amouruniversel

DÙng LỤc NhÂm GiẢi ĐoÁn ĐiỀm NhẬt ThỰc

34 bài viết trong chủ đề này

Em/cháu mới học lục nhâm (tự học) bằng tài liệu của Nguyễn Ngọc Phi và Bùi Ngọc Quảng, học mà không có hành thì không tiến bộ được, vì vậy hôm nay không ngại khoe dốt post bài lên đây mong các anh chị chú bác vào chỉ dạy cho:

[Nghe nói hiện tượng nhật thực xảy ra khắp nơi, tuy nhiên mỗi nơi thấy nhật thực vào các giờ khác nhau. Ở việt Nam thì nhật thực xảy ra (tại Tp. HCM và Hà nội) vào giờ Mùi ngày Ất Sửu. Nhật thực là một điềm lớn của trời, nay lấy giờ bắt đầu nhật thực để xem quẻ lục nhâm, cùng các bạn chiêm nghiệm/luận bàn về sự vận chuyển của thời không.]

Qủe lập thành như sau:

[Ngày Ất Sửu, Nguyệt tướng Sửu, giờ Mùi TRÙNG THẨM KHOÁ (PHẢN NGẬM TƯƠNG KHẮC) - TOÀN CỤC KHOÁ - KHÔNG TÀI CÁCH]

Posted Image

Qủe Trùng thẩm lại có cách Phản ngậm mà Phản ngậm cách thì trong sách nói như sau:

“Phản ngậm tương khắc ở tứ khóa và 12 cung, trên dưới đều xung khắc nhau, thủy hỏa gặp nhau, kim mộc gặp nhau - đã tương xung còn tương khắc mà phải gặp gỡ nhau, lẽ tất nhiên là không ở yên được mà phải động: vì thể gọi là quẻ phản động quái hay vô y quái (không còn như cũ). Nó vốn có tính biến đổi tráo trở không nhất định, hay giục làm sự cũ, hay nghĩ đến điều mới trải qua, bởi vậy cũng gọi là vãng lai quái:

· phản động

· vô y

· vãng lai

lời đoán: hoàn cảnh hiện tại đều có thể biến đổi ngược lại, hợp tan - tan hợp, được rồi mất - mất rồi được. Đang ở thì muốn đi, vừa đến lại muốn về, xuất trận thì lo lắng không yên, thua chạy, lực lượng bị phân tán. Trên dưới cha con vợ chồng không thuận thảo, bè bạn không thủy chung, sự việc thường từ dưới khởi lên chia làm 2 lối”

Quẻ này tam truyền Tuất – Thìn - Tuất tác hào Thê tài đều bị Tuần không đóng, chính là “Không tài cách”, có nghĩa là không tiền. Trong bối cảnh của cả quốc gia thì ý nghĩa của hào Tài chỉ có thể là về chuyện kinh tế/tài chính. Tam truyền toàn hành thổ tạo thành Toàn Cục khoá – Giá sắc cách. Thổ cục sự thể nặng nề, trầm trệ khó khăn, bị bức bách, ngăn trở, không được tự chuyên. Ba hào tài toàn gặp Tuần không, hay “Không tài cách” có nghĩa là không có tiền. Vì vậy, theo quẻ mà đoán thì VN chắc phải trải qua một giai đoạn khó khăn về tài chính nặng nề. Trong quẻ lại thấy Can lộc đóng cùng sao Huyền vũ (là sao trộm cướp) chính là cách “Huyền vũ đoạt lộc”, cũng trùng ý nghĩa với “Không tài cách”.

Lý do nào sẽ dẫn tới khó khăn kinh tế?

Thuỷ hoả phản phục chính là điềm hoạ lửa nước, với một nước thì dễ ứng vào chuyện lụt lội gió, mà cái ảnh hưởng lớn và mau chóng tới tài chính của một nước chính là thiên tai địch họa. Vì vậy ở đây theo quy tắc của môn lục nhâm, phân nước Việt thành 12 phần như sau để luận đoán, tất nhiên việc phân lô bán nền này chỉ là áng chừng nên chỉ mang tính chất “ang áng” mà thôi:

Posted Image

:

1. CUNG TÝ: Khu vực Chính Bắc của VN bao gồm phần phía Bắc Hà nội, Yên bái, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Yên: cung Tý địa bàn có thừa Canh Ngọ thiên bàn, sao Thiên không, Thiên giải, Chi đức. Ngọ chính là Thắng quang, chủ sự sáng sủa văn minh, Ngọ hành hoả sinh sao Thiên không hành thổ là điềm có tin tức bởi sao Thiên không cũng chính là thần Tấu thư. Thiên không lâm Tý là điềm có tiểu nhân muốn lật đổ. Độn can của Ngọ là Canh tác hào Quan quỷ, hào quan quỷ ứng cho sự vụ nhà nước. Có sao Chi đức, Thiên giải thì lòng dân theo về, vận trời tự giải.

2. CUNG SỬU: khu vực Bắc Đông Bắc của VN bao gồm một phần của Nam định, Hải phòng, Thái nguyên, Lạng sơn vv: cung Sửu địa bàn chính là Chi ngày, cũng là Thái tuế địa bàn. Nơi đây có thừa Tân Mùi thiên bàn và sao Thanh long, nội giải. Mùi thiên bàn chính là Tiểu cát, chuyên ứng các chuyện lễ lạt, rượu tiệc. Có sao Thanh long đóng là một cát tướng chuyên về mưa thuận gió hoà, tuy nhiên Thanh long lâm Sửu địa là là nơi đất bùn là điềm không thể khởi phát toại ý, Can ngày là Ất thì Mùi chính là Can mộ, Mùi có độn Can Tân chính là hào Ám Quý, như đã nói trước thì hào Quan quỷ chỉ sự vụ nhà nước, Can mộ chuyên ứng chuyện âm u bế tắc.

3. CUNG DẦN: Khu vực Đông Bắc của VN bao gồm Vịnh Hạ Long và một vùng lân cận rộng lớn của Trung Quốc. Cung Dần địa bàn có Nhâm Thân thiên bàn, thừa sao Câu trận, Can đức, Nguyệt đức, Thiên đức, Ngoại giải. Thân kim tác hào Quan quỷ có độn Can là Nhâm tác hào ám Phụ sinh Can. Thân thiên bàn thừa sao Câu trận chính là điềm cừu thù cướp bóc, Câu trận vốn ứng các việc câu lưu, lưu trì, cũng ứng với các việc quan tụng kéo dài, việc công, ấn tín, cỏ đá, tranh chấp nhà cửa ruộng vườn đất cát tiền tài. Câu trận lâm Dần địa bàn: Câu trận thổ bị Dần mộc khắc, Dần còn gọi là Công tào (ứng chuyện quan lại, văn thư, hôn nhân, tài bạch) nên tất ứng việc tội nhân bị xử, điềm tội nhân bị ngục, hay có việc quan, công thư. Nhưng có một loạt các sao cứu giải như Can đức, Nguyệt đức, Thiên đức, Ngoại giải thì sự việc cũng không đến nỗi nào, có bên ngoài hỗ trợ giải quyết.

4. CUNG MÃO: Chính Đông của VN bao gồm Biển Đông, Đồng Hới, Đông Hà, Quảng Trị. Nơi đây có thừa Quý Dậu thiên bàn và sao Thiên hợp, Đại tướng quân, Nguyệt kim thần. Dậu kim khắc can ngày Ất nên cũng tác hào Quan quỷ, Dậu thừa Thiên hợp lại gia lên Mão địa bàn là điềm có sự âm thầm ám muội, cùng Đại tướng quân và Kim thần là sát thần tướng e rằng cũng không có yên ổn.

5. CUNG THÌN: khu vực Đông Nam của VN bao gồm Qủang Ngãi, Quy nhơn, Tuy Hoà, Nha trang, Buôn Ma thuột. Nơi đây có thừa Tuất thiên bàn gặp Tuần không, cung thìn là nơi can Ất ký. Can ngày thừa sao Chu tước gặp Tuần không đóng cùng Tuế hình, Nguyệt sát, Chi hình, Thiên xa, Thiên chiếu. Chu tước lâm Thìn gọi là “Chu tước xa lưới”, điềm chiếu văn hạ xuống không thông. Thiên xa, Thiên chiếu đóng vào thì chắc có các đại ca tới tuần du.

6. CUNG TỊ: khu vực Nam Đông Nam của VN bao gồm Đà lạt, Phan thiết, Phan Rang. Nơi đây có Hợi thiên bàn thừa Đằng xà, Nguyệt yểm, Thiên mục, Hoả Thần, Điếu khách, Niên mã, Thời mã, Nguyệt Mã đóng cùng Tuần không. Đằng xà đóng cùng Nguyệt yểm thì phải phòng dịch bệnh, nhưng may gặp Tuần không thiên bàn thì giảm bớt 7 phần chỉ còn 3 phần, có nhiều mã đóng như vậy tốc độ di chuyển ắt phải nhanh, có Sinh khí thì cứu giải kịp thời.

7. CUNG NGỌ: khu vực Chính Nam của VN bao gồm HCM city và các tỉnh lân cận. Khu vực này có Gíap Tý thiên bàn đóng cùng sao Quý nhân, Huyết chi, Huyết kỵ, Bệnh phù, Thiên xá, Nguyệt hợp, Tuần kỳ. Tý là Chi đứng đầu 12 chi, có can độn là Giáp chính là can đứng đầu của 10 Can, có sao Quý nhân đóng cùng vào là điềm cúng bái quỷ thần. Quý nhân lâm Ngọ địa bàn chính là Quý nhân ngồi xe, điềm các đại ca đi kinh lý, nhân tiệp lập đàn tế lễ gì chăng?

8. CUNG MÙI: khu vực Nam Tây Nam của Vn bao gồm Sóc trăng, Bạc liêu, Cần thơ, Long xuyên và 1 phần của Cambodia, Pnompeng. Nơi đây có Ất Sửu thiên bàn chính là Thái tuế, Thái dương, thừa sao Thiên hậu, đóng cùng Phúc tinh, Nhật kim thần, Niên kim thần. Thái tuế và Thái dương chính các sao đại cát, là sao của Nguyên thủ quốc gia, lại có sao Thiên hậu đóng vào thì Nguyên thủ đi cùng phu nhân tới thăm các vùng này. Quý nhân lâm Mùi: Mùi là cung vị của sao Thái thường, ứng với ngũ cốc, vật thực, lễ tiệc. Vì vậy Quý nhân lâm Mùi ứng với các việc ăn uống tiệc tùng, xem múa hát, được ân huệ.

9. CUNG THÂN: Khu vực Tây Nam của VN gồm vùng đảo/biển Phú Quốc, Rạch giá và một phần của Cambodia. Nơi đây có Bính Dần thiên bàn đóng thừa sao Thái âm, Giảo thần, Kiếp sát. Dần chính là công tào là Thiên thần chuyên ứng các chuyện công vụ, Thái âm đóng cùng Dần thiên bàn là điềm công văn tin tức âm thầm điều động. Thái âm lâm vào Thân địa là điềm sắp nắm quyền hành.

10. CUNG DẬU: Phần này chẳng liên quan gì tới VN, vì nó nằm vào khu vực của Cambodia và Thái lan. Nơi đây có Đinh Mão thiên bàn thừa sao Huyền Vũ, Đại sát, Thiên hình, Tang môn, Vũ sát, Phong bá, Can lộc, Chi bại. Can lộc đóng cùng Huyền vũ tạo thành “Huyền vũ đoạt lộc cách” đóng cùng Chi hại là điềm dân mất lộc ăn. Cớ vì sao? bởi vì Đạt sát mang nặng hung khí đóng cùng Đinh thần, Phong bá, Vũ sát, Thiên hình là điềm trời giáng hoạ. Sao Phong Bá đóng cùng Mão thiên bàn là điềm gió to, lũ lụt. E rằng nhật thực lần này là hung tượng giáng vào cung Dậu.

11. CUNG TUẤT: Bao gồm nửa nước Lào, một phần của Thái lan, dính một tý của các tỉnh Hà tĩnh, kỳ sơn. Nơi đây có Mậu Thìn thiên bàn thừa sao Thái thường, dương nhận, Nguyệt sát, Nhật sát, Can suy. Cứ theo đoạn luận ở cung Dậu mà nói thì ắt phải ảnh hưởng thiên tai. May là đóng vào Không địa nên hung hay cát cũng giảm mất cả 10 phần.

12. CUNG HỢI: Baogồm Lai châu, Lào cai, Điện Biên phủ, dính một tý của Lào, một tý của Trung Quốc. Nơi đây có Kỷ tỵ thiên bàn đóng cùng Bạch hổ, Tử khí, Hoàng ân, Nghi thần. Cũng đóng vào không địa thì vạn sự may hay rủi đều hoá không.

Nơi đây chỉ đơn thuần luận theo quẻ lục nhâm mà nói, không có ý mạo phạm ai. Em/cháu uống thuốc liều mà post lên đây cũng không ngoài mục đích để mọi người nghiệm lý và mong các bậc cao nhân chỉ dạy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta trao đổi học thuật tại đây:

amouruniversel viết:

Nhân có topic này và đang giai đoạn tìm hiểu môn lục nhâm, em xin lập quẻ về vấn đề em An mất tích. Phương pháp là:

1. Lập quẻ dựa trên năm tháng ngày giờ sinh để xem xét về số mệnh của em An

2. Lập quẻ tiếp theo dựa vào thời gian phát hiện ra em An mất tích để dự đoán diễn tiến sự việc

3. Lập quẻ cuối cùng (theo phương pháp ngẫu nhiên) để dự đoán phương hướng tìm kiếm hiện tại.

Em tự học lục nhâm, biết mình trình độ hạn chế nhưng thực tâm muốn giúp. Mong các bậc tiền bối đi trước chỉ bảo thêm cho:

*******************

Tứ trụ là nơi chứa đựng thông tin của đời người, nay lập thành quẻ lục nhâm để xét đoán vận mệnh cô bé như sau:

Bé An sinh ngày 26/3/1990 ÂM LỊCH, 9-10 giờ TỐI, quẻ lập thành như sau:

[Ngày Bính Thìn, Nguyệt tướng Dậu, giờ Hợi - tuổi Ngọ, 1 tuổi, Nữ/TAI ÁCH KHOÁ

TRÙNG THẨM KHOÁ - TRUÂN KHOÁ - GIÁN TRUYỀN: CỰ ÂM CÁCH (chàng chi cách) - NGUYỆT KỲ KHOÁ - THOÁT THƯỢNG PHÙNG THOÁT]

Posted Image Reduced: 56% of original size [ 910 x 525 ] - Click to view full imagePosted Image

XÉT CÁC CÁCH XẤU:

· Được quẻ trùng thẩm khoá: tương ứng với quẻ Bát Thuần Khôn trong kinh dịch, quẻ này ứng chuyện họa hoạn từ bên trong sinh ra, đoán thai sản là sinh gái, đoán công việc thì trước trở ngại sau mới thành. Chuyện liên quan tới hàng ti hạ, tôi tớ, người nữ.

· Quẻ đồng thời là Truân khoá: vì tháng 3 thuộc mùa Xuân mộc vượng, sơ Truyền Sửu thổ bị tử khí (nhưng ngày 26 âm đã thuộc về Quý Xuân hành thổ thì Sửu được vượng khí). Đồng thời Sơ truyền Sửu thừa Câu trận là một hung tướng. Sửu thiên bàn bị Mão địa bàn khắc lên, đồng thời Trung truyền Hợi thiên bàn cũng thừa Chu tước và bị Sửu địa bàn khắc lên. Ngoài ra tam truyền có nhiều hung sát khác. Truân khoá là quẻ khó khăn (nhưng được cái là quẻ có Phúc khoá chế lại).

· Cự âm cách: Tam truyền Sửu - Hợi - Dậu tạo thành Cự âm cách, nghĩa là khí âm to lớn tột thịnh, từ Sửu truyền nghịch lại Tý Hợi Tuất Dậu là những giờ không có ánh sáng, ứng điềm u ám cùng tột.

· Nguyệt kỳ khoá: Bản mệnh tại ngọ địa bàn có Thìn thiên bàn là sao Thiên cương đóng vào, đồng thời có sao Nguyệt Tú đóng cùng sơ truyền Sửu (thiên bàn) tại Mão địa bàn gọi là “Nguyệt kỳ khoá” là cách hung.

· Sơ sinh mạt, mạt khắc Can/chi thượng thần.

XÉT CÁC CÁCH TỐT

· Quý đăng thiên môn: Mạt truyền chính là Tân Dậu thiên bàn thừa sao Quý nhân lâm vào Hợi địa bàn. Mệnh được cách này là cách rất tốt cứu giải tai hoạ.

· Thái dương lâm mạt truyền: Nguyệt tướng chính là Tân Dậu lâm vào Mạt truyền, cùng các cát thần tướng như quý nhân, nhật tú, thiên giải, nội giải, giải thần, chi nghi.

· Phúc khoá: Quẻ này cũng gọi là phúc khoá vì Can thượng thần là Mão, Chi thượng thần là Dần thiên bàn xem vào mùa xuân được vượng khí (1 phúc), sơ truyền có hung thần tướng nhưng mạt truyền có cát thần tướng (2 phúc), có đủ Truân khoá và Phúc khoá thì gọi là “Truân phúc khoá”, là quẻ giải thoát tai họa, sấm nổ mưa tuôn, cũng gọi là quẻ rồng ở nước cạn, có tượng là vạn vật mới bắt đầu sinh, tất gặp khó khăn (Thủy lôi Truân).

· Đắc trú quý và dạ qúy: trung truyền là Hợi thiên bàn ngày Bính chính là trú quý, mạt truyền Dậu chính là dạ quý. Có quý nhân trong tam truyền là tượng được nhiều quý nhân giúp đỡ.

· Long gia sinh khí cách: tại Chi ngày (ứng cho gia đình) có Dần thiên bàn thừa Thanh long cùng Sinh khí và rất nhiều các cát tướng như Thiên xá, ngoại giải, địa y, nguyệt mã, chi mã. Đây chính là cách “Long gia sinh khí cát trì trì”, có nghĩa là Thanh long gặp Sinh khí thì sự tốt đến chầm chậm thôi, nhưng rất bền bỉ.

KẾT LUẬN QUẺ SỐ MẠNG QUA LỤC NHÂM:

Nhìn quẻ thấy tại Can ngày có Phục ương, Thiên quỷ, Huyết chi, nếu đếm từ Thân địa bàn nghịch lại (cho nữ giới) thì thấy năm 3 và 4 tuổi em gái bị bệnh nặng, qua tới năm thứ 5 thì khỏi, năm thứ 6 gặp phải Sửu thiên bàn có Nguyệt tú và Câu trận + Huyền vũ sát và rất nhiều hung tinh đóng là lúc em mất tích. Nhưng quẻ thấy Sơ và Trung truyền bị Tuần không thiên bàn đóng, cho thấy rằng dù có tai hoạ cũng đã được giảm thiểu, lại thấy tại Mạt truyền có Thái dương, nhật tú cùng các chư cát tinh đóng là dấu hiệu giải hoạ mạnh mẽ. Theo lục nhâm mà luận thì em gái ắt hẳn còn sống.

Lại theo quẻ chủ đạo là Trùng thẩm mà nói thì quẻ hội đủ tư cách để luận rằng “tiền hung hậu cát” vì nơi bản mệnh tuy có Bạch hổ là đại hung tướng, nhưng bạch hổ lâm Ngọ gọi là “Hổ đứt đuôi”, là điềm tai nạn được giải. Cùng với các chi tiết về cách tốt nói trên mà luận thì có thể kết luận theo quẻ khôn là “An trinh, cát”.

LẤY GIỜ MẤT TÍCH LẬP QUẺ

Mục đích của việc lập quẻ theo giờ mất tích là để tìm ra phương hướng của em bé bị mất tích vào thời điểm ngày hôm sự việc xảy ra, đồng thời dự đoán các nhân vật liên quan tới vụ việc mất tích này.

Theo anh trai của An, thì bé mất tích vào khoảng 3 – 4h:30 chiều ngày ngày 19/11/1995 âm lịch, tức ngày 9/1/1996 dương lịch. Như vậy theo thời gian áng chừng nói trên ta có thể lập được 2 quẻ lục nhâm tương ứng với quẻ giờ Thân và quẻ giờ Dậu:

[QUẺ GIỜ THÂN: Ngày Ất Tỵ, Nguyệt tướng Sửu, giờ Thân - tuổi Ngọ, 6 tuổi, Nữ - TRÙNG THẨM KHOÁ - TRẢM QUAN KHOÁ]

Posted Image Reduced: 69% of original size [ 735 x 577 ] - Click to view full imagePosted Image

quẻ này được loại trừ bởi tam truyền toàn Cát tướng, lại toàn đóng nơi đắc địa nên không thể ứng điềm hung, vì vậy loại khả năng giờ Thân mất tích và tiếp tục lập quẻ theo giờ Dậu.

Ngày Ất Tỵ, Nguyệt tướng Sửu, giờ Dậu - tuổi Ngọ, 6 tuổi, Nữ

TRÙNG THẨM KHOÁ

Posted Image Reduced: 62% of original size [ 825 x 578 ] - Click to view full imagePosted Image

Trước tiên, theo quẻ lục nhâm này mà nói thì em An bị bắt cóc, bởi vì trong quẻ không có dấu hiệu em An tử vong (cũng như dựa trên quẻ nhâm lập theo năm tháng ngày giờ sinh, và hiện thực là không tìm thấy xác hai em bé). Trong quẻ có sao Quý nhân là Cát tướng lâm Can ngày, Chi ngày có sao Đằng xà đóng đắc địa, tại Can và Chi không có tác Hình, Hại, Xung, Phá mà có tam hợp và lục hợp.

Tuy nhiên, tại bản mệnh của bé lúc đó (năm Ất Hợi) có Can Mộ (của ngày Ất và năm Ất) đóng, địa bàn là tuần không địa bàn, đồng thời bản mệnh Ngọ địa bàn bị Canh Tuất thiên bàn là mộ (của loài hoả) đóng. Điều ứng điềm u tối và rủi ro. May là Mão và Ngọ địa bàn là giờ ban ngày nên dù có thừa mộ cũng gọi là Dạ mộ lâm ngục (tức là gia lên các giờ ban ngày) thì sự việc còn có thể giải cứu, tức là từ chỗ tối đem ra chỗ sáng, vì vậy vẫn có hi vọng giải cứu được.

Dựa trên giả thiết em An còn sống, thì 2 em bé tuổi nhỏ ở vùng thôn quê khó có thể đi lạc quá xa, vì vậy loại suy chỉ còn khả năng bị bắt cóc. Giả sử như hôm 9/1/1996 dương lịch vào giờ Dậu (khoảng 5 – 6 giờ tối) ngay khi biết em An mất tích, người nhà của bé lập tức lấy Nhà mình làm trung tâm, tìm về hướng Tây – Tây Bắc của nhà mình (tức là hướng cung địa chi Tuất, cung Càn, cửa Khai) thì có khả năng sẽ tìm được bé. Bởi vì nơi đây đóng Dần đóng cùng CHI HÌNH (tượng của người cần tìm kiếm) và sao Thiên không, mà Thiên không chuyên ứng về các hạng tôi tớ, công lại, tiểu nhân, cũng ứng việc hư mất, không thật, xảo trá, thị phi, các vật phế thải. Đây là một vị thần làm cho hóa không, thoát mất, vắng lặng. Tuất địa bàn là bản gia của sao Thiên không nên việc gì cũng có liên quan tới tôi tớ/người làm trong nhà. Dùng dịch số tiên thiên ta có công thức khoảng cách tìm kiếm như sau:

Dần = 7, Tuất = 5, vì mùa Đông thì Dần thiên bàn là hành mộc tướng khí nên ta lấy 7 x 4 = 28 dặm cổ, hay là bằng 14km về hướng Tây – Tây Bắc.

AI LÀ KẺ NGHI PHẠM?

Theo quy tắc truy tầm đạo tặc của môn Lục nhâm, thì ta lấy Huyền vũ thừa thần là kẻ chủ mưu, trong quẻ ta thấy Tị thiên bàn chính là Huyền vũ thừa thần, ứng với kẻ mình ốm thân dài, giỏi về nghề ca hát, quẻ lấy vào mùa đông nên Tị bị tử khí, ứng vào nhân vật già/lớn tuổi. Việc bắt cóc trước sau cũng sẽ liên quan tới nhiều người, ta lấy Đạo thần = Canh Tuất thiên bàn tính là 1, đếm xuôi tới Huyền vũ thừa thần = Ất tị ta có 8 cung, nhưng vì mùa Đông nên Tị thiên bàn tù khí ta lấy 8:2 = 4, vì vậy suy đoán là 4 người cả thảy có liên quan tới vụ này. Trong quẻ ta thấy Sao Thiên không (tôi tớ người làm trong nhà) đóng nơi Chi hình, Sơ truyền là Dậu phát dụng sự việc ngay tại Chi (là nơi gia trạch), huyền vũ thừa thần là Tị tác hào tử tôn (hàng con cháu), Tị có độn can Ất chính là hào ám huynh (chỉ người nhà bên ngoại), lại có Tị chính là Chi thần (cũng chỉ người nhà).

TẠI SAO KHÔNG TÌM ĐƯỢC NGAY?

Vì ta có Can đức là Thân thiên bàn khắc với Chi hình là Dần thiên bàn thì khó tìm, cộng với hành niên của em An đóng vào không địa thì tìm không thấy ngay. Lại thấy trong lục xứ (Can, Chi, Tam truyền, Niên, Mệnh) có các trực TRỪ - NGUY – KHAI rất hợp với việc trốn chạy. Tam truyền có Thanh long đóng cùng sao Đạo âm thần ở cung Dậu (cửa ngõ), mà Thanh long là thiên lý mã nên chạy trốn rất mau lẹ.

KẾT LUẬN PHẦN II: ở quẻ lục nhâm lập dựa vào năm tháng ngày giờ sinh ta thấy năm 6 tuổi cung hành niên của bé An đóng vào Mão địa bàn thừa Sửu thiên bàn cùng rất nhiều hung tướng, ứng chuyện hoạn nạn xảy ra vào năm em 6 tuổi. Nay tiếp tục tính hành niên các năm tiếp theo thì thấy năm 22 tuổi hành niên của em đã đóng vào cung Hợi (của quẻ năm tháng ngày giờ sinh) tức là mạt truyền, cũng là nơi em có nhiều dấu hiệu được tìm thấy (vì có Thái dương + Quý nhân đóng cung Hợi địa là cách Quý đăng thiên môn, đại cát đại lợi).

Nhân đà này, vào giờ Ngọ ngày 1/2/2010 (dương lịch), tức là ngày 17/11 năm Sửu (âm lịch) tôi có lập quẻ để tìm phương hướng tìm kiếm, xin hẹn mai sẽ giải tiếp.

..................................

QUẺ TÌM NGƯỜI

[Ngày Nhâm Ngọ, Nguyệt tướng Tý, giờ Ngọ - tuổi Ngọ, 20 tuổi, Nữ

PHẢN NGẬM TƯƠNG KHẮC]

Posted Image Reduced: 63% of original size [ 807 x 593 ] - Click to view full imagePosted Image

Dùng quy tắc tìm người của lục nhâm như sau:

Vì quẻ cho thấy dấu hiệu người con trở về, nay xác định thời gian trở về dựa vào:

- Sao Đại tướng quân

- Thái tuế

- Nguyệt kiến

- Can ngày xem

1.. XÁC ĐỊNH NGƯỜI CÓ TRỞ VỀ HAY KHÔNG?

Người ra đi đã lâu và bặt tin tức từ đó, vì vậy ta phải tìm hiểu người ra đi có trở về hay không. Vì quẻ thấy Quý nhân thuận hành nên dùng Can ký thiên bàn là chữ Đinh Sửu thiên bàn (ghi số 1) đếm thuận tới cung Dậu địa bàn (hoặc cung Mão, nhưng vì cung Dậu nằm trong khoảng từ Can ký thiên bàn tới Can ký địa bàn nên dùng cung Dậu địa) ta thấy trên cung Dậu địa bàn có Mão thiên bàn, Mão mộc không khắc can ngày Nhâm (được Nhâm thuỷ sinh), đồng thời Mão thiên bàn cũng không khắc hành niên của người con (là Ngọ địa bàn và Tý thiên bàn), tuy nhiên có thấy Mão và Dần đóng vào không địa, sao Đại tướng quân là Dậu chính là không thần, vì vậy đây là những dấu hiệu cho thấy việc trở về không đơn giản.

2.. XÁC ĐỊNH KHOẢNG CÁCH CỦA BÉ AN

Vì bé An mất tích đã lâu, nay muốn xác định phương hướng của bé thì dùng hành niên thượng thần của bé mà đoán: hành niên thượng thần của bé An là Quý Mùi thiên bàn, vì vậy lấy gia đình của bé làm trung tâm rồi ngó qua hướng NAM – TÂY NAM (nghĩa là gần hướng Nam hơn hướng Đông),

lại theo quy tắc trong lục nhâm lấy Hành niên thượng thần Mùi (số 8) cộng với Bản mệnh thượng thần của bé là Tý (số 9) = 17, xét thực tế là với tình trạng tìm kiếm hiện tại thì nếu bé ở gần khu vực gia đình sinh sống sẽ khó xảy ra, vì vậy lấy 17 x 100 = 1,700, ngày lập quẻ tìm người là ngày 18/12 âm lịch – đã qua thời gian Quý Đông (15 ngày cuối đông) hành Thổ, vì vậy Mùi vượng khí nên lại lấy số 1,700 nhân cho 2 được 3,400 dặm (đơn vị dặm cổ Trung quốc, 1 dặm = 500m) bằng 1,700 km về hướng Nam – Tây Nam.

3.. XÁC ĐỊNH THỜI GIAN TRỞ VỀ

Theo qu ẻ trên ta thấy sao Đại tướng quân là Dậu thiên bàn (tác tuần không) đóng vào cung Mão địa bàn, vì vậy đoán là năm Mão sẽ trở về, lại quay lại quẻ lục nhâm lập dựa vào Năm Tháng Ngày Giờ sinh của bé An có thấy hành niên năm 22 tuổi đóng vào cung Hợi địa có nhiều điểm tốt cứu giải, năm 22 tuổi của bé An chính là năm Mão, vì vậy có thể đoán là năm Tân Mão tới này.

Em hoàn toàn dựa vào những gì học trong sách lục nhâm mà đoán, sở dĩ tự học và không có người chỉ dẫn, nên cũng không thể biết đúng sai thế nào. Mong các bậc cao nhân tiền bối chỉ bảo và sửa sai cho.

BÀN THÊM

Quẻ phản ngậm vốn có tính tráo trở xung động khó xác định, vì vậy gia đình nếu trì trì tìm kiếm (tức là dùng nhân đức thắng thiên) thì sự việc sẽ khả quan hơn chăng? Lại thấy Sơ truyền Tân tị tác hào Thê tài thừa sao Quý nhân là nơi có thể khắc phá Tuần không của Thân Dậu, nhưng Tân Tị cùng với Can tuyệt đóng lại bị tử khí thì người có khả năng đi tìm tốt nhất là người vai mẹ, cô, dì của bé lại bị gặp khó khăn???

................................................

Chào bạn trantientung, mình cũng đang ráng tìm kiếm quy tắc hình thành của môn Lục nhâm ra sao, tại sao lại có sự tương ứng giữa các quẻ dịch và 65 bài khoá. Nhưng cho tới nay vẫn mù tịt, chỉ biết dùng lại những gì người xưa để lại như một tiền đề khỏi phải chứng minh. Còn về dịch số tiên thiên thì bạn có thể tìm kiếm cuốn Dịch học tinh hoa và Dịch học huyền giải của tác giá Thu Giang Nguyễn Duy Cần, trong môn lục nhâm cũng có bài khóa 65 nói về số mục khóa như sau:

Sau đây là số tiên thiên của 10 Can và 12 Địa chi:

SỐ CỦA 10 CAN

GIÁP 2

ẤT 3

BÍNH 7

ĐINH 6

MẬU 5

KỶ 2

CANH 3

TÂN 7

NHÂM 6

QUÝ 5

SỐ CỦA 12 CHI

TÝ 9

SỬU 8

DẦN 7

MÃO 6

THÌN 5

TỊ 4

NGỌ 9

MÙI 8

THÂN 7

DẬU 6

TUẤT 5

HỢI 4

................................................

- Theo đề nghị bổ xung thêm thông tin: "Bạn có thể cho biết ngày sinh của anh Châu và ngày sinh của Mẹ bé An được không ? Ngày sinh của Bố Mẹ theo Dương lịch thì tốt hơn."

- Thông tin từ gia đình cháu An, bạn Trương Hoàng Thái:

Chào các bậc tiền bối,

Cháu xin cung cấp thêm ngày giờ sinh của cha của bé AN: 13/8/1961 ÂM LỊCH, lúc 8-9h SÁNG

- Anh Châu, cha của bé An sinh 22/9/1961 --> ngày 13, tháng Tám, năm Tân Sửu --> ngày 13 là Ngày Mậu Ngọ. Theo Lục Nhâm, can Bính và can Mậu được ký gửi vào cung Tị.

- Tôi xin trả lời: căn cứ vào tổ hợp thông tin Năm-Tháng-Ngày-Giờ của cháu An, phối hợp với thông tin Năm-Tháng-Ngày-Giờ của người cha --> không tìm được cháu An.

..................................

Xin bác Hà Uyên trình bày cách luận giải để hậu bối chúng cháu được học hỏi, cám ơn bác!

..........................................

Chào bạn amouruniversel

Để trả lời câu hỏi từ bạn, chúng ta lấy cơ sở tử Nguyệt lệnh:

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn amouruniversel.

Để trả lời câu hỏi từ bạn, chúng ta lấy cơ sở từ Nguyệt lệnh và Nguyệt tướng:

- Nguyệt lệnh căn cứ theo Tiết --> Khí.

- Nguyệt tướng căn cứ theo Khí --> Tiết.

- Kiến Tý - Kiến Sửu - Kiến Dần: đều do Đất - Khôn làm nguyên nhân tác động từ bên ngoài, còn đối với cái bên trong, thì biến động theo nhịp: Chấn --> Đoài --> Càn

- Kiến Mão - Kiến Thìn - Kiến Tị: đều do Trời - Càn làm nguyên nhân tác động từ bên ngoài, đối với bên trong thì biến động theo nhịp: Chấn -- Đoài --> Càn

- Kiến Ngọ - Kiến Mùi - Kiến Thân: đều do Trời - Càn làm nguyên nhân, làm chủ ở bên ngoài, đối với bên trong thì biến động theo nhịp: Tốn --> Cấn --> Khôn. (Nguyên nhân của Tam hình)

- Kiến Dậu - Kiến Tuất - Kiến Hợi: bên trong không thay đổi, --> tĩnh --> đều do Khôn - Đất làm chủ, còn bên ngoài thì biến động theo nhịp: Tốn --> Cấn --> Khôn

-> Hợi - Tý - Sửu: ngoài "tĩnh" = trong "động"

-> Dần - Mão - Thìn: ngoài "động" = trong "tĩnh"

-> Tị - Ngọ - Mùi: Ngoài "tĩnh" = trong "động"

-> Thân - Dậu - Tuất: ngoài "động" = trong "tĩnh"

Hệ số "NĂNG ĐỘNG" theo chu kỳ nhịp:

1 + 32 = 33 + 16 = 49 + 8 = 57 + 4 = 61 + 2 = 63 = Trị số Càn nội quái = 9 x 7

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trị số "động <-0-> tĩnh" của 8 quái:

Khôn...Chấn...Khảm...Đoài...Cấn....Ly...Tốn...Càn

.49.......50.......51......52......53.....54.....55.....56 ---> Tĩnh

.42.......45.......48......51......54.....57.....60.....63 ---> Động

Nhận xét:

- Trị số quẻ Khảm khi "tĩnh" = trị số quẻ Đoài khi "động" = 51

- Trị số quẻ Ly khi "tĩnh" = trị số quẻ Cấn khi "động" = 54

Chúng ta nên lưu ý vấn đề này, cái mà được gọi là "THẦN SỐ", cái mà ẩn ý, cái mà sách viết mập mờ hay nhầm lẫn cũng từ đây.

Động hay Tĩnh, làm hay không làm, đúng hay là sai, thực hay là hư, thật hay giả, tốt hay xấu, sinh hay tử, Dương hay Âm...vv...

Trị số Nguyệt lệnh:

1)- Kiến Tý: tiết Đại tuyết - khí Đông chí: --> Khôn <-0-> Chấn

-> Động = (42 x 8) + 45 = 381

-> Tĩnh = (49 x 8) + 50 = 442

-> Xét thấy, trị số "tĩnh" lớn hơn trị số "động" => 442 - 381 = 61

2)- Kiến Sửu: Tiểu hàn - Đại hàn: --> Khôn <-0-> Đoài

-> Động = (42 x 8) + 51 = 387 (387 - 9 = 378 = Trị số Khôn = hạn Bách lục)

-> Tĩnh = (49 x 8) + 52 = 444

-> Từ "tĩnh" tới "động" = 444 - 387 = 57 = trị số của Ly khi "động" = hạn Tai tuế

3) - Kiến Dần: Lập xuân - Vũ thủy --> Khôn <-0-> Càn

-> Động = (42 x 8) + 63 = 399

-> Tĩnh = (49 x 8) + 56 = 448

-> Từ "tĩnh' tới "động" = 448 - 399 = 49 = trị số của Khôn khi "tĩnh"

Xét thấy: Kiến Tý --> Kiến Sửu --> Kiến Dần, thì quẻ Khôn phối với ba quẻ Chấn, rồi tới Đoài, tiếp theo là Càn. Hệ số "năng động" biến đổi từ 61 --> 57 --> 49.

4)- Kiến Mão: Kinh trập - Lập xuân --> Chấn <-0-> Càn

-> Động = (45 x 8) + 63 = 423

-> Tĩnh = (50 x 8) + 56 = 456 = trị số Ly khi động = hạn Dương cửu.

-> Từ "tĩnh" tới "động" = 456 - 423 = 33 (Tích 1 kỷ = 33 x 100 = 3300 = 60 can chi x 55 số Hà đồ)

5)- Kiến Thìn: Thanh minh - Các vũ --> Đoài <-0-> Càn

-> Động = (51 x 8) + 63 = 471

-> Tĩnh = (52 x 8) + 56 = 472

-> Hệ số "năng động" từ "tĩnh" tới "động" = 472 - 471 = 1 (số phối sao Giốc Cang)

6)- Kiến Tị: Lập hạ - Tiểu mãn --> Càn <-0-> Càn

-> Động = (63 x 8) + 63 = 567

-> Tĩnh = (56 x 8) + 56 = 504

-> Từ "động" tới "tĩnh" = 567 - 504 = 63

Khi ta tiếp tục tính trị số Nguyệt lệnh cho các tháng

- Kiến Ngọ = 61

- Kiến Mùi = 57

- Kiến Thân = 49

- Kiến Dậu = 33

- Kiến Tuất = 1

- Kiến Hợi = 63

Ngũ hành hội phương:

Hợi - Tý - Sửu = 63 - 61 - 57

Dần - Mão - Thìn = 49 - 33 - 1

Tị - Ngọ - Mùi = 63 - 61 - 57

Thân - dậu - Tuất = 49 - 33 - 1

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào amouruniversel.

1. Amouruniversel có xét thấy Lục Nhâm sử dụng khái niệm Tứ bản, không bàn tới Can Chi của Năm, mà thay bằng Vận niên không ? Tại sao vậy ?

2. Khi dùng Nguyệt tướng phối hợp với Giờ, thì thông pháp sử dụng tìm thông tin cho Vận nhân, chưa phân biệt rõ, khi nào thì dùng Năm - Tháng - Ngày - Giờ sinh của Vận nhân, khi nào thì dùng Năm - tháng - ngày - giờ hiện tại, để xác định. Tại sao vậy ? Theo cách tìm hiểu của tôi, khái niệm "tặc" và "khắc", đều lấy Ngũ hành (ngũ tinh) làm cơ sở để định Tứ khoá. Ví dụ như Mộc coi Kim là "tặc", nhưng Mộc cũng không thể thiếu Kim để mà "thành", để mà "dụng", khi Mộc sinh Hỏa - mùa Hạ - "Hỏa sinh ư Mộc, họa phát tất khắc" Vậy thì, khi lấy Nguyệt tướng làm căn bản để định Tứ khóa, trong một năm, khi Dương làm chủ - thì khái niệm "tặc" là đúng - đến khi Âm làm chủ - thì khái niệm "tặc" này có đúng nữa không ? Thay vì, với Dương làm chủ thì gọi là "tặc", với Âm làm chủ thì gọi là "khắc" !!!

3. Nguyệt tướng không được bàn rõ, mối quan hệ giữa Nguyệt tướng và Nguyệt lệnh như thế nào ? Nhịp chu kỳ của Mặt Trăng - Nguyệt (tướng - lệnh) - hội thông với 64 quẻ Dịch cơ sở từ đâu ? Đây là điều rất quan trọng bàn và định 64 quẻ Dịch, có phải là kết quả từ mặt Trăng không ? Như vậy, Nguyệt ứng theo nhịp chu kỳ của mặt Trăng, sản phẩm là 64 quẻ Dịch chăng ?

"Nhật Nguyệt hữu số, đại tiểu hữu định

Tự nhiên chi tĩnh, cố Thiên Địa vạn vật sinh"

Amouruniversel tham khảo thêm.

Hà Uyên.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu chào bác Hà Uyên,

Cám ơn bác đã chỉ dạy! khi đọc những kiến thức bác viết cháu thấy như đứng trước đườn chân trời, có thể cảm thấy từ xa xa mà không sao tới gần được. Bác cho cháu hỏi, làm sao/từ đâu mình có được những con số của từng quẻ như đã nói trên, và các quẻ này (cùng với số của chúng) được áp dụng vào việc tính toán thời gian như thế nào?

Cháu biết để giải thích cho rõ ràng ngọn nguồn các con số này sẽ động tới cả một rừng học thuật cùng khái niệm, nhưng mong bác thương tình dạy từ đầu cho.

Kính bác!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu chào bác Hà Uyên,

Cám ơn bác đã chỉ dạy! khi đọc những kiến thức bác viết cháu thấy như đứng trước đườn chân trời, có thể cảm thấy từ xa xa mà không sao tới gần được. Bác cho cháu hỏi, làm sao/từ đâu mình có được những con số của từng quẻ như đã nói trên, và các quẻ này (cùng với số của chúng) được áp dụng vào việc tính toán thời gian như thế nào?

Cháu biết để giải thích cho rõ ràng ngọn nguồn các con số này sẽ động tới cả một rừng học thuật cùng khái niệm, nhưng mong bác thương tình dạy từ đầu cho.

Kính bác!

[/quote

Chào amouruniversel.

- Đọc sách Cổ Dịch Kinh, chỉ gồm có hơn 700 từ, mà trong đó có 192 từ "cửu" và 192 từ "lục", gộp lại là 384 từ viết về "cửu - lục" - (9 và 6).

- Hào Dương bạn dùng với đơn vị là 9 (3), hào Âm bạn dùng với đơn vị là 6 (2), theo nguyên tắc "khí Dịch sinh từ dưới", rồi hào Sơ tích 1, hào Nhị tích 2, hào Tam tích 4, hào Tứ tích 8, hào Ngũ tích 16, hào thượng tích 32.

- Việc phối hợp trị số quẻ Dịch với Thời gian, là do yêu cầu thông tin của người sử dụng, được quy định theo từng môn Học thuật cụ thể. Ví dụ như MAI HOA DỊCH SỐ: được quẻ Thủy Thiên Nhu, hào 4. Theo sách đã phiên dịch hiện đang lưu hành, thì hào 4 động là Dương biến Âm, được chi quẻ là Thủy Trạch Tiết. Theo tôi thì có phân ra khác nhau, tôi căn cứ vào Tiên thiên phối số, số hào động là 4 ứng với quẻ Chấn, khi phân quẻ biến được hai quẻ: quẻ thứ nhất là Lôi Thủy Giải, quẻ thứ hai là Lôi Thiên Đại tráng, tiếp sau đó mới phối với quẻ chi biến, được quẻ thứ ba là Lôi Trạch Quy muội. Như vậy là do cách dùng tuỳ theo yêu cầu của thông tin cần xác định. Còn sách in ra như vậy, thì khi ứng dụng thấy hào động là cho "biến", nhưng chúng ta phải nhận thức được rằng: hào động này có đủ khả năng biến hay không ? hào động này khi biến có phù hợp với môi trường không ?

Đây cũng chỉ là một cách tiếp cận những giá trị cổ xưa, mang tính cá nhân tôi, mà chưa được khảo chứng cụ thể. Bạn có thể tham khảo thêm từ nhiều nguồn khác nhau, để định hướng cho phương pháp nghiên cứu của mình.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Việc phối hợp trị số quẻ Dịch với Thời gian, là do yêu cầu thông tin của người sử dụng, được quy định theo từng môn Học thuật cụ thể. Ví dụ như MAI HOA DỊCH SỐ: được quẻ Thủy Thiên Nhu, hào 4. Theo sách đã phiên dịch hiện đang lưu hành, thì hào 4 động là Dương biến Âm, được chi quẻ là Thủy Trạch Tiết. Theo tôi thì có phân ra khác nhau, tôi căn cứ vào Tiên thiên phối số, số hào động là 4 ứng với quẻ Chấn, khi phân quẻ biến được hai quẻ: quẻ thứ nhất là Lôi Thủy Giải, quẻ thứ hai là Lôi Thiên Đại tráng, tiếp sau đó mới phối với quẻ chi biến, được quẻ thứ ba là Lôi Trạch Quy muội. Như vậy là do cách dùng tuỳ theo yêu cầu của thông tin cần xác định. Còn sách in ra như vậy, thì khi ứng dụng thấy hào động là cho "biến", nhưng chúng ta phải nhận thức được rằng: hào động này có đủ khả năng biến hay không ? hào động này khi biến có phù hợp với môi trường không ?

Đây cũng chỉ là một cách tiếp cận những giá trị cổ xưa, mang tính cá nhân tôi, mà chưa được khảo chứng cụ thể. Bạn có thể tham khảo thêm từ nhiều nguồn khác nhau, để định hướng cho phương pháp nghiên cứu của mình.

Bác Hà Uyên kính mến,

với sở học của mấy thập kỷ của bác, chắc hẳn số lượng và chất lượng kiến thức lý số phải khiến người ta nể phục. Mong bác truyền lại cho hậu học chúng cháu. Hình như các con số quẻ bác nêu ra ở đây có liên quan tới môn Thái Ất phải không bác? Cháu có đọc topic "Quẻ Thái Ất năm Canh Dần" của bác cũng thấy bác diễn giải số của các quẻ và ứng dụng trong Thái Ất, Độn Giáp, Lục nhâm, Lục Canh??? (cháu chưa bao giờ nghe tới môn Lục Canh cả, bác có thể cho biết thêm về môn này không ạ?).

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào amouruniversel.

1. Amouruniversel có xét thấy Lục Nhâm sử dụng khái niệm Tứ bản, không bàn tới Can Chi của Năm, mà thay bằng Vận niên không ? Tại sao vậy ?

2. Khi dùng Nguyệt tướng phối hợp với Giờ, thì thông pháp sử dụng tìm thông tin cho Vận nhân, chưa phân biệt rõ, khi nào thì dùng Năm - Tháng - Ngày - Giờ sinh của Vận nhân, khi nào thì dùng Năm - tháng - ngày - giờ hiện tại, để xác định. Tại sao vậy ? "

Hà Uyên.

Thưa Bác Hà Uyên và các anh chị,

Cháu thấy môn lục nhâm khi sử dụng để giải đoán cho 1 người thì dùng Tứ bản lập nên bởi ngày xem quẻ, nhưng khi xem cho việc rất lớn (ví dụ như quy tắc của bài "Địch quốc động tĩnh", nghĩa là xem quan hệ và biến động của một quốc gia với 1 quốc gia khác) thì dùng tới Can, Chi của năm. Điều này trả lời cho hai câu hỏi trên của bác chăng?

Mong bác giải thích.

Cám ơn bác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Tôi muốn biết Chúa trời đã sinh ra thế giới như thế nào. Tôi không quan tâm đến hiện tượng cụ thể này nọ, trong bối cảnh nọ kia. Tôi muốn biết Chúa đã nghĩ như thế nào, tất cả phần còn lại chỉ là chi tiết."-Einstein

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Tôi muốn biết Chúa trời đã sinh ra thế giới như thế nào. Tôi không quan tâm đến hiện tượng cụ thể này nọ, trong bối cảnh nọ kia. Tôi muốn biết Chúa đã nghĩ như thế nào, tất cả phần còn lại chỉ là chi tiết."-Einstein

:)

Chào bác Dịch Nhân, ý bác muốn nói gì ạ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào amouruniversel.

Chúng ta cùng tìm hiểu về Thiên can và Địa chi, bạn suy nghĩ như thế nào về hệ thống Can Chi, có thể bàn cùng nhau được không ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào amouruniversel.

Chúng ta cùng tìm hiểu về Thiên can và Địa chi, bạn suy nghĩ như thế nào về hệ thống Can Chi, có thể bàn cùng nhau được không ?

Cháu chào bác, được vậy thì tốt quá, cháu đang mong bài của bác mà. Chắc bác ở nước ngoài rồi, cháu thấy thời gian thể hiện trên diễn đàn cũng khác với giờ VN.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu chào bác, được vậy thì tốt quá, cháu đang mong bài của bác mà. Chắc bác ở nước ngoài rồi, cháu thấy thời gian thể hiện trên diễn đàn cũng khác với giờ VN.

Bạn suy nghĩ như thế nào về hệ thống Can Chi (?)

Người phương Đông cổ đại cho rằng:

- Nguồn gốc của mọi sự vận động trong mâu thuẫn nội tại của các quá trình.

- Tồn tại là gì ? Tư tưởng người phương Đông cho rằng: "Tồn tại" là một quá trình mang tính chu kỳ, là một vòng tròn không có khởi đầu và kết thúc. Nước chảy không ngừng, bánh xe Trời Đất liên tục quay, Xuân Hạ Thu Đông mà tự biết quay trở lại.

Như vậy, nhiệm vụ và vai trò của hệ thống Thiên can Địa chi được hiểu như thế nào ? Bạn có đặt vấn đề tìm hiểu về mối quan hệ này không ?

Thân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa bác Hà Uyên,

Cháu thực không hiểu bản chất của Can Chi là gì, cháu cũng đã tìm đọc trong vài cuốn sách nhưng chỉ nói Can là thân cây, chi là cành cây, hoàn toàn không nói rõ bản chất của chúng. Theo cháu hiểu thô thiển như sau:

1. Kinh Dịch là một cuốn sách miêu tả bản chất cơ bản của Vũ trụ, bao gồm không gian và thời gian, khi không gian và thời gian xuất hiện thì sẽ có sự vận hành, vận hành tức là biến đổi --> sự biến đổi đó được đặt tên là "Dịch". Trong Dịch kinh có dùng hệ thống các đơn vị sau:

a. Âm, Dương

b. Bát quái: đơn vị nhỏ hơn để miêu tả hiện tượng Âm, Dương

c. Ngũ hành: miêu tả quan hệ, mối tương tác của Bát Quái

d. Can, Chi: vì ngũ hành còn chưa đủ chi tiết để diễn giải mọi việc nên phải đặt ra hệ thống khả dĩ có thể miêu tả rất chi tiết sự vận hành của không gian và thời gian.

2. Ý nghĩa của hệ thống Can, Chi (theo cháu hiểu) như sau:

Thập Can (10 Can) gồm:

Giáp = dương mộc

Ất = âm mộc

vậy Giáp Ất là hành mộc phân ra lưỡng cực âm dương

Bính = dương hoả

Đinh = âm hoả

vậy Bính, Đinh là hành hỏa phân ra lưỡng cực âm dương

Mậu = dương thổ

Kỷ = âm thổ

Mậu, Kỷ chính là hành thổ phân ra lưỡng cực âm dương

Canh = dương kim

Tân = âm kim

Canh, Tân chính là hành kim phân ra lưỡng cực âm dương

Nhâm = dương thuỷ

Quý = âm thuỷ

Nhâm, Quý chính là hành thủy phân ra lưỡng cực âm dương. Cháu nói "phân ra lưỡng cực âm dương" chẳng qua là cách nói, bởi vì dù là vật gì cũng ẩn tàng trong nó cả âm và dương. Vì vậy nói cách khác là "Nhâm và Quý là cực âm và cực dương của hành thuỷ". Các phần trên cũng nói như vậy.

12 địa chi nhằm miêu tả kỹ hơn sự vận hành/biến đổi của ngũ hành. 12 địa chi có nhiệm vụ cơ bản là:

- miêu tả không gian

- miêu tả thời gian

- thể hiện 12 giai đoạn tương tác/biến đổi của không gian và thời gian.

Qua 12 địa chi ta có được vòng trường sinh là 12 giai đoạn biến đổi của Âm Dương, Ngũ Hành. Trong Phật giáo cũng miêu tả 12 nhân duyên để miêu tả sự vận hành của thế giới này. Rồi một loạt các hệ thống "định danh" khác được lập ra để miêu tả kỹ hơn nữa, ví dụ như:

1. Quy tắc vượng tướng hưu tù thể hiện bởi 12 địa chi

2. Quy tắc lục hào qua 12 địa chi/10 Thiên can nhằm xác định quan hệ chủ khách vv

3. Quy tắc vòng trường sinh, và quy tắc tam hợp Sinh - Vượng - Mộ để lập 12 thành từng nhóm vvv.

Cháu chỉ biết có thế, không biết đúng sai thế nào, mong bác giải thích cho.

Share this post


Link to post
Share on other sites

cháu cũng đang gặp khó khăn khi tìm hiểu về can chi ,thật may khi chủ đề của bạn amouruniversel và bác hà uyên nói về vấn đề này

ở trên bạn amouruniversel có nói :

12 địa chi nhằm miêu tả kỹ hơn sự vận hành/biến đổi của ngũ hành. 12 địa chi có nhiệm vụ cơ bản là:

- miêu tả không gian

- miêu tả thời gian

- thể hiện 12 giai đoạn tương tác/biến đổi của không gian và thời gian.

nhưng theo tuấn dương nghĩ 12 địa chi chỉ là sự biến đổi về không gian ,còn thập thiên can mới giữ nhiệm vụ biến đổi thời gian

địa chi chuyển động theo chiều nghịch kim đồng hồ ,còn thiên can chuyển động theo chiều ngược lại

2 chuyển động này ngược chiều nhau sẽ giao thoa với nhau tại 1 điểm nào đó "chúng ta gọi là năm , tháng,ngày, giờ " tại điểm này sẽ xảy ra sự tương tác ==> khả năng tiên tri :)

tuấn dương chỉ suy nghĩ được đến vậy ko biết đúng sai thế nào :)

mong được bác hà uyên và bạn amouruniversel chỉ bảo thêm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Bạn Tuấn Dương thân mến,

Theo mình thì bạn hiểu như trên cũng không sai. Tuy nhiên mình nghĩ là tất cả các đơn vị không gian và thời gian được thành lập theo từng cấp độ - thành lập chẳng qua là giả lập - dùng để miêu tả sự vật/việc tùy thuộc vào bối cảnh sử dụng. Thực ra chẳng có âm dương, cũng không có ngũ hành, mà chỉ có một duy nhất đó là đạo hay vô cực/thái cực/vũ trụ, khi đạo/vô cực/thái cực này vận hành thì ta phải có gì để miêu tả nó, vì vậy tạm đặt ra các đơn vị không gian và thời gian để miêu tả sự vận hành (hay là "Dịch"). Các đơn vị được giả lập nên cũng tùy vào mục đích sử dụng và cấp độ sử dụng:

Cấp độ I: tạm phân ra âm dương, mà dương thì (giả lập) là một nét liền, âm thì (giả lập) là 2 nét đứt, 2 nét cơ bản này chính là lưỡng nghi.

Cấp độ II: tạm phân ra bát quái, bát quái là gì? là các nét âm dương xếp chồng lên nhau:

+ 2 nét âm dương lần lượt xếp chồng lên nhau (1 nét chồng lên 1 nét) thì gọi là tứ tượng

+ 3 nét âm dương lần lượt xếp chồng lên nhau tạo thành bát quái

Cấp độ III: âm dương được giả lập thành bát quái rồi, thì phải miêu tả được sự tương tác của chúng, vì vậy mới lập ra ngũ hành.

Cấp độ IV: dựa trên ngũ hành, lại lập thêm ra 10 can và 12 chi để miêu tả các quá trình rất phức tạp mà hai khí âm dương (được thể hiện qua bát quái, và miêu tả sự tương tác của các quái đó bằng quy tắc ngũ hành) vận chuyển. 10 can và 12 chi này khi ghép với nhau sẽ thành được các đơn vị năm tháng ngày giờ = lục thập hoa giáp. Muốn miêu tả không gian thì ta có thể dùng riêng 10 can, 12 chi riêng hoặc tổng hợp với nhau, ví dụ: ta có thể dùng 10 can để đặt tên cho 10 phương, hoặc dùng 12 chi để phân không gian ra thành 12 cung khác nhau (như vòng hoàng đạo, trái đất vvv).

Qua sự vận chuyển của 10 can và 12 chi đã thể hiện được các hiện tượng về không gian thời gian như sau:

a. Vòng tràng sinh: vật này sinh ra ở giai đoạn này, lớn mạnh ở giai đoạn này và chết đi ở giai đoạn kia... tất cả có 12 giai đoạn của sự vật sự việc (Sinh ra, non yếu, lớn lên, trưởng thành, thịnh vượng, suy, bệnh, chết, thu tàng (mộ), bắt đầu chuyển hóa qua dạng khác (tuyệt), mầm mống khác (thai), mầm mống khác lớn lên (dưỡng). Như vậy, quả là không có gì tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hóa về lượng và chất mà thôi.

b. các quy tắc: hình, hại, xung phá và "vượng, tướng, hưu, tù, tử" chính là để miêu tả quan hệ giữa các địa chi và thiên can với nhau.

c. lục hào: là để phân chia ngôi vị dựa trên quy tắc ngũ hành, nhằm để "phăng" ra cương vị thực tế của từng vật, từng việc

e.Các thần sát: là một hình thức "đặt tên" cho các quy tắc nói trên nhằm đơn giản hóa quá trình phân tích cho người sử dụng. Ví dụ về quy tắc của sao Dịch mã (dùng trong môn Lục nhâm) được đặt ra như sau:

[Dần = Công tào (dịch mã của Thủy cục), Thân = Truyền tống (dịch mã của Hỏa cục), Tị = Địa hộ (dịch mã của Mộc cục), Hợi = Thiên môn (dịch mã của Kim cục) đều có tượng là đường xá/xe cộ/di chuyển, và:

Thuỷ cục gồm Thân, Tý Thìn trải qua ba giai đoạn Sinh - Vượng - Mộ, tới Dần là bệnh của thuỷ cục. Nhưng Dần hành mộc tác hào tử tôn là cứu thần của thuỷ.

Mộc cục gồm Hợi, Mão, Mùi trải qua ba giai đoạn Sinh - Vượng - Mộ, tới Tị là bệnh của thuỷ cục, nhưng Tị lại là trường sinh của Kim là nơi sinh thuỷ nhằm cứu mộc.

Hoả cục Dần, Ngọ, Tuất trải qua ba giai đoạn Sinh Vượng Mộ, tới Thân là bệnh của Hoả cục, nhưng Thân lại là trường sinh của Thuỷ là nơi sinh Mộc cứu hoả

Kim cục Tị, Dậu, Sửu trải qua ba giai đoạn Sinh Vượng Mộ, tới Hợi là bệnh của Kim, nhưng Hợi tác hào tử tôn là cứu thần của Kim.

Đã gặp nơi gần tuyệt, lại có tượng phải di chuyển, đây chính là nguyên tắc "vật cùng tắc biến", "tuyệt xứ phùng sinh" của đạo Dịch. Vì vậy gọi là Dịch mã (còn gọi là Thiên hậu). Thời điểm này thích hợ cho việc phong tặng quan tước, ban mệnh lệnh cho công khnh, đi xa, nhậm chức, di chuyển, dời đổi chỗ ở. Cũng phù hợp cho việc cầu thầy chữa bệnh, cầu phúc, tế thần]

Edited by amouruniversel

Share this post


Link to post
Share on other sites

cháu cũng đang gặp khó khăn khi tìm hiểu về can chi ,thật may khi chủ đề của bạn amouruniversel và bác hà uyên nói về vấn đề này

mong được bác hà uyên và bạn amouruniversel chỉ bảo thêm

Không dám chỉ bảo bạn, chỉ là cùng nhau chia xẻ và trao đổi những ý nghĩ/học thuật mà thôi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người phương Đông cổ đại cho rằng:

- Nguồn gốc của mọi sự vận động trong mâu thuẫn nội tại của các quá trình.

- Tồn tại là gì ? Tư tưởng người phương Đông cho rằng: "Tồn tại" là một quá trình mang tính chu kỳ, là một vòng tròn không có khởi đầu và kết thúc. Nước chảy không ngừng, bánh xe Trời Đất liên tục quay, Xuân Hạ Thu Đông mà tự biết quay trở lại.

Nhân phía trên nói về vòng tràng sinh, ta thấy đạo phật cũng nói pháp MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN, nay mượn vào đây để so sánh cái ta gọi là "tồn tại" theo quan điểm Phật giáo như sau:

Cái này có nên cái kia có,

Cái này sinh nên cái kia sinh;

Cái này không nên cái kia không;

Cái này diệt nên cái kia diệt.

http://thientam.vn/index.php?nv=News&a...cle&sid=790

Posted Image

*******************************

1- Vô minh (Avijjà): sự mê mờ, cuổng si của tâm thức; hay nói cách khác là sự không hiểu biết như thật về hiện hữu là duyên sinh, vô thường và không có một tự thể độc lập, bất biến.

2- Hành (Sankhàra): động lực, ý chí hành động tạo tác (ý hành) của thân, miệng và ý.

3- Thức (Vinnana): tri giác của con người về thế giới thông qua các cơ quan chức năng như mắt (nhãn thức), tai (nhĩ thức), mũi (tỉ thức), lưỡi (thiệt thức), thân (thân thức) và ý (ý thức).

4- Danh sắc (Nàma - rùpa): sắc là phần vật lý và sinh lý, danh là phần tâm lý. Với con người, sắc là cơ thể vật chất, các giác quan và chức năng của chúng; danh là các tâm phụ thuộc (tâm sở), như xúc, tác ý, thọ, tưởng và tư.

5- Lục nhập (Chabbithàna): có nơi gọi là sáu xứ, là sự tương tác giữa 6 căn (= 6 nội xứ: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) và đối tượng của chúng là 6 trần (= 6 ngoại xứ: hình thể, âm thanh, hương vị, mùi vị, xúc chạm và ý tưởng - pháp).

6- Xúc (Phassa): sự gặp gỡ, tiếp xúc, giao thoa giữa các căn (chủ thể) và trần (đối tượng). Nói rõ hơn, xúc chính là sự tiếp xúc giữa con người và thế giới thông qua 6 cơ quan tri giác. Lưu ý là, khi có thức phát sinh do mắt tiếp xúc với hình thể (sắc trần), thì sự nhận biết đó mới gọi là nhãn thức... Vậy, xúc là sự gặp gỡ, giao thoa giữa căn, trần và thức.

7- Thọ (Vedanà): sự cảm thọ. Nói khác đi là các phản ứng tâm lý phát sinh khi mắt tiếp xúc với hình thể, tai tiếp xúc với âm thanh... ý tiếp xúc với ý tưởng (pháp). Cảm thọ có ba loại: cảm thọ dễ chịu (lạc thọ), cảm thọ khó chịu (khỗ thọ) và cảm thọ trung tính (phi khỗ phi lạc). Ðây là chất liệu mà con người thường lấy để xây dựng những giá trị gọi tên là hạnh phúc và khỗ đau, bất hạnh. Thực ra, chúng là do duyên sinh, luôn thay đỗi, không hề có một tự tính cố định.

8- Ái (Tanhà): gọi đủ là ái dục hay khát ái: sự vướng mắc, yêu thích, tham luyến; gồm có dục ái, sắc ái và vô sắc ái.

9- Thủ (Upadàna): gọi đủ là chấp thủ: sự kẹt vào, bám víu, đeo chặt của tâm thức vào một đối tượng.

10- Hữu (Bhava): tiến trình tương duyên để hình thành, gồm dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu.

11- Sinh (Jati): sự ra đời, tạo nên, xuất hiện. Sinh ở đây không phải là sự sinh ra em bé, mà là sự thành tựu các bộ phận cấu thành (năm uẩn), thành tựu các xứ (các cơ quan tri giác và chức năng của chúng).

12- Lão tử (Jaramrana): sự suy nhược, tàn lụi, tuỗi thọ lớn, tan rã, tiêu mất, tử vong. Với sinh mạng con người, lão tử được biểu hiện dưới các hiện tượng: răng lung, tóc bạc, da nhăn, các cơ quan tri giác suy yếu và chết.

**********************************

http://www.phatviet.net/index.php?option=c...m&Itemid=55

Khí thế gian là mọi sự kiện hiện hữu và tồn tại hoàn toàn về vật lý. Tình thế gian là mọi sự kiện hiện hữu và tồn tại gồm đủ cả tâm lý và vật lý, cũng có khi tồn tại thuần về tâm lý.

Tính Duyên khởi đối với tình thế gian, hay nói gọn lại nơi con người là Mười hai Duyên khởi, gồm có Vô minh duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh sắc, Danh sắc duyên Sáu xứ, Sáu xứ duyên Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái, Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sanh, Sanh duyên Lão tử.

Mười hai Duyên khởi này làm nhân làm duyên cho nhau, sinh khởi liên tục trong vòng nhân quả, khiến con người bị đắm chìm trong sinh tử luân hồi. Và nhân quả của 12 Duyên khởi này cứ tiếp tục sinh khởi khắp cả ba thời gian tạo thành cả một dòng sông vô tận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào các bạn.

Thú thực, tôi nhìn nhận vấn đề cũng nương tựa như cùng các bạn, nhưng thấy tồn nghi một vài thắc mắc:

1-Khi Người Cổ đại chưa phát minh ra "giấy" - "chữ viết" và "đồng hồ" - sáng ra khi xuống núi, thì thấy mặt Trời ở bên kia đỉnh núi. Khi về hang núi để nghi ngơi, thì lại thấy mặt Trời ở sau lưng (Cấn kỳ bối). Từ hai bên sườn núi - hình thành khái niệm tạo "nghĩa" ! có phải như vậy không (?) Tôi cũng không chắc !

2- Người Cổ đại nhận thấy: mặt Trời thì "tròn", mà mặt Trăng - sau một khoảng thời gian đều đặn - hết "sáng" rồi lại đến "tối", thì cũng thấy mặt Trăng "tròn" giống như mặt Trời. Có phải từ đây, hình thành số đếm chăng ? (chúng ta chưa bàn đến quan niệm về Thiên văn).

3- Trở lại ngày hôm nay, chúng ta giả thiết một cách đếm:

- Đối với nhịp 8:

..1....9....17.....25.....33......41.....49....57....65.....73.....81.....89.....v.v...

..2...10....18.....26.....34......42

..3...11....19.....27.....35......43

..4...12....20.....28.....36......44

..5...13....21.....29.....37......45

..6...14....22.....30.....38......46

..7...15....23.....31.....39......47

..8...16....24.....32.....40.......48

- Đối với nhịp 5 - 10

..1....2....3....4.....5

..6....7....8....9.....10

.11...12...13..14....15

.16...17...18..19....20

.21...22...23..24....25

.26...27...28..29....30

.31...32...33..34....35

.36...37...38..39....40

.41...42...43..44....45

.46...47...48..49....

- Xét thấy, nhịp 8 tới vòng thứ 5 thì có số 33, tới vòng thứ 7 thì có số 49, vv..hình thành chu kỳ số: 1-9-7-5-3-1-9-7-5-3...v.v...Khi ta giả thiết rằng: nhịp 8 ứng với số đếm cho Bát quái, thì tới vòng thứ 5 được số 33, tới vòng thứ 7 được số 49...v.v...

- Nhịp 5 thấy chu kỳ 1-6, 1-6, tới 2-7, 2-7,...vv...Khi giả thiết rằng: nhịp 5 ứng với chu kỳ cho Can Chi, sau 15 lần "sáng" và 15 lần "tối", thì Mặt Trăng "tròn" giống mặt Trời. Tới đây, tôi thấy còn tàng ẩn số đếm ngày từ 1 --> 30 có quan hệ như thế nào với hệ thống Can Chi. Các bạn cho ý kiến được không ? Do bởi trong khuôn khổ của chuyên mục này, Lục Nhâm đưa ra khái niệm: Nguyệt tướng, cũng lấy quẻ quẻ Dịch, còn đối với Mai Hoa, thì lại hình thành phương pháp số đếm năm tháng ngày giờ, cũng được quẻ Dịch.

- Theo như cách nói của bạn amouruniversel là "bàn từ đầu", tiếp tới là: "động tới cả một rừng học thuật". Vấn đền ở đây, tôi chỉ muốn nói tới khái niệm "nhịp" - đó là quy luật vậy.

- Phân ra Đông - Tây, giới Triết học - Lịch sử viết:

Nguồn gốc của mọi sự vận động trong mâu thuẫn nội tại của các quá trình.

Thì tôi chỉ quan tâm tới hai từ: "Động" và "Nội". Có nghĩa rằng: một mô hình hay một qúa trình, cái mâu thuẫn tự bên trong, là nguyên nhân gốc cho cái "động" vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào bác hà uyên và bạn amouruniversel

khi bác hà uyên bàn về sự nguyên thủy của bát quái ,thiên can tuấn dương cũng có 1 vài suy nghĩ

"1-Khi Người Cổ đại chưa phát minh ra "giấy" - "chữ viết" và "đồng hồ" - sáng ra khi xuống núi, thì thấy mặt Trời ở bên kia đỉnh núi. Khi về hang núi để nghi ngơi, thì lại thấy mặt Trời ở sau lưng (Cấn kỳ bối). Từ hai bên sườn núi - hình thành khái niệm tạo "nghĩa" ! có phải như vậy không (?) Tôi cũng không chắc !"

có thể còn cách khác như người cổ đại thấy bóng nhật nguyệt in trên mặt nước ,tại cùng 1 vị trí ==>giao nhật nguyệt tạo thành 1 ngày ?? có thể câu nhật trầm thủy cũng do đây mà ra

trước đây cháu đã thấy người trung quốc dùng chậu nước +cái thước vạch để đo thời gian khi chưa có đồng hồ

"2- Người Cổ đại nhận thấy: mặt Trời thì "tròn", mà mặt Trăng - sau một khoảng thời gian đều đặn - hết "sáng" rồi lại đến "tối", thì cũng thấy mặt Trăng "tròn" giống như mặt Trời. Có phải từ đây, hình thành số đếm chăng ? (chúng ta chưa bàn đến quan niệm về Thiên văn)."

cháu cũng suy nghĩ như vậy .người cổ đại quan sát tỉ mỉ như vậy chứng tỏ mặt trời và mặt trăng rất quan trọng đối với công việc thường ngày của họ

3 bác đưa ra giả thiết nhịp 8 với trục hoành ,nhịp 5-10 với trục tung

2 trục giao nhau tại điêm? :

+ nhịp 8 tại 5-7

+nhịp 5-10 tại 7-10

cháu lấy lạc thư phối tiên thiên chuyển động theo chiều nghịch đồng hồ tại nhịp 5-7 được số 9-3 ??

hà đồ phối hậu thiên chuyển động theo chiều thuận kdh tại nhịp 5-10 được số 2-1 ??

với giả thiết đặt ra 2 chuyển động nghịch chiều nhau khi va chạm ==> triệt tiêu lực ta có số 7-2 ??

con số 72 này với cháu nó có khá nhiều ý nghĩa 72 vòng (lục thập hoa giáp trong 1 năm) =4320 hoa giáp

trong 1 năm

1 ngày 12 canh =>5 ngày = 1 vòng hoa giáp => 72*5 =360 ngày ??

nếu xét trên trục tung hoành thì 360 này là 360 độ ??

-"Nguồn gốc của mọi sự vận động trong mâu thuẫn nội tại của các quá trình.

Thì tôi chỉ quan tâm tới hai từ: "Động" và "Nội". Có nghĩa rằng: một mô hình hay một qúa trình, cái mâu thuẫn tự bên trong, là nguyên nhân gốc cho cái "động" vậy."

cháu thấy khi đặt sự vận động nên trục tung hoành thì nó luôn đối xứng với 1 chuyển động khác ngược chiều ,như mặt trăng và mặt trời vậy .ko biết có phải "mâu thuẫn nội tại " người ta nói đến là sự tự cân bằng về lực ??

suy diễn trên của cháu ko biết có hợp lý ko ?? mong bác hà uyên và bạn amouruniversel cho ý kiến .

kính bác

:lol: tuấn dương :lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

có thể còn cách khác như người cổ đại thấy bóng nhật nguyệt in trên mặt nước ,tại cùng 1 vị trí ==>giao nhật nguyệt tạo thành 1 ngày ?? có thể câu nhật trầm thủy cũng do đây mà ra

trước đây cháu đã thấy người trung quốc dùng chậu nước +cái thước vạch để đo thời gian khi chưa có đồng hồ

Nhật trầm thủy bể là hình ảnh ví von trong môn Tử vi, khi có sao Thái dương đóng tại cung Hợi, sao Thái dương = mặt trời, cung Hợi địa là quẻ Càn/hành thủy nên ví như biển nước. Vì vậy mới gọi là "Nhật trầm thủy bể". Bạn Tuấn dương nói là do người xưa thấy bóng Nhật/Nguyệt in trên mặt nước mà đo thời gian thì e rằng chưa được xác đáng.

3 bác đưa ra giả thiết nhịp 8 với trục hoành ,nhịp 5-10 với trục tung

2 trục giao nhau tại điêm? :

+ nhịp 8 tại 5-7

+nhịp 5-10 tại 7-10

cháu lấy lạc thư phối tiên thiên chuyển động theo chiều nghịch đồng hồ tại nhịp 5-7 được số 9-3 ??

hà đồ phối hậu thiên chuyển động theo chiều thuận kdh tại nhịp 5-10 được số 2-1 ??

với giả thiết đặt ra 2 chuyển động nghịch chiều nhau khi va chạm ==> triệt tiêu lực ta có số 7-2 ??

con số 72 này với cháu nó có khá nhiều ý nghĩa 72 vòng (lục thập hoa giáp trong 1 năm) =4320 hoa giáp

trong 1 năm

1 ngày 12 canh =>5 ngày = 1 vòng hoa giáp => 72*5 =360 ngày ??

nếu xét trên trục tung hoành thì 360 này là 360 độ ??

Hoan nghênh bạn Tuấn dương đã đề cập tới vấn đề cốt lõi của số học, đó là Hà đồ và Lạc thư. Mình thực chưa tìm hiểu nhiều về hai Đồ/Thư này nên rất mong muốn được nghe phân tích. Trước tiên, xin đặt ra những câu hỏi sau để bạn Tuấn dương giải thích rõ hơn giúp:

1. Từ đâu mà ta có được các con số mà bác Hà Uyên đã trình bày phần trước? Có phải từ Hà đồ hay Lạc thư không?

2. Bác Hà uyên và bạn Tuấn dương có nói về các "nhịp", xin cho định nghĩa và giải thích nguyên lý "nhịp"?

3. Bạn Tuấn dương có nói về trục tung và trục hoành, xin hỏi là trục tung trục hoành của cái gì? dựa vào đâu mà có?

4. "Lấy Hà đồ phối hậu thiên" là sao? cách làm như thế nào?

Nếu được, nhờ bạn Tuấn dương vẽ hình minh họa luôn.

Trân trọng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

[Ngày Ất Sửu, Nguyệt tướng Sửu, giờ Mùi TRÙNG THẨM KHOÁ (PHẢN NGẬM TƯƠNG KHẮC) - TOÀN CỤC KHOÁ - KHÔNG TÀI CÁCH]

Chào bạn Amouruniversel,

- Trong khuôn khổ môn Lục Nhâm, tôi vẫn có thắc mắc, chưa hiểu tại sao lại dùng Nguyệt tướng, ví dụ như Amouruniversel nói: "nguyệt tướng Sửu", thì có phải lấy cơ sở từ Nguyệt lệnh theo "Nhị hợp" không? (Dần Hợi hợp, Tý Sửu hợp, ...v.v...), tại sao vậy ?

- Khi nói một "thế kỷ", tương ứng với 100. Một "thế giáp" tương ứng với 1000. Tôi đọc sách thấy sách nói: Giáp hợp Kỷ, thì tôi hiểu là 1000 + 100 = 1100; tiếp theo Ất hợp Canh, tôi vẫn theo cách hiểu cũ là 1200 ; tiếp tục Bính hợp Tân là 1300; tới Đinh hợp Nhâm là 1400 ; rồi tới Mậu hợp Quý là 1500. Tôi thấy số 1500 (15) giống như số của Lạc thư.

Đến ngày thi - trả bài - tôi thi trượt môn này, thầy cho bảo lưu. Tôi thắc mắc không hiểu tại sao mình lại bị trượt môn thi này (?) Tôi hiểu rõ rằng, Nguyệt lệnh dùng "Tiết" trước "khí" sau . Đối với Nguyệt tướng, thì dùng "Khí" trước "tiết" sau, chỉ có lệch nhau 15, 16 ngày, lạ thật !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật trầm thủy bể là hình ảnh ví von trong môn Tử vi, khi có sao Thái dương đóng tại cung Hợi, sao Thái dương = mặt trời, cung Hợi địa là quẻ Càn/hành thủy nên ví như biển nước. Vì vậy mới gọi là "Nhật trầm thủy bể". Bạn Tuấn dương nói là do người xưa thấy bóng Nhật/Nguyệt in trên mặt nước mà đo thời gian thì e rằng chưa được xác đáng.

về vấn đề này minh suy nghĩ có khác bạn 1 chút ,giả thiết người cổ đại lấy tượng chuyển động của nhật nguyệt làm mốc thời gian thông qua mặt nước .thì nhật nguyệt đều phải đi từ mặt biển lên ,nếu nguyệt lên cao ==> nhật phải giáng xuống .vậy ko phải là nhật trầm thủy bể sao :lol: ?

còn cách nhật trầm thủy bể trong tử vi lại là 1 vấn đề khác

-ở đây điều chúng ta muốn đề cập đến là cách nhìn của người xưa đối với chuyển động của nhật nguyệt.

1. Từ đâu mà ta có được các con số mà bác Hà Uyên đã trình bày phần trước? Có phải từ Hà đồ hay Lạc thư không?

bác hà uyên chỉ đếm theo số thứ tự thôi bạn ah .nhưng ngắt nhịp tại 8 và 5-10

nhịp 8 hàng dọc như bạn nhìn thấy là nhịp chuyển của bát quái 8 nhịp chuyển 1 lần

còn nhịp 5-10 theo mình là nhịp thời gian ,hay nhịp của hà thư .được ngắt nhịp tại 5 xếp theo hàng ngang

3. Bạn Tuấn dương có nói về trục tung và trục hoành, xin hỏi là trục tung trục hoành của cái gì? dựa vào đâu mà có?

do 2 chuyển động được xếp theo ngang,dọc nên mình đặt nó là trục tung và hoành như trong toán học

4. "Lấy Hà đồ phối hậu thiên" là sao? cách làm như thế nào?

mình có việc phải đi rồi để lúc khác mình sẽ trả lời ,bạn thông cảm nhé

thân ái

tuấn dương

Share this post


Link to post
Share on other sites

cháu chào bác Hà Uyên,

cháu diễn dịch câu hỏi của bác là "Tại sao trong môn Lục nhâm lại dùng Nguyệt tướng để lập thành quẻ? và Nguyệt tướng là gì?"

Hiểu câu hỏi của bác như trên, cháu nghĩ được tới đâu thì nói tới đó:

1. Con người sống trong vũ trụ, vì vậy khi vũ trụ vận hành sẽ ảnh hưởng tới con người. Vì vậy, ta dùng môn Lục nhâm để tái hiện lại bối cảnh vũ trụ lúc đương thời nhằm tìm ra những ảnh hưởng đó. Dịch nói "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu", vì vậy một người khi có chuyện cần hỏi bói thì anh ta đang tuân theo quy luật này vậy: nếu "vận khí" của anh ta đồng với chuyện tốt, thì quẻ ứng chuyện tốt (và ngược lại). Lão tử cũng có nói trong Đạo đức kinh (chương 25):

[Hữu vật hỗn thành , tiên thiên địa sinh . Tịch hề liêu hề , độc lập nhi bất cải , chu hành nhi bất đãi , khả dĩ vi thiên địa mẫu . Ngô bất tri kì danh , tự chi viết đạo , cưỡng vị chi danh viết đại . Đại viết thệ , thệ viết viễn , viễn viết phản . Cố đạo đại , thiên đại , địa đại , nhân diệc đại . Vực trung hữu tứ đại , nhi nhân cư kì nhất yên . Nhân pháp địa , địa pháp thiên , thiên pháp đạo , đạo pháp tự nhiên .

Có một vật hôn độn mà thành trước cả trời đất. Nó yên lặng (vô thanh) trống không (vô hình), đứng một mình mà không thay đổi (vĩnh viễn bất biến), vận hành khắp vũ trụ mà không ngừng, có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết nó là gì, tạm đặt tên nó là đạo, miễn cưỡng gọi nó là lớn (vô cùng).

Lớn (vô cùng) thì lưu hành (không ngừng), lưu hành (không ngừng) thì đi xa, đi xa thì trở về (qui căn). Cho nên đạo lớn, trời lớn, đất lớn, người cũng lớn. Trong vũ trụ có bốn cái lớn mà người là một. Người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước đạo, đạo bắt chước tự nhiên.]

2. Như đã nói ở điểm 1, quẻ Lục nhâm được lập nên nhằm mô phỏng lại vũ trụ lúc hiện thời, thông qua các bước sau đây:

+ bước 1, an tứ bản: bao gồm Can ngày, Chi ngày, Bản mệnh vấn nhân, Hành niên vấn nhân lên địa bàn. Qua bước này, ta đã xác định được thời gian hiện thời trên quả đất và vị trí thời gian/không gian của Vấn nhân trên trái đất.

+ bước 2, an thiên bàn: ta dùng Nguyệt tướng gia lên Nhật thời (giờ xem) nhằm xác định vị trí của quả đất (thể hiện bằng địa bàn) trong vũ trụ lúc bấy giờ.

+ bước 3: thông qua bước 1, 2 ta đã có thể an tiếp các thần sát như vòng Quý nhân, vòng Thái tuế, Độn can (theo giờ), Vòng trường sinh, các thần sát khác.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Qua 3 bước nói trên, ta đã lập nên bản đồ sơ bộ nhưng khá chính xác về vũ trụ, qua đó định vị không gian và thời gian của vạn vận, cũng như mối quan hệ của vấn nhân đối với vũ trụ. Bởi vì:

Trong môn thiên văn chia tinh cầu (bầu trời đối với trái đất) ra làm 12 cung, đồng thời quả đất cũng được chia ra 12 cung

(Tý - Sửu - Dần - Mão - Thìn - Tị - Ngọ - Mùi - Thân - Dậu - Tuất - Hợi)

Trong đó:

* Nhật thời: là thời gian mặt trời (theo múi giờ từng vùng) chiếu lên khu vực của người coi bói

* Nguyệt kiến: theo Hiệp kỷ biện phương thư thì "người cổ đại theo mặt đất phân thành 12 phương vị, sử dụng 12 địa chi để biểu thị sự phân biệt (thời gian)... Dần của tháng giêng (xác định bằng cách) vào lúc cuối hoàng hôn, chuôi sao Bắc Đẩu chỉ Đông Bắc là phương Dần, vì vậy gọi là "kiến Dần", mỗi tháng cứ như vậy di chuyễn một vị (tạo thành 12 kiến, hay nguyệt kiến).

* Nguyệt tướng: Thời gian xác định vị trí của mặt trời ở cung nào thì cung đó là Nguyệt tướng:

- Cung Sửu: Capricornus - Con Dê (22/12-20/1);

- Cung Tý: Aquarius - Người Mang Nước (21/1-19/2);

- Cung Hợi: Pisces - Song Ngư (20/2-20/3).

- Cung Tuất: Aries - Cừu Đực (21/3-20/4)

- Cung Dậu: Taurus - Bò Đực (21/4-21/5);

- Cung Thân: Gemini - Song Sinh (22/5-21/6);

- Cung Mùi: Cancer - Con Cua (22/6-23/7);

- Cung Ngọ: Leo - Sư Tử (24/7-23/8);

- Cung Tị: Virgo - Xử Nữ (24/8-23/9);

- Cung Thìn: Libra - Thiên Bình (24/9-23/10);

- Cung Mão: Scorpio - Bọ Cạp (24/10-22/11);

- Cung Dần: Sagittarius - Nhân Mã (23/11-21/12);

***********************************************************

PHẦN SAU TƯƠNG TỰ COPY CỦA ANH VINHL:

Vũ Thũy, 330 : Sun enters Pisces, Song Ngư - Nguyệt Tướng Hợi, Nguyệt Tú: Thất Bích, Thất Hỏa Trư là Hợi

Kinh Trập, 345 : Midpoint of Pisces

Xuân Phân, 0: Sun enters Aries, Miên Dương - Nguyệt Tướng Tuất, Tú: Khuê Lâu, Lâu Kim Cẩu là Tuất

Thanh Minh, 15 : Midpoint of Aries

Cốc Vũ, 30 : Sun enters Taurus, Kim Ngưu - Nguyệt Tướng Dậu, Tú: Vị Mão Tất, Mão Nhật Kê là Dậu

Lập Hạ, 45 : Midpoint of Taurus

Tiểu Mãn, 60 : Sun enters Gemini, Song Nam - Nguyệt Tướng Thân, Tú: Chủy Sâm, Chủy Hỏa Hầu là Thân

Mang Chủng, 75 : Midpoint of Gemini

Hạ Chí, 90 : Sun enters Cancer, Bắc Giải - Nguyệt Tướng Mùi, Tú: Tỉnh Quỷ, Quỷ Kim Dương là Mùi

Tiểu Thử, 105 : Midpoint of Cancer

Đại Thử, 120 : Sun enters Leo, Sử Tử - Nguyệt Tướng Ngọ, Tú: Liễu Tinh Trương, Tinh Nhật Mã là Ngọ

Lập Thu, 135 : Midpoint of Leo

Xử Thử, 150 : Sun enters Virgo, Xử Nữ - Nguyệt Tướng Tỵ, Tú: Dực Chẩn, Dực Hỏa Xà là Tỵ

Bạch Lộ, 165 : Midpoint of Virgo

Thu Phân, 180 : Sun enters Libra, Thiên Xứng - Nguyệt Tướng Thìn, Tú: Giác Cang, Cang Kim Long là Thìn

Hàn Lộ, 195 : Midpoint of Libra

Sưong Giáng, 210 : Sun enters Scorpio, Hổ Cáp - Nguyệt Tướng Mão, Tú: Đê Phòng Tâm, Phòng Nhật Thố là Mão

Lập Đông, 225 : Midpoint of Scorpio

Tiểu Tuyết, 240 : Sun enters Sagittarius, Nhân Mã - Nguyệt Tướng Dần, Tú: Vĩ Cơ, Vĩ Hỏa Hổ là Dần

Đại Tuyết, 255 : Midpoint of Sagittarius

Đông Chí, 270 : Sun enters Capricorn, Ma Kiết - Nguyệt Tướng Sửu, Tú: Đẩu Ngưu, Ngưu Kim Ngưu là Sửu

Tiểu Hàn, 285 : Midpoint of Capricorn,

Đại Hàn, 300 : Sun enters Aquarius, Bảo Bình - Nguyệt Tướng Tý, Tú: Nữ Hư Nguy, Hư Nhật Thử là Tý

**************************************************************

Share this post


Link to post
Share on other sites