Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Mỹ tháo 'ngọc trai' khỏi chuỗi hạt của Trung Quốc

Thứ hai, 20/5/2013, 10:20 GMT+7

Việc Tổng thống Myanmar Thein Sein lần đầu đến Mỹ trong gần nửa thế kỷ qua cho thấy rõ mong muốn giành ảnh hưởng của Mỹ tại một quốc gia có vị trí quan trọng đối với Trung Quốc.

> Trung Quốc giành 'viên ngọc quý' ở Trung Đông

Posted Image

Tổng thống Obama gặp Tổng thống Thein Sein khi tới thăm Myanmar. Ảnh: Reuters.

Những người ủng hộ cải thiện quan hệ Mỹ-Myanmar gọi chuyến thăm sắp tới là mốc quan trọng trong quan hệ song phương và là bằng chứng về sự hỗ trợ của Washington dành cho sự thay đổi dân chủ tại Myanmar.

Những người phê phán lại nhấn mạnh thực tế là tình trạng vi phạm nhân quyền tại Myanmar vẫn đang tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, như thường lệ, trong trường hợp này, nhân quyền chỉ là màn khói che giấu mục tiêu địa chính trị quan trọng hơn của Mỹ, đó là đưa Myanmar ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc và đảm bảo cho Washington một chỗ đứng trong khu vực chiến lược quan trọng này.

Gần nửa thế kỷ qua Myanmar nằm dưới quyền lãnh đạo của chính quyền quân sự. Phương Tây áp đặt lên quốc gia này các cơ chế trừng phạt cứng rắn, và trên thực tế, từ lâu đồng minh duy nhất của Myanmar là Trung Quốc.

Năm 2011, tổng thống Myanmar Thein Sein đã thực hiện chính sách dân chủ trong nước và đường lối cởi mở hơn trong quan hệ với phương Tây. Hàng trăm tù nhân chính trị được ra tù, trong đó có lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi, người trong nhiều năm bị quản thúc tại gia. Người phụ nữ được trao giải Nobel Hòa bình này đã được bầu vào Quốc hội.

Do đó, phương Tây đã làm dịu lập trường của mình và gỡ bỏ hầu hết các biện pháp trừng phạt đối với Myanmar. Tháng 11/2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama thực hiện chuyến thăm đầu tiên đến Myanmar.

Đọc thêm: Tạp chí sexy đốt nóng Myanmar

Tuy nhiên, cải cách tại Myanmar chỉ mang tính nửa vời. Thậm chí xung đột sắc tộc và tôn giáo trong nước trong những năm gần đây còn gia tăng. Ông Boris Volkhonsky, chuyên gia của Viện nghiên cứu chiến lược Nga nói: “Năm 2012, tại bang miền tây Rakhine, đám đông Phật tử chiếm đa số ở Myanmar đã càn quét, tàn sát người dân tộc thiểu số Hồi giáo. Hậu quả các cuộc bạo loạn là khoảng 200 người thiệt mạng, hơn 140.000 người mất nhà cửa và vẫn đang sống ở các trại tị nạn trong điều kiện kinh khủng.”

Trả lời phỏng vấn hãng tin Pháp AFP, ông Zaw Htay, Chánh Văn phòng của Tổng thống Thein Sein, nói rằng việc người đứng đầu nhà nước Myanmar được mời tới Nhà Trắng thể hiện sự tán thành của Washington đối với “mùa xuân Myanmar” và là một dấu hiệu nữa cho thấy các cuộc cải cách tại quốc gia từng bị cô lập này là không thể đảo ngược.

Ông Zaw Htay nhấn mạnh rằng, quốc gia của ông sẽ không đi tụt lùi trên con đường dân chủ, và rằng "mùa xuân Myanmar cụ thể hơn so với mùa xuân Ảrập và là hiện thân của những giá trị mà Mỹ hỗ trợ trên toàn thế giới”.

Tuy nhiên, các nhà hoạt động nhân quyền chỉ ra thực tế rằng tổng thống Mỹ làm ngơ trước tội ác chống nhân loại và diệt chủng ở Myanmar, và thậm chí còn gọi tình hình hiện nay là “phân biệt chủng tộc.”

Ông Boris Volkhonsky nhận định: “Myanmar là một trong những điểm quan trọng trong chiến lược ‘chuỗi ngọc trai’ của Trung Quốc. Myanmar nằm trên con đường tắt tiềm năng vận chuyển hàng hóa từ châu Phi và Trung Đông tới miền nam Trung Quốc. Cảng Chauphyu nằm ở bang Rakhine đang được xây dựng với sự hỗ trợ của Trung Quốc và có vai trò rất quan trọng".

Cuối năm 2011, Mỹ công bố chiến lược "xoay trục và "trở lại châu Á". Mục đích chính của chiến lược này hạn chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, Volkhonsky nói thêm.

Xung đột dân tộc phù hợp với chiến lược này một cách hoàn hảo. Nguyên tắc “chia để trị” không chỉ có thể cản trở việc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng của Trung Quốc, mà còn tạo cho Mỹ nhiều đòn bẩy kiểm soát tình hình. Vì vậy, theo chuyên gia Volkhonsky, Washington sẽ tiếp tục xem xét vấn đề nhân quyền tại Myanmar một cách "có chọn lọc," trên thực tế cũng giống như họ vẫn thực hiện ở các nước khác.

Theo Vietnam+

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triều Tiên bắn tên lửa thứ 5

Thứ Hai, 20/05/2013 - 15:04

(Dân trí) - Triều Tiên hôm nay đã bắn một tên lửa tầm ngắn khác vào biển Nhật Bản và đây là vụ thử tên lửa thứ 5 mà Bình Nhưỡng thực hiện chỉ trong 3 ngày qua.

Triều Tiên lại thử tên lửa, Hàn Quốc giận dữ lên án

Posted Image

Một cuộc tập trận tên lửa của Triều Tiên hồi năm 2005.

Một phát ngôn viên Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc xác nhận vụ phóng mới nhất của Triều Tiên. Tuy nhiên, quan chức này cho biết không rõ Bình Những đã phóng các tên lửa dẫn đường hay tên lửa từ các bệ phóng.

"Chúng tôi vẫn đang kiểm tra bản chất của của các vụ phóng này", phát ngôn viên cho biết.

Triều Tiên đã bắn 3 tên lửa dẫn đường tầm ngắn từ bờ biển phía đông hôm 18/5 và một tên lửa khác hôm 19/5, dường như là một phần của cuộc tập trận quân sự.

Những cuộc tập trận như vậy là không phải là hiếm, nhưng chúng diễn ra vào thời điểm căng thẳng đang leo thang trên bán đảo Triều Tiên.

Hàn Quốc đã gọi các vụ thử tên lửa hồi cuối tuần qua của Triều Tiên là "đáng trách" và "mang tính khiêu khích". Còn Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã hối thúc Bình Nhưỡng chấm dứt các vụ thử tên lửa.

"Đã đến lúc họ nối lại đàm phán và hạ nhiệt căng thẳng", ông Ban tuyên bố trong chuyến thăm Nga.

Sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên hồi tháng 2 và các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc sau đó, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã tăng vọt, với việc Bình Nhưỡng thường xuyên đưa ra những lời đe dọa chống lại Mỹ và Hàn Quốc.

Mặc dù tình hình đã dịu bớt những tuần gần đây, nhưng Triều Tiên vẫn tiếp tục lên án các cuộc tập trận quân sự chung Mỹ-Hàn, gọi đó là các cuộc diễn tập cho sự xâm lược.

Có thời điểm, Triều Tiên dường như đã sẵn sàng để phóng 2 tên lửa tầm trung, nhưng tình báo Mỹ cho biết các vũ khí được dỡ khỏi bệ phóng hồi đầu tháng này.

An Bình

Theo AFP

=================

Bắc Triều Tiên có thể bắn thêm 20 tên lửa tầm ngắn ra biển, chẳng ảnh hưng gì cả. Nhưng chỉ một quả tầm xa là có chuyện. Chẳng ai coi coi cục gạch là vũ khí cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật – Triều: gác lịch sử xây tương lai

Ngày 19.05.2013, 09:57 (GMT+7)

SGTT.VN - Nhật Bản và Triều Tiên sẽ gác lại các vấn đề lịch sử và tận dụng mọi cơ hội để xây đắp quan hệ hướng tới tương lai?

Thủ tướng Shinzo Abe bày tỏ ý định gặp gỡ lãnh tụ Kim Jong Un. Nhà lãnh đạo Nhật tuyên bố như thế trong lúc một phái đoàn Nhật Bản đang có mặt tại thủ đô Triều Tiên.

Posted Image

Thủ tướng Shinzo Abe bày tỏ ý định gặp gỡ lãnh tụ Kim Jong Un. Nhà lãnh đạo Nhật tuyên bố như thế trong lúc một phái đoàn Nhật Bản đang có mặt tại thủ đô Triều Tiên.

Phái đoàn này do cố vấn của Thủ tướng Abe, đặc sứ Isao Iijima cầm đầu đã đến Bình Nhưỡng từ ngày 14.5. Thủ tướng Abe từ chối bình luận về tính chất của chuyến công du, nhưng cuối tuần qua, ông Abe nói trước một ủy ban của quốc hội rằng, ông sẵn lòng đi gặp lãnh tụ Kim Jong Un để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia vốn chưa có quan hệ ngoại giao chính thức.

Theo Yonhap, Nhật Bản chỉ mới thông tin cho Hàn Quốc về chuyến đi của ông Iijima “thông qua một kênh ngoại giao”, đồng thời lấy làm tiếc vì sự chậm trễ.

Ngay cả phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên, ông Glyn Davies, đang có chuyến công tác Đông Bắc Á cũng hoàn toàn không hay tin về chuyến đi của ông Iijima.

Mục đích chuyến đi của ông Iijima đến Bình Nhưỡng vẫn chưa được tiết lộ. Truyền thông Triều Tiên cho biết, ông Iijima đã gặp bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Triều Tiên.

Ông Iijima từng là người dàn xếp để cựu thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi đến Bình Nhưỡng hội đàm với chủ tịch Kim Jong Il vào năm 2002 và 2004, nhằm giải quyết vấn đề công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc.

Cuộc tiếp xúc năm 2002 đã đưa tới việc Triều Tiên trả tự do cho năm người Nhật. Chuyến viếng thăm đó của ông Koizumi đã gây ngạc nhiên cho chính phủ Mỹ và chính phủ Hàn Quốc. Các nguồn tin cho biết cả Seoul lẫn Washington đều không được báo trước về chuyến công du ấy.

Quan hệ Nhật-Triều vốn căng thẳng từ lâu vì những vụ tranh cãi về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng và vì Tokyo tiếp tục đòi có thêm thông tin về những công dân Nhật bị Bắc Triều Tiên bắt cóc trong những năm của thập niên 1970 và 1980.

Trong vài tháng qua, Bắc Triều Tiên còn dọa tấn công Nhật Bản bằng vũ khí hạt nhân. Lời đe dọa này là một phần của một phản ứng rộng lớn hơn đối với những nước ủng hộ cho những biện pháp chế tài mới mà Liên hiệp quốc áp đặt lên Bắc Triều Tiên vì chương trình hạt nhân của họ.

Thủ tướng Abe đã có lập trường cứng rắn đối với vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên và vấn đề những người bị bắt cóc, tuy bộ ngoại giao Nhật cho biết “cánh cửa đối thoại với Bình Nhưỡng chưa đóng.”

Trước đây, Bình Nhưỡng bác bỏ mọi cáo buộc về việc bắt cóc công dân Nhật Bản, gọi đó là mánh lới tuyên truyền do Nhật Bản tự sáng tác ra.

Thế nhưng từ sau năm 2000, lãnh đạo Triều Tiên bắn tín hiệu thay đổi khi họ có ý định thoát khỏi sự cô lập quốc tế, bình thường hóa quan hệ với phương Tây, tiến hành cải cách thị trường.

Hy vọng nhận được khoản đầu tư Nhật Bản, tại cuộc gặp với ông Koidzumi, ông Kim Jong Il lần đầu tiên thừa nhận sự kiện bắt cóc 13 công dân Nhật và hứa trao trả những người còn sống.

Bấy giờ, một số chuyên gia, kể cả chuyên viên Hàn Quốc, đã gọi bước đi này của ông Kim Jong Il là sai lầm nguy hại.

Vấn đề là ở chỗ, theo quan điểm của Nhật Bản, trong những năm 1970-1980 đã có 17 công dân Nhật Bản bị bắt cóc. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng chỉ trao trả 5 người, tuyên bố rằng số còn lại đều đã chết cả.

Niềm hy vọng le lói trong các gia đình Nhật Bản có người bị bắt cóc, tưởng chừng sắp được gặp lại thân nhân của mình, thế là đã biến thành nỗi thất vọng.

Cuộc thảo luận về chủ đề này trên các phương tiện truyền thông Nhật Bản còn làm cho sự thất vọng chuyển thành phẫn nộ và giận dữ. Dựa vào ý kiến công chúng, chính quyền Nhật Bản đã đóng cửa chương trình hỗ trợ nhân đạo cho Triều Tiên.

Liệu có đúng là phần lớn những công dân Nhật Bản bị bắt cóc năm xưa cho đến nay chẳng còn ai sống sót, đó là tồn nghi không rõ.

Dù sao chăng nữa, Nhật Bản cần chuẩn bị tinh thần đón nhận thực tế đáng buồn là không một ai trong số những công dân bị bắt cóc sẽ hồi hương.

Hiển nhiên đó là mất mát to lớn. Nhưng có lẽ không nên để thảm kịch này một lần nữa trở thành chướng ngại khó vượt qua trên con đường bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.

Bởi cuối cùng thì Nhật Bản cũng đã chẳng đền bù gì cho món nợ to lớn của họ trước nhân dân Triều Tiên.

Trong bài viết dưới tiêu đề "Không được khép lại lịch sử cái ác Nhật Bản”, báo Rodong Sinmun nhắc nhở về ách chiếm đóng của Nhật Bản ở Triều Tiên, về việc bắt buộc người Triều Tiên lao động khổ sai và cưỡng ép phụ nữ Triều Tiên phục vụ binh lính quân đội Nhật hoàng.

Con số các nạn nhân bị đàn áp trong thời gian Nhật chiếm đóng Triều Tiên không phải là hàng chục mà gồm hàng nghìn. Rodong Sinmun nhắc rằng cho đến nay Nhật Bản vẫn chưa hề trả món nợ này cho Triều Tiên.

Và mặc dù bài báo không nói gì về vấn đề người Nhật bị bắt cóc, nhưng rõ ràng là đáp lại đòi hỏi trao trả, Bình Nhưỡng có thể chìa ra “tấm giấy ghi nợ”.

Nhật Bản và Triều Tiên liệu có tránh không để không mắc kẹt trong cái bẫy của những tồn tại lịch sử hay chăng, điều đó phần lớn tùy thuộc vào sự khôn ngoan và ý chí chính trị từ cả hai phía.

Quyết tâm của ông Abe tiến tới bình thường hóa quan hệ với các nước láng giềng, tạo hy vọng rằng các chính khách Nhật Bản và Triều Tiên sẽ biết gác lại vấn đề lịch sử và tận dụng mọi cơ hội của mình để bắt đầu xây đắp quan hệ hướng tới tương lai.

Nguyễn Hoàng

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đáng lẽ phải đưa tin vắn này vào mục chuyện cười giải trí.

Cái lày [ tự nhiên muốn nói ngọng ] nói cho dễ hiểu cũng tương tợ như tuyên bố đường hoa Nguyễn Huệ thuần túy là vấn đề nội bộ của nhà cửa 2 bên đường, người dân Sài gòn không được can thiệp vào :lol:.

Ấn Độ từ chối ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông

http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/An-Do-tu-choi-ung-ho-quan-diem-cua-Trung-Quoc-ve-tranh-chap-Bien-Dong/297654.gd

...Phía Trung Quốc đang cố gắng đưa vào dự thảo Tuyên bố chung, văn bản cần được thông qua theo kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc đến Ấn Độ, những điều mục quy định rằng tranh chấp lãnh thổ trong khu vực Thái Bình Dương thuần túy là vấn đề nội bộ của các bên hữu quan và các quốc gia khác không nên can thiệp vào.

Tuy nhiên Thủ tướng Singh đã từ chối ủng hộ quan điểm này và ông cho rằng ở đây nói về vùng biển quốc tế.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc có kế hoạch bí mật thay thế ông Kim Jong-un?

20/05/2013 13:00

(TNO) Một đài phát thanh ở Đức tiết lộ Trung Quốc đang vạch ra các kế hoạch bí mật nhằm đưa người anh trai Kim Jong-nam của ông Kim Jong-un làm lãnh đạo CHDCND Triều Tiên trong trường hợp chính quyền hiện tại sụp đổ.

Dưới tiêu đề “Có phải Trung Quốc đang muốn thay đổi chế độ ở CHDCND Triều Tiên?”, đài Deutsche Welle dẫn các nguồn tin tình báo tiết lộ Bắc Kinh “hiện có kế hoạch dự phòng cho thời điểm ông Kim Jong-un mất quyền kiểm soát đất nước”.

Posted Image

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un (giữa) thị sát một nhà máy thực phẩm của quân đội vào tháng 2 - Ảnh: AFP/KCNA

Trung Quốc “đang âm thầm khuyến khích thay đổi chế độ và chuẩn bị cho người anh trai Kim Jong-nam của ông Kim tiếp quản vai trò lãnh đạo”, tờ Chosun Ilbo trích tường thuật Deutsche Welle hôm 16.5.

Tuy nhiên, có một vấn đề là ông Kim Jong-nam tương đối ít được biết đến trong nước.

“Thậm chí các cư dân Bình Nhưỡng cũng biết rất ít” về ông ấy, theo tường thuật.

Deutsche Welle nói việc CHDCND Triều Tiên đột ngột xuống thang đe dọa và khiêu khích gợi ý “Bình Nhưỡng đã nhận ra họ đang đẩy đồng minh duy nhất trong khu vực đến bờ vực cắt đứt tình hữu nghị”.

Một dấu hiệu cho thấy CHDCND Triều Tiên đang cố gắng nhượng bộ Trung Quốc là thông báo của Bình Nhưỡng vào đầu tuần trước về việc bổ nhiệm ông Jang Jong-nam, một tư lệnh ít được biết đến, vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng, thay thế người tiền nhiệm “diều hâu” Kim Kyok-sik.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang dần gia tăng áp lực lên Bình Nhưỡng, với việc các tổ chức tài chính Trung Quốc cắt đứt liên hệ với các ngân hàng của Bình Nhưỡng, theo đài phát thanh Đức.

Cả Trung Quốc lẫn CHDCND Triều Tiên đều chưa đưa ra bình luận nào về tường thuật của Deutsche Welle.

Sơn Duân

===================

Sẽ có lộn lộn. Nhưng Kim Jong Ul vẫn an toàn. Lão Gàn bảo thế.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đáng nhẽ ra, người Trung quốc có thể tìm một phương pháp khác để phát triển dân tộc của họ, trong một thời thế đã thay đổi này. Nhưng họ đã sai lầm khi chọn con đường mà Lão Say đã phân tích qua những ý đồ và phương pháp thực hiện của họ. Bởi vậy, họ sẽ phải đối đầu với Hoa Kỳ và đồng minh của đất nước này trong một tương lai gần.

Sai lầm của người Trung Quốc chính là họ đã ứng xử không đúng thời thế.

"Canh bạc cuối cùng" sẽ xảy ra. Vấn đề còn lại là nó kết thúc như thế nào: Một cuộc chiến dứt điểm, hay là một cuộc sụp đổ về chính trị trong Trung Hoa Đại lục?

Đã qua ngày 10. 3. Quý Tỵ Việt lịch.

Báo Trung Quốc:

UAV tàng hình X-47B nhắm vào chúng ta

Thứ Ba, 21/05/2013, 05:57 [GMT+7]

(ĐVO)-Đó là những lập luận do báo chí TQ đưa ra khi có sự phân tích liên quan tới việc Mỹ đang tích cực thử nghiệm UAV X-47B...

Posted Image

Không chỉ đưa ra thông tin, TQ còn có bản đồ mô phỏng ý đồ của Mỹ trong việc triển khai thế hệ UAV tàng hình mới, bên cạnh đó cùng với sự hỗ trợ của các loại khí tài hiện đại khác, Mỹ đang nỗ lực chống lại cái gọi là chiến lược “chống can thiệp“ của TQ.

Posted Image

X-47B là máy bay không người lái đầu tiên của Mỹ được sử dụng trên tàu sân bay, do hãng Northrop Grumman thiết kế chế tạo, có khả năng tàng hình, có thể sử dụng làm máy bay chiến đấu hoặc do thám. Và rõ ràng mục đích của họ (Mỹ) là hướng tới chúng ta, tờ chinamil nhận định.

Có thể nói, đây là những bước đột phá mang tính lịch sử liên tiếp của hải quân Mỹ nói chung và máy bay chiến đấu tàng hình không người lái nói riêng. Còn đối với TQ đây là một thông tin khiến tình hình an ninh của nước này được đặt vào bối cảnh hiểm nguy hơn bao giờ hết.

Posted Image

Theo kế hoạch ban đầu, sang năm 2014 X-47B sẽ thử nghiệm tự động tiếp dầu trên không. Nhưng với tiến độ phát triển cực nhanh của dự án, hạng mục này có thể sẽ tiến hành ngay trong năm nay để nhanh chóng hoàn tất nốt hạng mục khảo nghiệm hệ thống điện tử và tác chiến, tờ CNI của TQ nhận định với giọng văn đầy sự lo lắng.

Posted ImageDự án này của người Mỹ có động cơ từ chính chúng ta, với mục đích kiềm tỏa sự phát triển của TQ, người Mỹ đang muốn tổng hợp tất cả thông tin của chúng ta để có sự phân tích chính xác nhất những tin tức họ cần, tờ “quân giải phóng ND Trung Hoa“ nhận định.

Posted ImageHình ảnh X-47B của Mỹ thử nghiệm thành công khiến truyền thông TQ hết sức lo lắng.

Tờ CNJ của TQ khẳng định, việc X-47B được thử nghiệm thành công được là một bước tiến lớn trên con đường phát triển một vũ khí chiến lược của Mỹ dùng để xuyên phá hàng rào phòng thủ “chống tiếp cận/khu vực cấm” của các đổi thủ.

Posted ImageX-47B sẽ mở đường cho Mỹ phóng máy bay không người lái từ bất cứ đâu trên thế giới và điều này ảnh hưởng lớn tới lợi ích của nhiều quốc gia ôm mộng làm bá chủ toàn cầu, tờ japanmil phân tích

Posted ImageRõ ràng không chỉ truyền thông TQ mà ngay cả truyền thông quốc tế cũng cảm thấy lo ngại khi X-47B của Mỹ đang nhích dần từng bước tới việc biên chế trong lực lượng quân đội Hoa Kỳ.

=====================

Có lẽ lão Gàn này phải nhắc nhở những gì mà Lão đã "chém gió":

Nếu "canh bạc cuối cùng" dứt điểm bằng chiến tranh thì những chiếc máy bay loại này chỉ là thứ vũ khí hạng II, giải quyết sau đòn phủ đầu.

Bởi vậy! Cụ Nguyễn Du đã viết:

Đã mang lấy nghiệp vào thân.

Thì đừng trách lẫn trời gần, đất xa.

Lão Gàn này cũng nhắc nhở lại rằng: Vì là "canh bạc cuối cùng", nên luật chơi cũng có vài thay đổi.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cô Gái Ân độ đã thể hiện rõ nét trong "Canh bạc cuối cùng".

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm Ấn Độ

19/05/2013 .19:31:00

Nó sẽ chẳng mang lại một tác dụng làm thay đổi vị trí "cô gái Ân Độ" trong "Canh bạc cuối cùng". Đây là lời tiên tri của Lão Gàn - Như lời tiên tri trước về sự kiện ngài Tập Cân Bình sang Nga - sẽ được sự nhất trí ủng hộ hòa bình thế giới của ngài Putin và thế giới chú ý đến phong cách thời trang của lệnh bà Tập Cận Bình.

Đáng lẽ phải đưa tin vắn này vào mục chuyện cười giải trí.

Cái lày [ tự nhiên muốn nói ngọng ] nói cho dễ hiểu cũng tương tợ như tuyên bố đường hoa Nguyễn Huệ thuần túy là vấn đề nội bộ của nhà cửa 2 bên đường, người dân Sài gòn không được can thiệp vào :lol:.

Ấn Độ từ chối ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông

http://giaoduc.net.v...-Dong/297654.gd

...Phía Trung Quốc đang cố gắng đưa vào dự thảo Tuyên bố chung, văn bản cần được thông qua theo kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc đến Ấn Độ, những điều mục quy định rằng tranh chấp lãnh thổ trong khu vực Thái Bình Dương thuần túy là vấn đề nội bộ của các bên hữu quan và các quốc gia khác không nên can thiệp vào.

Tuy nhiên Thủ tướng Singh đã từ chối ủng hộ quan điểm này và ông cho rằng ở đây nói về vùng biển quốc tế.

Thế đấy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng thống Mỹ gặp chủ tịch Trung Quốc trong tháng sáu

21/05/2013 09:13 (GMT + 7)

TTO - Hôm qua 20-5, Nhà Trắng tuyên bố Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có cuộc gặp đầu tiên với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại California vào tháng tới.

Posted Image

Ông Obama sẽ thảo luận với ông Tập Cận Bình nhiều vấn đề nóng - Ảnh: Reuters

Theo AFP, Nhà Trắng cho biết ông Obama sẽ tiếp đón ông Tập tại Palm Springs, California trong hai ngày 7 và 8-6. Các chủ đề đối thoại sẽ là nỗ lực kiềm chế CHDCND Triều Tiên và tìm giải pháp ngoại giao nhằm chấm dứt xung đột Syria.

“Tổng thống Obama và chủ tịch Tập sẽ thảo luận sâu về nhiều vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu - Nhà Trắng cho biết - Họ cũng sẽ xem xét các tiến bộ và thách thức trong mối quan hệ Mỹ - Trung sau bốn năm qua, tìm cách tăng cường hợp tác và hàn gắn các bất đồng”.

Cố vấn an ninh quốc gia của ông Obama là ông Tom Donilon sẽ đến Bắc Kinh từ ngày 26 đến 28-5 để chuẩn bị cho cuộc gặp giữa ông Obama và ông Tập. Theo kế hoạch ban đầu, hai nhà lãnh đạo sẽ chỉ hội kiến ở Nga vào tháng chín nhân hội nghị G-20.

Tuyên bố trên được đưa ra chỉ vài giờ sau khi ông Obama tiếp đón Tổng thống Myanmar Thein Sein. Giới phân tích cho rằng Mỹ muốn tăng cường quan hệ với Myanmar để lôi kéo quốc gia Đông Nam Á này ra khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.

Trong thời gian qua, Washington đã nhiều lần kêu gọi Bắc Kinh sử dụng ảnh hưởng với CHDCND Triều Tiên để kiềm chế chính quyền Bình Nhưỡng. Mỹ cũng không hài lòng với việc Trung Quốc cản trở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết trừng phạt chính quyền Syria.

Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đang căng thẳng do vụ Bộ Quốc phòng Mỹ tố cáo tin tặc Trung Quốc thường xuyên tấn công hạ tầng mạng Mỹ để moi bí mật quân sự và thương mại. Hồi tháng ba, ông Obama khẳng định một số vụ tấn công có nguồn gốc Trung Quốc là do “nhà nước đứng sau”.

Trong khi đó, Trung Quốc chỉ trích chính sách “tái cân bằng lực lượng tại châu Á” của Mỹ là nhằm hạn chế tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực. Bắc Kinh cũng nhiều lần phản ứng giận dữ với việc Mỹ bày tỏ sự ủng hộ đối với các nước châu Á có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

NGUYỆT PHƯƠNG

======================

Lười phân tích. Lên một wẻ: Giờ Tỵ 12. 4. Quý Tỵ Việt lịch: Kinh Tiểu Cát: Câu chuyn thêm phần gay cấn đến phút chót.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Gáo nước lạnh” Đài Loan

21/05/2013 09:48 (GMT + 7)

(Tuoi tre) - Cuối cùng thì ngày 19-5, cơ quan lãnh đạo ngoại giao Đài Loan đã ra thông cáo cho biết “phía Philippines đồng ý hỗ trợ tư pháp song phương và hợp tác cũng như họp hành và trao đổi dữ kiện điều tra giữa phái đoàn điều tra của Đài Loan và Cơ quan điều tra quốc gia Philippines (NBI) vào ngày 20-5”.

Đích thân nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu đã chỉ thị phải điều tra trên cơ sở “bình đẳng và có qua có lại” nhằm “giải quyết nhanh chóng vấn đề”.

Trước đó ngày 15-5, phủ tổng thống Philippines đã ra thông cáo cho biết “thừa lệnh tổng thống, NBI vừa khởi sự điều tra và cam kết thực hiện một cách kỹ lưỡng, thấu đáo, khách quan và khẩn trương”.

Tất nhiên, trước đó phía Đài Loan đã ban hành một loạt tám biện pháp trừng phạt kinh tế và “dằn mặt” phía Philippines, như điều động tàu chiến đến khu vực xảy ra sự cố cũng như “tống tiễn” trưởng Văn phòng Kinh tế và văn hóa Philippines, đặc phái viên của tổng thống Philippines, về nước do xét thấy thư “chia buồn và xin lỗi...” chưa đáp ứng yêu cầu của Đài Loan.

Ngược lại, phía Philippines sau vụ nổ súng trên biển ngày 9-5 cũng đã cho thấy những giải pháp đấu trí về luật pháp. Một ngày sau sự cố, phía Philippines đưa ra một thông cáo chung do Cục Nghề cá và tài nguyên thủy sản cùng đứng tên với Lực lượng phòng vệ duyên hải Philippines, trong đó nêu rõ: “Chúng tôi nhận được một báo cáo rằng hôm 9-5-2013, tàu tuần duyên MCS 3001 do nhân viên Cục Nghề cá và tài nguyên thủy sản và Lực lượng phòng vệ duyên hải Philippines cùng vận hành đã gặp bốn tàu đánh cá nước ngoài trong vùng biển thuộc quần đảo Philippines...”.

Tại sao “tác giả” của thông cáo này lại gồm trước hết là Cục Nghề cá và tài nguyên thủy sản rồi mới đến Lực lượng phòng vệ duyên hải Philippines? Tại sao thông cáo này lại nêu rõ rằng chiếc tàu kia do nhân viên Cục Nghề cá và tài nguyên thủy sản và Lực lượng phòng vệ duyên hải Philippines cùng vận hành? Sự minh định này chẳng qua nhằm “dân sự hóa” được tới đâu hay tới đó một sự cố, bởi nếu chỉ mỗi Lực lượng phòng vệ duyên hải Philippines liên quan thì... hóa ra Philippines đã vi phạm luật biển khi sử dụng vũ lực giải quyết một vụ va chạm với tàu đánh cá dân sự sao?

Các động thái từ hai phía cho thấy một sự kiên quyết “có chừng mực”, tự kiềm chế, nhất là từ phía Đài Bắc. Cả hai bên tuyệt nhiên không làm cho tình hình xấu hơn nữa, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982.

Đài Bắc, khi vạch ra cho thấy phía Philippines bắn vào tàu cá Đài Loan là vi phạm điều 73, đoạn 1 công ước này, đã tự kiềm chế không sử dụng vũ lực trả đũa nhằm tự chứng tỏ mình là một chế độ văn minh, biết tôn trọng luật pháp quốc tế. Đài Bắc tin rằng một cuộc điều tra khách quan sẽ đem lại lời giải cho vụ việc, chứ không phải hở chút hở động binh, để rồi tự đánh rơi mặt nạ là đã lùa tàu cá đến sinh sự để mưu đồ chiến tranh, nên bất chấp những sức ép hiếu chiến từ Bắc Kinh.

Thật vậy, ngay từ khi nội vụ nổ ra, từ Bắc Kinh không ngừng vang lên những hò hét như của thiếu tướng Kim Nhất Nam trên Nhân Dân Nhật Báo: “Dẫu sao thì một ngư dân Đài Loan và cũng là một ngư dân Trung Hoa, đã bị bắn chết”, để rồi đổ dầu vào lửa: “Trung Quốc phải tỏ thái độ không khoan nhượng, bảo vệ quyền lợi của mọi người dân Trung Hoa trên toàn thế giới”.

Bắc Kinh quên rằng dẫu sao Đài Loan cũng khác Bắc Kinh ở một chút “thượng tôn pháp luật” (đã quen) đó. Quan trọng hơn cả là Trung Quốc đã quên mất một thực tế chiến lược to như núi Thái Sơn: Đài Loan và Philippines, cho dù có tranh chấp với nhau, song lại cùng chung một khối mà từ chiến tranh Triều Tiên đã “hãi” Trung Quốc như... cọp, để rồi cùng là đồng minh với Mỹ mà mục đích là phòng chống âm mưu thôn tính, theo như tuyên truyền của “thế giới tự do” ngày nào, nên đời nào chiến tranh với nhau để cỗ bài đôminô tự sụp đổ cho... ngư ông đắc lợi!

Quả là còn hơn một gáo nước lạnh!

DANH ĐỨC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cộng đồng ASEAN đến nơi rồi!

28/04/2013 08:32 (GMT + 7)

TT - Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 22 vừa kết thúc không chỉ bàn về vấn đề biển Đông nóng bỏng mà còn về một vấn đề lớn lao khác không kém: sự thành hình cộng đồng ASEAN.

Posted Image

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tại buổi ăn tối kết hợp làm việc của các lãnh đạo ASEAN nhân Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 22 ở Brunei. Kim ngạch thương mại hai nước năm 2012 đạt 9,67 tỉ USD - Ảnh: Reuters

Hạn chót cho sự hình thành cộng đồng ASEAN thoạt tiên được ấn định vào ngày 1-1-2015, song đã được các lãnh đạo nhất trí dời lại một năm đến ngày 31-12-2015, nhân Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 tháng 11-2012 tại Phnom Penh (Campuchia).

Tự thân việc dời lại một năm đã cho thấy việc hình thành cộng đồng đó không hề đơn giản do lẽ trong nội bộ 10 nước ASEAN đã, đang và sẽ vẫn còn nhiều khoảng cách, mà để rút ngắn thu hẹp khoảng cách, không chỉ là vấn đề thời gian!

Có lẽ đã đến lúc, nếu không muốn nói là muộn màng, cần tập trung hướng đến hạn chót 31-12-2015 đó, nhất là khi cho đến nay những thông tin về các điều kiện cho sự gia nhập một cộng đồng (chung) ASEAN vẫn chưa là bao nhiêu, mới chỉ ở mức đại khái như “cộng đồng ASEAN dựa trên ba cột trụ an ninh, kinh tế và xã hội - văn hóa”.

Trong bối cảnh một Liên minh châu Âu (EU) hiện đang tan tác trong khủng hoảng công nợ và tài chính, thiết nghĩ không thể mông lung ngó lơ những yêu cầu sinh tử của việc hội nhập cộng đồng ASEAN.

Có quá nhiều bài học xương máu từ những bất cập trong việc mở rộng từ một cộng đồng kinh tế chung châu Âu (EEC) khi thành lập năm 1957 chỉ gồm sáu nước Bỉ, Pháp, Hà Lan, Luxembourg, Tây Đức và Ý, đến năm 2007 trở thành một Liên minh châu Âu gồm đến 27 nước với nhiều trình độ phát triển kinh tế, tài chính, xã hội khác nhau mà đến nay vẫn còn khoảng cách trong không ít lĩnh vực.

Nếu thấy Đức, đầu tàu kinh tế - tài chính của châu Âu, đã và đang vất vả “đẩy kéo” những nước hạng nhì của EU là Hi Lạp, Tây Ban Nha, Bồ đào Nha, thì ngược lại cũng không thể không thấy quá trình ung dung vay nợ và chi tiêu của các nước này, bắt đầu là Hi Lạp với Thế vận hội Athens 2004!

Cũng thế, khoảng cách trong nội bộ 10 nước ASEAN tối thiểu ở ba nấc và khoảng cách giữa các nấc đó là hiển hiện, không chỉ đo được bằng số liệu GDP/đầu người (với khoảng cách từ gấp hơn 30 lần đến gấp ba lần) mà còn bằng nhiều chỉ số khác.

Có thể đơn cử thí dụ sau: trong khi công dân nhóm nước thứ nhì sang kiếm sống ở nhóm nước thứ nhất, thì công dân nhóm nước thứ ba lại lam lũ lao động chân tay ở nhóm nước thứ nhì! Hiện tượng đó cho thấy khoảng cách giáo dục và đào tạo của lực lượng lao động trong 10 nước ASEAN là như thế nào.

Thu hẹp khoảng cách nhân lực ngay trong ASEAN là một yêu cầu sinh tử khi mà hạn chót thành lập cộng đồng là rất gần. Tất nhiên, không chỉ nhân lực ở cấp lao động chân tay mà nhất là ở cấp nhân sự quản lý.

Để hiểu tính “nóng bỏng” của nhu cầu “rượt đuổi” trong một cộng đồng ASEAN 2015, có lẽ mẩu tin sau đây trong những ngày qua đủ để chứng minh: “Thuế suất nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các nước khu vực ASEAN vào Việt Nam hiện đã giảm thêm 10% (từ 70% xuống 60%). Còn xe máy nhập khẩu từ khu vực này hiện thuế suất chỉ còn 5%.

Đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp sản xuất ôtô, xe máy chuyển sang nhập khẩu mạnh từ khu vực này...” (otofun News 16-4-2013).

Một trong năm ngành công nghiệp mũi nhọn một thời của Việt Nam là công nghiệp ôtô vốn đã đình trệ từ hai năm nay, sẽ ra sao, có tác động gì đến mục tiêu “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” năm 2020 không? Ngay cả việc “di cư” sang vài nước láng giềng để theo đại học (và trên nữa) hay để chữa bệnh... cũng là “ngập đầu” rồi (bao nhiêu ngoại tệ phải chi!), chưa nói đến việc “mất người” có đào tạo...

DANH ĐỨC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng thống Mỹ gặp chủ tịch Trung Quốc trong tháng sáu

21/05/2013 09:13 (GMT + 7)

TTO - Hôm qua 20-5, Nhà Trắng tuyên bố Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có cuộc gặp đầu tiên với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại California vào tháng tới.

Posted Image

Ông Obama sẽ thảo luận với ông Tập Cận Bình nhiều vấn đề nóng - Ảnh: Reuters

Lười phân tích. Lên một wẻ: Giờ Tỵ 12. 4. Quý Tỵ Việt lịch: Kinh Tiểu Cát: Câu chuyn thêm phần gay cấn đến phút chót.

Tập Cận Bình sẽ "mật đàm" Biển Đông với Obama đầu tháng 6?

Thứ ba 21/05/2013 19:00

(GDVN) - Nhiều khả năng vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông vốn đang được Mỹ đặc biệt quan tâm cũng sẽ được đưa vào chương trình nghị sự với ông Bình trong chuyến công du nước Mỹ tới đây.

Posted Image

Ông Obama tiếp Tập Cận Bình trong chuyến công du Washington hồi năm ngoái trên cương vị Phó chủ tịch nước Trung Quốc

Nhà Trắng ngày hôm qua 20/5 cho biết, Tổng thống Obama sẽ tiếp tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại trại Rancho Mirage, bang California vào 2 ngày 7, 8/6 tới đây, Thông tấn xã Hồng Kông ngày 21/5 cho biết.

Đây sẽ là hội nghị thượng đỉnh Trung - Mỹ lần đầu tiên của Tập Cận Bình trên cương vị Chủ tịch nước Trung Quốc kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 3 năm nay.

Sau một thời gian Bắc Kinh đưa ra các tuyên bố hiếu chiến và đe dọa Mỹ, nguyên thủ 2 cường quốc sẽ bước vào thảo luận về việc tăng cường gây sức ép với Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân.

Chính quyền Obama hy vọng trong cuộc đàm phán với Tập Cận Bình, hai bên có thể xử lý vấn đề các cuộc tấn công mạng máy tính Mỹ có nguồn gốc Trung Quốc cũng như việc tăng giá đồng Nhân dân tệ để cải thiện tình trạng mậu dịch của Mỹ.

Nhiều khả năng vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông vốn đang được Mỹ đặc biệt quan tâm cũng sẽ được đưa vào chương trình nghị sự với ông Bình trong chuyến công du nước Mỹ tới đây. Để đảm bảo cho chuyến thăm, ngày 26/5 Tom Donilon, Cố vấn an ninh Nhà Trắng sẽ sang Bắc Kinh bàn bạc chi tiết lịch trình hội nghị thượng đỉnh Trung - Mỹ.

Hồng Thủy (Nguồn: HKCNA)

=========================

Cùng nguồn tin. Nhưng web này đưa tin giật gân hơn về khả năng một cuộc mật đàm vấn đề biển Đông.

Lão Gàn chắc chắn rằng:Chẳng có tiến triển gì cho Trung Quốc về vấn đề này khi bàn với ngài Obama. Biển Đông không nằm trong sự trả giá - kể cả trong tiệc rượu Mao Đài với lưỡi chim sẻ ở Tử Cấm Thành 40 năm trước.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triều Tiên lên tiếng sau khi bất ngờ phóng 6 quả tên lửa

Thứ ba 21/05/2013 06:00

(GDVN) - "Huấn luyện quân sự để tạo ra khả năng răn đe mạnh mẽ là quyền hợp pháp của mọi đất nước có chủ quyền" - Thư ký Ủy ban Thống nhất Triều Tiên cho biết và nói thêm rằng Hàn Quốc và Mỹ đang tham gia vào các hoạt động xấu xa chống lại Bình Nhưỡng bằng cách thổi phồng các vụ phóng tên lửa.

CHDCND Triều Tiên hôm 20/5 đã bắn thêm 2 tên lửa tầm ngắn, nâng tổng số tên lửa lên 6 quả được bắn ra trong vòng 3 ngày vào vùng biển Nhật Bản.

Posted Image

Một mô hình tên lửa Scud-B của Bắc Triều Tiên (phải) và tên lửa Hàn Quốc khác được trưng bày tại Bảo tàng Tưởng niệm Chiến tranh Triều Tiên ở Seoul.

Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, quả tên lửa thứ 5 được bắn ra trong buổi trưa và quả thứ 6 được bắn vào buổi chiều.

Bộ cũng cho biết, các tên lửa đã được bắn có thể là tên lửa tầm ngắn KN-02. Các tên lửa được phóng từ một bệ phóng di động đặt trên bờ biển phía đông của Triều Tiên, đã di chuyển khoảng 120 km về hướng đông bắc trước khi rơi xuống biển

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết có thể Bình Nhưỡng còn tiếp tục bắn thêm tên lửa và đang theo dõi chặt chẽ các động thái của quốc gia láng giềng này. Hàn Quốc đang cố gắng xác định loại tên lửa được Triều Tiên bắn ra cũng như ý định thực sự của động thái này.

Yonhap dẫn lời một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên dường như đang cố gắng hâm nóng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sau hơn 1 tuần có dấu hiệu giảm nhiệt.

Trong ngày 20/5, Triều Tiên lên tiếng cho biết các cuộc bắn tên lửa chỉ là một cuộc diễn tập thông thường.

"Huấn luyện quân sự để tạo ra khả năng răn đe mạnh mẽ là quyền hợp pháp của mọi đất nước có chủ quyền" - Thư ký Ủy ban Thống nhất Triều Tiên cho biết và nói thêm rằng Hàn Quốc và Mỹ đang tham gia vào các hoạt động xấu xa chống lại Bình Nhưỡng bằng cách thổi phồng các vụ phóng tên lửa khi Triều Tiên đã ngừng đưa ra các lời đe dọa sau khi hai nước trên kết thúc tập trận chung.

Nguyễn Hường (nguồn Yonhap, Reuters)

====================

(GDVN) - "Huấn luyện quân sự để tạo ra khả năng răn đe mạnh mẽ là quyền hợp pháp của mọi đất nước có chủ quyền" - Thư ký Ủy ban Thống nhất Triều Tiên cho biết

Đúng rùi! Nhất trí! Tập trận thì nước nào mà chả tập! Cái này Lão Gàn nhất trí khi đằng ấy mới bắn có...3 quả tên lửa. Trước cả chính phủ Hoa Kỳ cũng nói như thế....sau tớ! Hì.

Rút cục rùi cũng đâu vào đó à!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính quyền Obama hy vọng trong cuộc đàm phán với Tập Cận Bình, hai bên có thể xử lý vấn đề các cuộc tấn công mạng máy tính Mỹ có nguồn gốc Trung Quốc cũng như việc tăng giá đồng Nhân dân tệ để cải thiện tình trạng mậu dịch của Mỹ.

Nhiều khả năng vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông vốn đang được Mỹ đặc biệt quan tâm cũng sẽ được đưa vào chương trình nghị sự với ông Bình trong chuyến công du nước Mỹ tới đây. Để đảm bảo cho chuyến thăm, ngày 26/5 Tom Donilon, Cố vấn an ninh Nhà Trắng sẽ sang Bắc Kinh bàn bạc chi tiết lịch trình hội nghị thượng đỉnh Trung - Mỹ.

Nhất trí với lão Gàn là cuộc hội đàm này sẽ không đi đến đâu.

thứ nhất : Giá cả của đồng nhân dân tệ bây lâu nay TQ đã dùng để ép các nước khác, nhất là đối với Mỹ khi mà giá trị của đồng NDT khác xa với giá trị thực tế.( so với USD) bấy lâu nay TQ đã dùng chính sách tiền tệ để ép rất nhiều nước, trong ván cờ Kinh tế này nếu ông Obama thể hiện sự tiếp tục nhân nhượng thì có nghĩa là ngài Obama đang dấn vào rủi ro cho các doanh nghiệp (giới kinh doanh của Huê Kỳ) chắc chắn nếu nhân nhuợng ông Obama có thể gặp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ. Đây là 1 trong những quân bài đang được TQ lận lưng.

Thứ 2 chẳng khi nào TQ chịu đàm phán về vấn đề biển đông . Với lão Say cuộc hội đàm này sẽ xoay quanh vấn đề các bên can thiệp như thế nào ở khu vực Biển đông. Ván cờ đã bắt đầu vào các nước chiến lược. Chỉ cần Hoa kỳ nới lỏng 1 chút thôi là hậu họa khôn lường cho cả vực châu á thái bình dương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhất trí với lão Gàn là cuộc hội đàm này sẽ không đi đến đâu.

thứ nhất : Giá cả của đồng nhân dân tệ bây lâu nay TQ đã dùng để ép các nước khác, nhất là đối với Mỹ khi mà giá trị của đồng NDT khác xa với giá trị thực tế.( so với USD) bấy lâu nay TQ đã dùng chính sách tiền tệ để ép rất nhiều nước, trong ván cờ Kinh tế này nếu ông Obama thể hiện sự tiếp tục nhân nhượng thì có nghĩa là ngài Obama đang dấn vào rủi ro cho các doanh nghiệp (giới kinh doanh của Huê Kỳ) chắc chắn nếu nhân nhuợng ông Obama có thể gặp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ. Đây là 1 trong những quân bài đang được TQ lận lưng.

Thứ 2 chẳng khi nào TQ chịu đàm phán về vấn đề biển đông . Với lão Say cuộc hội đàm này sẽ xoay quanh vấn đề các bên can thiệp như thế nào ở khu vực Biển đông. Ván cờ đã bắt đầu vào các nước chiến lược. Chỉ cần Hoa kỳ nới lỏng 1 chút thôi là hậu họa khôn lường cho cả vực châu á thái bình dương.

Người Trung Quốc không "hỉu" được thân phận cái vị trí đồng minh hạng III với Huê Kỳ. Họ đem cái khôn vặt của con mẹ hàng cá ra để đối phó với những chính trị gia đẳng cấp quốc tế. Họ không hiểu rằng: Chính nhờ Hoa Kỳ họ mới phát triển kinh tế như ngày hôm nay. Nhưng họ lại cứ tưởng đó là do sự khôn ngoan của họ và họ đã thành công trong một cuộc chơi sòng phẳng. Cho nên họ dương dương tự đắc và tỏ ra không khoan nhượng. Quên nhanh. Sau cuộc gặp gọi là "Thượng đỉnh bình dân" này - Tức là cuối năm nay, chậm là đầu năm tới - Lão Say sẽ có dịp nghiệm về lời tiên tri của Lão Gàn: Kinh tế thế giới suy thoái trầm trng- Tất nhiên trong đó có cả Trung Hoa vĩ đại với sự khủng hoảng xã hội sâu sắc. Đó là lá bài đầu tiên trong "canh bạc cuối cùng".

Các cụ nhà ta thường bảo: "Ếch ngồi đấy giếng, coi trời bằng vung". Đây là một ví dụ.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Lính Trung Quốc có thể cải trang ngư dân chiếm đảo, đá ở Trường Sa”

Thứ tư 22/05/2013 07:32

(GDVN) - Sau khi điều 32 tàu cá ra Trường Sa, theo nhận định của học giả Dương Danh Dy, rất có khả năng trong thời gian tới Bắc Kinh có thể sẽ phái lính cải trang thành ngư dân xâm nhập, đổ bộ và chiếm đóng thậm chí là xây dựng nhà dàn, công sự trái phép trên các điểm đảo, bãi đá, rặng san hô ở quần đảo Trường Sa

Biển Đông trong thời gian vừa qua đã liên tục trở nên căng thẳng sau những động thái leo thang của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khiến dư luận trong nước, khu vực và quốc tế đặc biệt quan ngại.

Tại Hoàng Sa, ngày 20/3 tàu quân sự Trung Quốc bắn cháy cabin một tàu cá Việt Nam đang đánh bắt hợp pháp trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam; tổ chức tour du lịch trái phép ra đảo Đá Bắc, Hoàng Sa hôm 18/4, chưa kể những hoạt động quấy rối, xua đuổi ngư dân Việt Nam đánh bắt ở Hoàng Sa; áp đặt cái gọi là "lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, trong đó có Hoàng Sa của Việt Nam từ 16/5 đến 1/8.

Posted Image

Một tàu cá bị bắn vòi rồng tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh:www.gxnews.com.cn

Tại Trường Sa, từ cuối tháng 3/2013 đến nay Trung Quốc đã ngang nhiên triển khai ít nhất 3 cuộc tập trận trái phép, trong đó cuộc tập trận quy mô lớn của hạm đội Nam Hải kéo dài 16 ngày từ 19/3 được đặc biệt chú ý bởi quy mô, mức độ, cường độ cũng như các nội dung diễn tập trái phép trong khu vực quần đảo Trường Sa.

Từ 12/5 hạm đội Nam Hải lại tiếp tục phái 1 biên đội tàu hộ vệ ra tập trận trái phép ở Trường Sa, một ngày sau, 13/5, một biên đội tàu chiến khác của hạm đội Đông Hải cũng kéo vào tập kết tại Biển Đông.

Đáng chú ý, ngày 6/5 giới chức tỉnh Hải Nam, Trung Quốc phái 32 tàu cá kéo ra quần đảo Trường Sa của Việt Nam đánh bắt trái phép. Không chỉ kéo theo các phóng viên để tuyên truyền, quay phim, chụp ảnh, lần đầu tiên giới chức Trung Quốc còn công khai tọa độ vị trí 32 tàu cá Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển chủ quyền của Việt Nam (10,27 độ Vĩ Bắc và 111,14 độ Kinh Đông và 6,01 độ Vĩ Bắc, 108,48 độ Kinh Đông, cực Tây Nam quần đảo Trường Sa, sát với cái gọi là "đường lưỡi bò" phi pháp).

TRUNG QUỐC LEO THANG GÂY CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG

Trao đổi với PV Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo những thủ đoạn mới hết sức nguy hiểm của giới cầm quyền Trung Quốc nhằm thực hiện âm mưu biến Biển Đông thành ao nhà, đồng thời chia sẻ một số giải pháp đối phó với âm mưu và thủ đoạn thâm độc của Bắc Kinh.

Posted Image

Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo những thủ đoạn mới hết sức nguy hiểm của giới cầm quyền Trung Quốc nhằm thực hiện âm mưu biến Biển Đông thành ao nhà

PV: - Với những động thái của Trung Quốc leo thang gây căng thẳng trên Biển Đông, cụ thể ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam trong thời gian vừa qua mà báo chí, trong đó có báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh, theo ông những hoạt động cũng như âm mưu, thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông, Trường Sa có diễn biến gì mới so với trước?

- NNC Dương Danh Dy:

Trước đây tàu của Trung Quốc chỉ hoạt động (trái phép) quanh quẩn ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt trái phép năm 1974 - PV), tiếp đến Trung Quốc thành lập trái phép cái gọi là thành phố Tam Sa, bầu bí thư, bầu chủ tịch rồi cho khách du lịch đến Hoàng Sa… .

Hiện tại Trung Quốc đã đi một nước cờ mới rất nhẹ nhàng, lặng lẽ nhưng cũng vô cùng bài bản và nguy hiểm bằng việc tiến xuống quần đảo Trường Sa. Điển hình là các hoạt động tập trận trái phép cũng như việc điều động 32 tàu cá xuống đánh bắt trái phép ở Trường Sa như báo chí đã phản ánh. Theo tôi, Trung Quốc sẽ không chỉ dừng lại ở đây, rất có khả năng trong thời gian tới Bắc Kinh có thể sẽ phái lính cải trang thành ngư dân xâm nhập, đổ bộ và chiếm đóng thậm chí là xây dựng nhà dàn, công sự trái phép trên các điểm đảo, bãi đá, rặng san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà hiện nay ta chưa kịp triển khai quân chốt giữ.

Đây là một bước leo thang mới của Trung Quốc, hoạt động phái 32 tàu cá ra Trường Sa của Việt Nam chỉ là nước cờ dò đường nhằm thử thái độ, phản ứng của ta, nếu ta phản ứng thiếu kiên quyết Trung Quốc sẽ được đà lấn tới và có thể có nhiều hành động leo thang khó lường trước.

- PV: Việc Trung Quốc gây căng thẳng trên Biển Đông trong thời gian vừa qua, ông đánh giá như thế nào về những phản ứng của Việt Nam? Theo ông, chúng ta phản ứng như vậy đã đủ mạnh hay chưa?

NNC Dương Danh Dy: Tôi cho rằng những phản ứng của Việt Nam trong thời gian vừa qua là đúng mực, hợp lý và cần thiết.

Chúng ta chủ trương giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua đối thoại, đàm phán hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Việt Nam không muốn chiến tranh, không chủ động gây chiến. Tuy nhiên, Trung Quốc dường như lại không như vậy. Những động thái leo thang của họ ở Biển Đông thời gian vừa qua, chúng ta phải hết sức cảnh giác.

Ngoài việc tiếp tục phản đối cương quyết các động thái của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông qua con đường ngoại giao như thời gian vừa qua, chúng ta cũng phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế thấy rõ âm mưu, thủ đoạn mới hết sức thâm độc của Trung Quốc ở Biển Đông. Họ đã bành trướng từ Hoàng Sa tiến xuống Trường Sa rồi và chúng ta không thể có đường lùi mà phải ngăn chặn cái thế bành trướng ấy lại.

Posted Image

Tàu ngư chính 311 (ở xa) canh cho đội tàu cá đánh bắt trái phép ở Trường Sa

- PV: Theo ông, để ngăn chặn xu thế bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, ngoài việc phản đối kiên quyết qua đường ngoại giao, chúng ta còn cần những giải pháp cần thiết nào để đối phó hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn ngày một nham hiểm của Bắc Kinh? - NNC Dương Danh Dy: Đồng thời với việc phản đối kiên quyết mọi động thái của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa, chúng ta cần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nâng cao năng lực quốc phòng một cách toàn diện.

Ngoài tăng cường vũ khí trang bị hiện đại, nâng cao sức chiến đấu của quân đội sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống, chúng ta còn cần phải phát huy sức mạnh của toàn dân, đặc biệt là bà con ngư dân, những người kiên cường bám biển ở tuyến đầu của Tổ quốc.

Cụ thể, chúng ta cần nhanh chóng xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ bà con ngư dân đánh bắt trong các vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa cả về vật chất lẫn tinh thần.

Về vật chất, cần triển khai càng sớm càng tốt các chính sách hỗ trợ bà con ngư dân về vốn, về trang bị, về các kỹ năng đối phó với các lực lượng của Trung Quốc quấy rối ở Biển Đông, tăng cường hoạt động bảo vệ ngư dân của lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư, Biên phòng, Hải quân. Về tinh thần, cần biểu dương, khuyến khích, động viên tinh thần ngư dân bám biển, phản ánh kịp thời những khó khăn của bà con để tìm cách tháo gỡ, phải để bà con được nói lên tiếng nói của mình nhiều hơn nữa.

Ngoài vai trò điều phối của nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp và đồng bào cả nước cũng nên có những phong trào ủng hộ, giúp đỡ, chia lửa với bà con ngư dân đánh bắt ở Biển Đông.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông!

Ở bài sau, chúng tôi sẽ đề cập đến các vấn đề nóng như: Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ sẽ can thiệp nếu Trung Quốc có những động thái leo thang quá mức. Các nước lớn sẽ can thiệp để bảo vệ lợi ích của chính họ ở Biển Đông chứ không phải vì ai khác, và chúng ta cần làm sao để phối hợp, hợp tác tốt với họ....

Viết Cường (thực hiện)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biển Đông:

Dựa hoàn toàn vào Mỹ hay hy vọng TQ kiềm chế là ảo tưởng

Thứ tư 22/05/2013 14:53

(GDVN) - Với những bước leo thang bành trướng sức mạnh quân sự ngày càng liều lĩnh và táo tợn của Trung Quốc ở Biển Đông, việc dựa hoàn toàn vào Mỹ hay chờ đợi khả năng tự "kiềm chế" của giới chức Trung Quốc ở Biển Đông là ảo tưởng.

Posted Image

Tàu chiến Trung Quốc hoạt động trái phép ở Biển Đông (hình minh họa)

Những diễn biến mới nhất xung quanh tranh chấp Biển Đông gần đây cho thấy việc củng cố đoàn kết nội khối ASEAN cũng như việc kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua đàm phán hòa bình dựa trên nguyên tắc luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 trở thành một giải pháp hữu hiệu và khả thi để ngăn chặn bước chân bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông được Philippines lựa chọn, đó là nhận định của học giả Richard Javad Heydarian tại Manila.

Đàm phán tay đôi ở Trường Sa là "tự sát", hy vọng Trung Quốc tự kiềm chế là "ảo tưởng" - PV

Đó là những kinh nghiệm Philippines đã tự đúc rút ra được sau 3 năm đàm phán song phương với Bắc Kinh về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, gồm bãi cạn Scarborough và một phần quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện cả Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei đều tuyên bố "chủ quyền" trái phép với toàn bộ hoặc một phần quần đảo. Điều này buộc Manila phải tìm hướng tiếp cận mới.

Trước đó Philippines cũng từng ôm hy vọng thế hệ lãnh đạo mới ở Trung Quốc có thể có cách tiếp cận mới dễ chịu hơn trong giải quyết tranh chấp lãnh hải, nhưng thực tế Philippines cũng như các nước trong khu vực lại phải đối mặt với các hoạt động bành trướng sức mạnh hải quân và hoạt động ngang nhiên của Hải giám, Ngư chính Trung Quốc ở Biển Đông nhiều hơn, liều lĩnh hơn trước kể từ khi Tập Cận Bình lên thay thế Hồ Cẩm Đào trở thành hạt nhân bộ máy cầm quyền Bắc Kinh.

Nhiều dấu hiệu cho thấy quan hệ giữa Philippines với Mỹ đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt trên lĩnh vực quân sự khiến nhiều người cho rằng có thể hoàn toàn dựa vào Mỹ để đối phó với Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông. Trong khi đó Mỹ có quá nhiều mối bận tâm khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là Trung Đông, Bắc Triều Tiên, cắt giảm ngân sách quốc phòng và ngay cả quan hệ tay đôi Trung - Mỹ.

Ba năm nỗ lực của Ngoại trưởng Philippiens Albert del Rosario theo đuổi xây dựng một liên minh an ninh song phương với Mỹ để đối phó với Trung Quốc ngày một hung hăng cuối cùng đã thất bại. Ngược lại điều này lại tạo cớ cho Trung Quốc trở nên hung hăng và bành trướng hơn khi liên tục quy kết Philippines, Việt Nam "lôi kéo Mỹ nhúng tay" vào Biển Đông.

Củng cố đoàn kết nội khối ASEAN và dựa vào luật pháp quốc tế để ngăn chặn Trung Quốc leo thang bành trướng trên Biển Đông.

Philippines đã điều chỉnh chiến lược tiếp cận với cách giải quyết Biển Đông theo hướng không còn phụ thuộc vào ảo tưởng trong những cam kết chiến lược "vô điều kiện" của Mỹ mà quay sang tập trung củng cố đoàn kết nội khối ASEAN và kêu gọi sự ủng hộ giải quyết tranh chấp dựa theo luật pháp quốc tế.

Theo đó, Philippines đã bắt đầu khai thác sâu vào mối lo ngại của các thành viên ASEAN khác trước sự leo thang nguy hiểm của Trung Quốc ở Biển Đông. Một khi nổ ra xung đột trên Biển Đông sẽ trực tiếp ảnh hưởng rất xấu đến khu vực và xa hơn nữa bởi Biển Đông là tuyến giao thông hàng hải huyết mạch toàn cầu, nơi diễn ra các hoạt động thương mại và vận chuyển năng lượng trọng yếu.

Điều này đã bắt đầu phát huy hiệu quả, các thành viên ASEAN như Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan vừa qua đã tích cực bày tỏ sự quan tâm của họ trong việc củng cố đoàn kết nội khối ASEAN về Biển Đông và việc tích cực vận động Trung Quốc quay trở lại bàn đàm phán Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC.

Một điều khá bất ngờ là Brunei vốn trước đây luôn tỏ ra trung lập trong vấn đề Biển Đông, khi tiếp quản ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN 2013 đã trở nên tích cực và coi giải quyết tranh chấp Biển Đông là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của ASEAN, cuối cùng hội nghị Thượng đỉnh ASEAN vừa qua tại Brunei đã đạt được sự đồng thuận quan trọng trong việc kéo Trung Quốc quay trở lại bàn đàm phán COC.

Ngạc nhiên hơn, Campuchia năm 2012 khi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN đã gây ra những sóng gió không nhỏ trong cộng đồng khối vì loại vấn đề Biển Đông đang căng thẳng ra khỏi chương trình nghị sự (dưới sức ép, chi phối của Trung Quốc), nhưng năm nay lại không phản đối, thay vào đó Phnom Penh lựa chọn sự im lặng nhẹ nhàng.

Mặc dù hội nghị Thượng đỉnh ASEAN kết thúc mà không đạt được một thỏa thuận cụ thể với Trung Quốc về COC, nhưng chí ít đã cho Bắc Kinh thấy ASEAN đã trở nên đoàn kết, thống nhất hơn nhiều trong vấn đề Biển Đông so với năm ngoái.

Cũng không thể "ảo tưởng" rằng Trung Quốc sẽ chấp nhận "tự kiềm chế" mà ngồi vào bàn đàm phán COC với ASEAN sau những phát biểu công khai của Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc trong chuyến công du ASEAN vừa qua. Vương Nghị vẫn khăng khăng cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi" của Trung Quốc ở Biển Đông với đường lưỡi bò phi pháp và nằng nặc đòi đàm phán tay đôi với từng bên tranh chấp ở Trường Sa.

Trên thực địa, tàu chiến Trung Quốc đang hoạt động ngày càng thường xuyên và nghênh ngang hơn trước, ngoài ra lực lượng Hải giám, Ngư chính và tàu cá cũng được Bắc Kinh tăng cường phái xuống Biển Đông, bất chấp sự phản đối của các bên liên quan cũng như cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ, EU, Nhật Bản, Ấn Độ.

Dù sao đi nữa, chủ động tiếp cận hướng giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua tăng cường đoàn kết ASEAN cũng như kêu gọi sự ủng hộ và can thiệp của cộng đồng quốc tế đảm bảo tranh chấp được giải quyết theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 vẫn là phương án khả thi.

Hồng Thủy

=================

Đàm phán tay đôi ở Trường Sa là "tự sát", hy vọng Trung Quốc tự kiềm chế là "ảo tưởng" - PV

Bài báo đã trả lời một nửa trong câu hỏi được đặt làm tựa cho bài báo. Nửa còn lại ý kiến chưa thấy gì là rõ ràng cả.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cô Gái Ân độ đã thể hiện rõ nét trong "Canh bạc cuối cùng".

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm Ấn Độ

19/05/2013 .19:31:00

Nó sẽ chẳng mang lại một tác dụng làm thay đổi vị trí "cô gái Ân Độ" trong "Canh bạc cuối cùng". Đây là lời tiên tri của Lão Gàn - Như lời tiên tri trước về sự kiện ngài Tập Cân Bình sang Nga - sẽ được sự nhất trí ủng hộ hòa bình thế giới của ngài Putin và thế giới chú ý đến phong cách thời trang của lệnh bà Tập Cận Bình.

Vì sao Ấn Độ ngờ vực Trung Quốc

Thứ ba, 21/5/2013, 13:42 GMT+7

Trung Quốc bị phần lớn người dân Ấn Độ đánh giá là mối đe dọa chính của đất nước, theo điều tra vừa công bố của viện Chính sách quốc tế Lowy Australia.

Mức độ lo lắng của người dân nước này thể hiện ở tỷ lệ 83% người được hỏi cho hay Trung Quốc là một mối đe dọa về an ninh quốc gia. Có nhiều lý do cho sự hồ nghi này, đó là sở hữu của Trung Quốc về vũ khí hạt nhân, ganh đua về các nguồn tài nguyên ở các nước thứ ba, nỗ lực của Trung Quốc tăng cường quan hệ với các nước khác trong khu vực Ấn Độ Dương và tranh chấp biên giới Ấn - Trung.

Bản báo cáo, mang tên The India Poll 2013, nhận định rằng sự ngờ vực không giảm về Pakistan và Trung Quốc, hai nước láng giềng của Ấn Độ, là lực cản đối với các nỗ lực cải thiện các mối quan hệ trong khu vực này.

Theo tờ Wall Street Journal, Lowy thực hiện cuộc điều tra với gần 1.300 người, và công bố ngay trong dịp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bắt đầu chuyến thăm 4 ngày đến Ấn Độ từ hôm 19/5, chuyến công cán nước ngoài đầu tiên kể từ khi ông Lý nhậm chức tháng ba vừa rồi.

Posted Image

Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đón tiếp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Trung Quốc và người đồng cấp Ấn Độ Manmohan Singh đã đề cập tới mối quan hệ thương mại giữa hai nước đang tăng trưởng. Nhưng sự ngờ vực giữa hai nước, từ chiến tranh biên giới hồi 1962 vẫn ở mức cao. Hồi tháng 4/2013, Ấn Độ tố cáo quân đội Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ ở phía tây bắc dãy Himalaya. Ấn đáp trả bằng việc huy động quân đội trong khu vực này. Căng thẳng chấm dứt sau 3 tuần khi cả hai bên rút quân về trước trung tuần tháng 4.

Hai nhà lãnh đạo khẳng định hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ, một biểu tượng của tình hữu nghị đang được gia tăng. Nhưng chỉ có 31% số người tham gia điều tra nói trên cho rằng sự lớn mạnh của Trung Quốc là tốt cho Ấn.

Cuộc điều tra cũng cho thấy, người dân cũng giống chính phủ Ấn Độ, có vẻ không chắc về việc làm thế nào ứng phó với sức mạnh đang tăng lên của Trung Quốc. Khoảng 2/3 người tham gia nói rằng Ấn Độ nên liên minh với các nước khác để hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc.

Đằng sau thiện chí “xây dựng niềm tin”

Theo nhận định của Srikanth Kondapalli, giáo sư chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, chủ tịch trung tâm nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Jawaharlal Nehru, tranh chấp lãnh thổ sẽ được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của chuyến công du này. Nghiên cứu của ông được đăng trên FirstPost đúng dịp ông Lý tới thăm Ấn Độ.

Theo Kondapalli, chuyến thăm này tương phản với diễn biến mới đây của hai bên tại thung lũng Depsang ở sa mạc Ladakh. Hồi tháng 4, tuần tra biên giới của Trung Quốc bị tố đã xâm phạm quá 19 km vào khu vực Ấn Độ tuyên bố chủ quyền.

Sự việc này xảy ra sau một tháng tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhậm chức và tuyên bố giải quyết tranh chấp lãnh thổ là điểm đầu tiên trong công thức 5 điểm của ông trong quan hệ với Ấn Độ. Ông Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh việc cải thiện truyền thông chiến lược, trao đổi người dân với người dân, trao đổi về văn hóa và quan hệ kinh tế. Ông Tập Cận Bình còn gợi ý tranh chấp lãnh thổ “phức tạp” nên được giải quyết trong thời gian trung và dài hạn. Tuy nhiên khi gặp gỡ với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tại Durban nhân hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS), ông Tập Cận Bình lại nói tranh chấp cần được giải quyết “càng sớm càng tốt”

Vài năm qua đã chứng kiến sự bộc phát của chủ nghĩa dân tộc và những sóng gió giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Quan hệ giữa nước này và các nước ASEAN xấu đi từ 2009 sau các biến cố do tranh chấp chủ quyền các quần đảo ở Biển Đông.

Trước đó, Trung Quốc tuyên bố Tây Tạng và Đài Loan là “lợi ích cốt lõi”. Quan hệ Trung – Nhật cũng “rơi tự do” với tranh chấp ở đảo Senkaku và các khu vực giàu năng lượng ở biển Hoa Đông. Hồi tháng 4 năm nay người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố các đảo này là lợi ích cốt lõi, cho thấy nguy cơ leo thang trong xung đột Trung - Nhật.

Trong chuyến thăm đến Ấn Độ lần này, Thủ tướng Lý Khắc Cường gợi ý tăng cường cơ chế xây dựng lòng tin ở biên giới có tranh chấp, nhưng những đề xuất nhằm làm giảm căng thẳng sẽ còn phải được các bên cân nhắc lâu dài.

Viễn cảnh an ninh khác nhau giữa Trung Quốc và Ấn, cho thấy ít có hy vọng là chuyến thăm của ông Lý sẽ thúc đẩy cách giải quyết tranh chấp biên giới. Cả hai bên có vẻ như sẽ giữ ổn định biên giới hơn là giải quyết tranh chấp.

Việc giải quyết tranh chấp biên giới của Trung Quốc với các nước láng giềng trên đất liền cho thấy một khuôn mẫu và cũng sẽ được dùng như là “kim chỉ nam” trong đàm phán tương lai với Ấn. Trung Quốc đã đàm bán biên giới với 12 trong số 14 quốc gia láng giềng, trừ Ấn Độ và Bhutan.

Phần lớn trong những dàn xếp này, Trung Quốc yêu cầu phi quân sự hóa ở các khu vực biên giới, lên đến 100 km trong trường hợp biên giới của Trung Quốc với Nga và Trung Á. Các khu vực phi quân sự hóa cho phép Trung Quốc dành nhiều sức để tập trung vào các thách thức an ninh gây nên bởi Mỹ và Đài Loan.

Theo sau tiền lệ này, có vẻ như Trung Quốc đang đề xuất một khu vực phi quân sự hóa qua biên giới khi Đường Kiểm soát thực tế (Line of Actual Control – LAC) hiện tại được vạch ra và phân ranh giới, rồi tranh chấp lãnh thổ cuối cùng sẽ được giải quyết. Có vẻ như khu vực phi quân sự 20 km sẽ được đề xuất bởi Trung Quốc ở khắp LAC như là một phần giải quyết tranh chấp biên giới. Trong khi đó, đường sắt Bắc Kinh - Lhasa đến Tây Tạng và một số dự án cơ sở hạ tầng lớn sẽ giúp tăng cường cho hậu cần của quân đội Trung Quốc trong khu vực.

Khánh Lynh

===================

Lạ nhỉ? Từ nhiều năm trước, Lão Gàn đã phát biểu cái ý kiến thì là mà rằng:

Nước Nga sẽ đồng minh với Hoa Kỳ trong "Canh Bạc cuối cùng"; cũng lại nói: "Trong "Canh bạc cuối cùng" họa sĩ vẽ thiếu mất cô gái Ân Độ.

Vài năm sau, ngài Tập Cận Bình lên mần zdua; ngài Lý Khắc Cương lên mần thủ tướng. Hai ngài, một sang Nga, một sang Ấn Độ ngay chuyến công du đầu tiên? Hay là hai ngài có vào web lyhocdongphuong. org.vn này để xem, nên mần cứ như lão Gàn nói

? Chắc hổng phải. Vì nếu vào xem thì chắc hẳn hai ngài phải biết cũng thì là mà rằng:

Điều kiện tiên quyết để canh bạc cuối cùng không xảy ra là Việt sử 5000 năm văn hiến phải được vinh danh, và rằng phải trao trả lại toàn bộ biển đảo và lãnh thổ Việt Nam.

Chưa trả! Vậy là không vào đây xem. Hết.

Ơ! Dưng mà nó cũng hết giờ rùi! Từ ngày "Ông Công, ông Táo" lên gii lăm ngoái lận!

Ấy là lão Gàn chém gió thế. Hì!

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy:

Các nước lớn sẽ chặn TQ bành trướng Biển Đông vì lợi ích của chính họ

Thứ năm 23/05/2013 06:40

(GDVN) - Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ sẽ can thiệp nếu Trung Quốc có những động thái leo thang quá mức. Các nước lớn sẽ can thiệp để bảo vệ lợi ích của chính họ ở Biển Đông chứ không phải vì ai khác, và chúng ta cần làm sao để phối hợp, hợp tác tốt với họ

Việt Nam phải làm những gì để thành quốc gia mạnh trên Biển Đông?

Những bất lợi về kinh tế, quân sự của Việt Nam ở vùng Biển Đông

Tướng Lê Mã Lương bàn về ba “kế sách” để Việt Nam mạnh lên ở Biển Đông

Tướng Rinh nói về ngăn chặn hoạt động tàu cá TQ trái phép ở Biển Đông

Tàu hải giám, máy bay Trung Quốc lại xâm phạm Biển Đông

Sau phần chia sẻ với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam về thủ đoạn mới, Trung Quốc có thể phái lính cải trang ngư dân đánh chiếm một số đảo, bãi đá của ta ở quần đảo Trường Sa cũng như một số đánh giá về phản ứng của Việt Nam, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy tiếp tục trao đổi và phân tích xung quanh vai trò của ASEAN cũng như các cường quốc trên thế giới tại Biển Đông, cụ thể là Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ.

TRUNG QUỐC LEO THANG GÂY CĂNG THẲNG BIỂN ĐÔNG

Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy khẳng định, Biển Đông đang trở thành vấn đề cốt lõi phản ánh sự đoàn kết cũng như khả năng thống nhất nội khối ASEAN, các thành viên ngày càng tích cực “kéo” Trung Quốc vào bàn đàm phán. Với Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ, ông Dy nhận định các nước này sẽ ngăn chặn Trung Quốc bành trướng và độc chiếm Biển Đông vì chính lợi ích của họ, Việt Nam cần hợp tác và phối hợp chặt chẽ với ASEAN cũng như các nước lớn có lợi ích và quan tâm tới Biển Đông nhằm bảo vệ chủ quyền, lợi ích hợp pháp của ta tại đây.

Posted Image Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, Nguyên tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, TQ

- PV: Về mặt ngoại giao, ngoài việc kiên quyết phản đối các hành động leo thang gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, theo ông, ta nên tận dụng sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là ASEAN như thế nào?

NNC Dương Danh Dy: Tiếng nói của bạn bè quốc tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ngăn chặn âm mưu, tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là ASEAN và các nước lớn trên thế giới có lợi ích và quan tâm tới Biển Đông. Chúng ta hoàn toàn có thể và cần tận dụng tối đa sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để ngăn chặn âm mưu bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Đối với ASEAN, đang trong xu thế hình thành một cộng đồng chung thống nhất thì vấn đề Biển Đông vừa trở thành điểm nóng, vừa là mối quan tâm hàng đầu của khu vực Đông Nam Á. ASEAN có trở thành một khối thống nhất và thịnh vượng hay không được phản ánh rất lớn qua cách ứng xử cũng như quan điểm của từng nước thành viên và toàn khối đối với vấn đề Biển Đông.

Thời gian vừa qua, ASEAN đã vượt qua nhiều trở ngại, rào cản và đạt được những nhận thức chung quan trọng trong vấn đề Biển Đông, trong đó đặc biệt đáng chú ý là những nỗ lực đưa Trung Quốc quay trở lại bàn đàm phán Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) có tính ràng buộc pháp lý chặt chẽ hơn. Đây là bước tiến mới quan trọng khi Brunei đảm nhiệm ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2013 .

-PV: Tuy nhiên, trong khối ASEAN có một số nước gần như không liên quan trực tiếp đến biển Đông. Liệu chúng ta có tìm được sự đồng thuận từ những nước này không?

NNC Dương Danh Dy: Tôi thấy cần nhấn mạnh rằng, ASEAN là một tập thể 10 quốc gia thành viên có thể chế chính trị, trình độ phát triển, văn hóa, lịch sử khác nhau. Đặc biệt, mối liên hệ của mỗi quốc gia thành viên với vấn đề Biển Đông cũng khác nhau. Hiện tại ngoài Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, Đài Loan ở Biển Đông - Trường Sa, các nước còn lại hầu như không liên quan trực tiếp tới Biển Đông.

Vì vậy sự quan tâm của mỗi thành viên đến vấn đề Biển Đông cũng như quan điểm của họ có sự khác biệt. Đó là chưa kể đến những chiêu bài của Trung Quốc dùng tiền, dùng sức ép ngoại giao, chính trị nhằm tác động, ảnh hưởng, phân hóa các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Cho nên chúng ta không thể đòi hỏi một sự thống nhất tuyệt đối đối với tranh chấp Biển Đông của các quốc gia khác mà nên đặt mình vào vị trí của họ để lựa chọn cách ứng xử phù hợp. Không nên nghĩ ASEAN không đoàn kết, thống nhất trong vấn đề Biển Đông, mà nên tích cực khai thác những đồng thuận, những nhận thức chung của toàn khối như những gì đã đạt được trong thời gian vừa qua

Posted Image

Đoàn kết, thống nhất trong ASEAN nâng cao vai trò của ASEAN trong các vấn đề quốc tế. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

- PV: Hiện tại, ngoài ASEAN còn có nhiều cường quốc trên thế giới đặc biệt quan tâm đến vấn đề Biển Đông như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Nga. Theo ông điều này sẽ tác động, ảnh hưởng như thế nào đến các nước cờ tiếp theo của Trung Quốc?

NNC Dương Danh Dy: Đầu tiên phải khẳng định rằng, Biển Đông là nơi có tuyến hàng hải quan trọng, huyết mạch hàng đầu của thế giới, nó ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh kinh tế - thương mại của các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, và nhiều nước khác.

Mặt khác, Việt Nam lại có vị trí địa chính trị cực kỳ quan trọng tại Biển Đông và Đông Nam Á. Biển Đông hiện đã trở thành nơi tìm kiếm, tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc trên thế giới, mà nổi bật là Trung Quốc Mỹ, Nhật Bản …, những nước công khai tuyên bố họ có lợi ích, lợi ích cốt lõi và mối quan tâm đặc biệt ở Biển Đông.

Đây là một thuận lợi cho ta trong việc tìm kiếm sức mạnh từ bên ngoài để đối phó với Bắc Kinh. Việc các cường quốc tham gia vào tiến trình giải quyết tranh chấp Biển Đông là hoàn toàn có thể, và họ sẽ can thiệp nếu Trung Quốc có những động thái leo thang quá mức. Các nước lớn sẽ can thiệp để bảo vệ lợi ích của chính họ ở Biển Đông chứ không phải vì ai khác, và chúng ta cần làm sao để phối hợp, hợp tác tốt với họ.

Posted Image

Đội tàu đánh cá Đam Châu (tỉnh Hải Nam, Trung Quốc) gồm 32 chiếc xuất phát từ cảng cá Bạch Mã Tỉnh bắt đầu tiến ra ngư trường Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt hải sản sáng 6/5

-PV: Thưa ông, ta có thể tận dụng lợi thế này ra sao trong việc đối phó, ngăn chặn âm mưu của Bắc Kinh hòng độc chiếm Biển Đông?

NNC Dương Danh Dy: Đối với Mỹ, Biển Đông hiện nay là tiêu điểm tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc ở Đông Nam Á, là trọng tâm trong hoạt động chiến lược châu Á - Thái Bình Dương. Từ tháng 7/2010 Mỹ đã công khai khẳng định họ có lợi ích ở Biển Đông - đó là an ninh hàng hải, và điều đó cần hiểu là không phải Trung Quốc muốn làm gì thì làm. Từ đó đến nay mặc dù Bắc Kinh luôn tỏ ra khó chịu, muốn Mỹ không "nhúng tay" vào Biển Đông, nhưng điều đó đã không hề xảy ra.

Đối với Nhật Bản và Hàn Quốc, Biển Đông là tuyến hàng hải huyết mạch của nền kinh tế, nơi rất nhiều hàng hóa xuất nhập khẩu của họ phải đi qua. An ninh Biển Đông tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh kinh tế - thương mại của hai quốc gia này.

Thời gian qua ta đã chứng kiến những hoạt động tăng cường hợp tác quan trọng giữa Nhật Bản với các nước thành viên ASEAN, đặc biệt là với Philippines và Việt Nam. Trung Quốc đã tỏ ra lo ngại về các hoạt động này và đang ra sức tuyên truyền rằng Nhật Bản "câu kết" với các nước ven Biển Đông để "bao vây Trung Quốc"?!

Đối với Ấn Độ, một khi Trung Quốc độc chiếm Biển Đông với cái gọi là 'đường lưỡi bò' phi pháp thì không sớm thì muộn, Bắc Kinh có thể sẽ còn tuyên bố chủ quyền với cả các vùng biển trên Ấn Độ Dương chỉ vì “đô đốc Trịnh Hòa của họ đã từng đi qua khu vực này”.

Mặt khác, Biển Đông là tuyến hàng hải huyết mạch thông Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, nơi Ấn Độ đang muốn tăng cường ảnh hưởng của mình như một cường quốc ở châu Á, họ không thể bỏ qua. Ngoài ra, Ấn Độ cũng đang có những quyền lợi trực tiếp ở Biển Đông khi cùng với Việt Nam hợp tác khai thác dầu khí trong thềm lục địa của Việt Nam. Việc Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông với cái gọi là "đường lưỡi bò" sẽ uy hiếp trực tiếp lợi ích của Ấn Độ.

PV: Xin chân thành cảm ơn ông!

Doãn Phúc - Viết Cường

==========================

Cụ Dương Danh Dy bi wờ mới nói, chứ lão Gàn phát biểu điều này từ lăm 2008 lận. Núc mà Tung Coóc dọa uýnh Việt Nam cơ.

"Giầu hèn cũng thể" - Lão Gàn là người phục hồi phương pháp định tâm trong Phong Thủy Lạc Việt - tất nhiên hiểu rất rõ rằng:

Khi cân bằng các lực tương tác thì đấy chính là thế mạnh.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Mỹ: TQ triển khai 2 lữ đoàn diệt tàu sân bay

Thứ Năm, 23/05/2013, 06:45 [GMT+7]

Mỹ cho biết,Hải quân nước này nhận thấy có nhiều dấu hiệu chứng tỏ Trung Quốc đã triển khai 2 lữ tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay Đông Phong-21D (DF-21D).

Posted Image

Hiện nay, Binh chủng Pháo binh 2 (tên lửa chiến lược) của Trung Quốc là đơn vị chủ quản các loại tên lửa đạn đạo tầm xa phóng từ lục địa. Binh chủng này hiện được biên chế 10 lữ tên lửa DF-21, trong đó có 2 lữ được trang bị DF-21D, 8 lữ còn lại trang bị các loại tên lửa DF-21 kiểu cũ.

(Theo ANTĐ/ Strategypage)

==============================

Tính lão Gàn vốn thoải mái. Hơn lữa, trong "pha học, kỹ thụt" thường loại suy mọi vấn đề để xác định bản chất qua mô hình chuẩn. Vì thế cho lên, lão Gàn cứ cho rằng: Hai nữ đoàn tên nửa chuyên bắn tàu sân bay của Tung Cóoc hoàn thành xúc sắc mọi nhiệm zdụ được giao: Tất cả tàu sân bay của Hải quân Huê Kỳ đều bị bắn hạ, khi mon men đến gần lãnh hải Tung Cóoc.

Nhưng cái zdấn đề còn lại là:

Sau đó thì sao?

Huê Kỳ đầu hàng và thừa nhận Tung Cóoc mần cái bá chủ thế giới? Cái này coi bộ hổng khả thi rùi!Posted Image Ấy là chưa lói đến chẳng bắn chìm được cái nào.

Bởi vậy! Thôi đi các quí zdị. Công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử đi cho nó lành. Tất nhiên, trong điều kiện này thì chẳng có cái "cơ sở pha học" nào của cái gọi chủ quyền lịch sử không thể chối cãi của Trung Quốc cho Hoàng Sa và Trường Sa cả. Bởi vì: Nam Dương Tử trước đây vốn là quốc gia của Việt tộc thì tất nhiên toàn bộ phía nam vùng đất này cũng thuộc Việt tộc trong lịch sử.

Lão chỉ nói đến đấy! Thằng nào ngu thì ráng chịu. Hết!Posted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đề xuất vũ trang cho ngư dân Trung Quốc: Mưu đồ thâm hiểm!

19/07/2012 14:11

(TNO) Một quan chức hàng đầu trong ngành ngư nghiệp Trung Quốc thúc giục chính phủ nước này vũ trang và huấn luyện quân sự cho 100.000 ngư dân Trung Quốc để tràn xuống biển Đông đối đầu với các nước trong khu vực.

Đề xuất cực kỳ thâm hiểm về việc biến những ngư dân Trung Quốc thành dân quân được ông Hạ Kiến Bân, Chủ tịch Tập đoàn quốc doanh Ngư nghiệp Bảo Sa tại tỉnh Hải Nam, đưa ra trong một bài bình luận trên tờ Thời báo Hoàn cầu ngày 28.6.

Ông Hạ Kiến Bân tuyên bố: “Nếu chúng ta đưa 5.000 tàu cá ra biển Đông, sẽ có 100.000 ngư dân tại đó… Và nếu chúng ta biến họ thành những dân quân, cấp vũ khí cho họ, chúng ta sẽ có một lực lượng quân sự mạnh hơn tất cả các nước khác ở biển Đông gộp lại”.

Posted Image

Tàu cá Trung Quốc tại cảng Tam Á ở tỉnh Hải Nam - Ảnh: Reuters

Quan chức ngành ngư nghiệp Trung Quốc kín đáo tiết lộ rằng Trung Quốc không gặp vấn đề gì với việc triển khai nhiều tàu cá. “Chỉ riêng tại tỉnh Hải Nam, chúng ta hiện có hơn 23.000 tàu cá, với 225.000 ngư dân lão luyện”, ông Hạ phát biểu.

“Mỗi năm, từ tháng 5 đến tháng 8, khi hoạt động đánh bắt tạm ngưng, chúng ta nên huấn luyện các ngư dân/dân quân kỹ năng đánh bắt, sản xuất và hoạt động quân sự, biến họ thành lực lượng dự bị trên biển, và sử dụng họ để giải quyết các vấn đề tại biển Đông”, ông này tiếp tục.

Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã liên tục sử dụng tàu cá để gia tăng khiêu khích với gần như tất cả các nước trong khu vực, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Philippines.

Các tàu cá Trung Quốc dưới sự hộ tống của những tàu ngư chính và hải giám đã ồ ạt đổ xuống biển Đông, làm gia tăng căng thẳng tại khu vực.

Cụ thể, trong vài tháng qua, hàng chục tàu cá Trung Quốc liên tục xuất hiện tại bãi cạn Scarborough, khu vực tranh chấp với Philippines tại biển Đông.

Mới đây nhất, một đội 30 chiếc tàu cá Trung Quốc đã xuất hiện tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam và đánh bắt trái phép tại đây. Hoạt động phi pháp này hiện vẫn tiếp diễn bất chất những phản đối của phía Việt Nam.

Các tàu cá Trung Quốc thường rất hung hăng khi đối đầu với các tàu công vụ nước ngoài, không ngần ngại đâm tàu vào lực lượng tuần duyên của các nước.

Vào hôm 17.7, lực lượng tuần duyên Nga đã bắt giữ hai tàu cá Trung Quốc sau khi buộc phải nổ súng để khống chế các tàu này, theo truyền thông Nga. Các tàu cá Trung Quốc bị tố cáo đã đâm vào tàu tuần duyên Nga.

Các ngư dân Trung Quốc cũng liên tục đụng độ với lực lượng tuần duyên các nước Nhật Bản, Hàn Quốc. Vào ngày 30.4, nhà chức trách Hàn Quốc cho biết 9 ngư dân Trung Quốc đã bị bắt sau khi dùng dao đâm khiến bốn cảnh sát biển Hàn Quốc bị thương. Vào ngày 19.4, một ngư dân Trung Quốc tên Trần Đại Vị đã bị tuyên án 30 năm tù vì đâm chết một cảnh sát biển Hàn Quốc vào tháng 12.2011.

Thậm chí, tại một đất nước bé nhỏ và xa xôi như Palau, nằm cách tỉnh Hải Nam hơn 2.900 km, các ngư dân Trung Quốc cũng đối đầu với nhà chức trách địa phương. Vào ngày 2.4, cảnh sát đảo quốc Palau đã bắn chết một ngư dân Trung Quốc và bắt giữ 25 người khác, những người bị Palau tố cáo đánh bắt trộm trong vùng biển nước này. Nhà chức trách Palau khi đó đã tố cáo các ngư dân Trung Quốc cố tình đâm vào tàu tuần duyên của họ.

Sơn Duân

====================

Lão Gàn này trong lúc say xỉn, cứ tưởng mình ngu nhất thế giới - Nhân loại xếp hàng một từ kẻ thông minh nhất đến thằng ngu nhất thì lão Gàn ctưởng mình đứng cuối cùng. Không ngờ xem bài này xong mới biết, lão còn thông minh hơn một thằng. Đó là người đề xuất sự kiện này - Vũ trang cho ngư dân Tung Cóoc - Hạ Kiến Bân.

Các người có biết nó ngu ở chỗ nào không?

Ngu ở chỗ nếu là ngư dân vào vùng biển nước khác đánh cá thì chỉ là ăn trm cá. Còn đã trang bị vũ khí thì là hành vi xâm lược vũ trang.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật phản đối xã luận của báo Hàn Quốc về bom nguyên tử

23/05/2013 17:52 (GMT + 7)

TTO - Hôm nay 23-5, Chính phủ Nhật đã kịch liệt phản đối vụ báo Hàn Quốc Joongang Ilbo mô tả vụ đánh bom nguyên tử thành phố Hiroshima và Nagasaki năm 1945 là “đòn trừng phạt thần thánh”.

Posted Image

Các cựu binh Hàn Quốc biểu tình chống Nhật trước Đại sứ quán Nhật tại Seoul hôm 23-5 - Ảnh: Reuters

Xã luận xuất hiện trên cả phiên bản tiếng Anh và tiếng Hàn của Joongang Ilbo hôm 20-5 mô tả hai vụ đánh bom nguyên tử năm 1945 làm hơn 200.000 người Nhật thiệt mạng là “xứng đáng”. “Chúa Trời thường mượn tay con người để trừng phạt những hành vi quỷ dữ của con người" - xã luận của Joongang Ilbo khẳng định.

Báo này nhắc lại vụ một cơ sở sinh học và hóa học của quân đội Nhật đã thực hiện những thí nghiệm tàn khốc trên cơ thể người trong Thế chiến II. “Tiếng kêu khóc của các nạn nhân đã bay tới thiên đường và các quả bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima và Nagasaki” - Joongang Ilbo viết.

Xã luận của Joongang Ilbo còn cáo buộc chính quyền Nhật và Thủ tướng Shinzo Abe đã chối bỏ quá khứ quân phiệt của Nhật. Báo này ra kết luận mang tính cảnh báo: “Chúa Trời có thể cảm thấy rằng việc trừng phạt Nhật vẫn chưa hoàn tất”.

AFP cho biết trong cuộc họp báo tại Tokyo hôm nay, chánh Văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga chỉ trích xã luận của Joongang Ilbo “vô cùng ô nhục”. “Chúng tôi kịch liệt phản đối ban biên tập của báo Joongang Ilbo. Nhật là quốc gia duy nhất từng bị bom nguyên tử tàn phá. Chúng tôi không bao giờ tha thứ cho những luận điệu như vậy” - ông Suga nhấn mạnh.

Xã luận của báo Joongang Ilbo xuất hiện trong thời điểm quan hệ Nhật - Hàn đang xấu đi nghiêm trọng sau khi thị trưởng thành phố Osaka là Toru Hashimoto khẳng định việc phụ nữ châu Á bị buộc làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật trong Thế chiến II là một hành động cần thiết.

Các sử gia cho biết khoảng 200.000 phụ nữ Triều Tiên, Trung Quốc, Philippines và một số nước khác bị buộc vào làm việc tại các nhà thổ phục vụ quân đội Nhật trong Thế chiến II.

NGUYỆT PHƯƠNG

==================

Lão Gàn viết - Đại ý: "Vì là "Canh bạc cuối cùng", nên luật chơi có một vài thay đổi".

Hàn Quốc nên cẩn thận! Nói như thế thì cũng có thể hiểu rằng: "Nếu như có bom nguyên tử tiếp tục nổ ở đâu đó trong tương lai thì điều đó không lẽ cũng là do ý muốn của Thượng Đế!".

Chỉ nên coi đó là hành vi của con người thôi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Từ Hoàng Sa trở về: Tàu cá Việt bị đâm tơi tả

TP - Tàu cá QNg 90917 TS hành trình từ Hoàng Sa về Quảng Ngãi đã bị tàu Trung Quốc quyết liệt cản đường và suýt bị đâm chìm trên biển. Con tàu trở về với nhiều vết thương trên thân tàu, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

nứt

Vết chạy dọc thân tàu. Ảnh: Đức Nguyễn.

16 tàu quây 1 tàu

Tối 21/5, tàu cá QNg 90917 TS cùng 15 ngư dân cập bến Sa Cần (Bình Sơn, Quảng Ngãi) với nhiều vết thương trên thân tàu. Chủ tàu là Trần Văn Quang, thuyền trưởng tàu là Trần Văn Trung (ở xã Bình Thạnh, Bình Sơn).

Thuyền trưởng buồn rầu kể lại: “Chiều 20/5, tàu chúng tôi sau chuyến đánh bắt ở Hoàng Sa trở vào đất liền. Tại tọa độ 15 độ 21 phút bắc, 111 độ 28 phút đông, cách vùng biển Quảng Ngãi khoảng 130 hải lý thì gặp đoàn tàu ghi chữ China gồm 16 chiếc đi thành hai tốp. Mỗi chiếc đi cách nhau khoảng 3 hải lý. Đoàn tàu này hướng mũi sang tàu tôi và bắt đầu cản đường”.

Chủ tàu Trần Văn Quang và chiếc mỏ neo bị tàu lạ đâm lút vào mũi tàu. Ảnh: Đức Nguyễn.

Theo anh Trung, chiếc tàu sắt đầu tiên sơn màu trắng, mũi tàu mang số 32001 có in hình mỏ neo trên thân tàu màu trắng bạc và có chữ “China”. Trên tàu có người mặc áo quần giống cảnh sát biển Trung Quốc, mang dây đeo màu đen, không đội mũ. Tàu được trang bị súng ống đầy đủ.

Thủy thủ trên tàu ra hiệu cho tàu Quảng Ngãi phải hành trình về phía nam, không được về Quảng Ngãi. Thuyền trưởng Trung hướng tàu đi xiên về phía nam. Tuy nhiên, những chiếc tàu trên vẫn tiếp tục đeo bám.

17h 30 phút, trời bắt đầu sập tối. Chiếc tàu sắt sơn màu cam mang số 264 bắt đầu tách ra và đâm thẳng vào đuôi tàu ngư dân Quảng Ngãi. Ngư dân dưới khoang bắt đầu hò hét và kiếm áo phao. Chiếc tàu này tiếp tục tấn công quyết liệt bằng cách lao thẳng vào hông tàu Quảng Ngãi. Những người điều khiển tàu này mặc quần áo dân sự.

Anh Trung bình tĩnh quay bánh lái cho con tàu lắc tròn né những cú đâm hiểm. Con tàu sắt công suất lớn nhanh chóng trở đầu và tiếp tục lao vào hông tàu ngư dân. Chiếc tàu có thành tàu cao ngang tầng thượng tàu cá, nên mỗi cú đâm trượt, lan can tàu này lại quét giàn đèn pha tàu ngư dân vỡ toác.

Thoát nạn trong gang tấc

Thấy chưa làm gì được tàu ngư dân, con tàu này quay lại tấn công cú chót bằng cách đâm thẳng vào mũi tàu gỗ. Tất cả ngư dân trên tàu hoảng loạn khi chiếc tàu nghiêng hẳn một bên, nước tràn vào khoang tàu. Biết chúng quyết dìm 15 ngư dân Việt Nam, ông Trung kéo hết ga cho tàu tháo chạy. Các ngư dân dưới khoang tàu bị hất văng ngã lăn qua mạn trái. Trên ca bin, thuyền trưởng vừa lái tàu vừa hò hét vào máy Icom gọi về tổng đài Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Quảng Nam để báo cáo tình hình.

Trước sự việc trên, Đồn biên phòng Bình Đông (Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã tiến hành lập biên bản kiểm tra dấu vết trên tàu, ghi lời khai của các ngư dân. Theo hồ sơ ban đầu, thiệt hại của tàu ngư dân gồm: be phải tàu bị gãy dài 17m; be phía sau gãy 6,8m; 4 đà ngang bị gãy dài 2,7m; ca bin bị gãy dài 1m. Đây là con tàu vừa hoàn thành chuyến biển dài 20 ngày tại quần đảo Hoàng Sa, thu hoạch được 7 tấn cá, đang trên đường trở về.

Tàu ngư dân bị nứt dài chạy dọc theo be phải con tàu. Một số điểm trên thành tàu lún sâu vào như bị một chiếc búa máy va đập mạnh. Chiếc tàu cá có công suất 340 mã lực, thân tàu dài 19,5 mét nên rất vững chãi. Tuy nhiên, là tàu vỏ gỗ, ngư dân vẫn không thể trụ nổi trước những con tàu vỏ thép cố tình đâm và có chiều dài gần 30 mét.

Dấu vết rõ nét nhất là chiếc neo tàu bị cắm sâu vào thành gỗ. Ông Trần Văn Quang, chủ tàu lý giải: “Chiếc neo này nằm cạnh mũi, khi tàu ghi chữ China đâm thẳng vào tàu chúng tôi thì chiếc neo đã bị đóng mạnh và ghim lút vào mũi tàu. Đây là cú đâm chí tử khiến tàu của chúng tôi gần chìm”.

Tàu của ông Quang là loại tàu hành nghề lưới rút theo công nghệ hiện đại, được trang bị hệ thống thiết bị ánh sáng cao áp, giàn kéo lưới bằng máy, cần cẩu để nhấc giàn chì lưới nặng hàng tấn.

Hệ thống thông tin trên tàu gồm 2 máy Icom tầm xa, một định vị, tầm ngư, máy dò. Trên tàu, ngoài cột cờ cao nhất phía trên mũi, ngư dân còn cắm hàng chục lá Quốc kỳ trên giàn phao nổi. Nhìn từ xa, chiếc tàu cá của ngư dân Bình Sơn như một cụm cờ Tổ quốc trên biển Đông.

Đức Nguyễn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngư dân Philippines bán tàu, chăn lợn vì...Trung Quốc

TPO - Bị tàu cá Trung Quốc chăng dây, xua đuổi khỏi ngư trường truyền thống, ngư dân Philippines chỉ còn cách bán thuyền, chuyển nghề để mưu sinh.

Dọc bờ biển đảo Luzon, những đứa trẻ nghèo cầm búa hì hục nhổ trộm những chiếc đinh rỉ sét từ thân một con tàu cá bỏ không. Đây là một trong những hình ảnh quen thuộc của những làng chài bị Trung Quốc buộc phải từ bỏ kế sinh nhai bằng cách chiếm đoạt “thiên đường đánh bắt cá” quen thuộc kể từ năm ngoái.

Ngư dân Philippines cho biết, tàu hải giám Trung Quốc đã xua đuổi họ khỏi bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) ở Biển Đông rồi dùng dây thừng chăng kín lối vào, nơi ngư dân Philippines đánh cá nhiều thập kỉ nay. Thậm chí, khi có bão lớn trên biển, ngư dân cũng không thể trông cậy vào Trung Quốc để có nơi trú ẩn.

Một số ngư dân Philippines đã phải mạo hiểm tính mạng để thuyền lớn ẩn ở khoảng cách xa rồi dùng thuyền nhỏ đánh bắt cá lén lút ở những vùng biển tập trung rất nhiều những loài cá giá trị cao như cá ngừ vây vàng, cá ngừ vằn, cá ngừ đỏ, cá mú, cá marlin xanh và tôm hùm.

Tuy nhiên, nhiều ngư dân khác ở thị trấn Masinloc, tỉnh Zambales và Infanta thuộc tỉnh Pangasinan đã bán tàu của họ, hoặc để lại tàu “đắp chiếu” trên bờ biển, chuyển nghề khác như chăn nuôi lợn ở nhà.

Thương nhân Joey Legazpi đã phải bán gần hết số 12 chiếc tàu của mình bởi họ chủ yếu phụ thuộc vào ngư trường ở gần bãi cạn Scarborough/ Hoàng Nham trong khi khu vực này đã bị Trung Quốc cướp trắng. Hiện ông mở một cửa hàng thực phẩm nhỏ ở Infanta.

“Tất cả đã hết”, ông Legazpi nói. Ông thừa nhận lực lượng quân đội Philippines được trang bị quá nghèo nàn nên không phải là đối thủ của hải quân Trung Quốc. Ông nói thêm: "Chúng tôi đã mất hy vọng có thể đòi lại được Scarborough/Hoàng Nham".

Căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ

Trung Quốc liên tục thể hiện những hành động hung hăng trên Biển Đông, “đổ thêm” không quân, hải quân và các lực lượng bán quân sự vào khu vực tranh chấp, làm tăng nguy cơ về một cuộc xung đột quân sự.

Theo Inquirer, tàu hải giám Trung Quốc đã chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough/ Hoàng Nham và chăng dây thừng vây kín lối vào eo biển sau 2 tháng căng thẳng vì đụng độ với tàu chiến của Philippines vào năm ngoái. Đây là khu vực gồm các bãi san hô và đá ngầm dài 230 km ở phía tây Zambales và nó nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, theo chính quyền Philippines. Trong khi nó nằm cách bờ biển gần nhất của Trung Quốc tới 870 km.

Không chỉ căng thẳng với Philippines, rất nhiều khu vực khác cũng chung hoàn cảnh. Tháng 3 vừa qua, dư luận quốc tế cũng dậy sóng vì tàu Trung Quốc bắn cháy cabin tàu Việt Nam khi tàu Việt Nam đang đánh bắt tại ngư trường truyền thống.

Hai tuần trước, lực lượng tuần duyên Philippines đã đụng độ với một tàu cá Đài Loan khiến một ngư dân Đài Loan thiệt mạng. Manila đã xin lỗi nhưng Đài Loan vẫn kiên quyết trả đũa bằng việc đóng băng các hợp đồng lao động của công dân Philippines, triệu hồi đại diện ngoại giao và cắt đứt các trao đổi thương mại.

Trung Quốc ngày càng cứng rắn

Ian Storey, nhà nghiên cứu cao cấp của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nhận định, các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đang tăng cường củng cố vị thế của họ để khẳng định chủ quyền thông qua luật pháp quốc gia hoặc trước Liên Hợp Quốc.

Tuy nhiên Bắc Kinh lại hoàn toàn khác. Trung Quốc trắng trợn tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông và chuỗi đảo ở biển Hoa Đông trong tranh chấp với Nhật Bản, đồng thời củng cố tuyên bố chủ quyển của mình bằng vũ lực và xua đuổi ngư dân các nước khác.

"Triển vọng về một giải pháp cho các cuộc tranh chấp ở Biển Đông là rất mờ mịt", theo ông Storey.

Các ngư dân Philippines ở Masinloc và Infanta cho biết, tàu hải giám Trung Quốc đã liên tục xua đuổi và đẩy họ vào trò chơi “mèo vờn chuột” nguy hiểm.

Ông Desiree Edora, thị trưởng của Masinloc nói: "Những ngư dân của chúng tôi đã rất sợ hãi… Họ đâu có sức mạnh gì. Phía bên kia (Trung Quốc) được trang bị vũ khí quân sự, vì vậy ngư dân Philippines chỉ còn cách là bỏ chạy để thoát thân”.

Báo động vì tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian gần đây, các nước Đông Nam Á đã tìm kiếm một giải pháp về ứng xử mang tính pháp lý để ràng buộc Trung Quốc, ngăn cản những hành vi hung hăng. Tuy nhiên cho đến nay Bắc Kinh vẫn “lờ” đi việc ngồi vào bàn đàm phán và thảo luận về những đề xuất.

Bị xua đuổi

Joynes Pursines, thuyền trưởng của tàu Queen Kim Urich cho biết, ông cùng các thủy thủ của mình bị tàu Trung Quốc đuổi tới ba lần khỏi Scarborough/ Hoàng Nham vào cuối năm ngoái. Một lần, tàu của ông đã bị hai tàu Trung Quốc ép sát và hú còi chói tai trong khi người Trung Quốc trên tàu liên tục vẫy cờ đỏ.

"Chúng tôi đã nghĩ rằng họ sẽ đánh chìm tàu của mình", thuyền trưởng nói. Nhưng những tàu Trung Quốc chỉ đuổi theo 5.5km rồi quay lại khi tàu của ông đã cách bãi cạn 18 km.

Ông Legazpi cho biết, tranh chấp trên bãi cạn này đã đẩy ngư dân Philippines vào thế nguy hiểm khi mùa bão biển về. Ngư dân không thể vào được vùng nước lặng an toàn của eo biển dẫn vào bãi Scarborough/ Hoàng Nham để tránh bão vì tàu hải giám Trung Quốc canh giữ gần đó.

"Tại sao họ có thể làm thế trong khi luật hàng hải quốc tế đều quy định mọi ngư dân gặp nạn đều cần phải được giúp đỡ? …Các thủy thủ của tôi đã quyết định trở về nhà và rút ngắn chuyến đi. Không một ai muốn bị mất tích trên biển vì họ sẽ không có giấy chứng tử và gia đình họ sẽ không được hưởng chế độ gì hết”, ông Legazpi nói. Ông cho bieetss thêm bảy ngư dân của mình đã bị mất tích khi một trận bão quật vào bãi cạn vào năm 2005.

Hãng tin AP đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh về những tố cáo này của ngư dân Philippines nhưng không nhận được phản hồi. Các quan chức chính phủ Philippines đã liên tục phản đối việc Trung Quốc phong tỏa eo biển vào bãi cạn nhưng cũng không ăn thua.

Macario Forones, một chủ tàu ở Masinloc, hiện cũng phải nuôi lợn để trang trải cho cuộc sống. “Tôi từng có 60 thủy thủ nhưng họ đã bỏ đi hết rồi”, Macario Forones nói. Một lần, ông liều mình dùng thuyền nhỏ để vào Scarborough/ Hoàng Nham nhưng bị lính Trung Quốc phát hiện và xua đuổi.

Tuy nhiên ông Forones không bỏ cuộc. Ông đã cho tu sửa lại tàu của mình và hy vọng một ngày nào đó có thể trở lại ngư trường.

Con tàu mới được sơn trắng và vàng của ông đứng ngạo nghễ trên bờ biển Masinloc, bên cạnh những con tàu mục nát, bị bỏ rơi dưới ánh mặt trời.

Phan Yến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc hạ trại và thất bại đầu tiên của thủ tướng

Cập nhật lúc 06:02, 24/05/2013

(ĐVO) - Thủ tướng Trung Quốc được cho là đã thất bại trong việc thuyết phục Ấn Độ đưa “nội dung” Biển Đông vào tuyên bố chung.

Tân Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vừa kết thúc chuyến thăm Ấn Độ. Đây là chuyến xuất ngoại đầu tiên của ông Lý trên cương vị Thủ tướng Trung Quốc và nó diễn ra ngay sau khi căng thẳng lãnh thổ giữa 2 nước bùng phát vào tháng 4/2013.

Mới nhậm chức, ông Lý đến Ấn Độ, tay bắt mặt mừng với người đồng cấp Ấn Độ Manmohan Singh. Trong thời gian ở thăm Ấn Độ, ông Lý hạn chế nói nhiều đến vấn đề biên giới giữa 2 nước và cố gắng vượt qua bất đồng về lãnh thổ.

Hội đàm với người đồng cấp Ấn Độ, ông nhấn mạnh nhiều đến hợp tác kinh tế và khẳng định quan hệ tốt giữa hai bên là chìa khóa cho hòa bình thế giới và phát triển trong khu vực. Tuy nhiên có vẻ như chuyến đi đã không được như kỳ vọng, nhất là từ góc độ Trung Quốc. Điều này cũng là dễ hiểu trong bối cảnh giữa 2 nước tồn tại quá nhiều vấn đề không thể giải quyết trong một sớm một chiều.

Posted Image

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái) “trao đổi” với người đồng cấp Ấn Độ Manmohan Singh trong chuyến công du tới Ấn Độ của ông Lý

Vấn đề nổi cộm hàng đầu là tranh chấp lãnh thổ, bắt đầu từ ít nhất là năm 1962, khi 2 bên nổ ra xung đột vũ trang ở vùng biên khiến phía Ấn Độ chịu nhiều thương vong. Đến nay Trung Quốc và Ấn Độ đã trải qua 15 vòng đàm phán cấp cao xong vẫn chưa đi tới đâu. Mới tháng 4 vừa rồi căng thẳng lại bùng phát, với việc Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc đưa quân vào lãnh thổ Ấn Độ và hạ trại, thậm chí còn cho phi cơ xâm nhập không phận Ấn Độ. Theo Ấn Độ, trong các năm trước đó cũng xảy ra hàng trăm vụ xâm nhập từ phía Trung Quốc.

Vấn đề thứ 2 là quan hệ kinh tế song phương hiện rất mất cân bằng, trong đó Ấn Độ phải chịu thâm hụt thương mại cực lớn. Về điểm này, một số người cho rằng Ấn Độ có nguy cơ trở thành một châu Phi thứ 2, một thị trường cho hàng hóa Trung Quốc ồ ạt đổ bộ.

Thuyết phục Ấn Độ tránh xa vấn đề Biển Đông?

Điểm đáng lưu ý trong chuyến công du lần này là việc ông Lý Khắc Cường được cho là đã thuyết phục phía Ấn Độ tán đồng quan điểm của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông và đưa điều đó vào tuyên bố chung. Song ông Lý đã thất bại trong nỗ lực này.

Nguồn tin của Đài Tiếng nói nước Nga và tờ IndianExpress cho hay, ngài Thủ tướng Lý Khắc Cường trong quá trình hội kiến đã “vận động” Thủ tướng Ấn Độ ủng hộ quan điểm của Trung Quốc cho rằng Biển Đông là vấn đề song phương.

Tuy nhiên, vẫn theo các nguồn tin này, Thủ tướng Ấn Độ đã chối từ. Và thực tế, Tuyên bố chung chính thức được đăng tải sau đó trên trang web Bộ các Vấn đề Đối ngoại của Ấn Độ (tức Bộ Ngoại giao nước này) đã không đề cập đến vấn đề này.

Từ trước đây, Ấn Độ đã tuyên bố ủng hộ tuyên bố của Việt Nam về lãnh hải, về vùng đặc quyền kinh tế và khẳng định những gì Trung Quốc tuyên bố trên Biển Đông là không có cơ sở pháp lý. Ấn Độ nhấn mạnh đây là vùng biển quốc tế và mọi việc phải dựa trên pháp luật và thông lệ quốc tế, cụ thể là phải dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Nói chung cách tiếp cận của Ấn Độ trong vấn đề này là trung lập tích cực. Tất nhiên, Ấn Độ cũng xuất phát từ lợi ích kinh tế của mình. Ấn Độ là một nước đang phát triển mạnh mẽ và có nhu cầu rất lớn về vận chuyển hàng hóa và dầu mỏ qua đường biển.

Khu vực Biển Đông là tuyến hàng hải sống còn của Ấn Độ bên cạnh Eo biển Malacca. Tuy nhiên, Ấn Độ đồng thời chỉ rõ đây là các tuyến hàng hải quốc tế chứ không phải của riêng một nước nào.

Posted Image

Ấn Độ (trái) và Trung Quốc trên bản đồ thế giới

Lãnh đạo hải quân Ấn Độ cũng đã tuyên bố sẵn sàng bảo vệ lợi ích chính đáng của nước này tại khu vực Biển Đông. Ngoài ra, theo các nguồn tin, trong chuyến công du của Thủ tướng Trung Quốc, phía Trung Quốc cũng muốn đề cập đến Tây Tạng trong Tuyên bố chung Ấn-Trung. Nhưng một lần nữa Ấn Độ lại từ chối.

Dù Trung Quốc nói ít đến căng thẳng lãnh thổ, vấn đề biên giới lãnh thổ vẫn là mối quan tâm lớn của Ấn Độ và luôn làm nước này cảm thấy bất an. Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh coi hòa bình và ổn định ở biên giới là nền tảng cho quan hệ song phương.

Bức tranh rộng lớn hơn

Để trấn an dư luận về sự vươn lên của nước mình, bắt đầu từ năm 2003, quan chức và học giả Trung Quốc đưa ra khái niệm “Trung Quốc trỗi dậy hòa bình”, hàm ý các cường quốc khi trỗi dậy thường đi kèm những thay đổi dữ dội trên thế giới - có khi là chiến tranh - nhưng Trung Quốc sẽ lựa chọn 1 con đường khác để vươn mình.

Với “trỗi dậy hòa bình”, Trung Quốc sẽ không “xưng hùng xưng bá”, không theo chân nước Đức thời Thế chiến 1 và 2, cũng như tham gia thế đối đầu kiểu Chiến tranh Lạnh. Sau đó, để yên tâm hơn (hạn chế tối đa việc bị hiểu lầm), họ lại cải biên cụm từ trên thành “Trung Quốc hòa bình phát triển” để nhấn mạnh Trung Quốc sẽ là nước có trách nhiệm, mạnh về kinh tế và quân sự nhưng không đe dọa ai.

Nhưng trên thực tế các quốc gia từ Đông sang Tây, từ châu Mỹ, châu Âu, đến châu Á đều dè chừng trước các tuyên bố của Trung Quốc.

Tiếng Anh có câu Actions speak louder than words (Hành động có sức nặng hơn lời nói), có lẽ vận rất “chuẩn” vào tình huống này. Không ít hành động của Trung Quốc trong quá khứ và hiện tại bị nhiều nước coi là gây hấn.

Hầu như nước nào chung biên giới với Trung Quốc đều lâm vào căng thẳng lãnh thổ với gã khổng lồ này ở các mức độ khác nhau. Ngay cả Liên Xô - siêu cường một thời - cũng đã đụng độ vũ trang với Trung Quốc ở biên giới. Trong quan hệ với Trung Quốc, đã và đang xuất hiện xu hướng liên kết, tập hợp lực lượng và lên tiếng ủng hộ lẫn nhau giữa các nước có cùng “cảnh ngộ”.

Không những vậy, trên phương diện lý thuyết, Bắc Kinh đã đưa ra khái niệm “lợi ích cốt lõi”. Khái niệm này hiện không chỉ còn bao gồm Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương, mà đã mở rộng sang Biển Đông và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Không dừng lại ở đó, mới đây một cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc đã đăng bài của viện nghiên cứu chính thống của nước này đề cập trực diện việc cần thiết xem lại lịch sử của đảo Okinawa và chủ quyền của Nhật Bản đối với đảo này.

Trước chiêu thức này, một số người Nhật đã không khỏi hoảng hốt xen lẫn bực dọc, và phải thốt lên, nếu dựa trên mối liên hệ lịch sử thì với việc Nhật Bản từng chiếm phần lớn lãnh thổ Trung Quốc thời Thế chiến 2, Nhật Bản hoàn toàn có thể “xem xét lịch sử đối với những vùng này”.

Hiện nay nhiều người ở châu Á, đặc biệt là các nước láng giềng của Trung Quốc, đang lo ngại không hiểu sắp tới Trung Quốc sẽ lại tuyên bố lợi ích cốt lõi nào nữa và “xem xét lại lịch sử” với vùng đất/biển nào.

Trong lịch sử, phong kiến Trung Quốc từng xâm lược và cai trị nhiều nước, nên nếu cứ nói “liên hệ lịch sử theo kiểu Trung Quốc” thì có lẽ Trung Quốc sẽ không thiếu “chứng cứ” theo kiểu của họ.

Và do vậy, không phải ngẫu nhiên mà các nước trên thế giới nói chung và ở châu Á nói riêng đang cảnh giác dõi theo từng đường đi nước bước của quốc gia này.

Trong khi Mỹ có rất nhiều đồng minh rải ở nhiều nơi thì cường quốc mới nổi Trung Quốc (đông dân nhất thế giới hiện nay) không có nhiều đồng minh. Myanmar từng là chỗ “thân quen” với Trung Quốc nhưng giờ họ lại ngả sang Mỹ. Còn Triều Tiên vừa rồi đã liên tiếp làm “phật ý” Trung Quốc bằng cách thử hạt nhân và phóng tên lửa.

Trở lại quan hệ Trung-Ấn, Ấn Độ nhiều lần “tố” Trung Quốc hỗ trợ Pakistan để cô lập Ấn Độ, chẳng hạn trong vấn đề Kashmir. Không khó gì để nhận thấy trên bản đồ địa chính trị thế giới, Pakistan và Trung Quốc tạo thành thế gọng kìm đối với Ấn Độ nằm giữa.

Đáp lại, Ấn Độ hậu thuẫn Đạt Lai Lạt Ma và chính quyền Tây Tạng lưu vong. Và trong tuyên bố chung lần này, từ Tây Tạng đã không xuất hiện. Lập luận của Ấn Độ là có đi có lại - đối với Ấn Độ, Kashmir cũng là “lợi ích cốt lõi” như hoặc hơn Tây Tạng đối với Trung Quốc.

Hồi năm 2010, Ấn Độ đã thôi đề cập vấn đề Tây Tạng trong tuyên bố chung giữa 2 nước về chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc khi đó là Ôn Gia Bảo.

Không chỉ vậy, Ấn Độ vẫn tích cực gia tăng sức mạnh cứng (phát triển vũ khí, bố trí quân lực) và thực hành ngoại giao bao vây trên diện rộng (bằng cách “bắt tay” với hàng loạt nước xa gần xung quanh Trung Quốc) để đáp lễ.

Theo VOV

======================

Kết quả của chuyến ngoại giao cấp cao giữa Trung Quốc và Ấn Độ không nằm ngoài dự đoán của Lão Gàn này. Sang đến Châu Âu,ngài thủ tương Tàu còn được một vài kết quả về kinh tế. Nhưng lại để buồn cho nhau về các vấn đề quốc tế khác.

Hiện nay, nước Tàu đã tỏ thiện chí bằng cách thông báo cho Hoa Kỳ chuyến thăm của tướng Bắc Triều Tiên. Nhưng cuộc gặp cấp cao bình dân sắp tới ở California cũng chỉ là một kết quả nửa vời, nhưng vấn đề quyền lợi cốt lõi và căn bản vẫn không thể hòa nhập được. Báo trước vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ hé lộ máy bay chống ngầm mới, nhưng vẫn lo

Thứ Sáu, 24/05/2013, 07:54 [GMT+7]

(ĐVO)- Lép vế trong hoạt động ngầm cũng như chống ngầm là điều mà truyền thông quốc tế vẫn thường đánh giá về quân đội TQ...

Posted Image

Vậy là khi sức mạnh chống ngầm vừa được cải thiện chút ít nhờ sự góp mặt của Gaoxin-6 thì bỗng nhiên niềm vui nhanh chóng trở thành sự lo lắng tột độ. Vậy là điểm yếu chống ngầm cố hữu trong quân đội TQ vẫn tiếp tục tồn tại dự kiến trong một thời gian khá dài tới.

==================

Một chuyên gia quân sự cao cấp của Nga đã nhận xét: "Trung Quốc tiến hành chiến tranh chống Hoa Kỳ là tự sát". Tôi chỉ là người đồng ý với nhận xét này của vị tướng Nga, nhưng tôi biết điều này từ lâu. Riêng về vấn đề chống ngầm này thì tôi có thể phát biểu chi tiết thêm rằng:

Khi những máy bay chống ngầm hiện đại nhất của Hoa Kỳ có thể đem bán thì họ đã có một phương tiện khác hiệu quả hơn nhiều để chống ngầm. Họ gần như có thể nhìn xuống đáy biển y như nước đã rút hết rồi và quan sát bằng mắt thường vậy.

Người Nhật đã nhìn thấy tàu chiến Trung Quốc khóa rada - một tư thế chuẩn bị tấn công mục tiêu - . Nhưng họ chỉ cảnh báo vậy, và không công bố bằng chứng, vì sợ lộ bí mật quân sự.

Trong cuộc chiến Vùng Vịnh I - cuộc chiến dứt điểm làm thay đổi cục diện và lịch sử thế giới, theo nhận xét của tôi - và chỉ đến khi chiến tranh xảy ra, người ta mới biết vũ khí hiện đại vào thời điểm đó của Hoa Kỳ có những gì. Tất nhiên, nếu "canh bạc cuối cùng" xảy ra theo chiều hướng chiến tranh thì còn ngoạn mục hơn nhiều.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites