Posted 13 Tháng 4, 2013 TƯ LIỆU THAM KHẢO. ========================= Nhật Bản không để Biển Đông thành "ao nhà của Bắc Kinh" Thứ Bẩy, 13/04/2013 - 09:50 Chuyên gia về các vấn đề an ninh của châu Á, ông Ian Storey cho rằng lo lắng của Nhật Bản về Biển Đông gia tăng cùng với tình hình ngày càng căng thẳng tại đây. Đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông (Hình đồ họa: AFP) Trong bài viết nhan đề “Nhật Bản ngày càng lo lắng về Biển Đông” đăng trong nội san tháng Tư của Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore, ông Ian Storey, chuyên gia cao cấp của ISEAS, viết rằng Nhật Bản, dù không phải là đương sự trong tranh chấp ở Biển Đông nhưng là một nước có lượng hàng lớn vận chuyển qua khu vực nên quốc gia này là một đối tác quan trọng trong tranh chấp ở Biển Đông. Theo Ian Storey, Nhật Bản có hai mối quan ngại lớn liên quan tới Biển Đông: một là, sự bất ổn ở Biển Đông có khả năng làm gián đoạn dòng chảy tự do của hàng hóa, mà sự thịnh vượng về kinh tế của nước này lại phụ thuộc vào lĩnh vực vận tải biển; và hai là, nếu Trung Quốc có thể thuyết phục hoặc ép buộc được các quốc gia châu Á khác chấp nhận tuyên bố về "quyền lịch sử" ở Biển Đông thì các chuẩn mực pháp lý quốc tế hiện hành sẽ bị suy yếu kể cả các nguyên tắc về tự do hàng hải và bất ổn ngày càng gia tăng ở Biển Đông có thể phá vỡ dòng vận chuyển hàng hóa đến Nhật Bản. Nhật Bản thừa nhận rằng hiện tượng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và tình hình chính trị trong nước nói chung là ổn định của Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh tự tin vào vị thế của mình trên thế giới và sự tự tin này được hỗ trợ bởi sự lớn mạnh nhanh chóng của Trung Quốc như một cường quốc quân sự vượt trội của châu Á. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã từng ghi nhận là có "mối lo ngại về mức độ ảnh hưởng của sức mạnh quân sự của Trung Quốc đối với các vấn đề ở khu vực cũng như đối với an ninh của Nhật Bản" và "sự hiện đại hóa của quân đội Trung Quốc là một vấn đề mà Nhật Bản phải theo dõi thật cẩn thận". Các nhà phân tích an ninh của Nhật Bản đã bày tỏ quan ngại về tình hình ngày càng tồi tệ tại vùng Biển Đông do tần số ngày càng tăng các sự cố tại quần đảo Trường Sa với sự tham gia của nhiều tàu chiến, tàu tuần tra, tàu đánh bắt cá và các tàu khảo sát, điều này làm tăng nguy cơ một cuộc đụng độ bất ngờ có thể nhanh chóng leo thang thành một cuộc khủng hoảng ngoại giao và quân sự lớn. Ian Storey viết rằng để giảm bớt quan ngại về Biển Đông, Nhật Bản đang cố gắng tiến hành theo bốn cách: đưa tranh chấp hàng hải lên các diễn đàn quốc tế; khuyến khích sự thống nhất trong ASEAN; giải quyết vấn đề trên cơ sở song phương với các nước Đông Nam Á; và tăng cường mối quan hệ và sự phối hợp chính sách với Mỹ và các nước khác. Trung Quốc phản đối “quốc tế hóa” Biển Đông với lập luận rằng tranh chấp thực sự là vấn đề song phương nên chỉ có thể được giải quyết giữa Bắc Kinh và từng nước tuyên bố chủ quyền trên nguyên tắc một-đối-một. Theo đó, Bắc Kinh đã cố gắng để hạn chế các cuộc thảo luận về vấn đề này tại các diễn đàn an ninh khu vực như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) và Bắc Kinh cũng từ chối đưa tranh chấp lên trọng tài quốc tế như Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) hoặc Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS). Quan điểm thứ hai có lợi cho Nhật Bản vì như vậy Bắc Kinh sẽ không thể đưa vụ tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư lên Tòa án Công lý Quốc tế vì làm như vậy sẽ tạo tiền lệ cho các tranh chấp khác, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khi tình hình căng thẳng ở Biển Đông tăng lên, 10 quốc gia thành viên ASEAN có lợi ích khác nhau và quan điểm khác nhau trên Biển Đông. Sự không đồng thuận của các nước thành viên ASEAN về tranh chấp ở Biển Đông đã dẫn tới việc vào tháng 7/2012, lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của ASEAN, các bộ trưởng ngoại giao của hiệp hội này không ra được tuyên bố chung. Việc ASEAN không thống nhất quan điểm đối với vấn đề Biển Đông làm Nhật Bản lo lắng vì hai lý do: một là, sự mất đoàn kết cản trở nỗ lực giải quyết tốt hơn tranh chấp, làm cho tình hình căng thẳng gia tăng; hai là, Trung Quốc lợi dụng sự mất đoàn kết đó chia rẽ các nước đương sự trong vụ tranh chấp vì điều đó sẽ mang lại lợi ích quốc gia cho Trung Quốc. Đó là lý do mà Nhật Bản thấy cần phải thúc đẩy đoàn kết trong ASEAN. Nhật Bản đã bổ sung nguyên tắc song phương vào phương pháp tiếp cận đa phương của mình với việc các bộ trưởng của Nhật Bản thường xuyên thảo luận về tranh chấp Biển Đông với các đối tác Đông Nam Á. Nhật Bản cũng đặc biệt chú ý đến Philippines, nước mà Nhật Bản coi là đối tác có thiện ý. Trong tranh chấp đảo Hoàng Nham (Philippines gọi là Scarborough), Philippines buộc phải lùi bước và Trung Quốc về cơ bản nắm quyền kiểm soát đảo này. Nhật Bản lo ngại rằng Trung Quốc cũng theo đuổi một chiến lược tương tự ở Biển Hoa Đông, tức là sử dụng tàu của cơ quan thực thi pháp luật hàng hải để đạt được kiểm soát trên thực tế tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ngoại trưởng Nhật Bản và Philippines đã tuyên bố tại một cuộc họp báo chung rằng hai nước có mối quan ngại chung về quan điểm của Trung Quốc liên quan tới các tranh chấp lãnh hải, và rằng “đường chín đoạn” tạo mối đe dọa đối với sự ổn định của khu vực và tự do hàng hải. Nhà nghiên cứu về an ninh châu Á của Singapore cho rằng các cuộc tranh chấp lãnh hải được Nhật Bản coi là chương trình nghị sự hàng đầu về an ninh, thậm chí còn quan trọng hơn mối đe dọa của chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên vì một lý do hiển hiện là quan ngại hàng đầu của Nhật Bản là tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông. Khi Trung Quốc chuyển hướng, thách thức sự kiểm soát về mặt hành chính của Nhật Bản trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, thì một cuộc đụng độ quân sự giữa hai nước có nhiều khả năng xảy ra. Nếu có một cuộc đụng độ như vậy, rất khó để dự kiến bên nào nhanh chóng chùn bước vì cả hai nước đều có tinh thần dân tộc mạnh mẽ. Trong phần kết luận, Ian Storey viết, Nhật Bản đang theo đuổi một số chiến lược nhằm giảm thiểu quan ngại của mình về một Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn. Tuy nhiên, những chiến lược này có những hạn chế. Trong khi Nhật Bản rất muốn thúc đẩy tình đoàn kết ASEAN trong tranh chấp ở Biển Đông thì các nước thành viên ASEAN ý thức sâu sắc về sự cần thiết phải tránh gây ấn tượng rằng họ đang vào hùa với nhau để chống lại Trung Quốc theo mệnh lệnh của Tokyo. Bất chấp những hạn chế này, Nhật Bản vẫn kiên quyết tiếp tục thúc đẩy để đảm bảo rằng Biển Đông không bao giờ trở thành "ao nhà của Bắc Kinh"./. Theo Vietnam+ ============= Trung Quốc phản đối “quốc tế hóa” Biển Đông với lập luận rằng tranh chấp thực sự là vấn đề song phương nên chỉ có thể được giải quyết giữa Bắc Kinh và từng nước tuyên bố chủ quyền trên nguyên tắc một-đối-một. Vào giữa thập niên 60, khi tranh chấp giữa Trung quốc và Liên Xô vào hồi căng thằng. Sách trắng của Đại sứ quán Liên Xô phát không cho dân chúng Hanoi, có đoạn viết: " Các đồng chí Trung Quốc ủng hộ các nước đế quốc tư bản, âm mưu quốc tế hóa Đông dương". Bây giờ thì lại không.Tất nhiên chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam thì không thể quốc tế hóa sài chung được. Nhưng Việt Nam chắc chắn tuân thủ luật quốc tế và bảo vệ các tàu thương mại đi qua vùng biển Việt Nam. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 4, 2013 LÀNG ĐÔNG A HỒI 3 : Những tấn trò và đòn bẩn. Sau những năm dài với khẩu hiệu : "Người đồng chí tốt" nhà Trung và nhà Việt hầu như không xảy ra tranh chấp gì đáng kể nữa. Thời thế thay đổi yêu cầu về phát triển kinh tế ngày càng cao. Hai nhà bắt tay vào làm kinh tế. Nhưng về bản chất thì họ tộc nhà Trung vẫn ngấm ngầm dùng đòn kinh tế với nhà Việt. Con cháu nhà Trung thường chơi chò đuổi bắt về kinh tế với con cháu nhà Việt. Nhà Trung thường sang nhà Việt với chiêu trò mua nông sản giá cao làm con em nhà Việt hồ hởi cung cấp với số lượng lớn nhưng chỉ được vài ngày sau khi nhà Việt tranh nhau gom hàng thì nhà Trung giở quẻ không mua nữa thế là hàng thối hàng ế cả đống. Nhà Trung khi này ép giá thật rẻ. mua mà như cho. Đã có rất nhiều vụ việc xảy ra tương tự. Điển hình là dưa hấu nhà Việt rồi Thanh long, Vải ... Gần đây nhất là vụ trồng khoai lang và chuối ...chỉ trách nhà Việt là sao không chế biến mà đi xuất hàng thô để rồi nhà Trung khi chế biến xong lại bán lại cho nhà Việt giá cao. Thâm độc hơn nữa là nhà Trung thường xuyên mua những thứ có tính chất gây hại cho nhà Việt như Móng trâu , Đỉa ... Nhiều khi con cháu nhà Việt thịt cả 1 con trâu để bán 4 cái móng . Rồi thi nhau nuôi đỉa bán cho nhà Trung rồi 1 ngày nhà trung không mua nữa đỉa được thả ra ruộng đồng. Ngay cả thuốc diệt chuột Trung bán cho nhà Việt cũng xen lẫn cả thuốc Kích thích cho chuột đẻ . Họ hàng nhà chuột phát triển nhanh cắn phá lúa, ngô, khoai, sắn nhà Việt có những năm cả một cánh đồng mất trắng vì chuột . May mà lần ấy nhà Việt đã tỉnh táo hơn và không dùng thuốc diệt chuột của nhà Trung nữa. Nạn ốc Bươu vàng là cả một câu chuyện dài. Vào những năm 90 nhà Trung đưa sang nhà việt 1 giống ốc bươu và với chiêu bài là có giá trị dinh dưỡng cao, người nhà Việt đã thi nhau xây bể nuôi ốc bươu vàng. hệ quả là những con ốc phàm ăn này thoát ra ruộng đồng cắn lúa màu mà đến nay vẫn chưa tận diệt hết được dịch nạn này. Chư kể là các loại hoa quả nhà Trung xuất sang nhà Việt luôn được phun thuốc kích thích, hay thuốc bảo vệ với liều cao. Con cháu nhà Việt cứ hồn nhiên dùng mà không cần biết hậu quả. Nạn gà già đã bao phen nhức nhối. Rồi cả những nội tạng động vật, chân gà lòng bò, trâu... tất cả cũng tại vì con cháu nhà Việt đói kém mà thích ăn đồ rẻ nên có chỗ tiêu thụ cho nhà Trung. Vô tình nhà Việt giống như một cái lu thập cẩm chứa hầm bà làng các đồ phế thải nhà Trung cái lu mắm này cho đến nay vẫn chưa thể triệt hạ được. Đến như trứng gà nhà Trung còn làm giả được đem đến nhà Việt tiêu thụ, thịt bò khô, thịt hổ khô làm bằng bã sắn dây, Mực khô làm bằng cao su tổng hợp... Những đòn triệt hạ kinh tế nhà Việt trên được gọi là trò bẩn thỉu nhất . Nhưng mức độ nguy hiểm thì chưa cao. Mức độ cao hơn và nguy hiểm hơn đó là các dự án như dự án khai thác, trồng rừng, xây dựng...Trung thường cho con cháu sang nhà Việt khai thác dự án thuê đất rồi xây dựng phá hoại đất đai rừng phòng hộ, các dự án xây dựng thì nguy hiểm chưa bàn giao đã có hiện tượng nứt gãy. Mang theo cả người của nhà Trung với chiêu bài công nhân và chuyên gia.. Nhà Trung ngang nhiên lập thành những lãnh địa trên đất nhà Việt con cháu nhà Trung đi đến đâu ở đó ô nhiễm và xơ xác... Với xe máy giá rẻ và vô cùng mất an toàn nhà Trung đang để lại cho nhà Việt hệ quả là có hàng vài chục triệu chiếc xe máy lay lắt trên khắp cả nhà. Việt bỏ thì tiếc giữ lại thì chật nhà... Thời gian gần đây nhà Trung làm ăn kinh tế có phần khấm khá Trung bắt đầu sắm các loại vũ khí Khủng để hoàn thành giấc mộng giang sơn thu về một mối. Trung thường mua Vũ khí nhà Nga sau đó copy công nghệ . Cũng vì điều này mà nhà Nga quyết định không bán vũ khí loại tốt cho nhà Trung . Trung rất tức giận... Nhu cầu phát triển kinh tế càng cao thì các loại năng lượng càng cần nhiều trong đó cái đầm Thái Bình là cả một đống của chưa nhà nào khai thác hết tiềm năng. Có thể nói đầm Thái Bình là một mỏ kim cương lớn nhất thế giới hiện nay. Nhìn thấy lợi ích này lòng tham của những tên mặt rô lại nổi lên nó thôi thúc và bức xúc canh cánh trong lòng của những kẻ tham lam. Khi mà nguồn năng lượng từ nam làng ĐÔng A và bên làng Phi Trâu có nguy cơ giảm thì các nhà cần phải tính toán đến nguồn năng lượng thay thế. Trước tình hình cái vũng Đông của khu đầm Thái Bình vừa là cửa ngõ có chiến thuật bày trận cửu cung vừa là vựa cá tôm vừa là nguồn khai thác năng lượng chìm. Lúc này cái tham lại trở nên bức xúc đến khẩn thiết báo hiệu một cuộc xung đột lớn xảy ra với cái làng Đông a mà trọng tâm là cái vũng đông và cái vũng hoa đông. Tháng 3 mùa xuân bầu trời bây giờ vẫn còn u ám mây xám bao trọn cả bầu trời . Các dòng họ bắt đầu bầy cuộc cờ trên Vũng đông. Các nhà nào cũng chuẩn bị dao rựa kiếm sắc hàng nóng hàng lạnh, rồi tên tẩm độc hàng ngày con cháu mài dao kiếm vót mũi tên. tiếng vang rộn ràng khắp làng. Mở đầu là chiến thuật "Khẩu chiến" . Hồi sau : Khẩu chiến làng Đông A 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 4, 2013 Cảnh giác âm mưu “mượn gió bẻ măng” của Trung Quốc trên biển Đông Thứ Bẩy, 13/04/2013 - 10:26 Trong khi mâu thuẫn trên bán đảo Triều Tiên đang ngày càng leo thang đến bờ vực chiến tranh thì Trung Quốc chỉ cất tiếng nói cho có lệ, song song với đó là sự tăng cường các hoạt động quân sự trên biển Đông. Vậy giữa hai vấn đề này có sự liên quan gì với nhau? Mưu đồ của Trung Quốc trên bán đảo Triều Tiên Trước đây, Trung Quốc có ảnh hưởng quyết định đến đường lối của Triều Tiên, nhưng hiện nay vai trò đó đã có phần giảm sút. Nguyên nhân thứ nhất là do hiện nay Triều Tiên đã “đủ lông, đủ cánh”, nguyên nhân thứ 2 là Bình Nhưỡng có phần bất mãn vì Bắc Kinh kiềm chế họ trong phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, nguyên nhân thứ 3 là thái độ không rõ ràng của Bắc Kinh trong giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên. Trong 2 năm qua, Triều Tiên đã hoàn tất phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và thử thành công vũ khí hạt nhân. Trong 2 thành quả vĩ đại đó, không có sự giúp đỡ của Trung Quốc, thậm chí Bắc Kinh còn năm lần bảy lượt ngăn cản, nếu Triều Tiên không cương quyết thì chắc không có thành công ngày hôm nay. Triều Tiên nằm giữa vòng vây của Mỹ - Nhật - Hàn, nếu họ không có thực lực quân sự mạnh thì chắc đã lụn bại từ lâu rồi. Việc Bình Nhưỡng coi nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân là yếu tố bắt buộc, xuất phát từ bản năng sinh tồn. Vì vậy, sự ngăn cản của “người anh em” đã làm họ không hài lòng, tất yếu sẽ dẫn đến sự rạn nứt trong quan hệ 2 nước. Về phần Trung Quốc, sự giúp đỡ Triều Tiên cũng không hẳn xuất phát từ "tình cảm hữu nghị", mà Bắc Kinh cũng nhắm đến nhiều mục đích khi giúp đỡ Bình Nhưỡng. Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên nằm trong tính toán của Trung Quốc? Thứ nhất là mượn tay Triều Tiên để chèn ép Hàn Quốc và Nhật Bản, 2 đối thủ của Trung Quốc trong tranh chấp biển đảo. Xung đột với đối thủ láng giềng sẽ làm 2 nước này vướng vào vòng lẩn quẩn, không thể rảnh tay đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và đảo Ieodo hiện lần lượt thuộc quyền quản lý của Nhật Bản và Hàn Quốc. Thứ 2 là thúc đẩy xung đột trên bán đảo Triều Tiên ngày càng gia tăng, kìm chân Mỹ ở khu vực này không để Mỹ rảnh tay để đối phó với Trung Quốc. Chính vì vậy mặc dù cũng bày tỏ thái độ nhưng họ cũng chỉ ngăn cản lấy lệ, khi Bình Nhưỡng thử vũ khí hạt nhân và đưa ra các quyết định cứng rắn khiến mâu thuẫn trên bán đảo Triều Tiên lên cao, để thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế. Xét về thực chất, Trung Quốc cũng không hề muốn chiến tranh nổ ra mà họ chỉ muốn sự việc giằng dai càng lâu càng tốt. Sự gia tăng căng thẳng là đúng ý, nhưng nếu chiến tranh nổ ra thì thực sự là ngoài ý muốn và Bắc Kinh cũng không thể kiểm soát được, bởi thực chất giờ họ không còn tiếng nói quan trọng trong các quyết định chiến lược của Bình Nhưỡng. Ý kiến cho rằng Trung Quốc không muốn tình hình bán đảo Triều Tiên thêm căng thẳng, vì sợ Mỹ mượn cớ để dịch chuyển lực lượng, tăng cường vũ khí đến gần Trung Quốc có thể là những luận điểm sai lầm. Điều này dẫn đến đánh giá sai tình hình là Trung Quốc đang tập trung lo lắng cho đồng minh Triều Tiên và chủ quan, mất cảnh giác với những âm mưu của Trung Quốc. Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên che giấu âm mưu chiếm biển Đông của Trung Quốc? Về thực chất, Washington có tập trung được vũ khí, trang bị đến phía đông Trung Quốc cũng chẳng làm Bắc Kinh lo ngại, vì chắc chắn nó không ảnh hưởng gì lớn, thậm chí là còn đúng ý họ. Trong khi Mỹ mải mê thực hiện chiến lược vây ép của mình đối với Triều Tiên, thì Trung Quốc có thể rảnh rang thực hiện chiến lược bành trướng của mình trên biển Đông. Âm mưu “mượn gió bẻ măng” của Trung Quốc? Thực tiễn đã chứng tỏ, từ khi căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc đã liên tiếp gia tăng những động thái mạnh mẽ hơn trên biển Đông, khởi đầu bằng quyết định sáp nhập toàn bộ lực lượng chấp pháp biển bao gồm: Hải quan (Tổng cục Hải quan), Hải cảnh (Cảnh sát biển - thuộc Bộ Công an), Hải tuần (Cảnh sát trị an trên biển thuộc Cục Hải sự - Bộ Giao thông vận tải), Hải giám (Giám sát biển thuộc Cục Hải dương quốc gia thuộc Bộ Đất đai và tài nguyên) và Ngư chính (Kiểm ngư thuộc Bộ Nông nghiệp), cải tổ Cục Hải dương quốc gia thành Cục Cảnh sát biển chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Bộ Công an Trung Quốc. Cũng trong tháng 3, Trung Quốc còn có hàng loạt hành động ngày càng nguy hiểm hơn, điển hình như: Chuẩn bị vũ trang cho lực lượng ngư dân đông tới 100.000 người, bắn cháy Cabin tàu cá QNg-96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi - Việt Nam ngày 20/03 và tổ chức diễn tập đổ bộ lên bãi cạn James (James Shoal), cách thềm lục địa Malaysia 80km vào ngày 25-26/03. Tàu đổ bộ "Tỉnh Cương Sơn" mang số hiệu 999 tham gia vào diễn tập đổ bộ khu vực bãi cạn James (James Shoal) - điểm cực nam của "Đường lưỡi bò" phi pháp Tiếp đó, vào đầu tháng 4, Trung Quốc đã quyết định cử lực lượng cắm chốt tại bãi cạn Scabrough, ngày 09/04 chính thức phát sóng đài phát thanh “Tiếng nói Nam Hải” (Tiếng nói biển Đông) và quyết định mở tuyến du lịch ra Hoàng Sa bắt đầu từ ngày 01/05, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam và Philippines. Song song với đó là gần chục cuộc diễn tập lớn nhỏ với mục đích luyện tập đánh chiếm đảo quy mô lớn trên biển Đông, với sự tham gia của các tàu chiến, tàu đổ bộ cỡ lớn lớp 071 có lượng giãn nước 2 vạn tấn và cả 2 lữ hải quân đánh bộ là lữ 1 và lữ 164, đều đóng quân ở Thành phố Trạm Giang - nơi đặt trụ sở của Bộ tư lệnh Hạm đội Nam Hải. Nếu đặt các động thái của Trung Quốc vào bức tranh tổng thể trên biển Đông người ta mới giật mình, Hoàng Sa chính là điểm cực Bắc, bãi cạn Scabrough là vành đai phía Đông, bãi cạn James (James Shoal) là điểm cực Nam còn 9 lô dầu khí nằm trong thềm lục địa Việt Nam mà Trung Quốc gọi thầu quốc tế năm 2012 chính là vành đai phía Tây của “Đường lưỡi bò” phi pháp. Rõ ràng là Trung Quốc đang có âm mưu đặt những “tọa độ’ cụ thể nhằm hợp thức hóa “Đường lưỡi bò” vu vơ đó. Nếu liên hệ những tình tiết này với mức độ leo thang tình hình trên bán đảo Triều Tiên thì rõ ràng nó không phải là tình cờ. Trung Quốc có thể nhân cơ hội này sử dụng chiến lược “Tiên chiến hậu đàm”, đặt tất cả trước tình trạng “sự đã rồi”, đánh chiếm một vài đảo và bãi đá ở những vị trí chiến lược ở khu vực biển Đông, sau đó tiến hành đàm phán trên thế mạnh với các nước Đông Nam Á. Hải quân đánh bộ Trung Quốc gia tăng diễn tập đánh chiếm đảo trong vòng 2 tháng qua Lúc này, thực chất cả Mỹ, Hàn - Triều đều trở thành những quân cờ trong chiến lược độc chiếm biển Đông của Trung Quốc. Họ ra sức đấu đá nhau đến sứt đầu mẻ trán trong khi “ngư ông” Trung Quốc sẽ thừa cơ “thủ lợi”. Phải chăng ngày chiến sự nổ ra trên bán đảo Triều Tiên thì Trung Quốc cũng sẽ có những động thái quân sự trên biển Đông? Nếu Bắc Kinh nhân cơ hội cộng đồng quốc tế đang tập trung vào tháo gỡ nút thắt trên bán đảo Triều Tiên, để âm thầm thôn tính biển Đông thì các nước nhỏ yếu ở khu vực này khó có thể lật ngược thế cờ, tái chiếm đảo thì không đủ lực, có đưa Trung Quốc ra Tòa án quốc tế cũng chẳng lấy lại được lãnh thổ đã mất, vì Trung Quốc có đếm xỉa gì đến dư luận quốc tế đâu? Vì vậy, trong thời điểm nhạy cảm này, các nước trên biển Đông không được lơ là, mất cảnh giác, cần chú ý theo dõi sát các động thái của hải quân Trung Quốc, chuẩn bị các phương án và sẵn sàng chiến đấu để đề phòng âm mưu “mượn gió bẻ măng”. Còn Mỹ, Hàn - Triều cũng nên xuống thang là vừa, nếu không muốn trở thành “con tốt thí” trong ván bài biển Đông của Trung Quốc. Theo Nguyễn Ngọc An ninh thủ đô ================ Đây là một bài bình luận rất sắc xảo - nếu xét về tính cục bộ ở biển Đông. Tuy nhiên theo cái nhìn của tôi - tất nhiên mang mùi Lý học - thì để giải quyết việc này không thể vài nước có quyền lợi ở đây xử lý được. Phải có sự hỗ trợ quốc tế. Trong "Canh bạc cuối cùng" này, sòng bài vẫn được mở ở Đông Bắc Á. Vì đây là địa danh có tính dứt điểm. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 4, 2013 Cô gái Ấn Độ trong "Canh bạc cuối cùng". Họa sĩ vẽ thiếu cô này..... =========================== Trung - Ấn chuẩn bị "đại chiến" tàu ngầm trên Ấn Độ Dương? Ngày 13.04.2013, 09:00 (GMT+7) SGTT.VN - Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, tàu ngầm tấn công của Trung Quốc đang xuất hiện và hoạt động ở Ấn Độ Dương với một tần suất ngày một dày đặc và trở thành mối đe dọa tiềm tàng đến những lợi ích của họ trong vùng biển này. Bản báo cáo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ được xây dựng cùng với những thông tin được chia sẻ từ phía quân đội Mỹ cho biết, riêng trong năm 2012, tàu ngầm Ấn Độ và Trung Quốc đã đụng độ nhau ít nhất 22 lần trên Ấn Độ Dương và vụ “chạm mặt” nhau mới đây nhất là xảy ra hồi tháng 2/2013. Tàu ngầm Trung Quốc nổi trên Ấn Độ Dương Đây quả thực là một sự bất ngờ không hề dễ chịu đối với hải quân Ấn Độ bởi bấy lâu nay họ vẫn tin rằng chỉ có 2 lực lượng hải quân Mỹ và Ấn là có khả năng đảm bảo và duy trì các hoạt động trên vùng biển này. Nhưng sự xuất hiện của những kẻ lạ mặt “mang biểu tượng ngôi sao Bát Nhất” (biểu tượng của quân đội Trung Quốc) đã dấy lên những sự nghi ngại và giận dữ. Giới truyền thông Ấn Độ cũng nhiều lần loan tin về sự hoạt động của một hạm đội tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc “ngày càng thường xuyên đột nhập vào vùng biển Ấn Độ Dương”. Bản báo cáo có tên “Nhận diện những mối đe dọa đối với năng lực và tính sẵn sàng của hải quân ngầm Ấn Độ” còn cho rằng chính sự “tự do và tự tiện” tăng cường hoạt động của tàu ngầm ở Ấn Độ Dương là minh chứng cho thấy Trung Quốc đang rất khinh thường năng lực “kiểm soát tuyến đường biển đặc biệt nhạy cảm và giao thương quan trọng” này của hải quân Ấn. Thậm chí, quân đội Trung Quốc còn cho rằng hải quân Ấn Độ rất kém trong khả năng phát hiện những vật thể lạ dưới biển. “Sự tăng cường tuần tra và hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc ở vùng biển này hoàn toàn chồng lấn vào khu vực hoạt động và kiểm soát của hải quân Ấn Độ”, bản báo cáo kết luận. Thông tin từ phía hải quân Mỹ cho biết, dường như hải quân Trung Quốc “chẳng coi ai ra gì” khi tự cho mình quyền được cử tàu ngầm đi tuần tra trên một vùng biển rộng kéo dài suốt từ mũi “Sừng châu Phi” đến tận eo biển Malacca và vùng bờ biển phía tây Australia. Tàu ngầm nguyên tử Akula của Ấn Độ Tờ India Today cho biết, một trong số 22 vụ đụng độ giữa tàu ngầm Ấn Độ và tàu ngầm Trung Quốc xảy ra hồi năm ngoái, có một vụ diễn ra ở cách đất liền Ấn Độ có 90km (vùng biển thuộc quần đảo Andaman và Nicobar), 6 vụ khác diễn ra ở phía tây bắc eo biển Malacca, 13 vụ ở phía nam Sri Lanka và 2 vụ trong vùng Biển A rập. Ấn Độ nghi ngờ, tất cả các tàu ngầm này đều thuộc hạm đội Nam Hải đóng quân ở đảo Hải Nam (Trung Quốc). Hồi tháng 5/2012, Trung Quốc tuyên bố họ đã triển khai tàu ngầm nguyên tử Type 094 tại căn cứ hải quân Yulin (Hải Nam) và coi đó là một phần trong chiến lược dài hạn của nước này ở Biển Đông. Chiếc tàu ngầm nguyên tử này được trang bị loại tên lửa đạn đạo JL-2 có khả năng phóng từ dưới nước. Dù chưa có những va chạm hay căng thẳng nào nhưng rõ ràng số lần tàu ngầm Trung - Ấn đụng nhau ở Ấn Độ Dương trong năm 2012 thể hiện sự thay đổi rất đáng chú ý trong hoạt động của lực lượng hải quân Trung Quốc. Tình báo Mỹ cho biết, nếu như năm 2007, đội tàu ngầm gồm 50 chiếc của Trung Quốc chỉ tiến hành được 6 chuyến tuần tra dài ngày trên các vùng biển xa thì sang đến năm 2008, số chuyến đi biển đã tăng lên gấp đôi thành 12 và người ta tin rằng con số chuyến vươn khơi xa của tàu ngầm Trung Quốc trong năm 2012 chắc chắn phải nhiều hơn 22 lần chạm mặt tàu Ấn Độ và đa số (hoặc tất cả) các chuyến tuần tra này đều diễn ra trong khu vực Ấn Độ Dương Những dấu hiệu về sự tăng cường hoạt động ngày một dày đặc của hải quân Trung Quốc trên Ấn Độ Dương đã khiến Ấn Độ hết sức lo ngại. Bản báo cáo đã đặt ra nghi vấn: Phải chăng đây là một phần trong việc khởi động chương trình “bóp cổ” Ấn Độ của quân đội Trung Quốc? Đặc biệt hơn nữa, thời gian gần đây Trung Quốc đang rất tích cực xây dựng cơ sở vật chất cho cảng Gwadar của Pakistan, một địa điểm rất gần với biên giới Iran, cho thấy Trung Quốc có kế hoạch biến nó thành một căn cứ hải quân và là một địa điểm chiến lược nằm trong “chuỗi ngọc trai”. Nếu căn cứ này được thành lập, quân đội Trung Quốc sẽ có năng lực rất lớn trong việc kiểm soát và điều khiển tàu chiến của họ, phục vụ cho âm mưu “tăng cường sự hiện diện ở Ấn Độ Dương” của nước này. Tên lửa siêu thanh mang có thể đầu đạn hạt nhân BrahMos được phóng tứ tàu ngầm sẽ giúp Ấn Độ khống chế toàn bộ eo biển Mallacca Thêm vào đó, dường như hải quân Trung Quốc đang tích cực xây dựng “năng lực do thám hàng hải” và có thể sử dụng tàu ngầm nguyên tử cùng với những vũ khí hiện đại nhất của họ như tên lửa chống hạm DF-21D để đe dọa Ấn Độ cũng như vị thế của nước này trong khu vực, bản báo cáo viết. Đứng trước sự uy hiếp tiềm ẩn này của hải quân Trung Quốc, Ấn Độ cũng có những hành động chuẩn bị lực lượng và đáp trả khá mạnh mẽ. Mới đây, Ấn Độ tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos phiên bản phóng từ tàu ngầm có thể mang đầu đạn hạt nhân và trở thành nước đầu tiên trên thế giới sở hữu năng lực này. Trước đây, Ấn Độ từng phóng thành công tên phiên bản tên lửa này từ chiến hạm và mặt đất dành cho hải quân và lục quân. Với lần thử nghiệm mới nhất, tên lửa BrahMos đã hoàn toàn sẵn sàng để lắp đặt vào các tàu ngầm với cấu trúc phóng theo chiều thẳng đứng, đưa các tàu ngầm này trở thành một trong những vũ khí mạnh nhất trên thế giới. Dù Ấn Độ không tuyên bố rõ ràng nhưng các nhà phân tích quốc tế cho rằng, mục tiêu chính của việc trang bị tên lửa siêu thanh mang đầu đạn hạt nhân BrahMos cho tàu ngầm của Ấn Độ là để tăng cường khả năng khống chế eo biển Malacca . Nếu Ấn Độ có thể kiểm soát được eo biển này, họ hoàn toàn có thể khiến toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ trong một thời gian ngắn vì thiếu năng lượng để hoạt động. Giới quân sự khẳng định, kể cả khi Trung Quốc xây dựng khá nhiều căn cứ hải quân để “bảo kê” cho các chuyến tàu chở dầu của họ từ Trung Đông về thì với tên lửa siêu thanh mới, hải quân Ấn Độ có thể khiến cả Trung Quốc hay Pakistan đều không thể có cách nào chống đỡ từ loạt đạn đầu. Đồng thời, với loại tên lửa mới này, Ấn Độ đã hoàn toàn qua mặt Trung Quốc bằng” bộ 3 sát thủ hạt nhân” với năng lực tấn công hạt nhân từ trên bộ, dưới biển và từ trên không (hải – lục – không quân). Hải quân Ấn Độ còn tiết lộ thêm, trong năm 2013 này họ sẽ chính thức đưa vào hoạt động mẫu tàu ngầm nguyên tử hiện đại Arihant và sẽ tiếp tục đóng mới và đưa vào hoạt động thêm 3 chiếc tương tự từ nay đến năm 2025. Những ngày tới, nước biển Ấn Độ Dương chắc chắn sẽ “nóng” hơn rất nhiều. Infonet Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 4, 2013 Washington náo động tin Triều Tiên đã có tên lửa hạt nhân 13/04/2013 09:13 (GMT + 7) TT - Đến thăm Hàn Quốc ngày 12-4, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kêu gọi hai miền Triều Tiên đối thoại. Trong khi đó ở Mỹ, chính quyền Washington náo động vì thông tin CHDCND Triều Tiên đã sở hữu tên lửa hạt nhân. Tên lửa đánh chặn Patriot PAC-3 được quân đội Hàn Quốc triển khai tại một địa điểm ở thủ đô Seoul - Ảnh: Reuters Theo AFP, hôm qua ông Kerry đã tới Seoul để hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye và Ngoại trưởng Yun Byung Se. Ngoại trưởng Mỹ đã đưa ra một thông điệp mới nhằm hạ nhiệt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. “Washington tôn trọng tầm nhìn và quan điểm của Tổng thống Park Geun Hye - ông Kerry tuyên bố - Quan hệ hai miền Triều Tiên có thể cải thiện một cách nhanh chóng”. Ông Kerry nhấn mạnh Mỹ đã giảm nhiệt “khẩu chiến” với CHDCND Triều Tiên và đang nỗ lực tìm cách giải quyết khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên một cách hòa bình. Cũng trong hôm qua, Hãng tin Yonhap tiết lộ bà Park đã khẳng định với các quan chức Hàn Quốc rằng Seoul cần hội kiến với Bình Nhưỡng và “lắng nghe những điều họ muốn nói”. Cần Trung Quốc can thiệp Ngoại trưởng Kerry cho biết chính quyền Washington muốn nối lại đàm phán về cam kết dừng chương trình hạt nhân Bình Nhưỡng từng đưa ra. Tuy nhiên, ông khẳng định đối thoại Mỹ - CHDCND Triều Tiên không thể diễn ra nếu Bình Nhưỡng không thay đổi quan điểm. Ông cảnh báo việc CHDCND Triều Tiên tiếp tục phóng thử tên lửa sẽ là “một sai lầm lớn” và cộng đồng quốc tế sẽ không chấp nhận Bình Nhưỡng là một quốc gia hạt nhân. Tuy nhiên, không có dấu hiệu cho thấy CHDCND Triều Tiên sẵn sàng đàm phán theo hướng từ bỏ chương trình hạt nhân. Báo Rodong Sinmun tuyên bố Bình Nhưỡng “sẽ giữ gìn thanh gươm quý giá là vũ khí hạt nhân”. Hãng thông tấn KCNA cảnh báo Nhật sẽ “chìm trong biển lửa hạt nhân” nếu tham gia cuộc xung đột trên bán đảo Triều Tiên. Theo Yonhap, tình báo Hàn Quốc cho biết ngày 12-4 Triều Tiên đã đặt một tên lửa Musudan có tầm bắn 4.000km vào tư thế sẵn sàng rời bệ phóng. Phản ứng lại, Bộ Quốc phòng Nhật tuyên bố sẽ triển khai tên lửa đánh chặn Patriot PAC-3 tới đảo Okinawa để ngăn chặn. Ngoài ra, Nhật cũng đã điều động tàu khu trục được trang bị hệ thống tên lửa đánh chặn Aegis tới biển Nhật Bản. Theo Ngoại trưởng Kerry, đã đến lúc Trung Quốc phải can thiệp để kiềm chế CHDCND Triều Tiên. “Trung Quốc có năng lực to lớn để có thể tạo ra sự khác biệt” - ông Kerry nhấn mạnh. Một quan chức ngoại giao tháp tùng ông Kerry cũng cho rằng “Trung Quốc cần sự ổn định và việc CHDCND Triều Tiên theo đuổi năng lực tên lửa hạt nhân là kẻ thù của sự ổn định”. Phản ứng lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố: “Bắc Kinh đang thúc đẩy nỗ lực đàm phán phi hạt nhân”. Tên lửa hạt nhân Cùng ngày, chính trường Mỹ chấn động vì tin CHDCND Triều Tiên đã sở hữu tên lửa hạt nhân. Báo Washington Post đưa tin theo báo cáo của Cơ quan Tình báo quốc phòng Mỹ (DIA) thuộc Bộ Quốc phòng, Triều Tiên đã sản xuất thành công đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ để lắp vào tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên DIA cũng lưu ý rằng độ chính xác của tên lửa hạt nhân CHDCND Triều Tiên là không cao. Nếu đánh giá này là chính xác, tình thế trên bán đảo Triều Tiên sẽ có sự thay đổi lớn. Bởi điều đó có nghĩa là việc Bình Nhưỡng dọa tấn công hạt nhân Mỹ không phải chỉ là chiêu “diễu võ giương oai”. Dù vậy, người phát ngôn Lầu Năm Góc George Little và giám đốc tình báo quốc gia Mỹ James Clapper cùng khẳng định việc cho rằng CHDCND Triều Tiên đã hoàn toàn làm chủ năng lực tên lửa hạt nhân là “không chính xác”. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng nghi ngờ độ xác thực của báo cáo này. Dù vậy, chuyên gia vũ khí chiến lược Hans Kristensen thuộc Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ đánh giá đây là lần đầu tiên giới tình báo Mỹ thừa nhận Triều Tiên có khả năng vũ khí hạt nhân nhất định ở mức sơ đẳng hay khả năng đặt một đầu đạn hạt nhân trên một tên lửa xuyên lục địa. Một số nhà quan sát cũng cho rằng kết luận của DIA chính là lý do khiến Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố triển khai thêm tên lửa đánh chặn ở Alaska vài tuần trước. SƠN HÀ ============== Đúng là Thái Tuế động Càn Khôn theo Huyền Không Lạc Việt. Lại vận Tám do sao Bát Bạch - Thái Tuế quản. Đất trời rung rinh cả. Thế giới còn lắm chuyện. Sang năm còn mệt mỏi hơn. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 4, 2013 Như vậy là năm nay lưu Thái Tuế vẫn còn là ở ngoài biển . Sang năm lưu Thái tuế vô đất liền. Ặc... các anh chị em nam thanh nữ tú chuẩn bị tinh thần đấu tranh để dành chủ quyền dân tộc. "Các vua Hùng đã có công dựng nước, con cháu ta phải cùng nhau giữ nước" dù ở thời đại nào thì con cháu vua Hùng vẫn là con cháu vua Hùng 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 4, 2013 Như vậy là năm nay lưu Thái Tuế vẫn còn là ở ngoài biển . Sang năm lưu Thái tuế vô đất liền. Ặc... các anh chị em nam thanh nữ tú chuẩn bị tinh thần đấu tranh để dành chủ quyền dân tộc. "Các vua Hùng đã có công dựng nước, con cháu ta phải cùng nhau giữ nước" dù ở thời đại nào thì con cháu vua Hùng vẫn là con cháu vua Hùng Vấn đề còn là: Vua Hùng là một "phò khun" theo Trần Quốc Vương - thủ lĩnh liên minh 15 bộ lạc với những người dân "ở trần đóng khố", địa bàn hoạt động chỉ vỏn vẹn ở đồng bằng sông Hồng, nhờ văn minh Trung Hoa vĩ đại nên Việt tộc mới sáng sủa như ngày này. Hay là Hùng Vương là thời đại lập quốc của Việt tộc với quốc hiệu Văn Lang, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử, cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và cũng chính là cội nguồn của nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Và thuyết ADNH thuộc về Việt tộc, chính là lý thuyết thống nhất mà tri thức khoa học hiện đại đang tìm kiếm? 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 4, 2013 Trung Quốc dùng Triều Tiên làm “mồi” “nhử” Hàn Quốc? Chủ Nhật, 14/04/2013 - 00:19 (Dân trí) - Giới phân tích cho rằng hiện đang là giai đoạn “trăng mật” của Trung Quốc và Hàn Quốc. Nhưng trớ trêu thay, nó lại diễn ra đúng vào thời điểm Bình Nhưỡng gia tăng đe dọa và ở trong thế sẵn sàng khai hỏa. Theo nhà phân tích Sunny Seong-hyon Lee, không chỉ Trung Quốc mà Hàn Quốc cũng đang "tính toán lại" chính sách của mình. Dưới đây là bài viết của Sunny Seong-hyon Lee, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc của tờ Korea Times, Hàn Quốc. Bài viết được đăng tải trên tạp chí Asia Times. Dân Trí xin được giới thiệu.Nhiều người băn khoăn không biết Trung Quốc cuối cùng có mất kiên nhẫn với nước láng giềng “đỏng đảnh như thời tiết” Triều Tiên hay không, khi mà khác biệt giữa hai nước đang ngày càng được nới rộng sau vụ thử hạt nhân lần thứ ba của Bình Nhưỡng. Việc Bắc Kinh ủng hộ Liên hợp quốc siết chặt trừng phạt Triều Tiên đã làm dấy lên nhiều kỳ vọng, đặc biệt là ở Seoul. Bản thân Tổng thống Mỹ Obama cũng phải thừa nhận thái độ cứng rắn hơn của Trung Quốc khi ông cho hay Trung Quốc đang “tính toán lại” chính sách của họ với Triều Tiên. Theo Kim Heungkyu, Đại học phụ nữ Sungshin ở Seoul, trên thực tế, tính toán lại đó nhằm vào Hàn Quốc nhiều hơn. Trong bối cảnh Trung Quốc “trỗi dậy”, kéo theo những chuyển hướng về địa chính trị, Trung Quốc đang dần coi Hàn Quốc là “nhà nước dao động”, (giống như “bang dao động”- bang chưa quyết định bầu cho tổng thống nào trong các cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ), mà Bắc Kinh có thể “thu phục”. Một nhà phân tích ở Bắc Kinh cũng cho rằng, Trung Quốc coi Hàn Quốc là “mắt xích yếu nhất” trong liên minh Washington-Seoul-Tokyo. Như vậy, Trung Quốc nghĩ là họ có thể lôi kéo được Seoul ra xa khỏi Washington. Trung Quốc đã giành được “lợi thế” ngoại giao trong mắt Seoul, khi tích cực hơn trong việc thực thi các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Bình Nhưỡng. “Hàn Quốc hài lòng với Trung Quốc”, một nhà bình luận Trung Quốc đã đưa ra kết luận như vậy. Mối quan hệ Seoul-Tokyo, nhân tố quan trọng trong mạng lưới liên minh châu Á-Thái Bình Dương của Washington, đã cơm không lành do những tranh cãi về lãnh thổ và lịch sử giữa hai nước. Vì vậy, Trung Quốc, nước cũng có vấn đề tương tự với Nhật, tin rằng Seoul sẽ tiến gần với họ hơn là với Nhật Bản. Ngoài ra, Trung Quốc cũng “cảm” được liên minh Mỹ-Hàn đang đối mặt với thách thức khi Seoul muốn tự tái khẳng định mình trên trật tự toàn cầu, cho tương xứng với vị trí đang lên của họ. Trong mối quan hệ với Washington, điều đó có nghĩa là Seoul đang cố tìm ra tiếng nói riêng. Bất đồng về thỏa thuận hạt nhân dân sự Mỹ-Hàn và mong muốn tự sản xuất nhiêu liệu hạt nhân của Seoul là những minh chứng mới nhất. Trung Quốc cũng không bỏ lỡ nghi ngờ của Seoul về độ tin cậy của tấm lá chắn an ninh Mỹ trước đe dọa của một Triều Tiên mới thử thành công thiết bị hạt nhân. Họ cũng để ý đến kỳ vọng khác nhau giữa Seoul và Washington liên quan đến “ngưỡng” Mỹ có thể can dự vào cuộc xung đột liên Triều, nếu xảy ra. Mặc dù mối quan hệ Mỹ-Hàn đang ở ngưỡng cao trong lịch sử, nhưng liên minh này đang đi lên trong bối cảnh có những trục xoay địa chiến lược và kinh tế ở khu vực. Seoul cảm thấy liên minh của họ với Washington phải vượt qua được vấn đề “công bằng”. Washington cho phép Nhật tự sản xuất nhiên liệu hạt nhân, nhưng Seoul thì không. Washington chia sẻ thông tin tình báo với Australia về Trung Quốc, nhưng không thường làm vậy đối với họ về Triều Tiên. Và rất nhiều lần, Washington đã “qua mặt” Seoul và thỏa thuận với Triều Tiên, khiến Seoul đứng ngồi chẳng yên. Việc theo đuổi cái gọi là chiến lược “quyền lực ở giữa” của Seoul và việc khẳng định độc lập hơn trong chính sách sẽ làm liên minh Washington-Seoul thấy “oải”. Trong khi đó, Trung Quốc đang tăng cường “ve vãn” Hàn Quốc, nhất là khi bà Park Geun-hye lên nắm quyền. Báo chí nhà nước Trung Quốc đã không tiếc lời ca ngợi bà, nhắc đến khả năng nói tiếng Trung của bà. Sự quan tâm đến chi tiết nhỏ của họ cũng rất ấn tượng. Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phái nữ chính trị gia cấp cao của Trung Quốc, Chen Zhili, tới dự lễ nhậm chức của bà Park hồi tháng 2, ông đã yêu cầu bà Chen phải đến thăm trường đại học Sogang, nơi bà Park từng theo học. Khi bà Park muốn nói chuyện với ông Tập để thảo luận về Triều Tiên, ông sẵn sàng chấp nhận yêu cầu. (Ông Hồ Cẩm Đào không bao giờ nói chuyện qua điện thoại với ông Lee Myung-bak trong suốt nhiệm kỳ của ông Lee). Một cơ quan xuất bản của chính phủ Trung Quốc đã in tiểu sử bà Park bằng tiếng Trung với lời chúc mừng hào phóng. Khi máy bay ném bom Mỹ B2 bay tới bán đảo Triều Tiên tham gia tập trận chung với Hàn Quốc, báo chí nhà nước Trung Quốc, vốn thường phản đối những hoạt động như vậy, nhưng nay lại rất kiềm chế chỉ trích Seoul. Trung Quốc chủ định “ve vãn” bà Park để gây ảnh hưởng tới bà ngay từ đầu nhiệm kỳ, khi bà định hình chính sách đối ngoại. Nhưng Hàn Quốc cũng đang tính toán lại. Seoul muốn “hợp tác” với Trung Quốc để Trung Quốc ngả về phía họ và cuối cùng là ủng họ trong cuộc thống nhất bán đảo Triều Tiên do Seoul lãnh đạo. Deng Yuwen, phó tổng biên tập tờ Study Times của Trường đảng Trung ương Trung Quốc cho rằng nỗ lực này có thể đơm hoa kết trái. Trong bài bình luận đăng trên tờ Financial Times, ông Deng viết Trung Quốc phải “từ bỏ” Triều Tiên. Tuy ông đã bị ngưng chức vụ vì bình luận đi ngược lại với quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng Seoul lại coi đây là dấu hiệu hi vọng, cho thấy cuộc tranh luận ngày càng đa dạng ở Trung Quốc về chính sách đối với Triều Tiên. Seoul đang tính toán, nếu Trung Quốc chưa thay đổi ngay chính sách với Triều Tiên, sau này họ sẽ thay đổi. Vì vậy, Seoul sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh về lâu về dài. Hiện Seoul cũng đang “đáp lại” sự “ve vãn” của Bắc Kinh. Nhưng Seoul vẫn còn có một “tình nhân” khác: Washington. Seoul hi vọng Washington chú ý tới “mối tình thân” đang nảy nở giữa Bắc Kinh và Seoul mà đáp ứng những yêu cầu bấy lâu của Seoul. Về phần mình, Trung Quốc rất nóng lòng muốn biết sự “ve vãn” của họ, như thái độ gay gắt hơn với Triều Tiên, có ảnh hưởng gì tới quyết định của Seoul đối với việc có tham gia chương trình lá chắn tên lửa do Mỹ đứng đầu hay không. Nhận thức về tương lai của mỗi nước ảnh hưởng tới cả mối quan hệ cá nhân cũng như quốc tế. Một mối quan hệ Mỹ-Hàn bền vững sẽ yêu cầu cả hai bên duy trì kỳ vọng rõ ràng về vai trò của nhau. Điều nguy hiểm là trong khi Seoul vờ “đáp” lại “ve vãn” của Bắc Kinh để khiến Washington phải “ghen”, Washington có thể bỏ lỡ tín hiệu của Seoul. Một cặp đôi vờ là “tình nhân” có thể nảy sinh tình cảm, đặc biệt là khi một bên đang được xem là ngôi sao đang lên, giàu có và “tấn công” dồn dập đối phương. Sự “ve vãn” này có thể thậm chí dẫn đến kết cục “thai nghén” ngoài dựt tính. Khi đó đôi bên sẽ quyết định “gắn kết”. Washington phải luôn ghi nhớ điều này. Vũ Quý Theo Asiatimes =================Hì! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 4, 2013 Các 'lá chắn khủng' đang chờ hạ tên lửa Triều Tiên Thứ Bẩy, 13/04/2013 - 15:20 Triều Tiên đang có những động thái được cho là thử tên lửa tầm trung tại bờ biển phía đông. Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot Tuy nhiên, với các hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ và các quốc gia đồng minh bố trí ngay khi căng thẳng leo thang, vụ phóng tên lửa này của Bình Nhưỡng khiến nhiều người nghi ngờ về một kết quả thành công. Lầu Năm Góc cho biết hàng rào phòng thủ có khả năng bắn hạ tên lửa ngay bên trong và bên ngoài khí quyển trái đất sẽ được sẵn sàng chỉ trong vài tuần nữa. Không chỉ có Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều có hàng rào tên lửa trên lãnh thổ của họ. Nhật Bản có hệ thống phòng thủ Patriot Tối tân còn gọi là PAC-3, các chiến hạm trang bị hệ thống chống tên lửa Aegis. Hàn Quốc có hệ thống phòng thủ PAC-2, các chiến hạm trang bị Aegis cũng đã được triển khai. Tại Guam, Mỹ sẽ lắp đặt hệ thống đánh chặn theo khu vực trên tầm cao THAAD. Vùng biển trong khu vực Thái Bình Dương, Mỹ bố trí các tàu khu trục có trang bị hệ thống Aegis như tàu USS John McCain và USS Decatur. Hệ thống Aegis Mỹ, Nhật, Hàn Quốc đều có tàu khu trục trang bị Aegis Những lời đe dọa của Triều Tiên đã khiến cho các quốc gia như Hàn Quốc và Nhật Bản đặc biệt quan tâm tới việc phòng thủ tên lửa. Các hàng rào như vậy được bố trí trên biển và cả trên mặt đất - chẳng hạn như các chiến hạm trang bị Aegis cùng với rađa và các thiết bị đánh chặn có khả năng xử lý các tên lửa đạn đạo tương tự như các rađa trên mặt đất và các hệ thống tên lửa như Patriot và THAAD. Ngoài mục đích hàng đầu hiện nay là nhằm đối phó với mối đe dọa của Triều Tiên, Washington rõ ràng là hy vọng về lâu dài, việc củng cố các hàng rào tên lửa này trong khu vực sẽ có thể khuyến khích Trung Quốc gây thêm sức ép với Triều Tiên. Các hệ thống này bây giờ không hề nhằm vào Trung Quốc, nhưng có thể thấy là việc mở rộng quy mô này có thể sẽ tác động lên chiến lược phòng thủ của Bắc Kinh. Hệ thống Aegis cho phép các chiến hạm bắn hạ các tên lửa đạn đạo của đối phương khi các tên lửa này vẫn đang trên không trung. Các tên lửa đánh chặn được khai hỏa để nhắm trúng vào các tên lửa đối phương trước khi chúng kịp trở lại khí quyển, ngăn chặn trước khi chúng kịp gây ra bất kỳ tổn thất nào. Hải quân Mỹ, Hàn Quốc và Lực lượng phòng vệ biển của Nhật Bản đều có các tàu khu trục trong khu vực trang bị Aegis. Hệ thống đánh chặn theo khu vực tầm cao THAAD Hệ thống THAAD THAAD là hệ thống có khả năng triển khai nhanh chóng, phòng thủ trước các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn ngay trong giai đoạn giữa và giai đoạn cuối của hành trình tên lửa đối phương. Hệ thống này có thể tiêu diệt tên lửa đối phương trong khoảng 200km và ở độ cao trên 150km, nhằm bảo vệ các khu vực có giá trị chiến lược cao hoặc chiến thuật chẳng hạn như sân bay hoặc trung tâm dân cư. Cơ chế đánh chặn của THAAD 1. Đối phương phóng tên lửa 2. Rađa của THAAD phát hiện vụ phóng, chuyển tín hiệu tới trạm chỉ huy và kiểm soát 3. Trạm chỉ huy và kiểm soát chỉ dẫn về vụ phóng tên lửa đánh chặn 4. Tên lửa đánh chặn được khai hỏa và nhằm vào tên lửa đối phương 5. Tên lửa đối phương bị tiêu diệt trong chặng bay cuối Các xe tải đóng vai trò làm bệ phóng di động có thể mang theo trên tám tên lửa đánh chặn. Hệ thống Patriot Hệ thống phòng không Patriot Patriot là hệ thống tên lửa đất đối không tối tân có khả năng tiêu diệt máy bay, chiến cơ và tên lửa đạn đạo. Đây là lớp thứ ba trong lá chắn phòng thủ và thường được dùng để ngăn chặn vũ khí đối phương trong khoảng cách gần. Các yếu tố chính của hệ thống gồm rađa, trung tâm điều khiển và các bệ phóng trên xe tải. Mỗi bệ phóng có bốn tên lửa - hoặc 16 tên lửa trong phiên bản "PAC-3" mới nhất. Patriot có thể được triển khai chỉ trong vòng 1 giờ. Hàn Quốc và Nhật Bản đều có hệ thống Patriot này. Cơ chế đánh chặn của Patriot 1. Rađa quét lên trời để tìm các mối đe dọa. Nếu như phát hiện có vật thể đang bay tới, rađa giúp xác định đó là tên lửa hay máy bay chiến đấu, hay là tên lửa hạt nhân tầm thấp, hoặc là một thiết bị bay điều khiển từ xa. 2. Tổng đài điều khiển liên lạc với các lực lượng khác, giám sát các mối đe dọa, và ưu tiên các mục tiêu, nhưng hệ thống có thể làm việc tự động. 3. Bệ phóng nhắm và bắn tên lửa được chứa trong các hộp dài. Tên lửa có thể được phóng chỉ trong chưa đầy 9 giây. Bệ phóng có thể được đặt cách xa rađa. 4. Rađa theo sát hành trình tên lửa và hướng dẫn tới mục tiêu với sự trợ giúp từ máy tính của trạm điều khiển và cảm biến của nó. 5. Tên lửa PAC-3 hủy diệt mục tiêu bằng cách đâm thẳng vào chúng. 6. Tên lửa trang bị dẫn đường (GEM+) Đầu đạn nổ khi tới gần mục tiêu, mỗi máy phóng có 4 tên lửa. Các tên lửa có thêm kíp nổ và có dẫn đường. Theo Lê Thu Vietnamnet ======================== Có bao giờ một kịch bản hấp dẫn như phim Hollywood xảy ra như thế này: Bắc Triều Tiên thỏa thuận với Hoa Kỳ quậy tưng bừng, để Hoa kỳ có lý do hợp lý dàn trận ở Đông bắc Á không nhỉ? 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 4, 2013 Có, con cũng nghĩ như vậy. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 4, 2013 Philippines đề nghị cho Mỹ mượn căn cứ đánh Triều Tiên 13/04/2013 15:10 (TNO) Mỹ sẽ được phép đóng quân tại các căn cứ quân sự của Philippines nếu nổ ra chiến tranh với CHDCND Triều Tiên, theo Ngoại trưởng Albert del Rosario vào hôm nay, 13.4. “Hiệp ước phòng thủ song phương của chúng tôi yêu cầu phối hợp hành động nếu Philippines hoặc Mỹ bị tấn công”, ông del Rosario phát biểu với AFP giữa lúc căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên. Cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Philippines - Ảnh: AFP “Là hợp lý khi thừa nhận rằng trong trường hợp Philippines hoặc đồng minh hiệp ước của chúng tôi bị tấn công, Mỹ sẽ được phép sử dụng các căn cứ của chúng tôi”, ông del Rosario bổ sung. Del Rosario đưa ra phát biểu khi trả lời câu hỏi liệu Philippines, một cựu thuộc địa của Mỹ, có cho phép Mỹ đóng quân trên lãnh thổ trong trường hợp nổ ra chiến tranh giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên hay không. Hôm 12.4, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltare Gazmin cho hay chính phủ nước này sẽ chuẩn bị thực hiện các biện pháp quyết liệt, kể cả cho phép Mỹ đặt các căn cứ tại nước này, trong trường hợp nảy sinh biến cố trên bán đảo Triều Tiên. Vào đầu những năm 1990, lực lượng Mỹ đã rời căn cứ không quân Clark và căn cứ hải quân Subic vì bất đồng về giá thuê. Trong những năm gần đây, Philippines đã tìm cách cải thiện quan hệ quốc phòng với Mỹ, giữa lúc vướng vào các vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại biển Đông. Một số cơ sở quân sự Philippines hiện đang phục vụ cho cuộc tập trận thường niên mang tên “Vai kề vai” đang diễn ra giữa hai nước, với sự tham gia của nhiều máy bay tiêm kích F/A-18 Hornet. Sơn Duân ============= Biển Đông chỉ gõ phèng phèng thôi! Cho dù Trung Quốc có cố tình đem quân xuống đây mở mặt trận chính. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 4, 2013 Biển Hoa Đông và Biển Đông: Các nước trong khu vực cần làm gì để hạ nhiệt? Theo ông Kevin Rudd, cựu Thủ tướng Ôxtrâylia, tình hình ở Đông Á lúc này là không bình thường. Khi xung đột lãnh thổ làm gia tăng căng thẳng ở biển Hoa Đông và Biển Đông, vùng này càng khiến người ta liên tưởng đến khu vực Bancăng cách đây 100 năm, nhưng là phiên bản biển. Lý giải điều này trên tạp chí "Statafrik", ông Kevin Rudd gọi đó là "thùng thuốc súng trên mặt nước". Tâm lý dân tộc chủ nghĩa đang thiêu đốt các vùng lãnh thổ ở đây, đồng thời khiến không gian chính trị nội tại thu hẹp lại. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang ở mức thấp nhất kể từ khi hai nước bình thường hóa vào năm 1972. Đầu tư và thương mại song phương giảm đáng kể và chính quyền các nước trong vùng đang mong mỏi bất kỳ một sự phát triển nào, dù là nhỏ. Mối quan hệ giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là Việt Nam và Philíppin cũng xấu đi đáng kể và tình hình này làm nảy sinh căng thẳng trong các tổ chức khu vực như Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Tại Bắc Kinh, các vấn đề hiện nay với Tôkyô, Hà Nội và Manilla cũng rất được quan tâm, đồng thời là chủ đề chính trên các phương tiện truyền thông chính thức và các mạng xã hội, với lời lẽ thực sự hiếu chiến. Các vấn đề đó cũng bao trùm các cuộc tranh luận giữa lãnh đạo Trung Quốc và các vị khách đến từ nước ngoài. Mối quan hệ với Nhật Bản đặc biệt trở thành trọng tâm của gần như tất cả các cuộc thảo luận chính thức vì giới chức Trung Quốc tìm cách kiểm nghiệm sự thay đổi sâu sắc mà họ nghĩ là đã xác định được trong chính sách đối nội của Nhật Bản và về vị trí của Trung Quốc trong cuộc tranh luận tại Nhật Bản. Bắc Kinh không muốn các cuộc tranh cãi lãnh thổ dẫn đến xung đột vũ trang, nhưng thể hiện rõ ràng rằng có một ranh giới đỏ không được vượt qua vì những lý do nội tại, và Trung Quốc sẵn sàng đề phòng mọi bất trắc xảy ra. Giống như vùng Bancăng cách đây một thế kỷ, môi trường chiến lược ở Đông Á là phức tạp do vùng này bị chia rẽ bởi các liên minh, các mối quan hệ lâu đời và những thù hận chồng chất. Ít nhất có sáu nước hay thực thể chính trị có tranh cãi về lãnh thổ với Bắc Kinh. Ba trong số các nước đó là các đối tác chiến lược quan trọng của Mỹ. Đây là chưa nói đến nhiều tổ chức có chân rết ở mỗi nước trong số đó. Liên quan đến Trung Quốc chẳng hạn, Nhóm khủng hoảng quốc tế xác định chỉ riêng ở biển Biển Đông có tới 8 tổ chức như vậy. Yêu sách lãnh thổ lại rất nhiều, giống như cái được mất về tài nguyên khoáng sản, biển và năng lượng. Mỹ nhìn chung vẫn tỏ thái độ trung lập, nhưng có nhiều đan xen giữa lợi ích cục bộ của các nước có liên quan và sự cạnh tranh chiến lược tổng thể giữa Mỹ và Trung Quốc và những đan xen đó là hoàn toàn không dễ kiểm soát. Như để làm cho sự việc phức tạp thêm, vùng Đông Á bị giằng xé mãnh liệt giữa hai trào lưu đối lập nhau. Một bên là các lực lượng toàn cầu hóa đang xích lại gần dân chúng, các nền kinh tế và các Nhà nước ở các nước này, còn gần hơn cả trong lịch sử. Bằng chứng là sự phát triển thương mại trong vùng hiện chiếm tới gần 60% lượng trao đổi hàng hóa trong các vùng lãnh thổ này. Bên kia là các lực lượng dân tộc chủ nghĩa nguyên thủy, thậm chí mang tính di truyền, vẫn luôn đe dọa gây chia rẽ khu vực này. Kết quả là tại đây, ý nghĩ về một cuộc xung đột vũ trang - cho dù nó trái ngược với lợi ích dân tộc hợp lý của các nước trong khu vực vốn đang hưởng sự năng động kinh tế chưa từng thấy - trở thành chủ đề tranh luận gây lo ngại do các cuộc xung đột lãnh thổ mới nổi lên và tâm lý thù hận văn hóa/ lịch sử ăn sâu bén rễ trong tiềm thức con người. Hai thế giới hoàn toàn khác biệt cùng tồn tại ở vùng Đông Á đương đại này. Rạn nứt đáng lo ngại nhất nảy sinh giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng như giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tháng 9/2012, Chính phủ Nhật Bản mua lại của một chủ sở hữu tư nhân ba hòn đảo thuộc Senkaku, một quần đảo nhỏ mà cả hai nước đòi chủ quyền (người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Về vấn đề này, Trung Quốc kết luận rằng Nhật Bản, nước trên thực tế kiểm soát các hòn đảo này về phương diện hành chính trong quãng thời gian dài nhất trong thế kỷ qua, dự tính tăng cường chủ quyền của mình ở đây. Đáp lại, Bắc Kinh tung ra cái mà họ gọi là "kết hợp các cú đánh": trả đũa về kinh tế, đưa tàu tuần tra biển vào các vùng tranh chấp, tập trận chung giữa các binh chủng quân đội và biểu tình rầm rộ, đôi khi đi liền với bạo lực, trước các tòa nhà ngoại giao hay thương mại của Nhật Bản ở trong nước. Xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc đột ngột giảm mạnh trong quý IV/2012. Bởi lẽ Trung Quốc trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Nhật Bản, nên xuất khẩu suy sụp có thể sẽ tác động mạnh vào việc giảm tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong cùng thời kỳ đó. Vào trung tuần tháng 12/2012, Nhật Bản khẳng định lần đầu tiên kể từ năm 1958 đến nay, máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận Nhật Bản trên các hòn đảo tranh chấp. Sau một sự cố khác, Tôkyô đưa 8 máy bay chiến đấu F-15 đến các hòn đảo này. Hai bên chắc chắn đều không triển khai tàu chiến, nhưng mối lo ngại trước việc quân sự hóa gia tăng do khả năng quân sự được chuyển sang tàu kiểu hải giám. Trong khi giới quân sự Nhật Bản ngày càng chủ trương không nhân nhượng, Thủ tướng Shinzo Abe, người lên nắm quyền từ trung tuần tháng 12/2012, tìm cách làm dịu những tuyên bố của mình trước công luận về Trung Quốc, có thể để cho nước này thấy ông muốn tìm kiếm một mối quan hệ ổn định. Ngoài ra còn có lá thư hòa giải của Nhật Bản được ông chuyển tới Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình, ngày 25/1 trong chuyến thăm Trung Quốc của lãnh đạo Công Minh Mới, đảng thành viên liên minh cầm quyền cùng với Đảng dân chủ tự do. Đây là một bước đi được Bắc Kinh hoan nghênh, về công khai cũng như trong các cuộc tiếp xúc cá nhân, như tuyên bố của Tập Cận Bình ngay ngày hôm sau, đã cho thấy rõ. Trung Quốc đề nghị Nhật Bản chính thức thừa nhận có xung đột lãnh thổ để tăng cường vị thế chính trị và tư pháp của mình đối với tương lai của các hòn đảo này. Nhưng Trung Quốc cũng muốn bất đồng hiện nay không đe dọa an ninh trong vùng, để giữ gìn sự ổn định cần thiết cho mục tiêu hàng đầu của mình là cải cách kinh tế và tăng trưởng. Như vậy, bầu không khí có thể dịu đi giữa Trung Quốc và Nhật Bản về ngắn hạn, nhưng thực tế ngoại giao và chiến lược về cơ bản vẫn không thay đổi. Cuộc tiến công ngoại giao chưa từng thấy của cả Thủ tướng Shinzo Abe lẫn Ngoại trưởng Nhật Bản, Fumio Kishida - cả hai đi thăm 7 nước Đông Á - cho thấy căng thẳng vẫn còn cao giữa hai nước. Thông báo hồi cuối tháng 1/2013 về việc thành lập lực lượng bảo vệ bờ biển đặc biệt của Nhật Bản, bao gồm 12 tàu mới và 600 lính có nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ quần đảo Senkaku, cho thấy vụ việc này còn lâu mới được giải quyết. Mối lo ngại hiện nay là không một nước nào có thể tự cho phép mình lùi bước trước dư luận ở trong nước. Trung Quốc cho rằng Nhật Bản đã xóa bỏ nguyên trạng, còn Nhật Bản nghĩ không liên quan đến phải nhân nhượng vì mình không có vấn đề gì liên quan đến chủ quyền. Như vậy, cả hai nước tiếp tục giám sát mọi hoạt động trên không và ngoài khơi và chỉ cần một sự cố nhỏ cũng có thể nhanh chóng làm cho tình hình xấu đi. Để tránh xảy ra điều đó, cả hai nước có thể sẽ phải kiên trì lập trường của mình trước công luận vì lý do đối nội, đồng thời lùi từng bước và cùng một lúc trong việc triển khai lực lượng trên biển và trên không. Mọi thứ sẽ phải tuân theo một kế hoạch được thương lượng thông qua một bên thứ ba hay mạng lưới ngoại giao của chính hai nước, trong hậu trường. Nếu thương lượng bí mật như vậy vẫn chưa diễn ra (và dường như đúng là như vậy), cần phát động tiến trình đó vì lợi ích của cả hai nước. Nhật Bản không nên lắp đặt bất kỳ một trang thiết bị nào, thiết lập bất kỳ một căn cứ nào cũng như không đưa bất kỳ người lính nào đến các hòn đảo này - vốn là những kế hoạch có lúc được Tôkyô dự tính - vì điều đó có thể sẽ khiến Bắc Kinh áp dụng biện pháp trả đũa, từ đó làm cho cuộc khủng hoảng trầm trọng thêm. Nếu các bước đi này có thể được thực hiện và tình hình ổn định trở lại, lúc đó cần tính đến việc về lâu dài, mời một thể chế môi trường quốc tế chuyên nghiệp quản lý các hòn đảo này và các vùng phụ cận, đồng thời thống nhất để tàu của hai nước không vào gần quần đảo này nữa. Yêu sách lãnh thổ ở biển Biển Đông còn phức tạp hơn. Theo một số cơ quan của Mỹ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định vùng biển này có trữ lượng tới 213 tỷ thùng dầu mỏ (gấp 10 lần trữ lượng của Mỹ, nhưng các nhà khoa học Mỹ không tin điều này) và 25.000 tỷ mét khối khí đốt (nhìn chung bằng trữ lượng đã được khẳng định của Cata). Biển Đông cũng chiếm tới 10% lượng cá đánh bắt được hàng năm trên thế giới. Vùng này hiện là nơi diễn ra các cuộc thăm dò gây tranh cãi về nguồn tài nguyên năng lượng ở vùng biển sâu. Hoạt động đánh bắt cá cũng gây ra nhiều vụ đối đầu giữa các tàu. Hơn nữa, không giống như ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhiều hòn đảo ở Biển Đông đã có lính đóng doanh trại và căn cứ hải quân. Sáu bên, trong đó có Đài Loan, có yêu sách lãnh thổ đối với vùng này. Trung Quốc và Việt Nam là hai nước xung đột nghiêm trọng nhất. Hai nước đã đụng độ nhau về vấn đề này vào các năm 1974 và 1988 và đã tiến hành chiến tranh ở biên giới. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc xấu đi kể từ khi tàu đánh cá Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Việt Nam vào tháng 5/2011, rồi tháng 12 cùng năm đó. Theo hãng Reuters, Việt Nam sau đó tuyên bố bắt đầu từ tháng 1/2013 sẽ triển khai tàu dân sự được cảnh sát biển hộ tống để ngăn chặn tàu nước ngoài thâm nhập vùng lãnh hải của mình. Ấn Độ, đối tác của Việt Nam trong một số dự án thăm dò, cũng nói sẽ tính đến việc đưa tàu đến Biển Đông để bảo vệ lợi ích của mình. Cùng lúc đó, tỉnh Hải Nam của Trung Quốc cảnh báo từ năm 2013, tàu bảo vệ bờ biển của địa phương này bắt đầu chặn, khám xét và xua đuổi tàu nước ngoài xâm phạm vùng lãnh hải của Trung Quốc, kể cả trong các vùng biển tranh chấp. Những thông báo không giống nhau này về phương thức khám xét tàu thuyền nước ngoài tạo ra mâu thuẫn và cho thấy năm 2013 sẽ còn xảy ra xung đột lớn. Để tránh leo thang, đã đến lúc Bắc Kinh và Hà Nội phải nhượng bộ nhau. Hai nước trước hết cần thống nhất với nhau để xác định vấn đề cần ưu tiên là soạn thảo bộ quy tắc ứng xử rất được mong đợi giữa ASEAN và Trung Quốc ở Biển Đông, một văn bản phải bao gồm cả các dự án khai thác nguồn năng lượng chung trên một vùng lãnh thổ mà hai nước tranh chấp. Chính phủ hai nước cần xác định một dự án chung duy nhất và bắt đầu thương lượng cụ thể phương thức thực hiện. Nếu điều đó là quá khó, hai nước cần tham khảo nhau để hoạch định một dự án đánh bắt cá chung trong một vùng duy nhất được xác định rõ ràng. Điều sẽ cho phép quên đi những vấn đề chủ quyền nhạy cảm hơn là vấn đề khai thác tài nguyên. Nói cách khác, bắt đầu xây dựng lòng tin bằng cách hợp tác trong một dự án thực sự hay hơn là chờ đợi cuộc thương lượng qua con đường ngoại giao vốn phức tạp của bộ quy tắc ứng xử kết thúc. Nếu cách tiếp cận này mang lại kết quả, một số dự án phát triển chung giữa hai nước có thể được thực hiện với một số nước khác nếu họ muốn. Nhưng tất cả điều đó cũng có thể không thực hiện được. Chủ nghĩa dân tộc có thể sẽ thắng thế. Các nhà hoạch định chính sách có thể bằng lòng để cho sự việc tự diễn biến như họ đã làm cách đây một thế kỷ. Trong cuốn sách mới nhất của mình có tựa đề "The Sleepwalkers: How Europe Went to War in 1914", nhà sử học Christopher Clark thuật lại chủ nghĩa dân tộc nhỏ nhen ở khu vực Bancăng kết hợp với trò chơi chính trị của các cường quốc và sự thiếu khéo léo ngoại giao của các nhà lãnh đạo lúc đó, đã dẫn đến vụ thảm sát trên quy mô lớn trong Chiến tranh thế giới thứ Nhất. Vào thời kỳ đó, toàn cầu hóa kinh tế còn sâu rộng hơn hiện nay và chính phủ các nước châu Âu, cho đến năm 1914, cho rằng một cuộc chiến tranh trên toàn châu Âu là không thích hợp và như vậy là không thể nổ ra. Theo cựu Thủ tướng Kevin Rudd, có lẽ chiến tranh sẽ không nổ ra trên toàn châu Á. Nhưng đối với người dân trong vùng đang phải đối mặt với căng thẳng leo thang ở các biển Hoa Đông và Biển Đông, lịch sử châu Âu là một lời cảnh báo đáng được suy ngẫm./. Lê Sơn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 4, 2013 Trong cuộc chiến võ mồm này, cháu lại thấy thằng Triều Tiên khôn ngoan hơn ai hết. Chẳng tốn đồng nào mà chú Ủn lại được cũng cố quyền uy trong nước, vừa có ý thoát ra khỏi gọng kiềm TQ, lại vừa được Mỹ - Hàn kêu gọi vào bàn đàm phán. Và biết đâu được, thằng Triều Tiên với thằng Mỹ - Hàn đã bắt âm thầm bắt tay để tạo điều kiện cho Mỹ chế ngự TQ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 4, 2013 Tình báo Mỹ tiết lộ bí mật chấn động về Triều Tiên (LĐO) Thứ sáu 12/04/2013 08:4 Tình báo Mỹ kết luận rằng Triều Tiên đã có công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân cho tên lửa. Đây được xem là một tiết lộ chấn động nhưng trái chiều, trong bối cảnh căng thẳng cao độ trên bán đảo Triều Tiên. Bản phân tích tình báo mới của Mỹ, được công bố hôm 11.4 tại phiên điều trần quốc hội cho biết, tình báo của Lầu Năm góc tin rằng Triều Tiên đã sở hữu vũ khí hạt nhân có khả năng trang bị cho tên lửa đạn đạo, song vũ khí này không đáng tin cậy. Nghị sĩ Dough Lamborn đã đọc lại một đoạn mà ông nói là trích từ báo cáo mật của Cơ quan Tình báo quốc phòng (DIA) cung cấp cho một số thành viên quốc hội. Tuy nhiên, tướng Martin Dempsey- Chủ tịch Tham mưu trưởng Liên quân- dường như bất ngờ, nói rằng ông chưa đọc bản báo cáo này và từ chối bình luận. Trong một tuyên bố cuối ngày hôm qua, Thư ký báo chí Lầu Năm góc George Little cho hay: "Sẽ là không chính xác khi nhận định rằng chính quyền Triều Tiên đã thử nghiệm đầy đủ, phát triển hoặc cho thấy những năng lực hạt nhân như được đề cập". Kết luận của DIA đã được một cố vấn quốc hội cao cấp giấu tên xác nhận. Ông này nói rằng báo cáo đã được đưa ra trong tháng 3. Kể từ đầu tháng 3, hải quân Mỹ đã di chuyển hai tàu phòng thủ tên lửa tới gần bờ biển Triều Tiên để ngăn chặn bất kỳ vụ phóng tên lửa nào nhằm vào đảo Guam. Lầu Năm góc cũng công bố sẽ triển khai thêm hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất ở Guam và Alaska để bảo vệ toàn bộ lãnh thổ Mỹ. Hôm qua, Lầu Năm góc còn di chuyển radar trên biển vào vị trí trên Thái Bình Dương. Trong bản báo cáo trên, điều đáng chú ý là không có thông tin về tầm bắn của tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên. Ông David Wright- chuyên gia vũ khí hạt nhân thuộc Liên hiệp các Nhà khoa học có liên quan- nói rằng đánh giá của DIA có thể không làm thay đổi quan điểm của những người vốn theo dõi chặt chẽ tiến trình theo đuổi vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. "Một khi người ta bắt đầu thảo luận về công nghệ chế thu nhỏ đầu đạn hạt nhân cho tên lửa tầm xa, tôi cho rằng vấn đề này trở nên cởi mở hơn rất nhiều". Báo cáo của DIA không phải là không phù hợp với ý kiến của tướng Dempsey ngày 10.4, khi ông nói rằng mặc dù vấn đề thu nhỏ đầu đạn là bí mật, song ông cũng không loại trừ khả năng Triều Tiên đã đạt được công nghệ như tiết lộ của DIA. Cũng trong phiên điều trần hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel- khi được hỏi liệu Triều Tiên có khả năng tấn công lãnh thổ Mỹ bằng vũ khí hạt nhân hay không- câu trả lời của ông là không. Trong khi đó, từ phòng Bầu dục, Tổng thống Obama cho biết ông muốn căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên phải giải quyết bằng con đường ngoại giao, nhưng "Mỹ sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ người dân". Trong một buổi điều trần riêng rẽ khác cùng ngày, các quan chức Mỹ đã đưa ra đánh giá về nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Giám đốc Tình báo quốc gia James Clapper cho biết, Kim Jong-un đang cố chứng tỏ với Mỹ, thế giới và người dân trong nước rằng ông ta "nắm quyền vững chắc ở Triều Tiên", trong khi cố gắng ép cộng đồng quốc tế nhượng bộ trong các cuộc đàm phán tiếp theo. "Tôi không nghĩ rằng ông ta có con bài nào khác là bằng cách nào đó được công nhận và biến đe dọa hạt nhân thành thương lượng đổi viện trợ" - ông Clapper nói. "Giới tình báo tin rằng Triều Tiên sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chỉ để bảo vệ chính quyền của ông Kim Jong-un, song các nhà phân tích chưa biết liệu chính quyền đã xác định rõ hay chưa". Theo AP Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 4, 2013 Nhật Bản sẽ sửa Hiến pháp hòa bình vì thêm mối đe dọa từ Triều Tiên? Chủ nhật 14/04/2013 06:54 (GDVN) - Trước mối đe dọa mới từ CHDCND Triều Tiên, Chính phủ Nhật Bản đang đẩy nhanh các bước sửa đổi Hiến pháp hòa bình để tự vệ tập thể. Nhật Bản triển khai tên lửa Patriot PAC-3 nhằm vào CHDCND Triều Tiên Tờ “China News” dẫn bài viết “PAC-3 ứng phó với mối đe dọa tên lửa của CHDCND Triều Tiên” (PAC-3 batteries deployed as North Korea threatens missile launch) tiết lộ, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản triển khai 3 địa điểm triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot, cho rằng mục đích Nhật Bản coi mối đe dọa tên lửa từ CHDCND Triều Tiên làm lý do triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa là nhằm phá tiến tới cân nhắc xoá bỏ Điều 9 Hiến Pháp Nhật Bản (Hiến pháp hòa bình), chuẩn bị cho thực hiện quyền tự vệ tập thể. Nội dung chủ yếu của bài viết như sau: Thứ ba vừa qua, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga tiết lộ với truyền thông rằng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3 tại 3 doanh trại của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ở Tokyo, Chiba, ứng phó với mối đe dọa tấn công tên lửa của CHDCND Triều Tiên. Địa điểm cụ thể là khu Shinjuku của Tokyo, doanh trại Asaka, khu Nerima của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất và doanh trại Narashino, thành phố Funabashi. Do tên lửa đánh chặn có tầm phóng chỉ 30 km, những đơn vị này triển khai tên lửa Patriot chủ yếu là để bảo vệ Thủ đô, các tòa nhà quan trọng của Thủ đô và mục tiêu quan trọng của Lực lượng Phòng vệ. Nhưng, ông Yoshihide Suga hoàn toàn không tiết lộ nhiều chi tiết hơn, chỉ nhấn mạnh “vì lý do bảo mật không thể tiết lộ quá nhiều chi tiết, bảo đảm an toàn cho người dân”. Nhật Bản triển khai tàu khu trục Aegis lớp Kongo sẵn sàng đánh chặn tên lửa của CHDCND Triều Tiên Nhật Bản đã triển khai tàu khu trục Aegis ở biển Nhật Bản để theo dõi tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên có thể phóng tới Mỹ và các căn cứ của Mỹ tại Nhật Bản. Tàu khu trục Aegis trang bị tên lửa đánh chặn SM-3, dùng để bắn rơi tên lửa đạn đạo trong giai đoạn mới bắt đầu bay, tên lửa Patriot PAC-3 chủ yếu dùng để đánh chặn tên lửa khi thoát khỏi tầng đánh chặn của SM-3. Vào thứ hai, ông Yoshihide Suga còn tiết lộ, những hệ thống phòng thủ tên lửa này chỉ dùng để phòng thủ lãnh thổ Nhật Bản. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề nghị Chính phủ sửa Hiến pháp hòa bình, trao quyền cho Nhật Bản đánh chặn tên lửa đạn đạo tấn công nước Mỹ, một tiểu ban cố vấn đang thảo luận vấn đề trên. Chính phủ Nhật Bản cũng luôn kiên trì lập trường này. Căn cứ vào định nghĩa của Hiến pháp Mỹ, bắn rơi một quả tên lửa đạn đạo nhằm vào Mỹ liên quan đến vấn đề quyền tự vệ tập thể, Chính phủ Nhật Bản cho rằng, Hiến pháp hòa bình cản trở Nhật Bản thực hiện quyền tự vệ tập thể. Tên lửa Nodong-2 (hoặc gọi là Rodong-2) của CHDCND Triều Tiên Đông Bình ===================== Tất yếu là vậy! Cái này nói lâu rồi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 4, 2013 Ông Kim Jong-un không xuất hiện 2 tuần qua Chủ Nhật, 14/04/2013 10:15 (NLĐO) – Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un của Triều Tiên không hề xuất hiện công khai trong vòng 2 tuần qua, theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap. Điều này làm dấy lên nhiều dự đoán ông sẽ hạ giọng đe dọa để đón nhận lối thoát mà Mỹ - Hàn vừa hé mở. Lần cuối cùng ông Kim Jong-un xuất hiện trước công chúng là vào ngày 1-4, khi ông chủ trì phiên họp quốc hội Triều Tiên. Việc ông Kim vắng bóng vào lúc này rất kỳ lạ bởi Triều Tiên đang bước vào chuỗi các sự kiện chào mừng ngày sinh cố lãnh tụ Kim Nhật Thành cũng như căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên vẫn chưa được tháo ngòi. Đó là chưa kể Bình Nhưỡng có thể sắp bắn tên lửa. Tình báo Hàn Quốc phủ nhận tin đồn đã xảy ra đảo chính vì không có thông tin về các hoạt động bất thường ở Bình Nhưỡng. Một nguồn tin thân cận với các vấn đề Triều Tiên cho Yonhap hay ông Kim vắng mặt co thể là một phần của “cuộc chiến tranh tâm lý nhằm thu hút sự chú ý của Hàn Quốc và Mỹ”. Ông Kim Jong-un vắng bóng 2 tuần qua. Ảnh: AP Nhiều khả năng ông Kim Jong-un sẽ “lộ diện” vào ngày 15-4 để tưởng niệm ngày sinh của ông nội. Giới quân sự Hàn Quốc cũng phỏng đoán tên lửa của láng giềng sẽ được phóng lên vào ngày này. Tuy nhiên, tình hình có vẻ bắt đầu hạ nhiệt. Sau khi Tổng thống Hàn Quốc Park Keun-hye kêu gọi đối thoại, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 12-4 đưa ra đề nghị tương tự cho Triều Tiên, đồng thời cảnh báo sẽ là “sai lầm khủng khiếp” nếu miền Bắc phóng tên lửa. Ông Kerry nhận định như trên khi đến thăm Seoul. Trong khi đó, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 13-4 đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã chuyển 198,3 triệu yen (1,9 triệu USD) cho quỹ giáo dục của Tổng hội Người Triều Tiên tại Nhật Bản (Chongryon) nhân kỷ niệm 101 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành "với mục đích hỗ trợ giáo dục dân tộc dân chủ cho trẻ em Triều Tiên tại Nhật Bản". Như vậy, kể cả những lần gửi trước đó của các ông Kim Nhật Thành và Kim Jong-Il, quỹ giáo dục Chongryon đến nay đã nhận được hơn 47 tỉ yen (471,72 triệu USD). Sau khi Triều Tiên phóng vệ tinh và thử hạt nhân, chính phủ Nhật Bản đã quyết định ngừng phân bổ trợ cấp cho các trường phổ thông của Triều Tiên ở nước này. Bình Nhưỡng vẫn nhấn mạnh Tokyo phải cung cấp cho người Triều Tiên cư trú tại Nhật Bản "quyền cơ bản được về thăm tổ quốc và hưởng thụ nền giáo dục dân chủ". Hải Ngọc (Theo Yonhap) ================ Ông ta sẽ phóng tên lửa trong thời hạn đã dự báo ở bài trên của topic này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 4, 2013 Triều Tiên: Giao lộ quyền lực của bốn cường quốc Chủ Nhật, 14/04/2013 - 11:54 Triều Tiên muốn ép Mỹ phải nhượng bộ bằng cách làm gia tăng các quan ngại về khả năng xảy ra chiến tranh. Tên lửa Triều Tiên xuất hiện trong cuộc diễu hành mừng 100 năm ngày sinh nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành năm 2012. Trước thềm Lễ kỷ niệm 101 năm ngày sinh của nhà lãnh đạo sáng lập CHDCND Triều Tiên Kim Il Sung (Kim Nhật Thành), (15/4/1912-15/4/2013), có nhiều dấu hiệu cho thấy Triều Tiên đã chuẩn bị cho một hoặc một số hành động nhằm thực thi sách lược “bên miệng hố chiến tranh” của mình, bằng cách làm gia tăng các quan ngại về khả năng xảy ra chiến tranh, Triều Tiên muốn ép Mỹ phải nhượng bộ. Dự đoán các động thái củaTriều Tiên Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên bắt đầu gia tăng mạnh mẽ kể từ sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ thứ 3 ngày 12/2. Gần một tháng sau đó, ngày 7/3, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết 2094 về việc tăng cường trừng phạt đối với Triều Tiên. Để phản đối nghị quyết này và các cuộc tập trận chung sau đó giữa Mỹ và Hàn Quốc, Bình Nhưỡng đã đơn phương hủy bỏ Hiệp định Đình chiến ký với Seoul vào cuối cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953; cắt đứt các đường dây nóng giữa hai miền; đe dọa tấn công vào các căn cứ của Mỹ ở Hàn Quốc, Nhật Bản và đảo Guam, thậm chí là “phủ đầu hạt nhân” nhằm vào các lực lượng thù địch. Gần đây nhất, Bình Nhưỡng đã khuyến cáo các đại sứ quán cân nhắc khả năng rút khỏi nước này trong trường hợp xảy ra chiến tranh, cảnh báo khách du lịch đến Hàn Quốc rời khỏi đây và đóng cửa khu công nghiệp Kaesong – biểu tượng duy nhất về sự hợp tác kinh tế giữa hai miền. Theo nhận định của giới chức Mỹ, nếu nhà lãnh đạo Kim Jong-un vẫn thực hiện những chiến lược như trước đây, Bình Nhưỡng sẽ phóng thử một hoặc hai tên lửa vào khoảng ngày 15/4. Tuy nhiên, giới chức Mỹ cũng không loại trừ khả năng thay vì phóng tên lửa, Triều Tiên sẽ có những cuộc tấn công quân sự nhỏ, hạn chế. Trong khi đó, một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đề nghị giấu tên cho biết Triều Tiên có khả năng thực hiện nhiều vụ phóng tên lửa một lúc, bao gồm tên lửa Scud, tên lửa tầm trung Rodong và có thể là loại tên lửa tầm trung Munsudan mới được di chuyển tới bờ biển phía Đông nước này. Giao lộ quyền lực của bốn siêu cường Trong bối cảnh Triều Tiên có khả năng khép lại hàng loạt những lời đe dọa của mình bằng một hành động khiêu khích quân sự, Mỹ đã cùng đồng minh Hàn Quốc vạch ra những kế hoạch an ninh mới, đồng thời tăng sức ép để Trung Quốc hành động kiềm chế đồng minh nhiều hơn. Kế hoạch an ninh mới lần đầu tiên được nhắc tới trên tờ "Thời báo New York" hôm 8/4 nhằm đảm bảo với Hàn Quốc rằng nước này có thể phản ứng bằng quân sự đối với bất kể động thái khiêu khích mới nào. Hãng tin Reuters dẫn lời các quan chức dấu tên của Mỹ cho biết, Washington đang điều chỉnh cách tiếp cận đối với Triều Tiên, bao gồm cả việc sửa đổi những quy tắc can thiệp nhằm đáp trả bất kể cuộc tấn công nào một cách mạnh mẽ hơn trước đây nhưng theo hướng tránh đẩy tình hình biến thành một cuộc chiến tranh tổng lực. Một quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama nói: "Chúng tôi đang điều chỉnh các chiến lược và cách tiếp cận đối với cách hành xử của nhà lãnh đạo Kim Jong-un". Các lực lượng Mỹ và Hàn Quốc sẽ không hành động nếu tên lửa của Bình Nhưỡng rơi vào vùng biển đúng như họ dự đoán. Tuy nhiên, một quan chức khác trong chính quyền Mỹ nói rằng các lực lượng này sẽ sẵn sàng bắn hạ tên lửa nếu nó gây ra mối đe dọa tới Hàn Quốc, Nhật Bản hay đảo Guam. Kế hoạch này có rất nhiều rủi ro. Ở một vị trí đặc biệt, bán đảo Triều Tiên còn là một giao lộ quyền lực của bốn cường quốc là Trung Quốc, Nga, Nhật và Mỹ. Mọi căng thẳng tại đây đều có thể mang đến hậu quả nặng nề cho thế giới. Vì vậy, ngay cả khi căng thẳng dâng cao trên bán đảo Triều Tiên và Mỹ phải điều chỉnh chiến lược cho phù hợp, vẫn không có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Obama sẽ từ bỏ hoàn toàn cách tiếp cận "kiên nhẫn chiến lược". Cùng với việc điều chỉnh chiến lược đối phó với Triều Tiên, Mỹ cũng muốn Trung Quốc - đồng minh thân cận nhất của Triều Tiên - hành động nhiều hơn nữa. Các quan chức Mỹ hiểu rằng Trung Quốc chỉ muốn gây sức ép đối với Triều Tiên ở mức có giới hạn vì Bắc Kinh lo ngại nếu có sự cố lớn, làn sóng di cư ồ ạt sẽ thành đại họa đối với nước này. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong chuyến công du Châu Á để bàn về cách đối phó với những lời đe dọa chiến tranh của Triều Tiên cũng cho rằng, Trung Quốc nắm giữ vai trò then chốt trong tiến trình này. Có vẻ như ban lãnh đạo mới ở Trung Quốc cũng xuôi theo ý kiến của Washington. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói: “Chúng tôi muốn hòa giải, không muốn căng thẳng. Chúng tôi muốn đối thoại, không muốn đối đầu. Xung đột ở bán đảo Triều Tiên không phục vụ cho lợi ích của bất cứ bên nào. Trung Quốc có quyết tâm bảo vệ cho hòa bình và ổn định của bán đảo Triều Tiên và vùng Đông Bắc Á”. Tuy nhiên, với việc phô trương sức mạnh ở Hàn Quốc và những khu vực gần đó, Mỹ đã gửi đi một thông điệp tới Trung Quốc rằng Washington sẽ tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực nếu tình hình không được cải thiện. Đấy là điều mà Trung Quốc luôn phản đối./. Theo Bùi Hùng VOV ========================== Ở một vị trí đặc biệt, bán đảo Triều Tiên còn là một giao lộ quyền lực của bốn cường quốc là Trung Quốc, Nga, Nhật và Mỹ. Mọi căng thẳng tại đây đều có thể mang đến hậu quả nặng nề cho thế giới. Vì vậy, ngay cả khi căng thẳng dâng cao trên bán đảo Triều Tiên và Mỹ phải điều chỉnh chiến lược cho phù hợp, vẫn không có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Obama sẽ từ bỏ hoàn toàn cách tiếp cận "kiên nhẫn chiến lược". Bởi vậy, "Canh bạc cuối cùng" chỉ xảy ra ở Đông Bắc Á. Đây chính là chiến trường dứt điểm. Còn 5 ngày nữa đến ngày Giổ Tổ Hùng Vương(*) của Việt tộc.========================== * PS: Cá nhân tôi rất khó chịu khi người ta cho rằng đây là một tín ngưỡng của người Việt. Tôi coi đây là một quan điểm nhằm hạ thấp giá trị của nền văn hóa truyền thống Việt. Nếu cơ quan văn hóa Liên Hiệp quốc coi là một di sản văn hóa thì tôi rất ủng hộ. Nhưng nếu coi như một tín ngưỡng thì tôi trả lại bằng khen của cơ quan văn hóa Liên hiệp Quốc tặng cho TTNC LHDP. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 4, 2013 4 lý do không thể có chiến tranh ở bán đảo Triều Tiên 12/04/2013 07:32 GMT+7 Theo nhận định của giới chuyên gia chính trị được tờ Thời báo Hàn Quốc số ra ngày 11/4 đăng tải, dường như sẽ không có “cơ hội” cho hai miền Triều Tiên cùng tham chiến. Chuyên gia phân tích Ko Soo-suk thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế Hanwha (HERI) Hàn Quốc đưa ra bốn lý do giải thích tại sao chiến tranh sẽ không nổ ra trên bán đảo Triều Tiên. Trước hết, nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un biết rõ sức mạnh mà quân đội Mỹ đã thể hiện trong cuộc chiến tranh Iraq, đồng thời không muốn mình có kết cục tương tự như Saddam Hussein. Thứ hai, Bình Nhưỡng không thể tấn công Seoul khi có rất đông công dân Trung Quốc đang sinh sống, lao động và học tập tại đây (khoảng 300.000 người). Mặc dù là nhà bảo trợ chính, đồng minh tin cậy của Triều Tiên nhưng Bắc Kinh sẽ không bao giờ để công dân của mình bị thiệt mạng bởi chính vũ khí của Bình Nhưỡng. Thứ ba, quân đội Triều Tiên không dễ dàng đương đầu trước hỏa lực rất mạnh của liên quân Hàn-Mỹ với các loại vũ khí, khí tài hiện đại được bố trí đồng thời cả trên bộ, trên không và trên biển. Cuối cùng, điều mà ông Kim Jong Un mong muốn vẫn là hòa bình chứ không phải chiến tranh nên sẽ không mạo hiểm. Đây chính là nền tảng cơ bản để chính quyền họ Kim tiếp tục “tồn tại” trong thời gian dài. Theo nhà nghiên cứu Chang Yong-seok thuộc Viện Nghiên cứu hòa bình và thống nhất (IPUS) của Đại học Quốc gia Seoul, nếu xem xét một cách sâu hơn sẽ thấy chính quyền Kim Jong Un đang tập trung vào chiến lược dài hơi là cải cách giáo dục và phát triển kinh tế. Sự chuẩn bị đó cho thấy ông Kim Jong Un đang kỳ vọng sẽ lãnh đạo đất nước lâu dài, nên sẽ không phát động chiến tranh. Giáo sư Yang Moo-jin thuộc Đại học Triều Tiên (ở Hàn Quốc) thì cho rằng điều mà chính quyền Bình Nhưỡng thực sự mong muốn là thông qua các cuộc khẩu chiến và khiêu khích nhằm có được cuộc đối thoại trực tiếp với Mỹ để bàn thảo về "Hiệp ước Hòa bình" thay thế "Thỏa thuận đình chiến" ký năm 1953. Theo Vietnam+ ================= Biết thế! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 4, 2013 Hic! Lão Túy lại chọc gheo lão gàn này rùi. Nhưng không sao, zdốn bợm nhậu mí nhau - Í lộn - Ban nhậu! "Xo di" - Này Lão Túy! Lão gàn xin lỗi hẳn bằng tiếng Anh đấy nhớ. Cho nó thêm phần nghiêm trọng. Lão Túy phải biết rằng: Mọi chuyện thế gian, lão gàn này hổng thèm wan tâm. Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng. Được mất, bại thành..Bỗng chốc hóa hư không. Nhưng đụng đến Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử - cội nguồn của nền văn hóa Đông phương một thời huyền vĩ - là Lão gàn này lên cái mà khoa học hiện đại gọi là "tăng xông". Bởi vậy, Lão gàn - mặc dù xay xỉn - nhưng còn nhớ lại đã từng phát biểu rằng: "Cứ mỗi phát súng lục ở biển Đông thí Đông Bắc Á là quả tên lửa". Cái nhà Trung kia - Trung gì ấy nhỉ? Nghe wen wen - đã thú nhận bắn hai phát đạn làm cháy một tàu cá Việt Nam. Nhưng chưa có thiệt hại về người. Vì nền văn hiến Việt vốn rất nhân bản, nên Lão gàn lờ đi chưa nhắc nhở. Nhưng bây giờ Lão Túy nói thế - tại Lão Túy đấy nhớ - tớ phát biểu có tính tiên tri rằng: Tay Triều kia sẽ bắn ít nhất hai phát tên lửa. Tuy không gây chiến tranh lớn, nhưng thiên hạ nháo nhác cả và có cháy. Híc! Hãy chờ xem! Nghiêm chứng không quá bảy ngày. Tính từ giờ Sửu ngày Tam nương tháng Ba Quý Tỵ Việt lịch. Hôm nay là ngày thứ 4 - tính từ mùng 3 . 3. Quý Tỵ Việt lịch. Bắc Triều Tiên sẽ bắn tên lửa, hoặc hôm nay, hoặc trong giới hạn này!Xin cảm ơn Chúa và ĐứcAla toàn năng!Nếu Bắc Hàn bắn tên lửa đúng vào ngày hôm nay! Hoặc chẳng bao giờ bắn cả và Thiên Sứ đoán sai. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 4, 2013 Hôm nay là ngày thứ 4 - tính từ mùng 3 . 3. Quý Tỵ Việt lịch. Hoặc hôm nay, hoặc trong giới hạn này! Xin cảm ơn Chúa và ĐứcAla toàn năng! Nếu Bắc Hàn bắn tên lửa đúng vào ngày hôm nay! Hoặc chẳng bao giờ bắn cả và Thiên Sứ đoán sai. Mong rằng Cụ đoán sai cho nó lành cụ ợ. Giá vàng đang giảm dân có cơ hội mua vào chứ cho mấy ông mới đấu thầu lỗ đi chút ít chứ. Giờ mà anh Triều đốt 2 quả thăng thiên thì mai giá vàng lại tăng vọt mất cơ hội của người dân thì tiếc cho dân chúng quá. Đợi giá vàng xuống thấp Lão say cố gắng dành dụm mua lấy 1/2 chỉ khi nào oánh nhau giá tăng bán kiếm lời. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 4, 2013 Mong rằng Cụ đoán sai cho nó lành cụ ợ. Giá vàng đang giảm dân có cơ hội mua vào chứ cho mấy ông mới đấu thầu lỗ đi chút ít chứ. Giờ mà anh Triều đốt 2 quả thăng thiên thì mai giá vàng lại tăng vọt mất cơ hội của người dân thì tiếc cho dân chúng quá. Đợi giá vàng xuống thấp Lão say cố gắng dành dụm mua lấy 1/2 chỉ khi nào oánh nhau giá tăng bán kiếm lời.Lão Túy à! Còn một trường hợp thứ ba nữa - ngoài hai trường hợp trên - là bắn vào ngày mai trở đi. Đây là trường hợp cực nguy hiểm!Lão gàn đoán đúng, chưa hẳn đã xấu đấu. Sau này Lão gàn sẽ phân tích tại sao. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 4, 2013 Triều Tiên có thể phóng tên lửa ngay hôm nay Cập nhật lúc 09:51, 15/04/2013 (ĐVO) - Mọi con mắt đang đổ về Triều Tiên hôm 15/4 để theo dõi xem quốc gia này có đánh dấu lễ kỷ niệm ngày sinh nhà sáng lập đất nước Kim Nhật Thành bằng một vụ phóng tên lửa dự kiến hay không. Giới tình báo Hàn Quốc trước đó cho biết, Triều Tiên đã triển khai hai quả tên lửa tầm trung Musudan ở tư thế sẵn sàng phóng bất kỳ lúc nào. Và các nhà quan sát tin rằng chúng có thể được khởi động để kỷ niệm ngày sinh của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành. Lễ kỷ niệm năm nay sẽ có một cuộc diễu binh quân sự lớn được tổ chức ở thủ đô Bình Nhưỡng như thường lệ, trong đó Triều Tiên sẽ giới thiệu các vũ khí của mình với thế giới. Phát biểu một ngày trước sự kiện này, một lãnh đạo cấp cao của Triều Tiên, ông Kim Yong-nam tuyên bố Bắc Triều Tiên đã sẵn sàng phát triển quan hệ hòa bình với các quốc gia trên thế giới - nhưng trên cương vị là một quốc gia hạt nhân trong bối cảnh Mỹ, Nhật Bản, và Trung Quốc kêu gọi phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Tên lửa của Triều Tiên trong lễ diễu binh "Chúng tôi sẽ mở rộng số lượng vũ khí hạt nhân của chúng tôi, đó là kho báu của một Triều Tiên thống nhất... rằng chúng tôi sẽ không bao giờ đánh đổi nó với bất cứ giá nào", ông Kim Yong-nam nhấn mạnh. Trước đó, hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap dẫn nguồn tin từ các quan chức cấp cao nước này cho hay khả năng rất cao Bình Nhưỡng sẽ bắn tên lửa đạn đạo vào ngày 15/4 để kỷ niệm ngày sinh nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành. Trong lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Kim Nhật Thành hồi năm ngoái, Bình Nhưỡng cũng đã tiến hành phóng thử nghiệm tên lửa tầm xa, nhưng thất bại. Giới chức Seoul còn nhận định rằng, Triều Tiên có thể bắn nhiều tên lửa từ nhiều địa điểm khác nhau, trong trường hợp phóng không thành công tên lửa Musudan. Theo hình ảnh vệ tinh, 4 hoặc 5 bệ phóng đã được phát hiện gần đây ở tỉnh Nam Hamkyung làm dấy lên suy đoán rằng Triều Tiên sẽ bắn tên lửa ở nhiều nơi. Căn cứ vào bệ phóng di động, có thể xác định đây có thể là loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud (tầm bắn khoảng 300-500km) và tên lửa tầm trung Nodong (tầm bắn 1.300-1.500km). Trước những động thái cho thấy căng thẳng đang leo thang, Bộ tư lệnh Liên quân Mỹ - Hàn đã nâng tình trạng giám sát “Watchcon” 3, cho thấy những dấu hiệu có mối đe dọa nghiêm trọng. Quân đội Hàn Quốc cũng thành lập lực lượng đặc nhiệm khẩn cấp để kiểm soát và phân tích động thái chuẩn bị mới nhất từ Bắc Triều. Kim Jong-un nửa đêm viếng lăng Kimsusan Yonhap ngày 15/4 dẫn nguồn tin thông tấn trung ương Triều Tiên Kim Jong-un cho biết, nhà lãnh đạo Bắc Triều đã đến viếng lăng Kimsusan, nơi đặt thi hài ông nội và cha mình trong ngày Mặt trời - kỷ niệm ngày sinh nhật của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành ngay từ lúc nửa đêm. Kim Jong-un dẫn đầu đoàn quan chức cấp cao của Triều Tiên đã đến viếng lăng để bày tỏ lòng tôn kính đối với "cống hiến vĩ đại" của hai nhà lãnh đạo tiền nhiệm. 15/4 năm nay là dịp kỷ niệm 101 năm ngày sinh của cố lãnh tụ Kim Nhật Thành. Tháp tùng Kim Jong-un viếng lăng còn có sự xuất hiện của tướng Choe Ryong-hae, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội và Jang Song-thaek, người chú dượng của Kim Jong-un. Báo chí phương Tây xem đây như nhân vật quyền lực số 2 của Triều Tiên. Nguyễn Phạm (Tổng hợp theo GDVN, Lao động, Yonhap, Reuters) 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 4, 2013 Vì sao tàu ngầm hạt nhân Mỹ mang tên lửa hành trình xuất hiện ở Guam? Thứ hai 15/04/2013 06:48 (GDVN) - Tàu ngầm hạt nhân USS Ohio xuất hiện ở Guam, được cho là nhằm đối phó với các động thái ngày càng gia tăng của Hải quân TQ cũng như CHDCND Triều Tiên. Tàu ngầm hạt nhân USS Ohio Mỹ xuất hiện ở Guam Ngày 11/4, tàu ngầm hạt ngân USS Ohio của Hải quân Mỹ trang bị 154 tên lửa hành trình Tomahawk đã xuất hiện ở cảng Apra, Guam, tiến hành thay phiên thủy thủ. Điều trùng hợp là, gần đây Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết, vào năm tài khóa 2015, Hải quân Mỹ sẽ triển khai tàu ngầm hạt nhân thứ tư ở Guam. Còn đến năm 2020, 60% lực lượng hải quân Mỹ sẽ điều đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đây là hoạt động di chuyển có quy mô lớn nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ. Căn cứ vào thông tin từ trang mạng chính thức của Hải quân Mỹ, Guam hiện là căn cứ của tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Key West và USS Oklahoma City lớp Los Angeles của quân Mỹ. Tuy ông Ashton Carter không nói ra tàu ngầm hạt nhân nào được triển khai ở Guam, nhưng lần này tàu ngầm hạt nhân USS Ohio lại xuất hiện ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã gây nhiều sự chú ý của dư luận. Báo Trung Quốc đặt câu hỏi: Hải quân Mỹ tăng cường triển khai tàu ngầm hạt nhân ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương có mục đích gì? Rốt cuộc là nhằm vào những nước nào? Theo bình luận viên quân sự TQ Ngụy Đông Húc, Mỹ tăng triển khai tàu ngầm hạt nhân ở Guam là tăng cường khả năng theo dõi, kiểm soát, răn đe đối với các nước lớn trong khu vực. Không loại trừ là nhằm vào Trung Quốc, tăng cường khả năng răn đe trên biển. Để thúc đẩy thực hiện chiến lược “quay trở lại châu Á”, Mỹ không ngừng tăng cường sức mạnh hải quân của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tàu ngầm hạt nhân USS Ohio Mỹ xuất hiện ở Guam Do xây dựng hiện đại hóa vũ khí trang bị được thúc đẩy, các trang bị mới như tàu sân bay, tàu khu trục “Aegis Trung Hoa” (052C), tàu hộ vệ hạng nhẹ kiểu mới đã được biên chế cho Hải quân Trung Quốc. Biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc cũng liên tiếp vươn ra chuỗi đảo thứ nhất, tiến ra Tây Thái Bình Dương tiến hành diễn tập biển xa. Vì vậy, Mỹ rất có thể sẽ sử dụng tàu ngầm hạt nhân có tính năng tiên tiến để theo dõi, kiểm soát hoặc bao vây Hải quân Trung Quốc. Tàu ngầm hạt nhân USS Ohio mang theo hơn trăm quả tên lửa hành trình xuất hiện ở Guam phải chăng chính là tàu ngầm hạt nhân mà Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã nói là sẽ triển khai thêm? Những động thái có liên quan của Hải quân Mỹ phải chăng có liên quan tới tình hình bán đảo Triều Tiên hiện nay? Thêm một lần nữa, bài báo đưa ra phỏng đoán như vậy. Bình luận viên Ngụy Đông Húc cho rằng, tàu ngầm hạt nhân được Mỹ điều tới Guam thực sự có khả năng là tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hành trình. Tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hành trình USS Ohio xuất hiện ở Guam có thể liên quan tới tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên hiện nay. Mỹ rất có thể sẽ triển khai tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hành trình ở Guam. Tàu ngầm hạt nhân USS Ohio Mỹ xuất hiện ở Guam So với tàu ngầm hạt nhân tấn công, công dụng của tàu ngầm USS Ohio đa dạng hơn, không chỉ sử dụng ngư lôi tấn công tàu ngầm đối phương, mà còn có thể sử dụng hơn trăm quả tên lửa hành trình mang theo để phát động tấn công bất ngờ đối với các mục tiêu có chiều sâu của nước khác. Ngoài ra, loại tàu ngầm hạt nhân này mang theo tàu ngầm cỡ nhỏ (mini), có khả năng bí mật đưa lực lượng đột kích Seal tới bờ biển của nước khác. Tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hành trình của Mỹ thay phiên thủy thủ ở Guam, có nghĩa là chiếc tàu ngầm hạt nhân này gần đây luôn hoạt động ở vùng biển Đông Á, việc triển khai như vậy có thể là nhằm vào tình hình căng thẳng của bán đảo Triều Tiên. Bởi vì, một khi CHDCND Triều Tiên tạo ra mối đe dọa trực tiếp đối với Mỹ, tàu ngầm hạt nhân USS Ohio có thể nhanh chóng tiến hành đáp trả tên lửa. Tàu ngầm hạt nhân USS Ohio Mỹ xuất hiện ở Guam Việt Dũng ==================== Cái này là khoe hàng thôi. Còn thật thì nó có thể bò vào ngay sát Thượng Hải! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 4, 2013 TƯ LIỆU THAM KHẢO Nhật muốn có quyền tấn công phủ đầu Triều Tiên 15/04/2013 12:58 (TNO) Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Shigeru Ishiba vào hôm 14.4 lên tiếng thúc giục Tokyo hãy cân nhắc khả năng tấn công phủ đầu các quốc gia thù địch, giữa lúc nước Nhật đối mặt với mối đe dọa từ vụ phóng tên lửa dự kiến của CHDCND Triều Tiên. Ông Ishiba, hiện là Tổng thư ký đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình rằng tấn công phủ đầu các căn cứ của kẻ thù nhằm ngăn chặn nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo là hành vi phòng vệ hợp hiến. Tên lửa Patriot được triển khai tại Bộ Quốc phòng Nhật nhằm đối phó với mối đe dọa tên lửa từ CHDCND Triều Tiên - Ảnh: AFP Theo hiến pháp thời hậu chiến, Nhật bị cấm tấn công kẻ thù trước và chỉ được duy trì quân đội với mục đích phòng vệ. Nhật hiện không có bất kỳ tên lửa tầm xa nào có thể tấn công phủ đầu. Song ông Ishiba nói: “Sẽ quá muộn để nói chuyện phản ứng sau khi CHDCND Triều Tiên bắn tên lửa và hàng chục ngàn người thiệt mạng”. Theo tờ Chosun Ilbo, ông Ishiba cũng nói Tokyo được phép phòng vệ bằng cách tấn công phủ đầu bởi CHDCND Triều Tiên đã đe dọa tấn công Nhật bằng tên lửa. Theo tờ báo Hàn Quốc, ngày càng có nhiều chính trị gia Nhật chia sẻ quan điểm của ông Ishiba. Những người này cho rằng đất nước phải phát triển năng lực tên lửa tầm xa có khả năng tấn công các căn cứ tên lửa của CHDCND Triều Tiên. Ông Ishiba nói Nhật muốn sửa đổi hiến pháp để Tokyo có khả năng phát động tấn công phủ đầu và có quyền phát động một cuộc chiến với kẻ thù. Hôm 12.4, Bình Nhưỡng đã đe dọa tấn công nước Nhật trước tiên nếu Tokyo bắn hạ tên lửa của CHDCND Triều Tiên. Theo tờ Wall Street Journal (Mỹ), tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang giúp Thủ tướng Shinzo Abe thu hút được nhiều sự ủng hộ với các kế hoạch củng cố sức mạnh quân sự. Sơn Duân Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 4, 2013 China News: "Nhật Bản có kế hoạch cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam" Thứ hai 15/04/2013 06:30 (GDVN) - "Việt Nam-Nhật Bản có kế hoạch tổ chức tham vấn song phương về an ninh biển vào tháng 5/2013 và Nhật có kế hoạch cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam...". Tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản. Trang mạng “China News” Trung Quốc vừa có bài viết dẫn nguồn hãng Kyodo Nhật Bản cho biết, nhiều nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản ngày 13/4/2013 cho biết, Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận, tháng 5 tới tại Hà Nội sẽ tổ chức cuộc tham vấn song phương đầu tiên về chủ đề chính là an ninh biển. Bài báo cho rằng, đây là những nỗ lực trao đổi chặt chẽ giữa hai nước trong bối cảnh tình hình phức tạp tại khu vực. Quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, Nhật Bản hy vọng thông qua tham vấn biển, tiếp tục tăng cường quan hệ Nhật-Việt. Phía Nhật sẽ cử các quan chức thuộc Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng tham dự. Dự kiến, Chính phủ hai nước Việt-Nhật sẽ thông qua tham vấn, thống nhất các bước dựa trên phương châm “không cho phép tùy tiện triển khai hoạt động trên biển, căn cứ vào bảo đảm an ninh biển về mặt pháp lý”. Do không thể phủ nhận khả năng xảy ra các trường hợp và tình huống bất trắc, hai bên sẽ còn trao đổi ý kiến về phương thức quản lý khủng hoảng. Thủy phi cơ US-2 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản Ngoài ra, phía Nhật Bản cũng đang cân nhắc, có kế hoạch cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam. Trước đây có tin cho biết, Nhật Bản tích cực chào bán thủy phi cơ US-2 cho các nước Đông Nam Á và Ấn Độ, đồng thời triển khai diễn tập liên hợp với các nước này. Được biết, năm nay (2013) là tròn 40 năm hai nước Việt-Nhật thiết lập quan hệ ngoại giao. Tháng 1/2013, sau khi thành lập nội các, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đi thăm các nước Đông Nam Á và điểm đến nước ngoài đầu tiên của ông là Việt Nam. Tàu ngầm diesel AIP lớp Soryu Nhật Bản Đông Bình Tại sao Bác Nhật lại quan tâm đến nhà chúng ta hơn hết thảy trong khi đó đông nam á toàn là người cùng phe nhà bác. Điều này vui đáo để đấy! anh chị em chúng ta thử phân tích điều này xem sao?? Share this post Link to post Share on other sites