Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Kim Jong-un gửi thư riêng tới Tập Cận Bình

Thứ sáu, 24/5/2013, 22:00 GMT+7

Một đặc phái viên Triều Tiên vừa gặp mặt Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và trao cho ông thư riêng của lãnh đạo Kim Jong-un.

>Triều Tiên chấp nhận đàm phán

Posted Image

Phó nguyên soái Choe Ryong-hae và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc hội kiến hôm nay tại Bắc Kinh. Ảnh: Xinhua

Phó nguyên soái Choe Ryong-hae, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Triều Tiên vừa trao tận tay ông Tập bức thư riêng của lãnh đạo Kim Jong-un, Xinhua đưa tin nhưng không tiết lộ nội dung bức thư.

Ông Choe cho hay Bình Nhưỡng sẵn sàng thực hiện những hành động tích cực nhằm giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại, sau nhiều tháng căng thẳng về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Ông cho rằng cuộc đối thoại bao gồm những cuộc đàm phán 6 bên nhằm phi hạt nhân hóa Bình Nhưỡng, vốn do Trung Quốc chủ trì, với sự tham gia của Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Nga và Nhật Bản.

Phó nguyên soái cũng cho biết Triều Tiên cần tạo ra một môi trường khu vực hòa bình, cũng như phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.

Đáp lại, ông Tập nói rằng quan điểm của Trung Quốc là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, và Bắc Kinh hy vọng nối lại đàm phán 6 nước.

Cuộc gặp giữa ông Choe và ông Tập nằm trong số các cuộc hội kiến kéo dài ba ngày giữa đặc phái viên Triều Tiên với các quan chức Trung Quốc, trong đó ông cũng có những phát biểu tương tự về giải quyết vấn đề thông qua đàm phán.

Theo AFP, phát biểu thể hiện sự tương phản lớn đối với những tuyên bố hiếu chiến của Bình Nhưỡng trong những tháng vừa qua, sau khi Liên Hợp Quốc đẩy mạnh trừng phạt với Triều Tiên do vụ thử hạt nhân của nước này.

Các nhà phân tích nhận định Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đối với Triều Tiên nhưng quan hệ giữa hai nước đã xấu đi do Bắc Kinh ủng hộ động thái của Liên Hợp Quốc. Chuyến thăm của phó nguyên soái Choe, một phụ tá tin cẩn của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, được xem là sứ mệnh hàn gắn quan hệ. Ông Choe dự kiến về nước sau cuộc gặp với ông Tập.

Cũng trong một động thái mới đây, phát ngôn viên của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye hôm nay cho biết bà sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc vào cuối tháng 6, theo lời mời của ông Tập Cận Bình. Trong cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên của ông Tập và bà Park, vấn đề Triều Tiên được kỳ vọng sẽ là chủ đề then chốt.

Trọng Giáp

===================

Phó nguyên soái Choe Ryong-hae, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Triều Tiên vừa trao tận tay ông Tập bức thư riêng của lãnh đạo Kim Jong-un, Xinhua đưa tin nhưng không tiết lộ nội dung bức thư

Nội dung lá thư này cũng chẳng có gì wan trọng. Quẻ Tử Vô Vong- Giờ Tý, ngày 16. 4. Quý Tỵ Việt lịch. Nó mô tả tất cả những việc làm của Bắc Triều Tiên đều nhằm mục đích chính đáng là thể hiện sức mạnh của Triều Tiên bảo vệ nền độc lập của họ, chống xâm lược và bảo vệ hòa bình thế giới. Nhưng bị quý quốc hiểu lầm, nên nói lại cho rõ với sự hiểu biết lẫn nhau và liên minh với quý quốc vẫn là một mối quan hệ lớn. Đại khái thế. Kinh Đại An.

Tuy nhiên sự đàm phán sau này cũng còn nhiều trắc trở: Khai Lưu Niên.

Chỉ có thể chứng nghiệm ở phần sau quẻ này - Khai Lưu Niên. Phần nội dung lá thư khó chứng nghiệm.

.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngư dân Philippines bán tàu, chăn lợn vì...Trung Quốc

TPO - Bị tàu cá Trung Quốc chăng dây, xua đuổi khỏi ngư trường truyền thống, ngư dân Philippines chỉ còn cách bán thuyền, chuyển nghề để mưu sinh.

Dọc bờ biển đảo Luzon, những đứa trẻ nghèo cầm búa hì hục nhổ trộm những chiếc đinh rỉ sét từ thân một con tàu cá bỏ không. Đây là một trong những hình ảnh quen thuộc của những làng chài bị Trung Quốc buộc phải từ bỏ kế sinh nhai bằng cách chiếm đoạt “thiên đường đánh bắt cá” quen thuộc kể từ năm ngoái.Phan Yến

Lão Gàn khi phân tích điều gì thì hay loại suy mọi thành tố không thuộc về bản chất và mô hình hóa sự kiện. Sau đó đặt nó vào điều kiện thuận lợi nhất để nó có thể diễn biến tốt nhất. Trên cơ sở này mới xem xét mối tương tác thuận lợi nhất sẽ ra sao và có thể đạt được không, Xấu nhất sẽ như thế nào, nếu điều kiện thuận lợi không đạt được.

Sự kiện là Tàu lấn chiếm biển Đông và đe doa các nước Đông nam Á. Còn các phương án của Tàu, những âm mưu, những phương tiện, kế hoạch lấn chiếm....vv.....chỉ là râu ria. Loại suy.

Điều kiện phát triển thuận lợi nhất cho sự kiện là Tàu chiếm được hoàn toàn biển Đông. Các nước có quyền lợi bị mất im re vì Tàu dọa bợp tai, đá đít.

Trong điều kiện này thì sao nhỉ? Hoa Kỳ và các nước như Nhật Bủn, Ấn độ, Nga La Tư, khối EU...vv....vỗ tay ầm ầm hoan nghênh Tàu phát triển trong hòa bình!? Hơ!

Chuyện vô lý đùng đùng! Đáng nhẽ phải đưa vào mục "chuyện hài" mới đúng chủ đề. Nhưng đây lại là một phân tích khách quan, chứ Lão Gàn thật sự không hề khôi hài tý nào.

Như vậy, ngay cả điều kiện thuận lợi nhất cho nước Tàu vĩ đại, cũng chỉ là một kết quả không mấy sáng sủa vì "canh bạc cuối cùng" sẽ xảy ra. Tất nhiên - nói theo sự phân loại của thuyết Âm Dương ngũ hành - mà "Nghịch lý Cantor" được đem ra để minh họa - thì là Tàu đã chìm ở biển Đông, chỉ vì tầm nhìn giới hạn trong một tập hợp con, mà tập hợp lớn hơn hàm chứa nó chính là thế giới hội nhập, không thể chấp nhận mỳ vằn thắn là món ngon duy nhất. Còn Hăm bà già của Hoa Kỳ thì sao? Chưa kể Jam bông Pháp quốc, Trứng cá chiên Hắc Hải, Cà ry cay Ấn Độ, Su si Nhất Bủn. Vượt lên trên tất cả là bánh chưng, bánh dày Việt Nam. Ấy là chưa kể các nước trong khối Asean đâu có dễ cho Tàu mần ăn kiểu đó. Hì.

Thôi hỏng rùi! Trả lại biển đảo cho Việt Nam đi - còn Việt sử 5000 năm văn hiến nữa - rồi tỏ thiện chí, nói chuyện phải quấy với Hoa Kỳ - nhân dịp cuộc họp "Thượng đỉnh bình dân" sắp tới. May ra thoát được sự kết thúc của canh bạc cuối cùng là một cuộc chiến.

Cao bổi Texat cũng chịu chơi lắm đấy, chắc cũng không thua gì hảo hán Lương Sơn Bạc.

Vậy nếu anh Tàu theo chiều hướng này thì sao? Cha nội này cũng đang vướng - nếu lùi. Đó chính là sự ổn định nội bộ một đất nước đông dân và sự phát triển đã dẫn đến những mâu thuẫn xã hội sâu sắc. Họ chưa có một quyết sách khả thi để ổn định nội bộ, nếu lùi ở biển Đông và khi biết điều nói chuyện phải quấy với thế giới. Nhìn mặt mấy tay theo phái diều hâu phát biểu lung tung trên mạng, sao thấy khẩu khí giống mấy tay mưu sĩ hạng hai của Viên Thiệu quá.

Lão Gàn muốn nói với họ rằng: Trong Phong Thủy Lạc Việt, nếu không thể chọn cái tốt nhất thì đành chấp nhận cái đỡ xấu hơn, rồi "tùy thời biến Dịch". Còn không thì "Xôi hỏng, bỏng cũng không"Posted Image

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đằng sau 45 phát súng của Philippines!

Cập nhật lúc 06:04, 25/05/2013

(ĐVO) - Ai sai, ai đúng, ai phải xin lỗi, xin lỗi trong phạm vi chừng mực nào, chúng ta chưa bàn đến, ở đây chúng ta chỉ ghi nhận một nguyên nhân-kết quả sau: Tàu cá Đài Loan vào đánh bắt trong khu vực chủ quyền của Philipines và một ngư dân Đài Loan bị bắn chết.

Dùng ngư dân làm công cụ bành trướng là độc ác, vô nhân đạo

Từ trước đến nay, dù vì mục đích chính trị hay bành trường thì căn cứ tình hình, hễ khi có lợi, có thời cơ, có khả năng là Trung Quốc sẵn sàng gây chiến. Chiến tranh với Liên Xô (Liên bang Nga), với Ấn Độ và 3 lần tấn công Việt Nam đã chứng minh điều đó.

Trên Biển Đông, một khu vực giàu tài nguyên, một vị trí chiến lược trọng yếu về quân sự, một con đường huyết mạch, sống còn của nền kinh tế xuất nhập khẩu của Trung Quốc thì chiếm đoạt Biển Đông, biến thành “ao nhà” là mục tiêu chiến lược trọng yếu, cấp bách, đương nhiên Trung Quốc sẽ không bao giờ e ngại dùng vũ lực, đặc biệt, với sự trỗi dậy của mình, có một lực lượng quân sự đáng kể thì việc gây chiến, dùng vũ lực trên Biển Đông của Trung Quốc không ai có thể nghi ngờ.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này Trung Quốc vẫn chưa động thủ trên Biển Đông không phải vì Trung Quốc có thiện chí, yêu chuộng hòa bình mà nói rõ ra là Trung Quốc chưa đủ khả năng để làm việc đó.

Nên biết rằng, Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông. Điều gì xảy ra khi Biển Đông thành biển lửa (chiến tranh)?

Đánh chiếm được đảo nào đó khó khăn bao nhiêu thì việc giữ được nó còn khó khăn gấp bội, nhưng với Trung Quốc, khi gây nên “Biển Đông thành biển lửa” thì việc giữ đảo chiếm được không quan trọng bằng phải bảo vệ an toàn 29 tuyến đường hàng hải mà nếu bị cắt đứt thì nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng ngay tức khắc.

Trung Quốc liệu có làm chủ tình hình Biển Đông trước khi “cơn co giật” của nền kinh tế xảy ra? Câu trả lời cực kỳ quan trọng, sống còn này, rất đáng tiếc, không thuộc về Trung Quốc.

Rốt cuộc hạm đội Nam Hải lấy đâu ra lực lượng để bảo vệ và dù cả PLAN cũng chưa chắc đảm bảo an toàn trong khi chưa nói đến bị các đối thủ kình địch khác như Nhật Bản, Đài Loan đang chờ thời cơ để lợi dụng?

Posted Image

Với sự bảo kê của tàu chiến, tàu ngư chính, tàu cá Trung Quốc như những con thiêu thân, bất chấp, càn quấy… tràn vào quần đảo Trường Sa Việt Nam sẽ có ngày bị trừng trị thích đáng

Đây là tình huống dễ dàng nhất dành cho Trung Quốc nhưng đã khó vượt qua, vậy, nếu như khi “Biển Đông thành biển lửa”, các nước lớn như Mỹ, Nga, Ấn, Nhật Bản có lợi ích quốc gia trên Biển Đông can thiệp bằng nhiều cách, các nước nhỏ trong khu vực đoàn kết lại…thì Trung Quốc có thành công không? Không, và đó là lý do khiến Trung Quốc không dám động thủ trên Biển Đông lúc này.

Nhưng, trong chiến lược biến Biển Đông thành “ao nhà” đầy tham vọng, Trung Quốc tiến hành thực hiện nhiều sách lược.

“Gác tranh chấp cùng khai thác” là sách lược đầu tiên bị thất bại bởi hành động của Trung Quốc như ngang ngược biến vùng không tranh chấp thành tranh chấp… đã “lòi đuôi bành trướng” khiến chẳng ai “cùng khai thác” với Trung Quốc.

Sách lược tiếp theo đó là: Dùng lực lượng quân sự đằng sau phô trương sức mạnh, đe dọa, tạo điều kiện cho tàu Ngư chính có lượng giãn nước lớn xua đuổi tàu cá đối phương, hỗ trợ bảo vệ cho lực lượng tàu cá tràn vào chủ quyền của quốc gia khác đánh bắt (ăn cướp) hải sản nhằm hợp thức hóa chủ quyền (phi pháp).

Sách lược mới này đã thu được hiệu quả bước đầu trong vụ Scarborough khiến Bắc Kinh hết sức phấn khích và coi lực lượng tàu Ngư chính, tàu cá chính là lực lượng “hải quân thứ hai”, là công cụ bành trướng lợi hại nhất trong chiến thuật “không đánh mà thắng”.

Posted Image

Đây là con tàu chở hàng của Trung Quốc bị Nga bắn chìm năm 2009 vì xâm phạm lãnh hải Nga

Có thể nói, hải quân tập trận phô trương sức mạnh đằng sau, tàu Ngư chính hỗ trợ, bảo vệ cho tàu cá đánh bắt phía trước, ba lực lượng này là nguyên nhân chính đã khuấy động, gây căng thẳng trên Biển Đông.

Đã là bành trướng, xâm lấn thì bất chấp, ngang ngược, hung hăng, coi thường tất cả. Vì thế, tất yếu, các lực lượng thực hiện nhiệm vụ đó hành động cũng ngang ngược, hung hăng, càn quấy là điều không tránh khỏi.

Cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, bắn cháy tàu cá, ban đêm đâm chìm tàu cá Việt Nam rồi bỏ chạy, cậy đông, tổ chức hàng chục, hàng trăm tàu cá lấy thịt đè người tràn vào EEZ của nước khác…đã khiến cho lực lượng tàu cá, Ngư chính Trung Quốc bị căm ghét nhất trên Biển Đông.

Vụ việc Philipines bắn hơn 45 phát súng vào tàu cá Đài Loan vì tưởng nhầm là Tàu cá Trung Quốc, làm một ngư dân 65 tuổi thiệt mạng khiến tình hình Biển Đông càng nóng lên.

Philipines phải chấp nhận một cái giá phải trả nào đó, tuy nhiên dư luận không ai là không cảm nhận được, hiểu được, đó chính là biểu hiện sự uất ức tột độ của Philipines không thể kiềm chế nổi khi sự hung hăng, ngang ngược càn quấy của tàu cá Trung Quốc đã chèn ép chiếm quyền kiểm soát Scarborough của Philipines vừa qua, khi sự ngang ngược, trắng trợn bởi lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương phi lý của Trung Quốc.

45 phát súng của Philipines có thể khiến Đài Loan và Philipines tạo ra một vùng đánh cá chung nhưng với Trung Quốc thì không.

Đó là lời cảnh báo cho chiến thuật đưa tàu cá lên tuyến đầu của Trung Quốc đã đến lúc phải suy nghĩ lại. Một quốc gia khi “tàu to, súng dài” còn không làm họ sợ, vẫn dám đánh để bảo vệ chủ quyền thì không lẽ lại lùi bước trước những con tàu cá, Ngư chính nghênh ngang?

Ngư dân Đài Loan đã 65 tuổi vẫn còn đi biển và có lẽ ngư dân Trung Quốc cũng vậy thôi, rất vất vả khó nhọc để mưu sinh. Lợi dụng họ, coi thường tính mạng của họ, biến họ thành công cụ để thực hiện mưu đồ sai trái là vô trách nhiệm, vô nhân đạo, độc ác với chính dân tộc mình.

(Tiếp theo: Lối thoát nào cho căng thẳng Biển Đông?)

Lê Ngọc Thống

======================

Xem thấy hay! Đến cuối bài : Lại cha nội Lê Ngọc Thống! Phải chi để tên tác giả lên đầu thì Lão Gàn này xem sớm hơn. "Tay này nói chính hợp ý Lão Gàn". Hì!

Bởi vậy! Tung Cóoc hỏng rồi! Mặc dù có thể bây giờ họ chưa nhận thấy điều đó. Âu cũng là cái số!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý Hiển Long: Không kiềm chế ở Biển Đông, TQ sẽ mất danh dự và địa vị

Thứ bảy 25/05/2013 06:00

(GDVN) - "Trung Quốc có thể kiếm được cái gì đó ở Senkaku hoặc Biển Đông, nhưng Trung Quốc sẽ mất đi danh dự cũng như địa vị của mình trong mắt cộng đồng quốc tế, những điều này Bắc Kinh cần cân nhắc kỹ càng." Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết.

Posted Image

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long

Thông tấn xã Đài Loan CNA ngày 24/5 đưa tin, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng việc Trung Quốc xử lý tranh chấp lãnh thổ ra sao sẽ ảnh hưởng đến cái nhìn của các nước đối với Trung Quốc, ông cho rằng Trung Quốc "cần phải kiềm chế" mới mong các nước bớt lo ngại về Bắc Kinh.

Phát biểu của Thủ tướng Lý Hiển Long được đưa ra trong hội thảo quốc tế Tương lai Châu Á do tờ Sankei Nhật Bản tổ chức trong khuôn khổ chuyến công du Tokyo của ông ngày 23/5.

CNA tổng hợp tin tức từ giới truyền thông Singapore cho biết, đối với tranh châp Trung - Nhật ở Biển Hoa Đông cũng như tranh chấp chủ quyền Biển Đông - Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) giữa Trung Quốc với một số nước Đông Nam Á, việc Trung Quốc xử lý như thế nào sẽ ảnh hưởng đến cái nhìn của cộng đồng quốc tế đối với Bắc Kinh.

"Trung Quốc có thể kiếm được cái gì đó ở Senkaku hoặc Biển Đông, nhưng Trung Quốc sẽ mất đi danh dự cũng như địa vị của mình trong mắt cộng đồng quốc tế, những điều này Bắc Kinh cần cân nhắc kỹ càng." Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết.

Nhà lãnh đạo Singapore còn cho rằng Trung Quốc cần phải thông qua hành động kiềm chế của mình để chứng minh họ "không có ác ý" mới mong làm bớt sự nghi ngại của các quốc gia láng giềng, đồng thời ông cũng kêu gọi Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục giữ đối thoại để tránh căng thẳng leo thang.

Hồng Thủy (Nguồn: CNA)

====================

Ngài Thủ tướng Singapo này có cái nhìn giống hệt Lão Gàn, nhưng nói nhẹ nhàng hơn - Chí có mất danh dự và địa vị. Còn Lão Gàn thì cho rằng kết quả nặng nề hơn nhiều. Nó không chỉ đơn giản là mất danh dự và địa vị.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc những bình loạn Lão Gàn làm Lão say lại nhớ đến cuộc chiến phân tranh Tam Quốc.

Khi Tào Tháo hành quân đã lệnh quân sỹ không được xâm phạm đến lúa của dân, khi hành quân qua cánh đồng các chiến binh phải xuống ngựa tay nâng từng bông lúa mà đi. Riêng có Tào công được cưỡi ngựa. Rủi thay có một con chim vụt bay lên từ thửa ruộng gần đó . Ngựa của Tào giật mình chạy dẫm nát một góc ruộng. Tháo liền gọi quan chủ bạ đến để luận tội kết quả là theo quân pháp Tháo phải tội chặt đầu nhưng vì không thể chặt đầu đại tướng mà phải cắt tóc thay đầu để thị chúng.

Với nhà Họ Viên khi đánh trận thường thả quân cướp bóc. Một đám mưu sỹ huênh hoang, quân binh thì ô hợp. Cuối cùng trận Quan độ họ Viên thất bại thảm hại.

Nay nói về Tập, Tập thả cái gọi là ngư binh và hải giám trang bị vũ khí đi ăn cướp ban đầu ngược mạn bắc tranh chấp với Hàn và Nhật dĩ nhiên gặp phải lực lượng phòng vệ bờ biển của các nước này đáp trả thẳng cẳng . Sau này đành quay xuống phía nam bắt nạt các nước nhỏ, Một đội quân ô hợp và hung hăng thêm mấy thằng mưu sỹ hỏa lực mồm Trung quốc đang làm mưa làm gió ở biển Đông. Đây là sự chủ quan khinh địch sẽ có ngày Trung Quốc sẽ phải trả 1 giá đắt.

Thuần Vu Quỳnh một tên đàng điếm ăn chơi được giao việc giữ lương thảo ở Ô sào cho Viên Thiệu cũng mạnh mồm mà tuyên bố rằng sẽ diệt Tào Tháo nếu có ý đồ cướp lương. Nhưng Tào tháo chỉ cần 5000 binh sỹ đã giết chết Thuần Vu Quỳnh và mấy chục vạn hộc lương thảo bị thiêu ra tro.

Lịch sử Việt tộc đánh đại Hán và Nguyên Mông chưa khi nào Việt tộc đối đầu trực diện ngay từ ban đầu, thường khởi đầu rút vào phòng thủ hoặc lui 1 bước để tiến công dành đại thắng .

Nay Biển Đông cũng chỉ là thế tạm lui một bước sẽ có ngày Đại Hán trả giá đắt cho những hành động của ngày hôm nay.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Nhật mang “quà lớn” đến Myanmar

26/05/2013 03:55

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang thăm Myanmar với hứa hẹn xóa nợ và viện trợ cho nước này đến 3 tỉ USD.

Ông Abe đã đến cố đô Yangon hôm 24.5 cùng đại diện 40 tập đoàn kinh tế hàng đầu của Nhật Bản. Chuyến công du 3 ngày của ông diễn ra ngay khi Tổng thống Myanmar Thein Sein vừa trở về sau chuyến thăm “lịch sử” đến Mỹ. Cũng như Tổng thống Mỹ Barack Obama, Shinzo Abe - Thủ tướng Nhật đầu tiên đến Myanmar kể từ năm 1977 đã tuyên bố “không hạn chế bất kỳ sự hợp tác nào” để giúp Myanmar phát triển. Giới quan sát nhận định, cả Washington và Tokyo đều đang ra sức làm giảm ảnh hưởng của Bắc Kinh lên quốc gia giàu tài nguyên với gần 50 triệu dân này.

Posted Image

Thủ tướng Abe đến thăm một cảng quốc tế ở Yangon - Ảnh: Reuters

Hôm qua, ông Abe đã thăm Đặc khu kinh tế Thilawa (SEZ) do 3 tập đoàn Nhật Bản là Mitsubishi, Marubeni và Sumitomo cùng 9 công ty nhà nước Myanmar hợp tác phát triển với tỷ lệ sở hữu 49/51. SEZ nằm cách Yangon 25 km, rộng 2.400 ha và có cả cảng trung chuyển, sẽ là nơi tập trung các ngành công nghệ cao, ngành chế tạo lẫn may mặc vốn sử dụng nhiều lao động, dự kiến hoàn thiện năm 2015. Sau khi chứng kiến lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác phát triển SEZ, Thủ tướng Abe đã gặp chính trị gia đối lập Aung San Suu Kyi.

Hôm nay, ngày cuối cùng của chuyến thăm, ông Abe sẽ đến thủ đô Naypyidaw hội kiến với Tổng thống Thein Sein. Kyodo News đưa tin ông Abe dự kiến sẽ tuyên bố xóa khoản nợ khoảng 200 tỉ yen (gần 2 tỉ USD) mà Naypyidaw còn nợ Tokyo, đồng thời đưa ra gói hỗ trợ phát triển khoảng 100 tỉ yen nữa. Hồi tháng 4.2012, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên xóa nợ 300 tỉ yen cho Myanmar và hứa sẽ xóa hết 200 tỉ yen còn lại trong vòng một năm nếu Naypyidaw tiếp tục cải cách chính trị và kinh tế.

Từ sau Thế chiến 2, Nhật Bản luôn là nước viện trợ phát triển nhiều nhất cho Myanmar, nhưng chỉ duy trì quan hệ ở mức vừa phải với chính quyền quân sự. Công cuộc cải cách của chính phủ dân sự do Tổng thống Thein Sein đứng đầu từ năm 2011 đến nay đã mở cửa cho Nhật Bản, Mỹ và châu Âu đến với quốc gia được gọi là “biên giới cuối cùng của châu Á” này.

Thục Minh

(VP Singapore)

==================

Bởi vậy! Người Tàu đã mắc sai lầm chiến lược rất lớn. Ngay bây giờ Khổng Minh có tái thế cũng chẳng cứu vãn được. Có thế thì cũng còn phải có thời. "Khổng Minh gặp chủ" là có thế. Nhưng "không gặp thời" là như vậy! Hưống chi nếu quả thực Khổng Minh có sống lại thì cũng lại là "sản phẩm của chế độ phong kiến thối nát" trong điều kiện nước Tàu hiện nay.Posted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc những bình loạn Lão Gàn làm Lão say lại nhớ đến cuộc chiến phân tranh Tam Quốc.

Khi Tào Tháo hành quân đã lệnh quân sỹ không được xâm phạm đến lúa của dân, khi hành quân qua cánh đồng các chiến binh phải xuống ngựa tay nâng từng bông lúa mà đi. Riêng có Tào công được cưỡi ngựa. Rủi thay có một con chim vụt bay lên từ thửa ruộng gần đó . Ngựa của Tào giật mình chạy dẫm nát một góc ruộng. Tháo liền gọi quan chủ bạ đến để luận tội kết quả là theo quân pháp Tháo phải tội chặt đầu nhưng vì không thể chặt đầu đại tướng mà phải cắt tóc thay đầu để thị chúng.

Với nhà Họ Viên khi đánh trận thường thả quân cướp bóc. Một đám mưu sỹ huênh hoang, quân binh thì ô hợp. Cuối cùng trận Quan độ họ Viên thất bại thảm hại.

Nay nói về Tập, Tập thả cái gọi là ngư binh và hải giám trang bị vũ khí đi ăn cướp ban đầu ngược mạn bắc tranh chấp với Hàn và Nhật dĩ nhiên gặp phải lực lượng phòng vệ bờ biển của các nước này đáp trả thẳng cẳng . Sau này đành quay xuống phía nam bắt nạt các nước nhỏ, Một đội quân ô hợp và hung hăng thêm mấy thằng mưu sỹ hỏa lực mồm Trung quốc đang làm mưa làm gió ở biển Đông. Đây là sự chủ quan khinh địch sẽ có ngày Trung Quốc sẽ phải trả 1 giá đắt.

Thuần Vu Quỳnh một tên đàng điếm ăn chơi được giao việc giữ lương thảo ở Ô sào cho Viên Thiệu cũng mạnh mồm mà tuyên bố rằng sẽ diệt Tào Tháo nếu có ý đồ cướp lương. Nhưng Tào tháo chỉ cần 5000 binh sỹ đã giết chết Thuần Vu Quỳnh và mấy chục vạn hộc lương thảo bị thiêu ra tro.

Lịch sử Việt tộc đánh đại Hán và Nguyên Mông chưa khi nào Việt tộc đối đầu trực diện ngay từ ban đầu, thường khởi đầu rút vào phòng thủ hoặc lui 1 bước để tiến công dành đại thắng .

Nay Biển Đông cũng chỉ là thế tạm lui một bước sẽ có ngày Đại Hán trả giá đắt cho những hành động của ngày hôm nay.

Cổ thư ghi nhận một câu chuyện thế này vào thời Đông Chu Liệt quốc: Có một thày Lang giỏi diện kiến vua. Thấy sắc diện của vua ông nói: "Nhà vua bắt đầu bệnh rồi. Nên chữa". Vua phán: "Ta vẫn khỏe mạnh. có thấy gì đâu?". Thời gian sau, lại gặp vua, ông lang nói: "Bệnh vua bắt đầu nặng rồi. Cần chữa ngay". Vua phán: "Nhà ngươi chỉ nói nhảm. Ta vẫn khỏe mạnh. Có thấy gì đâu?". Thời gian sau, vua thấy trong người không khỏe, gọi ông lang đến:"Trẫm không được khỏe. nhà ngươi chữa bệnh cho trẫm". Ông lang nói: "Bệnh của nhà vua bây giờ không chữa được nữa. Trước đây, bệ hạ mới bệnh, kẻ hạ thần nhắc nhà vua chữa, nhà vua không nghe. Bây giờ bệnh đã vào đến cao hoang làm sao chữa được". Vài năm sau, ông vua chết.

Vị thày lang đó chính là Biển Thước.

"Huyệt Cao hoang - theo hiểu biết của tôi - thì là hai vị trí huyệt châm không tới, cứu không vào. Bệnh khí khi đã nhập Cao Hoang thì không chữa được. Có nhiều tài liệu nói về huyệt này khác nhau"

Điều này cũng giống như chiếc xe mới lao dốc thì chỉ cần một lực nhẹ cũng có thể làm dừng xe lại. Khi đã lao dốc đến giữa chừng thì cần lực mạnh và sự can đảm. Nhưng đến cuối dốc thì thôi. Chịu!

"Canh bạc cuối cùng" tương tự như thày Biển Thước bàn về bệnh của vua vậy. Nếu Tàu biết dừng lại, không tấn công chiếm biển Việt Nam năm 1988 thì coi như mới bệnh. Đến 2008, đe dọa Việt Nam thì bệnh đã nặng lắm rồi. Qua cột mốc "Ông Công Ông Táo lên Giời" năm Nhâm Thìn thì bệnh đã vào tới Cao hoang. Bây giờ chỉ còn vấn đề "canh bạc cuối cùng" kết thúc kiểu gì? Chiến tranh tàn khốc hay là sự tự sụp đổ từ bên trong?

Lão Gàn cũng chém gió cho vui, chứ mọi chuyện kể như đã xong rồi. Nói một cách hình ảnh: Nam Tào đã khóa sổ vào ngày 10. 3. Quý Tỵ.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Trung Quốc sẽ dùng chiến tranh chớp nhoáng, quy mô nhỏ giải quyết tranh chấp"

Chủ Nhật, 26/05/2013 - 09:29

Trung Quốc sẽ nhanh chóng, ồ ạt tấn công đối phương trên mọi hướng và cũng nhanh chóng rút lui bảo toàn lực lượng. Đó là nhận định của Tomohide Murai - GS học viện quốc phòng Nhật Bản.

"Muốn hòa bình hãy chuẩn bị chiến tranh"

Sau chiến tranh thế giới lần thứ II trên sóng nước Thái Bình Dương, người Nhật hoàn toàn không nghĩ về chiến tranh. 70 năm về trước, người Nhật hừng hực khí thế khi nói về chiến tranh, nhưng ngày nay họ không còn muốn nhận biết, điều gì đang xảy ra trước mắt họ. Điều đó bắt đầu từ một sự hoang tưởng, rằng các hành động gây chiến bao giờ cũng bắt đầu từ Nhật Bản, chiến tranh không thể tự nó sinh ra mà không có bàn tay người Nhật, chiến tranh không tự đến từ biển khơi. cụm từ có cánh của La Mã cổ đại "Nếu muốn hòa bình - hãy chuẩn bị cho chiến tranh" đã trở thành không được chấp nhận ở đất nước Mặt trời.

Posted Image

Quân đội Trung Quốc thường xuyên diễn tập đổ bộ chiếm đảo thời gian gần đây gây căng thẳng trong khu vực.

Sau đại chiến thế giới lần thứ II, Các nước Đồng minh thắng trận đã cấm Nhật Bản de dọa hoặc dùng sức mạnh quân sự đối với các nước khác. Sử dụng lực lượng có vũ trang theo Hiến chương của Liên hiệp quốc chỉ được phép theo nghị quyết của UN trong trường hợp bị bắt buộc có những hành động đáp trả (điều 42), theo sự đồng thuận của khu vực và các tổ chức quốc tế trong điều kiện bắt buộc cần những hành động kiên quyết (điều 53) và để tự vệ khi bị xâm lược bằng quân sự (điều 51). Tư tưởng này đã nằm trong Hiến pháp Nhật Bản và cũng nằm trong hệ tư tưởng của người Nhật Bản.

Từ một góc nhìn phía bên kia biển, đối với Trung Quốc, chiến tranh có một ý nghĩa hoàn toàn khác và cũng được định nghĩa theo một quan điểm khác. Những quan niệm hiện đại của Trung Quốc về một cuộc chiến tranh có thể sẽ là: “Sau đại chiến thế giới lần thứ II, khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực trên diện rộng cấp châu lục và thế giới chỉ có Mỹ và Liên Xô. Nhưng đến thời điểm này Mỹ càng ngày càng trở lên yếu hơn nếu so sánh với thời gian trước đây. Sau chiến tranh lạnh, Liên xô đã tan rã, và Liên bang Nga, chủ thể kế thừa chính thức của Liên Xô, không còn đủ sức mạnh để đối đầu với Mỹ.

Posted Image

Tàu tên lửa cao tốc Hubei của Trung Quốc chuyên dùng để tấn công nhanh, bất ngờ.

Do đó, trong giai đoạn hiện nay, chiến tranh sẽ chỉ hình thành ở mức độ khu vực” .Các cuộc chiến tranh khu vực thông thường có thời gian rất ngắn, có giới hạn biên giới rõ ràng và có mục đích cụ thể, chiến tranh khu vực cần phải đạt được mục tiêu đã định trước bằng những hành động quân sự mạnh mẽ, quyết liệt và thần tốc. Đồng thời, cuộc chiến tranh cần phải kết thúc trước khi đối phương kịp triển khai toàn bộ tiềm lực quốc phòng của họ và có sự tham gia của các lực lượng ủng hộ khác trên toàn thế giới. Chiến tranh quy mô nhỏ, chớp nhoáng

Trong quan điểm chiến lược quân sự hiện đại của Trung Quốc hiện đại để đạt được các mục tiêu chiến tranh càng nhanh càng tốt trong điều kiện có những hạn chế của công nghệ nhưng quá mạnh về số lượng, yêu cầu đặt ra với một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ là: 1) Chiến lược tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực chớp nhoáng, không có những hoạt động chiến dịch, chiến thuật làm kéo dài thời gian, 2) Giai đoạn tiến hành các hoạt động quân sự phải rất ngắn và giới hạn trong một vài ngày.

Posted Image

Tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn Zubr 'bò rừng' Trung Quốc mua của Ukraina là vũ khí cho lực lượng lính thủy đánh bộ.

Posted Image

Tàu ngầm hạt nhân của quân đội Trung Quốc.

Posted Image

"Ngoáo ộp'DF-21 để doạ tàu sân bay Mỹ tiếp cận bờ biển Trung Quốc trong trường hợp Mỹ can thiệp.

Trong chiến tranh hiện đại của Trung Quốc, cần phải nhanh chóng, ồ ạt tấn công đối phương trên mọi hướng và cũng nhanh chóng rút lui bảo toàn lực lượng. Chiến lược chiến tranh hiện đại của Trung Quốc được gói gọn trong quan điểm tiến hành các hoạt động chiến đấu tấn công mạnh mẽ , nhanh chóng trên không, trên biển, trên bộ đồng thời với cường độ cao và tốc độ tác chiến nhanh chóng, tiến hành các cuộc đánh chiếm hải đảo, quần đảo nhằm bảo vệ lợi ích của mình trên biển và đại dương. Trong điều kiện công nghệ thông tin lan tỏa nhanh chóng như hiện nay, tất cả đều được giải quyết trong một cuộc xung đột giữa hai lực lượng vũ trang với một lượng thời gian vô cùng ngắn ngủi, có thể được tình bằng phút, khi mà chiến thắng dành được bằng những đòn tấn công bất ngờ, hiệu quả của vũ khí chính xác có uy lực mạnh nhằm tiêu diệt đối phương và đạt mục đích đề ra – để cộng đồng khi thức dậy trong một bình minh yên ả, họ sẽ biết trên các phương tiện thông tin đại chúng về một cuộc chiến tranh đã xảy ra và thành công hay thất bại của mỗi bên tham chiến. Những xung đột vũ trang có sự tham gia của quân đội có thể chia ra nhiều loại và nhiều cấp. Ví dụ: Xung đột không vượt quá giới hạn những đe dọa bằng ngôn ngữ và biểu dương sức mạnh quân sự, xung đột vũ trang trên diện hẹp có sự tham gia của lực lượng vũ trang thường trực, chiến tranh mở rộng cùng với sự kiện đất nước chuyển từ trạng thái thời bình sang thời chiến. Ngoài ra, có thể có cuộc chiến tranh lớn nhưng giới hạn quy mô trong tình huống có sự tham gia tác động của các nước có liên quan, từ nhiều hướng cố gắng hạn chế các xung đột vũ trang bắng những sáng kiến chính trị của họ

Trong một khái niệm đơn giản đầu tiên, phân định chiến tranh hay hòa bình không thể dựa trên những quan hệ đối ngoại quốc tế đầy phức tạp. Ở Trung Quốc, một cuộc chiến tranh nhỏ được coi là một hình thức ngoại giao quân sự trong điều kiện thời bình. Ngay cả trong trường hợp không có khả năng cho một cuộc chiến tranh lớn, cũng không thể loại trừ khả năng có một cuộc xung đột hạn chế nhằm đạt mục đích chính trị. Chính vì, từ quan điểm chiến tranh của Bắc Kinh, chiến tranh là một trong những phương thức tiến hành những hoạt động đối ngoại chính trị và hoàn toàn không được coi là giải pháp cuối cùng. Ngay cả trong điều kiện thời bình cũng không loại trừ một cuộc chiến tranh nhỏ.

Trong thời gian gần đây, các tàu Trung Quốc nhiều lần vi phạm biên giới trên biển của Nhật Bản tại quần đảo Senkaku (tỉnh Okinawa, thành phố Ishigaki). Theo luật biển của Liên hợp quốc, các tuyến đường đi qua vùng lãnh hải của một nước khác, bắt buộc không được làm phương hại đến lợi ích của quốc gia ven biển. Khái niệm phương hại được hiểu là vi phạm đến hòa bình, trật tự và an ninh của quốc gia ven biển, đồng thời các tàu cũng cần phải đi qua vùng lãnh hải đó nhanh nhất có thể. Các tàu nước ngoài không thể dừng lại, di chuyển tự do trong vùng lãnh hải và hoạt động một thời gian dài trong vùng biển của một quốc gia nước ngoài, hành động của các tàu Trung Quốc hoàn toàn không đúng với các điều khoản của Luật hàng hải quốc tế. Những chấp nhận của Nhật Bản là một điều xa lạ với phần còn lại của thế giới.

Ngoài ra, Tổng Tham mưu trưởng lực lượng Hải quân Trung Quốc, khi ra lệnh đưa tàu quan sát đến khu vực thuộc quần đảo Senkaku, tuyên bố: "Lần sau chúng ta sẽ phải đánh đuổi tàu của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản ra khỏi các vùng nước ven biển của Trung Quốc. Chúng tôi không sợ các cuộc xung đột quy mô nhỏ".

Posted Image

Tướng diều hâu La Viện luôn kêu gào dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với các nước xung quanh. Mới đây viên tướng hiếu chiến này còn lớn tiếng đòi cả chủ quyền đảo Okinawa của Nhật.

Ngay từ ban đầu, Trung Quốc đã không công nhận chủ quyền các quốc gia theo các điều kiện quốc tế “trên một tàu của quốc gia này, không áp dụng các điều luật của quốc gia khác” khăng khăng đòi khám xét và giới hạn số lượng các tàu nước ngoài đi vào vùng nước xung quanh quần đảo Senkaku. Cần phải nói thêm, cũng trên vùng nước Thái Bình Dương, theo luật pháp của Nga, trong trường hợp các tàu quân sự nước ngoài xâm phạm lãnh hải của nước Nga, lực lượng biên phòng biển của Nga phải kiên quyết yêu cầu các tầu nước ngoài nhanh chóng ra khỏi hải phận, nếu như tàu quân sự đó sử dụng vũ lực, trong trường hợp đó chiến hạm biên phòng của nước Nga phải đáp trả cuộc tấn công bằng đòn phản kích tương xứng và sử dụng vũ khí để tự vệ. Đồng thời, pháp luật của nước Nga cho phép sử dụng vũ khí không cảnh báo trước trong trường hợp bị tấn công “bất ngờ”.

Ở các nước khác, những điều kiện để được phép sử dụng vũ khí ít nghiêm ngặt hơn nhiều so với Nhật Bản. Trong quan niệm nhận thức chung hiện nay của người Nhật Bản - đã quen với hòa bình và hữu nghị - bỏ qua những hành vi của các nước lớn khác, đã trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt, có thế rất nguy hiểm. Trong vấn đề này không được phép quên, những gì đang được nhìn nhận chung ở Nhật, là một điều xa lạ đối với phần còn lại của thế giới.

Theo Trịnh Thái Bằng

Tiền phong

Share this post


Link to post
Share on other sites

TS Nguyễn Mạnh Hà, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng:

Sự gây hấn trên biển Đông có thể là “cái gông đeo cổ” Trung Quốc

(LĐCT) - Số 21 - Thứ sáu 24/05/2013 07:46

Trao đổi với PV Lao Động, PGS-TS Nguyễn Mạnh Hà cho biết, quan điểm của Trung Quốc (TQ) luôn bị cô lập và bị phản đối mạnh mẽ tại những hội thảo quốc tế về biển Đông mà ông tham dự. “Điều này khiến có học giả TQ đã phải tự nhận đường 9 đoạn có thể là “cái gông đeo vào cổ” chính TQ khi cứ bám giữ và đòi cái không phải của mình” - tiến sĩ Hà cho hay.

Posted Image

PGS-TS Nguyễn Mạnh Hà.

- TQ mới đây đã điều hải đội 32 tàu đến đánh bắt cá ở Trường Sa và chuyển giàn khoan khổng lồ xuống phía nam. TQ đang chứng tỏ ngày càng ráo riết trong việc bá quyền biển Đông, thưa ông?

- Đây là chính sách “tàu cá đi trước, tàu quân sự theo sau” mà TQ từng áp dụng trong vụ tranh chấp với Philippines tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Hiện nay, tàu đánh cá Philippines không vào được khu vực bãi cạn này, vì Trung Quốc đã giăng dây, cấm đánh bắt. Hành động này còn là để thăm dò phản ứng của Việt Nam và các nước trong khu vực.

- Theo ông, TQ sẽ còn đi những bước nào để “thăm dò” phản ứng trên biển Đông?

- TQ đã tuyên bố cấm đánh bắt cá 3 tháng tại vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa. TQ hy vọng cứ lặp đi lặp lại hành động này hằng năm, nhiều ngư dân Việt Nam sẽ không dám đến đó đánh bắt cá rồi lâu dần TQ sẽ lấy đó làm cái cớ để nói khống rằng đó là lãnh thổ của họ. Đây là một hành xử không giống ai của TQ. Trong một hội thảo về về cơ sở pháp lý liên quan đến chủ quyền của các nước trên biển Đông ở Mỹ gần đây, các học giả Mỹ phản ứng mạnh về cơ sở pháp lý của đường 9 đoạn mà TQ đưa ra. TQ đang xử sự với các nước Đông Nam Á theo kiểu nước lớn, đang gây ra sự lo ngại với các nước láng giềng có liên quan đến vấn đề lãnh thổ, đặc biệt là vào thời gian gần đây.

- Vì sao lại có tình hình như vậy?

- Nguyên nhân cơ bản là do tiềm lực kinh tế, quân sự của TQ đã mạnh lên. Điều này khiến TQ cho rằng họ có quyền yêu sách, kể cả khi nó là phi lý, vô căn cứ. Tôi cho rằng đây cũng là ý đồ chiến lược của TQ. TQ hiểu hơn ai hết là họ chẳng thể bá chiếm biển Đông, bởi cả thế giới biết sự vô lý và ngoa ngôn của họ, nhưng TQ cứ nói khống lên, khiến nhiều nước trong khu vực bất ổn, để khi ngồi vào bàn đàm phán, các nước này không thể gạt bỏ hết mọi yêu cầu của TQ mà vẫn phải thỏa thuận với TQ một điều gì đó. Đó đã là thắng lợi của họ.

Trước việc Trung Quốc sẽ thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông năm 2013 từ 12 giờ ngày 16.5 đến 12h ngày 1.8.2013 với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nhấn mạnh: "Việt Nam phản đối và coi quyết định đơn phương nói trên của Trung Quốc là vô giá trị”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, hành động này đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).

- Cục Hải dương quốc gia TQ mới công bố quy hoạch phát triển hải dương- tập trung vào khía cạnh khai thác tài nguyên biển Đông. Tham vọng của TQ trên biển Đông sẽ còn đến đâu, thưa ông?

- Tham vọng của TQ rất lớn, điều này ai cũng biết và TQ cũng không giấu giếm điều đó, họ đang từng bước cụ thể hóa nó. Đó là lý do TQ đưa giàn khoan dầu lớn nhất ra biển Đông. Đánh bắt cá cũng vậy. Họ ngang nhiên quây khu vực đánh bắt cá tại vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa, cũng như cấm ngư dân Philippines đến bãi cạn Scarborough. TQ còn dùng nhiều hành động để đuổi tàu cá Việt Nam. Vì vậy, đây là vấn đề mà chính quyền phải quan tâm, có biện pháp bảo vệ cụ thể để người dân yên tâm khi đi đánh bắt cá. Nếu chúng ta không có các biện pháp cụ thể thì sẽ dẫn đến hiện thực đáng lo ngại là mất dần ngư trường truyền thống.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hồi giữa tháng 5 tuyên bố, việc nước này tìm đến sự phân xử của Liên Hợp Quốc (LHQ) đối với cuộc tranh chấp bãi cạn Scarborough trên biển Đông là “giải pháp cuối cùng” do Trung Quốc vẫn tiếp tục xâm phạm lãnh hải. “Như chúng tôi đã lo ngại, đoàn tàu đã rời nhà ga. Hoặc là Trung Quốc sẽ đi trên đoàn tàu đó, hoặc là họ sẽ không có mặt trên tàu. Tuy nhiên, như tôi đã nói về một sự phân xử bắt buộc, phán quyết sẽ được đưa ra cho dù Trung Quốc có mặt ở đó hay không” - ông nói.

Ngoại trưởng Del Rosario cho biết, các cuộc tham vấn song phương về xung đột chủ quyền ở bãi cạn Scarborough đã diễn ra trong 18 năm. Ngoài ra, kể từ khi căng thẳng xung quanh tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough bắt đầu bùng phát cách đây hơn 1 năm, “Philippines trên thực tế đã có 45 cuộc tham vấn song phương với phía Trung Quốc, nhưng đều không có hiệu quả. Vì thế, đối với Philippines, việc một tòa án phân xử theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) là phương sách cuối cùng dưới dạng một giải pháp hòa bình cho cuộc tranh chấp này” - Ngoại trưởng Del Rosario cho hay.

Tòa án LHQ đã được thành lập hôm 22.4, với một thẩm phán người Sri Lanka được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ban hội thẩm và các thẩm phán của Pháp, Đức, Hà Lan và Ba Lan làm thành viên Ban hội thẩm. Tiến trình pháp lý này có thể kéo dài từ 2-4 năm. Tuy nhiên, những biện pháp của Philippines trong việc cậy nhờ tòa án quốc tế chẳng mảy may khiến Trung Quốc giảm tham vọng bá quyền trên biển Đông. Một nhà ngoại giao Trung Quốc thậm chí đã ngang nhiên trả lời tờ “Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng” rằng “Philippines đã phạm phải sai lầm khi yêu cầu LHQ phân xử, vì “chúng tôi không sợ gì Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Manila đã đánh giá thấp sự hiểu biết của chúng tôi về sự liều lĩnh của họ”.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Đỗ Thanh Bình - nguyên Trưởng khoa Lịch sử ĐH Sư phạm Hà Nội - cho rằng việc đưa vấn đề biển đảo vào sách giáo khoa (SGK) là “việc cần làm ngay”. Đề xuất trên đã một lần nữa được Hội Sử học đưa ra trong cuộc họp hôm 11.5. Ông Bình cũng cho rằng, vấn đề biển đảo cần phải được đưa vào nhiều kênh khác nhau để nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ về chủ quyền đất nước, chứ không chỉ là qua SGK. “Việt Nam có chứng cứ pháp lý vững vàng về chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa, vậy tại sao chúng ta không quảng bá nó một cách rộng rãi. Đây là việc cần phải làm ngay” - ông nhấn mạnh. Giáo sư Bình cho biết, nhiều thành viên Hội Sử học đề nghị nên nhân rộng việc tổ chức các cuộc triển lãm bản đồ cổ như đã diễn ra tại Đà Nẵng đến nhiều địa phương khác nhau, nhằm thể hiện bằng chứng chủ quyền của Việt Nam, hoặc phóng to ra trưng bày ở những nơi công cộng. “Chúng ta không chỉ cần phải đưa vấn đề chủ quyền biển đảo vào SGK, mà cần phải quảng bá cho toàn dân biết” - ông nói. A.P

- TQ dù tuyên bố “kiên trì giải quyết hoà bình tranh chấp trên biển, xây dựng cơ chế tín nhiệm trên biển”, song hành động lại ngược lại khi liên tục gây căng thẳng trên biển Đông. Đánh giá của ông?

- Tôi đã dự nhiều hội thảo quốc tế về biển Đông. Quan điểm của TQ bị cô lập và bị phản đối mạnh mẽ. Dư luận đều dị ứng và cảnh giác với những phát ngôn vô căn cứ của nước này. TQ cũng chọn quân bài đàm phán song phương nhằm chia từng nước để mặc cả, chứ không chấp nhận đa phương. Cách duy nhất để làm giảm căng thẳng này là các nước phải cùng đoàn kết, tổ chức hội thảo để vạch rõ sự đòi hỏi không có căn cứ của TQ.

Một tín hiệu đáng mừng khác là Hội nghị cấp cao ASEAN vừa qua tại Brunei đã ra tuyên bố chung, thống nhất đề nghị TQ phải có động thái cụ thể bàn về Bộ quy tắc ứng xử (COC). Tuy nhiên, theo nhận định của tôi và một số nhà quan sát, TQ trên thực tế không muốn đàm phán để đạt được thỏa thuận COC vào cuối năm nay như kỳ vọng của ASEAN. TQ luôn có kế hoãn binh để kéo dài đàm phán.

- Việt Nam nên có những đối sách cần thiết gì, thưa ông?

- Con đường của Việt Nam cho đến nay vẫn là kiên trì giải quyết hòa bình. Tại hội nghị vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã đưa ra đề nghị các nước ASEAN và TQ cam kết không nổ súng trước để tránh đẩy căng thẳng thành xung đột vũ trang. Nhưng bên cạnh việc tăng cường khả năng phòng thủ, điều mấu chốt là Việt Nam phải quảng bá rộng, tuyên truyền rộng bằng chứng lịch sử về chủ quyền lãnh thổ của ta. Ngay cả các nhà phân tích thế giới cũng lấy làm tiếc rằng “Việt Nam làm điều này còn quá ít”.

Theo tôi, chuyến đi vừa qua của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân sang TQ là một dấu hiệu tích cực khi hai bên cam kết thực thi các thỏa thuận của lãnh đạo hai nước liên quan đến vấn đề biển Đông. Tôi cũng mong muốn Đảng và Nhà nước ta tiếp tục khẳng định mạnh mẽ và quyết đoán về chủ quyền Việt Nam trên biển, nếu cần thiết thì đưa vấn đề tranh chấp lãnh hải này ra công luận và các cơ chế giải quyết tranh chấp của quốc tế để phân xử. TQ đã ký Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và chắc chắn không thể xử sự khác với cam kết của họ đối với thế giới. Tôi tin rằng Việt Nam sẽ được cộng đồng quốc tế ủng hộ.

- Xin cảm ơn ông!

PGS, tiến sĩ sử học Nguyễn Mạnh Hà hiện là Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Ông nguyên là đại tá - Chính ủy Sư đoàn 308 Anh hùng, nhiều năm là Viện phó Viện Lịch sử quân sự (Bộ Quốc phòng).

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại bàn về "Canh bạc cuối cùng" - Tên do Lão Gàn đặt cho bức tranh của họa sĩ người Gia Nã Đại, gốc Tàu thời hiện đại, nhưng có cội nguồn Bách Việt ở Nam Dương tử từ hàng ngàn năm trước. Trong bức tranh này họa sĩ vẽ em gái nhỏ Đài Loan - dưới tuổi vị thành niên - bị tống cổ khỏi chiếu bạc. Trong tranh, bà chượi Huê Kỳ vừa vấn lại tóc, vừa nhìn em chu chéo, chửi bới. Tội nghiêp!

Nhưng nghĩ lại thấy em bị đuổi cũng đáng, vì can tôi "ngu lâu".

Em Đài Loan, mở hàng cái vụ bể Đông của Việt Nam, từ khi em còn múa may trên lục địa. Chính mấy nét đường lưỡi bò là do em phác thảo ra. Nhưng ngày ấy, cái bể Đông ở Việt Nam chưa có giá trị lớn như bi wờ. Tuy đã là một tuyến hàng hải wan trọng. Ấy là cái thời mà người ta còn dùng thuyền buồm ra bể và quăng lưới bắt cá bằng tay. Lúc ấy cái thể giới này còn chưa tan khói thuốc súng sau Đại chiến thế giới lần II. Việt Nam thì còn mịt mù khỏi lửa. Ấy là lão cũng gọi là hình tượng văn chương một chút cho thêm phần "lõong mọn".

Tất nhiên, vào thời đó chẳng ma nào buồn để ý đến mấy cái trò của em vẽ ra một cách ngẫu hứng và chưa bao wờ là chính thức này.

Nhưng sau này, khi thế giới lộn xộn về chiến tranh lạnh. Tất nhiên khi Tung Cóoc trở cờ quay sang bắt tay với Huê Kỳ đá giò lái vào thành trì vĩ đại của phe xã hội chủ nghĩa là Liên Bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết thì cái bể Đông được nhắm tới sau đó. Lão Gàn chắc chắn rằng: Ngay từ lúc đầu, bể Đông không nằm trong chương trình nghĩ sự của tiệc rượu Mao Đài với lưỡi chim sẻ. Nó chỉ phát sinh sau đó - khi hiệp đinh Ba Di, được ký kết. Lúc ấy ván cờ thế giới chưa ngã ngũ, Tung cóoc nhân cơ hội xông vào chiếm Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa và bà chị Hoa Kỳ của em đã lờ đi, cũng chính vì bàn cờ chưa ngã ngũ. Lúc ấy mới năm 1974. Hoa Kỳ vẫn coi Tung cóoc như một đồng minh không chính thức của họ.

Nhưng thời thế đã thay đổi! Liên Xô sụp đổ. Hoa Kỳ nghiễm nhiên là bá chủ thế giới trên thực tế. Tung Cóoc tưởng mình khôn - vì đã sáng suốt ủng hộ Hoa Kỳ trong việc loại một đối thủ tiềm năng . Và họ tiếp tục - nói theo giới bình dân - là "ủ mưu" mần hẳn cái bá chủ thế giới. "Ẩn mình chờ thời" là câu nói nổi tiếng của ngài Đặng Tiểu Bình thể hiện điều này.

Khi Tung Cóoc trở thành siêu cường thứ II trên thế giới thì họ cứ tưởng thời của họ đã đến và ra mặt điều phối thế giới với tư cách bá chủ ngang hàng với Hoa Kỳ. Tướng Trung Quốc Lục địa gợi ý với đô đốc hải quân Hoa Kỳ để họ bảo đảm cái "hòa bình thế giới ở phần Tây Thái Bình dương của thế giới" và biển Đông bắt đầu sôi lên sùng sục với những ý tưởng đường lưỡi bò từ năm 2008, vốn có nguyên nhân sâu xa từ chính cô em "Tây Bắn" Đài Loan đấy! Điều này khiến cho Hoa Kỳ phải bỏ dở tất cả các cuộc thập tự chinh dọn dẹp lại cái thế giới này, sau Liên Xô sụp đổ.

Chẳng phải ngẫu nhiên Lão Gàn này tiên tri từ rất lâu rằng: Hoa Kỳ sẽ rút quân khỏi Iraq và Afganixtan. Bởi vì sau đó là họ cần đưa 60% lực lượng về đây để bảo đảm rằng: Hoa Kỳ là bá chủ thế giới trên thực tế.

Bây giờ ý cô em Tây Bắn kia ra răng? Tiếp tục ủng hộ wan điểm Bể Đông với đường lưỡi bò là của Đại Hán chăng? Để tạo điều kiện cho Trung Hoa nhân dân cộng hòa quốc vĩ đại ngáng chân Hoa Kỳ trong việc mần cái bá chủ chăng? Bởi vì chính cô em với tư cách là một "tồong min" của Hoa Kỳ từ hồi thế chiến thứ II, là một chính thể sáng lập Liên Hiệp Quốc - thì - việc cô em tham gia sự kiện bể Đông sẽ làm Hoa Kỳ nói ngọng trong việc can thiệp để bảo vệ vào đây. Hiểu không?

Ấy là Lão Gàn nói toạc móng lợn ra vậy!

Bởi vậy, nếu Hoa Kỳ ủng hộ cô em coi thì như Tung Cóoc đúng. Và lúc ấy Tung Cóoc tha hồ quậy. Sau khi độc chiếm ở biển Đông và khống chế vùng biển này thì chí ít cũng "chai hia" cái thế giới này với Hoa Kỳ trên thực tế . Và sau đó thì cô em cũng chịu chung số phận sát nhập vào Tung Cóoc nục địa. Hiểu không?

Còn nếu như xác định Tung Cóoc sai trong việc chiếm đoạt bể Đông với cái đường lưỡi bò thì cô em cũng sai lun và Hoa Kỳ không thể bênh cô em được trong việc tranh chấp với - ít nhất là Philipfine. Đấy là tính chính danh của sự kiện và hành vi. Tất nhiên trong trường hợp này Việt Nam cũng đúng luôn.

Do đó, nếu cô em Tây Bắn kia , mà khăng khăng đòi xí phần ở biển Đông thì chính cô em đã tiếp tay cho Tung Cóoc tống cổ Hoa Kỳ ra khỏi vùng bể này. Đó là lý do mà người họa sĩ Gia Nã Đại vẽ cố em bị tống cổ ra khỏi chiếu bạc và bà chượi Huê Kỳ mắng mỏ, chu chéo lên. Tất nhiên vì với Hoa Kỳ thì sự chiếm đoạt bể Đông của Tung Cóoc là vô lý. Và điều đó sẽ có nghĩa là cô em cũng cà chớn luôn.

Bởi vậy, Lão Gàn thành thật khuyên cô em Tây Bắn hãy cân nhắc mà thừa nhận sai lầm, rút khỏi biển Đông thì may ra em có phần sau "canh bạc cuối cùng" để chia mầu.

Hoa Kỳ đem quân xuống đây không phải để nhậu mực ống nhồi thịt và sò huyết nướng kiểu Tứ Xuyên đâu em à!

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi nào Mỹ "xuất tướng", giúp hòa giải tranh cãi Đài Loan-Philippines?

Thứ Hai, 27/05/2013 - 15:10

(Dân trí) - Mỹ nên làm trung gian hòa giải cho tranh cãi giữa Đài Loan và Philippines vì lợi ích của chính Mỹ cũng như cho cả khu vực. Một thỏa thuận đánh bắt có thể trở thành hình mẫu cho việc giải quyết các vấn đề lớn hơn ở Biển Đông.

Cái chết của ngư dân Đài Loan và cuộc tranh giành quyền lực tại Đông Á

Ba kịch bản cho vụ tranh chấp Đài Loan-Philippines

Posted Image

Tàu chiến và máy bay Đài Loan tập trận tại vùng biển gần Philippines hồi tháng này.

Nhà nghiên cứu Charles I-hsin Chen từ Trung tâm nghiên cứu các vấn đề Đài Loan, Trường nghiên cứu châu Phi và phương Đông tại Đại học London, mới đây đã có bài phân tích về vai trò của Mỹ trong tranh cãi giữa Đài Loan-Philippines. Dưới đây là lược dịch bài viết của ông.

Đài Bắc và Manila đã đi tới một "ngõ cụt" ngoại giao sau khi một ngư dân Đài Loan bị lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines bắn chết hôm 9/5 trong vùng biển mà hai bên đều tuyên bố chủ quyền.

Lời xin lỗi cá nhân của Tổng thống Philippines Benigno Aquino không được người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu chấp thuận vì cho rằng nó thiếu chân thành. Đài Bắc đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân trong vùng biển gần Philippines và áp đặt một loạt biện pháp cấm vận để hối thúc Manila phải đàm phán về một thỏa thuận đánh bắt, mà ở thời điểm hiện tại vẫn còn xa vời.

Đài Loan và Philippines đang tranh cãi về những gì thực sự xảy ra trong vùng biển tranh chấp. Phía Philippines khẳng định rằng cái chết của ngư dân là "không may và không cố ý" sau một hành động tự vệ trong đó lực lượng bảo vệ bờ biển cố gắng ngăn chặn 2 tàu cá Đài Loan đánh chìm tàu của họ.

Trong khi đó, Đài Loan thì gọi vụ việc là "vụ giết người máu lạnh" vì các binh sĩ Philippines đã nã hơn 50 phát đạn về phía một tàu không mang vũ khí và có kích cỡ chỉ bằng 1/6 tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines. "Đây là một vụ giết người không thể biện hộ trong khuôn khổ luật pháp quốc tế", ông Mã Anh Cửu nhấn mạnh.

Căng thẳng leo thang giữ 2 đồng minh thân cận của Mỹ đã khiến Washington bối rối. Một phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ đã hối thúc hai bên "kiềm chế, tránh các hành động khiêu khích" và "thực hiện tất cả các biện pháp thích hợp để làm rõ những bất đồng và tránh lặp lại những vụ việc tương tự". Trong khi đó, giống như trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ khác tại các vùng biển gần đó, Mỹ vẫn giữ lập trường không đứng về bên nào.

Lập trường này là không thỏa đáng. Người Mỹ nên hành động tích cực hơn nữa để giảm bớt căng thẳng cũng như thúc đẩy hòa bình, và đưa ra một hình mẫu khả thi cho các tranh chấp lãnh thổ khác ở biển Đông. Sự than thiệp của Mỹ lúc này mang lại lợi ích cho tất cả các bên.

Đối với Philippines, đó là cách duy nhất để thuyết phục Tổng thống Aquino thay đổi quan điểm. Nếu không có sự trợ giúp của Mỹ, bất kỳ sự nhượng bộ nào đối với Đài Loan dưới sức ép của các biện pháp trừng phạt cũng có thể phản tác dụng. Điều này là sự thật vào thời điểm khi Philippines vừa mất quyền kiểm soát đối với bãi cạn Scarborough về tay Trung Quốc sau cuộc đối đầu hải quân kéo dài hơn 9 tháng. Manila thiếu động lực và sự khích lệ để giải quyết cuộc tranh chấp này do thiếu vai trò của Mỹ.

Với Đài Loan, sự can thiệp của Mỹ có thể là lý do tốt nhất để Đài Bắc ngừng đưa ra thêm các lệnh trừng phạt vốn không gây nhiều đe dọa đối với Manila. Tâm lý chống Philippines đang dâng cao tại Trung Quốc đã buộc ông Ma Anh Cửu phải có lập trường cứng rắn hơn.

Khoảng trống cho sự hòa giải đã giảm đi sau khi Đài Loan quyết định áp đặt 11 biện pháp trừng phạt trong khi 2 bên đang cố gắng đàm phán một thỏa thuận. Các biện pháp trừng phạt bao gồm triệu đại diện, đóng băng nhập khẩu lao động, ngừng các trao đổi và hợp tác với Philippines. Các biện pháp này được đưa ra cùng với một tuyên bố sẽ điều tàu chiến và tàu tuần duyên tới các vùng biển tranh chấp một cách thường xuyên.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của Đài Bắc có thể đã giảm dần, trong khi Manila vẫn không cảm thấy bị ảnh hưởng. Một chính sách ngoại giao con thoi thích hợp và đúng thời điểm của Washington sẽ được Đài Bắc chào đón.

Một vai trò tích cực của Mỹ trong cuộc tranh chấp này sẽ thúc đẩy cuộc đàm phán hiệu quả, có thể mang lại lợi ích cho chính nước Mỹ. Với sức ảnh hưởng to lớn đối với Đài Loan và Philippines, cái giá để Mỹ làm trung gian cho một thỏa thuận là rất thấp - thấp hơn nhiều việc làm trung gian hòa giải cho các tranh chấp lãnh thổ ở tây Thái Bình Dương.

Washington đang tìm kiếm nhưng chưa thành công về một quy tắc ứng xử chung cho các quốc gia liên quan ở Biển Đông. Hình mẫu cho một thỏa thuận giữa Đài Loan và Philippines về quyền đánh bắt tại các vùng biển chồng lấn có thể được xem là một phiên bản nhỏ của một cơ chế hàng hải lớn hớn. Ít nhất, Mỹ có thể xắn tay áo ngay lúc này và vào cuộc.

Đề xuất về một "hiệp ước hợp tác và hữu nghị mở rộng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương", được Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa nêu ra gần đây, có thể là nền tảng cho một hiệp ước nhằm chấm dứt vòng luẩn quẩn căng thẳng chủ quyền không chỉ ảnh hưởng tới Đài Loan và Philippines, mà còn cả các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương khác. Hiệp ước có thể mở đường hơn nữa cho "chiếc lược xoay trục sang châu Á" của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

An Bình

Theo Global Post

====================

Tôi nghĩ Hoa Kỳ đủ tỉnh táo để hiểu rằng: Chỉ cần họ đứng ra làm trung gian hòa giải giữa Đài Loan và Philipfine về quyền lôi ở biển Đông thì điều đó đồng nghĩa với việc thừa nhận tính hợp pháp - dù chỉ là phần nào của Đài Loan ở vùng biển này.Mà điều này cũng đồng nghĩa với việc đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở đây.

Hay nói rõ hơn: Đài Loan chưa tuyên bố độc lập thì việc đòi hỏi chủ quyền của Đài hoặc Trung chỉ là một. Trong trường hợp này Hoa Kỳ cần rõ ràng. Nếu không sẽ nói ngọng về sau.

Tốt nhất Hoa Kỳ nên tài trợ cho Liên Hiệp Quốc, tổ chức một tòa án quốc tế, hoặc một sự kiện tương tự và mời các bên liên quan trình bày chứng cứ của mình để giải quyết chủ quyền theo luật quốc tế. Ai đầy đủ chứng lý sẽ tiếp quản vùng biển của mình. Công khai, minh bạch , sòng phẳng và chính danh.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy nếu anh Tàu theo chiều hướng này thì sao? Cha nội này cũng đang vướng - nếu lùi. Đó chính là sự ổn định nội bộ một đất nước đông dân và sự phát triển đã dẫn đến những mâu thuẫn xã hội sâu sắc. Họ chưa có một quyết sách khả thi để ổn định nội bộ, nếu lùi ở biển Đông và khi biết điều nói chuyện phải quấy với thế giới. Nhìn mặt mấy tay theo phái diều hâu phát biểu lung tung trên mạng, sao thấy khẩu khí giống mấy tay mưu sĩ hạng hai của Viên Thiệu quá.

Lão Gàn muốn nói với họ rằng: Trong Phong Thủy Lạc Việt, nếu không thể chọn cái tốt nhất thì đành chấp nhận cái đỡ xấu hơn, rồi "tùy thời biến Dịch". Còn không thì "Xôi hỏng, bỏng cũng không"Posted Image

Trung Quốc chống tham nhũng trong quân đội

Thứ Hai, 27/05/2013 22:24

Trung Quốc mở chiến dịch trừng trị các quan chức cấp cao trong quân đội sở hữu biệt thự xa xỉ và tiêu xài hoang phí

Theo tờ Vượng báo của Đài Loan ngày 26-5, đây là chiến dịch chống tham nhũng mới nhất của Trung Quốc, bắt đầu từ đầu tháng 5 và dự kiến kết thúc trước ngày quốc khánh vào tháng 10. Chiến dịch được cho là nhằm vào các quan chức quân đội cao cấp ăn chơi xa xỉ, các hoạt động bán và cho thuê tài sản quân đội trái phép.

Posted Image

Ông Tập Cận Bình viếng thăm một đơn vị quân đội hôm 23-5. Ảnh: TÂN HOA XÃ

Chiến dịch bất ngờ

Chiến dịch trên diễn ra sau khi ông Cốc Tuấn Sơn, cựu phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), bị cách chức hồi tháng 2 và đang bị điều tra về tội tham nhũng. Truyền thông cho biết ông này sở hữu một căn biệt thự rộng 13.200 m2 ngay giữa thủ đô Bắc Kinh. Ngoài ra, ông Cốc cũng được cho là sở hữu một biệt thự lộng lẫy tại quê nhà ở thành phố Bộc Dương thuộc tỉnh Hà Nam. Điều đáng nói ở đây là mỗi cây trồng trong khu vườn của căn biệt thự này trị giá ít nhất 65.200 USD.

Bắc Kinh cũng tiến hành xác minh các tố cáo liên quan tới những quan chức cao cấp của PLA bán hoặc cho thuê tài sản quân đội để thu lợi cá nhân. Theo quy định, tất cả các hoạt động cho thuê hoặc bán tài sản của quân đội phải được phép của Quân ủy Trung ương Trung Quốc.

Động thái trên được xem như là một nỗ lực khác của ông Tập Cận Bình trong chiến dịch chống lại nạn tham nhũng trong quân đội. Kể từ khi nắm chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc vào tháng 11-2012, ông Tập Cận Bình đã phát động chiến dịch cấm quan chức và các công ty quốc doanh tổ chức tiệc hoang phí và mua siêu xe đắt tiền.

Giáo sư Lưu Minh Phúc, Trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc ở Bắc Kinh, cho biết các biện pháp chống tham nhũng mạnh tay của Chủ tịch Tập Cận Bình khiến giới chức quân đội bất ngờ. Theo ông Lưu, chiến dịch chống tham nhũng vẫn cần phải bảo đảm mức độ nghiêm khắc và tiếp thu tiếng nói của người dân.

Đổ tiền xóa vết nhơ

Trong bối cảnh Trung Quốc đang thực hiện chiến dịch chống tham nhũng lớn nhất trong nhiều năm qua, nhiều chính trị gia nước này đang hốt hoảng tìm cách xóa các bài viết tiêu cực về họ lan truyền trên mạng. Do đó, dịch vụ giúp quan chức Trung Quốc tẩy sạch hoen ố trên mạng đã xuất hiện.

Một cuộc tra cứu nhanh đã tìm thấy ít nhất 30 công ty cung cấp dịch vụ giúp quan chức, doanh nhân làm ăn không minh bạch hay người nổi tiếng bị vướng bê bối có thể “sạch sẽ”. “Bất kỳ bài viết nhạy cảm hay to tát đến mức nào, chúng tôi đều có thể làm cho chúng biến mất”, quản lý của Công ty Yage Times cho biết. “Chúng tôi có thể xóa tên khách hàng khỏi các trang blog, diễn đàn, trang tin tức, trang mạng xã hội Weibo. Nếu muốn xóa một bài viết khỏi giao diện của Nhân dân Nhật báo hay Tân Hoa Xã thì chi phí là 13.000 USD” - người này cho biết.

Một biên tập viên của Tân Hoa Xã nói rằng ông có nghe về tình trạng này nhưng xác nhận việc đó “trái đạo đức” và “rất khó về mặt kỹ thuật” khi muốn xóa các bài viết trên trang này. “Các công ty tận dụng nhiều mối quan hệ để xóa bài viết. Tờ báo hay trang web càng lớn thì giá càng cao song khách hàng vẫn có thể mặc cả” - một biên tập viên giấu tên của trang tin Sohu cho biết.

Trong vài tháng gần đây, vài chục quan chức Trung Quốc bị điều tra vì tội tham nhũng nên các đảng viên thuộc mọi cấp đang cực kỳ lo lắng. Những quan chức này đặc biệt sợ mạng internet, nơi nhiều câu chuyện về quan chức tham nhũng được lan truyền nhanh chóng, tạo nên áp lực cho Đảng Cộng sản phải tiến hành điều tra. Theo Phó Giám đốc Văn phòng phụ trách các khiếu kiện của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trương Tiểu Long, 42% số vụ tham nhũng của năm nay bị điều tra là do manh mối từ người dân, thường là trên mạng.

GIA HÒA

================

Bành trướng thì hậu quả nhãn tiền. Lui về cố thủ và tìm hướng khác phát triển thì bế tắc bởi những mâu thuẫn nội bô.

Không giải quyết được tham nhũng thì không thể phát triển được.

Lịch sử chưa có ngoại lệ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tập Cận Bình: Quan hệ Trung - Mỹ ở vào thời khắc quyết định

28/05/2013 15:32

(TNO) Quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington đang trong “thời khắc quyết định”, theo phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc trong cuộc gặp Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Tom Donilon hôm 27.5, trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Tập và Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Ông Donilon đang có chuyến thăm Bắc Kinh nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh vào ngày 7 và 8.6 ở bang California, theo AFP. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo hai nước từ khi ông Tập nhậm chức Chủ tịch nước vào tháng 3.

Posted Image

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Thomas Donilon (bìa trái) hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (bìa phải) - Ảnh: AFP

Cuộc gặp diễn ra giữa lúc nảy sinh những vấn đề căng thẳng như vụ thử hạt nhân vào tháng 2 của CHDCND Triều Tiên và những cáo giác của Mỹ về việc chính phủ Trung Quốc bảo trợ cho các vụ tấn công mạng.

Những vấn đề khác bao gồm tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với Nhật và các nước Đông Nam Á, vốn khiến một số nước tìm kiếm hỗ trợ từ Mỹ, cùng với thế bế tắc trong cuộc nội chiến ở Syria.

“Mối quan hệ Trung - Mỹ đang ở thời điểm quyết định để phát huy những thành công trong quá khứ và mở ra đường hướng mới trong tương lai”, ông Tập nói với ông Donilon tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.

Ông Tập nói ông trông đợi cơ hội gặp gỡ ông Obama và có các cuộc thảo luận sâu rộng về các vấn đề lợi ích song phương chiến lược.

Theo tờ Washington Post vào hôm nay, 28.5, ông Obama cũng dự kiến sẽ nêu ra vụ các tin tặc Trung Quốc chiếm đoạt bản thiết kế hàng chục vũ khí tối tân của Mỹ trong cuộc gặp sắp tới.

Tờ Washington Post vừa mới dẫn một báo cáo của Ban Khoa học Quốc phòng thuộc Lầu Năm Góc cho hay Trung Quốc đã đánh cắp thiết kế hàng loạt vũ khí tối tân của Mỹ như hệ thống tên lửa Patriot, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis của hải quân, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo THAAD của lục quân, chiến đấu cơ F/A -18, máy bay V-22 Osprey, trực thăng Black Hawk và chiến đấu cơ F-35.

Những vụ xâm nhập như thế có thể mang lại “hậu quả tàn khốc với các lực lượng tham chiến của Mỹ”, theo báo cáo.

Sơn Duân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học giả diều hâu TQ: Tấn công đánh chiếm Trường Sa bất cứ lúc nào

Thứ ba 28/05/2013 05:25

(GDVN) - Hàn Húc Đông - một giáo sư thuộc đại học Quốc phòng Trung Quốc đã đưa ra lời kêu gọi ngông cuồng trên vì cho rằng rất khó để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông - Trường Sa chỉ thông qua "quyền lực mềm" như vận động ngoại giao, thay vào đó Bắc Kinh phải "tấn công bất cứ lúc nào".

Posted Image

Hàn Húc Đông, Đại tá, giáo sư đại học Quốc phòng Trung Quốc

Trung Quốc sẽ tấn công đánh chiếm phi pháp các bãi cát ngầm ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) hiện do một số quốc gia đang kiểm soát bất cứ lúc nào, một học giả diều hâu Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan hiếu chiến kêu gọi.

Thông tấn xã Đài Loan CNA ngày 28/5 đưa tin, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với một đài phát thanh tại Thượng Hải, Hàn Húc Đông - một giáo sư thuộc đại học Quốc phòng Trung Quốc đã đưa ra lời kêu gọi ngông cuồng trên vì cho rằng rất khó để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông - Trường Sa chỉ thông qua "quyền lực mềm" như vận động ngoại giao, thay vào đó Bắc Kinh phải "tấn công bất cứ lúc nào".

"Ngoại giao chỉ thúc đẩy khi được sự hỗ trợ bởi sức mạnh quân sự", viên học giả này nói, đồng thời đặt vấn đề tại sao Trung Quốc không có hành động quân sự (tấn công phi pháp) Bãi Cỏ Mây nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện cả Philippines, Trung Quốc và Đài Loan đang tranh giành trái phép - PV.

Viên học giả "hỏa lực mồm" Trung Quốc này cho rằng sức mạnh hàng hải của Trung Quốc hiện nay đủ khả năng để "bảo vệ" cái gọi là lợi ích quốc gia và chủ quyền hết sức phi lý, phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông - Trường Sa. Ông ta cho rằng Trung Quốc nên kết hợp cả quân sự với ngoại giao để thực hiện âm mưu bá chiếm Biển Đông thành ao nhà của Bắc Kinh.

Hàn Húc Đông cho rằng trong thập niên 1980 hải quân Trung Quốc vẫn còn yếu và (việc xâm chiếm phi pháp) các bãi cát ngầm ở Biển Đông - Trường Sa là ngoài tầm với của Bắc Kinh khiến Philippines "nhân cơ hội này" phái quân chiếm đóng Bãi Cỏ Mây trên xác một con tàu cũ.

Đây không phải lần đầu tiên cánh "hỏa lực mồm" Trung Quốc kêu gọi giới chức Bắc Kinh leo thang quân sự trên Biển Đông - Trường Sa nhằm thực hiện ý đồ phi pháp độc chiếm Biển Đông, trước đó La Viện, Thạch Tề Bình, Bàng Trung Anh, Trương Triệu Trung cũng đã liên tục kêu gào phải tấn công chiếm đoạt các bãi đá ngầm ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Cùng với hoạt động quân sự phi pháp và ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông - Trường Sa thời gian gần đây, sự xuất hiện của những phát biểu ngông cuồng, hiếu chiến của một số học giả diều hâu Trung Quốc đang làm gia tăng thêm căng thẳng trong khu vực vốn dĩ đã rất nóng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột.

Trong một thế giới truyền thông, những thông điệp hiếu chiến kiểu Hàn Húc Đông, La Viện, Bàng Trung Anh hay Thạch Tề Bình chỉ làm cho Trung Quốc mất đi danh dự cũng như địa vị quốc tế giống như Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long mới nhận xét gần đây.

Hồng Thủy

==================

Này ông Hàn Húc Đông.Muốn đánh đấm gì thì cũng ráng chờ sau cuộc hộp "Thượng đỉnh bình dân" ở Cali đã nhá!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học giả diều hâu TQ: Tấn công đánh chiếm Trường Sa bất cứ lúc nào

Thứ ba 28/05/2013 05:25

(GDVN) - Hàn Húc Đông - một giáo sư thuộc đại học Quốc phòng Trung Quốc đã đưa ra lời kêu gọi ngông cuồng trên vì cho rằng rất khó để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông - Trường Sa chỉ thông qua "quyền lực mềm" như vận động ngoại giao, thay vào đó Bắc Kinh phải "tấn công bất cứ lúc nào".

Posted Image

Hàn Húc Đông, Đại tá, giáo sư đại học Quốc phòng Trung Quốc

Hồng Thủy

==================

Này ông Hàn Húc Đông.Muốn đánh đấm gì thì cũng ráng chờ sau cuộc hộp "Thượng đỉnh bình dân" ở Cali đã nhá!

Nói thêm một chút - gọi là lời khuyên với ngài Tập Cận Bình - nếu Trung Quốc muốn có vài hy vọng trong tương lai - qua cuộc họp "Thượng đỉnh bình dân" ở Cali và tránh một sự kết thúc không mấy tốt đẹp trong "canh bạc cuối cùng" thì việc đầu tiên là tắt đài của cái đám "hỏa lực mồm" này đì. Rút khỏi biển Đông và vặn nhỏ volum ở những khu vực khác trên thế giới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quân đội Nga đột ngột tập trận quy mô lớn

Thứ Ba, 28/05/2013 - 14:48

Theo CRI hôm nay, 28/5, Nga vừa bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn gồm lực lượng không quân, giao thông vận tải và hàng không vũ trụ quốc phòng, Bộ Quốc phòng nước này cho biết.

Posted Image

Quân đội Nga tập trận quy mô lớn.

Khoảng 8.700 binh sỹ, hơn 180 máy bay chiến đấu và 240 xe quân sự tham gia vào cuộc tập trận được tiến hành không cảnh báo trước, ông Valery Gerasimov, tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Nga cho biết.

Ông Gerasimov nói thêm cuộc tập trận này được tiến hành theo tinh thần của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm "kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu của binh lính và khả năng thực hiện nhiệm vụ ở các điều kiện khác nhau".

Trước đó, hôm 13/5, ông Putin kiểm tra đột xuất các binh sỹ thuộc Lực lượng Không vận và Quân khu Liên bang phía Nam và kêu gọi quân đội nước này sẵn sàng chiến đấu 24/24.

Một vài chiếc máy bay chiến đấu MIG-31 thuộc Quân Khu Phía Đông đã tiến hành tập trận trên bán đảo Kamchatka, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói: “Công chúng phải được thấy các mối đe dọa khác nhau được đối phó như thế nào”.

Theo Phan Yến

Tiền phong

=======================

Thế đấy! Lưu ý rằng người Nga tập trận quân khu phía Nam và phía Đông.

Muốn biết biên giới phía Nam và phía Đông nước Nga liên quan đến nước nào nhiều nhất thì lên cái anh gu gồ chấm cái bản đồ để xem.

Phiền nhỉ! Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý Hiển Long: Không kiềm chế ở Biển Đông, TQ sẽ mất danh dự và địa vị

Thứ bảy 25/05/2013 06:00

(GDVN) - "Trung Quốc có thể kiếm được cái gì đó ở Senkaku hoặc Biển Đông, nhưng Trung Quốc sẽ mất đi danh dự cũng như địa vị của mình trong mắt cộng đồng quốc tế, những điều này Bắc Kinh cần cân nhắc kỹ càng." Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết.

(...)

Ngài Thủ tướng Singapo này có cái nhìn giống hệt Lão Gàn, nhưng nói nhẹ nhàng hơn - Chí có mất danh dự và địa vị. Còn Lão Gàn thì cho rằng kết quả nặng nề hơn nhiều. Nó không chỉ đơn giản là mất danh dự và địa vị.

Chính trị ››http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/123121/tq-ngang-nguoc-phu-nhan-dam-tau-ca-viet-nam.html29/05/2013 10:50 GMT+7

TQ ngang ngược phủ nhận đâm tàu cá Việt Nam

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phủ nhận cáo buộc về việc tàu của họ đã đâm tàu cá Việt Nam. Vị này thậm chí còn tráo trở vu cáo Việt Nam.

>> Trao công hàm phản đối tàu TQ đâm tàu cá Việt Nam

Posted Image

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Ảnh: topnews

Phát ngôn viên họ Hồng lớn tiếng cáo buộc tàu cá Việt Nam “đã xâm nhập bất hợp pháp quần đảo Tam Sa của Trung Quốc, vi phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc”, thúc giục Việt Nam ngừng đánh bắt cá trái phép ở nơi mà họ gọi là quần đảo Tây Sa.

Cái gọi là “quần đảo Tây Sa” trên thực tế là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bất chấp sự thật đó, ông Lỗi nói nhà chức trách Trung Quốc “có quyền thực hiện các biện pháp tư pháp”. Ông Lỗi còn lớn tiếng yêu cầu phía Việt Nam “quản lý ngư dân, ngừng đánh bắt cá trái phép ở vùng biển thuộc quần đảo Tây Sa”.

Trong cuộc họp báo ngày hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang nhiên nói rằng: "Các cáo buộc của Việt Nam là hoàn toàn xa sự thật. Một tàu cá Việt Nam đã trái phép đi vào khu vực thuộc quần đảo Tây Sa, vi phạm chủ quyền cũng như luật pháp Trung Quốc".

Thực tế là, vào ngày 20/5, tàu cá số hiệu QNg 90917 TS của tỉnh Quảng Ngãi cùng 15 ngư dân đang hoạt động nghề cá bình thường tại khu vực nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, đã bị các tàu của Trung Quốc ngăn cản.

Nghiêm trọng hơn, tàu Trung Quốc mang số hiệu 264 đã đâm thẳng vào tàu cá QNg 90917 TS gây hỏng mạn tàu, đe dọa tính mạng của ngư dân trên tàu. Về phản ứng của Việt Nam trước sự việc này, ngày 27/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho biết:

“Ngay sau khi có xác minh của các cơ quan chức năng, ngày 26/5/2013, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động nói trên của các tàu Trung Quốc.

"Hành động của các tàu Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, đe dọa đến tính mạng và gây thiệt hại về tài sản của ngư dân Việt Nam. Hành động này cũng đi ngược lại Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp thêm tình hình trên biển. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc xử lý nghiêm khắc các hành vi của các tàu nói trên, bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam, và không để tái diễn các vụ việc tương tự".

Bất chấp sự chồng lấn chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn ngang nhiên đưa ra yêu sách chủ quyền bao trùm hầu hết vùng biển, kể cả những ranh giới lượn sát bờ biển nước khác.

Thái An tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học giả Mỹ: Trung Quốc chỉ là ‘kẻ bắt nạt xấu xí’

Học giả hàng đầu của Mỹ về luật pháp nhận định việc Trung Quốc bác bỏ đề xuất đưa tranh chấp Biển Đông ra tòa án quốc tế của Philippines chứng tỏ rằng nước này chẳng khác gì “một kẻ bắt nạt xấu xí”.

Posted Image

Học giả Jerome Cohen.

Nhận định này được học giả nổi tiếng Jerome Cohen đưa ra trong một bài phát biểu ở Hong Kong hôm thứ năm (23/5) tuần trước và được tờ Bưu diện Hoa nam Buổi sáng (SCMP) dẫn lại vào hôm qua, 27/5.

Trung Quốc và Philippines cùng tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông, nơi dồi dào tài nguyên và khí đốt. Manila đã đưa tranh chấp Biển Đông ra trước tòa án quốc tế nhưng Bắc Kinh bác bỏ, kiên quyết đòi giải quyết song phương tranh chấp.

"Giới lãnh đạo Trung Quốc rõ ràng có quan điểm rằng tổn thất (gây ra từ việc bác bỏ đề xuất đưa tranh chấp trước tòa án quốc tế) có thể ít hơn, đặc biệt là nếu họ có thể dọa dẫm, ép buộc Philippines nhượng bộ hơn nữa trong khi vụ kiện diễn ra", giáo sư Jerome Cohen đến từ khoa Luật của Đại học New York cho biết trong một bài giảng tại trường Đại học Hồng Kông hôm thứ Năm (23/5).

Posted Image

Hải quân Trung Quốc tập trận trên biển. Ảnh: Báo quân đội TQ.

“Điều này cho thấy Trung Quốc là kẻ xấu xí trong mắt cộng đồng quốc tế… Bây giờ, nước này trông giống một kẻ bắt nạt khi từ chối nghĩa vụ pháp lý của mình để giải quyết tranh chấp theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển… Làm sao một nước nào đó lại có thể nói rằng, chúng tôi đúng đến mức không cần phải đến tham dự một phiên tòa công bằng mà chúng tôi đã từng cam kết trước đây để xem liệu quan điểm của chúng tôi có được công nhận hay không?”, ông nói tiếp.

Trong tháng tư, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố bằng tiếng Trung nói rằng Philippines “đang cố gắng sử dụng trọng tài quốc tế để phủ nhận chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc và che đậy cho việc chiếm đóng trái phép các hòn đảo và rạn san hô của Trung Quốc”. Tuyên bố cho biết thêm Trung Quốc sẽ không bao giờ nhất trí với tòa án quốc tế.

Ông Cohen nói thêm: “"Khi các bạn bị xem là người vi phạm luật quốc tế, các bạn sẽ không giành được nhiều ủng hộ trong cộng đồng thế giới”. Học giả Cohen cũng nhấn mạnh tất cả các “cường quốc lớn” như Mỹ và Trung Quốc “cần phải luôn luôn ghi nhớ rằng, họ phải chịu những giới hạn quốc tế dù có thích hay không”.

Theo Phan Yến

Tiền phong

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học giả Mỹ: Trung Quốc chỉ là ‘kẻ bắt nạt xấu xí’

Không chỉ là xấu... xí...

Mà thực sự là kẻ xấu... xa...

Đã xấu... mà còn... xa...

Đã bị... sida... mà còn... xông pha hiến máu...

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ tin tầu ngầm và tên lửa JL-2 sẽ hạ gục X-47B?

Thứ Tư, 29/05/2013, 14:56 [GMT+7]

(ĐVO)-Sau những lo lắng về việc X-47B sẽ làm sâu hơn chênh lệch cán cân quân sự Mỹ-Trung, thì mới đây báo chí TQ đã có điểm tựa mới...

Posted ImageTruyền thông TQ tin rằng khi tên lửa JL-2 kết hợp với tàu ngầm hạt nhân lớp 094 chúng sẽ trở thành vũ khí vô cùng khủng khiếp, có thể tấn công hầu khắp khu vực ven biển của Mỹ chứ đừng nói tới việc hạ gục X-47B.

Xu hướng "canh bạc cuối cùng" đang nghiêng về kết quả là kết thúc bằng một cuộc chiến tranh. Chỉ cần kiểm chứng thêm vài sự kiện nữa thì tôi sẽ dự báo trước kết quả của cuộc họp "thượng đỉnh bình dân" giữa hai nguyên thủ quốc gia nhất nhì thế giời ở Cali vào tháng 9 này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giữa TQ và Ấn độ trong 'canh bạc cuối cùng' còn là vấn đề của cao nguyên Tây tạng - mái nhà thế giới:

http://nguyensinhhun...g-tan-chay.html

“Cực thứ ba” của Trái đất đang tan chảy

Thứ tư, 29/05/2013, 12:54 (GMT+7)

Ngoài hai cực bắc và nam của Trái đất, có một nơi khác được gọi là “cực thứ ba” bởi tầm quan trọng của nó đối với cuộc sống của con người: vùng cao nguyên Tây Tạng và các dãy núi xung quanh.

Trong số những biến chuyển trên bề mặt trái đất do biến đổi nhiệt độ đem lại, hiện tượng tan băng được coi là quan trọng nhất. Nó thay đổi tất cả, từ đất bên dưới, không khí trên cao và cuộc sống xung quanh. Đó là lý do vì sao những nhà khí hậu học quan tâm đến hai cực bắc và nam của Trái đất. Nhưng hai cực này cũng chỉ là hai điển hình và sẽ tốt hơn nếu nghiên cứu một cực thứ ba có tầm quan trọng không kém.

“Cực thứ ba” của địa cầu

Mặc dù lượng băng trên cao nguyên Tây Tạng và các ngọn núi xung quanh (như dãy Himalaya, Karakoram và Pamirs) nhỏ hơn nhiều so với ở hai cực của Trái đất, nó vẫn là một khối băng khổng lồ. Khoảng 46.000 sông băng của khu vực này bao trùm một diện tích 100.000km2, tức khoảng 6% diện tích băng ở Greenland. Ngoài ra, một diện tích khoảng 1,7 triệu km2 là khu vực băng vĩnh cửu, nơi có thể có độ dày tới 130m, tương đương 7% khu vực băng vĩnh cửu ở Bắc cực.

Posted Image

'Cực thứ ba' của Trái đất đang tan chảy

Không giống như băng ở hai cực, số phận của băng nơi đây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của rất nhiều người. Cao nguyên Tây Tạng và các ngọn núi xung quanh được mệnh danh là tháp nước của châu Á, bởi đó là nguồn của 10 con sông lớn nhất châu lục (trong đó có sông Mekong). Có khoảng 1,5 tỉ người của 12 quốc gia sống ở lưu vực những con sông này. Vì vậy, cao nguyên Tây Tạng và những khu vực xung quanh được gọi là “cực thứ ba” của Trái đất.

Cho đến gần đây, các nghiên cứu về “cực thứ ba” vẫn rất manh mún. Tuy nhiên, từ năm 2009 đã có một chương trình quốc tế mang tên “Môi trường cực thứ ba” (TPE) do ba nhà khoa học khởi xướng: Tào Đàm Đồng thuộc Viện Nghiên cứu cao nguyên Tây Tạng ở Bắc Kinh (Trung Quốc), Lonnie Thompson thuộc Đại học bang Ohio (Mỹ) và Volker Mosbrugger thuộc Đại học Thế giới đa dạng sinh học Senckenberg ở Frankfurt (Đức). Tháng trước, cuộc hội thảo lần thứ tư của TPE đã diễn ra tại Dehradun, Ấn Độ.

Khó khăn trong nghiên cứu

Một câu hỏi đặt ra là liệu các sông băng tại “cực thứ ba” có giảm đi như đang xảy ra ở một phần của hai cực kia? Báo cáo của hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu năm 2007 từng cho rằng các sông băng ở Himalaya sẽ biến mất sớm vào năm 2035. Nhưng đánh giá này nhanh chóng bị bác bỏ.

Năm ngoái, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature của Thomas Jacob thuộc Đại học Colorado cho thấy các sông băng ở Himalaya và Karakoram đã mất dần băng giữa năm 2003 và 2010, trong khi băng trên các sông băng ở cao nguyên Tây Tạng lại tăng lên. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu sông băng lại không đồng tình với kết luận này.

Posted Image

Bản đồ "cực thứ ba" của Trái đất cùng những dãy núi và các con sông lớn liên quan

Tại hội thảo của TPE, tiến sĩ Tobias Bolch thuộc Đại học Zurich giải thích rằng nghiên cứu của Thomas Jacob dựa trên kết quả đo đạc trong bảy năm của vệ tinh GRACE sử dụng thiết bị đo trọng lực bay trên quỹ đạo, để đo sự thay đổi của lớp vỏ băng từ các tác động lên trường trọng lực của khu vực này.

Theo tiến sĩ Bolch, nghiên cứu này gặp hai vấn đề. Trước tiên là khả năng phân tích yếu kém của các thiết bị trên vệ tinh vốn không thể xác định sự thay đổi ở các điểm đặc trưng dưới khoảng cách 200km. Khả năng này chỉ đủ để nghiên cứu các vùng rộng lớn với bề mặt đồng nhất như ở Bắc cực và Nam cực. Tuy nhiên, đối với địa hình đồi núi thì sự đo vẽ phức tạp hơn.

Thứ hai, vấn đề nghiêm trọng hơn là vệ tinh không thể phân biệt sự khác nhau giữa nước thể rắn và thể lỏng. Nếu một sông băng tan chảy nhưng nước vẫn được giữ lại như là một cái hồ, GRACE sẽ không thấy có sự thay đổi. Trong khi ở cao nguyên Tây Tạng có rất nhiều lưu vực “đóng” (nơi nước tan chảy không dễ dàng thoát ra), một lượng lớn băng có thể tan chảy mà GRACE không xác định được.

Thật vậy, một thống kê của tiến sĩ Tào và đồng sự cho thấy diện tích các hồ băng trên cao nguyên Tây Tạng đã tăng khoảng 26% từ thập niên 1970. Tiến sĩ Bolch ngờ rằng GRACE đã nhầm lẫn những hồ được mở rộng này với những sông băng lớn ra. Dùng một vệ tinh khác tên ICESat vốn mượn tia laser để đo không chỉ diện tích các sông băng mà còn là sự dày lên của bề mặt những sông băng đó, tiến Sĩ Bolch và đồng sự đã kết luận rằng nhiều sông băng ở Tây Tạng đang bị giảm đi.

Nhưng không phải tất cả sông băng đều gặp tình trạng này. Những gì tiến sĩ Bolch nhận thấy đã bổ trợ cho các công trình của tiến sĩ Tào và Thompson, những người đã nghiên cứu các báo cáo và hình ảnh vệ tinh của hơn 7.100 sông băng, thu thập hơn 30 năm qua, không chỉ bảy sông băng mà GRACE theo dõi.

Một số sông băng đang tăng lên, hầu hết ở Karakoram và Pamirs. Nhưng những sông băng ở phía đông Himalaya và phía tây cao nguyên Tây Tạng lại đang giảm sút nhanh chóng. Những sông băng ở giữa cao nguyên Tây Tạng cũng đang giảm đi mặc dù chậm hơn. Kết quả là một lượng lớn băng bị mất trong thời gian từ 2003-2010 được đề cập ở trên.

Biến đổi khí hậu

Trong nỗ lực tìm hiểu điều gì đang diễn ra, tiến sĩ Tào và Thompson đã tham khảo các dữ liệu về thời tiết. Trong hàng thập kỷ qua, gió mùa ở Ấn Độ, vốn mang tuyết xuống vùng phía nam của Tây Tạng và vùng phía đông và trung bộ của dãy Himalaya, đã trở nên yếu hơn dù không rõ tại sao. Tuy nhiên, gió tây mang tuyết đến Karakoram và Pamirs lại trở nên mạnh hơn.

Gió tây được tạo ra bởi khí nóng bốc lên từ các đại dương và di chuyển về phía bắc (khí nóng di chuyển từ vùng ấm sang vùng lạnh) và về phía đông (vì lực Coriolis được sinh ra từ sự quay vòng của Trái đất). Tình trạng ấm lên toàn cầu cũng đồng nghĩa với việc nhiều khí nóng bốc lên hơn, do đó gió tây cũng mạnh hơn.

Gió mùa đến vào mùa hè, gió tây đến vào mùa đông. Khí hậu ấm hơn dường như ngăn cản tuyết mùa hè tích tụ hơn là tuyết mùa đông. Tóm lại, thay đổi trong sức mạnh của gió và nhiệt độ không khí giải thích cho những gì đang diễn ra. Và không chỉ các sông băng đang tan chảy.

Theo nhà nghiên cứu Vũ Khánh bách thuộc viện nghiên cứu môi trường và cấu tạo các khu vực lạnh giá và khô cằn ở Lan Châu (Trung Quốc), băng vĩnh cửu ở Tây Tạng cũng đang tan nhanh trong vòng hai thập kỷ qua.

Nhiệm vụ Himalaya

Một kết luận được rút ra sau hội thảo TPE: toàn bộ lớp băng ở “cực thứ ba”, cũng như ở hai cực của trái đất, đang tan chảy. Một kết luận nữa cũng cho thấy các dữ liệu về “cực thứ ba” không chắc chắn và manh mún như thế nào. Vì thế, viện khoa học Trung Quốc, nơi các viện của tiến sĩ Tào và Vũ trực thuộc, đã lập ra một quỹ 400 triệu nhân dân tệ (khoảng 65 triệu USD) để nghiên cứu “cực thứ ba” và quan trọng là 1/4 quỹ này được dùng cho các nghiên cứu ngoài Trung Quốc.Posted Image

Từ nay trở đi, các nhà nghiên cứu sẽ theo dõi một nhóm sông băng chủ đạo mỗi sáu tháng. Họ sẽ lập các trạm quan sát để đo đạc bức xạ mặt trời, lượng tuyết rơi, nước tan chảy và thay đổi trong đất cũng như nhiệt độ không khí, áp suất, độ ẩm và gió, và dự tính sẽ lấy lõi trong băng trên cao nguyên Tây Tạng. Những điều này sẽ giúp tái dựng khí hậu của khu vực này trong vòng hàng trăm ngàn năm qua. Nhờ đó họ sẽ hiểu hơn việc “cực thứ ba” đang thay đổi nhiều như thế nào và tại sao.

(BTT)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mang 'trục xoay' tới châu Á

29/05/2013 18:06 GMT+7

Ông chủ Lầu Năm Góc Chuck Hagel sẽ trấn an các đồng minh trong chuyến công du châu Á tuần này rằng, Mỹ sẽ theo đuổi tới cùng lời hứa thay đổi chiến lược hướng tới khu vực Thái Bình Dương.

Chủ nghĩa dân tộc và thách thức cho châu ÁKhủng hoảng thật sự ở châu Á-TBD: Mục tiêu TQ

Posted Image

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel. Ảnh: politico

Trong chuyến công du đầu tiên tới Thái Bình Dương kể từ khi trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hồi tháng 2, ông Hagel dự kiến sẽ thảo luận về sự "tái cân bằng" của Washington hướng tới châu Á cũng như căng thẳng gần đây trên bán đảo Triều Tiên với những người đồng nhiệm tại một hội nghị ở Singapore.

"Trọng tâm là làm đến cùng chiến lược trục xoay trong suốt năm nay", một quan chức cấp cao Mỹ cho biết. "Năm ngoái, chúng tôi đã chia sẻ với khu vực về chiến lược mới. Năm nay thực sự là thời gian thể hiện chiến lược ấy - việc tái cân bằng - được tiến hành thế nào", vị quan chức nói với báo giới.

Tổng thống Mỹ Barack Obama năm ngoái đã công bố chiến lược an ninh mới, nhấn mạnh sự thay đổi nguồn lực Mỹ hướng tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương giữa bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy.

Tuy nhiên, áp lực cắt giảm ngân sách tại Washington dẫn tới việc Lầu Năm Góc cũng phải thu hẹp chi tiêu đã làm gia tăng những lo ngại ở châu Á rằng, lời hứa tái cân bằng của Mỹ có thể bị chệch hướng.

Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore từ 31/5 đến 1/6, một hội nghị thượng đỉnh thường niên do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế tại London tổ chức, ông Hagel sẽ gặp gỡ rất nhiều bộ trưởng quốc phòng đến từ trong khu vực, và có bài phát biểu về chính sách hôm thứ bảy.

Ở Đối thoại năm ngoái, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã tuyên bố, phần lớn hạm đội hải quân Mỹ sẽ chuyển dần về khu vực Thái Bình Dương như một phần chiến lược trục xoay châu Á.

Ông Hagel dự kiến có các cuộc hội đàm song phương với những người đồng cấp Phillipines, Hàn Quốc, New Zealand, Singapore, Indonesia, Malaysia. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng sẽ hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Lãnh đạo Lầu Năm Góc cũng sẽ có cuộc gặp ba bên với các bộ trưởng từ Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ông dự kiến sẽ thăm USS Freedom, con tàu đầu tiên trong loạt tàu tuần duyên mới mà Mỹ triển khai tới Singapore như một phần chiến lược của Mỹ tập trung vào châu Á.

Thái An (theo channelnewsasia)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc “khoe” lần đầu tập trận “kỹ thuật số”

Thứ Tư, 29/05/2013 - 17:25

(Dân trí) - Báo chí nhà nước Trung Quốc hôm nay 29/5 đưa tin nước này sẽ lần đầu tiên tiến hành cuộc tập trận quân sự công nghệ “kỹ thuật số”, trong bối cảnh Washington và một số nước khác ngày càng lo ngại về các vụ tấn công mạng do hacker Trung Quốc thực hiện.

Posted Image

Trung Quốc không ngừng tăng chi tiêu cho quân sự trong những năm gần đây.

Trong một bản tin ngắn gọn vào ngày hôm nay, Tân Hoa xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, cho biết cuộc tập trận diễn ra ở vùng Nội Mông xa xôi, miền bắc Trung Quốc. Cuộc tập trận sẽ “thử các loại lực lượng chiến đấu mới, gồm các đơn vị sử dụng công nghệ kỹ thuật số, trong bối cảnh nước này đang nỗ lực điều chỉnh đối với cuộc chiến được thông tin hóa.”

“Đây sẽ là lần đầu tiên một cuộc tập trận của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tập trung vào các lực lượng chiến đấu, gồm các đơn vị kỹ thuật số, các lực lượng đặc nhiệm, hàng không và lực lượng đối phó điện tử”, bản tin tiếng Anh của Tân Hoa xã cho hay.

Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến gặp nhau vào tuần tới ở California, trong đó an ninh mạng là một vấn đề tập trung thảo luận. Ngoài ra, Washington ngày càng lo ngại về các vụ tấn công mạng của hacker Trung Quốc nhằm vào các hệ thống quân sự Mỹ.

Lầu Năm Góc đã nhấn mạnh tới lo ngại này trong một báo cáo trước Quốc hội Mỹ vào đầu tháng này, cáo buộc Trung Quốc sử dụng gián điệp mạng nhằm hiện đại hóa cho quân đội của mình. Báo cáo cũng cho biết chính phủ Mỹ đã là mục tiêu của các vụ tấn công mạng có vẻ như “liên quan trực tiếp tới quân đội và chính phủ Trung Quốc”.

Vào tuần này, tại Australia, đài truyền hình ABC đưa tin hacker có liên quan đến Trung Quốc đã ăn cắp thiết kế trụ sở mới 630 triệu USD của Tổ chức an ninh tình báo Australia, cơ quan tình báo nội địa của Australia.

Chính phủ Trung Quốc liên tục phủ nhận liên quan đến các vụ tấn công mạng trên, ngay cả khi họ tăng chi tiêu quốc phòng và phát triển các công nghệ mới, trong đó có tàu sân bay và chiến đấu cơ tàng hình.

Phan Anh

Theo NDTV

==============================

TQ hé lộ máy bay chống ngầm mới, nhưng vẫn lo

Thứ Sáu, 24/05/2013, 07:54 [GMT+7]

(ĐVO)- Lép vế trong hoạt động ngầm cũng như chống ngầm là điều mà truyền thông quốc tế vẫn thường đánh giá về quân đội TQ...

Posted Image

Vậy là khi sức mạnh chống ngầm vừa được cải thiện chút ít nhờ sự góp mặt của Gaoxin-6 thì bỗng nhiên niềm vui nhanh chóng trở thành sự lo lắng tột độ. Vậy là điểm yếu chống ngầm cố hữu trong quân đội TQ vẫn tiếp tục tồn tại dự kiến trong một thời gian khá dài tới.

==================

Một chuyên gia quân sự cao cấp của Nga đã nhận xét: "Trung Quốc tiến hành chiến tranh chống Hoa Kỳ là tự sát". Tôi chỉ là người đồng ý với nhận xét này của vị tướng Nga, nhưng tôi biết điều này từ lâu. Riêng về vấn đề chống ngầm này thì tôi có thể phát biểu chi tiết thêm rằng:

Khi những máy bay chống ngầm hiện đại nhất của Hoa Kỳ có thể đem bán thì họ đã có một phương tiện khác hiệu quả hơn nhiều để chống ngầm.

Họ gần như có thể nhìn xuống đáy biển y như nước đã rút hết rồi và quan sát bằng mắt thường vậy.

Người Nhật đã nhìn thấy tàu chiến Trung Quốc khóa rada - một tư thế chuẩn bị tấn công mục tiêu - . Nhưng họ chỉ cảnh báo vậy, và không công bố bằng chứng, vì sợ lộ bí mật quân sự.

Trong cuộc chiến Vùng Vịnh I - cuộc chiến dứt điểm làm thay đổi cục diện và lịch sử thế giới, theo nhận xét của tôi - và chỉ đến khi chiến tranh xảy ra, người ta mới biết vũ khí hiện đại

vào thời điểm đó của Hoa Kỳ có những gì. Tất nhiên, nếu "canh bạc cuối cùng" xảy ra theo chiều hướng chiến tranh thì còn ngoạn mục hơn nhiều.
Sự xác định của tôi trong bài viết trên về khả năng kỹ thuật của Hoa Kỳ - "Họ gần như có thể nhìn xuống đáy biển y như nước đã rút hết rồi và quan sát bằng mắt thường vậy" - chỉ là một quẻ bói, kết hợp với sự suy luận từ goc nhìn Lý học của tôi. Chứ thực tình tôi không có thông tin gì liên quan. Nhưng hôm nay, tôi và bác Lãn Miên đi dự hội thảo của Microsolf ở KS Sofitel Hanoi. Ho giới thiệu mấy sản phẩm mới của họ mới thấy: ngay cả quẻ bói của tôi ở trên, vốn nghĩ nó đã mang tính viễn tưởng thì cũng chỉ là bình thường với những gì mà nền kỹ thuật Hoa Kỳ đạt được. Tôi là người cũng có khiếu về chuyện khoa học viễn tưởng mà cũng phải ngạc nhiên với những gì mà nền CNTT của Hoa Kỳ đã đạt được. Nó gần như thần thoại và đấy cũng chỉ là sản phẩm thương mại.

Do đó, với bài viết trên giới thiệu về CNTT của Trung Quốc, tôi thật sự không thể tin rằng người Trung Quốc lại có thể ăn cắp những bí mật quân sự thật sự của Hoa Kỳ bằng CNTT, khi so sánh với những gì tôi thấy từ Microsolf mà tôi biết ngày hôm nay.

Rất tiếc, cuộc hội thảo hôm nay không có thời gian cho người tham dự phát biểu vào buổi sáng. Nếu không tôi sẽ trình bày về tương lai CNTT sẽ đi về đâu (Buổi chiều tôi bận, nên nghỉ).

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Trung Quốc "ghen ăn tức ở" vì mối thân tình Nhật-Ấn

Thứ Tư, 29/05/2013 - 17:39

(Dân trí) - Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tới Nhật Bản có thể thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước, nhưng điều đó cũng khiến Trung Quốc giận dữ.

Posted Image

Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tại Tokyo ngày 28/5.

Nhật-Ấn tăng cường hợp tác

Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh hiện đang có chuyến công du quan trọng kéo dài 4 ngày tới Nhật Bản nhằm thúc đẩy các quan hệ kinh tế và sự hợp tác khác giữa hai nước.

Chuyến công du của ông Singh diễn ra chỉ một tuần sau khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm Ấn Độ.

Phát biểu khi đang có mặt tại Tokyo hôm 28/5, Thủ tướng Manmohan Singh cho hay Ấn Độ và Nhật chia sẻ lợi ích chiến lược mạnh mẽ trong việc mở rộng hợp tác về an ninh quốc phòng và thúc đẩy sự ổn định trong khu vực.

Ông Singh cũng nói thêm rằng việc đảm bảo các tuyến đường biển luôn thông thoáng và tự do có ý nghĩa sống còn đối với sự thịnh vượng của khu vực, do sự phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu từ Trung Đông.

"Quan hệ của Ấn Độ với Nhật Bản quan trọng không chỉ vì sự hợp tác kinh tế, mà còn vì chúng tôi xem Nhật Bản là đối tác tự nhiên và không thể thiếu trong cuộc tìm kiếm sự ổn định và hòa bình cho khu vực rộng lớn này", Thủ tướng Singh nhấn mạnh.

Thủ tướng Singh không đề cập trực tiếp tới Trung Quốc, nhưng ông nhấn mạnh tới "cam kết chung của Ấn Độ và Nhật Bản đối với các lý tưởng về dân chủ, hòa bình và tự do".

"Chúng ta chia sẻ mối quan tâm về an ninh hàng hải, đối mặt với các thách thức chung về an ninh năng lượng. Có các mối liên kết mạnh mẽ giữa 2 nền kinh tế của chúng ta, vốn cần một hệ thống thương mại quốc tế mở, dựa trên luật pháp để phát triển", ông nói.

Ấn Độ đã tìm cách phát triển quan hệ thân thiết hơn với Nhật Bản và các quốc gia châu Á khác, trong khi cùng lúc tăng cường các khả năng quân sự, một phần nhằm đối phó với thách thức từ Trung Quốc và người láng giềng Pakistan. Ấn Độ và Nhật Bản từ lâu đã bày tỏ lo ngại về các mối đe dọa tiềm tàng đối với các nguồn cung năng lượng của họ vì các tuyến đường biển dễ bị hải tặc tấn công và bị phong tỏa.

Nhật báo kinh doanh Nihon Keizai Shimbun của Nhật Bản đưa tin rằng Tokyo và New Delhi sắp ký kết một thỏa thuận trong đó Nhật Bản sẽ bán các thủy phi cơ cho Ấn Độ.

Nhật Bản và Ấn Độ cũng đang bàn bạc về một thỏa thuận hợp tác năng lượng hạt nhân, trong bối cảnh Tokyo muốn thúc đẩy xuất khẩu công nghệ nguyên tử và các cơ hạ tầng khác để giúp thúc đẩy nền kinh tế.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe muốn thúc đẩy việc bán các công nghệ hạt nhân của Nhật trong nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là tại các thị trường đang nổi ở châu Á và Trung Đông vốn có tiềm năng tăng trưởng mạnh hơn tại Nhật mà không gặp phải các căng thẳng chính trị như Tokyo đang gặp phải với Trung Quốc.

Hồi đầu tháng này, Nhật Bản và Ấn Độ đã ký kết các thỏa thuận về hợp tác kinh tế và đầu tư, trong đó có các kế hoạch nhiều tỷ đôla cho các hành lang kinh tế giữa New Delhi và Mumbai, giữa Chennai và Banglalore. Hai bên dự kiến cũng thảo luận việc tăng cường hợp tác quân sự.

Trung Quốc "ghen ăn, tức ở"

Trong khi Tokyo và New Delhi tăng cường quan hệ, Bắc Kinh dường như không hài lòng với điều này.

Tờ People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 28/5 đã đăng tải một bài viết nói rằng các chính trị gia Nhật là "những kẻ trộm vặt" trong bất kỳ vấn đề gì liên quan tới Trung Quốc và rằng họ chỉ thổi phồng quá đáng mối bất hòa giữa Bắc Kinh và New Delhi.

Bài viết, mang tựa đề "Các chính trị gia Nhật bối rối vì phép màu ngoại giao Trung-Ấn", nói rằng trước chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường tới Ấn Độ, truyền thông quốc tế đã thổi phồng cuộc tranh cãi biên giới Trung-Ấn được cho là đe dọa mối quan hệ ngoại giao giữa 2 nước. Ấn Độ và Trung Quốc đã khiến truyền thông thế giới ngạc nhiên khi giải quyết thỏa đáng vấn đề trong thời gian ngắn và đi tới "sự hợp tác và nhất trí chiến lược".

Bài báo kết luận rằng Trung Quốc tin tưởng Ấn Độ có đủ hiểu biết để giải quyết các vấn đề với Bắc Kinh "mà không bị ảnh hưởng bởi những kẻ khiêu khích trong và ngoài nước", rõ ràng là nhằm ám chỉ Nhật Bản.

Bài báo cũng nhắc tới việc Thủ tướng Shinzo Abe kêu gọi Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Mỹ thành lập "chuỗi hạt kim cương" mà Trung Quốc tin là nhằm cạnh tranh với sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng của Bắc Kinh. Bài báo nói rằng những từ ngữ được sử dụng như "ngoại giao chiến lược", "các giá trị ngoại giao" dường như rất chiến lược nhưng thực tế lại cho thấy "các tư tưởng ngoại giao hẹp hòi" của chính phủ Nhật.

Trong khi đó, tờ Thời báo hoàn cầu của Trung Quốc lại nhấn mạnh tới các thông tin về việc Ấn Độ và Nhật Bản sắp ký kết một thỏa thuận mua bán thủy phi cơ US-2 trong chuyến thăm của Thủ tướng Singh.

Lu Yaodong, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Nhật Bản tại Viện khoa học xã hội Trung Quốc, cho rằng thỏa thuận đánh dấu liên minh thắt chặt giữa Nhật Bản và Ấn Độ về hợp tác quân sự và quốc phòng. Ông Lu còn nói thêm rằng Nhật đang cố gắng lợi dụng các xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc và để kiềm chế Trung Quốc với thỏa thuận vũ khí tiềm năng.

An Bình

Tổng hợp

======================

Chẳng phải ngẫu nhiên mà từ nhiều năm trước Lão Gàn cho rằng: Ấn Độ sẽ tham gia canh bạc cuối cùng. Vậy mà Lão Gàn cử tưởng Tàu phải nhận ra điều này lâu rồi chứ !? Chuyến đi của ông tể tướng Tàu qua Ấn vừa rồi Lão Gàn cứ tưởng để ngăn chặn một tụ sát phạt trong "canh bạc cuối cùng". Nhưng qua bài viết này, hình như chính người Trung quốc đến giờ này vẫn chưa nhận ra điều đó.

Bài viết, mang tựa đề "Các chính trị gia Nhật bối rối vì phép màu ngoại giao Trung-Ấn", nói rằng trước chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường tới Ấn Độ, truyền thông quốc tế đã thổi phồng cuộc tranh cãi biên giới Trung-Ấn được cho là đe dọa mối quan hệ ngoại giao giữa 2 nước. Ấn Độ và Trung Quốc đã khiến truyền thông thế giới ngạc nhiên khi giải quyết thỏa đáng vấn đề trong thời gian ngắn và đi tới "sự hợp tác và nhất trí chiến lược".

Ồ! Thật là một tầm nhìn quá ngắn và tiểu tiết!

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Giải mã tín hiệu chiến tranh của Trung Quốc - Kỳ 1

28/05/2013 09:35

(TNO) Giữa lúc căng thẳng dâng cao tại những khu vực như biển Hoa Đông và biển Đông, Trung tâm nghiên cứu Quân sự Trung Quốc thuộc Đại học Quốc phòng Mỹ đã công bố một báo cáo chuyên sâu về hệ thống các tín hiệu đe dọa chiến tranh của Trung Quốc trong lịch sử.

Nghiên cứu được công bố vào tháng 4 vạch ra kịch bản cho những tín hiệu liên quan đến tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng.

Được viết bởi hai tác giả Paul H.B. Godwin và Alice L. Miller, báo cáo có tên China’s Forbearance Has Limits: Chinese Threat and Retaliation Signaling and Its Implications for a Sino-American Military Confrontation (tạm dịch: Giới hạn nhẫn nại của Trung Quốc: Tín hiệu đe dọa và trả đũa của Trung Quốc cùng hàm ý trong cuộc đối đầu Trung - Mỹ) không chỉ nghiên cứu về các tín hiệu mà còn cả về tiến trình ra quyết định và quản lý khủng hoảng của nước này.

Tín hiệu chiến tranh

Các tín hiệu cảnh báo chiến lược thường ngụ ý về nguy cơ gia tăng xung đột bao gồm các quyết định chính trị và tuyên bố của các lãnh đạo cấp cao, bình luận chính thức hoặc không chính thức của giới truyền thông Trung Quốc.

Trong những trường hợp nêu trên, những tín hiệu cảnh báo chiến lược có thể bao gồm các lời lẽ cường điệu liên quan đến lãnh thổ và lợi ích chiến lược của Trung Quốc. Ví dụ, khi đề cập đến tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mới đây, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gọi quần đảo này là “lợi ích cốt lõi”, một dấu hiệu về việc Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng vũ lực trong tranh chấp. Trước đây, Trung Quốc cũng nhiều lần úp mở về việc xem biển Đông, nơi mà nước đưa ra các yêu sách chủ quyền phi lý, là “lợi ích cốt lõi”.

Posted Image

Tàu hải quân Trung Quốc - Ảnh: AFP

Trong thời gian gần đây, mỗi khi căng thẳng tăng cao ở biển Hoa Đông cũng như biển Đông, người ta thường nghe thấy một số tướng lãnh “diều hâu” ở Trung Quốc đăng đàn đưa ra những tuyên bố ngạo mạn, chẳng hạn như Trung Quốc “sẽ không đứng nhìn” các nước khác gặm nhấm lãnh thổ Trung Quốc, hoặc nước này, nước kia “đừng đùa với lửa” và “sự kiên nhẫn của Trung Quốc có giới hạn”…

Trong nhiều ví dụ, Bắc Kinh áp dụng một hệ thống các tín hiệu đe dọa và trả đũa nhằm mục đích răn đe đối thủ tiến hành những hành động đi ngược lại với quyền lợi của Trung Quốc bằng cách đe dọa sử dụng sức mạnh quân sự. Và nếu, việc đe dọa thất bại, những phát biểu có mức độ đe dọa ngày càng gia tăng được dùng để giải thích và biện hộ việc sử dụng vũ lực của Bắc Kinh.

Hệ thống răn đe này được áp dụng trong những cuộc chiến lớn của Trung Quốc, như cuộc chiến Triều Tiên 1950, tranh chấp biên giới Ấn - Trung 1961-1962, tranh chấp biên giới Xô - Trung năm 1968-1969, và cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979.

Bắc Kinh áp dụng hệ thống thông qua một trật tự được phân chia kỹ lưỡng các lời phản đối chính thức, bình luận trên báo chí chính thức và tuyên bố của lãnh đạo.

Cảnh báo của các nước khác

Hầu hết các quốc gia, kể cả Mỹ, cũng áp dụng một hệ thống các tuyên bố leo thang nhằm cảnh báo việc sử dụng vũ lực và răn đe kẻ thù trong các vụ tranh chấp và khủng hoảng song ít phức tạp hơn, thông qua các tuyên bố công khai từ người phát ngôn của Bộ Ngoại giao cho đến Tổng thống.

Washington có thể leo thang các tuyên bố vốn không đề cập trực tiếp hay ngấm ngầm đến việc sử dụng vũ lực như: “không có lựa chọn nào được loại bỏ”. Nếu cần phải gia tăng sự răn đe, Washington có thể biến đổi một chút thành “mọi lựa chọn đều được xem xét”.

Từ đây, Washington có thể đề cập cụ thể hơn “lựa chọn quân sự đang được xem xét”. Cuối cùng, nếu những cảnh báo trước đó không được lưu ý, Washington có thể tuyên bố họ “không còn lựa chọn nào khác ngoài vũ lực”.

Nếu cuộc khủng hoảng tồn tại và những quan điểm về quyền lợi của Bắc Kinh không được làm thỏa mãn, các tuyên bố của họ sẽ leo thang theo trật tự và có thể bao gồm lời ngụ ý đầu tiên về việc sử dụng sức mạnh quân sự để đạt được mục tiêu. Cách tiếp cận này trước sau như một vẫn được thực thi bất chấp những thay đổi chóng mặt về trật tự thế giới, sự phổ biến của các phương tiện ngoại giao và sự phát triển của truyền thông.

Sư răn đe chiến lược

Hệ thống răn đe của Trung Quốc vốn phù hợp với quá trình hiện đại hóa sức mạnh quân sự của nước này. Trong báo cáo mới nhất về quân đội Trung Quốc được Lầu Năm Góc gửi đến Quốc hội Mỹ vào đầu tháng 5, Bộ Quốc phòng Mỹ đã lần đầu tiên đưa vào một câu: “Giới lãnh đạo Trung Quốc xem một quân đội hiện đại là sự răn đe then chốt nhằm ngăn chặn hành động của các thế lực bên ngoài vốn có thể làm tổn hại lợi ích Trung Quốc, hoặc cho phép Trung Quốc phòng vệ chống lại những hành động đó nếu sự răn đe không phát huy tác dụng”.

Theo trung tá lục quân Mỹ Dennis Blasko, cựu tùy viên quân sự Mỹ tại Bắc Kinh, trên tạp chí Jane’s Defence Weekly mới đây, các phân tích quốc tế về quá trình hiện đại hóa quy ước của quân đội Trung Quốc trước nay thường tập trung vào năng lực chiến đấu của các vũ khí, khí tài mà ít lưu ý đến mục đích đầu tiên nhằm răn đe. Việc Lầu Năm Góc đưa câu trên vào đã thừa nhận một yếu tố quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc: xây dựng năng lực chiến thắng một cuộc chiến là nhiệm vụ cốt lõi của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) song mục đích đầu tiên của những năng lực này là ngăn chặn chiến tranh.

Hệ thống răn đe được Trung Quốc sử dụng nằm đạt được mục tiêu chính trị mà không cần phải trải qua một cuộc chiến. Ghi nhận toàn bộ phản ứng của Trung Quốc trước mỗi cuộc chiến lớn của nước này từ năm 1949 đến nay, các tác giả của báo cáo China’s Forbearance Has Limits, đã tổng kết về bốn bước leo thang của Trung Quốc mỗi khi Bắc Kinh muốn tiến hành chiến tranh:

- Kết hợp các hành động ngoại giao và chính trị với sự chuẩn bị quân sự một cách có hệ thống khi tín hiệu leo thang đến cấp thẩm quyền cao hơn. Những sự chuẩn bị này thường được công khai và đưa vào những thông điệp ngoại giao và chính trị nhằm ngăn chặn nước đối địch thực hiện hành động mà Bắc Kinh cảm thấy bị đe dọa.

- Tuyên bố tại sao Trung Quốc có lý do để sử dụng vũ lực nếu cần thiết. Thông điệp nhắm đến cả trong nước và quốc tế. Về bản chất, Bắc Kinh tuyên bố họ đối đầu một mối đe dọa nghiêm trọng với an ninh và lợi ích mà nếu không thể kết liễu, sẽ cần đến việc sử dụng vũ lực.

- Khẳng định việc sử dụng vũ lực không phải là giải pháp mong muốn của Bắc Kinh với mối đe dọa phía trước song họ buộc phải sử dụng nếu kẻ đối đầu không lưu tâm đến những cảnh báo được gửi đi. Tóm lại, chiến lược đánh tín hiệu của Bắc Kinh nhằm tạo dựng cơ sở để biện minh cho việc sử dụng vũ lực. Những tín hiệu này sẽ giúp Bắc Kinh vẽ ra hình ảnh một đất nước mong muốn hòa bình chỉ triển khai quân đội khi phòng thủ và khi bị kẻ thù khiêu khích.

- Nhấn mạnh rằng sự nhẫn nại và kiềm chế của Trung Quốc không nên được xem là sự yếu ớt và Trung Quốc sẵn sàng triển khai lực lượng nếu cần thiết. (Còn tiếp)

Sơn Duân

==================

Giải mã tín hiệu chiến tranh của Trung Quốc - Kỳ 2

29/05/2013 08:25

(TNO) Các tuyên bố chính thức của giới lãnh đạo Trung Quốc hoặc bình luận của giới truyền thông được Bắc Kinh triển khai trong các cuộc khủng hoảng quốc tế tương quan với nguồn gốc thẩm quyền của những tuyên bố đó.

Tuyên bố của giới lãnh đạo

Thẩm quyền trong các tuyên bố từ giới lãnh đạo phản ánh vị trí của mỗi lãnh đạo trong tổ chức đảng Cộng sản Trung Quốc hoặc chính phủ nước này. Ví dụ, tuyên bố của một bí thư đảng hoặc chủ tịch cấp tỉnh, thành ít thẩm quyền hơn tuyên bố của một ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương đảng hoặc ủy viên Quốc vụ.

Tuyên bố của những quan chức vừa mới nêu lại ít thẩm quyền hơn phát biểu của một ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị trong cơ cấu của đảng hoặc Thủ tướng Quốc vụ viện. Mọi tuyên bố trên đều ít thẩm quyền hơn tuyên bố của Tổng bí thư đảng hoặc Chủ tịch Trung Quốc.

Tương tự, quyền hạn của các lãnh đạo quân đội phản ánh tương quan vị trí của họ trong cơ cấu của quân đội Trung Quốc. Một tuyên bố của tư lệnh hoặc chính ủy quân khu không nghiêm trọng bằng tuyên bố của một tư lệnh hoặc chính ủy đại quân khu. Những tuyên bố này lại ít thẩm quyền hơn tuyên bố của Tổng tham mưu trưởng hoặc Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và kế đến là Quân ủy Trung ương và Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch của cơ quan quyền lực này.

Mọi tuyên bố và phát biểu của giới lãnh đạo mang tính chính thức trong những trường hợp sau đây:

- Tuyên bố của ủy viên Bộ Chính trị, quan chức nhà nước và lãnh đạo PLA trong cuộc gặp với khách nước ngoài.

- Phát biểu với các lãnh đạo nước ngoài trong các buổi tiệc chiêu đãi, họp báo và khi công du nước ngoài.

- Phỏng vấn với truyền thông trong nước và ngoài nước.

Posted Image

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi - Ảnh: AFP

Thông thường, mọi lãnh đạo đều chuyển tải lập trường thống nhất về vấn đề chính sách đối ngoại và điều này phản ánh sự đồng thuận về vấn đề trong giới lãnh đạo Trung Quốc.

Tuy nhiên, cần lưu ý đến nguồn gốc khi phân tích những tuyên bố đó. Những tuyên bố của lãnh đạo được truyền thông Trung Quốc chuyển tải, dù bằng tiếng Trung Quốc hoặc dịch ra tiếng nước ngoài, luôn mang tính chính thức vì chúng đã được hiệu đính và chuyển ngữ chính thức. Tuyên bố của các lãnh đạo được truyền thông nước ngoài tường thuật cũng mang tính chính thức song cần thận trọng vì sự thể hiện và cách chuyển ngữ chưa được Bắc Kinh hiệu đính để đăng tải.

Tuyên bố và phản đối về các cuộc khủng hoảng và tranh chấp được các cơ quan, thường là Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cân nhắc kỹ lưỡng trong hệ thống quyền hạn. Thấp nhất về quyền hạn là tuyên bố của “người phát ngôn Bộ Ngoại giao”. Kế đó là “tuyên bố của Bộ Ngoại giao”. Mọi tuyên bố này đều xếp dưới “tuyên bố của chính phủ nước CHND Trung Hoa”, tuyên bố cao nhất về mặt nhà nước.

Nhân dân Nhật báo

Kênh có thẩm quyền đáng chú ý nhất trong giới truyền thông trước các tranh chấp và khủng hoảng quốc tế là tờ Nhân dân Nhật báo, nhân danh Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trong bối cảnh đó, từ “thẩm quyền” chỉ đề cập duy nhất đến xã luận nhân danh tờ Nhân dân Nhật báo, mà mở rộng ra là Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.

Phương tiện có thẩm quyền nhất trong lịch sử là “xã luận của ban biên tập”. Trong lịch sử, chúng rất hiếm khi xuất hiện và được để dành cho những vấn đề hệ trọng nhất trong quan hệ giữa các đảng Cộng sản trên thế giới.

Dưới cấp đó và thường xuyên xuất hiện hơn là các bài “xã luận” và cuối cùng là bài viết của “bình luận viên bản báo”.

Ngoài ra, còn có những phương tiện bình luận cũng không rõ là có đại diện cho tờ báo hay không song mang nhiều ý nghĩa hơn những bình luận thông thường. Chúng bao gồm các bài báo được ký tên là “người quan sát” hoặc “bình luận viên đặc biệt”.

Toàn bộ những nội dung khác trên tờ Nhân dân Nhật báo, gồm cả các bình luận thông thường, các bài báo ký tên, và tường thuật không được xem là có thẩm quyền nhân danh lãnh đạo Trung Quốc và do đó thường không liên quan đến hệ thống cảnh báo của Bắc Kinh.

Những phương tiện truyền thông khác cũng thường xuất bản các bài bình luận về khủng hoảng quốc tế và những tranh chấp dính líu đến Bắc Kinh. Ví dụ như tờ PLA Daily, các bài “xã luận” hoặc bài viết của “bình luận viên” thường đại diện cho chủ quản của tờ báo, tức Tổng cục Chính trị thuộc PLA.

Tuy nhiên, những bình luận đó cách biệt so với thẩm quyền trung tâm của tờ Nhân dân Nhật báo và thường không liên hệ đến hệ thống cảnh báo của Bắc Kinh.

Cuối cùng, bình luận của Tân Hoa xã, cơ quan ngôn luận chính thức của Quốc vụ viện, thường không có thẩm quyền ngoại trừ một số trường hợp khi Tân Hoa xã phát đi dưới dạng những bình luận hoặc tuyên bố “được ủy nhiệm”.

Tuy nhiên, với sự phát triển của truyền thông, theo thời gian, đã có nhiều sự thay đổi về mô hình bình luận. Sự xuất hiện của tờ Thời báo Hoàn cầu, một ấn phẩm phụ của của tờ Nhân dân Nhật báo, với nhiều bài báo kích động chiến tranh có thể được xem là một hình thái mới. Nhìn chung, những bài báo “giả thẩm quyền” như thế không được xem là thuộc hệ thống cảnh báo chiến tranh của Bắc Kinh dù chúng mang những từ ngữ kích động quen thuộc.

Cơ cấu những tuyên bố của lãnh đạo, phản đối chính thức và bình luận của truyền thông là sự bày binh bố trận theo ba tầng. Hệ thống này được thiết lập như một bậc thang về sự gia tăng phản ứng mà Bắc Kinh dùng để chuyển tải tính cấp thiết.

Khi Bắc Kinh cần ám chỉ việc sử dụng vũ lực, họ triển khai một loạt những lời đe dọa và cảnh báo trả đũa quen thuộc. Dưới đây là danh sách trật tự những lời đe dọa theo chiều hướng gia tăng:

- X “đang đùa với lửa” và có thể “bị cháy”

- Cho đến nay Bắc Kinh đã “kiềm chế và nhẫn nại hết mức” song “đừng xem đó là biểu hiện của sự yếu ớt và phục tùng”

- Đừng “bịt tai trước những cảnh báo của Trung Quốc”; Trung Quốc “không thể đứng yên”

- “Các người muốn đi đến đâu? Hãy chờ rồi xem”

- “Sự kiên nhẫn của Trung Quốc có giới hạn”; X “đang lừa dối chính mình khi nghĩ rằng chúng tôi yếu ớt và có thể bức hiếp”

- Nếu X không dừng cách hành xử đó, họ “sẽ bị trừng phạt xứng đáng”

- “Đừng phàn nàn về sau rằng chúng tôi không cảnh báo trước rõ ràng”

- Chúng tôi đã bị “đẩy ra khỏi giới hạn nhẫn nại” và “buộc phải phản công”; “sự kiềm chế của chúng tôi bị xem là lời mời gọi cho việc bức hiếp; “cảnh báo của chúng tôi không được đếm xỉa”

- “Chúng tôi sẽ không tấn công nếu chúng tôi không bị tấn công; nếu chúng tôi bị tấn công dứt khoát chúng tôi sẽ phản công”

Phần nhiều những từ ngữ này có thể tìm thấy trong những bình luận cấp thấp vốn không đại diện cho thẩm quyền của nhà nước Trung Quốc. Những cảnh báo dạng này có thể được xem là biểu hiện lo ngại ở cấp thấp của Bắc Kinh song chúng không có trọng lượng như khi được biểu hiện trong các bình luận có thẩm quyền.

Bằng cách theo dõi những cấp độ thẩm quyền và nội dung các thông báo của giới lãnh đạo, các phản đối chính thức và bình luận của Nhân dân Nhật báo và lưu ý đến những lời đe dọa và cảnh báo trả đũa trong đó, giới quan sát có thể đánh giá ý định và tính nghiêm trọng trong cách phản ứng của Bắc Kinh trước một cuộc tranh chấp hoặc khủng hoảng leo thang và phát hiện ra những ám chỉ đến việc sử dụng vũ lực. (Còn tiếp)

Sơn Duân

Share this post


Link to post
Share on other sites