Công Minh

TrÁi BÍ ĐẦu NĂm

2 bài viết trong chủ đề này

TRÁI BÍ ĐẦU NĂM
Truyện ngắn



Gia đình tôi chỉ có ba người, nhưng năm nào cũng vậy, cứ độ xuân về là vợ chồng tôi đều tổ chức đón tết một cách rất trịnh trọng. Mục đích tạo cơ hội để bạn bè gặp nhau, hàn huyên tâm sự, ôn lại những kỷ niệm quê nhà, truyền cho nhau những kinh nghiệm sống. Nhất là không muốn cái truyền thống “Tết” quê hương bị quên lãng nơi đất khách quê người.
Ngay hôm 23 tháng Chạp, vợ tôi đã tổ chức bữa tiệc tiễn đưa ông Táo về trời. Bữa tiệc có cá chép hấp gói bánh tráng, loại bánh tráng phơi sương, mua từ Việt Nam nhân dịp về thăm quê hương.
Con gái tôi, nó thắc mắc hỏi “ông Táo” là ai mà mình cứ phải tiễn về trời. Tôi cố giải thích “Ông Táo là ông thần giữ bếp, hàng năm phải về trời để báo cáo Ngọc Hoàng những chuyện trần gian và xin Trời phù hộ cho năm mới. Ông Táo thường cưỡi cá Chép về trời, nên người ta cúng ông cá Chép để ông có phương tiện đi đường. Con gái tôi nghe giải thích, chỉ nhìn ba rồi lên tiếng “hư hử”. Tôi hứa sẽ giải thích thêm chi tiết hơn nữa khi có dịp.
Chúng tôi đón giao thừa bằng nồi chè bắp và mứt dừa, kẹo đậu phụng. Cả nhà chúc nhau những câu chúc tốt đẹp. Sáng Mùng Một, trong phòng ăn, chúng tôi mừng xuân mới với mân ngũ quả “trái dừa xanh nằm giữa những trái mang cầu, trái đu đủ vàng bên cạnh những trái xoài đã chín tới. Những trái Sung xứ tây phương to như trái mận chiếm nguyên một góc mân”. Đúng là đủ bộ “cầu, vừa, đủ, xài, sung sướng (hạnh phúc). Dĩ nhiên trên bàn không thể thiếu cặp bánh chưng, trái dưa hấu và hai hũ dưa món và củ kiệu được muối chua với ớt và tỏi. Con gái tôi khoanh tay cúi đầu chúc tuổi ba mẹ. Tôi móc túi lấy bao li xì mừng lại. Vợ tôi mang thức ăn điểm tâm ra cho cả nhà.
Bánh chưng ăn với củ kiệu và dưa món thật là tuyệt. Đang thưởng thức món ăn thuần túy quê hương, bỗng vợ tôi nói: “sáng nay bà Libăng bên láng giềng mang sang cho mấy trái BÍ, bà nói cây bí rất nhiều trái, nên cắt đem cho bạn mấy trái”. Tôi dựt mình khi nghe vợ nói đến BÍ, miếng bánh chưng chạy thốc vô miệng, tôi lấy gân cổ cố nuốt, nhưng miếng bánh ngoan cố cứ chặn cổ họng. Tôi cầm ly nước lạnh uống lấy uống để. Nhờ có nước, miếng bánh chưng mới chịu chui vào bao tử. Tôi hoàn hồn nhìn vợ: “cái gì Mùng Một tết, năm mới cho nhau trái gì không cho, mà lại cho trái BÍ”. Con gái tôi thấy tôi phản ứng quá quyết liệt, thì cứ há miệng nhìn tôi. Vợ tôi thì ngơ ngác như con nai vàng. Còn tôi thì máu sôi lên sùng sục. Vợ tôi vuốt giận: “Anh chỉ tin vớ vẩn, người ta có lòng tốt mới cho mình Bí, anh đừng có dị đoan quá như vậy”
Tôi nhớ hồi còn nhỏ, đi thi Tiểu Học, lần đầu tiên làm sĩ tử. Tuần lễ trước ngày thi, mẹ cấm tôi không được ăn chuối, vì sợ tôi “trượt vỏ chuối”. Buồng chuối lớn nhất trong vườn sắp chín, bị chị tôi hạ lúc nào không hay. Mẹ tôi kiêng nhất là nấu canh Bí. Bà sợ khi đi thi, gặp đề thi mà bí thì thua. Ngược lại ngày nào mẹ tôi cũng cho tôi ăn chè đậu, hết đậu xanh tới đậu đen, hết đậu đen tới đậu đỏ. Nói chung quê tôi có bao nhiêu thứ đậu tôi đều được thưởng thức. Có lẽ nhờ ăn chè đậu mà tôi thi đậu tiểu học. Rút kinh nghiệm từ đó mỗi lần đến kỳ thi, mẹ tôi đều bắt tôi ăn chè đậu và cấm ăn chuối. Rất may suốt cuộc đời tôi chưa bao giờ thi rớt, và mẹ tôi rất tin chuyện “ăn chè đậu, sẽ thi đậu”. Nói cho thật thì đến bây giờ nếu bạn có cho tôi ăn chè đậu, tôi chỉ cần ngửi mùi là có thể phân biệt chè đậu gì.
Chuyện tin dị đoan đôi khi tạo cho mình sự tự tin. Chuyện tiên đoán tương lai hậu vận chẳng qua chỉ là chuyện đưa ra kết quả của những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Định đề “những chuyện bắt nguồn từ một nguyên nhân như nhau, thì sẽ có kết quả như nhau”. Phong Thủy gia cũng vậy, ông ta là một nhà “trang trí nội thất” chuyên nghiệp. Biết xử dụng con mắt mỹ thuật kết hợp với sự bố trí hợp lý làm cho người ta khi bước vào trong nhà đều cảm thấy dễ chịu. Sự hài hòa từ ánh sáng, âm thanh, màu sắùc đến bàn ghế, tủ giường tạo thành một không gian thoải mái.
Người ta kiêng sáng sớm xuất hành “gặp Gái”. Gặp cô gái đẹp nhoẻn miệng cười thì không sao, nhưng gặp phải người đàn bà với cái mặt hầm hầm thì chắc là không tốt. Làm rớt bể ly càphê đang uống báo hiệu một chuyện xui sắp tới. Một thương gia đang tính toán chuyện làm ăn, vô tình làm bể ly cà phê, chuyện làm ăn sẽ gặp trục trặc. Ngay cả cuộc tình duyên cũng vậy. Có người hỏi nếu dùng ly mủ thì sao, câu trả lời: bể ly hay đổ ly caphê như nhau. Hàm ýù nói chuyện ăn uống đến miệng mà còn bị mất.
Chuyện nằm mơ thấy răng rụng cũng là điềm không tốt. Nếu phân tích kỹ ta thấy: “răng dùng để ăn, nếu rụng đi chỉ có nước húp cháo”. Thày bói tướng suy diễn chi tiết hơn, rụng răng cửa thì sao, rụng răng nanh sẽ xảy ra chuyện gì. Rụng nguyên hàm sẽ có gì xảy đến, nói chung đó là những điềm gở báo trước một chuyện không may xảy ra. Chuyện tôi nói, bạn có thể không tin, hay tin tùy ý bạn, tôi chỉ xin bạn thử xét lại có khi nào bạn đã gặp trường hợp như thế chưa.
Lúc còn đi dậy học ở Việt Nam, có một buổi sáng vừa dắt xe đạp ra khỏi nhà, gặp một cô giáo dạy cùng trường đang dắt con đi dạo, nhìn thấy tôi cô ta nói “đi đâu mà đi sớm thế, coi chừng bể bánh xe à”. Câu nói vui của cô ta, đã vô cùng linh nghiệm. Tôi leo lên xe, đi được chừng 500m thì bánh xe bể. Tôi buồn rầu dắt xe về. Cô giáo vẫn còn ở chỗ cũ, cô thấy tôi dắt xe về rất kinh ngạc “ôi cái miệng tôi ăn mắm ăn muối, nói bậy bạ mà lại trúng”. Tôi nhìn cô giáo mà lòng buồn. Tôi vẫn biết đó chẳng qua là chuyện vô tình. Nhưng từ đó mỗi lần ra khỏi nhà, tôi đều tránh né không đi qua lối đi có cô giáo đó nữa, vì sợ “cô ta nói tầm bậy lại trúng tùm lum ngay thì nguy”.
Chắc bạn biết người Hoa kiêng số 4. Căn nhà mang số 4, nhất là số 14, không bao giờ người Hoa hỏi tới, dầu cho có rẻ mấy đi nữa. Lý do đơn giản số 4 khi phát âm giống chữ “Tử”, Tử có nghĩa là chết. Vì vậy không ai mà đi mua nhà mang số “chết”. Số 14 càng không tốt, vì phát âm 2 số này thành “Nhất Tư ” cái âm giống như chữ “Nhất Tử” có nghĩa là “phải chết”. Thử hỏi như vậy, ai mà thích căn nhà số này.
Hãng tôi làm mấy năm nay có chiều đi xuống. Công nhân một số đã phải cho nghỉ việc, nhiều người lo lắng không biết bao giờ đến phiên mình mất việc. Cho nên khi vừa nghe thấy vợ tôi nói “bà hàng xóm cho trái Bí” làm sao không khỏi dựt mình. Đây là một điềm báo trước không may mắn. Nhất là trái Bí nhận vào ngày tết. Ngày tết người ta kiêng quét nhà 3 ngày, không giám cãi lộn hay làm chuyện gì không tốt trong ngày đầu năm, ngay cả việc chửi thề cũng phải kiêng cữ. Nếu không sẽ dông suốt một năm. Nhưng tôi không thể trách bà hàng xóm. Bà cho Bí, với lòng tốt chứ không ác ý. Nhưng tôi là kẻ nhận, tôi sợ có chuyện gì đó sẽ xảy ra.
Câu chuyện kể về chàng họa sĩ mê một cô nữ sinh. Mỗi lần thấy cô nữ sinh mặc áo mầu gì, chàng họa sĩ vẽ một loại hoa mang màu áo cô ta. Nếu cô ta mặc áo màu vàng, anh chàng vẽ hoa cúc. Nếu cô ta mặc áo mầu đỏ, anh chàng vẽ hoa hồng. Aùo màu cam, anh ta vẽ hoa phượng. Cô nữ sinh biết được nên muốn thử tài chàng họa sĩ si tình, hôm sau cô ta mặc áo đủ màu, để xem anh họa sĩ vẽ bông gì. Cuối cùng anh họa sĩ đã vẽ tặng cô nàng bông hoa rất đẹp và vô cùng ý nghĩa, đó là hoa Bí Rợ. Họa sĩ nhà ta đã chào thua một cách sâu sắc, tế nhị. Nhưng dù sao đi nữa cũng là bí đường, bí lối, bí, không thông.
Tôi trách vợ tôi sao lại nhận trái bí vào ngày đầu năm. Thấy tôi trách vô lý, nàng buồn không nói chuyện với tôi nữa. Chuyện “trái bí” cứ ám ảnh tôi. Thế rồi chuyện đến phải đến. Đúng tháng sau hãng đóng cửa, tôi bị mất việc. Nhớ lại trái Bí đầu năm, tôi hỏi vợ: “mấy trái Bí em cho ai rồi”, nàng trả lời “em đâu có cho ai, hãy còn trong tủ lạnh. Tôi vội vàng mở tủ lạnh lôi 3 trái bí ra. Trái bí màu xanh, chứng tỏ vẫn còn tươi tốt, Tôi cầm lên, hận thù đằng đằng: “tại mày mà tao mất việc” tôi hằm hằm cái mặt, mang những trái bí ném vào thùng rác. Làm xong động tác đo,ù tôi thấy thật hả hê vô cùng, tự thưởng cho mình lon bia và con khô mực. Ngồi bên lon bia tôi nghĩ tới Sĩ,
Cái thằng mà tôi ghét nhất. Gặp nó là y như có chuyện “kê nhau”, Sĩ ăn nói ngang như cua, thật không ưa tí nào. Nó biết tôi mất việc chắc sẽ tổ chức ăn mừng. Chợt nghĩ tới chuyện “đánh bùn qua ao” tôi vội vàng ra thùng rác moi mấy trái Bí đem rửa sạch sẽ. Tối hôm đó tôi sai con gái tôi mang 3 trái bí sang tặng cho vợ chồng Sĩ. Tôi biết vợ chồng Sĩ từ bên đảo, Sĩ gốc Hố Nai, Biên Hòa. Sống gần kho đạn Long Bình nên hay nổ. Lúc còn ở VN hắn từng tuyên bố “tớ mà qua tới trại ty nạn, là Mỹ nó bốc đi ngay” Sĩ vượt biên qua Bi Đông, gặp phái đoàn Mỹ, Sĩ tự tăng cho mình 2 bậc, từ Thiếu Úy lên Đại Úy. Phái đoàn Mỹ biết được nên từ chối. Cuối cùng hắn đi Uùc. Tới Úc hắn vẫn tuyên bố “tại Bi Đông, phái đoàn Mỹ năn nỉ tớ qua bên Mỹ, nhưng tớ từ chối, vì tụi Mỹ nó đểu” .

Thấy tôi buồn vợ tôi ngồi xuống bên cạnh an ủi: “người học trò lo lắng khi sắp đi thi, khi biết kết quả mình bị rớt thì không còn lo lắng nữa. Nếu trước khi đi thi không giám ăn chuối sợ thi trượt vỏ chuối. Nhưng sau khi trượt thi rồi, thì tha hồ mà ăn chuối. Mình cũng vậy, anh sợ mất việc làm nên không ăn bí, bây giờ mất việc rồi thì sợ gì không ăn bí”. Nói dứt lời nàng đem toàn bộ rau trái đem cất vào tủ lạnh. Tôi vẫn ngồi im nhìn vợ thu dọn “chiến trường”.
Mấy bữa nay tôi sục sạo đi tìm việc, nghe chỗ nào cần người là tôi tới liền. Nhưng kết quả vẫn chỉ là hứa hẹn. Bạn bè tôi tới, rủ đi hái dâu. Tôi không thấy thích thú chút nào. Người rủ tôi học lái taxi, kẻ nói tôi nên học làm bánh mì. Nhưng chuyện làm hãng xưởng với thời gian dài làm tôi đã quen với công việc, và quên khả năng sáng tạo của mình. Nói cho thật tôi trở thành lười biếng, chỉ thích làm việc như cái máy, không thích suy nghĩ.
Đang chuẩn bị ăn trưa thì Tuấn tới, Tuấn là bạn thân duy nhất của tôi, từ ngày qua Úc tới giờ. Tuấn đang làm Farm. Nghe nói Tuấn khá lắm, hiện làm chủ 3 cái farm. Con cái đã học hành thành tài hết, đứa bác sĩ, đứa kỹ sư.. Tuấn tìm tới tôi, vì nghe tin tôi thất nghiệp. Tuấn rủ tôi lên làm farm với hắn. Tuấn nói: “tôi biết ông xuất thân từ tỉnh thành, nhưng không sao, cứ đi với tôi vài bữa xem có thích không? Biết đâu được.” Khi nghe Tuấn nói tới “farm” là tôi sợ. Nhưng nể bạn nên hẹn sẽ trả lời sau. Tuấn ở lại dùng cơm vớùi chúng tôi. Chuyện ăn uống bất ngờ, không kịp đi chợ, vợ tôi nhớ tới trái bí, nàng lấy ra làm món “Gà Hấp Bí Đao”. Chừng nửa giờ sau, các món ăn được dọn lên, nhìn những miếng gà vàng nằm giữa những khoanh Bí Đao trong xanh, trên có rắc đậu phộng rang đâm nhỏ, mấy cọng hành chần nằm vắt chéo trông thật bắt mắt. Tôi không ngờ vợ tôi chế món này tuyệt thật. Khoanh bí hầm mền nhưng vẫn còn nguyên, nhìn khoanh bí như miếng thạch. Chúng tôi ăn thật tình, thoáng một cái, món gà hấp hết sạch.

Lâu lắm rồi chúng tôi mới gặp nhau. Tôi thì bận công việc trong sở, Tuấn thì lo lắng chuyện trong nông trại. Lúc mới qua Uùc, Tuấn xin việc hoài không được nên theo bạn đi làm farm. Lúc đầu Tuấn trồng rau thơm, rau muống, sau đó trồng rau cải....Nhân cơ hội, ông chủ farm về hưu, đề nghị bán farm cho Tuấn. Tuấn chấp thuận mua lại, từ đó Tuấn phát triển mỗi ngày một lớn.
Tuấn trang bị nhà kiếng để trồng rau cải, xà lách, bắp cải, càø chua….....qua vài vụ mùa thành công, Tuấn không những trả hết tiền thiếu ngân hàng mà còn mua luôn mấy cái farm bên cạnh.. Mấy năm gần đây giá đất lên cao. Tuấn trúng lớn. Nghe tôi thất nghiệp, Tuấn tìm tới rủ tôi về farm cùng nhau phát triển.

Sau bữa ăn, tôi và Tuấn ra phòng khách tâm tình, Tuấn giải thích cho tôi chuyện làm farm ở xứ Úc, cách trồng trọt, và tiêu thụ. Tuấn đưa ra kế hoạch phát triển. Tuấn nói “tôi muốn có kế hoạch vừa sản xuất vừa chế biến” å. Tuấn đề nghị tôi xuống farm một thời gian xem sự tình, nếu hợp thì làm không hợp thì thôi. Tôi chưa trả lời thì vợ tôi mang lên hai ly sinh tố màu hơi xanh. Tôi nâng ly mời Tuấn, nước sinh tố ngọt, mát lịm, mùi thơm, uống đến đâu mát tới đó. Uống qua cổ họng vẫn còn ngọt, vẫn cảm thấy sảng khoái. Cái hậu thật khác lạ. Tuấn cũng nâng ly làm một hơi. “Ối! sinh tố gì ngon vậy?” vợ tôi nói: “Đố hai anh biết sinh tố gì đó”. Không phải Măng Cầu, không phải xoài, không phải bơ. Thật sự tôi không biết, hình như mình chưa hề uống qua. Tuấn cũng không biết. Vợ tôi hỏi tiếp: “hỏi thiệt hai anh, sinh tố này ngon không?” cả hai chúng tôi đều trả lời ngon. Tuấn còn thêm: “trời nóng mà có ly sinh tố này thì nhất”. Vợ tôi nói: “đó là sinh tố Bí”. Tôi dựt mình, vì hồi nãy vợ tôi đãi khách bằng món ăn “Gà Hấp Bí” bây giờ lại uống “Sinh Tố Bí” tôi im lặng, suy tư giây lát rồi bật cười rũ rượi. Tuấn ngơ ngác nhìn tôi. Vợ tôi ngạc nhiên không hiểu tại sao tôi lại cười. Cười cho đã, tôi quay qua Tuấn: “tôi theo ông về farm, nhưng không trồng cà chua, không trồng rau như ông”. Tuấn hỏi lại tôi: “thế ông muốn trồng gì?. Tôi ôm vai bạn: “tôi theo ông về farm mục đích chính là trồng Bí, để sản xuất nước mát sinh tố Bí Đao”


Tuấn Linh
(canhnongminhduc.com )

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Dịch cùng tắc biến" mà. Vì "bí", nên chuyển hóa thành giai đoạn khác. "Sinh tố bí đao". Hi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay