Auco
Thành viên diễn đàn-
Số nội dung
19 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Danh tiếng Cộng đồng
3 NeutralAbout Auco
-
Rank
Mới gia nhập
- Birthday
-
Tôi cũng biết vậy với tiêu đề "Có phải vậy không?" là để đưa ra ý kiến của mình, nhưng bị hăm he cảnh báo này nọ là tranh luận lạc đề, là làm lạc đề theo cách hiểu của riêng tôi v.v... thì đưa ra ý kiến như thế nào mới phải? Tuy nhiên, vì Thiên Đồng thấy rằng "chả có gì gọi là loãng chủ đề cả" nên tôi cũng có đôi lời như sau. Khi nhìn lại những cảnh đám cưới xưa của người Việt ta thấy được nét "đồng vợ đồng chồng" tương thân thương ái và đặc biệt là tương kính với nhau như sau đây: (Lễ cưới thời chiến) Những hình ảnh lãng mạn trong đám rước dâu của cô dâu chú rể qua các thời kỳ khác nhau... http://vozforums.com...d.php?t=3051848 http://www.baomoi.co.../72/9823990.epi Chứ ít khi thấy đám cưới Việt với kiểu rước kiệu dâu như Tàu thường hay rước, đá kiệu hoa và nhất là kèn thổi như đưa đám ma mà ta có thể thấy qua các phim bộ trên truyền hình. Do đó, bức tranh "Đám cưới chuột" theo tôi phản ánh nét đặc thù của Tàu hơn là Việt và nhất là hình ảnh cưỡi ngựa rước dâu thì trong đám cưới xưa của người Việt ta hầu như không thấy mà trái lại, người Việt rước dâu lại thường hay đi bộ. Đám cưới đi bộ, ngày xưa ấy… "Buổi trưa, đúng giờ hoàng đạo, nhà giai đón dâu về. Có dịp nhìn kỹ mới thấy cái đẹp, cái sang của đám cưới đi bộ, từ phố nọ sang phố kia. Đám cưới nhẹ nhàng thả bước thành một dãy dài, quặt sang phố bên vẫn chưa hết." Nếu nhìn ở một khía cạnh khác của bức tranh "Đám cưới chuột" thì nó giống "Vinh qui bái tổ" hơn là đám cưới rước dâu v.v... vì ca dao ta có câu: "Vinh qui bái tổ về làng Ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau" Nhưng là "võng" chứ không phải là cái "kiệu gỗ" như ta thấy ở trong bức tranh "Đám cưới chuột" nên khó khiên cưỡng cho rằng hình ảnh ấy được sơn vẽ lại từ ý thức văn hóa phong tục Việt. Nếu như phường tranh ở Hồ Nam bên Trung Quốc đã có bức "Lão thử thành thân" phản ánh đám cưới của Tàu thì có thể nghệ nhân họ đã lưu động theo dòng thời gian di dời qua từng vùng khác nhau, qua đến Việt Nam ... chăng? Cũng có thể, nghệ nhân người Việt tiếp thu ý tranh này để châm biếm người Tàu qua bức vẽ giống vậy ở thời mà lễ vật dâng quan là nét đặc trưng của sự cầu cạnh và nền móng của sự tham nhũng ở Việt Nam? Còn như tranh "Đam cưới chuột" có người bảo là đã có ở rất nhiều vùng lãnh thổ khác nhau thì tôi chưa được thấy hay thấy ai đó đề cung những bức tranh tương tự ví dụ như ở Ấn Độ, Mỹ, Pháp, Anh (có không) do nội dung của nó có từ thời cổ xưa nên mới có sự lan rộng như vậy cả ... Thiên Đồng có hay biết chuyện như vậy không hoặc có hình ảnh nào để chứng minh điều này để chúng ta cùng tham khảo?
-
@Thiên Đồng Không có ai nói Lỗ Tấn là tác giả của bức tranh "Đám cưới chuột" và tôi cũng đã viết rõ ràng bức tranh "Lão thử thành thân" đó "là một trân tàng mộc bản của Lỗ Tấn đã sưu tập được". Lỗ Tấn sưu tập tranh và bức tranh đó "được in khắc từ một phường tranh ở tỉnh Hồ Nam thời nhà Thanh" vậy thôi. Theo tài liệu này: http://thuanthanh.go...g-ho-4-918.html thì nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế là người làng Đông Hồ chứ không phải làng Bịu và đã "sinh ra từ một gia đình truyền thống, đến đời ông là đời thứ 20 gắn bó với tranh." Nó rất khác với gia tộc Nguyễn Đăng làng Bịu là dòng tộc khoa bảng và nếu bình quân 9 đời = 118 năm thì 20 mươi đời qua = (20 x 118) / 9 sẽ có khoảng thời gian là 262 năm. Đem 2012 - 262 = 1750 niên là trong khoảng thời gian nhà Thanh trị vì (1644-1911) bên Trung Quốc và ở nước ta thì là thời nhà Lê Trung Hưng (1533-1789). Tôi cũng không phải là người khởi phát đem con số "đời" và thời gian bao nhiêu "năm" để phản biện vì tôi không có nhu cầu đó khi đề lên sự trùng hợp kỳ thú và cuối cùng tôi muốn nói đến nghề vẽ tranh có thể đã lưu động theo dòng thời gian di dời của nghệ nhân qua từng vùng khác nhau nên mới có sự tương đồng kỳ thú đến vậy. Đó là một "mối hồ nghi" mà tôi muốn chia sẽ với Thiên Đồng không khéo lại cho là làm loãng chủ đề.
-
@Thiên Đồng Tôi không nói đến đồ thật, đồ giả ở đây mà là (???) vì nội dung và cách vẽ hầu như giống nhau không khác thì nguồn gốc thật của nó ở đâu, chứ không phải bên Việt cũng có thì nó là của Việt hay bên Tàu cũng có thì nó là của Tàu. Một sự tương đồng kỳ lạ mà Thiên Đồng cũng đã từng suy tư rằng "nên nhớ ở đây tác giả của bức tranh có thể không phải là một cá nhân mà là nhiều thế hệ hay là sự tổng hợp của cả một nền tảng tri thức tiền nhân". Vậy thì giá trị tư tưởng của nó phải nằm trong một hệ thống tư tưởng triết lý nhất quán và xuyên suốt của nền văn hóa nào và đã ảnh hưởng ra sao? Tôi không biết nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế có phải là hậu duệ của gia tộc Nguyễn Đăng làng Bịu ở Bắc Ninh hay không vì làng tranh Đông Hồ cũng ở Bắc Ninh, có thể là không, nhưng tôi muốn trích dẫn một thông tin như sau:Theo Gia phả, cụ thuỷ tổ họ Nguyễn Đăng làng Bịu là Huyền Chiếu đến lập nghiệp từ cuối thời Lê sơ. Gia đình nối đời học hành văn sách. Đến đời thứ 9 thì nghiệp học phát tích rạng rỡ. Khoa thi Bính Tuất 1646 thời Lê Chân Tông hai anh em ruột Nguyễn Đăng Cảo và Nguyễn Đăng Minh cùng đỗ đại khoa, trong đó anh đỗ Đình nguyên Thám hoa, em đỗ Tiến sĩ. http://donghonguyend...u-bac-ninh.html Có nghĩa là cách tính "đời" trong gia phả dòng tộc không hẳn giống như cách Thiên Đồng tính toán rằng một đời người là 50 năm hoặc 60 năm ... Vì nhà Lê sơ là từ 1428 – 1528 và cuối thời Lê sơ là khoảng 1528 đến 1646 chỉ là 118 năm mà đã trãi qua 9 đời. Chẳng lẽ 118 chia cho 9 bằng khoảng 13năm / đời hay có phải ta nên hiểu: Ông - 40 tuổi Cha - 20 tuổi Con - mới sinh Như vậy tính từ đời con trở lên đời Ông thì là 3 đời rồi, chứ không phải tính cái tuổi thọ mạng của một đời người vậy. Nếu thế thì ta có khoảng 20 năm là số năm để một người thành gia lập thất sinh con đẻ cái mà thành lập lên "đời Cha" - "đời Con" v.v... Với lối tính tuổi thành gia lập thất sinh con đẻ cái là 18-20 tuổi (lứa tuổi thành thân khá sớm hồi xưa) thì ta có: 21 đời x 20 năm/đời = 420 năm 2012 - 420 = 1592 niên, là khoảng thời gian nhà Lê trung hưng vì 1593 là năm cuối của nhà Mạc tại vị. Theo như thông tin của gia tộc Nguyễn Đăng làng Bịu thì thủy tổ là Huyền Chiếu đến Bắc Ninh lập nghiệp nhưng không có thêm thông tin là Huyền Chiếu là từ đâu đến hay, là người Tàu hay người Việt v.v... thì thủy tổ của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế là người nào và đến từ đâu? Do đó, không phải là ai bắt chước ai mà có thể nghề vẽ tranh lưu động theo dòng thời gian di dời của nghệ nhân qua từng vùng khác nhau nên mới có sự tương đồng kỳ thú như thế. Thiên Đồng có nghĩ như thế không?
-
"Lão Thử Thú Thân" hoặc "Lão Thử Thành Thân" là một trân tàng mộc bản của Lỗ Tấn đã sưu tập được in khắc từ một phường tranh ở tỉnh Hồ Nam thời nhà Thanh hầu như gần giống y chang như "Đám Cưới Chuột" ở trên. Cựu Bản: Tân Bản: ???
-
Luận điểm của Auco về tham nhũng không phải do thể chế nào mà bất cứ tầng lớp các cấp lãnh đạo thuộc thượng tầng cơ sở có quyền lực đều có khả năng tham nhũng, đã, đang và sẽ đó trai_viet_o_houston à. Không chỉ ở cấp lãnh đạo mà bất cứ ở tầng lớp nào có quyền lực hơn tầng lớp nọ là có tham nhũng xảy ra. Ví dụ, trong công ty muốn mướn người thì ngoài tài năng ra nếu người xin việc biết quan hệ nhân sự khá tốt thì việc làm kia có cơ hội cao là thuộc về mình hay khẳng định mình sẽ được việc làm đó. Cũng như đã nói trước đây, thương nhân đút lót quan viên để được việc mua bán thì là đem mỡ đến miệng mèo mời mọc vì lưỡng lợi đôi bên, nhưng nếu gặp phải thanh quan làm việc (by the book) theo quy củ thì chuyện cám dỗ trên bất thành. Do đó, chẳng phải chỉ ở thượng tầng cơ sở lạm dụng chức quyền mà ngay cả giới lớp hạ tầng muốn thu lợi cũng muốn điều đình đút lót cho quan trên để hai bên đều có lợi (win-win situation). Như vậy, đôi bên cùng có lợi thì sao lại chẳng làm thì chẳng phải do lòng tham cả à? Nhưng cái gì cũng vậy, lợi mình lợi đoàn lợi nhóm thì ắt có người, đoàn, nhóm khác sẽ thua thiệt sinh ra xung đột lợi ích: (nhẹ) thì bất công trong xã hội, (nặng) thì dẫn đến chiến tranh v.v... Phải chi tất cả đều được lợi ích thì không ai thấy mình bị thua thiệt ắt chẳng có chuyện đễ lạm bàn về chuyện tham nhũng rồi. Chỉ vì "tham nhũng" là lợi dụng quyền lực để hưởng lợi hay lấy cắp của công của dân nên sẽ không có chuyện tất cả đều đạt lợi lạc, thành ra "tham nhũng" vẫn mãi là một tệ nạn khi mỗi mỗi một con người chúng ta vẫn chưa học hiểu thế nào là "làm cho cái ý mình chính, tâm dạ mình ngay thẳng" với một tri thức chu đáo và/hoặc chưa bị xử lý nghiêm khắc răn đe. Với quan điểm "thượng bất chính - hạ tắc loạn" vì rằng kẻ làm quan còn gọi là cha mẹ của dân, cầm cân nẩy mực thì phải làm gương và giữ đức hạnh để người người noi theo cũng như thưởng phạt phải nghiêm minh. Quan có nghiêm, không ăn hối lộ, không tham nhũng, không phạm luật thì dân phải khiêng dè vì nếu như dân có một vài nhóm làm bậy thì bị tiểu trừ hay dẹp loạn cũng không khó - chứ nếu như quan biết luật mà vi luật thì tội càng nặng hơn và do củng cố thế lực để làm bậy cũng sẽ khó thanh trừng hơn nhưng không phải là không thể. Tự giác không xong thì khi bị phát giác để thanh trừng thì phải thanh trừng đám người "thượng bất chính" một cách rất nghiêm khắc và rốt ráo ví như "tru di tam, cửu tộc" thời xưa mới làm cho họ chùn tay nghĩ lại mỗi khi có ý tưởng phạm pháp. Còn hạ dân thì sao? Vì hạ dân đã góp phần không nhỏ để cám dỗ đút lót quan trên thì tội cũng không nhẹ nên xử phạt đồng như quan viên để cảnh ác trừ gian và nhất là hạ dân còn có một nghĩa vụ phải khuyến cáo khuyên lơn thân bằng quyến thuộc chớ nên phạm tội và tố cáo tệ nạn "tham nhũng" bằng cách đưa ra ánh sáng dư luận báo chí truyền thông v.v... Nghĩa là thượng hạ đồng tâm diệt trừ "tham nhũng" thì mới diệt tận rốt ráo vậy vì thượng hạ đã chung tay kiến tạo nên tệ nạn này, thì bây giờ phải cùng chung tay giải quyết. Tất nhiên, tất cả những lợi lộc thu góp của nhóm người "thượng bất chính" và thương buôn hám lợi này sẽ bị sung công để hoàn trả lại cho dân chúng thông qua những chương trình phúc lợi xã hội để lợi lạc quần sinh. Đến bây giờ, trai_viet_o_houston có thấy cái gốc của tham nhũng chưa? Có phải luận điểm của Auco về tham nhũng là do "thể chế"? ============= Về ví dụ của thằng ABC, em của trai_viet_o_houston bị tông xe có phải tham nhũng hay không thì câu trả lời: Không. Tại sao không? Tại vì, ở Mỹ chúng ta đóng insurance xe 2 chiều nên khi mình đụng người ta hay bị người ta (không có bảo hiểm) đụng mình thì hãng bảo hiểm đều bồi thường cho mình và cho người bị mình đụng. Do đó, bác sĩ có khám sơ hay cẩn thận là ăn thua mình có xem trọng sức khỏe của mình hay không để yêu cầu bác sĩ khám cho chu đáo. Vì nếu có sự yêu cầu của mình thì không chỉ là cái bắt tay với bác sĩ và sau này với $2000 ngon ơ dễ dàng đó có đủ để chi trả cho những chứng hậu di mà ngay lúc đó tưởng chừng không sao cả (you take your chance). Hãng bảo hiểm làm đúng luật, tôi đã bồi thường cho anh và anh đồng ý vì anh đáng hưởng với số tiền đóng bảo hiểm hàng tháng của anh với chúng tôi. Khám bác sĩ, thì bác sĩ thu tiền vì đó là nghề nghiệp của họ và do anh không cần tôi khám chu đáo thì đó là chuyện của em trai của trai_viet_o_houston vậy. ============= Bài blog mà bạn gửi sẽ có một vài ý kiến cho một bài viết sau.
-
Như đã nói, không phải tham nhũng hoàn toàn bị tiêu trừ vì hễ còn có những cơ hội cho phép những kẻ tham lam tính toán lấy cắp được của công của dân thì tệ nạn vẫn xảy ra, nhưng tính minh bạch vẫn là yếu tố tiên quyết để giảm trừ và khống chế tham nhũng đến tận đích của nó. Thiên Sứ có thể nào cho biết là nơi nào ở Mỹ mà có thể mua giúp một cái bằng lái xe giá từ 1000 đến 1500 dollars từ cơ cấu tổ chức của chính phủ Hoa Kỳ được không? Nếu từ các tổ chức làm bằng giả, bằng lậu thì không kể ...
-
Vậy nguyên nhân nào để dẫn đến: "Thượng bất chính"? Thượng đây thuộc tầng lớp lãnh đạo các cấp, là nhóm có quyền lực trong tay và đó là điều duy nhất khác biệt giữa thượng và hạ. Do đó, chung quy vẫn là những con người có lòng tham căn bản mà ở giới thượng tầng có cơ hội ra tay trục lợi dễ dàng hơn. Vì là con người như nhau nhưng bản thân gia đình dòng tộc với sự giáo dục của xã hội của mỗi một người mà thiếu đi "Đức dục" thì dễ đào tạo ra những con người "bất chính". Vì thế, trước khi trị quốc thì nhằm vào giới lãnh đạo này phải có khả năng tề gia. Để tề gia thì phải biết tu thân và để tu sửa mình thì phải làm cho cái ý mình chính, tâm dạ mình ngay thẳng. Nếu được vậy, thì dù cho mình có là hạ hay thượng cũng đều đắc chính nên sẽ không có sự "bất chính" xảy ra. Nói dễ làm khó vì con người ai ai cũng đều có lòng tham nên cách giáo dục ngày xưa là "uốn nắn" nghiêm khắc trong khi trang bị cho mình với tri thức chu đáo. Ngày nay, giáo dục có còn giờ "đạo đức" hay "đức dục" nữa không để trăm năm trồng người hữu dụng cho quốc gia? Khi giá trị đạo đức không được duy trì, tội phạm không được xử lý nghiêm khắc thì hỏi nguyên nhân nào dẫn đến: "Thượng bất chính" lại không có câu trả lời minh bạch được hay sao? Tri thức chu đáo của giới tầng lãnh đạo là điều bắt buộc. Ví dụ: săn bắn. Săn bắn hợp pháp là để kiểm soát lượng sinh sản và bị săn bắn trong năm hầu bảo vệ môi trường, nhưng nếu săn bắn không hợp pháp phải bị trừng phạt thích đáng. Nếu chim trời không bị liệt vào loại thú quý cấm săn bắn thì chính quyền không quan tâm lại có vấn đề gì với tính minh bạch là biện pháp chống tham nhũng? Thiên Sứ có thể tỏ tường ý kiến được chăng? Nếu "bản thân tham nhũng là một việc tự nó đã lén lút và là một hành vi sai" thì hẳn tính minh bạch sẽ là khắc tinh của nó vì sự minh bạch tài sản, minh bạch mua sắm và minh bạch khiếu nại của dân chúng cho dù " tham nhũng vốn đã lén lút và lợi dụng kẽ hở của các hình thái ý thức xã hội để thực hiện." Một ông quan tham nhũng nghe thấy Âu Cơ coi minh bạch là một biện pháp chống tham nhũng, ông ta bèn ủng hộ và tán thành việc này bằng cách: 1. minh bạch tài sản, 2. minh bạch mua sắm và 3. minh bạch khiếu nại của dân chúng thì chắc ... không còn khôi hài gì nữa đâu.
-
Có mấy ai, nhưng đã có người như trai_viet_o_houston đã để ý và thấy thì cũng đủ cho ta biết tính thiếu minh bạch đang dần được minh bạch và cần hơn nữa là bạch hóa nó từ sức mạnh của truyền thông của người dân. Nhất là người dân ở đất nước có được tự do ngôn luận nên dễ dàng biểu tình, rải phát truyền đơn, cầm bảng đặt dấu hỏi để người dân chú ý thì như anh chính trị "da" người Việt đó có lỡ tham nhũng cũng e dè ái ngại hoặc từ báo chí địa phương loan tải để điều tra thì sự tham nhũng cũng được khống chế. Sức mạnh của truyền thông, của toàn dân là điều mà ngày xưa các hiền triết Á Đông đã không hề coi nhẹ và đã ví: "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" và cũng có câu "Nước có thể chở thuyền, nhưng cũng có thể lật thuyền" và nước đây ám chỉ cho dân.
-
Nguồn gốc tham nhũng là từ chỗ "thượng bất chính" nên có hệ quả "hạ tắc loạn" là điều tất yếu. Tham quan ô lại không chỉ xảy ra ở trong một nền kinh tế kém phát triển mà ngay cả ở những nền kinh tế khá phát triển ngày nay cũng biến thiên từ quyền lực chính trị thành quyền lực kinh tế, nhất là trong buổi giao thời của sự hội nhập toàn cầu hóa này. Xưa nay, tham nhũng là một tệ nạn thường xảy ra dưới hình thức quyền lực từ guồng máy lãnh đạo như quan viên chính phủ, cường hào ác bá chí đến đám lục lâm thảo khấu vô lại. Để đối phó với đám lục lâm thảo khấu hay cường hào ác bá thì có quan viên chính phủ thi hành chính sách, thanh trừng, tiểu trừ và dẹp loạn nhưng đối với tham nhũng từ quan lại nhà nước thì có khó khăn hơn do đó mới nói "thượng bất chính" là đầu mối của tham nhũng làm phá hoại pháp luật, rối loạn kỷ cương tức là "hoại pháp loạn kỷ". Cho nên thời xưa, hình phạt như "tru di tam tộc" hay "cửu tộc" là nhằm để răn đe quan lại khá hữu hiệu vì không chỉ một mình mình bị hình phạt mà còn hệ lụy đến người thân thích. Như vậy ta thấy tham nhũng là hành vi lợi dụng quyền hành để trục lợi mà sản sinh ra trò "mua danh bán tước" vì khi đã bỏ ra một số tiền $$$ để mua danh mua chức đó thì phải kiếm lại $$$$ nhiều hơn hoặc gấp đôi $$$$$$ hay gấp nhiều lần hơn nữa ... Trong thương trường, vì để bành trướng thế lực địa bàn hay để được bảo hộ (có cầu) thì thương nhân phải chi tiền cho quan lại hay đầu xỏ của bọn xã hội đen đã góp phần không nhỏ trong hệ thống thiết lập lên nền tảng tham nhũng cần thiết (có cung) mà dưới lăng kính Phật pháp là: "Cái này có nên cái kia có Cái này không nên cái kia không ..." Ví dụ, thời thập niên 60 ở Hong Kong khi luật pháp lỏng lẻo nên nạn tham nhũng lan tràn ở trong giới cảnh sát và ngay cả với những người cảnh sát công chính cũng không thể một con én làm nên mùa xuân vì sự áp lực của số đông. Nếu không chung đường thì số phận bất toàn nên đã phải nhúng chàm để bảo tồn tính mạng cho đến khi "thượng đắc chính" nghiêm khắc thanh trừng để thi hành pháp kỷ mới khống chế được tham nhũng. Nói vậy, không phải tham nhũng hoàn toàn bị tiêu trừ vì hễ còn có những cơ hội cho phép những kẻ tham lam tính toán lấy cắp được của công của dân thì tệ nạn vẫn xảy ra. Lòng tham của con người chưa đủ trong điều kiện cần và đủ để trở nên tham nhũng nhưng lòng tham con người là không thể thiếu trong sự tham nhũng. Con người có lòng tham nhưng chưa chắc tham nhũng nhưng kẻ tham nhũng thì chắc chắn có lòng tham. Ngày nay, thời đại thông tin toàn cầu nên khó bưng bít hơn xưa nên chúng ta nghe thấy tham nhũng tràn lan đại trà chứ không phải từ xưa không có hay ít mà là từ khi có thể chế nhà nước được thành lập thì quyền lực là công cụ của tham nhũng nếu như "thượng bất chính". Nhưng cũng vì thông tin ngày nay nhanh chóng phát tán nên khó lòng bưng bít và có những công cụ hổ trợ cho tính minh bạch thêm hữu hiệu thì trách nhiệm của các cấp lãnh đạo cần phải kiên quyết "đắc chính" thì "hạ tắc thuận". Ông bà ta xưa có dạy "chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài" cũng như có Tài mà vô Đức thì có khi không tránh khỏi được sự cám dỗ dẫn đến lầm đường lạc bước gây nên tội vậy.
-
Nếu $$ VÀO - $$ RA = -$$$ ... đóng băng tài sản, điều tra và thanh trừng tham nhũng "Tăng cường minh bạch, liêm chính và trách nhiệm, giảm tham nhũng" Không thể dục tốc mà sẽ bất đạt và dưới sự "tăng cường minh bạch" như thế sẽ hạn chế tham nhũng vì những con số $$$ không minh bạch sẽ bị "sung công" và chức vụ sẽ bị giảm cấp hay mất chức. Do đó, nhân viên chính phủ sẽ phải để ý đến sự liêm chính và trách nhiệm của mình hơn.
-
$$$ VÀO 1. Liệt kê nghề nghiệp quan chức và lương hướng hàng năm 2. Liệt kê tất cả tài sản (bất động sản, cổ phiếu, đầu tư v.v...) $$$ RA 3. Liệt kê tất cả trị giá đồ đạc mua sắm (nhà cửa, xe cộ, vàng bạc đá quý, thời trang v.v...) thông qua văn bằng, chứng thư 4. Liệt kê tất cả chi phí đi lại, ăn uống (du lịch, nghĩ mát ở bất cứ nơi đâu v.v...) thông qua thẻ tín dụng Nếu $$$ VÀO - $$$ RA >= 0 ... okay Nếu $$$ VÀO - $$$ RA = -$$$$$$ ... đóng băng tài sản và điều/thanh tra tham nhũng
-
Ndmph chào, ở link này http://diendan.lyhoc...tin-hay-me-tin/ có những trao đổi như thế nào là "Duyên" giữa tôi và các thành viên khác mà Ndmph có thể tham khảo thêm. Lúc trước, khi đã giải thích cho CCB (một thành viên) biết rằng chữ "Duyên" trong Phật giáo có nghĩa là "Điều Kiện" thì "tùy duyên" = "tùy điều kiện" nên bất cứ trường hợp nào cũng phải tùy điều kiện gì đó mà sự việc ấy mới xảy ra như thế v.v... Điều kiện như vậy, nên chuyện ấy đã xảy ra như vậy.
-
Để khỏi lan man ngoài chủ đề "Cầu Nguyện Là Chánh Tín Hay Mê Tín", Auco tôi muốn mở riêng topic này để thảo luận với BabyWolf hay bất cứ ai muốn tham dự để nói về chữ Duyên hay muốn tìm hiểu về nó. Chào Auco, trước đó tôi đã biết câu nói trên mà Auco đã dẫn rồi. Đó là cách để giải thích về duyên. Như vậy duyên có thể hiểu như là một mối quan hệ, "Có cái này nên có cái kia". Vậy khi đã có (cái này) có thể xem là nhân không? Bởi vì Auco có vẻ như đang khăng khăng rằng mọi thứ duyên đều phải có trước. Ở trong bài trên BW có hỏi lại Auco nhưng Auco vẫn chưa trả lời, đó là duyên có phải cũng tự nhiên mà có? Chào Babywolf, trước khi trả lời duyên có phải cũng tự nhiên mà có nên tôi mới trích dẫn 2 câu đó để chúng ta nhìn thấy quan hệ hổ tương được gọi là điều kiện hay (nhân) duyên như trên. Do đó, tôi chưa có khăng khăng gì cả và lại còn đặt lên vấn đề như “cái này” là tự dưng mà có hay cũng phải có điều kiện? Đó không có nghĩa là mọi thứ duyên đều phải có trước nhưng để giải thích làm sao cho “cái này” hay còn gọi là “cái nhân đầu tiên” bỗng dưng xuất hiện vô nhân vô cớ à? Rồi thì Babywolf mới dẫn dắt như vầy: Có cái này (nhân), nên cái kia có (quả). Rồi cái kia lại là điều kiện để một cái khác đã có và cũng là cái kia lúc này lại là nhân. Cứ thế mà nhân, duyên, nghiệp, quả cứ tuần hoàn mà vận động. Đó là ý của BW ở trong số những bài trên. Đây là câu hỏi tự BW đặt ra chứ không phải tôi nhé. Với sự hiểu biết hiện thời của BW thì BW sẽ trả lời như thế nào? BW hỏi vì không có câu trả lời, không hiểu mà hỏi hay trong lòng đã có suy nghĩ riêng? Hỏi tôi là để xem tôi nghĩ sao và có câu trả lời như thế nào? Ví dụ những trái banh bi-da ở trên bàn bi-da đang nằm đâu nằm im đó trước khi có một lực đẩy tống văng một trái bi-da này để đụng trúng trái bi-da khác và trái bi-da khác lại di động trúng trái bi-da khác nữa v.v… thì phải chăng mọi sự vốn im lìm bất động? Ví dụ trên cho ta thấy cái bàn bi-da, những trái banh bi-da thì là “cái này” và “cái kia” đã có mặt rồi trước khi có cái lực đánh vào một trái bi-da. Những vấn đề như vầy có khi cả đời người chưa giải quyết thông suốt nữa nên BW cứ từ từ suy nghĩ thấu suốt. BW sẽ thấy hai cây nến, một cây bên ngoài gương và một cây trong gương, câu trả lời đơn giản là vậy. Nhưng BW chưa hiểu Auco đặt câu hỏi này ra để giải quyết vấn đề gì? BW thấy một cây nến bên ngoài là thực và cây nến mà BW nhìn thấy trong gương đó là ảo vì nếu xoay tấm gương ra mặt sau thì BW không còn thấy cây nến ảo đó nữa. Do đó, dù có tấm kiếng hay không thì sự thật chỉ có 1 cây nến mà thôi. Như vậy, cái “trùng trùng duyên khởi” mà BW dùng cái link đó để gợi lên hình ảnh từ trăm ngàn cây nến ảo của pháp giới là không thích đáng đến vấn đề “duyên aka điều kiện” đang được thảo luận. Bộ BW nghĩ rằng, không có người có mắt đứng đó thì sự phản chiếu của của cây nến với nhiều tấm gương kia không xảy ra à? Xem ra, BW chưa hiểu câu hỏi trên cho lắm vậy ta nên trở lại với cái câu “cái này có, nên cái kia có” thì “cái cây nến này có, nên nhiều tấm kiếng kia có” được sao? Điều kiện để có hàng hà sa số cây nến ảo đó là: 1 cây nến với hàng trăm tấm kiếng bố trí xung quanh. Không có cây nến thực, thì không có hàng hà sa số cây nến ảo được sinh ra. Nắm bắt được chỗ này thì ắt hiểu vì sao những câu tôi hỏi: Nếu “một cây nến” này không, nên cái gì không? Nếu “nhiều tấm kiếng kia” không, nên cái gì không? mà BW đã viết: mà Rồi... sao nữa? BW cũng không hiểu là Auco đang muốn truyền đạt và giải thích vấn đề gì từ những câu hỏi trên.
-
Hy vọng BabyWolf đã ổn định với cái máy mới. Tôi rất thích cái tính “không khăng khăng khẳng định cái tư duy của mình là đúng, là tuyệt đối” của BW vì BW còn trẽ chứ lớn tuổi rồi thì mới là khó khăn ví như cái ly đã đựng đầy nước. Như vậy, chúng ta có thể tiếp tục trò chuyện và trao đổi tích cực hơn. BW có nhắc đến Phật học nên trước khi tôi tiếp tục trao đổi với BW thì tôi không biết BW có biết qua mấy câu nói này chưa? Cái này có, nên cái kia có Cái này không, nên cái kia không Có nhiều người trong Phật giáo đã giảng rộng giải sâu mấy câu trên, nhưng theo BW thì BW hiểu nó như thế nào? Cái này có, nên cái kia có là nói lên vạn vật tự dưng mà có hay có điều kiện? Thế nhưng “cái này” là tự dưng mà có hay cũng phải có điều kiện? Nếu như BW muốn gửi cái link trên để nói về trùng trùng duyên khởi bằng sự phản chiếu thì nếu chỉ có 1 tấm kiếng thôi thì BW sẽ thấy được bao nhiêu ngọn nến được thắp lên từ “một cây nến”? Vì “một cây nến” này có hay là vì có “nhiều tấm kiếng kia” có? Nếu “một cây nến” này không, nên cái gì không? Nếu “nhiều tấm kiếng kia” không, nên cái gì không? Tôi đã tùy duyên rồi vậy. Tùy căn cơ của BW thôi.
-
Những đứa con của chúng ta dầu có giỏi hay dỡ cũng không chắc đã vượt qua được tham, sân, si nên vẫn có cửa để ta nhắc nhở chúng trong giáo lý nhà Phật mở rộng. Ngay cả chúng ta cũng còn tam độc chưa giải thì nhắc nhở con cái cũng chỉ là để chúng ta nhìn lại mình như tự nhắc chúng ta vậy thôi, phải không CCB? Những khi có dịp thì quá ít ỏi so với hằng ngày hằng giờ chúng ta và con cái chúng ta đều bị tham, sân, si chi phối đến khổ. Thấy khổ, quan sát mà nhận ra sự huân tập gây nên, thì ta biết diệt nó thế nào bằng đạo lý của Phật Pháp thì cũng đã hết lòng với nhau rồi vậy. Thiên Bồng tự mình viết rồi lại không nhìn ra "không gian khác, thời gian khác" là những điều kiện đã làm thay đổi kết quả thành khác đó sao? Điều kiện cả. TB nên rõ vấn đề là "có nhiều cách tiếp cận với Phật giáo mà không nhất thiết phải qua việc đi Chùa" nhưng "muốn đi Chùa vì lý do gì đó" thì đâu có ai ngăn cản. Chẳng qua, ý muốn là vậy những điều kiện không cho phép thì không đi đến Chùa được cũng là kết quả không thể không xảy ra như thế. Nếu nói "nhân lực" là sức người thì có câu "sức người có hạn" nên mới có chuyện "Tận" là cái mà bạn có thể "làm" nhưng TB có thấy "sức người" cũng còn tùy vào "điều kiện". Thể lực yếu đuối, trí lực bạc nhược thì có thể kiên trì được gì nên chỉ là "Tận" sớm hay "Tận" trễ mà thôi. Nếu nói cái thể chất và trí lực của ta là do "Định mệnh" hay "Thiên mệnh" an bài thì khác nào ta như con rối bị giựt dây? BabyWolf xét ở một phạm trù nào đó thì "Duyên" cũng có thể được xem như là "Điều Kiện", ok nhưng (với nhị) http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/public/style_emoticons/default/39.gif cần phải xét Duyên (điều kiện) từ đâu mà ra cũng là điều hợp lý. Rồi BW suy rộng ra là từ sự tương tác của vạn vật, thì vạn vật tự dưng mà có hay có điều kiện? Đang tùy căn cơ của BW đây.