Posted 27 Tháng 1, 2010 Lục Nhâm là một trong ba môn Tam thức, bao gồm Thái ất - Lục Giáp - Lục Nhâm. Lục Nhâm là một môn có giá trị ứng dụng rất lớn trong đời sống, chủ toàn vẹn pháp thức về "NHÂN". Đối với Thái Ất thì chủ toàn vẹn về "THIÊN", sự phối hợp của những chu kỳ hành tinh với Trái đất và con người định cư trên trái Đất. Còn đối với Lục Giáp Kỳ môn thì chủ vẹn toàn pháp thức về "ĐỊA". Điều lệ mà Lục Nhâm quy định: Đất và Trời được phân thành 12 cung, đối ứng với Đất được gọi là Địa bàn, đối ứng với Trời được gọi là Thiên bàn. Tên gọi được sử dụng cho từng cung của Thiên bàn và Địa bàn giống nhau: Tý - Sửu - Dần - Mão - Thìn - Tị - Ngọ - Mùi - Thân - Dậu - Tuất - Hợi. Lục Nhâm căn cứ vào cung của mặt Trời và cung của trái Đất đối xung nhau, hình thành nên pháp thức Lục Nhâm. Cung của mặt Trời được định Danh là Nguyệt tướng. Đối với trái Đất khi đối xung với mặt Trời, thì căn cứ vào Giờ đương chiêm nghiệm hay là giờ sinh của Vận Nhân - do bởi trái Đất tự xoay quanh 12 giờ làm một ngày. Nguyệt Tướng - cung của mặt Trời, thông qua Nguyệt kiến, được xác định: NGUYỆT KIẾN Tháng Giêng: kiến Dần, --> Lập xuân - Vũ thủy Tháng Hai kiến Mão: --> Kinh chập - Xuân phân Tháng Ba kiến Thìn: --> Thanh minh - Cốc vũ Tháng Tư kiến Tỵ: --> Lập hạ - Tiểu mãn Tháng Năm kiến Ngọ: Mang chủng - Hạ chí Tháng Sáu kiến Mùi: --> Tiểu thử - Đại thử Tháng Bảy kiến Thân: Lập thu - Xử thử Tháng Tám kiến Dậu: --> Bạch lộ - Thu phân Tháng Chín kiến Tuất: --> Hàn lộ - Sương giáng Tháng Mười kiến Hợi: --> Lập đông - Tiểu tuyết Tháng Một kiến Tý: --> Đại tuyết - Đông chí Tháng Chạp kiến Sửu: Tiểu hàn - Đại hàn NGUYỆT TƯỚNG - Vũ thủy - Kinh chập: --> nguyệt tướng Hợi - Đăng minh - Xuân phân - Thanh minh: nguyệt tướng Tuất - Hà khôi - Cốc vũ - Lập hạ: --> nguyệt tướng Dậu - Tòng khôi. - Tiểu mãn - Mang chủng: --> nguyệt tướng Thân - Truyền tống. - Hạ chí - Tiểu thử: --> nguyệt tướng Mùi - Tiểu cát - Đại thử - Lập thu: --> nguyệt tướng Ngọ - Thắng quang. - Xử thử - Bạch lộ: --> nguyệt tướng Tỵ - Thái ất - Thu phân - Hàn lộ: nguyệt tướng Thìn = Thiên cương. - Sương giáng - Lập đông: --> nguyệt tướng Mão - Thái Xung. - Tiểu tuyết - Đại tuyết: --> nguyệt tướng Dần - Công tào. - Đông chí - Tiểu hàn: --> nguyệt tướng Sửu - Đại cát. - Đại hàn - Lập xuân: nguyệt tướng Tý - Thần hậu. Trong khoảng Thời gian mà Trái đất trải qua 1 cung của mặt Trời, thì được định là 1 Nguyệt tướng, tương ứng với một Khí và một Tiết. Do bởi Trái Đất chuyển động theo chiều nghịch của mặt Trời, nên trải qua hết cung Hợi , sau đó Nguyệt tướng tiếp đến cung Tuất, Dậu, Thân, ...vv...mỗi cung được phối với một Khí và một Tiết. Lục Nhâm căn cứ vào Nguyệt tướng và Giờ chiêm quẻ (giờ sinh Vận nhân), khi an Nguyệt tướng vào giờ chiêm quẻ - lấy đây làm điểm khởi nguyên giữa Thiên và Địa, giữa Trời và Đất. Một ví dụ: Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 1, 2010 Một ví dụ: Lấy Năm - tháng - ngày - giờ sinh của cháu bé mất tích - cháu An làm ví dụ. - Vận nhân, sinh 21/4/1990 d.l, giờ Tuất --> 26/3 a.l Canh Ngọ. Trong khí Cốc vũ bắt đầu ngày 25/3 â.l, khí Cốc vũ được khởi từ giờ Thân. Phải căn cứ vào giờ chuyển Khí - Tiết của mỗi tháng, để xác định Nguyệt tướng. Như vậy, Vận nhân có Nguyệt tướng là: Dậu - Tòng khôi. - Trong môn Lục Nhâm: TỨ BẢN là nơi được xác định là gốc. Tứ bản bao gồm: CAN - CHI - BẢN MỆNH - HÀNH NIÊN. Trong đó: 1/-Can là Can của ngày chiêm quẻ, hay là Can của ngày sinh, được ký gửi vào một cung của Địa bàn như sau: 1)- Ngày Giáp thì can Giáp được gửi vào cung Dần của Địa bàn. 2)- Ngày Ất...............Ất............................Thìn................ 3)- Ngày Bính............Bính.........nt................Tị.................. 4)- Ngày Đinh............Đinh...........................Mùi................. 5)- Ngày Mậu............Mậu..........nt...............Tị................... 6)- Ngày Kỷ...............Kỷ..............................Mùi................ 7)- Ngày Canh...........Canh..........................Thân.............. 8- Ngày Tân...............Tân...........................Tuất.............. 9)- Ngày Nhâm...........Nhâm..........................Hợi................ 10)- Ngày Quý............Quý............................Sửu.............. 1.2/- Chi là Chi của ngày chiêm quẻ hay là Chi của ngày sinh, được an vào cung có cùng tên với Địa bàn. 1.3/- Bản mệnh: là Chi của năm sinh ra đời, còn được gọi là Địa mệnh, được an vào cung có cùng Chi với Địa bàn. 1.4/- Hành niên: - Đối với Nam: kể 1 tuổi tại cung Dần địa bàn, thuận hành tới 2 tuổi tại Mão, 3 tuổi tại Thìn,...vv... - Đối với Nữ: kể 1 tuổi tại cung Thân địa bàn, nghịch hành 2 tuổi tới cung Mùi, 3 tuổi tới cung Ngọ,...vv... Theo ví dụ trên: lấy nguyệt tướng Dậu gia vào cung Tuất, tức là giờ chiêm quẻ hay là Giờ sinh của Vận nhân (chữ viết "in - đỏ" là Thiên bàn, chữ viết "thường - đậm" là Địa bàn). ..Chi thần..............Can thần....................................................... ...THÌN.....................TỊ..................NGỌ........................MÙI ..[ Tị ]..................[ Ngọ ]............[ Mùi ] ...................[ Thân ] Can ngày ....MÃO - Can thượng thần...........................................THÂN.... ..[ Thìn ]..................................................................[ Dậu ] Chi ngày sinh .....DẦN.........................................................................DẬU......>> Nguyệt tướng.......................... ..[ Mão ]..................................................................[ Tuất ]...--> Giờ chiêm, giờ sinh................. ....SỬU......................TÝ...................HỢI........................TUẤT...................................................... ..[ Dần ]..............[ Sửu ].............[ Tý ]...................[ Hợi ] - Định lệ của Lục Nhâm: 1.1)- CAN THẦN: là Chi trên Thiên bàn, có đồng một tên với Can được ký gửi vào Địa bàn, có nghĩa rằng "chữ Thiên bàn có đồng tên với can địa bàn. Được lập như sau: - Ngày Giáp thì định chi Dần thiên bàn là Can thần - Ngày Ất thì định chi Thìn thiên bàn là Can thần - Ngày Bính - Mậu thì định chi Tị thiên bàn là Can thần. - ngày Đinh - Kỷ thì định chi Mùi thiên bàn là Can thần - Ngày Canh thì định chi Thân thiên bàn là Can thần - Ngày Tân thì định chi Tuất thiên bàn là Can thần - Ngày Nhâm thì định chi Tý thiên bàn là Can thần. - Ngày Quý thì định chi Sửu thiên bàn là Can thần. Đối với ví dụ trên của cháu An, can chi ngày sinh là Bính Thìn, thì tại cung Ngọ của Địa bàn gặp chi Thiên bàn là chi Tị, có chứa can Bính và Mậu. Cho nên, chi Tị thiên bàn được gọi là Can thần. 1.2)- CAN THƯỢNG THẦN: tại cung Địa bàn của ngày đang xem, hay tại cung Địa bàn ngày sinh, gặp Chi nào của Thiên bàn, thì Chi này được gọi là Can thượng thần. Theo như ví dụ này, Chi ngày xem là Thìn, ta xem tại cung Thìn Địa bàn có chi Thiên bàn nào an vào, đó là chi Mão thiên bàn. Định danh cho chi Mão thiên bàn này là: Can thượng thần. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 1, 2010 Trước tiên, Tôi xin cảm ơn gia đình cháu An đã gửi thư thông báo. Về việc tiêu đề trong mục TRAO ĐỔI HỌC THUẬT - TỬ VI, tôi cùng các anh chị em trên diễn đàn, nghiên cứu các môn Học thuật Cổ Kim từ xưa tới nay là nghiêm túc. Do vậy, tôi chủ động mở chuyên mục này, với một vài khái niệm về Học thuật, để gia đình cùng những người thân, mà từ 15 năm trước đây, cho tới bây giờ, vẫn nuôi hy vọng tìm được cháu An. Cách nói "cao thủ", chỉ là một cách nói trân tình cùng anh chị em trên diễn đàn, cũng như trong 15 năm qua, gia đình cháu An cũng đã đi rất nhiều, rất nhiều thầy "cao thủ" rồi. Tôi mong gia đình cháu An, nhìn nhận rằng: Diễn đàn Lý học Đông phương là một diễn đàn nghiêm túc, gia đình thông cảm cho cách dùng từ "cao thủ". Thông qua diễn đàn, Tôi không phải trả lời thư. Gia đình cùng người thân, có thể đọc những phương pháp tính toán của chúng tôi. Mong gia đình cháu An lượng thứ. Hà Uyên. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 1, 2010 Hà Uyên kính mến, Không biết được giới tính và tuổi tác của Hà Uyên nên đành xưng hô thiếu lễ, mong HU thông cảm. Bài viết của HU về môn Lục nhâm này thật hay và có giá trị, mong HU tiếp tục viết bài để người sau có cơ sở học hỏi. Chân thành cám ơn! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 1, 2010 Chào bác Hà Uyên, hôm nay cháu vào đọc kỹ các bài trên diễn đàn mới biết bác là bậc tiền bối đức cao vọng trọng. Hôm trước viết nhăng nhít, xin bác rộng lòng bỏ qua. Về topic lục nhâm này, mong bác tiếp tục viết bài. kính bác! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 2, 2010 Chào bác Hà Uyên, hôm nay cháu vào đọc kỹ các bài trên diễn đàn mới biết bác là bậc tiền bối đức cao vọng trọng. Hôm trước viết nhăng nhít, xin bác rộng lòng bỏ qua. Về topic lục nhâm này, mong bác tiếp tục viết bài. kính bác! Cảm ơn bạn đã quan tâm. Câu hỏi được đặt ra: - Người xưa lấy cơ sở nào định Điều lệ cho Dịch: hào Sơ tích 1, hào Nhị tích 2, hào Tam tích 4, hào Tứ tích 8, hào Ngũ tích 16, hào Thượng tích 32 (?). - Người xưa có gọi tên là hệ Nhị phân như ngày nay không ! Người Xưa định danh như thế nào về hệ Nhị phân (?) Trời Tây - Trời Đông. Nhà Bác học người Đức Hôtphrid Laipnits (1646 - 1716), trong không gian chính thức, được giới chính thống gọi là "Nhà duy tâm khách quan". Khi Đêcáctơ đã thừa nhận cơ sở của Thế giới, bao gồm hai thực thể: đó là Vật chất và Tinh thần (nhị nguyên luận). Đối với Spinôza thì lại đề xuất rằng: chỉ có một (nhất nguyên luận). Còn đối với Laipnits thì chứng minh rằng: chính thực thể mang tính vô số và tính đa dạng. Tác phẩm "Học thuyết đơn tử", Laipnits đã đưa ra những đơn tử không phải là thứ vật chất gì khác, mà là "những tinh thần cá biệt", là "những bản chất duy linh". Từ những đặc điểm khác nhau của đơn tử, Laipnits chỉ ra tính không thể phân chia, không lặp lại, không thẩm thấu, tính khép kín, vô tận luôn bị thay đổi, tính vô hạn, tính tích cực, và một loạt tính chất khác. Bất kỳ một đơn tử nào, cũng đều là "tấm gương phản chiếu của Vũ trụ" Trong đó, Laipnits chỉ rõ: trong Thế giới có cấp độ các đơn tử phát triển từ thấp lên cao, theo chuỗi vòng khâu, và "một cái thang thống nhất của các sinh thể sống". Mặt khác, mọi đơn tử đều mang tính Lịch sử, tức là bị biến đổi không ngừng do bởi quy luật của Tự nhiên. Khởi nguồn, Laipnits đề xuất tính cần thiết phải nghiên cứu về tính Xác xuất và Lý thuyết trò chơi. Phương Tây và phương Đông tìm được tiếng nói chung với nhau, đó là Học thuyết đơn tử và Tiên thiên Dịch chăng ???. Tài liệu tham khảo: - Socolôp V.V. Sự tổng hợp Triết học H.Laipnits - Nhận thức luận cơ bản của Laipnits. Nartoxki // tập 1, Tr. 32 - 46. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 2, 2010 Cảm ơn bạn đã quan tâm. Câu hỏi được đặt ra: - Người xưa lấy cơ sở nào định Điều lệ cho Dịch: hào Sơ tích 1, hào Nhị tích 2, hào Tam tích 4, hào Tứ tích 8, hào Ngũ tích 16, hào Thượng tích 32 (?). - Người xưa có gọi tên là hệ Nhị phân như ngày nay không ! Người Xưa định danh như thế nào về hệ Nhị phân (?) ............... Kính bác Hà Uyên, Câu hỏi bác đặt ra lý thú lắm!!! Hệ thống các nốt nhạc củng đều dùng tích để đặt Octaves. Nốt A có các Octaves A1 = 55 Hz (Sao giống số Đại Diễn???) A2 = 55 x 2^1 = 55 x 2 = 110 A3 = 55 x 2^2 = 55 x 4 = 220 A4 = 55 x 2^3 = 55 x 8 = 440 A5 = 55 x 2^4 = 55 x 16 = 880 A6 = 55 x 2^5 = 55 x 32 = 1760 A7 = 55 x 2^6 = 55 x 64 = 3520 A8 = 55 x 2^7 = 55 x 128 = 7040 …. Và các Harmonics của nốt A như sau: 1: 55 2: 55 x 2 = 110 3: 55 x 3 = 165 4: 55 x 4 = 220 5: 55 x 5 = 275 6: 55 x 6 = 330 7: 55 x 7 = 385 8: 55 x 8 = 440 9: 55 x 9 = 495 10: 55 x 10 = 550 11: 55 x 11 = 605 12: 55 x 12 = 660 Bảy nốt: có đúng 12 half-steps A (2) B (1) C (2) D (2) E (1) F (2) G (2) A Con số 12 này củng lý thú : 12 x 2^0 = 12 12 x 2^1 = 24 12 x 2^2 = 48 12 x 2^3 = 96 12 x 2^4 = 192 12 x 2^5 = 384 -> 384 hào!!! Các nốt được tính như sau: A = 55 A#,Bb = A x 2^(1 / 12) = 58.27 B = A x 2^(2 / 12) = 61.74 C = A x 2^(3 / 12) = 65.41 C#,Db = A x 2^(4 / 12) = 69.30 D = A x 2^(5 / 12) = 73.42 D#,Eb = A x 2^(6 / 12) = 77.78 E = A x 2^(7 / 12) = 82.41 F = A x 2^(8 / 12) = 87.31 F#,Gb = A x 2^(9 / 12) = 92.50 G = A x 2^(10 / 12) = 98.00 G#,Ab = A x 2^(11 / 12) = 102.83 A = A x 2^(12 / 12) = 110 Nguyên lý âm thanh (Octaves và Harmonics) của các nốt nhạc liên quan đến periodic waves, và chu kỳ. Dịch là chu kỳ, chu kỳ là periodic waves, hào dùng tích vậy củng có liên quan đến waves!!! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 2, 2010 Năm 2010 - Canh Dần, xảy ra chiến tranh (ko phải vụ Hàn Quốc và Triều Tiên), anh VinhL và Cụ Hà Uyên thử dùng Lục Nhâm - Tam Thức xem là năm nào thì xảy ra, địa điểm xảy ra ở đâu? 2 nước khả thi nhất phát động là ở đâu? Vậy thì hậu thế mới có học và hành. Kính gửi Cụ Hà Uyên và anh VinhL. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 2, 2010 Kính bác Hà Uyên, Câu hỏi bác đặt ra lý thú lắm!!! Hệ thống các nốt nhạc củng đều dùng tích để đặt Octaves. Nốt A có các Octaves A1 = 55 Hz (Sao giống số Đại Diễn???) A2 = 55 x 2^1 = 55 x 2 = 110 A3 = 55 x 2^2 = 55 x 4 = 220 A4 = 55 x 2^3 = 55 x 8 = 440 A5 = 55 x 2^4 = 55 x 16 = 880 A6 = 55 x 2^5 = 55 x 32 = 1760 A7 = 55 x 2^6 = 55 x 64 = 3520 A8 = 55 x 2^7 = 55 x 128 = 7040 …. Và các Harmonics của nốt A như sau: 1: 55 2: 55 x 2 = 110 3: 55 x 3 = 165 4: 55 x 4 = 220 5: 55 x 5 = 275 6: 55 x 6 = 330 7: 55 x 7 = 385 --> Quẻ Địa Trạch Lâm: 8 tháng sau ??? (385 - 1) 8: 55 x 8 = 440 --> Trị số của quẻ Thủy Hoả Ký tế 440 + 1 = 441 9: 55 x 9 = 495 10: 55 x 10 = 550 11: 55 x 11 = 605 12: 55 x 12 = 660 Bảy nốt: có đúng 12 half-steps A (2) B (1) C (2) D (2) E (1) F (2) G (2) A Con số 12 này củng lý thú : 12 x 2^0 = 12 --> hào Nhị quẻ Khôn 12 x 2^1 = 24 --> hào Tam quẻ Khôn 12 x 2^2 = 48 --> hào Tứ quẻ Khôn 12 x 2^3 = 96 --> hào Ngũ quẻ Khôn = Hoàng thường, nguyên cát. 12 x 2^4 = 192 --> hào Trên quẻ Khôn. = Huyền. 12 x 2^5 = 384 -> 384 hào!!! Các nốt được tính như sau: A = 55 A#,Bb = A x 2^(1 / 12) = 58.27 B = A x 2^(2 / 12) = 61.74 C = A x 2^(3 / 12) = 65.41 C#,Db = A x 2^(4 / 12) = 69.30 D = A x 2^(5 / 12) = 73.42 D#,Eb = A x 2^(6 / 12) = 77.78 E = A x 2^(7 / 12) = 82.41 F = A x 2^(8 / 12) = 87.31 F#,Gb = A x 2^(9 / 12) = 92.50 G = A x 2^(10 / 12) = 98.00 --> trị số hào 5 quẻ Khôn G#,Ab = A x 2^(11 / 12) = 102.83 A = A x 2^(12 / 12) = 110 Nguyên lý âm thanh (Octaves và Harmonics) của các nốt nhạc liên quan đến periodic waves, và chu kỳ. Dịch là chu kỳ, chu kỳ là periodic waves, hào dùng tích vậy củng có liên quan đến waves!!! Vinh thân mến. Hay quá, VinhL đang mở rộng một cách nhìn thật sự hữu ích: ..Thổ........Kim........Mộc....Hỏa.....Thủy ..Cung....Thương....Giốc....Chủy.....Vũ ...Đồ.........Rê..........Mi......SoL.......La Tôi vẫn chưa suy cảm được về nốt "FA" sẽ được hiểu như dấu "lặng nhịp" trong thanh - âm, do bởi: Đồ --> Rê --> Mi --> [ fa ] --> SoL --> La, VinhL có nhận xét gì khi phối hợp Ngũ hành với Bát quái không ? Hà Uyên. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 2, 2010 Vinh thân mến. Hay quá, VinhL đang mở rộng một cách nhìn thật sự hữu ích: ..Thổ........Kim........Mộc....Hỏa.....Thủy ..Cung....Thương....Giốc....Chủy.....Vũ ...Đồ.........Rê..........Mi......SoL.......La Tôi vẫn chưa suy cảm được về nốt "FA" sẽ được hiểu như dấu "lặng nhịp" trong thanh - âm, do bởi: Đồ --> Rê --> Mi --> [ fa ] --> SoL --> La, VinhL có nhận xét gì khi phối hợp Ngũ hành với Bát quái không ? Hà Uyên. Kính bác Hà Uyên, Cám ơn bác đã cho biết sự tương giữa ngũ âm và các nốt hiện đại. Căn cứ vào đấy VinhL xin giãi mã sự tương quan của Ngũ hành và Ngũ Âm (Cung Thương Giốc Chủy Vũ). Sau đây là frequencies và wavelength của bộ Octaves 1. Note........Frequency(Hz).Wavelength (cm) C1..........32.70.........1050. C#1/Db1.....34.65.........996. D1..........36.71.........940. D#1/Eb1.....38.89.........887. E1..........41.20.........837. F1..........43.65.........790. F#1/Gb1.....46.25.........746. G1..........49.00.........704. G#1/Ab1.....51.91.........665. A1..........55.00.........627. A#1/Bb1.....58.27.........592. B1..........61.74.........559. Bảng frequencies trên căn cứ theo nốt A4 = 440Hz, vận tốc âm thanh S = 345m/s. Nốt C giữa (middle C) là nốt C4 Công thức tính: n: số half-step (nửa cung) giữa hai nốt. Fn = F0 x (2^(1/12))^n Wn = S / Fn Ta có các wavelength của các nốt Cung Thương Giốc Chủy Vũ của bộ Octave 1 và độ số ngũ hành như sau: Cung....C1.........1050 Thương..D1..........940 Giốc....E1..........837 Chủy....G1..........704 Vũ......A1..........627 10: Thổ 9: Kim 8: Mộc 7: Hỏa 6: Thủy Làm chẳn hàng chục ta sẻ có Cung....C1 (Dô).........1000..Thổ Thương..D1 (Rê)..........900..Kim Giốc....E1 (Mi)..........800..Mộc Chủy....G1 (Sol).........700..Hỏa Vũ......A1 (La)..........600..Thủy Đây chính là độ số ngũ hành của ngũ âm Cung Thương Giốc Chủy Vũ!!! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 2, 2010 Kính bác Hà Uyên, Cám ơn bác đã cho biết sự tương ứng giữa ngũ âm và các nốt hiện đại. Căn cứ vào đấy VinhL xin giãi mã sự tương quan của Ngũ hành và Ngũ Âm (Cung Thương Giốc Chủy Vũ). Sau đây là frequencies và wavelength của bộ Octaves 1. Note........Frequency(Hz).Wavelength (cm) C1..........32.70.........1050. C#1/Db1.....34.65.........996. D1..........36.71.........940. D#1/Eb1.....38.89.........887. E1..........41.20.........837. F1..........43.65.........790. F#1/Gb1.....46.25.........746. G1..........49.00.........704. G#1/Ab1.....51.91.........665. A1..........55.00.........627. A#1/Bb1.....58.27.........592. B1..........61.74.........559. Bảng frequencies trên căn cứ theo nốt A4 = 440Hz, vận tốc âm thanh S = 345m/s. Nốt C giữa (middle C) là nốt C4 Công thức tính: n: số half-step (nửa cung) giữa hai nốt. Fn = F0 x (2^(1/12))^n Wn = S / Fn Ta có các wavelength của các nốt Cung Thương Giốc Chủy Vũ của bộ Octave 1 và độ số ngũ hành như sau: Cung....C1.........1050 Thương..D1..........940 Giốc....E1..........837 Chủy....G1..........704 Vũ......A1..........627 10: Thổ 9: Kim 8: Mộc 7: Hỏa 6: Thủy Làm chẳn hàng chục ta sẻ có Cung....C1 (Dô).........1000..Thổ Thương..D1 (Rê)..........900..Kim Giốc....E1 (Mi)..........800..Mộc Chủy....G1 (Sol).........700..Hỏa Vũ......A1 (La)..........600..Thủy Đây chính là độ số ngũ hành của ngũ âm Cung Thương Giốc Chủy Vũ!!! Vinh thân mến. Cảm ơn VinhL rất nhiều, một thời gian rất dài, tôi không sao lý giải được độ số Ngũ hành của Thanh - Âm. Giờ thì tôi đã hiểu, hệ số "tạp âm nền" mà người Nhật đã ứng dụng sử lý đối với Otô và xe gắn máy. Đúng là người càng khỏe thì hơi thở càng êm càng đều. Vật lý Kiến trúc khi thiết kế những công trình Nhà hát cũng ứng dụng được, hay đến thăm nhà bạn bè, thì giọng nói của tôi bị nhòe và méo tiếng, hay thật, Hà Uyên. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 2, 2010 Năm 2010 - Canh Dần, xảy ra chiến tranh (ko phải vụ Hàn Quốc và Triều Tiên), anh VinhL và Cụ Hà Uyên thử dùng Lục Nhâm - Tam Thức xem là năm nào thì xảy ra, địa điểm xảy ra ở đâu? 2 nước khả thi nhất phát động là ở đâu? Vậy thì hậu thế mới có học và hành. Kính gửi Cụ Hà Uyên và anh VinhL. Chào bạn Trạng 5555. Tôi cũng sẽ gắng tính toán xem, nhưng theo tôi, thì dùng Nhâm để tính, chính bản thân tôi cũng còn nhiều suy tư và thắc mắc. Hà Uyên. Share this post Link to post Share on other sites