VULONG

Giải Đáp Các Thắc Mắc Về Nội Dung Khóa Học Tứ Trụ Sơ Cấp Và Trung Cấp

290 bài viết trong chủ đề này

Học hỏi .

Thưa Bác theo bài giảng : vì Tứ trụ có Mùi tàng bản khi Kỉ QUAN , Mùi lại lục hợp với Ngọ ngày , nên còn có thể lấy dụng chính là QUAN ,vì Kỉ vượng ở lệnh tháng lại lâm bệnh địa ở Lưu niên nên không có điểm hạn , do đó tổng điểm hạn sẽ tăng thêm 1 điểm thành 3,48đh . Như thế vẫn quá thấp .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học hỏi .

Chào Bác VŨ LONG .

Vô cùng cảm ơn Bác đã 3 lần giải đáp những thắc mắc cho tôi.Cũng rất mong Bác hiểu cho cái “tâm”của tôi , chỉ muốn “học hỏi” hợp tác đồngthời đóng vai trò người phản biện , chứ không hề có ý định bài xích .

Tôi có 1 người bạn cùng tuổi. sinh ngày 31-7-1930 giờ Hợi. Ngày7-9-2011 bạn tôi bị sốt mấy ngày, ngày 20 hết sốt thì sáng 21 khi ngủ dậy thấybị liệt 1 tay phải , phải đi nằm viện mãi đến giữa tháng 10 mới gần bình phụchoàn toàn. Tôi đã lấy thử “tứ trụ” của bạn tôi xem sao thì thấy :

Trụ năm Trụ tháng Trụ ngày Trụ giờ Đại vận Lưu niên Tiểu vận

Canh 8 Quí 3 Nhâm 4,2 Tân 5,1 Tân 3,1 Tân 3,1 Quí 4,8

Ngọ 5,1 Mùi 8 Ngọ 8 Hợi 3 Mão 9 Mão 9 Dậu 9

Hoa giáp:

Đường Liễu Liễu K/sức Tùng Tùng Kiếm

Đại vận bắt đầu từ tháng 1-1933 . Đại vậnTân Mão từ tháng 1-2003 đến tháng 1-2013 .

Tứ trụ có : Can Quí tháng , can Canh năm vàchi Ngọ ngày đều bị khắc trực tiếp . Hai chi Ngọ năm và Ngọ ngày tranh hợp vớiMùi tháng .

1/Canh năm bị khắc trực tiếp và giàm để vào tâm còn…………………………………2,4đv OK

2/Quí tháng bị khắc trực tiếp còn………………………………………………………….1,5đv OK

3/Nhâm ngày bị khắc cách 1 ngôicòn……………………………………………………3,36đv (Sai vì Mùi đã hợp với 2 Ngọ nên nó chỉ khắc được Quý cùng trụ).

4/Tân giờ bị Ngọ năm khắc cách 3 ngôicòn…………………………………………….4,85đv (Sai vì 2 Ngọ ở trong hợp)

5/Ngọ năm bị Nhâm ngày và Hợi giờ đều khắc cách 2 ngôi và giảm vào tâm còn….2,06đv (Sai vì lý do như trên)

font=Arial] 6/Mùi tháng chỉ giảm để vào tâm còn…………………………………………………….4,8đv[/font] OK

7/Ngọ ngày bị Nhâm khắc trực tiếp , Hợi khắc gần và giảm để vào tâm còn…… 1,7đv (Ngọ trụ ngày chỉ bị Nhâm cùng trụ khắc)

8/Hợi giờ bị khắc cách ngôi và giảm đểvào tâm còn………………………………… 1,44đv (Sai vì lý do như trên)

9/Hợi có Lộc đóng giảm để vào tâmc còn………………………………………………….2,43đv (Sai vì lý do như trên)

(Bác thử tính lại điểm vượng trong vùng tâm xem sao. Bác nhớ khoanh vòng tròn của Mùi với 2 Ngọ và nối chúng lại với nhau bằng 3 đường gấp khúc để biết chúng ở trong tổ hợp thì chúng sẽ không có khả năng khắc các can chi bên ngoài tổ hợp và ngược lại, trừ can chi cùng trụ).

Bác không phải ngại gì cả, vì tôi đã viết là "Lớp học..." nên tôi phải trả lời tất cả các thắc mắc có liên quan đến nội dung mà tôi đã dạy ở đây. Tôi chỉ không trả lời với những ai chỉ đưa ra Tứ Trụ rồi hỏi khơi khơi, chắc họ nhầm vì không biết tôi phải chuyển chủ đề này về mục này chỉ vì nhiều người đã có nick nhưng không viết được bài ở mục "Trao Đổi Học Thuật". Còn về tổng điểm hạn năm Tân Mão (năm tuế vận cùng gặp) là rất thấp. Nếu như tôi không tìm được thêm một giả thiết nào nữa để cho tổng điểm hạn đạt tới 4,5 (phù hợp với mức phải nằm viện) thì tai họa này là do các yếu tố bên ngoài gây ra.

Kính bác.

(Khi đăng bài nếu thấy không vừa ý bác bấm nút sửa bài để trình bầy lại cho đẹp mắt hơn).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học hỏi.

Kính chào Bác Vũ Long .

Vô cùng cảm ơn Bác đã chỉ cho tôi thấy rõcái sai xót của việc tính điểm vượng của Tứ trụ đã hỏi Bác, tôi cũng rất cảm ơnBác đã lấy Tứ trụ đó làm 1 ví dụ của bài giảng, song tôi thấy việc lấy điểm hạncủa tháng 9 để nâng tổng số lên 4,56 đh cho tương ứng với hạn đã sảy ra thìkhông hợp lý. Bởi vì “bậc thang các điểm hạn Bác giảng là để tính cho 1 nămnào đó” bậc thang này chỉ gồm tương tác của 14 can chi của 7 trụ .Thêm thánghạn vào nữa thành tương tác của 16 can chi của 8 trụ, như vậy mỗi bậc thang củacác hạn đều phải nâng lên 1/7 điểm hạn nữa mới hợp lý. Ta chỉ có thể kết luận : hạn xẩy ra do các nguyên nhân ngoài Tứ trụ .

Tôi rất muốn được trao đổi cùng Bác để tìmra một cách số hoá Tứ trụ ít phải đưa ra các quy tắc phụ nhất. Song rất tiếc, từtuần sau tôi phải dồn hết thời gian cho 1 công trình nghiên cứu có tính chấtnghề nghiệp mất vài ba tháng .

Khi tôi xong việc không biết Bác có đồng ýcùng tôi trao đổi không? Nếu có thì chúng ta sẽ trao đổi trên “Diễn đàn lý họcĐông phương” hay cũng ở trang thắc mắc này?

Kính Bác .

Kính Bác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học hỏi.

Kính chào Bác Vũ Long .

Vô cùng cảm ơn Bác đã chỉ cho tôi thấy rõ cái sai xót của việc tính điểm vượng của Tứ trụ đã hỏi Bác, tôi cũng rất cảm ơnBác đã lấy Tứ trụ đó làm 1 ví dụ của bài giảng, song tôi thấy việc lấy điểm hạncủa tháng 9 để nâng tổng số lên 4,56 đh cho tương ứng với hạn đã sảy ra thì không hợp lý. Bởi vì “bậc thang các điểm hạn Bác giảng là để tính cho 1 năm nào đó” bậc thang này chỉ gồm tương tác của 14 can chi của 7 trụ .Thêm tháng hạn vào nữa thành tương tác của 16 can chi của 8 trụ, như vậy mỗi bậc thang củacác hạn đều phải nâng lên 1/7 điểm hạn nữa mới hợp lý. Ta chỉ có thể kết luận : hạn xẩy ra do các nguyên nhân ngoài Tứ trụ .

Tôi rất muốn được trao đổi cùng Bác để tìmra một cách số hoá Tứ trụ ít phải đưa ra các quy tắc phụ nhất. Song rất tiếc, từtuần sau tôi phải dồn hết thời gian cho 1 công trình nghiên cứu có tính chấtnghề nghiệp mất vài ba tháng .

Khi tôi xong việc không biết Bác có đồng ý cùng tôi trao đổi không? Nếu có thì chúng ta sẽ trao đổi trên “Diễn đàn lý học Đông phương” hay cũng ở trang thắc mắc này?

Kính Bác .

Kính Bác.

Chào bác Học Hỏi

Tôi đâu có khẳng định như bác viết: ""bậc thang các điểm hạn Bác giảng là để tính cho 1 năm nào đó" bậc thang này chỉ gồm tương tác của 14 can chi của 7 trụ". Ở phần lý thuyết tôi còn muốn xác định thêm Trụ Phút nhưng chưa có ví dụ để nghiên cứu, và bây giờ tôi còn có ý định đưa thêm trụ Thai nguyên vào để dự đoán bé by còn trong bụng mẹ...

Nói một cách chính xác "Phương Pháp Tính Điểm Hạn" là phải tìm ra tất cả các thông tin trong và ngoài Tứ Trụ đã gây ra tai họa, vì chỉ có như vậy chúng ta mới biết chính xác các thông tin gây ra tai họa thì mới có thể tìm ra cách để ngăn cản nó. "Trong Tứ Trụ" ở đây phải hiểu là Tứ Trụ, tuế vận, tiểu vận và tháng, ngày, giờ của năm gây ra tai họa đó. Trước tôi đã có một vài ví dụ động trạm tới ngày và tháng của lưu niên tác động tới Tứ Trụ để gây ra điểm hạn, nay có thêm 2 ví dụ nữa để nghiên cứu. Bởi vì trong thực tế rất hiếm khi có các ví dụ phải dùng đến các trụ này.

Tôi rất vui mừng được trao đổi với bác và mọi người bất kể lúc nào và thời gian nào về môn Tứ Trụ trong mục Tử Bình trên diễn đàn này.

kính bác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chương 5

7 - Thực thần là cái mà nhật can sinh ra (cùng dấu với Nhật Can). Đại diện cho phúc thọ, người béo, có lộc. Nữ đại diện cho tình cảm với con gái.

Công năng của thực thần làm xì hơi Thân, sinh tài, đối địch với thất sát, làm quan bị tổn thương. Khi gặp sát thì có thể chế phục làm cho Thân được yên ổn không có tai họa, nên nói chung được xem là cát thần.

Tâm tính của thực thần, ôn hòa, rộng rãi với mọi người, hiền lành, thân mật, ra vẻ tốt bề ngoài nhưng trong không thực bụng, thậm chí nhút nhát, giả tạo. Can chi đều có thực thần thì phúc lộc dồi dào, nhưng không thích hợp cho người công chức mà thích hợp với những người làm nghề tự do. Mệnh nữ có thực thần là hay khinh rẻ chồng. Thực và sát cùng một trụ là người có dịp nắm quyền bính nhưng dễ bị vất vả, lao khổ, tai ách và ít con. Can có thực thần, chi có ngang vai là chủ về người có thân thích, bạn hữu hoặc tay chân giúp đỡ. Can là thực thần, chi là kiếp tài là chủ về người phúc đức giầu có, khi gặp điều xấu vẫn có lợi. Thực thần có cả kiếp tài, thiên ấn đi kèm là người dễ đoản thọ (?). Người tài nhiều thì diễm phúc ít. Thực thần lâm trường sinh vượng địa hoặc cát thần thì phúc lộc nhiều, phần nhiều là người phúc lộc thọ toàn diện. Thực thần lâm tử, tuyệt, suy thì phúc ít, bạc mệnh. Thực thần lâm mộ địa là người dễ chết yểu (?).

Bác VULONG cho phép ntpt hỏi: Phần trên bác có ghi "Thực và Sát cùng một trụ", nghĩa là như thế nào ạ? Vì 1 trụ theo ntpt biết là bao gồm Can + Chi, như vậy có phải Thực hay Sát sẽ là phần Can của Trụ, còn thần còn lại sẽ ứng với phần Chi? Nhưng những chương trước đó bác viết, cách lấy 10 thần dựa vào Nhật can, như vậy 10 thần có được an cho Chi? Như vậy an tương tự như Can và dựa vào Nhật chi hay sao ạ?

ntpt không biết gì về Tử Bình cả, đọc bài của bác viết có chút thắc mắc nên có câu hỏi hơi ngớ ngẩn, mong bác đừng trách.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác VULONG cho phép ntpt hỏi: Phần trên bác có ghi "Thực và Sát cùng một trụ", nghĩa là như thế nào ạ? Vì 1 trụ theo ntpt biết là bao gồm Can + Chi, như vậy có phải Thực hay Sát sẽ là phần Can của Trụ, còn thần còn lại sẽ ứng với phần Chi? Nhưng những chương trước đó bác viết, cách lấy 10 thần dựa vào Nhật can, như vậy 10 thần có được an cho Chi? Như vậy an tương tự như Can và dựa vào Nhật chi hay sao ạ?

ntpt không biết gì về Tử Bình cả, đọc bài của bác viết có chút thắc mắc nên có câu hỏi hơi ngớ ngẩn, mong bác đừng trách.

Cái đoạn này tôi bê của Trần Viên (trang 100 trong cuốn "Dự Đoán Theo Tứ Trụ" in năm 2002 của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa) vào đấy mà.

"Thực và Sát cùng trụ" có nghĩa nếu can lộ là Thực thì can tàng bản khí của chi cùng trụ với nó phải là Sát (can tàng phụ là Sát thì cũng được nhưng rất yếu (?)) hoặc nếu can lộ là Sát thì can tàng bản khí của chi cùng trụ với nó phải là Thực. Tóm lại là các can tàng trong chi chính là các thần có trong chi đó, trong đó can tàng mang hành của chi đó được gọi là can tàng bản khí hay chính khí là mạnh nhất, sau mới đến các can tàng phụ.

Ở đây không hiểu thì hỏi, chả có gì là ngớ ngẩn cả, chỉ sợ là khi phản biện một bài viết nào đó mà các từ này không hiêu hoặc hiểu sai vẫn gân cổ lên mà cãi thì mới đáng ngại thôi.

Thân chào.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái đoạn này tôi bê của Trần Viên (trang 100 trong cuốn "Dự Đoán Theo Tứ Trụ" in năm 2002 của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa) vào đấy mà.

"Thực và Sát cùng trụ" có nghĩa nếu can lộ là Thực thì can tàng bản khí của chi cùng trụ với nó phải là Sát (can tàng phụ là Sát thì cũng được nhưng rất yếu (?)) hoặc nếu can lộ là Sát thì can tàng bản khí của chi cùng trụ với nó phải là Thực. Tóm lại là các can tàng trong chi chính là các thần có trong chi đó, trong đó can tàng mang hành của chi đó được gọi là can tàng bản khí hay chính khí là mạnh nhất, sau mới đến các can tàng phụ.

Ở đây không hiểu thì hỏi, chả có gì là ngớ ngẩn cả, chỉ sợ là khi phản biện một bài viết nào đó mà các từ này không hiêu hoặc hiểu sai vẫn gân cổ lên mà cãi thì mới đáng ngại thôi.

Thân chào.

À thì ra là tác giả xét đến Can tàng ẩn chi.

ntpt cảm ơn bác VULONG.

Share this post


Link to post
Share on other sites

bac vulong cho chu hoi neu nguoi sinh cung ngay ,thang nam ,gio sinh thi có ls tứ tru giông nhau ,vay lam sao đẻ biêt chinh xac ls đo cua ai ah hay có cach xd nao không ah

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bên phần học sơ cấp - thưa thầy Vu Long em đã nắm chắc lý thuyết cách lập tứ trụ. Ở phần sau đó thầy có đưa về cách tính điểm và cách lập bảng. Phần này em đọc mà chưa hiểu rõ lắm. Kính mong thầy chỉ rõ hơn lý thuyết ở phần này. Em cám ơn Thầy nhiều. Chúc thầy sức khỏe và an lành!

Share this post


Link to post
Share on other sites

bac vulong cho chu hoi neu nguoi sinh cung ngay ,thang nam ,gio sinh thi có ls tứ tru giông nhau ,vay lam sao đẻ biêt chinh xac ls đo cua ai ah hay có cach xd nao không ah

Chào bác Sam99!

Với Tử Bình thì tất cả những ai sinh cùng năm, tháng, ngày và giờ đều có cùng 1 Tứ Trụ nhưng số mệnh của mỗi người mỗi khác (vì điều kiện, môi truờng sống... của mỗi người mỗi khác, tức ngũ hành âm dương bên ngoài tác động vào ngũ hành âm dương trong mệnh của những người đó là khác nhau), chính vì vậy mà người ta mới nghiên cứu để tìm ra cách giải cứu nhằm thay đổi phần nào số mệnh của con người theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

Thân chào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bên phần học sơ cấp - thưa thầy Vu Long em đã nắm chắc lý thuyết cách lập tứ trụ. Ở phần sau đó thầy có đưa về cách tính điểm và cách lập bảng. Phần này em đọc mà chưa hiểu rõ lắm. Kính mong thầy chỉ rõ hơn lý thuyết ở phần này. Em cám ơn Thầy nhiều. Chúc thầy sức khỏe và an lành!

Chào Quang.Nguyen!

Tôi đã cố gắng trình bầy nội dung một cách ngắn gọn và đơn giản nhất rồi không thể rút gọn hay đơn giản hơn được nữa nên bạn không hiểu điều gì, chỗ nào thì cứ hỏi cụ thể tôi sẽ giải thích.

Thân chào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ đề này được lập ra để mọi người đưa ra các thắc mắc cũng như trao đổi với nhau về nội dung các bài giảng của khóa học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp.

Tôi sẽ cố gắng giải đáp mọi thắc mắc.

Thân chào.

Chào thầy VULONG,

e xem được phương pháp của thầy về tứ trụ rất cụ thể khoa học tính toán như rất toán học, e thấy rất tâm đắc. Nhưng cho e hỏi vài điều ở đây nhưng tính toán ra con số cụ thể như thế chỉ là xem được về mặt vận hạn còn những dự đoán về mặt khác của cuộc đời như nghề nghiệp, tiền tài, thọ yểu, con cái, vợ , cha mẹ, v.v... thì theo phương pháp tính toán của thầy thì không thấy nói đến. Vậy xin hỏi có luận đc hay không hay chỉ tính toán được vận hạn bằng phương pháp này. Xin thầy giải đáp thắc mắc cho e , Cám ơn thầy

Share this post


Link to post
Share on other sites

sao không thấy bác VULONG lên diễn đàn thế, chán quá

Share this post


Link to post
Share on other sites

sao không thấy bác VULONG lên diễn đàn thế, chán quá

Tôi đang rất bận để giải quyết một vấn đề quan trọng cho bản thân nên có lẽ sau một vài năm nữa mới có thể trở lại nghiên cứu tiếp Tử Bình được.

Trong lời nói đầu của cuốn sách "Giải Mã Tứ Trụ" tôi đã nói rõ rồi, cuốn sách này chỉ có mục đích dự đoán các tai họa và tìm cách giải cứu chúng còn các vấn đề khác chỉ nói sơ qua (mà thực chất là tôi chưa có thời gian nghiên cứu chúng).

Vừa rồi tôi có ý định nghiên cứu tiếp để viết lại phần Ngoại Cách sau đó nghiên cứu về Tài Quan Ấn mà bạn hỏi nhưng nay tất cả ý định này phải dừng lại.

Thân chào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đang rất bận để giải quyết một vấn đề quan trọng cho bản thân nên có lẽ sau một vài năm nữa mới có thể trở lại nghiên cứu tiếp Tử Bình được.

Trong lời nói đầu của cuốn sách "Giải Mã Tứ Trụ" tôi đã nói rõ rồi, cuốn sách này chỉ có mục đích dự đoán các tai họa và tìm cách giải cứu chúng còn các vấn đề khác chỉ nói sơ qua (mà thực chất là tôi chưa có thời gian nghiên cứu chúng).

Vừa rồi tôi có ý định nghiên cứu tiếp để viết lại phần Ngoại Cách sau đó nghiên cứu về Tài Quan Ấn mà bạn hỏi nhưng nay tất cả ý định này phải dừng lại.

Thân chào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào thầy VULONG,

Thật tiếc thầy lại bận mấy năm nữa mới lại nghiên cứu được tiếp, nếu mà xem được các mặt của mệnh lý theo phương pháp của thầy là hay nhất vì nó rất cụ thể chỉ ra được bằng con số. Mong thầy cố gắng tiếp tục nghiên cứu sớm nhé. Cám ơn thầy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào thầy VULONG,

- Em có chút thắc mắc tổ hợp của KIM THẦN LÀ QUÝ DẬU, ẤT SỬU, KỶ TỴ , thì KỶ TỴ nạp âm là mộc liệu thầy có đánh nhầm không ạ?, e nghĩ là Tân Tỵ

- Nếu những tổ hợp này xuất hiện ở trụ năm và trụ tháng thì có được coi là có KIM THẦN không ạ hay chỉ ở trụ ngày và trụ giờ thôi ạ ?

- Đến vận Hỏa thì KIM THẦN mới phát mạnh thì xin hỏi là vận Hỏa ở đây là nạp âm thuộc Hỏa hay là can, chi thuộc Hỏa? Xin thầy ví dụ cụ thể e hiểu dễ hơn được không ạ?

Xin cám ơn thầy nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào thầy VULONG,

- Em muốn hỏi thầy về TAM KỲ QUÝ NHÂN: 3 can GIÁP, MẬU, CANH có cần phải xuất hiện liên tiếp nhau và không được đảo lộn vị trí cho nhau trong Tứ trụ không ạ?

Xin cám ơn thầy ạ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào thầy VULONG,

- Em có chút thắc mắc tổ hợp của KIM THẦN LÀ QUÝ DẬU, ẤT SỬU, KỶ TỴ , thì KỶ TỴ nạp âm là mộc liệu thầy có đánh nhầm không ạ?, e nghĩ là Tân Tỵ.

Không nhầm đâu, muốn kiểm tra hãy xem cuốn "Dự Đoán Theo Tứ Trụ" của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa.

- Nếu những tổ hợp này xuất hiện ở trụ năm và trụ tháng thì có được coi là có KIM THẦN không ạ hay chỉ ở trụ ngày và trụ giờ thôi ạ ?

Theo các sách mà tôi tham khảo thì Kim Thần chỉ có ở trụ ngày và giờ, nhưng không mấy ai có Kim Thần mà được "Phú Quý vang xa" cả (vì đây chỉ mới chỉ là điều kiện Cần còn điều kiện Đủ nữa).

- Đến vận Hỏa thì KIM THẦN mới phát mạnh thì xin hỏi là vận Hỏa ở đây là nạp âm thuộc Hỏa hay là can, chi thuộc Hỏa? Xin thầy ví dụ cụ thể e hiểu dễ hơn được không ạ?

Theo tôi thì can hoặc chi mang hành Hỏa (nhất là can) hoặc nó hợp hóa Hỏa (kể kả can hay chi) chứ không phải là nạp âm.

Xin cám ơn thầy nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào thầy VULONG,

- Em muốn hỏi thầy về TAM KỲ QUÝ NHÂN: 3 can GIÁP, MẬU, CANH có cần phải xuất hiện liên tiếp nhau và không được đảo lộn vị trí cho nhau trong Tứ trụ không ạ?

Không cần phải liên tiếp như vậy xong liên tiếp thì có thể vẫn đẹp hơn.

Trong thực tế người có Tam Kỳ thì nhiều nhưng không mấy ai vang danh cả bởi vì nó đòi hỏi quá nhiều điều kiện khác.

Xin cám ơn thầy ạ

Share this post


Link to post
Share on other sites

em chào thầy VULONG,

Rất cám ơn thầy đã giải đáp hộ e một vài thắc mắc ở trên

Thầy cho e hỏi thêm về chi Ngọ thì can tàng trong chi là Đinh và Kỷ hay là Bính và Kỷ ạ? Phiền thầy cho e lại chính xác các can tàng trong 12 Chi để e vận dụng theo cho nhất quán được không ạ, Cám ơn thầy rất nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

E chào thầy VULONG,

Em đang nghiên cứu đến phần "Các can hay chi ở trong hay ngoài hợp của tứ trụ sinh hay khắc với nhau " nhưng e đọc thì nó hơi phức tạp và sợ hiểu lầm ý của thầy và sau này dẫn đến thực hành sai. Xin thầy mỗi câu a, b,c,d,e,f thầy cho 1 ví dụ cụ thể đơn giản của vài trụ, vài tổ hợp để mịnh họa rõ hơn điều thầy nói được không ạ. Thầy bớt chút thời gian giúp em một chút nhé. Cám ơn thầy nhiều.

5 – Các can hay chi ở trong hay ngoài hợp của tứ trụ sinh hay khắc với nhau a – Nếu các can hay chi trong cùng tổ hợp hóa cục hay không hóa cục thì chúng có thể sinh hay khắc được với các can hay chi cùng trụ với chúng nếu các can hay các chi này không bị hợp (tức là nếu can và chi cùng trụ cùng bị hợp thì chúng không có khả năng sinh hay khắc với nhau).

b - Nếu một tổ hợp không hóa cục thì các can hay chi trong cùng tổ hợp vẫn có khả năng khắc với nhau như bình thường.

c – Các can hay chi không bị hợp có thể sinh hay khắc được với các can hay các chi cùng trụ với chúng trong tổ hợp.

d - Nếu can hay chi trong tổ hợp hóa cục hay không hóa cục bị can hay chi cùng trụ không bị hợp khắc thì nó cũng được xem là bị khắc trực tiếp, nhưng nó vẫn khắc được các can hay chi trong cùng tổ hợp (nếu tổ hợp này không hóa cục).

e - Nếu can hay chi ở ngoài tổ hợp bị can hay chi cùng trụ trong tổ hợp hóa cục hay không hóa cục khắc thì nó cũng được xem là bị khắc trực tiếp, nhưng nó vẫn khắc được các can hay các chi khác ngoài tổ hợp như bình thường.

f – Nếu can hay chi trong cùng tổ hợp không hóa mà bị can hay chi trong cùng tổ hợp khắc gần thì nó không có khả năng nhận được sự sinh và không sinh hay khắc được với các can hay chi khác trong cùng tổ hợp hay cùng trụ.

Edited by vueglo

Share this post


Link to post
Share on other sites

em chào thầy VULONG,

Rất cám ơn thầy đã giải đáp hộ e một vài thắc mắc ở trên

Thầy cho e hỏi thêm về chi Ngọ thì can tàng trong chi là Đinh và Kỷ hay là Bính và Kỷ ạ? Phiền thầy cho e lại chính xác các can tàng trong 12 Chi để e vận dụng theo cho nhất quán được không ạ, Cám ơn thầy rất nhiều.

Tất cả các sách đều giống nhau, chả nhẽ sách của tôi lại viết nhầm từ Đinh thành Bính sao?

Share this post


Link to post
Share on other sites

E chào thầy VULONG,

Em đang nghiên cứu đến phần "Các can hay chi ở trong hay ngoài hợp của tứ trụ sinh hay khắc với nhau " nhưng e đọc thì nó hơi phức tạp và sợ hiểu lầm ý của thầy và sau này dẫn đến thực hành sai. Xin thầy mỗi câu a, b,c,d,e,f thầy cho 1 ví dụ cụ thể đơn giản của vài trụ, vài tổ hợp để mịnh họa rõ hơn điều thầy nói được không ạ. Thầy bớt chút thời gian giúp em một chút nhé. Cám ơn thầy nhiều.

5 – Các can hay chi ở trong hay ngoài hợp của tứ trụ sinh hay khắc với nhau a – Nếu các can hay chi trong cùng tổ hợp hóa cục hay không hóa cục thì chúng có thể sinh hay khắc được với các can hay chi cùng trụ với chúng nếu các can hay các chi này không bị hợp (tức là nếu can và chi cùng trụ cùng bị hợp thì chúng không có khả năng sinh hay khắc với nhau).

b - Nếu một tổ hợp không hóa cục thì các can hay chi trong cùng tổ hợp vẫn có khả năng khắc với nhau như bình thường.

c – Các can hay chi không bị hợp có thể sinh hay khắc được với các can hay các chi cùng trụ với chúng trong tổ hợp.

d - Nếu can hay chi trong tổ hợp hóa cục hay không hóa cục bị can hay chi cùng trụ không bị hợp khắc thì nó cũng được xem là bị khắc trực tiếp, nhưng nó vẫn khắc được các can hay chi trong cùng tổ hợp (nếu tổ hợp này không hóa cục).

e - Nếu can hay chi ở ngoài tổ hợp bị can hay chi cùng trụ trong tổ hợp hóa cục hay không hóa cục khắc thì nó cũng được xem là bị khắc trực tiếp, nhưng nó vẫn khắc được các can hay các chi khác ngoài tổ hợp như bình thường.

f – Nếu can hay chi trong cùng tổ hợp không hóa mà bị can hay chi trong cùng tổ hợp khắc gần thì nó không có khả năng nhận được sự sinh và không sinh hay khắc được với các can hay chi khác trong cùng tổ hợp hay cùng trụ.

Muốn hiểu phần này thì trước hết phải hiểu:

1 - Can Chi cùng trụ là thế nào?

2 - Can không ở trong tổ hợp và Can ở trong tổ hợp hóa cục hay không hóa cục có khác gì nhau?

3 - Tương tự Chi không ở trong tổ hợp và Chi ở trong tổ hợp hóa cục hay không hóa cục có khác gì nhau?

4 - Sinh và khắc ở phần này chỉ xét về sinh khắc của Ngũ Hành, vậy thì sinh khắc của Ngũ Hành là thế nào?

5 - Can Chi ở đây khắc trực tiếp hay khắc gần có gì khác nhau?

Bạn không nên đọc sách quá nhanh, khi đọc cần phải đọc từ từ và suy nghĩ kỹ, hiểu rõ rồi mới nên đọc tiếp.

Thân chào.

(Tôi không có nhiều thời gian, vì vậy mong có bạn nào hiểu vui lòng giải thích giúp tôi. Xin cám ơn trước).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em chào thầy VULONG,

cho e hỏi thầy về thắc mắc này của em. Ví dụ e có 1 tứ trụ như sau:

KỶ MÙI, QÚY DẬU, GIÁP NGỌ, BÍNH DẦN

ngoài việc xét can, chi của tứ trụ với chi của tháng sinh ra thì họ còn xét Can với Chi cùng trụ theo vòng trường sinh như KỶ MÙI là QUAN ĐỚI, QUÝ DẬU LÀ BỆNH, GIÁP NGỌ LÀ TỬ, BÍNH DẦN LÀ TRƯỜNG SINH thì điều này thầy có xét đến không ạ? nếu có xét đến là để nói lên điều gì và áp dụng vào việc gì trong đoán mệnh ạ? Xin thầy giải đáp cho e hiểu thêm được không ạ,? Cám ơn thầy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay