Hà Uyên
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
1.069 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
8
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Hà Uyên
-
Trân trọng, chào anh Haithienha Tôi vào hộp thư, lấy lại đường link, không biết có đúng không: - Nam http://www.lyhocdongphuong.org.vn/apps/LaS...reen&size=2 - Nữ: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/apps/LaS...reen&size=2 Cảm ơn bạn nhiều. Hà Uyên.
-
Thân mến, chào Liễu Ngân Đinh - Tổ hợp thời gian lá số Tử vi của bạn này - cục của Mệnh và cục của Thân không đồng, tôi nghĩ, nghĩa của từ "Quân sư" được hiểu theo cách thiên lệch về mối quan hệ dòng tộc, không mang nghĩa "tự thân". - Tổ hợp nhóm sao theo từng năm, sức chứa của bạn này không phát huy được tính "chiến lược" --> đường dài. Khi cấu trúc zen hình thành bởi: Liêm, Phá, Kình nằm trong Tam hợp sinh. Ách có Tướng ngộ Triệt theo chu kỳ Đinh Nhâm thì thần kinh khó mà ổn định. - Thông qua quan hệ, có thể mua được một ghế GĐ xí nghiệp nhỏ, nhưng cũng phải liên quan tới Thổ. Vua đã phải cầm kiếm ra trận --> tố chất làm "thủ lĩnh" chưa đủ. Hà Uyên.
-
Không xem được số Tử vi của bạn
-
Chào bạn Stormy Bạn có thể cho biết: "Tính dễ tổn thương" - thì bạn quan niệm - hiểu, và hành sử như thế nào trong cuộc sống đời thường ? Tại sao vậy ? Một cách nói: Tính dễ tổn thương từ chính lập trường của bạn - cái được sinh ra ở bên trong mà được gọi là "nội sinh" - là ở chỗ, bạn không đánh giá, xem xét đến các nguyên nhân biến đổi từ văn hóa tinh thần với những đối tượng mà bạn quan tâm. Hà Uyên.
-
Chào các bạn. Thú thực, tôi nhìn nhận vấn đề cũng nương tựa như cùng các bạn, nhưng thấy tồn nghi một vài thắc mắc: 1-Khi Người Cổ đại chưa phát minh ra "giấy" - "chữ viết" và "đồng hồ" - sáng ra khi xuống núi, thì thấy mặt Trời ở bên kia đỉnh núi. Khi về hang núi để nghi ngơi, thì lại thấy mặt Trời ở sau lưng (Cấn kỳ bối). Từ hai bên sườn núi - hình thành khái niệm tạo "nghĩa" ! có phải như vậy không (?) Tôi cũng không chắc ! 2- Người Cổ đại nhận thấy: mặt Trời thì "tròn", mà mặt Trăng - sau một khoảng thời gian đều đặn - hết "sáng" rồi lại đến "tối", thì cũng thấy mặt Trăng "tròn" giống như mặt Trời. Có phải từ đây, hình thành số đếm chăng ? (chúng ta chưa bàn đến quan niệm về Thiên văn). 3- Trở lại ngày hôm nay, chúng ta giả thiết một cách đếm: - Đối với nhịp 8: ..1....9....17.....25.....33......41.....49....57....65.....73.....81.....89.....v.v... ..2...10....18.....26.....34......42 ..3...11....19.....27.....35......43 ..4...12....20.....28.....36......44 ..5...13....21.....29.....37......45 ..6...14....22.....30.....38......46 ..7...15....23.....31.....39......47 ..8...16....24.....32.....40.......48 - Đối với nhịp 5 - 10 ..1....2....3....4.....5 ..6....7....8....9.....10 .11...12...13..14....15 .16...17...18..19....20 .21...22...23..24....25 .26...27...28..29....30 .31...32...33..34....35 .36...37...38..39....40 .41...42...43..44....45 .46...47...48..49.... - Xét thấy, nhịp 8 tới vòng thứ 5 thì có số 33, tới vòng thứ 7 thì có số 49, vv..hình thành chu kỳ số: 1-9-7-5-3-1-9-7-5-3...v.v...Khi ta giả thiết rằng: nhịp 8 ứng với số đếm cho Bát quái, thì tới vòng thứ 5 được số 33, tới vòng thứ 7 được số 49...v.v... - Nhịp 5 thấy chu kỳ 1-6, 1-6, tới 2-7, 2-7,...vv...Khi giả thiết rằng: nhịp 5 ứng với chu kỳ cho Can Chi, sau 15 lần "sáng" và 15 lần "tối", thì Mặt Trăng "tròn" giống mặt Trời. Tới đây, tôi thấy còn tàng ẩn số đếm ngày từ 1 --> 30 có quan hệ như thế nào với hệ thống Can Chi. Các bạn cho ý kiến được không ? Do bởi trong khuôn khổ của chuyên mục này, Lục Nhâm đưa ra khái niệm: Nguyệt tướng, cũng lấy quẻ quẻ Dịch, còn đối với Mai Hoa, thì lại hình thành phương pháp số đếm năm tháng ngày giờ, cũng được quẻ Dịch. - Theo như cách nói của bạn amouruniversel là "bàn từ đầu", tiếp tới là: "động tới cả một rừng học thuật". Vấn đền ở đây, tôi chỉ muốn nói tới khái niệm "nhịp" - đó là quy luật vậy. - Phân ra Đông - Tây, giới Triết học - Lịch sử viết: Nguồn gốc của mọi sự vận động trong mâu thuẫn nội tại của các quá trình. Thì tôi chỉ quan tâm tới hai từ: "Động" và "Nội". Có nghĩa rằng: một mô hình hay một qúa trình, cái mâu thuẫn tự bên trong, là nguyên nhân gốc cho cái "động" vậy.
-
Lục Nhâm là một trong ba môn Tam thức, bao gồm Thái ất - Lục Giáp - Lục Nhâm. Lục Nhâm là một môn có giá trị ứng dụng rất lớn trong đời sống, chủ toàn vẹn pháp thức về "NHÂN". Đối với Thái Ất thì chủ toàn vẹn về "THIÊN", sự phối hợp của những chu kỳ hành tinh với Trái đất và con người định cư trên trái Đất. Còn đối với Lục Giáp Kỳ môn thì chủ vẹn toàn pháp thức về "ĐỊA". Điều lệ mà Lục Nhâm quy định: Đất và Trời được phân thành 12 cung, đối ứng với Đất được gọi là Địa bàn, đối ứng với Trời được gọi là Thiên bàn. Tên gọi được sử dụng cho từng cung của Thiên bàn và Địa bàn giống nhau: Tý - Sửu - Dần - Mão - Thìn - Tị - Ngọ - Mùi - Thân - Dậu - Tuất - Hợi. Lục Nhâm căn cứ vào cung của mặt Trời và cung của trái Đất đối xung nhau, hình thành nên pháp thức Lục Nhâm. Cung của mặt Trời được định Danh là Nguyệt tướng. Đối với trái Đất khi đối xung với mặt Trời, thì căn cứ vào Giờ đương chiêm nghiệm hay là giờ sinh của Vận Nhân - do bởi trái Đất tự xoay quanh 12 giờ làm một ngày. Nguyệt Tướng - cung của mặt Trời, thông qua Nguyệt kiến, được xác định: NGUYỆT KIẾN Tháng Giêng: kiến Dần, --> Lập xuân - Vũ thủy Tháng Hai kiến Mão: --> Kinh chập - Xuân phân Tháng Ba kiến Thìn: --> Thanh minh - Cốc vũ Tháng Tư kiến Tỵ: --> Lập hạ - Tiểu mãn Tháng Năm kiến Ngọ: Mang chủng - Hạ chí Tháng Sáu kiến Mùi: --> Tiểu thử - Đại thử Tháng Bảy kiến Thân: Lập thu - Xử thử Tháng Tám kiến Dậu: --> Bạch lộ - Thu phân Tháng Chín kiến Tuất: --> Hàn lộ - Sương giáng Tháng Mười kiến Hợi: --> Lập đông - Tiểu tuyết Tháng Một kiến Tý: --> Đại tuyết - Đông chí Tháng Chạp kiến Sửu: Tiểu hàn - Đại hàn NGUYỆT TƯỚNG - Vũ thủy - Kinh chập: --> nguyệt tướng Hợi - Đăng minh - Xuân phân - Thanh minh: nguyệt tướng Tuất - Hà khôi - Cốc vũ - Lập hạ: --> nguyệt tướng Dậu - Tòng khôi. - Tiểu mãn - Mang chủng: --> nguyệt tướng Thân - Truyền tống. - Hạ chí - Tiểu thử: --> nguyệt tướng Mùi - Tiểu cát - Đại thử - Lập thu: --> nguyệt tướng Ngọ - Thắng quang. - Xử thử - Bạch lộ: --> nguyệt tướng Tỵ - Thái ất - Thu phân - Hàn lộ: nguyệt tướng Thìn = Thiên cương. - Sương giáng - Lập đông: --> nguyệt tướng Mão - Thái Xung. - Tiểu tuyết - Đại tuyết: --> nguyệt tướng Dần - Công tào. - Đông chí - Tiểu hàn: --> nguyệt tướng Sửu - Đại cát. - Đại hàn - Lập xuân: nguyệt tướng Tý - Thần hậu. Trong khoảng Thời gian mà Trái đất trải qua 1 cung của mặt Trời, thì được định là 1 Nguyệt tướng, tương ứng với một Khí và một Tiết. Do bởi Trái Đất chuyển động theo chiều nghịch của mặt Trời, nên trải qua hết cung Hợi , sau đó Nguyệt tướng tiếp đến cung Tuất, Dậu, Thân, ...vv...mỗi cung được phối với một Khí và một Tiết. Lục Nhâm căn cứ vào Nguyệt tướng và Giờ chiêm quẻ (giờ sinh Vận nhân), khi an Nguyệt tướng vào giờ chiêm quẻ - lấy đây làm điểm khởi nguyên giữa Thiên và Địa, giữa Trời và Đất. Một ví dụ:
-
Chào bạn Trạng 5555. Tôi cũng sẽ gắng tính toán xem, nhưng theo tôi, thì dùng Nhâm để tính, chính bản thân tôi cũng còn nhiều suy tư và thắc mắc. Hà Uyên.
-
Bạn suy nghĩ như thế nào về hệ thống Can Chi (?) Người phương Đông cổ đại cho rằng: - Nguồn gốc của mọi sự vận động trong mâu thuẫn nội tại của các quá trình. - Tồn tại là gì ? Tư tưởng người phương Đông cho rằng: "Tồn tại" là một quá trình mang tính chu kỳ, là một vòng tròn không có khởi đầu và kết thúc. Nước chảy không ngừng, bánh xe Trời Đất liên tục quay, Xuân Hạ Thu Đông mà tự biết quay trở lại. Như vậy, nhiệm vụ và vai trò của hệ thống Thiên can Địa chi được hiểu như thế nào ? Bạn có đặt vấn đề tìm hiểu về mối quan hệ này không ? Thân.
-
Chào amouruniversel. Chúng ta cùng tìm hiểu về Thiên can và Địa chi, bạn suy nghĩ như thế nào về hệ thống Can Chi, có thể bàn cùng nhau được không ?
-
Vinh thân mến. Cảm ơn VinhL rất nhiều, một thời gian rất dài, tôi không sao lý giải được độ số Ngũ hành của Thanh - Âm. Giờ thì tôi đã hiểu, hệ số "tạp âm nền" mà người Nhật đã ứng dụng sử lý đối với Otô và xe gắn máy. Đúng là người càng khỏe thì hơi thở càng êm càng đều. Vật lý Kiến trúc khi thiết kế những công trình Nhà hát cũng ứng dụng được, hay đến thăm nhà bạn bè, thì giọng nói của tôi bị nhòe và méo tiếng, hay thật, Hà Uyên.
-
Chào amouruniversel Trước khi luận giải về số Tử Vi, khi bạn thấy thoải mái, thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Thiên can - Địa chi, để tìm cho nhau có được tiếng nói chung được không ? Bạn hiểu như thế nào về Thiên can ?
-
Vinh thân mến. Hay quá, VinhL đang mở rộng một cách nhìn thật sự hữu ích: ..Thổ........Kim........Mộc....Hỏa.....Thủy ..Cung....Thương....Giốc....Chủy.....Vũ ...Đồ.........Rê..........Mi......SoL.......La Tôi vẫn chưa suy cảm được về nốt "FA" sẽ được hiểu như dấu "lặng nhịp" trong thanh - âm, do bởi: Đồ --> Rê --> Mi --> [ fa ] --> SoL --> La, VinhL có nhận xét gì khi phối hợp Ngũ hành với Bát quái không ? Hà Uyên.
-
Chú giải Từ "Chú giải", dùng để chỉ nghệ thuật hiểu biết, sự giải thích các văn bản, sự giải thích những di sản cổ. Trong thế kỷ này, từ "Chú giải" chỉ về sự hiểu biết, về nhận thức khoa học các lĩnh vực văn hóa, và rộng hơn, là lĩnh vực tinh thần của nhân loại. Mọi tri thức của loài người về Thế giới, có thể xem như "văn bản" (theo Hanxơ Hadamec). Cách hiểu - đó là phạm trù căn bản của "Chú giải". Hiểu - có nghĩa là thâm nhập vào cơ chế của cuộc sống, đó là nhận thức đời sống về mặt lý luận và kinh nghiệm. Kinh dịch - đối với người Đông phương, cũng được xem là "văn bản". Con người, hiểu sự tồn tại như là "khả năng suy nghĩ" có giới hạn, tức là hiểu vị trí của con người trong thế giới và ý nghĩa của mình trong thế giới. Khi truy tìm "sự thống nhất về thực chất của sự việc", thì sự hiểu biết luôn thông qua đối thoại. Thành phần tham gia gồm: 1) văn bản ; 2) người kiến giải ; 3) thời gian. Kinh dịch - với truyền thống "chú giải", chúng ta "hiểu" truyền thống là suy tư về văn hóa quá khứ - kinh nghiệm của truyền thống, theo đó chúng ta khám phá nó về mặt thực tiễn của cuộc sống. Kinh nghiệm sống của chúng ta, được thể hiện trong các khái niệm của ngôn ngữ. Vì vậy, ngôn ngữ - thanh âm, đó là cơ chế cụ thể của sự hình thành kinh nghiệm, đồng thời cũng định hướng cho mỗi người trong chúng ta với giới tự nhiên. Không có ánh sáng, thì làm sao có hình bóng. Không có nguồn tia sáng soi chiếu, thì lấy đâu ra ánh sáng. Mặt Trời chỉ có một, thường hằng vậy.
-
- Khái niệm bạn đưa ra: "không đến nỗi không phân biệt được phải trái", sẽ rất khó xác định được danh giới của "giới hạn", do bởi sáng - trưa - chiều - tối, bạn lại là phận nữ còn phải phụ thuộc vào Nhịp sinh học. - Theo số Tử vi của bạn, cách "cục" trong số Tử Vi được ví với môi trường bạn đang trải qua. Cách "cục" của bạn thuộc Hỏa, cung Phu của bạn thuộc cách "cục" là Thủy, được định cư vào cung Tuất thuộc Thổ. Xét về mặt tương quan từ số Tử Vi của bạn, thì Thủy khắc Hoả, vậy mà theo bạn viết ở bài trên --> đang chờ tòa giải quyết việc ly hôn. Theo bạn, tính áp đặt khi đối thoại có phải là nguyên nhân từ bạn không ? Do bởi ảnh hưởng từ tính "nghề nghiệp" vậy.
-
-
Cảm ơn bạn đã hồi âm. Ban có nghĩ tới, môi trường bạn đang làm, sẽ hình thành một thói quen được gọi là bệnh "nghề nghiệp" không ? Cái gọi là bệnh "nghề nghiệp" này, bạn có hay mang ra ứng sử đối với người thân trong gia đình của bạn không ? ví như B/s nhìn đâu cũng thấy vi trùng vậy.
-
-
Chào bạn. Bạn có thể cho biết, môi trường làm việc hiện tại của bạn, về lĩnh vực nào không ?
-
Chào amouruniversel. 1. Amouruniversel có xét thấy Lục Nhâm sử dụng khái niệm Tứ bản, không bàn tới Can Chi của Năm, mà thay bằng Vận niên không ? Tại sao vậy ? 2. Khi dùng Nguyệt tướng phối hợp với Giờ, thì thông pháp sử dụng tìm thông tin cho Vận nhân, chưa phân biệt rõ, khi nào thì dùng Năm - Tháng - Ngày - Giờ sinh của Vận nhân, khi nào thì dùng Năm - tháng - ngày - giờ hiện tại, để xác định. Tại sao vậy ? Theo cách tìm hiểu của tôi, khái niệm "tặc" và "khắc", đều lấy Ngũ hành (ngũ tinh) làm cơ sở để định Tứ khoá. Ví dụ như Mộc coi Kim là "tặc", nhưng Mộc cũng không thể thiếu Kim để mà "thành", để mà "dụng", khi Mộc sinh Hỏa - mùa Hạ - "Hỏa sinh ư Mộc, họa phát tất khắc" Vậy thì, khi lấy Nguyệt tướng làm căn bản để định Tứ khóa, trong một năm, khi Dương làm chủ - thì khái niệm "tặc" là đúng - đến khi Âm làm chủ - thì khái niệm "tặc" này có đúng nữa không ? Thay vì, với Dương làm chủ thì gọi là "tặc", với Âm làm chủ thì gọi là "khắc" !!! 3. Nguyệt tướng không được bàn rõ, mối quan hệ giữa Nguyệt tướng và Nguyệt lệnh như thế nào ? Nhịp chu kỳ của Mặt Trăng - Nguyệt (tướng - lệnh) - hội thông với 64 quẻ Dịch cơ sở từ đâu ? Đây là điều rất quan trọng bàn và định 64 quẻ Dịch, có phải là kết quả từ mặt Trăng không ? Như vậy, Nguyệt ứng theo nhịp chu kỳ của mặt Trăng, sản phẩm là 64 quẻ Dịch chăng ? "Nhật Nguyệt hữu số, đại tiểu hữu định Tự nhiên chi tĩnh, cố Thiên Địa vạn vật sinh" Amouruniversel tham khảo thêm. Hà Uyên.
-
Chào bạn amouruniversel. Topic này anh Thiên Sứ mở, cùng anh chị em trên diễn đàn, nhằm xác định thông tin đối với gia đình có con gái đã mất tích hơn 15 năm qua. Do vậy, chúng ta chuyển về Topic mà amouruniversel đã mở, cùng nhau trao đổi. Để trả lời câu hỏi của bạn, tôi nghĩ chúng ta sẽ cần rất nhiều sự trao đổi học thuận, về nhiều khái niệm có liên quan, phối hợp với những kinh nghiệm khi ứng dụng vào thực tiễn. Hà Uyên.
-
Trị số "động <-0-> tĩnh" của 8 quái: Khôn...Chấn...Khảm...Đoài...Cấn....Ly...Tốn...Càn .49.......50.......51......52......53.....54.....55.....56 ---> Tĩnh .42.......45.......48......51......54.....57.....60.....63 ---> Động Nhận xét: - Trị số quẻ Khảm khi "tĩnh" = trị số quẻ Đoài khi "động" = 51 - Trị số quẻ Ly khi "tĩnh" = trị số quẻ Cấn khi "động" = 54 Chúng ta nên lưu ý vấn đề này, cái mà được gọi là "THẦN SỐ", cái mà ẩn ý, cái mà sách viết mập mờ hay nhầm lẫn cũng từ đây. Động hay Tĩnh, làm hay không làm, đúng hay là sai, thực hay là hư, thật hay giả, tốt hay xấu, sinh hay tử, Dương hay Âm...vv... Trị số Nguyệt lệnh: 1)- Kiến Tý: tiết Đại tuyết - khí Đông chí: --> Khôn <-0-> Chấn -> Động = (42 x 8) + 45 = 381 -> Tĩnh = (49 x 8) + 50 = 442 -> Xét thấy, trị số "tĩnh" lớn hơn trị số "động" => 442 - 381 = 61 2)- Kiến Sửu: Tiểu hàn - Đại hàn: --> Khôn <-0-> Đoài -> Động = (42 x 8) + 51 = 387 (387 - 9 = 378 = Trị số Khôn = hạn Bách lục) -> Tĩnh = (49 x 8) + 52 = 444 -> Từ "tĩnh" tới "động" = 444 - 387 = 57 = trị số của Ly khi "động" = hạn Tai tuế 3) - Kiến Dần: Lập xuân - Vũ thủy --> Khôn <-0-> Càn -> Động = (42 x 8) + 63 = 399 -> Tĩnh = (49 x 8) + 56 = 448 -> Từ "tĩnh' tới "động" = 448 - 399 = 49 = trị số của Khôn khi "tĩnh" Xét thấy: Kiến Tý --> Kiến Sửu --> Kiến Dần, thì quẻ Khôn phối với ba quẻ Chấn, rồi tới Đoài, tiếp theo là Càn. Hệ số "năng động" biến đổi từ 61 --> 57 --> 49. 4)- Kiến Mão: Kinh trập - Lập xuân --> Chấn <-0-> Càn -> Động = (45 x 8) + 63 = 423 -> Tĩnh = (50 x 8) + 56 = 456 = trị số Ly khi động = hạn Dương cửu. -> Từ "tĩnh" tới "động" = 456 - 423 = 33 (Tích 1 kỷ = 33 x 100 = 3300 = 60 can chi x 55 số Hà đồ) 5)- Kiến Thìn: Thanh minh - Các vũ --> Đoài <-0-> Càn -> Động = (51 x 8) + 63 = 471 -> Tĩnh = (52 x 8) + 56 = 472 -> Hệ số "năng động" từ "tĩnh" tới "động" = 472 - 471 = 1 (số phối sao Giốc Cang) 6)- Kiến Tị: Lập hạ - Tiểu mãn --> Càn <-0-> Càn -> Động = (63 x 8) + 63 = 567 -> Tĩnh = (56 x 8) + 56 = 504 -> Từ "động" tới "tĩnh" = 567 - 504 = 63 Khi ta tiếp tục tính trị số Nguyệt lệnh cho các tháng - Kiến Ngọ = 61 - Kiến Mùi = 57 - Kiến Thân = 49 - Kiến Dậu = 33 - Kiến Tuất = 1 - Kiến Hợi = 63 Ngũ hành hội phương: Hợi - Tý - Sửu = 63 - 61 - 57 Dần - Mão - Thìn = 49 - 33 - 1 Tị - Ngọ - Mùi = 63 - 61 - 57 Thân - dậu - Tuất = 49 - 33 - 1
-
Chào bạn amouruniversel. Để trả lời câu hỏi từ bạn, chúng ta lấy cơ sở từ Nguyệt lệnh và Nguyệt tướng: - Nguyệt lệnh căn cứ theo Tiết --> Khí. - Nguyệt tướng căn cứ theo Khí --> Tiết. - Kiến Tý - Kiến Sửu - Kiến Dần: đều do Đất - Khôn làm nguyên nhân tác động từ bên ngoài, còn đối với cái bên trong, thì biến động theo nhịp: Chấn --> Đoài --> Càn - Kiến Mão - Kiến Thìn - Kiến Tị: đều do Trời - Càn làm nguyên nhân tác động từ bên ngoài, đối với bên trong thì biến động theo nhịp: Chấn -- Đoài --> Càn - Kiến Ngọ - Kiến Mùi - Kiến Thân: đều do Trời - Càn làm nguyên nhân, làm chủ ở bên ngoài, đối với bên trong thì biến động theo nhịp: Tốn --> Cấn --> Khôn. (Nguyên nhân của Tam hình) - Kiến Dậu - Kiến Tuất - Kiến Hợi: bên trong không thay đổi, --> tĩnh --> đều do Khôn - Đất làm chủ, còn bên ngoài thì biến động theo nhịp: Tốn --> Cấn --> Khôn -> Hợi - Tý - Sửu: ngoài "tĩnh" = trong "động" -> Dần - Mão - Thìn: ngoài "động" = trong "tĩnh" -> Tị - Ngọ - Mùi: Ngoài "tĩnh" = trong "động" -> Thân - Dậu - Tuất: ngoài "động" = trong "tĩnh" Hệ số "NĂNG ĐỘNG" theo chu kỳ nhịp: 1 + 32 = 33 + 16 = 49 + 8 = 57 + 4 = 61 + 2 = 63 = Trị số Càn nội quái = 9 x 7
-
Chúng ta trao đổi học thuật tại đây: amouruniversel viết: Nhân có topic này và đang giai đoạn tìm hiểu môn lục nhâm, em xin lập quẻ về vấn đề em An mất tích. Phương pháp là: 1. Lập quẻ dựa trên năm tháng ngày giờ sinh để xem xét về số mệnh của em An 2. Lập quẻ tiếp theo dựa vào thời gian phát hiện ra em An mất tích để dự đoán diễn tiến sự việc 3. Lập quẻ cuối cùng (theo phương pháp ngẫu nhiên) để dự đoán phương hướng tìm kiếm hiện tại. Em tự học lục nhâm, biết mình trình độ hạn chế nhưng thực tâm muốn giúp. Mong các bậc tiền bối đi trước chỉ bảo thêm cho: ******************* Tứ trụ là nơi chứa đựng thông tin của đời người, nay lập thành quẻ lục nhâm để xét đoán vận mệnh cô bé như sau: Bé An sinh ngày 26/3/1990 ÂM LỊCH, 9-10 giờ TỐI, quẻ lập thành như sau: [Ngày Bính Thìn, Nguyệt tướng Dậu, giờ Hợi - tuổi Ngọ, 1 tuổi, Nữ/TAI ÁCH KHOÁ TRÙNG THẨM KHOÁ - TRUÂN KHOÁ - GIÁN TRUYỀN: CỰ ÂM CÁCH (chàng chi cách) - NGUYỆT KỲ KHOÁ - THOÁT THƯỢNG PHÙNG THOÁT] Reduced: 56% of original size [ 910 x 525 ] - Click to view full image XÉT CÁC CÁCH XẤU: · Được quẻ trùng thẩm khoá: tương ứng với quẻ Bát Thuần Khôn trong kinh dịch, quẻ này ứng chuyện họa hoạn từ bên trong sinh ra, đoán thai sản là sinh gái, đoán công việc thì trước trở ngại sau mới thành. Chuyện liên quan tới hàng ti hạ, tôi tớ, người nữ. · Quẻ đồng thời là Truân khoá: vì tháng 3 thuộc mùa Xuân mộc vượng, sơ Truyền Sửu thổ bị tử khí (nhưng ngày 26 âm đã thuộc về Quý Xuân hành thổ thì Sửu được vượng khí). Đồng thời Sơ truyền Sửu thừa Câu trận là một hung tướng. Sửu thiên bàn bị Mão địa bàn khắc lên, đồng thời Trung truyền Hợi thiên bàn cũng thừa Chu tước và bị Sửu địa bàn khắc lên. Ngoài ra tam truyền có nhiều hung sát khác. Truân khoá là quẻ khó khăn (nhưng được cái là quẻ có Phúc khoá chế lại). · Cự âm cách: Tam truyền Sửu - Hợi - Dậu tạo thành Cự âm cách, nghĩa là khí âm to lớn tột thịnh, từ Sửu truyền nghịch lại Tý Hợi Tuất Dậu là những giờ không có ánh sáng, ứng điềm u ám cùng tột. · Nguyệt kỳ khoá: Bản mệnh tại ngọ địa bàn có Thìn thiên bàn là sao Thiên cương đóng vào, đồng thời có sao Nguyệt Tú đóng cùng sơ truyền Sửu (thiên bàn) tại Mão địa bàn gọi là “Nguyệt kỳ khoá” là cách hung. · Sơ sinh mạt, mạt khắc Can/chi thượng thần. XÉT CÁC CÁCH TỐT · Quý đăng thiên môn: Mạt truyền chính là Tân Dậu thiên bàn thừa sao Quý nhân lâm vào Hợi địa bàn. Mệnh được cách này là cách rất tốt cứu giải tai hoạ. · Thái dương lâm mạt truyền: Nguyệt tướng chính là Tân Dậu lâm vào Mạt truyền, cùng các cát thần tướng như quý nhân, nhật tú, thiên giải, nội giải, giải thần, chi nghi. · Phúc khoá: Quẻ này cũng gọi là phúc khoá vì Can thượng thần là Mão, Chi thượng thần là Dần thiên bàn xem vào mùa xuân được vượng khí (1 phúc), sơ truyền có hung thần tướng nhưng mạt truyền có cát thần tướng (2 phúc), có đủ Truân khoá và Phúc khoá thì gọi là “Truân phúc khoá”, là quẻ giải thoát tai họa, sấm nổ mưa tuôn, cũng gọi là quẻ rồng ở nước cạn, có tượng là vạn vật mới bắt đầu sinh, tất gặp khó khăn (Thủy lôi Truân). · Đắc trú quý và dạ qúy: trung truyền là Hợi thiên bàn ngày Bính chính là trú quý, mạt truyền Dậu chính là dạ quý. Có quý nhân trong tam truyền là tượng được nhiều quý nhân giúp đỡ. · Long gia sinh khí cách: tại Chi ngày (ứng cho gia đình) có Dần thiên bàn thừa Thanh long cùng Sinh khí và rất nhiều các cát tướng như Thiên xá, ngoại giải, địa y, nguyệt mã, chi mã. Đây chính là cách “Long gia sinh khí cát trì trì”, có nghĩa là Thanh long gặp Sinh khí thì sự tốt đến chầm chậm thôi, nhưng rất bền bỉ. KẾT LUẬN QUẺ SỐ MẠNG QUA LỤC NHÂM: Nhìn quẻ thấy tại Can ngày có Phục ương, Thiên quỷ, Huyết chi, nếu đếm từ Thân địa bàn nghịch lại (cho nữ giới) thì thấy năm 3 và 4 tuổi em gái bị bệnh nặng, qua tới năm thứ 5 thì khỏi, năm thứ 6 gặp phải Sửu thiên bàn có Nguyệt tú và Câu trận + Huyền vũ sát và rất nhiều hung tinh đóng là lúc em mất tích. Nhưng quẻ thấy Sơ và Trung truyền bị Tuần không thiên bàn đóng, cho thấy rằng dù có tai hoạ cũng đã được giảm thiểu, lại thấy tại Mạt truyền có Thái dương, nhật tú cùng các chư cát tinh đóng là dấu hiệu giải hoạ mạnh mẽ. Theo lục nhâm mà luận thì em gái ắt hẳn còn sống. Lại theo quẻ chủ đạo là Trùng thẩm mà nói thì quẻ hội đủ tư cách để luận rằng “tiền hung hậu cát” vì nơi bản mệnh tuy có Bạch hổ là đại hung tướng, nhưng bạch hổ lâm Ngọ gọi là “Hổ đứt đuôi”, là điềm tai nạn được giải. Cùng với các chi tiết về cách tốt nói trên mà luận thì có thể kết luận theo quẻ khôn là “An trinh, cát”. LẤY GIỜ MẤT TÍCH LẬP QUẺ Mục đích của việc lập quẻ theo giờ mất tích là để tìm ra phương hướng của em bé bị mất tích vào thời điểm ngày hôm sự việc xảy ra, đồng thời dự đoán các nhân vật liên quan tới vụ việc mất tích này.Theo anh trai của An, thì bé mất tích vào khoảng 3 – 4h:30 chiều ngày ngày 19/11/1995 âm lịch, tức ngày 9/1/1996 dương lịch. Như vậy theo thời gian áng chừng nói trên ta có thể lập được 2 quẻ lục nhâm tương ứng với quẻ giờ Thân và quẻ giờ Dậu: [QUẺ GIỜ THÂN: Ngày Ất Tỵ, Nguyệt tướng Sửu, giờ Thân - tuổi Ngọ, 6 tuổi, Nữ - TRÙNG THẨM KHOÁ - TRẢM QUAN KHOÁ] Reduced: 69% of original size [ 735 x 577 ] - Click to view full image quẻ này được loại trừ bởi tam truyền toàn Cát tướng, lại toàn đóng nơi đắc địa nên không thể ứng điềm hung, vì vậy loại khả năng giờ Thân mất tích và tiếp tục lập quẻ theo giờ Dậu. Ngày Ất Tỵ, Nguyệt tướng Sửu, giờ Dậu - tuổi Ngọ, 6 tuổi, Nữ TRÙNG THẨM KHOÁ Reduced: 62% of original size [ 825 x 578 ] - Click to view full image Trước tiên, theo quẻ lục nhâm này mà nói thì em An bị bắt cóc, bởi vì trong quẻ không có dấu hiệu em An tử vong (cũng như dựa trên quẻ nhâm lập theo năm tháng ngày giờ sinh, và hiện thực là không tìm thấy xác hai em bé). Trong quẻ có sao Quý nhân là Cát tướng lâm Can ngày, Chi ngày có sao Đằng xà đóng đắc địa, tại Can và Chi không có tác Hình, Hại, Xung, Phá mà có tam hợp và lục hợp. Tuy nhiên, tại bản mệnh của bé lúc đó (năm Ất Hợi) có Can Mộ (của ngày Ất và năm Ất) đóng, địa bàn là tuần không địa bàn, đồng thời bản mệnh Ngọ địa bàn bị Canh Tuất thiên bàn là mộ (của loài hoả) đóng. Điều ứng điềm u tối và rủi ro. May là Mão và Ngọ địa bàn là giờ ban ngày nên dù có thừa mộ cũng gọi là Dạ mộ lâm ngục (tức là gia lên các giờ ban ngày) thì sự việc còn có thể giải cứu, tức là từ chỗ tối đem ra chỗ sáng, vì vậy vẫn có hi vọng giải cứu được. Dựa trên giả thiết em An còn sống, thì 2 em bé tuổi nhỏ ở vùng thôn quê khó có thể đi lạc quá xa, vì vậy loại suy chỉ còn khả năng bị bắt cóc. Giả sử như hôm 9/1/1996 dương lịch vào giờ Dậu (khoảng 5 – 6 giờ tối) ngay khi biết em An mất tích, người nhà của bé lập tức lấy Nhà mình làm trung tâm, tìm về hướng Tây – Tây Bắc của nhà mình (tức là hướng cung địa chi Tuất, cung Càn, cửa Khai) thì có khả năng sẽ tìm được bé. Bởi vì nơi đây đóng Dần đóng cùng CHI HÌNH (tượng của người cần tìm kiếm) và sao Thiên không, mà Thiên không chuyên ứng về các hạng tôi tớ, công lại, tiểu nhân, cũng ứng việc hư mất, không thật, xảo trá, thị phi, các vật phế thải. Đây là một vị thần làm cho hóa không, thoát mất, vắng lặng. Tuất địa bàn là bản gia của sao Thiên không nên việc gì cũng có liên quan tới tôi tớ/người làm trong nhà. Dùng dịch số tiên thiên ta có công thức khoảng cách tìm kiếm như sau: Dần = 7, Tuất = 5, vì mùa Đông thì Dần thiên bàn là hành mộc tướng khí nên ta lấy 7 x 4 = 28 dặm cổ, hay là bằng 14km về hướng Tây – Tây Bắc. AI LÀ KẺ NGHI PHẠM? Theo quy tắc truy tầm đạo tặc của môn Lục nhâm, thì ta lấy Huyền vũ thừa thần là kẻ chủ mưu, trong quẻ ta thấy Tị thiên bàn chính là Huyền vũ thừa thần, ứng với kẻ mình ốm thân dài, giỏi về nghề ca hát, quẻ lấy vào mùa đông nên Tị bị tử khí, ứng vào nhân vật già/lớn tuổi. Việc bắt cóc trước sau cũng sẽ liên quan tới nhiều người, ta lấy Đạo thần = Canh Tuất thiên bàn tính là 1, đếm xuôi tới Huyền vũ thừa thần = Ất tị ta có 8 cung, nhưng vì mùa Đông nên Tị thiên bàn tù khí ta lấy 8:2 = 4, vì vậy suy đoán là 4 người cả thảy có liên quan tới vụ này. Trong quẻ ta thấy Sao Thiên không (tôi tớ người làm trong nhà) đóng nơi Chi hình, Sơ truyền là Dậu phát dụng sự việc ngay tại Chi (là nơi gia trạch), huyền vũ thừa thần là Tị tác hào tử tôn (hàng con cháu), Tị có độn can Ất chính là hào ám huynh (chỉ người nhà bên ngoại), lại có Tị chính là Chi thần (cũng chỉ người nhà). TẠI SAO KHÔNG TÌM ĐƯỢC NGAY? Vì ta có Can đức là Thân thiên bàn khắc với Chi hình là Dần thiên bàn thì khó tìm, cộng với hành niên của em An đóng vào không địa thì tìm không thấy ngay. Lại thấy trong lục xứ (Can, Chi, Tam truyền, Niên, Mệnh) có các trực TRỪ - NGUY – KHAI rất hợp với việc trốn chạy. Tam truyền có Thanh long đóng cùng sao Đạo âm thần ở cung Dậu (cửa ngõ), mà Thanh long là thiên lý mã nên chạy trốn rất mau lẹ. KẾT LUẬN PHẦN II: ở quẻ lục nhâm lập dựa vào năm tháng ngày giờ sinh ta thấy năm 6 tuổi cung hành niên của bé An đóng vào Mão địa bàn thừa Sửu thiên bàn cùng rất nhiều hung tướng, ứng chuyện hoạn nạn xảy ra vào năm em 6 tuổi. Nay tiếp tục tính hành niên các năm tiếp theo thì thấy năm 22 tuổi hành niên của em đã đóng vào cung Hợi (của quẻ năm tháng ngày giờ sinh) tức là mạt truyền, cũng là nơi em có nhiều dấu hiệu được tìm thấy (vì có Thái dương + Quý nhân đóng cung Hợi địa là cách Quý đăng thiên môn, đại cát đại lợi). Nhân đà này, vào giờ Ngọ ngày 1/2/2010 (dương lịch), tức là ngày 17/11 năm Sửu (âm lịch) tôi có lập quẻ để tìm phương hướng tìm kiếm, xin hẹn mai sẽ giải tiếp. .................................. QUẺ TÌM NGƯỜI [Ngày Nhâm Ngọ, Nguyệt tướng Tý, giờ Ngọ - tuổi Ngọ, 20 tuổi, Nữ PHẢN NGẬM TƯƠNG KHẮC] Reduced: 63% of original size [ 807 x 593 ] - Click to view full image Dùng quy tắc tìm người của lục nhâm như sau: Vì quẻ cho thấy dấu hiệu người con trở về, nay xác định thời gian trở về dựa vào: - Sao Đại tướng quân - Thái tuế - Nguyệt kiến - Can ngày xem 1.. XÁC ĐỊNH NGƯỜI CÓ TRỞ VỀ HAY KHÔNG? Người ra đi đã lâu và bặt tin tức từ đó, vì vậy ta phải tìm hiểu người ra đi có trở về hay không. Vì quẻ thấy Quý nhân thuận hành nên dùng Can ký thiên bàn là chữ Đinh Sửu thiên bàn (ghi số 1) đếm thuận tới cung Dậu địa bàn (hoặc cung Mão, nhưng vì cung Dậu nằm trong khoảng từ Can ký thiên bàn tới Can ký địa bàn nên dùng cung Dậu địa) ta thấy trên cung Dậu địa bàn có Mão thiên bàn, Mão mộc không khắc can ngày Nhâm (được Nhâm thuỷ sinh), đồng thời Mão thiên bàn cũng không khắc hành niên của người con (là Ngọ địa bàn và Tý thiên bàn), tuy nhiên có thấy Mão và Dần đóng vào không địa, sao Đại tướng quân là Dậu chính là không thần, vì vậy đây là những dấu hiệu cho thấy việc trở về không đơn giản. 2.. XÁC ĐỊNH KHOẢNG CÁCH CỦA BÉ AN Vì bé An mất tích đã lâu, nay muốn xác định phương hướng của bé thì dùng hành niên thượng thần của bé mà đoán: hành niên thượng thần của bé An là Quý Mùi thiên bàn, vì vậy lấy gia đình của bé làm trung tâm rồi ngó qua hướng NAM – TÂY NAM (nghĩa là gần hướng Nam hơn hướng Đông), lại theo quy tắc trong lục nhâm lấy Hành niên thượng thần Mùi (số 8) cộng với Bản mệnh thượng thần của bé là Tý (số 9) = 17, xét thực tế là với tình trạng tìm kiếm hiện tại thì nếu bé ở gần khu vực gia đình sinh sống sẽ khó xảy ra, vì vậy lấy 17 x 100 = 1,700, ngày lập quẻ tìm người là ngày 18/12 âm lịch – đã qua thời gian Quý Đông (15 ngày cuối đông) hành Thổ, vì vậy Mùi vượng khí nên lại lấy số 1,700 nhân cho 2 được 3,400 dặm (đơn vị dặm cổ Trung quốc, 1 dặm = 500m) bằng 1,700 km về hướng Nam – Tây Nam. 3.. XÁC ĐỊNH THỜI GIAN TRỞ VỀ Theo qu ẻ trên ta thấy sao Đại tướng quân là Dậu thiên bàn (tác tuần không) đóng vào cung Mão địa bàn, vì vậy đoán là năm Mão sẽ trở về, lại quay lại quẻ lục nhâm lập dựa vào Năm Tháng Ngày Giờ sinh của bé An có thấy hành niên năm 22 tuổi đóng vào cung Hợi địa có nhiều điểm tốt cứu giải, năm 22 tuổi của bé An chính là năm Mão, vì vậy có thể đoán là năm Tân Mão tới này. Em hoàn toàn dựa vào những gì học trong sách lục nhâm mà đoán, sở dĩ tự học và không có người chỉ dẫn, nên cũng không thể biết đúng sai thế nào. Mong các bậc cao nhân tiền bối chỉ bảo và sửa sai cho. BÀN THÊM Quẻ phản ngậm vốn có tính tráo trở xung động khó xác định, vì vậy gia đình nếu trì trì tìm kiếm (tức là dùng nhân đức thắng thiên) thì sự việc sẽ khả quan hơn chăng? Lại thấy Sơ truyền Tân tị tác hào Thê tài thừa sao Quý nhân là nơi có thể khắc phá Tuần không của Thân Dậu, nhưng Tân Tị cùng với Can tuyệt đóng lại bị tử khí thì người có khả năng đi tìm tốt nhất là người vai mẹ, cô, dì của bé lại bị gặp khó khăn??? ................................................ Chào bạn trantientung, mình cũng đang ráng tìm kiếm quy tắc hình thành của môn Lục nhâm ra sao, tại sao lại có sự tương ứng giữa các quẻ dịch và 65 bài khoá. Nhưng cho tới nay vẫn mù tịt, chỉ biết dùng lại những gì người xưa để lại như một tiền đề khỏi phải chứng minh. Còn về dịch số tiên thiên thì bạn có thể tìm kiếm cuốn Dịch học tinh hoa và Dịch học huyền giải của tác giá Thu Giang Nguyễn Duy Cần, trong môn lục nhâm cũng có bài khóa 65 nói về số mục khóa như sau: Sau đây là số tiên thiên của 10 Can và 12 Địa chi: SỐ CỦA 10 CAN GIÁP 2 ẤT 3 BÍNH 7 ĐINH 6 MẬU 5 KỶ 2 CANH 3 TÂN 7 NHÂM 6 QUÝ 5 SỐ CỦA 12 CHI TÝ 9 SỬU 8 DẦN 7 MÃO 6 THÌN 5 TỊ 4 NGỌ 9 MÙI 8 THÂN 7 DẬU 6 TUẤT 5 HỢI 4 ................................................ - Theo đề nghị bổ xung thêm thông tin: "Bạn có thể cho biết ngày sinh của anh Châu và ngày sinh của Mẹ bé An được không ? Ngày sinh của Bố Mẹ theo Dương lịch thì tốt hơn." - Thông tin từ gia đình cháu An, bạn Trương Hoàng Thái: Chào các bậc tiền bối, Cháu xin cung cấp thêm ngày giờ sinh của cha của bé AN: 13/8/1961 ÂM LỊCH, lúc 8-9h SÁNG - Anh Châu, cha của bé An sinh 22/9/1961 --> ngày 13, tháng Tám, năm Tân Sửu --> ngày 13 là Ngày Mậu Ngọ. Theo Lục Nhâm, can Bính và can Mậu được ký gửi vào cung Tị. - Tôi xin trả lời: căn cứ vào tổ hợp thông tin Năm-Tháng-Ngày-Giờ của cháu An, phối hợp với thông tin Năm-Tháng-Ngày-Giờ của người cha --> không tìm được cháu An. .................................. Xin bác Hà Uyên trình bày cách luận giải để hậu bối chúng cháu được học hỏi, cám ơn bác! .......................................... Chào bạn amouruniversel Để trả lời câu hỏi từ bạn, chúng ta lấy cơ sở tử Nguyệt lệnh:
-
- Theo đề nghị bổ xung thêm thông tin: "Bạn có thể cho biết ngày sinh của anh Châu và ngày sinh của Mẹ bé An được không ? Ngày sinh của Bố Mẹ theo Dương lịch thì tốt hơn." - Thông tin từ gia đình cháu An, bạn Trương Hoàng Thái: Chào các bậc tiền bối, Cháu xin cung cấp thêm ngày giờ sinh của cha của bé AN: 13/8/1961 ÂM LỊCH, lúc 8-9h SÁNG - Anh Châu, cha của bé An sinh 22/9/1961 --> ngày 13, tháng Tám, năm Tân Sửu --> ngày 13 là Ngày Mậu Ngọ. Theo Lục Nhâm, can Bính và can Mậu được ký gửi vào cung Tị. - Tôi xin trả lời: căn cứ vào tổ hợp thông tin Năm-Tháng-Ngày-Giờ của cháu An, phối hợp với thông tin Năm-Tháng-Ngày-Giờ của người cha --> không tìm được cháu An. Hà Uyên.