Posted 2 Tháng 9, 2013 Khi thanh gươm chiến tranh đã tuốt khỏi vỏ 06:38 | 02/09/2013 TP - Cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc sử dụng vũ lực để ngăn Chính phủ Syria thực hiện các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học. Các nghị sĩ Mỹ sẽ họp vào ngày 9/9. Mỹ đã sẵn sàng tấn công Syria. Theo các nguồn tin tình báo, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergey Lavrov mấy ngày qua bí mật đàm phán để đi đến “thỏa thuận có tính bước ngoặt đối với Bashar al-Assad”. Theo đó, Mỹ sẽ tấn công “một cách có giới hạn và đúng đắn” vào các cơ quan chính quyền và quân sự Syria, sau đó Tổng thống Mỹ và Nga thông báo tổ chức hội nghị Geneva-2 để thực hiện giải pháp cho cuộc khủng hoảng Syria và chấm dứt cuộc nội chiến. “Mật đàm” Nga - Mỹ thực tế là quyền lợi của Mátxcơva tại Syria. Đó là Tatut, căn cứ quân sự duy nhất của Nga tại Trung Đông, nơi mà Mátxcơva buộc phải duy trì bằng mọi giá để làm bàn đạp tiến vào Ấn Độ Dương, tạo dựng sự thống trị về quân sự và chính trị trên toàn thế giới. Đó là lợi nhuận của những hợp đồng hàng tỷ đô-la mà các tập đoàn vũ khí Nga ký với chính quyền Assad từ năm 1994 tới nay. Và trên hết là cam kết của Tổng thống Assad rằng Syria dưới chế độ của ông không bao giờ cho phép xây dựng một đường ống vận chuyển khí đốt từ Qatar sang châu Âu, vì việc đó đe dọa an ninh quốc gia và an ninh kinh tế của Nga. Có tới 70% nguồn thu ngoại tệ của Nga đến từ xuất khẩu khí đốt sang châu Âu, và khí đốt cũng chính là con át chủ bài mà Mátxcơva có thể sử dụng để gây sức ép với châu lục này khi cần thiết. Bên cạnh đó, thái độ thận trọng của giới chức lãnh đạo một số nước đồng minh cũng là nguyên nhân khiến Mỹ chưa thể quyết thời điểm nổ pháo lệnh tấn công Syria. Sau khi Hạ viện Anh bác bỏ khả năng nước này tham chiến tại Syria, chính phủ 12 nước thành viên NATO khẳng định không tham gia liên minh nếu không có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tổng thống Pháp Francois Hollande nói rằng, Pháp tham chiến hay không phụ thuộc vào kết quả cuộc họp khẩn cấp của Quốc hội Pháp bàn về vấn đề này vào ngày 4/9. Tương tự là Đức- nước có quy định rằng, các cam kết quân sự ở nước ngoài đều phải được Quốc hội thông qua. Lịch sử nước Mỹ chứng minh, một khi “thanh gươm chiến tranh đã tuốt ra khỏi vỏ” thì sẽ không có hành động “thu kiếm” khi mục đích chưa đạt được. Trong bối cảnh quan hệ “thế chân kiềng” Nga-Mỹ-phương Tây ở vào thời điểm nhạy cảm, Nga và đồng minh có thể là những “vấn đề” của người Mỹ, song gần như chắc chắn rằng, Syria sẽ trở thành quốc gia thứ 12 mà Mỹ tấn công quân sự chỉ trong ba thập niên. Tùng Dương ==================== Cuộc họp giữa hai ngài ngoại trưởng Nga Mỹ wan trọng bậc nhất từ khi thành lập topic này. Có thể nói từ đầu năm đến nay. Còn vài điều lấn cấn - Cấn là tiếng Việt đấy, nó mô tả quẻ Cấn trong Kinh Dịch đấy! Hì! - Nhưng mọi chiện sẽ wa tuốt! Trung Đông cần phải ổn định từ nay đến cuối năm, chậm là đầu năm tới. Đây là lời tiên tri của Lão Gàn. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 9, 2013 Syria cầu viện Liên hợp quốc ngăn ý đồ tấn công của Mỹ Thứ Ba, 03/09/2013 - 06:35 (Dân trí) - Syria đã chính thức đề nghị Liên hợp quốc (LHQ) ngăn chặn mọi hành động gây hấn nhằm vào nước này khi nguy cơ chiến tranh ngày càng tới gần. Mỹ điều tàu sân bay hạt nhân hỗ trợ tấn công Syria Tấn công trừng phạt Syria: Kịch bản pha trộn đang định hình Đại sứ Syria tại Liên hợp quốc và bức thư cầu viện gửi lên Tổng thư ký Ban Ki-moon. Hãng thông tấn SANA của Syria ngày hôm qua đưa tin Syria đã nêu lên đề nghị trên sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi tiến hành các cuộc tấn công trừng phạt nhằm vào chính quyền Syria, nhất là quân đội, để trừng phạt về việc sử dụng vũ khí hóa học tấn công phe đối lập hôm 21/8 vừa qua làm hơn 1.400 người thiệt mạng. Trong thư gửi Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon và Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ Maria Cristina Perceval, Đại sứ Syria tại LHQ Bashar Ja'afari kêu gọi vai trò quan trọng của người đứng đầu tổ chức lớn nhất hành tinh. “Tổng thư ký Ban Ki-moon phải có trách nhiệm ngăn chặn mọi hành động gây hấn nhằm vào Syria và thúc đẩy giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở Syria hiện nay”, bức thư viết. Ông Ja'afari cũng hối thúc HĐBA thực thi vai trò là "van an toàn" để ngăn chặn mọi hành động sử dụng vũ lực một cách vô lý, vượt quá khuôn khổ luật pháp quốc tế. Cũng trong bức thư, Đại sứ Syria tại LHQ tái khẳng định rằng Damascus “không bao giờ sử dụng vũ khí hóa học” chống lại dân thường, đồng thời cho rằng Washington nên là nhà bảo trợ hòa bình thay vì sử dụng vũ lực chống lại những nước không đi theo quỹ đạo của mình “Mỹ nên giữ vai trò của một nhà bảo trợ hòa bình và là đối tác của Nga trong việc chuẩn bị hội nghị quốc tế về Syria, chứ không phải với tư cách là một nước sử dụng vũ lực chống lại những nước phản đối chính sách của Mỹ”, ông Ja'afari viết trong bức thư gửi LHQ. Có lẽ cảm nhận được sức nóng của một cuộc tấn công đang cận kề, Syria tiếp tục đặt quân đội trong tình trạng báo động cao nhất ngay cả khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố sẽ chờ quyết định từ các nghị sĩ hai viện Quốc hội. Chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad lo ngại việc Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định “có bằng chứng rõ ràng về việc chính phủ Syria sử dụng khí độc thần kinh sarin chống lại dân thường” sẽ khiến các nghị sĩ Mỹ, vốn đang rất mâu thuẫn về việc cho phép tấn công Syria, sẽ dễ dàng quay sang ủng hộ quyết định của Tổng thống Obama. Được biết, dù đến ngày 9/9 hai viện Quốc hội Mỹ mới họp phiên toàn thể đầu tiên sau kỳ nghỉ nhưng một số nhà lập pháp đã đến thủ đô Washington từ hôm qua để kịp dự buổi tường trình kín tại trụ sở Quốc hội về lý do can thiệp vào Syria. Vũ Anh Tổng hợp ================== Nếu quả thật Syri cầu viện Liên Hiệp Quốc - như tin này của bài báo - thì Lão Gàn tuy tài hèn, sẽ nhân danh nền văn hiến Việt - một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử góp ý cho tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới này một giải pháp dung hòa các quyền lợi ở đây, hoàn toàn khách quan, chính danh. Nhưng Lão Gàn không đi xin việc. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 9, 2013 Tình hình Syria: Pháp làm Obama cô đơn BAODATVIET.VN Cập nhật lúc 08:03, 03/09/2013 (Tin tức 24h) - Tình hình Syria ngày càng lạ khi người Pháp, đồng minh thân cận cuối cùng của ông Obama trong việc thảo phạt Assad vừa qua đã sử dụng bài xin ý kiến Quốc hội. Vì sao Trung Quốc phản đối Mỹ tấn công Syria? Lối thoát cho thế "tiến thoái lưỡng nan" của Mỹ tại Syria Điểm nóng Syria: 10 năm một kịch bản Mỹ Phòng không lộ tử huyệt, con trai Assad tự tin đợi Mỹ Hôm 1/9, trước khi phát biểu về vấn đề Syria tại Vườn Hồng của Nhà Trắng, ông Obama đã gọi điện thông báo cho Tổng thống Pháp Hollande về quyết định chờ Quốc hội bỏ phiếu đối với vấn đề Syria. Ngay sau khi biết việc ông Obama nhờ cậy đến tấm bình phong Quốc hội, Tổng thống Pháp Hollande đã ngay lập tức tuyên bố ông cũng sẽ đưa việc tấn công Syria để thảo luận với Quốc hội nước này vào ngày 4/9. Tuy Tổng thống Pháp khẳng định đã sẵn sàng để đồng hành với ông Obama trong cuộc thảo phạt Assad, nhưng thực sự người Pháp đang sử dụng một chiêu bài úp mở và chờ đợi thông tin từ phía Mỹ khi cho biết thêm: “Tổng thống Pháp có thể chủ động phát lệnh tấn công, nhưng dù sao, Quốc hội vẫn là một sự tư vấn sáng suốt”. Một tình huống trớ trêu đang đặt ra trước mắt Tổng thống Mỹ Obama. Trong lịch sử chiến tranh hiện đại của nước Mỹ, hiếm khi nào các vị Tổng thống nhờ cậy đến sự can thiệp của Quốc hội, ngược lại, các Tổng thống đời trước còn tìm cách tránh sự can thiệp của Quốc hội vào những quyết sách chiến tranh của mình. Trước khi trình vấn đề Syria lên Quốc hội để xin ý kiến, ông Obama đã gọi điện thông báo cho Tổng thống Pháp (Ảnh minh họa - Reuters) Song, vì sao ông Obama phải dùng đến tấm bình phong Quốc hội để xin ý kiến về một cuộc tấn công mang tính “hạn chế”, trong khi trước đó, cả một kế hoạch trút mưa tên lửa xuống Syria, ông Obama chưa từng nhắc đến vai trò của Quốc hội? Một câu hỏi đặt ra suốt nhiều ngày nay làm đau đầu những đồng minh và kể cả đối thủ của Mỹ, thực chất, ông Obama có muốn tấn công Syria hay không? Cần nhớ trong tuyên bố tại Vườn Hồng của Nhà Trắng hôm 1/9, ông Obama đã khẳng đinh: “Tôi đã quyết định rằng Hoa Kỳ sẽ tiến hành một hành động quân sự nhắm vào các mục tiêu của chế độ Syria... song chúng ta sẽ không đặt chân lên đó”. Thông điệp này chính là một lời tuyên chiến với Syria, tuy nhiên, đây chỉ là “chiến tranh hạn chế”, chứ không phải một tối hậu thư có thời hạn như thông điệp của tổng thống Bush ngày 18/3/2003 là “Saddam Hussein cùng các con trai của mình phải rời Iraq trong vòng 48 giờ” để tự ràng buộc vào một kỳ hạn ấn định trước. Lần này ông Obama rào đón: “Việc thực hiện sứ mạng này không lệ thuộc vào thời gian: có thể là ngày mai, tuần tới hoặc một tháng nữa”. Điều này đồng nghĩa với việc bản thân Tổng thống Mỹ không thể tìm ra được lối thoát cho tình cảnh éo le của mình hiện nay. Trước mắt, Tổng thống Mỹ đang đối diện với sự phản đối của người dân Mỹ về việc tấn công Syria, ngoài ra, Hạ viện Mỹ với các thành viên Đảng Cộng hòa cũng không đồng tình với ông Obama về vấn đề Syria. Nhưng điều đó không quá quan trọng bằng việc quân đội Mỹ đang ở trong tình thế đơn thương độc mã. Chỉ cách đây một tuần, Mỹ còn có Anh, Pháp hỗ trợ tấn công, người Anh còn nhiệt tình nhận nhiệm vụ bắn những phát tên lửa tiên phong được Mỹ đặt lên vai. Nhưng đến hôm nay, Mỹ chưa tìm được đồng minh đủ tin tưởng trừng phạt Syria. Tổng thống Pháp, ông Francois Hollande Đơn thương độc mã, tiến thoái lưỡng nan, trong khi đó Syria đang tiến hành những biện pháp tinh vi hơn. Nắm được điểm yếu của cuộc tấn công hạn chế, quân đội ông Assad đang triển khai đưa khí tài quân sự và binh lính trà trộn giữa các khu dân cư. Hành động này khiến cho mọi quả tên lửa của Mỹ đều có khả năng biến ông Obama từ một nhân vật đạt giải Nobel hòa bình trở thành con ác quỷ của nhân loại. Đồng thời, hệ thống phòng không của Syria có thể không phải đối thủ của cuộc không kích tổng lực, nhưng với cuộc tấn công hạn chế, chưa chắc người Mỹ đã mang lại cho Syria sự đe dọa cần thiết như những gì ông Obama đã tuyên bố. Trong khi LHQ vẫn chưa thông qua các kế hoạch trừng phạt quân sự Syria, lúc này, Tổng thống Mỹ cần nhất những đồng minh cùng mình đứng mũi chịu sào. Đôi khi trong tình huống này, người sốt ruột không phải là Assad mà chính là ngài Obama. Dù đánh hay không, thì quyết định nhờ cậy đến sự chấp thuận của Quốc hội đã là “sự thoái lui lịch sử của Mỹ”! Minh Tú (Tổng hợp) =========================== Cái khó ở đây là một sự kiện thách thức công lý quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia qua vụ việc tấn công dân thường bằng vũ khí hóa học (Ai thì chưa biết) - Điều này cả cộng đồng quốc tế sẽ giải quyết như thế nào? Ai nhân danh công lý để xử vụ việc? Hoa Kỳ có thể rút lui khỏi cái gọi là "sự trừng phát kẻ thủ ác", nhưng sẽ mất uy tín là một siêu cường bá chủ trên thực tế. Còn LHQ - không lẽ ra thông cáo cực lực phản đối rồi....Hòa cả làng? Hay để Nga hay khối NATO, hoặc Trung Quốc, Nhật Bản xử lý? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 9, 2013 Nga quyết cản phá âm mưu “gây bạo loạn” ở Syria (Dân trí) - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố sẽ làm tất cả để ngăn chặn “các cuộc bạo loạn có kiểm soát” ở Syria, trong khi Trung Quốc tái khẳng định ủng hộ cuộc điều tra khách quan và độc lập của nhóm thanh sát viên Liên hợp quốc. Kể từ khi nội chiến bùng nổ ở Syria vào tháng 3/2011, Nga và Trung Quốc luôn tìm cách ngăn chặn mọi ý đồ can thiệp quân sự của Mỹ và phương Tây. Trong bối cảnh một cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào Syria ngày càng tới gần, Nga hôm qua đã thề sẽ bảo vệ luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ trước những âm mưu tạo ra cái gọi là "các cuộc nổi loạn có kiểm soát". “Nếu ai đó tin rằng các cuộc nổi loạn có kiểm soát sẽ hữu dụng hơn việc tôn trọng luật pháp quốc tế…thì chúng tôi dứt khoát không đồng tình và sẽ làm tất cả để bảo vệ luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ và các quyền của HĐBA", Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố sau cuộc gặp người đồng cấp Nam Phi Maite Nkoana-Mashabane. Ông cũng nói Mátxcơva “hoàn toàn không tin” chứng cứ do Mỹ và các đồng minh dựng lên nói rằng chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công ở ngoại ô thủ đô Damascus hôm 21/8. “Những gì mà các đối tác Mỹ, cũng như Anh, Pháp cho biết trước đó và đến tận gần đây hoàn toàn không thuyết phục… Có rất nhiều nghi ngờ về những hình ảnh của cuộc tấn công trên mạng Internet và những bằng chứng mà phương Tây đưa ra là không cụ thể, không nêu rõ tọa độ địa lý hay địa danh”, Ngoại trưởng Nga nói. Ông Lavrov cũng cảnh báo cuộc tấn công quân sự nhằm vào Syria như Mỹ tuyên bố sẽ làm trì hoãn hoặc thậm chí hủy hoại triển vọng tổ chức hội nghị hòa bình Geneva-II nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tại quốc gia Trung Đông này. Chủ tịch Thượng viện Nga Valentina Matviyenko cùng ngày cũng thông báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng các nghị sĩ nước này sẽ tìm cách đối thoại với các đối tác Mỹ và hối thúc Quốc hội Mỹ không phê chuẩn hành động tấn công quân sự Syria. Trong khi đó, Trung Quốc - một quốc gia khác không ủng hộ phát động cuộc chiến chống Syria - cũng bày tỏ quan ngại trước khả năng hành động quân sự đơn phương của Mỹ. “Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc một số nước có thể tiến hành những hành động quân sự đơn phương”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói tại cuộc họp báo thường kỳ hôm qua. Ông Hồng Lỗi cho biết chính phủ Mỹ đã chia sẻ với Trung Quốc thông tin về tình hình Syria, những bằng chứng về việc sử dụng vũ khí hóa học ở ngoại ô thủ đô Damascus và quyết định liên quan đáp trả vụ tấn công này. Tuy nhiên, ông Hồng Lỗi từ chối đưa ra phản ứng chính thức về những chứng cứ do Mỹ cung cấp, mà chỉ khẳng định lại rằng Bắc Kinh phản đối bất cứ ai sử dụng vũ khí hóa học và ủng hộ cuộc điều tra công bằng, khách quan của nhóm quan sát viên LHQ. “Các kết quả điều tra sẽ cho chúng ta biết liệu các vũ khí hóa học có được sử dụng hay không và ai dùng chúng”, ông Hồng Lỗi nói một cách thận trọng. Theo kế hoạch, các chuyên gia vũ khí hóa học LHQ sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về vấn đề sử dụng vũ khí hóa học ở Syria trong một vài tuần tới. Trong khi đó, một số nước e ngại Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể sẽ phán động tấn công chớp nhoáng Syria ngoài khuôn khổ LHQ sau khi nói rằng có đủ bằng chứng về việc chính quyền Assad sử dụng khí độc sarin. Trong động thái khá thận trọng ngày hôm qua, người đứng đầu Nhà Trắng đã trao quyền quyết định tấn công Syria cho Quốc hội, vốn sẽ nhóm họp lại sau kỷ nghỉ hè vào ngày 9/9 tới. Vũ Anh Theo AFP, Xinhua Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 9, 2013 Nhóm nổi dậy Syria dọa đáp trả Mỹ Thứ ba, 3/9/2013 09:39 GMT+7 Một nhóm đối lập Syria đang thành lập các đội đánh bom cảm tử nhằm vào các lợi ích của Mỹ tại Trung Đông nếu bị nước này tấn công. Dàn máy bay phương Tây sẵn sàng oanh kích Syria Trung, Nga ra sức bảo vệ Syria Nga điều tàu do thám tới bờ biển Syria Mahir Marhaj, Tổng Thư ký đảng al-Shabab. Ảnh: Fars "Mặc dù chúng tôi thuộc lực lượng đối lập chống chính phủ Syria, chúng tôi cho rằng lợi ích của đất nước quan trọng hơn bất cứ lợi ích nào khác, vì vậy chúng tôi vừa thành lập các tiểu đoàn để thực hiện các chiến dịch cảm tử và nhằm vào các lợi ích của Mỹ tại Trung Đông", hãng thông tấn Fars dẫn lời Tổng Thư ký đảng al-Shabab, ông Mahir Marhaj, cuối tuần trước cho biết. Marhaj cảnh báo Nhà Trắng rằng ngay cả một cuộc xâm lược hạn chế của phương Tây cũng sẽ biến thành một cuộc chiến tranh mở và không có giới hạn, với những hậu quả không lường trước được khi Damascus đáp trả. "Chúng tôi, những người thuộc đảng al-Shabab đang hết sức sẵn sàng để đối đầu với bất cứ cuộc chiến chống lại Syria nào", ông nói. Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối tuần trước cho hay ông sẵn sàng tấn công một cách "hạn chế" vào Syria, nhưng đang đề nghị được Quốc hội thông qua. Quyết định này được đưa ra sau khi một vụ tấn công được cho là sử dụng vũ khí hóa học làm hơn một nghìn người chết tại ngoại ô Damascus hôm 21/8. Phương Tây cáo buộc chính quyền Syria đứng đằng sau vụ việc, nhưng Tổng thống Bashar al-Assad thẳng thừng bác bỏ. Theo BBC, về mặt lý thuyết, bất cứ cuộc tấn công nào của Mỹ nhằm chống lại chính quyền Syria cũng sẽ là một món quà cho những chiến binh Hồi giáo cực đoan đang chiến đấu để lật đổ Bashar al-Assad. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng mục tiêu chính của Mỹ sẽ là lực lượng phiến quân Hồi giáo chống phương Tây, vốn có số lượng tăng lên nhiều trong cuộc nội chiến kéo dài hai năm rưỡi, trong đó hơn 100.000 người chết. "Bạn nghĩ là chúng tôi tin người Mỹ sao?", một chiến binh thuộc nhóm nổi dậy Liwa al-Islam nói. "Họ thông báo cho Assad trước hai tuần để xóa sạch các căn cứ của ông ta. Chúng tôi biết chúng tôi mới là mục tiêu thật sự". Hãng Fars còn cho hay những tội ác của các nhóm phiến quân được nước ngoài hỗ trợ đã khiến nhiều người thuộc phe đối lập trở nên xa cách những người nổi dậy và gia nhập hàng ngũ của lực lượng chính phủ. Trọng Giáp================= Nếu tất cả phe đối lập cùng nói giống ông này thì dễ cho ngài Obama rùi. Tổng thống Hoa Kỳ có thể đá quả bóng công lý cho LHQ thực hiện mà nước Mỹ còn nguyên uy tín - Ngay cả khi quốc hội Mỹ đồng thuận đánh. Bởi vì cả hai phe chính trị của Xyri đều đồng thuận không muốn Hoa Kỳ can thiệp. Như vậy họ thể hiện ý chí của dân Xyri từ góc độ thống nhất. Hay nói cách khác: Họ chấp nhận đánh nhau bằng vũ khí hóa học. Qua ngày 25/ 7 Việt lịch thì các giải pháp hòa bình càng khó khăn, nhưng không có nghĩa là chiến tranh phải xảy ra ngay. Cái này Lão Gàn nói rồi.Tuy nhiên, Lão Gàn chia sẻ một ý tưởng khi nghĩ tới hệ quả sát phạt của "Canh bạc cuối cùng" - khi mà công lý quốc tế ngang nhiên bị xâm phạm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 9, 2013 Mỹ gạt quân đội Anh ra rìa trong các kế hoạch về Syria 03/09/2013 12:15 (TNO) Các sĩ quan quân đội Anh đã bị gạt ra khỏi những cuộc họp của Mỹ về vấn đề Syria như một phản ứng của Mỹ trước việc Quốc hội Anh từ chối tham gia tấn công Syria. Người dân Anh biểu tình phản đối việc Anh can thiệp quân sự vào Syria bên ngoài trụ sở Quốc hội hôm 29.8 - Ảnh: AFP Vai trò của các sĩ quan cao cấp của Anh tại đại bản doanh Bộ Tư lệnh miền Trung của Mỹ ở thành phố Tampa, bang Florida, đã bị hạn chế bởi họ không đủ tin cậy để tiếp cận các thông tin tình báo cấp cao về một cuộc xung đột mà họ không còn liên quan, theo các nguồn tin quân sự của tờ The Times vào hôm nay, 3.9. Có khoảng 30 sĩ quan quân đội Anh đã hợp tác với những người đồng nghiệp Mỹ và Pháp tại Tampa nhằm vạch ra danh sách các mục tiêu và bố trí lực lượng trong nhiều tuần qua. Tuy nhiên, sau khi Quốc hội Anh bác kiến nghị của Thủ tướng David Cameron về việc can thiệp vào Syria hôm 29.8, các sĩ quan này được thông báo họ sẽ không được tham dự các cuộc họp bàn kế hoạch. Một quan chức quốc phòng Anh nói với tờ The Times: “Không có sĩ quan Anh nào hiện tham gia vào việc lập kế hoạch quân sự đối phó với Syria tại Bộ Tư lệnh miền Trung và không có ai trong số họ sẽ tham gia vào việc thực hiện chiến dịch”. Theo tờ The Times, động thái trên là một đòn nặng giáng vào niềm kiêu hãnh của quân đội Anh, vốn hết sức tự hào với mức độ hợp tác giữa họ và đồng minh Mỹ từ trước đến nay. Anh hiện là đồng minh “không đáng tin cậy” trong chiến dịch chống Syria, theo một cựu quan chức quốc phòng. Vai trò của London hiện được thay thế bởi Pháp, nước được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ca ngợi là “đồng minh lâu đời nhất” của Mỹ hôm 30.8. Đại tá Bob Stewart, một nghị sĩ đảng Bảo thủ và là cựu chỉ huy lực lượng Liên Hiệp Quốc ở Bosnia, nói động thái trên là một thảm kịch thật sự. “Mỹ luôn ủng hộ chúng tôi và chúng tôi có nhiều lợi ích từ mối quan hệ với Mỹ”, ông Stewart nói với tờ The Times. Sơn Duân ===================== Pháp trưng bằng chứng vũ khí hóa học ở Syria 03/09/2013 09:27 (TNO) Pháp khẳng định hôm 2.9 rằng cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở Damascus vào tháng trước “không thể được ra lệnh và thực hiện bởi ai khác ngoài chính phủ Syria”. Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault - Ảnh: AFP Tổng thống Syria 'chê' ông Obama 'yếu ớt Báo cáo tình báo được Thủ tướng Jean-Marc Ayrault trình ra cho quốc hội nước này khẳng định cuộc tấn công ngày 21.8 liên quan đến việc “sử dụng hàng loạt các chất hóa học”. Báo cáo này có nhiều chi tiết khớp với các cáo buộc của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong những ngày qua, theo tờ Los Angeles Times (Mỹ). Tổng thống Pháp Francois Hollande vốn ủng hộ lời kêu gọi của Mỹ nhằm đưa ra phản ứng quân sự với vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus hôm 21.8. Hồ sơ được chính phủ Pháp công bố cáo buộc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học “cực kỳ sát thương”, gồm các vũ khí chứa chất độc thần kinh sarin. Việc sử dụng vũ khí hóa học chỉ có thể được Tổng thống Bashar al-Assad hoặc “những thành viên có uy thế nhất định trong phe cánh của ông này” ra lệnh, theo báo cáo. Sau cuộc họp khẩn với các bộ trưởng và nghị sĩ, ông Ayrault nói với các phóng viên: “Pháp quyết tâm trừng phạt việc sử dụng vũ khí hóa học của chế độ Assad và răn đe bằng một phản ứng mạnh mẽ và cứng rắn”. Ông Ayrault cho biết Pháp sẽ không hành động một mình và Tổng thống Hollande sẽ tiếp tục “việc thuyết phục để thành lập một liên minh”. Sơn Duân ===================== Nếu tay bo thực sự và không cần đến luật pháp quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia, thì chỉ mình nước Pháp cho bay cả Trung Đông với vũ khí nguyên tử. Nhưng người ta đang ngăn ngừa bằng chính những công ước quốc tế và những gía trị nhân bản, mà các quốc gia đều thừa nhận. Bởi vậy, các quốc gia phải tuân thủ. Nay có sự vi phạm trắng trợn và tàn bạo bằng vũ khí hóa học tàn sát dân thường, nếu không có biện pháp trừng trị thì thật là một sự suy sụp niềm tin vào những ràng buộc của mối quan hệ giữa các quốc gia và niềm tin ở con người vào công lý. Chiến tranh có thể chết hàng triệu người. Nhưng không vì thế mà một kẻ giết người cướp của chỉ với một người không bị trừng phạt. Cũng không vì để bắt kẻ giất một người, nhưng có thể làm chết vài cảnh sát mà người ta sẽ phải buông tha cho kẻ giết người. Vấn đề là công lý và niềm tin của những con người vào những gía trị của nó. Cổ thư viết: Quan Đại Tư mã Điền đi tuần ngoài chợ. Thấy kẻ giết người bèn đuổi theo. Sắp bắt được thì nhận thấy kẻ giết người chính là cha mình. Ông dừng xe cho cha mình chạy thoát và về trình diện vua, thuật lại sự việc và xin tự sát để nghiêm minh luật pháp. Vua tha tội vì cho rằng ông tha cho cha là thể hiện sự tôn trọng đạo Hiếu,một giá trị của hình thái ý thức xã hội đương thời. Nhưng quan Tư mã Điền cho rằng luật pháp cần nghiêm minh. ông ta đã làm trọn đạo hiếu, nhưng là người đứng đầu ngành tư pháp, nên phải làm gương để bảo đảm niềm tin của toàn dân vào những gía trị chính thống của quốc gia. Nói xong ông rút gươm tự sát. Cổ học tinh hoa. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 9, 2013 TƯ LIỆU THAM KHẢO Đại tá Lê Thế Mẫu, nguyên cán bộ Viện Chiến lược quân sự Bộ Quốc phòng: Nhiều khả năng Mỹ sẽ sa lầy ở Syria (*) 03/09/2013 14:05 (TNO) Vì Mỹ đã từng sa lầy trong cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq trên dưới 10 năm nên nếu tiến hành cuộc chiến tranh ở Syria, khả năng Mỹ tiếp tục sa lầy là điều khó tránh khỏi. Nước cờ cao tay của ông Obama khi hoãn đánh Syria Dân Syria chế nhạo Tổng thống Mỹ là 'kẻ hèn nhát Phương án tấn công hạn chế của Mỹ và đồng minh - Đồ họa: Sơn Duân/The Times Đại tá Lê Thế Mẫu - Ảnh: Trường Sơn Đại tá Lê Thế Mẫu, nguyên Trưởng phòng Thông tin - Khoa học quân sự, Viện Chiến lược quân sự (Bộ Quốc phòng) đã nhận định như vậy trong cuộc phỏng vấn với Thanh Niên Online. Theo đại tá Lê Thế Mẫu, tiềm lực chính trị và quân sự của chính quyền Syria lớn hơn rất nhiều so với của Taliban năm 2001 hay của chính quyền Iraq năm 2003. Hơn nữa, Syria lại được Nga, Trung Quốc, Iran và nhiều nước khác ủng hộ. Thanh Niên Online: Ngày 31.8 Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết ông sẽ đề nghị Quốc hội Mỹ cho phép thực hiện hành động quân sự chống Syria. Điều này đồng nghĩa với việc ông Obama gác lại lời đe dọa tiến hành đòn tấn công tức thì nhằm vào Syria. Theo ông, đâu là lý do khiến Tổng thống Obama phải trì hoãn đòn tiến công này mặc dù theo Đạo luật yêu nước (Patriot Act), với vai trò Tổng tư lệnh tối cao, ông Obama được trao quyền hành động, sau đó mới báo cáo quốc hội? Đại tá Lê Thế Mẫu: Việc Tổng thống Obama tuyên bố sẽ tiến công Syria là nhằm ba mục đích chủ yếu. Một là, để giữ thể diện cho chính bản thân mình với việc thực hiện cam kết đưa ra cách đây không lâu rằng, một khi Syria “vượt qua giới hạn đỏ” thì Mỹ sẽ hành động. Sự kiện 21.8 chứng tỏ Syria đã “vượt qua giới hạn đỏ” và lẽ đương nhiên là ông Obama sẽ phải đưa ra tuyên bố can thiệp quân sự để “ngăn chặn Syria lặp lại hành động sử dụng vũ khí hóa học”. Hai là, thăm dò phản ứng của dư luận trong và ngoài nước. Ba là, “nắn gân” chính phủ Syria. Hiện nay, nếu thất bại tiếp ở Syria, “Đề án Trung Đông Lớn” của Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ phá sản và chiến lược kiểm soát Trung Đông Lớn sẽ thất bại. Đó mới chính là “lợi ích quốc gia cốt lõi của Mỹ” ở Syria. Đại tá Lê Thế Mẫu Tuy nhiên, ngay sau khi ông Obama đưa ra tuyên bố can thiệp quân sự nhằm vào Syria thì ngay trong lòng nước Mỹ và ở nhiều nước trên thế giới đã dấy lên làn sóng phản đối hành động can thiệp quân sự của Mỹ. Còn chính phủ Syria tuyên bố sẽ chiến đấu tới cùng để bảo vệ đất nước. Thậm chí, Tổng thống Syria Bashar al-Assad còn đe dọa, “Syria sẽ là Việt Nam thứ hai” đối với Mỹ, còn Bộ trưởng Quốc phòng Syria nhận định Syria sẽ là “mồ chôn các ý đồ xâm lược”. Tuy nhiên, điều mà giới phân tích nhận thấy rất rõ là Tổng thống Obama không xác định rõ mục đích chính trị của hành động quân sự lần này. Vì thế, Thượng nghị sĩ John McCain đã phải thốt lên: “Đã đánh thì phải đánh tới cùng, chứ không thể đánh vài ba ngày như ông Barack Obama tuyên bố để “giữ thể diện”. Trong tình hình đó, Tổng thống Obama đã khôn khéo “đẩy quả bóng” sang phía Quốc hội Mỹ, nếu có chuyện gì không hay xảy ra thì không phải một mình ông phải chịu. Tàu sân bay USS Nimitz đã áp sát Syria Nếu xét toàn diện mọi khía cạnh, một khi Mỹ đã sa lầy trong cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq trên dưới 10 năm, thì việc họ thất bại ở Syria là điều khó tránh khỏi bởi tiềm lực chính trị và quân sự của chính quyền Syria lớn hơn rất nhiều so với của Taliban năm 2001 hay của chính quyền Iraq năm 2003. Hơn nữa, Syria lại được Nga, Trung Quốc, Iran và nhiều nước khác ủng hộ. * Xin ông phân tích sơ bộ về những lợi ích của Mỹ trong việc tấn công, thay đổi chế độ hiện tại ở Syria? - Tổng thống Barack Obama tuyên bố, sở dĩ ông phát động chiến tranh ở Syria là xuất phát từ “lợi ích quốc gia cốt lõi của Mỹ”. Trong khi “giải mã” tuyên bố này của ông Obama, cần nhận thấy cái gọi là “lợi ích quốc gia cốt lõi của Mỹ” ở Syria hoàn toàn không phải là nhằm “ngăn chặn hành động của chính quyền Damascus sử dụng vũ khí hóa học giết hại dân thường”, cũng không phải vì “hành động sử dụng vũ khí hóa học của Syria vi phạm luật pháp quốc tế”, mà là nhằm mục đích chiến lược toàn cầu của “Đề án Trung Đông Lớn”. Tên lửa hành trình Tomahawk được bắn ra từ tàu ngầm USS Florida của Mỹ. Cuộc tấn công "phẫu thuật" nếu có của Mỹ nhắm vào Syria được giới quan sát đánh giá sẽ chủ yếu dựa trên phương cách tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk Đề án này đã từng được Tổng thống Mỹ G.W.Bush khởi động bằng cuộc chiến tranh Afghanistan và Iraq nhằm kiểm soát một khu vực địa - chính trị rộng lớn kéo dài từ châu Phi, qua Trung Đông, tới Trung Á và Nam Á. Tổng thống G.W.Bush đã công khai tuyên bố về đề án này năm 2004. Để thực hiện đề án này, ông G.W.Bush thiên về sử dụng sức mạnh quân sự và đã thất bại. Năm 2011, sau khi tiêu diệt Tổng thống Libya Muammar Gaddafi, Thượng nghị sĩ John McCain đã từng tuyên bố: “Mùa xuân Ả Rập” sẽ “gõ cửa” Syria, Iran, các nước Trung Á, thậm chí cả Nga và Trung Quốc (!?) Đại tá Lê Thế Mẫu Rút kinh nghiệm của người tiền nhiệm, Tổng thống Obama sử dụng sách lược “quyền lực thông minh”, được thể hiện trong các biến động chính trị mang tên “Mùa xuân Ả Rập” từ cuối năm 2001 tới nay, trong đó ông sử dụng lực lượng Hồi giáo chính trị làm công cụ để thực hiện. Vì thế, Hồi giáo chính trị được Mỹ ủng hộ đã lên cầm quyền ở Tunisia, Ai Cập, Libya, Yemen… Syria là một trong những khâu then chốt trong chiến lược “bình định” Trung Đông của Mỹ. Chính biến ở Ai Cập ngày 4.7 là thất bại bất ngờ của Mỹ trong chiến lược “Đề án Trung Đông Lớn” sau khi Tổng thống Mohammed Morsi của lực lượng Hồi giáo chính trị bị lật đổ. Hiện nay, nếu thất bại tiếp ở Syria, “Đề án Trung Đông Lớn” của Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ phá sản và chiến lược kiểm soát Trung Đông Lớn sẽ thất bại. Đó mới chính là “lợi ích quốc gia cốt lõi của Mỹ” ở Syria. Chiến đấu cơ F-16 của không quân Mỹ * Theo lời các chuyên gia, những cuộc không kích dự kiến của phương Tây nhắm vào Syria sẽ không thay đổi được cán cân lực lượng ở quốc gia này. Ông có bình luận gì về ý kiến đó? Theo ông, nếu Mỹ tấn công Syria, đó liệu sẽ là một cuộc chiến chớp nhoáng để hậu thuẫn cho phe đối lập hay sẽ lập lại kịch bản ở Iraq? - Tính toán của giới quân sự Mỹ là, bằng các đòn tiến công “giải phẫu” nhằm phá hủy các mục tiêu trọng điểm trong tiềm lực quân sự của Syria sẽ khiến cán cân lực lượng nghiêng hẳn về phía các lực lượng đối lập. Cũng không loại trừ khả năng, đòn tiến công “giải phẫu” còn nhằm tiêu diệt cá nhân người đứng đầu quốc gia này như đã từng xảy ra ở Libya. Sau đó, các lực lượng đối lập ở Syria sẽ giải quyết nốt chuyện đánh bại quân đội Syria. Nếu giai đoạn này thất bại, không loại trừ khả năng Mỹ và đồng minh sẽ phải mở chiến dịch trên bộ. Đây sẽ là “canh bạc” vô cùng mạo hiểm. * Theo ông các quốc gia có quan điểm bảo vệ Syria như Nga, Trung Quốc sẽ có những động thái như thế nào nếu Hoa Kỳ tấn công Syria? - Nga, Trung Quốc, Iran... cũng như nhiều nước ở Trung Đông và Mỹ Latinh sẽ phản đối hành động quân sự của Mỹ nhằm vào Syria. Riêng Nga, họ sẽ tiếp tục chuyển giao vũ khí trang bị cho Syria theo các hợp đồng đã ký trước năm 2011. Dĩ nhiên, Nga sẽ bảo vệ cơ sở kỹ thuật của họ ở cảng Tartus của Syria, nhưng khả năng hải quân Nga “chạm trán” với hải quân Mỹ và đồng minh ở Địa Trung Hải là có thể loại trừ. Vì, nếu cuộc “chạm trán” đó xảy ra, chiến tranh thế giới lần thứ III sẽ khó tránh khỏi. Iran nhiều khả năng sẽ tham chiến để bảo vệ Syria vì giữa hai nước đã ký Hiệp định phòng thủ chung năm 2006. Hơn nữa, Iran và Syria đều là mục tiêu hướng tới của Mỹ trong “Đề án Trung Đông Lớn”. Năm 2011, sau khi tiêu diệt Tổng thống Libya Muammar Gaddafi, Thượng nghị sĩ John McCain đã từng tuyên bố: “Mùa xuân Ả Rập” sẽ “gõ cửa” Syria, Iran, các nước Trung Á, thậm chí cả Nga và Trung Quốc (!?). * Xin cảm ơn ông! Trường Sơn (thực hiện) Ảnh: AFP, Reuters (*) Các nhận định, đánh giá thể hiện quan điểm riêng của ông Lê Thế Mẫu Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 9, 2013 TƯ LIỆU THAM KHẢO Trung Quốc phác thảo cuộc chiến thực sự tại Syria Thứ Ba, 03/09/2013, 18:39 [GMT+7] (ĐVO)-Khốc liệt với sự tham gia của những loại vũ khí mạnh nhất giữa 2 bên và chủ yếu là cuộc chiến trên không là những gì sẽ diễn ra tại Syria... Sự mô tả tới từng chi tiết này đã được báo chí TQ đưa tin thông qua những hình vẽ phác thảo về một cuộc chiến không khoan nhượng trên không giữa quân đội Syria với liên quân Mỹ-Anh cùng các quốc gia đồng minh Cuộc chiến sẽ chỉ diễn ra giới hạn trên không và có thể lan ra biển tuy nhiên cuộc chiến trên mặt đất vẫn là cuộc nội chiến trong nước, tuy nhiên không vì cuộc chiến được giới hạn mà mất đi tính chất khốc liệt của nó. Thậm chí báo chí TQ còn mô phỏng hình ảnh chiến cơ Mig-29 của nước này bắn hạ F-16 của Mỹ, cùng với đó đội tàu chiến cơ động của Syria cũng góp phần đẩy xa những khu trục hạm của Mỹ tới sát bờ biển hơn Tờ CNJ của TQ cho biết, đội tàu ngầm của Syria dù không được đánh giá cao nhưng cũng đủ sức hạ gục tàu sân bay của Mỹ nếu có cơ hội, thậm chí đội tàu ngầm của Syria còn được xem là con bài tẩy nhằm tạo ra sự khác biệt trong cuộc chiến ở tương lai. Do cuộc chiến được xác định chỉ diễn ra trên không nên những tinh hoa sức mạnh của lực lượng phòng không không quân Syria sẽ được huy động để bảo vệ đất nước. Đã có nhiều phân tích liên quan tới sức mạnh phòng không của Syria, nhưng truyền thông TQ tin rằng Damascus hoàn toàn có cơ sở để thắng Mỹ cùng liên quân Tờ CNJ của TQ cho biết, viễn cảnh một cuộc chiến khốc liệt sẽ xảy ra chứ không phải là một cuộc chịu trận từ quân đội chính phủ của Syria, Syria sẽ không phải là một Iraq thứ 2 khi đơn độc trong cuộc đối đầu với Mỹ và phương Tây, chính quyền Damascus vẫn không hề tỏ ra bị cô lập vào thời điểm hiện tại, hơn thế chính quyền vẫn còn được lòng một bộ phận không nhỏ người dân cũng như cộng đồng quốc tế Tờ “quân giải phóng ND Trung Hoa“ cũng cho biết, quân đội chính phủ Syria với hệ thống phòng 3 tầng của mình sẽ bảo đảm nhiệm vụ đón lõng bất kỳ một cuộc tập kích đường không nào của Mỹ và phương Tây, trong bối cảnh hiện tại báo chí TQ tin rằng Damascus đủ sức cầm chân liên quân ít nhất là 2 tháng và từng đó là thời gian cần thiết để phương Tây cảm thấy “nản“ khi tấn công Syria. Một cuộc tấn công chớp nhoáng và ngay lập tức giành được thế thượng phong, chiếm lĩnh trận địa đường không, cắt đứt mọi tuyến liên lạc của Damascus với thế giới là điều liên quân đang muốn thực hiện, tờ chinamil nhận định. Tuy nhiên, tờ chinamil cũng tin rằng, nếu không đánh nhanh thắng nhanh được tại cuộc chiến với Syria thì Mỹ và liên quân sẽ vấp phải sự phản đối từ trong cũng như ngoài nước và điều này được xem là thế bất lợi đối với người Mỹ đến lúc đó Nga và TQ sẽ có cơ hội “tấn công“ Washington trên bàn ngoại giao. Rõ ràng cũng thông qua việc mô phỏng một cuộc chiến nảy lửa sắp diễn ra tại Syria, Bắc Kinh cũng ngầm thể hiện sự ủng hộ đối với quốc gia này bằng việc tỏ rõ sự tin tưởng Mỹ sẽ bị sa lầy và nhận lấy thảm bại tại chiến trường này. Dù mong muốn Washington gặp khó tại Syria, nhưng Bắc Kinh vẫn chỉ lên tiếng ủng hộ Damascus mà không đưa ra bất kỳ động thái cụ thể nào, điều đó cho thấy Bắc Kinh vẫn đang chơi con bài 2 mặt đối với Syria trong bối cảnh hiện tại, tờ japanmil của Nhật nhận định. Hình ảnh mô phỏng cuộc chiến sắp diễn ra tại Syria trên báo chí TQ, trong hình là cảnh chiến cơ của Mỹ bị gục ngã trước sức mạnh phòng không của quân đội Syria. ========================= Phải công nhận các họa sĩ của đất nước láng giềng vĩ đại vẽ đẹp thật. Bởi vậy, Lão Gàn đưa lên đây để xem sự tính tế của nét vẽ, cứ như thật. Thực ra tôi chẳng xa lạ gì với đất nước này. Từ khi tìm hiểu để chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến, tôi lục tung trí nhớ của tôi về đất nước này - từ thời Hoàng Đế đánh Xuy Vưu cho đến tận ngày hôm nay, đến từng chi tiết có trong bộ nhớ của tôi. Tôi kết luận rằng: "Họ là bậc thầy về "chém gió". Chỉ có điều họ chém gió ở phía Đông Nam, còn Lão Gàn chém ở Tây Nam. Cũng tại đổi chỗ Tốn (Gió) và Khôn (Đất). Nhớ hồi cuộc chiến Vùng Vịnh II. Chưa tới 20 ngày, Iraq sụp dổ và tôi là một trong ba người đoán trước việc này (Thiên Cơ đoán chính xác ngày tấn công; Dương Tường đoán chính xác ngày kết thúc, tôi đoán khoảng thời gian từ hạ tuần tháng hai đến thượng tuần tháng Ba Âm lịch). Trong khi đó, dư luận hồi ấy cho rằng Hoa Kỳ sẽ bị sa lầy. Nếu "bụp" - (Chẳng ai muốn chiến tranh cả) - xin lỗi, không quá hai ngày tất cả các cơ sở quân sự quan trong của Xyri chẳng còn gì để bảo vệ. Phần thời gian còn lại là vài cái bắn cảnh cáo. Chẳng bao giờ Hoa Kỳ và Đồng minh đổ quân vào đây để bị sa lầy. Bắn không xong thì rút, vì cũng đã cảnh cáo rùi. Trong chiến tranh hiện đại, ai phòng thủ chắc thì người đó chiến thắng, dù sau đó chỉ là chọi đá vào đối phương. Huống chi đây là tên lửa Tomahok. Tôi nghĩ Hoa Kỳ cũng chẳng cần đánh làm gì cho tốn kém. Cứ chĩa tên lửa vào đây và đưa vấn đề lên LHQ, yêu cầu xử lý thằng nào tàn sát dân thường bằng chất độc hóa học và Hoa Kỳ bảo trợ đề xuất này. Vụ việc nó sờ sờ ra đấy,không bên này thì bên kia, chứ không lẽ ma quỉ dưới địa ngục quăng chất độc sarin vào Xyri? Nó không có "cơ sở khoa học". Hì! Còn cứ để hai bên Xyri tự xử lý với nhau. Rồi mọi việc cũng ngã ngũ à. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 9, 2013 Nga phát hiện hai tên lửa phóng về phía Syria Thứ ba, 3/9/2013 18:04 GMT+7 Hệ thống cảnh báo sớm của Nga phát hiện hai tên lửa được phóng lên từ giữa biển Địa Trung Hải hướng về phía Syria, trong lúc bầu không khí phía trên nước này đầy mùi thuốc súng. Hai tên lửa sau đó rơi xuống biển. Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Barry phóng một tên lửa Tomahawk ở biển Địa Trung Hải hồi năm 2011. Ảnh: US Navy Các hãng thông tấn Nga dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng đưa tin, vụ phóng diễn ra lúc 10h16 sáng theo giờ Moscow và được phát hiện bởi hệ thống cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo ở Armavir phía nam nước Nga. "Quỹ đạo tên lửa đi từ phần trung tâm Địa Trung Hải đến phần phía đông bờ biển Địa Trung Hải", hãng thông tấn Interfax cho hay. Syria, quốc gia đang là mục tiêu đe doạ tấn công của Mỹ và đồng minh, nằm ở rìa phía đông Địa Trung Hải. Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã thông báo với Tổng thống Vladimir Putin về vụ phát hiện này, giữa những nghi ngờ đang tăng lên về khả năng phương Tây tấn công Syria. Tuy nhiên, sứ quán Nga ở Syria cho biết không có dấu hiệu nào của vụ tấn công bằng tên lửa hay một vụ nổ ở Damascus. Hệ thống cảnh báo tên lửa của Syria cũng không phát hiện tên lửa nào bay vào lãnh thổ nước này. Giới chức Mỹ nói trên CBS News rằng không có tàu hay máy bay nào ở Địa Trung Hải phóng tên lửa. Anh nhấn mạnh nước này không liên quan gì đến vụ phóng. Theo RT, ban đầu, quân đội Israel cũng cho biết không phát hiện vụ phóng tên lửa nào như trên. Sau đó, Israel lại tuyên bố đã thực hiện một vụ phóng tên lửa chung với Mỹ ở Địa Trung Hải, để thử độ chính xác của hệ thống tên lửa của liên minh trong khu vực. Một phát ngôn viên của NATO cho biết đang xác nhận về các báo cáo trên. Tương quan lực lượng của các nước phương Tây và Syria. Đồ họa: RIA Novosti Tuy nhiên, những thông tin về vụ phóng khả nghi trên đã kịp gây ra những ảnh hưởng ngay lập tức đối với thị trường. Chỉ số chứng khoán FTSE 100 (chỉ số cổ phiếu của 100 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán London) đã giảm 0,8% xuống còn 6,456.95 điểm và giá của dầu thô Brent, vốn tăng lên gần đây vì tình hình Trung Đông, tiếp tục tăng vọt 1,2% lên mức 115,74 USD một thùng. Nga hôm qua chỉ trích việc Mỹ gửi các tàu chiến đến gần Syria, cho rằng động thái này sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng tại đây. Mỹ hiện có 5 tàu khu trục và một tàu đổ bộ ở Địa Trung Hải, sẵn sàng không kích Syria bất cứ lúc nào cần thiết. Giới chức Mỹ cho hay tàu sân bay USS Nimitz và 4 tàu khác trong cùng nhóm không kích cũng đã có mặt ở biển Đỏ hôm qua. Nga, một trong những nguồn cung cấp vũ khí chính cho chính phủ Syria, phản đối can thiệp quân sự sau nghi án tấn công bằng vũ khí hóa học ở Damascus. Moscow cũng đang điều các chiến hạm mới đến Địa Trung Hải, nhưng cho biết nước này việc này diễn ra trên cơ sở điều chuyển luân phiên các tàu trong khu vực. Anh Ngọc Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 9, 2013 Sự kiện tự nói lên vấn đề. Qua đó nó tự thể hiện tính phức tạp của nó. Người Trung Quốc đang bế tắc trong cả đồi nội lẫn đối ngoại. Tính quyết đoán của ngài Tập Cận Bình là một ưu điểm. Nhưng nó còn cần một phương pháp với một định hướng đúng. ========================= Quý tử nhà Bạc Hy Lai ăn chơi sau phiên xử cha Cập nhật lúc 18:54, 03/09/2013 (Tin tức 24h) - Chỉ vài ngày sau phiên tòa xét xử Bạc Hy Lai, Bạc Qua Qua, con trai của chính trị gia thất thế Trung Quốc, vẫn tươi cười tham gia tiệc tùng ở New York. Trước ngày diễn ra phiên tòa xét xử Bạc Hy Lai, Bạc Qua Qua chia sẻ: “Tôi chỉ có thể phỏng đoán về các điều kiện giam giữ bí mật của họ và nghịch cảnh mà cha mẹ tôi phải chịu đựng trong cô đơn. Tôi hy vọng rằng trong phiên tòa xét xử cha tôi, ông có cơ hội để được biện hộ, bào chữa cho mình mà không bị bất cứ sự ràng buộc nào. Nếu hạnh phúc của tôi được đem ra đổi chác lấy sự ưng thuận của cha tôi hoặc sự hợp tác hơn nữa của mẹ tôi, sau đó bản án được thực thi, rõ ràng nó không có sức nặng đạo đức”. Nhưng chỉ vài ngày sau phiên tòa xét xử cha mình, Bạc Qua Qua đã bị bắt gặp trong một buổi tiệc ở New York. Trước đó, Bạc Qua Qua cũng để lộ những bức ảnh ăn chơi của mình Bạc Qua Qua được gắn cho cái mác “cậu ấm ăn chơi” với lối sống phóng khoáng nơi xứ người. Những hình ảnh được dư luận Trung Quốc đánh giá là phản cảm, biểu hiện cho lối sống ăn chơi của cậu hai Bạc gia Cậu ấm liên tiếp tham gia tiệc tùng cùng với giới trẻ phương Tây. Điều người ta băn khoăn là Bạc Hy Lai đã lấy đâu ra nhiều tiền đến thế để cho con học trường danh tiếng với học phí lên đến 71.000 USD/năm, chưa kể những thú vui tốn kém khác? Bạc Qua Qua thường xuyên tụ tập tiệc tùng, chụp ảnh cùng các cô gái trong trang phục xộc xệch. Thiếu gia họ Bạc không cài cúc áo và có cử chỉ thân mật với 2 cô bạn gái trong một bữa tiệc tại Đại học Oxford. Thùy Vân (Tổng hợp) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 9, 2013 Obama: 'Syria khác Iraq và Afghanistan' Thứ ba, 3/9/2013 22:42 GMT+7 Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm nay tuyên bố tự tin rằng quốc hội sẽ phê chuẩn hành động quân sự chống lại Syria nhưng nhấn mạnh quy mô của sự can thiệp sẽ "có giới hạn" và sẽ không sa lầy như tại Iraq hay Afghanistan. Obama nỗ lực thuyết phục quốc hội tấn công Syria Obama xin phép Quốc hội cho tấn công Syria Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc họp với các nghị sĩ quốc hội để thuyết phục phê chuẩn can thiệp quân sự vào Syria hôm nay. Ảnh: AFP "Chúng tôi khẳng định rằng Syria đã sử dụng vũ khí hóa học giết chết hàng nghìn người", ông Obama nói với các phóng viên trước cuộc họp với các nghị sĩ quốc hội tại Nhà Trắng hôm nay. Một số nhà lập pháp Mỹ bày tỏ quan điểm rằng giải pháp đề xuất cho các lực lượng là quá mở, tuy nhiên ông Obama nói rằng ông sẵn sàng xem xét các câu chữ để đạt được mục đích là thực hiện nhiệm vụ trừng phạt chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Khi được hỏi rằng ông có tự tin vào cuộc bỏ phiếu tại quốc hội hay không, tổng thống Mỹ trả lời: "Có, tôi rất tự tin", USA Today cho hay. Một số nghị sĩ Mỹ nói rằng nước này không nên can thiệp vào Syria, một vấn đề khác là liệu chính quyền Obama có chứng minh được rằng chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học để chống lại phe nổi dậy hay không. Trong bài phát biểu ngắn trước các phóng viên, ông Obama nhấn mạnh một cuộc tấn công "giới hạn" và "thích đáng" sẽ được thực hiện để "làm suy giảm" khả năng chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học trong tương lai. Quân đội Mỹ sẽ không lưu lại Syria, ông Obama khẳng định. "Syria không giống với Iraq, không giống Afghanistan". Đây là cuộc họp đầu tiên giữa ông Obama và các nghị sĩ Mỹ kể từ khi ông tuyên bố sẽ xin phép quốc hội để tấn công Syria. "Chúng tôi sẽ mạnh hơn nếu hành động cùng nhau, là một đất nước đoàn kết", ông Obama nói hôm 31/8. Cuộc họp hôm nay bao gồm nhiều thành viên lãnh đạo trong quốc hội, bao gồm hai lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng hòa, Chủ tịch Hạ viện John Boehner và lãnh đạo phe Cộng hòa trong Thượng viện Mitch McConnell. Các thành viên Ủy ban Vũ trang và Đối ngoại của quốc hội cũng tham dự cuộc họp và Tổng thống Obama dự kiến sẽ thuyết phục các nhà lập pháp hàng đầu của Mỹ. Ngoài cuộc họp tại Nhà Trắng, ba thành viên chủ chốt của chính quyền Obama là Ngoại trưởng John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel và Tổng tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Martin Dempsey, cũng dự kiến sẽ có bài phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện về vấn đề Syria trong những ngày tới. Tổng thống Obama và Phó tổng thống Joe Biden gặp gỡ các nghị sĩ chỉ vài giờ trước khi ông Obama lên đường đến châu Âu. Sau khi tới thăm Thụy Điển, ông Obama sẽ tới ]St. Petersburg,Nga, để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh của nhóm G-20. Hội nghị lần này có thể sẽ phải dành phần lớn thời gian để thảo luận về vấn đề Syria. ]rước đó, Nhà Trắng cho biết đêm qua ông Obama đã điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về "mối quan ngại sâu sắc" của hai nước trước việc Syria sử dụng vũ khí hóa học. "Hai nhà lãnh đạo thống nhất rằng sử dụng vũ khí hóa học là hành động vi phạm nghiêm trọng các quy chuẩn quốc tế và là không thể tha thứ. Mỹ và Nhật Bản cam kết sẽ tiếp tục tham vấn chặt chẽ về các phương án hành động đối với Syria", tuyên bố của Nhà Trắng cho hay. Vũ Hà ============= Cuối năm nay, đầu năm tới toàn bộ vùng Trung Đông phải ổn định. Nếu Trung Đông không ổn định topic này hơi bị loãng chủ đề. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 9, 2013 Điều gì sẽ đến nếu Syria bị Mỹ tấn công? Thứ Ba, 03/09/2013 - 10:15 (Dân trí) – Những ngày này, cả thế giới đang nín thở dõi theo từng cử động của Nhà Trắng. Syria đang tiến gần nhất tới bờ vực của một cuộc tấn công quân sự từ bên ngoài, một cuộc chiến mới chồng lên cuộc nội chiến đã kéo dài hơn 2 năm qua ở nước này. Quân chính phủ Syria tại Jobar ngày 24/8. Ảnh: THX/TTXVN Phải thừa nhận, vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô thủ đô Damascus đêm 20, rạng sáng 21 tháng 8 khiến hơn 1.400 người thiệt mạng đã làm thay đổi hoàn toàn “cuộc chơi” chiến tranh tại Syria. Từ chỗ chỉ là cuộc nội chiến giằng co giữa quân đội chính phủ và lực lượng đối lập do phương Tây và một số thế lực khu vực hậu thuẫn, giờ đây cuộc chiến ở Syria đã rẽ sang một ngả mới với sự tham gia của các lực lượng bên ngoài mà chủ lực là Mỹ và châu Âu. Liên tục các tuyên bố và hành động quân sự đã diễn ra trong những ngày qua với những diễn biến khó đoán định. Những biến chuyển khôn lường Cụ thể là trong suốt 10 ngày kể từ khi xảy ra vụ tấn công, dù chưa biết rõ bên chính thức sử dụng vũ khí giết người hàng loạt, nhưng nhất cử nhất động ở Syria đều bị phương Tây đẩy lên mức quốc tế hóa. Lấy cớ “bảo vệ dân thường Syria”, Mỹ và nhiều nước, trong đó có Anh và Pháp, đã liên tiếp “điều binh, khiển tướng” tại các vùng biển quanh quốc gia Trung Đông này.. Và tính đến ngày 1/9, Mỹ đã điều 5 tàu khu trục, 1 tàu vận tải đổ bộ, 1 tàu sân bay hạt nhân cùng vô số tên lửa Tomahawk, máy bay chiến đấu đến Địa Trung Hải và Biển Đỏ, hình thành rõ rệt hai gọng kìm siết chặt Syria. Trong khi đó, dù luôn nói rằng sẽ tôn trọng và chờ đợi kết quả điều tra chính thức của đội thanh sát viên vũ khí hóa học Liên hợp quốc (LHQ) vừa trở về từ Syria sau nhiều ngày thu thập mẫu phẩm, song những tuyên bố cứng rắn của các bên cho thấy dường như quyết định tấn công Syria không nằm trên mặt bàn của Hội đồng Bảo an LHQ, mà ở trong quyết định chính trị của chính quyền Tổng thống Barack Obama. Điều này được nhìn thấy trong nhiều phát biểu gần đây của giới chức cấp cao Mỹ về khả năng phát động tấn công Syria và việc rốt ráo “bài binh, bố trận” trong khu vực. Trong phát biểu mới nhất, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry còn khẳng định: “Hoa Kỳ có đủ bằng chứng về việc sử dụng khí độc thần kinh sarin ở Syria”. Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel tuyên bố “sẵn sàng hành động khi nhận được quân lệnh từ Tổng thống Obama”, người cũng nắm giữ cương vị Tổng Tham mưu trưởng quân đội Mỹ. Cũng như ông Kerry, ông Hagel khẳng định vũ khí hóa học đã được sử dụng trên quy mô lớn tại Syria, cho thấy chính quyền Syria đã hiển nhiên vi phạm “lằn ranh đỏ” do đích thân Tổng thống Obama ấn định cách đây hơn một năm. Nhưng phát động chiến tranh dễ, kết thúc mới khó. Có lẽ vì biết rõ tính chất và mức độ mạo hiểm của cuộc tấn công này nên khi nhận được thư kêu gọi của 140 thành viên Hạ viện yêu cầu Tổng thống phải thực hiện đúng phận sự theo Hiến định, Tổng thống Obama đã quyết định đi một nước cờ vô cùng khôn ngoan. Thay vì đưa ra lệnh phát động tấn công, ông đã đẩy “quả bóng trách nhiệm” sang Quốc hội, cho dù không nhất thiết phải làm như vậy. Không chỉ thế, người đứng đầu Nhà Trắng còn không quên nhấn mạnh rằng nếu phát động tấn công - trong trường hợp không còn lựa chọn nào khác - thì đây cũng chỉ là hành động quân sự có giới hạn và mang tính cảnh cáo, chứ không phải hủy diệt. Bằng cách này, ông Obama vừa có thể làm yên lòng các ông nghị Mỹ trước khi diễn ra phiên bỏ phiếu vào ngày 9/9 tới, vừa khích lệ các đồng mình phương Tây yên tâm tham chiến cùng Mỹ trong chiến dịch tấn công Syria. Ngoài ra, nhà lãnh đạo nước Mỹ cũng ngầm gửi đi thông điệp tới chính quyền Damascus và các đồng minh trong khu vực rằng sẽ không có chuyện lật đổ chế độ Assad bằng vũ lực hay khơi mào cho một cuộc đại chiến thế giới lần thứ III. Nếu kịch bản đi đúng theo hướng này, tức là Mỹ có thể lãnh đạo đồng minh tấn công chớp nhoáng Syria, khi đó chính quyền Obama không chỉ giữ được thể diện cho mình, mà còn tránh bị cuốn vào vòng xoáy xung đột mới ở khu vực vốn đã có quá nhiều mâu thuẫn và hoài nghi đan xen trong các mối quan hệ phức tạp. Nói như lời Tướng quân đội Pháp đã về hưu Vincent Desportes, nước Mỹ không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước hành vi vượt lằn ranh đỏ rõ như ban ngày của chính quyền Damascus, vì nếu không uy tín của Mỹ sẽ bị sụp đổ. Tuy nhiên, những toan tính của Mỹ và phương Tây chưa chắc đã trùng với suy nghĩ của chính quyền Damascus và các đồng minh của Syria trong khu vực như Iran, lực lượng Hezbollah hay phong trào Hamas ở Dải Gaza. Nó thể hiện ở tuyên bố của một nhà lãnh đạo cấp cao Iran mới đây khi ông nói rằng: “Tấn công Syria cũng có nghĩa là tấn công vào thế giới Arập và Hồi giáo”. Vậy là, trong khi hiện tại chưa thể biết chắc điều gì sẽ đến với Syria thì một hậu quả nhãn tiền đã được cảnh báo nếu chiến tranh thực sự xảy ra. Đó là phạm vi khói lửa sẽ không dừng ở Syria mà lan rộng ra toàn khu vực chảo lửa Trung Đông. Điều gì sẽ đến nếu Syria bị tấn công? Trong cuộc nội chiến kéo dài 29 tháng qua tại Syria, đây không phải là lần đầu tiên nước này đứng sát bờ vực chiến tranh, nhưng quả thực chưa lần nào Mỹ, Anh, Pháp lại phản ứng quyết liệt như lần này. Với lời khẳng định chắc chắn rằng chính quyền của Tổng thống al-Assad đã sử dụng khí độc hủy hoại thần kinh sarin, Mỹ quả quyết kế hoạch trừng phạt Syria đã sẵn sàng, cho dù không nhận được sự ủng hộ của HĐBA, nơi họ vấp phải phản ứng quyết liệt của Nga và Trung Quốc trong việc đưa ra bất kỳ hành động quân sự nào chống Syria. Mỹ nhiều lần khẳng định việc sử dụng vũ khí hóa học là hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, là tội ác chống lại loài người và phải bị lên án, trừng phạt. Đó là điều không cần bàn cãi. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng điều trước tiên hiện nay là phải tôn trọng kết quả điều tra của LHQ, tôn trọng và khẳng định vai trò của HĐBA trong các vấn đề liên quan đến chiến tranh và hòa bình. Trong khi LHQ hưa đưa ra kết luận về bên sử dụng vũ khí hóa học ở Syria, thì việc một số nước phương Tây khăng khăng gán tội cho chính quyền của Tổng thống Assad chỉ càng khiến vấn đề thêm rối ren và đẩy cuộc khủng hoảng vượt khỏi tầm kiểm soát. Hơn nữa, cũng cần phải nhớ rằng quy luật của chiến tranh là leo thang. Chẳng ai dám chắc cuộc tấn công Syria, nếu nổ ra, sẽ chỉ dừng lại ở những mục tiêu đã định như Tổng thống Obama tuyên bố mà không lan rộng hơn. Các nhà phân tích cảnh báo, nếu Syria bị tấn công, nó sẽ làm bùng nổ thêm các cuộc chiến nữa ở Trung Đông và gây hậu quả nghiêm trọng cho toàn khu vực. Đối với Syria, nguy cơ chiến tranh khiến người dân nước này đang hối hả tích trữ lương thực và hàng hóa thiết yếu. Các ngân hàng đông nghẹt người đến giao dịch, trong khi những dòng người đứng chờ tại các máy rút tiền tự động ngày một dài thêm. Hàng triệu người dân Syria, có lẽ chiếm tới 1/3 dân số đã phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán sang các quốc gia láng giềng. Một thế hệ trẻ em Syria đang phải đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng và thiếu giáo dục vì phải theo cha mẹ chạy loạn. Không những thế, các nhà phân tích cho rằng giải pháp chiến tranh đối với Syria cũng không thể giải quyết được vấn đề mâu thuẫn nội bộ hiện nay ở nước này. Một cuộc can dự từ bên ngoài chỉ làm tình hình thêm phức tạp hơn. Thực tế cũng cho thấy trong cuộc xung đột ở Syria hiện nay, thật khó để nhận diện trong lực lượng chống đối chính quyền, ai là người thực sự vì đất nước và nhân dân. Đó là chưa kể những phần tử khủng bố cực đoan đang lợi dụng trà trộn vào thành phần này để trục lợi và chính họ sẽ trở thành lực lượng tấn công lại các lợi ích của Mỹ và phương Tây trong khu vực về sau này. Kịch bản ông al-Assad bị lật đổ và phe đối lập lên nắm quyền cũng sẽ chẳng mang lại điều gì hứa hẹn cho một đất nước vốn bị chia rẽ bởi các phe nhóm, sắc tộc, tôn giáo, những lực lượng quyết không thỏa hiệp trong cuộc tranh giành quyền lực ở Syria. Vì thế, tương lai hỗn loạn thời kỳ hậu chiến ở Syria sẽ giống như Iraq, Afghanistan hay Lybia là điều có thể thấy rõ. Thực tế từ cuộc chiến ở ba quốc gia này cũng cho thấy chính phủ các nước hiện vẫn đang đứng trước một cuộc khủng hoảng nhân đạo sâu sắc với con số thường dân thiệt mạng lên đến hàng trăm nghìn người. Còn đối với khu vực và thế giới, tin tức về một cuộc chiến nữa đã khiến các thị trường toàn cầu rung lắc mạnh. Vàng đang chứng kiến những ngày tăng giá chóng mặt, dầu thô nhảy lên mốc cao nhất trong hơn hai năm, trong khi các thị trường chứng khoán toàn cầu đồng loạt tụt dốc thê thảm. Tuy Syria không phải là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ chủ chốt tại Trung Đông, nhưng một khi nước này bị tấn công, việc vận chuyển dầu trong khu vực vốn được xem là trung tâm nhiên liệu của thế giới ít nhiều cũng sẽ chịu tác động. Các nhà phân tích không loại trừ nguy cơ cuộc xung đột ở Syria có thể vượt ra ngoài đường biên giới lãnh thổ để gây bất ổn ở tầm khu vực, dẫn đến một sự gián đoạn về nguồn cung. Đã có những dự báo rằng sản lượng dầu của khu vực (cung cấp tới 35% sản lượng dầu thô thế giới) có thể giảm từ 500.000 – 2.000.000 thùng/ngày nếu bất ổn lan rộng và kéo dài. Chắc chắn, chiến tranh leo thang ở Trung Đông sẽ làm mất ổn định thị trường năng lượng và tài chính ở khu vực cũng như toàn cầu, từ đó kéo lùi quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế và khắc phục khủng hoảng tài chính của thế giới. Trong bối cảnh đó, các nhà phân tích cho rằng giải pháp tốt nhất lúc này là tăng cường các nỗ lực ngoại giao để tìm được tiếng nói chung. Cần bằng mọi cách tìm ra giải pháp chính trị lâu dài nhằm bảo đảm sự ổn định và hòa bình bền vững cho Syria, cũng là cho Trung Đông và thế giới. Đức Vũ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 9, 2013 Tấn công Syria đồng nghĩa với tự sát Thứ tư, 4/9/2013 05:22 GMT+7 Nếu Mỹ rời bỏ Syria sau một cuộc tấn công giới hạn thì đồng nghĩa với việc đẩy Damascus vào tay các chiến binh Hồi giáo cực đoan, những người có liên hệ mật thiết với tổ chức tiến hành vụ tấn công khủng bố 11/9 nhằm vào nước Mỹ gần 12 năm trước. Người biểu tình ở London kêu gọi phương Tây từ bỏ kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria. Ảnh: AFP Mặc dù từng nhiều lần lặp lại tuyên bố sẽ không "thay đổi chế độ" ở Syria, nhưng theo ông Kapil Komireddi, một nhà báo Ấn Độ, đồng thời là chuyên gia về Trung Đông - Bắc Phi, thì kế hoạch can thiệp quân sự ở mức "giới hạn" của chính quyền Barack Obama chỉ đơn thuần là một sự ảo tưởng, bởi trực tiếp dính líu vào quốc gia này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ không thể rời khỏi Syria trong một sớm một chiều. Như lời Tổng thống Obama từng khẳng định, kế hoạch không kích mà Washington đang chuẩn bị chỉ đơn thuần là để ngăn chính quyền Bashar al-Assad ngừng sử dụng vũ khí hóa học và giảm thiểu tình trạng bất ổn ở khu vực. Nhưng tham vọng này liệu có thể được hiện thực hóa, hay sẽ vô tình biến Syria thành một Irad hay Afghanistan phiên bản 2013, như nhiều người từng dự đoán. Syria, với tư cách là một quốc gia thống nhất, chỉ còn tồn tại trên bản đồ. Còn thực tế, đất nước này từ lâu đã bị chia cắt bởi cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa chính quyền của Tổng thống Assad và những người thuộc phe đối lập. Không ai trong số họ đủ mạnh để có thể đại diện cho đại đa số người dân Syria, cũng như nắm quyền quyền soát phần lớn lãnh thổ đất nước. Cuộc chiến dai dẳng khiến phe đối lập gần như kiệt quệ và bất lực nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài. Trong hơn hai năm qua, họ vẫn không ngừng tìm kiếm sự hỗ trợ ấy, bằng cách cung cấp các bằng chứng chống lại chế độ al-Assad cho phương Tây, đỉnh điểm là những gì từng xảy ra hôm 21/8. Chán nản những cuộc điều tra kéo dài và gần như vô tác dụng của Liên Hợp Quốc, Washington đã đơn phương đưa ra các bằng chứng cho thấy chỉ có chính quyền của ông Al-Assad là đủ khả năng thực hiện một vụ thảm sát hóa học ở tầm cỡ như vậy. Lý lẽ này tuy nhiên lại gây ra một sự cám dỗ chết người. Như tiểu thuyết gia Ấn Độ Amitav Ghosh, người đã dành gần như cả cuộc đời để nghiên cứu về tình hình bất ổn ở châu Á, từng nói: "viễn cảnh về một hành động can thiệp" trong các cuộc xung đột nội bộ thường trở thành tác nhân kích thích "sự leo thang bạo lực" cho bên yếu hơn. Một hành động can thiệp quân sự, mà theo Washington là để đáp trả vụ tấn công bằng vũ khí hóa học của chính quyền Assad, nhiều khả năng sẽ bị các lực lượng đối lập ở Syria, đặc biệt là những chiến binh Hồi giáo cực đoan, một chân rết của tổ chức khủng bố al-Qaeda, lợi dụng trong tương lai. Nó gần giống như một dạng phản ứng có điều kiện, khi mà sự xuất hiện của thứ chất độc chết người đồng nghĩa với sự can thiệp "có giới hạn" của Mỹ, thì phe đối lập sẽ tái sử dụng chúng để lật ngược tình thế và một lần nữa reo nỗi kinh hoàng lên người dân. Vậy Mỹ sẽ làm gì sau khi can thiệp quân sự vào Syria? Nội chiến và bất ổn đang dần biến Syria trở thành miền đất hứa cho các chiến binh Hồi giáo từ hơn 60 quốc gia. Tham vọng của họ không chỉ dừng lại ở việc đánh bại Syria. Thay vào đó, họ muốn thiết lập một nhà nước thần quyền ở một trong các quốc gia thế tục nhất thế giới Arab. Hành động này sẽ vô tình biến những người thế tục cuối cùng, từ chỗ ủng hộ phe đối lập, chuyển sang hỗ trợ chế độ của Assad. Vậy là, để đưa Syria thoát khỏi chế độ của al-Assad và ngăn nó rơi vào tay các chiến binh Hồi giáo, nhóm người có chung lý tưởng với những kẻ từng gây ra sự kiện 11/9, Mỹ sẽ phải đảm bảo sự hiện diện quân sự của họ ở Syria trong hơn một thập kỷ, lật đổ Assad, ngăn cản phe thánh chiến, bảo vệ Israel và gìn giữ nền hòa bình mong manh ở Lebanon. Sau Afghanistan và Iraq, liệu Washington đã đủ sẵn sàng để lao vào một cơn ác mộng mới? Quỳnh Hoa (Theo CNN) =======================Một bài bình luận rất sắc sảo. Nhưng nó lại không xảy ra trên thực tế. Vẫn còn cơ hội cho hòa bình ở Xyri. Nhưng mong manh quá! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 9, 2013 Bất lực ở Trung Đông, Trung Quốc mới thấy mình nhỏ bé Thứ hai 02/09/2013 07:56 ANTĐ - Cuộc chiến ở Syria đã phơi bày một sự thật phũ phàng, Trung Quốc đã mất rất nhiều lợi ích ở Trung Đông nhưng họ không thể làm gì để cứu vãn tình trạng đó. Đến giờ người ta càng hiểu tại sao Mỹ vẫn coi Nga là đối thủ lớn nhất của họ chứ không phải là Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng Syria đang được đẩy lên tới cao trào, hiện tại tuy Đức từ chối tham gia ngay từ đầu, Anh đã rút lui, Pháp và Mỹ đang chờ quyết định của Quốc hôi Mỹ, nhưng các tàu chiến Anh, Pháp, Mỹ vẫn đang thường trực ở Địa Trung Hải. Cực bên kia, Nga cũng điều động biên đội tuần dương hạm có khả năng tấn công hạt nhân đến khu vực này, thực hiện chính sách “ngoại gia pháo hạm”. Còn Trung Quốc thì ở đâu? Một thực tế phũ phàng nhưng không thể phủ nhận là hải quân Trung Quốc không có khả năng tác chiến xa bờ quá 500km, chứ đừng nói là gửi quân đến Trung Đông. Đối với 1 khu vực có vị trí địa – chính trị quan trọng, lại có quan hệ mật thiết đến an ninh năng lượng của mình, mà ảnh hưởng của Trung Quốc rất mờ nhạt, vô phương bảo vệ lợi ích của mình, đóng vai trò của một “kẻ bị hại”. Mỹ và đồng minh luôn uy hiếp đến Syria, mà Trung Quốc khoanh tay không biết làm gì, trong khi họ chính là người có lợi ích bị đe dọa nhiều nhất. Trung Đông chính là “rốn dầu” của thế giới, khu vực này bất ổn, nền kinh tế lớn thứ 2 của thế giới có nguy cơ khủng hoảng. Trong 7 tháng đầu năm nay, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 83 triệu tấn dầu thô từ Trung Đông, chiếm một nửa trong tổng số dầu thô nhập khẩu vào Trung Quốc. Trên thực tế, dầu thô Trung Quốc nhập vào chủ yếu đến từ các nhà cung cấp hàng đầu như Saudi Arabia, Iran, Iraq, Oman và Các Tiểu Vương Quốc Ả-rập Thống nhất. Mặc dù Trung Quốc có rất ít lợi ích kinh tế ở Syria, nhưng Syria lại có vai trò chiến lược trong việc đảm bảo sự ổn định ở Trung Đông. Nếu Syria bị tấn công, Saudi Arabia có thể sẽ bị Nga triệt hạ, hơn nữa, Iran cũng sẽ không khoanh tay đứng nhìn. Cuộc tấn công vào Syria hoàn toàn có thể khơi mào cho một cuộc chiến tranh khu vực. Hạm đội Trung Quốc mới chỉ đủ lực loanh quanh ở vùng biển gần Chính vì vậy chúng ta càng hiểu rằng Trung Đông có vai trò quan trọng như thế nào đối với Trung Quốc và việc họ không cất tiếng ở đây chỉ vì họ không thể làm gì được. Tuy Trung Quốc có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình, chiến hạm hạng nặng, thậm chí đã có tàu sân bay đầu tiên, nhưng hải, không quân của họ không hề có kinh nghiệm thực chiến. Hải quân Trung Quốc cũng đã có những chuyến viễn hành đầu tiên, khi họ cử các biên đội tàu tham gia chống cướp biển ở vịnh Aden - Somalia từ năm 2009, nhưng đó là hoạt động trong thời bình và đối phó với vài tàu lẻ tẻ “hạng ruồi” của bọn cướp biển.Chuyên gia quân sự Australia Ross Babbage thẳng thắn chỉ ra: “Nói đến hành động can dự tích cực giống như Mỹ và đồng minh có thể tiến hành đối với Syria, thì quân đội Trung Quốc không có khả năng này. Bất luận là về quân sự hay ngoại giao, Bắc Kinh đừng hy vọng can thiệp sâu vào khu vực Trung Đông. Không giống như Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc không hề có ảnh hưởng gì ở khu vực này”. Trung Đông là địa bàn tranh giành ảnh hưởng của Nga với Mỹ và các đồng minh suốt từ thập niên 60 của thế kỷ 20 đến nay, Trung Quốc không có cơ để chen chân vào khu vực này. Tiếng nói của Bắc Kinh không có ý nghĩa quyết định đối với bất cứ nước nào ở đây, kể cả Tehran. Nếu Mỹ tiến đánh Syria, sẽ kéo theo hệ lụy cho Israel, Iran, Saudi Arabia…, khu vực này chắc chắn sẽ bất ổn kéo dài. Nếu chính phủ của Tổng thống Assad sụp đổ thì cả khu vực chỉ còn mỗi Iran đối đầu với Mỹ, trước sau cũng bị Mỹ hạ nốt, “Chú Sam” sẽ đánh bật ảnh hưởng của “Gấu Nga” và độc chiếm cả Trung Đông, lúc đó họ sẽ khống chế mỏ dầu lớn nhất thế giới. Hiện nay, gần 50% lượng dầu thô của TQ là nhập từ Trung Đông, lúc đó Trung Quốc sẽ bị bóp nghẹt, nên Bắc Kinh rất muốn ngăn Washington đánh Damascus nhưng lực bất tòng tâm. Lợi ích cốt lõi của mình bị đe dọa nhưng Trung Quốc chỉ đóng vai trò trung gian hòa giải mờ nhạt Việc Trung Quốc xác định không can dự được vào Trung Đông đã thể hiện trong chiến lược chuyển hướng nguồn cung dầu mỏ sang châu Phi của họ. Chiến lược này bắt đầu cách đây khoảng 5 năm và được đẩy mạnh trong 2 năm trở lại đây. Hiện nay, Đại Lục đang dùng chiêu viện trợ kinh tế không hoàn lại, cho vay tiền mua hàng hóa giá rẻ, viện trợ quân sự để đổi lấy các hợp đồng dầu mỏ của các nước nghèo châu Phi. Tuy nhiên, “Lục địa đen” không phải là sự thay thế hoàn hảo cho Trung Đông trong lĩnh vực cung cấp dầu mỏ, bởi vì năng lực sản xuất của họ còn hạn chế, hơn nữa trữ lượng đã thăm dò được cũng thấp hơn rất nhiều. Ngoài ra, môi trường chính trị của châu Phi cũng không phải là điều kiện lý tưởng. Các vấn nạn nội chính bất ổn, chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia đang trỗi dậy, chính biến quân sự, nội chiến liên miên đang trở thành điểm yếu cố hữu. Một chuyên gia về các vấn đề Trung Đông thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận xét, Trung Đông bất ổn thì Trung Quốc cũng không yên. Iran đã từng lớn tiếng dọa, nếu Mỹ đánh Syria thì họ sẽ phong tỏa eo biển Hormuz, cắt đứt tuyến vận tải chiến lược, chiếm 40% lượng dầu mỏ thông thương của thế giới. Vì vậy, Trung Đông ổn định là điều Trung Quốc luôn mong muốn, nhưng Trung Quốc không đủ thực lực giúp khu vực này có hòa bình. Năm ngoái, Thiếu tướng La Viện, viên lĩnh xướng "dàn hỏa lực mồm" của Trung Quốc, cho biết trên tờ “Nhân dân nhật báo”: “Chúng ta không thể nghĩ rằng các vấn đề của Syria và Iran không có liên quan gì tới Trung Quốc, vì lượng dầu lớn ở đây đang bị đe dọa”. Nguyễn Ngọc Theo aninhthudo.vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 9, 2013 Tình hình Syria: McCain cho Obama nắm lưỡi kiếm Cập nhật lúc 07:11, 04/09/2013 (Tin tức 24h) – Thượng nghị sĩ John McCain của Đảng Cộng hòa đã đặt ông Obama vào tình thế buộc phải động binh thảo phạt Syria khi gọi việc không tấn công là "hạ uy tín nước Mỹ". Trao kiếm đằng lưỡi Trong khi Tổng thống Obama còn dùng dằng chưa quyết được việc tấn công Syria hay không, buộc phải nhờ tới sự can thiệp của Quốc hội thì trả lời trước truyền thông nước Mỹ, Thượng nghị sĩ John McCain đã khôn khéo chiếu bí ngài Tổng thống Ông McCain nói với truyền thông rằng bản thân việc ngài Tổng thống đưa kế hoạch tấn công Syria cho Quốc hội thảo luận đã là một hành động sai lầm. “Thiếu quyết đoán không phải là cách làm của nước Mỹ, ông Obama đã khiến lịch sử nước Mỹ đi một bước lùi” – ông McCain cho biết. Tổng thống Barack Obama (phải) mời Thượng nghị sĩ John McCain tới Nhà Trắng để bàn về vấn đề Syria. Ảnh: REUTERS Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa này cũng nhận định: “Nếu như Quốc hội bỏ phiếu chống, chắc chắn Tổng thống Obama sẽ không đánh. Hãy nhìn những tội ác mà Assad gây ra, cùng những đồng minh của chúng ta, họ đã chuẩn bị như thế nào?” “Trong những nhiệm kỳ của các tổng thống tiếp theo, uy tín của nước Mỹ, sự nể sợ của đối phương cũng như ảnh hưởng với thế giới bị suy giảm bắt nguồn từ hành động này”. Khi được hỏi về vấn đề liệu ông McCain có dùng ảnh hưởng của mình để thuyết phục các Nghị sĩ khác chấp thuận việc tấn công Syria, Thượng nghị sĩ bang Arizona nhận định: “Tôi chắc chắn sẽ thuyết phục những người khác, tuy nhiên, tôi phải thuyết phục được chính mình tin tưởng được cách làm của ông Obama đã. Tổng thống đã tạo ra những suy nghĩ khác nhau về nhiều vấn đề. Và một điều chắc chắn, sự nhất quán trong đường lối nước Mỹ vẫn còn ở tương lai xa”. Ông McCain nhận định thêm: “Nếu không tấn công Syria, nước Mỹ sẽ đối mặt với thảm họa”. Trước đó, ngày 2/9, Tổng thống Obama đã có cuộc gặp gỡ với ông McCain và hi vọng với uy tín và sự ủng hộ của chính trị gia này, Nhà Trắng có thể đạt được sự ủng hộ của người Mỹ, dân biểu và Thượng nghị sĩ. Hiện nước Mỹ với chính quyền Obama được cho là quá yếu đuối để trừng phạt chế độ Assad. Một Thượng nghị sĩ khác đã lên tiếng: “Ngay từ đầu, việc để Quốc hội thông qua tấn công Syria đã là một sự yếu kém”. Như vậy Obama không đánh Syria thì sẽ bị những người nhân danh uy tín Mỹ, nhân danh sức mạnh cường quốc số một lên án. Còn đánh thì viễn cảnh đã dự báo nhiều. Quả tên lửa đầy ẩn ý của Israel Sáng ngày 3/9, radar từ tàu thăm dò của Nga đang đóng ở Địa Trung Hải phát hiện “hai mục tiêu đạn đạo”. Ngay sau đó, Israel đã lên tiếng nhận trách nhiệm về hai quả tên lửa này. Đường bay của các mục tiêu này xuất phát từ trung tâm Địa Trung Hải và nhằm hướng bờ biển phía đông. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã báo cáo lên Tổng thống kiêm Tổng Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Vladimir Putin. Hãng Reuters dẫn lời các quan chức quân sự của Tel Aviv cho biết: “Các tên lửa được phóng ngày 3/9 từ vùng biển Địa Trung Hải là mục tiêu tập bắn cho hệ thống chống tên lửa Israel.” Hiện tại, Israel đang phải đối mặt với nguy cơ sẽ bị chính quyền Damascus trả đũa bằng tên lửa nếu Mỹ phát động cuộc không kích vào Syria. Ngoài ra, các tay súng của tổ chức Hezbollah cũng đã lên tiếng sẽ có những động thái trả thù đồng minh của Mỹ. Tổng thống Pháp, ông Francois Hollande bị báo chí nước này phê phán là một chính trị gia hấp tấp và non tay trong vấn đề Syria Việc chuẩn bị cho phòng thủ tên lửa là một điều dễ hiểu ở Israel thời điểm này. Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích thế giới cho rằng, đây có thể là “bia bay”, nhưng cũng có thể là một động thái tập dượt tấn công. Nếu thực chất hai quả tên lửa này mang ý nghĩa “thử súng” của Israel, thì đây cũng được coi như một lời nhắc khéo với Tổng thống Obama về cuộc không kích Syria. Một động thái khác, Tổng thống Pháp Hollande đang bị báo chí nước này chỉ trích là đã “phản ứng quá nhanh và đi quá xa” trong việc kêu gọi tấn công Syria. Trước việc ông Obama xin ý kiến của Quốc hội, ông Hollande rơi vào tình cảnh cô đơn và buộc phải dùng đến chiêu bài cũ của Obama và Cameron: trông chờ vào Quộc hội. Tuy nhiên, Tổng thống Pháp cũng khẳng định mình sẽ chỉ tấn công Syria với tư cách là thành phần trong một liên minh. Những ý kiến của các nghị sĩ Mỹ, và động thái của nhiều quốc gia đồng minh đã đặt ông Obama vào tình thế không tấn công Syria không được, và nếu có tấn công, thì việc trừng phạt Assad nhất định phải để lại thiệt hại và hiệu quả nhìn thấy. Chuyên gia có bằng chứng vũ khí hóa học đào tẩu Theo hãng tin Reuters, người phát ngôn liên minh đối lập có trụ sở tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 3/9 thông báo: một chuyên gia pháp y Syria có bằng chứng Tổng thống Bashar al-Assad dính líu tới cuộc tấn công sử dụng vũ khí hóa học gần Aleppo đã đào tẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ. Người phát ngôn trên cho biết ông Abdeltawwab Shahrour, người đứng đầu ủy ban pháp y ở Aleppo, sẽ công bố bằng chứng chính quyền Assad liên quan tới vụ tấn công vũ khí hóa học ngày 19/3 tại Khan al-Assal. Minh Tú (Tổng hợp) =================== Cho dù Hoa Kỳ một mình tấn công Xyri, nhưng nếu có thêm một quốc gia tham chiến - Iran chẳng hạn - thì về nguyên tắc tất cả khối Nato sẽ vào cuộc. Thôi xong! Sang phim. Vấn đề còn lại là xem video clip."Tóc gió thôi bay" Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 9, 2013 Bây giờ là 6g 30 sáng 31/ 8/ 2013 - Thế giới còn đúng 17 tiếng 30 phút để xử lý một cách hòa bình và dung hòa quyền lợi các bên ở Xyri. Vượt qúa thời điểm này là chiến tranh bùng nổ ở đây. Nếu các nguyên thủ 5 quốc gia Hội đồng Bảo an và LHQ không tìm ra giải pháp trước kết thúc ngày hôm nay thì cuộc tấn công sẽ thực hiện trước hoặc sau mùng 4/ 9 (Tuế sai là hai ngày) - Vụ việc kéo dài từ 4 đến 9 ngày. Nếu cuộc chiến xảy ra thì người Iran sẽ phải cân nhắc tấn công Do Thái. Họ thừa biết rằng: Người Do Thái chỉ cần kiếm cớ là sẵn sàng tấn công Iran vì lo ngại vũ khí hạt nhân. Obama nhận được sự ủng hộ quan trọng cho kế hoạch tấn công Syria Thứ Tư, 04/09/2013 - 07:16 (Dân trí) - Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhận được sự ủng hộ của các nhà lập pháp hàng đầu và một số nhân vật chính trị quan trọng cho kế hoạch tấn công quân sự vào Syria. Tổng thống Obama và các nhà lập pháp hàng đầu của 2 đảng thảo luận về vấn đề Syria ngày 3/9/2013. Tổng thống Obama và Phó Tổng thống Joe Biden đã gặp Chủ tịch Hạ viện John Boehner, người đứng đầu phe Dân chủ ở Hạ viện Nancy Pelosi và các chủ tịch cũng như thành viên của các ủy ban an ninh quốc gia ở Washington ngày hôm qua. Trong cuộc gặp, nhà lãnh đạo cao nhất của nước Mỹ nói rằng một cuộc tấn công "có giới hạn" là cần thiết để giảm thiểu khả năng của Tổng thống Assad sau khi xảy ra cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 21/8 khiến hơn 1.400 người chết. Và ông đã nhận được sự ủng hộ của nhiều nhân vật có tiếng nói quan trọng ở cả hai đảng. Cụ thể, nhân vật chính của đảng Cộng hòa đối lập John Boehner nói rằng chỉ có Mỹ có thể ngăn chặn Tổng thống Assad. Vị chủ tịch Hạ viện cũng kêu gọi các đồng nghiệp ở Quốc hội ủng hộ Tổng thống Obama cuộc bỏ phiếu của Quốc hội trong tuần tới. Người đứng đầu phe đa số ở Hạ viện, ông Eric Cantor, cũng ủng hộ hành động tấn công của chính quyền Obama. "Syria của Assad, một nhà nước bảo trợ cho khủng bố, chính là hiện thân của một quốc gia bất lương và từ lâu nay đã là mối đe dọa trực tiếp đối với lợi ích của Hoa Kỳ và của các đối tác của chúng ta", ông Cantor nói. Hai trong số những nhà chỉ trích kịch liệt nhất chính sách ngoại giao của ông Obama là các Thượng nghị sỹ Cộng hòa John McCain và Lindsey Graham cũng đã ủng hộ Tổng thống. Lãnh đạo khối thiểu số tại Hạ viện, bà Nancy Pelosi, còn thực sự tin tưởng Quốc hội sẽ không bác nghị quyết kêu gọi sử dụng vũ lực đối với Syria. Về mặt quốc tế, Pháp cũng đang ủng hộ mạnh mẽ lập trưởng của ông Obama, trong khi Quốc hội Anh đã bác bỏ đề nghị ủng hộ hành động quân sự mà Thủ tướng David Cameron đưa ra. Tấn công "giới hạn" Theo lý giải của ông Obama, cuộc tấn công “có giới hạn” sẽ buộc Tổng thống Assad phải chịu trách nhiệm về hành vi sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. “Điều mà chúng tôi đề nghị là thứ có giới hạn. Đó là thứ tương xứng (với vụ tấn công hóa học). Cùng lúc đó chúng tôi cũng có chiến lược rộng hơn để nâng cấp khả năng của phe đối lập". ông Obama nói. Theo kế hoạch, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel và Tướng Martin Dempsey đều điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ trong trong ngày 3/9. Tất cả các nghị sĩ cũng sẽ được thông báo tình hình trong một cuộc họp mật. Mỹ nói số người thiệt mạng trong cuộc tấn công hóa học ở ngoại ô Damascus hôm 21/8 lên tới 1.429, trong đó có 426 trẻ em. Một số nước và tổ chức khác đưa ra con số thương vong thấp hơn, thậm chí thấp hơn nhiều, song điều mà Washington nhắm tới là hành vi vượt quá giới hạn đỏ của Damascus trong việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tuy nhiên, chính phủ Syria nhất mực bác bỏ cáo buộc này, đồng thời còn thách thức Mỹ đưa ra được “những chứng cứ dù là nhỏ nhất” nói rằng chính quyền Damascus liên quan tới vụ tấn công. Trong phỏng vấn với báo Le Figaro của Pháp hôm 2/9, Tổng thống Assad nói sẽ là "phi logic" khi chính phủ Syria liên quan. Ông cũng cảnh báo hành động quân sự của nước ngoài có thể tạo ra xung đột ở cả khu vực. Giữa lúc căng thẳng gia tăng hôm thứ Ba, một quan chức quốc phòng cao cấp của Israel xác nhận rằng đã bắn tên lửa để thử hệ thống quốc phòng. Đây là chỉ dấu cho thấy Israel đang thực sự cân nhắc khả năng sẽ bị tấn công trả đũa, bởi Syria hay đồng minh của nước này đã nhiều lần tuyên bố sẽ hủy diệt Nhà nước Do Thái nếu Mỹ ra tay. Vũ Anh Theo BBC ============= Như vậy với dự báo: Trước sau mùng 4. 9. 2013 và Quốc hội Hoa Kỳ đã đồng thuận đúng ngày mùng 4/ 9. Vấn đề là chậm nhất ngày mùng 6. 9 (Tuế sai hai ngày) sẽ bùng nổ. Hoặc Lão Gàn đoán sai vài ngày. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 9, 2013 Ông Putin không loại trừ khả năng tấn công Syria Thứ Tư, 04/09/2013 15:00 (NLĐO) - Tổng thống Vladimir Putin nói Nga có thể ủng hộ chiến dịch quân sự chống lại Syria nếu phương Tây chứng minh được chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad đã sử dụng vũ khí hóa học và chiến dịch được Liên Hiệp Quốc chấp thuận. Ông Putin phát biểu như trên trong cuộc phỏng vấn ngày 3-9 với hãng tin AP và đài truyền hình First Channel của Nga. Điện Kremlin dẫn lại phỏng vấn trên trang web riêng ngày 4-9. Khi được hỏi liệu Nga có đồng ý trừng phạt quân sự Syria nếu có bằng chứng xác đáng, tổng thống Nga trả lời: “Tôi không loại trừ điều này. Căn cứ vào luật pháp quốc tế hiện hành, chỉ có Hội đồng Bảo an có quyền sử dụng vũ lực đối với một quốc gia có chủ quyền. Còn lại đều là hành động xâm lược. Nếu có bằng chứng cho thấy quân đội Syria dùng vũ khí hóa học, các bằng chứng đó phải thuyết phục và phải được trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc”. Tổng thống Nga Putin chỉ ủng hộ tấn công Syria nếu có bằng chứng xác đáng và được Liên Hiệp Quốc thông qua. Ảnh: Reuters Ngoài ra, ông Putin cũng cho rằng đoạn video quay vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus ngày 21-8 có thể bị “các nhóm có liên hệ với al-Qaeda” làm giả. Đây là một thay đổi đáng ngạc nhiên bởi trước đó các quan chức Nga, đặc biệt là Ngoại trường Sergei Lavrov, liên tục khẳng định không có chuyện quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học. Ông Putin cũng tiết lộ Nga đã chuyển giao một số thiết bị của hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho chính quyền Syria. Nhưng hiện tại việc chuyển giao các thiết bị khác của hệ thống này đã bị tạm ngừng. Phát biểu trên được đưa ra chỉ một ngày trước khi hội nghị G-20 nhóm họp ở St.Petersburg - Nga. Hội nghị kéo dài 2 ngày này dự định tập trung bàn về nền kinh tế toàn cầu nhưng có vẻ sẽ bị vấn đề Syria lấn át. Trong khi ông Putin hy vọng sẽ có những cuộc thảo luận nghiêm túc với Tổng thống Mỹ Barack Obama thì ông Obama dự kiến hội đàm với lãnh đạo Trung Quốc và Pháp bên lề hội nghị. Hải Ngọc (Theo AP, Reuters) ==================== Tất nhiên là như vậy! Đây là tính chính danh của mối quan hệ quốc tế. Tất cả những siêu cường có trách nhiệm đều phải có một quan điểm như vậy. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 9, 2013 Ông Putin không loại trừ khả năng tấn công Syria Thứ Tư, 04/09/2013 15:00 (NLĐO) - Tổng thống Vladimir Putin nói Nga có thể ủng hộ chiến dịch quân sự chống lại Syria nếu phương Tây chứng minh được chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad đã sử dụng vũ khí hóa học và chiến dịch được Liên Hiệp Quốc chấp thuận. ==================== Tất nhiên là như vậy! Đây là tính chính danh của mối quan hệ quốc tế. Tất cả những siêu cường có trách nhiệm đều phải có một quan điểm như vậy. Tuy nhiên vấn đề còn lại là: Biện pháp thi hành công lý. Có nhất thiết phải tấn công Syria bằng tên lửa đạn đạo và bom không?Còn nhiều biện pháp khác để đạt mục đích có tính chính danh , vẫn bảo đảm vị thế của Hoa Kỳ, uy tín của các siêu cường và LHQ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 9, 2013 Có một lời tiên tri của một nhà tiên tri nổi tiếng: Edgar Cayce (Mỹ), có vẻ liên quan đến tình hình Syria hiện nay. Xin đưa lên để bạn đọc tham khảo. ======================== Lời “sấm truyền” lạ nhất về vận mệnh thế giới Thứ Hai, 02/09/2013 - 20:00 (Kienthuc.net.vn) - Nhà tiên tri Nostradamus nói đến những điều có vẻ giống với sự kiện 11/9: “Bầu trời bùng cháy ở 44 độ/Lửa lan đến thành phố mới rộng lớn..." Edgar Cayce (Mỹ) được mệnh danh là “nhà tiên tri ngủ gật” nổi tiếng nhất thế kỷ XX. Không chỉ đưa ra những dự đoán rất chính xác về tương lai mà Cayce còn có khả năng chữa bệnh kỳ diệu. Những lần khám bệnh của ông đã hé mở các bí ẩn hết sức lạ lùng về số phận con người, như kiếp sống luân hồi và những quy luật nội tại ẩn chứa bên trong đó. Một trong những dự đoán chính xác nhất của ông đó là thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1929; Adolf Hitler lên nắm quyền ở nước Đức. Năm 1937, ông đoán đúng năm bắt đầu và kết thúc thế chiến thứ hai; đoán trước được cái chết của Tổng thống Franklin D. Roosevelt và Tổng thống John F Kennedy (trong ảnh)… Ngoài ra, ông còn tiên tri về Ngày tận thế. Theo đó, phần đông nhân loại sẽ bị sát hại qua thảm họa thiên nhiên và chiến tranh. Thế giới sẽ xảy ra cuộc chiến thế giới lần thứ III. Trong đó, ông mô tả mọi chuyện sẽ bắt đầu từ cuộc xung đột gần eo biển Davis, Ai Cập, Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ), Syria, các khu vực ở Australia, Ấn Độ Dương và vịnh Ba Tư. Lời tiên tri này của Cayce hiện vẫn chưa thể kiểm chứng đúng sai. Nhật Anh (tổng hợp) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 9, 2013 Tình báo Đức: Hezbollah nói với Iran là Assad ra lệnh tấn công hóa học Thứ năm 05/09/2013 06:21 (GDVN) - Một nhà lãnh đạo Hezbollah cho biết Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã ra lệnh tấn công bằng khí độc hồi tháng trước và coi là động thái này là một sai lầm, Reuters dẫn tin rò rỉ từ tình báo Đức ngày 4/9 cho biết. Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Những người tham gia cuộc họp bí mật của các nhà lập pháp Đức hôm thứ Hai cho biết, cơ quan tình báo nước ngoài (BND) nước này nói rằng họ đã chặn một cuộc gọi điện thoại giữa những thành viên cấp cao của Hezbollah với đại sứ quán Iran tại Damascus "BND nói rằng trong cuộc gọi điện thoại giữa một quan chức Hezbollah và đại sứ quán của Iran, họ có nói rằng Assad đã ra lệnh tấn công", một trong những người tham gia phiên họp cho biết. Ngoài ra, quan chức Hezbollah nói Assad tiến hành cuộc tấn công là một sai lầm và rằng ông đã mất trí, nguồn tin nói thêm. Một phát ngôn viên BND chối bình luận về tiết lộ trên và nói rằng tình báo Đức chỉ nói chuyện với chính phủ và các ủy ban của quốc hội về các vấn đề nhạy cảm. Phát ngôn viên Hezbollah cũng không đưa ra bình luận. Tình báo Pháp hôm thứ Hai cũng đã đệ trình lên các nhà lập pháp nước này một báo cáo, trong đó nói rằng các lực lượng trung thành với ông Assad đã thực hiện vụ tấn công hóa học hôm 21.8 tại Damascus. Nguyễn Hường Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 9, 2013 Khủng hoảng ở Syria khiến Bắc Kinh hiểu rõ chỉ có Mỹ mới là siêu cường Thứ năm 05/09/2013 09:49 (GDVN) - Trung Quốc hiện vẫn chủ yếu gây ảnh hưởng quốc tế bằng kinh tế, trong khi vẫn yếu về chính trị và an ninh, nhưng đang điều chỉnh "giấu mình chờ thời". Tháng 3 năm 2013, ông Tập Cận Bình thăm Nga Ngày 3 tháng 9, tờ "Nhật báo Phố Wall" Mỹ cho rằng, Mỹ đe dọa tiến hành tấn công quân sự đối với Syria làm cho Bắc Kinh lâm vào tình cảnh khó khăn. Theo bài viết, Trung Quốc không có căn cứ quân sự ở Trung Đông, cũng không có lực lượng mặt đất, có thể còn phải trải qua rất nhiều năm, Trung Quốc mới có thể gây ảnh hưởng lâu dài ở khu vực ngoài "sân sau" Đông Á. Bài viết cho rằng, đối với Trung Quốc, tình hình Trung Đông bất ổn làm rõ một sự thực: Đến nay, trên thế giới vẫn chỉ có một siêu cường, đó chính là Mỹ. Ngày 3 tháng 9, học giả Trung Quốc Kim Xán Vinh nói với tờ "Thời báo Hoàn Cầu" cho rằng, trong tình hình bất ổn Trung Đông hiện nay, Trung Quốc thực sự không có vai trò lớn, lĩnh vực có thể phát huy vai trò ảnh hưởng nhất trên trường quốc tế hiện nay của Trung Quốc vẫn là kinh tế, còn trong lĩnh vực chính trị và an ninh, Trung Quốc vẫn chỉ là nước lớn có "sức ảnh hưởng khu vực". Đây là do sự yếu kém về thực lực quân sự và chính trị của Trung Quốc quyết định. Nhưng, theo Kim Xán Vinh, thừa nhận khoảng cách hoàn toàn không có nghĩa là mất đi lòng tin. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương - nơi mà Trung Quốc tự tin là có thể phát huy được vai trò ảnh hưởng của mình nhất - là khu vực có sức sống nhất trên thế giới, "nước lên thì thuyền lên", có vai trò ảnh hưởng độc đáo ở đây là một ưu thế của Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình thị sát Hạm đội Nam Hải Tờ "Diễn đàn Albany" Mỹ cho rằng, ông Tập Cận Bình lên nắm quyền không lâu liền đi thăm Nga, Mỹ, châu Phi và Mỹ Latinh, không còn nghi ngờ gì nữa, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đạt được đồng thuận, muốn tiến hành điều chỉnh đối với tư tưởng "giấu mình chờ thời" trong các vấn đề quốc tế do ông Đặng Tiểu Bình đưa ra. Một đặc điểm lớn của ngoại giao Tập Cận Bình là, cho rằng Trung Quốc phát triển cần có môi trường xung quanh hòa bình, ổn định, đồng thời TQ sẽ kiên quyết bảo vệ và tuyệt đối không "bán rẻ" cái mà họ đang tuyên truyền là "lợi ích cốt lõi". Việt Dũng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 9, 2013 Trung Đông sẽ phải ổn định vào cuôi năm nay, chậm là đầu năm tới..... * Ổn định theo kiểu gì là tùy duyên! ============================ Tân tổng thống Iran đau đầu vì chuyện Syria Thứ Năm, 05/09/2013 11:07 (NLĐO) - Một cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào Syria, nếu xảy ra, có thể làm phá sản kế hoạch lớn của tân Tổng thống Iran Hassan Rohani: cải thiện nền kinh tế đang bị phương Tây trừng phạt. Sau khi thắng cử hồi tháng 6, ông Rohani ít nhiều nhận được sự hậu thuẫn của nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei để theo đuổi chính sách cải thiện quan hệ với phương Tây trong nỗ lực giảm bớt các biện pháp trừng phạt kinh tế. Tuy nhiên, những người theo đường lối cứng rắn bị ông Rouhani đánh bại tại cuộc bầu cử vẫn chiếm đa số ở quốc hội và kiểm soát Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo hùng mạnh. Họ lúc nào cũng lăm le đưa Iran trở lại con đường thách thức nếu thông điệp ôn hòa của Rohani bị phớt lờ ở nước ngoài. Một chiến dịch quân sự nhằm vào Syria của Mỹ sắp tới, nếu có, đe dọa làm chệch hướng chính sách ngoại giao của ông Rouhani ngay cả trước khi nó bắt đầu. Nhận định về nguy cơ nói trên, nhà phân tích Maziar Khosravi viết trên báo Sharq (Iran): “Khó có thể hình dung được một tình huống nào kém may mắn hơn cho một chính phủ ôn hòa đang muốn giảm căng thẳng với thế giới”. Tổng thống Iran Hassan Rohani Ảnh: AP Syria là đồng minh duy nhất của Iran trong khu vực và phương Tây đang cáo buộc Tehran ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad bằng cách cung cấp vũ khí, tiền bạc cho Damascus. Ông Sadeq Zibakalam, một giáo sư tại Đại học Tehran, cảnh báo một cuộc tấn công Syria của Mỹ sẽ chấm dứt ý định giảm căng thẳng với phương Tây và cải thiện quan hệ với thế giới của Iran. Ông Zibakalam nhận định: “Bầu không khí giữa các đồng minh của Syria và phương Tây sau cuộc tấn công sẽ trở nên lạnh lẽo và u ám đến nỗi không còn chỗ để mà giảm căng thẳng hay cải thiện quan hệ”. Tại Washington, một số người lập luận một cuộc tấn công Syria của Mỹ có thể khiến Tehran biết là Washington không dọa suông và sẽ "biết điều" hơn trên bàn đàm phán. Dennis Ross, một cựu quan chức Nhà Trắng, nhận định: “Một cuộc tấn công hiệu quả nhằm vào Syria sẽ có tác động mạnh đến Iran. Nó giúp nước này thấy được những hậu quả có thể xảy ra nếu biện pháp ngoại giao về chương trình hạt nhân của họ không thành công”. Ngược lại, nếu Mỹ không dám trừng phạt Syria vì vượt qua “ranh giới đỏ” mà Tổng thống Barack Obama đặt ra, Iran có thể tin rằng nước này sẽ theo đuổi chương trình hạt nhân mà không bị trừng phạt gì. Dù vậy, một số nhà phân tích khác cho rằng việc tấn công Syria có thể khiến Iran thêm quyết tâm có được vũ khí hạt nhân. Lập trường sắp tới của Iran có thể tùy thuộc vào cường độ và hiệu quả của cuộc tấn công Syria sắp tới. Ali Vaez, một nhà phân tích tại Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, cho biết: “Một cuộc tấn công giới hạn và không tác động gì nhiều đến cán cân sức mạnh ở Syria khó có thể cản trở ông Rouhani theo đuổi chính sách cải thiện quan hệ với phương Tây. Nhiệm kỳ sắp tới của ông tùy thuộc vào việc có cứu được nền kinh tế hay không. Đây sẽ là nhiệm vụ gần như bất khả thi nếu các biện pháp trừng phạt không được dỡ bỏ. Nếu ông để vấn đề Syria ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán hạt nhân, nhiệm kỳ của ông đối mặt nguy cơ thất bại chỉ một tháng sau khi nó bắt đầu”. P.Võ (Theo Reuters) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 9, 2013 Mỹ sẽ hứng đòn từ Nga nếu đánh Syria Cập nhật lúc 14h06" , ngày 05/09/2013 (VnMedia) - Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây đã cảnh báo Mỹ không được phát động chiến dịch tấn công quân sự vào Syria, nói rằng Nga đã có sẵn “các kế hoạch” để đáp trả nếu một kịch bản như thế xảy ra. Tổng thống Putin đến nay vẫn phản đối quyết liệt một chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ vào đất nước Syria. Lời cảnh báo sắc lạnh trên được Nhà lãnh đạo Nga đưa ra đúng thời điểm Tổng thống Mỹ Barack Obama lần đầu tiên công khai miêu tả kế hoạch tiến đánh Syria sắp tới của ông này là một phần trong chiến lược lớn hơn nhằm lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad. Đây là phát biểu trái ngược với những tuyên bố trước đó của giới chức Mỹ. Cách đây vài ngày, ngay sau khi ông chủ Nhà Trắng nói đến kế hoạch tấn công Syria vì “tội” sử dụng vũ khí hóa học, một số quan chức Mỹ đã khẳng định chiến dịch của họ không nhằm để lật đổ Tổng thống Assad mà chỉ mang tính chất trừng phạt. Đề cập đến diễn biến trên, trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin AP và kênh 1 truyền hình quốc gia Nga ngày hôm qua (4/9), Tổng thống Putin đã nói rằng, còn quá sớm để bàn đến chuyện Nga sẽ làm gì nếu Mỹ tấn công Syria. Tuy nhiên, ông chủ điện Kremlin cũng nói thêm rằng: “Chúng tôi đã có sẵn ý tưởng về việc sẽ làm gì và làm như thế nào trong trường hợp tình hình phát triển theo hướng sử dụng vũ lực. Chúng tôi đã có sẵn kế hoạch”. Tuy nhiên, ông Putin cũng thẳng thắn tuyên bố sẵn sàng ủng hộ một nghị quyết trừng phạt quân sự của Liên Hợp Quốc nhằm vào Syria nếu có bằng chứng đủ sức thuyết phục chứng minh chính quyền của ông Assad sử dụng vũ khí hóa học tấn công phe nổi dậy ở ngoại ô thủ đô Damascus hôm 21/8 vừa rồi. Mặc dù vậy, ông Putin miêu tả những cáo buộc cho rằng quân chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học trong thời điểm họ đang thắng thế và thừa biết hậu quả của một hành động như thế là điều hết sức phi lý, trái với logic thông thường. Tổng thống Nga khẳng định, vào thời điểm này, chưa có đủ bằng chứng để chứng minh quân của ông Assad dùng vũ khí hóa học. Ông này cũng bày tỏ sự nghi ngờ về những bằng chứng mà Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đưa ra mới đây, nói rằng cần phải có thêm những kết quả “thuyết phục” từ cuộc điều tra của nhóm thanh sát viên Liên Hợp Quốc trước khi tính đến chuyện sử dụng vũ lực ở Syria. “Chúng ta hoàn toàn không biết chính xác chuyện gì đã xảy ra? Liệu đó có phải là vũ khí hóa học hay chỉ là một số chất thải hóa học”, ông Putin nói thêm. Nhà lãnh đạo Nga khẳng định, bất kỳ một cuộc tấn công nào vào một nước có chủ quyền mà không được sự thông qua của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đều là hành động vi phạm luật quốc tế. Ông chủ điện Kremlin cũng muốn biết Mỹ sẽ làm gì nếu có bằng chứng chứng minh phe nổi dậy chứ không phải là chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học. Tổng thống Putin và người đồng cấp Mỹ Obama được cho là sẽ khó có thể tìm kiếm được một lập trường chung trong vấn đề Syria. Cuộc nội chiến ở đất nước Syria kéo dài đã hơn 28 tháng và từng ấy thời gian Nga và Mỹ luôn ở thế đối đầu, mâu thuẫn với nhau về cách thức xử lý khủng hoảng ở đất nước Trung Đông này. Nếu như Mỹ cùng phương Tây hậu thuẫn cho phe nổi dậy chống lại Tổng thống Assad thì Nga cùng Trung Quốc lại ra sức phản đối bất kỳ hành động can thiệp nào từ bên ngoài vào tình hình đất nước Trung Đông. Tổng thống Obama sắp đến Nga để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G-20. Ông chủ Nhà Trắng được cho là sẽ nhân cơ hội này để tập hợp sự ủng hộ của các nước cho một chiến dịch quân sự vào Syria. Tuy nhiên, khả năng để ông Obama có thể thuyết phục được người đồng cấp Putin đồng ý với một cuộc tấn công trừng phạt chính quyền Assad là điều rất khó, đặc biệt là trong bối cảnh ông chủ Nhà Trắng trước đó đã tuyên bố hủy bỏ kế hoạch gặp song phương với ông chủ điện Kremlin để trả đũa cho việc Nga cho phép "kẻ phản bội nước Mỹ" Snowden ở lại nước này. Xem ra, hội nghị G-20 sắp tới sẽ là nơi chứng kiến "sóng gió" mới trong quan hệ giữa Nga và Mỹ vì vấn đề Syria. Kiệt Linh - (theo The Guardian) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 9, 2013 Mỹ sẽ hứng đòn từ Nga nếu đánh Syria Cập nhật lúc 14h06" , ngày 05/09/2013 (VnMedia) - Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây đã cảnh báo Mỹ không được phát động chiến dịch tấn công quân sự vào Syria, nói rằng Nga đã có sẵn “các kế hoạch” để đáp trả nếu một kịch bản như thế xảy ra. Tổng thống Putin đến nay vẫn phản đối quyết liệt một chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ vào đất nước Syria. Kiệt Linh - (theo The Guardian) Bởi vậy, Những nhân vật chủ chốt của Quốc hội Mỹ cho thời hạn dến 90 ngày để kết thúc chiến dịch. Họ đã tính đến kịch bản xấu nhất: Chiến tranh lớn xảy ra. Nếu chỉ cánh báo Syria bằng tên lửa và bom thì chỉ cần vài ngày thôi. Mặc dù Nga có quyền lợi ở đây, nhưng chưa đến mức phải chiến tranh với Hoa Kỳ để bảo vệ quyền lợi ở Syria. Họ có thể thương lượng. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 9, 2013 Đánh thức nội lực thành sức mạnh dân tộc 05/09/2013 09:47 (GMT + 7) TT - “Không đủ nội lực sẽ khó giữ chủ quyền” - ý kiến của nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình (Tuổi Trẻ 2-9) khiến ai đọc cũng đều phải suy nghĩ. Nhưng nội lực ấy ở đâu? Ảnh: VIỆT DŨNG Tự chữ nội lực đã cho thấy đó là nhân tố nằm ở bên trong của dân tộc, không có thể vay mượn hay nhập khẩu từ đâu đến. Dân tộc là một cộng đồng, rất đông đảo và đương nhiên rất phức tạp. Không chỉ là sự khác biệt về thế hệ, thành phần xã hội, sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, học vấn hay giới tính... mà suy cho cùng chính là: lợi ích. Mang lại lợi ích cho toàn dân Cách mạng Tháng Tám 1945 là một sự kiện, một hiện tượng lịch sử tuy diễn ra cách nay đã gần bảy thập kỷ, nhưng nếu khảo sát kỹ sẽ tìm ra nhiều bài học lớn cho ngày hôm nay và lâu dài hơn nữa. Trong đó có cả bài học về lợi ích. Lợi ích của một dân tộc không chỉ là định lượng cộng lại lợi ích của mọi thành viên trong cộng đồng để rồi tính toán “ăn cho đều chia cho sòng”, mà lợi ích là trách nhiệm đối với tương lai của dân tộc. Nhưng tương lai ấy phải thuộc về tất cả. “Tổ quốc trên hết” đã trở thành cái thước đo, hòn đá thử vàng, tấm kính chiếu yêu để giữ lại những ai có tài đức phụng sự Tổ quốc và thải loại những ai đi ngược cái mục tiêu đó" Nhà sử học Dương Trung Quốc Có một câu hỏi với người chép sử cuộc cách mạng 68 năm trước: tại sao từ chiến khu về tới Hà Nội, Cụ Hồ, một lãnh tụ sáng lập Đảng Cộng sản ở VN, một nhà hoạt động cộng sản quốc tế, lại chọn nơi lưu trú và dùng làm bản doanh cách mạng tại ngôi nhà của người thuộc loại giàu nhất, ở phố giàu nhất của Hà Nội là ngôi nhà số 48 Hàng Ngang của một gia đình tư sản là ông bà Trịnh Văn Bô? Tại sao Cụ Hồ không chọn một xóm thợ, sẽ có những người lao động nghèo khổ, vô sản sẵn sàng làm cách mạng “nếu có mất thì chỉ mất xích xiềng”? Những bài học và tấm gương lịch sử vẫn cho thấy đoàn kết mọi giai tầng chính là nhân tố xuyên suốt mọi thắng lợi của dân tộc ta. Chọn ngôi nhà 48 Hàng Ngang, nói cho đúng hơn là chấp thuận phương án mà các đồng chí của mình, những người đã từng hoạt động trong nước, những người góp phần quan trọng vào cuộc cách mạng này (như Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Võ Nguyên Giáp...) lựa chọn, vị Chủ tịch Ủy ban Giải phóng dân tộc vừa được bầu ở Đại hội Quốc dân Tân Trào muốn đưa ra một thông điệp: đây là cuộc cách mạng của toàn dân vì nó đem lại lợi ích cho toàn dân, trừ những kẻ tay sai của ngoại bang. Lợi ích ấy chính là độc lập và tự do mà ai cũng khao khát. “Tổ quốc trên hết” Đọc cương lĩnh của Mặt trận Việt minh thấy những mục tiêu căn bản của một cuộc cách mạng vô sản theo sách vở đã được “gác lại” để tập trung hết thảy cho lợi ích dân tộc với lý luận: không có độc lập dân tộc thì giai cấp nào cũng không thoát khỏi ách nô lệ. Nhờ vậy mới có một cuộc cách mạng đạt tới những mục tiêu rất triệt để là đánh đổ cả chế độ thuộc địa trăm năm và phong kiến ngàn năm. Tất cả quy về một mối được ghi thành một biểu ngữ “Tổ quốc trên hết”. Trong Cách mạng Tháng Tám và cho đến những ngày đầu miền Bắc được giải phóng, trong dân vẫn còn giữ được tập quán là lập “Bàn thờ Tổ quốc” với lá quốc kỳ và dòng biểu ngữ trên. Biết bao nhiêu sự việc đã trở thành biểu tượng trong giai đoạn lịch sử hào hùng và thăng hoa tính cách một dân tộc thành một đạo lý cách mạng: vì lợi ích quốc gia, Đảng sẵn sàng tự ẩn mình để Mặt trận Việt minh đóng vai trò dẫn dắt đất nước (tháng 11-1945 tuyên bố tự giải tán), nhiều bộ trưởng Việt minh nhường “ghế” trong chính phủ cho các thành phần xã hội khác... “Tổ quốc trên hết” đã trở thành cái thước đo, hòn đá thử vàng, tấm kính chiếu yêu để giữ lại những ai có tài đức phụng sự Tổ quốc và thải loại những ai đi ngược mục tiêu đó. Vì thế mới có những Phan Anh, Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Phan Kế Toại, Trần Hữu Tước, Phạm Ngọc Thạch... Vì thế mới có những Trịnh Văn Bô, Ngô Tử Hạ, Lợi Quyền, Nguyễn Sơn Hà..., trong đó có nhiều người sau này tự nguyện gia nhập Đảng khi đã giác ngộ coi đó là vì Tổ quốc. Đánh thức nội lực Cái nội lực của một dân tộc sẽ được phát huy cao độ khi mọi người dân được quyền tự do lựa chọn con đường và phương cách phụng sự Tổ quốc. Chúng ta sẽ đánh mất cái nội lực ấy chừng nào chúng ta không tôn trọng cái quyền tự do đó bằng những áp đặt các giá trị hoặc xa lạ, hoặc chưa thích hợp đối với thực tiễn của xã hội. Thực tiễn luôn là thước đo của chính sách cũng là năng lực của người lãnh đạo. Đúng là nội lực ở trong dân, nhưng đánh thức và tích hợp nguồn nội lực ấy thành sức mạnh dân tộc thì cái quyết định lại là những người lãnh đạo. Mà phẩm chất cao nhất của người lãnh đạo đương nhiên là sự sáng suốt, nhưng cái quyết định sự sáng suốt ấy chính là đức hi sinh và tinh thần gương mẫu. Chúng ta đã từng có những thế hệ làm được việc ấy, nhờ đó đã thuyết phục cũng như dắt dẫn được nhân dân làm theo gương hi sinh và sự gương mẫu ấy. Nhưng khoảng cách của gần bảy thập kỷ kể từ khi đức hi sinh và sự gương mẫu của cả một thế hệ đạt tới đỉnh cao của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, nó đã nhiều lần phát huy trong những thử thách sống còn của dân tộc trước nguy cơ đến từ những kẻ thù của nền độc lập dân tộc. Nhưng làm thế nào để nó được kế thừa và phát huy trong cuộc đấu tranh xây dựng một xã hội mới khi mà lợi ích có thể đong đếm và tính toán như ứng xử trước một cái bánh? Câu trả lời phụ thuộc vào phương cách ứng xử trước lợi ích của cộng đồng xã hội luôn nhìn vào lớp người đang đảm nhận vai trò lãnh đạo dân tộc luôn phải là những tấm gương của đức hi sinh và tinh thần gương mẫu. Điều này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói và làm từ lâu. Do vậy, học Bác thì phải làm theo Bác. Chữ “đồng” Đối với một dân tộc, nhất là một dân tộc do vị trí địa lý, hoàn cảnh lịch sử phải chịu đựng nhiều thử thách như dân tộc VN ta, có một yếu tố cực kỳ quan trọng được cô đọng lại trong một chữ. Đó là chữ “đồng”. Nhưng chữ “đồng” ấy cũng có những giá trị thiêng liêng tạo nên sức mạnh của một dân tộc như “đồng bào”, “đồng chí”, “đồng tâm”... và ngược lại là “đồng bọn”, “đồng đảng”, “đồng phạm”... Vì biểu hiện của sức mạnh dân tộc chính là sự đoàn kết của tất cả vì lợi ích chung, còn sự suy vong của dân tộc luôn đi cùng với chia rẽ vì lợi ích bộ phận (mà nay có người dùng là “cục bộ” hay “lợi ích nhóm”)... Bài học ấy đã được người lãnh đạo tối cao cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 tổng kết thành một lời hô hào khích lệ, cũng là lời tiên đoán sáng suốt “Sự nghiệp làm nên bởi chữ Đồng” (câu thơ của Hồ Chí Minh trên tờ Việt Nam Độc Lập trước ngày cách mạng thành công). DƯƠNG TRUNG QUỐC ======================== Ngẫm về chữ "Đồng", Lão Gàn lại nhớ tới lịch sử xa xôi của dân tộc Việt: Quốc Mẫu Âu Cơ đẻ ra một cái bọc chưa 100 trứng và nở ra 100 dòng tộc gọi là Bách Việt. Bởi vậy, người Việt gọi nhau là "Đồng bào" từ đó. Nhưng muốn đồng bào thì Việt sử phải trải gần 5000 năm văn hiến - Vì truyền thuyết hàm chứa ý thức "đồng bào" - không sinh ra ở thời "Thực chất Văn Lang chỉ là một liên minh 15 bộ lạc, cùng lắm là một nhà nước sơ khai với địa bàn cư trú chỉ vỏn vẹn ở đồng bằng sông Hồng, được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ VII BC" nhân danh khoa học, được "hầu hết các nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới công nhận" trên "cơ sở khoa học" (*). Đứng về bất cứ góc độ nào - chính trị, khoa học hay cả tâm linh thì sự phủ nhận nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử đều sai. Tôi sẵn sàng chứng minh điều này trong một cuộc hội thảo khoa học chính thức về cội nguồn dân tộc. Nếu không phục hồi sự minh bạch và tính chân lý của Việt sử 5000 năm văn hiến - niềm tự hào dân tộc từ ngàn xưa - thì tất cả những danh từ trong bài viết này chỉ còn là sáo ngữ vì không có nội dung. ======================== * Đây là từ dùng của giáo sư viện sĩ Phan Huy lê phát biểu tại cuộc hôp báo công bố cuốn sách Chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền. Hiện nay chưa có định nghĩa nội dung và được "khoa học công nhận". Share this post Link to post Share on other sites