Công Minh
Hội viên-
Số nội dung
284 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
4
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Công Minh
-
Chữa bệnh bằng năng lượng Kì I : Đôi bàn tay biết chữa bệnh Tập trung ý nghĩ, đưa năng lượng thu được về bàn tay, phóng ra các đầu ngón tay chữa bệnh; Rồi chữa bệnh bằng ý nghĩ, nhân điện… Dù chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định nhưng những cách chữa này cũng có tác dụng nhất định. Loạt bài những phương pháp chữa bệnh kỳ lạ với các lý giải lý thú của các nhà khoa học sẽ giúp bạn đọc có những nhìn nhận khoa học về vấn đề này. Là giảng viên trường Đại học Nông nghiệp I, ngoài giờ lên lớp, cô Bùi Thị Đoan lại làm phúc chữa bệnh cho hàng trăm bệnh nhân. Điều kỳ lạ là chỉ bằng đôi tay day, ấn vào vùng đau mà bệnh nhân cảm thấy dễ chịu. Các bệnh nhân ngồi đợi. Cô Đoan kể, năm 1998, má Hai Hương (Bình Định) về trường cô dạy môn dưỡng sinh tâm thể. Thấy bà cứ vung tay, vung chân mà nói chữa được nhiều bệnh, cô không tin nên nghĩ học thử xem thế nào. Cô học thì cảm thấy người dễ chịu và trở nên yêu quý má Hai Hương. Và cũng từ đấy đôi bàn tay của cô Đoan bắt đầu biết chữa bệnh. Cô xoa tay thì thấy nóng hơn người bình thường. Trước kia cô mắc bệnh suy tim, teo một bên thận phải, bên trái có sỏi và không ít lần đồng nghiệp đã phải bế, cõng khi cô ngất. Từ môn dưỡng sinh tâm thể, cô tự về xoa, day, ấn chỗ đau, sau một thời gian, đi khám thì quả thận trái đã hồi phục, bệnh tim cũng thuyên giảm. Nhiều giáo viên cùng giảng dạy với cô thường nhờ bàn tay ấm nóng của cô để chữa một số bệnh như đau đầu, đau lưng... Mục sở thị cách chữa bệnh lạ của cô Đoan, chúng tôi thấy, đầu tiên cô niệm một câu thần chú, rồi để tay trái lên đỉnh đầu, tay phải lên ngực, hỏi họ tên, tuổi người bệnh. Theo lời cô, đây là cách để xin chữa bệnh cho người ta. Sau đó, nếu bệnh nhân đau lưng cô sẽ xoa đôi bàn tay của mình vài lần rồi đặt lên chỗ đau đó. Đôi bàn tay của cô như viên gạch nóng áp vào lưng người bệnh. Vừa day ấn cô vừa thổi "phù phù", gần giống người học huýt sáo để "thu năng lượng". 10 phút sau cô cho bệnh nhân uống một cốc nước được gọi là thuốc. Thực chất đây là nước lọc, cô làm phép thổi phù phù vào cốc khoảng 30 giây, rồi dùng tay phải xoa men theo thành cốc, cho bệnh nhân uống. Những chai nước mà bệnh nhân mang đến cũng được mở nắp để cô truyền năng lượng về nhà uống. Vừa day ấn cô vừa thổi "phù phù", gần giống người học huýt sáo để "thu năng lượng". 3 giờ đêm, tôi đau quá... định gọi cô... Đó là lời của bệnh nhân bị ung thư lưỡi ở Tiên Lãng, Hải Phòng đã cắt 1/3 lưỡi, đến nay bị tổn thương, chai, cứng và rất đau ở vòm họng do xạ trị bằng hóa chất. "Trước tôi bị một cái u bã đậu ở gáy và hơi gù lưng, qua 3 lần đến cô Đoan xoa tay vào đó thấy u đó tẹt hẳn. Giờ bị đau ở họng, nhiều khi không nói được, tôi lại đến nhờ cô. Cô đặt tay vào vùng má, cổ thấy dễ chịu lắm. Cô Đoan chỉ lên bức tranh có chữ Tâm, đề là gia đình cháu Tuấn Anh kính tặng và nói: "Cháu Nguyễn Tuấn Anh 4 tuổi, Thuận Thành, Bắc Ninh bị u bã đậu ở mặt và có một u ở trong hàm, nếu mổ dễ bị lệch hàm. Sau khi tới chữa bệnh ở nhà cô vài lần, cháu đã khỏi và không ảnh hưởng gì đến khuôn mặt". Cô Đoan đang chữa cho một bệnh nhân Một trường hợp mà chúng tôi chứng kiến là anh Nguyễn Văn Dũng, có vợ là chị Duyên dạy học cùng trường cô Đoan, anh Dũng cho hay: "Ngày 18/3, anh đi khám bị xuất huyết dạ dày, trong ổ bụng có nhiều khối u nhỏ. Sau 7 lần sang cô Đoan chữa, đi siêu âm lại thì không thấy những khối u đó...". Cô Đoan cho biết thêm: "Anh Dũng bị ung thư dạ dày, khả năng cứu chữa rất ít. Tôi chỉ có thể làm cho anh ấy bớt đau và kéo dài thêm thời gian sống". Theo những ghi chép của cô Đoan, từ năm 2009 đến nay đã có khoảng 559 người tìm đến nhà cô chữa bệnh. Nhiều bệnh Tây y chữa không được phải trả về được cô chữa khỏi. Có thể cô Đoan dùng năng lượng để tác động vào các huyệt… (GS Nguyễn Xuân Hướng (chủ tịch hội Đông y Việt Nam) Trong đông y, việc điểm các huyệt đạo giúp chữa được nhiều bệnh, giống như khi bị đau đầu có thể ấn 5 huyệt đạo: Ấn đường, phong trì, thái dương, hợp cốc, bách hội sẽ dần dễ chịu và khỏi đau đầu. Ấn và xoa các huyệt đạo chỉ chữa được những chấn thương ngoại, không thể chữa được nội thương bên trong, đặc biệt những bệnh hiểm nghèo. Tạo ra năng lượng bằng cách xoa hai tay vào nhau thì có nhưng truyền năng lượng đó để trị bệnh bên trong nội tạng thì không thể có được, nếu có thì cần có sự phân tích, chứng minh của các ngành khoa học. Trường hợp của cô Đoan là vận dụng các huyệt trên cơ thể vào chữa bệnh cùng với sức nóng của đôi bàn tay bóp, day mạnh khiến bệnh đau đầu, xương khớp bị đẩy lùi. Còn tiếp ... (theo báo KH&ĐS) Lời bàn : Báo viết : ...... Loạt bài những phương pháp chữa bệnh kỳ lạ với các lý giải lý thú của các nhà khoa học sẽ giúp bạn đọc có những nhìn nhận khoa học về vấn đề này .... Nhưng e cách giải thích của ông Chủ tịch ở trên lý thú chứ chưa lý hợp .... để nhìn thẳng vào sự thật của hiện tượng.
-
SINH CON THẾ NÀY THÌ CÓ TỐT KHÔNG !? (Hay chuyện những đứa trẻ Hữu Hạnh ) Đây là hình ảnh 3 em bé bỏ rơi tại cổng một ngôi chùa quê, những ngày giáp Tết Nhâm Thìn 2012. Bé lớn nằm ngoài được đặt trong một thùng xốp, nên tên tạm gọi là bé Xốp. Hai bé nằm trong sinh đôi với tổng trọng lượng được hơn 2kg, bác sĩ chẩn đoán là thiếu tháng được đặt trong một vỏ thùng mì ăn liền trước cổng chùa – tên tạm gọi là bé Mì. Chúng trông rất xinh xắn, có lẽ cha mẹ chúng là những người “ đẹp” vì mải chơi hay ham vui hay chót dại hay gì gì nữa bằng cái gọi của người đời để “có những con người do vô ý sinh ra” như thế này đây. Sư cô Thích Nữ Minh Hải, trụ trì tịnh thất Từ Ân cho chúng tôi biết, khi đón những bé vào chùa thì chúng đã tím tái, phải đưa đi bệnh viện ngay – may mà chưa có kiến, chuột bò vào. Bác sĩ chần đóan chúng bị sinh non, thiếu tháng, sức rất yếu, phải thật giữ gìn. Bữa nay cuối năm, thấy chúng cũng ồn ồn, Sư Cô cho đón chúng về để ăn Tết với các anh chị trong nhà. - Sinh con ra thế này thì có tốt không !? Người huynh trưởng đi cùng tôi thở dài và buông một dấu lặng, như một câu hỏi và như một câu trả lời cho những tâm sự của anh ấy vào những ngày cuối năm con Mèo Vàng . ***** Trước đó mấy bữa, anh tâm sự : Hồi này anh nhận được nhiều lời “nhờ vả” hỏi về chuyện sinh con đẻ cái của bạn hữu, em út gần xa. Đứa thì đã có 2 gái muốn kiếm thêm một một mũ gậy (1), đứa thì 1 gái muốm kiếm thằng con trai vào năm Nhâm Thìn cho có nếp có tẻ ; có đứa, vợ chồng cưới nhau gần chục năm mà chưa có gì. Lại có cặp vợ cứ cấn bầu vài tháng là lại xa xảy …. Thời buổi hiếm muộn tràn lan, vợ chồng trẻ có được đứa con là như có cục vàng, nên năm nào người ta cũng qui ra vàng hết, nào năm Tí thì gọi chuột vàng , năm sửu cho là trâu vàng, rồi mèo vàng, hổ vàng năm Thìn là rồng vàng, mai mốt là rắn vàng , chó vàng , gà vàng tuốt luốt. Cũng thông cảm, nhiều đứa có vàng rồi muốn thêm hột xoàn, kim cương như những trường hợp có 2 gái rồi muốn thêm 1 con trai để nối dõi tông đường hay có 1 con rồi thì muốn thêm đứa nữa nhưng muốn chọn sinh vào năm tốt , hợp tuổi bố mẹ. Nhưng có trường hợp, có vàng đem bỏ xó đường. Vừa rồi báo tuổi trẻ có loạt phóng sự về mấy đứa trẻ khuyết tật, trong đó có trường hợp bé Thiện Nhân bị người sinh ra bỏ rơi góc vườn, bị kiến ăn mất cả “chân chính ”, chú mày thấy có tội không. Tết nhất đến rồi, chú đi với anh, đến một nơi để mà chiêm nghiệm. Và vào ngày cuối năm, chúng tôi đã đến thăm tịnh thất Từ Ân, để tặng các cháu chút quà mọn đón xuân, sau là để “tự nhiên cảm xúc” cho lời giải bài toán hiếm muộn. ***** (còn tiếp)
-
Bài dưới đây chép từ Blog của Ivan (http://vn.360plus.yahoo.com/huynhvubmt/article?mid=41) Vì điều kiện mạng không xin ý kiến , mong tác giả miễn chấp. Xin cảm ơn Vợ tôi. Vợ tôi ! Người chưa được cùng tôi sánh vai vào thánh đường làm lễ. Người chưa có chiếc nhẫn lấp lánh nào trên tay để minh chứng cho một lời cầu hôn đúng nghĩa. Chúng tôi chỉ có với nhau tờ giấy đăng kí kết hôn đơn giản. Nhưng nàng đã sống cùng tôi, sống trong tâm trí tôi như một người vợ, hoàn hảo hơn cả một người vợ. Thời gian ấy kéo dài được 3 năm... Vợ tôi. Một năm sau khi sống chung không sinh được mụn con nào. Hai năm chạy chữa vẫn không có kết quả. Nàng buồn rầu héo hon, vàng võ. Tôi cũng buồn. Bạn có lẽ sẽ hiểu, khi ta thật sự muốn sống cùng ai đó đến cuối đời thì khao khát có được vài sinh linh bé nhỏ sẽ là khao khát cháy bỏng nhất. Chúng tôi cũng không ngoại lệ. Vợ tôi. Một đêm trăng, nàng nằm nghiêng người về phía cửa sổ, nói cùng tôi những lời nhẹ nhàng như gió: - Nếu đợt cấy phôi này không thành công, em nghĩ mình nên để anh tìm một người khác, người có thể sinh con cho anh. Anh là con trai duy nhất trong nhà. Em không muốn vì em mà anh mang tiếng bất hiếu không có con nối dõi. - Em nghĩ điên khùng gì vậy? Chúng ta vẫn chạy chữa. Sẽ có cách. Em phải kiên nhẫn chứ. - Tốn thời gian, công sức và tiền bạc quá anh ạ. Mà chúng ta đã dư giả gì đâu? - Anh nói không là không. Chúng ta đã phải tranh đấu cùng gia đình để có thể đến bên nhau. Lẽ nào giờ lại bỏ cuộc dễ dàng thế! Em ngủ đi, đừng suy nghĩ lung tung nữa. Tôi giờ mới hay, cánh tay tôi gối dưới gáy nàng giờ ướt đẫm... Tôi quay qua ôm nàng thật chặt và hôn vào gáy nàng. Ngoài kia, trăng đang từ từ rơi xuống... - A lô, em à, anh nghe đây! - Anh à? Ôi, anh ơi! Em có mang rồi! Em có mang rồi...!!! Tim tôi như muốn ngừng đập theo từng lời nghẹn ngào của nàng. Sau cùng điều chúng tôi chờ đợi rồi cũng đến. Những ngày tháng sau đó, chúng tôi sống rất hạnh phúc. Chưa bao giờ tôi nhìn thấy vợ tôi cười đùa nhiều đến thế. Và bản thân tôi bỗng tự nguyện trở thành "ông nội trợ" một cách vô tư. Tôi cố giúp vợ làm tất cả việc nhà mỗi khi đi làm về. Lúc nào tôi cũng lo sợ nàng sẽ va vấp khi làm việc rồi ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng niềm vui ấy chẳng kéo dài được bao lâu. Tuần thứ 28 của thai kì, vợ tôi ra máu bất thường. Nàng gọi cho tôi khi đã tự đi vào bệnh viện một mình. Bác sĩ bảo: "Có lẽ phải sinh non, sắp có dấu hiệu sinh. Tử cung của cô ấy không giữ được đứa bé nữa... ". Tôi bước vào phòng nhìn thấy vợ tôi hai mắt sưng húp và tiều tụy một cách tội nghiệp. Tôi ôm nàng thật chặt. Đêm ấy vợ tôi phải mổ để lấy đứa bé ra. Nó nằm ngọ nguậy như con chuột, chỉ nặng 1kg và còn quá nhỏ để có thể khóc. Vài giờ sau, nó rời bỏ chúng tôi ra đi. Nhưng đau buồn hơn, có lẽ là điều mà chúng tôi phải đối mặt sau ca mổ: vợ tôi phải chờ thêm 3 năm hồi phục mới có thể cấy phôi vào cơ thể thêm lần nữa. Chúng tôi đã không thể chờ thêm 3 năm... Sau ca mổ ấy, tâm lý vợ tôi thay đổi hẳn. Chúng tôi mất dần những đêm mặn nồng trong tay nhau. Những lời ngọt ngào trước đây được thay bằng những cơn thịnh nộ triền miên của nàng. Tôi trở nên lầm lì và chán nản đến cùng cực. Những giây phút êm ấm xưa kia được thay bằng những giờ tôi bù khú cùng bạn bè khắp các quán nhậu. Một đêm mưa phùn, tôi loạng choạng về nhà trong cơn say. Vợ tôi vẫn tư thế nằm nghiêng về phía cửa sổ, nàng nói cùng tôi: - Anh có muốn tìm người khác thay em làm mẹ của những đứa con anh không? - Sao em cứ phải lặp đi lặp lại điều quái quỷ ấy? Em muốn lắm sao? Anh nhịn em đủ rồi. Em thích làm gì thì làm. Đừng hỏi anh! Vợ tôi nằm im. Tay tôi không còn gối dưới gáy nàng nên tôi cũng không biết nàng có rơi giọt nước mắt nào không. Tôi bật dậy, khoác áo mưa ra khỏi nhà mà cũng chưa biết mình đi đâu. Đi được một quãng, điện thoại reo. Đầu dây bên kia người hàng xóm nói trong hốt hoảng: - Anh Phong đấy à? Anh đang ở đâu về ngay! Vợ anh khi không nửa đêm đi lang thang ngoài đường khi trời mưa. Có thằng khốn nào chạy xe ẩu đâm vào chị ấy, rồi nó chạy mất luôn. Tôi nghe tiếng phanh xe khiếp quá nên chạy ra xem. Giờ chị ấy đang trên đường đi cấp cứu rồi. Vợ tôi nằm đó, thoi thóp thở trong ống dưỡng khí. Nàng không mở mắt nhìn tôi lấy một lần từ khi tôi xuất hiện. Bác sĩ nói cùng tôi lời ái ngại: "Tôi xin lỗi...". Đêm ấy vợ tôi xuất huyết não và ra đi...! * * * Sau đám tang vợ, tôi nhiều đêm liền thường nằm vào vị trí của nàng, theo hướng nghiêng về phía cửa sổ, và tôi hiểu hoàn toàn cảm giác của nàng khi nằm vào tư thế ấy. Cảm giác nói chuyện mà không dám nhìn thẳng vào mặt một người vì sợ ta sẽ xúc động không thể thốt nên lời. Có khi nửa đêm, tôi lần mò tìm một thân thể ấm áp để cuộn vào nhưng được đáp lại bằng cảm giác hụt hẫng... Nhiều ngày sau đó, tôi chìm trong cơn say... Một đêm trong nhiều đêm say như thế, tôi nhìn thấy vợ tôi trong giấc ngủ, nàng ngồi cạnh tủ quần áo dưới chân giường và lấy cho tôi xem chiếc gối hình trái tim nhỏ xinh, nàng nói: "Gối này là dành cho con nè anh! Đẹp không?". Rồi đột nhiên nàng khóc uất ức... Tôi choàng tỉnh khi trời rạng sáng. Nỗi sợ hãi lẫn nhớ thương làm tôi nghĩ đến những điềm báo huyền hoặc của thế giới tâm linh. Tôi tìm đến ngăn kéo sau cùng mà vợ tôi thường bảo là chỉ giữ những thứ đồ ít khi dùng đến. Rồi hồi hộp kéo nó ra... Tôi trơ người khi nhìn thấy chiếc gối hình trái tim nhỏ xinh đúng như trong giấc mơ, chiếc gối mà vợ tôi chưa bao giờ cho tôi xem khi nàng còn sống. Tay tôi run run cầm lên. Phía dưới chiếc gối ấy là một phong thư xanh được nàng nắn nót từng chữ: "Anh thương yêu, Khi anh đọc được những dòng này thì có lẽ em đã đi xa, xa lắm... Em từng nghĩ khi yêu một người, ta chỉ cần hết lòng với họ thì sẽ mang lại hạnh phúc. Nhưng em đã sai. Vẫn còn có rất nhiều, rất nhiều điều nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta anh ạ. Như vấn đề em và anh đang phải đối đầu. Em và anh có lẽ không ai muốn sống thế này đến cuối đời mà không con cái. Khi em nói với anh, em sẽ tìm một người có sức khỏe tốt hơn để sinh con cho anh, là em nói thật. Em cũng đau lòng, cũng bức bối. Nhưng em nghĩ, nếu em không làm thế thì ngày nào đó anh cũng sẽ tự tìm cho anh. Trong hàng trăm cuộc hôn nhân tồn tại ngoài kia, hầu hết họ đều gắn kết với nhau bằng những sinh linh máu mủ của chính họ, của tình yêu mà họ dành cho nhau. Thế nên anh ạ, hãy một lần nói thật với em, anh có thể yêu em mãi không nếu giữa chúng ta không có cùng nhau một đứa con nào? Có lẽ bản thân anh cũng không thể trả lời chắc chắn, đúng không anh? Vậy thì hãy để em đi tìm câu trả lời ấy cho anh. Em may sẵn chiếc gối này, cho con của anh và có lẽ anh cũng sẽ cho em xem nó như con của em, được không anh? Hãy để chiếc gối này giữa hai chiếc gối to trong phòng ngủ của anh. Và hãy tìm một người đàn bà có thể đem đến cho anh chủ nhân của chiếc gối. Đó sẽ là trái tim chung của hai người, sẽ là mối gắn kết vô hình hai con người với nhau, sẽ giúp anh và người đàn bà ấy đi qua những đêm trăng rơi ngoài cửa sổ, những ngày mưa phùn ròng rã... và cả những chán chường. Rồi anh sẽ không phải tìm đến quán rượu khi buồn chán mà chỉ ở nhà chơi với con của anh, rồi anh sẽ không rời khỏi nhà lúc nửa đêm khi giận dỗi mà chỉ muốn qua phòng con ôm nó ngủ... Hãy tạo ra trái tim nối liền hai chiếc gối. Hãy làm chúng ngay bây giờ... Em yêu anh..!" Tôi buông lá thư nhòe nhoẹt nước mắt. Cầm lên tay hồ sợ bệnh án đầy đủ từ ngày vợ chồng tôi bắt đầu vào cuộc chữa trị vô sinh. Hồ sơ mà do sự vô tâm cố hữu của đàn ông, tôi chưa bao giờ chú tâm đến từ khi cùng vợ đi thử máu và lấy mẫu tinh dịch. Tôi chỉ nghe vợ bảo: "Là do em, em yếu sức khỏe...". Giờ đây, tôi cảm giác như ai đó ném vào đầu tôi một viên đá to từ trên không: "Vợ chồng bình thường. Vô sinh không rõ nguyên nhân"... ....................................... .......................................
-
Công Đức vô lượng. Một hôm nảo đó, chẳng may bạn bị hư xe dọc đường. Đồng không mông quạnh, thân một mình, trời thì lại sắp tối !!! Và khi đó xuất hiện một cậu bé, đầy cảm thông vui vẻ đến phụ đẩy xe với bạn đên chỗ sửa. Không biết cậu bé đó cò đủ thời gian hay điều kiện đẩy phụ xe giúp bạn đến nơi sửa xe hay không, nhưng có lẽ chỉ cần đi được mươi mét thôi. Chắc chắc tự thân trong bạn sẽ có những nghị lực mới, mạnh hơn trước đó để khắc phục khó khăn. Bằng cách tự đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, bạn sẽ thấy ý nghĩa của hành động đem lại lợi lạc cho mọi người. Để làm gì?! Để tiếp tục hành động như thế. (nhớ lại lời dạy của một vị Thầy) Thân mến gửi Nhã Khanh! Chúc mừng em đã và sẽ khời tâm, tinh tấn trên con đường cầu học đạo. Hôm trước quên dặn em, ngoài những cuốn sách tìm để đọc đó ra. Buổi đầu đến với Phật giáo hãy đọc cuốn Tứ Diêu Đế. Tứ Diệu Đế là bài giảng Chánh Pháp đầu tiên của Đức Phật sau khi Ngài thành đạo cho 5 anh em Kiều Trần Như. Đây là một trong bài Pháp căn bản và cũng là cốt lõi của Đạo Phật. Tứ Diệu Đế được truyền giảng căn bản trong cả 3 trường phái Phật Giáo phổ biến hiện nay : Nguyên Thủy, Đại Thừa và Kim Cang Thừa. Pháp Tứ Diệu Đế được nhiều Thánh Tăng xưa nay truyền giảng, gần đây có phát hành pháp giảng của Đức ĐạtLai LạtMa cũng rất tuyệt. Cuốn căn bản thứ nhì cần đọc là : Đức Phật và Phật Pháp của Ngài Nãrada Mahã Thera do cư sĩ Phạm Kim Khách dịch. Ngoài bộ :Phật học phổ thôngtìm đọc Tám quyển sách quý của Hòa thượng Thích Thiện Hòa ( trong đó cũng có chương giảng về Tứ Diệu Đế) Khi đã chắc căn bản rồi thì rồi tùy duyên học tiếp mỗi khi có gặp tài liệu nào đó. Chúc em luôn tinh tấn. Công Minh
-
CHUYỆN THỨ 2 : Một chiều tháng 5 năm 2002, tại bệnh viện phụ sản Từ Dũ : - Bốn mươi tư tuổi mẹ cháu mới sinh cháu đầu lòng đấy chú ạ. Người sản phụ trông già hơn cái tuổi 44, nằm cùng phòng với vợ anh bạn thân của tôi cũng mới sinh em bé, chị vừa âu yếm nựng con vừa hồ hởi kể chuyện cho tôi nghe về “kỳ tích” của vợ chồng mình.. - Ba mẹ chị là người bắc 54, ông bà vào đây nghèo khó phải ra vùng ven Sài Gòn khai đồng lập ấp với nghề trồng rau muống, rau má. Mẹ chị mất sớm, phải giúp bố thay mẹ chăm lo cho bầy em dại. Rồi thời gian trôi đi, khi các em đã trưởng thành, đứa nào cũng yên bề gia thất, nhìn lại mình thì cũng đã ngoài 30 tuổi. Cũng tính không lập gia đình nữa, nhưng các em nó khuyên nhủ, động viên quá lại cám cảnh cha già đau đáu nỗi thương con gái, nên cũng gượng lòng lập gia đình. Chú xem già và xấu như chị, hai bàn tay lúc nào cũng đen xì nhựa rau thì ai mà ham. May sao trời thương mà gặp được ống ấy, làm nghề chạy xe lam, muộn vợ mà được cái hiền lành. Nhưng rầu một cái là ở với nhau hơn chục năm mà chẳng sinh nở gì được. Mấy năm rồi thành phố phát triển rộng ra, những ao rau nhà chị tở thành những vị trí đắc địa ở khu vực, xẻ lô bán đi chia cho mỗi em một ít, còn lại hai vợ chồng thu gom cũng được một mớ khá khá. Buồn cảnh vợ chồng lớn tuổi mãi chẳng có con, vợ chồng bảo nhau thôi thì ăn chơi cho sướng. Nói là ăn chơi vậy chứ, có dám làm gì như người ta đi nhẩy đầm, ăn nhà hàng đâu. Chỉ là nghỉ làm ở nhà ăn tiền tiết kiệm. Năm rồi, thấy buồn quà hai vợ chồng rủ nhau ra bắc du lịch một chuyến, đi hết Hà nội , Lạng Sơn, SaPa rồi qua cả Trung Quốc rồi về thăm quê cha đất tổ. Ở quê hơn một tháng, chi đi thăm hết bà con nội ngoại, xóm làng giúp người này người kia mạnh lắm , tiền nhiều giữ làm gì em mình giúp bà con mình cho nó có nghĩa.- Cười . Chị bỏ tiền tu bổ nhà thờ họ, xây mồ mả ông bà hàng mấy đời ấy, sang sửa chùa miễu trong làng, đi lên đi xuống, mua vật tư coi công thợ phụ với mấy ông bác ông chú họ, vui dữ, cứ như đàn ông vậy. – Cười. Xong việc hai vợ chồng khi trở vô thì ghé vào Huế chơi mấy ngày – Cười Nói thật với chú, chả nghĩ chuyện có con gì nữa đâu, đến chừng tuồi này rồi ai mà dám nghĩ.... Thế mà về nhà mới biết dính bầu, mà chị có biết đâu, mấy đứa em dâu nó phát hiện ra đấy. Nghĩ lại thấy trước cũng dại, chậm con vợ chồng cứ ngồi nhà mà ngắm nhau, đâu có được cái gì, cứ vô tư đi đây đó cho nó thay đổi không khí, thế mà lại được. Mấy ông bác ngoải bắc biết chuyện điện dô mừng lắm, ổng bảo : “ các con ra làm nhiều việc âm đức thế thì bề trên thương là phải rồi” . Háo hức, ông xã chị còn bảo : Qua năm , con nhỏ này nó cứng cáp thì hai vợ chồng lại về miền tây quê ổng, lo cho dòng họ bên nội như vậy nữa, biết đâu ông bà thương cho xin thêm thằng cu nữa cho nó mười điểm. Giàu có số chú ơi, ngày xưa cắm mặt hái rau suốt ngày chị đâu có nghĩ là mai mốt mình có tiền đến như vậy, mà có của cứ khư khư để làm cái gì, vợ chông già không con mà giàu của thì cũnng rầu lòng lắm chú ơi. Có dư chút đỉnnh cứ giúp bà con mình, giúp người nghèo khó như mình khi xưa, rồi làm việc họ. Ông bà thương cho mấy cục vàng như thế này thì còn giàu gấp nhiều lần hơn nữa. (lược ghi lại theo lời kể của anh T )
-
CHUYỆN THỨ 1 - Chú bảo, cứ sốt sồn sột mà tính khí thế thì anh đến chịu. Đường nào mà mách. Đàn bà muộn con nhưng phải qúy trẻ, có thế thì Giời mới thương, mới cho. Chứ đây thấy trẻ nít mà nó khều khều như đùa với chó cảnh thì thấy khó lắm. Với đàn bà, tây y chỉ ra đủ chứng nào trứng héo non, nào tắc ống dẫn trứng, nào tử cung lạnh, trơn khó bám víu…. Anh cứ quan điểm đông y là cái khí huyết xấu. Phật dạy : “Chúng sanh đa bệnh, y dược đa phương”. Cứ tìm cách mà đả thông cái khí bế huyết dư, bồi bổ chân huyết vững vàng, hảo nhuận thì trừ cái phúc nhà nó kém chứ gì thì sớm muộn vài tháng là dính bầu liền. Nhưng đấy là cái thân bệnh còn cái tâm bệnh nữa kia. Thích con thì phải mến trẻ con, đây thấy mấy đứa trẻ xà vào bấu víu thì sợ nhàu áo, nhúm váy mà ne né. Thấy nó sổ mũi mà không dám chùi, thấy trẻ ị đùn thì ngoảnh mặt đi . Nên đứa nào đưa vợ đến hỏi anh chuyện đẻ đái , anh cứ bảo chị mày cho mấy đứa cháu nội vào, cho nó bấu víu nhàu quần nhúm áo hay cho đái cho mấy bãi , xem cái phản ứng của nó ra sao đã rồi mới tính. Muốn có con thì phải quý trẻ con – Nó là duy tâm mà cũng là biện chứng chú mày ngẫm xem phỏng ?
-
CHUYỆN MUỘN CON THỜI @ - chấm nét như sony Thời buổi kim tiền, vật chất hệ, chuyện Quan chuyện Lộc, chuyện ăn chơi hưởng thụ, việc lễ nghĩa trong xã hội và mỗi gia đình đã có thay đổi so với thời các cụ khá nhiều, có những mặt thoáng hơn, thoải mái hơn, hiện đại hơn. Nhưng (hình như là) chuyện sinh con đẻ cái thì không có chiều hướng như vậy. Xưa các cụ đẻ hàng tá con, hàng lốc con, do mưu sinh do điều kiện , để vật vạ lăn lóc mà vẫn trưởng thành ngon lành. Thời nay phần thì do chính sách về phát triển dân số và phần lớn là do điều kiện sống nâng cao, đòi hỏi nhiều sự chăm sóc, đầu tư cho đứa trẻ nên việc sinh đẻ ít con là điều nhiều gia đình phải tự giác. Chuyện đe hàng lô hàng lốc như các cụ xưa không dám nghĩ đến, nhưng chỉ nhiều cặp trẻ mong mãi có 1 đứa, đúng một đứa con thôi mà như là tuyệt vọng. Căn bệnh Vô sinh – Hiếm muộn ngày nay rất phổ biến, nó làm tồn hao bao sinh lực, thần kinh, kinh tế và tình cảm của nhiều gia đình Nho giáo có câu : “ trong trăm tội của con người ở đời tội bất hiếu là tội nặng nhất, trong tội bất hiếu thì tội không con nối dõi tông đường đứng đầu” Thời nay giá trị câu này có lẽ không còn nặng như vậy. Tuy nhiên chuyện sinh con đẻ cái trong mỗi gia đình nói chung và gia đình trẻ nói riêng phải nói là rất hệ trọng. Về quan hệ hữu cơ : thì con cái là sợi dây kết nối tình cảm cha mẹ. Một đôi vợ chồng trẻ, cưới nhau năm bảy năm chưa sinh con, rất dễ trong tình cảm có nhiều mối nghi kỵ, và rất dễ dẫn đế đổ vỡ. Nào là do ích kỷ cá nhân, do biến đổi tâm lý phức tạp, do tác động môi trường ngọai cảnh và do cả bế tắc về sinh lý. Chỉ có chăng những cặp đôi với chữ tình mãnh liệt và cái nghĩa cao cả mới khoả lấp những khoảng trống do thiếu những đứa bé trong gia đình. Về quan hệ xã hội : Không thoáng như tư tưởng Tây phương về chuyện con cái, người Đông phương trọng gia đình, trân qúi mối quan hệ huyết thống, sống có trách nhiệm với bậc sinh thành hay chữ Hiếu gánh nặng đôi vai. Nên chuyện con cái rất nặng nề trong giao tiếp là đằng khác. Nhẹ thì như “lời thì thầm của mùa xuân” từ bậc sinh thành : “ Anh chị tính thế nào thì tính chứ, năm nay tôi cũng sắp thất thập cổ lai hy rồi, làm sao cho tôi có chút cháu bồng, mà có gì chân tay còn cứng còn đỡ đần cho anh chị. Chứ mai mốt mắt mờ tay run run rồi thì còn làm được cái gì nữa. Nói trộm chứ, rồi chả biết ngày nào trời gọi theo ông bà ông vải, thì … híc .. híc….hư ..hư” Lại còn chuyện sĩ diện cá nhân, bản lãnh giống đực, tự hào giống cái như trung trung thì cười mà cay trong bụng, muốn đấm vào mặt thằng bạn một phát : “ Này có gì mới chưa, con thằng X nó sắp lấy chồng rồi đấy, tao nghe đâu vợ chồng mày hồi này rảnh rỗi đi luyện võ công phu hả, ừ cũng có lý, nếu mai mốt không có đứa nó cúng cơm thì cũng có miếng võ phòng thân mà tranh mồi với cô hồn các đảng, đỡ phải làm ma đói” Thời buổi làm việc trên bàn nhậu, một cuộc “ chiến” có thể kéo dài từ 9 giờ sáng đến 12 giờ đêm, nhưng không dễ mà dứt anh chồng trẻ về nhà, bời : - Buồn quà mày ngồi uống với tao vài ly nữa đi, mày về thì còn có con chích chòe bé bỏng mà hú hí, còn tao về sớm biết làm gì bây giờ. Vợ chồng lấy nhau gần chục năm, mãi không có con, lúc chưa cưới thì háo hức, về rồi dăm tháng là con ong đã tỏ đường đi lối về, mãi cũng vậy. Xem Ti vi, video, phim bộ, phim lẻ xem riết cũng nhàm. Internet thì ở cơ quan cũng mờ cả mắt, vợ chồng hết bày trò em mát-xa cho anh, anh tẩm quất cho em, đêm khuya dở hết trò nhong nhong ngựa ông đã về đến đánh cờ tướng, đổ cá ngựa, thậm chí chơi tam cúc, tá lả , tổ tôm …. Đủ hết trò rồi rồi. Có bữa dở rượu ra nhậu, vợ chồng nâng bôi tửu chả vui gì đâu chỉ để cho say mà dễ ngủ. Hết giờ làm về nhà sớm, cái mặt quen rồi đập mãi vào nhau cũng chán ! Ngày xưa tao hay tặng nàng nước hoa Cha-li đẳng cấp, để mỗi khi đi chơi cùng khi nàng xức nước hoa đó và tao là người hưởng thụ, ôi cái mùi nước hoa quyện với cái hương của thân thể nàng khiến mỗi lần bắt gặp là tao lại ngây ngây như thằng Bờm mất cái quạt mo. Còn bây giờ mày biết tao thèm cái mùi gì không, mùi nước đái trẻ con, tao khát khao cái mùi khai khai ngai ngái mà ngầy ngậy đó trên áo quần vợ tao, trên thân thể vợ tao, trên giường cưới, trên gối chăn của vợ chồng tao mày ạ. Ngày mới cưới về, tao mua cho nàng hàng tập đĩa hát ru, bào rằng : “ em tập hát ru đi mai mốt mà ru con, những đứa bé được mẹ hát ru cho ngủ lúc nhỏ lớn lên ngoài thông minh, lanh lẹ như nghe nhạc So- panh thì nó còn hiếu nghĩa lắm đó em ”. Bây giờ thì, có những đêm nó gối đầu lên ngực tao mà thồn thức : - Anh ơi em thèm hát ru quá, mà ru ai, ru búp bê hả anh, mai mốt đây rồi giọng em khàn đi, tiếng em yếu xuống anh có còn muốn em hát ru nữa không anh ?? Đông Tây y vợ chồng kéo nhau đi hết lượt, mãi chả thấy gì. Mày bảo tao phải làm gi bây giờ ????? - Reng, reng reng. Alô ! - Ba ơi ba…a, muộn rồi ba về với con đi ba, ba chưa về là con chưa chịu ngủ đâu. Ba về kể chuyện cô tiên cho con đi. - Ừ con gái ngoan, xuống bảo mẹ đánh răng bỏ con sâu đi , ba về ngay bây giờ. - Dạ….ạ con chờ ba ngen ba. ………………… - Thôi ông uống đi mà về với mẹ con con chích chòe. Để tôi ngồi đây chút nữa. - Uống không giải quyết được gì đâu, về đi mai tính. Tao hỏi này, vợ chồng mày thích nhất câu hát ru nào : “ Ví dầu cầu ván đóng đinh” “ Con cò đi đón cơn mưa “ hay “ Trăm năm trong cõi người ta” ??? - Không ! Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. - Với trường hợp này thì cần mà chưa đủ. - Là sao ? - Tao bảo này, về mà tập hát ru câu này đi, rồi sẽ có hướng giải À ...à ời À ....à ơi Cây xanh thì lá cũng xanh Ăn ở hiền lành, bòn phước sinh con. ********** Bệnh muộn con : Y học còn có các tên : Vô Sinh – Hiếm Muộn là nói về tình trạng các cặp vợ chồng chậm có, mãi chưa có con. Vô là không, không sinh , không thể sinh, không có khả năng sinh . Dùng từ Vô Sinh nghe có vẻ trần trụi và nghiệt ngã Nguyên nhân mà Y học tìm ra thì có nhiều và từ cả hai phía vợ hoặc chồng hay cả hai, không phải đổ đầu cho người phụ nữ như thời xưa bằng câu phủ quyết: “ Ngữ đàn bà không biết đẻ” Chưa đẻ, chưa sinh thì từ từ sẽ đè sẽ sinh, chứ chắc gì đã là không thể sinh. Nên đừng gọi vô sinh mà gọi là muộn sinh, muộn con cho xanh hy vọng. Những ý kiến tiếp dưới đây là chủ quan của người viết, không đi sâu và bàn đến bệnh lý theo y học hiện đại mà chỉ kể lại những đối thọai, những câu chuyện, những tâm tư gợi ý với một vài vị hiền huynh trên bước đường cầu đạo, những người này đã có thời gian dài nghiên cứu về Phương Đông học và Tôn giáo (Phật Giáo). Hầu mong thử tìm một lối mở, giải tỏa căn bệnh này bằng quan điểm y dược và tâm linh học á đông. Trong nội dung bài có những chuyện đã trải nghiệm ở đâu đó đến thành công, những gợi ý thực hành nhưng chưa phải là một phương pháp. Xin mong người đọc trong hoàn cảnh lấy làm tham khảo và sẽ tự tìm cho mình một lối đi. Ngày 9 tháng giêng năm Nhâm Thìn Tiết cận Lập Xuân Lễ Khai kinh Hải Hội Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật Vía Ngọc Hoàng Thượng Đế Nguyên Thủy Thiên Tôn. Kính. Công Minh.
-
Xin cám ơn sự qua tâm của các anh chị, các bạn. Trước khi kể tiếp về những tâm tư xung quanh chuyện Con Cái của vị huynh trưởng kia, xin nói thêm vài thông tin về chùa Từ Ân để mọi người tiện liên hệ. ***** Nằm khuất trong một đường nhánh lồi lõm vết bành xe, tịnh thất Từ Ân tại tổ 1, ấp Mỹ Tân, Xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành tỉnh BRVT, đây là mái nhà của các cháu cơ nhỡ gần 15 năm. Không cây hoa, đèn giăng chuẩn bị đón xuân về Tết đến như nơi đô thị. Tết chùa quê nghèo có thế này thôi. Sư cô trụ trì cho biết, tại đây chùa đang cưu mang 75 em có hoàn cảnh đặc biệt, bị bỏ rơi, không nơi nương tựa hay gia cảnh quá ngặt nghèo. Trong đó có nhiều em tật nguyền như mù, dị tật chất độc Dioxin, câm điếc bầm sinh … Có vài em đang học cấp 3, hơn 30 em đang học cấp 1-2, lại là tuổi nhi đồng, mẫu giáo Một vài em trong số đó đã thọ giới xuất gia, hiện ngoài giờ đi học còn phụ Cô trông các em nhỏ. Bản thân mang bệnh trọng, là người bươn trải chính để lo lắng cho 75 đứa con thơ, từ ăn mặc, học hành, lúc đau ốm đến dạy dỗ các bé. Rồi tất cả các chuyện Phật sự lớn bé của chùa đều do một tay Sư cô lo toan gánh vác. Ngoài ra sư cô còn đảm đương chủ trì cho 1 bếp ăn từ thiện tại bệnh viện huyện Tân Thành, nơi có nhiều bệnh nhân nghèo. Thành viên tham gia bếp ăn này là một số các em lớn ở chùa và một vài phật tử thân cận. Tết ! Tết ! Tết sắp đến rồi. Cám cảnh nhà lụp xụp đã chật mà người càng thêm đông, vừa qua có một chọ phật tử ờ gần chùa, hiến cho chùa một miếng đất kề cận. Được sự phát tâm giúp đỡ của bá tánh, nhà chùa đã khời công xây dựng một số phòng làm nơi ăn ở sinh hoạt cho các cháu. Nhưng quãng đường mới di được 1/3 thì khả năng sẽ phải ngưng dỡ dang vì hết kinh phí. Sư cô kể giọng buồn buồn, khiến lòng chúng tôi chùng xuống. Địa chỉ liên hệ : Ni Sư Thích Nữ Minh Hải Tịnh thất Từ Ân Tổ 1, ấp Mỹ Tân, Xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT ĐT : 0643.895090 – 0906.839241
-
Internet chập chờn do đứt cáp TT(TP.HCM) - Hôm qua, việc truy cập Internet của nhiều thuê bao FPT khu vực TP.HCM bị gián đoạn liên tục, nhất là truy cập vào các website nước ngoài. Đại diện FPT cho biết đã xảy ra sự cố đứt cáp quang tại Hong Kong từ khoảng 13g ngày 17-8. Sự cố này gây ảnh hưởng tới các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khu vực châu Á, trong đó có FPT. Hiện lưu lượng Internet đi quốc tế từ TP.HCM và Hà Nội đều bị ảnh hưởng, như tại TP.HCM giảm 30% (khoảng 2Gb/giây) khiến việc truy cập mạng quốc tế bị chậm. Đại diện FPT cho biết công ty đang phối hợp với các đối tác nước ngoài khắc phục sự cố. Quá trình sửa chữa có thể sẽ kéo dài đến ngày 20-8 tùy điều kiện thời tiết để tàu sửa cáp làm việc. ĐỨC THIỆN (TTO)[ Không biết sự cố này có làm ảnh hưởng không, mà CM truy cập diễn đàn khó quá. Có lúc còn không đăng nhập được. Nhờ anh em kỹ thuật kiểm tra giùm. CM
-
Conson : Côn sơn = Bão số 1 Chanthu : Chấn thủ = Bão số 2 Chưa có gió to được đâu, chỉ là mưa mưa thôi. Hãy đề phòng khi có cơn kế tiếp.
-
Cũng phải. Nhưng trì Mật chú bằng âm tiếng Phạn có một linh diệu tức thời. Từ sự thanh tịnh của tâm khẩu ý, cách phát âm từ cổ của chuỗi âm sắc tiếng Phạn và nhất là âm "OM" liên tục, liên tục, liên tục ...... sẽ thành tiếng Hải Triều Âm. Hòa nhập thân tâm vào âm sắc này, người trì chú có cảm giác như đạt sự giải thoát tức thời, một cảm giác an lạc và hạnh phúc xuất hiện, có người trào nước mắt hoặc thâm mình nồi hết cả gai ốc lên. Cách phát âm Mật chú bằng tiếng Hán chắc khó có được điều này do cấu trúc phát âm.
-
Kính gửi chị Will. Thành kính phân ưu cùng gia đình chị. Xin cầu nguyện linh hồn Cụ Ông sớm siêu thoát, vãng sanh. OM AMIDEWA HRIH Công Minh
-
TRÁI BÍ ĐẦU NĂM Truyện ngắn Gia đình tôi chỉ có ba người, nhưng năm nào cũng vậy, cứ độ xuân về là vợ chồng tôi đều tổ chức đón tết một cách rất trịnh trọng. Mục đích tạo cơ hội để bạn bè gặp nhau, hàn huyên tâm sự, ôn lại những kỷ niệm quê nhà, truyền cho nhau những kinh nghiệm sống. Nhất là không muốn cái truyền thống “Tết” quê hương bị quên lãng nơi đất khách quê người. Ngay hôm 23 tháng Chạp, vợ tôi đã tổ chức bữa tiệc tiễn đưa ông Táo về trời. Bữa tiệc có cá chép hấp gói bánh tráng, loại bánh tráng phơi sương, mua từ Việt Nam nhân dịp về thăm quê hương. Con gái tôi, nó thắc mắc hỏi “ông Táo” là ai mà mình cứ phải tiễn về trời. Tôi cố giải thích “Ông Táo là ông thần giữ bếp, hàng năm phải về trời để báo cáo Ngọc Hoàng những chuyện trần gian và xin Trời phù hộ cho năm mới. Ông Táo thường cưỡi cá Chép về trời, nên người ta cúng ông cá Chép để ông có phương tiện đi đường. Con gái tôi nghe giải thích, chỉ nhìn ba rồi lên tiếng “hư hử”. Tôi hứa sẽ giải thích thêm chi tiết hơn nữa khi có dịp. Chúng tôi đón giao thừa bằng nồi chè bắp và mứt dừa, kẹo đậu phụng. Cả nhà chúc nhau những câu chúc tốt đẹp. Sáng Mùng Một, trong phòng ăn, chúng tôi mừng xuân mới với mân ngũ quả “trái dừa xanh nằm giữa những trái mang cầu, trái đu đủ vàng bên cạnh những trái xoài đã chín tới. Những trái Sung xứ tây phương to như trái mận chiếm nguyên một góc mân”. Đúng là đủ bộ “cầu, vừa, đủ, xài, sung sướng (hạnh phúc). Dĩ nhiên trên bàn không thể thiếu cặp bánh chưng, trái dưa hấu và hai hũ dưa món và củ kiệu được muối chua với ớt và tỏi. Con gái tôi khoanh tay cúi đầu chúc tuổi ba mẹ. Tôi móc túi lấy bao li xì mừng lại. Vợ tôi mang thức ăn điểm tâm ra cho cả nhà. Bánh chưng ăn với củ kiệu và dưa món thật là tuyệt. Đang thưởng thức món ăn thuần túy quê hương, bỗng vợ tôi nói: “sáng nay bà Libăng bên láng giềng mang sang cho mấy trái BÍ, bà nói cây bí rất nhiều trái, nên cắt đem cho bạn mấy trái”. Tôi dựt mình khi nghe vợ nói đến BÍ, miếng bánh chưng chạy thốc vô miệng, tôi lấy gân cổ cố nuốt, nhưng miếng bánh ngoan cố cứ chặn cổ họng. Tôi cầm ly nước lạnh uống lấy uống để. Nhờ có nước, miếng bánh chưng mới chịu chui vào bao tử. Tôi hoàn hồn nhìn vợ: “cái gì Mùng Một tết, năm mới cho nhau trái gì không cho, mà lại cho trái BÍ”. Con gái tôi thấy tôi phản ứng quá quyết liệt, thì cứ há miệng nhìn tôi. Vợ tôi thì ngơ ngác như con nai vàng. Còn tôi thì máu sôi lên sùng sục. Vợ tôi vuốt giận: “Anh chỉ tin vớ vẩn, người ta có lòng tốt mới cho mình Bí, anh đừng có dị đoan quá như vậy” Tôi nhớ hồi còn nhỏ, đi thi Tiểu Học, lần đầu tiên làm sĩ tử. Tuần lễ trước ngày thi, mẹ cấm tôi không được ăn chuối, vì sợ tôi “trượt vỏ chuối”. Buồng chuối lớn nhất trong vườn sắp chín, bị chị tôi hạ lúc nào không hay. Mẹ tôi kiêng nhất là nấu canh Bí. Bà sợ khi đi thi, gặp đề thi mà bí thì thua. Ngược lại ngày nào mẹ tôi cũng cho tôi ăn chè đậu, hết đậu xanh tới đậu đen, hết đậu đen tới đậu đỏ. Nói chung quê tôi có bao nhiêu thứ đậu tôi đều được thưởng thức. Có lẽ nhờ ăn chè đậu mà tôi thi đậu tiểu học. Rút kinh nghiệm từ đó mỗi lần đến kỳ thi, mẹ tôi đều bắt tôi ăn chè đậu và cấm ăn chuối. Rất may suốt cuộc đời tôi chưa bao giờ thi rớt, và mẹ tôi rất tin chuyện “ăn chè đậu, sẽ thi đậu”. Nói cho thật thì đến bây giờ nếu bạn có cho tôi ăn chè đậu, tôi chỉ cần ngửi mùi là có thể phân biệt chè đậu gì. Chuyện tin dị đoan đôi khi tạo cho mình sự tự tin. Chuyện tiên đoán tương lai hậu vận chẳng qua chỉ là chuyện đưa ra kết quả của những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Định đề “những chuyện bắt nguồn từ một nguyên nhân như nhau, thì sẽ có kết quả như nhau”. Phong Thủy gia cũng vậy, ông ta là một nhà “trang trí nội thất” chuyên nghiệp. Biết xử dụng con mắt mỹ thuật kết hợp với sự bố trí hợp lý làm cho người ta khi bước vào trong nhà đều cảm thấy dễ chịu. Sự hài hòa từ ánh sáng, âm thanh, màu sắùc đến bàn ghế, tủ giường tạo thành một không gian thoải mái. Người ta kiêng sáng sớm xuất hành “gặp Gái”. Gặp cô gái đẹp nhoẻn miệng cười thì không sao, nhưng gặp phải người đàn bà với cái mặt hầm hầm thì chắc là không tốt. Làm rớt bể ly càphê đang uống báo hiệu một chuyện xui sắp tới. Một thương gia đang tính toán chuyện làm ăn, vô tình làm bể ly cà phê, chuyện làm ăn sẽ gặp trục trặc. Ngay cả cuộc tình duyên cũng vậy. Có người hỏi nếu dùng ly mủ thì sao, câu trả lời: bể ly hay đổ ly caphê như nhau. Hàm ýù nói chuyện ăn uống đến miệng mà còn bị mất. Chuyện nằm mơ thấy răng rụng cũng là điềm không tốt. Nếu phân tích kỹ ta thấy: “răng dùng để ăn, nếu rụng đi chỉ có nước húp cháo”. Thày bói tướng suy diễn chi tiết hơn, rụng răng cửa thì sao, rụng răng nanh sẽ xảy ra chuyện gì. Rụng nguyên hàm sẽ có gì xảy đến, nói chung đó là những điềm gở báo trước một chuyện không may xảy ra. Chuyện tôi nói, bạn có thể không tin, hay tin tùy ý bạn, tôi chỉ xin bạn thử xét lại có khi nào bạn đã gặp trường hợp như thế chưa. Lúc còn đi dậy học ở Việt Nam, có một buổi sáng vừa dắt xe đạp ra khỏi nhà, gặp một cô giáo dạy cùng trường đang dắt con đi dạo, nhìn thấy tôi cô ta nói “đi đâu mà đi sớm thế, coi chừng bể bánh xe à”. Câu nói vui của cô ta, đã vô cùng linh nghiệm. Tôi leo lên xe, đi được chừng 500m thì bánh xe bể. Tôi buồn rầu dắt xe về. Cô giáo vẫn còn ở chỗ cũ, cô thấy tôi dắt xe về rất kinh ngạc “ôi cái miệng tôi ăn mắm ăn muối, nói bậy bạ mà lại trúng”. Tôi nhìn cô giáo mà lòng buồn. Tôi vẫn biết đó chẳng qua là chuyện vô tình. Nhưng từ đó mỗi lần ra khỏi nhà, tôi đều tránh né không đi qua lối đi có cô giáo đó nữa, vì sợ “cô ta nói tầm bậy lại trúng tùm lum ngay thì nguy”. Chắc bạn biết người Hoa kiêng số 4. Căn nhà mang số 4, nhất là số 14, không bao giờ người Hoa hỏi tới, dầu cho có rẻ mấy đi nữa. Lý do đơn giản số 4 khi phát âm giống chữ “Tử”, Tử có nghĩa là chết. Vì vậy không ai mà đi mua nhà mang số “chết”. Số 14 càng không tốt, vì phát âm 2 số này thành “Nhất Tư ” cái âm giống như chữ “Nhất Tử” có nghĩa là “phải chết”. Thử hỏi như vậy, ai mà thích căn nhà số này. Hãng tôi làm mấy năm nay có chiều đi xuống. Công nhân một số đã phải cho nghỉ việc, nhiều người lo lắng không biết bao giờ đến phiên mình mất việc. Cho nên khi vừa nghe thấy vợ tôi nói “bà hàng xóm cho trái Bí” làm sao không khỏi dựt mình. Đây là một điềm báo trước không may mắn. Nhất là trái Bí nhận vào ngày tết. Ngày tết người ta kiêng quét nhà 3 ngày, không giám cãi lộn hay làm chuyện gì không tốt trong ngày đầu năm, ngay cả việc chửi thề cũng phải kiêng cữ. Nếu không sẽ dông suốt một năm. Nhưng tôi không thể trách bà hàng xóm. Bà cho Bí, với lòng tốt chứ không ác ý. Nhưng tôi là kẻ nhận, tôi sợ có chuyện gì đó sẽ xảy ra. Câu chuyện kể về chàng họa sĩ mê một cô nữ sinh. Mỗi lần thấy cô nữ sinh mặc áo mầu gì, chàng họa sĩ vẽ một loại hoa mang màu áo cô ta. Nếu cô ta mặc áo màu vàng, anh chàng vẽ hoa cúc. Nếu cô ta mặc áo mầu đỏ, anh chàng vẽ hoa hồng. Aùo màu cam, anh ta vẽ hoa phượng. Cô nữ sinh biết được nên muốn thử tài chàng họa sĩ si tình, hôm sau cô ta mặc áo đủ màu, để xem anh họa sĩ vẽ bông gì. Cuối cùng anh họa sĩ đã vẽ tặng cô nàng bông hoa rất đẹp và vô cùng ý nghĩa, đó là hoa Bí Rợ. Họa sĩ nhà ta đã chào thua một cách sâu sắc, tế nhị. Nhưng dù sao đi nữa cũng là bí đường, bí lối, bí, không thông. Tôi trách vợ tôi sao lại nhận trái bí vào ngày đầu năm. Thấy tôi trách vô lý, nàng buồn không nói chuyện với tôi nữa. Chuyện “trái bí” cứ ám ảnh tôi. Thế rồi chuyện đến phải đến. Đúng tháng sau hãng đóng cửa, tôi bị mất việc. Nhớ lại trái Bí đầu năm, tôi hỏi vợ: “mấy trái Bí em cho ai rồi”, nàng trả lời “em đâu có cho ai, hãy còn trong tủ lạnh. Tôi vội vàng mở tủ lạnh lôi 3 trái bí ra. Trái bí màu xanh, chứng tỏ vẫn còn tươi tốt, Tôi cầm lên, hận thù đằng đằng: “tại mày mà tao mất việc” tôi hằm hằm cái mặt, mang những trái bí ném vào thùng rác. Làm xong động tác đo,ù tôi thấy thật hả hê vô cùng, tự thưởng cho mình lon bia và con khô mực. Ngồi bên lon bia tôi nghĩ tới Sĩ, Cái thằng mà tôi ghét nhất. Gặp nó là y như có chuyện “kê nhau”, Sĩ ăn nói ngang như cua, thật không ưa tí nào. Nó biết tôi mất việc chắc sẽ tổ chức ăn mừng. Chợt nghĩ tới chuyện “đánh bùn qua ao” tôi vội vàng ra thùng rác moi mấy trái Bí đem rửa sạch sẽ. Tối hôm đó tôi sai con gái tôi mang 3 trái bí sang tặng cho vợ chồng Sĩ. Tôi biết vợ chồng Sĩ từ bên đảo, Sĩ gốc Hố Nai, Biên Hòa. Sống gần kho đạn Long Bình nên hay nổ. Lúc còn ở VN hắn từng tuyên bố “tớ mà qua tới trại ty nạn, là Mỹ nó bốc đi ngay” Sĩ vượt biên qua Bi Đông, gặp phái đoàn Mỹ, Sĩ tự tăng cho mình 2 bậc, từ Thiếu Úy lên Đại Úy. Phái đoàn Mỹ biết được nên từ chối. Cuối cùng hắn đi Uùc. Tới Úc hắn vẫn tuyên bố “tại Bi Đông, phái đoàn Mỹ năn nỉ tớ qua bên Mỹ, nhưng tớ từ chối, vì tụi Mỹ nó đểu” . Thấy tôi buồn vợ tôi ngồi xuống bên cạnh an ủi: “người học trò lo lắng khi sắp đi thi, khi biết kết quả mình bị rớt thì không còn lo lắng nữa. Nếu trước khi đi thi không giám ăn chuối sợ thi trượt vỏ chuối. Nhưng sau khi trượt thi rồi, thì tha hồ mà ăn chuối. Mình cũng vậy, anh sợ mất việc làm nên không ăn bí, bây giờ mất việc rồi thì sợ gì không ăn bí”. Nói dứt lời nàng đem toàn bộ rau trái đem cất vào tủ lạnh. Tôi vẫn ngồi im nhìn vợ thu dọn “chiến trường”. Mấy bữa nay tôi sục sạo đi tìm việc, nghe chỗ nào cần người là tôi tới liền. Nhưng kết quả vẫn chỉ là hứa hẹn. Bạn bè tôi tới, rủ đi hái dâu. Tôi không thấy thích thú chút nào. Người rủ tôi học lái taxi, kẻ nói tôi nên học làm bánh mì. Nhưng chuyện làm hãng xưởng với thời gian dài làm tôi đã quen với công việc, và quên khả năng sáng tạo của mình. Nói cho thật tôi trở thành lười biếng, chỉ thích làm việc như cái máy, không thích suy nghĩ. Đang chuẩn bị ăn trưa thì Tuấn tới, Tuấn là bạn thân duy nhất của tôi, từ ngày qua Úc tới giờ. Tuấn đang làm Farm. Nghe nói Tuấn khá lắm, hiện làm chủ 3 cái farm. Con cái đã học hành thành tài hết, đứa bác sĩ, đứa kỹ sư.. Tuấn tìm tới tôi, vì nghe tin tôi thất nghiệp. Tuấn rủ tôi lên làm farm với hắn. Tuấn nói: “tôi biết ông xuất thân từ tỉnh thành, nhưng không sao, cứ đi với tôi vài bữa xem có thích không? Biết đâu được.” Khi nghe Tuấn nói tới “farm” là tôi sợ. Nhưng nể bạn nên hẹn sẽ trả lời sau. Tuấn ở lại dùng cơm vớùi chúng tôi. Chuyện ăn uống bất ngờ, không kịp đi chợ, vợ tôi nhớ tới trái bí, nàng lấy ra làm món “Gà Hấp Bí Đao”. Chừng nửa giờ sau, các món ăn được dọn lên, nhìn những miếng gà vàng nằm giữa những khoanh Bí Đao trong xanh, trên có rắc đậu phộng rang đâm nhỏ, mấy cọng hành chần nằm vắt chéo trông thật bắt mắt. Tôi không ngờ vợ tôi chế món này tuyệt thật. Khoanh bí hầm mền nhưng vẫn còn nguyên, nhìn khoanh bí như miếng thạch. Chúng tôi ăn thật tình, thoáng một cái, món gà hấp hết sạch. Lâu lắm rồi chúng tôi mới gặp nhau. Tôi thì bận công việc trong sở, Tuấn thì lo lắng chuyện trong nông trại. Lúc mới qua Uùc, Tuấn xin việc hoài không được nên theo bạn đi làm farm. Lúc đầu Tuấn trồng rau thơm, rau muống, sau đó trồng rau cải....Nhân cơ hội, ông chủ farm về hưu, đề nghị bán farm cho Tuấn. Tuấn chấp thuận mua lại, từ đó Tuấn phát triển mỗi ngày một lớn. Tuấn trang bị nhà kiếng để trồng rau cải, xà lách, bắp cải, càø chua….....qua vài vụ mùa thành công, Tuấn không những trả hết tiền thiếu ngân hàng mà còn mua luôn mấy cái farm bên cạnh.. Mấy năm gần đây giá đất lên cao. Tuấn trúng lớn. Nghe tôi thất nghiệp, Tuấn tìm tới rủ tôi về farm cùng nhau phát triển. Sau bữa ăn, tôi và Tuấn ra phòng khách tâm tình, Tuấn giải thích cho tôi chuyện làm farm ở xứ Úc, cách trồng trọt, và tiêu thụ. Tuấn đưa ra kế hoạch phát triển. Tuấn nói “tôi muốn có kế hoạch vừa sản xuất vừa chế biến” å. Tuấn đề nghị tôi xuống farm một thời gian xem sự tình, nếu hợp thì làm không hợp thì thôi. Tôi chưa trả lời thì vợ tôi mang lên hai ly sinh tố màu hơi xanh. Tôi nâng ly mời Tuấn, nước sinh tố ngọt, mát lịm, mùi thơm, uống đến đâu mát tới đó. Uống qua cổ họng vẫn còn ngọt, vẫn cảm thấy sảng khoái. Cái hậu thật khác lạ. Tuấn cũng nâng ly làm một hơi. “Ối! sinh tố gì ngon vậy?” vợ tôi nói: “Đố hai anh biết sinh tố gì đó”. Không phải Măng Cầu, không phải xoài, không phải bơ. Thật sự tôi không biết, hình như mình chưa hề uống qua. Tuấn cũng không biết. Vợ tôi hỏi tiếp: “hỏi thiệt hai anh, sinh tố này ngon không?” cả hai chúng tôi đều trả lời ngon. Tuấn còn thêm: “trời nóng mà có ly sinh tố này thì nhất”. Vợ tôi nói: “đó là sinh tố Bí”. Tôi dựt mình, vì hồi nãy vợ tôi đãi khách bằng món ăn “Gà Hấp Bí” bây giờ lại uống “Sinh Tố Bí” tôi im lặng, suy tư giây lát rồi bật cười rũ rượi. Tuấn ngơ ngác nhìn tôi. Vợ tôi ngạc nhiên không hiểu tại sao tôi lại cười. Cười cho đã, tôi quay qua Tuấn: “tôi theo ông về farm, nhưng không trồng cà chua, không trồng rau như ông”. Tuấn hỏi lại tôi: “thế ông muốn trồng gì?. Tôi ôm vai bạn: “tôi theo ông về farm mục đích chính là trồng Bí, để sản xuất nước mát sinh tố Bí Đao” Tuấn Linh (canhnongminhduc.com )
-
Đúng là fastest-magician. @ wildlavender Cám ơn chị đã giới thiệu. Người ta làm xiếc mà lị !!! :rolleyes:
-
Người đàn ông không ăn, không uống suốt 70 năm Các nhà khoa học quân đội Ấn Độ đang nghiên cứu một hiện tượng kỳ lạ trong đó một cụ ông 82 tuổi khẳng định ông không hề ăn hoặc uống suốt 70 năm qua. Ông Prahlad Jani hiện đang được cách ly tại một bệnh viện ở Ahmedabad, bang Gurjarat. Một tổ chức nghiên cứu quốc phòng đang giám sát chặt chẽ Jani và tin rằng người đàn ông này có thể sở hữu một loại gen giúp cứu các mạng sống. Ông Prahlad Jani tại bệnh viện ở Ahmedabad, bang Gurjarat. Hiện tại, ông Jani đã không ăn, không uống suốt 6 ngày dưới sự theo dõi chặt chẽ và các bác sĩ cho hay cơ thể ông không có bất kỳ dấu hiệu nào về những tác động xấu do nhịn ăn hay nhịn uống. Ông Jani khẳng định đã rời nhà từ năm 7 tuổi và sống lang thang như một thánh nhân tại Rajasthan. Ông được xem là người ăn không khí (Breatharian), người có thể sống sót nhờ vào sức mạnh đời sống tinh thần. Các nhà khoa học từ Tổ chức phát triển nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ - từng phát triển máy bay do thám, tên lửa xuyên lục địa và các loại bom mới - tin rằng ông Jani có thể truyền cho họ bí quyết nhằm giúp các binh sĩ hoặc nạn nhân của thạm họa sống sót lâu hơn nếu bị đói, khát.“Nếu khẳng định của ông ấy được chứng thực, đó sẽ là một bước ngoặt trong khoa học y học”, bác sĩ G. Ilavazhagan, giám đốc Viện khoa học và sinh lý học quốc phòng, nói. “Chúng ta có thể giúp cứu mạng sống trong các thảm họa thiên nhiên, các cuộc leo núi hay các cuộc hành trình trên biển… Chúng ta có thể hướng dẫn mọi người kỹ năng sống trong những điều kiện khắc nghiệt mà không có thức ăn hay nước uống”. Cho tới nay, ông Jani có vẻ vẫn thách thức sự giám sát. Ông không ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì mà và cũng không hề đi vệ sinh. Ông vẫn khỏe mạnh và không có dấu hiệu bị hôn mê. Một nhóm khoảng 30 bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi ông trong 15 ngày tiếp theo để nghiên cứu về hoạt động của não bộ, sự thiếu nước, giảm cân và hoạt động của các cơ quan nội tạng... khi nhịn ăn, uống. Bác sĩ Sudhir Shah, người từng nghiên cứu và theo dõi ông Jani không ăn, uống suốt 10 ngày hồi năm 2003, cho hay nước tiểu có vẻ như đã được hút lại cơ thể sau khi tạo thành trong bàng quang. Theo kenh14.vn
-
Moi người nên coi kỷ bài nầy để biết cách ngăn chặn và đề phòng... MÁU VÓN CỤC / ĐỘT QUỴ _ THÊM CÁCH ĐỊNH BỆNH THỨ TƯ, NHÌN LƯỠI STROKE: Remember the 1st Three Letters....S.T.R. ĐỘT QUỴ (Tai biến mạch máu não) : Xin nhớ ba chữ cái C. N. Đ. STROKE IDENTIFICATION: CÁCH ĐỊNH BỆNH ĐỘT QUỴ: During a BBQ, a friend stumbled and took a little fall - she assured everyone that she was fine (they offered to call paramedics). She said she had just tripped over a brick because of her new shoes. Trong một buổi tiệc ngoài trời, một chị bạn trượt chân và bị ngã nhẹ - bạn bè định gọi bác sĩ nhưng chị ta bảo đảm rằng mình khỏe thôi, chị chỉ vấp một viên đá vì đôi giày mới. They got her cleaned up and got her a new plate of food. While she appeared a bit shaken up, Ingrid went about enjoying herself the rest of the evening Ingrid's husband called later telling everyone that his wife had been taken to the hospital - (at 6:00 pm Ingrid passed away.) She had suffered a stroke at the BBQ. Had they known how to identify the signs of a stroke, perhaps Ingrid would be with us today. Some don't die. they end up in a helpless, hopeless condition instead. Bạn bè chùi sạch và lấy cho chị đĩa thức ăn khác. Chị có vẻ run nhẹ, nhưng rồi Ingrid tiếp tục cuộc vui suốt buổi tối. Sau bữa tiệc, chồng Ingrid gọi báo tin cho mọi người là vợ ông đã vào bệnh viện và đã chết hồi 6 giờ tối, chị đã bị đột quỵ trong buổi tiệc ban chiều. Nếu mọi người biết cách phát hiện ra sự đột quỵ thì có thể hôm nay chị Ingrid còn ở với họ rồi. Một số người đột quỵ thoát chết nhưng lại rơi vào tình trạng vô vọng, vô phương. It only takes a minute to read this... Mời bạn dành một phút để đọc bài này... A neurologist says that if he can get to a stroke victim within 3 hours he can totally reverse the effects of a stroke...totally. He said the trick was getting a stroke recognized, diagnosed, and then getting the patient medically cared for within 3 hours, which is tough.Một bác sĩ thần kinh nói rằng nếu ông ta tiếp nhận bệnh nhân bị đột quỵ trong vòng 3 giờ đồng hồ, ông có thể hoàn toàn cứu được..hoàn toàn. Ông nói bạn nên biết một mẹo nhỏ để nhận ra chứng đột qụy và đưa bệnh nhân đến chuyên viên y tế trong vòng 3 giờ đồng hồ để được cứu. RECOGNIZING A STROKE NHẬN DIỆN CHỨNG ĐỘT QUỴ Thanks God for the sense to remember the '3' steps, STR . Read and Learn! Cầu Trời cho bạn có thể nhớ được 3 bước, CNĐ. Nhớ Đọc và Học lấy nhé ! Sometimes symptoms of a stroke are difficult to identify. Unfortunately, the lack of awareness spells disaster. The stroke victim may suffer severe brain damage when people nearby fail to recognize the symptoms of a stroke. Đôi khi thật khó nhận ra dấu hiệu của sự đột quỵ. Bất hạnh thay, sự thiếu hiểu biết nhiều khi có nghĩa là tai họa.Nạn nhân đột quỵ có thể bị tổn thương nghiêm trọng não nếu như người thân không nhận ra các biểu hiện của chứng đột quỵ. Now doctors say a bystander can recognize a stroke by asking three simple questions: Ngày nay, các bác sĩ nói rằng những người qua đường bắt gặp cũng có thể phát hiện đột qụy bằng cách hỏi 3 câu đơn giản sau : S *Ask the individual to SMILE. T *Ask the person to TALK and SPEAK A SIMPLE SENTENCE (Coherently) (i.e. It is sunny out today.) R *Ask him or her to RAISE BOTH ARMS.. C* (Cười) Yêu cầu người ấy cười N* (Nói) Yêu cầu người ấy nói một câu đơn giản, ví dụ : Hôm nay trời nắng Đ* (Đưa tay lên) Yêu cầu người ấy đưa cao hai tay lên. If he or she has trouble with ANY ONE of these tasks, call emergency number immediately and describe the symptoms to the dispatcher. Nếu người ấy tỏ ra khó khăn với bất cứ một câu yêu cầu nào trên đây thì hãy gọi xe cấp cứu ngay lập tức và mô tả các dấu hiệu này cho người tiếp nhận. New Sign of a Stroke -------- Stick out Your Tongue Dấu hiệu Mới để nhận diện Đột quỵ.... Làm ơn Thè Lưỡi Ra. NOTE: Another 'sign' of a stroke is this: Ask the person to 'stick' out his tongue.. If the tongue is 'crooked', if it goes to one side or the other, that is also an indication of a stroke. GHI CHÚ : Yêu cầu người bệnh thè lưỡi ra. Nếu lưỡi bị cong queo hoặc dính vào một bên miệng thì đúng là bị đột quỵ. A cardiologist says if everyone who gets this e-mail sends it to 10 people; you can bet that at least one life will be saved. Một bác sĩ tim mạch nói nếu bất cứ ai nhận được email này nếu chịu chuyển cho 10 người khác thì bạn có thể cá rằng có it nhất một người đột qụy được cứu sống. Công Minh (nhận được từ Email của một người bạn)
-
ĐỒ TRUNG QUỐC ! (VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ) Có thể mọi người đã biết, nhưng trao đổi thêm thiết nghĩ cũng không thừa I- Kinh hoàng công nghệ chế biến dầu ăn Những thực khách đam mê món lẩu Tứ Xuyên và các món ăn đặc trưng của Thành Đô sẽ không bao giờ biết được nồi lẩu thơm phức kia sử dụng dầu bẩn nếu như bức màn bí mật về một ngành “công nghiệp lọc dầu” ghê rợn chưa từng thấy đang bị giới báo chí Trung Quốc phanh phui suốt những ngày qua. Lợi nhuận khổng lồ từ sử dụng dầu bẩn được “lọc” từ nước thải cống rãnh nhà hàng đã khiến rất nhiều người bất chấp nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng, hầu như ngày nào cũng có trường hợp dầu bẩn bị bắt. Dầu ăn được luyện từ những thứ đến... lợn cũng phải sợ. Phóng viên tờ Nam Phương nhật báo đã trực tiếp thâm nhập những “động lọc dầu” chuyên thu mua nước thải nhà hàng lọc dầu và … bán lại cho nhà hàng. Thu nhập cao, không làm cũng phí! Để có dầu bẩn xuất cho các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, những ông chủ bà chủ vựa dầu phải tuyển dụng một lực lượng vớt dầu chuyên nghiệp. Những người này sẽ mang xô thùng gầu chậu tới cống, rãnh nước thải của các nhà hàng, quán ăn, quán cơm để múc lớp bọt, váng dầu lẫn cơm thừa canh cặn, những thứ… lợn cũng lắc đầu này được đem về chế biến. Cặn bã sền sệt được móc lên từ cống sau đó sẽ được thu gom lại để "chưng cất" thành dầu ăn. Theo chân anh Long, một người có thâm niên “vớt dầu” ở Thành Đô, Tứ Xuyên, phóng viên đã ghi lại những cảnh “vớt dầu” mà một người giàu trí tưởng tượng nhất cũng không thể hình dung nổi từ cái đám bùng nhùng này người ta lại có thể “luyện” ra được dầu ăn để chiên đùi gà, cá chép thơm phức. Người đàn ông này cho biết, anh đi vớt dầu đã mấy năm nay và chưa từng vấp phải sự kiểm tra hay nhắc nhở nào của lực lượng chức năng. Có lẽ những người gặp anh đi vớt dầu lại nghĩ rằng anh đang thông cống hoặc dọn dẹp vệ sinh chứ không phải đang góp phần làm ra những can dầu ăn rẻ tiền và chất lượng kinh hoàng cung cấp cho nhà hàng, quán ăn. Mỗi một thùng “váng dầu” – thuật ngữ của dân “vớt dầu” chuyên nghiệp này có giá khoảng 4 tệ, tương đương khoảng 8 ngàn tiền Việt. Công việc này mang lại cho anh nguồn thu nhập cũng khá, hơn hẳn khoản lương bảo vệ nhà máy người ta trả cho anh mấy năm về trước. Thu hoạch nguồn nguyên liệu Hàng ngày, với những chiếc thùng cáu bẩn, một xe kéo, một chiếc vớt váng dầu và đôi găng tay, anh Long rong ruổi khắp các ngõ ngách của thành phố. Cứ ở đâu có cống rãnh nước thải nhà hàng, quán ăn là anh tìm đến. Một nguồn lợi khổng lồ mà không bị ai đánh thuế. Công nghệ “lọc dầu” made in China Ai có thể tưởng tượng nổi những thùng phuy này sẽ được "tinh chế" thành dầu ăn?! Sau khi vớt đầy các thùng, váng dầu được chuyển về tập kết ở các xưởng “lọc dầu”. Tại đây, người ta đổ những chất bầy nhầy, bùng nhùng và nồng nặc mùi nước thải tổng hợp vào những chiếc thùng phuy to để lắng cặn. Mọi loại thùng, xô, chảo, chậu đều có thể tận dụng để … lắng dầu. Giai đoạn sơ chế, người ta để lắng, lọc bỏ những cặn bã cứng và chỉ giữ lại lớp dung dịch bầy nhầy có mùi khăm khẳm đặc trưng của nước cống. Những thùng phuy nước cống chính hãng này sẽ tiếp tục được để bồi lắng một thời gian, sau đó sẽ chuyển sang giai đoạn hai – nhiệt lọc. Một góc "nhà máy" và dây chuyền công nghệ tinh luyện "tiên tiến" Những chiếc thùng phuy này đựng thứ dung dịch bầy nhầy như nước sông Tô Lịch được gọi là…dầu bán thành phẩm. Từ những thùng dầu sau khi đã loại bỏ các “tạp chất” trôi nổi này sẽ được đưa vào lò luyện “dầu tinh chất”. Công nghệ “lọc dầu” made in China này xem ra cũng đơn giản, những thùng phuy dầu bán thành phẩm này được đổ thêm nước vo gạo và cho lên bếp, đun sôi sủi bọt. Lúc này một lớp dầu vàng sậm sẽ nổi lên trên bề mặt, người ta rót sang các thùng để nguội và đóng vào can. Dầu ăn hoàn chỉnh sau khi đã được trộn đầy phụ gia. Chỉ thêm chút ít chất phụ gia, những thùng dầu đặc quánh này sẽ trở nên trong hơn, sáng hơn gần giống với những can dầu ăn trong siêu thị. Sau khi đã đóng thành can, chúng được đem bỏ mối cho các nhà hàng, quán ăn ở khắp các ngõ ngách từ thành thị đến nông thôn với “giá rẻ bất ngờ, tình cờ mới gặp”. Bình Nguyên (Tổng hợp từ báo chí Trung Quốc)
-
Tràn ngập nông sản biến đổi gen TTO - Mặc dù không công bố trên nhãn mác, bao bì, nhưng các sản phẩm nông sản nhập khẩu như bắp (ngô), đậu nành, cà chua, khoai tây... đang bán phổ biến ở thị trường VN phần lớn là sản phẩm biến đổi gen. Nhiều củ, quả nhập khẩu là sản phẩm biến đổi gen - Ảnh: N.C.T. Một số nhà khoa học và quản lý về nông sản sử dụng công nghệ sinh học ở VN cũng cho hay các sản phẩm biến đổi gen, thực phẩm chế biến từ nông sản biến đổi gen đã được sử dụng nhiều năm nay. 99% đậu nành nhập khẩu là sản phẩm biến đổi gen Theo TS Nguyễn Quốc Bình, phó giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM, VN chưa chính thức trồng cây biến đổi gen, do đó hầu hết sản phẩm nông sản và thực phẩm chế biến làm từ sinh vật biến đổi gen đang có trên thị trường đều là hàng nhập khẩu. Trong đó nhiều nhất là các loại bắp, đậu nành, khoai tây... Đặc biệt, có đến 99% hạt đậu nành nhập khẩu từ Mỹ, Argentina... là sản phẩm biến đổi gen. Điều này đồng nghĩa với nhiều sản phẩm chế biến khác như: sữa đậu nành, dầu thực vật, nước tương, đậu hũ... sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu đều được chế biến từ công nghệ biến đổi gen. TS Đinh Thị Mỹ Hiền, người chịu trách nhiệm đề tài “Khảo sát sự có mặt của GMO (sinh vật biến đổi gen) trong nông sản nguyên liệu và một số sản phẩm chế biến khác đang lưu hành trên thị trường TP.HCM” (do Sở Khoa học - công nghệ TP.HCM và Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3- Quatest 3 thực hiện), cũng khẳng định nhiều mẫu sản phẩm như khoai tây, hạt bắp, đậu nành... được lấy ngẫu nhiên từ 17 chợ và siêu thị trên địa bàn TP.HCM khi kiểm nghiệm đã cho kết quả có biến đổi gen. Trong đó có nhiều sản phẩm nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Philippines... Trong khi đó, các đầu mối chuyên nhập khẩu bắp, đậu nành hạt... vào TP.HCM cho biết mỗi tháng có hàng ngàn tấn đậu nành, bắp được nhập về TP. Ngoài phục vụ ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi, một số lượng lớn đậu nành, khoai tây... nhập khẩu còn được dùng làm thực phẩm chế biến và sử dụng trực tiếp. Anh Nguyễn Quý (đường Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q.Bình Thạnh), một đầu mối chuyên nhập khẩu đậu nành hạt từ Mỹ, cho biết mỗi tháng đơn vị này nhập về 5-6 container (tương đương trên 100 tấn). Như vậy, sản phẩm biến đổi gen trên thị trường hiện nay rất lớn. Khó nhận biết bằng mắt thường Các nhà khoa học của Quatest 3 cho rằng việc phát triển cây trồng chuyển gen làm giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng và lợi nhuận trong nông nghiệp. Nông sản chuyển gen cũng có giá trị dinh dưỡng không thua kém so với sản phẩm truyền thống. Đặc biệt, khoai tây chuyển gen có lượng tinh bột cao hơn khoai tây thường (do được cấy gen làm tăng tinh bột). Tuy vậy, nhiều người lo ngại sản phẩm chuyển gen có khả năng tiết ra chất gây dị ứng, ảnh hưởng đến môi trường, có thể diệt một số loài sâu có lợi, khả năng phát tán gen ra các cây trồng khác... Ông Nguyễn Quốc Bình cho rằng lợi ích của cây trồng chuyển gen là năng suất cao, nhưng vấn đề còn lo ngại là tác động của nó đến đa dạng hóa sinh học. Theo ông Bình, bằng mắt thường không thể nhận biết được điểm khác biệt của sản phẩm biến đổi gen. Từ màu sắc đến kích cỡ hạt... đều giống sản phẩm thông thường. Chỉ riêng trái bắp, sản phẩm truyền thống thường bị sâu đục ở phần đầu trái, còn sản phẩm biến đổi gen do không bị sâu ăn nên hạt bắp sẽ mọc vút đầu trái. Tuy nhiên khi ra thành phẩm, bắp, đậu, khoai tây, cà chua... đều đã được tách ra, dạng hạt, thành phẩm nên người tiêu dùng chỉ có thể phân biệt nếu có dán nhãn và thông tin đầy đủ. Theo quyết định 212/2005 ký tháng 8-2005, các sinh vật biến đổi gen, các sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen được phép nhập vào VN sử dụng cho sản xuất, chế biến, kinh doanh. Các sản phẩm này phải ghi rõ trên bao bì. Tuy nhiên, khảo sát của Tuổi Trẻ tại thị trường TP.HCM cho thấy hoàn toàn không có các sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến sử dụng nguồn thực phẩm nhập khẩu được dán nhãn như quy định. BẠCH HOÀN === Chưa đủ quy định quản lý sản phẩm biến đổi gen Tại cuộc hội thảo ở Hà Nội về quản lý thực phẩm biến đổi gen mới đây, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) thừa nhận năng lực và nhân lực nghiên cứu thực phẩm biến đổi gen ở VN chưa đáp ứng được yêu cầu, VN đang thiếu công nghệ và kỹ thuật đánh giá rủi ro với sinh vật biến đổi gen. Quy chế quản lý an toàn sinh học với sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen đã được ban hành nhưng chưa có hướng dẫn thực hiện. Theo Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, thực phẩm có nguồn gốc biến đổi gen có ưu việt như có thể làm tăng mùi vị, cảm quan, làm chín muộn hoặc bổ sung văcxin ăn được vào sản phẩm, thay đổi hàm lượng dinh dưỡng, nhưng cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng như gây dị ứng, lờn kháng sinh... ở người sử dụng. Tại hội thảo “Truyền thông tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” tổ chức ngày 14-4 ở Hà Nội, trưởng đại diện Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO) tại VN Andrew W. Speedy cho hay phần lớn thực phẩm biến đổi gen trên thế giới hiện nay mới sử dụng gen biến đổi để tăng cường khả năng phòng chống sâu bệnh, côn trùng và tăng cường vitamin, chưa phát hiện tình trạng gây độc cho người sử dụng. (Báo Tuổi trẻ 16/04/2010 )
-
Còn GIẤY ĂN Ở HÀ NỘI ( VÀ CẢ MIỀN BẮC - VN ) NỮA Xin đọc bài ở đây : http://docbao.com.vn/view/19/default.dec Trang 3 : Giấy ăn Trang 14 : Rau sống
-
Phát hiện giấy ăn Trung Quốc chứa chất gây ung thư Nhiều chất hóa học gây ung thư và kim loại độc hại cho tế bào máu đang tồn tại trong khăn ăn bằng giấy ở nhiều cửa hàng ăn uống tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Đó là thông tin được Phó giám đốc Hiệp hội đóng gói thực phẩm quốc tế (IFPA) Dong Jinshi đưa ra sau một cuộc điều tra tại các nhà hàng ở Bắc Kinh. Tại đây, các hàng ăn cao cấp phục vụ loại khăn sạch, đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh nhưng hầu hết các cửa hàng nhỏ, trung bình mua khăn ăn tại các chợ. Thậm chí, họ còn dùng cả giấy đi vệ sinh cho khách hàng. Những nhà hàng nhỏ ở Trung Quốc dùng cả giấy vệ sinh làm khăn ăn. ( Bình chú : Việt Nam ta cũng không kém cựa đâu, như tại TP.HCM có thể gặp từ quán phở Hà Nội , bún bò Huế và hủ tiếu Nam Vang cùng nhiều quán cơm quán nhậu khác nữa) Ngoài giấy ăn, đoàn kiểm tra còn phát hiện nhiều bát, đũa…dùng một lần chứa các chất độc hại. Theo luật pháp Trung Quốc, không ai được sản xuất khăn ăn từ giấy tái sinh. Ngay cả chất tẩy trắng cũng bị cấm sử dụng. Năm 2007, 9 nhà máy ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc đã bị đóng cửa và 1 triệu khăn lau do các cơ sở này sản xuất bị tịch thu do được giặt tẩy bằng các hóa chất độc hại Mới đây, Trung Quốc cũng đã phát hiện khoảng phân nửa số hộp đựng thức ăn chỉ sử dụng một lần tại các nhà hàng và điểm bán thức ăn nhanh có chứa hóa chất gây ung thư. Hiện Trung Quốc đã cấm việc bán và sử dụng loại hộp xốp dùng một lần, bởi vì thông thường chúng được làm từ các loại nhựa phế thải. Còn hộp nhựa thì phần lớn được sản xuất tại các xưởng nhỏ, vốn không có giấy phép hoạt động. H.T (Tổng hợp)- theo báo KH& ĐS
-
Kẹo "ma" chứa chất gây ung thư Kẹo phát sáng bầy bán trước cổng trường TS Lê Thị Hồng Hảo, Viện phó Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm cho biết, que cầm của kẹo có 2 chất hóa học là dung môi Phtalate dung môi và PAH (poly aromatic hydrocacbon). Trong đó PAH là chất gây ung thư, đột biến gene. 2 chất này kết hợp với nhau và xảy ra phản ứng oxy hóa, tạo thành chất phát sáng, gây đẹp mắt và rất được trẻ nhỏ yêu thích. Trẻ Việt hồn nhiên mút "kẹo ma" của TQ Kẹo phát sáng hay còn gọi là “kẹo ma” đã là một trong những món kẹo "hot" ở mỗi cổng trường. Sau giờ tan học, những học sinh tại khu vực các trường tiểu học Cổ Nhuế B, trường tiểu học Mễ Trì Hạ (thuộc Từ Liêm), trường tiểu học Vạn Phúc (Hà Đông)... lại ùa ra ngoài những quán cóc để “xí” cho được màu que kẹo mới mà mình chưa có. Được biết, ngoài khu vực phố cổ, kẹo phát sáng còn trở nên phổ biến ở các vùng ngoại thành. Tại đây, nhiều học sinh, nhất là những em không có phụ huynh đưa đón, thường mua quà vặt theo ý thích của chúng. Hiện, một vài trường đã có ý thức về sự độc hại của loại kẹo màu sắc này và lên tiếng khuyến cáo học sinh. Theo các em học sinh trường THCS thị trấn Cầu Diễn, Từ Liêm, trước đây trong căng tin cũng có bán nhưng mới đây, nhà trường đã cấm mua bán kẹo phát sáng. Tại cổng trường tiểu học Vạn Phúc, Hà Đông, len lỏi trước một toán học sinh đang nhao nhao đòi mua kẹo, chúng tôi cũng mua được 3 que kẹo với màu sắc khác nhau. Khi chúng tôi vô tình làm gãy phần que phát sáng, bỗng một mùi hóa chất xộc lên rất khó chịu. Còn lúc ở trong bóng tối, thứ chất lỏng màu sắc này rơi chỗ nào là chỗ đó lập tức phát sáng. Nào ta cùng thí ....mút. Vô tư đi, ngoan - mẹ cho tiền mút kẹo (Tổng hợp từ báo KH& ĐS )
-
Lẩu Tứ Xuyên thơm ngon .......bốc khói Mại zdô mai...do Chúng ta dùng "dầu rãnh" mà không biết? Sau khi Bee đăng tải tuyến bài Kinh hoàng công nghệ chế biến dầu ăn tại Trung Quốc, nhiều người dân Việt Nam đã tỏ ý lo ngại: Liệu những quán cơm rang, phở xào tại Việt Nam có sử dụng loại dầu bẩn từ Trung Quốc không? Đi ăn hàng là bẩn?! Độc giả Minh (Hai Bà Trưng, HN) tỏ ý nghi ngờ: Ở các nhà hàng ăn uống, tôi thường xuyên bắt gặp những can dầu loại 5-20 lít, màu vàng vàng đục đục. Liệu đây có phải là mỡ bẩn bị tuồn từ Trung Quốc sang? Chị Lan (Đống Đa, Hà Nội) bức xúc: "Nếu có lợi nhuận thì kiểu gì người ta cũng làm thôi, tôi thực sự sợ hãi khi đọc những bài báo viết về công nghệ chế biến dầu bẩn của Trung Quốc và khi nghĩ đến việc có thể thứ dầu đó sẽ được đưa vào Việt Nam. Có thể chúng ta đã ăn thứ dầu đó mà không biết". Theo chị Lan, có quá nhiều hàng không đảm bảo chất lượng, thậm chí là nguy hại cho sức khoẻ con người của Trung Quốc đã từng được đưa vào Việt Nam như sữa nhiễm melamine, trứng gà giả, gia vị cho nước lẩu..., vì thế, không lấy gì đảm bảo là loại dầu này chưa xuất hiện tại nước ta. Anh Lực (Thanh Xuân, Hà Nội) thì cho hay: “Cứ gì phải Trung Quốc, hàng ăn ở Việt Nam cũng đâu có kém gì, bẩn đầy ra đấy, khuất mắt trông coi thôi, không ăn thì chỉ có ăn cơm nhà”. Cũng theo anh Lực thì có thể thực khách của Việt Nam cũng thường xuyên được thưởng thức những loại mỡ bẩn ấy, hoặc do Trung Quốc đưa sang, hoặc do Việt Nam tự làm ra. Gần đây có quá nhiều những vụ vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm bị phanh phui: nấu mỡ bẩn, dầu mỡ tái chế từ nước thải nhà máy thực phẩm... Thế nhưng, phát hiện rồi xử phạt cũng chẳng được bao nhiêu so với số làm ăn gian dối, và thực khách buộc phải chấp nhận một thực tế, đi ăn hàng là ăn bẩn. Trong "bão" mỡ bẩn Trung Quốc nhiều người vẫn tin tưởng thưởng thức món lẩu Tứ Xuyên Tránh mỡ bẩn TQ, người giàu chọn quán sang, kẻ nghèo ngậm ngùi… Cùng tâm trạng lo lắng về chất lượng an toàn thực phẩm, nhiều người dân đã có những sự lựa chọn khác: "Chỉ những chỗ làm ăn vớ vẩn mới dính vào mỡ bẩn, chứ những nhà hàng lớn, những khách sạn sang trọng thì làm gì có chuyện đó". Chị Hà (Đống Đa) chia sẻ: Trong “bão” mỡ bẩn từ Trung Quốc, cách an toàn nhất là chọn những nhà hàng lớn, có uy tín, hoặc những quán quen. Thế nhưng, không người dân nào cũng có điều kiện như chị Hà ở trên. Bạn Nguyễn Thái Thành (sinh viên tại một trường Đại học tại Hà Nội) tỏ ra lo ngại: Vì bận học tập nên mình không có thời gian nấu nướng, toàn đi ăn cơm hàng. Nhưng tình hình này thì có lẽ chịu khó về nhà tự nấu cơm ăn vậy. Chứ chẳng nhẽ ra hàng chỉ ăn rau luộc, thịt luộc và tẩy chay những món xào, món rán ư? Cặn bã sền sệt được móc lên từ cống sau đó sẽ được thu gom lại để "chưng cất" thành dầu ăn. Lẩu Tứ Xuyên vẫn hút khách Theo quan sát của phóng viên tại một số nhà hàng Trung Quốc, quán lẩu Tứ Xuyên tại Hà Nội, lượng khách đến những nhà hàng này hầu như không có sự thay đổi trong những ngày vừa qua. Gặp gỡ một vị khách - chị Nguyễn Anh Đào tại quán lẩu Tứ Xuyên trên đường Yên Phụ - Tây Hồ, Hà Nội, chị cho biết: Ban đầu biết những thông tin về mỡ bẩn của Trung Quốc cũng sợ lắm, nhưng tôi thấy nhà hàng ở đây cũng sang trọng và sạch sẽ, vì vậy vẫn yên tâm cùng gia đình thưởng thức món lẩu Tứ Xuyên ưa thích của cả nhà. Được biết, phần lớn những nhà hàng Trung Quốc ở Hà Nội đều rất sang trọng, có uy tín. Chị Trần Thu Huyền, chủ quán “Lẩu Tứ Xuyên” ở đường Yên Phụ - Tây Hồ khẳng định: "Sa tế dùng cho món lẩu do nhà hàng tự chế, dầu thì bọn chị cũng mua dầu ăn Tường An, rất sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh”. Để minh chứng có điều mình nói, chị Huyền chỉ vào con trai chị đang ngồi ăn ngon lành: “Chị và những người trong gia đình vẫn ăn uống ở đây bình thường, thỉnh thoảng chị cũng đưa bạn bè tới đây hội họp, mình làm mình còn ăn nữa mà, nếu làm bẩn thì sao dám ăn chứ”. Nhiều nhà hàng món ăn Trung Hoa khác cũng cho biết, đối tượng khách hàng của họ chủ yếu là người có điều kiện, giá cả không phải là vấn đề quá quan trọng nên nhà hàng không cần thiết phải chạy theo lợi nhuận kiểu dùng mỡ bẩn. Vấn đề họ quan tâm là tạo được uy tín và có thể hấp dẫn khách hàng quay lại lần sau. Xuân Miên - Lê Hường ( báo KH& ĐS ) Sa tế Tứ Xuyên hạn dùng... vô hạn tràn ngập Hà Nội Tại Hà Nội, không khó để mua một gói sa tế của Tứ Xuyên dùng cho món lẩu, với giá rẻ bất ngờ. Ngon, rẻ hơn sa tế Việt Mấy ngày gần đây, khi mà người dân Trung Quốc chưa hết bàng hoàng vì công nghệ chế biến dầu bẩn của người Tứ Xuyên thì theo tìm hiểu của phóng viên Bee, tại Hà Nội cũng xuất hiện tràn ngập sa tế nhãn hiệu Tứ Xuyên. Dạo quanh một vòng khu vực quầy hàng khô của chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm) để tìm mua món sa tế dùng cho lẩu của Trung Quốc, chúng tôi rất bất ngờ khi nó được bán tràn lan, với giá rẻ hơn nhiều so với sa tế của Việt Nam sản xuất. Gia vị lẩu Trung Quốc bày bán cùng hàng Việt Nam Một gói sa tế dành cho lẩu Tứ Xuyên (theo giới thiệu của người bán hàng) có giá bán lẻ 8.000 đồng/gói, với trọng lượng 200 gam. Trong khi đó, một hộp sa tế của Việt Nam bán lẻ là 6.000 đồng/lọ với trọng lượng 90 gam. Tại cửa hàng Toàn Thuý (phố Cao Thắng, quận Hoàn Kiếm), khi chúng tôi hỏi mua sa tế của Trung Quốc, người bán hàng liền chạy vào trong bê ngay ra một hộp khoảng gần 10kg, kèm theo lời giới thiệu: Sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, lẩu sẽ mất ngon nếu không có loại gia vị này. Người bán hàng này còn cho biết: “Nhà chị phân phối cho rất nhiều nhà hàng lẩu của Hà Nội, người ta thường lấy hàng thùng to...”. Đối diện của hàng Toàn Thuý là kiốt Mai Thoa với đủ loại gia vị lẩu dành riêng cho lẩu Tứ Xuyên. Cô bán hàng sau khi giới thiệu nhiệt tình về sản phẩm mới chạy vào để lấy hàng ra. Một loại gia vị màu đỏ toàn tiếng Trung Quốc được cô chào là sa tế lẩu, hàng này ngon hơn hẳn sa tế nội, có vị chua cay. Cô cũng tự hào là nhà “cung cấp” mặt hàng này cho rất nhiều quán lẩu ở Hà Nội. Không chỉ có lẩu Tứ Xuyên, nếu nấu lẩu gà, lẩu thập cẩm cho vào cũng ngon hẳn vì cái vị chua cay đặc biệt đó. Người bán hàng lấy gói sa tế để bán cho khách Tại khu chợ tạm Hàng Da trên phố Phùng Hưng, những gói sa tế Trung Quốc cũng được bày bán rất nhiều, giá giao động từ 10 đến 12 nghìn đồng/ gói. Khi chúng tôi thắc mắc sao hàng ngoại lại có giá rẻ hơn hàng Việt, những người bán hàng đều giải thích là hàng nhập về rẻ nên bán rẻ hơn, còn việc sản xuất như nào thì chưa rõ lắm. Có lẽ cũng vì vậy nên những gói gia vị này thường được người bán hàng cất kỹ ở khu vực sau quầy hàng. Hạn sử dụng là… vô hạn Đi lòng vòng mấy cửa hàng, cầm những gói sa tế dùng cho lẩu Tứ Xuyên mà những người bán hàng đưa, trên bao bì đều không có một hướng dẫn nào bằng tiếng Việt, chúng tôi cố tìm cho được dòng chữ ghi hạn sử dụng của sản phẩm, nhưng chỉ vô ích. Theo những người bán hàng, việc sử dụng những gói sa tế này như thế nào chẳng cần có hướng dẫn thì mọi người cũng biết (?!). Người bán hàng tại kiốt đồ khô H. trong chợ Đồng Xuân cho biết, hạn dùng của loại sản phẩm này là một năm, nhưng khi được hỏi nó được sản xuất từ khi nào thì chị cũng lắc đầu, chỉ biết là chị bán trong một năm từ ngày lấy hàng về. Tại cửa hàng đồ khô V.T, người bán hàng thậm chí không ngần ngại tuyên bố hạn dùng của ớt chưng thì bao lâu chẳng được. Cửa hàng lấy hàng về rồi lại bán ngay nên không để ý lắm đến hạn dùng. Hạn sử dụng cho những gói sa tế này là... vô hạn Một người bán hàng cạnh quầy của chị T. khẳng định: “Hàng nhập về trong mùa lạnh và bán luôn nên về hạn dùng, các em không phải lăn tăn. Còn dùng được lâu lắm”. Mặc dù trên bao bì chỉ với vài dòng chữ Trung Quốc loằng ngoằng, được người bán hàng gắn cho cái mác “sa tế Tứ Xuyên”, về mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm của nó ra sao thì ít người tiêu dùng để ý, tuy vậy tại Hà Nội, loại sa tế này cũng được tiêu thụ khá mạnh vì nó ngon và rẻ. Theo những người bán hàng thì khách mua loại sa tế của Trung Quốc này chủ yếu là những nhà hàng lẩu, quán nướng. Họ chẳng mấy để ý đến xuất xứ cũng như hạn dùng của nó. Phương Thuý - Phạm Lý ( báo KH& ĐS)
-
CHỮ VIẾT KHOA ĐẨU DUY NHẤT TRÊN ĐÁ CỔ SA PA Trần Vân Hạc Sau nhiều năm khảo sát, nghiên cứu những hình vẽ, chữ viết trên đã cổ Sa Pa, giáo sư Lê Trọng Khánh, chuyên gia hàng đầu của Việt Nam về chữ Việt cổ đã công bố những kết luận được dư luận trong và ngoài nước rất quan tâm. Người viết bài này đã có buổi làm việc với giáo sư tại Trung tâm Văn hóa người cao tuổi Việt Nam: - Thưa giáo sư, xin giáo sư cho biết những căn cứ để hiểu ý nghĩa chữ viết trên tảng đá cổ ở Sa Pa. - Trên 200 bản khắc trên đá cổ Sa Pa (190 tảng còn lại, gần 20 tảng bị phá), tôi thấy chủ yếu là chữ viết đồ họa thuộc tiền văn tự, duy nhất chỉ một tảng ở Tả Van là có chữ. Đây là loại hình chữ “khoa đẩu”, các ký tự này đồng nhất với các ký tự trên đồ đồng Đông Sơn và đặc biệt giống chữ khắc trên rìu đồng Bắc Ninh, đồng nhất với chữ viết của người Thái đen Tây Bắc. Điều đó cho phép ta giải mã và hiểu được những ký tự trên đá cổ Sa Pa. - Thưa giáo sư, như trong một bài viết giáo sư từng công bố, thì trên một số các hình đồ họa trên đá cố Sa Pa mô tả cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của tổ tiên ta? - Đúng như thế, những chữ viết hình vẽ trên đã cổ Sa Pa đã phản ánh cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cha ông ta. Tôi khẳng định như vậy vì những chữ viết hình vẽ này đã vượt qua giai đoạn vẽ hiện thực nguyên thủy và đã tiến tới chữ biểu ý đầu tiên. Vì vậy có thể coi đây là loại hình chữ viết biểu ý có thể đọc được. Nhất là khi ta đặt trong một hệ thống phát triển từ thấp đến cao qua những hiện vật khảo cổ thuộc văn hóa Đông Sơn như lưỡi cày hình cánh bướm, rìu cân xòe, rìu Bắc Ninh, trống dồng Lũng Cú, trên những viên gạch nung ở Cổ Loa… Theo quan điểm của văn tự học hiện đại qui định thì chữ viết hình vẽ - văn tự đồ họa Sa Pa truyền đạt cả ý cả câu - chữ viết ghi câu. Như vậy ta có thể giải mã được ý nghĩa chữ viết trên đá cổ Sa Pa một cách khoa học và có sức thuyết phục cao. - Xin giáo sư cho biết ý nghĩa cụ thể của chữ viết trên tảng đá cổ có chữ viết duy nhất ở Tả Van. - Toàn bộ có trên 30 chữ, một số chữ bị mất hoàn toàn, đặc biệt là mất gần hết các dấu ở vị trí trên và dưới chữ, điều đó làm cho việc giải mã gặp rất nhiều khó khăn, trong khi ta chưa có điều kiện kỹ thuật để phục hồi những chữ đã mất. Song bằng những gì còn lại tôi thấy nội dung cơ bản của bản khắc đó nói về: “Công lao của tổ tiên đã xây dựng đất nước. Muôn đời sau con cháu phải bảo vệ lấy non sông của mình”. Trầm ngâm giây lát, nhìn ra phía trời xa, trong ánh mắt của vị giáo sư đã bước vào tuổi 85 như ngời lên ánh lửa: - Dân tộc ta ngay từ buổi đầu dựng nước đã luôn phải đấu tranh với quân xâm lược phương bắc, bởi vậy khi ta hiểu di huấn của tổ tiên, ta càng thấm thía hơn những gì ông cha ta khắc trên đá gửi lại cho hậu thế. Những tảng đá, những hình vẽ, chữ viết ấy thấm cả máu của bao thế hệ, chuyên chở khát vọng sống của bao đời. - Trân trọng cảm ơn giáo sư, kính chúc giáo sư mạnh khỏe ! ( theo sachhiem)
-
LUYỆN MẮT 1/ Để chữa mọi chứng đau mắt, có thể dùng phương pháp luyện khí của Thái Thượng Lão Tử (Trung Quốc): cứ mỗi buổi sáng thức dậy, ngồi ngay ngắn trên giường, quay mặt về hướng đông, nhẹ nhàng hít vào, thở ra 36 lần. Sau đó khép mắt lại, rồi vận chuyển nhãn cầu qua bên phải, qua trái 14 lần, sau đó nhắm thật chặt hai mí mắt và mở mắt ra. 2/ Luyện tập để chữa can khí xông lên mắt gây các triệu chứng như đau, sưng đỏ mắt, ngực sườn đầy tức, đau đầu, ù tai... Cách tập: ngồi tư thế hoa sen (bàn chân bên này đặt lên trên đùi của chân bên kia và ngược lại), nếu những người mới tập chưa ngồi được tư thế này, thì chỉ cần ngồi ngay ngắn, hai mắt nhắm nhẹ. Các ngón hai bàn tay đan chéo vào nhau rồi vận sức đẩy từ từ ra trước hết mức. Sau đó ngửa hai bàn tay lại và cũng đưa từ từ vào sát ngực. Làm như thế từ 3 - 5 lần, rồi mở hai mắt, thở ra nhè nhẹ. 3/ Luyện tập để chữa thận khí. Theo YHCT, tạng thận là mẹ của tạng can, thận chủ âm, tàng tinh huyết. Khi thận bị hư yếu thì tinh khô, huyết kiết, nên tạng can không còn huyết dịch để nuôi dưỡng làm sáng đôi mắt. Vì vậy cần phải thường xuyên luyện tập để tạng thận được khỏe. Phương pháp tập như sau: Ngồi ngay ngắn, dùng hai lòng bàn tay áp chặt và vuốt từ hai nách xuống sát hông 3 - 5 lần, rồi quặt hai tay ra sau, ôm lấy vùng eo lưng và đứng dậy. Một chân co, một chân nhảy lần lượt qua phải, qua trái, ra trước, lùi sau 10 lần. Đổi qua chân kia cũng nhảy như thế 10 lần là kết thúc lần tập. Mỗi ngày tập 1 - 2 lần. 4/ Chữa chứng hay mỏi mắt, hoa mắt, mắt mờ khi phải làm việc nhiều, nhất là đối với những người sử dụng máy vi tính, làm việc bàn giấy không bảo đảm ánh sáng. Dùng ngón giữa của hai tay mát-xa thường xuyên khóe trong và khóe ngoài hai mắt, ấn nhẹ lên mí mắt, bấm hai huyệt hợp cốc, nhắm hai mắt và đảo tròng mắt nhiều lần. Nếu mắt nặng, sưng đỏ thì dùng tay chà xát mạnh, thường xuyên hai lòng bàn chân. Công Minh
-
Một số động tác tập luyện cho đôi mắt Những người làm công việc đòi hỏi mắt phải tập trung cao độ thường dễ bị nhức mỏi mắt, hoa mắt. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây rối loạn sự điều tiết của mắt hoặc ảnh hưởng tới khả năng nhìn. Để tăng cường thị lực và phòng ngừa các bệnh về mắt, nên tập luyện thường xuyên các động tác sau. Động tác 1: - Tư thế chuẩn bị: Đứng hoặc ngồi, thả lỏng cơ bắp, mắt nhìn thẳng. - Nhắm hờ hai mắt, đặt hai ngón tay lên trên nhãn cầu, ép nhẹ từ từ, đồng thời hít vào, tới khi có cảm giác hơi căng đau thì từ từ thả tay, thở ra. Làm khoảng 10 lần. Người mắc bệnh tăng nhãn áp và người đang có tổn thương ở mắt không nên thực hiện động tác này. Động tác 2: - Nhắm hờ hai mắt, đặt hai ngón tay cái lên trên nhãn cầu, miết nhẹ từ trong ra ngoài khoảng 20 lần, sau đó dùng bốn ngón tay đang ở tư thế khép vào nhau xoa vòng quanh mắt từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong khoảng 20 lần (hình 2). Động tác 1 và 2 giúp xoa bóp nhãn cầu và các cơ vòng mi, có tác dụng thư giãn rất tốt. Động tác 3: - Đảo hai mắt theo hình số 8. Làm như vậy 8 lần. Sau đó tiếp tục đảo mắt hình số 8 nằm ngang, làm 8 lần. Động tác này có tác dụng luyện các cơ vận nhãn, làm cho nhãn cầu vận động linh hoạt. Động tác 4: - Hai mắt nhìn thẳng, tay cầm một cái bút, điều chỉnh hai mắt nhìn tập trung vào một điểm trên đầu bút (cách mắt khoảng 20 cm) trong vài giây, đưa bút từ từ ra xa hết tầm tay, mắt không rời điểm tập trung, giữ trong vài giây. Làm khoảng 10 lần. Nếu đang làm việc trên máy vi tính, có thể nhìn vào một từ trên màn hình, bắt đầu từ khoảng cách nhỏ rồi lùi dần ra xa. Động tác này giúp rèn luyện sự điều tiết của mắt, tăng độ tinh tường. Động tác 5: - Hai mắt nhìn thẳng hướng ra phía xa. Từ từ quay đầu sang trái, mắt vẫn nhìn thẳng, đồng thời từ từ hít vào. Quay tương tự sang phải, đồng thời thở ra sao cho một lượt quay tương ứng với một thì hít thở chậm và sâu. Động tác này vừa giúp luyện mắt vừa có tác dụng thư giãn vùng cổ - gáy, tăng cường khí huyết lên vùng đầu - mặt. Động tác 6 - Dùng đầu ngón tay giữa bấm huyệt tình minh khoảng 1 phút. Huyệt tình minh nằm cách khóe trong con mắt 2 mm về phía sống mũi (hình 6). Chú ý: Khi xoa bóp và day bấm huyệt, phải cắt móng tay gọn gàng để tránh làm tổn thương mắt. Các động tác trong bài tập này có thể áp dụng cho những người cận thị, rất hiệu quả. Sức Khoẻ & Đời Sống Kinh nghiệm cá nhân : Rất tốt, vì đã có người thân thực hiện qua. Người lần bị bệnh mắt, nhãn cầu tăng cao, chụp đáy mắt có vết, thị lực giảm từ 10/10 xuống còn 5/10, nhìn bị biến dạng hình ảnh. Bác sĩ Viện mắt tpHCM chỉ định bắn lazer. Nhưng sau kiên trì uống thuốc và tập luyện, mắt trở lại bình thường thị lực 10/10 mà ko phải can thiệp bằng " dao kéo". Nên xin mạnh dạn phổ biến và động viên mọi người, nhất là dân văn phòng thường phải tiếp xúc với máy vi tính, những người công việc phải vận tinh lực nhiều .... Công Minh