
Tầm nhìn mới
Hội viên-
Số nội dung
97 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Everything posted by Tầm nhìn mới
-
Nhân nhà cháu đang có bài lo lắng về cái rét lạnh ở trên. Đọc đến bài này lòng thấy tủi ....vô hạn. Có lẽ nhà giáo Thêm trách nhiệm hữu hạn mới có những nhận định ... như thế. Nói đến Nông thôn ( Nhà quê - nhà quác ) là nói đến người nông dân mà được người thành thị gọi là "lông rân" - nghĩa lông có rận nghĩa là ở bẩn nghĩa là thiếu vệ sinh bởi chân đất mắt toét.... Nhà cháu là "lông rân" đây. Chính hiệu ba cái cuốc với 1 cái đuôi trâu. Nhà cháu là thằng nhà quê đây . Chính hiệu với cả ngày 1 nón mê tơi - quần sắn móng lợn - Vưỡn biết rằng người quê chỉ có tấm lòng tuy chém to kho mặn thô kệch và vụng về với những thứ nơi đô hội nhưng không phải văn hóa quê thiếu ý thức đến vậy. Giáo Thiêm không nhìn nhận được bản chất vấn đề hay muốn miệt thị đồng quê mà nói năng như vậy mới lạ hỉ ??? Kể có thời gian nhà cháu xin góp ý và có vài nhời. Nhưng vì bận tạm kết bằng một câu sau của một cô gái được sinh ra và nhớn lên ngay giữa lòng Hà Nội hăm mấy năm - nay đã vào Nam sinh sống ( cô em dâu nhà cháu ) đại ý là : " Nói chuyện phá hoa bẻ cành của người dân thường trú và tạm trú tại Hà nội năm qua có người đổ cho là Hà nội là miền đất hứa dân ngụ cư đông đa dạng vể vùng miền - đa tính cách và đa phong thái nhiều tính quê mùa ....nên người dân thiếu ý thức nhiều. Chẳng phải : Nếu như vậy Sài gòn thì sao. Người dân hiện sống ờ Sài gòn mới là "hợp tỉnh quốc" chứ. Hà nội có người bắc và trung nhiều - còn Sài gòn có cả bắc trung nam và Tây ... nam bộ - người Hà nội còn ở Sài Gòn đầy kia mà . Nên nói về đa tính cách và phong cách thì Sài gòn gấp mấy lần Hà nội. Sài gòn nhiều mùa xuân về họ tổ chức biết bao là chợ hoa phố hoa hội hoa mà tên tuổi trở thành thương hiệu riêng trong nuớc thậm chí cả quốc tế như : Đường Hoa Nguyễn Huệ - Hội hoa Tao Đàn. Nhưng gần như tuyệt nhiên không có ai mang ý thức phá phách như vậy đến với hội hoa xuân vì người dân biết trân trọng biết giữ gìn biết nhường nhịn biết rụt rè biết tự trọng và biết mắc cỡ. Còn người Hà nội thì ... phải thẳng thắn đặt vấn đề về tính cách khác nữa của người phố mà phân tích thì mới ra được. Không phải nói xấu quê ta chứ nếu vẫn còn ở Hà nội không biết chừng em cũng nhón tay vặt lá - tâm lý bầy đàn mà...nhưng may .......... "
-
Thật ra nhà cháu thấy lo lo là đuôi chuột - đầu trâu : Giời có vài trận rét sâu rét đậm. Nói xin lỗi các quan bác chứ : Rét thụt cả vào chứ không còn nhú nhú tí mầm nào như chuyện trên đã dẫn. Rét sâu đậm thì khổ nhất là vùng quê - là nông dân chúng cháu. Cấy hái chăm bón .... ì ụp với nước non phơi mình ngoài đồng ngoài ruộng ngoài gió ngoài máy. Cấy có vụ - hái có thì không làm thì lỡ lứa nên rét mướt cũng phải tranh thủ. Còn người thành phố rét quá ở nhà trùm chăn việc có bất quá thì cũng ko cuống như bọn cháu. Mấy lại làm việc trong nhà trong phòng còn kín gió... Bởi thí nhà cháu mới lấy chuyện nội cảnh để nói cái ngoại tình trước là hầu chuyện các quan bác quan anh dưng ko chỉ là câu chuyện vui mà - sau chính là xin ý kiến các quan bác quan anh thuộc các môn pháp và trường phái cho rộng đường ... dư luận. Liệu từ nay đến hết giêng : Giời có rét sậu đậm phải nói là kinh khủng khiếp vài phát không ??? Tỉ dụ : Nhiệt độ đồng bằng trong ngày từ 0 đến 1 độ xê. Gió Đông Bắc: cấp 9 cấp 10. Tầm nhìn xa : trên nhà xuống bếp - giảm xuống trong bếp khi ăn. Rét quá là nông dân chúng cháu đói rách đới các quan bác ạ. Xin chân tình cảm ơn sự quan tâm của các quan bác.
-
Việt Nam - Libannon : 3/1 Sinh - tốc hỉ Không thắng là không thắng thế nào ? Vấn đề là quan bác hỏi ra làm sao. Chắc là và nếu : Việt nam thắng ? Sinh - tốc hỉ . Thắng quá đi chứ Sinh mộc - tốc hỉ hoả : gỗ nhóm thành lửa - tương sinh. Mùa này cuối đông đầu xuân thủy - mộc tương sinh giao hoà cho mộc Sinh . Quá thuận. Có cái Sinh mộc non tơ. Tiết khí xuân là củi tuơi nhóm lò. Mà tiết cuối đông là củi khô mà bị mưa phùn ầm ướt. Hơi khó cháy. Khói nhều Sẽ phải phồng tai mà thủi Sinh yếu - Luận là tồn thất cũng được - cho ứng với thằng em Công Vinh bị đuổi cổ ra khỏi sân. Vinh ngã do Giời xô. Lúc hắn ngã trong trạng thái đầy “lưỡng lự” . Một là tiểu xảo ngã trong vòng cấm phải dứt khoát để ăn điểm. Hai là xông xênh kiểu đại ca có ngã thì lộn 3 vòng và bật dậy đi bóng tiếp như ko có chuyện gì xảy ra. Vinh ngã hơi cưỡng nên mới bị trong tài bắt bài. Âu là do Sinh hơi yếu. Tiền - tiền - tiền... Chán chả muốn nói. Uống riệu ngâm thơ xướng hơn.
-
Nên chăng nhà nước và nhân dân ta : công đức dựng tượng thờ Quốc Công tiết chế Hưng đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trên mỗi đảo tiền tiêu. Tay Ngài chì về phía .... Bắc. Ngoài hình rồng phượng.... Việt Nam ta có hình thù như một khúc xương hay như cả một tuyến xương sống. Hình nào tất khí đó - theo cồ phương dậy. Gai góc và khó nhằn đấy. Đừng tưởng dễ đớp mà có khi bị hóc trợn mắt lên. Ừ thì hay mà hầm nồi áp suất - dưng thịt là thịt mà xương là xương. Không hóc thì nghẹn. Ới giời tưởng bờ - lẽ thủa môn đời. " Giời sinh ra cũng có nghĩa gì chăng chớ " !!! Rành rành định phận ờ sách Giời - nhá. Sói bảo thỏ : Hãy đợi đấy. Thỏ bảo sói : Đừng tưởng bở. Giời bảo mà cãi à.!? Ừ thì cứ cho máy bay tàu bò - Ừ thì là tên lửa vũ trụ. Vài cơn động đất với mấy đợt sóng thần. Có núi non cao cũng thành bình địa. Ai biết đâu mai kia quê ta .... mai đây là bến đỗ ........ Chán chệt! Năm hết Tết đến - không khí vui bừng náo nhiệt thế mà " nhà láng giềng " lại có ò e í oét. Rức hết cả tai. Riệu vào nhời ra . Cũng là đúng phép. Các quan bác đọc cho vui. Dừng để bụng - nó đầy.
-
Không thắng là không thắng thế nào? Quan bác phải nói rõ. Sinh tốc hỉ là hoà. Hoà nghĩa là ko thắng ??? Nhà cháu thấy chả có hứng với cái giải này. Hươu - vô vong. Chán chả buồn nói. Uống riệu ngâm thơ xướng hơn.
-
Bây giờ là 18 giờ và 3 muơi chín phút ngày 28 tháng 12 năm 2008. Chỉ còn vài muơi phút nữa là trái bóng tròn sẽ lăn trên sân cỏ Mỹ Đình khời đầu cho trận chiến chuing kết lượt về giữa Việt Nam ta với Thái Lan bạn. Ai thắng ai ? Ai là người giơ cao chiếc cúp tối nay ??? Hàng triệu trái tim hâm mộ của người Việt và cả người Thái đang hướng về sân Mỹ Đình đầy hồi hộp. Sân Mỹ Đình giờ này chắc ồn ào và náo nhiệt lắm nhẩy. Trước khi cùng đồng bào cả nước không thể đến sân hay không đủ tiền mua vé vào sân và có đủ tiền không mua được vé để vào sân chuẩn bị ra ngồi trước màn hình ti vi để coi ... ngó. Nhà cháu góp vui vài dòng cho đỡ mót. Đỡ sốt ruột. Nghĩ thật là vui ....lạ. Hôm nay vài tờ báo uy tín có những bài của các cây bút cạo gội về thể thao đều có chung ý tưởng thành công của đội việt nam mang yếu tố tâm linh. Báo Thể thao ngày nay có bài của Huỳnh Lê mang tựa ĐTVN trong bàn tay .... Thượng đế . Bài báo mô tả tâm tư suy nghĩ của ông Ca li sờ Tô về chiến thắng của đội tuyển trước khi lên đường thi đấu giải AFF là chiến thắng tùy thuộc vào thượng đế. Bài bó cũng dẫn đến câu : " có thờ có thiêng ó kiệng có lành " của người Việt ta và đưa ra yếu tố Tài và Vận . Nhận xét những may mắn của đội tuyển qua các trận đấu trước và chuyện trọn màu áo trắng lấy hên tối nay của đội nhà. Báo tuổi trẻ có bài của Huy Thọ - xin trích dẫn : " Tôi có cảm giác tuyển VN mình chuyến này giống như Hi Lạp tại Euro 2004 vậy. Không ai nói con cháu thần Zeus đá bóng hay hơn chủ nhà Bồ Đào Nha, Pháp, Czech. Nhưng họ đã thành công dựa trên các yếu tố HLV giỏi, cầu thủ sung sức, chơi bóng hết mình vì màu cờ sắc áo và đặc biệt là yếu tố may mắn. Với tuyển VN tại AFF Suzuki Cup năm nay, tôi thấy chúng ta có đủ ba yếu tố ấy. Trong ba yếu tố ấy, điều đối thủ ngán nhất là... may mắn. Và nên nhớ rằng giới cầu thủ (ta cũng như tây) rất tin vào yếu tố tâm linh. Tôi tin các cầu thủ Thái cũng đang “khớp” chúng ta về yếu tố này: từ một bàn thắng trên trời rơi xuống giúp vượt qua Malaysia, đến khung thành như bị “yểm” khiến các chân sút Singapore lọng cọng ở lượt về bán kết, và cả trận chung kết lượt đi cũng thế. Hãy thử nghĩ rằng nếu trong trận đấu đêm 24-12, trong gần 40 phút đầu trận, chỉ cần một trong vô vàn tình huống nguy hiểm của Thái Lan thành bàn, chúng ta khó có trận thắng oanh liệt." Cũng là tâm linh và may mắn. Nói thật nhà cháu thấy chúng ta có vẻ thiếu tự tin quá. - một là : Tâm linh thì vào đây ta bói một quẻ xem cơ giời thế nào. - hai là : Ngày xưa thấy chả ai nói gì sao mà bây giờ lại nói thế. Thôi chết . Bắt đầu đá rồi. Nhà cháu nói nốt để xuống xem này : Yên tâm đi hôm nay Việt Nam sẽ thắng ở chung cuộc là giơ cao cái cúp. Dân ta cứ thả sức mà ăn mừng. Quẻ ngày Đại An - Quẻ ứng Đỗ - Tốc Hỉ. Thắng từ hòa đổ lên. Vất vả đấy sẽ có chấn thương va chạm. Đội VN có thể bị thủng luới 1 phát vì thủ môn Hồng Sơn bị hàng hậu vệ che mắt . Bóng ở gần đi sệt vào khung thành. Khả năng Công Vinh sẽ có một bàn ghi phải nói là đẹp nhất giải. Có tâm linh đấy nhưng vì sao để nói sau . Thôi hẹn các quan bác sau trận cầu nhá. Thôi chết đá gì mà nhanh thế. Đợi anh với các chú...........................
-
Ối giời ôi… Được cao thủ võ lâm Minh Châu có nhã ý thí này nhà cháu chắc ngất quá vì cảm động. Đội bóng Việt Nam cũng có Minh Châu tiền vệ đá hay phết. Xi măng Hải phòng đấy quan bác - cung được ý chứ. Vâng có dịp may nào mà thằng cu em nhà cháu vời vào Nam chơi thì nhà cháu xin được hầu riệu các quan bác quan anh ạ. Qúi hoá quá. Mấy khi có dịp được gần đèn gần đuốc. {Thằng em nhà cháu cũng làm việc ở Sài goòng cái mạn Bình Dương ý. Đôi năm caau em cũng có ý vời vào chơi dăm bữa nửa tháng.} Các quan bác quan anh quá khen. Nhà cháu tài còn hèn lắm. Thật ra nhà cháu cũng thường thôi. Cái hay là hay ở cái môn Lạc Việt Độn Đoán. Nhà cháu tâm phục khẩu phục cái môn này.Nhà cháu còn phải học hỏi các quan bác đây nhiều. Nói vụng chứ đầu óc nhều cái còn tối tăm lắm. Khi nào vào trong ý nhà cháu mang theo cái can 20lít – người quê chỉ có tấm lòng thế thôi : Thóc ruộng nhà bu cháu cấy gặt - men nhà cháu tự gây - riệu bu cháu lại tự nấu cho - nên các quan bác cứ yên tâm giao liu. Cái tang riệu này đảm bảo ngon hết xẩy – nhà cháu uống mãi nó quen nên khó bì lắm. Bởi the : “ đi xa càng nhớ nhiều mà nhậu say lại càng nhớ nhiều - từng giọt riệu chắt chiu ôi thương biết bao nhiêu…. mẹ đĩ nhà minh ơi.. ơi ” Đàn ông đàn ang cứ phải là : Tứ hải .....giao liu riệu. Tổ tiên công đức sinh ra …….riệu Con cháu muôn đời thoả sức ………say. Hơ hơ ….. Không thế hĩm cái sung sung sướng ý lại được phải ko quan bác Minh Châu nhẩy ???
-
Cám ơn - xin cám ơn - xin nhiệt liệt cám ơn – Xin nhiệt liệt và trân trọng cám ơn các quan bác đã quan tâm và kích lệ kịp thời ngay sau trận đấu. Nhà cháu không dám nhận phần thưởng quan bác Công Minh gửi tặng đâu. Gớm. Hãi khiếp. Đêm qua nhà cháu được trận sợ vãi cả linh rồi ra rồi. Nửa đêm bu em nhà cháu hào hứng bảo : Trên phố họ ăn mừng chiến thắng bằng cách đổ ra đường chạy lông nhông. Mình ở quê hay là em với thày em kéo nhau ra ruộng cũng chạy nhảy ăn mừng chiến thắng đi. Ơ thôi chết rồi. Cái con mụ Nở này hôm nay rửng mỡ - lại máu thí cơ chứ. Rét mướt này có mà xuống ruộng chạy với ma à. Nhà cháu mới bẩu : Ơ cái mụ này – có hứng chí thì ra đầu ngõ mà gõ chập cheng chứ ra đồng giờ này mà hò hét thì cả làng nó bẩu là cái bọn giời mưa mà không mặc áo mưa à… Các quan bác biết giả lời sao không ? + Thày em cứ đi với em ra ruộng để truyền khí thế chiến thắng cho mạ để mùa tới thóc nó chắc hạt. Ruộng nhà mình mình chạy chứ - Sợ quái điều tiếng gì. Trong cái hừng hực của người ta mừng thắng lớn. Bao nhiêu xung lực bốc lên. Cộng hết các cái năng lực ở sân mỹ đình với ngoài phố ngún ngút như thế phải mất mấy tấn gạo với bao nhiêu bát canh bánh đa với bún riêu cua ấy chứ. Để bay lên tiêu tán thì phí của giời. Mình ra gọi lúa nó dậy mà hấp thụ. Giờ này tí thời dương sinh được duyên mai mốt hột thóc nhà mình nó to bằng cái nắm tay này chứ ít mà thày em không hiểu. Miệng nói tay làm mụ ý giơ cái nắm đấm lên trước mặt nhà cháu dứ dứ. Thôi thì cắn răng mà chiều kẻo không lại loạn như trước cổng sân Mỹ Đình bây giờ . Nhà cháu phải khoác cái áo tơi lọ mọ ra ruộng. Hú hồn hú vía nhà lúa nhà thóc suốt đến 4 giờ sáng mấy về. Họng thì khản người thì rét run cầm cập. Thí mà con mụ Nở vẫn toe toét được mới rõ tài. Nhà cháu phải ực đến 3 cút quốc lủi mới hồi dương lại được. Đi tong mất phần của ngày Tết tây rồi. Chả là mỗi ngày bu cháu cho chỉ tiêu được có 1 cút thôi. Uống hết hôm trước thì ngày sau nhịn. Kiểu này Tết tây có mà ngồi ngáp vặt. Nói trộm mai kia hột thóc nhà cháu nó to thật nhà cháu ủ hũ bỗng nấu nồi riệu mời các quan bác gọi là mừng chiến thắng nhá. Quan bác nào biết thủ tục làm ghinét thế nào không - bày hộ nhà cháu để mà chuẩn bị dần cho nó kịp đi là vừa. Những hột thóc to nhất thế giới. Tác giả : Thị Nở nhà Tầm Nhìn Mới. Hoan hô Việt Nam vo địch. Cứ là là là …. Không thể hoãn cái sự sung sướng ý lại được. Hơ hớ ……..
-
Thế là rõ Việt Nám đã lên ngôi vô địch. Giời bảo thế rồi mà !!! Dưng mà Vinh ơi chú làm anh thót hết cả .... lại. Chả phải là anh lo các chú thua đâu dưng bàn gỡ hòa đến chậm quá. Chậm đến 18 phút còn gì. Anh phải xoay dịch toán loạn hết cả lên. Chân gác chân cứ mỏi giừ hết cả cẳng. Thôi chiến thắng có đến chậm nhưng ko ngoài dự đoán là an ủi rồi. Chúc mừng đội tuyển. Chúc mừng cái tâm của các chú. Các cháu bé bệnh ung thư trong Sài gòn đang đợi các chú vào đấy. Chiến thắng và niềm tin cho chiến thắng cũng từ đó mà lên đó các chú em ạ. Giải đấu đã kết thúc. Một lần nữa ko quên cám ơn Lạc Việt Độn Toán đã giúp nhà cháu cũng " chiến thắng" trong suốt giải này. Được bu cháu thưởng suốt đấy. Gớm ! từ lúc kết thúc trận đấu đến bây giờ bu em nhà cháu cứ chún chút chun chút suốt - thưởng đấy ! vì đoán "thần sầu" quá - Khổ ! Làm nhà cháu đỏ hết cả ... lưng. Thôi lại xin chào các quan bác. Chúc các quan bác lây tí niềm vui chiến thắng của cả đất nước đêm nay - để mà tiếp tục vươn mình vượt qua chông gai của cuộc sống kinh tế vào những ngày còn lại năm cũ này. Năm sắp hết Tết đến nơi rồi. Mấy chú đội tuyển năm nay ăn tết rõ là to . Nhẩy !!! Nhà cháu lại nhà.
-
Hết hiệp 1. Tỉ số bây giờ là 1- 0 tạm nghiêng về đội khách. Trên kia nhà cháu nhầm.... Bóng lại đi bổng chứ không phải sệt vào gôn của Hồng Sơn. Thí mới tức chứ... Yên tâm đi - cờ bạc ăn nhau về gà gáy. Phút 65 hoặc 75 của trận đấu. Các quan bác cứ chuẩn bị mà hoan hô. Công Vinh chú hãy sút thật cầu vồng thật xoáy vào góc chữ A của cầu môn đội bạn nhé. Đá tốt anh thưởng cho một quẻ bao giờ lấy được vợ.... He hé. Lại hẹn với các quan bác sau trận đấu.
-
Giời ạ. Thí mà ko nói sớm. Làm người ta nói vung lên. Tính nhà cháu đã mà là đàn ông đàn ang với nhau là thích bốp chát. Cái gì cũng cứ trắng phớ nó ra. Khỉ ! dân quê mùa nó thế. Dưng vậy chứ với quan chị quan em thì rất phải dịu dàng. Nói vụng chứ - là bởi : bu cháu ở nhà nó hung lắm. loạng quang nó cho treo giò hết giải là chết. Ai lại nỡ trói phụ nữ dù bằng 1 sợi dây bao giờ - quan chip chip nhẩy ??? Thưa quan chị quan em Vi yêu . Thế này nhá : Cô quan bạn của quan ViYeu có cái tướng vất vả chứ không phải khổ đâu. Khổ khác - vất khác đó là 2 phạm trù khác hẳn nhau. Để kiếm miếng ăn to hơn mà phải đói rét thì đó là vất vả. Còn không có ăn mặc mà đói rát là khổ. Hai vấn đề nó khác hẳn nhau. Mà khổ về cái gì. Thế nào là khổ nữa chứ. ??? Cô gái thành phố về quê lội ruộng bảo là khổ. Trong khi gái quê lội từ đầu năm chí giữacho tới nửa năm chí cuối móng chân tay mạ vàng 9 số 4 thấy thế là thường. Cô này như nhà cháu "nhìn thấy" không phải khổ về tiền tài vật chất đâu. Nếu giờ còn hàn vi thì là chưa đến vận thôi. Dưng rõ là có cái số vất vả. Ở đời mệt nhất là cái khổ tâm. Là cái sự nhức nhối giằy vò cáo cấu cắn xé cái sự suy nghĩ. Chứ còn cái lao tâm khổ trí chỉ là cái vất. Cái đầu mà nó không hoạt động năng suất thì hóa ra là đần độn à. Này nhà cháu hỏi thì thầm 1 tí : Cô này có giống cô phát thanh viên trên ti vi VTV3 chương trình thể thao không ? Tiếng nói cũng khao khao vang rất ấn tượng. Quan chị lúc nào xem đối chiếu thử. "Hữu tâm vô tướng tướng tùy tâm sanh. " Bảo cô ý cứ việc lành mà làm. Bớt cạnh tranh - chịu nhường nhịn. Gắng mà biểu thành lòng nhân ái. Từ từ rồi giời thương giời phù hộ cho. Nhá. Ừ ! Đức năng thắng số - chưa thắng hẳn thì nó cũng cải thiện được đấy. Giống như con xe chạy ở trên ngõ làng - đất đá lổn nhổn. Biết giữ ga vừa phải - đi số thích hợp thì tuy ko êm bằng được chạy ngoài đàng cái quan tải nhựa trơn như lòng đĩa sứ. Dưng chỉ xóc xóc tí chứ không hụp rầm rầm xuống ổ voi ổ trâu hay ổ gà ổ vịt. Có ngày sinh tháng đẻ quan chị nhờ các quan bác trên kia chấm cho cái số tử vi xem cho nó rõ. Thế nhá. Nhà chau đi làm tí cay cay chiều nay đây. Không thể hoãn cái sự sung sướng ý lại được. :D
-
He he. Quan anh " khám phá " kỹ lưỡng con cái nhà người ta nhể.??? Zú phụ có ti ko ? cả zú thì lấp lấp miệng em.!!! Đàn ông lắm zú thì sang. Cái sang của đàn ông là cái ngược lại của đàn bà. - Lưng có gù không ? - Tác phong nhanh mạnh hay khoan thai uyển chuyển. - ................ Hình tướng là tướng tĩnh mang tính đại khái là như vật. Để cho đủ phải xem động tướng qua thần thái khí phách - đầu mày cuối mắt - Nhời ăn tiếng nói..... mấy nói được. Nút ruồi gọi là đồ trang sức. Đồ trang sức thì thượng vàng hạ cám từ nhẫn cỏ cho em cho đến bạc vàng kim cương mã não. Đồ rang sức phải đúng cách và đeo đúng chỗ mới đắc địa. Ví như một người đeo kín ừ đầu đến chân toàn vòng vàng hay là trát vàng thì ....khác gì bức tượng biết đi. Trong khi chỉ một hột xoàn muơi li khảm trên cái lắc teo tòng teng giữa "khe núi" trắng ngồn ngộn trông xéc - xi hơn nhiều.Cũng tỉ như cái dây chuyền thanh mảnh nhẹ nhàng đe cổ còn thấy hay hay. Chứ đánh to ục uỵch đao vàng trông chả khác gì cái xích chó. Bỏi vậy nhiều nút ruồi chưa phải là hay so với một nút ruồi mọc đúng cách. Tỉ như đứng trước 1 cô gái da thịt trắng mịn màng mà toàn thân mọc kín các loại nút ruồi đen + vàng + đỏ. Cứ hế mà suy ra .... hề hề. Cô này thuộc dạng có tài đấy - đầy nam tính. Dám ăn dám nói. Có gan : giặc đến nhà cũng dám cầm giáo mác cuốc thuổng và gậy gộc để mà đất nước đứng lên đới. Nếu gù lưng thì mắn đẻ. May ra có tướng Ích tử. Người hôn phối chịu khó dịu êm thì được nhờ tài vật. Dưng phải trả giá về điều tiếng theo thói đời.Có nhu cầu sinh lý tốt. Khỏe ít bênh tật vặt. Chào như sĩ quan .... :) Tầm nhìn cũ (theo sách tàu) Có thể ko phải nhưng do sách tàu không phải do nhà cháu - quan anh đừng vội tin. Hãy kiểm chứng. Không phải thì thôi ...... chứ làm gì mà dữ thế !!! :D
-
Quan anh ! Hôm nọ tôi đọc trên trang Tuổi Trẻ nhật báo bài đội tuyển VN giao liu với các em ung thư. Cảm động quá. Các chú em nó cũng giàu lòng nhân ái đấy chứ. Cảm động mà ra quẻ hỏi diễn biến đội VN ta tham dự vòng bảng SZK cup ra sao : Thương - Lưu Niên . Đỗ - Tốc Hĩ. Luận rằng : Ban đầu thì bê bết. Thật thương hại quá đi. Nhưng sau thì khời sắc. Trận đầu đã thua Thái 0-2. Trận này thắng Mã 3-2. trận sau gặp Lào thắng tiếp. VN sẽ vào bán kết. Sau đó đá rất khời sắc được nhiều ca ngợi. Mong là như vậy.
-
Ấm dạ rồi . Gớm mấy hôm nay rét quá. Cong hết cả tay chân. Mà hôm nọ nhà cháu nói vậy quan anh quan chị có giận sôi tiết lên không. Nếu sôi lên sùng sục rồi mà phải cắn răng để nói nhỏ nhẹ thì cũng có thể chơi ông " giận dữ " được vì có máu.... Còn nếu chả thấy giận gì thì nhà cháu khuyên không nên. Bởi quan anh chị dám đặt " giận dữ" như sách bày không. Không là không phải ông í không có tác dụng nhất định nào đó. Mà nà ..... - bốn là : Cuốn Ngũ Phúc Lâm Môn đọc tham khảo thôi. Đây ko phải là cuốn kinh điển. Sách ngụy thời này thiếu gì. Chưa kể là sai lệch về căn bản. Sách sao chép của nhau rồi biến hóa cho khỏi là đạo sách - sách dịch lung tung - in nhầm in lẫn khối ra đấy. Sách rất quí dưng tìm được cuốn thật có giá trị khó lắm thay. Học thì có vài kiểu. Tự học thì phải có tài liệu tốt và chịu thương chịu khó. Còn không thì không thày đố mày làm lên. Phải có người thày hướng dẫn. Láo ngáo toi có ngày. Phong thủy thì sai một li đi ra ngoài vũ trụ như chơi ấy chứ lị. Thần tài theo Mật tông : Hoàng Tài Thần chủ về PHÁP TÀI : Trì tụng chú của Ngài hành giả sẻ được tăng trưởng thêm về Phật Pháp và công đức cũng như tiền bạc , theo kinh điển Mật Tông thì ngài hiện thân trừ thiên ma quấy phá lúc Phật Thích Ca Mâu Ni lần đầu thuyết Bát Nhã Tâm Kinh , sau đó Thế Tôn thọ ký cho Ngài như nguyện làm Thiên Tài-Hộ Pháp . Bạch Tài Thần chủ về TÂM TÀI : Chủ trừ các phiền não về tài và hóa giải các định nghiệp . Hỏa Tài Thần coi về ÁC TÀI : năng trừ các kẻ thù về tài , làm cho trí huệ tăng trưởng . Hắc Tài Thần coi về TÀ TÀI : Chủ trừ các tà quỉ , oan gia đến báo vì tài . Lục Tài Thần coi về YỂU TÀI : Năng trừ yểu mệnh vì tài . [/b] Hắc Thần Tài Bồ Tát Như vậy không phải là "ông giận dữ" rồi phải ko quan anh chị. Quán nó bán cho quan anh chị bảo đó là Hắc Thần Tài là bậy đấy. Hoàng thần Tài đâu phò cho dân cờ bạc theo như liệt kê ở trê. Đúng ko nhỉ. Lời nhắn cho quan anh chị con cáo con : + / Có thể Phong thủy nhà quan anh chị có vấn đề. Để cầu tài và hóa giải sui rùi thì nhờ mấy đại quan ở đây như đại quan Thiên Sứ - quan bác Linh Trang - Phạm cưong xử trí cho. Lọ mọ làm nhầm thì khổ (Quan anh chị có xem cái ảnh chụp trên phần tin ra mắt trung tâm nc lý học Hà Nội - thấy quan anh Phạm Cương đẹp giai nhẩy. Gớm ! trẻ mà tài thế. Quan anh có vợ chưa. Nhà cháu có đứa em họ bên vợ là ngừoi đẹp Hài phòng đấy. Chưa chồng. Nhà cháu làm mai mối cho. Sau này chỉ nhờ cái khoản Phong thùy miễn phí thôi. .. he hé. Nói thế chứ lòng lợn tiét canh nhà cháu đãi thỏa phanh ) + / Có thể đại tiểu hạn của quí quan đang có Đại Hao tiểu hao nên tiền nó có 8 cẳng 2 càng. Qua vận xanh thì nó đỏ thôi. Nho còn xanh lắm chưa chín đâu quan anh chị ơi . :( :rolleyes: <_< Mong là như vậy. Hỉ . Làm chén không quan anh cờ xi xê. Thôi nâng cốc chúc quan anh chị : Điều lành luôn lại điều dữ luôn đi. Đi buôn cũng như đi thi Quới nhơn phò hộ : cái gì cũng qua Mặt tươi như lá như hoa Nhớ ! Mua một bán mười - buôn tươi bán tốt. Bao giờ vận tốt. Mời Mới Tầm Nhìn Vài cút riệu zin + đĩa tiết anh lòng lợn. Khà hí hé . Hầu chuyện quí quan bác quan anh . Có gì sơ sảy mong niệm tình tha lỗi. Nhà cháu ...........viền Tầm nhìn mới toanh
-
Quan anh hoặc quan chị Con cáo con đã viết : " Rất cảm ơn anh đã chỉ bảo ! Thực tình là Tôi không biết thật.trong quyển Ngũ phúc lâm môn có nói đến 1 ông tên là : Giận dữ . ra cửa hàng phong thủy hỏi mua và họ bảo đây chính ông này là Ông Giận Giữ đây thì mua thôi.kinh doanh mà họ cần bán được hàng thôi.vậy nên mới đưa lên diễn đàn nhờ giúp. Vậy Anh có ảnh hay tin tức hay chỗ nào bán về ông Giận Giữ làm ơn cho Tôi xin với Xin Chân Thành Cảm ơn !" Ô !!! kông có gì - không có gì. Quan bác mua đúng vật phẩm giận dữ rồi đấy. Hôm nọ do đang lơ văn mơ sau khi làm vài cút riệu. Nên nhà cháu có nhầm ông Giận dữ thành tượng Phật theo Mật Tông Tây Tạng. Hôm qua nhà cháu có lần giở lại sách thấy không phải mà là đúng như nhà quan anh hoặc quan đã viết ở trên : " Nếu người thân hoặc bạn bè mở công ty buôn bán tiền tệ cổ phiếu thì nên tặng cho bạn một biểu tượng “giận dữ”, theo truyền thuyết, rồng sinh chín con đều không thành rồng, nhưng đều có biệt tài, trong đó một kẻ biệt danh là “giận dữ”, thích giết chóc, có tài xuất chúng về đánh bạc, vì vậy, những kẻ máu mê cờ bạc thường đeo trong người để cầu mong hốt bạc, hoặc bày trong nhà biểu tượng này, nếu bạn của bạn ham đánh bạc hoặc làm nghề đầu tư tiền tệ như cổ phiếu, buôn bán ngoại tệ thì nên tặng vật này. Vì “giận dữ” hiếu sát nên thường mang theo gươm đao, con thú được vẽ trên gươm đao không phải là “rồng” quen thuộc, mà là con thú nhe nanh trợn mắt, trông rất dễ sợ." Nhà cháu góp ý như vầy như vầy : - một là : Quan anh chị muốn thu hồi tài lộc vừa bị mất gì gì đó ..... chắc lại là trứng khoán hay buôn vàng trên mạng hay đầu cơ sắt thép phải không. Quan anh chị ôi. Tôi muốn nói là năm nay vận giời không thuận cho nền kinh tế nói chung. Nên cả nước thất thoát. Toàn cầu mất mát. Qua đây nhà cháu tỏ lòng khâm phục sự dự đoán của đại quanh Thiên Sứ trong dự báo năm 2008. Phải nói là quá tài. Trong bao nhiêu cái dự báo từ Tây sang Đông của các nhà tiên tri trên toàn thế giới chả thấy cụ nào dự báo cái hủng hoảng này tứ đầu năm cả. Bởi vậy gia đình quan anh chị có vướng mắc thì cũng hoàn cảnh chung thôi - buồn tí ti. Người còn thì của còn quan anh chị ợ. May mà mất tiền đấy..... Ở đời quí nhất là sinh mệnh con người. Của cải vật chất là phù du - đời đi qua mấy tẹo. Đồng hào lúc này ở túi nhà cháu tí nữa sang túi quan anh chị đó là chân lý. Chứ không đồng hào nào cứ lọt vào túi mình là nằm im lại không vận động thế hóa là ... bế khí nặng ( nói theo phong thủy học). Hay như ăn rồi .... táo bón ( nói theo sinh lý học). Nói tóm lại ý của một là : đừng rầu ruột làm gì. - hai là : Đừng sốt ruột nóng nảy cầu tài. Dục tốc thì bất đạt. Có những lúc quan anh chị muốn " cướp " của người ta về bù lỗ lã nữa kia. ........... Ô thôi chết - nhà cháu nói không phải hả.??? Hình tượng giận giữ mà quan anh chị định thỉnh về cầu tài là dành cho quân cờ bạc - Thì đới quan anh chị đọc lại có phải ko nào ? Quan anh chị viết không phải nhà cháu nhe. Sách viết : "Giận dữ" dùng cho người chơi trứng khoán ........ là rất chí văn lý. Vì trứng khoán là một dạng cờ bạc. Cờ bạc cao cấp và hợp pháp thôi. Ngày xưa làm gì có trứng với cả trái. " Giận dữ " xưa truyền là hợp với dân cờ bạc. Ngày nay thày pháp vận dụng tính chất đó cho trứng khoán - vì nó có tính chất gần tương tự. Nhà cháu nói thí chắc quan anh chị hiểu. Mà của cờ bạc thì để ngoài sân - của phù vân thì để ngoài ngõ. Nói thế chắc quan anh chị lại quá hiểu. Cầu tài mà chơi cái món đó thì Nhà cháu nói chó mà biết : Bạo phát bạo tàn đấy. Nó cũng giống như huyền thuật pháp : Có người tu phép theo Phật - Người tu theo Thánh - người tu theo tà ma quỉ quái. Luyện Thiên Linh Cái hay Ma xó là phép thuật dùng bào thai và đầu lâu ngườii bị sét đánh chết mà luyện bùa. Phép thì có đấy nhưng mà là tà đạo. - ba là : Nghề nào thần tài đấy. Nếu quan anh chị không cờ bạc đề đóm mà dùng hình tượng "giận dữ" chả khác nào thầy lang thờ thần Bạch Mi. Quan anh chị biết thần Bạch Mi không ? là vị thần tài của gái nhà thổ hay còn gọi là gái điếm hay còn gọi nữa là cave. Quê cháu nó gọi con phò con bớp .....hãi vãi ra. Hay là thợ mộc thợ xây đi thờ thần Lưu Linh. Trong khi phải thờ Lỗ Ban tổ sư mới phải. Nhà cháu thờ Lưu Linh thần tỉu. Mỗi khi cháu khời lò nấu vài nồi riệu. Khấn Ngài phù hộ độ trì - gớm riệu được nước lắm. Đến nồi bỗng cũng ngon lạ là. Trong khi "giận dữ" là vật hiếu sát .......nói vậy quan anh chị cũng hiểu . Nhà cháu chạy ra ngoài làm tí cay cay cho nó có hứng tí về nói tiếp nhớ ....
-
Ong xây "tượng phật" trên mái đền Tổ ong nằm ở một góc khuất của mái đền (Ảnh: Postbulletin). (Dân trí) - Cộng đồng phật giáo Campuchia tại Mỹ cho rằng điều kỳ diệu đang xảy ra tại một ngôi đền ở thành phố Rochester sau khi người ta phát hiện ra khối hình giống tượng đức Phật đang ngồi được ong “bí mật” xây trên nóc đền. Vào tuần trước, trong khi đang tổ chức nghi lễ trao áo cà sa mới cho các nhà sư, người ta phát hiện ra tổ ong vò vẽ nằm trên một góc khuất của mái chìa ở lối đi vào đại sảnh của ngôi đền. “Mọi người hôm đó đã đổ xô đi xem tổ ong”, Sokunthea Thun, một nhà sư 35 tuổi cho biết. Tổ ong trông giống hình đức Phật đang ngôi. Những người cao tuổi tại cộng đồng người Campuchia nói rằng họ chưa bao giờ được chứng kiến hiện tượng lạ này trong đời. Ông Voeun Sor, 70 tuổi, người đã sống tại Rochester 20 năm nay, cho rằng tổ ong như đang nói với mọi người hãy tìm kiếm sự thanh bình trong cuộc đời. Nhà côn trùng học Robert Jeanne đến từ đại học Wisconsin-Madison cho biết khối hình giống đức Phật này được ghép từ 4 tổ ong khác nhau và được xây trong vòng 2-4 năm. Người ta có thể khẳng định ong vò vẽ giấy chính là "tác giả" của "kiệt tác" này qua vị trí của tổ ong. Tổ ong có ý nghĩa quan trọng trong Phật giáo của người Campuchia. Các ngôi đền Phật giáo ở Campuchia đều có các tháp được trang trí theo hình tổ ong. Điều ngẫu nhiên là tại ngôi đền ở thành phố Rochester, Mỹ cũng có một bức tranh sặc sỡ về tổ ong. Đàm Loan Theo Postbulletin TNM Theo Dân trí tiếp " Tổ ong có ý nghĩa quan trọng trong Phật giáo của người Campuchia. Các ngôi đền Phật giáo ở Campuchia đều có các tháp được trang trí theo hình tổ ong. " Đới - các quan bác thấy chưa.! Quý hóa lắm !!!
-
Alố A lồ ! Thưa các quan bác quan anh. Nhà cháu giơ tay xin phép có ý kiến. Vòng vo tam quốc một tí : Trong cuộc sống này quá - hiện và vị lai đã có rất nhiều biểu hiện không bình thường của loài sinh vật được cho như là một điềm báo trước cho một sự kiện một hiện tượng một việc sẽ - sắp xảy ra. Bởi sự từng trải và nếm đủ mùi - Nên các cụ ta đã đúc kết thành những kinh nghiệm rất hay để : dự báo thời tiết thiên tai địch hoạ hay sự việc trong cuộc sống qua những biểu hiện đó. Rất đáng quan tâm học hỏi. Tại sao - bởi nó đã đúng. Hôm trước nhà cháu có đọc một bài viết ngắn của quan bác nào đó trên diễn đàn này ( nhà cháu đãng trí không nhớ tên – các đại quan bỏ quá ) giải thích về việc “ Mèo đến nhà thì khó - Chó đến nhà thì giàu”. Rất là chí phải. Từ đó nhà cháu mới lọ mọ để ý thì ra có rất nhiều cái gọi là hiện tượng thiên nhiên thú vị nữa mà phải chăng cũng xuất phát từ sự tương tác của vật phẩm trong vũ trụ này thông qua môi trường khí mà ra. ( Sơn khí thủy … là kiến thức học từ lớp phong thủy lạc việt đây. Các qúy thầy cho quý em đây vận dụng nhớ . Nhà em học dốt nhất lớp nhưng cũng được cái thông minh vặt. Hề hề ) Thật ra thì giời đất này hay nói cho khoa học tí ti là vũ trụ - thiên nhiên ưu đãi ban cho mọi vật loài những năng lực có tính công bằng nhất định. Con người thường tự hào là chúa tể muôn loài. Đúng là được cái trí và cái chí. Nhưng ko phải là tất cả “Đầu óc ngu si - tứ chi phát triển” không nói theo nghĩa bóng mang hàm ý riễu cợt đời. Thì nghĩa đen có thể vận dụng : Loài người có bộ não thông minh lên tứ chi teo - loài vật đầu óc ngu hơn lên tứ chi to và béo. Và tứ chi ở đây không phải là 4 cẳng hay 2 chân 2 tay hay là tám cẳng hai càng mà là năng lực vận động – năng lực giác quan và năng lực cảm ứng. Tỉ như con chó nó cái mũi thính gấp hàng nghìn lần con người. Râu của con mèo cũng thế. Rồi con dơi bị loạn thị không biết đeo kính nhưng chức năng phát sóng ra đa để định hướng rất tuyệt diệu. Rồi Kíên- Ếch nhái - đỉa … Trong 12 con giáp cũng thế. Như con rắn con rồng thì ko nói rồi dưng con chuột – con chó nếu mà bỏ nó xuống nước là nó tự bơi tòm tõm qua mương qua ao ấy thế mà nó có học bơi ngày nào đâu - mà lâu nay có thấy ai đâu mở lớp dạy bơi cho chuột chó. Biết được điều này nhiều người thông minh đã học loài vật mà sinh ra sáng kiến. Tỉ như nghĩ ra cái tàu bay là học con chim. Nghĩ ra cái ra đa là học con dơi. Tìm ra thuốc áp pê rin là học con khỉ…. nhều lắm kể ra không xuể. Ở quê nhà cháu có cái đài Khí tượng thủy văn Phủ liễn nằm trên đỉnh đồi Thiên Văn. Đây là một đài có tiếng ở miền Bắc. Hồi nhỏ chúng cháu hay dẫn nhau lên đài xem con đỉa. Vâng con đỉa to lắm các cán bộ ở đây nói là dùng nó để dự báo thời tiết. Mỗi khi sắp có mưa nắng gì đó thì nó đều có biều hiện báo trước. Còn có con ếch nữa cũng vậy. Chắc là bây giờ họ không dùng mấy con ấy nữa lên dự báo thời tiết vừa rồi mấy sai mấy quả liền bị thủ tướng khiển trách toàn bộ. Đấy như cái vụ sóng thần ở Sumatra + Phuket. Các loài vật gào rống và bỏ chạy từ trước đó nhiều giờ . Hay vụ động đất Tứ xuyên chuột chạy cả bầy trên phố. Chạy đâu không biết mà cấm con chuột nào chết - chỉ thấy toàn người chết. Đấy có bài báo nào đăng bao niêu chupột chết đâu nào. Tài thế cơ chứ. :( Bởi vậy con người đừng có chủ quan khinh địch. Cái gì cũng có lý do của nó cả chẳng phải vô tình. Chỉ có không biết và không thèm biết là toi mà thôi. Các cụ xưa thì dạy nào : Gặp chim sa cá nhẩy là điềm ko tốt – Chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay cao thì nắng bay vừa thì râm - Mèo đến thì khó chó đến thì giàu - Giời mưa con mối bay ra thì sắp tạnh – Cú rúc ban đêm báo điềm chết chóc - Chuột chù rúc báo phát tài - kiến dời tổ báo trời mưa gió – Chim khách kêu trước cửa là sắp có khách từ phương xa đến - Gà mái gáy có điềm lạ - Ong chim làm tổ trong nhà là phát tài lộc gặp may mắn - Chuột và mối làm tổ trong nhà là xúi quẩy - chuột cắn rách quần áo cũng xúi dễ gặp tai nạn. …. Cũng nhều lắm chưa nhớ ra kịp. Những đìêu này đã có những xác định. Thấy cũng đúng lắm. Cái gì cũng có lý do và cớ sao chứ. Không lại vô cớ….. Đi xâu vào quần….. chúng nhân dân. Tìm hiểu cái mông …. Cái mênh cái nông ….. cái sâu của nó. Đứng trên ……….hai chân quan điểm nhà cháu cho rằng : Loài động vật ngu hơn người có một loại an ten tốt hơn con người. Tuỳ theo tính năng chung và riêng mạnh và yếu chúng thu nhận những tín hiệu của trường khí truyền trong không gian khác nhau. Trong các trường hợp nguy cơ bất bình thường nhẹ là trở giời trái gió nặng là động đất sóng thần của thiên nhiên vũ trụ thậm chí cả chiến tranh chủ động của loài người thì ngay từ tiền thân sự việc đó đã phát ra những xung động hoặc những yếu tố cấu thành nên hiện tượng đó trong quá trình giao hợp để hình thành lên sự việc đó tự phát ra những trường khí nào đó. Và an ten của con vật thu được. - Có những loài thì an ten đang năng và có những loài thì : hoặc chỉ thu được những tín hiệu tốt lành ( như con chó nhận thấy nơi – vùng có trường khí tốt phát đạt ) – hoặc chỉ thu được những tín hiệu xấu ( ví như con cú ngủi thấy mùi xác chết tử thi để mà cú rúc ) Phản ứng trước các hiện tượng đó chúng biểu hiện : - Với sự kiện tốt đẹp và hấp dẫn hay có lợi cho chúng và “ bạn” thì tích cực - không sợ hãi - thậm chí còn vẫy đuôi quấn quít vui mừng . Với những sự kiện mang tính nguy hại thì hoảng sợ tháo chạy hoặc hành vi rất kỳ quái như cào cấu cắn xé kêu gào .. vv Nói chung là rất nhiều kiểu tuỳ thuộc vào năng lực cá nhân của chúng. - Trước các biểu hiện như vậy có một cách nhận định - vâng một cách thôi và đánh giá là phải căn cứ vào bản thân đối tượng – nghĩa là con vật đó với bản chất tích cực và tiêu cực theo quan điểm sống của con người. Xin nhấn mạnh là theo quan điểm sống của con người. ( Nói trắng phớ ra trong tự nhiên xấu tốt lẫn lộn chả rạch ròi và đều là tương đối. Với con người nói chung thì cái gì có lợi cho mình là tốt còn hại cho mình là xấu. Hành vi của con cọp khi xông vào làng bắt mấy mạng người ăn thịt là xấu xa hung ác. Trong khi con người sát hại mọi loài làm thức ăn thực phẩm nhậu nhẹt tưng bừng khói lửa là tốt. Rất tốt là đằng khác nếu cấp dưới thịt đứt một con Tê giác để cắt cặp sừng trị giá hàng tỉ đồng biếu cấp trên giả tỉ .) Bởi vậy trận mưa lụt Hà nội mấy mét vừa qua với con người là tệ hại nhưng lại rất tốt với một số loài sinh động vật như cá như tôm như giun như lươn chẳng hạn. Nghĩa là phải nhận định đối tượng đó có tính tốt xấu không nào. Biểu hiện của đối tượng đó ra làm sao từ đó suy ra ….. Nói như một ví dụ : Chẳng hạn khu xóm nhà ta ở gần đây có một gia đình vừa dọn tới thấy khách nhà họ toàn đi xe xịn tài tử giai nhân dập dìu ra vào thì đó chắc là một đại gia hay một diễn viên tên tuổi nào đó – Hãy nghiên kíu xem mà mở cái quán bán chè chát với riệu tây có khi phát tài. Ngược lại thấy toàn bọn gày gò xanh lét mắt nhấp nha nhấp nháy thậm thụt qua lại. Cửa nhà lại luôn đóng im ỉm thì đó có thể là một ổ cờ bạc xì ke ma tuý đích thực – Hãy tổ chức lại an ninh khu vực đề phòng xe pháo và vật dụng dễ “bay hơi” có ngày nếu sơ ý. Hay như câu mèo đến thì khó chó đến thì sang. Cũng hiểu như thế. Nói về con chó nó là con vật biểu hiện cho sự cát tường và linh Khuyển mã chi tình. Đấy là cái Đức của nó. Ngược lại con mèo là vật xui xẻo ma quái. Làng quê Bắc xưa nhiều nơi nhà nhà có cặp chó đá trước cổng để bảo hộ.Chứ có thấy mèo đá bao giờ đâu. Mèo hay đi với ma. Chuyện cổ tích phương Tây hay gặp cảnh mụ phù thủy có một con mèo mắt xanh lè mặt mày gớm ghiếc. Mèo già hoá cáo bỏ nhà đi hoang làm bạn với một lũ đầu trâu mặt ngựa bắt gà bắt qué nhà hàng xóm mà xơi. Rất chi là lắm tật. Từ đó sinh ra con chó rất có cảm tình với với trường khí tốt. Và con mèo rất có duyên với trường khí xâu. Nó hợp nhau. Bởi vậy chỗ nào linh khí lành chó hay tìm đến hay nằm đó. Chỗ nào khí xấu mèo hay quyện và thích đến. Truyện xưa kể rằng : Trần Triều hiển thánh Hưng Đạo Đại Vương xưa về xứ Kiếp Bạc Chí Linh lập thôn ấp. Ban đầu gia trang của Ngài ở trong núi kia. Ngài có nuôi 1 con chó cái cực khôn bỗng một hôm bỏ đi đâu mất mấy ngày. Cả gia trang đổ xô đi tìm mà không thấy. Vài ngày sau con chó tìm về quấn quít một hồi rồi bỏ đi tiếp. Thấy nó có ý như dẫn di đâu đó Ngài bèn cho người theo. Con chó đi ra phía bụi lau giáp bờ sông và chui vào đó. Tìm vào thấy một ổ chó có mấy con chó con sủa ư ử . Mọi người ra ý bắt ổ chó về nhưng con chó mẹ phản ứng dữ dội không chịu. Nghe vậy Hưng Đạo Vương đích thân tới xem sao. Khi tới nơi con chó làm ổ - Ngài nhìn xung quanh thấy quang cảnh hữu tình và phong thủy rất đẹp. Trước mặt là sông : Minh đường khoáng đạt. Hai bên và sau lưng có núi non như thế tựa sơn Long Hổ triều viên . Xa xa các rặng núi như bờ thành bao che rất kín đáo. Đứng tại đây lại quan sát được cả vùng rất lợi thế. Bèn truyền lệnh rời gia trang ra vị trí đó. Nơi đó sau là đại bản doanh của Ngài trong 2 lần đánh tan quân Nguyên Mông - là nơi chứng kiến nhiều trận đánh nổi tiếng - có nhiều địa danh gắn liền với chiến tích và sự tích về Ngài. Ngày nay nơi này là một địa danh du lịch tâm linh nổi tiếng của cả nước. Đó chính là đền Kiếp Bạc nơi hương khói thờ phụng Ngài hơn 700 năm qua. Mảnh đất đền toạ chính là khuôn viên nhà Ngài ngày trước. Chính nơi mẹ con con chó quí làm ổ thủa nào. Không lành là cái gì ??? Vòng vo mãi rồi giờ trở lại chuyện ong buớm : Điều một nhớn / Xác định ong là đối tượng gì - như thế nào - ra sao - ảnh hưởng. - một nhỏ : Ong là đối tượng có nhân thân tốt. Bản thân là loài cần cù chịu khó hay lam hay làm. Đến con người còn ví : “ Những nàng thắt đáy lưng ong - đã giỏi chiều chồng lại khéo nuôi con” ( chiều làng chiều chiều đảo ra chợ mua cho chồng đĩa lòng lợn với cút riệu nhâm nhi - chứ không phải chiều ấy …. đâu mà tưởng bở. Nó đốt cho một phát có mà sưng tếu cả mặt này) – các bác xem tướng nhớ cái khoản này nhá. Những người thắt đáy lưng ong rất hững hờ với cái khoản “tình cốc là tình tình cốc” Nhưng lại là một quả bom xăng đấy. - hai nhỏ : Ong là loài thông minh sáng tạo bằng chứng là tổ chức chính quyền rất qui củ phân công công tác chuyên môn rõ ràng và khoa học. Tính đoàn kết cao. Sống đạo lý có trên có duới có trước có sau. Không lộn xộn. - ba nhỏ : Ong rất hiền không phá ai. Dưng ai trêu ong thì liệu chừng. - bốn nhỏ : Rất quân tử đánh một phát chết lìên không lằng nhằng lựu đạn. Bằng chứng là con ong nào sau khi đốt xong đều là thương pghế binh hoặt tử sỹ ngay sau đó. - năm nhỏ :Sản phẩm do ong lao động làm ra rất có ích với con người như Mật ong bao nhiêu điều ca tụng - Sữa ong chúa quá tuyệt vời - Phấn hoa rất tốt – Sáp ong làm thuốc hay còn làm nến đốt thì rất sáng như đèn điện – Đến cả tàng ong ( tổ ongt ) còn dùng làm thuốc chữa nhọt độc. Nọc ong làm thuốc chữa bệnh cho người – Con ong non bỏ vào bơ mà rang …. Thôi sì – tóp nói đến đây nuớc bọt chẩy ra đầy miệng . Tàn nhẫn tàn nhẫn quá. - sáu nhỏ : Là bác sĩ sản phụ khoa khéo tay. Bởi không có chân ong bám phấn thụ cho nhụy hoa thì “ bông xanh bông chín rồi lại vàng bông ngay” lấy đâu mà đậu quả. Đấy là ong mật ong ruồi … tuy nhiên có vài loài ong không mật như vò vẽ ong đất … rất hung dữ. Buồn buồn ngứa nọc chích chơi cũng teo vài quả muớp nặng thì đốt vài phát chết cả con trâu mộng . Rất nguy hiểm. Tuy còn có vài nhược điểm ( chó còn có dại người còn có điên kia mà ) Dưng căn cứ vào các điều sơ sơ như đã nêu ở trên. Tạm kết luận ong là con vật mang biểu tính cát tường - điềm lành. Điều hai nhớn / Năng lực cảm ứng của ong và sự hình thành tổ có ý nghĩa : Từ trước đến nay đã có nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về đời sống của loài ong. Kết quả thường phục vụ cho nghiêm cứu môi trường sinh thái và sinh học nói chung ngoà ra còn phục vụ cho nghề nuôi ong lấy mật ờ nuớc ta. Gần đây tiến sĩ xích khầu học Tầm Nhìn Mới có một đề tài nghiên cứu về Năng lực cảm ứng cá nhân của ong trong việc chọn lựa môi rường sống và hoà nhập xã hội. Oách chưa ! Nói cho các quan bác vui lây một tí í mà. Ong có một khả năng nhớ và định vị rất tốt. Có những con ong mật đi xa hàng cây số cho đến gần chục cây lô mếch tìm hoa lấy mật mà vẫn nhớ đường về đúng tổ. - Nhớ là đúng tổ nhá. Giống ong dù cùng loài nhưng đi nhầm tổ là bỏ xác liền. Thấy con lạ đến là bọn chủ nhà nó bụp ngay vì chúng sợ là gián điệp hay reo rắc bệnh truyền nhiễm cho đồng bọn của chúng cùng tổ. Kinh chưa. Tổ của loài ong mật thường được chọn ở nơi có vi khí hậu ấm mát. Kín gíó nhưng phải thoáng đãng và sạch sẽ. Tại châu á nhất là đông bắc á nếu trên môt thân cây hay lùm cây có ong làm tổ hiếm khi ong chọn vị trí về phía Đông Bắc nơi đầu sóng ngọn gió khi có gió mùa từ xa mạc xibiri thổi về vào mùa đông lạnh lùng buốt giá. Tổ của ong cũng chẳng mấy khi phơi trực diện ra ngoài nắng nóng. Bởi nắng quá mật chảy hết thì chết. Vả lại ong non biến thành ong rang luôn thì toi đời ong. Hoặc có xảy ra thì trước đó và trên đó phải có vật cản nhất định. Bởi vậy nhận định của đại quan Thiên Sứ là có lý về khả năng trời đổ lạnh hơn bình thường cho cả bình diện hay ít nhất là ở vùng tiểu vi đó. Còn đây là nhận định của Tầm Nhìn Mới chuẩn bị cũ này : Ong là cát tường - " Đất lành chim đậu - Khí thịnh chó tìm - ong khôn tìm chỗ tốt ". Gia đình ông chủ nhà có ong vào làm tốt sắp buớc qua một vận tốt. Giả tỉ nhà có người ốm nặng sẽ khỏi. Giả tỉ đang nợ đọng sẽ có nguồn giải toả. Hay sẽ trúng mánh gì đó. Tỉ như giá lạnh quá rau nhà hàng xóm chết tiệt. Dưng vườn rau nhà ông cứ tốt bừng bừng- cũng hốt bạc. Nếu có biểu hiện ong cư ngụ rộng rãi tiếp như thế ở một số hộ thì vùng này sắp phát tích gì đó. Chẳng hạn trồi lên một mỏ quặng hay phát hiện ra sâm Ngọc linh trong vuờn. Nhưng sẽ có một số người có hiện tượng lạ hay bệnh lạ thiên về thần kinh chập cheng bởi cường độ của xung khí lực tuy lành nhưng phát tiết mạnh quá . Tỉ như đi hát karaoke mở nhạc to thì khoái tai người ca nhưng nhức nhĩ nhà hàng xóm. Hay tỉ như đi đường xa về nóng bức nhấm nháp li nuớc đá thì ngon và tỉnh người chứ ực một phát vài li thì lại dễ bị viêm họng hay trúng thử. Cái dù tốt mà cường độ mạnh quá cũng nguy. Không dì bằng mưa dầm thấm lâu. Bói toán có câu bạo phát bạo tàn là vậy. Muời một cái tổ ong nằm tạo thành thế chứ không phải vô tình. Người thành tâm hay có năng lực cảm ứng. Chay tịnh 3 ngày xả tâm thanh lọc. Ngửa cổ nhìn vào cụm tổ đó lúc chính Ngọ đến khi thấy 11 điểm đó tự nối với nhau thành một con chữ có thể chữ việt hoặc chữ nho. Nói cho tôi chữ gì tôi sẽ nói cho nó là sao. Đấy là Thánh bảo nhá. Tin hay không thì tuỳ nhưng cấm đươc báng bổ nhớ - Có người bảo với tôi ( Tầm Nhìn Mới ) là như vậy. Nếu là chữ lành mang nghĩa phúc thọ thì vùng này có ai ốm đau lâu ngày khó khỏi. Chịu khó qua nhà gia chủ xin đại miếng nước hay miếng gì ăn được mà ăn. Phải là tay gia chủ cho mới được. Về nhà sẽ gặp thày hợp thuốc mà khỏi bệnh. Ong đến làm tổ trong nhà tài lộc có nhưng không nhiều nhưng được cái phước lành. Qúy lắm. Đừng có dại mà phá đi hay tham tí mật mà đốt nó. Tai hại tai hại to. Các quan bác xem cái tổ này có óng đẹp không. Muớt như … nói xin nỗi như hông con gái 18. Ấy - cả hai thứ đó đừng dại vô phép mà sờ mó vào : là nó đốt cho tái người hay là ăn cái bạt tai méo mặt. Lâu lắm mấy được gặp các quan bác đây - nên hơi nhều chuyện. Thôi thì như mua vui một vài trống canh. Có gì khí không phải mong các quan bác quan anh thương tình bỏ quá. Bái bai. Nhà cháu lại nhà. Tầm Nhìn hơi cu cũ
-
Ây dà. Quan bác lại lạc bước vào xóm quán trà chát trao đổi học thật rồi. Quán hỏi đáp tư vấn ở dưới kia cơ mà. Có thể quan bác khiêm tốn ảo. Nên hỏi để thử tài bà con cô bác. :( :rolleyes: <_< Nhưng nói thì cứ nói, ngại chi ba cái lẻ tẻ ! hỉ? : Rõ đây là trường phái "Phong thủy Phật giáo" rồi. Mang tính tâm linh thần bí hơn là khoa học Hình tượng vị thần Giận dữ của bác chính là các vị Phẫn nộ, Thịnh nộ trong Mật tông Tây Tạng . Đây theo tôi là một tượng trong hệ thống Mật giáo. Các pháp khí theo tượng, thể hiện đúng kiểu dạng đặc trưng của Mật giáo. Giá trị như thế nào. Quan bác xem kỹ về Mật tông để biết rõ. Khả năng tượng này sử dụng vào gia thất để mang tính trấn yểm, phù phép. Láo nháo là láo nháo ơi. he hé. ...... hi hí. Chào thân ái và quyết thắng....
-
Dựa ý kiến đại quan Thiên sứ nhận xét : ông đầu rau xấu quá. Nhà cháu xin phép nhanh nhảu tí tẹo : Mấy ông thiết kế hay thật. Ai lại chơi ngay cái phòng Vờ vờ cờ kế cửa ra vào. Lại được hai cái cửa phòng nghỉ thọi thẳng vào nhau trong cái hốc hõm hòm hom. Hãm quá. Cửa trước cửa sau cứ thống thống ý. Trong khi các cửa phòng nghỉ cứ giấu mặt vào nách. Chửa biết cái hành lang trước cửa nó ăn như thế nào nữa. Dưng ở nhà này phải sửa rồi.
-
TẠI SAO THỦY TINH THẮNG SƠN TINH? ( thư gửi em giai Sài Gòong) Chú yêu quí của các anh chị !Anh chị và gia đình rất cảm kích trước thư gửi thăm và Hướng về Hà nội mấy ngày ngập lụt vừa qua của chú : Hướng về Hà nộiHà Nội ơi, hướng về thành phố xa xôi Nước giờ dâng khắp nơi nơi, trong nhà ngoài ngõ như khơi. Hà Nội ơi, phố phường trong sóng chơi vơi Trên đường bao chiếc xe hơi, nước dâng (đành) bỏ đó đi về Một ngày đầu đông linh tám (2008 ) Mưa trút tơi bời, mịt mờ trên đường phố Và rồi trận mưa không ngớt Ninh bình, Hà Nam … nước dâng ngập khắp quê ta. Hà Nội ơi, khắp vùng là ánh gương soi, Kết bè thay cái xe hơi, ai mà không có phải ....bơi Hà Nội ơi, cá đỉa bơi khắp nơi nơi Vác lờ đơm đó chơi chơi Kiếm dăm cân cá … chiên giòn Một ngày thèm rau xanh quá Cải bắp, su hào, cà chua và rau muống Và rồi hàng rau không bán Có may mà mua : 30 nghìn một mớ con con Hà Nội ơi, bao người mỏi mắt trông mong, Liệu rằng mưa nữa hay không, nước ngập nhanh rút xuống sông. Hà Nội ơi, những chiều nước cứ dâng khơi Bao người lặng lẽ đang bơi. Biết bao là nhớ tơi bời ... Nhân đây anh chả biết nói gì hơn phúc đáp lại chú bài : Hà nội Mùa những cơn mưa có cả đường dẫn vào nhạc và lời để chú nắm thêm tình hình Hà Nội mùa những cơn mưa Hà Nội mùa này phố cũng như sông Cái rét đầu đông, chân em run ngâm trong nước lạnh Hoa sữa thôi rơi, em tôi bơi cả chiều trên phố Đường Cổ Ngư xưa, ngập tràn nước sông Hồng... Hà Nội mùa này chiều không có nắng Phố vắng nước lên thành con sông Quán cóc nước dâng ngập qua mông Hồ Tây, giờ không thấy bờ... Hà Nội mùa này lòng bao đau đớn Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay Cho đến đêm qua lạnh đôi chân Giờ đây, lạnh luôn toàn thân. Hà Nội mùa này phố cũng như sông Cái rét đầu đông, chân em thâm vì ngâm nước lạnh Hoa sữa thôi rơi, em tôi bơi cả chiều trên phố Đường Cổ Ngư xưa, ngập tràn nước sông Hồng... Hà nội mùa này người đi đơm cá Phố vắng nước lên thành con sông Quán cóc nước dâng ngập qua mông Hồ Tây, tràn ra Mỹ Đình Hà Nội mùa này lòng bao đau đớn Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay Cho đến đêm qua lạnh đôi chân Giờ đây, lạnh luôn toàn thân ---------------- http://cuoi.hoibi.net/clip-hai/nhac-che-vu...ng-con-mua.html Tình hình chung là vậy. Mấy ngày nay đài báo đưa tin nhiều chắc chú có theo dõi. Về nhà ta mọi người đều bình an. Nhưng có thiệt hại ít nhiều về cây giồng vật nuôi. Hôm ở dưới Hải Phòng nghe anh Cả điện về báo tin. Anh chạy vội lên. Đến cầu Chương Dương phải nhẩy xuống bơi mấy cây số vào nhà anh Cả. Cũng may là anh sức còn tốt. Và tài bơi của anh thì chú biết rồi. Xơ xác chú ạ. Cái gì cũng có lý do và cớ sao phải không chú. Anh không biết nói gì hơn. Đành để mai anh gửi bài Tại sao Thủy tinh thắng Sơn Tinh của anh Cả cho chú xem nhớ. Anh tạm dừng bút đây. Nghỉ sớm để phục hồi công lực sau mấy ngày mưa gió. Mai phải ra đồng nữa Mấy lại ngồi viết thư cho chú phải đốt cả bó nến làm mắt anh toét nhoè. Khổ cái thân anh. Thế nhớ.
-
Cám ơn sự quan tâm đến gia cảnh chúng cháu của các đại quan. Nhà cháu xin phép tranh thủ lúc vợ vắng nhà biên tiếp cái thư cho thằng chú em. " .... Chú ợ ! Vì ở xa việc nhà không tường. như đã hứa nay anh chép mẩu chuyện của anh Cả lưu hành nội bộ cho chú đọc chơi gọi là giải khuây lúc chột dạ nhớ nhà - nhớ. TẠI SAO THỦY TINH LẠI THẮNG ĐƯỢC SƠN TINH Tác giả : Nguyễn Bình - Cả Toét Chuyện lại kể rằng: Từ khi Sơn tinh lấy được công chúa con Vua Hùng, Thủy Tinh năm nào cũng dâng nước đế gây chiến với Sơn Tinh, đã qua mấy muơi vạn trận liền mà tuyền bị thất bại đau sót. Một hôm, đang ngồi uống riệu pha nước sông Hồng, mặt mày ủ ê rầu rĩ . Cá Trê từ ngoài trườn vào thầm thì to nhỏ : “Đại Ca ! Xét một cách toàn diện thì Tản Viên Sơn Thánh có những biệt tài hơn đại ca nhất định. Và lại ông ta được Quốc Vương ưu ái ngay từ khi chào thầu sính lễ thách cưới công chúa . Bằng chứng là các lễ vật : Voi chín ngà, gà chín cựa , ngựa chín hồng mao tuyền các thứ trên rừng, trên bờ chứ có thứ nào là sản vật dưới nước đâu. Thế mà đại ca không tỉnh táo, lại cố cái dự thầu để thất bại thảm hại. Thế gian thiếu gì người đẹp cho đại ca chọn là vợ. Chi bằng lúc đó đại ca nhường một bước, kết nghĩa chi giao với Sơn Thánh, coi như Thuỷ Thổ giao hoà để trăm họ được nhờ vả . Khi đó danh tiếng nghĩa hiệp đại ca được muôn dân ca tụng biết đâu Quốc Vương tuy hết con còn cháu , Ngài sẽ tìm vài cô xinh đẹp mà cưới gả cho Đại ca cũng nên . Thôi giờ buồn làm gì cho nó nẫu ruột ” . Thuỷ tinh nghe vậy, mắt mũi trợn ngược, thủy khí bốc lên ùn ùn, bèn đập bùn hét lớn : - Láo ! láo quá ! Xưa nay làm gì có Thủy Thổ giao hoà mà theo thuyết Ngũ Hành chỉ có tương khắc . Hắn mạnh hơn ta thì hắn chặn ta lại, dập vùi ta tung toé . Ta mạnh hơn hắn thì tất cả thành bùn tuốt,từ bùn đặc đến bùn sệt và cả bùn loảng nữa, hiểu chửa? . Thuỷ tinh với Sơn Tinh chỉ có giao chiến chứ không có giao hoà. Nhà ngươi học được cái lý lẽ ở đâu mà dám nói với ta như vậy ?. Rồi bèn tiện tay cầm cút riệu bằng chai cocacola, nện môt phát vào đầu cá Trê khiến nó xẹp lép xuống ( mở ngoặc nói thêm là cá trê ngày xưa đầu tròn như cái ống bương kia. Từ ngày bị Thủy Tinh đập một phát may mà không chết tươi , nhưng cái đầu xẹp lép cho đến tận ngày nay - Sự tích cái đầu bẹp của cá trê ) Choáng quá, lau vội mấy đám máu đầu, cá trê lắp bắp thưa : - Đại ca cứ lại nóng giận rồi. Ý tiểu đệ muốn nói là thắng thua mới mấy mươi vạn hiệp thì cũng thường thôi. Cờ bạc ăn nhau về gà gáy. Đại ca có tức, có bực mà dùng riệu giải sầu thì chỉ thêm đau rức dạ dày, chứ ích gì. Bằng chi ta tính kế lâu dài , lâu dài ….hụ hụ - Ý gì nhà người nói mau. Không ta gọi chúng cho ngươi vào nồi lẩu củ chuối bây giờ . - Đại ca phải rất chi là bình văn tĩnh nghe tiểu đệ trình bày cho ngọn ngành và gốc rễ vấn đề. Tuy có trái tai nghịch nhĩ, dưng đó hiện thực khách quan, là biện chứng duy vật, không thể chối cãi. Đại ca muốn phục hận thì phải luôn luôn lắng nghe và luôn luôn thấu hiểu. Rồi chịu khó mà bày mưu tính kế chứ, cái gì cũng sồn sồn lên như vậy thì hỏng hết cả bánh kẹo. - ...... Bấy giờ cá Trê lấy thế đủng đỉnh, vuốt râu mà nói tiếp : - E hèm ! Đại ca tất biết ! Dịch nói : Thiên nhất sinh thủy - thế là nhất rồi. Đệ tử nói không phải quảng cáo chứ nước là một phần tất yếu của sự sống. Đến 70% cơ thể con người ta là nước. Không gì mềm mại dịu dàng nhu nhuyễn như nước. Hỏi rằng trên mặt đất này không có nước làm gì có cây xanh và hoa lá tồn tại . Đến bia, riệu đại ca uống hàng ngày không có nước lấy gì mà nấu thành, có mà nhại mạch sống - huống chi vạn vật . Xa mạc hoang vu cũng chỉ không có nước mà sinh ra nỗi. Đấy là nước hiền nước có ích. Và cũng không gì hung hãn như nước. Đại ca thấy sóng thần ở Sumatra rồi đấy. Rồi chiến trận lũ quét hàng năm của cánh ta. Vân vân và vân vân … ối thằng hãi. Đấy là nước dữ. Nước cũng biến hoá không lường từ lỏng đến hơi và cả cứng rắn như đá mà Đại ca thường dùng uống bia hơi vỉa hè. Phân tích sơ sơ như vậy để gọi là Đại ca biết mình. Còn biết người thì : - Thì sao ? Thủy Tinh hỏi dồn Cá Trê được đà ỡm ờ ; - Thì cứ từ từ, Đại ca chỉ được cái nóng . Cho tiểu đệ ngụm riệu đã nào. Miệng nói, tay bốc. Cá Trê túm ngay lấy cút riệu ngửa cổ tu mộ hơi rồi “ khà “ một phát ra chiều khoái trá. Nó lượn vài vòng quanh Thủy Tinh và lại đủng đỉnh vuốt râu nói tiếp. (vưỡn còn. Chú chịu khó đợi anh chép nốt - nhớ !) Tái bút : Dù có đi bốn phương giời. Lòng vưỡn nhớ về Hà nội. Hà nội của ta một thời yêu dấu. Một thời ngập vì mưa. Một thời bụi mù. Ôi thôi nhớ ! Những đêm khuya ngộp nước sông. Áo chăn ướt đẫm trên giường. Buồn quá dắt cái xe vừa bước ra : nước cao đến trên đầu gối. Đi nữa thì xe chết máy. Mà không đi nữa thì cứ đứng đấy. Thành phố thân yêu, ngập nước mênh mông, đường cứ như sông. Tính sao bây giờ. Đành phải bơi. Mấy hôm thỏa sức bơi lội tung tăng - anh bị nhiễm lạnh. Ho lắm. Chả ăn uống gì được đâu. Hồi sáng chị chú luộc cho dăm cái trứng với nửa con gà. Chả có lấy hột riêu. Nhạt mồm nhạt miệng lắm. Thôi thì ăn đỡ. Giờ xót ruột quá. .. Hụ hụ Rõ khổ. Mưa với chả gió. Ngập lụt thế này thì năm nay mất toi mùa chả rươi của anh em mình rồi. … hụ hụ
-
Bài của nhà giáo Trần Ngọc Thêm - ngưởi khai sáng ra " văn hóa chửi ". Nhưng có lẽ văn hóa chửi không hay bằng văn hóa này. Mời các quan bác tham khảo bài dưới đây nội dung cũng hay hay và có thể "cãi " nhau thêm cho sáng xủa. Bài chép từ diễn đàn vanhoahoc.edu
-
ĐỐI THOẠI CÙNG BẠN ĐỌC VỀ ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH GS.VS.TSKH.Trần Ngọc Thêm Bộ môn Văn hóa học Trường Đại học KHXH & NV Đại học Quốc gia Tp.HCM Trích từ PHỤ LỤC cuốn Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam (Trần Ngọc Thêm, NXB Tp. HCM, bản in lần 5, 2006) Cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” (in lần đầu năm 1996) là sự mở rộng của công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Tính hệ thống của văn hóa Việt Nam” (nghiệm thu năm 1994, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về công trình NCKH xuất sắc 5 năm 1991-1995) và cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” dày 500 trang do Trường Đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh xuất bản chính thức lần đầu năm 1995. Mặc dù khi đó sách mới chỉ lưu hành nội bộ với số lượng xuất bản không nhiều, song sau khi ra mắt, “Cơ sở văn hóa Việt Nam” đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận bạn đọc. Một Hội thảo đã được tổ chức tại Trung tâm Quốc học. Nhiều báo và tạp chí trong nước và của Việt kiều ở nước ngoài đã đăng tải các bài giới thiệu, nhận xét, thảo luận. Bên cạnh nhiều ý kiến, bài viết đánh giá cao công trình này và những góp ý đúng đắn, chân thành mà chúng tôi rất trân trọng tiếp thu, cũng có một số bài viết chứa những nhận xét không thỏa đáng do không hiểu rõ, không cùng điểm xuất phát, hoặc đơn giản là do chưa đọc kỹ. Nhận thấy một số băn khoăn thắc mắc trong những bài này có thể cũng là băn khoăn thắc mắc chung của bạn đọc “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” nên chúng tôi đã đưa vào phần “Đối thoại cùng bạn đọc” này mà nội dung chủ yếu được soạn theo bài trả lời phỏng vấn của chúng tôi với phóng viên Công Bình nhan đề “Trò chuyện với tác giả Cơ sở văn hóa Việt Nam” đã đăng trên Báo “Văn nghệ”, số 32-1996 và một bài khác đã gửi cho báo “Văn nghệ” sau đó, nhưng chưa được tòa soạn công bố. “Đối thoại cùng bạn đọc” hy vọng góp phần làm sáng tỏ thêm về phương pháp tiếp cận và nội dung những vấn đề đã trình bày trong sách “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”. VỀ VẤN ĐỀ ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH - Những vấn đề tranh luận xung quanh các khái niệm “âm dương”, “ngũ hành”, “bát quái” mà các cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam và Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam đã khơi lên là gì? - Có thể thấy lộ ra ba vấn đề: Nguồn gốc chúng từ đâu? Chúng thuộc sở hữu của ai? Và chúng có phải là mê tín dị đoan không? Nguồn gốc chúng từ đâu? Khác với các giá trị của văn hóa phương Nam là vấn đề đã có đủ cơ sở để kết luận, đây là vấn đề còn đang ở dạng giả thuyết. Phần đông xưa nay thường theo Khổng An Quốc và Lưu Hâm đời Hán mà quy công sáng tạo cho Phục Hy. Một số khác thì cho rằng tác giả của âm dương ngũ hành là Châu Diễn và phái âm dương gia. Quy công cho Phục Hy là phi khoa học, đơn giản là vì đó là một ông vua truyền thuyết hoang đường không có thực. Quy công cho phái âm dương gia cũng vô lý không kém, đơn giản là vì phái âm dương gia mãi đến thế kỷ III trước công nguyên mới xuất hiện, tức là sau Khổng Tử đến hai thế kỷ, mà vào thời Khổng Tử đã có Kinh Dịch, có âm dương bát quái rồi; phái âm dương gia chẳng qua chỉ vận dụng âm dương để giải thích địa lý - lịch sử và vận dụng ngũ hành để tạo ra “Ngũ đế đức” mà thôi. Về phần mình, trước hết chúng tôi nhận thấy rằng ngũ hành và bát quái là sản phẩm của hai dân tộc khác nhau. Bằng chứng thứ nhất là trong quan niệm về quá trình hình thành vũ trụ của người Trung Hoa “Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bái quái, Bái quái biến hóa vô cùng” không có chỗ đứng cho ngũ hành. Thứ hai là ta gặp trong Ngũ hành và Bát quái cùng một số hiện tượng xuất phát (đất, nước, lửa), nhưng với tên gọi hoàn toàn khác nhau và ứng với những phương vị khác nhau. Thứ ba là việc phân tích đặc điểm của ngũ hành và bát quái cho thấy chúng là sản phẩm của hai kiểu tư duy khác nhau (xem §7.4 sách này). Chính nhà triết học Trung Quốc Phùng Hữu Lan trong “Đại cương triết học sử Trung Quốc” (SG, 1968, tr. 140-151) cũng lưu ý đến sự kiện là trong khi Kinh Thư chỉ đề cập đến Ngũ hành thì ở Kinh Dịch lại chỉ nói đến Bát quái, và ông nhận xét: “Hình như hai luồng tư tưởng ấy đã tiến triển độc lập, không liên quan gì với nhau”. Chúng là sản phẩm của hai dân tộc. Vậy cái nào là sản phẩm của ai? Việc phân tích cho thấy: a) Ngũ hành là sản phẩm của cách tư duy tổng hợp và trọng quan hệ (đặc thù cho phương Nam hơn), còn bát quái là sản phẩm của tư duy phân tích hơn và trọng yếu tố hơn (đặc thù cho phương Bắc hơn); :unsure: Ngũ hành sử dụng phổ biến ở phương Nam hơn, bát quái sử dụng phổ biến ở phương Bắc hơn (xem §7.4 sách này). Từ đó có thể kết luận: ngũ hành là sản phẩm của phương Nam, còn bát quái là sản phẩm của phương Bắc. Cả hai tiến triển độc lập nhưng cùng xuất phát từ một gốc chung là triết lý âm dương. Về triết lý âm dương thì hàng loạt bằng chứng liên ngành có thể quy về 7 điểm cho thấy rằng triết lý âm dương được hình thành trong khu vực văn hóa phương Nam (xem các trang 86-91 sách Cơ sở văn hóa Việt Nam bản in năm 1995 hoặc §5.5 sách này). Nếu âm dương không phải sản phẩm của phương Nam (mà là của vùng sông Hoàng Hà) thì tại sao trong khi người Việt có vật tổ cặp đôi (Rồng-Tiên) mà người Hán lại không có? Tại sao người Hán chỉ có một ông Tơ Hồng mà vào đến Việt Nam thì phát triển thành cặp đôi “Ông Tơ - Bà Nguyệt”? Tại sao mộ cổ Đông Sơn chôn theo nguyên lý âm dương? Tại sao trên trống đồng Đông Sơn có các hình vuông tròn lồng vào nhau? Tại sao tư duy dân gian Việt Nam phát triển theo lối âm dương một cách rõ rệt (Trong rủi có may, trong dở có hay, trong họa có phúc; Sướng lắm khổ nhiều; Trèo cao ngã đau; Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời…)? Dễ thấy rằng từ yang (dương) trong tiếng Hoa được phiên âm từ yang (= trời, giàng) của các tiếng Đông Nam Á, còn yin (âm) thì có thể thấy là được phiên âm từ yana, ina (= mẹ) của các ngôn ngữ phương Nam; sở dĩ “mẹ-trời” không thuộc cùng một cặp đối lập như có người thắc mắc là bởi vì truyền thống tư duy tổng hợp ghép “mẹ” với “trời” để tổng hợp được cả hai cặp “mẹ-cha” và “đất-trời” là hai quá trình sinh sản quan trọng nhất: sản sinh ra con người và sản sinh ra mùa màng. Tại sao người Việt vẫn xưng hô “ông-con”, “cô-con”, vẫn nói “xem hát”, v.v.? Chẳng qua là để tổng hợp được cả hai quan hệ ông-cháu và cha-con, cô-cháu và mẹ-con, xem-diễn và nghe-hát vậy! Tìm hiểu nguồn gốc không phải là để “tranh chấp” quyền sở hữu. Một hiện tượng văn hóa, dù xuất phát từ đâu, qua con đường giao lưu đã thâm nhập vào các dân tộc khác, được họ tiếp nhận và phát triển thì chúng sẽ thuộc quyền sở hữu của tất cả các nền văn hóa này. Nho giáo bắt nguồn từ Trung Hoa đến nay đã trở thành sở hữu chung của các dân tộc Đông Á và Việt Nam. Cũng vậy, dù triết lý âm dương có bắt nguồn từ cư dân Nam-Á hay Hán tộc thì đến nay nó cũng đã trở thành sở hữu của nhiều dân tộc phương Đông. Việc xác định nguồn gốc của một hiện tượng chẳng qua là nhằm giúp làm sáng tỏ và giải thích thỏa đáng nhiều vấn đề có tính quy luật của hiện tại. Âm dương ngũ hành có phải là mê tín dị đoan không? Có người cho rằng việc chúng tôi nói đến “sự quan trọng của số lẻ”, đến âm dương ngũ hành, đến cách đổi ngày tháng năm dương lịch ra ngày tháng năm theo hệ can chi vô tình có thể làm cho người đọc bị chi phối bởi tư tưởng siêu hình, bởi óc mê tín dị đoan…” (tạp chí Văn Tp. Hồ Chí Minh tháng 5-1996). Cần lưu ý rằng chúng tôi không hề “nhấn mạnh đến sự quan trọng của số lẻ” mà chỉ nhận xét khách quan rằng “người Việt rất coi trọng các số lẻ (3, 5, 7, 9) và những bội số của chúng (18, 27, 36)” và giải thích do đâu mà có hiện tượng ấy. Âm dương ngũ hành và lịch can chi là những tri thức văn hóa cổ có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống con người (ăn uống, chữa bệnh, nông nghiệp,…); việc các tri thức này bị một số người lợi dụng vào lĩnh vực mê tín dị đoan chỉ là một khía cạnh của vấn đề. Không nên vì chê rượu dở mà đập vỡ bình. Không cần đến lịch can chi và cách đổi ngày tháng năm theo hệ can chi ra dương lịch, chẳng lẽ lại có người Việt Nam nào có thể ăn tết Nguyên Đán và cúng giỗ gia tiên theo dương lịch hay sao? - Phải chăng tác giả Cơ sở văn hóa Việt Nam và Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam đã dùng thuyết âm dương ngũ hành làm cơ sở triết học cho việc lý giải sự hình thành những quy luật của văn hóa Việt Nam? - Cơ sở lý luận cho việc lý giải sự hình thành những quy luật của văn hóa Việt Nam được chúng tôi trình bày rất rõ trong chương I của hai cuốn sách, đặc biệt là sách Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam đó là phương pháp hệ thống - loại hình với việc phân biệt hai loại hình văn hóa, việc định vị văn hóa Việt Nam trên một hệ tọa độ 3 chiều căn cứ vào các điều kiện tự nhiên và xã hội của nó. Lối tư duy âm dương cũng như mọi thứ khác được nói đến trong năm chương sau chỉ là những đặc điểm của văn hóa Việt Nam hệ quả của các cơ sở đã nêu. - Về vấn đề ÂM DƯƠNG, có ý kiến cho rằng một vật “phải được đặt vào ít nhất là một quan hệ với một sự vật, hiện tượng khác cùng hệ thống thì một sự vật, hiện tượng mới có thể được coi là âm hay dương, chứ tự thân nó chẳng âm cũng chẳng dương gì cả”? (báo Văn nghệ số 37-1996). - Đây là một cách nhìn sai cả trên thực tế lẫn trên phương diện phương pháp luận khoa học. Trên thực tế, mọi học sinh phổ thông đều biết rằng một thanh nam châm dù có bẻ ra làm bao nhiêu mảnh thì trong mỗi mảnh vụn ấy vẫn luôn luôn có một đầu dương, một đầu âm bất kể nó có “được đặt vào quan hệ với một sự vật” nào khác hay không. Mọi khái niệm thời gian tự nó đều có trước có sau; mọi vật thể không gian tự nó đều có trên dưới, trái phải, trong ngoài…; mà đã có trên dưới, trái phải, trong ngoài… thì rõ ràng là đã có âm dương rồi đó. Trong vũ trụ không có sự vật (hiện tượng) nào là không chứa cả bản chất âm lẫn dương, âm với dương tuy hai mà một, người xưa gọi đó là tình trạng “lưỡng nhất”. Chính bởi vì vật nào cũng chứa cả âm lẫn dương cho nên nếu muốn xác định xem một vật thiên về âm hay dương thì mới phải đặt nó trong quan hệ so sánh! Trên phương diện phương pháp luận khoa học, cách hiểu như vậy đã rơi vào cái gọi là “cấu trúc luận thuần tuý”, chỉ biết có các quan hệ mà phủ nhận vai trò của bản thân sự vật đó là một thứ chủ nghĩa cực đoan đã bị giới khoa học bác bỏ từ lâu. - Tác giả bài viết trong báo Văn nghệ vừa nhắc còn nhận xét rằng “với những dương biến thành âm, âm biến thành dương [= quy luật âm dương chuyển hóa] kia thì văn hóa sử [= việc vận dụng nó] chỉ còn là một vòng tròn không lối thoát chứ đừng nói tới việc bước qua kỷ nguyên tin học”! - Điều này một lần nữa cho thấy tác giả hiểu rất sai về triết lý âm dương. Đúng là khi nhìn vào biểu tượng âm dương (xem hình 5.1 trong sách), nhiều người có cảm tưởng như đó là một “vòng tròn luẩn quẩn không lối thoát”. Nhưng cần nhớ rằng đó là biểu tượng, là sơ đồ không đầy đủ của triết lý âm dương, chứ không phải là bản thân triết lý âm dương. Thực tế, triết lý âm dương là sự khái quát hóa vận động có quy luật của vạn vật, một sự vận động liên tục, không ngừng nghỉ, không bao giờ lặp lại hoàn toàn: Nóng chuyển thành lạnh, lạnh chuyển thành nóng, nhưng cái nóng năm nay khác hẳn cái nóng năm qua. Từ nền dân chủ bộ lạc đến dân chủ hiện đại là một sự trở lại, nhưng ở một trình độ phát triển cao hơn (vòng tròn xoáy trôn ốc) chứ đâu phải là vòng tròn khép kín không lối thoát? Người Việt xưa đã nhận xét rất đúng rằng Có dại mới nên khôn để rồi lại Hết khôn dồn đến dại; quanh đi quẩn lại chỉ có “dại” với ‘khôn” thôi nhưng đó đâu phải là một vòng tròn khép kín không lối thoát? Bởi lẽ ông cha ta biết rõ rằng Không cái dại nào giống cái dại nào! Những người làm tin học ai mà không biết rằng kỷ nguyên tin học làm sao có được nếu không có cặp khái niệm khởi đầu 0-1 (âm-dương) và các phép biến hóa từ chúng? Biểu tượng âm dương chỉ nói lên được tính quy luật của sự vận động âm dương chuyển hóa (cái tương đồng) mà không phản ánh được sự dị biệt của nó. Nếu triết lý âm dương chỉ là sơ đồ diễn tả một vòng tròn không lối thoát thì nó làm gì có sức sống để tồn tại và được vận dụng đến ngày nay? - Nói các từ ghép tiếng Việt chỉ các cặp âm dương cơ bản, thiết yếu tuân theo trật tự “âm trước dương sau”, vậy tại sao tổ tiên ta lại nói đực cái, trống mái, cha mẹ…? - Âm dương là cặp khái niệm mang tính triết lý phản ánh nhận thức khách quan của người xưa về thế giới, còn truyền thống trọng nữ, thiên về âm tính (mà một trong những biểu hiện của nó là trật tự “âm trước dương sau” kiểu âm dương, vợ chồng, chẵn lẻ, vuông tròn…) là một thói quen mang tính chủ quan của một vùng dân tộc, một nền văn hóa, do hoàn cảnh sống, loại hình kinh tế… quy định. Mà đã là thói quen mang tính chủ quan thì ta chỉ có thể tìm thấy quy luật qua những sự kiện mang tính xác suất - thống kê. Hơn nữa, các sự kiện thực tế luôn là sản phẩm chồng chéo của nhiều quy luật, nhiều sự tác động khác nhau. Do vậy, sẽ là vô lý nếu cứ khăng khăng đòi hỏi trật tự “âm trước dương sau” phải đúng một cách tuyệt đối với MỌI sự kiện để rồi mà “thật không sao hiểu nổi” tại sao tổ tiên ta lại nói đực cái, trống mái, cha mẹ…! Thực ra, thành tựu của ngôn ngữ học lịch sử Việt Nam ở giai đoạn hiện nay chưa cho phép xác định được rằng những từ ghép đó xuất hiện từ bao giờ. Cho nên, sẽ là sai lầm khi khẳng định rằng đó là những cách nói của “tổ tiên ta” từ xa xưa. Chỉ cần nhìn vào những ngôn ngữ cùng họ hàng của các dân tộc ít người anh em mà trong lịch sử hầu như chưa bị ảnh hưởng của văn hóa trọng dương thì ta sẽ thấy một bức tranh khác hẳn. Tiếng K’ho (Lâm Đồng) có các từ: me bap (= mẹ cha), mộ pàng (= bà ông), oh mih (= chị anh), ur klau (= gái trai), mê kuăng (= cái đực, mái trống); tiếng H’rê (Quảng Ngãi) có các từ: mi fa (= mẹ cha), za vok (= bà ông), mai ong (= vợ chồng), rụ klo (= gái trai); tiếng Tày nói mẻ tập (= cái đực), phú pỏ (= mái trống) tất cả đều là trật tự “âm trước dương sau” cả. Rõ ràng là cách tiếp cận hệ thống với hàng loạt chứng cứ từ ngôn ngữ học và các lĩnh vực khoa học khác cho ta một bức tranh toàn cảnh với kết luận không thể chối cãi về truyền thống trọng nữ, thiên về âm tính của Việt Nam nói riêng và toàn vùng Đông Nam Á cổ đại nói chung. - Ở §26.2.3 sách Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam có viết: “Người Việt Nam, phụ nữ thiên về Phật, đàn ông thiên về Nho. Phật âm tính hơn và Nho dương tính hơn”. Đây là một nhầm lẫn đáng tiếc! Theo giáo sư Michio Kushi trong cuốn Your Face Never Lies [1][2]: “hoạt động viết của con người là âm, hoạt động nói là dương. Khổng Tử viết rất nhiều nên âm, còn Chúa Jesus và Phật Thích Ca không viết một chữ nào nên rất dương” (Xưa & nay, số 75B, tr. 37). - Giáo sư Michio Kushi nói đúng. Tôi cũng không sai. Chỉ có người dùng câu của Michio Kushi để soi vào câu của tôi rồi từ đó cho rằng tôi “nhầm lẫn” mới sai thôi! Sai đơn giản là vì chưa hiểu hết triết lý âm dương. Điều quan trọng nhất của triết lý âm dương mà nhiều người thường quên là vạn vật đều vừa âm vừa dương. Âm về mặt này mà dương về mặt khác. Âm trong sự so sánh với đối tượng này mà dương trong sự so sánh với đối tượng khác. Nước so sánh với đất vừa âm hơn (vì mềm hơn, thấp hơn...), lại vừa dương hơn (vì động hơn)! Đúng là viết âm hơn nói vì viết tĩnh (bút sa gà chết), còn nói động (lời nói gió bay), về mặt này thì Khổng Tử âm hơn Thích Ca. Nhưng đây chỉ là sự so sánh hai giáo chủ trên phương diện hoạt động truyền bá, còn nếu so sánh hai giáo lý, giáo luật, v.v. thì bức tranh thu được sẽ hoàn toàn khác: Phật giáo thiên về xuất thế, chủ trương sống từ bi nên âm tính hơn; Nho giáo thiên về nhập thế, chủ trương tham gia chính sự nên dương tính hơn. - Có ý kiến phê bình tác giả Cơ sở văn hóa Việt Nam và Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam “giảng giải ngũ hành sinh khắc theo kiểu trực quan giống hệt các sách tử vi nhập môn, mà chưa hiểu được sự tinh tế của cổ nhân”? - Trước hết cần nhắc rằng mục đích cuốn sách của chúng tôi không phải là bàn về ngũ hành - bát quái, càng không phải là bàn về kinh Dịch; chúng tôi chỉ đặt ra nhiệm vụ giới thiệu rất sơ lược về những điều cơ bản trong chừng mực chúng có liên quan tới văn hóa Việt Nam mà thôi. Tuy nhiên, về sự tinh tế của các khái niệm này, ở trang 96 sách Cơ sở văn hóa Việt Nam bản in năm 1995 (và §6.2 sách Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam), chúng tôi đã nói rõ: “ngũ hành không phải là 5 yếu tố mà là 5 loại vận động, quan hệ với tính khái quát rất cao: Thủy, hỏa… không chỉ và không nhất thiết là “nước”, “lửa” mà còn là rất nhiều thứ khác”. Do tính trừu tượng và khái quát cao ấy, muốn giải thích các quan hệ ngũ hành sinh khắc cho dễ hiểu thì xưa nay, từ các sách tử vi nhập môn cho đến các từ điển triết học đều vẫn phải dùng các ví dụ trực quan kiểu “nước dập tắt lửa” cả; tuy nhiên chúng tôi đã luôn nói rõ rằng đó chỉ là ví dụ mà thôi, bởi lẽ thủy, hỏa… không chỉ và không nhất thiết là “nước”, “lửa” mà còn là rất nhiều thứ khác. - Phải chăng “sơ đồ ngũ hành tương sinh không ghi nhận được một cách đồng thời các quan hệ tương khắc, tình hình này không ăn khớp với quy luật trong khắc có sinh, trong sinh có khắc” và “các sơ đồ ấy không phản ảnh được đầy đủ thực tế”? - Nói vậy là thiếu am hiểu về phương pháp luận khoa học: Mọi sơ đồ, mô hình bao giờ cũng phản ánh thực tế một cách sơ lược, không đầy đủ; có như thế thì mới phải gọi là sơ đồ, mô hình, chứ nếu đầy đủ, chính xác thì chúng đã là bản thân thực tế rồi! Từ sơ đồ đến thực tế còn phải bổ sung thêm các sơ đồ khác, thêm chất liệu, thêm sự vận dụng… Giữa sơ đồ mang tính nguyên lý “thủy khắc hỏa” với thực tế “nước gáo lửa xe” (trường hợp nước ít, lửa nhiều, nước không dập tắt được lửa) là vấn đề vận dụng, là hậu quả sự tác động của quy luật chuyển hóa giữa lượng và chất. - Có ý kiến khẳng định một cách tin tưởng rằng do hạn chế của ngũ hành mà người xưa đã tạo ra bát quái? - Đây là cách hiểu khá phổ biến đã trở thành định kiến lâu nay. Trong các sách của mình, chúng tôi đã nêu ra các bằng cứ chứng minh rằng ngũ hành và bát quái là sản phẩm của hai dân tộc khác nhau (xem các trang 91, 114-117 sách Cơ sở văn hóa Việt Nam bản in năm 1995 hoặc §§5.6, 7.4 sách Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam) và đã nhắc lại ở trên, khi trả lời câu hỏi đầu tiên. - Có người cho rằng ngũ hành và bát quái là những thứ không thể so sánh được vì lẽ, thứ nhất, ngũ hành là “các yếu tố tự nhiên, được khái quát hóa thành hệ thống khái niệm”, trong khi bát quái là “các khái niệm nhân tạo, được vận dụng để nhận thức về các quá trình của thế giới”... - Nhưng đó chỉ là một sự ngộ nhận. Trên thực tế, không có một khái niệm nhân tạo nào lại không có nguồn gốc từ những quan sát tự nhiên. Các lý luận gia về khoa học đã biết từ lâu rằng dù đi bằng con đường phân tích hay tổng hợp, quy nạp hay diễn dịch, nhà khoa học suy cho cùng bao giờ cũng phải xuất phát từ thực tế trực quan. Ai đã từng nghiên cứu triết học Mác-xít mà lại không biết đến luận điểm nổi tiếng của V.I. Lênin về con đường biện chứng của nhận thức “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”? - ... Thứ hai, ngũ hành “mô tả thế giới năm thành phần”, còn Bát quái thì “coi thế giới là nhất nguyên nhất thể (thái cực)”... - Thực ra, việc coi vũ trụ là một thể thống nhất, một thái cực, không phải là đặc điểm riêng của bát quái, mà là đặc điểm chung của nhận thức Đông phương. Nếu xét về nguồn gốc thì ngũ hành (với những cặp đối lập thủy-hỏa, mộc-kim) cũng xuất phát từ âm dương, mà âm dương là khái niệm giải thích bản thể của vũ trụ và vạn vật. Như thế, xét về nguồn gốc thì thực chất cả ngũ hành lẫn bát quái đều “coi thế giới là nhất nguyên nhất thể”, còn xét về hiện trạng thì cả hai đều “mô tả một thế giới” đã biến hóa, đã phức tạp hóa bên năm, bên tám thành tố. - ... Thứ ba, ngũ hành phản ánh thế giới trong không gian, còn bát quái thì “đã giản lược yếu tố không gian, nên chỉ còn phải phản ánh thế giới trong sự vận động của nó trên trục thời gian”. - Nghiên cứu bát quái, ai mà không biết rằng trong tri thức về bát quái có vấn đề phương vị? Thiệu Tử nói về bát quái tiên thiên: “Đây là phương vị bát quái của vua Phục Hy: kiền ở Nam, khôn ở Bắc, ly ở Đông, khảm ở Tây, đoài ở Đông-Nam, chấn ở Đông-Bắc, tốn ở Tây-Nam, cấn ở Tây-Bắc”. Hồ Cư Nhân nói về bát quái hậu thiên: “ly ở Nam, khảm ở Bắc: đó là nơi giao tiếp trung chính của trời đất. Chấn ở Đông, đoài ở Tây: đó là nơi tuần tự ra vào của thời lệnh. Cấn ở Đông-Bắc, tốn ở Đông-Nam: phụ chấn để sinh xuất. Khôn ở Tây-Nam, kiền ở Tây-Bắc: phụ đoài để thu nhập. Đấng thánh nhân bố trí phương vị bát quái tinh vi như vậy đó, thế mà nhiều kẻ còn không hiểu, thực chỉ là tại họ chưa khảo cứu sâu xa đó thôi” [Nguyễn Hữu Lương 1971: 212-542]. Đó là cái gì nếu không phải là không gian? Chính tác giả bài viết trong báo Văn nghệ số 37-1996 cũng tự mâu thuẫn với mình: khi muốn chứng minh rằng bát quái không thể so sánh được với ngũ hành thì tư biện rằng “bát quái chỉ còn phải phản ảnh thế giới <…> trên trục thời gian”, trong lúc trước đó mới chỉ 12 dòng thôi đã viết: “phương vị (!) của bát quái trong không gian (!) cũng tương tự như ngũ hành (!), đều là các quy ước mang tính biểu trưng”. - Phản bác nhận xét của Cơ sở văn hóa Việt Nam và Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam về việc “giữa các quẻ trong bát quái không có quan hệ gì với nhau” (trang 115 sách Cơ sở văn hóa Việt Nam bản in năm 1995 hoặc §7.4.2 sách Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam), tác giả bài viết trong báo Văn nghệ số 37-1996 nói rằng “các quẻ trong bát quái liên hệ với nhau rất chặt chẽ <…>, mỗi quẻ đều có thể biến thành bảy quẻ kia nếu thay đổi các hào dương thành hào âm và ngược lại”? - Trước hết, nên nhớ rằng “quan hệ” và “liên hệ” là hai khái niệm rất khác nhau; thứ hai, cái liên hệ được nói đến ở đây (“mỗi quẻ đều có thể biến thành bảy quẻ kia”) là liên hệ biến hóa, nó mang tính giả định và tư biện (do vậy mà không thể diễn đạt nếu thiếu các từ “có thể… nếu…”), khác hẳn với quan hệ tương tác mang tính tự nhiên của ngũ hành. Thử so sánh, chẳng hạn, giữa một bên là quan hệ giữa hũ vàng (kim) chôn dưới gốc khiến cho cái cây (mộc) ngày càng héo úa, với bên kia là việc tưởng tượng rằng con thú có thể biến thành con chim nếu thay hai chi trước bằng hai cánh! So sánh ngũ hành với bát quái theo kiểu như thế chẳng khác gì việc so sánh giữa “bị thương ở chân” với “bị thương ở Trường Sơn”! - Phản bác nhận xét của Cơ sở văn hóa Việt Nam và Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam về việc ngũ hành có trung tâm, còn bát quái bỏ trống trung tâm, tác giả bài viết trong báo Văn nghệ vừa nhắc ở trên cho rằng “trung ương của Bát quái chính là cái không gian biểu kiến tức phần thể là đồ hình Thái cực Lưỡng nghi Tứ tượng, chứ Bát quái chỉ là phần dụng của cái thể Thái cực ấy mà thôi”. - Chỉ trong một câu nói này thôi đã chứa đựng bốn điều phi lôgic: Thứ nhất, nếu tác giả đã cho rằng bát quái “chỉ <…> phản ảnh thế giới <…> trên trục thời gian” thì trung tâm của bát quái (= THỜI GIAN) không thể đồng thời là KHÔNG GIAN được! Thứ hai, trung tâm của bát quái (= một KHÁI NIỆM) không thể là một đồ hình (= cách BIỂU DIỄN trực quan)! Thứ ba, trung tâm của bát quái (= một bộ phận của nó, ở TRONG NÓ) không thể là cái sinh ra nó (= thái cực) vốn nằm NGOÀI NÓ! Thứ tư, cái “ngoài nó” được nhét vào trung tâm ấy lại không phải ít ỏi gì cho cam, mà là một đống tất cả những “Thái cực Lưỡng nghi Tứ tượng”: ngay cả tư duy dân gian khi làm bùa trừ tà ma cũng chỉ dám vẽ thêm một đồ hình âm dương vào chỗ trống giữa hình bát quái mà thôi!
-
Nhà cháu ở quê nên không có tài khoản. Hôm qua nhà cháu đã gửi học phí theo hình thức thư chuyển tiền đến tận nhà của bưu điện. Theo địa chỉ của quan anh Phạm Cương nhắn qua hộp thư. Học phí 3 tháng liền. Kính nhờ quan anh Phạm Cương + các quan bác quan anh kiểm tra và cho vào lớp. Nhà cháu đã gửi thư nhưng nay ghi lại trích ngang sau để các thầy liên hệ : Nguyễn Bình Thanh Năm nay 41 tuổi ( kể cả tuổi mụ)- đã học lớp 13 trường huyện. Quê quán : Vĩnh Bảo Hải Phòng Trú quán : Đồng Tải - Kiến An - Hải phòng Địa chỉ : 516 - Nguyễn Lương Bằng - Văn Đẩu - Kiến An - Hải phòng ( nhờ anh Hoan chuyển ) Nghề nghiệp : Làm nông - chạy chợ giúp vợ bán quán. Hoàn cảnh bản thân : Một vợ - hai con - nhà 3 tầng chưa có xe 4 bánh. Sở thích : Yêu màu tím - thích màu hồng - ham nghiên cứu lý học á đông. :unsure:
-
Ô ... thôi chết. Không phải thích ăn vụng hở. Thế thì không phải nằm trong cung thực thương rồi. Lê - ấy - U chắc là quan chị quan em ? không phải là quan bác quan anh mới quan tâm đến cái nút ruồi thế chứ ! Xét một cách toàn diện thì vấn đề nó thế này : Cái nút ruồi chỉ là hương là hoa trong vấn đề tướng học. Điều đó được thể hiện ngay trong sách tướng. Khi nói về tướng bộ vị - tướng hình thể... thì hàng mấy muôi trang cho một mục. Còn nói nề nút ruồi chỉ có vài ba tờ. Bởi vậy tướng học quan trọng và siêu nhất là thần thái khí phách còn hình tướng chỉ mới là chuyện nhỏ. Nút ruồi thì như cọng cỏ. trừ các nút quý nằm ẩn kín đáo trong cơ thể còn các nút lộ ra ngoài thì cũng thường thôi. Thêm mắm thêm muối í mà. Đấy chả thế mà ngày xửa ngày xưa nước ta có cụ Mạc Đĩnh Chi diện mạo thân hình xấu xí ( có sách nói là lúc nhỏ cụ giống như Tôn Ngộ Không ) Ấy thế mà cụ thông tuệ dĩnh ngộ. Ở nhà thi đỗ trạng nguyên. Sang xứ tàu - vua bên í nể phục quá phong làm trạng nguyên nữa. Lên gọi là Lưỡng quốc trạng nguyên. Quả là điều hiếm trong lịch sử. Cụ làm đại quan triều đình. Nghe bảo phải tương đương hàm bộ trưởng ngoại giao thời nay. như vậy nếu mà cứ coi hình tướng - diện tướng mà đoán cho cụ có phải là sai bét. Có sách tướng nói rằng cụ MĐ Chi có ẩn tướng là đi đại tiện phân vuông như thỏi thép vuông 2 xăng - ti. Đấy thấy chưa. Vậy nữa là chứ huống chi là nút ruồi. Người Tây họ gọi nút ruồi là nút đẹp. ( Xin lỗi nhà tôi không biết tiếng Phăng - xì để xổ ra một câu chua cho nó sì - tin ). Người xưa dạy là nút ruồi như cái gò cái nấm ưa chỗ tĩnh - hợp chỗ kín thế mới là đắc địa. Còn chường mặt ra chỗ thoáng - chỗ động thường là không tốt. Ồ mà lạ nhẩy. Đáng lý xấu che tốt khoe chứ - mà đây lại ngược lại. Tử vi có cách Thạch trung ẩn ngọc ngọc là ngọc trong đá. Muốn tốt phải có dao có thớt chẻ ra cho lộ ngọc thì mới quí - mới đắc cách. Nút ruồi lại khác ? Dông dài một tí để quan chị quan em có khái niệm sâu sắc. Thôi. Bắt đầu xem cho quan em nhá. Nốt ruồi của quan em ở khóe miệng bên trái. Chỉ về hay bị khẩu thiệt - điều tiếng thị phi. Cũng chính đó là biểu hiện cho quan em ở cái tính dụt dè. Tỉ dụ ngay như điều tiếng như sau :như có người thân quen bảo ôi cái con bé này mồm miệng đâu mà chậm chạp thế .... chẳng hạn là như thế. Hay ý quan em muốn nói một đằng nhưng mồm phát ngôn một kiểu - khiến người ta khó hiểu. Ca sĩ Mỹ T6am ngày xưa có lần trả nhời báo chí người hâm mộ cứ: À há - Ừ hứ - Ô - Zia... Thế là không biết có vụ gì mà sau đó báo nó nói cho đến khổ. Đó là thị phi đấy. Đấy là ví thế thôi. Chứ nhà tôi đoán quan em là người hiền dịu chứ không đến mức mô - đen - thót - kinh như ca sĩ. Các diễn viên ca sĩ nữ nhiều người có nút ruồi vùng môi mép trông xinh tệ. Như ngày xưa có cô Thanh Lan đóng phim Ván bài lật ngửa - hay bây giờ thường gặp trên ti vi quan chị Lan Hương bông : diễn viên nhà hát kịch tuổi trẻ. Xinh quá cơ. Nút ruồi đen tây nó bảo là có nhiều hắc tố. Nút ruồi son chưa thấy nó gọi là sao nhưng chắc là nhiều xích tố. Còn nút ruồi xinh chắc là nhiều sinh tố :unsure: Nút ruồi của quan em có hắc hắc tố không ? Nút ruồi hắc là phải thật hắc như Bao thanh thiên mới tốt. Chứ lờ mờ thì xấu. Nút hắc tố Tây y nó họ nói dễ bị nguy cơ biến chứng thành u da. Không tốt nhất là ở mổm miệng. Nói dại chứ ăn uống sơ sểnh xương cá râu tôm nó xỏ vào. Lại dính tí mắm tôm mắm cáy nó nhiễm trùng thì nguy. Nút đó trông có sinh tố không? Hôm nào thử soi gương cười tủm tỉm - chúm chím và hát lên một bài xem cái nút nó chạy nhảy ra sao. Nếu sinh tố thì ráng để. Còn lăn tăn thì tẩy. Chỉ vậy thôi. Không có gì nghiêm trọng mà phải lăn tăn đâu. Vậy nhá. Hết phim mời đồng bào về nghỉ.