Thiên Sứ

2011 - Qua Những Lời Tiên Tri

1.274 bài viết trong chủ đề này

Thiên tai tăng nặng............

======================

Động đất mạnh ở Đài Loan và Indonesia

Thứ Ba, 14/07/2009 - 06:59

(Dân trí) - Sáng nay, một trận động đất mạnh 6,7 độ richter đã làm rung chuyển thành phố Hualien của Đài Loan. Vài giờ trước đó, trận động đất mạnh 6,4 độ richter đã xảy ra ở tỉnh Đông Nusa Tenggara thuộc đông Indonesia.

Posted Image

Hậu quả khủng khiếp của trận động đất mạnh 8,0 độ richter năm ngoái ở Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Theo Cơ quan Địa chấn Quốc gia Trung Quốc, trận động đất xảy ra ở khu vực ngoài khơi bờ biển Đài Loan lúc 2 giờ 5 phút sáng nay (giờ địa phương) với tâm chấn chỉ sâu 6 km, cách Hualien 60 km và thủ phủ Đài Bắc 120 km.

Nhà cửa bị rung lắc mạnh trong hầu hết các nơi trên hòn đảo này và nhiều người đã sợ hãi chạy ra khỏi nhà. Cơ quan Dự báo Thời tiết Đài Loan cảnh báo mực nước ở khu vực ven biển có thể thay đổi bất ngờ sau trận động đất này.

Vẫn theo Cơ quan Địa chấn Trung Quốc, dư chấn thứ hai mạnh 5,0 độ richter xuất hiện lúc 4 giờ 28 phút sáng ở cùng khu vực.

Hiện vẫn chưa có con số thương vong và thiệt hại về vật chất hay báo động về khả năng xảy ra sóng thần. Nhưng năm 1999, một trận động đất mạnh 7,6 độ richter ở miền trung Đài Loan đã cướp đi sinh mạng của hơn 2.300 người. Trong năm 2006, trận động đất 6,7 độ richter ở phía Nam khu vực Kaohsiung đã gây hư hại nghiêm trọng các đường dây cáp dưới biển và làm gián đoạn dịch vụ điện thoại cũng như Internet của hàng triệu người khắp châu Á.

Trước đó, Cơ quan Địa chấn và Khí tượng Indonesia cho biết trận động đất mạnh 6,4 độ richter ở tỉnh Đông Nusa Tenggara xảy ra lúc 17 giờ 52 phút hôm qua (giờ địa phương).

Tâm chấn động đất ở độ sâu 86km và cách khu vực Waingapu của tỉnh này 107 km về phía tây nam.

Cũng chưa có thông báo chính thức về thiệt hại về người và vật chất. Tuy nhiên, người phát ngôn của Cơ quan Giám sát Thiên tai Indonesia xác nhận không có ngôi nhà nào bị phá huỷ và không có người thiệt mạng ở những khu vực gần tâm chấn.

Nhật Mai

Theo Xinhua

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại ý: Khủng bổ sẽ táo bạo hơn, Nhưng cường độ giảm dần về cuối năm....

=======================================

Khủng bố rung chuyển trung tâm tài chính Ấn Độ

NNVN(14/07/2011 09:19)

3 vụ đánh bom khủng bố đã làm rung chuyển thành phố Mumbai, trung tâm tài chính của Ấn Độ, vào lúc khoảng 7h tối qua (13/7). Vụ việc này khiến người ta nhớ lại một vụ tấn công khủng bố kinh hoàng năm 2008 khiến 166 người thiệt mạng.

Posted Image

Ông Arup Patnaik, một quan chức cảnh sát địa phương, cho biết, 3 vụ nổ lớn đã xảy ra liên tiếp cách nhau chỉ vài phút trong khoảng thời gian từ 6h54 đến 7h05 tối qua.

Các vụ đánh bom đều nhằm vào những khu vực đông người và vào đúng giờ cao điểm. Vụ đầu tiên xảy ra ở Zaveri Bazaar thuộc Nam Mumbai, vụ thứ hai diễn ra chỉ một phút sau đó gần Nhà hát Opera cũng ở Nam Mumbai và vụ thứ ba là ở một trạm xe buýt thuộc Dadar West, trung tâm Mumbai và gần với đường sắt.

3 vụ tấn công liên tiếp đã làm rung chuyển thành phố Mumbai, cướp đi sinh mạng của ít nhất 21 người và làm bị thương 113 người. Con số người chết có thể sẽ tăng cao hơn nữa.

Một nhân chứng có tên là Jaylesh Labdhi kể lại, anh đang làm việc tại một cửa hàng bán kim cương gần Nhà hát Opera thì nghe thấy một tiếng nổ lớn và thấy khói bốc cao lên ngùn ngụt. Ban đầu, Labdhi nghĩ rằng đó là một vụ hỏa hoạn nhưng sau đó, anh nhìn thấy thi thể người nằm rải rác khắp nơi và anh mới nhận ra rằng đó là một vụ đánh bom.

Sau loạt vụ tấn công trên, khu vực bờ biển gần Nhà hát Opera – nơi có nhiều du khách thường xuyên tụ tập, đã trở nên vắng tanh không một bóng người. Cảnh sát đang tăng cường kiểm tra tại những con đường chính ở Mumbai.

Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ - ông P. Chidambaram đang trên đường đến Mumbai. Ông này cho biết, các thiết bị nổ tự chế đã được sử dụng trong 3 vụ đánh bom mới nhất. Điều đó chứng tỏ, đây là một vụ tấn công đồng loạt của những kẻ khủng bố.

Thủ tướng Ấn Độ đã lên tiếng chỉ trích kịch liệt những vụ đánh bom và kêu gọi người dân trong thành phố bình tĩnh, đoàn kết với nhau.

Thủ đô New Delhi và các thành phố lớn của Ấn Độ cũng đã được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ. Lực lượng cảnh sát được huy động để tăng cường các cuộc kiểm tra ở những cửa hàng, ga tàu và những nơi công cộng khác.

Hiện chưa có nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm về loạt vụ tấn công khủng bố kinh hoàng trên nhưng cảnh sát Ấn Độ đang hướng sự nghi ngờ chính vào nhóm Indian Mujahedeen.

Người dân Mumbai đã lên kênh tin tức địa phương bày tỏ sự tức giận đối với những vụ đánh bom nhằm vào thành phố của họ.

Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng “lên án mạnh mẽ vụ tấn công tàn bạo vào Mumbai” và đề nghị giúp Ấn Độ điều tra vụ việc. Tổng thống và Thủ tướng của nước láng giềng Pakistan cũng lên tiếng chỉ trích các vụ đánh bom.

(Theo VnMedia)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

==========================

Kinh tế Mỹ đang lặp lại kịch bản 1937?

Thứ năm, 14/07/2011, 15:52(GMT+7)

VIT - Báo cáo mới đây cho thấy, rõ ràng nền kinh tế Mỹ vẫn còn yếu, trong khi áp lực ngừng các chính sách kích thích kinh tế và thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ đang giảm bớt.

Posted Image

Ảnh minh họa

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã kết thúc chính sách nới lỏng định lượng (QE), đồng thời, rất nhiều chủ tịch ngân hàng khu vực của FED đang yêu cầu nâng lãi suất lên cao hơn nhằm ngăn chặn lạm phát. Đảng Cộng hòa và Dân chủ dường như thống nhất rằng, mục tiêu cắt giảm chi tiêu lớn cần đi kèm nâng giới hạn nợ vào ngày 2/8 tới.

Một số nhà kinh tế đang dần trở nên hết sức lo lắng. Với nền kinh tế đang ở tình trạng mong manh, sẽ không khó để Mỹ lại rơi vào suy thoái. Ngay cả khi thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ hoặc tài khóa một phần cũng đủ để viễn cảnh trên xảy ra.

Dường như kịch bản năm 1937 đang trở lại với nền kinh tế Mỹ. Bảng dữ liệu dưới đây cho thấy, nền kinh tế Mỹ đã phục hồi đáng kể sau khi rơi xuống đáy vào năm 1932 (khi đó GDP sụt giảm 13%). Nền kinh tế nước này đã sụt giảm một cách rõ nét vào năm 1933 và đến năm 1934, GDP tăng trưởng ấn tượng 11%. Mức tăng trưởng này cũng mạnh mẽ trong 2 năm 1935, 1936, đưa tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ giảm một nửa so với mức kỷ lục, đồng thời, giảm phát, vấn đề tâm điểm của nền kinh tế Mỹ, cũng đã dịu bớt.

Posted Image

Đến năm 1937, chính quyền cựu Tổng thống Roosevelt và FED cho rằng, kinh tế đã hồi phục cũng như duy trì được tăng trưởng tốt và bắt đầu lo lắng về việc giảm bớt kích thích tài khóa, tiền tệ, điều mà họ cho là sẽ gây áp lực lên tăng trưởng và khiến lạm phát tăng cao. Do vậy, họ thực sự muốn đưa chính sách kinh tế trở lại bình thường, kể cả chính sách tiền tệ và tài khóa.

Về mặt tài chính, cựu Tổng thống Roosevelt đã phải chịu sức ép từ phía Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Morgenthau lúc bấy giờ. Ông Morgenthau lo lắng về vấn đề niềm tin kinh doanh và cho rằng cần phải mở rộng cân bằng ngân sách.

Ông tin rằng, sự phục hồi của nền kinh tế phụ thuộc vào niềm tin của các doanh nghiệp, từ đó đầu tư sẽ được tăng cường. Theo ông, chỉ có cân bằng ngân sách mới có thể duy trì được niềm tin đó.

Cựu Tổng thống Roosevelt đã yêu cầu cắt giảm mạnh chi tiêu liên bang vào đầu năm 1937. Theo đó, chi tiêu liên bang đã giảm xuống còn 7,6 tỷ USD vào năm 1937 và 6,8 tỷ USD vào năm 1938 từ mức 8,2 tỷ USD vào năm 1936. Như vậy, chi tiêu liên bang đã giảm tới 17% chỉ trong 2 năm.

Cùng thời điểm đó, thuế cũng tăng mạnh. Doanh thu của Liên bang đã tăng đến 5,4 tỷ USD vào năm 1937 và 6,7 tỷ USD vào năm 1938 từ 3,9 tỷ USD vào năm 1936, tương đương 72%. Kết quả là, thâm hụt ngân sách liên bang đã giảm từ 5,5% GDP vào năm 1936 xuống còn 0,5% vào năm 1938. Năm 1938, thâm hụt ngân sách của Mỹ chỉ ở mức 89 triệu USD.

Bên cạnh đó, FED đã được báo động bởi tỷ lệ lạm phát cao kỷ lục trong lịch sử, cũng như số lượng dự trữ lớn trong hệ thống ngân hàng có khả năng thổi bùng lạm phát. Từ tháng 8/1936 đến tháng 5/1937, Fed đã tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với các ngân hàng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao hơn, lượng tiền mà các ngân hàng có thể cho vay giảm đi, tín dụng bị thắt chặt.

Sự kết hợp giữa chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ đã khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào cuộc suy thoái sâu bắt đầu từ tháng 5/1937 và kết thúc vào tháng 6/1938. GDP thực tế của nước này đã giảm 3,4% vào năm 1938, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 12,5% từ mức 9,2% vào năm 1937.

Các nhà kinh tế hiện vẫn đang tranh cãi về nguyên nhân thực sự của cuộc suy thoái 1937-1938 này. Trong khi hầu hết các nhà kinh tế đổ lỗi chủ yếu cho chính sách thắt chặt tài khóa thì một số người lại không đồng tình. Có lẽ tình hình đã trở nên tích cực hơn nếu chính phủ Mỹ chỉ thắt chặt chi tiêu mà không tăng thuế quá mạnh. Và có lẽ tình hình tài chính của nước Mỹ đã tốt đẹp nếu FED không thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ cùng lúc.

Xét đến chính sách cắt giảm ngân sách của Tổng thống Obama hiện tại, câu hỏi duy nhất đó là, chính sách tài khóa sẽ bị thắt chặt đến đâu và tốc độ như thế nào? Nếu giảm đầu tư và chi tiêu công quá mức, ảnh hưởng có thể sẽ rất nghiêm trọng.

Dù chưa chắc sẽ lặp lại sai lầm của những năm 1936-1937 là nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc lãi suất liên bang, song FED đã bắt đầu thắt chặt chính sách bằng cách hướng chính sách kích thích tiền tệ theo hướng trung lập hơn. Hơn nữa, với lãi suất trái phiếu kho bạc gần bằng 0%, sẽ khó có thể kích thích tăng trưởng kinh tế về mặt tiền tệ.

Nguy cơ kinh tế Mỹ tiếp tục rơi vào suy thoái còn thấp, song đang ngày một tăng lên. Với nền kinh tế yếu kém, các nhà hoạch định chính sách Mỹ cần phải rất cẩn trọng. Bài học kinh nghiệm năm 1937-1937 chưa bao giờ cũ.

Tác giả bài viết này là ông Bruce Bartlett, người từng nắm vị trí chủ chốt trong chính quyền cựu Tổng thống Reagan và Tổng thống Bush.

Theo Nytimes

Tin dịch

==========================

Trong cuộc đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu lần này - và năm nay sẽ ảnh hưởng đến hạ tầng xã hội, sẽ chẳng có kịch bản nào giống các cuộc đại khủng hoảng của các năm trước - Thí dụ như những năm 36/ 37. Mặc dù có thể hơi giống về hình thức.

Còn hai tháng nữa đến tháng 8 Việt lịch thì cuộc khủng hoảng này sẽ bùng nổ. Trong đó bao gồm cả nguyên nhân thủ pháp kinh tế. Đến lúc đó, nếu chẳng may lời tiên tri này tiếp tục chính xác thì tôi sẽ phân tích tại sao có những lời tiên tri về khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008. Nó không đơn thuần chỉ là một quẻ bói huyền bí khó hiểu. Mà là một phương pháp tiên tri có thể lý giải qua hệ thống phương pháp luận của một lý thuyết là tiền đề của nó có thể liên hệ với tri thức khoa học hiện đại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tai nạn tăng nặng so với 2010.........

================================

Hai vụ sập cầu liên tiếp tại Trung Quốc, 24 người thương vong

Thứ Sáu, 15/07/2011 - 10:02

(Dân trí) - Hai vụ sập cầu nghiêm trọng liên tiếp đã xảy ra tại tỉnh Chiết Giang và Phúc Kiến của Trung Quốc vào hôm qua và sáng nay, làm 1 người thiệt mạng và 23 người bị thương.

Posted Image

Một phần của cây cầu bắc qua sông Qiangtang ở Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc đã bị sập vào khoảng 2 giờ sáng ngày 15/7 giờ địa phương.

Posted Image

Vụ sập tạo thành một hố dài 20m, rộng 1m, ở làn đường bên phải của cây cầu.

Posted Image

Một xe tải đang chạy ngang qua đã bị rơi khỏi cầu nhưng tài xế kịp thời nhảy ra ngoài trước khi xe lao xuống phía dưới. Tài xế đã bị thương và được chuyển tới bệnh viện. Cảnh sát cho hay tài xế này không bị thương nặng.

Posted Image

Giới chức cho biết xe tải đã chở quá nặng với hơn 100 tấn thép.

Posted Image

Một người dân sống gần cây cầu cho hay ông nghe thấy những âm thanh rất lớn và cảm thấy nhà ông như bị rung lên. "Tôi có cảm giác như đó là một trận động đất", ông này nói.

Posted Image

Cây cầu khánh thành năm 1997 và nối trung tâm thành phố Hàng Châu với sân bay quốc tế Xiaoshan.

Posted Image

Một vụ sập cầu nghiêm trọng khác cũng đã xảy ra tại tỉnh Phúc Kiến, phía đông nam Trung Quốc hôm qua.

Posted Image

Một đoạn trên cây cây cầu Wuyishan Gongguan đã bị sập tại thành phố Vũ Di Sơn, tỉnh Phúc Kiến.

Posted Image

Vụ tai nạn xảy ra lúc khoảng 8h50 sáng ngày 14/7.

Posted Image

Đoạn cầu bị sập.

Posted Image

Một chiếc xe buýt chở 23 người đã bị rơi khỏi cây cầu khi vụ tai nạn xảy ra, làm 1 người thiệt mạng và 22 người còn lại bị thương.

Posted Image

Những người bị thương đang được sơ cứu tại hiện trường và được chuyển tới bệnh viện.

Posted Image

Posted Image

Ninh Nhi

Theo Xinhua

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2011

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2011 sẽ bùng nổ vào tháng 8 Việt lịch

và ảnh hưởng tới đời sống hạ tầng xã hội......

==============================================

Nước Mỹ bấn loạn trước bài toán nợ

VnExpress

Thứ sáu, 15/7/2011, 10:46 GMT+7

Tổng thống Obama yêu cầu 2 Đảng Dân chủ và Cộng hòa sớm đạt được thỏa thuận về việc nâng trần vay nợ cho Chính phủ trong vòng 24-36 giờ tới, nếu không muốn đưa nước Mỹ tới cận kề nguy cơ vỡ nợ.

> Mỹ chạm ngưỡng nợ sớm hơn dự kiến

Vòng đàm phán về trần nợ quốc gia giữa Đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Nhà trắng vừa kết thúc ngày làm việc thứ 5 liên tiếp mà không mang lại kết quả. Sự căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi thủ lĩnh phe Dân chủ, Thượng nghị sĩ Harry Reid lớn tiếng gọi người đồng nhiệm bên phía Đảng Cộng hòa Eric Cantor là “đồ trẻ con”. Tất cả chỉ vì 2 bên không tìm được tiếng nói chung để giải quyết khoản nợ lên tới hơn 14.460 tỷ USD của nước Mỹ.

Posted Image

Vòng đàm phán giữa 2 đảng đã kéo dài 5 ngày mà không mang lại kết quả. Ảnh: AFP Khoản một, Điều 8 Hiến pháp Mỹ quy định rõ, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền quyết định về trần nợ quốc gia, vốn được coi là giới hạn cuối cùng cho các khoản vay nợ của Chính phủ. Kể từ năm 2001 nay, trần nợ này đã được xem xét 10 lần và mức hiện tại (được điều chỉnh vào đầu tháng 2/2010) là 14.294 tỷ USD.

Tuy nhiên, tính đến hết tháng 6 vừa rồi, con số nợ nần của Chính phủ Mỹ (chủ yếu là đối với khu vực công) đã lên tới 14.460 tỷ USD, tương đương 98,6% GDP năm 2010 của nền kinh tế lớn nhất thế giới và vượt xa trần nợ hiện tại. Quốc hội Mỹ sau đó có một tháng để xem xét nới trần nợ, trước khi nước này bị coi là vỡ nợ kể từ 1/8 tới.

Sự kiện này nhận sự chú ý đặc biệt từ cộng đồng quốc tế bởi sức ảnh hưởng của nó tới kinh tế toàn cầu là rất khó đo đếm. Ngay trong ngày 14/7, Standard & Poor’s trở thành hãng xếp hạn tín nhiệm thứ 2 sau Moody’s cảnh báo về khả năng đánh tụt hạng tín nhiệm quốc gia đối với Mỹ nếu câu chuyện nợ không sớm được giải quyết.

Tuy nhiên, bài toán kinh tế này lại không dễ có lời đáp khi nó liên quan mật thiết tới các vấn đề chính trị. Theo tờ Chicago Tribune, phe Dân chủ (đảng của Tổng thống Obama) mà đứng đầu là Thượng nghị sĩ Harry Reid đề xuất cho phép nâng trần nợ và giải quyết khoản thâm hụt 1.500 tỷ USD của Chính phủ trong vòng 10 năm tới.

Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa lại cho rằng thực hiện kế hoạch này sẽ khiến ngân sách dành cho phúc lợi xã hội giảm, trong khi thuế đánh vào người giàu tăng cao. Đây là nhân tố gây ảnh hưởng lớn tới việc làm và đầu tư. Theo đề xuất của Thượng nghị sĩ Eric Cantor, một gói giải cứu ngắn hạn là “đủ” để giải quyết vấn đề, thay vì một kế hoạch ngân sách kéo dài, vắt qua kỳ bầu cử Tổng thống năm 2012.

Khá căng thẳng trước những bất đồng giữa 2 bên, kết thúc phiên làm việc ngày 14/7, Tổng thống Barrack Obama kết luận: “Chúng ta sẽ gặp lại nhau vào ngày mai để quyết định xem thế nào là đủ”.

“Nếu không tìm được giải pháp, vòng đàm phán sẽ được tiếp tục trong 2 ngày cuối tuần”, ông Obama cảnh báo.

Nhật Minh

===============================

Cho dù Đảng Cộng Hòa không duyệt mức nợ trần và Hoa Kỳ vỡ nợ thì điều đó chí có ý nghĩa lý thuyết và nước Mỹ không vì thế mà sụp đổ. Nhưng vấn đề là: Sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ xảy ra một cách điên đảo hơn do mất cân đối nghiêm trọng và đó là một yếu tố tương tác xấu trong mối quan hệ quốic tế trong tương lai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tai nạn tăng nặng so với 2011

==========================

Cháy nhà máy lọc dầu tại Trung Quốc

Thứ ba, 12/7/2011, 10:26 GMT+7

Vụ cháy đã khiến nhà máy lọc dầu có công suất 240.000 thùng một ngày của Tập đoàn Dầu khí Hải dương tại thành phố Huệ Châu (Quảng Đông) phải đóng cửa. Giới chức Trung Quốc hiện chưa công bố thiệt hại về người.

> Trung Quốc trong cơn khát dầu mỏ

Theo người phát ngôn của Khu Phát triển kinh tế và kỹ thuật Dayawan (thành phố Huệ Châu), nơi đặt nhà máy, vụ cháy bắt đầu bùng phát vào khoảng 4 giờ sáng ngày 11/7 và kéo dài hơn 13 giờ sau đó. Ngọn lửa bốc cao hơn 100 mét và chính quyền địa phương đã phải điều tới 63 xe cứu hỏa để chữa cháy.

Posted Image

Vụ cháy kéo dài hơn 13 giờ đồng hồ trước khi được dập tắt. Ảnh: China Daily

Sau những nỗ lực của lực lượng cứu hỏa, đám cháy đã được dập tắt vào khoảng 17h30 cùng ngày. Tuy nhiên, nhà máy lọc dầu Huệ Châu đã hư hỏng nặng và dự kiến phải đóng cửa trong thời gian tới để sửa chữa. Hiện chưa có thông báo về thương vong nhưng phát ngôn viên cho biết toàn bộ dân cư sống gần nhà máy đã được sơ tán an toàn. Hiện nồng độ khí carbon monoxide (CO) trong không khí đã cao hơn khoảng 60% mức cho phép.

Theo tờ China Daily, lo ngại lớn nhất của giới chức Trung Quốc tại thời điểm này là vụ cháy có thể ảnh hưởng tới an toàn của Nhà máy Điện hạt nhân Dayawan, nằm cách dự án lọc dầu khoảng 40 km. Tuy nhiên, chính quyền tỉnh Huệ Châu khẳng định cơ sở hạt nhân nói trên hiện vẫn an toàn.

Posted Image

Hiện nồng độ khí CO trong không khí quanh nhà máy đã cao hơn 60% mức cho phép. Ảnh: Xinhua

Được xây dựng từ năm 2005 (với vốn đầu tư 1,94 tỷ euro) và hoạt động hết công suất kể từ 2009, nhà máy tại Huệ Châu là cơ sở lọc dầu chính của Tập đoàn Dầu khí Hải dương (CNOOC), hãng khai thác dầu lớn thứ 3 Trung Quốc. CNOOC cũng chính là doanh nghiệp sở hữu dàn khoan khổng lồ mang số hiệu 981 mà Trung Quốc dự kiến đưa vào Biển Đông trong tháng 7 này.

Về nguyên nhân vụ cháy, giới chức Trung Quốc mới chỉ thông báo là do dầu bị rò rỉ từ một thiết bị trong nhà máy. Theo ông Điêu Quốc Đào, thành viên ban điều hành, hiện chưa xác định được sự cố nói trên là do lỗi kỹ thuật hay do tác động của con người.

Nhật Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hãng tài chính Moody’s cho biết sẽ cân nhắc hạ mức tín nhiệm nợ của nền kinh tế lớn nhất thế giới sau khi cuộc thảo luận nhiều ngày liên tiếp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nghị sĩ về việc nâng mức nợ trần chính phủ tiếp tục thất bại.

Posted Image

Liệu Tổng thống Mỹ Obama có thể có được một thỏa thuận về mức nợ trần trước ngày 2-8? - Ảnh: Reuters

“Việc xem xét xếp hạng trái phiếu chính phủ Mỹ là bởi khả năng mức nợ trần có thể không được nâng lên kịp thời để thanh toán lãi hoặc vốn gốc của số trái phiếu đáo hạn - Financial Times hôm 14-7 dẫn tuyên bố của Moody’s - Nguy cơ vỡ nợ ngắn hạn này dù nhỏ nhưng đang ngày một lớn”. Tổ chức định mức tín nhiệm Đại Công của Trung Quốc cùng ngày đưa ra đánh giá tương tự về khả năng trả nợ của Mỹ.

Nếu bị hạ mức tín nhiệm, Mỹ sẽ gặp rắc rối lớn với nguy cơ tăng lãi suất trái phiếu chính phủ, kéo theo lãi suất của hàng loạt khoản vay khác như thế chấp, vay mua xe... mà người dân phải gánh chịu. Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke cảnh báo việc

Mỹ vỡ nợ sẽ gây chấn động hệ thống tài chính toàn cầu, đe dọa một cuộc suy thoái thứ hai.

Tổng thống Mỹ Obama tiếp tục bước vào ngày họp thứ năm liên tiếp hôm 14-7 (giờ địa phương) nhằm tìm kiếm một giải pháp cho bế tắc tài chính trước thời hạn cuối vào đầu tháng tới. Đến nay các nghị sĩ Cộng hòa vẫn kiên quyết khẳng định việc nâng nợ trần cần đi kèm điều kiện cắt giảm mạnh chi tiêu chính phủ, đồng thời bác bỏ yêu cầu tăng thuế để giảm thâm hụt ngân sách của phe Dân chủ. Nợ công của Washington đã đụng trần 14.290 tỉ USD từ tháng 5-2011 và chính phủ sẽ không còn khả năng chi trả vào ngày 2-8.

Trong khi đó, thâm hụt ngân sách của Mỹ trong năm 2011 được dự báo sẽ là năm thứ ba liên tiếp vượt hơn 1.000 tỉ USD. FED tuyên bố đã lên kế hoạch tung ra một số biện pháp kích thích kinh tế bổ sung, bao gồm hạ lãi suất về sát 0%, nới lỏng thời hạn đáo hạn nợ...

Nguy cơ của nền kinh tế lớn nhất thế giới hôm 14-7 đã khiến đồng USD rớt giá mạnh trên thị trường thế giới. Thị trường chứng khoán châu Âu và châu Á cũng chứng kiến một ngày tồi tệ với sự tuột giá của hàng loạt cổ phiếu chính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hãng tài chính Moody’s cho biết sẽ cân nhắc hạ mức tín nhiệm nợ của nền kinh tế lớn nhất thế giới sau khi cuộc thảo luận nhiều ngày liên tiếp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nghị sĩ về việc nâng mức nợ trần chính phủ tiếp tục thất bại.

Posted Image

Liệu Tổng thống Mỹ Obama có thể có được một thỏa thuận về mức nợ trần trước ngày 2-8? - Ảnh: Reuters

“Việc xem xét xếp hạng trái phiếu chính phủ Mỹ là bởi khả năng mức nợ trần có thể không được nâng lên kịp thời để thanh toán lãi hoặc vốn gốc của số trái phiếu đáo hạn - Financial Times hôm 14-7 dẫn tuyên bố của Moody’s - Nguy cơ vỡ nợ ngắn hạn này dù nhỏ nhưng đang ngày một lớn”. Tổ chức định mức tín nhiệm Đại Công của Trung Quốc cùng ngày đưa ra đánh giá tương tự về khả năng trả nợ của Mỹ.

Nếu bị hạ mức tín nhiệm, Mỹ sẽ gặp rắc rối lớn với nguy cơ tăng lãi suất trái phiếu chính phủ, kéo theo lãi suất của hàng loạt khoản vay khác như thế chấp, vay mua xe... mà người dân phải gánh chịu. Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke cảnh báo việc

Mỹ vỡ nợ sẽ gây chấn động hệ thống tài chính toàn cầu, đe dọa một cuộc suy thoái thứ hai.

Tổng thống Mỹ Obama tiếp tục bước vào ngày họp thứ năm liên tiếp hôm 14-7 (giờ địa phương) nhằm tìm kiếm một giải pháp cho bế tắc tài chính trước thời hạn cuối vào đầu tháng tới. Đến nay các nghị sĩ Cộng hòa vẫn kiên quyết khẳng định việc nâng nợ trần cần đi kèm điều kiện cắt giảm mạnh chi tiêu chính phủ, đồng thời bác bỏ yêu cầu tăng thuế để giảm thâm hụt ngân sách của phe Dân chủ. Nợ công của Washington đã đụng trần 14.290 tỉ USD từ tháng 5-2011 và chính phủ sẽ không còn khả năng chi trả vào ngày 2-8.

Trong khi đó, thâm hụt ngân sách của Mỹ trong năm 2011 được dự báo sẽ là năm thứ ba liên tiếp vượt hơn 1.000 tỉ USD. FED tuyên bố đã lên kế hoạch tung ra một số biện pháp kích thích kinh tế bổ sung, bao gồm hạ lãi suất về sát 0%, nới lỏng thời hạn đáo hạn nợ...

Nguy cơ của nền kinh tế lớn nhất thế giới hôm 14-7 đã khiến đồng USD rớt giá mạnh trên thị trường thế giới. Thị trường chứng khoán châu Âu và châu Á cũng chứng kiến một ngày tồi tệ với sự tuột giá của hàng loạt cổ phiếu chính.

==============================

Nước Mỹ vỡ nợ hay không, chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra vào năm nay cả. Nó vẫn cứ xảy ra với nhiều nguyên nhân.

- À! Thì ra thế!

Share this post


Link to post
Share on other sites

==============================

Nước Mỹ vỡ nợ hay không, chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra vào năm nay cả. Nó vẫn cứ xảy ra với nhiều nguyên nhân.

- À! Thì ra thế!

Anh Thiên sứ thân mến, Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng đô la là đồng tiền thanh toán quốc tế, nên việc Mỹ vợ nợ hay không ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế thế giới. Vì vậy nếu Mỹ vỡ nợ thì thời gian tới thời điểm khủng hoảng xảy ra sẽ nhanh hơn... hay nói đúng hơn Mỹ vỡ nợ sẽ là bước chuyển quan trọng của kinh tế thế giới.

Xin hỏi Anh : Tổng thống Mỹ Obama có đạt được thỏa thuận về mức nợ trần trước ngày 2-8 hay không ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin hỏi Anh : Tổng thống Mỹ Obama có đạt được thỏa thuận về mức nợ trần trước ngày 2-8 hay không ?

Trucgiac xin phép SP! Mạn phép a Thanhlong trucgiac toi xin phep tra loi. 05h31 ngày 16/7/Tân mão. Quẻ Sinh - Lưu Niên: Theo sự hiểu biết của trực giác thì quẻ này là: Âm Thuỷ sinh Dương Mộc=>không thuận (bế tắc), kết hợp sự tìm hiểu thông tin của tôi thì Tổng thống Obama không thể đạt được thoả thuận về mức nợ trần trước ngày 2-8 như anh Thanhlong hỏi. Mặc dù nội lực của nhà trắng và bản thân ông Obama lớn đến đâu thì cũng không thể làm được điều này, mặt khác còn có khả năng làm cho hệ thống tổ chức tín dụng phá sản, một đợt khủng hoảng kinh tế thế giới nữa sẽ đến vào tháng 8 Việt lịch như lời Sp tôi mà sự vỡ nợ của Hoa kỳ là một trong những tác nhân. Xin nói thêm, đồng USD không phải là đồng tiền giao dịch độc quyền trong thời buổi hiện nay, tôi nghĩ các nước (vi mô là doanh nghiệp) cũng đã có kế hoạch sử dụng đồng tiền khác trong khi thương thảo HĐồng, thoả thuận trong tình huống đồng USD làm mất đi mối quan hệ của nhau. cảm ơn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên sứ thân mến, Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng đô la là đồng tiền thanh toán quốc tế, nên việc Mỹ vợ nợ hay không ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế thế giới. Vì vậy nếu Mỹ vỡ nợ thì thời gian tới thời điểm khủng hoảng xảy ra sẽ nhanh hơn... hay nói đúng hơn Mỹ vỡ nợ sẽ là bước chuyển quan trọng của kinh tế thế giới.

Xin hỏi Anh : Tổng thống Mỹ Obama có đạt được thỏa thuận về mức nợ trần trước ngày 2-8 hay không ?

Trucgiac xin phép SP! Mạn phép a Thanhlong trucgiac toi xin phep tra loi. 05h31 ngày 16/7/Tân mão. Quẻ Sinh - Lưu Niên: Theo sự hiểu biết của trực giác thì quẻ này là: Âm Thuỷ sinh Dương Mộc=>không thuận (bế tắc), kết hợp sự tìm hiểu thông tin của tôi thì Tổng thống Obama không thể đạt được thoả thuận về mức nợ trần trước ngày 2-8 như anh Thanhlong hỏi. Mặc dù nội lực của nhà trắng và bản thân ông Obama lớn đến đâu thì cũng không thể làm được điều này, mặt khác còn có khả năng làm cho hệ thống tổ chức tín dụng phá sản, một đợt khủng hoảng kinh tế thế giới nữa sẽ đến vào tháng 8 Việt lịch như lời Sp tôi mà sự vỡ nợ của Hoa kỳ là một trong những tác nhân. Xin nói thêm, đồng USD không phải là đồng tiền giao dịch độc quyền trong thời buổi hiện nay, tôi nghĩ các nước (vi mô là doanh nghiệp) cũng đã có kế hoạch sử dụng đồng tiền khác trong khi thương thảo HĐồng, thoả thuận trong tình huống đồng USD làm mất đi mối quan hệ của nhau. cảm ơn!

Anh Thanhlong thân mến.

Có thể nói rằng ngay thứ bảy này (Bây giờ là 10 30 sáng Thứ Bảy 16. 7. 2011 - giờ Việt Nam) - Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ biểu quyết. Tôi lấy ngay quẻ của Trucgiác để luận:

Hai bên đều có nhân nhân nhượng lẫn nhau và cuối cùng vấn đề sẽ được giải quyết. Tuy nhiên không hoàn toàn theo ý ngài Obama.

Nhưng dù sao sự khủng hoảng kinh tê toàn cầu sẽ xảy ra. Cho dù quyết định của Quốc Hội Hoa Kỳ theo hướng nào.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tai nạn tăng nặng.....

================================

Tháp vô tuyến khổng lồ đổ sập sau vụ cháy

Thứ Bẩy, 16/07/2011 - 08:14

(Dân trí) - Một tháp truyền thông cao 300m tại thị trấn Hoogersmilde, phía bắc Hà Lan đã đổ sập sau một vụ cháy.

Posted Image

Ngọn ăng-ten cao 200m của tháp truyền thông đã bị sập.

Vụ cháy xảy ra ngay trước lúc 2 giờ chiều hôm qua giờ địa phương tại tháp phát thanh và truyền hình ở Hoogersmilde, tỉnh Drenthe, cách thủ đô Amsterdam khoảng 160km.

Hãng thông tấn Hà Lan ANP cho hay cột ăng-ten bằng kim loại cao 200m, nằm trên phần tháp bê tông cao 100m, đã đổ sập lúc 3h45.

Một quan chức địa phương cho biết không ai bị thương trong vụ sập tháp nhưng hệ thống truyền phát tín hiệu phát thanh, truyền hình và điện thoại trong khu vực đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Xem video:

Ninh Nhi

Theo BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tai nạn tăng nặng so với 2010.....

============================

Nổ tại căn cứ quân sự Nga

Thứ bảy, 16/7/2011, 08:05 GMT+7

Lửa bùng lên tại một doanh trại gần trung tâm Matxcơva hôm qua, kèm theo là nhiều tiếng nổ lớn.

Posted Image

Khói bốc lên từ căn cứ quân sự ở Matxcơva. Ảnh: Ria Novosti.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga cho hay không có chất độc hại nào tại khu vực và không có nguy hiểm gì đối với sức khỏe cộng đồng. Ông cũng khẳng định rằng không có trường hợp nào bị thương.

Theo Ria Novosti, ngọn lửa lan rộng trong khoảng diện tích 400 m2 trước khi được khống chế.

Theo một số báo cáo, vụ nổ này có thể bắt nguồn từ các thùng chứa oxy và acetylene trong nhà kho của doanh trại.

Ít nhất 10 xe cứu hỏa có mặt tại hiện trường. Một con phố gần đó bị phong tỏa.

Song Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ bế tắc vì thâm hụt ngân sách “khủng”, Trung Quốc rất lo ngại

Thứ Bẩy, 16/07/2011 - 22:42

(Dân trí) - Quốc hội và Nhà Trắng Mỹ vẫn chưa đạt được thoả thuận về nâng trần nợ công của Liên bang, trong bối cảnh thâm hụt ngân sách khổng lồ. Trung Quốc rất lo ngại cho triển vọng các khoản tiền mà nước này đầu tư vào trái phiếu nợ của Mỹ.

Posted Image

(Ảnh minh họa)

Tổng thống Mỹ Obama hôm qua cảnh báo “không còn bao nhiêu thời gian để đạt thỏa thuận về mức nợ trần”, giữa lúc hạn chót ngày 2/8 đã cận kề và trong bối cảnh người dân Mỹ vẫn lo lắng về mức thất nghiệp, về tình trạng nhà cửa mất giá, giá cả các mặt hàng gia tăng.

Sau cuộc họp lần thứ 5 với các nghị sĩ không kết quả, Tổng thống Obama đã quyết định không họp tiếp vào hôm qua, trái với kế hoạch mà ông từng thông báo là sẽ họp mỗi ngày cho đến khi nào có kết quả.

Nếu vào ngày 2/8 tới, Quốc hội Mỹ cho phép tăng mức tối đa nợ quốc gia, thì Mỹ có thể tiếp tục bấm máy in tiền để phục vụ thanh toán nợ. Còn nếu thỏa thuận không đạt được giữa Quốc hội và Nhà Trắng, thì Mỹ sẽ lâm vào cảnh vỡ nợ kỹ thuật. Ngân khố Mỹ cho biết là trong trường hợp đó, họ sẽ phải đưa ra lập một kế hoạch ưu tiên trong việc trả nợ.

Trong khi đó, sau Moody’s, đến lượt hãng Standard & Poor’s hôm qua doạ sẽ hạ thấp điểm tín nhiệm đối với Mỹ do bế tắc này. Trong bản thông cáo, cơ quan thẩm định tài chính này lên tiếng cảnh cáo: Căn cứ vào vào tình hình tranh luận gay go hiện nay, có 50% khả năng là Standard & Poor’s sẽ hạ thấp điểm về năng lực trả nợ dài hạn của Mỹ trong vòng 90 ngày tới đây.

Không những thế, cơ quan thẩm định trên còn làm tình hình căng thẳng thêm khi xác định rằng: Cho dù Lập pháp và Hành pháp Mỹ có đạt được thỏa thuận về mức nợ chăng nữa, thì họ cũng vẫn sẽ hạ thấp điểm của Mỹ nếu hai bên không có thoả thuận nghiêm túc giảm nợ về dài hạn.

Trước viễn cảnh đó, Trung Quốc, nước đang nắm giữ cả nghìn tỷ USD nợ công của Mỹ, đã hy vọng là Washington sẽ có một chính sách bảo vệ quyền lợi các nhà đầu tư. Trung Quốc rất lo ngại cho triển vọng các khoản tiền mà nước này đầu tư vào trái phiếu nợ của Mỹ. Trung Quốc đã đầu tư vào trái phiếu kho bạc Mỹ trên 1,5 nghìn tỷ USD, tức gần một nửa dự trữ ngoại hối của nước này.

Năm tháng đầu năm nay, Trung Quốc liên tục giảm mua nợ của chính phủ Mỹ,mặc dù tiếp tục giữ vị thế người nắm giữ khối lượng nợ lớn nhất.

Các nhà đầu tư vốn quan tâm tới trái phiếu kho bạc Mỹ bởi coi đây là hình thức đầu tư đáng tin cậy nhất trên thế giới. Nhưng việc thanh toán lãi và nợ của chính phủ Mỹ bị các cơ quan xếp hạng đặt dưới dấu hỏi sẽ làm tăng đáng kể rủi ro đầu tư trên các thị trường toàn cầu. Đó là tình huống mà hiện Trung Quốc đang lâm vào, sau khi lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, "ngọn cờ" thủ lĩnh thế giới về chạy đua theo lợi nhuận là Mỹ bị lung lay mạnh.

Trong tháng 4, đã xảy ra một điều mà dường như không thể tin được. Cơ quan xếp hạng Standard & Poor cảnh báo rằng, có khả năng sẽ thay đổi chỉ số uy tín của Mỹ từ "ổn định" sang "tiêu cực". Nguyên nhân bởi những rủi ro cao trong thanh toán nợ đối ngoại. Động thái này vừa ngẫu nhiên vừa là điều bất ngờ.

Hà Khoa

Theo AFP, AP, Voice of Russia

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2011

Đại ý: Thế giới đề phóng chiến trang cấp quốc gia.....

================================================

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Nguy cơ xung đột hạt nhân ở Trung Đông

TNO

17/07/2011 0:12

Trung Đông đang đứng trước nguy cơ chạy đua vũ trang hạt nhân với sự tham gia của những "ông lớn" Iran, Israel và Ả Rập Xê Út.

Dù Iran tuyên bố chương trình hạt nhân của họ là để phục vụ những mục đích hòa bình, phương Tây và các nước trong khu vực nghi ngờ rằng nước này đang phát triển vũ khí hạt nhân. Mới đây, Ngoại trưởng Anh William Hague cáo buộc Iran thử nghiệm tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân trong cuộc diễn tập hồi cuối tháng 6.

Posted Image

Hoàng thân Turki al-Faisal cảnh báo Ả Rập Xê Út có thể theo đuổi vũ khí hạt nhân - Ảnh: Bloomberg

Chương trình hạt nhân của Iran

Cáo buộc trên được đưa ra sau khi Iran phô trương công nghệ quân sự của họ bằng cuộc diễn tập mang tên "Đại tiên tri" kéo dài 10 ngày và vừa kết thúc hôm 6.7. Một số trong 14 tên lửa được thử nghiệm có thể vươn tới Israel hoặc các quốc gia vùng Vịnh. Theo báo Telegraph, trong phát biểu đưa ra tại Hạ viện, ông Hague nói rằng Iran "đang tiến hành các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo bí mật, bao gồm cả việc bắn thử tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân".

''Nếu chúng tôi muốn chế tạo bom hạt nhân, chúng tôi chẳng sợ ai và cũng không ngại tuyên bố điều đó. Không ai có thể làm được cái quái gì'' - Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad

Ông Hague cho biết các cuộc thử nghiệm nói trên vi phạm các nghị quyết của LHQ cấm Iran phát triển chương trình hạt nhân quân sự. Giới chức London cũng tin rằng kể từ tháng 10.2010, quân đội Iran đã tiến hành 3 cuộc thử nghiệm tên lửa chiến lược.

Lâu nay, Iran luôn khẳng định chương trình hạt nhân của họ nhằm sản xuất điện nhưng các đối thủ của nước này cũng khăng khăng rằng Tehran đang cố gắng phát triển uranium làm giàu, loại vật liệu cần thiết cho việc chế tạo đầu đạn hạt nhân. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Liam Fox cũng từng tuyên bố Iran có thể sở hữu một vũ khí hạt nhân sớm nhất là vào năm tới, dù đa phần các chuyên gia tin rằng phải mất nhiều năm hơn.

Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) hồi tháng 5 cho biết đang xem xét thông tin mới nhất về "khả năng tồn tại các khía cạnh quân sự" trong chương trình hạt nhân của Iran, theo UPI. Đáp lại, giới chức Iran tuyên bố IAEA chỉ biết "dựa trên những suy đoán và cáo buộc vô căn cứ của một số nước".

Đến hôm 14.7, Reuters dẫn các nguồn tin ngoại giao nói Iran đang chuẩn bị lắp đặt các máy ly tâm dùng làm giàu uranium ở cấp độ cao trong một boong-ke ngầm. Khâu chuẩn bị đang được tiến hành tại cơ sở Fordow, vốn được xây dựng sâu trong núi gần thành phố Qom. Tehran tuyên bố sẽ chuyển hoạt động làm giàu uranium từ Nhà máy Natanz sang Fordow trong năm nay và tăng công suất lên gấp ba. Iran chỉ tiết lộ sự tồn tại của cơ sở này cách đây 2 năm sau khi bị tình báo phương Tây phát hiện.

Posted Image

Iran phóng tên lửa trong cuộc diễn tập "Đại Tiên tri", kết thúc hôm 6.7 - Ảnh: Fars

Nỗi lo ngại khắp vùng Vịnh

Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad hồi cuối tháng 6 khẳng định nước này không ngại chế tạo bom hạt nhân nhưng không có ý định làm điều đó. AFP dẫn lời ông Ahmadinejad phát biểu: "Nếu chúng tôi muốn chế tạo bom hạt nhân, chúng tôi chẳng sợ ai và cũng không ngại tuyên bố điều đó. Không ai có thể làm được cái quái gì".

Ông Ahmadinejad trước đó từng tuyên bố vũ khí hạt nhân "chỉ dành cho những kẻ hèn nhát" và rằng "một đất nước dũng cảm như Iran không cần đến bom hạt nhân". Tuy nhiên, một báo cáo do tổ chức nghiên cứu toàn cầu RAND có trụ sở tại Mỹ công bố hồi tháng trước cảnh báo Tehran có thể có quyết định "khó lường" nếu bị đe dọa.

Sợ đơn sợ kép

Theo RAND, các nước GCC, cụ thể là Qatar, Kuwait, Bahrain và UAE, có thể tìm kiếm sự đảm bảo của Mỹ nếu nguy cơ hạt nhân từ Iran tăng lên. Các nước này đứng trước rủi ro cao do năng lực phòng thủ hạn chế và có nhiều mâu thuẫn với Iran. Tuy nhiên, các nước này cũng không muốn mang tiếng là "đàn em của Mỹ" vì như vậy càng làm Iran có cơ gây hấn. "Những nước này cũng không muốn bị Iran xem là sát cánh với phương Tây vì họ đang cố đóng vai người ngoài cuộc trong cuộc xung đột Iran-phương Tây", báo cáo của RAND viết.

Tạp chí World Tribune dẫn báo cáo của RAND cho biết dù đã đặt mua nhiều hệ thống phòng thủ tân tiến của Mỹ, các nước thuộc tổ chức Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) có thể bị tên lửa Iran tấn công. Theo tổ chức này, những nước có rủi ro cao nhất ở vùng Vịnh là Bahrain và Qatar, nơi tập trung số lượng lớn binh lính Mỹ. Tuy nhiên, RAND nêu bật khả năng Iran sẽ tấn công "đại gia khu vực" Ả Rập Xê Út để "phô trương khả năng của mình".

Ả Rập Xê Út sẽ đối phó Iran ra sao? Theo báo Guardian, Riyadh đã cảnh báo với NATO rằng họ sẽ theo đuổi các chính sách có thể dẫn đến "những hậu quả nghiêm trọng không thể nói trước" nếu Tehran sở hữu vũ khí hạt nhân. Phát biểu này do Hoàng thân Turki al-Faisal, cựu lãnh đạo tình báo và từng là Đại sứ Ả Rập Xê Út tại Mỹ và Anh, nói với các quan chức cao cấp của NATO tại một cuộc họp kín đầu tháng này. Ông al-Faisal không tiết lộ các chính sách trên là gì nhưng Guardian dẫn lời một quan chức giấu tên thân cận với ông al-Faisal nói rằng vũ khí hạt nhân của Iran sẽ buộc Ả Rập Xê Út phát triển vũ khí hạt nhân. "Chúng tôi không thể sống trong tình huống Iran có vũ khí hạt nhân còn chúng tôi thì không. Nếu Iran chế tạo vũ khí hạt nhân, chúng tôi sẽ làm theo", quan chức trên cảnh báo.

Đây không phải là lần đầu tiên Ả Rập Xê Út nói đến chuyện phát triển vũ khí hạt nhân. Theo các thư tín ngoại giao do WikiLeaks thu thập và được công bố trên Guardian năm ngoái, Quốc vương Abdullah đã cảnh báo với Mỹ hồi năm 2008 rằng nếu Iran phát triển vũ khí hạt nhân, "mọi người trong khu vực sẽ làm theo, kể cả Ả Rập Xê Út". Tổ chức RAND cũng cho rằng Riyadh có thể từ chối hợp tác phòng thủ với Washington và tìm cách phát triển kho vũ khí hạt nhân của riêng mình.

Tam giác hạt nhân

Sự nhập cuộc của Ả Rập Xê Út có thể sẽ hình thành một "tam giác hạt nhân" tại Trung Đông, với hai góc còn lại là Iran và Israel. Tel Aviv lâu nay luôn úp mở, không thừa nhận cũng không bác bỏ việc mình có sở hữu vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, Israel bị cho là đã khởi động chương trình phát triển loại vũ khí hủy diệt này từ đầu thập niên 1950. Chính sách "mập mờ cố ý" của Israel và sự im lặng của Mỹ cũng giúp họ hướng sự chú ý của thế giới sang các điểm nóng về hạt nhân khác như Iran và CHDCND Triều Tiên. Trong khi đó, website Globalresearch.ca dẫn ước tính của Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ cho thấy Tel Aviv hiện có đến 200 đầu đạn hạt nhân, đủ để phá hủy toàn bộ Trung Đông chỉ trong vài giây.

Vào ngày 19.6.1981, HĐBA LHQ thông qua nghị quyết kêu gọi Israel đặt các cơ sở hạt nhân của họ dưới quyền giám sát của IAEA. Tuy nhiên, Israel vẫn lờ đi và sau nghị quyết năm 1981, HĐBA không đưa ra thêm quyết định quan trọng nào để "thuần hóa" Israel và kiểm soát kho vũ khí nguy hiểm của nước này. Được nằm ngoài "vòng kim cô" của IAEA, Israel luôn chống đối chương trình hạt nhân của Iran và liên tục yêu cầu Mỹ và các cường quốc gây áp lực với nước CH Hồi giáo về chuyện này. Dĩ nhiên Tehran đâu chịu ngồi yên. Việc Iran thử nghiệm những tên lửa có thể vươn tới Israel trong cuộc diễn tập "Đại tiên tri" là dấu hiệu cảnh báo nước này luôn sẵn sàng cho một cuộc xung đột với Israel.

Trong những tháng gần đây, do tác động làn sóng chính biến ở Bắc Phi và Trung Đông, thảo luận về khả năng hành động quân sự chống Iran đã bị gác lại. Tại Israel, giới chức đang tập trung vào những vấn đề cấp thiết hơn như bất ổn ở Ai Cập và ý định lập nhà nước trong năm nay của người Palestine. Tuy nhiên, có một dự báo đáng chú ý của chuyên gia phân tích Israel Amir Oren trên tờ Ha'aretz rằng trong khoảng thời gian từ cuối tháng 6, thời điểm Mỹ thay Bộ trưởng Quốc phòng, và cuối tháng 9, khi Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ Mike Mullen về hưu, nguy cơ Israel tấn công Iran là "rất lớn", đặc biệt do bước đi này "sẽ làm phân tán sự chú ý khỏi vấn đề Palestine".

Trùng Quang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tai nạn tăng nặng........

=============================================

Cháy lớn tại nhà máy hóa dầu Trung Quốc

Chủ Nhật, 17/07/2011 - 10:36

(Dân trí) - Một vụ cháy lớn đã xảy ra tại Công ty hóa dầu Đại Liên - thuộc tập đoàn dầu mỏ nhà nước Trung Quốc PetroChina - ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc, vào chiều qua.

Posted Image

Khói bốc lên ngùn ngụt tại hiện trường vụ cháy ở Công ty hóa dầu Đại Liên tại thành phố Đại Liên.

Posted Image

Vụ hỏa hoạn bắt đầu lúc khoảng 2h25 chiều ngày 16/7 giờ địa phương.

Posted Image

Báo chí Trung Quốc cho hay nguyên nhân của vụ cháy là do một thiết bị chưng cất dầu bị rò rỉ.

Posted Image

Posted Image

Ngọn lửa đã được kiểm soát vào lúc 8 giờ tối qua nhưng các chuyên gia cho hay vụ cháy sẽ vẫn âm ỉ trong một khoảng thời gian nữa vì thiết bị chưng cất chứa khoảng 100 tấn nhiên liệu dễ cháy.

Posted Image

Các nguồn tin công ty cho biết không phát hiện thấy chất nổ quanh thiết bị bốc cháy.

Posted Image

Rất may vụ hỏa hoạn không gây thương vong.

Posted Image

Nguyên nhân vụ cháy đang được điều tra.

Posted Image

Posted Image

Các xe cứu hỏa xếp thành hàng trên đường dẫn tới nhà máy hóa dầu Đại Liên.

Posted Image

Posted Image

Người dân địa phương quan sát vụ cháy từ xa.

Posted Image

Một phóng viên bị ngăn tiếp cận hiện trường vụ hỏa hoạn.An BìnhTheo Xinhua

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tai nạn tăng nặng.....

============================

Lại rò rỉ dầu trên vịnh Bột Hải

Thứ Bảy, 16/07/2011, 06:33 (GMT+7)

TT - Hai mối quan ngại: độ an toàn trong kỹ thuật khai thác - thăm dò dầu khí của Trung Quốc, sự thiếu minh bạch trong thông tin về thảm họa.

Posted Image

Hai chiếc tàu đang làm sạch dầu gần giàn khoan C ở mỏ Bồng Lai 19-3 - Ảnh: China Daily

Trong khi hai vụ tràn dầu từ mỏ Bồng Lai 19-3 từ ngày 4-6 còn chưa được giải quyết thì ngày 13-7 lại xảy ra một vụ rò rỉ mới tại một mỏ dầu khác cũng trong vịnh Bột Hải.

Ngày 15-7, Cục Quản lý hải dương quốc gia Trung Quốc (SOA) cho biết vụ rò rỉ mới đã lan rộng trên 1km2. Cơn “thủy triều đen” mới này xuất phát từ hệ thống kiểm soát trung tâm trên giàn khoan chính của mỏ dầu Tuy Trung 36-1, vốn là mỏ khai thác “già nua” nhất Trung Quốc. Mỏ dầu này thuộc quản lý của Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC). Tuy CNOOC tuyên bố đã khắc phục được lỗi kỹ thuật và dầu rò rỉ đã được dọn sạch sau đó một ngày, song dư luận lại tỏ ra nghi ngờ.

Đài truyền hình CCTV cho biết vụ rò rỉ mới này đang dấy lên mối quan ngại về tính an toàn trong khai thác và thăm dò dầu khí ở khu vực vịnh Bột Hải của Trung Quốc.

Ảnh hưởng môi trường kéo dài

Quan ngại này như càng được nhân lên khi hai vụ rò rỉ dầu từ hai giàn khoan B và C của mỏ Bồng Lai 19-3 trong cùng khu vực vẫn đang tiếp tục gây ảnh hưởng nặng đến môi trường biển cũng như cuộc sống của người dân vùng duyên hải tỉnh Sơn Đông và các vùng lân cận.

Nguyên nhân rò rỉ dầu từ mỏ Bồng Lai 19-3 vốn xảy ra từ ngày 4-6 và gần một tháng sau mới được công bố, đến nay vẫn đang được điều tra. Ngày 13-7, SOA đã ra lệnh dừng mọi hoạt động sản xuất ở hai giàn khoan B và C của mỏ Bồng Lai 19-3 nhằm giảm nguy cơ rò rỉ thêm. Trong khi cơ quan chức năng cứ trấn an nước biển không ô nhiễm thì Đài truyền hình CCTV cho biết chất lượng nước biển trong diện tích khoảng 4.240km2 đã bị ô nhiễm.

Giới quan sát môi trường của Trung Quốc đang chỉ trích gay gắt hai công ty khai thác dầu ở mỏ Bồng Lai 19-3 đã không ngăn chặn dầu tràn hiệu quả. Họ cho rằng vụ tràn dầu hơn một tháng qua là một “thảm họa môi trường” thật sự. Ông Mã Quân, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu môi trường và công chúng Trung Quốc, nhận định: ngay với lượng dầu rò rỉ như công bố thì rõ ràng đã là một thảm họa đối với môi trường biển.

“Dầu sẽ thấm vào chuỗi thức ăn trong môi trường biển và gây ra ảnh hưởng khó lường trước” - ông Mã nói.

Trong khi đó ông Lưu Khánh Chính, giám đốc Trung tâm Dự báo môi trường biển quốc gia Trung Quốc, cho biết ông chưa từng chứng kiến vụ rò rỉ dầu nào kéo dài như vụ ở mỏ Bồng Lai 19-3 và ông cho rằng hậu quả sẽ rất khó lường.

Các nhà quan sát môi trường cảnh báo những nguy cơ tràn dầu tiếp theo có khả năng gây ra “mối đe dọa kinh khủng” cho môi trường sinh thái trong vịnh Bột Hải. “Về mặt kỹ thuật, sẽ rất lâu để ngăn chặn triệt để dầu rò rỉ trong khu vực, sau khi cho đóng cửa các giàn khoan” - ông Trần Kiến Dân, giáo sư Trường đại học Dầu khí Trung Quốc, cho biết.

Ém thông tin?

Cùng với mối quan ngại về độ an toàn trong kỹ thuật khai thác dầu, dư luận Trung Quốc cũng đang dấy lên những nghi vấn về sự thiếu minh bạch trong công bố thông tin liên quan đến các “thảm họa đen” ở vịnh Bột Hải. Bằng chứng là gần một tháng sau khi xảy ra vụ rò rỉ dầu từ mỏ Bồng Lai 19-3 chủ đầu tư khai thác mới công bố thông tin cho công chúng.

Và khoảng nửa tháng sau, nghĩa là đến ngày 14-7, Công ty ConocoPhillips China mới công bố lượng dầu tràn từ mỏ Bồng Lai có khả năng lên đến 1.500 thùng. Song các tổ chức môi trường của Trung Quốc không tin con số này bởi họ cho rằng con số thật sẽ lớn hơn rất nhiều.

Theo ông Trọng Ngọc - một nhà hoạt động từng làm việc cho Tổ chức Hòa bình xanh, con số mà ConocoPhillips và SOA công bố chỉ có họ biết với nhau chứ không có bên thứ ba nào chứng kiến. Do vậy, tính xác thực là không đáng tin cậy. “Công ty này thống kê con số trên bằng cách nào? Họ có tính luôn cả số dầu đã bị các chất hóa học làm phân tán vào con số này hay không?” - ông Trọng đặt vấn đề.

11 tổ chức môi trường khác cũng đã gửi thư yêu cầu Công ty ConocoPhillips China và CNOOC cho các tổ chức bảo vệ môi trường đến hiện trường để quan sát và điều tra vụ rò rỉ dầu. Yêu cầu này vẫn chưa có hồi âm.

MỸ LOAN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàng tỷ con ve sầu tấn công nước Mỹ

Cập nhật lúc 13/05/2011 04:00:00 PM (GMT+7)

Một "đại đoàn" ve sầu gồm hàng tỷ con sắp quét qua khắp nước Mỹ, tạo ra một tiếng ồn còn to hơn tiếng máy bay.

Posted Image

"Có hàng tỷ con. Không gian đầy ắp ve sầu. Chúng hiện diện ở khắp nơi" (Ảnh: AP)

Bầy ve sầu Bắc Mỹ này chỉ xuất hiện 13 năm một lần trong cái được biết đến là Đại đoàn Phương Nam. Đợt ve sầu đầu tiên đã tấn công các bang phía nam, phủ đầy nhà cửa, xe cộ và cả tóc người.

Dù không cắn hay đốt, không gây tác hại đến sức khỏe con người nhưng âm thanh mà những con đực phát ra để thu hút con cái có thể kéo dài từ sáng sớm đến tối mịt, lên tới 120 decibel, to hơn âm thanh một máy bay.

"Có hàng tỷ con. Không gian đầy ắp ve sầu. Chúng hiện diện ở khắp nơi", Greta Beekhuis ở Pittsboro, Bắc Carolina, cho biết.

Ve sầu trưởng thành chỉ trong 30 ngày, sau đó bắt đầu nhiệm vụ duy trì nòi giống với con đực kêu inh tai để hấp dẫn con cái. Ve sầu trưởng thành chết sau 6 tuần sinh sản. Ấu trùng ve nở ra từ trứng sẽ rơi xuống, chui sâu vào trong đất và rồi 13 năm sau lại xuất hiện để "gọi mái".

Thanh Hảo (Theo The Sun)

============================================

Sẽ có những cuộc tranh luận rất ồn ào tại Hoa Kỳ vào cuối mùa hè này, liên quan đến kinh tê và an sinh xã hội.

============================================

Điều gì sẽ xảy ra khi nước Mỹ “cáo chung”?

Thứ hai, 18/07/2011, 07:32(GMT+7)

Posted Image

Ảnh minh họa

Đồng “bạc xanh” đứng trước nguy cơ cáo chung.

“Nước Mỹ không còn nhiều thời gian” - Tổng thống Barak Obama đưa ra cảnh báo hôm 15/7 khi ngày thảo luận thứ 5 về việc nâng mức trần nợ quốc gia của Mỹ vẫn kết thúc trong bế tắc. Đồng “Bạc Xanh” sẽ tới hồi cáo chung. Các tập đoàn lớn không thể vay nợ, thị trường chứng khoán sụp đổ, các cơ cấu thanh toán cơ bản hỗ trợ nền kinh tế sẽ bị hủy hoại… Đó chỉ là một số trong hàng loạt viễn cảnh sẽ xảy ra nếu Mỹ “vỡ nợ”.

Giới phân tích cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ hứng chịu một cú sốc nghiêm trọng hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 nếu Nhà Trắng và Quốc hội vẫn không đạt được thỏa thuận chính trị về việc nâng mức trần nợ của chính phủ Mỹ trước ngày 2/8, thời điểm chính phủ sẽ không còn tiền để thanh toán các khoản chi tiêu.

Các nhà kinh tế cho rằng với mức thâm hụt ngân sách hiện nay, Chính phủ Mỹ có thể sẽ phải cắt giảm 40% hoạt động như đóng cửa phần lớn các cơ quan chính phủ, ngừng xuất chi phiếu trả lương cho binh sĩ, đóng cửa các tòa án hoặc hoãn trả an sinh xã hội cho người già. Ông Michael Ettlinger thuộc Trung tâm Tiến bộ Mỹ nói: “Đây sẽ là một thảm họa thực sự”. Ông cho rằng nếu mức trần nợ vẫn “đóng băng” trong suốt tháng 9 tới, sẽ dẫn tới mức giảm hơn 2% trong nền kinh tế Mỹ theo quý, nghiêm trọng hơn so với quý tồi tệ nhất trong cuộc suy thoái của Mỹ năm 2007-2009, khi đó, 2 triệu việc làm đã bị mất.

Trong khi đó, ông Lawrence Summers, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton, cảnh báo: “Đồng USD sẽ tới hồi cáo chung. Các tập đoàn lớn không thể vay nợ, thị trường chứng khoán sụp đổ, các cơ cấu thanh toán cơ bản hỗ trợ nền kinh tế sẽ bị hủy hoại. Đây sẽ là cú đòn giáng vào niềm tự hào quốc gia của người Mỹ, và chúng ta sẽ phải trả giá cho nó trong suốt thời gian rất dài”.

Giám đốc điều hành của hãng đầu tư QUADRO, ông Roman Andreev thì nhận định: “Chắc hẳn sẽ xuất hiện làn sóng rút tiền gửi khỏi các ngân hàng, khu vực doanh nghiệp sẽ bắt đầu nỗ lực sa thải và thu hẹp biên chế, tất cả sẽ phải thắt lưng buộc bụng và cắt giảm chi phí. Điều này sẽ tác động đến, thứ nhất là ngành công nghiệp Mỹ, và thứ hai là đánh vào lòng tin của giới tiêu dùng. Và sau đó, đây sẽ không chỉ là vấn đề của một quốc gia, mà là vấn đề mang tầm thế giới”.

Nợ liên bang của Mỹ đã lên tới mức kịch trần là 14,3 nghìn tỉ USD hôm 16/5 và cho đến nay, cuộc tranh cãi gay gắt giữa Nhà Trắng và Quốc hội xung quanh vấn đề nâng mức trần nợ để giúp nước Mỹ thoát khỏi cảnh vỡ nợ vẫn chưa có dấu hiệu khai thông.

Trong một báo cáo được công bố trong tuần, Trung Tâm chính sách lưỡng đảng đóng vai trò độc lập, cho biết Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải ngừng thanh toán 40-45% hay trị giá 134 tỉ USD của 80 triệu hóa đơn mà bộ này phải thanh toán hàng tháng. Nếu Bộ Tài chính vẫn tiếp tục thanh toán nợ, các phúc lợi y tế và an sinh xã hội, bảo hiểm các nhà thầu quân sự và bảo hiểm thất nghiệp, thì Bộ này sẽ phải đóng cửa Bộ Tư pháp và Lao động, ngừng hoạt động xây dựng đường sá, các vấn đề của cựu chiến binh, nghiên cứu y tế, ngừng hoạt động ủng hộ kinh doanh nhỏ và một loạt hoạt động khác.

Phát biểu trước Quốc hội trong tuần này, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ, Ben Bernanke, cho rằng những cắt giảm như vậy sẽ giống như việc lặp lại cuộc Đại suy thoái, gây ra tình trạng mất việc hàng loạt, trong lúc đã có 14,1 triệu người Mỹ đang thất nghiệp.

Ông Bernanke và các nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực ngân hàng, thậm chí cả Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng một sự vỡ nợ như vậy, cho dù chỉ mang tính kĩ thuật, sẽ là thảm họa tài chính có quy mô toàn cầu./.

Theo PetroTimes

Tin đăng lại

============================================

Ve kêu cũng thành một hiện tượng có thể tiên tri. Bởi vì:

Đề giải thích một hiện tương dù rất nhỏ, cũng phải viễn dẫn đền toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ.

Nói thì như vậy! Nhưng vấn đề là cảm ứng đúng mạch dẫn của những hiện tượng liên quan. Cái này gọi là " Cảm ứng tiên tri". Còn về việc tranh cãi này thì chỉ hết mùa hè này thôi. Bởi vì ve chỉ kêu hết mùa hè. con nào khỏe lắm thì sang được đầu thu. Mọi chuyện sẽ ngã ngũ. Dù ngã kiểu gì thì kinh tế thế giới vẫn cứ khủng hoảng.

Thành thật chia buồn.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo lời cảm ứng tiên tri về việc "Ve sầu tấn công nước Mỹ" của chú Thiên Sứ thì TT Obama yên tâm gòi. Chúc mừng Obama qua mùa hè này là ông yên tâm về mọi chuyện gòiPosted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

QE3 hay Mỹ vỡ nợ làm châu Á lo hơn?

Thứ hai, 18/07/2011, 11:18(GMT+7)

VIT - Nguy cơ Mỹ bị hạ tín dụng do vỡ nợ khiến nhiều quỹ đầu tư chuyển hướng sang các thị trường Đông Nam Á trong ngắn hạn, tuy nhiên, nguy cơ lớn hơn là một đợt nới lỏng định lượng mới có thể tạo dòng vốn nóng gây bất ổn cho các nền kinh tế.

Posted Image

Ảnh minh họa

Theo các quan chức ngân hàng trung ương của Philippines, Indonesia và Thái Lan, dòng vốn chảy vào các nền kinh tế mới nổi sẽ tăng mạnh do tác động từ các vấn đề kinh tế của Mỹ. Tuy vậy, họ không không tỏ ra lo ngại về nguy cơ vỡ nợ của nước này.

Giới đầu tư kỳ vọng các chính trị gia của Mỹ sẽ đạt được thỏa thuận về nâng trần nợ trước ngày 2/8, thay vì phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ có thể mang lại hậu quả lớn cho thị trường tài chính toàn cầu.

Trước đó, hãng xếp hạng tín dụng Moody’s cảnh báo, những bế tắc trong việc thỏa thuận nâng giới hạn nợ đã đẩy Mỹ vào nguy cơ bị hạ bậc tín nhiệm nợ hiện đang ở mức hàng đầu. Do vậy, Mỹ cần đưa ra giải pháp tin cậy nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách trong dài hạn.

Giới phân tích cho rằng, trong trường hợp Mỹ vỡ nợ và bị hạ bậc tín nhiệm, vấn đề đối với châu Á có thể là việc các quỹ đầu tư rút khỏi thị trường này để giảm rủi ro tài sản.

Ông Tim Condon, giám đốc trung tâm nghiên cứu thuộc ING tại Singapore cho biết: “Trước hết tôi cho rằng, sẽ không xảy ra viễn cảnh này. Hai là, nếu nó có xảy ra, thì dòng tiền sẽ không chảy vào các nền kinh tế mới nổi.

Ông Thomas Kwan, giám đốc đầu tư nợ châu Á thuộc Công ty quản lý quỹ Baring cho rằng: “Ngay cả nguy cơ Mỹ chỉ “vỡ nợ kỹ thuật” cũng sẽ tác động tiêu cực đến thị trường dù chỉ trong thời gian rất ngắn.”

Tuy nhiên, ông này cho rằng, “vỡ nợ kỹ thuật” có thể không gây hiệu ứng bán tháo với khối lượng lớn bởi các nhà đầu tư vẫn sẽ tin tưởng rằng, Washington cuối cùng có thể đưa ra một kế hoạch trả nợ hợp lý.

Ông Kwan nói: “Nếu không, đó sẽ là một thảm họa đối với hệ thống tài chính và kinh tế toàn cầu”.

Sẽ là đáng lo ngại hơn cho Đông Nam Á nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt đầu tung ra gói nới lỏng định lượng thứ 3 (QE3) để mua lại nợ của chính phủ Mỹ nhằm duy trì thanh khoản cho thị trường, thúc đẩy các hoạt động kinh tế.

Mặc dù vẫn giữ quan điểm cho rằng rằng, tình trạng nền kinh tế suy yếu cuối cùng sẽ qua đi, nhưng sự lạc quan của Chủ tịch FED Ben Bernanke có dấu hiệu suy giảm sau khi tuyên bố FED sẵn sàng tung ra gói kích thích mới hôm 13/7 vừa qua.

Chứng khoán Mỹ đã tăng 1% ngay sau tuyên bố này, trong khi giá trái phiếu Kho bạc và đồng USD đồng loạt giảm, trong khi giá trái phiếu kho bạc Mỹ và USD giảm.

Các nhà hoạch định chính tại các nền kinh tế mới nổi lo ngại rằng, các nhà đầu tư chỉ đơn thuần rút các quỹ từ Mỹ và chuyển sang đầu tư vào các nền kinh tế mới nổi, làm tăng sức ép lạm phát, tăng cung tiền và khiến nội tệ tăng giá.

Trong khi đó, ông Condon nhận định: “QE3 sẽ đặt ra yêu cầu định giá lại các tài sản rủi ro bao gồm tiền tệ và cổ phiếu ở các nền kinh tế mới nổi”.

Thị trường chứng khoán Jakarta, Kuala Lumpur và Manila đã đạt mức cao kỷ lục trong tháng này, trong đó, chủ yếu do tác động từ khối ngoại.

Dòng tiền ồ ạt chảy vào các nền kinh tế mới nổi gây khó khăn cho việc hoạch định chính sách, bởi các ngân hàng trung ương cần duy trì thanh khoản ở mức mà nền kinh tế có thể tăng trưởng, đồng thời đảm bảo không bơm giá tài sản hay gây tổn thương đến nền kinh tế như trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 – 98.

Mặt khác, các thị trường mới nổi cần nỗ lực kiềm chế lạm phát, bởi lãi suất cao hơn thu hút nhiều nguồn vốn hơn.

Theo Reuters

Tin dịch

===============================

QE3 hay Mỹ vỡ nợ

Đó chỉ là chuyện lựa chọn giữa treo cổ hay chém đầu. Kiểu gì cũng khủng hoảng. Thật là buồn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên tai tăng nặng........

======================

Lở đất ở Trung Quốc, 13 người thiệt mạng

Chủ Nhật, 17/07/2011, 15:38 (GMT+7)

TTO - Những vụ lở đất do mưa lớn gây ra vào ngày 16-7 ở khắp Trung Quốc khiến 13 người thiệt mạng và hàng trăm người bị mắc kẹt trong xe hơi, theo AFP.

Năm người thiệt mạng sau khi một trận lở đất kéo theo lũ bùn cuốn trôi một chiếc xe buýt và một chiếc xe tải bị ở phía Bắc tỉnh Cam Túc, trong khi 8 người khác thiệt mạng trên đường đến bệnh viện, Tân Hoa Xã dẫn lời một quan chức địa phương.

Posted Image

Đường sá bị tắc nghẽn vì bùn và đá sau những trận lở đất ở Trung Quốc-Ảnh: THX

Tân Hoa Xã đưa tin hơn 800 người bị mắc trong hơn 300 loại phương tiện giao thông trên một con đường cao tốc phía Tây Nam tỉnh Vân Nam sau khi các đợt lũ bùn và lở đất làm tắc nghẽn tuyến đường này.

Tuy nhiên, chưa có báo cáo về thiệt hại cũng như thương vong tại tỉnh Vân Nam, và lực lượng cứu hộ đang tiến hành dọn dẹp con đường này.

DUY PHÚC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên tai tăng nặng hơn nắm 2010

=====================================

Lũ lụt hoành hành ở Nam Mỹ

19/07/2011 10:34

(TNO) Brazil và một số nước Mỹ La-tinh khác trong mấy ngày nay phải hứng chịu những trận mưa xối xả gây lũ lụt nghiêm trọng, chia cắt nhiều đường giao thông và khiến cả chục người thiệt mạng.

Theo hãng tin AFP, trận mưa lớn hôm 17.9 tại bang Pernambuco đông bắc Brazil kéo theo lở đất và lũ mạnh đã làm ít nhất tám người thiệt mạng, trong đó có một gia đình bốn thành viên bị chôn vùi dưới một trận lở đất.

Giới chức địa phương cho biết, ước tính 500 hộ dân mất nhà cửa, nhiều khu vực đã được sơ tán để tránh thương vong.

Tại Guatemala, cũng đã có hai người thiệt mạng, ba trường hợp mất tích do lũ lụt được ghi nhận.

Còn tại Mexico, có ba người chết, hàng trăm ngàn người mất nhà cửa do lũ lụt và lở đất tại bang Oaxaca ở miền nam nước này, Thống đốc bang Gabino Cue nói.

Dự kiến trong những ngày tới, sẽ còn mưa lớn kéo dài tại miền nam Mexico và gây thêm những ảnh hưởng nặng nề.

* Cũng theo AFP, hiện cơn bão nhiệt đới Bret đang hoạt động mạnh trên Đại Tây Dương, ngoài khơi của Bahamas với sức gió 85 km/giờ. Cơn bão này khiến cho phía bắc Bahamas hứng chịu những trận mưa lớn.

Tiến Dũng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cơn bão cát thứ 2 “nuốt chửng” thành phố Mỹ

(Dân trí) - Một bức tường cát khổng lồ đã lăn qua thành phố Phoenix, bang Arizona của Mỹ hôm thứ 2, biến bầu trời thành màu nâu xám và làm trì hoãn một số chuyến bay.

Posted Image

Bức tường cát đang di chuyển tại khu vực Phonenix chiều tối ngày 18/7.

Bức tường cát cao khoảng 1.000m và di chuyển với tốc độ 65km/h, một nhà khí tượng tại Trung tâm thời tiết quốc gia Mỹ cho hay. Đây là cơn bão cát nghiêm trọng thứ 2 xảy ra tại Phoenix trong tháng này. Trước đó, hôm 5/7, một cơn bão cát kinh hoàng có đường kính lên tới 80km và cao 1,6km cũng đã tấn công Phonenix, quật đổ các cây cối và khiến hàng nghìn người dân bị cắt điện.

Bão cát thường xảy ra trong mùa mưa tại Arizona, bắt đầu từ giữa tháng 6 tới cuối tháng 9.

Posted Image

Bức tường cát đang tiến lại gần sân bay quốc tế Sky Harbor tại Phonenix.

Posted Image

Bão cát khiến bầu trời dần biến thành màu nâu.

Posted Image

Bão cát làm giảm tầm nhìn nghiêm trọng tại Quận Pinal, bang Arizona.

Posted Image

Posted Image

Biển cảnh báo các phương tiện về tầm nhìn giảm.

Posted Image

Posted Image

Một vụ tai nạn xảy ra do tầm nhìn giảm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

============================================

Ve kêu cũng thành một hiện tượng có thể tiên tri. Bởi vì:

Đề giải thích một hiện tương dù rất nhỏ, cũng phải viễn dẫn đền toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ.

Nói thì như vậy! Nhưng vấn đề là cảm ứng đúng mạch dẫn của những hiện tượng liên quan. Cái này gọi là " Cảm ứng tiên tri". Còn về việc tranh cãi này thì chỉ hết mùa hè này thôi. Bởi vì ve chỉ kêu hết mùa hè. con nào khỏe lắm thì sang được đầu thu. Mọi chuyện sẽ ngã ngũ. Dù ngã kiểu gì thì kinh tế thế giới vẫn cứ khủng hoảng.

Thành thật chia buồn.

Mỹ 'thoát' nguy cơ vỡ nợ

Dù còn nhiều phiếu chống, cách đây ít giờ, Hạ viện Mỹ đồng ý với kế hoạch ngân sách do chính phủ đệ trình, mở cơ hội nâng trần nợ công và bước đầu giúp đất nước này thoát nguy cơ vỡ nợ vào đầu tháng 8 tới.

Posted Image

Một buổi họp của Quốc hội Mỹ. Ảnh: WP

Theo AP, Hạ viện Mỹ hôm qua đã phê chuẩn kế hoạch dự phòng của Đảng Cộng hòa nhằm nới rộng mức trần nợ công lên trên ngưỡng 14.300 tỷ USD, đổi lại kế hoạch cắt giảm chi tiêu liên bang tới 6.000 tỷ USD và yêu cầu cải tổ nhằm cân bằng ngân sách. Quyết định này giúp Mỹ bước đầu thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ vào đầu tháng 8, như lời "cảnh cáo" của Tổng thống Obama cũng như các thành viên Chính phủ.

Tổng thống Barack Obama và nhiều Thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hòa lên tiếng khen ngợi kế hoạch giảm thâm hụt mà "Bộ 6" Thượng nghị sĩ đứng đầu đưa ra vào đầu cuộc họp đã xóa được khoảng cách giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ. Kế hoạch này kèm theo 1.000 tỷ USD thuế thu thêm. Tổng thống Obama cho biết ông hy vọng các lãnh đạo của Quốc hội sẽ làm việc cùng nhau để đi đến một thỏa thuận chung vào thứ 4 này.

Một số thành viên Đảng Cộng hòa bỏ phiếu chống bởi họ vẫn không đồng ý với việc tăng nợ trần, thậm chí là cắt giảm chi tiêu.

Các thành viên của Quốc hội sẽ ở lại Washington đến cuối tuần này để cùng soạn thảo luật để tăng nợ trần, mục đích thông qua trước hạn chót vào ngày 2/8.

Một bản khảo sát thực hiện bởi tờ Wall Street Journal cho thấy cả hai đảng đều chia sẻ áp lực nếu mức nợ trần không tăng và chính phủ rơi vào cảnh vỡ nợ. Có tới 39% người được hỏi cho biết họ sẽ đổ lỗi cho Đảng Cộng hòa trong Quốc hội, trong khi 35% cho rằng ông Obama và Đảng Dân chủ là những người có trách nhiệm, chỉ 17% cho rằng lỗi là từ hai phía.

Thông tin từ cuộc họp nợ công Mỹ đã giúp giải tỏa áp lực trên các thị trường tài chính, tiền tệ. Giá vàng ngay lập tức rời xa mốc 1.600 USD một ounce. Trong khi đó thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trở lại, tiếp đà sinh khí cho thị trường châu Á.

Theo Công Tâm ( VNE)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên tai tăng nặng so với 2010......

================================

Cơn bão cát thứ 2 “nuốt chửng” thành phố Mỹ

Thứ Tư, 20/07/2011 - 08:05

(Dân trí) - Một bức tường cát khổng lồ đã lăn qua thành phố Phoenix, bang Arizona của Mỹ hôm thứ 2, biến bầu trời thành màu nâu xám và làm trì hoãn một số chuyến bay.

Bão cát kinh hoàng tấn công nước Mỹ

Posted Image

Bức tường cát đang di chuyển tại khu vực Phonenix chiều tối ngày 18/7.

Bức tường cát cao khoảng 1.000m và di chuyển với tốc độ 65km/h, một nhà khí tượng tại Trung tâm thời tiết quốc gia Mỹ cho hay. Đây là cơn bão cát nghiêm trọng thứ 2 xảy ra tại Phoenix trong tháng này. Trước đó, hôm 5/7, một cơn bão cát kinh hoàng có đường kính lên tới 80km và cao 1,6km cũng đã tấn công Phonenix, quật đổ các cây cối và khiến hàng nghìn người dân bị cắt điện.

Bão cát thường xảy ra trong mùa mưa tại Arizona, bắt đầu từ giữa tháng 6 tới cuối tháng 9.

Posted Image

Bức tường cát đang tiến lại gần sân bay quốc tế Sky Harbor tại Phonenix.

Posted Image

Bão cát khiến bầu trời dần biến thành màu nâu.

Posted Image

Bão cát làm giảm tầm nhìn nghiêm trọng tại Quận Pinal, bang Arizona.

Posted Image

Posted Image

Biển cảnh báo các phương tiện về tầm nhìn giảm.

Posted Image

Posted Image

Một vụ tai nạn xảy ra do tầm nhìn giảm.

Xem video:

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=8j4byAu3JF4&feature=player_embedded

Ninh Nhi

Theo BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites