Công Minh
Hội viên-
Số nội dung
284 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
4
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Công Minh
-
3/ Tại sao lại kiêng ăn thịt một số con vật ??? : Những con gì thường kiêng : Chó , ngựa, trâu, rùa, rắn, cá chép, có nơi cả mèo và một số thú lạ trong rừng . a/ Kiêng do quan niệm : + Con vật có tình nghĩa, gần gũi với cuộc sống con người nên không ăn thịt : gồm có Chó và ngựa ( Khuyển mã chi tình ) + Con vật có công trợ giúp con người : Đối với dân vùng lúa nước thì con trâu là đầu cơ nghiệp nên kiêng. + Những con vật có tính linh thiêng, hoặc thường là sứ giả hay là xác để ẩn của thần linh thì không ăn : Gồm có Rùa ( Tứ linh ) Cá chép ( Ngựa của táo quân – cá chép hóa rồng ) Rắn ( thần linh hay mượn xác để thị hiện – thanh xà bạch xà ; Những nơi có thờ Tứ phủ thường hay có thờ cặp rắn mồng ) Hổ là thú qúi trong rừng cũng kiêng vì cũng biểu hiện của thần linh ( tại các đền thờ Trần triều hiển thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn bao giờ cũng có bàn thờ ông hổ. Một số miễu thờ ở nam bộ cũng có thờ ông Hổ.) b/ Kiêng do tính chất thịt của các con vật đó : Vấn đề này có nguyên nhân từ tôn giáo và các môn huyền thuật : Với tôn giáo và huyền thuật thì mỗi tín đồ, hành giả, đệ tử của môn phái đó, khi còn tồn tại ở thế gian này thì ngoài chuyện tu hành theo giáo pháp. Còn một chuyện rất quan trọng là sự giao cảm hay sự chứng minh của các đấng tối cao cho họ, trong quá trình tu tập. Một câu văn thường hay gặp cho sự việc này là lời cầu mong sự “ cảm ứng chứng minh ” của Đấng…. hay Thánh thần, Tổ … trước hoặc ngay sau khi thực hiện nghi lễ nào đó. Ví dụ : + Bài Nguyện Hương – Đạo Phật trước khi tụng kinh, có đoạn : Nguyện khói hương này Bay tỏa khắp mấy tầng mây Rốt ráo tâm con bổn nguyện lành Trên khói hương này xin Phật ngự Chứng minh đệ tử tấc lòng thành ….. + Chú niệm hương của phép bùa Lỗ Ban : “ Nam mô hách hách dương dương, nhựt xuất đông phương, vạn sự thần pháp kiết tường độ thần đệ tử thủ chấp phần hương họa linh phù tiên sư, tổ sư chứng giám …” + Văn cúng thần linh có đoạn : “ …Chúng con kính mời các vị Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành….” Sự cảm ứng chứng minh ở đây có thể hiểu là một sự giao cảm : Kẻ nói thì phải có Người nghe. Người “nghe” được hay không do nhiều yếu tố như đẳng cấp của hành giả, tâm trí họ , lễ vật, không gian thời gian …..( những yếu tố này không thuộc phạm vi bài này ). Ở đây chỉ nói đến một điều đơn giản và cơ bản là sự truyền thông – truyền thông tin. Âm thanh nói miệng người ta nghe được với nhau là do môi trường không khí truyền, nếu không khí bị rút hết ( chân không) thì âm thanh đó không truyền được ( ví dụ như đặt tai vào miệng cái bình thủy chỉ nghe thấy tiếng o o. Hay hệ thống cửa nhựa Euro Window sử dụng phương pháp tạo chân không giữa 2 lớp kính để có tác dụng cách âm , cách nhiệt) . Điện thoại hữu tuyến nói chuyện với nhau được là nhờ có đường dây truyền tín hiệu. Điện thoại vô tuyến ( mobill) phải nhờ sóng. Nếu dây bị cắt đứt, sóng bị phá thì các thân máy chỉ còn là những cục gạch. Tâm linh cũng vậy, việc lời khẩn cầu hay phép tu luyện của hành giả có truyền được đến Đấng tối cao, Thần linh hay thầy Tổ ….chứng minh hay không, phải nhờ một môi trường truyền nào đó như dạng sóng viba, trường khí hay trường sinh học….gì gì đó tùy theo pháp môn họ tu luyện. Ví dụ như Đạo Phật là sự quán tưởng ( mật tông hay có pháp này ) hay sự nhập thân ( một số môn huyền thuật như Thần quyền, Đồng cốt….) Và như vậy, nếu có một tác động nào đó làm giảm hay cắt đứt sự truyền thông thì tất cả công lao của hành giả đó là công cốc, thậm chí bị mang tội vì phạm nội qui ( nếu môn phái đó có sự qui định để tử phải thường xuyên giữ “ liên lạc” với “Thầy”.) Đạo Phật, nhất là pháp môn Tịnh độ tông và Thiền tông ngoài Tam qui Ngũ giới : không sát sinh ( ăn chay là một pháp tu) không uống rượu….. thì còn cấm sử dụng ngũ vị tân gồm có : Hành, Hẹ, Tỏi, Hưng Cừ….vì những thứ đó có chất kích thích làm hành giả vọng động, mất tập trung khi tu hành, có thuyết còn nói rằng khi tụng kinh mà dùng các thứ đó thì không có tác dụng gì hết. Như vậy có thể hiểu ngũ vị tân sẽ là những tác nhân làm gián đoạn hay cắt đứt đường truyền của người tu, Phật tử khi đến với Phật Thánh lúc tu tập. Một số đạo giáo, môn phái huyền thuật vẫn cho đệ tử của họ dùng thức ăn từ thịt động vật, nhưng phải kiêng một số con như đã kể ở trên. Nguyên nhân là ngoài những con vật mang tính biểu tượng thiêng liêng như đã nói thì ăn thịt một số con vật ( chó, cá chép, rắn rết … ) còn làm cho hành giả dễ bị cắt đứt hay gián đoạn truyền thông với Thần linh của họ. Cầu khẩn hay triệu thỉnh Thần linh mà khi kêu thần không nghe được thì là công cốc. Ngoài ra nội quy môn phái nếu có qui định việc thường xuyên “thông tin” mà lại không thực hiện được thì sẽ bị phạt. Điều này rất sợ đối với người tu tập, giống như con nít đi học bị thày giáo đập. Tại sao thịt chó, chép, trâu, rùa rắn ….lại có tác dụng cản phá như vậy ? Theo y khoa hiện đại phân tích thành phần hóa học của các loại thịt này, đa phần chúng có thành phần chất đạm khá cao. Đặc biệt hàm lượng Phốtpho và lưu huỳnh cao hơn hẳn các loại động vật khác. Như chúng ta đã biết, quá trình phân hủy xác chết động vật sẽ sinh ra các chất độc. Đặc biệt trong đó là H2S ( Sun phua hydro ) một loại khí độc có mùi trứng thối. Loại khí này, người thường ngủi phải một hồi có thể lăn ra bất tỉnh thậm chí gây chết người. Trên một số tàu biển có hầm chứa hàng là thực phẩm , nhất là các loại thịt. Một thời gian bị đóng kín, khí H2S sinh ra trong đó tù đọng, thùy thủ khi vào làm hang không lưu ý biện pháp an toàn thông gió hít phải gây bất tỉnh vong mạng là chuyện thường. Bởi thế nên phân của các loại động vậy ăn thịt thường thối, trong khi phân loài ăn thực vật như trâu bò có mùi hăng ngái, trẻ chăn trâu còn dùng phân bò khô nướng bắp rất ngon là đằng khác. Phốt pho : có khả năng tự bốc cháy trong không khí. Khi xác chết bị phân hủy , phốt pho được giải phóng bốc lên cháy xanh lè, xanh lét trên các nấm mồ mới chôn. Người xưa khong biết cho là ma trơi, khiến thày phù thủy khi gặp phải cũng té chạy rơi cả mũ áo, bị đãy ( xin xem thêm chuyện cổ tích Việt nam - Phù thủy sợ ma ). Phốt pho là một chất độc, nhiễm độc bỏng phốt pho rất khó lành, thường gây nhiều biến chứng phức tạp, thời chiến tranh người Pháp và người Mỹ dùng một loại bom cháy tên là Napan hay bom lân tinh để tàn sát người Việt rất dã man. Thành phần chính của bom này chính là Phốt pho. Y học hiện đại đã chứng minh, trong cơ chế tiêu hóa của con người, khi phân đưa xuống đến ruột già, nếu không tống khứ nó ra ngay khỏi cơ thể thì ruột già sẽ hấp thu các chất độc ngấm ngược vào cơ thể, khiến người ta mệt mỏi, nổi mụn… Như vậy nếu ăn thịt nhiều, trong quá trình tiêu hóa cái bao tử của chúng ta giống như một bãi tha ma, hôi thối. ( Một số người bị bệnh hở van bao tử, có hơi thở thối kinh, rất ớn.) Đồng thời với việc hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể, nhất định cơ thể chúng ta sẽ hấp thụ một số độc chất được sinh ra trong quá trình phân hủy đó. Với hàm lượng P và S cao như thế, thần kinh trí não của chúng ta nhất định sẽ bị ảnh hưởng. Với công việc, sinh hoạt bình thường thì ta có thể không cảm thấy điều này. Nhưng với những sinh hoạt tâm linh mà sự truyền thông của nó rất vi tế thì ảnh hưởng này rất lớn. Giống như ta đặt chiếc điện thoại di động vào một căn phòng treo toàn đồ kim khí, hay đặt đường dây điện thoại bàn cùng với một dây dẫn điện sinh hoạt. Tín hiệu sẽ bị nhiễu loạn, nhiễu loạn thì truyền đi sẽ không đúng, không đúng là sai. Mà sai là “ chết”. ( Việc này thể hiện rất rõ ở người ăn thịt chó, sau bữa ănthì đi đến đâu gặp chó đều bị sủa, thậm chí chó nhà không nhận ra chủ sủa ầm ĩ lên. Được giải thích là trên cơ thể người đó toàn mùi chó, chó ngửi thấy mùi chó lạ là sủa gây chiến. Người xưa kinh qua thực tế, là sau mỗi lần ăn thịt những con vật đó thì phép không linh, ví dụ như nhập thiền định không được, đọc chú cầu thần không ứng. Thậm chí có người bị “hành” khổ sở. Từ đó người ta thấy phải kiêng. Do phải liên tục kiêng, nên sẽ thành nội qui hay thành “ luật cấm” của môn phái. Đạo và Đời chả xa nhau là mấy, phép kiệng kỵ từ đó mà lan tỏa ra .
-
Hôm nay có điều kiện một chút, tôi trở lại đề tài này để “trả nợ” bạn Tomxp. Dưới đây chỉ là ý kiến cá nhân tôi thông qua một số chiêm nghiệm và suy luận. Còn điều gì sơ xuất, luôn mong các cao nhân chỉ giáo thêm. TẠI SAO LẠI KIÊNG ĂN MỘT SỐ LOẠI THỊT ĐỘNG VẬT ??? 1- Đặt vấn đề : Trong dân gian Việt nói chung và một số cấm kỵ nói riêng của một vài tôn giáo, huyền phái … thường kiêng và cấm ăn một số loại thịt động vật như : Chó, trâu, cá chép, rùa. rắn…Câu hỏi đặt ra : Tại sao lại như vậy ? 2- Làm tỏ một vài khái niệm : a/ Kiêng kỵ hay kiêng cữ : là tránh làm một việc gì, cái gì đó . Nói về chuyện kiêng kỵ trong văn hóa đời sống người Việt nói riêng và các dân tộc khác nói chung, có rất nhiều điều (thứ). Từ những điều đơn giản phổ biến trong cuộc sống đời thường, đến những qui tắc dùng trong một số bộ môn như y học, ẩm thực,dưỡng sinh, nông ngư nghiệp, phong thủy xây dựng ….. Có những điều trở thành phong tục tập quán. Ví dụ : - Kiêng đi mùng 3 về mùng 7 ; Kiêng xuất hành ra ngõ gặp gái …… - Kiêng ăn thịt gà với kinh giới; Phụ nữ có thai kiêng ăn thịt chim sẻ, rùa, thỏ… - Kiêng tắm sau khi uống rượu say ; Vợ chồng kiêng không được gần gũi khi mới ốm dậy, mới đi xa về, khi say rượu hay thời tiết bất thường …. - Đi biển kiêng ( cấm) cứu người sắp chết đuối. Cấm phụ nữ đến kỳ bẩn người vào tương… - Kiêng đòn dông nóc mái nhà đối diện chiếu thẳng vào cửa ; Nhà ở gần mồ mả, chùa miếu và nơi công quyền…… ( Về nội dung những kiêng cấm này, xin tham khảo các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu khác như Kiêng Và Cấm Kỵ Của Người Việt - Tác giả: Phạm Minh Thảo.) b/ Tại sao người ta lại kiêng kỵ ?: - Một số điều kiêng kị có xuất xứ từ những lý thuyết, học thuật của bộ môn khoa học đông phương như Đông y, Phong thủy, Trạch cát ( như kiêng đi 3 về 7 là tránh những ngày xấu tam nương nguyệt kỵ…của thuật Trạch cát ; Kiêng ăn thịt gà với kinh giới vì dễ gây phong ngứa, đau mỏi do tính vị của 2 thứ thực phẩm đó tương tác với nhau theo thuyết đông y; Kiêng nóc mái nhà hàng xóm chiếu thẳng vào giữa cửa nhà mình, là do việc tránh tác động của xung khí xấu theo thuyết phong thủy….). - Một số kiêng kỵ có xuất phát từ tôn giáo, các pháp môn huyền thuật ....( như kiêng đến thăm bà đẻ, trẻ sơ sinh mới sanh, kiêng khen những điều tốt trước mặt trẻ nhỏ để tránh sự động chạm đến hồn vía của chúng, khiến chúng quấy khóc, khó ở là xuất phát từ khái niệm Hồn và Vía của đạo giáo ( Lão giáo ) – Kiêng cứu người chết đưối của ngư dân, là do thuyết đền mạng cho thủy thần của huyền thuật ) . - Một số điều kiêng cấm là những kinh nghiệm va vấp, được đúc rút ra từ thực tế cuộc sống của người xưa ( Kiêng phụ nữ đến kỳ vào tương, vào men rượu hay thậm chí là múc nước giếng làng … vì kinh nghiệm cho thấy những người phụ nữ đó làm việc ấy sẽ làm tương thối, rượu chua, nước giếng phèn đục… ) Hay gần đây nhất là chuyện kiêng chụp ảnh 3 người hay số người lẻ. Kiến thức, học thuật thấp cao đến đâu thì đối tượng chính chỉ là phục vụ con người. Con người thì luôn hướng - mong muốn, thậm chí là cầu mong , phấn đấu đến những cái tốt tránh cái xấu. Nên khi đã biết xấu thì phải tránh. Một số điều kiêng kỵ đơn giản và phổ biến thì rộng rãi trong cộng đồng, dùng quen đến mức trở thành tập quán phong tục chung. Một số khác có tính đặc thù, thì trở thành qui ước (lệ) của một một làng, một vùng. Một số đặc biệt hơn, trở thành “luật” – giới luật của tôn giáo, pháp môn huyền thuật. Bộ phận cộng đồng đã qui định vậy, pháp môn đã qui định vậy thì phải tránh, dại gì để vi phạm sẽ bị phạt. + Tỉ như làng nọ, các cụ qui định : Cấm tiệt đờn bà, con gái ngày “bẩn người” ra giếng khơi của làng lấy nước, giặt giũ …vv.Vì như vậy, giếng làng sẽ bị thúi hỏng, không dùng được. Ai vi phạm phải bỏ tiền mua vài tấn vôi bột về thau giếng, gia đình có người vi phạm bị phạt vạ 1 bò, 1 lợn, 1 gà và mâm xôi để cúng thần linh long mạch. Bản thân cô gái đó bị lột quần, quất 9 cây roi vào mông rồi sát muối ớt, phơi nắng 1 canh giờ để làm gương. Khiếp ! Biết thế sao dám phạm. + Hay như môn Thần quyền, có một điều cấm đệ tử không được chui luồn dưới dây phơi đồ, đặc biêt là phơi đồ phụ nữ. Nếu vi phạm sẽ bị Tổ phạt. Có người bị thần uýnh phọt máu mồm, máu mũi. Có người bị phạt leo lên dây làm xiếc, múa may một hồi rồi cắm thẳng đầu xuống đất cái phập. Hãi ! Phải tính đường mà tránh. *** Nên có thể hiểu bản chất chính và cuối cùng của kiêng kị là tránh hung tìm cát và tránh phạm “luật”.
-
TIN RẤT QUAN TRỌNG! Bài này viết bởi một y tá tại Bệ nh viện đa khoa khu Laval, Sainte-Foy, Quebec Nhiều người không biết ... . Khoảng năm ngày trước, con trai của tôi 26 tuổi quyết định làm một tách cà phê instant. Nó lấy một ly nước và bỏ vào trong microwave để hâm nóng nó lên (cái này nó đã làm hoài). Tôi không biết là nó đặt giờ bao nhiêu (phút), nhưng nó nói rằng nó muốn hâm cho nước sôi. Khi giờ đã ngưng, nó lấy ly từ lò ra. Lúc đó, nó có lưu ý rằng nước không sôi. Đột nhiên nước trong ly nổ tung tóe vào mặt nó. Cái ly thì còn nguyên vẹn cho đến khi nó liệng đi khỏi tay nó, nhưng mặt nó phải đối diện bởi một sự bỏng cháy với cường độ gia tăng. Nó đã bị các vết bỏng trên mặt của mình với độ bỏng thứ nhất và thứ hai, mà sẽ có thể còn vết thẹo đáng kể. Hơn thế nữa, nó có thể đã mất đi một phần thị giác của mình trong mắt trái. Khi đến tại bệnh viện, bác sĩ điều trị nó cho rằng, đó là một chuyện thường xảy ra và nước (một mình nước) không bao giờ nên được đdun nóng trong lò microwave. Nếu nước cần được đun sôi theo cách này, thì phải để thêm cái gì đó vào trong ly, như một cây gậy gỗ hoặc một túi trà (không có staples) để giải tỏa năng lượng. "Đây là những gì giáo sư khoa học của chúng ta đã phải nói: Tôi đã nhìn thấy vụ này trong quá khứ. Điều này được gây ra bởi một hiện tượng được gọi là =C 4un nóng quá độ. Nó xảy ra khi nước trong tình trạng sôi, đặc biệt là truờng hợp các ly tách mới, chất lỏng nóng lên vượt quá điểm sôi của nó. Khi nó được dời đi thì đột nhiên, có một cú sốc đủ để gây ra nhanh chóng tạo ra các bong bóng, khiến nước bị trục xuất khỏi ly. Đó cũng là lý do, các bọt hình thành bong bóng trong các chất carbonized lỏng (Coke, Champagne) trào ra khi mở nắp. Xin vui lòng chuyển tiếp thông tin này đến người mà bạn biết để phòng ngừa chấn thương và đau khổ cho họ. Deschesnes Y tá Francine, BSc, trợ lý nghiên cứu lâm sàng ngực Hôpital Laval, Sainte-Foy (Quebec) Theo : Thông tin từ những người bạn
-
CM xin lỗi vì đã để các bạn phải chờ. Vừa qua CM bị đau mắt, bác sĩ điều trị ko cho sử dụng máy tính nhiều, nên chưa viết tiếp được. Xin hẹn một dịp gần nhất. Cám ơn cac bạn đã quan tâm. CM
-
Là học viên lớp PTLV, Như Thông có thể dùng con lắc để xác định chiều cho đúng. Treo nhầm hướng là nguy to. Giống như sử dụng dao 2 lưỡi vậy. Các bạn khác đang tham khảo, cũng lên lưu ý vấn đề này. Công Minh
-
Cá heo hồng tại Mỹ Một nhà khoa học nghiệp dư vừa chụp được những bức ảnh của cá heo hồng lạ mắt trong hồ nước mặn tại bang Louisiana, Mỹ. Cá heo hồng luôn bơi sát con mẹ. Ảnh: Erik Rue. Erik Rue, thuyền trưởng 42 tuổi của một công ty cho thuê tàu, theo dõi con cá heo có màu da đặc biệt này kể từ khi nó xuất hiện lần đầu tiên tại hồ Calcasieu, phía bắc vịnh Mexico hồi năm ngoái. Khi đó Erik nhìn thấy nó bơi cùng những con cá heo xám và rất nhiều người đã đổ xô tới đây để chiêm ngưỡng con vật lạ. “Hôm ấy tôi vô tình nhìn thấy một đàn cá heo xám gồm 5 con và nhận thấy một con có màu hồng toàn thân, cứ như thể nó vừa chui ra từ thùng sơn màu hồng vậy. Con vật có đôi mắt màu đỏ và luôn bơi sát một con to hơn. Tôi nghĩ chắc đó là mẹ nó. Ngoài sự khác biệt về màu sắc, con cá heo hồng hoàn toàn khỏe mạnh và bình thường”, Erik kể. Mặc dù bị bạch tạng nhưng chú cá heo con không hề sợ ánh nắng mặt trời. Ảnh: Erik Rue. Theo Erik, đôi mắt đỏ của cá heo hồng cho thấy nó bị bạch tạng. Lớp da của nó rất nhẵn và không có dấu hiệu bất thường nào. Trong khoảng 45-50 lần nhìn thấy cá heo hồng, thỉnh thoảng anh phát hiện cá bơi ra xa mẹ để kiếm ăn và chơi đùa, nhưng không bao giờ cách đàn quá xa. Theo Regina Asmutis-Silvia, một nhà sinh học của Hiệp hội bảo tồn cá voi và cá heo, con cá màu hồng nói trên tại Mỹ là một sinh vật đặc biệt và tuyệt đẹp. “Bạch tạng là một căn bệnh di truyền, nhưng chúng tôi chưa xác định được con cá heo này mắc phải dạng bạch tạng nào. Mọi người nên cẩn thận và tỏ ra tôn trọng nó bằng cách quan sát từ xa, không nên rượt đuổi hay quấy rầy cá”, Regina nói thêm. Trên thế giới loài cá heo xám là loài thường gặp nhất. Tháng 10 năm 2006, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã chụp được tấm hình một con cá heo xám rất kỳ lạ, nó có 4 vây. Đó là trường hợp đột biến lai (giống như loài người mọc đuôi) giữa cá heo và cá voi. (theo Daily Mail + Viet bao)
-
Chào Tom. Tom phát hiện gần đúng là như thế đấy, nhưng tại sao là như vậy? Tiếc là CM gõ gần xong 1 bài dài lại bấm nhầm nút xóa mất. Cụt hết cả hứng. Hẹn Tom lần tới nhé. Công Minh
-
Chào Tom ! Jenry hứa là chỉ đùa thôi, chứ không xơi thịt Tom đâu. Đừng có lo lắng quá thế :lol: :P :D Jenry sẽ thử đưa ra 1 phân tích, sau khi đi công tác về nhà (mới có tài liệu) Trước mắt cho gửi mấy thông số, mới nhặt được. Có thể tinh ý Tom sẽ cảm nhận được vấn đề đấy . I - Thành phần của các loại thịt động vật Chó, mèo, trâu, chép ... a/ Trong 100g thịt chó có : Năng lượng 260 kcal,Carbohydrate 0.1 g, Mỡ 20.2 g,Protein 19 g; Nước 60.1 g Vitamin A 3.6 μg Vitamin B1 (Thiamin) 0.12 mg; Vitamin B2 (Riboflavin) 0.18 mg; Vitamin B3 (Niacin) 1.9 mg; Vitamin C 3g;Calcium 8 mg;Sắt 2.8 mg; Phốtpho 168 mg; Kali 27 mg; Muối ăn 72 mg;Tro 0,8 g. b/ Trong 100g thịt cá chép có acid amin, 18g albumin, 4,4g mỡ, 16mg vitamin A, 0,02 mg vitamin B1, 0,1mg vitamin B2, 3,2mg vitamin PP, 0,39mg vitamin E, 96mg K, 67mg Ca, 1,3mg Fe, 214mg P, 13,44mg Se. c/ Trong 100 gam thịt trâu có : Ngoài các acid amin ; 7 miligam canxi, 170 miligam phốtpho, 0,9 miligam sắt, 0,07 miligam vitamin B1, 0,15 miligam vitamin B2, 6 miligam vitamin PP. Trong khi : d/ Trong 100g thịt hàu gồm có: 10,9g protein, 1,5g chất béo, 375mg kali, 270mg natri, 35mg can-xi, 10mg magiê, 5,5mg sắt, 47,8mg kẽm, 11,5mg đồng, 100mg phốt-pho, ngoài ra còn chứa vitamin A, B1, B2 và các vi nguyên tố khác, lượng Iod cao gấp 200 lần so với sữa bò và lòng đỏ trứng. e/ Trong 100g thịt lợn có : (dở dang nên còn tiếp)
-
Cũng "chã" phải. 1 - Mèo lang thang : Bạn ờ nông thôn hay thành thị ? Bạn đã xem phim Miêu Nữ - CatWoman dịch ra tiếng ta là Mèo cái - Diễn viên: Halle Berry, Benjamin Bratt của Holywod chưa ? Bạn đã nghe tiếng mèo gọi tình trong đêm khuya thanh vắng chưa ? Bạn đã nghe thành ngữ : " Mèo già hóa cáo chưa " ? Mèo hoang hay mèo "đi bụi" đầy ở đấy đấy. :lol: :P :D 2 - Nói mèo ham ăn ??? vậy là Mèo tham thực cực thân ?! Cũng chả phải !!! Tướng học có câu : " Nam thực như Hổ, nữ thực như miu " để chỉ về tướng nết ăn của con người ta. Thế nào là thực như miu ( mèo ) ? Ăn uống nhỏ nhẹ, chậm rãi, rón rén !!! Trong Nghìn lẻ một đêm truyện, có một tích : Nàng người đẹp kia, mỗi bữa ăn cơm với chồng chỉ dùng cọng tăm xỉa răng mà chọt vào từng hạt cơm để đút vào miệng. Bởi vì, buổi tối nàng ta đã đi ăn no thịt người với ác quỷ. Hay sao, Nghìn lẻ một đêm tận xứ Trung đông cũng có hình tượng hay về cái thói " âm khí" như người Nam Á thế .!!! Thực chất mèo là giống không háu ăn, nên các cụ ta mới có câu ví : " Ăn như mèo " để chỉ những người ăn ... yếu. Có chăng ham miếng đầu cá mà làm ra bộ gầm gừ là để giữ ... miếng, chứ ăn được là bao. Cứ để ý mà coi, sẽ thấy. Hiện tượng Mèo và Chó ... thật ra chỉ là một tín hiệu phản ành cho con người " biết" về một trường sống. Trong thế giới bùa phép, huyền thuật con mèo còn có nhiều điều kinh dị nữa. Nhưng bản chất, theo tôi thì ko xa rời : Chúng chỉ là công cụ như ....cục nam châm. Mọt câu hỏi đặt ra : Tại sao người có tu ( Phật, Tiên , Đạo... ) lại kiêng ăn thịt chó ,mèo,trâu, rùa , cá chép..... ko phải là điều vô lý và cũng ko phải là ko khoa học đâu. Đều có lý do, nguyên nhân của nó hết. Chả lẽ chỉ như chuyện con chó tại sao khi đái lại kiễng một chân lên như trong truyện cổ tích Việt Nam ??? Ẩn ý của người xưa, hay là người xưa chưa giải thích được, hay là nữa cách giải thích với ngôn từ cổ ko ... khoa học như bây giờ. Đó là điều chúng ta hiện nay gọi là "giải mã". Tại sao người xưa nói khó ?! Đơn giản là như ngày nay một đứa trẻ lên 5 hỏi Mẹ nó là : Mẹ đẻ con ra ở đâu. Người mẹ bối rối trả lời : Ở Nách. :) Thế là lên chuyện. :huh: Cám ơn bạn đã nhắc lại vấn đề này. Hẹn khi có dịp, tôi sẽ có bài phân tích sâu hơn về : Mèo và Chó. Công Minh
-
Ngôi mộ cổ 2.000 năm gây sửng sốt Kỳ nhân ở “nghĩa địa mộ cổ” Ông bảo, vùng Hải Dương là một... nghĩa địa mộ cổ khổng lồ (?!). Chuyện này thật lạ! Tôi chưa từng nghe nhà khoa học nào nói như vậy. Nhưng phải "lật lại" 30 năm vùi đầu vào mộ cổ của kỳ nhân này, mới thấy điều đó hoàn toàn chính xác. Và có vô số những chuyện “không tin nổi” hé lộ theo những ngôi mộ huyền bí được khai quật này. Kỳ I: Suýt đi tù vì tự ý đào mộ cổ Ông Tăng Bá Hoành (nguyên GĐ Bảo tàng Hải Dương) sinh năm 1941. Nhà nghèo, cậu bé Hoành phải bỏ học sớm để đi làm. Thế nhưng, không đến lớp, không có thầy cô, Hoành vẫn dự thi và tốt nghiệp cấp 3. Ông Tăng Bá Hoành. Sau một quá trình học như thể "ngày mai không còn được học nữa", đầu năm 1968, Hoành được nhận về làm cán bộ ở kho Hiện vật của Bảo tàng tỉnh. Vừa làm vừa học, anh đã tốt nghiệp xuất sắc ĐH Tổng hợp khoa Sử. Niềm đam mê mộ cổ bắt đầu hình thành rõ nét. Vụ tham gia đào mộ đầu tiên của ông Hoành, cũng là cuộc khai quật mộ tháp Huyền Quang và mộ tháp Pháp Loa, diễn ra vào tháng 4-1979. Lúc bấy giờ vụ việc này cũng khá nổi đình nổi đám trong giới khảo cổ. Ngay sau cuộc khai quật hai mộ tháp, ông tiếp tục tham gia và chủ trì khai quật hàng loạt mộ cổ của những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử như lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, đại tư đồ Nguyễn Bá Khanh, bà Nguyễn Thị Ngọc Chén (vợ ba chúa Trịnh Tùng), mộ bà chúa Sao Sa, tức Nguyễn Thị Duệ (nữ tiến sĩ duy nhất của nước ta, người từng giả trai đi học), Thượng tướng, Quận công Nguyễn Văn Linh… Mỗi cuộc khai quật mộ cổ thời kỳ này, có sự chỉ đạo và tham gia của ông, đều là tâm điểm chú ý của cả nước. Nhân dân khắp nơi kéo về xem, quây kín khu vực khai quật cứ như đi... biểu tình. Lần để lại nhiều kỷ niệm nhất là lần khai quật mộ cụ Nguyễn Bá Khanh. Suốt 40 ngày ông cùng các đồng sự làm việc miệt mài, không có một đồng công lao nào. Cũng may mà suốt 40 ngày đó, ông được nhà chùa nấu cơm cho ăn miễn phí. Lúc chuẩn bị khai quật, ông định làm báo cáo gửi Bộ. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh phán miệng rằng không cần, cứ làm trước, báo sau. Vụ ấy, ông suýt bị bỏ tù vì phát hiện ngôi mộ cổ cực quý, tài sản quốc gia, mà tự tiện khai quật, không báo cáo trung ương. Chỉ đạo và tham gia khai quật hàng chục ngôi mộ cổ của những nhân vật nổi tiếng, song tên tuổi của nhà khảo cổ tỉnh lẻ này chỉ thực sự được biết đến khi những ngôi mộ thuyền, mộ cũi, mộ Hán, có tuổi trên dưới 2.000 năm, được quật lên khỏi lòng đất. Những chiếc mộ thuyền bị bỏ quên trong Bảo tàng Hải Dương. Cách đây hàng ngàn năm, vùng đất này, nhiều nơi còn là đầm lầy lụt lội, sông ngòi chằng chịt. Cư dân Đông Sơn sinh sống, đi lại chủ yếu bằng thuyền, bè. “Sống ngâm da, chết ngâm xương”, “sống trên thuyền thì chết cũng ở trên thuyền”. Chính cuộc sống sông nước đã tạo ta tín ngưỡng mộ thuyền đặc sắc. Cư dân ở xứ sở thờ thần mặt trời luôn tin rằng linh hồn người chết sẽ được chở đến thế giới bên kia, xứ sở của hồn. Phương tiện đi lại thời đó chủ yếu là thuyền, nên linh hồn cũng cần một con thuyền. Để chuẩn bị cho chuyến đi của hồn, ngoài chiếc thuyền ra, còn phải có vũ khí, đồ dùng, thức ăn. Điều may mắn là cư dân thời đó đã đào huyệt thật sâu trong lòng đất, tận lớp đất sú vẹt có nhiều khí mê tan. Chính lớp khí này làm cho các loại vi khuẩn ăn gỗ, ăn xương không sống được, để đến nay, hơn 2.000 năm sau, con cháu cư dân Đông Sơn vẫn được chiêm ngưỡng gần như nguyên vẹn thế giới của tổ tiên hiện diện qua các ngôi mộ cổ. Điều kỳ diệu là một "nhà khảo cổ tỉnh lẻ" như ông lại có rất nhiều cơ hội chạm tay vào những ngôi mộ thuyền đặc biệt đến nỗi làm ngạc nhiên cả giới khảo cổ thế giới... Mọi thứ trong ngôi mộ 2.000 năm tuổi vẫn còn nguyên vẹn. Xương không thiếu một chi, răng không thiếu một cái, quần áo bằng vải thô còn bền, đồ tùy táng cực kỳ hoàn chỉnh. Kể cả những hạt quả vải tu hú (vải trái mùa, ăn chua) vẫn nằm nguyên vẹn bên cạnh người quá cố. Kỳ 2 : Khám phá "vương quốc mộ thuyền" Chẳng ai rỗi hơi thống kê xem nhà khảo cổ nào là người trực tiếp khai quật mộ thuyền nhiều nhất ở nước ta. Ông Tăng Bá Hoành cũng chẳng để tâm, nhưng quả thực, cả đời ông, đã dày tâm nghiên cứu kỹ lưỡng vài chục cái, còn trực tiếp hoặc tham gia quật lên từ lòng đất thì ông không nhớ nổi đã "nhúng tay" vào bao nhiêu cái, toàn những cái quý hiếm, đặc sắc nhất nước ta. Những chiếc mộ thuyền đã được khai quật. Mộ thuyền đầu tiên được phát hiện ở vùng Hải Hưng (có thể là đầu tiên của cả nước), đó là mộ thuyền La Đôi (xã Hợp Tiến, Nam Sách), khai quật vào năm 1962. Mộ thuyền này được phát hiện trong quá trình người dân làm thủy lợi. Tuy nhiên, thời đó chúng ta còn mải sản xuất và phục vụ chiến tranh, nên chuyện khảo cổ không được quan tâm nhiều, việc khai quật diễn ra khá sơ sài. Đến năm 1986, biết rằng khu vực La Đôi còn nhiều mộ thuyền chưa được phát hiện, nên ông Hoành tiếp tục về khu vực này "chọc ngoáy". Thật bất ngờ, ông Hoành, các đồng nghiệp và nhân dân trong vùng phát hiện ra thêm 4 cái mộ thuyền nữa, đều còn nguyên vẹn, tuyệt đẹp. Trong những chiếc mộ thuyền, ông thu thập được rất nhiều hiện vật như nhĩ bôi, rìu đá, đồ trang sức và một số hiện vật khác bằng đá, bằng đồng. Theo ông Hoành, nếu tiếp tục khai quật, khu vực này sẽ hiện ra một nghĩa địa mộ thuyền đồ sộ, tuy nhiên, ông Hoành và đồng nghiệp chỉ làm có vậy, bởi có khai quật hết lên cũng không thể bảo quản được. Ngoài "nghĩa địa mộ thuyền La Đôi", ông Hoành và bảo tàng Hải Hưng còn có đóng góp lớn trong việc phát hiện ra rất nhiều "nghĩa địa mộ thuyền" ở các huyện Kinh Môn, Kim Thành, Chí Linh, Gia Lộc, Bình Giang. Nghĩa địa mộ cổ đẹp và nguyên vẹn nhất Đông Nam Á Nổi tiếng bậc nhất là "nghĩa địa mộ thuyền" Động Xá (Lương Bằng, Kim Động, Hưng Yên ngày nay) được phát hiện năm 1995. Ngay khi người dân vùng này thông báo tìm được mộ cổ, ông đã tìm về. Sau quá trình khảo sát, ông dự đoán khu vực này có cả một "vương quốc mộ thuyền" chứ chả phải của hiếm. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông và đồng nghiệp đã đào lên được 4 cái. Còn số lượng "dò" được thì phải cỡ 100 cái ở khu vực có diện tích chừng 2ha thuộc thôn Động Xá. Chuyện phát hiện nghĩa địa mộ cổ còn nguyên vẹn xương cốt, đồ tùy táng, áo quan là những chiếc thuyền, có tuổi trên dưới 2.000 năm ở Động Xá, đã làm bàng hoàng không những cả nước mà gây sự chú ý với cả thế giới. Các nhà khoa học quốc tế nhận định, đây là nghĩa địa mộ cổ thời Đông Sơn còn nguyên vẹn và đẹp nhất khu vực Đông Nam Á. Theo các nhà khoa học Viện khảo cổ thì "nghĩa địa mộ thuyền" Đông Sơn, có niên đại đến 2.500 năm. Điều kỳ diệu là xương cốt, quần áo vẫn còn nguyên vẹn, trong khi người xưa chẳng áp dụng kỹ thuật ướp xác nào. Việc những mộ thuyền tồn tại được tới hơn 2 thiên niên kỷ là do môi trường đậm đặc khí mê tan bảo quản. Mộ thuyền Động Xá là những chiếc thuyền đã được sử dụng, sau đó được cắt đi một nửa để dùng làm quan tài, chứ không phải thân cây khoét rỗng như các di chỉ mộ táng Đông Sơn mà các nhà khoa học đã tìm thấy ở những vùng khác. Tại đây, lần đầu tiên các nhà khoa học tìm được xác chết hơn 2.000 năm tuổi có quần áo hoàn chỉnh. Trước đây, các nhà khoa học chỉ biết rằng, kỹ thuật dệt vải thời Đông Sơn phổ biến là dùng gai để lấy sợi. Một thuyền này cho thấy người Đông Sơn đã biết dùng lụa. Khu nghĩa địa cổ này đã mở ra nhiều cánh cửa tìm hiểu về xã hội Đông Sơn thời xưa, xã hội mà chúng ta ngày nay có rất ít thông tin và sự hiểu biết. Phát hiện này cho phép khẳng định tổ tiên trực tiếp của người Việt Nam là những người đã sáng tạo ra nền văn hóa Đông Sơn. Nơi trưng bày mộ thuyền ở Bảo tàng Hải Dương. Hai mộ thuyền kỳ lạ nhất Sau 3 năm khai quật tại Động Xá, đến năm 1998, tỉnh Hải Hưng tách thành hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương, các cán bộ bảo tàng Hải Hưng đã tiếp quản và cùng với Viện Khảo cổ tiếp tục khai quật mộ cổ ở khu vực này. Kết quả, họ đã tìm ra tới 40 mộ thuyền. Trong số đó, có hai chiếc cực đẹp, còn rất nguyên vẹn, tuy nhiên, hai chiếc này xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỷ 2 sau Công nguyên, vì trong mộ có tiền Ngũ Thù, thời Đông Hán. Ngoài những ngôi mộ được làm bằng chiếc thuyền đang được sử dụng, ông Hoành còn khai quật được khá nhiều mộ dạng hình thuyền ở Hải Dương. Đó là mộ mà quan tài là một thân cây lớn, được chẻ làm đôi, khoét rỗng, rồi đặt xác và đồ tùy táng vào, sau đó dùng dây mây nẹp lại, chốt mộng rất khớp, bít kín các kẽ hở bằng sơn ta cho nước khỏi ngấm vào rồi đem chôn. Năm 2001, cả nước phải sửng sốt với hai ngôi mộ kiểu này ở Kiệt Thượng (xã Văn An, Chí Linh, Hải Dương). Đây là hai ngôi mộ cực kỳ nguyên vẹn, mặc dù nó đã có tuổi 2.000 năm. Mọi thứ trong ngôi mộ còn nguyên. Xương không thiếu một chi, răng không thiếu một cái, quần áo bằng vải thô còn bền, đồ tùy táng cực kỳ hoàn chỉnh. Kể cả những hạt quả vải tu hú (vải trái mùa, ăn chua) vẫn còn. Trong mộ, cung tên bằng đồng còn nguyên cả cán. Đặc biệt là chiếc di đồng rất đẹp, là thứ đầu tiên tìm thấy ở Việt Nam. Di đồng là vật dụng của quan lại, nhà giàu, dùng để rửa tay, rửa mặt. Trong mộ còn rất nhiều vật dụng khác như thau đồng, đai lưng đồng, thố đồng, bát đồng, giáo đồng, lao đồng, rìu đồng, tấm che ngực bằng đồng, nồi đồng, kiếm sắt, nhĩ bôi (chén hình tai), ghế gỗ, vỏ quả bầu... Trong ngôi mộ thậm chí chứa rất nhiều xương chó, xương lợn. Điều này giải thích rằng, người Việt cổ quan niệm chết chỉ là đi về thế giới khác, nên người chết cũng được chia của để mang theo sử dụng. Phạm Ngọc Dương www.vtc.vn Lời bàn : Theo "sử mới" của Việt Nam ta, thì thời Hùng vương có khoảng 2- 300 trăm năm trước công nguyên, là liên minh của mười mấy bộ lạc, trang phục là : cửi trần đóng khố. Trong khi, ít nhất từ kết quả khảo cổ này : Trích từ bài viết : " Theo các nhà khoa học Viện khảo cổ thì "nghĩa địa mộ thuyền" Đông Sơn, có niên đại đến 2.500 năm. Điều kỳ diệu là xương cốt, quần áo vẫn còn nguyên vẹn, trong khi người xưa chẳng áp dụng kỹ thuật ướp xác nào." Thật là điều mâu thuẫn.!? Nên chăng rất cần xem xét lại vấn đề trang phục thời Hùng Vương, như nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh và một số nhà nghiên cứu khác đã nhiều lần đề xuất. Người mẫu BTĐ, vừa qua đạt danh hiệu Nam vương tại Đài Loan, giá mà mà biểu diễn nằm trong cái mộ thuyền cùng với trang phục trùng trục đóng khố thì khả năng đạt danh hiệu ngay từ vòng loại. :lol: Công Minh
-
CM đã điện thoại cho Dienbatn, anh Hùng cho biết địa chỉ của cô giáo Dung giống như trong thư : Trường tiểu học Nà Ớt - Mai Sơn - Sơn La. Thực tế thì Dienbatn cũng chưa lên đây, mà mới đi đến vùng lân cận. CM có vài suy nghĩ : 1 - Bây giờ đã vào tiết cuối xuân gần sang hạ, bài của anh Hùng có thể cô giáo đã gửi lâu. Nếu bây giờ chúng ta quyên góp xong, gửi đồ lên Sơn La , thì thời tiết qua mùa hạ - quần áo rét trước mắt là vô ích. Thứ nữa mất nhiều tính chất xã hội... Bởi thế cần cân nhắc nội dung các vật phẩm giúp đỡ - có khi trên đó họ cần quần áo mùa hè thì sao ? Hoặc sắp tới ko phải là quần áo mà là những thiết yếu khác ..... 2 - Người ta rét thì cần ấm. Cho đồ cũ thì có ấm nhưng vẫn là đồ cũ. Ngày xưa xã hội còn khó khăn đến cả chuyện ăn mặc, thì mới có đất cho đồ Si-Da. Ngày nay cuộc sống kinh tế xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là ở các đô thị. Chuyện các tổ chức kêu gọi quyên gom đồ cũ cũng là cái tốt. Nhưng giúp người ta ngoài cái ấm còn có cái mới cái đẹp, chắc ý nghĩa hơn. Tính ra nếu ta kêu gọi từ thiện từ nước ngoài, chi phí vận chuyển là 3000usd/ contenner, cũng số tiền đó ta mua đồ Đại hạ giá trong nước cũng không chênh nhau là mấy, mà lại được là đồ mới. Mà ko phải mất thời gian chứng minh này nọ. Thấy đâu giúp đó Vậy : Nếu cần ai có áo thì giúp áo, ai có chăn thì giúp chăn, ai không áo không chăn thì giúp bằng tiền đồng cũng được. Chúng ta mua hẳn đồ mới, giúp người ta. Dĩ nhiên là phân cân đo đong đếm, tìm nguồn ngon - bổ - rẻ. :( Vài ý kiến chủ quan để góp ý, xây dựng chương trình. Công Minh
-
CM có vài đề xuất : Có thể liên hệ ngay với tổ chức từ thiện ở Mỹ thường đi xin đồ cũ đó (1 ). Tổ chức từ thiện Mỹ sẽ đứng ra cho 1 cơ sở bên VN như : làng, xã , chữ thập đỏ hay trường học ngay tại địa phương đó...( như vậy ko phải chứng minh đó là hàng hóa buôn bán ) và chính hội từ thiện Mỹ, họ sẽ có sáng kiến trong việc vận tải, đồng thời các vật phẩm dễ tập trung nhiều và nhanh. Làm cầu nối Từ thiện bằng cách Đề xuất và tham gia vào lo các thủ tục vận tải, phân phối .... Thể hiện thiện chí với họ bằng cách: tích cực thu gom đầu vào cho họ, khi có điều kiện dư thừa như thế. Mới là cao ong, chưa phải cao kiến. Mong mọi người tiếp tục.... Công Minh
-
Chào bạn ! Theo tôi, cuộc sống riêng của mỗi cá nhân hay cuộc sống chung của một gia đình - nói theo ngôn ngữ phong thủy : bị nằm trong tập hợp của nhiều "tương tác". Nào là định mệnh của họ ( nôm na gọi là cái số ), rồi ảnh hưởng của người phối ngẫu hay con cái, ảnh hưởng của phong thủy, của trạch cát...... Nên chỉ xét 1 khía cạnh nào đó e chưa thấu đáo cho cả vấn đề. Nên khi có " bệnh " thì phải cần được khám tổng quát. Phần nữa là, khi bắt được " bệnh " rồi thì ai mà chẳng hỏi : " thuốc chữa " ? Bởi vậy nếu có điều kiện ở gần, bạn nên đến xin tư vấn trực tiếp sẽ hay hơn. Hiện nay chú Thiên Sứ đang đi công tác xa, sau 3 tuần nữa bạn nên liên hệ lại với chú để biết thêm chi tiết. Chúc bạn và gia đình luôn may mắn. Công Minh
-
Phong thủy ứng dụng trong bài trí nơi thờ tự Từ xưa đến nay, đối với phần lớn người Đông Phương nói chung và người Việt nói riêng, việc thờ phụng Đức tin, Thần thánh và Tổ tiên là một phần không thể thiếu của cuộc sống xã hội và đời sống tâm linh. Niềm tin thiêng liêng trong tín ngưỡng tất dẫn đến phải hình thành những không gian thiêng liêng. Với cộng đồng đó là các công trình mang tính chuyên biệt như Đình, Chùa , Miếu mạo, Đền Phủ ,Am Cốc, ….Với mỗi gia đình là gian ( phòng ) thờ hay bàn thờ. Những không gian thiêng liêng là nơi ở, nơi giáng toạ của Đức tin, thánh thần và các bậc tổ tiên. Bởi thế những nơi này được cân nhắc, chọn lựa kỹ về tư thế kiến trúc, cách tổ chức bài trí, sử dụng đồ dùng và vật liệu phải là những thứ qúi và đẹp. Việc tổ chức kiến trúc cho một công trình thờ tự chung hay bài trí cho một bàn thờ riêng đã được người xưa vận dụng các nguyên lý triết học Đông Phương, những triết lý của tôn giáo, các kỹ thuật phong- thổ - thủy trong việc sắp xếp. Trước là để thể hiện sự kính trọng các đấng được tôn thờ không ra ngồi lẽ trời đất thuận hoà , sau là sự nguyện cầu “ Âm siêu Dương thái ” cho mỗi người và cả cộng đồng. Về chi tiết, mỗi công trình có những đặc thù mang tính tôn giáo, vùng địa lý , tập quán dân cư và tính nghệ thuật thời đại…. Đây là một đề tài khảo cứu sâu sắc, không phải phạm vi của bài viết này. Ở đây chỉ phân tích đến một tiêu chí mang tính đại cục, đó là sự vận dụng các nguyên lý triết học cổ Đông Phương như Dịch – Phong thủy trong nghệ thuật qui hoạch và bài trí cơ bản như sau : Về tổng quan các công trình thờ tự như Đình, Chùa, Quán, Phủ … của Trung hoa và Việt Nam đều áp dụng nguyên tắc Phong Thủy là chọn một hướng tốt theo hình thế đắc địa của của khu vực để đặt hướng cho công trình. Nhưng đa phần đều được hướng về phía Nam ( phương Nam). Thứ nhất đây là sự vận dụng theo Dịch, câu : “ Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ” ( nghĩa là bậc vương thánh mặt nhìn về hướng Nam để cai trị thiên hạ). Thứ hai : Đây cũng là việc áp dụng thế đại cục của phong thủy theo thế : Tiền Chu tước - Hậu Huyền vũ. Trong phong thủy cĩ một qui tắc Tứ linh phối Hà đồ : - Phương Bắc - Khảm ( Thủy) màu đen ứng là Huyền Vũ ( Qui đen ) - Phương Nam - Ly ( Hoả ) màu đỏ ứng là Chu Tước ( Phượng đỏ ) - Phương Đơng - Chấn ( Mộc) màu xanh ứng là Thanh Long ( Rồng xanh ) - Phương Tây – Đồi ( Kim ) màu trắng ứng là Bạch hổ ( Hổ trắng ) Có một thuyết nữa là : Hướng Nam tượng trưng cho dương lực, mùa hạ, sự ấm áp và phương Nam đầy nắng ấm, mạng của hướng này là Hỏa. Ở cả nội và ngoại phong thủy, hướng Nam là tốt nhất và lành nhất. Nên các đình chùa và các cấu trúc xây dựng quan trọng đều hướng mặt về phía Nam. Với cơ sở như vậy, những công trình được đặt ở những nơi không có thế đất ( phong thủy) đặc biệt, thì theo nguyên tắc trên là : Lưng tựa về phương Bắc ( Hậu Huyền Vũ ) , mặt hướng về phương Nam ( Tiền Chu Tước) để xây dựng công trình, mong cầu hưởng cái thế đại cục của Phong thủy. Trong tổ chức bài trí trong các nơi thờ tự, bàn thờ chính đều hướng thẳng ra cửa, nghĩa là cùng hướng với hướng cửa đại hội của căn nhà. Nên thế của bàn thờ cũng là Tiền chu Tước, hậu huyền Vũ và đây là nơi Thánh thần “an tọa” nên càng đúng là “ Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ”. Đã là Tiền chu Tước, hậu huyền Vũ như vậy thì tất Tả ( trái) là thanh Long và Hữu ( phải) là bạch Hổ . Với công trình kiến trúc lớn, người ta có thể vận dụng con đường, dòng sông hay một hàng cây cao …. bên tay trái làm Thanh Long và bên phải là khối nhà phụ, vườn cây rau tán thấp đậm, đắp gò mối thấp… làm Bạch Hổ. Với bàn thờ : Hậu huyền Vũ : lưng cao ( tường nhà; bài vị …) – hậu đê tàng phong . Tiền chu Tước : trước mặt thấp, thoáng, rộng – tiền cái tụ thủy. Và để cho đủ bộ thì tất phải tạo thế tả thanh Long bằng bình cắm bông hoa ( động ) và Hữu là bạch Hổ bằng mâm trái cây, gói bánh kẹo….( tĩnh ) . Vì lưng ứng với Bắc, mặt ứng với Nam thì tất bên tay trái ứng với Đông và tay phải ứng với Tây. Mà từ đó có câu : “ Tiền án Hậu chẩm - Đông bình Tây quả” là vậy. Trong thực tế với mỗi gia đình, do bài trí hướng nhà và nội thất bên trong theo phong thủy Bát trạch hoặc chỉ theo theo cách bố trí công năng kiến trúc, sao cho phù hợp với sinh hoạt. Nên bàn thờ không được sắp đặt hay không nhất thiết phải đặt theo trục Bắc – Nam. Nhưng ở vị trí nào thì điều đầu tiên là phải trần thiết cho tôn nghiêm, trang trọng. Và có thể áp dụng nguyên tắc phong thủy nói trên để bài trí, sắp đặt cho thêm phần ý nghĩa. Công Minh
-
Tôi đã hoàn chỉnh bài phân tích. Mời bạn xem nơi đây http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...?showtopic=4331 Cám ơn vì đã quan tâm. Công Minh
-
Bài đọc thêm : Ngập lụt không phạm tới đền chùa Hà Nội Với lối xây dựng theo kiến trúc truyền thống: nền cao, mái dốc, các di tích đình, đền, chùa khu vực nội thành Hà Nội đã chống chọi hiệu quả với trận mưa, ngập vừa qua. Ít bị ảnh hưởng trong cơn mưa gió Người dân làng Phương Liệt nay thuộc phường Phương Liệt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội rất tự hào với ngôi đình được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Đợt mưa lớn làm cho nhiều người xót xa khi thấy sân đình ngập trong nước bẩn tới 60 - 70 cm. Đường từ cổng chính vào đến cửa đình chỉ gần 10 m nhưng cụ từ Nguyễn Gia Diêm với ủng cao su và gậy chống vẫn phải mất nhiều phút mới lội qua được vũng nước cản đường với nhiều rác thải, bùn cát. Cụ Diêm cho biết, nhà cụ ở gần ngôi đình, khi thấy mưa to, cụ đã cố gắng sang đóng cổng ngăn rác theo nước cuốn vào sân đình nhưng không được nên đành bất lực nhìn chốn linh thiêng bị nước ngập làm bẩn. "Nhờ nền cao nên nước chỉ mấp mé bậc thềm do đó các bức tượng và đồ thờ trong đình không bị ảnh hưởng gì", cụ Diêm nói. Một mảng đình Phương Liệt bị ngâm trong nước. Chính vì tình cảm gắn bó với nơi thờ phụng, tín ngưỡng chung của cộng đồng, nên khi nước vừa rút, người dân và các đoàn thể tại Phương Liệt như CLB dưỡng sinh, CLB bóng bàn, Chi đoàn thanh niên và nhân dân trong vùng đã nhanh chóng cùng nhau thu dọn, quét sạch sân đình. Không bị ảnh hưởng “nặng” như đình Phương Liệt, các di tích trên địa bàn thành phố như chùa Trấn Quốc, đền Hai Bà Trưng, đình Đồng Nhân... chỉ bị thấm nhẹ một số mảng tường, trước sân xâm xấp nước sau đó rút nhanh. Ông Nguyễn Tài Dương, thành viên Ban quản lý di tích đình Đồng Nhân, cho biết: “Đình từ lâu chưa được tu bổ đã xuống cấp nhưng vừa rồi mưa rất to cũng chỉ làm ẩm tường và dột ở một số chỗ do những viên ngói bị mục vỡ”. Tương tự, mặc dù khu vực đường Trần Khát Chân, Thanh Nhàn ngập trong mưa nhưng ngôi chùa Linh Sơn ở đây lại hầu như không bị ảnh hưởng gì. Bà Nguyễn Thị Sáu, một người dân sống gần đó, cho biết: "Mưa khiến toàn bộ con đường bị ngập, nước chảy vào bên trong nhiều gia đình, riêng chùa không bị ảnh hưởng gì. Kể cũng lạ”. Một số di tích thì bị “thiệt hại” nhưng ở một dạng khác như chùa Vân Hồ, đang trong thời gian tu sửa lại, những cơn mưa lớn chỉ khiến công việc xây dựng bị đình trệ, nguyên liệu như xi măng, cát sỏi hỏng hoặc trôi đi một chút. Theo ông Nguyễn Doãn Tuân, Giám đốc Ban Quản lý di tích và thắng cảnh Hà Nội, hiện chưa thấy ban quản lý di tích nào báo cáo về thiệt hại. Tuy nhiên, theo quan sát của Đất Việt, đa số các công trình đền, chùa, miếu mạo trong khu vực nội thành không bị thiệt hại gì nghiêm trọng. Người dân quét dọn đình sau đợt mưa ngập. Kiến trúc truyền thống, trí tuệ của cha ông Phó giáo sư Trần Ngọc Thêm, giảng viên ĐH Quốc gia TP HCM, tác giả của nhiều cuốn sách, bài viết về ngôn ngữ, văn hóa cho biết: “Để đối phó với môi trường tự nhiên nên về mặt cấu trúc, các công trình kiến trúc truyền thống của người Việt được thể hiện ngắn gọn qua câu thành ngữ “Nhà cao cửa rộng”. Điều này xuất phát từ môi trường khí hậu, vì sống ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, thường xảy ra lụt lội nên yêu cầu đầu tiên của ngôi nhà là phải cao, tức là nền móng nhà cao hơn so với mặt đất để tránh nước lụt, ẩm ướt, côn trùng, sâu bọ...; do đó nhà truyền thống đều có nền cao, nhất là những nơi thờ phụng, nơi ở của vua quan, nhà giàu. Một yêu cầu về độ cao nữa chính là mái nhà phải cao”. Cũng theo phó giáo sư Thêm, mái nhà cao nhằm tạo khoảng không gian rộng thoáng để đối phó với nắng nóng, mái nhà lại cong tạo độ dốc lớn nên khi mưa nhiều giúp nước thoát nhanh, tránh dột gây hư hại, mục mái. Giáo sư Vũ Ngọc Khánh lại cho rằng, kiến trúc truyền thống, đặc biệt là nơi dành để thờ phụng như chùa đều xây dựng dựa theo thuật phong thủy, hiểu đơn giản phong và thủy là hai yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn nơi xây dựng, cứ trú mà theo quan niệm của thuyết này thì phong (gió) động thuộc dương, thủy (nước) tĩnh thuộc âm. Trong tư duy của cư dân nông nghiệp, nước có vai trò rất quan trọng và cần thiết. Cũng vì vậy, nhà cửa của cư dân Việt thường được làm ở nơi có nguồn nước để tiện sinh hoạt như sông, hồ, ao. Có khoảng nước gần nhà sẽ tạo nên sự cân bằng sinh thái, hòa hợp âm dương. Bên cạnh đó người xưa còn quan niệm “tụ thủy là tụ nhân”, nước tượng trưng cho sự giàu có, vì thế thời xưa quanh mỗi gia đình thường có ao, bên đền miếu thì có hồ bán nguyệt, hồ tròn tạo sự bình yên. Đây cũng là nơi để lấy nước dùng khi cần, tiêu thoát nước khi mưa, do đó nước khó có thể gây ngập úng cho nhà cửa, trừ những trận bão lũ lớn. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Kim Cổ, cách thức xây dựng truyền thống tạo sự vững chắc cho ngôi nhà bởi nó được hình thành trên bộ khung. Bộ khung này có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận phân bố đều theo hàng dọc bởi các cây cột, về chiều ngang các cột được liên kết bởi các kèo, kèo lại kết nối với nhau bằng các xà (xà nóc, xà thượng...). Tất cả các chi tiết được liên kết lại bằng dây, néo, mộng buộc chặt, lắp khít với nhau tạo nên sự chắc chắn nhưng lại rất linh động vì dễ tháo rời khi cần di chuyển và ngược lại lắp vào cũng thuận tiện. Chính vì thế nền nhà cần phải cao tránh sụt móng, chịu được sức ép từ mái, cột chống, tường... Mặt khác, do thềm cao nên muốn vào nhà phải đi lên các bậc, người Việt cho rằng số lẻ là số dương, đây là số ước lệ tượng trưng có sự sống, vì thế thấp nhất là ba bậc. Nếu các công trình kiến trúc lớn như cung điện, chùa miếu... thì bậc càng nhiều, có thể là 5,7,9. “Khi bước qua cửa vào bên trong, lại có một bờ ngăn thấp gọi là ngạch cửa. Mang đặc điểm đó thì nước dù có dâng cao cũng khó có thể tràn được, cùng lắm là đến sân vì các di tích tại Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng đều xây dựng tuân theo kiến trúc xưa với nền cao, mái cong dốc đứng nên mưa không gây dột, nước chẳng ngập tràn, do đó trận mưa lụt vừa qua không gây ảnh hưởng nhiều đến các đình chùa, miếu mạo”, ông Kim Cổ khẳng định. Hùng Phong baodatviet.vn
-
Đề nghị các hội viên lưu ý khi đăng bài : 1- Các bài mang tính trao đổi học thuật, nghiên cứu hay phổ biến kiến thức ...vv thì đăng vào các chuyên mục trong phần TRAO ĐỔI HỌC THUẬT. 2 - Các bài viết mang tính đề nghị tư vấn yóp ý thì đăng vào mục TƯ VẤN. Bạn Dothịthuyv: "nuớc đến chân mới nhảy" nên đã đăng bài nhờ tư vấn ở cả hai nơi. Như vậy là không đúng với nội dung chuyên mục, làm loãng diễn đàn. Qua đó thể hiện tính nóng vội của bạn. " Dục tốc bất đạt " Mong bạn rút kinh nghiệm và các hội viên khác lưu ý giùm vấn đề này. Công Minh
-
Theo nguyên tắc " Đông bình - Tây quả " thì từ trong bàn thờ nhìn ra, bên trái đặt bình bông ( hoa ), bên phải đặt đĩa hoa quả là chính xác. Dĩ nhiên là có cơ sở và nguyên tắc. Vậy tại sao ? Tôi sẽ có bài phân tích về cách bài trí này nay mai. Cám ơn bạn, đã có câu hỏi gợi ý. Công Minh
-
Với điều kiện bạn phải tin vào Phong Thủy Lạc Việt...! Tôi sẽ giúp bạn 1 bản vẽ con con. Vì hiện nay tôi đang có chuyến công tác tại Vũng Tàu. Công Minh
-
Dịp xuân về Tết đến, ngoài các công việc tất bật chuẩn bị cho đón chào năm mới : tống cựu nghinh tân, nghỉ ngơi, thăm thú và vui hưởng một mùa xuân mới. Có một việc mà gần như nhà nhà, người người con dân nuớc Việt đều lấy làm thiêng liêng và trân trọng đó là việc báo hiếu tổ tiên ông bà cha mẹ, các bậc sinh thành dưỡng dục. Với những bậc tiền bối đang tại thế là sự thăm nom, chúc tết, tặng quà để tỏ lòng hiếu thảo. Với các bậc tiên hiền đã khuất bóng là việc trang hoàng bàn thờ, dâng cúng tổ tiên, trước là tỏ lòng thành tưởng nhớ, sau là sự nguyện cầu sự phù hộ che chở cho một năm mới an lành và may mắn. Với tinh thần uống nước nhớ nguồn, hoà vào trong không khí thiêng liêng đó, thường niên vào những ngày đầu năm mới Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương đều tổ chức chương trình viếng thăm và dâng hương tại đền thờ các Vua Hùng - Tổ tiên chung của tất cả con dân nước Việt. Tưởng nhớ và cầu xin anh linh tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, nhà nhà ấm no, người người mạnh khoẻ, hạnh phúc vui vẻ, sáng suốt và anh minh trong học tập, trong lao động sản xuất và chiến đấu để xây dựng, gìn giữ NUỚC - NHÀ ngày càng cường thịnh. Âu cũng là lẽ quá hợp lý và thật ý nghĩa . Thay ban điều hành diễn đàn khu vực thành phố Hồ Chí Minh, xin trân trọng thông báo chương trình xuất hành đầu năm đến dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng dịp Tết Kỷ Sửu, đến các thành viên có tâm thành hướng về nguồn cội của diễn đàn nói chung, anh chị em học viên lớp Phong thủy Lạc Việt và Lạc Việt Độn Toán nói riêng, như sau : CHƯƠNG TRÌNH VIẾNG THĂM VÀ DÂNG HƯƠNG ĐỀN THỜ QUỐC TỔ LẠC HỒNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH . Thời gian vào lúc 10h ngày mồng hai Tết Kỷ Sửu . Địa điểm : Đền thờ Quốc Tổ Lạc Hồng Số 94 - Đường Nguyễn Thái Sơn - Quận Gò Vấp - TP Hồ Chí Minh . Trân trọng kính mời các thành viên tại TP. HCM và các vùng phụ cận bố trí thời gian tham gia. Mọi chi tiết xin liên hệ tại topic này. Uống nước thì phải nhớ nguồn Khi ăn trái ngọt - nhớ công vun trồng. Ta đâu sinh giữa hư không !!! Qua sông phải nhớ lấy công : Bác đò ! TM. Ban điều hành Công Minh
-
Xin cảm ơn anh Tầm nhìn mới, về những bình “lựng” vui nhộn. Chúc mừng anh : Phần thưởng vô địch AFF Cup Để thêm tăng thêm phần hấp dẫn cho trận chung kết AFF Cup 2008 giữa Việt Nam và Thái Lan, hai cặp vợ chồng mê bóng đá cùng bày trò cá độ "nội bộ". Cặp vợ chồng A. - Vợ : Em chọn đội tuyển Việt Nam vô địch. - Chồng: Ok. Nhưng anh thắng độ thì được cái gì? -Vợ: Em sẽ khuyến mãi cho anh "đá thêm 1 trận" tuần nầy. - Chồng: Ok. Cảm ơn em yêu. Nhớ giữ lời đấy nhé! Cặp vợ chồng B. - Vợ: Em chọn đội tuyển Việt Nam vô địch. - Chồng: Ok. Nhưng nếu anh thắng độ thì sao? - Vợ: Em đồng ý cho anh "nghỉ đá 1 trận" tuần nầy. - Chồng: Ok. Cảm ơn em yêu. Nhớ giữ lời đấy nhé. (Theo http://www.vnexpress.net ) Nhân tiện anh nói đến Lạc Việt Độn Toán, xin kể một nội dung liên quan. Nhân dịp anh Random vào công tác tại Tp Hồ Chí Minh hôm 26/12, chúng tôi có tổ chức gặp mặt. Hôm đó có 4 anh em, gồm : Minh châu, Random, Luke và CM. Mọi người có lên quẻ LVĐT cho trận chung kết này. Kết quả là 1 trận hoà 1-1. Và như vậy thì chung cuộc VN thắng. Anh Minh Châu luận : Việt Nam ra quân trong trận cuối này với trang phục toàn trắng và Thái Lan toàn vàng như trận trước thì nghiễm nhiên là như vậy. Trắng = Kim sinh Thủy mùa, đã sinh xuất, lại vào ngày cuối tháng 11 lên đá hay, nhưng sẽ rất vất vả, hao tổn... Do được thế là tương sinh nên sẽ hơn Thái Lan bị tư ơ ng khắc( vàng = thổ khắc thủy của mùa) và Thổ sinh kim sinh xuất cho VN. Vì vậy: Việt Nam sẽ thắng. Anh Minh Châu cũng là người đoán trận chung kết EURO vừa rồi chính xác, bằng PP cảm ứng màu quần áo của đội bóng và lổ lủng trên cái dù che nắng chợt nhìn thấy. Có lẽ, trang phục ra sân gần đây của đội tuyển bóng đá quốc gia toàn trắng, phải chăng do hợp lý mà may mắn như anh dẫn lời của báo ở trên là vậy ? Xin chúc mừng anh Minh Châu và LVĐT. Bên ngoài thấy mọi người đoán hay lắm. Ko hiểu tại sao dịp này lai không ai vào diễn đàn, để vui dự báo như hồi EURO mới kỳ chứ ? Vài lời chia sẻ cùng anh. Chúc anh luôn khoẻ và góp vui cùng diễn đàn nhiều bài viết dí dỏm. Công Minh
-
Kính chúc Thầy luôn có nhiều Sức Khỏe. Liên tục sải rộng bước, trên con đường chấn hưng nền Văn Hiến Lạc Việt. Công Minh
-
Bí ẩn trí nhớ về kiếp trước Sơn Trà Theo Sức Khỏe & Đời Sống ... Các nhà nghiên cứu sinh linh lại cho rằng hiện tượng này là do “phách” của một người đã chết nào đó nhập vào một người sống. Phách là cái nằm bên trong thể xác, thể xác có thể chết đi nhưng phách thì không bao giờ bị tiêu tan, nó tồn tại mãi từ kiếp này sang kiếp khác theo vòng luân hồi. Nếu người đang sống mà yếu về năng lực tinh thần và thể xác thì sẽ bị phách mới nhập khống chế, điều trước tiên là kích động việc nhớ lại cuộc đời của người đã chết. Lý thuyết này được khá nhiều người ủng hộ vì trong một số trường hợp, người quay trở về kiếp trước được xác định là hoàn toàn không có quan hệ họ hàng gì với người mà họ đã hóa thân. .... Cho đến nay, các hiện tượng trên vẫn đang là câu hỏi lớn đối với giới khoa học. Sự nhớ lại kia là trí nhớ gene hay là sự “chuyển chỗ” của phách? Có giả thiết cho rằng, ký ức kiếp trước là một tập hợp thông tin được lưu giữ theo cách nào đó trong vũ trụ mà chỉ một số người có khả năng thu nhận. Có lẽ tác giả nhầm khái niệm về Hồn và Phách. Khi con người ta chết đi, hay gọi đúng là chuyển hóa đi thì Hồn còn và vi vu đâu đó. Còn Phách theo thể xác mà tan biến. Bởi thế mới có các danh từ : Linh hồn, Vong hồn, Oan hồn, Hồn ma ... để chỉ cái Linh của người đã khuất. Và mới có các hiện tượng : Gọi hồn nhập xác, Xuất hồn thoát xác... Các hiện tượng cho là lạ nói trên, thực chất thì cũng giống như Cô Phương Hàm Rồng, cô Bích Hằng (chó dại cắn); Cô Năm Nghĩa Bà Rịa... và một số nhà ngoại cảm khác giao tiếp với người chết, ở nuớc ta bấy lâu nay. Hiện tượng muợn xác nhập hồn, ở nước ta xưa nay cũng không hiếm. Một trong những chuyện được lưu truyền thành cổ tích, và mới đây được dàn dựng thành kịch nói trên sân khấu là tích : Hồn trương Ba, da hàng thịt. Vài dòng bình chú Công Minh
-
Thế thì chúc mừng "nó" : chịu khó ăn cơm bụi. Lại đỡ phải rửa bát mòn cả tay :D Tiếc quá nhỉ! giá như mươi năm về trước thì tôi xin nhận hân hạnh này. Hay là để 20 năm nữa, khi con trai tôi hỏi vợ lúc đó nhờ cô TrangPhan giúp cho khay trầu. Chả biết lúc đó trầu têm có còn là Cánh Phượng không hay là Sừng Trâu ? Thì tôi cứ lo xa như thế. :D Cám ơn TP trước nhé. Ô! Thế hóa ra là Trangphan không biết ăn trầu à. Cũng thấy tiếc nhỉ ? Một cô gái phố ! trang phục rất mốt, miệng nhai trầu bõm bẻm, hông giắt máy " Ai - phôn", đứng cong người vẩy rau nhoay nhoáy. Cũng ấn tượng đấy chứ .? ;) Không hoài cổ sao được, như văn hóa trầu cau đồng hành với dân tộc gần 5000 năm nay, tuy giờ có phai nhạt, nhưng nhiều khi không thể thiếu được. Cứ thử tưởng một đám ăn hỏi hay đám xin dâu, dù có 7 - 9 - 11 ....21 mâm quả đi chăng nữa mà lại thiếu mất cơi trầu cau thì còn gì là lễ nữa. " Lá trầu nằm dưới quả cau Làm sao cho thắm môi nhau thì làm" Các cụ dạy thế. Cám ơn TP đã gợi cho tôi vài ý để viết tản mạn về hoài cổ, về văn hóa trầu cau trong cái thời hiện đại này. Công Minh
-
Bạn PhuThuong dùng từ khéo thật ! CM