Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Tình hình biển Đông ngày càng xập xí xập ngầu, hỗn loạn vô minh, vô pháp chủ yếu do các chủ nhân thực sự thế lực yếu, không đủ sức chấp pháp và răn đe để bọn cường đạo nhảy vào quậy tưng xem thường pháp luật quốc tế, mưu toan vẽ lại bản đồ thế giới. Nếu các đại ca quốc tế không hành động mạnh tay và kịp lúc, các nước nhỏ bắt buộc buộc phải đẩy mạnh chiến thuật chống trả du kích, đối địch bất đối xứng thì 1 Trung Đông thứ 2 ra đời. Thế giới đại loạn, phe Hồi giáo cực đoan và chủ nghĩa dân tộc cực đoan sẽ lên ngôi

Chẳng phải ngẫu nhiên Hoa Kỳ đem tàu thủy và tập trung lực lượng ở Tây Thái Bình Dương. "Canh bạc cuối cùng" sẽ xảy ra. Trung Coóc sẽ gây sức ép bằng tất cả mọi phương tiện lên các nước Đông Nam Á.

Vì là "canh bạc cuối cùng" nên các tay chơi đang lừa thế nhau. Chỉ một nước cờ sai của Trung Quốc và "con rắn nước Đài Loan" là mọi chuyện bắt đầu.

Về mặt "lý thuyết" thì con số 731 trên chiếc tàu bay mà ngài Thủ tướng Nht ngồi là ngẫu nhiên. Nhưng nó có vẻ rất logic trong việc kích động đối thủ hở bàiPosted Image.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LÃO SAY LOẠN BÀN

Quán xét đến thời điểm hiện tại thì theo như ngu ý của TL lúc này bàn cờ đã được bầy xong và các đối thủ đã có những bước mang tính chất xuất quân thăm dò. Trong 1 tuần qua thì các tin tức và diễn biến trên khu vực Châu Á Thái Bình Dương có vẻ như trầm xuống. Nhưng đây phải chăng là 1 khoảng lặng trước một cơn bão khá lớn.

Với chiêu bài tràn xuống biển đông bằng các tàu đánh cá và Hải giám được trang bị vũ khí đi kèm thì đây chỉ là một nước cờ đi con tốt 3 trước của Tung cóong mà thôi như vậy thì bước tiếp theo sẽ là đi con Mã. Như vậy con mã sau ta sẽ biết là mã bên nào? Hoa Đông or Biển Đông.

Theo phân tích của Lão say thì nếu như Tung Cóong ưu tiên thì sẽ ưu tiên giải quyết vế nào trước.

Xét về nội bộ những năm gần đây TQ với mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới (phát triển nóng) đã mang lại cho TQ một vị thế kinh tế mới vượt qua Nhật Bản đứng thứ 2 sau Mỹ. Với mức tăng trưởng này đã đẩy TQ đến một thực tại nguy hiểm trong nội bộ đó là cạn kiệt tài nguyên, và nạn ô nhiễm môi trường. Đồng thời xuất hiện các siêu nhóm lợi ích tham nhũng, khoảng cách phân hóa giàu nghèo đã làm bùng nổ sự bất công trong xã hội.

Nạn khai thác tài nguyên khoáng san bừa bãi bất chấp hậu quả, và với cách sản xuất thiên về số lượng và copy các nước khác và lợi thế nhân công rẻ mạt, nên hầu như hàng hóa của TQ có mặt trên khắp thế giới không những TQ tàn phá chính đất nước họ mà còn tàn phá bất kỳ quốc gia nào mà họ đầu tư . (bao gồm đông Nam á, Châu phi, và các nước Trung cận đông).

Đã đến lúc nguồn tài nguyên và tư liệu sản xuất cạn kiệt và chưa có các nguyên liệu thay thế nguy cơ khủng hoảng về năng lượng sản xuất rất cao, thêm nữa là cung cách sản xuất chộp giật không cần biết đến chất lượng và an toàn dễ dẫn đến hàng hóa của TQ sẽ bị tẩy chay trên toàn thế giới.

Với những năm 80-90 khi mạng lưới thông tin còn lạc hậu thì chính phủ TQ có thể bưng bít người dân nhưng hiện nay đã bước sang thế Kỷ 21 chuyện bưng bít là không thể, chính vì vậy ta thấy rằng hiện nay TQ đang phải đối phó với một đống rơm cháy từ lõi cháy ra.

Phàm trong nhà có chuyện người ta thường làm sao hướng dư luận chú ý sang 1 việc khác (đây được gọi là sự đánh trống lảng) để họ quên đi cái ung nhọt đau đớn trên mình. (Còn nhớ khi còn bé TL đi chữa hay nhổ răng thường được ông bác sỹ kể chuyện hỏi han đâu đâu.. có khi nào ông ta nói chuyện về cái răng đâu). Như vậy chính sách gây hấn trên Biển đông, Hoa đông, và các lãnh thổ giáp biên giới TQ cũng là 1 phần nhằm hướng dư luận trong nước tập trung về vấn đề chủ quyền biển đảo và biên giới. Khơi dậy tính chủ nghĩa dân tộc trấn an dư luận trong nước. Đó cũng chính là lý do làm sao mà TQ đưa các mỏ diều hâu từ lớn bé già trẻ lên các trang báo của Hoàn cầu mà rúc liên hồi.

Như trên đã nói dù sao thì sự gây hấn trong thời gian qua cũng chỉ là 1 phần hướng dư luận trong nước .

Còn 1 phần khác khá quan trọng lão say xin được phép loạn bàn : Từ cổ chí kim tới nay các nước lớn luôn mong muốn có được sức mạnh của một Đại vương (anh cả) và xung quanh là một đàn chư hầu (đàn em). Quốc gia nào nhiều Chư hầu thì sức mạnh thuộc về họ cả về kinh tế lẫn quân sự. Ở vào thập kỷ 80 của thế kỷ trước Mỹ với lượng chư hầu là khối tây âu và phần lớn các nước châu Á. Nga với khối đông âu và phe xã hội chủ nghĩa. Sau khi Liên xô tan rã thì Nga bây giờ chỉ như một Đại Vương về vũ khí chứ không còn là vị Đại Vương thực sự (gồm cả Kinh tế và quân sự).

Sau nhưng năm tập trung phát triển kinh tế, và gia tăng quốc phòng TQ có vẻ như đã lớn mạnh và mộng làm Đại Vương đã bắt đầu nhen nhóm,TQ đã bắt đầu mở rộng đầu tư đến các vùng xa xôi (Phi châu, Trung đông...)nhưng vấn đề là muốn làm được Đại Vương cần phải có 2 yếu tố chính :

1- Phát triển Kinh tế đủ mạnh để khuất phục các chư hầu nghèo

2- Tiềm lực quân sự mạnh để sẵn sàng trấn áp, và bảo vệ được chư hầu của mình.

Xét cả 2 khía cạnh trên thì ta thấy như sau: TQ mới vượt qua được Nhật bản tong vị thế cường quốc kinh tế.

Về quân sự thì mới chỉ có số lượng đông chứ tiềm lực quân sự thì còn kém xa nhiều nước trên thế giới bởi từ xưa đến nay TQ vẫn chỉ đi mua vũ khí, khí tài và copy công nghệ để sản xuất. riêng về Kinh tế thì với sự phát triển không bên vững thì Nhật Bản bất cứ lúc nào cũng có thể lội ngược dòng trên cuộc đua này (còn riêng với Mỹ thì đã bỏ quá xa trong cuộc đua). Như vậy ta có thể thấy hiện nay TQ đang "dậy sớm" như trong câu các cụ nhà chúng ta đã viết :"Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non" dậy non ở đây nghĩa là còn non nớt hay nói cách khác là sinh thiếu tháng. Nhưng đã trót dậy rồi thì không thể quay lại được nữa, không thể quay lại nơi bào thai nữa bắt buộc phải sống hoặc chết yểu. Và tiếp tục ta sẽ thấy cái mà Đại Vương TQ đang sống khi sinh non thế nào??

Mục tiêu đặt ra trước hết về kinh tế phải đập vào kẻ đang nhăm nhe cái vị trí thứ 2 đó là Nhật bản và cạnh tranh dần dần với kẻ thứ Nhất là Mỹ, thâu tóm các quốc gia lân cận nghèo đói để tranh thủ sự ủng hộ các mặt trận, Về quân sự thì mua các loại vũ khí hiện đại của các lái buôn và copy công nghệ sản xuất.

(còn tiếp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng thống Hàn Quốc: "Triều Tiên sẽ phải trả giá nếu khiêu chiến"

Thứ Ba, 07/05/2013 - 09:25

(... )

Posted Image

Bà Park Geun-hye quyết không nhân nhượng Triều Tiên

Tuyên bố trên được bà Park đưa ra trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình CBS của Mỹ. Khi được hỏi về việc liệu Hàn Quốc có đáp trả bằng hành động quân sự nếu Triều Tiên có những cuộc tấn công quy mô nhỏ, bà Park tuyên bố: “Có, chúng tôi sẽ buộc họ phải trả giá”.

Đồng thời, nữ Tổng thống Hàn Quốc cũng kêu gọi chấm dứt việc nhượng bộ và viện trợ sau mỗi lần Bình Nhưỡng có hành động khiêu khích. “Triều Tiên luôn có những hành động khiêu khích và đe dọa. Sau đó là đàm phán và hoạt động viện trợ. Chúng ta đã được thấy sự tiếp diễn không ngừng của cái vòng luẩn quẩn xấu xa này và giờ là lúc phải chấm dứt nó”.

Khi được hỏi về thông điệp muốn gửi tới nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bà Park khẳng định: “Tôi muốn nói với ông ta rằng Triều Tiên phải thay đổi. Đó là con đường duy nhất để sống sót và là cách duy nhất để phát triển”.

Bà Park cho rằng Triều Tiên đang yếu lí lẽ đến mức quay sang trò công kích cá nhân nhắm vào mình, ví dụ như cáo buộc rằng chiếc váy “xa hoa hiểm độc” của bà đang khiến cho các quan chức Hàn Quốc trở nên “hiếu chiến”.

“Theo tôi, việc thực tế rằng họ không củng cố lí lẽ cho những bình luận của mình bằng thực tế mà lại dùng những kiểu tấn công vào tình cảm khác nhau, như đề cập đến chiếc váy của tôi…là một dấu hiệu cho thấy lý lẽ của họ cực kỳ yếu, nên họ cảm thấy rất đuối lý”, bà Park nói tiếp. “Tôi nghĩ đó chính là một dấu hiệu rõ ràng”.

Trong cuộc hội đàm trước đó với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, bà Park cũng nhấn mạnh việc Triều Tiên phải chấm dứt các hành động khiêu khích và từ bỏ các chương trình hạt nhân nếu không muốn bị cô lập nặng nề hơn.

Lý do tôi thúc đẩy tiến trình xây dựng lòng tin trên bán đảo Triều Tiên đó là chúng tôi không bao giờ có thể chấp nhận các chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Sẽ không có một phần thưởng nào cho các hành động khiêu khích của họ và chúng tôi sẽ buộc họ phải trả giá nếu họ tấn công”, người đứng đầu chính quyền Hàn Quốc quả quyết.

“Tuy nhiên nếu họ chọn hướng đi đúng đắn, chúng tôi sẽ cung cấp các hỗ trợ, tìm cách hợp tác và sẽ dành hết sức mình để giúp đỡ Triều Tiên tiến lên trên con đường cùng phát triển thịnh vượng”.

Mặc dù tỏ rõ quan điểm cứng rắn với Triều Tiên bà Park vẫn cam kết không gắn các chương trình viện trợ nhân đạo cho người dân nước này với các vấn đề an ninh. Đây là một sự khác biệt so với người tiền nhiệm Lee Myung-bak, người một mực cho rằng bất kỳ sự hỗ trợ nào từ Seoul phải đi đối với tiến trình giải giáp (*) vũ khí tại Triều Tiên.

Thanh Tùng

Theo Yonhap

[/quote]

http://vnexpress.net...hap-o-han-quoc/

thứ tư, 15/5/2013, 15:35 GMT+7

Thiền sư Thích Nhất Hạnh giảng Phật pháp ở Hàn Quốc

"Lắng nghe và thấu hiểu những đau khổ trong nội tâm sẽ giúp chúng ta giải quyết được hầu hết các vấn đề ta gặp phải", thiền sư Thích Nhất Hạnh nói trong buổi hoằng pháp dài 3 giờ liền tại sân vận động ở Hàn Quốc.

Posted Image Thiền sư Thích Nhất Hạnh (phải) nói chuyện với Thượng tọa Hyemin, rất nổi tiếng và là tác giả những cuốn sách bán chạy nhất của Hàn Quốc, trong một chương trình truyền hình quay tại Seoul hôm 14/5. Ảnh: Yonhap. Buổi nói chuyện có chủ đề "Dừng lại và hàn gắn" của thiền sư Thích Nhất Hạnh, diễn ra hôm qua tại sân vận động Jamil ở Seoul, thu hút sự chú ý của đông đảo người Hàn.

Là nhà thơ có ảnh hưởng lớn, đồng thời là một nhà hoạt động nhân quyền, thiền sư cho biết: "Muốn chữa lành cho người khác, trước tiên ta cần tự chữa lành cho chính mình. Để làm được điều đó, ta phải biết cách giải quyết những vấn đề của bản thân. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không biết lắng nghe và thấu hiểu những nỗi khổ của chính mình".

Theo thiền sư Nhất Hạnh, với nhịp sống nhanh trong xã hội hiện đại, con người có xu hướng không muốn đối mặt với nguồn gốc của những đau khổ và cố gắng che giấu đi những đau khổ ấy bằng cách tiêu thụ vật chất.

Ông nói: "Suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta là những điều gây ra sự tức giận, sợ hãi và nghi ngờ cho người khác. Bởi vậy, chúng ta không thể đổ lỗi cho họ mà nên sử dụng ngôn ngữ để hiểu nhau hơn, cũng không nên chỉ trích, buộc tội khi đang lắng nghe họ nói".

Bàn về mối quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, thiền sư cho rằng, việc Bình Nhưỡng theo đuổi vũ khí hạt nhân không phải gốc rễ gây căng thẳng cho quan hệ ngoại giaoPosted Image. Gốc rễ ở đây chính là sự sợ hãi, tức giận và nghi ngờ giữa hai bên.

"Vũ khí hạt nhân là một trở ngại đối với mối quan hệ tốt đẹp giữa hai miền Triều Tiên. Nó phản ánh nỗi sợ hãi, tức giận và nghi ngờ của Triều Tiên bởi nếu không, họ đã không xây dựng vũ khí hạt nhân. Vì hòa bình, điều cơ bản cần làm không phải việc loại bỏ vũ khí hạt nhân mà là loại bỏ sự sợ hãi, tức giận và nghi ngờ trong mỗi người. Posted Image Qua đó, việc hòa giải sẽ trở nên dễ dàng".

Theo thiền sư Thích Nhất Hạnh, chìa khóa để hòa giải chính là việc "biết lắng nghe". Ông cũng khuyên các chính trị gia nên học theo con đường của Phật giáo để giúp ích cho đàm phán và hòa giải.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh ra tại Thừa Thiên Huế, là giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động xã hội và là nhà sư nổi tiếng của Phật giáo thế giới. Ông trụ trì ở chùa Làng Mai, phía nam nước Pháp. Ông tới Seoul hôm 1/5, trong khuôn khổ chuyến đi toàn cầu để kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật (ngày Đản sinh năm nay rơi vào 24/5).

Tại Hàn Quốc, thiền sư Nhất Hạnh tham gia vào nhiều sự kiện như tổ chức các buổi nói chuyện với công chúng để giảng Phật pháp, chủ trì khóa tu chánh niệm tại chùa Woljeongsa nhằm chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, hay tham gia Ngày Quán niệm ở đại học Dongguk, Seoul với các hoạt động thiền hành, ăn chay và thảo luận về việc tu tập.

Thu Hằng (Theo The Korea Times)

____________________________________

"Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh ra tại Thừa Thiên Huế, là giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động xã hội và là nhà sư nổi tiếng của Phật giáo thế giới. Ông trụ trì ở chùa Làng Mai, phía nam nước Pháp." - Quả là một thuyết khách uyên bác.Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://giaoduc.net.v...-Dong/297085.gd

Trung Quốc lặng lẽ điều 2 cụm chiến hạm tập kết trái phép ở Biển Đông

Thứ sáu 17/05/2013 06:00 (GDVN)

Trung Quốc cùng lúc điều 2 cụm chiến hạm của 2 hạm đội kéo xuống "tập kết" ở Biển Đông - Trường Sa tập trận (trái phép) trong thời điểm nhạy cảm này dấy lên nhiều suy đoán, trong đó phần lớn cho rằng có liên quan chặt chẽ đến cục diện Biển Đông và nhằm "dằn mặt" Philippines.

Tư lệnh HĐ Nam Hải: Trung Quốc sẽ tăng cường "kiểm soát Biển Đông"?!

Nhân Dân nhật báo TQ xúi Đài Loan nổ súng khích Việt Nam ở Trường Sa

Posted Image

Tàu chiến Trung Quốc tập trận trái phép ở Biển Đông (hình minh họa)

Thông tấn xã Đài Loan CNA ngày 16/5 đưa tin, ngày 13/5 trong khi cụm tàu hộ vệ Giang Môn thuộc biên chế hạm đội Nam Hải, Trung Quốc đang tập trận (trái phép) tại khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) thì một biên đội tàu chiến khác của hạm đội Đông Hải phụ trách Hoàng Hải và Hoa Đông đã lặng lẽ kéo qua eo biển Bashi giữa Philippines và Đài Loan xuống Biển Đông tập trận (trái phép).

Giới phân tích Đài Loan cho rằng việc Bắc Kinh điều động 2 biên đội tàu chiến thuộc 2 trong 3 hạm đội hải quân xuống Biển Đông tập trận là nhằm đe dọa các bên liên quan, đặc biệt gây sức ép nhằm vào Philippines sau vụ bắn chết ngư dân Đài Loan hôm 9/5.

Đáng chú ý, trong 2 lần tập trận trái phép quy mô lớn và dài ngày trên Biển Đông của hải quân Trung Quốc đầu năm 2013 (hạm đội Bắc Hải đầu tháng 2/2013, hạm đội Nam Hải tháng 3/2013), truyền thông Trung Quốc có phóng viên đi theo đưa tin rầm rộ, cập nhật thường xuyên mọi hoạt động của các đơn vị này nhằm phô trương thanh thế, nhưng hoạt động trái phép ở Biển Đông - Trường Sa của 2 hạm đội Đông Hải và Nam Hải lần này lại diễn ra một cách lặng lẽ.

Báo chí Trung Quốc chỉ đưa tin cụm tàu hộ lửa Giang Môn mang tên lửa của hạm đội Nam Hải đang tập trận (trái phép) ở Trường Sa ngày 13/5 khi 32 tàu cá Trung Quốc vừa thả neo và bắt đầu đánh bắt trái phép trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở Tây Nam quần đảo Trường Sa cũng trong ngày 13/5.

Dường như Bắc Kinh muốn truyền đi thông điệp "dọa dẫm" các bên tranh chấp rằng các tàu chiến này sẽ nhảy vào can thiệp nếu lực lượng chức năng của các bên liên quan ngăn chặn hoặc bắt giữ 32 tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt trái phép ở Trường Sa.

Việc Bắc Kinh lặng lẽ điều động 1 cụm tàu chiến khác thuộc biên chế hạm đội Đông Hải qua eo biển Bashi kéo vào Biển Đông tập trận trái phép ngày 13/5 cũng chỉ được nhắc đến trong ngày 16/5Posted ImagePosted Image khi Đài Loan phái tàu chiến, tàu tuần tra Cảnh sát biển vượt đường giới hạn vĩ tuyến 20 xuống vùng biển Philippines diễn tập cái gọi là "bảo vệ ngư dân".

Động thái Trung Quốc cùng lúc điều 2 cụm chiến hạm của 2 hạm đội kéo xuống "tập kết" ở Biển Đông - Trường Sa tập trận (trái phép) trong thời điểm nhạy cảm này dấy lên nhiều suy đoánPosted Image, trong đó phần lớn cho rằng có liên quan chặt chẽ đến cục diện Biển Đông và nhằm "rằn mặt" Philippines.

Vương Kiến Dân, một học giả thuộc viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng động thái này của Bắc Kinh là một sự thay đổi rất lớn, là thông điệp "cảnh cáo nghiêm khắc" Manila.

Share this post


Link to post
Share on other sites

LÃO SAY LOẠN BÀN

Thời Xuân thu -Chiến quốc mỗi khi có 1 nước nào đó mạnh lên đều muốn sắp xếp lại trật tự ảnh hưởng của mình bằng các cuộc chiến đẫm máu để khuất phục chư hầu. Thời đại của thế kỷ 21 cũng có lẽ là như vậy nhưng trên 1 bình diện rộng hơn đó là trật tự cuả 1 thế giới.

Chiến lược nằm im lặng chờ thời cơ của TQ đã được thực hiện từ nhũng thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Vậy ta hãy xem xét sơ bộ của từng bước cái gọi là dành giật và tham vọng của TQ.

Theo như mục tiêu của Đặng Tiểu Bình thì TQ phải được thu về 1 mối ngay từ chính quốc gia này. Trước hết là Hương cảng sau khi nhà Thanh bán đất Hương cảng cho người Anh và đất Ma cao cho người Bồ thì phải 100 năm sau người TQ mới thu hồi lại được. Sau khi thu hồi được Hương Cảng TQ chấp nhận một quốc gia 2 chế độ nhưng cho đến bây giờ thì Hương cảng thực sự cũng chỉ như một tỉnh tự trị của TQ, tiếp theo là đến Ma cao. Vậy câu hỏi đặt ra là tiếp theo nữa là đâu??

Theo ngu ý của Lão Say vẫn phải là Đài Loan đây là mục tiêu bức bách nhất của TQ. Vì nếu thế giới gián tiếp công nhận Đài Loan là 1 quốc gia thì TQ là gì? thứ nữa Đài như một khối ung nhọt nằm ngay bên sườn của TQ một thách thức đối với TQ thu phục được Đài thì kể như cả cái biển Hoa Đông bên sườn của TQ được che chắn tạm gọi là vế phải . Đài được xem như vị trí con Tịnh trên bàn cờ. Nên TQ hiện nay được xem như què Tịnh.

Nếu xét về cục diện Châu á Thái Bình Dương và bức họa canh bạc cuối cùng ta sẽ thấy ý tưởng của Họa sỹ vẽ bao gồm các ông lớn ( Các quốc gia có lợi ích cốt lõi) ngồi trong canh bạc. Như vậy theo cụ TS nói rằng thiếu anh Ấn trong bức họa - Theo ngu ý Lão Say thì thứ nhất: Anh Ấn chỉ có lợi ích trong khu vực Biển đông của Việt Nam hay nói cách khác là Nam Thái Bình Dương và là lợi ích nhỏ. Thứ 2: Anh Ấn thực sự chưa phải là 1 Đại Vương để ngồi trên chiếu bạc này vì tầm của anh Ấn về kinh tế thì còn non và xanh. Như vậy bức họa này chỉ nói riêng về khu vực nóng bỏng nhất là Biển Hoa Đông. Vậy tại sao không có anh em nhà nam bắc Hàn trong đó? Câu trả lời là Nam Bắc Hàn chỉ là cái sân cờ và là người tổ chức xếp quân cờ. Vậy cô gái Đài Loan có chơi trong canh bạc??? Thực ra cô gái Đài Loan không được phép nhìn chứ đừng có nói đến chơi họa sỹ vẽ cô này không quần áo và chỉ có 1 cái yếm đủ để che chắn và với cái rổ trái cây trên tay. Như vậy đã rõ canh bạc này không có chỗ cho cô gái nhà Đài mà chỉ là cô gọt trái cây cho ai ăn mà thôi. Và đương nhiên khi các chị cả ngồi chơi đã cởi bỏ những gì che đậy thì cớ gì mà cô em lầu xanh lại được phép mặc váy áo?

Mục tiêu đã rõ trong binh pháp có câu: Muốn bắt phải thả Như vậy senkacu chỉ là cái cớ nam bắc Hàn chỉ là cái cớ để bầy ra cuộc cờ. Tuy nhiên muốn làm cho đối thủ suy yếu không có gì hơn là đẩy đối thủ vào thế chiến tranh buộc đối thủ phải xuất tiền mua và trang bị vũ khí làm suy giảm nền kinh tế. Đây là sách lược của Mỹ ở những thập kỷ 70-80-90 của thế kỷ trước để cuối cùng Liên Bang xô viết phải sụp đổ. Và lần này TQ đã buộc các nước xung quanh khu vực phải vào cái gọi là cuộc chạy đua vũ trang làm tiêu tốn nhiều tỷ Đô la. Chắc chắn qua việc tranh chấp Senkacu Nhật bản đã phải thay vì tập trung tiền bạc tài chính cho đất nước phát triển kinh tế sau khủng hoảng thì lại phải cắt bỏ chi tiêu để mua sắm sản xuất vũ khí. Tương tự như vậy Việt Nam Phi :ipin, Indonexia, Singapo và Úc cũng phải rơi vào vòng xoáy này và chỉ cần 20 binh sỹ đồn trú khu vực giáp danh Trung Ấn và 2 chiếc tàu ngầm vơ vẩn đâu đó khu vực Ấn độ dương thôi thì Ấn độ đã phải chi hàng tỷ đô la cho việc mua sắm vũ khí chiến lược. Thay vì số tiền đó cứu được hàng triệu người, gia đình đang có mức thu nhập dưới mức nghèo.

Trở lại với cuộc cờ đã được bày ra. Phàm là người chơi rất cần phải chiếm được tiên cơ. ai ra quân trước trước sẽ chiếm được tiên cơ.

khi ra quân phải nắm được các vị trí yếu huyệt. cacsvij trí này có rất nhiều điều lợi nó sẽ vừa là nơi phòng thủ vững chắc vừa làm cơ sở tấn công.

Vậy Yếu huyệt nào quan trọng nhất TQ:

1- Triều Tiên: đây chính là con Sỹ để bảo vệ tướng vì vậy dễ hiểu vì sao từ trước những năm 1953 đến tận ngày hôm nay TQ dù có đói cũng không bao giờ dám bỏ Triều Tiên , nó còn là tuyến tiền tiêu của TQ từ vị trí của Nhật Hàn muốn tới được TQ phải qua được cửa ải này.

2- Bức bình phong phía sau : Nước Nga chỉ cần Nga tuyên bố không can dự thì TQ có thể tự tung tự tác.Nên ta dễ hiểu vì sao vợ chồng ông Tập phải vội vàng sang Nga để gặp anh Búti . TQ chỉ sợ vùng Viễn Đông bị tập kích bất ngờ vì vậy cũng không có gì là lạ khi chúng ta thấy các cuộc tập trận của TQ không khi nào thiếu tập trận ở các vùng băng giá khu vực giáp ranh với Sibirya.

3- Biển Đông và Việt Nam : đây là vị trí con sỹ thứ 2 nhưng để giữ được con sỹ này thì các vùng giáp danh phải kiểm soát được.( nghĩa là toàn bộ vế trái phải được kiểm soát vững chắc) Nhưng e rằng nước cờ để giữ được con Sỹ này TQ đang sai lầm nghiêm trọng. thay vì để con sỹ giữ vị thế của con Sỹ thì TQ đang đẩy dồn một con mã nằm vào vị trí con Sỹ (đây là thế Mã Hồi Cung) như vậy chỉ cần đối phương có bất cứ quân cờ nào chặn đường xuất của con Mã thì toàn bộ Trung cung và con Mã của TQ ở vào thế bất động. vừa mới khai cuộc cờ mà đã đưa con Mã đứng thế chân con Sỹ .

Với 32 tàu đánh cá và mấy tàu Hải giám TQ mơ giữ được Biển đông ư? Hãy nhớ rằng Biển đông thuộc về Việt nam nếu trả lại Việt nam cả Hoàng sa lẫn Trường sa và vinh danh Việt sử 5000 năm văn hiến thì TQ gối đầu mà ngủ kỹ phần vế trái bàn cờ bởi mấy con tốt Đông Nam Á không cần đánh cũng tan. Đừng để con Mã làm việc thay chân con Sỹ ( Mã nhưng không Cửu (trường tồn) đâu vì đây là chiết túc Mã - Mã què).

Như vậy Biển đông Việt nam ai nắm được nó thì khống chế được 1 nửa bàn cờ nhưng cách nắm thiên về thủ hay công đó là do người cầm quân. Muốn vớt được vế trái thì đừng để vế phải bị tấn công.

Lão say kết luận; Biển Đông của Việt Nam là cốt lõi của các ông lớn nếu vẽ ở đây 1 bức họa Lão say sẽ vẽ thêm cô gái Ấn Độ và cô gái thuộc bộ lạc Việt để thêm phần sinh động.

Lão say chỉ muốn nhắn nhủ cô gái Đài Loan (không phải nam bắc Hàn) rằng cô hãy cẩn thận. Cô chỉ là con cave gọt trái cây chớ thấy Nhật và Phi hay Việt động chân tay mà cô xía mũi vào kẻo con dao trong rổ của cô sẽ tự cắt đứt tay cô.

Lão say phê phê bút!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và Hoa Đông

Nhật Bản và Philippines đang cảnh cáo Trung Quốc

Dantri.com.vn

Thứ Sáu, 17/05/2013 - 10:56

Nhiều người đã khuyến cáo, vụ Cảnh sát biển Philippines nổ súng vào một tàu cá Đài Loan khiến 1 ngư dân thiệt mạng hôm 9/5 sẽ được Trung Quốc và Đài Loan lợi dụng triệt để nhằm phục vụ mục đích đòi hỏi tranh chấp tại Biển Đông. Ngoài ra, Bắc Kinh còn muốn nhân cơ hội này để lấy lòng người dân Đài Loan.

Từ khẩu chiến giữa Philippines với Đài Loan và Trung Quốc

Ngày 12/5, giới truyền thông Đài Loan đưa tin, sau vụ Cảnh sát biển Philippines nổ súng vào một tàu cá Đài Loan khiến 1 ngư dân thiệt mạng hôm 9/5, Cảnh sát biển Đài Loan sẽ phái tàu tuần tra Đài Nam loại 2.000 tấn “xuống phía nam tuần tra”. Tàu tuần tra Đài Nam có thể xuống tuần tra (trái phép) tận khu vực đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Trước đó (11/5), người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu tuyên bố, cho Philippines 72 giờ để đáp lại những đề nghị liên quan đến vụ bắn chết ngư dân Đài Loan, nếu không sẽ trả đũa - đóng băng những đơn xin việc của lao động Philippines, rút đại diện ở Philippines. Đài Loan yêu cầu Manila xin lỗi, giao nộp kẻ giết người và bồi thường.

Liên tiếp trong 2 ngày (11 và 12/5), tờ Nhân Dân nhật báo và Thời báo Hoàn Cầu đều đăng bài mang tính kích động. Theo chuyên gia phân tích quốc tế Hoa Ích Văn, ngoài việc thông qua ngoại giao để gây áp lực, Bắc Kinh còn phải buộc Manila trả giá xứng đáng cho vụ nổ súng hôm 9/5. Bởi sau khi xảy ra sự cố, Manila đã cố tình ngụy biện: tuy thừa nhận, nhưng không chịu xin lỗi và tuyên bố chủ quyền với vùng chồng lấn.

Posted Image

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh

Cũng có người kêu gọi Bắc Kinh thực hiện một cuộc tấn công trả đũa Philippines và tăng cường sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Bởi theo Thời báo Hoàn Cầu, chính quyền Mã Anh Cửu đã quá nhu nhược và bất lực trong vụ bắn tàu cá Đài Loan, đồng thời nhấn mạnh, có 2 việc Bắc Kinh cần làm trong việc này: thứ nhất, lập tức cảnh cáo Philippines - cho Manila một bài học, thứ hai, nên tranh thủ lấy lòng người dân Đài Loan.

Trước đó (10/5), tờ Thời báo Hoàn Cầu còn đưa ra những chỉ trích gay gắt như: Philippines là nước tàn bạo nhất ở Biển Đông. Ngày 10/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh (Oánh) tuyên bố, Trung Quốc đang lo ngại sâu sắc về vụ việc xảy ra gần đây và lên án mạnh mẽ hành động này - yêu cầu Philippines điều tra vụ việc ngay lập tức và giải thích càng sớm càng tốt, đồng thời sẽ theo dõi chặt chẽ các diễn biến tình hình hữu quan. Cũng trong ngày 10/5, ông Lâm Trung Bân, cựu quan chức cấp cao quân đội Đài Loan khuyến cáo, việc Trung Quốc lên án Philippines trong vụ nổ súng bắn chết ngư dân Đài Loan có thể tạo ra những thách thức mới cho ông Mã Anh Cửu.

Ông Lâm Trung Bân cũng cho rằng, những lời lẽ khắc nghiệt của Bắc Kinh với Manila trong vụ nổ súng này chỉ là một phần trong chiêu tâm lý chiến của Trung Quốc nhằm chiếm cảm tình của người dân Đài Loan. Ông La Viện, một học giả diều hâu của Trung Quốc đã đăng đàn kêu gọi quân đội nước này phải “lập tức ra tay” cùng với Đài Loan bảo vệ cái gọi là “lợi ích quốc gia” của Trung Quốc ở Biển Đông.

Về phần mình, ngày 10/5, cơ quan chức năng Philippines tuyên bố, xin chia buồn nhưng sẽ không xin lỗi và đảm bảo với gia đình nạn nhân cũng như với chính quyền Đài Loan về một cuộc điều tra minh bạch và công bằng. Giới chuyên môn cho rằng, việc Cảnh sát biển Philippines bắn 40 phát đạn vào một tàu cá Đài Loan đã khiến Trung Quốc giật mình lo ngại - liệu đây có phải là phát súng cảnh cáo mà Philippines muốn nhắm tới Trung Quốc.

Trung Quốc đang bị “dằn mặt”

Ngày 11/5, tờ China News đưa tin, 2 phóng viên của tờ báo này bám theo đoàn 32 tàu cá Trung Quốc kéo ra Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đánh bắt trái phép cho biết, vào 10 giờ ngày 10/5, đội tàu cá Trung Quốc đã kéo vào khu vực quần đảo Trường Sa - xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Rạng sáng 11/5, 32 tàu cá Trung Quốc đã bị 1 “tàu công vụ nước ngoài” bám theo ghi hình chụp ảnh, tuy nhiên không có va chạm nào xảy ra. Đến 4 giờ 30 phút ngày 11/5, “tàu công vụ nước ngoài” rời khỏi khu vực này sau khi bám theo đội tàu cá Trung Quốc 4 hải lý.

Trước đó (10/5), tờ Manila Standard Today đưa tin, hải quân Philippines đã triển khai 3 tàu hải quân (tàu tuần tra PN PS36, tàu khu trục BRP Rizal và tàu chở quân PS71) đến bãi đá ngầm Ayungin (tức bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Philippines chiếm giữ) và bãi cạn Hasahasa để giám sát sự hiện diện của tàu Trung Quốc.

Posted Image

Ngoại trưởng Philippines Albert Rosario

Một sĩ quan hải quân Philippines cho biết, tàu khu trục Trung Quốc dừng bên ngoài và 2 tàu dân dụng tiến vào khu vực Bãi Cỏ Mây. Ngày 8/5, Tướng Domingo Tutaan Jr, người phát ngôn Bộ Tổng tham mưu Philippines cho biết, quân đội nước này sẽ “bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ”, nhưng điều này phải được thực hiện theo quyết định của chính phủ. Đại tá Edgard Arevalo, người phát ngôn lực lượng hải quân Philippines cũng nhấn mạnh, hải quân nước này sẽ theo dõi sát sao hoạt động của 32 tàu cá Trung Quốc ở Trường Sa.

Cũng trong ngày 11/5, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin, Trung Quốc đã chính thức bác bỏ các trọng tài của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển trong vụ Philippines khởi kiện đường lưỡi bò phi pháp và những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Tờ báo trên cho rằng, Manila đã sai lầm khi dùng đến trọng tài vì Trung Quốc “không ngán gì” Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Nhưng trước đó (10/5), Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario vẫn khẳng định, dù Trung Quốc có muốn hay không thì vụ kiện sẽ vẫn được tiếp tục. Bởi Manila đã tham vấn song phương với Bắc Kinh suốt 18 năm, nhưng tất cả đều rơi vào bế tắc. Kể từ khi Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham của Philippines hồi tháng 4/2012, Manila và Bắc Kinh đã 45 lần đàm phán, song bất thành. Theo báo cáo mới nhất, hiện có 5 tàu Trung Quốc (4 Hải giám và 1 Ngư chính) đang án ngữ tại bãi cạn Scaborough/Hoàng Nham của Philippines.

Ngày 9/5, Hãng tin Bloomberg (Mỹ) đưa tin, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cảnh báo, Trung Quốc có thể làm tổn hại quan hệ với các đối tác thương mại nếu Bắc Kinh không tôn trọng phán quyết của Tòa án trọng tài quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ trong vụ kiện của Manila. Điều đáng nói là ông Benigno Aquino III đưa ra lời cảnh báo kể trên cho dù Tổng thống Philippines là người gốc Hoa và từng về thăm tổ tiên của mình ở tỉnh Phúc Kiến năm 2011. Theo Hãng Kyodo, Philippines than phiền rằng: từ tháng 3/1995 đến tháng 4/2013, có tới 56% người ngoại quốc bị bắt vì đánh cá trái phép trong vùng biển Philippines là công dân Trung Quốc. Còn theo thống kê của Hội đồng đặc trách phát triển bền vững khu vực đảo Palawan, ngư dân Trung Quốc dính líu đến 45% vụ đánh bắt trộm được ghi nhận xung quanh vùng Palawan. Theo tờ Văn Hối, Trung Quốc đang âm mưu từng bước chiếm đoạt các đảo ở Trường Sa.

Ngày 9/5, cổng thông tin Chính phủ Trung Quốc cho biết, đến năm 2015, Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi số chuyến tuần tra ở không phận các vùng biển mà Bắc Kinh tự cho là thuộc chủ quyền của mình, trong đó có biển Hoa Đông và Biển Đông.

Theo đó, Lực lượng tuần tra biển của Trung Quốc sẽ tăng cường máy bay có tầm hoạt động hơn 4.500km và đến năm 2020 sẽ bổ sung nhiều máy bay với chu vi hoạt động khác nhau nhằm phục vụ nhiều mục đích tuần tra - gia tăng sự bành trướng, quấy nhiễu cả không phận và hải phận tại các vùng biển kể trên.

Theo “Báo cáo phát triển biển Trung Quốc năm 2013”, GDP liên quan tới kinh tế biển của Trung Quốc mỗi năm sẽ tăng 15% từ nay đến năm 2030. Bởi con số này trong năm 2012 tăng 7,9% lên 814 tỉ USD, chiếm 9,6% GDP của Trung Quốc. Theo nhận định của cơ quan nghiên cứu chiến lược hải dương Trung Quốc, đe dọa an ninh biển chủ yếu của Trung Quốc hiện nay là tranh chấp chủ quyền biển đảo leo thang có thể dẫn đến xung đột quân sự.

Được biết, 3 thủy thủ của tàu Giao Long đang nghiên cứu các dữ liệu về đa dạng sinh học và địa lý ở Biển Đông để chuẩn bị cho sứ mệnh thám sát vùng biển sâu đầu tiên của con tàu này dự kiến diễn ra kể từ ngày 5-6 cho sứ mệnh kéo dài 103 ngày.

Thái độ của Nhật Bản

Dư luận đặc biệt quan tâm tới vụ mất chức Chủ tịch Ủy ban Môi trường Thượng viện Nhật Bản của bà Yoriko

Kawaguchi, đồng thời là nhà lập pháp cấp cao thuộc đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền hôm 9/5. Bởi vụ cách chức diễn ra sau chuyến tới Trung Quốc hồi cuối tháng 4 của bà Yoriko Kawaguchi, người từng giữ chức Ngoại trưởng Nhật Bản. Được biết, bà Yoriko Kawaguchi đến Trung Quốc trong hai ngày 23 và 24/4 để tham dự một hội nghị quốc tế, nhưng đã tự ý kéo dài chuyến đi một ngày để gặp ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì. Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã bày tỏ thất vọng về động thái chưa từng có nói trên của đảng đối lập bởi “bà Yoriko Kawaguchi không hề lơ là nhiệm vụ và cũng không coi thường cơ quan lập pháp”. Cũng trong ngày 9/5, Hãng Tokyo dẫn các nguồn tin Chính phủ Nhật Bản cho biết, Tokyo và Bắc Kinh đã nhất trí tiếp tục đàm phán về việc thành lập cái gọi là cơ chế trao đổi thông tin biển nhằm ngăn chặn xảy ra các cuộc đụng độ quân sự bất ngờ trên biển Hoa Đông. Và song phương dự kiến thu xếp một cuộc họp trong tương lai liên quan tới vấn đề này, sau khi xem xét kỹ cách thức phát triển quan hệ của 2 nền kinh tế lớn nhất châu Á. Được biết, kể từ ngày 10/5, tàu Đài Loan có thể hoạt động trong một phần vùng đặc quyền kinh tế quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông bởi đây là kết quả của thỏa thuận đạt được giữa Tokyo và Đài Bắc.

Theo Hãng BBC, Nhật Bản đã phản đối Trung Quốc về bài báo kêu gọi xem xét lại chủ quyền tại đảo Okinawa. Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga coi bài viết trên tờ Nhân dân Nhật báo là “thiếu suy nghĩ”. Ngày 8/5, tờ Nhân dân Nhật báo đăng bài viết kêu gọi xem xét lại quyền sở hữu đảo Okinawa của Nhật Bản, đồng thời nhắc lại tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trước đó (8/5), tờ Sankei Shimbun Nhật Bản đăng bài phân tích về quan hệ Trung-Nhật hiện nay. Theo đó, để tăng cường bảo đảm an ninh của Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe tính thúc đẩy thực hiện “ngoại giao kiên quyết, dẻo dai”, tìm cách liên kết với Nga và Ấn Độ để tạo ra thế bao vây đối với Trung Quốc.

Kể từ tháng 1/2012 đến nay, ông Shinzo Abe đã muốn thông qua “luật pháp và quy tắc” để chống lại Trung Quốc. Theo tờ The Japan Times, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang chuẩn bị kế hoạch cải tổ mô hình tình báo, an ninh theo kiểu Hội đồng an ninh quốc gia của Mỹ và kế hoạch này sẽ được xem xét và trình quốc hội chậm nhất trong tháng 9 hoặc tháng 10/2013. Theo đó, Tokyo sẽ sửa đổi điều 9 Hiến pháp để chính thức hóa quyền được xây dựng quân đội chính quy nhằm đối phó với những căng thẳng hiện nay, nhất là trong tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Tới mối quan tâm của Ấn Độ

Ngày 11/5, Hãng NDTV dẫn lời Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ AK Antony khẳng định, tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông cần được giải quyết theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Mặc dù Ấn Độ không có tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông, nhưng hai lô dầu 127 và 128 nằm trong bể Phú Khánh ở Biển Đông là hoàn toàn thuộc vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam. Do đó, việc Trung Quốc đòi chủ quyền đối với cả khu vực này là điều không thể chấp nhận được.

Posted Image

Chiếc tàu cá Đài Loan được cho là bị tàu Hải quân Philippines bắn phải nhờ tàu khác kéo về cảng

Theo Eurasiareview, mặc dù Ấn Độ không trực tiếp liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông nhưng nước này quan tâm đến tự do hàng hải (FON) và sẵn sàng hợp tác hải quân với các nước trong khu vực để đảm bảo lợi ích của mình. Bởi Biển Đông là tuyến đường vận tải trên biển (SLOC) lớn và cũng là tuyến đường thương mại quan trọng, do đó, xung đột trong khu vực này liên quan đến tất cả các quốc gia châu Á, trong đó có Ấn Độ.

Giới phân tích vừa đưa ra nhận định đáng quan tâm - Trung Quốc đang khiến Mỹ phải tập trung tâm lực vào vấn đề bán đảo Triều Tiên để rảnh tay độc chiếm Biển Đông, xâm chiếm biển Hoa Đông. Thông tin này xuất hiện sau khi tờ Thời báo Hoàn Cầu nhận định (9/5), Trung Quốc đang bị Mỹ loại ra khỏi cuộc chơi và trước nguy cơ này, Bắc Kinh có chuẩn bị gì để trả đũa. Và mọi việc đều bắt nguồn từ chiến lược “trở lại châu Á” của Washington - trở thành chiến lược cơ bản thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển và là một phần trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc mà nước này đang áp dụng đối với quốc gia đông dân nhất thế giới.

Giới phân tích cũng khuyến cáo, với những gì đang diễn ra trên thực tế khiến dư luận cho rằng, đề nghị cùng ASEAN thúc đẩy tiến trình đàm phán COC của Trung Quốc cần hiểu một cách thấu đáo, cẩn trọng. Bởi việc này có thể ảnh hưởng đến tính đoàn kết của các thành viên ASEAN - “câu chuyện bó đũa”, những giải pháp dự phòng trong bối cảnh khu vực và quốc tế xung quanh COC giữa ASEAN với Trung Quốc.

Tân Hoa xã vừa dẫn lời các nguồn tin quân sự Trung Quốc hôm 10-5 cho biết, vừa xuất hiện một hình thái mới của lực lượng Hải quân - không quân trên tàu sân bay. Việc thiết lập lực lượng không quân trên tàu sân bay thể hiện sự phát triển của tàu sân bay Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn mới. Bởi lực lượng này bao gồm chiến đấu cơ tàu sân bay, máy bay huấn luyện và trực thăng trên tàu, có thể tiến hành các nhiệm vụ chống ngầm, cứu hộ và giám sát.

Được biết, binh sĩ thuộc lực lượng này tinh nhuệ hơn các lực lượng hàng không thuộc quân đội Trung Quốc. Theo thông tin trên trang Strategy page, The National Interest của Mỹ và tờ Kuala Lumpur Security Review của Malaysia, hải quân Trung Quốc đang áp dụng "chiến thuật cây gậy nhỏ” đặc biệt nhằm chiếm lấy không gian hoạt động của các nước trong khu vực Đông Nam Á… để thực hiện ý đồ "đường lưỡi bò” ở Biển Đông.

Theo Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh

Petrotimes

Share this post


Link to post
Share on other sites

LÃO SAY LOẠN BÀN

Quán xét đến thời điểm hiện tại thì theo như ngu ý của TL lúc này bàn cờ đã được bầy xong và các đối thủ đã có những bước mang tính chất xuất quân thăm dò. Trong 1 tuần qua thì các tin tức và diễn biến trên khu vực Châu Á Thái Bình Dương có vẻ như trầm xuống. Nhưng đây phải chăng là 1 khoảng lặng trước một cơn bão khá lớn.

Với chiêu bài tràn xuống biển đông bằng các tàu đánh cá và Hải giám được trang bị vũ khí đi kèm thì đây chỉ là một nước cờ đi con tốt 3 trước của Tung cóong mà thôi như vậy thì bước tiếp theo sẽ là đi con Mã. Như vậy con mã sau ta sẽ biết là mã bên nào? Hoa Đông or Biển Đông.

Theo phân tích của Lão say thì nếu như Tung Cóong ưu tiên thì sẽ ưu tiên giải quyết vế nào trước.

Xét về nội bộ những năm gần đây TQ với mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới (phát triển nóng) đã mang lại cho TQ một vị thế kinh tế mới vượt qua Nhật Bản đứng thứ 2 sau Mỹ. Với mức tăng trưởng này đã đẩy TQ đến một thực tại nguy hiểm trong nội bộ đó là cạn kiệt tài nguyên, và nạn ô nhiễm môi trường. Đồng thời xuất hiện các siêu nhóm lợi ích tham nhũng, khoảng cách phân hóa giàu nghèo đã làm bùng nổ sự bất công trong xã hội.

Nạn khai thác tài nguyên khoáng san bừa bãi bất chấp hậu quả, và với cách sản xuất thiên về số lượng và copy các nước khác và lợi thế nhân công rẻ mạt, nên hầu như hàng hóa của TQ có mặt trên khắp thế giới không những TQ tàn phá chính đất nước họ mà còn tàn phá bất kỳ quốc gia nào mà họ đầu tư . (bao gồm đông Nam á, Châu phi, và các nước Trung cận đông).

Đã đến lúc nguồn tài nguyên và tư liệu sản xuất cạn kiệt và chưa có các nguyên liệu thay thế nguy cơ khủng hoảng về năng lượng sản xuất rất cao, thêm nữa là cung cách sản xuất chộp giật không cần biết đến chất lượng và an toàn dễ dẫn đến hàng hóa của TQ sẽ bị tẩy chay trên toàn thế giới.

Với những năm 80-90 khi mạng lưới thông tin còn lạc hậu thì chính phủ TQ có thể bưng bít người dân nhưng hiện nay đã bước sang thế Kỷ 21 chuyện bưng bít là không thể, chính vì vậy ta thấy rằng hiện nay TQ đang phải đối phó với một đống rơm cháy từ lõi cháy ra.

Phàm trong nhà có chuyện người ta thường làm sao hướng dư luận chú ý sang 1 việc khác (đây được gọi là sự đánh trống lảng) để họ quên đi cái ung nhọt đau đớn trên mình. (Còn nhớ khi còn bé TL đi chữa hay nhổ răng thường được ông bác sỹ kể chuyện hỏi han đâu đâu.. có khi nào ông ta nói chuyện về cái răng đâu). Như vậy chính sách gây hấn trên Biển đông, Hoa đông, và các lãnh thổ giáp biên giới TQ cũng là 1 phần nhằm hướng dư luận trong nước tập trung về vấn đề chủ quyền biển đảo và biên giới. Khơi dậy tính chủ nghĩa dân tộc trấn an dư luận trong nước. Đó cũng chính là lý do làm sao mà TQ đưa các mỏ diều hâu từ lớn bé già trẻ lên các trang báo của Hoàn cầu mà rúc liên hồi.

Như trên đã nói dù sao thì sự gây hấn trong thời gian qua cũng chỉ là 1 phần hướng dư luận trong nước .

Còn 1 phần khác khá quan trọng lão say xin được phép loạn bàn : Từ cổ chí kim tới nay các nước lớn luôn mong muốn có được sức mạnh của một Đại vương (anh cả) và xung quanh là một đàn chư hầu (đàn em). Quốc gia nào nhiều Chư hầu thì sức mạnh thuộc về họ cả về kinh tế lẫn quân sự. Ở vào thập kỷ 80 của thế kỷ trước Mỹ với lượng chư hầu là khối tây âu và phần lớn các nước châu Á. Nga với khối đông âu và phe xã hội chủ nghĩa. Sau khi Liên xô tan rã thì Nga bây giờ chỉ như một Đại Vương về vũ khí chứ không còn là vị Đại Vương thực sự (gồm cả Kinh tế và quân sự).

Sau nhưng năm tập trung phát triển kinh tế, và gia tăng quốc phòng TQ có vẻ như đã lớn mạnh và mộng làm Đại Vương đã bắt đầu nhen nhóm,TQ đã bắt đầu mở rộng đầu tư đến các vùng xa xôi (Phi châu, Trung đông...)nhưng vấn đề là muốn làm được Đại Vương cần phải có 2 yếu tố chính :

1- Phát triển Kinh tế đủ mạnh để khuất phục các chư hầu nghèo

2- Tiềm lực quân sự mạnh để sẵn sàng trấn áp, và bảo vệ được chư hầu của mình.

Xét cả 2 khía cạnh trên thì ta thấy như sau: TQ mới vượt qua được Nhật bản tong vị thế cường quốc kinh tế.

Về quân sự thì mới chỉ có số lượng đông chứ tiềm lực quân sự thì còn kém xa nhiều nước trên thế giới bởi từ xưa đến nay TQ vẫn chỉ đi mua vũ khí, khí tài và copy công nghệ để sản xuất. riêng về Kinh tế thì với sự phát triển không bên vững thì Nhật Bản bất cứ lúc nào cũng có thể lội ngược dòng trên cuộc đua này (còn riêng với Mỹ thì đã bỏ quá xa trong cuộc đua). Như vậy ta có thể thấy hiện nay TQ đang "dậy sớm" như trong câu các cụ nhà chúng ta đã viết :"Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non" dậy non ở đây nghĩa là còn non nớt hay nói cách khác là sinh thiếu tháng. Nhưng đã trót dậy rồi thì không thể quay lại được nữa, không thể quay lại nơi bào thai nữa bắt buộc phải sống hoặc chết yểu. Và tiếp tục ta sẽ thấy cái mà Đại Vương TQ đang sống khi sinh non thế nào??

Mục tiêu đặt ra trước hết về kinh tế phải đập vào kẻ đang nhăm nhe cái vị trí thứ 2 đó là Nhật bản và cạnh tranh dần dần với kẻ thứ Nhất là Mỹ, thâu tóm các quốc gia lân cận nghèo đói để tranh thủ sự ủng hộ các mặt trận, Về quân sự thì mua các loại vũ khí hiện đại của các lái buôn và copy công nghệ sản xuất.

(còn tiếp)

Hiện có hai cách nhìn nhận sự vật, sự việc. Cách thứ nhất là nhận xét trực quan. "Thấy sao nói vậy người ơi". Cách thứ hai tiến bộ hơn thì căn cứ vào nhưng tri thức khoa học tổng hợp từ những nhận xét trựcquan và hệ thống hóa thành những lý thuyết xã hội, kinh tế, toán lý..vv...phân tích, tổng hợp, dánh giá tình hình và dự báo khả năng sẽ xảy ra trong tương lai...một cách hạn chế.

Nhưng cả hai cách này đều tựu chung cũng chỉ mang tính giới hạn. Vì tất cả lý thuyết khoa học hiện nay chỉ mang tính phản ánh những tính hệ thống cục bộ. Bổ đề toán học của Ngô Bảo Châu thì chưa ứng dụng được trong kinh tế, xã hội học. Khoa lịch sử, xã hội và nhân văn thì cũng chỉ giới hạn trong sự tổng kết kinh nghiệp, không tổng hợp được những quy luật xã hội để có thể tạo ra những chuẩn mực xã hội. Tóm lại, trí thức khoa học hiện đại cũng chỉ là những lý thuyết cục bộ riêng phần và tính dự báo rất thấp. Mặc dù, tính dự báo - khả n8ng tiên tri - là chính là một tiêu chí khoa học cần để xác định một lý thuyết khoa học. "Không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri" - Chỉ trình độ đại học, hoặc tương đương đều biết điều này..

Nhưng lý học Đông phương thì tính tiên tri rất cao cấp. Tất tần tật những cái gì có trong vũ trụ này đều không nằm ngoài khả năng tiên tri của nó. Nó có hẳn những phương pháp tiên tri với đầy đủ yếu tố cần - theo tiêu chí khoa học cho một phương pháp khoa học có khả năng tiên tri, gồm: Nội dung cần tiên tri; dữ kiện đầu vào cho phương pháp tiên tri, và có thể kiểm chứng sự kiện - tức tính chứng nghiệm khả năng tiên tri. Hay nói rõ hơn: Góc nhìn từ Lý học Đông phương để giải thích một sự kiện thì nó không hề mang tính trựcquan.

Mà trên cơ sở một hệ thống phương pháp luận của một lý thuyết tổng hợp tất cả những quy luật tương tác của vũ trụ có khả năng tiên tri. Và nó có hẳn những phương pháp tiên tri đa dạng - là hệ quả của hệ thống lý thuyết này.

Thí dụ cụ thể: Một người chuyên phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách. Đã vậy xe cộ lại phanh thắng không hoàn chính...vv...Với kinh nghiệm thì người ta có thể dự đoán: Thế nào cũng bị đụng xe. Người này bị đụng xe thật. Sự dự báo này đúng! Nhưng nó vẫn mang tính trực quan. Bởi vì người dự báo phải biết rõ về thói quen và tính cách của đối tượng bị đụng xe. Còn Lý học thì không cần. Chỉ cần một dự kiện đầu vào là ngày giờ tháng năm sinh của một người nào đó trên....thế giới - thì - một thày Tử Vi giỏi (Không phải tôi) có thể đoán chính xác đến cả giờ bị đụng xe và gẫy chân bên phải hay bên trái.

Nhưng thôi, tạm viết đến đấy! Biết đâu lão Say có cao kiến gì chăng? Bài của Lão Say chưa viết xong mừ. Lão Gàn cũng viết thêm : Còn tiếp. Chờ Lão Say viết tiếp. Vấn đề là cái vấn đề lão Gàn sắp du Hanoi. Lần này tụ tập các cao thủ Lý học nhậu một trận. Lão Gàn tình nguyện làm "khổ chủ"..Tất nhiên là hân hạnh với sự có mặt của Lão Say cho thêm phần "nghiêm trọng".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hiện có hai cách nhìn nhận sự vật, sự việc. Cách thứ nhất là nhận xét trực quan. "Thấy sao nói vậy người ơi". Cách thứ hai tiến bộ hơn thì căn cứ vào nhưng tri thức khoa học tổng hợp từ những nhận xét trựcquan và hệ thống hóa thành những lý thuyết xã hội, kinh tế, toán lý..vv...phân tích, tổng hợp, dánh giá tình hình và dự báo khả năng sẽ xảy ra trong tương lai...một cách hạn chế.

Nhưng cả hai cách này đều tựu chung cũng chỉ mang tính giới hạn. Vì tất cả lý thuyết khoa học hiện nay chỉ mang tính phản ánh những tính hệ thống cục bộ. Bổ đề toán học của Ngô Bảo Châu thì chưa ứng dụng được trong kinh tế, xã hội học. Khoa lịch sử, xã hội và nhân văn thì cũng chỉ giới hạn trong sự tổng kết kinh nghiệp, không tổng hợp được những quy luật xã hội để có thể tạo ra những chuẩn mực xã hội. Tóm lại, trí thức khoa học hiện đại cũng chỉ là những lý thuyết cục bộ riêng phần và tính dự báo rất thấp. Mặc dù, tính dự báo - khả n8ng tiên tri - là chính là một tiêu chí khoa học cần để xác định một lý thuyết khoa học. "Không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri" - Chỉ trình độ đại học, hoặc tương đương đều biết điều này..

Nhưng lý học Đông phương thì tính tiên tri rất cao cấp. Tất tần tật những cái gì có trong vũ trụ này đều không nằm ngoài khả năng tiên tri của nó. Nó có hẳn những phương pháp tiên tri với đầy đủ yếu tố cần - theo tiêu chí khoa học cho một phương pháp khoa học có khả năng tiên tri, gồm: Nội dung cần tiên tri; dữ kiện đầu vào cho phương pháp tiên tri, và có thể kiểm chứng sự kiện - tức tính chứng nghiệm khả năng tiên tri. Hay nói rõ hơn: Góc nhìn từ Lý học Đông phương để giải thích một sự kiện thì nó không hề mang tính trựcquan. Mà trên cơ sở một hệ thống phương pháp luận của một lý thuyết tổng hợp tất cả những quy luật tương tác của vũ trụ có khả năng tiên tri. Và nó có hẳn những phương pháp tiên tri đa dạng - là hệ quả của hệ thống lý thuyết này.

Thí dụ cụ thể: Một người chuyên phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách. Đã vậy xe cộ lại phanh thắng không hoàn chính...vv...Với kinh nghiệm thì người ta có thể dự đoán: Thế nào cũng bị đụng xe. Người này bị đụng xe thật. Sự dự báo này đúng! Nhưng nó vẫn mang tính trực quan. Bởi vì người dự báo phải biết rõ về thói quen và tính cách của đối tượng bị đụng xe. Còn Lý học thì không cần. Chỉ cần một dự kiện đầu vào là ngày giờ tháng năm sinh của một người nào đó trên....thế giới - thì - một thày Tử Vi giỏi (Không phải tôi) có thể đoán chính xác đến cả giờ bị đụng xe và gẫy chân bên phải hay bên trái.

Nhưng thôi, tạm viết đến đấy! Biết đâu lão Say có cao kiến gì chăng? Bài của Lão Say chưa viết xong mừ. Lão Gàn cũng viết thêm : Còn tiếp. Chờ Lão Say viết tiếp. Vấn đề là cái vấn đề lão Gàn sắp du Hanoi. Lần này tụ tập các cao thủ Lý học nhậu một trận. Lão Gàn tình nguyện làm "khổ chủ"..Tất nhiên là hân hạnh với sự có mặt của Lão Say cho thêm phần "nghiêm trọng".

Vầng đúng là như vậy cụ ạ đôi khi với lý học chỉ cần một sự việc rất nhỏ có thể lý giải được cả 1 hiện tượng lớn, Vấn đề là ở chỗ sự lý giải có thể theo chủ quan của mỗi người có thể đúng có thể sai phải không cụ??

ví dụ với 1 câu đối :" Kim long đằng phi " cũng có thể biết được rằng vận suy bại của 1 quốc gia. hoặc một hành động nhỏ của 1 ai đó hay 1 quốc gia nào đó thì cũng có cơ sở để suy được ra phải không cụ ? vấn đề là từ góc độ nào để suy ra cụ nhỉ? và mức độ chuẩn xác đến đâu? Một cá nhân với ngày giờ tháng năm sinh cố định khi đưa ra 2 thầy đảm bảo vẫn có sự khác biệt về luận giải lá số .

Nhất trí với cụ ngày nào cụ ra HN anh em Lý học ngồi một trận tới bến! Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

ấn đề là cái vấn đề lão Gàn sắp du Hanoi. Lần này tụ tập các cao thủ Lý học nhậu một trận. Lão Gàn tình nguyện làm "khổ chủ"..Tất nhiên là hân hạnh với sự có mặt của Lão Say cho thêm phần "nghiêm trọng".

Vầng đúng là như vậy cụ ạ đôi khi với lý học chỉ cần một sự việc rất nhỏ có thể lý giải được cả 1 hiện tượng lớn, Vấn đề là ở chỗ sự lý giải có thể theo chủ quan của mỗi người có thể đúng có thể sai phải không cụ??

ví dụ với 1 câu đối :" Kim long đằng phi " cũng có thể biết được rằng vận suy bại của 1 quốc gia. hoặc một hành động nhỏ của 1 ai đó hay 1 quốc gia nào đó thì cũng có cơ sở để suy được ra phải không cụ ? vấn đề là từ góc độ nào để suy ra cụ nhỉ? và mức độ chuẩn xác đến đâu? Một cá nhân với ngày giờ tháng năm sinh cố định khi đưa ra 2 thầy đảm bảo vẫn có sự khác biệt về luận giải lá số .

Nhất trí với cụ ngày nào cụ ra HN anh em Lý học ngồi một trận tới bến! Posted Image

Thưa Sư phụ và cụ Túy, Các Cụ cho con đi theo hầu rượu các Cụ với nhá!

Share this post


Link to post
Share on other sites

UFO trên bầu trời Trung Quốc là tàu vũ trụ tối mật?

Thứ Sáu, 17/05/2013 - 23:32

(Dân trí) - Vật thể bay bí ẩn được nhìn thấy trên bầu trời Trung Quốc mới đây được xác định là một rocket tối mật đang được chính phủ Trung Quốc thử nghiệm.

Vật thể bay bí ẩn xuất hiện trên bầu trời Trung Quốc

Posted Image

Một bức ảnh được cho là chụp tàu vũ trụ Shenlong được đặt trên một máy bay ném bom Xian-6.

Trung Quốc được cho là đang phát triển một máy bay ném bom bom vũ trụ bí ẩn để cạnh tranh với tàu vũ trụ không người có thể tái sử dụng của Mỹ - Boeing X-37B , Duowei News, một báo mạng của người Trung Quốc ở nước ngoài, đưa tin.

Các nguồn tin cho hay một vật thể lạ được người dân nhìn thấy tại nhiều thành phố ở miền nam Trung Quốc như Trùng Khánh, Côn Minh, Thành Đô, Vũ Hán, Triệu Khánh, Hải Khẩu hôm 13/3 thực chất là một rocket tối mật.

Điều đó trùng hợp với một thông báo được đăng tải trên trang web của Trung tâm khoa học vũ trụ quốc gia Trung Quốc vào buổi tối cùng ngày tuyên bố rằng các nhà khoa học đã tuyên bố tiến hành thành công một vụ thám hiểm khoa học trên không.

Các nguồn tin khác nhau khẳng định Trung Quốc đã đẩy mạnh chương trình vũ trụ sau vụ phóng thành công tàu vũ trụ không người lái X-37B của Mỹ hồi tháng 12 năm ngoái. Các nguồn tin cho biết Trung Quốc đã phát triển một tàu vũ trụ bí ẩn biệt danh là "Shenlong", có nghĩa là "Rồng thiêng" trong tiếng Trung Quốc. Đây là một máy bay ném bom vũ trụ bí ẩn có thể đẩy mạnh đáng kể các khả năng chiến tranh vũ trụ của Trung Quốc.

Posted Image

Vật thể lạ phát sáng trên bầu trời Trung Quốc tối 13/5.

Các trang web quân sự của Trung Quốc đã bắt đầu "rò rỉ" các bức ảnh được cho là về dự án Shenlong hồi năm 2007, với một tàu vũ trụ dường như được đặt trên một máy bay ném bom chiến lược Xian H-6.

Hồi tháng 1/2011, một đài truyền hình tại tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc, đã đưa tin về vụ thử thành công một phương tiện vũ trụ. Tuy nhiên, thông tin chính xác về Shenlong vẫn là bí ẩn và hầu hết các thông tin trên mạng đã bị các nhà kiểm duyệt internet Trung Quốc gỡ bỏ.

Hồi tháng 6 năm ngoái, truyền thông tại tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, cho hay Shenlong là một tàu vũ trụ không người lái giống X-37B. Nguồn tin khẳng định rằng trong 2 năm qua, các nhà khoa học Trung Quốc đã đạt được 4 bước đột phá về công nghệ trong dự án.

Các đồn đoán dự trên các bức ảnh bị rò rỉ trên mạng cho thấy Shenlong cao khoảng 1m và dài 5-6m, tương đương 2/3 kích cỡ của X-37B. Những nguồn tin khác ước tính Shenglong cao khoảng 1,1m và rộng 4m.

Theo các nguồn tin suy đoán, Shenlong được thiết kế để phóng ở độ cao 10.000m từ một máy bay Xian H-6. Động cơ giai đoạn đầu sẽ đưa Shenleng, nặng 13 tấn, lên độ cao 490km chỉ trong vòng 8 phút, trong khi giai đoạn hai sẽ đưa nó lên độ cao 600km. Trong giai đoạn 3, một vệ tinh 50kg sẽ được phóng vào quỹ đạo trước khi Shenlong trở về trái đất.

An Bình

Tổng hợp

=====================

Tin này giật gân đây! Cuộc đối đầu ngày càng căng thẳng.....Quẻ "Khai Vô Vong" - Giờ Sửu ngày 9. 4. Quý Tỵ Việt lịch. Đòn gió hai bên tung ra ào ào. Trong đó có cả "chém gió" của Lão Gàn!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VÀ CON ĐƯỜNG HUYẾT MẠCH

Tuyến đường vận tải

Kể từ khicách mạng công nghiệp nổ ra động cơ chạy diesen thay thế dần động cơ hơi nướcthì nền công nghiệp xe hơi bắt đầu phát triển mạnh, kèm theo nó là nhiên liệudầu mỏ. Người ta đã phát hiện ra Trung Đông là khu vực rốn dầu của thế giới. Kểtừ đó dầu mỏ được coi lafnawng lượng chính cho toàn thế giới , cho đến ngày naymặc dù đã qua raatsnhieeuf cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học hàng đầu thếgiới nhưng chưa có một ai tìm được nguồn nhiên liệu có thể thay thế được dầu mỏvề khía cạnh kinh tế. Nguồn năng lượng này được thiên nhiên ban tặng cho loàingười nhưng phải trải qua hàng triệu năm mới hình thành và sản sinh được nó .trong khi đó với tốc độ khai thác như hiện nay và với nhu cầu của toàn thế giớihiện nay thì chắc chỉ vài chục năm nữa nguồn năng lượng này có nguy cơ cạnkiệt, nguồn năng lượng không tái tạo này được gọi là “vàng đen” của toàn thếgiới. Các cuộc chiến về năng lượng đặc biệt là về dầu mỏ cũng xảy ra khốc liệttrên các mặt trận . Cả Nga , Nhật, Hoa Kỳ và liên minh châu Âu rút cục lại đều vì các giếng dầu của các nước Trung đông mà sẵn sàng đổ của vào cái nơi mà toàn sa mạc chó ăn đá gà ăn sỏi.

Những nămgần đây lại thêm 1 số anh có nhu cầu cực cao như TQ, Braxin , Ấn độ cũng mong muốn mình có được một trong những góc bánh Dầu mỏ đó.

Do nhu cầuphát triển kinh tế và quân sự nên nền kinh tế của các nước phụ thuộc vào sự tiêu thụ dầu mỏ. Nước nào có chỉ số tiêu thụ dầu mỏ lớn nước đó là nước phát triển.

Đi kèm theo nguồn cung cấp thì vấn đề cấp bách nhất là chi phí vận chuyển . nên các nước phải căng đầu ra tính toán chi phí vận chuyển. Với nước Nga do có lợi thế gần và địa hình không quá phức tạp . Họ đã dùng phương án vận chuyển bằng đường ống ngầm vừa nhanh vừa nhiểu, nước Nga cung cấp cho ½ Châu Âu và trong nước sảnlượng dầu và khí đốt. Còn lại các nước khác không còn cách nào khác là vận tải bằng các loại phương tiện mà mình có thể. Trong đó vận tải Thủy là cách hữu hiệu nhất với những con tầu có sức chưa lên đến hàng triệu tấn nhờ vào lực đẩy của nước có thể lên đênh trên biển và cập bất cứ vào hải cảng nào, vừa năng suất lại vừa tiện lợi và không phải chi phí làm đường.

Vận tải bộ thì ngoài chi phí làm đường cầu cống ra, kèm theo các chi phí bảo dưỡng thường niên thì vận tải đường bộ năng suất lại thấp.

TQ đã từngcó dự án làm đường xe lửa xuyên dọc đất nước Pakistan để vận tải dầu mỏ từ Arabsaudi về đường cao nguyên Nội Mông vào lãnh thổ TQ nhưng với chi phí con đường đó thêm nữa là địa hình phức tạp nhiểu đồi núi sông suối chi phí cóthể đội lên rất nhiều lần và vẫn phải qua một đoạn đường thủy bên bờ biển Ấn độDương vì vậy dự án này có lẽ không khảthi và khó thực hiện.

Cuối cùngthì họ vẫn phải ưu tiên vận chuyển đường thủy.

Biển Đông Việt Nam : Đây chính là con đường huyết mạch để lên khu vực Đông Bắc Á bao gồm các quốc gia như :TQ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều tiên, Viễn đông Nga , và bang Alaska của Hoa Kỳ. Vì vậy chẳng có gì khó hiểu khi nói đến biển Đông thì có rất nhiều quốc gia nhận rằng họ có lợi ích cốt lõi ở đây.

Xuất phát từ Arabsaudi dọc theo bờ biển Ấn Độ qua eo biển Malaca giáp danh giữa Indonexia và Malaixia vào khu vực Biển đông Viêt Nam rồi đi lên vùng phía đông bắc Á đây là tuyến vận tải nhộn nhịp nhất châu Á. Sẽ ra sao nếu con đường này tắcnghẽn – toàn bộ khu vực Đông bắc á và 1 phần lãnh thổ nước Mỹ rơi vào khủng hoảng năng lượng.

Vì vậy đâylà một trong những lý do mà khu vực châu á Thái Bình dương đến lúc nổi sóng.

Khu địa chiến lược.

Toàn bộ khu vực Đông nam Á và Úc châu nằm giáp danh giữa 2 bờ đại dương là Thái Bình Dương và Ấn độ dương là cửa ngõ để từ biển vào lục địa bên trong, như vậy nếu các căncứ quân sự được đặt tại đây thì gần như trọn lục địa châu Á được khống chế .Đây cũng chính là nỗi lo sợ của các ông lớn đang có ý đồ làm Đại vương khu vực.

TQ là một nước lớn trong khu vực và đang có ý đồ làm Đại vương. Với cửa ngõ phía Nam và đông nam đây là cửa chính để bước vào lục địa Trung Hoa và chính Đài Bắc là con dao găm đang đặt vào sườn của TQ , TQ đang rất muốn nhổ cái gai này càng sớm càng tốt. Có được Đài Loan và cả vùng biển phía sau đó là vùng đệm an toàn, nó như một cái sân rộng cho bất cứ kẻ nào có ý định xâm nhập lục địa Trung Hoa.

Thêm Nhật bản và Phi Luật Tân là 2 gọng kìm thép kẹp chặt vùng cửa ngõ vào Trung Hoa Lụcđịa. Chính vì vậy TQ bất chấp công ước liên hợp quốc về luật biển mà mang mặtdày đi đến 2 nơi này để tuyên bố chủ quyền .

Muốn vô hiệu hóa Okinawa thì phải có được Senkacu,Muốn vô hiệu hóa được Phi Luật Tân phải có được Trường sa và Ba Bình . Đâychính là yêu cầu chiến lược đối với TQ.

Có được Senkacu thì Hàn quốc, và Nhật Bản bị vô hiệu hóa

Có đượcTrường sa, Hoàng sa thì Việt nam và PhiLuật Tân bị vô hiệu hóa. Và đương nhiên eo biển Malaca thuộc kiểm soát của TQ

Và trước khi đến được TH lục địa thì phải đi qua 2 cái sân rộng như vậy khoảng cách an toàncàng thêm tăng cường. Như vậy trả lời cho câu hỏi liệu TQ có từ bỏ ý đồ độcchiếm biển Đông Việt Namvà Senkacu của Biển Hoa Đông hay không? Câu trả lời chắc đã rõ.

Phương án Viễn giao cận công

Để thực hiện ý đồ bá chiếm khu vực ĐNA. TQ không ngần ngại đổ tiền vào các quốc gianhỏ nghèo và hám lợi dùng chiến thuật cây gậy và củ cà rốt.

Điển hìnhnhư Cambodia một mặt TQ đổ tiền vào đầu tư và xây dựng một mặt dùng quyền lực mềm không chế Cambodia . Để mưu đồ chia rẽ Asian,

Đối với cácquốc gia khác như Malaixia – Indonexia thì vừa mềm vừa rắn. Với Thái Lan TQ đưaThái lên một vị thế Đại ca nhóm để dần dần bẻ từng chiếc đũa Asian. Riêng Việtvà Phi là mục tiêu cận công của TQ chỉlà buồn cười cho Mã và Indo khi ở hội nghị Asian thì không dám mở miệng, đếnkhi TQ mang tầu chiến đến tận cửa ngõ thì bắt đầu lo sốt cả vó lên.

Chiến thuật viễn giao cận công còn được TQ sử dụng với Pakistan . TQ không ngần ngại đổcủa vào đầu tư cho Pakistanđổi lại Pakistancho phép TQ đồn trú căn cứ quân sự để khống chế Ấn độ ở biên giới phía Tây nam.

Có lẽ cái đau lớn nhất của TQ là để mất Miến điện , TQ đã không ngờ được rằng Miến điệnđã dễ dàng ngả sang phía Hoa Kỳ.

Ngoài ra TQ đang nịnh Lào một quốc gia toàn dân tộc cũng bằng chính sách củ Cà rốt để đốt nhà Lào, nhưng có vẻ như âm mưu này cũng đã được nhà Lào nhận ra và đang có động thái rời xa TQ .

Liên Hoành và Hợp tung

Đây làchiến thuật của quỷ cốc tử ngày xưa 2 học trò xuất sắc về mảng chính trị của ông đã dùng đó là Trương Nghi và Tô Tần chủ thuyết của Tô Tần là bẻ từng chiếc đũa giúp nhà Tần thống nhất thiên hạ .Và Khi đó Trương Nghi dùng chiến thuật Liên Hoành để liên kết 6 nước trong khuvực đối trọng với nhà Tần.

Như vậy kế sách Liên Hoành đang được các nhà chiếnlược của Nhật Bản sử dụng. Hơn ai hết Nhật bản nhận thấy dã tâm của TQ rất lớn, nếu chỉ một mình Nhật bản không thể là đối thủ của TQ vì vậy Nhật rất cần có các đồng minh chuyến công du của thủ tướng Nhật và nội các chính phủ nhật sang cácnước đông Nam á và cả Nga , Đài, và Triều tiên để tìm thế Liên Hoành đang đượccác nước ủng hộ.

Ngoài ra còn có được sự hậu thuẫn to lớn của Hoa Kỳ sau lưng, vấn đề của Nhật còn lại là đảm bảo ổn định kinh tế trong nước vàphê chuẩn việc tái trang bị vũ khí chiến tranh do hiến pháp nhật quy định cấm vũ khí chiến tranh xâm lược từ sau đệ nhị thế chiến.

Với Nhật thì vũ khí chiến tranh thì là muỗi,Với công nghệ điện tử hiện nay Nhật có thể có những loại vũ khí siêu hiện đạichỉ trong vòng 1hoặc 2 năm tới . Vấn đề là mọi rào cản phải được nội các Nhật thông qua.

Với Việt Nam thì đang ở thế kẹt. TQ muốn có được Việt Nam là đồng minh trong phe XHCN nhưng vẫn muốn cướp trắng tay 2 quầnđảo Trường sa và Hoàng sa để xây cái sân sau cho họ. và các học giả võ mồm TQ vẫn rêu rao là dạy cho Việt Nam bài học. Nhưng TQ biết rằng trong các số nướcĐông Nam Á thì Việt Nam là loại khó nhằn nhất. Bài học lịch sử qua các cuộc kháng chiến của Việt Nam vàđiển hình là cuộc chiến năm 79 thì TQ hiểu rằng không dễ dàng cho TQ khi có ý đồ đánh Việt nam. Trước sau gì thì rồi cũng có lúc 2 bên sẽ phải đối mặt bởingười VN xưa đến nay chưa bao giời khuất phục bất cứ kẻ thù nào.

Đánh Việt Nam không khó đối với TQ mà vấn đề là giữ được Việt mới là khó.bởi chiến lược chống giặc ngoại xâm của Việt Nam có truyền thống từ vài nghìn năm trước và tinh thần dân tộc của VN cao hơn tất cả các dân tộc khác. 1000 năm đô hộ của giặc phương bắc còn không đồng hóa nổi Việt nam thìlàm sao có thể đánh chiếm được VN.

Với giàn hỏa lực mõm của TQ hiện nay thường rêu rao là dạy người VN bài học nhưng đó chính là điều mà họ đang lo sợ nhất . Họ hiểu rằng đối với các nước Đông Nam Á thì Việt nam là nước có cái đầu lạnh nhất và là cục xương hóc nhất cho tất cả các quốc gia nào có ý đồ xâm lược.

TL.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tướng Trung Quốc La Viện: Vụ bắn ngư dân Đài Loan là cớ để chiếm Trường Sa

(TNO) Một viên tướng “diều hâu” khét tiếng của Trung Quốc lại giở giọng hiếu chiến khi tuyên bố vụ tuần duyên Philippines bắn tàu Đài Loan đã mang lại cho Trung Quốc cơ hội vàng để chiếm 8 đảo do Manila quản lý tại biển Đông, theo tờ Văn Hối ở Hồng Kông hôm 16.5.

“Nổ súng vào một tàu cá Đài Loan không chỉ là hành động khiêu khích với Đài Loan mà còn với cả toàn thể nhân dân Trung Hoa. Tôi không biết tàu cá Đài Loan đã vi phạm luật lệ nào trong vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn thay vì là lãnh hải Philippines”, ông La Viện nói.

Posted Image

Tàu chiến và tàu tuần duyên Đài Loan tập trận hôm 16.5 - Ảnh: AFP

Thiếu tướng này cho rằng Bắc Kinh cần phải hỗ trợ Đài Loan để buộc Philippines đưa ra lời xin lỗi đồng thời đề ra bốn cách “giúp” Đài Loan.

Thứ nhất, Trung Quốc, với tư cách thành viên Liên Hiệp Quốc, có thể kiện Philippines ra Tòa án Công lý Quốc tế. Thứ hai là thiết lập ngay một cơ chế hợp tác giữa các hiệp hội nghề cá giữa hai bờ eo biển Đài Loan. Thứ ba là tuần duyên của hai phía nên đàm phán cơ chế hợp tác tương tự để tuần tra trong các vùng biển tranh chấp. Cuối cùng là nên nghĩ đến một cơ chế thiết lập sự tin cậy quân sự giữa hai bờ eo biển.

Ông La ngang còn ngược tuyên bố nếu Philippines tiếp tục quấy rối tàu cá Đài Loan, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ phát động tấn công “thu hồi” một hòn đảo do Manila chiếm đóng phi pháp thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Cả Trung Quốc, Đài Loan và Philippines đều chiếm đóng phi pháp một số hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ngư dân Hồng Thạch Thành đã thiệt mạng khi tuần duyên Philippines nổ súng vào tàu cá Đài Loan hôm 9.5 trong vùng biển chồng lấn giữa hai bên.

Đài Bắc đã áp dụng biện pháp trừng phạt đồng thời tiến hành tập trận tại vùng biển gần Philippines sau khi bác bỏ lời xin lỗi “thiếu chân thành” của Philippines về vụ việc.

Theo tờ Want China Times, chính quyền Đài Loan khó lòng đón nhận những ý kiến của ông La. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu sẽ đối mặt với vấn đề hóc búa qua phát biểu của Hồng Phượng Liên, con gái của ngư dân 65 tuổi bị bắn chết.

Cô này nói các ngư dân Đài Loan giờ đây cảm thấy an toàn hơn khi treo cờ Trung Quốc thay vì cờ Đài Loan khi đánh bắt gần vùng biển tranh chấp.

Sơn Duân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ "vạch mặt" Trung Quốc về vụ thử tên lửa diệt vệ tinh mờ ám

Thứ Bẩy, 18/05/2013 - 14:11

(Dân trí) - Trung Quốc đã bí mật tiến hành thử nghiệm một loại tên lửa tầm xa mới có khả năng phá hủy các vệ tinh trong quỹ đạo, theo các đánh giá tình báo của Mỹ. Giới chức quốc phòng tại Washington đã bày tỏ lo ngại về vụ thử nghiệm mờ ám này.

Posted Image

Một vụ phóng tên lửa của Trung Quốc tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương.

Vụ thử nghiệm mờ ám

Tối ngày 13/5 giờ địa phương, cư dân mạng Trung Quốc đã đăng tải các bức ảnh chụp một vật thể lạ phát sáng trên bầu trời miền đông nam nước này. Các blogger nói rằng nói đã nhìn thấy một vật thể bay không xác định (UFO) của người ngoài hành tinh.

Vật thể phát sáng đã gây ra nhiều đồn đại trên các mạng xã hội tại Trung Quốc, khiến truyền thông nhà nước buộc phải lên tiếng bác bỏ các thông tin về UFO.

Trung Quốc hôm 14/5 cho hay một tên lửa mang theo thiết bị nghiên cứu khoa học đã được phóng lên vũ trụ từ trung tâm phóng tại tỉnh Tứ Xuyên, tây nam đất nước. Bắc Kinh nói rằng vụ phóng là một phần của sứ mệnh thu thập dữ liệu khoa học.

Điều đáng nói là Trung Quốc không hề tiết lộ trước thông tin gì về vụ phóng và chỉ lên tiếng một ngày sau vụ thử nghiệm và sau khi đã xuất hiện các đồn đoán của cư dân mạng về vật thể bay ngoài hành tinh.

"Tên lửa được phóng lúc 9 giờ tối ngày 13/5 từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở đông nam Trung Quốc để nghiên cứu các hạt phân tử năng lượng và các từ trường trong địa tầng bị ion hóa và khoảng không gần trái đất", các quan chức từ Trung tâm khoa học vũ trụ quốc gia Trung Quốc cho biết với truyền thông nhà nước.

"Cuộc thử nghiệm đã đạt được các mục tiêu mong đợi bằng cách cho phép các nhà khoa học thu thập những dữ liệu đầu tiên liên quan tới môi trường vũ trụ ở các độ cao khác nhau", hãng tin Xinhua đưa tin.

Sau đó, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố trong một cuộc họp báo hôm 16/5: "Tôi muốn nhấn mạnh rằng Trung Quốc luôn ủng hộ sử dụng không gian vì mục đích hòa bình và phản đối vũ khí hóa vũ trụ cũng như một cuộc chạy đua vũ trang trên vũ trụ”.

Mỹ "vạch mặt" vụ thử của Trung Quốc

Trung Quốc đã phủ nhận các cáo buộc nói rằng vụ phóng tên lửa là một sự phát triển quân sự khiêu khích. Tuy nhiên, khẳng định của Bắc Kinh đã bị nghi ngờ. Một nguồn tin quốc phòng Mỹ giấu tên cho hay vụ thử nghiệm hôm 13/5 dường như là vụ thử đầu tiên của một loại tên lửa mới có thể phá hủy các vệ tinh trong quỹ đạo.

Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Mỹ, Trung tá Monica Matoush, hôm 15/5 cho hay không vật thể nào được đưa vào quỹ đạo sau vụ phóng như tuyên bố của Trung Quốc.

Posted Image

Vật thể lạ phát sáng trên bầu trời Trung Quốc hôm 13/5 được Mỹ xác định là một tên lửa diệt vệ tinh.

"Chúng tôi đã theo dõi vài vật thể trong vụ phóng như không quan sát thấy bất kỳ vật thể nào đi vào quỹ đạo và không vật thể nào liên quan tới vụ phóng này còn trong vũ trụ", phát ngôn viên nói.

Mặc dù Lầu Năm Góc không bình luận trực tiếp về đánh giá tình báo của vụ phóng tên lửa mới nhất, nhưng các quan chức quốc phòng đã cáo buộc Trung Quốc tiến hành vụ thử tên lửa diệt vệ tinh dưới vỏ bọc của một dự án thám hiểm vũ trụ.

Mike Rogers, chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ, đã bày tỏ những lo ngại của Washington về vụ thử nghiệm. "Bất kể khi nào một quốc gia tìm cách có được vị thế hung hăng hơn trên vũ trụ, điều đó rất đáng lo ngại", ông nói.

Theo ông Jonathan McDowell, từ Trung tâm vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian, tên lửa của Trung Quốc đã vươn tới độ cao 10.000km bên trên trái đất.

Ông McDowell cho hay tất cả các vụ phóng quỹ đạo thấp trên 10.000km trước đó đều do Mỹ thực hiện. Các vụ thử tên lửa trước đây của Trung Quốc chưa tới 2.000km, mặc dù Bắc Kinh đã phóng các phương tiện quỹ đạo cao hơn, trong đó có tàu thăm dò lên mặt trăng.

Vụ phóng tên lửa tầm xa của Trung Quốc có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với các hệ thống thông tin liên lạc của quân đội Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Các hệ thống thông tin liên lạc và định vị cho các nhóm tàu sân bay tấn công, máy bay trinh sát và các máy bay ném bom tầm xa hoạt động từ Guam và phía bắc Australia đều phụ thuộc vào mạng lưới các vệ tinh thuộc hệ thống định vị toàn cầu.

Lầu Năm Góc đề phòng

Mỹ đã theo dõi tất cả các vụ phóng tên lửa của Trung Quốc. Lầu Năm Góc đã cảnh báo trong các báo cáo thường niên về chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc rằng Bắc Kinh đang phát triển khả năng diệt vệ tinh.

Tên lửa chống vệ tinh đầu tiên được Trung Quốc phóng lên là vào năm 2007. Nó đã phá hủy một vệ tinh thời tiết cũ của Trung Quốc, gây ra những lo ngại tại Washington. Khi đó, tên lửa cũng được phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương.

Các quan chức Mỹ cho hay tên lửa mới nhất của Trung Quốc có tới 4 tầng, trong đó có một tầng nhiên liệu lỏng cung cấp lực đẩy bổ sung ở giai đoạn cuối của cuộc hành trình.

Nhấn mạnh tới mối lo ngại ngày càng gia tăng tại Washington về các khả năng chống vệ tinh của Trung Quốc, Lầu Năm Góc hồi tháng này cho biết sẽ có một chương trình nhằm chế tạo các hệ thống vũ khí để bảo vệ hàng loạt các vệ tinh tình báo và thông tin của Mỹ.

Bất chấp việc cắt giảm ngân sách quốc phòng, sự đầu tư vào công nghệ nhằm bảo vệ các vệ tinh của Mỹ khỏi bị tấn công đã được tính đến trong ngân sách quốc phòng 2014.

Hồi tuần trước, Lầu Năm Góc đã công bố một cáo báo dài 83 trang về sự phát triển quân sự của Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh tới các khả năng vũ trụ ngày càng gia tăng của Bắc Kinh và nói rằng Trung Quốc đang theo đuổi một loạt hoạt động nhằm ngăn chặn các đối thủ sử dụng các tài sản vũ trụ trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.

David Helvey, phó trợ lý Bộ trưởng quốc phòng đặc trách Ðông Á, mới đây cho hay Trung Quốc đã tiến hành 18 vụ phóng vụ trụ trong năm ngoái để mở rộng việc do thám các vệ tinh.

"Cùng lúc đó, Trung Quốc đang nhanh chóng cải thiện các khả năng nhằm hạn chế hoặc ngăn cản các nước khác tiếp cận và sử dụng không gian", ông Helvey nói.

An Bình

======================

Nếu thành thật mí nhau thì hùn mần ăn. Thí dụ Tung Cóoc có thể hùn với Hoa Kỳ sự dụng hệ thống định vị toàn cầu của Hoa Kỳ chẳng hạn. Nhưng đằng này có một hệ thồng định vị riêng - Hình như Nga cũng chưa có - Đã vậy lại còn chuẩn bị khả năng tiêu diệt vệ tình của đối phương. Sự chuẩn bị đối đầu thấy rõ. Cho nên, vần đề chỉ còn là thời gian để kết thúc "canh bạc cuối cùng".

Những con ếch cứ tưởng đó là "thành tựu" phát triển "pha học" của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" Trung Cóoc, ăn cắp được từ "cộng đồng khoa học thế giới". Nên dương dương tự đắc.

Xin lỗi! Những cái này ở những nước khác, tư nhân bỏ tiền túi ra kinh doanh từ lâu rồi. Bi wờ ai mún lên Trạm vũ trụ có thể mua vé.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nữ Tổng thống Hàn sẽ "xử" thế nào về Triều Tiên?

15/05/2013 05:00 GMT+7

Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm ngoái, Park Geun-hye hiếm khi nhắc đến chính sách ngoại giao mà chủ yếu tập trung vào các vấn đề kinh tế.

Posted Image

Park Geun-hye chụp ảnh cùng cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il ở Bình Nhưỡng ngày 13/5/2002.

Và thậm chí khi bị thúc ép bàn về các vấn đề đối ngoại nói chung và với Triều Tiên nói riêng, bà Park giữ một quan điểm ôn hòa đến ngạc nhiên. Nữ chính trị gia này nhấn mạnh rằng, bà muốn xây dựng "lòng tin" với chính quyền Bình Nhưỡng, và thậm chí còn ngụ ý có thể khởi động lại Chính sách Ánh Dương (được ban hành dưới thời 2 Tổng thống cánh tả từ năm 1998 đến năm 2008, nhấn mạnh sự hợp tác cùng viện trợ kinh tế vô điều kiện và các hình thức hỗ trợ khác cho quốc gia phía bắc.

Chính sách Ánh Dương, tất nhiên, đã kết thúc và không ngăn chặn được chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng, cũng không thúc đẩy được phát triển kinh tế. Vào năm 2010, Bộ Thống nhất Hàn Quốc chính thức xác nhận Chính sách Ánh Dương là một "thất bại".

Nếu như nữ Tổng thống Hàn Quốc chỉ hy vọng tập trung sức lực của mình vào việc tái khởi động nền kinh tế lớn thứ 9 thế giới vốn có mức tăng trưởng chỉ 2,1% năm 2012, thì nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên, Kim Jong-un, lại có ý khác.

Bình Nhưỡng đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 3 vào ngày 12/2; bà Park nhậm chức ngày 25/2. Vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng được tiếp nối bởi một tháng những đe dọa tham chiến của ông Kim Jong-un cùng quyết định đóng cửa khu công nghiệp chung giữa hai nước. Khu Kaesong này là một trong số ít ỏi các thành tựu còn lại của thời kỳ Ánh Dương. Chính quyền Bình Nhưỡng cũng hủy bỏ đường dây nóng quân sự song phương, thậm chí dọa biến thủ đô Seoul thành một "biển lửa", bằng cách đó làm leo thang nguy cơ xảy ra chiến tranh.

Có thể nói, hành động của ông Kim Jong-un khá dễ hiểu: Bình Nhưỡng muốn thể hiện rằng việc bà Park theo đuổi một chiến lược Ánh Dương là điều không thể.

Và do vậy, thay vì nối lại viện trợ hoặc trao đổi, bà Park đã giữ lập trường không nhân nhượng, khẳng định với các lãnh đạo quân sự của Hàn Quốc hồi tháng 4 rằng "nếu miền Bắc thử bất cứ một sự khiêu khích nào chống lại người dân và đất nước chúng ta thì chúng ta sẽ đáp trả mạnh mẽ ngay lần va chạm đầu tiên với họ mà không cần bất cứ một sự cân nhắc chính trị nào".

Nữ Tổng thống Hàn Quốc cũng tuyên bố trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân từ Triều Tiên thì chính quyền nước này sẽ bị "xóa xổ".

Posted Image

Park Geun-hye khẳng định vẫn tiếp tục thúc đẩy một tiến trình xây dựng lòng tin trên Bán đảo Triều Tiên.

Những tuyên bố kể trên mới chỉ được đưa cách nay 1 tháng. Nhưng giờ đây "bà đầm thép" của Hàn Quốc có thể đang bắt đầu "do dự".

Trong chuyến thăm gần đây tới Washington, Tổng thống Park dường như ngụ ý về một sự tái khởi động chính sách Ánh Dương. Bà đã phát biểu tại một cuộc họp lưỡng đảng Quốc hội ở Washington ngày 8/5 - bằng chứng cho sức mạnh liên minh 60 năm tuổi giữa Mỹ và Hàn Quốc. John Boehner, Joe Biden, Nancy Pelosi, và nhiều nhân vật có uy tín khác cũng tham dự cuộc họp.

Bài phát biểu dài 34 phút bằng tiếng Anh thành thạo của bà Park đã lôi cuốn các đại biểu Mỹ nhưng thông điệp mà bà đưa ra thì gây xáo trộn.

Nữ Tổng thống Hàn Quốc nói rằng bà sẽ "không bao giờ chấp nhận một Triều Tiên có vũ khí hạt nhân" và rằng "các hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng sẽ bị đáp trả một cách kiên quyết". Nhưng vài phút sau đó, bà lại khẳng định: "Tôi sẽ vẫn kiên định việc thúc đẩy một tiến trình xây dựng lòng tin trên Bán đảo Triều Tiên... Và với niềm tin được xây dựng dần dần, thông qua trao đổi, thông qua hợp tác, chúng tôi sẽ thắt chặt các nền tảng cho hòa bình lâu dài và cuối cùng là thống nhất hòa bình".

Vài phút sau đó, bà thậm chí thể hiện rõ hơn: "Tôi sẽ không gắn viện trợ nhân đạo cho người dân Triều Tiên, chẳng hạn như trẻ nhỏ, với tình hình chính trị".

Nhiều người cho rằng sẽ là một sai lầm nếu Tổng thống Park theo đuổi chính sách này bởi nó sẽ đánh dấu một sự ra đi. Người tiền nhiệm của bà, ông Lee Myung-bak, đã kết thúc các chương trình viện trợ năm 2010 sau khi ngư lôi Triều Tiên được cho là thủ phạm đánh chìm một tàu hải quân Hàn Quốc làm 46 người thiệt mạng.

Tuy nhiên, không ít người lại ủng hộ một chiến lược giống như chủ trương mà bà Park dường như sẽ theo đuổi. Chẳng hạn, một tờ báo cánh tả nổi tiếng ở Hàn Quốc đã đăng bài nói rằng Tổng thống nên theo đuổi "những cách thức cụ thể và tiên phong nhằm xây dựng lòng tin với Triều Tiên, trong đó có việc thảo luận một [hiệp ước] hòa bình.

Thanh Hảo(Theo The Atlantic)

========================

Thiên Sứ viết:

Về việc thống nhất hai miền Cao Ly, hai miền nên trực tiếp đối thoại....

Nhưng họ chỉ thành công nếu đối thoại trọn gói. Còn đối thoại riêng phần sẽ thất bại...

Chẳng hạn, một tờ báo cánh tả nổi tiếng ở Hàn Quốc đã đăng bài nói rằng Tổng thống nên theo đuổi "những cách thức cụ thể và tiên phong nhằm xây dựng lòng tin với Triều Tiên, trong đó có việc thảo luận một [hiệp ước] hòa bình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ bắt gián điệp chứng tỏ điều gì về quan hệ Nga-Mỹ?

16/05/2013 05:00 GMT+7

Khi Mỹ và Nga trục xuất "các nhà ngoại giao" của nhau trong thời gian tới, nhiều khả năng họ sẽ chỉ là những con tốt trong một ván cờ lớn hơn nhiều.

Posted Image

Vụ bắt giữ Ryan Fogle ngày 14/5 ở Moscow trong một tấm ảnh do FSB cung cấp.

Tổng thống Nga Vladimir Putin biết chính xác nước cờ này: chặn một cuộc gặp bí mật được sắp xếp bởi Bí thư thứ 3 của Đại sứ quán Mỹ ở Moscow; một quan chức Mỹ mang theo dụng cụ hành nghề gián điệp và rất nhiều tiền mặt để dụ dỗ các điệp viên hai mang tiềm ẩn của Nga, kèm theo những lời hứa họ sẽ còn nhận được nhiều hơn thế; một cái bẫy được an ninh Nga chuẩn bị cẩn thận, với các tay chụp ảnh sẵn sàng ghi cảnh người bị bắt, ở chốn công cộng, và sự nhục nhã của người được gọi là điệp viên CIA Ryan Fogle.

Tổng thống Putin biết rõ về ván cờ được chơi ở Moscow ngày 14/5, bởi vì ông xuất thân là một sĩ quan tình báo trẻ trong "các cuộc chiến hai mang" hồi những năm 1980, khi CIA và KGB dính vào trò "gián điệp đối đầu gián điệp" của những điệp vụ hai mang và ba mang.

Giống như kết quả của vụ vạch mặt các gián điệp hai mang Aldrich Ames của CIA và Robert Hanssen của FBI, hơn 10 điệp viên hai mang Mỹ bên trong KGB và các lực lượng an ninh Liên Xô đã bị vạch trần. Họ bao gồm Tướng quân đội Dmitri Polyakov, mật danh "Top Hat", một trong những điệp viên Liên Xô quan trọng nhất từng bị CIA lôi kéo thành công cho đến khi bị phát hiện và xử tử.

Trong những năm còn trẻ, Putin là một điệp viên phản gián của KGB, giám sát người nước ngoài và các quan chức lãnh sự quán ở Leningrad trước khi được điều đến Đông Đức (1985-1990), trung tâm của những âm mưu phản gián trong thời kỳ căng thẳng đặc biệt của Chiến tranh Lạnh. Khi ấy, Liên Xô suy yếu đang cố gắng rút quân khỏi cuộc chiến kéo dài cả thập niên ở Afghanistan còn Mỹ thì tìm cách giành lợi thế nhờ điểm yếu của đối thủ.

"Đó là một thời kỳ rất lạnh giá của Chiến tranh Lạnh, với Mỹ dính dáng vào hành động ngầm lớn nhất trong lịch sử CIA ở Afghanistan, còn Liên Xô giết những đặc vụ hai mang theo Mỹ bị Ames phản bội và thực hiện tất cả những cuộc bắt giữ nhằm vào các điệp vụ CIA ở Moscow", trích lời một cựu quan chức cấp cao CIA giấu tên.

"Vụ bắt giữ ngày nay rõ ràng đã giật một trang khỏi cuốn sổ Chiến tranh Lạnh đó, với gã này nằm trên mặt đất, hai tay ở sau lưng và ánh sáng camera lóe lên. Câu hỏi là tại sao Putin lại quyết định làm rùm beng vụ việc vào lúc này?

Posted Image

Trang bị hành nghề của Ryan Fogle bị tịch thu sau khi ông này bị bắt.

Khi Mỹ và Nga trải qua những hành động trục xuất "các nhà ngoại giao" của nhau trong thời gian sắp tới, nhiều khả năng họ sẽ chỉ là những con tốt thí trong một ván cờ lớn hơn nhiều, một đòn bẩy cố ý của những gì mà không bao giờ có thể biết rõ.

Vụ bắt giữ ngày 14/5 diễn ra đúng một tuần sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới Moscow và dường như đã đạt một bước đột phá ngoại giao quan trọng với một sáng kiến chung Nga - Mỹ trong nỗ lực đưa các bên tham chiến ở Syria vào bàn đàm phán.

Sáng kiến đó, gắn với sự hợp tác tình báo Nga - Mỹ về vụ đánh bom cuộc marathon ở Boston mà thủ phạm được cho là người gốc Chechnya, đã khiến nhiều nhà phân tích nhận thấy một sự tan băng trong quan hệ song phương vốn đang lạnh giá. (Putin công khai cáo buộc Mỹ xúi giục các cuộc biểu tình chống lại cuộc bầu cử giúp ông trở lại ghế Tổng thống Nga hồi tháng 12/2011).

"Tôi nghi hoạt động tình báo được tiết lộ trong vụ việc hôm nay ít quan trọng hơn nhiệt độ của mối quan hệ tổng thể Nga - Mỹ, và những tín hiệu nào Moscow muốn gửi tới Mỹ cùng các nước khác", Paul Pillar - một cựu chuyên gia phân tích của CIA hiện đang làm việc cho Chương trình Các nghiên cứu An ninh Georgetown - đánh giá. "Các nhà lãnh đạo Nga có thể cảm thấy sự thể hiện vui mừng về sáng kiến Syria mới là quá mức và họ có thể phát tín hiệu tới Bashar al-Assad rằng chúng tôi sẽ không đẩy ông xuống dưới xe buýt và thoải mái đứng về phía Mỹ".

Trong thế giới "điệp viên đối mặt điệp viên" đầy xảo quyệt, Cơ quan An ninh Liên bang Nga cũng có thể đang cố gắng làm tăng căng thẳng giữa ông Kerry và CIA. Là cựu Chủ tịch Ủy ban Quan hệ Đối ngoại Thượng viện, Kerry từng đóng vai trò là một đặc sứ của Tổng thống Barack Obama trong các cuộc gặp cấp cao với các quan chức Pakistan vài năm trước, và có tin ông đã nổi điên khi CIA mở một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái khiến người Pakistan tức giận giữa chuyến ngoại giao con thoi của ông.

Vụ bắt giữ điệp vụ CIA ở Moscow xảy ra ngay sau chuyến thăm mới đây của ông Kerry cũng có thể "tiếp dầu vào lửa" cho những căng thẳng đó.

"Tôi đã chơi trò của người Nga gần như cả cuộc đời làm việc của mình, và đôi khi bất cứ điều gì khiến chính phủ Mỹ bực dọc thì lại khiến cho lực lượng an ninh Nga thích thú", một cựu quan chức tình báo Mỹ bình luận.

Khả năng thứ ba là Cơ quan An ninh liên bang đang tìm kiếm một cú đáp trả cho vụ việc năm 2010, trong đó 10 điệp vụ Nga bị vạch mặt công khai ở Mỹ và nhận tội vì không đăng ký như các điệp vụ nước ngoài trước khi bị trục xuất vì thu thập thông tin tình báo. Và họ đã được tự do nhờ việc Nga trả 4 tù nhân mà nước này cáo buộc làm gián điệp cho Washington. Khi đó, vụ việc cũng xảy ra ngay sau một cuộc gặp quan trọng giữa Tổng thống Obama và Tổng thống Dmitri Medvedev, người mô tả cuộc gặp là một thành công lớn.

"Và bỗng nhiên bạn có một vụ bắt giữ rất ầm ĩ nhằm vào một nhóm điệp viên Nga, một sự bẽ bàng mà các cơ quan đặc biệt của Nga không thể nào quên và có thể sẽ tìm cách trả thù bằng cuộc bắt giữ hôm nay", trích lời Dmitri Simes, một chuyên gia Nga và là Chủ tịch Trung tâm vì Lợi ích Quốc gia ở Washington. "Những gì bạn có thể đoán ra là đây là một quyết định chính trị, có thể đòi hỏi sự phê chuẩn trực tiếp của ông Putin. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa biết câu trả lời tại sao ông ấy lại muốn chọc tức Mỹ vào thời điểm này".

Thanh Hảo(Theo National Journal)

==============================

Chiêu làm giá trước cuộc gặp thượng định sắp tới của TT Obam và TT Putin.

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Bắc Kinh tung ra một chiêu thức hiểm với Philippines”

Chủ Nhật, 19/05/2013 - 09:49

Bắc Kinh đã nắm lấy luận đề “đại gia đình” mà mỗi người Trung Quốc đều hiểu để ràng buộc Đài Loan vào trò chơi của mình một cách tinh vi.

Bắc Kinh cứng rắn đe dọa Manila về cái chết của ngư dân Đài Loan trên Biển Đông. Vụ việc này tạo cho Trung Quốc cơ hội chiếm 8 hòn đảo do Philippines kiểm soát thuộc quần đảo Trường Sa. Đó là tuyên bố của Tướng Trung Quốc La Viện trên báo Wen Wei Po ở Hong Kong. Giới phân tích quốc tế đánh giá viên tướng này là một trong những nhà hoạch định chiến lược quân sự uy tín của quân đội Trung Quốc.

Theo Đài Tiếng nói nước Nga, Bắc Kinh đã tung ra chiêu thức quân sự-chính trị rất hiểm - cả trong cuộc tranh chấp với Philippines xung quanh các đảo trên Biển Đông, cả trong việc lôi kéo Đài Loan xích lại gần mình. Bằng lời lẽ của viên tướng phát tín hiệu cho Manila, Trung Quốc đang xem xét tất cả phương tiện khả thi có thể để áp đặt chủ quyền đối với vùng biển đảo mà Bắc Kinh vẫn coi là của mình, trong đó không loại trừ phương án chiếm đoạt bằng vũ lực.

Có thể nói đây là bước ngoặt về nguyên tắc trong cuộc tranh chấp quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và cả Đài Loan. Trong đó, luận điệu rõ ràng là hiếu chiến, đậm nét tinh thần chủ nghĩa ái quốc và chủ nghĩa dân tộc. Việc người Philippines khai hỏa bắn vào tàu đánh cá Đài Loan tại khu vực tranh chấp Biển Đông và giết chết một ngư dân không chỉ đơn giản là sự khiêu khích chống Đài Loan, mà còn là sự khiêu khích chống lại toàn thể đại gia đình Trung Quốc, Tướng La Viện nhấn mạnh.

Chuyên gia Nga Andrei Vinogradov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Dự báo chính trị, cho rằng Bắc Kinh đã nắm lấy luận đề “đại gia đình” mà mỗi người Trung Quốc đều hiểu để ràng buộc Đài Loan vào trò chơi của mình một cách tinh vi.

Ông nhận xét: “Đối với Trung Quốc, trong tình huống này Đài Loan không chỉ thuần túy là một đồng minh tự nhiên, có quyền lợi máu thịt với việc làm cho những quần đảo này thuộc về Trung Quốc, như Bắc Kinh quan niệm. Đài Loan cũng có phần nhất định trong tham vọng hợp pháp hóa yêu sách chủ quyền đối với các đảo. Vì vậy, một cách tự nhiên là nếu Trung Hoa Đại lục và Đài Loan đạt thành công hợp nhất nỗ lực theo vấn đề với vùng lãnh thổ tranh chấp, thì hẳn cũng có khả năng đạt được giải pháp cho cuộc tranh chấp giữa họ với nhau, nghiêng về lợi ích cao hơn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.”

Sự kiện một ngư dân Đài Loan bị giết chết đã tạo nguyên cớ cho Bắc Kinh cứng rắn ủng hộ tối hậu thư của chính quyền Đài Loan đòi hỏi Philippines đưa ra lời xin lỗi chính thức. Manila đã thực hiện động tác đó khá muộn màng, tới ngày 15/5 mới lên tiếng. Việc này lại càng tạo cớ cho Bắc Kinh cáo buộc Philippines là thiếu chân thành, còn vị tướng Trung Quốc này liền công bố một cơ chế chưa từng có tiền lệ nhằm “giúp đỡ Đài Loan.”

Cụ thể là việc nộp đơn kiện Philippines lên Tòa án Hình sự Quốc tế. Trung Quốc có quyền làm vậy với tư cách một thành viên của Liên hợp quốc. Còn Đài Loan không có qui chế đó. La Viện cũng đề nghị thiết lập sự hợp tác giữa đại lục và hòn đảo theo tuyến hiệp hội ngư nghiệp, cơ quan tuần duyên, cũng như thỏa thuận về các biện pháp xây dựng lòng tin ở vùng eo biển Đài Loan.

Tuy nhiên, chuyên gia Andrei Vinogradov lưu ý rằng Đài Loan chưa từng đáp ứng lại những toan tính cố gắng của Trung Hoa Đại lục về hiệp lực trong tranh chấp lãnh thổ. Ông phân tích: “Đối với Đài Loan bất kỳ hành động nào chung với Trung Quốc trên vũ đài quốc tế trước hết cũng sẽ là tín hiệu gửi cho Mỹ và các đồng minh của hòn đảo rằng đã diễn ra sự biến đổi nội hàm quan trọng nào đó trong quan hệ Đài Loan-Trung Quốc và chủ đề thống nhất đất nước. Thiếu sự hỗ trợ của Mỹ, vị thế của Đài Loan đơn giản là sơ hở dễ bị thương tổn và thiệt hại. Vì vậy, đối với Đài Loan, hiển nhiên, trên thực tế không được để dẫn đến bất kỳ hành động chung nào với Trung Quốc theo những vấn đề quốc tế bức thiết. Và hòn đảo vẫn đang phô trương điều đó.”

Bắc Kinh hiểu, nhưng dường như không muốn chấp nhận. Tuyên bố của viên Tướng Trung Quốc diều hâu là thêm một tín hiệu nữa phát ra cho Đài Loan./.

Theo Vietnam+

====================

Lão Gàn thường phát biểu rằng: "Những con ếch đều có chứng lý khi mô tả bầu trời mà nó nhin thấy qua cái miệng giếng của nó".

Với tầm nhìn "chiến lược" của tướng Tàu La Viện thì cái chủ trương "Một đất nước hai chế độ của Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc" đưa vào sọt rác. Vì nó cho thấy rõ rằng: Trong cái Đại gia đình Trung Quốc ấy, chỉ có Trung Hoa lục địa có quyền quyết định và Đài Loan chẳng là cái đinh gì. Chuyện của Đài Loan phải do chế độ chính tr Đài Loan quyết định chứ nhể.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đảng cầm quyền ở Nhật chính thức đề xuất xây dựng quân đội chính quy?

Chủ nhật 19/05/2013 10:21

(GDVN) - LDP chủ trương xây dựng quân đội chính quy, thiết lập Hội đồng an ninh quốc gia và cải cách Bộ Quốc phòng, tăng cường ứng phó với tấn công mạng...

Posted Image

Tỷ lệ chi tiêu quốc phòng trong GDP của Nhật Bản sau chiến tranh không hơn 1%

Thời báo Kinh hoa của TQ đưa tin cho biết, Đảng Tự do Dân chủ (LDP) cầm quyền Nhật Bản ngày 17 công bố Dự thảo đề nghị sửa đổi "Đại cương kế hoạch phòng vệ", chủ trương tăng cường năng lực "phòng vệ cơ động" của Nhật Bản, đồng thời gia tăng ngân sách quốc phòng và biên chế nhân viên Lực lượng Phòng vệ, xây dựng cơ quan chống tấn công mạng, tăng cường năng lực phòng vệ đảo và hướng tây nam.

Bản dự thảo này sau khi được thông qua trong Đảng Tự do Dân chủ (LDP) sẽ đệ trình lên Chính phủ Nhật Bản, tạo cơ sở để Chính phủ Nhật Bản xây dựng "Đại cương kế hoạch phòng vệ " mới.

Nâng cấp Lực lượng Phòng vệ, cải cách Bộ Quốc phòng

Cùng ngày, Đảng Tự do Dân chủ (LDP) đưa ra bản dự thảo đề nghị tại hội nghị phòng vệ và an ninh của đảng, căn cứ vào bản dự thảo, "Đại cương kế hoạch phòng vệ" mới cần lấy "khả năng phòng vệ cơ động mạnh" thay thế cho khái niệm "khả năng phòng vệ cơ động" hiện nay, tăng cường năng lực phòng vệ đảo và hướng tây nam.

Dự thảo chủ trương sẽ xây dựng "sức mạnh phòng vệ vững chắc" làm phương châm cơ bản của chỉnh đốn Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, đổi Lực lượng Phòng vệ thành "quân đội chính quy", thiết lập Hội đồng an ninh quốc gia, xây dựng "Luật cơ bản bảo đảm an ninh quốc gia", sửa đổi phương châm phòng vệ cơ bản, cải cách Bộ Quốc phòng.

Ngày 9/5, Chính phủ Nhật Bản đưa ra bản dự thảo dự luật thiết lập Hội đồng an ninh quốc gia, dự định sẽ đệ trình Quốc hội vào thượng tuần tháng 6. Tờ "Mainichi Shimbun" Nhật Bản đưa tin, Hội đồng an ninh quốc gia mô phỏng Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ, thành viên chính là Thủ tướng, Chánh văn phòng Nội các, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng. Họ định kỳ triệu tập hội nghị, xem xét chính sách ngoại giao và phòng vệ cơ bản.

Posted Image

Nhật Bản muốn xây dựng quân đội chính quy

Một khi Nhật Bản bị tấn công vũ lực hoặc xảy ra thiên tai quy mô lớn, Hội đồng an ninh sẽ khẩn cấp bàn bạc biện pháp ứng phó ban đầu. Cơ quan thường trực của Hội đồng an ninh quốc gia sẽ tổng hợp tin tức tình báo từ Bộ Ngoại giao , Bộ Quốc phòng và các cơ quan chính phủ khác, sau đó tiến hành phân tích.

Nhập khẩu Osprey xây dựng lực lượng đổ bộ

Bản đề nghị còn cho biết, Nhật Bản cần bắt chước lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ, xây dựng lực lượng tác chiến đổ bộ trên biển-trên bộ, trang bị các loại vũ khí như máy bay vận tải cánh xoay Osprey và xe bọc thép đổ bộ.

Phương án đề xuất, dựa vào mô hình của Lực lượng Phòng vệ Biển và Lực lượng Phòng vệ Trên không, thiết lập "tổng đội" (trung đoàn) ở Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, tăng cường hiệu suất chỉ huy. Lực lượng Phòng vệ Biển lập ra chức Tư lệnh Hạm đội phòng vệ, Lực lượng Phòng vệ Trên không lập ra chức Tư lệnh Tổng đội hàng không, thống nhất chỉ huy các lực lượng.

Đơn vị lớn nhất giai đoạn hiện nay của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất là "phương diện đội" (quân đoàn), lần lượt có các Quân đoàn Phương Bắc, Quân đoàn Đông Bắc, Quân đoàn Phương Đông, Quân đoàn Phương Tây và Quân đoàn Trung tâm. Theo Jiji Press, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất thiết lập ra tổng đội, càng dễ dàng hơn cho việc phối hợp với Lực lượng Phòng vệ Biển, Lực lượng Phòng vệ Trên không và quân Mỹ đóng tại Nhật Bản.

Phương án chủ trương mở rộng nhân viên và trang bị của Lực lượng Phòng vệ, gia tăng ngân sách quốc phòng. Hãng Kyodo đưa tin, Đảng Tự do Dân chủ (LDP) đề nghị, về dài hạn, tỷ lệ chi tiêu quốc phòng trong GDP của Nhật Bản cần học theo Mỹ, Đức.

Posted Image

Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản đáp máy bay vận tải cánh xoay Osprey Mỹ trong một cuộc diễn tập

Tăng cường phòng thủ tên lửa, xây dựng Lực lượng Phòng vệ Mạng

Phương án đề xuất, Nhật Bản cần "sở hữu riêng" Năng lực tấn công căn cứ tên lửa đạn đạo kẻ thù lấy Nhật Bản làm mục tiêu, cần bắt đầu thảo luận vấn đề này, "nhanh chóng đưa ra kết luận".

Để nâng cao năng lực chống tên lửa, cần trang bị nhiều hơn hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất Patriot-3 và tàu khu trục Aegis trang bị tên lửa phòng không SM-3. Phương án đồng thời đề nghị, khuyến nghị tăng cường khả năng ứng phó với tấn công mạng. Theo tờ "Mainichi Shimbun" Nhật Bản.

Ngày 16/5, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã lập ra một cơ quan, làm công tác chuẩn bị cho việc thành lập "Lực lượng Phòng vệ Mạng". "Lực lượng Phòng vệ Mạng" sẽ thiết lập ở Bộ Tham mưu liên quân - tức Bộ Tổng tham mưu, dự kiến sẽ thành lập trước tháng 4/2014, có khoảng 90 người, trực ban 24/24 giờ.

Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera cùng ngày cho biết: "Tấn công mạng đã tạo ra mối đe dọa to lớn, Nhật Bản dự định hợp tác với Mỹ, cùng ứng phó".

Posted Image

Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản có tiềm năng tác chiến đảo

Bối cảnh bản dự thảo có ý "phúc thẩm căn bản" chính sách phòng vệ

Bản dự thảo kiến nghị của Đảng Tự do Dân chủ (LDP) có tên là "Hồi sinh phòng vệ". Tờ "Sankei Shimbun" bình luận, tiêu đề này tương ứng với khẩu hiệu "Hồi sinh Nhật Bản" của Đảng Tự do Dân chủ (LDP) trong cuộc bầu cử Hạ viện năm 2012, nhằm "đánh giá kỹ lại một cách căn bản về chính sách phòng vệ của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai".

Ngày 25/1/2013, Chính phủ Nhật Bản triệu tập hội nghị nội các quyết định sửa đổi "Đại cương kế hoạch phòng vệ" hiện hành và "Kế hoạch chỉnh đốn lực lượng phòng vệ trung hạn". Sau đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã thành lập một ủy ban nghiên cứu chuyên môn, triển khai công tác sửa đổi "Đại cương kế hoạch phòng vệ" và "Kế hoạch chỉnh đốn lực lượng phòng vệ trung hạn", có kế hoạch đưa ra báo cáo trung hạn vào tháng 6 và tranh thủ đưa ra "Đại cương kế hoạch phòng vệ" mới và "Kế hoạch chỉnh đốn lực lượng phòng vệ trung hạn" trong năm nay.

Trong tháng này, Đảng Tự do Dân chủ (LDP) sẽ chính thức xác định đề nghị "Đại cương kế hoạch phòng vệ" và trình lên Chính phủ Nhật Bản.

Ngày 17/5, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết, Chính phủ Nhật Bản sẽ xem xét đề nghị của đảng cầm quyền, thúc đẩy xây dựng "Đại cương kế hoạch phòng vệ".

Posted Image

Tàu vận tải đổ bộ lớp Osumi Nhật Bản

Đông Bình

====================

Cái này Lão Gàn nói lâu rồi. Và việc tái vũ trang Nhật Bản sẽ được sự ủng hộ của Hoa Kỳ thậm chí cả Nga. Lão Gàn cũng xác định rằng: Không quá tháng 9 Việt lịch, người Nhật sẽ cho thế giới biết khả năng của họ. Đại khái thế!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Posted Image

Năm nay - theo Huyền Không Lạc Việt thì đất trời rung rinh cả. Nhưng năm tới thì sự đối đầu trong "Canh bạc cuối cùng" còn gay cấn hơn nhiều. Chúng tôi sẽ phiên tình Huyền Không Lạc Việt ba năm liên tiếp và đưa vào đây để cùng quý vị tham khảo. Xem "Canh bạc cuối cùng" sẽ kết thúc vào năm nào?

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VÀ CON ĐƯỜNG HUYẾTMẠCH

Tuyến đường vận tải

Kể từ khicách mạng công nghiệp nổ ra động cơ chạy diesen thay thế dần động cơ hơi nướcthì nền công nghiệp xe hơi bắt đầu phát triển mạnh, kèm theo nó là nhiên liệudầu mỏ. Người ta đã phát hiện ra Trung Đông là khu vực rốn dầu của thế giới. Kểtừ đó dầu mỏ được coi lafnawng lượng chính cho toàn thế giới , cho đến ngày naymặc dù đã qua raatsnhieeuf cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học hàng đầu thếgiới nhưng chưa có một ai tìm được nguồn nhiên liệu có thể thay thế được dầu mỏvề khía cạnh kinh tế. Nguồn năng lượng này được thiên nhiên ban tặng cho loàingười nhưng phải trải qua hàng triệu năm mới hình thành và sản sinh được nó .trong khi đó với tốc độ khai thác như hiện nay và với nhu cầu của toàn thế giớihiện nay thì chắc chỉ vài chục năm nữa nguồn năng lượng này có nguy cơ cạnkiệt, nguồn năng lượng không tái tạo này được gọi là “vàng đen” của toàn thếgiới. Các cuộc chiến về năng lượng đặc biệt là về dầu mỏ cũng xảy ra khốc liệttrên các mặt trận . Cả Nga , Nhật, Hoa Kỳ và liên minh châu Âu rút cục lại đềuvì các giếng dầu của các nước Trung đông mà sẵn sàng đổ của vào cái nơi mà toànsa mạc chó ăn đá gà ăn sỏi.

Những nămgần đây lại thêm 1 số anh có nhu cầu cực cao như TQ, Braxin , Ấn độ cũng mongmuốn mình có được một trong những góc bánh Dầu mỏ đó.

Do nhu cầuphát triển kinh tế và quân sự nên nền kinh tế của các nước phụ thuộc vào sựtiêu thụ dầu mỏ. Nước nào có chỉ số tiêu thụ dầu mỏ lớn nước đó là nước pháttriển.

Đi kèm theonguồn cung cấp thì vấn đề cấp bách nhất là chi phí vận chuyển . nên các nướcphải căng đầu ra tính toán chi phí vận chuyển. Với nước Nga do có lợi thế gầnvà địa hình không quá phức tạp . Họ đã dùng phương án vận chuyển bằng đường ốngngầm vừa nhanh vừa nhiểu, nước Nga cung cấp cho ½ Châu Âu và trong nước sảnlượng dầu và khí đốt. Còn lại các nước khác không còn cách nào khác là vận tảibằng các loại phương tiện mà mình có thể. Trong đó vận tải Thủy là cách hữuhiệu nhất với những con tầu có sức chưa lên đến hàng triệu tấn nhờ vào lực đẩycủa nước có thể lên đênh trên biển và cập bất cứ vào hải cảng nào, vừa năngsuất lại vừa tiện lợi và không phải chi phí làm đường.

Vận tải bộthì ngoài chi phí làm đường cầu cống ra, kèm theo các chi phí bảo dưỡng thườngniên thì vận tải đường bộ năng suất lại thấp.

TQ đã từngcó dự án làm đường xe lửa xuyên dọc đất nước Pakistan để vận tải dầu mỏ từArabsaudi về đường cao nguyên NộiMông vào lãnh thổ TQ nhưng với chi phícon đường đó thêm nữa là địa hình phức tạp nhiểu đồi núi sông suối chi phí cóthể đội lên rất nhiều lần và vẫn phải qua một đoạn đường thủy bên bờ biển Ấn độDương vì vậy dự án này có lẽ không khảthi và khó thực hiện.

Cuối cùngthì họ vẫn phải ưu tiên vận chuyển đường thủy.

Biển đôngViệt Nam : Đây chính là conđường huyết mạch để lên khu vực Đông BắcÁ bao gồm các quốc gia như :TQ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều tiên, Viễn đông Nga , và bang Alaska của Hoa Kỳ. Vì vậy chẳng có gì khó hiểu khi nói đến biển đôngthì có rất nhiều quốc gia nhận rằng họ có lợi ích cốt lõi ở đây.

Xuất pháttừ Arabsaudi dọc theo bờ biển Ấn Độ qua eo biển Malaca giáp danh giữa Indonexiavà Malaixia vào khu vực Biển đông Viêt Nam rồi đi lên vùng phía đông bắc Á đây là tuyến vận tải nhộn nhịp nhất châu Á. Sẽ ra sao nếu con đường này tắcnghẽn – toàn bộ khu vực Đông bắc á và 1 phần lãnh thổ nước Mỹ rơi vào khủnghoảng năng lượng.

Vì vậy đâylà một trong những lý do mà khu vực châu á Thái Bình dương đến lúc nổi sóng.

Khu địa chiến lược.

Toàn bộ khuvực đông nam Á và Úc châu nằm giáp danh giữa 2 bờ đại dương là Thái Bình Dươngvà Ấn độ dương là cửa ngõ để từ biển vào lục địa bên trong, như vậy nếu các căncứ quân sự được đặt tại đây thì gần như trọn lục địa châu Á được khống chế .Đây cũng chính là nỗi lo sợ của các ông lớn đang có ý đồ làm Đại vương khu vực.

TQ là mộtnước lớn trong khu vực và đang có ý đồ làm Đại vương. Với cửa ngõ phía Nam và đông namđây là cửa chính để bước vào lục địa Trung Hoa và chính Đài Bắc là con dao găm đang đặt vào sườn của TQ , TQ đang rấtmuốn nhổ cái gai này càng sớm càng tốt. Có được Đài Loan và cả vùng biển phíasau đó là vùng đệm an toàn, nó nư một cái sân rộng cho bất cứ kẻ nào có ý địnhxâm nhập lục địa Trung Hoa.

Thêm Nhậtbản và Phi Luật Tân là 2 gọng kìm thép kẹp chặt vùng cửa ngõ vào Trung Hoa Lụcđịa. Chính vì vậy TQ bất chấp công ước liên hợp quốc về luật biển mà mang mặtdày đi đến 2 nơi này để tuyên bố chủ quyền .

Muốn vôhiệu hóa Okinawa thì phải có được Senkacu,Muốn vô hiệu hóa được Phi Luật Tân phải có được Trường sa và Ba Bình . Đâychính là yêu cầu chiến lược đối với TQ.

Có đượcSenkacu thì Hàn quốc, và Nhật Bản bị vô hiệu hóa

Có đượcTrường sa, Hoàng sa thì Việt nam và PhiLuật Tân bị vô hiệu hóa. Và đương nhiên eo biển Malaca thuộc kiểm soát của TQ

Và trước khiđến được TH lục địa thì phải đi qua 2 cái sân rộng như vậy khoảng cách an toàncàng thêm tăng cường. Như vậy trả lời cho câu hỏi liệu TQ có từ bỏ ý đồ độcchiếm biển Đông Việt Namvà Senkacu của Biển Hoa Đông hay không? Câu trả lời chắc đã rõ.

Phương án Viễn giao cận công

Để thựchiện ý đồ bá chiếm khu vực ĐNA. TQ không ngần ngại đổ tiền vào các quốc gianhỏ nghèo và hám lợi dùng chiến thuậtcây gậy và củ cà rốt.

Điển hìnhnhư Cambodia một mặt TQ đổ tiền vào đầu tư và xây dựng mộtmặt dùng quyền lực mềm không chế Cambodia . Để mưu đồ chia rẽ Asian,

Đối với cácquốc gia khác như Malaixia – Indonexia thì vừa mềm vừa rắn. Với Thái Lan TQ đưaThái lên một vị thế Đại ca nhóm để dần dần bẻ từng chiếc đũa Asian. Riêng Việtvà Phi là mục tiêu cận công của TQ chỉlà buồn cười cho Mã và Indo khi ở hội nghị Asian thì không dám mở miệng, đếnkhi TQ mang tầu chiến đến tận cửa ngõ thì bắt đầu lo sốt cả vó lên.

Chiến thuậtviễn giao cận công còn được TQ sử dụng với Pakistan . TQ không ngần ngại đổcủa vào đầu tư cho Pakistanđổi lại Pakistancho phép TQ đồn trú căn cứ quân sự để khống chế Ấn độ ở biên giới phía Tây nam.

Có lẽ cáiđau lớn nhất của TQ là để mất Miến điện , TQ đã không ngờ được rằng Miến điệnđã dễ dàng ngả sang phía Hoa Kỳ.

Ngoài ra TQđang nịnh Lào một quốc gia toàn dân tộc cũng bằng chính sách củ Cà rốt để đốt nhà Lào, nhưng có vẻ như âm mưu nàycũng đã được nhà Lào nhận ra và đang có động thái rời xa TQ .

Liên Hoành và Hợp tung

Đây làchiến thuật của quỷ cốc tử ngày xưa 2học trò xuất sắc về mảng chính trị của ông đã dùng đó là Trương Nghi và Tô Tầnchủ thuyết của Tô Tần là bẻ từng chiếc đũa giúp nhà Tần thống nhất thiên hạ .Và Khi đó Trương Nghi dùng chiến thuật Liên Hoành để liên kết 6 nước trong khuvực đối trọng với nhà Tần.

Như vậy kếsách Liên Hoành đang được các nhà chiếnlược của Nhật Bản sử dụng. Hơn ai hết Nhật bản nhận thấy dã tâm của TQ rất lớn nếuchỉ một mình Nhật bản không thể là đối thủ của TQ vì vậy Nhật rất cần có cácđồng minh chuyến công du của thủ tướng Nhật và nội các chính phủ nhật sang cácnước đông Nam á và cả Nga , Đài, và Triều tiên để tìm thế Liên Hoành đang đượccác nước ủng hộ.

Ngoài racòn có được sự hậu thuẫn to lớn của Hoa Kỳ sau lưng, vấn đề của Nhật còn lại làđảm bảo ổn định kinh tế trong nước vàphê chuẩn việc tái trang bị vũ khí chiến tranh do hiến pháp nhật quy định cấmvũ khí chiến tranh xâm lược từ sau đệ nhị thế chiến.

Với Nhật thì vũ khí chiến tranh thì là muỗi,Với công nghệ điện tử hiện nay Nhật có thể có những loại vũ khí siêu hiện đạichỉ trong vòng 1hoặc 2 năm tới . Vấn đề là mọi rào cản phải được nội các Nhật thông qua.

Với Việt nam thì đang ở thế kẹt. TQ muốn cóđược Việt Nam là đồng minh trong phe XHCN nhưng vẫn muốn cướp trắng tay 2 quầnđảo Trường sa và Hoàng sa để xây cái sânsau cho họ. và các học giả võ mồm TQ vẫn rêu rao là dạy cho Việt Nam bài học nhưng TQ biết rằng trong các số nướcĐông Nam Á thì Việt Namlà loại khó nhằn nhất. Bài học lịch sử qua các cuộc kháng chiến của Việt Nam vàđiển hình là cuộc chiến năm 79 thì TQ hiểu rằng không dễ dàng cho TQ khi có ýđồ đánh Việt nam. Trước sau gì thì rồi cũng có lúc 2 bên sẽ phải đối mặt bởingười VN xưa đến nay chưa bao giời khuất phục bất cứ kẻ thù nào.

Đánh Việtnam không khó đối với TQ mà vấn đề là giữ được Việt mới là khó.bởi chiến lược chống giặc ngoại xâm của Việt nam có truyền thống từvài nghìn năm trước và tinh thần dân tộc của VN cao hơn tất cả các dân tộckhác. 1000 năm đô hộ của giặc phương bắc còn không đồng hóa nổi Việt nam thìlàm sao có thể đánh chiếm được VN.

Với giàn hỏalực mõm của TQ hiện nay thường rêu rao là dạy người VN bài học nhưng đó chínhlà điều mà họ đang lo sợ nhất . Họ hiểu rằng đối với các nước Đông Nam Á thì Việt nam là nước có cái đầu lạnh nhất và làcục xương hóc nhất cho tất cả các quốc gia nào có ý đồ xâm lược.

TL.

Cháu chào chú Túy Lão!

Lâu lắm cháu mới đăng nhập được vào do lỗi máy tính, toàn đọc ở chế độ khách thôi. Hôm nay cháu vừa nhậu cùng với 1 anh bạn là du học sinh ở Bắc Kinh vừa về chơi, lại đọc bài của chú nên cháu cũng xin có mấy ý ạ!

1. Về tuyến vận tải:

Nhìn sơ bộ, biển Đông là con đường huyết mạch, vận chuyển 70% nguyên liệu, nhiên liệu và hàng hóa xuất khẩu của 3 nền kinh tế lớn: Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Do đó, có thể dễ dàng thấy mức độ quan trọng của tuyến đường này.

Cách đây khoảng 35-40 năm, người TQ đã tìm các con đường ra biển khác để đỡ phải đi qua khu vực Đông Nam Á nhộn nhạo. Họ đã vạch ra 3 con đường khả thi: 1 là qua Pakistan; 2 là qua Bangladesh; 3 là qua Myanmar. Trong 3 con đường thì qua Myanmar là khả thi nhất, Pakistan thì rủi ro hơn vì phải qua vùng tranh chấp Jammu & Kashmir và qua Tây Tạng thời tiết khắc nghiệt, địa hình hiểm trở. Qua Bangladesh thì ngoài lý do như Pakistan còn phụ thuộc vào Ấn Độ. Đó là lý do họ đổ khá nhiều tiền của vào Myanmar mấy chục năm qua. Việc thất bại tại Myanmar thực sự là mất mát quá lớn đối với họ.

Với tuyến đường truyền thống qua biển Đông, họ tìm cách không phải đi qua eo biển Malacca, nơi mà thậm chí đứng 2 bên bờ ném gạch cũng chìm tàu :P Họ đã tính toán phương án xây dựng 1 kênh đào qua phần eo hẹp nhất của Thái Lan. Tuy nhiên, phương án này bị các nước Malaysia, Indonesia và đặc biệt là Singapore phản đối kịch liệt vì nếu thành công, 3 quốc gia này sẽ thành nhà cuối hẻm, nơi tận cùng của thế giới không ai qua lại. Phương án này bị sụp đổ cùng với chính quyền của ông Thakshin và nay họ đang muốn nối lại với sự trở lại của em gái ông. Cùng với phương án này, họ muốn sử dụng vịnh Vân Phong và cảng Cam Ranh như địa điểm thay thế cho Singapore. Phương án này càng bị 3 nước Mã, Ỉn và Sỉn ngấm ngầm phá hoại.

Về tuyến vận tải lên Viễn Đông của Nga và Alaska của Hoa Kỳ, hiện nay vẫn có những tàu đi theo hải trình này nhưng chủ yếu là các tàu quân sự và đánh cá, hầu như không có tàu vận tải dân sự và thương mại. Ngoài lý do khu vực này ít dân cư thì lý do cơ bản là vì vùng biển phía Bắc Nhật Bản trở lên thời tiết rất khắc nghiệt, bão tố thường xuyên, lại có cả dòng biển nóng và lạnh thường xuyên thay đổi nên dù rất giàu tài nguyên nhưng khai thác ở vùng này được coi là những cuộc mạo hiểm thực sự. Kênh Discovery của Hoa Kỳ có 2 loạt chương trình khá nổi về vùng này là "Bering Sea Gold" và "Deadliest catch" và theo những hình ảnh trong đó thì đó quả thực là những mạo hiểm sống còn.

2. Về "Hợp tung, liên hoành" và "Viễn giao cận công"

Về "hợp tung, liên hoành", nếu cháu nhớ không nhầm thì trong Sử ký viết là Tô Tần dùng thuyết "hợp tung" liên kết 6 nước chống Tần và được cả 6 nước phong làm Tể tướng, còn Trương Nghi dùng thuyết "liên hoành" để giúp Tần thu phục 6 nước. Sau này có 1 số tài liệu bàn thêm nhưng chưa thấy ai bác bỏ phần này trong Sử ký.

Về "viễn giao cận công" thì người đầu tiên dùng kế này là Thương Ưởng hay Vệ Ưởng, Thương Công thuyết bá đạo cho Tần Hiếu Công và được Tần Hiếu Công trọng dụng, từ đó mới ban hành và áp dụng biến pháp trong cả nước.

3. Về quan điểm Trung Quốc với Việt Nam.

Theo bạn cháu vừa từ Bắc Kinh về kể, bên đó họ tuyên truyền kỳ thị người Nhật, Việt Nam và Philippin rất ghê. Gần như lúc nào trên TV cũng có vài tướng tá về hưu lên hô hoán lên gân lên cốt, đòi đánh các nước. Thậm chí không khí có lúc còn căng thẳng như "hồng vệ binh" thời cách mạng văn hóa, nhìn thấy người Nhật là tấn công. Riêng người Việt Nam chưa ghi nhận vụ tấn công nào nhưng có thái độ rõ rệt.

Người Trung Quốc tính toán rất ghê. Những chi tiết đơn giản như các điện thoại Trung Quốc, Hồng Kông, phần đặt múi giờ GMT+7 thường không có Hà Nội mà chỉ có Bangkok, Jakarta... cũng cho thấy âm mưu của họ. Ngay việc tuyên truyền đánh nhau, họ cũng chỉ coi trọng việc tuyên truyền đánh nhau với Nhật, Philipin chứ Việt Nam họ cọi như đương nhiên rồi.

Thôi, cháu tạm thế đã, có gì cháu hầu chuyện chú sau ạ!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sóng ngầm giữa Ấn Độ Dương

19/05/2013 03:15

Không ồn ào như tranh chấp lãnh thổ trên đất liền, nhưng cạnh tranh ảnh hưởng giữa Ấn Độ với Trung Quốc ở Ấn Độ Dương cũng rất căng thẳng.

Hầu hết các dự báo mới nhất của những tổ chức, chuyên gia kinh tế quốc tế đều có cùng nhận định châu Á sẽ quyết định tương lai của thế giới trong thế kỷ 21. Đặc biệt, Ấn Độ cùng Trung Quốc, vốn là láng giềng của nhau, sẽ đóng vai trò tiên phong. Đây chỉ là một trong rất nhiều điểm tương đồng giữa hai cường quốc châu Á này.

Posted Image

“Liên minh kim cương” và khu vực Mỹ - Ấn phát hiện tàu ngầm “lạ” - Đồ họa: Hoàng Đình

Duyên nhiều, nợ cũng không ít

Những năm gần đây, khối các nền kinh tế đang nổi BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) dần trở thành một thế lực đối trọng với nhóm các nước công nghiệp phát triển mà chủ yếu là phương Tây. Thông qua BRICS, cả New Delhi lẫn Bắc Kinh đều tìm cách chứng minh vị thế đang lên của mình. Quan hệ giao thương hai bên cũng rất tốt, ước tính kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỉ USD vào năm 2015, theo tạp chí Time. Về dân số, chỉ Ấn Độ và Trung Quốc vượt mốc một tỉ người. Tại châu Á, cũng chỉ hai nước này được trang bị tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và cùng có tàu sân bay cỡ lớn, thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa. Vì thế, New Delhi cùng Bắc Kinh đang dần vươn mình trở thành những thế lực quân sự hùng mạnh đối với thế giới.

Ấn Độ mạnh là lợi ích của Nhật Bản, và Nhật Bản mạnh là lợi ích của Ấn Độ

Theo thông cáo chung của Hội nghị thượng đỉnh Nhật - Ấn

Đó là những điểm tương đồng giữa hai nước. Thế nhưng, quan hệ giữa New Delhi và Bắc Kinh đến nay vẫn bị phủ bóng bởi tranh chấp lãnh thổ, với cao trào đỉnh điểm trong quá khứ là cuộc chiến tranh biên giới trên bộ hồi năm 1962. Cũng như nhiều láng giềng khác của Trung Quốc, Ấn Độ không ít lần than phiền Bắc Kinh thường có những động thái gây căng thẳng ở biên giới. Mới đây, tranh chấp lãnh thổ hai bên bùng phát căng thẳng sau khi Ấn Độ cáo buộc hàng chục binh sĩ Trung Quốc hồi giữa tháng 4 xâm nhập vào vùng Ladaks do New Delhi kiểm soát. Đến đầu tháng 5, Reuters dẫn lời một sĩ quan Ấn Độ tiết lộ căng thẳng cuối cùng đã tạm lắng.

Thế nhưng, căng thẳng giữa hai quốc gia tỉ dân đâu chỉ có trên đất liền, khi mà New Delhi liên tục bày tỏ sự lo ngại về việc Bắc Kinh đang mở rộng hiện diện ở Ấn Độ Dương. Nguyên cớ bắt đầu từ việc Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ tham vọng vươn ra các vùng biển. Trong đó, Ấn Độ Dương đóng vai trò quan trọng khi có các tuyến hàng hải then chốt đối với nguồn cung cấp dầu và khí đốt rất cần thiết cho Trung Quốc đang “háu đói” năng lượng. Các tuyến hàng hải này nối khu vực Trung Đông, vượt eo biển Malacca rồi xuyên qua biển Đông để đến Trung Quốc. Đây cũng là một trong các lý do quan trọng khiến Bắc Kinh thèm khát độc chiếm biển Đông.

Tất cả, không còn là nhận định chủ quan, vì Trung Quốc thực tế đang tăng cường hiện diện trên Ấn Độ Dương.

Đã đến là không về

Hồi đầu tháng 4, báo Hindustan Times dẫn một báo cáo được giải mật từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ tiết lộ trong năm 2012, hệ thống định vị dò tìm của nước này và Mỹ phát hiện ít nhất 22 lần tàu ngầm “lạ” hiện diện ở Ấn Độ Dương. Theo đó, cả Washington và New Delhi đều nhận định số tàu ngầm “lạ” thuộc Bắc Kinh. Tất nhiên, Trung Quốc vẫn giữ thái độ “im lặng là vàng” về vấn đề này. Theo Hindustan Times, lần phát hiện đầu tiên trong số đó xảy ra hồi tháng 8.2012 khi chiến hạm Mỹ - Ấn đang tuần tra chung tại Ấn Độ Dương. Đặc biệt, một tàu ngầm lạ từng bị “đánh hơi” khi chỉ cách quần đảo Andaman và Nicobar (Ấn Độ) 90 km. Tờ Time dẫn báo cáo từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ nhận định những diễn biến này là “đe dọa nghiêm trọng”. Cũng theo Time, vào năm 2006, Bắc Kinh bắt đầu chính thức triển khai chiến hạm đến Ấn Độ Dương với sứ mệnh tham gia các chiến dịch chống cướp biển của cộng đồng quốc tế. Đâu chỉ chống cướp biển, hải quân Trung Quốc còn tận dụng cơ hội để tăng cường khả năng hoạt động tầm xa. Từ đó, Bắc Kinh dần dần tăng cường hiện diện hải quân ở Ấn Độ Dương. Thậm chí, tàu chiến Trung Quốc lượn lờ đến cả Địa Trung Hải.

Lo ngại càng tăng lên đối với New Delhi khi Bắc Kinh đang hình thành “chuỗi ngọc trai” gồm một mạng lưới cơ sở hạ tầng cảng biển trải từ Bangladesh, Myanmar, Sri Lanka và Pakistan. Cuối năm 2011, AFP đưa tin Bắc Kinh đang xem xét thiết lập trạm tiếp vận ở đảo quốc Seychelles để chống cướp biển. Nhận định về thông tin này, giới chuyên gia cho rằng đây là diễn biến bước ngoặt khi Trung Quốc từ chỗ xuất hiện ở Ấn Độ Dương để “nghiên cứu khoa học” nay chuyển sang “hoạt động quân sự”. Tất nhiên, Bắc Kinh luôn “chối bay chối biến” và chỉ cho rằng những cảng biển trên nhằm mục đích dân sự hoặc hỗ trợ tiếp vận. Trong thực tế, nếu cảng biển đủ sức tiếp nhận tàu vận tải cỡ lớn thì chẳng khó khăn gì khi mở rộng hỗ trợ công tác quân sự. Vì thế, New Delhi có thừa lý do để lo ngại nguy cơ đối mặt bị 2 mũi giáp công của Bắc Kinh cả trên đất liền lẫn trên biển.

Liên minh kim cương

Tất nhiên, Ấn Độ Dương nổi sóng ngầm thì New Delhi đâu thể ngồi yên. Tháng 6.2012, website của Cục Thông tin báo chí Ấn Độ (PIB) đưa tin New Delhi và Tokyo vừa tổ chức tập trận hải quân song phương mang tên JIMEX 12 tại vịnh Sagami, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Để tham gia JIMEX 12, New Delhi điều động 4 chiến hạm gồm: tàu khu trục INS Rana, tàu hộ tống INS Shivalik, khinh hạm INS Karmuk và tàu tiếp tế INS Shakti; phía Nhật Bản tham gia bằng 2 tàu khu trục và một số máy bay trực thăng. Đây là cuộc tập trận chung song phương đầu tiên giữa 2 nước và được giới chuyên gia quốc tế nhận định như một minh chứng rõ ràng cho quan hệ Nhật - Ấn đang ngày càng khắng khít. Theo nguyên tắc “đồng bệnh tương lân”, cả Tokyo lẫn New Delhi đều đang lo ngại Bắc Kinh nên hai bên nỗ lực tăng cường quan hệ với nhau cũng là điều dễ hiểu.

Hồi tháng 11.2012, tại Hội thảo quốc tế về biển Đông lần thứ 4 diễn ra ở TP.HCM, Phó đô đốc (nghỉ hưu) Hideaki Kaneda, Giám đốc Viện Okazaki của Nhật Bản, đã trình bày tham luận về việc Tokyo tăng cường liên minh an ninh hàng hải. Cụ thể, Nhật đang nỗ lực thúc đẩy 2 hợp tác đa phương hẹp là Nhật - Mỹ - Úc và Nhật - Mỹ - Ấn Độ lần lượt đóng vai trò như trục bắc - nam và trục đông - tây để đảm bảo an ninh hàng hải. Ông Kaneda còn trích dẫn thông cáo chung của Hội nghị thượng đỉnh Nhật - Ấn vào tháng 8.2007 khẳng định: “Ấn Độ mạnh là lợi ích của Nhật Bản, và Nhật Bản mạnh là lợi ích của Ấn Độ”. Ngoài ra, vào tháng 10.2008, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh thăm Nhật Bản và hai bên ký kết bản Tuyên bố chung về hợp tác an ninh Nhật - Ấn, xác định rõ sẽ cùng nhau triển khai nhiều hoạt động quốc phòng. Với những sự kiện này, New Delhi trở thành một phần quan trọng trong liên minh kim cương gồm: Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Úc. Chính vì thế, sóng ngầm đang tồn tại giữa Ấn Độ Dương chắc chắn sẽ khiến nhiều bên quan tâm.

Ngô Minh Trí

=====================

Cô Gái Ân độ đã thể hiện rõ nét trong "Canh bạc cuối cùng".

Tuy nhiên sự kiện dưới đây nói lên điều gì?

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm Ấn Độ

19/05/2013 .19:31:00

Theo phóng viên TTXVN tại Ấn Độ, ngày 19/5, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tới thủ đô New Delhi, bắt đầu chuyến thăm chính thức Ấn Độ 3 ngày.

(TTXVN)

Ngô Minh Trí

Nó sẽ chẳng mang lại một tác dụng làm thay đổi vị trí "cô gái Ân Độ" trong "Canh bạc cuối cùng". Đây là lời tiên tri của Lão Gàn - Như lời tiên tri trước về sự kiện ngài Tập Cân Bình sang Nga - sẽ được sự nhất trí ủng hộ hòa bình thế giới của ngài Putin và thế giới chú ý đến phong cách thời trang của lệnh bà Tập Cận Bình.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VÀ CON ĐƯỜNG HUYẾT MẠCH

Tuyến đường vận tải

Kể từ khicách mạng công nghiệp nổ ra động cơ chạy diesen thay thế dần động cơ hơi nướcthì nền công nghiệp xe hơi bắt đầu phát triển mạnh, kèm theo nó là nhiên liệudầu mỏ. Người ta đã phát hiện ra Trung Đông là khu vực rốn dầu của thế giới. Kểtừ đó dầu mỏ được coi lafnawng lượng chính cho toàn thế giới , cho đến ngày naymặc dù đã qua raatsnhieeuf cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học hàng đầu thếgiới nhưng chưa có một ai tìm được nguồn nhiên liệu có thể thay thế được dầu mỏvề khía cạnh kinh tế. Nguồn năng lượng này được thiên nhiên ban tặng cho loàingười nhưng phải trải qua hàng triệu năm mới hình thành và sản sinh được nó .trong khi đó với tốc độ khai thác như hiện nay và với nhu cầu của toàn thế giớihiện nay thì chắc chỉ vài chục năm nữa nguồn năng lượng này có nguy cơ cạnkiệt, nguồn năng lượng không tái tạo này được gọi là “vàng đen” của toàn thếgiới. Các cuộc chiến về năng lượng đặc biệt là về dầu mỏ cũng xảy ra khốc liệttrên các mặt trận . Cả Nga , Nhật, Hoa Kỳ và liên minh châu Âu rút cục lại đều vì các giếng dầu của các nước Trung đông mà sẵn sàng đổ của vào cái nơi mà toàn sa mạc chó ăn đá gà ăn sỏi.

Những nămgần đây lại thêm 1 số anh có nhu cầu cực cao như TQ, Braxin , Ấn độ cũng mong muốn mình có được một trong những góc bánh Dầu mỏ đó.

Do nhu cầuphát triển kinh tế và quân sự nên nền kinh tế của các nước phụ thuộc vào sự tiêu thụ dầu mỏ. Nước nào có chỉ số tiêu thụ dầu mỏ lớn nước đó là nước phát triển.

Đi kèm theo nguồn cung cấp thì vấn đề cấp bách nhất là chi phí vận chuyển . nên các nước phải căng đầu ra tính toán chi phí vận chuyển. Với nước Nga do có lợi thế gần và địa hình không quá phức tạp . Họ đã dùng phương án vận chuyển bằng đường ống ngầm vừa nhanh vừa nhiểu, nước Nga cung cấp cho ½ Châu Âu và trong nước sảnlượng dầu và khí đốt. Còn lại các nước khác không còn cách nào khác là vận tải bằng các loại phương tiện mà mình có thể. Trong đó vận tải Thủy là cách hữu hiệu nhất với những con tầu có sức chưa lên đến hàng triệu tấn nhờ vào lực đẩy của nước có thể lên đênh trên biển và cập bất cứ vào hải cảng nào, vừa năng suất lại vừa tiện lợi và không phải chi phí làm đường.

Vận tải bộ thì ngoài chi phí làm đường cầu cống ra, kèm theo các chi phí bảo dưỡng thường niên thì vận tải đường bộ năng suất lại thấp.

TQ đã từngcó dự án làm đường xe lửa xuyên dọc đất nước Pakistan để vận tải dầu mỏ từ Arabsaudi về đường cao nguyên Nội Mông vào lãnh thổ TQ nhưng với chi phí con đường đó thêm nữa là địa hình phức tạp nhiểu đồi núi sông suối chi phí cóthể đội lên rất nhiều lần và vẫn phải qua một đoạn đường thủy bên bờ biển Ấn độDương vì vậy dự án này có lẽ không khảthi và khó thực hiện.

Cuối cùngthì họ vẫn phải ưu tiên vận chuyển đường thủy.

Biển Đông Việt Nam : Đây chính là con đường huyết mạch để lên khu vực Đông Bắc Á bao gồm các quốc gia như :TQ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều tiên, Viễn đông Nga , và bang Alaska của Hoa Kỳ. Vì vậy chẳng có gì khó hiểu khi nói đến biển Đông thì có rất nhiều quốc gia nhận rằng họ có lợi ích cốt lõi ở đây.

Xuất phát từ Arabsaudi dọc theo bờ biển Ấn Độ qua eo biển Malaca giáp danh giữa Indonexia và Malaixia vào khu vực Biển đông Viêt Nam rồi đi lên vùng phía đông bắc Á đây là tuyến vận tải nhộn nhịp nhất châu Á. Sẽ ra sao nếu con đường này tắcnghẽn – toàn bộ khu vực Đông bắc á và 1 phần lãnh thổ nước Mỹ rơi vào khủng hoảng năng lượng.

Vì vậy đâylà một trong những lý do mà khu vực châu á Thái Bình dương đến lúc nổi sóng.

Khu địa chiến lược.

Toàn bộ khu vực Đông nam Á và Úc châu nằm giáp danh giữa 2 bờ đại dương là Thái Bình Dương và Ấn độ dương là cửa ngõ để từ biển vào lục địa bên trong, như vậy nếu các căncứ quân sự được đặt tại đây thì gần như trọn lục địa châu Á được khống chế .Đây cũng chính là nỗi lo sợ của các ông lớn đang có ý đồ làm Đại vương khu vực.

TQ là một nước lớn trong khu vực và đang có ý đồ làm Đại vương. Với cửa ngõ phía Nam và đông nam đây là cửa chính để bước vào lục địa Trung Hoa và chính Đài Bắc là con dao găm đang đặt vào sườn của TQ , TQ đang rất muốn nhổ cái gai này càng sớm càng tốt. Có được Đài Loan và cả vùng biển phía sau đó là vùng đệm an toàn, nó như một cái sân rộng cho bất cứ kẻ nào có ý định xâm nhập lục địa Trung Hoa.

Thêm Nhật bản và Phi Luật Tân là 2 gọng kìm thép kẹp chặt vùng cửa ngõ vào Trung Hoa Lụcđịa. Chính vì vậy TQ bất chấp công ước liên hợp quốc về luật biển mà mang mặtdày đi đến 2 nơi này để tuyên bố chủ quyền .

Muốn vô hiệu hóa Okinawa thì phải có được Senkacu,Muốn vô hiệu hóa được Phi Luật Tân phải có được Trường sa và Ba Bình . Đâychính là yêu cầu chiến lược đối với TQ.

Có được Senkacu thì Hàn quốc, và Nhật Bản bị vô hiệu hóa

Có đượcTrường sa, Hoàng sa thì Việt nam và PhiLuật Tân bị vô hiệu hóa. Và đương nhiên eo biển Malaca thuộc kiểm soát của TQ

Và trước khi đến được TH lục địa thì phải đi qua 2 cái sân rộng như vậy khoảng cách an toàncàng thêm tăng cường. Như vậy trả lời cho câu hỏi liệu TQ có từ bỏ ý đồ độcchiếm biển Đông Việt Namvà Senkacu của Biển Hoa Đông hay không? Câu trả lời chắc đã rõ.

Phương án Viễn giao cận công

Để thực hiện ý đồ bá chiếm khu vực ĐNA. TQ không ngần ngại đổ tiền vào các quốc gianhỏ nghèo và hám lợi dùng chiến thuật cây gậy và củ cà rốt.

Điển hìnhnhư Cambodia một mặt TQ đổ tiền vào đầu tư và xây dựng một mặt dùng quyền lực mềm không chế Cambodia . Để mưu đồ chia rẽ Asian,

Đối với cácquốc gia khác như Malaixia – Indonexia thì vừa mềm vừa rắn. Với Thái Lan TQ đưaThái lên một vị thế Đại ca nhóm để dần dần bẻ từng chiếc đũa Asian. Riêng Việtvà Phi là mục tiêu cận công của TQ chỉlà buồn cười cho Mã và Indo khi ở hội nghị Asian thì không dám mở miệng, đếnkhi TQ mang tầu chiến đến tận cửa ngõ thì bắt đầu lo sốt cả vó lên.

Chiến thuật viễn giao cận công còn được TQ sử dụng với Pakistan . TQ không ngần ngại đổcủa vào đầu tư cho Pakistanđổi lại Pakistancho phép TQ đồn trú căn cứ quân sự để khống chế Ấn độ ở biên giới phía Tây nam.

Có lẽ cái đau lớn nhất của TQ là để mất Miến điện , TQ đã không ngờ được rằng Miến điệnđã dễ dàng ngả sang phía Hoa Kỳ.

Ngoài ra TQ đang nịnh Lào một quốc gia toàn dân tộc cũng bằng chính sách củ Cà rốt để đốt nhà Lào, nhưng có vẻ như âm mưu này cũng đã được nhà Lào nhận ra và đang có động thái rời xa TQ .

Liên Hoành và Hợp tung

Đây làchiến thuật của quỷ cốc tử ngày xưa 2 học trò xuất sắc về mảng chính trị của ông đã dùng đó là Trương Nghi và Tô Tần chủ thuyết của Tô Tần là bẻ từng chiếc đũa giúp nhà Tần thống nhất thiên hạ .Và Khi đó Trương Nghi dùng chiến thuật Liên Hoành để liên kết 6 nước trong khuvực đối trọng với nhà Tần.

Như vậy kế sách Liên Hoành đang được các nhà chiếnlược của Nhật Bản sử dụng. Hơn ai hết Nhật bản nhận thấy dã tâm của TQ rất lớn, nếu chỉ một mình Nhật bản không thể là đối thủ của TQ vì vậy Nhật rất cần có các đồng minh chuyến công du của thủ tướng Nhật và nội các chính phủ nhật sang cácnước đông Nam á và cả Nga , Đài, và Triều tiên để tìm thế Liên Hoành đang đượccác nước ủng hộ.

Ngoài ra còn có được sự hậu thuẫn to lớn của Hoa Kỳ sau lưng, vấn đề của Nhật còn lại là đảm bảo ổn định kinh tế trong nước vàphê chuẩn việc tái trang bị vũ khí chiến tranh do hiến pháp nhật quy định cấm vũ khí chiến tranh xâm lược từ sau đệ nhị thế chiến.

Với Nhật thì vũ khí chiến tranh thì là muỗi,Với công nghệ điện tử hiện nay Nhật có thể có những loại vũ khí siêu hiện đạichỉ trong vòng 1hoặc 2 năm tới . Vấn đề là mọi rào cản phải được nội các Nhật thông qua.

Với Việt Nam thì đang ở thế kẹt. TQ muốn có được Việt Nam là đồng minh trong phe XHCN nhưng vẫn muốn cướp trắng tay 2 quầnđảo Trường sa và Hoàng sa để xây cái sân sau cho họ. và các học giả võ mồm TQ vẫn rêu rao là dạy cho Việt Nam bài học. Nhưng TQ biết rằng trong các số nướcĐông Nam Á thì Việt Nam là loại khó nhằn nhất. Bài học lịch sử qua các cuộc kháng chiến của Việt Nam vàđiển hình là cuộc chiến năm 79 thì TQ hiểu rằng không dễ dàng cho TQ khi có ý đồ đánh Việt nam. Trước sau gì thì rồi cũng có lúc 2 bên sẽ phải đối mặt bởingười VN xưa đến nay chưa bao giời khuất phục bất cứ kẻ thù nào.

Đánh Việt Nam không khó đối với TQ mà vấn đề là giữ được Việt mới là khó.bởi chiến lược chống giặc ngoại xâm của Việt Nam có truyền thống từ vài nghìn năm trước và tinh thần dân tộc của VN cao hơn tất cả các dân tộc khác. 1000 năm đô hộ của giặc phương bắc còn không đồng hóa nổi Việt nam thìlàm sao có thể đánh chiếm được VN.

Với giàn hỏa lực mõm của TQ hiện nay thường rêu rao là dạy người VN bài học nhưng đó chính là điều mà họ đang lo sợ nhất . Họ hiểu rằng đối với các nước Đông Nam Á thì Việt nam là nước có cái đầu lạnh nhất và là cục xương hóc nhất cho tất cả các quốc gia nào có ý đồ xâm lược.

TL.

Lão Say viết bài này hay. Vậy mà Lão Gàn vào xem lại không để ý. Chắc tại hôm qua lão Gàn bận không lên mạng rồi bài trôi đi.
Nhưng xem hết bài viết của lão Say thì thấy có một ý lớn và một phần tử wan trọng trong tập hợp ý này.và cái này lệ thuộc cái kia;


I.

Toàn bộ khu vực Đông nam Á và Úc châu nằm giáp danh giữa 2 bờ đại dương là Thái Bình Dương và Ấn độ dương là cửa ngõ để từ biển vào lục địa bên trong, như vậy nếu các căncứ quân sự được đặt tại đây thì gần như trọn lục địa châu Á được khống chế .Đây cũng chính là nỗi lo sợ của các ông lớn đang có ý đồ làm Đại vương khu vực.

TQ là một nước lớn trong khu vực và
đang có ý đồ làm Đại vương

Đây là ý lớn nhất - trong bài viết của Lão Say - tạo ra chuỗi sự kiện sau đó, mà Lão Say phân tích. Xa xôi hơn nữa, nó lại là kết quả của một mưu đồ Đại Hán có từ thời thành lập nước Công Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Ý đồ này thể hiện ở thời chiến tranh Lanh, khi Trung Quốc muốn là bá chủ thế giới thứ III. Họ đã thể hiện ý đồ rất rõ ràng: không lệ thuộc Liên Xô và tạo dựng đế chế với những đồng minh riêng của mình. Đây là nguyên nhân sâu xa của cuộc đối đầu Xô Trung vào những năm 60 của thế kỷ trước.
Nhưng người Trung Quốc còn thiếu nhiều yếu tố nữa là: Một nền kinh tế và quân sự hùng mạnh, trước hai siêu cường Xô Mỹ. Nên ý đồ chưa thực hiện được. Do đó, việc bắt tay với Hoa Kỳ quay lại chống Liên Xô là một biện pháp tiếp tục thực hiện ý đồ. Sự sụp đổ của Liên Xô và hợp tác với Hoa Kỳ là điều kiện thuận lợi đầu tiên để họ phát triển kinh tế. Ý đồ Đại Hán của họ được tiếp tục truyền lại với lời căn dặn của Đng Tiểu Bình: "Ẩn minh chờ thời".
Sau sự kiện cuôc họp bí mật và tốn kém nhất trong lịch sử văn minh nhân loại , giữa Goobachop và Rigan ở Địa Trung Hải - và kết quả là một cuộc tranh hùng mi ni ở cuộc chiến vùng Vinh lần I, Liên Xô sụp đổ (Cái này tôi đã phân tích).
Sự hợp tác với Hoa Kỳ sau đó, là kết quả của sự phát triển Trung Hoa trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu. Người Trung Quốc đã có được yếu tố kinh tế - Cũng còn do gặp may vì Nhật Bản xuống hạng bởi trận động đất ngày 11. 3. 2011. (Cái này Lão Gàn cũng phải nhắc lại rằng: May vì còn do Lão Gàn đoán sai khi xác định trận động đất sẽ xảy ra, nhưng trừ Việt Nam và Nhật Bản. Nếu Lão Gàn đoán đúng: Động đất không xảy ra ở Nhật Bản thì Trung Quốc chưa có cơ hội làm siêu cường thứ II về kinh tế). Tất nhiên khi đã trở thành siêu cương kinh tế, thì họ sẽ có được sự phát triển - dù chậm so với các nước khác hành chục năm. Trong đó có kỹ thuật quân sự.
Trừ vấn đề thời thế - tôi sẽ phân tích sau - thì
điều kiện đã hội tụ đủ với Trung Quốc: Kinh tế phát triển mạnh mẽ, dân số đông, kỹ thuật quân sự hùng mạnh so với những nước trong khu vực. Tất yếu họ đã thể hiện tiếp tục ý đồ Đại Hán nói trên. Và đây chính là ý thứ nhất mà lão Say nói tới.
Đây cũng chính là điểm xuất hiện một phần tử trong một tập hợp của chuỗi phát triển của đất nước này với một ý đồ bá chủ Đại Hán. Nếu ý đố bá chủ Đại Hán là một tập hợp lớn có từ khi thành lập nước Trung Hoa lục địa thì đến thời điểm trỗi dậy này của họ, chính là sự xuất hiện một thành tố trở thành một tập hợp con - hàm chứa trong đó những phương pháp thực hiện ý đồ mà lão Say phân tich. Nhưng cái sai lầm của họ chính là "Thời thế", như tôi đã nói ở trên. Họ đã sử dụng phương tiện kỹ thuật quân sự hiện đại trong một nền kinh tế phát triển với tư duy của hơn ba trăm năm trước.
Từ lâu, Lão Gàn đã phát biểu : "Đên tu thành Phật là sự khó nhất của con người,mà còn có 8.4000 pháp môn. Huống chi là cách giải quyết sự việc của thế nhân"; hoặc, Lão Gàn cũng nói: "Về lý thuyết - theo Lý học Đông phương - mọi sự việc thế gian dù khó khăn đến đâu đều có nhiều phương pháp giải quyết - Tức là người ta phải biết đứng từ trong tri thức của một tập hợp lớn hơn để nhìn vào tập hợp con hàm chứa sự kiện là phần tử cần giải quyết".
Nếu đây là đầu thế kỷ 20 trở về trước với cuộc Đại Chiến thế giới lần thứ II thì họ gặp thời với giấc một bá chủ khu vực. Thật không may cho họ! Vào thời điểm đó, nướcTrung Hoa hết thời oanh liệt, bị các siêu cường bấy giờ xâu xé. Thời ấy là thời của những bá chủ khu vực. Vì vậy nó mới đẻ ra cái chiến tranh thứ II. Cũng như giấc mơ "bá chủ thiên hạ" của Đại Hán từ hàng ngàn năm trước, thực tế chỉ là chiếm được trọn vẹn lãnh thổ Trung Hoa thời đó và có vài chư hầu lân bang triều cống.
Sở dĩ những ý đồ bá chủ từng thời gian từ hàng ngàn năm trước đến đầu thế kỷ XX, chỉ giới hạn đến đấy, chính vì sự giới hạn của nền tảng tri thức kỹ thuật và phương tiện kỹ thuật do nó tạo ra từ nền tảng tri thức của nền văn minh vào thời thế đó.
Ngày nay - ngay cả trước khi Liên Xô sụp đổ - một sự phát triển khoa học kỹ thuật đã tiển triển nhanh chóng. Nền tảng tri thức của nhân loại đã đấy đến một xu hướng hội nhập toàn cầu. Trái đất bao la của con người từ vài trăm năm trước đã trở nên nhỏ bé - nền tảng của ý đồ bá chủ khu vực trở thành cổ điển. Bởi vậy, thời thế đã thay đổi, bá chủ thiên hạ ngày nay, có nghĩa là sự bá chủ toàn cầu. Và cái gọi là "thế giới đa cực" chỉ thể hiện mơ ước của những tư duy cổ điển. Trên thực tế sẽ không tồn tại như là một quyền lực hành chính và bởi schỉ đạo một nền kinh tế duy nhất do một chính phủ của một dân tộc nào đó lãnh đạo.
Sau khí Liên xô sụp đổ, bá chủ thế giới trên thực tế là Hoa Kỳ. Đó là một đất nước đa dân tộc và có sẵn một mô hình dung nạp cơ hội quyền lực cho mọi sắc tộc trên thế giới. Một thí dụ chính là ngài Tổng thống Hoa Kỳ Obama là người gốc Kenia, ở tận Châu Phi và là người da đen.
Đáng nhẽ ra, người Trung quốc có thể tìm một phương pháp khác để phát triển dân tộc của họ, trong một thời thế đã thay đổi này. Nhưng họ đã sai lầm khi chọn con đường mà Lão Say đã phân tích qua những ý đồ và phương pháp thực hiện của họ. Bởi vậy, họ sẽ phải đối đầu với Hoa Kỳ và đồng minh của đất nước này trong một tương lai gần.
Sai lầm của người Trung Quốc chính là họ đã ứng xử không đúng thời thế. "Canh bạc cuối cùng" sẽ xảy ra. Vấn đề còn lại là nó kết thúc như thế nào: Một cuộc chiến dứt điểm, hay là một cuộc sụp đổ về chính trị trong Trung Hoa Đại lục?
Đã qua ngày 10. 3. Quý Tỵ Việt lịch.
Trong Tam Quốc chí, một nhân vật chỉ xuất hiện rất ít và không đóng vai trò gì trong cục diện diễn biến của cả một thơi đại lịch sử Trung Hoa - Nhưng tôi khâm phục nhất nhân vật này. Đó là Tư Mã Đức Tháo. Tư duy của Tư Mã Đức Tháo làm tôi khâm phục chính là khi ông biết Lưu Bị đang tìm cách thuyết phục Khổng Minh giúp ông ta và đã nói rằng: "Khng Minh tuy gặp chủ, nhưng không gặp thời. Thật tiếc lắm thay!". Nói xong ông bước ra khỏi huyện đường và không còn xuất hiện trong truyện Tam Quốc Chí.
Gần 30 năm sau, Khổng Minh ngậm ngùi chết ở gò Ngũ Trượng.
Ngảnh nhìn lai: Cuộc đời như giấc mộng.
Được, mất, bại , thành...bỗng chốc hóa hư không.

====================
PS: Còn một ý nữa của Lão Say viết liên quan đến Việt Nam trong cục diện này. Nhưng Lão Gàn buồn ngủ quá. Hơn nữa sức khỏe mới phục hồi, nên còn yếu. Đáng nhLão Gàn du Hanoi hôm wa. Mua vé máy bay rùi, phải bỏ. Cũng vì sức phẻ. 65 cái là vàng rơi rùi. Viên tịch không bít lúc nào.


4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu ngầm "lạ" lại tiến gần vùng biển Nhật

20/05/2013 05:00

(TNO) Hãng tin Kyodo của Nhật Bản cho biết lực lượng Phòng thủ trên biển Nhật Bản vào sáng 19.5 phát hiện một tàu ngầm lạ “không thể nhận biết được của nước nào”, nhưng tình nghi là của Trung Quốc, đang tiến vào khu vực tiếp giáp lãnh hải ở phía nam Minamidaito thuộc tỉnh Okinawa của Nhật.

Posted Image

Một tàu ngầm của Trung Quốc - Ảnh: AFP

Máy bay tuần tra P-3C MSDF của Nhật Bản phát hiện chiếc tàu ngầm lạ, bị tình nghi là của hải quân Trung Quốc, Kyodo dẫn một nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết.

Bộ Quốc phòng Nhật xác nhận thông tin trên, cho biết tàu ngầm lạ đã ra khỏi vùng tiếp giáp lãnh hải ở phía nam Minamidaito thuộc tỉnh Okinawa của Nhật trong buổi chiều cùng ngày 19.5 (giờ địa phương).

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo một tàu ngầm nước ngoài đã được phát hiện di chuyển gần đảo Kume thuộc quần đảo Okinawa của nước này từ tối ngày 12 đến sáng ngày 13.5. Truyền thông Nhật cho rằng chiếc tàu ngầm này là của hải quân Trung Quốc, theo AFP.

Luật quốc tế không cấm tàu ngầm tiến vào vùng tiếp giáp lãnh hải, nhưng các quan chức Bộ Quốc phòng Nhật hôm 14.5 cho rằng vụ tàu ngầm xuất hiện gần Kume hồi 12-13.5 là một trường hợp bất thường, khi con tàu lưu thông tại vùng tiếp giáp trong khoảng thời gian kéo dài.

AFP dẫn lời Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 14.5 cảnh báo Tokyo có thể đưa ra phản ứng quân sự nếu tàu ngầm nước ngoài xâm nhập lãnh hải.

Phúc Duy

===================

Nhật Bản có thể bị tấn công bất ngờ dù tàu ngầm Trung Quốc đi bên ngoài lãnh hải - nếu nó mang tên lửa đạn đạo tầm xa , hoặc tệ hơn là vũ khí hạt nhân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"4 giải pháp cấp bách chặn đứng mưu đồ chiếm lĩnh Biển Đông của TQ"

Thứ hai 20/05/2013 07:49

(GDVN) - “Trước đây họ chỉ ra đánh cá để khẳng định cái gọi là “chủ quyền” của họ tại Biển Đông cũng như yêu sách “đường lưỡi bò”. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, họ đã tiến thêm bước nữa bằng cách là cử phóng viên của họ đi cùng để rồi qua phóng viên sẽ nói lên ý đồ muốn “bá chiếm” Biển Đông của họ. Bước đi này của họ rất ghê gớm với ý đồ rất xảo quyệt...".

Biển Đông: Đưa nhau ra toà cũng là một biện pháp rất sòng phẳng

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc cấm bắt cá ở Biển Đông

TQ đưa tin về các hoạt động trái phép ở Biển Đông nhằm mục đích gì?

"Trung Quốc leo thang trong mưu đồ ’bá chiếm’ Biển Đông"

Cảnh sát biển Việt Nam xuất trận 'truy' tàu lạ Biển Đông

Việc Trung Quốc huy động 32 tàu cá xuống đánh bắt tại khu vực quần đảo Trường Sa, cùng các thông tin liên quan đến lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc; hoạt động của các tàu hải giám Trung Quốc ở khu vực Biển Đông, kể cả việc tàu hải giám sử dụng vòi rồng để xua đuổi tàu cá của các nước khác… đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

Posted Image

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước

Trao đổi với báo Giáo dục Việt Nam về vấn đề này, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Tư lệnh Quân khu IV, ĐBQH các khóa VIII, IX, X đánh giá: “Trước đây họ chỉ ra đánh cá để khẳng định cái gọi là “chủ quyền” của họ tại Biển Đông cũng như yêu sách “đường lưỡi bò”. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, họ đã tiến thêm bước nữa bằng cách là cử phóng viên của họ đi cùng để rồi qua phóng viên sẽ nói lên ý đồ muốn “bá chiếm” Biển Đông của họ. Bước đi này của họ rất ghê gớm với ý đồ rất xảo quyệt.

Việc công bố toạ độ của các đoàn thuyền đánh cá của mình, Trung Quốc muốn chứng mình họ đang “làm chủ đường lưỡi bò” trên thực tế bằng cách công bố các toạ độ mà thuyền đánh cá của họ tới nơi. Chúng ta kiên quyết phản đối vấn đề lưỡi bò và thế giới cũng kiên quyết phản đối vấn đề “lưỡi bò”. “Đường lưỡi bò” hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học nào cả”.

Tướng Thước nói thêm: “Với những việc như thành lập cái gọi là “Tam Sa”, rồi xây dựng một cách phi pháp trên quần đảo Hoàng Sa, đưa tàu đánh cá xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam… thì TQ đã không chỉ nói mà họ đã từng bước từng bước thể hiện mưu đồ và quyết tâm độc chiếm biển Đông của mình.

Và hành động đưa tàu cá ra Trường Sa để đánh cá và cử phóng viên đi theo là một bước lấn tới nữa của TQ”.

Liên quan đến những sự việc này trên Biển Đông, ngày 2/5, trong chuyến công du vòng quanh Đông Nam Á, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã bất ngờ đưa ra đề xuất đàm phán với ASEAN về bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc trên Biển Đông.

Theo đó, Ngoại trưởng Trung Quốc tái khẳng định lập trường “muốn giải quyết tranh chấp với một số nước ASEAN thông qua thương lượng và hợp tác cùng có lợi”, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, hi vọng ASEAN có thể tập trung thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược này lên một tầm cao mới…

Tuy nhiên, những hành động trên thực tế sau đó đã trái ngược hoàn toàn so với những phát biểu này của Ngoại trưởng TQ trước đó. Về việc này, tướng Thước nhận xét: “Không chỉ bây giờ mà trước đây, nhiều người cũng đã từng nói lãnh đạo TQ nói một đằng, làm một nẻo.

Đàm phán COC để cho ra được Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông là một bước đi mới nhằm tăng cường tính pháp lý và tính ràng buộc. Nếu Trung Quốc làm sai thì các nước có liên quan có cơ sở pháp lý để đấu tranh với TQ”.

Theo tướng Thước: “Trước những hành động của TQ xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông, việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao phản đối là rất cần thiết. Tuy nhiên , đây là vấn đề lâu dài, phải kiên trì và không được nóng vội. Chúng ta phải đấu tranh về pháp lý, về lịch sử, về ngoại giao để chặn đứng ý đồ độc chiếm Biển Đông của TQ.

Nhà nước, Chính phủ, Đảng mà cụ thể là các vị lãnh đạo cao nhất cũng nên có những thông điệp cao hơn của Bộ Ngoại giao Việt Nam tới lãnh đạo TQ rằng: “Các đồng chí đã có những thoả thuận cấp cao với Việt Nam nhưng lại nói một đằng, làm một nẻo gây bức xúc trong nhân dân Việt Nam. Và khi bức xúc này đến một mức nào đó thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa hai nước”.

Thứ hai là phải làm cho nhân dân hiểu rằng ý đồ của TQ thâm độc như vậy cho nên phải có tiếng nói của nhân dân. Chúng ta phải tổ chức cho nhân dân có tiếng nói hợp pháp chứ không phải là biểu tình mà cụ thể ở đây là nhân dân ở các tỉnh có liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài ra, các cơ quan pháp luật, các tổ chức chính trị - xã hội của Việt Nam cũng phải đồng loạt lên tiếng để nói rằng: “Không phải nhân dân Việt Nam không hiểu gì về vấn đề Biển Đông mà nhân dân Việt Nam kiên trì vấn đề đấu tranh hoà bình nhưng kiên quyết phản đối. Đây là vấn đề của 88 triệu dân Việt Nam chứ không phải của riêng Chính phủ nữa”.

Thứ ba là qua thông điệp này, chúng ta phải gửi tới được nhân dân TQ để cho dân của họ hiểu rằng lãnh đạo của TQ đang nói một đằng, làm một nẻo. Tôi tin rằng nhân dân TQ không bao giờ muốn lãnh đạo mình đi xâm phạm chủ quyền và gây hấn với các nước khác ở Biển Đông. 1,3 tỷ dân TQ không được gì khi lãnh đạo TQ liên tục chỉ đạo cho cấp dưới đi gây hấn ở Biển Đông như vậy.

Thứ tư là qua các hội nghị quốc tế mà lâu nay chúng ta vẫn làm để gửi thông điệp tới TQ và các nước khác trên thế giới về những việc làm sai trái của TQ trên Biển Đông. Từ đó tạo ra áp lực để kìm hãm lại mưu đồ bá chiếm Biển Đông của TQ”.

“Việt Nam không bao giờ ủng hộ việc dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp nhưng khi có những hành động vũ lực xâm phạm để chủ quyền của Việt Nam thì Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền đất nước”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nói.

Hồng Chính Quang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết trên tôi có nói đến "Thế giới thứ III". Sợ anh em trẻ sinh sau năm 1960 không hiểu thế giới thứ III là gì, nên viết bổ sung thêm:

Đây là ý lớn nhất - trong bài viết của Lão Say - tạo ra chuỗi sự kiện sau đó, mà Lão Say phân tích. Xa xôi hơn nữa, nó lại là kết quả của một mưu đồ Đại Hán có từ thời thành lập nước Công Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Ý đồ này thể hiện ở thời chiến tranh Lanh, khi Trung Quốc muốn là bá chủ thế giới thứ III. Họ đã thể hiện ý đồ rất rõ ràng: không lệ thuộc Liên Xô và tạo dựng đế chế với những đồng minh riêng của mình. Đây là nguyên nhân sâu xa của cuộc đối đầu Xô Trung vào những năm 60 của thế kỷ trước.

Thời ấy thế giới thứ nhất là "thế giới tư bản" do Hoa Kỳ đứng đầu; thế giới thứ II là các nước Xã hội chủ nghĩa, còn gọi là "Thế giới cộng sản", do Liên Xô đứng đầu; "Thế giới thứ III" là các nước không thuộc đồng minh của hai thế giới kia, gọi là "Các nước không liên kết". Trung Quốc đã tổ chức nhiều cuộc hội nghị quốc tế gồm các nước không liên kết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sai lầm của người Trung Quốc chính là họ đã ứng xử không đúng thời thế. "Canh bạc cuối cùng" sẽ xảy ra. Vấn đề còn lại là nó kết thúc như thế nào: Một cuộc chiến dứt điểm, hay là một cuộc sụp đổ về chính trị trong Trung Hoa Đại lục?
Đã qua ngày 10. 3. Quý Tỵ Việt lịch.


Nhật Bản quyết thay đổi chính sách quốc phòng vì mối đe doạ từ TQ
Thứ hai 20/05/2013 07:03

(GDVN) - Tình hình an ninh xung quanh của Nhật Bản ngày càng nghiêm trọng, đảng cầm quyền Nhật Bản đưa ra một loạt hành động mới nhằm vào Trung Quốc.

Nhật Bản có năng lực săn ngầm tốt nhất trong khu vực, chỉ đứng sau Mỹ
“Pháp chế vãn báo” Trung Quốc đăng bài tuyên truyền bôi xấu Nhật Bản
Nhật Bản: Tàu ngầm TQ xâm nhập lãnh hải sẽ bị lôi lên mặt nước
Biên đội tàu chiến Nhật Bản sẽ lần đầu tiên hiện diện ở Myanmar
Nhật Bản dễ dàng sở hữu khả năng tấn công các mục tiêu của kẻ thù
Thời báo Hoàn Cầu: "Việt Nam đã đặt mua 2 vệ tinh X-band của Nhật Bản"
Nhật Bản đang chuẩn bị những gì để ứng phó với Trung Quốc hung hăng?

Posted Image
Ngày 13/5, Trung Quốc phóng tên lửa gây quan ngại cho Mỹ, Nhật

Yêu cầu Trung Quốc giải thích phóng tên lửa
Trung Quốc phóng tên lửa thám không gây lo ngại cho Mỹ, và cũng làm cho Nhật Bản căng thẳng.

Các phương tiện truyền thông Nhật Bản như Đài truyền hình Fuji, TV Asahi liên tục đưa tin UFP là tên lửa do Trung Quốc phóng. Ngày 17/5, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, Nhật Bản đã yêu cầu Trung Quốc tiến hành giải thích về việc phóng tên lửa.

Hãng Jiji Press dẫn lời Yoshihide Suga ngày 17/5 trả lời báo chí cho biết: "Chúng tôi tiếp tục theo dõi các động thái xung quanh sự việc này và bày tỏ quan ngại về nó. Đang thông qua kênh ngoại giao yêu cầu Trung Quốc đưa ra lời giải thích về sự việc". Đài truyền hình TBS trước đó cũng cho rằng, Mỹ bày tỏ quan ngại về tên lửa Trung Quốc phóng ngày 13/5 và đã tiến hành phòng bị. Mỹ cho rằng, Trung Quốc phóng tên lửa là để tiến hành thử nghiệm vũ khí tấn công vệ tinh.

Trang mạng "ZAKZAK" thuộc hãng tin "Sankei Shimbun" cho biết, có người cho rằng, những thông tin tình báo "tận mắt chứng kiến" đối với UFO của Trung Quốc cho thấy, Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm tấn công vệ tinh.

Tăng cường năng lực đổ bộ đoạt đảo

Còn theo đài truyền hình NHK Nhật Bản, ngày 17/5, Đảng Tự do Dân chủ (LDP) cầm quyền tổ chức hội nghị quan hệ quốc phòng, đề xuất phương án sửa đổi "Đại cương kế hoạch phòng vệ". Phương án mới đề xuất, đối với các động thái của Trung Quốc liên quan đến đảo Senkaku, phải làm cho Lực lượng Phòng vệ có năng lực đổ bộ lên “đảo độc lập” như lực lượng Thủy quân đánh bộ của Mỹ.

Posted Image
Nhật Bản muốn xây dựng lực lượng Thủy quân lục chiến như Mỹ

Theo đó, cần phải thành lập một lực lượng đổ bộ mới thực hiện nhiệm vụ cả trên bộ và trên biển, trong đó có trang bị xe lưỡng dụng, máy bay vận tải mới Osprey, nhằm tăng cường phòng vệ đảo, đá ngầm.

Ngoài ra, còn phải căn cứ vào tình hình CHDCND Triều Tiên, cùng với việc nâng cao năng lực ứng phó với các cuộc tấn công của đạn hạt nhân, tên lửa đạn đạo, bắt đầu bàn thảo để cho Lực lượng Phòng vệ có khả năng tiến hành tấn công đối với các căn cứ của kẻ thù.

Quyết xây dựng quân đội chính quy như một quốc gia bình thường

Theo bài báo, Đảng Tự do Dân chủ (LDP) sẽ tiếp tục tiến hành thảo luận đối với việc sửa đổi Đại cương phòng vệ và đưa ra đề án cụ thể trong tháng này.

Tờ "Nihon Keizai Shimbun" Bình luận, đề án sửa đổi Đại cương phòng vệ của Đảng Tự do Dân chủ (LDP) sẽ làm rõ phạm vi của quyền tự vệ tập thể và thúc giục Chính phủ Nhật Bản nhanh chóng xem xét sửa đổi Đại cương phòng vệ.

Ngoài ra, theo tờ "Yomiuri Shimbun", khi trả lời phỏng vấn tạp chí "Ngoại giao" Mỹ vào ngày 17/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh, cần thiết phải sửa đổi Điều 9 của Hiến pháp hòa bình, và đổi ghi "Lực lượng Phòng vệ" thành "Quân đội chính quy". Ông Abe còn tuyên bố, Nhật Bản "cảm thấy hối hận sâu sắc về việc trước đây đã gây ra đau khổ và thiệt hại cho nhiều nước châu Á".

Ông nói: "Nhật Bản là một quốc gia duy nhất trên thế giới không nói lực lượng bảo vệ nước mình là 'quân đội'", và nhấn mạnh "Nhật Bản cần mở rộng Lực lượng Phòng vệ thành quân đội chính quy". Nhưng, ông Shinzo Abe đồng thời cho biết, "chúng tôi phải sử dụng phương thức thận trọng để đưa ra vấn đề này".



Posted Image
Binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đáp máy bay vận tải cánh xoay Osprey Mỹ tiến hành diễn tập.

Việt Dũng

Share this post


Link to post
Share on other sites