VULONG

Giải Đáp Các Thắc Mắc Về Nội Dung Khóa Học Tứ Trụ Sơ Cấp Và Trung Cấp

290 bài viết trong chủ đề này

Kính chào thầy VuLong

Theo cách hoá giải đặt tên, vậy ta đặt tên theo hành như sau:

1.Dụng thần là Hoả, đặt tên là: Bính, Đinh, Ngọ, Tị, Hoả, Lửa.

2.Dụng thần là Thổ đặt tên là: Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi,

3.Dụng thần là Kim đặt tên là: Canh, Tân, Dậu, Thân, Kim

4.Dụng thần là Thuỷ đặt tên là: Nhâm, Quý, Tý, Hợi, Thuỷ

5.Dụng thần là Mộc đặt tên là: Giáp, ẤT, Dần, Mão, Mộc

Em hiểu rằng đặt tên như vậy thì lực của các hành sẽ là mạnh nhất.

Có gì sai mong thầy giảng giúp.

Kính mến thầy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào thầy VuLong

Theo cách hoá giải đặt tên, vậy ta đặt tên theo hành như sau:

1.Dụng thần là Hoả, đặt tên là: Bính, Đinh, Ngọ, Tị, Hoả, Lửa.

2.Dụng thần là Thổ đặt tên là: Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi,

3.Dụng thần là Kim đặt tên là: Canh, Tân, Dậu, Thân, Kim

4.Dụng thần là Thuỷ đặt tên là: Nhâm, Quý, Tý, Hợi, Thuỷ

5.Dụng thần là Mộc đặt tên là: Giáp, ẤT, Dần, Mão, Mộc

Em hiểu rằng đặt tên như vậy thì lực của các hành sẽ là mạnh nhất.

Có gì sai mong thầy giảng giúp.

Kính mến thầy.

Cái này thì tôi chỉ hiểu đại khái là Thủy thì lấy tên là Sông, Suối, Nước, Sương (mù), .... mạnh nhất chắc là Biển hay Ðại dương như Thái Bình Dương, Ðại Tây Dương... thì phải. Tốt nhất là hỏi các cụ Ðồ nho ấy.

Thân chào.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào thầy VuLong

Em xin được tiếp tục mong thầy giải đáp.

1.Trong tứ trụ có các chi Dần-Tị-Thìn-Mão, có người cho rằng Tam hội Dần Mão Thìn không thành hội cục (dù có Can Giáp Ất trong trụ dẫn hoá), vì họ cho rằng Dần và Tị hình hại nhau.

Em hiểu theo thuyết của thầy thì chúng vẫn thành Hội cục Dần-Mão-Thìn khi có Can dẫn hoá dù can Giáp Ất trong tứ trụ hay đến đại vận thì chúng vẫn thành hoá.

Mong thầy chi rõ cái hiểu chưa đúng của em.

2.Nếu trong tứ trụ đã có tam Hội Dần Mão Thìn hoặc tam hợp Hợi Mão Mùi hoá Mộc thành công (do có can Giáp Ất trong trụ dẫn hoá), nhưng đến Tuế vận hoặc Lưu niên Dậu đến xung Mão thì Tam hội này có bị phá không?

Các Năm Tuất Tị đến xung Thìn hoặc Hợi thì lực yếu do không phải là chính xung nên em hiểu là không phá được.

Con năm Dậu đến xung Mão là chính xung, lực mạnh nên em hiểu là nó phá được cả tam Hội lẫn Tam hợp. Và khi đó ta phải tính lại điểm vượng vùng tâm của tứ trụ.

Mong thầy chỉ chỗ em hiểu sai.

Trân thành cám ơn thầy

Kính mến thầy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào thầy VuLong

Em xin được tiếp tục mong thầy giải đáp.

1.Trong tứ trụ có các chi Dần-Tị-Thìn-Mão, có người cho rằng Tam hội Dần Mão Thìn không thành hội cục (dù có Can Giáp Ất trong trụ dẫn hoá), vì họ cho rằng Dần và Tị hình hại nhau.

Em hiểu theo thuyết của thầy thì chúng vẫn thành Hội cục Dần-Mão-Thìn khi có Can dẫn hoá dù can Giáp Ất trong tứ trụ hay đến đại vận thì chúng vẫn thành hoá.

Mong thầy chi rõ cái hiểu chưa đúng của em.

2.Nếu trong tứ trụ đã có tam Hội Dần Mão Thìn hoặc tam hợp Hợi Mão Mùi hoá Mộc thành công (do có can Giáp Ất trong trụ dẫn hoá), nhưng đến Tuế vận hoặc Lưu niên Dậu đến xung Mão thì Tam hội này có bị phá không?

Các Năm Tuất Tị đến xung Thìn hoặc Hợi thì lực yếu do không phải là chính xung nên em hiểu là không phá được.

Con năm Dậu đến xung Mão là chính xung, lực mạnh nên em hiểu là nó phá được cả tam Hội lẫn Tam hợp. Và khi đó ta phải tính lại điểm vượng vùng tâm của tứ trụ.

Mong thầy chỉ chỗ em hiểu sai.

Trân thành cám ơn thầy

Kính mến thầy.

Phần lý thuyết về tranh phá hợp của các địa chi sẽ được trình bầy trong Bài 18 : Các ví dụ mẫu xây dựng lý thuyết.

Thân chào.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Chào thầy VuLong:

Trong phần giảng về Cát và Hung thần, thầy có viết: “Tất cả các cát thần và hung thần này khi xuất hiện ở tuế vận hay ở tiểu vận mới có khả năng gây ra điểm hạn, riêng tứ phế chỉ có điểm hạn khi nó ở trụ ngày.”

Xin hỏi: như vậy các hung thần và cát thần xuất hiện sẵn ở trong tứ trụ thì không có khả năng gây ra điểm hạn (trừ tứ phế)?

Em chưa hiểu rõ, mong thầy giúp ý.

Xin trân thành cám ơn thầy.

Trân trọng.

Edited by Anh2001

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào thầy VuLong:

Trong phần giảng về Cát và Hung thần, thầy có viết: “Tất cả các cát thần và hung thần này khi xuất hiện ở tuế vận hay ở tiểu vận mới có khả năng gây ra điểm hạn, riêng tứ phế chỉ có điểm hạn khi nó ở trụ ngày.”

Xin hỏi: như vậy các hung thần và cát thần xuất hiện sẵn ở trong tứ trụ thì không có khả năng gây ra điểm hạn (trừ tứ phế)?

Em chưa hiểu rõ, mong thầy giúp ý.

Xin trân thành cám ơn thầy.

Trân trọng.

Ðúng là như vậy (tạm thời cho đến thời điểm này).

Thân chào.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Chào thầy VuLong

Trong bài nói về tam kỳ thầy có nói tới:

“c-Tổ hợp của tứ trụ phải đẹp.”

Em hiểu là: Tổ hợp tức là các hội hợp của Can Chi trong tứ trụ phải hoá ra dụng thần, hoặc hợp mất kị thần. Và Xung khắc của Can chi phải xung mất Kị thần.

Mong thầy giảng giải rõ nghĩa hơn của cụm từ trên giúp em.

Trước đây em có đọc về “Tứ trụ thiên khô” trong sách cụ Thiệu. Em cũng không hiểu cụm từ này. Rất mong thầy giải nghĩa giúp.

Trân thành cám ơn thầy.

Trân trọng

Edited by Anh2001

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào thầy VuLong

Trong bài nói về tam kỳ thầy có nói tới:

“c-Tổ hợp của tứ trụ phải đẹp.”

Em hiểu là: Tổ hợp tức là các hội hợp của Can Chi trong tứ trụ phải hoá ra dụng thần, hoặc hợp mất kị thần. Và Xung khắc của Can chi phải xung mất Kị thần.

Mong thầy giảng giải rõ nghĩa hơn của cụm từ trên giúp em.

Trước đây em có đọc về “Tứ trụ thiên khô” trong sách cụ Thiệu. Em cũng không hiểu cụm từ này. Rất mong thầy giải nghĩa giúp.

Trân thành cám ơn thầy.

Trân trọng

Chào Anh2001!

"c - Tổ hợp của tứ trụ phải đẹp.": "Tổ hợp" ở đây có thể hiểu là "Cách cục" của tứ trụ phải đẹp hay quý hiển, còn từ "Thiên khô" có thể hiểu như các từ "Bất cập", "Thái quá" ở đoạn trích sau.

Cách cục của Tứ Trụ sẽ nói đến trong chương trình Tứ Trụ cao cấp.

Anh2001 có thể tham khảo trước đoạn trích trong cuốn "Tôi tự học đoán mệnh" của Lâm Thế Đức như sau:

CÁCH-CỤC THÀNH-BẠI - của Lâm Thế Ðức

http://www.tuvilyso.com Page 27 of 90

"Mỗi Mệnh-Cục đều có CÁCH-CỤC, khi đã cố định rồi, nhưng phải xem trong số có

chia ra thành-công hay có phá-hoại CÁCH-CỤC hay không như vầy, tìm DỤNG-THẦN cũng không phải dễ lắm. Nay chúng tôi có thể ghi rõ những Cục-Mệnh chỗ nào thànhcông và chỗ nào thất-bại, để quý-vị biết rõ phần nào.

CÁCH-CỤC thành-công của các CÁCH.

A. CHÁNH-QUAN-CÁCH.

1. NHẬT-NGUYÊN cường (SINH, VƯỢNG, QUAN-ĐỚI), có TÀI-TINH sinh

QUAN-TINH.

2. NHẬT-NGUYÊN yếu ((THAI, DƯỠNG, SUY), CHÁNH-QUAN cường mạnh có

ẤN sinh NHẬT-NGUYÊN.

3. CHÁNH-QUAN không có THẤT-SÁT lẫn lộn.

B. THIÊN, CHÍNH-TÀI-CÁCH.

1. NHẬT-NGUYÊN cường, TÀI-TINH cũng cường lại gặp QUAN-TINH.

2. NHẬT-NGUYÊN yếu, TÀI-TINH cường, có ẤN và TỶ hộ NHẬT-NGUYÊN.

3. NHẬT-NGUYÊN cường, TÀI-TINH yếu, có THỰC, THƯƠNG sinh TÀI.

C. THIÊN. CHÍNH-ẤN-CÁCH.

1. NHẬT-NGUYÊN cường, ẤN yếu, có QUAN, SÁT mạnh.

2. NHẬT-NGUYÊN cường, ẤN cường, có THỰC, THƯƠNG xích-khí (chiết đi)

của NHẬT-NGUYÊN.

3. NHẬT-NGUYÊN cường, nhiều ẤN-TINH, có TÀI-TINH lộ và mạnh.

D. THỰC-THẦN CÁCH

1. NHẬT-NGUYÊN cường, THỰC-THẦN cũng cường, lại gặp phải TÀI-TINH.

2. NHẬT-NGUYÊN cường, SÁT quá mạnh, THỰC, THẦN chế-ngự THẤT-SÁT

nhưng không nên có TÀI-TINH, nếu có phải yếu đuối thì không sao.

3. NHẬT-NGUYÊN yếu, THỰC-THẦN mạnh, có ẤN sinh NHẬT-NGUYÊN.

E. THẤT-SÁT-CÁCH.

1. NHẬT-NGUYÊN rất mạnh (LỘC-VƯỢNG-TRƯỚNG-SINH).

2. NHẬT-NGUYÊN cường, SÁT càng cường hơn, có THỰC, THẦN chế ngự

THẤT-SÁT.

3. NHẬT-NGUYÊN yếu, SÁT mạnh có ẤN-TINH sinh NHẬT-NGUYÊN.

4. NHẬT-NGUYÊN và THẤT-SÁT quân-bình, không có QUAN-TINH lẫn lộn.

F. THƯƠNG-QUAN-CÁCH.

1. NHẬT-NGUYÊN cường. THƯƠNG-QUAN mạnh, có TÀI-TINH lộ.

2. NHẬT-NGUYÊN yếu, THƯƠNG-QUAN mạnh, có TÀI-TINH lộ.

3. NHẬT-NGUYÊN yếu, THƯƠNG-QUAN mạnh, có ẤN-TINH sinh NHẬTNGUYÊN.

4. NHẬT-NGUYÊN cường, SÁT mạnh, có THƯƠNG-QUAN chế SÁT-TINH.

CÁCH-CỤC BỊ PHÁ HOẠI

A. CHÁNH-QUAN-CÁCH.

1. Có THƯƠNG-QUAN nhưng không có ẤN.

2. Gặp phải HÌNH, XUNG, HẠI.

3. Có THẤT-SÁT lẫn lộn.

B. THIẾN, CHÍNH-TÀI-CÁCH.

1. NHẬT-NGUYÊN cường, TÀI-TINH yếu, có nhiều TỶ, KIẾP.

2. Gặp phải HÌNH, XUNG, HẠI.

3. NHẬT-NGUYÊN yếu, THẤT-SÁT mạnh, TÀI cũng mạnh, sinh SÁT-TINH hại

NHẬT-NGUYÊN.

C. PHIẾN, CHÍNH-ẤN-CÁCH.

1. NHẬT-NGUYÊN YẾU, ẦN cũng yếu, TÀI-TINH mạnh phá ẤN.

2. NHẬT-NGUYÊN yếu, SÁT quá mạnh, lại có QUAN lẫn lộn

3. Gặp phải HÌNH, XUNG, HẠI.

D. THỰC-THẦN CÁCH.

1. NHẬT-NGUYÊN cường, THỰC-THẦN yếu, lại gặp THIÊN-ẤN.

2. NHẬT-NGUYÊN yếu, có thực mạnh lại có TÀI-TINH tái lộ THẤT-SÁT.

3. Gặp phải HÌNH, XUNG, HẠI.

E. THẤT-SÁT CÁCH.

1. Gặp phải HÌNH, XUNG, HẠI.

2. NHẬT-NGUYÊN yếu, không có ẤN.

3. TÀI-TINH mạch sinh SÁT, không có THỰC, THƯƠNG chế SÁT.

F. THƯƠNG-QUAN CÁCH.

1. Gặp phải QUAN-TINH.

2. NHẬT-NGUYÊN yếu, lại nhiều TÀI-TINH.

3. NHẬT-NGUYÊN cường, THƯƠNG-QUAN yếu, lại nhiều ẤN-TINH.

4. Gặp phải HÌNH, XUNG, HẠI.

CÁCH-CỤC có thành công có phá-cục, nhưng cũng nên bổ túc 2 điều nữa là 1.

THÁI-QUÁ. 2. BẤT-CẬP

- Làm sao là THÁI-QUÁ, ấy là quá nhiều.

- Thế nào là BẤT-CẬP, ấy là thiếu thốn.

CÁCH CỤC THÁI-QUÁ.

A. CHÁNH-QUAN-CÁCH.

1. QUAN-TINH mạnh lại nhiều, NHẬT-NGUYÊN yếu đuối.

2. QUAN-TINH mạnh, NHẬT-NGUYÊN yếu, lại gặp phải nhiều TÀI-TINH.

B. THIÊN-CHÍNH TÀI-CÁCH.

1. TÀI-TINH mạnh, lại nhiều, NHẬT-NGUYÊN quá yếu.

2. TÀI mạnh, NHẬT-NGUYÊN yếu, lại thêm nhiều THỰC, THƯƠNG.

C. THIÊN, CHÍNH-ẤN-CÁCH.

1. ẤN-TINH mạnh, NHẬT-NGUYÊN yếu, TÀI yếu.

2. ẤN mạnh, TỶ, KIẾP nhiều, THỰC yếu, THƯƠNG yếu, TÀI QUAN cũng yếu.

D. THỰC, THƯƠNG CÁCH.

1. THỰC, THƯƠNG nhiều và mạnh, NHẬT yếu, không có ẤN lại có TÀI mạnh.

2. NHẬT cường, SÁT yếu, THỰC, THƯƠNG mạnh, chế SÁT thái quá lại không

có TÀI-TINH.

E. THẤT-SÁT CÁCH.

1. SÁT mạnh lắm, NHẬT-NGUYÊN yếu, không có THỰC, THƯƠNG.

2. TÀI mạnh và nhiều, NHẬT-NGUYÊN yều SÁT nhiều.

CÁCH CỤC BẤT-CẬP

A. CHÁNH-QUAN-CÁCH.

1. NHẬT-NGUYÊN mạnh, QUAN yếu, không có TÀI-TINH.

2. NHẬT-NGUYÊN mạnh, QUAN yếu, lại thêm nhiều ẤN-TINH, hoặc có

THƯƠNG-QUAN khắc QUAN-TINH.

B. THIÊN, CHÍNH-TÀI-CÁCH.

1. NHẬT-NGUYÊN mạnh, thêm nhiều TỶ, KIẾP, LỘC, NHẬN.

2. TÀI-TINH không gặp THỰC, THƯƠNG, lại có nhiều TỶ, KIẾP.

C. THIÊN, CHÍNH-ẤN-CÁCH.

1. TÀI mạnh, không có QUAN-TINH.

2. Nhiều TỶ, KIẾP.

D. THƯƠNG THỰC-CÁCH.

1. ẤN mạnh, NHẬT-NGUYÊN yếu.

2. NHẬT-NGUYÊN yếu, TÀI QUAN nhiều.

E. THẤT-SÁT CÁCH.

1. THỰC mạnh, không có TÀI-TINH.

2. NHẬT-NGUYÊN mạnh, ẤN mạnh."

Thân chào.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào thầy Vulong

Em có đọc đoạn thầy nói dụng thần là Ấn thì làm nghề công chức nhà nước. Kị làm giám đốc doanh nghiệp vì thân nhược gặp tài.

Vậy em xin thầy phân biệt giúp em ý sau:

Em thấy có người thân nhược nhưng họ làm Giám đốc thuê cho một công ty nhà nước hoặc công ty tư nhân thì có coi là bị gặp tài không.

Nếu họ làm Phó giám đốc, Kế toán trưởng, trường các phòng của một công ty thì có xếp vào Ấn tinh.

Em còn thấy có người thân nhược, Dụng thần ấn tinh của họ là Thổ, vậy họ làm nghề chủ kinh doanh đồ sành sứ, gạch, nhà đất thuộc hành thổ thì nên xếp vào hành nào. Em hiểu là làm chủ kinh doanh là bị gặp Tài -kị thần, nhưng mặt hàng đồ sành sứ, nhà đất, gạch ngói lại là Thổ dụng thần của họ. Vậy ở đây ta ưu tiên cái nào mạnh hơn.

Xin trân thành cám ơn thầy.

Trân trọng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào thầy Vulong

Em mong thầy giảng thêm:

Ví dụ một tứ trụ có Quan tinh Ất lộ, chi có Dần-Mão-Thìn tam hội hóa Mộc, Giáp tàng trong Dần là Thất Sát. Vậy ta có thể coi Thất Sát đã bị hợp mất không, hay nó bị coi là hóa thành Thất Sát. Thất sát tàng trong chi có bị coi là Quan (lộ) Sát (tàng) lẫn lộn không.

Xin trân thành cám ơn thầy.

Trân trọng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Kính chào thầy VuLong

Em xin được thầy giảng giải tiếp:

Trong ví dụ M-3/3: Nam sinh 20h00 ngày 2/5/1977

Đinh Giáp Kỷ Giáp

Tị Thìn Mùi Tuất

Điểm hạn và điểm vượng vùng tâm

-0,5 -1 1 0,5 -0,5

Thuỷ Mộc Hoả Thổ Kim

#4,2 10,2 5,61 16,22 #4,2

….. Nhưng ở đây Giáp là quan sát hợp với nhật can, nó không bị xì hơi bởi Kiêu ấn và nó vẫn khắc được nhật chủ Kỷ. (Em hiểu chỗ này).

Vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Ất tàng trong Thìn trụ tháng (giả thiết 47/).

Em thấy rằng Ất không thể khắc được Kỷ bới Kỷ trong tổ hợp với Giáp nên các can chi ngoài trụ không thể khắc được Kỷ, ngoài Giáp ở trong tổ hợp này.

Ất không nằm trong tổ hợp với Kỷ nên Ất hoàn toàn bị xì hơi bởi Kiêu ấn.

Do đó theo em ta không thể chọn Ất làm dụng thần được. Mà vẫn phải chọn can Giáp trụ tháng làm dụng thần 1.

Em hiểu có gì sai mong thầy chỉ giúp.

Trân thành cám ơn thầy.

Trân trọng

Kính mến thầy

Edited by Anh2001

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào thầy Vulong

Em có đọc đoạn thầy nói dụng thần là Ấn thì làm nghề công chức nhà nước. Kị làm giám đốc doanh nghiệp vì thân nhược gặp tài.

Vậy em xin thầy phân biệt giúp em ý sau:

Em thấy có người thân nhược nhưng họ làm Giám đốc thuê cho một công ty nhà nước hoặc công ty tư nhân thì có coi là bị gặp tài không.

Thì rõ ràng họ đang làm công ăn lương cho nhà nước hay ông chủ đó, chỉ có khác là trách nhiệm cao hơn mà thôi. Tài ở đây vẫn chỉ được coi là đồng lương mặc dù có thêm ít tiền về trách nhiệm.

Nếu họ làm Phó giám đốc, Kế toán trưởng, trường các phòng của một công ty thì có xếp vào Ấn tinh.

Vẫn xếp vào các nghề thuộc Ấn tinh.

Em còn thấy có người thân nhược, Dụng thần ấn tinh của họ là Thổ, vậy họ làm nghề chủ kinh doanh đồ sành sứ, gạch, nhà đất thuộc hành thổ thì nên xếp vào hành nào. Em hiểu là làm chủ kinh doanh là bị gặp Tài - kị thần, nhưng mặt hàng đồ sành sứ, nhà đất, gạch ngói lại là Thổ dụng thần của họ. Vậy ở đây ta ưu tiên cái nào mạnh hơn.

Câu hỏi này thật hóc búa. Theo tôi thì ngành nghề vẫn được ưu tiên trước vì làm đúng ngành thuộc về Ấn tinh dụng thần này thì chính nó đã giúp Thân Kim vượng để có thể thắng được Tài Mộc.

Xin trân thành cám ơn thầy.

Trân trọng

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào thầy Vulong

Em mong thầy giảng thêm:

Ví dụ một tứ trụ có Quan tinh Ất lộ, chi có Dần-Mão-Thìn tam hội hóa Mộc, Giáp tàng trong Dần là Thất Sát. Vậy ta có thể coi Thất Sát đã bị hợp mất không, hay nó bị coi là hóa thành Thất Sát. Thất sát tàng trong chi có bị coi là Quan (lộ) Sát (tàng) lẫn lộn không.

Xin trân thành cám ơn thầy.

Trân trọng

Thường can nào dẫn hóa thì hóa cục đó thuộc về thần của can dẫn hóa đó nhưng nếu có cả 2 can khác nhau (ví dụ là Giáp và Ất) lộ dẫn hóa thì có thể coi hóa cục đó không thuộc hẳn về 1 thần nào cả nên Thất sát Giáp ở đây đã bị mất tác dụng (coi như bị hợp hóa mất).

Nếu Ất lộ là Quan không bị hợp và chi Dần cũng không bị hợp thì Giáp là Sát tàng trong Dần là bản khí được xem là Quan sát hỗn tạp.

Thân chào.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào thầy VuLong

Em xin được thầy giảng giải tiếp:

Trong ví dụ M-3/3: Nam sinh 20h00 ngày 2/5/1977

Đinh Giáp Kỷ Giáp

Tị Thìn Mùi Tuất

Điểm hạn và điểm vượng vùng tâm

-0,5 -1 1 0,5 -0,5

Thuỷ Mộc Hoả Thổ Kim

#4,2 10,2 5,61 16,22 #4,2

….. Nhưng ở đây Giáp là quan sát hợp với nhật can, nó không bị xì hơi bởi Kiêu ấn và nó vẫn khắc được nhật chủ Kỷ. (Em hiểu chỗ này).

Vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Ất tàng trong Thìn trụ tháng (giả thiết 47/).

Em thấy rằng Ất không thể khắc được Kỷ bới Kỷ trong tổ hợp với Giáp nên các can chi ngoài trụ không thể khắc được Kỷ, ngoài Giáp ở trong tổ hợp này.

Ất không nằm trong tổ hợp với Kỷ nên Ất hoàn toàn bị xì hơi bởi Kiêu ấn.

Do đó theo em ta không thể chọn Ất làm dụng thần được. Mà vẫn phải chọn can Giáp trụ tháng làm dụng thần 1.

Em hiểu có gì sai mong thầy chỉ giúp.

Trân thành cám ơn thầy.

Trân trọng

Kính mến thầy

Anh2001 lý luận rất sắc bén. Tôi đã phải kiểm tra lại tất cả 216 ví dụ mẫu trong sách thì không thấy ví dụ này. Điều này chứng tỏ trước đây khi nghiên cứu một ví dụ nào đó tôi đã thừa nhận và đưa vào đây nhưng bây giờ thi thấy nó vô lý nên phải sửa lại là : "dụng thần đầu tiên của ví dụ này phải là Thực Thương".

Cám ơn Anh2001 đã chỉ ra sai lầm của ví dụ này.

Thân chào.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào thầy VuLong

Xin trân thành cám ơn thầy đã trả lời. Thông qua đó em đã được đả thông các lý luận của mình.

Với ví dụ M-3/3 nêu trên lấy Thực thương là dụng thần.

Em hiểu như sau: Đại vận Giáp hoặc lưu niên Giáp thì nó vẫn tạo thành Giáp hợp Kỷ không thành hóa do tranh hợp và Giáp ở đây sẽ tham gia vào khắc Kỷ -kị thần, chỉ có điều Giáp không sinh cho Ấn nhưng Giáp cũng không thể khắc được Thổ của Thìn Mùi Tuất, như vậy sự khắc của Giáp chỉ làm cho Kỷ bị giảm thiểu nên thân-Thổ vẫn vượng. Chính vì lý do này nên thầy không chọn GIáp làm dụng thần nữa và đã chuyển sang Thực thương.

Em hiểu như vậy có gì sai mong thầy chỉ giúp.

Trân trọng.

Kính mến thầy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào thầy VuLong

Xin trân thành cám ơn thầy đã trả lời. Thông qua đó em đã được đả thông các lý luận của mình.

Với ví dụ M-3/3 nêu trên lấy Thực thương là dụng thần.

Em hiểu như sau: Đại vận Giáp hoặc lưu niên Giáp thì nó vẫn tạo thành Giáp hợp Kỷ không thành hóa do tranh hợp và Giáp ở đây sẽ tham gia vào khắc Kỷ -kị thần, chỉ có điều Giáp không sinh cho Ấn nhưng Giáp cũng không thể khắc được Thổ của Thìn Mùi Tuất, như vậy sự khắc của Giáp chỉ làm cho Kỷ bị giảm thiểu nên thân-Thổ vẫn vượng. Chính vì lý do này nên thầy không chọn GIáp làm dụng thần nữa và đã chuyển sang Thực thương.

Em hiểu như vậy có gì sai mong thầy chỉ giúp.

Trân trọng.

Kính mến thầy

Không phải như vậy đâu. Ở đây tôi vẫn chọn Thực Thương là vì theo nền tảng lý thuyết mà tôi đã đưa ra (qua suy luận và các ví dụ trong thực tế). Đó là khi Thân vượng mà Kiêu Ấn đủ thì khả năng hóa Quan Sát của nó để sinh cho Thân (là xấu) chỉ bằng khả năng của Quan Sát khắc Thân (là tốt). Do vậy Quan Sát đã trở thành trung hòa không tốt mà cũng không xấu (nhàn Thần). Chính vì vậy mà dụng thần đầu tiên phải là Thực Thương.

Trước đây vì số quy tắc tính điểm hạn còn quá ít nên có thể lúc đó tôi lấy dụng thần là Thực Thương thấy không đúng mà phải lấy Quan Sát thì mới đúng thì phải. Nhưng nay xem lại thì thấy không có ví dụ nào đã sử dụng quy tắc này và tôi cũng không còn có ý nghĩ lấy Quan Sát như ví dụ này là đúng nữa. Sau này nếu gặp một ví dụ nào đó khi Kiêu Ấn đủ mà phải lấy Quan Sát làm dụng thần đầu tiên thì sẽ nghiên cứu lại sau.

Thân chào.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau 1 tuần đọc bài giảng của Thầy VULONG. Em làm một ví dụ: Tính điểm thân vượng, mong thầy chỉ bảo:

Ví dụ: Nữ sinh - Giáp Tý - Bính Tý- Ngày Tân Tỵ - Tân Mão.

Như vậy ta có:

Giáp (7).............Bính (4,1)..............Tân (6)...............Tân (6)

Tý (10)..............Tý (10)....................Tỵ (3,1) ...............Mão (4,8)

1) Trong trụ có Can Bính tháng hợp với Can Tân ---> Hóa Thủy và hóa thành công ( do có tý chi tháng dẫn thành công).

2) Kinh Dương do có Nhật chủ Tân đế vượng tại Tý được thêm 4,3 đv

1) Giáp Mộc trụ năm có 7 đv, bị Can Tân trụ giờ khắc 2 ngôi giảm 1/10, đi vào trung tâm giảm 2/5 Vậy Mộc: 7 x 9/10 x 3/5 = 3,78 đv.

2) Tý Thủy trụ năm có 10 đv, và có điểm kình dương tại tý + thêm 4,3 dv , giảm 1/2 khi vào vùng trung tâm: ====> (10 + 4,3) x 1/2 = 7,15 đv

3) Tý trụ tháng có 10 đv, cũng được + 4,3 Kinh Dương , giảm 2/5 vào vùng trung tâm =====>(10 + 4,3) x 3/5 = 8,58 đv

4) Tỵ trụ ngày có 3,1 đv, bị Tân trụ ngày hóa Thủy khắc trực tiếp giảm 1/2 và Tý trụ tháng khắc gần giảm 1/3 đv, Tý trụ năm khắc cách 1 ngôi giảm 1/5 và Bính Hỏa hóa Thủy khắc 1 ngôi giảm 1/5====> điểm vượng là 3,1 x 1/2 x 2/3 x 4/5 x 4/5 = 0.66 đ v

5) Mão trụ giờ 4,8 đv có Tân Kim trụ giờ khắc trực tiếp giảm 1/2 và vào trung tâm giảm 2/5===> 4,8 x 1/2 x 3/5 = 1,44 đv.

6) Tân Kim trụ giờ có 6 đv.

7) Tân Kim ( 6) ngày hóa Thủy ===> Thủy có 6 đv

8) Bính Hỏa trụ tháng có 4,1 đv hóa Thủy ------> Thủy 4,1

Như vậy:

+ Mộc có điểm vượng: 3,78 + 1,44 = 5,22 đv

+ Hỏa: 0,66 đv

+ Thổ: #

+ Kim : 6

+ Thủy: 7,15 + 8,58 + 6 + 4,1 = 25,83

Sắp xếp lại:

Tài...............Quan..............Ấn.............NC.................Thực

Mộc............Hỏa...............Thổ............Kim................Thủy

5,22...........0,66.............#..................6......................25,83

Thầy ơi xem dùm em em tính như vậy có đúng chưa?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau 1 tuần đọc bài giảng của Thầy VULONG. Em làm một ví dụ: Tính điểm thân vượng, mong thầy chỉ bảo:

Ví dụ: Nữ sinh - Giáp Tý - Bính Tý- Ngày Tân Tỵ - Tân Mão.

Như vậy ta có:

Giáp (7).............Bính (4,1)..............Tân (6)...............Tân (6)

Tý (10)..............Tý (10)....................Tỵ (3,1) ...............Mão (4,8)

1) Trong trụ có Can Bính tháng hợp với Can Tân ---> Hóa Thủy và hóa thành công ( do có tý chi tháng dẫn thành công).

2) Kinh Dương do có Nhật chủ Tân đế vượng tại Tý được thêm 4,3 đv

1) Giáp Mộc trụ năm có 7 đv, bị Can Tân trụ giờ khắc 2 ngôi giảm 1/10, đi vào trung tâm giảm 2/5 Vậy Mộc: 7 x 9/10 x 3/5 = 3,78 đv.

2) Tý Thủy trụ năm có 10 đv, và có điểm kình dương tại tý + thêm 4,3 dv , giảm 1/2 khi vào vùng trung tâm: ====> (10 + 4,3) x 1/2 = 7,15 đv

3) Tý trụ tháng có 10 đv, cũng được + 4,3 Kinh Dương , giảm 2/5 vào vùng trung tâm =====>(10 + 4,3) x 3/5 = 8,58 đv

4) Tỵ trụ ngày có 3,1 đv, bị Tân trụ ngày hóa Thủy khắc trực tiếp giảm 1/2 và Tý trụ tháng khắc gần giảm 1/3 đv, Tý trụ năm khắc cách 1 ngôi giảm 1/5 và Bính Hỏa hóa Thủy khắc 1 ngôi giảm 1/5====> điểm vượng là 3,1 x 1/2 x 2/3 x 4/5 x 4/5 = 0.66 đ v

5) Mão trụ giờ 4,8 đv có Tân Kim trụ giờ khắc trực tiếp giảm 1/2 và vào trung tâm giảm 2/5===> 4,8 x 1/2 x 3/5 = 1,44 đv.

6) Tân Kim trụ giờ có 6 đv.

7) Tân Kim ( 6) ngày hóa Thủy ===> Thủy có 6 đv

8) Bính Hỏa trụ tháng có 4,1 đv hóa Thủy ------> Thủy 4,1

Như vậy:

+ Mộc có điểm vượng: 3,78 + 1,44 = 5,22 đv

+ Hỏa: 0,66 đv

+ Thổ: #

+ Kim : 6

+ Thủy: 7,15 + 8,58 + 6 + 4,1 = 25,83

Sắp xếp lại:

Tài...............Quan..............Ấn.............NC.................Thực

Mộc............Hỏa...............Thổ............Kim................Thủy

5,22...........0,66.............#..................6......................25,83

Thầy ơi xem dùm em em tính như vậy có đúng chưa?

Minh Quân đọc lại Cách hóa khí:

"D - Cách hóa khí

Cách hóa khí chỉ có thể tồn tại nhiều nhất một can hay một chi là Tài của hành hóa khí này nhưng nó phải thất lệnh và bị khắc trực tiếp không phải từ Can hay Chi ở trong tổ hợp (?) (vd 42).

1 – Cách hóa khí (hành của can ngày bị thay đổi)

a - Nhật can hợp với can bên cạnh (can tháng hoặc can giờ) hóa thành cục có hành khác với hành của Nhật can.

b – Hành vừa hóa thành giống hành của lệnh tháng (nghĩa là nếu chi tháng hóa cục thì lệnh tháng là hành của hóa cục này).

c – Tứ trụ không có quan sát của hành của hóa cục này (kể cả can tàng là tạp khí của nó?).

d - Nếu hành của can ngày cũng lộ ở can giờ, can tháng hay can năm thì tổ hợp này không hóa.

e - Hành mới hóa phải có Ấn của nó trong tứ trụ (nếu Ấn chỉ là can tàng tạp khí?).

Dụng thần là hành của hóa cục này.

Nói chung can ngày hợp với can bên cạnh rất khó hóa được cục."

Tứ trụ này không thỏa mãn điều kiện d.

Thân chào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Minh Quân đọc lại Cách hóa khí:

"D - Cách hóa khí

Cách hóa khí chỉ có thể tồn tại nhiều nhất một can hay một chi là Tài của hành hóa khí này nhưng nó phải thất lệnh và bị khắc trực tiếp không phải từ Can hay Chi ở trong tổ hợp (?) (vd 42).

1 – Cách hóa khí (hành của can ngày bị thay đổi)

a - Nhật can hợp với can bên cạnh (can tháng hoặc can giờ) hóa thành cục có hành khác với hành của Nhật can.

b – Hành vừa hóa thành giống hành của lệnh tháng (nghĩa là nếu chi tháng hóa cục thì lệnh tháng là hành của hóa cục này).

c – Tứ trụ không có quan sát của hành của hóa cục này (kể cả can tàng là tạp khí của nó?).

d - Nếu hành của can ngày cũng lộ ở can giờ, can tháng hay can năm thì tổ hợp này không hóa.

e - Hành mới hóa phải có Ấn của nó trong tứ trụ (nếu Ấn chỉ là can tàng tạp khí?).

Dụng thần là hành của hóa cục này.

Nói chung can ngày hợp với can bên cạnh rất khó hóa được cục."

Tứ trụ này không thỏa mãn điều kiện d.

Thân chào.

Dạ em cảm ơn thầy hướng dẫn Vậy em tính lại như sau :

Tài...............Quan..............Ấn.............NC.................Thực

Mộc............Hỏa...............Thổ............Kim................Thủy

5,22...........4,76.............#..................12 .....................15,73

Cám ơn thầy, như vậy đã đúng chưa ạ?

Edited by Minh Quân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạ em cảm ơn thầy hướng dẫn Vậy em tính lại như sau :

Tài...............Quan..............Ấn.............NC.................Thực

Mộc............Hỏa...............Thổ............Kim................Thủy

5,22...........4,76.............#..................12 .....................15,73

Cám ơn thầy, như vậy đã đúng chưa ạ?

Sai hết rồi. Minh Quân phải giải ra như trên thì tôi mới biết được các phép tính nào sai chứ.

Thân chào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Ví dụ: 2: Ất Sửu - Ất Dậu - Quý Sửu - Bính Thìn

Ất (3,1)........Ất (3,1)........Quý (4,8)..........Bính (3)

Sửu (6)......Dậu (9)........Sửu (6)............Thìn (3)

+ Các tứ trụ không có các tổ hợp, chỉ có 1 bán hợp là Dậu (Chi tháng) và Sửu ( Chi ngày), nhưng không có can Canh, Tân dẫn nên hợp không hóa.

+ Nhật chủ Quý không có lộc và kình dương tại Tý và Hợi.

+ Trong trụ giờ có Can Bính (Hỏa) sinh cho Thìn (Thổ) cho nên Thìn nhận được thêm ½ điểm vượng.

(1) Ất (Mộc) trụ năm có 3,1 đv, có Dậu (Kim) chi tháng khắc cách 1 ngôi nên bị giảm 1/5 điểm vượng và vào trung tâm giảm thêm 2/5 đv=è Mộc = 3,1 x 4/5 x 3/5 = 1,49 đv

(2) Sửu ( Thổ) trụ năm có 6 đv, có Ất ( Mộc) cùng trụ khắc trực tiếp giảm ½, và Ất ( Mộc) trụ tháng khắc 1 ngôi giảm 1/5, và vào vùng trung tâm giảm ½ => Thổ = 6 x ½ x 4/5 x ½ = 1,2 đv

(3) Dậu (Kim) trụ tháng có 9 đv, và bị Bính (Hỏa) giờ khắc 2 ngôi, giảm 1/10, vào trung tâm giảm 2/5 => Kim = 9 x 9/10 x 3/5 = 4,86 đv

(4) Sửu (Thổ) trụ ngày có 6 đv, bị Ất (Mộc) tháng khắc 1 ngôi, giảm 1/5 và Ất năm khắc 2 ngôi, giảm 1/10 => Thổ = 6 x 4/5 x 9/10 = 4,32 đv

(5) Thìn trụ giờ có 3 đv, có Ất tháng khắc 2 ngôi, giảm 1/10 và Ất năm khắc 3 ngôi giảm 1/20, vào trung tâm giảm 2/5. Vậy Thổ = 3 x 9/10 x 19/20 x 3/5 = 1.54 đv.

(6) Bính trụ giờ có 3 đv, Quý trụ ngày khắc gần giảm 1/3 => Hỏa = 3 x 2/3 = 2 đv

(7) Quý trụ ngày có 4,8 đv, Sửu ngày khắc trực tiếp giảm ½, Sửu năm khắc 2 ngôi, giảm 1/10, Thìn giờ khắc 1 ngôi giảm 1/5 => Thủy = 4,8 x ½ x 9/10 x 4/5 = 1,73

(8) Ất trụ tháng có 3,1 đv, có Dậu Kim khắc trực tiếp giảm ½ => Mộc = 3,1 x ½ = 1,55 đv.

=====> Nhật chủ : Quý Thủy

Tài = Hỏa = 2 đv

Quan/Sát = Thổ = 7,06 đv.

Kiêu/Ấn = Kim = 4,86 đv

N/C = Thủy = 1,73 đv

Thực/Thương = Mộc = 3,04 đv

Nhật chủ Thủy chỉ có 1,73 đv=è Nhật chủ nhược. Quan/Sát (Thổ) nhiều( có 3 chi Thổ), Vì vậy chọn Kiêu/Ấn (Kim) là dụng thần để xì hơi Thổ và sinh cho nhật chủ ( Thủy).

Kỵ thần là Hỏa,

Nhờ thầy chấm điểm dùm!

Edited by Minh Quân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Ví dụ 1(Làm lại) Giáp Tý - Bính Tý- Ngày Tân Tỵ - Tân Mão.

Như vậy ta có:

Giáp (7).............Bính (4,1)..............Tân (6)...............Tân (6)

Tý (10)..............Tý (10)....................Tỵ (3,1) ...............Mão (4,8)

1) Trong trụ có Can Bính tháng hợp với Can Tân ---> Hóa Thủy

(Theo lý thuyết :

1 – Cách hóa khí (hành của can ngày bị thay đổi)

a - Nhật can hợp với can bên cạnh (can tháng hoặc can giờ) hóa thành cục có hành khác với hành của Nhật can.

b – Hành vừa hóa thành giống hành của lệnh tháng (nghĩa là nếu chi tháng hóa cục thì lệnh tháng là hành của hóa cục này).

c – Tứ trụ không có quan sát của hành của hóa cục này (kể cả can tàng là tạp khí của nó?).

d - Nếu hành của can ngày cũng lộ ở can giờ, can tháng hay can năm thì tổ hợp này không hóa.

e - Hành mới hóa phải có Ấn của nó trong tứ trụ (nếu Ấn chỉ là can tàng tạp khí?).

Dụng thần là hành của hóa cục này.

Nói chung can ngày hợp với can bên cạnh rất khó hóa được cục."

Tứ trụ này không thỏa mãn điều kiện d.)

Như vậy. Bính – Tân hóa mà không hợp

2) Kinh Dương do có Nhật chủ Tân đế vượng tại Tý được thêm 4,3 đv

1) Giáp Mộc trụ năm có 7 đv, bị Tân ngày khắc 1 ngôi giảm 1/5 và Tân trụ giờ khắc 2 ngôi giảm 1/10, đi vào trung tâm giảm 2/5. Mộc: 7 x 4/5 x 9/10 x 3/5 = 3,02 đv.

2) Tý Thủy trụ năm có 10 đv, và có điểm kình dương tại tý + thêm 4,3 dv , không có can, chi nào khắc , giảm 1/2 khi vào vùng trung tâm: ====> Thủy = (10 + 4,3) x 1/2 = 7,15 đv

3) Tý trụ tháng có 10 đv, cũng được + 4,3 Kinh Dương , giảm 2/5 vào vùng trung tâm =====> Thủy = (10 + 4,3) x 3/5 = 8,58 đv

4) Tỵ trụ ngày có 3,1 đv, bị Tý tháng khắc gần giảm 1/3 và Tý năm khắc 1 ngôi, giảm 1/5 ====> Hỏa = 3,1 x 2/3 x 4/5 = 1,65 đv

5) Mão trụ giờ 4,8 đv có Tân trụ giờ khắc trực tiếp giảm ½, Tân ngày khắc 1 ngôi giảm 1/5 và vào trung tâm giảm 2/5===> Mộc = 4,8 x 1/2 x 4/5 x 3/5 = 1,15 đv.

6) Tân Kim trụ giờ có 6 đv, bị Bính trụ tháng khắc 1 ngôi giảm 1/5 và Tỵ ngày khắc 1 ngôi giảm 1/5 . Kim = 6 x 4/5 x 4/5 = 3,84 đv

7) Tân ngày có 6 đv, có Tỵ khắc trực tiếp giảm ½, Bính tháng khắc 1 ngôi giảm 1/5. Kim = 6 x ½ x 4/5 = 2,4 đv.

8) Bính Hỏa trụ tháng có 4,1 đv, có Tý tháng khắc trực tiếp giảm ½ và Tý năm khắc 1 ngôi giảm 1/5. Hỏa = 4,1 x ½ x 4/5 = 1,64 đv.

Như vậy:

=> Nhật chủ là Tân Kim

Tài là Mộc : 3,02 + 1,15 = 4,17 đv

Quan/sát: Hỏa: 1,65+ 1,64 = 3,29 đv

Kiêu/Ấn: Thổ: #

N/C: Kim : 3,84 + 2,4 = 6,24 đv

Thực/Thương: Thủy: 7,15 + 8,58 = 15,73 đv

Dạ em đã làm lại phần ví dụ 1. Nhờ thầy xem lại giúp ạ. Em cảm ơn.

Edited by Minh Quân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa thầy VuLong! Thầy cho em hỏi 1 chút về phần thần sát:

-Trong sách cụ Thiệu có nói Đào hoa (hàm trì) gặp không vong là tốt. Vậy cái tốt ở đây theo thầy là như thế nào?

Liệu KV có hóa giải dc yếu tố bất lợi của đào hoa ko ạ?

Bởi vì tứ trụ em có KV cùng đào hoa ở cả trụ tháng và giờ Posted Image Nên em thắc mắc về vấn đề này quá ạ.

-Thứ 2. Em có thấy cụ Thiệu nói: KV có thể hóa giải đc hình-xung-hại-phá.

Tứ trụ của em chi tháng Tý xung chi giờ Ngọ.

Liệu KV ở đây có hóa giải đc ko ạ thưa thầy?

Em xin chân thành cảm ơn thầy nhiều lắm ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thầy ơi cho em hỏi:

1) Giả sử trong tứ trụ có 3 chi : Thìn - Mão - Dần tạm hội thành mộc, mà có Can Ất Mộc. Như vậy thì 3 chi Thìn - Mão - Dần có hóa Mộc thành công khg ạ??

2) Khi 1 can hay chi sinh cho nhau là can hay chi đó được nhận thêm điểm vượng vậy cách tính đó như thế nào ạ??? em ví dụ: Giả sử cùng trụ có Can Bính và Chi Thìn, thì Bính (Hỏa) sinh chi Thìn (Thổ) có điểm vượng là tăng thêm 1/2 đv... Khi tính kết quả là công thêm 1/2 ( tức là 7+3,5) = 10,5 trước khi tính điểm vào vùng trung tâm hả Thầy?

Em kính chào thầy ạ!

Edited by Minh Quân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Posted Image

- Theo thầy vulong là tứ trụ bính tân không hợp hóa thành công

- Tính điểm vượng :

Giáp : được chi tý sinh cho 1/3 điểm vượng = (7+10*1/3)*3/5*9/10=5.58

Tý :10*1/2=5

Bính : tý trụ tháng khắc trực tiếp (Tý trụ năm không tính, do bính tân hợp) : =4.1*1/2=2.05

Tý : 10*3/5=6

Tân : do bính tân hợp không hóa thành công, bính vẫn khắc tân, khắc gần = 6*2/3=4

Tị : bị tý khắc gần và cách 1 ngôi : =3.1*2/3*4/5=1.65

Tân : tân trụ ngày giữ nguyên =6

Mão : bị khắc trực tiếp : =4.8*1/2*3/5 =1.44

Tổng : Mộc(7.02) Hỏa(3.7) Thổ(#) Kim(10) Thủy(11)

Kết luận : Thân nhược

Em tính thử hộ, thầy xem như vậy có đúng kô ahj

Cám ơn thầy.

Edited by anhphongkiem

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay