Thiên Sứ

2011 - Qua Những Lời Tiên Tri

1.274 bài viết trong chủ đề này

LỜI TIÊN TRI 2011

Thế giới đề phòng chiến tranh cấp quốc gia.....

* Nam Bắc Cao Ly có xung đột không? Không ý kiến!

==========================================================

Triều Tiên đe dọa "chiến tranh thần thánh" với Hàn Quốc

Thứ tư, 29/06/2011, 11:01(GMT+7)

VIT - Triều Tiên hôm nay (29/6) đã cáo buộc Hàn Quốc xúc phạm nước này và đe dọa tiến hành “chiến tranh thần thánh trả thù” khi hai nước chuẩn bị tổ chức các cuộc đối thoại hiếm hoi về một dự án du lịch chung đang bế tắc. Phát ngôn viên chính phủ Bình Nhưỡng đã cáo buộc các đơn vị quân đội ở biên giới của Hàn Quốc đưa ra các khẩu hiệu phỉ báng “quân đội, hệ thống và giá trị” của Triều Tiên.

Posted Image

Quân đội Triều Tiên.

Phát ngôn viên chưa rõ danh tính trên, trong một tuyên bố trên hãng thông tấn chính thức, thề sẽ đáp trả bất kỳ hành vi khiêu khích nào bằng một “cuộc chiến thần thánh trả thù không thương tiếc”.

Bản chất của những khẩu hiệu phỉ báng trên là không rõ ràng. Triều Tiên đã đưa ra những lời lẽ đe dọa tương tự khi binh lính dự bị Hàn Quốc lấy ảnh của gia đình ông Kim làm bia tập bắn đạn thật.

Căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên dâng cao trong hơn một năm qua, kể từ khi Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên nã ngư lôi vào tàu chiến của nước này tháng 3/2010 khiến 46 thủy thủ thiệt mạng.

Bình Nhưỡng đã phủ nhận cáo buộc trên, song lại nã pháo vào một hòn đảo biên giới của Hàn Quốc tháng 11/2010, khiến 4 người Hàn Quốc trong đó có 2 dân thường thiệt mạng.

Cảnh báo mới nhất trên được đưa ra khi các quan chức Hàn Quốc và các doanh nhân tới khu du lịch chung của hai miền ở Triều Tiên để thảo luận về quyền sở hữu các tài sản của Hàn Quốc tại đó.

Khu du lịch núi Kumgang được mở năm 1998 được xem là biểu tượng hòa giải và giúp quốc gia nghèo này thu lợi hàng triệu đô la mỗi năm.

Tuy nhiên, Hàn Quốc đã hoãn các chuyến thăm sau khi một lính Triều Tiên bắn chết một khách du lịch Hàn Quốc, người này đã vi phạm khu vực quân sự cấm năm 2008.

Năm ngoái, Triều Tiên đã tịch thu một số tài sản của Hàn Quốc để phản đối việc không thành công trong nối lại các hoạt động du lịch ở vùng núi này.

Ngày 17/6, Bình Nhưỡng cảnh báo sẽ xử lý tài sản của Hàn Quốc ở khu vực này, đồng thời yêu cầu các bên Hàn Quốc thăm Kumgang vào ngày 30/6 để thảo luận về tiến trình này.

(Theo AFP)

Tin dịch

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên tai tăng nặng......

===================

Sét đánh trúng trường học, 19 học sinh và giáo viên thiệt mạng

Thứ Năm, 30/06/2011 - 08:28

(Dân trí) - 18 học sinh và 1 giáo viên đã tử vong sau khi sét đánh trúng ngôi trường của họ ở miền tây Uganda, cảnh sát nước này cho hay.

Posted Image

(Ảnh minh họa)

Vụ việc xảy ra hôm thứ 3 tại ngôi trường tiểu học Runyanya ở khu vực Masindi, cách thủ đô Kampala khoảng 260km về phía tây.

Nữ phát ngôn viên cảnh sát địa phương Zura Ganyana cho biết 51 học sinh trong độ tuổi từ 7-16 đã bị thương. Các học sinh thiệt mạng bao gồm 15 nữ sinh và 3 nam sinh.

Quan chức giáo dục tại Zombo, John Ojobi, cho biết một ngôi trường khác nằm cách Kampala khoảng 320km về tây bắc cũng bị sét đánh trúng hôm thứ 3, làm 37 học sinh và 2 giáo viên bị thương.

Các chuyên gia khí tượng cho hay các ngôi trường bị sét đánh vì không có cột chống sét và thường được xây dựng trên vùng đất cao.

Trong vài tuần qua, các trận sét đánh trên khắp Uganda đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 34 người.

An Bình

Theo AP

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Dị nhân đuổi mưa” bị một PGS.TS thách đố dự báo động đất

Thứ năm, 30 Tháng 6 2011 06:52

(GDVN) – Ngay sau khi Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam đăng tải bài viết về tuyên bố dự báo đúng động đất của “dị nhân đuổi mưa”, PGS.TS Cao Đình Triều, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội KH&KT Địa Vật lý Việt Nam, lập tức đưa ra lời thách đố.

Các phương pháp dự báo đến nay đều thất bại

PGS.TS Triều cho biết: Thực chất thì có thể dự báo được động đất không? Rất nhiều phương pháp dự báo đã được đề cập đến trong nghiên cứu của nhiều nhà địa chấn trên thế giới trong nhiều thế kỷ qua. Đó là việc toan tính về khả năng đưa ra dự báo động đất theo kiểu dự báo thời tiết trên cơ sở dấu hiệu nguy hiểm động đất “earthquake weather’; tính toán “điều kiện chuẩn bị cho động đất của hành tinh”; và việc tìm kiếm “dấu hiệu nổi loạn của động đất”… Nhưng tất cả đều thất bại!

Posted Image

PGS.TS Cao Đình Triều (bên phải ảnh) đưa ra lời thách đố

Bởi lẽ sự phá hủy nhỏ tiến tới phá hủy lớn trong một điều kiện cụ thể phụ thuộc vào vô số các yếu tố địa chất khác nhau và chẳng tuân theo một quy luật phổ biến toàn cầu và chặt chẽ nào cả. “Dự báo động đất thực sự là một nhiệm vụ hết sức khó khăn đối với các nhà nghiên cứu địa chấn trên thế giới. Một số nước như Liên bang Nga, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc rất chú trọng vấn đề nghiên cứu dự báo động đất. Song cho đến nay, hiệu quả của công tác này chưa được là bao và chúng ta chỉ hi vọng vào tương lai” – ông Triều nói. Về luận điểm của “Dị nhân” Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng: Các đới nứt gãy trên vỏ địa cầu không phải yếu tố quyết định thời gian, cường độ và địa điểm động đất, mà “chính sự tương tác ngoài vũ trụ. Đó chính là sự vận động của những hành tinh và các ngôi sao chung quanh hệ Mặt trời”, PGS.TS Cao Đình Triều lại có kiến giải khác. Ông Triều cho biết: “Không phải bây giờ mà từ những năm 1950 –1960, nhiều nhà nghiên cứu địa chấn đã tìm hiểu nguyên nhân từ bên ngoài như xem quỹ đạo vận động của trái đất xoay quanh Mặt trời, thậm chí cả mặt trăng, nhưng chưa chứng minh được nó có quy luật gì ảnh hưởng tới các tai biến của tự nhiên, nói chính xác là tai biến động đất. Và sau đó khoa học đã chứng minh: Nguyên nhân động đất không phải từ vũ trụ đi vào mà là do hoạt động bên trong của Trái Đất. Động đất được gây nên bởi chùm tia sóng địa chấn lan tỏa từ một vùng nào đó do quá trình giải tỏa nhanh năng lượng đàn hồi tạo nên. Nói cách khác: Động đất là sự giải phóng nhanh của năng lượng đàn hồi được tích lũy tại một điểm nào đó bên trong trái đất, gây nên sóng địa chấn và tác động lên bề mặt làm phá hủy các công trình, sự biến dạng bề mặt cũng như gây chết chóc cho con người”.

“Không thể dự báo được động đất trong ngắn hạn”

PGS.TS Triều khẳng định chắc nịch: “không thể đoán nổi” động đất trong ngắn hạn một cách chính xác. Cho tới thời điểm này, việc dự báo chính xác được động đất và yêu cầu dân di tản thành công như trường hợp hiếm thấy ở Liêu Ninh (Liaoning) năm 1975 của Trung Quốc vẫn là một hình mẫu, là ước mơ của các nhà khoa học. Bắt đầu từ năm 1960, những cố gắng về dự báo động đất được phát triển mạnh trong lĩnh vực nghiên cứu địa chấn, đặc biệt là ở Nhật Bản, Liên Xô, Trung Quốc và Mỹ. Mục đích của các nhà khoa học là tối thiểu đạt được độ tin cậy của dự báo động đất như dự báo thời tiết vậy. Một số nhà địa chấn đã không chắc chắn rằng có thể dự báo được động đất. Họ chỉ đề cập tới vấn đề dự báo cường độ chấn động của động đất, và hướng lựa chọn ưu tiên trong nghiên cứu là việc tính toán mức độ nguy hiểm của động đất ở các khu vực xây dựng công trình quan trọng như đập thủy điện, các công trình thế kỷ, bệnh viện… Ở Nhật Bản, việc phân tích thống kê động đất nghiên cứu dự báo tức thì đã được đề cập. Hy vọng về nghiên cứu dự báo động đất đã ăn sâu vào tâm niệm của các nhà địa chấn và họ đã tiến hành từ năm 1962 nhưng cũng chỉ toàn thất bại. Thậm chí động đất Kobe năm 1955 các nhà khoa học còn không nghĩ nó có thể xảy ra. Tuy vậy, chương trình nghiên cứu đó đã lôi kéo hàng ngàn nhà địa chấn, địa vật lý và địa chất đóng góp tư tưởng nghiên cứu của mình. Từ những năm 1960, ở Nhật Bản tiến hành những kiến cứu đặc biệt về chu kỳ của động đất lịch sử khu vực Tokyo và lân cận kết hợp với việc đo biến dạng và quan trắc tính địa chấn. Nhưng việc nghiên cứu dự báo ngắn hạn động đất ở Nhật cũng mới chỉ được gọi dưới cái tên tìm hiểu các nguyên nhân gây ra động đất, chứ chưa ai dám dự báo động đất trong một thời gian ngắn. Người ta cũng tìm hiểu điều kiện khí hậu, hoạt động núi lửa, lực hấp dẫn từ Mặt trời, mặt trăng và các hành tinh khác có liên quan thế nào đến động đất. Nhiều danh mục về động đất, kể cả của California cũng đã được nghiên cứu đối sánh ảnh hưởng của các điều kiện này nhưng đều không có kết quả. Ví dụ, vào năm 1974 đã nghiên cứu về quan hệ giữa lực hấp dẫn của các hành tinh với động đất và cho rằng khoảng 179 năm sau khi các hành tinh gần như nằm trên một đường thẳng, lực hấp dẫn tăng lên sẽ gây nên sự tăng vọt tính địa chấn ở California. Hiện tượng này theo dự báo là sẽ xảy ra vào năm 1982 song chẳng có động đất mạnh nào xảy ra ở California cả. Cũng có quan điểm cho ràng: Có thể dự báo động đất trên cơ sở tính chất hoạt động của Mặt trăng và các hoạt động hóa học. Tuy vậy, cho đến ngày nay chưa có một dạng công thức chính xác nào để dự báo động đất ngắn hạn.

Chẳng cần dự báo tương lai, hãy đoán quá khứ đi!

PGS.TS Triều thách đố: “Nếu ông Tuấn Anh cho rằng: Nghiên cứu về Phong thủy, Kinh dịch dự báo được chính xác hơn động đất thì ông hãy chứng minh đi” – “Chúng ta chưa cần dự báo được tương lai, mà hãy nói về một loạt trận động đất đã xảy ra trong quá khứ, xem “dị nhân đuổi mưa” này dự báo được điều gì? Ví dụ, tôi lấy đề bài là trận động đất ở tỉnh Sumatra, Indonesia gần cuối năm 2010 vừa qua, xem ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh có biết được trong ngày đó, ở các vùng lân cận như Đông Nam Á chịu những ảnh hưởng gì, Việt Nam ảnh hưởng thế nào? điều này không có chuyên môn, không có máy móc thiết bị đo đạc, không thể biết nổi!. “Nếu ông khẳng định dự đoán được tương lai thì trước hết ông phải chứng minh được những cái thuộc về quá khứ, ông phải dự báo được quá khứ, nếu ông không dự đoán được ngay cả quá khứ thì chắc chắn ông sai” – ông Triều khẳng định. Về chuyện “Dị nhân” cho rằng Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương đã “có đề nghị hợp tác với các cơ quan khoa học để phối hợp nghiên cứu, nhưng chẳng có ai hồi âm", PGS.TS Triều khẳng định: Chưa nhận được lời đề nghị nào từ phía ông Tuấn Anh. “Đây là lần đầu tiên tôi nghe nói về việc này. Ông ấy đề nghị với ai trong khi cơ quan nghiên cứu động đất duy nhất ở Việt Nam chưa bao giờ tiếp xúc với ông ấy”.

Vì sao các nhà khoa học đều sợ dự báo động đất?

Theo PGS.TS Cao Đình Triều: Bản thân nhiều nhà khoa học cũng rất sợ đưa ra dự báo động đất. Bởi lẽ nếu dự báo sai thì hậu quả của dự báo sẽ rất nguy hiểm. Ví dụ, nếu có thông tin tháng tới ở Hà Nội xảy ra động đất thì sẽ gây hoang mang cho hàng triệu người. Thậm chí nhiều ngàn sống trong thành phố sẽ chạy toán loạn rời khỏi Hà Nội phòng thân. Ở phương Tây cũng có một số trận động đất có thể đã dự báo được một cách khá chính xác nhưng cũng không phải trong thời gian rất ngắn. Ví dụ như động đất ở California đã dự báo trước đó 2 năm.

LTS: Chúng tôi sẽ còn chuyển đến Quý độc giả rất nhiều thông tin hết sức lý thú xung quanh chuyện “Dị nhân đuổi mưa” trở thành “Dị nhân dự báo động đất” này. Mời các bạn tiếp tục quay trở lại www.giaoduc.net.vn.

Phương Hạ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên thạch đâm Trái đất, TQ thiệt hại nặng nhất?

Cập nhật lúc 30/06/2011 11:00:00 AM (GMT+7)

Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Mỹ,… là những quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng nặng nhất nếu Trái đất va chạm với một thiên thạch trong vũ trụ, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Southampton (Anh).

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã phân tích và xếp hạng các quốc gia chịu thiệt hại về người và vật chất, trong trường hợp Trái đất va chạm với một thiên thạch trong vũ trụ. Theo đó, Trung Quốc là nước chịu thiệt hại nặng nhất nếu thiên thạch đâm vào Trái đất vì quốc gia này có dân số đông nhất thế giới.

Posted Image

Cảnh một thiên thạch đâm vào Trái đất được xây dựng trong bộ phim “Deep Impact”. Ảnh: Reuters.

Danh sách những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất khi thiên thạch va chạm với Trái đất được các nhà khoa học thuộc trường Đại học Southampton lập ra dựa trên phần mềm NEOimpactor, với số liệu được tổng hợp từ chương trình nghiên cứu Vật thể gần Trái đất (NEO) của Cơ quan vũ trụ Mỹ.

Danh sách 10 nước chịu ảnh hưởng nặng nhất theo thứ tự giảm dần bao gồm: Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, Philippines, Italia, Anh, Brazil và Nigeria.

Xét về khía cạnh thiệt hại về người, Mỹ, Trung Quốc Indonesia, Ấn Độ và Nhật Bản là những quốc gia có nguy cơ nhất. Trong khi đó, các quốc gia có nguy cơ thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng khi Trái đất va chạm với thiên thạch là Canada, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Thụy Điển.

Tờ Daily Mail dẫn lời tiến sĩ Nick Bailey, người đứng đầu nhóm phát triển phần mềm NEOimpactor, nhận định: “Nguy cơ Trái đất va chạm với một thiên thạch ngày càng tăng. Khi thiên thạch đâm vào Trái đất, nó sẽ gây thiệt hại vô cùng lớn về người và tài sản. Phần mềm của chúng tôi giúp xác định được quốc gia nào chịu ảnh hưởng nặng nhất khi xảy ra thạm họa này”.

Theo trang DailyGalaxy, tất cả động thực vật trên Trái đất sẽ bị hủy diệt nếu một thiên thạch có đường kính rộng hơn 20km đâm vào hành tinh của chúng ta. Cách đây 65 triệu năm, loài khủng long được cho là đã tuyệt chủng sau khi một thiên thạch có đường kính 16 km đâm vào Trái đất.

Hà Hương

Share this post


Link to post
Share on other sites

VIỆT NAM NĂM TÂN MÃO

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Bài trả lời phỏng vấn Tạp chí Kinh tế - Châu Á Thái Bình Dương.

Về dịch bệnh?

Quẻ “Thương Xích khẩu”.

Ở con người: Năm 2011 Việt Nam và thế giới nói chung phải đề phòng những vấn đề liên quan tới an toàn thực phẩm. Những bệnh như ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, đường ruột cần đề phòng. Những bệnh mang tính đại dịch như cúm gà có nguy cơ bùng phát.

Ở vật nuôi: Những bệnh như lở mồm long móng không những ở Việt Nam mà trên thế giới loại dịch bệnh này đều xuất hiện trở lại. Ở nước ngoài sẽ gây thiệt hại lớn; ở Việt Nam nhẹ hơn, nhưng cũng cần quan tâm. Nhựng vật nuôi như gia súc, gia cầm và đặc biệt loài thủy sản sang năm sẽ có nhiều loại dịch bệnh cần đề phòng. Tóm lại những vấn đề về an toàn thực phẩm luôn luôn phải đề phòng và phải có những biện pháp mạnh để khống chế khả năng gây dịch bệnh. Những biện pháp đề phòng cần đồng bộ và nhất quán, vấn đề pháp lý phải rõ ràng để có thể chế tài những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, hoặc không đạt vệ sinh an toàn trong thực phẩm, từ đó sẽ tránh và giảm thiếu được những dịch bệnh nói trên.

===============================================

TP.HCM: Gần 300 công nhân đi cấp cứu vì ngộ độc

Cập nhật lúc 30/06/2011 08:08:19 PM (GMT+7)

Posted Image - Cách đây 3 ngày vừa xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm suất ăn trưa khiến hàng trăm công nhân của công ty Quang Thái (quận Bình Tân) phải đi cấp cứu thì hôm nay, ngày 30/6, TP.HCM lại ghi nhận xảy ra một vụ ngộ độc nghiêm trọng trên địa bàn quận 12.

Hàng trăm người đi cấp cứu vì ngộ độc

Đi biển bị ngộ độc tập thể, 1 người chết

Đà Lạt: Hơn 290 du khách bị ngộ độc thực phẩm

Cụ thể, cuối giờ chiều cùng ngày, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM cho biết vụ ngộ độc xảy ra sau bữa cơm trưa làm cho 267 công nhân của Công ty Wooyang Vina (phường Hiệp Thành, Q.12) phải nhập viện do xuất hiện các triệu chứng đau đầu, nôn ói

Trên thực tế có tới 1300 công nhân của công ty trên cùng dùng bữa trưa với các món canh rau dền, thịt heo xào cải chua và rau muống xào. Bữa ăn của các công nhân này là do công ty Thanh Thúy ở quận 2 cung cấp..

Posted Image

Ngày càng nhiều các vụ công nhân bị ngộ độc thực phẩm (Ảnh TTX)

Sau khi kiểm tra, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP. vẫn chưa có phát hiện gì đặc biệt. Cơ sở vật chất của công ty và các hồ sơ hành chính được đánh giá có đầy đủ, riêng chỉ vệ sinh hơi…kém.

Theo ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục Trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM, tình hình của các nạn nhân không quá nghiêm trọng và có thể xuất viện hết trong ngày hôm nay.

Ngành y tế thành phố đã lấy mẫu bệnh phẩm và thức ăn để tiến hành điều tra dịch tễ, nhằm làm rõ nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc thực phẩm nói trên.

Thanh Huyền

Hàng trăm người đi cấp cứu vì ngộ độc

Đi biển bị ngộ độc tập thể, 1 người chết

Đà Lạt: Hơn 290 du khách bị ngộ độc thực phẩm

Share this post


Link to post
Share on other sites

VN-Index mất gần 11% trong sáu tháng đầu năm 2011

Thứ sáu, 1/7/2011, 10:08 GMT+7

(ATPvietnam.com) - Tưởng chừng có thể khởi sắc sau khi gần như trụ vững trong năm 2010, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam lại có một kết quả bất lợi trong hai quý đầu năm khi dòng tiền cứ dần rút ra khỏi thị trường.

Posted Image

Theo tổng hợp của ATPvietnam, chỉ số VN-Index, thước đo chính của thị trường chứng khoán Việt Nam, khép lại hai quý đầu năm ở 432,54 điểm, nghĩa là đã giảm 52,12 điểm, tức 10,8%, trong sáu tháng đầu năm.

Trong khi đó, chỉ số đóng cửa năm 2010 ở 484,66 điểm, chỉ giảm rất nhẹ so với đầu năm ngoái.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự đi xuống của thị trường trong nửa đầu của năm nay, nhưng chỉ riêng nạn lạm phát thôi cũng đã đủ làm thị trường điêu đứng.

Trong sáu tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 13,29%, vượt xa mục tiêu ban đầu của chính phủ là 7%, và cao gấp đôi tăng trưởng GDP trong cùng kỳ là 5,57%. Chính phủ mới đây đã nâng chỉ tiêu lạm phát cả năm lên 15% và có thể sẽ đề xuất tăng chỉ tiêu này lên cao hơn nữa trong thời gian tới.

Lạm phát cao khiến chính phủ phải áp dụng một loạt những biện pháp thắt chặt tiền tệ như tăng lãi suất, hạ mục tiêu tăng trưởng tín dụng và cam kết giảm chi tiêu.

Những biện pháp này đã ‘hút cạn máu’ của thị trường. Thanh khoản trên thị trường sụt giảm mạnh.

Điều đó có thể nhận thấy qua các con số sau.

Trong sáu tháng đầu năm 2011, khối lượng giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ bình quân trên sàn HOSE đạt 27,36 triệu đơn vị/ngày, còn giá trị đạt 574,96 tỷ đồng/ngày.

Còn trong năm 2010, khối lượng giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ bình quân trên sàn HOSE đạt 42,55 triệu đơn vị/ngày, còn giá trị đạt 1,35 nghìn tỷ đồng/ngày.

Trong hai quý đầu năm nay, có những phiên thị trường chỉ đạt khối lượng không đến 15 triệu cổ phiếu, như phiên ngày 10/5 và 12/5. Giá trị thấp nhất cũng được ghi nhận vào ngày 12/5, với hơn 238 tỷ đồng.

Dòng tiền cạn kiệt kéo theo tâm lý của nhà đầu tư suy yếu.

Tâm lý bi quan nhất được ghi nhận vào ngày 25/5, khi chỉ số VN-Index xuống 386,36 điểm, thấp nhất kể từ đầu năm 2011 và cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 5/2009.

Tuy nhiên, tâm lý cũng ổn định trở lại kể từ cuối tháng 5 đến nay do nhiều người kỳ vọng lạm phát sẽ hạ nhiệt trong những tháng tới.

Lạm phát giảm là yếu tố tiên quyết để chính phủ nới lỏng chính sách tiền tệ hiện nay, và tạo ra thanh khoản cho thị trường.

Dự kiến sáu tháng cuối năm thị trường sẽ khả quan hơn, dù các nhà đầu tư vẫn có thể thận trọng đối với lạm phát và kết quả kinh doanh của các công ty, vốn đang phải chật vật với chi phí tăng và lãi suất cao.

Minh Tuấn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế giới đề phòng chiến tranh cấp quốc gia.......

========================================

Lãnh đạo Libya Gadhafi doạ tấn công châu Âu

Thứ Bẩy, 02/07/2011 - 08:14

(Dân trí) - Nhà lãnh đạo Libya hôm qua đã doạ tiến hành các cuộc tấn công ở châu Âu nếu NATO không chấm dứt các vụ không kích nhằm vào chế độ của ông ở Libya.

Posted Image

Nhà lãnh đạo Libya Gadhafi.

Tuyên bố này được lãnh đạo ở Tripoli đưa ra cùng lúc con gái ông xác nhận chính phủ Libya đang đàm phán với phe nổi dậy.

“Nếu NATO không chấm dứt chiến dịch không kích, thì sẽ phải gánh chịu hậu quả”, ông Gadhafi cảnh báo trong một thông điệp phát thanh đến hàng nghìn người ủng hộ tụ tập tại quảng trường chính ở Tripoli.

Thủ đô Tripoli vẫn còn nằm trong vòng kiểm soát của ông Gadhafi và là nơi đã hứng chịu nhiều vụ không kích của liên quân nhằm vào lực lượng thân chính phủ.

Cùng ngày hôm qua, báo chí phương Tây đưa tin con gái của Gadhafi là Aisha Gadhafi cho biết chính quyền sẵn sàng hợp tác với phe nổi dậy để ngăn chặn đổ máu ở Libya. Bà cũng nhấn mạnh rằng nhà lãnh đạo Libya không có ý định rời khỏi đất nước.

“Các vị muốn cha tôi đi đâu? Đây là đất nước của ông ấy, mảnh đất của ông ấy, nhân dân của ông ấy”- Aisha Gadhafi nói. Con gái Gadhafi nói rằng đối với nhân dân, cha cô là biểu tượng và là nhà lãnh đạo của họ.

Hồi đầu tuần, Tòa án Hình sự Quốc tế đã đưa ra lệnh bắt giữ Đại tá Gadhafi, con trai của ông, và giám đốc tình báo Libya, cáo buộc họ gây ra cái chết của nhiều thường dân trong những tháng vừa qua.

Saif al-Islam, con trai của Gadhafi, hôm qua quả quyết rằng hai cha con anh ta không hề ra lệnh giết hại thường dân chống đối. Trong cuộc phỏng vấn với kênh tin tức tiếng Nga Russia Today, được đưa lên mạng, người con ông Gadhafi đã bênh vực những hành động của quân đội Libya, nói rằng quân đội “phải giết người để bảo vệ các khu quân sự và tránh việc đánh cắp vũ khí”.

Anh ta cũng phủ nhận động thái của Tòa án Quốc tế, gọi đó là “một chuyện diễu cợt”.Trong khi đó, quân nổi dậy ở Libya vốn đã tiến cách dinh thự của ông Gadhafi 80km hôm qua đã bị đẩy lui sau khi hứng một loạt tên lửa của quân đội Libya. Điều này chứng tỏ quân phòng vệ của ông Gadhafi còn khá mạnh, sau 15 tuần lễ bị không quân của NATO oanh kích nặng nề.

Hiện nay, tiến trình “giải phóng Libya” khỏi Gadhafi được báo chí phương Tây cho là quá chậm chạp, làm nhiều thành viên của NATO mất kiên nhẫn, vì tiền bạc đổ vào, vì con số dân chúng Libya bị vạ lây và thời gian đã kéo dài quá lâu. NATO không tỏ ra nhất quán vì có nước đòi phải thúc đẩy không kích, có nước lại bảo phải kiềm chế hoạt động này.

Nhật Mai

Theo Xinhua, Reuters

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chứng tỏ họ đã bị bế tắc và đang luẩn quẩn loanh quanh tìm lối thoát !

============================================================

TRANH LUẬN ONLINE

Dòng tiền sẽ vào chứng khoán hay bất động sản?

Tác giả: TRƯỜNG SƠN

Bài đã được xuất bản.: 3 giờ trước

(VEF.VN) - Vẫn còn hơi sớm để khẳng định là dòng tiền sẽ vào thị trường bất động sản (BĐS), hoặc BĐS sẽ được ưu ái hơn là thị trường chứng khoán (TTCK) trong cách đánh giá của dòng tiền. Nhưng đã có thể dự báo rằng, nhưng tín hiệu “giải cứu” đối với thị trường BĐS đang diễn ra khá nhanh chóng và có tính thực chất hơn là loạt tín hiệu mà một số nhà đầu tư coi là “ru ngủ” trên TTCK.

Dòng tiền vào chứng khoán vẫn là ẩn số

Phiên họp thường kỳ tháng 6/2011 của Chính phủ đã kết thúc với "ánh sáng cuối đường hầm" cho TTCK và thị trường BĐS. Trong một báo cáo của mình, Bộ Tài chính đã đề xuất Chính phủ 4 nhóm giải pháp hỗ trợ TTCK, trong đó đáng chú ý là việc miễn thuế cổ tức đối với cổ tức không phải của tổ chức tín dụng; miễn thuế chuyển nhượng chứng khoán 0,1% do thực tế là các nhà đầu tư đa phần bị thua lỗ. Xem ra, tương lai chứng khoán đang được cụ thể hóa hy vọng. Cần nhắc lại, sau phiên họp thường kỳ của Chính phủ vào cuối tháng 5/2011, khá nhiều chuyên gia và nhà đầu tư chứng khoán đã khấp khởi hy vọng rằng chứng khoán sẽ được "giải cứu". Cách dùng từ "giải cứu" trong trường hợp này là thích đáng nếu xét đến hoàn cảnh quá cay đắng của thị trường này trong suốt một năm qua với vô số nhà đầu tư thua lỗ thảm hại. Cũng vào cuối tháng 5/2011, BĐS cũng được hứa hẹn sẽ có chuyển biến. Tuy nhiên, cơ chế thay đổi lại đến với TTCK trước. Khá liên tục, Ủy ban chứng khoán nhà nước đã "tái xuất giang hồ' sau một thời gian dài im lặng, với dự kiến cho phép nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản, giao dịch mua bán cùng loại cổ phiếu trong phiên. Sau đó, đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân cho nhà đầu tư chứng khoán cũng xuất hiện. Thế nhưng kết quả của một tháng "bình ổn TTCK" vừa qua ra sao? Nhiều nhà đầu tư đã nhận ra rằng bất chấp khá nhiều thông tin tốt đẹp liên quan trực tiếp đến chứng khoán và những thông tin có chiều hướng tích cực liên quan gián tiếp đến chứng khoán như CPI giảm, lãi suất hạ, thị trường này vẫn không làm sao cất cánh nổi. Không những thế, điểm số và mặt bằng giá cổ phiếu lại càng thấp hơn. Con sóng tăng từ tuần cuối tháng 5/2011 đến giữa tháng 6/2011 trên TTCK chỉ giống như một cơn mưa nhỏ trên vùng đất khô hạn lâu ngày, chỉ vừa đủ xoa dịu bề mặt loang lổ nứt nẻ của mặt đất chứ không làm sao thấm đẫm vào lòng đất. Vẫn biết là sự chờ đợi nào cũng cần có thời gian, chỉ có điều thời gian chờ đợi đã kéo dài quá lâu, trong khi với cái cách suy giảm như thể trêu ngươi của thị trường cùng thanh khoản mòn héo theo ngày tháng, chẳng có mấy nhà đầu tư trông chờ vào một phép màu hiện ra trong tương lai gần.

Posted Image

Trong khi đó, thị trường BĐS vẫn giống như một "bóng ma" khổng lồ bất động. Nỗi lo bong bóng đối với thị trường này càng thêm đè nặng bởi tình trạng lao dốc của giá đất nền và căn hộ cao cấp tại Hà Nội từ đầu tháng 4/2011 đến nay. Ở bên kia sườn núi, thị trường địa ốc TP.HCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An tuy đã lập đường đáy từ đầu năm 2011 đến giờ và mặt bằng giá đất nền không bị giảm thêm, nhưng con số gần 100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng BĐS vẫn còn treo lơ lửng trên đầu các ngân hàng.

Bất động sản: tín hiệu dòng tiền đang rõ hơn

Nhưng trong một tháng qua, sự khác biệt cơ bản giữa thị trường BĐS và TTCK đã lộ ra. Dù không tạo sóng lên - xuống như TTCK, song tác động gián tiếp về dòng tiền vào thị trường BĐS đã xuất hiện. Đó là 70.000 tỷ đồng tái cấp vốn của Ngân hàng nhà nước cho một số ngân hàng thương mại vào cuối tháng 5/2011 - được coi là động thái "cứu" những ngân hàng hưởng lợi từ việc nhận số tiền này và do đó cũng "cứu" luôn một số doanh nghiệp BĐS đang có nguy cơ phá sản do chìm ngập trong cảnh nợ nần. Ở vào tình cảnh khá trái ngược, vài tháng qua các công ty chứng khoán rơi vào tâm thế thân ai người đó lo, không những không được ngân hàng hỗ trợ vốn mà phải bằng mọi cách giải chấp cổ phiếu để trả nợ cho ngân hàng. Vì thế dòng tiền của tổ chức và cá nhân lại có xu hướng thoát dần khỏi mảng kinh doanh chứng khoán. Gần như không có nguồn cầu mới, kể cả từ lực mua của khối ngoại. Trong khi mức thanh khoản của TTCK đang giảm dần thì lượng giao dịch bình quân tại thị trường nhà đất TP.HCM lại tăng dần qua các tháng, đặc biệt từ đầu tháng 3/2011 đến nay. Yếu tố này cũng cho thấy dòng tiền đang có khuynh hướng dịch chuyển dần vào kênh BĐS. Trước mắt, đó là tiền nhàn rỗi của những người mua để ở. Một phần khác đến từ tiền nhàn rỗi của giới đầu tư nhỏ lẻ. Một phần khác nữa thuộc về những tổ chức đầu cơ lớn, thể hiện qua những vụ giao dịch mua bán, sáp nhập với giá trị lớn. Và tất nhiên, chưa thể có chuyện tiền từ ngân hàng được rót ồ ạt vào kênh BĐS. Thế nhưng, "tia sáng cuối đường hầm" mà thị trường BĐS đang nhìn thấy, hoặc ít ra cũng cảm nhận được, lại chính là khả năng biến đổi từ "chưa thể" thành "có thể". Cần nhắc lại, vào giữa tháng 5/2011, Bộ Xây dựng đã nêu "ý tưởng" về vấn đề tín dụng BĐS. Cuối tháng 6/2011, khá nhiều để xuất của bộ này được đệ trình lên Chính phủ, liên quan đến tỷ trọng cho vay đối với các phân khúc BĐS. Cũng vào thời điểm này, về mặt lý luận, BĐS đang có khuynh hướng được xem xét lại theo khía cạnh sản xuất chứ không hoàn toàn là lĩnh vực phi sản xuất. Dường như những đề xuất của Bộ Xây dựng đã được Ngân hàng nhà nước "chuẩn y" và được Chính phủ ủng hộ. Cơ chế cho vay BĐS cũng vì thế mà có khả năng tái hiện. Đương nhiên (theo Bộ Xây dựng), những phân khúc "xa xỉ" như dự án chung cư cao cấp dứt khoát phải bị loại khỏi chính sách cho vay. Còn người có nhu cầu thực mua để ở thì sao? Hẳn nhiên là ngân hàng sẽ không từ chối và cũng chẳng còn làm khó dễ như trước đây. Hãy thử hình dung, một khi đối tượng có mua nhà thực để ở được vay vốn từ ngân hàng, một dòng tiền đáng kể, thậm chí rất lớn, sẽ xuất hiện và chảy vào kênh BĐS, tạo sinh khí trội cho mảng thị trường lâu nay vẫn bất động này. Đó là chưa kể đến một dòng tiền tiềm tàng khác - từ vàng miếng - có thể chuyển dịch sang BĐS, nếu quả thực vàng miếng không còn là kênh hấp dẫn đầu tư và đầu cơ trong thời gian tới. Tuy vậy, vẫn còn hơi sớm để khẳng định là dòng tiền sẽ vào thị trường BĐS, hoặc BĐS sẽ được ưu ái hơn là TTCK trong cách đánh giá của dòng tiền. Nhưng đã có thể dự báo rằng, nhưng tín hiệu "giải cứu" đối với thị trường BĐS đang diễn ra khá nhanh chóng và có tính thực chất hơn là loạt tín hiệu mà một số nhà đầu tư coi là "ru ngủ" trên TTCK.

Posted Image

Để kiểm nghiệm rõ ràng hơn về sự so sánh trên, sẽ cần đến việc đo lường trạng thái giao dịch của hai thị trường trong những tuần lễ tới. Nếu trạng thái giao dịch của hai thị trường là trái ngược nhau, với tỷ lệ tăng lượng giao dịch của TTCK vượt hơn hẳn tỷ lệ tăng lượng giao dịch trên thị trường BĐS, vẫn còn hy vọng cho nhà đầu tư chứng khoán về việc TTCK đang chuẩn bị lập vùng đáy dài hạn. Trong trường hợp ngược lại, lượng giao dịch của thị trường BĐS tăng dần cùng với xu hướng tăng giá, trong khi thanh khoản của TTCK giảm dần, có thể kết luận là dòng tiền có xu hướng dịch chuyển vào kênh BĐS thay cho chứng khoán hoặc các kênh đầu tư khác. Đó cũng là sự khó khăn tiếp nối của TTCK, đặc biệt nếu xảy ra những thời điểm lượng giao dịch và mặt bằng giá trên thị trường BĐS tăng vọt. Khó khăn này chỉ có thể được "giải hạn" nếu có một nguồn cầu dồi dào tuôn trào vào TTCK và nhấc thị trường này vượt hẳn khỏi vùng trũng hiện nay. Tuy nhiên, với hiện trạng tâm lý nhà đầu tư và các công ty chứng khoán thì mảng thị trường này sẽ còn gặp nhiều cản ngại nữa trước khi tìm đến được đường ranh giới của tương lai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tai nạn tăng nặng.....

==============================================================

Trung Quốc: 40 công nhân mắc kẹt trong mỏ than

03/07/2011 14:05

(TNO) Các đội cứu hộ đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm 40 thợ mỏ bị mắc kẹt dưới lòng đất trong hai sự cố hầm mỏ nghiêm trọng xảy ra tại tỉnh Quý Châu và Quảng Tây (Trung Quốc) hôm 2.7, theo Tân Hoa xã.

Đội cứu hộ đã cho chạy 17 máy bơm nước tại mỏ than Ngưu Bằng ở huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu để hút bớt nước ra khỏi hầm mỏ, vốn đã bị nước tràn vào trước đó.

Posted Image

Hai vụ tai nạn hầm mỏ xảy ra hôm 2.7 ở Trung Quốc, đã khiến 3 người chết và 40 người bị mắc kẹt trong lòng đất - Ảnh: Thestar.com

Theo kế hoạch, sau khi hút bớt nước, các nhân viên cứu hộ sẽ được đưa xuống hầm để tìm kiếm các nạn nhân bị mắc kẹt.

Các sự cố về hầm mỏ rất thường xảy ra tại Trung Quốc. Theo số liệu của cơ quan quản lý an toàn mỏ than Trung Quốc, có 2.433 thợ mỏ thiệt mạng trong các vụ tai nạn hầm mỏ năm 2010, giảm khoảng 200 trường hợp so với năm 2009.

Hàng ngàn cảnh sát, nhân viên cứu hộ... đã được điều động đến hiện trường tham gia cứu hộ. Lãnh đạo huyện Bình Đường cho hay, sự cố ngập nước xảy ra lúc 8 giờ 30 phút sáng 2.7 (giờ VN) khi có 29 thợ mỏ đang làm việc tại hai khu hầm ở mỏ than Ngưu Bằng. Sau đó, có 8 công nhân được cứu thoát an toàn.

Sự cố mỏ than thứ hai xảy ra tại huyện Hợp Sơn, thuộc khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, khiến 3 người chết và 19 người bị chôn vùi dưới lòng đất.

Lãnh đạo Cục an toàn lao động huyện Hợp Sơn cho biết, các thợ mỏ trên bị chôn vùi trưa 2.7, được cho là do một phần bề mặt mỏ than bị nước mưa thấm qua gây sập đột ngột.

Posted Image

Năm 2010, Trung Quốc có 2.433 thợ mỏ tử nạn - Ảnh: Thestar.com

Theo Tân Hoa xã có một lỗ lớn trên bề mặt hầm mỏ nói trên, với đường kính 30m và sâu đến 50m.

Đội cứu hộ đã ra sức đào các đống bùn đất trong hầm sau khi hút bớt khí gas dễ gây nổ ra ngoài. Song cơ hội tìm được các thợ mỏ là vô cùng khó do tất cả họ bị chôn vùi dưới độ sâu đến 390m.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), một thợ mỏ nói đã nghe một tiếng nổ to trước khi phần hầm mỏ sập xuống.

Có 50 công nhân khác đã may mắn được cứu thoát an toàn sau khi xảy ra sự cố.

Hiện công tác cứu hộ vẫn đang được tiếp tục khẩn trương.

Trí Quang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chứng tỏ họ đã bị bế tắc và đang luẩn quẩn loanh quanh tìm lối thoát !

============================================================

TRANH LUẬN ONLINE

Dòng tiền sẽ vào chứng khoán hay bất động sản?

Tác giả: TRƯỜNG SƠN

Bài đã được xuất bản.: 3 giờ trước

(VEF.VN) - Vẫn còn hơi sớm để khẳng định là dòng tiền sẽ vào thị trường bất động sản (BĐS), hoặc BĐS sẽ được ưu ái hơn là thị trường chứng khoán (TTCK) trong cách đánh giá của dòng tiền. Nhưng đã có thể dự báo rằng, nhưng tín hiệu “giải cứu” đối với thị trường BĐS đang diễn ra khá nhanh chóng và có tính thực chất hơn là loạt tín hiệu mà một số nhà đầu tư coi là “ru ngủ” trên TTCK.

Dòng tiền vào chứng khoán vẫn là ẩn số

Phiên họp thường kỳ tháng 6/2011 của Chính phủ đã kết thúc với "ánh sáng cuối đường hầm" cho TTCK và thị trường BĐS. Trong một báo cáo của mình, Bộ Tài chính đã đề xuất Chính phủ 4 nhóm giải pháp hỗ trợ TTCK, trong đó đáng chú ý là việc miễn thuế cổ tức đối với cổ tức không phải của tổ chức tín dụng; miễn thuế chuyển nhượng chứng khoán 0,1% do thực tế là các nhà đầu tư đa phần bị thua lỗ. Xem ra, tương lai chứng khoán đang được cụ thể hóa hy vọng. Cần nhắc lại, sau phiên họp thường kỳ của Chính phủ vào cuối tháng 5/2011, khá nhiều chuyên gia và nhà đầu tư chứng khoán đã khấp khởi hy vọng rằng chứng khoán sẽ được "giải cứu". Cách dùng từ "giải cứu" trong trường hợp này là thích đáng nếu xét đến hoàn cảnh quá cay đắng của thị trường này trong suốt một năm qua với vô số nhà đầu tư thua lỗ thảm hại. Cũng vào cuối tháng 5/2011, BĐS cũng được hứa hẹn sẽ có chuyển biến. Tuy nhiên, cơ chế thay đổi lại đến với TTCK trước. Khá liên tục, Ủy ban chứng khoán nhà nước đã "tái xuất giang hồ' sau một thời gian dài im lặng, với dự kiến cho phép nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản, giao dịch mua bán cùng loại cổ phiếu trong phiên. Sau đó, đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân cho nhà đầu tư chứng khoán cũng xuất hiện. Thế nhưng kết quả của một tháng "bình ổn TTCK" vừa qua ra sao? Nhiều nhà đầu tư đã nhận ra rằng bất chấp khá nhiều thông tin tốt đẹp liên quan trực tiếp đến chứng khoán và những thông tin có chiều hướng tích cực liên quan gián tiếp đến chứng khoán như CPI giảm, lãi suất hạ, thị trường này vẫn không làm sao cất cánh nổi. Không những thế, điểm số và mặt bằng giá cổ phiếu lại càng thấp hơn. Con sóng tăng từ tuần cuối tháng 5/2011 đến giữa tháng 6/2011 trên TTCK chỉ giống như một cơn mưa nhỏ trên vùng đất khô hạn lâu ngày, chỉ vừa đủ xoa dịu bề mặt loang lổ nứt nẻ của mặt đất chứ không làm sao thấm đẫm vào lòng đất. Vẫn biết là sự chờ đợi nào cũng cần có thời gian, chỉ có điều thời gian chờ đợi đã kéo dài quá lâu, trong khi với cái cách suy giảm như thể trêu ngươi của thị trường cùng thanh khoản mòn héo theo ngày tháng, chẳng có mấy nhà đầu tư trông chờ vào một phép màu hiện ra trong tương lai gần.

Posted Image

Trong khi đó, thị trường BĐS vẫn giống như một "bóng ma" khổng lồ bất động. Nỗi lo bong bóng đối với thị trường này càng thêm đè nặng bởi tình trạng lao dốc của giá đất nền và căn hộ cao cấp tại Hà Nội từ đầu tháng 4/2011 đến nay. Ở bên kia sườn núi, thị trường địa ốc TP.HCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An tuy đã lập đường đáy từ đầu năm 2011 đến giờ và mặt bằng giá đất nền không bị giảm thêm, nhưng con số gần 100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng BĐS vẫn còn treo lơ lửng trên đầu các ngân hàng.

Bất động sản: tín hiệu dòng tiền đang rõ hơn

Nhưng trong một tháng qua, sự khác biệt cơ bản giữa thị trường BĐS và TTCK đã lộ ra. Dù không tạo sóng lên - xuống như TTCK, song tác động gián tiếp về dòng tiền vào thị trường BĐS đã xuất hiện. Đó là 70.000 tỷ đồng tái cấp vốn của Ngân hàng nhà nước cho một số ngân hàng thương mại vào cuối tháng 5/2011 - được coi là động thái "cứu" những ngân hàng hưởng lợi từ việc nhận số tiền này và do đó cũng "cứu" luôn một số doanh nghiệp BĐS đang có nguy cơ phá sản do chìm ngập trong cảnh nợ nần. Ở vào tình cảnh khá trái ngược, vài tháng qua các công ty chứng khoán rơi vào tâm thế thân ai người đó lo, không những không được ngân hàng hỗ trợ vốn mà phải bằng mọi cách giải chấp cổ phiếu để trả nợ cho ngân hàng. Vì thế dòng tiền của tổ chức và cá nhân lại có xu hướng thoát dần khỏi mảng kinh doanh chứng khoán. Gần như không có nguồn cầu mới, kể cả từ lực mua của khối ngoại. Trong khi mức thanh khoản của TTCK đang giảm dần thì lượng giao dịch bình quân tại thị trường nhà đất TP.HCM lại tăng dần qua các tháng, đặc biệt từ đầu tháng 3/2011 đến nay. Yếu tố này cũng cho thấy dòng tiền đang có khuynh hướng dịch chuyển dần vào kênh BĐS. Trước mắt, đó là tiền nhàn rỗi của những người mua để ở. Một phần khác đến từ tiền nhàn rỗi của giới đầu tư nhỏ lẻ. Một phần khác nữa thuộc về những tổ chức đầu cơ lớn, thể hiện qua những vụ giao dịch mua bán, sáp nhập với giá trị lớn. Và tất nhiên, chưa thể có chuyện tiền từ ngân hàng được rót ồ ạt vào kênh BĐS. Thế nhưng, "tia sáng cuối đường hầm" mà thị trường BĐS đang nhìn thấy, hoặc ít ra cũng cảm nhận được, lại chính là khả năng biến đổi từ "chưa thể" thành "có thể". Cần nhắc lại, vào giữa tháng 5/2011, Bộ Xây dựng đã nêu "ý tưởng" về vấn đề tín dụng BĐS. Cuối tháng 6/2011, khá nhiều để xuất của bộ này được đệ trình lên Chính phủ, liên quan đến tỷ trọng cho vay đối với các phân khúc BĐS. Cũng vào thời điểm này, về mặt lý luận, BĐS đang có khuynh hướng được xem xét lại theo khía cạnh sản xuất chứ không hoàn toàn là lĩnh vực phi sản xuất. Dường như những đề xuất của Bộ Xây dựng đã được Ngân hàng nhà nước "chuẩn y" và được Chính phủ ủng hộ. Cơ chế cho vay BĐS cũng vì thế mà có khả năng tái hiện. Đương nhiên (theo Bộ Xây dựng), những phân khúc "xa xỉ" như dự án chung cư cao cấp dứt khoát phải bị loại khỏi chính sách cho vay. Còn người có nhu cầu thực mua để ở thì sao? Hẳn nhiên là ngân hàng sẽ không từ chối và cũng chẳng còn làm khó dễ như trước đây. Hãy thử hình dung, một khi đối tượng có mua nhà thực để ở được vay vốn từ ngân hàng, một dòng tiền đáng kể, thậm chí rất lớn, sẽ xuất hiện và chảy vào kênh BĐS, tạo sinh khí trội cho mảng thị trường lâu nay vẫn bất động này. Đó là chưa kể đến một dòng tiền tiềm tàng khác - từ vàng miếng - có thể chuyển dịch sang BĐS, nếu quả thực vàng miếng không còn là kênh hấp dẫn đầu tư và đầu cơ trong thời gian tới. Tuy vậy, vẫn còn hơi sớm để khẳng định là dòng tiền sẽ vào thị trường BĐS, hoặc BĐS sẽ được ưu ái hơn là TTCK trong cách đánh giá của dòng tiền. Nhưng đã có thể dự báo rằng, nhưng tín hiệu "giải cứu" đối với thị trường BĐS đang diễn ra khá nhanh chóng và có tính thực chất hơn là loạt tín hiệu mà một số nhà đầu tư coi là "ru ngủ" trên TTCK.

Posted Image

Để kiểm nghiệm rõ ràng hơn về sự so sánh trên, sẽ cần đến việc đo lường trạng thái giao dịch của hai thị trường trong những tuần lễ tới. Nếu trạng thái giao dịch của hai thị trường là trái ngược nhau, với tỷ lệ tăng lượng giao dịch của TTCK vượt hơn hẳn tỷ lệ tăng lượng giao dịch trên thị trường BĐS, vẫn còn hy vọng cho nhà đầu tư chứng khoán về việc TTCK đang chuẩn bị lập vùng đáy dài hạn. Trong trường hợp ngược lại, lượng giao dịch của thị trường BĐS tăng dần cùng với xu hướng tăng giá, trong khi thanh khoản của TTCK giảm dần, có thể kết luận là dòng tiền có xu hướng dịch chuyển vào kênh BĐS thay cho chứng khoán hoặc các kênh đầu tư khác. Đó cũng là sự khó khăn tiếp nối của TTCK, đặc biệt nếu xảy ra những thời điểm lượng giao dịch và mặt bằng giá trên thị trường BĐS tăng vọt. Khó khăn này chỉ có thể được "giải hạn" nếu có một nguồn cầu dồi dào tuôn trào vào TTCK và nhấc thị trường này vượt hẳn khỏi vùng trũng hiện nay. Tuy nhiên, với hiện trạng tâm lý nhà đầu tư và các công ty chứng khoán thì mảng thị trường này sẽ còn gặp nhiều cản ngại nữa trước khi tìm đến được đường ranh giới của tương lai.

============================================================

Ngay từ cuối năm ngoái, chúng tôi đã dự báo về sự ảm đạm của thị trường chứng khoán và Bất động sản trong năm 2011. Những dự báo này xuất phát từ góc nhìn của Lý học Đông phương. Sự việc đã xảy ra và xác định dự báo chính xác. Bài viết trên đây cho thấy một đề nghị của Bộ Xây Dựng như sau:

Đương nhiên (theo Bộ Xây dựng), những phân khúc "xa xỉ" như dự án chung cư cao cấp dứt khoát phải bị loại khỏi chính sách cho vay.

Theo tôi nên phân loại theo tính ứng dụng của khu vực xây dựng. Mặc dù sự phân loại này sẽ đòi hỏi nhiều công phu . Nhưng nó sẽ có tác dụng hơn. Tuy nhiên sự đầu tư , rót tiền....vv....tóm lại là kích thích , hỗ trợ Bất động sản và TTCK lúc này là mạo hiểm. Nên chờ sau tháng 8 Việt lịch - Tân Mão.

Nền kinh tế thế giới - bối cảnh tổng thể của TTCK & BDS - sẽ còn tiếp tục ảm đạm trong vài năm tới, thậm chí nhiều năm. Bởi vậy, sự giải cứu sẽ mang tính cục bộ và khó có tác dụng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi "cò" bất động sản phát cuồng

Kinh tế khủng hoảng, việc bán đất trở nên khó khăn hơn bao giờ hết Nhiều “cò” đất khi thấy khách từ chối với lí do “thiếu tiền”, “không xoay được vì tình hình tài chính đang khó khăn” còn tung thêm chiêu “vay nóng”.

Posted Image

Môi giới nhà đất kiểu “khủng bố” Theo tiết lộ của một “cò” đất chính hiệu, có thâm niên 8 năm làm cò, thì chưa bao giờ, việc môi giới bất động sản lại trở nên khó khăn như thời gian này. Thị trường nhà đất nở rộ, các chung cư đua nhau giảm giá, người mua có thể đến tận phòng kinh doanh của các nhà thầu để mua nhà với giá gốc, nhưng đâu đâu cũng thấy người dân than thở chữ “lạm phát”, và “cò đất” gặp khó khăn hơn bao giờ hết. Đủ mọi chiêu được “cò” tung ra vào thời điểm này: gửi email đến tất cả các địa chỉ mà mình biết hoặc tình cờ có; đăng quảng cáo ở hàng chục trang một lúc với những lời mời chào “cơ hội đầu tư siêu lời”, “nhà siêu rẻ”; … Thậm chí, “cò” đất không ngần ngại tung “độc chiêu”: mua nhà ở trung tâm tặng… chảo chống dính, nồi cơm điện. Chị Minh Anh, nhân viên IT của một công ty tại đường Âu Cơ cho biết, thời gian này, chị cùng các đồng nghiệp làm về kĩ thuật mạng phải khốn khổ vì nhân viên ở các bộ phận khác liên tục than phiền bởi thư rác, thư quảng cáo bất động sản ngày nào cũng được gửi tới tấp đến vài chục cái. Khủng bố hơn, “cò” đất còn gửi cả thư tay, thư giới thiệu dự án kèm hồ sơ dự án đến những cá nhân hay địa chỉ có thể có kèm số điện thoại của mình. Cá biệt còn có trường hợp, do đọc quảng cáo trên mạng không kĩ, cò này còn gửi nhầm cho cả cò kia. Chị Hoàng Chung, giáo viên một trường tiểu học ở Hà Nội kể lại câu chuyện mà chị vô tình vướng vào “cò đất”. Số là trong lớp chị dạy, có 1 phụ huynh học sinh làm nghề môi giới bất động sản. Trong buổi họp phụ huynh, khi kết thúc cuộc họp, cô giáo hỏi các vị phụ huynh còn ý kiến gì không. Bất ngờ, vị phụ huynh làm nhà đất đứng vội vàng lên và nói 10 phút giới thiệu dự án bất động sản và chào mời mọi người mua hàng. Mua nhà rồi bắt … mua tiếp 7h sáng chủ nhật, đang say nồng với giấc ngủ dài ngày chủ nhật, cả nhà anh Bình bị đánh thức bởi tiếng chuông điện thoại lanh lảnh. “Anh ơi, em ở trung tâm môi giới bất động sản, có dự án hay lắm, em muốn giới thiệu với anh”… Và anh Bình không thể bình tĩnh thêm được nữa: “Hàng ngày, tôi đã có cảm giác mình bị khủng bố vì các dự án bất động sản ở tận đâu đâu rồi, giờ về nhà, muốn ngủ yên với vợ con mà cũng không yên với anh chị sao?”. Ai dè, sau khi anh Bình quát to lên như vậy, “cò” đất vẫn bình tĩnh đáp lại: “Anh ơi, vì dự án này quá tốt nên em nghĩ anh không thể bỏ qua được, chứ dự án vớ vẩn thì em cũng không làm phiền anh vào ngày nghỉ đâu”. Không dừng lại ở việc tiếp thị các dự án bất động sản ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, “cò đất” còn tung chiêu ép khách “mua nhà rồi bắt … mua tiếp”. Anh Việt Hà, nhân viên một công ty trên phố Láng Hạ kể chuyện. Anh đặt 1 căn chung cư ở Ciputra cách đây gần chục năm, khi dự án còn mới bắt đầu có. Thế nhưng, đến tận giờ này anh vẫn thấy có người ra rả gọi điện thuyết phục anh mua một căn hộ ở khu chung cư đó. Mặc cho anh ra sức giải thích rằng, anh đã có nhà ở chính chỗ đó rồi, không có nhu cầu đầu tư thêm nữa nhưng “cò” vẫn một mực không tin, cho rằng anh nói dối và gửi liên tiếp email, tin nhắn và cả thư quảng cáo đến nhà của anh. Nhiều “cò” đất khi thấy khách từ chối với lí do “thiếu tiền”, “không xoay được vì tình hình tài chính đang khó khăn” còn tung thêm chiêu “vay nóng”. Bằng hình thức “thế chấp chính căn nhà mà khách hàng mua”, cò đất còn sẵn sàng đầu tư giúp khách hàng thêm cả tỷ đồng với lãi suất “cắt cổ” để mua được nhà. Thời gian gần đây, thị trường nhà đất cả nước đóng băng, không ít trung tâm môi giới đóng cửa vì quá ít khách hàng tìm đến. Cũng không ít "cò" dở khóc dở cười vì trông chờ vào việc giá đất tăng nên “găm” đất chờ thời. Đây cũng là mùa cho “cò” đất tung nhiều độc chiêu khiến khách hàng khóc dở mếu dở.

Theo Thu Lý

Vietnamnet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tai nạn tăng nặng.....

============================================

Nổ lớn tại kho vũ khí của quân đội Nga

BAODATVIET

Cập nhật lúc :5:34 PM, 04/07/2011

Nhiều vụ nổ đã xảy ra ở kho vũ khí số 102 của Nga đặt tại một ngôi làng nhỏ tại nước cộng hoa Udmurtia, khu vực Ural.

Vào ngày 2/7, một trận hỏa hoạn đã xảy ra ở kho vũ khí này. Trận hỏa hoạn gây ra nhiều vụ nổ lớn khiến cho người dân sống tại làng Pughachoyovo phải sơ tán.

Theo thông tin được công bố, 28.000 người đã phải đi sơ tán và 95 người bị thương. Những vụ nổ gây hư hỏng cho hơn 2.000 tòa nhà, bao gồm nhà ở, bệnh viện và trường học.

Posted Image

Nổ lớn diễn ra khiến người dân phải đi sơ tán.

Thủ tướng Yury Pitkevich của nước Cộng hòa Udmurtia thông báo với các phóng viên rằng chính điều kiện khí hậu cực đoan tại vùng này đã khiến cho những đầu đã chưa nổ trong trận hỏa hoạn trước đó phát nổ.

“Kho đạn dược này được cách ly với bên ngoài bằng hàng rào và đạn dược được chứa dưới các hầm ngầm", ông Pitkevich cho biết.

Ông Petr Fomin – người đứng đầu lực lượng cứu hộ cho biết hiện tại nước đã được dẫn vào trong hầm chứa vũ khí để ngăn ngừa các vụ nổ lan rộng.

Hữu Nghĩa (theo Rian)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tai nạn tăng nặng......

============================================

Trung Quốc: Tai nạn nghiêm trọng, 26 người chết

04/07/2011 15:38:12

Posted Image - Ít nhất 26 người đã thiệt mạng và hơn 30 người khác bị thương trong một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Một chiếc xe buýt đường dài đã bị lật và bốc cháy sau khi bị một chiếc xe tải húc từ phía sau.

Posted Image

Tai nạn xảy ra vào sáng sớm hôm nay 4/7, trên đường cao tốc của tỉnh Hồ Bắc - Tân Hoa Xã đưa tin.

Sau khi bị húc, chiếc xe trượt khỏi đường cao tốc, bị lật và bốc cháy. Ít nhất 26 người thiệt mạng và 30 người khác bị thương.Những người này đang được cấp cứu tại một bệnh viện gần đó. Nguyên nhân của vụ việc đang được làm rõ.

Thanh Xuân

(theo AFP)

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI TIÊN TRI 2011

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2011 sẽ ảnh hưởng tới hạ tầng xã hội.......

=========================================================

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Chính quyền địa phương Trung Quốc có nguy cơ vỡ nợ

VITINFO.VN

Thứ ba, 05/07/2011, 10:46(GMT+7)

VIT - Số liệu công bố mới đây của Cơ quan Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc (NAO) về các khoản nợ của chính quyền địa phương Trung Quốc báo hiệu nguy cơ của một cuộc khủng hoảng tài chính và một gói cứu trợ từ chính phủ.

Posted Image

Ảnh minh họa

Ông Dong Tao, nhà kinh tế của Credit Suisse cho biết, số liệu công bố mới đây về nợ của chính quyền địa phương Trung Quốc càng trùng khớp với những lo ngại của ông trong 2 năm qua về hoạt động cho vay nguy hiểm ở nước này.

Ông cho biết: “Chúng tôi tin rằng, cuối cùng, chính phủ trung ương sẽ cần phải tách riêng các khoản nợ của chính quyền địa phương vay ngân hàng ra khỏi bảng cân đối của ngân hàng và thực hiện tái cơ cấu vốn của các ngân hàng.”

Hôm 27/6, NAO cho biết, đến cuối năm ngoái, các chính quyền địa phương Trung Quốc đã mắc nợ 10.700 tỷ NDT (tương đương 1.650 tỷ USD), chiếm khoảng 27% khoản GDP trị giá 39.800 tỷ NDT của Trung Quốc trong năm 2010. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc công bố số liệu tổng thể về các khoản nợ của chính quyền địa phương.

Các khoản vay quá mức của chính quyền để tài trợ cho những dự án cơ sở hạ tầng và các dự án khác đã khiến giới lãnh đạo Trung Quốc lo ngại về rủi ro của các khoản vay đối với sự ổn định tài chính của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. NAO nhận định, khả năng trả nợ của một số khu vực và ngành công nghiệp là yếu và đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ.

Ông Tao cho biết, chính phủ Trung Quốc sẽ không có khả năng đưa ra một gói giải cứu trong vòng 18 tháng tới do có một vài dấu hiệu của cuộc khủng hoảng sắp xảy ra, mặc dù báo chí gần đây đưa tin rằng, chính phủ Trung Quốc đang thực hiện các bước sơ bộ của tiến trình giải cứu.

Tháng trước, hãng Reuters báo cáo, Bắc Kinh đang xem xét một gói cứu trợ cho chính quyền địa phương trị giá 2.000-3.000 tỷ NDT để chống lại nguy cơ vỡ nợ có thể làm sụp đổ nền kinh tế.

NAO cho hay, một số chính quyền địa phương đã phải vay nợ mới để thanh toán cho các khoản vay cũ và một số khoản vay phụ thuộc nhiều vào doanh thu từ việc bán đất để thanh toán nợ. Tuy nhiên, ông Tao cho biết, chính quyền địa phương Trung Quốc đang phải đối mặt với rất nhiều khoản nợ sắp đến hạn khi doanh số bán đất, nguồn thu nhập chính của họ bị sụt giảm.

Tuần trước, Standard Chartered cho biết, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy, cuộc khủng hoảng tài chính đang hình thành dần ở cấp chính quyền địa phương.

Ông Stephen Green, nhà kinh tế của Standard Chartered cho hay, một số chính quyền địa phương đã làm việc với các ngân hàng về quỹ dự phòng khẩn cấp nhằm tránh vỡ nợ.

NAO cho rằng, tình hình nợ công hiện tại ở Trung Quốc cần được giải quyết hợp lý và dựa trên nguyên tắc “người vay phải chịu trách nhiệm”. Cơ quan này cũng cho rằng, các hệ thống tài chính tỉnh ở Trung Quốc cần được “làm sạch và chỉnh đốn lại”.

Theo Market Watch, CNA

Tin dịch

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tai nạn tăng nặng.........

================================================

Chiến đấu cơ Nhật Bản rơi xuống biển

05/07/2011 15:53

(TNO) Một chiến đấu cơ của Nhật Bản vào hôm nay (5.7) đã gặp nạn trong khi đang bay huấn luyện phía trên vùng biển Hoa Đông, AFP dẫn thông tin từ Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản cho biết.

Posted Image

Một chiến đấu cơ F-15 của Không quân Mỹ - Ảnh: Reuters

Chiếc tiêm kích F-15, với một phi công đã gửi tín hiệu cấp cứu vào lúc 10 giờ 33 phút sáng 5.7 (giờ Nhật, tức 8 giờ 33 phút cùng ngày, giờ VN), và sau đó nó biến mất khỏi radar ở vị trí cách thành phố Naha trên đảo Okinawa khoảng 180km về phía tây bắc.

Một máy bay quân sự ngay lập tức đã được cử đến khu vực tìm kiếm và phát hiện phần đuôi của chiếc F-15 trên biển cùng vệt dầu và khói.

Người phát ngôn của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản cho biết, đã tìm thấy nhiều phần nhỏ của máy bay nhưng phần thân chính của nó và phi công thì vẫn chưa được phát hiện.

"Các nỗ lực tìm kiếm đang được tiếp tục", ông này nói với AFP sáu giờ sau khi vụ tai nạn xảy ra. Hiện năm máy bay quân sự và ba tàu tuần duyên Nhật Bản đang triển khai việc tìm kiếm.

Được biết, Nhật Bản vào cuối năm ngoái cũng đã có kế hoạch cho một số máy bay F-15 của họ "nghỉ hưu" để trang bị bằng các thế hệ máy bay hiện đại hơn. Trong khi đó, hiện nay đội máy bay F-15 của Không quân Mỹ đã tạm ngừng hoạt động do những sai sót trong hệ thống tiếp khi ô-xy cho phi công.

Tiến Dũng

================================================

Nga: Rơi máy bay Mi-8 làm 16 người thương vong

Dantri.com.vn

Thứ Ba, 05/07/2011 - 17:34

Sáng 5/7, một máy bay trực thăng Mi-8 của Hãng hàng không UTair đã bị rơi tại phía Bắc tỉnh Irkut, làm hai người thiệt mạng và 14 người bị thương.

Posted Image

Máy bay trực thăng Mi-8. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Chiếc máy bay Mi-8 này chở công nhân khai thác dầu khí đã phải hạ cánh khẩn cấp và bị rơi vào khoảng 9 giờ 30 sáng 5/7 tại huyện Katang thuộc tỉnh Irkut, cách huyện lỵ Usti-Kut 720 km về phía Bắc.

Trên máy bay có ba thành viên phi hành đoàn và 13 công nhân.

Hiện chưa rõ nguyên nhân máy bay rơi.

Tháng trước, tại Nga cũng đã xảy ra một vụ tai nạn máy bay nghiêm trọng, khi chiếc Tu-134 trên đường từ Matxcơva tới Petrozavodsk thì gặp nạn và rơi xuống đường cao tốc chỉ cách sân bay khoảng 1km, khiến 45 người thiệt mạng.

Theo Vietnam+

================================================

Hà Tĩnh:

Vụ tai nạn xe khách thảm khốc: Xe cố chạy sau khi bị hỏng?

Thứ Ba, 05/07/2011 - 15:32

(Dân trí) - “Xe không có điện, không điều hòa, không còi... nhưng vẫn chạy với tốc độ rất nhanh... Khi gặp phải chiếc xe tải giữa đường, do tránh không kịp, anh phụ xe chỉ kịp hô to lên một tiếng “đâm”...”.

Khẩn cấp cứu chữa các nạn nhân vụ tai nạn thảm khốc

Hà Tĩnh: Tai nạn thảm khốc, 23 người thương vong

Trưa nay 5/7, PV Dân trí có mặt tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh gặp gỡ, thăm hỏi các nạn nhân của vụ tai nạn thảm khốc xảy ra vào khoảng 7 giờ sáng tại thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh).

Posted Image

Các nạn nhân được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa huyện Can Lộc vào Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh.

Tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh hiện có nhiều nạn nhân đang trong tình trạng nguy kịch. Các bác sĩ cho biết có nhiều ca sau khi được gây mê hồi sức đã được chuyển thẳng ra bệnh viện trung ương ngoài Hà Nội cứu chữa.

Khoảng 13 giờ, tại phòng gây mê hồi sức, nạn nhân Nguyễn Xuân Vinh (trú tại khối 12, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), sinh viên năm cuối trường Đại học Điện lực Hà Nội, đang được người nhà làm thủ tục để chuyển ra Hà Nội.

Posted Image

Nạn nhân Nguyễn Xuân Vinh trong tình trạng nguy kịch

Theo người nhà nạn nhân cho biết, địa điểm xảy ra tai nạn chỉ cách nhà Vinh chừng 300 mét. Lúc đó, Vinh đang đứng ở cửa xe chuẩn bị xuống xe. Khi chiếc xe khách đâm ngang vào xe tải, Vinh bị gãy hai chân và bị thương nhiều nơi trên cơ thể. Hiện tại, dù đã được đội ngũ bác sĩ nỗ lực cứu chữa nhưng nạn nhân vẫn phải chuyển lên tuyến trên trong tình trạng nguy kịch.

Ngoài hành lang Khoa Cấp cứu, nạn nhân Nguyễn Xuân Việt, sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Xây dựng Hà Nội (quê Thạch Hạ, Thạch Hà, Hà Tĩnh) cho biết, xe chạy đến thành phố Vinh thì trời sáng và đến đầu địa phận thị xã Hồng Lĩnh thì bị hỏng nên nhà xe phải dừng xuống sửa chữa cũng mất chừng 30 phút, vì chờ quá lâu nên lúc đó có hai phụ nữ xuống xe để bắt xe buýt về.

“Sau khi được sửa chữa, dù xe có vẻ chưa ổn lắm nhưng mấy anh nhà xe cứ bảo chạy gắng thêm một tí nữa là đến nơi. Xe bắt đầu chạy được chừng hơn chục cây số thì đâm vào chiếc xe tải trên đường. Lúc đó, em chỉ nghe anh tài xe hô to một tiếng “đâm”. Cú đâm mạnh khiến mọi người trong xe mất hết phương hướng. Khi đó trong xe hoảng loạn, mùi xi măng bốc nồng nặc nên nhiều người gần như ngạt thở. Sau đó em và những hành khách trên xe đã được cơ quan chức năng chuyển đến bệnh viện cấp cứu” - Việt chưa hết sợ hãi kể lại.

Posted Image

Cháu bé Nguyễn Trâm Anh bị gãy tay trái

Lê Thị Hoài Thu, một nạn nhân khác trong vụ tai nạn xe khách thảm khốc, hãi hùng nhớ lại: “Xe xuất phát từ Hà Nội về đến Thanh Hóa thì bị hỏng nhưng nhà xe vẫn cố chạy. Do xe bị hỏng nên trên đường về xe không có điện, điều hòa, còi... Bác lơ xe phải đứng ở ngoài cửa “đóng thế” thay cái còi để khi gặp phải vật cản trên đường mà hô tránh. Em nằm ở dãy ghế tầng 2, nhiều lúc thấy xe phi nhanh, khi gặp vật cản thì lái xe lạng lách làm em và nhiều hành khách trên xe không ít lần hú vía”.

PV Dân trí sẽ tiếp tục thông tin những vấn đề liên quan đến vụ tai nạn thảm khốc này

Đặng Tài - Văn Dũng - Xuân Bắc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bất động sản Việt: Nghịch lý người giàu kêu cứu!

Cập nhật lúc 06/07/2011 12:05:00 AM (GMT+7)

Giải cứu thị trường bất động sản, bất động sản đang xì hơi, cò bất động sản phát cuồng vì thị trường ế ẩm, đề xuất “nới” cho vay mua nhà để cứu thị trường bất động sản… là những lo ngại mà các chuyên gia, nhà quản lý bất động sản và báo chí dành cho loại hình kinh doanh đặc biệt này trong thời gian gần đây.

Nên để bất động sản về giá trị thật

Theo đánh giá của bản thân người viết, việc thị trường lạnh trong hơn 2 tháng gần đây là một tín hiệu đáng mừng chứ không nên lo lắng. Vấn đề là, nếu bất động sản cứ theo đà tăng vùn vụt như trước đây thì không một người dân, một công chức làm ăn chân chính nhận lương từ ngân sách nhà nước có thể mua được nhà.

Chính bởi sự leo thang chót vót về giá của bất động sản đã kéo theo hệ luỵ là lương luôn luôn chạy theo giá. Vì vậy, việc bất động sản tạm thời ngừng không có giao dịch là thời cơ tốt nhất cho nhà quản lý xây dựng hành lang pháp lý để quản lý loại hình kinh doanh đặc thù này.

Chia sẻ với VnMedia, bạn tranhuulocvn@gmail.com cho biết: “Trong 3-4 năm gần đây lĩnh vực nào kiếm tiền nhiều nhất, chắc ai cũng biết là BĐS, ai đầu tư vào lĩnh vực BĐS là những người giàu có, ai làm cho giá BĐS ở Việt Nam cao hơn BĐS Mỹ? ai làm cho bong bóng BĐS? bây giờ ai kêu cứu BĐS? theo tôi trước kia anh đầu tư BĐS lãi 10 tỉ nay lỗ 5 tỉ thì kêu la nhà nước phải cứu BĐS? có cứu nên cứu dân nghèo nông thôn, nhà nước không nên bỏ tiền ra để người giàu? Khi anh lên thiên đàng anh có chia tiền cho dân nghèo không? bây giờ nhà nước bỏ tiền ra cứu BĐS chính là cứu người giàu, mà tiền bỏ ra cứu BĐS là tiền thuế của dân nghèo. Không lẻ lấy tiền người nghèo cứu nhà giàu, "Anh đã lên thiên đàng thì giờ xuống địa ngục" là quy luật tự nhiên”.Posted Image

Thị trường bất động sản đóng băng cũng là cơ hội tốt để nhìn nhận lại về sự phát triển của thị trường.haian@gmail.com thì chia sẻ với VnMedia: đổ tiền vào bất động sản quá nhiều nhưng hiệu quả không bao nhiêu, chỉ thấy tắc đường, ô nhiễm, các khu đô thị mới lem nhem hạ tầng. Những người vẽ dự án mới chỉ dừng ở mức độ đáp ứng nhu cầu cá nhân mà chưa nghĩ đến tập thể. Giá nhà ở Hà Nội vẫn quá đắt đỏ so với TP HCM do mua bán đầu cơ nhiều mà nhu cầu ít.

Bạn dshoang76@yahoo.com thì cho rằng: Với giá nhà đất tại Hà Nội cao như hiện nay thì phần lớn những người có nhu cầu mua nhà để ở đều không có đủ thu nhập để mua (kể cả ngân hàng có cho vay). Hơn nữa cần phải yêu cầu ngân hàng chỉ cho vay mua nhà đã hoàn thiện, không cho vay mua nhà/căn hộ thuộc những dự án còn dở dang, thậm chí còn chưa khởi công. Taiduonganh@gmail.com còn đề nghị không tiếp tay cho cò, kẻ đầu cơ mà cần đứng về phía những người dân không có nhà để ở.

Posted Image

Tình hình "lạnh" của thị trường có thể là dấu hiệu tốt để các nhà quản lý xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường bất động sản.

Nhiều bạn đọc còn chia sẻ rằng, chính kiểu quản lý không ra đầu ra cuối thị trường bất động sản như vừa rồi mới khiến số nhà hoang ở Hà Nội tăng cao, rồi lại quay sang cấm đoán, việc cấm phân lô, bán nền là một ví dụ.

Bạn haipthd@yahoo.com.vn lại cho rằng, đừng quản lý luẩn quẩn mãi thế. “Khi người có nhu cầu để ở thực sự thì sau khi có đất và hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội tốt, người ta sẽ xây dựng và ở ngay; còn người không có nhu cầu hoặc chưa có nhu cầu ở ngay thì người ta sẽ chậm xây dựng, hoàn thiện để ở. Do vậy, dù chủ đầu tư khu đô thị xây nhà xong rồi bán nhà đã xây hay người mua lô, nền xây để bán thì cũng như nhau; xây nhà xong mới bán mà chưa bán được thì sự lãng phí còn lớn hơn vì đầu tư lớn hơn sẽ khó bán hơn và có bán được thì cũng không có người ở”

Bất động sản chưa đến lúc phải cứu

Thực ra, giá BĐS ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu giảm. Mức độ giảm giá vẫn chỉ có tính cục bộ ở một số dự án và khu vực tăng nóng trước đây chứ chưa phải là sự giảm giá trên diện rộng. Khi giá BĐS giảm ở mức độ như hiện nay thì các nhà đầu tư và doanh nghiệp BĐS mới chỉ lãi ít hoặc mất lãi chứ chưa đến mức thua lỗ. Bằng chứng là các doanh nghiệp BĐS vẫn có thể bán được hàng dễ dàng với mức giá thấp hơn giá niêm yết khoảng 10 – 15%. Bằng chứng thứ hai là nhiều dự án vẫn đồng loạt ra hàng.

BĐS là một thị trường chiếm một lượng tín dụng khá lớn của nền kinh tế. Theo công bố của thống đốc NHNN Việt Nam, tính đến ngày 10/6/2011, dư nợ BĐS ở mức 222.000 tỉ đồng. Mặc dù con số này đã giảm 13.000 tỉ đồng so với cuối năm 2010 nhưng nó vẫn chiếm khoảng 8,54% dư nợ của toàn bộ nền kinh tế.

Posted Image

Sự ế ẩm của thị trường ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh không phản ánh đúng thực trạng của thị trường đến mức phải giải cứu.

Nhưng, mức độ giảm giá BĐS chỉ thực sự tác động đến hệ thống ngân hàng nếu như mức giảm quá 30%. Thông thường, ngân hàng sẽ cấp tín dụng cho khách hàng vào khoảng 70% giá trị định giá của BĐS đem thế chấp cho NHTM. Điều này đồng nghĩa khi BĐS giảm quá 30% theo giá trị định giá của NHTM thì tất cả các khách hàng liên quan sẽ phải nộp thêm tài sản đảm bảo. Nếu không thể nộp thêm thì các NHTM sẽ buộc phải bán giải chấp. Khi điều này xảy ra, sẽ tạo ra một vòng xoáy giảm giá thực sự cho thị trường BĐS và ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ thống tài chính. Bài học nhãn tiền là ở Mỹ năm 2007, khi giá nhà giảm khoảng 30 – 40%, là lúc khởi đầu cho cuộc khủng khoảng nợ dưới chuẩn, kéo theo khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định, không có bong bóng trong bất động sản, nếu có thì chỉ xì hơi một chút, tức là có sự giảm sút về giao dịch. Theo ông Nam, Bộ Xây dựng đã có báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ trong đó có nhận định về tình hình diễn biến của thị trường bất động sản, cũng như đề xuất một số biện pháp quản lý thị trường này. Trong báo cáo, Bộ Xây dựng cũng có đánh giá về tình hình phát triển chung, trênsố lượng giao dịch bất động sản, trên mặt về giá cả ; Tình hình dư nợ và cơ cấu dư nợ tín dụng đối với thị trường bất động sản.

Posted Image

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cũng khẳng định rằng, giá bất động sản có giảm nhưng vẫn cao hơn giá bất động sản vào thời điểm tháng 1/2010.

Nhưng, "về giá bất động sản, theo khảo sát của Bộ, thực tế có sự suy giảm, nhưng giá ở thời điểm cuối tháng 5/2011 vẫn còn cao hơn giá bất động sản vào thời điểm tháng 1/2010 và vẫn cao hơn giá thành tạo lập lên bất động sản.

Do đó, thị trường có xu hướng giảm nhưng khả năng thanh toán cũng như giá trị của bất động sản vẫn nằm trong giới hạn an toàn và các doanh nghiệp bất động sản vẫn có khả năng thanh toán và trả nợ ngân hàng, tuy lượng giao dịch có giảm sút, Và vì vậy, chúng tôi đi đến kết luận là không có khả năng xảy ra bong bong bất động sản. Vỡ là không có, nếu có thì chỉ xì hơi một tí, tức là có giảm sút về các giao dịch...", Thứ trưởng Nam nói.

Có lẽ, điều cần thiết nhất của nhà quản lý bất động sản lúc này là hoạch định lại tiêu chí để quản lý tốt hơn thị trường đầu tư hấp dẫn này. Nên có hành lang pháp lý cho loại hình kinh doanh đặc thù này. Bởi rõ ràng, khi nhà nước thiếu sự can thiệp vào thị trường bất động sản như thời gian vừa qua đã khiến giá BĐS liên tục tăng khiến cho phân bổ nguồn lực của nền kinh tế tập trung quá nhiều vào BĐS. Điều này thể hiện rất rõ với hiện tượng các tập đoàn tổng công ty nhà nước khi chuyển hướng mở rộng sang cả hoạt động BĐS như tập đoàn Dầu khí, Viettel, EVN… và đồng thời, họ giảm nguồn vốn đầu tư vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Không chỉ có các doanh nghiệp lớn mà nhiều doanh nghiệp nhỏ khác cũng có các kế hoạch phát triển mảng kinh doanh BĐS với những dự án có vốn đầu tư cả ngàn tỉ đồng như Dệt may Thành Công, công ty như Tân Tiến, công ty Giống cây trồng miền Nam… Thậm chí nhiều người dân cũng bị cuốn vào vòng xoáy lợi nhuận ảo mà lao như thiêu thân vào bất động sản.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tai nạn tăng nặng

=========================================

Chìm tàu ở biển Đỏ, 197 người thiệt mạng

VnExpress

Thứ tư, 6/7/2011, 09:15 GMT+7

Một con tàu chở 200 dân di cư đến Ảrập Xêut đã bị chìm khi đi qua biển Đỏ khiến 197 người thiệt mạng.

Posted Image

Con tàu chở 200 dân di cư đến Ả rập xê út bị chìm tại khu vực biển đỏ, thuộc Sudan, Đồ họa: BBC

Chỉ có ba trong số 200 người trên tàu được cứu sống. Các ngư dân trên tàu được xác định là những nạn nhân trong một vụ buôn người từ các nước lân cận Sudan. Các chủ tàu là người Yemen đều đã bị cảnh sát bắt giữ.BBC dẫn tin từ Trung tâm truyền thông quốc gia Sudan cho biết con tàu trên bị chìm tại phía nam Biển Đỏ do xảy ra một đám cháy trên boong. Tàu chìm hôm qua, sau khi xuất phát 4 giờ.

Cảng Sudan từ lâu vẫn là một điểm nóng của những vụ buôn lậu và di cư bất hợp pháp. Những kẻ buôn lậu thường sử dụng các con tàu được sản xuất tại địa phương và lợi dụng sự lỏng lẻo của an ninh tại ở các quốc gia xung đột để tiến hành hoạt động buôn bán bất hợp pháp này. Hàng ngàn người dân châu Phi, chủ yếu là từ Eritrea và Ethiopia đã theo con đường này sang các quốc gia có nguồn dầu mỏ dồi dào, mong được giải thoát khỏi nội chiến và tìm thấy một cuộc sống tốt hơn.

Đầu tháng 6 vừa qua, một con tàu chở 850 dân di cư từ Libya cũng bị lật tại vùng biển Tunisia khiến 150 hành khách thiệt mạng.

Anh Ngọc

Nguồn: http://vnexpress.net/

Share this post


Link to post
Share on other sites

Moody's cảnh báo Trung Quốc nợ nần

Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's cảnh báo Trung Quốc về tình trạng các chính quyền địa phương khó trả nợ do số tiền vay ngân hàng có thể đã vượt xa con số chính thức 8.500 tỷ nhân dân tệ.
>Trung Quốc nguy cơ nối gót khủng hoảng nợ Hy Lạp


Posted Image

Khoản nợ 10.700 tỷ Nhân dân tệ đang đẩy Trung Quốc vào "vết xe đổ" của Hy Lạp. Ảnh: Getty

Các ngân hàng Trung Quốc đã cho chính quyền tại các địa phương vay 8.500 tỷ nhân dân tệ (1.300 tỷ USD) trong năm 2010 nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích thì con số thực còn lớn hơn mức này tới 3.500 tỷ tệ nữa nữa.
Theo BBC, hãng Moody's đưa ra bản báo cáo sau khi phân tích các số liệu từ Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc. Báo cáo này có nhắc đến khoản tiền 8.500 tỷ nhân dân tệ từ tổng số nợ 10.700 tỷ (1.650 tỷ USD) mà các địa phương đang nợ là vay từ các ngân hàng và 70% số nợ này sẽ đáo hạn trong vòng 5 năm tới.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's cảnh báo số tiền nợ các chính quyền sở tại không có khả năng thanh toán có thể rơi vào khoảng 8% đến 10%.
Những khoản vay mà Văn phòng Kiểm toán Quốc gia (NAO) không kiểm soát được thì NAO không xem đó là mối lo đối với địa phương. Tuy nhiên, theo bà Yvonne Zhang, Phó chủ tịch Moody, điều này cho thấy những khoản vay nợ này không được theo dõi tốt và có thể dấy lên nguy cơ quỵt nợ.
Website của NAO cho hay nhiều công ty đã có số nợ quá hạn lên tới 8 tỷ nhân dân tệ và hơn 5% số doanh nghiệp này đã phải tìm cách vay mới để trả nợ cũ.
Theo David Marshall, chuyên gia phân tích cao cấp của Asia-Pacific Financials CreditSights, tốc độ gia tăng nợ đã chậm lại, nhưng hệ quả của việc nền kinh tế phát triển quá nóng làm các ngân hàng phải vật lộn để tạo ra đủ vốn đáp ứng nhu cầu thị trường.
Cách đây ít lâu, Telegraph cũng đã đưa tin Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo Trung Quốc về các khoản nợ khó đòi của nước này.

Công Tâm
(tổng hợp)

VnExpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tai nạn tăng nặng...

===================================

Mexico: Lật tàu du lịch, 8 người mất tích

Cập nhật lúc 05/07/2011 04:43:13 PM (GMT+7)

Chiếc thuyền du lịch chở 44 hành khách bất ngờ bị lật và chìm ngoài khơi bán đảo Baja California (Mexico) khiến 1 người chết và ít nhất 8 người mất tích.

Vụ chìm tàu xảy ra vào khoảng 2h30 sáng 3/7 ở vị trí cách thành phố San Felipe, thuộc bán đảo Baja California khoảng 100km về phía nam. Trên tàu có 27 hành khách và 17 thuyền viên, trong đó phần lớn hành khách là người Mỹ.

Posted Image

16 nhân viên trên tàu đã sống sót bơi được vào bờ, một số hành khách được các tàu đánh cá cứu sống. Theo xác nhận của lực lượng cảnh sát tuần tra biển Mexico, hiện vẫn còn 8 người đang mất tích.

Trong ngày 4/7, hải quân Mỹ đã gửi 1 máy bay trực thăng hỗ trợ cảnh sát biển Mexico tìm kiếm nạn nhân mất tích. Phát ngôn viên cảnh sát biển San Diego Henry Dunphy cho biết, máy bay trực thăng đã tiến hành rà soát trên khu vực rộng hơn 62km ở độ cao 900m, tuy nhiên vẫn chưa phát hiện được gì.

“Chiếc tàu này nổ máy khi thời tiết không thuận lợi, nên đã lật úp khi gặp mưa bão. Vị trí chiếc tàu bị lật ở khu vực khá xa, do đó phải mất một thời gian giới chức địa phương mới nắm được tình hình”, Henry cho hay. Hiện 2 trực thăng của Mexico và 1 của Mỹ vẫn đang ra sức tìm kiếm với hy vọng không có thêm trường hợp nào tử vong.

Thiên Thư (Theo CNN)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bão cát kinh hoàng tấn công nước Mỹ

(Dân trí) - Một cơn bão cát cực mạnh với đường kính ở một số điểm lên tới 80km và cao 1,6km, đã càn quét thành phố Phoenix, bang Arizona của Mỹ hôm qua.

Posted Image

Cơn bão cát khổng lồ đã xuất hiện tại thành phố Phoenix lúc chập choạng tối.

Posted Image

Cơn bão ở một số điểm có đường kính lên tới 80km và cao 1,6km, cao hơn các toà nhà chọc trời trong thành phố.

Posted Image

Bão cát di chuyển với vận tốc 100km/h.

Posted Image

"Bức tường" cát di chuyển qua sa mạc Arizona từ phía nam và tấn công thành phố Phoenix lúc sẩm tối.

Posted Image

Cơn bão làm giảm tầm nhìn nghiêm trọng và làm trì hoãn các chuyến bay. Gió mạnh đã quật đổ các cây cối và khiến hàng nghìn người dân bị cắt điện.

Posted Image

Theo Cơ quan Thời tiết Mỹ, cơn bão cát đã di chuyển nhanh chóng qua Phoenix và các thành phố Avondale, Tempe và Scottsdale.

Posted Image

Nguyên nhân xảy ra cơn bão cát là do mùa gió mùa tại bang Arizona, thường bắt đầu từ giữa tháng 6 và kéo dài tới tận cuối tháng 9.

Posted Image

Bão cát gây nguy hiểm cho giao thông vì tầm nhìn bị giảm mạnh.

Posted Image

Bảng điện tử cảnh báo các tài xế về tầm nhìn hạn chế.

Posted Image

Cát bụi phủ đầy trên xe ô tô.

Posted Image

Posted Image

Người dân vội vàng trở về nhà trong cơn bão cát.

Posted Image

Các du khách ngồi tại một quán cà phê trong cơn bão cát.

Posted Image

Hành khách đeo khẩu trang để tránh hít phải bụt tại sân bay quốc tế Sky Harbor.

Xem video:

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=4whKzjoq7Uc&feature=player_embedded

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tai nạn tăng nặng.........

==========================================

Máy bay vận tải rơi ở Afghanistan

06/07/2011 16:02

(TNO) Một chiếc máy bay vận tải đã đâm vào vách núi ở miền đông Afghanistan, AP dẫn lời giới chức địa phương cho hay vào hôm nay, 6.7.

Vụ tai nạn xảy ra vào tối 5.7, ông Sayed Aleem Agha, lãnh đạo quận Sayagred, tỉnh Parwan, phía bắc thủ đô Kabul của Afghanistan cho biết.

Posted Image

Máy bay vận tải Ilyushin 76 do Nga sản xuất - Ảnh: AFP

Ông này cũng thông tin thêm là có thể toàn bộ phi hành đoàn đã thiệt mạng, tuy nhiên hiện các đội cứu hộ vẫn chưa tiếp cận được hiện trường.

"Tôi thấy một đám cháy lớn sau vụ tai nạn", ông Agha nói, "và tôi đoán đó là một máy bay vận tải cỡ lớn do lửa cháy mạnh trong thời gian dài".

Trong khi đó, hãng tin AFP vào hôm nay cũng cho biết, chiếc máy bay gặp nạn là loại máy bay vận tải Ilyushin 76 do Nga sản xuất, và 8 người có mặt trên máy bay có thể đã thiệt mạng.

Theo một phát ngôn viên của Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế do NATO cầm đầu ở Afghanistan thì chiếc máy bay trên không thuộc lực lượng này.

Đồng thời người này cũng cho biết thêm, không có hoạt động nào của quân nổi dậy Taliban ở Afganistan trong khu vực vào lúc xảy ra tai nạn.

Hiện nguyên nhân vụ tai nạn đang được các lực lượng thẩm quyền ở Afganistan điều tra.

Tiến Dũng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lở đất tại Trung Quốc, 18 người thiệt mạng

06/07/2011 12:33

(TNO) Một trận lở đất do mưa lớn gây ra đã cướp đi sinh mạng của 18 người tại tỉnh Thiểm Tây, miền bắc Trung Quốc vào hôm 5.7, tờ China Daily dẫn nguồn từ chính quyền địa phương cho hay ngày 6.7.

Cũng theo nguồn tin trên, lở đất cũng đã làm 2 người khác bị thương và nhấn chìm 12 ngôi nhà.

Lực lượng cứu hộ đã kéo được 20 người ra khỏi đống bùn, nhưng hầu hết trong số này đã thiệt mạng ngay tại chỗ. Một nạn nhân thì chết tại bệnh viện.

Cùng ngày, Trung tâm khí tượng học quốc gia đã đưa ra cảnh báo rằng mưa lớn tại khu vực trên sẽ vẫn tiếp diễn, đồng thời yêu cầu chính quyền địa phương cố gắng thực thi các biện pháp phòng chống thảm họa để tránh tăng số thương vong.

Huỳnh Thiềm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ tư, 6/7/2011, 09:15 GMT+7 Theo Vietnamnet

Chìm tàu ở biển Đỏ, 197 người thiệt mạng

Một con tàu chở 200 dân di cư đến Ảrập Xêut đã bị chìm khi đi qua biển Đỏ khiến 197 người thiệt mạng.

BBC dẫn tin từ Trung tâm truyền thông quốc gia Sudan cho biết con tàu trên bị chìm tại phía nam Biển Đỏ do xảy ra một đám cháy trên boong. Tàu chìm hôm qua, sau khi xuất phát 4 giờ.

Chỉ có ba trong số 200 người trên tàu được cứu sống. Các ngư dân trên tàu được xác định là những nạn nhân trong một vụ buôn người từ các nước lân cận Sudan. Các chủ tàu là người Yemen đều đã bị cảnh sát bắt giữ.

Cảng Sudan từ lâu vẫn là một điểm nóng của những vụ buôn lậu và di cư bất hợp pháp. Những kẻ buôn lậu thường sử dụng các con tàu được sản xuất tại địa phương và lợi dụng sự lỏng lẻo của an ninh tại ở các quốc gia xung đột để tiến hành hoạt động buôn bán bất hợp pháp này. Hàng ngàn người dân châu Phi, chủ yếu là từ Eritrea và Ethiopia đã theo con đường này sang các quốc gia có nguồn dầu mỏ dồi dào, mong được giải thoát khỏi nội chiến và tìm thấy một cuộc sống tốt hơn.

Đầu tháng 6 vừa qua, một con tàu chở 850 dân di cư từ Libya cũng bị lật tại vùng biển Tunisia khiến 150 hành khách thiệt mạng.

Anh Ngọc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế giới chạy đua vũ trang...

TQ lập đội máy bay đặc biệt đối trọng với Mỹ

Cập nhật lúc 06/07/2011 04:00:00 PM (GMT+7)

Trung Quốc hiện đang xây dựng một đội quân máy bay không người lái, có khả năng đối trọng với Mỹ. Chiếc máy bay không người lái đầu tiên của TQ ra mắt cách đây 5 năm.

Posted Image

Sự thành công của Mỹ về máy bay quân sự không người lái đã làm nổ ra một cuộc chạy đua toàn cầu về vũ khí hoá và máy bay do thám, một báo cáo mới đây cho biết.

Hơn 50 quốc gia đã mua máy bay không người lái (UAV) tại một triển lãm hàng không cách đây 5 năm hoặc đã phát triển một chương trình riêng để đẩy mạnh năng lực quân sự trong những năm gần đây.

Theo các chuyên gia, Trung Quốc - trình làng máy bay không người lái đầu tiên của mình tại một triển lãm hàng không cách đây 5 năm, hiện đang tích cực phát triển máy bay không người lái, có thể cạnh tranh với công nghệ của Mỹ.

Nói với báo Washington Post, các chuyên gia nhận xét, vũ khí giá rẻ, khả năng do thám, dễ sử dụng có thể khiến máy bay không người lái của Mỹ trở thành chuẩn cho nhiều ứng dụng. Và rằng, sự gia tăng đột ngột vừa qua là do không nước nào xuất khẩu máy bay không người lái được vũ khí hoá ngoài Mỹ và các nước đồng minh thân thiết. Do đó, Trung Quốc muốn chiếm một phần của thị trường.

25 chiếc UAV đã xuất hiện tại triển lãm hàng không Chu Hải, phía nam Trung Quốc tháng 11 năm ngoái. Các máy bay này được tập đoàn công nghệ ASN của Trung Quốc và tổng công ty công nghiệp và hàng không vũ trụ TQ (CASIC), tập đoàn công nghệ và hàng không vũ trụ TQ (CASC) tạo mẫu và sản xuất.

Tại triển lãm, một đám đông đã vây quanh chiếc máy bay phản lực không người lái, có vũ trang WJ-600 trong khi một đoạn video mô tả một chiếc máy bay xác định vị trí của một vật được cho là tàu sân bay của Mỹ đang ở gần Đài Loan. Chiếc máy bay không người lái này đã gửi các thông tin của mục tiêu trở lại bờ để chuẩn bị cho một cuộc tấn công tiếp theo.

Một số mẫu khác được thiết kế để bắn tên lửa, một chiếc được trang bị động cơ phản lực có thể bay nhanh hơn chiếc máy bay không người lái Predator và Reaper mà Mỹ từng dùng trong sứ mệnh ở Iraq. Afghanistan và Pakistan.

Báo The Wall Street Journal đưa tin, trong khi các chuyên gia quân sự và hàng không cho rằng công nghệ máy bay không người lái của Trung Quốc lạc hậu hơn Mỹ vài năm thì trên thực tế Bắc Kinh đã nhanh chóng theo kịp Mỹ.

Tuy nhiên, phần lớn những tiến bộ của Trung Quốc vẫn còn bí mật. Những người đem 25 chiếc UAV ra trưng bày không tiết lộ cái nào đã đi vào sử dụng. Tuy nhiên, báo Wall Street Journal xác nhận, ít nhất hai chiếc UAV đã được chuyển cho Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc.

Zhang Qiaoliang, một đại diện của Viện nghiên cứu và chế tạo máy bay Thành Đô nói, "Mỹ không xuất nhiều máy bay không người lái vì thế chúng tôi lợi dụng lỗ hổng này trên thị trường".

Gần đây, Mỹ đã nêu lo ngại về máy bay không người lái của Trung Quốc trong một báo cáo công bố vào tháng 11 năm ngoái. Báo cáo do Ban điểm an ninh và kinh tế Mỹ-Trung Quốc soạn thảo, báo Wall Street Journal viết. "Không quân Trung Quốc đã triển khai vài loại UAV vì cả mục tiêu do thám lẫn chiến đấu", báo cáo viết.

Theo báo Washington Post, Israel hiện đứng sau Mỹ, là nước sản xuất máy bay không người lái lớn thứ 2 thế giới. Ấn Độ cũng loan báo việc phát triển UAV có thể bay ở độ cao 30.000 feet.

Hoài Linh (Theo Daily Mail)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tai nạn tăng nặng...

===========================================

Tàu lửa đâm xe buýt, 31 người chết

07/07/2011 10:40

(TNO) Một tai nạn giao thông thảm khốc đã xảy ra tại bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ vào sáng sớm nay 7.7, làm ít nhất 31 người thiệt mạng.

Posted Image

Hiện trường một vụ tai nạn đường sắt tại Ấn Độ - Ảnh: AFP

BBC đưa tin, vụ việc xảy ra vào khoảng 2 giờ sáng (giờ địa phương, tức 3 giờ sáng cùng ngày, giờ VN) khi chiếc xe buýt chở những người đi dự tiệc cưới trở về đến một gác chắn tàu lửa tại Patiyali, cách thủ đô New Delhi khoảng 250 km thì bị một tàu lửa đâm phải.

Tàu lửa đã kéo chiếc xe buýt chạy một đoạn đường dài tới 500 mét, theo một phóng viên địa phương.

Những người ngồi trên mui xe buýt bị hất văng ra xa và bị thương nặng trong khi những người ngồi trong xe thì bị nghiền nát, theo BBC.

Nhiều người bị thương đã nhanh chóng được đưa đến bệnh viện, trong khi đó, lực lượng cứu hộ vẫn đang nỗ lực giải cứu những người bị kẹt trong đống đổ nát của xe buýt.

Một hành khách bị thương kể lại, anh ta ngồi trên mui xe buýt và đã thấy tàu lửa đang chạy đến.

Anh đã cảnh báo tài xế nhưng dường như tài xế xe buýt không nghe thấy.

Huỳnh Thiềm

Share this post


Link to post
Share on other sites