Thiên Sứ

Hải tặc Somalia: từ nạn nhân trở thành tội phạm

2 bài viết trong chủ đề này

Hải tặc Somalia: từ nạn nhân trở thành tội phạm

Nguồn: SGTT.com.vn

Hải tặc Somalia là những kẻ cơ hội sành sỏi. Trong năm 2008, hải tặc Somalia đã kiếm được khoảng 150 triệu USD tiền chuộc nhờ lượng lưu thông tàu bè đông đúc ấy. Từ các nguồn khác nhau, SGTT tổng hợp thành loạt hồ sơ nhiều kỳ về một vùng biển nguy hiểm nhất của hành tinh. Mở đầu từ câu chuyện giải cứu con tin của lực lượng biệt kích Hải quân Mỹ

Posted Image Khu trục hạm USS Bainbridge kéo chiếc thuyền cứu sinh của tàu hàng Maersk Alabama sau khi giải cứu thuyền trưởng Richard Phillips

Kỳ 1: Tấn công

Trong bóng đêm ngày thứ bảy 11.4.2009, hàng chục lính đặc nhiệm của SEAL (lực lượng biệt kích không - thuỷ bộ của Hải quân Mỹ) âm thầm nhảy dù xuống khu trục hạm USS Bainbridge. Nhiệm vụ của họ là giải cứu thuyền trưởng Richard Phillips của tàu chở hàng Maersk Alabama đang bị hải tặc Somalia bắt giữ làm con tin giữa biển khơi

Trước đó bốn ngày, tàu Maersk Alabama trên đường qua vịnh Aden phía đông bắc châu Phi đã bị hải tặc tấn công cách cảng Eyl của Somalia 200 dặm. Vũ trang bằng tiểu liên AK-47, súng lục và lựu đạn, bốn tên hải tặc dùng xuồng cao tốc phóng tới con tàu chở hàng 17.000 tấn. Chúng tự đánh đắm chiếc xuống rồi đu thang trèo lên tàu Maersk Alabama.

Lao lên boong đầu tiên là Abdiwali Abdiqadir Muse, một tên hải tặc trẻ nhất bọn, tuổi chỉ chừng 18 – 20. Muse nả những phát súng về phía thuyền trưởng Phillips. Toàn bộ thuỷ thủ đoàn không vũ trang rút về cố thủ trong buồng lái. Họ khống chế được Muse. Số còn lại rút lui trên một thuyền cứu sinh lấy từ tàu Maersk Alabama. Nhưng thuyền trưởng đã bị chúng bắt theo.

Bắt giữ con tin

Phillips có máy vô tuyến giúp ông giữ liên lạc với con tàu. Sau 12 giờ, thuỷ thủ đoàn và bọn hải tặc đi đến thoả thuận “một đổi một”. Tàu Mỹ giữ đúng cam kết trả lại tên Muse đang bị trói. Bọn hải tặc nhận lại người nhưng không chịu trao trả Phillips cho tàu Maersk Alabama. Chúng ra giá: “Hai triệu đôla hoặc thuyền trưởng mất mạng!”. Các thuỷ thủ dùng điện thoại di động liên lạc với quê nhà, và tin tức về vụ hải tặc bắt giữ Phillips nhanh chóng khuấy động đến những cấp cao nhất của chính quyền Washington.

Suốt ngày đầu tiên 8.4 của biến cố ngoài khơi Somalia, các quan chức quốc phòng và chính quyền hoàn toàn hoang mang với những gì đang diễn ra. Thuỷ thủ đoàn của tàu hàng Maersk Alabama cũng liên lạc với công ty hàng hải và báo giới. Những nhà báo nhanh chóng liên lạc được với con tàu này đã khiến các quan chức phải cập nhật thông tin qua màn ảnh truyền hình. Trong hơn 100 năm qua, đây là lần đầu tiên một thuyền viên của Mỹ bị hải tặc bắt giữ.

Khu trục hạm USS Bainbridge đang ở cách tàu Maersk Alabama 300 dặm khi biến cố xảy ra. Những chiếc trực thăng được cấp báo tức tốc cất cánh và tàu USS Bainbridge trực chỉ về hướng chiếc tàu chở hàng bị nạn. Hai tàu chiến khác trong vòng 48 giờ sau cũng đến vùng biển ngoài khơi Somalia hỗ trợ cho USS Bainbridge. Các tàu Hải quân Mỹ sử dụng chiến thuật kéo dài thời gian làm tổn hao tinh thần của bọn hải tặc trong khi vẫn tiếp tục đàm phán trao trả thuyền trưởng Phillips. Thuỷ thủ đoàn của Maersk Alabama tiếp tục đưa con tàu đến Kenya, lần này với sự bảo vệ của 18 hải quân Mỹ trên boong. Chỉ còn Phillips vẫn bị giam cầm giữa đại dương trong chiếc thuyền cứu sinh, dưới họng súng của bốn tên hải tặc.

Một giây nổ súng

Những tên cướp biển ngày càng bồn chồn, nóng nảy sau bốn ngày tù túng. Đến ngày 12.4 thì Phillips bị bọn hải tặc trói gô lại và đôi lúc phải hứng chịu những trận đánh đập. Bọn hải tặc đã nổi điên vì ngày hôm trước Phillips nhảy xuống biển cố trốn thoát nhưng rồi bị bắt lại. Có lúc, chúng nổ súng về phía một chiếc xuồng tiếp tế của Hải quân Mỹ.

Biển càng lúc càng động. Tàu chiến USS Bainbridge đề nghị kéo chiếc thuyền cứu sinh về vùng biển êm hơn. Bọn hải tặc đồng ý. Nối với nhau bằng 25m dây cáp, USS Bainbridge chầm chậm kéo chiếc thuyền nhỏ đi. Kiệt quệ về tinh thần lẫn thể lực, Abdiwali Abdiqadir Muse – tên hải tặc thiếu niên – giả vờ xin lên tàu USS Bainbridge gọi điện thoại để tự nộp mình. Hải quân Mỹ sau đó cho Muse nói chuyện qua radio với đồng bọn để thuyết phục đồng bọn đầu hàng.

Ba tên hải tặc còn lại trên tàu thêm điên cuồng. Phía Mỹ không hề hứa hẹn gì với chúng về số tiền chuộc 2 triệu USD, chúng không còn đường thoát. Con bài duy nhất của chúng là Phillips. Trong cuộc đàm phán cuối cùng, chúng vẫn khăng khăng: “Nếu đòi hỏi không được đáp ứng, bọn tao sẽ giết tên thuyền trưởng”. Trời đã sụp tối. Trên boong tàu USS Bainbridge, những tay súng thiện xạ nhất của lực lượng SEAL đã chọn vị trí sẵn sàng vào lúc 7h19.

Hai tên hải tặc đi tới cửa sổ thò đầu ra và tên thứ ba cầm AK-47 gí vào lưng người thuyền trưởng đang bị trói gô. Những người quan sát tưởng chừng Phillips chết đến nơi nhưng các tay súng bắn tỉa của SEAL lại thấy rõ cả ba tên hải tặc trong tầm ngắm. Lệnh nổ súng! Trong chớp nhoáng, tên cầm AK-47 khống chế Phillips và hai tên ở cửa sổ bị bắn hạ gần như cùng một lúc. Đội đặc nhiệm đu dây cáp nhảy xuống biển rồi trèo lên chiếc thuyền cứu sinh. An toàn, Phillips được đưa lên một xuồng cứu hộ khác vừa đến và đưa về chiến hạm USS Bainbridge sau năm ngày bị bắt làm con tin và một giây nổ súng.

Trần Ngọc Đăng (tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hải tặc Somalia: từ nạn nhân trở thành tội phạm

Nguồn: SGTT.com.vn

Hải tặc Somalia là những kẻ cơ hội sành sỏi. Trong năm 2008, hải tặc Somalia đã kiếm được khoảng 150 triệu USD tiền chuộc nhờ lượng lưu thông tàu bè đông đúc ấy. Từ các nguồn khác nhau, SGTT tổng hợp thành loạt hồ sơ nhiều kỳ về một vùng biển nguy hiểm nhất của hành tinh. Mở đầu từ câu chuyện giải cứu con tin của lực lượng biệt kích Hải quân Mỹ

Posted Image Khu trục hạm USS Bainbridge kéo chiếc thuyền cứu sinh của tàu hàng Maersk Alabama sau khi giải cứu thuyền trưởng Richard Phillips

Kỳ 1: Tấn công

Trong bóng đêm ngày thứ bảy 11.4.2009, hàng chục lính đặc nhiệm của SEAL (lực lượng biệt kích không - thuỷ bộ của Hải quân Mỹ) âm thầm nhảy dù xuống khu trục hạm USS Bainbridge. Nhiệm vụ của họ là giải cứu thuyền trưởng Richard Phillips của tàu chở hàng Maersk Alabama đang bị hải tặc Somalia bắt giữ làm con tin giữa biển khơi

Trước đó bốn ngày, tàu Maersk Alabama trên đường qua vịnh Aden phía đông bắc châu Phi đã bị hải tặc tấn công cách cảng Eyl của Somalia 200 dặm. Vũ trang bằng tiểu liên AK-47, súng lục và lựu đạn, bốn tên hải tặc dùng xuồng cao tốc phóng tới con tàu chở hàng 17.000 tấn. Chúng tự đánh đắm chiếc xuống rồi đu thang trèo lên tàu Maersk Alabama.

Lao lên boong đầu tiên là Abdiwali Abdiqadir Muse, một tên hải tặc trẻ nhất bọn, tuổi chỉ chừng 18 – 20. Muse nả những phát súng về phía thuyền trưởng Phillips. Toàn bộ thuỷ thủ đoàn không vũ trang rút về cố thủ trong buồng lái. Họ khống chế được Muse. Số còn lại rút lui trên một thuyền cứu sinh lấy từ tàu Maersk Alabama. Nhưng thuyền trưởng đã bị chúng bắt theo.

Bắt giữ con tin

Phillips có máy vô tuyến giúp ông giữ liên lạc với con tàu. Sau 12 giờ, thuỷ thủ đoàn và bọn hải tặc đi đến thoả thuận “một đổi một”. Tàu Mỹ giữ đúng cam kết trả lại tên Muse đang bị trói. Bọn hải tặc nhận lại người nhưng không chịu trao trả Phillips cho tàu Maersk Alabama. Chúng ra giá: “Hai triệu đôla hoặc thuyền trưởng mất mạng!”. Các thuỷ thủ dùng điện thoại di động liên lạc với quê nhà, và tin tức về vụ hải tặc bắt giữ Phillips nhanh chóng khuấy động đến những cấp cao nhất của chính quyền Washington.

Suốt ngày đầu tiên 8.4 của biến cố ngoài khơi Somalia, các quan chức quốc phòng và chính quyền hoàn toàn hoang mang với những gì đang diễn ra. Thuỷ thủ đoàn của tàu hàng Maersk Alabama cũng liên lạc với công ty hàng hải và báo giới. Những nhà báo nhanh chóng liên lạc được với con tàu này đã khiến các quan chức phải cập nhật thông tin qua màn ảnh truyền hình. Trong hơn 100 năm qua, đây là lần đầu tiên một thuyền viên của Mỹ bị hải tặc bắt giữ.

Khu trục hạm USS Bainbridge đang ở cách tàu Maersk Alabama 300 dặm khi biến cố xảy ra. Những chiếc trực thăng được cấp báo tức tốc cất cánh và tàu USS Bainbridge trực chỉ về hướng chiếc tàu chở hàng bị nạn. Hai tàu chiến khác trong vòng 48 giờ sau cũng đến vùng biển ngoài khơi Somalia hỗ trợ cho USS Bainbridge. Các tàu Hải quân Mỹ sử dụng chiến thuật kéo dài thời gian làm tổn hao tinh thần của bọn hải tặc trong khi vẫn tiếp tục đàm phán trao trả thuyền trưởng Phillips. Thuỷ thủ đoàn của Maersk Alabama tiếp tục đưa con tàu đến Kenya, lần này với sự bảo vệ của 18 hải quân Mỹ trên boong. Chỉ còn Phillips vẫn bị giam cầm giữa đại dương trong chiếc thuyền cứu sinh, dưới họng súng của bốn tên hải tặc.

Một giây nổ súng

Những tên cướp biển ngày càng bồn chồn, nóng nảy sau bốn ngày tù túng. Đến ngày 12.4 thì Phillips bị bọn hải tặc trói gô lại và đôi lúc phải hứng chịu những trận đánh đập. Bọn hải tặc đã nổi điên vì ngày hôm trước Phillips nhảy xuống biển cố trốn thoát nhưng rồi bị bắt lại. Có lúc, chúng nổ súng về phía một chiếc xuồng tiếp tế của Hải quân Mỹ.

Biển càng lúc càng động. Tàu chiến USS Bainbridge đề nghị kéo chiếc thuyền cứu sinh về vùng biển êm hơn. Bọn hải tặc đồng ý. Nối với nhau bằng 25m dây cáp, USS Bainbridge chầm chậm kéo chiếc thuyền nhỏ đi. Kiệt quệ về tinh thần lẫn thể lực, Abdiwali Abdiqadir Muse – tên hải tặc thiếu niên – giả vờ xin lên tàu USS Bainbridge gọi điện thoại để tự nộp mình. Hải quân Mỹ sau đó cho Muse nói chuyện qua radio với đồng bọn để thuyết phục đồng bọn đầu hàng.

Ba tên hải tặc còn lại trên tàu thêm điên cuồng. Phía Mỹ không hề hứa hẹn gì với chúng về số tiền chuộc 2 triệu USD, chúng không còn đường thoát. Con bài duy nhất của chúng là Phillips. Trong cuộc đàm phán cuối cùng, chúng vẫn khăng khăng: “Nếu đòi hỏi không được đáp ứng, bọn tao sẽ giết tên thuyền trưởng”. Trời đã sụp tối. Trên boong tàu USS Bainbridge, những tay súng thiện xạ nhất của lực lượng SEAL đã chọn vị trí sẵn sàng vào lúc 7h19.

Hai tên hải tặc đi tới cửa sổ thò đầu ra và tên thứ ba cầm AK-47 gí vào lưng người thuyền trưởng đang bị trói gô. Những người quan sát tưởng chừng Phillips chết đến nơi nhưng các tay súng bắn tỉa của SEAL lại thấy rõ cả ba tên hải tặc trong tầm ngắm. Lệnh nổ súng! Trong chớp nhoáng, tên cầm AK-47 khống chế Phillips và hai tên ở cửa sổ bị bắn hạ gần như cùng một lúc. Đội đặc nhiệm đu dây cáp nhảy xuống biển rồi trèo lên chiếc thuyền cứu sinh. An toàn, Phillips được đưa lên một xuồng cứu hộ khác vừa đến và đưa về chiến hạm USS Bainbridge sau năm ngày bị bắt làm con tin và một giây nổ súng.

Trần Ngọc Đăng (tổng hợp)

Thưa sư phụ, đã là hải tặc có nghĩa là phạm pháp rùi , làm sao từ nạn nhân trở thành tội phạm được nhỉ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay