-
Số nội dung
889 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Như Thông
-
Hình như có liên quan đến bãi đá cổ Sapa thì phải. Mời ACE tham khảo Những hình chạm khắc tại Ai Cập 3000 năm trước Vào năm 1848, một đoàn nghiên cứu khảo cổ làm việc tại Ai Cập đã khám phá ra những ký hiệu bí mật kỳ lạ trên một đoạn rầm trên trần tại một ngôi đền cổ tại Abydos, vài trăm dặm về phía Nam Cairo. Những ký hiệu này đã được sao chép cẩn thận và gửi về Châu Âu. Bí ẩn của những hình vẽ này đã gây tranh cãi nóng bỏng trong những nhà Ai Cập học lúc bấy giờ, tuy nhiên dần dần, do không thể hiểu các hình vẽ đó nói về điều gì, họ đã gạt nó sang một bên như là những vật thể kỳ dị mà không ai có một giải thích thỏa đáng nào, rồi rơi vào quên lãng. Vào giữa thập kỷ 90 thế kỷ trước, những bức ảnh và phim video, được chụp đầu tiên bởi những du khách viếng thăm Abydos, bắt đầu xuất hiện trên internet. Chúng mô tả “những ký hiệu tượng hình về những cỗ máy kỳ lạ” vốn đã được khám phá vào thế kỷ 19. Ngôi đền mà người ta tìm thấy những ký hiệu tượng hình này được xây dựng vào thời Pharaong Seti I khoảng 3000 năm trước. Đối với những người quan sát hiện đại chúng rõ ràng đó là những cỗ máy kỳ lạ, nhưng lại hết sức bí ẩn đối với những người thuộc thời của nữ hoàng Victoria. Thực tế chúng là nhiều chủng loại khác nhau của các thiết bị bay cùng với một chiếc xe tăng, và trong số những thiết bị bay là một chiếc máy bay trực thăng! Đó là một trong những khám phá gây sửng sốt nhất được tìm thấy tại Ai Cập. Gần đây, tờ báo uy tín của A Rập “Al-Sharq Al-Awsat” đã phát hành nhiều ảnh được chụp tại một ngôi đền Ai Cập khác, đền thờ Amon Ra tại Karnak. Các bức ảnh là những chạm khắc khoảng 3000 năm trước đây. Chúng tỏ ra rất giống với những hình chạm khắc tìm thấy tại Abydos. Đó là một máy bay trực thăng chiến đấu với một động cơ và một bộ đuôi, và gần đó, một thiết bị bay hiện đại. Thế là, trong thực tế thì không phải 1, mà có đến 2 bộ hình chạm như thế tại Karnak and Abydos. Vậy nếu những người Ai Cập cổ không có công nghệ để chế tạo các trực thăng hay các thiết bị bay khác, thì những hình ảnh về các cỗ máy bay đó nguồn gốc từ đâu? Cái lịch sử loài người mà ta được học hiện nay lại một lần nữa bất lực. Có nhiều thư viện huyền thoại cổ xưa, như là Thư viện Alexandria và những thư viện cổ Trung Hoa đã bị tiêu hủy. Nhiều trong số các bằng chứng vô giá về quá khứ xa xăm đã bị xóa sạch. May thay, những văn bản cổ đại vẫn còn được lưu giữ, một phần tại Ấn Độ. Vô cùng kinh ngạc khi biết rằng một vài trong những ghi chép tiền sử ấy kể về những thiết bị bay tinh xảo cao cấp. Hình chạm này thể hiện cái gì, nếu không phải là một cái xe tăng? Gần đây, có một báo cáo TQ vừa khám phá những văn bản tiếng Phạn thượng cổ tại Tây Tạng và đã gửi chúng về trường đại học Chandrigarh ở Ấn Độ để dịch. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy những tài liệu này chứa những chỉ dẫn chế tạo các phi thuyền vũ trụ. Những bằng chứng thêm nữa cho thấy thứ được gọi là “Đế chế Rama” miền Bắc Ấn và Pakistan là cổ xưa hơn nhiều so với những gì họ từng nghĩ trước đây. Tàn dư của những thành phố tân kỳ vẫn được tìm thấy trong sa mạc Pakistan, và tại Bắc và Tây Ấn Độ. Theo những văn bản Ấn Độ cổ, Đế chế Rama có những thiết bị bay được gọi là “Vimana”. Có vô số văn bản về Vimana được miêu tả hết sức chi tiết. Những người Ấn Độ tiền sử đã viết toàn bộ các chỉ dẫn sổ tay và sách học về cách điều khiển nhiều loại Vimana khác nhau, nhiều sách trong số đó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay; một số đã được dịch sang Anh ngữ. Những loại Vimana khác nhau được miêu tả, một số thì hình đĩa, số khác thì hình điếu xì gà. Vimana có vẻ được cung cấp năng lượng bởi vài loại thiết bị phản trọng lực, khiến nó có thể cất cánh theo chiều thẳng đứng và bay lượn trong không gian. Các chuyên gia Ai Cập học đều biết nhiều bí ẩn của Ai Cập thời thượng cổ là không thể giải thích được nếu sử dụng cái khung hạn hẹp của cách nghĩ truyền thống. Ví dụ họ hoàn toàn không thể giải thích thấu đáo làm thế nào các kim tự tháp được xây dựng nên, và làm thế nào nền văn minh Ai Cập thượng cổ xuất hiện một cách đột ngột với trình độ rất cao ngay từ thủa khai sinh? Nguyên nhân nào Kim tự tháp lớn Giza lại được xây dựng với công nghệ cao hơn nhiều so với các kim tự tháp nhỏ được xây dựng sau nó? Có rất nhiều mẫu vật đáng tin cậy như những gì chúng ta đã thấy từ đầu thường không được một số “khoa học gia” và các “chuyên gia” để ý một cách đúng mực, họ cũng không khách quan nghiên cứu và tìm hiểu nghiêm túc, chính là bởi vì : nó quá trực quan, đối nghịch với thành kiến của họ, và nó không nằm lọt thỏm trong cái khung hạn hẹp của những “hiểu biết” mà họ được những đàn anh bơm vào não từ khi còn là học sinh tiểu học. Họ nghi ngờ và loại bỏ tất cả những gì không nằm trong cái khung ấy, cũng như cố gắng bằng mọi giá uốn ép những bằng chứng khách quan cho vừa vặn lọt vào cái khung, chứ không muốn cải biến chính cách tư duy sao cho toàn diện và khoa học hơn, cho phù hợp với thời đại và thực tiễn khách quan. Hầu như tất cả chúng ta đều khẳng định 100% những hình chạm khắc trên thể hiện những chiếc trực thăng và những thiết bị bay công nghệ cao – nếu họ chưa biết chúng được tìm thấy ở đâu. Thú vị hơn nữa, là hình chạm khắc thượng cổ đó lại thể hiện như một chiếc trực thăng chiến đấu, một phương tiện chiến tranh. Hết phần 1.
-
Thực tế Piri Re’is bản thân cũng khẳng định ông đã lấy những bản đồ cổ hơn làm nguồn; và những bản đồ này đã được dùng như là nguồn gốc cho những người đã vẽ những tấm bản đồ khác nhau mà cho đến lúc đó vẫn ở độ chính xác tuyệt vời. Ấn tượng là “Dulcert's Portolano” “Bản đồ của Dulcert” năm 1339, vĩ độ của Châu Âu và Bắc Phi là hoàn hảo, và tọa độ kinh độ của Địa Trung Hải và Biển Đen là chính xác đến từng nửa độ. Và đáng kinh ngạc hơn là “Zeno's chart”, “Bản đồ của Zeno”, vẽ năm 1380. Nó cho thấy một vùng rộng lớn ở phía Bắc, chạy dọc đến Greenland; độ chính xác của nó gây sửng sốt. Một bản đồ gây sửng sốt nữa được vẽ bởi Hadji Ahmed người Thổ Nhĩ Kỳ, vào năm 1559, trong đó ông thể hiện một dải đất liền khoảng 1600km chiều rộng, nối liền Alaska và Siberia. Giống như một cây cầu tự nhiên từng tồn tại, đã bị bao phủ bởi nước vào cuối kỷ Băng Hà vừa rồi khi mực nước biển tăng lên. Oronteus Fineus là một người khác đã vẽ một tấm bản đồ chính xác khó tin khác. Ông đã vẽ Nam Cực không có băng, vào năm 1532. Có những tấm bản đồ thể hiện Greenland làm 2 phần tách biệt, đúng như sự khẳng định của đội thám hiểm địa cực người Pháp đã khám phá ra có một tảng băng rất dày nối liền 2 hòn đảo tách biệt để tạo thành Greenland. Như ta đã thấy, nhiều bản đồ là thuộc về những thời kỳ rất cổ xưa, và ta có thể nói rằng toàn thể hành tinh đều đã được vẽ trên bản đồ vào thời đó. Chúng dường như là những mảnh nhỏ của một tấm bản đồ thế giới cổ đại, được vẽ bởi những người bí ẩn sở hữu những công nghệ rất cao ngay cả so với ngày nay. Khi toàn thể loài người có lẽ còn sống trong thời kỳ hoang sơ thì ai đó đã “vẽ ra giấy” toàn bộ bề mặt địa lý của hành tinh. Và nó là một kiến thức phổ biến, bằng một cách nào đó bị chia cắt thành nhiều mẩu nhỏ để rồi lại được tập hợp đây đó bởi một vài người, và họ chỉ sao chép những gì họ có thể tìm thấy trong các thư viện, các khu chợ Đông Phương và bất cứ nơi nào họ tìm thấy chúng. Hapgood đã vạch rõ những điều kinh ngạc hơn nữa: Ông đã tìm thấy một tài liệu bản đồ được sao chép bởi một nguồn cổ hơn được vẽ trên một cột đá, ở TQ, vào năm 1137. Nó thể hiện cũng một trình độ kỹ thuật công nghệ cao như thế, với cùng một phương pháp lưới ô, với cùng sự sử dụng phương pháp lượng giác hình cầu như vậy. Nó có quá nhiều điểm chung với những bản đồ Châu Âu khác, khiến ta phải nghĩ rằng phải có một nguồn gốc chung: có thể nó thuộc về một nền văn minh đã diệt vong nhiều ngàn năm trước? Như chúng ta có thể thấy bên dưới, một phép chiếu góc cực (nhìn Địa Cầu từ một điểm trên cao), từ một điểm bên trên Cairo, Ai Cập thuộc châu Phi cho thấy tấm bản đồ của Piri Re’is hoàn toàn tương đương với một bản đồ vệ tinh hiện đại
-
Nguồn:vietnamcayda.com Có nhiều khám phá rải rác trên phạm vi toàn thế giới chứng tỏ từ thời xa xưa, trên hành tinh Trái Đất nhỏ bé của chúng ta đã từng tồn tại ít nhất một nền văn minh toàn cầu có trình độ kỹ thuật cao không kém gì so với nền khoa học kỹ thuật hiện đại của chúng ta ngày nay, thậm chí về một số mặt còn vượt trội hơn. Bằng chứng đầu tiên: Điện đã từng được biết đến và sử dụng trong nhiều nền văn minh tiền sử. Pin điện tiền sử. Tại I Rắc: Năm 1936, trong các cuộc khai quật một ngôi làng cổ 2000 năm tuổi ở phía Đông Ai Cập vài trăm km, ngày nay thuộc I Rắc, những người công nhân đã khám phá ra những bình gốm nhỏ kỳ lạ. Những bình này có chứa các trụ đồng được ngâm trong một loại dung dịch đã đông đặc, gắn vào bình bằng nhựa đường, được định niên vào khoảng từ năm 248 trước công nguyên đến 226 sau công nguyên. Trong số này có một bình bằng đất nung cao 6 inch, màu vàng sáng có chứa một trụ đồng kích thước 5 inch chiều dài x 1,5 inch đường kính tiết diện. Ở giữa các trụ bằng đồng là một lõi thép cũng được gắn vào bằng keo nhựa đường. Nhà khảo cổ học nổi tiếng người Đức Wilhelm Konig, đã kiểm tra mẫu vật và đưa ra một kết luận đáng ngạc nhiên : cái bình gốm này không có gì khác hơn chính là một pin điện thời tiền sử. Pin điện tiền sử, được trưng bày tại Viện bảo tàng Baghdad Pin điện tiền sử tại viện bảo tàng Bát Đa, cũng giống như những bình pin gốm khác được đào lên, tất cả đều được định niên từ năm 240 TCN đến năm 226 sau công nguyên trong thời chiếm đóng của đế chế Parthi. Tuy nhiên, tiến sĩ Konig còn phát hiện được những bình đồng mạ bạc khác trong viện bảo tàng Bát Đa, được khai quật từ những vùng đất cổ của người Sumer ở miền Nam I Rắc, qua giám định niên đại cho thấy ít nhất có từ 2500 năm trước công nguyên. Khi những cái bình này được dùi nhẹ vào, một lớp gỉ đồng tách ra từ bề mặt, có đặc điểm của một vật được mạ điện bạc lên một vật bằng đồng. Điều này làm ta không thể không nghĩ rằng những người Pathi đã thừa kế những Pin này từ nền văn minh Sumer, một trong những nền văn minh sớm nhất được biết đến. Vào năm 1940, Willard F.M. Gray, một kỹ sư từ General Electric High Volatage Laboratory tại Pittsfield, Massachusetts, Mỹ, đã đọc những lý luận của Konig. Dùng những bản vẽ và các chi tiết được cung cấp bởi nhà khoa học hỏa tiễn người Đức Willy Ley, Gray đã làm ra một bản sao từ Pin này. Dùng dung dịch Đồng Sunphát, nó cho một dòng điện khoảng nửa Vôn. Vào thập kỷ 70 thế kỷ trước, Nhà Ai Cập học người Đức, Arne Eggebrecht đã làm ra một bản sao của Pin Bát Đa và dùng dung dịch nước nho ép nguyên chất mà ông phỏng đoán những nhà khoa học tiền sử đã dùng. Bản sao này đã sinh ra dòng điện 0,87V. Ông đã dùng dòng điện này để mạ vàng cho một bức tượng bằng bạc. Thí nghiệm này đã chứng minh rằng những Pin điện đã được sử dụng khoảng 1800 năm trước khi viên Pin đầu tiên được phát minh bởi Alessandro Volta năm 1799. Cũng dễ nhận thấy việc sử dụng những pin tương tự có thể đã được những người Ai Cập cổ đại biết đến, nơi mà vài mẫu vật với dấu vết mạ điện những kim loại quý được tìm thấy tại nhiều địa điểm khác nhau. Có vài khám phá dị thường từ nhiều vùng khác nhau, cho phép khẳng định điện đã được sử dụng trong một quy mô lớn. Bằng chứng thứ 4: Kỹ thuật hàng không vũ trụ thời tiền sử Từ những tấm bản đồ cổ đại … Bản đồ Piri Re’is Vào năm 1929, một nhóm các nhà sử học đã tìm thấy một bản đồ kì lạ được vẽ trên da linh dương gazel. Nghiên cứu cho thấy đó là một bản đồ thật được vẽ vào năm 1513 bởi Piri Re’is, một đô đốc hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ vào thế kỷ thứ 16. Niềm yêu thích của ông ta là nghệ thuật vẽ bản đồ. Địa vị cao trong hàng ngũ hải quân Thổ khiến ông được phép tiếp cận với Thư viện Hoàng gia Côngstantinốp. Ông khẳng định rằng bản đồ mà ông biên soạn là sao chép lại dữ liệu từ nhiều bản đồ khác nhau, một vài trong số đó có giám định niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 4 trước công nguyên. Bản đồ thể hiện vùng bờ biển Tây Phi, bờ biển Nam Mỹ, và bờ Bắc của Nam Cực. Đường bờ biển Nam Cực được vẽ chi tiết đến hoàn hảo. Tuyến bờ biển dọc Nam Mỹ và Bắc Mỹ, thậm chí cả hình dáng của Cực Nam cũng đều được vẽ một cách tỷ mỷ trong bản đồ Re’is. Ở đó không chỉ thể hiện hình dáng của đại lục, vẽ tỷ mỷ sự phân bố địa hình trong đất liền mà còn chứa đựng những điểm cực kỳ chính xác, biểu thị đầy đủ núi, dãy núi, đảo, sông, suối và cao nguyên. Điều khiến người ta kinh ngạc là dãy núi ở cực Nam đến năm 1852 mới phát hiện ra, nhưng nó đã được vẽ đầy đủ trên bản đồ Re’is. Tuy nhiên câu hỏi làm sao Piri Re’is có thể vẽ một bản đồ chính xác đến thế của vùng Nam Cực đến 300 năm trước khi nó được khám phá không phải là câu hỏi lớn nhất, mà việc bản đồ thể hiện đường bờ biển Nam Cực nằm dưới lớp băng dày mới là bí ẩn khó giải thích nhất. Các bằng chứng địa chất khẳng định rằng thời điểm mà vùng đất Queen Maud Land của Nam Cực không có băng giá gần đây nhất là vào khoảng 4000 năm trước công nguyên. Vào ngày 6/7/1960 Không lực Hoa Kỳ đã trả lời giáo sư Charles H. Hapgood của trường đại học Keene College một cách chính xác các thỉnh cầu của ông về việc thẩm định giá trị của bản đồ tiền sử Piri Re’is. Nội dung bức thư như sau: 6, July, 1960 Subject: Admiral Piri Reis Map TO: Prof. Charles H. Hapgood Keene College Keene, New Hampshire Dear Professor Hapgood, Your request of evaluation of certain unusual features of the Piri Reis map of 1513 by this organization has been reviewed. The claim that the lower part of the map portrays the Princess Martha Coast of Queen Maud Land, Antarctic, and the Palmer Peninsular, is reasonable. We find that this is the most logical and in all probability the correct interpretation of the map. The geographical detail shown in the lower part of the map agrees very remarkably with the results of the seismic profile made across the top of the ice-cap by the Swedish-British Antarctic Expedition of 1949. This indicates the coastline had been mapped before it was covered by the ice-cap. The ice-cap in this region is now about a mile thick. We have no idea how the data on this map can be reconciled with the supposed state of geographical knowledge in 1513. Harold Z. Ohlmeyer Lt. Colonel, USAF Commander. Giáo sư Hapgood thân mến, Thỉnh cầu thẩm định các đặc điểm bất thường của bản đồ Piri Re’is được vẽ năm 1513 tới chúng tôi đã được xem xét. Lời khẳng định rằng phần dưới của bản đồ biểu thị bờ biển Princess Martha của Queen Maud Land Nam Cực và Bán đảo Palmer là hợp lý. Chúng tôi thấy rằng đây là một kết luận hợp lôgic nhất và có khả năng đúng nhất. Các chi tiết địa lý thể hiện trong phần dưới của bản đồ cực kỳ giống với các kết quả của phương pháp đo đạc dùng sóng địa chấn xuyên qua đỉnh của chỏm băng bởi các nhà thám hiểm Thụy Điển – Anh vào năm 1949. Điều này cho thấy đường bờ biển đã được vẽ trước khi nó bị băng bao phủ. Chỏm băng trong khu vực hiện nay dày khoảng 1 dặm. Chúng tôi không thể hiểu nổi làm thế nào dữ liệu trên tấm bản đồ này có thể được biết đến với tình trạng kiến thức địa chất vào năm 1513. Khoa học chính thống khẳng định rằng chỏm băng bao phủ Nam Cực là hàng triệu tuổi. Bản đồ Piri Re’is cho thấy vùng phía Bắc của lục địa Nam Cực đã được vẽ trước khi nó bị băng bao phủ. Điều này không khỏi khiến ta nghĩ rằng nó đã được vẽ ra hàng triệu năm trước, nhưng điều đó là không thể bởi con người theo thuyết tiến hóa* chưa tồn tại vào thời điểm đó. Và các nghiên cứu xa hơn và chính xác hơn đã chứng minh thời kỳ Không Băng gần đây nhất kết thúc vào khoảng 6000 năm trước đây. Vẫn có những nghi ngờ về thời điểm bắt đầu của thời kỳ Không Băng này, được đưa ra bởi nhiều nhà nghiên cứu khác nhau dao động vào khoảng từ 13 đến 9 ngàn năm trước công nguyên. Câu hỏi đặt ra là: Ai đã vẽ Queen Maud Land của 6000 trước. Nền văn minh chưa được biết đến nào có công nghệ cần thiết để làm được điều này? Ngày nay người ta cho rằng nền văn minh sớm nhất của loài người, theo lịch sử truyền thống được dạy trong trường, đã phát triển tại Trung Đông vào khoảng năm 3000 trước công nguyên, không lâu sau là nền văn minh thung lũng Indus Ấn Độ, nền văn minh cổ Ai Cập và nền văn minh Hoàng Hà TQ. Vì thế, không có nền văn minh đã biết nào có thể làm công việc này. Ai đã ở đây 4000 năm TCN, để có thể làm những việc mà chúng ta đến tận bây giờ mới làm được với các công nghệ tối tân? Vào thời Trung Cổ đã tồn tại một số bản đồ hàng hải được gọi là "portolani", là thứ bản đồ chính xác của các con đường biển, các đường bờ biển đã biết, các bến cảng, các eo biển, các vịnh … thông thường nhất. Phần lớn những bản đồ này tập trung tại vùng Địa Trung Hải và các biển Aegean, và những con đường được biết khác, như là quyển sách hàng hải mà chính Piri Re’is đã viết. Nhưng một vài báo cáo của những vùng đất vẫn chưa được biết đến, và lưu thông trong một số rất ít thủy thủ có vẻ đã cố gắng giữ kín những kiến thức của họ về những tấm bản đồ đặc biệt đó càng bí mật càng tốt. Piri Re’is có thể đã được tiếp cận với một số bản đồ như thế khi đến Thư viện của Alexandria, thư viện quan trọng nhất nổi tiếng trong thời kỳ cổ đại. Chiểu theo suy luận của Hapgood, những bản copy của những tài liệu này và một số trong những bản đồ gốc đã lưu chuyển đến những trung tâm nghiên cứu khác, và mang chúng tới Côngstantinốp. Thế là vào năm 1204, năm của lần Thập tự chinh thứ tư, khi những người Venetian xâm nhập Côngstantinốp, những bản đồ này bắt đầu quay vòng trong những thủy thủ Châu Âu. Để vẽ tấm bản đồ của mình, Piri Re’is đã dùng nhiều nguồn khác nhau, thu thập đây đó trong suốt những chuyến đi của mình. Chính ông đã ghi chú lại nhiều trên tấm bản đồ này nhờ đó chúng ta có thể hình dung được công việc ông đã làm với tấm bản đồ này. Ông bảo ông không chịu trách nhiệm về các nguồn dùng để vẽ nên bản đồ này. Vai trò của ông đơn thuần là của một người soạn thảo dùng một số lớn các nguồn bản đồ gốc khác nhau. Ông cũng nói rằng một vài trong những bản đồ gốc đã được vẽ bởi một số thủy thủ đương thời, trong khi một số khác là từ các bản đồ rất cổ, có niên đại từ khoảng thế kỷ 4 TCN trở về trước. Sự chính xác tuyệt đối của các bản đồ gốc mà Piri Re’is dựa vào có thể nhận thấy trên tấm bản đồ của ông. Những điểm không chính xác hiếm hoi của bản đồ Piri Re’is là các lỗi của chính Piri Re’is tự gây ra trong quá trình tổng hợp từ các bản đồ tiền sử, mà chủ yếu là : tổng hợp các bản đồ gốc không cùng một tỉ lệ, tổng hợp sai phương vị theo một góc quay lệch. Vào năm 1953, một sỹ quan hải quân gửi tấm bản đồ Piri Re’is đến Thủy Cục Hải Quân Hoa Kỳ. Để giám định nó M.I. Walters, Kỹ sư trưởng của Cục, đã tham vấn Arlington H. Mallery, một chuyên gia lớn về các bản đồ cổ, người đã từng làm việc với ông ta. Sau một nghiên cứu dài hơi, Mallery đã khám phá ra phép chiếu đã được sử dụng trong bản đồ. Để kiểm tra mức độ chính xác của bản đồ, ông đã tạo ra một hệ lưới ô và dịch chuyển bản đồ của Piri Re’is vào quả cầu: bản đồ hoàn toàn chính xác. Ông phát biểu rằng cách duy nhất để vẽ nên một tấm bản đồ chính xác đến thế chỉ có thể là ở góc nhìn từ trên cao, nhưng ai, 6000 năm trước, có thể có máy bay để mà vẽ bản đồ Trái Đất ?? Thủy Cục Hải quân không thể tin nổi vào mắt mình: họ đã, thậm chí có thể sửa lại những lỗi sai trong cái bản đồ hiện đại mà họ đang dùng lúc đó !! Độ chính xác dựa trên sự kiểm tra tọa độ kinh độ, mặt khác, cho thấy để vẽ được bản đồ cần thiết phải dùng phương pháp Lượng giác hình Cầu, một thành tựu chưa được phát minh cho đến giữa thế kỷ 18. Hapgood đã chứng minh rằng bản đồ Piri Re’is là được vẽ trong hình học phẳng, chứa các kinh và vĩ độ vuông góc trong một “lưới ô” truyền thống; bởi thế nó đã được sao lại từ một bản đồ trước mà đã được chiếu ra sử dụng phép lượng giác hình cầu! Không chỉ rằng những người làm ra cái bản đồ gốc đó biết rằng quả đất hình cầu, mà họ còn có kiến thức về chu vi Trái Đất với sai số nhỏ hơn 50 dặm! Hapgood đã gửi bộ sưu tập những bản đồ cổ (chúng ta có thể thấy bản đồ Piri Re’is không phải là bản đồ duy nhất như thế …) đến Richard Strachan, tại Học viện Công nghệ Massachusetts. Ông muốn biết chính xác cấp độ toán học cần thiết để vẽ nên các bản đồ gốc cao đến đâu. Strachan đã trả lời năm 1965 rằng, cấp độ đó phải rất cao. Thực tế Strachan đã nói để vẽ những tấm bản đồ như thế, các phương pháp hình chiếu, kiến thức cần thiết là của một cấp độ cực cao. Xem bản đồ Piri Re’is với các kinh và vĩ độ được chiếu ra: • Bản đồ thứ 1 • Bản đồ thứ 2 Cái cách mà bản đồ Piri Re’is thể hiện Queen Maud Land, các đường bờ biển của nó, các con sông, dãy núi, các sa mạc, các vịnh, có thể được xác nhận bởi một nhóm thám hiểm Anh – Thụy Điển đến Nam Cực (như đã nói bởi Olhmeyer trong thư gửi Hapgood); những nhà nghiên cứu, dùng các thiết bị sonar và sóng địa chấn, đã khẳng định những vịnh và sông, vv … là đang nằm dưới chỏm băng dày khoảng 1 dặm. Charles Hapgood, vào năm 1953, đã viết một cuốn sách tựa đề "Earth's shifting crust: a key to some basic problems of earth science" – “Sự dịch chuyển vỏ Trái Đất: chìa khóa cho những vấn đề cơ bản của khoa học về Trái Đất”, ở đây ông đã xây dựng một thuyết để giải thích làm thế nào lục địa Nam Cực có thể Không Băng cho đến 4000 năm TCN. Bạn đọc quan tâm đến nội dung của thuyết này có thể xem thêm tại đây. Thuyết này có các luận điểm chính như sau: 1. Nguyên nhân Nam Cực không có băng phủ, và vì thế ấm hơn nhiều, là vào một thời kỳ quá khứ xa xôi, địa điểm của nó không phải nằm ở vị trí hiện nay trên vỏ Trái Đất. Nó ngày xưa nằm tại vị trí khoảng 2000 dặm về phía Bắc so với hiện tại. Hapgood nói rằng “có thể đặt nó ra ngoài vòng Nam Cực trong một khí hậu ôn hòa hoặc tương đối lạnh”. Đọc thêm về thuyết Trái Đất đổi trục tại đây. 2. Nguyên nhân lục địa này di chuyển xuống đến địa điểm như ngày nay có thể được tìm thấy trong một cơ chế gọi là “sự trượt vỏ Trái Đất”. Cơ chế này, không nên nhầm lẫn với thuyết về kiến tạo mảng hoặc là sự trượt lục địa, là một thứ nhờ đó mà quyển đá, toàn thể vỏ ngoài của trái đất “có thể dịch chuyển theo thời kỳ, dịch chuyển trượt qua phần dẻo hơn bên trong, giống như là da của một trái cam, nếu nó lỏng lẻo, có thể dịch chuyển trên phần bên trong của quả cam toàn thể đồng thời”. (Charles Hapgood, trích dẫn trong sách "Maps of the ancient sea-kings", Bạn có thể vào đây để tìm thêm thông tin). Thuyết này đã được gửi cho Albert Einstein, và ông rất hứng thú nhiệt tình trả lời một cách nhanh chóng. Mặc dù các nhà địa chất dường như không chấp nhận thuyết của Hapgood, Einstein có vẻ còn cởi mở phóng khoáng hơn cả Hapgood khi phát biểu: “Trong một vùng địa cực có một sự tan rã dần dần của băng tuyết, không được phân phối đồng đều xung quanh cực. Sự xoay chuyển của Trái Đất dựa trên những khối lượng bất đối xứng, và gây ra một xung lượng ly tâm truyền đến lớp vỏ cứng của Trái Đất. Sự tăng dần đều của xung lượng bất đối xứng được sản sinh ra khi đến một điểm giới hạn nào đó, sẽ gây ra một chuyển động của lớp vỏ cứng Trái Đất phía trên phần bên trong của nó”. Lời dẫn của Einstein cho cuốn sách “Sự dịch chuyển lớp vỏ cứng của Trái Đất”, trang 1 "In a polar region there is a continual deposition of ice, which is not symmetrically distributed about the pole. The earth's rotation acts on these unsymmetrically deposited masses, and produces a centrifugal momentum that is transmitted to the rigid crust of the earth. The constantly increasing centrifugal momentum produced in this way will, when it has reached a certain point, produce a movement of the earth's crust over the rest of the earth's body...." (Einstein's foreword to "Earth's shifting crust" p.1) Dù sao, dẫu Hapgood đúng, bí ẩn vẫn nhiều. Bản đồ Piri Re’is là một thứ gì đó có vẻ hoang đường. Dường như không có cách nào mà một người ở trong thời đại xa xưa có thể vẽ một tấm bản đồ chính xác như thế; thực tế các tọa độ kinh độ là hoàn toàn chính xác. Và đó là thể hiện của một trình độ kỹ thuật công nghệ không tin nổi: phương tiện tính toán vĩ độ chính xác tương đối đầu tiên mới chỉ được phát minh vào năm 1761 bởi một người Anh tên là John Harrison, tức là sau Piri Re’is 248 năm. Và trước đó không có cách nào có thể tính toán vĩ kinh độ chính xác đến mức có thể chấp nhận được: phải có những lỗi đến hàng trăm km. Và tấm bản đồ Piri Re’is chỉ là một trong nhiều bản đồ thể hiện những vùng đất chưa được biết đến, những kiến thức không thể tin nổi, với độ chính xác mà ngày nay chúng ta cũng phải kinh ngạc.
-
Bùi Ngọc Tuấn 14.08.2006 © 2006 talawas Sử liệu cho thấy ông cha ta trên tường chùa làm vào thời Lý thời Trần có những bức vẽ lớn, trong chốn triều đình, sử liệu cũng ghi lại những bức chân dung Khổng Tử và chư thánh được thờ trong Văn Miếu, khi Văn Miếu được xây dựng [1] . Nhưng có phải đến lúc ấy họ mới vẽ tranh đâu? Có phải đến thời ấy họ mới xây dựng đền chùa, cung điện đâu? Qua đường biển, đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Ðộ vào Việt Nam trước khi được truyền sang Tàu. Thiền uyển tập anh (viết năm 1337) nhắc lại truyện sư Ðàm Thiên rằng vào cuối thế kỷ thứ 2, đã có 20 chùa, 500 vị sư và đã dịch được 15 bộ kinh [2] . Như vậy, đạo Phật phải được truyền vào nước ta từ khoảng thế kỷ thứ 1 (hay trước đó) và trên tường chùa thời ấy đã hẳn phải có tranh vẽ rồi. Tiếc thay, tranh vẽ trên giấy, trên lụa, trên tường, trên tiền giấy… của ông cha ta đã theo thời gian, đã bị quân Minh hủy diệt, đã bị chiến tranh tàn phá, còn chăng chỉ là lời nhắc trong bia chùa, trong sử sách [3] . Tranh mộc bản của làng Ðông Hồ là tranh thuần Việt, nhưng cũng còn là tranh khá mới, chắc chỉ bắt đầu xuất hiện từ khoảng từ thế kỷ 19, hay 18 mà thôi. Tuy nhiên, hãy trở ngược dòng lịch sử để tìm dấu tích nét vẽ dân gian của ông cha ta. Thử tìm dấu vết nền hội họa cổ truyền Việt Nam trên các món đồ còn sót lại của nền văn hóa thuần Việt. Ðình, chùa, cung điện, tranh vẽ dầu đã mất rồi, nhưng chúng ta vẫn còn lại những hình vẽ trên trống đồng Ðông Sơn, trên những món đồ gốm cổ, với những hình vẽ biểu hiệu đời sống Việt Nam. Ông cha ta đã bắt đầu dùng hình vẽ để trang trí từ rất lâu. Những di tích của đồ gốm thời văn hóa Hòa Bình (mười ngàn năm trước đây) có những hình giây in, trong hang Ðồng Nội ở Hòa Bình đã có hình khắc ba mặt người và một mặt thú, mũi dùi bằng xương ở Lam Gan (Hòa Bình) khắc nhánh cây với sáu lá mọc so le... Rồi những mảnh gốm của văn hóa Phùng Nguyên cách nay hơn bốn nghìn năm cũng cho thấy ông cha ta đã vẽ các hình trang trí như biểu thị sóng nước, cành lá… Hình vẽ những hình kỷ hà và các sinh hoạt dân gian trên trống đồng Ðông Sơn (hơn hai nghìn năm trước) cho thấy nghệ thuật đã đạt đến mức rất cao. Ðồ gốm vào các thế kỷ đầu của thời Bắc Thuộc được trang trí bằng những giọt men xanh chảy loang lổ mà không có các hình vẽ trên nền gốm. Từ thế kỷ thứ 11 trở đi cho đến đầu thế kỷ 17 (khi đồ gốm Chu Ðậu tàn lụi), hình vẽ trên đồ gốm trở nên vô cùng phong phú, nhiều chi tiết, tỏ rõ những đặc điểm văn hóa của từng thời kỳ. Số lượng đồ gốm làm trong sáu, bảy thế kỷ này còn lại rất nhiều và là nguồn vui của những kẻ sưu tầm, gìn giữ gia sản văn hóa ông cha. Vào lúc trời khuya, đêm tịch mịch, ấm trà Thái Nguyên đậm đà hương vị, cầm trên tay những món đồ gốm cổ của ông cha ta mà xăm soi ngắm nghía những nét vẽ dân tộc, tưởng rằng không còn gì vui sướng hơn. Nhìn vào nét vẽ dân gian trên đồ gốm cổ Việt Nam, ta nhìn qua hai khía cạnh: nét bút và đề tài. 1. Nét bút Trên những mảnh gốm cổ trước thời Bắc Thuộc, hình trang trí thường được vẽ bằng cách dùng mũi nhọn chấm lên nền gốm ướt, trước khi nung, tạo nên các đường dấu chấm. Sang đến những thế kỷ sau, người ta không dùng mũi nhọn để vẽ bằng các đường dấu chấm nữa, mà dùng mũi nhọn vẽ những đường liên tục, thẳng, cong và tròn như thường thấy trên trống đồng Ðông Sơn. Trên trống đồng, những hình kỷ hà có nét vẽ rất đều đặn, cân đối, hình tròn rất tròn, những đường gẫy, đường cong rất đều nhau, hình người, hình chim, hình thuyền rất linh động, chứng tỏ tài cầm bút của những nghệ sĩ này đã rất cao. Ðồ gốm tráng men xanh, men nâu vàng vào thế kỷ thứ 5 trở đi thường có những nét vẽ đơn giản. Những nét vẽ càng trở nên phức tạp, chi tiết dần từ khoảng thế kỷ thứ 10, thứ 11, đầu đời Lý. Rồi từ thế kỷ 14 cho đến hết thế kỷ 16, thời kỳ của đồ gốm Chu Ðậu, thời tuyệt đỉnh của đồ gốm Việt Nam, nét vẽ trở nên rất linh động, thể hiện rõ ràng từng bản sắc cá nhân của người nghệ sĩ. Nét vẽ trên đồ gốm đời Lý không chỉ là bằng mũi nhọn khắc trên nền men, mà còn bút lông vẽ men nâu hay nâu đen trên nền gốm trắng. Nhiều khi nét vẽ rất chi tiết, linh động, nhiều khi nét vẽ là do lưỡi dao tre cạo xuống nền men, cho trơ đất mộc ra rồi vẽ bằng bút lông với men nâu vào trong các hình khắc đó. Những nét vẽ trên đồ gốm Chu Ðậu loại đẹp (với những món còn giữ được ở các viện bảo tàng ở châu Âu và Ả Rập) cho thấy người ta đã bỏ nhiều thì giờ, nhiều công lao, nhiều chú tâm và nhiều sáng tạo vào nét vẽ, hình vẽ tương đương với những công sức của việc nặn, nung các món đồ gốm ấy. Người ta cũng quý trọng các bản vẽ ấy đến độ ký tên và đề năm tháng trên các món đồ gốm này. Dù có những món đồ gốm mà hoa văn vẽ bằng bút lông, nhưng nét bút của đồ gốm thời Lý phần lớn vẫn là nét bút của mũi dao, trong khi nét bút của đồ gốm Chu Ðậu là nét vẽ của bút lông với mực là màu men lỏng. Nét vẽ thanh tú, khi đậm, khi nhạt, khi to, khi nhỏ, khi thì rất chi tiết, khi thì nhanh tay phóng túng. Những nét vẽ và màu men của đồ gốm Chu Ðậu ăn đứt đồ gốm đời nhà Minh và mặc dù được làm trước thời đồ gốm nhà Thanh bên Tàu, nhưng so ra thì đẹp còn có phần hơn đồ gốm nhà Thanh vốn thường được quý chuộng. Hãy cứ thử so sánh những bình như bình mà Duke of Florence tặng cho Prince-Elector of Saxony năm 1590 với những bình Khang Hy, ta sẽ hãnh diện vô cùng về nét vẽ, màu men của những người làm đồ gốm ở Hải Dương thời đó. (Ôi! Ðau đớn thay cho nghệ thuật, văn hóa Việt Nam, đã bị thảm hại, bởi chiến tranh mà lại còn không được biết đến, không được yêu quý bởi chính cả người Việt). Sau thời Chu Ðậu, ta thấy đồ gốm Bát Tràng trở nên lem luốc, màu men đục lờ, nghệ thuật không còn được chú trọng, được phát huy, nét vẽ trở nên những đường vụng về, như là vẽ để sơn phủ màu men lên nền gốm mà thôi. Với những món đồ thuộc loại Men lam Huế của thế kỷ 18, 19, nét vẽ là của thợ gốm người Tàu đời Thanh. Kể cả bộ trà Mai Hạc do cụ Nguyễn Du đặt làm (với hai câu thơ nôm bất tử: 'nghêu ngao vui thú yên hà - mai là bạn cũ hạc là người quen', với hình cỗi mai già và chim hạc đứng lẻ) thì cũng vẫn là nét vẽ của người thợ Tàu vẽ lại trên nền men trắng. 2. Ðề tài Những hình vẽ trên các mảnh gốm cổ của văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Phùng Nguyên, Ðông Sơn, của những món đồ gốm làm dưới thời Bắc Thuộc là những hình kỷ hà, dùng để trang trí. Nhưng nhìn vào các hình vẽ trên những trống đồng Ðông Sơn, cho dù chúng ta còn thắc mắc về ý nghĩa của biểu tượng mặt trời, của chim hạc, của những hình kỷ hà tròn, xoắn và tam giác… ta cũng phải nhận rằng bên cạnh các nét ấy, rõ ràng những cảnh sinh hoạt rất sống đông của ông cha ta nhiều ngàn năm trước. Nào là cảnh múa hát, cảnh bơi thuyền, cảnh nhà với sinh hoạt của người và gia súc, chim chóc, gà, trâu, hươu, nai… Phải chăng đây là dấu tích xưa nhất của nền hội họa dân gian? Sang đời Lý, ảnh hưởng Phật giáo trùm khắp. Vua Lý Thái Tổ vừa lên ngôi được hai năm, cung điện, thành quách chưa xây mà đã cho xây tám ngôi chùa [4] . Nhu cầu tạo dựng chùa và cung điện tạo ra nhiều phát triển của nền hội họa (để vẽ tranh trong chùa, trong cung và để làm các món đồ gốm tế tự. Bình hương, bình trầm, chân đèn, bát chén… được sản xuất rất nhiều). Nghệ thuật đạt lên mức rất cao với những hình vẽ có đề tài Phật giáo, khi thì là đề tài với ảnh hưởng Ấn Ðộ, khi thì là đề tài Phật giáo dân gian Việt Nam. Xem mười món đồ gốm thời Lý thì chín món có những hình vẽ biểu tượng của Phật giáo, trong đó hoa sen và hoa cúc là đề tài chính. Hoa cúc được vẽ rất nhiều trên đồ đời Lý, vì với Phật giáo Việt Nam đời Lý, hoa cúc và hoa sen là biểu tượng chính. Hoa sen là biểu tượng Phật giáo Ấn Ðộ, còn hoa cúc là đề tài riêng của Phật giáo Việt Nam. Trên đồ gốm đời Lý, hoa sen được vẽ rất nhiều, trình bày qua rất nhiều dạng thức, khi thì là hoa sen nở nhìn từ trên xuống, cánh xòe ra kín cả mặt chén, mặt đĩa; khi thì là hoa sen búp, nhìn nghiêng; khi thì cả cành sen từ ngó đến lá đến hoa; khi lại là những bông sen xoắn quấn quít nhau cùng khắp. Nhiều món vẽ cả hoa sen lẫn hoa cúc, nhiều món lại vẽ riêng, trên vành chén đĩa là những cành lá cúc uốn quanh. Hoa cúc có khi được vẽ cùng cành lá, nhiều khi lại được vẽ ở giữa, trong lòng những vòng đồng tâm có mây có lá. Ảnh hưởng Phật giáo Ấn Ðộ còn thấy qua những hình vẽ bát bửu, hay thể hiện qua các hình vẽ trang trí bằng những hình lục giác nối tiếp nhau che kín lòng đĩa, trong hình lục giác thường thấy vẽ chữ Vạn. Ngoài ra, đồ gốm đời Lý-Trần cũng mang những hình vẽ có đề tài bắt nguồn từ đời sống hàng ngày, như hình khóm lan, hình nhành lá dài trông như hình cành rau muống, hình chim tha mồi, gà mổ thóc giữa vùng cây lá, hay hình voi, và đặc biệt là những hình vẽ các chiến sĩ mang khiên đấu gươm… Trong thời kỳ của gốm Chu Ðậu, đề tài phong phú vô cùng mà rất linh động. Hoa mẫu đơn trở nên phổ thông, được vẽ nhiều hơn hoa sen. Chim sẻ, chim chích choè nhảy múa, ca hót, giang cánh bay, hay đứng trên cành mai nở, đậu trên khóm trúc là những đề tài thường thấy. Rồi chim hạc, chim công xoè cánh trong vườn mẫu đơn, chích chòe bay trên cánh đồng, giữa cây giữa lá, cảnh chim bói cá bắt mồi trên ao sen, cá bống, cá chép, chuồn chuồn, tôm, đàn vịt bơi dưới ao sen có bươm bướm bay la đà, cảnh sơn thủy có đảo, có núi, có cây, có lâu đài, cảnh hươu nai chạy nhảy, hình con nghê cùng cành mai, khóm trúc, bao quanh bởi hoa mẫu đơn. Trong lòng bát cũng thường thấy vẽ bụi lan, cây lúa, tàu lá chuối, vành quanh miệng đĩa chén là những vòng hoa cúc, hoa sen, vòng quanh bình, ấm là những ô vẽ ngựa, vẽ hoa, vẽ sóng nước, vẽ cây lúa, đặc biệt là những ô xen kẽ dương bản và âm bản, ô trắng hoa xanh, ô xanh hoa trắng rất đẹp. Có những đề tài lạ, rõ ràng là làm theo ý người đặt, rất linh động, vẽ cảnh hải chiến giữa hai tàu buồm lớn, người tử trận trôi dưới biển đang bị cá lớn đớp. Rồng cũng là đề tài lớn, được vẽ thường trên bình, trên nậm và nhiều nhất là trên chân hương, chân đèn. Vẫn là con rồng Việt Nam, thân dài, uốn khúc, uyển chuyển, chân như chân gà, bờm tóc dài, có râu và có túm lông ở khuỷu chân, vẫn giữa cây giữa lá, là phối hợp mà nghệ sĩ Tàu không bao giờ vẽ, vì với họ, rồng chỉ đi cùng với mây, cao xa trên trời thôi, không gần gũi với dân gian như con rồng-rắn của chúng ta. Những bình, đĩa đẹp của thời Chu Ðậu vẽ hoa mẫu đơn cùng khắp, hình vẽ sống động, chi tiết, bố cục chặt chẽ, cân đối [5] . Sau này sang đến gốm Bát Tràng của thế kỷ 17, 18 thì đề tài được giới hạn lại, thường là vẽ rồng, cành mai, khóm trúc. Rồi thế kỷ 18, 19 với những món đồ men lam Huế, đặt làm bên Tàu bởi Trịnh Sâm, bởi các vua đời Nguyễn thì đề tài lại khác hẳn đi. Trịnh Sâm ưa vẽ rồng và lân, ưa dùng điển Tàu, biểu tượng Tàu. Ðồ do nhà Nguyễn đặt cũng là đồ đời Thanh, hình vẽ có đề tài Trung Hoa. Thảng hoặc mới thấy những món có thơ nôm, như bộ trà mai hạc, như cái tô ký hiệu chữ nhật (hiệu ký của đồ gốm các vua triều Nguyễn) có vẽ cảnh sông nước mà có người bảo là cảnh cửa biển Tư Dung… Tóm lại, đi tìm sắc thái hội họa cổ truyền của ông cha, ta chỉ còn có thể nhìn thấy qua những món đồ gốm cổ còn sót lại. Nhìn vào đó, ta có thể kết luận rằng: ông cha ta đã vẽ hình để trang trí, để thờ cúng, để diễn tả tình cảm, xúc động, để làm đẹp cho đời sống từ thời văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn nhiều ngàn năm trước. Những hình vẽ trên đồ gốm còn cho thấy rằng ảnh hưởng Trung Hoa trên các nét vẽ Việt Nam không có là bao, và nghệ thuật vẽ hình trên đồ gốm của ông cha ta, dưới đời Lý, đời Trần, đời Hậu Lê, đời Mạc đã rất cao. Những hình vẽ ấy thường là những hình ảnh của sinh hoạt dân gian, của những biểu tượng nông thôn, của hồn Việt tinh khiết, không ô bị nhiễm bởi văn hóa Nho giáo. Ðó chỉ là mới nhìn qua những hình vẽ trên đồ gốm mà khuôn khổ, màu sắc và chất liệu còn thu gọn tài năng của người nghệ sĩ rất nhiều. Hẳn rằng những tranh lụa, tranh tường, tranh mực tàu dưới những thời ấy còn đẹp bội phần. Hẳn rằng tài nghệ người họa sĩ dân gian Việt Nam, hẳn rằng nền hội họa thuần Việt thời đó đã đạt đến mức tuyệt vời. Nếu chúng ta đã may mắn còn giữ lại được các tranh vẽ ấy thì chắc rằng ai cũng phải nhận rằng tranh vẽ Việt Nam rất đẹp và rất cá biệt, và ai cũng rất hãnh diện, rất yêu thích nét vẽ dân gian, thuần Việt. Nhưng tiếc thay nhà Minh đã hủy diệt hầu hết và số nhỏ còn lại thì thời gian, chiến tranh và thói 'bụt chùa nhà không thiêng' đã hủy diệt phần còn lại. Người Nhật, người Tàu thời ấy hơn gì ông cha chúng ta đâu. Chẳng qua là họ khéo gióng trống, khéo rung chuông xưng tụng văn hóa của họ. Trong lúc đó, chúng ta coi thường, chúng ta bỏ bê, chúng ta để cho mai một những cái đẹp, cái hùng của tổ tiên, mà ngợi ca những cái đẹp của người, mà học đòi làm giống như người, mà truyền dạy nhau những điều sai lầm về nguồn gốc, về văn hóa Việt Nam, rồi giang tay ôm choàng những chủ thuyết, những cặn bã văn hóa ngoại lai, rồi lại còn cho thế là tân tiến! Ðể ngày nay, mỗi lần nghĩ tới văn hóa ông cha, mỗi lần thấy đồ Tàu, đồ Nhật được tán dương, được trân quý, ta không khỏi bùi ngùi chua xót. Tài liệu tham khảo: Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim, Trung tâm Học liệu Bộ Giáo dục, Sài Gòn 1971. Khảo về đồ sứ cổ men lam Huế, Vương Hồng Sển, viết xong 1972, xuất bản năm 1993. Khảo về đồ sứ men lam Huế, Vương Hồng Sển, viết xong 1975, xuất bản năm 1994. Mỹ thuật cổ truyền Việt Nam, Nguyễn Khắc Ngữ, Tủ sách Nghiên cứu Sử Ðịa xuất bản, Montreal, Canada 1981. Ðại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa Học Xã Hội, dịch theo bản khắc in năm 1697, Hà Nội 1998. Gốm Chu Ðậu, Tăng Bá Hoành. Bảo tàng tỉnh Hải Dương, Kinh Books xuất bản, Việt Nam 1999. Vietnamese Ceramics, A Separate Tradition, John Stevenson & John Guy, nhà xuất bản Art Media Resources và Avery Press, Chicago 1997. Gốm Bát Tràng, Phan Huy Lê, Nguyễn Ðình Chiến, Nguyễn Quang Ngọc, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội 1995. Hán Việt tự điển, Thiều Chửu, nhà xuất bản Ðuốc Tuệ, Hà Nội 1942. Mỹ thuật Lý Trần - mỹ thuật phật giáo, Chu Quang Trứ, nhà xuất bản Mỹ Thuật, Hà Nội 2001. “A new light on a forgotten past”, Dr. Wilhelm Solheim II, National Geographic vol. 139. No. 3, 1971. Lịch sử âm nhạc Việt Nam: từ thời Hùng Vương đến thời Lý Nam Ðế, Lê Mạnh Thát, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Sài Gòn 2001. Chơi chữ, Lãng Nhân, Nam Chi Tùng Thư xuất bản lần thứ tư, Sài Gòn 1974. Những trống đồng Ðông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam, Nguyễn Văn Huyên và Hoàng Vinh, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam xuất bản, Hà Nội 1975. Bộ sưu tập đồ gốm cổ truyền Việt Nam của Bùi Ngọc Tuấn. © 2006 talawas -------------------------------------------------------------------------------- [1]Ðại Việt sử ký toàn thư: “Tháng tám năm Thần Vũ thứ hai (1070) Lý Thánh Tông cho xây văn miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối (Nhan Uyên, Tăng Sâm, Tử Tư, Mạnh Tử), vẽ chân dung Thất thập nhị hiền để thờ”. [2]Thiền uyển tập anh: Năm 1016, Quốc Sư Thông Biện khi trả lời Phù Thánh Linh Nhân Hoàng Thái Hậu (mẹ vua Lý Nhân Tông) đã dẫn sách Tục Cao Tăng: Sư Ðàm Thiên (542-607) trả lời vua Tùy Cao Tổ rằng ‘Một phương Giao Châu, đường thông Thiên Trúc, Phật Pháp lúc mới tới thì Giang Ðông chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn 20 ngôi, độ tang hơn 500 người, dịch kinh 15 quyển, vì nó có trước vậy. Vào lúc ấy có Khâu Ðà La, Ma La Kỳ Vực, Thương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác tại đó’. Các vị sư Ấn Ðộ này sống vào thời Sĩ Nhiếp đang làm Thái Thú Giao Châu (187-226) như vậy để có chừng đó ngôi chùa và dịch chừng đó kinh thì đạo Phật đã vững vàng lắm ở đất ta, như thế chắc đã phải truyền vào cả trăm năm trước. [3]Ðại Việt sử ký toàn thư cũng cho biết ở hồ Linh Chiểu chùa Diên Hựu (chùa Một Cột) có hành lang trạm vẽ chạy chung quanh. Trong Mỹ thuật Lý Trần - mỹ thuật Phật giáo, Chu Quang Trứ dẫn các bia ở chùa Sùng Nghiêm, chùa Linh Xứng, chùa Vạn Phúc nhắc đến các tranh vẽ chư duyên nhân quả, cực quả mười phương, sao Ngưu sao Ðẩu, cung Quảng Hàn... Vua Trần Anh Tông vừa giỏi thơ văn vừ giỏi hội họa, sử chép rằng tập Thủy vân tùy bút là tập hợp các bài thơ và các bức vẽ phong cảnh của ngài. Nhưng khi băng hà, ngài đã ra lệnh ‘hóa’ đi tất cả. Vua Trần Minh Tông, để ca ngợi hai vị quan dưới triều mình, đã sai vẽ chân dung Bùi Mộc Ðạc năm 1321 và Trần Bang Cẩn năm 1324. Trần Phế Ðế cũng sai vẽ tranh “Tứ Phụ” (Chu Công, Hoắc Quang, Gia Cát Lượng và Tô Hiến Thành) để ban cho Hồ Quý Ly năm 1394. Tiền giấy, do Hồ Quý Ly ban hành năm 1396 vẽ các hình sau: giấy 10 đồng vẽ rong, giấy 30 đồng vẽ sóng, giấy 1 tiền mây, giấy 2 tiền vẽ rùa, giấy 3 tiền vẽ lân, giấy 5 tiền vẽ phượng và giấy 1 quan vẽ rồng. Còn lại và đã bị sửa chữa nhiều là chân dung Nguyễn Trãi mà tương truyền là do vua Lê Thánh Tông ra lệnh vẽ sau khi đã minh oan cho ông. Ngoài ra ở đền thờ Lê Thánh Tông (Lam Sơn, Thanh Hóa) có hai bức tranh lụa vẽ nhà vua và hoàng hậu rất đẹp. Nhà nho ta thường theo chủ trương: “thi trung hữu họa, họa trung hữu thi” nên chắc đã vẽ rất nhiều tranh thủy mặc. Nhưng khi vua nhà Minh ra lệnh cho quan quân mình thiêu hủy tất cả những gì có chữ viết thì các tranh này đã cùng bị đốt cháy trong cuộc phần thư đó. [4]Ðại Việt sử ký toàn thư: Lê Văn Hưu nói: ‘Vua (Lý Thái Tổ) lên ngôi mới được hai năm, Tông Miếu chưa dựng, đàn Xã Tắc chưa lập mà trước đã dựng tám ngôi chùa ở phủ Thiên Ðức, lại sửa chữa chùa quán ở các lộ và cấp độ cho làm tăng hơn nghìn người ở kinh sư…’ [5]Những bình bán được hàng chục ngàn đô la ở cuộc bán đấu giá của nhà Butterfields Auctioneers tại San Francisco là những món đồ gốm Chu Ðậu loại đẹp và hiếm mà xem ra cũng vẫn thua xa những bình Chu Ðậu còn lưu giữ ở viện bảo tàng Topkapi Saray (Thổ Nhĩ Kỳ) hay viện bảo tàng Johannaunn (Thụy Ðiển), viện bảo tàng Fine Arts Boston, viện bảo tàng Honolulu Academy of Arts, viện bảo tàng Nasional Jakarta (Nam Dương)… hay trong bộ sưu tập của một số tư nhân khác (Như Quỳnh Kiều, R.P. Piccus, John R. Menke, Beiyuzhai…) mà John Guy và John Stevensen đã chụp lại trong sách: Vietnamese Ceramics, A separate Hình: Tranh dân gian Hai Bà Trưng, Làng Đông Hồ. Nguồn: vietnamreview.com
-
Nguyễn Huệ Chi Talawas, 02.11.2005 Đột phá khoa học của thế kỷ XX được đánh dấu bằng việc khám phá ra thuyết tương đối của nhà vật lý học Albert Einstein ngay vào những năm đầu thế kỷ đã làm chấn động dư luận thế giới, nhưng ý nghĩa lớn lao của nó, theo tôi nghĩ, lại chính là sự tác động dây chuyền và có tính chất lâu dài trong suốt cả một thế kỷ, làm lung lay một phương pháp tư tưởng đã hằn sâu thành nếp, chiếm địa vị độc tôn trong nghiên cứu, có lúc gây bế tắc trì trệ cho nhiều ngành khoa học, không chỉ khoa học tự nhiên mà cả khoa học xã hội và nhân văn - phương pháp duy lý cổ điển [1] của phương Tây. 1. Trước hết, xin kể một vài kỷ niệm của chính người viết bài này về sự cảm nhận Einstein. Là thế hệ gần cuối của lớp học sinh kháng chiến chống Pháp trên mảnh đất khu IV tuy gọi là vùng tự do nhưng thực chất rất ít có quan hệ thông thương với thế giới bên ngoài, điều bất hạnh là tên tuổi Einstein ngay khi ông còn sống đã không đến được với chúng tôi. Mãi cho đến năm ông lìa bỏ cõi trần được cả nhân loại thương tiếc mà những học sinh cấp III ở Trường phổ thông Phan Đình Phùng, một ngôi trường nổi tiếng và cũng là ngôi trường duy nhất có cấp học cao nhất ở Hà Tĩnh thuở ấy vẫn không biết ông là ai, bởi một lẽ đơn giản, chương trình vật lý phổ thông bấy giờ không hề có một câu nào nhắc đến Einstein. Và các thầy giáo của chúng tôi - của đáng tội không thể trách họ - trong khi không tiếc lời đề cao những thiên tài khoa học Nga và Liên Xô như Lomonossov, Mendeleev, Lobachevski, Pavlov, Mitchourine-Lyssenko... đã không hề nói một câu nào về các nhà khoa học Âu Mỹ (trừ Darwin) nếu không là kích bác thậm tệ như đối với thuyết di truyền, và chắc họ cũng như chúng tôi chẳng hề biết Einstein là người nào. Không có gì đáng ngạc nhiên bởi vì tôi nhớ đây là năm mở đầu của cái trào lưu ngợi ca Liên Xô và Trung Quốc sau hòa bình lập lại, đánh dấu bằng cuộc triển lãm rầm rộ lưu động từ xã này qua xã khác về thành tựu khoa học của hai nước đàn anh trong phe xã hội chủ nghĩa, trong đó tôi còn nhớ như in người ta đã giới thiệu Liên Xô chế ra những thần dược làm cho con người trẻ mãi, còn Trung Quốc thì tiêm màu vào cây bông đến mức các thứ vải do những loại bông ấy làm ra có màu sắc tươi nguyên cho đến khi vải rách vẫn không phai. Xu hướng tụng ca một chiều mà sau này nhà thơ Việt Phương đã khái quát “Ta nhất quyết đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ/Hình như đấy là niềm tin, ý chí và tự hào/Mường tượng rằng trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ…” (“Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi”) bắt đầu nảy sinh từ đấy và ngày càng được khuếch đại, thì cũng dễ hiểu vì sao cái tên Einstein không đến tai người đi học những năm 50-55 dầu ở bậc cuối cấp học phổ thông. Nhưng từ 1956, lên đến đại học, thật là may mắn, tôi bắt đầu nghe tên Einstein qua một vị Giáo sư triết học, thầy Cao Xuân Huy, khi ông thuyết trình trong một buổi giảng về logique học: “Logique hình thức chỉ đáp ứng lý tính của chúng ta như một khoa học hiển ngôn bàn về chân ngụy của những phạm trù mà lý tính kiểm chứng được. Nhưng có một nhà vật lý người Đức là Einstein từ lâu đã tìm ra một học thuyết hết sức thâm viễn gọi là thuyết tương đối hẹp và rộng mà để hiểu được chúng, dù chỉ là một tí chút nào đấy, đòi hỏi chúng ta phải đảo lộn mọi logique thông thường”. Tôi ngạc nhiên và thích thú vô cùng. Cái mệnh đề “A không phải là phi A” bây giờ phải lộn ngược lại mới hiểu được Einstein sao? Con người ấy là ai mà ghê gớm đến thế? Nhiều năm sau tôi mới biết thầy Cao Xuân Huy đã tìm hiểu Einstein từ khá lâu khi đào sâu vào triết học phương Đông, nhưng bấy giờ thì tôi chưa thấy mối liên quan nào giữa Einstein với nền triết học đó, hơn nữa, dù cố gắng bao nhiêu tôi cũng chỉ hiểu Einstein một cách lờ mờ gần như là huyền thoại. Mãi đến năm 1959 ra trường, được phân công về Nhà xuất bản Lao động, hứng thú của tôi đối với khoa học tự nhiên vẫn chưa nguôi. Một hôm đi công tác lên Việt Trì và là lần đầu tiên trong đời được đi xe ô tô, tôi rất vui thích, mặc dầu đó là một chiếc xe commanca với hai hàng ghế gỗ mà chúng tôi phải ngồi thành hai dãy quay mặt vào nhau. Xe chạy một chốc, tôi đang lơ đãng nhìn vào các bạn phía trước mặt mình, bỗng để ý thấy một chú ruồi đậu trên ve áo một người ở hàng ghế bên ấy cất cánh bay sang đậu vào vai áo tôi. Chốc sau chú ta lại thảnh thơi bay ngang bay dọc, đậu vào vai những người khác. Tôi hết sức kinh dị. Bởi vì tôi biết xe ô tô đang chạy với một tốc độ rất nhanh, năm sáu chục kilômét một giờ là ít. Vậy thì tại sao khi chú ruồi cất cánh bay khỏi vai người bạn của tôi nó không bị chiếc xe đẩy tụt lại phía sau ngay lập tức mà thung dung như đang bay trong một nơi yên tĩnh, chẳng hạn trong một ngôi nhà? Lực vô hình nào đã giữ nó yên ổn vị trí trong khoảng không của ô tô? Cứ giả thử như chúng ta có cách gì nhích người lên khỏi ghế lơ lửng giữa không trung thì thế nào? Tất nhiên ta sẽ bị vận tốc ô tô đẩy tụt ra phía sau là cái chắc. Mà ô tô nào có kín gì đâu. Đó là chiếc xe không cửa, đằng đuôi để trống, có một tấm gỗ chắn lưng lửng, người lên kẻ xuống đều theo lối ấy, bầu không khí trong ô tô không phải giữ được cố định như trong một chiếc bình vặn nút mà luôn luôn thay đổi, hài hòa với không khí bên ngoài. Thế thì vì lẽ gì? Tò mò, tôi làm thêm một thí nghiệm cho riêng mình: tôi xé một mảnh giấy trong cuốn sổ tay mang theo vo viên lại và cầm nó giơ cao lên rồi thả xuống. Kỳ dị thay, viên giấy rơi thẳng xuống sàn ô tô mà không rơi xéo ra phía sau như tôi tưởng, dù rằng khi viên giấy chạm sàn, ô tô đã chạy được ít nhất cũng một mét. Nói rõ hơn, trong khi ô tô đang chạy, điểm rơi của viên giấy xuống sàn xe vẫn như trong một căn phòng không có gió, nhưng nếu ta so sánh với mặt đất ở điểm bắt đầu thả viên giấy thì thực tế viên giấy đã rơi chếch về phía trước, và một người đứng ngoài ô tô thế tất phải nhìn thấy viên giấy rơi chếch, trái ngược với người ngồi trong xe nhìn thấy viên giấy rơi thẳng xuống sàn. Vậy phải chăng cái không gian trong chiếc ô tô lúc vận hành đã không đồng nhất một cách tương đối với không gian bên ngoài, trong khi lý tính của chúng ta thì cứ nghĩ nó hoàn toàn đồng nhất? Sau chuyến công tác trở về, gặp đêm Quốc khánh, chúng tôi rủ nhau ra Hồ Gươm xem pháo hoa. Người chen nhau vòng trong vòng ngoài đông nườm nượp. Tôi và bạn tôi đi lòng vòng cố tìm chỗ len vào phía trong để được xem cho rõ, chẳng ngờ lạc nhau. Anh bạn chạy tít lên mãi đường Lê Thái Tổ còn tôi thì lại dạt về góc Tràng Tiền và Đinh Tiên Hoàng. Khi pháo hoa bay lên tôi cứ có cảm tưởng bộ đội bắn chệch, đến nỗi “hoa cà hoa cải” xanh đỏ nở tung hết cả phía trên đầu mình chứ không đúng vào vị trí giữa hồ. Trở về tôi đem điều đó nói với bạn thì anh bạn ra sức cãi, nói rằng chính là pháo hoa bay về phía chỗ đứng của anh. Chúng tôi cứ tranh luận mãi mà chẳng ai chịu ai. Về sau đọc đến cuốn Thuyết tương đối là gì, một cuốn sách rất mỏng giải thích sơ lược thuyết tương đối của Einstein nhưng cũng hết sức khó hiểu, tôi mới lờ mờ cảm nhận rằng những việc “lạ” mình không lý giải được chắc có liên quan xa gần đến phát kiến “động trời” của nhà vật lý người Đức hơn 50 năm trước. Có thể không phải lúc nào lực hấp dẫn cũng có một tác động như nhau lên mọi vật đang chuyển động với những vận tốc khác nhau. Đối với con người ngồi trên ô tô thì vận tốc năm sáu mươi kilômét chẳng ảnh hưởng gì, nhưng với một vật nhỏ như con ruồi thì vận tốc ấy ít nhiều đã tạo nên một trường hấp dẫn mới mà con ruồi sẽ tùy thuộc vào đó, bên cạnh sự cố gắng của đôi cánh nó để thắng lực hấp dẫn của trái đất. Nghĩa là khi ô tô chạy quả thực đã tạo ra trong lòng chiếc xe một không gian vận động tương đối so với không gian yên tĩnh tương đối ngoài mặt đất, trong phạm vi ấy các con vật bé tí như ruồi có thể hoạt động bình thường, không bị vận tốc ô tô làm cho mình tụt lại. Cũng vậy, cảm giác về hướng bắn của pháo hoa giữa tôi và anh bạn đồng sự nghe ra vô lý, kỳ thực cả hai đều đúng cả, do chúng tôi đứng ở hai vị trí khác nhau để quan sát chuyển động của các chùm ánh sáng nên hình ảnh đập vào thị giác mỗi người cũng có một độ lệch khác nhau tương đối. Thật ra nghĩ ngợi thế thôi chứ về mặt khoa học, tôi biết những kiến giải của mình chẳng đâu vào đâu, vì tốc độ của một chiếc ô tô và một chùm pháo hoa đâu có phải tốc độ ánh sáng mà mong áp dụng được học thuyết tương đối Einstein. Hơn nữa, việc chú ruồi bay thảnh thơi trong khoảng không của ô tô không bị tụt lại phía sau nếu là do tác dụng của lực quán tính thì càng không có quan hệ gì đến thuyết tương đối. Chẳng qua tuổi trẻ lãng mạn đã đưa tôi đến những liên tưởng “bốc đồng”, dầu sao đối với một người làm khoa học xã hội, sự ngộ nhận đôi khi cũng là dịp phá vỡ nếp mòn, hơn thế dẫn đến bứt phá và “đại ngộ”. Tôi hiểu ra trong đời sống tự nhiên còn vô vàn chuyện bí ẩn mà các định luật có giá trị phổ quát không phải lúc nào cũng dễ giải đáp. Ngay trắc nghiệm nhãn tiền cũng đã cho thấy sờ sờ hai “không gian tương đối”, “hai điểm nhìn tương đối” mà bình thường nào đã mấy ai chú ý. Từ đấy mà nhìn rộng sang nhiều lĩnh vực khác của đời sống, sau nhiều năm trải nghiệm, tôi ngày càng thấm thía, không phải những học thuyết về chính trị, kinh tế, triết học bao năm mình từng được nghe giảng giải, tưởng như khuôn vàng thước ngọc, đều là chìa khóa mở thông hết mọi rắc rối khó hiểu trên đời. Và những lời Giáo sư Cao Xuân Huy nói lúc tôi mới bước chân vào đại học hóa ra lại chính là hòn đá tảng quan trọng của một phương pháp tư duy hiện đại: sự chối bỏ logique thông thường để tiếp cận với những chân lý tưởng chừng siêu nghiệm đang tồn tại hiển nhiên trên thế giới này. Tôi có ngờ đâu vừa ra trường tiếp xúc với thực tế, mình đã bị cuốn vào một vấn đề rồi đây sẽ trở thành trung tâm của mọi suy nghĩ, nó có ý nghĩa rọi sáng cho cả một thời đại mới: thời đại “giải lý tính” (dérationnel) của nhận thức khoa học với học thuyết tương đối của Einstein. Từ phương trình trường đến hằng số vũ trụ, đến vụ nổ Big Bang, đến vũ trụ giãn nở rồi vũ trụ ổn định, rồi lại đến vũ trụ giãn nở gia tốc... sự hiểu biết về vũ trụ trong một thế kỷ đã tiến những bước thần kỳ làm cho nhiều người lo lắng thót tim. Và khi bắt tay tìm về triết học phương Đông thì tôi càng bội phần sửng sốt. Trong khi phương Tây còn loay hoay rất lâu với tinh thần duy lý của thời Khai sáng, kể từ tư tưởng cơ giới của Descartes thế kỷ XVII đến chủ nghĩa duy lý-phê phán (le rationalisme critique) của Karl Poper những năm 70 thế kỷ XX, thì ở phương Đông, nhiều bộ óc khổng lồ thời cổ đại, đã bằng trực giác chứ không phải thực nghiệm mà dường như tiếp cận được Einstein, hay đúng hơn là đã bác bỏ lý tính một cách sâu sắc, thâm trầm, trên phương diện cái nhìn siêu việt về vũ trụ. 2. Nói cho đúng, triết học đích thực khai sinh ở phương Tây từ thời cổ đại Hy Lạp, khi người ta bắt đầu biết khu biệt chủ thể với khách thể để từ đấy tìm mọi cách xác lập mối quan hệ giữa hai đại lượng, và nhờ đó mà nẩy sinh những khái niệm công cụ làm cơ sở cho tư duy, cũng là một bước ngoặt bản lề cho các khoa siêu hình học ra đời. Cổ đại phương Đông thì khác. Trong quá trình lâu dài của nhận thức, hình như chưa bao giờ chủ thể và khách thể tách lìa hẳn nhau, “ngã” và “đại ngã” tức bản thể vũ trụ vẫn mai phục trong nhau, phân ra rồi hợp lại ngay đấy, hoặc khởi đầu là phân ra song đi đến tận cùng thì lại hợp lại, là một dạng tồn tại lưỡng thể cộng thông. Tư duy phương Đông cũng chưa đạt đến chỗ xuất hiện được những khái niệm then chốt cũng như những nguyên lý nhận thức then chốt - trừ Danh gia học phái - có khả năng cấp cho chủ thế một ý thức rạch ròi về khách thể. Suy xét duy lý đến đầu đến đũa là điều hoàn toàn vắng mặt trong trước tác của các bậc hiền triết Trung Hoa. Một mặt, người ta quan niệm cái chân lý mà mình tiệm cận không phải nhất thiết ở phía này hay phía kia như hai mặt trắng và đen đối lập, cũng không phải luôn luôn cứng nhắc ở giữa (chữ “trung dung” không có nghĩa là đứng giữa như một sức ỳ), mà chân lý gồm vào trong nó cả hai phía một cách năng động, có lúc phải nghiêng về phía này ít nhiều và có lúc phải nghiêng về phía kia ít nhiều (lưỡng hành). Và con đường đi đến chân lý là một chu trình thay đổi liên miên, nhích về bên này rồi nhích trở lại bên kia (quyền), có thay đổi thế thì mới đạt được sự hiển minh. Mặt khác, việc thức ngộ chân lý không phải là một thao tác khổ công thực chứng. Nếu dùng thực chứng có khi suốt cả đời anh cũng chẳng nhận diện được cái gì cả, bởi thực chứng chỉ đưa anh đến những gì giản đơn, dễ thấy, mà chân lý thì ít khi lộ diện nên giác quan hữu thức khó chạm được vào. Chân lý mà nhất là chân lý tối thượng vốn không phải là “hữu”, nó là cái “vô” (Đại âm hy thanh, Đại tượng vô hình 大 音 希 聲 。大 象 無 形 - Lão Tử chương 41). Nó không phơi ra những đường, nếp, hình, khối... để cho giác quan chúng ta dễ dàng bám lấy. Thế nên thay vì giác quan, con người phải dùng đến một thứ siêu giác quan là lương năng để mặc khải chân lý. Mà lương năng chỉ thật sự sáng lên khi giác quan cùn lụt đi. Cho nên, phải làm ngược lại với quy trình thông tục của sự suy nghiệm, phải bắt cái tâm của mình (là cơ quan chỉ huy, điều khiển mọi giác quan) trở nên tối tăm, ngu độn (Ngã ngu nhân chi tâm dã tai, độn độn hề! Tục nhân chiêu chiêu, ngã độc hôn hôn. Tục nhân sát sát, ngã độc muộn muộn 我 愚 人 之 心 也 哉 。沌 沌 兮。俗 人 昭 昭 。我 獨 昏 昏 。俗 人 察 察 。我 獨 悶 悶 - Lão Tử, chương XX). Dĩ nhiên phương cách làm cho tâm ngu độn lại cũng không phải là cố ý, nhân vi mà là hồn nhiên như không làm; phải “vô ý” trong khi không để trí tới một vật gì. Lại phải làm cho tâm không dừng lại ở bất kỳ một động hình nào cả - cái trạng thái gọi là “thành” ấy là một dạng thức đã được định vị của tư tưởng, với nó tâm sẽ đóng cứng, không còn nhạy bén nữa, không chuyển sang được một dạng thức khác nữa, hẳn nhiên không thể thích nghi với mọi sự chuyển đổi mà hoàn toàn bất lực hoặc thiên vị. Như vậy, so với triết học Hy Lạp thì triết học phương Đông mà cụ thể là triết học Trung Hoa tưởng chừng không thể gọi là triết học đúng nghĩa, nhìn bề ngoài nó không có đối tượng và cũng không có sự mạch lạc trong diễn từ để trình bày đối tượng. Nhưng kể cũng thật khó hiểu, chính khi được đặt vào một hoàn cảnh tâm thức khiến tư duy trở nên mông lung, không còn sắc bén, triết học phương Đông lại đạt đến cái mà triết học Hy Lạp cơ hồ không thể đạt đến, đó là sự tưởng tượng siêu thăng về vũ trụ ẩn chứa trong nó rất nhiều hạt nhân hợp lý, ngày càng được vật lý học chứng minh. Từ trong điều kiện của một tâm thế vô vi, tịch lặng và trống rỗng, không bị vướng vào trạng thái đã “thành” của tâm, nhà hiền triết lại có nhiều cơ hội tiếp thu được một nguồn sáng kỳ diệu, giúp cho sức mạnh của trực giác trong mình bừng dậy, và bỗng “ngộ” ra cái không thể nhìn thấy bằng tri giác thông thường. Triết học Hy Lạp từng nói nhiều về bản thể, cái thường tồn. Nhưng vốn bị gò bó trong những khái niệm cụ thể, triết gia Hy Lạp ít ai vượt ra khỏi sự tưởng tượng cái thường tồn trong khuôn hình của những cái cụ thể, như nước, lửa, không khí, nguyên tử (Anassagore, Anaximandre, Démocrite...), cùng lắm gọi bản thể là ý niệm như Platon thì tuy không phải là vật chất cũng vẫn là một phạm trù không xa lạ với tư duy... Tóm lại cái bản thể vũ trụ mà triết học Hy Lạp nói đến, dù rộng lớn đến đâu cũng chỉ nằm trong phạm vi thế giới tự nhiên mà tai mắt con người có thể cảm thấy, hoặc thế giới ý thức mà con người có thể luận ra. Trong khi đó, triết học phương Đông không bị cái cụ thể chi phối, cũng không bị cái trừu tượng của suy tưởng đẩy đến thuần túy siêu hình, đã với được tới một chiều kích vừa mơ hồ vừa thăm thẳm. Hãy nghe Lão Tử nói: “Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh. Tịch hề liêu hề, độc lập bất cải. Chu hành nhi bất đãi. Khả dĩ vi thiên hạ mẫu. Ngô bất tri kỳ danh, tự chi viết đạo. Cưỡng vi chi danh viết đại. Đại viết thệ, thệ viết viễn, viễn viết phản 有 物 混 成 。先 天 地 生 。寂 兮 寥 兮 。獨 立 不 改 。周 行 而 不 怠 。可 以 為 天 下 母 。吳 不 知 其 名 。字 之 曰 道 。強 為 之 名 曰 大 。大 曰 逝 。逝 曰 遠 。遠 曰 反” - Lão tử chương 25). Tạm dịch: “Có một vật hỗn độn mà thành, sinh ra trước cả trời đất. Tịch mịch trống rỗng, một mình nó không thay đổi. Chu lưu cùng khắp không lười biếng. Xứng đáng làm mẹ của thiên hạ. Ta không biết nó là gì, đặt tên cho nó là Đạo, lại miễn cưỡng hình dung nó là: lớn, đi mãi, xa tắp, quay trở lại”. Từ trước tới nay, không biết bao nhiêu nhà tư tưởng đã phải đối mặt với câu nói tối tăm trên đây của Lão, và đưa ra vô số lời giải đoán, tạo nên nhiều trường phái đối lập nhau. Một xu hướng hiểu chữ “đạo” theo nghĩa gốc từ Hán là con đường và cho rằng Đạo của Lão Tử ở đây nhằm nói về quy luật vận động của vũ trụ. Hiểu theo cách đó chưa hẳn đã không hợp lý, nhưng ít nhất về chỗ đứng của người tìm hiểu, đã đi ra khỏi phạm trù triết học phương Đông. Bởi vì như đã nói, phương Đông cổ đại có từng hình thành nên một hệ thống khái niệm quy củ nào đâu. Tư duy phương Đông cũng coi khinh khái niệm, chống việc bám vào “danh”, vì danh là một dạng thức của chân lý đã định hình, đã thành, bám lấy nó thì tư duy không còn sáng suốt nữa. Ngay Lão Tử cũng đã lưu ý : “Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh 道 可 道 。非 常 道 。名 可 名 。非 常 名” (Lão Tử chương 1). Tạm dịch: “Cái “đạo” mà có thể gọi tên là đạo thì đã là cái đạo không thường tồn; cái “tên” mà đã có thể gọi lên [bằng ngôn ngữ] thì đã là cái tên không thường tồn”. Phía sau một lời phủ định trống không, Lão Tử chừng như có ngụ ý chỉ trích cách hiểu Đạo chật hẹp và quá cụ thể của những học phái đang được đương thời sùng thượng, qua đó ông muốn minh định: kiến giải của riêng mình về Đạo mới đích thực vượt khỏi giới hạn bề ngoài của từ ngữ. Vậy hiểu Đạo là con đường là đã duy danh định nghĩa, trái với tinh thần Lão Tử. Dù có uyển chuyển đến mấy nó cũng đã đứng trên hệ quy chiếu của triết học phương Tây. Một xu hướng khác coi Đạo là phạm trù chỉ bản thể vũ trụ. Nhưng vì cũng chỉ đoán phỏng chứ không nắm được hàm nghĩa xác thực của chữ Đạo, xu hướng bản thể luận ngay từ bước khởi điểm đã bị phân rẽ, một phe cho Đạo của Lão là tâm, phe khác lại cho đấy là vật. Trong những người quy Lão Tử về tâm tức là duy tâm lại còn tách ra làm hai nhóm, nhóm trước nói Đạo là cái từ trong tâm mà ảo giác nên, nên Lão là duy tâm chủ quan, còn nhóm sau thì gán cho Lão cái tư tưởng hữu thần, Đạo của ông như một vị thần sáng thế và ông là duy tâm khách quan. Vân vân và vân vân. Ngày nay đem đối chiếu cặn kẽ từng lời của sách Lão Tử với tất cả các thuyết vừa dẫn, ta không thể không băn khoăn nghi ngờ trước những định luận từ bên ngoài áp vào cho ông, bởi chẳng ai tìm thấy một chỗ nào Lão Tử định nghĩa Đạo là bản thể vũ trụ, cũng chẳng một nơi nào ông nói Đạo là vật hay tâm. Quả như nhận xét của F. Julien, tư tưởng Trung Hoa cổ đại “không hề biết đến vấn đề bản thể và đến cả cái động từ của nó” [2], và cũng từ sớm đã ly khai khỏi thần luận: “Ở Trung Quốc người ta sớm ưu tiên cho việc đặt ra quy trình cúng bái chứ không quan tâm mấy đến quyền năng của lời cầu nguyện; người ta quan tâm nhiều đến hình thức lễ nghi cúng bái, đến quy củ hơn là đến điều huyền bí của sự hiện tồn” [3]. Biết đâu những học giả quá sốt sắng định danh Lão là thế này thế khác cũng chỉ muốn mượn hệ quy chiếu của triết học hiện đại chủ yếu là chủ nghĩa duy vật biện chứng mong nắm bắt cho được một tín hiệu của ngôn bản Lão Đam, một cái gì nằm ngoài mọi giải đoán và cực kỳ khó nắm bắt. Đấy đều là những việc làm xuất phát từ lợi ích thực dụng, muốn “xếp loại” cho tư tưởng Lão Tử, hơn là đặt một giả thuyết làm việc nghiêm chỉnh. Thế thì trong văn cảnh của nó, phải hiểu Đạo của Lão Tử thế nào? Hãy tạm phỏng đoán rằng vào thời của mình, đứng trước nhiều học thuyết khác nhau về Đạo, Lão Tử muốn dùng lại một từ vốn đã quen dùng đầu miệng các học thuyết nọ, nhưng không phải dùng theo nghĩa sáo mòn của họ, mà là để gợi lên một điều khác hẳn - gợi lên hình ảnh của một một phi vật thể mà ông mặc khải được, giữa lúc tất cả mọi học phái chưa ai có may mắn giác ngộ ra nó như ông. Phi vật thể đó có trước trời đất, là uyên nguyên của vũ trụ khi vũ trụ chưa hình thành. Nhưng vũ trụ ở đây không chỉ giới hạn trong phạm vi hệ mặt trời mà có thể còn rất rộng, nằm ngoài cả trời đất (tiên thiên địa sinh). Thêm vào đó, cái uyên nguyên không phải chỉ được hình dung ở thể chất tối sơ tối diệu, mà còn được xem xét ở phương thức tồn tại, ở các tiến trình biến hóa và cả ở điểm mút của sự chuyển hóa, sự “quy căn đáo để” của nó. Nghĩa là Đạo gồm thâu toàn bộ bản chất sinh diệt của vũ trụ. Để định dạng Đạo, Lão Tử đưa ra bốn phẩm ngữ: Đạo là vô - cái vô vĩnh cửu, là nhất - cái một vĩnh cửu, là động - cái động vĩnh cửu, và là phản - sự phản phục vĩnh cửu. “Vô” nghĩa là trống rỗng nhưng lại không phải hư vô mà hàm chứa cái hữu (Hữu vô tương sinh). Vô và hữu là hai mặt chuyển đổi nói lên sự nhiệm màu của Đạo trong bước hóa thân từ Đạo sang vũ trụ (Vô, danh thiên địa chi thủy; Hữu, danh vạn vật chi mẫu. Cố thường vô, dục dĩ quan kỳ diệu; thường hữu, dục dĩ quan kỳ kiểu 無 。名 天 地 之 始 。有 。名 萬 物 之 母 。故 常 無 。欲 以 觀 其 妙 。常 有 。欲 以 觀 其 徼 - Lão Tử chương 1). Liên hệ đến Einstein, hãy nhớ lại lý thuyết Big Bang chẳng cũng đã cho rằng vũ trụ vốn bắt nguồn từ một “khối vật chất Item” có kích thước bằng 0 mà khối lượng bằng vô cùng đấy sao? Và năm 1917, chỉ sau khi thuyết tương đối phổ quát ra đời một năm, chẳng phải William de Sitter nhà thiên văn Hà Lan đã khám phá ra một hệ quả hết sức khó hiểu từ phương trình trường của Einstein: vũ trụ ban đầu có thể trống rỗng không chứa một vật chất hấp dẫn nào cả? Có vẻ như thiên tài khoa học của thế kỷ XX bằng các công thức vật lý học đã đi đến cùng một đích với nhà Lão học sống trước mình 24 thế kỷ. Còn cái “Nhất” mà Lão Tử nói là tính toàn vẹn không thể thêm bớt của Đạo (giống như định luật bảo toàn năng lượng) chứ không phải nó chỉ nhất nhất có một. Trong cái một đã ẩn ngụ cả cái nhiều, và mối quan hệ giữa một và nhiều cũng là hệ quả của mối quan hệ giữa tĩnh và động. “Động” là phẩm chất tuyệt đối của Đạo nhưng trong động đã có tĩnh - khi hiểu Đạo là thường tồn thì nó tĩnh, còn khi nhìn nó dưới những hình thức tồn tại muôn vẻ thì nó động, nó mãi mãi sinh sôi nẩy nở: “Đạo sinh nhất; Nhất sinh nhị; Nhị sinh tam; Tam sinh vạn vật 道 生 一 。一 生 二 。二 生 三 。三 生 萬 物” (Lão Tử chương 42). Ta lại nhớ đến trường hợp Einstein đã rơi vào “thế kẹt” sau khi người khác dùng thực nghiệm kiểm tra phương trình trường: ông muốn quy nó về một hệ vũ trụ tĩnh nhưng kết quả lại cho thấy nó chứng tỏ một vũ trụ không ngừng giãn nở buộc ông phải đưa thêm vào hằng số vũ trụ. Ngẫu nhiên mà gặp nhau hay có một năng lực thần bí nào mách bảo? Và “phản” chính là một đặc điểm bổ sung cho động, đánh dấu bước hoàn kết của một chu trình luân chuyển của Đạo trong vũ trụ: sự quay trở về lại chính nó, quay trở về cái khởi sinh [4] . Cứ theo các nguyên lý của Einstein mà đẩy tưởng tượng đi xa hơn, ta sẽ hình dung vũ trụ ra sao sau khi đã giãn nở gia tốc đến tột cùng, nếu chẳng phải là lại trở về với cái mênh mông hoang sơ của một con số không kỳ bí trước khi một vụ nổ Big Bang thứ hai lại sẽ xuất hiện? Lý thuyết Einstein và dẫn thân là lý thuyết vụ nổ Big Bang của cơ học lượng tử rõ ràng đã lấp ló trong nó chữ “phản” của Lão Tử. Những chuyện trùng hợp kỳ quặc khó tin như thế còn tìm thấy ở khá nhiều phiến đoạn rời rạc khác trong cuốn sách Lão Tử, nhưng chúng tôi muốn bạn đọc quan tâm đến chương 14 sau đây như là một hướng trình bày mới của Lão về Đạo, bổ sung cho hướng chấm phá bằng hình ảnh mà ông đã làm - đó là hướng khơi gợi một đôi ẩn dụ thông qua cảm giác của chủ thể hay theo cách nói của triết học phương Tây là góc nhìn nhận thức luận: “Thị chi bất kiến danh viết di. Thính chi bất văn danh viết hy. Bác chi bất đắc danh viết vi. Thử tam giả bất khả trí cật, cố hỗn nhi vi nhất. Kỳ thượng bất kiểu, kỳ hạ bất muội, thằng thằng bất khả danh, phục quy vu vô vật. Thị vị vô trạng chi trạng, vô vật chi tượng, thị vị hốt hoảng. Nghênh chi bất kiến kỳ thủ, tùy chi bất kiến kỳ hậu. Chấp cổ chi đạo dĩ ngự kim chi hữu. Năng tri cổ thủy, thị vị đạo kỷ 視 之 不 見 名 曰 夷 。聽 之 不 聞 名 曰 希 。博 之 不 得 名 曰 微 。此 三 者 不 可 致 詰 故 混 而 為 一 。其 上 不 皦 。其 下 不 昧 。繩 繩 不 可 名 。復 歸 於 無 物 。是 謂 無 狀 之 狀 。無 物 之 象 。是 謂 惚 恍 。迎 之 不 見 其 首 。隨 之 不 見 其 後 。執 古 之 道 。以 御 今 之 有 能 知 古 始 。是 謂 道 紀”. Tạm dịch: “Nhìn mà không thấy nên gọi là di. Nghe mà không thấu nên gọi là hy. Nắm mà không được nên gọi là vi. Ba cái đó [cũng chỉ là ước lệ nên] không thể căn vặn đến cùng được. Vì thế hỗn hợp lại thành một. Phía trên nó thì không sáng sủa. Phía dưới nó thì không tối tăm. Nó cứ triền miên không dứt, không thể gọi tên được, cuối cùng lại quay trở về chỗ trống không, không có vật gì cả. Đó là thể trạng mà không có thể trạng, là hình tượng mà không có hình tượng. Do đó gọi nó là chập chờn. Đón nó thì không thấy đầu nó ở đâu. Theo nó thì không thấy đuôi nó ở đâu. Hãy nắm cho được cái Đạo của thời tối cổ ấy để chế ngự cái Hữu hôm nay. Khi đã có năng lực để tri giác về cái khởi đầu từ ngàn xưa thì mới gọi đó là dường mối của Đạo”. Ít nhất phải thừa nhận đây quả là cách trình bày rất đặc trưng cho tư duy phương Đông: mường tượng cái không nhìn thấy bằng chính cái không nhìn thấy, gợi cảm giác về những điều cảm giác không thể nói rõ. Tất cả mọi nỗ lực vượt khỏi “vô minh” mà ta đọc thấy trong lời lẽ của người trình bày cũng nói lên một sự thực: Đạo thật tình chỉ mới là một linh cảm mẫn nhuệ từ nơi trực giác sâu thẳm của vị tổ sư Lão học chứ chưa bao giờ hiện hữu. Sự bất lực của ngôn ngữ để diễn tả Đạo cũng là điều chẳng có gì lạ. Khỏi phải nói, nếu các nhà triết học thế kỷ XX đã bắt buộc liên hệ Đạo với những khái niệm có gốc rễ từ Hy Lạp như “bản thể” hay “quy luật” giúp nhận thức bớt phần lúng túng thì cũng là tình thế bất khả kháng. Chỉ có điều các khái niệm “bản thể” hay “quy luật” dùng ở đây, nói như Lão Tử đều là “miễn cưỡng”, nên rất cần được quan niệm theo hướng mở chứ không đóng, thì mới tương thích nhiều ít với Đạo là một thực tồn rộng lớn không cái gì của thế gian có thể so sánh, cũng là một tổng hợp của mọi điều huyền diệu nằm ngoài hết thảy tưởng tượng của thế gian. Muốn thấu tỏ được Đạo không có cách nào hơn là sự thấu thị huyền nhiệm của tâm linh (Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn 玄 之 又 玄 。眾 妙 之 門 - Lão Tử chương 1). Tuy thế, tâm linh huyền nhiệm vẫn không phải là dấu hiệu hữu thần, do chỗ giữa cái huyền bí và cái thông tỏ, cái chưa biết và cái biết ở Đạo vốn có một quan hệ nội tại khăng khít (Đạo chi vi vật, duy hoảng duy hốt. Hốt hề hoảng hề, kỳ trung hữu tượng. Hoảng hề hốt hề, kỳ trung hữu vật 道 之 為 物 。惟 恍 惟 惚 。惚 兮 恍 兮 。其 中 有 象 。恍 兮 惚 兮 。其 中 有 物 - Lão Tử chương 21). Quan hệ đó diễn ra ở tầm vĩ mô theo hai chiều hướng: động - chuyển hóa từ vô sang hữu (Hữu sinh ư vô); và phản - chuyển hóa trở lại từ hữu sang vô (Phục quy ư vô vật). “Phản giả, Đạo chi động 反 者 。道 之 動”, phản chính là sự tiếp tục những vận động nội tại của Đạo dưới một biến thái mới để chuẩn bị cho một tiến trình đa hóa khác lại sẽ khởi đầu. Rút lại, qua cái mô hình được phác vẽ một cách lan man và đứt nối theo kiểu trận đồ bát quái của một con người sống trước chúng ta đến mấy nghìn năm, mở đầu cho một trường phái minh triết Trung Hoa nổi tiếng, thiết tưởng một câu hỏi đã đến lúc phải đặt ra mạnh bạo và dứt khoát hơn: tại sao không thể xem Đạo của Lão Tử là dự báo sáng suốt về cõi thiên hà muôn hình vạn trạng đang vận động với quy luật giãn nở gia tốc mà vũ trụ học hiện đại đã và đang tìm ra cách nhận dạng? Chắc chắn dự báo của Lão Tử có nhiều mặt thô sơ, ấu trĩ đến buồn cười, nhưng xét từ bản chất, nó chứa nhiều ẩn số gần gũi với thuyết tương đối của Einstein biết bao! Nó cũng đâu có gì giống với thần học, đâu có gì giống với các thứ chủ nghĩa duy tâm hay chủ nghĩa duy vật mà con mắt “chủ biệt” của chúng ta rất sành phân chia “trận tuyến” bằng lăng kính “tâm/vật” cố gò vào đấy? Tôi nghĩ, Lão Tử là một chỗ đứng riêng trong triết học phương Đông chưa có tiền lệ. Nhưng nếu đối chiếu Lão Tử với một vài triết thuyết khác, cũng của phương Đông, ví như Phật giáo, thì ta lại cảm thấy Lão Tử không phải là một hiện tượng đơn độc. Thực tế có khi Phật giáo nguyên thủy từng bàn về vũ trụ từ trước cả thời Lão Tử, cho đến khi truyền sang Trung Quốc đã phát triển thành một hệ thống hoàn chỉnh, mà đem so với Lão học lại có không ít những điểm tương đồng. Phật giáo nói tới “Tam thiên đại thiên thế giới” hay nói đến “Hà sa cảnh giới” là nói đến một con số phiếm chỉ, nhiều đến mức khủng khiếp của những “cõi trời” khác nhau trong vũ trụ mênh mông, không sao tính xuể - số lượng của nó ngang với cát sông Hằng. Thế giới trần gian chỉ là một Tiểu thế giới, hợp một nghìn Tiểu thế giới lại mới gọi là một Tiểu thiên thế giới. Hợp một nghìn Tiểu thiên thế giới lại mới là một Trung thiên thế giới. Hợp một nghìn Trung thiên thế giới lại mới là một Đại thiên thế giới. Thế mà ở đây lại là ba nghìn Đại thiên thế giới. Mấy chữ “Tam thiên đại thiên thế giới” hẳn từ lâu đã lướt qua trí óc vô số người trong chúng ta mà chẳng mấy khi để lại một dấu ấn, là vì tầm mắt chúng ta bị vướng vào cái nhìn thế tục, không lường nổi tầm thước vũ trụ của những thông báo cô đọng nói trên. Phật đã tưởng tượng thấy sự tạo thành hệ thống thiên hà còn bao la hơn rất nhiều hệ thái dương mà con người nhìn thấy, trong đó những “cõi trời” chưa biết đến là cả một con số khổng lồ. Còn về mặt khởi nguyên, để giải thích từ đâu “Tam thiên đại thiên thế giới” sinh ra, sách Ca giả áo nghĩa thư 歌 者 奧 義 書, một bộ sách cổ của Phật giáo Ấn Độ được dịch sang tiếng Trung Quốc từ rất sớm đã chép: “Thái sơ chi thời, thế giới vi hữu, duy nhất vô nhị.... Thái sơ chi thời thế giới vi vô, duy nhất vô nhị, do vô sinh hữu 太 初 之 時 。世 界 為 有 。惟 一 無 二 。。。。太 初 之 時 。世 界 為 無 。 惟 一 無 二 。猶 無 生 有”. Tạm dịch: “Vào thời Thái sơ, thế giới là hữu, có một không hai... Vào thời Thái sơ, thế giới là vô, có một không hai, từ vô sinh hữu”. Không khác với Lão Tử, Phật giáo cũng thừa nhận vai trò đối lưu ảo diệu của hai phạm trù “vô” và “hữu” trong cuộc “hoài thai” kỳ vĩ bậc nhất ấy, tuy cái đích cuối cùng Phật nhắm tới vẫn là “vô”. Nào chỉ có thế. Phật còn nói đến “kiếp” như những chu trình hết sức lâu dài của sự chuyển hóa, bao quát hàng tỷ tỷ năm của thế gian, ở đó vũ trụ chuyển lưu qua bốn thời kỳ từ thành (có hình dáng), trụ (đứng vững), hoại (tan vỡ) đến không (trống không), và chu trình ấy cứ lặp đi lặp lại trong vô lượng kiếp, một số lượng cũng không thể nào đếm hết được. Từ trong những “kiếp” xa xưa đã ra đời những vị Phật Quá Khứ, đến “kiếp” này mới xuất hiện vị Phật Hiện Tại là Phật Thích Ca. Rồi đến những “kiếp” sau thì chắc chắn lại có mặt những vị Phật vị Lai. Chủ thuyết luân hồi của nhà Phật hiểu cho cặn kẽ thực đã không còn bó hẹp trong phạm vi thế giới hữu tình. Luân hồi gần như một hằng số chung dành cho toàn cõi thiên hà. Đủ thấy, có một sự đồng dạng lạ lùng giữa nhãn quan của Phật và Lão trong tầm nhìn siêu thế giới, tuy một bên đưa ra những con số gây chấn động về tâm lý còn một bên chỉ là những liên tưởng thấp thoáng, mù mờ. Nhân tố nào đã dẫn đến sự gần gũi trong tiềm năng nhận thức giữa hai trường phái tư tưởng cổ đại phương Đông kia? Chúng tôi lại muốn lưu ý ở đây một đặc điểm giống nhau về phương diện tư duy: cả hai học thuyết đều không hề cột chặt mình vào cái tuyệt đối mà luôn luôn năng động trên cái tương đối. Đó là mặt ưu trội hiếm có của tâm thức phương Đông có khả năng đối trọng với cỗ xe Tam cương ngũ thường rất duy lý của Nho giáo từng thống ngự đời sống tinh thần tư tưởng suốt mấy nghìn năm. 3. Chương 2 sách Lão Tử viết: “Thiên hạ giai tri mỹ chi vi mỹ, tư ác dĩ; giai tri thiện chi vi thiện, tư bất thiện dĩ. Cố hữu vô tương sinh, nan dị tương thành, trường đoản tương giao, cao hạ tương khuynh, âm thanh tương hòa, tiền hậu tương tùy 天 下 皆 知 美 之 為 美 斯 惡 已 。皆 知 善 之 為 善 斯 不 善 已 。故 有 無 相 生。 難 易 相 成 。長 短 較 。高 下 相 傾 。音 聲 相 和 。前 後 相 隨”. Tạm dịch: “Thiên hạ đều biết đẹp là đẹp thì đã là xấu rồi, đều biết thiện là thiện thì đã là bất thiện rồi. Cho nên hữu và vô sinh ra nhau, khó và dễ hoàn thành nhau, dài và ngắn kế tiếp nhau, cao và thấp nghiêng đổ nhau, âm và thanh hòa với nhau, trước và sau theo liền nhau”. Hãy cứ dùng con mắt duy vật biện chứng mà suy, thì đây phải là một phát kiến hệ trọng của Lão Tử về sự tồn tại và chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt đối lập ngay trong cùng một sự vật. Chương 58 sách Lão Tử còn viết “Phúc hề họa chi sở ỷ, họa hề phúc chi sở bặc 福 兮 禍 之 所 倚 。禍 兮 福 之 所 伏” - Phúc là chỗ dựa của họa, họa là chỗ ẩn náu của phúc. Hai mặt mâu thuẫn mai phục ở trong nhau, không có gì đúng hơn thế nữa! Nhưng cũng không loại trừ một cách hiểu thứ hai, rằng Lão Tử muốn nhắc ta: mọi cái khác biệt vốn dĩ là tương đối, tách riêng chúng ra và xác quyết một chiều về chúng mà không đặt chúng trong những liên hệ, đối sánh, chưa phải là ý tưởng thích hợp. Cũng như: “Dụy chi dữ a tương khứ kỷ hà? Thiện chi dữ ác tương khứ nhược hà? 唯 之 與 阿 。相 去 幾 何 。善 之 與 惡 。相 去 若 何” (Lão Tử chương 20) - nhìn theo tri thức thông tục thì “ừ” và “hứ” là hai phản ứng đối nghịch, “thiện” và “ác” cũng là hai hành vi đạo đức không dung nạp nhau, nhưng đặt trong tầm vóc Đạo của bậc triết nhân, những mặt trái ngược giữa chúng đều trở nên vô nghĩa, sự cách biệt không còn đáng kể, chúng là đồng nhất mà thôi. Thế thì “Khúc tắc toàn, uổng tắc trực, oa tắc doanh, tệ tắc tân 曲 則 全 。枉 則 直 。窪 則 盈 。敝 則 新” (Lão Tử chương 22) - gãy thì tròn, cong thì thẳng, trũng thì cao, cũ thì mới... sự vật luôn luôn tự nó đổi thay để trở về với Đạo, theo đó tâm thế nhìn nhận sự vật cũng phải thấu thị mọi sự thay đổi để tri thức không rơi vào phiến diện. Dưới con mắt Lão Tử những hiểu biết vừa vặn với lý trí chỉ là hiểu biết chết, không bắt kịp sự vật đang vận động. Lần đầu tiên các phép tắc được xem là “thiên kinh địa nghĩa” - bền vững muôn đời - của nhiều vị thánh nhân thời cổ mà nhà cầm quyền các thời đại vẫn lấy làm chuẩn mực trị nước bị giáng một đòn rất nặng. Đối với Phật giáo, tư duy tương đối xem ra còn được vận dụng một cách cao thâm hơn. Ta đều biết theo quan niệm nhà Phật, hai phạm trù cơ bản biểu thị hai trạng huống “vô” và “hữu” của mọi cảnh giới quanh mình là “không” và “sắc”. Nhưng cũng giống như “vô” và “hữu” không thể tách khỏi nhau ngay từ thuở khai sáng vũ trụ (Thiên “Hữu vô ca” trong kinh Vệ đà - Rigveda chép: “Hữu ký phi hữu, vô diệc phi hữu 有 旣 非 有 。無 亦 非 有” [5]: Hữu đã không phải là hữu, vô cũng không phải là hữu), khi nói “không” và “sắc” cũng không hề có nghĩa đấy phải là hai. Bát nhã tâm kinh viết: “Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không không tức thị sắc 色 不 易 空 。空 不 易 色 。色 即 是 空 。空 即 是 色” (Sắc không khác với không, không không khác với sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc). Nếu cứ nhất thiết khu biệt “không” và “sắc” thành hai tức đã rơi vào “nhị kiến”, là cái nhìn chấp trước của những ai chưa ngộ đạo, nó sẽ trói buộc tâm trí người ta trong vòng luẩn quẩn của sự u tối và không thể nào giải thoát được - không đạt được đến chỗ xóa bỏ ngã kiến để đồng nhất mình với cái tâm tịch lặng của trời đất. Cho nên Phật đề xuất “phá chấp”, “tiêu trừ nhị kiến”, đòi hỏi dẹp bỏ mọi sự phân chia cứng nhắc giữa sinh-diệt, chân-vọng, thiện-ác, chính-tà, hạnh phúc-khổ đau, thậm chí giữa sinh tử và Niết bàn... Phật còn chủ trương “vô ngã”, xem cứu cánh tối hậu của vũ trụ chỉ là những năng lượng tự tính của chân tâm chứ tuyệt không có gì cả, giống y như việc bắn phá một hạt nhân nguyên tử cho đến cùng cũng sẽ giải phóng ra một năng lượng nào đấy mà không còn tìm thấy đâu cái gọi là vật chất nữa. Tinh thần phá chấp chính là nền tảng của chủ nghĩa nhân bản Phật giáo, không những làm mềm mại hẳn giáo lý nhà Phật, dẫn đến sự nẩy sinh những hệ phái có ý nghĩa cách mạng như Thiền tông, mà còn tạo nên một bầu không khí bình đẳng, bác ái, hướng thiện trong sinh hoạt tín ngưỡng cũng như trong cuộc sống hàng ngày, là nguồn sức mạnh vô hình lớn lao nâng đỡ chúng sinh vượt qua mọi bất hạnh chồng chất của đêm dài trung cổ. Ngoài Lão Tử và Phật giáo, cũng cần phải nói đến Trang Chu, một học trò xuất sắc của Lão ở thời Chiến quốc, đã triển khai Lão học thành một học phái mới, đặc biệt đưa cảm hứng tương đối luận đi đến một chặng mốc rất xa. Không làm như triết học Hy Lạp và Danh gia học phái là phân loại sự vật theo thuộc tính, Trang Tử đặt tất cả trong một thông số và đưa ra những đối sánh “cắc cớ” khiến cho mọi tiêu chí về cái đúng cái sai không còn biết đằng nào mà lần. Trong thiên “Tề vật luận” sách Trang Tử ông xây dựng luận điểm: vạn vật là như nhau, dựa trên lý do mọi so sánh đều chỉ là rất tương đối. Nói về lớn nhỏ thì mảy lông mùa thu so với những vật cực nhỏ đã là vô cùng lớn, trái lại so với những vật cực lớn thì núi Thái Sơn vẫn chẳng thấm vào đâu. Nói về thọ yểu thì đứa bé chết yểu so với những thai nhi chết yểu là thọ lắm rồi, trái lại so với những loài sống đến hàng nghìn năm như con rùa hay cây “xuân” thì ông Bành Tổ lại là người chết yểu. Nói về sở thích ăn ở thì loài người ăn thịt dê thịt bò thịt lợn lấy đó làm ngon, nhưng loài hươu nai lại cho ngon là lá cây lá cỏ. Loài người ở trong chỗ ẩm thấp thì không chịu nổi trong khi con lươn lại lấy chỗ ẩm thấp làm chỗ ở lý tưởng của mình. Loài người phải sống trên cây thì run trong khi con khỉ coi chỗ ở trên cây là nơi tốt nhất. Nói về đẹp xấu thì loài người khen Mao Tường, Lệ Cơ là tuyệt đẹp trong khi hươu nai nhìn thấy họ lại chạy xa, chim chóc nhìn thấy họ đều bay mất. Tiếp thu quan điểm “vận động” của Lão Tử, Trang Tử cũng xem xét sự vật ở mặt biến thiên và chỉ ra giữa thời này và thời khác, tiêu chí về tốt xấu, thật giả không còn đồng nhất. Nàng Lệ Cơ vừa phải xa cha mẹ về nhà chồng thì khóc sướt mướt song đến khi về với vua Hiến Công nước Tấn, được nếm cao lương mỹ vị lại thấy chuyện khóc lóc ngày trước là sai lầm. Bầy khỉ của một ông già lần đầu cho ăn “sáng bốn chiều ba” thì kêu gào, lần sau cho ăn “sáng ba chiều bốn” thì vui thích. Trang Tử còn nhận thấy ý nghĩa tương đối của vạn vật đặt trong những không gian khác biệt nhau. Con chim bằng to lớn ở biển Bắc bay lên chín vạn dặm rồi băng mình về biển Nam, cảm thấy trời xanh là rộng lớn, nhưng con chim cút ở trong đầm lại cười chê nó, vì đối với cút bầu trời cao vài nhận và đám cỏ bồng cỏ cảo quanh đầm nước đã làm nó thấy cao rộng lắm rồi. Cuối cùng Trang Tử đi đến: coi “sống ngang với chết, chết ngang với sống” (Phương sinh phương tử, phương tử phương sinh 方 生 方 死 。方 死 方 生); tỉnh ngang với mộng, mộng ngang với tỉnh (Khổng Khâu khi giảng đạo lý là nằm mộng, Cô Thước Tử khi nhắc lời Khổng Khâu là nằm mộng, mà Trường Ngô Tử khi bảo hai người đó nằm mộng thì chính mình cũng nằm mộng nốt - Khâu dã dữ nhữ giai mộng dã, dư vị nhữ mộng diệc mộng dã 丘 也 與 汝 皆 夢 也 。予 謂 汝 夢 亦 夢 也); “không có vật nào không phải là vật khác, không có vật nào không phải là vật này” (Vật vô phi bỉ, vật vô phi thị 物 無 非 彼 。物 無 非 是); “cái kia là từ cái này mà ra, cái này cũng từ cái kia mà có” (Bỉ xuất ư thị, thị diệc nhân bỉ 彼 出 於 是 。是 亦 因 彼); “cái có thể cũng ngang với cái không thể, cái không thể cũng ngang với cái có thể” (Phương khả phương bất khả, phương bất khả phương khả 方 可 方 不 可 。方 不 可 方 可). Mấu chốt đáng nói trong kiến giải của Trang là ông muốn cởi bỏ cho con người cái lầm lẫn tệ hại của ý thức “sai biệt”, là nguồn gốc bao nhiêu khổ đau của nhân loại khi phải liên miên khắc phục một vế - vế “ác” vế “xấu” để bảo tồn một vế - vế “thiện” vế “hay”. Ông nói: “Dựa vào chỗ lớn để nói rằng lớn thì không vật nào là không lớn, dựa vào chỗ nhỏ để nói rằng nhỏ thì không vật nào là không nhỏ” (Nhân kỳ sở đại nhi đại chi tắc vạn vật mạc bất đại, nhân kỳ sở tiểu nhi tiểu chi tắc vạn vật mạc bất tiểu 因 其 所 大 而 大 之 則 萬 物 莫 不 大 。因 其 所 小 而 小 之 則 萬 物 莫 不 小); “Dựa vào chỗ hữu dụng để nói rằng hữu dụng thì không vật nào là không hữu dụng, dựa vào chỗ vô dụng để nói rằng vô dụng thì không vật nào là không vô dụng” (Nhân kỳ sở hữu nhi hữu chi tắc vạn vật mạc hữu, nhân kỳ sở vô nhi vô chi tắc vạn vật mạc vô 因 其 所 有 而 有 之 則 萬 物 莫 有 。因 其 所 無 而 無 之 則 萬 物 莫 無); “Dựa vào chỗ phải mà nói rằng phải thì không vật nào là không phải, dựa vào chỗ trái mà nói rằng trái thì không vật nào là không trái” (Nhân kỳ sở nhiên nhi nhiên chi tắc vạn vật mạc bất nhiên, nhân kỳ sở phi nhi phi chi tắc vạn vật mạc bất phi 因 其 所 然 而 然 之 則 萬 物 莫 不 然 。因 其 所 非 而 非 之 則 萬 物 莫 不 非) [6]. Nếu chỉ luận giải trên câu chữ, ta có thể ngờ tư tưởng Trang Tử đã có chiều mấp mé ranh giới một dạng phát ngôn hoài nghi chủ nghĩa trộn lẫn với tương đối chủ nghĩa. Tuy nhiên, F. Julien nghiền ngẫm kỹ văn bản Trang Tử, đã tìm cách đính chính giúp ông 7]. Nguyễn Hiến Lê, một trong những người dịch Trang Tử có tiếng ở Việt Nam cũng biện hộ cho ông [8]. Quan điểm tương đối của Trang sở dĩ không rơi vào chủ nghĩa hoài nghi và cũng “khéo léo vượt qua” chủ nghĩa tương đối vì chính ra ông vẫn không cực đoan hóa “cái một”, không hoàn toàn quy mọi khác biệt về một. Vốn rất ghét mấy nhà “hữu vi” như Nho và Mặc bày ra nào pháp độ, nào lễ tín, ghét cuộc chiến tranh khốc liệt giữa các chư hầu trong thời Chiến quốc đặt ách áp bức của dân tộc này lên dân tộc khác khiến tự do của con người mất đi, song ông vẫn đủ tỉnh táo để thấy đâu là chừng mực hợp lý của những yêu cầu “tuyệt nhân nghĩa”, “thỏa tiêu dao”... Theo F. Julien, ngay trong thiên “Tề vật luận”, khi Trang nói đến “cái một” như kết quả quy đồng giữa ta và khách thể (mọi vật đều giống nhau) tức là đã thêm vào “cái một” được Trang nhận thức, vậy đã là hai chứ không phải một. Và từ hai hợp với “cái một” ban đầu - khi chưa quy đồng - thì đã thành ba [9] . Còn theo Nguyễn Hiến Lê cũng dẫn xuất từ thiên “Tề vật luận”, thì Trang Tử tuy biết “thị-phi” vốn đích thực không phải hai, vẫn chủ trương “dung hòa nó, lấy “thị-phi” để làm tốt đẹp mối quân bình tự nhiên, đó gọi là lưỡng hành” (Thị dĩ thánh nhân hòa chi dĩ thị phi nhi hưu hồ thiên quân, thị chi vị lưỡng hành 是 以 聖 人 和 之 以 是 非 而 庥 乎 天 均 。是 之 謂 兩 行) [10] . Rốt cuộc “thị-phi” cũng không nhất thiết là một. 4. Với sự xuất hiện học phái Lão học của Lão Tử và Trang Tử và với sự du nhập Phật giáo từ Ấn Độ sang Trung Hoa, bộ mặt tư tưởng phương Đông mất đi màu sắc đơn điệu, một chiều vốn có, trở nên đa dạng, năng động, dồi dào sinh lực hơn. Lão Trang như một nghịch lý sống động làm cho Khổng Mạnh lộ hết chỗ nhân vi cứng nhắc của họ. Triết học phương Đông không còn chỉ đóng khung trong các vấn đề thực tiễn: nhân sinh quan, chính trị luận... mà bắt đầu đề cập một vấn đề rất cốt lõi là vũ trụ quan, xoay quanh nó có hai cái đích mà bao nhiêu thế hệ triết gia âm thầm hướng tới: vũ trụ tự nhiên và vũ trụ tâm linh. Lão học và sau này là Huyền học đã góp phần đưa con người trở về với thiên nhiên, tắm mình trong trạng thái hồn toàn, giải phóng con người khỏi rất nhiều vòng vây lễ nghĩa cứng nhắc, biến con người-chức năng hay con người-phận vị thành con người-tự do tự tại. Ngoài vòng cương tỏa chân cao thấp, Trong thú yên hà cuộc tỉnh say. (Nguyễn Công Trứ) Lần đầu tiên ở phương Đông, với Lão học, những phẩm chất nội tại của con người được đề cao, con người biết vui sống cái bản năng sống của mình, biết hưởng cái quyền được làm đúng với sở thích của mình. Còn Phật giáo thì mở lối cho con người đi tìm cái tâm thanh tịnh, đắm vào những giây phút trầm mặc siêu hình để lấy lại sự cân bằng tâm trí, không còn bị các loại “giả tướng” sống-chết, phải-trái, có-không, buồn-vui, sướng-khổ... lục đục tranh chấp hành hạ thân xác, nhờ đó đạt tới trạng thái thăng hoa, xuất thần. Thời gian và không gian không còn tồn tại nữa trong tâm ý con người đắc đạo: Tạc dạ nguyệt minh, kim dạ nguyệt, Tân niên hoa phát, cố niên hoa. Tam sinh thúc hốt chân phong chúc, Cửu giới tuần hoàn thị nghĩ ma. (Đốn tỉnh-Chợt tỉnh) Trăng rọi tối nay: trăng tối trước, Hoa cười năm mới: hoa năm qua. Ba sinh gió thổi: đuốc lòe tắt, Chín cõi cối vần: kiến nhẩn nha. (Chúng tôi tạm dịch) Bài thơ trên là của Trần Tung (1230-1291), một nhà Phật học uyên bác thời Trần cũng là một nhà thơ xuất sắc. Trần Tung đã ghi lại thần tình nguồn cảm hứng “nhập Thiền” của ông - một sự thảnh thơi tâm trí được nâng cấp dần dần: Tằng vi vật dục dịch lao khu, Bài lạc trần hiêu, thế ngoại du. Tát thủ na biên, siêu Phật tổ, Nhất hồi đẩu tẩu, nhất hồi hưu. (Xuất trần-Thoát trần) Vật dục hành cho xác mệt nhoài, Ruổi rong thoát quách chốn trần ai. Buông tay sang đấy ta siêu Phật, Mỗi lúc vươn mình: lúc nghỉ ngơi. (Chúng tôi tạm dịch) Trong trường kỳ lịch sử chuyên chế phương Đông, Nho giáo sớm giành được vị trí độc chuyên, tầng lớp sĩ phu rường cột của chế độ quân chủ đều xuất thân cửa Khổng sân Trình, song có một hiện tượng lý thú là nhà nho dù ở thời đại nào cũng vậy, không mấy khi trung thành với chỉ một hệ tư tưởng Nho giáo. Họ vừa là tín đồ của Khổng Phu tử cũng vừa là tín đồ của Phật Lão. Nho giáo cung cấp cho họ những phương châm hành xử để làm một người kinh bang tế thế, còn Phật Lão lại là chỗ dựa để họ thoát khỏi gánh nặng của con người chức phận, hòa nhập vào thiên nhiên, tìm thú vui tiêu sái, giải thoát mọi phiền muộn của cuộc đời bể khổ, trở lại sự tự do, trở lại là mình. 4. Ý nghĩa của cuộc đấu tranh phát huy tương đối luận và giải lý tính Nho giáo của các trào lưu Lão học và Phật học còn để lại nhiều kinh nghiệm quý giá cho chúng ta hôm nay, trong yêu cầu kiếm tìm một mẫu số chung của thời buổi toàn cầu hóa, thời buổi thiên nhiên bị xâm hại đến cùng kiệt, thời buổi bài toán “tự do và tăng trưởng” đang chưa có đáp số cuối cùng. Chúng ta đã từng rút được không ít bài học thấm thía về sự cả tin vào ý chí của một thời vốn được mệnh danh là “thời đại cách mạng lay trời chuyển đất”, cả tin vào lẽ phải của lý trí, khi ta mơ ước chân thành mà cũng có phần nông nổi về lý tưởng tối hậu của cuộc đấu tranh giai cấp giữa giàu và nghèo là cốt triệt đi một vế - vế xấu xa, vế của sự giàu sang - để vế nghèo cũng được xóa bỏ, cuộc đời xung quanh ta sẽ tốt đẹp hơn. Nhưng kết cuộc lại không hẳn đã như ta nghĩ. Cái giàu bị tiêu diệt nào ngờ cái nghèo càng nghèo thêm. Xin thử chiêm nghiệm lại Lão Trang, phải đâu hai bậc hiền triết Trung Hoa chỉ trưng dẫn một câu châm ngôn duy nhất: giàu nghèo mai phục ở trong nhau; họ còn nhắc nhở ta trong nhiều ngụ ngôn thâm thúy khác: giàu không phải có mặt bất thiện của giàu mà có cả mặt thiện của giàu, nó có thể cứu rỗi cái nghèo. Và xin thử chiêm nghiệm lại Phật giáo: miễn là “tức lự” thì kẻ sát sinh vẫn cứ thành Phật. Người chỉ quen duy lý chắc rất khó nhìn ra tiềm năng “thành Phật” của kẻ sát sinh. Vấn đề là cần làm sao kịp thời thức tỉnh, đừng biến mình thành nạn nhân của trò chơi lý trí - một kiểu trò chơi ú tim. Lý trí là mặt sáng mà giải lý trí là mặt tối, nhưng mặt sáng nhiều khi là ảo còn mặt tối mới chứa đựng sự thực, cái sự thực của những viên kim cương nằm sâu trong lòng đá. Từ gần hai thế kỷ nay, biết bao định hướng nạm vàng bằng “lý trí thông thái”, Tây cũng như Đông, đã lần lượt làm đá lát đường dẫn con người... xuống địa ngục. Giới hạn trong nhiều cảnh ngộ “đắt giá” mà chúng ta từng là người trong cuộc, liệu diễn dịch và quy nạp thật đúng logique kể cả logique biện chứng, có giải quyết được gì chăng? Tạm lấy một ví dụ ngẫu nhiên và hơi thô thiển: trước những chuyện đau lòng “đấu cha tố mẹ” trong Cải cách ruộng đất cách đây hơn 50 năm, logique hình thức - và ngay cả logique biện chứng được trang bị bài bản trong đầu óc những bậc cầm chịch lúc bấy giờ - vẫn không đủ sáng suốt cảnh báo trước một đáp án sai, duy lương thức của chữ “tâm” bảo lưu từ Phật Lão và cả Khổng nữa mới giúp tìm thấy đích thực nghiệm số sai hay đúng. Biện chứng Phật Lão không rạch ròi, quy củ được như biện chứng Hegel và biện chứng của Marx, điều đó thì đã hẳn. Ấy thế mà hạt nhân hợp lý của nó lại có một sự ứng hợp khá cao trong đời sống tự nhiên và xã hội, khiến ngay nhiều nhà khoa học phương Tây trong đó có Einstein cũng từng rất xem trọng. Đã đành, từ bỏ duy lý cổ điển, bao hàm cả duy lý mác-xít không phải là từ bỏ thực nghiệm khoa học, cũng không phải là từ bỏ chủ nghĩa Marx như một triết thuyết. Trái lại khoa học loài người đang phát triển như vũ bão vẫn cần và càng rất cần duy lý, miễn đó là duy lý hiện đại, một thứ duy lý không đông cứng trong hai đáp số sai và đúng theo cách nghĩ “cái gì hợp với lý trí thì tồn tại”. Và chủ nghĩa Mác vẫn cần cho tư duy con người như mọi học thuyết triết học khác của nhân loại, miễn không biến nó thành một học thuyết chính trị xã hội độc tôn với những công thức “bao giờ cũng đúng” như vô sản chuyên chính, đấu tranh giai cấp bằng bạo lực cách mạng... Con người chức năng trong xã hội mới cũng không phải là không còn đáng giá, miễn nó phải hài hòa với con người tự do, biết chủ động chuyển hóa thành con người tự do, không bị điều kiện hóa trong mọi thứ công thức từ trên dội xuống: “Ngang lưng thì thắt phương châm/Đầu đội chính sách tay cầm chủ trương/ Hai chân đứng vững lập trường...”. Xưa kia con người chức năng của nhà Nho đã tìm được ở Lão Trang và Phật giáo một liệu pháp cân bằng tâm thế và giảm đẳng gánh nặng chuyên chế trong tư tưởng, trong ý thức hệ. Từ mấy thập kỷ nay rồi con người chức năng Nguồn: vietnamreview.com
-
Cái dòng đó thì đệ tử thấy rồi, ý đệ tử là trong 20 thiên của sách Luận Ngữ, tìm mỏi cả mắt cũng có thấy câu: Trăm thứ pháp, không bằng pháp Phật. :wacko: . Thì ra là cái ông Thien Luyen này nói tào lao.
-
Sao đệ tử tìm hoài vẫn không thấy câu này nhỉ. :o
-
Theo như , Như Thông nghĩ, đây là hình thức " Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu". Hy vọng, lụm cuốn PTLV đầu tiên. Hé hé. :wacko:
-
Con rùa thì anh còn nướng, thui, um...nhâm nhi với rượu còn được. Riêng con ngựa mà anh nướng thì làm sao được. Hì hì :wacko:
-
Ok, ít hôm nữa rãnh, đệ tử sẽ chụp bộ tách trà này. Nhất đinh nhé. Hum bữa, ngày giỗ ông nội, đệ tử dã thấy cái đồ hình này rùi. Chính xác 100%. Nay đọc bài này sực nhớ. Hé hé. :wacko:
-
À, đọc kỹ bài này, tui thấy hay nhắc đến chữ Thông thật nhiều. Như Thông là pháp danh phật tử của tui, do chính hoà thượng Thích Trí Tâm , trụ trì chùa Nghĩa Phương đặt cho tui. Tui là Như Thông chứ chẳng phải Cường Thông, Mạnh Thông, Trí Thông, Dũng Thông.... nên tui cũng không có sao theo như sách Luận Ngữ đã nói, thật là may quá. Vả lại, tui cũng không quan tâm đến cái chuyện tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ. :o . Tui cũng đã nghe nguời Việt Nam lấy cái " Cần, kiệm, liêm, chính " làm đầu. 04 chữ đấy, phấn đấu hết cả đời chắc gì làm nổi, thì 05 chữ :" Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín" của sách Luận Ngữ hãy để bàn sau vậy. :wacko:
-
Chính xác rằng, bà nội của đệ tử đang có lưu trử bộ ấm tách trà cổ rất quý hiếm y hệt đồ hình trong bức ảnh trên. Bà nội có nói rằng, đây là bộ tách trà cổ, bà nội còn giữu lại của ông nội. Khi nào, sư phụ có dịp đi Nha trang, đệ tử sẽ mượn cho sư phụ xem. Hehe :wacko:
-
Chào anh Thiên Luyên !!! Anh hiểu sai ý tui rồi. tui thấy anh nói rằng: ý kiến của bác COTHU là siêu việt. Nhưng tui có thấy siêu việt gì đâu. Anh hãy dẫn chứng cái chổ siêu việt của bác COTHU cho tui xem. Vả lại, tui cũng đang chờ và mong ý kiến siêu việt của bác COTHU như anh đã nói.
-
Theo như sư phụ Thiên Sứ phân tích thì như thế này: @ Sự lý giải trên cũng chứng tỏ rằng Kinh Phòng, Mạnh Hỷ (*) hoàn toàn không phải là người đề xướng thuyết Quái khí, dùng “Quái” của Chu Dịch phối ghép với khí hậu 4 mùa. Họ chỉ công bố một di sản văn hóa đã có từ trước đó của một nền văn minh bị tàn phá. Người ta không thể phát minh ra một cái mà – cho đến tận ngày hôm nay – người ta vẫn không hiểu gì về nó. Tính phát hiện và công bố càng được chứng tỏ, khi hầu như những yếu tố căn bản của học thuyết Âm dương Ngũ hành chỉ được coi là “phát minh” vào đời Tống, như: Hà đồ, Lạc thư, đồ hình ký hiệu và hệ thống 64 quẻ Tiên thiên… Nguồn: www.lyhocdongphuong.org.vn/News/03/Tim-ve-coi-nguon-kinh-Dich-Phan-III-7/51/557/+Kinh+Phòng+là+người+khai+sáng+ra+Kinh+thị+Dịch+học+kim+văn.&cd=10&hl=vi&ct=clnk&gl=vn
-
Hé hé , chị yêu dấu. :o . Từ từ thui, vào lớp được ngay mà :wacko:
-
Như Thông tui cũng rất thích học lớp PTLV, nhưng chưa có thời gian. Đọc qua bài này của anh LeDien, tui cũng hiểu anh LeDien mong muốn tôn vinh PTLV, đó là 1 ý tốt. Nhưng lại vi phạm nội quy lớp PTLV. Hic, nhưng thiết nghĩ dù sao chăng nữa, còn đỡ hơn gấp trăm nghìn lần những vị vào đây chê bai PTLV, nào là chỉ ra PTLV rời rạc, chấp vá, nào là chỉ chổ sai PTLV, nói chung là tùm lum.... Nhưng, tui đợi hoài có thấy phản biện gì đâu ( chắc có lẽ cũng hơn 1 tháng rùi). Nói túm lại, các vị ấy theo ý kiến cá nhân tui là vớ vẩn, và cũng mong rằng ban quản trị hãy nên cho anh LeDiên 1 cơ hộ tiếp tục học lớp PTLV. :wacko:
-
Thưa sư phụ, đã là hải tặc có nghĩa là phạm pháp rùi , làm sao từ nạn nhân trở thành tội phạm được nhỉ
-
TQ lập vụ chuyên trách lãnh hải Trung Quốc công bố hoạt động của Vụ Biên giới và Hải dương thuộc Bộ Ngoại giao nhằm hướng tới các mục tiêu giải quyết tranh chấp lãnh hải với những nước láng giềng. Dù được thành lập và hoạt động từ tháng Tư, tới nay sự hiện diện của Vụ chuyên trách các vấn đề biên giới và hải dương (Department of Boundary and Ocean Affairs) mới được công bố chính thức. Trên lý thuyết, vụ mới này sẽ lo liệu mọi vấn đề liên quan đến đường biên giới trên bộ và trên biển của Trung Quốc cùng các tranh chấp với nước ngoài. Hiện Trung Quốc đã hoạch định xong đường biên giới trên bộ với hơn 10 quốc gia và chỉ còn biên giới với Ấn Độ là chưa giải quyết xong. Nhưng trên biển, đường lãnh hải và vùng kinh tế đặc quyền mà Trung Quốc nói là của mình đang là nguyên nhân của nhiều va chạm, thậm chí xung đột. Nguồn:http://www.bbc.co.uk Với Nhật Bản, đó là chủ quyền ở các đảo thuộc nhóm Điếu Ngư Đài. Còn đối với lời tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở vùng Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) thì nó đang bị cả Việt Nam, Philippines và Malaysia thách thức. Hải quân TQ đã lâm chiến hai lần với Việt Nam trong ba chục năm qua. Về phía mình, chính quyền Philippine đã trình lên Liên Hiệp Quốc công bố về đường cơ sở của họ quanh quần đảo Trường Sa và Việt Nam cũng rất có thể sẽ làm tương tự. Biện pháp ngoại giao Như thế, cho đến nay, chính sách cùng khai thác kinh tế của Trung Quốc với các nước này không đem lại kết quả như ý. Cùng sức mạnh kinh tế và quân sự gia tăng, Trung Quốc càng tỏ ra kiên quyết hơn trong các tuyên bố chủ quyền về vùng biển. Bắc Kinh cũng đã gửi các tàu chiến cũ ra vùng tranh chấp ở Biển Đông. Nay, với việc lập ra cơ quan mới ở cấp vụ, Bắc Kinh hy vọng sẽ dùng cả các biện pháp như đàm phán ngoại giao sao cho thật có hiệu quả. Cùng với việc tìm ra ngày càng nhiều nguồn tài nguyên ở vùng biển tranh chấp, cơ quan chuyên trách mới của Trung Quốc sẽ có nhiều công việc không dễ dàng trước mắt. Hồi tháng 12/2007 có tin Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính Tam Sa để trực tiếp quản lý ba quần đảo trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa. Quyết định của Trung Quốc đã gây ra làn sóng phản đối trong dư luận Việt Nam. Gần đây nhất sau khi thành phố Đà Nẵng của Việt Nam hôm 25/04 bổ nhiệm chủ tịch huyện Hoàng Sa, ngày 28/04, Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du nói việc bổ nhiệm đó là "bất hợp pháp và không có giá trị". Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền ở cả hai quần đảo Hoàng Sa (bị Trung Quốc chiếm từ tay Việt Nam Cộng hòa năm 1974), và Trường Sa. Việt Nam và Trung Quốc hiện đang cùng tuyên bố chủ quyền ở các vùng Hoàng Sa và Trường Sa Nguồn:http://www.bbc.co.uk
-
Không biết lập học viện này để làm gì vậy. Không lẽ dạy tiếng Hoa, dạy cho người Việt Nam biết ngài Khổng Tử là ai. :rolleyes: Nếu xét lại những câu nói bất hủ của ngài, ví như : " Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách " thì đã quá cổ lổ sỉ rồi. Ai lại chả biết đất nước lâm nguy, thì bản thân cũng phải có trách nhiệm với đất nước, quê hương mình. Bằng không thì còn ngồi đây mà gõ internet được à.
-
Mình cũng ở Nha trang đây nè. Mình cũng may mắn được sư phụ ra xem phong thủy 01 lần. Hehe. Chị thử liên hệ trực tiếp vơi sư phụ xem sao. Nhà chị ở đường nào vậy. Sẵn làm quen lun. :rolleyes:
-
Bộ chính trị đã thông qua dự án boxit rồi. Bây giờ, thiết nghĩ nên tập trung theo dõi chặt chẽ, cực kỳ sát sao dự án đang triển khai. Lúc đấy thì có bằng chứng rõ ràng rồi thì kiến nghị mới có sức mạnh. :rolleyes:
-
Chòy, vậy đúng tuổi con Dê lun. Hì :lol:
-
Đi bác sỉ khám mắt đi. Rất có hại. :rolleyes:
-
Bunny ơi, xin cho mình hỏi ? Những ngày trong dấu ngoặc đó là ngày tháng năm sinh Dương lịch phải không vậy ? Xin cảm ơn.
-
Mới sưu tập được vài tấm ảnh quân lực của TQ, mời ACE tham khảo Khu Trục Hạm và Tiếp Vận Hạm Trung Quốc trên đường đến Vịnh Aden Chiến đấu cơ đa năng J-10 Phi cơ Huấn luyện L-15 Thiết Giáp Xa 99 Oanh tạc cơ H-6 dùng làm trạm tiếp tế nhiên liệu trên không Chiến đấu cơ J-8D Trực thăng trang bị trên Khu trục hạm Khu Trục Hạm Vũ Hán 169 Thiết giáp lội nước 63A Thiết giáp lội nước 63A Quân trang Bộ binh Quân trang dă chiến Thiết vận xa Thiết vận xa và Sư đoàn tên lửa Dàn phóng hỏa tiễn tầm ngắn Pháo binh cơ động Sư đoàn Thiết giáp lội nước Thấy ớn quá. Các bác nhà ta chỉ khôn khéo trên ngoại giao thì hơn. p/s: Xin được phép không ghi rõ nguồn. Dữ liệu lấy trên web này không được hay cho lắm.