Auco

Tìm Hiểu Duyên

3 bài viết trong chủ đề này

Để khỏi lan man ngoài chủ đề "Cầu Nguyện Là Chánh Tín Hay Mê Tín", Auco tôi muốn mở riêng topic này để thảo luận với BabyWolf hay bất cứ ai muốn tham dự để nói về chữ Duyên hay muốn tìm hiểu về nó.

BW có nhắc đến Phật học nên trước khi tôi tiếp tục trao đổi với BW thì tôi không biết BW có biết qua mấy câu nói này chưa?

Cái này có, nên cái kia có

Cái này không, nên cái kia không

Chào Auco, trước đó tôi đã biết câu nói trên mà Auco đã dẫn rồi. Đó là cách để giải thích về duyên. Như vậy duyên có thể hiểu như là một mối quan hệ, "Có cái này nên có cái kia". Vậy khi đã có (cái này) có thể xem là nhân không? Bởi vì Auco có vẻ như đang khăng khăng rằng mọi thứ duyên đều phải có trước. Ở trong bài trên BW có hỏi lại Auco nhưng Auco vẫn chưa trả lời, đó là duyên có phải cũng tự nhiên mà có?

Chào Babywolf, trước khi trả lời duyên có phải cũng tự nhiên mà có nên tôi mới trích dẫn 2 câu đó để chúng ta nhìn thấy quan hệ hổ tương được gọi là điều kiện hay (nhân) duyên như trên. Do đó, tôi chưa có khăng khăng gì cả và lại còn đặt lên vấn đề như “cái này” là tự dưng mà có hay cũng phải có điều kiện? Đó không có nghĩa là mọi thứ duyên đều phải có trước nhưng để giải thích làm sao cho “cái này” hay còn gọi là “cái nhân đầu tiên” bỗng dưng xuất hiện vô nhân vô cớ à? Rồi thì Babywolf mới dẫn dắt như vầy: Có cái này (nhân), nên cái kia có (quả). Rồi cái kia lại là điều kiện để một cái khác đã có và cũng là cái kia lúc này lại là nhân. Cứ thế mà nhân, duyên, nghiệp, quả cứ tuần hoàn mà vận động. Đó là ý của BW ở trong số những bài trên.

Vậy là điều kiện thì tự dưng mà có, mà nhờ nó nên tạo ra vạn vật?

Đây là câu hỏi tự BW đặt ra chứ không phải tôi nhé. Với sự hiểu biết hiện thời của BW thì BW sẽ trả lời như thế nào?

Thế Auco cho BW hỏi, cái này (đầu tiên) có là từ những điều kiện gì?

BW hỏi vì không có câu trả lời, không hiểu mà hỏi hay trong lòng đã có suy nghĩ riêng? Hỏi tôi là để xem tôi nghĩ sao và có câu trả lời như thế nào?

Ví dụ những trái banh bi-da ở trên bàn bi-da đang nằm đâu nằm im đó trước khi có một lực đẩy tống văng một trái bi-da này để đụng trúng trái bi-da khác và trái bi-da khác lại di động trúng trái bi-da khác nữa v.v… thì phải chăng mọi sự vốn im lìm bất động?

Ví dụ trên cho ta thấy cái bàn bi-da, những trái banh bi-da thì là “cái này” và “cái kia” đã có mặt rồi trước khi có cái lực đánh vào một trái bi-da. Những vấn đề như vầy có khi cả đời người chưa giải quyết thông suốt nữa nên BW cứ từ từ suy nghĩ thấu suốt.

Nếu như BW muốn gửi cái link trên để nói về trùng trùng duyên khởi bằng sự phản chiếu thì nếu chỉ có 1 tấm kiếng thôi thì BW sẽ thấy được bao nhiêu ngọn nến được thắp lên từ “một cây nến”?

BW sẽ thấy hai cây nến, một cây bên ngoài gương và một cây trong gương, câu trả lời đơn giản là vậy. Nhưng BW chưa hiểu Auco đặt câu hỏi này ra để giải quyết vấn đề gì?

BW thấy một cây nến bên ngoài là thực và cây nến mà BW nhìn thấy trong gương đó là ảo vì nếu xoay tấm gương ra mặt sau thì BW không còn thấy cây nến ảo đó nữa. Do đó, dù có tấm kiếng hay không thì sự thật chỉ có 1 cây nến mà thôi. Như vậy, cái “trùng trùng duyên khởi” mà BW dùng cái link đó để gợi lên hình ảnh từ trăm ngàn cây nến ảo của pháp giới là không thích đáng đến vấn đề “duyên aka điều kiện” đang được thảo luận.

Trong cái link đó thì vì một cây nên có kết hợp với nhiều tấm kiếng kia có cộng với một người có mắt đứng trong đó (người bình thường nhé vì nếu không thì lại xét hàng đống thứ luẩn quẩn). Đó là điệu kiện để thấy được hàng hà sa số cây nên được sinh ra.

Bộ BW nghĩ rằng, không có người có mắt đứng đó thì sự phản chiếu của của cây nến với nhiều tấm gương kia không xảy ra à? Xem ra, BW chưa hiểu câu hỏi trên cho lắm vậy ta nên trở lại với cái câu “cái này có, nên cái kia có” thì “cái cây nến này có, nên nhiều tấm kiếng kia có” được sao?

Điều kiện để có hàng hà sa số cây nến ảo đó là: 1 cây nến với hàng trăm tấm kiếng bố trí xung quanh.

Không có cây nến thực, thì không có hàng hà sa số cây nến ảo được sinh ra. Nắm bắt được chỗ này thì ắt hiểu vì sao những câu tôi hỏi: Nếu “một cây nến” này không, nên cái gì không? Nếu “nhiều tấm kiếng kia” không, nên cái gì không? mà BW đã viết: Rồi... sao nữa? BW cũng không hiểu là Auco đang muốn truyền đạt và giải thích vấn đề gì từ những câu hỏi trên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Auco này, theo Auco thì "duyen" là gì? Hãy định nghĩa về "duyên"?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Anh Auco này, theo Auco thì "duyen" là gì? Hãy định nghĩa về "duyên"?

Ndmph chào, ở link này http://diendan.lyhoc...tin-hay-me-tin/ có những trao đổi như thế nào là "Duyên" giữa tôi và các thành viên khác mà Ndmph có thể tham khảo thêm.

Lúc trước, khi đã giải thích cho CCB (một thành viên) biết rằng chữ "Duyên" trong Phật giáo có nghĩa là "Điều Kiện" thì "tùy duyên" = "tùy điều kiện" nên bất cứ trường hợp nào cũng phải tùy điều kiện gì đó mà sự việc ấy mới xảy ra như thế v.v...

Điều kiện như vậy, nên chuyện ấy đã xảy ra như vậy.

Edited by Auco

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay