PhucTuan

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    76
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

42 Excellent

About PhucTuan

  • Rank
    Mới gia nhập
  • Birthday

Thông tin cá nhân

  • Đến từ
    Thăng Long, Đại Việt

Xem hồ sơ gần đây

1.311 lượt xem hồ sơ
  1. Bác có thể scan và gửi cho cháu cuốn Sự hình thành và phát triển chữ Việt cổ được không ạ?

  2. Quả thật nếu đưa Kim Tự tháp vào chuyên mục bàn luận phong thủy thì thật là đúng đắn. Quan điểm Kim Tự tháp lẫn Angkor Wat là do một nền văn minh siêu việt xây dựng nên là chính xác, chỉ có điều cần thêm dẫn chứng. Kim Tự tháp, Angkor Wat, Himalayas, Đảo Phục sinh.... và một số địa danh nổi tiếng khác đều được xây dựng một cách tuyệt đối khoa học. Tất cả các địa danh trên đều có 1 điểm chung đó là năm trên "Long mạch" của trái đất hay còn gọi là 1 hệ thống các dòng năng lượng di chuyển bên dưới lòng trái đất. Riêng về Kim Tự tháp thì theo các nhà khoa học chứng minh có 2 điểm sau: - Xây dựng theo tròm sao trên trời, - Xây dựng nằm trên dòng năng lượng của trái đất Theo quan điểm riêng của PhucTuan thì người Ai Cập cổ an táng vua và hoàng hậu vào Kim Tự tháp không phải là vô lí. Bởi vì theo quan niệm của phương Đông, thì họ đã lấy được địa khí từ dòng năng lượng của trái đất và họ đã lấy được thiên khí qua đường thông hơi (đường thông hơi phía nam phòng Vua xếp thẳng với chòm sao Orion, đường thông hơi phía Bắc cỉa Hoàng hậu xếp thẳng với chòm sao Sirius) mà PhucTuab đã trình bày ở bài viết sau http://www.lyhocdong...nh-ai-cap-1698/. Thậm chí khi chúng ta để ý đến vị trí sắp xếp thì sẽ thấy rõ 1 điểm khá trùng hợp với quan niệm phương Đông, Vua - Đàn ông - Dương thì phòng hướng về phía Nam - Dương, Hoàng Hậu - Đàn bà - Âm thì phòng hướng về phía Bắc - Âm. Nếu trình bày thì còn dài dòng PhucTuan xin phép trình bày ở một bài viết đầy đủ khác.
  3. Gửi anh BabyWolf http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/13763-thien-van-hoc-va-van-minh-ai-cap/
  4. Kính gửi ban quản trị diễn đàn lyhocdongphuong Tôi là thành viên trong diễn đàn cũng đã lâu. Nhưng trong khoảng thời gian đã lâu tôi không post bài lên diễn đàn. Hiện tại, tôi muốn trả lời ngay trong chủ để mà tôi đã lập không được. Kính mong ban quản trị xem xét. Xin chân thành cảm ơn!
  5. Mọi thứ liên quan đến vòng xoắn ốc đúng là huyền bí. Cháu chỉ thấy trong các nền văn minh cổ xưa trên toàn thế giới có rất nhiều điều kì bí liên quan đến cái xoắn ốc này, đặc biệt là liên quan đến thiên văn học. Trong một bài đã đăng trên diễn đàn về thiên văn học của người da đỏ Anasazi (http://www.lyhocdongphuong.org.vn/News/03/Nhung-Cong-Trinh-Cua-Nguoi-Anasazi-Va-Thien-Van-Hoc/35/2317/). Vòng xoắn trong bài viết này có đúng 9 rãnh, sự vận động của mặt trăng di chuyển và được đo đạc theo đúng một chu kì 9 1/4 năm. Điều này bản thân cháu nghĩ cũng có gì đó liên quan đến chu kì chuyển động của các sao trong cửu cung. Thứ kiến thức cao siêu như thế này có lẽ chỉ có 1 những được diễn giải ở muôn vạn hình thức khác nhau. Cháu nghĩ cũng có thể vòng xoắn ở bãi đá cổ trên sapa sử dụng vào mục đích thiên văn học.
  6. Có một điều Phúc Tuấn thắc mắc là trong bài có chỉ là cóc mọc râu mà cái râu đấy hình như là sợi dây của xâu tiền xu??? Với 1 điểm lạ nữa là cóc có 4 chân nhưng không hiểu sao trong hình tượng ông cóc phong thủy này luôn luôn chỉ làm có 3 chân thôi. Nhà Phúc Tuấn có 2 ông cóc được tặng, 1 chắc là ở VN, 1 ông nữa thì có ng đi Đài Loan mua về cho, nhưng chân sau của ông cóc là thằng đối xứng với thân. Còn trong hình này lại thấy cái chân sau lệch về phía Đông Nam.
  7. Phần đầu của bài viết thiếu mất hình minh họa. Trang chủ của lyhocdongphuong lại bôi đậm những chữ chú thích trung quốc dễ làm mọi người hiểu nhầm. Hi vọng bài của anh Lãn Miên sẽ được bổ sung lại.
  8. Những thứ thuộc về học thuật thì PhucTuan cũng không dám bàn tới, khi đọc bộ tiểu thuyết của bác sĩ Trần Đại Sỹ ta có thể cảm nhận rõ những thế rất Việt Nam. Phải nói rằng chỉ có thể là một người rất yêu nước, có tâm với đất nước và tổ tiên mới có thể viết được bộ tiểu thuyết dã sử này. Từ thời hai bà Trưng nước Việt chúng ta đã có một nền văn hóa chẳng kém gì người Hán, từ ẩm thực cho đến võ thuật. Đây là một bộ truyện cũng rất đáng nên đọc. Dưới đây là link của bộ truyện gồm 9 quyển: http://www.mediafire.com/?sharekey=594d077...13616043b05bc7e Uploader: HoaiViet <http://www.thuvien-ebook.com/forums/showthread.php?t=33958>
  9. Tại cháu là thế hệ trẻ, sinh ra sau này nên cháu cứ nghĩ là tò he làm bằng bột gạo. Theo bài báo cháu đọc trên mạng thì tò he làm bằng bột gạo lại có xuất xứ từ Trung Quốc. Tò he bây giờ cũng sắp biến mất rồi, còn tò hè bằng đường mà ngày xưa bác Thiên Sứ chơi chắc thất truyền lâu rồi. :rolleyes:
  10. Tò he Nhật Bản Hôm qua, trên đường về nhà, Ichi bỗng trông thấy một gánh hàng tò he với biết bao là hình các con thú ngộ nghĩnh. Thế là Ichi mua một con về nhà ngắm, trông rất đáng yêu đấy nhé! Vậy là Ichi tớ tò mò không biết trên thế giới, ngoài Việt Nam thì còn ở đâu có tò he nữa không? Tò he là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam, có thể ăn được. Ngày nay, nặn tò he là một nét văn hóa dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ* Tò he ở Việt Nam Và thật ngạc nhiên là ở Nhật Bản cũng có tò he và họ coi đây là một nét văn hóa đặc sắc của mình. Vậy là tớ quyết định làm một chuyến du ký sang Nhật tìm hiểu Amezaiku tên tiếng Nhật của nghệ thuật tò he mà tớ sắp giới thiệu cho các bạn đó. Và Tò He ở Nhật Ở Nhật, Amezaiku được coi là một nghề thủ công truyền thống về làm kẹo, mang tính nghệ thuật bởi chỉ với những khối bột vô tri vô giác mà người nghệ nhân đã thổi hồn cho chúng và sáng tạo ra biết bao hình các con thú, các nhân vật. Các bạn có biết là để làm một con thú tò he bằng kẹo gồm những công đoạn gì không? Đừng nóng vội. Ichi sẽ bật mí ngay bây giờ nè :P Trước hết là cần đun bột đã hòa nước đường cho sôi đến khi nó chuyển sang dạng keo và trong suốt giống như kẹo kéo ấy (ôi thèm quá đi thôi :P . Sau đó vớt ra ngòai và chia thành các mẩu nhỏ để nhào nặn cho mềm, khi để lâu ngoài không khí, bột sẽ có màu trắng tinh. Một phần công đoạn nặn Tò He của nghệ nhân Nhật Bản Tiếp đến là công đoạn nặn các khối bột nhỏ này thành hình ưa thích. Khi đó các nghệ nhân thường sử dụng một chiếc kéo nhỏ đễ hỗ trợ trong công đoạn uốn lượn hay làm cánh cho các con thú trong khi ấy thì các bác nghệ nhân nhà mình sẽ sử dụng lược nè, que tre nè…Và cuối cùng thì tèn ten, bạn đã hoàn thành một em tò he xinh xinh rồi nè, có đẹp không nào? Chúng tớ là gấu Pooh, mèo Kitty và Pikachu nè :P Ngoài ra, trong kỹ thuật nặn tò he của người Nhật còn có một tiểu xảo nhỏ đó! Họ sẽ thổi một lỗ nhỏ ở con tò he sao cho nó phồng to hơn, giống như người ta thổi thủy tinh ấy. Một công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ đó bạn, bởi nếu không khéo, bạn sẽ làm hỏng hình dạng của con tò he vừa làm đó. Amezaiku cùng những nghệ nhân tại các lễ hội Nhìn những chú tò he Amezaiku thật là thích mắt nhưng để làm ra thì thật là khó khăn với chúng ta :) . Còn với những nghệ nhân thì họ có thể biểu diễn làm tò he chỉ trong 3-5 phút là đã “xuất xưởng” một chú tò he thật xinh xắn rồi đó. Mẫu con thú luôn được ưa chuộng Nhưng chính vì sự mai một dần của nghề truyền thống này, Amezaiku thường chỉ xuất hiện ở các lễ hội và thấp thoáng đâu đó trên những con đường đang tràn ngập nhịp sống hiện đại ở Nhật. Ở các lễ hội đó, những nghệ nhân sẽ biểu diễn làm những con tò he với kỹ thuật điêu luyện của mình. Những mẫu rất nữ tính nè :rolleyes: Có thể nói đây là một nghề đã có lịch sử rất lâu ở Nhật cách đây hơn trăm năm, với tục lệ cha truyền con nối để duy trì và bảo tồn Amezaiku. Tuy vậy, Amezaiku đang bị mai một dần ở Nhật Bản, bởi ngày nay có rất ít người theo đuổi nó cũng như số lượng nghệ nhân về Amezaiku ngày càng ít đi. Tình trạng này cũng giống với nghệ thuật tò he ở Việt Nam quá bạn nhỉ >_< Nghệ nhân tò he ở Nhật Bản Nghệ nhân tò he ở Việt Nam Nếu có lúc nào đó khi rảo bước trên đường dù cho ở Việt Nam hay Nhật Bản, bạn hãy nhớ dừng lại một lúc nhé. Hãy ngắm nhìn những bé tò he đáng yêu và cảm nhận không gian mùa thu đang khẽ về trên những con phố nhỏ. Và Ichi thực sự mong rằng, không chỉ Amezaiku mà những bộ môn nghệ thuật truyền thống độc đáo khác cũng như mùa thu, sẽ không bao giờ biến mất mà luôn được gìn giữ trong lòng các thế hệ trẻ chúng ta. Huyền Trang tổng hợp Nguồn: ichinews.acc.vn <http://ichinews.acc.vn/bai-viet/857/to-he-nhat-ban/xem.htmx> _______________________________________________ Ở Nhật cũng có Tò He khá giống với Việt Nam, nhưng khác mỗi chất liệu và cách làm.
  11. Phở, phởn, phịa … Nguyễn Dư (Kính tặng quý ông, quý bà đã từng mê mệt vì phở) Hôm nay tôi xin được tập tễnh múa rìu qua mắt bá quan văn võ của viện hàn lâm ẩm thực, lạm bàn về phở. Thật ra thì những điều cần nói về phở đã được các chuyên gia mổ xẻ, phân tích, ca tụng từ năm xửa năm xưa hết rồi. Chỉ cần lật mấy bài viết về phở của Thạch Lam (Hà Nội ba mươi sáu phố phường, 1943), Vũ Bằng (Miếng ngon Hà Nội, khoảng 1952), Nguyễn Tuân (Phở, 1957) ra đọc là ai cũng có thể cảm nhận được hết cái ngon, cái thú, cái quyến rũ của một món quà cổ truyền của ta. Nếu vậy thì còn gì để phải nói nữa ? Ấy đấy, nếu chỉ ngừng ở chỗ ngon, ở cái thú thì chuyện đã xong từ lâu rồi. Khốn nỗi sau những giây phút no ấm ngất ngây, tinh thần sảng khoái, các chuyên gia ẩm thực lại bắt đầu... thắc mắc. Thế là chả ai bảo ai, tất cả cùng vung tay gạt bát đũa sang một bên, rủ nhau ngồi bàn luận hăng say, có người quên cả xỉa răng. Câu hỏi quan trọng đầu tiên được các vị đặt ra là phở từ đâu ra ? Nguyên Thanh (Phở, Đoàn Kết số tháng 10, Paris, 1987) , Nguyên Thắng và Xưng Xa Hột Lựu (Mũ phở khăn rằn, Đoàn Kết số tháng 7-8, Paris, 1988) đã luận bàn tỉ mỉ, chí lý về nguồn gốc của phở. Theo một số học giả thì phở vốn gốc Tàu, được Việt hóa. Tên phở đến từ chữ phấn của ngưu nhục phấn. Tuy nhiên thuyết này vẫn còn bị nhiều người phản đối khá gay gắt. Phở là món ăn hoàn toàn Việt Nam ! Tại sao cứ phải mang mặc cảm, chối bỏ nguồn gốc như vậy? Ta bị mặc cảm, nhưng tự ti hay tự tôn? Đang còn phân vân thì bỗng nghe tin Pháp đòi bản quyền tác giả của phở. Các ông ấy được tư vấn, cố vấn ra sao mà cứ nhất định rằng phở bắt nguồn từ... pot-au-feu. Thoạt nghe thấy cũng có lý. Rõ ràng là tiếng phở của ta nghe rất giống tiếng feu của Pháp. Phở phải ăn nóng... như lửa mới ngon! Eo ơi ! Thế là một số bà con Việt Nam ta thắc mắc, hoài nghi, cuối cùng ngả theo thuyết cho rằng phở là của Pháp chứ chẳng phải ta hay Tàu gì cả. Nể tình mà nói thì thực dân Pháp đến cai trị nước ta trong khoảng gần 100 năm đã để lại dấu vết của sâm banh, bít tết, ba tê, ba gai, xà lách, xà lim, cà rốt, cà nông v.v. và v.v., như vậy thì món pot-au-feu cũng có thể là cha đẻ của phở lắm chứ ? Xét về lý thì pot-au-feu được Larousse định nghĩa là món ăn làm bằng thịt bò hầm với cà rốt, tỏi tây, củ cải v.v. hoặc là tên của miếng thịt dùng để nấu món pot-au-feu. Hai định nghĩa của Larousse cho thấy rằng phở chỉ giống pot-au-feu nhiều lắm là tảng thịt bò hầm, còn lại mớ cà rốt, tỏi tây, củ cải và đồ gia vị thì xin gác qua một bên. Thịt bò hầm kiểu này cũng có mùi vị đặc biệt không giống thịt phở chín. Hơn nữa, người Pháp ăn pot-au-feu với bánh mì, khoai tây... chứ chưa thấy ai ăn với bánh phở bao giờ ! Xem vậy thì pot-au-feu khá xa lạ với phở. Các hàng phở ở Hà Nội trước đây cũng đã thử nghiệm phở sốt vang (hai tiếng sốt vang hoàn toàn đến từ tiếng Pháp) để làm vừa lòng mấy ông tây bà đầm. Tôi chưa được ăn phở sốt vang, nghe nói khá đắt vì được xào xáo với rượu vang. Thuở bé xin mẹ được một đồng bạc, đánh chén một bát phở không, không thịt, là đủ sướng mê tơi rồi. Làm sao mà biết được phở sốt vang trong tiệm của người lớn. Sau này có tiền muốn ăn cũng không được vì món này chết yểu rất sớm. Đông và tây khó mà gặp được nhau trong bát phở. Cái lý nó khuyên ta không nên lẫn lộn hai món ăn cổ truyền của hai quốc gia văn hiến. Nhưng nói như vậy chỉ là nói suông! Đành rằng ta vừa có tình vừa có lý, nhưng rốt cuộc ta mới phê bình pot-au-feu chứ ta vẫn chưa có bằng cớ gì về gốc gác của phở để bác pot-au-feu. Xin lỗi các bạn, vì bực pot-au-feu nên tôi hơi dông dài. Bây giờ xin bàn có bằng cớ. Hy vọng rằng 2 tấm tranh dân gian Oger (1909) tôi đem ra trình làng sau đây sẽ góp phần làm sáng tỏ được vấn đề nguồn gốc và tên gọi của phở. Tấm tranh thứ nhất vẽ một hàng quà. Những ai đã từng sống ở Hà Nội năm xưa, trước 1954, chắc đều nhận ra dễ dàng đây là một hàng phở gánh. Tấm tranh vẽ một bên là thùng nước dùng lúc nào cũng sôi sùng sục, bên kia xếp tất cả những đồ cần thiết. Chúng ta nhận ra con dao thái thịt to bản, lọ nước mắm hình dáng đặc biệt, cái xóc bánh phở bằng tre đan treo bên thành, cái liễn đựng hành, mùi. Tầng dưới là chỗ rửa bát, bên cạnh có cái giỏ đựng đũa. Con dao to bản và cái xóc bánh đủ cho chúng ta biết rằng đây là một gánh phở, có thể nói rõ hơn là phở chín. Sực tắc không dùng hai dụng cụ này. Sực tắc nhúng, trần những lọn mì bằng cái vỉ hình tròn, đan bằng giây thép. Còn hủ tiếu ? Cho tới năm 1954, đường phố Hà Nội chưa biết hủ tiếu. Vả lại những xe hủ tiếu (xe đẩy chứ không phải gánh) của Sài Gòn cũng không thái thịt heo bằng con dao to bản của hàng phở chín. Tấm tranh này xác nhận rằng vào những năm đầu thế kỷ 20, ở ngoài Bắc, đặc biệt là ở Hà Nội, phở gánh còn do người Tàu (và có thể cả người Việt Nam ?) bán. Tấm tranh thứ nhì có tên là hàng nhục phấn, vẽ thùng nước dùng. Hai thùng nước dùng của hai tranh khá giống nhau. Tranh thứ nhì cho biết rằng chữ ngưu của món ngưu nhục phấnsang đầu thế kỷ 20 bắt đầu bị rơi rụng. Tên món ăn trở thành nhục phấn. Trong bài Đánh bạc của Tản Đà được viết vào khoảng 1915-1917 có đoạn : (...) Trời chưa sáng, đêm còn dài, thời đồng tiền trong tay, nhiều cũng chưa hẳn có, hết cũng chưa chắc không. Tất đến lúc đứng dậy ra về, còn gì mới là được. (...) Có nhẽ đánh bạc không mong được, mà chỉ thức đêm ăn nhục phơ ? Tản Đà gọi nhục phấn là nhục phơ. Chữ phấn chuyển qua phơ trước khi thành phở. Phơ của nhục phơ (chứ không phải feu của pot-au-feu) mới là tiền thân của phở,. Tóm lại, ngưu nhục phấn đã được nói gọn thành nhục phấn từ đầu thế kỷ 20 (tranh dân gian). Nhục phấn được chuyển thành nhục phơ (Tản Đà). Ít năm sau nhục phơ được dân chúng đổi thành phở (Việt Nam tự điển, Khai Trí Tiến Đức, 1933). Năm 1943 Thạch Lam đưa phở vào văn học. Kể từ năm 1943, trong văn học cũng như trong dân chúng, tên phở được tất cả mọi người dùng. Mới bàn đến tên phở thôi mà đã ồn ào như thế, huống hồ bàn đến những vấn đề to lớn khác ! Tôi không đủ khả năng đề cập đến những vấn đề thuộc phạm trù triết lý, thẩm mỹ. Có cho húp cạn dăm ba thùng nước phở tôi cũng chịu không biết rõ mặt mũi một bát phở đúng điệu phải ra sao, một bát phở ngon phải như thế nào ? Trước khi ngừng, xin kể vài mẩu kỷ niệm của những lần được tay nâng môi kề một bát phở. Ai ơi bưng bát phở đầy... Khó quên được "phở" của bọn sinh viên chúng tôi vào những năm 65-70. Cái thời ở Pháp không kiếm đâu ra được bánh phở, nước mắm. Chúng tôi hầm thịt với muscat, đinh hương, viandox. Ăn với mì sợi, hành tây. Nghĩ lại mới thấy "phở" thời đó sao mà giống pot-au-feu thế. Thế mà đứa nào cũng khen ngon. Ôi, cái thời tuổi trẻ còn dễ tính. Mấy năm đầu của thời kỳ Việt Nam đổi mới và mở cửa... Hà Nội như một người mới ốm dậy đòi ăn giả bữa, xối xả lao mình vào... ăn trứng. Vừa bổ, vừa sang! Các cửa hàng rộn vang tiếng đòi đập thêm trứng. Bánh cuốn cũng trứng. Phở cũng trứng! Một trứng chưa đủ, vẫn còn thèm. Cho hai trứng nhé ông hàng ơi ! Nhiều con mắt liếc trộm khách hào hoa! Gọi một bát phở thường lúc này là chuyện hơi không bình thường. Xế cửa nhà tôi ở trọ có một hàng phở bình dân. Không phải phở tiệm, cũng không phải phở gánh. Hàng phở kiểu này chưa có tên trong văn học. Tạm gọi là phở hè lè tè. Bàn ăn cũng như ghế ngồi của khách, của chủ chỉ cao cách mặt vỉa hè độ 20 phân. Ai thích nước phở trong và ngọt thì nên đến ăn ở đây. Trong vắt, không một váng mỡ ! Dường như xoong nước dùng chỉ có nước, muối và bột ngọt. Mỗi bát phở được cô hàng tặng thêm lưng thìa cà phê bột ngọt. Khách muốn đậm đà hơn ? Dạ có (muối trộn bột ngọt) đây ạ. Được cái phở cũng có ớt, chanh, hành hoa thái nhỏ. Tại Huế, khu Gia Hội có một tiệm nho nhỏ nhưng chuyên làm cả một bảng các món đặc biệt. Hai ba kiểu mì xíu mại, hoành thánh, dầu chao quẩy. Ba bốn kiểu phở tái, chín, nạm, gầu. Có cả hủ tiếu Nam Vang, mì Quảng... Điểm độc đáo của tiệm là tất cả các món đặc biệt này chỉ cần một thùng nước dùng. Một hôm tôi lang thang dưới Xóm Bóng (Nha Trang). Mải la cà chụp ảnh, quá ngọ mới đi ăn trưa. May quá còn tiệm phở mở cửa. Ông chủ vồn vã mời ăn phở đặc biệt (lại đặc biệt). Khoái quá, tôi gật đầu lia lịa. Làm xong bát phở, ông chủ đi nghỉ trưa. Cả tiệm chỉ còn tôi với bát phở đặc biệt ! Ăn hết mấy sợi bánh tôi vẫn chưa hết dè dặt với cái khối gì là lạ nổi trong bát. Một lát tôi ngoắc thằng bé từ nhà trong đi ra, hỏi nó xem tôi đang ăn phở gì ? Thằng bé chăm chú dòm bát phở. Con không biết, để con hỏi mẹ. Dạ mẹ không biết, chờ lát nữa hỏi ba. Dạ ba nói là phở giò. Phở giò của Vũ Bằng đây à ? Ấy đấy, chữ nghĩa mà không rõ ràng thì thật là phiền. Nhân dịp lên kinh đô ánh sáng, tôi được bạn rủ đi ăn phở. Mời ông ăn phở ngon nhất Paris, được sách hướng dẫn du lịch khen đàng hoàng. Cho 2 tô đặc biệt ! Không đặc biệt hóa ra thua thiên hạ à ? Ông bạn trịnh trọng múc tương tàu, tương ớt ra đĩa. Ủa, sao ông nói là ăn phở ? Phở đặc biệt chính hiệu con nai vàng đây. Vừa chín, vừa tái, lại thêm bò viên, cổ hũ, lá sách. Nhiều thứ vui lắm. Ăn phở mà lại vui nữa thì nhất rồi ! Giá mà thêm tí bê thui chấm tương gừng nữa thì vui hết xẩy ! Đến Mỹ mà không đi thăm khu Tiểu Sài Gòn thì...kể như chưa đến Mỹ. Nghe bên phải bên trái người ta nói như thế. Mới chân ướt chân ráo tới Cali tôi đã vội yêu cầu được tới thăm thủ đô thứ hai của Việt Nam. Chúng tôi đi chợ, ăn phở. Hên quá, gặp lúc tiệm đang quảng cáo khuyến mại, mua một tặng một. Mua một bát phở người lớn, tặng một bát phở trẻ con. Theo thói quen, tôi bắt đầu bằng thưởng thức miếng thịt chín. Thôi nguy rồi ! Không có tăm ! Có chớ, để ở quầy trả tiền ngoài kia kìa. Mắc răng kiểu này thì chỉ còn nước ngồi ngắm mấy miếng thịt gân to bằng nửa quân bài tây, chờ mọi người ăn xong. Kỹ thuật thái thịt bây giờ tiến lắm. Đem đông lạnh, thái bằng máy, muốn to mấy cũng được. Một lần khác, trong một tiệm phở khác, tôi bị bối rối. Tàu bay, tàu thủy, tàu hỏa, hàng không mẫu hạm... Cả một thời quá khứ, chọn gì đây ? Bát thường thôi ông ạ. Mấy cái tàu to như...cái chậu, sức tụi mình không kham hết đâu ! Việt kiều Cali rất hãnh diện là nơi đây thức ăn vừa rẻ, vừa đầy nồi! Chúng ta có thể nói không ngoa là phở đã sống thăng trầm với người Việt Nam. Nơi thôn ổ hay chốn thị thành, tại quê nhà hay khắp năm châu, lúc khó khăn thiếu thốn cũng như buổi ấm no thanh bình, phở luôn ở bên cạnh mọi người. Xa xưa, phở là phở bò, phở chín. Ngày nay, phở thay da đổi thịt, muôn màu muôn vẻ. Cách nấu, cách ăn thay đổi không ngừng. Đã đến lúc phải phân loại, đặt tên cho bát phở để tránh ngộ nhận. Đại khái chúng ta có thể phân biệt : Bát phở bò của Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân thì gọi là...phở. Tàu bay, tàu bò, thịt to bánh nhiều cốt làm vui lòng giới ẩm thực vũ bão thì nên gọi là...phởn. Ngầu pín, viagra, cổ hũ, lá sách, trứng, giò heo, thịt chó (có người định thử) thì phải gọi là...phịa! Còn cái thứ chết tiệt của mấy ông sinh viên ? Xin tự phê gọi nó là...phản. Tiếng Việt vốn giàu âm thanh, ngữ nghĩa, còn nhiều chữ khác có thể dùng cho phở được. Tuy nhiên chúng ta cũng nên thận trọng yêu cầu các nhà văn học định nghĩa rõ ràng các chữ dùng kẻo lại gây ra những bàn cãi dài dòng cho mai sau. Trong quá khứ đã từng có một giáo sư thuyết trình tại hội Việt Mỹ (Sài Gòn) rằng Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương Chuông chùa Thiên Mụ ngân nga thánh thót, chicken soup của Thọ Xương thì tuyệt, không đâu ngon bằng ! Mới đây, trong một cuốn hướng dẫn du lịch Việt Nam rất đẹp, soạn công phu, có chậu hoa màu đỏ được chú là... fleur de théier. Trà với chè tuy hai mà một, Trà với trà tuy một mà hai. Trà (camélia) và trà (théier), đằng nào chả là trà. Cứ động đến ăn uống là các ông chỉ hay lý sự lôi thôi ! Nguyễn Dư (Lyon, 2/ 2001) Nguồn: chimviet.free.fr <http://chimviet.free.fr/nddg/nddg061.htm>
  12. Những bí ẩn lịch sử bị con người lãng quên. VTC New Trong lịch sử phát triển của loài người, trải qua hàng nghìn năm, có vô vàn biến cố đã xảy ra. Những biến cố hay những chứng tích lịch sử này ít nhiều có ảnh hưởng đến sự phát triển của nền văn minh loài người sau này. Trong thời đại ngày nay, bên cạnh việc đi tìm cái mới, thì con người vẫn tìm mọi cách để lý giải những bí ẩn của lịch sử để lại. Có những bí ẩn đã được con người tìm ra và có những bí ẩn vì một lý do nào đó mà sau một thời gian đi tìm câu trả lời, chúng ta đã lãng quên. Dưới đây chúng ta sẽ xem xét những bí ẩn bị lãng quên đó. Bảng chữ Rongorongo Rongorongo là một bí ẩn khác nữa bị chôn vùi trên đảo Phục Sinh Trong khi nhiều người trong chúng ta có biết về những bức tượng trên đảo Phục Sinh thì lại ít ai nghe nói về một bí ẩn khác có liên quan đến đảo Phục Sinh, đó là chữ Rongorongo. Rongorongo là ngôn ngữ viết tượng hình của những cư dân đầu tiên trên hòn đảo này. Rongorongo là hệ chữ lạ lùng ở chỗ không hề có cư dân láng giềng nào sử dụng ngôn ngữ viết cả. Loại ngôn ngữ này xuất hiện vào khoảng những năm 1700. Thật không may là nó đã biến mất sau khi thực dân Âu châu đến và cấm dùng nó vì nó có mối liên hệ với gốc rễ ngoại đạo của cư dân trên đảo. Helike – thành phố bị chôn vùi Tàn tích của nơi cách ngày nay hơn 2.300 năm từng là thành phố Helike phồn hoa của người Hy Lạp Vào cuối thế kỷ thứ II SCN, nhà văn người Hy Lạp Pausanias đã viết một bài văn miêu tả lại diễn biến (khoảng 4 – 500 năm trước đó) chỉ trong một đêm, một trận động đất kinh hoàng đã phá hủy hoàn toàn thành phố Helike rộng lớn. Một trận sóng thần đã quét sạch những gì còn lại của một nơi từng là một thành phố phồn hoa. Thành phố Helike, thủ phủ của thành bang Achaean, là một trung tâm thờ tự thần biển Poseidon. Cho đến năm 1861, những vết tích về một xã hội trong truyền thuyết từng được đề cập trong những tác phẩm về Hy Lạp cổ mới được hé mở, khi một nhà khảo cổ học tìm thấy một số di vật được cho là thuộc về thành phố Helike, đó là một đồng xu bằng đồng có in chính xác hình đầu thần biển Poseidon. Vào năm 2001, hai nhà khoa học đã tìm cách định vị đống đổ nát của thành phố Helike bên dưới lớp bùn và sỏi mịn ở bờ biển, từ đó họ tiếp tục đi tìm câu trả lời cho sự lên xuống bất thường của nơi từng được gọi là lục địa Atlantis. Những thi thể trong bùn lầy Xác chết 2.000 năm vẫn như người đang ngủ. Bí ẩn này thậm chí đến nay vẫn là một câu hỏi thách thức cả những chuyên viên điều tra kinh nghiệm nhất của Cơ quan Điều tra hiện trường vụ án CSI. Những thi thể dưới bùn lầy gồm hàng trăm xác chết của người cổ đại được phát hiện bị chôn vùi xung quanh những đầm lầy và đất trũng ở phía bắc vùng Bắc Âu. Những thi thể này được bảo vệ nguyên vẹn đến ngạc nhiên. Đã xác định được thời điểm xác chết bị chôn cách đây tới 2.000 năm. Chúng là những dấu hiệu rõ ràng về một hình thức tra tấn hay chỉ là “một trò vui” ở thời Trung cổ? Một số nhà nghiên cứu cho rằng, những nạn nhân bất hạnh này là kết quả của những cuộc hiến tế thần linh. Sự sụp đổ của nền văn minh Minoans Sự sụp đổ của nền văn minh Minoan trên đảo Crete khoảng 3.500 năm về trước là do một vụ núi lửa phun trào Nền văn minh của người Minoan nổi tiếng nhất với truyền thuyết về Theseus và Minotaur, nhưng trên thực tế, sự sụp đổ của nền văn minh từng cực kì thịnh vượng này lại thú vị hơn nhiều. Trong khi có nhiều sử gia tập trung vào sự sụp đổ của Đế chế La Mã thì sự biến mất của người Minoans từng sinh sống trên đảo Crete này cũng cần được quan tâm như vậy nếu không muốn nói nó thậm chí còn là một bí ẩn lớn hơn nữa. Khoảng 3.500 năm về trước, hòn đảo Crete bất ngờ bị rung chuyển bởi một vụ phun trào núi lửa trên hòn đảo Thera tiếp giáp. Các nhà khảo cổ học đã khai quật được những tấm ghi chép chỉ ra rằng người Mioans còn tiếp tục tồn tại thêm 50 năm nữa sau vụ phun trào núi lửa trước khi bị gấp lại. Các giả thuyết về những gì đã xóa sổ bộ tộc này đi từ nguyên nhân là do tro bụi núi lửa bao phủ hòn đảo và làm cho mùa màng thất bát, rồi sự suy yếu của một đội quân nhanh chóng bị khuất phục trước sự hùng mạnh của đội quân xâm lược đến từ Hy Lạp. Đội quân đá Carnac Đội quân đá này từng được cho là đội quân của các thần linh đưa xuống Chắc hẳn có rất nhiều người trong chúng từng nghe về đài đá Stonehenge, song ít ai biết đến có một công trình khác cũng kì bí không kém, đó là đội quân đá Carnac. Bí ẩn này bao gồm 3.000 tảng đá có từ thời cự thạch, được sắp xếp thành những hàng cân xứng hoàn hảo ở vị trí cách 12km từ bờ biển Btittany thuộc Tây Bắc nước Pháp. Những câu chuyện thần thoại về những tảng đá này kể rằng mỗi tảng đá là một người lính trong quân đoàn La Mã mà phù thủy Merlin đã biến họ thành đá. Các nỗ lực khoa học nhằm đi tìm lời giải cho bí ẩn này phụ thuộc hầu như vào một cỗ máy dò tìm động đất tiên tiến. Cho đến nay, danh tính của những cư dân thời kỳ đồ đá mới xây dựng nên công trình này vẫn còn nằm trong vòng bí ẩn. Theo Tân Vũ
  13. Mọi người có thể xem phim tài liệu dưới đây để có thể tận mắt xem hệ thống định vị thiên văn học thú vị của người Anasazi. Phim được chia làm 6 phần http://www.youtube.com/watch?v=80ySuKApCDc http://www.youtube.com/watch?v=0gRTLmfeQs0 http://www.youtube.com/watch?v=fYgaGTl9Cso http://www.youtube.com/watch?v=uVwRp4Nqe4w http://www.youtube.com/watch?v=Vc2DFeTAtqA http://www.youtube.com/watch?v=4vOhM3_rtmM
  14. Bên cạnh 3 nền văn minh vĩ đại như Maya, Aztec, Inca trong mình Châu Mỹ còn ẩn chứa một nền văn minh không kém phần bí ẩn khác, đó là nền văn minh của người da đỏ Anasazi (theo tiếng Navajo, từ này có nghĩa là "những người cổ xưa"). Danh từ này được đặt bởi người da đỏ Hopi và Zuni sống dọc sông Rio Grande ở New Mexico và Arizona. Những người Anasazi đã xây những công trình của họ vào khoảng năm 900 đến 1130. Hẻm Núi Chaco Những di tích của nền văn minh Anasazi tập trung chủ yếu ở khe núi Chaco dài 24km rộng 1600m thuộc Tây Bắc New Mexico. Một điều đáng chú ý là những công trình mà họ xây dựng có trình độ kĩ thuật rất cao, những cao ốc xuất hiện sau hàng trăm năm mới có thể so sánh được. Những công trình của họ được xây dựng từ 2 đến 4 tầng, được gọi là những Pueblo. Mỗi Pueblo có hàng trăm phòng, nhiều nhất là Pueblo Bonito lên đến hơn 700 phòng và những Kivas (phòng nằm trong lòng đất được gọi là Kivas, được sử dụng vào các nghi lễ tôn giáo). Những người Anasazi đã sự dụng một lượng lớn đá và gỗ để xây dựng những công trình của mình, theo các nhà nghiên cứu ước tính khoảng 215,000 cây gỗ đã được vận chuyển từ khoảng cách hơn 80km chỉ để xây những công trình chính trong hẻm núi Chaco. Hình vẽ ở Chaco cho thấy sự hiểu biết nhất định về mặt trời và mặt trăng của người Anasazi. Nhưng những điều đó chỉ là phần mở đầu cho những bí mật còn đang nằm ẩn sâu trong nền văn minh của người Anasazi. Khu vực hẻm núi Chaco này đã trở thành tâm điểm chú ý của giới khảo cổ học cũng như thiên văn học, bởi vì những công trình kiến trúc ở đây đều được xây dựng theo thiên văn học. Những phát hiện của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng có một hệ thống thiên văn học được ẩn chứa trong những bức tường cổ và một ngọn đồi có một hệ thống chỉ ra sự thay đổi mùa. Đứng sừng sững ở độ cao 135m so với nền hẻm núi, ngọn đồi Fajada là một trong 10 ngọn đồi được coi là thánh địa của người Anasazi. Ngọn đồi này là địa điểm nổi tiếng nhất ở hẻm núi Chaco, nó được gọi là Sun Dagger (lưỡi dao găm mặt trời). Vào năm 1977, một nghệ sĩ tên là Anna Sofaer đã khám phá ra những phiến đá có khắc hình 2 xoắn ốc. Nghi ngờ rằng phiến đá đã được sắp đặt và những hình xoắn ốc đã có thể được tạo ra một cách có chủ ý, bà Anna Sofaer trở lại vào những ngày khác trong năm cùng với những đồng nghiệp của mình (một tổ chức phi lợi nhuận mang tên The Solstice Project, bao gồm nhiều nhà nghiên cứu). Cuối cùng thì nhóm nghiên cứu đã tìm thấy những điều vô cùng thú vị. Tại một vị trí trên gần đỉnh đồi, ba tấm sa thạch được nghiêng với bức tường đá tạo ra một khoảng bóng. Trên bức tường này là hai vết khắc mờ có hình xoắn ốc, một to và một nhỏ. Khi ánh sáng mặt trời đi qua chúng vào các thời điểm khác nhau trong suốt cả năm, qua khe hở giữa những tấm sa thạch sẽ xảy ra điều kì diệu, nhưng bí mật này đã không được biết cho đến những năm 1970. Vào Hạ chí một mảnh ánh sáng mặt trời cái mà bà Anna Sofaer gọi là "Dao găm mặt trời" đã xuất hiện gần phía trên cùng của xoắn ốc lớn, trong vòng hơn 18 phút nó đã "cắt" một đường xuống đúng vị trí trung tâm hình xoắn ốc, nó cắt hình xoắn ốc thành 2 nửa trước khi rời khỏi và biến vào trong bóng tối. Vào Đông Chí, 2 con dao găm ánh sánh xuất hiện trong khoảng 49 phút, trong suốt thời gian đó gần như chúng tạo thành 2 tiếp tuyến song song với nhau của hình xoắn ốc. Nguồn: spirasolaris.ca Mô hình hoạt động của hệ thống đánh dấu sự thay đổi tiết khí Cuối cùng một phần không kém hấp dẫn và có phần phức tạp hơn là màn trình diễn ánh sáng này xảy ra vào ngày Xuân và Thu phân. Hình xoắn ốc to được khắc 9 rãnh kể từ trung tâm ra phía ngoài bên phải. Vào mỗi ngày Phân một con dao găm ánh sáng sẽ xuất hiện, cắt xuyên qua hình xoắn ốc (không qua trung tâm nhưng chính xác là giữa rãnh thứ 4 và thứ 5 từ trung tâm). Nói cách khác, nó cắt chính xác ở khoảng giữa trung tâm và rìa ngoài của xoắn ốc. Trong khi đó, một con dao găm thứ 2 cắt xuyên qua trung tâm của hình xoắn ốc nhỏ. Những màn trình diễn ánh sáng này có lẽ đã được diễn ra trong nhiều thế kỷ và vẫn tiếp xảy ra trong trong một vài năm sau khi nhóm nghiên cứu phát hiện lại. Tuy nhiên, vào năm 1989 người ta đã nhận thấy rằng những phiến đá đã bị dịch chuyển, những sự sắp đặt cẩn thận của những người Anasazi đã không còn. Tại mặt phía Đông của ngọn đồi, vị trí bên dưới cách đỉnh 25m, có 3 hình khắc gần kề nhau một con rắn gần như thẳng đứng (dài 22cm), một hình gần như hình chữ nhật (rộng 14cm), và một xoắn ốc (rộng 15cm). Nét khắc hình con rắn và chữ nhật được khắc rất sâu. Một mép bóng vượt qua xoắn ốc trong vòng 10 phút buổi trưa trong suốt cả năm, tạo thành một mô hình thay đổi theo mùa. Trong giây lát mô hình này đối xứng với trung tâm của xoắn ốc trong vòng 1 vài phút trưa, tạo thành một hình mũi nhọn vào ngày Hạ Chí, một phần 4 vào Xuân Phân, và chia đôi vào ngày Đông Chí. Còn Tại mặt phía Tây của ngọn đồi, có khắc 2 hình đó là một hình xoắn ốc đôi và một hình dạng như chữ nhật. Vào những buổi trưa trong những ngày Phân một ngọn giáo ánh sáng sẽ đi xuyên qua hình xoắn ốc đôi. Trong các công trình thì Pueblo Bonito đáng được chú ý nhất, các nhà khoa học đã tìm thấy một hình khắc mà từ đó tìm ra được mối liên hệ giữa Pueblo Bonito và mặt trời. Từ lúc mặt trời mọc cho đến buổi trưa bóng được tạo ra bởi bức tường giữa biến mất, bởi vì chính bức tường này được xây thẳng theo trục Bắc Nam. Cả bức tường dài theo trục Đông Tây của Pueblo Bonito cũng liên quan đến mặt trời. Quĩ đạo chuyển động của mặt trời di chuyển theo đúng bức tường vào đúng những ngày Xuân và Thu Phân. Bức tường còn phân chia rõ ràng thời điểm ban ngày và đêm bởi vì vào các ngày Phân thời gian mặt trời biến mất vào màn đêm đúng như thời gian mặt trời bắt đầu tỏa sáng vào ban ngày. Các nhà nghiên cứu còn tìm ra rằng có 3 kiến trúc nữa cũng liên quan đến mặt trời như vậy đó là Hungo Pavi, Tsin Kletsin và Pueblo Alto. Một điều ngạc nhiên hơn nữa khi kết nối 4 kiến trúc Pueblo Bonito với Chetro Ketl, Pueblo Alto với Tsin Kletsin bằng những bức tường thì sẽ tạo thành trục Bắc Nam và Đông Tây chính xác đến không ngờ. Nguồn: solsticeproject.org A: Bức tường trục Đông Tây B: Bức tường giữa C: Bức tường phía sau D: Phòng Kivas Người Anasazi đã tính toán được sự chuyển động của mặt trời, vậy còn mặt trăng thì sao? Nhưng chu kì chuyển động của mặt trăng lại không như mặt trời, người Hopi gọi mặt trăng là anh chàng ngốc chạy loanh quanh mà không có nhà. Ngày nay nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng chu kì chuyển động của mặt trăng phức tạp hơn. Trăng tròn xảy ra vào giữa mùa đông, mọc và lặn xa dần về hướng Bắc theo năm. Nhưng nếu quan sát trăng tròn mọc vào giữa mùa đông vào các đêm tương tự trong 9 và 1/4 năm thì sẽ nhận thấy trăng tròn mọc và lặn xa dần về phương Bắc và sau đó di chuyển về phía Nam để hoàn thành một chu kì 18 và 1/2 năm. Điểm trăng mọc đầu tiên và cuối cùng khi di chuyển về phía Bắc được gọi là điểm cực tiểu và cực đại. Để phát hiện ra chu kì dài này của mặt trăng, có lẽ người Anasazi đã phải trải qua vài thế hệ quan sát và ghi chép cẩn thận. Khi trăng tròn tại điểm cực tiểu, vòng xoắn ốc to ở ngọn đồi Fajada sẽ được chia đều làm 2 gồm nửa sáng và tối (đường mép của bóng ở chính giữa tâm điểm của vòng xoắn ốc). Vào thời gian 9 và 1/4 năm sau tức là khi mặt trăng ở tại điểm cực đại, bóng đen sẽ ở ngoài vòng xoắn ốc (đường mép của bóng ở sát vòng xoắn, gần như tạo thành một đường tiếp tuyến với vòng xoắn ốc). Nếu bắt đầu tại điểm xuất phát, hàng năm bóng tạo ra bởi những tấm đá sẽ đi dần qua từng rãnh của vòng xoắn ốc và kết thúc đúng một chu kì 9 và 1/4 năm khi đi hết qua 9 rãnh. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có 7 công trình có liên quan đến điểm cực tiểu và cực đại của mặt trăng như Una Vida, Penasco Blanco, Pueblo del Arroyo, Kin Kletso, Chetro Ketl, Salmon Ruin và Pueblo Pintando. Tại sao những người Anasazi lại chọn một hẻm núi nơi đây để xây dựng thế giới của riêng họ? Ai là những người đã khắc những hình khắc trên đỉnh của ngọn đá? Những hiểu biết của họ về bầu trời thật là đáng kinh ngạc, những tri thức đó đã dẫn dắt họ xây dựng những kiến trúc kì vĩ hơn 1000 năm trước. Những kiến trúc hùng vĩ này chứa đựng những bí ẩn trong vòng hơn 30 năm qua đối với giới thiên văn khảo cổ học. Nhưng câu hỏi lớn nhất là tại sao sau khi xây xong những kiến trúc này những người Anasazi lại rời đi với không một lí do để lại? Đồ đạc và quần áo họ đều để lại, dường như họ có ý định cho một ngày trở về nhưng điều đó đã không xảy ra. Tất cả tri thức cổ xưa đã được mang theo những người đã khuất, chỉ một số câu chuyện thần thoại còn được lưu lại ngày nay. Các nhà nghiên cứu cho biết rằng không tìm thấy bất cứ văn tự nào được ghi chép qua những cổ vật được tìm thấy ở hẻm núi Chaco. Những điều mà người Anasazi làm được thật phi thường mà ngày nay thiên văn học ngày nay phải dùng những công cụ đo đạc phức tạp mới có thể làm được. Phúc Tuấn tổng hợp ------------------------------------------------------------------------ Nguồn tham khảo: Anna P. Sofaer and Rolf M. Sinclair, Astronomical Markings at Three Sites on Fajada Butte. <http://www.solsticeproject.org/astromark.htm> Anna Sofaer, Volker Zinser and Rolf M. Sinclair, A Unique Solar Marking Construct <http://www.solsticeproject.org/science.htm> Ancient-wisdom, The Chaco canyon Sun-dagger <http://www.ancient-wisdom.co.uk/mexicochaco.htm> Giulio Magli, 2009, English Edition, Praxis Publishing Ltd, Mysteries and Discoveries of Archaeoastronomy, Straight roads, Circular buildings, and a Supernova, The Anasazi. Anna Sofaer, 2007, edited by Stephen Lekson: University of Utah Press, The Primary Architecture of the Chacoan Culture: A cosmological expression <http://www.solsticeproject.org/pdf/Lekson_Chapter_9.pdf> Anna Sofaer, Pueblo Bonito Petroglyph On Fajada Butte: Solar Aspects <http://www.solsticeproject.org/celeseas.htm>
  15. Phúc Tuấn nghĩ rằng anh Văn Lang không nên đưa ra những câu chuyện thế này. Có vài lời góp ý chân thành, nếu có gì mong anh bỏ qua cho.