Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Mỹ phản đối dùng vũ lực ở Senkaku/Điếu Ngư

Thứ Ba, 10/09/2013 - 22:30

(Dân trí) - Hoa Kỳ hôm nay đã đưa ra phản đối mạnh mẽ về việc sử dụng vũ lực trong vấn đề đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, động thái thể hiện rõ sự ủng hộ của Mỹ dành cho Nhật Bản trước các hành động điều máy bay ném bom và tàu tuần duyên của Trung Quốc.

Posted Image

Việc Trung Quốc liên tiếp đưa máy bay và tàu tuần duyên đến Điếu Ngư/Senkaku đã buộc Mỹ phải lên tiếng.

Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ James Miller cho biết ông đã nói với Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Vương Quán Trung rằng Washington phản đối việc dùng vũ lực để giải quyết những căng thẳng liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát trên biển Hoa Đông.

"Tôi một lần nữa khẳng định rằng điều quan trọng là không nên giải quyết vấn đề này bằng đe dọa hoặc vũ lực", ông Miller nói với các phóng viên tại Bắc Kinh một ngày sau cuộc gặp với ông Vương Quán Trung.

Trước đó, trong cuộc gặp với ông Vương, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ nêu rõ Washington “có các nghĩa vụ quy định trong Hiệp ước với Nhật Bản" nếu chính quyền Nhật Bản bị tấn công. Vị quan chức quốc phòng này còn cho hay ông cũng đã thảo luận hàng loạt vấn đề quan trọng như khủng hoảng Syria, căng thẳng ở Biển Đông và an ninh mạng trong cuộc gặp với ông Vương.

Trong hai ngày qua, lực lượng phòng vệ bờ biển và trên không của Nhật Bản liên tục phát hiện máy bay do thám lạ và 7 tàu tuần duyên lai vãng gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho biết đây là đội tàu tuần duyên lớn nhất của Trung Quốc được nhìn thấy gần quần đảo tranh chấp kể từ tháng 4.

Trước đó một ngày, Nhật Bản đã phải điều máy bay chiến đấu chặn các máy bay ném bom chiến lược của Trung Quốc trong không phận quốc tế giữa hai đảo thuộc quần đảo Okinawa.

Trong khi đó, có tin Trung Quốc từng đưa các máy bay không người lái đến quần đảo tranh chấp. Theo các nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản, các thủy thủ trên tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã phát hiện các máy bay “có thể là máy bay không người lái của Trung Quốc” gần quần đảo Senkaku hồi giữa tháng 12/2012, cuối tháng 6/2013 và gần đây nhất là ngày hôm qua.

Trong hai lần trước, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã không công khai thông tin này do thiếu bằng chứng xác thực, Tuy nhiên đến lần này, Tokyo đã chính thức thông báo với Bắc Kinh về "mối quan ngại” liên quan đến các máy bay không người lái, đồng thời kêu gọi Trung Quốc không tái diễn những hành động tương tự. Bộ trên bày tỏ quan ngại trước vụ việc này với Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo.

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Onodera tuyên bố Lực lượng phòng vệ nước này đang tăng cường theo dõi hàng ngày và sẽ duy trì sứ mệnh này tới ngày 11/9, thời điểm kỷ niệm một năm ngày chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku.

Vũ Anh

Theo Kyodo

=================

Syria và Trung đông phải ổn định thì topic này mới đi đúng chủ đề....Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc sẽ "không tha" nếu Nhật Bản phái người lên Senkaku

Thứ ba 10/09/2013 16:30

(GDVN) - Hôm nay 10/9 Trung Quốc lên tiếng cho biết nước này sẽ không tha thứ cho cái họ gọi là "hành động khiêu khích" sau khi Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản tuyên bố không loại trừ khả năng Tokyo phái nhân viên chính phủ lên nhóm đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.

Posted Image

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi.

Hôm nay 10/9 Trung Quốc lên tiếng cho biết nước này sẽ không tha thứ cho cái họ gọi là "hành động khiêu khích" sau khi Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản tuyên bố không loại trừ khả năng Tokyo phái nhân viên chính phủ lên nhóm đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.

Một năm trước Nội các Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã quyết định quốc hữu hóa nhóm đảo Senkaku gây ra phản ứng giận dữ từ Trung Quốc với các cuộc biểu tình chống Nhật liên tiếp trên cả nước.

Máy bay và tàu Cảnh sát biển 2 nước đã chơi trò mèo và chuột trên vùng biển, vùng trời phụ cận nhóm đảo Senkaku suốt một thời gian dài liên tục, làm gia tăng lo ngại về một vụ đụng độ vô tình có thể châm ngòi cho xung đột.

Posted Image

Tàu Cảnh sát biển Nhật Bản tuần tra canh gác Senkaku.

Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bày tỏ sự "quan ngại sâu sắc" về phát biểu của Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản.

"Nếu phía Nhật Bản liều lĩnh có những hành động khiêu khích, họ sẽ phải chấp nhận hậu quả", Hồng Lỗi nhấn mạnh.

Diễn biến mới nhất của tranh chấp Trung - Nhật xung quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư là việc sáng nay 7 tàu Cảnh sát biển Trung Quốc kéo vào vùng biển này buộc Nhật Bản phải điều 7 tàu Cảnh sát biển ra kèm sát. Hồng Lỗi nói rằng việc điều tàu Cảnh sát biển ra Hoa Đông "là nhiệm vụ thường xuyên, bình thường".

Hồng Thủy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau ngày 15. 9 2013 mọi việc mới ngã ngũ....Chiến tranh và hòa bình đều mong manh, nhưng đều kẹt một sợi tóc!

===========================

Syria cam kết sẽ ký hiệp ước cấm vũ khí hóa học, công khai quy mô kho

Thứ tư 11/09/2013 06:29

(GDVN) - Syria đã cho biết vào đêm thứ Ba rằng nước này sẽ tham gia Công ước cấm vũ khí hóa học quốc tế và lần đầu tiên công khai quy mô kho vũ khí hóa học của mình.

Ả Rập Saudi ân xá tử tù, cấp tiền cho họ sang chiến đấu tại Syria

John Kerry lỡ lời mở đường cho Lavrov đưa ra đề xuất về Syria

Gần 60 % dân Mỹ muốn quốc hội bỏ phiếu chống lại việc tấn công Syria

Video: Dân Syria biểu tình tại Damascus phản đối Mỹ tấn công quân sự

Assad cảnh báo Mỹ hậu quả nếu tấn công Syria

Posted Image

Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

The Guardian ngày 10/9 đưa tin, Syria đã cho biết vào đêm thứ Ba rằng nước này sẽ tham gia Công ước cấm vũ khí hóa học quốc tế và lần đầu tiên công khai quy mô kho vũ khí hóa học của mình.

Ngoại trưởng Walid al-Moallem cho biết nước ông sẽ ngừng sản xuất vũ khí hóa học, công khai địa điểm của các kho vũ khí hiện có của mình và cho phép các thanh sát viên LHQ tiếp cận phù hợp với Công ước cấm vũ khí hóa học.

Tham gia Công ước có nghĩa là một cam kết tiêu hủy các loại khí độc và chất độc thần kinh được cho là quốc gia này đang sở hữu, nhưng một vấn đề đặt ra là thời gian biểu giải trừ vũ khí hóa học tại Syria nên được thực thi bởi các mối đe dọa hành động quân sự.

Mỹ, Anh và Pháp đang chuẩn bị một nghị quyết để Hội đồng Bảo an hỗ trợ cho khả năng sử dụng vũ lực trong khi Nga đang đề xuất một tuyên bố không ràng buộc của Hội đồng Bảo an nhẹ hơn nhiều. Lần đầu tiên Nga đề nghị triệu tập một cuộc họp khẩn cấp Hội đồng Bảo an lúc 4 giờ chiều thứ Ba, nhưng sau đó đột ngột bị hủy bỏ.

Posted Image

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định rằng quá trình giải trừ quân bị tại Syria sẽ chỉ khởi động khi Mỹ và đồng minh cam kết từ bỏ việc sử dụng vũ lực, bởi vì rất khó để Syria hay bất kỳ quốc gia nào đơn phương giải giáp vũ khí khi vẫn có hành động quân sự chống lại nó đang được xem xét.

Nga đề xuất sẽ làm việc với chế độ Assad và Liên Hợp Quốc đặt ra một kế hoạch giải trừ vũ khí với một thời gian biểu "hoàn toàn khả thi, chính xác và cụ thể" nhưng không có cơ chế thực thi.

Sau một cuộc nói chuyện điện thoại với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius thừa nhận: "Theo như tôi hiểu, người Nga trong giai đoạn này không nhất thiết phải nhiệt tình như thế, hãy để tất cả vào khuôn khổ một nghị quyết ràng buộc của Liên Hợp Quốc."

Mỹ, Anh và Pháp đều nhấn mạnh rằng họ sẽ không cho phép Nga hay Damascus chơi trò hoãn binh. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói trong phiên điều trần của Ủy ban Quân vụ Hoa Kỳ thuộc Hạ viện, Washington đang chờ đợi chi tiết đề xuất của Nga, nhưng sẽ không chờ đợi lâu.

Posted Image

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

John Kerry nói: "Tổng thống Obama sẽ rất chú ý đến nó, nhưng nó phải được thực hiện một cách nhanh chóng và nó phải là thực tế, phải được kiểm chứng. Chúng ta phải cho Syria, Nga và thế giới thấy rằng chúng ta không thể bị rơi vào trò hoãn binh chiến thuật."

Các quan chức Mỹ nói rằng John Kery sẽ gặp Sergey Lavrov hôm thứ Năm tại Geneva để thảo luận thêm sau khi 2 ông nói chuyện qua điện thoại hôm thứ 2 và đồng ý tiếp tục liên lạc, bao gồm khả năng tổ chức một cuộc họp cá nhân trong những ngày tới.

David Cameron đưa ra thông điệp tương tự rằng Anh không muốn đề nghị giải trừ vũ khí của Nga là một sự trì hoãn, trò câu giờ cho chế độ Bashar al-Assad.

Tuy nhiên những lời lẽ cứng rắn của Mỹ và phương Tây đang bị suy yếu do sự thiếu nhiệt tình ủng hộ một hành động quân sự. Quốc hội Anh đã nói không với tấn công quân sự nhằm vào Syria trong khi Obama đang phải đối mặt với phản kháng gay gắt trong Quốc hội Mỹ.

Hồng Thủy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga, Mỹ làm gì nếu Syria giao nộp vũ khí hóa học?

Cập nhật lúc 19:55, 10/09/2013

(Tin tức 24h) - Tình hình Syria bớt nóng khi phương án đổi vũ khí hóa học lấy hòa bình, Syria sẽ phải giao nộp kho vũ khí hóa học lớn nhất Trung Đông của mình. Nhưng trớ trêu thay, cường quốc Nga, Mỹ còn đang khốn đốn xử lý kho vũ khí hóa học của mình trong nước.

Người dân Syria tin vào vũ khí bí mật khiến Mỹ ngại

Tình hình Syria: Ngã giá để tất cả đều có danh dự?

Dân Mỹ ca ngợi giải pháp của Putin về Syria

Hàng tồn chưa thể tiêu hủy

Hàng nghìn tấn vũ khí hóa học trong quá trình tiêu hủy đang ngốn không ít tiền bạc của hai cường quốc Nga, Mỹ.

Trong khi Mỹ đã phá hủy tới 90% số lượng vũ khí mà họ tuyên bố là còn tồn lại từ thời kì hậu Chiến tranh Lạnh thì con số này tại Nga mới chỉ ở mức 76% trong tổng số 40.000 tấn các chất hóa học được thừa hưởng từ quân đội Xô viết.

Lượng vũ khí hóa học khổng lồ đã tiêu tốn của nước Mỹ khoảng 25-26 tỷ USD, 10% còn lại dự tính mất thêm khoảng 6-7 tỷ USD.

Posted Image

Nhân viên Mỹ chuẩn bị trước khi bước vào kho vũ khí hóa học

Phát ngôn viên của Hội đồng tìm kiếm giải pháp thay thế vũ khí hóa học thuộc Quân đội Mỹ cho hay chính thiết kế của các loại vũ khí hóa học đã làm cho việc thiêu hủy hoặc vô hiệu chúng thông qua việc sử dụng các loại hóa chất khác trở nên hết sức khó khăn.

Washington vẫn còn tới 2.359 tấn khí gây chết người được lưu trữ ở Colorado và 523 tấn hơi độc làm rộp da hoặc gây tổn hại thần kinh ở Kentucky mà Lầu Năm Góc dự định sẽ tiêu hủy hết vào năm 2019 và năm 2023.

Syria đồng ý giao nộp, vũ khí hóa học ai giữ?

Giữa lúc những bất đồng trong cuộc chiến tại Syria chưa có hồi kết, ngày 9/9, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bất ngờ tuyên bố: “Chúng tôi kêu gọi giới lãnh đạo Syria đặt các địa điểm chứa vũ khí hóa học dưới sự kiểm soát quốc tế, sau đó tiêu hủy chúng và tham gia Công ước Cấm phổ biến vũ khí hóa học”.

Ngoại trưởng Nga cho hay, nếu điều này xảy ra, đây sẽ là giải pháp tốt nhất để hạn chế một cuộc tấn công quân sự mà Mỹ và đồng minh đang cân nhắc.

Động thái của điện Kremlin ngay lập tức nhận được sự ủng hộ từ Ngoại trưởng Syria Walid al-Moualem đang ở thăm Moscow. Ông Moualem rất hoan nghênh và đánh giá cao nỗ lực "ngăn chặn cuộc xâm lược của người Mỹ" tại quốc gia trong khu vực Trung Đông này.

Một diễn biến có liên quan, Tổng thống Mỹ Barack Obama trả lời trên truyền hình CBS tại Nhà Trắng hôm 9/9 ghi nhận "bước đột phá tiềm năng" này từ Moscow.

Posted Image

Tổng thống Mỹ trả lời trên truyền hình tại Nhà Trắng ngày 9/9

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã lên tiếng bóng gió khẳng định Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể tránh được một cuộc can thiệp quân sự nếu chịu chuyển giao kho vũ khí hóa học cho cộng đồng quốc tế trong tuần tới.

Một lượng lớn vũ khí hóa học trong nước vẫn đang gặp nhiều khó khăn để tiêu hủy, Washington và Moscow sẽ đưa ra kế sách gì một khi chính phủ Assad gật đầu với đề xuất của điện Kremlin?

T.H (Tổng hợp VOV, NLĐ)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tình hình Syria: Tàu sân bay Mỹ vẫn chuẩn bị tấn công

Thứ Tư, 11/09/2013, 05:54 [GMT+7]

(ĐVO)-Việc Mỹ liên tục đảo chiều trong quyết định có hay không việc sẽ tấn công Syria khiến nhiều người cho rằng Washington đang "tiền hậu bất nhất"...

Posted Image

Tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc chiến nhằm vào Damascus thế nhưng sau những lời tuyên bố quyết liệt dường như Washington đang có nhiều dấu hiệu nhụt khí thế khi có vẻ thuận theo những lời gợi ý hòa bình được đưa ra. Thế nhưng trên thực tế mọi chuyện không hẳn là như vậy, theo những hình ảnh mới nhất vừa được truyền thông TQ công bố thì lực lượng quân đội Mỹ đang đồn trú tại biển Đỏ vẫn nỗ lực luyện quân và được đặt vào tình trạng báo động như trong thời chiến.

Posted Image

Theo đó, tàu sân bay USS Nimitz chạy bằng năng lượng hạt nhân đã tiến vào Biển Đỏ, cách không xa Syria và liên tục tổ chức những cuộc huấn luyện quân sự liên tiếp trong thời gian qua.

Theo đại diện quân đội Mỹ thì nước này vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh sau lời tuyên bố sẽ tấn công Syria của Tống thống Obama. “Chúng tôi phải luôn đề phòng cho mọi tình huống có thể xảy ra, việc duy trì khả năng chiến đấu là một trong những yêu cầu thường xuyên, đặc biệt trước một cuộc chiến lớn. Vì thế USS Nimitz không được phép lơi là trong bất kỳ trường hợp nào“, một đại diện của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.

Những hình ảnh được ghi lại trong ngày 8 và 9/9 cho thấy quân đội Mỹ trên USS Nimitz vẫn rất tích cực tham gia huấn luyện cũng như bảo dưỡng vũ khí để sửa soạn tấn công Syria.

Posted Image

Việc Mỹ vẫn duy trì một lực lượng quân sự đủ mạnh tại gần Syria cho thấy Washington có thể sẽ vẫn giữ đúng lời cam kết trước kia của mình chứ không “tiền hậu bất nhất“ như nhiều tờ báo của TQ nhận định trước đó.

Posted Image

Hình ảnh trực thăng của Mỹ cất cánh từ tàu sân bay USS Nimitz vào ngày 9/9 mới đây để làm nhiệm vụ tuần tra trên biển Đỏ.

Tờ CNJ của Trung Quốc thì cho rằng, rất khó cho tình huống Mỹ rút quân đội khỏi vùng giáp ranh với Syria, “Mỹ sẽ không điều động một lực lượng lớn quân đội chỉ đề hù dọa Damascus và kết thúc câu chuyện này bằng một giải pháp hòa bình và đổi lại việc bàn giao vũ khí hóa học từ Syria“, tờ CNJ nhận định.

Không chỉ báo chí TQ mà giới truyền thông Nhật Bản cũng tin rằng Mỹ sẽ không dễ bỏ cuộc tại Syria, vì thế một cuộc tấn công sẽ là điều “khó tránh khỏi“, tờ japanmil của Nhật nhận định.

Trên thực tế, rõ ràng câu chuyện vũ khí hóa học được sử dụng chỉ là cái cớ mà bấy lâu nay Washington cần để mở một cuộc chiến “chính thức“ nhằm vào Damascus vì thế “không có lý do gì Mỹ lại dễ dàng bỏ qua cơ hội này“, chuyên gia Trung Đông thuộc trường Đại học Bắc Kinh, Tống Đạt Phong nhận định.

Posted Image

Vấn đề hiện tại chỉ là thời gian thế nên những lý do trì hoãn được đưa ra chỉ là cái cách mà người Mỹ tìm cho mình một hướng đi có lợi nhất trong cuộc chiến được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Washington nếu Mỹ trở thành người chiến thắng. Trong ảnh là cảnh tiêm kích cơ của Mỹ cất cánh từ tàu sân bay USS Nimitz hiện đang có mặt tại biển Đỏ.

===================

Chả có cái quái gì gọi là "tiền hậu, bất nhất" cả. Với cái nhìn của Lão Gàn thì mọi chuyện rất nhất quán.

"Bất nhất" là cái nhìn và tầm nhìn của Tàu. Tính nhất quán ở đây là: Sự ổn định cần có của vùng Trung đông -mà chiến tranh hay một giải pháp hòa bình chỉ là phương pháp thực hiện cho mục đích. Tính thiếu chính danh của giải pháp là nguyên nhân của sự lùng bùng, chứ không phải "bất nhất'. Sau ngày 15. 9 mọi chuyện sẽ ngã ngũ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Truyền hình Trung Quốc phát sóng trực tiếp từ Senkaku/Điếu Ngư

Thứ Tư, 11/09/2013 - 11:31

(Dân trí) - Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc hôm qua 10/9 đã phát sóng trực tiếp về đội tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển đi quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật trên Hoa Đông. Tròn một năm trước, Nhật đã quốc hữu hóa quần đảo này, thổi bùng căng thẳng giữa hai nước láng giềng châu Á.

Trung Quốc điều đội tàu hùng hậu ra quần đảo tranh chấp với Nhật

Posted Image

Đài truyền hình Trung Quốc phát hình trực tiếp từ phòng điều khiển của Cục hải dương nhà nước Trung Quốc.

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc hôm qua đã phát sóng trực tiếp hàng giờ từ phòng điều hành của Cục hải dương nhà nước Trung Quốc. Người dẫn chương trình cho biết các tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển đang tuần tra trong khu vực được cho là hải phận của Trung Quốc. Trên bản đồ cũng thể hiện vị trí các tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật và Trung Quốc.

Người đứng đầu của phòng điều khiển cho biết 8 tàu sẽ chia làm 2 nhóm và mất 4 tiếng để đi vòng quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Kể từ khi Nhật quốc hữu hóa quần đảo tròn một năm trước, vào 11/9 năm ngoái, Trung Quốc liên tục phái tàu tới vùng biển quanh Senkaku/Điếu Ngư.

Giới phân tích cho rằng Trung Quốc đang tìm cách chứng tỏ việc Nhật kiểm soát quần đảo nằm ở Hoa Đông này là vô nghĩa.

Vũ Quý

Theo NHK

====================

Chả có cái quái gì gọi là "tiền hậu, bất nhất" cả. Với cái nhìn của Lão Gàn thì mọi chuyện rất nhất quán.

"Bất nhất" là cái nhìn và tầm nhìn của Tàu. Tính nhất quán ở đây là: Sự ổn định cần có của vùng Trung đông -mà chiến tranh hay một giải pháp hòa bình chỉ là phương pháp thực hiện cho mục đích. Tính thiếu chính danh của giải pháp là nguyên nhân của sự lùng bùng, chứ không phải "bất nhất'. Sau ngày 15. 9 mọi chuyện sẽ ngã ngũ.

C

ũng như cái topic nay luôn nhất quán với chủ đề. Nhưng tính chất nhất quán của nó có mối liên hệ chằng chịt.Không chỉ với Bắc Mỹ, mà còn cả ở Nga (Đông Âu), Tấy Âu, Ấn Độ và cà...Trung Đông. Do đó , nếu không quan sát tổng hợp tất cả các sự kiện chằng chịt ấy - từ quá khứ đến hiện tại - thì khó đoán định được cái gì sẽ xảy ra ở Tây Thái Bình dương trong tương lai. Đó là Lý học Việt.Lão Gàn nghĩ vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng thống Obama: "Tôi vẫn ra lệnh quân đội giữ nguyên vị trí"

Thứ Tư, 11/09/2013 09:02

(NLĐO) – Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa kết thúc bài phát biểu trực tiếp trên truyền hình tối 10-9 (giờ địa phương) về chính sách của Mỹ đối với Syria. Kết quả, ông kêu gọi quốc hội hoãn bỏ phiếu và sẽ bàn luận trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Bài phát biểu dài khoảng 15 phút, trình bày đầy đủ quan điểm của ông Obama về cuộc nội chiến tại Syria. Theo tổng thống Mỹ, ban đầu ông kiên quyết phản đối việc sử dụng vũ lực đối với quốc gia Trung Đông này. Song ông đổi ý sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus ngày 21-8.

Ông Obama khẳng định chính phủ Syria phải chịu trách nhiệm trong vụ tấn công trên.

Tổng thống Mỹ nói ông hiểu cảm giác chán ngán chiến tranh của người Mỹ. Ông khẳng định nhiệm vụ của ông là chấm dứt chiến tranh chứ không phải mở ra các cuộc chiến mới. Chính vì vậy, ông cam kết sẽ không triển khai bộ binh tại Syria nếu có hành động quân sự.

Posted Image

Tổng thống Obama có bài phát biểu khoảng 15 phút trên truyền hình. Ảnh: Reuters

Phần quan trọng được mọi người chờ đón nhất nằm ở cuối bài phát biểu: Mỹ sẽ phản ứng như thế nào sau đề xuất đặt vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế mà Nga mới đưa ra?

“Còn quá sớm để nói đề xuất này thành công hay không và bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải buộc được chế độ Assad giữ lời. Nhưng đề xuất này có khả năng xóa sổ vũ khí hóa học ở Syria mà không cần dùng đến vũ lực, bởi lẽ Nga là một trong những đồng minh mạnh nhất của Assad” – ông Obama nói.

Tổng thống Mỹ nói tiếp: “Do đó, tôi yêu cầu các lãnh đạo quốc hội hoãn bỏ phiếu về việc cho phép tấn công Syria để đi tiếp con đường ngoại giao này. Tôi sẽ phái Ngoại trưởng John Kerry đi gặp người đồng cấp Nga vào ngày 12-9, còn bản thân tôi tiếp tục bàn luận riêng với Tổng thống Putin”.

Cũng theo ông Obama, ông đã trao đổi với 2 đồng minh thân cận là Pháp và Anh. Sắp tới, chính phủ của ông sẽ làm việc với Nga và Trung Quốc để thống nhất được một nghị quyết của Hội đồng Bảo an buộc tổng thống Syria giao nộp vũ khí hóa học và tiêu hủy chúng hoàn toàn.

Posted Image

Phản đối chiến tranh tại Syria bên ngoài Nhà Trắng. Ảnh: Reuters

Dù vậy, Tổng thống Obama tuyên bố vẫn để ngỏ khả năng tấn công Syria nếu nỗ lực ngoại giao thất bại. “Tôi vẫn ra lệnh quân đội giữ nguyên vị trí hiện nay để duy trì áp lực lên Assad và sẵn sàng hành động nếu con đường ngoại giao không thành” – ông nhấn mạnh.

Kết lại bài phát biểu, tổng thống Mỹ nói: “Lý tưởng, nguyên tắc, an ninh quốc gia của chúng ta đều đặt cược tại Syria. Cả vị thế dẫn đầu thế giới của chúng ta cũng thế! Trong thế giới này, chúng ta luôn tìm cách loại bỏ những thứ vũ khí khủng khiếp nhất”.

“Mỹ không phải là cảnh sát của thế giới. Những việc tồi tệ xảy ra khắp nơi và chúng ta không thể sửa sai mọi thứ. Nhưng nếu chúng ta có thể ngăn chặn việc trẻ em chết vì khí độc cũng như giúp trẻ em của Mỹ an toàn hơn trên đường đời, tôi tin rằng chúng ta nên hành động”.

Hải Ngọc (Theo Reuters, BBC, Washington Post, nld.com.vn)

Share this post


Link to post
Share on other sites

===================

Chả có cái quái gì gọi là "tiền hậu, bất nhất" cả. Với cái nhìn của Lão Gàn thì mọi chuyện rất nhất quán.

"Bất nhất" là cái nhìn và tầm nhìn của Tàu. Tính nhất quán ở đây là: Sự ổn định cần có của vùng Trung đông -mà chiến tranh hay một giải pháp hòa bình chỉ là phương pháp thực hiện cho mục đích.

Tính thiếu chính danh của giải pháp là nguyên nhân của sự lùng bùng,

chứ không phải "bất nhất'. Sau ngày 15. 9 mọi chuyện sẽ ngã ngũ.

Cứ theo như cái nhìn của Lão Gàn thì tính chính danh của sự kiện này là:

"Xác định và truy bắt kẻ thủ ác tấn công dân thường bằng vũ khí hóa học". Mọi chuyện sẽ tính sau.

Nếu không, nhân danh điều này thì mọi chuyện còn lùng bùng chán. Hic. Hòa bình hay chiến tranh đều kẹt sợi tóc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Campuchia: Diễn biến bất ngờ, phát ngôn gây sốc về Trung Quốc

Thứ tư 11/09/2013 14:00

(GDVN) - Son Chhay, một trong những lãnh đạo chủ chốt của đảng CNRP đã nói thẳng ra rằng “Trung Quốc đã lợi dụng và lừa dối nhân dân Campuchia” trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên số mới nhất của của tờ Southeast Asia Globe.

Posted Image

Sam Rainsy, lãnh đạo phe đối lập Campuchia CNRP.

Chỉ một tháng trước đây, đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) vẫn còn được xem là chỗ dựa tin cậy của Trung Quốc. Tuy nhiên một số phát biểu gần đây của các lãnh đạo đảng này liên quan đến Trung Quốc khiến cả Bắc Kinh lẫn nhiều nhà phân tích không khỏi bất ngờ.

Diễn biến bất ngờ, phát ngôn gây sốc

Nội bộ đảng CNRP dường như đang có sự cải tổ về đường lối chính trị của mình. Ngày 8/9 vừa qua, ông Sam Rainsy đã tuyên bố úp mở rằng "tình hình chính trị hiện nay không còn giống như quá khứ". Vậy hàm ý trong lời nói đó của Sam Rainsy là gì?

Son Chhay, một trong những lãnh đạo chủ chốt của đảng CNRP đã nói thẳng ra rằng “Trung Quốc đã lợi dụng và lừa dối nhân dân Campuchia” trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên số mới nhất của của tờ Southeast Asia Globe.

Ông Son Chhay đưa ra dẫn chứng về những khoản vay từ Trung Quốc để xây đường xá, cầu cống, đập thủy điện tại Campuchia muốn giải ngân phải chấp nhận điều kiện để các công ty Trung Quốc thi công. Các công ty này đã nhân chi phí lên gấp nhiều lần so với chi phí thực để họ trục lợi bất chính với khoản tiền khổng lồ.

Tuyên bố của lãnh đạo CNRP gây bất ngờ cho dư luận quốc tế bởi trong suốt cuộc bầu cử vừa qua phe đối lập Campuchia vẫn đề cao vai trò của Trung Quốc đối với đất nước họ và coi đó là một trong những mũi nhọn trong vận động bầu cử.

Posted Image

Ông Son Chhay trả lời báo giới.

Cũng trong ngày 8/9, Ủy ban Bầu cử quốc gia Campuchia (NEC) đã ra thông báo cuối cùng về kết quả bầu cử Campuchia hôm 28/7/2013. Theo đó đảng Nhân dân Campuchia (CPP) giành thắng lợi với 3,2 triệu phiếu bầu, cao hơn so với mức 2,9 triệu phiếu của CNRP. Đây là kết quả thấp nhất của đảng cầm quyền tại Campuchia kể từ năm 1998, và mất 22 ghế so với cuộc bầu cử 5 năm trước.

Đảng CPP cầm quyền liên tục kể từ sau khi Hiệp định Paris về Campuchia được ký kết năm 1991. CPP đã kết thúc chế độ Khmer Đỏ của Pol Pot và mở ra thời kỳ phát triển hòa bình. Thông điệp tuy đơn giản này nhưng đã mang lại nhiều sự ủng hộ cho Thủ tướng Hun Sen trong nhiều thập niên qua.

Tuy nhiên ngày nay, Campuchia được nhìn nhận là một trong những đối tác và là "con bài" quan trọng nhất của Trung Quốc trong ASEAN. Trong 20 năm qua, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Campuchia với 9,17 tỉ USD viện trợ và đầu tư vào nước này.

Bằng khoản tiền khổng lồ đó, Trung Quốc đã gây áp lực lên Campuchia về mặt chính trị để qua đó tạo được lợi thế trong quan hệ với các quốc gia ASEAN. Quan hệ giữa Campuchia với Trung Quốc đặc biệt nở rộ từ tháng 12 năm 2010 khi hai nước ký quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện.

Trong giai đoạn tranh cử vừa qua, cương lĩnh chính của CNRP tập trung chủ yếu vào 2 điểm: Một là, chỉ trích chính quyền Hunsen đã quá già cỗi, quan liêu, thiếu đổi mới tư duy, không dân chủ và không còn phù hợp với thời đại;

Hai là, CNRP nhấn mạnh sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Campuchia, xem Trung Quốc là một đồng minh quan trọng cho sự phát triển của quốc gia này. Điều này được thể hiện khá rõ qua tuyên bố của Sam Rainsy rằng các đảng phái khác ở Campuchia không thể “ủng hộ Trung Quốc rõ ràng về Biển Đông” như CNRP.

Posted Image

Ông Vương Nghị,

Ngoại trưởng Trung Quốc có chuyến thăm chóng vánh đến Campuchia sau khi nước này bầu cử Quốc hội, chúc mừng đảng CPP của ông Hun Sen đã "giành thắng lợi" khi Ủy ban Bầu cứ Quốc gia Campuchia còn chưa tuyên bố chính thức.

Chống Trung Quốc chi phối Campuchia, vũ khí mới của phe Sam Rainsy

Với những tuyên bố khác hẳn quan điểm trên, có vẻ như CNRP đã lộ rõ cách thức để tranh đấu với CPP trong thời gian tới. Đó là thay vì tiếp tục ủng hộ Trung Quốc, phe Sam Rainsy quay sang chỉ trích Bắc Kinh và sẽ dùng nó làm vũ khí quan trọng để chống lại CPP.

Ngày nay người dân Campuchia bắt đầu cảm nhận được những tác động tiêu cực của “cuộc tấn công quyến rũ” (charm offensive) từ Trung Hoa. Mặc dù khoản viện trợ lên đến 9.17 tỉ USD trong 20 năm qua đã giúp đem lại một bộ mặt mới cho Campuchia nhưng nó cũng để lại nhiều hệ quả tiêu cực.

Những doanh nghiệp trong nước đang phải chịu sự bất công khi cạnh tranh với những doanh nghiệp của Trung Quốc ngay trên đất Campuchia.

Theo Luật Đất đai của Campuchia năm 2001, việc cho thuê đất làm kinh tế vượt quá 10.000 ha là bị cấm. Nhưng Tập đoàn phát triển liên hợp Thiên Tân (Union Group) của Trung Quốc lại được chính phủ Campuchia đặc cách cho thuê 36.000 ha đất ở tỉnh Botum Sakor với thời hạn đến 99 năm.

Posted Image

Phe đối lập Campuchia kêu gọi tiếp tục biểu tình phản đối kết quả bầu cử họ cho là có gian lận.

Những sự ưu đãi của chính phủ vốn không nằm trong "các khoản viện trợ không điều kiện" từ Trung Quốc này đang dần bóp chết sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Campuchia.

Ngoài ra Campuchia đang phải hứng chịu sức ép từ các nước ASEAN sau những hành động trái với lợi ích của toàn thể Hiệp hội. Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm tồn tại ASEAN đã không thể đưa ra một thông cáo chung do những quan điểm khác biệt của Campuchia, nước chủ tịch luân phiên của ASEAN trong năm 2012, với các quốc gia thành viên còn lại.

Trong bối cảnh nước rút để hướng tới hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015, vị thế của Campuchia trong ASEAN sẽ bị suy giảm mạnh nếu chính sách thân Trung Quốc của chính phủ Campuchia tiếp tục gây ảnh hưởng tới lợi ích của toàn Hiệp hội.

Những lời chỉ trích mới đây của lãnh đạo CNRP cho thấy một xu hướng mới của nội bộ đảng này. Đây có thể là sự khởi đầu cho cuộc cải tổ về cương lĩnh chính sách của phe Sam Rainsy để đối chọi với đảng CPP của Hun Sen.

Hiện tại hãy còn quá sớm để kết luận về hiệu quả của những thay đổi chính sách của CNRP, nhưng những lời tuyên bố gây sốc vừa qua cũng đã báo hiệu một sự thay đổi lớn từ bên trong Campuchia.

Nguyễn Vinh Hiển

=====================

Cổ thư viết:

Học trò hỏi thầy:

- Nếu ra làm quan thầy làm việc gì trước?

Tử (*)viết:

- Việc đầu tiên là ta phải chính danh.

- Thế nào là chính danh?

Tử viết:

- Gọi tên đúng sự vật, sự việc.

Thuyết chính danh đã thất truyền. Nhưng tiền hậu bất nhất thì không thể gọi là chính danh. Cho dù "chính danh" không có nghĩa là chân lý.

=====================

* Chú thích: Với tài liệu mà tôi được đọc và biết thì cổ thư bản cổ nhất chỉ ghi nhận là "Tử viết". Nhưng qua cả hàng ngàn năm, các nhà nghiên cứu Hán Nho mặc định "Tử" là "Khổng Tử'. Bởi vậy, tôi không ghi là "Khổng tử viết".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ đánh chặn thành công 2 tên lửa cùng lúc

Thứ Tư, 11/09/2013 11:41

(NLĐO) – Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 10-9 thử nghiệm đánh chặn thành công 2 tên lửa đạn đạo tầm trung được phóng đi gần như đồng thời ở phía Tây Thái Bình Dương.

Đây là cuộc thử nghiệm tác chiến cũng như kiểm nghiệm khả năng của hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trong việc phối hợp với hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) Aegis trên tàu khu trục USS Decatur để đánh chặn cùng lúc 2 tên lửa đạn đạo tầm trung. Lầu Năm Góc tuyên bố vụ thử trên được tiến hành gần bãi thử Kwajalein Atoll của Lục quân Mỹ và các vùng phụ cận ở phía Tây Thái Bình Dương .

Posted Image

Vụ thử nghiệm không liên quan đến những diễn biến tại Trung Đông. Ảnh: SPACE NEWS

Người phát ngôn Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ Rick Lehner cho biết THAAD được thử nghiệm thành công 10 lần. Tuy nhiên, đây là cuộc thử nghiệm tác chiến đầu tiên của hệ thống cũng như kiểm nghiệm khả năng của THAAD trong việc phối hợp với hệ thống Aegis trên tàu khu trục USS Decatur trang bị tên lửa dẫn đường đang hoạt động tại khu vực này.

Theo người phát ngôn, vụ thử này được lên kế hoạch từ hơn 1 năm trước và không liên quan đến những diễn biến tại Trung Đông. Hiện Mỹ đang cân nhắc tiến hành một cuộc tấn công hạn chế vào Syria với cáo buộc nước này sử dụng vũ khí hóa học.

Chủ tịch Nhóm Ủng hộ phòng thủ tên lửa Riki Ellison nhận định thử nghiệm này là một “thành tựu to lớn” và chứng minh được khả năng phòng thủ nhiều lớp của THAAD. Ông Riki Ellison đề nghị Lầu Năm Góc đưa một hệ thống THAAD đến Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Israel để bảo vệ bất kỳ cuộc tấn công tên lửa tiềm năng nào từ Syria.

H.Bình (Theo Reuters)

==================

Trong chiến tranh hiện đại, kẻ phòng thủ chắc thì là kẻ chiến thắng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đằng sau thỏa thuận 'đổi vũ khí lấy hòa bình'

Thứ tư, 11/9/2013 16:21 GMT+7

Các tổng thống Putin và Obama từng thảo luận về ý tưởng đòi Syria giao nộp vũ khí hóa học, nhưng sau đó là cả một năm dài bế tắc, mãi cho đến khi xảy ra bước đột phá với phát ngôn của ngoại trưởng Mỹ trưa hôm thứ hai.

Posted Image

Phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry được coi là gợi ý tạo ra giải pháp bước ngoặt cho cuộc khủng hoảng Syria sau một quãng đường dài thương thuyết với Nga. Ảnh: AP

Trong họp báo với ngoại trưởng Anh trưa hôm 9/9, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chủ động nêu quan điểm mà không có sự chỉ đạo từ Nhà Trắng, khi ông gợi ý rằng Syria có thể tránh được một cuộc tấn công từ Mỹ nếu từ bỏ các vũ khí hóa học.

Phát biểu của ông sau đó được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ mô tả là mang tính "tu từ" và tính "giả thuyết", nhưng lại mở ra chuỗi phản ứng dồn dập có thể giúp tránh được một cuộc chiến tranh ở Syria. Nó khiến Tổng thống Barack Obama có thể thoát ra khỏi khủng hoảng, hoặc ít nhất cho ông một lý do chính trị để thực hiện các giải pháp ngoại giao, quan chức Mỹ nói với Wall Street Journal.

Dù các diễn biến xảy ra khá bất ngờ, nhưng một năm trước, ông Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp gỡ tại Hội nghị G20 tại Mexico và bàn về ý tưởng Syria sẽ bàn giao kho vũ khí hóa học cho quốc tế kiểm soát. Tuy nhiên, khi đó hai nhà lãnh đạo không đi đến thống nhất.

Trong một năm sau đó, các quan chức của chính quyền Obama và những người đồng cấp Nga đã thảo luận các biện pháp để vô hiệu hóa kho vũ khí hóa học của Syria.

Hồi tháng 4, ông Kerry có chuyến công du đầu tiên tới Moscow trên cương vị bộ trưởng ngoại giao và dự tiệc tối cùng người đồng cấp Nga Sergei Lavrov. Bữa tiệc kéo dài đến tận 2h30 sáng. Họ thảo luận về phương thức tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria, tương tự như từng thảo luận về việc Libya từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân một thập kỷ trước.

Tháng 6, Mỹ kết luận rằng chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad đã sử dụng vũ khí hóa học trên quy mô nhỏ và ông Obama cho phép Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) hỗ trợ lực lượng chống chính quyền Assad. Nga tiếp tục thể hiện sự ủng hộ dành cho Syria.

Sau khi cuộc tấn công bằng hóa học xảy ra ở ngoại ô thủ đô Damascus của Syria hôm 21/8, Mỹ kết luận chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học làm hơn 1.400 người chết.

Từ sau vụ này, các cuộc thảo luận giữa ông Kerry và Lavrov càng trở nên nóng bỏng hơn. Họ đã nói chuyện đến 9 lần kể từ ngày 21/8, các quan chức Mỹ cho hay. Khi ông Obama và Kerry thể hiện quyết tâm tiến hành cuộc tấn công mạnh mẽ để trừng phạt, Nga vẫn bảo vệ Syria và nói rằng phe nổi dậy đứng sau vụ việc chứ không phải chính quyền Syria.

Posted Image

Syria là một trong số ít các quốc gia không ký Công ước cấm sử dụng vũ khí hóa học. Trong kho dự trữ của Syria có lưu trữ Sarin, khí Mustard, Tabun và VX. Trong ảnh là các binh sĩ của Syria. Ảnh: Business Insider

Đột phá xuất hiện tại Hội nghị G20 diễn ra ở Saint Petersburg, Nga, tuần trước. Ông Obama nói không có kế hoạch gặp ông Putin, nhưng đến ngày cuối cùng, họ bất ngờ trao đổi với nhau hơn 20 phút bên lề hội nghị.

Trong cuộc gặp kín đó, Putin nhắc đến kế hoạch phá hủy kho vũ khí mà Tổng thống Syria đang nắm giữ và ông Obama đồng ý rằng đây có thể là con đường có thể dẫn đến hợp tác. Cả hai bên đều xác nhận như vậy. Họ thống nhất rằng hai Ngoại trưởng Kerry và Lavrov sẽ lên kế hoạch chi tiết. Nhưng các cuộc thảo luận vẫn bị trì hoãn và Mỹ đã không còn hy vọng là kế hoạch này sẽ thành hiện thực.

Tuy nhiên, Kerry bất ngờ nhắc lại ý tưởng trong cuộc họp báo ở London hôm 9/9. Sau đó, diễn biến có tính bước ngoặt xảy ra. Ngoại trưởng Nga Lavrov công khai đề xuất ý tưởng. Ngay sau đó, Syria nhanh chóng chấp thuận.

Vài giờ sau, Tổng thống Obama cũng lên tiếng. "Chúng tôi bất ngờ vì tuyên bố của Nga. Nó vượt xa hơn rất nhiều so với dự kiến", quan chức cấp cao của Mỹ cho hay.

Ông Kerry nói chuyện với Cố vấn An ninh Susan Rice và hai người đồng ý rằng đề xuất phá hủy kho vũ khí hóa học mà chính quyền Assad sở hữu có thể rất khó thực hiện, nhưng đây là một "bước đi tích cực" và cần phải theo đuổi.

Các nghị sĩ Mỹ thì cố tránh một cuộc bỏ phiếu khó khăn, trong đó hoặc là miễn cưỡng ủng hộ can thiệp quân sự vào Syria, hoặc là bỏ phiếu chống lại đề nghị của Obama. Một số nghị sĩ chỉ trích cách tiếp cận mà họ thấy là "đầy ngẫu hứng" của chính phủ Mỹ trong vấn đề Syria.

"Tôi chưa bao giờ chứng kiến cách làm việc như thế này trong suốt những năm ở đây", Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain nói.

Các nhà ngoại giao Mỹ thì cho biết họ hy vọng cuộc tranh luận sắp tới sẽ chứng minh Nga cũng như Syria "có mưu đồ", và vấn đề lại được đặt vào tay chính phủ và quốc hội Mỹ. Họ cũng đang chờ đợi xem đề xuất của Nga sẽ được chính quyền Assad thực hiện như thế nào, nhưng tuyên bố sẽ không đợi lâu.

"Cần phải xúc tiến nhanh chóng, cần phải làm thật và cần phải được kiểm chứng. Đây không phải là biện pháp dùng để câu giờ", một quan chức Mỹ nói.

Tuy nhiên, giải pháp Syria giao nộp vũ khí để tránh bị tấn công được Ngoại trưởng Kerry coi là biện pháp tốt nhất vào thời điểm này.

Mặc dù có sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa Nga và Mỹ trong một số vấn đề, bao gồm việc Nga cho cựu nhân viên an ninh Mỹ Edward Snowden tị nạn, các diễn biến mới cho thấy hai nước đang bị đẩy xích lại gần nhau trên chính trường quốc tế.

Nhà Trắng hy vọng một kết quả tích cực dù kế hoạch được triển khai theo cách nào. Syria có thể đồng ý bàn giao kho vũ khí hóa học, hoặc nếu không thì ông Obama sẽ quay trở lại Quốc hội với những luận điểm vững chắc hơn, rằng ông đã thử hết các biện pháp ngoại giao.

Sự chia rẽ trong Thượng viện và Hạ viện sẽ khiến kế hoạch ban đầu của tổng thống gặp khó khăn. Do đó, "gợi ý của Kerry đã cứu chúng ta", James Jeffrey, cựu đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq dưới thời Obama và phó cố vấn an ninh quốc gia thời George W. Bush, nói.

Một số quan chức Mỹ cho biết họ vẫn nghi ngờ tính khả thi của kế hoạch. Họ lo ngại rằng Nga, đồng minh lớn nhất của Syria, có thể dùng giải pháp này như một chiến thuật trì hoãn. Hơn nữa, việc giám sát một chính quyền trong bối cảnh nội chiến là một việc không khả thi.

Vũ Hà (theo WSJ

===================

Một số nghị sĩ chỉ trích cách tiếp cận mà họ thấy là "đầy ngẫu hứng" của chính phủ Mỹ trong vấn đề Syria.

"Tôi chưa bao giờ chứng kiến cách làm việc như thế này trong suốt những năm ở đây", Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain nói.

Chẳng có gì là lạ cả! Những việc lớn thiên hạ đôi khi vẫn cứ gặp may như thường. Trong lịch sử tiến hóa của nhân loại, đây cũng không phải lần đầu tiên. Có lẽ là 1000 có lẻ những trường hợp như vậy.

Một số quan chức Mỹ cho biết họ vẫn nghi ngờ tính khả thi của kế hoạch. Họ lo ngại rằng Nga, đồng minh lớn nhất của Syria, có thể dùng giải pháp này như một chiến thuật trì hoãn. Hơn nữa, việc giám sát một chính quyền trong bối cảnh nội chiến là một việc không khả thi.

Bởi vậy,một lệnh ngừng bằn tại chỗ là một giải pháp khả thi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấn Độ sắp thử tên lửa “kẻ hủy diệt Trung Quốc”

Thứ Tư, 11/09/2013 - 20:32

(Dân trí) - Theo báo chí Ấn Độ, nước này sẽ tiến hành vụ thử thứ hai tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và có tầm xa nhất trong các tên lửa nước này vào khoảng ngày 15/9. Tên lửa còn được mệnh danh là “kẻ hủy diệt Trung Quốc”.

Posted Image

THindu của Ấn Độ hôm thứ hai vừa qua dẫn lời một quan chức không được nêu tên tại Tổ chức nghiên cứu và phát triển quân sự (DRDO), cơ quan công nghệ quân sự của Ấn Độ, cho biết DRDO hiện đang chuẩn bị cho vụ thử thứ hai của tên lửa đạn đạo Agni-V tại đảo Wheeler. Cũng theo quan chức này vụ thử sẽ được tiến hành “vào khoảng 15/9”, tùy thuộc vào tình hình thời tiết và khâu chuẩn bị. Tờ báo cũng dẫn lời một quan chức Ấn Độ khác cho hay 2 tàu hải quân Ấn Độ hiện đã ở Ấn Độ Dương, gần với địa điểm thử.

Tên lửa Agni-V là tên lửa 3 tầng, nhiên liệu rắn, có tầm xa 5.000km khi mang đầu đạn 1.000kg. Đây là tên lửa tầm xa nhất của Ấn Độ, được báo chí địa phương gọi là tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên của nước này. Mặc dù tên lửa có mọi đặc tính công nghệ cần thiết của tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), nhưng về mặt kỹ thuật đây chỉ là tên lửa đạn đạo tầm trung, bởi ICBM phải có tầm xa ít nhất 5.500km.

Ấn Độ lần đầu thử Agni-V vào tháng 4 năm ngoái. Vụ thử đầu tiên, cũng ở đảo Wheeler, thành công và được ca ngợi hết lời ở Ấn Độ, vì thành tự khoa học đạt được cũng như bởi Agni-V sẽ cho phép nước này lần đầu tiên nhắm thiết bị có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tới nhiều thành phố lớn của Trung Quốc. Chính vì vậy, mà một số người ở Ấn Độ gọi Agni-V là “kẻ hủy diệt Trung Quốc”.

Tháng trước, tờ Hindu dẫn lời Tessy Thomas, giám đốc Dự án tên lửa Agni tại DRDO, cho biết sẽ có 2 hoặc 3 vụ thử thên lửa Agni-V nữa trước khi nó được đưa vào sử dụng năm 2015. Bà cũng cho biết Agni-V, giống như các tên lửa khác của Ấn Độ, là “vũ khí hòa bình”.

Vũ Quý

Theo Diplomat

==============

Cô gái Ấn Độ sao đặt cái tên cho loại tên lửa này chẳng tế nhị chút nào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga trao kế hoạch giao nộp vũ khí hóa học Syria cho Mỹ

Thứ Tư, 11/09/2013 - 22:12

(Dân trí) - Giới chức Nga đã trao cho Mỹ bản kế hoạch đặt kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát của quốc tế, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố tạm ngưng kế hoạch tấn công quân sự và theo đuổi một giải pháp ngoại giao đối với chính quyền Syria.

Ông Obama phát biểu trước toàn dân về vấn đề Syria

yria chấp thuận giao nộp vũ khí hóa học để tránh bị tấn công

Posted Image

Nga và Mỹ sẽ nhóm họp ở Geneva để bàn về kế hoạch đặt kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát của quốc tế.

Hãng thông tấn nhà nước Nga Itar-tas dẫn một nguồn tin của phái đoàn Nga tham dự cuộc họp với Mỹ sắp diễn ra ở Geneva cho hay: “Chúng tôi đã trao cho người Mỹ một bản kế hoạch để đặt vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát của quốc tế. Chúng tôi dự kiến sẽ thảo luận về kế hoạch này tại Geneva”.

Trong khi đó trang tin UPI.com của Mỹ dẫn lời Ngoại trưởng John Kerry cho hay giới chức Mỹ ngày 11/9 sẽ xem xét bản kế hoạch do Nga soạn thảo để bảo toàn kho vũ khí hóa học của Syria.

Kế hoạch, hay dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc do Nga soạn thảo, được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Obama có bài phát biểu trên truyền hình Mỹ, trong đó cho biết ông sẽ ngưng hành động quân sự đối với Syria và theo đuổi đề xuất của Nga, để cho các giám sát viên quốc tế kiểm soát và tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria.

Kế hoạch dự thảo của Nga cũng được đưa ra một ngày sau khi Hội đồng bảo an Liên hợp quốc phải hủy một phiên họp do Nga bất đồng với Mỹ và Pháp về việc liệu dự thảo có cần ràng buộc pháp lý và liệu có cần đe dọa tấn công quân sự trong trường hợp Syria không thực hiện cam kết của mình.

Trong khi đó, vào hôm thứ ba vừa qua, Ngoại trưởng Syria Walid al-Muallem lần đầu tiên thừa nhận Damascus sở hữu vũ khí hóa học. Cho biết trên đài truyền hình Li-băng al-Mayadeen, ông nói Syria sẽ ngừng sản xuất vũ khí hóa học, tiết lộ vị trí của các kho vũ khí này và giao nộp chúng cho Nga, Liên hợp quốc và “các nước khác”.

Tuy vậy, trong bài phát biểu từ Nhà Trắng đêm ngày thứ ba, Tổng thống Obama cho rằng “vẫn còn quá sớm” để biết liệu đề xuất của Nga có thành công hay không và “bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải xác thực được chính quyền của ông Assad giữ vững cam kết của mình.”

“Nhưng sáng kiến này có thiên hướng loại bỏ mối đe dọa vũ khí hóa học mà không cần dùng vũ lực, đặc biệt là bởi Nga là một trong những đồng minh lớn nhất của ông Assad”, ông Obama cho hay.

Tổng thống Mỹ cũng cho biết ông đã yêu cầu các lãnh đạo quốc hội hoãn bỏ phiếu cho phép hành động quân sự với Syria. Trước đó, ông Obama cho rằng hành động quân sự với Syria là đảm bảo lợi ích quốc gia của nước Mỹ, mặc dù Syria không hề gây ra bất kỳ đe dọa trực tiếp nào với Mỹ.

Vũ Quý

Tổng hợp

===================

Tốt rồi! Hy vọng sẽ không xẩy ra chiến tranh ở đây. Nếu mọi việc suông sẻ- không có chiến tranh - quyết định của ngài Obama hoàn hảo.

Dù chiến tranh hay hòa bình thì Trung Đông phải ổn định chậm lắm là đầu năm tới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Dị nhân đuổi mưa" dự báo sốc: Mỹ sẽ đánh Syria trước ngày 15/9

Nguyễn Thắng

- theo Trí Thức Trẻ | 09/09/2013 08:10

(Soha.vn) - Những dự đoán của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh về khả năng Mỹ tấn công quân sự vào Syria.

Hôm nay, Quốc hội Mỹ nhóm họp trở lại và rất có thể sẽ ra quyết định về chiến dịch quân sự nhằm vào Syria như đề nghị của Tổng thống Obama.

Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Lý học Đông Phương trực thuộc Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á - Việt Nam về những diễn biến quan trọng trong thời gian tới ở khu vực nóng bỏng này, đặc biệt là về khả năng Mỹ tấn công Syria.

Posted Image

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh

PV: Thưa ông, theo phương pháp dự đoán của mình, ông cho rằng cuộc chiến giữa Mỹ và Syria có xảy ra không?

Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Hồi trước Tết Quý Tỵ, tôi có dự đoán như sau: “Những điểm nóng trên thế giới như Đông Bắc Á, Biển Đông, Trung Đông và Bắc Phi, sẽ ngày một nóng lên. Nhưng chưa xảy ra một cuộc đối đầu quân sự lớn ở đây.”

Tuy nhiên, cách đây vài tháng, tôi có bổ sung thêm vào lời dự báo của mình là: “Toàn bộ Trung Đông sẽ phải ổn định vào cuối năm nay, muộn nhất là không quá mùa Xuân năm tới.”

Tất nhiên tính ổn định này là ở tầm khái quát, bao trùm, chứ không tuyệt đối trong cấu trúc xã hội.

Như vậy, vấn đề được đặt ra là: Thế nào là một cuộc đối đầu quân sự lớn? Nếu như Mỹ chỉ dùng không kích và không đổ bộ quân đội tấn công Syria, hay một quốc gia nào đó, đồng thời chiến tranh không lan rộng thì có thể coi là một cuộc chiến quy mô nhỏ và nó có khả năng sẽ xảy ra.

PV: Thưa ông, vậy nếu cuộc tấn công xảy ra thì nõ sẽ rơi vào khoảng thời gian nào?

Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Theo tôi, Mỹ sẽ tấn công Syria muộn nhất là vào ngày 15/9/2013.

PV: Cơ sở nào để ông đưa ra những dự đoán trên?

Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Khi luận đoán, tôi chủ yếu áp dụng phương pháp Lạc Việt độn toán là cơ sở chính và kết hợp với vài phương pháp dự báo Đông phương cổ được hiệu chỉnh. Nếu các kết quả đều trùng khớp thì tôi coi như một dự báo đúng.

PV: Trước khi qua đời, 17 năm trước, nhà tiên tri mù Vanga đã dự đoán rằng: “Thế giới sẽ vẫn tiếp tục” và “Syria sẽ không sụp đổ…”. Ông có đồng ý với dự đoán của bà Vanga không?

Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Nếu chỉ giới hạn ở nhận xét: "Thế giới sẽ vẫn tiếp tục" và "Syria sẽ không sụp đổ.." thì đây là một dự báo đúng. Nhưng vấn đề là xã hội Syria sẽ có cấu trúc như thế nào thì tôi e rằng cần phải bàn. Nó sẽ rất khó ổn định trong nhiều năm.

PV: Nếu cuộc chiến này xảy ra, ông có thể dự đoán trước những thiệt hại của 2 bên tham chiến và các nước bị ảnh hưởng trên thế giới?

Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Tôi nghĩ khi cuộc chiến xảy ra, chắc chắn Mỹ và Syria sẽ chịu thiệt hại trực tiếp. Còn các nước bị ảnh hưởng gián tiếp, do kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm. Điều này tôi cũng đã dự báo trong dự báo năm 2013, rằng: “Cuối năm kinh tế toàn cầu sẽ rất tồi tệ.”

PV: Từ giờ đến cuối năm, liệu còn cuộc chiến nào trên thế giới có thể xảy ra không thưa ông?

Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Tôi nghĩ sẽ không xảy ra cuộc chiến có quy mô lớn. Mặc dù có thể có đụng độ lẻ tẻ.

Xin cảm ơn nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh về cuộc trao đổi này.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh là Giám đốc Trung tâm Lý học Đông Phương, trực thuộc Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á - Việt Nam.

Ông Tuấn Anh được biết đến với tên gọi "dị nhân đuổi mưa" với những dự báo về thời tiết và tuyên bố có thể đuổi mưa trong 10 ngày dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

=====================

Có một vấn đề cần đính chính và cần nói rõ: Tôi chưa bao giờ nói rằng sẽ "Đuổi mưa" trong bất cứ một cuộc phỏng vấn nào. Từ "Đuổi mưa" là do báo chỉ nói.

Cá nhân tôi không muốn cuộc chiến xảy ra, cho dù đoán sai. Ý tưởng không muốn cuộc chiến xảy ra khi tôi thấy hình ảnh một em bé khóc (Bài viết cũng trong topic này. Tôi sẽ tìm và đưa lên đây). Tôi hy vọng vào trục Càn Khôn là trục Phúc Đức theo Lý học Việt. Nên khó xảy ra chiến tranh lớn.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Syria hứa nộp vũ khí hóa học, Obama vẫn thúc Quốc hội cho đánh

Hồng Anh

- theo Trí Thức Trẻ | 11/09/2013 08:30

(Soha.vn) - Ngoại trưởng John Kerry cho hay Mỹ sẽ chờ đề nghị chính thức về việc giao nộp vũ khí, nhưng sẽ không chờ lâu.

Posted Image

Ngoại trưởng Syria Walid al- Moualem

Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình nhà nước Nga hôm 10/9, Ngoại trưởng Syria Walid al- Moualem khẳng định: "Chúng tôi muốn tham gia Công ước cấm vũ khí hóa học. Chúng tôi sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ của mình theo Công ước, bao gồm cả việc cung cấp các thông tin về các loại vũ khí".

"Chúng tôi đã sẵn sàng khai báo nơi cất vũ khí hóa học, ngừng sản xuất vũ khí hóa học và cho đại diện của Nga và các quốc gia thành viên khác của Liên Hợp Quốc xem các cơ sở sản xuất".

Phía Nga cho rằng việc giao nộp vũ khí hóa học chỉ có thể có hiệu quả nếu Mỹ và các đồng minh không sử dụng vũ lực với Syria.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng đã hủy bỏ phiên họp khẩn cấp về Syria dự trù diễn ra vào chiều ngày thứ Ba.

Tuy nhiên, Mỹ và các nước đồng minh vẫn tỏ ra nghi ngờ tuyên bố này của Syria.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng đề xuất về việc giao nộp vũ khí hóa học phải được Hội đồng bảo an LHQ xác nhận nhằm "đạt được sự tin tưởng rằng nó có hiệu lực xứng tầm".

Ông này cho hay Mỹ sẽ chờ đề nghị chính thức về việc giao nộp vũ khí, nhưng sẽ không chờ lâu và mọi thỏa thuận đều phải có sự ràng buộc với nghị quyết của LHQ.

Tổng thống Obama cũng yêu cầu Quốc hội dừng bỏ phiếu về việc can thiệp quân sự vào Syria để Nga có thời gian làm việc với Syria để giao nộp vũ khí hóa học. Tuy nhiên, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Obama vẫn sẽ thúc đẩy việc tiến hành cuộc bỏ phiếu ở Quốc hội nhằm thông qua việc tấn công quân sự vào Syria sau khi phát biểu trước toàn thể người dân Mỹ trên truyền hình.

Về phần mình, Thủ tướng Anh David Cameron cho rằng cần phải kiểm tra xem liệu vũ khí mà Syria giao nộp có phải là thật không hay chỉ là một thủ thuật nhằm kéo dài thời gian. "Chúng ta cần phải biết rằng phải có một lịch trình hợp lý, một quy trình hợp lý để làm điều này và đặc biệt là phải tính tới hậu quả nếu nó không được thực hiện".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ai khẳng định Mỹ sẽ không tấn công Syria?

Thứ Năm, 12/09/2013, 06:40 [GMT+7]

(ĐVO)- Nhiều trang mạng quân sự của phương Tây, Mỹ, Nhật hoàn toàn tin tưởng vào khả năng Mỹ cùng liên quân sẽ hạ gục chính quyền Bashar al-Assad.

Trên nhiều trang mạng quân sự của phương Tây cũng như của Mỹ, Nhật đã đăng tải những thông tin trái chiều và hoàn toàn tin tưởng vào khả năng Mỹ cùng liên quân sẽ hạ gục cái gọi là chế độ “độc tài“ của ông Bashar al-Assad. Cùng với độ nhiều tờ báo của Pháp, Nhật cũng đã tiến hành hệ thống hóa và tiến hành phân tích cụ thể sức mạnh của quân đội Syria như một cách để chuẩn bị cho cuộc chiến trước mắt.

Theo đó trang francedefence cho biết, sức mạnh quân đội Syria chủ yếu nằm ở lực lượng mặt đất, trong khi đó lực lượng hải quân cũng như không quân có nhiều điểm yếu cả về trang bị khí tài cũng như năng lực chiến đấu, vì thế sẽ rất thuận lợi để liên quân nhanh chóng chiếm thế thượng phong trong một cuộc chiến có “giới hạn“.

Kể cả trong trường hợp có mở một cuộc tấn công bộ binh lực lượng liên quân vẫn sẽ không vấp phải sự kháng cự quá quyết liệt do lực lượng chống chính phủ luôn là lực lượng gây “rối“ hết sức hiệu quả.

Posted ImageTờ francedefence cho biết thêm điểm mạnh nhất chính là lực lượng bộ binh của Syria. Quân đội Syria có 178.000 binh sĩ, bao gồm 110.000 lính bộ, 5.000 lính hải quân, 27.000 lính không quân và 36.000 lính phòng không. Họ được biên chế thành 7 sư đoàn bộ binh cơ giới, 3 sư đoàn pháo binh cơ giới và 2 sư đoàn đặc nhiệm cùng một lực lượng Vệ binh cộng hòa tinh nhuệ. Sau hai năm nội chiến, các lực lượng đang chiến đấu đều được thử lửa và có tinh thần chiến đấu cao.Về phía lực lượng tăng thiết giáp dù sở hữu số lượng xe quân sự gồm khoảng 4.950 xe tăng và từ 1.860 đến 2.100 xe bọc thép do Liên Xô, Nga chế tạo, hầu hết chúng đều đã cũ. Chỉ có một số lượng nhỏ được nâng cấp và cũng bị hao hụt đáng kể trong nội chiến. Do đó lực lượng này không được Pháp cũng như các quốc gia phương Tây đánh giá cao.

Dù không quân Syria có khoảng 365 máy bay tuy nhiên phần lớn trong số đó là những máy bay đã lỗi thời, do đó khả năng kháng cự của lực lượng này không đạt được sự nể trọng cần thiết từ phía các quốc gia đang sở hữu những đội chiến cơ hàng đầu thế giới. Theo đó, truyền thông Pháp phân tích Damascus sẽ sớm mất chủ quyền đường không và đường biển chỉ 1 tuần sau khi cuộc chiến chính thức diễn ra.

Có lẽ điều khiến phương Tây và Mỹ lo ngại nhất chính là cuộc chiến trên mặt đất nơi mà lực lượng quân đội chính quy của Syria có thể đổi vai trở thành lực lượng quân du kích gây nhiều khó khăn cho sự chiếm đóng của Mỹ và phương Tây tại quốc gia này trong trường hợp lực lượng nổi dậy không thể tự quyết được số phận của đất nước.

Dù nhiều chuyên gia vẫn đánh giá cao khả năng phòng không phức hợp của Damascus, thêm vào đó Syria lại đang nhận được sự viện trợ không “tính toán“ từ Moscow tuy nhiên, báo giới phương Tây vẫn tin vào khả năng một cuộc chiến đánh nhanh thắng nhanh sẽ diễn ra cho dù Syria có mang tất cả sức mạnh của mình vào cuộc chơi này.

Posted ImageRõ ràng việc báo chí phương Tây bác bỏ khả năng hủy bỏ cuộc tấn công vào Syria cùng với đó là việc tích cực thống kê phân tích sức mạnh của quân đội nước này cho thấy các quốc gia phương Tây không hề chùn bước trước những nhận định Mỹ sẽ dời cuộc chơi.

Trên thực tế Mỹ đang chọn con đường đi hợp lý nhất để tạo ra một cuộc chiến nhận được nhiều sự đồng thuận, vì thế việc trì hoãn chỉ là cái cách mà ông Obama muốn tận dụng nó để được lòng công chúng vào lúc này, tờ francedefence nhận định.

Posted ImageDù Syria đã chấp thuận chùn bước trước lời khẳng định tấn công chắc nịch từ Mỹ và phương Tây cũng không thể khiến tình hình thay đổi, “ai dám khẳng định Mỹ và phương Tây sẽ không tấn công Syria?“, ông Fukura chuyên gia phân tích tình hình Trung Đông nhận định trên trang japanmil của Nhật.

====================

Nước Nga đã đem uy tín của mình đặt cọc vào đây: "Yêu cầu Syria giao nộp vũ khí hóa học". Do đó, - nếu - sự kiện này hoàn tất thì chiến tranh rất khó xảy ra. Tuy nhiên, - nếu - sự kiện không hoàn tất thì cuộc tấn công sẽ rất khốc liệt, dù Hoa Kỳ không đổ quân và nó có thể kết thúc nhanh chóng.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao Mỹ, phương Tây quyết lật đổ TT Syria?

(24h.com.vn)

Thứ Hai, ngày 02/09/2013 20:00 PM (GMT+7)

"Mùa xuân Ả rập" đã nhanh chóng biến lãnh tụ các nước Trung Đông như Bashar al-Assad, Saddam Hussein, Mubarak và Muammar Gaddafi từng một thời được phương Tây ủng hộ trở thành những “nhà độc tài”.

Posted Image

Tổng thống Bashar al-Assad

Những cuộc biểu tình và bạo lực của các cuộc “cách mạng sắc mầu” có sự ủng hộ của các thế lực bên ngoài đang dần biến Trung Đông trở thành một khu vực mà cơn bão hỗn loạn chính trị, bạo lực vũ trang và khủng bố đang hoàn hành dữ dội. Bộ máy khối quân sự Bắc Đại Tây Dương từng bước lật đổ các thể chế chính trị đã từng rất thân thiện với phương Tây để thay thế bằng các thế lực Hồi giáo cực đoan.

Trong tình hình Syria đang nóng lên từng ngày với những cáo buộc về việc sử dụng vũ khí hóa học, sự hỗn loạn đẫm máu của những giao tranh và cuộc chiến bất phân thắng bại trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có lẽ trước khi phương Tây kịp biến Syria trở thành một đất nước của tình trạng vô chính phủ và bạo lực, một vấn đề khiến nhiều người quan tâm đó là những dấu ấn thời gian của tổng thống đương nhiệm Syria, ông Bashar al-Assad.

Tổng thống đương nhiệm hiện nay của Syria, ông Assad sinh ngày 11/09/1965 ở Damascus. Khi đó cha của ông là Hafez al-Assad mang cấp hàm thiếu tướng. 5 năm sau, đến tháng 11/1970 ông giữ một vị trí cao cấp trong chính phủ. Hafez al-Assad trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Syria, sau đó ông lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính quân sự và tháng 3/1971 ông trở thành tổng thống Syria.

Posted Image

Vợ chồng Tổng thống Bashar al-Assad

Bashar al-Assad là con thứ ba trong gia đình. Ông có chị gái Bushra và anh trai Bassel, hai em trai Maher và Majid. Theo truyền thống của Trung Đông, vị trí kế thừa ngôi vị lãnh đạo được chuẩn bị cho anh trai ông là Bassel Al- Assad, các nhân vật thân cận với tống thống đã chuẩn bị để Bassel sẽ trở thành lãnh đạo của Syria trong tương lai.

Bản thân ông Bashar al-Assad hoàn toàn không được chuẩn bị cho vị trí lãnh đạo tối cao này. Ban đầu ông học trong trong trường trung học danh tiếng Ả rập - Pháp "Hurriya" ở Damascus. Ở đâ,y ông đã được học ngoại ngữ và sử dụng thành thạo hai ngôn ngữ Pháp và Anh. Vào năm 1982, ông tốt nghiệp trường trung học danh tiếng này và một giai đoạn ông phục vụ trong quân đội và lên đến quân hàm trung sĩ thì giải ngũ và tiếp tục học tập.

Ngành nghề chính mà Bashar al-Assad lựa chọn hoàn toàn không liên quan gì đến chính trị. Ông lựa chọn trở thành bác sĩ nhãn khoa. Vì vậy, ông đã thi và vào học trong khoa Y của Đại học Damascus. Năm 1988, Assad tốt nghiệp với loại ưu và bắt đầu làm việc với tư cách bác sĩ nhãn khoa trong bệnh viện quân sự lớn nhất Tishreen ở ngoại ô Damascus.

Sau khi làm việc với tư cách là một bác sĩ 4 năm, Bashar al-Assad tiếp tục đi theo những thử thách mới của mình. Như các con cái các nhà lãnh đạo quyền lực của thế giới thứ ba, ông đến nước Anh để tiếp nhận nền văn minh phương Tây. Năm 1991, Bashar al-Assad đến London học tập nghiên cứu và làm việc tại trung tâm nhãn khoa Western Eye Hospital trong bệnh viện St Mary, nằm ​​ở Paddington thuộc thành phố London.

Để có thể bình yên học tập ông đã lấy một cái tên giả. Bashar al-Assad không tham gia bất kỳ một hoạt động chính trị nào. Sẽ thật khó tin là cơ quan tình báo Anh cũng như các cơ quan tình báo khác lại bỏ qua cơ hội tốt để làm quen (điều tra kỹ lưỡng) với con trai của nhà lãnh đạo Syria.

Hoàn toàn không có một sự kiện hay vấn đề bất kỳ nào xảy ra với Bashar al-Assad trong giai đoạn học tập và nghiên cứu tại thủ đô của nước Anh. Mặc dù vào năm 1982 ở thành phố Hama, lực lượng “Những anh em Hồi giáo” đã tiến hành một cuộc bạo động thật sự và bị đè bẹp bởi quân đội Syria với pháo binh, xe tăng và có rất nhiều nạn nhân.

Nhưng lúc đó không ai lên án Hafez al-Assad như một “nhà độc tài đẫm máu” và đã bỏ qua tất cả. Thế giới lúc này đang phân chia thành hai cực tư tưởng rõ ràng, hoàn toàn không có khả năng làm gì với một nhà lãnh đạo “thân Xô viết”. Mỹ và các nước NATO đã quên chuyện này và tiếp tục cuộc đấu tranh hệ tư tưởng trên phạm vi toàn cầu.

Như vậy, trong giai đoạn những năm 1990, tổng thống Syria và con trai Bashar al-Assad cũng như những người khác trong thế giới Ả rập, được nhận định như các nhân vật chính trị. Họ tiếp thu được những kiến thức khoa học và xã hội nói chung, không phải ở Moscow hay Bắc Kinh mà chính ở London.

Như vậy, nếu mọi việc êm đẹp, có thể ông Bashar al-Assad sẽ tiếp tục là một bác sĩ nhãn khoa ở Damascus, trong trường hợp thuận lợi của gia đình, có thể ông sẽ có vị trí lớn nhất là bộ trưởng bộ Y tế của Syria. Nhưng số phận đã thay đổi tất cả, vào năm 1994 một sự kiện bi thảm đã xảy ra với gia đình ông tại Damascus. Nguyên nhân của sự kiện này đến nay vẫn không được làm rõ, nhưng hoàn toàn có khả năng do ai đó dựng lên. Ngày 21/1/1994, người anh trai Bassel của ông mà cha ông đang cố chăm chút và rèn luyện để trở thành người kế nghiệp, đã tử vong trong một tai nạn xe hơi.

Sự tình cờ của số phận đã buộc Bashar al-Assad đã trở thành người kế nhiệm của cha mình, Hafez al-Assad. Có nhiều người cho rằng hệ thống chuyển giao quyền lực như vậy là không công bằng, nhưng tại tất cả các nước Ả Rập, quyền lực được truyền giao như một phần của một gia đình và một dòng tộc. Có thể có cách gọi và hình thức khác nhau, nhưng cũng không có gì hơn chế độ quân chủ.

Bashar al-Assad buộc phải chấm dứt cuộc sống dễ chịu và đều đặn ở London để quay trở về Damascus. Tại thủ đô Syria, Bashar al-Assad trải qua một khóa học cấp tốc về quốc gia, dân tộc và những gì liên quan đến quản lý, lãnh đạo một quốc gia Hồi giáo. Năm 2000, sau cái chết của cha mình, ông lãnh đạo một chi nhánh tổ chức của đảng "Baas" và theo thông lệ được bầu làm tổng thống đất nước Syria.

Như vậy, vị bác sĩ nhãn khoa được đào tạo tại Anh ngày nào đã trở thành tổng thống Syria. Cho đến năm 2011, Bashar al-Assad trên các phương tiện thông tin đại chúng phương Tây hoàn toàn không có một tỳ vết “độc tài đẫm máu” nào.

Tổng thống Syria tham gia vào các cuộc đối thoại, hợp tác cùng với phương Tây và ngay cả dưới áp lực của phương Tây đã rút quân đội khỏi Lebanon vào năm 2005. Ông Bashar al-Assad còn đồng ý hợp tác với các nhà điều tra của Liên Hiệp quốc trong trường hợp có cáo buộc về sự tham gia của các lực lượng đặc biệt thuộc tình báo Syria trong vụ ám sát cựu Thủ tướng Lebanon Rafik Hariri.

Để hiểu thêm về bản thân nhà lãnh đạo Bashar al-Assad, còn có thêm một thành viên của gia đình ông, người vợ của tổng thống đương nhiệm Syria.

Posted Image

Bà Asma al-Akhra

Bản thân người vợ của tổng thống al-Assad cũng là người đến từ nước Anh. Trong thời gian học tập ở London, ông đã làm quen với người vợ tương lai của mình. Đệ nhất phu nhân sau này của Syria có tên là Asma Akhras, xuất thân từ dòng tộc Sunni tôn kính nhưng được sinh ra, học tập và lớn lên tại Anh.

Phu nhân Tổng thống Syria, bà Asma al-Akhra sinh ra và sống 25 năm ở Anh. Thân phụ của bà là bác sĩ tim mạch hiện vẫn hành nghề ở London. Bà tốt nghiệp trường trung học dành cho phụ nữ tại Anh, nhận bằng tốt nghiệp hạng ưu ở trường King College thuộc Đại học London, đã từng làm việc trong hệ thống ngân hàng và có chuyên ngành trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin. Chồng tương lai của bà, bác sĩ nhãn khoa Bashar al-Assad đã gặp bà trong một buổi sinh hoạt tối của cộng đồng người Syria ở London.

Tháng 1/2001. tờ Times thu hút sự chú ý của người đọc bằng việc thông báo một sự kiện hoàn toàn không giống các tin thông thường: "Nhà kinh tế học trẻ tuổi của London bị sự ràng buộc của thần tình yêu đã kết hôn với nhà lãnh đạo Syria. "Một cô gái trẻ, nhà kinh tế học tạị vương quốc Anh - Times viết - đã tìm thấy người đàn ông của mình ở một trong những gia đình có ảnh hưởng chính trị nhất trong thế giới Ả Rập. Cô Asma Akhras 25 tuổi, tốt nghiệp trường King College của đại học London danh tiếng, đã kết hôn với tổng thống Syria Bashar al-Assad - con trai của cố tổng thống Hafez al-Assad". Theo Times, Asma được miêu tả là một cô gái trẻ hấp dẫn, mạnh mẽ và thông minh. Cô làm việc trong văn phòng chi nhánh London của ngân hàng JP Morgan.

Theo những nguồn tin chính thức, đệ nhất phu nhân Assad giữ hai quốc tịch: Syria và Anh. Như vậy vào những năm đầu của thế kỷ 21, ông Bashar al-Assad được đánh giá là một nhà lãnh đạo khá thân thiện và được sự công nhận của “thế giới văn minh – dân chủ”. Hai vợ chồng Bashar al-Assad và Asma được sinh ra hai cậu con trai và một cô con gái.

Posted Image

Cảnh dễ thương này có thể sẽ không còn xuất hiện nữa nay mai

Tháng 12/2008 Tạp chí Elle tuyên bố đã tìm thấy người phụ nữ kiều diễm và hấp dẫn nhất hành tinh từ các đệ nhất phu nhân trên thế giới. Tờ tạp chí thời trang phổ biến nhất hành tinh đã tiến hành một cuộc bình chọn và chấm điểm theo chuẩn hình thức, hay nói đúng hơn là theo sự kiều diễm của các đệ nhất phu nhân tổng thống trên thế giới.

Ủy ban bầu chọn đứng đầu là nhà thiết kế nổi tiếng Sonia Rykiel, cùng với sự tham dự của của nhà thiết kế thời trang nữ Isabel Maran, nhiếp ảnh gia Sylvie Lancrenan, nhà văn Sophie Fontenelle và tổng biên tập của tạp chí phụ nữ Valerie Turunen...

Ủy ban bầu chọn này đã dành vị trí thứ nhất về sự “sự kiều diễm và khuyến rũ” cho đệ nhất phu nhân tổng thống Syria, bà Asma Al Assad. Không phảingẫu nhiên mà nhiều người nói rằng một trong những điều đẹp nhất và cũng hấp dẫn nhất ở Syria chính là đệ nhất phu nhân tổng thống Bashar al-Assad. Vị trí thứ 2 được bình chọn là phu nhân của ông Nicolas Sarkozy và thứ ba là đệ nhất phu nhân nước Mỹ bà Michelle Obama.

Đến thời điểm năm 2008, Bashar al-Assad vẫn nhận được sự kính trọng của phương Tây, được chú ý và không có một vấn đề gì với sự hữu nghị, thân thiện của tổng thống Bashar al-Assad.

Rất nhanh chóng năm 2011, tổng thống Syria đột nhiên biến thành nhà “độc tài khát máu” thống trị, hành hạ và ngược đãi nhân dân nước mình. Chuyện gì đã xảy ra? Có thế đã phát hiện một vụ đàn áp đẫm máu những người đòi nhân quyền và bình đẳng đồng tính trên lãnh thổ Syria, hoặc bản thân ông Bashar al-Assad đã bán vũ khí hóa học cho các tổ chức khủng bố, hoặc Syria tấn công nước láng giềng? Không có một sự kiện nào chứng minh điều đó.

Nhưng lại có sự kiện khác, đó là vào cuối năm 2010 nước Mỹ và NATO muốn thiết lập lại trật tự mới ở Trung Đông mà giải pháp là thúc đẩy các cuộc “cách mạng sắc màu” thổi bùng ngọn lửa bất ổn của Mùa xuân Ả rập. Và ngọn gió “mùa xuân” ấy đã thổi tới Damascus. Các cuộc biểu tình rầm rộ, những kẻ bắn tỉa không rõ tung tích trên mái nhà, những xác chết…

Các thế lực thúc đẩy sự phát triển của “mùa xuân Ả rập” từng bước đưa đến sự thống trị của các lực lượng cực đoan và gây ra sự hỗn loạn về chính trị, sự sụp đổ không thể nào kìm hãm được của thế giới thứ ba. Đó có thể là điều mà Mỹ và các nước phương Tây chờ đợi để khẳng định sức mạnh của mình cũng như tạo cơ hội để vẽ lại bản đồ quyền lực toàn cầu.

Điều này, chính bản thân ông Bashar al-Assad đã nói với Kirsan Ilyumzhinov - Chủ tịch nước Cộng hòa Kalmykia thuộc Nga vào tháng 3/2012.Sau đó, Kirsan Ilyumzhinov đã tường thuật lại chi tiết cuộc nói chuyện của mình cho đài BBC. Ông Bashar al-Assad cười và nói: "Tôi đã học ở phương Tây, các nước Anh, Pháp đã gọi tôi là nhà dân chủ, nhà lãnh đạo hiện đại, nhà cải cách. Nhưng đột nhiên sau vài năm, trong con mắt họ tôi là một kẻ độc tài khát máu và bạo chúa?”. Ông Assad tin rằng, các thế lực thù địch đang cố gắng xé nhỏ đất nước Syria.

Ông đặc biệt chú ý đến thành phần lực lượng cực đoan Hồi giáo tham gia cuộc xung đột, tổ chức Al-Qaeda. Bashar al-Assad nói: “Bạn thấy không, điều gì đang xảy ra ở các nước Ả rập? Không phải là phong trào Hồi giáo đang giành chính quyền mà chính là những kẻ Hồi giáo cực đoan. Nạn nhân là hàng nghìn người dân thường vô tội bị tàn sát. Những người hồi giáo cực đoan đó chiến đấu không phải để chống một đảng phái chính trị nào. Mà chủ nghĩa hồi giáo cực đoan đang muốn giành chính quyền và áp đặt giáo lý của họ".

Posted Image

Cuộc gặp mặt của tổng thống Bashar al-Assad và Kirsan Ilyumzhinov, ông K. Ilyumzhinov hiện đã hồi hưu và phụ trách một ngôi chùa Phật giáo ở quê hương

Một điều thực tế đã tồn tại ở Syria mà các nước Ả rập khác không có, đệ nhất phu nhân tổng thống Bashar al-Assad trả lời phỏng vấn báo IslamRF.Ru: “Ở Syria cùng tồn tại các tôn giáo khác nhau nhưng đều có cùng một nguyên tắc bình đẳng của phụ nữ và nam giới. Phụ nữ ở Syria có thể là thành viên của Quốc hội, đại sứ, giữ chức vụ bộ trưởng. Hơn nữa, Syria có phó tổng thống - một phụ nữ. Phụ nữ làm việc trong quân đội ở vị trí của các kỹ sư và bác sĩ. Điều này chắc khó tồn tại trong một đất nước bị cai trị bởi một nhà ‘độc tài khát máu”?!

Cha của đệ nhất phu nhân Syria Asma Al-Assad, ông Fawaz Akhras từ chối bình luận về những gì đang xảy ra ở Syria. Vị bác sĩ 66 tuổi này hoảng loạn và mất hết lòng tin, chỉ mong muốn sao cho con gái và 3 đứa cháu ngoại nhanh chóng quay trở về London.

Ông bác sĩ già cũng rất lo lắng cho sự an toàn của chính mình. Ông buộc phải bỏ lại ngôi nhà ở Acton, khi lực lượng chống đối người Syria biểu tình ngay trước nhà. Cha phu nhân tổng thống Syria lo sợ rằng người thân của các thành viên lực lượng Hồi giáo cực đoan sẽ trả thù gia đình mình và hiện giờ ông buộc phải ẩn nấp trong một căn hộ bí mật.

Theo Trịnh Thái Bằng (Tiền Phong/Tổng hợp từ IslamRF, Internovosti)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lời nguyền "Armageddon” khiến Mỹ bỏ cuộc tại Syria?

12/09/2013 18:44

Dân Việt - Tổng thống Obama đã từ bỏ ý định tấn công sau khi bước đầu tiên của thảm họa "Armageddon” xuất hiện tại Syria. Theo Sách Khải Huyền, "Armageddon" là thuật ngữ ám chỉ về bất kỳ kịch bản nào dẫn tới sự kết thúc của thế giới.

Một báo cáo rất đáng sợ của Văn Phòng của Tổng thống Mỹ (OoP) vừa được tiết lộ trên báo chí đã giải thích tại sao Mỹ nhanh chóng từ chối việc sử dụng hành động quân sự đối với Syria.

Theo tờ EU Times, Tổng thống Obama đã nhanh chóng từ bỏ ý định tấn công vào quốc gia Trung Đông này sau khi bước đầu tiên của thảm họa "Armageddon” đã xuất hiện tại Syria. Theo Sách Khải Huyền, Armageddon là thuật ngữ ám chỉ về bất kỳ kịch bản nào dẫn tới sự kết thúc của thế giới.

Theo báo cáo của OoP: Trong một buổi gặp mặt rất hiếm hoi giữa hai Tổng thống Mỹ và Nga bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 tại St Petersburg (Nga), ông Putin đã cảnh báo người đồng cấp của mình rằng nhà lãnh đạo Syria Assad đã chuẩn bị kế hoạch “Armageddon” để phá hủy đập Tagba- công trình giữ nước của sông Euphrates tại hồ Assad- và nếu điều đó xảy ra sẽ gây một thảm họa nhân tạo lớn nhất từ trước tới nay ở Trung Đông.

Cũng theo báo cáo này, Tổng thống Putin còn tiếp tục cung cấp cho Obama một "cơ hội cuối cùng" để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng toàn tại Trung Đông. Theo đó, Mỹ sẽ có những lý do chính đáng để “rút lui trong danh dự” - không mở các cuộc tấn công vào Syria Mỹ- nếu Nga đảm bảo tất cả các vũ khí hóa học của Syria nằm dưới sự kiểm soát của Liên hợp quốc.

Tuy vậy, Tổng thống Obama đã bỏ ngoài tai và xem lời cảnh báo của ông Putin là “trò đùa” nên đã lên chuyên cơ bay thẳng về nước mà không tham gia cuộc họp báo chung.

Posted Image

Chỉ vài giờ sau khi Mỹ từ chối thiện chí của Nga, Syria đã dùng không quân mở ra một loạt các cuộc oanh kích “cảnh báo” nhằm vào các công trình phụ của đập Tagba bằng vũ khí do Nga sản xuất- bom chùm KAB-500L-KE.

Tổng thống Assad vẩn chưa sử dụng loại vũ KAB-1500L-Pr. Nếu sử dụng chúng việc phá hủy hoàn toàn đập Tagba hoàn toàn sẽ xảy ra trong nháy mắt vì sức nổ của loại vũ khí này có thể khoan sâu xuống lòng đất 10-20 m hoặc xuyên thủng các khối bê tông cốt thép dày trên 2 m.

Ngay sau khi xác nhận tin, Tổng thống Assad “phá từng phần đập Tagba, Tổng thống Obama đã “ngã ngửa người ra” vì đã xem thường lời Tổng thống Putin.

Ngay sau đó, ông cùng với các đồng minh của mình như Liên minh Quốc gia Trong Cách mạng Syria và lực lượng đối lập và quân đội Syria tự do (FSA) đã vội và đưa ra một tuyên bố chung phản đối vụ không kích và kết luận rằng: Cuộc tấn công vừa rồi đã mở đường cho một thảm họa nhân đạo chưa từng có sẽ xảy ra tại đây nếu đập Tagba bị vỡ.

Posted ImageÔng Obama đã từng bỏ qua lời cảnh báo của ông Putin.

Báo cáo của OoP cho biết, khu vực gần đập Tagba ở miền bắc Syria đang nằm dưới sự kiểm soát bởi các phe phái do chế độ Obama hỗ trợ kể từ giữa tháng 3.2013. Đập Tagba có chiều cao 60m và dài 4,5 km và là đập lớn nhất ở Syria. Đập này cho phép hồ Assad trở thành hồ chứa nước lớn nhất của Syria và một khi đập này bị vỡ, nước trong hồ sẽ không chỉ cuốn sạch mọi lực lượng chống đối Tổng thống Assad ngay tức thì mà gây thảm họa cho cả Syria lẫn Iraq.

Giáo sư Arnon Sofer- người đứng đầu nhóm địa lý chiến lược Chaikin, giảng viên lâu năm tại trường đại học quốc phòng hàng đầu của IDF và là người đứng đầu Trung tâm Đại học Nghiên cứu Quốc gia Israel- đã cảnh báo về sự bùng nổ dân số chưa từng có tại khu vực này với tình tiết ngày càng tăng nặng do thiếu nước một cách trầm trọng và kết luận: “các cuộc xung đột về nước sẽ bùng nổ vào bất kỳ thời điểm nào."

Trên thực tế, vào năm 1967, Israel đã phát động một cuộc chiến tranh toàn diện với quy mô chưa từng có để bảo vệ quyền lợi nước dưới cái tên Chiến tranh Ả Rập-Israel, hay Chiến tranh sáu ngày trực tiếp với các nước láng giềng Ả Rập: Ai Cập, Jordan, Syria… còn các quốc gia khác như Iraq, Ả Rập Saudi, Kuwait, và Algérie thì đóng góp quân và vũ khí cho các lực lượng Ả Rập. Bản thân Syria cũng đã sử dụng nước như một “phương thức” để đối đầu với “chiến tranh”.

Năm 1973, khi Iraq vội vã đưa quân tới biên giới phía đông của Syria, nơi là thượng nguồn của sông Euphrates, Syria ngay lập tức khách thành đập Tagba và cho nước sông Euphrates vào để tạo ra hồ Assad. Trong năm 1967, khi Tel Aviv chuyển nước từ sông Jordan xuống sa mạc Negev của Israel, trong lúc người Ả Rập tức giận và đe dọa ngăn chặn dòng chảy vào hồ Galile, thì người Syria đã khẩn trương làm các công trình thủy lợi để lấy nước từ Israel về. Các công trình này sau đó đã bị Israel đánh bom phá hủy trong năm 1965 và 1966…

Phát biểu với hãng thông tấn Anadolu, sau khi nhận tin đập Tagba sẽ bị san phẳng, ông Iraqi Rava- thành viên Hội đồng huyện Musnah Ismail- cho rằng các huyện Rava, Ane và Al-Qaem sẽ bị ngập chìm trong nước nếu đập Tagba bị vỡ và đặt ít nhất 300 nghìn mạng sống dọc theo biên giới Syria-Iraq bị đe dọa nghiêm trọng.

Một quan chức khác của chính phủ Iraq cho biết, ngay sau vụ oanh kích trên, Teheran đã thực hiện biện pháp phòng ngừa cần thiết để đối phó với lũ lụt cho các khu vực nông nghiệp, cơ sở dân sinh và hạ từng thuộc ngành dầu mỏ.

Các quan chức Iraq cũng cảnh báo rằng sự sụp đổ của đập Tagba sẽ gây nguy hiểm cho khoảng 430 di tích lịch sử và hiện vật bảo tàng cổ, trong đó bao gồm Lâu đài Ane có niên đại từ triều đại Abbasid và một số hang động từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại.

Điều quan trọng nhất cần lưu, mà báo cáo của OoP nhấn mạnh, là Tổng thống Assad đã bắt đầu sử dụng nước như một thứ vũ khí nguy hiểm nhất và nhạy cảm nhất để gây áp lực lâu dài cho cả Trung Đông, theo đúng như kịch bản đã xảy ra tại đây trong quá khứ.

Tổng thống Assad biết rõ ràng rằng: Trung Đông là khu vực thiếu nước trầm trọng hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Dân số ở đây ngày một gia tăng khiến 60 % lượng nước ngầm đã bị mất do khai thác bất hợp pháp, và có tổng cộng 177 triệu mẫu Anh dùng để canh tác đã bị xóa sổ.

Sau khi nhận được tin về cuộc tấn công của Syria vào đập Tagba, Tổng Thống Obama ngay lập tức đã ra lệnh ngưng bất kỳ hành động quân sự nào nhằm vào Syria, kể cả việc hoãn vô thời hạn cuộc bỏ phiếu về vấn đề này tại Quốc hội Mỹ, và "nhanh chóng chạy đến" bên cạnh Tổng thống Putin nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến này.

Đó là hành động duy nhất đúng sau khi Tổng thống Mỹ khước từ giải pháp của Tổng thống Nga.

Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu Tổng thống Mỹ hành động khác đi, chế độ Assad trong bước đường cùng sẽ phá hủy đập Tagba. Và cho dù các tổ chức nổi dậy ở Syria dành được chiến thắng trong cuộc chiến tranh này thì một vùng lãnh thổ rộng lớn sẽ bị thảm họa do úng ngập trước mắt và hạn hán kéo dài vô tận sau này khiến cho chính phủ Obama lẫn các đồng minh phương Tây phải “suốt đời” chịu lời “nguyền” của “Cuộc chiến tranh về nước” tại Trung Đông.

Hạ Anh (theo EU Times)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hội đồng Bảo an họp kín về Syria

Vietnamnet.vn

Các đại diện của Anh, Mỹ, Trung Quốc, Pháp và Nga vừa có một cuộc họp kín ở New York để bàn bạc các đề xuất về khủng hoảng Syria.

TIN BÀI LIÊN QUAN:

10 tấm ảnh đoạt giải về chiến tranh Syria

Sức mạnh của Putin ở Syria

Những nếm trải đau đớn của thường dân Syria

Theo một nhà ngoại giao Liên Hợp Quốc, cả 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an đều có cơ hội "trình bày quan điểm của họ" song "không có đàm phán thực sự" trong cuộc họp kín kéo dài 45 phút.

Posted Image

Đại sứ Mỹ Samantha Power nói chuyện với đại diện Anh Michael Tatham trong một cuộc họp của Hội đồng Bảo An ngày 29/8. (Ảnh: AP)

Theo tin từ báo Times, dự thảo nghị quyết của Pháp đã được đem ra bàn bạc, theo đó Syria có 15 ngày để khai báo toàn bộ các vũ khí hóa học của nước này và ngay lập tức giao cho các thanh sát viên quốc tế kiểm tra trước khi phá hủy chúng.

Nga - nước đã hủy một cuộc họp ban đầu dự kiến vào ngày 10/9 - phản đối đề xuất của Pháp vì nó bao gồm cả các điều khoản thực thi.

Tổng thống Vladimir Putin kêu gọi Mỹ bỏ đe dọa hành động quân sự khỏi bàn đàm phán vì nó "sẽ gây khó cho bất kỳ nước nào - Syria hoặc bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới - đơn phương giải giáp nếu có một hành động quân sự chống lại nước đó đang được xem xét", ông Putin nói với hãng tin RT.

Nghị quyết của Pháp bao gồm "các điều khoản thực thi" của Chương VII trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, bắt buộc Syria phải chấp nhận, song không bao gồm một sự cho phép rõ ràng về sử dụng vũ lực. Các điều khoản thực thi bao gồm cả các biện pháp quân sự và phi quân sự.

Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết tại một cuộc họp báo ở Paris rằng nghị quyết bao gồm 5 điểm yêu cầu Syria "công khai toàn bộ" chương trình vũ khí hóa học của nước này.

Theo báo The Economist, 5 yếu tố của đề xuất gồm:

- Lên án vụ thảm sát ngày 21/8 ở ngoại ô Damascus, sự kiện mà ông Fabius khẳng định chắc chắn "do chính phủ gây ra".

- Mở cửa toàn bộ các kho vũ khí hóa học của Syria cho quốc tế kiểm soát và giải giáp.

- Đặt các kho vũ khí như vậy dưới một chế độ thanh sát quốc tế

- Cảnh báo Syria sẽ đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng nếu vi phạm các giới hạn này.

- Sự trừng phạt của Tòa án Tội phạm quốc tế đối với những người chịu trách nhiệm vụ tấn công ngày 21/8.

Posted Image

Ngoại trưởng hai nước Nga và Mỹ sẽ gặp nhau ở Geneva trong ngày 12/9. (Ảnh: Sky)

Trong một diễn biến khác, trong ngày 12/9, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ gặp gỡ người đồng nhiệm Nga Sergei Lavrov ở Geneva để bàn thảo các đề xuất về Syria. Đi cùng ông Kerry sẽ là một nhóm các chuyên gia vũ khí Mỹ với nhiệm vụ kiểm tra chi tiết các kế hoạch.

Jen Psaki, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, nói rằng đến giờ Nga mới chỉ "thúc đẩy các ý tưởng". Bà nhấn mạnh: "Chúng tôi biết chắc có nhiều thách thức. Có khả năng có một lượng lớn vũ khí hóa học trong kho của Syria".

Cuộc gặp ở Geneva dự kiến diễn ra 2 ngày nhưng có thể kéo dài sang thứ Bảy (14/9).

Thanh Hảo (Tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hội đồng bảo an LHQ lại không đạt được thỏa thuận về Syria

12/09/2013 12:40

(TNO) Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 11.9 đã bắt đầu nhóm họp tại thành phố New York (Mỹ) để thảo luận về tình hình vũ khí hóa học ở Syria, nhưng vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào.

Posted Image

Một phiên họp của HĐBA LHQ - Ảnh: AFP

“Các đại biểu đã bàn thảo những vấn đề xung quanh một nghị quyết về vũ khí hóa học ở Syria”, một nhà ngoại giao Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho biết, khi nói về cuộc họp kéo dài 45 phút.

“Mỗi đại biểu đều bày tỏ quan điểm của mình nhưng không có thương lượng và vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào”, AFP dẫn lời một nhà ngoại giao LHQ khác cho hay.

Nhưng cuộc họp giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga, ông Sergei Lavrov tại Geneva (Thụy Sĩ) vào hôm nay 12.9 sẽ quyết định liệu rằng Hội đồng bảo an LHQ, vốn đang chia rẽ, có thể đạt được một thỏa thuận nào về vũ khí hóa học ở Syria hay không.

Theo AFP, ông Kerry và Lavrov sẽ thảo luận đề xuất của Nga là nhằm đặt kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự giám sát của cộng đồng quốc tế để tránh khỏi cuộc tấn công của Mỹ nhắm vào Syria.

“Các đại biểu dường như không thảo luận nhiều để đợi phiên họp giữa Kerry - Lavrov”, một nhà ngoại giao LHQ cho AFP biết.

Mỹ, Pháp và Anh hôm 10.9 hối thúc Hội đồng bảo an LHQ thông qua một nghị quyết cứng rắn, theo đó đề cập tới những hậu quả nghiêm trọng nếu chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad không bàn giao vũ khí hóa học.

Theo dự thảo nghị quyết của Pháp, Hội đồng bảo an LHQ sẽ cho Syria 15 ngày để công bố số vũ khí hóa học nằm ở đâu.

Bản dự thảo còn dựa vào Chương VII của Hiến chương LHQ (cho phép tiến hành các giải pháp quân sự) đe dọa sẽ can thiệp quân sự vào Syria.

Nhưng Nga vẫn chưa đồng ý việc Hội đồng bảo an LHQ gây áp lực lên chính quyền ông Assad, vốn là đồng minh lâu năm của Moscow, đồng thời bác bỏ việc áp dụng Chương VII của Hiến chương LHQ.

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon ngày 11.9 thừa nhận Hội đồng bảo an LHQ đã thất bại và “tê liệt” trước tình hình nội chiến Syria kéo dài từ tháng 3.2011 đến nay.

Phúc Duy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thanh tra LHQ có nhiều bằng chứng Assad đứng sau vụ tấn công hóa học

Thứ năm 12/09/2013 19:40

(GDVN) - Các nhà điều tra đã thu thập được "lượng lớn" bằng chứng cho thấy chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công giết chết hơn 1.400 dân thường.

Nhóm các nhà điều tra về vụ tấn công vũ khí hóa học tại Damascus (Syria) hôm 21.8 sẽ chính thức công bố kết quả vào ngày thứ Hai tuần tới (16/9), tờ Tạp chí Chính sách cho biết.

Posted Image

Các thanh tra LHQ tại Syria.

Tờ báo trên dẫn nguồn tin cấp cao trong giới ngoại giao phương Tây cho biết, các nhà điều tra đã thu thập được "lượng lớn" bằng chứng cho thấy chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công giết chết hơn 1.400 dân thường.

Các nhà điều tra sẽ trình phát hiện của họ lên Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cùng loạt bằng chứng về việc chính phủ Syria chịu trách nhiệm về vụ tấn công.

Kết quả điều tra được rút ra sau quá trình phân tích vỏ bọc tên lửa, đạn dược, mẫu đất, mẫu máu và mẫu nước tiểu của các nạn nhân cùng lời khai của các nhân chứng, nhân viên y tế tại hiện trường vụ tấn công.

Mỹ và các đồng minh tin rằng chính phủ Assad đứng sau vụ tấn công hóa học hôm 21.8, trong khi đó, Nga và chính quyền Damascus khẳng định rằng đó là một hành động khiêu khích của quân nổi dậy để mở đường cho sự can thiệp quân sự nước ngoài vào tình hình quốc gia này.

Nguyễn Hường

==================

Như vậy có nghĩa là: Hoặc Syria phải giải giáp kho vũ khí hóa học. Hoặc là một cuộc tấn công khốc liệt và chính danh.

Lão Gàn hy vọng Syria sẽ giải giáp và chiến tranh sẽ không xảy ra. Mặc dù điều này làm Lão Gàn đoán sai. tuy nhiên kết quả như nhau: Syria giải giáp kho vũ khí hóa học.....

Tôi cho rằng Nếu Syria giải giáp một cách nghiêm chỉnh thì người Mỹ sẽ không tấn công. Vì người Nga chịu trách nhiệm về việc này. Người Mỹ không thể không nể mặt người Nga, khi Syria chỉ là một chặng trên đoạn đường kết thúc cuộc hội nhập toàn cầu.

Người Mỹ cũng cần phải giữ uy tín với người Nga khi "canh bạc cuối cùng" chưa kết thúc.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga, Mỹ bàn về giải giáp vũ khí hóa học của Syria

Thứ Sáu, 13/09/2013 - 07:10

(Dân trí) - Các ngoại trưởng Nga và Mỹ ngày 12/9 đã bắt đầu các cuộc thảo luận quan trọng tại Geneva về một kế hoạch nhằm đặt kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát của quốc tế. Trong khi đó, Tổng thống Syria đã cam kết từ bỏ vũ khí hóa học.

Nga trao kế hoạch giao nộp vũ khí hóa học Syria cho Mỹ

Nga kêu gọi Syria giao nộp vũ khí hóa học

Posted Image

Ngoại trưởng Nga, Mỹ bắt tay trước cuộc hội đàm tại Geneva ngày 12/9.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry nói rằng họ hi vọng kế hoạch có thể giúp tránh các hành động quân sự chống lại Syria.

Nga đã đề xuất kế hoạch nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng vũ khí hóa học đang leo thang tại Syria hôm 9/9, trong bối cảnh quốc hội Mỹ chuẩn bị thảo luận về việc có ủng hộ kế hoạch hành động quân sự của Tổng thống Barack Obama hay không. Trong một cuộc họp báo trước khi bước vào phòng họp tại Geneva, Ngoại trưởng Lavrov cho hay đề xuất về vấn đề vũ khí hóa học tại Syria có thể khiến bất kỳ cuộc tấn công quân sự nào của Mỹ đều là không cần thiết.

Theo ông Lavrov, phải gạt đi sự đối đầu quân sự và rằng các cuộc hội đàm thành công có thể dẫn tới một cuộc gặp "Geneva 2".

Về phần mình, ông Kerry nói chỉ có mối đe dọa vũ lực mới hối thúc Syria chấp nhận từ bỏ vũ khí hóa học, nhưng ông hi vọng rằng một biện pháp ngoại giao có thể giúp tránh hành động quân sự.

"Tổng thống Obama đã tuyên bố rõ ràng rằng nếu ngoại giao thất bại, vũ lực có thể là cần thiết", ông Kerry nhấn mạnh.

Hãng tin BBC đưa tin, phái đoàn Nga, Mỹ tham gia cuộc hội đàm lần này đông bất thường, bao gồm các chuyên gia vũ khí cũng như các nhà ngoại giao.

Giới phân tích cho hay đây là các cuộc hội đàm quan trọng nhằm phá vỡ thế bế tắc vốn đã kéo dài suốt 2 năm rưỡi qua về cuộc khủng hoảng tại Syria.

Giới chức Mỹ trước đó miêu tả kế hoạch của Nga "là có thể thực hiện nhưng khó khăn".

Ngoại trưởng Nga đã phác thảo 3 giai đoạn chính của đề xuất:

- Syria tham gia Công ước vũ khí hóa học, vốn quy định việc sản xuất và sử dụng vũ khí

- Syria tiết lộ nơi các vũ khí hóa học được cất giữ và tiết lộ các thông tin chi tiết về chương trình

- Các chuyên gia sẽ quyết định về các bước đi cụ thể có thể được thực hiện Trước cuộc hội đàm, ông Lavrov và ông Kerry đã có các cuộc hội đàm với phái viên của Liên hợp quốc-Liên đoàn Ả-rập về Syria, ông Lakhdar Brahimi. Phái đoàn Nga và Mỹ sẽ tiếp tục hội đàm vào sáng nay, 13/9.

Tổng thống Assad cam kết từ bỏ vũ khí hóa học

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya 24 của Nga phát sóng ngày 12/9, Tổng thống Syria Bashar al-Assad xác nhận rằng kho vũ khí hóa học của nước ông sẽ được đặt dưới sự kiểm soát của quốc tế, nhưng khẳng định "các mối đe dọa của Mỹ không ảnh hưởng tới quyết định này".

Ông Assad cho hay Syria đã gửi các tài liệu liên quan tới Liên hợp quốc như một phần của tiến trình ký kết Công ước vũ khí hóa học.

Đặc phái viên của Syria tại Liên hợp quốc Bashar Jaafari sau đó cho biết, về mặt pháp lý, Syria giờ đây đã là một thành viên của công ước.

Liên hợp quốc xác nhận đã nhận được các tài liệu từ Syria về việc tham gia Công ước vũ khí hóa học, một bước đi quan trọng trong kế hoạch của Nga.

Tổng thống Syria cho biết nước này có thể giao nộp dữ liệu vũ khí một tháng sau khi ký kết công ước.

Tuy nhiên, ông Assad cho hay, đề xuất của Nga "không phải là đơn phương", nói thêm rằng "Syria sẽ chấp nhận nó nếu Mỹ ngừng các mối đe dọa quân sự và nếu các nước khác cung cấp vũ khí hóa học cho phe nổi dậy cũng tuân thủ thỏa thuận".

Nhóm đối lập chính của Syria đã từ chối hợp tác về kế hoạch của Nga.

Tướng Salim Idriss, từ Quân đội Syria giải phóng, cho hay ông dứt khoát phản đối kế hoạch và khẳng định rằng điều quan trọng nhất là trừng phạt các thủ phạm của các vụ tấn công hóa học.

Nếu các cuộc đàm phán tại Geneva thành công, Mỹ hi vọng rằng tiến trình giải trừ sẽ được nhất trí trong một nghị quyết của Liên hợp quốc.

An Bình

Theo BBC

=====================

Tướng Salim Idriss, từ Quân đội Syria giải phóng, cho hay ông dứt khoát phản đối kế hoạch và khẳng định rằng điều quan trọng nhất là trừng phạt các thủ phạm của các vụ tấn công hóa học.

Đây là tính chính danh của sự kiện: Khi xác định kẻ thủ ác thì phải trừng phạt - Cái này Lão Gàn nói nhiều rồi. Cho dù thí tốt, nhưng phải chính danh. Nếu không - thế giới không còn chuẩn mực, nước mạnh lấn nước yếu,kẻ mạnh hiếp kẻ hèn. Con người không còn niềm tin và thế giới loạn cào cào cả. Nước nào muốn chứng tỏ vị thế và tư cách bá chủ trước hết phải chính danh. Lão Gàn "Chẳng theo Tàu và cũng đếch theo Tây"(*). Nhưng chuyện nào nó ra chuyện đó.

Để chấm dứt chiến sự ở đất nước này và thực hiện các vấn đề liên quan, cần một lệnh ngưng bắn tại chỗ. Khi nào điều này được thực hiện thì chắc ăn topic này trở về với hình thức căn bản của nó.

=================

* Nhá thơ Tú Xương.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Obama làm tình nguyện viên đóng gói đồ ăn

Thứ Sáu, 13/09/2013 - 08:50

(Dân trí) - Tổng thống Mỹ Barack Obama đã làm tình nguyện viên đóng gói đồ ăn trong chuyến thăm một tổ chức từ thiện ở Washington nhân Ngày hoạt động cộng đồng quốc gia nhằm tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố 11/9.

Posted Image

Obama đóng gói đồ ăn cùng các tình nguyện viên.

Ông Obama đã tới thăm trụ sở của Food & Friends, một tổ chức từ thiện ở Washington D.C chuyên tài trợ các bữa ăn cho những người mắc bệnh hiểm nghèo, để tham gia một hoạt động cộng đồng hôm 11/9.

Tại Food & Friends, ông Obama đã đeo tạp dề và tham gia đóng gói các bữa ăn miễn phí cùng các tình nguyện viên khác của tổ chức.

Craig Shniderman, giám đốc điều hành của Food & Friends, cho hay chuyến thăm kéo dài 1 giờ của Tổng thống Mỹ thật "đặc biệt" và rất "xúc động".

"Thật là một điều tuyệt vời khi Tổng thống Mỹ dành sự quan tâm cho những người hàng xóm tại Washington D.C và các khu vực lân cận", ông Shniderman nói.

Ông Shniderman cho biết thêm, Tổng thống và các tình nguyện viện đá có một trải nghiệm thú vị. Các bữa ăn mà ông Obama giúp đóng góp sẽ được phân phát vào ngày 13 và 14/9.

Quốc hội Mỹ đã lấy ngày 11/9 hàng năm là Ngày hoạt động cộng đồng quốc gia và tưởng nhớ quốc gia nhằm tưởng niệm gần 3.000 nạn nhân của vụ khủng bố kinh hoàng.

An Bình

Theo AP

==================

Sự bình tĩnh và phong thái của ngài Obama trong những lúc thế giới sôi động, cho thấy ông ta sẽ thành công xuất sắc với cương vị tổng thống trong nhiệm ký của ông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga bác bỏ đền bù tên lửa cho Iran để cứu Syria

Cập nhật lúc 14:05, 13/09/2013

(Tin tức 24h) – Tình hình Syria: Nga đang làm dịu mọi đối đầu với Mỹ về các vấn đề Iran để đảm bảo quá trình hòa đàm về Syria được thành công.

Nga không chuyển S-300 cho Iran

Hãng tin Nga Interfax dẫn lời phát ngôn viên của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, tuyên bố rằng Tổng thống Vladimir Putin không trao nhiệm vụ giải quyết vấn đề cung cấp cho Iran các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 nâng cấp (S-300VM Antey2500). Và đến thời điểm hiện tại chưa có kế hoạch nào cho việc cung cấp hệ thống này đến Iran.

Trước đó, tờ Kommersant (Thương nhân) đưa tin Mátxcơva có kế hoạch cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không trên để đổi lấy việc Iran rút đơn kiện tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga.

Bài báo của Kommersant viết rằng Tổng thống Putin đã thông qua quyết định có tính nguyên tắc về việc cung cấp cho Iran 5 hệ thống S-300VM Antey-2500 với điều kiện Tehran phải rút lại yêu cầu bồi thường hơn 4 tỷ USD đã giao, liên quan đến việc đổ vỡ hợp đồng trước đây mua 5 tiểu đoàn S-300PMU-1.

Căn cứ vào tuyên bố của Đại sứ Iran tại Nga Seyed Mahmoud Reza Sajjadi, tờ báo trên cho rằng chắc hẳn Iran sẽ đồng ý với giải pháp đó.

Posted Image

Hệ thống S-300VM Antey 2500 Nga tính chuyển cho Iran để đền bù hợp đồng

Trước đó, ngày 4/9, trong cuộc trả lời phỏng vấn với hãng AP và kênh Channel 1 của Nga, ông Putin đã úp mở về vấn đề sẽ chuyển một số vũ khí nhạy cảm đến những khu vực đặc biệt, nếu như Mỹ vẫn tiếp tục phớt lờ những cảnh báo của Nga và tấn công Syria.

Bằng chứng cho thấy, Nga đã chuyển một phần của tổ hợp tên lửa S-300 đến Syria cho Tổng thống Assad trước hôm 4/9. Đến hôm 6/9, nhiều nghi vấn cho rằng Nga đang chuyển nốt những chi tiết còn lại trên một con tàu chiến được cho là chở “hàng đặc biệt” đến Syria.

Từ tuyên bố của ông Putin, kết hợp với thông tin từ tờ Kommersant, người Mỹ không khỏi hoài nghi về việc Nga bắt đầu tiến hành những tuyên bố của mình, và lý do để bù đắp hợp đồng là khiến người Mỹ khó có thể tin tưởng.

Ngừng đền bù cho Iran để cứu Syria?

Thông tin Nga bác bỏ việc chuyển S-300 cho Iran được đưa ra cùng thời điểm Ngoại trưởng Nga và Mỹ đang có những cuộc thảo luận căng thẳng tại Thụy Sĩ (12/9) về vấn đề giải trừ vũ khí hóa học và ngăn chặn cuộc can thiệp quân sự của Nhà Trắng nhằm vào Assad.

Được biết, trong cuộc thảo luận này, ông John Kerry và người đồng cấp Sergei Lavrov, đại diện cho ý chí của hai nước Mỹ - Nga đã có nhiều bất đồng quan điểm trong ngày đầu làm việc.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng một cuộc tấn công quân sự là không cần thiết khi Damascus đồng ý đưa vũ khí hóa học nằm dưới sự kiểm soát quốc tế. Trong khi đó, người đồng cấp Mỹ John Kerry khẳng định "từ bỏ là không đủ".

Mỹ vẫn tỏ ra hoài nghi về việc Syria đã sẵn sàng từ bỏ vũ khí hóa học và ra hạn 10 ngày để chính quyền Assad tham gia ký kết công ước vũ khí hóa học, giao nộp kho vũ khí của mình, ông Kerry cho biết thêm.

Posted Image

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp của Nga, Sergei Lavrov, tại cuộc họp báo sau đàm phán

Trong cuộc đàm phán, Ngoại trưởng Mỹ tỏ ra ủng hộ phương pháp đưa vũ khí hóa học của Syria ra khỏi nước này để tiêu hủy dưới sự giám sát quốc tế. Trước đó, phía Israel đã đưa ra sáng kiến mang vũ khí này của Syria chuyển hết cho Nga để xử lý.

Cùng ngày, đại diện LHQ tuyên bố tổ chức này đã nhận được một lá thư từ Syria với nội dung chính quyền Bashar al-Assad đã sẵn sàng tham gia hiệp ước cấm vũ khí hóa học. Và LHQ cũng cho rằng, với bức thư này đã có thể công nhận Syria là một thành viên trong khối các nước tham gia công ước chống phổ biến vũ khí hóa học.

Đáp lại Mỹ, phía Damascus ra điều kiện sẽ công bố kho vũ khí hóa học và chấp nhận giao nộp sau thời hạn 1 tháng ký kết công ước và Mỹ cũng như Israel phải ký cam kết không được tấn công Syria.

Phía Nga cho rằng ý định của ông Assad là “đầy thiện chí” và “chấp nhận được”. Trong khi đó, phía Mỹ khẳng định: “Assad không có quyền ra điều kiện ở đây”.

Hiện tại còn quá sớm để đoán định mọi việc xung quanh cuộc đàm phán Nga – Mỹ tại Thụy Sĩ. Nếu như cuộc đàm phán thất bại, rất có thể khi ông John Kerry vừa bước ra khỏi cửa phòng, tên lửa của Mỹ sẽ trút xuống Syria.

Trong cuộc đàm phán này, người Nga có thể sẽ cố gắng xoa dịu nước Mỹ về mọi vấn đề, kể cả về Iran để cứu lấy Bashar al-Assad.

Tổng thống Nga V.Putin được đề cử giải Nobel hòa bình

Chủ tịch Quỹ Giáo dục Nga Sergei Komkov đã đề nghị Ủy ban Nobel đề cử Tổng thống Nga Vladimir Putin cho giải Nobel hòa bình.

"Vladimir Putin đã thể hiện cam kết của mình về việc gìn giữ hòa bình thế giới bằng những hành động thực tế. Với tư cách nhà lãnh đạo một trong những cường quốc của thế giới, ông luôn nỗ lực để duy trì hòa bình và ổn định, không chỉ cho đất nước mình, mà còn đóng góp tích cực cho việc giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp phát sinh trên thế giới."- Ông Komkov phát biểu trên tờ báo Nga rusnovosti.

Cho đến thời điểm này đã có nhiều cá nhân và tổ chức được vinh dự nhận giải Nobel hòa bình, trong số đó có mục sư Martin Luther King, Mẹ Teresa, Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, Tổng thống Mỹ Barack Obama (năm 2009) và một số tổ chức khác.

Minh Tú (Tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dị nhân đuổi mưa: Tôi có thể đoán sai ngày Mỹ đánh Syria, nhưng..

Chí Quân

Theo Trí Thức Trẻ13/09/2013 07:47

(Soha.vn) - Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nói về dự báo trước đây: "Mỹ sẽ đánh Syria trước ngày 15/9/2013", và tiếp tục dự báo về các diễn biến lớn ở khu vực này.

Dựa vào phương pháp Lạc Việt độn toán kết hợp với vài phương pháp dự báo Đông phương cổ được hiệu chỉnh, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Lý học Đông Phương trực thuộc Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á - Việt Nam, người có biệt danh "Dị nhân đuổi mưa" đã dự đoán: Mỹ sẽ đánh Syria trước ngày 15/9/2013.

Trước những diễn biến liên tiếp xảy ra trong mấy ngày qua về Syria, chúng tôi đã trao đổi lại với ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh về vấn đề này.

Posted Image

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh

PV: Thưa ông, Syria vừa bất ngờ chấp thuận đề xuất của Nga về việc giao nộp vũ khí hóa học cho quốc tế kiểm soát. Theo dự đoán của ông, liệu Syria có làm như họ đã tuyên bố không?

Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Tôi nghĩ Syria sẽ làm như họ tuyên bố. Nhưng tiến độ không được như ý và có những cản trở khách quan cho việc này.

PV: Ông dự đoán như thế nào về kết quả cuộc bỏ phiếu của Quốc hội Mỹ để thông qua kế hoạch tấn công quân sự Syria?

Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Quốc hội Mỹ sẽ bỏ phiếu theo chiều hướng rất thuận lợi cho cho Tổng thống Obama - tức là vẫn có tính răn đe mạnh mẽ, nhưng cũng chậm hơn dự kiến (Quẻ chủ là sự chậm chập, lừng khừng).

PV: Nhiều người cho rằng nếu Syria giao nộp vũ khí hóa học thì chiến tranh sẽ không xảy ra. Nhưng trước đây, ông có dự đoán rằng Mỹ sẽ đánh Syria trước ngày 15/9/2013. Với các diễn biến mới như trên, ông có thay đổi dự đoán của mình không?

Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Tôi có thể đoán sai, nhưng không thay đổi ý kiến. Sau ngày 15, nếu tôi đoán sai về khả năng xảy ra trận tấn công của Mỹ vào Syria, thì cũng sẽ phải có một biến cố lớn có tính bước ngoặt cho cục diện ở đây. Ví dụ: Syria chính thức chấp nhận trao kho vũ khí hóa học và cộng đồng quốc tế, Mỹ và đồng minh chấp thuận phương án này.

Xin cảm ơn ông!

Share this post


Link to post
Share on other sites