một thông điệp tai hại rằng “họ phải tự lo lấy thân”. Tuy nhiên Ngoại trưởng Kerry đã bác bỏ quan điểm này. Ông cho rằng việc chính phủ Mỹ đóng cửa chỉ là “một sự ngắt quãng tạm thời” và chiến lược “xoay trục châu Á” của Washington vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch. Dù vậy, ông Kerry thừa nhận nếu việc chính phủ Mỹ đóng cửa bị kéo dài, các nước sẽ đặt câu hỏi về quyết tâm và năng lực của Mỹ trong việc duy trì chính sách châu Á. “Tuy nhiên tôi không tin rằng việc chính phủ Mỹ đóng cửa sẽ kéo dài” - ông Kerry nói. NGUYỆT PHƯƠNG Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 10, 2013 Mỹ thử nghiệm thành công lá chắn tên lửa mới Thanhnien Online 05/10/2013 18:35 (TNO) Quân đội Mỹ thông báo hôm 4.10 rằng đã đánh chặn thành công một tên lửa tầm trung trong một cuộc thử nghiệm khả năng phòng thủ tên lửa ngoài khơi Thái Bình Dương. Tên lửa SM-3 được phóng ra từ tàu tuần dương USS Lake Erie (Mỹ) - Ảnh: Reuters Tên lửa tầm trung nói trên được phóng từ một căn cứ ở đảo Kauai, thuộc bang Hawaii (Mỹ) và đã bay về hướng tây bắc đến một vùng biển rộng lớn ngoài khơi Thái Bình Dương vào hôm 4.10, Tân Hoa xã dẫn thông báo của Lầu Năm Góc cho hay. Sau khi mục tiêu được phóng, radar trên tàu tuần dương USS Lake Erie, với hệ thống Phòng thủ Tên lửa Đạn đạo (BMD) Aegis thế hệ thứ 2, đã phát hiện và tàu này sau đó đã phóng một tên lửa SM-3 Block IB để tấn công mục tiêu. SM-3 đã bay đến một vị trí trong không trung và đã phá hủy tên lửa tầm trung chỉ bằng lực tác động trực tiếp, Lầu Năm Góc cho hay. Cuộc thử nghiệm lần này nhằm kiểm tra phiên bản Aegis BMD thế hệ thứ 2, được cho là có khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo tiên tiến hơn và có tầm hoạt động xa hơn so với phiên bản đầu. Đây là lần thử nghiệm thành công lần thứ 28 trong tổng số 34 nỗ lực thử nghiệm chương trình Aegis BMD của quân đội Mỹ. Hoàng Uy Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 10, 2013 Trung Đông sẽ ổn định.... ======================= Bắt tay tiêu hủy 1.000 tấn vũ khí hóa học ở Syria Cập nhật lúc 07:54, 07/10/2013 (Tin tức 24h) - Ngày 6/10, nhóm các chuyên gia giải trừ vũ khí của Liên hợp quốc và Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) đã bắt đầu quá trình tiêu hủy các vũ khí hóa học và cơ sở sản xuất của Syria. Nộp vũ khí hóa học, Syria có tránh được cuộc tấn công? Tình hình Syria: Quân nổi dậy không nộp vũ khí hóa học? Syria: Quân nổi dậy thừa nhận sử dụng vũ khí hóa học Vũ khí hóa học Syria và đòn hiểm của Mỹ với Nga Theo nguồn tin trong phái bộ quốc tế tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria cho biết các thành viên của nhóm chuyên gia nói trên đã tiếp cận một cơ sở vũ khí và bắt đầu hoạt động kiểm tra và tiêu hủy. Nhiệm vụ được đặt ra với nhóm chuyên gia tương đối nặng nề với khối lượng và phạm vi cất giấu của kho vũ khí hóa học tại quốc gia Trung Đông là vô cùng lớn. Các thanh sát viên của Liên Hợp Quốc tại Syria Có hơn 1.000 tấn vũ khí nằm rải rác tại 45 địa điểm khắp đất nước. Thêm vào đó, đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử OPCW, các chuyên gia của tổ chức này phải thực hiện nhiệm vụ tại một quốc gia vẫn đang trong tình trạng nội chiến kéo dài như Syria. Quá trình tiêu hủy sẽ bắt đầu từ ngày 6/10 đến giữa năm 2014 theo Nghị quyết 2118 trước đó Liên hợp quốc. Ngày 2/10 vừa qua 19 điều tra viên và 14 nhân viên của Liên Hợp Quốc đã được hai đại diện của Bộ Ngoại giao Syria hộ tống từ biên giới Lebanon trong đoàn 19 chiếc xe để bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tiêu hủy kho vũ khí hóa học tại nước này. Nhóm điều tra của Liên Hợp Quốc có mặt tại thủ đô Damascus Các chuyên viên sẽ có 9 tháng để hoàn thành nhiệm vụ tìm kiếm, tháo dỡ và phá hủy với nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu là sử dụng mọi phương tiện có thể để loại bỏ khả năng Syria sản xuất vũ khí hóa học trước ngày 1/11. Một số thanh sát viên sẽ điều tra kỹ các thông tin ban đầu về vũ khí và các chất hóa học của Syria cũng như những nơi chúng được cất giữ. Trong khi các chuyên gia khác sẽ bắt đầu thực hiện công tác hậu cần để tiếp cận mọi khu vực lưu trữ vũ khí hóa học. Tổng thống Assad: Quyết không đàm phán với khủng bố Ngày 5/10, nhà lãnh đạo Syria cho biết ông sẵn sàng tham gia Hội nghị quốc tế về Syria Geneva 2 tuy nhiên nhấn mạnh rằng sẽ không có một sự đàm phán nào với “những kẻ khủng bố”. Theo ông al- Assad những người này phải từ bỏ vũ khí và lên án những lời kêu gọi can thiệp từ bên ngoài. Giải pháp tốt nhất cho Syria hiện nay phải là do người dân nước này đưa ra. Sau tuyên bố này của Tổng thống, nhiều nhóm vũ trang tại Syria khẳng định bác bỏ hoàn toàn các cuộc đối thoại với chính phủ. Trước đó, trong cuộc phỏng vấn của nhật báo "Tấm gương" (Đức), Tổng thống Assad cũng khẳng định sẽ không đàm phán với quân nổi dậy cho tới khi lực lượng này hạ vũ khí. Ông Assad nêu rõ: "Phe đối lập chính trị không được sở hữu vũ khí. Nếu có ai đó hạ vũ khí và muốn trở về với cuộc sống thường ngày, khi đó chúng tôi có thể đàm phán". T.H (Tổng hợp) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 10, 2013 Lý Quang Diệu bàn luận cán cân quyền lực Mỹ-Trung 18:09 03/10/2013 (GMT+7) http://kienthuc.net....en-luc-mytrung-268280.html Nhật báo Strait Times đăng bài viết của cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu nhận định về mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sau năm 2020. Nghịch lý quan hệ “đối đầu-hợp tác” Trung-Mỹ Ảnh minh họa. Theo ông Lý Quang Diệu, trừ phi xảy ra gián đoạn lớn, tốc độ tăng trưởng GDP sẽ giúp Trung Quốc đuổi kịp và vượt qua Mỹ trong năm 2020. Trong giai đoạn 1978-2011, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trung bình 10% của Trung Quốc là kết quả của chính sách cải cách và mở cửa do Đặng Tiểu Bình khởi xướng. Trong giai đoạn này, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của kinh tế Mỹ chỉ từ 2 - 3%. Bất chấp cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu và bất ổn tại thị trường Mỹ vài năm qua, kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng mạnh. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế trị giá 8,22 nghìn tỷ USD của Trung Quốc hiện đứng thứ hai thế giới, chỉ sau nền kinh tế 15,68 nghìn tỷ USD của Mỹ. Trung Quốc hiện là nhà xuất khẩu lớn nhất và là nhà nhập khẩu lớn thứ hai thế giới. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gần đây giúp Trung Quốc thu hẹp khoảng cách kinh tế với các nước phát triển hàng đầu thế giới. Năm 2012, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc là 9.233 USD, so với Mỹ là 49.965 USD. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc dự kiến đạt 10.000 USD, tương ứng 1/5 mức dự kiến của Mỹ. Dân số Trung Quốc năm 2012 là 1,4 tỷ người, Mỹ là 316,5 triệu người. Đến năm 2020, dân số Trung Quốc vẫn duy trì mức lớn gấp 4 lần so với Mỹ. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng ở mức cao hơn. Cũng như hệ thống đường cao tốc liên bang Mỹ đã làm thay đổi cách thức con người và hàng hóa di chuyển khắp nước Mỹ, hệ thống đường cao tốc quốc gia ở Trung Quốc cũng đang tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Độ dài các tuyến đường cao tốc của Trung Quốc gia tăng nhanh chóng, từ 271 km vào năm 1990 lên 85.000 km vào năm 2011, khiến nước này hiện sở hữu hệ thống đường cao tốc quốc gia không thu phí dài nhất thế giới. Khởi đầu từ năm 1956 và được coi là hoàn tất vào năm 1991, hệ thống đường cao tốc liên bang ở Mỹ hiện có chiều dài tổng cộng là 75.932 km và không có nhiều khả năng sẽ được kéo dài đáng kể nữa. Ngược lại, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục kéo dài các tuyến đường cao tốc của mình với ý định kết nối tất cả thủ phủ các tỉnh và những thành phố có dân số từ 200.000 người trở lên. Những con đường cao tốc mới này cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hiện nay sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa Trung Quốc với Mỹ. Và khi Trung Quốc vượt qua Mỹ, câu hỏi đặt ra là liệu hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ hợp tác hay cạnh tranh. Theo ông Lý Quang Diệu, trong vòng 30 năm tới, Trung Quốc sẽ không mong muốn xung đột với Mỹ. Họ biết mình sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ hơn, song cũng nhận thức được khoảng cách xa về mặt công nghệ kỹ thuật giữa hai bên. Trung Quốc cần tiếp tục tiếp cận với các trường học tại Mỹ để sinh viên của mình có thể học cách tự đổi mới. Vậy điều gì khiến người Mỹ rất năng động và sáng tạo? Ông Lý Quang Diệu cho rằng rốt cuộc người Trung Quốc sẽ đi đến kết luận rằng câu trả lời nằm ở bản chất khác biệt giữa hai xã hội. Đổi mới và sáng tạo là một phần của văn hóa Mỹ, một đặc trưng của xã hội nhập cư. Trong khi đó, Trung Quốc sở hữu một nền văn hóa bảo thủ. Đây là một xã hội 4.000 đến 5.000 năm tuổi, với hệ thống chữ viết ngày nay cũng tương đồng như cách đây 4.000 năm. Hệ thống chữ viết đó đang bó buộc người dân nước này với lịch sử của họ. Tuy nhiên, bất chấp những khác biệt trên, điều không thể tránh khỏi là cán cân quyền lực ở Thái Bình Dương sẽ ngả về phía Trung Quốc. Theo Báo Tin tức Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 10, 2013 Lý Quang Diệu bàn luận cán cân quyền lực Mỹ-Trung 18:09 03/10/2013 (GMT+7) http://kienthuc.net....en-luc-mytrung-268280.html Nhật báo Strait Times đăng bài viết của cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu nhận định về mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sau năm 2020. Nghịch lý quan hệ “đối đầu-hợp tác” Trung-Mỹ Ảnh minh họa. ===================Ngài Lý Quang Diệu đã phán thì cứ phải từ đúng trở lên. Hì! Và giả sử ngài Lý Quang Diệu đúng - Trung Quốc sắp sửa cho Hoa Kỳ xuống hạng hai và người Mỹ bỏ thói quen ăn hamburger thay bằng mỳ vằn thắn - thì đáng nhẽ ra cái đúng này nên thể hiện chậm một tý. Nhanh lắm cũng 2024. Nhưng họ thể hiện sớm quá. Không lẽ Hoa Kỳ lỡ đem 60% quân lực xuống Tây Thái Bình dương, bi wờ lại kéo quân về?Làm cách nào để Hoa Kỳ zdui zdẻ kéo quân zdìa nhỉ? Cái này Lão Gàn nghĩ chưa ra? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 10, 2013 "Quả bom" vỡ nợ của nước Mỹ sắp được tháo ngòi? 08:44 (GMT+7) - Thứ Sáu, 11/10/2013 Các Hạ nghị sỹ Cộng hòa đã bất ngờ đề xuất một kế hoạch nâng trần nợ công nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ cho nước Mỹ... Nhà Trắng cho biết, ông Barack Obama sẽ cân nhắc ký một thỏa thuận ngắn hạn về vấn đề nâng trần nợ công, tùy thuộc vào các chi tiết mà những nghị sĩ Cộng hòa đề xuất - Ảnh: AFP. Trong một động thái khá bất ngờ, hôm qua (10/10, giờ địa phương), các Hạ nghị sỹ Cộng hòa đã đề xuất một kế hoạch nâng trần nợ công nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ cho nước Mỹ mà không hề kèm theo điều kiện nào. Tuy nhiên, theo bản tin mới nhất của hãng tin tài chính Bloomberg, Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn chưa chấp thuận hay phản bác kế hoạch này. Sau 90 phút đàm phán tại Nhà Trắng, không có thỏa thuận nào được thống nhất nhưng hai bên cho biết họ sẽ tiếp tục đàm phán. Đây được xem là dấu hiệu đầu tiên cho thấy những tranh chấp chính trị tại Mỹ đã bắt đầu có những bước tiến tới hòa hoãn, xoa dịu. Theo lời Hạ nghị sỹ bang Kentucky Hal Rogers, ông Obama đã nói với đảng Cộng hòa trong cuộc họp ở Nhà Trắng rằng, ông muốn nâng trần nợ, đồng thời mở cửa lại chính phủ. Theo đề xuất mới nhất của các nghị sỹ Cộng hòa, trần nợ công sẽ được nới tới trung tuần hoặc cuối tháng 11, nhưng chính quyền liên bang vẫn tiếp tục ngừng hoạt động một phần. Như vậy, cuộc tranh cãi giữa hai đảng về vấn đề ngân sách cho chính quyền liên bang hoạt động vẫn chưa được xử lý và nhiều khả năng, và trọng tâm tranh cãi sẽ vẫn là đạo luật cải tổ y tế do Tổng thống Mỹ Barack Obama đề xướng. Trước đó, Nhà Trắng cho biết, ông Barack Obama sẽ cân nhắc ký một thỏa thuận ngắn hạn về vấn đề nâng trần nợ công, tùy thuộc vào các chi tiết mà những nghị sĩ Cộng hòa đề xuất. "Tổng thống vui vì ít nhất những cái đầu lạnh đã phổ biến tại Hạ viện, và ít nhất là đã có những người nhận ra rằng, tình trạng bị vỡ nợ không phải là một sự lựa chọn", người phát ngôn của Nhà Trắng, ông Jay Carney, tuyên bố. Ông Carney cho biết thêm, Tổng thống Obama chưa chắc ký vào thỏa thuận ngắn hạn về trần nợ do các nghị sĩ Cộng hòa đề xuất vì Nhà Trắng chưa xem chi tiết của kế hoạch này. Ông này cũng khẳng định rằng, người đứng đầu Nhà Trắng sẽ giữ nguyên lập trường về việc không đàm phán với các nghị sỹ Cộng hòa về một thỏa thuận ngân sách dài hạn, trong khi chính phủ nước này vẫn còn đang phải đóng cửa. Phản ứng trước những thông tin mới nhất về vấn đề trần nợ công, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, đề xuất của đảng Cộng hòa "mở ra một cánh cửa" cho việc đàm phán giữa hai đảng, vốn trước đó "chỉ đứng ngoài và chỉ chỏ". Theo ông Peter Jankovskis, đồng trưởng bộ phận đầu tư của OakBrook tại Illinois, cho dù sau 6 tuần nữa, tình huống này lặp lại, nhưng ít nhất đề xuất trên cũng đã mở ra một cơ hội. Theo kế hoạch, việc bỏ phiếu cho dự thảo luật trần nợ mới sẽ được tiến hành trong ngày 11/10 giờ Mỹ. Hiện giới phân tích, nhà đầu tư đang trông đợi liệu đề xuất của các nghị sỹ Cộng hòa và lập trường của Tổng thống Barack Obama cuối cùng có đi tới một ngã rẽ nào hay không. Bởi lẽ thời hạn 17/10 sắp tới, nếu không có được thỏa thuận nào, thì lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ sẽ rơi vào tình trạng bị vỡ nợ. Cũng trong ngày hôm qua (10/10), Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tiếp tục cảnh báo, việc Mỹ vỡ nợ sẽ gây ảnh hưởng sâu rộng tới toàn bộ nền kinh tế thế giới. Theo lời Tổng giám đốc IMF, nếu nước Mỹ không gia hạn được trần nợ trước thời hạn chót ngày 17/10, thì không chỉ có nước Mỹ phải gánh chịu những thiệt hại kinh tế, mà kéo theo đó là một hậu quả cực kỳ tồi tệ với toàn cầu. Phát biểu trong cuộc họp báo tại Hội nghị thường niên giữa WB và IMF tại Washington, bà Christine Lagarde cho rằng, tổ chức của bà không thể “đứng yên” trước những bế tắc tài chính của Mỹ, song cũng không thể đưa ra đề xuất chính trị để giải quyết vấn đề này. Trong khi đó, cũng tại cuộc họp báo này, Chủ tịch WB Jim Yong Kim cho biết, các nước đang phát triển là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất. THANH HẢI Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 10, 2013 TQ điên đầu vì Google Map soi rõ căn cứ tuyệt mật Thứ Sáu, 11/10/2013, 19:00 [GMT+7] (ĐVO)-Điều này liên quan tới việc thời gian gần đây liên tiếp những hình ảnh căn cứ quân sự của Trung Quốc được ghi lại một cách hết sức rõ nét... Mới đây nhất hình ảnh một căn cứ không quân bí mật của Trung Quốc đã bị Google Map phát hiện và những hình ảnh này một lần nữa lại khiến cho Bắc Kinh hết sức lo ngại. Tờ CNJ của nước này cho biết, những hình ảnh thật về các căn cứ quân sự giờ đây không còn quá khó tìm với trên Google Map (3D), điều này khiến cho những bí mật quốc gia dễ dàng bị lộ. ======================Chiện này phình phường mà! Mới có chiện nhỏ như con thỏ mà cũng điên mới không điên. Đúng là tiểu tiết thật. Từ thời chiến tranh lạnh, tức là gần nửa thế kỷ - một cán bộ cao cấp của Nga đã phát biểu - đại ý - "Thời buổi pha học hại điện, thế giới nảy chẳng có gì dấu được nhau. Cho nên mọi vấn đề cứ lật ngửa bài cả". Huống chi là bi wờ - sau cả nửa thế kỷ,cái pha học kỹ thụt nó còn phát chiển đến đâu.... Bởi vậy, cái vệ tinh của cái anh hãng "Góc gờ" này chẳng wa chỉ là của một hãng tư nhân, thuộc hàng tiêu dùng lẩm cẩm mà đã làm Trung Cóoc đau đầu, thì với những vệ tinh quân sự tối tân nó còn "nhìn" tới đâu. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 10, 2013 Thủ tướng Ấn Độ bác bỏ lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông Hồng Thủy Chủ nhật 13/10/2013 06:54 (GDVN) - Phát biểu ngay sau ông Lý Khắc Cường tại diễn đàn này, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh dường như đã trực tiếp bác bỏ lập trường của Trung Quốc mặc dù ông đã sử dụng ngôn ngữ ngoại giao một cách tinh tế. Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. The Diplomat ngày 12/10 đưa tin, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á và phê phán các quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông trong phiên họp tại Brunei tuần qua. Trong bài phát biểu của mình, ông Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc tiếp tục khẳng định chủ trương của Bắc Kinh muốn gạt các nước lớn có quan tâm và lợi ích ở Biển Đông và muốn chỉ đàm phán song phương với các bên "liên quan trực tiếp", tức 4 nước Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Phát biểu ngay sau ông Lý Khắc Cường tại diễn đàn này, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh dường như đã trực tiếp bác bỏ lập trường của Trung Quốc mặc dù ông đã sử dụng ngôn ngữ ngoại giao một cách tinh tế. "Một môi trường hàng hải ổn định là điều cần thiết để thực hiện nguyện vọng chung của chúng ta trong khu vực", ông Manmohan Singh khẳng định. "Chúng tôi hoan nghênh các cam kết chung của các nước có liên quan tuân thủ và thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), hướng tới việc ký kết bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) trên cơ sở đồng thuận." Ấn Độ cũng hoan nghênh việc thành lập diễn đàn hàng hải ASEAN mở rộng để phát triển các tiêu chí hàng hải, củng cố luật pháp quốc tế hiện có liên quan đến hàng hải. Thủ tướng Manmohan Singh khẳng định, đối với vấn đề Biển Đông các diễn đàn khu vực có thể đóng một vai trò hữu ích. New Delhi đánh giá cao giá trị của hội nghị thượng đỉnh Đông Á, diễn đàn khu vực ASEAN, ADMM+ và các cơ chế hợp tác khác trong khu vực. New Delhi đã định kỳ tự động nêu bật quan điểm về vấn đề Biển Đông và hỗ trợ những nỗ lực của ASEAN khiến Bắc Kinh không hài lòng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 10, 2013 Dự án đội quân "người sắt" siêu bí mật của Mỹ Chủ Nhật, 13/10/2013, 05:51 [GMT+7] (ĐVO)-Hầu hết các trang mạng quân sự của Trung Quốc đều đồng loạt đưa thông tin và hình ảnh về một dự án siêu bí mật mới của quân đội Mỹ... Tờ CNJ của Trung Quốc cho rằng, các nhà khoa học Mỹ đang xúc tiến dự án chế tạo trang phục chiến đấu thế hệ tiếp theo cho binh lính, điểm đặc biệt là những bộ giáp này sẽ giúp cho binh lính Mỹ giống “người sắt“ cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Theo đó, đại diện quân đội Mỹ cho biết các nhà khoa học nước này đang nghiên cứu chế tạo một loại giáp nhằm bảo đảm khả năng sinh tồn cao của binh lính trong những cuộc chiến ác liệt, một mẫu giáp mới giúp người mặc có sức mạnh phi thường, chẳng hạn như khả năng nhìn xuyên bóng tối, làm chệch hướng đạn. Loại giáp này không chỉ tránh khả năng sát thương mà còn có khả năng tự tái tạo, đồng thời theo lộ trình loại giáp sẽ được tích hợp thêm cả những vũ khí chiến đấu với độ sát thương cao. Bộ giáp thế hệ mới này sẽ tạo thành một bộ xương bên ngoài thực sự để bảo vệ binh lính đồng thời mọi vận động cũng như kha năng tác chiến vẫn được bảo đảm, thậm chí còn có sự hỗ trợ điện tử cao. Hình ảnh mô phỏng bộ giáp mới có thể giúp cho binh lính điều chỉnh đánh lừa đường đạn của đối phương. Chiếc áo giáp này bó chặt vào cơ thể của binh lính qua đó không gây trở ngại đối với những cử động bình thường nhất. Tờ chinamil của Trung Quốc chỉ ra rằng dù là công bố mới của người Mỹ nhưng trên thực tế công nghệ này đã được các nhà khoa học Mỹ theo đuổi từ khá lâu. Cách đây hơn 10 năm trường ĐH MIT đã nghiên cứu đề áo áo giáp chất lỏng, theo đó họ nghiên cứu về cách các chất lỏng có thể co giãn hoặc đông đặc trong những điều kiện nhất định như thế nào. Qua đó, có thể biến đổi từ một dạng có đặc tính lỏng nhiều hơn tới dạng rắn đặc trong vài giây. Dù mới chỉ ở mức độ nghiên cứu nhưng đề án chế tạo áo giáp này đã thu hút được sự chú ý không chỉ của dư luận Mỹ, bởi nếu điều này xảy ra, quân đội Mỹ sẽ sở hữu một đội quân “người sắt“ bất khả xâm phạm qua đó đã thay đổi hoàn toàn những định nghĩa mới về chiến tranh của tương lai. Theo dự kiến loại giáp mới này sẽ được đưa vào thử nghiệm chính thức trong vòng 3 năm tới và kế hoạch sản xuất đồng loạt sẽ là sau đó 3 năm, như vậy trong vòng chưa đầy 1 thập kỷ tới sức mạnh quân đội của Mỹ sẽ có sự thay đổi cơ bản về chất so với hiện nay, tờ CNJ của Trung Quốc nhận định. Không chỉ mang đến khả năng bất khả xâm phạm, loại giáp mới này còn được áp dụng công nghệ tiên tiến nhất giúp người mặc có được những thông tin tổng thể về môi trường xung quanh cũng như có sự “trao đổi“ với người mặc, điều đó có nghĩa đây là một chiếc áo giáp “sống“, nó cũng giống như một người bảo vệ thực sự đối với mỗi người lính, tờ chianmil nhận xét. ======================= Trong những lời tiên tri từ nhiều năm trước Lão gàn đã xác định: Sẽ xuất hiện những phương tiện chiến tranh như trong truyện khoa học viễn tưởng làm thay đồi phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự. Chưa hết - cũng từ nhiều năm trước, Lão Gàn còn xác định: Sẽ xuất hiện những phương tiện chiến tranh như trong truyện thần thoại. Với dự báo sau thì cái áo giáp này chỉ là hàng thương mại có thể bán. Nhưng cũng từ nhiều năm trước tôi cũng xác định rằng: Vũ khí càng hiện đại thì để chống lại rất đơn giản. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 10, 2013 Trung Quốc sẽ tấn công thu hồi Đài Loan năm 2020? Thứ bảy 12/10/2013 10:09 ANTĐ - Ngày 8-10, Co quan quân sự Đài Loan đã công bố “Báo cáo quốc phòng năm 102” (năm Đài Loan dân quốc), trong báo cáo cho rằng Trung Quốc tiếp tục xây dựng quân đội và dự tính đến năm 2020 Đại Lục sẽ chuẩn bị đầy đủ khả năng tấn công... Bản báo cáo đầu tiên được công bố từ năm 1992, bắt đầu từ năm tiếp theo Cơ quan quân sự Đài Loan cứ 2 năm lại công bố một lần “Báo cáo quốc phòng”. Bản báo cáo này gồm bốn phần, 8 chương. Các phần bao gồm: “Tình hình chiến lược”, “Chiến lược quốc phòng”, “Khả năng phòng thủ quốc gia” và “Quốc phòng toàn dân”. Báo cáo năm nay cho rằng, mấy năm trở lại đây sức mạnh quân sự Trung Quốc được tăng cường với tốc độ chóng mặt, ý đồ chiến lược của Đại Lục rõ ràng là thiếu minh bạch, thể hiện ở mỗi hành vi, ý đồ can thiệp thô bạo vào chủ quyền lãnh thổ và tranh chấp quyền lợi hải dương, tạo nên sự uy hiếp tiềm tàng đến hòa bình ổn định của khu vực. Tàu chiến Trung Quốc thường xuyên diễn tập trên biển Đông Báo cáo còn cho biết, hiện quân đội Trung Quốc tập trung phát triển trang bị và chiến thuật tấn công và phòng thủ, tập trung di chuyển lực lượng máy bay chiến đấu, tên lửa phòng không áp sát Đài Loan, tổ chức diễn tập hải quân viễn dương xuyên khu vực và diễn tập đổ bộ liên hợp ba quân chủng Hải, Lục và Không quân. Báo cáo đưa ra dự báo, Đại lục đang nỗ lực tăng cường sức mạnh tổng hợp của quân đội và xây dựng kế hoạch đến năm 2020 sẽ hình thành khả năng tác chiến tổng hợp bằng vũ lực đối với Đài Loan. Theo tin cho biết, Bản báo cáo này do Ủy ban quốc phòng, tướng lĩnh nghỉ hưu, các chuyên gia, học giả quân sự và nhà báo của Đài Loan cùng biên soạn. Đức Sơn Theo Thời báo Hoàn Cầu, anninhthudo.vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 10, 2013 Trung Quốc sẽ tấn công thu hồi Đài Loan năm 2020? Thứ bảy 12/10/2013 10:09 ANTĐ - Ngày 8-10, Co quan quân sự Đài Loan đã công bố “Báo cáo quốc phòng năm 102” (năm Đài Loan dân quốc), trong báo cáo cho rằng Trung Quốc tiếp tục xây dựng quân đội và dự tính đến năm 2020 Đại Lục sẽ chuẩn bị đầy đủ khả năng tấn công... Đức Sơn Theo Thời báo Hoàn Cầu, anninhthudo.vn Đài Noan cách đấy cả tháng nghe lói tập trận giả chống Trung Cóoc tấn công giả định vào lăm 2016 nận. Chẳng biết hai cụ Trung Cóoc Đại nục và Đài Noan, cụ lào bói đúng. Cụ thì 2020, cụ thì 2016. Thôi để Lão Gàn lày phán nha: 2017 đến 2019. Hì. Ở giữa hai cụ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 10, 2013 Báo Nga: Đánh Mỹ, hải quân TQ sẽ trắng tay Thứ ba, 15/10/2013, 03:22 (GMT+7) - (Khampha.vn) Một tờ báo chuyên về quân sự Nga cho rằng để hạ được 1 tàu sân bay Mỹ, hải quân Trung Quốc sẽ phải "nướng" 40% hạm đội của mình. Một bài báo được viết gần đây trên tờ Military-Industrial Corier ở Moscow, Nga cho rằng Trung Quốc sẽ phải “nướng” khoảng 40% hạm đội hải quân của mình trong một cuộc tấn công mới có thể đánh đắm được một siêu tàu sân bay như chiếc USS Gerald Ford sắp được hạ thủy của Mỹ. Tàu sân bay USS Gerald Ford của Mỹ là loại tàu sân bay hạt nhân được trang bị nhiều loại công nghệ tối tân, nâng cao đáng kể sức mạnh và khả năng phòng thủ so với các tàu sân bay thế hệ cũ. Với khả năng mang theo tới 90 máy bay chiến đấu và đảm bảo 220 lần xuất kích một ngày, đây được coi là chiếc tàu sân bay hiện đại nhất của hải quân Mỹ. Cụm tàu sân bay chiến đấu USS Georgie Washington của hải quân Mỹ Còn hải quân Trung Quốc hiện nay sở hữu một số hệ thống vũ khí hiệu khả có thể được sử dụng để chống lại cụm tàu sân bay chiến đấu của Mỹ, trong đó có tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D và 12 tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường. Ngoài ra, 2 tàu khu trục Type 051C và 5 tàu Type 052C của hải quân Trung Quốc cũng đều được trang bị các loại tên lửa chống hạm như YJ-83, C-805 và YJ-62, đây được coi là mối đe dọa nghiêm trọng đối với tàu sân bay Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài ra, mới đây Trung Quốc cũng đã mua thêm 4 tàu khu trục lớp Sovremenny được trang bị tên lửa chống hạm Moskit SSM P-270 của Nga. Bên cạnh tàu sân bay Liêu Ninh, hải quân Trung Quốc còn được trang bị 15 tàu khu trục loại nhỏ Type 054A mang theo tên lửa hải đối không HQ-16 có khả năng phóng thẳng đứng. Ngoài khả năng bảo vệ hạm đội Trung Quốc trước các máy bay chiến đấu xuất phát từ tàu sân bay Mỹ, tàu khu trục Type 054A cũng có thể đánh đắm tàu chiến Mỹ bằng tên lửa chống hạm C-803. Tuy nhiên đấy là trong trường hợp cụm tàu sân bay chiến đấu của Mỹ tiến vào vùng biển gần bờ của Trung Quốc. Trong trường hợp này, hải quân Trung Quốc có thể triển khai 10 tàu hộ tống Type 056 và 40 tàu tên lửa Type 022 để phát động chiến tranh du kích trên biển chống lại tàu chiến Mỹ. Tàu khu trục lớp Sovremenny trang bị tên lửa chống hạm Moskit SSM P-270 của Nga Các loại tàu cỡ nhỏ này của Trung Quốc đều có thể phóng tên lửa chống hạm như YJ-83 và C-803, và nếu như các tên lửa này may mắn trúng được tàu sân bay Mỹ thì với mỗi một tàu sân bay bị chìm, hải quân Mỹ sẽ bị tổn thất 10% sức mạnh trong khu vực. Tuy nhiên, hải quân Trung Quốc sẽ không thể dễ dàng đánh đắm được tàu sân bay Mỹ. Theo tạp chí Forbes, hải quân Mỹ đã phát triển nhiều biện pháp tự vệ để bảo vệ tàu sân bay khỏi các cuộc tiến công kiểu “du kích” như vậy của tàu chiến Trung Quốc. Mỹ có thể cho máy bay không người lái tầm xa bắn tên lửa phá hủy các cơ sở tên lửa của Trung Quốc, đồng thời chiến đấu cơ F-35 với tầm hoạt động từ 200-300 hải lý có thể giúp hải quân Mỹ phát động tấn công mà không cần phải tiến gần vào vùng biển Trung Quốc. Tờ Military-Industrial Courier ước tính rằng với chiến thuật du kích đó, khoảng 30-40% tiềm lực hải quân của Trung Quốc sẽ bị hủy diệt hoàn toàn chỉ để tiêu diệt được một tàu sân bay Mỹ, điều đó có nghĩa rằng chỉ với 3 tàu sân bay là Mỹ có thể khiến hải quân Trung Quốc "trắng tay". Với lực lượng tàu hộ tống và tàu khu trục hùng hậu trong đội hình cụm tàu sân bay chiến đấu của hải quân Mỹ, những tàu tên lửa của Trung Quốc sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt ngay sau khi phát động tấn công. Hiện tại, điểm yếu duy nhất của hải quân Mỹ trong cuộc chiến tranh tiềm tàng với hải quân Trung Quốc là khả năng triển khai toàn bộ 11 tàu sân bay, 88 tàu chiến mặt nước, 55 tàu chiến Littoral và 31 tàu tấn công đổ bộ tới vùng biển tây Thái Bình Dương chỉ trong vòng một thời gian ngắn. Trí Dũng (Theo China Times) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 10, 2013 Nhật, Trung Quốc bí mật họp cải thiện quan hệ 15/10/2013 21:42 (GMT + 7) TTO - Ngày 15-10, báo chí Nhật đưa tin một quan chức cấp cao Trung Quốc đã sang Nhật họp kín với các quan chức Tokyo nhằm cải thiện quan hệ hai nước đã bị tổn hại do vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vẫn khẳng định không có tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: Reuters Hãng tin Jiji Press dẫn nguồn tin từ chính quyền Bắc Kinh cho biết “quan chức cấp cao” thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đến Nhật và bí mật đàm phán với các quan chức Tokyo hồi đầu tháng này. Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Nhật cũng đã tham dự cuộc họp. Phía Bộ Ngoại giao Nhật bình luận trực tiếp về thông tin trên, tuy nhiên tuyên bố: “Nhật và Trung Quốc vẫn luôn đối thoại ở nhiều cấp khác nhau”. Quan hệ Nhật - Trung đã sa sút nghiêm trọng kể từ tháng 9-2012 sau khi Tokyo quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trong thời gian qua, Tokyo nhiều lần bày tỏ mong muốn đối thoại song phương để giảm căng thẳng, nhưng Bắc Kinh liên tục từ chối. Quan điểm chính quyền Trung Quốc đưa ra là Nhật phải thừa nhận có tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Phía Tokyo luôn khẳng định quần đảo này hoàn toàn thuộc chủ quyền của Nhật. Tại hội nghị APEC tuần trước, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã gặp gỡ ngắn và bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên đôi bên không đàm phán chính thức. NGUYỆT PHƯƠNG Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 10, 2013 Nhanh thì cuối năm nay, chậm vào đầu năm tới, Trung Đông sẽ ổn định..... ========================= Iran đưa ra đề xuất 'đột phá' về hạt nhân 17/10/2013 18:55 (TNO) Mỹ và Iran đều rất lạc quan sau khi Tehran đồng ý tiếp tục đàm phán hạt nhân với các cường quốc nhóm P5+1 vào tháng tới, đồng thời đưa ra một đề xuất 'đột phá' cho phép kiểm tra các cơ quan hạt nhân của Iran. Đàm phán hạt nhân Iran tại Geneva ngày 15.10 - Ảnh: Reuters Sáu cường quốc gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức (nhóm P5+1) có buổi hội đàm (còn gọi đàm phán P5+1) với Iran về chương trình hạt nhân của nước này tại Geneva (Thụy Sĩ) trong hai ngày 15-16.10, theo AFP. Ngoại trưởng Iran, ông Mohammad Javad Zarif và đoàn đàm phán đã trình bày trước nhóm P5+1 trong một giờ liền về đề xuất của Iran liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này. Đề xuất có tựa đề "Khép lại cuộc khủng hoảng không cần thiết và mở ra chân trời mới", bao gồm 3 bước nhằm giải quyết tranh cãi trong thời hạn 1 năm. Và đề xuất này trở thành một đề xuất “đột phá” của Iran vì Tehran đồng ý cho phép thanh tra các cơ sở hạt nhân của nước này. Tuy nhiên, các bên đã họp kín và không công bố chi tiết đề xuất này với báo giới. Nhóm P5+1 và Israel lo ngại chương trình hạt nhân của Iran là nhằm để chế tạo vũ khí hạt nhân. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã từng đề nghị Iran từ bỏ chương trình làm giàu uranium của nước này. Nhưng Tehran đã bác bỏ đề nghị này kể từ năm 2006, hậu quả là phải gánh chịu nhiều lệnh trừng phạt từ LHQ, Mỹ và phương Tây. Sau khi kết thúc đàm phán hạt nhân P5+1, một quan chức cấp cao Israel (không nêu) ngày 17.10 cho AFP biết: “Cộng đồng thế giới nên đánh giá Iran dựa vào hành động, chứ không nên dựa vào lời nói”, và đề nghị tiếp tục các biện pháp trừng phạt cho đến khi Tehran từ bỏ các chương trình hạt nhân. Cuộc đàm phán P5+1 và Iran sắp tới dự kiến sẽ diễn ra tại Geneva vào ngày 7-8.11. Phúc Duy Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 10, 2013 Nga: Tổ chức hội thảo quốc tế về an ninh Biển Đông Tuoitre Online 07:10 | 19/10/2013 Ngày 18/10, tại Moskva, Viện Đông Phương học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ nhất về an ninh và hợp tác tại Biển Đông. Các đại biểu tham dự Hội thảo. (Nguồn: website của Viện phương Đông học). Tham dự hội thảo, về phía Nga có Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Mikhail Margelov, Viện sỹ thông tấn Vytali Naumkin-Giám đốc Viện Đông Phương học, các đại diện Duma Quốc gia (Hạ viện), Bộ Ngoại giao, Hội đồng an ninh-quốc phòng, lãnh đạo một số viện nghiên cứu và đông đảo chuyên gia, nhà khoa học quan tâm đến vấn đề Biển Đông. Về phía khách mời quốc tế có các học giả, nhà nghiên cứu quân sự, chính trị, luật biển hàng đầu thế giới đến từ Liên minh châu Âu, Australia, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản.... Phát biểu tại phiên khai mạc hội thảo, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đối ngoại Bộ Ngoại giao Nga Alekxandr Tokovinin cho biết Nga ủng hộ tìm kiếm các giải pháp cùng chấp nhận được để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông; kêu gọi các bên tranh chấp kiềm chế, không sử dụng vũ lực và giải quyết vấn đề bằng biện pháp chính trị-ngoại giao, dựa trên luật pháp quốc tế và Công ước về Luật Biển năm 1982. Trong thông cáo báo chí, lãnh đạo Viện Đông Phương học cho biết vấn đề Biển Đông đang là một trong những đề tài thu hút sự quan tâm lớn của dư luận quốc tế. Các nước trong khu vực tranh chấp đã tiến hành đàm phán trong một thời gian dài, song chưa tìm ra giải pháp khả thi tháo gỡ các bất đồng liên quan vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, quyền đánh bắt hải sản, thăm dò, khai thác dầu khí và tự do hàng hải. Viện Phương Đông học quyết định tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về an ninh và hợp tác ở Biển Đông nhằm tạo ra một diễn đàn để các nhà chính trị, học giả và các chuyên gia nghiên cứu quốc tế đưa ra ý kiến đánh giá đa chiều về vấn đề Biển Đông dưới góc độ địa lý-chính trị, nguy cơ bất ổn và chạy đua vũ trang ở khu vực, bình diện pháp lý, lịch sử của các tranh chấp ở Biển Đông, khả năng giải quyết các vấn đề hiện nay với hy vọng các tham luận tại hội thảo sẽ góp phần giúp các nước đang có tranh chấp sớm tìm ra biện pháp giải quyết xung đột một cách hòa bình, bền vững và cùng có lợi. Viện Đông Phương học cũng cho biết, để đảm bảo tính khách quan của các tham luận, viện chủ trương không mời các học giả, nhà nghiên cứu đến từ các nước có tranh chấp ở biển Đông. Theo TTXVN =================== Bởi vậy, Lão Gàn phát biểu ý kiến từ lâu rùi. Trung Cóoc gây sự với Việt Nam là một sai lầm chiến lược rất lớn. Sai lầm này làm đảo lộn toàn bộ lịch sử thế giới trong tương lai. Và việc Hoa Kỳ kéo 60% quân lực về Tây Thái Bình dương chính vì sai lầm này. Mặc dù giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trước đó chẳng có gì ăn nhậu - Í lộn - Ăn nhập mí nhau. Gần đây, có nhiều dấu hiệu Trung Cóoc đang gỡ rối tơ lòng thòong. Nhưng Lão Gàn tiên quyết rằng: Việt sử 5000 năm văn hiến chưa được tôn vinh một cách chính danh, công bằng để làm sáng tỏ chân lý, mọi chuyện sẽ "Vũ Như Cẩn". 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites